Hiện có 4 người xem / 2505138 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        
 
Những bộ sách vẫn cùng tôi đồng hành

Vũ Anh Tuấn

Năm 1950, tôi đã 15 tuổi và đang học “classe de 3ème” (tương đương với lớp 8 đời nay). Vốn tiếng pháp của tôi đã kha khá (tôi nói kha khá chứ thực ra tôi hơn các bạn cùng lớp rất nhiều), đơn giản chỉ vì tôi, mặc dù rất mê truyện kiếm hiệp, nhưng vẫn không hề rời bỏ việc đọc các truyện tranh bằng tiếng pháp. Nhờ đọc nhiều truyện tranh, tôi biết rất nhiều “vocabulaire” (từ vựng) cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, và tôi đã bắt đầu để mắt tới những bộ sách to đùng trong tủ sách của Cụ tôi. Bộ sách đầu tiên tôi tìm đến chính là bộ “Những kẻ khốn cùng” (Les misérables) của Victor Hugo, mà cụ Nguyễn Văn Vĩnh, qua một bản dịch song ngữ tuyệt vời đã dịch là “Những kẻ khốn nạn” vào hồi năm 1926. Mọi người có thể cười tôi khi đọc tới đây vì “bây giờ mà còn nói tới bộ “Những kẻ khốn cùng”, xưa quá rồi phải không?”. Xin đừng cười vội và cố gắng đọc tiếp: Người Việt chúng ta chỉ biết tới bộ sách của cụ Victor Hugo qua vài bản dịch, từ bản Nguyễn Văn Vĩnh năm 1926 tới các bản của Hà Mai Anh và một vài dịch giả khác; riêng bản của cụ Vĩnh là dịch nguyên văn và được trình bày song ngữ, một trang tiếng pháp, một trang tiếng việt, còn phần lớn các bản trước ngày giải phóng chỉ là những bản rút ngắn – tôi biết sau ngày giải phóng có một bản dịch “gần” như nguyên văn, nhưng tôi chưa có dịp đọc kỹ bản này. Tôi nói “gần” vì các đoạn nói về lịch sử pháp bị bỏ hơi nhiều. Hồi tôi mới biết nột chút pháp văn, tôi đã được đọc bộ truyện này dưới dạng rút ngắn (tức là chỉ biết qua một cách vắn tắt cốt truyện) của nhà Fernand Nathan, dài độ 250 trang với nhiều minh họa màu rất hấp dẫn. Nay với số vốn pháp văn đã kha khá, tôi xin Cụ tôi cho mượn bộ nguyên bản gồm 4 tập để đọc và rồi, chỉ qua vài chục trang đầu, tôi đã bị thu hút hoàn toàn bởi các chi tiết cực hay, cực lý thú, cực nhân đạo, bác ái, thực gần gũi với đời thường. Tôi bèn gác bỏ mọi truyện kiếm hiệp, trinh thám và truyện tranh để đọc miên man nguyên bản trong gần một tháng trời. Bộ sách đã như đưa tôi tới một chân trời mới, tuy không toàn hồng, nhưng đầy hứa hẹn với những ai biết sống tốt, sống nhân ái vơi nhiều yêu thương, hy vọng…

Khuôn khổ bài viết trong bản tin này không cho phép tôi kể hết các đọan tôi thích trong tác phẩm vĩ đại này. Tôi chỉ xin nói qua về một vài vấn đề liên quan tới tác phẩm này mà tôi đã tìm hiểu được và xin chia sẻ với các bạn.

