Hiện có 13 người xem / 2518253 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        
 
Thú chơi tranh và người thưởng ngoạn tranh ngày nay

Trong số rất nhiều những thú chơi của người Việt chúng ta như chơi cổ vật, chơi sách, chơi chim, chơi cá, chơi cây cảnh, thú chơi tranh tương đối ít phổ biến nhất, và có thể nói, hiện đang phát triển mạnh kể từ những ngày đầu mở cửa. Thời tiền chiến, kể từ năm 1925 khi trường Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập bởi người Pháp, số người biết chơi tranh rất là ít ỏi và họ đều thuộc giới thượng lưu có chút Tây học, hoặc là một số rất hiếm các thương gia giàu có. Giới thường dân vào lúc đó chỉ chơi các loại tranh Tết, tranh Gà, tranh Lợn v.v. Với thời gian số người biết chơi tranh có gia tăng nhưng chỉ thực sự thành một phong trào trong thời gian gần đây, kể từ những ngày đầu mở cửa, bằng chứng là những ga-lơ-ri, những phòng chép tranh mọc lên như nấm.

Tranh có đủ loại, tranh dầu, tranh lụa (gốc gác từ nước Tàu), tranh khắc gỗ, tranh giấy dó v.v. Những thứ người chơi có trình độ một chút ưa thích vẫn là tranh sơn dầu, vì chất liệu sơn dầu bền vững hơn và được thưởng thức nhiều hơn ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên trong lãnh vực này các hoạ sĩ người mình có thể nói chưa thể địch lại các bậc thầy Âu Châu vì đây vốn là sở trường và truyền thống của họ đã cả ngàn năm rồi.

Với kẻ thưởng ngoạn có chút ít hiểu biết về tranh, các tiêu chuẩn dưới đây cần phải được đạt tới: Trước hết bức tranh phải “bắt” mắt, sau đó nó phải đem lại được ít nhiều thoải mái cho tâm hồn cũng như sự thú vị cho con tim. Một nhà sưu tầm tranh, đồng thời là một tay buôn tranh có danh tiếng ở Pháp đã cho rằng những phẩm chất cần thiết cho một bức tranh để đạt tới thành công là như sau đây:

1/ Sự thành thật rung cảm

2/ Cường độ màu sắc

3/ Âm hưởng màu sắc

4/ Sự độc đáo của ý tưởng

5/ Sự độc đáo của bút pháp

Theo ông này, chỉ cần thiếu một trong những phẩm chất cần thiết này là tác phẩm coi như không đạt. Nhưng đối với những người thưởng ngoạn bình thường thì chỉ cần bức tranh “chứa đựng” một cái gì đó, “nói lên” cái gì đó, nghĩa là có sức hút người xem, không khiến họ dửng dưng thì đã có thể coi là một tranh đẹp có giá trị.

Trình độ ý thức được cái đẹp như thế nào của người thưởng ngoạn nhất thiết không đồng nhất, có bức tranh người này cho là đẹp thì người kia lại thấy là xấu. Thực tế là ở nước ta số người có trình độ thưởng ngoạn tranh khá cao rất là hiếm. Tuy nhiên, theo một hoạ sĩ lão thành “việc thưởng thức một bức tranh không cần đòi hỏi đến sự hiểu biết về kỹ thuật hội hoạ - việc nghiên cứu một bức tranh là việc của nhà chuyên môn – vì ông này lý luận, khi xem tivi, với máy móc điện tử trùng điệp bên trong, bạn đâu cần biết mà cũng vẫn xem được; hơn nữa, bức tranh cũng như một người đẹp, thoạt nhìn thấy là bạn có thể rung động ngay chứ đâu cần phải nghĩ tới các chi tiết “kỹ thuật” như “đen, trắng, vòng ngực, vòng mông v.v.”

