“ĐI TÌM NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ” ĐÃ ĐĂNG TRONG BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀY 07-01-2007
Tình cờ đọc được bài viết này trong “Bản tin nội bộ của CLB Sách Xưa và Nay, nơi trang 46 của số 8 (tháng 1 năm 2007)”, và thấy bài này chỉ là ý kiến riêng của một tác giả, nhưng lại có lời ghi là “tác giả bài này đã chứng minh rằng Alexandro Rhodes KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ - lời ghi này có ý nói rằng tác giả bài báo LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHỨNG MINH LÀ GIÁO SĨ ĐẮC LỘ (DE RHODES) KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ”. Vì tò mò người viết đã cố gắng đọc nốt bài báo và thấy rằng nó chứa đựng một vài điều không chính xác, nên người viết đã viết bài này để phản biện về mấy điểm không chính xác đó. Điểm 1 . Tác giả bài báo nói trên KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHỨNG MINH VIỆC GIÁO SĨ ĐẮC LỘ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI SÁNG TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ, lý do đơn giản là từ nhiều năm trước đã có rất nhiều tác giả viết rất rõ ràng về điều đó, cụ thể là tác giả ĐỖ QUANG CHÍNH, một linh mục Dòng Tên (Compagnie de Jésus) – vâng DÒNG TÊN mới đúng, chứ DÒNG TÊN JÉSUS là sai vì chữ TÊN được dùng để chỉ Chúa Jésus – đã NÓI VỀ ĐIỀU NÀY TỪ NĂM 1972 trong cuốn sách nhan đề là “Lịch sử chữ Quốc Ngữ 1620-1629” của ông một cách thật rõ ràng (xin xem tài liệu A chứng minh đính kèm). Thực ra hai người làm mấy cuốn tự điển đầu tiên Việt-Bồ và Bồ-Việt là hai giáo sĩ người Bồ đào nha Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa, tuy nhiên mấy cuốn tự điển này chỉ lơ thơ một số từ rất ít ỏi, và ở dạng bản thảo, CHƯA HỀ ĐƯỢC IN RA. Do đó Giáo sĩ Đắc Lộ chắc chắn đã DỰA VÀO HAI CUỐN TỰ ĐIỂN Ở DẠNG BẢN THẢO ĐÓ để soạn ra cuốn Việt-Bồ-La của ông, TUY NHIÊN CÔNG LỚN CỦA ÔNG LÀ ĐÃ HOÀN THIỆN CÁCH PHIÊN ÂM, MỘT VIỆC LÀM MÀ NẾU ĐẮC LỘ KHÔNG LÀM THÌ LÀM GÌ MÀ CÓ CHỮ QUỐC NGỮ CHÚNG TA ĐANG DÙNG NGÀY NAY. Hơn nữa, khi đề tựa cuốn tự điển Việt - Bồ - La của ông, Giáo sĩ Đắc Lộ cũng đã ghi rõ là ông học tiếng Việt với giáo sĩ De Pina, VÀ KHI ÔNG ĐÃ NÓI ÔNG HỌC TIẾNG VIỆT CỦA AI THÌ LÀM SAO MÀ LẠI GÁN CHO ÔNG LÀ ÔNG ĐÃ PHÁT MINH RA TIẾNG VIỆT ĐƯỢC? (Xin xem tài liệu B đính kèm). Điều này cho thấy nếu nói Giáo sĩ Đắc Lộ “đạo văn” “gian trá” thì quả là hơi “bị ít sự thật”. Điểm 2 . Trong bài báo nói trên có đoạn nguyên văn như sau “Nhưng khi rời Á Đông trở về Âu Châu ông này (De Rhodes) đã kèm thêm tên de qúy phái khi ra quyển tự điển lịch sử ấy”. Hai dòng chữ này chỉ nhằm mục đích phê phán Giáo sĩ Đắc Lộ là “thấy sang bắt quàng làm họ” và lời phê phán này lại được nhắm vào một người đã qua đời gần 4 thế kỷ trước, thành ra khi đọc, người đọc vốn đa sầu đa cảm nên buồn mất đúng 35 phút! Khi hết buồn người đọc đã để tâm tìm kiếm và rất ngạc nhiên khi thấy Giáo sĩ Đắc Lộ đã rất bị oan vì người đọc đã tìm được tài liệu cho thấy CHA ĐẺ CỦA GIÁO SĨ ĐẮC LỘ LÀ MỘT NHÀ QÚY TỘC Ở AVIGNON (thủ phủ của quận Vaucluse trên sông Rhône, một trung tâm của đại học và thành phố của nghệ thuật và đương nhiên là một thành phố của Pháp) TÊN LÀ BERNADINE II DE RHODES VÀ ÔNG CÓ TẤT CẢ 8 NGƯỜI CON VÀ GIÁO SĨ ĐẮC LỘ LÀ NGƯỜI CON THỨ HAI TRONG SỐ 8 NGƯỜI NÀY. Gia đình ông là một gia đình gốc Do Thái mang quốc tịch nước Vatican (Etat de la Cité du Vatican). Một gia đình QÚY PHÁI MANG QUỐC TỊCH VATICAN VÀ SINH ĐẺ TẠI AVIGNON (PHÁP) THÌ KHI SINH RA GIÁO SĨ DE RHODES PHẢI CÓ CHỮ DE TỪ KHI LÀM KHAI SINH CHỨ CÓ LÝ NÀO LẠI PHẢI CHỜ ĐẾN LÚC LÀM TỰ ĐIỂN MỚI THÊM DE VÀO? (Xin xem tài liệu C đính kèm) Điểm 3 . Về giới từ (hoặc phụ từ) DE Tìm hiểu về giới từ DE người viết được biết là giới từ này đã được dùng trước Cuộc Đại Cách Mạng để chỉ một vùng đất do một nhà quý tộc sở hữu, do một thường dân (vào thời đó gọi là tiện dân) sở hữu, hoặc một mảnh đất do người có tiền mua để được làm địa chủ; ngoài ra giới từ De cũng đơn giản được dùng để chỉ quê quán, nơi sinh. Và như vậy, vào lúc sinh thời của Giáo sĩ de Rhodes giới từ De không phải là độc quyền của giới qúy tộc, VẬY THÌ VU OAN CHO DE RHODES LÀ CÓ Ý GHI GIỚI TỪ VÀO TÊN MÌNH KHI VIẾT TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA LÀ HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CƠ SỞ HAY TÍNH NGHIÊN CỨU VÌ NÓ SAI (Xin xem tài liệu D đính kèm). Việc hiểu nhầm Giáo sĩ De Rhodes là người đã phát minh, sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ cũng là một sự hiểu nhầm của chính những người hậu bối của ông, vì ngay khi còn sinh thời CÓ BAO GIỜ ÔNG TỰ NHẬN MÌNH LÀ THỦY TỔ CHỮ QUỐC NGỮ ĐÂU, KHÔNG NHỮNG THẾ TRÊN ĐẦU CUỐN TỰ ĐIỂN ÔNG CÒN KHAI LÀ HỌC CHỮ QUỐC NGỮ Ở GIÁO SĨ DE PINA – ĐÃ KHAI LÀ HỌC CHỮ QUỐC NGỮ THÌ ĐƯƠNG NHIÊN LÀ PHẢI ĐÃNG TRÍ LẮM MỚI NGHĨ RẰNG MÌNH LÀ THỦY TỔ THỨ CHỮ MÀ MÌNH PHẢI ĐI HỌC TỪ NGƯỜI KHÁC. Mà Giáo sĩ Đắc Lộ thì đâu có đãng trí và ngay cả việc ông có công lớn in những cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên với đủ các dấu, với những từ được tách rời (khởi thủy các từ gắn liền với nhau), với cách phiên âm, Đủ các YẾU TỐ MANG LẠI CHO CHÚNG TA CHỮ QUỐC NGỮ NGÀY NAY, mà ông cũng chẳng kể công, thế thì ông đáng được ghi ơn lắm chứ. Việc nghiên cứu xin phải tìm hiểu ở các thư viện lớn trên thế giới, các kho dự trữ lưu trữ thì mới có thể tin được, chứ còn đi hỏi vớ vẩn sau trên ba thế kỷ thì làm sao mà tin được? Trên đây là những phản biện thô thiển của người viết vốn là một kẻ vô danh nhưng yêu thích tiếng Việt, nên yêu luôn Giáo sĩ De Rhodes vì Người có công. Đơn giản có thế thôi! Tháng 01 năm 2007 Vũ Thư Hữu |