Hiện có 9 người xem / 2469338 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        
 
LIECHTENSTEIN

QUỐC GIA BÉ (HẠT TIÊU)

VÀ NĂNG NỔ NHẤT ÂU CHÂU

Tất cả mọi người, ai nấy đều biết Liechtenstein là một quốc gia nhỏ bé gần như nhất thế giới, ngoại trừ nước Vatican, nhưng ít ai biết rằng quốc gia này, với bề ngoài nhỏ bé xinh xắn êm đềm như trong truyện thần tiên, lại là một quốc gia vô cùng năng động, có thể được coi như một thứ người hùng của chủ nghĩa tư bản.

Nằm sâu trong dãy núi Alpes, trong lưu vực sông Rhin, ở giữa Thụy Sĩ và Áo Quốc, diện tích của Liechtenstein chỉ có 160 cây số vuông, với 76 cây số biên thùy (44 cây số về phía Thụy Sĩ và 35 cây số về phía Áo Quốc), dân số tính tới ngày 01.01.1998 chỉ có 31.200 người, trong đó gần một phần ba đang sống ở ngoại quốc. Thủ đô là Vaduz chỉ có 4975 cư dân, các tỉnh đáng kể khác theo thứ tự từ lớn đến bé gồm: Schaan, 5096 cư dân; Triesen, 4062 cư dân; Balzers, 4016 cư dân; Eschen, 3513 cư dân; Schellenberg, 920 cư dân; và Planken, 337 cư dân. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở đây là Đức ngữ. Về mặt tôn giáo thì Công Giáo La Mã chiếm 79,6 phần trăm; Tin Lành 7,2 phần trăm; phần còn lại là 13,2 phần trăm là các tôn giáo linh tinh khác. Chế độ chính trị là chế độ quân chủ và quốc vương nổi tiếng và có công nhất là vua Francois-Joseph II, người đã kỹ nghệ hóa đất nước ông, và đưa Liechtenstein hòa nhập vào đời sống hiện đại.

Khoảng độ nửa thế kỷ trước, người ta đâu có thể mong đợi gì được ở một nước bé tí teo chỉ có 27.000 dân, không có quân đội, không có tiền tệ riêng và thủ đô Vaduz cũng chả có được một nhà ga?

Với Liechtenstein năm 1938 có thể được coi như một cột mốc lịch sử, vì trước năm đó các ông hoàng trị vì chỉ cai trị từ xa, có nghĩa là từ thành Vienne bên Áo Quốc. Nhưng tới năm 1938 thì quốc vương Francois-Joseph II từ Áo trở về trị vì ở thủ đô Vaduz. Vào lúc ông trở về, một phần ba dân chúng sống lay lắt trên những mảnh đất hiếm hoi có thể tạm trồng trọt được, còn về mặt kỹ nghệ thì chỉ có một vài cơ sở công nghiệp về dệt, về xây cất và về in ấn, sử dụng không quá 2000 nhân công. Hầu như không có hoạt động xuất khẩu và mọi công việc làm đều rất bấp bênh.

Để đưa đất nước mình hòa nhập vào thế giới hiện đại, quốc vương Francois-Joseph II đã để tâm khuyến khích việc kỹ nghệ hóa. Ông áp dụng một hệ thống thuế má rất nhẹ, giúp các doanh nghiệp có thể dùng lợi nhuận của họ để tái đầu tư, và giúp cho rất nhiều thứ kỹ nghệ tranh nhau đua nở, thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Cho đến nay (theo một thống kê thực hiện hồi năm 1988), chỉ còn dưới 4 phần trăm dân cư lo việc đồng áng so với 45 phần trăm dân cư hoạt động trong các ngành kỹ nghệ, cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Ở quốc ngoại thì phần lớn các kỹ nghệ gia người Liechtenstein hoạt động ở Hoa Kỳ và ở Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Năm 1984, ở tuổi 78, quốc vương Francois-Joseph II thoái vị và chuyển giao quyền hành cho con trai ông là Hans Adam, năm đó 43 tuổi.

Một trong những yếu tố đảm bảo sự thịnh vượng vượt bực cho Liechtenstein là sự liên minh về hải quan với Thụy Sĩ: kể từ 1923 Liechtenstein được gắn liền với Thụy Sĩ về mặt thương mại và đã sử dụng đồng Quan Thụy Sĩ làm đơn vị tiền tệ chính thức. Đây là một con chủ bài đáng kể ở Âu Châu là nơi mà các thương nhân thường thấy các lợi tức của họ biến mất tăm trong những biến động kinh tế tàn bạo! Sự ổn định về mặt tiền tệ do đó là rất cần thiết, giúp cho các kỹ nghệ gia tính toán chính xác giá thành cũng như có thể quyết định về những ý định đầu tư lâu dài của họ.

Về mặt đối ngoại, Thụy Sĩ giúp Liechtenstein giải quyết mọi công việc nhưng Liechtenstein vẫn tự dành quyền được tự quyết định những thỏa hiệp riêng rẽ. Ảnh hưởng của Thụy Sĩ về lãnh vực ngân hàng cũng rất rõ rệt: cũng như Thụy Sĩ, các ngân hàng ở Liechtenstein giữ bí mật tuyệt đối các nghiệp vụ của các khách hàng của họ. Chính sách này, được Thụy Sĩ cho áp dụng từ năm 1934 để đối phó với việc bọn Đức Quốc Xã tịch thu các tài sản của người Do Thái, đã lập tức được đem áp dụng ở Liechtenstein và còn được duy trì cho tới ngày nay, đôi khi còn triệt để hơn ở Thụy Sĩ; sự việc này có thể được minh họa bởi câu ngạn ngữ sau đây: “Nếu bạn muốn có một tài khoản “thực sự” ở Thụy Sĩ, hãy mở tài khoản đó ở Vaduz”.

Bí mật ngân hàng và sự vững chắc của tiền tệ thu hút rất nhiều tiền được đổ vào Liechtenstein, vì ở đây, những đồng tiền đó sẽ được bảo vệ kỹ càng; hơn nữa, thuế đánh trên các doanh nghiệp lại là loại thấp vào bậc nhất trên hoàn cầu, khiến cho ai nấy đều muốn khởi sự đầu tư. Ngoài ra lại cũng không có sự đánh thuế trên các giá trị thặng dư của các công ty ngoại quốc, trong khi thuế thu nhập bắt đầu bằng 3,6 phần trăm lên tới mức tối đa là 17,82 phần trăm đối với những thu nhập trên 196.000 quan Thụy Sĩ (785.000 quan Pháp). Ở Pháp, tỷ suất tối thiểu là 5 phần trăm và tối đa là 65 phần trăm!

Tới đây xin các bạn đọc hãy cùng tôi duyệt qua những thành quả chứng minh và minh họa cho sự năng động của quốc gia nhỏ bé này.

Trước nhất ở Liechtenstein vấn đề thất nghiệp hầu như không có – một thống kê gần đây cho thấy cả nước chỉ có mười tám người chưa có việc làm – do có nhân công có tay nghề giỏi và đồng đều, có tinh thần ham thích kinh doanh, và do sự can thiệp của chính quyền được giảm thiểu tới mức tối đa, Liechtenstein đã có thể chứng minh rằng chính sách kinh tế tự do chính là một con bài chủ.

Tập đoàn Hilti AG, sử dụng nhân công nhiều nhất ở Liechtenstein là một tập đoàn quốc tế sản xuất dụng cụ, thiết bị xây cất, rầm, kèo bằng thép, bù-loong và đinh. Năm 1985, doanh thu của tập đoàn này ở 80 nước trên thế giới đã lên tới 15 tỷ quan Thụy Sĩ (60 tỷ quan Pháp).

- Mọi người vẫn thường ngạc nhiên, Andreas Zogg, một trong những giám đốc của tập đoàn cho biết, khi thấy chúng tôi sử dụng 1400 nhân công của Liechtenstein và 9000 trên toàn thế giới.

Tập đoàn Presta-Liechtenstein hiện đang là một tập đoàn hàng đầu trong ngành cơ khí tại Âu Châu với doanh số 120 triệu quan Thụy Sĩ (480 triệu quan Pháp). Còn rất nhiều công ty khác của tiểu quốc Liechtenstein đang hoạt động rất thành công trong nhiều lãnh vực sản xuất, thí dụ như Công Ty Ivoclar-AG-Vivadent chuyên sản xuất các sản phẩm và dụng cụ về Nha y; mỗi năm công ty này xuất cảng khoảng 50 triệu răng giả sang gần 100 nước trên thế giới. Tập đoàn Hilcona rất thành công về đồ hộp, tập đoàn Hoval chuyên về các hệ thống sưởi hiện đại…

Dù thuộc về các lãnh vực khác nhau, các doanh nghiệp ở Liechtenstein có một đặc điểm chung rất hay là họ đều có khả năng thích ứng và đổi mới. Nhiều công ty sử dụng đến 15 phần trăm chuyên viên của họ vào công việc nghiên cứu và phát triển, và tất cả mọi người đều cho rằng dòng họ đang trị vì đã chỉ đường dẫn lối cho họ.

Tuy nhiên trên bầu trời quang đãng của Liechtenstein cũng có thấp thoáng một chút mây đen: đó là vấn đề thiếu nhân công. Với một dân số hiện diện khoảng 12.000 người, Liechtenstein quả thật rất thiếu nhân công và đã phải sử dụng khoảng 5000 nhân công đến từ biên thùy Thụy Sĩ và Áo.

- Ở Liechtenstein, Boeglin, một giám đốc cho biết, các chủ nhân không thể cho phép mình mất nhân công, hoặc làm họ mất lòng.

Kết quả là: các nhân công ở Liechtenstein là những nhân công được trả lương cao nhất hoàn cầu, và sự kiện này cộng với sự thiếu nhân công đủ để giải thích tại sao ở Liechtenstein tự cổ chí kim tuyệt đối chưa hề có đình công.

Tóm lại, ta có thể nói, trừ việc hơi thiếu nhân công, mọi sự ở quốc gia nhỏ bé này đều toàn mỹ, nếu không muốn nói là thần tiên, là thiên đàng trên mặt đất. Nói vậy, vì ở đây chính sự cũng rất tốt đẹp nữa, chỉ có hai phe đảng duy nhất: phe “đỏ” là “Liên Hiệp Những Người Yêu Nước” và phe “đen” là “Đảng Các Công Dân Cấp Tiến” và cả hai phe liên hiệp với nhau để cùng cai trị một cách êm đẹp từ 1938. Việc này đưa đến câu nói đùa là: Phe đầu là phe Quân Chủ, Công Giáo và Tư Sản, Phe thứ nhì là phe Tư Sản, Công Giáo và Quân Chủ! Cả hai phe cùng chia sẻ và áp dụng phương châm: Thượng Đế, Quốc Vương và Tổ Quốc. Còn về phần chính phủ thì chỉ có năm thành viên, trong đó chỉ có ông Thủ Tướng và ông Phó Thủ Tướng là làm việc đầy đủ giờ hành chánh, ba nhân vật còn lại lúc có mặt lúc không.

Trái với nhiều tiểu quốc khác cần phải trông chờ viện trợ của bè bạn, Liechtenstein có vẻ như hoàn toàn tự túc, tự đứng vững một mình. Quốc gia này không có quân đội từ 1868 và chính quyền rất ít can thiệp vào nền kinh tế quốc gia, ngược lại chính quyền Liechtenstein lại chỉ trực tiếp chú tâm vào việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng nhất của nước này là những con tem. Đây là những sản phẩm nghệ thuật nhỏ xíu đẹp tuyệt vời rất được các nhà sưu tập trên thế giới thưởng thức mỗi năm mang lại cho đất nước này khoảng 22 triệu quan Thụy Sĩ (gần 90 triệu quan Pháp).

Các kỹ nghệ gia và các doanh nhân ở Liechtenstein không mấy thích thú về chuyện xuất khẩu tem vì họ cho rằng đây là một hình ảnh hơi lỗi thời, hơi cổ hủ của quê hương họ. Nhưng những con tem đã cho thấy rằng chúng nhỏ nhưng vẫn tuyệt đẹp, không những chỉ đẹp không thôi mà còn mang lại biết bao lợi lộc, cũng như nước Liechtenstein nhỏ bé cũng cho chúng ta thấy rằng một nước nhỏ bé cũng có thể được cường thịnh, an bình tuyệt vời, chứ chả cần phải là một cường quốc để luôn luôn chinh phục chỗ này, áp đặt chỗ kia, nhưng chưa chắc bản thân mình đã được sung sướng hạnh phúc!

VŨ ANH TUẤN

Bài đã đăng
TÔI KHÓC EM TÔI
Đôi lời giới thiệu tập thơ "Mong manh thu vàng" của Phạm Thị Minh Hưng
Vài kỷ niệm buồn vui về Bs
SANG HƠN MỸ
HẮN, TÊN THIỆN QUỶ
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
VỀ CUỐN QUÝ THƯ
VỀ CUỐN ĐÔNG DƯƠNG
THAY LỜI GIỚI THIỆU
MỘT ĐỜI VỚI SÁCH
CUỐN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 1914-1918
Những tác phẩm sơn mài TUYỆT VỜI
VÀI CHI TIẾT
CUỐN CỔ THƯ 156 NĂM TUỔI VÀ TÔI
ĐỘNG LỰC NÀO KHIẾN TÔI HAM TÌM VÀ GIỚI THIỆU
CUỐN “THỔ PHỈ VÀ PHIẾN LOẠN Ở BẮC KỲ”
ĐẦU NĂM LƯỢM ĐƯỢC VÀNG
Vài điều nên biết về 1 người bạn Pháp
VÀI DÒNG VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TÌNH THƯ MỘT BỨC,
VÀI ĐIỀU ĐÁNG GHI NHỚ
VÀI CẢM TƯỞNG SAU KHI THAM DỰ
TÂY CŨNG TAM SAO THẤT BẢN
Vài chi tiết về cuốn sách nhan đề
Cuốn “Ở BẮC KỲ” (AU TONKIN)
Vài chi tiết về kỳ họp ngày 14/11/2009 của CLB Sách Xưa & Nay
Quyển “1001 CUỐN SÁCH BẠN CẦN PHẢI ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI XA”
Những chi tiết về cuộc họp ngày 11/4/2009
CLB Sách Xưa và Nay viếng thăm An Tất Viên
CUỐN “NGƯỜI PHÁP TỚI BẮC KỲ” _ 1787-1884
THIÊN DUYÊN VỚI SÁCH CỔ
CÂU CHUYỆN THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Bộ sách: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG”
CHIẾN THẮNG OANH LIỆT của BẠCH THÁI BƯỞI
Một số sự việc đáng được nhắc lại
Vài chi tiết về cuốn “SÁCH DẠY HÁT TIẾNG NAM”
Vài chi tiết lý thú về buổi họp ngày 10-2-2007
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ ĐỊA DƯ RẤT CẦN BIẾT VỀ NƯỚC BẠN HOA KỲ
HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)
Vài dòng về cuốn sách cổ “XỨ BẮC KỲ” (Le Tonkin)
Vài chi tiết về cuốn “MISSIONS DE COCHINCHINE”
Vài chi tiết về cuốn “CUỘC PHIÊU LƯU CỦA THẾ KỶ XX”
Cuốn “Ở ĐÔNG DƯƠNG NAM KỲ, CAO MIÊN, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ”
Vài chi tiết về cuốn “TỪ BA LÊ TỚI BẮC KỲ”
Cuốn “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
CUỐN “PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI ANNAM”
Cuốn NIÊN BIỂU CÁC NỀN VĂN MINH
Vài chi tiết về một cuốn sách KHÔNG PHẢI TÔI “CHƠI” MÀ LÀ TÔI MỚI “LÀM ”
Vài dòng về cuốn sách “MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ”
Vài điều lý thú về cuốn "VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM"
Vài chi tiết về một cuốn sách mới xuất bản năm 1992
Giới thiệu 2 cuốn sách mới
Vài chi tiết về bộ sách “CON QUỶ CÀ NHẮC”
CUỐN “GIA ĐỊNH THUNG CHÍ”
CUỐN “CÁC HỘI KÍN TRÊN ĐẤT ANNAM”
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ BÁO KHOA HỌC HUYỀN BÍ
CUỐN ALBUM ĐẶC BIỆT CỦA BÁO ẢNH PHÁP
CUỐN “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”
VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “XỨ BẮC KỲ”
VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CUỐN “TỰ ĐIỂN TIỂU SỬ
CUỐN “LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”
HƠN 300 NĂM TRƯỚC
SÁCH QUAN CHẾ
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI 6 NĂM
Vài điều cần biết về tờ Gia Định báo
Vài cảm nghĩ về vấn đề sửa bản in
Lịch sử HÀN LÂM VIỆN ở nước ta và ở Pháp quốc
Thú chơi tranh và người thưởng ngoạn tranh ngày nay
Từ Lâu Đài đến Bảo Tàng
Thú chơi sưu tập
Nhân hai cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần thứ 3”
Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ai?
Lịch Sử Bưu Thiếp
TIÊU NGỮ
CÓ NÊN DỰNG LẠI THÁP PISE KHÔNG?
Hai chiếc thuyền rồng ở hồ Némi
Những cuốn sách đã ghé đời tôi và . . . . Ở LẠI
VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
TỔNG KẾT 4 NĂM HOẠT ĐỘNG
NHỮNG KỶ LỤC & THÔNG TIN
VỀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÔNG DƯƠNG RẤT HAY VÀ QUÝ
VỀ 1 SỐ NHÀ VĂN VIẾT NHIỀU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở NƯỚC TA
NÊN DẪN ĐỦ 35 CHỮ TRONG CHÚC THƯ CỦA VICTOR HUGO
NOSTRADAMUS
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH TRƯỚC ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG BÀI
MỘT CHUYỆN “CHÂU VỀ HIỆP PHỐ”
PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC RẤT KHOA HỌC
VỀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
CÁC “THƯ HIỆP” VÀ NỖI OAN CẦN ĐƯỢC GIẢI BÀY CỦA HỌ
HAI BỘ TRƯỜNG GIANG TIỂU THUYẾT CỦA EUGENE SUE:
Vài chi tiết về một số thư viện
MỘT CHÚT DUYÊN VỚI… SÁCH XƯA
LỄ RA MẮT CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA VÀ NAY
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TAM SAO THẤT BẢN
CUỐN BÚT QUAN HOÀI
BỘ “TAO ĐÀN TẠP CHÍ”
CHUYỆN VỀ CÁC GIỜ KHẮC SÁNG TÁC
­­Một cuốn sách cổ trên 300 năm
TÀI VẼ TRANH KHÔI HÀI CỦA TÚ MỠ
VỀ CUỐN “NGHỆ THUẬT Ở HUẾ” (L’ART À HUE)
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ “TẤN TUỒNG ĐỜI”
Những bộ sách vẫn cùng tôi đồng hành
Tản mạn về sách
Có nên dùng Tây Ba lô làm phụ đạo không?
MỘT CHUYỆN TRẢ THÙ
Chọc giận THẦN TÀI
Thứ duy nhất không mua được bằng tiền
Nỗi đau nho nhỏ của người yêu sách
Bài đọc tại buổi trao giải cuộc thi
Vài chi tiết về cuốn “Connaissance du Vietnam”
Tiểu phẩm hài hước cười ra nước mắt…
Làm thế nào để có một bộ sưu tập KIỀU đầy ấn tượng
Về một cuốn sách rất hay mà tôi mới có cơ duyên tìm lại được
Lược sử BÁO CHÍ VIỆT NAM từ khởi thuỷ tới 1945
Những tác phẩm sơn mài tuyệt vời
Về một trò chơi cần được tổ chức và phổ biến ngay
Tham luận tại Hội nghị Quốc tế
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ...
Học giả, học thiệt
Nghĩa của từ "Hat trick"
Một sai lầm cần được đính chính
Vấn đề hôm nay
Ông thầy quái đản của tôi
Trả lại sự công bằng
Hoan chiến: Một thứ chiến tranh mới lạ kỳ thú
Hội chứng sính ngoại ngữ
 
Netadong.com thiết kế