Hiện có 7 người xem / 2347749 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 10/11/2018

CỦA CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA & NAY

Trong buổi họp hôm nay có một vị khách lần đầu tiên đến với CLB Sách Xưa & Nay. Vị khách này, doanh nhân Dương Tiến Cần, được mời lên tự giới thiệu vắn tắt với các thành viên. Sau đó, như thường lệ, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai tân quý thư ông mới được tặng, và hai quý thư ông mới có.

Hai quý thư ông mới được các tác giả gửi và đề tặng đều mới ra lò và một cuốn là một tập thơ dày 452 trang mang tựa đề là Trầm Ca, của nhà thơ nữ Đàm Lan ở Ba n Mê Thuột, và một tập truyện ngắn dày 205 trang mang tựa đề là Phóng Sinh Chữ Nghĩa của nhà văn Phan Trang Hy, Hội viên Hội Nhà văn Đà Nẵng. C ả hai cuốn sách đều được in rất đẹp, và hai tác giả đều là những nhà thơ nhà văn được khá nhiều người biết tiếng.


Giới thiệu xong hai quý thư mới được tặng, dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu tiếp hai quý thư khác, một cổ và một tương đối cổ mà ông mới có. Cuốn cổ thư bằng tiếng Pháp, khổ 10x18, dày 204 trang, còn nguyên bìa nguyên thủy, mang tựa đề là Những Anh Hùng Liệt Sĩ Công Giáo (Les Héros Chrétiens) của Lm. Paul Désarènes, được xuất bản năm 1857 (161 năm trước). Cuốn sách tuy đã được cho ra đ ờ i trên một thế kỷ rưỡi trước, nhưng giấy vẫn trắng nguyên và chữ in vẫn cực rõ và đẹp. Dịch giả Vũ Anh Tuấn, khi giới thiệu cuốn sách, đã chỉ mong các thành viên thấy được một cổ thư 161 năm tuổi mà vẫn tốt đẹp cực kỳ, và, cũng trong Bản Tin này, nơi mục Hồi ký 60 năm chơi sách, ông sẽ giới thiệu cặn kẽ hơn về nội dung cuốn sách.


Cuốn quý thư thứ nhì khổ 12x18, dày 567 trang, là một cuốn Tự Điển Văn Học Anh tương đối cổ, do nhà xuất bản lừng danh Oxford ấn hành vào năm 1951 (67 năm trước). Cuốn sách nhỏ và được in ấn tuyệt đẹp cho người đọc biết một cách vắn t ắ t tất cả mọi thông tin về Văn Học Anh mà dịch giả Vũ Anh Tuấn rất yêu thích, không kém gì Văn Học Pháp. Sau khi được giới thiệu, hai cuốn sách đã được một số thành viên chuyền tay nhau xem một cách thích thú.

Sau phần giới thiệu sách mới của dịch giả Vũ Anh Tuấn, thành viên Phước Hải lên ngâm tặng các thành viên hai bài thơ nặng tính khuyến cáo người đời làm lành lánh ác. Tiếp lời anh Phước Hải, anh Phạm Vũ lên có bài nói ngắn về cố học giả Hoàng Xuân Hãn và các tác phẩm của ông. Sau anh Phạm Vũ, bà Tâm Nguyện lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Bà già và hoa” của chính bà đã sáng tác. Bà Tâm Nguyện ngâm thơ xong, đến lượt thành viên Thùy Mai lên ngâm tặng các thành viên bài “Cô giáo miền núi”. Cô Thùy Mai ngâm thơ xong, anh Nhựt Thanh lên nói về đề tài “Long mạch, có hay không?” Anh Nhựt Thanh nói xong, anh Thanh Phong lên ngâm tặng các thành viên hai bài thơ vui “Tình đẹp Thị Nở với Chí Phèo” và bài “Lẳng lơ”. Sau anh Thanh Phong, thành viên Thùy Hương lên ngâm tặng các thành viên hai bài “Bâng khuâng bụi phấn” và “Còn đâu để nhớ đến nhiều”. Tiếp lời Thùy Hương, anh Tấn Thuận lên hát tặng các thành viên một bài của Ph ạ m Duy là bài “Cô Bắc K ỳ nho nhỏ”. Sau anh Tấn Thuận, anh Phùng Chí Tâm lên nhắc tới ngày thầy cô và hát tặng các thành viên một bài hát do chính anh sáng tác tên là “Trăng Mật” và một bài của cố nhạc sĩ Thanh Tùng. Anh Phùng Chí Tâm hát xong, anh Quang Bỉnh lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ lục bát nói về tỉnh Tiền Giang của anh. Tiếp lời anh Quang Bỉnh, cô Tuyết lên hát tặng các thành viên bài “Áo lụa vàng” của Phạm Thế Mỹ. Sau cô Tuyết, thành viên Kim Sơn lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Mùa Đông thứ mấy?” Sau Kim Sơn, anh Tiến Cần người khách mới lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ, và cuối cùng, anh Thanh Châu, với tiếng hát át tiếng bom quen thuộc, lên hát tặng các thành viên bài “Trăng lên bên bờ suối” và buổi họp kết thúc vào lúc 11g15 cùng ngày. Các thành viên vui vẻ chia tay hẹn gặp lại trong kỳ họp tới.

VŨ THƯ HỮU


VÀI DÒNG VỀ CUỐN

“NHỮNG ANH HÙNG LIỆT SĨ CÔNG GIÁO” (LES HÉROS CHRÉTIENS)

CỦA LM PAUL DÉSARÈNES, ĐƯỢC IN NĂM 1857

Người viết có được cuốn sách này là do anh bạn trung thương gia mang từ Pháp về và đổi cho người viết lấy tranh, nên giá tiền phải trả cho nó không đến nỗi cao quá, chỉ độ 2 triệu đô mít (Annamese dollar). Cuốn sách khổ 10x18, dày 204 trang, còn nguyên bìa nguyên thủy được in năm 1857 (161 năm trước), mang tựa đề là “Các anh hùng liệt sĩ Công Giáo” (Les héros Chrétiens) của LM Paul Désarènes kể về các Giáo sĩ và các giáo dân đã anh dũng không chịu từ bỏ Đạo Công Giáo và chịu tử vì đạo dưới các triều đại của Minh Mạng (1791-1841) và Thiệu Trị (1807-1847).

Cuốn sách được chia làm 10 chương, nhưng chỉ có chương X (từ trang 187 tới 203) là nói về Annam (tên của nước ta vào giai đoạn đó) còn thì các chương khác nói về Ấn Độ, Trung Hoa, Triều Tiên v.v…

Chương X gồm 17 trang này mang tiểu tựa là “Bà Đế và Pierre Điển” là hai giáo dân bị tử vì đạo và là trích đoạn của một là thơ của Giám Mục Retord, ở miền tây Bắc Kỳ gửi cho LM Laurens, cha xứ một Giáo khu ở Sales (Rhone) bên Pháp. Trong 17 trang thơ này Giám mục Retord đã cho biết ông và hai giáo sĩ khác tới được Bắc Kỳ bằng thuyền đúng vào ngày Minh Mạng ngã ngựa và bị đứt ruột chết, và được thay thế bởi Thiệu Trị. Sau đó ông mô tả c ả nh các giáo sĩ và giáo dân bị tử vì đạo vì từ chối không chịu giẵm chân lên cây thánh giá để từ bỏ đạo Công giáo, và ông kể về các sự việc xảy đến với hai giáo dân tử vì đạo là Bà Đế và Pierre Điển. Cuốn sách trông nhỏ như một cuốn sổ, nhưng giấy còn trắng nguyên sau 161 năm, và chữ in ở trên thì thực rõ, thực đẹp, và vẫn rất rõ, rất đẹp. Cả cuốn sách chỉ có một hình minh họa bằng bút sắt khá đẹp ở ngay đầu sách. Tuy cuốn sách không đặc sắc chi lắm, nhưng nó cũng được xuất bản trên hơn một thế kỷ rưỡi trước, nên người viết cũng vẫn rất thích nó vì nó mang lại thêm một chút giá trị cho sưu tập trên 500 cuốn sách của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã luôn hiện diện bên người viết từ mấy chục năm nay…

 

Trích “Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI”

VŨ ANH TUẤN

NHỮNG SUY NGHĨ VẨN VƠ

TẬP 1

(tiếp theo số 150)

§ Báo Thanh Niên 23/04/2009 có bài “Điều tra viên và Thẩm phán bắt tay nhận hối lộ” của PV Đức Hòa: Ngày 22/04/2009, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C37) Bộ Công an có kết luận điều tra đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Vũ Ngọc Sơn - Điều tra viên công an tỉnh Quảng Ninh, và bị can Nguyễn Ngọc Chính - Giám đốc Công ty Luật Chính Tâm về hai tội: “làm môi giới hối lộ” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. C37 cũng đề nghị truy tố: bị can Hà Công Tuấn - nguyên Thẩm phán TAND tỉnh Quảng Ninh về tội “nhận hối lộ”; bị can Trần Thị Ngọc Tú - nhân viên Cty Luật Chính Tâm về tội “môi giới hối lộ”.

Theo kết luận điều tra, cuối tháng 04/2008, tổ công tác Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang Lý Chính Trung (quốc tịch Trung Quốc) đang vận chuyển hơn 7.000 viên thuốc giảm béo đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Vụ án được trao cho điều tra viên Vũ Ngọc Sơn thụ lý.

Trong quá trình làm việc, Sơn và những nhân vật trên đã móc nối với nhau đòi 300 triệu, rồi thêm 200 triệu ngoài tiền dịch vụ của Công ty Chính Tâm, để trả tự do cho Chính Trung, gia đình bức xúc tố cáo. Sáng ngày 20/09/2008, khi Tuấn và Sơn đang nhận 200 triệu của vợ nạn nhân thì bị công an bắt quả tang.

(Lời bàn: theo nguyên tắc phòng dịch, 1 trường hợp phát hiện dịch thì có ít nhất 10 trường hợp chưa phát hiện được. Ở đây phát hiện được trường hợp này, chắc chắn còn bao nhiêu trường hợp khác trót lọt!

Bộ phim “Chạy Án” được giới chuyên môn đánh giá cao và trao giải thưởng, khán giả cũng chú ý theo dõi và tán thưởng. Cán cân công lý mà bị bẻ cong như vậy thì dân còn đặt niềm tin vào đâu nữa? Hai chữ Công Lý dường như không thể tìm được ở cõi trần đầy bụi bặm này!)

§ Những năm gần đây báo chí đăng nhiều vụ tòa án xử oan sai rồi phải xin lỗi, thương lượng hay bồi thường. Có cả những trường hợp tuyên án tử hình một hai lượt rồi tới cơ quan tối cao hủy án trả tự do! Lại xin lỗi và thương lượng, bồi thường. Công lý ở đâu! Câu hỏi chưa có lời đáp.

§ Báo Thanh Niên 02/05/2009 đăng bản tin “Hoàng gia Hà Lan bị ám sát hụt”: Giữa cuộc diễu hành rất đông dân chúng mừng Nữ hoàng, một chiếc xe màu đen do tài xế sát thủ Karst Tates 38 tuổi, lái tốc độ cao đâm sầm vào đám đông, tính vượt lên đâm vào xe Hoàng gia, nhưng nó đã dừng lại trước cột đèn, tài xế sát thủ được lôi ra, bị thương nặng, được các bác sĩ cứu chữa nhưng không qua khỏi, anh tắt thở ít giờ sau đó do chấn thương não. Vụ án khép lại vì sát thủ đã chết nhưng hậu quả thật tai hại: 6 người chết, trong đó có 1 trẻ em và 12 người bị thương nặng.

(Ai trả lại được 6 mạng người này? Ai đền được thiệt hại do anh gây ra về sức khỏe thể xác, về vật chất và nhất là nỗi đau tinh thần cho gia đình và những người thân yêu của các nạn nhân? Ảnh hưởng xấu này có khi còn gây tai hại cho mấy thế hệ tiếp theo nữa, nơi những đứa con mất cha mất mẹ, những người vợ mất chồng, những người chồng mất vợ, những người đang khỏe mạnh bỗng dưng mang tật nguyền… Ai có thể đong đếm được tai hại do một hành động điên cuồng của một tên sát thủ? Công lý ở đâu? Anh ta chết, những người vô tội, không thù không oán với anh cũng đã chết, không lẽ huề cả làng, người chết hết chuyện à?)

§ Báo Phụ Nữ ngày 31/03/2009 và nhiều báo khác liên tiếp đưa tin về các phiên tòa xử Khmer Đỏ - kẻ tội đồ của “cánh đồng chết”:

Tên Kaing Guek Eav thường gọi là Duch, cai ngục khét tiếng của nhà tù S21 (nguyên là trường trung học Tuol Sleng), nơi đây gần 18.000 người Campuchia nam nữ, già trẻ, lớn bé đã bị Duch chỉ huy cho tra tấn dã man và sát hại với những cực hình: mổ bụng, trấn nước, đốt cháy, đập đầu, móc treo, kềm kẹp… đủ mọi thứ hình khổ dã man nhất trên trần đời. Gần 18.000 sọ người còn được xếp đầy các phòng của nhà tù S21 làm chứng tích tội ác của Duch và tay chân thuộc hạ.

Nếu nói tới Khmer Đỏ trong những năm cai trị (1975-1979) thì phải kể tới tội diệt chủng chống đồng bào ruột thịt của mình: 1,8 triệu người bị giết với đủ mọi hình khổ dã man nhất, phải nói là “địa ngục trần gian”, không thua gì thời Đức quốc xã.

(Thế mà Tòa án quốc tế ở Nam Vang tốn cả hàng trăm triệu dollars xét xử Duch hồi tháng 02/2009 chưa đưa ra được phán quyết cuối cùng, báo chí dự đoán án nặng nhất dành cho Duch cũng chỉ là tù chung thân (an dưỡng tới cuối đời), vì Campuchia không có án tử hình, mà giả như có tử hình, liệu có đền cân xứng tội ác đối với 18.000 sinh mạng và 18.000 gia đình nạn nhân không? Cuối cùng thì Duch cũng già và cũng chết, vậy là huề cả làng à? Cả tập đoàn 5, 6 thủ lãnh Khmer Đỏ, sát hại 1,8 triệu đồng bào mình, kẻ đã chết, người còn sống nay mai ra tòa, cùng lắm chung thân, rồi chết thế là hết chuyện, liệu có bất công nào lớn hơn bất công này? Liệu có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau này? Có oan nghiệt nào lớn hơn oan nghiệt này không?

Cao hơn một bậc, xa hơn một bậc, có thể nói tới tột đỉnh cái ác là thế chiến II (1939-1945) do tập đoàn Đức quốc xã mà Hitler lãnh đạo, đã cướp đi 67 triệu sinh mạng trên nhiều nước. Chưa kể hàng trăm triệu người bị thương tật có khi suốt đời, hàng tỷ tỷ dollars về thiệt hại cơ sở vật chất và bao nhiêu hậu quả tai hại khác kéo dài mãi tới nay và nhiều thế hệ sau nữa. Nguyên nước Do Thái mất 6 triệu người chết trong các trại tập trung, đúng là: “địa ngục trần gian”, những cảnh kinh khủng tại các trại tập trung của Đức Quốc xã được diễn tả trong. cuốn tiểu thuyết “Giờ thứ 25” (XB 1949 của C.V Gheorghiu, nhà văn Rumani gốc Pháp 1916-1991) chỉ nói lên phần nào mà thôi.

Tại đất nước Liên Xô 23 triệu người đã chết với muôn vàn đau thương thiệt hại khác. Cuối cùng Hitler cùng vợ mới cưới tự sát trong căn hầm trú ẩn khi bại trận tại Berlin. Người chết hết chuyện, vụ án không ai xét xử (có xử là xử một số tay chân còn sống sót, thay hình đổi dạng sống chui lủi đâu đó một thời gian rồi bị phát hiện). Giả như Hitler còn sống bị bắt và đem ra xử với tội danh nặng nhất là tử hình với hình thức độc dữ nhất mà cách đây hơn 100 năm, vua quan Việt Nam đã áp dụng để “trừng trị” người theo đạo Gia-tô (hơn 100 ngàn người Công giáo đã bị giết) là bá đao hay tùng xẻo, hoặc với hình khổ ghê gớm nhất mà Philatô đã xử Chúa Giêsu là đóng đinh vào thập giá… thì liệu vài ba giờ quằn quại đau đớn… có đủ để đền 67 triệu mạng người chết thảm và hàng trăm triệu người thương tật, thiệt hại nhà cửa, của cải, tài sản vật chất hàng tỷ tỷ dollars, chưa kể thiệt hại tinh thần không thể cân đo đong đếm không? Ai sẽ giải nỗi oan nghiệt này?)

(còn tiếp)

Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết

(Tổng hợp nguồn báo chí và các phương tiện truyền thông)

CHÁNH PHÁP & TÀ PHÁP

Có lẽ khi nghe Đạo Phật tự xưng Đạo của mình là Chánh Pháp cũng làm cho một số người khác đạo không khỏi khởi lên một chút suy nghĩ là liệu Đức Thích Ca có quá đáng hay không khi tự cho Đạo mình là Chánh Pháp? Đạo Phật liệu có xứng dáng với danh xưng Chánh Pháp như tự phong cho mình không? Căn cứ vào đâu?

Chánh Pháp là Pháp chân chánh, là không dạy cho người tin theo làm những điều xa rời đạo đức, làm ảnh hưởng tới xã hội, có hại cho những người khác. Điều đó thì những tôn giáo chân chính nào cũng đều dạy như thế. Như vậy Đạo Phật có gì khác với những Tôn Giáo chân chính khác không?

Trước hết, chúng ta thấy, đa phần các tôn giáo đều dạy cho tín đồ tôn thờ Giáo Chủ và giao phó tính mạng, cuộc sống của mình cho Giáo Chủ định đoạt, sắp xếp. Họ tuân theo những giáo điều, để khi còn sống thì được phù hộ, che chở, ban ơn; khi chuyển kiếp được về với nước của Giáo Chủ. Họ không dám làm những gì trái với các điều luật đã đặt ra vì sợ bị trừng phạt, và không bao giờ dám tỏ ý phàn nàn, than trách nếu gặp vận rủi, vì cho là Giáo Chủ muốn thử thách mình. Khi gặp những thành công, những hoàn cảnh tốt đẹp thì thấy là được ban thưởng, nên càng cố gắng siêng năng thực hành những lời Giáo Chủ dạy. Lúc chết thì cho rằng Giáo Chủ gọi về để được ban thưởng trên nước của Ngài. Điều đó thì hoàn toàn đúng, vì con người thấy mình quá bé nhỏ trước thiên nhiên, nên rất cần sự che chở của Thượng Đế hay những vị Thần Linh khuất mày, khuất mặt mà họ tin rằng có đầy đủ quyền uy để che chở, bảo vệ, lại có được nơi để về sau khi qua đời thì còn gì bằng. Mọi người đều có quyền tin tưởng và không ai có quyền ép buộc hay ngăn cản những niềm tin đó.

Thế nhưng, Giáo Pháp của Đạo Phật thì khác. Không dạy tín đồ thờ phụng, tin tưởng, phó thác cuộc đời cho Giáo Chủ của mình, tức là đấng sáng lập Đạo, là Đức Thích Ca, vì Ngài không xưng mình là Thần Linh, mà chỉ xưng là Đạo Sư, người đã hoàn thành công việc Giải Thoát, và hướng dẫn cho những ai có cùng mong muốn được Giải Thoát như mình. Kết quả Giải Thoát gọi là Thành Phật.

Đức Thích Ca không muốn mình là người duy nhất thành Phật, mà cho rằng tất cả mọi người đều có thể thành tựu như Ngài qua tuyên bố: “Ta là Phật đã thành. Tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”. Ngài cũng không hứa cứu độ cho ai, và cho rằng không có Thượng Đế hay bất cứ ai cầm nắm vận mạng của mọi người, mà chính mỗi người tự tạo cho mình khổ hay vui, được hưởng hạnh phúc hay phải chịu khổ theo Luật Nhân Quả.

Theo Đạo Phật, Luật Nhân Quả mới là công bình tuyệt đối, vì không có ai cầm nắm, nên không thể xin thêm hay nài bớt, mà những việc làm tốt hay xấu tự động trả lại cho người đã làm. Cũng theo đó, tất cả những gì xảy đến với ai đó trong hiện tại, là do những việc mà họ đã làm từ quá khứ, cũng như nhìn vào những gì mọi người đang làm sẽ biết tương lai sẽ như thế nào? Do đó, người tu Phật được dặn dò tuyệt đối không làm ác để tránh gặp phải Quả Ác trả lại. Ngoài ra, họ phải học, hành theo Giáo Pháp của Đức Thích Ca để lại. Trong Giáo Pháp, có những thứ thuộc hay không thuộc, làm hay không làm cũng không sao, nhưng có hai điều quan trọng bắt buộc phải giữ. Đó là Giới và Bát Chánh Đạo.

Kinh viết: Trước lúc Phật nhập diệt, Phật có cho Đệ Tử thông báo với mọi người rằng có ai còn thắc mắc gì về Giáo Pháp của Ngài thì cứ đến hỏi, Ngài sẽ giải đáp cho. Lúc đó có ngoại đạo tên là Subhadda đến hỏi Phật: “Làm thế nào để phân biệt trong các người đang thuyết pháp thao thao, Bà La Môn, Sa Môn, Giáo Trưởng, Hội Chủ… đang giảng pháp và được đông đảo quần chúng hâm mộ, ai mới là người có Chánh pháp”. Phật Đáp: “Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Chánh Đạo, thì trong đó không có Đệ Nhất Sa Môn, không có Đệ Nhị Sa Môn, không có Đệ Tam Sa Môn, không có Đệ Tứ Sa Môn. Chính trong pháp luật này có Bát Chánh Đạo, những giáo pháp khác không có. Này Subhadda, nếu những vị Tỳ Kheo này sống chân chính, thì đời này không vắng những vị A La Hán”. Theo lời Phật giải thích, thì tất cả những Quả vị trong Đạo đều do Hành Bát Chánh Đạo mà có. Ngoài Bát Chánh Đạo thì không thể có Quả Vị.

Bát Chánh Đạo gồm có: CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY, CHÁNH NGỮ, CHÁNH NGHIỆP, CHÁNH MẠNG, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM và CHÁNH ĐỊNH là Tám điều mà người theo Đạo Phật cần giữ, hay là Tám Con Đường mà người Phật Tử phải đi trên đó từ lúc Phát Tâm cho đến vô lượng kiếp.

Đầu tiên là CHÁNH KIẾN tức là Sự thấy biết chân chánh. Người tu chỉ có sự thấy biết chân chánh sau khi Chánh Tư Duy, tức là suy nghĩ cho cặn kẽ. Thấy biết như thế nào gọi là Chân Chánh? Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Phật cho rằng “Như Lai không trái cãi với thế gian. Thế gian cho rằng ngày là ngày, đêm là đêm thì Như Lai cũng không có nói khác”. Bằng chứng là Luật Nhân Quả cũng không khác với luật đời, nhờ đó người tu Phật được hướng dẫn sống theo Nhân Thừa một cách tốt đẹp nhất, mà nếu ai có đọc cách hình thành 32 Tướng Tốt của Phật sẽ thấy rõ điều đó. Chính vì Đạo Phật dựa trên cuộc sống và cách cư xử giữa con người và con người với nhau, nên dù tả cảnh giới Phật, Nước Phật, nhưng đọc kỹ lại thì thấy rằng đó chỉ là phương tiện để người tu nhờ vọng về đó mà bớt đi những dính mắc, tham đắm với cảnh trần. Người tu xong vẫn tiếp tục sống và cư xử với cuộc đời cho đến hết kiếp. Dù có tu hành, đắc Đạo cũng không có chuyển đi sống ở cảnh giới khác.

CHÁNH NGỮ là lời nói phải chân thật. Không được có nói không, không nói có, nói để lợi mình, hại người.

CHÁNH NGHIỆP, CHÁNH MẠNG là chọn nghề nghiệp chân chánh để sinh sống.

CHÁNH TINH TẤN là luôn siêng năng làm theo những cái chân chánh nói trên.

Cuối cùng là CHÁNH NIỆM và CHÁNH ĐỊNH là phải có sức Định chân chánh và giữ niệm tưởng của mình luôn chân chánh.

Mục đích của Bát Chánh Đạo là để giữ gìn THÂN, KHẨU và Ý của người hành luôn thanh tịnh, nhờ đó mà không tạo Nghiệp để không phải đọa. Phân ra, chúng ta thấy:

CHÁNH NGHIỆP, CHÁNH MẠNG thuộc về Thân.

CHÁNH NGỮ thuộc về Khẩu.

CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY, CHÁNH NIỆM và CHÁNH ĐỊNH thuộc về Ý.

Nếu Bát Chánh Đạo là những cách mà người tu được giữ gìn ở trong khuôn khổ về mặt tinh thần, khó thể nhận biết, thì cụ thể hơn, khi đưa ra thực hành thì người Phật Tử có Năm Giới cần phải tuân giữ.

Giới gồm có 5 điều: Đó là SÁT, ĐẠO, DÂM, VỌNG NGỮ và TỬU. Giới Sát không chỉ đặt ra giữa người và người không được tàn sát, giết hại lẫn nhau, mà còn nói đến các loài biết sống. Không được giết hại, tước đi mạng sống của các sinh vật, vì Đức Thích Ca cho rằng chúng cũng có vợ chồng, có con cái, tức là cũng có tình yêu thương, cũng không muốn bị chia lìa. Hơn nữa, theo Luật Nhân Quả Luân Hồi, đôi khi con người làm ác cũng bị đọa xuống làm kiếp thú, nên có thể trong số đó cũng có ông, bà, cha mẹ, họ hàng của mình. Vì thế, không nên giết hại sinh vật, dù nhỏ bé.

ĐẠO, là trộm cắp, là lấy của người khác mà không qua trao đổi, thỏa thuận, mua bán với nhau.

DÂM không chỉ nói riêng về Dâm Dục mà là những sự ham muốn không biết đủ về mọi thứ nhằm phục vụ cho cái Thân.

VỌNG NGỮ là nói những lời không trung thực, chuyện có nói không, không nói có, để che dấu tội lỗi hoặc để hại người.

TỬU là say sưa, mất lý trí. Người đã mất lý trí thì có thể làm nhiều việc tội lỗi, hơn nữa, làm sao sáng suốt, tỉnh táo để tìm Con Đường Giải Thoát?

Chính vì thấy rằng cuộc sống ngắn ngủi, không đầy 100 năm mà con người phải đối đầu với biết bao nhiêu nỗi Khổ, mà Đức Thích Ca bày ra Đạo Phật. Đạo Phật được bày ra là vì con người, vì muốn cho con người có được một cuộc sống tốt đẹp, thay vì phải chịu đau khổ, buồn phiền trong kiếp sống. Hướng dẫn cho con người thay đổi cách nghĩ, cách hành động để có cuộc sống tốt đẹp để bản thân người hành và hoàn cảnh chung quanh đều được lợi ích.

