Hiện có 5 người xem / 2521123 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ CUỘC HỌP

NGÀY 14 / 05 /2022 CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

Con Covid chết tiệt đã không làm được những người yêu sách sợ mà không dám đến với nhau, nên sáng nay, như thường lệ CLB Sách Xưa và Nay vẫn họp như thường, tuy số thành viên tham dự hơi giảm.

Để mở đầu phiên họp, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên 3 cuốn sách trong “Tủ Sách của Người Yêu Sách” của ông. Với các gia đình có những thư viện có tới vài ngàn cuốn, một cái “Tủ Sách của Người Yêu Sách” là rất cần thiết, và chỉ để chứa đựng những cuốn sách quý nhất, được yêu thích nhất, hiếm hoi nhất mà người chủ sách tự hứa sẽ giữ suốt đời, chết dám cho chôn hoặc thiêu theo.

 

Lần này ba cuốn sách mà dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu đều bằng tiếng Pháp, cuốn đầu là một cuốn truyện ngắn thuộc dạng cổ tích của năm 1833, cuốn sách nhỏ khổ 6 x 15 được in và đóng thật đẹp, nhưng đặc biệt nhất là ở ngay trang lót sách có một chữ S to đùng, thì ra nó là một cuốn sách của tủ sách Vương Hồng Sển, ông bạn già cùng chơi sách.

Cuốn thứ nhì là một cuốn khổ 11 x 17 thuộc bộ sách La Pleiade là bộ sách tuyệt vời nhất của Pháp. Cuốn sách dày 360 trang mang tựa đề là Album Chateau-brian gồm toàn hình ảnh kể lại cả cuộc đời của đại văn hào Pháp Chateaubriand, thật là tuyệt và vời!

Cuốn thứ ba là một cuốn mà dịch giả cho biết là đã ở bên ông tứ năm ông 16 tuổi cho tới nay 87 mang tựa đề là Chuyến Du Hành Vòng Quanh Nước Pháp của Hai Đứa Trẻ, một cuốn tiểu thuyết giáo dục nổi tiếng từ khi mới ra đời. Quả là ba cuốn sách hấp dẫn, và sau khi được giới thiệu một số thành viên đã chuyền tay nhau xem một cách thích thú.

Dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu sách xong, Hoài Ly lên ngâm tặng các thành viên hai bài thơ Hoài Ly ngâm thơ xong, bà Tâm Nguyện lên nói về việc bà muốn giới thiệu việc dùng tia laser chữa cho bệnh bị liệt và hứa sẽ tặng các thành viên cuốn tài liệu về việc đó. Tiếp lời bà Tâm Nguyện, anh Phạm Vũ lên nói về Lễ Phật Đản và chuyện đổi ngày. Anh Phạm Vũ nói xong, anh Kim Long lên ngâm tặng các thành viên 2 bài thơ và 1 bài hát. Sau anh Kim Long, Lệ Ngọc lên hát tặng các thành viên bài Phút Cuối của Lam Phương. Tiếp lời Lệ Ngọc, Thùy Hương lên ngâm tặng các thành viên 2 bài thơ Đêm Hạ Soi Ve và Đến Với Hội Thơ Sách Xưa và Nay. Thùy Hương ngâm thơ xong, chị Anh Đào lên kể một mẩu chuyện ngắn Viên Gạch Than Thân.

Cuối cùng anh Hùng lên nói chuyện về sức khỏe, và các biện pháp Duy trì sức khỏe, và bởi họp kết thúc lúc 11 giờ 15 sáng hôm đó.

Vũ Thư Hữu



NIỀM VUI NHỎ MÀ LỚN

Sáng hôm qua mình bất ngờ nhận được của Họa sĩ Nguyễn Xuân Việt, tác giả cuốn Nguyễn Gia Trí Nói về Sáng Tạo. Một cú điện thoại báo tin anh ấy muốn tới thăm và tặng bản tiếng Anh cuốn sách nói trên mới được tái bản ở bên Mỹ.

Nửa giờ sau, anh Việt tới và mình nhận được cuốn sách gửi từ Mỹ về. Mười hai năm trước, vào năm 2010 mình đã dịch cuốn này và sách đã được in và phát hành, để đến ngay phút này thì tuyệt bản, kiếm đâu cũng không ra một cuốn.

Cuốn sách in hồi đó dày tới 463 trang vì in chung VỚI TIẾNG VIỆT ĐI TRƯỚC. Đấy là bản dịch mình thích vào bậc nhất và đã dịch rất công phu, đơn giản VÌ MÌNH MẾN KÍNH CỤ TRÍ, MỘT THIÊN TÀI HỘI HỌA, vẽ đẹp hết biết luôn! Để các tác phẩm của cụ chung với các tác phẩm của các họa sĩ quốc tế khác, người thường lãm có cảm tưởng NHƯ THẤY NHỮNG CON PHƯỢNG GIỮA MỘT ĐÀN GÀ!

Cuốn sách được in rất đẹp và không có một đấu phảy bị thay đổi vì họ chép nguyên văn bản in ở Việt Nam 12 năm trước. Cầm cuốn sách trên tay, mình cảm thấy SÁCH CŨNG CÓ SỐ PHẬN, VÌ CÓ PHẢI CUỐN SÁCH NÀO CŨNG ĐƯỢC ĐI TỪ MỸ VỀ VỚI MÌNH ĐÂU ! Thành ra niềm vui tuy NHỎ mà LỚN !

Trích Hồi Ký 60 năm chơi sách Chương VI
Vũ Anh Tuấn

LỊCH SỬ

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(tiếp theo số 182 )

BÀI 20:

THÁNH PHANXICÔ SALÊSIÔ VÀ CHỦ TRƯƠNG SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

Thế kỷ XVI đánh dấu bằng sự phát sinh của Giáo Hội Tin Lành và của phong trào cải cách Công Giáo được các Đức Giáo Hoàng, các vua chúa Công giáo và một số thánh nhân đề xướng và thực hiện. Trong số những thánh nhân có ảnh hưởng lớn đến đời sống thiêng liêng của Giáo Hội thì nổi bật nhất có thánh I-nha-xiô, thánh Têrê-xa Avila, Thánh Gioan Thiên Chúa, và thánh Phanxicô Salêsiô. Đây là những con người đã rút ra từ hoạt động và nhất là từ đời sống chiêm niệm của họ những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ Kitô hữu sau này.

Nếu thánh Inhaxiô chủ trương vận dụng trí tuệ, tình cảm, khổ chế để trở nên thánh với sự trợ lực của Thiên Chúa, thì thánh Tê-rê-xa Avila lại chủ trương trở nên thánh không do sức lực riêng của mình mà do sự kết hiệp với Thiên Chúa. Chính sự kết hiệp với Thiên Chúa mới làm cho tâm hồn con người ngày càng cao thượng, trong sáng và tăng thêm khả năng phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Một đàng có tính cách chủ động, và đàng khác có tính cách thụ động. Ở giữa thánh Inhaxiô và thánh Têrêxa Avila, có thánh Phanxicô Salêsiô là người đã dung hòa được hai thái độ chủ động và thụ động nói trên để đi tới một thái độ trung dung giữa hoạt động và chiêm niệm.

I. PHANXICÔ SALESIÔ LÀ AI?

Thánh Phanxicô Salêsiô sinh năm 1567 và mất năm 1622. Người xuất thân từ một gia đình quí phái có lâu đài và dinh thự. Ta gọi người là Salêsiô bởi lẽ người sinh ra và lớn lên trong lâu đài Salêsiô, một lâu đài ở cách xa thị trấn Genève chừng vài chục cây số.

Từ ngày Phanxicô còn bé, cha mẹ muốn người trở thành Luật sư và hiệp sĩ. Nền giáo dục gia đình là một nền giáo dục hoàn toàn theo tinh thần Kitô giáo nhưng lại rất nghiêm khắc. Lúc lên 14 tuổi, ngài được gửi sang Paris để theo học bậc Trung học với các tu sĩ Dòng Chúa Giêsu. Ở đây, giữa muôn vàn quyến rũ của một thành phố xa hoa. Phanxicô vẫn tỏ ra là người có bản lĩnh và có một nếp sống trong sáng. Những trào lưu tư tưởng triết học cũng như thần học có lúc đã làm cho người phải hoang mang, nhất là lúc tìm hiểu về thuyết tiền định của ông Calvinô, người tự hỏi rồi ra mình có được cứu độ hay không. Phanxicô Salêsiô cảm thấy đau khổ mãi cho tới lúc đến cầu nguyện dưới chân Đức Mẹ, người mới tìm được sự bình an cho tâm hồn. Ít lâu sau Phanxicô Salêsiô sang thành Pa-đô-va tại Bắc Ý Đại Lợi để học thần học và Luật học. Phanxicô trở thành Luật sư và được chọn làm thẩm phán ở tòa thượng thẩm gần Genève. Gia đình đã chọn cho người một ý trung nhân, nhưng trái với ý muốn của gia đình, Phanxicô quyết từ bỏ danh vọng, tình yêu hôn nhân, để dâng trọn cuộc đời cho Chúa.

Năm 28 tuổi, Phanxicô thụ phong linh mục. Theo tục lệ lúc đó, gia đình muốn tạo điều kiện để người làm giám mục, nhưng người đã không muốn. Trái lại, người tự nguyện xin tới một vùng núi đồi phía nam biển hồ Genève và tại đây, trong bốn năm trời người đã tích cực giảng dạy và lôi cuốn nhiều người theo bè rồi Calvinô trở về với Giáo Hội. Phanxicô đã là một vị chủ chăn luôn di động, sống khó nghèo, biết quên mình vì lợi ích của dân Chúa. Ngài nhận thấy vai trò của các vị linh mục là tối quan trọng, nên trong hai mươi năm trời, người tìm mọi cách để nâng cao trình độ học thức và chấn chỉnh nếp sống luân lý của các linh mục. Số các linh mục được Phanxicô Salêsiô hướng dẫn đã trở nên những vị chủ chăn gương mẫu, gây ảnh hưởng lớn cho các thế hệ sắp tới.

Bốn năm sau, Phanxicô Salêsiô được phong chức giám mục địa phận Genève. Trong chức vụ mới, Phanxicô luôn tỏ ra là một người biết dung hòa hai yếu tố chiêm niệm và hoạt động một cách tốt đẹp. Ta biết được điều này nhờ vô số các bức thư người viết để hướng dẫn đường thiêng liêng cho những người ở xa, và nhất là qua hai tác phẩm dài, đến nay vẫn có giá trị, đó là cuốn “Dẫn vào đời sống đạo đức” và cuốn “Luận về tình yêu Thiên Chúa”.

Năm 1622, sau những năm tháng hoạt động tích cực, Phanxicô Salêsiô đã kiệt sức. Người qua đời sau một cơn đau tim đột ngột.

Lúc sinh thời, thánh Phanxicô Salêsiô đã cùng thánh nữ Gioan Chantal thành lập Dòng Thăm Viếng, nhằm mục đích giúp đỡ người nghèo và nhũng kẻ cô thế cô thân. Kể từ ngày đó, nhiều hội dòng khác đã được thành lập theo lý tưởng của Thánh Salêsiô như: Dòng Tận Hiến, Dòng Thừa Sai, Hội Linh Mục…

Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Piô 11 phong người làm tiến sĩ Hội Thánh và đặt người làm bổn mạng các văn sĩ và nhà báo công giáo.

II. PHANXICÔ SALÊSIÔ VÀ THỜI ĐẠI CỦA NGÀI

Sinh trưởng vào hậu bán thế kỷ 16, Phanxicô Salêsiô biết rõ những gì đã xảy ra trong thế kỷ này: các nước phương Tây tách rời khỏi quyền bính của Đức Giáo Hoàng, giáo đô La Mã dời về Avignon, ông Lutêrô lập ra Giáo Hội Tin Lành, Công đồng Trentô được triệu tập để đổi mới Giáo Hội, các phong trào phục hưng của người Công giáo và nhất là sự xuất hiện của các thánh nhân như Philipphê Néri, Inhaxiô, Têrêxa Avila, Gioan Thánh Giá.

Nói về đời sống thiêng liêng, hay đúng hơn nói về cách thức xây dựng đời sống nội tâm, ta thấy xuất hiện những tác phẩm lớn như cuốn “Linh Thao” của Inhaxiô, cuốn “Đời sống Trọn Lành” và cuốn “Lâu Đài Nội Tâm” của Têrêxa Avila. Bên cạnh đó phải kể cuốn “Dẫn vào đời sống đạo đức” và cuốn “luận về TÌNH YÊU THIÊN CHÚA” của Thánh Phanxicô Salêsiô.

Nơi đây, ta chỉ đề cập đến hai tác phẩm của thánh Salêsiô trong đó người nhấn mạnh tới nếp sống đạo đức của người giáo dân giữa trần thế. Trong cuốn “DÃN VÀO ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC”, Salêsiô đã lấy hết lý lẽ để giải thích cho người thiếu phụ Philotêa hiểu rằng không phải chỉ có tu sĩ hay linh mục mới có thể nên thánh mà tất cả mọi người, vua chúa hay thứ dân, nghèo hay giàu đều phải nên thánh ngay trong môi trường sống của mình.

Một công lao khác của Salêsiô là đạt được nhịp cầu thông cảm giữa đức tin và văn hóa. Một đàng, Salêsiô chủ trương trau dồi văn hóa, thích nghi tôn giáo với văn hóa và dùng văn hóa như con thuyền để chở Lời Chúa đến cho mọi người. Đàng khác, người cũng cố gắng làm cho đức tin có thể trở thành “tin được” trên bình diện lý luận cũng như trên bình diện thực tế. Làm cho đức tin bám sát lấy đời sống và chi phối đời sống của mọi người ở mọi nơi, đó là điều mà Salêsiô luôn nhắm tới khi dẫn đường thiêng liêng cho kẻ khác.

III. TA NGHĨ GÌ?

Là cái gạch nối giữa thế kỷ 16 và 17, Phanxicô Salêsiô đã đi trước thời đại của người. Với chủ thuyết “sống thánh giữa đời”, Salêsiô đã chuẩn bị cho các thế hệ sắp tới một mẫu người Kitô hữu vừa biết chiêm niệm, vừa biết đánh giá cao các giá trị trần thế, vừa biết tích cực đi vào đời sống xã hội.

Thánh Inhaxiô, Têrêxa Avila, Gioan Thánh Giá và Phanxicô Salêsiô, mỗi đấng thánh mang một sắc thái riêng, nhưng chung qui lại, các ngài là những người có công lớn trong việc đưa Giáo Hội từ thời hậu Trung cổ bước sang thời cận đại .

THẾ KỶ XVI VÀ XVII

1537

Inhaxiô lập dòng Chúa Giêsu

1540

Phanxicô Savier đi truyền giáo

1545

Khai mạc Công Đồng Trentô

1546

Lutêrô qua đời

1560

Thánh Philipphê Nêri lập dòng ORATÔRIÔ

1564

Calvinô chết

1587

Thành lập các thánh bộ tại La Mã

1594

Phanxicô Salêsiô đi giảng cho người Calvinô

1609

Phanxicô Salêsiô thụ phong Giám Mục

1610

Thành lập Dòng Thăm Viếng

1622

Thành lập Thánh Bộ Truyền bá Đức tin

1618 -1648

Chiến tranh tôn giáo 30 năm tại Đức

1623

Sinh nhật của Blaise Pascal, một triết gia Công giáo

1650

Bè rối Jansenimô

1696

Sinh nhật thánh An-phong-xô

(còn tiếp)
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm
Giuse Nguyễn Hữu Triết


VỀ KINH NGỤY TẠO

(APOCRYPHA)

(tiếp theo số 182)

Trường hợp thứ hai là cuốn Kinh KIM CANG ĐỊNH (Jin’gang samei jing Vajrasamadhi sutra) được tạo bằng sự pha trộn hỗn tạp của tất cả học thuyết Đại Thừa, nhằm cung cấp một nền tảng cho một hệ thống thực hành Thiền và khẳng đinh hiệu quả Giải Thoát của hệ thống đó. Đây là 1 trong những bản Kinh lâu đời nhất của Thiền Tông Trung
Quốc và Đại Hàn.

Một số Kinh Ngụy Tạo thêm vào nguồn dẫn và sự suy diễn với mục đích tăng cường một giá trị hay quan điểm nào đó của Đạo Phật với môi trường bản xứ. GIỚI LUẬT, nền tảng của Giải Thoát Phật Giáo đã được kinh ngụy tạo thể hiện nổi bật như một chủ đề. Thí dụ như Kinh Phạm Võng. Kinh này thay đổi một phần Giới Luật của Bồ Tát Đạo bằng cách thêm vào khái niệm Hiếu của Đạo Khổng. Có Kinh ngụy tạo đưa ra Giới Luật nhấn mạnh một cách đặt biệt vào giới Cư Sĩ. Các ngụy Kinh này dạy hướng dẫn đạo đức cơ bản cho cư sĩ, như Ngũ giới, Thập thiện, sự quan trọng của Cúng Dường. Tất cả được dựng trong học thuyết của Nghiệp và Tái Sanh. Năm Giới của Cư Sĩ được cho là điều kiện đủ để đạt tới Giác Ngộ của Phật, một con đường cực kỳ đơn giản vạch ra để động viên sự tham gia của cộng đồng cư sĩ vào thực hành Đạo Phật Khái niệm Hiếu thể hiện rất rõ trong ĐẠI BÁO PHỤ MẤU TRỌNG ÂN, đặt căn bản trên giáo huấn cụ thể của người con bất hiếu và thúc đẩy anh ta phải báo đáp cha mẹ, phải hy sinh bằng cách cúng dường Tam Bảo. Loại Kinh này là Kinh Ngụy Tạo phổ biến nhất vào thời Trung cổ.

Luật Nghiệp và Tái Sanh được đề cập ở trên là một chủ đề có khắp mọi nơi hay một hậu cảnh của Kinh ngụy tạo. thí dụ Kinh Thập Điện Diêm Vương, minh họa giáo lý Đạo Phật Ấn Độ cho độc giả Trung Quốc bằng mô tả sự thanh tẩy sau khi chết. Kinh Ngụy Tạo là sản phẩm ở những không gian và trong những thời gian đặc biệt, hoặc phê phán tình trạng tôn giáo nào đó, hay phê phán toàn thể xã hội, cả cấp quốc gia mà chính sách của nó thực hiện đối với Đạo Phật. Những phê phán như vây thường thể hiện trong khái niệm về thuyết Mạt Thế gọi là Thời Mạt Pháp truyền vào từ các nguồn Ấn Độ. Kinh NHÂN VƯƠNG mô tả sự thoái hóa tất cả các tầng lớp xã hội, sư suy đồi, biến dạng Đạo Phật, buông lơi Giới của Phật Tử. Giải pháp được đề xuất cho khủng hoảng này là sự hoàn thiện Tuệ Giác, cái được tin là có thể khôi phục trật tự tôn giáo xã hội, ngay cả bảo vệ được sự diệt vong của đất nước, đặc biệt là trong giới cầm quyền, ít nhất là vì nó khẳng quyết về việc bảo vệ quốc gia.

Kinh Tỳ Kheo Nguyệt Quang đưa ra một giải pháp khác cho thời Mạt Pháp : Nó tiên tri một Đấng Cứu Thế xuất hiện vào lúc khủng hoảng và suy đồi đã đến lúc cực điểm. Một thông điệp cứu thế như vậy không thể không có cội nguồn từ Phật Giáo Ấn Độ - giáo phái thờ Phật Di Lặc là một ví dụ. Nhưng sự đề xuất một Đấng Cứu Thế trong thế giới hiện tại có thể dễ bị giải thích cho một sự lật đổ chính trị và là thách thức cho nhà cầm quyền thế tục. Kinh này là một Kinh Ngụy Tạo được tìm thấy tại Đôn Hoàng 1400 năm sau lúc có bằng chứng là nó được sáng tác. Tác giả kết luận là “Chỉ chạm đến một phần rất nhỏ về chuyện Kinh Phật Giáo Ngụy Tạo, và cho rằng ngay cả khi làm rõ thì Kinh Ngụy Tạo vẫn chiếm một chỗ quan trọng trong lịch sử Phật Giáo như sự đổi mới và thích nghi để nối liền văn bản từ truyền thống Phật Giáo Ấn Độ với tôn giáo, văn hóa xã hội bản địa Trung Quốc, cung cấp tài liệu cho các nhà nghiên cứu đối chiếu với các Thánh Điển, các Kinh trong các truyền thống tôn giáo khác nhau” Đến đây là hết phần trích bài viết của Giáo Sư Tokuno.

TRẢ LỜI CHUNG CHO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KINH NGỤY TẠO mà Bà Giáo Sư KYOTO TOKUNO NÊU RA.

Đạo Phật không giống như các Tôn Giáo khác mà Giáo Chủ là ngôi vị độc tôn, tín đồ chỉ việc tin và làm theo những giáo điều sẽ được cứu rỗi, mà Đạo có nghĩa là CON ĐƯỜNG, Phật chỉ có nghĩa là Giải Thoát. ĐẠO PHẬT là CON ĐƯỜNG MÀ TẤT CẢ NHỮNG AI ĐI TRÊN ĐÓ SẼ ĐẾN ĐÍCH CUỐI CÙNG là GIẢI THOÁT KHỎI MỌI PHIỀN NÃO, ĐAU KHỔ. Đức Thích Ca và Chư Tổ là những người đi trước, đã thành công, hướng dẫn lại cách thức để cho tất cả những người đi sau đều thành công như các vị. Vì thế mà Phật đã Thọ Ký : “Tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu hiểu được điều đó, chúng ta sẽ không còn thắc mắc vì sao người Chứng Đắc thời sau cũng có thể Hiểu như các Vị đi trước, và có quyền Giảng Pháp, viết Kinh, mà trường hợp của Tổ Đạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng là hai Tổ gần thời chúng ta nhất, còn để lại SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT và PHÁP BẢO ĐÀN KINH mà người tu học sẽ được rất nhiều lợi lạc khi đọc lời giải thích về Các Pháp và đường lối tu hành của hai Tổ trong đó.
Đường tu cũng đâu có khác đường đời. Cũng là lý thuyết, thực hành, kết quả. Trường đời cũng đâu phải chỉ có lớp Bác Sĩ tốt nghiệp đầu tiên và duy nhất. Mà về sau, tất cả sinh viên Trường Y nào sau thời gian học, đủ trình độ, kiến thức chuyên môn, thi đủ điểm, thì đều tốt nghiệp Bác Sĩ như nhau. Đạo Phật cũng vậy. Người tu học nếu đã Giác Ngộ hay Chứng Đắc thì cũng đạt đến trình độ hiểu biết như các Vị đi trước, có toàn quyền diễn đạt ĐẠO PHẬT theo cách của mình, theo ngôn ngữ của thời đại mình, miễn là không xa rời mục tiêu Giải Thoát. Đó là lý do mà sau khi dẫn chứng hàng loạt Kinh sách, Giáo Sư Tokuno viết : “Rất khó khăn khi xác quyết một văn bản về mức độ giả tạo cũng như làm nhái các văn bản Phật Giáo của các tác giả Ngụy Kinh, đòi hỏi các chuyên gia thư mục phải có kiến thức rất rộng mới có thể truy tìm, đặc biệt khi chúng được tạo ra bởi những người thông hiểu lý thuyết và thực hành trong Phật Giáo”.

Đa phần những nhà nghiên cứu chỉ biết có mỗi Phật Thích Ca và Đạo Phật nói chung. Không nghiên cứu việc tu hành theo Đạo Phật nên không nắm được quy trình tu hành, Thành Phật của Đạo Phật. Hơn nữa, việc tu hành theo Đạo Phật không thể nghiên cứu, mà bắt buộc phải đích thân hành trì mới có thể trải nghiệm. Chính vì vậy, họ không biết rằng tất cả mọi người, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ, học cao hay ít học, giàu hay nghèo.. Nếu gặp đúng Chân Sư hướng dẫn tu đúng theo Chánh Pháp thì đều đạt kết quả Giải Thoát hay Thành Phật như Đức Thích Ca và Chư vị Giác Ngộ đã thành. Do đó, Kinh gọi là có TAM THẾ PHẬT.

Sở dĩ phải nhấn mạnh là “phải gặp Chân Sư hướng dẫn tu đúng Chánh Pháp” vì sau khi Phật nhập diệt, không kể các vị Tổ là những người được TRUYỀN Y BÁT, có nhiệm vụ phải “mồi Ngọn Vô Tận Đăng” của Đạo Phật, hầu hết những vị Xuất Gia, miễn là đầu tròn, áo vuông, tu lâu hay mau, hiểu ít hay nhiều đều giảng Đạo Phật. Thậm chí có vị còn viết sách giảng, luận ! Do đó, nếu người tu hành đời sau mà học hỏi nơi những Kinh sách do những người chưa Chứng Đắc viết, thì chắc chắn không thể nào tu hành thành công được. Chính vì vậy mà bao nhiêu thời qua, có biết bao nhiêu lớp người tu hành mà không thấy có người Chứng Đắc, Thấy Tánh ! Đa phần những nhà nghiên cứu Đạo Phật cũng dựa theo tài liệu của những người ngoài hệ thống Truyền Thừa, tất nhiên do những người CHƯA CHỨNG ĐẮC viết. Vì thế nên làm sao họ hiểu rằng trong Đạo Phật có việc Nối Truyền? Cũng như làm sao biết rằng trong Đạo Phật, ngoài Đức Thích Ca thì Chư Tổ cũng là người Chứng Đắc, Thành Phật ? Vì thế họ cho rằng chỉ mình Phật Thích Ca được quyền thuyết pháp, những gì không phải chính do Phật Thích Ca thuyết ra thì đều cho là “Ngụy” !

Phật dạy: “Tất cả Chúng Sinh đều có Phật Tánh”. Tức là tất cả mọi người đều có Chúng tử của Phật, tức là khả năng Thành Phật. Do đó, tất cả mọi người đều là “Phật sẽ thành” nếu có người đã thành công hướng dẫn cho cách Hiểu đúng, Hành đúng theo những gì Đức Thích Ca đã dạy. Do vậy, dù là Kinh viết sau thời Phật nhập diệt. Nhưng người viết là người đã thông hiểu lý thuyết và viết ra đến độ người đọc biết là giả tạo mà không thể xác quyết được. Như thế, rõ ràng, dù không phải do chính kim khẩu của Đức Thích Ca thuyết, mà người viết diễn tả theo cách nảo đó, nhưng cũng giống như lời của PhẬt không khác, thì đó chính là lời của vị Giác Ngộ thời sau Phật. Họ cũng chính là Phật. Do đó mà có kiến thức như Phật không khác. Chính là những vị mà Kinh gọi là “Phật hiện đời” của thời đó. CÓ MỘT SỐ THẬT SỰ LÀ NGỤY KINH. Đó là của những người không phải là những vị Tổ chính thức, hay đã Chứng Đắc, mà chỉ là người
vào tu một thời gian, hiểu được một vài vấn đề trên con đường hành trì, tu học, nên viết ra để phổ biến. Nhưng do chưa Chứng Đắc, nên sự diễn giải của họ cũng có giới hạn, không thể đưa đến kết quả Giải Thoát. Thế nhưng, nhiều người mới bước vào con đường tu học, hay tu hành mà chỉ máy móc tin theo người đi trước, cứ “xưa bày, này làm”, thiếu nghiên cứu để kiểm chứng, và bá tánh chỉ là những Phật Tử Kinh còn chưa đọc được quyển nào thì làm sao phân biệt được Chân, Giả ? Vì thế, đến nay những loại Kinh như thế cũng đã tràn lan, gọi là “Thiên Kinh vạn quyển”, chỉ người nắm vững Giáo Pháp mới phân biệt được. Ngay cả Chính Kinh cũng bị những người “Y KINH GIẢI NGHĨA”, làm sai lạc ý nghĩa thật sự của Đạo Phật chân chính. Thí dụ :

- Cho rằng Phật là Thần Linh, có toàn quyền Cứu Khổ, ban vui, ban phúc, giáng họa, cứu khổn, phò nguy, “Cứu độ cả Tam thiên Đại Thiên thế Giới”, chỉ cần thành khẩn cầu xin là sẽ “được độ”.

- Cho rằng thật sự có Nước của Phật A Di Đà ở Tây Phương. Vì thế, nếu công phu bằng cách “Niệm Phật ngày đêm sẽ phát sinh công đức, lúc qua đời sẽ được vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc”.

- Cho rằng khi có người thân qua đời , người nhà chỉ cần rước Sư tới Tụng Kinh Vãng Sanh thì Phật A Di Đà và Thánh chúng sẽ đến rước vong linh đưa thẳng về Tây Phương Cực Lạc !

- Thay vì dùng “ Hương”- tức là thành quả của những việc làm tốt đẹp - dâng cúng lên Phật, tức là Sự Giải Thoát của Tâm Mình - thì đốt Nhang làm bằng bột gỗ có tẩm mùi hương, cúng lên tượng đồng, hay Tượng gỗ, tượng xi măng mang hình tướng Phật !

- Thay vì dùng những Hạnh mà Phật đã Hành, tượng trưng cho 32 TƯỚNG TỐT, 80 vẻ đẹp của Phật rồi Hành theo đó, gọi là ĐỤC, CHẠM, KHẮC TƯỢNG PHẬT CHO MÌNH, thì dùng vàng, đồng, xi măng, thạch, cao, đổ hay đúc, chạm thành Tượng, rồi thắp hương, xì xụp lạy để thờ cúng!

- Thay vì thực hành theo lời Kinh dạy, thì mang Kinh ra mà Tụng ngày mấy thời. Lấy đó làm công phu tu tập ! Nhiều Tu Sĩ Xuất Gia tu hành là vì tin Phật là Thần Linh, nên để hy sinh cuộc đời để phụng sự cho Phật. Họ tin Phật “quyền phép vô song, cứu độ Tam Thiên Đại thiên thế giới”, nên cũng dạy cho bá tánh Cầu An, Cầu Siêu, Cầu Phật, Bồ Tát phù hộ, độ trì ! Những Tu Sĩ hành đạo như thế chính là “Những con trùng trong thân Sư Tử, ăn thịt Sư Tử”, vì đã biến Đạo Phật thành Tà Đạo. Biến bá tánh - lẽ ra có thế tu hành, thành Phật - thì trở thành những “gã cùng tử”, chỉ biết cầu xin Phật, Bồ Tát cứu độ, thành những người Thờ Phật. Mọi khổ, vui, an, nguy, sống, chết của cuộc đời đều trông cậy vào Phật!

Phật không phải là thần Linh. Không thể cứu độ cho ai. Phát ngôn chính thức của Phật Giáo trên Internet cũng giải thích : “Phật không phải là Thần Linh, mà chỉ là một người bình thường như tất cả mọi người, nhờ tu hành mà Thoát được phiền não”. Tất cả mọi người đều có thể tu hành để đạt được kết quả như Phật. (Nguồn Phatgiao.org). Do đó, Chùa chiền nào vẫn xem Phật là Thần Linh rồi hướng dẫn cho bá tánh nhang khói Cầu An, Cầu Siêu, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người được sống trong bình an, hạnh phúc, có việc thì hương đăng, trà quả đến Chùa để Câu Xin Phật, Bồ Tát phù hộ, độ trì thì không phải là Chánh Pháp của Đạo Phật. Theo Kinh KIM CANG thì đó là những người hành Tà Đạo.

Cách phân biệt thế nào là CHÂN KINH, thế nào là NGỤY KINH: Trước khi Đức Thích Ca nhập diệt, có ngoại đạo tên là Subhadda đến chất vấn Phật “Làm sao phân biệt trong những vị Sa Môn, Bà La Môn, giáo trưởng, Sư trưởng, những người có tiếng tăm .. là người giác ngộ hay chưa giác ngộ”? Phật trả lời : “Này Subhadda, trong Pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thì ở đó không có Đệ Nhứt Sa Môn, không có Đệ Nhị Sa Môn, không có Đệ Tam Sa Môn,
không có Đệ Tứ Sa Môn. Này Subhadda, chính trong Pháp luật này có Bát Thánh Đạo, thời ở đây có Đệ Nhất Sa Môn, có Đệ Nhị Sa Môn, có Đệ Tam Sa Môn, Đệ Tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có. Này Subhadd. Nếu những vị Tỳ Kheo này sống chơn chánh, thì đời này không vắng những vị A La Hán”. Điều kiện được Phật nêu ra rất rõ : Không được đi ra ngoài BÁT CHÁNH ĐẠO. Nếu hành đúng theo Bát Chánh Đạo thì từ suy nghĩ, hành động, lời nói..đến nuôi thân mạng cũng đều phải Chân Chánh. Mục đích là để THÂN, KHẨU, Ý đều không tạo Nghiệp Tham, Sân, Si, gọi là “Ba Nghiệp thanh tịnh”. Như vậy, dù có biết bao nhiêu người Tu một thời gian, hiểu nhiều hay ít, cũng viết sách giảng Đạo tràn lan. Nhưng Giới và BÁT CHÁNH ĐẠO là hai thứ để cho chúng ta phân biệt những gì của họ viết ra đó có chân chính hay không ? Nếu có GIỚI và BÁT
CHÁNH ĐẠO, thì ít nhất cũng hướng dẫn cho người học theo trở thành một con người có đạo đức, vì Đạo Phật tuy không dạy đạo đức, nhưng tất cả những việc hành trì đều hướng tới con đường CHÂN THIỆN MỸ. Chúng ta cần phân biệt cho rõ, không thể gom tất cả những tác phẩm viết sau thời Phật giảng cho đó đều là Kinh Ngụy Tạo, mà chỉ nên nói về những quyển kinh được viết bởi những người CHƯA THẤY TÁNH, CHƯA CHỨNG ĐẮC. Không thể nói là Ngụy Kinh đối với những quyển Kinh ĐẠI THỪA do các Tổ được TRUYỀN Y BÁT viết, dù các Ngài không nêu rõ danh tánh hay dùng văn phong y như những lời ngày xưa Chư Đại
Đệ Tử Phật đã dùng khi Kết Tập. Cũng bắt đầu bằng “Ta nghe như vầy”..hay “Chính tôi được nghe”như là do chính Ngài Anan kể lại.

Về các TÔNG, PHÁI, thì Sử 33 Vị Tổ có viết. Trước khi Tổ Đạt Ma sang Trung Quốc thì ở đây đã có Lục Tông gồm : Hữu Tướng Tông, Vô Tướng Tông, Định Huệ Tông, Giới Hạnh Tông, Vô Đắc Tông và Tịch Tịnh Tông. Chính Tổ Đạt Ma đã tìm đến đấu pháp với từng Tông để thu phục họ và họ đã quy y ĐẠI THỪA theo Tổ. Đệ Tử nhiều đời sau của Lục Tổ Huệ Năng thì lập ra NGŨ PHÁI THIỀN. Gồm có: VÂN MÔN TÔNG, PHÁP NHÃN TÔNG, QUY NGƯỠNG TÔNG, TÀO ĐỘNG và LÂM TẾ. Những Tông này dù xuất phát từ nguồn là Đệ tử nhiều đời của Tổ Huệ Năng, nhưng không liên quan đến Lục Tổ, vì lúc đó Lục Tổ đã nhập diệt cả trăm năm trước rồi. Chúng ta có thể khẳng định : Những Pháp Môn, Tông, Phái là những vị có thể trước đó có thời gian tu theo ĐẠI THỪA, nhưng sau đó tự tách ra riêng để làm Giáo Chủ, có cách thức tu hành riêng, thì không còn trực thuộc vào ĐẠI THỪA nữa. Vì thế, những việc họ làm hay Kinh, sách của họ viết, những gì họ truyền bá, nói về những điều gì cũng không liên quan gì đến Tổ, cũng không thể đổ cho đó là ĐẠI THỪA. Ngay cả những người trong dòng ĐẠI THỪA chính thống, nhưng nếu không hành trì theo đúng như những gì Chư Tổ hướng dẫn trong Chính Kinh thì đó cũng không phải là do lỗi của Đại Thừa.
ĐẠI THỪA dạy TU TÂM. Nói rằng “Tức Tâm, tức Phật”, “Muốn tìm Phật thà tìm Tâm”. ”Muốn được Tịnh Độ thì phải Tịnh Tâm”. Mỗi người tự quay vô Tâm để làm những Hạnh Phật, gọi là chạm, khắc Tượng Phật nơi Tâm, không dạy đúc
Tượng Phật để quỳ lạy, van vái, cầu xin. Những người quay ra, dùng chất liệu để đúc, tạc thành 60 Tượng Phật rồi thắp nhang cúng bái không phải là do ĐẠI THỪA hướng dẫn. Chính 4 câu Kệ :

“Ai nương sắc thấy ta.
Dùng âm thanh để cầu ta.
Ngưởi đó hành tà đạo
Không thể thấy Như Lai”,

là trích từ Kinh KIM CANG của ĐẠI THỪA.

Về PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY, theo tôi, nếu thật sự là người tu hành theo đúng như nghĩa của hai từ Nguyên Thủy, thì lẽ ra các vị không được bỏ qua bất cứ lời nào của Đức Thích Ca Phó Chúc mới đúng. Vậy thì các vị nghĩ sao về việc TRUYỀN Y BÁT của Phật ? Việc đó là sự thật, đã diễn ra, còn ghi lại trong lịch sử Đạo. Theo đó, thì Tổ là người chính thức được Phật trao cho trách nhiệm cầm nắm Tăng Đoàn và phổ biến Giáo Pháp của Ngài. Như vậy, phải chăng nhóm chống đối, tự tách ra, không chấp nhận dưới quyền lãnh đạo của Tổ đã được ủy nhiệm, thì cũng đồng thời chống lại lời dặn dò của Đấng Đạo Sư thì liệu còn xứng đáng xưng là Đệ Tử Phật để rao giảng Giáo pháp của Phật hay
không? Hơn nữa, “Tu Phật là phải thành Phật” thì mới gọi là tu hành đúng theo Chánh Pháp. Người chưa Chứng Đắc, bản thân còn chưa hiểu rõ cách thức tu hành để “Thành Phật” thì làm sao hướng dẫn cho bá tánh mà cho là mình hộ trì Chánh Pháp? SO SÁNH CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO và CÁI KHÔNG Phật ngôn có câu : “Như nước biển chỉ có một vị mặn, Giáo Pháp của ta cũng chỉ có một vị Giải Thoát mà thôi” . Cái Giải Thoát này không phải là né pháp, tránh pháp, mà phải ở ngay trong nó mà Thoát nó. Người tu phải “ở trong phàm mà thoát phàm”, giống như hình ảnh của HOA SEN, ở trong bùn mà không vương mùi bùn. Đó là lý do mà Đạo Phật dùng Hoa Sen làm biểu tượng.

- Người tu theo ĐẠI THỪA thì cho rằng “Giải Thoát hay ràng buộc cũng chỉ do cái Tâm”, nên chuyển hóa Cái Tâm của mình, làm cho nó miễn nhiễm với các Pháp, để dù ở trong các pháp đầy biến động mà vẫn thanh tịnh, như lời Kệ của Lục Tổ Huệ Năng : “PHẬT PHÁP TẠI THỂ GIAN. BẤT LY THẾ GIAN GIÁC” . “Không rời thế gian mà Giác Ngộ”. Vẫn ở trong thế gian, vận dụng Nhân Quả để lợi mình, lợi người. Điều đó mới thật sự nói lên hình ảnh của Hoa Sen mà đạo Phật dùng làm biểu tượng. Vì thế, Giải Thoát của Đại Thừa, là TRUNG ĐẠO, là sống trong cảnh CÓ mà Tâm như
Hư Không. Người chứng Con Đường Trung Đạo sẽ không khinh chê cuộc đời. Không cho rằng cuộc đời là bể Khổ như trước khi tu hành. Trái lại, họ tri ân cuộc đời, cảm ơn cái Thân, vì nhờ có cái Thân, có Lục Căn hỗ trợ họ mới có thể QUA SÔNG SINH TỬ, nên họ theo lời Phật dạy, sau khi hoàn tất việc tu hành, phải ĐỀN TỨ ÂN để trả nghĩa cho Cha Mẹ là người đã sinh thành, dưỡng dục. Ân Đất Nước đã cưu mang họ. Ân Phật, Ân Thầy chỉ cho con đường Giải Thoát và Ân của tất cả chúng sinh đã cung cấp mọi phương tiện sống để họ được tồn tại. Họ không xa lánh cuộc đời để được an nhàn, thanh tịnh, mà vẫn tiếp tục ở trong cuộc đời, thực hành theo Lý NHÂN QUẢ, góp tay để xây dựng cuộc đời, rập khuôn theo Hạnh của Phật để chạm khắc những Tướng Tốt cho Phật của mình, bằng cách làm những việc lợi ích cho mình, cho cuộc đời để trả ân cuộc đời mà họ đang góp mặt.

Phía Phật Giáo Nguyên Thủy không hề đề cập đến cái Tâm. Không biết có Cái Tâm để tu sửa. Không biết rằng “Niết Bàn hay Địa Ngục cũng chỉ do cái Tâm”, nên phải tránh né các Pháp để được thanh tịnh. Giải Thoát của bên TIỂU THỪA là cái KHÔNG, chê đời là ô trược, nên tránh né các Pháp, xa lánh cuộc đời, dẹp hết tạp niệm, không tham gia
việc đời để được thanh tịnh, chờ ngày về Niết Bàn. Do thấy “Các Pháp là Không”, nên không vận dụng được Các Pháp, không sinh lợi ích gì cho ai, cả đời chỉ tụng kinh, Niệm Phật, để chờ hết kiếp được lên Niết Bàn hay về Tây Phương Cực Lạc. Vì thế, nên bên Đại Thừa gọi Tiểu Thừa là “Chồi Khô mộng lép” là trong nghĩa đó. Một sự mâu thuẫn không hề nhỏ là : Quả vị là của Tiểu Thừa là A La Hán, tức là CÁI KHÔNG. Nếu mọi thứ đều là KHÔNG, lẽ ra Không có Phật, không có chúng sinh, không có Ta,.Không có bá tánh. Không có Con đường tu hành. Không cả vật chất. Không cả thế gian và mọi vật thì mới đúng lý. Nhưng nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy, những nước mà PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY là Quốc Giáo thì trái lại. CHÙA, TƯỢNG chiếm vị trí quan trọng nhất. Chùa nào cũng nguy nga, lộng lẫy, đồ sộ. Trên đời có bao nhiêu thứ quý giá như vàng, ngọc, đều tập trung để trang hoàng cho Chùa, cho Tượng! Như vậy thì liệu các Pháp có thật sự là KHÔNG? Các Pháp là KHÔNG sao Chùa chiền lại CÓ? Sao CÓ mình đúng, CÓ người khác sai? Có mình hộ trì Phật Pháp, CÓ người khác phá pháp ? Dựa vào đâu? Nếu mọi thứ đều Có đề so sánh đúng, sai, tốt xấu, thì sao cho là KHÔNG được ? NGỮ và NGHĨA Đạo Phật hiểu đúng nghĩa, là Con Đường Giải Thoát. Tín đồ của Đạo Phật không xem Đức Thích Ca như là một vị Thần Linh để tôn thờ, mà xem Ngài là NGƯỜI KHAI MỞ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT mà tất cả những ai Hiểu rõ và hành trì đúng theo những gì Ngài hướng dẫn đều sẽ đạt được kết quả như Giải Thoát như Phật không khác. Bằng chứng là Chư Tổ và Chư Vị Giác Ngộ đã làm và đã thành công. Người theo Đạo Phật CHỈ CẦN TIN LUẬT NHÂN QUẢ, TIN CÓ TAM THẾ PHẬT, TIN GIÁO PHÁP CỦA ĐẠO PHẬT SẼ HƯỚNG DẪN NGƯỜI HÀNH TRÌ THEO ĐẠT KẾT QUẢ LÀ ĐƯỢC GIẢI THOÁT hay THÀNH PHẬT, rồi từng bước hành trì theo kinh nghiệm của Chư Tổ đi trước được ghi lại trong Chính Kinh để bản thân mình cũng được Giải Thoát. Do vậy, những người THỜ PHẬT, cầu xin để được phù hộ độ trì lúc còn sống cũng như khi qua đời, thì không phải là tín đồ của Đạo Phật chân chính, mà đó là những người hành Tà Đạo như bài kệ của Kinh KIM CANG đã trích dẫn ở phần trước.

Đã TIN NHÂN QUẢ thì không những không cúng kiếng, cầu xin mà ngay cả khi sai phạm thì biết rằng người phải gánh chịu hậu quả là chính mình, Phật không phải chịu trách nhiệm cũng không có quyền tha thứ cho mình. Do đó, cũng không có gì phải nhang đèn đến Chùa để SÁM HỐI với Phật, cầu xin Phật tha thứ, mà chỉ là tự Sám Hối với bản thân
để không bao giờ tái phạm nữa.

- Thay vì THẮP HƯƠNG được làm bằng bột gỗ tẩm mùi hương, đốt lên trước các TƯỢNG PHẬT, thì LÀM những HẠNH : Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ gọi là LỤC ĐỘ. Sáu việc làm này là để cứu độ cho LỤC ĐẠO CHÚNG SINH nơi TÂM CỦA MỖI NGƯỜI. Không ai có thể cứu độ chi người khác, kể cả Đức
Thích Ca là vị sáng lập Đạo Phật cũng chỉ cứu độ.

Còn tiếp

Tâm Nguyện


Tùy Duyên trong Phật Giáo

- Ca khúc "Let it be"

với Sức sống vượt thời gian.

Phật Đản (Vesak )

Là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, tùy theo quốc gia.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau tùy theo quốc gia.

Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như năm 2007, có nơi tổ chức ngày Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên (ngày 1 / 5) trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn thứ 2 (ngày 31/ 5). Cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông cũng khác nhau, nên năm Phật lịch có thể cách nhau một năm.

- Từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10, nghệ thuật Phật giáo Nam Á chủ yếu khắc họa chi tiết Đức Phật đản sinh thông qua hoạt cảnh được mô tả trong các kinh điển Phật giáo phương Nam rằng: Hoàng hậu Ma Da đứng dưới 1 gốc cây trong vườn Lâm Tỳ Ni, khi hái quả, Đức Phật được sinh ra từ nách bên tay phải.

- Đạo Bà-La-Môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo. Tôn giáo này quy định của các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ như sau:

1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo,. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma .

2. Sát-đế-lỵ (Kshastriya) là hàng vua chúa quý tộc, quan lại, võ tướng. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay Brahma (Thái tử Tất Đạt Đa)

3. Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma.

4. Thủ-Đà-La (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên.

5. Pariah là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất Lễ Phật Đản (Việt Nam) 15/5/2022.

Các chùa, cơ sở tự viện đồng loạt cử 3 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an. Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có văn bản gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566.

Duyên sinh (duyên khởi) là một trong những giáo lý trọng yếu của Phật giáo.

Mọi sự, mọi việc ở đời đều do nhân duyên sinh. Các nhân duyên tác động và chi phối lẫn nhau trùng trùng điệp điệp, vô cùng vô tận.

Tùy duyên có nghĩa chính là tùy thuộc vào nhân duyên. Đủ nhân (nguyên nhân chính), đủ duyên (các nhân phụ) thì sự việc (vật) thành; thiếu nhân, thiếu duyên thì sự việc (vật) chưa thành. Sự thành-trụ-hoại-không của thế giới hay sanh-lão-bệnh-tử của nhân sinh hoàn toàn tùy thuộc vào nhân duyên.

Người Phật tử biết các pháp đều tùy duyên nên chủ động nỗ lực tạo ra các nhân duyên tốt lành để mong nhận quả báo tốt đẹp. Nếu thành công thì người Phật tử cũng không quá tự hào, vì biết duyên lành đã tròn đủ. Ngược lại, sau khi đã hết sức cố gắng mà nếu như sự việc vẫn không như ý mình thì cũng an nhiên, vì chưa đủ duyên.

Tùy duyên là tâm thái sống minh triết, an nhiên trước mọi biến động của cuộc đời. So với quan niệm “cai gi đên rôi sẽ đên” một cách đơn thuần thì tinh thần tùy duyên năng động hơn rất nhiều trong việc chủ động tạo thêm nhân duyên tốt lành đồng thời cũng rất nhẹ nhàng nếu “cái sẽ đến” không được toại nguyện, như ý.

Chữ Duyên theo Phật giáo

Chữ duyên là một trong những thuật ngữ quan trọng của Phật giáo, thường đi kèm với nhân duyên. Trong cụm từ nhân-duyên-quả, nhân là nguyên nhân chính, duyên là những tác nhân phụ, quả là kết quả của nhân và duyên khi đã hội đủ hay đã chín muồi. Ví dụ hạt lúa là nhân; các điều kiện liên quan như đất, nước, thời tiết, chăm sóc là duyên; đến mùa gặt bội thu những bông lúa vàng là quả.

Không chỉ dừng lại ở đó, nghĩa là không chỉ một tuyến nhân-duyên-quả đơn thuần mà thực tế, nhân chính của tuyến này lại là duyên và quả của tuyến khác, duyên của tuyến này lại là nhân và quả của tuyến khác, quả của tuyến này lại là nhân và duyên của tuyến khác nữa. Cứ thế các chuỗi nhân-duyên-quả nương tựa vào nhau, tương tác lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau điệp điệp trùng trùng để hình thành muôn hình vạn trạng trong cuộc sống này.

Nói nhân duyên sinh là đề cập đến sự sinh khởi (bao hàm cả trụ-hình thành, dị-thay đổi, diệt-đoạn diệt) của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên theo tiến trình nhân-duyên-quả. Từ vũ trụ bao la, sơn hà đại địa cho đến cát bụi nguyên tử; từ các hiện tượng tự nhiên cho đến những hiện tượng xã hội… tất cả đều do nhân duyên mà sinh khởi và đoạn diệt.

Nói thập nhị nhân duyên nghĩa là 12 nhân duyên hình thành nên tiến trình luân hồi sinh tử của chúng sinh. Do vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử sầu bi khổ ưu não. Chúng sinh luân hồi sinh tử triền miên trong lục đạo theo chu trình 12 nhân duyên này. Để giải thoát sinh tử, người tu tìm cách bẻ gãy, cắt đứt một mắt xích nhân duyên (thường là ái) thì tiến trình luân hồi chấm dứt.

Nói vạn sự tùy duyên nghĩa là khi đã thấy rõ về quy luật nhân-duyên-quả và 12 nhân duyên đối với sự sinh diệt của chúng sinh và các sự vật hiện tượng nên bình tĩnh, lạc quan, tự tại trước các biến dịch, đổi thay trong cuộc sống. Tùy duyên đây là tùy thuộc nhân-duyên nhưng không phải tâm thái phó mặc, buông xuôi mà vì hiểu rõ về nhân-duyên sinh diệt của vạn pháp nên an nhiên, chấp nhận vô thường với trí tuệ thấu rõ quy luật: Nhân như vậy-duyên như vậy-quả như vậy.

Nói muốn thành công phải hội đủ thiện duyên, nghĩa là sự thành công trong một phương diện nào đó của cuộc sống cần nhờ nhiều duyên lành kết hợp lại một cách nhịp nhàng; đúng thời cơ, đúng người, đúng việc. Người xưa nói để thành công cần nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Người Phật tử nói cần hội đủ thiện duyên. Như vậy, chỉ một vài nhân duyên thì dù có tốt đến đâu vẫn chưa hội đủ để mang đến thành công.

Nói muốn tiến tu cần phải tránh ác duyên, nghĩa là một khi đã tường tận về nhân-duyên-quả, hiểu rõ các duyên phụ xấu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra kết quả ác nên chủ động tránh né. Ví dụ người thích ăn nhậu thấy rõ nhân chính là lòng tham ăn uống; nhân phụ hay duyên là sự rủ rê, mời gọi, ham vui; quả là say xỉn ảnh hưởng đến sức khỏe và nhân cách, bị tai nạn. Để hạn chế quả ác say xỉn, nếu chưa chuyển hóa nhân chính là lòng tham ăn uống thì cần chủ động tránh xa các cuộc bù khú vô bổ, hội hè không cần thiết. Đây gọi là tránh ác duyên. Bởi “gần mực thì đen” nên cần tránh xa mực chừng nào thì bớt đen chừng nấy.

Người đời cũng sử dụng chữ duyên với nhiều hàm nghĩa khác nhau. Khi nói vô duyên hay kém duyên thì chữ duyên chỉ có nghĩa duyên dáng, nét đẹp về nhân cách. Tuy vậy, khi nói nên duyên chồng vợ thì chữ duyên có ý nghĩa sâu xa hơn, khá gần với nghĩa chữ duyên trong nhân-duyên-quả của Phật giáo.

Sống với hai chữ "Tùy duyên" Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó. Như vậy một ý nghĩa tùy duyên này mà thấu cho thật suốt có dễ dàng không? Không dễ dàng, cho nên phải thật sống chớ không phải bắt chước được. Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa, bởi khi bắt chước là nó có cái khuôn rồi. Cho nên ý nghĩa này rất quan trọng mà lâu nay nhiều người lại hiểu lầm rồi cũng dễ lạm dụng nó nữa.

Tùy duyên phải bất biến

Tùy duyên còn là thái độ biết tận dụng những nhân duyên mới mẻ đang hội tụ trong hiện tại để giải quyết vấn đề, hay tạo nên những đột phá tốt đẹp hơn. Nó sẵn sang bỏ qua những dự tính, kể cả nhưng khuôn thước đã được đặt để trước đây. Thái độ này chỉ có những kẻ bản lĩnh và vững chãi thật sự Họ phải đảm bảo phẩm chất không những không bị thay đổi mà còn tuyệt vời hơn trước khi hành động. Diều này khác hẳn với sự bùng vỡ của cảm xúc – quyết liệt làm cho được như ý rồi mau chóng chán nản và buông xuôi.
Nhà thiền có một câu chuyện rất thú vụ. Hai sư Huynh đệ nọ trên đường du phương hóa độ, bỗng thấy một cô gái đang loay hoay tìm cách đi qua dòng suối chảy xiết. Người sư Huynh liền tiến tới hỏi: “Này cô! Cô có muốn tôi cõng cô qua bờ bên kia không?”. Cô gái vô cùng mừng rỡ gật đầu đồng ý. Sau khi qua con suối rồi, hai huynh đệ giã từ cô gái và tiếp tục cuộc hành trình. Đi được một đỗi đường, người sư đệ không kiềm chế được nữa bè bức xúc lên tiếng: “Sao sư huynh lại làm như vậy?”. Người sư huynh ngạc nhiên hỏi: “Làm chuyện gì?”. “Thì chuyện cõng cô gái hồi nãy đó, chúng ta là người xuất gia tu hành kia mà!” – người sư đệ hơi cáu gắt. Người sư huynh mỉm cười, vỗ vai người sư đệ: “Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây!”.

Người sư đệ không giúp cô gái qua song thì không có gì sai. Vì trình độ tu tập của người sư đệ còn yếu kém, cần phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh để tâm hồn không bị khuấy động mà dễ dàng thiền định. Nhưng cái sai của người sư đệ là nghĩ người sư huynh cũng cùng trình độ như mình, cũng phải giữ sự thực tập y như mình, nên đã bất mãn với việc sư huynh giúp đỡ cô gái. Đành rằng sự thanh tịnh tâm hồn là yêu cầu bắt buộc đối với người đã xuất gia tu hành, nhưng đó không phải là mục đích sau cuối của sự tu hành. Tu hành đâu phải cốt để bảo vệ giới luật cho thật trong sáng, còn ai khổ mặc ai. Giới luật mà chỉ bảo vệ cho mỗi sự thanh tịnh thôi thì giới luật ấy chỉ dành cho những kẻ sống vì bản thân hay còn quá yếu kém. Nó không có giá trị thích ứng cho những người đã có đủ bản lĩnh bất động trước những xáo động của hoàn cảnh. Cho nên, ta không thể căn cứ trên vài hiện tượng bên ngoài để thẩm định mà không suy xét đến động cơ và kết quả. Vấn đề là sau hành động đột phá ấy thì họ đánh mất chính mình hay nâng cao phẩm chất hơn.

Câu nói “Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây?” đã xác định phần nào trình độ bất nhiễm của vị sư huynh. Tất nhiên, phải cần có thêm những kiểm chứng thực tế khác thì ta mới đủ tin vào khả năng tùy duyên mà không thay đổi phẩm chất của một người nào đó. Bởi vì có nhiều người rất thích đột phá, nhất là những người trẻ. Họ luôn muốn dùng hết năng lực để nắm bắt những nhân duyên trong hiện tại để làm nên kỳ tích, nhưng số người thành công thì rất ít ỏi.

Hầu hết gặp thất bại là do họ đã quá tự tin, đánh giá thấp hoàn cảnh, bị tham vọng chi phối, bị thói quen thay đổi lập trường kích động, hoặc không biết mình đang chiều theo sự tùy hứng. Tuy họ cũng tùy duyên nhưng lại…biến mất. Thay đổi chiến lược bất ngờ, vượt qua nguyên tắc quan trọng, bất chấp sự cản trở của những người xung quanh, nhưng cuối cùng không đạt được mục đích mà còn phải trả những cái giá rất đắt thì đó là vết thương tâm lý rất nặng. Vết thương ấy sẽ khiến ta đánh mất niềm tin nơi bản thân và trở nên rất dị ứng với những thay đổi sau này. Chính vì hậu quả khó lương như thế nên người từng trải chỉ thích lối sống bình thường, giữ theo khuôn thước cho yên ổn. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng bình thường. Sẽ có lúc ta buộc phải vượt thoát sự bình thường ấy mới có thể cứu lấy bản thân hay giúp đỡ được kẻ khác thì ta phải làm sao? Thế nên, trang bị sẵn một khả năng đủ lớn để ứng phó trước những nghịch cảnh là hành động của những kẻ trải nghiệm và có hiểu biết sâu sắc.

Thiền sư Trần Nhân Tông với Tùy Duyên:

“Ở đời vui đạo phải tùy duyên/ Hễ đói thì ăn mệt thì ngủ liền” (Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ Cơ tắc xan hè khốn tắc miên – Cư trần lạc đạo). Nghệ thuật giữ gìn sự thanh thản trong tâm hồn ngay giữa bao sự phiền nhiễu của đời thường chính là thái độ tùy duyên. Theo thiền sư Trần Nhân Tông, tùy duyên có nghĩa là đói thì ăn mệt thi ngủ. Nhưng ăn ra ăn và ngủ ra ngủ; việc nào ra việc ấy, không trộn lẫn nhau, không thấy việc nào quan trọng hơn việc nào; việc nào đến trước thì giải quyết trước, không nôn nóng không bâng khuâng. Mới nghe qua thật dễ, nhưng làm được thì rất khó. Ta phải thay đổi những thói quen rất lâu đời như vội vàng, lo lắng và sợ hãi. Ngay cả những kẻ sống trong chốn u nhàn cũng vẫn còn đầy dẫy những khắc khoải mong cầu thì đừng nói chi ta đang sống giữ chốn lao xao.

Lẽ dĩ nhiên, không ai bắt buộc ta phải tùy duyên. Nhưng khả năng tùy duyên của ta càng lớn thì sự thanh thản trong tâm hồn sẽ càng lớn. Nếu ta vẫn còn tiếp tục đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài thì chắc chắn ta sẽ mãi còn mong muốn và áp đặt nhân duyên thuận theo ý mình. Chỉ khi nào ta đã tìm thấy giá trị hạnh phúc chân thật nơi chính mình thì ta mới chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Hòa nhập mọi hoàn cảnh để giúp người giúp đời mà không bị hòa tan, đó chính là mẫu người lý tưởng nhất của xã hội trong mọi thời đại.
Đến đi trong thanh thản Không chọn lựa nhân duyên
Đông tàn rồi xuân lại Không bớt cũng không thêm
HÃY THONG THẢ SỐNG “Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.”

Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v… Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.

Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.(Thánh Vịnh)

Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước. Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.

Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết(*) Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.

The Beatles và "Let it be"
Sức sống vượt thời gian

51 năm trước, vào tháng 5 năm 1970, album Let it be (Hãy để tự nhiên), album cuối cùng của ban nhạc huyền thoại, The Beatles chính thức lên kệ đĩa. Được mệnh danh là nhóm nhạc của thế kỷ 20, The Beatles xác lập kỷ lục mà chưa có ban nhạc nào đánh bại được, tiêu thụ 183 triệu đĩa hát.

Ban nhạc huyền thoại của thế kỷ 20

Kênh Spotify còn tiết lộ có khoảng 20,6 triệu lượt nghe The Beatles hàng tháng trên kênh này. Trong đó, hơn 30% khán giả nghe nhạc The Beatles ngày nay đều là thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) với độ tuổi 18 đến 24 Âm nhạc của The Beatles có sức hút kỳ lạ như nhịp cầu xuyên suốt các thế hệ. Thế hệ ông bà, cha mẹ ngân nga hát “Let it be, Let it be.” và giờ con cháu họ vẫn hát nối tiếp “Speaking words of wisdom” trong ca khúc kinh điển.

Giải mã sức hút của Let it be

Nhóm The Beatles có vô vàn những bài hát đi cùng năm tháng như Yesterday, Hey Jude nhưng Let it be luôn có chỗ đứng rất đặc biệt. Đó là bài ca của hy vọng, giai điệu của niềm tin, những hoài niệm về tình bạn, tuổi trẻ tràn đầy nhựa sống của bốn chàng trai vàng xứ sở sương mù.

Không ai có thể phủ nhận được sức sống kỳ diệu của ca khúc chủ đề khi khúc nhạc dạo piano thánh thót vang lên. Nếu mỗi bài hát có một số phận thì số phận của Let it be là buộc người nghe phải nhớ đến nó. Vì cái tựa đề đơn giản đến mức khó quên, giai điệu hát mộc mạc nhưng lại thẩm thấu sâu như gia tài âm nhạc Bộ Tứ để lại.

Nguồn gốc sáng tác McCartney nói anh đã có ý tưởng về "Let It Be" sau khi anh có một giấc mơ về mẹ mình trong giai đoạn căng thẳng xung quanh các buổi tập cho The Beatles ("the White Album") vào năm 1968. Theo McCartney, bài hát đề cập đến "Mẹ Mary" không phải là nói về kinh thánh. Cụm từ này đôi khi được sử dụng để chỉ Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, McCartney đã giải thích rằng mẹ của ông - người đã mất vì bệnh ung thư khi ông 14 tuổi - là nguồn cảm hứng cho từ "Mẹ Mary" . Sau đó, anh nói: "Thật vui khi được gặp bà ấy lần nữa, tôi cảm thấy rất vui khi có giấc mơ đó, và vì vậy tôi đã viết "Let It Be". Anh cũng đã nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó về ước mơ mà mẹ anh đã nói với anh, "Mọi chuyện sẽ ổn thôi, đừng bận tâm." Khi được hỏi liệu bài hát có nhắc đến Đức mẹ Maria, McCartney thường trả lời câu hỏi bằng cách bảo đảm với các fan của mình rằng họ có thể diễn giải bài hát tùy theo ý họ thích

Bài hát: Let It Be

- John Lennon & Paul McCarney

When I find myself in times of trouble,
Mother Mary (My own Mother) comes to me
Speaking words of wisdom, let it be.
And in my hour of darkness
She is standing right in front of me,
Speaking words of wisdom, let it be
Let it be, let it be. Let it be, let it be
Whisper words of wisdom, let it be
And when the broken hearted people, Living in the world agree
There will be an answer, let it be, For though they may be parted
There is still a chance that they will see,
There will be an answer, let it be
Let it be, let it be. Let it be, let it be
Yeah there will be an answer, let it be
Let it be, let it be. Let it be, let it be
Whisper words of wisdom, let it be …
Bản dịch: Hãy để tự nhiên -
Khi tôi gặp thời khó khăn, Mẹ Maria đến với tôi
Nói lời thông thái, Hãy để tự nhiên
Khi tôi ở giờ phút đen tối, Mẹ đứng ngay trước tôi
Nói lời thông thái, Hãy để tự nhiên
Hãy để tự nhiên, Hãy để tự nhiên (2 lần)
Thì thầm lời thông thái, Hãy để tự nhiên… (TĐH dịch)

Phạm Vũ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)

Phụ bản I

10 BÀI HỌC CỰC ĐƠN GIẢN MANG ĐẾN

CHO BẠN THỊ LỰC TUYỆT VỜI

Cuộc sống hiện đại, mắt bạn thường xuyên phải tiếp xúc rất nhiều với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi và các loại màn hình ở khắp mọi nơi có ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của bạn. Việc tập luyện một cách có chủ ý cho đôi mắt thực tế không hề khó nhưng lại rất ít người thực hiện. Vì thế, không có gì khó hiểu khi thị lực của chúng ta ngày càng giảm đi rõ rệt, kể cả đối với người trẻ.

Rõ ràng, bây giờ ra đường, không khó khăn gì để nhìn thấy những người đeo kính cận thị hoặc viễn thị, thậm chí là loạn thị. Những tật khúc xạ về mắt như thế này nếu chúng ta biết điều chỉnh ngay từ đầu thì hoàn toàn có thể tránh được, hoặc ít nhất cũng làm cho nó nhẹ hơn rất nhiều.

Dưới đây là mười bài tập đơn giản, bạn chỉ mất không quá mười phút để thực hiện. Hãy thử luôn từ hôm nay, chắc chắn bạn sẽ sớm nhận ra rằng chúng hữu ích như thế nào.

1. Nháy mắt

Đây là bài tập thực hiện động tác nháy mắt liên tục trong vòng hai phút. Đừng nghĩ bài tập đơn giản thì không hiệu quả nhé, việc nháy mắt như thế sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông bên trong mắt của bạn đấy.

2. Xoay đầu, mắt nhìn thẳng về phía trước

Trong khi xoay đầu theo vòng trèo, bạn hãy nhớ luôn để mắt nhìn chằm chằm về phía trước. Đầu tiên bạn xoay đầu từ phải sang trái, sau đó từ trên xuống dưới nhưng chú ý mắt luôn hướng về phía trước trong khi xoay. Động tác này cũng có tác dụng làm tăng lưu thông máu trong mắt của bạn.

3. Nhìn sang hai bên

Bạn cố gắng hướng mắt nhìn sang hai bên đến mức tối đa trong khi đầu vẫn giữ tư thế hướng mặt về trước, rồi từ từ di chuyển mắt nhìn sang trái. Sau đó, lặp lại động tác này và đưa mắt nhìn theo hướng ngược

4. Nhắm mắt và thư giãn

Bóng tối được cho là giúp tăng cường các tế bào cảm quang trong mắt, từ đó có thể giúp duy trì thị lực. Bởi vậy, bạn nên tập cho mình thói quen nhắm mắt và thư giãn để tăng cường thị lực cho bản thân.

5. Di chuyển mắt nhìn theo nhiều hướng khác nhau

Bạn đảo mắt nhìn từ phải sang trái, lên rồi xuống, đảo mắt theo chuyển động tròn, vẽ hình số tám đồng thời luôn cố định đầu của bạn mỗi khi thực hiện. Việc này giúp cho đôi mắt linh hoạt và tầm nhìn được xa hơn.

6. Nhắm chặt mắt trong ba đến năm giây, sau đó mở ra

Bạn nên làm điều này bảy lần mỗi ngày sẽ giúp thư giãn cơ mắt và tăng lưu thông máu đến mắt.

7. Đẩy nhẹ vào hai bên thái dương bằng ngón tay

Bạn dùng ngón trỏ hoặc ngón cái đẩy nhẹ vào hai bên thái dương của mình và giữ trong khoảng hai giây. Hãy lặp lại bốn đến năm lần để giúp cải thiện dòng chảy của dịch nội nhãn.

8. Vẽ bằng ánh mắt

Giữ cho đôi mắt của bạn mở, sử dụng ánh mắt vẽ các hình đơn giản lên tường hoặc vào khoảng không, sau đó chuyển dần sang các hình dạng phức tạp hơn.

9. Nhắm mắt và từ từ di chuyển nhãn cầu của bạn lên và xuống

Hãy lặp lại điều này từ năm đến mười lần, ban đầu có thể hơi khó để thực hiện nhưng chỉ vài hôm, bạn sẽ thấy quen ngay và khi mở mắt ra, bạn có thể cảm nhận luôn được hiệu quả.

10. Tập trung mắt vào điểm gần và xa

Ngồi trên ghế hoặc đứng trước một bức tường trống. Đặt ngón tay cái của bạn trước mặt khoảng 25cm và tập trung nhìn vào nó. Bạn cũng có thể tập trung nhìn vào một vật cách xa từ 1,5 đến 3m trong vòng 10–15 giây.

Sau đó, tập trung vào một vật ở phía trước bạn 3 – 6m mà không cần di chuyển đầu trong vòng 10-15 giây.

Sau 10-15 giây, lại tập trung vào ngón tay cái của bạn. Thực hành động tác này khoảng năm lần mỗi ngày để cho hiệu quả tối đa.

Lệ Ngọc st.


Cái Tuổi Thần Tiên các Bà !

Tuổi 60

Thời gian như thể thoi đưa
Ngày nào bé tí, giờ vừa sáu mươi
Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi
Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều
Sáu mươi mới thật biết yêu
Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
Sáu mươi tuổi rất đa tình
Tương tư bác sĩ, mạch tim thất thường
Sáu mươi - lẩm cẩm thấy thương
Phố phường lẫn lộn, quên đường hồi gia
Sáu mươi tuổi thích la cà
Kết bè kết bạn dẫu xa hay gần
Gặp nhau tíu tít vang rần
Tếu ta tếu táo, cười rần vui sao!
Sáu mươi, tóc ngả muối tiêu
Đỉnh đầu trơn láng sờ vào mát tay
Răng to răng nhỏ lung lay
Chiếc rơi chiếc rụng vần xoay cả hàm
Sáu mươi là tuổi hồi xuân
Tension, mỡ máu tăng phần loãng xương
Đau lưng, mỏi gối, tiểu đường
Tứ chi rời rã, gót thường tê tê
Sáu mươi là tuổi đam mê
Yoga, khiêu vũ, kiểu gì cũng chơi
Cầu lông, quần vợt, lội bơi
Tham gia tuốt luốt, tối thời nằm rên ...
Sáu mươi tuổi quá hồn nhiên
Quên quên nhớ nhớ "hồn tiên" mơ màng
Sáu mươi chính thật tuổi vàng
Ai ơi chớ để lỡ làng tuổi xuân !

***

Tuổi 70

Thời gian thấm thoát trôi nhanh
Ngày nào mười bảy giờ thành bảy mươi
Bảy mươi tuổi mãi 'vui chơi"
Rất ưa đấm bóp, ưa xơi món mềm
Bảy mươi bạc trắng chỏm trên
Sợi rơi, sợi rụng lờm xờm mấy ngoe
Bảy mươi nghễnh ngãng khó nghe
Tay run, chân chậm lè phè khỏi chê
Trông gà hóa quốc vui ghê
Bỏ đâu quên đó lề mề thường khi
Bảy mươi giữ mối tình si
Mê say thầy thuốc đi về triền miên
Bệnh viện lui tới thường xuyên
Tủ nhà đầy ắp, thuốc viên đủ màu
Mạch vành xơ vữa khá lâu
Suy tim, yếu thận nửa đầu long bong !
Bảy mươi chẳng dám đèo bòng
Rã rời xí quách còn mong nỗi gì
Bảy mươi bia bọt, giã từ
Suy gan, xương cốt, mỏi nhừ đau rên
Thường hay thức giấc nửa đêm
Trằn trọc tới sáng nhập nhèm mắt nai
Bảy mươi tuổi chẳng dẻo dai
Nhưng ưa cuốc bộ, xe hơi chẳng cần
Bảy mươi mình vẫn còn xuân
Đồi mồi nở rộ, góp phần tạo duyên
Bảy mươi là tuổi thần tiên
Nói sau quên trước ưu phiền mà chi

***

Tuổi 80

Tám mươi nào đã quá già
So với trăm tuổi vẫn là đàn em
Tám mươi tuổi thọ như tiên
Danh lợi chẳng hám, bạc tiền cũng chê
Tám mươi là tuổi mộng mê
Quên ngày quên tháng, đường về cũng quên
Tám mươi tóc bạc lưng còng
Ba chân, bốn mắt, một dòm thành hai
Đứng đi loạng choạng, lãng tai
Móm ma móm mém lại hay lầu bầu
Mạch tim thấp thỏm từ lâu
Tám mươi tuổi thọ chỉ cần khỏe thôi
Đêm đêm ngẫm nghĩ sự đời
Hỷ nộ ái ố ta thời trải qua
Ước gì trẻ mãi không già
Cho ta sức vóc như là đôi mươi
Ước gì đang độ xuân tươi
Để ta hò hẹn với người ta thương
Ước gì ta mãi an khương
Đi đây đi đó bốn phương tung hoành
Ước gì ta vẫn vững vàng
Chẳng phải lọm khọm, chẳng màng lương y
Mỗi tuần thăm khám thường kỳ
Tim gan phèo phổi tứ chi cũng tồi
Tám mươi lắm lúc ngậm ngùi
Một thời oanh liệt xa rồi còn đâu
Tám mươi hưởng chức danh cao
Lão làng cụ cố "chức" nào cũng sang
Cám ơn cuộc sống dương gian
Mặc dù vất vả vẫn tròn niềm vui
Cám ơn tất cả mọi người
Cho ta cảm nhận cuộc đời đáng yêu
Tám mươi tuổi đã về chiều
Chỉ mong thanh thản mọi điều bình an
Mai kia "đi" được nhẹ nhàng
Hồn bay theo gió mênh mang mây trời !!!

Đào Minh Diệu Xuân st.


Triết lý vụn.

Tôi thích lang thang trên mạng, để gặp cái gì vui thì ghé vào xem. Internet cũng cung cấp một cái thú qua việc trao đổi thư từ với bạn bè, từ những chuyện cá nhân lãng xẹc, đến chuyện nghiêm chỉnh như: chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học .... Nhiều lúc lại cứ tưởng ngồi laptop, hay bấm smart phone trên Facebook là “Trên thông thiên văn, dưới thông địa lý” rồi !

Sống trong thời đại công nghệ thông tin người ta cứ bảo là… “sống ảo” nhờ modem, Wifi, 3G, 4G. Cứ tưởng là ảo mà lại có những lúc lại thấy đó là sự thật trần trụi 100 phần trăm. Có một anh bạn gửi Email cho tôi kể chuyện “đời người” mà anh lượm trên Net.

Anh viết: Có một con cáo già thấy con gà mái hoa mơ trong sân thì thèm thuồng nhỏ dãi. Hàng rào để đột nhập vào sân lại quá kín, cáo ta phải nhịn ăn mất 3 ngày cho ốm bớt mới lọt vào được. Ăn xong thì cái bụng của anh to quá nên không ra được. Thế là lại phải nhịn ăn 3 ngày để thân hình trở lại mảnh mai như lúc chui vào!

Cuối cùng thì mới lòi ra cái triệt lý: Đời người lúc sinh ra trần truồng, sau một đời mưu sinh vì “cơm-áo-gạo-tiền” đến lúc chết cũng ra đi với hai bàn tay trắng. Chẳng mang được gì theo ngoài cái thân xác của trẻ sơ sinh.

Của cải, danh vọng cứ tưởng như “thực” trong cuộc sống, bỗng chốc biến thành “ảo” lúc từ giã cõi đời. Dùng tuổi trẻ để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được tuổi trẻ. Dùng mạng sống để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được mạng sống. Dùng hạnh phúc để đổi lấy tiền, nhưng tiền lại không mua lại được hạnh phúc. Dùng thời gian để kiếm tiền, nhưng tiền lại không mua lại được thời gian !

Giả sử trên cõi đời này có một ngân hàng mỗi buổi sáng nhập vào tài khoản của bạn 86.400 USD, với điều kiện số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác. Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không tiêu hết trong ngày.

Chắc chắn bạn sẽ phải tìm cách sử dụng hết số tiền đó. Chuyện tưởng tượng là “ảo” nhưng sự thật là chúng ta mỗi người đều có một ngân hàng như vậy. Đó là ngân hàng cung cấp “Thời Gian” 86.400 giây trong một ngày chứ không phải là… “Tiền bạc”.

Cho dù dùng cả cuộc đời để có được tất cả tiền bạc của cả thế giới này, nhưng tiền bạc cũng không mua lại được cuộc đời của bạn. Thế cho nên, những lúc nên làm việc thì hãy làm việc, những lúc nên nghỉ ngơi thì hãy nghỉ ngơi. Vui vẻ làm việc, tận hưởng cuộc sống, trân quý tất cả những gì mà mình có được. Hãy yêu thương những người mà bạn yêu thương, vui vẻ mà sống trọn… từng ngày.

Sống một ngày vui vẻ là sống được một ngày. Sống một ngày buồn tẻ cũng là sống được một ngày.. Cứ thế cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó đúng là một thứ triết lý “vụn”. Vụn nhưng “thật” chứ không “ảo” đâu !

Hà Mạnh Đoàn st.

Những niềm tin huyễn hoặc

liên quan sức khỏe

BS Hồ Ngọc Minh

Qua nhiều năm tháng, chúng ta thu thập được khá nhiều kiến thức về các “tập tục” hay thói quen được tin là tốt cho sức khoẻ. Một số khiến thức được truyền miệng từ thế hệ trước sang qua thế hệ sau, gọi là kiến thức “dân gian”. Một số khác thoạt nghe rất ư là khoa học, rất ư là logic, nhưng thật ra không có một bằng chứng khoa học nào hỗ trợ hết, hoặc nếu có thì đã lỗi thời. Ở thời đại Internet và mạng xã hội, kiến thức “dân gian” và kiến thức “khoa học” về sức khoẻ, lẫn lộn với nhau, loạn cào cào, thượng vàng hạ cám, khó phân biệt chính tà. Những quan niệm, tập tục, thói quen về sức khoẻ cần phải được định nghĩa lại cho đúng. Một số niềm tin huyễn hoặc nầy đã được tác giả đề cập qua nhiều bài viết trước đây.

Giải độc và tẩy rửa cơ thể

Những luận cứ về giải độc và tẩy rửa nội tạng của cơ thể là vô căn cứ. Gần đây rất nhiều người trong giới thượng lưu Mỹ, các “ngôi sao” điện ảnh, gọi là celebrities và nhiều công ty sản xuất thực phẩm đã không ngừng cổ xuý cho ý tưởng dùng một số nước trái cây, sinh tố, trà, hay bột dược thảo để tẩy uế, để tẩy độc ra khỏi cơ thể.

Ý tưởng sạch sẽ và mạnh khoẻ, không có độc tố thoạt nghe rất ư là hấp dẫn và quyến rũ, nhưng, thật ra cơ thể của chúng ta đã thường xuyên giải độc từng phút từng giây nhờ vào năm cơ phận chính, lá gan, hai trái thận, đường ruột, lá phổi, và lớp da, trong đó lá gan và trái thận đóng phần quan trọng nhất. Bạn không cần làm một điều gì khác, có chăng chỉ tạo thêm việc cho cơ thể phải… giải độc vì những thứ lằng nhằng nầy. Để tiết kiệm tiền, nên uống nước lạnh để giúp cơ thể giải độc là đủ.

Uống nước trái cây, nước rau cải

Ở đây muốn nói đến loại “máy sinh tố juicer” chỉ vắt nước trái cây nhưng bỏ chất xơ. Thật ra, chất xơ mới là thành phần chính có lợi cho sức khoẻ, giúp ta no lâu, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu. Nước juice trái lại chỉ chứa nhiều đường trong đó. Tốt hơn hết là ăn và nhai trái cây, rau cải tươi.

Uống nước lạnh có vắt chanh để giải độc và điều hoà độ pH

Hiểu theo thuyết âm dương, ngũ hành, hay hiểu theo sự cân bằng giữa nồng độ acid và kiềm, các tế bào trong cơ thể bao giờ cũng ở mức độ bão hòa, không nóng không lạnh, không âm không dương, không acid hay kiềm tính quá độ. Một cơ thể khỏe mạnh, là một cơ thể không bị mất cân bằng đi xa quá điểm trung hoà, thí dụ như nồng độ acid pH hơi kiềm một chút chẳng hạn.

Nước chanh không thay đổi độ pH, của cơ thể. Chỉ cần nước lạnh là đủ. Có chút chanh để dễ uống nước, nhưng không nhất thiết phải có để giải độc.

Uống thuốc vitamin C để trị cảm cúm

Lý thuyết uống vitamin C để trị cảm cúm được đề xuất bởi khoa học gia từng lãnh giải Nobel, Linus Pauling, nhưng không có một nghiên cứu nào chứng minh điều ấy. Có chăng, uống nhiều vitamin C lại tăng oxidant free radicals chứ không giảm đi so với ăn trái cây. Khi cảm thì nên uống nước nhiều, và ăn cam tươi.

Uống nhiều thuốc bổ, antioxidants

Khoảng 40% dân Mỹ, rất trung kiên, uống thuốc bổ mỗi ngày. Tuy nhiên nghiên cứu mới năm 2013, cho thấy không có một bằng chứng nào chứng tỏ uống thuốc bổ, thậm chí đa sinh tố multivitamin, có thể giúp chống bệnh tật như đau tim hay ung thư, hay làm cho ta khỏe hơn cả.

Thuốc antioxidants cũng thế. Mặc dù một số thức ăn như trái cây, có chứa antioxidants giúp đỡ cho cơ thể, nhưng uống thuốc thì, ngược lại, có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, vì chính thuốc làm tăng oxidants do phản ứng dây chuyền.

Uống thuốc bổ biotin để bớt rụng tóc và tốt móng tay

Đúng, là những người thiếu chất biotin thì sẽ rụng tóc và móng tay dễ bị gãy. Nhưng, tình trạng thiếu biotin chỉ xảy ra khi chúng ta bị đói dài hạn, lâu ngày. Ở Mỹ, không dễ gì bị đói như ở những nơi bị chiến tranh như Phi Châu hay Syria. Uống thuốc bổ chỉ mắc công cho cơ thể phải, giải độc mà thôi.

Sợ ăn bột ngọt

Rất nhiều websites của Mỹ, đả phá, cho rằng bột ngọt là chất độc. Thật ra không có một bằng chứng ngộ độc bột ngọt nào xảy ra cả. Theo những nghiên cứu mới, một số người than phiền bị bị nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, hồi hộp vì ăn bột ngọt, trên thực tế họ chỉ ăn đường mà không biết. Dĩ nhiên, cũng không nên nấu nướng quá nhiều bột ngọt, không tốt, nhưng một tí để thêm hương vị cũng chẳng sao.

Súc rửa âm đạo

Hiện nay ở các hiệu thuốc Tây đều có bán các loại thuốc, nước để súc rửa âm đạo. Thật ra, môi trường âm đạo luôn luôn được tự động giữ sạch. Càng súc với rửa, càng làm xáo trộn môi trường ấy, dễ đưa đến bệnh nhiễm trùng.

Súc rửa ruột già

Có nhiều người tin rằng phải bơm nước, có khi “tưới vòi” cả 15 gallons, để tẩy rửa ruột già. Thật ra, đường ruột của chúng ta làm việc rất đắc lực để tẩy uế hằng ngày. Xịt nước với áp suất cao vào ruột già, chỉ làm cho ta dễ bị lủng ruột, hại thận mà thôi.

Xem nhiều hình ảnh trên mạng xã hội, Instagram về xuống cân . Không thiếu gì những hình ảnh được “ chia sẻ” trên mạng lưới xã hội khoe thân thể gọn, đẹp, eo thon này nọ. Mạng xã hội có thể giúp ta động viên tinh thần trong thời gian ngắn, nhưng sự đua tranh cuối cùng sẽ làm tổn thương về tâm thần, mất tự tin, gây bệnh trầm cảm, vì nghĩ là mình không thể đạt được một thân hình đẹp như người trên mạng.

Người Mỹ có câu “If it ain’t broke, don’t fix it.” và “Keep it simple” có nghĩa là, nếu không hư thì đừng có sửa, và hãy giữ mọi thứ đơn giản. Càng đơn giản càng tốt khi nói đến sức khoẻ.

Hoàng Chúc st.


Phụ bản II


TRẢI LÒNG CÙNG ANH

* Kính tặng Anh Cả Võ Viết Di

Làm sao diễn tả bằng lời

Anh tôi : Anh Cả tuyệt vời biết bao

Ngược dòng ký ức ngọt ngào

Vấn vương hoài niệm tự hào cảm thương

Mẹ Cha mất sớm đảm đương

Đàn em thơ dại tai ương chực chờ

Thẫn thờ giông bão nào ngờ

Tai bay vạ gió ! thế cờ đảo điên !!!

Xa rồi ão mộng đoàn viên

Sông Hương - Núi Ngự : bình yên hão huyền !

Bầy em dại sớm quy Tiên

Còn lại Cả Út bên hiên tâm tình

Dẫu rằng không ở cạnh mình

Gởi bao xúc cảm tôn vinh Anh hoài

Đừng để em sống lạc loài

Xế chiều Anh hỡi : tương lai . . . thẫn thờ

Rời Anh Cả ! Nhớ vô bờ !!!

Tưởng xa ngàn dặm : cõi mơ phũ phàng

Gượng cười

nước mắt hai hàng

Trải lòng Anh hỡi :

Thiên Đàng Cõi Mơ !!!

Vũ Thùy Hương (01/5/2022)

ƯỚC CHỊ MÂY TAN

Đất lành tìm ở phương nao?

Toàn cầu u ám biết bao ưu phiền

Mộng du nơi chốn bình yên

Dịch không tràn đến triền miên đêm ngày

Trời trong xanh ngỡ mây giăng

Thẫn thờ cảm nhận cỏ cây lụi tàn

Vẫn luôn mơ ước Trời ban

An vui , hạnh phúc : xua tan mây mờ

Không còn bao trẻ bơ vơ

Đói Cơm , thèm Sữa : vật vờ tang thương

Lưng còng nặng gánh tuyết sương

Nơi ăn , chốn ở : biết nương phương nào ?!

Xế chiều sầu não hanh hao

Ước chi trên ấy : Trời cao thương tình

Khắp nơi mơ sống thanh bình

Nén Nhang khấn nguyện thần linh độ trì

Vũ Thùy Hương (06/5/2022)

NỔI LÒNG CỦA MẠ

Con tôi nay đã lớn rồi
Cớ sao lo lắng như hồi còn thơ
Nắng thời luôn ngại bụi dơ
Mưa rơi , nước ngập : ngẫn ngơ công trình !

Lái xe sợ quá thình lình
Bao người phóng ẩu làm mình nguy nan
Sinh ra mong ước bình an
Lớn lên theo tuổi vái van điều lành

Đến khi con đã trưởng thành
Lo âu đối tượng nhưng đành giả ngơ
Xế chiều nổi nhớ vô bờ
Vẫn luôn cầu nguyện ước mơ Phật Trời :

Mong Con Cháu mãi nên người
Gia đình hoà hợp đầy vơi nghĩa tình
Kéo lê kiếp sống một mình
Mạ luôn van vái an bình Cháu Con

Vũ Thùy Hương (06/5/2022)


GIỌT BUỒN

Sương mai gió Hạ lại về
Lá Trầu rơi rụng tái tê cõi lòng
Nửa đời lẻ bóng phòng không
Thuyền quyên mắt lệ ngược giòng nhớ xa


Ngày xưa tuổi mộng ngọc ngà
Mắt Nai ngơ ngác chưa qua bụi trần
Trang đời còn lắm thanh tân
Ngờ đâu số kiếp hồng trần trớ trêu


Tình ơi ! Còn có bao nhiêu
Cho ta chút mộng nuông chiều dáng xưa
Tình ơi ! hỏi có quên chưa ?
Xin đừng để lại Diễm xưa bẽ bàng


Tình ơi ! hỏi có quên chưa ?
Xin đừng để lại Diễm xưa lỡ làng

Vũ Thùy Hương (16/5/2022)


ĐẤT NƯỚC ĐẸP GIÀU

Con Rồng Châu Á – Việt Nam
Tài nguyên giàu đẹp giang san tuyệt vời
Rừng vàng biển bạc khắp nơi
Ruộng vườn lúa, trái, hoa tươi ngập tràn
Rừng cho gỗ quý, mỏ vàng
Biển cho tôm cá, bạt ngàn hải sâm
Mỏ dầu biển tặng tình thâm
Làm giàu đất nước, kết tầm năm châu
Thoát nghèo dân tiến lên mau
Giao thông cao tốc, bao cầu nguy nga
Dựng xây cảnh đẹp quê ta
Tham quan du lịch gần xa dập dìu
Việt Nam đất nước mến yêu
Nhân dân lịch thiệp nâng niu tình đời
Trai thanh gái lịch vui tươi
Nước giàu cảnh đẹp lòng người cao thanh
Việt Nam đất nước an lành
Tiến lên giàu đẹp rạng danh Tiên Rồng.

Dương Ngọc Lạc


NHỚ CỘI NGUỒN

Đền Hùng Nghĩa Lĩnh đỉnh cao
Thiêng liêng cao cả dân nào quên đâu
Cội nguồn Quốc Tổ từ lâu
Dân Nam thờ cúng cúi đầu dâng hương
Giữ gìn Tổ Quốc biên cương
Phát triển đất nước hùng cường quang vinh
Xứng danh con cháu Rồng Tiên
Diệt Tàu, Tây, Mĩ, Ngụy tiêu tan rồi
Tiếp sau dân Việt đến hồi
An vui, kiến thiết đắp bồi nước Nam
Dựng xây phát triển giang san
Hùng cường giàu mạnh Việt Nam huy hoàng
Dân quân chính Đảng một đàng
Dân Hùng cháu Bác hiên ngang quật cường
Nghe lời Bác dạy đường đường:
“Các Vua Hùng có công giữ nước
Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước”
Đánh tan xâm lược hết phường tà, gian
Việt Nam giàu mạnh huy hoàng
Vang danh thế giới vinh quang nước nhà
Cội nguồn nhớ đến ông cha
Đền Hùng phổ khắp nước nhà Việt Nam.

Dương Ngọc Lạc

CANH KHUYA TỰ TÌNH

Canh khuya trăn trở tự tình

Sao đêm mờ nhạt thân mình đơn côi

Từ ngày giã biệt cõi đời

Chồng đi để lại bao lời yêu thương

Mẹ - Con trần thế vấn vương

Nương nhau đất khách: yêu thương ngút ngàn

Tạm quên cô lẻ lầm than

Nhìn Con khôn lớn bình an ấm lòng

Bao nhiêu trăn trở hoài mong

Đất lành chào mộng: hanh thông rạng ngời

Con nay thành đạt tuyệt vời

Yên bề ia thất: ơn Trời cõi mơ

Xế chiều chợt thấy bơ vơ

Con vui – riêng Mẹ vật vờ mộng xưa

Giọt buồn nặng trĩu đong đưa

Giọt hiu hắc nhớ đêm mưa trải lòng

Ngậm ngùi Mẹ mãi hoài mong

Cây xanh thay lá – nụ hồng đơm hoa

Dẫu cho lẻ bóng chiều tà

Mẹ tìm khuây khỏa: Thơ ca vơi sầu.

Vũ Thùy Hương

MÃI GHI TÂM

Tặng Anh Cả Võ Viết Di

Làm sao diễn đạt bằng lời

Anh tôi: Anh Cả, tuyệt vời làm sao

Danh thơm, sự nghiệp đỉnh cao

Khiêm nhường, tài đứccông lao phụng thờ

Ba Mạ mất: đàn Em thơ

Ân cần Anh dạy: ước mơ nên người

Rủi ro tai nạn để đời

Kèm theo bệnh nặng thế đời đảo điên

Anh, Em không được đoàn viên

Ra đi lần lượt! Bình yên cõi Trời

Phong ba Cả, út nghẹn lời

Thương yêu, đùm bọc: ôi đời bể dâu!

Vấn vương Em gởi đôi câu

Đến người Anh Cả: khắc sâu chân tình

Ngày đêm ao ước Em mình:

Út vui, út khỏe, út xinh, út hiền

Anh an tâm: Em bình yên

Xa xôi cách trở: tựa hiên trải lòng.

Vũ Thùy Hương

MỘT NGÀY

Sáng sớm nghe chim hót
Chiều ngắm bóng hoàng hôn
Hồn thì thầm rất ngọt
Lời ca ngợi trên môi

Đời vẫn vui ngày tháng
Xin cảm tạ ơn Trời
Ban cho nhiều ước vọng
Đã thành tựu như lời

Tóc ngày thêm sợi bạc
Rụng mãi xuống thềm rêu
Chẳng xuân thì luân lạc
Tim có còn thương yêu

Nhìn người người hạnh phúc
An nhiên sống niềm vui
Ta dường đầy cung chúc
Cho nhân loại ngàn nơi.

Hoài Ly (14/05/2022)




5 DẤU (PHẨY)

Chữ Tiền bỏ dấu huyền thành tiên
Cố gắng mãi thêm nét sắc Tiến
Lười biếng ăn chơi ra bẫn Tiện
Tham lam cướp giật xấu Đê Tiện
Còn trẻ học hành lên họa Tiển
Tuân thủ 5K người khỏe Tiến
Đổ tường ruộng đất có ngày Tiển.

KH Quang Bỉnh 2022

VƯỢT KHÓ

Bảy đầu cộng tám cũng vui thôi
Con cháu thành danh tạm đủ rồi
Đời sống gia đình luôn mạnh khỏe
Đồng tiền chắt chiu để bay hơi
Tuổi già đôi lúc hay quên nhớ
Còn trẻ lao động không nghỉ ngơi
Nội thất một mình cần hỗ trợ
Tìm người giúp việc khỏe con người.

KH Quang Bỉnh 2022

0939606697

THỦ KHOA HUÂN

Trời cao đất rộng chín tầng mây
Chống Pháp cam đành phải án gông
Gánh vác non sông tình chủng tộc
Oàn vai Tổ Quốc nặng trong lòng
Trời nam bất khuất tình non nước
Đất thép kiên trung rạng chiến công
Phú Kiết anh tài danh Quốc sử
Phản thần ám hại giết đời Ông.

KH Quang Bỉnh /Tiền Giang

QUÊ TÔI

Nông thôn đổi mới rất vui tươi
Dân chúng hân hoan khắp mọi nơi
Đường xá khang trang xe nhộn nhịp
Lầu cao tuyệt đẹp khá tân thời
Ngăn ngừa bệnh dịch nên xem trọng
Tiêm thuốc đủ liều không bỏ lơi
Bạn hữu thăm nhau qua điện thoại
Chăm nom sức khỏe bạn đời ơi.

KH Quang Bỉnh

0939 606 697


Chùm thơ Tứ quái nông dân Nam Kỳ

BA KHÍA MIỀN TÂY

Anh Ba Khía ở tận Giồng Riềng
Đóng đáy giăng hàng biển Cổ Chiên
Lộc hưởng trời cho luồng cá bạc
Thuyền trôi sóng đẩy của sông Tiền
Trao duyên ước hẹn đầu mùa nhãn
Mở tiệc ăn mừng giữa tháng Giêng
Tư Ếch Tám Tàng đi phụ rể
Đường Hai Lúa trải thảm dâu hiền

Ngụy Kỳ Nam (04/07/2021)

TƯ ẾCH TÒNG QUÂN

Đến hẹn trăng rằm giữa tháng Giêng
Lên đường lũ chúng bạn đồng niên
Tiền đường lũ chúng bạn đồng niên
Tiền đồn áo lính đày phong độ
Hậu tuyến vòng tay vẫn dịu hiền
Vượt trảng đua nhanh lùm cỏ dại
Dừng chân ngắm trộm trái đào tiên
Bâng khuâng chạnh nhớ tình thôn nữ
Kịp lễ sau Tư Ếch cưới liền

Ngụy Kỳ Nam (22/04/2022)


TÁM TÀNG NGAO DU

Vi vu Mộc Hóa ạc Phong Điền
Ngũ Hiệp Ba Dừa đã mấy niên
Ngọn gió đồng ru tình nghệ sĩ
Nhà Hai Lúa đãi bạn thi hiền
Chèo xuồng rạch lá đi cầu khỉ
Lượm quít vườn hồng tắm suối tiên
Lão Tám Tàng quen đường Mỹ Thuận
Lai Vung đến hẹn sẽ qua liền

Ngụy Kỳ Nam (20/04/2022)

HAI LÚA TÌNH THƠ

Nhà Hai Lúa lộng gió sông Tiền
vẫn miệt quê Đồng Tháp mấy niên
ruộng trổ đòng đòng bung sữa hạt
xuân ca cổ nhạc kết thi hiền
đăng đàn kẻ chữ bày mâm bánh
rót rượu dâng đèn cúng tổ tiên
bạn hữu Miền Tây Nam Bộ tới
Lai Vung gặp gỡ thấy vui liền

Ngụy Kỳ Nam ( 15/06/2021)

NGÀY MAI TƯƠI SÁNG

Lây nhiễm ngày một lên cao
Tình hình dịch bệnh thế nào ai hay?
Khi tôi ngồi viết dòng này
Là lúc đã trải những ngày không vui
Bỗng nhiêu bệnh tật dập vùi.

Nhìn nhận một cách khách quan
Chiêm nghiệm cuộc sống bình an tốt rồi
Cách tư duy mới trong tôi
Mau mà thích ứng với môi trường này.

May mắn còn sống mỗi ngày
Tương lai bất định dở hay thế nào?
Nguy cơ, cơ hội ra sao
An nhiên định mệnh đã trao cho mình.

Gửi năng lượng nho nhỏ
Lan tỏa đến cộng đồng
Sống mạnh mẽ kiên cường
Vào ngày mai tươi sáng.

Lê Minh Chử

EM MUỐN ĐỔI ĐỜI

Vào chùa em quét
lá đa.
Mong sao bứt được...
Thằng cha láng giềng?
Nó đã chu tất gia điền.
Mơ ôm gái lạ
Gieo phiền cho em?

Điển trai thả thính
ngày đêm.
Khéo dâng đường mật
Để em yếu lòng.
Nó khen em dáng lưng ong.
Mắt dăm mũi thẳng mi cong
Nõn nà ...?

Ngày đêm rình nấp sau nhà ...
Nó say ngơ ngẩn
Thân ngà của em.
Khó mà sử sự cho êm.
Thế rồi ... em lỡ một đêm
Hạ về.

Trầm chìm trăn trở bộn bề.
Vào chùa lảng tránh
trai dê
Sổng chuồng.
Quên đi niềm nỗi
đành buông .

Phận gái an phận tròn vuông
Cửa thiền?

Em rất muốn sống an yên.
Cuộc đời gia thất điền viên
Lắm mà.
Trai dê nào nó có tha.
Thân gái mềm yếu oan gia
Khó lành.

Tiếc duyên đang tuổi
xuân xanh.
Chỉ có lầm lỡ
mới canh
Cửa thiền.
Nhân gian còn lắm tật hiềm.
Chân tu thanh tịnh nỗi niềm
Đành thôi?

tác giả: Nguyễn thành Vân
Bùi Đẹp st.



VỀ HƯU

Về quê nghỉ ngơi, không điện thoại, không nét (1)

Sáng đánh cờ, chiều tưới rau… hoàn toàn tự do

Muốn nói gì theo cán bộ nói trước

Cần bầu ai, cấp trên cũng chỉ cho…

Thoải mái đọc thơ, chẳng bận tâm

Cá sạch rau tươi, ăn ngon tuyệt

Lá cờ đỏ sao vàng rất to bay trên sân chùa

Dân vừa nghe Kinh vừa nghe Nghị quyết…

Xóm làng bình yên, chín giờ đi ngủ

Thức khuya hơn là có chuyện gì rồi

Không đói rét như cha ông thuở trước

Một đời cháu con chỉ cần thế mà thôi

Điền Trì 01/5/2005

____________________________

(1) Tiếng dân gian gọi tắt Internet

Trần Nhuận Minh

RETIRED

Going back to the countryside to rest, not using telephone
and Net(1)

Playing cards in the morning, watering plants in the
afternoon… entirely free

Wishing to speak about anything, one lets the cadres speak first

Needing to elect someone, one also lets the superiors indicate…

Easily reading poems, without being worried

Clean fish, fresh vegetables, eating with great appetite

The great Red flag with the Yellow Star flows on the pagoda
Court

People both listen to Prayers and Resolutions…

Peace reigns in the village, people go to sleep at 9.p.m.

Were they to stay awaken, then something must have happened

Not being hungry and cold like their ancestors in days past

The offspring’s life only needs all that…

Điền Trì 01/5/2005

_______________________________

(1) Popular words calling the Internet

Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn

Phụ bản III

Hoàng Kim Thư st.

Số phận của cha đẻ

“phần mềm chữ Việt Nam” Unikey

Có một phần mềm "Made in Vietnam" mà hàng chục năm nay hầu hết máy tính nào cũng phải cài, đó là Unikey. Đây là điều hiếm có phần mềm Việt nào khác làm được.

Ra đời năm 1994, Unikey đã có 26 năm tồn tại, phát triển nhưng vẫn giữ nguyên tính ổn định và hiệu quả. Đây là sản phẩm của anh Phạm Kim Long, một cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Vào năm 1994, khi còn là sinh viên năm cuối, Phạm Kim Long và 3 bạn cùng lớp thách đố nhau xem ai tạo ra bộ gõ tiếng Việt nhỏ gọn nhất dành cho hệ điều hành DOS bằng ngôn ngữ lập trình Assembly. Kết quả, Long giành chiến thắng với bộ gõ chỉ 2Kb siêu nhỏ gọn - sản phẩm có thể coi như phiên bản đầu tiên của Unikey sau này.

Tốt nghiệp Bách Khoa loại giỏi, Phạm Kim Long sang Cộng hòa Séc làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Praha.. Với điều kiện kỹ thuật ‘lý tưởng’ ở Séc thời bây giờ, anh có cơ hội nghiên cứu sâu hơn và đã lập trình bộ gõ tiếng Việt trên hệ điều hành Windows với tên gọi LittleVnKey.

Phiên bản này Long cũng mới dừng lại ở việc sử dụng cá nhân và tặng bạn bè, thậm chí nó còn chưa hỗ trợ bộ mã quốc tế UniCode.

Cuối 2000, thời điểm đang bí đề tài làm luận án tốt nghiệp, anh lân la trên một diễn đàn tin học nổi tiếng thì thấy mọi người bàn tán sôi nổi về việc Windows hỗ trợ Unicode tiếng Việt. Đặc biệt, người dùng thường hay hỏi trên diễn đàn về cách ‘bẻ khoá’ VietKey, bộ gõ hỗ trợ UniCode trên Windows nhưng phải trả phí.

Máu sáng tạo nổi lên, Phạm Kim Long quyết định tạo bộ gõ miễn phí để giúp mọi người. Anh dành một đêm thiết kế, hai đêm mã hóa liên tục mới cho ra phiên bản hoàn chỉnh mang tên Unikey. Bên cạnh những góp ý chân thành từ người dùng, Unikey cũng bị nhiều người gièm pha, thậm chí tung tin đồn có virus đính kèm bên trong.

Tuy nhiên, trên tất cả, sự đơn giản, tính tiện lợi và miễn phí đã giúp Unikey trở thành "phần mềm quốc dân" tại Việt Nam. Năm 2001, anh Long quyết định công bố mã nguồn mở Unikey.

Một số người đã gửi thư chỉ trích gọi hành động của Phạm Kim Long là nhiệt tình thái quá, giết chết các sản phẩm thương mại. Tuy nhiên với cộng đồng người dùng, việc làm của Phạm Kim Long rất đáng hoan nghênh.

Đến năm 2006, Apple đã liên hệ với Phạm Kim Long để được quyền tích hợp lõi Unikey lên tất cả sản phẩm macOS và iOS của mình. Thật bất ngờ, anh tặng luôn Unikey cho Apple và hoàn toàn không thu phí.

Thông báo về bàn quyền Unikey của anh Phạm Kim Long trong phần Thông báo Pháp lí trên những chiếc điện thoại iPhone.

Trong lần hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông, anh Long từng chia sẻ về lý do tạo ra phần mềm miễn phí Unikey như sau:

"Việc Unikey trở thành phần mềm miễn phí là rất tự nhiên, vì nó ra đời từ chính nhu cầu của người dùng cần một chương trình bàn phím miễn phí. Hơn nữa, khi làm được gì hay thì lẽ rất tự nhiên là muốn chia sẻ với người khác.

Mình không có ý đối lập với những người viết chương trình thương mại, họ làm ra chương trình để kiếm sống bằng lao động của họ là điều hoàn toàn chính đáng. Mình cũng sống bằng viết phần mềm nhưng Unikey thì không phải phần mềm kiếm sống. Unikey là một thú giải trí của mình, như vậy viết Unikey cũng chính là phục vụ cho mình vậy.

Mình sẽ luôn duy trì Unikey là phần mềm miễn phí. Mà hơn nữa Unikey là open source (mã nguồn mở), ai cũng có thể lấy nó về phát triển thêm".

Ở thời điểm hiện tại, Phạm Kim Long đã 47 tuổi. Anh đang sinh sống, làm việc ở Sài Gòn và đã lập gia đình. Anh từng làm việc cho IBM Việt Nam, FPT Telecom, trước khi đầu quân cho VNG vào năm 2013 và tiếp tục công tác ở đó cho đến nay.

20 năm trôi qua, nhiều đồng nghiệp cùng thời đang ổn định cuộc sống với những công việc mang tính quản lí thì Phạm Kim Long vẫn miệt mài cho trận chiến mới của mình.

Hiện nay, anh đang đứng đầu một nhóm phát triển các ứng dụng di động tại Việt Nam, trong đó Laban Key dành cho Android là phần mềm đáng chú ý sau Unikey. Ra mắt năm 2013, ứng dụng này liên tục lọt top các tiện ích tải nhiều nhất trên Google Play Store với 500.000 người dùng (thời điểm tháng 3/2014).

Kế thừa UniKey, Laban Key trên Android dễ dùng với giao diện tương thích nhiều kích thước màn hình. Phần mềm miễn phí này được nhiều người dùng Việt tải về và lựa chọn chính để soạn thảo trên smartphone và máy tính bảng. Cha đẻ của Unikey mong muốn Laban Key cũng có được vị trí trên thiết bị di động như Unikey trên máy tính để bàn.

Năm 2020, Unikey tròn 26 tuổi và đang là một trong số rất ít phần mềm có tuổi đời lớn, nhưng vẫn vận hành khá ổn. Đây gần như là một sản phẩm được mặc định trong máy tính của bất cứ người Việt nào.

Không chỉ là một phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt tốt, Unikey và Phạm Kim Long còn thay đổi tư duy của nhiều người làm công nghệ Việt, hướng tới tinh thần cống hiến vì cộng đồng hơn là mưu cầu lợi ích cho bản thân.

Bùi Đẹp st.


HAI MƯƠI NĂM VĂN-HỌC MIỀN NAM

CÁC GIẢI THƯỞNG VĂN-CHƯƠNG

Hai mươi năm văn học miền Nam (1954-1975) là một thời kỳ văn học có nhiều đặc sắc. Như mọi nền văn học khác, cũng có thời kỳ hưng và thời kỳ suy. Cũng như thời cuộc đã ảnh hưởng rất lớn vào đời sống văn chương, cả về cuộc đời tác giả lẫn nội dung tác phẩm. Hai mươi năm, thời thế có nhiều biến chuyển đặc biệt. Bắt đầu với biến cố hòa ước Genève năm 1954 chia đôi đất nước, và chấm dứt với ngày 30 tháng tư năm 1975, quân Cộng sản miền Bắc thôn tính xong miền Nam, văn học cũng như về các phương diện khác như quân sự, xã hội, kinh tế, văn hóa,… là của một đất nước chiến tranh sau một thời kỳ hòa bình ngắn ngủi.

Với chiến tranh, trong tình trạng mọi sinh lực quốc gia đều dồn cả vào quân sự và tất cả thành phần nồng cốt của quốc gia đều vào quân đội, làm công việc cầm súng. Do đó, trong hai mươi năm ấy, mà thời kỳ sau cùng biểu hiện rõ nhất, là nhận thức về cuộc chiến. Có người đã ví von rằng từ năm 1954, văn học miền Nam đã khởi đi từ một bến vắng với sinh hoạt văn chương không đáng kể so với nền văn chương kháng chiến. Nhưng sau cuộc di cư của gần một triệu người dân miền Bắc vào Nam thì lại có sự thay đổi. Văn chương trở thành tiếng nói tâm huyết của những người xây dựng cuộc đời mới, say sưa với những hướng vọng dân chủ tự do. Từ đó, một con đường văn học đã được vạch đi và hầu như là một con đường độc đạo. Nhưng đến khi chiến tranh bùng nổ và càng ngày càng tăng cường độ, qua một thời gian rồi với sự hiện diện của quân đội viễn chinh Hoa kỳ, cũng như chiến tranh đã mang dân chúng về sống trong thành phố nên ở nông thôn vắng vẻ đi và thành phần thị dân chiếm đa số dân chúng. Lúc ấy, niềm tin về tương lai đã giảm đi và con đường độc đạo ấy đã phân hai thành hai khuynh hướng, một vẫn giữ những ý nghĩ tâm tình cũ và một có khuynh hướng khác, nhìn vào thực tại đất nước để phán xét chiến tranh.

Đó chỉ là một nhận xét. Nghĩ cho cùng, vẫn chưa lý giải và thể hiện được sự thực. Có rất nhiều người cầm bút, sống trong thời kỳ văn học ấy và có những nhận xét mà phát xuất từ kinh nghiệm thực sự của đời cầm bút. Có khi, những phát biểu ấy tùy theo từng thời kỳ mà có cảm thức nhận xét khác nhau nên thời điểm là một yếu tố khá quan trọng để từ đó những người thuộc thế hệ sau hiểu được sự chi phối của thời sự như thế nào.

Trong tập san Vấn Đề ra tháng 5 năm 1968, nhà văn Mai Thảo viết:

“Năm 1954 còn ghi lại, chói lọi, cái đẹp ấy của mùa mới, cái đẹp ấy của lên đường. Ta đứng đi chật đất. Ta từng có, lớp lớp. Ta từng đến, hàng hàng. những khởi đầu của từng hoạt động văn học từng phát động nghệ thuật nói chung của ta tuyệt đúng tuyệt đẹp..”

Nhưng có khi, những nhận xét ấy lại có sự khiêm tốn khi nói về những bước chân mở đầu cho một thời kỳ văn học. Trong bài phỏng vấn “Mai Thảo, nhà văn ở phút nói sự thật” của Nguyễn Nam Anh trong tạp chí Văn số 192 ra ngày 15 tháng 12 năm 1971 có đoạn trả lời khi nói về thời kỳ Sáng Tạo:

“Tờ Sáng Tạo là của những thí nghiệm và những mở đường. Hậu quả nếu có cũng là của những thí nghiệm, những mở đường. Tôi không nhìn Sáng Tạo như một nơi phát xuất và hình thành một dòng văn học nghệ thuật. Lớn chuyện quá. Một tinh thần nào, một cách thế nào, thì có …”

Tại sao, ở một nhà văn mà cả đời người sống gắn liền với văn chương chữ nghĩa mà cũng có suy nghĩ lúc hào hứng tột độ, lúc khiêm nhượng đơn sơ như vậy? Có phải vì trong những hoàn cảnh khác nhau của thời thế không?

Thành ra, sự nhận định những sự kiện văn học không phải đơn giản để có những kết luận hữu lý. Từ một sự kiện, có thể nhìn ngắm khác nhau để có một sự thực. Rất nhiều người có nhận xét, nhưng đãi lọc những ý kiến ấy để có một kết luận hợp lý lại là một vấn đề quan trọng. Đó là nói về có những tư liệu để tìm hiểu để lựa chọn.

Còn như tình trạng hiện nay, khi hai mươi năm văn học miền Nam bị chế độ đương quyền ra tay bôi xóa. Sách vở bị đốt bỏ, nhà văn bị cầm tù, cả một hàng ngũ văn nô đông đảo lên tiếng chê bai miệt thị theo chỉ thị của Đảng, tất cả những sự kiện ấy đã làm thành những điều bất khả cho những người làm công việc ghi chép lại văn học sử.

Một bằng chứng xác đáng nhất biểu hiện một phần nào sinh hoạt văn học là các giải thưởng văn chương. Qua đó, người đọc có thể hiểu được xu thế thời đại cũng như những nỗi niềm, tâm sự của thế hệ hiện tại chuyên chở theo.

Thông thường, giải thưởng văn chương được chú ý nhất trên thế giới là giải Nobel của Hàn Lâm Viện Thụy Điển. Sở dĩ được chú ý vì uy tín của ban tuyển chọn và giá trị hiện kim lớn cũng như phần đông những tác giả hàng năm đoạt giải đều xứng đáng.

Ở các nước Âu Châu thì có giải The European Union Prize for Litterature. Pháp thì có giải Goncourt, giải Renaudot, giải Femina, Giải Medicis, Giải Interalité… Anh thì có Man Booker Prize, British Book Awards, Commonwealthds Litterature Prize,…Hoa kỳ có Pulitzer Prize for litterature,…

Ở Việt Nam, trở lại những năm về trước lâu đời thì có giải thưởng của hội Khai Trí Tiến Đức từ năm 1924, giải Tự Lực Văn Đoàn từ năm 1936, giải của hội Khuyến Học Nam Việt từ năm 1941, giải Alexandre De Rhodes từ năm 1943.

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1957

Về sau, mãi đến năm 1957 vào thời đệ nhất Cộng Hòa mới có Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc.

Giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc do Văn Hóa Vụ tổ chức và không đòi hỏi nào về nội dung hoặc hình thức đối với tác phẩm gửi đến dự thi hoặc được xét đến. Điều ràng buộc duy nhất là tác phẩm phải được in trong năm. Ban giám khảo đã đọc, chọn lựa và nhận xét 206 tác phẩm in từ năm 1954 đến năm 1956.

Ban giám khảo gồm có chủ tịch là học giả Đoàn Quan Tấn và các thành viên: Nghiêm Toản, Nguyễn Thành Châu (tức Năm Châu), Nguyễn Khắc Kham, Linh mục Nguyễn Văn Thích, Trương Công Cừu, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bà Tùng Long, Vi Huyền Đắc, Đông Hồ, Á Nam Trần Tuấn Khải, Vũ Hoàng Chương và Vũ Khắc Khoan.

Danh sách đoạt giải:

– Bộ môn Khảo luận:

* tác phẩm “Văn Chương Bình Dân” của Linh mục Thanh Lãng,

* tác phẩm “Xây Dựng Nhân Vị” của Bùi Tuân,

* tác phẩm “Người Xưa” của Trần Đình Khải.

– Bộ môn Tiểu thuyết:

* tác phẩm “Tìm Về Sinh Lộ” của Kỳ Văn Nguyên,

* tác phẩm “Đem tâm Tình Viết Lịch Sử” của Nguyễn Mạnh Côn,

* tác phẩm “Nếp nhà” của Bửu Kế.

– Bộ môn Thơ:

* tác phẩm “Anh Hoa” của Phạm Mạnh Viện,

* tác phẩm “Long Giang Thi Tập” của Trần Hữu Thanh,

* tác phẩm “Nam Trung Thi tập” của Nguyễn Văn Bình,

* tác phẩm “Kiếp Hồng Nhan” của Quang Hân.

– Bộ môn Kịch:

*tác phẩm “Bão Thời Đại” của Trần Lê Nguyễn,

*tác phẩm“Ái Tình Bôn-Sê-Vích “ của Thạch Bích,

*tác phẩm “Hai Màu Áo” của Minh Đăng Khánh

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1958-1959

Ban Giám khảo đổi tên là Hội Đồng Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc 1958-1959 do ông Trương Công Cừu khoa trưởng đại học Văn Khoa làm chủ tịch và thành viên là các tên tuổi như Hà Như Chi, Hà Thượng Nhân, Đái Đức Tuấn (Tchya), Trần Hữu Thanh, Đỗ Đức Thu, Đông Hồ và Vi Huyền Đắc.

(Các tác phẩm đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1958-1959)

Danh sách đoạt giải:

– Khảo luận :

* tác phẩm “Dịch Kinh Tân Khảo” của Nguyễn Mạnh Bảo,

* tác phẩm “Việt Nam Văn Học Toàn Thư” của Hoàng Trọng Miên.

– Tiểu thuyết:

* tác phẩm “ Đò Dọc” của Bình Nguyên Lộc,

* tác phẩm “Thần Tháp Rùa” của Vũ Khắc Khoan,

* tác phẩm “Đời Phi Công” của Toàn Phong,

* tác phẩm “Mưa Đêm Cuối Năm” của Võ Phiến

– Thơ: tác phẩm “Hoa Đăng” của Vũ Hoàng Chương.

– Kịch: Không có giải thưởng.

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1960-1961

Hội Đồng Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc lại thay đổi phương hướng và tên gọi. Tên mới là “Hội Đồng Tuyển Trạch Giải Thưởng Văn Chương 1960-1961” do ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần làm chủ tịch gồm ba tiểu ban. Tiểu ban Khảo luận gồm các tên tuổi như Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Văn Trung. Tiểu ban Thơ gồm Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ, Thanh Tâm Tuyền. Tiểu ban tiểu thuyết và kịch: Vi huyền Đắc, Vũ Khắc Khoan, Đỗ Đức Thu, Bình Nguyên Lộc.

(Các tác phẩm đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1960-1961)

Danh sách đoạt giải gồm:

– Bộ môn Biên khảo: “Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị” của Lê Ngọc Trụ.

– Bộ môn Tiểu thuyết:

* giải nhất: tác phẩm “Thềm Hoang” của Nhật Tiến;

* giải nhì tác phẩm “Gìn Vàng Giữ Ngọc” của Doãn Quốc Sỹ;

* giải nhì đồng hạng “Tầu Ngựa Cũ” của Linh Bảo

– Bộ môn Thi ca:

* tác phẩm đoạt giải nhất: “Đường Vào Tình Sử” của Đinh Hùng;

* giải nhì : “Hy Vọng” của Hoàng Bảo Việt;

* giải ba : “Tổ Ấm” của Anh Tuyến ;

* giải ba đồng hạng: “40 Bài Thơ” của Vương Đức lệ và Mai Trung Tĩnh.

– Bộ môn Kịch: không có giải thưởng.

Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, tình hình trong nước có nhiều xáo trộn về chính trị nên đến năm 1966 thì giải thưởng văn chương toàn quốc mới được Bộ Văn Hóa tổ chức lại.

GIẢI VĂN CHƯƠNG TOÀN QUỐC NĂM 1966

Hội đồng Tuyển Trạch được thành hình do nhà thơ Đông Hồ làm chủ tịch. Thành viên thì trên danh nghĩa là do sự lựa chọn của văn nghệ sĩ nhưng thực chất là do sự chỉ định của Bộ Văn hóa.

(Các tác phẩm đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1966)

Danh sách trúng giải:

– Bộ môn Biên khảo:

* “Đại Cương Văn học Sử Trung Quốc” của Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi Nguyễn Hữu Văn ;

* tác phẩm thứ hai là “Nửa tháng trong miền Thất Sơn” của Nguyễn Văn Hầu.

– Bộ môn Văn: với các tác giả Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu.

– Bộ môn Thơ: với ba thi sĩ là Tuệ Mai , Nhã Ca, và Huy Lực.

– Bộ môn Kịch: với Dương Kiền , Phan Tùng Mai.

(Tên những tác phẩm đoạt giả về các bộ môn văn , thơ , kịch, tôi chưa sao lục tìm kiếm được. Xin các vị thông hiểu và còn nhớ bổ túc giùm!)

Năm 1966 có những sự kiện lạ. Hai ông Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi từ chối giải thưởng và để cho ban Tuyển chọn trao giải thưởng cho cơ quan văn hóa nào xét ra cần thiết hơn. Nhà văn Thanh Tâm Tuyền không đi tham dự buổi lễ nhận giải và ủy quyền cho người khác đi thay. Và trong buổi lễ trao giải thưởng bà Tuệ Mai trong phần diễn văn phát biểu cảm tưởng đã có những lời nói công kích thẳng thừng chính quyền và báo động về những tình trạng sa sút bi thảm của văn nghệ hiện nay.

Tuy vậy, bà Tuệ Mai không bị một hậu quả nào của chính quyền mặc dù trong công luận không phải là tất cả đều đồng ý với lời nói tuy can đảm nhưng chưa phải là hữu lý tuyệt đối.

Cũng phải nên ghi nhận thêm là trong năm 1966 có giải thưởng văn chương thứ hai là giải thưởng về truyện dài của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam. Nhà văn Lê Tất Điều đã đoạt giải với tiểu thuyết: “Đêm Dài Một Đời”.

Sau một thời gian không liên tục, Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1966 đã tạo ra nhiều thắc mắc trong văn giới và công luận. Trong bối cảnh mà những xáo trộn chính trị làm đời sống dân chúng chịu ảnh hưởng thì đó có phải là một biểu hiện của một xã hôi đang trong cơn sốt chiến tranh. Tình trạng lạm phát kinh tế, chiến tranh tăng cường độ khốc liệt cũng như sự hiện diện của những lực lượng quân đội ngoại quốc đã tạo thật nhiều biến động cho đời sống hàng ngày. Và văn học cũng phải chịu quy luật chung ấy…

GIẢI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 1967-1969 CỦA TỔNG THỐNG VNCH

Kết quả Giải Văn Học Nghệ Thuật 1967-1969 về các bộ môn: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, văn học .. đã được công bố vào cuối năm 1969 đầu năm 1970.

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật 1967-1969 của Tổng Thống VNCH)

– Bộ môn Văn:

* giải nhất truyện dài “Má Hồng” của Đỗ Tiến Đức;

* giải nhì tập truyện “Y Sĩ Tiền Tuyến” của Trang Châu;

* giải ba hồi ký “Trại Đầm Đùn” của Trần Văn Thái.

– Bộ môn Thơ:

* giải nhất đồng hạng “Lời Gửi Cây Bông Vải” của Trần Tuấn Kiệt và “Tình Biển Nghĩa Sông” của Hoàng Thoại Châu;

* giải nhì không có;

* giải ba đồng hạng “Trên Quê ta Đó” của Tường Linh và “Nước Mắt Quê Hương” của Lê Minh Ngọc.

– Bộ môn Biên khảo:

* giải nhất tác phẩm “Cười” của Dương tấn Tươi;

* giải nhì tác phẩm “Văn Học Chu Tần” của Trần Trọng San;

* giải ba tác phẩm “Những Hàng Châu Ngọc Trong Thi Ca Việt Nam” của Huy Trâm.

– Bộ môn Kịch:

* giải nhất không có;

* giải nhì đồng hạng “Cơn lốc” của Nguyễn Tinh Vệ (tức Diệu Tần sau này ở hải ngoại) và “Phút Quyết Định” của Thanh Hiệp;

* giải ba: “Hoa cỏ” của Trương Thủy.

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật 1967-1969 của Tổng Thống VNCH)

GIẢI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 1970 CỦA TỔNG THỐNG VNCH

Lần này, Giải thưởng mở ra nhiều ngành cho nhiều bộ môn. Về biên khảo có biên khảo về các vấn đề văn hóa, phê bình, lý luận văn học, triết học biên khảo, Việt sử, tham luận chính trị đông tây. Rồi ca kịch, hôi họa, điêu khắc. Âm nhạc có giải về thể nhạc Tây phương, về thể nhạc cổ truyền. Nhiếp ảnh có ảnh đen trắng, ảnh màu, Điện ảnh có giải thưởng về phim truyện, giải thưởng về phim tài liệu phóng sự.

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật 1970 của Tổng Thống VNCH)

– Bộ môn Biên khảo:

* về các vấn đề văn hóa phê bình, lý luận văn học, triết học thì giải nhất, nhì, ba không có chỉ có giải khuyến khích với tác phẩm “Nguyên Thủy” của Lê Chí Thiện.

* Biên khảo Việt sử giải nhất tác phẩm “Lịch Sử Nội Chiến VN từ 1771 đến 1802” của Tạ Chí Đại Trường.

* Biên khảo tham luận tư tưởng chính trị đông tây giải nhì với “Kiến Quốc Cơ Bản Luận” của Vũ Tiến Phúc.

– Bộ môn Văn với :

* giải nhất truyện dài “Những Sợi Sắc Không” của Túy Hồng;

* giải nhì tác phẩm “Khung Rêu” của Nguyễn Thị Thụy Vũ;

* giải ba hồi ký “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca.

– Bộ môn Thơ :

* giải nhất “Sầu Ở Lại” của Tạ Ký;

* giải nhì “Còn Gì Cho Anh” của Hà Huyền Chi;

* giải ba “Mưa Quê Hương” của Thế Viên ;

* giải khuyến khích: “Sương Giá Biên Thùy” Thần Liên Lê Văn Tất; “Gởi Hồn Cho Đá” của Nguyễn Đăng Doanh; và “Trên Đường Gió Bụi” của Lê Xuân Giáo.

– Bộ môn Kịch Nói:

* không có giải nhất;

* giải nhì là vở “Hàn Mặc Tử” của Đinh Xuân Hòa;

* giải ba đồng hạng: “Người Cha” của Trần Minh Đại; “Mất Tiền Mua Đổi” của Đỗ Đức Tiến; “Ra Đi Vì Nước” của Lê Thị Minh.

Năm 1970, Trung tâm Văn Bút cũng đã trao giải thưởng về Thi Ca với hai giải đồng hạng: “Sầu Tuổi Đá” của Tường Linh và “Trái Tim Còn lại” của Hoàng Lộc. Giải Biên khảo của Trung tâm Văn Bút có giải khuyến khích với tác phẩm “Lịch Sử Người Việt Tại Kampuchea từ năm 1853 đến 1970” của Lê Hương.

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật 1970 của Tổng Thống VNCH)

GIẢI TUYÊN DƯƠNG SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG HỌC THUẬT VÀ MỸ THUẬT NĂM 1972.

Giải thưởng Văn học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1972 được đổi tên là Giải Tuyên Dương Sự Nghiệp Văn chương Học Thuật và Mỹ Thuật và gồm có ba giải: Văn chương (thơ, tiểu thuyết, kịch..) Học thuật (nghiên cứu, khảo luận..) và Mỹ thuật (nhạc , họa, điêu khắc, nhiếp ảnh,..) nhằm mục đích tuyên dương toàn bộ sự nghiệp xuất sắc của văn nghệ sĩ đã có địa vị vững vàng hoặc vạch ra định hướng độc đáo khả dĩ góp phần phát huy văn hóa Việt Nam. Hội đồng tuyển trạch do học giả Giản Chi Nguyễn Hữu Văn làm chủ tịch và các thành viên như giáo sư Bùi Xuân Bào, nhạc sĩ Lê Thương, họa sĩ Lưu Đình Khải, kiến trúc sư Nguyễn văn Quyện, nhà văn Võ Long Tê, giáo sư Nghiêm Toản.

Kết quả là giải được trao tặng cho nhà thơ Vũ Hoàng Chương giải Văn chương, nhà biên khảo Thiên Giang Nguyễn Duy Cần cho giải Học thuật vàhọa sĩ Nguyễn văn Anh (tức Nguyễn Anh) cho giải Mỹ thuật.

Kiến Trúc Sư Nguyễn Văn Quyện (ngồi ngoài cùng bên phải) là một trong nhiều vị Giám Khảo của Giải Tuyên Dương Sự Nghiệp Văn chương Học Thuật và Mỹ Thuật
năm 1972 .

GIẢI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT 1973.

Giải thưởng Văn học Nghệ Thuật do Tổng Thống VNCH sáng lập từ năm 1970. Việc tuyển chọn và chấm giải do Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa giáo dục tổ chức với hai bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên phối hợp thi hành. Những tác phẩm dự thi chỉ do các tác giả gửi tới chứ không tuyển chọn trong các sách đã xuất bản để tránh tình trạng được giải mà không nhận khiến cho giá trị giải thưởng vị giảm sút như đã có nhiều trường hợp đã xảy ra.

(Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật năm1973)

Hội đồng chấm giải bộ môn Văn do nhà văn Bình Nguyên Lộc làm chủ tịch với các thành viên: Nhật Tiến, Võ Phiến, Sơn Nam, Nguyễn Thị Vinh.

Tác phẩm trúng giải:

– Thể loại Tiểu thuyết giải chính thức “Áo Mơ Phai” của Nguyễn Đình Toàn

– Thể loại Tuỳ bút, Hồi ký, phóng sự: giải khuyến khích “Đường Đi Không Đến” của Xuân Vũ Bùi Quang Triết.

Bộ môn Thơ với hội đồng chấm giải do nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải làm chủ tịch và: Vũ Hoàng Chương, Hà Thượng Nhân, Bàng Bá Lân và Mộng Tuyết là thành viên.

– Tác giả trúng giải chính thức về thể loại Thi tập là Du Tử Lê với tác phẩm “Thơ Du Tử Lê”.

– Thể loại Trường thiên: giải chính thức là Phạm Thiên Thư với “Đoạn Trường Vô Thanh”

Bộ môn Kịch Nói với hội đồng chấm giải nghệ sĩ Năm Châu Nguyễn Thành Châu làm chủ tịch và các thành viên: Vi huyền Đắc, Vũ Khắc Khoan, Đỗ Văn Rỡ, Tam Lang Vũ Đình Chí.

Giải thưởng Kịch:

* thể loại văn xuôi “Buổi Tập Kịch”, bản thảo của Phạm Đức Thịnh.

* thể loại Kịch thơ: không có.

Ngoài ra còn có các hội đồng chấm giải về ca kịch, hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh. Tổng cộng giải Văn học Nghệ thuật năm 1973 có 10 bộ môn và chia ra làm 25 thể loại khác nhau.

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1973 đã để lại nhiều dư âm trong công luận. Như việc chọn lựa thiên hồi ký “Đường Đi Không Đến” đã gây ra sự việc là tác giả Phan Nhật Nam của “Mùa hè Đỏ Lửa” đã viết lá thư riêng đăng trên nhật báo Sóng Thần để nêu ra những thắc mắc của ông về giải thưởng Văn học về bộ môn này. Nhà văn Nhật Tiến trong Hội đồng Tuyển chọn đã viết thư trả lời đăng trên nhật báo Hòa Bình để giải tỏa những thắc mắc trên và gây sự thông cảm hiểu biết trong giới cầm bút.

Cũng như về giải thưởng về thơ có sự hiểu lầm giữa nhà thơ Hoàng Trúc Ly và Du Tử Lê. Không hề có sự kiện nhà thơ Hoàng Trúc Ly được tuyển chọn từ vòng đầu đến vòng cuối và giờ chót thì có sự thay đổi bằng Du Tử Lê. Một thành viên trong Hội đồng chấm giải đã khẳng định như vậy.

Cũng như những giải thưởng Văn học khác, dĩ nhiên có sự bẽ bàng giữa người được giải và người không được giải. Những giải văn chương lớn trên thế giới cũng có những chuyện tương tự như thế…

TỔNG KẾT

Để tạm tổng kết bài viết đã trình bày ở trên, chúng tôi xác nhận đây chỉ là những chi tiết mà chúng tôi tìm kiếm và góp nhặt từ các tạp chí văn chương thời trước năm 1975 như Bách Khoa, Văn Học, Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Văn Hữu… Dĩ nhiên, là góp nhặt nên không thể đầy đủ được.

Dẫu sao, trong cố gắng để làm rõ nét hơn những sinh hoạt văn chương của một thời. Hai mươi năm văn học miền Nam là một thực thể của văn hóa dân tộc dù chính quyền Cộng sản cố tình bôi xóa và triệt hủy nhưng cũng chẳng thể thành công.

Với tấm lòng yêu sách vở và biết ơn với những đóng góp của các nhà văn, nghệ sĩ làm đẹp cho đất nước, tôi tìm trong rừng sách vở để có những chi tiết hầu biểu lộ một nền văn học có nhiều đặc tính khác biệt hẳn với văn học miến Bắc trước năm 1975 và ở trong nước sau này.

Tôi mong ước sẽ viết được một bài viết kế tiếp để đi sâu vào văn nghiệp cũng như chân dung của những tác giả trong danh sách những người đoạt giải thưởng qua những thu góp tìm tòi trong những sách vở tạp chí văn chương mà tôi đã đọc. Ở đó, tôi tìm thấy những cảm xúc và nhận định của những người đồng thời cùng trong một thời điểm qua những
bài viết, những câu trả lời phỏng vấn đăng tải trên báo chí thời đó. Và như thế, tôi mường tượng rằng những nhà văn đã sống, đã viết, đã nghĩ như thế nào trong lúc đó.

Đầu năm, qua những trang sách giở, tôi tìm về một thời đại xưa của những nhân dáng cũ từ ba mươi mấy năm về trước…

Nguyễn Mạnh Trinh - Đỗ Thiên Thư st.



Phụ bản IV


LẠI NHỚ VỀ TÁC GIẢ

“HOA NHẠN LAI HỒNG”

Vượt qua cái tuổi bát tuần, giật mình, phải thu xếp gấp hành trang sẵn sàng ra đi lúc nào không biết! Cả đời luẩn quẩn với công việc sách vở báo chí, tôi tích cóp được không ít “của nả”… Riêng cái loại sổ lịch ghi chép hàng năm cũng có cả sấp. Mỗi năm một cuốn dầy dặn, bìa bọc giả da, có cuốn có cả khóa phecmơtuyn… Nhưng của đáng tội, cuốn sổ lịch năm nào cũng ghi chép dăm tay giấy chẳng đầu chẳng đuôi. Tôi không học được thành nếp thói quen viết nhật ký như những cây bút văn chương báo chí chuyên nghiệp. Hồi bé, được vào học ở trường thiếu sinh quân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp từ năm lớp 5 (sau khi học hết năm đệ nhất trường phổ thông Hàn thuyên), sinh hoạt theo nếp bộ đội, trong tổ tam tam (ba bạn kết hợp trong một tổ để giúp đỡ nhau) tôi đã được một một anh bạn cho đọc nhờ nhật ký của anh ấy để học cách viết báo liếp của đơn vị nhân các dịp tổng kết thi đua dán lên khung.

Anh bạn sau này đã trở thành nhà văn tên tuổi cả nước biết, còn tôi vẫn không học nổi được thói quen viết nhật ký. Ấy vậy nhưng cuốn lịch năm 1992 xem đến ghi chép quãng giữa năm tôi lại phải sững lại: phát hiện cả ba trang ghi xiên xẹo sự việc buổi nhà văn Hoàng Công Khanh, đến Nhà xuất bản văn học chúng tôi, vừa in lại tập kịch thơ của ông Bến nước Ngũ bồ, Cung phi Điểm Bích (1992) và vừa mới đó nhà thơ Nguyễn Bao cùng tôi lại được tham gia đọc duyệt bản thảo Hoa Nhạn lai hồng, chuẩn bị đưa in…

Về cuốn bút ký Hoa Nhạn lai hồng, chuyện còn phải kể lại dài dài một dịp khác, ở đây tôi chỉ muốn được công bố ba bài thơ tứ tuyệt thứ vị mà nhà văn Hoàng Công Khánh bữa ấy hứng lên đọc cho tôi và nhà thơ Nguyễn Bao nghe. Chẳng là nhà văn Hoàng Công Khanh họ tên khai sinh là Đoàn Xuân Kiều, ông lấy bút danh Hoàng Công Khanh in tác phẩm. Bỗng nhiên tôi thành người được ông gọi là trai cùng họ Hoàng với ông, như trước đó trong câu chuyện dông dài ông đã nhắc đến nhà thơ trào phúng Hà Nam, Kép Trà tên thật là Hoàng Thụy Phương, gốc họ Hoàng làng Phù Lưu - Chợ Giầu của tôi. Tác giả Hoàng Công Khanh hơn chúng tôi có tới trên dưới hai chục tuổi, nhưng đã trở nên thân quen coi nhau như anh em. Nên trước khi lên tiếng đọc ông nói: “tớ đọc thơ thợ mộc cho mà nghe nhé”.

Đi làm thợ mộc như câu cá:
Được được thua thua chuyện thế thường
Được ra cơm rượu, tiền công nhận,
Thua về mài đục, rửa cưa xuông.

Gác bút đi làm ông phó đẽo
Cơm ăn, tiền lấy sướng như tiên
Cái nghề không có ai là chánh
Làm phó như tôi nắm cả quyền.


Cái đanh bằng sắt rắn như đanh
Búa đánh lên đầu tóe lửa xanh
Mỗi nhát mỗi chìm sâu thế gỗ
Thân chìm còn mãi sáng long lanh.

Hoàng Công Khanh

Hai chúng tôi cùng tác giả phá lên cười ha ha. Tình cờ tìm được ghi chép này, nhớ đến tác phẩm Hoa Nhạn lai hồng của Hoàng Công Khanh, tôi có hân hạnh được tham gia làm sách của ông ở NXB Văn học, lại được ông nhận bà con cùng họ, coi như bạn vong niên em út, thực sự tôi xúc động và nghĩ, dù gì thì gì đi nữa tôi cũng phải tìm cách công bố cho đông đảo bạn đọc sau này ghi nhớ thêm một di sản văn chương, theo tôi, khá đặc sắc nghe rất ấn tượng, gắn với cuộc đời và sự nghiệp thăng trầm của tác giả, chẳng thua gì sáng tác của các bậc tiền nhân trước nữa, như Tú Xương, Kép Trà (Hoàng Thụy Phương) mà ông vừa nhắc đến.

Hoàng Thúy Toàn


HNG TIỂU MUI

Truyện ngắn



Đi học về, Ti bắt gặp một chậu Hồng Tiểu Muội đơm đầy hoa trắng đặt trên chiếc ghế gỗ nâu bóng cạnh bàn viết. Nó reo lên:
- Ôi, thích quá!
Ti nghĩ ngay đến cô Tâm. Chắc là cô tặng nó. Các bạn của mẹ, đâu có ai yêu hoa bằng cô ấy.
Trong vườn nhà cô Tâm ngát xanh màu lá, thơm lừng hương hoa. Những cây kiểng đã làm cho ngôi nhà cổ kính, mái ngói rêu phong, tường xám xịt trở nên hấp dẫn. Nhất là những đứa trẻ như Ti. Hôm nay, mẹ dắt Ti đến thăm bà Tư , mẹ cô Tâm bị ốm. Ti mới khám phá ở giữa lòng thành phố lại có một mảnh sân con nuôi dưỡng bao nhiêu là hoa lá. Ti ngẩn ngơ trước sắc màu rực rỡ. Ti thích nhất là Hồng Tiểu Muội. Những đóa hoa bé xinh, chỉ nhỉnh hơn cúc áo ấm một chút. Ti lén ngắt một đóa cài lên tóc. Đúng lúc mẹ và cô Tâm bước ra sân nhìn thấy. Mẹ đỏ bừng mặt vì giận. Còn cô Tâm lại cười xòa, cô bảo:
- Tóc chấm vai, cháu cài hồng Tiểu Muội
Cháu mỉm miệng cười bối rối lòng cô.
Mẹ phì cười :
- Xuất khẩu thành thơ hả? Tài ghê!
Cô Tâm lắc đầu :
- Tài gì đâu, Tài làm dởn những câu ca dao thì có.
Quay sang Ti, mẹ trừng mắt:
- Sao chưa chịu xin lỗi cô.
Ti xụ mặt, vòng tay lễ phép:
- Con xin lỗi cô.
Cô Tâm xoa đầu Ti:
- Con lỗi gì?
- Dạ….lỗi chưa xin phép đã hái hoa của cô.
- Bé Ti biết vậy là quý lắm rồi. Thôi, ném lỗi của con ra sân đi, vào nhà cô lấy kem chuối cho con ăn.
Tưởng cô Tâm giận, nào ngờ hôm nay cô tặng cả chậu hoa cho Ti. Nó nâng chậu hoa lên ngang mày, tuyên bố:
- Từ nay, mi là của ta. Phải trổ hoa hoài nghen. Phải làm đẹp góc học tập của ta nghen!
Con bé mặc váy xanh dương đậm, áo tay phùng trắng đang lắc lư đầu. Hai bím tóc buộc nơ đong đưa. Nó trò chuyện với ai vậy kìa? Ti bước lại gần. Nó giật mình quay lại. giấu vội mấy nhánh Hồng Tiểu Muội ra sau lưng. Ti phóng nhanh vào nhà. Nó bàng hoàng khi thấy trong chậu hồng chỉ còn vài nụ bum búp. Mấy chỗ bị ngắt ngang trông như những vết thủng xuyên giữa khóm lá xanh mơn mởn. Tim Ti chợt nhói buốt. Đi học nhóm về đã gặp chuyện xui xẻo. Con bé đã ngắt trộm hoa của Ti. Phải cho nó một bài học. Ti vừa chạy trở ra vừa thét vang:
- Ê nhỏ! Sao dám ngắt hoa của ta vậy hả?
Tay phải Ti giật phắt mấy nhánh hoa, tay trái vỗ mạnh vào mông con bé mấy cái:
- Nè, cho chừa cái thói ăn trộm hoa” Con bé khóc thét lên: « Mẹ ơi…mẹ… »
Từ trong nhà, mẹ và một người đàn bà lạ tất tả đi ra, hấp tấp hỏi :
- Cái gì vậy, Ti?
Con bé trộm hoa mếu máo:
- Chị này đánh con.
Ti sừng sộ:
- Ai biểu nó hái hoa của con?
Mẹ bối rối, chưa biết nói sao thì người đàn bà lạ quát con bé:
- Tại sao con ngắt hoa của chị vậy hả?
Đưa tay quệt nước mắt, con bé chu miệng:
- Tại hoa đẹp. Con muốn hái hoa tặng ba.
- Muốn vậy con phải xin phép chứ!
- Có, con xin phép… chậu hoa rồi.
Ti bụm miệng cười khúc khích. Hèn gì hồi nãy nghe nó lầm bầm gì đó trong miệng. Thì ra …Người mẹ ôm con vào lòng:
- Ờ, cũng được, nhưng phải xin phép chủ chậu hoa chứ. Thôi xin lỗi chị đi con.
Con bé lấm lét nhìn Ti. Nó vòng tay cúi đầu:
- Em xin lỗi chị. Em không dám hái hoa của chị nữa.
Mẹ bảo Ti:
- Còn con, mau chào thím Út đi. Thím vừa chuyển về thành phố, đến thăm ba mẹ và con đó. Hồi con còn ẵm ngữa, thím thường trông chừng con cho mẹ đi chợ. Mẹ và thím là bạn thân ngày xưa. May sao, lại trở thành chị em bạn dâu. Bây giờ sắp được sống gần nhau.
Ti ngỡ ngàng nhìn bé Mi. Đúng là đánh nhau u đầu mới nhìn bà con. Ti xấu hỗ quá! Nó nhớ đến cô Tâm. Phải chi Ti đối xử với bé Mi cũng như cô Tâm đối xử với nó, như ngày nó hái đóa Hồng Tiểu Muội. Ti cảm thấy mình chẳng rộng lượng chút nào. Làm sao để chuộc lỗi đây? Nó nghĩ ra một cách. Ti chạy vào nhà, bê chậu Hồng Tiểu Muội ra. Nói với Mi:
- Mi ơi, chị yêu hoa lắm. Nhưng chị cũng thương Mi nữa. Chị tặng nó cho Mi đó. Thích không?
Mi mỉm cười gật đầu. Những búp Hồng Tiểu Muội lung linh trong nắng .


Nguyễn Thị Mây

MỤC LỤC

Chi tiết về cuộc họp ngày 14/05/2022 ..... Vũ Thư Hữu ........ 03

NIỀM VUI NHỎ MÀ LỚN ............... Vũ Anh Tuấn ............ 11

Lịch sử Giáo Hội Cộn g Giáo (tt- số 182 )
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 13

VỀ KINH NGỤY TẠO (APOCRYPHA) - (tt- số 182 )

Tâm Nguyện ......... . 20

Tùy Duyên trong Phật Giáo - Ca khúc "Let it be"
với Sức sống vượt thời gian. ........... Phạm Vũ ............ 35

10 BÀI HỌC CỰC ĐƠN GIẢN MANG ĐẾN CHO BẠN
THỊ LỰC TUYỆT VỜI ............... Lệ Ngọc ............ 50

TIỂU Cái Tuổi Thần Tiên các Bà!
Đào Minh Diệu Xuân ................ . 53

Triết lý vụn ............... Hà Manh Đoàn ........... 57

Những niềm tin huyễn hoặc liên quan sức khỏe
Hoàng Chúc ........... 59

TRẢI LÒNG CÙNG ANH ..... Vũ Thùy Hương ........... 64

ƯỚC CHỊ MÂY TAN ........... Vũ Thùy Hương ........... 65

NỔI LÒNG CỦA MẠ ........... Vũ Thùy Hương ........... 66

GIỌT BUỒN ...................... Vũ Thùy Hương ........... 67

ĐẤT NƯỚC ĐẸP GIÀU ........ Dương Ngọc Lạc ......... 68

NHỚ CỘI NGUỒN ............ Dương Ngọc Lạc ............ 69

CANH KHUYATỰ TÌNH ...... Vũ Thùy Hương ........... 70

MÃI GHI TÂM ..................... Vũ Thùy Hương ........... 71

MỘT NGÀY ............................... Hoài Ly ........... 72

5 DẤU (PHẨY) ................. KH Quang Bỉnh ............ 73

VƯỢT KHÓ .................. KH Quang Bỉnh ............ 73

THỦ KHOA HUÂN ............. KH Quang Bỉnh ............ 74

QUÊ TÔI ............... KH Quang Bỉnh ............ 74

BA KHÍA MIỀN TÂY ............ Ngụy Kỳ Nam ............ 75

TƯ ẾCH TÒNG QUÂN ......... Ngụy Kỳ Nam ............ 75

TÁM TÀNG NGAO DU ........... Ngụy Kỳ Nam ........... 76

HAI LÚA TÌNH THƠ ....... Ngụy Kỳ Nam ............ 76

NGÀY MAI TƯƠI SÁNG .... Lê Minh Chử ............ 77

EM MUỐN ĐỔI ĐỜI ......... Bùi Đẹp st. ............ 78

VỀ HƯU ................. Trần Nhuận Minh ........... 80

RETIRED
Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ........... 81

BẢNG DANH TỪ MÀU SẮC: VIỆT - PHÁP - ANH

Hoàng Kim Thư st . 83

Số phận của cha đẻ “phần mềm chữ Việt Nam” Unikey

...... Bùi Đẹp st. .......... 86

HAI MƯƠI NĂM VĂN-HỌC MIỀN NAM và CÁC GIẢI THƯỞNG VĂN-CHƯƠNG

Đỗ Thiên Thư st. 90

LẠI NHỚ VỀ TÁC GIẢ “HOA NHẠN LAI HỒNG”
Hoàng Thúy Toàn .......... 108

HỒNG TIỂU MUỘI Nguyễn Thị Mây 111



|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế