Hiện có 11 người xem / 2521168 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 10/8/2019

CỦA CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA & NAY

Trong kỳ họp này có hai thành viên mới là nhà thơ Dương Xuân Định, và nhà thơ Hoàng Anh, và mỗi vị đã được dành cho một vài phút để tự giới thiệu với các thành viên khác. Sau đó, như thường lệ Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai quý thư, một cuốn bằng tiếng Việt và một cuốn bằng Pháp văn. Cuốn bằng tiếng Việt mang tựa đề là “Thơ Tình Việt Nam và Thế Giới chọn lọc” của tác giả Nguyễn Hùng Trương sưu tầm và tuyển chọn. Cuốn sách khổ 16x21, dày 1114 trang được nhà xuất bản Thanh Niên in vào tháng 11 năm 1998. Tác giả Nguyễn Hùng Trương chính là ông chủ nhà sách Khai Trí thời danh ở số 60-62 đường Lê Lợi tức là đường Bonard thời Tây, nhà sách này được thành lập từ năm 1952, và chủ nhân và dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giao thiệp với nhau qua đề tài làm sách và chơi sách từ năm 1960 cho tới khi ông ra… đi xa.

Cuốn sách 1114 trang chứa đựng cả ngàn bài thơ tình của 550 tác giả Việt Nam từ Nguyễn Trãi hồi thế kỷ 14 cho tới cuối thế kỷ 20, và 79 tác giả thế giới của các nước như Pháp, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Bỉ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Hun-ga-ri, Bun-ga-ri, và cả Daghestan, Afganistan… Người viết cũng có chút công với cuốn sách khi được tác giả tham khảo về một số chi tiết trong các bản dịch của các dịch giả Việt Nam khác nhau. Người viết cũng chính là người đã giới thiệu một thân hữu mua lại lô sách lớn nhất của ông Khai Trí (gồm sách của ông và sách của cố tác giả Nguyễn Văn Y) mấy năm trước khi ông qua đời sau khi từ Mỹ trở về nơi căn nhà số 237-239 Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3. Cầm cuốn sách trong tay, người viết nhớ lại biết bao kỷ niệm với một người bạn thật sự tốt trong đời mình… vì giữa ông Khai Trí và người viết có một điểm tương đồng rất lớn, là cả hai đã dành khá nhiều thì giờ của mình trong đời cho các quý bà bảo-tích-phương (beautiful)!

Cuốn sách thứ nhì bằng Pháp văn khổ 13x17, dày 1113 trang được xuất bản bởi nhà xuất bản La Pochothèque vào năm 1991 (28 năm trước), mang tựa đề là “Bách khoa tự điển về Địa Dư” (Encyclopédie géographique). Vì được xuất bản 28 năm trước, nên vào thời điểm đó cuốn sách chỉ chứa đựng tổng số có 170 quốc gia (qua số quốc kỳ) trên thế giới, tuy nhiên cuốn sách đã cho người đọc đầy đủ các chi tiết cần biết về mỗi nước được nói tới trong sách, nên người viết thấy nó cũng là một quý thư… đáng chơi. Sau khi được giới thiệu xong, hai cuốn quý thư đã được một số thành viên chuyền tay nhau xem một cách thích thú.

Dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu hai quý thư xong, thành viên Phạm Vũ lên nói chuyện về các hành tinh, về mặt trăng, và về Hệ Mặt Trời. Anh Phạm Vũ nói xong, anh Nhựt Thanh lên nói chuyện “về các trách nhiệm của con người đối với tất cả mọi lãnh vực trong cuộc sống”. Tiếp lời anh Nhựt Thanh, bà Tâm Nguyện lên nói về cuốn sách mới mà hôm nay, bà đã cất công đi từ La Gi lên để tặng mỗi thành viên một cuốn. Bà Tâm Nguyện nói xong, anh Thanh Phong lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ vui, và hát tặng các thành viên một bài hát… cũng vui!

Sau anh Thanh Phong, thành viên Hoài Ly lên hát tặng các thành viên bài “Chiều nghe bão rớt”. Hoài Ly hát xong, anh Thanh Vĩnh lên nói qua về ngày 19 tháng 8 và ngâm tặng các thành viên bài “Nhớ mùa Thu”. Sau anh Thanh Vĩnh, thành viên Quan Thúy Mai lên hát tặng các thành viên bài “Nhớ người đi chiến đấu phương xa”. Tiếp lời Thúy Mai, Thùy Hương lên ngâm tặng các thành viên hai bài thơ cô mới viết ngay trong buổi họp. Thùy Hương ngâm thơ xong, cô bạn mới Hoàng Oanh lên ca tặng các thành viên bài “Thân Ái” của cố nhà thơ Lê Nguyên. Hoàng Oanh hát xong, anh Phùng Chí Tâm lên nói về những kỷ niệm của anh trong tháng Tám và ngâm tặng các thành viên bài thơ anh làm sau khi sinh con, sau đó anh hát tặng các thành viên bài hát nổi tiếng của cố nhà thơ Lê Nguyên là bài “Hà Nội ơi!”

Sau anh Tâm, anh Minh lên hát tặng các thành viên một bài hát của Trịnh Công Sơn. Anh Minh hát xong, anh Quang Bỉnh lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ lục bát. Anh Quang Bỉnh ngâm thơ xong, anh Thanh Châu lên ngâm tặng các thành viên một đoạn truyện Kiều nói về Kiều đi thanh minh. Tiếp lời anh Thanh Châu, Lệ Ngọc lên hát tặng các thành viên bài “Cát bụi cuộc đời”. Cuối cùng Kim Sơn lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ, và hát tặng các thành viên một bài hát, và buổi họp kết thúc lúc 11g25 cùng ngày.

VŨ THƯ HỮU


VÀI CHI TIẾT VỀ

MỘT TÂN QUÝ THƯ MỚI CÓ

Đây là một quý thư tôi mới có cơ duyên gặp được tại một tiệm sách cũ trên đường Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp). Vừa thấy tựa sách tôi đã thấy thích ngay, mặc dầu về thể loại này (tác phẩm, tác giả, nhân vật) tôi đã có mấy bộ to đùng ở nhà, nhưng cái hay là người chơi sách như tôi luôn thấy rằng mỗi nhóm, mỗi tác giả, mỗi nhà xuất bản đều có các cách viết, cách trình bày khác nhau, và tất cả đều có tính chất bổ sung cho nhau, nên có thêm chỉ có lợi chứ không hại gì. Cuốn sách khổ 16x24cm, dày 1242 trang cộng với 7 trang chỉnh sửa được ghi bằng mẫu tự từ A tới G, và mang một tựa đề thật hấp dẫn “Bách Khoa Tự Điển của người Độc Giả” và ngay dưới có ghi thêm Bách Khoa Tự Điển về Văn Chương và Nghệ Thuật Thế giới (The Reader’s Encyclopedia - An Encyclopedia of World Literature and the Arts). Cuốn sách được in tại Nữu Ước - Mỹ vào năm 1948 (71 năm trước) bởi nữ tác giả WILLIAM ROSE BENÉT. Điều đáng mừng nhất là chủ nhà sách đã cho một giá tương đối tốt là có 400 ngàn đô mít, nên tôi vui lấy ngay. Về tới nhà, tôi để ngay trên một giờ đồng hồ để cưỡi ngựa xem hoa, và để thấy thật rõ là “biển học vô bến bờ” và cuốn sách này cũng cho mình hằng hà sa số những hiểu biết về văn chương và nghệ thuật, bổ sung và củng cố thêm số hiểu biết tạm gọi là kha khá của mình. Cho dù đã bát chén tuần, người viết vẫn cảm thấy là “còn thở là còn học cũng như… còn yêu” vậy!

Người viết xin giới thiệu qua sau đây vài chi tiết rất súc tích của cuốn sách: Ví dụ, Atahualpa(1500?-1533) Vua Inca cuối cùng của xứ Peru bị Pizarro kết án tử hình vì không chịu theo đạo Thiên Chúa, và đã bị xử giảo (thắt cổ cho tới chết). - Dictator of Letters (Nhà Độc tài của Chữ nghĩa) là đại văn hào Pháp Voltaire (1694-1778). - Gonzalo trong tác phẩm Giông Tố (Tempest) của văn hào Shakespeare là một vị cố vấn già và lương thiện của Alonso, vua thành Naples. - Valley of the Moon, The (Thung lũng Mặt Trăng) là tên một cuốn tiểu thuyết của nhà văn nổi tiếng Jack London được in năm 1913 v.v…


Cuốn sách đáng được coi là một quý thư vì nó cung cấp cho người yêu sách rất nhiều thông tin mới lạ không dễ tìm thấy trong các tự điển văn học thông thường…

Hồi ký 60 năm chơi sách, Chương VI

VŨ ANH TUẤN


NHỮNG SUY NGHĨ VẨN VƠ

TẬP 2

(tiếp theo số 159)

Chính Darwin giải thích: các chủng loài hoàn toàn không bất biến như người ta thường nghĩ trước kia, mà biến đổi một cách ngẫu nhiên liên tục, loài nào giỏi thích ứng sẽ tồn tại theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Tóm lại các loài không cố định, loài này có thể biến qua loài kia để thích nghi với điều kiện sống.

Báo Tuổi Trẻ cuối tuần (09/11/2008, trang 20) trình bày qua bài “Tiến hóa - một câu chuyện dài…”, tác giả Trang Anh cho biết kết quả nghiên cứu của Darwin:

a. Cách đây nhiều triệu năm các đảo Galopagos là loại hình núi lửa trồi lên từ đại dương, thoạt tiên là dung nham, sau đó cỏ cây, côn trùng động vật bắt đầu đến theo sự đưa đẩy của gió và sóng biển. Trong số này có một loài chim nhỏ đến từ Nam Mỹ khoảng 500.000 đến 1 triệu năm trước.

b. Ở một trong các hòn đảo, có hạt lớn rơi từ cây xuống, loài chim trên dùng làm nguồn thức ăn, chúng sinh sản nhiều đến nỗi xảy ra cạnh tranh… vào mùa khô.

c. Để có cái ăn cần phải đập vỡ vỏ các hạt lớn… chính vì vậy trải qua nhiều đời, mỏ của chim Geospiza magnirostris trở nên to hơn so với tổ tiên chúng. Tất cả từ một sự đột biến ngẫu nhiên.

d. Theo Darwin, cái mỏ to lớn rất thuận lợi để đập vỡ các hạt làm thức ăn bảo tồn sự sống, theo thời gian chúng trở nên khác biệt đến mức không thể giao phối với loài cùng họ mỏ nhỏ nữa mà trở thành một loài riêng.

e. Trên một hòn đảo khác, nơi đây xương rồng ngự trị, một loài chim khác đã được hình thành do đột biến và tiến hóa, mỏ của nó dài hơn cho phép nó rỉa trái và hạt phấn của hoa xương rồng.

Nhận định : Thay đổi đôi chút, biến hóa đôi chút để thích nghi với môi trường sống là chuyện có thật như Darwin đã quan sát và ghi nhận, nhưng sự thay đổi này chỉ xảy ra ở những gì là phụ thuộc, còn cái chính yếu, tức là bản tính của một loài, một họ thì không thể nào thay đổi đến độ biến sang loài khác, bằng chứng là hàng ngày hàng giờ mọi loài đều phải thích nghi để tồn tại. Công việc này đã diễn ra liên tục từ khi tạo thành trời đất, thế mà cho tới nay chúng ta không thấy vật trung gian. Ví dụ loài khoáng vật, đất đá biến ra loài thực vật thì phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thêm ra một tý, cục đá có rễ rồi có cành, có lá rồi mới ra cây được, từ xưa tới nay chưa hề ai thấy một cục đá có rễ cả! Rồi loài thực vật biến ra động vật cũng vậy: phải có cây biết di chuyển, cây mọc lông, mọc cánh… còn nếu loài cầm biến ra loài thú thì phải gà 2 chân + 1/tỷ chân thứ 3, rồi 2/tỷ tiến tới gà 3 chân không hoàn chỉnh, rồi 3 chân hoàn chỉnh, rồi 3 chân cộng với 1/tỷ chân thứ 4… đó là những vật trung gian.

Thực tế không bao giờ có. Không tìm thấy hình ảnh “thật” của đám học trò thầy Cao Bá Quát “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”.

Chính Darwin cũng phải thú nhận chưa tìm được những mẫu hóa thạch đánh dấu các giai đoạn chuyển tiếp của sinh vật trong quá trình tiến hóa để củng cố cho cơ sở lý thuyết, vì thế cho dù chủ trương tiến hóa theo luật kế thừa và tác động của chọn lọc tự nhiên, nhưng thuyết Darwin không cho biết sự biến đổi đến từ đâu và tính kế thừa diễn ra như thế nào” (Nguyệt san CGvDT số 171, tr.93).

Đã gọi là định luật khoa học thì phải có thực nghiệm, có bằng chứng cụ thể thật phổ biến, đâu đâu cũng có. Còn nếu chỉ quan sát một vài hiện tượng, không chứng nghiệm được mà đã ra định luật thì đó là áp đặt, võ đoán mà thôi, thiếu tính khoa học.

Nếu do phải mổ hạt cứng mà loài chim Filink ở đảo Galopagos đã cần biến dạng mỏ cho to ra, cứng hơn biến thành một loài khác với chim cùng họ với mình thì tại sao con chim gõ kiến, ngày ngày phải mổ, đục thân cây gỗ cứng, chúng còn đáng sợ hơn khi sân bay vũ trụ ở Florida có lần đã cảnh báo và xua đuổi đàn chim gõ kiến vì sợ chúng chọc thủng cả vỏ phi thuyền, thế thì tại sao mỏ của chúng vẫn dài nhọn, cân xứng với thân hình nó chứ không to đùng ra như chiếc búa nhọn? Con voi với thân hình “bồ tượng”, mỗi ngày ăn cả trăm kilôgam cỏ, lá… chỉ 1 cái vòi làm việc liên tục, sao không thấy phát triển to hơn, dài hơn để lượm được nhiều cỏ hơn? Loài rắn, loài lươn di chuyển thường xuyên như vậy sao không thấy mọc chân ra, trong khi con rít nhỏ xíu, loài cuốn chiếu, di chuyển chậm mà có hàng trăm chân?

Không biết bạn đọc nghĩ thế nào chứ người viết thì hoài nghi lý thuyết của Darwin. Phải qua hàng tỉ năm biến hóa (nếu có) mới có thể biến mỏ nhỏ thành mỏ to đập vỡ được hột cây lấy thức ăn. Thế mà chỉ mới quan sát mấy năm ở đảo Galopagos (vùng Nam Mỹ), mà ông đã kết luận có sự đột biến ngẫu nhiên làm cho mỏ chim Geospiza Magnirostris to hơn so với tổ tiên, đến nỗi không thể giao phối với loài cùng họ nữa, mà trở thành một loài riêng. Làm sao chứng minh được lý thuyết này?

Vấn đề 6: Việc sinh sản, nối dõi nòi giống.

Căn cứ vào Thuyết Tiến Hóa, thì vấn đề tăng “dân số” chủ yếu do biến hóa: loài này biến ra loài kia, loài đơn giản biến ra loài phức tạp, vật chất vô cơ biến ra loài hữu cơ, thảo mộc biến ra cầm thú, cầm thú biến ra người - Thực tế điều mọi người trên thế gian có thể thấy và kiểm nghiệm được, đó là quá trình thụ tinh và sinh sản, loài nào sinh ra loài nấy, chó đẻ ra chó, heo đẻ ra heo. Ông cha chúng ta từ xửa từ xưa đã nói: “Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu” (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu), chẳng ai chăn nuôi, trồng trọt mà lại ngồi không chờ vạn vật biến hóa ra cho mình. Không ai có thể chấp nhận được biến hóa kiểu đó dù chỉ là một người bình dân ít học.

Theo Darwin thì sự biến hóa xảy ra ngẫu nhiên và liên tục theo quy luật “chọn lọc tự nhiên”. Một nắm chữ tung lên trời, rơi xuống đất không thể (ngẫu nhiên) làm thành bài thơ Đường Luật được. Ngẫu nhiên thì không theo một quy trình cố định nào cả. Vậy mà chuyện sinh đẻ của loài vật cũng như loài người là một quá trình mang theo quy luật vĩnh viễn, (một phép màu). Từ một phôi mắt thường không trông rõ mà có đủ chất liệu, phát triển ra tim, gan, phèo phổi, cả cọng tóc, cái móng tay nữa… Với con người thì đủ 9 tháng 10 ngày trong lòng mẹ, thai nhi chào đời qua quá trình sinh đẻ thật kỳ diệu, ngoài sức tưởng tượng của con người. Biến hóa ngẫu nhiên, liên tục thì mỗi lần mỗi khác, một vật gốc có thể biến ra nhiều vật khác nhau, làm sao tiến trình phát triển từ khởi điểm tới lúc hoàn chỉnh lại theo một quy luật cố định, vĩnh viễn như vậy được. Một chương trình trong máy tính phải có người cài đặt, không thể ngẫu nhiên được.

Kết luận: Không thể tiến hóa ngẫu nhiên ra bất cứ cái gì có tính quy trình định luật được. Càng không bao giờ có thể tiến hóa ra tài năng của trí khôn, nhất là khả năng trừu tượng hóa: A=B, B=C, kết luận A=C.

Vấn đề 7: Vấn đề sự sống - Món quà kỳ diệu không thể hiểu được nơi các sinh vật trên trái đất này.

Đây cũng là vấn đề gai góc đặt ra cho Thuyết Tiến Hóa. Đối với vũ trụ vô biên thì trái đất chỉ là hạt cát, lại còn sinh sau đẻ muộn nữa. Thế mà trái đất được ban tặng sự sống, còn tất cả các tinh tú trong vũ trụ cho tới ngày nay, với khoa học hiện đại, các nhà khoa học tiên tiến nhất vẫn chạy đua đi tìm sự sống ngoài trái đất nhưng chưa thấy. Gần đây các nhà khoa học đã dùng máy móc thăm dò, đào bới Mặt Trăng và sao Hỏa, cũng có vài thông tin là đã tìm thấy nước (dấu hiệu của sự sống), nhưng rồi những tin đó cũng bay vào quên lãng như “lông vịt” bay trong gió, hô hoán lên cho vui vậy!

Cách đây gần 50 năm, cơ quan NASA đã phóng lên một vệ tinh thăm dò có máy phát hình người của trái đất (và một số đồ dùng thông thường nữa thì phải), đồng thời có máy thu và phát các tín hiệu tiếng kêu, tiếng nói, tiếng chào của nhiều dân tộc… hy vọng sẽ nhận được tín hiệu phản hồi của những sinh vật ngoài trái đất… Vệ tinh đã bay ra ngoài Thái Dương hệ và hiện đang phiêu lưu trong vũ trụ, nhưng vẫn “bặt vô âm tín”.

(còn tiếp)

Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết

(Tổng hợp nguồn báo chí và các phương tiện truyền thông)

THẾ NÀO LÀ CẦU PHẬT TÂM

Trừ những người hủy báng kinh Đại Thừa do thiếu hiểu biết về nguồn gốc Truyền Thừa của Đạo Phật, nên cũng không hiểu rằng Đại Thừa mới chính là nhóm chính thức được ủy thác của Phật để mở mang Đạo Pháp của Ngài. Qua những lời dạy của Tổ Đại Thừa, Đạo Phật được giải thích rõ ràng nguyên nhân khai mở, bắt đầu từ lý do Xuất Gia của Thái Tử Sĩ Đạt Ta cho đến việc chọn nhầm đến 6 người Thầy, cuối cùng là nhờ Thiền Định mà thấy được Con Đường Giải Thoát, sau đó là những gì Phật thuyết giảng được gọi là Đạo Phật. Nhưng cũng do thời đó ngôn ngữ chưa đầy đủ nên việc diễn tả phần vô Tướng rất khó đến nỗi trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật phải giải thích đến lần thứ 7 thì Ngài A Nan mới nhận ra. Nhưng cũng nhờ sự kế thừa của các Tổ, mà những gì được cho là “xa kín nhiệm sâu” vì không thể diễn tả được cũng lần hồi theo sự tiến bộ của con người mà sáng tỏ thêm ra, mọi người sẽ nhận thấy lý do cần tu hành cũng như đường lối, cách thức tu hành để đạt mục đích hoàn toàn khoa học và không hề mâu thuẫn với nhau. Người tu Phật sẽ thấy dù nói Phật Quốc, Chư Phật, Bồ Tát, Chúng Sinh, nhưng tất cả đều mượn hình ảnh bên ngoài để diễn tả những sự việc diễn ra trong nội tâm của mỗi người, từ đó giải thích tại sao Tu Phật mà lại là Tu Tâm. Cầu Phật không phải là nhang khói trước Tượng Phật để cầu, mà chỉ cần cầu ở Tâm mình. Điều đó được Tổ Đạt Ma dạy trong SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT:

Ta vốn cầu Tâm chẳng cầu Phật.

Rõ ra ba cõi không một vật.

Ví muốn cầu Phật thà cầu Tâm.

Chỉ Tâm, Tâm, Tâm ấy tức Phật”.

Vậy thì chúng ta phải hiểu cái Tâm như thế nào? Nó là gì? Ở đâu? Của ai? Có quyền năng như Phật hay sao mà cầu nó không cần cầu Phật? Nó có “Độ” cho ta như xưa nay mọi người vẫn tin là chỉ có chư Phật, chư Bồ Tát là cứu độ cho ta thôi không?

Nhiều thời qua, do việc giảng đạo Phật không còn dành riêng cho những vị đã Chứng Đắc, mà bất cứ ai, khi khoác lên người chiếc Y vàng và đầy đủ hình tướng thì được xem là Tu Sĩ và có quyền rao giảng Đạo Phật. Chính do những người này hiểu lầm về Phật, do đọc Kinh mà chưa rõ Nghĩa, thấy Kinh viết “Phật cứu độ cho Tam thiên đại thiên thế giới”, “Bồ Tát bay lướt mười phương để cứu độ cho chúng sinh” thì cứ Y Ngữ mà giải thích, cho Phật là Thần Linh, nên nhồi nhét cho Phật Tử niềm tin vào sự cứu độ của Phật, Bồ Tát, kêu gọi mọi người cứ cầu xin các Ngài, vì các Ngài quyền năng vô hạn, lúc nào cũng ứng trực để cứu khổn phò nguy cho mọi người.

Niềm tin đó mãnh liệt đến nỗi Chùa tượng ngày càng to lớn được mọi người không ngại tốn kém dựng lên để tôn thờ các Ngài, cung dưỡng cho một lực lượng tu sĩ đông đảo để phụng sự và hướng dẫn cho mọi người tin theo các Ngài. Đa phần các Tu Sĩ đó cũng mượn những lời giảng của Phật ngày xưa để khai triển rộng ra thêm, nhưng họ quên rằng Giáo Pháp của Phật có nhiều thời, mỗi thời do sự hiểu biết của Tăng Chúng mà giảng dạy. Cũng như cái học của đời, tùy trình độ của học trò mà dạy, với trẻ con mới vào học thì dạy cho viết chữ, dạy bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, sau đó mới từ từ dạy thêm nhiều môn khác. Do đó, nếu người muốn giảng Đạo mà không đọc, hiểu hết Giáo Pháp, chưa đạt đến kết quả là sự Chứng Đắc của Đạo Phật, thì sự hiểu biết đó tuy cũng xuất phát từ kinh sách, từ lời của Phật nhưng không đưa đến kết quả cuối cùng như Phật mong mỏi khi khai mở Đạo Phật, nếu dạy cho bá tánh một sự hiểu biết nửa vời thì công không bằng tội, vì họ nghe rồi tin, rồi chấp ở đó, cho đó là cứu cánh của Đạo, không muốn học hỏi, mở mang thêm.

Điển hình nhất là ai cũng có nghe nói Đạo Phật dạy vạn pháp Vô Thường, thấy có đó rồi mất đó và Bát Nhã Tâm Kinh là kinh khai mở sự hiểu biết được cho là Trí Huệ Đáo Bỉ Ngạn, tức là sự hiểu biết để Qua Bờ Bên kia.

Theo Kinh Bát Nhã thì “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”. Câu này có nghĩa là trước khi biết đến con đường tu hành, mọi người chỉ biết cái Thân Ngũ Uẩn này là Ta, là Mình, nên chấp lấy nó, sống với nó, vui buồn vì nó, và nó là nguyên nhân của mọi cái Khổ. Mắt nó nhìn vật chất.Tai nghe âm thanh, Mũi ưa mùi thơm, Lưỡi thích nếm Vị ngon, Thân ham cảm xúc, ý muốn chiếm đoạt những thứ mình yêu thích làm của riêng. Do nhiều người ham muốn nhưng không có khả năng cạnh tranh lành mạnh, thế là họ hoặc dùng quyền thế, hoặc cướp giật để giành cho được để rồi bị luật pháp chế tài. Những việc làm đó không những làm bản thân mình phải khổ mà còn làm cho hoàn cảnh chung quanh mình bất ổn. Trong khi đó, Phật dạy mọi người nên Quán Sát để thấy rằng Cái Thân không phải là Mình, chỉ là một khối vật chất hình thành bằng Đất, Nước, Gió, Lửa, được kết hợp bởi Duyên, Nghiệp. Hết Duyên, hết Nghiệp thì phải trở về cùng cát bụi, trả lại những gì nó đã vay mượn. Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi v.v... thấy Có đó nhưng rốt cuộc sẽ trở về Không. Hiểu về cái Thân như vậy thì sẽ chận đứng được những thèm muốn, những đòi hỏi vật chất nhằm cung phụng cho nó. Sự hiểu biết sáng suốt này Đạo Phật gọi là Trí Huệ hay Trí Bát Nhã, sẽ làm cho người có nó hết Khổ, gọi là Qua Bờ Bên Kia. Nhưng bỏ được cái CHẤP CÓ để sang CHẤP KHÔNG cho đó là Chứng Đắc, là đạt các Quả Vị của Đạo Phật rồi dừng ở đó thì rất là tai hại, bởi vì Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA có dạy, Đức Thích Ca như người cha, thấy các con đang mải chơi trong Nhà Lửa sắp sập, sợ các con chết cháy trong đó nên dùng Xe Dê, Xe Trâu, Xe Nai, tức là những Quả Vị để cho chúng nó ham mà chạy ra. Mục đích người cha chỉ là cứu con thoát chết, nên Quả Vị cũng chỉ là phương tiện để dụ cho con chạy ra mà thôi. Cứu cánh của Đạo Phật không phải là Cái KHÔNG, cũng không phải là TỨ QUẢ THÁNH, mà là Quả vị PHẬT, tức là Giải Thoát. Cái Giải Thoát không phải do thấy các pháp là Không, không phải do né tránh, xa lánh, không tiếp xúc với các pháp, nhưng vẫn ở trong Cái Có, vẫn tiếp xúc với các Pháp mà Tâm như HƯ KHÔNG. Đó là CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO.

Theo Đức Thích Ca, tất cả những cái hiểu biết, dù đúng hay sai, dù CHẤP CÓ hay CHẤP KHÔNG đều xuất phát từ sự suy nghĩ của mỗi người, Ngài gọi đó là Cái Tâm. Nó là động lực chính để đưa ra mọi hành động. Mà Khổ hay Vui là kết quả của những việc đã làm. Tu hành theo Đạo Phật là tìm cách để Thoát Khổ, khi biết được nguyên nhân Khổ khởi từ cái Tâm thì phải Sửa ở đó. Vì thế, Tu theo Đạo Phật là Tu Tâm.

Đạo là Con Đường. Phật là Giải Thoát. Đức Thích Ca đã hoàn thành công việc tự Giải Thoát cho mình nên Ngài được gọi là Phật Thích Ca. Nếu chúng ta cũng hoàn thành sự nghiệp Giải Thoát cho mình thì chúng ta cũng sẽ thành Phật như Ngài, vì mỗi người đều là Phật sẽ thành, vì đều có Phật Tánh. Phật Tánh là Chủng Tử của Phật. Người tu phải Thấy Tánh, để “Kiến Tánh khởi tu”. Thấy Tánh, rồi thì dùng Pháp Thực nuôi dưỡng nó thì mới hoàn thành công việc Giải Thoát cho bản thân.

