Hiện có 29 người xem / 2518291 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        
 
Đôi lời giới thiệu tập thơ "Mong manh thu vàng" của Phạm Thị Minh Hưng

… và vài suy tư mộc mạc, chân thành
của một người yêu sách, yêu văn thơ,
 sau khi đọc bản thảo tập thơ
Mong Manh Thu Vàng của nhà thơ
Phạm Thị Minh Hưng…


Nhận được bản thảo tập thơ gồm 110 bài thơ qua 10 đề tài khác nhau, tôi đã bỏ ra 5 giờ đồng hồ để đọc lướt qua tất cả 110 bài thơ, và đã cảm thấy rất thích thú và yêu quý các bài thơ này.
Phần lớn các bài thơ đều nói về đủ khía cạnh của Tình Yêu, nào là tình lãng mạn, tình nhớ, tình vui, tình buồn, tình trẻ, tình già, tình gần, tình xa (nơi quê người), và cả …tình tan bằng một văn phong chân chất, thuần Việt, trong sáng, lãng mạn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, và có thể nói dễ đi vào lòng người đọc…và có thể sẽ ở lại tâm trí họ lâu hơn.
Trong chuyến du hành qua 110 bài thơ, tôi đã không bắt gặp một từ nào bí hiểm, cầu kỳ, lai căng, và đã không gặp một ẩn dụ, hiện dụ, tiền hay hậu hiện đại nào, thật là tuyệt vời!
Tôi đoan chắc văn phong trong sáng, đầy mộng mơ, đầy tình cảm này của nhà thơ, sẽ rất dễ dàng chinh phục lòng người đọc, và sẽ được họ nhớ tới dài lâu.
     Điều đáng quý và đáng nói nhất, là nhà thơ Phạm Thị Minh Hưng đã luôn là chính mình, và không hề phải chịu ảnh hưởng của ai, của trường phái nào,

Vì là người biết chơi sách từ thời niên thiếu, trong đời tôi tôi yêu thơ chẳng kém gì tôi yêu văn, và tôi đã đọc rất nhiều thơ của các nhà thơ danh tiếng như Tản Đà, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng, Phạm Huy Thông, Tchya vv… và đấy là những nhà thơ ta, còn những nhà thơ tây thì tôi đọc nhiều đến nỗi không nhớ hết được, nhưng tôi lại nhớ rất rõ, vì tôi có ghi lại, một bài nhan đề là “ Bài Thơ dùng để làm gì?” của một nhà văn nữ người Gia Nã Đại (Canada) là bà Henriette Major (1933-2006), mà tôi chép ra dưới đây để chia sẻ với mọi người đọc, đồng thời cũng để thông báo với các người đọc là 110 bài thơ trong tập Mong Manh Thu Vàng của nhà thơ Phạm Thị Minh Hưng có rất nhiều tính chất rất gần với những gì nhà văn nữ người Gia Nã Đại trên đã viết trong bài viết của bà:

BÀI THƠ DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Để chơi chữ, như người ta chơi đàn ghi ta, thổi sáo, hay đánh

dương cầm

Bài thơ dùng để cho biết ta đang vui, đang buồn, hay đang

nghĩ tếu táo

Bài thơ thay thế đôi dòng lệ, làm ta cười hay khiến ta hụt hẫng

Bài thơ dùng để ta nói về ta, hay về tất cả mọi sự bất cứ cái chi

Bài thơ là một chuyền du hành trong tâm khảm, một phương tiện

để bày tỏ tấm lòng

Thật ra bài thơ dùng để làm gì? Đúng ra là để chẳng làm gì cả

Nhưng bài thơ làm cuộc đời tươi đẹp hơn, như một trò ảo thuật,

như một nụ cười, như một cái cầu vồng

Tóm lại bài thơ dùng để làm gì?

Để nói :” ANH YÊU EM “

(Henriette Major)

Trong khi đọc lướt qua 110 bài thơ của tập thơ Mong Manh Thu Vàng, tôi đã rất yêu thích một vài đoạn sau đây:

1/ Bài CHƠI VƠI TƠ TRỜI

Mong manh sợi mỏng tơ trời

Tình ơi vương vấn u hoài nhớ nhung

Đâu rồi giấc mộng tương phùng

Trời cao gió lộng chập chùng mây bay

Câu tả cảnh “ Trời cao gió lộng chập chùng mây bay” này hay và dễ thương quá.

2/ Bài CHIẾC LÁ THU MƠ

Mơ về nơi ấy rất xa xôi

Chiều nay bão rớt ở phương trới

Hồn em đắm đuối tình mê hoặc

Lòng tiếc thương hoài - Tình khôn nguôi

Tình mơ và tình buồn được tả rất kỹ qua bốn câu này

3/ Bài CÕI HOANG (Hoa Cỏ May)

Anh nơi đâu? Hoang vu

Hồn em đẫm sương mù

Lối hẹn xưa xa thẳm

Hiu hắt mảnh trăng thu
...
Hai chữ Hoang vu hay quá chẳng khác gì câu :” Thiếu anh tất cả thành hoang vắng “ (Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé) của đại thi hào Pháp
Lamartine.