Nhiều người tưởng rằng tu hành hy sinh, gian khổ như vậy kết quả hẳn là thành Phật, thành Thánh, “cứu độ muôn sinh”, hay ít ra cũng thành một bậc cao quý nào đó, với hào quang chói sáng, thoát tục, ly phàm, không còn là một con người bình thường trong xã hội nữa! Thế nhưng, nếu chịu khó tìm hiểu chúng ta sẽ thấy những Quả Vị, Nước Phật v.v… chỉ là phương tiện để dẫn dụ cho con người bớt mê đắm trần gian rồi dừng tạo Nghiệp để khỏi Khổ mà thôi. Người tu vẫn tiếp tục sống trong cảnh trần, nhưng khi tu sửa Thân, Tâm xong rồi thì chẳng những không phải trở thành Thánh, thành Bồ Tát thanh cao, vẫn là một con người bình thường trong xã hội, mà lại phải đền Ân Phật bằng TỨ ÂN. Đó là Ân Phụ Mẫu, Ân Đất Nước, Ân Tam Bảo, Ân Chúng Sinh, và đền bằng cách nào nếu không phải là phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Báo Ân cho Tam Bảo bằng cách phổ biến những điều mình đã học được cho nhiều người, gọi là “mồi ngọn Vô tận Đăng”. Góp công sức cho đất nước theo khả năng của mình. Trả ân cho đất nước đã che chở mình, mọi người đã làm ra thực phẩm, vật dụng, thuốc men để bảo dưỡng cái Thân của mình? Nếu không làm những việc đó thì đâu thể gọi là ta đã đáp đền Tứ Ân?

Người bỏ đời, vô Chùa, cho rằng hy sinh cuộc đời để phụng sự cho Phật thì mới Đền Ân Phật thôi, còn ba Ân kia tính sao? Kinh có dạy người tu phải rời bỏ Nhà cửa, Quyến thuộc. Nhưng nếu rời bỏ cha mẹ, vợ con, nhà cửa thế tục thì đó mới là NGỮ. Với NGHĨA thì “Nhà”“Nhà Lửa Tam Giới. “Quyến thuộc ngu si”, không phải là ông bà cha mẹ, anh em họ hàng, bà con hai bên nội ngoại, mà là Ba Nghiệp của Thân và Bốn Nghiệp của Khẩu. Những Nghiệp này mới thật là quyến thuộc của ta. Vì lúc còn sống chúng do ta tạo ra, khi qua kiếp khác nó cũng theo ta không rời. Còn ông bà, cha mẹ, anh chị em, bà con thì mạnh ai nấy tạo nghiệp riêng. Khi hết kiếp rồi mạnh ai nấy đi theo Nghiệp của mình, đâu có thể theo nhau được. Phật ví Tham Ái như là Cha mẹ mỗi người, vì chúng ta nghe theo sự sai khiến của nó còn hơn là nghe lời cha mẹ. Cho nên, “bỏ cha mẹ”, “bỏ đời”, “bỏ thế gian” là bỏ những thứ đó, mới là theo Nghĩa, còn xa rời những gì bên ngoài thì chỉ là hình thức mà thôi.

Tóm lại, công năng tu hành theo Đạo Phật chẳng phải là để hành Khổ hạnh để cầu Quả Phật, hay bỏ đời, chê kiếp sống hiện tại, ngày tháng chỉ dành để Tụng Kinh, Niệm Phật chờ về Niết Bàn. Hoặc chê cuộc đời là ô trược, đi tìm chỗ thanh vắng. Hoặc vô Chùa, tránh pháp, cố gắng giữ cho đúng Tứ oai nghi. Ngồi Thiền cho lâu, cho nhiều suất. Diệt hết tư tưởng để sống trong Định, cho đó là thanh tịnh. Khuyến khích thêm nhiều người Quy Y. Cất Chùa cho lớn, dựng tượng cho to để tôn vinh Phật… mà công năng tu hành chỉ là để Sửa Thân, Tâm, loại trừ cái Ác, cái Xấu, cái Phàm, gọi là Chúng Sinh ra khỏi tư tưởng để trở thành một con người hoàn thiện hơn mà thôi.

(còn tiếp)

TÂM NGUYỆN


Phụ Bản I

CÁI DUYÊN NHÀ THƠ TÚ M

VỚI ĐẤT PHÙ LƯU

Trong bài viết “Anh Tú Mỡ bị Tây bắt” nhà văn Tô Hoài cho biết: sau Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất họp tại Chiêm Hóa ở Tuyên Quang năm 1949, ở đó nhà thơ Tú Mỡ được phong là chiến sĩ thi đua ngành văn hóa, nhà thơ về gia đình đang tản cư ở Bắc Giang. Nhà văn Tô Hoài kể tiếp:

“Có đến mấy tháng đã qua, chưa thấy anh Tú Mỡ về cơ quan (Hội văn nghệ tản cư lên chân dãy núi Tam Đảo ở làng Yên Dã, huyện Đại Từ trên Thái Nguyên) và cũng không có tin tức. Cũng không ai để ý. Trong kháng chiến, chúng tôi ở khuất nẻo và công tác phân tán. Mọi việc nhanh chậm đều do đôi chân, thật “ngày rộng tháng dài”.

Một hôm, thấy ai như anh Tú Mỡ đi từ ngoài cánh đồng vào lối cơ quan ở trong đồi. Anh Tú Mỡ, vóc người bé nhỏ, bước nhanh nhẹn. Đúng anh Tú Mỡ. Nhưng cách ăn mặc thì lại khác lạ quá, không phải Tú Mỡ quần áo nâu với cái nón lá mọi khi. Người này đội chiếc mũ sắt tùm hụp. Bộ quần áo xám xịt, nhiều túi, có cả hai cái túi bắt gà to kềnh trên đầu gối. Áo mũ của bọn com-măng-đô Pháp. Đôi khi, thường thấy người vùng tề ra mặc như thế.

Người ấy đi gần đến nơi. Thì rõ ràng anh Tú Mỡ.

Bấy giờ chúng tôi mới biết trong ngót hai tháng qua anh đã bị “Tây bắt” 1 .

Chuyện nhà thơ Tú Mỡ bị Tây bắt đã được chính nhà thơ kể lại tường tận trên hơn 60 trang hồi ký với cái tên TÚ MỠ... CAI TÙ đã được công bố trong Tú Mỡ toàn tập (3 tập) do NXB Văn Học xuất bản năm 2008 mới đây. Chuyện này còn được nhà thơ nhắc đến trong nhiều trang viết khác nhau của mình. Chẳng hạn trong bài Những bạn tri âm, bạn “ghi âm”: “Năm 1949, tôi bị giặc Pháp tóm được trong một trận ở Đức Thắng (Hiệp Hòa), khi tôi đi theo đội chèo Quyết Thắng của Ty Thông tin Bắc Giang. Giặc đem tôi về giam ở bốt Phù Lưu (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)...” 2

Phải nói chuyện nhà thơ Tú Mỡ bị Tây bắt là một sự kiện đáng kể trong đời sống văn nghệ kháng chiến, gây cho nhiều người chú ý. Có điều khi nhắc đến nhiều người kể lại có phần không thật chính xác ở những chi tiết này chi tiết kia. Ngay như tác giả Tú Mỡ cũng còn có lần nhớ sai thời gian bị bắt. Như mở đầu đoạn trích trong bài “Những bạn tri âm, bạn “ghi âm” ở trên, chính tác giả kể: ‘ Năm 1949, tôi bị giặc Pháp tóm được...”. Phải dựa vào Hồi ký Tú Mỡ - Cai tù mới công bố trong tập II toàn tập tác phẩm Tú Mỡ do NXB Văn Học mới xuất bản năm 2008, từ trang 391-452: “Hôm ấy là ngày 19 tháng Ba năm 1950, lớp học tập chính trị tổ chức cho đoàn ca kịch Quyết Thắng của Ty Thông tin Bắc Giang vừa bế mạc. Tôi đề nghị với anh B, trưởng ban Tuyên truyền để tôi đi theo đoàn một thời gian...

...Tôi theo đoàn ca kịch xuất phát lên đường. Chiều hôm ấy, chúng tôi đến Bắc Lý... Sáng hôm sau, trời chưa sáng rõ đã nghe thấy tiếng súng nổ xa xa … Nhà thơ theo dân chúng chạy tóe ra cánh đồng, lạc mất đoàn ca kịch. Và rồi bị giặc tóm được cùng vớỉ cặp tài liệu. Giấy má lý lịch của nhà thơ ở cả trong cái cặp da, ông không thể nói dối được, đành phải nói thực với bọn chỉ huy giặc, hơi xuyên tạc một tý thôi. May mà trong đám sĩ quan chỉ huy có viên thiếu úy Tây lai và một người đội ta có lòng tốt thông cảm giúp một tay, nhà thơ biến báo che mắt được bọn chỉ huy cao hơn, vốn lười nhác, đại khái. Vì thế ông già “công chức quèn” được giải cùng đám người bị bắt về giam tại bốt Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Riêng ở chỗ này cần nói rõ địa danh Phù Lưu-Từ Sơn-Bắc Ninh - chỉ có một. Phù Lưu, ở đây đích thị là làng Phù Lưu - Chợ Giầu, cách “bốt Từ Sơn chừng mười lăm phút,... vào trại Phù Lưu cách đấy độ năm trăm thước... Qua một con đường cái lát đá phiến xanh...”, chứ tuyệt không phải Phù Lưu Tế, hai lần nhắc đến trong bài viết “Con người nhân ái” 3 của anh Hồ Viết Cường, con giai út của nhà thơ.

Qua cuộc hỏi cung bọn giặc tin là nhà thơ chỉ là một công chức cũ thời Pháp, đi tìm gia đình tản cư, do phải có kế sinh nhai cho mình và gia đình đành phải làm cho Việt Minh, nhưng cũng chỉ là anh thư ký quèn lo công văn giấy tờ. Thấy người tù già lanh lợi chững chạc lại giỏi tiếng Pháp nên bọn chỉ huy giao cho ông làm chân cai tù kiêm thông ngôn trong trại. Nhờ sự khéo léo biện bạch của Tú Mỡ và những người trong hàng ngũ giặc, nhưng vẫn còn lương tâm giúp đỡ và mọi bạn tù, là người dân chất phác, có cả du kích thật, đoàn kết nghe lời ông cai già, nên tai họa qua được. Mọi người được thả tự do. Theo lá đơn viết bằng tiếng Pháp nhà thơ thỉnh cầu cho được ra vùng tự do tìm gia đình tản cư đâu đó... cuối cùng ông cũng được cấp giấy thông hành qua bốt chờ đi sang Hiệp Hòa, Bắc Giang và trở về cơ quan văn nghệ kháng chiến.

Vậy là Tú Mỡ đã có dịp sống ở trên đất Phù Lưu - chợ Giầu đến hai tháng trời. Tuy bị giam lỏng trong trại mà vẫn thoát tay giặc. Giờ đây, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ Phù Lưu - Chợ Giầu bây giờ đã lên phố Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn. Nhà cửa được tu sửa lại, xây dựng thêm càng khang trang như vốn đã nổi tiếng. Và khách thập phương đến vẫn trầm trồ đi trên con đường lát đá phiến xanh từ cổng Bắc chạy suốt dọc phố chính xuống đến đầu làng cổng cũ phía Nam. Đường chính bốn viên rộng thênh thang, rẽ vào các ngõ “răng bừa” đường lát hai viên...

Ngôi nhà mà bọn chỉ huy đồn Phù Lưu hơn sáu mươi năm trước đây đóng trụ sở vẫn còn giữ nguyên vẹn, được tu sửa, ở giữa phố chính, gần đình, chùa, mang số 84, vừa được tu sửa khai trương làm Nhà lưu niệm “Văn học Nga ở Việt Nam” - một điểm văn hóa mới góp vào nhiều di tích văn hóa vốn có của làng Giầu - Phù Lưu, nổi tiếng từ xa xưa khắp cả vùng Kinh Bắc.

Và nhà thơ Tú Mỡ một lần nữa lại có mặt ở trên đất Phù Lưu.

Ngôi nhà Tây lấy làm trụ sở chỉ huy đóng đồn khi ấy còn giữ được cho đến tận ngày nay. Ngôi nhà gác hai tầng xây chắc chắn bằng gạch, cốt sắt xi măng trên một khuôn viên rộng rãi có sân tường hoa. Theo bà con thế hệ cao tuổi sống tại Phù Lưu cho biết: ngôi nhà này của ông bà cả Ngườm, nhờ buôn bán tần tảo, như nhiều gia đình người Phù Lưu - Chợ Giầu, tích cóp mà xây được từ đầu những năm 40 thế kỷ trước. Ông bà chỉ có một cậu con trai duy nhất gửi ra Hà Nội ăn học, lại sớm chết vì tai nạn xe điện ở Bờ Hồ, Hoàn Kiếm. Vào thời điểm đó, đất nước có nhiều biến chuyển, ông bà cả Ngườm bỏ vào Sài Gòn rồi đi biệt tung tích. Hòa bình lập lại ngôi nhà được chính quyền địa phương quản, sử dụng vào các việc khác nhau, từ trụ sở công an địa phương sau đó lại cho ở nhờ. Người ở nhờ được chia đất mới chuyển đi. Vừa hay biết tôi là người làng sau cả cuộc đời công tác thoát ly gắn bó với văn học Nga có một bộ sưu tập lớn về văn học Nga ở Việt Nam, tuy lâu nay công tác ở ngoài Hà Nội nhưng vẫn gắn bó nơi quê làng cũ, nên lãnh đạo chính quyền và bà con địa phương đã ưu ái giao cho ngôi nhà để tu sửa làm nơi thành lập ngôi nhà lưu niệm “Văn học Nga ở Việt Nam”. Chính ngôi nhà mà hơn nửa thế kỷ trước Tây đã chiếm đóng đặt sở chỉ huy đồn Phù Lưu của chúng và trong một thời gian ngắn nhà thơ Tú Mỡ sa cơ buộc phải cộng tác. Từ khi khai trương vào dịp kỷ niệm 65 năm quan hệ hữu nghị Việt Xô - Việt Nga và thành lập Hội Hữu nghị Việt - Xô, ng ày truyền thống Hội Hữu nghị Việt-Nga, ngày 27 tháng 5 năm 2015, đến nay đã được hơn ba năm.

Nhà lưu niệm có hai phần chính:

I. Gian dưới - “NhữngTrang tình nghĩa” với 3 bộ phận theo 3 chủ đề khác nhau: Bác Hồ với nước Nga; Đề tài nước Nga trong văn học Việt Nam và Đề tài Việt Nam trong sáng tác văn thơ Xô viết, văn thơ Nga.

Và II, gian “Quá trình văn học Nga ở Việt Nam” trên gác, với nhiều chủ đề khác nhau về thể loại, về các chủ đề...

Và một lần nữa nhà thơ Tú Mỡ lại “có mặt” chính tại ngôi nhà này. Trong bộ sưu tập sách báo liên quan đến quan hệ Việt Nam - Liên xô và Việt Nam - Liên bang Nga có nhiều hiện vật quý hiếm gắn với tên tuổi Tú Mỡ. Trước hết phải kể đến những bài viết của nhà thơ sáng tác ngay sau chuyến đi trong đoàn đại biểu các trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam lần đầu tiên chính thức thăm Liên Xô ngay sau khi đất nước giành thắng lợi trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống xâm lược Pháp 1946-1954. “Nói chuyện về văn nghệ sĩ Liên xô”, viết ngày 20/11/1954 và “Phát biểu ý kiến về bức thư của nhà văn Cholokov” viết ngày 26 tháng 12 năm 1954 4 cùng với Hồi ký “Tú Mỡ... cai tù” 5 . Tiếp theo bài thơ “Bắt quàng làm họ” ký tên Tú Mỡ, đăng ngay ở đầu trang báo Văn Học số 160 ra ngày 18 tháng 8 năm 1961 dưới tiêu đề chạy dài suốt hai trang báo: “Hoan hô kỳ công tuyệt vời của anh hùng phi công vũ trụ Liên xô thiếu tá Ti tốp!”. Bài thơ chỉ có 15 câu lục bát ca ngợi thành tựu khoa học Liên xô phóng thành công hai con tầu “Phương đông Một”, “Phương đông Hai” mang người lên vũ trụ buộc Mỹ phải làm thân, gắn tên tuổi của các phi công vũ trụ Mỹ Xê pớt và Gonitxơn bên cạnh tên tuổi Gagarin, Ti tốp của Liên xô. Cùng có mặt trên hai trang báo còn có tiếng nói văn thơ của các văn nghệ sĩ Việt Nam khác, như: nữ sĩ Vân Đài, nhà thơ Xuân Tửu, Đại Thủy, Cẩm Giàng, Lê Mão, Phan Đình Côn và các nhà văn nhà thơ Liên xô: Lev Nuculin, Lév Oshanin. Hai trang báo Văn Học số 160 cùng với các trang báo của hai số Văn Học trước đó: số 24, ra ngày 9/1/1954 và số 143 ra ngày 21/4/1961, chào mừng hành tinh nhân tạo Liên xô phóng thành công ngày 4/1/1959 và chuyến bay lên vũ trụ con tầu “Phương đông Một” chở phi công vũ trụ Iuri Gagarin, đều được đóng khung trang trọng trong góc trưng bày “Đề tài nước Nga trong văn học Việt Nam” ở gian có tên “Những trang tình nghĩa”. Ở tủ kính bầy sách tại đây còn có bản sao tập bản thảo viết tay tập thơ có tên “Chuyến đi dối già” của Tú Mỡ hoàn thành sau chuyến đi thăm Liên xô lần thứ hai, năm 1970. Tập bản thảo viết tay (bản chính: trong một cuốn vở học sinh Liên xô được trưng bày trong tủ bản thảo gốc đặt ở tầng trên) có tới 24 bài thơ và một phụ lục truyện dân gian Nga được nhà thơ kể lại bằng thơ song thất lục bát. Tập bản thảo thơ có lẽ gửi tới báo Văn Nghệ để đăng vì sau đó trên báo Văn Nghệ số 280 ra ngày 22/1/1971 đã công bố Truyện cổ tích xứ Krimê - Liên xô (Núi gấu) do Tú Mỡ sáng tác, và báo Văn Nghệ số 445 ra ngày 21/4/1972 đã công bố chùm thơ ba bài: Chào Mạc Tư Khoa, Từ giã Yan-Ta mến kháchThăm quê hương của Tôn-xtôỉ. Bản sao hai trang báo này cũng được để bên cạnh bản sao tập bản thảo chính để ở tủ kính trên tầng gác trên.

Phải nói thêm một chi tiết nữa, nói lên cái duyên của nhà thơ Tú Mỡ có với đất chợ Giầu - Phù Lưu là chi tiết sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, gia đình nhà thơ theo mọi người rời bỏ Hà Nội đi tản cư còn chưa dứt khoát đi về đâu thì gặp một người Chợ Giầu - Phù Lưu là đồng chí Phạm Văn Hảo, cựu tù chính trị Sơn La, trong tù đã tham gia làm báo Đảng; sau cách mạng tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền. Bấy giờ đồng chí Phạm Văn Hảo đang công tác tại Báo Cứu quốc cùng với các đồng chí khác như Trần Huy Liệu và Xuân Thủy, đồng chí Phạm Văn Hảo hỏi nhà thơ Tú Mỡ định đi về đâu? Nhà thơ vốn làm ở Sở Tài Chính, định tiếp tục đến đó nhập cơ quan. Đồng chí Hảo rủ nhà thơ về làm báo Cứu quốc. Và thế là từ đó xuất hiện cây bút trào phúng Bút chiến đấu trên báo chí kháng chiến.

Lại phải nói thêm, liên quan đến tên tuổi nhà thơ Tú Mỡ trong nhà Lưu niệm Văn học Nga ở Việt Nam xây dựng trên đất chợ Giầu - Phù Lưu ngày nay, còn có thể thấy sáng tác cũng như bản dịch văn học của người con thứ 7 của nhà thơ, dịch giả - nhà thơ Hồ Quốc Vỹ... Hồ Quốc Vỹ có thơ đăng trong tập Tuyển thơ Nối hai đầu thế kỷ (thơ của người Việt về đề tài nước Nga) NXB Hội Nhà Văn vừa ấn hành năm 2014, có bản dịch Ông già đánh cá và con cá vàng truyện dân gian Nga do A.Pushkin sáng tác, Hồ Quốc Vỹ dịch sang tiếng Việt do NXB Cửu Long ấn hành năm 1986 với 40.000 cuốn... Ngoài ra là các bản sao các bài viết: Con người nhân ái 12/1993 của Hồ Quốc Cường, con trai út của Tú Mỡ và Tú Mỡ hồi sinh, 16/11/1995, của Hồ Thị Xuyến, con gái của nhà thơ.

Thúy Toàn


1 Tú Mỡ và đời, NXB Văn Học, 1995, trang 280-281

2 Tú Mỡ toàn tập, NXB Văn Học 2008, Tập II trang 908.

3 Tú Mỡ toàn tập, NXB Văn Học 2008, Tập II trang 863

4 Tú Mỡ toàn tập, 3 tập, tập III trang 103-120, và 121-123

5 Tú Mỡ toàn tập, 3 tập trang 111 NXB Văn Học 2008, Tập II trang 908


Những ngày Lễ lớn

trong năm của Mỹ

Như các quốc gia lớn nhỏ khác, nước Mỹ hàng năm cũng có rất nhiều lễ hội được tổ chức, trong đó có những lễ hội nay đã được biết đến trên toàn thế giới. Hãy cùng tìm hiểu các lễ hội truyền thống và độc đáo ở Mỹ nào!

Ngày Tết Dương lịch - Tết Tây (1/1)

Nước Mỹ được nghỉ lễ một ngày để chào đón sự kiện quan trọng này. Thường người Mỹ sẽ được nghỉ kết hợp với thứ 6, thứ 7 và tổng cộng họ có 3 ngày nghỉ Tết - 1 con số khá khiêm tốn. Trước thời khắc chuyển năm, người Mỹ không “ăn” mà “uống”. Họ có thể ngồi trong các quán rượu hay quây quần trong nhà trước màn hình, theo dõi đồng hồ đếm ngược những giây phút cuối cùng của năm cũ còn sót lại. Nếu ở New York, họ có thể chen chúc ở quảng trường Thời Đại (Time Squares), ngóng chờ trực tiếp quả cầu rơi xuống như dấu chấm của năm cũ để chuyển sang năm mới trong ánh sáng rực rỡ của pháo hoa. Trong thời gian chờ đợi cũng có một số chương trình ca hát với những ca sĩ nổi tiếng.

Ngày Lễ Độc lập (4/7)

Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên Ngôn Độc lập được ký năm 1776. Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ. Ngày Độc Lập được chào đón với những biểu hiện yêu nước. Nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Các gia đình thường làm cuộc liên hoan ngoài trời, thường tụ họp với những người bà con ở xa, vì được nghỉ nhiều ngày cuối tuần hơn. Các cuộc diễu hành được diễn ra sáng ngày 4, vào buổi tối thường có pháo hoa ngoạn mục. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng.

Ngày Lễ Lao động (ngày thứ 2 đầu tiên của tháng 9)

Khác các nước khác xung quanh ngày lễ Lao Động là ngày 01 tháng 5, tại Hoa Kỳ vào ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Chín là ngày lễ Lao Động, đây cũng là thời điểm các đội bóng thể thao được nghỉ dài ngày sau mùa thi đấu. Người dân Mỹ cũng được nghỉ 1 ngày để chào đón ngày lễ này. Lễ Lao Động có hơn 100 năm trước, nhằm mục đích vinh danh những đóng góp của giới lao động cho xứ sở này. Hoa Kỳ có trên 155 triệu công nhân viên.

Ngày Columbus (ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10)

Christopher Columbus đã tìm ra Châu Mỹ và mở đầu cho cuộc di cư của người Châu Âu sang Châu Mỹ. Chính bởi vậy đây được coi là ngày trọng đại ở Hoa Kỳ. Mặc dù có những ý kiến trái chiều về người tìm ra Châu Mỹ, nhưng Columbus vẫn được lấy tên danh dự cho ngày kỷ niệm đặc biệt này.

Ngày Halloween (31/10)

Ngày cuối cùng của tháng 10 dương lịch là ngày Halloween hay còn gọi là lễ hội ma quỷ. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm và trò chơi “Trick or Treat” là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. “Trick” nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm. “Treat” là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi.

Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói “trick or treat”. Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi”. Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc “trick” nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài. Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...

Lễ Thanksgiving - Tạ ơn

(ngày thứ 5 tuần lễ thứ 4 tháng 11)

Ngày Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ là một sự pha trộn của huyền thoại và lịch sử. Lễ Tạ Ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè với món thịt gà tây . Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Lễ Tạ Ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh , những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa, hát dạo).

Chúng ta sẽ nhận thấy rằng, người Mỹ thật sự nhân ái, luôn yêu và tôn trọng thiên nhiên, luôn quan niệm cần bảo vệ người yếu thế: trẻ em, phụ nữ. Đặc biệt văn hóa Mỹ và cả nền chính trị xã hội luôn đề cao giá trị của GIA ĐÌNH. Tự bao giờ, gia đình, giá trị gia đình đi vào đời sống chính trị tại Mỹ như một tất yếu, không tách rời. Trong thế giới chính trị, chúng ta luôn thấy không chỉ một mình vị Tổng thống, mà cả gia đình ông trong những thời khắc quan trọng nhất, hay khó khăn nhất - của chính TT và cũng là của cả nước Mỹ. Bên cạnh vị TT bao giờ cũng phải là Gia đình, chứ không phải là Đảng phái của ông.

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ 8/11, nhiều người hẳn không khỏi xúc động khi thấy hình ảnh trong giây phút bà Clinton tuyên bố thua cuộc, chúc ông Trump “trở thành một Tổng thống tốt của chúng ta” (ngày 10/11/2016), ông Clinton (chồng bà, cựu TT Mỹ hai nhiệm kỳ) và con gái duy nhất của hai người đứng ngay sát bên cạnh, luôn vỗ tay thể hiện sự sát cánh cùng bà. Cả gia đình Clinton đều cười trong giây phút “thất bại” ấy, song người ta có thể thấy rõ ông Clinton miệng cười mà nước mắt đã rơi. Đó là những giọt nước mắt bản năng, tự nhiên, thể hiện tình cảm của ông dành cho người thân yêu nhất. Vì vậy mà nó trong sáng và cao thượng. Hoàn toàn không có dấu vết của sự cay cú, bất mãn vì thất bại, hay ủy mị yếu đuối.

Người ta hẳn cũng không thể không mỉm cười, khi nhớ đến hình ảnh đại gia đình của ông Trump, thú vị về hình ảnh cậu con trai út của ông (mới 10 tuổi), đang đứng bên cạnh những người lớn, đã cố gắng “không ngã gục”, hết ngáp dài rồi lại dụi mắt - vì quá buồn ngủ vào lúc 3 giờ sáng, trong lúc ông Trump hào hùng tuyên bố thắng cuộc. Vui, mà đời thật.

Cuối cùng, người Việt chúng ta nên nhớ chính vì tôn trọng giá trị gia đình, mà nước Mỹ cho phép vợ chồng, anh em, cha mẹ bảo lãnh nhau được nhập cư, định cư vào nước Mỹ dưới hình thức “đoàn tụ gia đình”. Hiện có hàng triệu người Việt Nam đã được chính quyền Mỹ cho phép định cư tại Mỹ, và trong suốt khoảng 20 năm qua, mỗi năm đã gửi khoảng 10 tỷ đô la về Việt Nam, giúp đỡ người thân. Liệu có mấy quốc gia nào làm được như vậy?

Đạo luật HR 15951 được TT Nixon ký và ban hành vào năm 1971, nhằm đơn giản hóa các ngày lễ hàng năm và tạo dịp cho nhân viên liên bang được hưởng tiêu chuẩn 3 ngày nghỉ cuối tuần, đạo luật này đã ảnh hưởng đến nhiều ngày lễ của liên bang. Một trong những ngày lễ này là Sinh nhật của Washington mà việc mừng lễ đã được chuyển qua ngày thứ Hai tuần lễ thứ 3 tháng Hai.

Ngoại trừ Lễ Halloween (31/10), Lễ Độc Lập (4/7), Lễ Giáng Sinh (25/12), Tết Dương lịch (1/1) và Lễ Tạ Ơn (thứ Năm tuần lễ thứ 4 tháng 11 mỗi năm - ngay từ thời TT đầu tiên Washington hàng năm Lễ Tạ Ơn là do chính Tổng thống ra “Tuyên cáo chỉ định ngày Lễ Tạ Ơn” (Thanksgiving Proclamation): vì là lễ đặc biệt của Mỹ và Canada.

Vì lý do, nhiệm vụ của tất cả mọi Quốc Gia là công nhận quyền năng của Chúa Toàn Năng, vâng theo ý Ngài, tạ ơn về các hồng phúc của Ngài, và khiêm tốn khẩn cầu sự bảo vệ và yêu thương của Ngài, và vì lý do cả hai viện của Quốc Hội, qua ủy ban lưỡng viện, đã yêu cầu tôi “đề nghị với toàn nhân dân Mỹ Quốc một ngày tạ ơn và cầu nguyện công, được tôn kính bằng cách công nhận với lòng biết ơn nhiều dấu hiệu yêu thương của Chúa Toàn Năng đã cho nhân dân một cơ hội hòa bình để thiết lập một hình thức chính quyền phục vụ an ninh và hạnh phúc của nhân dân.

Vì vậy bây giờ tôi đề nghị và chỉ định ngày Thứ Năm, 26 tháng 11 tới là ngày của Nhân Dân nước Mỹ hiến dâng cho Thượng Đế vĩ đại và vinh quang, là Đấng sáng tạo ra tất cả mọi điều phúc thiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tất cả chúng ta hãy kết đoàn để dâng lên Ngài lời tạ ơn thành tâm và khiêm tốn, vì Ngài đã lo lắng ân cần và bảo vệ Dân Tộc này trước khi thành lập Quốc Gia…

* Đặc biệt Hoa Kỳ có Hai ngày Lễ Sinh nhật dành cho vị Mục sư Da đen và vị Tổng thống đầu tiên (sau đó là TT Lincoln và tất cả các Tổng thống Mỹ), đó là:

1/ Ngày Martin Luther King

(ngày thứ Hai tuần lễ thứ 3 tháng 01)

Mục sư King nổi tiếng vào năm 1955 khi ông lãnh đạo một cuộc tẩy chay thành công những đường xe buýt công cộng tại thành phố Montgomery, bang Alabama ở miền Nam, buộc thành phố phải chấm dứt tập tục phân biệt những hành khách da đen. Ông được trao Giải Nobel Hòa bình vào năm 1964, cùng năm bộ Luật dân quyền quan trọng chấm dứt phân biệt tại những nơi công cộng và cấm phân biệt trong việc làm căn cứ trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hay nguồn gốc quốc gia - Luật này được TT Lyndon Johnson ký ban hành.

Ngày lễ này được lập vào năm 1983 khi TT Ronald Reagan lúc bấy giờ ký ban hành một đạo luật quy định thứ Hai tuần lễ thứ 3 tháng 01 để kỷ niệm sinh nhật Mục sư King, sinh vào ngày 15 tháng 01 năm 1929 tại Atlanta, bang Georgia. Quốc hội Hoa Kỳ chỉ định ngày lễ Martin Luther King, Jr. là một ngày quốc lễ vào năm 1994, một quyết định nhằm mục đích khuyến khích dân chúng Mỹ tham gia vào các dự án cộng đồng.

Mục sư King bị ám sát vào ngày 04/4/1968 tại Memphis, Tennessee, nơi ông đến để giúp những công nhân lấy rác da đen đình công đòi được bình đẳng về lương bổng.

2/ Ngày Tổng thống Hoa Kỳ - Presidents’ Day

(ngày thứ Hai tuần lễ thứ 3 tháng 02)

Hàng triệu công nhân, viên chức và học sinh trên khắp Hoa Kỳ nghỉ mừng lễ Ngày Tổng thống hàng năm. Ngày Tổng thống lần đầu tiên trở thành ngày lễ của liên bang vào năm 1879, mừng sinh nhật ngày 22 tháng 2 của TT thứ nhất George Washington (22/2/1732 - 14/12/1799).

Mặc dù ngày lễ này vẫn được chính thức xem là sinh nhật của TT Washington, ngày này cũng trở thành Ngày Tổng thống để đánh dấu sinh nhật của cả TT Washington và TT Lincoln, tổng thống thứ 16 sinh nhật vào ngày 12 tháng 2.

Ngày nay, Ngày Tổng thống để đánh dấu sinh nhật của tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng cộng có 44 TT (thực tế chỉ có 43 - vì TT 22, 24 cùng là G.Cleveland, có lẽ do ông đã khánh thành Tượng Nữ thần Tự do) và TT Donald Trump sẽ là 45.

Lễ Giáng Sinh - Christmas (25/12)

Sau cùng, người Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới đều tổ chức Ngày lễ Christmas (25/12), là Ngày lễ kỷ niệm Chúa Jesus sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Họ tin là Jesus được sinh tại hang Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái, lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25/12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24/12 gọi là “lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Người Mỹ hay các quốc gia khác trên toàn thế giới theo đạo Thiên Chúa thường rất coi trọng ngày lễ này, bạn có thể bắt gặp các hình ảnh trang trí về cây thông, hang đá, những bài hát Giáng Sinh khắp nơi trước ngày lễ khoảng một tháng trên khắp các nẻo đường của nước Mỹ và các nước khác trên thế giới.

Lời hiện hành của bài hát: Jingle Bells

1. Dashing through the snow in a one-horse open sleigh

Over the fields we go, laughing all the way

Bells on bob-tails ring, making spirits bright

What fun it is to ride and sing a sleighing song tonight

Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way

Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh

Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way

Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh

Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way

Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh

Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way

Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh

2. A day or two ago, I thought I'd take a ride

And soon Miss Fanny Bright was seated at my side

The horse was lean and lank, misfortune seemed his lot

He got into and drifted back, and we, we've got upset

PHẠM VŨ

(Tham khảo: Sách báo - Internet)

MỘT DẤU PHẨY

Phiên tòa xử vụ ly dị, tòa phán với ông chồng:

- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.

Ông chồng về nhà đưa bản án cho bà vợ lớn, chỉ sửa lại dấu phẩy:

- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.

Có người hỏi nhà văn Oscar Wilde (1856 - 1900) sao ông thường có vẻ đăm chiêu. Nhà văn Anh này đáp: “Sáng nay tôi đã bỏ quên một dấu phẩy trong một bài thơ. Chiều nay tôi phải lấy lại”.

Sai một phẩy, nhảy ngàn dặm.

Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị mỗi sinh viên đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”.

Bọn con trai ngắt câu: “Woman, without her man, is nothing” (đàn bà, nếu thiếu nửa kia của mình, thì chẳng là gì cả).

Bọn con gái lại ngắt câu như sau:

“Woman: without her, man is nothing” (phụ nữ: thiếu cô ta, đàn ông chẳng là gì cả).

Một phụ nữ Mỹ đi du lịch ở Châu Âu gửi điện về cho chồng: “Có một chiếc xuyến đẹp mê hồn, giá 75 đô. Em mua được không?” Anh chồng lập tức trả lời “No, price too high” (không, giá quá cao). Nhưng nhân viên điện tín mắc một sai lầm nhỏ đã bỏ qua dấu phẩy và thành: “No price too high” (không giá nào là quá cao). Được lời như cởi tấm lòng, cô vợ mua ngay chiếc xuyến. Khi về Mỹ, cô vợ khoe chiếc xuyến làm người chồng choáng váng. Người chồng đem vụ “bỏ sót dấu phẩy” này ra tòa và thắng kiện… Từ đây, các hãng điện tín đòi hỏi nhân viên phải đánh vần dấu câu trong bức điện chứ không dùng ký hiệu. Nghĩa là phải viết “No comma price too high” (không phẩy giá cao quá).

Dấu phẩy đôi khi có giá đến nửa triệu đô.

Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là câu “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu nối thành dấu phẩy, thành “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót chết người này, đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được!

Được yêu, được sống nhờ dấu phẩy

Ông bố nọ muốn lấy tên nhà thơ La Mã vĩ đại Virgile đặt cho con trai mình. Khốn nỗi, ông lúng túng viết nhầm thành Virgule, tiếng Pháp có nghĩa là dấu phẩy. Anh chàng lớn lên cũng khẳng khiu như dấu phẩy, không thành nhà thơ mà vào làm bưu điện. Anh thầm yêu trộm nhớ cô hàng xóm Sophie. Cô gái này lại yêu chàng trai không yêu cô. Bao nhiêu thư gửi đi mà không nhận được hồi đáp... Rồi một hôm cô quyết định ra bưu điện gửi bức điện (chứ không viết thư nữa) cho chàng trai nọ.

– Tôi muốn gửi một bức điện - cô buồn rầu nói, mắt không nhìn Virgule, nhân viên bưu điện.

– Cô vui lòng đọc nội dung - Virgule cầm bút cảm động lắp bắp nói.

– “Je t’aime, virgule, Je t’adore, virgule, Je voudrais tant que tu me dises que tu m’aimes aussi, point” (Em yêu anh, phẩy, em thương anh, phẩy, em muốn anh cũng nói với em rằng anh cũng yêu em, chấm)

Anh chàng Virgule không cho virgule là dấu phẩy mà hiểu đó là tên mình: Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule… Anh chàng bưu điện yêu cầu cô gái nhắc lại. Sophie làm theo: “Em yêu anh, Virgule, em thương anh, Virgule…” Mắt anh ta sáng lên. Sophie nhận ra anh chàng này đáng yêu làm sao. Và họ đến với nhau.

Còn đây là giai thoại về hoàng đế Alexandre Đệ Tam (Nga) (qua tiếng Anh): từ chối ân xá cho một phạm nhân, ông đọc “Pardon impossible, to be sent to Siberia” (Không thể ân xá, đày đi Siberia). Vợ ông là Dagmar (cháu gái vua Đan Mạch Christian IX) là một người vô tâm, nên đã đánh nhầm dấu phẩy thành “Pardon, impossible to be sent to Siberia” (Ân xá, không thể đày đi Siberia). Thế là người tù này thoát tội.

Đặt sai dấu phẩy, biết bao chuyện dở cười dở khóc đã xảy ra!

Plus ONE more: an advertising in Vietnam

Chấm phẩy thật quan trọng!

Gia đình nên có 2 con, vợ chồng hạnh phúc.

Gia đình nên có 2 con vợ, chồng hạnh phúc.

BÙI ĐẸP st.

Quê hương mình

(tiếp theo số 150)

***

Đương xé bỏ mấy chỗ rau úng, thinh không thằng Đực réo lên thiệt lớn, giọng vui thiệt là vui:

- Nội nè!

Dì Tư ngước lên ngó cháu. Cái thằng! Tánh như con gái, réo nội ơi nội hỡi tối ngày như mình mắc nợ ba bốn đời chưa trả!

- Nội nè, tại sao nhà mình không ở trên đất liền mà ở dưới sông? Mấy đứa bạn nghe mình ở ghe, cười quá mạng. Người ta xài ghe để chở đồ đi bán chứ ai ở dưới ghe năm nầy qua năm khác bao giờ.

Nó ú a ú ớ ngó nội nó một hồi mới rào đón sau:

- Nói nội đừng giận, tụi nó nói nhà mình dị hợm, hổng giống ai. Con hổng biết nói làm sao nữa!

Dì Tư ngừng tay đánh vảy con cá, ngó cháu một đỗi hèn lâu mới nói thiệt chậm rãi. Giọng không một chút giận hờn nào hết:

- Có nhiều điều mà con nít không biết được đâu con. Người ta nói con nít con nôi là như vậy đó. Chỉ lo ăn, ngủ thôi, chớ biết cái khỉ gì đâu. Xứ mình sông rạch chằng chịt, xe cộ ít ỏi, đường sá lỗ hang, dùng ghe đi đâu cũng tiện. Vài người, một gia đình, hoặc là làm ăn không khá, hoặc là thời thế đẩy đưa, chỗ làng nước khó ở, dắt díu nhau lên ghe, chất theo đủ tam tứ thứ thập vật, từ cái áo rách, cái chén bể, tới cái ông lò, chiếc chiếu, nồi niêu chảo đụn, nương theo con nước, theo lạch theo ngòi, ngừng lại ở một d oi một vịnh, một xẻo nào đó, lên bờ coi cuộc đất hơi tốt tốt có thể trồng trọt được thì chặt cây, chầm lá, dựng chòi, cất nhà. Ngoảnh đi ngoảnh lại không bao lâu khoảnh đất trước đây dầu cho hoang vắng cách mấy cũng thành chỗ có người của mình. Ban đầu thì thưa thớt, vài ba gia đình, leo-heo mấy cái nhà, độ chừng vài ba năm thì xum-xuê, rộn-rịp, có làng có xã đàng hoàng. Bây biết hông, xứ mình rộng lớn minh mông, đi già đời cũng hổng hết đất mà đâu đâu cũng thấy người là nhờ ghe đó. Đừng có phụ rãy nó. Ghe là thứ chưn có bùa có phép để đi trên nước đó con.

Dì Tư ngừng nói, bốc một miếng trầu đã têm sẵn để dành trong cái hộp thiếc thuốc con mèo, bỏ vô miệng nhai bỏm bẻm rồi tiếp tục:

- Còn chuyện tụi bạn bây nói nầy nói nọ hơi sức nào bây để ý. Trối kệ chúng, coi như không có. Thói thường người ta ở không thì ưa bươi móc chuyện thiên hạ. Hễ giống họ hay thua họ thì không sao, hễ khác một chút hay hơn họ thì... ối thôi đủ điều. Nhưng mà mỗi người có một hoàn cảnh. Nếu hoàn cảnh ai cũng giống ai thì đời đâu còn người nghèo người giàu.

Thằng Đực không bằng bụng bà nó xử chìm xuồng về chuyện châm chọc của chúng bạn nhưng nó khoái thiếu điều muốn nhảy dựng lên vì câu ví von của bà. Phải rồi, trong truyện Phong Thần, truyện Tây Du có thiếu gì ông tiên có phép thần thông, ghe cũng là một thứ thần thông chứ bộ! Có tài độn thủy cũng chỉ đi được một mình mình. Có ghe chở được nhiều người mà còn đem theo được đồ đạc vật dụng. Nó ngó dì Tư rồi tủm tỉm cười tán đồng.

Dì được dịp nói rộng hơn ý mình.

- Bây nghe chuyện tàm thực của ông bà mình chưa? Sẵn đây tao nói luôn trót thể, bây học được chút nào hay chút nấy, để nữa tao quên.

Dì Tư trầm ngâm như nói với riêng mình:

- Ngày xưa đất nầy của người đàng thổ, dân mình ở ngoài Trung từ từ nhích lần vô, đâu phải đi bộ thôi đâu, phần lớn đi ghe để tới được những chỗ khó khăn, trong hóc, trong xó, trong xẻo, trong gành. Mình tới ở chung ở lộn với họ một thời gian, họ không ưa chung đụng với dân lạ nên bỏ vô sâu hơn, thét rồi làng nước chỗ đó thuộc về người Việt. Đất đai nước mình rộng lên từ từ. Đó là chánh sách tàm thực do dân mình tự ý thực hiện để mở rộng nước. Công ơn ông bà mình đã lớn, mà công lao của ghe xuồng càng lớn hơn. Bây đừng khi dễ nó.

- Vậy người đàng thổ chắc ghét người Việt Nam mình lắm phải không nội, con Gái hỏi một câu nghe được ớn.

- Chuyện đó thì đương nhiên rồi. Đất đai của họ thinh không mình tới ở, chiếm, làm chủ, chuyện ghét thương làm sao tránh khỏi? Cũng như trong lòng mình cảm thấy sao sao đó khó chịu về chuyện mấy người ‘cắc chú’ có nhà có cửa, có đất đai, có xe cộ vẻn-vang trên đất nước mình. Thí dụ như bây giờ bỗng nhiên mình qua Tây, qua Mỹ, ăn nhờ ở đậu trên đất đai của họ năm nầy qua năm khác chắc chắn là họ ngó mình bằng nửa con mắt thôi... Hai bên ngấm ngầm xung khắc, đụng chạm là cái chắc. Bịnh bài ngoại dân nào cũng chứa trong máu. Mà tao thấy cũng đúng, không trách ai được!

- Người ta ghét rồi người ta có chém giết mình không nội? Lúc ban đầu họ đông mình ít mà? Mình đánh đâu có lợi.

- Chắc là có. Quyền lợi mà! Có lúc tao nghe chuyện thổ dậy, chặt đầu người mình liệng xuống sông lềnh khênh, tôm càng, cá chốt mập ú, no tròn mà đâu có ai dám ăn. Người ta cũng hỏng dám chài vớt bán nữa, sợ người khác ăn mình bị tội. Lâu lâu mấy tay bạt mạng túng tiền làm ẩu đem bán xa xa cũng được nhắm mớ, nhưng mà bị rủa, tội trời lắm! Trở về chuyện thổ dậy, nói cho đúng ra, tao cũng không thấy tận mắt. Chắc có lẽ ở xa. Đâu miệt dưới. Dầu sao đi nữa có người chết mới có miền đất đai trù phú nầy. Mới có sông rạch cho mình đậu ghe. Nếu không thì dân mình chùm nhum lại ở ngoài kia chật chội ứ hơi chứ đâu có thong thả như bây giờ. Tiên phong lót đường luôn luôn thiệt hại nhưng ích lợi cho công cuộc đường dài. Tao nghĩ nếu ông bà mình ngày xưa mà ngán dao ngán búa thì bây giờ đất mình ước chừng chỉ bằng cái bụm tay thôi, có khi bị Tàu lấy mất tiêu rồi cũng không chừng.

- Vậy quê mình không phải ở đây sao nội? Thằng Đực không muốn nghe vòng vo tam quốc, nó thắc mắc chuyện dính dấp tới mình hơn.

- Tứ xứ ở trên đất nước nầy, gần thì Sàigòn, Lục Tỉnh, xa thì Hà Nội, Hải Phòng, đâu đâu cũng là quê hương mình hết thảy. Có điều chỗ chôn nhao cắt rún, chỗ ông bà của dòng họ mình lập cơ ngơi ban đầu không phải ở đây. Mình là lưu dân, đâu phải chánh gốc ở đất Sàigòn nầy. Người ta gọi xách mé ‘trai tứ chiếng, gái giang hồ’ là vậy đó. Mà thôi! Bỏ qua chuyện đó đi. Quê thiệt của mình có cái tên hơi ‘lạ tai’ một chút. Chợ Đệm.

Dì Tư tự thưởng mình bằng nụ cười khi đã kiếm được một chữ đặc biệt diễn tả quê hương. Lạ tai chớ không phải quê. Dì nhấn mạnh:

- Chợ Đệm cũng gần đây chớ không xa lắm. Xe cộ bây giờ nếu chạy một mạch chỉ cần một buổi thôi, sớm mơi đi trưa đã tới rồi.

Thinh không dì Tư trầm ngâm ngang. Tên quê nhà lâu không được nghe nhắc, bây giờ lại nghe từ chính miệng mình, gợi trong lòng dì cảm giác bồn chồn xao xuyến. Đường về không xa, nhưng sao bao năm nay đâu dám nghĩ tới! Bà con không còn, người quen phân tán, làng xã khó dàng trời! Nẻo về bị chận nhưng đi về bằng tâm tưởng, bằng trí tưởng tượng vẫn có đủ sức để sụt sùi lòng. Kỷ niệm xưa, không gian và thời gian cũ chập thành hiện tại trước mặt, bào xé ruột gan, nước mắt sống chực hờ rớt xuống theo nỗi bùi ngùi.

Thằng Đực trong lúc đó vẫn cứ ngơ ngơ, đủng đa đủng đỉnh lật qua, lật lại mấy cọng rau sà-lách cố rửa mấy hột đất dính ở bẹ lá. Đối với nó, chợ Đệm, chợ Quán, chợ Rẫy, chợ Đũi, chợ Gạo hay chợ gì đó cũng chỉ là một cái tiếng, cái tên như Thị Nghè, Bà Chiểu, Đất Hộ, Đakao, không ăn nhập gì với nó hết, có lẽ còn thua, còn không gợi cảm, không êm đềm bằng mấy chữ chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối mà nó nghe hằng ngày, sống ở đó, lớn lên ở đó với kỷ niệm và bạn bè ở đó.

- ...Còn nhớ nhà ông cố bây ở gần sông, bên kia sông cách nhà chưa dập bã trầu có cái chợ nhỏ, mỗi lần tao muốn đi chợ đều phải kêu xuồng của con Thơm, con bác Hương Hào Ngọ, để xin quá giang. Lắm khi phải réo rát bản họng nó mới nghe. Sông không rộng lắm, nhưng hai bên bờ trống trải, lùm buội không nhiều, chỉ le-que mấy cây bần thôi. Tiếng kêu nó huốt đi. Quá giang sướng là khỏi phải chèo chống gì hết, thiên hạ đâu có cho! Mình dầu sao cũng là khách trên xuồng họ. Nhưng lại phải mang ơn thiên hạ. Có nhiều bữa con Thơm nó không vui, mình ngồi cũng phải ké-né. Dì nói một câu không ăn nhằm gì hết với chủ đề buổi nói chuyện. Ở đời nó vậy đó. Nhờ cậy ai thì lúc họ ể mình khó chịu, mình cũng ngại cũng sợ, bởi vậy tao ngán nhờ vả lắm. Cực chẳng đã!

Tiếng Dì Tư nghe chua chua xót xót như muốn ám chỉ đứa con dâu vắng mặt. Con Gái ngước mặt lên ngó bà nội, trù trừ một lúc mới hỏi:

- Như con có giang từ cầu tới trường phải không nội? Nhiều bữa ông xe ngựa không muốn rước nói là tụi con xuống gần quá, ổng bị mất mối.

- Ừ! Nói có giang, hay quá giang, gì cũng được. Bây giờ xe cộ chạy trên đường, trên đất, có chèo chống gì trên sông đâu mà nói giang, nói hà. Có một điều là bây quá giang xe ngựa là bây đi một đỗi đường thôi, không đi hết lộ trình. Mà quan trọng là bây có trả tiền. Nói quá giang là mình nói cho nó lịch sự vậy mà. Lời nói không mất tiền mua.

Con Gái khen lấy khen để:

- Nội cắt nghĩa nghe hay quá. Cũng như bữa hỗm nội cắt nghĩa tại sao ghe nước họ bán nước ngọt cho mình mà họ chỉ rao ‘đổi nước không’. Hồi trước con cứ lấy làm lạ, mình có đổi gì với họ đâu. Mấy tiếng như vậy chừng nào con lớn lên, con đi học trường lớn hơn, con mới biết hết phải không nội?

Dì Tư quậy quậy khứa cá trong cái nồi nước đang đỏ màu máu để rửa lần chót rồi bỏ vô nồi, bắc lên lò. Củi chẻ nhỏ, khô, bắt lửa nãy giờ, nổ lốp bốp văng tàn tùm lum. Mắt dì rưng rưng cảm động. Thằng Đực, con Gái hỏi nhiều câu được ớn, coi cũng có đầu óc lắm chứ đâu thua ai. Tụi nó mà còn ở nhà quê chắc nổi bật lên giữa đám con nít trong làng. Mình cũng nở mặt nở mày. Ở đây ai cũng như ai, anh hùng tứ xứ, chuyện ai nấy lo, hồn ai nấy giữ, giỏi dở gì cũng như nhau. Thiệt uổng!

- Ừ! Tiếng mình có nhiều chữ mắc mỏ, - dì gật đầu. Nhiều người nói thì nói vậy chớ không biết trúng trật. Bây càng ngày càng lớn, để ý sẽ học được từ từ. Mình nói trúng thiên hạ không khi dễ. Cũng như ông Trịn đó. Nít nhỏ chọc ông ta tại vì ông ta nói chữ trật lất trật lơ. Ai đời ‘tụi bây ăn ở độc dược với tao, trời đảng mạng tụi bây! hay là ‘bà con ăn ở có nhơn duyên thì Trời Phật độ bà con ’ .

- Nội nói chuyện ông cố nữa đi nội.

Thằng Đực lên tiếng, nóng ruột vì đề tài đã đi quá xa. Dì Tư ngó thẳng về trước mặt nhưng trí không thu nhận ngoại cảnh nào, mơ màng, nói thiệt chậm rãi, sống lại quá khứ qua những điều dì nói, một quá khứ thiệt tầm thường, nhưng thời gian không thể làm phai mờ.

- Ừ! Thì nhà mình là dân cố cựu nên cũng đủ ăn đủ để, rân rát. Tao còn nhớ nhà mình bự xộn, bốn năm gian, lại còn có mấy lẫm lúa. Tao là con út, mấy anh chị có gia đình ra riêng hết. Nhiều người theo vợ, theo chồng đi ở xa. Ông cố già rồi. Chừng độ bảy mươi. Trong nhà có chứa cái hàng, kêu là hậu sự, cái hòm đó, mua hờ để có sẵn, khi lỡ theo ông theo bà khỏi phiền nhiễu con cháu. Ông cố bây... Mà thôi! Nói hoài chuyện xưa thêm rớt nước mắt chứ ích lợi gì.

Dì kéo khăn chậm nước mắt. Con Gái ngó sững nội. Nội nó cười với nó:

- Đâu để coi, lúc lớn ông cố gả tao cho ông nội bây, cũng là người cùng xứ, gia đình không khá giả nhưng là người chơn chất làm ăn. Ra riêng, cha mẹ hai đàng cho đủ tiền cất nhà cửa, mua sắm ghe cộ. Nội có một cái ghe lớn bộn dùng để đi lên tỉnh bổ hàng về bán. Hàng xén ấy mà. Đâu không được bao lâu, gặp năm giặc giã lung tung, đánh nhau long trời lở đất, thiên hạ bị chặt đầu mổ bụng rần rần. Cả nhà rút lên ghe, chèo thả theo sông kiếm chỗ tản cư. Ở chỗ kinh Tàu Hủ một đổi. Ở chỗ kinh Lò Gốm cũng lâu ớn rồi lần hồi mới trôi dạt tới đây. Đổi ghe nhiều lần khi túng ngặt để lấy tiền ăn. Cuối cùng mới tới cái ghe nhỏ nầy đó chớ? Bao nhiêu năm rồi!