Có hiểu đúng nghĩa của Phật là Giải Thoát thì chúng ta mới hiểu rằng: “Giải Thoát hay ràng buộc cũng chỉ ở nơi Tâm” (Kinh Lăng Nghiêm), để quay vào đó mà tu. Tu cũng không có nghĩa là hình tướng đầu tròn, áo vuông, giữ mấy trăm Giới, Tụng Kinh, Niệm Phật, mà chỉ có nghĩa là Sửa. Phải biết được nguyên nhân hư, phải biết chỗ hư để Sửa. Phật dạy Cái Thân này chỉ là tay sai của cái Tâm, nó suy nghĩ rồi điều động. Thân chỉ là kẻ thừa hành, nên muốn chiếm thành thì phải khống chế chủ thành, không đi bắt từng tên lính lẻ tẻ. Chủ tướng là cái Tâm thì nắm lấy nó, khống chế nó, từ đó nó không còn ra lệnh cho tay sai làm quấy nữa, do vậy nên Kinh dạy là “Điều Tâm chớ không Điều Thân”.

Cái Tâm của chúng ta không linh thiêng, không mang lại phúc báo cho chúng ta, nhưng khi mình đã sửa nó, không cho nó tiếp tục làm sai, không sát sanh, hại người, không làm việc trái với pháp luật thì tự nhiên cũng không bị những hậu quả xấu được. Người hiểu lầm Phật là Thần Linh nên thường nhang đèn để lễ bái cầu xin Phật ban cho điều nọ điều kia, trong khi Phật chỉ là sự Giải Thoát của Đức Thích Ca, không có khả năng ban phúc, giáng họa cho ai, mà Phúc hay Họa là do mỗi người tự chuốc lấy theo Luật Nhân Quả. Do vậy người theo Chánh Pháp thì muốn không gặp điều xấu, điều may mắn đến với mình thì tốt nhất là nên ngưng làm Ác, mà làm Thiện. Như thế thì tự nhiên phúc lành sẽ đến.

Cầu Phật là Cầu Giải Thoát, nhưng Giải Thoát hay ràng buộc cũng do cái Tâm điều động, nên muốn Giải Thoát thì phải Sửa cái Tâm, không phải cầu xin Phật nào hết. Chúng ta nên nhớ là Đức Thích Ca tu hành cũng chỉ đạt đến việc Giải Thoát cho bản thân Ngài hết Khổ, Ngài không phải là Thần Linh nên không thể phù hộ hay ban phước cho ai được. Một sự thật rõ ràng là Ngài cũng đã chết, cũng trà tỳ. Nếu là Thần Linh thì phải bất sinh bất tử mới đúng.

Khi đã hiểu lý Nhân Quả thì không cầu xin, vì có cầu cũng không có ai để cho, và một ngày còn sống là còn hưởng dụng bao nhiêu thành quả của nhiều thành phần trong xã hội thì trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải báo đền vì thế, Phật dạy người tu phải đền Tứ Ân. Qua việc đền Tứ Ân và hành để có 32 Tướng Tốt, chúng ta sẽ thấy rằng Đạo Phật không dừng ở cái Không như Bát Nhã Tâm Kinh dạy: “Ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách” mà sẽ sống trong Trung Đạo, chấp nhận cái Tạm Có của cái Thân này với những thứ nó vốn có, ở trong đó mà gây Nhân Thiện để nó không phải chịu đọa và được hưởng Quả Lành. Người thấy các Pháp là Vô Thường, là Không, rồi dừng tất cả, không suy nghĩ, không hành động, không tham gia vào cuộc đời, sống bên lề cuộc đời để chờ về Tây Phương Cực Lạc là người đã hiểu lầm văn tự, làm phí phạm một kiếp sống mà Phật gọi là “Nhân thân nan đắc”. Tự mình hiểu sai đã có lỗi với đời, với Đạo. Nếu chúng ta lại tuyên truyền, lôi kéo nhiều người, nhiều thế hệ làm giống như mình thì tội càng thêm nặng, không biết phải trả đến bao giờ mới xong!

Chúng ta phải hiểu rằng, khi chưa tu hành thì cái Thân là tội đồ, vì nó gây bao nhiêu nghiệp chướng, chồng chất hết kiếp nọ sang kiếp kia để mọi người cứ xoay vần hết Sinh lại Tử, Tử rồi lại Sinh để trả Nghiệp. Nhưng khi tu hành thì nó lại là ân nhân của người tu, vì nhờ nó mà có phương tiện để tu hành. Có Tai để nghe những lời thuyết giảng. Có Mắt để đọc những lời của Phật, Tổ, có Thân để thực hiện những điều tốt đẹp cho mình, cho mọi người, đồng thời tu hành để đạt kết quả Giải Thoát.

Nếu thời xa xưa vì cái Tâm là phần vô tướng, khó thể chỉ chỗ ở, khó thể tìm đến nỗi Tổ Đạt Ma dạy: “Tâm Tâm Tâm. Nan khả tầm” chỉ biết mô tả về nó là “Tung ra bao trùm pháp giới. Thâu lại chẳng đầy mũi kim”. Đến lượt Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì việc mô tả Chúng Sinh đã rõ ràng hơn: “Trong các cõi nước đó chỗ tối tăm ánh sáng của nhựt nguyệt không soi tới đặng mà đều rạng rỡ, trong đó chúng sanh đều đặng thấy nhau, đồng nói rằng: “Trong đây tại sao bỗng sanh ra Chúng Sanh? Lại trong các cõi đó cung điện của Chư Thiên cho đến Phạm Cung sáu điệu vang động, hào quang lớn soi cùng khắp đầy cõi nước, sáng hơn ánh sáng của trời” (Phẩm Hóa Thành Dụ). Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cũng được nói rõ là Ở TRONG THÂN: “Trong cõi nước Tam Thiên. Tất cả các chúng sanh. Trời, người, Atula. Địa ngục, quỉ, súc sanh. Các sắc tượng như thế. Đều hiện rõ trong thân. Cung điện của các trời. Nhẫn đến trời Hữu Đảnh. Núi Thiết Vi, Di Lâu. Núi Ma Ha Di Lâu. Các biển nước lớn thảy. Đều hiện ở trong thân (Phẩm Pháp Sư Công Đức). Nhờ Chư Tổ kế tục soi sáng với bao nhiêu Kinh Đại Thừa, người thời sau này đã có thể dễ dàng hiểu được thế nào Cái Tâm, để biết đó là nơi sản sinh những tư tưởng của con người, để hiểu vì sao mỗi “Bồ Tát đem theo mấy trăm muôn ức quyến thuộc” hay Bồ Tát muốn thành Phật thì: “Ông Ma Ha Ca Diếp, đệ tử của Ta, ở đời vị lai sẽ phụng thờ ba trăm muôn ức các Đức Thế Tôn, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen rộng nói vô lượng đại pháp của các Đức Phật, ở nơi thân rốt sau đặng thành Phật”. Ông Tu Bồ Đề cũng “Phụng thờ ba trăm muôn ức na do tha Đức Phật, cúng dường tôn trọng ngợi khen, thường tu hạnh thanh tịnh, đủ đạo Bồ Tát, ở thân rốt sau đặng thành Phật”, thì ta hiểu đó là công việc Độ Sinh nơi Tâm của mỗi người, chẳng phải là phụng thờ các Đức Phật nào bên ngoài, vì Kinh dạy Phật xuất hiện “như hoa Ưu Đàm” đâu dễ gặp.

Thời đó mà Đức Thích Ca đã biết rằng tư tưởng của chúng ta sản sinh ra rất nhiều mà Ngài gọi là Vô Tận Ý. Mãi tới về sau này, các nhà khoa học của Úc mới đếm ra mỗi ngày mỗi người sinh ra khoảng 50.000 tư tưởng. Rõ ràng trí tuệ của Đức Thích Ca đi trước khoa học rất xa. Thời đó làm gì có kính hiển vi, mà Ngải đã nói là trong ly nước có tám mươi vạn hộ trùng! Nhưng cái Thấy đó không phải để chúng ta ngưỡng mộ, tôn thờ Ngài, vì Ngài có thần thông quảng đại, mà để biết rằng những gì do Ngài Tư Duy, Quán Sát ra đều đúng với thực tế, để học hỏi, thực hành theo những gì Ngài hướng dẫn để được Thoát Khổ. Nhìn bao quát vạn vật trong vũ trụ để thấy quy luật: “Thành, trụ, hoại, không” rồi để nhìn lại thân phận mong manh của con người, thấy còn đó rồi mất đó, do vậy mà Phật dạy rằng Các Pháp là Vô Thường.

Nhưng dù cuộc sống Vô Thường, mong manh, thời gian tồn tại, con người vẫn có thể làm ra nhiều việc lợi mình, lợi người, do đó Phật dạy mỗi người phải thực hiện 32 Tướng Tốt, 80 vẻ đẹp của Phật, để Phật của mình cũng có những Tướng tốt đẹp đó, không phải dùng đó để tạc vào đá hay đúc thành Tượng để Thờ! Cho nên, những người chưa học hết Giáo Pháp của Phật, nghe nói các Pháp là VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, VÔ NGÃ vội buông bỏ hết để trốn lên non cao động vắng, hoặc vô Chùa, xa lánh người đời, việc đời vì chê đời là ô trược là hiểu sai ý Phật. Phật dạy “Tâm nhơ nên chúng sinh nhơ”, không có chê cảnh đời là ô trược, vì nếu chê đời, Ngài đã không nhập thế để giảng dạy cho người đời, và “Chư Phật ba đời không nhàm chán xác thân”, vì sinh ra, trưởng thành cũng từ trong đời, tu học cũng từ trong đời, giác ngộ cũng từ trong cuộc đời, không phải ở cõi Thần Tiên nào khác.

Cõi đời vẫn thế, vẫn nắng sớm mưa chiều, hoa cỏ bốn mùa thay đổi. Bao nhiêu người bao thời, dù cuộc sống mỗi người không đầy trăm năm, nhưng mọi người đã cùng nhau nghiên cứu, dựng xây, mở mang cho thêm tốt đẹp, Phật cũng đâu có xui ta bỏ đời, vì người tu xong còn phải đền TỨ ÂN thì đâu có rời bỏ cuộc đời? Chỉ là xa rời Nhà Lửa Tam Giới, tức Tham, Sân, Si. Xa rời các Kiến Chấp, lìa bỏ Vô Minh, Tham Ái mà thôi, vì những thứ đó mang lại cái Khổ cho chúng ta mà thôi. Lìa được nó là hết Khổ, gọi là được Giải Thoát.

Những người đã hiểu lầm về Phật để quay ra đúc, tạc Tượng Phật rồi cúng kiến, cầu xin. Trong khi đó, từ xa xưa, cách đây hàng ngàn năm, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã viết:

“Lại thấy những Trời, người.

Rồng, thần, chúng Dạ Xoa.

Càn Thát, Khẩn na la,

ĐỀU CÚNG DƯỜNG PHẬT MÌNH .

Lại thấy các Bồ Tát.

Rõ tướng pháp tịch diệt.

ĐỀU Ở TẠI NƯỚC MÌNH.

NÓI PHÁP CẦU PHẬT ĐẠO ”.

Cúng dường, cũng cúng dường PHẬT MÌNH, tức là “Đưa chúng sinh của mình thành Phật”. Bồ Tát của mình cũng nói pháp TẠI NƯỚC MÌNH. Phật Quốc cũng được thành lập nơi Tâm của mình. Đó mới là hành trì theo Chánh Pháp. Do đó, Chánh Đạo và Tà Đạo khác nhau ở chỗ: Chánh Đạo thì Y NGHĨA, quay vô Tâm của mình mà hành trì, theo Nhân Quả mà thực hiện. Đó cũng gọi là CẦU PHẬT TÂM. Chính những việc mình làm sẽ bảo vệ mình, sinh ra phước đức, công đức cho mình, không cần ai phải hộ trì, phải ban cho. Còn người theo TÀ ĐẠO thì Y NGỮ quay ra ngoài để hương khói, cúng, lạy Tượng Phật. Đó là cầu Phật ngoài, trong khi Phật của người khác không có khả năng phù hộ cho ta.

Không cần học vấn cao, trí tuệ thông suốt chúng ta vẫn có thể hiểu: Tượng bằng xi măng, bằng gỗ, do con người đúc ra, tạc ra thì làm gì có phép màu để phù hộ, che chở, hay có phước báo để ban cho ai? Vậy mà cho tới thời này, con người đã lên đến tận Sao Hỏa rồi, mà bao nhiêu Phật Tử, trong đó cũng không ít trí thức đời, vẫn quỳ mọp trước Tượng Gỗ, Tượng Đá để cầu khẩn, van xin giống như tín ngưỡng của những người sống cách đây hàng mấy nghìn năm, mặc cho lời Phật, Tổ cảnh báo, thì chúng ta thấy rõ ràng cái Vô Minh nếu chúng ta mỗi người không tự phá thì không ai có thể phá giùm cho ta được vậy.

TÂM NGUYỆN

(tháng 5/2019)


Phụ Bản I

V Ề ĐÔI CÂU ĐỐI

của TAM NGUYÊN VŨ PHẠM HÀM

ở ĐỀN KIẾP BẠC

và ĐỀN THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO-SAIGON

Nhân ngày Giỗ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (ngày 20-8 âm lịch), Đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương), Đền Bảo Lộc (ngoại thành Nam Định) và Đền thờ Trần Hưng Đạo tại Tp. HCM đều tổ chức trọng thể ngày Giỗ của vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc trong sự nghiệp đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông ở thế kỷ 13, người đã có công góp phần làm rạng rỡ cho lịch sử oai hùng của nước nhà. Cuộc đời của Trần Hưng Đạo gắn liền với toàn bộ chặng đường vinh quang nhất của triều Trần. Trong suốt cả chặng đường đó, Trần Hưng Đạo đã có hàng loạt những cống hiến to lớn, trải rộng trên nhiều lãnh vực khác nhau. Tên tuổi của Trần Hưng Đạo mãi mãi là niềm tự hào bất diệt của chúng ta.

Để tưởng nhớ công ơn của người, Đền thờ Trần Hưng Đạo tọa lạc ở số 36 đường Hiền Vương - Saigon (nay là Võ thị Sáu) cùng hai đền thờ Trần Hưng Đạo nổi tiếng nhất và cũng lâu đời nhất ở miền Bắc là đền Kiếp Bạc và đền Bảo Lộc năm nào cũng tổ chức Lễ hội kỷ niệm Trần Hưng Đạo nhân ngày Giỗ của người một cách hết sức trọng thể và linh thiêng.

ĐỀN THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO TẠI TP.HCM.

Khu đền thờ Trần Hưng Đạo ngày nay vốn xưa là đất chùa Vạn An. Chùa Vạn An tuy nhỏ, nhưng cũng là một trong những ngôi chùa được khá nhiều khách thập phương tới viếng. Từ năm 1932, đền thờ Trần Hưng Đạo mới được dựng lên ở sát ngay cạnh chùa Vạn An, lúc đầu, đền chỉ có quy mô nhỏ, kiến trúc đơn sơ. Đến năm 1958, cả chùa lẫn đền cũ đều bị phá bỏ, và thay vào đó, đền thờ Trần Hưng Đạo khang trang hơn, to lớn hơn, kiến thiết công phu hơn... Từ năm 1958 đến nay, đền thờ Trần Hưng Đạo tuy có được tu bổ thêm nhiều lần, nhưng nhìn chung, cả vóc dáng lẫn đường nét căn bản của kiến trúc cũ vẫn được giữ nguyên.

Đền có hai cổng. Cổng chính chỉ mở vào những ngày rằm, ngày 30 âm lịch hàng tháng, hoặc những ngày lễ lớn trong năm; cổng phụ mở thường xuyên để đón khách tới lễ đền và viếng đền.

Phía trên Cổng chính có khắc 4 chữ Hán cỡ lớn: HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG. Ở mặt ngoài của 2 cột Cổng chính, có đôi câu đối chữ Hán như sau:

- Liệt liệt oanh oanh, miễn hoài vĩ tích quan Trần sử

- Dương dương hách, cảnh ngưỡng linh quang nhập miếu môn

Nghĩa là:

- Xem sử nhà Trần nhớ mãi những chiến tích oanh liệt tích tụ lại

- Vào cửa miếu, thấy ánh sáng linh thiêng tỏa rạng ra.

Mặt trong của 2 cột Cổng chính cũng có đôi câu đối chữ Hán:

- Vì Châu Cơ tể, vì Hán Lưu hầu, võ lược văn hung bình họa loạn

- Tại thiên nhật tinh, tại địa hà nhạc, hung phong chính khí trấn bang ky

Nghĩa là:

- Làm như những bậc tể phụ của họ Cơ (dòng họ quý tộc) của nhà Chu, làm như những bậc công hầu của họ Lưu đời Hán, võ giỏi, văn tài, dẹp yên loạn lạc.

- Như mặt trời và tinh tú trên không trung, như con sông lớn, như ngọc núi cao trên mặt đất, oai lớn, đức dày, trấn yên bờ cõi.

Trong khuôn viên rộng chừng 2000m2, sân đền chiếm một phần diện tích lớn, nên đền có vẻ thoáng mát và rộng rãi. Sân đền lót gạch men màu nâu, thuận tiện cho việc tụ tập đông người trong những ngày lễ lớn của đền. Ngay ở đầu sân, là bức tượng Trần Hưng Đạo, tuy không lớn lắm nhưng rất uy nghi. Tượng đúc bằng xi- măng, tô màu đen pha vàng, được dựng lên vào cuối năm 1972.

Đền thờ có cấu trúc hình chữ đinh (T), diện tích khoảng 250m2 và có 3 cửa liền nhau. Phía trên 3 cửa này có hàng chữ Hán:

Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo Đại Vương linh từ

(Đền thờ của bậc hiển thánh linh thiêng là Hưng Đạo Đại Vương, người triều Trần).

Ở trước bàn hương án có 2 con nghê ngồi chầu, mỗi con ngậm một cái xương sườn cá voi cong vút lên, tạo thành một hình vòng cung, trông rất uy nghi. Sau bàn hương án là nơi thờ các vị anh hùng hào kiệt đời Trần, đã có công với nước như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Phía trên hương án là bức hoành phi với hang chữ Hán:

“Trần triều hiển thánh” (các vị hiển thánh triều Trần).

Hai bên hương án có hai hàng cờ quạt, tàn lọng, đồ bát bửu, đồ lễ bộ, ngựa hồng, ngựa bạch... Dọc theo hai cột ở hai bên hương án có đôi câu đối:

- Nam Bộ nhất sơ tân miếu vũ

- Đông Á tam thế cựu huân thần

Nghĩa là:

- Nam Bộ, một tòa miếu mới xây

- Triều Trần, ba đời người tôi cũ có nhiều công lao.

Nơi thờ chính của đền là Nội điện - nằm ở phía trong. Ở đây có tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng, được đúc ở thế ngồi trên long ỷ, tay cầm quyển binh thư, thanh kiếm bạc dựng một bên. Phía trái là nơi thờ 2 vị nương cô (tức 1 con gái đẻ và 1 con gái nuôi của người). Phía phải là nơi thờ 4 vị vương tử (4 con trai của người). Phía trên bức tượng là bức hoành phi, giữa có thêu mấy chữ Hán:

“Nam quốc cơ công”

(Công trạng xây dựng nền móng nước Nam)

Trên nền hoành phi và câu đối là những hoa văn: long phụng tương trình, long thăng long giáng, lưỡng long tranh châu, lưỡng long chầu nguyệt... Trên các vách của đền là hàng loạt những bức phù điêu sơn son thếp vàng và chạm trổ công phu, diễn tả những sự kiện lớn của lịch sử thời Trần như: Hội nghị Diên Hồng, lời thề sông Hóa, trận Bạch Đằng... Đó là chưa kể đến một số bản đồ, nguyên văn (bản dịch) bài Hịch Tướng sĩ cùng các lời khuyên chân tình mà sâu sắc của Trần Hưng Đạo đối với vua Trần và kế sách giữ nước, trước khi Trần Hưng Đạo qua đời.

Đặc biệt mặt trước của Cửa chính dẫn vào Đền thờ Trần Hưng Đạo tại Tp.HCM có đôi câu đối chữ Hán:

- Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí

- Lục Đầu vô thủy bất thu thanh

(Vạn Kiếp núi sông hơi kiếm tỏa

Lục Đầu sông nước tiếng thu reo!)

V Ề ĐÔI CÂU ĐỐI

CỦA TAM NGUYÊN VŨ PHẠM HÀM

Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo (1226-1300) ở xã Vạn Kiếp, nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương. Đền có một số bức hoành phi và câu đối biểu thị lòng thương tiếc và ca ngợi công lao của người anh hùng dân tộc đã nhiều phen đánh tan quân Nguyên xâm lược, bảo vệ vững chắc non sông Đại Việt. Ai đã đến tham quan đền Kiếp Bạc hẳn còn nhớ đôi câu đối dẫn, được khắc tại cổng tam quan đền, của Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm (Phạm Vũ Hàm) :

“V ạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí

Lục Đầu vô thủy bất thu thanh”

Đôi câu đối dẫn ngắn gọn, cô đọng, nhưng đã thể hiện được khí phách oai hùng của những trận chiến chống quân Nguyên xâm lược trong lịch sử xa xưa của dân tộc vẫn còn vang vọng mãi đến tận hôm nay làm cho chúng ta thêm tự hào và phấn chấn. Tuy nhiên v eà mặt chữ nghĩa của đôi câu đối cũng đã có không ít cuộc tranh luận trên mặt báo. Chỉ kể từ năm 1992 đến nay, chữ “thu thanh” trong đôi câu đối đã được nhiều người đề cập đến trên nhiều tạp chí.

- Trước đó vào những năm 1960 của thế kỷ trước, không biết nhà văn Lãng Nhân Phùng Tất Đắc đã căn cứ vào nguồn tư liệu nào mà đổi chữ “thu thanh” thành “trang thanh” (tiếng đóng cọc). Năm 1987, Nguyễn Quảng Tuân cũng đề nghị chữa lại chữ “thu thanh” thành ‘thung thanh”, ông cho rằng đã ghi nhầm chữ “thung” ra chữ “thu”. Năm 1995 Hoàng Hữu Xứng cũng đồng ý với nhận xét trên và tỏ ra bức xúc. Năm 2001, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tiến Đoàn ở Thái Bình thì lại cho rằng chữ “thu” ở đây phải có “bộ khẩu” bên cạnh với nghĩa là tiếng trẻ con(!)

- Theo nhà thư pháp học Thế Anh, những lập luận trên đây xem ra vẫn thiếu cơ sở khoa học và không đủ sức thuyết phục. Đôi câu đối này đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20, lúc đó còn nhiều nhà khoa bảng, nhiều bậc túc nho, nên không thể có chuyện nhầm lẫn, sơ xuất “chữ tác đánh chữ tộ” để chữ nghĩa sai ở nơi thắng tích như đền Kiếp Bạc (còn ngày nay thì khác, ngay ở trung tâm thủ đô như đền Ngọc Sơn hoặc Văn Miếu - Quốc tử giám vẫn có những đôi câu đối xếp ngược). Chúng tôi đồng tình với cách giải thích của nhà Hán học lão thành Tảo Trang Vũ Tuân Sán trong bài “Lại bàn về “thu thanh” hay “trang thanh” (Tạp chí Hán Nôm số 2/13-1992) và bài “Kiếm khí” “thu thanh” của PGS Sử học Tạ Ngọc trên Tuần báo Văn Nghệ số 387 ngày 17-09-2000. Chúng tôi xin trích dẫn lời giải thích của cụ Tảo Trang:

“Thu thanh” không nên hiểu là tiếng thu đơn thuần. Theo triết học cổ truyền phương đông, mùa thu thuộc hành kim trong ngũ hành tương ứng với phương tây. Mùa thu là mùa lá cây vàng úa, có sương giáng, có gió tây khiến lá rụng, đó là quy luật nghiêm khắc của tạo hóa loại trừ những thứ không còn sự sống. “Tiếng thu” là tiếng gió tây làm rụng lá vàng, ý nghĩa đặc biệt của nó được ghi ở bài phú nổi tiếng: “Thu thanh phú” (Phú tiếng thu) của Âu Dương Tu (1007-1972) đời Tống, trong đó có câu: “Thu là vị quan thi hành hình phạt... Đó là sức mạnh đạo nghĩa của trời đất, thường dụng tâm nghiêm khắc diệt trừ”

Xét theo ý nghĩa trên đây thì “thu thanh” trong đôi câu đối trên không phải là tiếng thu đơn thuần ở bất cứ con sông nào cũng có mà nó chỉ xuất hiện ở nơi xảy ra trận chiến như sông Lục Đầu chẳng hạn. Chữ “thu” ở đây cũng không phải để nói về mùa thu cụ thể mà có thể chỉ bất cứ thời gian nào trong năm khi xảy ra cuộc chiến. Trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn có câu “Tây phong minh tiên xuất Vị kiều” mà Đoàn Thị Điểm dịch là “Thét roi cầu Vị ào ào gió thu”. “Tây phong” mà dịch là “gió thu” là một sự vận dụng điển cố có liên quan đến chữ “thu” đang đề cập đến trên đây.

- Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học), đôi câu đối của Thám hoa Vũ Phạm Hàm có nghĩa bóng muốn nhắc tới võ công giết giặc Nguyên-Mông xâm lược của Đức Thánh Trần ở thế kỷ 13, gần đây có người muốn đổi chữ “Thu” làm chữ “Thung” (cái cọc gỗ), vì vậy từ “Thu thanh” sẽ thành ‘thung thanh’ (tiếng đóng cọc gỗ). Tôi thiết nghĩ đó không còn là chữ nghĩa của bậc đại khoa như cụ Thám Hàm nữa!

- Hoàng Thúc Trâm trong sách “Trần Hưng Đạo” viết: Khoảng năm 1945 (gần 40 năm sau khi Vũ Phạm Hàm mất) một nhà báo Nhật Bản đến thăm đền Kiếp Bạc, cảm xúc trước đôi câu đối cùa người quá cố, đã viết:

Thanh kỳ biệt hữu thử giang sơn, Sản xuất anh hùng biểu thế gian.

Kiếm khí do binh hồ lỗ phách, Thu thanh túc sái thủy sàn sàn.

Nghĩa là:

Ở đây riêng có cảnh núi sông thanh kỳ này, chung đúc nên trang anh hùng làm tiêu biểu cho thế gian. Hơi thanh kiếm (của ngài) làm giặc Nguyên-Mông phải kinh hồn mất vía, tiếng mùa Thu vi vút lạnh lùng, nước (Lục Đầu) ào ạt vang xa!

Hẳn là hơi của thanh kiếm đời Trần, tiếng của mùa Thu đã được người nước ngoài cảm xúc. Hai câu đối phảng phất nét tâm linh với cái nhìn giác quan thứ sáu của Vũ Phạm Hàm đã vang vọng ra nước ngoài.

TÓM LẠI, chữ “Thu thanh” trong đôi câu đối của Tam nguyên Vũ Phạm Hàm (Phạm Vũ Hàm) cúng ở đền Kiếp Bạc và được ghi lại ở đền thờ Trần Hưng Đạo tại Tp.HCM là có xuất xứ từ điển cố. Phổ biến hơn là cho chữ “Thu thanh” của Vũ Phạm Hàm, theo quan điểm chính thức của Viện Hán Nôm như sau:

- Nguyễn Khắc Bảo, trong Thông báo Hán Nôm năm 1998 cho rằng từ “Thu thanh” trong câu đối thì “Thu” là mùa thu, với nghĩa hàm xúc là để chỉ chiến tranh và đau thương tang tóc, như các vị Trần Thái Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du đã ghi trong thơ của mình. “Thu thanh” là tiếng mùa thu, trừu tượng, nếu đối với “Kiếm khí” (hơi kiếm) cũng là trừu tượng, là những dạng phi vật chất mà ta chỉ có thể cảm nhận được bằng linh cảm là rất hợp, rất chỉnh.

PHẠM VŨ

Tham khảo:

- Sách “Trần Hưng Đạo” NXB Trẻ-1987

- Sách “Vũ Phạm Hàm” NXB Văn hóa Thông tin-Hà Nội, 2009 in xong quý II-2010)

Ao Bà Om cạn nước…

Năm Mỵ học lớp Mười thì Trị, bạn với anh Tư, tấn công tình cảm rát rạt. Trị nói ba bốn năm nay đâu dè cái thằng cù lần đen đúa như vậy mà có em gái đẹp mê hồn. Nghe thì vui trong bụng nhưng ngoài mặt tỉnh queo làm thinh. Nói gì được khi con trai gặp lần đầu mà tán tỉnh tới bến còn hơn trực tiếp rủ rước đèn công viên ngay.

