VÀI CHI TIẾT VỀ CUỘC HỌP NGÀY 12 / 03 /2022 CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY Đây là cuộc họp đầu năm, nhưng muộn một tháng, vì kỳ họp đúng vào đầu năm lại chỉ mới là ngay 12 Tết, nên các thành viên được dành thời gian để thoải mái tận hưởng cái Tết, hơn nữa, do tình hình dịch bệnh nên chuyện họp và không họp trở thành hơi bình thường. Gần nửa tiếng trước giờ khai mạc số thành viên mới có 6 người, nhưng không sao có mấy người thì họp mấy người vì, với CLB Sách Xưa và Nay, thì không có chuyện buồn và không vui, và thất bại. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, chì trong vòng trên 10 phút đã đến thêm được 8. 9 người, và thế là … vui vẫn là vui! Như thường lệ, để mở đầu phiên họp, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai tân quý thư ông mới có. Và hôm nay cả hai cuốn đều bằng tiếng Việt. Cuốn đầu là một cuốn sách được đóng khá đẹp khổ 13 x 19, dày 239 trang mang tựa để là Tôi là Mẹ của nhả văn Lê Văn Trương do nhà xb Mây Hồ ng in năm 1977. Dịch giả Vũ Anh Tuấn lúc đó là Đại Diện Thương Mại cho hàng Nhật Ishikawajima Heavy Industries , có văn phòng ở số 13 đường Trần Hưng Đạo, là nơi mỗi chiều nhà văn Lê Văn Trương, và người đệ từ chột mắt của ông tên là Tân Hiến về qua khi đi về con hẻm ở đường Bùi Viện. Là độc giả đọc ông khá nhiều, dịch giả Vũ Anh Tuấn. lúc đó mới 29 tuổi rất thích ông, và nhiều buổi chiều năm 1962 khi ông về qua đã mời ông ghé Văn Phòng chơi. Dịch giả Vũ Anh Tuấn rất mê hai cuốn truyện của ông đăng làm phụ bản tờ Phổ Thông thời tiền chiến là Quê Hương và Tuổi Trẻ, và Ông Thằng Việt nên hai người khá thân thích. Nhưng chỉ được hơn một năm thì dịch giả Vũ Anh Tuấn bị động viên vào khóa 16 Thủ Đức và năm sau đó thì nhà văn Lê Văn Trương cũng qua đời. Nay gặp lại một tác phầm mà nhà văn Lê Văn Trương chủ yếu viết về Tắm Lòng Người Mẹ, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã đễ dàng bỏ ra 500 đô Mít (Annamese dollar) để ẵm về một cách vui thích. Cuốn này thời tiền chiến được in trong hai số Phổ Thông bàn nguyệt san 43 và 44, và nay được nhà Mây Hồng tái bản. Cuốn thứ nhì là một Tuyển Tập Thơ khổ 15 x 21, bìa cứng dày 995 trang, chứa đựng các bài thơ của 262 nhà thơ, trong đó có nhà thơ Trần Lữ Vũ là bạn của dịch giả Vũ Anh Tuấn đã tặng ông. Đây là một dạng sách thơ in chung, nhiều ít các nhà thơ in chung sẽ tùy theo số bài của mình m à chung nhau trả tiền. Có cuốn Sách đẹp thật nhưng dịch giả Vũ Anh Tuấn không thích lắm vì trong số 262 nhà thơ ông chỉ quen có trên 10 người còn các vị khác thì đều là… lạ hoắc. Hai cuốn sách sau khi được giới thiệu được một số thành viên chuyền tay nhau xem một cách thích thú. Dịch giả Vũ Anh Tuấn nói xong, thành viên Phạm Vũ lên nói về ngày Valentine Đen và Trắng. Anh Phạm Vũ nói xong, Kim Thư lên ngâm bài thơ “Trọn niềm vui”của Tâm Nguyện in trong tập thơ Mây Bạc của các thành viên CLB Sách Xưa và Nay được in vài năm trước. Kim Thư ngâm thơ xong, anh Thái Sơn lên hát tặng các thành viên bài “Tình nồng cháy”. Tiếp lời anh Thái Sơn, anh Kim Long lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Phúc Họa” và hát tặng các thành viên bài “Hồng Ngự mang tên Em”. Sau anh Kim Long, Hoài Ly lên chúc Tết các thành viên và ngâm tặng bài thơ “Mùa Xuân”. Hoài Ly ngâm thơ xong, Tuyết lên nói về câu nói vui “Ngày mai ăn khỏi phải trả tiền” và hát tặng các thành viên bài “Kỷ vật cho Em” của Phạm Duy. Tuyết hát xong, một người khách mới là cháu Dung, thuộc một CLB cũng thường họp ở Tân Sa Châu, NÊN ĐẾN LẦM CHỖ, lên nói xin lỗi việc cháu đi nhầm chỗ. Tiếp lời cháu Dung, Quan Thùy Mai lên đọc tặng các thành viên bài thơ “Cây Mai của tôi”. Sau Quan Thúy Mai, anh Quang Bỉnh lên ngâm tặng các thành viên hai bài thơ “Quê Hương mến yêu” và “Quê nhà” luôn và hát một bài ca cổ. Anh Quang Bỉnh hát xong, Thùy Hương lên giao lưu bài thơ “Ước Chi Mây Tan” và một bài khác. Tiếp lời Thùy Hương, Kim Sơn lên hát một bài về dịch Covid, và cuối cùng anh Hùng lên dặn dò các thành viên về sức khỏe và phòng Covid. Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 10, và các thành viên vui vẻ ra về hẹn ngày tái ngộ trong niềm hân hoan. Vũ Thư Hữu
VÀI CHI TIẾT VÀ ĐỀ NGHỊ VUI VUI LIÊN QUAN TỚI BỘ HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH CỦA TÔI Chắc quý thân hữu còn nhớ mới đây tôi có đưa lên trang Facebook bản Mục Lục cuốn Hồi ký 60 năm chơi sách của tôi. Tuy Mục Lục này có từ lâu, nhưng vì nhằm mục đích giúp một bà bạn tôi là một người nghiên cứu sử học thời Pháp thuộc hiện sống tại Pháp, tôi đã, trong 15 năm nay chỉ chú tâm tới việc dịch mục lục một số cuốn sách các tác giả Pháp viết về thời Pháp thuộc. Thực ra bà bạn còn yêu cầu tôi làm giúp toát yếu, nhưng điều này tôi không làm được vì cũng còn rất nhiều việc tôi cần làm cho chính tôi. Thoáng một cái 15 năm đã trôi qua, Bản Tin của CLB Sách Xưa và Nay của tôi cũng đã tới số 180 tức là đúng 15 năm, và số bài viết nói trên nếu cho in chung thì cũng đạt số 3,4 trăm trang. Bà bạn tôi năm nay mới 74 cái Xuân hồng (vì bà luôn cười tươi như hoa) nên rất còn hăng say làm việc. Bà vừa điện về báo tin là bà và nhóm bạn bà rất mến tôi và muốn tặng tôi một MÓN QUÀ CUỐI ĐỜI, và đấy là nhóm của bà muốn gom các bài viết (liên quan tới một số sách các tác giả Đông Dương viết về thời Pháp thuộc) nằm ở trong trang mạng cá nhân Sachvatranh.com của tôi, sau khi đã sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian thích hợp (sự việc nào trước, sự việc nào sau) để làm một bộ sách thuộc dạng tham khảo, và đương nhiên là ký tên tôi trên cuốn sách đó. Họ không quan tâm tới việc lúc nào tôi in được bộ Hồi Ký 60 năm chơi sách của tôi, và họ nói rằng khi in được bộ Hồi Ký đó thì những bài nơi chương 6 vẫn còn nguyên, chứ đâu có chết anh tây nào! Bà bạn cho hay là họ chỉ cần tôi gật đầu là làm liền, và tôi chỉ việc ngồi chờ sách được gửi về chứ không phải tiêu chi cà, dù chỉ một xu nhỏ. Tôi xin bà ta cho tôi thời gian là 15 ngày để trả lời là đồng ý hay không? Trích Hồi Ký 60 năm chơi sách Vũ Anh Tuấn
GIỚI THIỆU BỘ SÁCH 3 CUỐN ĐỀU LÀ CUỐN SỐ 2 DÀNH CHO NGƯỜI CHƠI SÁCH LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (tiếp theo số 180) BÀI 18: ÔNG LUTÊRÔ VÀ PHONG TRÀO CẢI CÁCH (THẾ KỶ 16) Những đòi hỏi cải cách của những người như Gioan Wicliff, Gioan Huss, Erasmô…và của các bè rồi như Albi và Vanđô thực sự đã chuẩn bị cho cuộc cải cách của ông Lutêrô. I. ÔNG LU-TÊ-RÔ LÀ AI? Lu-tê-rô tên Thánh là Martin, sinh năm 1483 tại Đức. Ông xuất thân từ một gia đình thợ mỏ, đông con. Cuộc sống cơ cực trong thời thơ ấu đã khiến ông có một quan niệm đen tối về cuộc đời. Cha mẹ ông lại là những người cứng cỏi, hay la mắng và đánh đập con cái. Lúc đến trường, ông lại hấp thu được một nền giáo dục khắt khe, lấy việc trừng trị làm quan trọng. Giáo lý được trình bày cho ông lại mang tính cách hù dọa khiến ông sợ phán xét, sợ hỏa ngục đến nổi sau này, khi nhớ lại thời thơ ấu, Lu-tê-rô đã phải kêu lên hai tiếng: “địa ngục”. Năm 18 tuổi, Lu-tê-rô theo học ban văn chương tại Đại học. Ngày kia đang lúc đi đường, ông gặp lúc trời sấm sét. Ông sợ quá. Ông thầm khấn với Chúa là sẽ dâng mình cho Chúa nếu Chúa cho tai qua nạn khỏi. Sau đó, đúng như lời đã khấn, ông vào dòng thánh Au-gus-ti-nô và được thụ phong linh mục năm 1507. Ba năm sau, ông được cử đi Rôma để lo việc cho Dòng. Tại đây ông thấy mọi người sống xa hoa, ông liền nghĩ ngay đến một cuộc cải cách trong Giáo Hội. Năm 1512, ông đậu tiến sĩ thần học. Sau đó ông được giao nhiệm vụ giảng dạy Thánh Kinh. Đa số các sinh viên thán phục tài giảng dạy của ông khi chú giải Thư thánh Phaolô. Ông tuyên bố là đã tìm ra con đường cứu thoát. Quả vậy, do bản tính tự nhiên và do nền giáo dục hấp thụ được lúc thiếu thời, Lu-tê-rô luôn cảm thấy bị giằng co giữa phần thưởng và hình phạt. Lúc vào dòng, ông đã ăn chay hãm mình mà vẫn không cảm thấy bình an. Ông liền tìm các sách đạo đức để đọc. Nhờ những cuốn sách nói về tình thương vô biên của Chúa mà từ từ ông cảm thấy bớt lo âu. Từ đó ông nghiệm ra rằng con người được cứu độ không phải do mình mà là do biết tin tưởng nơi Chúa. Để chứng minh, ông liền mượn câu nói của Thánh Phaolô: “Người công chính sống bằng đức tin” (Rm 1,17) để làm cơ sở cho chủ thuyết của ông. Năm 1517, tại thị trấn Wittenberg, ông dán trên cửa nhà thờ một bích chương liệt kê 95 luận đề chống lại ân xá và việc quyên tiền xây cất nhà thờ. Năm 1518, trong một phiên họp toàn dòng tại Heidenberg, Lu-tê-rô đã trình bày quan điểm của ông và tuyên bố sẵn sàng vâng phục Giáo hội. Thế nhưng, trước sự ủng hộ của giới sinh viên, sự xúi giục của một số học giả và vua chúa bất bình với giáo hội, Lu-tê-rô đã thay đổi ý kiến. Trước tình thế ấy, Đức Giáo hoàng đã cử Đức Hồng Y Cajétan, Bề trên Tổng quyền dòng Đa-minh dàn xếp nội vụ. Theo vị hồng y này thì vấn đề Lu-tê-rô nhắm tới không phải là vấn đề ân xá mà là vấn đề “cứu độ” và quyền giáo huấn của Giáo hội. Việc dàn xếp không kết quả. Lu-tê-rô ngày càng cứng rắn. Nhiều nhà thần học Công giáo như giáo sư Von Eck, phó viện trưởng Đại học Ingolstadt đã mời Lu-tê-rô tranh luận. Sự thông minh sắc sảo, cách lý luận đanh thép và trí nhớ phi thường của vị giáo sự này đã làm Lu-tê-rô phải đuối lý. Nhưng Lu-tê-rô vẫn ngoan cố. Năm 1520 tại Cô-lô-nha, vị khâm sai Tòa Thánh và nhà thần học Von Eck đã cho đốt hết các sách của Lu-tê-rô. Để đáp lại, Lu-tê-rô cũng đem sắc lệnh Tòa Thánh và bộ Tổng Luận Thần học của thánh Tô-ma ra đốt tại Wittenberg. Năm 1521, Lu-tê-rô bị phạt vạ tuyệt thông. Trong thời kỳ này, Lu-tê-rô đã phiên dịch Thánh Kinh ra tiếng Đức, một bản dịch đến nay vẫn còn giá trị. Năm 1524, Lu-tê-rô cởi bỏ áo dòng, tuyên bố bỏ bậc tu trì cũng như luật độc thân giáo sĩ, và tháng 6 năm 1525, ông kết hôn với một nữ tu đã hồi tục. Số người theo Lu-tê-rô mỗi ngày một đông. Nhiều bậc vua chúa ủng hộ ông vì quyền lợi chính trị và vì muốn tước đoạt tài sản của Giáo hội. Năm 1529, Hoàng đế Carôlô thứ năm (Charles Quint) đã triệu tập hội nghị toàn đế quốc tại X-pe-ye, ra lệnh cấm phổ biến thêm giáo thuyết của Lu-tê-rô. Điều này đã khiến Lu-tê-rô và một số người phản đối, qua cái gọi là “Thệ ước phản đối”. Tên gọi Thệ phản (Protestant) bắt đầu có từ đó. Năm 1530, một người bạn thân của Lu-tê-rô là ông Mélanchton đã công bố tại Ausbourg một bản tuyên tín, định rõ nội dung giáo thuyết của Lu-tê-rô. Năm 1534, vua nước Anh là Hen-ri thứ VIII lúc đầu trung thành với Giáo hội La-Mã, nhưng sau đó vì lý do hôn nhân đã chạy theo học thuyết của Lu-tê-rô, tách ra khỏi Giáo hội La-Mã và xưng mình là thủ lãnh của Giáo hội Anh Quốc. Năm 1545, Công đồng Tren-tô đã khai mạc nhằm giải quyết vấn đề Lu-tê-rô. Năm 1546, Lu-tê-rô qua đời và cho đến giờ phút chót, ông vẫn không ngừng thóa mạ Đức Giáo hoàng. II. GIÁO THUYẾT CỦA ÔNG LU-TÊ-RÔ Giáo thuyết này đã được chính ông Lu-tê-rô và những người đồng chí hướng như Zwingli, Calvin, Mélanchton khai triển và làm thành hệ thống, khác với đạo Công giáo ở 6 điểm chính yếu sau đây: (1) Trong vấn đề đức tin, chỉ lấy Thánh Kinh làm mẫu mực. Thánh Kinh là tiếng nói của Thiên Chúa, con người sẽ nhận ra thánh ý Thiên Chúa trong Thánh Kinh qua sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Linh. (2) Muốn được cứu độ, con người không thể cậy dựa vào việc lành của mình mà chỉ nhờ lòng tin vào Thiên Chúa. (3) Mỗi người có quyền hiểu và giải thích Thánh Kinh theo ý riêng của mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. (4) Theo Lu-tê-rô, Đức Kitô chỉ lập hai bí tích là bí tích Rửa tội và bí tích Mình Thánh Chúa. Còn việc xưng tội, Lu-tê-rô chỉ khuyến khích người ta ăn năn tội chứ không có bí tích. (5) Con người chỉ phải thờ phượng một mình Thiên Chúa, không tôn thờ Đức Maria và các Thánh. (6) Bãi bỏ việc xưng tội với hàng giáo phẩm, bãi bỏ luật độc thân của giáo sĩ và các lời khấn tu trì. Nói chung, Lu-tê-rô cũng như những người kế vị ông chủ trương: - Chỉ tin vào Thánh Kinh, nhất là Phúc âm mà họ gọi là “Tin Lành”. - Chỉ cậy dựa vào lòng tin để được cứu rỗi. - Tôn trọng sự tự do lương tâm của con người trong vấn đề tôn giáo. III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO THUYẾT LU-TÊ-RÔ Giáo phái của Lu-tê-rô đã lan tràn trước hết tại Đức, Thụy Sĩ, sau đó lan tới các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Ba Lan, Hungari… Trong số những đồ đệ của Lu-tê-rô, trước hết phải kể đến ông Gioan Calvin (1509-1564). Ông này đã truyền bá học thuyết của Lu-tê-rô tại Pháp và Thụy Sĩ. Khác với Lu-tê-rô, ông nhấn mạnh đến thuyết Tiền định và chính ông đã viết cuốn Tổng luận Thần học của Tin lành Pháp. Kế đó phải kể tới vua Hen-ri thứ 8 nước Anh là người đã chịu ảnh hưởng của nhóm Tin Lành, đóng cửa các tu viện, bắt bớ người Công giáo. Kể từ ngày được thành lập đến nay, đạo Tin Lành đã chia ra thành nhiều nhóm chính sau đây: - Nhóm Lu-tê-rô với khoảng 70 triệu tín đồ mà phần lớn sống tại Đức - Nhóm Anh giáo có khoảng từ 22 đến 25 triệu sống tại Anh - Nhóm Cải cách theo học thuyết ông Calvin, với khoảng 22 triệu tín đồ sống tại lục địa Âu Châu. - Nhóm Méthodist với khoảng 23 triệu tín đồ, sống tại Pháp và Bắc Mỹ - Nhóm Baptist với khoảng 25 triệu người chủ yếu sống tại Mỹ Ngoài ra còn những nhóm khác như nhóm Pentecostist, Adventist, Quaker, Tái Tẩy, Trưởng Lão, Nhân Chứng Giêhôva, Cơ-đốc Phục Lâm và hàng trăm nhóm khác. IV. NHẬN ĐỊNH Ngay lúc còn sống, ông Lu-tê-rô đã có lần than phiền về tình trạng chia rẽ giữa các quốc gia Âu Châu sau thời Cải cách. Cá nhân ông, ông cũng cảm thấy bị nhiều bậc vua chúa lợi dụng để đạt tới các mục tiêu chính trị. Tự bản chất, Lu-tê-rô không phải là người khiêm tốn. Chính sự ủng hộ của các sinh viên, giới trí thức và vua chúa đã làm cho ông mỗi ngày một thêm ngoan cố. Riêng về phía Giáo hội, nếu công minh mà xét, thì những gì đã xảy ra là do tình trạng suy thoái của Giáo hội và cũng phần nào do thái độ bảo thủ của một số các vị lãnh đạo Giáo hội, nhất là do sự thiếu hiểu biết về tâm lý đặc biệt của ông Lu-tê-rô. Cho dù là lỗi của ai đi nữa, thì sự chia cắt giữa Giáo hội Công giáo và Tin lành cũng là một điều đáng tiếc mà người Kitô hữu hôm nay phải nhìn nhận và ra sức hàn gắn lại. (còn tiếp) Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm Giuse Nguyễn Hữu Triết