Số người chơi tranh ở nước ta ngày nay có thể tạm chia làm ba tầng lớp. Lớp người bình dân thì tranh nào vui mắt, màu sắc tươi tắn dễ được dùng để trang trí là họ thích, vì do không biết, họ chẳng cần chú ý gì tới các tiêu chuẩn, kỹ thuật hội hoạ. Hai tầng lớp còn lại, một thích “cảm” một tranh đẹp khi thấy nó hội đủ các yếu tố: bố cục, màu sắc và đường nét, đồng thời được thực hiện theo sát sự thật ngoài đời. Với lớp người này những đề tài hội hè đình đám rất được ưa thích. Tầng lớp cuối cùng lại ưa thích những cái gì tân kỳ và họ khoái tìm tòi. Trước một bức tranh có màu sắc lạ, có lối bố cục mới, có kỹ thuật độc đáo, họ có thể suy gẫm hàng giờ, dang ra xa ngó, bước lại gần nhìn, rồi một khi họ đã “khám phá” hoặc tưởng đã khám phá được dụng ý mà hoạ sĩ muốn diễn tả bằng một nghệ thuật chẳng giống ai thì họ rất lấy làm thích thú.

Người thưởng thức tranh đôi khi như người đi du lịch vào một vũ trụ bí mật, huyền diệu mà anh ta không thể sử dụng được các điều hiểu biết đã thu lượm được một cách rời rạc và máy móc. Không thể xét về mặt kỹ thuật, chất liệu, rồi mới vận dụng đến cảm xúc khi xem một bức tranh, cũng như không thể nói rằng: “cần phải rung động, cảm xúc trước, rồi mới đụng đến kỹ thuật, quy tắc, luật lệ để kiểm soát lại. Chính vì tác phẩm nghệ thuật do nhiều yếu tố tạo nên, và tất cả những yếu tố đó liên hệ, tương trợ, chi phối, điều hoà lẫn nhau để tạo ra một sắc thái chung. Chỉ khi người thưởng ngoạn tìm được cái mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hoạ phẩm, và nhất là nhận ra được cái tính chất tương đối của mọi yếu tố đó, thì anh ta mới có thể cảm thấy những cái gì là tuyệt diệu trong nghệ thuật, nghĩa là bản chất của nghệ thuật tiềm ẩn trong một bức hoạ và đó là cái đẹp của bức hoạ đúng với danh từ “ĐẸP”.

Số hoạ sĩ lão thành nổi danh, phần lớn xuất thân từ trường Mỹ Thuật Đông Dương tới giờ này đã ra đi gần hết, các hoạ sĩ các thế hệ sau thì rất nhiều nhưng tựu trung những người đã có đẳng cấp thì chắc cũng chưa vượt quá con số một trăm người. Tranh của họ đã được biết tới ở một vài nơi ở Đông Nam Á như Hongkong, Singapore, Đại Hàn v.v. nhưng ở Âu Châu thì có thể nói chưa có tiếng vang gì ghê gớm lắm. Về giá tranh thì cũng chưa có gì đáng nói lắm so với giá tranh của các hoạ sĩ ở Đông Nam Á, vì trong những kỳ đấu giá gần đây nghe nói giá cao nhất của các bậc thầy như Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm cũng chỉ mới là hơn 200,000 US$ trong khi có một hai hoạ sĩ người Nam Dương đã với được tới gần 3 triệu mỹ kim. Còn đối với Châu Âu thì từ con số 1, 2 trăm ngàn tới con số hàng mấy chục triệu, mấy trăm triệu như các bậc thầy Van Gogh, Picasso, Renoir, Matisse, Delaunay v.v. thì còn là xa lắc xa lơ.