Sau vài lần kiếm cớ la cà ở nhà Mỵ, Trị nói mình đã bỏ phí tuổi thanh xuân bốn năm nay không được quanh quẩn hầu hạ em gái bạn. Nói vậy mà nói được! Bốn năm trước thì Mỵ có vẻ con gái đâu nà. Áo dài s uông đuột thôi. Gương phẳng. Chưa biết điệu đà. Chải đầu còn làm qua loa cho có nữa là! Xin phép xuống bếp lúi húi với nồi cá thu má đã kho xong xuôi và nêm thêm nồi canh chua cũng đã sẵn sàng dọn khi khách ra về. Nhà chật chội chỉ có hai phòng, phòng đàn bà thì mẹ Mỵ đương nghỉ mệt, phòng đàn ông thì anh Tư đương mở nhạc um sùm bát nhã, nhà bếp là nơi có thể lánh mặt đỡ khổ trong chốc lát.

Vậy mà mưa dầm thấm đất, Mỵ trở thành người tình của Trị khi bắt đầu lên lớp 12. Và những buổi tới nhà bạn mượn tập, mượn bài, học tổ… được Mỵ thường xuyên xin phép mẹ cùng đi dạo khắp xứ Trà Ôn chật hẹp. Quận huyện gì mà bằng cái bụm tay, lần nào đi cũng sợ người quen thấy mặt, hai đứa thường trốn trong những vườn trái cây. Thét rồi như là người thân thích của chủ vườn. Kể cả mấy con chó cũng theo quanh quẩn làm quen. Nghỉ Tết, Trị chở Mỵ về thành phố Trà Vinh viếng chùa Ông Mẹt, đi thăm di tích Lưu Cừ 2, cùng nhau tẩn mẩn ngắm nghía từng chi tiết đền thờ đặc biệt nầy mà Trị cắt nghĩa là một trong những di tích hiếm hoi xót lại của văn hóa Óc Eo. Nghe cho có chứ học sinh chưa qua Trung học, sống lẩn quẩn trong quận như Mỵ, biết gì về văn hóa Óc Eo đâu.

Lần đó Trị rủ Mỵ đi ao Bà Om. Ao Bà Om đó, Đà Lạt của đồng bằng Cửu Long đó, nước ao cao lấp liếm bờ cát. Cảnh trí xinh đẹp. Bầy vịt trời nhóm nầy đàn khác sà xuống nhởn nhơ trên nước. Khách du hồ lẳng lặng đứng yên thưởng thức cảnh, không ai tỏ ý muốn bắt loại chim trời đáng yêu nầy. Mỵ lột giày ra xách tay, tung tăng trên đồi cát và thường đứng tạo dáng dựa mấy rễ cây có hình thể kỳ dị, thầm cám ơn tạo hóa dày công tạo nên cảnh trí ưa nhìn.

Trị dựng xe vô một cây sao nói với Mỵ sau khi liếc mắt hãnh diện về những cặp khác:

- Mỵ biết không, tới mùa Hè sen hồng súng đỏ nở đầy hồ, đây là chỗ để con người biến mình thành Thần Tiên một ngày.

- Một ngày thôi?

- Phải! Ngày nào hưởng vẻ đẹp ở đây, ngày đó là Thần Tiên!

Mỵ đỏng đảnh, chu mỏ:

- Còn đêm?

- Tới lễ hội Ok Om Bok, người Khmer làm lễ, thả đèn trôi trên mặt nước, ao đầy đèn thì ai được thưởng thức cũng thành Thần Tiên hết.

Mỵ thấy trong những yếu tố mình kết Trị là đây, có tính nhân văn, thỉnh thoảng thêm chất thơ trong lời nói.

Trị nắm tay Mỵ, rủ đi sâu vô bờ bên kia, nói đứng dưới gốc cây có cái hốc lớn đùn coi bộ thô tục, con gái mất duyên đi. Bấy giờ Mỵ mới để ý. Đỏ mặt, Mỵ đi theo sức đẩy của cánh tay Trị dìu sau lưng.

- Mỵ biết không, Ao nầy còn có tên là Ao Vuông vì gần như vuông vức, dài gần nửa cây số, ngang cũng phải tới hơn ba trăm thước. Chút nữa vô chùa Âng - Angkorajaborey -, Trị sẽ đọc cho Mỵ nghe câu ca dao nầy hay lắm về Ao Vuông. Phải đọc trong chùa Âng mới có ý nghĩa vì chùa được xây hơn mười thế kỷ rồi, linh lắm. Người ta thường vào đây khi có điều quan trọng cần giải quyết.

Lần đầu vô hẳn trong chùa Khmer, Mỵ choáng ngợp trước cảnh trí khác thường, kiến trúc nào đối với Mỵ cũng như công trình cả ngàn ngày của một tập thể thợ chuyên ngành chăm chú tỉ mỉ. Vô giá đã đành mà còn là biểu tượng của sức sống tiềm tàng và nghệ thuật Phật giáo diệu kỳ.

Dẫn Mỵ tới trước một tượng thần mặt mày dữ tợn, Trị nói nghiêm trang:

- Thần nầy chứng kiến lời hứa, hứa trước thần thì phải giữ lời.

Trực giác con gái đương xuân Mỵ thấy hình như Trị sắp hứa yêu mình lâu dài đồng thời đòi mình điều gì đó trả lại. Chờ đợi bằng cách đảo mắt qua các điêu khắc khác và những trang trí giăng giăng trên đầu. Tiếng Trị trầm nhỏ, kéo dài như ngâm thơ:

- Chừng nào cạn nước Ao Vuông/ Nhập chìm Long Trị mới buông lời thề.

- Hứa khác thề chỗ nào?

- Thề là hứa trang trọng hơn, có sự chứng kiến của người khuất mặt.

Giả vờ không hiểu, Mỵ hỏi:

- Trị hứa gì với thần?

- Không! Hứa với Mỵ, hứa yêu Mỵ suốt đời!

Biết sẽ nghe câu nầy từ lâu, sự xúc động cũng đến với Mỵ. Chỉ trả lời bằng cách tự động nắm tay Trị rủ về vì trời coi cũng đã trưa.

Rồi lần nào đó Trị chở Mỵ đi bến đò Long Đức nói rằng qua cù lao Long Trị chơi cho biết. Hai đứa lình xình làng xàng sao mà trời xụp tối không kịp trở tay. Bông bần rũ gần kín hết lá bần, đẹp mê hồn. Từ nhỏ tới lớn Mỵ đâu biết bông bần ra sao đâu. Những đàn đom đóm lượn lờ trên mấy nhánh bần gie ra sông tạo nên cảnh mờ ảo lung linh trong bóng đen của trời chập tối. Gợi cảm. Trong lòng lo sợ về trễ sẽ bị rầy lớn, vậy mà cảnh cũng thu hút Mỵ đứng ngó đờ đẫn.

Trị choàng ngang hông Mỵ đọc câu ca dao rất hợp cảnh:

Bần gie đom đóm đậu sáng ngời.

Rồi anh lặng thinh lấy thuốc ra hút. Mỵ rất khó chịu với làn khói thuốc không phải lúc nên bực mình đòi về. Búng tàn thuốc xuống sông, Trị ngó Mỵ, đọc tiếp, giọng ranh mãnh:

Lỡ duyên tại bậu trách trời sao đang.

Mỵ hiểu như Trị đòi được sớm cho yêu thiệt, trao cho anh trái cấm chớ không yêu chay, yêu nháp như bấy lâu nay. Mỵ cười cười:

- Thôi về, em sợ đom đóm, ánh sáng chớp chới như ma trơi.

Trên đường về Mỵ không ôm Trị xiết chặt như mọi khi, cũng không nói gì, chỉ trả lời nhát gừng khi cần thiết. Trị hỏi tại sao bỗng nhiên lại có vẻ buồn, Mỵ nói trơn tru là sợ cha mẹ rầy đi về khuya khoắc ông bà không yên dạ.

Đèn đường thi đua với đèn nhà sáng lên càng lúc càng nhiều. Xe máy chạy rọi đèn chói mắt. Về đêm mấy ông bà lái xe chạy bạt mạng, coi như mình da đồng xương sắt.

Gần tới chỗ Trị thường lệ bỏ Mỵ xuống anh đề nghị hai đứa cùng về nhà một lượt, thú nhận với cha mẹ em rằng mình yêu nhau và hẹn ngày cha mẹ Trị qua nhà nói chuyện. Mỵ gạt ngang lạnh lùng:

- Lỡ duyên tại ai thì con gái cũng thiệt thòi, trách trời trách đất gì thì cũng rồi.

Mỵ xuống xe thiệt mau khi chưa hết lăn bánh. Trị xót xa ngó người yêu như xin lỗi, chẳng kịp nói gì thì Mỵ đã chào từ giã bước đi.

Cả hai tháng Mỵ tránh mặt Trị với lý do mắc học bài cho kỳ thi sắp tới. Mỗi lần Trị tới nhà Mỵ đều trả lời đơn giản rồi bỏ vô phòng ngồi suy nghĩ mông lung.

Rồi thì một ngày kia Trị tìm dịp nói với Mỵ rằng anh được cử đi ngoại quốc học một năm về thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật nuôi giữ phôi ngoài môi trường tự nhiên. Trị xác nhận ngành nầy không hợp với mình, sang đó sẽ tìm cách bẻ kèo chuyển ngành khác. Mắc gì phải theo ngành không ở trong thang giá trị làm người mà mình đặt ra. Mỵ nghe tới đây thì thấy Trị đáng yêu tính bớt giận làm lành thì nghe Trị nói lâu nay Mỵ giận sảng Mỵ thấy mình nên làm khó thêm. Thế là anh chàng ra đi không có Mỵ tiễn đưa, anh Tư Mỵ đi đưa tiễn bạn về ỡm ờ rằng thiếu gì người đẹp trong bịnh viện đưa nó ra phi trường.

Mỵ cười như méo nhưng lòng dửng dưng. Chừng nào ao Bà Om cạn Mỵ mới sợ.

Cả hai tháng nay nghe thiên hạ nói ao Bà Om cạn khô tới đáy. Phần sâu nhứt còn chút bùn sền sệt, phần cạn gần bờ thì cỏ đã xanh rì mả Đạm Tiên. Mỵ không tin ao bị thảm quá như vậy. Năm nay hạn hán, ừ, nhưng chắc không tệ hại đến đỗi. Đồng bằng Cửu Long xưa tiếp nhận nguồn nước khổng lồ từ thượng nguồn, nay thượng nguồn xây đập quá thừa, hạ nguồn có cạn chút đỉnh nhưng không thể khô! Ao Bà Om có thể thu hẹp nhưng không thể cạn!

Rồi Mỵ cũng tới ao để chứng nghiệm sự thất vọng vô bờ. Ao cạn thiệt tình. Trơ đáy. Chiếc xuồng hồi đó hai đứa tưởng tượng là thuyền lan chèo quế đưa Mỵ vu quy bây giờ nằm trơ vơ. Gãy đổ. Ngó tới cây dầu rễ cao hơn mặt đất có cái hang hơi thô Mỵ muốn bật khóc.

Lời thề được buông rơi rồi sao? Cả hai tháng nay không thấy điện về, một cái email cũng không ngơ! Mỵ ngồi bẹp trên gò cát, kệ mắt tò mò của trẻ con cũng như của mấy cặp tình nhân nhí. Họ tung tăng hồn nhiên và Mỵ nát lòng. Vớt một bụm cát lên tay, Mỵ xoè ngón ra theo dõi luồng cát rớt xuống, nhuyễn như tơ, linh động như dòng nước. Hứa như cát trôi kẽ tay! Tình như nước khô cạn!

Trời chiều, mặt trời xuống thấp lần, biến mất sau chơn trời, đèn quán nghèo bán dừa và mấy thứ nước uống bình dân bên kia đường đã bật lên. Mỵ đứng dậy, phủi cát trên quần áo, ngó lại cái ao cạn như ruộng khô và chiếc xuồng bể lần nữa. Rười rượi buồn. Ờ mà Trị nói cạn nước ao Om, chìm cù lao Long Trị, bây giờ chỉ mới có một điều. Chưa sợ!

Trên đường về Trà Ôn, Mỵ thấy hứng khởi. Thề chỉ để xác định một lời hứa. Thề củng cố lòng tin người nghe, tình cần chung thủy của cả hai đứa. Những xác quyết nầy nọ kèm theo lời thề như xe cán, như bà bắn, như cạn nước ao Vuông chỉ là yếu tố tạo tin, không phải lòng chung thủy. Không có sự liên lạc giữa hai chủng loại khác biệt là cạn nước ao Vuông và buông rơi lời thề! Không tin! Không tin! Tin là mù quáng lệ thuộc lời thề và coi nhẹ tình yêu. Ao đầy hay ao cạn chỉ là chuyện của Ao, không phải của lòng Trị. Mỵ bật cười với mình. Mỵ, mi làm luật sư cho chàng hay mi tự an ủi đánh lừa nỗi thất vọng của mình vậy?

Về tới nhà. Mẹ nói con gái đi sao không mang theo điện thoại, thằng Trị gọi điện về nhà không có con để trả lời.

Không cần hỏi xem Trị nói gì, Mỵ biết ngay rằng Ao Bà Om cạn và buông lời thề là hai thứ chẳng ăn nhập gì với nhau hết. Mỵ hiểu tại sao có sự trễ nãi nầy và nhận chân rằng tình yêu của mình chỉ mới thiệt sự bắt đầu từ hôm nay. Đẩy xe lên dốc nhà, Mỵ hạnh phúc nheo mắt với mẹ trong sự ngạc nhiên của bà trước khi nhảy chưn sáo vô phòng.

Ao Bà Om, ta yêu mầy vô cùng! Cạn cũng yêu như thường!

Nguyễn Văn Sâm

(Sàigòn, March 8, 2016, một tuần sau ngày đi Trà Vinh)

TÔI ĐÃ ĐỨNG TRÊN

NGƯỠNG CỬA CỦA CÁI CHẾT

Tác giả : Cà Cuống

Một chuyện hay có thực để áp dụng theo.

Mời các bạn đọc bài viết dưới đây của một bệnh nhân mắc bệnh nan y, nói về những kinh nghiệm sống của mình. Biết đâu, các bạn có thể áp dụng nếu gặp phải cùng căn bệnh như tác giả.

Số là cách nay trên 10 năm, tôi đã đứng trên ngưỡng của của cái Chết.

Dr. Monsour rất có uy tín ở Houston, Texas, đã đích thân điều trị cho tôi, cuối cùng cũng phải tuyên bố bó tay (give up) trước căn bệnh Viêm Gan C mãn tính của tôi, ông còn lưu ý tôi là đừng mất công chạy chữa nữa, vì ông mà phải đầu hàng và cũng không còn thuốc nào trị nổi, thì không còn bác sỹ nào có thể giúp cứu mạng tôi được, dĩ nhiên tôi tin lời ông, vì tôi biết rõ khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của ông, nhưng có lẽ vì cái máu tếu trong người tôi quá nhiều, nên tôi vẫn tủm tỉm cười. Ông rất ngạc nhiên và hỏi tôi là không sợ chết sao mà còn cười được. Tội bật cười thành tiếng, và trả lời ông rằng, nếu bác sỹ bảo tôi sợ mà thoát chết, thì tôi xin sợ ngay, còn nếu đàng nào cũng chết thì tại sao lại sợ.

Thực tế cho thấy là có những vua chúa giầu sang, quyền uy tột bực, với cả đàn ngự y tài giỏi, mà cũng vẫn chết, thì tôi là cái thá gì mà không chết, và khi đã biết là sớm muộn gì cũng phải chết, thì sợ cũng chết, vậy ngu gì mà sợ, cứ enjoy to the fullest những ngày còn lại, và ready để đáp chuyến tầu định mệnh đi đoàn tụ với vợ con tôi đã ra đi trước tôi.

Cũng xin nói thêm là trước khi phát giác ra bị lây nhiễm Viêm Gan C, vì vô máu quá nhiều trong một ca đại phẫu thuật trước đó khoảng mười năm, chết lên chết xuống, phải nằm bệnh viện tới cả hai tháng rưỡi. Vào thời điểm đó y khoa chưa tiến bộ tới mức có thể scan để khám phá ra trong máu người hiến có virus gì hay không, nên tôi mới bị lãnh đủ. Ông bác sĩ cũng cười theo, đồng ý với tôi, nhưng còn vớt vát rằng, đúng vậy, nhưng lần đầu tiên ông nghe một bệnh nhân chết đến nơi, mà vẫn dám lý luận ngang tàng như thế. Ông hỏi tôi là tuy không bác sỹ nào có thể cứu mạng tôi được nữa, nhưng chính bản thân tôi có thể tự cứu mình được, có muốn ông chỉ cho không. Tôi đáp là tuy không sợ chết, nhưng nếu có cách gì kéo dài mạng sống để enjoy cuộc đời, thì dĩ nhiên là muốn chứ.

Ông tâm tình với tôi rằng, ông cũng đã chỉ cho nhiều người, nhưng chưa thấy ai có đủ ý chí mạnh mẽ và kiên nhẫn mà áp dụng được, vì nói ra thì tưởng dễ, nhưng làm được không dễ, nhưng ông cho là tôi có đủ ý chí qua sự đối đáp với ông, nên ông nghĩ là chắc tôi làm được, và nếu làm được, thì có thể sống khỏe mạnh thêm hai ba chục năm nữa, còn không thì chỉ trong thời gian ngắn, bệnh sẽ phát triển sang ung thư và hậu quả ra sao thì ai cũng biết rồi khỏi cần nói nữa. Ông còn lưu ý tôi là nếu làm được và thấy có hiệu quả tốt thì nên phổ biến rộng rãi tới mọi người, coi như làm chuyện phúc đức vậy. Bí quyết của ông là:

1. Phải empty hoàn toàn cái đầu, không được để cái gì lảng vảng trong đầu. Khi có chuyện cần giải quyết, thì ngồi xuống lấy giấy bút ra mà brainstorm, rồi ghi ngay xuống giấy, sau đó phải clear liền cái mind, chỉ khi nào tới lúc phải giải quyết thì lấy cái note đó ra mà áp dụng như cái máy thôi. Nói thì tưởng là dễ, nhưng ai mà không có bill nọ bill kia, lại còn bị những người chung quanh làm phiền tới mình, nhưng cần quyết tâm mà làm cho bằng được, vì đó là sự lựa chọn giữa lằn ranh sống và chết.

2. Phải ráng cười thật nhiều, cười từ khi mở mắt buổi sáng tới khi lên giường ngủ buổi tối. Nếu tự mình không cười được, thì phải nghĩ cách chọc sao cho thiên hạ cười để có thể cười theo.

3. Nếu có hoàn cảnh, có điều kiện thì nên đi du lịch thật nhiều, ngoại cảnh sẽ giúp cho hào hứng, quên đi căn bệnh chết người của mình.

Cà Cuống tui đã cân nhắc giữa tiền bạc và mạng sống, cuối cùng chọn lựa retire non vào tuổi 62, để có thể hoàn toàn nghỉ ngơi, và đi du lịch, đi cruise khắp nơi khắp chốn, đồng thời kiên trì luyện tập, vậy mà cũng phải mất trên 6 tháng mới có thể giữ cho cái đầu rỗng không được. Bây giờ thì không còn tham, sân, si, không còn thù hận, ghen ghét, đố kỵ ai, cho nên khi nhìn ngược vào cái đầu mình, thì chỉ còn thấy trống rỗng mà thôi. Trong quá trình luyện tập, một hình thức như thiền vậy, đôi khi bị phân tâm, là thấy phía dưới xương sườn bên tay mặt như bị kiến cắn, hiểu ngay là virus C thừa cơ ra ăn lá gan, lại phải lập tức clear liền mọi sự cho cái đầu trống rỗng ra ngay.

Ai ghét bỏ, hay kiếm chuyện mắng chửi, cũng chỉ đáp lại bằng nụ cười tha thứ, và còn cầu xin ơn trên ban phước lành xuống cho họ nữa , không còn như hồi xưa, ăn miếng trả miếng theo kiểu “oeil pour oeil, dent pour dent” ngay. Để có thể chọc cười mọi người, Cà Cuống tôi sưu tầm đầy một bụng Tiếu Lâm, để hoạt náo trên xe cho bà con vui cười trong những chặng đường dài, hầu quên đi mệt mỏi. Và kể như đã thành công, cả hai căn bệnh chết người là Viêm Gan C mãn tính, gan đã bị xơ cứng tới 3/4, và Tiểu đường nữa, nhưng nhờ bí quyết của ông bác sỹ tài ba chỉ dạy, mà cả hai căn bệnh hiểm nghèo đều vẫn còn under control.

Empty cái mind là chính yếu, còn cười và du lịch là hai cái phụ, nhằm hỗ trợ cho cái đầu mà thôi.

Kinh nghiệm bản thân là trên mười năm trước, ai biết tôi, kể cả bà vợ, cũng không tin là tôi có thể sống sót được, vì qua hai thời kỳ hóa trị (chemotherapy), mỗi kỳ sáu tháng, cộng chung là đúng một năm, tôi chỉ còn như cái xác chết biết đi. Trước đó, tôi cân nặng 170lbs, nhưng sau thời gian điều trị, bệnh đã không thuyên giảm, mà còn sụt xuống chỉ còn 110 lbs, không thể tự ngồi lên được, mà bà nhà tôi phải vực dậy, tóc rụng đầy gối, ăn không được, ngủ không được. Nhất là bộ mặt của tôi mới thực thảm thê, nó bị choắt lại nhăn dúm như trái ô mai khô, nhưng mầu sắc thì xám xịt lại như da người chết. Ai quen biết, và ngay cả bà nhà tôi, cũng tin chắc là tôi không thể nào qua khỏi. Tôi rất biết ơn Dr. Monsour đã động viên tinh thần tôi, ổng nói là tin tưởng tôi có ý chí mạnh, nhất định sẽ làm được.

Và quả thiệt tôi đã làm được, trước sự ngạc nhiên của mọi người quen biết, trọng lượng đã leo dần từ 110 lên 142 lbs, ăn ngon ngủ khỏe, năm ngoái khi trở lại Sapa, vẫn còn có thể leo lên tận cổng trời với sự trợ giúp của cây gậy kỷ niệm, vật bất ly thân. Tôi vẫn tiếp tục đi du lịch đều đều trên khắp 5 châu 4 biển. Riêng tại quê hương tôi, thì không còn xó xỉnh nào là không có dấu chân tôi, có nơi đi đi lại lại cả năm sáu lần, mà vẫn cảm thấy thích thú như thường. Theo Dr. Monsour, thì nếu áp dụng được bí quyết của ông, thì ngay cả ung thư cũng có cơ may thoát hiểm.

Tôi kể lại kinh nghiệm sống thực tế của tôi, theo lời dặn dò của ông bác sỹ tài ba và giầu tình người, để nếu ai chẳng may rơi vào hoàn cảnh như tôi, thì có thể vững niềm tin mà tự cứu lấy mình. Đặc biệt là đừng bận tâm tới chuyện chết chóc, vì đó là quy luật tự nhiên của Trời Đất, có sinh là phải có tử, không ai có thể tránh né được, thì cứ hoan hỉ mà chấp nhận thôi. Do đó, tôi rất tin vào luật Nhân Quả.

Mến Chúc tất cả mọi người thật nhiều may mắn và luôn vui cười, như bản thân tôi đã từ cõi chết trở về, chỉ nhờ vào bí quyết trong đó có cười, đó cũng là lý do thúc đẩy Cà Cuống tôi khai sinh ra Câu Lạc Bộ Cười, hầu mang lại cho bà con bằng hữu những tiếng cười thật sảng khoái, cho cuộc đời lên hương, và trẻ mãi không già.

Đào Minh Diệu Xuân st.

Những bức thư pháp

dài nhất Việt Nam

Thư pháp không đơn thuần thể hiện trên giấy dó, mà còn được thể hiện trên gỗ, đá, lá cây, vải vóc, nong, nia, guốc, ly, chén, quả bầu khô, trái bí đỏ... Đã có nhiều tác phẩm độc đáo, bứt phá đầy sáng tạo như: Cuốn thư pháp kỷ lục Truyện Kiều dài 325,4m; cuốn thư pháp gỗ về Tuyên ngôn Độc lập nặng 400kg của “ông đồ thời @” Trịnh Tuấn; cuốn thư pháp thơ Lục Vân Tiên dài 124m của Vĩnh Thọ; hay như Nguyễn Văn Tân, sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế với hơn 3.000 câu thơ lục bát của truyện Kiều được thể hiện trên hơn 1.627 viên đá cuội trắng…

Truyện Kiều dài 325,4m

Nhân kỷ niệm 240 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, nhà thư pháp Trịnh Tuấn - sinh viên khoa sáng tác, Phê bình và Lý luận văn học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã thực hiện bức thư pháp Truyện Kiều theo lối Hành Thư trên 3 cuộn giấy bản mỗi cuộn dài 100m, khổ rộng 0,84m, tổng cộng chiều dài 325,4m ứng với 3.254 câu Kiều của Nguyễn Du. Để thực hiện được bức thư pháp kỷ lục này, Trịnh Tuấn và cộng sự đã phải mất 220 giờ làm việc và 4,9kg mực tàu… Anh cho biết: “Tôi và những người bạn của mình thực hiện tác phẩm này như một xác tín giá trị vĩnh cửu của Truyện Kiều cũng như công đức tiền nhân”. Cuốn Truyện Kiều “độc nhất vô nhị” ấy như một lời khâm phục của anh đối với đại thi hào Nguyễn Du. Mặc dù là giám đốc của một công ty truyền thông nhưng niềm đam mê thư pháp vẫn không ngừng thôi thúc Tuấn nỗ lực với mong muốn “góp một nét mực vào nền thi pháp Việt Nam”.

Tác phẩm truyện Kiều thư pháp được thực hiện trong 20 ngày, từ ngày 13-12-2005 đến ngày 03-01-2006.

Bức thư pháp truyện Kiều của Trịnh Tuấn thêm một lần khẳng định giá trị vĩnh hằng của Truyện Kiều cùng trí tuệ của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, thắp thêm ngọn lửa cho giới trẻ trong việc tiếp cận và lĩnh hội các tác phẩm văn chương lớn của dân tộc.

Ngày 14-7-2006, Trịnh Tuấn đã trao bức thư pháp cho Khu di tích Nguyễn Du để trưng bày cho du khách thưởng lãm. Qua các hoạt động triển lãm và trưng bày, tác phẩm thực sự đã trở thành cầu nối giữa các công chúng yêu văn chương và thư pháp trong cả nước.

Những người yêu thích nghệ thuật thư pháp tiếng Việt được chứng kiến bức thư pháp khổng lồ: trọn vẹn tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được trình bày trên ba đoạn giấy. Cách trình bày cũng khá lạ: có những điểm nhấn làm chủ từng khổ thơ chứ không phải chúng được viết một cách đều đặn theo hình thức chép truyện thơ.

Tuy nhiên, cho đến nay, vì các không gian tại khu di tích đã trưng bày các hiện vật khác, trong khi chưa có thêm phòng trưng bày mới… nên bức thư pháp chưa có chỗ để trưng bày, vẫn phải lưu giữ trong kho.

Bức thư pháp này đã được công nhận kỷ lục Việt Nam

Truyện Kiều trên 1.627 viên đá cuội trắng

Chàng sinh viên ngành sơn mài Nguyễn Văn Tân, Trường đại học Nghệ thuật Huế bộc bạch: “Truyện Kiều đang giữ năm kỷ lục thế giới và bảy kỷ lục Việt Nam. Liên kết ý tưởng người tiền sử vẽ tranh trên vách đá trong hang động, tôi muốn “họa” lại Truyện Kiều bằng chữ quốc ngữ trên đá”.

Anh thực hiện tác phẩm nghệ thuật trên đá này trong suốt 23 ngày “nhốt” mình trong căn nhà sáng tác nằm ở vườn cây phía sau nhà. Anh tỉ mỉ khắc 3.254 câu thơ Kiều trên 1.627 viên đá cuội trắng phau. Truyện Kiều trên đá cuội có chín trang lớn. Các “trang” truyện được cố định vào những khung sắt (315x172cm). Trang bìa truyện làm bằng thạch cao, mô phỏng gương mặt nhân vật Vương Thúy Kiều.


Tác phẩm nghệ thuật này được “trình làng” trong hai giờ ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (Huế) vào một ngày mưa bão cuối năm 2007. Khách tham quan chỉ vỏn vẹn 20 người là thầy cô và bạn bè, song Tân không hề buồn. Anh cho biết: “Cái gì cũng có giá của nó. Tôi không muốn thay đổi ý định vì bất cứ trở ngại nào, kể cả thời tiết. Sau hôm đó, toàn bộ đá cuội rã ra vì nước lụt, tôi mất trọn ba tháng phục hồi tác phẩm. Thầy cô và bạn bè đến triển lãm đã động viên và chia sẻ nên tôi rất tự tin”.

Tổng chi phí “đầu tư” Truyện Kiều trên đá ngốn hết của Chàng sinh viên này 50 triệu đồng. Hiện một nhà sưu tập người Pháp trả giá 12.000 USD mong sở hữu tác phẩm này. Nhưng Tân đang chần chừ vì anh dự tính sẽ đấu giá và trích một phần lợi nhuận giúp các trẻ em khuyết tật.

Truyện thơ Lục Vân Tiên dài 124m

Tác phẩm được thực hiện dựa trên ấn phẩm Lục Vân Tiên của Tủ sách văn hóa phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa - Sài Gòn năm 1973 (bản hiệu đính phụ bản chữ Nôm) của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Người thực hiện tác phẩm này là ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ (Huế) trong thời gian 4 tháng (từ ngày 3-2 đến ngày 3-6-2006).

Truyện thơ Lục Vân Tiên được thể hiện trên nền vải gấm trắng , thể hiện theo lối sách xếp ngày xưa của chữ Hán, có chiều dài 124m, xếp lại thành 268 trang sách khổ 0,94m x 0,5m, dày 0,165m. Bìa sách được làm từ gỗ gõ, sơn son thếp vàng . Sách viết tổng cộng 2.088 câu thơ, thể hiện theo hai phong cách: Thư pháp Việt và Chữ nôm viết theo lối chân phương (đặt đối xứng nhau ở mỗi trang). Phần chữ quốc ngữ viết theo kiểu thư pháp Việt, kèm bản chữ Nôm đối chiếu được viết song song trên hai mặt vải liền kề và hai bản phụ lục là hai bài văn tế của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Trên nền vải gấm trắng điểm xuyết hình ảnh mai, lan, cúc, trúc, nét chữ tài hoa của tác giả dường như bay bổng hơn, tạo cho tác phẩm nét dịu dàng, mềm mại nhưng không kém phần sang trọng. Sau khi hoàn thành, quyển sách nặng 32kg nhưng không đóng gáy mà để thành từng trang một, có dụng cụ lật (không dùng tay) để tránh bẩn vải.

Tác giả đã phải mất hơn 2 năm để định hình, trăn trở về cách thể hiện bức thư pháp này, và mất 4 tháng để thử nghiệm và bỏ đi 10m vải đầu tiên, cùng 3 tuần liền rút kinh nghiệm trong việc xử lý mực, thuốc tẩm,… quyển thư pháp Lục Vân Tiên viết trên vải mới hoàn thành. Tác phẩm của ông Vĩnh Thọ được sự hỗ trợ của những người bạn trong câu lạc bộ thư pháp Huế: Nguyễn Tuấn làm bìa gỗ, Viên Đức và Hồng Vân xử lý kỹ thuật vải và vẽ nền, đáng kể nhất là người bạn đời của ông, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy đã bên cạnh ông trong tất cả các khâu thực hiện.

Lý do khiến ông thực hiện bức thư pháp này vì muốn thể hiện sự trân trọng của mình đối với nhân cách của nhà giáo, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Tác phẩm đã được trưng bày trong Festival Huế (03-11/6/2006). Ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ dự định mang bức thư pháp này đi triển lãm tại Bến Tre (nơi đặt mộ Nguyễn Đình Chiểu) vào tháng 7 nhân kỷ niệm ngày giỗ.

Cuốn thư pháp khổng lồ, nặng gần 400kg về Tuyên ngôn Độc lập

Sau 21 ngày đêm làm việc cật lực, nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn đã hoàn thành vào ngày 16/06/2007 bộ thư pháp chữ Việt “Tuyên ngôn Độc lập” dưới hình thức một cuốn sách cỡ lớn có trọng lượng gần 400kg.

Sách thể hiện 3 tác phẩm đánh dấu những bước ngoặt trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc gồm:

- Nam quốc Sơn hà của Lý Thường Kiệt - thế kỷ thứ X

- Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi - thế kỷ XV

- Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh - thế kỷ XX.

Cuốn sách có kích thước 2,04m x 0,84m, bìa 1 và 4 được làm từ gỗ Vàng Rè dầy, một loại gỗ quý hiếm, và 43 trang sách bằng giấy Xuyến Chỉ cỡ lớn, mỗi trang dầy 5cm được chuyên gia Trung Quốc bồi fomech dày 0,5cm, không bao giờ hư hỏng nếu không dây vào axit hoặc lửa (giá mỗi tờ giấy là 1,2 triệu đồng), và đóng thành một cuốn sách dày gần 30cm, nặng gần 400kg. Chi phí để thực hiện tác phẩm khoảng 500 triệu đồng.

Tác phẩm thư pháp viết bằng chữ Việt về 3 bản Tuyên ngôn độc lập những tác phẩm bất hủ của dân tộc, khẳng định tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, là những lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền lãnh thổ đã khiến người xem ngỡ ngàng và khâm phục không chỉ bằng tài nghệ điêu luyện mà cả chữ tâm với tiếng Việt, với xương máu của cha ông bao thế hệ để có những Tuyên ngôn độc lập.

Các tác phẩm này được thực hiện trên nền hoa văn đặc trưng của mỗi thời kỳ như hình con rồng thời Lý, con rồng thời Lê và hình tượng hoa sen cách điệu. Tác giả sử dụng toàn bộ nguyên liệu công cụ từ bút lông, mực Tàu, giấy bản, nhưng phần chữ hoàn toàn là chương pháp chữ Việt: “Thực hiện cuốn thư pháp này, tôi mong gửi gắm thông điệp về lịch sử, không chỉ để ghi nhớ công đức người xưa mà còn mang đến những suy ngẫm cho thế hệ trẻ ngày nay. Tôi không làm để bán, và tác phẩm mà tôi chọn viết thư pháp phải có giá trị đích thực về văn chương, chính trị, văn hóa cộng đồng”.

Đây là kỷ lục thứ hai của nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn, sau kỷ lục cuốn thư pháp truyện Kiều dài hơn 300m năm 2005.

Tác giả tâm sự:

“Đây là thông điệp về lịch sử. Trong lịch sử Việt Nam, cứ khoảng 500 năm lại có một bản tuyên ngôn. Nếu bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền và quyết tâm đánh giặc, bản Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi tôn vinh chiến thắng quân Minh và khẳng định nền độc lập của Đại Việt từ trước đến thời điểm đó, thì bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 làm nên một nước Việt Nam mới để hôm nay chúng ta được ngồi đây. Những bản tuyên ngôn độc lập đều viết bằng xương và máu của những người nằm xuống”.

Từ 24-28/7/2007, công ty cổ phần truyền thông QT đã cùng tác giả tổ chức lễ ra mắt tác phẩm tại Trung tâm triển lãm VHNT Việt Nam (số 2 Hoa Lư-Vân Hồ- Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ và đăng ký kỷ lục Việt Nam, sau đó trưng bày tại thành phố mang tên Bác nhân dịp 2/9. Dự kiến Bộ tác phẩm này sẽ trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Độc bản Truyện Kiều nặng nhất

Kỷ lục gia: Nhà thư pháp Nguyệt Đình - Thời điểm xác lập: 14/8/2005.

Ông viết thư pháp cả một cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du, cỡ sách 1,2m x 1,6m. Người ta khen thư pháp của ông bay bướm, có hồn. Nhân dịp Festival Huế 2002, nhà thơ, nhà thư pháp Nguyệt Đình Đinh Khắc Duyệt và các cộng sự đã trình làng cuốn thư pháp “Truyện Kiều” nặng 75kg, chép lại toàn bộ tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du theo lối thư họa chữ Hán, Nôm kèm tranh minh họa, viết bằng chữ quốc ngữ.

Cuốn truyện Kiều lớn nhất Việt Nam được làm trong gần 3 tháng, chi phí hơn 20 triệu đồng. Trong thời gian trưng bày tại Vườn thư pháp, cuốn sách độc đáo này đã được giới sưu tầm săn lùng ráo riết và có người đã trả giá tới 30.000 USD nhưng tác giả thẳng thừng từ chối, đơn giản là vì: “Chúng tôi làm để thỏa ước nguyện và cũng là để tôn vinh tài năng của tiền nhân chứ không phải nhằm mục đích kinh doanh”.

Độc bản Truyện Kiều còn được trưng bày tại Hà Nội, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa du lịch di sản Bắc Trung bộ năm 2011.

Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam đã đề nghị mua lại cuốn sách để trưng bày, nhưng ông đã tặng báu vật này cho Nhà lưu niệm Nguyễn Du ở xã Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

HÀ MẠNH ĐOÀN

(Góp nhặt từ Internet)

Tổng quan Di sản

Văn hóa BẮC GIANG

Theo số liệu thống kê năm 2007, tỉnh Bắc Giang hiện có 2.237 di tích các loại. Tính đến hết năm 2016, Bắc Giang có 706 di tích được nhà nước xếp hạng, trong đó có 03 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế; Di tích chùa Vĩnh Nghiêm và Di tích chùa Bổ Đà), 98 di tích quốc gia và 586 di tích cấp tỉnh. Ngoài 03 Di tích quốc gia đặc biệt, không thể không kể đến những di tích: Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa) xây dựng năm 1576, được mệnh danh là “Đệ nhất Kinh Bắc; chốn tổ Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) - một Trung tâm Phật giáo thời Trần, trường Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam, nơi lưu giữ kho Mộc bản kinh Phật với hơn 3.050 bản đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á -Thái Bình Dương năm 2012. Đình, chùa Tiên Lục và cây Dã hương nghìn năm tuổi (Lạng Giang) đã được Vua Cảnh Hưng sắc phong là “Quốc chúa Đô mộc Đại Vương”.... Hệ thống 46 lăng đá độc đáo được mệnh danh là khu bảo tàng đá lớn nhất cả nước. Hương án đá chùa Khám Lạng, huyện Lục Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015...

Là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều miền văn hóa nên kho tàng di sản văn hoá phi vật thể của cộng đồng các dân tộc tỉnh Bắc Giang rất phong phú như: Lễ hội, diễn xướng dân gian, phong tục tập quán, tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống… Bắc Giang hiện có trên 500 lễ hội truyền thống, chủ yếu là các lễ hội quy mô làng xã, với sự đa dạng về hình thức, phong phú, hấp dẫn về nội dung, trong đó có 07 Lễ hội được đưa vào danh mục lễ hội cấp quốc gia: Lễ hội Đình Vồng, huyện Tân Yên; Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng; Lễ hội chùa Bổ Đà, Lễ hội Thổ Hà, huyện Việt Yên; Lễ hội Y Sơn, huyện Hiệp Hòa; Lễ hội Yên Thế, huyện Yên Thế; Lễ hội Suối Mỡ, huyện Lục Nam.

Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, người dân Bắc Giang tự hào là một trong cái nôi của Dân ca Quan họ với 05 làng Quan họ cổ, cùng với 44 làng Quan họ của tỉnh Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2009.

Bên cạnh dấu ấn của văn hóa vùng Kinh Bắc, kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số mang đậm dấu ấn văn hóa vùng Đông Bắc cũng rất phong phú và được bảo lưu, thực hành trong đời sống, tiêu biểu như hát Sọong cô dân tộc Sán Dìu, Sịnh ca dân tộc Cao Lan, Cnắng côộ dân tộc Sán Chí, nghi lễ Then người Tày, Nùng, lễ cấp sắc dân tộc Dao, Sán Dìu,…


Xác định văn hóa là nền tảng, động lực cho sự phát triển xã hội, trong những năm qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như: Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30-3-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 30-5-2016 của UBND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016- 2020; Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020”; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 12-9-2014 về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; lập các quy hoạch: Quy hoạch Bảo tồn tổng thể Di tích và Danh thắng Tây Yên Tử, giai đoạn 2011-2015; Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế; Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng; Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên…

Bên cạnh đó, các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng: Bảo tồn Dân ca Quan họ, Ca trù của dân tộc Kinh; Dân ca dân tộc Sán Chí, Cao Lan, Dao, Tày, Nùng, Hoa…; thực hiện các chương trình truyền dạy tiếng nói, dạy hát dân ca dân tộc thiểu số, thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ dân ca các dân tộc thiểu số; triển khai các chương trình kiểm kê phi vật thể, tổ chức các hội thảo khoa học, xây dựng Đề án tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang... Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, gắn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

BÙI ĐẸP st.


Phụ Bản II

Amarsana Ulzưtuev

Sinh ngày 7 tháng 7 năm 1963 ở Ulan-Uđê trong gia đình nhà thơ cự phách Dondok Ulzưtuev người Bulatiya. Tốt nghiệp đại học viết văn M.Gorki. Lần đầu tiên nổi tiếng trong giới văn học nhờ bài thơ “Bài ca con nai” (1982). Đã in tác phẩm trong các tạp chí “Thế giới mới” (Novưu Mup) “Arion”, “Thanh niên”, “Hữu nghị các dân tộc” (Drugba narodov), “Tạp chí các nhà thơ”, “Homo bgens”, “Baikan”, “Nước Nga văn học”, “Biên thùy” và v.v… Tác giả các tập thơ “Những bài ca đương thời” (1986), “Buổi sáng cho vĩnh viễn” (2002), “Trên cả mới” (2009), “Anaforư” (2013), “Anaforư mới” (2016).

Thơ đã được dịch ra tiếng Azerhaigăng, Anh, Balan, Buriat, Latvia, Mông Cổ, Ukraina, Serbia, Bclorusia, tiếp tục in trong các tạp chí “World Literature Today”, (Văn học thế giới hôm nay) “Phim” (Hoa Kỳ), Atlanta Review (Hoa Kỳ) “Asymtote” (London, Anh) và v.v… “Punctum” (Latvia), “Sbo” (Ukraina) “Ynđêsmi” (Mông Cổ) và v.v…

Năm 2009 trong tiểu luận “Sự kết thúc và không kết thúc trong thơ ca Nga” đăng từng phần với tư cách lời nói đầu các tuyển thơ của mình in trong các tạp chí “Anion” (2010) [1], (2012) [2] “Homo Legens” (2012) [3], “Novư mir” (2013) [4], đã luận chứng về lý thuyết và bắt đầu sử dụng thực tế model mới về thi pháp Nga, chính là “Anafor và tiền vần điệu, như một hệ thống, trên cơ sở này sinh ra một hình thức mới của một thi pháp lớn, thay thế cho vần điệu”.

Cuộc tắm voi

Amarsana Ulzưtuev

Giống như cả một vũ trụ chú voi tắm

trong dòng sâu ngầu đục phù sa,

Dường như một từ nguyên thủy đầu tiên trước nhất

Toàn thân mầu da lươn hung nâu, chỗ chỗ

giống đất ngâm trong nước đục ngầu

Voi thích thú đung đưa vầy nước,

cái vòi vung vẩy nghịch đùa

Người quản tượng quát voi bằng ngôn ngữ cổ xưa

Một nữ khách du lịch - chính từ nước Nga,

Không kịp rời lưng voi đúng lúc,

Hay cố tình ở lại trên thảm lưng voi,

thích thú kêu la.

Chìm nổi trong nước phù sa và nước

thánh đục ngầu.

Người quản tượng giản đơn của ngôi từ

giống như cả vũ trụ.

Tôi hiểu nghĩa voi tuân lệnh,

Nước Nga, cứ để voi tắm cho thuê thỏa,

Ngôn từ cổ xưa hùng vĩ,

trong dòng nước đầy ánh sáng vầng dương

Cứ như vậy, bởi đường trở về đâu ngắn ngủi

Vô thủy vô chung bất tận,

người quản tượng bình thường,

tôi mua cái ngôn từ thần thánh.

Tất thủy trong bụ nước từ thuở trước

hồng hoang của trần thế.

Cho tôi mua ngôn từ

Giống như ngôn từ đầu tiên nhất lớn lao, vĩnh cửu!

Thúy Toàn dịch 4.7.2011

NHÀ THƠ

Nhà thơ, trước tiên hết phải là hiệp sĩ

Chàng cất lời ca, bởi bài ca của chàng là trận chiến.

Mỗi khúc ca của chàng đều dâng hiến cho

lẽ công bằng tuyệt đẹp và dịu dàng

Chàng trung thành với điều ấy

cho tới khi nhắm mắt xuôi tay

Nhà thơ, trước tiên hết phải là một Samurai (1)

Bởi mỗi khúc ca của chàng đều là

một cuộc tự rạch bụng, quyên sinh

Giống như bẩy võ sĩ đạo của thầy Akiza.

Chiến công chàng hoàn thành, bảo vệ những người

vô tội, kể đến khúc hát cuối cùng

Nhà thơ, trước hết phải là người trai Anh điêng,

Đường bay những khúc hát của chàng giống như

đường bay của mũi yêu mến tự do

Anh ta tinh tường giữ gìn lãnh thổ đất đai

của tiên tổ dành cho.

Đường mắt tinh anh của những

người da đỏ và những đồng cỏ hoang sơ.

Nhà thơ, trước tiên phải là dũng sĩ (Bogatưr Nga)

Nước uống từ mũ chiến, nuôi dưỡng

Từ ngọn giáo, khiên mộc nuôi dưỡng khúc ca.

Trên đồng hoang chàng là con sói xám,

là chim ưng đuổi mây trời xanh thẳm.

Đuổi bắt lũ Polovets lẩn chốn bằng suy tưởng

như con xác luồn lách khắp cây cành.

Thúy Toàn dịch 2.5.2011

----

(1) Samurai (Võ sĩ đạo Nhật Bản)

DAY DỨT

Có một chiều ta về qua bến cũ
Thoáng chút gì nơi ấy vẫn bâng khuâng
Tiếng ai như trong gió vẫn thì thầm
Bờ môi ấm vẫn ngại ngần mi khép

Ta ngồi lại ghế xưa còn vương dáng
Mái tóc vờn trong gió vẫn bay bay
Đóa hương quỳnh thoang thoảng vẫn đâu đây
Câu hát cũ nhà bên còn ngân ngấn

Ta chợt thấy một mùa thu ảm đạm
Lá vàng rơi là lá đã chia phôi
Gió đưa hương miền ấy đã xa xôi
Còn thơ thoảng hình hài trong ký ức

Phút lắng xưa bồi hồi trong day dứt
Ước một lần vương lại chút tình say
Ước một lần ngơ ngẩn dưới mưa bay
Và để ấm một vòng tay da diết.

ĐÀM LAN

THÔI ĐỪNG MƯA

Thất tịch* sao mưa tầm tã thế

Ngưu Lang - Chức Nữ buồn tái tê

Tìm đâu ! Ôi chiếc cầu Ô Thước

Mịt mù sao thấy được đường về ?

Chè đậu đỏ chờ ai quán nhớ

Mỏi mắt trông nào có người qua

Trời giăng giăng màn mưa xám ngắt

Ngồi co ro góc phố đèn mờ...

Mưa chập chùng nào phải mưa Ngâu

Tan tác làng quê vạn lối sầu

Hoa trái cỏ cây đang run rẩy

Ô Thước ơi sao chẳng bắc cầu?

Trông ngóng mong trời - thôi hết mưa

Nắng vàng ấm áp đã về chưa

Trời hỡi xin đừng tuôn mưa lệ

Cõi tình giá lạnh hết đong đưa !

Phạm Thị Minh-Hưng

Ngày Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc từ xa xưa. Theo như tên gọi, ngày này luôn rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

Ngày mai vẫn chưa muộn

Anh vẫn trách sao em hờ hững quá

Không ước mơ, hò hẹn nửa lời

Không cùng anh dệt mộng thắm tuyệt vời

Cùng xây đắp hoài mong ngân tiếng hát

Anh vẫn trách em của anh lạnh nhạt

Chưa bao giờ bày tỏ tiếng yêu đương

Chưa bao giờ sống trọn với tình thương

Em lặng lẽ để anh chờ đợi mãi

Linh hồn em vẫn trong như dòng suối

Vẫn mông mênh như một mảnh trời xanh

Hay là em chưa hiểu được lòng anh

Nên để mặc anh âm thầm nhung nhớ

Nếu yêu em, xin anh đừng hỏi nữa

Mình đợi chờ hy vọng ở ngày mai

Dù cuộc đời bao biến chuyển đổi thay

Mình sẽ vượt muôn ngàn thử thách

Em lo sợ quãng thời gian xa cách

Sẽ xóa tan, kỷ niệm cũ phai nhòa

Sẽ chôn vùi vần thơ cũ thiết tha

Sẽ đập vỡ giấc mơ hồng diễm tuyệt

Em biết anh chẳng bao giờ hối tiếc

Khi tình anh trao trọn vẹn cho em

Khi tên em anh ấp ủ trong tim

Đời anh chỉ có em là tất cả

Chiều hôm nay nắng vàng xuyên kẽ lá

Em nguyện cầu hai đứa mãi thương nhau

Mình giữ nguyên, vĩnh viễn mối tình đầu

Dù nghịch cảnh buồn đau ngang trái.

(29/5)

NGÀN PHƯƠNG

MỘT NGƯỜI BẠN

Khi dọn nhà tôi thấy những lá thư

Anh viết thăm tôi từ ngày ấy

Tôi và anh làm cùng cơ quan

Có lệnh tổng động viên năm một chín sáu tám

Và anh đã báo tin

Thi đậu trường Võ bị Đà Lạt

Ban ngày tôi làm ở ngành y

Ban tối tôi học Trung tâm ngân hàng

Khi về phép anh đón tôi thăm gia đình anh

Qua mấy năm học anh được biệt phái

Về làm hiệu trưởng trường quân đội

Anh thường gửi thư và sách báo

Để liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Lạt

Nơi tôi làm việc cũng có người

Luôn thăm hỏi động viên tôi lo sách đèn

Để tương lai sự nghiệp sáng lạn hơn

Tôi và anh Hy đã thân hơn

Rồi những lá thư đi và về cũng thưa dần

Sau ngày giải phóng tôi và anh Hy đã về một nhà

Qua hai chín năm chung sống bình an

Nay chồng tôi đã ra người thiên cổ

Thời gian thấm thoát được chín năm

Nhớ lại thời gian anh Hy học tập cải tạo

Những lá thư thăm hỏi mỗi tháng của anh ấy

Và những bài thơ tặng buổi ban đầu

Tôi vẫn còn giữ cẩn thận

Thư của anh và của họ hàng

Những lá thư của bạn gái thân thương

Tôi vẫn đọc lại khi thư giãn

Những kỷ niệm xa xưa còn đọng lại.

QUAN THÚY MAI 14-7-2019

Bài xướng:

SAY THƠ

Cũng bởi đam mê xướng họa thơ

Khi xem kỹ lại thấy ngu ngơ

Xóa đi sửa chữa chưa vừa ý

Một thoáng mây giăng ngỡ mịt mờ

Mơ tưởng say sưa cùng mộng ảo

Ngẩn ngơ vớ vẩn nghĩ vu vơ

Ý thơ chợt lóe trong suy tưởng

Bỗng chốc lu mờ ngại mộng mơ.

VŨ THÙY HƯƠNG

TỰ TÌNH CÙNG THU

Thu ơi ! Thu quá vô tình

Để ta lẻ bóng một mình nhớ Thu

Nhớ Thu ước mộng chu du

Xuôi về quê cũ cho dù cách xa

Ở nơi ấy quá mặn mà

Huơng Giang réo gọi ! về nhà nay mai

Kim Long - Thiên Mụ - Cầu Hai

Thuận An - Vỹ Dạ - Chợ Mai xa rồi

Vào Nam nhung nhớ bồi hồi

Sao Thu giăng mộng đơn côi phận người !

Mến thương Huế lắm Huế ơi

Sài Gòn hoa lệ nhớ đời quê hương

Vấn vương bao nỗi tiếc thương

Ngẩn ngơ mộng tưởng mãi nương thôn làng

Quên đi xa xứ bẽ bàng

Xin lưu dấu lại đôi hàng với Thu

Quê huơng xa lắm mặc dù

Chung lòng vọng tưởng - Cùng Thu nhớ hoài.

VŨ THÙY HƯƠNG

MỘT MÌNH

Một câu một chữ một vần

Một bài thơ cũ bâng khuâng nỗi buồn

Một lần dang dở lệ tuôn

Một người phiêu lãng hoàng hôn bềnh bồng

Một người chốn cũ nhớ mong

Một thương một nhớ xót lòng trái tim

Một đời lận đận đi tìm

Một vầng trăng đợi khuất chìm trong mơ

Một ngày một tháng năm chờ

Một bài thơ cũ bài thơ tự tình

Một mình thôi! Chỉ một mình !

Một vườn hoa một cành quỳnh ngát hương.

Huỳnh Thiên Kim Bội

Ly biệt

Ngàn phương xa cách biệt đôi đường
Người đi ly biệt chốn ly hương
Người còn cảnh cũ thiên thu lụy
Hẹn ước như làn gió bay đi.
Em vẫn chờ anh ở cuối đường.

Huỳnh Thiên Kim Bội

CHIỀU NGHE BÃO RỚT

Mến tặng nhà thơ Sông Thu

Lắng nghe mưa bão tơi bời

Hồn như gõ nhịp sầu lơi

Dặm về bây giờ xa ngái

Đường quê sao mãi ngàn khơi

Trời mây đầy ngày bão nổi

Giờ ta chỉ một mình thôi

Gió giông thổi tràn cây lá

Thêm buồn phủ kín chiều trôi

Ngồi trong gian phòng quạnh quẽ

Chợt thấy đời qua rất nhẹ

Ta nhớ người mang dáng ấy

Dường đã mịt mờ sương che

Thoáng nghĩ tình là cơn mộng

Một mai theo dấu ngựa hồng

Người qua có tìm gặp lại

Biết còn tiếc nhớ gì không.

08/08/2019

HOÀI LY

TÌNH QUÊ

Người xa vẫn nhớ đến quê hương

Lội bộ đường xa đi đến trường

Thơ ấu nơi đây đùa giỡn bạn

Con đò rước khách dưới làn sương

Hàng cây soi bóng chùm dừa nước

Đến lớp thầy cô chung ngả đường

Quyến luyến làng quê chùn lẻ bước

Thân cò tách tổ ấm tình thương.

QUANG BỈNH 2019

ĐỢI

Mưa hạt ngoài hiên lác đác rơi

Trong lòng thổn thức nhớ người ơi

Tâm tư xao xuyến luôn mong đợi

Ánh mắt xem chừng đâu có vơi

Nhớ bạn đường xa mùa lạnh gió

Ngó lên ánh sáng tỏ sao trời

Gặp nhau mừng rỡ lời tâm sự

Vui vẻ trao nhau thỏa mộng đời.

QUANG BỈNH 2019

NÚI MÙA THU

Mùa thu đổi sắc núi non

Đêm qua sương lạnh giá buông kín trời

Quạ về lại đậu nhành khơi

Khắp rừng lá úa vàng rơi là là

Khói ngời không rõ bến xưa

Làn hơi đá bốc, nắng trưa nhạt hồng

Ngoài mây trời rộng muôn trùng

Tiều về, đây đó bước cùng tiếng thu

Trăng khuya mờ nhạt sương mù

Lặng nghe tiếng sáo vù vù bên tai.

LANG NGUYÊN

VỀ NAM PHƯƠNG

Đất khách bao ngày ở

Cùng ai lòng tựa nương

Bóng trăng sương tắm gội

Lá chuối gió vờn vương

Tiếng ếch khua sau cửa

Đèn huỳnh chiếu trước gương

Xiết thương sầu lẻ bạn

Lỡ hẹn về Nam phương.

LANG NGUYÊN

NHỚ

LANG NGUYÊN

Người ơi! Sự nghiệp giờ thầm lặng

Hoài bão nhân sinh cũng chẳng đặng

Một tập thơ văn mới đẹp xinh

Nhiều tình cảm mến còn nồng mặn

Nhìn đời khóe mắt lắm đơn sơ

Xử thế bờ môi luôn nhã nhặn

Cái thế vô thường thật bất ngờ

Đường về cực lạc như dành sẵn.

**

Đường về cực lạc như dành sẵn

Cuộc sống an bài trong nhũn nhặn

Lai láng nguồn thơ dễ mến ưa

Bao la tình nghĩa còn mà mặn

Giao lưu bác ái thích phô trương

Xướng họa thơ Đường chơi cũng đặng

Một kiếp người đời tự số trời

Nửa đường gãy gánh vào im lặng.