4/ Bài TÌNH CÓ CÒN XANH

ThờI gian ơi có bao giờ trở lại

Để cho tôi tiếp nối cung đàn

Dây đã chùng âm buồn tê tái

Còn gì không - dĩ vãng tàn phai?

Dây đã chùng, tức là một thời gian xa cách đã qua, thế mà vẫn lãng mạn mong xem thời gian có bao giờ trờ lại không, để rồi buồn bã hỏi còn gì không? ( chỉ còn Tình buồn...)

5/ Bài NHỚ NHUNG

Xứ xa người lạ tìm đâu

Nhớ sao thuở ấy ngọt ngào dấu yêu

Nhớ quay quắt nhớ liêu xiêu

Nỗi buồn thăm thẳm phiêu diêu bềnh bồng

Người tình đã đi xa mà vẫn nhớ quay quắt liêu xiêu, khiến nỗi buồn thăm thẳm phiêu diêu bềnh bồng, câu này quả là lãng mạn, và người viết trong suốt 80 cuộc đời cũng đã có vài lần liêu xiêu nên thấu hiểu tâm tư này...

6/ Bài BỐN MƯƠI NĂM TÌNH CŨ

Hôm nay tay trong tay

Tình đong đầy mắt say

Nụ cười tươi ngọt mật

Còn đây tình chưa phai

Tay trong tay rất dễ thương, rất âu yếm, rất lãng mạn và đầy ắp tình yêu.

Tập thơ MONG MANH THU VÀNG là một tập thơ hay, theo quan niệm của người viết, do đó người viết trân trọng giới thiệu thi phẩm này với độc giả xa gần, trong nước cũng như ở quốc ngoại, để quý vị đọc và tự thẩm định.

Thành phố HỒ CHÍ MINH, 21 tháng 6, 2016

Dịch giả VŨ ANH TUẤN

Bài đã đăng
TÔI KHÓC EM TÔI
Vài kỷ niệm buồn vui về Bs
SANG HƠN MỸ
HẮN, TÊN THIỆN QUỶ
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
VỀ CUỐN QUÝ THƯ
VỀ CUỐN ĐÔNG DƯƠNG
THAY LỜI GIỚI THIỆU
MỘT ĐỜI VỚI SÁCH
CUỐN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 1914-1918
Những tác phẩm sơn mài TUYỆT VỜI
VÀI CHI TIẾT
CUỐN CỔ THƯ 156 NĂM TUỔI VÀ TÔI
ĐỘNG LỰC NÀO KHIẾN TÔI HAM TÌM VÀ GIỚI THIỆU
CUỐN “THỔ PHỈ VÀ PHIẾN LOẠN Ở BẮC KỲ”
ĐẦU NĂM LƯỢM ĐƯỢC VÀNG
LIECHTENSTEIN
Vài điều nên biết về 1 người bạn Pháp
VÀI DÒNG VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TÌNH THƯ MỘT BỨC,
VÀI ĐIỀU ĐÁNG GHI NHỚ
VÀI CẢM TƯỞNG SAU KHI THAM DỰ
TÂY CŨNG TAM SAO THẤT BẢN
Vài chi tiết về cuốn sách nhan đề
Cuốn “Ở BẮC KỲ” (AU TONKIN)
Vài chi tiết về kỳ họp ngày 14/11/2009 của CLB Sách Xưa & Nay
Quyển “1001 CUỐN SÁCH BẠN CẦN PHẢI ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI XA”
Những chi tiết về cuộc họp ngày 11/4/2009
CLB Sách Xưa và Nay viếng thăm An Tất Viên
CUỐN “NGƯỜI PHÁP TỚI BẮC KỲ” _ 1787-1884
THIÊN DUYÊN VỚI SÁCH CỔ
CÂU CHUYỆN THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Bộ sách: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG”
CHIẾN THẮNG OANH LIỆT của BẠCH THÁI BƯỞI
Một số sự việc đáng được nhắc lại
Vài chi tiết về cuốn “SÁCH DẠY HÁT TIẾNG NAM”
Vài chi tiết lý thú về buổi họp ngày 10-2-2007
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ ĐỊA DƯ RẤT CẦN BIẾT VỀ NƯỚC BẠN HOA KỲ
HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)
Vài dòng về cuốn sách cổ “XỨ BẮC KỲ” (Le Tonkin)
Vài chi tiết về cuốn “MISSIONS DE COCHINCHINE”
Vài chi tiết về cuốn “CUỘC PHIÊU LƯU CỦA THẾ KỶ XX”
Cuốn “Ở ĐÔNG DƯƠNG NAM KỲ, CAO MIÊN, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ”
Vài chi tiết về cuốn “TỪ BA LÊ TỚI BẮC KỲ”
Cuốn “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
CUỐN “PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI ANNAM”
Cuốn NIÊN BIỂU CÁC NỀN VĂN MINH
Vài chi tiết về một cuốn sách KHÔNG PHẢI TÔI “CHƠI” MÀ LÀ TÔI MỚI “LÀM ”
Vài dòng về cuốn sách “MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ”
Vài điều lý thú về cuốn "VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM"
Vài chi tiết về một cuốn sách mới xuất bản năm 1992
Giới thiệu 2 cuốn sách mới
Vài chi tiết về bộ sách “CON QUỶ CÀ NHẮC”
CUỐN “GIA ĐỊNH THUNG CHÍ”
CUỐN “CÁC HỘI KÍN TRÊN ĐẤT ANNAM”
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ BÁO KHOA HỌC HUYỀN BÍ
CUỐN ALBUM ĐẶC BIỆT CỦA BÁO ẢNH PHÁP
CUỐN “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”
VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “XỨ BẮC KỲ”
VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CUỐN “TỰ ĐIỂN TIỂU SỬ
CUỐN “LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”
HƠN 300 NĂM TRƯỚC
SÁCH QUAN CHẾ
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI 6 NĂM
Vài điều cần biết về tờ Gia Định báo
Vài cảm nghĩ về vấn đề sửa bản in
Lịch sử HÀN LÂM VIỆN ở nước ta và ở Pháp quốc
Thú chơi tranh và người thưởng ngoạn tranh ngày nay
Từ Lâu Đài đến Bảo Tàng
Thú chơi sưu tập
Nhân hai cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần thứ 3”
Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ai?
Lịch Sử Bưu Thiếp
TIÊU NGỮ
CÓ NÊN DỰNG LẠI THÁP PISE KHÔNG?
Hai chiếc thuyền rồng ở hồ Némi
Những cuốn sách đã ghé đời tôi và . . . . Ở LẠI
VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
TỔNG KẾT 4 NĂM HOẠT ĐỘNG
NHỮNG KỶ LỤC & THÔNG TIN
VỀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÔNG DƯƠNG RẤT HAY VÀ QUÝ
VỀ 1 SỐ NHÀ VĂN VIẾT NHIỀU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở NƯỚC TA
NÊN DẪN ĐỦ 35 CHỮ TRONG CHÚC THƯ CỦA VICTOR HUGO
NOSTRADAMUS
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH TRƯỚC ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG BÀI
MỘT CHUYỆN “CHÂU VỀ HIỆP PHỐ”
PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC RẤT KHOA HỌC
VỀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
CÁC “THƯ HIỆP” VÀ NỖI OAN CẦN ĐƯỢC GIẢI BÀY CỦA HỌ
HAI BỘ TRƯỜNG GIANG TIỂU THUYẾT CỦA EUGENE SUE:
Vài chi tiết về một số thư viện
MỘT CHÚT DUYÊN VỚI… SÁCH XƯA
LỄ RA MẮT CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA VÀ NAY
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TAM SAO THẤT BẢN
CUỐN BÚT QUAN HOÀI
BỘ “TAO ĐÀN TẠP CHÍ”
CHUYỆN VỀ CÁC GIỜ KHẮC SÁNG TÁC
­­Một cuốn sách cổ trên 300 năm
TÀI VẼ TRANH KHÔI HÀI CỦA TÚ MỠ
VỀ CUỐN “NGHỆ THUẬT Ở HUẾ” (L’ART À HUE)
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ “TẤN TUỒNG ĐỜI”
Những bộ sách vẫn cùng tôi đồng hành
Tản mạn về sách
Có nên dùng Tây Ba lô làm phụ đạo không?
MỘT CHUYỆN TRẢ THÙ
Chọc giận THẦN TÀI
Thứ duy nhất không mua được bằng tiền
Nỗi đau nho nhỏ của người yêu sách
Bài đọc tại buổi trao giải cuộc thi
Vài chi tiết về cuốn “Connaissance du Vietnam”
Tiểu phẩm hài hước cười ra nước mắt…
Làm thế nào để có một bộ sưu tập KIỀU đầy ấn tượng
Về một cuốn sách rất hay mà tôi mới có cơ duyên tìm lại được
Lược sử BÁO CHÍ VIỆT NAM từ khởi thuỷ tới 1945
Những tác phẩm sơn mài tuyệt vời
Về một trò chơi cần được tổ chức và phổ biến ngay
Tham luận tại Hội nghị Quốc tế
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ...
Học giả, học thiệt
Nghĩa của từ "Hat trick"
Một sai lầm cần được đính chính
Vấn đề hôm nay
Ông thầy quái đản của tôi
Trả lại sự công bằng
Hoan chiến: Một thứ chiến tranh mới lạ kỳ thú
Hội chứng sính ngoại ngữ
 
Netadong.com thiết kế