VỀ KINH NGỤY TẠO (APOCRYPHA) (tiếp theo số 180) Người tu cứ kiên trì Giữ Giới, Thiền Đinh và Soi, Quán, một mặt Bố Thí, Phóng Sinh, như người từ từ vẹt tấm màn Vô Minh dày đặc. Đến lúc nào đó, màng Vô Minh mỏng dần, lần lần sẽ thấy, hiểu rõ hơn gọi là THỊ. Trước kia, người tu nghe nói đến cái CHÂN TÁNH hay BỔN THỂ TÂM, nghe nói rằng mỗi người đều có PHẬT TÁNH, nhưng mơ hồ, không biết có thật hay không ? Nó ở đâu ? Làm cách nào để Thấy? Đến một giai đoạn Quán, Soi, thực hành, đầy đủ công đức, người tu sẽ Chứng Ngộ gọi là THẤY TÁNH, tức là nhận ra cái BẢN THỂ TÂM CỦA CHÍNH MÌNH. Đó mới chính là cái MÌNH THẬT hay còn gọi là CHÂN TÁNH. Nó vẫn ở trong cái Thân Phàm, nhưng không phải là cái THÂN PHÀM như trước giờ mọi người vẫn tưởng lầm. Từ vô lượng kiếp, nó vẫn song hành cùng cái Thân, nhưng nếu không tu hành thì không nhận ra. Ai Chứng thì người đó biết, gọi là “uống nước nóng, lạnh tự mình hay”. Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN viết : Phật Tánh tuy sẵn có Phải tu mới hiển hiện. Cũng như vàng sẵn có. Phải lọc quặng mới thành”. Công phu tu hành chính là lọc quặng. Do vậy, pháp môn nào không dạy Quán, Soi, không dạy Giữ Giới, không trừ Tam Tâm là Tâm Tham, Tâm Sân, Tâm Si. Không làm Lục Độ. Không Tìm Tâm, Thấy Tâm và Tu sửa cái Tâm thì không bao giờ THẤY TÁNH được. Lục Tổ Huệ Năng. Sau khi nghe Ngũ Tổ giảng thì Ngài Thấy TÁNH hay gọi là Thấy Bản Thể Tâm nên đã đọc bài Kệ để diễn tả về nó : “Nào dè Tánh mình vốn bất sanh, bất diệt. Nào dè Tánh mình vốn tự đầy đủ. Nào dè Tánh mình vốn không lay động. Nào dè Tánh mình hay sanh muôn pháp”. Không phải chỉ vừa Thấy TÁNH là đã Nhập ngay. Nhưng kể từ khi THẤY TÁNH thì chính cái Tánh sẽ hướng dẫn những việc cần làm, cần bỏ, cần sửa đổi, để hoàn tất công việc tu hành. Vì thế Chư vị Giác Ngộ gọi “Thấy Tánh Thành Phật”, hay “Kiến Tánh khởi tu”. Cái CHÂN TÁNH sẽ hướng dẫn trong mọi hành vi, từ suy nghĩ đến hành động, không còn bị cái PHÀM TÁNH lôi cuốn để dính mắc vào Các Pháp, gọi là THOÁT PHÁP. Kết quả cuối cùng là Giải Thoát từc THÀNH PHẬT, hay còn gọi là Thành tựu Con Đường Giải Thoát Người Chứng Đắc là người đã thực hành và đạt kết quả cuối cùng như Đức Thích Ca mong muốn khi khai Đạo. Việc tu hành đòi hỏi phải có sự quyết tâm và kiên trì. Vì thế, không phải tất cả những Đệ tử theo học với Phật đều Chứng Đắc. Do vậy, Phật đã phải Truyền Y bát cho người đã Chứng Đắc. Vì chỉ người đã Chứng Đắc mới có thể hướng dẫn, truyền đạt lại cho người khác mà không sợ làm sai lạc mục tiêu mà Phật đã đề ra e/- Vì sao Đức Ca Diếp chỉ Mỉm Cười mà được cho là đã Chứng Đắc và được Truyền Y Bát? Đây là vấn đề bao nhiêu thời qua đã làm điên đầu biết bao nhiêu người tu hành muốn tìm hiểu. Nhất là những người bên Thiền Tông. Vì kinh sách không giải thích rõ nên nên nhiều người suy diễn đủ cách. Có người cho là do Đức Ca Diếp “Cười đúng lúc”, “Cười ngô nghê”. Có người cho là vì “Đức Ca Diếp cười trong khi bao nhiêu người khác không cười”! Chúng ta thử nghĩ : Một tôn Giáo đề cao vai trò của Trí Huệ : “Tam thế Chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc Tam Miệu Tam Bồ Đề” (Ba đời Chư Phật đều y theo Trí Huệ Qua Bờ Bên Kia mà đắc Vô thượng Chánh Giác), thì lẽ nào đến lúc cần tìm người kế vị lại do một sự tình cờ quyết định, mà không phải do một sự tuyển chọn kỹ càng trong những Đệ Tử. Người có Trí Huệ xuất sắc mới được thay Phật đảm đang, gánh vác Chánh Pháp? Cũng do thời Đức Thích Ca đã giảng dạy, ngôn ngữ chưa đủ để diễn tả. Sự hiểu biết của con người thì có giới hạn. Việc tu hành lại không nằm ở phần hình tướng bên ngoài, mà phải tu sửa bên trong, gọi là TU TÂM. (Do Cái Tâm (tức là nơi xuất phát những tư tưởng, không có hình tướng nên thời xưa không thể diễn tả được, vì thế mà trở thành bí ẩn đối với người tu học thời đó. Cho tới thời của Tổ Đạt Ma cách Phật hàng ngàn năm, mà Ngài còn cho là: “Tâm, Tâm, Tâm. Khó nỗi tầm. Tung ra bao trùm khắp pháp giới.Thâu lại chẳng đầy mũi kim” ...thì đủ hiểu). Vì thế, việc Thấy được cái Tâm để Tu Tâm không phải là điều dễ dàng so với thời xa xưa. Có Thấy được cái Tâm, chuyển hóa nó, mới hiểu được ý nghĩa của việc “Ở trong các Pháp mà Thoát các Pháp”, như hình ảnh Hoa Sen mà Phật dùng làm biểu tượng khi nói về kết quả của người thành tựu Con Đường Giải Thoát. Con Đường đó đưa con người từ ràng buộc, khổ đau, đến Giải Thoát, được thanh thản, an nhiên giữa dòng đời vẫn đầy biến động. Có biết quy trình sống, chết, luân hồi của kiếp người chúng ta mới thấy hết ý nghĩa Giải Thoát của Đạo Phật. Thật vậy, con người thì thời nào cũng vậy, dù cuộc sống nhiều phiền não, khổ đau, nhưng mê đắm không thể dứt ra. Vì Nghiệp mà Sinh ra, thời gian sống lại tiếp tục tạo Nghiệp rồi lại tái sinh để Trả Nghiệp! Vòng Luân Hồi không bao giờ kết thúc. Vì thương sinh chúng, Đức Thích Ca phải vận dụng nhiều phương tiện, dùng nhiều thí dụ, hứa hẹn đủ thứ Quả, Vị. Hoặc tả cảnh giới Phật ở Phương Đông, Phương Tây, trang hoàng bằng bảy thứ châu báu mà người đời ham thích, để họ cầu mong được về đó mà bớt đi tranh dành vật chất của cõi trần, làm cho cuộc sống ngắn ngủi thêm xáo trộn, đau khổ và bày ra một hành trình để người thực hành theo lần hồi sẽ được Giải Thoát, hết Khổ. Người chấp nhận theo Đạo Phật tu hành để được Giải Thoát thì Phật đưa ra một số điều kiện để họ thực hành theo, đó là VĂN-TƯ-TU, GIỚI-ĐINH HUỆ, BÁT CHÁNH ĐẠO, và hứa hẹn nào là Quả Vị, nào là Niết Bàn, Phật Quốc v.v.. Nhưng mục đích chỉ để cho người tu đạt kết quả cuối cùng là được Giải Thoát khỏi mọi phiền não của cuộc sống. Được như Hoa Sen, sống giữa bùn mà không vương mùi bùn. Người tu hành thành tựu sẽ là người “sống giữa trần gian, giữa phiền não mà không còn bị phiền não nhiễu hại”. Đó chính là kết quả cuối cùng của công việc tu hành theo Đạo Phật. Không phải là thành Thánh, thành Bồ Tát, thành Phật, với Quả Vị cao, thấp, Phật Quốc hay Niết Bàn mà Phật đã hứa. Vì thế nên khi nhìn Cành Sen là Ngài Ca Diếp hiểu ý Phật muốn nói vể kết quả mà người tu sẽ đạt tới, nên mỉm cười. Phật cũng biết Ngài Ca Diếp đã thông suốt Giáo Pháp như mong muốn, nên giao lại Tăng Chúng và Giáo Pháp cho Ngài giữ gìn và phát huy. f/- So sánh giữa người Chứng Đắc và người thông thạo Giáo Pháp. Người thông thạo Giáo Pháp và ngưởi Chứng Đắc hoàn toàn khác nhau. Kinh ví như người chỉ thuộc Giáo Pháp như người đọc tên các loại thuốc mà không uống, nên không khỏi bệnh. Hoặc người chỉ “nói ăn”, mà không ăn, nên không no. Chúng ta có thể so sánh sự khác biệt giữa người thuộc Giáo Pháp và người Chứng Đắc. Đó là trường hợp của Đức A Nan. Ngài A Nan, thuộc pháp của Phật như “nước trong bình đổ ra không thiếu một giọt”. Nhưng vì Ngài thiếu phần thực hành, nên vẫn bị Ma Đăng Già quyến rũ như Kinh Lăng Nghiêm chép lại. Đó là lý do mà Phật không Truyền Y bát cho Ngài A Nan, mà dặn Ngài Ca Diếp khi già yếu mới trao, để thời gian đó Ngài A Nan thực hành cho đến nơi đến chốn những lý thuyết đã học. III.- NÓI VỀ KINH ĐẠI THỪA. Kinh ĐẠI THỪA là những Kinh do những Tổ Đại Thừa viết hay giảng rồi Đệ Tử chép lại để phổ biến Chánh Pháp. Mục đích để giải thích đường lối tu hành cũng như những điều cần hiểu, cần Hành để đạt kết quả. Nhưng do những gì Phật thuyết cách đây hàng mấy ngàn năm, lời lẽ chưa đủ để diễn tả cho nên người đọc mà không có người đi trước hướng dẫn thì rất dễ nhầm lẫn. Vì thế, khi khai triển Phật Pháp, Chư Tổ phải dặn dò những người đọc Kinh là phải : “Y NGHĨA BẤT Y NGỮ”. Có thể dùng một trường hợp cho rõ nghĩa : Kinh tả “Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà cách đây 18.000 dặm”. Nếu không có vị đã Chứng Đắc giải thích thì làm sao người đọc hiểu rằng 10.000 dặm đó là Thập Ác, và 8.000 dặm đó là Tám điều Tà, và chỉ cần chuyển ngược những điều này là đến Tây Phương Cực Lạc ? (PHÁP BẢO ĐÀN KINH). Vì Tây Phương Cực Lạc mà Kinh viết, không phải là một Nước có thật, ở cõi trời xa xôi diệu vợi nào, mà chính là ở trong Tâm người đã hoàn toàn thanh tịnh, không còn phiền não, đau khổ nữa, toàn những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. - Phật A Di Đà và Quán Thế Âm cũng như các Bồ Tát được viết trong Kinh ĐẠI THỪA không phải để cho tín đồ quỳ lạy cầu xin, “cho người ham thích lối tu dựa vào sự hứa hẹn sẽ đạt được không cần gắng sức”, mà tả về tình trạng gọi là “Phàm Thánh đồng cư” trong Tâm của mỗi người. Đạo Phật cho rằng cái Thân con người chỉ là đống Tứ Đại kết hợp, để Nhân Quả vay trả với nhau cho sòng phẳng. Bộ phận điều hành cái Thân chính là CÁI TÂM. Trong Tâm này, khi chưa tu hành thì xấu, tốt lẩn lộn. Trong đó có những tư tưởng đã thanh tịnh, có những tư tưởng đen tối, xấu xa. Quán Thế Âm cũng không phải là một vị Phật, để tôn thờ, cầu xin, mà đó phương tiện Đức Thích Ca dùng để diễn tả sự lắng nghe những ý tưởng khởi động trong Tâm, để khuyên can, nhắc nhở bỏ đi những ý tưởng xấu. Phật A Di Đà được giải thích là “Hào quang soi suốt, không ngăn ngại”. Đó là nói về Cái Tâm đã trừ hết những bóng tối, những gò, nỗng, hầm, hố, thuồng luồng, rắn rít... tượng trưng cho những giận, hờn, thương, ghét, đố kỵ, tham, sân, si...là những tư tưởng khuynh hướng xấu. Vì thế, nên sau khi loại bỏ những cái xấu che ngăn thì trong, ngoài, trước, sau, trên dưới đều được sáng suốt, rỗng rang, thanh tịnh. Sở dĩ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC được mô tả là trang hoàng bằng BẢY BÁU, là vì con người có 7 NGHIÊP. BỐN NGHIỆP nơi Khẩu tức là : Nói láo, nói lưỡi đôi chiều. Nói để khen mình, chê người. và BA NGHIỆP nơi THÂN là THAM SÂN và SI. Nhưng vì con người ôm giữ nó từ kiếp này sang kiếp khác, không chịu buông bỏ nên Phật ví như là BẢY MÓN CHÂU BÁU. Người tu muốn thành công thì phải THÍ, XẢ những 7 Món đi, gọi là BỐ THÍ CHÂU BÁU CHO PHẬT. Vì thế, khi cái Tâm được hoàn toàn thanh tịnh thì gọi là TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC đã hình thành, và trang hoàng bằng toàn là những thứ CHÂU BÁU là trong nghĩa đó.Chỉ những người hiểu rõ việc TU PHẬT là TU TÂM, thì mới hiểu những danh xưng Phật, Bồ Tát v.v...đó, được Phật gọi là “Giả danh”. Phật Quốc cũng chỉ là Giả Cảnh để diễn tả sự thanh tịnh của cái Tâm. Những Chúng Sinh chưa được Giải Thoát, chưa thanh tịnh được gọi là Càn Thát Bà, A Tu La, hoặc gò, nỗng, thuồng luồng v.v.. mà thôi. Nhưng nhiều vị tu hành thời xưa, hoặc không hiểu nên chống đối, hoặc y theo mô tả trong Kinh rồi tạo dựng thành Tượng hay hình ảnh để tôn thờ, cầu xin phù hộ, độ trì ! Trong Chính Kinh không hề dạy THỜ PHẬT, trái lại còn cho đó là hành tà đạo, như Bài Kệ Kinh Kim Cang: “Ai nương sắc để thấy ta. Dùng âm thanh để cầu ta. Kẻ đó hành tà đạo. Không thể thấy Như Lai” . “Thấy NHƯ LAI” mà bài Kệ viết, có nghĩa là “Thành Phật NHƯ LAI”. Tu Phật là phải Thành Phật. Việc tu hành để Thành Phật cũng không có gì là quá cao siêu, hay huyền bí, mà chỉ là thành tựu công việc Giải Thoát, được chỉ rõ qua Bài Kệ trong KINH VIÊN GIÁC: NẾU NGƯỜI ĐOẠN THƯƠNG GHÉT. CÙNG VỚI THAM, SÂN, SI. CHẲNG CẦN TU GÌ KHÁC. CŨNG ĐỀU ĐẶNG THÀNH PHẬT”. Có HIỂU ĐÚNG mới HÀNH ĐÚNG. Một trong 25 Phương Tiện tu hành của người tu được chỉ rõ trong KINH VIÊN GIÁC : “Đây là phương tiện đầu tiên của hành giả, tức là BA PHÁP QUÁN (CHỈ, QUÁN, và CHỈ QUÁN SONG TU). Nếu các chúng sanh tinh tấn siêng tu Ba Pháp Quán này được hoàn toàn tức là NHƯ LAI XUẤT HIỆN Ở THẾ GIAN VẬY”. “Thành Phật” hay “thành Như Lai” cũng chỉ có nghĩa là không còn bị các Pháp làm cho đau khổ, điên đảo. Thấy các Pháp đến, đi mà không động Tâm, không khởi Tâm, gọi là “Các Pháp đều Như”. Không phải là thành một vị Thần Linh có quyền hành bao trùm vũ trụ. Do đó, chỉ những người không đọc Kinh Đại Thừa, hoặc đọc mà không hiểu ý nghĩa mới chê trách, cho là Đại Thừa bịa ra thêm rất nhiều Phật và Bồ Tát để mê hoặc bá tánh ! Có vị còn lộng ngôn, cho là “ trong Kinh Đại Thừa chỉ có một số ít là lời Phật, số còn lại toàn là rác rưởi” ! Rõ ràng những vị đó, tuy tu Phật mà không nắm rõ lịch sử cũng như quy trình tu hành và phương tiện của Đạo Phật. Không hiểu thế nào là tu hành. Không biết có việc Chứng Đắc, để biết rằng những Vị Tổ là những người đã Chứng Đắc, tức là Phật đương thời. Do đó, họ cũng không biết rằng mình đang ở nhà Phật, đang nương tựa Phật, nhờ uy tín của Phật mà được mọi người cung dưỡng, được tôn trọng, trở lại chê bai người mà Phật giao quyền hành thay thế cho Phật, coi khinh luôn Pháp của những vị đó thuyết, trong khi chưa biết con đường mình đang hành trì sẽ dắt tới đâu ? (Còn tiếp) Tâm Nguyện Trịnh Công Sơn &
Khúc mắc trong Nhạc phẩm “Gia tài của Mẹ”.
Trịnh Công Sơn (28/2/1939 – 1/4/2001) Là một nam nhạc sĩ người Việt Nam . Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly , danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ , một họa sĩ , một diễn viên và một ca sĩ (ông từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác). Sự nghiệp sáng tác -Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ, khó phân định cho đúng nghĩa ( Phạm Duy , nói về nhạc Trịnh Công Sơn) -Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra ( Nguyễn Xuân Khoát ) Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc. Theo Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam Chi nhánh phía Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là tác giả được trả tác quyền nhiều nhất với hơn 820 triệu đồng trong năm 2015 và luôn trong top 5 nhạc sĩ có tiền trả tác quyền cao nhất . . Tuy nhiên, có một đánh giá khá phổ biến cho rằng phần nhạc của Trịnh Công Sơn quá đơn điệu về đề tài, chủ yếu tập trung vào tâm trạng mơ hồ, mộng tưởng. Đánh giá này trùng khớp với lời lý giải của ông về sự sáng tác của mình: " Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..." . Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người. Nhạc tình Tình yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với "Ướt mi" đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 ông vẫn có những tình ca được nhiều người ưa thích: " Như một lời chia tay ", "Xin trả nợ người"... Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn bã, cô đơn như trong "Sương đêm", "Ướt mi", những ca khúc nhạc tình vẫn mênh mang nỗi buồn kiếp người như "Diễm xưa", "Biển nhớ", "Tình xa", "Tình sầu", "Tình nhớ", "Em còn nhớ hay em đã quên", "Hoa vàng mấy độ", "Cỏ xót xa đưa", "Gọi tên bốn mùa", "Mưa hồng"... Những bài hát này thường mang giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow , Blues hay Boston . Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ , nhiều chiêm nghiệm nhờ những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ... đôi khi pha lẫn hơi hướng siêu thực, trừu tượng. Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam và hải ngoại. Tuy rằng không được giới chuyên môn đánh giá cao về phần âm nhạc, nhưng với giai điệu gần gũi và ca từ có màu trừu tượng, ý nghĩa sâu lắng, nhạc của ông dễ dàng đi vào lòng công chúng. Nhạc về thân phận con người Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre , Albert Camus ,... Tiêu biểu là các ca khúc "Cát bụi", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Chiếc lá thu phai", "Một cõi đi về", "Phôi pha",.... Bên cạnh đó, có những bài tuy là nhạc buồn nhưng có gợi nên tư tưởng thiền như "Một cõi đi về", "Giọt nước cành sen". Nhạc phản chiến Khi tên tuổi định hình bằng nhạc tình, thì vai trò xã hội của Trịnh Công Sơn lại gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, kêu gọi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến , hay còn gọi là Ca khúc da vàng theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 1960. Những "ca khúc da vàng" thường nói lên thân phận của những người dân một nước nhỏ bị lôi kéo vào chiến tranh và nằm trong vòng toan tính, giành giật ảnh hưởng của những nước lớn (thường là khác màu da). Theo Bửu Chỉ , Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965 – 1966, khi chiến tranh trở nên ác liệt. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn , trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh Công Sơn lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng . Năm sau , ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam . Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng . Trong các băng nhạc Hát cho Quê hương Việt Nam của Khánh Ly, những ca khúc phản chiến được bố trí khéo léo đan xen với các ca khúc trữ tình. Những tập ca khúc vừa kể đều được phát hành hợp pháp tại miền Nam trước 1975. Chính vì thế các ca khúc phản chiến của ông được phổ biến khá rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đến công chúng nhất là giới trí thức, học sinh – sinh viên miền Nam. Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues , cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình), trở nên những bài hát gây xúc động mạnh mẽ. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam , được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp. Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy và các nhạc sĩ khác được cho là có vai trò trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam , bên cạnh phong trào Hát cho dân tôi nghe của Tôn Thất Lập. Cũng vì loại nhạc không rõ nghiêng về phe nào này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này. Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát "da vàng" của ông chưa được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam hiện nay dù đã từng rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài "Đi tìm quê hương", "Chính chúng ta phải nói hòa bình","Gia tài của mẹ", "Cho một người vừa nằm xuống" "Chưa mất niềm tin", "Chờ nhìn quê hương sáng chói", "Hát trên những xác người", "Ta đi dựng cờ", "Ta quyết phải sống") Nhạc khác Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương như "Chiều trên quê hương tôi", những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị rõ hơn như "Huế – Sài Gòn – Hà Nội", "Việt Nam ơi hãy vùng lên" (1970), "Nối vòng tay lớn", "Chưa mất niềm tin" (1972)... trong đó có những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường biểu tình cùng thanh niên, sinh viên, học sinh. Từ đầu thập niên 1980 , khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài nhạc cách mạng như " Em ở nông trường em ra biên giới " , " Huyền thoại Mẹ " , " Ánh sáng Mạc Tư Khoa ", "Ra chợ ngày thống nhất"... Về sau, ông cũng viết nhạc cho thiếu nhi (trong tập nhạc "Cho Con", xuất bản năm 1991, nhiều bài rất nổi tiếng như " Em là hoa hồng nhỏ ", " Mẹ đi vắng ", " Em đến cùng mùa xuân ", " Tiếng ve gọi hè ", " Tuổi đời mênh mông ", " Mùa hè đến ", " Tết suối hồng ", " Khăn quàng thắp sáng bình minh ", " Như hòn bi xanh ", " Đời sống không già vì có chúng em ". Hiện nay, bản quyền các tác phẩm của ông thuộc quyền thừa kế và sở hữu bởi Trịnh Vĩnh Trinh (em gái ông, sống tại Việt Nam) và Trịnh Xuân Tịnh (anh trai ông, sống tại Mỹ), mỗi người giữ một nửa quyền sở hữu với các tác phẩm của Trịnh Công Sơn Bản quyền có thời hạn đến hết 50 năm sau ngày ông qua đời. Thơ & vẽ Ông làm thơ ít trong những lúc ngẫu hứng, hiện nay còn để lại một số bài thơ tự sáng tác, và các bản dịch phỏng như trong tập Hán tự hài cú của Ngô Văn Tao, hay các bài thơ vui, thơ chơi. Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Các tác phẩm hội họa của ông đã được triển lãm tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc - Việt Nam, từ ngày 14 - 24 /1 /1989 cùng với 2 họa sĩ Đinh Cường và Đỗ Quang Em , triển lãm tại nhà khách Ritz, và Trang viên Con Nai Vàng, Thủ Đức , từ ngày 15/12/1990 đến 20/1/1991 cùng với 2 họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em. Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán, Bình Quới, Bình Thạnh. TRỊNH CÔNG SƠN & Khúc mắc trong Nhạc phẩm “GIA TÀI CỦA MẸ”. Với người Việt Nam, hẳn đa phần đều biết tới nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất nổi tiếng, thậm chí người nhạc sĩ tài hoa này đã tự khai phá cho riêng mình một dòng gọi là nhạc Trịnh. Song bài viết này không đi sâu vào sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn, chúng ta bàn chi tiết hơn về một bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn đó là bài hát Gia tài của mẹ, mà người thể hiện xuất sắc nhất là ca sĩ Khánh Ly, đáng buồn là một ả ca sĩ sặc mùi bất mãn. Nhưng Trịnh Công Sơn có như vậy không, nó lại là câu chuyện khác. Không biết vì lý do gì, hiện đang có một trends trên Tiktok đó là đang rầm rộ bật lại bài Gia tài của mẹ, đặc biệt xoáy sâu vào mấy câu. Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày … Vâng, đó chính là câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, xuất hiện trong bài hát. Có nhiều đứa thì gào thét, rằng: Đấy, thấy chưa. Đến Trịnh Công Sơn cũng nói đó là cuộc nội chiến. Ở chiều ngược lại, nhiều người cho rằng Trịnh phát biểu vậy là vô ơn khi phủ nhận xương máu cha ông. Điều đầu tiên, chúng ta cần nhớ về nội dung của quy tắc đồng nhất trong logic, đó chính là sự vật/hiện tượng vốn là chính nó, ý tức giá trị mệnh đề nó không phụ thuộc vào người phát ngôn là ai. Ví dụ như con mèo thì chính là con mèo (theo cách gán tên), không thể vì Chúa Jesus bảo nó là con chó thì nó phải là con chó. Hay như 1 + 1 = 2, nó không phụ thuộc vào người phát biểu là A.Eistein hay Chí Phèo cả. Nên nhớ, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, mà một nhạc sĩ thì chưa hẳn quan điểm chính trị lúc nào cũng đúng. Vậy nên đoạn thời gian hơn 20 năm trường chính gian khổ của dân tộc (1954 – 1975) nó sẽ luôn là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, khi cả nước chung một lòng đánh đuổi bè lũ cướp nước và bán nước. Nó vốn là như thế và sẽ luôn là như vậy, bất kể ai có phát biểu như thế nào đi chăng nữa. Vậy, thứ chúng ta quan tâm ở đây là gì? Có phải chăng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang trong lòng mầm mống phản động? Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về quan điểm sáng tác của Trịnh Công Sơn lẫn như bối cảnh/hoàn cảnh ra đời của bài hát Gia tài của mẹ. Nói cho những ai chưa biết, thì ngay trong dòng nhạc Trịnh có một chủ đề rất hay được Trịnh Công Sơn khai thác, đó chính là “nhạc phản chiến”. Nhạc phản chiến, hiểu đơn giản là các tác phẩm của Trịnh Công Sơn, viết để phản đối chiến tranh, hoặc ông viết về 20 năm trường chinh của dân tộc chống đế quốc Mỹ (mà người ta hay gọi là Chiên tranh Việt Nam) dưới các góc nhìn khác nhau. Chiến tranh là đau thương, là mất mát, đôi khi bật lên những hằn thù cay độc – bởi thế chẳng ai yêu thích hay mong đợi chiến tranh cả, trừ lũ lái súng vô lương lẫn bè lũ đế quốc tham tàn làm giầu từ máu xương đồng loại. Và vì “Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa”, nên nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn bắt nguồn từ tình yêu thương, là những bài tự tình dân tộc, nói về thân phận khổ ải của con người trong chiến tranh. Các ca từ trong các ca khúc phản chiến ca tụng tình yêu thương, chống bạo lực và chiến tranh, kêu gọi sự đoàn kết và xóa bỏ lòng hận thù. Gia tài của mẹ là một trong số đó, có thể nói rằng tuy có 1 vài điểm nội dung không đúng trong bối cảnh lịch sử, nhưng đây xứng đáng là một nhạc phẩm hay. Nội dung bài hát nói về nỗi đau dân tộc, đất nước bị tàn phá khi chiến tranh xảy ra. Bài hát lên án lũ lai căng bội tình và bè lũ bán nước, nó dạy chúng ta rằng không bao giờ được quên gốc gác tổ tiên. Gia tài của mẹ một bọn lai căng Gia tài của mẹ môt lũ bội tình! … Có nhận định cho rằng, vì thái độ không thật sự nghiêng về bên nào của Trịnh Công Sơn đã gây nên sự nghi ngờ của cả 2 bên. Tuy nhiên, quan điểm chính trị cũng như sự hiểu biết về lịch sử của một nhạc sĩ thường có không ít hạn chế, và Trịnh Công Sơn cũng ko phải ngoại lệ. Có một chi tiết cực kỳ quan trọng, đó chính là vào ngày 30/04/1975, thời điểm miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Trịnh Công Sơn đã lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối vòng tay lớn” (bài hát kêu gọi và nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968). Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và kêu gọi: “Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta… Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này… Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó… Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước… Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn, thân hữu và cũng như những người chưa quen của tôi xin ở lại và kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng miền Nam Việt Nam này…” Điều đó chứng tỏ, khao khát sâu thẳm của Trịnh Công Sơn đó chính là chấm dứt chiến tranh, non sông trả về một dải gấm hoa và hòa hợp dân tộc. Rừng núi giang tay nối lại biển xa Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà . . . Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau Mừng như bão cát quay cuồng trời rộng Bàn tay ta nắm Nối tròn một vòng Việt Nam! . . . Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo Từ quê nghèo lên phố lớn Nắm tay nối liền biển xanh sông gấm Nối liền một vòng tử sinh Cờ nối gió đêm vui nối ngày, Dòng máu nối con tim đồng loại Dựng tinh người trong này mới. Thành phố nối thôn xa vời vợi Người chết nối linh thiêng vào đời Và nụ cười nối trên môi. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo Từ quê nghèo lên phố lớn Nắm tay nối liền biển xanh sông gấm Nối liền một vòng tử sinh. Phạm Vũ (Tham khảo: Sách báo – Internet)
Phụ bản I
Làm sao để ít đau ốm Một người bình thường, trong một năm cũng có thể một vài lần bị ốm như cảm cúm, viêm họng, rối loạn tiêu hóa, đau mắt hoặc đau răng... Sau khi trải qua một hay nhiều lần đau ốm, chúng ta mới thấy được giá trị của những ngày khỏe mạnh. Thế nhưng xung quanh chúng ta vẫn có những người rất ít khi bị ốm. Bí quyết của họ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu để xem có học tập được ở họ điều gì không nhé. Một số nghiên cứu cho biết, những người rất ít khi bị ốm có một số bí quyết như sau: Ăn giảm lượng calo Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn ít có “tác động tích cực đối với sức khỏe tổng thể” và “một chế độ ăn uống hạn chế calo (tinh bột và đường) thừa trong cơ thể sẽ giúp bạn giảm 25% nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, giảm cholesterol...”. Tuy nhiên, bạn phải ăn uống đầy đủ chất và lượng để đảm bảo cho cơ thể đủ năng lượng hoạt động theo công việc hàng ngày của bạn. Nếu ăn uống quá thanh đạm để giảm calo, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng, thiếu các vitamin. Ăn sữa chua đều đặn hàng ngày Sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn sống có lợi cho sự tiêu hóa và sức khỏe. Nó có tác động có lợi cho đường tiêu hóa và cũng có tác dụng giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Những người khỏe mạnh thường có thói quen ăn sữa chua hàng ngày và họ rất ít khi bị ốm. Ăn tỏi Các nhà khoa học từ Đại học Tây Úc cho thấy, những người thường xuyên ăn tỏi hàng ngày sẽ giảm 50% nguy cơ bị ốm so với những người ít ăn tỏi. Nếu muốn khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy ăn tỏi sống hoặc chín tùy sở thích của bạn. Nhiều nghiên cứu cho biết, tỏi có tác dụng làm giảm huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể, đẩy lùi được bệnh nhiễm khuẩn, chẳng hạn vi khuẩn tụ cầu và hoạt động như một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ... Vì vậy, ăn tỏi chính là một cách giúp con người khỏe mạnh. Ngủ trưa Các nhà chuyên môn cho rằng, chỉ cần một vài phút ngủ trưa cũng giúp cơ thể bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng và tăng cường hiệu quả chống lại bệnh trong cơ thể. Chỉ cần ngủ chợp mắt buổi trưa cũng làm cho các tế bào miễn dịch tăng lên, giảm nguy cơ canxi tích tụ trong động mạch tim và hạn chế việc sản xuất hormon có hại trong cơ thể. Các hormon này xuất hiện khi cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm và chúng sẽ khiến cho cơ thể mất đi khả năng tự sửa chữa các tế bào bị thiệt hại trong cơ thể. Do đó muốn khỏe mạnh, bạn hãy tranh thủ ngủ trưa một chút trong khoảng thời gian từ 1-3 giờ chiều, vì thời gian này là lý tưởng nhất để cơ thể bạn phục hồi và lấy lại năng lượng cho buổi chiều và tối. Tập yoga Yoga là một trong những phương pháp tập luyện có tác dụng điều hòa công năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, làm cho hệ thần kinh thông suốt, khí huyết trở nên dồi dào, mọi quan hệ trên dưới, trong ngoài thêm gắn bó, giúp cơ thể thích nghi tốt với biến đổi của môi trường bên ngoài. Luyện yoga còn giúp cho cơ thề bồi đắp chính khí, phục hồi và duy trì cân bằng âm dương. Vì vậy, khi bạn tham gia đều đặn các buổi tập yoga cũng có thể đảo ngược một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, chẳng hạn như tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao và béo phì. Không ngồi lâu một chỗ Gene Stone, tác giả của cuốn sách Bí mật của những người không bao giờ bị bệnh cho biết, khi bạn ngồi lâu một chỗ sẽ “rất bất lợi cho sức khỏe của bạn cho dù bạn có thường xuyên tập thể dục tại chỗ bạn ngồi”. Những người làm công việc hành chính, văn phòng, ngồi làm việc với máy tính... do phải ngồi lâu nên cơ thể thiếu vận động sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày yếu đi, dịch tiêu hóa bài tiết cũng giảm... Khi bạn ngồi lâu một chỗ khiến cho thức ăn dung nạp vào cơ thể sẽ không được đốt cháy hết và sẽ tích tụ, làm cho dạ dày, ruột không được nghỉ ngơi, về lâu dài dẫn đến các bệnh về tiêu hóa. Thực tế nhiều người làm việc ngồi một chỗ thường bị đau cổ, đau gáy, vai, đau thắt lưng do máu không lưu thông. Do đó, những người biết quan tâm sức khỏe của mình là những người thường xuyên vận động cho dù đang ở chỗ làm. Họ có thói quen đứng lên, đi lại sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc mệt mỏi. Tắm nước lạnh Một nghiên cứu đối với những người thường xuyên đi bơi tại Berlin (Cộng hòa Liên bang Đức) cho thấy, tiếp xúc với nước lạnh cũng là một cách tự nhiên giúp tăng cường hiệu quả của các chất chống ôxy hóa trong cơ thể, có tác dụng cải thiện lưu thông máu, tăng cường lưu thông dưới da, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp bạn khỏe mạnh. Ngoài ra, tắm nước lạnh còn giúp cải thiện tâm trạng và tiếp thêm sinh lực cho cơ thể của bạn. Nếu bạn không thể chịu được nước lạnh quá thì cũng không nên tắm nước quá nóng. Mở rộng quan hệ xã hội Nghiên cứu của Thụy Điển cho biết, những người có mối quan hệ xã hội tốt thường có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ít có nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể. Xem ra, bí quyết của những người ít khi ốm không phải là khó thực hiện. Sang năm mới, tôi và bạn đều có thể học tập được họ để khỏe mạnh quanh năm. BS. Trần Thanh Tâm Các loại thực phẩm tốt
nhưng nguy hiểm nếu ăn quá nhiều Cam và cà chua Không nên ăn quá nhiều hai loại trái cây ngon nhưng có tính axit cao này, bác sĩ Gina Sam, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa Vận động Mount Sinai tại Bệnh viện Mount Sinai, Mỹ, khuyên. Lượng axit tăng do ăn quá nhiều cam hoặc cà chua có thể dẫn đến trào ngược. Ăn quá nhiều cam và cà chua trong một khoảng thời gian dài, có thể gây ra bệnh Barrett thực quản, một rối loạn khi các tổn thương tiền ung thư hình thành trên lớp niêm mạc thực quản. Bác sĩ Sam gợi ý không nên ăn quá hai quả cam hoặc cà chua nhỏ mỗi ngày. Hoàn toàn tránh những thực phẩm này nếu bạn đã có triệu chứng trào ngược. Cá ngừ đóng hộp Cá ngừ đóng hộp có thể là một món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cá ngừ đóng hộp có thể gây nguy hiểm, vì hàm lượng thủy ngân từ cá ngừ thường cao hơn so với những loài cá khác. Lượng thủy ngân cao quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực, suy giảm thính lực và ngôn ngữ, hoạt động của cơ thể thiếu nhịp nhàng và yếu cơ. Bạn không nên ăn nhiều hơn 3-5 hộp cá ngừ một tuần, Sam nói. Có thể lựa chọn thêm một số loại cá có lượng thủy ngân thấp hơn như cá hồi, tôm và cá tuyết. Nước Đủ nước là chìa khóa để có sức khỏe tốt, nhưng uống quá nhiều nước có thể gây nhiễm độc, bác sĩ Alan R. Gaby, tác giả của cuốn sách giáo khoa Dinh dưỡng Y học cho biết. Điều này xảy ra khi lượng nước uống làm loãng natri trong cơ thể, dẫn đến mức độ natri trong máu thấp bất thường, có thể dẫn đến suy giảm chức năng của não và thậm chí tử vong. Uống bao nhiêu nước sẽ gây ra vấn đề? Điều này thường chỉ nghiêm trọng với những vận động marathon đường dài hoặc những người tự ép mình uống quá nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước quá nhiều, hãy kiểm tra nước tiểu của mình, nếu nó luôn trong suốt thì hãy giảm uống nước. Đậu nành Đậu nành có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol và huyết áp khi tiêu thụ ở mức vừa phải. Nếu tiêu thụ quá mức, đâu nành sẽ ức chế sự hấp thu sắt gây ra thiếu máu. Tiêu thụ đậu nành lâu dài với số lượng lớn có thể làm tăng sản nội mạc tử cung, sự gia tăng của nội mạc tử cung có thể dẫn đến ung thư tử cung. Trong khi chưa có thông báo chính xác về lượng đậu nành ở ngưỡng an toàn, bạn có thể ăn 2 cốc sữa đậu nành hoặc ít hơn. Rau bina Tươi ngon và tốt lành, rau bina chứa rất nhiều protein, chất xơ, và các vitamin và khoáng chất khác nhau. Rau bina cũng giàu lutein, một chất carotenoid có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực và mù lòa), Gaby nói. Rau bina cũng chứa lượng oxalate cao, một hợp chất có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Vì vậy, bệnh nhân sỏi thận không nên ăn loại rau này quá nhiều. Đạm động vật ít béo Nếu bạn chủ yếu chỉ tiêu thụ các loại protein ít béo như thịt ức gà hoặc lòng trắng trứng, thì nên thay đổi. Fuhrman nói rằng việc tiêu thụ quá nhiều protein nạc động vật có thể nguy hiểm vì nó làm cho cơ thể tăng sản xuất hormone yếu tố tăng trưởng giống insullin 1 (IGF-1), thúc đẩy sự lão hóa và làm tăng nguy cơ ung thư (đặc biệt là ung thư vú). Trong thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism cho thấy có sự gia tăng gấp bốn lần các ca mắc bệnh ung thư dẫn đến tử vong, gia tăng 75% số người tử vong với những người tiêu thụ ít nhất 20% lượng calo từ protein nạc động vật. Bạn nên thay thế bằng cách tiêu thụ thêm các loại protein từ thực vật, chẳng hạn như đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, Fuhrman nói. LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH Thông tin từ BV Việt Pháp - Hy vọng có ích cho mọi người Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu.Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất. Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, rất dài và rất sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực).Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu. Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến. Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông. Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người. Lệ Ngọc st. Hồ-Dzếnh
Nhớ Nhà Châm Điếu Thuốc Vào những thập-niên 1960 (hay trước hơn), thỉnh-thoảng tôi lại nghe bản nhạc phổ từ thơ Hồ-Dzếnh, “Chiều”, thơ năm chữ của ông. Bài thơ này được sáng-tác năm 1940. Hơn 10 năm sau (1951) (có chỗ nói là ba mươi năm sau), được NS tài-ba Dương-Thiệu-Tước phổ-nhạc thành ca-khúc, vẫn mang tên Chiều . (Lúc đầu, in trong báo Người Mới, Chiều có tênlà Màu Cây Trong Khói) và lập-tức trở-thành nổi tiếng. Bài hát trở thành bất-hủ mãi cho tới bây giờ. Bài hát được viết với nhịp 2 phần 4, ghi giai-điệu là Tempo di Habanera, cung Ré trưởng (D Majeur DM). Trên đường về nhớ đầy Chiều chậm đưa chân ngày Tiếng buồn vang trong mây * Chim rừng quên cất cánh Gió say tình ngây ngây Có phải sầu vạn-cổ Chất trong hồn chiều nay?