Thằng Đực hỏi chuyện tâm tình:

- Rồi nội nhớ nhà không?

Con Gái cũng nhao nhao:

- Phải rồi! Nội có nhớ nhà, nhớ chỗ nội sống hồi còn nhỏ không?

- Nói cho cùng mà nghe, xa quê ban đầu phải nhớ, ai mà hỏng vậy? Tao nghe bây đọc như con két mẹ ‘Chỗ quê hương đẹp hơn cả’ mà...

(còn tiếp)

NGUYỄN VĂN SÂM

(Trích Ngày Tháng Bềnh Bồng, Gió Việt, TX, 1987)


Phụ Bản II

LÀM CHỦ CÁI MIỆNG

ĐỂ SỐNG ĐỜI HẠNH PHÚC

Lưỡi chúng ta nếm những vị cay, đắng, mặn, lạt, chua, ngọt. Tất cả cái đó, cái nào hợp với lưỡi của mình thì ta thích, cái nào không hợp với lưỡi của mình thì ta không thích. Do ưa thích , hay không hợp khẩu vị, mà chúng ta phải chịu khổ từ ngày này sang tháng khác. Mỗi khi lên mâm cơm, thấy những món gì ta cho là thích hợp với lưỡi của mình thì bữa đó mình cảm thấy vui tươi , phấn khởi, ăn uống ngon lành .

Ngược lại, những món nào mình cảm thấy trái với sở thích của mình thì sinh bực dọc, cau có , khó chịu, do đó mà phải chạy đi tìm kiếm chỗ khác để cho vừa với miệng của mình. Chính vì vậy , mà ta hay bực bội gia đình , người thân một cách vô lý , nhất là những người nặng về ăn uống .

Lưỡi của chúng ta khi ăn món ngon vừa miệng, thì mình thấy thích và muốn ăn hoài, khi ăn món không hợp với khẩu vị thì sinh bực bội , cảm thấy khó chịu . Thích món ngon mà không được ăn, ghét món dở mà bị ăn hoài, đâm ra phiền muộn , khổ đau. Vậy cái lưỡi thích ngon, chán dở đó là đứa giặc thứ tư.

Nhớ lại quá khứ , dĩ vãng ngày xưa , khi chúng tôi chưa đi tu, mỗi khi tới giờ cơm, mở nồi thức ăn ra, không có những món khoái khẩu là tôi khua nắp vung lớn lên, rồi bỏ ra đi. Mẹ tôi nghe thấy vậy lắc đầu mà rơi nước mắt, không dám nói lời nào, sợ tôi buồn. Quả thật , “miếng ăn là miếng tồi tàn , không ăn một miếng lộn gan trên đầu”. May mà chúng tôi chỉ ăn chực của mẹ thôi mà còn vậy, tiền làm được thì tôi bỏ túi xài riêng. Bây giờ nghĩ lại , tôi thấy nhớ thương mẹ vô cùng , nhưng mẹ đã sớm ra đi trong cơn bạo bệnh còn đâu.

Tôi ngày xưa tán tận lương tâm với mẹ rất nhiều, nhưng mẹ tôi vẫn một lòng thương con mà chịu đắng cay, khổ sở trăm bề. Một chút dĩ vãng đau buồn, con xin nhắc lại, mong mẹ thứ tha cho con trẻ quá dại khờ.

Người biết tu bao giờ cũng tập cho lưỡi của mình đối với các vị mặn lạt , chua ngọt, đắng cay, vị nào cũng phải bình thường đối với lưỡi. Ta tu làm sao cốt cho thân tâm được an ổn , nhẹ nhàng là quí rồi; còn tất cả cái ngon dở của thức ăn , chẳng qua là phương tiện để nuôi sống bản thân , để mình có đủ sức khỏe, tâm thanh tịnh , sáng suốt mà tu hành , đạt được tự tại , giải thoát .

Căn lưỡi này đóng vai trò quan trọng nhất trong con người chúng ta , vì hằng ngày nó có nhiệm vụ đưa thức ăn , thức uống vào để có đủ sức khỏe, năng lực làm việc mà duy trì mạng sống; nhưng con người do chấp ngã , thấy thân này là thật, nên cứ một bề tẩm bổ, đưa vào các thức ăn mình cho là ngon.

Nhiệm vụ của lưỡi là nếm các vị, nhưng ngược đời thay, sở thích của mỗi người khác nhau, nên có người thích ngọt, có người thích mặn. Hai người cùng ngồi chung mâm thì sinh ra rắc rối , nên có thể dẫn đến cãi vả, bất đồng quan điểm với nhau , từ đó sinh ra oán giận, thù hằn cũng chỉ vì miếng ăn, thức uống .

Món ăn ngon ai cũng ưa thích và muốn ăn hoài, có những món ta biết ăn vào sanh bệnh, nhưng do không làm chủ được cái lưỡi thích nếm vị ngon mà hại cho cái thân. Nói chi xa, ngay nơi quí phật tử mình đây ai cũng biết ăn mặn là tạo tội, ăn chay là tốt, vậy mà mấy ai làm chủ được cái miệng thích ăn thịt cá của mình đâu. Rồi cho đến quý thầy cô, tuy ăn chay nhưng lại khoái ăn đồ giả mặn, vì nó kích thích cái lưỡi của mình, cho đến có người thích ăn cay, ăn ớt. Bữa ăn nào mà không có ớt là khổ sở vô cùng , không thể ăn được.

Rồi có người ghiền rượu , bữa nào không có nó thì ngủ không được, nhưng khi có chút đỉnh thì về kiếm chuyện vợ con , lớn tiếng hành hạ , đánh đập. Thức ăn uống dù ngon cách mấy, nhưng khi nuốt vô khỏi cổ, qua khỏi cái lưỡi rồi, lỡ ói ra thì mùi vị chua lè, thấy phát ớn. Vậy mà chỉ vì ăn ngon một chút, ta nỡ nhẫn tâm giết hại bao nhiêu con vật để bồi bổ cho tấm thân này. Chúng tôi còn nhớ, trong dân gian có câu, “miếng ăn là miếng tồi tàn , mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”, nghe thật là thấm thía làm sao, người đời cũng vì miếng ăn mà sẵn sàng tranh giành , thậm chí dẫn đến giết hại.

Con người ta khổ là do sự chấp trước , dính mắc vào đó, đôi khi vì tham muốn quá đáng mà không biết cách kìm chế, nên để cho bệnh béo phì tấn công. Phụ nữ ngày nay mắc chứng bệnh này hơi nhiều. Mục đích của sự ăn uống là để nuôi sống thân này có sức khỏe tốt, để ta làm việc, đóng góp, phục vụ gia đình và xã hội .

Xã hội văn minh , tiến bộ quá nhanh, tiện nghi vật chất hiện đại , làm con người không biết cách làm chủ bản thân , vì không có thời gian nghiền ngẫm , suy tư đạo lý Thánh hiền . Từ đó, khổ đau bắt đầu có mặt, vì ta cứ mải mê chạy theo công danh , sự nghiệp mà quên mất chính mình.

Lưỡi ngoài việc ăn uống , nếm vị, còn có chức năng nói chuyện trong giao tiếp xã hội . Lời nói rất quan trọng, một lời nói tốt đẹp giúp mọi người sống an vui, hạnh phúc ; ngược lại, làm cho tan nhà nát cửa, con mất cha, vợ mất chồng, anh em xa lìa cũng chính vì lời gian dối , hại người.

Ngày xưa , một người giàu có sai đầy tớ làm thịt heo và căn dặn kỹ càng, “nhà ngươi nhớ, sau khi làm heo xong phải để dành lại cho ta cái gì ngon nhất”.

Người đầy tớ vâng lời , chừa lại cho ông chủ cái lưỡi.

Vài ngày sau, ông chủ lại sai người đầy tớ mần tiếp con heo khác, nhưng lại dặn, “hôm nay, nhà ngươi để dành lại cho ta cái gì dở nhất trong con heo”.

Người đầy tớ sau khi làm heo xong cũng chừa lại cái lưỡi như lần trước, rồi dâng lên cho chủ. Ông nhà giàu thấy vậy bực quá, liền chửi mắng tên đầy tớ, “bộ mầy điên hay sao, ngon cũng cái lưỡi, dở cũng cái lưỡi là ý gì?”

Người đầy tớ thưa, “dạ, kính bẩm ông chủ, xin Ngài hãy mở lượng khoan dung mà suy xét lại kỹ càng. Khi chúng ta đối xử tốt với ai thì ta nói lời từ ái , dịu dàng , dễ nghe, làm cho người cảm mến, yêu thích. Khi ta thù ghét ai thì ta dùng lời nói ác độc , mắng nhiếc , chửi bới, nếu không thì cũng nói móc, nói méo, nói nặng, nói nhẹ, làm cho người phiền muộn , khổ đau. Cho nên, khi ăn ngon hay dở cũng từ cái lưỡi mà ra. Chính vì vậy , trước sau gì con cũng dâng lên ông chủ cái lưỡi là có nguyên nhân , kính mong ông chủ bình tâm mà suy xét lại”.

Ông nhà giàu ngồi lại ngẫm nghĩ một hồi lâu, mới thấy lời nói người đầy tớ thật là chí lý , nên ông ta gật đầu khen ngợi, “phải, phải nhà ngươi nói đúng lắm. Ta không ngờ có một người giúp việc như chú mày, chú mày quả thật là người có hiểu biết và nhận định sâu sắc”.

Kể từ đó, ông chủ cho người giúp việc phụ tá và tư vấn vào những công việc chính đáng trong gia đình . Lưỡi có chức năng nếm các vị mặn ngọt, chua cay, chát đắng, để giúp con người biết được sự ngon hay dở, ngoài ra còn hỗ trợ cho miệng nói năng trong giao tiếp, sinh hoạt làm ăn, chính vì vậy mà anh đầy tớ nói ngon hay dở cũng chính là cái lưỡi.

Ông nhà giàu nọ thật có phước báo vô lượng , vô biên , nên mới có được người giúp việc hiểu biết và sáng suốt như thế, do đó anh đã cảm hóa được chủ. Nhờ vậy, ông mới hiểu ra, đạo lý Thánh hiền đều bắt đầu từ ý nghĩ rồi phát sinh ra lời nói , mới dẫn đến hành động tốt hay xấu.

Học chuyện xưa, chiêm nghiệm lời dạy cổ nhân , luôn giúp chúng ta có một nhận thức sáng suốt để thấu rõ kiếp người , được biểu đạt bằng miệng lưỡi, và thể hiện bằng lời nói có sức thuyết phục lòng người. Một cái lưỡi này mà làm nên lịch sử , giúp mọi người sống bình yên, hạnh phúc , nhờ ta biết vận dụng lời hay, ý đẹp trong cuộc sống hằng ngày .

Chúng ta muốn làm chủ bản thân để sống đời an vui, giải thoát , thì từ mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý đều phải biết quán chiếu với cặp mắt duyên khởi , vô thường , vô ngã . Nhờ vậy, ta bớt tham chấp mà có cơ hội gần với Niết Bàn .

Trong cuộc sống, từ cha mẹ cho đến anh chị em, họ hàng thân thuộc , vợ chồng con cái, thầy tổ, bạn bè, ai cũng cần có tình yêu thương qua lời nói . Cho nên, lời nói rất quan trọng trong đối nhân xử thế, một lời nói chân thành có thể giúp mọi người sống an vui, hạnh phúc , một lời nói giả dối làm cho con người oán giận, thù hằn .

Chúng ta có thể học nói trong ba năm, nhưng muốn đem lời nói vận dụng vào cuộc sống cho được êm thắm, hài hòa, nhiều khi hành cả đời cũng chưa xong. Lưỡi đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn uống , biết phân biệt ngon dở để nuôi cơ thể và kết hợp hài hòa với miệng mà nói năng, giao tiếp. Lưỡi kết hợp với miệng phát ra lời nói trong đối nhân xử thế, giúp nhân loại nương vào nhau mà phát triển về mọi mặt, công việc được tốt đẹp , hay rơi vào chiều hướng xấu, đều dựa vào lời nói . Cho nên, tục ngữ có câu, “lưỡi không xương nhiều đường lắc léo”. Nghĩa là cái lưỡi không xương, nên con người muốn nói kiểu nào cũng được, nói đúng , nói sai gì thì cũng từ cái lưỡi.

Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc , biết sống yêu thương với nhau bằng tình người trong cuộc sống. Chính vì vậy , khi nói ta cần phải uốn lưỡi bảy lần, để không nói ra những lời vô nghĩa , có hại cho mọi người . Nói tóm lại , những gì ta nói làm khổ đau cho nhau thì không nên, và mình chỉ nói để mọi người sống với nhau bằng trái tim yêu thương , hiểu biết .

HOÀNG KIM THƯ st.

“Chơi Chữ”

của Lãng Nhân

Lúc khoảng 10 tuổi, trong nhà người viết có hai tủ sách lớn. “Chơi Chữ” là một trong số sách này. Đó là một tác phẩm biên khảo tập hợp những giai thoại nho nhỏ. Dĩ nhiên, đứa nhỏ lên mười không thể hiểu hết những câu chuyện trong đó, nhưng nhờ nhà văn Lãng Nhân đã viết với văn phong giản dị, dễ hiểu nên đứa con nít vẫn đọc được sách, tuy lõm bõm mà vẫn thích thú.

Với các độc giả miền Nam Việt Nam trước 1975 hẳn khó quên những bài phiếm luận hóm hỉnh, sâu sắc và thấm đượm tình người của cụ Lãng Nhân. Người viết tuy thuộc lớp thế hệ sau nhưng rất thích đọc những tác phẩm biên khảo cũng như các phiếm luận của cụ Lãng Nhân.(*)

Mở đầu tác phẩm Chơi Chữ, cụ Phùng viết:

“Nghề chơi cũng lắm công phu”, huống hồ chơi… chữ!

Chơi chữ cần có những yếu-tố không phải ai cũng gom được đủ: có học đã đành, nhưng lại còn phải có tàị.

Học có hàm-súc, mới biết dùng chữ cho rành-rẽ, dùng điển cho đích-đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn-tiệp, mới lĩnh-hội được mau-lẹ những nét trội trong một cảnh-huống, và diễn-xuất ra một cách nhanh-chóng đột-ngột, hồ như là tự-nhiên.

Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi: thơ, phú, câu-đối, tập Kiều, sử-dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu-tứ mà phô diễn ra cho phù hợp với nguồn cảm-hứng trong giờ phút đó của nhà văn.”

Hai cách chơi chữ trong tiếng Việt được thấy nhiều nhất là Nói Lái và dùng chữ Đồng Âm Khác Nghĩa.

Do tiếng Việt là ngôn ngữ độc âm, nhờ thế rất dễ dàng trong lối Nói Lái. Hẳn ai cũng đều từng nghe câu này:

“Vấn đề khó khăn nhất bây giờ là chuyện đầu tiên”

Đầu Tiên nghĩa là Tiền Đâu.

Và ai cũng hiểu câu này:

“Bàn cho nhiều rồi thì cũng vũ như cẩn mà thôi”.

Khi nghe câu này lần đầu tiên, tôi không hiểu. Ngẫm nghĩ một hồi mới nghĩ ra: Vũ Như Cẩn nghĩa là Vẫn Như Cũ!

Với phái nam, nếu được ai khen mình là Người Sáng Chói thì không nên vội mừng vì có thể họ bảo mình là Người Sói Trán.

Còn với phái nữ, lỡ được ai khen trông giống Hương Qua Đèo thì coi chừng họ đang bảo mình là Heo Qua Đường!

Và, có khi nói lái được nâng lên một mức khó hơn khi kết hợp với chữ Hán Việt. Nhà văn Lãng Nhân đã ghi lại câu nói lái sau đây:

Nam Đáo Nữ Phòng, Nam Bất Chính.

Người nam vào phòng người nữ là không chính đáng, không đàng hoàng. Vậy nếu Nữ Đáo Nam Phòng thì sao?

Nữ Đáo Nam Phòng, Thạch Bất Truy

Người nữ vào phòng nam thì thạch bất truy? Muốn hiểu câu bí hiểm này thì phải dịch từng chữ một:

Thạch là Đá, Bất là Không, Truy là Theo.

Trong Truyện Kiều thì Thúy Kiều đã dám cả gan một mình lẻn qua nhà anh chàng Kim Trọng. Và rồi chàng Kim có “thạch bất truy”? Nhưng, Nguyễn Du đã không cho chuyện ấy xảy ra. Khi Thúy Kiều thấy Kim Trọng có vẻ lơi lả thì nàng đã ân cần khuyên rằng: “Mây mưa đánh đổ đá vàng / Quá chiều nên đã chán chường yến anh / Trong khi chắp cánh liền cành / Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên.” Do đó, dù rằng ở đây thực đã có chuyện “nữ đáo nam phòng” nhưng lại không hề xảy ra chuyện “thạch bất truy”.

Với các ngôn ngữ đa âm như tiếng Pháp, tiếng Anh thì việc nói lái không dễ như tiếng Việt. Tuy nhiên, tiếng Anh, tiếng Pháp vẫn có thể nói lái được nếu chỉ dùng những chữ độc âm.

Xin đưa ra vài ví dụ:

no tails, toe nails.

ready as a stock, steady as a rock.

soap in your hole, hope in your soul.

Còn nói lái bằng tiếng Pháp, thì cụ Lãng Nhân cũng sưu tầm được một câu chuyện như sau:

Một phụ nữ Việt lấy Tây - vào thời đó người ta gọi là “Me Tây” - một hôm đi mua đồ với chồng. Sau khi cửa hàng cho biết giá, bà me Tây quay qua nói với ông chồng “Très chaud, très chaud!”

Người chồng tưởng vợ than nóng nên vội vàng móc tiền ra trả, cầm món đồ đi ra. Nhưng khi ra đến ngoài, người vợ cằn nhằn “Giời ạ! Đã bảo đắt lắm tại sao còn mua?”

Ông chồng Tây ngỡ ngàng hỏi “Tôi chỉ thấy bà kêu nóng quá, có thấy bà kêu đắt quá đâu”. Người vợ chán nản than “Tôi là người Việt, chẳng nhẽ chê đắt chê rẻ. Nhưng tôi đã nói với ông rồi mà, Tôi nói Très Chaud - Très Chaud tức là Trop Cher”

Thì ra bà vợ đã nói lái:

Très chaud thành Trop cher - “Nóng quá” thành “Đắt quá”.

Ông chồng Tây không hiểu, có lẽ vì người Tây không biết nói lái?

Thế còn chơi chữ với chữ Đồng Âm Khác Nghĩa là sao? Hẳn nhiều người đã nghe bài ca dao sau đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Xem bói một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!

Không cần giỏi chữ, một người cũng hiểu được “lợi” vừa có nghĩa “lợi ích” vừa có nghĩa “răng lợi”. Thầy bói bảo bà già vẫn “có lợi” mà. Như vậy, bà già có nên lấy chồng không?

Tiếng Việt có rất nhiều chữ đồng âm khác nghĩa, do đó, cách chơi chữ này dễ chơi và rất phổ biến.

Một giai thoại văn học nổi tiếng là câu đối chỉ có một vế của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Tương truyền, cụ thân sinh của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có một học trò rất giỏi tên là Quỳnh - mà ta thường gọi là Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh thường trêu ghẹo cô Điểm. Để ngăn cản Quỳnh, cô Điểm ra những câu đối khó. Nhưng lần nào Quỳnh cũng đối lại được.

Một lần nọ, khi cô Điểm đang tắm thì Quỳnh gõ cửa đòi vào coi. Cô Điểm giận lắm nhưng vẫn ra một câu đối, bảo rằng nếu đối được thì sẽ mở cửa cho vào. Quỳnh hí hửng chịu ngay.

Câu đối đưa ra là Da Trắng Vỗ Bì Bạch.

Quỳnh nghĩ hoài, nghĩ mãi, nghĩ không ra. Cuối cùng đành lẳng lặng rút lui, và từ đó không còn dám trêu ghẹo cô Điểm nữa.

Câu đối này tại sao khó đến mức một người thông minh như Trạng Quỳnh cũng phải bó tay?

Da nghĩa là Bì, Trắng nghĩa là Bạch. Da Trắng là Bì Bạch. Nhưng Bì Bạch còn nghe như tiếng tay vỗ lên da. Cái khó chính là tiếng tượng thanh “bì bạch, bì bạch” này đây.

Về sau, nhiều người tìm cách đối lại, ví dụ như:

Cô Miên Ngủ Một Mình .

Cô là Một Mình, Miên là Ngủ - Cô Miên tức là Ngủ Một Mình

Nhà Vàng Ngồi Đường Hoàng

Nhà là Đường, Vàng là Hoàng - Nhà Vàng tức là Đường Hoàng

Trời Xanh Màu Thiên Thanh

Trời là Thiên, Xanh là Thanh - Trời Xanh là Thiên Thanh

Nhưng cả 3 câu này chỉ đối được nghĩa chữ Hán Việt, nhưng không thể đối với tiếng tượng thanh “bì bạch”. Do đó, cho tới nay, câu “Da Trắng Vỗ Bì Bạch” vẫn là câu đối duy nhất chỉ có một vế.(**)

Xin quay lại với tác phẩm “Chơi Chữ” của Lãng Nhân.

Nói về cách Nói Lái, cụ Lãng Nhân sưu tầm được bài thơ Mong Chồng nói lái rất hay. Trong bài thơ này 2 chữ sau của câu trên được nói lái để trở thành 2 chữ đầu của câu kế.

Mong Chồng

Trên đắp chăn bông, dưới đệm bông

Bỗng đêm, sực nhớ lại thương chồng

Trông thường thấy ảnh, người đâu vắng

Văng đấu đong sầu, gạt gió đông

Văng đấu đong sầu, gạt gió đông

Đống gio nhóm lạnh để mong chồng

Trông mòng suốt sáng lòng chưa chán

Chan chứa sầu tuôn một mảnh đồng

Chan chứa sầu tuôn một mảnh đồng

Động mành gió lọt chốn thâm phòng

Phong thầm giọt lệ nhờ thư gởi

Gợi thử tình xem có nhớ không?

Bài thơ này phải đọc theo giọng người Miền Bắc vì khi nói theo giọng Bắc thì tê-e-rờ (tr) phát âm như xê-hát (ch) như chữ Mong Chồng nói lái thành Chông Mòng, cũng như chữ Thương Chồng nói lái thành Chông Thường.

Nhưng đúng ra phải đọc Trông Mòng, và, Trông Thường. Chữ “Trông” là tê-e-rờ như Trông Coi, Trông Chừng. Cũng như chữ “Đống Gio” thật ra phải là “Đống Tro.” Nếu không đọc theo giọng miền Bắc thì không nói lái được.

Việt Nam có thổ âm 3 miền Nam, Trung, Bắc. Và nhờ thế, cách chơi chữ cũng dựa vào cách phát âm của mỗi miền. Cụ Phùng Tất Đắc kể lại câu chuyện này về Tả Quân Lê Văn Duyệt.

Tương truyền, một hôm Tả Quân Lê Văn Duyệt đi xem hát Bội. Trên sân khấu có hai người kép hỏi đố nhau.

Một anh đặt câu hỏi rằng: Đố biết vật gì vừa đực lại vừa cái?

Tả Quân nghĩ anh kép nói bóng gió về mình, bởi vì Lê Văn Duyệt vốn là một hoạn quan. Do đó, Tả Quân nạt rằng nếu không trả lời được thì sẽ bị chém đầu.

Anh kép thản nhiên trả lời:

“Chèng ơi, dễ dzị mà cũng hỏng bít. Cái thứ dzừa đực dzừa cái chính là Coong Thằng Lằng !”

Coong là cái, Thằng là đực. Thì đúng là vừa đực vừa cái. Chứ nếu nói theo giọng miền Bắc thì chỉ là Con Thằn Lằn thì đâu thể nào vừa Con lại vừa Thằng.

Cũng như nếu có ai bẽn lẽn thú nhận “Tui là cái thứ Chung Vô Diệm” thì xin đừng nghĩ người giống bà hoàng hậu xấu xí nhất trong lịch sử Trung Hoa. Và nếu bà Chung có sống lại cũng sẽ rất ngỡ ngàng khi thấy tên mình được đem ra để ám chỉ cái tật khó nói của phái nam. Thậm chí bà ta cũng sẽ chẳng nhận ra tên mình khi nó được đọc theo giọng Miền Nam là Chung Dzô Dzịm!

“Chơi Chữ” còn nhắc tới một giai thoại về Đồng Âm Khác Nghĩa:

Báo Trung Bắc do hai ông Nguyễn Đỗ Mục và Dương Bá Trạc chủ trương, một lần đã ra câu đối như sau:

Vợ cả vợ hai, hai vợ cùng là vợ cả

Nghe tưởng chừng đơn giản phải không? Nhưng thật ra là một câu đối rất lắt léo

Chữ “cả” theo miền Bắc có nghĩa là “lớn”, cũng có nghĩa là “cùng”. Câu này có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Vợ lớn vợ nhỏ gì đều cùng là vợ. Nhưng nghĩa thứ là: Vợ lớn vợ nhỏ đều cùng là vợ lớn, đều quan trọng không kém gì nhau.

Khó thế nhưng vẫn có nhiều người gởi câu đối về tòa báo. Và, câu đối được chấm giải nhất là câu sau đây:

Con nuôi con đẻ, đẻ con há cậy con nuôi.

Chữ “con nuôi” ở đây có hai nghĩa. Khi dùng làm danh từ, “con nuôi” là người con mình nhận nuôi. Khi là động từ, nghĩa là con cái nuôi mình. Do đó, câu này có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Giữa con nuôi và con đẻ, mình không nên nhờ cậy người con nuôi. Nghĩa thứ hai, mình có hai đứa con, vừa con nuôi vừa con đẻ, nhưng một khi đã đẻ con ra được thì chẳng cần nhờ tới đứa nào nuôi hết (há cậy nghĩa là chẳng cần nhờ cậy).

Đọc tới đây, hẳn quý vị sẽ đồng ý với câu nói của cụ Lãng Nhân, rằng: “Nghề Chơi cũng lắm công phu, huống hồ là Chơi Chữ”.

Nhà văn Lãng Nhân - Phùng Tất Đắc ngoài biên khảo còn là tay viết phiếm tài hoa. Ông nổi tiếng với các truyện phiếm khôi hài nhưng thâm trầm như Trước Đèn, Chuyện Cà Kê… Ông cũng đã để lại cho đời những tác phẩm sưu khảo công phu như Chơi Chữ, Giai Thoại Làng Nho… Phải chăng chính hoạt động biên khảo đã giúp văn ông thêm sâu sắc, duyên dáng? Và có lẽ đó là một bài học quý giá cho những ai theo nghiệp văn chương.

Trong “Chơi Chữ” có được bài thơ đặc biệt của cặp tình nhân tiếng tăm và cũng đầy tai tiếng, đó là nhà thơ Alfred de Musset và nữ sĩ George Sand, cho thấy hai nhà thơ Pháp này không những làm thơ hay mà chơi chữ cũng hay nữa.

Alfred de Musset là nhà thơ, nhà viết truyện ngắn lãng mạn của Pháp thế kỷ 19, nhưng ông nổi tiếng hơn bởi mối tình đầy sóng gió với nữ văn sĩ George Sand. Khi hai người gặp nhau, Musset chỉ mới 23 tuổi trong khi George Sand là một phụ nữ đã có chồng và hơn ông 6 tuổi. George Sand là một phụ nữ đặc biệt, cá tính và có lối sống độc lập, không bị ràng buộc bởi các khuôn phép đương thời

Alfred De Musset George Sand

Musset đã gởi tới nàng bài thơ tình tứ sau:

Quand je mets à vos pieds un éternel hommage,

Voulez -vous qu’un instant je change de visage?

Vous avez capturé les sentiments d’un coeur

Que pour vous adorer forma le créateur.

Je vous chéris, amour, et ma plume en délire

Couche sur le papier ce que je n’ose dire.

Avec soin de mes vers lisez les premiers mots,

Vous saurez quel remède apporter à mes maux.

Đây là bản lược dịch qua tiếng Việt:

Bao lâu từng ước ao.

Giờ đổi giọng được sao?

Nàng đã ngự trong lòng,

Thuận tình ta luống mong.

Cho bút ta lên hương,

Ta viết lời yêu đương.

Thỏa được dạ ta cầu.

Nguyện đọc chữ đầu câu…

Và sau khi George Sand đọc xong những “chữ đầu câu” thì nàng đã cầm bút trả lời ngay:

Cette insigne faveur que votre coeur réclame

Nuit à ma renommée et répugne à mon âme.

Đêm trường ai những ước mong.

Nay tuy e lệ mà lòng thầm ưa!

Musset tất nhiên cũng đọc ngay “chữ đầu câu” và thấy đó là 2 chữ tuyệt vời: “Cette Nuit” - Đêm Nay!

Từ đó, bắt đầu mối tình ngang trái giữa hai con người tài hoa, để sau này được George Sand kể lại trong một tiểu thuyết có tên “Nàng và Chàng” (Elle et Lui).

Cách dùng các chữ đầu câu trong bài thơ để tạo nên một câu riêng là cách chơi chữ được người Việt ưa thích. Thường gặp nhất là trong những bài thơ mừng Tết, mừng Xuân, mừng đám cưới. Đó thường là các câu có 4 chữ như: Cung Chúc Tân Xuân, Vạn Sự Như Ý, Trăm Năm Hạnh Phúc,…

CUNG kính mời nhau một tách trà

CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua

TÂN niên hạnh phúc và như nguyện

XUÂN đến bình an khắp gần xa.

VẠN chuyện lo toan không chất đống

SỰ gì bế tắc thảy đều qua

NHƯ hoa mai nở trong tuyết lạnh

Ý nguyện, duyên lành, mãi thiết tha.

Xin được dùng bài thơ Cung Chúc Tân Xuân - Vạn Sự Như Ý mà người viết sưu tầm để kết thúc bài viết. Xin mến chúc tất cả bạn đọc một năm mới tràn đầy hạnh phúc và bình an.

T.B.A - Đào Minh Diệu Xuân st.

Ghi chú:

(*) Phùng Tất Đắc (1907-2008), bút hiệu Lãng Nhân, Cố Nhi Tân và Tị Tân. Sinh quán Hà Nội. Năm 1954, di cư vào Nam. Từ 1954 đến 1975, phụ trách nhà in Kim Lai và nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư. Năm 1975, tỵ nạn tại Cambridge, Anh quốc. Ông qua đời ngày 29-2-2008.

Các tác phẩm đã xuất bản: Trước Đèn, Chuyện Vô Lý, Chơi Chữ, Cáo Tồn, Giai Thoại Làng Nho, Hán Văn Tinh Túy, Thơ Pháp Tuyển Dịch, Chuyện Cà Kê, Khổng Tử, Tư Mã Quang-Vương An Thạch, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết, Nghiêm Phục, Hương Sắc Quê Mình, Nhớ Nơi Kỳ Ngộ.

“Chơi Chữ” do Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1970.

(**) Sau này có câu Rừng sâu mưa lâm thâm.

NGÀNH GIÁO

NHỮNG VUI BUỒN

Có một ngày được dành riêng để xã hội tôn vinh

Cũng rất đúng rất hay và ý nghĩa

với Người Thầy chân chính

Vẫn đó đây không ít những người nhiệt tâm nhiệt huyết

Dắt dìu bao con trẻ trong những bước đầu đời

Những nơi xa sâu cơ cầu gian khó

Biết bao người đứng bục giảng với rất nhiều âu lo

Họ có muốn chăng cũng không có cơ hội mà méo mó

Một chữ Thầy đúng nghĩa Trọng Đạo Tôn Sư

Thế nhưng lại có những nơi rõ ràng là bề thế

Lại nảy sinh bao khiếm nhã

trát những ố đen lên trán “cũng gọi là thầy”

Sự băng hoại không chỉ vài cá nhân

với những tấu trò dơ dáng

Mà còn đổ vào những óc non tơ

mất cốt cách học làm Người

Để những câu chuyện ngẩn ngơ

làm hoang mang tâm trạng những người đang trông cậy

Một tương lai đất nước sẽ ra sao

khi bầy trẻ hôm nay đang phải học những gì

Bất kể đâu đâu thì Giáo dục

cũng luôn là Quốc gia rường cột

Sẽ thế nào nếu biến thành tất tật để bán mua

Ngày Hiến Chương Nhà Giáo

hẳn rất rất nhiều trái tim đang ứa máu

Khi nhìn ra những vụn bể tan tành

nhưng lực lại bất tòng tâm

Có thể cười vui khi học trò hồn nhiên hoa chúc

Nhưng sẽ nặng trĩu tâm hồn

khi biết làm thế nào trên bục giảng mắt sáng hồn trong

Và vẫn rất đáng tôn vinh Những Người Thầy Chân Chính

Bởi ngoài một nghề nghiệp mưu sinh

còn là trách nhiệm một Quốc gia

Để lớp lớp măng non bước vào đời

bằng đôi chân vững chãi

Khi đã được trang bị những kiến thức kỹ năng

và cả Cốt Cách Làm Người.

ĐÀM LAN

18-11-2018

Những đóa hoa trao đi rồi gửi lại

Gói ít nhiều tình thương mến quanh ta

Giữa dòng đời bề bộn những bôn ba

Đôi chút ấm mình gửi nhau cùng ấm.

(Trích “Bâng Khuâng tứ tuyệt” Đàm Lam)

ĐÊM NOEL

Đêm Noel

Người người đổ ra khắp ngõ phố

Người ta hồ hởi tay cầm tay dắt

Hướng cả về một nơi

*

Ngôi chính tòa nhấp nháy sắc màu rực rỡ

Thong thả hồi chuông hương ngát thánh đường ca

Vinh danh Thiên Chúa an hòa

Bê Lem ngời sáng

*

Những trái tim tình yêu trỗi nhạc

Khoảnh khắc nguyện cầu đôi lứa

Ngọt ngào hương ấm ngày đông

Đóa môi nồng

*

Không có đường biên cho những niềm hạnh phúc

Chung một lời tin vẹn nghĩa yêu thương

Sóng dâng bờ mắt Thiên đường

Đắm đuối.

ĐÀM LAN

CÕI THƯƠNG YÊU

VÔ BIÊN

Thiên Đàng Tình Yêu mãi nơi nao

Phải chăng cõi ấy rất ngọt ngào

Nụ cười trên môi luôn rạng rỡ

Nồng ấm yêu thương mãi gởi trao?

*

Hãy hẹn nhau nơi Thiên Đàng Tình Yêu

Xin chỉ đường, lối ngõ đi vào

Cầu xin Ngài, Chúa Ba Ngôi soi sáng

Cho mảnh hồn côi dõi trông theo!

*

Thiên Đàng Tình Yêu hoa nở vạn sắc màu

Hương thơm ngát tỏa đóa thanh cao

Nơi con tim muôn người hằng ao ước

Không nơi nào kỳ diệu bằng Thiên Đàng Tình Yêu!

*

Hẹn nhé, hãy cùng đến Thiên Đàng Tình Yêu

Rộn ràng ca khúc, tâm hồn thanh khiết sớm chiều

Xoá bỏ hận sầu, ưu tư phiền muộn

Cõi yêu thương vô biên,

Cõi Tình yêu vô lượng

... Ô! Nơi ấy là

“Thiên Đàng Tình Yêu!”

Phạm Thị Minh-Hưng

Chiếc bóng đơn côi…

Đời ta trăm đắng ngàn cay

Hẩm hiu, cuộc sống chất đầy đau thương

Mấy mươi năm kiếp đoạn trường

Mấy mươi năm - kiếp gió sương đổi dời

Đời ta như giọt mưa rơi

Trên sa mạc vắng - nghẹn lời thở than

Nỗi cô đơn - ngọn nến tàn

Con tim thổn thức - dở dang ngậm ngùi

Đời ta mất hẳn niềm vui

Sống thừa, thoi thóp chôn vùi tuổi xuân

Từng đêm giá rét bâng khuâng

Lặng nhìn chiếc bóng muôn phần xót xa

Đời ta - nghiêng ánh trăng tà

Sóng vùi gió dập - mặn mà với ai

Rưng rưng nước mắt canh dài

Niềm tin nghẹn tắt - vòng tay hững hờ

Vì đâu đứt đoạn đường tơ

Vì đâu lịm chết bên bờ biệt ly

Nỗi đau chẳng có biên thùy

Tình thơ rướm máu - hoài nghi ngập lòng

Đã qua biết mấy mùa đông

Mù sương ảm đạm, người không trở về

Mùa thu lá rụng tái tê

Gió mưa da diết, hẹn thề chiêm bao

Chắp tay - tìm một ánh sao

Đơn côi, thầm hỏi…

trời cao…

nỡ đành…

NGÀN PHƯƠNG

Bâng khuâng

Bâng khuâng chiều tím hoàng hôn
Hoàng hôn tím thẫm bồn chồn đợi mong
Mong người người có đến không?
Người như cơn gió bềnh bồng trời mây
Một mình đứng lặng làm cây
Chiều nghiêng sương lạnh đọng đầy hư không
Công viên ghế đá vườn bông
Chiều đang rụng xuống đèn lồng cháy lên
Dường như người đã vội quên
Ta xin từ biệt thiên nhiên mà về !
Mặt trời đi ngủ trong mê
Bâng khuâng bước chậm nẻo về còn xa.

Huỳnh Thiên Kim Bội

NUÔI CHÍ LỚN

Thà rằng nghèo mạt giá trong

Còn hơn giàu có khổ công kiếp người

Đắn đo hai lối cuộc đời

So mình với bạn lắm lời khen chê

Sắt son ta giữ một bề

Gẫm trong thiên hạ não nề truân chuyên

Thị thành làng mạc xóm giềng

Trải qua cuộc chiến chưa yên nỗi lòng

Tranh giành sự sống long đong

Đến khi già lão muốn mong vẹn toàn

Dựng lo sự nghiệp cháu con

Chữ rằng : khi chết vẫn còn tiếng thơm

Trời thương ban phúc ban ơn

Vững lòng vững đức đâu sờn lòng ta

Mặc cho bể cạn đá già

Dưỡng nuôi chí lớn mới ra con người.

LANG NGUYÊN

TRÁI BÓNG ĐÁ

Lỏng ruột bơm lên bụng cứng to

Hai tay nhồi bóp thấy vui trò

Bóng nầy nâng đã nhiều phen quá

Gôn nọ té nhào một cái vô.

LANG NGUYÊN

BÊN HANG ĐÁ

Mến tặng Thu Hạnh

Bên hang đá Bê Lem

Con dâng lời cầu nguyện

Cho người yêu thương thêm

Lòng người luôn hướng thiện

Chúa đã sinh ra đời

Cứu nhân thế muôn nơi

Tình người là suối mát

Tràn đầy mãi không vơi

Đêm Giáng sinh gian trần

Mọi nguồn lộc lâng lâng

Hai ngàn năm mười tám

Chúa Hài Đồng ban ân

Cùng Mẹ Maria

Con cầu xin Thánh Cả

Tuôn đổ cho mọi nhà

Bình an ơn phước lạ.

HOÀI LY

TUYẾT ĐÔNG

Tuyết đông lạnh lẽo cô liêu

Tung bay phơi phới mỹ miều bông hoa

Tâm tình sâu lắng gần xa

Chợt đi, chợt đến như là chiêm bao

Tuyết đông khiến dạ xuyến xao

Ngập trời trắng xóa một màu thê lương

Dập dồn, nặng trĩu vô thường

Mối tình chớm nở vấn vương lạ lùng

Tuyết đông cảnh vật hãi hùng

Đường đi, nước bước ngại ngùng ngựa xe

Xa xôi ai nói, ai nghe

Cách lòng, xa mặt, e dè lắm khi

Tuyết đông cản trở xuân thì

Càng thêm lạnh lẽo, sầu bi càng nhiều

Ngày xanh dài tuổi bao nhiêu

Mà vì tuyết phủ, bao điều trở trăn.

Thanh Châu

QUÊ NGOẠI

Tiền Giang núm ruột sinh con

Gian nan gồng gánh héo hon trăm điều

Ngoại tôi nhà nhỏ cột xiêu

Không dư tiền bạc mà nhiều trầu cau

Trải qua bao cuộc bể dâu

Vườn cau hết trái vàng trầu héo rơi

Chiều chiều ngửa mặt lên trời

Ngó bầy cò trắng về nơi tổ nào

Bà thường chăm sóc luống rau

Muốn về quê ngoại đã lâu chưa về

Chén cơm manh áo bộn bề

Mong sao thăm ngoại lê thê trăm điều

Đường không trắc trở bao nhiêu

Cò bay qua lại lòng về vẫn mang

Tháng ngày nhanh bởi thời gian

Vào ra thổn thức tâm can chưa vừa

Bà không ngại gió sợ mưa

Nhớ thương con cháu sao chưa thấy về.

QUANG BỈNH 2018

ĐẠO VÀ ĐỜI

Đạo ở trong đời, chẳng phải xa

Gắn liền con cháu với ông cha

Đạo không chia rẽ tình dân tộc

Đem cái an vui đến mọi nhà !

Đạo chẳng của người, chẳng của ta

Của chung nhân loại khắp gần xa

Manh tâm chia rẽ tình nhân loại

Ấy là đắc tội với ông cha

Đạo vàng chỉ có ở lòng ta

Kết nhóm, chia phe, ấy đạo tà

Chúa, Phật ở đâu tìm chẳng thấy

Thấy toàn quỷ sứ với yêu ma

Thế nên cần thiết phải tu tâm

Từ bỏ tham sân, tránh lạc lầm

Chân lý nằm ngay trong lẽ sống

Chẳng cần tìm kiếm chỗ xa xăm.

THANH PHONG

VẪN CÒN…

(Thơ vui)

Tuổi đã cao nhưng sức vẫn còn

Là nhờ ngủ khỏe lại ăn ngon

Luôn mơ bướm đẹp vờn hoa thắm

Chẳng ngại trâu già thích cỏ non

Lạnh lẽo chăn đơn toan cưới vợ

Vắng tanh nhà trống định sanh con

Dù nghiêng ngả bóng hăng tham chiến

Súng cũ đừng chê, sẽ nổ giòn.

THANH VĨNH

HỘI NGỘ

Hôm nay đến chị Kim Anh

Vui mừng gặp gỡ chúc lành cho nhau

Bây giờ cho đến mai sau

Định kỳ họp mặt mưu cầu hanh thông

Đất Trời biển rộng mênh mông

Gian phòng ấm áp vào Đông rạng ngời

Thơ Ca giao hảo tuyệt vời

Cùng nhau chúc tụng bao lời thiết tha

Noel Xuân đến không xa

Mười ba Anh Chị mặn mà đến chơi

Mong sao tình nghĩa đầy vơi

Năm nầy năm đến… vạn lời thân thương.

VŨ THÙY HƯƠNG

23/12/2017

TƯƠNG NG

Mùa Hạ tháng 6-2017

Anh Cacao Em uống nước Dừa

Đâu đây vang vọng Nhạc vừa đủ nghe

Hạ về ênh ỏi tiếng Ve

Xa hơn tý nữa còi xe liên hồi

Trách chi duyên kiếp đã rồi

Em còn lẻ bóng phận người heo may

Giã từ tuổi mộng thơ ngây

Ngỡ như cỏ úa từ đây lụi tàn

Thế rồi thoáng gặp ngỡ ngàng

Thơ Văn đồng điệu vô vàn thiết tha

Chiều chiều điểm hẹn ngâm nga

Để quên năm tháng xót xa não lòng

Bút nghiên lưu dấu đôi giòng

Cùng nhau chia sẻ long đong cuối đời.

VŨ THÙY HƯƠNG

NẮNG

VÀ CỎ XANH

Thảm cỏ xanh

Trải ra xa mãi

Như chân trời

Xa tít màu xanh

Nắng vàng reo

Sợi nắng lung linh

Lại khoác lên

Màu xanh xanh mát

Như ấp ủ

Tình yêu hạnh phúc

Được gần nhau

Nắng dát vàng yêu

Thảm cỏ xanh

Lung linh huyền ảo

Cho đời vui

Muôn sắc vạn màu

Gắng luyện rèn

Cho đời vui khỏe mãi

Cho mùa xuân

Có mãi trong nhau.

PHÙNG CHÍ TÂM

MÀU TRẮNG,

XANH TINH KHIẾT

Thân quý tặng Bs CẨM HOÀNG và các bác sỹ,

y tá, điều dưỡng Bv BÌNH DÂN-Tp. HCM

Ở đây không có hương hoa cúc, hoa lan

Chỉ có mùi cồn đậm đặc không gian

Cũng không có bông hồng trên cành biếc

Chỉ có hai màu trắng, xanh tinh khiết

Trên những vạt áo choàng che khuất trái tim người

Đâu phải là chiến trường đạn nổ, bom rơi

Nhưng không thiếu

những trận đấu giằng co quyết liệt

giữa sự sống và cái chết

giữa tuyệt vọng và NIỀM TIN

Vũ khí ở đây không chỉ là nhát cắt, mũi tiêm,

Không chỉ là tấm phim nội soi, viên thuốc…

Mà trên hết là cả kho thần dược

Trong mỗi tấm lòng người thầy thuốc từ tâm

Chỉ một nắm tay, một ánh mắt lời thăm…

Đủ xua đi bao niềm đau nỗi khổ

Đủ hàn gắn bao vết thương rạn vỡ

Ở đây chẳng có lẵng hoa tươi

Nhưng không thiếu bông hoa người tươi thắm

Xin được cảm ơn các chị, các anh nhiều lắm

Mang tên BÌNH DÂN sáng đẹp nghĩa tình

Làm nhịp cầu cho bao phận người

còn khao khát an lành

Được sưởi ấm bằng tình tương từ mẫu !

LÊ NGUYÊN 20.12.2007

GIỌT NẮNG

Giữ lúc chẳng còn gì để nhớ để mong

Em hiện lên như giọt nắng rất trong

Dưới vòm me phố đông tấp nập

Em nói với tôi bằng ánh mắt

Và nụ cười như hoa của đất

Dẫu chỉ thoáng qua rồi vụt tắt không ngờ

Tôi đã nhận rồi dù chẳng được cho.

LÊ NGUYÊN 1990

ÁNH TRĂNG

Có phải tên em là ánh trăng

Để cho tôi yêu vụng nhớ thầm

Nỗi nhớ len vào từng miếng ăn giấc ngủ

Trăng thì dịu êm mà lòng tôi đầy bão tố

Lay giật con tim không phút nào nguôi

Trăng cứ vô tư tỏa sáng giữa trời

Chỉ một chút ánh vàng cho hồn tôi rạo rực

Vẫn trò chuyện cùng em dưới vầng trăng đầy nhất

Và cả những đêm hạ tuần trăng khuất chân mây.

LÊ NGUYÊN 1989

ĐÊM

Chuông gõ 10 giờ
Phố lặng yên nghe tiếng đêm nhí nhách.
Mé bên kia, người quét rác âm thầm
Có tiếng ai cất giọng khe khẽ ngân
Bài ca gì đó quen quen lắm.
Cánh sao bâng khuâng như dấu lặng
Giữa giòng không gian bàng bạc những thanh âm
Của gió, của mây của trái tim ngập ngừng
Nhớ lại khoảnh khắc ngày xưa còn lưu lại.
Sợi tóc lòa xòa

phất phơ trong góc tối

Níu vào nhành lan còn đầy ắp nhiệt tình
Khoe sắc màu lấp ló giữa thanh không
Đánh động hồn ai về thuở nào xa, xa lắm.
Ngọn đèn đường dù có vẻ đìu hiu thở dài than vắn
Cũng chẳng ngăn được dòng chảy của thơ ca
Đang dần dần, vâng! Đang có vẻ mượt mà
Rồi chiếm lĩnh tâm hồn

dù cho đồng hồ gầm gừ mười một tiếng...

LAM TRẦN

TIỀN - TIỀN

Quyền thế chi bây đó hỡi tiền ?

Để người tủi phận lại hờn duyên

Thù nên bè bạn, ân nên oán

Thân cũng thờ ơ, lạ cũng quen

Lắm lúc tím gan, người nghĩa hiệp

Nhiều khi xanh mắt, khách thuyền quyên

Vì mầy thiên hạ - đen thay trắng

Quyền thế chi bây đó hỡi tiền ?

PHƯỚC HẢI

CHẲNG BAO LÂU

Biển hóa cồn dâu rất nhiệm mầu

Sông dài núi lớn chắc vì đâu

Rừng cây lơ lửng, chim sa bẫy

Đáy nước mịt mù, cá vướng câu

Triệu phú, Thạch Sùng, đâu thấy nữa

Uy quyền, Tần Thủy, chẳng bao lâu

Soi gương kim cổ - mau tu tỉnh

Sự nghiệp công danh - dập bã trầu…

PHƯỚC HẢI

TÂM SỰ CÙNG…

(Nhân ngày thương binh liệt sỹ)

Ngày ấy chúng ta đều là lính

Tuổi trẻ vô tư chẳng tính toán thấp cao

Tôi may sống còn bạn là liệt sỹ

Giờ đây bạn ở cõi nào ?

Lúc bạn sống đã mong muốn điều gì ?

Lẽ nào chẳng có ước mơ chi

Cho mình…

Cho gia đình và cho đất nước ?

Chúng ta sẵn sàng hy sinh

Cho đất nước thái bình

Mơ về một tương lai tươi sáng làm sao

Dân mình vĩnh viễn thoát cảnh gươm đao

Chúng ta sẵn sàng hiến dâng mạng sống mình

Cho nhà nhà no ấm

Người người vui sống

Xã hội ta thực sự dân chủ, công bằng, văn minh

Gần nửa thế kỷ hòa bình

Người còn sống suy nghĩ gì ?

Thực hiện ước mơ đó ra sao ?

Có lẽ nào

ước mơ mãi mãi là mơ ước

Mơ ngắn dài rốt cuộc vẫn là mơ.

LÊ MINH CHỬ

NGÀY VUI

Một chén cơm rang, thế đủ rồi

Một nồi nước vối mời đun sôi

Khói thơm cuộn sóng, thơm làn tóc

Hoa thắm dâng hương, thắm nụ cười

Cung kính Như Lai vừa ghé bến

Chào mừng Thượng Đế đã lên ngôi

Hân hoan đón nhận ngày vui tới

Cất tiếng ca vang khúc tuyệt vời !

THANH PHONG

MƯỢN CHÉN TIÊU SẦU

Trên bảo, dưới lì, chẳng chịu nghe

Trời cao đất thấp thấu chăng nè ?

Mân mê hôm sớm tay gần rụng

Liếm láp ngày đêm lưỡi muốn lè

Súng chẳng vươn cao đành chịu trận

Đạn còn kẹt cứng khó rời khe

Tình nồng thuở ấy nay phai nhạt

Mượn chén tiêu sầu cạn mấy ve !

THANH PHONG

Thơ tình ngày không em

Nếu biết rằng sẽ chẳng gặp lại nhau

Anh đã chẳng buộc em bao tội lỗi

Em đứng lặng. Mặt úp vào bóng tối

Khổ thân em có nói được gì đâu

Nếu biết rằng sẽ chẳng gặp lại nhau

Anh đã chẳng hẹn em đêm ấy nữa

Để quá khứ chỉ còn là thương nhớ

Và tương lai ít ra cũng ngọt ngào

Nếu biết rằng sẽ chẳng gặp lại nhau

Anh đã chẳng trách em yêu người khác

Điều đơn giản bây giờ anh mới biết

Thì em xa

Em đã quá xa rồi...

1970

TRẦN NHUẬN MINH

LOVE POEM ON A DAY WITHOUT YOU

Were we to know that

we would not meet each other again

I wouldn’t have accused you of so many sins

You stood still, burying your face into darkness

Poor You, who couldn’t say anything at all

Were we to know that

we would not meet each other again

I would not date you on that night

So that the past would only be much affection

While the future would at least be sugary

Were we to know that

we would not meet each other again

I would not reprove you for loving someone else

That simple thing I’ve just realized

While you’re far

You’re too far away already...

1970

TRẦN NHUẬN MINH - Translated by VŨ ANH TUẤN

Những mùa Noel kỷ niệm

Noel năm ấy ở Sài Gòn trời bỗng trở nên lạnh hẳn. Nhà tôi nằm trong Khu Gia Binh, nên ở đó cũng có một nhà nguyện nho nhỏ. Ngôi nhà nguyện chỉ có 2 gian có lẽ chẳng đủ chỗ cho một thánh lễ lớn nên cha tuyên úy đã dâng thánh lễ ngoài trời tại trại lính AMAC kế bên. Anh em chúng tôi tham dự thánh lễ nửa đêm chỉ có tấm áo ấm dày hơn vải thường một chút nên đứa nào đứa nấy co ro, xuýt xoa vì lạnh nhưng luôn nguyện cầu cho bố mình được bình yên trở về, và mọi người được an lành nơi trận tuyến. Trong trại lính thì nay người này có điện tín, mai người kia có tin đã tử trận. Một nỗi buồn không ai muốn nói ra nhưng ai cũng thầm mong đừng bao giờ tin ấy là của mình.

Thánh lễ nửa đêm ở ngoài trời sương xuống lành lạnh, đông đảo giáo dân và binh lính tham dự thật sốt sáng. Họ cầu nguyện cho chính mình và cho quê hương đang điêu tàn vì chinh chiến. Lễ xong mọi người cùng nhau hát: “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” rồi kéo nhau ra về và… ngủ, muốn đi chơi đêm cũng không được vì vi phạm giới nghiêm 11 giờ tối bị bắt như chơi. Sợ lắm!

Thời gian dần trôi, năm nào cũng thế, anh em tôi cứ đến Giáng Sinh là lại lấy hang đá cũ ra, thêm bộ đèn chớp, cây thông, vẽ vài vị thiên thần… cái gì hư thì sửa lại. Cứ ky cóp dần mà bộ hang đá cũng nhiều món trông cũng xôm tụ lắm. Mỗi tội các bức tượng hơi nhỏ, màu sơn thì bị xỉn hết rồi. Ước mong có bộ tượng Giáng Sinh to và đẹp hơn nhưng mãi chưa được vì nhà chật chội mà kẹt nhất là không có tiền!

Nhạc đời lúc bấy giờ chỉ có ít bài như: Bóng Nhỏ giáo đường, Một mùa sao sáng, Đêm đông… chứ chưa nhiều như bây giờ. Đi đến chỗ nào cũng nghe Jingle Bells nhức cả đầu. Cháu tôi ngày nay lên lớp 7 mới 14 tuổi chứ mấy nhưng đã biết ngân nga: “Bài thánh ca đó còn nhớ không em” mới ghê chứ!

Ngày nay cứ đến Noel là thiên hạ lại rủ nhau đi xem hang đá tại quận 8, đường Phạm Thế Hiển. Những năm đầu muốn chen chân vào con đường này chẳng phải là dễ. Xe chỉ nhích được từ từ, những người dân ở đây tự nguyện giang tay, chăng dây điều khiển giao thông. Mọi người vui vẻ cho dù có cọ quẹt nhau cũng vẫn vui. Đó cũng là dịp để người thân đằng sau quan sát từng hang đá một. Suốt chiều dài của con đường đèn sáng chớp tắt rất đẹp và cứ mươi mét lại có một cây khô quấn bông lại hoặc quết vôi trắng cho giống như phủ tuyết… Nhà nhà thi nhau làm hang đá, chẳng cái nào giống cái nào. Có nhà làm từ trên lầu 2, lầu 3 đổ xuống những thác nước thật đẹp. Cạnh đó là hang đá nghèo hèn của Chúa Hài Nhi. Có nơi làm ông Thánh Giuse đang cưa gỗ. Đức Mẹ đang kéo sợi, chiếc nôi của Chúa Giêsu đong đưa nhẹ nhàng và có tiếng hát ru êm êm của người mẹ.

Nhà nào không theo đạo Công giáo thì họ lại làm ông già Noel đang thổi kèn uốn éo, lắc lư cái bụng trông thật dễ thương. Có ông đạp xích lô, vai mang túi quà nặng trĩu. Có ông đứng cạnh ống khói to đùng đang trong tư thế trèo vào nhà để trao quà cho các em nhỏ. Các cảnh xe tuần lộc, người tuyết… nhiều vô số kể. Đặc biệt bao giờ cũng có những chỗ ngồi để khách tham quan có thể ngồi và chụp hình thoải mái. Dĩ nhiên là khách không quên bỏ vào thùng tiền gần đó chút ít chi phí cho hệ thống đèn điện.

Riêng các nhà thờ thì lộng lẫy hơn vì khuôn viên rộng và có thể trang trí ngôi sao, đèn chớp từ tháp chuông đổ xuống… Có năm nạn lụt triền miên nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế diễn tả hang đá nghèo: Thánh Giuse và Mẹ Maria trong một căn nhà lá nghèo nàn. Mẹ đang bế Chúa Giêsu ngồi trên chiếc võng rách, chung quanh là nước mênh mông…

Một vài năm gần đây thì đường hang đá Phạm Thế Hiển cũng thưa dần người tham quan vì nhà thờ nào cũng làm những cảnh đẹp để mọi người có thể tự chụp cho mình những tấm ảnh thật đẹp mà không cần đến các anh chị phó nhòm nữa. Thêm vào đó nhiều xứ cũng được nhắc nhở không được làm quá phạm vi cho phép.

Một điều rất hay là cho dù có đi đâu, chơi ở đâu nhưng nhiều người vẫn ghé vào nhà thờ để nghe Thánh ca Giáng Sinh. Gần như nhà thờ nào cũng có đêm diễn nguyện Thánh ca Mừng Chúa Giáng Thế.

Những bài truyền thống về Giáng Sinh như:

Chú bé đánh trống, Ba vua Hành khúc, Cao cung lên, Kinh cầu Giáng sinh, Say Noel… đều được các ca đoàn trình bày thật điêu luyện.

Không thể thiếu là các hoạt cảnh diễn tả lại sự nghèo hèn của Ngôi Hai Giáng Thế trong hang bò lừa. Với những giọng hát đơn sơ của các em thiếu nhi trong trang phục là áo đầm và đôi cánh trắng nhẹ nhàng của các cháu gái, nét mộc mạc và đơn sơ của mục đồng do các cháu trai thủ vai, qua sự nhào nặn của các dì phước đã dẫn đưa cộng đoàn từ từ bước vào Mầu Nhiệm Nhập Thể tham dự sốt sáng thánh lễ.

Phần Đáp ca đặc biệt mọi người cùng cất lên bài Silent Night - Đêm An Bình với các ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Hoa, Nhật, Hàn…

Kết lễ ai ai cũng hướng về hang đá và say sưa hát “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”, tiết tấu bình ca nhẹ nhàng của nhạc sĩ Hải Linh. Một khung cảnh thánh thiện tuyệt vời biết bao. Khi ra về vẫn còn âm vang bài “Cao cung lên” thánh thót, liên tưởng đến giọng ca cao vút của ca sĩ Thái Thanh.

Mỗi mùa Giáng Sinh chúng tôi đều có kế hoạch đóng góp để rồi cùng nhau đi đến vùng cao hay vùng xa để đem tiếng hát và ít quà sinh hoạt với người địa phương.

Một kỷ niệm khó phai trong mùa Giáng Sinh khi chúng tôi đến họ lẻ của Giáo xứ Định Quán để trao 300 phần quà và một số áo ấm. Đang trên đường đi bỗng một cụ già cầm ba toong đứng giữa đường ngay chỗ Hòn Đá Chồng ngoắc chúng tôi, lúc đó khoảng 6 giờ chiều, phất phất như muốn quá giang xe, nhưng xe chúng tôi đâu có phải xe đò! Chúng tôi gấp rút phóng đến nhà thờ Định Quán, nhưng lại được báo là cha đã ra ngã ba đón chúng tôi rồi. À thì ra cụ già cầm ba toong quơ quơ lúc nãy chính là cha Sơn, cha xứ của Giáo xứ Định Quán và các họ lẻ người dân tộc anh em vùng sâu vùng xa. Xe phải quay trở lại ngay tại ngã ba chỗ cụ già ngoắc lúc nãy. Cha dẫn chúng tôi đến ngôi nhà nguyện đơn sơ của người dân tộc. Đến nơi các em đã tụ tập đông đủ trong nhà thờ. Có em đã tới từ 3g chiều! Thật tội nghiệp cho các em. Một ông già Noel kéo theo bà già Noel do chúng tôi hóa trang đã trao tận tay các em món quà là sách vở, bút viết, một ít gói mì… tất cả cùng chung vui trong bài ca dân tộc do các em trình diễn. Sau đó trước khi ra về các em còn được trao thêm mỗi em một chiếc áo ấm do các ân nhân tặng.

Một kỷ niệm khác tại vùng sông nước miền Tây.

Khác với cảnh nhà thờ miền xuôi, xe không là xe. Trước sân nhà thờ là một bến thuyền, thuyền không là thuyền.

Nghe nói có ca đoàn nhà thờ Đức Bà Chính Tòa Sài Gòn về hát, họ chuyền tai thế nào ra văn công thành phố xuống, thành ra đã đông lại càng đông hơn.

Nhưng hỡi ơi, có lẽ do dân ở đây họ chưa biết và chưa quen với thể loại nhạc hợp xướng này, không phải cứ hát những bài 3, 4 bè là hay nên họ không thích, ca đoàn vừa hát xong 3 bài về Giáng Sinh là họ nhảy lên sân khấu và tranh thủ luôn 6 câu vọng cổ lê thê luôn và được vỗ tay ầm ầm. Cứ thế liên tục đến suốt đêm chẳng cầm đàn đệm gì nữa…

Cứ như thế có năm chúng tôi được uống rượu cần với người Tây Nguyên, có năm về miền Tây ăn cháo cá lóc nướng trui và nhấp ly rượu đế cay xè nhưng đượm tình nồng ấm của dân địa phương.

Tình yêu là chia sẻ, chính khi sẻ chia là chúng ta được nhận lại. Càng cho đi càng được nhận lại nhiều hơn. Như chú bé nghèo kia chả có gì tặng cho Chúa, em chỉ có tiếng trống mộc mạc, lạch cạch gõ cho Chúa nghe, tất cả những gì em có chỉ là tiếng trống mà em cố gõ để tặng cho một em bé nhỏ trong hang đá đơn sơ. Tâm hồn trong sáng của em đã làm động lòng Chúa Hài Nhi và Ngài bỗng như mỉm cười khi nghe tiếng trống hồn nhiên của người bạn trẻ.

Những tiếng hát đơn sơ, những gói quà nho nhỏ như những hơi thở của chiên lừa, như những thanh củi trong lò sưởi thả hơi ấm cho những tâm hồn giá lạnh. Ước mong mỗi Noel trôi qua mỗi đọng lại một chút gì đó… mỗi Noel còn một cái gì đó sưởi ấm tâm hồn.

VINH DANH CHÚA CẢ TRÊN TRỜI

BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI LÒNG NGAY

HÀ MẠNH ĐOÀN


Phụ Bản III

Ê ẨM

Giá mà bộ ngực của con Út không vĩ đại như đôi mông của bà Ba béo, thì việc thằng Trừu híp lấy Út làm vợ chẳng có gì phải bàn ra tán vào, trừ chuyện nhà ông Sáu, cha của Út bự, giàu vô kể!

Ông Sáu đi bốt đờ sô trong lục phủ ngũ tạng của thằng Trừu chứ có phải chơi đâu, nhưng ông cũng biết chắc như hai với hai là bốn rằng, Út lấy được chồng cũng đáng được gọi là phép lạ!

Chẳng hiểu sao, mà con gái ông lại có cái quyết định giống y chang ông, là trước khi kết hôn, cô bắt Trừu phải ra viện Pasteur mà xét nghiệm đủ mọi thứ, kể cả xem xem trong máu có chất lừa đảo không, nhưng chẳng có máy nào soi được việc này. Thằng Trừu tự ái:

- Sao lại bắt tui xét nghiệm trong khi cô thì không?

- Con bà anh! Không được nói tui tui cô cô nha! Tui thì còn zin nguyên xi bà xì, dòm là biết! Còn anh thì rõ ràng là đồ sề cân hen nên phải như vậy cho an toàn. Anh có muốn con anh mang bệnh không, chồng?

Thằng Trừu đành lép vế, vì tiếng ăn chơi của nó tới quỷ sứ còn phải biết nữa là! Không những vậy, con Út còn khích tướng:

- Với lại, ở rể thì phải chịu khó nhé! Chớ có nay đòi cái này, mai hoạnh họe cái kia. Ông già mà lên cơn là một hai ba, ổng ném ra ngoài đường như ném… chó nha! Anh có biết ổng nặng nhiêu ký không?

- Chừng tạ là hết chứ gì!

- Lầm to, tạ mốt đó anh! Lại huyền đai karate đệ lục đẳng nha! Vì vậy pháp luật nhà này là nghiêm minh lắm lắm!

- Thưa má, con biết rồi!

Tức thì, Út khóa ngay môi thằng Trừu lại bằng một nụ hôn muốn ngộp thở, để khỏi phải cù nhây mất thời gian nữa!

Nghĩ cũng bực dùm cho ông Sáu vì ai đời, gia đình ông lịch sự bao nhiêu thì cái đám nhà trai càng bầy hầy bấy nhiêu! Nội chuyện hết hỉ mũi, ho hen trong lúc lễ gia tiên của cái đám vô học, vô duyên, vô phép, ôi vô… vàn ấy cũng khiến hai bàn tay ông Sáu cứ xòe ra rồi lại nắm chặt, chứng tỏ ông đang vận nội lực phi phàm để nén cơn giận không đúng lúc này lại. Tới lúc ăn cũng vậy, cái lũ ấy ăn còn hơn… heo, chẳng có chút gì gọi là văn minh lịch sự. Con Út cứ rề rề bên ông:

- Thôi mà ba, “bọn” bển chỉ có nhiêu đó thôi à…

Thôi thì chó phải ra chó chứ! Ông nghĩ vậy và tự an ủi, dù gì thì Út cũng không phải qua bển làm dâu. Còn thằng Trừu, biết đâu nó sẽ thay tâm đổi tánh khi ở trong nhà của ông. Ông “chia” cho vợ chồng nó ở tầng lửng rộng bao la. Vì ông tính kỹ, nếu con ông đẻ, nó đỡ phải vất vả leo lên lộn xuống. Mấy đứa con ông đều như vậy. Khi đủ cứng cáp, ông lại lấy lại cái lửng ấy làm chỗ nghỉ ngơi cho vợ chồng ông, vì ông dư biết, cái thân tạ mốt có gia giảm tùy ngày của ông rồi sẽ đến lúc lết hơn là đi trên hàng dãy bậc thang bóng lưỡng.

Út bự lấy làm khổ tâm, vì thằng chồng nó cứ xỏ xiên:

- Cô nói cô zin thì để xài luôn đi, còn tui là đồ hết đát thì quả nhân… hổng dám!

Nghe mà tức con ráy và ngứa ngáy những bắp thịt vừa to vừa chắc của mình. Có lẽ, vì có ai thấy đâu mà dám xác định, phải đến tới đêm thứ tư thì Út mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bất khả thi của mình. Dĩ nhiên, cô phải dùng vũ lực mới có thể khống chế thằng chồng cứ nằm đơ cán cuốc, mà… lột sạch mọi thứ không cần thiết của hắn ra. Khúc sau thì có lẽ cũng vân vân và vân vân thôi, vì rõ ràng, Út bự cũng mau chóng vác cái ba lô ngược trông rất oai phong lẫm liệt!

Đúng là con nhà tông, không giống lông cũng giống… lá, nên chẳng mấy chốc, Thằng Trừu, vốn ngày càng híp lại vì ăn no ngủ kỹ, bắt đầu ọ ẹ:

- Nói với ông già cho tụi mình ra riêng đi!

Dĩ nhiên là ông Sáu lên lớp con gái:

- À, cái thằng đó chẳng có thứ gì dính trên người, nên ra riêng, thì rõ ràng bố phải mua nhà cho tụi mày ở. Nhưng con biết đó, chỉ một sớm một chiều là nó đá con ra khỏi nhà nha!

- Nhưng mà con… có võ mà!

- Thì nó thưa con về cái tội… bạo hành nó là con mệt!

Út tuân lời chí lý của cha nó. Tuy nó cũng có phần tủi tủi vì mỗi lần xáp lại, là y như nó phải dùng vũ lực, chứ thằng chồng nó nào có mặn mòi gì! Út còn nghe hàng xóm nói thấy chồng nó ẹo ẹo với con nào chỗ khách sạn Tề Thiên nữa kìa…

Trừu híp bực bội, díp cả mắt lại, trông hắn lúc này mới là đanh ác:

- Không cho ở riêng, thì “giao quyền tự trị” cho tui đi, kể cả tầng trệt. Không thì tui ly dị!

Lần này, thì ông già nghe thấy tỏ tường, vì Trừu híp la lớn đến nỗi mấy anh trai Út ở tuốt lầu trên cũng còn nghe thấy. Đáng lẽ mấy anh trai này cùng có thể thay ông Sáu mà “thế thiên hành đạo”. Nhưng vì đã được tử tế học hành nên họ chỉ thuật lại cho ông Sáu. Ông nghe xong, hai bàn tay hộ pháp nắm lại răng rắc, răng rắc:

- Kêu nó lên đây!

- Thôi mà ba. Từ từ kẻo… bể hết!

- Ba nói cho mấy đứa nghe nhá! Ba vì thương em mày mà gả, để nó có tấm chồng với người ta. Nhưng rõ ràng, thằng Trừu chẳng lý gì tới vợ lẫn con! Nó chỉ chằm chằm cái gia tài này thôi! Tử tế, thì trước sau gì đứa nào cũng có phần. Còn thằng đó, có lẽ chỉ có nắm đấm mới giải quyết được mà thôi.

Trừu híp chẳng có vẻ gì sợ hãi khi chạm mặt cha vợ. Nó đã có quân bài tẩy là ly dị để… đàm phán. Ông Sáu hỏi:

- Trừu híp, mày muốn gì?

- Thì ba chia đứt cho tụi tui cái lửng và tầng trệt đi là xong!

- Chia cho mày rồi cả nhà này phải nhảy dù mỗi khi đi xuống, trèo tường mỗi lúc đi lên chắc?

- Không chịu, thì tui ly dị!

- Mày nghe kỹ đây, thằng khốn! Tao còn sống thì đừng hòng nhá! Nhà phải có phép tắc, chứ đừng có mà hù dọa tao! Ly dị thì mày ra ngoài đường mà ở. Nhớ là không có một xu nhé! Cũng đừng nghĩ sẽ ẵm con bé theo nhé! Con nhỏ thì phải theo mẹ! Mày đi hỏi tới Diêm Vương thì câu trả lời cũng chẳng khác một chấm phẩy đâu! Còn nếu mày ô kê, thì coi đây!

Chẳng cần xuống tấn chút nào, ông Sáu nhẹ nhàng nhấc bổng cái ghế dài đã cũ lên quá đầu, rồi một phát một, ông đập nó tan tành rồi bỏ đi. Mặt Trừu xanh như tàu lá. Lâu lắm rồi, nó mới hí được hai con mắt như sợi chỉ của nó ra…

Hm. Ly dị thì tao cho ly dị. Ra ngoài kia thì… chó nó cũng chẳng nuôi! Nghĩ vậy, nên ông Sáu để cho thằng rể khốn kiếp ấy một cái phòng be bé ngay đầu cầu thang bên này, biệt lập với chỗ vợ con nó ở bằng một bức vách xây mới, với ba chữ bằng mực đỏ “Cấm Léo Hánh”. Dĩ nhiên, ông đành nuôi báo cô nó cơm ngày 3 bữa, hàng tuần chi thêm cà phê cà pháo vì dù sao, nó cũng là con người, tuy lòng là dạ thú.

Nương tay xem ra cũng không được việc, vì sau đó, nó dắt thằng em ba trợn về dài dài. Cái thứ ô uế thì đi đâu cũng sặc mùi khó ngửi. Hai thứ khó ngửi xáp lại gần nhau thì mùi xú uế ngày càng nồng nặc. Chúng hát hò inh ỏi, chúng nhậu nhẹt rần rần. Hm, biết đâu chúng còn chích choác trong căn phòng hôi hám kín cửa ấy.

Vậy mà một ngày, ba thằng người nhà lơ láo của anh em nhà nó bất thần xuất hiện với dao búa trong tay. Chúng xông vào phòng, lôi tuột khách không mời xuống, miệng gào thét:

- Mẹ mày, mày ăn cắp của ai để họ tới đào nhà kia kìa…

Nghe thấy hai chữ “ăn cắp” vào lúc trời mới sáng bảnh mắt, Ông Sáu ra lệnh:

- Mấy đứa coi trong nhà có mất cái gì không?

- Ba ơi, con thấy thằng chó ấy chỉ ở trong phòng thằng Trừu thôi!

- Bộ ăn cắp thì phải khua lên à…

Họ chộn rộn một lúc rồi cha con họ tụm lại. Lát sau, ông Sáu với mấy anh trai hộ vệ gõ cửa phòng Trừu. Hắn la lên:

- Cửa không khóa, cứ vô!

Hắn dư biết là ông già vợ hắn chứ còn ai, và vào phòng vì lý do gì rồi mà vẫn… đểu:

- Ông có điều chi dạy bảo?

- Nghe đây, thằng khốn! Nhà tao không phải là nhà chùa mà sao mày tự tiện để em mày tới đây thường xuyên mà không hỏi tao lấy một câu! Đã vậy lại còn nhậu nhẹt ồn ào, hát hò như… chó suốt ngày. Rồi, mày coi, cái gia đình mất dạy của mày coi nhà tao như chốn vườn không nhà trống mà xách dao búa rần rần nhào vô. Cái bây giờ, tao phát giác ra nhà tao bị mất cắp… 2 triệu đô la nha mày.

Thằng kia ú ớ:

- Tiền ông, ông giữ, sao tui biết?

- Sao mày lại không biết! Và thằng em mày nữa, thứ “ăn cắp” như chính người nhà mày nói về nó lúc nãy, thì chỗ nào mà nó chẳng dòm thấy!

Trừu căng mắt ra! Lúc này nó nhìn thấy rõ hơn hồi “ở” với Út bự, do nó gầy bớt đi vì không được cung phụng như cũ. Nó thấy cái cần cổ ông Sáu, bây giờ không còn là cha vợ nó nữa, bạnh ra như con mãng xà. Hai hàm răng ông nghiến lại trông như vạn lý trường thành, mắt ông tóe lửa như cây diêm xoẹt trong đêm cúp điện. Ông Sáu nhấn nhá từng chữ:

- Bây giờ, thì cuốn gói ra khỏi nhà tao, và chỉ mang theo thứ gì dính trên người thôi! Nếu cần, xin lỗi, tao sẽ trực tiếp lục hết cả người mày, vì mày hoàn toàn không đáng tin! Còn đây là 3 thằng con trai tao, kể cả con Út, kể cả… cựu má vợ của mày, cả… cựu chị vợ mày, thì nhà tao có 7 nhân mạng, chưa nói tới 6 đứa cháu. Vị chi là 11 người, xí quên, 13. Nếu cần, tất cả sẽ trình diện trước cái mắt híp của mày, để mày ký tên xác nhận họ còn… ngon lành. Sau này, hễ xảy ra chuyện gì cho họ, thì biết tay tao.

Ông Sáu cung tay lên, hai bắp tay ông là hai con chuột chà bá, khiến ông trông có vẻ là một chiếc trực thăng vũ trang đã sẵn sàng lên đạn.

Tưởng xong, mà chưa xong:

- Tao tiết lộ thêm cho mày… mừng nhé! Là giấy tờ nhà mày đã “cầm” cho tao từ lâu rồi! Nể ông già mày sống dở chết dở nên tao để cho cả nhà mày tá túc đó! Cà chớn là tao cho ra ngoài đường ráo trọi!

Trừu ê ẩm đứng lên. Ông Sáu chỉ vừa co chân lên dứ dứ là hắn đã lộn tùng phèo. Xuống tận bậc thang cuối!

LAM TRẦN

Trăm năm ngó xuống đời hư ảo

Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.

Only friends and family will be present in sickness.

Stay in touch.

Chỉ có gia đình và bạn bè bên cạnh khi đau ốm.

Nhớ gần gũi họ.

Life is too short.

Don’t waste time hating anyone.

Cuộc đời quá ngắn ngủi.

Đừng phí thì giờ ghét bỏ ai làm gì.

Make peace with your past so it won’t screw up the present.

Hãy chôn quá khứ để hiện tại không bị xáo trộn.

Don’t compare your life to others.

They have different journeys.

Đừng đem đời mình so với ai đó;

Đời mỗi người mỗi khác.

Everything can change in the blink of an eye.

Mọi chuyện ở đời có thể thay đổi trong chớp mắt.

You don’t need to win every argument.

Agree to disagree.

Không cần thắng trong mọi cuộc tranh luận.

Hãy chấp nhận bất đồng.

Crying is good, but it’s more healing crying with friends.

Khóc cũng tốt, nhất là khi khóc với bạn bè.

Take a deep breath. It calms the mind.

Hít thở sâu giúp tinh thần ổn định

Get rid of anything that is neither useful, beautiful, nor joyful.

Hãy gạt bỏ những gì vô ích, xấu xa, buồn bã.

What doesn’t kill you really makes you stronger.

Điều gì không giết ta được sẽ giúp ta mạnh hơn.

Today is special. Enjoy it.

Ngày hôm nay là ngày đặc biệt. Phải tận hưởng nó.

Your belief of your being right doesn’t count.

Keep an open mind.

Đừng tin rằng mình luôn luôn đúng.

Phải có đầu óc cỏ̉i mỏ̉

Forgive everyone everything.

Hãy tha thứ tất cả cho mọi người.

What other people think of you is none of your business.

Đừng bận tâm về nhận xét của ai đó về mình.

It’s OK to yield.

Nhường nhịn một chút cũng không sao.

However good or bad a situation is, it will change.

Tình thế dù tốt hay xấu, rồi cũng thay đổi.

Don’t take yourself so seriously.

No one else does.

Đừng quá nghiêm khắc với bản thân.

Không ai làm như vậy.

Release your children when they become adults,

it’s their life now.

Hãy buông con cái ra khi chúng trưởng thành.

Chúng đã có cuộc sống riêng.

Time heals almost everything.

Give time time.

Thời gian hàn gắn gần như mọi sự.

Hãy để cho thời gian có thì giờ.

Yêu thương xin nở nụ cười

Vị tha là để lòng người thanh cao

*

Hơn thua so với chính mình

Hôm nay mình phải hơn mình hôm qua.

*

Ngỡ chỉ là một cuộc chơi

Ngoái lại sau thấy một trời phù vân.

*

Hãy sống và ước vọng

Để thấy đời mênh mông.

*

Trần gian mắc đọa nợ nần

Mai sau hóa kiếp bụi trần tìm vui.

*

Ta nay ở trọ trần gian

Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời .

*

Đơn sơ thôi những nụ cười

Cho ta ý nghĩa cuộc đời từ nhau.

*

Người từ vô tận tái sinh

Đi qua trần thế mang tình nhân gian.

*

Đường về khép bóng trần gian

Lợi danh gói một hành trang vô thường.

*

Núi là núi, sông là sông

Thiền là một tách trà nồng trên tay.

*

Ở đời muôn sự của chung

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.

*

Bóng trúc quét sân trần chẳng đọng

Vầng trăng xuyên biển nước không xao.

*

Khói trần bén giấc mơ tiên

Bâng khuâng trăng trải qua miền quạnh hiu.

*

Trần gian mỏng mộng vô thường

Đường xa mỏi mệt tôi nhường nhịn tôi.

*

Trải qua mấy bận long đong

Ngộ ra chẳng sắc thì không cũng đành.

*

Cuộc đời bao khúc bể dâu

Tặng nhau chữ Tín bắc cầu Phúc duyên.

*

Nếu biết vô thường cơn sóng lặng

Thì lời trùng ngộ thốt mà chơi.

*

Phú quý vinh hoa như mộng ảo

Sắc tài danh lợi tựa phù du.

*

Có tài chớ cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

*

Ngày mai mơ mộng làm chi

Sẽ tàn sẽ mất còn gì nữa đâu.

*

Điều chí thiện long lanh cùng cái đẹp

Mỗi ngày đời lắng đọng cả trăm năm

*

Đường trần ta cứ rong chơi

Vui thêm bước nữa buồn thôi lại về.

*

Bỗng nhiên ta gặp lại ta

Bồng bềnh trong cái gọi là nhân gian.

*

Ngước lên cao để thấy mình còn thấp

Nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao.

*

So với cái mênh mông của vũ trụ

Thì nỗi buồn của hạt bụi có ra chi.

*

Bản lĩnh tài năng nên sự nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công.

*

Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng

Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.

*

Muốn thành công phải trải qua thất bại

Trên đường đời có dại mới có khôn.

HOÀNG KIM THƯ st.

HAI CHUYỆN TIẾU LÂM

Khoảng năm 1965 - 1966 tôi có đọc một loạt bài của tuần san Tiểu Thuyết Thứ Tư, xuất bản ở Sài Gòn viết về Tiếu lâm phương Tây và Tiếu lâm ta.

Chi tiết thì không nhớ được, chỉ nhớ tác giả bài viết phân tích sự khác biệt của Tiếu lâm phương Tây và Tiếu lâm ta như sau:

Tiếu lâm Tây đọc lên, hoặc nghe kể vui, cười thoải mái, xong là quên, không có hậu ý châm chọc ai. Tiếu lâm ta đọc lên hoặc nghe vui, cười thoải mái, nhưng phải dè chừng vì có một số chuyện, người kể chuyện có ý châm chọc 1 trong số người đang ngồi nghe, có thể nghe xong cười xòa, nhưng suy nghĩ lại thì nó xỏ xiên mình đấy, có khi vì một câu chuyện tiếu lâm vui lại gây nên sự oán hận lâu ngày với nhau nữa.

CHUYỆN ĂN NHẬU

Dân nhậu có lẽ ai cũng biết chuyện tiếu lâm này:

Trong bữa tiệc khách ngồi trong bàn có 9 người nhậu, 1 người không. Chín tay uống rượu thì lai rai, nhâm nhi chuyện mưa nắng, mùa màng. Còn tay kia không uống lại ăn mồi dữ quá, thức ăn trên bàn bốc hơi nhanh quá làm chín anh ngó nhau… điệu nầy chắc thiếu mồi quá.

Một tay bắt đầu kể chuyện:

Ngọc Hoàng Thượng Đế rất ghét mấy thằng uống rượu, vì uống rượu vào là say xỉn, phá làng, phá xóm, đánh vợ, chưởi con. Hôm nọ, ngài ngồi trên thiên đình nhìn xuống hạ giới thấy có một bàn nhậu, sai Thiên Lôi mang búa xuống trần gian đánh chết mấy thằng uống rượu đó (nghe kể đến đây anh không uống rượu nghe cũng hơi khoái).

Thiên Lôi đi một lát quay về.

Ngọc Hoàng hỏi:

- Dẹp xong mấy thằng uống rượu đó chưa?

Thiên Lôi:

- Bẩm Ngọc Hoàng con dẹp không được ạ!

- Tại sao?

- Bẩm, tại vì bàn nhậu đó có 9 thằng uống rượu, có 1 thằng không uống, nó chỉ gắp mồi ăn thôi mà nó ăn dữ quá, con đánh chín thằng kia, sợ lạc búa chết luôn thằng không uống rượu ạ!

Ngọc Hoàng:

- Thì mày đánh chết mẹ nó luôn đi, chỗ người ta uống rượu mà nó chen vô ngồi ăn thì ráng chịu.

Nghe kể, chàng không uống rượu biết thằng này nó nói móc mình, nhìn đi nhìn lại, tụi nó 9 đứa, còn mình có 1, đánh lộn đánh không lại, chửi lộn cũng không lại, đành nuốt giận vào bụng, bỏ tiệc đi về…

CHUYỆN CẦM CHẦU

Chuyện này, hồi nhỏ nghe mẹ tôi kể lại:

Ngày xưa, ở các đình làng, hàng năm đều có cúng Kỳ yên (gọi dễ hiểu là cúng đình) để tưởng nhớ các bậc danh thần, danh tướng, tiền hiền có công với địa phương và cầu cho quốc thới, dân an, mưa thuận, gió hòa.

Chương trình cúng lễ có một tiết mục không thể thiếu là Hát bộ (còn gọi là hát bội), có phần này thì lễ Kỳ Yên mới vui vẻ vì người già, người trẻ, nam thanh, nữ tú đều ưa cả. Hợp đồng gánh hát về hát thì Ban tế tự đình thần ký giao kèo với gánh hát, giá cả thỏa thuận hai bên, nhưng có một khoản bất thành văn là: Đoàn hát hát hay thì có thưởng, hát dở, hát cương thì phạt (trừ tiền), người chịu trách nhiệm thưởng hoặc phạt là vị có chức sắc lớn nhất trong làng, thường là ông Hương cả.

Năm nọ, đoàn hát bộ đến hát ở đình làng quê tôi, ông Hương Cả là người cầm chầu (trong lúc hát, nếu diễn hay thì người cầm chầu đánh dùi vào trống, nghe thùng, thùng… nếu diễn dở thì người cầm chầu đánh dùi vào tang trống thì ta nghe cắc, cắc, tùy theo tiếng thùng hay cắc mà tính tiền thưởng hoặc phạt.

Ông Hương Cả là người khó tính, đào kép trong đoàn hát đem hết tài nghệ ra diễn mà thỉnh thoảng chỉ nghe cắc, cắc chớ chả nghe tiếng thùng nào cả.

Suất diễn sau cùng, mai đoàn hát dọn đi, đến khoảng giữa màn 2 và 3 (suất diễn chỉ có 3 màn) có hai anh hề ra giễu (bây giờ gọi là tấu hài), một anh đóng vai ông chủ, một anh đóng vai đầy tớ chăn trâu. Anh đầy tớ buổi trưa ngủ quên, để trâu ăn lúa ruộng kế bên, bị mắng vốn, chiều về bị ông chủ rầy.

Ông chủ:

- Tý! Tại sao mày để trâu qua phá lúa của người ta, mày ngủ quên phải không?

Đầy tớ:

- Dạ! con đâu dám, con thức đó chớ, trâu nó tràn qua đám lúa kế bên, con lùa nó về, nhưng tụi nó không chịu về.

Ông chủ:

- Tại sao mày không đánh nó? Roi đuôi bò mày để đâu?

Đầy tớ:

- Dạ! Trâu của ông chủ, ông chủ cưng, con đâu có dám đánh.

Ông chủ:

- Da trâu chứ có phải da ông nội mày đâu mà mày không dám đánh.

Nghe hai anh hề diễn đến đây, ông Hương Cả giận quá… thùng, thùng, thùng liên tục, giận quá đúng ra là cắc lại quên thùng. Nãy giờ tại vì mình không có thưởng cho chúng nó, nên tụi nó mới nói cái trống (bằng da trâu), chớ đâu có phải da ông nội mình đâu mà mình không chịu đánh nó chửi mình… đau quá! Thì cũng tại ông Hương Cả thôi, phải không quý vị, khó tính quá mà chi! Tiếc gì dăm ba tiếng thùng ban cho đoàn hát sống kiếp cầm ca, rày đây mai đó, gạo chợ nước sông…

Còn hai anh hề thì sợ gì chớ! Ngày mai đoàn hát đã dọn đi nơi khác rồi, chưởi cho sướng cái miệng, cùng lắm năm tới, đoàn mình hát nơi khác, không trở lại đây thì thôi, kiếp bèo mây mà...

T.K.TH. - ĐỖ THIÊN THƯ st.

LONG MẠCH

Long mạch là nơi chôn người chết, đất kết phát thì con cháu làm quan, làm tướng, làm vua… Tác dụng của Long mạch có hay không? Tôi nghĩ có thể có, đó là những mạch nhỏ ở cấp xã, phường, quận mà thôi. Ở một xã nọ, tôi nghe gia đình nói phần mộ của gia tộc là do thầy địa lý coi và nói đó là Long mạch. Sau khi chôn bà mẹ độ hai mươi năm, đứa con trai làm Chủ tịch xã. Ít lâu sau, đứa cháu nội làm Hội đồng xã (?). Hàng con của bà ấy, một đứa qua đời cũng đem chôn ở phần mộ của gia tộc đó. Độ mười năm sau, một đứa con tức là cháu ngoại của bà cụ kia cũng được cử và đắc cử Hội đồng Phường ở một tỉnh khác. Qua sự kiện tôi thấy thì phải nói là Long mạch nhỏ có kết phát nhưng lớn hơn xã, quận thì phải nói là do âm đức.

Câu thiệu của Long mạch là: Long đình, Khí chỉ, Thủy tụ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, trước Chẩm, sau Án. Thanh Long, Bạch Hổ, Chẩm, Án khó nhận biết vì đó là những gò cao hay trái núi. Chỉ có Thủy tụ là rõ, đó là đường nước bao quanh khu mộ. Tham quan lăng vua Thiệu Trị, tôi thấy rõ là có con rạch bao quanh ngôi mộ và hội tụ trước mộ, có lẽ từ đó chảy ra sông. Đương nhiên Chẩm, Án, Thanh Long, Bạch Hổ thì tôi không nhận biết được. Con vua Thiệu Trị là Hồng Nhậm tức là vua Tự Đức. Các vì vua kế tiếp đều là con cháu của vua Thiệu Trị cả (cháu nội).

Ở miền Nam sông rạch khắp nơi, vị thế Long mạch là ở khắp nơi chăng? Nhưng Thanh Long, Bạch Hổ, Chẩm, Án là khu đất gò cao khó nhận định lắm. Thông thường dân gian thường nói mồ mả ông cha ở vùng ruộng thì con cháu dễ làm ăn, có lẽ là do thế sông ở khắp nơi chăng?

Khi du lịch ra Phan Thiết (?), có người địa phương dẫn ra mộ của Ba ông Tổng thống Thiệu và chỉ rằng chỏm núi kia là thanh kiếm thiêng giúp uy lực cho Tổng thống. Chỏm núi đó đổ là Long mạch mất linh khí, là ngôi vị của Tổng thống lung lay. Tổng thống Thiệu cho một đại đội đóng quanh chưn núi để giữ. Bỗng một đêm mưa, chỏm núi gãy ngang đổ xuống. Sau đó, tình hình đất nước mỗi ngày một rối, Tổng thống Thiệu từ chức và ra nước ngoài. Đứng nhìn lăng mộ của Ba Tổng thống Thiệu, tôi thấy nó bình thường như bao ngôi mộ người bình dân thôi. Tôi cũng không thấy Thủy tụ ở đâu vì mả ở giữa ruộng. Còn Thanh Long, Bạch Hổ, Chẩm, Án thì tôi không nhận định được.

Đi tham quan miền Tây, tôi có tham quan mả Ba của Bác Tôn ở trên một đảo của sông Hậu, xa bờ sông một mức độ vừa phải. Như vậy có thể nói có Thủy tụ ở thân long. Như vậy hóa ra mả của dân ở các đảo giữa sông Tiền, sông Hậu, đại bộ phận là chôn đúng vào các Long mạch à? Các con cháu họ nối tiếp nhau làm lãnh đạo quấc gia cả à? Có lẽ không phải, không đúng đâu. Các nước Ấn Độ, Cambodia… khi chết, họ đem thiêu rồi lấy tro cốt rải xuống sông, chỉ giữ một ít mảnh xương còn sót lại bỏ vô hũ rồi đem vô chùa để. Như vậy thì Long mạch ở đâu? Đâu là chỗ kết phát?

Nói đến Long mạch ở Việt Nam, ai cũng cho rằng Tả Ao là người giỏi nhứt, nhưng ta không nghe thấy con, cháu của Tả Ao đỗ Tiến sĩ, được làm quan, làm tướng, làm vua gì cả. Tại sao ông không tìm Long mạch để đặt mộ cho gia tộc ông để được vinh quang. Phải nói rằng thời ông Tả Ao, dân ta còn ít, rừng núi đất hoang còn nhiều lắm, ông cứ tìm Long mạch nơi đất hoang mà đặt thì có ai nói gì ông. Như vậy, theo tôi, tôi cho là Long mạch là do người ta vẽ vời, nêu ra để mà bàn chơi mà thôi. Muốn được ngôi cao sang trọng là phải tích đức chớ không phải đặt mộ.

Khánh Hội - Quận 4 Saigòn ngày 29-7-2017

PHẠM HIẾU NGHĨA


Phụ Bản IV

CHỌN LẤY MỘT CÁI GHẾ

Ca sĩ giọng nam cao tuổi nổi tiếng người Ý Rutsiano Palarotti nhớ lại bước đường thành công mà mình đã trải qua nói rằng:

“ Khi tôi còn là một chú bé con, cha tôi, một người thợ nướng bánh mì, đã bắt đầu dạy tôi ca hát. Ông đã khích lệ tôi khắc khổ luyện tập, bày cho tôi kỹ thuật luyện giọng. Sau đó, tại thành phố Monderla nước Ý quê hương tôi, một ca sĩ chuyên nghiệp là Arica Pla đã nhận tôi làm học trò của ông, lúc ấy tôi còn đang học ở một trường sư phạm. Đến khi tốt nghiệp, tôi đã hỏi cha tôi: “Con nên làm gì? Làm giáo viên hay ca sĩ đây?” Cha tôi đã trả lời tôi thế này: “Rutsiano! Nếu con muốn cùng một lúc ngồi trên hai chiếc ghế, thì con chỉ có thể rơi xuống khoảng đất giữa hai cái ghế. Trong cuộc sống, con phải chọn lấy một trong hai cái ghế ấy thôi ”.

Và tôi đã chọn. Tôi chịu nhận lấy nỗi đau của thất bại, qua 7 năm học tập rèn luyện nữa, cuối cùng lần đầu tiên tôi chính thức bước lên sàn diễn. Sau đó, tôi lại bỏ ra 7 năm nữa, mới được lên biểu diễn ở nhà hát của thành phố lớn, lúc này tôi nhận thấy rằng: Bất kể là người thợ xây hay một nhà văn, bất kể chúng ta chọn loại nghề nghiệp gì, cũng đều phải có tinh thần quên mình vì nó, kiên trì không mệt mỏi là điểm mấu chốt, và nên nhớ, hãy chọn dứt khoát cho mình một cái ghế.

***

Xét theo thời gian của xã hội con người thì chúng ta đang ở vào tháng 12 - tháng cuối cùng - của năm 2018, xét theo lịch Phụng vụ của đạo Kitô giáo thì thời điểm này cũng đang là thời điểm cuối của năm Phụng vụ - thời điểm Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta nhìn lại mình để chuẩn bị tâm hồn và đời sống của mình trong việc chờ đón Chúa trong cả hai nghĩa: đón mừng mầu nhiệm Chúa giáng sinh và sẵn sàng đón chờ thời điểm Ngài đến.

Trong tinh thần ấy xin mời các bạn cùng dành ít phút đọc và suy niệm.

ĐỜI NGƯỜI RỐT CUỘC ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

Cuộc đời này có điều gì là thuộc về chúng ta? Của cải, vật chất, người thân, bạn bè… có thuộc về chúng ta không? Hãy cùng xem cuộc đối thoại giữa người đàn ông và vị Thần dưới đây để biết được câu trả lời.

Có một người thanh niên trẻ tuổi vừa mới chết đi thì gặp một vị Thần. Vị Thần mang đến một chiếc hòm rồi đặt ngay trước mặt anh ta.

Vị Thần nói với người người thanh niên:

- Được rồi! Chúng ta phải đi thôi!

Người thanh niên hốt hoảng nói:

- Nhanh thế sao? Con còn rất nhiều kế hoạch đang chờ đợi để thực hiện.

Vị Thần nói:

- Ta thật sự xin lỗi! Nhưng mà không có thời gian nữa rồi!

Người thanh niên hỏi:

- Chiếc hòm trong tay ngài đựng cái gì vậy?

Vị Thần trả lời:

- Đều là đồ đạc của ngươi đấy!

Người thanh niên ngạc nhiên hỏi:

- Đồ đạc của con sao? Ý ngài nói đồ đạc của con là tiền, quần áo…?

Vị Thần trả lời:

- Những thứ đó từ trước đến nay đều không thuộc về ngươi mà chúng thuộc về thế giới!

Người thanh niên hỏi:

- Vậy đó là những ký ức của con sao?

Vị Thần nói:

- Ký ức là thuộc về thời gian, thuộc về những năm tháng…

Người thanh niên lại hỏi:

- Vậy đó là tài năng của con?

Vị Thần trả lời:

- Tài năng là thuộc về hoàn cảnh, môi trường”

Người thanh niên có chút bối rối rồi hỏi tiếp:

- Vậy thì đó là bạn bè người thân của con?

Vị Thần vẫn lắc đầu nói:

- Không! Họ chỉ là những người mà ngươi gặp trong cuộc hành trình này mà thôi!

Người thanh niên:

- Vậy đó có phải là vợ con của con không?

Vị Thần trả lời:

- Không, họ thuộc về tâm tư của ngươi

Người thanh niên:

- Thế thì nhất định trong chiếc hòm này là thân thể của con rồi!

Vị Thần:

- Không! Thân thể là thuộc về cát bụi.

Người thanh niên:

- Vậy thì con chắc chắn đó là linh hồn của con!

Vị Thần:

- Thật đáng buồn, ngươi sai rồi! Linh hồn của ngươi là thuộc về ta!

Người thanh niên sợ hãi tràn đầy nước mắt nhìn vị Thần rồi mở chiếc hòm đựng hành lý ra. Đó là một chiếc hòm trống không…! Người thanh niên cảm thấy lòng mình như tan nát ra, hai má chảy dài những giọt nước mắt hỏi:

- Vậy con chưa từng có được thứ gì sao?

Vị Thần thở dài rồi trả lời:

- Đúng vậy! Ngươi chưa từng có được bất kể thứ gì cả!”

Người thanh niên:

- Vậy chẳng lẽ thực sự chưa có thứ gì là thuộc về con sao?”

Vị Thần nói:

- Mỗi một khắc của ngươi! Mỗi một khắc khi ngươi còn sống là thuộc về ngươi!

Cuộc đời của mỗi người tưởng như dài nhưng thực ra rất ngắn ngủi. Đến lúc quay đầu lại nhìn, chúng ta sẽ phát hiện ra, cuộc đời chỉ như một cái chớp mắt mà thôi. Hãy trân quý và sử dụng chính xác từng giây, từng phút của cuộc đời mình.

HOÀNG CHÚC st.

HÃY TÍNH XEM

CHÚNG TA CÓ THỂ

SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU

TS. Diana S Woodruff - Pak tiết lộ ‘Công thức vàng’ để tính tuổi thọ

Làm thế nào để biết chúng ta có thể sống được bao lâu? Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mỹ, có 6 yếu tố quyết định phần lớn tuổi thọ của bạn. Hãy thử xem công thức để biết tuổi của bạn.

Theo chuyên gia Tâm lý, tiến sĩ Diana S Woodruff - Pak, khoa Thần kinh, Đại học Temple ở Philadelphia, sau hàng chục năm nghiên cứu về người già và tuổi thọ đã tổng hợp ra công thức tính tuổi thọ của mỗi người dựa trên những thói quen và đặc điểm của họ.

Bài trắc nghiệm này giống như một chiếc máy tính có công thức, bạn muốn thử tính tuổi thọ của mình thì nên dùng giấy bút ghi chép cẩn thận theo hướng dẫn chi tiết sau đây.

Xin lưu ý rằng khi mỗi câu hỏi được trả lời, số điểm sẽ được cộng hoặc trừ đi cho phù hợp và kết quả cuối cùng chính là câu trả lời. Đừng quên sử dụng số tuổi ban đầu của bạn để tính, nếu mục nào không liên quan, thì bỏ qua.

Hãy bắt đầu với bước thứ nhất:

Hãy bỏ ra 5 giây để tìm ra "tuổi thọ cơ bản" của bạn (tuổi thọ này là cơ bản, chưa bao gồm các yếu tố thói quen sinh hoạt cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe cao hay thấp của bạn).

Bước thứ hai:

Sau khi bạn xem bảng tính tuổi thọ trung bình cơ bản ở trên, lấy ra con số tuổi thọ của mình làm chuẩn. Ví dụ bạn là nam giới, bạn đang trong độ tuổi 30-39, thì số tuổi chuẩn của bạn là 74.

Tiếp theo, bạn bắt đầu tính tuổi của mình dựa trên thói quen và đặc điểm riêng của cá nhân theo các câu hỏi ở 6 hạng mục dưới đây, bao gồm: Thói quen sinh hoạt, trạng thái tâm lý tinh thần, tình trạng hôn nhân, tình hình công việc, điều kiện môi trường sống và yếu tố di truyền.

Hãy tính thật chuẩn dựa trên việc trả lời câu hỏi một cách thành thật.

1. Thói quen sinh hoạt

Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi

Thích ăn trái cây và rau củ quả thường xuyên: Cộng 2 tuổi

Nuôi thú cưng, con vật trong nhà: Cộng 1 tuổi

Hút thuốc nhiều hơn 2 gói/ngày: Trừ 12 tuổi

Hút thuốc 1 ~ 2 gói/ngày: Trừ 7 tuổi

Hút thuốc 20 điếu hoặc ít hơn mỗi ngày: Trừ 2 tuổi

Ngủ quá 10 tiếng hoặc ít hơn 5 tiếng/ngày: Trừ 2 tuổi

Béo phì: Trừ 2 tuổi

Tư thế đứng/ngồi sai cách: Trừ 2 tuổi

Đã có bệnh mãn tính hoặc thường xuyên mắc các bệnh nhẹ: Trừ 5 tuổi.

2. Trạng thái tinh thần, tâm lý

Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi

Lạc quan: Cộng 1 đến 3 tuổi

Có những người bạn để chia sẻ khó khăn, vui buồn: Cộng 1 tuổi

Theo đuổi tín ngưỡng một cách kiên định: Cộng 7 tuổi

Tự ti: Trừ 4 tuổi

Cố chấp: Trừ 2 tuổi

Ưa mạo hiểm (chẳng hạn như đi xe phân khối lớn): Trừ 2 tuổi

Trầm cảm: Trừ 1-3 tuổi

3. Tình trạng hôn nhân

Đã kết hôn: Cộng 1 tuổi

Nam giới đã ly hôn và sống một mình: Trừ 9 tuổi

Phụ nữ đã ly hôn và sống một mình: Trừ 5 tuổi

Phụ nữ không sinh con hoặc không có con sau tuổi 40: Trừ 0,5 tuổi.

4. Tình trạng nghề nghiệp

Nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: Cộng 1,5 tuổi

60 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 2 tuổi

65 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 3 tuổi

Làm việc ở thành phố lớn (hoặc dành phần lớn thời gian sống ở thành phố lớn): Trừ 1 tuổi

Làm việc ở các thị trấn ngoại thành, nông thôn (hoặc dành phần lớn thời gian sống ở đây): Cộng 1 tuổi

5. Môi trường, điều kiện sống

Sống ở khu vực thoáng đãng, có tầm nhìn rộng mở, không khí trong lành: Cộng 2 tuổi

Sống ở nơi ồn ào trong thời gian dài: Trừ 1 tuổi

6. Yếu tố di truyền

Mẹ đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 4 tuổi

Cha đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 2 tuổi

Ông bà nội ngoại sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 1 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh tim trước 50 tuổi: Trừ 3 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư dạ dày: Trừ 2 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư vú: Trừ 2 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết trước 60 tuổi vì tự tử hoặc có bệnh bất kỳ: Trừ 1 tuổi

Đã xong, bạn đã tính được sơ bộ tuổi thọ của mình hay chưa?

Mặc dù công thức này không thể sử dụng làm cơ sở duy nhất để tính chính xác tuổi thọ của từng cá nhân, nhưng nó vẫn rất có giá trị. Hãy tham khảo những thông tin trong câu hỏi, câu nào được cộng điểm, bạn nên áp dụng, câu nào bị trừ điểm, bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế hay phòng tránh.

Đó là những gợi ý tuyệt vời để bạn biết cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách cụ thể hơn.

Hãy bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay bây giờ

LỆ NGỌC st.

CÀ PHÊ, THẦN DƯỢC

(Coffee-miraculous medicine)

Cà phê có nhiều hoạt chất chống ung thư tốt hơn cả vang đỏ, sôcôla và hoa quả. Chín lý do mới để thêm yêu cà phê

Ta đã biết cà phê là biệt dược rất hữu hiệu với các bệnh đường ruột, và cà phê kích thích tinh thần, làm sáng dạ, giúp ta luôn tỉnh táo, cải thiện phong độ. Chưa hết cà phê còn:

Cà phê bảo vệ đường ruột chống ung thư. Theo Tiến sĩ Mỹ James Coughlin và Giáo sư Ba Lan Zbigniev Janeczko của ĐH tổng hợp Kracov: Người nghiện cà phê ít có nguy cơ bị ung thư đại tràng và gan. Vì caffeine có trong cà phê là chất làm vô hiệu hoá các thành phần tự do - nếu có quá nhiều sẽ làm tổn thương DNA. Còn polyphenol sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư, kìm hãm việc phát triển các khối u và ngăn cản hoạt động của các enzim - tác nhân hình thành các khối u ác tính và di căn.

Cà phê là thuốc tốt nhất cho người thiếu vitamin. Kết luận của hội nghị American Chemical Society - Hiệp hội Hóa học Mỹ: Caffeine trong cà phê (Arabica có 1,2%, Rôbusta có 2,4%) không phải là ma túy và không gây nghiện như ta tưởng. Có người sẽ bị say, nhưng cơ thể không bị rối loạn chức năng.

Cà phê lợi cho tim mạch. Theo Journal of Epide-miology & Community Health: Vì làm giãn nở động mạch vành và gia tăng lưu thông máu, nếu mỗi ngày uống 2-4 ly nhỏ. Polyphenol bảo vệ niêm mạc thành mạch khỏi bị chấn thương và làm giảm thiểu viêm nhiễm bên trong mạch máu. Thường xuyên uống cà phê không dẫn đến huyết áp cao, mà lại làm giảm thiểu nguy cơ thiếu máu tim. Uống nhiều thì bị kích thích thái quá, song không kéo dài. Uống vừa phải, không nguy hiểm cả cho phụ nữ đang mang thai.

Cà phê là trợ thủ cho người bệnh hen suyễn. Uống đều mỗi ngày 2 ly cà phê sẽ làm giảm cường độ và số lần khó thở. Bác sỹ Richard Wurtman - Đại học Công nghệ Massachusetts lý giải: Caffein có tác dụng mở rộng khí quản và làm giảm thiểu mệt mỏi của các cơ hô hấp. Cà phê còn phong tỏa quá trình sinh sản histamin - thủ phạm gây dị ứng. (Kết quả nghiên cứu ở Hàn Quốc) Vì vậy, người ta thường cho bệnh nhân đang khó thở uống cà phê.

Cà phê làm sạch miệng và chống sâu răng. Tanin trong cà phê còn có tác dụng làm sạch vòm miệng và răng, đồng thời nó có tác dụng chống sâu răng.

Cà phê làm giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường. National Institute of Public Health anh Envionment ở Hà Lan đã công bố trên tạp chí “Lancet” của Mỹ rằng: Tiêu thụ cà phê tăng đã làm giảm thiểu bệnh tiểu đường vì acid chlorogen - yếu tố hình thành hương vị đặc trưng của cà phê - đã kích thích gan hấp thụ glucoza, và brôm có trong cà phê thì hạ thấp nồng độ đường trong máu.

Cà phê bảo vệ ta trước bệnh Parkinsons (bệnh liệt rung). Vì thường xuyên uống cà phê sẽ kích thích tuần hoàn máu ở não, làm cho hệ thần kinh được cung cấp nhiều ôxy hơn.

Tương tự Via-gra, cà phê làm gia tăng khả năng làm bố của nam giới, vì theo Giáo sư Zbigniev Janeczko, caffeine và pu-rin trong cà phê cải thiện hoạt động hệ tim mạch, tăng cường ôxy trong tuần hoàn máu và qua đó làm tăng mẫn cảm của các cơ quan sinh dục và cải thiện khả năng hoạt động “việc ấy” của cả nam lẫn nữ.

Cà phê có khả năng ngừa hói đầu: Tuy nhiên để làm được điều này, phải dùng tới 80 ly cà phê mỗi ngày. Vì vậy các chuyên gia đang tìm cách bào chế cô đọng để có biệt dược dành riêng cho các quí ông khỏi hói đầu.

Theo TIẾN ĐÔN & HOA QUỲ Trí Thức Trẻ

PHÙNG CHÍ TÂM st.

ĐẠO VÀ ĐỜI

Đời mà không đạo thì đời tham lạc

Đạo chẳng có đời đạo cũng vô minh

B ắt đầu bằng hai câu kiến luận để trước tiên khẳng định một điều rằng “Đạo và Đời là hai phạm trù lồng quện vào nhau, không có cái này thì cái kia cũng không tồn tại, cái này sinh ra cái kia, cái kia tương hỗ cái này, như hai cánh quạt được lắp trên cùng một trục vận hành là cuộc sống.”

Cũng cần phải nói luôn rằng: Đời có trước Đạo.

Đời là con người là cuộc sống, là những thói tính tự nhiên của bản năng: thất tình, lục dục. Để nhằm mục đích sinh tồn, dục vọng của đời sống là không giới hạn. Con người, xét ra có quá nhiều nhu cầu: nhu cầu vật chất, nhu cầu danh vọng, nhu cầu quyền thế, nhu cầu tình cảm, và chúng luôn tăng trưởng theo tiến trình phát triển của xã hội. Để đáp ứng những nhu cầu không ngừng ấy, lòng tham là một động lực, tham thì tiềm ẩn một nguy cơ gây hại cho người khác, tham kích động lòng ghen tị đố kỵ, tham là mồi lửa của sự ác tâm. Tất cả những yếu tố này cộng với phần dã tính tự nhiên trong mỗi con người, mà sinh ra những hành động tàn nhẫn, ác độc, man rợ chỉ để chiếm hữu được điều mình muốn. Nhưng có một thứ luật rất tự nhiên, rất hiển hiện mà người ta vẫn có thể nhìn thấy nó dưới nhiều hình thức, đó là luật Nhân Quả. Người làm ác, tất không thể có được sự yêu mến quý trọng, mà trong khi thực hiện một việc nhẫn tâm, thì họ đã làm nảy sinh lòng thù hận của nạn nhân, sự khinh ghét của những người chung quanh, và rõ ràng họ rất khó nhận được sự trợ giúp khi cần thiết, trái lại có khi còn phải nhận lãnh những hậu quả nặng nề. Chính vì vậy họ luôn sống trong một nỗi lo lắng hoảng sợ trước sự trả thù hoặc những tai họa có nguồn gốc từ những việc làm ác ấy. Từ sự bất an này mà họ dễ phạm sai lầm, càng sai lầm thì lại càng phải gánh chịu những hiểm họa. Tuy nhiên, họ vẫn luôn phải chịu sự quyền khiến của lòng tham và bản chất nên có khi biết, có khi sợ, họ vẫn không tự mình rút chân ra khỏi hố tham tăm tối ấy.

Một đối cực khác của sự ác tâm là thiện lương.

Nhưng phần lớn những người thiện lương là những người luôn phải chịu thiệt thòi, thất thoát và bất công. Họ luôn là những miếng mồi ngon cho sự lợi dụng lạm dụng sử dụng. Trong một số phạm vi tình huống, họ bị biến thành những công cụ một cách hữu nhiên. Từ những tổn thất và sự đau khổ có khi là kéo dài, họ trở nên phẫn uất, bất đắc chí, nảy ra những hành vi cực đoan thiếu kiểm soát, đa phần là tự gây tổn hại cho chính mình, dưới nhiều hình thái, họ rơi vào sự cùng quẫn bế tắc. Tuy trong nhiều cảnh ngộ khốn khó, họ cũng được sự cứu giúp từ những tấm lòng tương trợ và thấu cảm cho nguồn cơn sự đau khổ ấy. Nhưng cũng chỉ là một phần nhỏ để vực lại một phần tinh thần sống, chứ không thể giải tỏa từ tận căn nguyên.

Và cho dù là thiện hay ác thì con người vẫn phải gánh chịu những khổ ải trần ai. Kiếp trầm luân của vòng xoay mất được trả vay đời đời cứ mãi luẩn quẩn. Để kêu to lên một câu rằng “Đời ơi ! Đời là bể khổ đến vô cùng.” Kêu thì cứ kêu, sống thì vẫn phải sống, cho dù cuộc sống có đem lại cho mỗi đời người sự nhọc nhằn u uất đến thế nào.

Từ đây Đạo ra đời.

Đạo là sự bắt nguồn từ Người biết trắc ẩn trước những thương tâm cuộc đời. Lại là Người có một trí tuệ minh triết sáng láng. Không phải con đường của Đạo được nhìn thấy ngay từ ánh mắt đầu tiên, mà từ những chiêm ngẫm, suy xét, đào bới đến tận cùng căn nguyên của sự thể. Để lần ra hẳn một chuỗi mắt xích chéo ngoằng vào nhau giữa hạnh phúc và bất hạnh trong cõi nhân sinh. Không những chỉ nhìn ra vấn đề, mà còn phải tìm ra cách để giải quyết vấn đề, làm thế nào để con người bớt đi những tang thương, chết chóc, bớt đi những sầu hận khổ luỵ, những điều mà con người có thể tránh được. Họ chỉ không tránh được khi bị chìm trong cái bể tham sân si, muốn kéo họ lên, muốn chỉ cho họ thấy một con đường khác êm ả hơn, nhẹ nhàng hơn, để một kiếp làm người được nhiều phần Người hơn. Muốn làm cho người ác nhìn thấy trước những hậu quả hệ luỵ cay đắng mà bớt làm ác đi. Muốn làm cho người thiện mà phải chịu nhiều khổ luỵ ưu phiền hoá giải điều sầu muộn tâm tư, để thấy phần sống ở đời vẫn còn đầy ý nghĩa và niềm vui hạnh phúc vẫn luôn tồn tại trong chính mình. Muốn làm được điều ấy phải có công cụ, phải có phương thức, phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ. Không chỉ là một loại hình phương tiện cụ thể và thân cận với đời sống hàng ngày, mà còn cần một không gian dẫn nhập. Cần nói thêm rằng, bất kỳ thời đại nào thì thành phần gọi là đại chúng vẫn nhiều hơn cả. Có nghĩa thành phần này sự tự chủ hành vi không cao, sự minh định tính chất vụ việc không cao, điều nổi bật ở thành phần này là luôn làm theo đám đông, vừa cảm thấy được an toàn vừa không phải chịu trách nhiệm hay hậu quả cá nhân. Lại vào thời điểm mà nói một cách nôm na là dân trí chưa cao, sự nhận thức vẫn mù mờ trong một phạm vi hẹp, với tâm thức luôn sợ những gì mình không nhìn thấy hoặc không hiểu rõ, thường là nỗi sợ do chính mình tưởng tượng ra bao giờ cũng đầy những hình ảnh khiếp hãi, cùng những hiện tượng thiên nhiên chưa có sự lý giải của khoa học mà con người ta luôn thấy mình thật nhỏ bé yếu ớt giữa những bao la trời đất. Người sáng lập ra Đạo đã vận dụng tốt những tâm lý này để dựng lên một không gian có vẻ u minh huyền ẩn, đặt ra những hình thái nghi lễ mang tính uy nghiêm mê hoặc, lập ra những thuyết ngôn vừa gần vừa xa, vừa dẫn dụ vừa đe dọa, vừa vỗ về vừa khiển trách. Gieo vào tâm thức mỗi người một thế giới khác đầy quyền uy thiêng liêng và siêu tưởng. Cốt ý kiến giải những hay dở lành dữ trong mọi sinh hoạt đời sống, tạo ra một hướng đi về một miền thanh lắng nhẹ nhõm. Đó là mục đích ban đầu của Đạo.

Nhưng vốn Đạo cũng từ thế giới người, do con người tạo nên, con người nắm giữ, con người vận hành và con người quyền khiến. Vì vậy mà khi được truyền tiếp qua nhiều thế hệ, có những người nhìn ra tính ưu việt của Đạo là dễ dẫn dụ, dễ thâm nhập, dễ nắm bắt, để rồi vận dụng cho từng mục đích cá nhân hoặc tập thể như lợi nhuận, quyền bá, chính trị, bằng cách xen vào dần những nghi thức phụ. Khi đã thành một truyền thống có bề dày, những con người ngày sau cứ một mực làm theo những gì đã được truyền dạy, ý thức hoặc vô thức hầu như đều không có sự nghi hoặc, kháng kiến. Với một ý nghĩ “bảo sao làm vậy cho yên tâm, làm sai có khi lại…” Chính vì vậy mà ngày nay soi chiếu lại, trong tất cả các tôn giáo, đều có những điểm phi lý, bất cập, huyễn hoặc nhiều khi còn là sự mê mị. Nhưng những hành vi tín giáo ấy vẫn được thực hiện một cách hiển nhiên cho dù rất tốn kém và không hề có sự chứng thực về mặt hiệu quả dù ở bất kỳ góc độ nào cho cuộc sống. Có chăng chỉ giải quyết về mặt tâm lý là người thực hiện cảm thấy yên tâm, cảm thấy thoải mái, và trông chờ vào một sự may mắn nào đó từ những hành vi tín giáo ấy mang lại. Cũng đã có những lý giải chỉ dẫn từ một số các bậc có kiến thức và uy tín giáo chức về một số bất cập, nhưng tính đám đông vẫn là một hấp lực đáng kể với thành phần đại chúng. Vì thế mà gây ra những biến thoái và hệ luỵ không ít cho cuộc sống chung.

Đạo giáo hay nói một cách khác là Đức tin.

Cuộc sống luôn phải có niềm tin. Bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh nào con người ta cũng phải tin vào một điều gì đó. Niềm tin ấy là một điểm tựa, là một cứu cánh, là một động lực. Và đa phần người ta gửi gắm niềm tin của mình vào tôn giáo. Như số đông cảm niệm là sự cấy gửi phần hồn. Chí ít tạo cho con người ta một tâm thái an bằng khi đã có “Ơn Trên” che chở cứu giúp. Một đời người phải trải qua không biết mấy là gian lao khổ ải, hiểm nguy trúc trắc. Khá nhiều diễn biến ngoài tầm kiểm soát và sự rủi may là điều mà người ta luôn khắc khoải. Ai mà chẳng thích may sợ rủi, thích được sợ mất, thích vui sợ buồn. Thích và sợ. Nhưng không có cách nào tự điều chuyển được những sự thể xảy đến với mình, nên người ta bấu bám vào niềm tin, với sự cầu xin van vái. Xin cho nhiều điều may, xin cho bớt chuyện rủi. Thế nhưng may rủi được mất vẫn luôn song hành cùng cuộc sống, để rồi khi gặp những tai ương thất thiệt, ngoài sự than vãn oán giận, người ta còn phải tìm về một nơi nương náu cho qua đi lúc bi thương, tìm cách lý giải khuây lãng cho an tĩnh tấc lòng lúc triều dâng bão nổi. Không có cách nào khác, không có nơi đâu khác là người ta phải tìm đến tôn giáo, phải níu vào đức tin, phải bấu vào cõi huyền nhiệm để gạn lọc những bọt bèo nhân thế. Khi gặp những thuận lợi may mắn, đôi khi trùng lấp một một thời điểm, thế là người ta củng cố thêm niềm tin. Tuy con số này rất ít, nhưng bằng vào sự truyền miệng, và nỗi ước ao khôn cùng của cuộc sống luôn là một sức hút vô bờ cho số đông. Và cứ thế, người ta cứ phải lao tâm khổ tứ cho những điều mơ hồ vơ vẩn nằm trong cõi huyền vi ảo diệu.

Con người của thời đại ngày nay có nhiều điều kiện tiếp cận tri thức, có nhận thức suy xét khác nhiều những thời đại xưa xa, có những lý giải rõ rệt rất khoa học về nhiều hiện tượng đời sống, có những kinh nghiệm đúc kết thực tiễn qua quá nhiều diễn biến bất cập, có cơ hội nhìn thấy những hệ luỵ hệ quả từ những tín súy mơ hồ thất thiệt, thì hãy bình tâm mà nhận thức thế nào là Đức tin có ích, thế nào là căn cốt mà Đạo giáo hướng thượng, và phải hiểu rõ một điều rằng: tất cả những gì hay dở xảy đến cho mỗi người là điều tự nhiên của cuộc sống, không hề có một thế lực thần quyền nào cho hoặc lấy những thời cơ vận mệnh. Và mỗi người luôn phải nhận những hậu quả cũng như được thụ hưởng thành quả từ chính hành vi tính cách của mình. Không nên phó mặc câu chuyện cuộc đời của mình trong một số quan niệm mông lung vô căn cứ. Đừng đem đánh đổi một cách vô lý các giá trị thật lấy những giá trị ảo. Tuy thế giới tâm linh cũng có một số ít những hiện tượng chưa thể lý giải một cách khúc triết, nhưng những hiện tượng ấy chỉ là hãn hữu không phổ biến. Còn lại với cuộc sống thông thường thì chuyện vay trả được mất là những minh chứng hiển hiện.

Tôn giáo và Đức tin là điều cần thiết. Nhưng tin đến đâu, hiểu Đạo và hành Đạo thế nào để vun đắp cho đời sống ngày một an bình thanh thản hơn là điều rất cần thiết phải suy ngẫm và cân nhắc. Và nhất thiết phải nhận thức rõ một điều rằng: Có Đạo trong Đời tất có Đời trong Đạo. Nên tất duyên tất ngộ tất biến tất thông. Vốn lẽ cuộc sống luôn hành trình qua: Sinh, Thành, Trụ, Hoại. Vậy nên hãy biết sống với cuộc đời bằng một tâm thức thiện lương với chính mình và thiện lương với mọi người, biết tiếp nhận mọi điều hay dở được mất với tâm thái bằng an, và hiểu rằng đó là điều tất yếu, chứ không thể ai cho mình được mà van xin. Và những van xin đó cũng không phải là ý nghĩa của Đạo.

ĐÀM LAN

THÚ TỘI

Ngự ngồi lặng im bên Hải, thẫn thờ ngắm vạt cỏ lóng lánh sương mai. Mặt trời đã lên, thả làn nắng vàng nhạt, trong veo lên vạn vật. Nắng chỉ làm rõ thêm khung cảnh chứ chưa đủ hơi ấm hong khô sương mù còn sót lại. Ngự rùng mình, co ro, dấu đôi tay dưới tà áo trắng học trò.

Trên cao, từ đỉnh nóc giáo đường, Chúa bị đóng đinh vào cây thập tự. Ngày ngày, Chúa nhìn xuống những con chiên khổ đau bằng ánh mắt ưu tư, phiền muộn. Ngự cũng muốn được treo lơ lửng như thế. Ngự mong vô cùng có ai đó đóng một cây đinh rõ to vào tim cô. Lúc ấy, hẳn thất vọng không còn chỗ trú.

Sau ngày lễ Giáng Sinh, giáo đường vắng vẻ làm sao. Không có ai đến cầu nguyện. Đàng xa, nơi dãy nhà ngang thỉnh thoảng thấp thoáng bóng áo choàng đen di động rồi biến mất. Ở đây, bên thềm hang đá, nơi thờ Chúa giáng trần, Ngự ngồi chờ người yêu xưng tội. Cô thay mặt đức cha để lắng nghe, ban phép rửa tội. Hải sẽ ra về với lòng an nhiên, thanh thản. Mọi thứ tội lỗi, anh vứt lại cho Ngự. Cô nhận lấy như nhận lời giăng tay trên cây Thánh giá.

Hải không biết mở đầu bằng cách nào. Anh loay hoay xoay sợi dây đồng hồ từ trước ra sau rồi từ sau ra trước. Anh ngắm nhìn nó như quan sát nỗi tuyệt vọng của mình. Lấy hộp quẹt, anh đốt một đốm lửa ở đầu điếu thuốc. Và, anh, cái thằng khờ ở đầu bên kia, hút lấy, hút để. Anh bằng lòng với địa vị này. Thằng khờ ! Không! Còn hơn thế nữa, một thằng ngốc, tự mình chui vào hang cùng, ngõ hẹp rồi không sao thoát ra đượ c. Anh rít thuốc liên tục. Hải muốn hai lá phổi mình nhuộm đen như cuộc đời anh vậy. Sống và chờ chết.

Tiếng ho của Ngự lôi Hải về thực tại. Nước mắt giọt dài, giọt ngắn thi nhau rơi trên khuôn mặt ấy. Vội ném điếu thuốc ra xa. Hải rút chiếc khăn nhưng không dám ch ạm vào người cô gái. Anh lú ng túng giây lâu rồi đặt nó vào bàn tay Ngự. Cô gái rút vội tay về, chiếc khăn rơi xuống thềm, phơi bày hai chữ thêu chỉ màu đỏ chói. Ngự chồm tới, nhặt lên. Hai tay cô run rẩy đánh rơi chiếc khăn lần nữa khi thấy tên Hải thêu quấn quýt, âu yếm, cuộn lẫn vào chữ Hà.

Ngự ốm lấy mặt:

- Anh tàn nhẫn quá !

Chết lặng cả người, Hải chẳng biết giải thích hay an ủi Ngự bằng cách nào nữa. Đến lúc Ngự đứng lên, anh mới bàng hoàng nắ m chặt tay cô gái.

- Ngự, anh xin lỗi em, anh không cố ý.

Nhìn khuôn mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu buồn bã của Hải, Ngự biết mình đã bị anh thuyết phục. Cô lại ngồi xuống bên Hải, lắng nghe:

- Ngự, anh yêu em! Anh yêu em!

Chẳng biết có nên tin hay không nữa. Tin hay không, bây giờ với Ngự đâu có nghĩa lý gì. Hải có yêu Ngự hay không thì cũng chẳng thay đổi được gì. Cô nhắm mắt, thở dài não ruột.

Không chịu được, Hải ôm chầm lấy Ngự. Anh muốn nuốt vào lòng nỗi khổ của cô, không cho nước mắt ướt đầm hai má và môi người yêu anh lại tươi thắm như xưa.

Ngự mở bừng mắt, hoảng hồn khi thấy mặt Hải kề sát mặt mình, môi cô chạm vào môi của Hải. Ngự vội xô người đàn ông bật ra rồi thẳng cánh tát mạnh vào má Hải.

Hải nhìn Ngự trăn trối, môi mấp máy muốn nói mà thốt chẳng nên lời. Ngự đưa mấy ngón tay tê rần ra trước mặt, nghĩ đến cái đau trên mặt người yêu, Ngự bật khóc. Cô chồm tới, ôm chầm khuôn mặt anh vào ngực. Nước mắt Ngự tuôn ướt đầm một mảng tóc của Hải:

- - Em yêu anh! Em yêu anh!

Ngự lặp lại như lời cầu kinh để trấn an mình và mong đẩy lùi hoàn cảnh hiện tại nhưng Ngự cũng nhận ra ngay là mình chỉ làm rối ren thêm vở kịch đã tới hồi kết thúc. Cô buông vội Hải ra, gục đầu xuống tà áo dài phủ trên hai gối. Ngự thúc giục:

- - Anh định nói gì, nói lẹ đi, em phải về nữa.

Giọng Hải êm dịu như hơi thở mà Ngự lại tưởng anh gọi mưa gió về làm giông bão quanh cô :

- Ngự, anh yêu em. Còn Hà , anh chỉ quý như em gái nhưng...

Hải ngập ngừng một hồi rồi kể luôn một mạch:

- Nhưng, trong một đêm say rượu, anh lỡ... ăn ở với Hà.

Ngự nhỏm dậy, cô kinh hoàng:

- Ăn ở với người ta!

Úp hai bàn tay lên ngực, Ngự lùi lại, mặt đỏ bừng:

- Trời! Anh ghê thật!

Hải phì cười. Ngự nạt lớn:

- Còn cười nữa hả?

Thấy cử chỉ dễ thương của cô gái, Hải tức cười gần chết nhưng cố ghìm lại:

- Anh đau khổ lắm chứ bộ.

- Xạo vừa thôi!

Hải bật cười:

- Thật mà, anh chỉ yêu em.

Ngự quay đi nơi khác:

- Yêu em mà... lấy người ta.

- Anh có muốn vậy đâu.

- Xạo nữa!

Hải cầm tay Ngự, dịu dàng bảo:

- Thật mà.

- Rồi sao nữa?

- Bây giờ, mẹ anh... bắt cưới Hà vì cô ấy đã mang thai.

Ngự tròn mắt. Cô há hốc mồm kinh sợ rồi đổ gục xuống thềm. Ngự thấy mình bay lên, bay lên, căng tay giữa trời lồng lộng gió. Chính Hải đã treo Ngự lên thánh giá, đóng khắp người cô bằng những cây đinh bén ngót. Sau cùng, anh xô Ngự nhào xuống lòng địa ngục.

Khi trấn tĩnh được, Ngự thấy Hải ngồi bên, mặt tái mét:

- Em làm sao vậy? Em làm anh sợ quá. Ngự, em nói đi! Nếu em bằng lòng , anh sẽ bỏ hết, cả con anh nữa để theo em.

Ngự thì thầm:

- Cả con anh nữa!

Ngự đau đớn nhìn Hải. Cô thét lên:

- Hải, anh nghe đây! Tất nhiên là tôi yêu anh và muốn được cùng anh chung sống. Nhưng trong một hoàn cảnh tốt đẹp hơn kia. Tôi không muốn mình sống như một kẻ cắp, giành lấy tình yêu mà không nghĩ đến kẻ khác. Trước đây, tôi yêu anh. Tôi yêu một người hồn nhiê n bao dung và không hề lừa dối. Mãi mãi về sau, tôi cũng yêu một người như vậy. Tôi không muốn thắng một cô gái cô thế và nhẹ dạ. Tôi cũng không muốn bắt mất người cha của đứa trẻ vô tội. Và, tôi cũng không thích chiếm đoạt anh. Tôi thù anh! Tôi khinh anh, một người đàn ông thiếu tự chủ, không bản lĩnh đã đánh cắp sự trong sáng trong tâm hồn tôi, đời sống vô tư của lứa tuổi thanh xuân. Bây giờ, tôi chỉ còn lại tôi với kỷ niệm về một mối tình chẳng lấy gì làm đẹp cho lắm. Hải, đừng bao giờ gặp mặt tôi nữa.

Ngự bỏ chạy. Hải nhìn theo bóng cô gái khuất dần, nhòe đi. Anh biết mối tình đầu đã kết thúc.

Ngự đi như chạy ra khỏi cổng giáo đường. Cô không dám ngừng lại để thở. Ngoái nhìn ra xem Hải có đuổi theo không. Chỉ có mình Ngự trơ trọi giữa lề phố vắng.

Ngự nhận ra tình yêu thật sự vuột khỏi tầm tay. Cô khóc!

NGUYỄN THỊ MÂY

(Trích truyện dài BIỂN TÍM)

MỤC LỤC

Vài chi tiết về kỳ họp ngày 10.11.2018 ... Vũ Thư Hữu . 01

Vài dòng về cuốn “Những anh hùng liệt sĩ Công giáo”

(Les héros Chrétiens)… ... Vũ Anh Tuấn . 05

Những suy nghĩ vẩn vơ (tập 1-tt) ... Lm. Giuse Ng.H.Triết . 07

Chánh Pháp & Tà Pháp .......... Tâm Nguyện . 11

Cái duyên nhà thơ Tú Mỡ với đất Phù Lưu ..... Thúy Toàn .. 19

Những ngày lễ lớn trong năm của Mỹ ....... Phạm Vũ . 27

Một dấu phẩy ..................... Bùi Đẹp st. .. 35

Quê hương mình (tt) ............... Nguyễn Văn Sâm .. 38

Làm chủ cái miệng để… hạnh phúc .... Hoàng Kim Thư st. .. 47

“Chơi chữ” của Lãng Nhân ..... Đào Minh Diệu Xuân st. .. 52

Ngành Giáo những vui buồn (thơ) ....... Đàm Lan . 63

Đêm Noel (thơ) .................. Đàm Lan . 65

Cõi thương yêu vô biên (thơ) .... Phạm Thị Minh-Hưng .. 66

Chiếc bóng đơn côi… (thơ) ........ Ngàn Phương .. 67

Bâng khuâng (thơ) ......... Huỳnh Thiên Kim Bội .. 68

Nuôi chí lớn (thơ) - Trái bóng đá (thơ) ..... Lang Nguyên .. 69

Bên hang đá (thơ) ............ Hoài Ly .. 70

Tuyết đông (thơ) ........ Thanh Châu .. 71

Quê ngoại (thơ) .......... Quang Bỉnh .. 72

Đạo và Đời (thơ) .............. Thanh Phong .. 73

Vẫn còn… (thơ vui) .................. Thanh Vĩnh .. 74

Hội ngộ (thơ) .............. Vũ Thùy Hương . 74

Tương ngộ (thơ) ................ Vũ Thùy Hương . 75

Nắng và cỏ xanh (thơ) ........... Phùng Chí Tâm .. 76

Màu trắng, xanh tinh khiết (thơ) ...... Lê Nguyên . 77

Giọt nắng (thơ) - Ánh trăng (thơ) ....... Lê Nguyên . 78

Đêm (thơ) .................. Lam Trần .. 79

Tiền - tiền (thơ) - Chẳng bao lâu (thơ) ....... Phước Hải .. 80

Tâm sự cùng… (thơ) ......... Lê Minh Chử .. 81

Ngày vui (thơ) - Mượn chén tiêu sầu (thơ) .. Thanh Phong .. 82

Thơ tình ngày không có em (thơ) .... Trần Nhuận Minh .. 83

Love poem on a day without you (thơ) Vũ Anh Tuấn dịch .. 84

Những mùa Noel kỷ niệm ............ Hà Mạnh Đoàn . 85

Ê ẩm ........................... Lam Trần .. 91

Trăm năm ngó xuống… lẽ trời ...... Hoàng Kim Thư st. .. 97

Hai chuyện tiếu lâm ...... Đỗ Thiên Thư st. 103

Long mạch ............ Phạm Hiếu Nghĩa 106

Chọn lấy 1 cái ghế - Đời người rốt cuộc… .. H.Chúc st. 110

Hãy tính xem chúng ta có thể sống… ... Lệ Ngọc st. 114

Cà phê, thần dược ....... Phùng Chí Tâm st. 118

Đạo và Đời ............ Đàm Lan 121

Thú tội ....... Nguyễn Thị Mây 127


|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế