Giới thiệu Văn Học Việt Nam ra nước ngoài, tháng 1/2010: CÓ NÊN CHO NGOẠI NHÂN XÍA VÀO CÔNG VIỆC DỊCH THUẬT CỦA CHÚNG TA KHÔNG? Thưa toàn thể quý vị, Trong việc “Giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài”, mục tiêu của Hội nghị Quốc tế này, một khâu quan trọng vào bậc nhất chính là khâu Dịch Thuật. Năm 1895, Tự điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của định nghĩa Dịch là “cắt nghĩa ra tiếng khác” và Dịch sách là “giải sách gì ra tiếng khác”. Bốn mươi bẩy năm sau, vào năm 1958, tự điển Thanh Nghị định nghĩa Dịch là “đem thứ tiếng này diễn ra thứ tiếng khác”. Ngay bây giờ, Dịch được định nghĩa là “tìm một cái tương đương trong ngôn ngữ”, và người dịch dĩ nhiên là phải giỏi ngoại ngữ, nhưng quan trọng hơn, phải giỏi tiếng mẹ đẻ, đồng thời cũng phải có tố chất nghệ sĩ thì mới có thể là dịch giả văn học được (MQL). Trong bài viết ngắn này, người viết không đề cập tới việc dịch xuôi, tức là dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt của chúng ta, mà chỉ nói tới việc dịch ngược, tức là dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Và, dĩ nhiên là khi dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài, thì người dịch cũng phải thật giỏi để có thể chuyển tải sang tiếng nước ngoài thật đúng những gì nguyên tác tiếng Việt muốn nói. Bây giờ cũng như trước kia, trong việc dịch, nếu đạt được 3 tiêu chuẩn Tín, Đạt, Nhã thì dịch phẩm có thể coi là đã thành công. Và trong ba tiêu chuẩn đó thì Tín là cần nhất, đặc biệt trong việc dịch ngược, vì nếu ta dịch sai nguyên tác ra tiếng nước ngoài thì tội nghiệp cho tác giả đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để viết ra tác phẩm quá! Trong bài viết ngắn này, người viết không muốn đề cập gì tới các cách dịch mà chỉ muốn nói tới một vấn đề là: “Khi dịch, ta có nên để ngoại nhân xía vào việc làm của ta không?” Đương nhiên là nếu người dịch là một người có lương tâm nghề nghiệp thì việc đầu tiên phải làm là phải cố gắng tìm tòi những cách viết, cách nói mà diễn tả chính xác nhất nguyên tác để người nước ngoài khi đọc sẽ cảm thông sâu sắc và hiểu rõ những gì tác giả muốn nói. Điều khó nhất với một người dịch có lương tâm là phải hiểu cho thật rõ tác giả muốn nói những gì, sau đó là việc tìm sao được những từ, những câu tương đương trong thứ ngoại ngữ ta dịch ra. Ngay khi đã tìm được và quyết định là chính xác thì ta dùng và phải tự tin vào những câu, những từ ta dùng là không phản nghĩa, không viết sai văn phạm của thứ ngoại ngữ ta dùng để dịch. Người dịch ngược cần phải tự chủ, tự tin vào những gì mình viết ra, và nhất là phải tự tin vào việc mình rất thấu hiểu tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của mình. Còn việc dịch phẩm hay dở ra sao sẽ là do các độc giả (ở đây là các độc giả người nước ngoài) đọc xong sẽ có ý kiến. Điều cần nhất là phải viết một cách nghiêm túc, rõ ràng, khúc chiết và nhất là đừng sai văn phạm, đừng dùng những từ không có trong thứ tiếng ta dịch ra. Vì một dịch phẩm, dịch ra tiếng Anh chẳng hạn, mà ở trong có chứa đựng dù chỉ một từ không phải tiếng Anh thì cũng là một thất bại rồi. Trên đất nước ta có một việc rất không nên làm là các dịch giả, mỗi khi dịch xong một dịch phẩm, thường đem cho các người ngoại quốc xem và sửa hộ. Việc làm này trước nhất biểu lộ tính không tự tin, tính ưa ỷ lại vào người khác, sau là biểu lộ việc luôn luôn coi người nước ngoài là hơn mình. Việc luôn luôn coi người nước ngoài là giỏi hơn mình về ngôn ngữ của họ là rất sai lầm. Đơn giản là một người nước ngoài nếu ít học, hoặc có nhiều học đi nữa, nhưng không thông thạo về lãnh vực văn chương chữ nghĩa, thì chắc chắn sẽ không giúp gì được ta và chắc chắn sẽ hại ta vì khi cho họ xía vào THÌ LẬP TỨC BẢN DỊCH SẼ CÀNG NGÀY CÀNG XA NGUYÊN TÁC. Lý do đơn giản là vì, là người nước ngoài, làm sao họ có thể hiểu rõ tiếng Việt như ta. Người viết xin nêu ra 1 thí dụ rất rõ rệt, cụ thể như sau đây: Một ngày kia, người viết tình cờ bắt gặp một bản dịch Việt-Anh và thấy được bản dịch đó có dòng chữ “revised by Allison Tr…”. Thấy là có ngoại nhân duyệt lại, người viết tò mò đọc qua và bắt gặp được 7 điều hiểu lầm trên tổng số 78 trang của bản dịch. Dưới đây là một lỗi để minh họa: Câu: “như khôn ngăn một xúc động lớn lao” Được dịch là: “Wisdom blocked strong emotions” Người ngoại quốc duyệt lại đã nhầm chữ khôn (ở đây có nghĩa là không ngăn được) thành chữ sự khôn ngoan nên mới dịch là wisdom. Tóm lại người viết xin đề nghị là những dịch giả đừng bao giờ cho ngoại nhân xía vào dịch phẩm của mình. Xin hãy tự tin vào khả năng và sự thông hiểu tiếng mẹ đẻ của mình để mà cố làm hết sức, cố tìm tòi những từ, những câu chính xác nhất để dịch, được đến đâu hay đến đấy, chẳng cần dựa vào ai, và nếu mình được chấp nhận thì cũng là tốt lắm rồi. Tôi xin hết lời và xin chân thành cảm ơn quý vị đã dành thì giờ đọc bài viết này. Vũ Anh Tuấn ĐTDĐ 0122 292 9703 “Chúng tôi xin ghi nhớ những lời vàng ngọc của ông!” Lê Đan nói, và mọi người cạn chén Để hôm sau những cánh đại bàng Lại tung bay nơi chân mây góc biển!
4
Chiếc hải thuyền trước mũi đề hai chữ Lạc Long Dưới bình minh đang sẵn sàng rời bến Lần lượt ông Vichet ôm thân thiết Lê Đan và Ba Sao. Như khôn ngăn một xúc động lớn lao Nước mắt ông rơi lăn xuống chòm râu điểm bạc. Hình như ông biết rằng khó gặp lại hai chàng lần khác…
Nhưng chuyện gì kia làm sửng sốt nhóm tâm giao? Một đám đông dân bản địa xôn xao Bước theo sau những nàng thiếu nữ Lộng lẫy xiêm y như những bông hoa rực rỡ.
|