* Tôi là người lữ-khách Mầu chiều khó làm khuây Ngỡ lòng mình là rừng Ngỡ hồn mình là mây
* Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây… Bản nhạc với những khúc hát dìu-dặt, nhẹ-nhàng, bay bổng như con người ở một nơi nào khác, không phải “ nhớ nhà châm điếu thuốc, khói huyền bay lên cây…” Nghe xong, muốn chạy vào nhà, châm một điếu thuốc, phì-phèo hút thử, xem “khói huyền” có “bay lên cây” không. NS Dương-Thiệu-Tước đã sử-dụng thành-công những nốt trong chùm liên-ba (le triolet) móc đơn trong các trường-canh (mesure) của bản nhạc. Nghe bản nhạc ngập-ngừng, đau-nhói, tự-nhiên thấy tim mình rung-động lạ-lùng. Ông giữ y-nguyên lời của bài thơ, chỉ lập lại câu sau của mỗi đoạn, càng làm cho bản nhạc thêm bồn-chồn, day-dứt và rã-rời như tiếng hạc bay về trong sương chiều. Theo NT Du-Tử-Lê, Chiều như một thứ “Trở Về Mái Nhà Xưa” của H. Curtisse. Tôi rất thích bản nhạc này. Lại càng thích-thú khi biết ông không phải là người Việt thuần-túy. (Thân-phụ ông là người gốc Minh-Hương, Quảng-Đông, Trung-Hoa di-cư sang VN từ lâu đời). Hồ-Dzếnh sinh năm 1916 tại Làng Đông-Bích, Huyện Quảng-Xương, Tỉnh Thanh-Hóa, mất ngày 13 tháng 8 năm 1991, tên thật là Hà-Triệu-Anh hay Hà-Anh (đọc theo giọng Quảng-Đông là Hồi-Tsiu-Dzíng, gọi tắt là Hồi-Díng) . Sau ông đổi là Hồ-Dzếnh. Ông tốt-nghiệp trung học, dạy học tư, viết báo, làm thơ từ năm 1931 tại Hà Nội . Năm 1953 ông có vào Sàigòn làm báo. Năm 1954 ông lại trở về Hà Nội tiếp-tục làm báo. Ông có chân trong Hội Nhà-Văn Việt-Nam ngay từ buổi đầu thành-lập (1957). Vì tên của ông “ngộ-nghĩnh”, một số ít bạn-bè vui-tính thường gọi đùa là Hồ-Dính ."Hồ Dính, dính hồ, hồ chẳng dính ", nhưng ông chỉ cười và không bao giờ giận ai. Có 3 người phụ-nữ đã đi vào cuộc-đời Hồ-Dzếnh, có thể làm người đọc lẫn-lộn: Nguyễn Thị Hồng-Phúc (người yêu của Hồ-Dzếnh), Nguyễn-Thị Huyền-Nhân (vợ cả của ông trước khi bà mất), và Nguyễn-Thị Hồng-Nhật (vợ lấy sau). Năm 1947, Hồ-Dzếnh kết-hôn với bà Nguyễn-Thị Huyền-Nhân tại Thanh-Hóa. Ông bà có một con trai nhưng chết-yểu. Bà Huyền-Nhân mất năm 20 tuổi (1950). Năm 1954, ông lập gia-đình lại với bà Nguyễn-Thị Hồng-Nhật tại Hà-Nội. (Bà Nhật có một con riêng.) Người con duy-nhất của hai ông bà là Hà-Chính (sinh vào đầu năm 1950) và ông Hà Chính cũng chỉ có một con duy-nhất Hà-Quang (SN 1984), học xong đại-học, đã đi làm và hiện định-cư ở Đức. Cháu đích-tôn của Nhà Thơ vẫn tiếp-tục cuộc đời tha-hương, nhưng có phần “thoải-mái” hơn ông nội. Trước hết, ông thực-sự là một Nhà Thơ có tài. Ông được nhiều người biết đến qua tập thơ Quê Ngoại (1942) với một giọng thơ nhẹ-nhàng, siêu-thoát, phảng-phất hương-vị thơ cổ Trung-Hoa. Ông còn đăng nhiều thơ, truyện ngắn trên các báo và còn mấy vở kịch đã trình diễn, nhưng chưa xuất bản.Từ 1937 ông có các tác-phẩm in trên các báo Tiểu-Thuyết Thứ Bảy và Trung Bắc Chủ-Nhật . Những sáng-tác trước 1945 đã đi vào lòng người đọc. Ngoài ra, Hồ-Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác-phẩm đã in, tiêu-biểu là tập Truyện Ngắn Chân Trời Cũ (1942), Thạch-Lam đề tựa. (Wikipedia) và tập Hồi-Ký Truyện Không Tên . Sau nhiều năm bị quên-lãng và trù-dập, ôngmất ngày 13-8 năm 1991. Đúng 16 năm sau, ông được truy-tặng Giải-Thưởng về Văn-Học Nghê-Thuật Nghệ-Thuật. Liệu Giải-thưởng đó có muộn-màng cho một người có nhiều công-lao với văn-học nghệ-thuật như ông, đã nằm xuống 16 năm qua? Lúc sinh-thời, ông là người cần-cù, siêng-năng, chuyện gì cũng làm được. Thật vậy, ông không từ-nan một việc gì. Trong thời-gian làm ở Nhà Máy Gia-Lâm, lúc nào ông cũng vui-vẻ với mọi người. Ông không thù-hằn, không tranh-giành với ai, được mọi người kính-nể. Ông là người có nhiều cơ-duyên với Nhà-Văn Thạch-Lam. Tại căn nhà ọp-ẹp bên đê Yên-Phụ, Thạch-Lam là người đã góp ý cho tập truyện Chân Trời Cũ của Hồ-Dzếnh (Chân Trời Cũ gồm 14 truyện ngắn, cách viết gần như hồi-ký, gồm: Ngày Gặp-Gỡ, Người Chị Dâu Tôi, Con Ngựa Trắng Của Ba Tôi, Lòng Mẹ, Chú Nhì, Mơ Về Nước Chúa, Hai Anh Em, Vừa Một Kiếp Người, Em Dìn, Thằng Cháu Đích Tôn, Ngày Lên Đường, Chị Yên, Sáng Trăng Suông, Thiên Truyện Cuối Cùng.Bài tựa cho tập truyện này có nét bút sau-cùng của Thạch-Lam – người nghệ-sĩ say- mê ngôn-ngữ (chữ của Hồ-Dzếnh) với cõi-đời. Khi đến nhà Thạch-Lam lần thứ 6, mang theo tập truyện Chân Trời Cũ vừa in, thì “tôi chỉ còn thấy quang-cảnh đắng-ngắt, một chiếc giường nhỏ trống-trơn, chị Thạch-Lam lặng-lẽ bước ra, đầu vấn khan-tang, nghẹn-ngào cho tôi hay, anh đã mất được hơn một tháng.”(Vi-Thùy-Linh – thethaovanhoa.vn). Sự gắn-bó của hai người bạn vong niên Thạch-Lam—Hồ-Dzếnh, có lẽ vì cả hai cùng có tuổi-thơ bất-hạnh như sau, đã làm rung-động người đọc từ bao nhiêu năm nay. Trong "Lời Giới-Thiệu" Tuyển-Tập Hồ-Dzếnh – Tác-Phẩm Chọn-Lọc, NXB Văn-Học 1988, nhận-định: "Tác-phẩm của Hồ-Dzếnh không nhiều, lại không tập-trung ở một tờ báo hay đặc-san nào. Với bản-chất trầm-lắng, ông luôn-luôn khiêm-tốn, tự cho mình là người mới bắt-đầu bước vào nghề viết. Tuy-nhiên, với hai tập văn thơ Chân Trời Cũ và Quê Ngoại, Hồ-Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân-tài." Trong “Chân-Dung Văn-Học”, NXB Hội Nhà-Văn 2001, NT Hoài-Anh viết về Hồ-Dzếnh: "Phần đóng-góp quan-trọng nhất cho văn-học Việt-Nam của anh lại là tập Chân Trời Cũ, thể-hiện nếp sinh-hoạt, tính-cách, tình-cảm, tâm-lý của bà con gốc Hoa trong cộng-đồng người Việt. Hồ-Dzếnh chỉ kể những chuyện đơn-giản về người cha, các anh, chị, em mình, con ngựa của cha mình... làm cho người đọc Việt-Nam rung-động tận đáy lòng." NT Bùi-Giáng cho rằng Hồ-Dzếnh là người làm thơ lục bát rất hay, nhưng thơ thất ngôn chỉ ở mức trung-bình. Trong cuốn Thi-Ca Và Tư-Tưởng, Bùi-Giáng cho rằng: " có thể không cần đọc Nguyễn-Du, nhưng không thể không đọc Rằm Tháng Giêng của Hồ-Dzếnh " (Wikipidea). Nào, ta hãy đọc bài thơ này của Hồ-Dzếnh . Ngày xưa còn nhỏ... ngày xưa Tôi đeo khánh bạc lên chùa dâng nhang, Lòng vui quần áo xênh xang, Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua. Chị tôi vào lễ trong chùa, Hai chàng trai trẻ khấn đùa hai bên: -"Lòng thành lễ vật đầu niên, Cầu cho tiểu được ngoài giêng đắt chồng!" Chị tôi phụng phịu má hồng, Vùng vằng suýt nữa quên bồng cả tôi. Tam quan, ngoài mái chị ngồi, Chị nghe đoán thẻ, chị cười luôn luôn. Quẻ thần, thánh mách mà khôn: -Số nàng chồng đắt, mà con cũng nhiều! Chị tôi nay đã xế chiều, Chắc còn nhớ mãi những điều chị mơ. Hằng năm, tôi đi lễ chùa, Chuông vàng, khánh bạc ngày xưa vẫn còn. Chỉ hơi thấy vắng trong hồn, Ít nhiều hương phấn khi còn ngây thơ. Chân đi, đếm tiếng chuông chùa, Tôi ngờ năm, tháng thời xưa trở về. Ngập-Ngừng là bài thơ nổi-tiếng thứ hai của Hồ-Dzếnh, trong tập thơ " Quê Ngoại " (1943), được các NS phổ thành ca-khúc, giữ nguyên từng câu chữ hay đã thay-đổi, thêm-bớt những chỗ cần-thiết, kể cả tựa, như " Anh Cứ Hẹn " của Anh-Bằng, hay “Em Cứ Hẹn” của Hoàng-Thanh-Tâm (năm 1987) "Chuyện Hẹn-Hò" của Trần-Thiện-Thanh (1971) càng chắp thêm cánh cho tác-phẩm của NT Hồ-Dzếnh bay sâu hơn vào lòng người thưởng-ngoạn nghệ-thuật, hay thế-giới thi-ca của Hồ-Dzếnh nói riêng. Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân, Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần... Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế? Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Em tôi ơi, tình có nghĩa gì đâu? Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu? Thuở ân ái mong manh như nắng lụa. Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa, Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi, Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi! Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Tôi sẽ trách -cố nhiên! -nhưng rất nhẹ Nếu trót đi, em hãy gắng quay về, Tình mất vui khi đã vẹn câu thề, Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở. Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ, Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa... Bài viết sẽ lạc-đề nếu người viết cứ nói về lời trong những bản nhạc của các NS. Mục-đích của bài này là nói về thơ văn Hồ-Dzếnh. Bản nhạc Anh Cứ Hẹn của NS Anh-Bằng được viết với nhịp 4 phần tư, âm-điệu Cha Cha Cha, cung Fa Trưởng, được nhiều Ca-Sĩ hát. Anh Cứ Hẹn (Anh Bằng): Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé Để một mình em dạo phố lang thang Quán vắng nơi đây nụ hôn quá nồng-nàn Em bước vội để che hồn trống vắng… Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé Để thuyền tình em đợi bến si-mê Những lúc xa nhau là tim sống gần kề Không dỗi-hờn, xót-xa làm ướt mi Tình-yêu chỉ đẹp phút hẹn thề Tình-yêu sẽ buồn khi bước vào vòng đam-mê Tình-yêu như trái mọng chín rung rinh trên đầu cành. Tình-yêu nắng lụa hóa mong-manh. Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé Tình chỉ đẹp khi còn dang-dở thôi. Những cánh thư yêu đừng nên kết vội-vàng Như cánh buồm đừng nên dừng bến đỗ. Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé Cuộc đời buồn khi tình đã lên ngôi Có biết bao nhiêu tình say-đắm tuyệt vời Đâu dang-dở như tình mình, thế thôi. Em Cứ Hẹn (Hoàng-Thanh-Tâm): Bản nhạc Em Cứ Hẹn của Hoàng-Thanh-Tâm được viết với nhịp 2 phần 2 (hay C Chẻ), điệu Rumba, cung Ré Trưởng. Bản nhạc này không có nhiều thay-đổi so với bài thơ nguyên-gốc. Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé! Để lòng buồn em dạo khắp quanh sân Lòng mênh-mang em đếm bước âm-thầm Em khẽ nói: "Gớm sao mà nhớ thế!" Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé! Anh yêu ơi! Tình-nghĩa có gì đâu. Nếu là không lưu-luyến buổi ban-đầu Thuở ân-ái mong-manh hơn nắng lụa. Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé! Để ngày mai tình-ái mờ hơi sương Em sẽ trách, cố-nhiên, nhưng rất nhẹ Nếu trót đi anh hãy gắng quay về.
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở Đời mất vui khi đã vẹn câu-thề Thư viết đừng xong thuyền trôi chớ đỗ Cho nghìn sau lơ-lửng với nghìn xưa... Chuyện Hẹn-Hò (Trần Thiện-Thanh): Đây là bản nhạc ít “chịu ảnh hưởng” của bài thơ nhất, ngoại-trừ câu cuối cùng. Điều dễ hiểu là Trần-Thiện-Thanh đã phần lớn sáng-tác bản nhạc này, chứ không phổ nhạc. Bản nhạc được viết ở nhịp 4 phần tư, điệu Ballad (hay Slow Rock), cung Ré thứ (D mineur Dm). Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé… Trong những bản nhạc, tôi thích nhất câu “ Cho nghìn s au lơ-lửng đến nghìn xưa…” Trước đây, trong nhiều năm, tôi vẫn lầm-tưởng bài thơ này là của Xuân-Diệu. Thật vậy, thơ ông lãng-đãng như sương khói, nó là cái gì đó nhẹ-nhàng, trôi-nổi trong dòng tư-tưởng miên-man, bất-tận. Thực ra,thơ Hồ-Dzếnh trong 2 tập Quê Ngoại và Hoa Xuân Đất Việt (1946) không gây cảm-xúc mạnh-mẽ bằng văn xuôi. Truyện Hồ-Dzếnh làm người đọc cảm-động đến rơi nước mắt. Ông đã viết thực bằng mực, hòa với máu và nước mắt. Ông không phải tưởng-tượng vì đó là bi-kịch đời ông, cả nửa đời lo miếng ăn, long-đong, vất-vả. Ông viết về nỗi đau-đớn, mất mát của riêng mình, nhưng không một lần than-thân trách-phận hay oán-hờn số-kiếp. Chính vì thế, người đọc đã cảm-thông với những nỗi-đau của ông. Năm 1947, ông về lại Thanh-Hóa, lấy bà Nguyễn Thị Huyền-Nhân. Năm 1950, khi con trai mới bốn tháng tuổi, bà Huyền Nhân (khi đó 20 tuổi), bị bệnh tả, qua đời. Vợ chết, con khát sữa khóc, Hồ-Dzếnh buồn-tủi đi mua quan-tài, chỉ kịp chôn vợ xuống lớp đất sơ-sài, không bia-mộ. Ông ẵm con đi bú nhờ khắp khu Tư, cảnh mà Vũ-Bằng đã thấy và ghi lại. Ông chạy về Hà Nội, nhưng không còn ai thân-thích, lại cõng con vào Sài-Gòn, ở đó có người anh ruột Hồ-Triệu-Bích, mở tiệm xe đạp ở đường Hiền-Vương (nay là Võ-Thị-Sáu). Lúc này, ông đã sống đến tận-cùng nỗi-đau của kiếp người. Ông là 1 trong 165 người thành-lập Hội Nhà Văn VN ở Hà-Nội vào tháng 4/1957. Cũng chính nơi đây, có một thời gian dài, bàn tay chỉ biết viết lách của ông từng phải làm thợ đúc-thép, thợ máy ở nhà máy xe lửa Gia-Lâm, lãnh lương công-nhật hơn 10 năm, khi nghỉ, không có bảo-hiểm, lương hưu. Ông bị nghi-kỵ oan, và bị mọi người “bỏ quên” suốt thời-gian dài, ông vẫn nén chịu như đã quen thế, để yêu thương, để khiêm-nhường và hy-vọng. Nhiều tác-phẩm của ông in trong tuyển tập không ghi rõ năm sáng-tác, làm khó xác-định từng chặng viết. Song, hình như điều ấy không quan-trọng nữa, tác-phẩm của ông đạt độ “phi thời-gian” rồi (Vy-Thùy-Linh, sđd). Đọc “ Cuốn Sách Không Tên ”, ông viết lại sự tủi-nhục khi đứa con mất mẹ; người chồng kiệt-sức, kiệt tiền, gặp mụ bán quan-tài tham-lam, đanh-ác, chờ dịp “chặt chém” không thương-tiếc. Ông đành dùng mẹo lừa lấy được cái quan tài về chôn vợ ban đêm. Vợ đã chết từ chiều, nằm giúi vào bụi cây vì nhà thương thiếu phòng để xác: “Mẹ tôi nằm ở đó, lãnh đạm trước cuộc oanh-tạc, giống một cây củi khô. Chiếc quần đen mỏng rách, áo cánh vận từ hôm bị ốm. Để người chết đỡ tủi, cha tôi cởi chiếc áo cánh ướt trên người, đắp lên người vợ. Cha tôi nghẹn-ngào không khóc được. Quan-tài ngắn, người chết buộc phải nhét chặt, chân hơi vồng lên, tóc lòi ra ngoài. Rồi vài ngày sẽ bị bật nắp ván”. Ngôi mộ vùi sơ-sài, không có bia đã bị thất-lạc, Hồ-Dzếnh không tìm được. Năm 2002, con ông đã cố tìm, song tất cả bị san bẳng, chung số-phận với ngôi mộ đứa con đầu lòng của Hồ-Dzếnh mất hơn một tuổi (Hà-Xuân-Nhuệ) chôn ở cánh-đồng trong làng. Truyện ngắn của Hồ-Dzếnh luôn tạo ra cảm-giác là truyện thật mà ông tham-gia, chứng-kiến trong đời. Nó được viết kỹ, dồn-nén cảm-xúc đến độ tuyệt-vời. Anh đỏ Phụ (1941) là người hiền-lành, dân-đen, con của ông Biếm, thầy giáo làng. Anh đỏ Phụ đã hỏi chị Yên, đợi mãn-tang cha nuôi sẽ cưới. Hơn hai năm sau, chị bị chính “cậu tôi” hại. Chị Yên bị tủi-nhục phải bỏ làng ra đi. Anhđỏ Phụ không biết chuyện này, anh tình-nguyện vào làm phu cao-su ở Tân-Thế-Giới. Anh chia tay “tôi” ở ga xe lửa, vì đau-khổ mất vợ, rồi bỏ xác ở xứ người. “ Đêm đó, tôi mong cho con tàu đừng đến, mong anh Phụ đổi ý trở về, nhưng chỉ là mơ ước. Anh đỏ Phụ đã lăn tay điểm chỉ rồi. Anh đã giúi vào tay chị gái tờ giấy bạc con còng 5 đồng, nửa số tiền bán đời mình để gửi về phụng-dưỡng bố. Tôi ôm-ghì lấy anh, khóc nức-nở. Một bàn tay chắc-nịch kéo ra, ấn anh Phụ và toán phu vào trong toa sắt đen ngòm, cái toa thường ngày vẫn dùng chở súc vật, khóa lại”. Khác với thơ của Hồ-Dzếnh, thường mang tư-tưởng lâng-lâng, bay bổng, và siêu-thoát, truyện của ông đưa chúng ta vào một thế-giới khác, đầy nước mắt và đau-đớn hơn. Càng đi sâu vào cuộc-đời hay Truyện Ngắn của ông (Tập Quê Ngoại ), càng bắt gặp ở đấy những cảnh đời bất-công, phi-lý. Chẳng thế mà, cuộc-đời của ông được Đạo-Diễn Vương-Đức dàn-dựng, định quay trong một ngày thật gần, nhưng không biết công-chúng có đón-nhận không, vì những người trẻ chưa quen với tên-tuổi của ông, một NT/ NV Tiền-Chiến.Theo Báo Tiền-Phong, đây là cách đánh-giá của giới phê-bình điện-ảnh, bộ phim chắc-chắn sẽ làm hao-tổn không ít nước mắt của người xem vì những đoạn nói về hoàn-cảnh khốn-cùng của nhân-vật. Đạo-diễn Vương-Đức cho rằng: "Có thể sẽ có người không đồng-ý với tôi về những hư-cấu, sai-lạc hiện-thực, nhưng tôi muốn thể-hiện một cái nhìn riêng về cuộc-đời còn ít người biết tới của nhà văn..." Đọc “Sáng Trăng Suông” bao giờ tôi cũng liên-tưởng đến bản nhạc “Chị Tôi” của NS Trần-Tiến mà cảm-thương cho Chị đỏ Đương trong truyện. Phải bôn-ba với những nghề vất-vả để đổi lấy miếng ăn, áo mặc cho gia-đình, Hồ-Dzếnh không có thì-giờ viết. Tác-phẩm của ông không nhiều (chỉ có 3 tác-phẩm đã in) nhưng đủ để định giá-trị của ông trên thi văn đàn. Hơn 70 năm qua, không nhiều thì ít, văn-thơ Hồ-Dzếnh đã ảnh-hưởng tới những người đọc ông. Mỗi lần đọc, tôi lại thấy những nhân-vật ấy hiện ra trước mắt tôi, khi thì lãng-đãng như sương-khói, khi thì mãnh-liệt như dòng thác-lũ không sao ngăn được. Đọc xong, thả lỏng chân tay để: “…Cho nghìn sau… lơ-lửng… với nghìn xưa…’ Hay: “…Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây…” Tài-liệu: - Wikipidea. -Các trang Web liên-quan. -Tuyển-Tập 100 Ca-Khúc Tiền-Chiến, NXB Mũi Cà-Mau, 2003. -Những Tình-Khúc Một Thời Vang-Bóng, NTG, Sở Văn-Hóa Thông-Tin QN-ĐN, 1989. -Hồ Dzếnh—Người Bạn Thân-Thiết Của Những Kẻ Lang-Thang, Du-Tử-Lê. -Tuyển-Tập Hồ-Dzếnh, NXB Văn-Học, 1988. -Chân-Dung Văn-Học, NXB Hội Nhà-Văn, 2001. -thểthaovănhóa.vn, Vy-Thùy-Linh, (?) Hà Mạnh Đoàn st. BÁC SĨ GIỎI CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT: Tôi thấy sức khoẻ không ổn, theo y tế cơ quan khuyên đi khám tổng thể, tôi chọn bệnh viện VIỆT PHÁP là bệnh viện của (Tây) thì chắc phải tốt, giá cả hơi đắt nhưng cũng chấp nhận . Khám cho tôi là một bác sĩ chuyên khoa lâu năm, sau khi đo huyết áp cho tôi, kết quả: 140/90. Bác sĩ bảo huyết áp như vậy là cao và nguy hiểm và bác sĩ cho tôi đeo máy đo huyết áp 24/24. Kết quả HA thấp nhất: 120/75, HA cao nhất: 145/90. Bác sĩ điều trị cho tôi nói rằng huyết áp này là cao và rất nghiêm trọng, cần phải điều trị. BS giảng giải cho tôi biết tác hại của huyết áp cao và nói bệnh tình của tôi rất nghiêm trọng và cho đơn một loạt thuốc uống. Tôi chẳng biết gì về bệnh huyết áp cao và về nhà tuân thủ theo thuốc bác sĩ đã kê đơn và luôn lo lắng đứng ngồi không yên về bệnh lý của mình. Tôi vẫn thường chơi tennis, mỗi lần đánh xong mệt quá thì tự nhiên tôi lại lo sợ rằng huyết áp có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình. Tôi có phàn nàn với BS về tình trạng lo lắng sợ sệt thì BS kê đơn cho tôi 1 lọ thuốc Lexomil (thuốc điều trị rối loạn cảm xúc). 1 lọ có 30 viên, mỗi ngày uống 1/2 viên, uống trong 60 ngày. Tôi uống thuốc thì thấy tinh thần rất tốt, sau khi uống hết một lọ, tôi định đi mua tiếp và bây giờ tôi mới đọc đến tính năng tác dụng phụ của thuốc là thuốc gây nghiện làm cho bệnh nhân có xu hướng muốn đi tự tử. Tôi sợ quá nên không mua nữa. Đây là thuốc gây nghiện rất mạnh, sau khi không uống thuốc, nó hành hạ tôi suốt ngày trong tình trạng hoảng hốt, lo sợ, lúc nào cũng tưởng như mình sắp chết. Trời ơi sao người ta lại làm ra loại thuốc khủng khiếp thế mà một bác sĩ tim mạch lại kê đơn thuốc tâm thần cho tôi. Suốt mấy năm trời tôi sống trong tình trạng hoảng hốt sợ chết, nhất là 2 năm đầu tiên. Có lần tưởng mình sắp chết, tôi bảo vợ tôi lấy sổ ghi chép xem ai nợ tiền mình, xem mình nợ tiền ai, công việc sau khi tôi có mệnh hệ nào thì bàn giao cho ai. Một lọ thuốc nhỏ bé mà không hiểu sao nó lại tác dụng mạnh và lâu dài đến thế. Nó biến tôi từ một người cao 1,75m nặng 65kg và có khuôn mặt cũng chấp nhận được trở thành một người già nua xấu xí béo phì nặng 90kg. CÂU CHUYỆN THỨ HAI: Sau khi bị huyết áp cao, cứ 6 tháng tôi lại đi khám định kỳ 1 lần, tôi vẫn khám bác sĩ chuyên khoa cũ vì tôi nghĩ rằng bác sĩ đó đã nắm được bệnh của tôi, nếu thay bác sĩ mới thì người ta lại phải tìm hiểu bệnh tình của tôi lại từ đầu. Bác sĩ cho tôi chạy gắng sức trên máy tập và tôi rất mệt. Sau đó bác sĩ cho tôi đi chụp động mạch vành, kết quả là trong một nhánh nhỏ của tim, tôi bị hẹp 30%. Bác sĩ cho rằng bệnh tình của tôi rất nghiêm trọng và chuyển hồ sơ của tôi đến tham khảo bác sĩ Hùng chuyên khoa tim mạch bệnh viện tim - Bạch Mai. Tôi được biết bác sĩ Hùng là chuyên gia giỏi nhất Việt Nam về đặt stent cho động mạch vành. Hình như vào thời điểm đó, ở Việt Nam chỉ có 4 bác sĩ làm được việc này. Tôi mang hồ sơ đến cho bác sĩ Hùng, BS xem xong rồi bảo tôi chỉ định phải đặt stent. Tôi rất lo lắng và buồn phiền nhưng được biết BS Hùng là người nổi tiếng cho nên tôi cũng chấp thuận đặt stent, và tôi hỏi BS Hùng là tôi đã mua vé đi du lịch Thái Lan, để cho tôi đi du lịch 1 tuần rồi về đặt stent có được không. BS Hùng trả lời: “ANH HỎI THẾ TÔI CŨNG CHẲNG BIẾT TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO”. Thế rồi về nhà tôi đánh liều, cứ đi du lịch Thái Lan. Bạn tôi khuyên mang hồ sơ bệnh án đi sang đấy để nếu có cấp cứu thì bệnh viện người ta còn biết bệnh án của mình. Sau đó, về Hà Nội, tôi có nói chuyện với gia đình về trường hợp động mạch vành của mình. Gia đình tôi giãy nảy lên “trường hợp của Phương quá nhẹ, chưa cần phải đặt stent“. Tôi phân vân và đi hỏi một số các bác sĩ khác , họ cũng khuyên là chưa cần phải đặt. Sau đó khoảng 3 năm , tôi lại đi chụp động mạch vành, kết quả là động mạch vành của tôi chẳng sao cả. Cái chỗ hẹp 30% lần trước nay không còn nữa. Thật may mắn cho tôi. Nhưng điều tôi không thể hiểu là một bác sĩ giỏi nhất Việt Nam trong lĩnh vực đặt stent lại quyết định chỉ định tôi phải đặt. Nếu tôi đặt stent thì dễ nhưng rút ra thì không thể, và tôi phải đeo dị vật trong tim suốt đời à? CÂU CHUYỆN THỨ BA: Một lần tôi đi xe máy bị ngã đập vai xuống đường, người dân dìu tôi vào vỉa hè. Tôi nghỉ một lát rồi đi xe máy một tay về đến bệnh viện gần nhất, đó là bệnh viện 354 quân đội. Người ta cho tôi chụp X-Quang cái vai, tôi xem phim thấy vai của tôi có một vết rạn rất nhỏ, chỉ bằng sợi tóc. Sau đó họ chuyển hồ sơ đến bác sĩ chuyên khoa, ông ấy chỉ định: PHẢI MỔ. Tôi vừa sợ vừa ngạc nhiên, không biết mổ để làm gì, vai con người chứa rất nhiều dây thần kinh, gân, cơ. Nếu mổ thì biết bao giờ mới hồi phục đây? Rút kinh nghiệm của những lần trước, tôi chạy đến khám BS chuyên khoa người Pháp. Ông ấy xem phim rồi bảo trường hợp này quá nhẹ, không cần phải điều trị bất cứ điều gì, chỉ cần buộc một cái băng vào cánh tay treo lên cổ, 2 tuần sau sẽ khỏi. Mấy tháng sau, tôi vẫn đánh được tennis và golf bình thường. Tôi nghĩ mãi và không thể lý giải được quyết định chỉ định mổ của bác sĩ bệnh viện 354. Sao con người ta ĐỘC ÁC VÀ VÔ TRÁCH NGHIỆM đến thế. CÂU CHUYỆN THỨ TƯ: Có một lần đau lưng quá, tôi nghĩ mình cần phải đi kiểm tra cột sống. Lần này, tôi quyết định lựa chọn bệnh viện Vinmec, đó là bệnh viện tư nhân, giá cả hơi đắt nhưng có thể người ta nhiệt tình. Đến đấy, bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho tôi chụp CT cắt lớp. Kết quả: cột sống của tôi rất xấu: rách đĩa đệm, hẹp ống sống... Bác sĩ bảo tôi là rất nghiêm trọng, cần phải mổ cột sống. Lần này, tôi đã có kinh nghiệm, không vội tin vào chỉ định của bác sĩ. Tôi mang hồ sơ đến một bệnh viện khác để kiểm chứng. Lần này tôi chọn BV 108 QĐ. Tôi đưa phim chụp cắt lớp cho ông BS xem. Ông BS xem rồi bảo cái phim này chẳng có tác dụng gì, chụp chỉ để cho vui, chụp chỉ để đi khoe. Rồi bác sĩ chỉ định tôi phải đi chụp một cái phim X-Quang bình thường. Sau khi có kết quả chụp phim, ông BS xem rồi bảo: “ANH CHẲNG CÓ BỆNH GÌ. Đây là trường hợp thoái hoá cột sống theo tuổi tác, không thể điều trị được, phải chấp nhận chung sống hoà bình. Để cải thiện cột sống, anh phải luyện tập thể thao. Nếu đau quá thì tôi sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho anh“. Sau đó tôi chơi golf và thấy bệnh tình được cải thiện rất tốt. Một điều mà tôi không thể lý giải được là tại sao 2 bác sĩ chuyên khoa ở 2 bệnh viện lớn lại có chẩn đoán ngược nhau hoàn toàn. CÂU CHUYỆN THỨ NĂM: Cùng phòng làm việc với tôi có một cậu tên là Trung - kỹ sư xây dựng. Một hôm, cậu ta bảo: “ông Phương ơi, ông xem cái cổ tôi mọc 4, 5 cái hạch, mai ông cho tôi nghỉ đi khám bệnh”. Tôi đồng ý. Sau đó cậu Trung đi khám bệnh theo tuyến, người ta thấy có vấn để chuyển lên các bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện cuối cùng là bệnh viện truyền máu huyết học trung ương. Ở đấy, người ta làm một lô xét nghiệm và kết luận cậu Trung bị ung thư máu giai đoạn 4. Rồi đưa sang điều trị. Trong phác đồ điều trị có chạy xạ và truyền hoá chất, ở bệnh viện có bệnh nhân chạy xạ và truyền hoá chất được 5, 6 lần thì chết vì kiệt sức. Cậu Trung chạy xạ truyền hoá chất 2 lần thì tóc rụng hết, người rất yếu. Thế rồi cậu ta xin về nhà không điều trị nữa chờ chết. Mấy tháng sau, do không điều trị nên sức khoẻ có tốt hơn. Cậu ta gọi điện cho tôi: “ông Phương ơi, tôi về nhà chờ chết mà mãi không chết. Bây giờ tôi thấy người cũng khoẻ nhưng ở nhà cả ngày buồn quá, ông cho tôi đi làm. Tôi bảo ông cứ đi làm đi cho vui, tôi cho ông chế độ đặc biệt thích đi lúc nào thì đi, thích về lúc nào thì về.”Sau mấy tháng đi làm, tôi thấy cậu Trung vẫn khoẻ mạnh bình thường, tôi bảo “trường hợp của ông lạ quá, người ta bảo ung thư máu chết rất nhanh mà tại sao ông vẫn khoẻ mạnh? Theo tôi ông nên đi khám lại”. CậuTrung đến bệnh viện truyền máu huyết học trung ương, sau khi lại làm một lô xét nghiệm, người ta kết luận cậu ấy chẳng làm sao cả. Cậu ấy có hỏi tại sao trước đây lại chẩn đoán tôi bị ung thư? Bác sĩ trả lời “đây là trường hợp hy hữu, xin chúc mừng anh”. Trời ơi, bệnh viện cứ chẩn đoán nhầm thế này thì chết con người ta. CÂU CHUYỆN THỨ SÁU: Ở cơ quan tôi có một cậu còn trẻ, con mới được 2 tuổi thế mà suốt một năm qua, cháu bị ho rất nhiều. Gia đình đưa đi khám nhiều bệnh viện huyện, tỉnh. Mỗi lần đi khám, bác sĩ kê đơn cho một bọc thuốc kháng sinh. Suốt một năm trời, cháu uống hết thuốc này đến thuốc khác. Người xanh xao vàng vọt, còi cọc không lớn được. Tôi bảo cậu ấy tôi có nghe bạn tôi giới thiệu có ông bác sĩ PHẠM THẮNG chuyên khoa tai mũi họng ở bệnh viện Bạch Mai có khám ngoài giờ ở ngõ Đoàn Nhữ Hài phố Trần Quốc Toản, cậu mang con đến thử khám xem sao. Bác sĩ Phạm Thắng sau khi khám cho cháu bé xong chỉ cho phác đồ điều trị đơn giản như hút mũi, xông mũi, xông họng... Tất cả các loại thuốc kháng sinh cháu dùng trong năm qua đều bỏ hết . Sau khi điều trị một tháng, kỳ lạ thay cháu hết ho và sức khỏe cải thiện rõ rệt. Với tôi, điều kỳ lạ là trong khi có nhiều bác sĩ ngu dốt và vô trách nghiệm thì vẫn còn có những bác sĩ tài năng. Vấn đề là người dân làm sao để tìm được bác sĩ có tài năng để khám chữa bệnh cho mình đây? LỜI KẾT Rút kinh nghiệm của tôi, nếu các bạn đi khám bệnh mà bác sĩ kết luận có bệnh nặng thì đừng tin ngay, cần phải đi kiểm chứng nhiều bác sĩ và bệnh viện khác. Tôi không hiểu đội ngũ bác sĩ của Việt Nam như thế nào. Khoảng 15 năm qua, các em các cháu thi vào trường đại học Y khoa điểm rất cao, chứng tỏ học lực các em rất giỏi. Tôi hy vọng các lứa bạn thanh niên này tương lai sẽ là những bác sĩ giỏi của Việt Nam. ... Chuyện hoàn toàn thật theo lời kể của nhân chứng./ Nguyễn Tuấn Phương - Đào Minh Diệu Xuân st.
TƯỚNG DO TÂM SINH, THAY ĐỔI VẬN MỆNH BẮT ĐẦU TỪ SINH. Trong cuộc sống của một người,mặc dù vận mệnh của cả một đời đã được định trước,nhưng người ấy vẫn được vận tốt nếu anh ta làm điều tốt và tốt bụng,ngược lại sẽ gặp vận xấu nếu anh ta làm những điều xấu. Vận mệnh của một người có thể thay đổi bất cứ lúc nào, phụ thuộc vào tâm tính của người ấy tốt hay xấu. Trời, đất và Thần giám sát rất kỹ, và không thiên vị. Nếu tâm của một người luôn tập trung vào điều tốt, người đó sẽ tích được đức và vận may, và thậm chí khi họ đối mặt với nguy hiểm, Thần sẽ có thể giúp chuyển vận rủi thành phúc lành. Ngược lại, nếu một người làm những điều xấu, mưu tính những điều xấu xa thì thậm chí nếu anh ta có vận mệnh tốt đi nữa anh ta vẫn kết thúc trong sự đau khổ. Đó là cái mà chúng ta gọi là quy luật nhân quả. Với tâm tính tốt, một người sẽ có vận mệnh tốt, và với tâm tính xấu, một người sẽ có vận mệnh xấu. Có rất nhiều ví dụ trong các cổ thư. Dưới đây là một số từ cuốn sách “Thái thượng cảm ứng thiên hối biên”. Hai anh em sinh đôi có hai số phận khác nhau, mặc dù họ có cùng mệnh Trong triều đại nhà Tống, có hai anh em sinh đôi tên là Cao Hiếu Tiêu, và Cao Hiếu Tích, cả hai giống nhau cả về hành vi, trí tuệ và sự thông minh. Năm 16 tuổi, họ cùng đỗ Tú tài. Cùng năm đó, họ lập gia đình, bố mẹ của họ bảo họ mặc quần áo và giày khác nhau để vợ của họ có thể nhận ra. Một ngày họ gặp Đạo nhân Trần Hy Di, người sau khi nhìn tướng mạo của cả hai, và nói: “Cả hai người đều rất tuấn tú,sống mũi thẳng,môi có sắc hồng.Tai trắng mà có đường viền đỏ,khí thanh thần triệt,đều sẽ đậu vòng trong. Hơn nữa,cả hai đều có hào quang trong mắt,sẽ rất thành công trong kỳ thi." Khi kỳ thi đến vào mùa thu, cả hai đến kinh đô để dự thi và ở với một người họ hàng thân thuộc. Hàng xóm là một quả phụ đẹp. Cao Hiếu Tiêu dốc lòng học tập, không động tư tình. Tuy nhiên, Cao Hiếu Tích đã không kiềm lòng, đã tán tỉnh và tư thông với người quả phụ. Sau đó bị người ta phát giác, nói cho dòng họ của người quả phụ. Người quả phụ sợ tội, đã trầm mình xuống sông tự sát. Sau kỳ thi, cả hai đến thăm Đạo nhân một lần nữa.Khi Đạo nhân Trần Hy Di nhìn thấy họ, ông khá sốc và nói: “Đã có một sự thay đổi lớn trong tướng mạo. Một đã trở nên thậm chí tốt hơn và một trở nên rất xấu. Hiếu Tiêu có hào quang màu tía trên lông mày, và mắt thì sáng như sao. Cậu sẽ chắc chắn đỗ cao. Lông mày của Hiếu Tích cũng đã thay đổi. Mắt anh ta phù lên, chóp mũi đỏ và tối tăm. Thần sắc đã tiêu tan và biến mất. Sự thay đổi này phải là do đạo đức bị tuột dốc. Cậu sẽ không chỉ trượt kỳ thi, mà còn có dấu hiệu sẽ chết yểu”. Sau đó kết quả kỳ thi được công bố, quả thật Cao Hiếu Tích bị rớt, rồi chết trong thất vọng. Sau đó, Cao Hiếu Tiêu làm một đại quan và có thanh danh hiển hách, con và cháu của ông cũng có tài năng, phẩm giá. Khi ông tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi, Đạo nhân Trần Hy Di cũng đến chúc mừng. Trong bàn tiệc ông nói: “Thật là khá dễ dàng để xem tướng cho một người bình thường, tuy nhiên sẽ không dễ biết kết quả được. Bởi vì vận mệnh được quyết định bởi thiên thượng, trong khi đó tướng mạo được quyết định bởi những việc mà người ấy làm. Nếu một người có thể thuận theo các nguyên lý của thiên thượng và sống hài hòa với xã hội, thì người đó sẽ chắc chắn thịnh vượng. Thiên thượng rất phân minh công bằng, vận mệnh có thể xuống dốc vì làm việc xấu, và người ta có thể chuộc lỗi bằng cách làm điều tốt. Sự thăng hoa trong tâm tính của một người có thể thể hiện qua gương mặt, và không điều gì có thể tránh khỏi con mắt của người khác. Đó là tại sao chúng ta nói rằng không có cánh cửa của vận may hay vận rủi, bởi vì nó đến và đi căn cứ theo đức hạnh của người ấy”. Định Thực đỗ vị trí thứ sáu Trong triều đại nhà Thanh, có một học giả tên là Định Thực. Anh là một người rất thông minh lanh lợi và rất có tài năng, tính cách phóng khoáng. Vì anh ta thích đánh bạc, anh ta thường bị cha nhắc nhở, nhưng anh ta không sửa. Cha anh ta trở nên tức giận và đuổi anh ra khỏi nhà. Định Thực phiêu bạt đến kinh đô, và bằng nhiều cách khác nhau, anh ta được nhận vào trường Thái học. Một ngày Định Thực đi qua chùa Tướng Quốc, ở đây anh gặp một thầy tướng số bảo anh: “Thần sắc anh trông rất tốt! Ta đã xem tướng mạo cho nhiều người, và ta thấy tướng mạo của anh là tốt nhất”. Sau khi thầy tướng số hỏi tên anh, ông ta viết vào một mảnh giấy và dán lên tường: “Định Thực sẽ đỗ đầu trong năm nay.” Sau đó, Định Thực rất vui vẻ và bắt đầu trở nên kiêu ngạo, anh ta đánh bạc thậm chí còn nhiều hơn. Khi anh ta nghe rằng có hai thí sinh giàu có từ Tứ Xuyên tới, anh ta mời họ đánh bạc. Định Thực liên tục thắng, và cuối cùng anh ta thắng sáu triệu lạng bạc. Vài ngày sau đó, Định Thực tới chùa Tướng Quốc một lần nữa, thầy tướng số ngạc nhiên nhìn anh ta và hỏi: “Tại sao trông anh kinh khủng thế? Anh không có hy vọng vượt qua kỳ thi, nói chi là đậu Trạng Nguyên”. Vừa nói ông ta vừa gỡ mảnh giấy ông ta từng viết dán lên tường kia xuống. Ông ta thở dài nói: “Nó đã làm hoại danh tiếng của ta. Ta đã đoán sai lần này.” Định Thực ngạc nhiên hỏi ông ta tại sao ông làm thế. Người thầy bói nói: “Khi nhìn tướng mạo, chúng tôi đầu tiên nhìn trán. Nếu màu vàng và sáng bóng, nó là dấu hiệu của điềm lành. Bây giờ, trán của anh trông rất khô và tối. Anh chắc hẳn đã có suy nghĩ xấu hay thu lợi bất chính. Anh đã làm chư Thần nổi giận”. Định Thực hoảng sợ và bảo người thầy bói chuyện đã xảy ra. Anh ta hỏi trong bối rối: “Tôi chỉ vui một chút. Có gì là nghiêm trọng đâu?”. Thầy tướng số phản đối, nói: “Đừng nói với tôi là anh chỉ vui một chút. Bất cứ việc gì bao gồm cả tiền bạc đều được kiểm soát bởi Thiên thượng. Khi một người đã nhận của cải bất chính, thì ông ta sẽ tự nhiên mất đi phúc đức”. Định Thực rất hối hận về những gì đã làm và lo lắng hỏi: “Tôi có thể hoàn lại tiền chăng?”. Thầy tướng số nói: “Nếu anh thật tâm muốn sửa chữa lỗi lầm và trở thành tốt hơn, anh vẫn có thể đỗ thứ 6 trong kỳ thi”. Định Thực vội vàng trả lại tiền cho hai thí sinh giàu có, và thề rằng sẽ không bao giờ đánh bạc một lần nữa. Quả nhiên, khi danh sách thí sinh thi đậu được công bố, một người tên là Từ Đạt đã đỗ đầu còn Định Thực thì đỗ thứ 6. Hoàng Chúc st.
Phụ bản II Sinh hoạt sách - Thơ Tân Sa Châu Ngày 24 tháng 3 Sinh Nhật Chủ nhiệm Anh Vũ Anh Tuấn HANH THÔNG ANH NHÉ Chúc Anh Sinh Nhật vui vầy Xế chiều khỏe mạnh - đủ đầy hanh thông Tặng Anh một đóa hoa Hồng Đi kèm cây viết : thắm nồng Sách Thơ Tám bảy vẫn mãi mộng mơ Mơ tình mơ nghĩa - bơ vơ tạ từ Anh là Chủ nhiệm hình như Tài năng - điềm đạm : dáng thư sinh hiền Sách Thơ trao tặng liên miên Đơn thân gồng gánh : bình yên mọi người Tháng ba Sinh Nhật Anh ơi Thuỳ Hương xin gởi đôi lời Cung Nghinh “Mừng Sinh Nhật tháng ba Anh VŨ ANH TUẤN” Vũ Thùy Hương ĐAM MÊ XẾ CHIỀU Đến với Sách, Thơ lòng thư thái Yên tỉnh vô cùng bởi đam mê Cô , Bác ... đa phần tuổi tác cao Chân đi không vững vẫn ước ao Định kỳ họp mặt không ngăn được Giao lưu đàm đạo thoã nỗi niềm Vũ Thùy Hương(12/3/2022) MÙA XUÂN Khi mùa xuân đến Lòng nao nao buồn Thời gian chóng vánh Dòng đời cứ tuôn Nghe mùa xuân đến Lòng cứ xôn xao Nhìn hoa khoe thắm Ta hoài nhớ nhau
Chờ mùa xuân đến Mai vàng nở hoa Cùng chào hoa cúc Nhớ người bạn xa Hoài Ly (12/03/2022)
Đi xuyên thế kỷ Giẫm bước phong trần trăm lẻ một Đường Nam Tiến vượt ngàn lô cốt Nghe câu vọng cổ tiếng đờn kìm Hẹn xứ sầu riêng buồng chuối hột Nước lợ cành khô đỉa đặc lền Năm dài tháng rộng vườn xanh tốt Mòn chân dẫu mấy độ mai vàng Nở muộn chiều xuân hàng thốt nốt Ngụy Kỳ Nam (09/02/2022) Biển Cần Giờ Vô vườn dự trữ khu sinh quyển Lãng đãng mây hồng trôi dọc tuyến Nắng đuổi hàng dương bãi cát sình Hoa chào lũ khách cung đường huyện Tràn thơm đất mặn thoảng hương rừng Cháy sạm da nâu nồng gió biển Nhịp sống bao mùa vẫn nổi sôi Chài tôm lưới cá bình minh hiện. Ngụy Kỳ Nam (19/02/2022) Mùa Sen Sông Tiền bát ngát những mùa sen Khách lạ về đồng thảo ngắm sen Ẻo lả nghiêng xuồng trên mặt nước Điệu đàng tạo dáng giữa đầm sen Trời trong nắng đẹp hòa khung cảnh Gió nhẹ chiều vàng thoảng nhụy sne Vội vã lần sau chờ đến hẹn Tháp Mười đãi bạn uống trà sen. Ngụy Kỳ Nam (28/12/2021) Trưởng Lão Nam Kỳ Gõ của mùa xuân chào Tám Tám Dầm sương dãi nắng màu da sạm Bạn già Trăm Tuổi tặng sầu riêng Lúa muộn ba trăng mời rượu cẩm Sáng tác thơ Đường độc vận sen Trầm ngâm sách sử từng câu sấm Hoàng Sơn Nhất Đái cõi Nam Kỳ Khả dĩ dung thân miền sống chậm Ngụy Kỳ Nam (23/01/2022) Ước Chi Mây Tan Chỉ vài tuần thôi rồi tăng nhanh Đại dịch gây chi cảnh khốn cùng! * Đất lành tìm ở phương nao? Toàn cầu u ám biết bao ưu phiền Mộng du nơi chốn bình yên? Dịch không tràn đến triền miên đêm ngày Trời trong xanh ngỡ giăng mây Thẫn thờ cảm nhận cây cỏ lụi tàn Vẫn luôn mơ ước Trời ban An vui, hạnh phúc xua tan mây mờ Không còn bao trẻ bơ vơ Đói Cơm, thèm Sữa: vật vờ tang thương Nơi ăn, chốn ở: Biết nương phương nào? Xế chiều sầu não hanh hao Vẫn luôn mong muốn Trời cao thương tình Ước mơ sống cảnh thanh bình Nén nhang khấn nguyện thần linh độ trì Vũ Thùy Hương Trăn Trở Ra đi độ ấy Hương Giang lặng Vắng bóng đò đưa Huế mịt mờ! Bao năm xa cách nào ngờ Kim Long – thiên Mụ thẫn thờ mộng xưa Giọt buồn nặng trĩu đong đưa Đông tàn, xuân đến: nắn mưa trải lòng
Muốn về thỏa bao trông mong Não lòng hồi tưởng: sắc hồng còn mô? Nhà rêu! Vườn trống! Thân cô! Hồng Nhung héo úa! Cây khô cỏ đầy!!! Ngỡ như vầng cũ áng mây
Ngược dòng ký ức mắt cay lệ trào
Vũ Thùy Hương
Huế ơi! Nhớ quá Ngày xưa trước bên An Hiên đó Có kẻ chiều chiều đón Trăng đêm Nhìn lên Thiên Mụ cao vời vợi Ngó xuống xa xa khách đợi đò Bên kia Long Thọ cây xanh mướt Nơi này lưu dấu khúc tình xưa (Kim Long có gái mĩ miều Trẫm thương Trầm nhớ Trầm liền Trẫm đi)
Mấy mươi năm rời xa Cố Đô Trường xưa lối cũ thân thương đó Giá lạnh sông Hương rét run người Tà áo tung bay tay che vội Bẽn lẽn liếc nhìn ai thấy chăng? Thần kinh đài các thơ mộng lắm Nay, đại dịch về ôi tái tê Tha phương cách biệt luôn cầu nguyện Huế mãi hữu tình thoát tai ương
Biển số năm bốn nhìn hoài niệm Văn Thánh – Đông Ba: xe buýt mình Sài Gòn muôn thuở nhớ quê hương Mong ước ngàn năm Huế an lành. Vũ Thùy Hương QUÊ HƯƠNG MẾN YÊU Việt Nam đất nước vốn con rồng Năm bốn dân sinh kết hợp long Quốc thể Hùng Vương thơm cội rễ Âu Cơ tổ mẫu đẹp non sông Trăm con tạo dựng nên hình nước Bờ cõi khai hoang tốt ruộng đồng Chữ S giang san rồng uốn lượn Yêu thương Tổ Quốc ngát hương nồng KH. Quang Bỉnh 2022 QUÊ NHÀ Bạn ơi nhớ mãi tuổi đôi mươi Gia quyến quê hương thật tuyệt vời Trai gái đêm trăng gầu tát nước Ruộng đồng bón lúa tốt xanh tươi Tao đàn xướng hoa thơ ca hát Bằng hữu giao lưu nở nụ cười Xa cách tình yêu thương thời tuổi trẻ Thương yêu ruột thịt với con người KH. Quang Bỉnh 2022 CHUYỆN CHÚNG MÌNH Làm người sống phải giữ chung tình Dù có gian nan rồi sẻ vinh Bán hết tình thương bao mộng mị Mua vào ước nguyện tuổi xuân xinh Đã ở với nhau luôn định hình Mong ước tình ta thành tóc bạc Tình yêu vẫn quý đẹp đôi mình KH. Quang Bỉnh 2022 CÔ ĐƠN Tháng ba số tám đã qua rồi Tôi vẫn âm thầm sống lẻ đôi Máy tóc hôm nay đã ngà bạc Một mình quạnh quẽ ở nhà thôi Bạn đời xa cách niềm thương nhớ Khuất bóng nghìn thu tại số trời Cửa mở ra vào bao kỷ niệm Niềm vui xường họa bạn thơ mời KH. Quang Bỉnh 2022 PHÚC HỌA Phúc họa luôn đi song hành Trong phúc có họa, họa thành phúc to Cuộc đời là những âu lo Là hạnh phúc lớn, thơm tho tháng ngày Đột nhiên trong lúc, sum vầy Tai họa giáng xuống, chia tay tức thì Rồi tài lộc đến phương phi Thảnh thơi an hưởng những gì trời ban Kim Long (25/02/2022) THƠ LÀ THẾ GIỚI DIỆU KỲ Thơ là thế giới diệu kỳ Của tâm hồn với tư duy lạ lùng Bí ẩn phong phú vô cùng Minh triết văn hóa của chung loài người. Lê Minh Chử THỜI CÔ-VÍT Hôm qua qua đi Ngày mai sẽ tới Ngày mới lại bắt đầu Thiên hạ lên chùa thỉnh cầu Họ không cầu lộc, cầu tài Chỉ xin các ngài hai chữ “bình an” Cái thời cô-vít gian nan Thôi được như thế còn van vỉ gì?
Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình an dưới thế những người Chúa thương Lạy Chúa toàn năng vô thường Cứu vớt những kẻ còn đương khốn cùng Nhiều chương trình trở nên nhảm nhí Thậm chí là lố bịch qua rồi Xem gì là lựa chọn của mỗi người Đời buồn quá thì dở, cười cũng tốt.
Đôi khi định mệnh thử ta Chấp nhận thử thách để mà thành công Lê Minh Chử Vắng lặng Cây già thường phải chặt Gà non dễ bị hầm... Ta bao nhiêu tuổi nhỉ? Có ai là tri âm...? Trần Nhuận Minh UTTERLY DESOLATE Old trees are often cut off Chicken can easily be stewed... How old am I? Do I have any bosom friend...? Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn
Cuối xuân Lác đác hoa xoan rụng trắng hè Trong nhà vơi chuyện rượu đầy be Có ông tóc bạc buông rơi kính Nghe thuốc cường dương mắt sáng loe... Trần Nhuận Minh THE END OF THE SPRING TIME Thinly scattered lilac flowers fell whitening the verandah Inside the house the chat diminished while
the wine flask was full There was a silvery-haired old man who dropped his glasses
Hearing about Viagra, his eyes brightened... Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn Tự do Muốn khóc thì cứ khóc Thích cười thì được cười Vì điều đơn giản ấy Máu bây giờ Vẫn rơi... Trần Nhuận Minh FREEDOM Cry when wanting to cry Laugh when wishing to laugh Because of that simple matter Blood now Still sheds... Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn
Phụ bản III
Bài thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể chất Sức khỏe tinh thần và thể chất có sự liên kết với nhau, tác động đến chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ cộng đồng. từ đó ảnh hưởng đến xã hội. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: sức khỏe là trạng thái tổng thể cả về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không. có bệnh tật hay ốm đau. I. Sức khỏe Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.. II. Bí quyết trường thọ 1. Chấp nhận với những gì mình đang có 2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình 3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn. III. Phòng ngừa bệnh tật 1. Không vui quá hại tim 2. Không buồn quá hại phổi 3. Không tức quá hại gan 4.Không sợ quá hại thần kinh 5. Không suy nghĩ quá hại tỳ 6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên 7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua. IV. Thức ăn & uống trong ngày: 1. Một củ hành: chống ung thư 2. Một quả cà chua: chống tăng huyết áp 3. Một lát gừng: chống viêm nhiễm 4. Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch 5. Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo. 6. Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng 7. Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể. V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại: 1. Một Trung Tâm là sức khỏe 2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình 3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù 4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha. 5. Năm Phải: 5.1 - Phải vận động 5.2 - Phải biết cười 5.3 - Phải lịch sự hòa nhã 5.4 - Phải biết nói chuyện 5.5 - Phải coi mình là người bình thường.
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân 1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí 2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí 3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí 4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí 5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí 6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí 7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí 8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí. VII. Hãy Dành Thì Giờ Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Trời Đất ban. Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ. Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng. Làm thế nào để khỏi già? Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa ? Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay, các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35. Bởi thế, khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần người vợ mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau: 1. Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não nhưng đến tuổi 20, con số nầy giảm dần và đến tuổi 40, con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già. 2. Ruộ t bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi, bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ tạo nên các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm. 4. Bọng đá i bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn và dễ nhiễm trùng đường tiểu. 5. Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi, núm vú bị teo lại và vú thòng xuống. 6. Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giảm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng. 7. Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ. 8. Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn. 9. Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim. 10. Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi. 11. Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên. 12. Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó. 13. Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên. 14. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần. 15.. Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2%. Vì thế, người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gãy xương. 16. Thính giác suy giảm đi kể từ giữa năm 50 tuổi. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.. 17. Da suy giảm kể từ năm 20.Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần. 18. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa. 19. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35 vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống. 20. Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi. Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa? Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau: - Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. - Triệu chứng ít khi rõ rệt, không ồ ạt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. - Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ nên sau điều trị, phải có thời gian an dưỡng. Một số biện pháp làm giảm sự lão hóa : Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu. Vì thế muốn giảm sự lão hóa cần phải : Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng. Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình. Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
Sinh hoạt điều độ , không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng. Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mìn h, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến… Cần có môi trường sống tự nhiên tốt , phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị.Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu….) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh. Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản , đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là: 1- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau 2- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua 3- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả 4- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa 5- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần 6- Bớt đi xe, năng đi bộ 7- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn 8- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn 9- Bớt nói, làm nhiều hơn 10- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn. Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan… Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ. John Phạm st.
Mừng Sinh nhật Tintin 93 tuổi! Phàm làm người, ai cũng có giấy khai sinh để xác định tuổi tác. Tuy nhiên, chàng phóng viên “huyền thoại” Tintin của chúng ta không có một “mảnh giấy lận lưng” để truy tìm quá khứ chỉ vì đó là một nhân vật tưởng tượng do họa sĩ người Bỉ, Georges Remi (1907–1983), sáng tác dưới tên Hergé. Remi, “cha đẻ” của Tintin, đưa anh chàng phóng viên này lên tạp chí “Le Vingtième Siècle” (Thế kỷ 20) lần đầu tiên vào ngày 10/1/1929. Thế cho nên, ngày này được những người hâm mộ mặc nhiên công nhận là ngày sinh của anh. Tính đến năm nay anh đã trải qua 93 “mùa xuân xanh”! Nhân vật Tintin là một phóng viên trẻ người Bỉ trong truyện tranh các cuộc phiêu lưu hoàn toàn hư cấu. Cuộc đời anh thường hay vướng vào những tình trạng hiểm nghèo nhưng rồi “đâu cũng vào đấy”. Anh luôn luôn có cách giải quyết vừa ổn thỏa lại vừa nghĩa hiệp để bảo vệ tất cả mọi người xung quanh. Hàng triệu triệu người trên thế giới đã say mê “Les Aventures de Tintin” để theo dõi những cuộc phiêu lưu của anh trên tạp chí “Thế kỷ 20” nhưng ấn phẩm này phải tạm ngưng hoạt động vào ngày 9/5/1940. Đó là ngày đội quân Quốc xã của Hitler xâm lăng nước Bỉ. Tuy là một phóng viên trẻ tuổi đời nhưng Titin cho thấy anh là một nhà báo từng trải với các cuộc phiêu lưu khắp thế giới. Trong suốt 24 tập truyện tranh, họa sĩ Hergé đã dẫn người xem, trẻ cũng như già, đến khắp “hang cùng ngõ hẻm”, từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc, Châu Á và… ra cả ngoài không gian!
Anh đã đến Liên bang Xô Viết, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Úc, Ai Cập… ngoài ra còn phải kể đến những quốc gia như nhỏ bé như Tây Tạng, Congo… Tintin còn thám hiển đại dương và bay cả vào không gian để thám hiểm mặt trăng, mặt trời! Tính đến lần sinh nhật thứ 100 của Hergé, năm 2007, truyện tranh Tintin đã được xuất bản với 70 thứ tiếng, hơn 200 triệu bản. Sự thành công của bộ truyện đã dẫn đến việc xuất hiện của loạt tranh ngắn được đăng trên các tờ báo hàng đầu tại Bỉ lúc bấy giờ, chẳng hạn như truyện về chàng cao bồi Lucky Luck và con ngựa Jolly Jumper biết nói cả tiếng người. Trong bộ truyện tranh Tintin cũng có sự xuất hiện của chú chó Snowy với một bộ lông xù và lúc nào cũng bén gót theo chân chủ. Snowy thuộc giống chó “Fox Terrier”, thường gặm một khúc xương trên mõm nhưng lại rất thông minh và trung thành. Đã có lần Snowy liếm mặt Tintin đang ngủ để báo chuyện nguy hiểm sắp xảy ra! Ngoài hai thầy trò Tintin còn có một lô các nhân vật, họ cũng nổi tiếng vì mỗi người một tính. .Thuyền trưởng Haddock là một người bạn thân của Tintin nhưng lại có tật “nghiện whisky” nên đôi lúc tỏ ra thô lỗ và đa nghi.
Giáo sư Tournesol là bạn thân của thuyền trưởng Haddock và Tintin. Ông đã từng có những phát minh thần sầu nhưng khổ nỗi ông bị mắc chứng bệnh lãng tai nặng.Còn đôi thanh tra “bất tài” Dupont và Dupond giống nhau như hai giọt nước, có sở thích cũng giống nhau nhưng lúc nào cũng làm những chuyện buồn cười. Về phái nữ có cô ca sĩ Bianca Castafiore mà thuyền trưởng Haddock ghét cay, ghét đắng. Nàng Castafiore lại còn có những người bạn thân như ca sĩ Irma và nhạc sĩ dương cầm Wagner Inor. Truyện tranh Titin là những cuộc phiêu lưu, mạo hiểm tại khắp mọi nơi, dựa trên những yếu tố nửa đùa nửa thật. Thêm vào đó là những bí ẩn lúc nào cũng chờ chàng phóng viên “bật mí” một cách khoa học pha lẫn hài hước, châm biếm. Đến 26/9/1946, sau một thời gian ngừng xuất bản, những cuộc phiêu lưu của Tintin được tái xuất hiện trên tạp chí “Journal de Tintin” với tập “Le Temple du Soleil” (Đền thờ thần Mặt Trời) sau khi Âu Châu được “giải phóng” khỏi quân Quốc Xã. Cái hay của Georges Remi là người trong thực tế ít đi du lịch thế giới nhưng truyện của ông lại xảy ra khắp mọi nơi. Ông kể vanh vách những chuyện tại những địa phương mà Tintin đã đặt chân đến. Ông qua đời năm 1983, hưởng thọ 76 tuổi. Đó là ngày 3/3/1983, một ngày đáng nhớ với nhiều con số 3. Và quan trọng hơn cả là ông đã để lại đứa con không giấy khai sinh nhưng bất tử! Các bạn có thể vào trang fan page của những người yêu thích Tintin tại: https://www.facebook.com/groups/2204835789 Hoàng Kim Thư st. NHỮNG VIỆC SẼ ĐẾN VỚI CHÚNG TA TRONG TƯƠNG LAI GẤN Năm 1998, Kodak đã có 170.000 nhân viên, và đã bán 85% giấy ảnh trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng vài năm thôi, mô hình kinh doanh của họ biến mất và họ đã bị phá sản. Những gì đã xảy ra với Kodak sẽ xảy ra trong rất nhiều ngành công nghiệp trong 10 năm tới - và đa số chúng ta đã không nhìn thấy nó tới Vào năm 1998, có bao giờ bạn nghĩ rằng 3 năm sau đó bạn sẽ không bao giờ chụp hình trên phim giấy nữa không? Bạn có biết Máy ảnh kỹ thuật số đã được phát minh vào năm 1975. Những cái đầu tiên chỉ có 10.000 pixel, nhưng theo định luật Moore , tất cả các công nghệ theo cấp số nhân, đều phải trải qua một sự thất vọng trong một thời gian dài, trước khi nó được công nhận là cao siêu và nhập trào lưu. Điều này sẽ xảy ra với trí tuệ nhân tạo, y tế, xe tự lái và điện, giáo dục, in ấn 3D, nông nghiệp và công việc làm. Chào mừng bạn đến cách mạng công nghiệp thứ 4. Chào mừng bạn đến Kỷ Niên Cấp Số Nhân. Phần Mềm: Sẽ làm xáo trộn hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống trong 5-10 năm tới... Uber chỉ là một công cụ phần mềm, họ không sở hữu bất kỳ chiếc xe nào mà bây giờ họ là công ty taxi lớn nhất trên thế giới. Airbnb bây giờ là công ty khách sạn lớn nhất thế giới, mặc dù họ không sở hữu bất kỳ tài sản nào. Trí Tuệ Nhân Tạo Máy vi tính trở thành cấp số nhân tốt hơn trong việc tìm hiểu thế giới cuả chúng ta. Năm nay, một máy vi tính đã đánh bại các cầu Cờ Chốt giỏi nhất trên thế giới, 10 năm sớm hơn so với dự tính. Tại Mỹ, các luật sư trẻ tuổi đã tìm được việc làm. Do IBM Watson, bạn có thể nhận pháp lý tư vấn (những vấn đề cơ bản) trong vòng vài giây, với độ chính xác 90% so với 70% độ chính xác khi thực hiện bởi con người. Vì vậy, nếu đang học về luật, bạn nên ngừng ngay. Sẽ mất 90% luật sư trong tương lai, chỉ sẽ còn lại các chuyên gia mà thôi. Watson đã giúp y tá chẩn đoán ung thư, 4 lần chính xác hơn y tá của con người. Facebook hiện nay có một phần mềm nhận dạng ra khuôn mặt con người chính xác hơn con người. Trong năm 2030, máy vi tính sẽ trở nên thông minh hơn con người. Xe Tự lái Trong năm 2018 những chiếc xe tự lái xe đầu tiên sẽ xuất hiện cho công chúng. Ở Cali, chúng đã chạy lòng vòng rồi. Khoảng năm 2020, kỹ nghệ xe hơi sẽ bị lung lay. Bạn không muốn sở hữu một chiếc xe nữa. Bạn chỉ cần gọi một chiếc xe với điện thoại của bạn, nó sẽ tới trước nhà bạn và sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn. Bạn sẽ không de xe tìm chổ đậu, bạn chỉ trả tiền cho khoảng cách bạn đã đi và có thể dùng thời gian khi xe tự lái một cách hữu ích hơn. Con cháu chúng ta sẽ không còn cần bằng lái xe nữa và sẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe hơi. Việc này sẽ thay đổi thành phố, vì với 90-95% xe ít hơn, chúng ta có thể biến không gian đậu xe thành công viên. Hiện nay, 1.2 triệu người chết mỗi năm vì tai nạn xe hơi trên toàn thế giới tương đương với 1 tai nạn cho 100,000 km. Với xe tự lái, con số này sẽ giảm xuống bằng một tai nạn cho 10 triệu km. Điều này sẽ tiết kiệm được một triệu mạng sống mỗi năm. Hầu hết các kỹ nghệ xe hơi có thể bị phá sản. Những công ty xe hơi truyền thống sẽ ráng tiến hóa để sản xuất một chiếc xe tốt hơn, trong khi các công ty kỹ nghệ xe hơi cao (Tesla, Apple, Google) sẽ làm cách mạng và tạo dựng một máy vi tính trên 4 bánh xe. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều kỹ sư từ Volkswagen và Audi; họ hoàn toàn khiếp đảm với sáng kiến của Tesla. Các công ty bảo hiểm sẽ có rắc rối lớn bởi vì không có tai nạn, bảo hiểm sẽ rẻ hơn 100 lần. Mô hình kinh doanh bảo hiểm xe hơi sẽ biến mất. Bất động sản cũng sẽ thay đổi. Bởi vì nếu bạn có thể làm việc trong khi bạn di chuyển tới sở, mọi người sẽ di chuyển xa hơn để sống trong những khu phố đẹp hơn. Năm 2020, xe điện sẽ trở thành bình dân. Các thành phố sẽ bớt ồn ào bởi vì tất cả các xe sẽ chạy bằng điện. Điện sẽ trở nên rẻ và sạch do việc sử dụng năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời đã nằm trên một đường cong hàm mũ từ 30 năm, và bây giờ bạn có thể thấy nó bắt đầu nhập vào trào lưu chánh. Năm ngoái, năng lượng mặt trời nhiều hơn đã được cài đặt để dược sử dụng trên toàn thế giới nhiều hơn năng lượng hóa thạch. Giá năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống rất nhiều và tất cả các công ty than sẽ biến mất năm 2025. Với điện giá rẻ thì nước dùng sẽ dồi dào. Khử muối lấy nước bây giờ chỉ cần 2kWh mỗi mét khối. Sẽ không còn nạn khan hiếm nước, chỉ có nước uống sẽ còn khan hiếm. Bạn cứ tưởng tượng một thế giới không còn khan hiếm nước và giá nước rất rẻ. Y Tế Giá X Tricorder sẽ được công bố trong năm nay. Sẽ có công ty sản xuất một thiết bị y tế (gọi tắt là "Tricorder" Star Trek) sẽ làm việc chung với điện thoại của bạn. Nó sẽ scan võng mạc của bạn, sẽ thử nghiệm mẫu máu và nhịp thở của bạn. Sau đó nó sẽ phân tích 54 chỉ dấu sinh học và sẽ chẩn bịnh bất cứ bịnh gì cho bạn. Giá nó sẽ rẻ, vì vậy trong một vài năm tất cả mọi người trên hành tinh này sẽ được tiếp cận với y học đẳng cấp thế giới, gần như miễn phí. In 3D Chỉ trong vòng 10 năm tới, giá của máy in 3D sẽ xuống từ $18,000.00 đến $400.00 và nhanh hơn gấp 100 lần. Tất cả các công ty giày lớn sẽ bắt đầu giấy in ấn 3D. Phụ tùng máy bay đã được 3D in tại sân bay từ xa. Trạm không gian bây giờ có một máy in và đã loại bỏ sự cần thiết đem theo một số lớn các phụ tùng thay thế như họ đã từng làm trong quá khứ. Cuối cùng năm nay, điện thoại thông minh mới sẽ có khả năng quét 3D và bạn có thể quét 3D của chân bạn và in giày hoàn hảo của bạn ở nhà. Xây nhà với máy in 3D. Ở Trung Cộng, họ đã in 3D hoàn chỉnh 6 tầng tòa nhà văn phòng. Vào năm 2027, 10% của tất cả mọi thứ đó sẽ được sản xuất theo phương pháp in 3D. Cơ Hội Kinh Doanh Nếu bạn nghĩ về một cơ hội kinh doanh, hãy tự hỏi: "trong tương lai, bạn có nghĩ rằng chúng ta sẽ có điều đó không? " Và nếu câu trả lời là có, thì nên tự hỏi câu tiếp là: làm thế nào để thực hiện điều đó sớm hơn??? Và nếu sáng kiến của bạn không đi chung với điện thoại thì quên nó đi. Và nhớ thêm điều này: bất kỳ ý tưởng thiết kế thành công trong thế kỷ 20 sẽ thất bại trong thế kỷ 21. Việc Làm - Jobs: 70-80% việc làm hiện giờ sẽ biến mất trong vòng 20 năm tới. Sẽ có rất nhiều việc làm mới, nhưng hiện giờ chưa rõ là sẽ được đủ việc làm mới cho mọi người trong một thời gian ngắn như vậy. Nông Nghiệp Sẽ có một robot nông nghiệp chỉ giá $100 trong tương lai. Nông dân ở thế giới thứ 3 có thể nhờ nó mà chỉ ngồi nhà quản lý mảnh đất của họ thay vì làm việc vất vả ngoài đồng. Phương pháp Khí canh sẽ cần rất ít nước. Món ăn đầu tiên với thịt bê Petri đã được sản xuất bây giờ và sẽ rẻ hơn so với thịt bê do bò vào năm 2018. Hiện nay, 30% của đất đai được sử dụng cho việc nuôi bò. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta không phải cần diện tích đó nữa. Đã có sáng kiến sản xuất protein từ côn trùng mà ra. Nó chứa nhiều protein hơn thịt. Và sẽ được dán nhãn là "nguồn protein thay thế" (Vì hầu hết mọi người vẫn từ chối ý tưởng của việc ăn côn trùng). Đã có một ứng dụng gọi là "moodies" để có thể biết tâm trạng bạn đang có. Đến năm 2020 sẽ có ứng dụng đọc và phân tích được nét mặt của bạn nếu bạn đang nói dối. Hãy tưởng tượng một cuộc tranh luận bầu cử với ứng dụng này !!! Tiền điện tử "Bitcoin" sẽ trở thành phổ biến trong năm nay và thậm chí có thể trở thành đồng tiền dự trữ mặc định. Tuổi Thọ Ngay bây giờ, tuổi thọ trung bình tăng 3 tháng mỗi năm. Bốn năm trước, tuổi thọ là 79 năm, bây giờ là 80 năm. Hy vọng sống chính nó đang gia tăng nhanh và năm 2036, hy vọng sống sẽ tăng hơn 1 năm cho mỗi năm sống. Chúng ta sẽ sống 100 tuổi hay hơn nữa !!! Bùi Đẹp st. 10 ĐIỀU SUY NGẪM 10 réflexions 1. Cầu nguyện không phải là "bánh xe dự phòng" để lấy ra khi gặp khó khăn, nhưng là "tay lái" để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất này. Prier n'est pas la roue de secours qu'on doit sortir quand on rencontre des difficultés. Prier est le volant qui nous guide à aller droit sur notre chemin pendant notre court séjour sur cette terre. 2. Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU? Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới. Pourquoi la vitre de pare-brise devant est beaucoup plus large que le rétroviseur ? Parce que notre passé est moins important que notre avenir. Alors, regardons droit devant et avançons ! 3. Tình bạn như một QUYỂN SÁCH. Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết. L'amitié est comme un Livre. Quelques minutes suffisent pour le brûler, mais il fallait quelques années pour l'écrire. 4. Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ. Nếu được hạnh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài. Tout ce nous possédons dans cette vie est éphémère. Si les choses se passent bien comme on rêvait, profitons-en, car elles passeront vite.Si les choses ne se présentent pas comme on voulait, ne n'en soucions pas non plus, car elles ne vont pas durer longtemps. 5. Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương! Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng! Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương! Les anciens amis sont de l'or, les nouveaux du diamant! Quand nous possédons du diamant, n'oublions pas l'or, car nous avons toujours besoin de l'or pour sertir les diamants. 6. Thường khi ta mất hy vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường, Thượng Đế ở trên cao cười và nói: “Hãy thư giãn, con yêu của ta. Đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng”. Très souvent quand on perd l'espoir et pense qu'on est au pied du mur, Dieu du haut, dans le Ciel sourit certainement et nous dit: "Détends-toi, mon cher enfant. Ce n'est qu'un virage, pas une impasse!" 7. Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài. Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta. Quand Dieu résout nos problèmes, nous avons confiance en lui. Quand Il ne le fait pas, Il a confiance en nous. 8. Một người mù hỏi thánh Anthony: "Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không?” Ông thánh trả lời: "Có, lúc ngươi mất định hướng!" Un aveugle demande à Saint Antoine : " Quelle autre misère plus grande que d'être aveugle ?" Le Saint lui a répondu : "Si, quand vous perdez votre orientation !" 9. Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó. Và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta. Quand nous prions pour les autres, Dieu nous écoute et les exhausse. De temps à autre, quand nous avons la paix et nous nous sentons heureux, n'oublions pas que quelqu'un a aussi prié pour nous. 10. Sự LO LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ KHĂN ngày mai, nhưng nó lấy đi sự BÌNH AN hiện tại. Nos inquiétudes n'effaceront pas nos problèmes de demain, elles ne font qu'enlever notre quiétude d'aujourd'hui. Đỗ Thiên Thư st.
Phụ bản IV
BUỔI SÁNG M.GORKI (1868-1936) Điều tuyệt vời nhất trên toàn thế gian – nhìn ngắm một ngày ra đời như thế nào! Trên không trung bừng lên tia sáng đầu tiên của mặt trời – màn đêm tối sẽ sàng lẩn trốn vào những khe núi và kẽ đá, lẩn trốn vào vòm lá rậm rạp của cây cối, vào những đường ren của lá cỏ đẫm sương, còn những đỉnh ngọn núi nở nụ cười trìu mến – hệt như muốn nói với những cái bóng mềm mại của đêm: - Các bạn đừng sợ - đó là mặt trời đấy mà! Sóng biển cất cao những mái đầu bạc trắng, cúi chào mặt trời, như những mỹ nữ cung đình cúi chào nhà vua của mình, cúi chào và cất tiếng ca: - Xin chào người, chúa tể của thế gian! Mặt trời hiền hậu cười: những con sóng này suốt đêm, đùa nghịch, quay cuồng, vì thế bây giờ chúng mới xào xạc thế kia, xiêm áo mầu xanh của chúng nhầu nhịt, dải áo bằng nhung rối tung. - Chúc một ngày tốt lành: - mặt trời nói, lên cao bên trên biển, – chúc một ngày tốt lành, các cô gái xinh đẹp! Nhưng thôi đủ rồi, yên đi! Trẻ thơ sẽ không thể xuống tắm được, nếu các người không thôi nhẩy nhót tớn lên thế kia! Phải làm sao, vạn vật trên trái đất đều tốt đẹp, có phải thế không nào? Từ trong kẽ đá những con thằn lằn xanh chạy ra và nhấp nháy những cặp mắt ngái ngủ, chúng bảo nhau: - Hôm nay sẽ nóng đấy! Vào ngày nóng bức – những con ruồi bay lượn lười nhác, họ hàng nhàthằn lằn dễ dàng bắt được chúng mà đánh chén, mà chén chú ruồi béo – điều ấy mới thú vị làm sao! Thằn lằn – vốn là những kẻ chúa thích ăn ngon. Những bông hoa, trĩu nặng sương, lắc lư tinh nghịch, hệt như trên trọc và bảo: - Hỡi quí ông, xin quí ông hãy miêu tả, trang điểm những hạt sương, sáng nay chúng tôi xinh đẹp nhường nào! Hãy miêu tả bằng lời những bức chân dung nhỏ bé của hoa! Xin quí ông hãy thử xem, điều đó dễ thôi – chúng tôi giản dị như thế này kia mà... Sau này, khi nào em lớn em sẽ biết về điều đó, – nếu như, tất nhiên là, em muốn biết, còn tạm thời – em hãy biết yêu lấy mặt trời, ngọn nguồn của tất cả mọi niềm vui và sức mạnh, và em hãy vui tươi, hiền hậu, như mặt trời hiền hậu đối với muôn vật muôn loài. Con người thức dậy, và đây họ đi ra đồng ruộng của mình, đến với công việc lao động của mình, - mặt trời nhìn họ và mỉm cười: mặt trời biết rõ hơn hết thẩy, con người đã làm ra biết bao nhiêu điều tốt đẹp trên trái đất, có một thời nó nhìn thấy trái đất hoang vu kia, còn bây giờ cả trái đất phủ đầy sáng tạo vĩ đại của con người – của cha, ông, tổ tiên chúng ta, - bên cạnh cái nghiêm túc và tạm thời, không hiểu đối với trẻ thơ, họ còn làm ra tất cả những đồ chơi, tất cả mọi đồ vật lý thú trên trái đất – trong đó có chiếc bóng chẳng hạn. Chà, họ làm lụng mới tuyệt vời làm sao, tổ tiên của chúng ta, có cái gì đáng để yêu quí và kính trọng công việc vĩ đại, đã được các vị làm ra khắp chung quanh chúng ta. Về chuyện đó đáng để suy nghĩ, hỡi các em bé, - câu chuyện cổ tích về con người đã làm lụng như thế nào trên trái đất, - câu chuyện cổ tích lý thú nhất của thế gian!.. Trên bờ giậu quanh đồng ruộng rải rác những bông hoa tầm xuân, và khắp chốn hoa cười; nhiều bông trong bọn chúng đã héo, nhưng tất cả vẫn nhìn lên trời xanh, lên mặt trời vàng; những cánh nhung của chúng lao xao, xông ra hết hương thơm ngọt ngào, và trong không trung xanh lam, ấm áp, tràn đầy hương thơm, thủ thỉ lan đi khúc hát êm đềm: Cái gì đẹp – rất đẹp, Kể cả khi úa tàn; Cái gì ta yêu mến, Ta yêu không lay chuyển, Cả khi rời thế gian... Ngày đã đến! Chúc một ngày tốt lành, các em, và mong trong cuộc đời các em sẽ có nhiều ngày tốt lành! Tôi viết điều này buồn tẻ lắm sao? Chẳng làm thế nào khác được: khi đứa trẻ qua cái tuổi bốn mươi – nó trở nên buồn tẻ một chút. Thúy Toàn dịch
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ MẤT TRÍ Lúc tôi lên sáu hay bảy tuổi thì cô Ngân Bích vẫn còn sống ở trong căn nhà số 14 đó,chỉ cách nhà tôi một đoạn hẻm ngắn, căn nhà vách ván giản dị, tuy những người trong xóm vẫn rĩ tai nhau là trước đây ông Bảy Bá ba cô Ngân Bích làm ăn phát đạt, có cả đồn điền to lớn,nhưng từ khi vợ qua đời và cô con gái phát bịnh ,ông đã bị tiêu tán hết tiền bạc,tài sản, chỉ còn lại căn nhà nhỏ mà cũng phải cho mướn hai phần ba căn để sinh sống,hai ba ngày tôi lại thấy ông mặc bộ bà ba lụa tay ngắn,tay đeo cây dù đen đến nhà tìm ông nội tôi để uống trà,bàn chuyện thế sự rồi về lại cái gác nhỏ được cơi lên ở phần nhà trước,còn cô Ngân Bích thì trên chiếc giường phía dưới. Mỗi lần thấy tôi dợm bước chân ra hẻm,đi chơi đâu đó thì lập tức bà nội tôi đều kêu giật lại răn đe " Đi chơi đâu thì đi,nhưng đừng có vô nhà cha Bảy nghe hôn, con Bích nó điên nặng lắm,nó mà rượt con,là chay không kịp đó,bà nói cho biết nghe Bé Hai". Tôi liền dạ lia lịa nhưng khổ nỗi dầu có sợ cô Bích mười mươi đi nữa thì cũng phải ghé vào nhà đó bởi vì tôi rất mê đọc truyện tranh, mà gia đình mướn nhà ống lại có người sẵn lòng cho tôi đọc ké,có khi vui vẻ cho tôi mượn đem về nhà coi cho hết,tôi thích nhất là bộ Phong Thần có Đắc Kỷ Trụ Vương,có ông Tỷ Cang moi tim dâng cho Đắc Kỷ hấp dẫn quá trời. Đó là Hữu, con trai của hai vợ chồng người mướn nhà, tôi nhớ Hữu lớn hơn tôi một hai tuổi cũng giống như ba má ảnh,hiền và ít nói, anh ta thường mặc bộ quần áo thun trắng tinh,rất sạch sẽ, chỉ đi học về rồi quanh quẩn trong nhà,không đi đâu hoặc ra đường, dạo hẻm chơi như tôi,Hữu có vài cuốn truyện thôi,nhưng tôi thích quá cứ ra mượn đọc đi đọc lại hoài,mà mỗi lần đi ngang qua chỗ giường cô Ngân Bích, tôi muốn thót tim, lại liếc thấy cô lúc nào cũng ôm cái gối, ngồi trên giường, mắt nhìn tôi đăm đăm,môi mím chặt làm tôi sợ phát run nhưng một liều ba bảy cũng liều, tôi đi gần như chạy vào trong để gặp Hữu cho lẹ,mượn truyện rồi chạy ù ra của bay về nhà,hai ba lần như vậy,vẫn thấy cô Bích ngồi im nên tôi bậm gan bước từ từ như học trò gia lễ,làm mẹ anh Hữu thấy bộ dạng tôi cũng phải phì cười Bà nội tôi còn kể cô ấy sinh ra bình thường cho đến năm mười sáu bỗng nhiên phát loạn trí nặng,nói năng lung tung, gia đình ông Bảy phải đưa lên Dưỡng Trí Viện Biên Hòa điều trị, bây giờ là bớt nhiều rồi nên ông Bảy mới đem về nhà, nhưng cũng phải coi chừng không thôi nó lại trở bịnh thì nguy hiểm. Toi nghe vậy thì thấy thương cô ấy quá, không hiểu gì đâu nên nỗi, cô Ngân Bích đã mất hết một thời thanh xuân, khi tôi biết thì cô đã hơn ba mươi mấy tuổi rồi,đã không còn minh mẩn mă đắm chìm vào khoảng không gian nào đó, không có hiện tại và tương lai. Nhưng tôi nhớ lại lúc bấy giờ cô chỉ sống im lặng, không nói năng,đầu tóc dài rẻ ngôi thẳng thớm,không bù rối (chắc ông Bảy hay có người chải gở cho cô ấy),mặc bộ quần áo tuy cũ nhưng sạch sẽ và ngồi như vậy ngày qua ngày hởi Chúa ơi Khi tôi vào trường lớn đi học xa,mùa hè trở về nhà thì nghe lối xóm kể lại lă cô Ngân Bích trở bịnh nặng,ông Bảy phải đưa lên Biên Hòa một lần nữa để chửa trị,sau ông Bảy cũng qua đời, nên không ai chăm sóc ,thăm viếng nên cô Bích cũng mất sau đó ít lâu,và gia đình anh Hữu cũng dời đi,từ ngày ấy tôi bặt tin về người bạn hiền lành, tốt bụng ngày thơ ấu ,từ ngày ấy tôi bặt tin anh Hữu, người bạn hiền lành, tốt bụng của thời thơ ấu. Có một điều tôi luôn bị ám ảnh mãi,là khi lớn lên ,đã thành một thiếu nữ,có tri thức hiểu biết mà khi tôi được xem thấy bức họa " Nụ cười của nàng Mona Lisa" do Léonard de Vinci vẻ,tôi chợt giật mình như thấy bóng dáng cô Ngân Bích hiện về trong hình tượng của Mona Lisa vậy, cũng mái tóc dài rẻ ngôi, đôi mắt nhìn đăm đăm trước mặt, nhưng đôi môi mím chặt,không phải như là nụ cười của người trong tranh. ( mà tôi thấy Mona Lisa đâu có cười, chỉ là cái mím môi bí hiểm thôi hà) .Xin quý bạn đọc đến đây, đừng cười tôi khéo tưởng tượng, nhưng có lẻ tại vì lúc nhỏ tôi vẫn thấy cô ấy luôn luôn với dáng vẻ như thế, không thể nào quên được, nên cứ như ghi khắc trong đầu và liên tưởng Từ đó đến về sau này,tôi không dám nhìn qua bức tranh ấy nữa,vì vẫn còn mãi cái cảm giác cô Ngân Bích nhìn mình qua người mỹ nữ của danh họa nỗi tiếng nước Ý. Cầu nguyện Thiên Chúa thương xót, đưa linh hồn tội nghiệp của cô vào Nước Trời với Người Tiếp theo là chuyện của cô tên Có mà tôi biết. Ngày tôi gặp người phụ nữ nầy, nghe cô kể chuyện về mình cũng vào một mùa nghỉ hè. Lúc ấy hình như tôi chỉ độ mười tuổi, cái tuổi hay tò mò,hóng chuyện,nghe ai kể chuyện gì,đường rừng ,ma quái,phiêu lưu đều sấn lại ngồi gần và nghe say sưa quên cả giờ cơm nước cho đến khi nào má tôi cầm roi đi tìm,réo tên khắp xóm mới ù té chạy về nhà Năm ấy,cô Có khỏang ngoài hai mươi tuổi,người tròn trĩnh mập mạp,mới nhìn qua, không ai biết cô bị bệnh tâm thần cả,chỉ khi nghe kể chuyện thì mới biết. Cô ấy mới tạm hết bịnh và được rước từ Nhà thương Chợ Quán về nhà dì Năm Thu,người hàng xóm với nhà tôi ở ít hôm rồi sau mới có người đón về quê. Cô nằm đu đưa trên vỏng,miệng hát nghêu ngao mấy câu vọng cổ rất lảnh lót, vừa lúc tôi và hai đứa bạn gái đi qua, cô liền ngưng hát,đưa tay ngoắt tụi tôi : " Ê, vô đây chị hát, kể chuyện cho mà nghe nè" Nghe cô hát cũng hay,tôi và tụi bạn liền bước vô nhà,ngồi xổm quanh vỏng để nghe hát chơi Thấy chúng tôi đã ngồi vây quanh và ngóng cổ chờ nghe,cô Có liền hắng giọng hát tiếp một khúc Sương chiều, cô giới thiệu vậy chớ khán giả con nít cỏ biết gì,chỉ biết nghe và vổ tay thôi.Sau đó cô bắt đầu kể câu chuyện đau buồn của chính mình : " Như hầu hết các cô gái ở miền quê, năm mười tám tôi đi lấy chồng theo sự mai mối sắp đặt của cha mẹ, không chút lo lắng buồn phiền,mà trái lại còn vui tươi hớn hở" vì đã trả hiếu cho các bậc sinh thành, làm tròn bổn phận người con gái trong gia đình". Đó là những lời của mẹ tôi dạy trong đêm làm lễ " lạy xuất giá " từ giả cha mẹ để về nhà chồng ở làng bên,chỉ cách một con sông" Em nhỏ hỏi tôi ở đâu hả? Tôi không nhớ tên nơi đó nữa,chỉ biết là quê thôi,em hỏi dì Năm á,dỉ sẽ nói cho em biết là nơi nào,chớ tôi quên rồi. Chồng tôi cũng là nông dân làm ruộng,trồng lúa,anh chất phác hiền lành lắm, quanh năm cày cấy ngoài đồng,còn tôi thì lo bếp núc nhà cửa với bầy heo,gà Rồi hai vợ chồng tôi cũng có một con gái nhỏ. Khi tôi mới sanh cháu được chừng hai tháng,một hôm chồng tôi đi vần công cấy ở xóm trên, nhà không có ai, má chồng tôi biểu ra sau vườn chặt mấy tàu lá chuối cho bà gói bánh ít,bánh cúng để làm giỗ cho ba chồng. Dỗ con bé ngủ xong,tôi cầm dao đi ra vườn, lựa mấy tàu thẳng, nguyên, chặt định vác vô nhà thì bỗng nghe có tiếng sột soạt ở đằng trước, sau đám chuối ken dày kín, nghĩ là có người vào vườn ăn trộm mấy buồng chuối, tôi rón rén bước lần tới thì thấy.. Đố các em nhỏ tôi đã thấy gì?.Mấy em không biết đâu hà..hà...Một bóng người rất quen và một bóng người khác đang ở dưới gổc chuối. Tôi hét lên một tiếng thất.thanh ,con dao bầu đang cầm trên tay bay theo bóng hai người đang chạy thụt mạng khỏi khu vườn và rồi tôi hoàn toàn không còn biết gì nữa. Không biết thời gian là bao lâu,mấy tháng mấy năm,khi tôi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong một căn phòng rất hẹp, có dãy song sắt, bên ngoài trời đang tối,hình như là đêm và bóng trăng tròn to in trên bầu trời,đang chiếu ánh sáng vào .trên thân thể không một mảnh vải của tôi, bất thình lình tôi lao đến chấn song cố leo lên cao,ngước lên nhìn trăng hú lên tiếng dài rồi ngã lăn trên sàn ngất đi Từ đó,lúc tỉnh lúc mê,khi thì cắn xé hết áo đang mặc,khi chồm dậy quấn những tấm giẻ rách quanh mình,nếu có tiếng mở cửa đưa thức ăn vào cachot cho tôi, Khi thì lặng thinh mặc cho các người y tá đưa đi tắm rửa, khi nỗi cơn la hét, không chịu uống hay chích thuốc gì đó,làm cho các nhân viên nhà thương cực khổ vô cùng,tôi chợt có lúc cảm thấy vậy đó mấy em. Rồi những ngày sau tôi bỗng nhớ ra là mình có nhà,có đứa con gái nhỏ còn nằm trong nôi,tôi thấy nhớ quê mà quên mất là ở đâu, tên gì Chị Năm vô nhà thương thăm tôi mấy lần,mới đầu tôi không nhận ra, chỉ nhìn ngu ngơ không nói lời nào,nhưng những lần sau,tôi nhận biết chị ấy,và biết xõa mớ tóc dài che bộ ngực trần. Tôi năn nỉ : " Chị làm ơn nói nhà thương cho tui về đi,tui nhớ con Tí lắm,tui tỉnh rồi, tui hết bịnh rồi,nhớ nhà quá " Bây giờ thì tôi mạnh rồi nè,mấy em nhỏ, mai mốt tôi về quê,chắc không lên đây nữa đâu, vậy chào mấy em gái nha. Nè,nghe tôi dặn, lớn lên phải lựa chọn chồng cho xứng đáng chớ đừng ưng đại như tôi mà khổ lắm đó. Ờ,mà mấy em còn nhỏ, làm sao hiểu được lời tôi nói há Sau đó, vì chờ hoài không thấy ai lên rước cô Có,dì Năm Thu phải đích thân đưa cô ấy về với cha mẹ ruột. Dì Năm trở lên Sài Gòn, kể lại cho tôi nghe chuyện của người thiếu phụ trẻ đáng thương ấy như sau : Từ cái ngày cô Có bắt gặp chồng mình và nhân tình nơi vườn chuối sau nhà và phát điên,gia đình bên ấy bồng trống dọn nhà đi biệt tích,đứa con gái nhỏ thì đem giao cho bên nhà ngoại, tội nghiệp đứa bé thiếu sữa lẫn hơi mẹ,sống èo uột đến quá tuổi thôi nôi thì chết. Giờ cô Có về nhà mẹ,không chồng,cũng không con,sống đời sống vật vờ lúc thì rất tỉnh táo, lúc lại ngu ngơ như trẻ nít vậy. Thời gian sau,cô Có cũng theo về với đất,để chấm dứt số phận đau thương của một người đàn bà bạc phước Cô ơi,Bé Hai vẫn nhớ hoài lời cô dặn dò lúc chia tay nhưng làm sao biết được định mệnh sẽ đưa cuộc đời của mỗi người đến đâu và làm sao biết lòng người hở cô. Chị Tuyết Lan là cô giáo dạy kèm cho tôi lúc tôi học lớp ba,vì ở chung xóm nên mỗi tối tôi đến nhà để chị kèm bài học hoặc chỉ dẫn bài làm nhà mai nộp cho cô ở trường,đáng lẽ tôi không phải học thêm với chị,nhưng vì đứa em trai kế là thằng Bòn,tên nhà đặt cho nó,học dở tệ, cần phải có thầy,cô giáo dạy thêm, mà ngặt nỗi nó lười biếng, làm eo không chịu đi học xa và một mình,nên bà nội tôi bắt tôi phải học chung với Bòn và nhờ chị Lan kèm bài vở cho hai chị em. Hồi đó,chị mới chừng mười bảy,mười tám tuổi, mắt to mủi cao,tóc dài uốn quăn ,tôi thấy chị đẹp như lai vậy,hiền lành mà cũng ít nói,khác với nhỏ Tuyết Linh em. (Còn tiếp) Hoài Ly
RUỘNG ĐỒNG THẦM LẶNG Truyện ngắn Mưa trắng trời. Vườn cây, ruộng đồng, nhà cửa chìm trong làn nước. Mới đầu hạ, không gian đã ướt lướt thướt. Đất nhão mềm, người buồn se sắt. Mẹ tôi chụp cái nón cũ, móp méo lên đầu, trùm tấm ny-lông lên vai, cột ghịt hai đầu. Bà với lấy cái giỏ cá rồi bươn bả ra đồng. Mưa tuôn hối hả, phủ đầy vai mẹ, trơn tuột, chảy thành dòng. Mẹ vẫn lầm lũi bước. Mưa vội vàng xóa dần dáng mẹ, mất hút. Giờ nầy, có lẽ ba tôi đang trú mưa ở một chòi hoang nào đó. Những túp lều be bé giữa ruộng của người giữ vịt bỏ lại. Ba ngồi co ro một góc, rút bao thuốc giồng trong túi ra, vấn một điếu bằng ngón tay và bật lửa. Những lúc buồn hay lo lắng, bao giờ ông cũng thế. Lặng im nhả khói. Ông lơ đễnh nhìn theo những cái vòng mỏng mảnh vừa thổi ra. Hoặc là ba vẫn còn đứng bất động bên một cây to, tàn lớn, cạnh dòng sông đục lờ phập phồng bong bóng nước. Ba chờ đợi dây câu run sẻ, cái phao chìm xuống. Chiếc cần trúc chợt nặng, kéo ghì bàn tay lạnh cóng. Ba biết mọi người trong gia đình chờ đợi nơi ba , no đói nhờ ông, nên ba phải gắng. Mỗi lần ba về, chúng tôi xúm quanh giỏ cá. Mẹ trút ngược miệng giỏ, cá giãy đành đạch trong thau. Mẹ phân làm hai loại: Cá lớn đem bán, cá nhỏ để ăn. Chúng tôi nhìn những cái đầu cá lóc to cộ, cái đuôi bóng lưỡng mà tưởng tượng món canh chua rau nhút và cá kho tộ mặn mòi, cay cay thơm phức. Nước miếng tràn ra hai bên khóe nhưng chẳng bao giờ chúng tôi dám hé môi. Mấy chú cá béo bở ấy bán được rất nhiều tiền và tiền lại đem đến nào là gạo, nào là sách vở và biết bao thứ linh tinh khác.Mẹ tôi cũng vất vả lắm. Ngoài việc bếp núc, heo gà, mẹ còn bán hàng rong. Buổi trưa, mẹ bưng một rỗ khoai lang, chuối nấu vừa đi vừa rao dọc theo các ngõ. Tiếng rao hàng rơi lạc lõng trong im ắng làng quê, như một cung đàn lỗi nhịp, nó đánh thức những đứa bé đang lơ mơ ngủ, nhưng ít gợi được sự thèm thuồng của chúng vì quá quen với mặt hàng của mẹ. Tiền lời của mẹ không nhiều nhưng được chắt mót, cất giữ kĩ lưỡng, nhiều dần. Mẹ dành cho đứa con đầu lòng, chị Quỳnh, chị hai của tôi. Chị Quỳnh là một cô gái vừa đẹp lại vừa thông minh. Giữa chốn hẻo lánh, nhà cửa lưa thưa, đồng không mông quạnh nầy, chị như một loài hoa hiếm quí, kiêu sa. Từ lúc mới lọt lòng, mọi người đã phải ngạc nhiên khi ngắm chị. Một hài nhi trắng trẻo, môi son, mắt biêng biếc và tóc đen dày mướt rượt. Mẹ thường bảo nếu hôm ấy có người cùng sanh một lúc thì bà tưởng mình đã bồng nhầm con người khác. Càng lớn, chị Quỳnh càng xinh và học giỏi. Năm nào chị cũng đứng nhất. Ba mẹ hãnh diện vô cùng. Duy chỉ có bà nội cảm thấy không an tâm. Bà thường rên rỉ: “Con xấu, con xí là con mình. Con đẹp con giỏi là con tiên con Phật”. Bà sợ một ngày nào đó bề trên sẽ bắt mất cháu yêu của bà. Mỗi lần chị Quỳnh ôm phần thưởng về, bà ôm lấy chị, hôn lên tóc rồi bảo: “Con gái học ít thôi, lo kiếm ruộng rẫy mà làm để có cái ăn. Người ta lấy thúng đong gạo, chớ ai lấy thúng đong chữ đâu”. Ba gạt phắt: “Mẹ thì chỉ biết có vậy! Đó, mẹ bám ruộng, bám vườn một đời, có bao giờ đủ gạo để đong bằng thúng không?” Quay sang chúng tôi ba nói: “Các con phải ráng học để sau này đỡ vất vả tấm thân”. Bà quay đi, len lén lau nước mắt. Vốn thông minh, chị Quỳnh học đâu nhớ đó. Học hết trường làng chuyển sang trường tỉnh. Hết trường tỉnh lại lên tận thành phố. Mới đầu, cuối tuần, chị về một lần. Hôm sau chị đi, khóc sưng cả mắt. Dần dà, chị quen nước, quen cái rồi bận học, ít khi về thăm quê. Hôm đỗ vào Đại học, chị mới về thăm nhà, có dắt theo một người bạn trai sang trọng. Khi ngang qua cầu khỉ để rẽ vào nhà, chẳng biết lớ ngớ thế nào, anh ta rơi tòm xuống xẽo. Nhờ biết bơi, anh lội lên không mấy khó. Nhưng chiếc áo trắng tinh lấm đầy bùn đất. Mẹ vội xách nước cho anh tắm, chị Quỳnh lăng xăng mang áo ra ao giặt. Nước đục, áo sạch nhưng sắc trắng ban đầu đã mất. Chị Quỳnh cứ xuýt xoa như có lỗi. Anh ấy không than phiền nhưng ngồi yên đảo mắt nhìn quanh rồi hút thuốc. Điếu thuốc xinh xắn, đều đặn trong cái hộp đẹp đẽ. Anh cũng nhả ra những cái vòng mỏng manh bằng khói, lơ đễnh nhìn chúng bay lên, tan mất, anh buồn? Ba về, thoáng nhìn đốm lửa lập lòe, ba ngỡ ngàng mấy phút. Chị Quỳnh chạy ra, ba mừng, quên hết mọi việc. Ông đưa giỏ cá cho tôi, bảo chọn những con lớn nhất để mẹ nấu canh chua, kho tộ. Hai đứa em của tôi mừng rỡ, tíu tít cười nói. Chúng chạy ùa ra sau, giành cắt bạc hà và rau thơm như chim giành mồi trong vườn rau nhỏ. Bữa cơm thịnh soạn hiếm thấy được dọn lên trên chiếc bàn đặt giữa nhà, có phủ khăn như ngày tết. Mùi thức ăn thơm lừng. Nước bọt tràn ra hai bên khóe miệng nhưng chẳng đứa nào dám hối vì có khách. Đến lúc lên mâm, chúng tôi lại e dè vì những cái liếc mắt sắc như dao cau của chị Quỳnh ném cho từng đứa mỗi khi kề đũa. Thằng Út lấm lét và miếng cơm không, con Quyên húp vội miếng nước mắm. Còn tôi, tôi chẳng sợ ai hết nhưng cảm thấy khó nuốt vì câu nói của người ta: “Loại cá này mẹ tôi thường chiên xù, ăn ngon lắm hoặc hấp rồi gói bánh tráng, rau sống chấm mắm nêm, nếu có cả bia thì nhất đời”. Không ai bàn bạc gì thêm, cả nhà ăn qua quít cho xong. Bữa ăn tẻ nhạt vô cùng! Thấy hai người quấn quít nhau, bà tôi sợ, không nén được, bà bảo: “Cháu ơi! Là gái phải biết giữ gìn, kẻo khổ. Lên trên đó đừng tự do quá trớn, người ta coi rẻ.” Chị Quỳnh sừng sộ: “Bà cổ lỗ quá! Không ai khiến bà phải lo!” Chị quay đi, bà len lén lau nước mắt. Sau lần đó, chị Quỳnh càng ít về thăm quê. Ngày tốt nghiệp đại học, chị có trở lại báo tin đã nhận công tác tại thành phố. Vừa nghe, bà òa khóc, giọng nấc nghẹn: “Cháu ơi, sao cháu dại thế! Không ai yêu thương mình bằng ông bà, cha mẹ, láng giềng. Không nơi nào rộng mở, nhân từ bằng mảnh đất ông cha. Sao cháu lại bỏ xứ mà đi!” Ba không nói gì, bỏ ra sân hút thuốc, nhả khói. Mẹ đi nhanh xuống bếp, ngồi bệt ở góc nhà. Ánh lửa bập bùng, soi rõ dáng mẹ co ro, chịu đựng. Chị Quỳnh đứng lặng, mắt long lanh ngấn nước. Tôi mừng thầm, có lẽ chị đã nghĩ lại. Nhưng sáng hôm sau, khi tôi thức giấc chị đã đi rồi. Từ đó, tôi thành con gái lớn trong nhà. Nhưng trái ngược với chị Quỳnh, tôi xấu xí và ngờ nghệch. So với chị, tôi khác nào một đóa hoa súng dật dờ trên mặt ao ngầu đục. Chẳng hương còn kém sắc. Khuôn mặt tôi là một tác phẩm vụng về của tạo hóa. Có lẽ trong một lúc làm việc thiếu cẩn trọng, thượng đế đã tạo ra tôi. Một hình thể chẳng hài hòa mà tâm hồn cũng thô thiển. Theo cách nói của bà thì tôi là đứa con xấu xí, ngờ nghệch nên mới là con của mẹ cha. Tôi bám lấy mảnh đất bạc màu như như bị buộc chặt, không thoát được. Tôi lớn lên một cách chật vật, khẳng khiu nhưng cứng cỏi, quả quyết. Tôi tự biết mùi bưng phèn bám đầy người, không cạo rửa được, nó đã thấm đẫm vào máu và trở thành mạch sống. Những ánh đèn màu nơi đô thành hoa lệ không quyến rũ tôi bằng những đốm sáng chập chờn của đàn đom đóm. Tiếng ngắt ngang ngoài lùm cây, bờ bụi vọng vào, não nuột lòng một cách quen thuộc, thân thương. Tôi cảm thấy an tâm hơn bao giờ hết nếu được ngủ trong mái ấm gia đình, giữa những người ruột thịt. Và chẳng biết tôi có ngu ngốc không khi bảo rằng những ơ cá lòng tong kho khô, canh bình bát và cháo cua đồng là những món tôi thích nhất. Từ ngày chị Quỳnh lấy chồng rồi ở luôn trên thành phố, nhà tôi bỗng dưng lặng ngắt. Bà nội đau yếu luôn, lưng còng, tay chân run rẩy như bị rét. Bà ít đi lại mà ngồi trên chiếc chõng tre gần bếp hoặc nằm vắt tay lên trán, nước mắt sống giàn giụa. Ban đầu, tôi tưởng bà giận ai, bà khóc. Sau này mới biết, thỉnh thoảng bà vẫn bị như thế. Hình như không cần đau buồn, nước mắt từ lâu đời tích tụ trong bà cứ tuôn ra ngập mắt. Tóc ba đã bạc nhiều, dáng gầy, héo hắt. Mưa nắng dạn dày đã làm màu da đen đúa càng sắt lại như củi khô chờ nhóm bếp. Mẹ thì già gần bằng bà. Khuôn mặt đầy nếp nhăn, đôi mắt thẩn thờ, u ẩn. Mẹ thường tỉ mẫn trước cái rương cũ chị Quỳnh để lại. Trong đó, những khúc vải đắt tiền, một xấp giấy bạc mới toanh, không nhỏ của chị Quỳnh gởi về giúp gia đình. Mẹ không dùng đến, bà cất kỹ, lâu lâu lấy ra nhìn, khóc rồi lại cất vào rương. Mỗi lần như vậy, ba quát: “Ai chết mà bà khóc?” Còn tôi, những đêm đó sẽ khó ngủ hoặc giả có thiếp đi cũng chới với vì những cơn ác mộng. Tôi mơ thấy chiếc rương biến thành cái hòm đỏ loét có xác chị Quỳnh và mẹ lăn lộn, vật vã một bên. Tôi lớn dần cùng năm tháng và những dằn vật khó tránh vì những lẽ rất lạ. Tôi học không giỏi bằng chị Quỳnh nhưng cũng không đến nỗi tồi. Mỗi năm tôi lên một lớp và tốt nghiệp Đại học Sư phạm với thứ hạng bình thường. Có lẽ nhờ tôi xấu xí nên chẳng có ai để ý. Vì vậy không có chuyện dắt về nhà một gã con trai để họ ném vào lòng ba mẹ và bà những nỗi đau kỳ quặc. Mưa ngớt hạt, trời lóe sáng yếu ớt. Mẹ về. Trên tay mẹ giỏ cua đồng lưng quá nửa. mẹ tươi cười bảo tôi: “Tối nay, mẹ đãi con một bữa cháo cua”. Tôi đã đoán không sai. Mẹ dầm mưa đi bắt cua. Mẹ bao giờ cũng thế. Yêu con và vì con. Mẹ hiểu mỗi đứa thích gì, cần gì hơn ai hết. Tôi giúp mẹ rửa sạch cua, tách vỏ rồi giã nát. Mẹ ngồi bên bếp lửa, tay cời than, mắt nhìn tôi rồi buồn bã liếc ra khoảng sân ngập ngụa bùn sau nhà. Mẹ chợt hỏi: “Con về rồi chừng nào đi?” Chợt hiểu, tôi vội nói: “Con tốt nghiệp rồi, còn đi đâu nữa. Con đã xin quyết định về đây”. Bà tôi là cà lập cập ngồi dậy, vẫy tôi đến gần: “Ờ, phải à cháu!” Nước mắt sống lại tuôn ướt đầm má nội. Bà bỗng nghẹn ngào nói: “Nhưng ở đây đồng chua nước mặn phí một đời cháu ạ.” Tôi hỏi: “Thế sao bà sống ở đây được?” Bà khóc: “Ơ….vì bà dốt, chỉ biết ruộng vườn, còn cháu…” Tôi cướp lời bà : “Bà ơi, người có học càng phải biết yêu quí, trân trọng quê hương, nơi đã nuôi mình lớn lên, cho mình đôi cánh để bay cao”. Ba đã về tự lúc nào, ông đùa: “Đủ lông, đủ cánh rồi, con không bay xa à?” Tôi nhìn sâu vào mắt ba, cởi mở nỗi lòng: “Con đã bay xa rồi và đang vòng lại. Không phải ai có cánh rồi cũng tìm chân trời mới đâu ba. Con thích đậu lại nơi nào cần cặp cánh của con. Làm một người tầm thường mà hữu ích cho mọi người dù chỉ đối với gia đình ta, con cũng mãn nguyện.” Nồi cháo cua đã chín, bốc khói thơm lừng. Cả nhà quây quần bên nhau. Tôi vừa húp cháo, thưởng thức hương vị quê nhà vừa lắng nghe hai đứa em chuyện trò vui vẻ vừa ngắm nhìn những khuôn mặt thân yêu. Gian bếp ấm nồng lửa hạnh phúc. Mẹ bỗng thở dài: “Phải chi có con Quỳnh nữa thì vui biết mấy?” Ba trừng mắt: “Bà không quên được nó hay sao?” Ba bỏ ra sân hút thuốc, nhả khói. Bà ôm vai tôi thì thầm: “Tội nghiệp cháu tôi.” Hạnh phúc như gần, như xa. Tôi khóc. Nguyễn Thị Mây MỤC LỤC Chi tiết về cuộc họp ngày 12/03/2022 ......... Vũ Thư Hữu ............ 03 VÀI CHI TIẾT VÀ ĐỀ NGHỊ VUI VUI LIÊN QUAN TỚI BỘ HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH CỦA TÔI ...... Vũ Anh Tuấn ............. 11 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH 3 CUỐN ĐỀU LÀ CUỐN SỐ 2 DÀNH CHO NGƯỜI CHƠI SÁCH Vũ Anh Tuấn .................... 13 Lịch sử Giáo Hội Cộn g Giáo (tt- số 180 ) Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 32 VỀ KINH NGỤY TẠO (APOCRYPHA) - (tt- số 180 ) Tâm Nguyện ................ . 40 Trịnh Công Sơn & Khúc mắc trong Nhạc phẩm “Gia tài của Mẹ”. Phạm Vũ ............ 49 Làm sao để ít đau ốm .......... Lệ Ngọc ............ 62 Hồ-Dzếnh - Nhớ Nhà Châm Điếu Thuốc Hà Manh Đoàn ......... 70 BÁC SĨ GIỎI .............. Đào Minh Diệu Xuân ........... 84 TƯỚNG DO TÂM SINH, THAY ĐỔI VẬN MỆNH BẮT ĐẦU TỪ SINH. Hoàng Chúc . ............ 91 HANH THÔNG ANH NHÉ ....... Vũ Thùy Hương ........... 97 ĐAM MÊ XẾ CHIỀU ....... Vũ Thùy Hương ........... 98 MÙA XUÂN ................. Hoài Ly ........... 99 ĐI XUYÊN THẾ KỶ ........... Ngụy Kỳ Nam ......... 100 BIỂN CẦN GIỜ ........... Ngụy Kỳ Nam .......... 100 MÙA SEN ..................... Ngụy Kỳ Nam .......... 101 TRƯỞNG LÃO NAM KỲ ........ Ngụy Kỳ Nam .......... 101 ƯỚC CHI MÂY TAN ........ Vũ Thùy Hương ......... 102 TRĂN TRỞ ................... Vũ Thùy Hương ......... 103 HUẾ ƠI! NHỚ QUÁ ............... Vũ Thùy Hương ......... 104 QUÊ HƯƠNG MẾN YÊU ........ KH. Quang Bỉnh ......... 105 QUÊ NHÀ .................... KH. Quang Bỉnh ......... 105 CHUYỆN CHÚNG MÌNH ....... KH. Quang Bỉnh ......... 106 CÔ ĐƠN .............. KH. Quang Bỉnh ......... 106 PHÚC HỌA ................. Kim Long ......... 107 THƠ LÀ THẾ GIỚI DIỆU KỲ ............... Lê Minh Chử ......... 107 THỜI CÔ-VÍT ................. Lê Minh Chử ......... 108 VẮNG LẶNG ............... Trần Nhuận Minh .......... 109 UTTERLY DESOLATE Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ........ 109 CUỐI XUÂN ............... Trần Nhuận Minh .......... 110 THE END OF THE SPRING TIME Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ........ 110 TỰ DO ........................ Trần Nhuận Minh .......... 111 FREEDOM Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ........ 111 BÀI THUỐC RẤT HAY CẢ VỀ TINH THẦN LẪN THỂ CHẤT ...... John Phạm st . ........ .......... 113 MỪNG SINH NHẬT TINTIN 93 TUỔI! Hoàng Kim Thư st . .................... 123 NHỮNG VIỆC SẼ ĐẾN VỚI CHÚNG TA TRONG TƯƠNG LAI GẤN Bùi Đẹp st . .......................... 141 10 ĐIỀU SUY NGẪM - 10 réflexions Đỗ Thiên Thư st . ................... 147 BUỔI SÁNG M.GORKI (1868-1936) ..... Thúy Toàn. ..... 151 NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ MẤT TRÍ (còn tiếp) ...... Hoài Ly ....... 154 RUỘNG ĐỒNG THẦM LẶNG ......... Nguyễn Thị Mây ......... 161
|