Như đã nói trên, trừ những người mới tập tành chơi tranh hoặc chỉ mua tranh để trang trí nhà cửa, chúng ta cũng có một số nhà sưu tập, côlếcto, côlếcbé; một vài trong số các vị này, nhờ may mắn sưu tập được tác phẩm một số hoạ sĩ danh tiếng như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng đã trở thành tỷ phú, đã đi giao lưu với nhiều nước để trưng bày, triển lãm và… để bán tranh. Nhưng tựu trung, nếu muốn nói là nhà sưu tầm (collector) với đúng nghĩa của nó như ở các nơi khác trên thế giới thì…ngay lúc này, có lẽ ta chưa có một ai, vì ít người “cương quyết” chỉ “mua” mà không bán – phần lớn cô lếc (collect) đó nhưng hễ gặp các tên Đô, Quan, Mác, Yên, Đô Xinh (Singapore Dollar), thậm chí cả tên Áp Ga Ni (đơn vị tiền tệ của Afghanistan) thì các vị côlếcto côlếcbé này tức khắc biến thành côlếc-hộ. Từ “côlếc-hộ” là một từ Anh Việt do một người có tính nghịch ngợm đã phát minh ra nhiều năm về trước khi anh ta in cho mình một danh thiếp tự xưng là côlếc-hộ, người ngoại quốc hỏi đã được anh ta giải thích là tôi cô lếc nhưng bây giờ cần tiền thì bán, chẳng là côlếc-hộ các anh thì là gì? Nhưng, còn thở là còn hy vọng, một ngày đẹp trời nào đó đất nước ta nhất định sẽ có côlếcto thứ thiệt… mong lắm thay!

Ở nước ta nhà sưu tập độc đáo nhất phải nói là ông Lâm Càfê vừa qua đời cách đây vài tháng. Ông có được một bộ sưu tập rất lớn nhờ bán chịu cà phê cho các danh hoạ thời đó thường tụ tập tại nhà ông mỗi sáng. Tuy lúc đầu có thể là ông không có nhiều hiểu biết về tranh nhưng ông hơn người ở chỗ đã có trong đầu một “chủ đích” và đã cương quyết thực hiện chủ đích đó tới thành công. Người bình thường cho uống chịu ăn chịu tới một mức nào đó thì thôi, ông thì khác, mỗi khi gặp hoạ sĩ nào quá túng không trả được, ông vẫn cung cấp đầy đủ, “còn cho mượn thêm tiền” tiêu vặt nữa… Một tính cách dễ thương như vậy, có là sắt đá các hoạ sĩ cũng phải cảm động. Và, tuy cũng có lúc phải bán, nghe nói khi ông mất, sưu tập của ông cũng còn gần nguyên vẹn. Trường hợp sưu tập của ông Lâm thật là hiếm có và mừng cho ông vì nghe nói ông có con cháu nối nghiệp sưu tập của ông.

Trước khi kết thúc bài viết nhỏ này, người viết muốn nói qua về một vấn đề đang rất phổ biến và đang làm phương hại không ít cho việc mua bán tranh pháo ở nước ta: đó là vấn đề những tranh chép lại, mà chép luôn chữ ký – những tranh mà một người có óc khôi hài đã từng kêu là “phải xem bằng mũi, chứ không phải bằng mắt”, đơn giản là vì mùi sơn còn nồng nặc, dù đã được vẽ trên bố cũ, đã được phơi sương quết đất cho cũ xì cũ xịt – nhưng làm gì đi nữa, hương hoa của sơn cũng phải năm bảy tháng một năm mới hết. Việc tranh giả, tranh thật lẫn lộn bát nháo này làm các người ngoại quốc muốn làm ăn rất “ngán” tranh VN. Cũng may là những kẻ đã và đang làm ăn với chúng ta thực chất cũng chỉ mới là những loại ác đi lơ (art dealer) bình thường bực trung, các “đại gia” có thể nói là chưa thấy “giá đáo”.

Chúng ta còn rất nhiều thời gian để đưa tranh Việt Nam tiến lên chinh phục thế giới, và chúng ta chắc chắn sẽ dần dần có rất nhiều người biết chơi tranh, biết trân trọng tranh, biết thưởng thức một thú tiêu khiển tao nhã, cao cấp, đáng lưu tâm. Một điều chắc chắn cuối cùng là một ngày đẹp trời nào đó chúng ta sẽ có những nhà sưu tập thứ thiệt không thua bất cứ nhà sưu tập nào của thế giới, đồng thời cũng có những galori uy tín không thua galori nào của hoàn cầu.

8/6/2000

Vũ Anh Tuấn

Bài đã đăng
TÔI KHÓC EM TÔI
Đôi lời giới thiệu tập thơ "Mong manh thu vàng" của Phạm Thị Minh Hưng
Vài kỷ niệm buồn vui về Bs
SANG HƠN MỸ
HẮN, TÊN THIỆN QUỶ
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
VỀ CUỐN QUÝ THƯ
VỀ CUỐN ĐÔNG DƯƠNG
THAY LỜI GIỚI THIỆU
MỘT ĐỜI VỚI SÁCH
CUỐN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 1914-1918
Những tác phẩm sơn mài TUYỆT VỜI
VÀI CHI TIẾT
CUỐN CỔ THƯ 156 NĂM TUỔI VÀ TÔI
ĐỘNG LỰC NÀO KHIẾN TÔI HAM TÌM VÀ GIỚI THIỆU
CUỐN “THỔ PHỈ VÀ PHIẾN LOẠN Ở BẮC KỲ”
ĐẦU NĂM LƯỢM ĐƯỢC VÀNG
LIECHTENSTEIN
Vài điều nên biết về 1 người bạn Pháp
VÀI DÒNG VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TÌNH THƯ MỘT BỨC,
VÀI ĐIỀU ĐÁNG GHI NHỚ
VÀI CẢM TƯỞNG SAU KHI THAM DỰ
TÂY CŨNG TAM SAO THẤT BẢN
Vài chi tiết về cuốn sách nhan đề
Cuốn “Ở BẮC KỲ” (AU TONKIN)
Vài chi tiết về kỳ họp ngày 14/11/2009 của CLB Sách Xưa & Nay
Quyển “1001 CUỐN SÁCH BẠN CẦN PHẢI ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI XA”
Những chi tiết về cuộc họp ngày 11/4/2009
CLB Sách Xưa và Nay viếng thăm An Tất Viên
CUỐN “NGƯỜI PHÁP TỚI BẮC KỲ” _ 1787-1884
THIÊN DUYÊN VỚI SÁCH CỔ
CÂU CHUYỆN THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Bộ sách: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG”
CHIẾN THẮNG OANH LIỆT của BẠCH THÁI BƯỞI
Một số sự việc đáng được nhắc lại
Vài chi tiết về cuốn “SÁCH DẠY HÁT TIẾNG NAM”
Vài chi tiết lý thú về buổi họp ngày 10-2-2007
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ ĐỊA DƯ RẤT CẦN BIẾT VỀ NƯỚC BẠN HOA KỲ
HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)
Vài dòng về cuốn sách cổ “XỨ BẮC KỲ” (Le Tonkin)
Vài chi tiết về cuốn “MISSIONS DE COCHINCHINE”
Vài chi tiết về cuốn “CUỘC PHIÊU LƯU CỦA THẾ KỶ XX”
Cuốn “Ở ĐÔNG DƯƠNG NAM KỲ, CAO MIÊN, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ”
Vài chi tiết về cuốn “TỪ BA LÊ TỚI BẮC KỲ”
Cuốn “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
CUỐN “PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI ANNAM”
Cuốn NIÊN BIỂU CÁC NỀN VĂN MINH
Vài chi tiết về một cuốn sách KHÔNG PHẢI TÔI “CHƠI” MÀ LÀ TÔI MỚI “LÀM ”
Vài dòng về cuốn sách “MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ”
Vài điều lý thú về cuốn "VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM"
Vài chi tiết về một cuốn sách mới xuất bản năm 1992
Giới thiệu 2 cuốn sách mới
Vài chi tiết về bộ sách “CON QUỶ CÀ NHẮC”
CUỐN “GIA ĐỊNH THUNG CHÍ”
CUỐN “CÁC HỘI KÍN TRÊN ĐẤT ANNAM”
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ BÁO KHOA HỌC HUYỀN BÍ
CUỐN ALBUM ĐẶC BIỆT CỦA BÁO ẢNH PHÁP
CUỐN “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”
VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “XỨ BẮC KỲ”
VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CUỐN “TỰ ĐIỂN TIỂU SỬ
CUỐN “LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”
HƠN 300 NĂM TRƯỚC
SÁCH QUAN CHẾ
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI 6 NĂM
Vài điều cần biết về tờ Gia Định báo
Vài cảm nghĩ về vấn đề sửa bản in
Lịch sử HÀN LÂM VIỆN ở nước ta và ở Pháp quốc
Từ Lâu Đài đến Bảo Tàng
Thú chơi sưu tập
Nhân hai cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần thứ 3”
Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ai?
Lịch Sử Bưu Thiếp
TIÊU NGỮ
CÓ NÊN DỰNG LẠI THÁP PISE KHÔNG?
Hai chiếc thuyền rồng ở hồ Némi
Những cuốn sách đã ghé đời tôi và . . . . Ở LẠI
VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
TỔNG KẾT 4 NĂM HOẠT ĐỘNG
NHỮNG KỶ LỤC & THÔNG TIN
VỀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÔNG DƯƠNG RẤT HAY VÀ QUÝ
VỀ 1 SỐ NHÀ VĂN VIẾT NHIỀU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở NƯỚC TA
NÊN DẪN ĐỦ 35 CHỮ TRONG CHÚC THƯ CỦA VICTOR HUGO
NOSTRADAMUS
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH TRƯỚC ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG BÀI
MỘT CHUYỆN “CHÂU VỀ HIỆP PHỐ”
PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC RẤT KHOA HỌC
VỀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
CÁC “THƯ HIỆP” VÀ NỖI OAN CẦN ĐƯỢC GIẢI BÀY CỦA HỌ
HAI BỘ TRƯỜNG GIANG TIỂU THUYẾT CỦA EUGENE SUE:
Vài chi tiết về một số thư viện
MỘT CHÚT DUYÊN VỚI… SÁCH XƯA
LỄ RA MẮT CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA VÀ NAY
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TAM SAO THẤT BẢN
CUỐN BÚT QUAN HOÀI
BỘ “TAO ĐÀN TẠP CHÍ”
CHUYỆN VỀ CÁC GIỜ KHẮC SÁNG TÁC
­­Một cuốn sách cổ trên 300 năm
TÀI VẼ TRANH KHÔI HÀI CỦA TÚ MỠ
VỀ CUỐN “NGHỆ THUẬT Ở HUẾ” (L’ART À HUE)
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ “TẤN TUỒNG ĐỜI”
Những bộ sách vẫn cùng tôi đồng hành
Tản mạn về sách
Có nên dùng Tây Ba lô làm phụ đạo không?
MỘT CHUYỆN TRẢ THÙ
Chọc giận THẦN TÀI
Thứ duy nhất không mua được bằng tiền
Nỗi đau nho nhỏ của người yêu sách
Bài đọc tại buổi trao giải cuộc thi
Vài chi tiết về cuốn “Connaissance du Vietnam”
Tiểu phẩm hài hước cười ra nước mắt…
Làm thế nào để có một bộ sưu tập KIỀU đầy ấn tượng
Về một cuốn sách rất hay mà tôi mới có cơ duyên tìm lại được
Lược sử BÁO CHÍ VIỆT NAM từ khởi thuỷ tới 1945
Những tác phẩm sơn mài tuyệt vời
Về một trò chơi cần được tổ chức và phổ biến ngay
Tham luận tại Hội nghị Quốc tế
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ...
Học giả, học thiệt
Nghĩa của từ "Hat trick"
Một sai lầm cần được đính chính
Vấn đề hôm nay
Ông thầy quái đản của tôi
Trả lại sự công bằng
Hoan chiến: Một thứ chiến tranh mới lạ kỳ thú
Hội chứng sính ngoại ngữ
 
Netadong.com thiết kế