Tiểu thuyết “Những kẻ khốn cùng” (phần đầu tiên, vâng chỉ mới phần đầu tiên) ra đời ngày 30 tháng 3, 1862 tại Bruxelles (Bỉ) và ngày 3 tháng 4 ở Paris, phần hai và ba ngày 15 tháng 5 ở Paris và hai phần bốn và năm ngày 30 tháng 6 cũng ở Paris. Tính ra bộ sách được in làm 10 tập đã mất gần 9 tháng để ra mắt độc giả. Nhưng cụ Victor Hugo đã bắt đầu viết tác phẩm này từ tháng 11 năm 1845. Có một nguồn tài liệu cho biết rằng vào năm 1806, người ta đã có những thông tin khá chính xác về một vị Giám mục ở thành Digne tên là Giám mục Miollis là người đã đón tiếp một người tù khổ sai tên là Pierre Maurin, vừa được tha sau khi ở tù 5 năm về tội đã ăn cắp một ổ bánh mì, cãi cọ và hành hung người bán bánh. Cái tội của Pierre Maurin (tội ăn cắp bánh mì) cũng là cái tội mà Victor Hugo đã gán cho nhân vật chính của mình, một người thoạt đầu ông gọi là Jean Tréjean, rồi Jean Vlajean, và cuối cùng là Jean Valjean. Nhân vật chính này, sau khi được tha ra khỏi nhà tù khổ sai đi đến đâu cũng bị ruồng bỏ, không ai cho tá túc, cho tới khi tìm được đến nhà của vị Giám mục thành Digne mà trong truyện là Giám mục Bienvenu Myriel. Điều khác nhau giữa nhân vật Pierre Maurin và Jean Valjean là Pierre Maurin, không bị ngục tù biến thành một kẻ hoàn toàn xấu, đã hoàn lương, trở thành một quân nhân dũng cảm và tử trận ở Waterloo. Nhân vật chính của cụ Victor Hugo, Jean Valjean thì khác hẳn; khi còn ở nhà ngục anh ta luôn chống đối và tìm cách vượt ngục, và mỗi lần vượt ngục không thành công thì những ngày tháng tù đày của anh lại bị tăng lên. Khi được thả ra, anh là một kẻ phẫn uất, lòng dạ đầy hận thù. Khi gặp Giám mục Myriel, anh đã được ông tiếp đón một cách thân thiện và cho tạm trú qua đêm. Trong đêm hôm đó anh đã không kiềm chế được lòng tham và ăn cắp hai chân nến bằng bạc ròng. Anh đã bị bắt. Hình ảnh nhà tù khổ sai lại lởn vởn trước mắt anh. Anh đã lại tái phạm với một tội lớn hơn tội cũ. Anh bị cảnh sát giải trở lại nhà Giám mục, và ôi lạ thay, vị Giám mục đã nói với cảnh sát là hai chân nên bằng bạc bị mất đó CHÍNH LÀ DO ÔNG CHO Jean Valjean, rồi lại còn cho anh thêm một vài đồ vật khác VỚI LỜI KHUYÊN ANH NÊN SỐNG CHO LƯƠNG THIỆN TỐT LÀNH. Được tha, không bị bắt, lại còn được cho thêm vài thứ vật dụng, Jean Valjean ra đi, lòng dạ quá ngỡ ngàng, quá ngạc nhiên, tâm trí thì rối mù; hắn như đang bị chế ngự bởi một sức mạnh huyền bí. Một lúc sau, hắn gặp trên đường đi một đứa trẻ bụi đời đang vừa đi vừa hát, vừa rỡn bằng cách tung bắt mấy đồng tiền bằng hai tay. Một đồng bốn mươi xu bỗng rớt xuống gần chân Jean Valjean. Lòng tham cố hữu lại nổi dậy, Jean Val jean lấy chân dẵm lên đồng xu. Đứa trẻ lại đòi, hắn quát lên và đuổi đứa nhỏ đi. Quá sợ hãi trước sự hung dữ của Jean Valjean, đứa trẻ bỏ chạy đi mất dạng. Chỉ một lát sau đó Jean Valjean, lấn đầu tiên trong đời, cảm thấy hổ thẹn vì hành vi tồi tệ hắn vừa làm. hắn gào lên gọi tên đứa nhỏ, mong nó trở lại để trả đồng xu cho nó, nhưng đứa nhỏ đã chạy quá xa mất rồi. Trong tâm trí đầy mây mù u ám của hắn, ánh ban mai đã ló dạng… Điều kỳ diệu mà Giám mục Myriel đã mong ước, đã hy vọng, và rõ ràng là đã khơi mào đã xảy ra, đã thực sụ xảy ra. Hắn bỗng so sánh hình ảnh nhân từ, lòng vị tha của vị Giám mục với hành vi tồi tệ hắn vừa làm và cảm thấy sự tương phản quá mãnh liệt. nghĩ tới thằng nhỏ, hắn bỗng thấy nổi lên trong tâm hồn hắn ước muốn mãnh liệt hối lỗi và hoàn lương, và rồi hắn bật khóc…

Trong lần đọc đầu tiên, khi còn là một thiếu niên, tôi cũng đã rất cảm động khi đọc tới đoạn vừa nói trên, và cũng chính từ những giây phút đó, tôi bỗng cảm thấy mình bị ảnh hưởng hơi nhiều và cũng đã tự nhủ là sẽ phải cố gắng làm được càng nhiều điều tốt càng tốt.

Tác phẩm “Những kẻ khốn cùng” của Victor Hugo là một trường thiên tiểu thuyết, nên đôi lúc cụ nói hơi nhiều về triết lý, đưa ra nhiều lý này lẽ nọ, và cũng nói rất nhiều về các chi tiết trong lịch sử pháp; chính vì lẽ đó nếu chỉ đọc một lần thì không thể thưởng thức hết được và càng đọc lại thì càng thấy thích thú hơn. Với tôi, đây là một trong những tác phẩn sẽ tồn tại mãi với nhân gian, với tất cả những ai yêu thích sự công chính.

Tính cho tới năm 1964 (theo tài liệu tôi có, còn từ 64 tới nay thì tôi không nắm được) đã có tất cả 24 lần tác phẩm này được xuất bản, lần đầu tiên là qua 10 tập, các lần khác thường là 4, 5 tập. Riêng bản dịch của cụ Nguyễn văn Vĩnh (in song ngữ) là 10 tập vào năm 1926 (xin xem hình đính kèm). Nhưng vào năm 1965, tôi may mắn mua được bản của nhà xuất bản Gallimard, trong sưu tập La Pléiade, IN CẢ BỘ VÀ NGUYÊN VĂN TRONG CÓ 1 TẬP DUY NHẤT (xin xem hình) mà còn có cả phần dị bản gần 300 trang. Sách này in bằng thứ giấy được gọi là giấy Thánh kinh (cực mỏng và vực rõ), và theo tôi, thì là thứ giấy tuyệt hảo nhất từ xưa đến nay và mãi mãi sau này. Cuốn tôi hiện có dày 1781 trang mà chỉ nặng chừng 800 grammes. Ngoài ra tôi còn có may mắn có được bộ “Những kẻ khốn nạn” là bản dịch của cụ Nguyễn văn Vĩnh vào các năm 1926 tới 1928 gồm 10 cuốn tổng cộng khoảng 3000 trang của nhà Trung Bắc Tân Văn ở Hà Nội; tuy nhiên tôi hiện đang bị thiếu tập số 1 của phần đầu tiên trong 5 phần, qúy vị nào biết nó hiện hữu ở đâu xin vui lòng chỉ bảo để tôi có thể “rước” tập thiếu đó về, dù có phải nhất bộ nhất bái đi nữa!

Kể từ khi tôi đọc lần đầu tiên tới nay, một nửa thế kỷ đã trôi qua, và trong thời gian đó tôi đã đọc lại tác phẩm này tất cả là 4 lần, do đó tôi thuộc lòng tới vài chục đọan mà tôi cực kỳ yêu thích. Khuôn khổ bài trích dẫn này chỉ cho phép tôi kể một đọan mà tôi cực kỳ yêu thích. Đó là đoạn Marius “cua” được Cosette bằng cách lẻn vào vườn nhà nàng để ở dưới một phiến đá một cuốn sổ nhỏ có ghi những lời ca tụng tình yêu cực hay cực lãng mạn, đã khiến Cosette cảm và mê chàng… Tôi xin được phép trích ở dưới đây một hai câu làm bằng:

1/- Nàng còn hay tới vườn Luxembourg không? Không. - Nàng hay đi lễ ở nhà thờ này phải không? – Nàng không còn đi lễ ở nhà thờ này nữa. – Nàng có còn ở trong căn nhà này không? – Nàng đã dọn đi rồi. – Nàng dọn đi đâu? – Nàng không hề cho biết. Ôi! Còn chi sầu thảm hơn khi mình chẳng biết HỒN MÌNH ở đâu?

2/- Ôi mùa Xuân, em là một tình thư ta gửi cho Nàng

3/- Bạn đau khổ bởi vì bạn đang yêu, vậy thì hãy yêu nhiều hơn nữa. Chết vì tình yêu, chính là sống vì tình yêu vậy.

4/- Thật là một điều kỳ lạ, bạn biết không? Tôi như đang ở trong màn đêm tăm tối. Khi ra đi, Nàng đã ôm theo cả bầu trời.

Thật là những lời lẽ lãng mạn, êm dịu, tới giờ tôi vẫn thích. Gần đây một anh bạn nhà văn đã bảo tôi rằng cụ Vĩnh đã dịch “Les misérables” là “Những kẻ khốn nạn” là không đúng, khi trông thấy bản dịch năm 1926 của cụ Vĩnh, và rồi anh hỏi tôi: “Còn anh thì anh nghĩ sao?” Theo tôi thì tôi nghĩ rằng cụ Vĩnh không sai vì hai lý do: Trước nhất là vào thời điểm 1926 hai chữ “khốn nạn” không có cái nghĩa đểu giả, bất nhân, mất dạy như ngày nay, mà chỉ có nghĩa là những kẻ khốn cùng. Kế đó là tôi nghĩ cụ Vĩnh là người đọc rộng hiểu nhiều chắc chắn là cụ biết là vào năm 1845 Victor Hugo mới viết những dòng đầu tiên của tác phẩm vĩ đại này và đặt tên nó là “Les misères” (Những cảnh khổ), nhưng đến năm 1847 thí cụ bỏ dở và đi làm chính trị, mãi tới năm 1860 mới hoàn tất và đổi tên là “Les misérables”. Do đó những kẻ khốn nạn chỉ là những kẻ cùng khổ sống khốn khó trong cảnh khổ mà thôi, chứ không phải là những kẻ đểu cáng, khốn kiếp, lưu manh, ác ôn và “khốn nạn” theo cái nghĩa của ngày nay.

Với tác phẩm vĩ đại này, mỗi lần đọc lại tôi chỉ thấy thích thú vì hiểu được nhiều hơn, chứ chưa bao giờ thấy chán…

Vũ Anh Tuấn
(Trính hồi ký 60 năm sách _ chương 4)

Bài đã đăng
TÔI KHÓC EM TÔI
Đôi lời giới thiệu tập thơ "Mong manh thu vàng" của Phạm Thị Minh Hưng
Vài kỷ niệm buồn vui về Bs
SANG HƠN MỸ
HẮN, TÊN THIỆN QUỶ
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
VỀ CUỐN QUÝ THƯ
VỀ CUỐN ĐÔNG DƯƠNG
THAY LỜI GIỚI THIỆU
MỘT ĐỜI VỚI SÁCH
CUỐN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 1914-1918
Những tác phẩm sơn mài TUYỆT VỜI
VÀI CHI TIẾT
CUỐN CỔ THƯ 156 NĂM TUỔI VÀ TÔI
ĐỘNG LỰC NÀO KHIẾN TÔI HAM TÌM VÀ GIỚI THIỆU
CUỐN “THỔ PHỈ VÀ PHIẾN LOẠN Ở BẮC KỲ”
ĐẦU NĂM LƯỢM ĐƯỢC VÀNG
LIECHTENSTEIN
Vài điều nên biết về 1 người bạn Pháp
VÀI DÒNG VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TÌNH THƯ MỘT BỨC,
VÀI ĐIỀU ĐÁNG GHI NHỚ
VÀI CẢM TƯỞNG SAU KHI THAM DỰ
TÂY CŨNG TAM SAO THẤT BẢN
Vài chi tiết về cuốn sách nhan đề
Cuốn “Ở BẮC KỲ” (AU TONKIN)
Vài chi tiết về kỳ họp ngày 14/11/2009 của CLB Sách Xưa & Nay
Quyển “1001 CUỐN SÁCH BẠN CẦN PHẢI ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI XA”
Những chi tiết về cuộc họp ngày 11/4/2009
CLB Sách Xưa và Nay viếng thăm An Tất Viên
CUỐN “NGƯỜI PHÁP TỚI BẮC KỲ” _ 1787-1884
THIÊN DUYÊN VỚI SÁCH CỔ
CÂU CHUYỆN THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Bộ sách: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG”
CHIẾN THẮNG OANH LIỆT của BẠCH THÁI BƯỞI
Một số sự việc đáng được nhắc lại
Vài chi tiết về cuốn “SÁCH DẠY HÁT TIẾNG NAM”
Vài chi tiết lý thú về buổi họp ngày 10-2-2007
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ ĐỊA DƯ RẤT CẦN BIẾT VỀ NƯỚC BẠN HOA KỲ
HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)
Vài dòng về cuốn sách cổ “XỨ BẮC KỲ” (Le Tonkin)
Vài chi tiết về cuốn “MISSIONS DE COCHINCHINE”
Vài chi tiết về cuốn “CUỘC PHIÊU LƯU CỦA THẾ KỶ XX”
Cuốn “Ở ĐÔNG DƯƠNG NAM KỲ, CAO MIÊN, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ”
Vài chi tiết về cuốn “TỪ BA LÊ TỚI BẮC KỲ”
Cuốn “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
CUỐN “PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI ANNAM”
Cuốn NIÊN BIỂU CÁC NỀN VĂN MINH
Vài chi tiết về một cuốn sách KHÔNG PHẢI TÔI “CHƠI” MÀ LÀ TÔI MỚI “LÀM ”
Vài dòng về cuốn sách “MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ”
Vài điều lý thú về cuốn "VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM"
Vài chi tiết về một cuốn sách mới xuất bản năm 1992
Giới thiệu 2 cuốn sách mới
Vài chi tiết về bộ sách “CON QUỶ CÀ NHẮC”
CUỐN “GIA ĐỊNH THUNG CHÍ”
CUỐN “CÁC HỘI KÍN TRÊN ĐẤT ANNAM”
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ BÁO KHOA HỌC HUYỀN BÍ
CUỐN ALBUM ĐẶC BIỆT CỦA BÁO ẢNH PHÁP
CUỐN “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”
VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “XỨ BẮC KỲ”
VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CUỐN “TỰ ĐIỂN TIỂU SỬ
CUỐN “LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”
HƠN 300 NĂM TRƯỚC
SÁCH QUAN CHẾ
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI 6 NĂM
Vài điều cần biết về tờ Gia Định báo
Vài cảm nghĩ về vấn đề sửa bản in
Lịch sử HÀN LÂM VIỆN ở nước ta và ở Pháp quốc
Thú chơi tranh và người thưởng ngoạn tranh ngày nay
Từ Lâu Đài đến Bảo Tàng
Thú chơi sưu tập
Nhân hai cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần thứ 3”
Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ai?
Lịch Sử Bưu Thiếp
TIÊU NGỮ
CÓ NÊN DỰNG LẠI THÁP PISE KHÔNG?
Hai chiếc thuyền rồng ở hồ Némi
Những cuốn sách đã ghé đời tôi và . . . . Ở LẠI
VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
TỔNG KẾT 4 NĂM HOẠT ĐỘNG
NHỮNG KỶ LỤC & THÔNG TIN
VỀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÔNG DƯƠNG RẤT HAY VÀ QUÝ
VỀ 1 SỐ NHÀ VĂN VIẾT NHIỀU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở NƯỚC TA
NÊN DẪN ĐỦ 35 CHỮ TRONG CHÚC THƯ CỦA VICTOR HUGO
NOSTRADAMUS
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH TRƯỚC ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG BÀI
MỘT CHUYỆN “CHÂU VỀ HIỆP PHỐ”
PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC RẤT KHOA HỌC
VỀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
CÁC “THƯ HIỆP” VÀ NỖI OAN CẦN ĐƯỢC GIẢI BÀY CỦA HỌ
HAI BỘ TRƯỜNG GIANG TIỂU THUYẾT CỦA EUGENE SUE:
Vài chi tiết về một số thư viện
MỘT CHÚT DUYÊN VỚI… SÁCH XƯA
LỄ RA MẮT CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA VÀ NAY
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TAM SAO THẤT BẢN
CUỐN BÚT QUAN HOÀI
BỘ “TAO ĐÀN TẠP CHÍ”
CHUYỆN VỀ CÁC GIỜ KHẮC SÁNG TÁC
­­Một cuốn sách cổ trên 300 năm
TÀI VẼ TRANH KHÔI HÀI CỦA TÚ MỠ
VỀ CUỐN “NGHỆ THUẬT Ở HUẾ” (L’ART À HUE)
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ “TẤN TUỒNG ĐỜI”
Tản mạn về sách
Có nên dùng Tây Ba lô làm phụ đạo không?
MỘT CHUYỆN TRẢ THÙ
Chọc giận THẦN TÀI
Thứ duy nhất không mua được bằng tiền
Nỗi đau nho nhỏ của người yêu sách
Bài đọc tại buổi trao giải cuộc thi
Vài chi tiết về cuốn “Connaissance du Vietnam”
Tiểu phẩm hài hước cười ra nước mắt…
Làm thế nào để có một bộ sưu tập KIỀU đầy ấn tượng
Về một cuốn sách rất hay mà tôi mới có cơ duyên tìm lại được
Lược sử BÁO CHÍ VIỆT NAM từ khởi thuỷ tới 1945
Những tác phẩm sơn mài tuyệt vời
Về một trò chơi cần được tổ chức và phổ biến ngay
Tham luận tại Hội nghị Quốc tế
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ...
Học giả, học thiệt
Nghĩa của từ "Hat trick"
Một sai lầm cần được đính chính
Vấn đề hôm nay
Ông thầy quái đản của tôi
Trả lại sự công bằng
Hoan chiến: Một thứ chiến tranh mới lạ kỳ thú
Hội chứng sính ngoại ngữ
 
Netadong.com thiết kế