Thanh Châu

NẮNG VÀNG

DƯỚI MƯA

Chia tay tôi bước ra mưa

Khoác vội chiếc áo em vừa trao cho

Cơn mưa xối xả bất ngờ

Áo em che đỡ chẳng lo đường về

Mưa tuôn gió tạt bốn bề

Một làn vải nhựa có gì lạ đâu

Mà như mái ấm trên đầu

Mà như vẫn ở bên nhau rất gần

Mưa còn nặng hạt không ngừng

Con đường đã hóa thành sông dâng tràn

Bên trong chiếc áo tôi mang

Riêng mình có được nắng vàng dưới mưa.

LÊ NGUYÊN

15/8/2001

HẠNH TU

TU không phải để cầu danh

Không mong cầu lợi, không giành cầu khôn

TU không phải để cầu hồn

Càng không phải để tranh khôn với đời

TU không phải để cầu lời

Cũng không phải để chào mời đẩy đưa

TU không nhằm để lọc lừa

Càng không phải để sớm trưa cậy nhờ

TU không phải để lập lờ

Càng không phải để hại người bằng gươm

TU mà gieo đặng tình thương

Để cho nhân loại bốn phương bớt sầu

TU cùng rày đổi mai trao

Giục đời TU hạnh, bay vào cõi xa

TU cho trải rộng bao la

Giúp đời tươi đẹp, nở hoa đầy vườn

Đường TU tràn ngập muôn phương

Để cho tiến hóa, tình thương người người…

PHƯỚC HẢI

NGÀY ĐÓ

ĐÔI MÌNH

Một ngày nắng reo bên bờ liễu xanh

Ta ngồi ngắm mây trên triền núi chênh vênh

Có con chim hót líu lo trên cành

Có hoa đua nở mùi hương thanh thanh

Có em duyên dáng nụ cười tươi xinh

Có đôi bướm trắng thả đời lênh đênh

Em bước tung tăng bên dòng suối biếc

Em hát vu vơ bài ca duyên tình

Anh ngắm môi em lòng càng thắm thiết

Se kết thương yêu thành mối duyên lành

Đôi trái tim yêu mừng ngày thống nhất

Non nước chung vui mừng khúc thanh bình

Một ngày nắng reo bên dòng nước xanh

Ta về chốn đây nghe lòng vắng tanh

Chim kia vẫn hót líu lo trên cành

Hoa kia vẫn nở mùi hương thanh thanh

Không em yêu dấu nụ cười tươi xinh

Không nghe tiếng hát dặt dìu bên anh.

THANH PHONG

HÃY ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN

Ngày nay lắm chuyện động trời

Mất lòng tin với những người thực thi

Tại sao người được giao trọng trách

Lại là kẻ chủ mưu gian dối

Tôi bàng hoàng không sao giải thích nổi

Quản lý ngành lại táng tận lương tâm

Người dân có quyền được tin vào công lý

Khi giá trị đất nước bị phá hủy

Có lẽ nào những người “công bộc”

Chính là kẻ đầu độc nền giáo dục nước nhà

Học sinh và nhân dân làm sao tin được

Phải kiên quyết thanh lọc họ trước

Dù là ai dính vào thì cũng phải trị

Để giữ gìn kỷ cương phép nước

Chẳng cần khẩu hiệu băng rôn

Chỉ cần giá trị sống

Một tâm hồn để soi.

LÊ MINH CHỬ

BIẾT RỒI…

Khổ lắm đã biết rồi

Nói mãi cũng thế thôi

Biết vậy vẫn phải nói

Vì sinh mạng bao người…

LÊ MINH CHỬ

NGÀY MAI

Phượng nằm trên đỉnh lá non
Đong đưa tóc đỏ cho êm trưa hè.
Ta nằm trên cỏ mê mê…
Chờ cơn gió thoảng, cỏ lê thê cười

Ta nhìn chiếc lá vừa rơi.
Xoay xoay quên mất cuộc đời vội tan.
Mây cao trắng trẻo huy hoàng.
Chiều cơn mưa lại, có còn ung dung ?

Ta nằm trên những ân cần.
Mùa xuân, thu, hạ xoay vần gió đông.
Miệt mài với những phân vân
Ngày mai chẳng biết chăng thân ta còn ?

Chắc là mai ta vẫn sống thôi
Để gắng chút mưa gió với đời
Để cố chân trèo thêm chút mỏi
Và để lưng còng những mồ hôi !

Chắc là mai ta vẫn thử cười
Cho đẫy vai hài những nhún vai
Cho đậm vai bi chôn dòng lệ
Cho chậm lá vàng ngã lẻ loi !

Chắc là mai ta gõ cửa đời
Xem ai mở khóa, để thảnh thơi
Vì chẳng lẽ cứ hoài thấp thỏm
Xấu, tốt, ôi trời, cũng thế thôi !

Chắc là mai phải cạn ly rồi
Rượu chờ cũng chỉ mỗi mình “tôi”
Hợp, tan âu chỉ là xâu chuỗi
Hết hạt này đến hạt khác thôi !

Chắc là mai phải phủi chân lười
Cho bụi bay đầy hố pha phôi
Cho chân hý hoáy lên thang gỗ
Kẽo kẹt xúi người loạng choạng rơi !

Chắc là mai phải sống thật rồi
Vì biển nợ đời vẫn sải bơi
Vì chết, ép thân còn chi để
Trả trót thương yêu vốn lẫn lời !

Chắc ngày mai vẫn mãi ngày mai
Dẫu mai ấy chẳng thể miệt mài
Dẫu mai ấy một ngày chấm dứt
Hoặc thế gian bán tống một người...

Ngày mai thêm gã đi xa
Có còn lưu chút ba hoa… vui đời ?
Ngày mai chia nửa sông vui
Có cần lấy nốt khung trời bâng khuâng ?
Ngày mai một tiếng thì thầm
Chẳng còn nghe thấy huống trăm lời nguyền
Ngày mai nhớ chất lên thuyền
Buồn vui nửa kiếp đường trần đổi thay
Ngày mai rồi những ngày mai
Chẳng bao giờ níu hôm nay nữa rồi

Ngày mai còn thức giấc trên giường
Hay đã ngoài đồng với ễnh ương ?
Biết thế vẫn nhắm nghiền đôi mắt
Để mộng tròn vuông giấc cuối cùng…
Ngày mai trên giường còn thức giấc
Hay đã bước xa cõi trần đời ?
Thôi kệ, có gì không kết thúc
Trong cuộc buồn vui mấy dài hơi…
Ngủ trọn liệu còn có ngày mai
Hay còn, mà không thể đoái hoài ?
Vì năm ngón ơ hờ lạnh lẽo
Đã duỗi ra khỏi cuộc bọt bèo…
Ngày mai, ngày mai, lại ngày mai
Thời gian nào có chịu buông xuôi
Chỉ có con người là hạn hữu
Ngày mai, có thể chẳng còn đâu !

LAM TRẦN

Chuyện tình Nguyên Thủy

Tên em là Nguồn. Tên anh là Nước

Bạn bè trêu: Nước sẽ chảy về nguồn

Nước chảy về nguồn như máu chảy về tim

Rồi từng đêm từng đêm mình thầm cầu nguyệt lão

“Nhưng mộng ước chỉ còn là mộng ảo”*

Hai gia đình hai hoàn cảnh khác nhau

Không dám đấu tranh mình đành phải cúi đầu

Lặng nhìn dòng sông sâu mà máu tim như ngừng chảy

Thời gian là dòng nước lặng lờ trôi

và một chút lòng luyến lưu còn để lại

Hôm nay xuôi ngược Vàm Cỏ Đông

sao lòng mình khoắc khoải

Nguồn nơi đây Nước êm chảy lặng lờ

Chỉ cách một tấm ván chiếc phà mà tình hóa bài thơ

Trời bão tới cho mưa sa như máu tim

đang hòa cùng sông nước

Thủy ơi! Phương trời nào đó nếu anh biết được

Vàm cỏ vẫn yên bình nhưng sóng nổi giữa lòng em

Phải chi ngày xưa...

Ta từng ước mơ những phút êm đềm

Xuôi ngược đôi bờ

tìm con cá đầu ghềnh con tôm cuối bể

Chúng ta bẻ gãy nát tan hàng rào định kiến**

Để mình muôn đời muôn kiếp được gần nhau

Ôi ! Sương pha đã nhuộm trắng mái đầu

Ngày nhắm mắt mong làm sao hạnh ngộ

Bao tro cốt thôi không mang xuống mộ

Thả sông Vàm theo con nước tìm nhau.

* Câu thơ trong bài Tiếng hát Muồng Tênh của nhà thơ Kiên Giang

**Định kiến về giai cấp trong giai đoạn năm 1975 đến 1990 dần dần đỡ hơn nhưng với chúng tôi thì đã muộn.

NGUYÊN LÊ - TRẢNG BÀNG

KHÓC BẠN THÚC MỪNG

Lá xanh đã rụng mất rồi !

Lời trăng trối đến đầu môi đã dừng !

Tin về. Thầy giảng nửa chừng,

Lớp rưng rưng lệ, bút dừng giữa câu !

Thúc Mừng ơi ! Thúc Mừng đâu ?

Trống không một chỗ, mà đau cả Trường !...

Hà Nội, 5-1962

VŨ ĐÌNH HUY

MOURNING FOR MY FRIEND THUC MUNG

A green leaf has already fallen !

The last will had stopped at the lips’ top !

The news arrived. Our teacher had half-done his teaching

The whole class tried to restrain tears,

   their pens stopped at the middle of sentences !

O Thuc Mung ! Where are you Thuc Mung ?

Only an empty seat, but the whole school was grieving !...

Hanoi, 5-1962

VŨ ĐÌNH HUY - Translated by VŨ ANH TUẤN

CHIỀU QUÊ

Chiều về chầm chậm như trâu bước

Trên quãng đường làng lả bóng tre.

Nắng xiên nhuộm đỏ lòng sông bạc

Ngô mởn xanh rờn, ngọn gió se.

Việt Trì, 10-5-1962

VŨ ĐÌNH HUY

EVENING IN THE COUNTRYSIDE

The evening came, slowly like a buffalo stepping

On the village road, the bamboo trees’ shadows

were sinking down

The piercing sunlight dyed

the silver river’s bottom red

Freshy young maize was lushingly green,

while the wind turned dry.

Viet Tri, 10-5-1962

VŨ ĐÌNH HUY - Translated by VŨ ANH TUẤN

VẺ ĐẸP CỦA CƠN GIẬN

Nguyên lý để chuyển hóa tham sân si chính là khả năng sống tỉnh thức của bạn trong mỗi giây phút hiện tại. (Thiền-sư 8 chùa)

Là một con người phàm trần, khi đối diện với những việc trái ý nghịch lòng ta thường phản ứng bực tức giận hờn dù ít hay nhiều đó là lẽ đương nhiên. Và mỗi khi cơn giận hiện hữu dâng trào thì gây tổn hại thân tâm nghiêm trọng, tạo ra năng lượng bất an và ảnh hưởng xấu đến cho những người chung quanh. Tuy nhiên, giận chỉ là trạng thái tâm lý ẩn hiện nhất thời, nếu ta có sự trầm tĩnh và sáng suốt để nhận diện quá trình hình thành cùng diễn biến của chúng thì sẽ khám phá ra được vô vàn cái hay cái đẹp từ cơn giận, nỗi buồn.

Giận là thái độ bất bình với những gì không đáp ứng nhu cầu mà “cái tôi” mong muốn sở hữu. Giận được hình thành là do nhiều yếu tố kết hợp lại, trong đó tâm ý ta đóng vai trò chủ đạo. Nếu ai đó cho rằng cơn giận, nỗi buồn có mặt là do các điều kiện khách quan bên ngoài mang lại, chứ không phải tự thân của mình tạo ra thì sự nhận định ấy quá sai lầm. Bởi trong chuỗi vận hành tự nhiên của các pháp, nếu không có cái tôi hay bản ngã xen vào chọn lựa, ưa thích thì cái gì giận và giận ai ?

Nếu nhìn cho kỹ ta sẽ thấy rằng, cơn giận, nỗi buồn, niềm cô đơn trống vắng, v.v… chỉ xuất hiện cùng lúc và gắn liền với cái tôi tham vọng cầu toàn. Vì bản chất của cái tôi là luôn luôn mong muốn đạt được điều như ý nên khi gặp phải những điều bất như ý xảy ra thì cơn giận, nỗi buồn tức thời biểu hiện. Ai cũng biết rằng, tức giận là làm khổ mình và hại người, nhưng vẫn cứ giận. Có lẽ vì thói quen giận hờn đã được huân tập từ nhiều kiếp lâu xa, nên giờ đây, bất cứ ai cũng đều cưu mang hạt giống giận hờn, trách móc, buồn tủi... Có người chỉ giận một chút thoáng qua rồi thôi, nhưng có không ít người bị cơn giận hoành hành sai sử đến hết ngày này qua tháng khác cũng vẫn chưa nguôi. Bởi gốc rễ của nó chính là một trong ba yếu tố căn bản của tam độc tham sân si, có khả năng hình thành nghiệp quả xấu ác và dẫn dắt chúng ta luân hồi sinh tử khổ đau, do đó cơn giận được ví như đốm lửa nhỏ nhưng có thể thiêu hủy nguyên cả một khu rừng to lớn.

Thực tế cho thấy, mỗi khi cơn giận biểu hiện thì hơi thở trở nên hổn hển, mạch tim co bóp không đều, khuôn mặt biến dạng tái nhạt hoặc đỏ thẫm, các tế bào co rúm lại vì máu huyết không được lưu thông bình thường. Và khi các tĩnh mạch bị tắc nghẽn thì chắc chắn sẽ sinh ra nhiều chứng bệnh khá nguy hại, thậm chí dẫn đến tình trạng bị đột quỵ tại chỗ. Mặt khác, đặc tính của cơn giận có công năng phá vỡ các mối quan hệ tình nghĩa thủy chung giữa vợ đối với chồng, cha mẹ và con cái, anh em, bạn bè, v.v… tạo ra sự ngăn cách chia lìa, và dĩ nhiên bao nhiêu nỗi thống khổ cũng từ đây mà hiện hữu. Có nhiều lúc, sau những lần sân si với người thân trong gia đình, ta vô cùng hối hận vì không đủ sự bình tĩnh để kiềm chế và làm chủ cơn giận. Và ta hứa với lòng mình rằng, sẽ không bao giờ lặp lại hành vi khờ dại ấy! Thế nhưng, có lẽ do “ngựa quen đường cũ”, cơn giận đã được ăn sâu vào trong tiềm thức, nên giờ đây chỉ cần ai đó nói một câu không mấy dễ thương, thì cơn giận biểu hiện một cách nhanh chóng mà tâm ý chưa kịp thời soi sáng và thẩm định.

Có những người biết sử dụng một số biện pháp để khắc phục cơn giận như là: uống nước thật nhiều, tập thể dục cho kiệt sức nhằm tiêu hao bớt năng lượng, hoặc đi du lịch đâu đó vài ba hôm để giải trừ cơn giận v.v… Các phương pháp này tuy có phần lợi ích nhưng chưa thể hóa giải tận gốc rễ nỗi khổ niềm đau, mà chỉ chế ngự tạm thời như lấy đá đè lên cỏ, nếu ta bỏ hòn đá ra cỏ sẽ mọc lên lại. Vì vậy, nên khi họ trở về đối diện với hoàn cảnh thực tế, thì các mối quan hệ thâm tình của họ vẫn chưa thể truyền thông và gắn kết đúng mức như cái đẹp ở thủa ban đầu!

Thực ra, trong mỗi chúng ta đã sẵn có khả năng chuyển hóa tham sân si, không cần phải đi tìm kiếm ở đâu xa cả. Đơn giản, chỉ cần bạn trở về có mặt trọn vẹn với chính mình trong mỗi phút giây hiện tại. Khi đi biết mình đang đi, ngồi xuống biết rõ mình đang ngồi xuống, ăn cơm, uống nước bạn cũng quan sát y như thế thì đến lúc có những khó khăn ngang trái ập tới bạn vẫn giữ được sự bình thản và tự tại để tiếp nhận, mà không tránh né, chống cự hay loại trừ bất cứ điều gì.

Thực chất, các pháp đến và đi, sinh hay diệt đều luôn luôn vận hành đúng theo tiến trình tự nhiên của nó để hình thành nên cuộc sống, không có cái gì xấu xa hoặc gây trở ngại cho bạn cả. Chỉ vì bạn muốn chọn lựa hình ảnh, âm thanh, hoàn cảnh cho thật tốt đẹp nên mới tạo ra mối quan hệ, quy ước theo chủ trương tham vọng cầu toàn và cuối cùng bạn bị đóng khung, cô lập đối với cuộc đời. Nếu giả sử có những điều vô lý xảy ra với bạn chăng nữa, thì chính sự kiện ấy là bài học thiết thực nhất để giúp bạn hoàn thành công trình khám phá bản ngã, bởi vì giác ngộ giải thoát chỉ tìm thấy trong cái tôi tham ái và chấp thủ.

Nếu bạn thông suốt được đạo lý này, thì những khó khăn trắc trở xảy ra kể cả cơn giận, nỗi buồn đều là vẻ đẹp tuyệt vời đối với bạn! Bởi vì, vẻ đẹp chỉ xuất hiện khi tâm hồn của bạn hoàn toàn rỗng lặng và trong sáng. Đơn cử, bạn đang đứng trước một vườn hoa, đáng lý ra bạn cần phải có mặt trọn vẹn với những bông hoa tươi thắm ấy để tận hưởng các vẻ đẹp tinh túy của nó, nhưng không phải như thế, ý niệm chọn lựa ưa thích len lỏi xen vào cắt xén hiện thực thành từng mảnh, và dĩ nhiên, thái độ tham đắm ấy sẽ làm mất đi tính tự do và trung thực, khiến cho cái nhìn của bạn về đóa hoa không còn đẹp đẽ tự nhiên và nguyên vẹn như chính nó ! Hầu hết chúng ta thường rơi vào trường hợp mê lầm này, nên cứ mãi chạy đi tìm kiếm hạnh phúc trong ảo mộng xa vời ! Trong khi đó, bản chất của cuộc sống vốn có cả hai mặt âm và dương, nóng và lạnh, sáng và tối… mặt nào cũng có cái hay của nó, vậy cớ sao bạn lại chọn lấy một mặt? Chẳng khác gì bạn có một chậu cây cảnh xanh tươi, đẹp đẽ nhưng bạn chỉ ưa thích vẻ đẹp của bông hoa thơm ngát ở phía trên, mà không cần phân rác nhơ nhớp ở phần dưới thì đâu có được! Vì bạn cắt bỏ phần gốc rễ nhơ nhớp ở phía dưới, thì vài hôm sau đó bông hoa xinh đẹp kia cũng sẽ biến thành rác rến.

Thiết nghĩ, nếu trong đời sống hàng ngày, chúng ta biết quan sát về sự thật vô thường biến đổi này thì những oan trái, tủi nhục xảy đến với chúng ta chẳng khác gì một cơn gió mát thoảng qua, không có gì khiến cho ta phải bận tâm lo lắng. Cuộc sống vốn luôn luôn trôi chảy như một dòng sông, không ai có thể nắm bắt hoặc sở hữu bất cứ điều gì dành riêng cho mình cả. Nếu một ai đó cứ mãi mong cầu để đạt được điều như ý, thì người ấy sẽ không bao giờ tìm ra được hạnh phúc chân thực !

Nguyên lý để chuyển hóa tham sân si chính là khả năng sống tỉnh thức của bạn trong mỗi giây phút hiện tại. Mọi động dụng của cơ thể khi đi đứng, lúc nằm ngồi, lái xe, tắm giặt, ăn cơm, uống trà, chải tóc, v.v… bạn cần phải nhận biết trọn vẹn với thái độ khách quan và trung thực như chính nó đang là. Không khởi tâm dụng công thêm thắt, thêu dệt hoặc phải rập khuôn theo một mẫu lý tưởng nhất định nào cả. Bởi mỗi người đều có căn cơ và mệnh nghiệp khác nhau nên cách hành trì cũng phải linh động uyển chuyển để khế hợp với chân lý thực tại. Nếu bạn nôn nóng đi tìm phương cách để khử trừ cơn giận thì vô tình chính thái độ ấy lại càng tạo thêm phiền muộn rối ren. Chỉ có cái tâm thư giãn buông xả hoàn toàn, bạn mới dễ dàng ung dung tự tại để giáp mặt với mọi biến cố xảy ra, như đang thưởng thức một khúc nhạc du dương êm đềm, hoặc đang ngắm nhìn vẻ đẹp tự nhiên của đất trời, sông núi. Và đây cũng chính là công phu tu tập đích thực của những người học đạo giải thoát, bước đi tự tại trên con đường mà Đức Thế Tôn đã đi qua.

Trúc Chi Lê Thị - Hoàng Kim Thư st.

Phụ Bản III

ĐỒNG HƯƠNG

Đến người yêu anh còn phải nói lời chia tay với anh vì cái tính lỳ lợm của anh. Tự nhiên, anh đổi tính đổi nết lôi mấy đứa bé lếch thếch lang thang về rồi dạy cho chúng đứa thì học đàn, đứa thì học thổi tiêu…

Thật ra, anh là một thầy giáo tiểu học. Sống một mình nên anh chẳng đến nỗi lo đói no, dù đồng lương anh có là bao. Bù vào mái nhà hiu quạnh ấy luôn là tiếng đàn ca của anh, ru ngủ đến cả lũ chim trời.

Một ngày nọ, anh phải bao che cho thằng bé học trò của anh khỏi bị đòn vì cái tội ăn cắp của thằng bạn cùng lớp mấy đồng bạc lẻ. Anh hiểu rằng, nhà thằng bé rất nghèo. Thế là anh nẩy ra cái ý nghĩ “lùa” mấy đứa học trò con nhà nghèo về nhà anh, biến cái mái nhà chưa đủ ấm ấy thành nơi dạy đàn ca cho lũ nhỏ, để may ra, giúp chúng không phải bước chân vào lối đi tù mù của kẻ đầu trộm đuôi cướp. Dĩ nhiên, là anh không lấy tiền công, thậm chí anh còn phải chạy vạy để kiếm cho những đứa bé rách rưới kia, khi thì cây guitar thủng đáy, khi thì cây mandolin cũ mèm. Vậy mà lớp học của anh đông đáo để, đến nỗi con nhà giàu cũng xin vào học, và đến nỗi người yêu của anh phải ngỏ lời tạm biệt vì anh chăm cho những đứa bé kia còn hơn chăm cho cô nữa!

Anh chẳng còn thời gian để buồn. Kế hoạch anh là lấy tiền nhà giàu rồi đắp qua cho mấy đứa nghèo khó kia. Quả là lý tưởng thay cho cái ý nghĩ ấy.

Nhưng luôn có kẻ không đồng tình với anh. Dù họ biết anh có thực tài, nhưng họ cứ hỏi lẫn nhau:

- Cái thằng ấy nhạc nhẽo tới đâu mà dạy với dỗ…

Họ chẳng nói với anh về cái thắc mắc có tính chọc bị gạo ấy. Nhưng họ rỉ tai với những ông cha bà mẹ nhà kha khá đến nhờ anh dạy cho con họ. Nước chảy, đá mòn! Những lời âm ỷ ấy làm ánh mắt tin cậy bỗng trở nên nghi ngờ. Giàu thì thiếu gì chỗ học mà lại đâm đầu vào cái mái nhà cô quạnh ấy? Những lời xúi xiểm làm công việc của anh lụi dần. Học trò của anh quanh quẩn chỉ là những đứa trẻ sáng trên lớp của chính anh, chiều đến, thầy trò đạm bạc với nhau đàn đàn hát hát…

Ở đời, vẫn có kẻ từ tâm, nhưng những người ấy thường kín tiếng nên có mấy ai thấy đâu. Có ai đó giúp anh cái phòng học rộng rãi hơn ở xóm mãi đàng kia. Anh cũng ráng theo lời phải quấy của vị ân nhân này mà dời chỗ làm việc. Chỉ tội, là anh và vị ân nhân ấy phải thay nhau chở mấy đứa bé lếch thếch ấy từ nhà chúng sang nơi học mới. Lớp học lại rình rang. Thậm chí anh còn tổ chức được buổi “hòa nhạc” cho các nhạc công nhí của anh, làm cha mẹ chúng nức lòng sung sướng.

Nhưng những kẻ quen gièm pha anh thì chẳng sung sướng chút nào! Dù anh chẳng lấy mất của họ đồng xu cắc bạc nào, dù anh vẫn đối xử tử tế với con họ trên ghế nhà trường như bổn phận anh phải làm; thì họ vẫn cảm thấy mình bị bẽ mặt khi cái “thằng thầy giáo” ấy dám tổ chức cho cái lũ ranh kia đàn địch ồn ào đến độ tiếng cười đùa của chúng, tiếng hát trong veo của chúng muốn đục thủng cả trái tim tức tối của họ.

Nghĩa là họ tiếp tục gièm pha, quyết không để cho anh có thể làm được điều anh ấp ủ là, cố gắng giúp những cô cậu bé đáng thương ấy nên người.

Nhưng anh vẫn bình tâm đi trên con đường anh chọn, dù có mang lại cho rất nhiều đắng cay.

Đơn giản thôi! Vì anh rất ấn tượng với hình ảnh Đức Giê-su trong Kinh Thánh bị chính những người đồng hương gièm pha, dường như chỉ vì Ngài là con của Ông Bà Giuse-Maria nghèo rớt mồng tơi cuối xóm…

LAM TRẦN

TRÁCH NHIỆM

I. Đại cương:

Hai từ trách nhiệm được mọi người nói tới luôn. Trách nhiệm là gì? Nó có liên quan gì tới cuộc sống? Ta bàn trách nhiệm thiết tưởng không phí lời lắm đâu. Trước hết cần định nghĩa từ trách nhiệm.

Theo Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức thì trách nhiệm là phận sự buộc mình phải gánh vác.

Một người có những trách nhiệm nào và ai buộc phải gánh vác? Đó là những điểm thiết tưởng ta cần bàn đến.

II. Các loại trách nhiệm:

Phải khẳng định rằng chỉ có người mới bàn đến trách nhiệm. Đại để có các loại trách nhiệm là: trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình thì gồm có trách nhiệm với cha mẹ, vợ con, ông bà và tổ tiên; trách nhiệm với bạn bè, chòm xóm, xã hội, của công, lịch sử và tổ quốc.

A. Trách nhiệm đối với bản thân

Ta có trách nhiệm lo cho ta được khỏe mạnh. Còn nhỏ, ta cần nghe lời cha mẹ, thầy cô dạy bảo để học giỏi, rèn luyện thân thể tốt, không nghịch ngợm quá mức để bảo vệ sức khỏe và học tốt. Trong tuổi nhỏ, ta vẫn có trách nhiệm bảo vệ của công để không làm phiền cha mẹ và chòm xóm.

B. Trách nhiệm đối với gia đình

Con người trưởng thành thì có nhiều trách nhiệm lắm. Trách nhiệm đầu tiên là trách nhiệm với gia đình. Lớn lên thì ai cũng cưới vợ, lấy chồng thì cái trách nhiệm đầu tiên là phải quan tâm chăm sóc cho vợ hay chồng để cùng vui sống. Tiếp đó ta phải nghĩ đến thành viên thứ ba, thứ tư tiếp theo. Khi con còn nhỏ, ta có trách nhiệm nuôi dạy và cho nó học tới nơi tới chốn. Kế đến là trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Hy vọng rằng một ngày không xa, tất cả những người già đều có bảo hiểm xã hội để lây lất sống được. Từ 70 tuổi trở đi, có lẽ nhiều người đã yếu, khó tự kiếm sống.

Kế đến là trách nhiệm với ông bà, tổ tiên. Một cặp vợ chồng, nếu cha mẹ còn sống thì mỗi năm cũng có bốn đám giỗ theo phong tục Việt Nam là giỗ ông bà nội chồng và ông bà nội vợ. Phiên phiến thì mỗi năm cũng tới một lần để tỏ lòng thành kính và sum họp gia tộc.

Tôi không có quan niệm là lao động, lao động và lao động. Tôi nghe nói nhiều nước, ngày giờ lao động, ngoài đường phố ít thấy người trong tuổi lao động đi. Cháu tôi lấy vợ Nhựt, nó có thú vui đánh banh, ngày chúa nhựt nó đi chơi, gia đình bên vợ tỏ ý không bằng lòng.

C. Trách nhiệm với bạn bè, chòm xóm

Theo tôi, đó là sự giao thiệp giữa mình với mọi người xung quanh để tương trợ nhau khi cần thiết. Phần nầy, ta không tới lui với ai, không giúp đỡ ai… cũng được, có khi cũng khỏi cùng nhau uống rượu, trà… cho vui mà sanh ra trái ý đi đến đánh nhau nữa đó. Nhưng như vậy có lẽ cuộc sống không vui gì.

D. Trách nhiệm đối với xã hội, của công

Đối với xã hội, ta coi của người như của mình gìn giữ, không xâm hại. Khi tôi xây nhà, những chú thợ ngủ lại để giữ tài sản cho ông thầu, sáng ra tôi thấy nước chảy linh láng. Cái khóa nước tôi gắn để không dùng thì tắt đã mất. Tôi cứ mua gắn, họ cứ bẻ, cứ phá. Họ là những kẻ thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội. Nuôi chó, họ dắt ra đường cho nó bậy rồi dắt về, mua thức ăn, ăn xong họ bỏ giấy, ly… bừa bãi ngoài đường… Họ là những kẻ thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội. Trách nhiệm với xã hội không có gì khó. Ta chỉ cần giữ vệ sinh đường phố, sáng không quét rác ra giữa lộ để công nhơn quét rác quét vô lề và hốt. Người chở vật dụng làm rớt, ta giúp họ ràng lại hay chỉ cho họ lượm lại hay ta lượm và treo lên cao để họ dễ tìm và không bị xe cán hư. Riêng tiền bạc, hiện nay, có lẽ ta giao cho công an trả lại. Chỉ có vậy thôi.

Đối với của công, đây là dụng cụ do nhà nước quản lý. Hộp điện công cộng, nắp hố ga, điện, nước, thanh chắn đường rầy xe lửa, ốc vít đường rầy xe lửa hay trụ điện, cây cổ thụ ở thành phố, không phá rừng để tránh lũ lụt… Mỗi lá cây dính một ít nước, cả rừng cây thì lượng nước bị giữ lại và tuôn chậm xuống đất cũng làm cho lượng nước chảy về xuôi bớt đi đáng kể. Ta giữ của công để tránh điều không hay cho mọi người dân thì đẹp biết bao ! Đừng nghĩ ta nghèo ta tranh thủ để sống, nhà nước thâu thuế của dân thì thiếu gì tiền… Suy nghĩ như vậy tôi cho là hẹp hòi và sai hoàn toàn. Để có tinh thần trách nhiệm bảo vệ của công, thiết tưởng đây là trách nhiệm của ngành giáo dục nhứt là cấp 1 và cấp 2. Báo chí, nhà nước tuyên truyền e rằng dân không chú ý nghe đâu.

Đ. Trách nhiệm đối với lịch sử

Ta cần bảo vệ những công trình quý giá của cha ông… để lại để ta không bị chê là mất gốc. Những vị anh hùng có công với dân tộc lần lần sẽ được đưa ra ánh sáng để dân tộc tôn vinh. Nhà Nguyễn kéo dài từ 1802 đến 1956, họ ra rả gọi nhà Tây Sơn là ngụy nhưng khoảng trước 1946, học giả Trần Trọng Kim, tác giả sách Việt Nam Sử lược, đã khôi phục danh dự cho vua Quang Trung. Thời nầy, vua Bảo Đại đang trị vì. Trần Trọng Kim nói ông định viết tiếp theo sách sử nầy nhưng năm 1946 nhà bị cháy, tài liệu bị cháy hết. Về vua Quang Trung, ông nói là thời nầy đất nước chia đôi. Miền Bắc có vua Lê mà cũng có chúa Trịnh nắm quyền, lại có bọn kiêu binh ngang ngược. Miền Nam có chúa Nguyễn mà quyền thần Trương Phúc Loan khuynh đảo gây khổ cho dân. Tây Sơn dẹp Nguyễn, diệt Trịnh. Quân Thanh đem 20 vạn quân chiếm giữ kinh thành Thăng Long. Lúc nầy Nguyễn Huệ mới lên ngôi vua, đuổi quân Thanh giữ nền độc lập cho đất nước, cho dân tộc. Vậy vua Quang Trung phải ngang hàng với vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Thái Tổ. Sau nhiều năm, góc cạnh lịch sử bị bào mòn thì sự thật được trở về với sự thật.

Các tượng của các vị anh hùng dân tộc được tạc bất cứ ở thời đại nào, với dáng dấp uy nghi thì ta cần giữ vì nó ghi dấu trình độ nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử. Ngày nay, tôi còn thấy một số tượng được tạc ở cuối thập niên 1960 vẫn còn như tượng Phù Đổng Thiên Vương, tượng Trần Hưng Đạo, tượng Phan Đình Phùng.

Chùa chiền, lăng tẩm… những công trình xây dựng công phu ta cũng cần giữ lại như Hoàng Thành Thăng Long, cố đô Huế, dinh Độc Lập mà ngày nay gọi là dinh Thống Nhứt. Nếu bị xuống cấp, tôn tạo lại ta cũng cần giữ nguyên dáng dấp cũ kể cả màu sơn.

E. Trách nhiệm đối với tổ quấc

Nói tới tổ quấc, tôi nghe nó bao la và mơ hồ. Người ta thường nói thanh niên phải có trách nhiệm bảo vệ tổ quấc nghĩa là đi lính cầm súng chống lại bất cứ kẻ nào xâm hại đất nước. Không cho ngoại quấc sở hữu một vùng đất rộng lớn để xây lâu đài cho người của họ ở, tôi cho rằng đó cũng là bảo vệ tổ quấc. Xưa, Trung Quấc cho Anh mướn Hồng Kông 90 (?) năm, sau khi Anh trả về cho Trung Quấc, dân Hồng Kông không hòa nhập được với dân Trung Quấc, họ đòi họ phải có cơ chế riêng, không biết có phải họ muốn tách khỏi Trung Quấc không. Hại là vậy.

Lăng vua Hùng, ta phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn vì đó là linh hồn của dân tộc. Còn lăng của vua chúa, tướng… về sau, các vị có công lớn của dân tộc, ta vẫn có trách nhiệm gìn giữ.

Còn đất đai, theo tôi cũng có những vùng linh địa. Ở Tây Ninh phát sanh đạo Cao Đài. Đức Ngô Văn Chiêu là người cổ võ thành lập đạo, ông không nhận chức sắc gì của đạo, ông cũng không dính dáng gì đến các lực lượng võ trang Cao Đài, ông chỉ lo tu thôi. Đạo Cao Đài hiện nay cũng có vài triệu tín đồ và được nhà nước công nhận và cho tồn tại thì đức Ngô Văn Chiêu đáng được tạc tượng tôn thờ ở Tây Ninh vì ông là tiêu biểu cho khí thiêng của dân tộc.

Ở Hậu Giang, vùng núi Thất Sơn thì vang danh Phật Thầy Tây An. Ông sanh năm 1807, mất năm 1856 nên không dính dáng gì đến việc đức Huỳnh Phú Sổ và đạo Hòa Hảo làm từ năm 1945. Năm 1847, sau nhiều lần bị bắt, Phật Thầy được triều đình nhà Nguyễn cho tu và trị bịnh. Ngài dựng một ngôi chùa ở chưn núi Sam. Nhưng cũng năm 1847 nầy, ông Thoại Ngọc Hầu dời ông về tu ở chùa Tây An với sư Hải Tịnh nên việc trần thiết ở chùa giống như đạo Phật và Ngài cũng được gọi là Phật Thầy Tây An. Ngài vào các nơi hẻo lánh xa xôi lập ra những trại ruộng để trần thiết theo ý mình nhưng trại nào rồi cũng bị cháy. Ai tới trị bịnh thì phải lễ trước bàn thờ. Trên bàn thờ có một tấm vải nâu, nhang, đèn và nước. Thầy khuyên phải lo đền đáp tứ đại trọng ân rồi mới trị binh và bịnh gì cũng hết.

Tứ đại trọng ân là:

1. Ân tổ tiên cha mẹ

2. Ân đất nước

3. Ân tam bảo: Phật, Pháp, Tăng

- Phật bảo: nhờ giáo pháp của Phật mà ta biết đường tu.

- Pháp bảo: là phép nhận rõ lý của vũ trụ mà phân biệt được chánh tà

- Tăng bảo: là nhờ tăng ni giúp lưu truyền đạo đến ngày nay.

4. Ân đồng bào và nhơn loại.

Xem đó, ta thấy Phật Thầy Tây An chỉ dạy dân sống tốt mà thôi nên Ngài là ân nhân của dân tộc nói riêng, nhơn loại nói chung.

Do đó tôi cho rằng vùng núi Sam, vùng núi Thất Sơn là linh địa của miền Tây Nam bộ, là đất do Phật Thầy Tây An trấn ngự.

Gần đây tôi nghe ở vùng Thất Sơn có hai việc nhưng không biết đúng hay sai vì tôi chưa tới đó xem.

1. Có ai đó dựng một tượng cao 80 thước bằng đá quý gọi là Phật Di Lặc. Việc nầy tôi cho là sai vì đức Thích Ca là người, là một hoàng tử tu đắc đạo mà lập ra đạo Phật. Ngài cho rằng bất cứ người nào tu theo đường lối của Ngài cũng thành Phật và tất cả được lên một cõi Niết Bàn để ung dung sung sướng. Ngài nêu ra Tứ Diệu Đế, tu phải theo Đạo Đế để diệt mọi nhân duyên tạo ra sự khổ bằng bát chánh đạo. Như vậy không có chuyện chưa tu mà thành Phật. Như vậy hiện tượng Di Lặc là Phật tương lai đang ở trên trời là không có. Có lẽ nhà nước nên khuyên người dựng tượng Di Lặc bê về vườn nhà họ mà đặt. Nếu không thì cho cắt xén mà sửa thành Phật Thầy Tây An. Nếu không thì cho họ một trái mìn để tự họ cho nổ tung tượng Di Lặc đó đi.

2. Nghe đâu có đơn vị nào đó cho tạc tượng Phật Thích Ca nằm để phục vụ du lịch. Đó là hiện tượng buôn thần bán thánh, nếu có thì phải dẹp ngay.

Xét rằng Hoàng tử Thích Ca, đức Ngô Văn Chiêu, Phật Thầy Tây An là người mà dạy dân ăn ở tốt và được hàng triệu người nghe theo thì họ phải ngang hàng nhau. Vậy Tây Ninh và Thất Sơn là hai vùng địa linh của nước Việt, là đất có chủ

Ở Tây Ninh là đức Ngô Văn Chiêu.

Ở Thất Sơn là đức Phật Thầy Tây An. Phật Thích Ca cũng không được tạc ở đó.

Hai nơi nầy không có Phật, Thánh nào được tạc tượng ở đó cả. Ở đó chỉ có thần là Bà Đen và Bà Chúa Xứ ở Thất Sơn đã có từ trước thôi.

III. Tổng kết:

Tóm lại, trách nhiệm có lẽ là một vấn đề lớn, nó chi phối cuộc sống của xã hội. Ở đâu ta cũng thấy nói tới vấn đề trách nhiệm. Một bịnh nhơn nói với Bác sỹ rằng tôi phản ứng với nước biển. Bác sỹ rằng bịnh nầy phải truyền thôi. Y tá ghim kim truyền xong, tất cả bỏ đi. Không đầy 5 phút sau, bịnh nhơn trợn trắng mắt, tay chưn co quắp (ông Hoàng Minh Phương - chú tôi). Báo, họ trở lại cạy miệng bịnh nhơn gãy một răng may mà cứu được. Tôi nói Bác sỹ đó thiếu tinh thần trách nhiệm. Nhưng làm sao để tinh thần trách nhiệm có ở mọi công dân? Phải nói đó là giáo dục ho học sanh cấp 1 và cấp 2. Cấp 1, học sanh nhỏ, bài dạy sao cho các em không chán và chịu học. Cấp hai thì tổ chức dạy ra sao, vì là môn không thi nên thầy trò đều lơ là. Gần 20 năm trước khi còn đi dạy, khối lớp 9, tới tháng 3 thì giáo viên công dân… cho giờ cho giáo viên Văn, Toán vì thời điểm nầy Sở Giáo Dục thành phố bán đề thi ôn tập, mỗi năm mỗi đổi. Trong số đề thi trong tài liện nầy có một đề thi Phổ Thông cơ sở. Học sanh chỉ luyện tập đề của 4 môn thi thôi. Tất cả các môn khác phần lớn là bỏ. Tổ chức học thi như vậy tôi cho là không tốt.

Nhưng bài học trách nhiệm, các thầy viết sách và thầy cô giảng dạy cũng cần phải ngắn, gọn, súc tích và chương trình không phải cứ đổi luôn. Với ý nghĩ đơn sơ như vậy, tôi cho là may ra nó thấm nhuần vô tâm trí học sanh tức là tâm trí của dân tộc và cuộc sống của nhơn dân mới tốt.

Khánh Hội - Quận 4 ngày 12-6-2019

PHẠM HIẾU NGHĨA

MỘT ÐỜI LẬN ÐẬN

“ÐO RỒI ÐẾM...”

Mỏi gối người đi đứng lại ngồi

Bùi Giáng

Thư hỏi BS Ðỗ Hồng Ngọc

Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Ðỗ Hồng Ngọc,

Hôm nay em lại có thêm những “thắc mắc” này. Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Ðỗ Hồng Ngọc. Ở lứa tuổi “xưa nay hiếm” người ta thường hay nhắc đến “quỹ thời gian”, ráng thu xếp và làm những việc gì mình thích hoặc muốn thực hiện cho xong. Anh có như vậy không? Những công việc liên quan đến “nghề” và “nghiệp” mà anh đã làm hay thực hiện khiến anh cảm thấy hài lòng, vinh dự. Và những sáng tác văn chương, nghệ thuật ưng ý nhất của anh.

Cám ơn anh.

Ðỗ Hồng Ngọc trả lời:

Cảm ơn Nguyệt Mai đã khéo nhắc. Nhưng, câu trả lời là không. Hình như tôi không có ý niệm có một “quỹ thời gian” nào đó, bởi tôi không thể biết trước tôi có bao nhiêu, đã xài hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu để… lên kế hoạch. Bùi Giáng có câu: “Một đời lận đận đo rồi đếm / Mỏi gối người đi đứng lại ngồi” nhớ không? Tôi sống có vẻ hồn nhiên quá chăng? Lúc Mẹ tôi còn sống bà hay bảo tôi ngu hạng nhất, nhưng tôi cãi, chỉ dám ngu hạng nhì hay hạng ba thôi! Bà đành cười trừ!

“Xưa nay hiếm” là cái thời của Khổng Tử. Mới mấy hôm trước đây, tôi làm “em xi” (MC) cho một buổi “giao lưu” của những người cao tuổi, có bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương, 103 tuổi, giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê, 93 tuổi; nhà giáo Ðàm Lê Ðức, 83 tuổi, nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, 76 tuổi. Với họ, tôi hãy còn quá trẻ! Kinh nghiệm là khi mình có tuổi, nên thường xuyên gặp gỡ những người cao tuổi hơn để lúc nào mình cũng “quá trẻ” như vậy!

Nhớ nhà văn Võ Hồng ở Nha Trang năm xưa kể vào năm tuổi 70 của ông, người ta làm một buổi họp mặt long trọng mừng thầy Võ Hồng, ai cũng phát biểu chúc mừng thầy “cổ lai hy”. Khi đứng lên đáp từ, ông trịnh trọng đưa lấy tay sờ vào cổ mình và nói “Thất thập cổ lai hy”, rồi lần tay xuống ngực “ Lục thập ngực lai hy, ngũ thập bụng lai hy… và tứ thập…” làm mọi người la hoảng và cười vỡ một trận!

Lâu lâu gặp bạn cũ tôi giật mình thấy bạn già quá, da mồi tóc bạc, nhăn nhúm trong khi tôi… vẫn như xưa! Dĩ nhiên, lúc đó bạn cũng thấy tôi già quá, da mồi tóc bạc, nhăn nhúm trong khi bạn vẫn như xưa. Thì ra, đó là một diễm phúc của cuộc sống!

Không ai ngờ mình già cả. Nguyên Sa bảo “người ta chỉ có thể đo đếm được tuổi mình qua ánh mắt cố nhân”. Mà lạ, khi gặp lại “cố nhân”, bạn bè hồi niên thiếu, ôn lại chuyện xưa một lát, bỗng thấy mình nhỏ xíu lại, như không hề có thời gian. Mà thật, không hề có thời gian. Cái đồng hồ, cái ngày tháng nọ kia, chẳng qua là những giả định, vui thôi! Khi tôi viết những dòng này, thì tôi đang ở giữa trưa ngày thứ bảy trong khi bạn đang ở nửa khuya ngày thứ sáu!

Cho nên Phật dạy: đừng bám vào ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì mới “thoát” được. Thế nhưng, tuổi già sinh học thì có. Một lần nọ, một chị còn khá trẻ bồng đứa bé đến tôi khám bệnh. Ðứa bé la khóc om sòm, chị dỗ: “Nín đi, nín cho ông ngoại khám con!” Thì ra tôi đã đến ông ngoại rồi mà không hay. Tôi hỏi theo thói quen: “Chị là gì của cháu?” “Dạ, bà ngoại”. Chị trả lời ngon ơ. Rồi bỗng đâm ra bẽn lẽn. Tôi vội đánh trống lảng! Nhưng chuyện đó xưa rồi, hai mươi năm trước rồi. Mới đây, tôi gặp lại một người quen cũ quê nhà, hơn nửa thế kỷ chưa gặp. Nàng nhắc từ chuyện đi câu cá, hái chùm ruột đến trèo động cát như mới ngày nào. Ðột nhiên nàng nói bây giờ em đã có cháu gọi bằng bà Cố!

Tôi nhớ Trịnh Công Sơn viết: “Về thu xếp lại/ Ngày trong nếp ngày/ Vội vàng thêm những lúc yêu người… Cuồng phong cánh mỏi/…” mà tôi đã trích dẫn trong cuốn Gió heo may đã về (1997), nhưng khi gởi tặng cho anh bạn nhạc sĩ Miên Ðức Thắng lúc đó đang ở Ðức, anh phone phản đối: làm gì có chuyện vội vàng thêm những lúc yêu người! Tôi hiểu, anh vẫn đang còn rất… ung dung, từ tốn kia mà!

Phần tôi, đôi khi cũng thấy mình cần về thu xếp lại/ ngày trong nếp ngày mà… không dễ. Bừa bãi quen rồi. Lười biếng quen rồi. Xung quanh chỗ ngồi là một chồng sách ngổn ngang, cao nghệu, rất mất trật tự, nhưng có ai lỡ tử tế sắp xếp lại thế nào tôi cũng la toáng lên! Mất trật tự mà tôi biết cái nào nằm ở đâu!

Còn “làm những việc mình thích” ư? Ðương nhiên rồi. Nhân sinh quý thích chí. Không cần phải đợi “cổ lai hy” mới vậy. Phải làm những việc mình thích ngay bây giờ đi! Bởi già dẫn tới già cả, già khú đế mau lắm đó! Dịp này xin gởi các bạn bài “Già sao cho sướng” đọc vui nhé.

Thân mến,

GIÀ SAO CHO SƯỚNG

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương:

Chơi xuân kẻo hết xuân đi.

Cái già xồng xộc nó thì theo sau!

Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất! Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm thần! Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:

* Một là thiếu bạn!

Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như:

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua!

(Thế Lữ)

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!

Ðể giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen.

Nhà tư vấn sẽ “matching” để tìm ra kết quả và làm… môi giới… Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ ráng chịu! Ðó là chuyện riêng của họ. Ngày trước, Uy Viễn tướng công mà còn phải than:

Tao ở nhà tao tao nhớ mi

Nhớ mi nên phải bước chân đi

Không đi mi bảo rằng không đến

Ðến thì mi hỏi đến làm chi

Làm chi tao có làm chi đựơc

Làm được tao làm đã lắm khi…

Nguyễn Công Trứ

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khoái, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!

…Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm… văn nghệ!

* Cái thiếu thứ hai là thiếu… ăn!

Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến… cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt! Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lượng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên…”

(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Ðói đến thì ăn mệt ngủ liền…)

Trần Nhân Tông

“Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Ðừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt… là được. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể được. Ðừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ! Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết… giành ăn với các cụ. Men tiêu hóa được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

* Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động!

Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng, giòn, dễ vỡ, dễ gãy…! Ấy cũng bởi cả một thời trai trẻ đã “Ði đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt…” ( TCS)! Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV! Có một nguyên tắc “Use it or lose it!” Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!

Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Ði vòng vòng trong phòng cũng được. Ðừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi... Từ từ và đều đều… Ðến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi… chịu hổng nổi là được! Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Ðúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Ðó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại.

Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ… Tóm lại, giải quyết được “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng vậy!

Ðỗ Hồng Ngọc - Đỗ Thiên Thư st.

10 điều suy ngẫm

1. Cầu nguyện không phải là “bánh xe dự phòng” để lấy ra khi gặp khó khăn, nhưng là “tay lái” để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất nầy.

2. Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU? Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới.

3. Tình bạn như một QUYỂN SÁCH. Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết.

4. Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ. Nếu được hanh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài.

5. Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương! Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng! Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương!

6. Thường khi ta mất hy-vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường, Thượng Đế ở trên cao cười và nói: “Hãy thư giãn, con yêu của ta, đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng”.

7. Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài. Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.

8. Một người mù hỏi thánh Anthony: “Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không? Ông thánh trả lời: “Có, lúc ngươi mất định hướng!”

9. Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó, và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta.

10. Sự LO-LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ-KHĂN ngày mai. Nhưng nó lấy đi sự BÌNH-AN hiện tại.

Hãy sống đơn giản. Yêu thật nhiều. Lo tận tụy. Ăn nói nhân hậu. Hãy giao hết cho THƯỢNG ĐẾ. NGÀI yêu thương bạn. NGÀI luôn luôn yêu thương bạn.

LỆ NGỌC st .


Phụ Bản IV

9 ĐIỀU CẦN HỌC

KHI TỨC GIẬN

1. Khi cãi nhau nếu bực mình quá thì im lặng đợi khi bình tĩnh thì hãy thảo luận tiếp! Đừng “hăng tiết” quá kẻo lại phát ngôn bừa bã i.

2. Chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua đừng dong dỏng lên đòi làm ra ngô, ra khoai thì sẽ không hay chút nào đâu!

3. Mỗi người nhường nhau một tí để yên ấm chứ cứ la ó lên rồi lại “giận quá mất khôn”.

4. Đang bực bội thì đừng lên facebook, yahoo vì rất dễ phát ngôn nhiều câu thiếu suy nghĩ.

5. Khi có người thứ 3 xuất hiện phá đám thì hãy bình tĩnh mà giải quyết chứ chia tay thì hóa ra lại khiến người kia hả hê!

6. Dẫu cho là một mối tình học trò đi nữa thì cũng phải nghiêm túc chứ đừng bỡn cợt quá đà bạn nhé!

7. Đừng giấu diếm nhau bất kỳ điều gì vì sẽ làm người kia cảm thấy mình không được tôn trọng lại ầm ĩ lên thì khổ!

8. Không có luật nào là con trai phải làm hòa trước nên khi con gái sai hãy lên tiếng trước tránh mọi chuyện đi quá tầm kiểm soát!

9. Hãy tự mình quyết định đừng nghe lời quân sư bậy bạ vì rất có thể họ chỉ muốn phá đám bạn thôi!

KIM SƠN st.

Những bài học đầu đời

dành cho con

Với con nhỏ dưới 6 tuổi bạn nên cố chấp rằng: dù đó là ông bà, anh chị em ruột, giáo viên... bạn giao con rồi tin tưởng tuyệt đối vào họ là k hông được.

- Bài toán đầu đời dạy con không cần cộng, trừ gì cả mà dạy con thuộc số điện thoại ba, mẹ.

- Bài văn đầu đời dạy con là tình thương yêu của ba, mẹ dành cho nó.

- Bài địa lý đầu đời cho con là chỉ đường cho con biết về nhà mình, số nhà, địa chỉ.

- Bài lịch sử đầu đời dạy con là chính ngày tháng năm sinh của con, ba, mẹ và anh, chị.

- Bài thể dục đầu đời là đưa con đi học bơi.

- Bài vật lý đầu đời là biết ổ điện nguy hiểm, biết bấm còi xe, chạy ra khỏi nhà, lớp... khi thấy cháy.

- Bài hóa học đầu đời là mọi thứ nước, phẩm màu, bánh kẹo bán trước cổng trường là dùng hóa chất của Tàu độc hại, con không được dùng, ai cho cũng không ăn, uống.

- Bài học giới tính đầu đời là con chỉ hôn, thơm, ôm ba mẹ và chỉ cho ba, mẹ hôn, thơm, ôm con, còn không cho bất kỳ ai ôm, hôn, thơm kể cả người thân xung quanh.

- Bài giáo dục công dân đầu đời là kể với ba, mẹ tất cả những chuyện trên lớp học khi về nhà...

Ps: Nhiều lần mình đã viết văn hóa, văn minh, lối sống, luật pháp, thiết chế xã hội mỗi nước một khác, vì vậy bạn đừng áp dụng cách dạy trẻ của Tây, Tàu, Nhật, Hàn... vô cách dạy con mình. Nhiều khi ta bảo rằng cho trẻ tự lập nhưng chính do chúng ta lười, nhác và có phần ích kỷ dành thời gian cho chính bản thân mình. Trẻ nhỏ mới cần ba, mẹ gần gũi, nó lớn lên một tí muốn gần, đưa đón... nó đâu có chịu. Có nhiều ông bố cả đời hầu như không đưa đón con tới trường, có những bà mẹ dúi tiền vào tay con mới 6-7 tuổi đến trường con muốn mua gì, ăn gì thì mua. Còn thời gian để mẹ chưng diện quần áo, son phấn đến cơ quan để nghe khen gió, sống ảo, hão huyền.

Mong các bạn chia sẻ để truyền tải thông điệp này!

HOÀNG CHÚC s t.

VÀI BÀI THUỐC

RẺ TIỀN NHƯNG HIỆU QUẢ

Có vài bài thuốc Nam rất hiệu nghiệm mà chính tôi đã dùng và chứng kiến người khác đã dùng, rất dễ tìm, rẻ tiền mà rất hiệu quả, nhưng có thể nhiều người không biết. Xin ghi ra đây để tặng cho quý độc giả của Bản Tin CLB SÁCH XƯA & NAY.

Thợ hồ lở tay vì xi măng

Cách đây hơn 50 năm, tôi thuê nhà ở xa lộ, gần nhà người quen cùng quê. Anh này là một thợ hồ chuyên nghiệp. Lần đó tôi thấy anh nghỉ ở nhà không đi làm. Hỏi thăm, thì vợ anh cho biết là thỉnh thoảng hai bàn tay anh bị xi măng ăn lở da, đau lắm, phải nghỉ làm. Uống thuốc Tây không hết. Từ lúc có người mách bài thuốc, thì lần nào bệnh tái phát thì chị cũng chỉ dùng: Ruột non của heo, cắt từng khúc dài bằng ngón tay, không rửa, để nguyên chất nhầy trong ruột, tròng vô mấy ngón tay như là đeo bao tay. Đợi cho nó thấm khoảng 15 hoặc 20 phút mới gỡ ra bỏ, rồi rửa tay. Có vậy thôi mà chỉ làm vài lần là hai tay người bệnh lành lại như bình thường, đi làm trở lại.

Lở tay vì sơn mài

Có lần tôi mời cô giáo về nhà dạy làm Sơn Mài. Quá trình làm Sơn Mài là phải tiếp xúc với Sơn ta. Sơn này được chế biến bằng mủ cây Sơn. Tôi bị dị ứng với Sơn, ngứa hai tay dữ dội, sau đó bị ăn lở tay. Sực nhớ bài thuốc đọc được trong Sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông, là dùng gạch của con Cua bôi vô chỗ bị Sơn ăn. Tôi làm theo và bệnh hết chỉ trong 1, 2 ngày.

Ong chích

Lần khác bị Ong chích, tôi cũng dùng bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông, là lấy Mật ong, vừa bôi lên vết ong đốt, vừa uống. Quả là công hiệu. Ngón tay tôi đang bị sưng to lan đến bàn tay, đau nhức, nhưng từ từ xẹp và hết đau luôn. Lúc đó con Ong chích tôi là Ong Bầu, không hiểu với Ong loại độc hơn thì hiệu quả hay không, vì chưa có ai thử qua.

Chân nứt sâu

Thêm một bài thuốc cũng của Hải Thượng Lãn Ông. Mỗi lần bị cảm, ho, tôi hay mua thuốc Tây ở một hiệu thuốc quen gần nhà. Cô chủ hiệu thuốc vẫn hay trò chuyện với tôi. Lần đó cô kể mới vừa đi về mà phải mang giày rất là đau khổ. Cô vừa nói vừa giở chân lên cho tôi xem, những vết nứt ở hai gót rất sâu và rướm máu. Tôi hỏi cô bán thuốc Tây thì thiếu gì thuốc sao không lấy mà uống, mà bôi? Cô nói thuốc Tây loại nào cô cũng dùng rồi. Có đi cả BS Da Liễu nữa, nhưng không hết. Tôi mách cô thử dùng thử bài thuốc đơn giản mà tôi biết, nhưng chưa từng dùng: Lấy nhựa của Cây Sung bôi vô những chỗ nứt xem sao. Rất may cho cô là ngay trước hiệu thuốc của cô lại có một cây Sung lâu năm rất to, không cần phải đi tìm đâu xa xôi.

Tuần sau tôi ghé mua thuốc thì cô vui mừng cảm ơn tôi rối rít. Cô nói không ngờ mủ cây Sung coi tầm thường mà công hiệu bất ngờ. Trước đây hai gót chân bị bệnh làm đi đâu cô rất quê, vì mình bán thuốc mà để như vậy. Giờ thì hai chân hết đau, cô mừng quá, gặp ai cũng khoe, và giở hai gót chân cho tôi xem: hoàn toàn trơn tru, trắng tươi, không còn vết nứt nào nữa!

Xỉ mủ chân răng

Lúc nhỏ ở quê tôi bị ung xỉ mủ ở chân răng. Thỉnh thoảng ở nướu xì ra những mục u, chích nặn thì có mủ. Có người mách có một bà ở xóm trên trong làng biết bài thuốc trị bệnh này. Tôi đến nhà bà, thì bà nói bận quá không có thì giờ làm. Bà chỉ luôn cho tôi cách làm: Lấy một nắm Cây Gạc Nai, (là loại cây nhỏ, cao khoảng 4 hay 5 tấc, mọc dưới ruộng. Nó không có lá, nhưng cọng của nó phần ngọn chia ra nhiều nhánh giống y cái gạc con nai). Cho vô cối giã cho dập. Đập vô đó 1 quả trứng gà. Cạo thêm ít lọ chảo gang cho vô, và thêm ít mỡ heo, quậy hỗn hợp cho đều lên. Bà dặn kỹ: không được nấu trong nồi nhôm hay sắt, mà nên dùng nồi đất. Tôi không có nồi đất nên lấy cái mũng vùa, tức là cái vỏ của trái dừa khô đã nạo sạch. Bắc lên bếp, đảo tất cả các thứ với nhau cho sôi lên, xong bắc xuống. Chờ nguội, lấy nước của hỗn hợp đó bôi vô những kẽ ngón tay, ngón chân. Ngày 2 lần. Có vậy thôi, mà bôi hết chỗ thuốc đó là không còn bị xì mủ ở chân răng nữa.

Đẻ không đau bụng

Thời còn trẻ, tôi đi làm chung với một cô đã có chồng, đã đẻ mấy đứa con. Cô khoe cô đẻ không bao giờ bị đau bụng, nhờ bố chồng là thầy thuốc Bắc cho cái toa thuốc. Cứ mỗi lần mang thai, cô uống toa đó, nên lúc đẻ không bị đau bụng, chỉ đau đẻ thôi. Tôi chép lại để dành đó. Sau khi có chồng, mỗi lần mang thai tôi đều dùng toa này. Cách dùng như sau: Bắt đầu tháng thứ 6 cho đến tháng thứ 9, mỗi tháng uống 1 thang. Đến tháng thứ 9 thì còn những ngày lẻ chờ sinh, cứ uống mỗi ngày 1 thang cho tới lúc sinh. Toa thuốc không mắc tiền nhưng rất công hiệu. Tôi sinh cả 4 đứa con đều không hề bị đau bụng chút nào. Chỉ có giờ cuối đứa bé chui ra thì mới đau đẻ thôi.

Tôi còn nhớ khi sinh đứa con đầu ở Nhà Bảo Sanh Thị Xã Bến Tre. Nhiều người vô chờ sinh đang ôm bụng đau lăn lộn. Có người đau bụng cả 2 ngày còn chưa sinh, trong khi tôi tỉnh bơ đi tới đi lui. Lúc cô mụ chích thuốc dục sinh cho mấy bà bầu kia. Tôi hỏi có chích cho tôi không thì cô mụ nói tôi chưa có dấu hiệu sinh nên không cần chích. Vậy mà chỉ chừng 10 phút sau tôi thấy mắc rặn. Báo với cô mụ thì cô kêu để cô khám. Thế rồi tôi sinh luôn, trong khi những người được chích thuốc ban nãy vẫn chưa sinh! Sau này tôi có quyển 150 bài thuốc Thần Phương thì thấy đó là toa thuốc có tên là Thập Nhị Thai Bảo, hay Bảo Sản Vô Ưu xin chép ra đây, để gia đình nào có con cái trong tuổi sinh đẻ nếu thấy cần thì dùng. Vì làm phụ nữ là có nhiệm vụ sinh con, mà nhiều bà nói: mang bầu thì không sợ, chỉ sợ đau bụng khi sinh. Có toa thuốc này sẽ đỡ được cái đau bụng cho phụ nữ khi vượt cạn, nhưng chắc vì ngày xưa người ta biết được cái gì hay, tốt thì hay dấu riêng cho gia đình để bán kiếm tiền, nên ít người biết. Tôi dùng toa này lần đầu cách đây cũng hơn 50 năm rồi!

Thêm một bài thuốc dân tộc để trị đau “cục máu nhà con”. Không hiểu sao người ta vẫn gọi như thế. Đó là những cơn co thắt tử cung để nó co lại sau sinh, không dễ chịu chút nào. Người dân tộc mách nhau ăn trứng gà luộc để trị chứng này. Sắp sinh thì ăn trước 4 hay 5 trứng. Sau khi sinh xong, nếu sinh con trai thì bổ sung cho đủ 7 trứng. Con gái thì 9 trứng.

Toa thuốc BẢO SẢN VÔ ƯU

(uống để khi sinh không bị đau bụng)

1.- Đương Quy 3 chỉ

2.- Chỉ xác 2 chỉ

3.- Xuyên Khung 2 chỉ

4.- Chích Huỳnh Kỳ 2,5 chỉ

5.- Thố tự tử bỉnh (sao rượu) 2 chỉ

6.- Cương hoạt 2 chỉ

7.- Bạch Truật (sao rượu) 2 chỉ

8.- Ngải Diệp 1,5 chỉ

9.- Kinh giới tuệ 1,5 chỉ

10.- Xuyên hậu phát (sao gừng) 1,5 chỉ

11.- Chích cam thảo 1,5 chỉ

12.- Gừng sống 3 lát

13.- Xuyên Bối mẫu bỏ tim 2,5 chỉ (Vị này tán nhuyễn, gói riêng, không nấu chung với mấy vị kia).

Cho 12 vị trên vô ấm, đổ 3 chén nước, sắc còn 1 chén. Khi uống, chế thuốc ra chén thì mới bỏ Xuyên bối mẫu đã tán nhuyễn vô, quậy đều rồi uống.

TÂM NGUYỆN

LÚC CÒN THƠ NGÂY

(Tiếp theo số 159)

Reng reng, chuông báo reo vang, đánh thức “nàng tiên cá” ra khỏi giấc mơ đẹp, Diệu Chi mở mắt, thò tay tắt chiếc đồng hồ báo thức để trên bàn nhỏ cạnh giường. Có tiếng gõ cửa, rồi chị giúp việc ló đầu vô gọi:

- Cô Hai dậy chưa, tới giờ đi học rồi kìa, thay đồ mau đi cô, xe trường sắp tới rồi.

Diệu Chi ngoắc chị Mua vào phòng:

- Chị vô đây mặc áo cho em đi, nhanh lên, với phụ em sắp sách vở vào cặp nữa, xe tới mà em chưa xong, mẹ la em thấy mồ.

Chị Mua vội vàng vào phòng giúp cô gái nhỏ, xong cầm cặp trên tay, đứng đợi trước cửa nhà, Diệu Chi bước ra, chị đi theo sau, đưa cho Chi gói bánh mì trứng, món ăn ưa thích nhất của cô ấy để đem theo ăn sáng, và chờ cho đến khi xe đưa rước học sinh đến, Diệu Chi bước lên xe rồi chị mới đi vào nhà tiếp tục công việc làm của mình chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà. Chị Mua đến trước phòng Diệu Chi thấy cửa mở, liền đóng lại rồi đi nhanh xuống bếp. Lúc ấy, cả nhà lần lượt thức dậy, bà Diệu Thu bước vào bếp xem chị người làm sửa soạn món bún bò điểm tâm ra sao, chợt nhớ ra điều gì, bà mẹ hỏi chị Mua:

- Diệu Chi đi học rồi hả con, mà con có làm món gì cho nó ăn không?

- Dạ mợ, con chiên trứng ốp lết ăn với bánh mì săng huých cho cô Hai rồi.

- Ừ, vậy được mợ chỉ sợ nó đi học sớm không kịp ăn gì, bà nội mà biết, thì rầy hai mợ cháu mình đa.

- Dạ mợ, cháu biết.

Nói xong, hai người phụ nữ liền bắt tay vào công việc nhà. Sau bữa điểm tâm, mọi người đều đi làm việc của mình, người thì đi làm, người đi học. Bà Diệu Thu sửa soạn đi chợ, chị Mua thì dọn dẹp gian bếp cho sạch sẽ.

Chiều đến, xe đưa rước học sinh đưa Diệu Chi về nhà, cô học bán trú, ăn trưa tại trường, học tiếp hết tiết chiều mới tan học. Bà nội thấy vậy, xót xa cho đứa cháu cưng, bà thường bảo chị Mua làm riêng thêm cho Chi mấy món ăn cô bé yêu thích để tẩm bổ. Bà nói:

- Nó sinh ra vốn yếu ớt, lại kén ăn mà học nhiều vậy thì dễ bệnh lắm đó.

Nhưng khổ một nỗi là cô ấy khảnh ăn thì dù bà nội có bồi bổ cách mấy Chi vẫn “gầy nhom như cây tăm tre” vậy, chàng Ninh An vẫn chọc ghẹo chị Hai mình như thế.

Ăn tối xong, mọi người đều tụ tập nơi phòng khách để xem truyền hình chung, nhưng thoắt cái, Diệu Chi đã phóng nhanh về phòng mình, sau khi không quên khóa cửa lại. Xong xuôi, cô ta nhảy phóc lên giường, rút lá thư từ bao gối ra, bấm đèn bàn ngủ, rồi giở ra bắt đầu đọc:

“Diệu Chi thân mến,

Tôi là Lê Nam, hàng xóm của em, mới về đây không lâu ở nhà anh chị đối diện với nhà của Chi, tôi muốn làm quen với em, được nhìn thấy em mỗi ngày ôm cặp đi học qua ngang cổng nhà tôi

Tôi nhờ chị Mua chuyển thư nầy cho em. Thư vắn tình dài, tôi dừng bút ở đây em nhé, mong được hồi âm.

Lê Nam”

Diệu Chi buông lá thư màu xanh, với những dòng mực tím của người ấy, nói thầm: “Thì ra là cái ‘ông’ hay đứng ngay cổng nhà nhìn mình lom lom mỗi khi mình đi học về ngang; kỳ thiệt, để hỏi lại chị Mua xem sao”. Nghĩ là làm, Diệu Chi mở cửa phòng, ló đầu ra kiếm chị người làm, thì đụng đầu ngay với Phương Chi, cô em tinh quái của Diệu, cô gái giật nẩy mình, thấy vậy cô ta cười khẩy, cất tiếng hỏi “nhẹ nhàng”:

- Có gì mà thấy tui, chị Hai giật mình dữ vậy?

Diệu Chi tức mình, đáp lại:

- Ta kiếm chị Mua có được không?

- Được chớ, chị cứ việc đi tìm chỉ đi, ở dưới bếp đó.

Nói xong, nó quay lưng đi, nhưng không quên liếc Diệu Chi một cái sắc lẻm. Diệu Chi lặng lẽ đi một mạch xuống bếp. Chị Mua đang xếp chén bát vào chạn, cô bé tiến lại kéo tay chị đi theo mình, chị ấy định nói gì đó, nhưng cô bé đã ra dấu, chị Mua đành im lặng đi theo cô lên phòng.

Ngồi yên xong, Diệu Chi mới rút lá thư đưa cho chị ấy xem và lên tiếng hỏi:

- Chị coi đi, có phải là cái ông cao cao hay đứng trước cửa nhà nhìn em đi học ngang qua phải hôn?

Chị giúp việc chăm chú đọc lá thư, rồi đưa lại cho cô gái:

- Ừ thì cậu ta đó, hôm qua lúc tui đút cơm cho bé Huyền thì cậu ngoắc lại, nhờ đưa thơ cho cô Hai.

- Có nên trả lời thư ổng hôn chị, bà nội và mẹ em mà biết chuyện thì cả hai chị em mình đều bị rầy, lại còn bị đòn hết trơn nữa đó.

Chị Mua nghĩ ngợi hồi lâu rồi mới nói:

- Do cô Hai hà, tui thấy cậu đó có vẻ hiền lành, thiệt thà, cậu ấy rất muốn làm bạn với cô. Tui cũng biết rõ là nếu bà nội hay mợ Năm hay chuyện thì tui bị la rầy dữ lắm, có khi còn bị cho nghỉ việc nữa, nhưng cậu Nam đã nhờ tui biết sao giờ cô!

- Mà ảnh là ai, từ đâu đến đây vậy chị, chị biết hôn?

- Nghe nói cậu là em út của chị Mỹ Lệ, mướn nhà ở đối diện nhà mình, chị em cậu Nam là người Gò Công lên đây lập nghiệp mấy năm rồi.

- Chị biết rành về “ổng” quá há, nhưng chị ơi, em sợ lắm luôn, bà nội và mẹ mà biết chuyện này thì em bị đòn đó.

Chị Mua hoảng hồn:

- Thiệt vậy sao, cô Hai lớn rồi mà?

- Đúng đó, mẹ em dữ đòn lắm, bà đánh bằng roi mây dài, bà nội có can cũng hổng kịp nữa, em ớn lắm.

- Vậy cô tính sao hả cô?

- Em cũng chưa biết sao, nhưng mà thấy anh ấy cũng tội.

Chị Mua định nói gì, nhưng nghĩ sao lại im re, cuối cùng chị đi ra khỏi phòng với vẻ băn khoăn. Còn lại Diệu Chi lần đầu tiên phải nghĩ ngợi trầm ngâm.

Cô gái nhỏ vừa ôm cặp đi ngang cánh cổng có giàn hoa tím thì nghe tiếng gọi nhỏ:

- Diệu Chi.

Cô ngước nhìn lên thấy một người thanh niên đứng đó, đưa tay ngoắc cô, miệng mỉm cười nói khẽ:

- Em đi học hả? Rồi đưa cho cô một gói kẹo nâu hồng, tặng em làm quen, đừng từ chối nha.

Diệu Chi hết hồn, vội ngó trước ngó sau, nói cám ơn, tay nhận kẹo rồi bước đi mau ra đứng đầu hẻm đợi xe, may sao vừa lúc ấy xe chở học sinh trờ tới, chú lơ từ trên xe nhảy xuống, tay đỡ lấy cái cặp của Chi, tay dắt cô bé bước lên bậc xe, đi vào chỗ ngồi xong, miệng la lớn:

- Chạy đi bác tài.

Đến trường, vào lớp rồi mà Diệu Chi vẫn còn bần thần vì chuyện gặp gỡ hồi sáng, thỉnh thoảng cô cứ rờ túi áo đầm, thăm chừng gói kẹo được tặng như sợ mất vậy. Nhỏ Hoàng Hạnh ngồi bên cạnh, thấy cô ngồi nghiêng qua lắc lại hoài, ngạc nhiên nên hỏi nhỏ:

- Diệu Chi à, hôm nay bạn sao thế hả?

Cô bé giật mình, liền đáp:

- Không, không có gì, rồi bất giác cho tay vào túi áo, đẩy gói kẹo vào sâu hơn, như sợ mất vậy.

Bỗng có tiếng soeur Jolie gọi Hoàng Hạnh lên trả bài, Diệu Chi vội ngồi ngay ngắn lại, lật tập ra chăm chỉ dò bài, và tiếp tục như thế trọn một ngày ở lớp học.

Tan học về, lúc đi qua cổng nhà ai, Diệu Chi bỗng giật mình vì thấy “người ta” đang đứng đó, nhìn em mỉm cười:

- Em đi học về mệt không?

Diệu Chi cười bối rối, dạ nhỏ. Nam chợt nói:

- Em đưa tay ra đây

Cô gái rụt rè xòe bàn tay, Nam liền đặt vào đó mảnh giấy. Chi hoảng vía, nhìn xung quanh, rồi nắm chặt tay lại, chạy vội vào nhà.

Vừa bước chân lên thềm, Chi đã thấy con bé Phương Chi đứng nhìn mình với đôi mắt “rất ư là tò mò” như đang muốn tìm hiểu một chuyện gì ở Diệu Chi, con bé thật là!

Biết vậy nên cô giả lơ, quay mặt nơi khác, lấy bình tĩnh bước vô nhà trước đôi mắt cú vọ vẫn đang tiếp tục theo dõi sau lưng. Vào đến “tổ ấm” quen thuộc, Diệu Chi thở phào nhẹ nhõm, mở cặp lấy mảnh giấy ra, mà lúc thoáng thấy bóng dáng Phương Chi xuất hiện, cô đã nhanh tay nhét vào cặp liền.

Hú hồn, hông thôi bị nó bắt tại trận mình thì khổ. Thôi để xem ảnh viết gì: “Trưa mai anh sẽ đón em lúc 11g trước cửa trường Anh Văn nghe”. Diệu Chi giật mình và ngạc nhiên hết sức vì hông biết sao mà Nam lại rõ là ngày mai mình đi học thêm môn Anglais chứ. Chẳc lại là chị Mua tiết lộ thông tin mật rồi đây. Chi nghĩ thầm: “Để tối nay mình hỏi chị ấy coi sao, không biết có đến hẹn với anh Nam được không đây”. Cô nhớ đến vẻ mặt của Phương Chi mà thở dài ngao ngán.

“Lại phải tìm chị Mua để vấn kế rồi”, Chi nhủ thầm. Cô gái rón rén đi nhẹ xuống bếp, tìm chị giúp việc để giúp cho chuyện trưa mai. Chị Mua đang ngồi cạnh bàn ăn, lột vỏ khoai mì để chuẩn bị mai nấu chè hay làm món gì đó. Diệu Chi nhón gót đi đến sau lưng chị “hù” một tiếng sát bên tai chị. Đang chăm chú lột khoai, chị giật nẩy mình, tay cầm dao nhọn liệng ngay xuống thau nước nghe cái keng, miệng nói tía lia, lịu lọ: “Ông bà, cô bác, cậu mợ, chú thím của tui” làm Chi bật cười khanh khách, chị người làm vội vàng quay lại phía cô, đưa tay lên môi ra dấu im lặng, nói nho nhỏ:

- Cô Hai làm tui hết hồn, có chuyện gì cô cũng phải cười nhẹ, nói khẽ thôi (tui bắt chước lời mợ Năm nói vậy).

Diệu Chi bưng miệng thôi cười, nói nhanh:

- Chị làm lẹ lên, rồi vô phòng em liền nghe, em chờ đó.

Chị Mua gật đầu hiểu ý, cô gái đi nhanh về phòng, ngồi chờ chị giúp việc dễ mến.

Không lâu sau, chị Mua đã có mặt, chỉ lập tức hỏi liền:

- Có chuyện gì mà cô Hai kêu tui lên đây gấp vậy?

Diệu Chi đưa mảnh giấy của Lê Nam viết cho chị Mua xem, nói nhỏ:

- Phải chị nói cho anh ấy biết là mai em đi học Anh văn hôn? Rồi làm sao đây “bà”, chị hại em rồi!

Chị Mua cười cười:

- Thì cô Hai cứ đến cuộc hẹn chớ sao?

Diệu Chi nhăn mặt, dậm chân:

- Chị chọc ghẹo em hoài, giờ hổng biết, chị làm sao thì làm à.

- Nói vậy chớ tại tui, để tui tính. Mai cô xin với mợ Năm cho tui đưa cô đi học, rước về thế cho cậu Ba Ninh An một bữa, tui sẽ rước trễ một chút, để cậu Nam đón cô, hai người có dịp trò chuyện với nhau, được hôn cô Hai, nhưng cũng phải mau mau lên chớ để bà nội hay mợ Năm biết chuyện này thì cô và tui ăn đòn mệt nghỉ đó.

- Em để chị tính sao tính nha, em thiệt sợ lắm luôn, hẹn hò kiểu vầy, đau tim chết được, hông có lần sau đâu nghe chị, chị gặp ảnh thì nói giùm em vậy nhe.

Trưa hôm sau, khi tan lớp ra đến cửa trường, Diệu Chi đã thấy Lê Nam đứng chờ ở bên kia đường từ bao giờ. Chi bỗng cảm thấy tim đập thình thịch, tay chân run rẩy, lạnh toát cả người. Thấy cô gái xuất hiện, Nam vội băng qua đường, tiến lại mỉm cười, nắm tay cô, xách lấy chiếc cặp của Chi, và nói khẽ:

- Sao tay em lạnh và ướt mồ hôi vậy?

Diệu Chi cố nhoẻn miệng cười đáp lại:

- Tự nhiên em thấy sợ quá đi, vừa nói vừa đưa mắt nhìn quanh.

Các học viên ra vào Trung tâm rất đông và nhộn nhịp, nhưng hình như không ai chú ý đến hai người trẻ tuổi đang đứng lựng khựng trước cổng trường. Lê Nam vội kéo Diệu Chi đi nhanh ra đường, ngoắc chiếc tắc xi vừa trờ tới, nói:

- Lên xe đi em, chúng mình không có nhiều thời gian đâu, lát nữa anh đưa em về lại trường để chị Mua đón về, đừng lo nghe.

(còn tiếp)

HOÀI LY

13 lợi ích bất ngờ

nếu ăn dưa chuột mỗi ngày

Thiên nhiên luôn ban cho con người những thứ đáng quý, nhưng không hề hiếm. Bạn có tin loại trái cây luôn có giá thành thấp và dễ mua lại lợi hại vô cùng không? Cùng tìm hiểu 13 công dụng thần kỳ của dưa chuột qua bài viết dưới đây.

Từ xa xưa, dưa chuột đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại thực phẩm kiêm dược phẩm hiệu quả. Ở một nước có khí hậu nóng bức như Ấn Độ, dưa chuột giúp cấp nước và giữ ẩm cho cơ thể người tiêu thụ. Tất nhiên, đây không phải lợi ích duy nhất mà loại quả này mang lại.

1. Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh thần kinh

Fisetin có trong dưa chuột đã được công nhận là có vai trò giúp sức khỏe não bộ tốt hơn. Ngoài ra, dưa chuột còn chứa phốt pho, có thể bổ sung chất này cho cơ thể. Nếu thiếu phốt pho, nguy cơ mắc các bệnh về nhận thức tăng cao gấp nhiều lần. Vì vậy, ăn dưa chuột chắc chắn sẽ giúp não bộ của bạn hoạt động mạnh mẽ và tập trung hơn.

2. Giảm cân nhanh chóng

Hàm lượng nước cao có trong dưa chuột giúp cơ thể đạt độ bão hòa nhanh, từ đó kiểm soát khẩu phần ăn. Dưa chuột là một loại trái cây không chứa chất béo và cực ít calo. Do đó, đây là một lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ ai cố gắng để có một cơ thể mơ ước.

3. Hạn chế nguy cơ mắc ung thư

Lại là fisetin - một flavonoid đã và đang thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu ung thư. Ngoài các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của flavonoid này, Fisetin có trong dưa chuột còn giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cụ thể.

4. Cải thiện vấn đề tiêu hóa

Dưa chuột chứa chất xơ và một lượng nước đáng kể, giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Các vitamin trong dưa chuột cũng góp phần không nhỏ làm tăng chức năng hệ tiêu hóa. Ăn một quả dưa chuột hàng ngày có thể giải quyết vấn đề liên quan đến nhu động ruột, từ đó cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

5. Cơ thể được “dưỡng ẩm” từ bên trong

95% dưa chuột là nước, do đó, việc tiêu thụ dưa chuột hàng ngày sẽ cải thiện tổng mức độ nước có trong cơ thể. Đây là một ảnh hưởng vô cùng tích cực. Nếu bạn là một người hay quên uống nước, hoặc cảm thấy nước thật vô vị, hãy thử thay thế bằng một quả dưa chuột xem sao.

6. Dưỡng da mềm mại, sáng mịn

Dưa chuột giúp cơ thể tăng độ ẩm, làm làn da ngậm nước. Hơn nữa, trong loại quả này còn chứa vitamin B như niacin và riboflavin, cùng với vitamin C và kẽm là những chìa khóa duy trì một làn da khỏe mạnh. Dưa chuột đồng thời cũng chưa axit caffeic, giúp chống kích ứng và viêm da. Các chất dinh dưỡng trong dưa chuột thậm chí còn có thể chống lại các dấu hiệu lão hóa da.

7. Cải thiện từng sợi tóc

Các vitamin B có trong dưa chuột rất có lợi cho sức khỏe của da đầu và tóc. Biotin, riboflavin, niacin, B5, B6 và C đều giúp tóc tăng trưởng nhanh chóng. Chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn rụng tóc và tóc bạc sớm.

8. Sức khỏe tim mạch được cải thiện

Dưa chuột chứa kali, magie và vitamin K. Ba dưỡng chất này vô cùng quan trọng, giúp hệ tim mạch hoạt động một cách trơn tru, đúng đắn. Vitamin K hoạt động như một yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu, và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Nồng độ magie và kali thấp hơn sẽ khiến huyết áp cao hơn. Nạp một lượng dưa chuột vừa đủ thường xuyên còn làm giảm mức cholesterol xấu.

9. Lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn

Dưa chuột chứa một loại các hợp chất phenolic, flavonoid và triterpen. Theo các nhà nghiên cứu, việc tăng lượng dưa chuột ăn vào rất có khả năng kiểm soát lượng đường cao trong máu.

10. Hỗ trợ phát triển xương

Dưa chuột chứa vitamin K và canxi, cả hai đều cần thiết cho một hệ xương chắc khỏe. Vitamin K đã được công nhận có khả năng làm giảm nguy cơ gãy xương, đồng thời cũng giúp xương hấp thụ canxi tốt hơn.

11. Phương pháp loại bỏ độc tố bổ mà rẻ

Nhiều người tin rằng dưa chuột có đặc tính giải độc tự nhiên. Nếu bạn thường xuyên ăn loại quả này, cơ thể sẽ đào thải những tạp chất và độc tố từ gan và ruột, cho bạn một sức khỏe tổng thể tốt hơn.

12. Cải thiện sức khỏe răng miệng

Dưa chuột có chứa molypden và fluoride, một sự kết hợp hoàn hảo để sửa chữa sâu răng. Hãm lượng canxi trong loại quả này cũng hỗ trợ men răng chắc khỏe hơn.

13. Cân bằng các loại hormone

Phốt pho là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Nó tác dụng với các tuyến nội tiết, điều chỉnh và giải phóng hooc môn. Dưa chuột chứa khoảng 4% lượng hormone mà người lớn nên nạp mỗi ngày.

Để tận dụng mọi lợi ích của dưa chuột, hãy cho nó vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn. Bạn có thể ăn như thường, trộn salad hoặc ép nước dưa chuột đều ổn. Lưu ý rằng, hãy chọn những quả dưa chuột tươi ngon và không chứa thuốc trừ sâu.

PHÙNG CHÍ TÂM st.

NHỮNG LINH HỒN

TRONG MƯA

M ưa rích rắc rỉ rả từ nửa đêm về sáng, cơn mưa dài được báo trước bởi bản tin thời tiết do ảnh hưởng cơn bão phía biển xa. Sáng mở mắt thấy một quầng sáng nhờ ngoài cửa sổ, bầu trời sạm sịt mang một gương mặt u ám buồn thảm. Một luồng không khí tê tê hiu hiu âm âm ải ải. Lười biếng cuộn mình trong tấm chăn ấm áp, thời tiết này khoái nhất là không phải đi đâu, nằm nhà ôm chú miu miu mũm mĩm mềm mại mà mơ mơ màng màng. Chà, biếng lười thêm chút nữa đã.

Có tiếng gì văng vẳng như tiếng trống ấy nhỉ? Thùm…thùm…thùm… Tiếng trống. Ba hồi một ba hồi một. Đúng là trống đám ma rồi. Tiếng kèn bát âm rõ dần, nghe não nùng ai oán thê lương quá đi thôi. Trời ơi! Mưa gió tỉ tê tê tái này mà còn tang tóc nữa thì chịu sao nổi hả trời? Ghé mắt ra cửa sổ chia sẻ tiễn đưa linh hồn người ra đi tí nhỉ. Một xe tiếp linh đi đầu, kế đến là xe các sư thầy, tiếng niệm kinh ê a kéo dài nửa như thở than thương tiếc nửa như từ ái vỗ về. Đến nữa là xe kèn trống. Âm thanh đã thật rõ càng tăng thêm nỗi bi ai. Thường khi đi đường mà bỗng gặp một đám ma. Cứ linh đinh ngao ngát, người đã khuất kia là ai, còn trẻ hay đã già, vì sao mà đã chết, cả cuộc đời hỉ nộ ái ố thế nào, ra đi còn để lại được những gì…??? Rồi cứ nghe mình cảm hoài một niềm thương. Cho dù thế nào, thì một cuộc đời khi kết thúc vẫn luôn là sự tiếc nhớ. Ít nhiều gì đó trong suốt cuộc hành trình đi qua miền nhân gian bao vật vã kiếp phù sinh này, họ cũng để lại một chút thương vay tình đời cho ai đó, họ cũng để lại được chút mơ hồ bóng dáng thân thương cho ai đó. Và khi một người nhắm mắt sẽ có những con tim vỡ tan đắng đót. Một đời bạc tóc những bôn ba, cuối cùng còn lại tro tiền giấy bay.

Cái gì kia? Mình còn mơ ngủ à? Không, không phải rõ là thật mà. Một… hai… ba… bốn… Bốn cái xe đòn. Có nghĩa… Tốc ra khỏi giường, chụp vội cái áo mưa, quên, chìa khóa cổng nữa. Không phải chỉ một mình mình. Dưới những sợi mưa đan chéo, những tốp người lố nhố bàn tán. Đám ma có bốn cỗ quan tài vẫn lừ lừ trôi đi trôi đi. Dòng người đi xe máy sau đám tang như có cùng một hình trạng. Lụp xụp trong áo mưa, người cầm lái thì mặt như vô hồn bất động, người ngồi sau gần như cúi gục mặt xuống, hoặc úp vào lưng người ngồi trước. Lẫn vào đám đông nghe chuyện. Trời ơi trời!!! Cuộc đời này không thiếu những thảm cảnh. Trong đó có một số thảm cảnh xảy ra chỉ vì một khoảnh khắc thiếu kiểm soát thiếu lý trí và thiếu cả lương tri của một hay vài người.

Một câu chuyện hãi hùng được dựng lại một cách chắp nối. Bần hàn túng bấn không chỉ vì thiếu phương tiện điều kiện làm ăn, có ít vốn mà chịu khó lao động làm thuê làm mướn dành dụm vun đắp thì cũng chẳng đến nỗi nào với một nhà bốn, năm miệng ăn lớn nhỏ. Cái nhà ván lợp tôn sơ sài cũng tạm gọi là chỗ vào ra tùng tiệm... Giá kể như chồng đi làm vợ đi làm, ngày ngày tom góp cũng dư dả gạo nước. Vài loại rau thay đổi trên mảnh vườn nho nhỏ cũng bớt phần chợ búa. Vợ chồng con cái quây quần cá mắm cũng ngon. Cái nhà dù bé mà có tiếng cười cũng thấy cái nhà đang sống. Trăm cái nợ tội đổ tại ông Trời. Không đổ tại ông ấy thì biết đổ vào ai bây giờ. Cuộc đời một người đàn bà lam lũ tất tả đương nhiên không phải là sự mơ ước của các cô gái trẻ trước ngưỡng cửa hôn nhân. Nhưng nào ai biết được cái ngày mai nó là thế nào. Ngày đi lấy chồng cũng phấn son mũ áo, cũng đôi bên rôm rả chúc tụng, cũng đong đầy trong mắt trên môi những ngày nồng nàn iu ấp. Ai hay, thuyền con rời bến chưa đầy con nước đã chòng chành nghiêng ngả tay chèo. Gã đàn ông bẻm mép mơn trớn ngày nào dàn hiện nguyên hình là con ma lười, không chỉ ma lười mà còn là ma men ma cờ bạc. Đứa con đầu lòng đã sớm rơi vào cảnh thiếu sữa thiếu hơi mẹ. Ai đã nói câu “Cờ vào tay thì phải phất”. Không phất thì ai phất cho. Đành gạt bỏ bao cái mộng mơ xuân sắc vào góc tủ, lăn lưng ra mà gánh gồng. Xoay xỏa đắp đổi cũng tàm tạm cơm ngày hai bữa. Dù bố có không ra bố thì con nó cũng được mang cái tiếng là có bố, thôi thì có bao cay chua mặn đắng gì cũng nuốt ngược cả vào lòng. Loay hoay dăm bảy năm lại tòi ra đứa nữa. Mẹ già ở quê sốt ruột thương con xót cháu, lọ mọ vào chăm nom hôm sớm. Chẳng hiếm chi cái cảnh mẹ con bà cháu thút thít sau bếp. Mẹ nó còn phải cong lưng chịu đòn kia, bà ấp cháu cháu níu bà, mày đừng lên nó đánh chết. Có sắm sanh đôi chút gọi là thì mắt trước mắt sau nó chuồn ra cửa. Riết rồi không dám có cái gì gọi là ra dáng ra vẻ cho con cái khỏi tủi thân. Chắt bóp đồng to đồng nhỏ giấu ngược giấu xuôi. Không giấu lấy gì mà ăn, mà lụi hụi cho con cái chữ. Người ta khuyên bảo cũng nhiều xúi giục cũng nhiều nhưng lòng chẳng nỡ. Cho dù chỉ nợ chứ chẳng còn duyên, nhưng ráng mà gắng gỏi cho con nó qua cái tuổi ấu thơ, cũng cứ thầm nuôi hy vọng biết đâu một ngày mai sẽ khác. Đúng là khác, nhưng chẳng phải khác như vẫn chừng mong đợi. Mà là cái khác oan khốc đến rợn người khi những con ma nó chồm lên át nốt phần người cuối cùng. Mâm cơm tối mới vừa bưng ra. Mẹ con bà cháu còn đang rối rít gọi nhau. Lừng lững một bóng ma tóc tai bờm xờm áo quần luộm xuộm. Tiền. Tiền đâu đưa ngay cho tao. Đưa ngay không thì tao giết, giết tất. Tôi không có tiền, một đồng cũng không có, còn nợ đầu trên xóm dưới kia. Ông muốn giết thì giết, tôi cũng chẳng thiết sống nữa rồi, không vì con cái thi tôi đã chết quách cho ông vừa lòng khỏi hành khỏi hạ cái thân tôi. A mày láo… mày láo à… tao cho chết… Mâm cơm tung tóe chén bát ngổn ngang. Con dao trên vách rút đánh s oạt. Một nhát hai nhát năm bảy đến vài chục nhát chả còn thấy đâu vào đâu nữa. Một khoảnh khắc lóe ngang cơn say máu khiến hai con mắt trợn trừng nhìn thảm cảnh dưới chân mình, nhát dao cuối cùng xuyên thẳng từ bụng ra lưng. Bà mẹ vợ đổ quỵ ngay cửa bếp, miệng ú ớ kêu cứu không ra hơi. Và hàng xóm chỉ biết chuyện khi con bé tám tuổi người đầy máu lết được qua cửa nhà bên rồi ngất lịm. Con bé được đưa đi cấp cứu với mấy nhát dao trên cơ thể nhưng không chí mạng. Đứa bé còn sống sót ấy, phải quấn lên đầu đến mấy cái khăn tang, và ngày sau của nó…?

Trời ơi trời! Không tận mắt nhưng cũng đủ hình dung ra một quang cảnh rùng rợn tàn đến khốc. Hàng ngày hàng ngày, qua cái khối vuông của màn ảnh nhỏ, qua những trang tin báo đã nhan nhản những nguyên cớ gây nên bao cái chết đau thương, Những nguyên cớ tưởng chừng như không có gì là chuyện chứ chưa nói đến mức độ lấy mạng người. Vậy mà những điều tương tự vẫn xảy ra. Xảy ra như vô thức, xảy ra như tự nhiên, xảy ra một cách nhanh chóng vội vàng. Phải chăng con người ngày nay đang dần trở ngược cái thời hồng hoang? Phải mất đến bao triệu triệu năm tiến hóa bây giờ sao lại tụt lùi thế này. Có cái gì để lý giải được không? Có. Chắc chắn phải có. Không có thì đã không ra thế. Nhưng đó là cái gì? Cứ ngỡ cái điểm then chốt ấy phải lần gỡ từng mối phức tạp lắm, nhưng không đâu, nó lại hiện ra thật đơn giản thật rõ ràng. Rằng bởi con người ngày nay luôn cắm đầu lao theo nhưng cái đích vật chất. Muốn có nhanh có nhiều và trong thời gian ngắn nhất. Người ta đẻ ra bao nhiêu là mưu chước thủ đoạn, bao nhiêu là ma mãnh lật lường, nhìn vào đâu cũng thấy sự gian ngoa, nhìn vào đâu cũng chường ra một bộ mặt giả trá. Và tự bao giờ? Niềm tin mất, tình cảm mất, lương tri mất. Chỉ còn lại những bước chân gấp gáp, nhưng đôi mắt láo liên, những cái miệng liến thoắng. Chiếc kia đồng hồ như cũng bị vặn nhanh hơn. Giá trị một con người một đời sống được trải ra bằng cái chiếu phù hoa. Sự rộng hẹp của chiếc chiếu ấy là động cơ dồn đuổi cho con người tìm mọi cách để nới rộng phạm vi. Thì còn đâu khoảng lặng cho con người suy ngẫm cân đo, còn đâu là cơ hội để người ta tô đắp kẻ vẽ nên một bức tượng NGƯỜI lộng lẫy. Chả cứ gì những nơi vùng quê heo hút còn tuềnh toàng lạc hậu, mà cả những nhà cao xóm nhỏ chốn đô thành giờ như đều có chung một căn bệnh: Bệnh sốt ruột. Để rồi sẽ còn, còn nhiều những tang thương cuộc người bày ra khắp nẻo. Để rồi những trái tim “ngây ngô yết ớt” chỉ biết buốt nhói vô phương. Ngày mai ơi! Con người liệu còn có ra Người?

Cơn mưa rơi nặng hạt, đoàn người như trôi đi trôi đi trong màn mưa trắng, xiêu vẹo, vênh vao, tơi tả. Chập chờn như một thứ ảo giác, dường như có những dáng hình vất vưởng liêu phiêu chới với… Vẫn biết con người chỉ một lần sống và một lần chết, nhưng sống như thế và chết như thế thì cay nghiệt quá. Bất chợt muốn thét lên một tiếng nhưng cổ họng như tắc lại như hụt hơi. Có ai không? Hét phụ tôi với “LÀM ƠN TRẦM TĨNH MỘT CHÚT ĐI”.

ĐÀM LAN

BẢN SAO PHIỀN MUỘN

Ba về. Thằng Huy em tôi vồ vập hơn cả. Nó xoắn lấy ba như cuộn chỉ ôm chặt chỗ tựa. Huy sà vào lòng ba nũng nịu. Nhưng, vài phút sau đã chán, thản nhiên chạy đi chơi với lũ bạn hàng xóm. Ngoại tôi bỏ nét mặt hầm hừ một thoáng, bà hé cười:

- À, ba bầy trẻ về rồi à!

Xong, bà trở lại trạng thái trầm tư, lạnh lùng. Bà lảng ra nhà sau, tiếp tục công việc hàng ngày.

Mẹ tôi làm ra vẻ xa lạ nhất. Mẹ còn giận ba. Ông đã bỏ bà để theo vợ bé. Bây giờ, bỗng dưng ông trở lại. Làm sao mẹ chẳng buồn, chẳng giận. Bà dọn hàng ra chợ sớm hơn và ở đến tối mịt mới quay về. Không kịp ăn cơm, uống nước, bà vội chui vào mùng... nằm khóc.

Có lẽ tôi mới là người mừng nhất nhà. Tôi quẩn quanh ba, hỏi han đủ chuyện. Tôi rót trà, dọn cơm... tất tả chạy ra sau vườn, tót lên cây mận, hái một chùm quả ngon nhất đem vào nhà cho ba tráng miệng. Nhưng, ba chỉ thoáng nhìn tôi, lạnh lùng bảo không ăn.

Tôi hơi choáng người nhưng vội tự an ủi mình: Ba buồn, ba thẹn... Mọi người quanh ba đang rất gần cũng rất xa. Lớp băng đóng trong tim mẹ lại vậy dễ gì tan ra nhanh chóng. Nó đã làm tê đi cảm xúc yêu thương, làm nhói buốt hơi thở và đau xót dai dẳng, không chừng sẽ kéo dài mãi.

Nghĩ thế, tôi cảm thấy yên tâm.

Cũng con đường cũ, hôm nay bỗng dưng khác lạ. Bầu trời cao vời vợi, mênh mông. Hàng cây hai bên đường trang nghiêm, ve vẩy những nhánh lá non tơ như đón chào tôi. Không có chiếc lá bàng nào úa vàng rơi rụng. Tôi nhón gót chạm nhẹ vào đọt lá non tươi mơn mởn rồi thì thầm “Bàng ơi, ba mình về rồi! Mừng không?” Im lặng! Tôi gật đầu với nó “Ừ, mình hiểu! Các bạn mừng chứ gì! Thôi, chào nhé, mình phải đến trường đây!”

Vừa tới lớp, mình reo toáng lên:

- Các bạn ơi! Ba mình về rồi!

Mấy cái miệng đang nhai bánh ngừng bặt, há hốc. Vài cái đầu lú lên từ dưới gầm bàn. Tay quơ chổi, trợn mắt thét lên một câu chẳng ăn nhập gì:

- Khôn hả! Tới trực nhật mà không quét lớp hả? Tụi nầy sẽ méc cô chủ nhiệm cho xem.

Thì ra vậy, tôi vui vẻ giành lấy cây chổi vừa quơ bên nầy một cái, vừa quơ bên kia một nhát vừa kể lể:

- Các bạn nè, ba mình về rồi, ba mình mới ăn cơm xong...

Có tiếng cười khúc khích:

- Có xỉa răng hông vậy?

Tôi cũng cười:

- Tất nhiên là có rồi! Các bạn mừng không?

Mấy cặp mắt nhìn nhau nheo nheo

- Có chứ, mừng chứ sao không.

Chợt thấy Lan ngồi im, tôi hỏi:

- Mầy sao vậy Lan?

Lắc đầu, nói hỏi giọng buồn thiu:

- Bác về luôn hay lại đi?

Đứa bạn thân nhất đã cướp mất niềm vui mong manh của tôi bằng câu hỏi đầy thực tế. Tôi lặng người, hụt hẫng! Làm sao biết được chuyện người lớn. Ở hay đi? Chỉ có ba và mẹ mới rõ. Liệu mẹ có rộng lòng bao dung, tha thứ cho ba và có ai dám chắc ba thực sự muốn về với gia đình! Biết mình nói hớ, Lan vội giả lả:

- Chắc bà vợ bé bỏ ba mầy rồi, thế nào ông ấy cũng ở nhà luôn.

Có cái gì nghèn nghẹn dâng lên ở cổ. Tôi phải dùng hết sức để nuốt nó xuống, giữ lại trong lòng. Nhưng tôi bất lực, đành phải thét lên, uất ức:

- Không, ba tao bỏ bà vợ bé thì có!

Rồi òa khóc. Suốt buổi học, tôi chẳng tiếp thu được gì. Tôi chờ tiếng trống tan trường để trở về nhà. Nơi đó, ba có thể đang ngồi trầm ngâm bên cửa sổ, lơ đễnh ngắm bóng mây trôi. Hoặc ông đã đi rồi. Mọi vật sẽ vẫn như bình thường... trừ con người. Bấy giờ, mỗi người mang thêm một nỗi chua xót, day dứt khó nguôi. Rồi phải mất một thời gian dài. Ít nhất cũng bằng lần ra đi trước của ba đến bây giờ.

Ngày ấy, tôi còn bé lắm. Dù vậy, tôi vẫn còn nhớ như in chuyện cũ. Có lẽ tôi là “vai chánh” của sự đổ vỡ ấy. Theo ba, tôi là đứa “con hoang”. Ông lấy lý do hết sức đơn giản là tôi chẳng giống ông tí nào. Khuôn mặt ba chữ điền thế kia, còn tôi, thoáng nhìn cũng nhận ra một hình tam giác. Đôi mắt ba lồ lộ lá răm. Mắt tôi lại tròn xoe như hột nhãn. Đã vậy còn ngơ ngác. Ba bảo điều này chứng tỏ tôi ngốc nghếch, đần độn. Ba quan niệm rằng chỉ cần nhìn màu da cũng rõ thật hư. Ba trắng như cục bột, còn tôi sao ngăm ngăm?

Mẹ tôi hầu như nổi điên. Bà gào lên những âm thanh ghê rợn, tiếng rú của một con dã thú bị thương! Và, khóc! Khóc mãi! Mẹ nằm liệt trong buồng, để mặc bà ngoại giận dữ. Bà ngoại tôi một tay chống hông. Một tay chỉ vào mặt ba, gằn từng tiếng:

- Mày là thằng vô liêm sĩ! Mày đã hết thương con tao nên bày trò “ví dầu tình bậu muốn thôi, bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra” phải không?

Con Thư có phải con mày hay không tự lương tâm mày phải biết. Tại sao mãi tới bây giờ mày mới nói chứ?

Ba cũng gầm lên:

- Tôi chịu hết nổi rồi!

- Mày đừng vu khống! Đồ hèn mạt! Ra khỏi nhà tao ngay!

Nào là quần áo, giày dép của ba bay vèo ra cửa theo đà tay ném của bà. Ba hầm hầm vào nhà. Ông mở cái rương to ra, dồn đầy ứ đồ đạc rồi xách nó quày quả ra cửa. Tôi và Huy gào khóc đuổi theo. Ba dừng lại, cúi xuống ôm Huy vào lòng, hôn lên tóc nó. Chợt thấy tôi đang ghì lấy chân mình, ba đùng đùng nổi giận, xô bật tôi ra rồi thuận chân đá một cái như trời giáng vào lưng tôi. Tôi té sấp xuống, lăn ra bất tỉnh. Từ đó, ba biến mất đến giờ. Mỗi lần sờ vào vết sẹo trên trán, tôi nhớ ba. Đó là dấu vết ông để lại cho tôi làm kỷ niệm. Tôi té đập đầu vào gốc cây, tét một mảng da đầu khá lớn. Ngoại thường bảo lớn lên tôi sẽ khùng. Bác sĩ chẩn đoán rõ ràng, tôi bị chấn thương não. Nhưng bất hạnh làm sao! Tôi vẫn bình thường mà còn nhớ dai, nhất là những chuyện đáng lẽ không nên nhớ.

Tôi không sao quên được hai tiếng “con hoang”. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi như một vết nhơ không gì tẩy rửa nổi. Tôi thắc mắc mãi về nó.

Tôi thắc mắc mãi về nó. Dù vậy, tôi không dám hỏi mẹ, vì mỗi lần nhắc tới, mẹ khóc, bỏ ăn, không ngủ. Hỏi bà, đôi khi bà tát cho một cái nên thân. Nhưng rồi dịp may cũng tới. Năm học lớp bốn, biết cô chủ nhiệm mình rất hiền, tôi liền hỏi cô:

- Thưa cô, con hoang là sao hả cô?

Cô tròn mắt nhìn tôi hồi lâu rồi ngập ngừng:

- Sao em lại hỏi thế?

- Ba bảo em là con hoang.

Tôi kể lại chuyện cũ cho cô nghe, bỗng dưng cô ôm chầm lấy tôi rồi òa khóc. Khi đã bớt xúc động, cô bảo:

- Không phải vậy đâu. Con hoang là người không cha, không mẹ, sống vất vưởng đầu đường xó chợ. Em có cha mẹ hẳn hoi kia mà, có lẽ... vì đang giận, ba em nói vậy thôi. Em đừng buồn. Như cô đây mới là... con hoang. Ba mẹ cô đều đã qua đời từ lúc cô còn bé. Cô sống lang thang dọc hè phố, lề đường, cho tới lúc cô gặp một người tốt, đưa cô vào cô nhi viện.

Cô lau nước mắt cho tôi rồi âu yếm bảo:

- Đừng bao giờ nhớ tới điều đó nữa nghe không? Em còn sung sướng hơn biết bao người khác. Hãy ráng học cho bà và mẹ vui. Tin cô đi, rồi sẽ có một ngày ba em quay về.

Tôi tin cô. Tôi không còn thắc mắc mà yên tâm học hành. Và, điều cô đoán đã đúng. Ba quay về rồi. Dù hơi muộn. Năm năm qua. Năm năm đủ để nỗi đau lắng đọng. Lòng người yên tĩnh tựa mặt nước hồ thu. Năm năm đủ để tôi lớn lên để hiểu rõ nỗi oan của mẹ và thương xót mình. Một tấm bia đỡ đạn, một cái cớ để tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đôi khi, tôi thầm ghen với Huy, em trai tôi. Tại sao ba không chọn nó mà lại là tôi? Tại sao ba lại có thể dắt hai đứa con vào quán mà chỉ gọi có một ly sữa nóng. Ông âu yếm đút từng muỗng sữa cho Huy để mặc tôi thèm thuồng, ngó miệng. Vì còn quá nhỏ, không biết dằn nén, tôi van xin: “Cho con uống với!” Ngập ngừng giây lâu, ba rót sữa ra chiếc dĩa đùng để lót ly rồi đưa cho tôi và tôi đã liếm sạch cái dĩa như một con chó. Tôi sẽ chẳng để ý đến điều ấy nếu sau đó ba không mắng: “Đồ ham ăn, hốt uống như chó!”

Bây giờ, tất cả mọi chuyện bỗng dưng cựa mình, ngọ nguậy trong tôi. Tôi vừa đớn đau vừa sung sướng. Tôi vui vì mình là vai chính. Tôi sẽ sẵn sàng làm bộ quên. Vì tôi rất yêu... mẹ. Năm năm rồi mẹ sống như một cái máy. Sáng ra chợ bán buôn, tối quay về. Đơn điệu, buồn tẻ. Hôm nào tôi hay Huy được điểm cao, mẹ vui hơn một chút. Mẹ đưa hai đứa đi ăn kem rồi lại về. Thế thôi! Cuộc đời mẹ tựa triều nước trăm năm quẩn quanh bến cũ. Tôi muốn mình trở thành người lái con thuyền cặp bến xưa, đem ba về với mẹ. Ôi, tôi sẽ hạnh phúc biết bao trong niềm vui của mẹ.

Nhưng khi về tới nhà thì ba đã đi rồi. Lần này, Huy lại là “vai chánh” trong chuyện đổ vỡ. Ba không bảo nó là con hoang nhưng hành động của ông gián tiếp bảo rằng không muốn có Huy trên cõi đời này. Ông đã chối từ nó. Ba đánh lừa bà mượn khai sinh của Huy xem rồi cất luôn. Trước khi đi, ba còn tàn nhẫn nói rõ ý định, ông cần tờ khai sinh ấy. Đứa con riêng của vợ bé ông sẽ dùng cái khai sinh này để đi học.

Tội nghiệp ba! Có lẽ vì thiếu hiểu biết nên ba ngỡ điều đó sẽ dễ dàng. Làm sao ba có thể đánh lừa được công lý, pháp luật! Đâu phải muốn người này trở thành người kia mà chỉ đơn giản như thế. Làm gì có chuyện ba muốn nhìn nhận hay từ bỏ một đứa con thì mọi người phải chấp nhận.

Tội nghiệp ba! Ông không sao hiểu được rằng kể từ nay ông đã tự xóa tên mình trong cuộc đời chúng tôi. Vĩnh viễn rời khỏi lòng những người mà ông đã đặt tên: một người đàn bà “trắc nết”, một đứa “con hoang” và một đứa là “bản sao phiền muộn”.

Tội nghiệp ba! Ba nào biết, ba đã tự kết liễu mình. Ông đã chết!

Nguyễn Thị Mây

MỤC LỤC

Vài chi tiết về kỳ họp ngày 10.8.2019 ... Vũ Thư Hữu . 01

Vài chi tiết về một tân quý thư mới có .... Vũ Anh Tuấn . 05

Những suy nghĩ vẩn vơ (tập 2 - tt) .... Lm. Giuse Ng.H.Triết . 07

Thế nào là cầu Phật Tâm ... Tâm Nguyện . 12

Về đôi câu đối của Tam nguyên Vũ Phạm Hàm ở

Đền Kiếp Bạc & Đền thờ Trần Hưng Đạo-Saigòn ... Phạm Vũ . 23

Ao Bà Om cạn nước… ......... Nguyễn Văn Sâm .. 31

Tôi đã đứng trên ngưỡng cửa của cái chết .... Đào Minh Diệu Xuân st. .. 37

Những bức thư pháp dài nhất VN. ... Hà Mạnh Đoàn .. 42

Tổng quan Di sản văn hóa Bắc Giang .... Bùi Đẹp st. .. 50

Amarsana Ulzưtuev ...... Thúy Toàn .. 54

Cuộc tắm voi (thơ Amarsana Ulzưtuev) ...Thúy Toàn dịch .. 55

Nhà thơ (thơ Amarsana Ulzưtuev) ...... Thúy Toàn dịch .. 56

Day dứt (thơ) ................... Đàm Lan . 5 7

Thôi đừng mưa (thơ) .......... Phạm Thị Minh-Hưng .. 5 8

Ngày mai vẫn chưa muộn (thơ) .... Ngàn Phương .. 5 9

Một người bạn (thơ) ............ Quan Thúy Mai . 60

Say thơ (thơ - bài xướng ) ........ Vũ Thùy Hương . 6 1

Tự tình cùng Thu (thơ) ......... Vũ Thùy Hương . 6 2

Một mình - Ly biệt (thơ) ..... Huỳnh Thiên Kim Bội .. 63

Chiều nghe bão rớt (thơ) ............ Hoài Ly .. 64

Tình quê - Đợi (thơ) ....... Quang Bỉnh .. 6 5

Núi mùa Thu - Về Nam phương (thơ) .......... Lang Nguyên .. 6 6

Nhớ Lang Nguyên (thơ) ....... Thanh Châu .. 6 7

Nắng vàng dưới mưa (thơ) .......... Lê Nguyên .. 6 8

Hạnh tu (thơ) ............. Phước Hải .. 6 9

Ngày đó đôi mình (thơ) ............ Thanh Phong .. 7 0

Hãy điểm mặt chỉ tên - Biết rồi (thơ) ........... Lê Minh Chử .. 71

Ngày mai (thơ) ............. Lam Trần .. 72

Chuyện tình Nguyên Thủy (thơ) ....... Nguyên Lê .. 74

Khóc bạn Thúc Mừng (thơ) ...... Vũ Đình Huy .. 7 6

Mourning for my friend Thuc Mung (thơ) .... Vũ Anh Tuấn dịch .. 76

Chiều quê (thơ) .............. Vũ Đình Huy .. 7 7

Evening in the countryside (thơ) .......... Vũ Anh Tuấn dịch .. 77

Vẻ đẹp của cơn giận .......... Hoàng Kim Thư st .. 7 8

Đồng hương ................... Lam Trần .. 84

Trách nhiệm .............. Phạm Hi ếu Nghĩa . 86

Một đời lận đận “Đo rồi đếm…” .... Đỗ Thiên Thư st. .. 94

10 điều suy ngẫm .............. Lệ Ngọc st. 101

9 điều cần học khi tức giận ........... Kim Sơn st. 104

Những bài học đầu đời dành cho con ...... Hoàng Chúc st. 105

Vài bài thuốc rẻ tiền nhưng hiệu quả ....... Tâm Nguyện 106

Lúc còn thơ ngây (tt - kỳ 2) ........... Hoài Ly 111

13 lợi ích bất ngờ nếu ăn dưa chuột mỗi ngày . Phùng Chí Tâm st. 118

Những linh hồn trong mưa ......... Đàm Lan 121

Bản sao phiền muộn ....... Nguyễn Thị Mây 126


|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế