Hiện có 13 người xem / 2469419 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        
 
TÂY CŨNG TAM SAO THẤT BẢN

VŨ ANH TUẤN

Cách đây hai ngày một bà bạn rất thân của tôi, trước đã có dậy Văn Chương Pháp ở một trường Trung Học, có ghé thăm tôi và bảo tôi:” Này ông bạn nhiều tài… liệu, làm ơn tra cứu và cho biết câu thơ sau đây chính xác là của nhà thơ cổ điển Pháp nào? Có phải là của Ronsard không?

Và bà đọc cho tôi nghe và viết cho tôi câu thơ dưới đây:

“Et rose elle a vécu ce que vivent les roses,”

Những bài thơ cổ điển của các tác giả cổ điển Pháp hồi thế kỷ thứ 16, 17 đã hầu như hoàn toàn đi vào dĩ vãng đối với tôi, nhưng tôi bị cái tật hơi chiều quý bà, và hể quý bà nào nhờ là vô phương từ chối... Tôi liền bảo bà ta:”Được rồi, em ngồi đấy đi, anh tìm ngay là biết liền, vả lại chưa tìm anh cũng có thể bảo đảm với em là không phải của Ronsard, vì câu này nổi tiếng quá mà! Nó là của Francois de Malherbe!” Bà nói:”Nếu thế xin tìm minh chứng hộ em đi!”

Tôi liền đến giá sách lấy cuốn “Dictionnaire biographique des auteurs” (Tự điển tiểu sử các tác giả)của nhà Laffont-Bompiani xuất bản năm 1964 (trang 157) thì tìm được các chi tiết sau đây về Francois de Malherbe. Ông này là một nhà thơ cung đình của Pháp và sinh ở Caen năm 1555 và mất ngày 16-10-1628 ở Paris, còn Pierre de Ronsard thì sinh năm 1524 và mất năm 1585 (tức là hoàn toàn thuộc vế thế kỷ thứ 16). Sau đó tôi lấy tiếp tới cuốn “Nouveau dictionnaire de citations francaises” (Tân tự điển dẫn điển của Pháp) của tác giả Pierre Oster do nhà xuất bản Hachette-Tchou xuất bản năm 1970. Tôi mời bà bạn lại ngồi kế bên và hai mái đầu bạc chúi vào nhau tìm từ trang 72 tới trang 81là mục dành cho Pierre Ronsard (1524-1585)mà không thấy dấu vết câu thơ nói trên: như vậy là không phải Ronsard là tác giả câu thơ trên rồi. Và bây giờ chúng tôi tìm xa xuống dưới (vì sách được sắp xếp theo thứ tự thế kỷ và năm) thì nơi trang 129, dưới tên Francois de Malherbe (1555-1628) chúng tôi đã tìm thấy câu thơ bà bạn hỏi trong dẫn điển số 1259 gồm 2 câu thơ được viết bằng 4 dòng như sau đây:

Mais elle était du monde où les plus belles choses

Ont le pire destin:

Et Rose elle a vécu ce que vivent les Roses,

L’espace d’un matin.

Xin tạm dịch:

Nhưng nàng thuộc về một thế giới mà những điều tốt đẹp nhất

Lại có số phận hẩm hiu nhất:

Và là cánh Hồng nàng đã sống thời gian của những cánh Hồng

Chỉ trong khoảnh khắc một buổi sáng.

Bà bạn tôi hào hứng nói :”Đúng là của Malherbe chứ không phải là của Ronsard anh ạ! Nhưng tôi bảo bà:”Em đừng vội,chúng mình tìm thêm nữa cho chắc ăn!” Tôi liền ra giá sách lấy thêm cuốn :”Encyclopedie des Citations” (Bách khoa tự điển các dẫn điển) của P. Dupre do nhà xuất bản Trévise ở Paris xuất bản năm 1959. Nơi trang 14 ở đầu cột bên trái dưới tên Francois de Malherbe, ở dẫn điển mang số 152 chúng tôi thấy cũng là 2 câu thơ trên và cũng được viết bằng 4 dòng như dưới đây:

Mais elle était du monde où les plus belles choses

Ont le pire destin;

Et rose elle a vécu ce que vivent les roses,

L’espace d’un matin.

Đương nhiên là bản dịch tiếng Việt thì cũng vậy, duy chỉ có khác là nếu áp dụng cho bài ở cuốn này thì hai chữ Hồng phải được viết là hồng (không viết hoa).

Và ở dưới cả 2 bài trong 2 cuốn, hai chúng tôi đều thấy để tựa đề là :”Consolation à Monsieur du Perier, Gentilhomme d’Aix-en-Provence, sur la mort de sa fille”, xin tạm dịch:” Bài thơ dùng để an ủi ông du Perier, quý tộc ở Aix-en-Provence (ở cuốn kia viết là Perrier) về cái chết của cô con gái ông ta.

Tóm lại điều chắc chắn 100% là tác giả câu thơ nói trên là Malherbe chứ không phải Ronsard.

Tuy nhiên vì thấy các chữ Rose và Roses cũng như tên Perier được viết khác nhau, ở một cuốn thì được viết hoa, cuốn kia thì lại không viết hoa, một cuốn viết với một chữ r, cuốn kia lại viết với hai chữ rr, hai chúng tôi tìm thêm ở hai cuốn tự điển khác nữa của các nhà xuất bản lớn như Larousse và Littre, thì đều thấy là các chữ rose và roses đều được viết chữ thường và tên Perier chỉ có 1 chữ r . Vậy thì ra ở cuốn các chữ Rose và Roses được viết hoa, tác giả và các đồng tác giả “chơi ngông” (fantaisie) một chút thôi còn vụ một chữ r hay hai chữ rr thì nơi viết hai chữ rr là sai và NHƯ VẬY HÓA RA TÂY CŨNG … TAM SAO THẤT BẢN NHƯ THƯỜNG , tuy nhiên Tây nó chỉ dám chơi ngông viết hoa thôi và thừa một chữ r thôi, đâu bằng được Ta, vì Ta cho Malherbe biến thành Ronsard luôn, thế mới sướng!...

15/10/2011

Bài đã đăng
TÔI KHÓC EM TÔI
Đôi lời giới thiệu tập thơ "Mong manh thu vàng" của Phạm Thị Minh Hưng
Vài kỷ niệm buồn vui về Bs
SANG HƠN MỸ
HẮN, TÊN THIỆN QUỶ
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
VỀ CUỐN QUÝ THƯ
VỀ CUỐN ĐÔNG DƯƠNG
THAY LỜI GIỚI THIỆU
MỘT ĐỜI VỚI SÁCH
CUỐN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 1914-1918
Những tác phẩm sơn mài TUYỆT VỜI
VÀI CHI TIẾT
CUỐN CỔ THƯ 156 NĂM TUỔI VÀ TÔI
ĐỘNG LỰC NÀO KHIẾN TÔI HAM TÌM VÀ GIỚI THIỆU
CUỐN “THỔ PHỈ VÀ PHIẾN LOẠN Ở BẮC KỲ”
ĐẦU NĂM LƯỢM ĐƯỢC VÀNG
LIECHTENSTEIN
Vài điều nên biết về 1 người bạn Pháp
VÀI DÒNG VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TÌNH THƯ MỘT BỨC,
VÀI ĐIỀU ĐÁNG GHI NHỚ
VÀI CẢM TƯỞNG SAU KHI THAM DỰ
Vài chi tiết về cuốn sách nhan đề
Cuốn “Ở BẮC KỲ” (AU TONKIN)
Vài chi tiết về kỳ họp ngày 14/11/2009 của CLB Sách Xưa & Nay
Quyển “1001 CUỐN SÁCH BẠN CẦN PHẢI ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI XA”
Những chi tiết về cuộc họp ngày 11/4/2009
CLB Sách Xưa và Nay viếng thăm An Tất Viên
CUỐN “NGƯỜI PHÁP TỚI BẮC KỲ” _ 1787-1884
THIÊN DUYÊN VỚI SÁCH CỔ
CÂU CHUYỆN THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Bộ sách: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG”
CHIẾN THẮNG OANH LIỆT của BẠCH THÁI BƯỞI
Một số sự việc đáng được nhắc lại
Vài chi tiết về cuốn “SÁCH DẠY HÁT TIẾNG NAM”
Vài chi tiết lý thú về buổi họp ngày 10-2-2007
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ ĐỊA DƯ RẤT CẦN BIẾT VỀ NƯỚC BẠN HOA KỲ
HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)
Vài dòng về cuốn sách cổ “XỨ BẮC KỲ” (Le Tonkin)
Vài chi tiết về cuốn “MISSIONS DE COCHINCHINE”
Vài chi tiết về cuốn “CUỘC PHIÊU LƯU CỦA THẾ KỶ XX”
Cuốn “Ở ĐÔNG DƯƠNG NAM KỲ, CAO MIÊN, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ”
Vài chi tiết về cuốn “TỪ BA LÊ TỚI BẮC KỲ”
Cuốn “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
CUỐN “PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI ANNAM”
Cuốn NIÊN BIỂU CÁC NỀN VĂN MINH
Vài chi tiết về một cuốn sách KHÔNG PHẢI TÔI “CHƠI” MÀ LÀ TÔI MỚI “LÀM ”
Vài dòng về cuốn sách “MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ”
Vài điều lý thú về cuốn "VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM"
Vài chi tiết về một cuốn sách mới xuất bản năm 1992
Giới thiệu 2 cuốn sách mới
Vài chi tiết về bộ sách “CON QUỶ CÀ NHẮC”
CUỐN “GIA ĐỊNH THUNG CHÍ”
CUỐN “CÁC HỘI KÍN TRÊN ĐẤT ANNAM”
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ BÁO KHOA HỌC HUYỀN BÍ
CUỐN ALBUM ĐẶC BIỆT CỦA BÁO ẢNH PHÁP
CUỐN “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”
VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “XỨ BẮC KỲ”
VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CUỐN “TỰ ĐIỂN TIỂU SỬ
CUỐN “LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”
HƠN 300 NĂM TRƯỚC
SÁCH QUAN CHẾ
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI 6 NĂM
Vài điều cần biết về tờ Gia Định báo
Vài cảm nghĩ về vấn đề sửa bản in
Lịch sử HÀN LÂM VIỆN ở nước ta và ở Pháp quốc
Thú chơi tranh và người thưởng ngoạn tranh ngày nay
Từ Lâu Đài đến Bảo Tàng
Thú chơi sưu tập
Nhân hai cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần thứ 3”
Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ai?
Lịch Sử Bưu Thiếp
TIÊU NGỮ
CÓ NÊN DỰNG LẠI THÁP PISE KHÔNG?
Hai chiếc thuyền rồng ở hồ Némi
Những cuốn sách đã ghé đời tôi và . . . . Ở LẠI
VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
TỔNG KẾT 4 NĂM HOẠT ĐỘNG
NHỮNG KỶ LỤC & THÔNG TIN
VỀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÔNG DƯƠNG RẤT HAY VÀ QUÝ
VỀ 1 SỐ NHÀ VĂN VIẾT NHIỀU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở NƯỚC TA
NÊN DẪN ĐỦ 35 CHỮ TRONG CHÚC THƯ CỦA VICTOR HUGO
NOSTRADAMUS
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH TRƯỚC ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG BÀI
MỘT CHUYỆN “CHÂU VỀ HIỆP PHỐ”
PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC RẤT KHOA HỌC
VỀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
CÁC “THƯ HIỆP” VÀ NỖI OAN CẦN ĐƯỢC GIẢI BÀY CỦA HỌ
HAI BỘ TRƯỜNG GIANG TIỂU THUYẾT CỦA EUGENE SUE:
Vài chi tiết về một số thư viện
MỘT CHÚT DUYÊN VỚI… SÁCH XƯA
LỄ RA MẮT CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA VÀ NAY
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TAM SAO THẤT BẢN
CUỐN BÚT QUAN HOÀI
BỘ “TAO ĐÀN TẠP CHÍ”
CHUYỆN VỀ CÁC GIỜ KHẮC SÁNG TÁC
­­Một cuốn sách cổ trên 300 năm
TÀI VẼ TRANH KHÔI HÀI CỦA TÚ MỠ
VỀ CUỐN “NGHỆ THUẬT Ở HUẾ” (L’ART À HUE)
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ “TẤN TUỒNG ĐỜI”
Những bộ sách vẫn cùng tôi đồng hành
Tản mạn về sách
Có nên dùng Tây Ba lô làm phụ đạo không?
MỘT CHUYỆN TRẢ THÙ
Chọc giận THẦN TÀI
Thứ duy nhất không mua được bằng tiền
Nỗi đau nho nhỏ của người yêu sách
Bài đọc tại buổi trao giải cuộc thi
Vài chi tiết về cuốn “Connaissance du Vietnam”
Tiểu phẩm hài hước cười ra nước mắt…
Làm thế nào để có một bộ sưu tập KIỀU đầy ấn tượng
Về một cuốn sách rất hay mà tôi mới có cơ duyên tìm lại được
Lược sử BÁO CHÍ VIỆT NAM từ khởi thuỷ tới 1945
Những tác phẩm sơn mài tuyệt vời
Về một trò chơi cần được tổ chức và phổ biến ngay
Tham luận tại Hội nghị Quốc tế
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ...
Học giả, học thiệt
Nghĩa của từ "Hat trick"
Một sai lầm cần được đính chính
Vấn đề hôm nay
Ông thầy quái đản của tôi
Trả lại sự công bằng
Hoan chiến: Một thứ chiến tranh mới lạ kỳ thú
Hội chứng sính ngoại ngữ
 
Netadong.com thiết kế