Hiện có 7 người xem / 2347763 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT

VỀ CUỘC HỌP NGÀY 12/12/2020

CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

Hôm nay trong cuộc họp này có hai người mới là Võ Ngọc Liên và Võ Anh Đào, và mỗi vị đã được dành cho mấy phút để tự giới thiệu với các thành viên. Sau đó, như thường lệ, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai quý thư của ông.

Lần này cả hai cuốn đểu bẳng tiếng Việt, và cuốn thứ nhất mang tựa đề là “Các tác giả người Việt viết tiếng Pháp” của tác giả Nguyễn Quốc Thắng. Cuốn này là một món quà sinh nhật mà dịch giả Vũ Anh Tuấn đã được nhà thơ nữ Kim Bội tặng năm 2018 và đã được giới thiệu trong Bản Tin số 143 hồi hai năm trước, nhưng hôm nay, thể theo lời yêu cầu của một số bạn bè thân ở nước ngoài chuyên sưu tầm chữ ký của các tác giả, dịch giả Vũ Anh Tuấn mang giới thiệu lại thêm một chút và nhân dịp giúp các bạn đó xem chữ ký của tác giả Nguyễn Quốc Thắng, cũng là một người bạn của ông. Đây là cuốn sách duy nhất nói về 30 tác giả người Việt viết sách bằng Pháp văn, trong đó có một người là Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng, được người Pháp khen là “viết tiếng Pháp hay hơn chính họ” và đây cũng là một cuốn sách có thể cung cấp cho những độc giả quan tâm tới các sách được viết bằng Pháp ngữ bởi các người Việt, một số tư liệu và chi tiết cần biết. Cuốn thứ nhì cũng là một cuốn sách bằng tiếng Việt mang tựa đề là “Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố HCM, 20 năm hình thành và phát triển (1987-2007)” được xb. Năm 2007, trong đó dịch giả Vũ Anh Tuấn có đóng góp một bài viết về cố đại danh họa Nguyễn Gia Trí, trong đó ở cuối bài viết, ông có một nhận xét mà ông cho là rất bình dân, nhưng lại được nhiều bạn bè nghe nói về nhận xét đó và mail cho ông yêu cầu ông chụp cho họ đọc nhận xét thiệt hay và ho đó. Nhận xét đó như sau đây không sai một dấu phẩy: “… người viết chỉ xin có một nhận xét rất ư bình dân là khi để một bức sơn mài của cụ Trí giữa những tác phẩm của các nhà khác, người viết có cảm tưởng mình đang trông thấy một con phượng vỗ cánh trước một đàn gà!” (trang 111 của cuốn sách nói trên). Sau khi dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu xong, một vài thành viên đã chuyền tay nhau xem hai cuốn sách một cách thích thú.

Sau khi dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu sách xong, anh Phạm Vũ lên nói về những xứ Đông Đoài và những miền Nam Bắc. Tiếp lời anh Phạm Vũ, chị Diệu lên kể về kỷ niệm chính LM Triết đã làm lễ cưới cho vợ chồng chị. Chị Diệu nói xong, người mới Võ Ngọc Liên lên đọc tặng các thành viên một bài thơ nói về Mẹ. Người mới Võ Ngọc Liên đọc thơ xong, người mới thứ hai Anh Đào đọc tặng các thành viên bài thơ Đôi mắt. Sau người mới Anh Đào, anh Nhựt Thanh lên nói về một bài viết về Tượng Phật Di Lặc, mà theo anh Nhựt Thanh thì Phật Di Lặc không thật sự có. Sau anh Nhựt Thanh, anh Kim Long lên đọc tặng các thành viên bài thơ Nhớ bạn thâm giao nhắc tới anh Thanh Phong mới qua đời, và hát tặng các thành viên bài Thánh ca buồn. Anh Kim Long hát xong, Kim Mai lên hát tặng các thành viên bài Ba Vì năm xưa. Sau Kim Mai, anh Quang Bỉnh lên đọc tặng các thành viên hai bài thơ “Câu lạc bộ Thơ” và bài “Thương vợ”. Tiếp lời anh Quang Bỉnh, anh Chử lên hát thơ tặng các thành viên hai bài trong đó có một bài nói về luật nhân quả. Anh Chử hát thơ xong, Thùy Hương lên đọc bài thơ “Vinh biệt bạn thơ” nói về anh Thanh Phong vừa qua đời, và một bài thơ về Túy Hồng cũng vừa mất 5 tháng trước. Tiếp lời Thùy Hương, anh Phùng Chí Tâm lên hát tặng các thành viên hai bài Lẽ Sống và bài Lên thăm tượng Chúa ở Vũng Tàu do chính anh sáng tác. Sau anh Tâm, Lệ Ngọc lên hát tặng các thành viên một bài hát và nói về anh Thanh Phong vừa qua đời. Tiếp lời Lệ Ngọc, Tuyết Mai lên hát tặng các thành viên bài “Đêm Đông”. Tuyết Mai hát xong, anh Dương Xuân Định lên góp ý về Phật Di Lặc và giới thiệu cuốn Tiền sử người Việt. Sau anh Dương Xuân Định, Kim Sơn lên đọc tặng các thành viên một bài thơ của Tế Hanh. Kim Sơn dọc thơ xong, anh Duy Hà lên ngâm tặng các thành viên bài thơ Quê Hương của Giang Nam, và sau đó anh ngâm hộ Ngàn Phương bài thơ “Rừng thu từng biếc sen hồng” Anh Duy Hà ngâm thơ hộ Ngàn Phuong xong, anh Hùng lên nói chuyện vui và nói chuyện với các thanh viên về vấn đề sức khỏe, và buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 20 cùng ngày. Các thành viên vui vẻ chia tay, hẹn gặp lại trong kỳ họp tháng tới.


Vũ Thư Hữu


HÌNH ẢNH SINH HOẠT CLB SÁCH XƯA VÀ NAY








VÀI CHI TIẾT

VỀ MỘT CUỐN SÁCH THẬT THÚ VỊ

Anh bạn bán sách thường hay mang sách hay tới bán cho mình là anh Ka Mi vừa qua đời mấy tháng trước, nay người thay thế cho anh vừa ghé mình hôm qua và mang lại cho mình một siêu quý thư thật thú vị. Cuốn sách khổ 15 x 20, dày 351 trang của tác giả Đặng Hấn mang tựa đề là “CHÂN DUNG NHÀ VĂN – Tập thơ câu đố”. Cuốn sách thú vị này được nhà xb. Thanh Niên xuất bản năm 2002, và mang tên là Tập thơ câu đố vì sách gồm 2 phần và chứa đựng trong phần 1 tổng cộng 152 chân dung, do nhiều họa sĩ khác nhau vẽ, mỗi chân dung nằm chung với một vài câu thơ trên cùng một trang giấy, và vài câu thơ đó chính là câu đố, đòi hỏi người đọc đọc và xem chân dung để đoán chân dung và những câu thơ đó của nhà văn, nhà thơ nào – và đây chính là lý do khiến cuốn sách mang tựa đề như trên. Còn phần 2 mang tiểu tựa là LỜI GIẢI ĐÁP cũng gồm 152 chân dung bằng ảnh chụp thay vì hình vẽ cộng với một vài dòng về nhà văn được tác giả Đặng Hấn ĐỐ NGƯỜI ĐỌC LÀ NHÀ VĂN NÀO.

Do đó như người viết lấy làm thí dụ hình vẽ chân dung số 44, do danh họa Tạ Tỵ vẽ. và mấy câu thơ dùng làm câu đố để độc giả trả lời là người được vẽ là nhà văn, nhà thơ nào. Và trong phần 2 là phần GIẢI ĐÁP này, thì lời giải đáp là HÌNH CHỤP và một số chi tiết về nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Vì là người chơi tranh từ bé, và rất quen biết với danh họa Tạ Tỵ, người viết nhìn là biết ngay là Hàn Mặc Tử, và khi dở phần hai thì thấy ngay là đúng với HÌNH CHỤP VÀ VÀI DÒNG VIẾT VỀ NHÀ THƠ DANH TIẾNG NÀY. Về tác giả Đặng Hấn, người viết chỉ biết là ông là một nhà giáo, và vừa là nhà toán học vừa là nhà thơ, và điều thích thú là năm nay ông ta chỉ kém mình vài tuổi vì hình như đã 78 rồi. Có cuốn sách trong tay, người viết thích quá và tự hứa sẽ dành thời gian để xem cho đủ tất cả 152 nhà văn nhà thơ để xem mính đoán trúng được bao nhiêu … chàng! Hi hi! Ngày mua được cuốn quý thư thú vị này có thể được coi là một ngày khá vui trong đời chơi sách dài 60 năm của … người viết.

Trích “Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI”

Vũ Anh Tuấn


LỊCH SỬ

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(tiếp theo số 173)

BÀI 11:

CÁC DÒNG TU THỜI TRUNG CỔ

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Người ta thường chia lịch sử Giáo Hội thành ba thời kỳ lớn: thời kỳ thứ nhất, kéo dài từ thời các Tông Đồ đến thế kỷ thứ 5, là lúc Đế Đô Rôma bị các sắc dân từ Bắc Âu tràn xuống xâm chiếm; thời kỳ thứ hai, từ thế kỷ thứ 5 đến thời Phục Hưng, tức đến giữa thế kỷ 15, gọi là thời Trung Cổ; và thời kỳ thứ ba, từ thời Phục Hưng cho đến ngày nay.

Trong thời Trung Cổ, có ba biến cố quan trọng xảy ra. Đó là sự xuất hiện của Hồi Giáo tại Ả Rập Xau-đi vào thế kỷ thứ 7, việc Giáo Hội Chính Thống ly khai với Giáo Hội Công Giáo vào thế kỷ 11 và các cuộc viễn chinh của Đạo Binh Thánh Giá vào các thế kỷ 12 và 13. Vào những thế kỷ cuối cùng của thời Trung Cổ, hầu như các nước Âu Châu đều theo đạo Công Giáo. Những ngôi Thánh Đường nguy nga với nghệ thuật kiến trúc tuyệt hảo, mọc lên khắp nơi như để in sâu đức tin vào lòng sỏi đá. Đấy cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều Đại Học Công Giáo như Đại học Sorbone tại Pháp, Bologna tại Ý, Oxford tại Anh và Colonha tại Đức.

Nhìn vào đời sống nội bộ, suốt thời Trung Cổ, Giáo Hội không ngừng đấu tranh với các tệ đoan gây ra do sự lấn lướt của thế quyền trên thần quyền. Các vua chúa muốn dành quyền cắt đặt các chức vụ quan trọng trong Giáo Hội và thường là dành cho con cháu của họ. Lắm lúc, để đạt được ý nguyện, họ không ngần ngại bỏ tiền ra mua luôn cả chức thánh.

Thêm vào đó, còn có các tệ đoan phát sinh do sự giàu có của Giáo Hội. Từ khi có nhiều tài sản, một số các nhà lãnh đạo Giáo Hội chỉ chú tâm đến việc quản lý tài sản mà quên đi đời sống Phúc Âm. Đời sống của đa số các Giáo sĩ rất phóng túng. Thậm chí còn có phong trào đòi cho các giáo sĩ được lập gia đình.

Chính trong bối cảnh lịch sử này mà chúng ta tìm hiểu đời tu thời Trung Cổ.

II. HĂNG SAY TRUYỀN GIÁO

Đời sống tu trì Kitô Giáo đã có từ thời các thánh ẩn tu như Thánh Antôn, thánh Pacômiô, thánh Augustinô, và nhất là thánh Biển Đức. Thánh Biển Đức là ông tổ của các Dòng tu Tây Phương. Các tu sĩ Biển Đức là những người đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng cũng như canh tân Giáo Hội bên trong cũng như bên ngoài. Những người đương thời thường dùng cây thánh giá, quyển sách và cái cày để chỉ các tu sĩ này. Quả vậy, suốt cuộc đời tu trì, các tu sĩ chỉ chăm lo chu toàn ba phận sự: thờ Chúa (cây thánh giá); làm công tác văn hóa (quyển sách) và lao động (cái cày).

Chính nhờ họ mà Tin Mừng được loan truyền cho người Franc (Pháp), cho người Germain (Đức) và cho người Anglo-Saxon (Anh) trong các thế kỷ 5, 6, 7. Vào thế kỷ thứ 5, Tin Mừng được rao giảng tại Ái Nhĩ Lan và miền nam Tô Cách Lan. Đặc biệt là tại Ái Nhĩ Lan, Đức Tin bám rễ rất sâu. Nhiều trung tâm truyền giáo đã được thành lập tại đây nhằm đào tạo các nhà truyền giáo cho các nước Bắc Âu. Người có công nhất trong cuộc rao giảng Tin Mừng là thánh BÔNIFATIÔ (680-755), một tu sĩ Biển Đức. Chính Ngài đã đặt nền móng cho Giáo Hội tại Đức.

III. CHUYÊN CHĂM TU TRÌ

Vào thế kỷ thứ 8, tại Tây Phương, Hoàng Đế Carôlô là người có công trong việc phát triển Giáo Hội, củng cố kỷ luật các dòng tu và nâng cao kiến thức cũng như phẩm chất đạo đức của các tu sĩ. Hoàng Đế cho tổ chức các cuộc thi tuyển chọn tu sĩ giống như các kỳ thi tam giáo tại Việt Nam dưới thời Hoàng Đế Nguyễn Huệ, Hoàng Đế cũng cho soạn một bộ Giáo Luật có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ và các thế hệ sau đó.

Bên Phương Đông vào các thế kỷ 9 và 10, đời tu cũng rất phát triển. Trong dãy núi ATHOS, trên bán đảo Macédonia, có nhiều tu sĩ sống khắc khổ và chuyên chăm cầu nguyện. Nơi đây, trên vách đá cheo leo hay dưới rặng cây um tùm, các tu sĩ sống một mình hoặc thành nhóm nhỏ. Họ sống trong các hang động, suốt ngày cầu nguyện và kết hợp với Chúa. Đây chính là nơi đã phát xuất những tư tưởng thần bí sâu xa, nuôi dưỡng Giáo Hội Chính Thống.

IV. LIÊN TỤC CẢI CÁCH

Dù muốn dù không, đời tu cũng không vượt khỏi định luật thăng trầm của lịch sử. Vào thế kỷ thứ 10, khi đời sống tu trì ở Tây Phương xuống dốc, thì tại Cluny, một vùng quê nước Pháp, đã có một cuộc cải cách lớn. Các tu sĩ Biển Đức trở về với nếp sống khắc khổ, chuyên chăm cầu nguyện và lao động của Thánh Bênêdictô ngày xưa. Họ dành phần lớn thời giờ để đọc kinh, nguyện gẫm. Họ sống thật khắc khổ, ăn rau, uống nước lạnh và không bao giờ ăn thịt. Họ tránh mọi tiếp xúc với người đời. Ngoài ra, họ còn lao động cần cù. Số hoa lợi thu góp được họ dùng để sinh sống và nhất là để giúp người nghèo khổ. Tại Cluny, mỗi ngày có ít nhất 20 người nghèo đói, già yếu đến dùng bữa với các tu sĩ.

Tu viện Cluny gây ảnh hưởng lớn tại Pháp và Ý. Nếp sống khó nghèo và khắc khổ của các tu sĩ đã khiến cho một số giáo sĩ cũng như giáo dân giàu có và phóng túng phải suy nghĩ lại.

Tuy nhiên, với thời gian, những cải cách của tu viện Cluny cũng phôi pha. Việc đọc kinh nhiều giờ trở thành máy móc, việc lao động đem lại nhiều lợi tức khiến tu viện trở nên giàu có, các tục lệ rườm rà đã che khuất tinh thần tu trì của Đấng sáng lập Dòng! Trong hoàn cảnh đó, Thánh Bênađô (1090-1153) đã ra đời. Ngài được xem như vị Thánh lớn của thế kỷ 12, một phần vì đức độ, một phần vì tài ăn nói, nhưng phần lớn là do những tư tưởng thần bí phát xuất từ sự tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa. Đối với Ngài, Đức Kitô là bậc thầy duy nhất và đức tin là khoa học cao quý trên hết mọi khoa học. Trong đời tu, Ngài lấy Đức Ái làm động lực thúc đẩy và buộc các tu sĩ phải lấy Đức Ái làm luật sống. Năm 1153, lúc Thánh nhân qua đời, đã có 343 tu viện sống theo tinh thần của Ngài.

V. THỜI VÀNG SON CỦA ĐỜI SỐNG TU TRÌ

Đến thế kỷ 11, xuất hiện những dòng khổ tu danh tiếng như Dòng Ka-ma-du, Dòng Van-lom-bro (Ý), Dòng Sác-trơ (Pháp). Sang thế kỷ 12, xuất hiện các Dòng Hiệp Sĩ, Dòng Thánh Gioan bảo vệ Thánh Địa và khách hành hương. Dòng “Chuộc kẻ làm tôi” nhằm chuộc lại các Kitô hữu bị người Hồi Giáo giam giữ. Đến thế kỷ 13 xuất hiện bốn dòng khất thực lớn, đó là Dòng Đa-Minh (1215) chuyên lo thuyết giáo. Dòng Phanxicô (1223) sống đời hèn mọn. Dòng Cát Minh (1226) do một số chiến sĩ Đạo Binh Thánh Giá thành lập tại núi Carmel (Palestina), và sau này được truyền bá khắp Âu Châu. Cuối cùng là Dòng Các Ẩn Sĩ sống theo luật Dòng Thánh Augustinô (1256). Đây quả là thời vàng son của đời sống tu trì.

VI. TA NGHĨ GÌ?

Suốt thời Trung Cổ, cũng như trong mọi thời đại, các tu sĩ là những người đóng góp nhiều cho Giáo Hội. Bên trong, họ giúp Giáo Hội giữ đức tin trong sáng và sống gần với Phúc Âm. Bên ngoài, họ cổ vũ văn hóa và làm tốt mọi công tác xã hội.

Ngày nay ai đi về vùng Champagne hay vùng Bourgogne của Pháp mà không khỏi nghĩ tới các tu sĩ Biển Đức đã dày công biến vùng đất khô cằn và hoang vu này thành những cánh đồng nho bát ngát xanh tươi, tạo ra thứ rượu Champagne nổi tiếng trên thế giới…

Tu sĩ quả là những con người cần thiết cho Giáo Hội và xã hội.

Bài đọc thêm

THÂN PHẬN NGƯỜI DO THÁI
THỜI TRUNG CỔ

Ở Âu Châu, thời Hoàng Đế La Mã đã có những khu kiều dân Do Thái. Vào thời Trung Cổ, Tây phương trở thành Công Giáo hầu như hoàn toàn. Sự hiện diện của người Do Thái không ngừng bị dân các nước đặt thành vấn đề. Tất cả những gì trái với luật lệ hiện hành trong xã hội lúc bấy giờ đều tỏ ra như một thách đố hay một sự đe dọa. Đối với người lạc giáo cũng thế, huống hồ là đối với những người bị cáo buộc đã giết Chúa Giêsu.

Hơn thế nữa, đa số ngành nghề người Do Thái đều bị cấm làm, chỉ còn một nghề họa hiếm mà họ được làm đó là đặt nợ ăn lãi, một nghề bị cấm đối với các Kitô hữu. Đây là một nghề mang lại nhiều lợi nhuận (lãi xuất rất cao), nhưng đây cũng là nghề lắm rủi ro (bị giật nợ, bị thiếu nợ hay bị công quyền bắt phạt), vì đây là một cách thu lợi nhuận bất chính. Đó cũng là nguyên nhân gây ra oán giận nơi quần chúng đối với người Do Thái.

Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 11, ta không thấy có những cuộc bách hại chống lại họ, trừ ra tại Tây Ban Nha, nơi mà chính những sự bách hại đó đã khiến cho người Do Thái tiếp tay cho người Ả Rập đến xâm lăng vào thế kỷ 8. Dưới ách thống trị của người Ả Rập, nền văn minh Do Thái đã đạt tới một thời huy hoàng. Các triết gia Do Thái như Avicebron vào thế kỷ 11, và Maimonid vào thế kỷ 12 đã ảnh hưởng sâu xa đến nền thần học Kitô Giáo vào thế kỷ 13.

Tình thế thay đổi hoàn toàn kể từ thế kỷ 11 với các cuộc viễn chinh thánh giá. Lúc bấy giờ tại Âu Châu, người ta chứng kiến những cuộc tàn sát người Do Thái. Người Do Thái bị đồng hóa với những người không đạo đã làm các nơi thánh trở nên ô uế.

Vào thế kỷ 12, người ta sợ tất cả những gì không đi theo đường lối chung. Người Do Thái lúc bấy giờ bị tố cáo là đóng đinh trẻ em, là phàm tục hóa Bí Tích Thánh Thể. Các Công Đồng Chung và các Công Đồng Miền đã không ngần ngại đưa ra những luật lệ để đàn áp họ. Đặc biệt Công Đồng Latêranô (1179) đã buộc người Do Thái phải mang nơi cổ hình một bánh xe bằng vải đỏ cấm người Kitô hữu sống chung với người Do Thái. Đó là nguồn gốc của các khu Do Thái đóng kín (Ghetto) tại các thành phố lớn.

Sự căng thẳng lại còn gia tăng ở thế kỷ 13, Vua thánh Louis ra lệnh đốt 24 cỗ xe chở đầy sách Talmud giải thích Luật Môsê. Năm 1290, vua nước Anh là Eduard I và năm 1306 vua nước Pháp là Philip-Người Đẹp, đã trục xuất những người Do Thái khỏi quốc gia mình. Vào thế kỷ 14, người Do Thái bị tố cáo là đã làm lan tràn cơn dịch tai hại vào các năm 1348-1349. Họ lại bị trục xuất một lần nữa. Họ bị đối xử tàn tệ.

Tại Tây Ban Nha, người Do Thái bị xem như những kẻ có khả năng phản nghịch. Do đó, họ bị ép buộc trở lại đạo Công Giáo đồng loạt. Năm 1480, Tòa án Truy Tà Tây Ban Nha đã trấn áp những người trở lại đạo mà không thật lòng. Năm 1492, lệnh trục xuất toàn bộ người Do thái được ban hành.

Tại Bồ Đào Nha người ta cũng làm như thế. Sở dĩ có việc trục xuất này là vì một quan niệm sai lầm về sự “tinh tuyền của dòng máu”.

Hình ảnh của người Do Thái “phản trắc” còn tồn tại lâu dài nơi các Kitô hữu. Những cuộc tàn sát người Do Thái thời thế chiến thứ hai đã khiến lương tâm con người thức tỉnh. Công Đồng Vaticanô II đã có một thái độ tích cực hơn đối với người Do Thái. Kể từ đó, các mối quan hệ liên tôn đã không ngừng gia tăng…

(Theo Théo, tr. 364 a, b, c)

(còn tiếp)

Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm

Giuse Nguyễn Hữu Triết


CÓ NÊN THỜ PHẬT

VÀ CÚNG KIẾNG ĐỂ CẦU XIN?

Đạo Phật được thành lập đến nay đã gần 3.000 năm. Thời gian quá dài với biết bao nhiêu lớp người rao giảng Đạo, trong đó có những vị được chính thức Truyền Thừa, những vị Chân Tu, và những thành phần khác nhau dù cùng là Tu Sĩ chính thức, cũng đầu tròn áo vuông, cũng tu hành thanh tịnh như nhau, nhưng do cái Hiểu khác nhau, đưa đến cách Hành cũng khác nhau, kết quả đương nhiên cũng không giống nhau. Trong những nhóm rao giảng Đạo Phật, chúng ta có thể thấy :

- Nhiều Tu Sĩ chưa học hết đường lối của Đạo, chưa phân biệt đâu là Phương tiện mà thời xưa Phật đã dùng do chữ thời đó chưa đủ để diễn tả, nên họ thấy Kinh viết thế nào thì đinh ninh đó là chân lý rồi tin, hành theo. Thí dụ Kinh viết về Thần thông, phép mầu của Chư Phật, Chư Bồ Tát, cho rằng các Ngài “Cứu khổ cứu nạn”, “Cứu độ Tam Thiên Đại Thiên thế giới” .Không những họ tin mà còn dạy cho bá tánh tôn thờ Phật và Chư Bồ Tát để cầu xin phù hộ, độ trì lúc sống cũng như lúc qua đời.

- Có người muốn chiêu mộ cho đông tín đồ, nên thêm vào những phong tục, tập quán của địa phương mà ta thấy hiện nay vẫn có những Chùa Cúng Sao, giải hạn, Dâng sớ, coi ngày tốt để cất nhà, cưới xin, chôn cất.

- Có người đọc phẩn giải thích Các Pháp, đến giai đoạn nói về Các Pháp là Không, rồi dừng ở đó, bỏ hết mọi việc đời, Xuất Gia tu hành, cho rằng trần gian là Phiền Não, dính vào những việc của trần gian là vướng mắc, không thể Giải Thoát, rồi ngày tháng đi bên lề cuộc đời, chỉ tụng kinh, Niệm Phật, Ngồi Thiền...chờ ngày về Niết Bàn! Đó là chưa kể những người không phải vì mến mộ Đạo mà phát tâm tu hành, mà do Kinh tế, hoặc do hoàn cảnh bất như ý nào đó, lại thấy đời sống các Tu Sĩ qua quá nhàn hạ, thảnh thơi, không cần làm động móng tay, chỉ cần tụng Kinh, niệm Phật, mà được ăn trên, ngồi trước, tất cả nhu cầu đều có người khác lo, nên Xuất Gia để bản thân có được cuộc sống như thế. Chính vì vậy mà cho đến nay thì đa phần Chùa chiền chỉ còn lại hình tướng của Tu Sĩ, đầu tròn, áo vuông, sống theo tập thể giống như buổi đầu thành lập, còn phần phổ biến Đạo thì hầu như hoàn toàn biến tướng, không còn giống như mong mỏi của người lập Đạo, là muốn tất cả đều được Thành Phật giống như Ngài, mà tất cả Phật Tử đều xem Ngải là Thần Linh nên tôn thờ và cúng kiến cầu xin để được cứu độ.

Nhưng làm thế nào để có thể xoay chuyển niềm tin của Phật Tử qua bao thế hệ đã được củng cố để trở thành vững chắc đến nỗi không ai còn thắc mắc để tìm lại cội nguồn xem Đạo Phật hiện hành có thật sự giống với Đạo Phật do Đức Thich Ca hướng dẫn hay không ? Vì Phật Tử từ lâu đã quen lệ thuộc vào các Tu Sĩ, vì nghĩ rằng đã có các vị một đời chuyên tâm tu hành, có nhiệm vụ hướng dẫn cho bá tánh. Họ lại được đào tạo bài bản, được các bậc Thầy từ xưa truyền lại.

Trong khi Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA viết : “Cõi nước chỗ nào nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời tu hành, hoặc là chỗ có quyển Kinh, hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới cây, hoặc Tăng Phường, hoặc nhà Bạch Y, hoặc ở điện đường, hoặc núi hang đồng trống, trong đó đều nên dựng tháp cúng dường.

Vì sao ? Phải biết chỗ đó chính là Đạo Tràng, các Đức Phật ở đây mà Chuyển pháp Luân. Các Đức Phật ở đây mà đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Các Đức Phật ở đây mà nhập Niết Bàn”.

Tố Đạt Ma cũng dạy : “Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. Hàng Bạch Y vẫn là Phật. Nếu không Thấy Tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo” ! .

Qua hai đoạn Kinh trích dẫn, chúng ta được Chư Tổ giải thích là việc tu hành không liên quan đến hình tướng, nơi ở, độc thân hay có gia đình, vì hoàn cảnh nào mà không có những trói buộc cần Giải Thoát ?

Trong khi đó, một Thương Tọa rất có uy tín (T.N.T.) đã khẳng định: “Chỉ có những Tu sĩ Xuất Gia, thanh tịnh mới Chứng Đắc. Người Cư Sĩ dù giỏi mấy cũng chỉ đắc chân nhân thôi” ! Giữa lời của Chư Tổ chính thức Truyền Thừa, được ghi lại trong Chính Kinh, và lời của một Thượng Tọa được phong chức sau này, thì lời của ai có giá trị hơn?

Mọi người vẫn quen đánh giá chung chung, không biết rằng Sư, Tăng cũng năm bảy đường. Có Chân Tăng mà cũng có Ma Tăng, Ác tăng, Phá Giới Tạp Tăng như trong Kinh Đại Bát Niết Bàn gọi đó là “Cư Sĩ Trọc”. Rất nhiều Tu Sĩ không hiểu hết ý nghĩa của việc tu hành, tưởng rằng chỉ cần khoác lên người bộ Pháp Phục thì đã được gọi là bậc tu hành. Trong khi đó, Bộ Y, hình tướng đều mang ý nghĩa mà người tu cần phải thực hiện, nếu không thì chỉ là hình thức mà thôi. Vì thế, Phật Ngôn có câu : “Nếu chiếc áo Ca Sa có uy lực giải trừ Tham, Sân, Si thì cha mẹ hoặc người thân của đứa bé chỉ cần khoác nó lên người là đã được toại nguyện”.

Tu hành là một hành trình chuyển đổi đòi hỏi sự kiên trì. Nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn. Thậm chí ngay lần Kết Tập Thứ Hai, chỉ sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm là nhiều vị Tăng đã không còn nhớ lời Phật dặn dò, phản đối việc Truyền Y Bát để rồi kể từ đó, Tăng Đoàn bắt đầu tách ra làm hai nhóm. Một nhóm giữ lời Phật dặn, tiếp tục Truyền Y Bát lại cho người Chứng Đắc kế thừa, gọi là Đại Thừa. Nhóm kia tách riêng ra do các Trưởng Lão lãnh đạo gọi là Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy.

Sang đến lần Kết tập Thứ Ba thì bên Tiểu Thừa đã có nhiều biến chuyển, vì ngoại đạo cũng thừa cơ để trà trộn vào đó khá đông. Họ không còn giữ nội quy, không đoàn kết, kỷ luật lỏng lẻo, thậm chí cả 7 năm không thèm họp để làm lễ Bố Tát lần nào, nên vua sai một Đại Thần đến nhắc nhở mả họ cũng không thèm quan tâm, đến nỗi vị Đại Thần đó tức giận ra lệnh sát hại một số. Một Trưởng Lão có uy tín phải đứng ra can ngăn. Sau đó, Vua Asoka phải phối hợp với Tăng Đoàn để tổ chức thanh lọc hàng ngũ Tăng Chúng và đã loại ra đến 60.000 Tu Sĩ giả hiệu ! Số còn lại ai bảo đảm được bao nhiêu người học đủ, học đúng tất cả Pháp Phật dạy?

Phía Đại Thừa thì đến đời Tổ Đạt Ma là Tổ thứ 27, thấy căn khí Đại Thừa bên Trung Quốc vượng nên đi thuyền sang đó. Mãi 3 năm mới tới nơi. Trung Quốc gọi là Ngài là Sơ Tổ, truyền Y Bát lại được 5 Vị, nên các Tổ chính thức bên Đại Thừa, vừa Ấn Độ, vừa Trung Quốc tổng cộng là 33 vị. Đến đời Lục Tổ Huệ Năng là Tổ Thứ Sáu, cũng là Tổ cuối cùng, thì do sự tranh dành Y Bát ngày càng quyết liệt, cho nên Ngũ Tổ dặn Lục Tổ dấu Y Bát đi, không truyền nữa. Từ đó không còn biết ai là người nắm giềng mối Đạo, mạnh ai nấy giảng. Thậm chí Đệ Tử nhiều đời sau của Lục Tổ đã tách ra, lập ra Ngũ Phái Thiền, có cách tu hành riêng, không dùng những Pháp mà Phật đã dạy, chỉ dùng riêng môn THIỀN ĐỊNH, lấy việc Khai Công Án làm kết quả Chứng Đắc, cỏn cho rằng việc Chứng Đắc đó còn cao hơn cả Phật !

Tăng Đoàn kể từ khi chia ra thì hai nhóm Đại Thừa và Tiểu Thừa thì bên nào cũng cho mình mới giữ đúng lời Phật dạy. Ai cũng cho là giữ đúng lời Phật dạy nhất, cho nên Phật Tử chỉ còn mong chờ vào duyên phận thôi. Hơn nữa, cuộc sống ngày càng khó khăn, nên ít ai chịu bỏ thì giờ để tìm hiểu xem bên nào mới là Chân Truyền ? thế nào mới thật sự là Đạo Phật chân chính ? Vì thế, mạnh ai nấy tìm Thầy để Quy Y. Người thì chọn Thầy nào tu lâu năm, thuyết pháp hay, đông đệ tử. Người thì tin vào những Sư, Tăng đi du học, có bằng Tiến Sĩ Phật học được nước ngoài cấp. Đã Quy Y rồi thì thầy dạy làm thế nào thì làm theo, không cần thắc mắc.

Bản thân tôi vốn là người khác đạo, nhờ may mắn gặp được một Minh Sư hướng dẫn cho một số căn bản cần nắm vững của Đạo. Tôi lại có quá nhiều thắc mắc, nhưng không chấp nhận những gì được giải thích sẵn, nên đã phải bỏ ra một thời gian khá dài để tự tìm lời giải đáp cho mình. Qua tham khảo rất nhiều Bộ Kinh Đại Thừa, và Phật Giáo Nguyên Thủy. Nghiên cứu lịch sử của Đạo Phật và một số Tông, Phái.. Cuối cùng tôi cũng nhận ra đâu mới thật sự là mục đích mà Đạo Phật hướng con người tới, để thấy mình có duyên may hãn hữu, đã đi đúng hành trình của người muốn khai mở sự hiểu biết mà Đạo Phật dặn dò người muốn tu hành cần có, là phải “tự mình thắp đuốc lên mà đi”, vì không thể dựa vào sự hiểu biết của người khác.

Những người mang danh là Tu Sĩ luôn thấy rằng đường lối của họ mới đúng, vì họ học được của bậc Thầy đi trước truyền cho. Nhưng họ quên rằng, việc học Đạo cũng giống như việc học của đời, không phải chỉ cần vô Chùa tu lâu năm, học thuộc những nghi thức của đạo, giải thích được một số Pháp, là đã có quyền mở ra đào tạo. Nếu có đọc Kinh VIÊN GIÁC chúng ta sẽ thấy viết : Trong Đạo Phật có nhiều Quả Vị: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Như Lai…Chúng Sinh thì “bất định chủng tánh”.

Nếu duyên may gặp thầy trình độ nào thì sự hiểu biết không vượt quá người Thầy được. Điều đó hoàn toàn hợp lý, nhưng không phải người Phật tử nào cũng hiểu. Vì vậy, nếu may mắn chúng ta gặp đúng bậc Chân Tu hướng dẫn thì tốt, còn nếu gặp phải ngoại đạo, hay những tu sĩ giả hiệu thì trở thành người hành tà đạo mà không hay.

Dù Kinh Kim Cang đã cảnh báo :

Ai nương Sắc để thấy ta
Dùng âm thanh để cầu ta
Kẻ đó hành tà đạo
Không thể thấy Như Lai.

Nhưng hình như Chùa nào cũng tụng bài Kệ đó và vẫn tiếp tục.. . dùng hình tướng để cầu Phật, và như mọi người đều nhìn thấy: Tượng càng ngày càng nhiều hơn, càng lớn hơn, trong Chùa, từ Chánh điện ra đến quanh Chùa nơi nào cũng có, với danh nghĩa là để cho bá tánh nhìn thấy rồi phát tâm !

Vì sao dùng hình ảnh Phật để thờ, Tụng Kinh để cầu xin Phật mà gọi là hành tà đạo ? Vì PHẬT chỉ có nghĩa là Giải Thoát. không phải là Thần Linh, không có quyền ban ân, giáng phúc cho ai. Vì thế, Đạo Phật chân chính hướng dẫn người tin và hành theo để Thành Phật, thành Như Lai, không dạy Thờ Phật để cầu xin, nương tựa. “Thành Phật” chỉ có nghĩa là Thành Tựu con đường Giải Thoát cho bản thân. Như Lai là từ để nói về người đã Thoát Pháp, không còn bị các pháp vùi dập, đến, đi đều không động tâm, không phải là Ông Phật Tổ Như Lai có quyền năng cứu khổ ban vui cho chúng sinh như đa số vẫn hiểu lầm từ xưa đến nay để gán cho những ai muốn tu hành Thành Phật là ‘Tăng Thượng Mạn” !.

Nhưng từ mấy ngàn năm qua Phật Tử vẫn tin tưởng Phật là Thần Linh, có quyền tối thượng, không ai dám hiểu khác đi, sợ Tăng Thượng Mạn. Vì thế, nếu người nào thật lòng mến mộ Đạo Phật, muốn làm rõ vấn đề thì tự phải quay lại lịch sử Đạo Phật để tìm cho ra sự thật, bắt đầu từ cái Phát Tâm của Thái Tử Sĩ Đạt Ta để xem lý do nào khiến Ngài Phát Tâm đi tu? Ngài đã học những gì? Đã hành những gì? Đã Đắc Pháp gì? Làm gì để Đắc? Ngài truyền lại điều gì ? Mục đích việc Tu Phật là để đưa người tu học về đâu ? Mỗi người cần tự tìm để phá Mê cho chính mình để thấy rằng việc tu hành, Đắc Pháp của Đức Thích Ca không mang ý nghĩa gì cao siêu, huyền bí. Nghĩa của từ “Đắc” chỉ là Gặp được, hay Thấy được. “Đạo” tức là con đường. Tức là ngay thời điểm đó, Đức Thích Ca đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc mà Ngài trăn trở lâu nay: là làm sao để thoát cảnh Sinh, Lão Bệnh Tử đè nặng lên cái Thân của con người. Có vậy thôi.

Việc Đắc Đạo đó cũng không hề làm cho Đức Thích Ca trở thành Thần Linh hay một đấng có quyền uy nào có thể cứu độ được bất cứ ai, ngoài cứu độ Chúng Sinh của chính Ngài. Ngài chỉ mở ra một đường lối, một cách thức cho những ai muốn Giải Thoát khỏi phiền não, khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Đường lối đó được gọi là Đạo Phật. Người học hỏi sẽ được hướng dẫn cách thức để tự tìm hiểu, rồi tự thực hành để đạt kết quả nên Đạo Phật còn được gọi là ĐạoTự Độ hay Đạo Nhân Quả vì dùng Nhân Quả để nhắc nhở cho con người ngưng tạo Ác Nghiệp để khỏi phải lãnh Quả xấu.

Kinh dạy : Người tu sau khi thành tựu được công việc Giải Thoát cho bản thân, gọi là “Thành Phật” thì chưa dừng ở đó, mà cần phải làm thêm một số việc để có 32 Tướng Tốt, 80 Vẻ Đẹp của Phật thì mới hoàn tất công việc tu hành. Nhưng nếu đọc cho kỹ về những Tướng Tốt và Vẻ Đẹp đó, ta sẽ thấy đó cũng chỉ là phương tiện để hướng dẫn con người không chỉ tránh Ác, hành Thiện để bản thân được tốt đẹp, mà còn làm những điều tốt đẹp cho những người trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em và tất cả mọi người trong xã hội. Không phải là những Tướng của Thần Tiên hay của Phật, Thánh nào hết. Người tu xong cũng không về Niết Bàn hay Cõi Phật của Phật nào, mà vẫn ở tại trần gian, ở giữa cuộc đời. Chấp nhận cuộc đời với những được, mất, hơn, thua, giàu, nghèo, xấu, tốt… vẫn diễn ra hàng ngày như trước kia. Khác chăng là họ đã điều chỉnh những suy nghĩ, hành động của bản thân để không còn suy nghĩ, hành động bộc phát theo “Mắt thấy, Tâm sinh” như trước. Thành quả đó là do việc “Điều phục cái Tâm”, hoặc có người gọi là “chuyển hóa cái Tâm” mà ra. Chính vì vậy, Tu Phật được gọi là Tu Tâm.

Tóm lại, Đạo Phật được mở ra chỉ là vì con người đã SINH là phải TỬ, và suốt cuộc sống là đầy những Phiền Não vây quanh. Để giải thích về những nỗi Khổ, Đạo Phật cho rằng đã có mặt ở cuộc đời là phải luôn phải đối diện với những nỗi Khổ : SINH KHỔ, LÃO KHỔ, BỆNH KHỔ, TỬ lại càng KHỔ, vì phải bỏ cái Thân và cuộc sống quen thuộc, nhưng không biết sẽ về đâu ! Kiếp sống thì Khổ vì Cầu mong không được. Người yêu thương không được sống gần. Kẻ oán ghét cứ phải gặp. Đã vậy, con người còn để những hành vi xấu được lập đi, lập lại gọi là TẬP ĐỂ. Do đó cần phải dùng DIỆT ĐẾ, diệt cho hết những sai lầm từ ý nghĩ cho đến hành động đã đưa đến kết quả phiền não bằng ĐẠO ĐẾ. Tu Phật có nghĩa là học cách thức để “Sống trong phiền não mà thoát phiền não”. Sống giữa trần gian với những được, mất, hơn, thua mà vẫn an nhiên, như Hoa Sen, sống trong bùn mà không bị bùn làm cho ô nhiễm. Do vậy mà Đạo Phật đã dùng làm biểu tượng. Hoa Sen đâu có được bứng đi, mang trồng trong chậu nước tinh khiết ? Tu Phật đâu nhất thiết phải rời th ế gian? Nhưng nhiều thế hệ rồi, bao nhiêu người hiểu lầm cho là muốn Tu thì phải vô Chùa, cách ly với người đời, không tham gia việc đời. Như vậy mới là thanh tịnh, là Thoát Pháp ! Sự thật, vô Chùa, núp sau của Chùa, để các pháp không động đến, thì đó là trốn pháp, né pháp, không phải là Thoát Pháp!

Người bước vào con đường tu Phật, không phải là hướng về Phật mà hành trì. Ngược lại, có hai nơi cần hiểu biết và sửa chữa : Đó là THÂN và TÂM. Đối với cái Thân, Con người có hai cách đối xử. Người thấy cuộc đời là Thật, cái Thân là Mình, thì sẽ chìu chuộng mọi đòi hỏi của nó, đôi khi bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng làm hại người khác miễn được lợi cho mình và người thân. Người khác lại bắt chước Đạo Phật, cho rằng cuộc sống Vô Thường, Các Pháp là Không, đời là giả tạm, chê cái Thân là ô trược, rồi hành hạ nó, bắt nó phải chịu khổ hạnh. Trong khi đó Phật dạy : “Dù cái Thân là nguyên nhân của bao nhiêu Tội, Nghiệp, là, là tấm bia cho những nỗi Khổ tấn công, nhưng trong đó cũng có Diệu Dược là Phật Tánh, nên vẫn cần phải giữ nó, bảo vệ nó, dùng nó làm phương tiện để tu hành. Như người rớt giữa biển, nhờ ôm thây ma mà khỏi chết đuối” ! .

Tu chỉ có một nghĩa là SỬA, vì thế, ở đâu ? Mặc gì ? hoàn cảnh nào mà không Sửa được ? Cần gì phải Xuất Gia, phải rời cái nhà hữu vi ? Cắt Ái không phải chỉ là cắt đi sự ái luyến với cha mẹ, người thân, mà nghĩa đúng của Xuất Gia là : “ra khỏi Nhà Lửa Tam Giới”, tức là lìa bỏ Tham, Sân, Si. Cắt Ái là “cắt đi những sự yêu thích với cái Thân, thỏa
mãn những cảm xúc, những sự ham muốn phục vụ cho nó. Đó là địa vị, danh vọng, tiền bạc, nhà cửa, phương tiện, cung cấp mọi nhu cầu cho cái Thân thụ hưởng”. Do không hiểu đúng, nên nhiều người chỉ mới rời nhà thế tục đã thấy mình thoát tục, ly trần. Rồi dù mang hình tướng tu hành nhưng không tiết chế, cho phép mình vô tư hưởng thụ phương tiện hiện đại của đời, cung cấp cho cái Thân mọi thứ nó yêu thích như mọi người thế gian không khác, không biết điều đó chứng tỏ họ vẫn chưa ra khỏi cái Tham hưởng thụ. Chưa Cắt được Ái cái Thân !

Cũng theo Đạo Phật, thật ra cái Thân không phải là chủ thể đã gây ra những đòi hỏi, ham muốn. Cũng không phải do Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Ý tác động, mà có một thủ phạm vô hình, vô ảnh ở trong cái Thân đã điều động mọi thứ. Đạo Phật gọi đó là Cái TÂM. Do vậy, việc tu hành phải nhắm vào thủ phạm chính này mà khống chế. Thế rồi lại sinh ra một số người hiểu lầm lời dạy phải TRỪ TAM TÂM, cho đó là trừ TÂM QUÁ KHỨ, TÂM HIỆN TẠI, TÂM VỊ LAI. Thế là họ loại bỏ hết những ý tưởng, tốt cũng như xấu, để đầu óc trống rỗng, cho rẳng suy nghĩ điều gì ngoài Phật là Thất Niệm ! Họ không biết việc tu hành cũng giống như người làm nông. Phải học phân biệt giữa cỏ dại và lúa mạ cần trồng. Nếu nhổ hết vừa cỏ dại, vừa cây mạ thì lấy gì để sinh lúa, gạo mà dùng ? Người tu Phật cần phân biệt Thiện, Ác, Chánh, Tà, Chân, Vọng, để cải Tà, quy Chánh, Phản Vọng quy Chân. Nếu Chánh, Tà, Vọng, Chân còn chưa phân biệt thì biết mình đang ở bên nào ? Tu mà không biết phải Tu như thế nào ? Tu để được gì ? Tu phải làm gì ? thì hành dụng ra sao ? Kết quả về đâu? Nghĩa của “Trừ Tam Tâm” là Trừ Tâm THAM, TÂM SÂN, TÂM SI. Vi con người gây họa, gây Nghiệp cũng chính do Ba Cái Tâm này. Đâu có trừ luôn Thiện Tâm? Kinh dạy: “Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc Tam Miệu Tam Bồ Đề”, tức là Phật Quá Khứ, Hiện tại, Vị Lai đều nhờ Trí Huệ Đáo Bỉ Ngạn mà đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đâu có nói Ba đời Phật Chứng Đắc nhờ dẹp hết ý tưởng, để cái Tâm trống không? Tứ Vô Lượng tâm bỏ đi đâu? Mục đích tu hành của Đạo Phật là để sửa chữa những hiểu lầm về cái Thân, về Cái Tâm. Chính những hiểu lầm gọi là VÔ MINH đã làm cho con người gây Nghiệp, rồi đời này qua kiếp nọ phải trầm luân trong vòng Luân Hồi. Chỉ cần dùng Trí Huệ chiếu phá Vô Minh, sau đó con người sẽ ung dung sống giữa cuộc đời, sử dụng cái Thân để làm bao nhiêu điều ích lợi cho mình, cho người. Nhiều người không hiểu điều đó để buông trôi cuộc sống một cách phí phạm, để không những có lỗi với kiếp người mà còn có lỗi với Đạo Phật, vì Đạo Phật đâu có dạy bỏ đời hiện tại để mơ màng về cõi Phật của Phật nào? Trái lại, còn dạy phải đền TỨ ÂN.

Đạo Phật cho rằng “Nhân thân nan đắc”. Được sinh ra làm kiếp người không phải là điều dễ dàng. Phật dạy, số người chết rồi được tái sinh trở lại làm người cũng như chút đất dính trên đầu móng tay so với đất trên trái đất. Từ lúc được sinh ra, lớn lên, học hỏi, thành tựu là cũng nhờ ông bà, cha mẹ nuôi dưỡng, đất nước bảo vệ, nhờ cơm áo, vật dụng của nhiều thành phần trong xã hội góp sức. Do đó, dạy người tu xong phải đền Tứ Ân. Đền cách nào nếu không phải là báo hiếu cho Ông, bà, cha, mẹ và góp tay xây dựng đất nước theo khả năng của nỗi người?

Nhiều người không hiểu điều đó, cho là chỉ cần đi tu là đủ để trả ân cho ông bà, cha mẹ, đất nước. Cho rằng người tu sống một đời sống thanh tịnh thì lời cầu xin sẽ linh ứng. Phật sẽ chứng cho! Rõ ràng họ không học hết Giáo Pháp để thấy Giáo Pháp của Đại Thừa và phật Giáo Nguyên Thủy đều ghi rõ : “Đức Thích Ca không phải là Thần Linh, chỉ là một người bình thường như tất cả chúng ta, nhờ đoạn trử phiền não mà chứng đắc”. Tiến trình tu hành của Đức Thích Ca từ lúc Phát Tâm cho đến lúc đắc đạo cũng chỉ rõ như thế. Không có pháp nào để làm cho Phật trở thành Thần Linh. Kinh VIÊN GIÁC cũng có Kệ:

NẾU NGƯỞI ĐOẠN THƯƠNG GHÉT
CÙNG VỚI THAM SÂN SI
CHẲNG CẦN TU GÌ KHÁC
CŨNG ĐỀU ĐẶNG THÀNH PHẬT”

“Thành Phật” chỉ là kết quả của việc đoạn trừ Thương, Ghét, Tham, Sân, Si thì làm sao thành Thần Linh ? Vì thế, người cầu xin Phật phù hộ, là những người chưa hiểu đúng nghĩa của Phật, chưa hiểu mục đích của Đạo Phật ! Đó là những người mà kinh gọi là “Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan”! Không hiểu Nghĩa, cứ Chữ trong Kinh mà giảng rộng ra là làm oan cho Ba Đời Chư Phật ! Chính vì vậy mà Đạo Phật dạy mọi người cần phải TƯ DUY để hiểu cho đúng mục đích của Đạo Phật rồi mới đưa vào thực hành. Không giống như những Tôn Giáo khác tôn thờ Giáo Chủ, phó thác sinh mạng, sống, chết, khổ, vui cho Giáo chủ định đoạt. Đạo Phật chỉ là CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN KẾT QUẢ GIẢI THOÁT, nên Đức Thích Ca muốn tín đồ phải đạt kết quả như mình : “Ta là Phật đã thành. Tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”. Người muốn Thành Phật tất nhiên phải hiểu Phật là gì? Thành Phật để được gì ? Thành Phật là như thế nào ? Muốn Thành Phật phải làm những gì ? Sau khi hiểu rõ, bản thân mình cũng muốn Thành Phật, thì bắt đầu hành theo những gì kinh sách hay người thầy hướng dẫn. Họ bắt buộc phải Giữ một số Giới, song hành với Quán Sát, Tư Duy để rõ ý nghĩa của từng Pháp, để biết cần phải làm gì và làm như thế nào ? rồi từng bước thực hành. Không phải chỉ cần khoác lên người bộ pháp phục, Giữ Giới cho nghiêm, Ngồi Thiền nhiều xuất, Tụng Kinh, Niệm Phật chuyên cần, hay đọc một vài câu hay một đoạn Kinh rồi mang ra thực hành theo đó là đủ. Phật Ngôn có câu:” Kẻ nào ca ngợi ta, tán thán ta mà không hành theo lời ta chỉ dạy. Kẻ đó đang phỉ báng nặng nề ta”, và HÀNH theo lời Phật là gì, nếu không phải là THÀNH PHẬT như lời Phật Thọ Ký? Tổ Đạt Ma dạy :

* “Tâm tức là Phật.
Phật tức là Tâm.
Ngoài Tâm không Phật.
Ngoài Phật không Tâm”.

* “Nếu biết Tâm mình là Phật thì chẳng nên tìm Phật ngoài Tâm như vậy.
Kẻ nào tìm Phật ở ngoài, kẻ ấy hoàn toàn chẳng biết Tâm mình là Phật”.

* “Chỉ cần biết tự Tâm
Ngoài Tâm không có Phật nào khác”

* Tự Tâm là Phật
Đừng nên đem Phật ra lễ Phật như vậy”.

Không chỉ “Mang Phật ra lạy Phật”, mọi người còn cầu xin người không có gì để cho cả gần 3.000 năm qua. Chưa hết, mọi người khi sai phạm thì lại thắp hương Sám Hối với Phật ! Người hiểu Lý Nhân Quả thì biết rằng tội mình gây thì chính mình phải chịu. Không có làm tổn hại Phật hay bất cứ ai khác. Phật cũng không có quyền xóa tội cho ta hay lãnh Nghiệp giùm cho ta. Vì thế, chỉ cần Tự Sám Hối và không tái phạm, vì làm tội là tự mình tổn hại Phật của mình, nên có lỗi với Phật của minh. Không có lỗi gì với Phật của ai khác! Từ việc hiểu lầm Phật là Thần Linh sinh ra nhiều hũ tục, mê tín. Nhiều người mang vật chất trao đổi với Thần Thánh để mong đổi xấu, lấy tốt! Cầu xin Phật che chở cho gia đình mình khỏi tai họa, con cái học giỏi, chồng thăng quan, tiến chức! Khi bệnh cũng cầu xin lành bệnh, khỏi chết, quên rằng Đạo Phật dạy cuộc đời là Vô Thường, cái thân giả tạm đến lúc nào đó phải hoàn trả cho Tứ Đại những gì nó đã vay mượn, và chính Đức Thích Ca cũng đã chết, đã trà tỳ! Phật của mình thì mình đem Tham, Sân, Si bôi bẩn, tạo ác Nghiệp cho phải chịu đọa trầm luân. Tượng gỗ, tượng xi măng thì thành kính vái lạy ! Nước Phật của mình ở trong Tâm thì không thèm ngó ngàng, không thèm dùng các hạnh để trang hoàng, lại đi mơ màng đòi về Nước Phật của Đức A Di Đà ! Nói rằng mộ Đạo Phật, muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc mà không dám bỏ thì giờ ra để đọc Kinh, để mở mang trí huệ, chờ người đọc sẵn giảng cho, rồi họ có chồng Mê cho cũng làm sao biết? Phật dạy “khó sinh được nơi có Phật Pháp lưu hành”, mà chúng ta may mắn được sinh trong thời này với Đạo Phật thịnh hành, Kinh đã được dịch ra tiếng Việt bao la, muốn tham khảo thì ở đâu cũng có tại sao không chịu tìm hiểu ? Nói rằng “Phật tại Tâm. Muốn tìm Phật phải tìm Tâm” mà mọi người cứ ngóng ra ngoài, Cất Chùa thật to, dựng nhiều Tượng thật lớn để mong chờ Chánh Pháp ra đời, chờ Đức Di Lặc giáng trần để cứu độ mà không chịu quay vô Tâm của mình để tìm Phật ở đó !

Nếu không chịu thức tỉnh thì chúng ta sẽ còn tiếp tục làm những chuyện vô ích cho đến bao giờ?

Tâm Nguyện
(Tháng 12/2020)


MỪNG LỄ NOEL & TẾT TÂY - 2021

Hình ảnh Giáng sinh của Giêsu , tranh vẽ của Agnolo Bronzino (1503–1572) & Các mục đồng chiêm bái Giê-su Hài Đồng , tranh vẽ của Gerard van Honthorst , 1622.

Lễ Giáng Sinh (Noel, Christmas, Xmas )

Là một lễ hội thường niên kỉ niệm ngày sinh của Giêsu , được cử hành chính vào ngày 25 tháng 12 như một lễ kỉ niệm tôn giáo và văn hóa ở nhiều nước trên khắp thế giới. Theo niềm tin của phần lớn các tín hữu Kitô giáo , Giêsu được sinh ra tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa), thuộc Đế quốc La Mã (ngày nay là 1 thành phố của Palestine ) vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2 .

Ngày Lễ Giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng kể từ sau giờ Kinh Chiều (khoảng chiều tối) ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái , thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc

Bêlem thành phố của Palestine ở miền trung Bờ Tây , phía nam thành phố Jerusalem khoảng 10 km. Bethlehem có dân số 30.000 người, diện tích 10,611 km2 và cũng là một trung tâm văn hóa và du lịch của Palestine.

Bethlehem nhìn từ Church of the Nativity & Ngôi sao bằng bạc trong Nhà thờ Giáng Sinh chỉ nơi Chúa Giêsu sinh ra , theo truyền thống Kitô giáo.

Châu Âu níu giữ “tinh thần Giáng sinh” bất chấp dịch Covid

Bất chấp khả năng nhiều sự kiện lễ hội có thể bị hủy bỏ, chính phủ các nước châu Âu vẫn đang cố gắng níu giữ “tinh thần Giáng sinh” để cổ vũ tinh thần cho người dân trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp .

Kiểm tra thân nhiệt ông già Noel thời Covid-19..

Giáng sinh, năm mới- những sự kiện lễ hội lớn nhất năm trên thế giới đang đến gần. Tuy nhiên, năm nay do đại dịch Covid-19 hoành hành khiến bầu không khí lễ hội ở nhiều nơi có phần trầm lắng. Dù vậy, chính phủ các nước châu Âu vẫn tìm cách cải thiện tình hình.

Lễ đón mừng năm mới với âm nhạc, ánh sáng và màn bắn pháo hoa được tổ chức vào đêm Giao thừa hằng năm ở khu vực từ Cổng Brandenburg tới Tượng đài Chiến thắng tại Berlin, thường thu hút sự tham gia của hàng trăm nghìn người và được coi là bữa tiệc ngoài trời đón năm mới lớn nhất ở Đức. Tuy nhiên, quan chức phụ trách kinh tế của chính quyền Berlin nhấn mạnh, do đại dịch Covid-19, buổi lễ đón mừng năm mới ở tại thủ đô Berlin năm nay có thể bị hủy bỏ.

Do dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới cũng không tổ chức các hoạt động Giáng sinh và Năm mới như thường lệ. Khu vực Phố cổ Praha, thường xuyên thu hút hàng chục nghìn lượt du khách tới đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp Giáng sinh tại Cộng hòa Séc, cũng quyết định từ bỏ các kế hoạch tổ chức các lễ hội hàng năm. Một số thành phố tại Pháp đã thông báo không tổ chức chợ Giáng sinh năm nay hoặc tìm giải pháp thay thế.

Tuy nhiên đối với nhiều người châu Âu, Giáng sinh là dịp đoàn tụ gia đình, để bày tỏ sự quan tâm tới những người thân trong gia đình, họ hàng và bạn bè và cũng là dịp những người con đi làm xa có dịp về thăm lại gia đình. Điều này càng cần thiết hơn trong bối cảnh nỗi lo dịch bệnh bủa vây. Vì vậy, chính phủ các nước châu Âu đang nỗ lực “níu giữ” tinh thần Giáng sinh cho người dân.

Bởi đây là "dịp đặc biệt đối với sự gắn kết gia đình và xã hội", nên báo chí Đức cũng cho biết, chính phủ đang thảo luận những quy định cụ thể về việc gặp gỡ các gia đình và bạn bè ở quy mô nhỏ trong dịp Giáng sinh và đón Giao thừa. Tại Khu phố cổ Praha, nếu tình hình dịch bệnh có chiều hướng khả quan hơn, thành phố sẽ dựng một số các khu vực nhỏ để tạo không gian Giáng sinh quen thuộc cho người dân. Dự kiến, một vài cây thông Noel sẽ được đặt tại Quảng trường Phố Cổ như thường lệ và một số đồ trang trí sẽ được đặt ở đó để cổ vũ tinh thần cho người dân trong thời điểm dịch bệnh.

Ông già Noel sẽ giao lưu với trẻ em qua Mạng

Mùa mua sắm Giáng Sinh đã bắt đầu sôi động tại Brazil, nhưng năm nay có nhiều thay đổi do đại dịch vi-rút corona chủng mới. Mọi năm vào thời gian này, các trung tâm mua sắm thường đem đến cho trẻ em cơ hội gặp gỡ và chụp ảnh cùng ông già Noel.

Tuy nhiên do đại dịch, ông lão vui tính với chòm râu trắng sẽ thực hiện điều này qua mạng. Tại một trung tâm mua sắm ở trung tâm Sao Paulo, một màn hình lớn được trang trí xung quanh theo không khí Giáng Sinh.

Khi trẻ em đứng trước màn hình, ông già Noel sẽ xuất hiện và hỏi các em mong muốn gì cho Giáng Sinh. Một bé gái 8 tuổi nói rằng em rất vui vì có thể trò chuyện với ông già Noel và ông không bị ốm do vi-rút corona.

Tại một trung tâm mua sắm khác, trẻ em có thể đặt lịch trò chuyện với ông già Noel qua điện thoại truyền hình. Giáng Sinh năm nay tuy khác một chút, nhưng vẫn là Giáng Sinh dành cho trẻ em.

Ý tưởng sáng tạo cho các ông già Noel trong thời đại dịch Covid-19

Một trường Đào tạo ông già Noel ở Anh đã lên kế hoạch để các em nhỏ vẫn có cơ hội gặp gỡ ông già Noel theo cách an toàn mà không kém phần thú vị.

Trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới, các sự kiện văn hóa hầu hết bị hủy bỏ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Dù vậy, điều này không có nghĩa rằng các sự kiện đều phải dừng lại. Mới đây, một trường Đào tạo ông già Noel ở Anh đã lên kế hoạch để Giáng sinh năm nay, các em nhỏ trên khắp thế giới vẫn có cơ hội gặp gỡ ông già Noel theo cách an toàn mà vẫn không kém phần thú vị.

Hình ảnh ông già Noel trong mắt người dân toàn thế giới từ lâu đã gắn liền với những phép màu kỳ diệu thỏa mãn những mơ ước của trẻ thơ, thì bây giờ, với những ông già Noel được đào tạo bài bản về phòng chống dịch Covid-19 như thế này, các gia đình có con nhỏ yêu quý ông già Noel vẫn có thể tin tưởng sẽ có một kỳ lễ Giáng sinh vui vẻ và an toàn./.


12 con giáp Tây phương

Cung hoàng đạo

Cung hoàng đạo được chia thành mười hai cung, mỗi cung chiếm 30 ° của kinh độ thiên cầu và khoảng tương ứng với 12 chòm sao có tên gọi và biểu tượng dưới đây

12 con giáp Tây phương và tính cách

Bạch Dương - Aries (21/3 - 20/4)

Cung Bạch Dương bắt nguồn từ truyền thuyết về hành trình đi tìm bộ lông cừu vàng nổi tiếng trong thần thoại Hy lạp. Bạch Dương là những người nhanh nhẹn và khéo léo, tự tin, lạc quan và mạnh mẽ nhưng đôi khi kiêu ngạo, ít quan tâm đến cảm xúc của người khác và thích cạnh tranh.

Các cung hoàng đạo “hợp cạ” với Bạch Dương là Song Tử, Sư Tử, Bọ Cạp, Thiên Bình.

Kim Ngưu - Taurus (21/4 - 20/5)

Cung hoàng đạo này xuất hiện từ hình ảnh con trâu trắng to lớn do Zeus hóa thành để gây thu hút nàng Europa.

Kim Ngưu là người khá “cứng đầu”, sống thực tế, thích tiền và quyền lực nhưng đáng tin cậy, ấm áp, ý chí kiên cường. Tình cảm họ dành cho gia đình và bạn bè là vô hạn.

Các cung hòa hợp nhất với Kim Ngưu: Ma Kết, Bọ Cạp và Thiên Bình.

Song Tử - Gemini (21/5 - 21/6)

Song Tử là chòm sao xuất hiện từ truyền thuyết về tình anh em của cặp song sinh Castor và Pollux -con trai của Zeus trong thần thoại Hy Lạp.

Song Tử là những người hài hước, dí dỏm, năng động, sống tình cảm nhưng khá là tò mò, và đôi khi bi quan.​

Cung hợp với Song Tử: Xử Nữ, Thiên Bình và Nhân Mã.

Cự Giải - Cancer (22/6 - 22/7)

Cung Cự Giải hình thành từ thần thoại về một con cua khổng lồ trong mười hai chiến công của Hercules.

Cự giải là người nhạy cảm, thích lãng mạn nhưng cũng rất nhút nhát và khá lười biếng.

Cung hợp với Cự Giải có Bọ Cạp và Song Ngư.

Sư Tử - Leo (24/7 - 23/8)

Sư Tử cũng là chòm sao dựa trên truyền thuyết về chiến công hiển hách của Heracles khi hạ gục được một loài sư tử siêu phàm, bất tử.

Sư Tử là người mạnh mẽ, trung thành, hào phóng, sáng tạo, yêu đời nhưng đôi khi thích khoe khoang.

Các cung kết hợp tốt nhất với cung Sư Tử là: Bọ Cạp, Ma Kết.

Xử Nữ - Virgo (24/8 - 23/9)

Cung Xử Nữ bắt nguồn từ bi kịch của nàng Persephone xinh đẹp - con gái nữ thần mùa màng trong thần thoại Hy Lạp.

Xử Nữ là những người thông minh, duyên dáng, chú trọng hình thức nhưng nhiều khi hay trầm tư, sống nội tâm.

Cung kết hợp với Xử Nữ là Kim Ngưu, Song Ngư, Song Tử.

Thiên Bình - Libra (24/9 - 23/10)

Chòm sao thiên bình có từ hình ảnh cán cân mà nữ thần công lý Astraea dùng để phân định cái Thiện và cái Ác.

Thiên Bình có nhiều tính cách khác nhau: hòa nhã cởi mở nhưng cũng hay tranh cãi, gắt gỏng, dịu dàng đáng yêu nhưng không ít lần nổi nóng

Các cung hợp tốt với Thiên Bình: Kim Ngưu, Bạch Dương, Bảo Bình.

Bọ Cạp - Scorpius (24/10 - 21/11)

Theo thần thoại Hy Lạp, cung Scorpius đề cập tới con bọ cạp của nữ thần Hera.

Những người thuộc cung này thường nhiệt huyết, thông minh, nghị lực nhưng mắc tính đa nghi và yêu tiền.

Cung kết hợp tốt với Bọ Cạp là Ma kết, Song Ngư, Sư Tử.

Nhân Mã - Sagittarius (22/11 - 21/12)

Người nửa người nửa ngựa Chiron với tài bắn cung xuất chúng là người đại diện cho cung hoàng đạo này.

Nhân mã tính cách dễ nóng nảy nhưng trung thành, rộng lượng, thẳng thắn và nhiệt tình.

Cung hợp Nhân Mã là: Xử Nữ, Bạch Dương, Song Tử.

Ma Kết - Capricorn (22/12 - 20/1)

Ma Kết là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê.

Ma kết tuy nhút nhát nhưng sống có trách nhiệm, cẩn thận và thực tế.

Cung hòa hợp là Kim Ngưu, Cự Giải, Sư Tử.

Bảo Bình - Aquarius (21/1 - 19/2)

Chòm sao Aquarius là biểu tượng cho “Thần mang nước Zeus”.

Những người thuộc cung này rất chân thành, trí tuệ, hoạt bát, cá tính nhưng nhiều lúc tò mò, kiêu căng và tách biệt.

Cung kết hợp: Thiên Bình, Bạch Dương, Song Tử.

Song Ngư - Pisces (20/2 - 20/3)

Có nguồn gốc từ hình ảnh hai con cá do Nữ thần sắc đẹp Aphrodite và con trai là Thần tình yêu Eros hóa thành để dẫn dắt con thủy quái Typhon tránh làm hại cuộc sống.

Song Ngư là người tình cảm, rộng lượng, nhạy cảm, thích mơ mộng nhưng đôi lúc dè dặt, sống không thực tế.

Lưu ý: Tử vi 12 cung hoàng đạo hay còn gọi là tử vi phương Tây vì sử dụng vòng tròn hoàng đạo, nên ngày sinh được tính là ngày sinh dương lịch. Khác với tử vi phương Đông, tử vi về 12 con giáp, ngày sinh khi xem tử vi phương Đông lại dùng ngày tháng năm sinh âm lịch.

***

Trời Chưa Muốn Sáng

Trần Thiện Thanh

Lạy Chúa tôi con người không đạo, Nhưng tin có Chúa ở trên cao
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm, Những mìn bom hoen dấu
Lạy Chúa trên cao Chúa ở nơi nào, Lạy Chúa tôi tuy người không đạo
Nhưng yêu nhớ lắm nhạc chuông khuya, Khi con bơ vơ chắp tay nguyện cầu
Cho người thương còn xa mãi xa, Mà suốt đêm dài ánh sáng chưa qua
“Xác người nào trôi sông, Quay đầu về biển Đông
Những bước chân nào đi, Có khi không trở lại”

Đứa nhỏ ngồi ôm em, Không còn nghe đạn nổ
Một người phơi tóc bạc, Đếm thầm 20 năm
Chúa ơi Chúa ơi con người không đạo
Nhưng tin Chúa giúp đời thương đau, Như con tin trong một lần đã lâu
Những hờn đau thu ngắn, Để đám mây hồng âu yếm giăng ngang.
 

Nhật Trường “Trần Thiện Thanh” ( 1942 – 2005) Sinh tại Phan Thiết , nhạc lính của ông không có thù hận, gay gắt, kích động hoặc u uất, bi thảm mà thường là trong sáng vui tươi, làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ. Trong nhạc phẩm trên , không biết từ trong cõi vô thức hay từ trong tâm linh, mà Nhạc sĩ đã viết mấy câu mang tính cách tiên đoán cho sự vượt biển ra đi của người Việt miền Nam sau biến cố 1975 tương tự cuộc xung đột bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc giữa người Do Thái người Ả Rập Lãnh thổ Ủy trị Palestine .

Nhân bầu cử 2020 - hãy hát Jingle Bells của Mỹ

Là một bài hát rất nổi tiếng trong chủ đề nhạc Giáng Sinh . Bài hát có sức ảnh hưởng rộng và được đa số những người quan tâm đến lễ Giáng Sinh thuộc mọi lứa tuổi thuộc lòng và hát trong dịp này cũng như được dịch ra nhiều ngôn ngữ trong đó có Tiếng Việt .

Độ ảnh hưởng và phổ biến của bài hát khiến nó nhiều lần bị nhầm tưởng là một bài hát dân ca . Bài hát được sáng tác lần đầu vào năm 1840 với tên gọi "One Horse Open Sleigh". Tác giả của bài hát là James S. Pierpont , một người sinh trưởng tại Medford tiểu bang Massachusetts , rất có năng khiếu về âm nhạc. Ban đầu, bài hát được sáng tác cho ngày lễ Tạ Ơn, nhưng đã bị nhầm thành nhạc Gíang Sinh do được trình diễn lại thành công đêm Gíang Sinh vào lúc mới sáng tác

Jingle Bells
James S. Pierpont

Jingle bells, jingle bells, jingle all the way
Chuông ngân vang, chuông ngân vang,
ngân vang khắp mọi nơi

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi
In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo
Jingle bells, jingle bells, jingle all the way
Chuông ngân vang, chuông ngân vang,
ngân vang khắp mọi nơi

Oh, what fun it is to ride
Ôi thật là vui biết bao khi được cưỡi
In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

Dashing through the snow
Băng qua cánh đồng tuyết
In a one horse open sleigh
Trên một chiếc xe trượt ngựa kéo

We Wish You a Merry Christmas

Chúng tôi chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ
We wish you a merry Christmas
Chúng tôi chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ
We wish you a merry Christmas
Chúng tôi chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc
We wish you a merry Christmas and a happy new year
Tin tốt mà chúng tôi mang đến cho bạn và người thân của bạn
Good tidings we bring to you and your kin
Chúng tôi chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc
We wish you a merry Christmas and a happy new year

Chúng tôi chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc
We wish you a merry Christmas and a happy new year

Phạm Vũ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)

Phụ bản I

CẢNH NHÀN

Một mai, một cuốc, một cần câu.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ.
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp.
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao...

Nguyễn Bỉnh Khiêm

GIÀ VÔ SỰ ẤY LÀ TIÊN

"Già vô sự ấy là tiên", tuy chỉ có mấy chữ mà không phải ai cũng quan tâm đến nó, thực hành nổi nó. Không kể khi chúng ta còn sống tại Việt Nam lẽ dĩ nhiên đói đầu gối phải bò, phải đi bán vé số, phải gánh hàng rong đi bán xôi chè, bán tầu hủ, bán bánh canh... có cụ còn có sáng kiến mang cái cân ra trước cửa bưu điện Sàigòn để kiếm chút cháo nhờ những người no cơm ấm áo...

Sang đến cái xứ tư bản bị bóc lột hết mức, lê cái thân làm cu ly tới tuổi 65, cái tuổi được cấp carte d'or: nó chính thức được luật pháp xác nhận được quyền nghỉ ngơi, được nhà nước cung cấp một khoản tiền để đủ sống cho có tư cách, không ai dám lên án là mình ăn bám xã hội nữa.

Ai thì không biết chứ kẻ viết bài này, từ khi về hưu sao mà nó sung sướng thế. Này nhé muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn thức lúc nào thì thức. Ðêm bỗng nhiên giật mình thức dậy không ngủ tiếp được nữa, thì giở quyển sách ra xem, thích đọc gì xem nấy, đọc đến khi nào nhíp mắt lại thì khò, chả lo mai đi làm trễ, ông chủ nhăn mặt, chú cai phàn nàn. Ðời không gì sướng hơn có hai chữ tự do: không bị ai sai bảo, không đụng chạm với các bạn đồng nghiệp, không phải làm những việc mình không thích mà vì miếng cơm manh áo vẫn buộc phải cày. Không thích thì không làm, đừng nể vì do bạn bè lôi kéo mà vô các tổ chức chính trị, tôn giáo hay đoàn thể vô vị lợi... vô thì dễ ra thì khó, ra thì mất hết tình nghĩa, mất hết bạn bè, mà có bạn lúc già là vô cùng quan trọng, không có nó cuộc đời vô vị lắm. Hãy có độ một hai người bạn thân có thể trút lòng, năm ba người bạn có thể tán dóc, nói chuyện bù khú, khi uống cà phê, còn vô số bạn gặp nhau có thể bắt tay, nói vài ba câu chuyện xã giao...

Tuyệt đối đừng mua thù chuốc oán, đến mức gặp nhau không muốn nhìn mặt thì khổ lắm. Giận người không biết người có khổ hay không nhưng chính bản thân mình, lòng mình cũng nóng như lửa đốt. Biết thân mình chưa tu đắc đạo đến mức mọi sự đời đều để ngoài tai, tâm không bị nhiễu, thì nên tránh những chỗ dễ gây cho mình cảm giác khó chịu. Biết mình nghèo, mình dốt thì chớ đến nơi tụ họp của những người quyền quí, học rộng tài cao, họ coi người như rác...

Ðừng có ảo tưởng được chơi với họ ta sẽ thơm lây mà bé cái nhầm, hãnh diện vừa tới cái nhục theo sát bên ngay. Hãy kính nhi viễn chi với quí vị làm lớn từ ngày xửa ngày xưa, sang đây chỉ chuyên nói về dĩ vãng: Thời xưa tao bỏ tù thằng này thằng nọ, hắn trước là sĩ quan tùy viên của “moa” (fr: moi), cứ làm như mọi việc đều dừng lại không có gì thay đổi...

Ðừng lệ thuộc vào bất cứ ai kể cả vợ con mình, đừng để khi họ cười ta mới thấy vui, họ nhăn ta lại thấy khổ, thì khi nào có cuộc sống hạnh phúc được. Sống chung trong gia đình, mỗi người một tính, một tật, nếu ta chấp nhận tính tình của mỗi người là như vậy thì sẽ thoải mái, không cảm thấy khó chịu hay vướng bận. Ta không thể nào bắt người khác phải thay đổi tính tình theo ý ta nếu họ không muốn. Hãy biết phân công rõ ràng công việc nhà: bà nấu ăn tôi rửa bát, bà đi chợ tôi nấu cơm, bà lau nhà tôi đổ rác, bà nhặt rau tôi giặt quần áo, việc ai nấy làm, làm một cách chu đáo, có tinh thần trách nhiệm, không dẫm chân vào nhau, không làm mất thì giờ vô ích của nhau. Bà thích la cà ở chợ hàng tiếng đồng hồ chỉ để mua có vài mớ rau, mấy bìa đậu thì đừng buộc tôi phải tháp tùng, rồi ngồi ngoài chầu chực. Trong khi tôi lại thích vào Internet nghe tin tức năm châu bốn biển, xem đủ loại báo chí trên hoàn vũ, xem chuyện lạ bốn phương.
Không nên tùy thuộc nơi kẻ khác để tạo hạnh phúc cho mình.

Những ai còn trông chờ người ta ban bố cho mình những thỏa mãn trong đời sống còn tồi tệ hơn kẻ ăn xin quì lạy, kêu gào van lơn từng bát cơm chén cháo.

Hãy chia thời giờ trong một ngày cho có khoa học: Sáng dậy tập thể dục độ một tiếng đồng hồ cho bay hết đau mình nhức xương, máu huyết lưu thông, nhớ đừng quên tập “Dịch cân kinh”, vẩy tay trên ngàn cái bệnh chướng sẽ tiêu trừ. Ðừng tập vội vội vàng vàng, tập nhanh, tập ẩu cho hết giờ qui định thì cái sướng nó giảm đi phân nửa. Hãy từ tốn mà tập, coi như tập xong cũng không có việc gì phải làm tiếp, cứ nhẩn nha mà tập, mình đâu có việc gì mà vội, hôm nào chả là ngày nghỉ cuối tuần.

Lúc tập chỉ chú tâm vào tập, lúc này coi tập thể dục là quan trọng nhất trong cuộc đời mình, đừng vừa tập vừa nghĩ tập xong để còn giặt quần áo, để gọi phôn cho ông nọ bà kia, thì hiệu quả của việc tập cũng bị giảm. Tập hàng ngày, tập cho nó thành thói quen, không tập không chịu được, tập thiếu đô cũng không thỏa mái, thế là đã đi vào nề nếp đấy.

Tập xong ngồi vào bàn nhẩn nha ăn điểm tâm, uống ly cà phê cho tỉnh người. Rồi rút vào “phòng tin tức” lên mạng lưới, đừng để bị bệnh “ dot.com ” nó hành. Phải có thời khóa biểu: thứ hai nghe BBC, đọc báo Người Việt, thứ ba VOA, đọc Việt báo, thứ tư nghe RFI đọc báo Hà Nội v.v... Trừ khi nào bạn bè cho hay có tin lạ, có tin hay tại đài nào đó thì du di chút đỉnh. Hôm nào lại có hứng viết một vài trang thì cứ việc “gõ” trên phím. Già rồi đừng buộc mình phải viết bài này cho đúng hạn, viết quyển sách kia cho kịp ngày... thì đáng lẽ là thú vui nó lại thành cái ách. Danh giá gì đến lượt mình, hãnh diện gì cái tuổi mình, cái tuổi cúp bình thiếc, lại mắc cái bệnh “Chung Vô Diệm”, làm thằng đàn ông dù già đi nữa mà mắc cái bệnh này rồi thì là đồ bỏ, vênh vang cái mặt làm gì cho tủi mặt trượng phu!

Dù mùa đông lạnh buốt, mùa hè mát mẻ, mùa thu mưa dầm... mỗi ngày nên đi bộ ra ngoài hai tiếng: Mùa hè trời đẹp đeo cái túi vải trong đựng quyển sách mỏng, đừng đem sách dày như cuốn tự điển đeo nặng vai mất thú, nhớ mang theo chai nước suối loại 500 ml để uống, độ mươi lăm phút làm một ngụm, nó có tác dụng trị táo bón một cách thần kỳ. Rồi đi bộ thong thả ra cái công viên nào gần nhà nhất, đi bộ quanh vườn độ một vòng, lúc mỏi ngồi xuống ghế đá, dựa lưng cho đỡ mỏi, rút quyển sách ra đọc từ từ chả việc gì phải vội, nhớ được đến đâu hay đến đó, có ý nào hay nhớ ghi ngay vào trang cuối của sách, sau đỡ phải tìm tới tìm lui, vỗ đầu vỗ trán. Ðọc mỏi mắt lại đi, vừa đi quanh cái hồ vừa ngắm cảnh nhìn mấy con vịt bơi từng nhóm, từng nhóm vài ba con một trên mặt hồ rộng mênh mông, bơi một cách khoan thai, bơi để mà bơi đâu cần tới đích sao mà thanh thản thế, nhìn mặt hồ tĩnh lặng cũng khiến cho tâm mình an lạc.

Ngắm cái bồn nước giữa hồ, có mấy chục vòi nước phun luôn luôn đổi dạng: lúc vút lên như muốn ngang với tầm cao của mấy cây cổ thụ mọc ven bờ hồ nhưng không đạt; có lúc tất cả các vòi ngưng lại để dồn sức cho một vòi độc nhất vọt thật mạnh muốn đụng tới mây xanh, những hôm gió mạnh ngồi trên bờ hồ vẫn hưởng được vài hạt nước nhỏ li ti bắn vô mặt, hít vào được một chút hơi nước mát dịu giúp cho nhiệt độ hạ đi; lúc đồng loạt hạ xuống thấp tỏa ra như cái hoa sen những tia nước nhỏ lóng la lóng lánh như phun những sợi bạc, hàng chục kiểu khác nhau trông thực vui mắt, lòng cũng thêm phấn khởi hơn, vui hơn, mắt bớt mỏi rồi lại đọc. Cứ đọc như vậy nay một chút mai một chút sách nào cũng được miễn là hợp với ý thích của mình, đừng có miễn cưỡng phải đọc cho được sách của triết gia này triết gia nọ đang nổi tiếng như cồn. Ðọc theo cái kiểu đọc sách của Lâm Ngữ Ðường: nhiều suối góp lại thành sông, rồi sông sẽ chảy ra biển... có hiệu quả vô cùng. Nhưng cái tật của người lớn tuổi thích đọc truyện xưa để đối chiếu với ngày nay. Khi già rồi ít tiếp cận với thực tế sôi động, nhìn tương lai thì mắt đã mờ, họa chăng mắt mình sáng lại khi nhìn dĩ vãng. Ðọc đến một lúc nào đó sẽ nảy ra ý phải cầm bút viết về vấn này, không viết không chịu được, không viết nó ấm ức trong lòng, viết được coi như giải tỏa, cũng như ăn vào thì phải tiêu ra, khoái lắm! Thành ra cái thời gian đọc sách thời gian suy nghĩ vấn đề càng dài, càng chín, thì lúc cầm bút càng dễ dàng bấy nhiêu. Nên chớ có bị xúi dại mà nhận lời viết định kỳ cho một tờ báo nào hay thuyết trình một vấn đề mà mình không thích cho một tổ chức nào, nhận rồi lo ngay ngáy, tâm mất cả an.

Ði một park phong cảnh không thay đổi cũng dễ chán, thì lấy bus đi park xa hơn, tại đất Montréal này thiếu gì park, lớn có nhỏ có, xa có gần có. Có những Park cách xa thành phố cả nửa giờ xe, lại gần bên bờ sông gió thổi y như nhà quê vậy, đi về thấy nhẹ cả con người. Mùa đông ngày mưa cũng đừng có ngại đi ra ngoài, chỉ cần ngại một lần, cái lười nó đến ngay lập tức. Nhớ mua vé bus hàng tháng có nửa giá tiền cũng thêm một động lực thúc mình ra ngoài vì đã mua thì phải dùng chẳng nhẽ để vé mốc. Tập cho có thói quen ngày nào không ra khỏi nhà một lần coi như có cái gì thiêu thiếu. Những ngày xấu trời chớ cậy sức khỏe mà đi hàng mấy cây số dưới tuyết lạnh về đau vợ con nó cằn nhằn.

Ði bộ một quãng xa gần tùy lực rồi chui vào Métro là an toàn trên xa lộ. Rồi hôm nay chọn khu này để ngồi đọc sách, mai lựa khu khác, nay thư viện này mai thư viện khác. Có chịu khó đi mới thấy cái câu của cụ Nguyễn Công Trứ:

Kho trời chung mà vô tận của mình riêng…. là chí lý. Có những lâu đài lát đá hoa cương bóng lưởng, ghế sa-lông bọc da sang như nhà triệu phú, ngồi vừa êm vừa ấm, thả mình trên ghế bành, ngả đầu thành ghế mà thưởng thức một áng văn hay, một truyện ngắn đặc sắc, mỏi mắt hãy nghỉ một chút, ngắm cái trần, cái cột vừa cao vừa to vừa chạm trổ đủ kiểu hoa văn đẹp ơi là đẹp, cái nền lâu đài rộng thênh thang soi thấy mặt. Nghĩ thương cho những nhà triệu phú giờ này đang lao vào kiểm soát sổ sách, họp hành bàn kế hoạch sẽ đầu tư vào ngành nào cho có lời nhất, đâu có thì giờ mà hưởng. Rốt cuộc họ xây cho những người biết hưởng! Họ là những người vớ được quyển sách ước, quyển sách này lạ lắm, ước gì cũng được nhưng có một cái lạ: khi anh ước có cái xe hơi đẹp thì nhà bên cạnh có cái xe đẹp hơn, khi ước có nhà vừa đẹp vừa to thì nhà láng giềng lại có cái biệt thự to đẹp hơn nhà anh nhiều... Do đó mà đời anh không bao giờ sung sướng. Anh bèn không ước nữa!

Người biết hưởng là người có sức khỏe, chứ ốm nhề nhệ thì hưởng sao nổi; người biết hưởng là người biết đủ, biết đủ thì giàu, không biết đủ thì có bao nhiêu tiền cũng vẫn than nghèo, vì luôn sánh mình với người khác. Cái khó là làm sao biết đủ! Càng vui khi rủ được bạn tâm đầu ý hợp đi cùng, trưa đến bụng hơi cồn cào gọi tô phở, uống ly chocolat nóng cho ấm cái bụng cùng nhau bàn về cuốn sách viết về thiền của vị thiền sư nọ sao mà đạt thế, mình học bao nhiêu cũng không viết nổi! tài ơi là tài, giỏi ơi là giỏi, có thể Ngài đã chứng đắc. Rồi hai bạn già suýt: Mình viết được vậy thì khoái nhỉ!

Ðọc chán, ngồi chán lại đi, ở cái đất Montréal này biết bao nhiêu trung tâm buôn bán nằm sâu dưới lòng đất rộng thênh thang, chạy dài cả năm sáu cây số, một đường hầm nối liền đường Métro màu xanh với đường màu cam. Hồi mới sang không hiểu tại sao lại chôn các gian hàng tráng lệ to lớn này dưới lòng đất trong khi biết bao đất còn bỏ hoang tại hòn đảo này. Nay ở lâu mới hiểu: đó chính là thành phố của mùa đông, mùa đông bão tuyết đang hoành hành trên đường phố chỉ cần chui vào Métro thấy mùa xuân trở lại, đi dạo qua các trung tâm buôn bán lặn dưới các lâu đài, các dinh thự là thấy được cái phồn thịnh, cái nhộn nhịp của thế giới “âm ti” của người dân miền bắc cực. Dân vùng đất lạnh này là dân ăn nhậu đi đâu cũng thấy tiệm ăn, tiệm ăn lan tràn ở các trung tâm thương mại, đủ các món ăn: Tàu, Mỹ, Nhật, Hy Lạp, Việt Nam, Pháp... Ðủ hạng từ tay cầm giá vài ba đô cho đến vài chục tùy theo túi tiền của bạn, tùy theo khẩu vị của bạn, tùy theo sức chứa của bạn. Muốn ăn lúc nào tùy hứng từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya. Nhưng đừng mê quá quên cả điện thoại về nhà, để vợ con nó chờ, nó lo, nói đoán già đoán non: Bố lại đi với mấy cụ bạn tới cuộc hội thảo, hay lại tạt vào quán bia nào nhậu say quên cả đường về! Có ngon cũng đừng ăn phình căng bụng, nhất là buổi tối nó ấm ách, ngủ đâu có được. Bữa cơm về chiều nên ăn nhiều rau hơn thịt, bớt đi vài muỗng cơm cho cái bụng nhẹ nhàng, khi nằm thoải mái giấc ngủ đến liền kéo khò một giấc.

Mùa đông đi trong đường hầm, quên mẹ mùa đông lạnh cóng, quên luôn đường đang ngập tuyết dơ, quên cả cơn gió ào ào thổi từ miền Bắc cực đổ về khiến độ lạnh tăng thêm chục độ. Mùa Giáng sinh về ngoài trời thì khô héo, bầu trời thì xám xịt, tuyết đang xuống. Những bông tuyết non đầu mùa bay nhè nhẹ lửng lơ như ngại đáp xuống hạ giới. Có bông tan lửng trong không trung, có bông cố rơi xuống mui xe đang chạy cũng tan ra thành nước. Nhưng cái thành phố ngầm của chúng tôi trên “vòm trời” ngàn ánh sao tỏa sáng lung linh, mộng ơi là mộng... Lúc mình trồi lên trạm Métro ngồi đợi xe Bus đến, thấy tụi Tây, Ðầm đi làm về mặt mày phờ phạc chạy vội chạy vàng cho kịp chuyến xe sắp lăn bánh, giống hệt như mình vài năm trước đây, sao mà họ khổ thế! Thì mới thấy được cái sung sướng của kẻ “già vô sự ấy là tiên”. Già thì phải sống vô sự, già không nên hữu sự. Béo bở gì chuốc lấy chữ lo vào mình, quyền lực gì với người chân đi đã hơi run run, cúi xuống hơi khó khăn, ăn không nổi hai chén cơm nhỏ, ngủ không đầy giấc, đêm đi tiểu vài lần. Danh giá gì với kẻ: kính đang ở trên sống mũi mà cứ đi tìm, rồi gắt nhặng lên: Tao vừa để cái kính đây không biết đứa nào lại cất đi nơi khác...

Lúc trẻ đọc những bộ sử thời xưa thấy Khương Thượng nhẫn nại chờ thời ngồi câu cá bên bờ sông Vị, đến lúc gặp Chu Văn Vương mới mang tài ra giúp nước, góp phần đánh đổ Trụ vương lập nên triều đại nhà Chu, danh còn lưu lại. Kẻ này khâm phục! Nhưng thử hỏi ở đời này mấy khi anh hùng gặp được minh quân để thi thố tài năng mà thường đời đa số lại gặp phường bá đạo dùng xong rồi giết, mà giết một cách tàn nhẫn giết cả ba họ giết tuyệt giống không còn một người trông coi từ đường, hương khói. Nên câu già vô sự vẫn là câu gối đầu giường cho kẻ đã gần thất thập. Tôi đã thấy hai anh em ông chủ nhà hàng Waldman chuyên bán
cá, cửa hàng to lớn, khách hàng lui tới mua bán tập nập. Hai anh em nhà ông cứ bò mình trên két thu tiền, thở không ra hơi, có hôm tôi bắt gặp ngồi ngủ gà ngủ gật ngay tại két. Tôi cứ tự nhủ đồng tiền là gì mà sao nó hấp dẫn con người quá vậy, bao giờ thì hai cụ mới chịu về hưu an hưởng tuổi già, hay là làm cho đến lúc chết. Mà họ làm cho đến khi chết thật: tôi thấy lâu ngày vắng bóng một cụ, hỏi ra mới biết cụ đã qui tiên cách đây vài tuần. Cụ em thấy anh mình đi sang bên kia thế giới chẳng mang được cái gì theo, mà bỏ lại nào xe hơi, nào nhà lầu, nào tiền bạc trong két, nào cổ phần trong các công ty... Nên cũng tỉnh ngộ sang lại cửa hàng, nghỉ được vài tháng cũng đi theo ông anh! Có người khuyên già rồi nên tu, không nên khất lần khất lựa nữa, già không tu thì còn bao giờ mới tu. Thực ra thì lúc trẻ đã nên tu: vì tu là sửa, sửa cái sai, cái quấy của mình thì tu sớm chừng nào hay chừng ấy. Nhưng mình lúc trẻ đã trót ham đủ thứ nào danh nào lợi, nào sắc nào tài. Rồi còn thời cuộc nó cuốn mình bay theo cơn lốc dễ gì ngưng được, nên cùng đành chịu thân phận “nước trôi bèo dạt”. Nay già nghĩ lại phải tu, nhưng thói quen đâu dễ bỏ, làm sao ngồi với tư thế kiết già với cái lưng thẳng để tụng một thời kinh dài chừng hơn một tiếng, mà chân không tê, thắt lưng đừng để bị mỏi rồi chùng xuống, nhất là cái đầu giữ sao không suy nghĩ lăng xăng, ngồi tụng kinh mà cứ nghĩ về câu chuyện vừa đọc, về bài sắp viết thì tán loạn rồi còn gì. Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm, không dễ đâu. Quí vị nào có đi chùa thì thấy ngay điều đó. Tôi đã gặp các vị bằng cấp đầy mình, thông minh tột đỉnh, chức tước không nhỏ, nghị lực không kém cũng vào sinh ra tử, cũng vượt lắm gian truân. Thế mà nay về già chỉ làm một công việc rất tầm thường là giữ tâm ít động trong một thời kinh mà làm không nổi! Tôi cũng chưa làm nổi, nhưng chả nhẽ chịu thua, nên tôi nương theo cái thú ham đọc mà hướng về Phật bằng cách mỗi tối để ra một giờ đọc sách của các vị Bồ tát, Thiền sư, Hòa thượng và các bậc trí giả viết về Phật pháp. Cứ đọc từ từ, từ dễ đến khó, đọc hoài nay cũng vỡ ra đôi chút, cũng biết được cái sơ đẳng, cái căn bản của đạo. Cái chứng nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được là đọc các lời Phật dạy trước khi đi ngủ: dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Già ngủ được ấy là tiên.

Ði chùa, nhiều vị là đệ tử ruột của một vị chân tu nào đó, chỉ đi một chùa duy nhất là chùa của thầy mình, không bao giờ đi chùa khác. Tôi đi tới chùa chỉ biết lễ Phật, không chạy theo với bất cứ thầy nào, tôi không là đệ tử cưng của một thầy nào cả, chẳng thầy nào biết đến tên tôi. Tôi đi khắp các chùa, nhận thấy: mỗi chùa lên khóa lễ lại có nghi thức tụng niệm khác nhau, thời gian hành lễ dài ngắn khác nhau, và cái không khí sinh hoạt khác nhau. Có chùa ta có cái cảm tưởng đây là cái chùa của một làng, tất cả mọi người đến chùa đều quen biết nhau, chào hỏi nhau vui vẻ, nói chuyện vồn vã như những người cùng một họ. Có chùa ta lại nhận thấy cái tính chất thập phương của nó, ai đến cũng được chẳng ai để ý đến ai, lúc thọ trai mọi người xếp hàng bình đẳng. Có chùa vẫn giữ theo nghi thức cổ xưa: cúng vong thật kỹ, thật nghiêm trang kéo dài gần cả tiếng sau đó mới lên chính điện cúng Phật, khi thọ trai ngồi thành bàn sáu người một cỗ, gần như được ấn định trước ai ngồi với ai, ít khi thay đổi... Ði nhiều chùa có cái thú thay đổi không khí, chủ nhật này gặp một số bạn, chủ nhật sau số bạn khác, trao đổi chuyện trên trời dưới đất cũng có cái vui. Ði chùa luôn thành một thói quen, chủ nhật nào không đi cũng nhớ, thế là vào nếp.

Ðối với gia đình: không can thiệp vào công việc của con cái, để chúng tự do thoải mái, chúng mới ở với mình. Chúng vui mình vui theo, chúng có chuyện buồn mình giữ im lặng... Ngay cả vợ chồng cũng đừng va chạm vào sở thích của nhau. Chúng mình đã đồng cam cộng khổ, lao động hết mình, trải nhiều biến loạn, nuôi con cái trưởng thành, có nghề có nghiệp, có miếng cơm ăn. Nay được sống dưới một chế độ tôn trọng con người, hàng tháng cấp dưỡng cho một số tiền nhiều thì không nhiều nhưng đủ ăn để giữ được nhân phẩm, không phải nịnh ai để vay tiền, không phải nuốt nước miệng khi thấy người ta ăn miếng ngon, thèm thuồng khi người ta có quần áo đẹp. Ðừng có ghen tị, thấy người ta ở nhà to, vườn rộng, mà tưởng họ sống hạnh phúc hơn mình mà bé cái lầm.

Sau khi cơm ăn áo mặc rồi, sướng hay khổ là do cái tâm, giàu hay nghèo là do biết đủ. Giàu bạc triệu mà thấy người ta có trăm triệu vẫn than mình nghèo. Phần lớn sinh viên đại học Harvard nói thẳng rằng: họ kiếm 50 ngàn một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm được phân nửa số đó, còn hơn kiếm cả 100 ngàn trong khi bạn học khác kiếm 200 ngàn, mang theo cái tư tưởng ghen tị đó thì cả đời khổ! Người giàu có một lợi thế mà người nghèo không bì kịp là có tiền thừa dám đem bố thí, dám làm phúc nuôi các trẻ mồ côi, giúp các viện dưỡng lão... còn có tiền mà bo bo tích lũy gửi đầy ở ngân hàng, lấy thú vui ở đời là trương mục mỗi ngày mỗi tăng làm lẽ sống thì...!

Ta cứ khao khát tìm kiếm những gì mình chưa có vì tưởng mình nghèo, mà không biết hưởng những gì mình đang có:

- Ta đang còn sống, trên đời này quí nhất là sự sống.

- Ta có sức khỏe: ăn biết ngon, ngủ đẫy giấc.

- Ta không bị khuyết một căn nào trong lục căn. (1. Nhãn là mắt, dùng để nhìn. 2. Nhĩ là tai, dùng để nghe. 3. Tỷ là mũi, dùng để ngửi. 4. Thiệt là lưỡi, dùng để nếm. 5. Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh. 6. Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt)

- Ta có tự do, không bị cái gì ràng buộc.

- Ta có đủ ăn đủ mặc, không bị đói rét.

- Ta có tình thương của gia đình và bè bạn.

- Ta có một vốn hiểu biết trung bình, để đọc hiểu sách.
Sống xấp xỉ thất thập mà có đủ sáu cái thú trên thì còn đòi hỏi gì thêm nữa cho mệt! đó chính là viên ngọc quí của cuộc đời, hãy biết mà vui hưởng! đừng than nữa, có được như vậy cũng là quá nhiều rồi, quá phúc đức rồi còn ham gì nữa, phải không các bạn?

Bài viết của một tác giả “biết sống” ở Montréal .

Lệ Ngọc st.


VÀI LỜI TÂM TÌNH VỀ EMAIL VÀ INTERNET -

gs HCD

Kính thưa quí bạn,

Tuy là cái email này ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.

Hôm nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày nay chuyện gian dối quá nhiều. Ðã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Facebook, như nhiều lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Ða số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm lắm.

1. Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.

2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft …. Ðược 500,000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.

Hoặc có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ này này trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ. Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...

Hoặc tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.

3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng nhanh, càng nhiều càng tốt”. Tại sao loại email này có hại các bạn tự tìm hiểu. Viết hoài mỏi tay quá rồi.

4. Chuyện thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thỉnh nguyện thư chống một chuyện gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website này này để ký tên thỉnh nguyện thư kêu gọi Lào ngưng xây đập trên sông Mekong, hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng làm một chuyện này chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó là những người tin được không?

Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.

5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Ðịa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hóa hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Quỹ cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.

Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hóa khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người này vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng.

Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit vài chục ngàn đô. Các bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được.

Nếu các bạn quan tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ thật.

Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.

Gs HCD - Đỗ Thiên Thư st.

NHỮNG CUỐN SÁCH VĂN HỌC NGA,

NHẢ VĂN HỒNG DIỆU TẶNG

Gặp nhau trong Đại hội IX Nhà văn Việt Nam mới đây, nhà văn Hồng Diệu chúc mừng tôi vừa khánh thành được Nhà lưu niệm “Văn học Nga ở Việt Nam” trên cơ sở bộ sưu tập và giữ gìn các hiện vật của cá nhân tôi trong suốt những năm tháng cuộc đời mình. Anh lại hứa sẽ đóng góp thêm với Nhà lưu niệm một số sách liên quan đến Văn học Nga anh có từ thuở học trò còn lưu giữ trong tủ sách gia đình. Vừa bước sang năm mới ít ngày qua điện thoại anh mời tôi đến chơi, nhân thể nhận sách anh biếu đã chuẩn bị sẵn.

Hồng Diệu vẫn ở khu tập thể cơ quan trong một ngõ trên phố Ông Ích Khiêm, ngay ngã tư đầu phố Đội Cấn giáp với phố Lê Hồng Phong, từ giữa phố Đội Cấn chỗ tôi ở đến anh đi xe chỉ mươi phút. Tôi hối hả đi ngay, tới nơi được Hồng Diệu mời vào phòng khách, chưa kịp pha nước mời anh đã vội mang sách từ gác xuống. Anh bảo bước đầu mới soạn ra được năm cuốn cũ nhất, đôi khi vẫn đọc đi đọc lại cất riêng một chỗ. Cả năm cuốn sách đều có bút tích anh ghi lại từ thuở anh còn là cậu học sinh phổ thông với tên họ cha sinh mẹ đẻ là Đỗ Văn Thuận, chưa được mang bút danh cây bút Hồng Diệu mà mọi người nhiều năm qua đã quen thuộc.

Cuốn sách đầu tiên trong số này: Những mẩu chuyện nước Ý của Mac-xim Gooc-ki, do Nguyễn Thụy Ứng dịch và giới thiệu, NXB Văn Hóa, Hà Nội 1958 (khổ 13x19, 284 trang, in 2580 cuốn). Trên trang bìa giả trong sách có bút tích cho biết: “Những ngày cuối cùng của một năm học. Xuân Trường 5.59) và chữ ký Đỗ Văn Thuận. Tôi hỏi được Hồng Diệu trả lời: “Đấy là em, lúc đó vừa học hết lớp 8 trường phổ thông Nam Định”. Giở qua các trang tôi còn thấy chữ ký Đỗ Văn Thuận trên đầu mỗi chương (27 chương) và chốt ở cuối dòng cuối cùng của sách. Hồng Diệu tâm sự: “Em rất yêu thích Maxim Gorki. Trong văn học thế giới em yêu thích nhất hai nhà văn lớn: Maxim Gorki và Vichto Huygô”. Có lẽ vì thế cả năm cuốn sách anh tặng lại tôi đều là tác phẩm của Maxim Gorki hoặc viết về Gorki.

Cuốn sách thứ hai trong số này là Truyện ngắn tuyển tập Maxim Gooc-ki, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 1957. Cuốn sách ra sau Đại hội lần thứ nhất Hội Nhà văn Việt Nam và NXB của Hội vừa được thành lập, ấn hành vào tháng 9, 1957. Truyện ngắn tuyển tập gồm 8 truyện của Macxim Gorki do tám nhà văn Việt Nam dịch qua bản dịch tiếng Pháp: Thụy An, Huy Ánh, Trần Dần, Bùi Hiển, Nguyễn Viết Lãm, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Sỹ, Linh Tâm…

Trước đó, năm 1956, để kỷ niệm 20 năm mất của văn hào Macxim Gorki (1868-1936), các nhà văn tên tuổi như Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh, Cao Nhị, Phạm Hổ đã tham gia dịch một tuyển tập gồm 9 tác phẩm truyện ngắn và thơ văn xuôi của Macxim Gorki ra một cuốn sách có tên là Mac-xim Gooc-ki Thơ Truyện tuyển tập với lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Đình Thi, do NXB Văn Nghệ từ chiến khu mới về tiếp quản Hà Nội ấn hành. Cuốn sách in phát hành vào tháng 6 năm 1956, không in số bản chung mà lại ghi số có in 81 bản giấy đặc biệt không bán. Bìa Tuyển tập thơ truyện chữ trắng nâu trên nền vàng chanh, năm sau dùng in lại tương tự cho Truyện ngắn tuyển tập, có ghi thêm cho biết tên người trình bày là họa sĩ Vũ Lập. Tôi đã có trước cuốn Thơ Truyện tuyển tập này còn mang cả chữ ký của nhà văn Nguyễn Tuân ngoài bìa và 2 dòng chữ viết tay Nguyễn Tuân để lại ở trang nhất bên trong, có cả con tem chân dung M.Gorki, hẳn là cũng do nhà văn dán thêm vào kỷ niệm. Sách này tôi được nhà báo Đỗ Quang Hạnh, con trai thứ hai nhà văn Đỗ Quang Tiến, tặng lại ngày 27 tháng 3 năm 2013.

Cuốn Mac-xim Gooc-ki – Truyện ngắn tuyển tập, trên bìa giả bên trong còn bút tích: “Nam Định tháng 6.1960” và chữ ký Đỗ Văn Thuận. Hồng Diệu cho biết là: “Năm ấy em vừa học xong lớp 9 phổ thông”. Anh đã bỏ tiền tiết kiệm tích cóp từ tiền ăn học của bố mẹ cho mua cuốn sách với giá bìa 2100 đồng lúc đó, cũng như năm trước, khi học xong lớp 8 đã bỏ 2150 đồng mua cuốn Những mẩu chuyện nước Ý.

Cũng tháng 6 năm đó Hồng Diệu còn mua lại tập sách cũ Vài đoạn lý luận văn nghệ trích diễn văn của Maxim Gorki đọc ở Hội nghị Văn học Liên Xô năm 1934, do Văn Thiên (bút danh của nhà văn Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam nổi tiếng từ trước cách mạng) dịch. Tập sách Vài đoạn lý luận văn nghệ mỏng, chỉ hơn một tay sách, in trên giấy tre nứa đen thui, mỏng mềm như giấy ăn, bìa in chữ đen có ghi chú: “Tài liệu nước ngoài”, NXB Văn nghệ, 1950 tại Việt Bắc kháng chiến. Khi trao cho tôi, tập sách được đóng thêm 2 tờ bìa mới màu vàng photocopy. Nhà văn Hoài Thanh bấy giờ cùng với thế hệ các nhà văn tên tuổi từ trước cách mạng đi kháng chiến, như: Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Huy Cận…vừa đứng ra thành lập Hội văn nghệ Việt Nam, ra báo chí Văn nghệ, Nhà xuất bản Văn nghệ, tập họp phong trào, thúc đẩy việc xây dựng nền văn học cách mạng mới…Một trong những nhiệm vụ các ông đặt ra là “truyền nghề”, xây dựng lực lượng sáng tác trẻ nối tiếp. Nhiều ông đã viết các tài liệu, hoặc sưu tầm hệ thống tài liệu của ông cha, của các bậc thầy văn nghệ sĩ nước ngoài dịch ra làm các bài học cho lớp trẻ trau dồi tay nghề…Cuốn Vài đoạn lý luận văn nghệ do Văn Thiên (Hoài Thanh) dịch nằm trong tủ sách ấy.

Hai cuốn còn lại trong số 5 cuốn sách Hồng Diệu trao cho tôi: M.Gorki. Đời sống và sự nghiệp văn học gắn liền với cuộc vận động cách mạng Nga 1905, NXB Nghiên cứu, Hà Nội 1956, của giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà văn Hoàng Xuân Nhị, và cuốn Để tìm hiểu Gooc-ki của nhà giáo Từ Ngọc (Nguyễn Lân), NXB Thanh niên, Hà Nội 1958. Cả hai cuốn cũng đều còn bút tích “Nam Định, hè 60” và chữ ký ĐV Thuận (Hồng Diệu)

Như lời tâm sự của Hồng Diệu đã nhắc đến ở trên, anh rất yêu mến văn hào Nga Macxim Gorki, qua 5 cuốn sách anh trao góp vào Nhà lưu niệm “Văn học Nga ở Việt Nam” gợi cho tôi nhiều suy nghĩ liên hệ. Tôi có thể khẳng định một điều là có thật cái điều ảnh hưởng văn học Nga đối với đời sống sáng tác của các nhà văn ta, chỉ qua một thí dụ ở cây bút Hồng Diệu. Tình yêu với Gorki nói riêng và văn học Nga nói chung có phần đã tác động hình thành con đường văn nghiệp của nhà văn Hồng Diệu sau này. Từ một cậu học sinh tỉnh lẻ, Đỗ Văn Thuận nay anh đã trở thành một nhà nghiên cứu, phê bình văn học có bút danh Hồng Diệu được bạn đọc mến mộ.

Tốt nghiệp trung học phổ thông, Hồng Diệu vào bộ đội, được bộ đội cho đi học các trường quân sự khác nhau và Học viện quân sự nước ngoài, tốt nghiệp trở thành kỹ sư, từng phục vụ trong Bộ tư lệnh Thông tin, và rồi do bộc lộ khiếu văn chương, anh được phiên chế về Tạp chí Văn nghệ Quân đội, trưởng thành thành cây bút nghiên cứu, phê bình, phụ trách cả bộ phận đó, phụ trách thêm phần văn học nước ngoài của tạp chí. Bạn đọc biết đến hàng trăm bài viết phê bình, nghiên cứu văn học đặc sắc, về sau đã được tập hợp ra thành bốn, năm cuốn sách: Nhà văn trang sách (1993), Phía sau dòng chữ (1997), Người lính – nhà văn (1998-2003), Qua văn hiểu người (2005), Tiếng thơ thời đại (2007). Hồng Diệu còn là tác giả nhiều công trình biên khảo, dịch thuật nữa. Và đặc biệt trong mấy năm gần đây anh đã hoàn thành một công trình nghiên cứu biên khảo đồ sộ, bộ Từ điển thơ Đường, xuất bản lần đầu dầy tới trên dưới nghìn trang khổ lớn. Năm 2015, Từ điển thơ Đường được bổ sung chỉnh lý, tái bản lần thứ nhất, lần này số trang đã lên tới 1408 trang, với hàng vạn từ mục và phần phụ lục dầy công, có niên biểu các đời vua nhà Đường (21 đời), có niên biểu các sự kiện tiêu biểu của thơ Đường (91 trang); thư mục nghiên cứu, bình luận, giới thiệu và tuyển dịch thơ Đường ở Việt Nam (36 trang, 60 công trình của các tác giả, dịch giả khác nhau cùng 3 tên sách của chính tác giả); 5 bản đồ Trung Quốc đời Đường; và 8 trang ảnh, trong đó có cả ảnh bia mộ nhà thơ đời Đường Vương Bột (649-676), sang thăm cha làm thái thú trong thời Bắc thuộc ở Việt Nam, gặp bão đắm thuyền chết ở cửa biển, có mộ mới được tác giả phát hiện năm 2015 ở đất Nghệ An.

Hồng Diệu còn khoe, một hai năm nữa anh sẽ cho tái bản sách lần thứ hai. Lần tới này tác giả Hồng Diệu còn bổ sung thêm nhiều mục từ, bộ sách sẽ dày lên tới hai nghìn trang có lẻ.

Thúy Toàn

CÁNH GÀ SÂN KHẤU

Kịch nghệ là ngành nghệ Thuật Thứ sáu trong phạm trù nghệ thuật cổ điển của Thế giới đồng thời thuộc ngành nghệ thuật thời gian cùng với thi ca, văn học và âm nhạc (Theo quan niệm của nền Văn Hóa cổ đại Hy Lạp. Thời cận đại chúng ta có thêm nghệ thuật thứ Bảy tức là, phim ảnh, xi nê).

Sân khấu là không gian trình diễn kịch nghệ. Trong thiết kế sân khấu không bao giờ thiếu những "Cánh gà" đặt xeo xéo ở phía hậu trường. Cánh gà có công năng quan trọng vừa trang trí sân khấu vừa là nơi giấu mặt của những tay nhắc tuồng. Vai nhắc tuồng hết sức quan trọng, có khi quyết định thành công của vở diễn... Quan trọng như thế nhưng luôn luôn giấu mặt, bị che khuất, không ai nói tới, khán thính giả chỉ chú ý theo dõi vai diễn và diễn xuất trên sân khấu, chẳng ai để ý đến "Cánh Gà" và những gì sau nó. Người viết muốn mượn cảnh sân khấu kịch trường để nói về một bài viết có tầm vóc lịch sử và nghệ thuật đăng trên nhật báo Tuổi Trẻ số 342/2020 (9951) ngày 17/12/2020 về nhạc sỹ lão thành thuộc hàng "Cây Đa, Cây Đề" của ngành Tân Nhạc Việt Nam: Bài - Theo Dấu Trường Ca Hòn Vọng Phu. Kỳ 06 Trường Ca bất tử. Của biên tập viên Thái Lộc và Sơn Lâm (Tuổi Trẻ trang 10-11).

{Hòn Vọng Phu được xem là tuyệt tác của nền tân nhạc Việt Nam, đến nay vẫn mang tính đương đại và sẽ còn vang vọng mãi về sau...

- Nhạc sỹ Tiên Phong, nét nhạc khác lạ.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Vinh Phúc (Học Viện Âm Nhạc Huế) cho rằng Lê Thương là nhạc sỹ có vị trí đặc biệt trong nền Tân Nhạc Việt mà tác phẩm đặc biệt là Hòn Vọng Phu. Cùng với Nguyễn văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát... Lê Thương nằm trong nhóm những tác giả tiên phong của Tân Nhạc với tác phẩm công bố lần đầu trên báo Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn nửa cuối năm 1938.

Nguyễn Văn Tuyên là nhạc sỹ Tân Nhạc đầu tiên được Thế Lữ nhắc tới và "Cổ xúy" trên báo Ngày Nay 26/06/1938. Đến ngày 31/07/1938 báo này đăng nhạc phẩm đầu tiên, bài Bình Minh của Nguyễn Xuân Khoát (phổ thơ Thế Lữ). Ngày 07/08/1938 thì in nhạc phẩm thứ hai : Một Kiếp Hoa của Nguyễn Văn Tuyên. Bài Tiếng Đàn Khuya của Lê Thương là bài thứ ba được in ngày 14/08/1938.

Theo nhà nghiên cứu Vinh phúc, khi Nguyễn Văn Tuyên lần đầu tiên công khai trình diễn các tác phẩm "Lời Ta, nhạc Tây" của mình tại Hà Nội, sự đón nhận của công chúng có phần "nhợt nhạt" bởi lẽ cử tọa là khá nhiều tác giả cũng đã sáng tác ca khúc mà chưa công bố, chỉ đến khi chương trình nhạc Lê Thương được tổ chức mới thực sự gây tiếng vang trong lòng người nghe.

Sau khi công bố mấy mhạc phẩm, Lê Thương được Đoàn Ánh Sáng- một tổ chức của báo Ngày Nay-mời lên Hà Nội trình diễn để vận động quyên góp làm nhà cho đồng bào. Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19-11-1938, trước khi diễn vở hài kịch ông Ký Cóp của Vi Huyền Đắc, Thế Lữ đã tổ chức chương trình phụ diễn toàn nhạc Lê Thương. Đó là những bản : Tiếng đàn đêm khuya, Một ngày xanh, Thu trên đảo Kinh Châu, Xuân năm Xưa, Trên Sông Dương Tử, Khúc Ly Ca... Đây được xem là chương trình "tác giả tác phẩm" tân nhạc lần đầu tiên tổ chức ở Việt Nam.

Buổi trình diễn thành công ngoài mong đợi. Khái Hưng đã không tiếc lời trên báo Ngày Nay 26-11-1938 : "... Ngoài công giới thiệu tác phẩm mới của một soạn giả có tài, còn cho ta được thưởng thức những bài hát êm ái của ông Lê Thương, những điệu cảm động vì diễn tả một thứ văn chương ly tao nhất của tâm hồn. Cái giọng mềm mại của ông Lê Thương được một tay danh cầm đàn theo. Ông Trần Đình Khuê một nhạc sư ai cũng yêu tài, đã làm nổi tình cảm của ông Lê Thương trong những ngón tay đàn ý tứ và đằm thắm".

Bậc thầy của các nhạc sỹ đại thụ.

Chủ trương sáng tác của Lê Thương, ngay từ thời gian đầu đã dựa trên âm nhạc dân gian của người Việt. Từ bản Thu Trên Đảo Kinh Châu, Lê Thương sáng tác dựa vào chất liệu quan họ, sự thành công đến nỗi sau này người ta xem bản tân nhạc này là một bài quan họ. Ông Nguyễn Thụy Kha nhận định : "Khuynh hướng sáng tác chủ đạo của âm nhạc Việt Nam hiện nay là dân gian đương đại. Điều này, nhạc sĩ Lê thương đã chủ trương từ rất sớm. Và điều đó vẫn soi sáng, vẫn vững bền, người nhạc sĩ ấy tầm cỡ đến như thế". Ông được Văn Cao tôn kính làm bậc thầy không phải là quá đáng. (Lê Hoàng Long : Nhạc Sĩ Danh Tiếng Hiện Đại, Sài Gòn 1959).

Theo ông Nguyễn Thụy Kha, nhiều nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam như Văn Cao, Hoàng Quý, Tô Vũ (Hoàng Phú), Canh Thân, Phạm Ngữ... đều chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Lê thương. Các sáng tác của bậc thầy Lê Thương đã ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ nhạc sĩ tân nhạc: "Không có Lê Thương thì làm sao Văn Cao viết được Buồn Tàn Thu năm 16 tuổi, bài hát này dựa trên tinh thần của Lê thương".

Cũng nhờ nhạc sĩ bậc thầy tiên phong mà sau này, nhiều nhạc sĩ của nền tân nhạc mới để lại những bản trường ca bất hủ ; Phạm Duy với Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam hay Phạm Đình Chương với Hội Trùng Dương... Riêng Hòn Vọng Phu, ông Kha nói : "Đến nay vẫn còn nguyên giá trị; tác phẩm này được bước vào cổ điển, cả nhạc và lời đều bất tử chứ không bị lãng quên như các tác phẩm của nhiều nhạc sĩ khác". }

NHẬN ĐỊNH

1. Những người Việt Nam yêu âm nhạc phải cám ơn Biên tập viên Thái Lộc và Sơn Lâm đã gợi lại cho chúng tôi "Một Thoáng" Tân Nhạc đầu tiên tại Việt Nam vào thời mà ai sống tới nay cũng vượt quá mức "Cổ lai hi" sang tới ngưỡng, cửu bách tuần rồi.

2. Người viết nói "Một Thoáng" vì giới hạn của một bài báo, không thể nào đào sâu tận căn cội, gốc rể một cuộc đời nhạc sĩ tài hoa, với quá trình lớn lên rồi đi vào lối rẽ âm nhạc tới mức thành công như nhạc sỹ Lê Thương và các nhạc sỹ lão thành cùng trang lứa đã có công khai phá tân nhạc, đó là nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát và Nguyễn Văn Tuyên ...

Nguyên mình Lê Thương và trường ca Hòn Vọng Phu phải được nghiên cứu và trình duyệt, xuất bản như một luận án tiến sỹ âm nhạc mới xứng tầm. Trịnh Công Sơn và những tác phẩm của ông đã được một phụ nữ Nhật Bản nghiên cứu và trình luận án tiến sỹ tại Pháp, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Trần Văn Khê. (Nếu người viết không nhớ lầm).

3. Điều thú vị là cả ba nhạc sỹ tài danh đã khai sáng nền tân nhạc Việt Nam đều là người Công Giáo cả thi sỹ Thế Lữ, thi sỹ đàn anh trong Tự Lực Văn Đoàn, người cổ xúy cho những cuộc ra mắt đầu tiên của Nguyễn Văn Tuyên cũng là tín hữu Công Giáo. Các vị này đã có quá trình sinh hoạt ca đoàn thiếu nhi ở nhà thờ, đã ở trong các ban giúp lễ, hầu hết là học trường đạo Puginier ở Hà Nội hay trường Providence Huế (trường hợp Nguyễn Văn Tuyên) nghĩa là đã kín múc từ nguồn âm nhạc của Thiên Chúa Giáo. Thành Công của những vị này như những hoa trái nở rộ, thơm ngon mà Chúa Giêsu thì dạy trong Phúc Âm : "Cứ xem quả thì niết cây. Cây tốt mới sinh quả tốt" (Mt 12,33) Truyền thống tốt lành của Việt Nam, quê hương chúng ta là : "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn".

4. Góc khuất mà người viết muốn mở ra sau những thành công rực rỡ trong việc khai sáng nền tân nhạc Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam đó là nền âm nhạc Bác Học Âu Mỹ, điểm sáng chói của nền Văn Hóa và Văn minh nhân loại mà Thiên Chúa Giáo đã góp phần.

Nói về âm nhạc chung chung thì dân tộc nào cũng có, nhưng âm nhạc đó có từ bao giờ, ký âm ra sao, được bao nhiêu người, bao nhiêu miền, bao nhiêu nước sử dụng thì không có tài liệu nào nói rõ. Trái lại Âm Nhạc Bác Học Âu Mỹ thì có nguồn cội rõ ràng ảnh hưởng thì khỏi nói người ta cũng biết, cả thế giới sử dụng, phát huy rực rỡ trên toàn cõi địa cầu. Cứ xem những cuộc thi thể thao thế giới, cuộc đấu nào cũng cử hành bằng quốc ca của nước đó, có bài quốc ca nào dù là Phi Châu, hay Á Châu lại không cử những bản nhạc với những nốt nhạc Đồ, Rê, Mi, Fa... Lại không dùng những nhạc cụ của nền âm nhạc Bác Học Âu Mỹ...?

5. Thiên Chúa Giáo nơi dân tộc Do Thái đã sử dụng âm nhạc trong việc thờ phụng Đức Chúa, được ghi nhận bằng văn bản trong Thánh Kinh Cựu Ước. Đây là dấu vết lịch sử. Quyển I Sách Biên Niên chép về thời Vua Đavít, 1000 năm trước Công Nguyên đã ghi : "Vua Đavít và những người đứng đầu việc phụng tự Thiên Chúa, đã tách riêng các con ông A.xáp, ông Heman và ông Giơ-du-thun ra để họ lo việc phụng tự. Họ hát những bài ca được được Linh Hứng theo tiếng đàn sắt, đàn cầm và não bạt. Họ hát thánh ca theo lệnh nhà vua, tất cả họ là những nhạc sư và ca viên gồm 288 người, chia phiên đờn hát thánh ca theo lệnh nhà vua" (1Sb 25,1-31).

Sách Biên Niên quyển I cũng nhắc tới tên các nhạc cụ thời đó : "Toàn thể dân Israel đưa Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa lên Núi Sion vừa reo hò giữa tiếng tù và, kèn đồng và não bạt với tiếng cầm tiếng sắt". (1Sb 16,28)

- Trong việc cắt cử người phục vụ nhà Đức Chúa có tới 4.000 người dùng được nhạc khí mà ngợi khen Chúa. (1Sb 23,5)

"Còn các thầy Lê vi thì sử dụng các nhạc cụ của Đức Chúa do vua Đavít làm ra để hòa theo những bản thánh ca... Họ hát những bài do vua Đavít sáng tác, bên cạnh họ, các tư tế thổi kèn...". (2 Sb 7,6)

Thời đó đã có Ca đoàn, và Vua Đavít cũng là nhạc sỹ sáng tác. Rất tiếc không có tài liệu nào ghi được nhạc phẩm của Ngài.

- Thánh Vịnh 91,4 Thời Vua Đavít nhắc tới cả đàn Tỳ Bà :

"Hòa điệu sắt cầm gieo trầm bổng.

Nhè nhẹ vấn vương khúc Tỳ Bà."

- Thánh Vịnh 150, 3-6

Ca tụng Chúa đi rập theo tiếng tù và

Ca tụng Người họa tiếng cầm tiếng sắt

Ca tụng Chúa bằng vũ điệu trống đưa

Ca tụng Người theo cung đàn nhịp sáo

Ca tụng Chúa đi với chũm chọe vang rền

Ca tụng Người cùng thanh la inh ỏi

Hỡi toàn thể chúng sinh ! ca tụng Chúa đi nào ! Halleluia.

- Thánh Vịnh 97,4-6

Tung hô Chúa hỡi toàn thể địa cầu

Mừng vui lên reo hò đàn hát.

Đàn lên mừng Chúa khúc hạc cầm dìu dặt

Nương khúc nhạc cầm réo rắt giọng ca

Kèn thổi vang xem tiếng tù và

Tung hô mừng Chúa vị quân vương.

6. Thật lạ lùng, trước Công nguyên 1000 năm, nghĩa là trước chúng ta ngày nay hơn 3.000 năm đã có những nhạc sư, những ca sỹ, những nhạc cụ phong phú như trên nhưng rất tiếc không có tài liệu nào cho chúng ta biết những nhạc cụ đó như thế nào và ký âm ra sao cho các nhạc cụ ấy. Ngay cả nhạc cổ truyền Trung Hoa cũng không có lịch sử rõ ràng. Hệ thống : Hồ, xừ, xang, xê, công, liu (Đồ, rê, pha, sol, la, đô)... chép thành ký hiệu âm nhạc như thế nào? độ cao thấp bao nhiêu, độ dài ngắn bao nhiêu? Chép bản nhạc hòa âm, tổng phổ thế nào ? Nói chung là chưa có tính lịch sử và khoa học-mãi sau này Trung Hoa ghi bản nhạc bằng các con số 1,2,3,4,5 ... là đã dựa vào thang âm của nhạc bác Học Tây Phương : số 1 là Chủ âm; số 2 là Thượng Chủ âm; số 3 là Trung âm; số 4 là Hạ Át âm; số 5 là Át âm; số 6 là Thượng Át âm, số 7 là Cảm âm; số 8 là Chủ âm cao.

7. Sáng tạo nốt nhạc.

Thế giới âm thanh thì vô kể nhưng lấy những ký hiệu nào để ghi chép lại? Ban đầu Giáo Hội ghi bằng các chữ cái ABCDEFG trên 1 hàng kẻ rồi 2,3 cuối cùng 4 hàng kẻ (Hình thành khuông nhạc) Sau đó thay thế các chữ cái bằng những nốt vuông vào cuối thế kỷ X khi một tu sỹ người Ý, ông Gui d' Arézzo lấy các chữ đầu của bài thánh ca Kính Thánh Gioan Tẩy Giả (24/6) để thay thế các mẫu tự.

Bài Thánh ca như sau (tiếng Latinh)

Ut queant laxit

Resonare fibris

Mira gestorum

Famuli tuorum

Solve poluti

Labii reatum

Sancte Joannes.

Tạm dịch : Để các tôi tớ Ngài (Thánh Gioan Tẩy Giả) có thể ca tụng những công việc lạ lùng của Ngài bằng những sợi dây đờn réo rắt thì : Lạy Thánh Gioan xin Ngài hãy thanh tẩy môi miệng tôi tớ Ngài.

Qua đoạn Thánh ca trên, Gui d'Arézzo đã lấy nhưng vần đầu của 7 câu để đặt tên cho 7 nốt nhạc, thể hiện qua chấm vuông trên khuôn nhạc 4 hàng kẻ (Bình ca) sau này đổi sang chấm tròn ghi trên 5 hàng kẻ. Tên 7 nốt nhạc như những chữ cái của 1 hệ thống văn tự dùng để ghi chép, đọc và tấu nhạc. 7 tên nốt nhạc là : Ut, Re, Mi, fa, Sol, La, Si, (ghép S+J).

Ghi chú : Ut khó phát âm nên sau này đổi Thành Đồ.

Phát minh ban đầu của Giáo Hội dần dần cả thế giới sử dụng, phát huy thành bộ môn Âm nhạc Bác Học, phát triển nở rực rỡ tới nay và mãi mãi sau này.

8. Kết luận.

Nền Âm nhạc Bác Học Châu Âu là một đóng góp cực kỳ lớn lao của Thiên Chúa Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo nói riêng cho nền Văn hóa, Văn học, Văn minh nhân loại. Đối với Việt Nam sự đóng góp cũng thực lớn lao.

Về Văn học thì Chữ Quốc Ngữ là sâu nặng nhất. Từ đầu thế kỷ 17 tới đầu thế kỷ 20 - Giáo Hội đã đóng góp cho Văn Học Việt Nam 14 bộ Tự điển. Phải tới năm 1931 Văn Học Việt Nam mới có bộ từ điển Việt Nam đầu tiên của nhóm Khai Trí Tiến Đức.

Về Âm nhạc, không phải tới năm 1938 mới có những bài nhạc tân nhạc đầu tiên của những tác giả Công Giáo : Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Tuyên và Lê Thương.

Trong tập hồi ký của Linh mục Yuse Tiến Lộc C.Sr.D tháng 5/2020 trang 227 có ghi ; "Tác giả Nguyễn Khắc Xuyên (Nhạc sỹ lão thành) trong cuốn Hồi Ký Tiến Trình Thánh Nhạc Việt Nam, đã đem chúng ta về với quá khứ cũng như tác giả Minh Tâm trong cuốn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam từ 1900-1975, cũng cho chúng ta những trang lịch sử quý giá".

Ta ngộ ra điều này là công đầu của nền âm nhạc Việt Nam nói chung là do các nhạc sỹ nhà đạo hoặc xuất thân từ nhà đạo (cụ Lưu Quang Duyệt, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Tuyên, Lê Thương...)

Ở giữa cuốn sách lịch sử Âm Nhạc Việt Nam tác giả Minh Tâm dành riêng một trang để minh họa bằng bìa sách "Những bài Ca Ngợi Đức Bà Maria", nhà xuất bản : Imprimerie Tân Định 1923. Ở những trang in chân dung các nhạc sỹ và những người làm công tác âm nhạc ta thấy hàng loạt các tác giả Công Giáo. (Cha Gabriel Long, Cha Phaolô Đạt, Cha Phaolô Quy...)

Hơn một chục nhạc sỹ dạy nhạc hoặc sáng tác nhạc tiên khởi có gốc từ nhà thờ. Điều này cũng đúng cho nền âm nhạc thế giới mà ai cũng phải công nhận là xuất phát từ những kinh nghiệm lâu dài của các đan sỹ trong tế tự, bằng chứng cụ thể là dấu tích các nốt nhạc Ut Re Mi Fa Sol La Si là khởi đầu của bài thơ ca ngợi Thánh Gioan Tẩy Giả (cuối thế kỷ X).

9. Truyền thống Văn Hóa Việt Nam rất hay và rất đẹp: "Uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Bài "Cánh Gà Sân Khấu" cũng chỉ nhằm mục đích đưa tâm trí những ai có thành tâm thiện chí, yêu âm nhạc, yêu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng về cái "nguồn" và cái kẻ "trồng cây" ấy. Với những ai chủ trương "Không thể sống vô ơn được : Ơn ai một chút chớ quên (ca dao)", thì quả thật, chúng ta còn nợ Giáo Hội Công Giáo một lời Cám Ơn.

Tân Sa Châu ngày 01/01/2021

Linh Mục Nguyễn Hữu Triết

Phụ bản II


Tình Thơ Tân Sa Châu
Xưa & Nay

Bao năm đến với Xưa Nay

Giao lưu lĩnh hội đủ đầy sách hay

Cha Triết nhân nghĩa tràn đầy

Sưu tầm chia sẻ ý hay hòa đồng

Anh Tuấn hoài bão trông mong

Ước tìm sách quý duỗi rong nẻo đường

Luôn đem san sẻ tỏ tường

Tuần hai thứ bảy mến thương trình bày

Mạnh Đoàn Anh chọn tung bay

Xa xôi cách trở… từ nay Hoa Kỳ

Thơ tình có chị Hoài Ly

Vô cùng gian khó cả đi lẫn về

Cô Tâm Nguyễn việc bộn bề

Xa xôi cách trở chẳng hề ngại chi

Anh Thanh Châu mấy ai bì

Tuổi cao! Ngực chắc! Vắng kỳ giao lưu

Cô bác – anh chị về hưu

Đam mê thơ phú thân yêu nghĩa tình

Trà gừng thay rượu linh đình

Thùy Hương lưu dấu chân tình không phai

Vũ Thùy Hương

THÊM MỘT SỐ

Vẫn chỉ thế thôi

Vẫn chỉ là thêm một số

Là chuyển tiếp một chặng trình

Là lại ngóng những buồn vui

Lại nghe những ngậm ngùi ngày qua đã

*

Thêm một số

Chỉ giản đơn nhè nhẹ

Như vệt kẻ mờ trên rãnh trán suy tư

Nghe thật thà trong phép cộng hình như

Nhưng thực tế đã trừ đi nhiều thứ

*

Thời gian đấy

Tựa bóng đùa hư ảo

Những âm trầm chập choạng giữa vàng xanh

Như lắng nghe

Hiên vắng bước độc hành

Ngùi tâm thức

Gió mùa rung sắc lá

*

Thêm một số

Bước trần như vô định

Bao nét đứng ngồi ngày đã phất phơ bay

Khẽ co vào tay bấm nhẹ lòng tay

Ừ đã thấy tháng ngày như gió cuốn

Đàm Lan

LÙI LẠI

Ta lùi lại để nhìn người thêm một chút

Để mơn man một chút nhớ và thương

Lỡ một mai bóng nắng vô thường

Vẫn còn đọng bâng khuâng hình dáng ấy

Ta lùi lại nhường người một tiếng

Một tiếng buồn và cả một tiếng vui

Để long lanh nhìn thấy mắt ai cười

Đời vì thế sẽ trở nên ấm áp

Ta lùi lại chừa cho người một bước

Bước sẽ nhẹ nhàng bước sẽ khoan thai

Đâu cần vội cũng chẳng cần trên trốc

Thứ vị đây kia thời sẵn định rồi

Ta lùi lại để nghe mình một chút

Đã những dọc dài đã những thấp cao

Bàn tay trắng bàn tay đen đã thử

Vẫn rốt cùng tay ấm với tay trơn

Đàm Lan


KHÓI

Một làn khói bốc lên từ bếp lửa hoàng hôn

Mang hơi ấm của một chiều đoàn tụ

Khói lênh loang như những câu chuyện kể

Khói quyện vào ngọt vị thơm hương

Một vạt khói bốc lên từ đám cháy

Là tơi tả là tan hoang là vật vã

Một bước ngoạt của sự đời voi chó

Có thể khốn cùng từ đấy gieo neo

Một cuộc khói bốc lên từ lòng thù hận

Phủ mờ lương tri nghẹn đường nhân lý

Thiêu đốt tất thảy bao vun bồi đắp dặm

Để những mặt người nát vụn cõi sinh nhân

Khói nhuộm quạch những con ngươi tròng mắt

Khói ám mờ vùng tâm thức minh quang

Khói đọng đặc trái tim ngọa nghiệt

Vùi tất sinh thần vào bồ hóng thâm đen

Đàm Lan


TÌNH THƠ TÌNH ĐỜI

Tình thơ quyện với nghĩa đời

Tấm lòng bạn tặng thơ tôi vơi buồn

Cảnh đời ngang giọt sầu tuôn

Nghĩa nồng thắm đượm ý luôn chan hòa

Trong tôi hồn ngát hương hoa

Ước mong sao mãi mặn mà thắm ân

Dẫu chưa toại nguyện muôn phần

Vẫn cầu gặp được một lần tri âm

Đường trần nhẹ bước lâng lâng

Đường trần vẫn nhẹ bước lâng lâng

Dù xa xôi mấy chẳng ngần phôi pha.

Kim Thoa

GẶP EM

Chỉ một phút giây được gặp em

Tim anh bừng nắng máu say men

Tuổi trẻ dâng lên đầy khát vọng

Duyên trời anh mãi có Tình Em

Phùng Chí Tâm

Tiễn năm Canh Tí 2020

MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021

Trải qua ngày tháng khó khăn

Đầu năm dịch bệnh, cuối năm vẫn còn

Thông tin chính phủ ban ra

Cô – vid thế giới đang còn lây lan

Kiểm tra khách đến sân ga

Cách ly triệt để nếu là bệnh nhân

Mọi người tuân thủ năm K (1)

Để phòng chống dịch cho ta an toàn

Báo nước Anh ca ngợi rằng

Việt Nam chống dịch hai lần thành công (2)

Qua thông tin của báo đài

Ba mươi mốt mặt hàng đã xuất khẩu (3)

Tỉ lệ xuất khẩu gia tăng (4)

Nền kinh tế ta đang dần phục hồi

Du lịch đang được kích cầu

Quảng bá du lịch nơi gần nơi xa

*

Bão lũ sáu tỉnh miền Trung

Đồng bao nơi ấy chịu nhiều thương đau

Chính quyền cùng với nhân dân

Chung tay góp sức giúp đồng bào ta

**

Năm mới Tết sắp đến rồi

Heo gà, bánh mứt, hoa trà đón xuân

Cầu mong thế giới bình yên

Việt Nam thịnh vượng ta thì vui xuân

Ngày 6/12/2020

Thúy Mai (Quan Thúy Mai)

Ghi chú:

(1) Năm K: 1. Khẩu trang 2. Khử khuẩn 3. Khoảng cách 4. Không tập trung 5. Khai báo y tế

(2) Chống dịch Co – vid đợt 1: tháng 3, 4; đợt 2 vào tháng 9 và 10 ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

(3) Giá trị xuất khẩu là 20,1 tỉ đô la Mỹ của cuối năm 2020.

(4) Tỉ lệ xuất khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.


HOA SEN

SEN nở hoa tươi trên ruộng đồng

SEN màu đẹp sắc tỏa hường hồng

SEN bông rực rỡ dâng lên Phật

SEN ngó thân cây thẳng duỗi dòng

SEN búp trơ cành vàng bén nhụy

SEN khoe dáng điệu ngát hương nồng

SEN bùn đất ướt vươn cây tốt

SEN củ vị thanh uống mát lòng.

Hồ Quang Bỉnh

GIAO THỪA

Đón Tết giao thừa đối pháo bông

Trẻ già chuẩn bị ngóng chờ trông

Màn đêm bao phủ nhiều sao sáng

Ánh điện hào quang rực rỡ sông

Tiếng trống liên hồi mừng Tết đến

Phố phường hớn hở đón chờ mong

Bầu rời pháo sáng đì đùng nổ

Nguyên Đán triển khai chuẩn bị xong

K. Hồ Quang Bỉnh 2020

LÃO HÓA

Năm nay tuổi tác đã lên già

Gối lẻ quạnh hiu dưới nái nhà

Đôi lúc bồn chồn thương giận ghét

Thời gian tóc bạc cứ dài ra

Cháu con lao động thiếu sinh hoạt

Cuộc sống đôi nơi đành phải xa

Dịch bệnh hoành hành tin thế giới

Giao lưu kết bạn hợp tình ta

K. H. Quang Bỉnh 2020

MỪNG XUÂN

XUÂN về rực rỡ đẹp màu hoa

XUÂN mới chung vui hưởng thái hòa

XUÂN tới ngăn ngừa phòng dịch họa

XUÂN xanh ước mộng của trăng hoa

XUÂN sang tươi mát trẻ trung hòa

XUÂN mãi yêu thương chồng vợ già

XUÂN thắm vàng tươi cây lúa mạ

XUÂN quê hạnh phúc đến muôn nhà

K. H. Quang Bỉnh 2020

0907089929

NHỚ BẠN TÂM GIAO

Thanh Phong nay đã đi rồi

Nhớ thương, thương nhớ buổi đầu gặp nhau

Tình thân, nghĩa nặng tâm giao

Khuyên nhau chăm chỉ học hành mai sau

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy

Gắng công, gắng sức nên danh sau này

Lời khuyên, nhớ mãi trong tâm

Nhớ thương, thương nhớ chân tình bạn thân

Kim Long

LÃNG MẠN ĐỒI XUÂN

Chín chín xuân tròn trăm chạm ngõ

Hoàng hôn tím ngát lên đồi cọ

Vui vầy uống rượu với giai nhân

Ngất ngưởng gieo vần theo ngọn gió

Réo rắt Hằng Nga giấc mộng vàng

Du dương khúc nhạc vầng trăng tỏ

Bầy tiên nữ tặng lão đa tình

Đại tướng quân rừng hoa vạn thọ

10/11/2020 Chữ Đồng Minh

RỪNG THU TỪNG BIẾC SEN HỒNG

Xin đừng khóc mướn thương vay

Đừng vờ đau xót lá bay đoạn trường

Đời đầy cay đắng tang thương

Dở dang là lẽ tình thường mà thôi

Con tim nảy lộc đâm chồi

Niềm rung cảm đượm bồi hồi xuyến xao

Chân thành thấm thía niềm đau

Rừng thông lai láng dâng trào ý thơ

Xin đừng đắm đuối mộng mơ

Thế gian nghịch cảnh ngẩn ngơ hão huyền

Tròng trành nghiêng ngửa con thuyền

Trong cơn bão tố truân chuyên gập ghềnh

Xin đừng vội vã lãng quên

Tình xưa nghĩa cũ gọi tên bốn mùa

Yêu thương đâu phải trò đùa

So đo tính toán được thua ích gì

Xin đừng ảo tưởng hoài nghi

Đại dương bát ngát biên thùy là đâu

Làm sao đi hết chiều sâu

Nỗi niềm trắc ẩn bể dâu ba đào

Tình yêu gởi trọn cho nhau

Nâng tâm hồn đến đỉnh cao mặn nồng

“Rừng thu từng biếc sen hồng” (*)

Rợp trời sắc thắm hoa lòng thiết tha

Hồn thơ chan chứa mặn mà

Nụ hồng lộc biếc đậm đà duyên mơ

Khi yêu đời hết bơ vơ

Hồng hồng biếc biếc xóa mờ đơn côi

Ngàn Phương

(*) Thơ Nguyễn Du

TỪNG BIẾC SEN HỒNG 2

RỪNG thu ủ mộng thiên đường

THU sang ru nhẹ nàm sương tuyệt vời

TỪNG mây lơ lửng lưng trời

BIẾC xanh dòng suối ngõ lời yêu thương

SEN vào khóm lá vấn vương

HỒNG nhung hé nụ tỏa hương dịu dàng.

NGHE trong gió sớm mơ màng

CHIM thì thầm nhắn mộng vàng dệt tơ

NHƯ không gian chẳng bến bờ

NHẮC con tim chớ hững hờ duyên nhau

TẤM gương chung thủy ngàn sau

LÒNG chân thành mãi ngọt ngòa thiết tha

THẦN tình ái vẫn mặn mà

HÔN trang thư cũ chan hòa dư âm.

Ngàn Phương


Họa TRỞ LẠI LÀNG XƯA

của NGUYỄN MẬU LÃM

(Kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ)

Anh về lại quê xưa

Phượng đỏ tung bay trong nắng hạ

Con đường làng hoa dại ngát hương xa

Lòng dịu êm trong cảnh thái hòa

Bên mái ấm lòng quay về dĩ vãng

Bao nhiêu năm chốn sa trường lửa đạn

Giặc ra tay thiêu rụi xóm thôn mình

Chúng bạo tàn hung hãn – cảnh điêu linh

Anh đau xót vùng lên thề quyết chiến

Lòng căm hận cố ngăn dòng nước mắt

Anh cương quyết đứng lên thề dập tắt

Nỗi hận thù bao phủ khắp làng quê

Sẽ hy sinh xuống máu vẹn câu thề

Đem no ấm an vui cho đất mẹ

Trung với nước hiếu với dân anh lặng lẽ

Chiến đấu nguyền chấm dứt cảnh lầm than

Về quê xưa nơi xóm cũ dịu dàng

Bên mái ấm đơn sơ đầy hạnh phúc

Nếp sống mới yên vui

Nắng thanh bình sáng rực

Khắp làng quê đoàn kết thân thương

Một cánh tay gởi lại chốn sa trường

Anh còn lại nửa vòng tay luyến mến

Với tình yêu và niềm vui hiện đến

Nửa vòng tay ấm lại gió mùa đông

Đời đẹp tươi tràn ngập cả đôi lòng

Cho ánh nắng ngày xuân bừng sống dậy.

Ngàn Phương


CÁI CHÂN HƯ

Cái chân bây giờ hư quá nhe

Ta bảo sao ngươi lại không nghe

Bước đi một tí liền kêu mệt

Chỉ thích như quan, một bước, một bước xe.

Không ngờ bác cứ hiểu lầm tôi

Trước kia tuổi trẻ phải tay chơi

Vượt núi, băng đèo tôi chẳng ngán

Hành quân gian khổ vẫn yêu đời.

Ngẫm suy, gì thì cũng có thời

Bây giờ ai cũng đã già rồi

Thông cảm cùng nhau ta rèn luyện

Sớm muộn chung cuộc tới “đích” thôi.

Lê Minh Chử

LƯU LẠC GIANG HỒ

Lãng mạn sông hồ mười tam tuổi

Đời phiêu bạt lũng sâu đèo núi

Dừng chân thác đổ nắng vàng chanh

Cất bước mưa tuôn giày đỏ bụi

Tán lá cao su phủ kín đường

Hương mùa vú sữa bay thơm mũi

Tha phương đã mấy độ trăng tròn

Trở lại quê nhà xưa lội suối

09/12/2020 Chữ Đồng Minh


TRỜI XUÂN GIA ĐỊNH

Vòng luân lạc đến hồi Tân Sửu

Rực nắng hồng tươi hàng cổ thụ

Nhạc nước âm vang rạch Thị Nghè

Thuyền hoa nhộn nhịp kênh Tàu Hũ

Trầm ngâm chậu cúc trắng âm thầm

Náo nức cành mai vàng quyến rũ

Gió thoảng thơm lừng dạ lý hương

Trời Gia Định vẫn xanh trù phú

10/11/2020 Kỳ Nam

(Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021)

LÃNG MẠN ĐỒI XUÂN

Chín chín xuân tròn trăm chạm ngõ

Hoàng hôn tím ngát lên đồi cọ

Vui vầy uống rượu với giai nhân

Ngất ngưởng gieo vần theo ngọn gió

Réo rắt Hằng Nga giấc mộng vàng

Du dương khúc nhạc vầng trăng tỏ

Bầy tiên nữ tặng lão đa tình

Đại tướng quân rừng hoa vạn thọ (*)

10/11/2020 Kỳ Nam

(Thơ chào xuân Tân Sửu 2021)

(*) Cây đại tướng quân, cây vạn thọ)

NƯỚC LŨ NĂM NAY

Nước lũ năm nay ngẩm hỡi ơi

Nhà trôi, nước cuồn sạch băng rồi

Núi chuồi ập xuống dày mươi mét

Đào bới tìm thây mệt hết hơi

Đất đá… trơ nhìu, lòng ảo não

Vườn cây… lặng ngắm, dạ bời bời

Mới hay tai họa trong giây ơhút

Gắng gỏi bao năm… trời hỡi trời!!

27/11/2020 - Nhựt Thanh

DỊCH CÔ – VIT 19

Lũ lụt năm nay hại lắm rồi

Lại còn cô – vit nữa than ôi!

Trung Hoa có phải tâm loang bịnh

Vũ Hán âu là gốc nảy chồi

Thế giới bây giờ đã ngán ngẩm

Con người nay vẫn cứ sanh sôi

Mới hay tai họa còn gieo đến

Hãy liệu tu thân tránh khổ dồi

29/11/2020 - Nhựt Thanh

CHÚC TẾT TÂN SỬU 2021

Một tuổi đời chồng chất nữa rồi

Tôi ngồi tôi nghĩ tấm thân tôi

Tám mươi tuổi đã… hay hay nhỉ!

Hai chục năm hưu… ngất ngưởng thôi.

Cô – vit hại người còn cạnh cửa

Sê – rum ngừa bịnh chửa yên ngôi

Đất chuồi, lũ cuốn… nhà nhà mất

Tân Sửu cầu mong được thảnh thơi

27/11/2020 - Nhựt Thanh

(Phạm Hiếu Nghĩa)

XUÂN TÂN SỬU 2021

Rền vang nghé ngọ chào Tân Sửu

Nô nức nghênh tân và tống cựu

Ly mới tạc thù với cố tri

Vần xưa xướng họa cùng thân hữu

Đi lên cuộc sống được điều nghiên

Đổi mới tư duy cần khảo cứu

Hội nhập trào lưu bốn chấm không

Việt Nam giàu mạnh mong thành tựu

Thanh Vĩnh

SONG LÃO

thân họa bài Lãng mạn đồi xuân
của nhà thơ Kỳ Nam

Chồng Trăm phải đợi Hai ngoài ngõ

Vợ Tám mươi ba cầm chiếc cọ

Vẽ chuột tung hoành lắm nạn tai

Chờ trâu ổn định bao luồng gió

Bà duyên dáng nở nụ hoa hồng

Ông hải hà giương tròng mắt tỏ

Liếc dọc ngang từ bắc tận nam

Vô cùng hạnh phúc bên trường thọ

19h00’ 10/11/2020 Phạm Thạch

CHÀO XUÂN TÂN SỬU

Kính họa bài Xuân Tân Sửu 2021
của nhà thơ Thanh Vĩnh

Chỉ phút giây bàn giao Tí Sửu

Còn vui vẻ đón Tân đưa Cựu

Triền miên đổ lệ khóc vong nhân

Mải miết mang quà trao bệnh hữu

Cửa nát nhà tan chắc chuột lo

Thân rung bụng đói thì trâu cứu

Tai trời vận nước miễn ta còn

Chén rượu câu thơ liền tái tựu

11/11/2020 Phạm Thạch

Sáng nay thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2020

Bạn Thơ ca Hưu Trí Quận 3 và Bạn Thơ ca Hương Việt cùng đến Chùa Vĩnh Nghiêm đưa tiễn Anh Thanh Phong đến nơi an nghỉ cuối cùng:

TIỄN BIỆT

Anh ơi! Sao vội ra đi

Bao người tưởng nhớ chia ly chạnh lòng

Anh còn đâu nữa mà mong

Từ nay tình nghĩa mạn nồng cách xa

Thành Cần lẻ bóng chiều ta

Các Con – Dâu – Cháu vật và thê lương

Bà con – Lối xóm tiếc thương

Bạn bè cảm mến: còn vương vấn hoài

Vần Thơ vọng tưởng bi ai

Sách Thơ Xưa Nay không phai nghĩa tình

Thanh Phong nay đã thờ Hình

Đâu còn ngâm tặng rồi bình Thơ ca

Bao nhiêu tha thiết đậm đà

Bấy nhiêu u uất thật là bị thương

Đất lành Nam Định quê hương

Thiết tha chào đón ánh Dương rạng ngời

Anh nằm nơi ấy lạc loài

Từ nay Nhà trống biết ai chu toàn !!!

Em cùng Thi hữu lệ trào

Chấp tay khấn nguyện vái van lưu tình

Ở nơi ấy có hiển linh

Hãy về đón nhận thâm tình của Em

Em cùng Huynh Tỷ

Xin đem:

Lòng thành Tưởng Niệm

Đi kèm lệ rơi

Vũ Thùy Hương


Cùng Nhà Văn – Người Chị TÚY HỒNG Kính mến:

Cầm trên tay cuốn (TÚY HỒNG NGƯỜI ĐI NGƯỢC GIÓ) Anh Cả mới tặng sáng nay, lật xem tôi vô cùng xúc động: Chị mất hơn 5 tháng (chính xác 19/7/2020) tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ! Mãi đến nay tôi mới biết!

Chị là chị ruột chị dâu cả, thời thơ ấu chị luôn âu yếm véo má xoa đầu và dành cho tôi những tình cảm khó diễn tả thành lời.

Đã 2h sáng, quá xúc động! Em xin gởi vài lời đến chị cho dầu quá muộn, em mong chị tiêu dao tiên canh, ở nơi đó chị được đoàn tụ cùng ba mẹ, không còn ngăn cách với anh Thanh Nam đã ra đi trước chị, nơi chị đến không có những lời bình luận khiếm nhã và xem thường nhà văn nữ từ năm chị xuất hiện trên báo Bách Khoa năm 1963 trở về sau.

VĨNH BIỆT MUỘN!!!

(NGƯỜI ĐI NGƯỢC GIÓ) trên tay

Mới hay chị đã không may qua đời

Chạnh lòng lưu dấu đôi lời

Trong em – chị mãi: tuyệt vời biết bao

Thương thay phận số lao đao

Phương xa – xứ lạ: hanh hao thân gầy

Thanh Nam giã biệt nơi nầy

Anh lìa cõi thế! Vui vầy còn đâu?!

Nhìn con thơ dại âu sầu

Thẫn thờ năm tháng! Giọt châu ngắn dài

Gian truân đè nặng đôi vai

Nghẹn ngào đất khách! Biết ai tỏ tường?!

Vang trong hồi tưởng nhớ thương

Ra đi sầu xứ: gió sương xa vời

Hành trình lưu lạc muôn nơi

Giã từ dương thế: nhờ đời Cố Đô

Thương mến chị

Mảnh khăn Sô

Quê hương xa lắm

Nấm mồ phương nao?!!!

Vũ Thùy Hương - 11/12/2020


THƠ XUÂN VIẾT BÊN NÚI BÀI THƠ

Câu thơ như mảnh hồn người

Chắt chiu sương nắng một thời cho nhau

T. N. M.

Nhà ở dốc Bồ Hòn

Có ngại gì tiền hết

Ngày dưng và tháng tết

Bữa cơm thường như nhau

Bạn trươc cùng bạn sau

Đều ngồi chung một chiếu

Chỉ cầm lưng chén rượu

Đủ vui suốt một ngày

Bạn say mình cũng say

Thơ bỗng bừng ý lạ

*

Giọt mưa xuân, xanh quá

Bay ngang trời Hạ Long

Mặc giá rét mùa đông

Còn thoảng trong mây nước

Ngày mai chẳng có được

Nỗi vui ngày hôm nay

Đọc câu thơ thật say

Nghe hồn mình thật tỉnh

Biết bao là âm lạnh

Trong một chén rượu vơi…

Đồng lương vẫn thấp thôi

Giá chợ cao chóng mặt

Vợ mình không cáu gắt

Ấy là điều rất hay

Bạn thơ cứ qua đây

Vào giờ nào cũng tốt

Có thơ vui năm trước

Giờ đọc lại thêm buồn

Không viết được hay hơn

Uống rượu gì cũng nhạt…

*

Bạn thường thăm đột ngột

Câu thơ chờ giữa trang…

Bồ Hòn 1/1982

Trần Minh Nhuận


A SPRINGTIME POEM WRITTEN BESIDE

THE “BÀI THƠ” (POEM) MOUNTAIN

The verse is like the soul of a man

At a time when we saved everything for each other

T.N.M

We lived at the Bồ Hòn slope

And were not afraid of being moneyless

In ordinary days and at the “Tết”

(Lunar New Year) month

Our meal is ordinary as usual

One after the other our friends came

Sitting on a same carpet

Only a half-filled cup of wine was needed

To make us happy throughout the day

You’re drunk and so was I

The poem was suddenly blazing with new

and strange ideas

So bluish was the springtime raindrop

That flew across the Hạ Long sky

Not caring for the winter cold

That lightly remained in waters and clouds

Tomorrow wouldn’t have

The joy of today

Excitingly reciting the verse

One realized that one’s soul was quite awaken

There were so many coldness and warmth

In a half-filled cup of wine...

Always low was the salary

While the market price was deadly high

My wife didn’t lose her temper

And that was something quite interesting

Our fellow poets were quite free to come

As at any moment they would be welcome

We’ve had happy poems in the last year

Now we feel sad when reading them

As we cannot write better poems

We feel that whatever wine we drink is weak...

You often drop by unexpectedly

Amid the page the verse is awaiting...

Bồ Hòn -1982

Trần Minh Nhuận - Translated by Vũ Anh Tuấn

ĐẤT TỔ NGÀY XUÂN

Đất Tổ Hùng Vương mười tám đời

Ngàn năm rực rỡ sắc hồng tươi

Khắc sâu tâm trí bao thế hệ

Lấp lánh ánh xuân rạng chiếu ngời

Còn đó Phong Châu xanh núi đồi

Sông Thao đỏ thắm ngọt tình trôi

Gương soi Giếng Ngọc hồn trong trắng

Đền Thượng – Hy Cương nắng tinh khôi

Tổ Quốc thiêng liêng tụ chốn đây

Thiết tha lời Bác thắm trời mây

“Các Vua Hùng có công dựng nước…”

Bờ cõi – cháu con gắng dựng xây!

Ngày hội non sông vui rộn ràng

Bài ca đất nước trải mênh mang

Linh thiêng Nghĩa Lĩnh bừng sinh khí

Truyền thống Lạc Hồng xứng vẻ vang!

Xuân Canh Thìn – 2000

Vũ Mão

The Ancestral land in springtime

The Hùng Vương (King Hùng) ancestral land with its eighteen dynasties

Will forever be dazzling with its fresh rosy shade

And has been deeply engraved in the mind of many generations

Sparkling, the springtime light was fully illuminating

The green mountains and hills at Phong Châu were still there

The Thao river with its reddish water sweetly flowed

The mirroring Giếng Ngọc (Jade well) reflected a pure soul

At the Thượng temple and at Hy Cương shone a brand
new sunlight

The sacred Fatherland is centralized here

Passionate words by Uncle Hồ were fresh like heaven
and clouds

“King Hùng has had the merit of building the nation...”

Our country - we, the descendants must strive our best
to build!

The homeland festival was so thrilling and happy

The country song resounded immensely

The sacred Nghĩa Bình was blazing with vitality

The Lạc Hồng traditions greatly deserve that glory

Canh Thìn (Year of the Dragon) Spring - 2000

Vũ Mão - Translated by Vũ Anh Tuấn


ĐỘT QUỴ

VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM

( BS Trần Quốc Khánh )

Đột Quỵ & Nhồi máu cơ tim: Anh Chị nên chủ động dự phòng! (Vì khi xảy đến, chúng ta có rất ít cơ hội)

Anh Chị ạ, cứ mỗi độ đông về hay tết đến => số lượng bệnh nhân bị đột quỵ (Tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim tăng lên rõ rệt => rất nhiều người ra đi hoặc để lại những di chứng nặng nề. Và đến thời điểm này, sau rất nhiều năm thống kê thì nhồi máu cơ tim cùng với đột quỵ vẫn luôn là hai nguyên nhân đứng số 1 và số 2 gây tử vong cho con người trên toàn Thế giới.

Với cá nhân mình, đã rất nhiều bài Bs viết về hai căn bệnh này gửi đến anh chị. Và ở đó, Bs luôn nhấn mạnh việc DỰ PHÒNG để không cho nó xảy đến là yếu tố quyết định nhất, vì với hai tổn thương này => khi nó đã xảy ra thì cơ hội cứu sống/chữa lành là vô cùng bé nhỏ, dù nhà bệnh nhân có ở ngay cạnh cổng….viện đi chăng nữa.

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của chúng ta bị giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị tắc hoặc bị vỡ => các mô não không nhận được oxy + chất dinh dưỡng => tế bào não bắt đầu chết dần trong vài phút. Có hai loại đột quỵ chính theo thương tổn đó là: Thể mạch máu não bị tắc nghẽn (Nhồi máu não) và thể mạch máu não bị vỡ (Xuất huyết não). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não => gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (Transients Ischemic Attack-TIA), chúng thường không gây ra các triệu chứng lâu dài tuy nhiên đây cũng là “điềm báo” về nguy cơ chúng ta bị đột quỵ về sau nếu không được dự phòng sớm. Nhồi máu cơ tim (Heart Attack hay Myocardial Infarction) về cơ chế giống như thể nhồi máu não, tức là các tế bào cơ tim bị thiếu máu cấp tính do mạch nuôi tim (Mạch vành) bị tắc nghẽn => tim bị “chết” một phần hoặc toàn bộ => tử vong rất nhanh.

Anh Chị ơi, với hai thương tổn này (Đột quỵ và nhồi máu cơ tim) Bs luôn luôn nhấn mạnh rằng với mỗi người dân chúng ta, nắm rõ các giải pháp dự phòng và thực hành chúng chính là YÊU TỐ QUYẾT ĐỊNH giúp bảo vệ chính mình, bảo vệ ông bà cha mẹ mình để tránh những cuộc chia ly trong đường đột, anh chị ạ.

Dưới đây, Bs xin được gửi đến mọi người “9 NỘI DUNG DỰ PHÒNG” đó:

1. Luôn tuân thủ điều trị & kiểm soát đường máu, mỡ máu và huyết áp với những người cao huyết áp, tiểu đường hay tăng mỡ máu (Rất quan trọng).

2. Xây dựng và duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ hằng ngày như không hút thuốc lá, giảm rượu mạnh, ngủ trước 23h và dậy sớm thể dục (Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập Yoga, dưỡng sinh, bài tập với bóng Gym tại nhà...). Gần tết và tết mọi người hay phá vỡ những thói quen này và rất dễ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Khi chúng ta thể dục thể thao thường xuyên => hệ thống tim mạch được cải thiện, thành mạch máu tăng cường sức bền và những khối xơ vữa cũng được loại bỏ.

3. Tránh những thói quen không tốt trong ăn uống làm tăng nguy cơ bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim như ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm xào-rán-quay-nướng, thịt nguội, xúc xích hay những thực phẩm đóng hộp công nghiệp. Chúng ta nên tạo thói quen ăn sáng đủ đầy-ăn trưa vừa phải và ăn tối ít, thực phẩm thì nên ưu tiên kho nhạt-luộc-hấp-nấu canh-salad.

4. Tránh ngồi lâu 1 tư thế vì rất dễ hình thành những cục huyết khối => bắn đi gây tắc mạch não, mạch vành, mạch phổi. Khi ngồi máy bay-ô tô dường dài, ngồi làm việc lâu...cứ tối đa 60 phút => rời khỏi vị trí, vận động ép giãn cơ thể, vươn thở, co duỗi tay chân dăm phút, anh chị nhé!

5. Thuốc lá, rượu mạnh, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và bệnh rung nhĩ-loạn nhịp là 6 nguy cơ “hạng nặng” dẫn đến đột quỵ/nhồi máu cơ tim => cần loại bỏ hoặc kiểm soát tốt ngay từ bây giờ, anh chị nhé! Nếu có dùng chất cồn => ưu tiên rượu vang, rượu nhẹ dưới 30 độ.

6. Người có nguy cơ cao bị đột quỵ/nhồi máu cơ tim bao gồm: Tăng cân béo phì, ít vận động thể thao, người bị cao huyết áp-tiểu đường-tăng mỡ máu, người có tiền sử người thân bị tai biến-nhồi máu, người đang chữa ung thư, người bị bệnh thận mạn tính hoặc bị bệnh hệ thống-miễn dịch, phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai nghén hoặc tiền sản giật, người nằm lâu sau phẫu thuật (thay khớp, phâu thuật ổ bụng...). Những ai có một hay nhiều những yếu tố trên nên tạo thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm đặc biệt là khám chuyên khoa tim mạch. Nếu cần => nên chụp cắt lớp khảo sát mạch vành tim, chụp cộng hưởng từ sọ não mạch máu não, siêu âm động mạch cảnh hai bên...để phát hiện sớm những bất thường trong hệ thống mạch máu.

7. Stress là một nguyên nhân lớn dẫn đến đột quỵ/nhồi máu cơ tim => buông bỏ bớt và luôn trân quý từng ngày được sống. Vì được có mặt trên cuộc đời này và khoẻ mạnh để gặp gỡ mọi người đã là một hạnh phúc rồi, phải không anh chị?

8. Mùa lạnh này => tránh để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt người già. Sau khi tỉnh giấc hoặc sau tiệc rượu => chưa vội tung chăn rời khỏi giường hoặc “lao” ra đường ngay, anh chị nhé! Luôn xoa lòng bàn tay bàn chân vào nhau hoặc khởi động cơ thể trong chăn 1 lúc trước khi ra ngoài hoặc cần mặc ấm trước khi rời tiệc vì ăn mặc phong phanh rất dễ tai biến. Cứ mỗi mùa Noel và năm mới, trên khắp châu âu luôn có nhiều trường hợp tử vong do rời quán rượu ra về giữa băng tuyết, đăch biệt là vùng Đông Âu.

9. Vô cùng để ý đến những dấu hiêu báo trước dù mơ hồ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn để phát hiện và xử lý kịp thời tai biến-nhồi máu. Chúng bao gồm:

➢ Đột ngột đau nhức đầu hoặc đang ăn cơm tự nhiên rơi đũa hoặc lắp bắp nói khó (Dấu hiệu của đột quỵ). Chúng ta có thể kiểm tra nhanh thêm những dấu hiệu như bảo người đó nói to chứ “A” với hơi dài, hoặc bảo thè lưỡi, huýt sáo...Nếu lưỡi lệch 1 bên, khó khăn khi huýt sáo, méo miệng, không nói tròn vành chữa A...=> Cần liên hệ xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến viện nhanh nhất có thể. Chủ động chụp cắt lớp vi tính sọ não-cộng hưởng từ sọ não để phát hiện sớm những thương tổn. Vì với bệnh lý này, thà chụp không có gì còn hơn theo dõi chưa chụp mà làm mất đi thời gian vàng trong xử trí.

➢ Hồi hộp đánh trống ngực, kích thích vã mồ hôi kèm đau thắt ngực trái, cơn đau có thể lan sau lưng hoặc lan lên vai trái...Cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim => Để bệnh nhân nằm yên nghỉ ngơi tránh lo lắng-gắng sức & gọi nhân viên y tế ngay, anh chị nhé!

➢ Năm hết, tết đến..mọi người thường ngại đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hoặc khi có những dấu hiệu ban đầu nghi ngời rất ngại gọi nhân viên y tế => đó chính là sai lầm chết người, anh chị ạ. Vì trong bệnh lý đột quỵ/nhồi máu cơ tim..THỜI GIAN LÀ VÀNG!

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ Bs tâm huyết gửi đến anh chị, rất mong mọi người lưu tâm thực hiện để mỗi mùa đông không còn những con người ra đi trong nuối tiếc. Và Nếu thấy ý nghĩa, “Share” giúp Bs tới cộng đồng, anh chị nhé! Vì 1 giây bấm nút chia sẻ của anh chị hữu tình đâu đó lại cứu được một con người.

Trân trọng!

Minh Hùng st. (John Phan)

Ý NGHĨA CƠ THỂ HỌC
Bài rất hay và sâu sắc!

1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước! Vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước! Chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau!!!

2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía! Cả lời khen lẫn tiếng chê! Chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía! Hoặc chỉ để nghe những lời tâng-bốc êm tai!!!

3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm-mại! Vì Ngài muốn chúng ta nói ít, ngh e nhiều và chỉ nói những lời khôn-ngoan! Chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu-hiểm! Làm tổn-thương người khác!!!

4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững-chãi! Vì Ngài muốn chúng ta nên tích-lũy tri-thức! Những thứ chẳng ai có thể lấy đi! Chứ không phải chỉ chăm- lo tích-lũy những của-cải bên ngoài! Những thứ dễ-dàng bị mất-mát!!!

5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực! Vì Ngài muốn những tình-cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất-phát và lưu-giữ tận nơi sâu-thẳm trong cõi-lòng! Chứ không phải ở một nơi hời-hợt bên ngoài!!!
Thử nghĩ mà xem!

Thượng-Đế cấu-tạo cơ-thể con người một cách rất hợp-lý! Nhưng, sao chúng ta lại không xử-dụng nó theo đúng ý của Ngài!!!

Minh Hùng st. (John Phan)

TRIẾT LÝ VIÊN KẸO

Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạnt làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo.

Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn.

Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn. Với nhiều người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày, thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.

Câu chuyện từ cây cherry

Khi George Washington khoảng sáu tuổi, cậu có được một chiếc rìu rất sắc bén. Như hầu hết mọi đứa trẻ khác cậu rất thích nó. Cậu dự định sẽ chặt hết thảy mọi thứ mà cậu gặp.

Một ngày nọ, cậu đi lang thang trong vườn và lấy làm thích thú vì cậu đã chặt mất cây đậu Hoà Lan của mẹ. Thấy một cây sơri còn nhỏ giống Anh quốc, cậu thử dùng lưỡi rìu chặt cành cây và cạo vỏ cây để thử độ bén của chiếc rìu nhỏ.

Một thời gian sau, cha cậu phát hiện được chuyện gì đã xảy ra với cây sơri yêu quý của ông - cây sơri nhỏ bé đã chết. Ông đi vào nhà vô cùng giận dữ, hỏi gặng xem ai đã làm chuyện đó với cây sơri. Không ai có thể nói cho ông biết bất cứ điều gì về chuyện đó.

Lúc ấy, cậu bé George cũng vừa đi vào phòng.

“George này,” cha cậu nói, “Con có biết ai đã chặt mất cây sơri còn nhỏ ở đằng kia không. Cha đã phải tốn mất năm đồng ghine để mua cái cây đó.”

George thật khó mà trả lời. Sau một thoáng phân vân, cậu nhanh chóng lây lại bình tĩnh và ...òa khóc:

“Cha ơi, con không thể nối dối. Cha biết là con không thể nói dối mà! Chính con đã chặt cây sơri bằng chiếc rìu nhỏ của con.”

Cơn giận dữ của người cha tan biến hết, ông dịu dàng ôm cậu bé vào lòng và nói:

“Con trai của ta, chính sự sợ hãi của con khi con thú nhận với ta đã là sự thật đáng giá hơn hàng ngàn cái cây khác. Đúng đấy con trai ạ, dù những cái cây đó có nở ra những bông hoa quý giá như bac và những chiếc lá quý như những miếng vàng nguyên chất nhất cũng không quý bằng
sự dũng cảm biết nhận ra lỗi lầm của mình!”.

Giữ lòng vui

Có câu chuyện về “Tin Vui” như sau:

Robert De Vincenzo là một vận động viên đánh gôn xuất sắc người Argentina. Lần nọ, anh đăng quang trong một giải đấu. Khi nhận chi phiếu tiền thưởng xong và chụp hình lưu niệm với báo chí, anh trở lại tòa nhà câu lạc bộ để chuẩn bị ra về.

Lát sau, khi anh đang một mình đi ra bãi đậu xe thì một phụ nữ trẻ tiến đến gần anh. Cô ta chúc mừng chiến thắng của anh, rồi kể cho anh nghe về đứa con đang bệnh nặng và khó qua khỏi của mình. Hiện thời, cô không biết phải làm sao để thanh toán tiền khám chữa bệnh và viện phí
cho đứa bé.

De Vincenzo xúc động trước câu chuyện của người phụ nữ, liền lấy bút ký vào tấm chi phiếu tiền thưởng của mình và đưa cho người phụ nữ.

"Xin cô nhận để lo cho cháu bé”, anh vừa nói vừa dúi tấm chi phiếu vào tay cô.

Tuần sau, trong bữa ăn trưa ở câu lạc bộ, một viên chức của Hiệp hội đánh gôn chuyên nghiệp đến bàn của anh và nói:

- Mấy đứa trẻ ở bãi đậu xe vào tuần trước nói với tôi rằng anh có gặp một phụ nữ ở đấy sau giải?

De Vincenzo gật đầu. Ông ta nói tiếp:

- À, tôi có tin này cho anh hay. Cô ta là một tay lừa đảo. Cô ta chẳng có đứa con nào bị bệnh cả. Ả còn chưa lập gia đình nữa là. Cậu đã bị gạt rồi, anh bạn ạ.

Vincenzo hỏi lại:

- Ý của ông là chẳng hề có đứa bé nào sắp chết cả phải không?

- Đúng vậy, ông ta đáp.

- Đó là tin vui nhất trong tuần này mà tôi nghe được đấy! De Vincenzo nói.

Chữ "Nhẫn" đứng đầu trăm nết

Ông Tử Trương muốn đi xa, đến chào Đức Khổng Tử và xin Ngài một lời khuyên.

Đức KhổngTử nói: “Chữ “nhẫn” đứng đầu trăm nết.
Nhưng “làm sao phải nhẫn?” Trương Tử hỏi lại.

Đức Khổng Tử trả lời:

- Thiên Tử mà nhẫn thì nước không sinh hại.
- Chư hầu mà nhẫn thì nước sẽ mạnh lớn thêm.
- Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ thăng tiến.
- Anh em mà nhẫn thì cửa nhà giầu sang.
- Vợ chồng mà nhẫn thì ở được với nhau trọn đời.
- Bạn bè mà nhẫn thì thanh danh không mất.
- Hễ nhẫn thì không lo tai hoạ.

Ông Trương Tử hỏi lại: “Nếu bất nhẫn sẽ ra sao?

Đức khổng Tử nói:

- Thiên Tử mà bất nhẫn thì nước sẽ trống không.
- Chư hầu mà bất nhẫn thì mất mạng.
- Quan lại mà bất nhẫn thì sẽ bị hình phạt.
- Anh em mà bất nhẫn thì sẽ chia rẽ.
- Vợ chồng mà bất nhẫn thì phải xa nhau (ly thân, ly dị).
- Tự mình ma` bất nhẫn thì không thể tránh được lo lắng.
Trương Tử nói: “Phải lắm ! Phải lắm !

Hằng Nguyễn - Đào Minh Diệu Xuân st.

Phụ bản III

MÙA NOBEL - LINDAU, ĐỨC
GẶP CÁC BỘ ÓC SIÊU VIỆT NHẤT HÀNH TINH

Mùa Nobel, mọi chú ý lại đổ dồn về thủ đô Stockhom của Thụy Điển, nơi những phát minh, sáng tạo và cống hiến khoa học vĩ đại nhất lần lượt được tôn vinh. Song có một nơi khác ở châu Âu rất nổi tiếng, điểm hẹn của các nhà khoa học đoạt giải Nobel trên toàn thế giới suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Nơi ngã ba biên giới ở châu Âu Lindau, thành phố nhỏ nhắn và cổ kính ở cực nam nước Đức, nơi ngã ba biên giới tiếp giáp với Áo và Thụy Sĩ. Đều đặn từ năm 1951 đến nay, năm 2014 này là lần thứ 64 họ gặp nhau.

38 nhà khoa học đoạt giải Nobel về Y học cùng 600 nhà khoa học trẻ từ 80 nước trên thế giới đã đổ vềLindau để trao đổi, tọa đàm và thuyết trình về những ý tưởng hoặc thành tựu mới nhất trong lĩnh vực y học và y sinh học. Bằng cách thức gặp gỡ quốc tế đậm tính trao truyền này, tại Lindau sự giáo dục không chỉ dừng lại ở những điều học được trong sách vở, mà nó còn là niềm cảm hứng và những trải nghiệm quý báu của các nhà khoa học nhiều thế hệ mang đến cho nhau.

38 nhà khoa học đoạt giải Nobel tiến vào hội trường trong tiếng vỗ tay vang dội. Ảnh: Christian Flemming Lindau rất nhỏ và thanh bình, đó là một hòn đảo nằm phía bờ Đông của hồ Constance với diện tích vẻn vẹn 0,68km2, dân số hơn 2 vạn người.

Từ thành phố nơi ngã ba biên giới này tôi có thể sang Áo và Thụy Sĩ uống cà phê buổi sáng như đi từkhu này sang khu khác trong một thành phố vậy.

Từ Lindau thuộc Đức, tôi tới thành phố Bregenz thuộc Áo chỉ vẻn vẹn có mươi phút tàu điện, chạy liên tục mỗi tiếng một chuyến. Sang Thụy Sĩ cũng tương tự như vậy, tuy nhiên tôi thấy dân Thụy Sĩ sang Lindau ăn uống nhiều hơn so với chiều ngược lại bởi giá cả bên Đức rẻ hơn rất nhiều. Chủ một tiệm ăn người Việt ở Lindau kể, có mấy ông bà già người Thụy Sĩ tuần nào cũng sang đây ăn uống thoải mái rồi “bo” rất hậu hĩnh.

Hồ Constance ở phía Bắc dãy núi Anpơ, nằm lọt giữa 3 nước Đức - Áo - Thụy Sĩ là hồ nước ngọt lớn thứ 3 ở Trung Âu, chỉ đứng sau hồ Balaton của Hungary và hồ Geneva của Thụy Sĩ.Hồ có chiều dài tới 63km, rộng 14km, bao phủ một diện tích lên tới 571km2. Chiều sâu trung bình của hồ là 90 m, chỗ sâu nhất lên tới 252 m.

Tôi tới Lindau vào những ngày đầu tháng 7 vừa qua, trời nắng đẹp đứng bên bờ hồ phía Đức có thểnhìn rõ những dãy núi xa xa phía Áo và Thụy Sĩ. Chốc chốc lại có một chuyến tàu du lịch cỡ lớn cập bến đổ khách từ Thụy Sĩ và Áo xuống, chủ yếu là người già vì họ có nhiều thời gian rỗi rãi và thường dư dả về tài chính.

Lindau đúng nghĩa là một thành phố du lịch, nghỉ dưỡng với phong cách cổ điển và thanh bình, quả là nơi đắc địa lý tưởng dành cho các cuộc gặp gỡ của đỉnh cao trí tuệ như giải Nobel. Hầu hết mọi con đường ở Lindau đều lát đá dành cho người đi bộ với lối kiến trúc cổ điển châu Âu quyến rũ mê hồn du khách. Phố xá sạch tinh tươm, đậm dấu ấn của nghệ thuật kiến trúc gothic trên mọi góc phố.

Một góc Lindau

Không khí trong veo, nhẹ tênh khiến ta phải hít căng lồng ngực để tận hưởng, những tháp chuông nhà thờ cao vút, những ngôi nhà cao nhất cũng chỉ 3-4 tầng với ban công mềm mại phủ đầy hoa hoặc dây leo, những cánh cổng biệt thự xinh xắn, sự thư thái của những con người nơi đây, tất cả tạo nên một ấn tượng cực kỳ dễ chịu và văn minh.

Đặc biệt vào buổi chiều tối se se lạnh, những con phố lát đá ở trung tâm Lindau thật quyến rũ,chúng được nhuộm một màu vàng óng quý phái của đèn đường với những quán ăn, quán cà phê được bài trí sang trọng từ trong nhà ra đến tận vỉa hè. Khăn trải bàn trắng muốt, nến lung linh, tiếng vĩ cầm réo rắt đâu đây, ngồi ăn tối hoặc nhâm nhi ly cà phê giữa thành phố cổ kính nơi ngã ba Đức - Áo - Thụy Sĩ này này quả là một trải nghiệm thú vị, không thể nào quên.

Không khoa trương

Lễ khai mạc hội nghị Nobel, hội trường lớn cả ngàn chỗ ngồi ở Lindau không còn một chỗ trống. Gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel xếp thành một hàng dọc lần lượt đi vào hàng ghế danh dự ở giữa hội trường trong tiếng vỗ tay vang dội đầy ngưỡng mộ của 600 nhà khoa học trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, các khách mời và giới truyền thông.
Có một điều khác với các hội nghị hay lễ lạt thường thấy ở Việt Nam, mấy chục nhà báo quốc tế chúng tôi lại được xếp ngồi ởnhững hàng ghế trên cùng sát với sân khấu, còn những nhân vật chính của hội nghị là các nhà khoa học lẫy lừng thế giới, các yếu nhân khác như Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức - GSTS Johanna Wanka; Chủ tịch UB Nobel vềY học và Sinh lý học (Physiology) Viện Karolinska (Thụy Điển) Klas Karre - nơi xét trao giải thưởng Nobel hàng năm cho các nhà khoa học trong lĩnh vực này; nữbá tước, Chủ tịch Ủy ban Hội nghị Lindau Nobel Bettina Bernadotte ngồi ở phía... giữa hội trường. Như vậy, quan niệm bất thành văn thường thấy ở ta là quan khách quyền cao chức trọng thường tọa ở những hàng ghế đầu tiên đã bị đảo lộn, ít ra là ở Lindau này.

Buổi lễ khai mạc diễn ra gọn gàng chừng hơn 1 tiếng, song tuyệt nhiên không có bất cứ bài phát biểu nào của các nhân vật chính là các nhà khoa học đoạt giải Nobel, cũng không thấy nhà nghiên cứu trẻ nào lên phát biểu như ở ta, chỉ thấy mấy bài đít-cua của nhà tổ chức, của vị bộ trưởng và màn ra mắt một kênh truyền hình khoa học có tên ARD Alpha.
Có lẽ những màn hình thức, khoa trương, nói lời chúc tụng có cánh này nọ không hợp với những nhà khoa học tài năng xuất chúng này chăng. Liếc qua cái lịch trình của Hội nghịdiễn ra trong 5 ngày được đóng thành quyển dày tới 95 trang sẽ thấy, bắt đầu từsáng mai từ 9h -17h mỗi ngày, cái bục diễn thuyết trên kia mới là của họ, lịch xếp kín mít cứ nửa tiếng một xuyên qua trưa là các bài giảng, tranh luận, thuyết trình của các nhà khoa học cả già lẫn trẻ - những người từng được giải Nobel và những ứng cử viên Nobel đầy tiềm năng trong tương lai.

Trong gần 40 bộ óc vĩ đại bậc nhất hành tinh lần này xuất hiện tại Lindau có tới 19 nhà khoa học của Mỹ, 5 nhà khoa học Đức, Anh và Pháp có 3 nhà khoa học, Thụy Sĩ, Úc và Israel mỗi nước có 2 nhà khoa học. Còn trong tổng số 600 nhà khoa học trẻ đến từ 80 nước trên khắp thế giới được Ban tổ chức mời tham dự hôm nay, đông nhất vẫn là những người mang quốc tịch Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tôi lật đi lật lại mãi cuốn danh bạ về 600 nhà khoa học trẻ được phát (Index by Nationality, Index by Country) mà không tìm thấy bất cứ nhà khoa học nào đến từ Việt Nam hoặc mang quốc tịch Việt Nam. Đoàn nhà báo quốc tế gồm hai chục người đến từ các nước như Mỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Chile, Brazil, Botswana đềuđược BTC sắp xếp để gặp gỡ và phỏng vấn các nhà khoa học trẻ đến từ đất nước của họ, riêng tên tôi trong lịch phỏng vấn bị để trống với dòng chữ “đang tìm người phù hợp” (trying to find a match for Nguyen). Đương nhiên là họkhông tìm ra.
Hơi chạnh lòng một chút vì thú thật trước khi sang đây tôi tự tin nghĩ rằng, thể nào chả gặp các sinh viên hay nghiên cứu sinh Việt Nam đang du học rất đông ở Đức và các nước châu Âu khác. Hỏi chuyện một nhà báo Đức đã có nhiều năm theo dõi hội nghịLindau này mới biết, những nhà khoa học trẻ này thường đang làm luận án tiến sĩhoặc thậm chí là sau tiến sĩ tại các trường đại học hoặc viện nghiên cứu trong lĩnh vực y học hoặc sinh lý học, anh nói hầu như không thấy các nhà khoa học trẻ Việt Nam.

Có thể tôi đã nhầm, bởi hầu hết các học sinh Việt Nam ngày nay, cho dù học ở trong hay ngoài nước,đều học các ngành “thời thượng” để dễ xin việc sau này, rất ít người muốn làm nghiên cứu khoa học.

Tôi cũng nói chuyện với nhiều nghiên cứu sinh đến từ các nước khác nhau về trình độ phát triển trên thế giới, dù nước giàu hay nước nghèo, họ đều thể hiện một niềm đam mê nghiên cứu đến cháy bỏng, đều đến đây với mục đích được trực tiếp nghe các bài giảng của những nhà khoa học nổi tiếng, trao đổi và thậm chí là tranh luận với các bộóc thiên tài này.

Trong số 600 nhà khoa học trẻ hôm nay, liệu có ai sẽ tiếp bước các gần 40 nhà khoa học đoạt giải Nobel mà họ gặp ở Lindau lần này, tiếp tục cống hiến cho nhân loại những phát minh vô giá? Tôi tin là sẽ có, bởi những cuộc gặp gỡ như thế này chắc chắn sẽtiếp thêm động lực và hoài bão cho họ vươn xa.

Phẩm chất“Nobel”

Trong những ngày ởLindau, tôi may mắn được gặp gỡ và đặt nhiều câu hỏi phỏng vấn một người rất nổi tiếng, đó là nhà nữ khoa học người Pháp đoạt giải Nobel năm 2008, người đã tìm ra virus HIV và đang dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu và hoạt động xã hội chống lại căn bệnh HIV/AIDS, GS-TS Francoise Barre-Sinoussi. Chính bà là người viết thư ngỏ công khai chỉ trích giáo hoàng Benedict XVI vì ông này đã bác bỏ việc sử dụng bao cao su như là một phương pháp để phòng lây bệnh.

Đặc biệt, bà rất gắn bó với Việt Nam, với Viện Pasteur TP.HCM, đã sang Việt Nam rất nhiều lần kể từnăm 1988 tới nay để giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh thế kỷ.

Hôm đó, số lượng các nhà báo quốc tế đăng ký phỏng vấn bà đông chưa từng thấy, đến nỗi khán phòng chật ních không còn một chỗ trống. Rất nhanh chóng, tôi mở màn cuộc phỏng vấn, khi giới thiệu mình là nhà báo Việt Nam, tôi thấy bà phấn chấn hẳn lên và dành cho tôi một ngoại lệ đặt liên tiếp 3 câu hỏi trong sự “la ó” của hàng chục đồng nghiệp quốc tế khác. Bà nói Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đang phát triển trên thế giới đấu tranh rất hiệu quả với căn bệnh HIV/AIDS. Bà cho biết, hiện vẫn giữ thói quen làm việc chăm chỉ 7 ngày mỗi tuần, 13 tiếng mỗi ngày dù năm nay đã 67 tuổi.

Mỗi buổi sáng, khi xuống ăn sáng dưới tầng trệt tại khách sạn xinh xắn nơi tôi ở, hay bắt gặp cảnh hai ông bà già rất đẹp lão nhỏ nhẹ ngồi uống cà phê bên chiếc bàn cạnh cửa sổ. Cụ ông tóc bạc phơ,dáng thư sinh nho nhã, tôi thầm nghĩ chắc họ đi du lịch và tận hưởng bầu không khí trong lành, thư thái nơi hòn đảo này. Nào ngờ, khi dự buổi phỏng vấn ngườiđoạt giải Nobel y học vì có công tìm ra virus ung thư cổ tử cung (HPV), để từ đó cho ra đời vaccine chống ung thư cổ tử cung vào năm 2006, tôi mới nhận ra ông già đẹp lão đó chính là GS-TS Harald Hausen ở Viện nghiên cứu ung thưHeidelberg (Đức), ông năm nay đã 78 tuổi. Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Cái cách ông trả lời phỏng vấn cũng nhỏnhẹ và điềm đạm như khi ông ngồi ăn sáng vậy. Ông nói hy vọng rồi đây vaccine HPV sẽ rẻ hơn và phổ biến hơn cho mọi người, bởi hiện nay chúng còn khá đắt. Ngay tại Đức cũng đã lên tới hàng trăm euro một liều.

Tôi còn được dịp trò chuyện với nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel y học khác như GS Bruce A. Beutler (Mỹ, Nobel 2011), GS Brian K. Kobilka (ĐH Stanford, Mỹ, Nobel 2012), GS Rolf M. Zinkernagel (Thụy Sĩ, Nobel 1996)…Thú thực, người trần mắt thịt như tôi khó mà có thể hiểu được những phát minh, hiểu hết được tầm quan trọng cũng nhưcống hiến khoa học cho nhân loại của họ. Chỉ biết những phát minh đó liên quan tới cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch của con người, cơ chế chữa bệnh của các loại thuốc tây hiện đại, nhờ đó giúp chữa trị hay phòng ngừa được các bệnh nan y cho con người.

Bên ngoài những bộ óc vĩ đại ấy là những con người bằng xương, bằng thịt đang ngồi trước mặt tôi đây,đang vui vẻ trả lời mọi câu hỏi, thậm chí có phần còn ngô nghê (có thể do chưa hiểu kỹ) của các nhà báo. Tất cả họ đều toát lên sự giản dị, chân thành và hết sức gần gũi từ cách ăn mặc đến tác phong, lời nói. Dường như một khi bộ óc của ai đó càng phát triển, càng hiểu biết, họ càng không để ý đến những màu mè hình thức bề ngoài.

Lần đầu tiên trongđời tôi được nhìn thấy cùng một lúc nhiều bộ óc vĩ đại, nhiều giải Nobel đến như vậy ở Lindau này. Ngắm nhìn họ trong những trang phục hết sức giản dị, và vô cùng ngưỡng mộ họ về những cống hiến lớn lao, vô vụ lợi cho sự phát triển đích thực của nhân loại, càng thấy sự vĩ đại của những nhà khoa học này. Không có họ, không có nền văn minh này. Không có họ, nhân loại làm sao phát triển được?

Xin mượn câu nói của nữ GS người Pháp đoạt giải Nobel vốn dành nhiều thiện cảm cho Việt Nam, bà Francoise Barre-Sinoussi thay cho lời kết của phóng sự này: “Làm khoa học không phải vì sự nghiệp, cũng không phải vì tiền, mà là vì mọi người”.

Không có đại diện từ Việt Nam

Trong tổng số 600 nhà khoa học trẻ đến từ 80 nước trên khắp thế giới được Ban tổ chức mời tham dự hôm đó, không có nhà khoa học nào đến từ Việt Nam hoặc mang quốc tịch Việt Nam.

Trong khi đó các nước nghèo hơn ta, thậm chí chưa bao giờ thấy họ có thành tích trong các giải thi Olympic quốc tế các môn khoa học cơ bản như toán, lý, hóa, sinh… như Việt Nam lại hiện diện ở nơi đây. Campuchia ngay sát ta cũng có 1 nhà khoa học trẻ được mời tham dự, các nước khác như Kenya, Algeria, Zimbabwe, Cuba… mỗi nước đều có 1 người tham dự, thậm chí một nước rất nghèo ở châu Á là Bangladesh lại có tới 3 nhà khoa học trẻ tham dự khiến tôi hết sức ngạc nhiên.

Theo Việt Hùng - Tiền Phong – Hoàng Kim Thư st.

20 ĐIỀU CHÚNG TA CẦN NHỚ
ĐỂ ĐƯỢC SỐNG HẠNH PHÚC

Ai trong chúng ta cũng mong muốn sống một cuộc đời thành công và hạnh phúc, nhưng điều đó không phải tự nhiên mà có được. Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hãy ghi nhớ 20 điều dưới đây:

1. Bạn sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người. Vậy nên đừng quá bận tâm tới những gì người khác nói về bạn, hãy cứ là chính mình.

2. Nếu bạn muốn đạt được những thứ bạn chưa từng có, bạn phải làm những điều bạn chưa từng làm.

3. Nếu bạn tin rằng những đường chỉ tay nói lên số phận của bạn thì bạn cũng đừng quên rằng, chúng cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay bạn mà thôi.

4. Cuộc sống luôn cho bạn cơ hội thứ hai. Nó được gọi là ngày mai.

5. Toàn bộ đại dương cũng không thể làm đắm được một con tàu trừ khi nước ngập vào trong. Tương tự, toàn bộ những gì tiêu cực trên đời cũng không thể nào hạ gục được bạn trừ khi bạn cho phép nó thấm vào người mình.

6. Hãy học cách trân trọng những gì bạn đang có trước khi thời gian dạy cho bạn biết trân trọng những gì bạn đã từng có.

7. Chính trải nghiệm chứ không phải thứ gì khác, là thứ làm nên con người bạn.

8. Hãy ở bên người làm cho bạn cười, ngay cả khi bạn mệt mỏi, không vui.

9. Đừng vội vàng từ bỏ người mà bạn yêu thương, bởi tình yêu đâu phải ai cũng may mắn tìm được nhau.

10. “Hãy đếm số tuổi của bạn bằng số bạn bè, chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời của bạn bằng nụ cười chứ không phải những giọt nước mắt.” – John Lennon

11. Không có ai hoàn hảo cả. Đó là lý do tại sao bút chì có cục gôm.

12. Thứ đắt giá nhất trên đời này là lòng tin. Để có được có khi cần rất nhiều thời gian, nhưng để đánh mất thì chỉ cần vài giây ngắn ngủi.

13. Một cái đầu đầy nỗi sợ hãi sẽ không còn chỗ trống cho những ước mơ.

14. Tiền xu luôn gây ra tiếng động, nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Bởi vậy, khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình khiêm tốn và ít nói đi.

15. Đôi khi bạn phải tự mình đứng dậy và bước tiếp, bởi không ai làm điều đó thay bạn đâu.

16. “Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người.” – Bill Cosby

17. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.” – Trịnh Công Sơn [Để gió cuốn đi]

18. Mỗi ngày hãy sống như thể đó là ngày cuối cùng của bạn.

19. Khóc cũng sống, cười cũng sống. Tại sao ta không chọn nụ cười để sống?

20. Thứ quý giá nhất đối với mỗi người không phải là tiền bạc hay địa vị,… mà chính là sức khỏe. Bởi vậy, hãy quan tâm tới sức khỏe trước khi quá muộn bạn nhé!

Hoàng Chúc st.


Ai thở sâu thì sống lâu và hát hay

Elizabeth Barrett Browning

Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ ngộp thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn.

1- Khoa học đã chứng minh: đủ lượng oxy trong cơ thể sẽ giết tất cả vi trùng, vi khuẩn và vi-rút. Tiến sĩOtto Warburg đoạt giải Nobel năm 1931 nhờ chứng minh được ung thư sẽ không phát triển trong môi trường giàu oxy. Hiện nay, giới y khoa đều biết hầu hết bệnh đau tim đều do thiếu oxy.

Các bạn nên chú ý về hít thở nếu muốn trẻ lâu. Lão hóa là do cơ thể bị nhiễm độc do hấp thu phải chất độc và sự hư hỏng các tế bào. Những người trẻ lâu nhờ vận động nhiều và tống chất độc ra hiệu quả. Điều đầu tiên cơ thể bạn làm để tống chất độc là kết hợp chúng với oxy.

2- Chức năng của hít thở:

- Cung cấp oxy vào máu cho máu tuần hoàn đến não

- Kiểm soát năng lượng sống, từ đó kiểm soát tâm trí của bạn.

3- Kiểu hít thở:

- Nông
- Trung
- Sâu

4- Công dụng của hít thở:

Tăng năng suất, tăng sinh lực, tăng sáng tạo, vui vẻ hơn, ngăn chặn lão hóa.

Hầu hết vùng phổi của bạn nằm ở lưng. Hầu hết con người hít thở nông bằng miệng, ít sử dụng cơ hoành. Cách hít thở này khiến cơ thể chỉ sử dụng phần trên cùng của phổi nên hấp thu được một lượng nhỏ oxygen. Do đó dẫn đến bạn thiếu năng lượng sống và dễ có nguy cơ bệnh tật. Chưa kể thở bằng miệng dễ khiến hơi thở của bạn có mùi.

5- Cách Hít Thở Tối Ưu

Đây là cách hít thở đúng: một nhịp hít thở bao gồm ba phần: Hít – Giữ – Thở .

Bạn hít bằng mũi, miệng đóng lại, thở ra cũng bằng mũi.
Hít thở theo nhịp 1-4-2. Hít vào 1. Giữ trong 4. Thở ra 2.

Khi hít vào phần bụng phồng ra để cơ hoành di chuyển xuống dưới mát xa các cơ quan nội tạng. Tưởng tượng một quả bong bóng căng phình ra.

Khi thở ra phần bụng thóp vào để cơ hoành di chuyển lên trên mát xa trái tim nhỏ bé của bạn. Tưởng tượng bụng như máy hút bụi co rút lại.

Bài tập: Hít vào trong 5 giây. Giữ trong vòng 20 giây. Thở ra trong 10 giây.

Bạn có thể nâng số lần lên dần dần. Đạt được đến nhịp 10-40-20 là bạn đã đặt chân vào thế giới hít thở của các thiền sư thông tuệ Ấn Độ .

Đừng cố gắng quá sức. Ngạt thở chết luôn. Thử mỗi ngày hít thở như vậy 3 lần, mỗi lần 10 phút. Bạn sẽ cảm thấy nguồn năng lượng của mình cuộn chảy và tâm hồn bình an. Các bạn nên tập vào buổi sáng tinh mơ khi mới thức dậy, buổi trưa khi nghỉ ngơi, buổi tối trước khi đi ngủ 10 phút.

Lần đầu tiên tập hít thở, các bạn sẽ cảm thấy năng lượng tràn đầy. Bạn sẽ cảm thấy như có một nguồn suối lạch chảy thông khắp cơ thể.

Sau 7 ngày đầu tiên tập hít thở bạn sẽ cảm nhận được sức khoẻ chuyển biến rất tốt.

6-Hơi Thở và Tâm Trí

Bạn có để ý khi mình sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi, hơi thở của bạn gấp gáp và rất nông không? Bạn có để ý khi mình thư giãn , bình tâm, bạn thở chậm và sâu hơn không? Hít thở ảnh hưởng đến tâm trí của bạn.

Thở có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

- Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thở. Thở sẽ làm bạn bình tâm và làm dịu những nỗi đau.

- Nếu bạn lo lắng về điều gì sắp xảy ra, hoặc vướng vào một điều đã qua, hãy thở. Thở sẽ mang bạn trở lại hiện tại.

- Nếu bạn thiếu dũng cảm và quên đi mục đích sống của mình, hãy thở.

- Nếu bạn có quá nhiều việc phải làm, hoặc bị xao lãng trong ngày làm việc, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất bạn cần làm ngay bây giờ.

- Nếu bạn đang dành thời gian với một người bạn yêu thương, hãy thở.

Thở sẽ giúp bạn cảm nhận giây phút hiện tại với người ấy, thay vì nghĩ lan man về những việc khác bạn cần làm.

- Nếu bạn đang tập thể dục, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tận hưởng bài tập, và nhờ vậy bạn sẽ tập được lâu hơn.

- Nếu bạn đang di chuyển quá nhanh, hãy thở. Thở sẽ nhắc nhở bạn đi chậm lại và thưởng thức đời nhiều hơn.

Chúng ta hãy thở đi. Và tận hưởng từng giây phút của đời này. 90% năng lượng của bạn nên đến từ hít thở. Thở là cách quản lý căng thẳng tốt nhất. Trên thế giới có những chuyên gia dạy về cách hít thở.

Yoga cũng là một cách tập hít thở siêu hiệu quả. Cách hít thở trong bài viết nầy là cách đơn giản nhất giúp mọi người mau chóng cải thiện sức khỏe.

Hà Mạnh Đoàn st.



Phụ bản IV

Tranh Đông Hồ

Làng Đông Hồ nho nhỏ lọt trong vòng đê ôm ngang lưng, bên kia sông Đuống. Chỉ vì để dễ bề quản lý, dăm năm nay, người ta cố gán ghép thôn Đông Hồ với thôn Tú Khê thành Đông Khê. Vậy là mất tên làng tranh Đông Hồ. Nhưng còn có một người vẫn khư khư giữ rịt lấy cái tên Đông Hồ. Đúng hơn là cố giữ lấy nghề làm tranh, bởi mất tên làng tức là bỏ mất nghề. Mà nghề thì gần như mất trắng.

Trước năm 1945, cả làng có tới 140 nóc nhà thạo nghề in tranh. Nay Đông Hồ còn sót lại một góc tranh. Vẻn vẹn hai nhà đeo đuổi nghề. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là một. Ở tâm làng Đông Hồ có một dòng họ lớn Nguyễn Đăng. Theo gia phả, cả họ hành nghề in tranh tới 20 đời, tức khoảng trên dưới 500 năm, ngang với thời mà Hoàng Sĩ Khải có nhắc tới trong sử sách về các tranh Lợn, tranh Gà.

Đeo đẳng nghề làm tranh đâu phải dễ. Nó dễ dẫn kiếp người đến cùng đường nghèo túng. Ai biết người Đông Hồ đã từng phải cắn răng, nuốt nước mắt, chẻ làm tư làm năm những bản khắc gỗ đã truyền tay mấy đời, thành củi đun cám lợn. Họ đâu phải những kẻ dửng dưng, nỡ nhẫn tâm đành lòng mang những bản in mà ông bà để lại như một thứ hương hỏa, làm vách ngăn chuồng lợn, cửa che chuồng gà. Người Đông Hồ dứt bỏ nghề làm tranh, “ôm” lấy nghề làng vàng mã, cũng vì miếng cơm manh áo.

Thuở xưa, bất luận nhà nào cũng hai tay – hai nghề. Từ độ tháng ba Âm lịch tới tháng bảy, khắp làng tất bật phết giấy, bồi bìa làm hàng mã. Lại tới cữ tháng tám Âm đến tháng chạp, cả làng tíu tít in tranh bán Tết. Còn lại đoạn giữa, từ tháng giêng tới chót tháng ba ta, mới ngơi tay hội hè, đám đình, rong chơi.

Gần mười năm nay, bỏ nghề tranh theo nghề hàng mã, nhà ngói chen chúc, lô nhô vài căn nhà gác hai tầng. Đường làng bê tông hóa, nội thất sập gụ, tủ chè, tivi, catset cũng là nhờ ở đồ hàng mã cả. Hàng mã Đông Hồ không thiếu thứ gì. Không thua kém thiên hạ. Người sống dùng gì, người chết cũng có thứ đó. Làm hàng giả, một mồi lửa thành tro, mà ăn thật, sống dư dật, ai chẳng ham.

Cụ Chế lại không thể. Cứ nhìn bức ảnh lồng khung kính trang trọng, thời gian đã “gặm nhấm”, ố vàng treo trên tường, cũng đủ hiểu cái tâm của cụ đau đáu với nghề tranh Đông Hồ tới mức nào. Đó chỉ là bức ảnh đen trắng chụp từ năm 1938 hai người phụ nữ bán tranh ngày Tết. Thế nhưng nó lại như một nỗi đau âm ỉ, đau kinh niên, gợi lại cả một thời tranh Đồng Hồ từng “sưởi ấm” bao nếp nhà khắp chốn cùng quê vào dịp Tết. Tranh Lợn, tranh Gà, Vinh hoa – phú quý, Mục đồng thả diều, Cá chậu – chim lồng… chẳng phải là mơ ước ngàn đời no cơm ấm ao của bao kiếp người dân mình? Bây giờ đời sống nhích lên một chút, có thể ngẩng mặt lên thì lại đập vào mắt những tranh Thái, tranh Tàu. Hỏi có đau lòng?

“Về nghỉ hưu là về vườn, là ra lề đời, vô dụng – cụ Nguyễn Đăng Chế kể – Tôi sắp sẵn “hành lý” trước: lẳng lặng một mình tới các nhà trong làng tìm lục, hỏi mua lại những bản khắc cổ còn sót”. Có bộ in tranh Tố Nữ, cụ chỉ đổi bằng 15 lít rượu “quốc lủi”, nay có giá tới 1500 USD. Giờ trong tay cụ có tới gần 100 bản khắc tranh có tuổi ngót 200 năm. Cả một chái nhà ngang, mấy tầng kệ chất tới gần sát mái là gần 600 bản khắc gỗ. Đây là gia tài quý giá nhất của trong 20 đời Nguyễn Đăng theo nghề in tranh. Cả một bề dày 500 năm làng tranh Đông Hồ, bây giờ gom lại trong một góc nhà. Còn bao nhiêu bản in đã hóa thành tro? Thành vách chuồng lợn, thành thớt băm bèo?

Những bức tranh phủ kín bốn bức tường hai gian nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế được “sống lại” như thế. Mỗi bức lại có một thân phận riêng. Dòng dã gần mười năm nặng nợ với nghề, cụ Chế đã phục hồi được gần như đầy đặn “kho báu” tranh Đông Hồ. Cao hơn một tầm, quý hơn một mức, ấy là cụ đã khơi thông thoáng mạch nguồn màu sắc bí ẩn của dòng tranh, tưởng đã cạn kiệt. Chỉ trên một vuông giấy đó, sắc màu của trời đất, thiên nhiên hòa trộn, hằn sâu cùng thời gian. Màu nâu son chắt lọc từ loại sỏi nâu trên đất Bắc Giang. Màu vàng lấy từ hoa hòe. Cây gỗ vang cho màu nâu đất. Cụ Chế lại nghĩ ra cách chiết màu nâu từ lá cây báng súng. Để có màu xanh lá cây, cụ nấu nước lá chàm hòa với màu hoa hòe. Sau cùng là màu đen. Thứ này sẵn lắm. Chỉ việc đốt lá tre hay rơm nếp thành tro, hòa nước là có màu đen ánh.

Màu của cây lá, đất sỏi có bao giờ cạn. Song, cái khó nhất của nghề và cũng là tài cao của cụ Chế chính là đoạn phết điệp lên giấy dó. Ngày xưa thứ giấy này thường dành riêng cho công việc cao quý: chép thơ, chép sử và vẽ tranh. Người làng Đông Hồ “sống” dai dẳng trên vuông giấy ấy. Tới đời cụ Chế nó lại được xếp lên một bậc vinh hoa hơn là nhờ ở lớp hồ điệp. Vỏ sò điệp, dưới biển Đông mang về nghiền tán nhỏ như bột rồi hòa vào nước trộn với hồ nếp, phết lên mặt dó. Nói vậy nhưng không phải tay thợ nao cũng phủ được một lớp điệp vừa đủ để khẽ nghiêng tấm dó, “hạt” điệp phát tiết óng ánh như bạc đủ bảy sắc cầu vông. Lớp điệp tôn cao giá, không chỉ của giấy dó mà còn giữ cho màu bền chắc, không thấm qua mặt giấy, còn mãi với thời gian.

Hiện nay cả nhà cụ Chế, từ cụ bà tới trai, gái, dâu, rể và đám cháu, tíu tít bận rộn quanh năm suốt tháng làm giấy, in tranh. Đoạn bồi điệp phải vào cữ tháng ba tới tháng năm ta. Một năm định làm bao nhiêu tranh thì bồi bấy nhiêu giấy. Việc vẽ tranh làm bản khắc trông vào bàn tay cụ Chế. Tới đoạn khắc bản in, cậu con út đảm đương tất. Đương nhiên cụ Chế vẫn phải ra tay với những bản khắc đòi hỏi nghệ thuật cao. Đó là một bộ tranh tích Kiều, Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng hoặc bộ Tứ quý: Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Nói vậy công đoạn in tranh cũng đòi hỏi kỹ lưỡng, tỷ mỉ và khéo léo. Bao nhiêu sắc màu trên tranh là bấy nhiêu bản in, bấy nhiêu lần in. Tuyệt nhiên không chồng màu, “nháy” màu.

Dòng tranh Đông Hồ từ một góc làng quê vẫn đang chảy róc rách. Người nghệ nhân già vẫn còm cõi in tranh và cầu mong con suối nhỏ tranh Đồng Hồ sẽ hợp lưu vào dòng sông lớn, đổ ra biển.

Tạp chí Nhà Đẹp, Bùi Đẹp st.

LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ

Làng Đông Hồ (Hà Bắc), là nơi làm tranh nổi tiếng từ lâu đời, và về mặt nghệ thuật đã trở thành một trong hai dòng tranh dân gian lớn ở Việt Nam. Trong những bức tranh Đông Hồ đầy sáng tạo và đẹp đẽ có bàn tay người thợ cày chân chất bình dị, sự khéo léo của người nghệ nhân tài hoa, tư duy sâu sắc và hóm hỉnh, tâm hồn thơ lai láng, cùng trí tưởng tượng giầu âm điệu, màu sắc của người nghệ sĩ dân gian.

Từ tháng tám đến tháng mười âm lịch cả làng làm tranh. Nghề làm tranh trong mỗi nhà phân chia: nghệ nhân sáng tác, vẽ màu và khắc ván. Còn lại in, làm màu ai cũng thuộc, Người có tuổi bảo lớp người sau, cha truyền con nối, làm mãi thành nhuyễn.

Vào tháng chạp hàng năm chợ tranh Tết Đồng Hồ họp ở đình làng. Các phường buôn tranh ở nhiều nơi thuê thuyền theo sông Đuống đổ về Đông Hồ mua tranh. Người Đông Hồ đổi tranh lấy hàng phục vụ đời sống sinh hoạt. Sắp Tết, người khắp chợ cùng quê về Đông Hồ cất tranh đông vui như trẩy hội.

Với đường nét, màu sắc, nghệ thuật tạo không gian, bố cục, tạo hình đặc sắc và độc đáo, tranh dân gian Đông Hồ toát lên cái đẹp hài hòa dung dị, nhưng tinh tế, phong phú của đời sống làng quê Việt Nam yêu đời, chan chứa tình làng nghĩa xóm, đầy tự hào về truyền thống dân tộc. Những bức tranh phong cảnh, tĩnh vật, chúc tụng, tín ngưỡng, sinh hoạt, vinh hoa, phú quý, tưởng niệm anh hùng dân tộc, lấy đề tài từ truyện thơ dân gian … thể hiện với màu sắc tươi ấm, hài hòa, đường nét tuy đơn sơ, nhưng thanh thoát và chắt lọc, bố cục giản đơn.

Sức sống lâu bền của tranh dân gian Đông Hồ là do bản sắc riêng trong nghệ thuật tranh Việt nam. Làng tranh Đông Hồ có cả thảy dù chỉ vài trăm bản tranh khắc gỗ dân gian, nhưng tạo dựng lại được cho đất nước cả một khung cảnh văn hóa dân tộc sinh động: cảnh hội hè đình đám, cuộc sống thanh bình, tiếng cười châm biếm, phê phán cái ác, biểu dương cái hiện. Những tinh tế trong của đời sống, khát vọng, giáo lý, tâm hồn Việt Nam hòa quyện với nhau, qua từng bức tranh quê làng Kinh Bắc này.

Bùi Đẹp st.

DÁNG XUÂN

Truyện ngắn

Chiều xuống êm đềm. Vài cánh chim hối hả, chấp chới cuối trời. Nắng tắt. Đầm sen mờ mờ, lặng yên. Những chiếc lá trải rộng, xanh um, phủ kín mặt đầm. Dăm ba đóa hoa sen con nhô cao như ngọn đèn chưa bật sáng, lem luốc hai màu xanh đỏ. Những cánh sen nở xòe hồng hồng, tươi tắn, khẻ lung lay. Gió lùa những sợi tóc dài của Nguyên ra sau, mơn man đôi gò má rám nắng. Nguyên tựa người vào thân cây dừa, mơ màng nhìn mây trôi. Những cụm mây trắng như bông, lãng đãng, in đậm trên nền trời lam nhạt những hình dạng ngộ nghỉnh. Có lúc, tựa như đôi thiên nga nô giỡn trên dòng nước. Có lúc như hai chú mèo gò lưng, chực nhảy và có lúc tựa như một cái bóng trắng quen thuộc, thân thương. Nguyên bàng hoàng khi mây nhạt dần, khuất hẳn. Tiếng chuông chùa chợt âm vang, ngân nga, lôi tuột Nguyên về với thời tuổi thơ lãng mạn.

Men theo bờ đất, đi mãi về phía mặt trời lên sẽ gặp ngã rẽ, dẫn tới một ngôi chùa cổ. Chùa Trúc Đào, ngôi chùa có từ lâu lắm. Thuở ba má Nguyên còn bé tí, tóc để chỏm. Chùa nằm ở một góc ruộng . Mái ngói rêu bám đầy, tường xám xịt. Nhưng cũng đủ để mọi người phân biệt đó là một ngôi chùa chớ không phải một cái chuồng trâu hay chòi vịt. Bên trong, các bệ thờ chiếm gần hết diện tích. Những bức tượng sơn son, thiếp vàng, đứng ngồi la liệt, lặng lẽ chịu đựng lớp bụi thời gian và lưới nhện. Điều lạ là xưa nay chùa chỉ có hai người. Một già, một trẻ. Vị sư già chỉ lẩn quẩn trong chùa. Bà đi từ chánh điện xuống hậu liêu. Thỉnh thoảng, bà mới vào xóm, đến nhà nào đó để tụng kinh cầu siêu cho người chết. Vì thế, cứ mỗi lần thấy bóng áo nâu thấp thoáng, Nguyên sợ hãi, nửa muốn né tránh, nửa tò mò muốn đuổi theo. Trong đầu óc non nớt của Nguyên lúc đó, vị sư già và thần chết là bạn thân thiết. Thần chết đến nhà ai, lát sau, sư già lại đến. Một kẻ mang người chết sang thế giới bên kia. Một kẻ an ủi, vỗ về bằng những câu kinh. Đôi khi xen vào vài lời trấn an về sự đổi thay chốn tựa nương của linh hồn. Đó là thế giới vĩnh hằng. Nơi mà niềm vui hoặc nỗi buồn nếu có, con người cũng không sao thấy được.

Ở vùng ngoại ô này, nhà cửa lưa thưa. Nhà nọ cách nhà kia xa lắc, bằng một cánh đồng. Chỉ có dọc quốc lộ, gần ba mươi căn nhà đứng xếp hàng hai bên, đối diện nhau, quay ngõ ra đường, như thể muốn chứng minh rằng ở đây cũng có người cư trú.

Ban ngày, có một cái chợ chồm hổm nhóm gần đó, trên một khoảng đất bằng phẳng, rộng bằng một cái nền nhà. Người bán, kẻ mua đều ngồi chồm hổm khi trao đổi hàng hóa. Thỉnh thoảng, có người muốn làm sang, dọn hàng ra bán, chất đống nhiều thứ ra đấy, căng dây, treo lủng lẳng dăm ba loại. Người hiếu kì bu lại xem, chỉ trỏ, bàn tán, khen chê một hồi rồi tản ra, mua hàng của những người ngồi chồm hổm. Họ cho rằng người nghèo thường bán rẻ. Vì bán rẻ lời ít, nên mới nghèo. Mà nghèo thì ... bàn rẻ. Dù cho chủ quầy hàng có gào giá cả từng loại, họ cũng cóc thèm nghe. Chủ ghi giá tiền bằng những con số to tổ bố trên tấm bảng con, đặt trước mặt hàng, cũng chẳng có ai xem. Mà dù có xem cũng không để ý. Rốt cuộc, quầy hàng xẹp lần xuống, rồi chồm hổm cho tiện việc.

Chợ nhóm từ tờ mờ sáng đến khoảng tám giờ là tan. Hôm nào có gánh hát sơn đông tới múa may rồi bán thuốc thì buổi chợ kéo dài thêm khoảng nửa tiếng. Người mua, kẻ bán vây quanh xem một lát rồi ai về nhà nấy. Họ cũng mua ít thuốc, vì tội nghiệp hơn là tin ở những người quảng cáo thuốc. Bán chạy nhất là món dầu gió. Có lẽ tiền lời chẳng bao nhiêu nên khi nào túng thế, gánh hát này mới quay lại chợ chồm hổm.

Ban đêm, từ nhà Nguyên nhìn ra, khu phố chợ sáng rực ánh đèn điện. Đèn đường như những anh chàng chỉ huy đứng trên cao, nhìn tổng quát và ra hiệu lệnh. Hễ trời chập choạng tối, mấy gã cao nghều nghệu nầy lập tức giương mắt, bật sáng thì lần lượt từ những ô cửa của hai dãy phố chợ cũng hắt ra ánh sáng yếu ớt của đèn nhà. Hai luồng sáng gặp nhau, chấp chới, trùng triềng rồi sáng rực. Trông cứ như một thành phố phồn vinh, tiến bộ. Đôi khi, Nguyên còn ví phố chợ như một kinh thành cũ, có một vi vua nhân từ, một bà hoàng hậu đẹp tuyệt trần và một hoàng tử hào hoa, tuấn tú. Một đêm nào đó, triều đình sẽ mở hội thử giày và các cô gái sẽ được dịp mơ mộng, ao ước cuộc sống vương giả. Nguyên thường săm soi đôi chân của mình. Những ngón nhỏ thon nhưng đầy vết nứt nẻ và chai sần. Dù không cắt, móng chân cũng không dài ra được. Chúng luôn bị đóng phèn, vàng xỉn. Ngày giáp Tết, Nguyên hay lấy chanh tươi chà xát, dùng bàn chải đánh mạnh. Chúng trở nên hồng hào được vài hôm rồi đâu cũng vào đấy. Nguyên buồn vơ vẩn ít phút rồi tự an ủi: “Dù đôi chân mình có xinh xắn mà khuôn mặt xấu xí, cũng chẳng lọt vào mắt xanh của ai đâu. Nên an phận thì hơn!”

Ngoài thú ngắm đèn điện, bọn trẻ như Nguyên còn thích chạy đến những ngôi nhà có đám cưới hoặc đám tang. Đứng ngoài ngõ nhìn người ta ăn uống, cười nói cũng thích lắm. Tha hồ nuốt nước bọt, mơ tưởng viễn vông. Bọn Nguyên kháo nhau về những bộ áo cưới và chọn kiểu cho mình. Ở đám tang, Nguyên thích quan sát khuôn mặt mọi người. Vẻ đau khổ thật sự hay giả tạo đều khiến khuôn mặt họ khác lạ, xấu xí. Lúc đó, vị sư già xuất hiện , bà đọc kinh, giọng trầm trầm, đùng đục, gợi nỗi đau lan ra, len lỏi tận cùng ngóc ngách tâm hồn, đẩy bật những tiếng nấc từ đáy tim thoát ra. Âm thanh đặc nghẽn, hòa lẫn với tiếng mõ lốc cốc đều đều, tiếng chuông dõng dạc bất chợt, tạo thành một khúc sầu thống thiết. Nguyên cũng khóc mùi mẫn, chẳng vì lý do gì.

Không biết từ lúc nào, trong chùa có thêm một thành viên mới. Thằng bé trạc tuổi Nguyên, gầy nhom, cao nhòng, da đen nhẻm, đầu cạo trọc lóc. Nó cũng mặc nâu sồng. Nhưng, bộ quần áo vạt khách nầy không làm cho nó giống một người tu hành. Ánh mắt sáng ngời, tinh quái. Khi nó nheo một mắt, chun mũi, lè lưỡi với Nguyên, Nguyên phải buột miệng mắng: “Tiểu ác tăng!”

Người ta đồn rằng nó là một thằng trôi sông, lạc chợ đến đây. Hôm đó, người sư già đi tụng kinh về, bà bắt gặp nó nằm co rúm ở cạnh gốc cây sầu đông ven chợ. Mặt xanh như đổ chàm. Ruồi bâu mấy mụn ghẻ ở tay, nó cũng không buồn đuổi. Vị sư già tới hỏi chuyện, biết nó mồ côi, chẳng nơi nương tựa nên đem về chùa. Bà đặt pháp danh cho nó là Từ Tâm và tập cho nó sống đời tu hành. Bấy giờ, khi có ai cần tụng niệm, vị sư thường dắt Từ Tâm theo. Bà đi trước, lầm lũi như con chim đầu hói, cánh cụt. Còn Tâm theo sau, tựa con chim sáo tung tăng đôi chân nhỏ. Một thời gian sau, Tâm được đến trường. Nó học chung lớp với Nguyên. Cả lớp, chỉ có Tâm là không mặc đồng phục. Cái đầu nhẵn bóng và bộ nâu sồng là đề tài không dứt của bọn Nguyên . Dù bị trêu chọc, Tâm vẫn không giận. Ngược lại, nó còn vui vẻ bảo rằng: “Tấm lòng người tu hành thường bao dung, rộng mở”. Có nhiều đứa nghịch ngợm, chìa những cái bánh nhân thịt cho Tâm. Nó thản nhiên ăn hết. Rồi giải thích khi bị chế giễu: “Các bạn bảo đó là đồ chay. Tôi ăn. Bây giờ, các bạn bảo đấy chỉ là bánh mặn, nhân thịt. Như vậy, không phải mình tôi có lỗi đâu”.

Có người nhiều chuyện, kể lại cho sư già nghe. Bà chỉ đáp: “A di đà Phật!”. Nhưng, từ đó, Nguyên thấy tóc Từ Tâm được nuôi dài ra, không bị cạo gọt thường xuyên như trước và Tâm đi học với bộ đồng phục như bao trẻ khác. Tâm trở thành một đứa trẻ bình thường như Nguyên.

Dọc đường đến lớp, Tâm thường kể cho Nguyên nghe về quê hương xa tít, nghèo nàn kiệt quệ sau mỗi mùa lũ. Ngôi nhà ven sông. Chiếc thuyền câu của ba và quanh gánh hàng rong của mẹ. Nước lũ đã cuốn trôi tất cả mọi thứ ra biển, trừ Từ Tâm. Bây giờ, chùa Trúc Đào là mái ấm của Tâm. Nó yêu quý sư bà và ni cô Hạnh Dung. Những người cứu sống và cưu mang nó. Nhưng Tâm tiết lộ rằng nó thích cuộc sống sôi nổi, tranh đấu hơn là yên ả như hiện tại. Tâm muốn trở thành một anh hùng quân đội hay ít nhất cũng là một người như thầy chủ nhiệm của mình. Tâm không thích nhìn người ta phủ phục trước áo quan. Điều đó gợi nhớ ba mẹ và quê hương xưa. Trái tim nhỏ bé của nó không sao chịu nổi.

Tâm mê lời thơ của Hoàng Trung Thông trong “Bài ca vỡ đất”. Thỉnh thoảng, Tâm thường ngâm nga:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Tâm muốn dùng đôi tay mình để thực hành những kiến thức mà thầy đã dạy ở trường. Nguyên thường phân vân, bảo:

- Như vậy, chưa hẳn là tốt đâu. Rồi Tâm sẽ rời xa những người ơn của mình. Bội bạc lắm!

Tâm cười ngất, giải thích:

- Mình có quên ơn ai đâu. Chính sư bà cũng khen mình và dặn thay bà làm việc thiện. Như vậy là một cách tu. Tu hiền đấy, Nguyên!

Nguyên ngạc nhiên về những ý nghĩ của Tâm. Có phải nghịch cảnh đã giúp con người khôn trước tuổi và biết định hướng sớm về tương lai của mình?

Lúc ấy, Nguyên chỉ cười, lắc đầu ra vẻ không tin. Nhưng chỉ vài tháng sau, Tâm đã khiến cho Nguyên phải thán phục bởi những việc làm cụ thể. Ngoài buổi học, Tâm đi làm mướn. Nó lãnh đào mương, đắp bờ, nhổ cỏ, gánh nước thuê. Miễn sao kiếm được chút ít tiền. Được bao nhiêu, Tâm giao hết cho sư bà. Nguyên tò mò hỏi thì Tâm bảo: “Mình cũng phải góp phần chứ. Trong chùa, mình là người khỏe mạnh nhất kia mà”. Nguyên lại thắc mắc: “Góp để làm gì?”. Tâm thản nhiên đáp: “ Để sống và làm điều thiện như sư bà đã dạy”.

Nguyên bỗng cảm thấy nhỏ bé trước Từ Tâm. Từ đấy, Nguyên cố gắng chăm học, siêng làm và hiếu để đến nổi ba mẹ Nguyên phải ngạc nhiên. Nhưng họ không có thì giờ để suy gẫm, chỉ biết vui mừng. Những cánh đồng bị sâu rầy, những vạt lúa thiếu nước đã làm cho họ vất vả lắm rồi.

Sau lần dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Tâm đạt giải nhì nên được nhà trường cho đi tham quan cảnh đẹp đất nước. Đoàn ghé lại Đồng Tháp, Tâm được đến thăm lăng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và được nhìn thấy những cánh sen Đồng Tháp nở rộ trên mặt đầm. Tâm nói với Nguyên rằng mình yêu hoa nầy nhất. Những chiếc là xòe rộng như những bàn tay của tạo hóa hay là những chiếc thuyền xanh chở những sinh vật bé nhỏ trên mặt nước, để chúng khỏi bị dìm chết . Những cọng ngó sen mập mạp, trắng ngần đến lạ và những cánh hoa phơn phớt hồng, đẹp như màu thanh xuân trên gò má thiếu nữ. Chẳng biết lúc ấy Nguyên thẹn thùng thế nào mà Tâm ngẩn ngơ, buột miệng : “Mới đó mà đã bảy năm qua. Chúng mình lớn lên tự bao giờ chẳng biết, hả Nguyên?”

Tâm đã ra sức cải tạo cái ao nhỏ có vài cụm lục bình ở sau chùa thành một cái hồ rộng để trồng sen. Chẳng bao lâu, sen bén rể, sinh sôi và nở rộ. Tiếng lành đồn xa. Người ngoài phố chợ túa vào ngắm sen, luôn tiện học cách trồng. Con đường đất vào những ngày rằm người qua, kẻ lại vui vẻ khác thường. Nhờ bàn tay của Tâm, trong chánh điện khói hương nghi ngút. Những bức tượng bóng nhẫy, tươi tắn như vừa được sơn mới. Lưới nhện không còn giăng chằng chịt trên vòm mái. Cái chuông đồng vàng óng như vừa mới đút. Hai chiếc chiếu hoa trải nền còn tươi màu nhuộm. Tất cả gợi sự tin cẩn vào sức mạnh của nghị lực và góp phần tôn tạo vẻ trang nghiêm nơi cùng cốc nầy.

Tâm cũng giúp Nguyên trồng sen ở cái ao nhỏ bên hè nhà. Có mấy người gần đó cũng nhờ Nguyên chỉ dẫn . Loáng cái, đầm sen mọc lên cùng xóm. Chợ chồm hổm bấy giờ thêm một mặt hàng cao cấp nữa là ngó sen. Những cọng ngó sen mập mạp, trắng ngần, bày bán nhiều đến nỗi chợ được thêm cái tên mới “Chợ Ngó Sen”. Đời sống dân làng nhờ đó cũng khấm khá hơn. Bây giờ, ở làng Nguyên không còn ai bị đói. Nhiều địa phương biết được cũng bắt chước cải tạo ao, đầm tạp nhạp thành những đầm sen đẹp và lợi ích.

Bây giờ, Tâm đã đi xa. Anh lên thành phố để bước vào ngưởng cửa đại học. Tâm ít có dịp trở về ngôi chùa cũ. Vì ngoài việc học, Tâm còn phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau với bàn tay và khối óc của mình.

Dù vậy, mỗi khi ra ngõ, trông thấy những cánh sen hồng ung dung xòe cánh, những tờ lá cuộn tròn hay mở rộng, đong đưa theo gió. Và hương sen thoang thoảng, êm đưa, Nguyên lại bồi hồi nhớ đến Tâm. Chiều nay, như mọi chiều, Nguyên cắt vài đóa sen, mang ra cắm vào chiếc lọ sành trước ngôi mộ đất. Nơi vị sư già yên nghĩ nghìn thu. Nguyên chắp tay , lặng yên chẳng dám thốt nên lời điều mình mong đợi. Dù chung quanh vắng vẻ, yên tĩnh đến lạnh lùng.

Chỉ riêng những đóa sen hồng hiểu rõ lòng Nguyên, khi cô cúi xuống, những giọt nước mắt tưới lên hoa như thì thầm : “Tâm ơi! Lại một ngày qua vội!”.

Nguyễn Thị Mây


MỤC LỤC

VÀI CHI TIẾT VỀ CUỘC HỌP NGÀY 12/12/2020
CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY .... Vũ Thư Hữu ........... 03

HÌNH ẢNH SINH HOẠT CLB SÁCH XƯA VÀ NAY ......... 07

VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH THẬT THÚ VỊ
Vũ Anh Tuấn ........................ 15

LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (tt kỳ ....)
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 17

CÓ NÊN THỜ PHẬT VÀ CÚNG KIẾNG ĐỂ CẦU XIN?
Tâm Nguyện ............... 25

MỪNG LỄ NOEL & TẾT TÂY - 2021 ..... Phạm Vũ ............ 41

GIÀ VÔ SỰ ẤY LÀ TIÊN .............. Lệ Ngọc st. ............ 55

VÀI LỜI TÂM TÌNH VỀ EMAIL VÀ INTERNET - gs HCD
Gs HCD - Đỗ Thiên Thư st. .................. 68

NHỮNG CUỐN SÁCH VĂN HỌC NGA,
NHẢ VĂN HỒNG DIỆU TẶNG ......... Thúy Toàn ............ 71

CÁNH GÀ SÂN KHẤU .. Linh Mục Nguyễn Hữu Triết ............ 76

Tình Thơ Tân Sa Châu Xưa & Nay ...... Vũ Thùy Hương ............ 89

THÊM MỘT SỐ ........................ Đàm Lan ............ 90

LÙI LẠI .............................. Đàm Lan ............ 91

KHÓI .................................. Đàm Lan ............ 92

TÌNH THƠ TÌNH ĐỜI .............. Kim Thoa ........... 93

GẶP EM ............... Phùng Chí Tâm ............ 93

Tiễn năm Canh Tí 2020 MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021
Thúy Mai (Quan Thúy Mai) ........... 91

HOA SEN .............. Hồ Quang Bỉnh ............ 96

GIAO THỪA .............. K. Hồ Quang Bỉnh 2020 ..........

LÃO HÓA ............................... K. H. Quang Bỉnh 2020 ............ 97

MỪNG XUÂN ........................ K. H. Quang Bỉnh 2020 ............ 97

NHỚ BẠN TÂM GIAO ................................ Kim Long ............ 98

LÃNG MẠN ĐỒI XUÂN .................. Chữ Đồng Minh ............ 98

RỪNG THU TỪNG BIẾC SEN HỒNG Ngàn Phương ........... 99

TỪNG BIẾC SEN HỒNG 2 ................... Ngàn Phương .......... 101

Họa TRỞ LẠI LÀNG XƯA
của NGUYỄN MẬU LÃM ...... Ngàn Phương .......... 102

CÁI CHÂN HƯ ............... Lê Minh Chử ......... 194

LƯU LẠC GIANG HỒ ........ Chữ Đồng Minh .......... 104

TRỜI XUÂN GIA ĐỊNH ............ Kỳ Nam .......... 105

LÃNG MẠN ĐỒI XUÂN ............ Kỳ Nam .......... 105

NƯỚC LŨ NĂM NAY .............. Nhựt Thanh .......... 106

DỊCH CÔ – VIT 19 .............. Nhựt Thanh .......... 106

CHÚC TẾT TÂN SỬU 2021 ...... Nhựt Thanh .......... 107

XUÂN TÂN SỬU 2021 ........... Thanh Vĩnh .......... 107

SONG LÃO ............. Phạm Thạch .......... 108

CHÀO XUÂN TÂN SỬU .... Phạm Thạch .......... 108

TIỄN BIỆT ..................... Vũ Thùy Hương .......... 109

VĨNH BIỆT MUỘN!!! ......... Vũ Thùy Hương .......... 111

THƠ XUÂN VIẾT BÊN NÚI BÀI THƠ
Trần Minh Nhuận .......... 113

A SPRINGTIME POEM WRITTEN
BESIDE THE “BÀI THƠ” (POEM) MOUNTAIN ...............
Trần Minh Nhuận - Translated by Vũ Anh Tuấn ..... 115

ĐẤT TỔ NGÀY XUÂN
Vũ Mão - Translated by Vũ Anh Tuấn .... 117

THE ANCESTRAL LAND IN SPRINGTIME ...................... 118

ĐỘT QUỴ VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM
Minh Hùng st. (John Phan) ..................... 119

Ý NGHĨA CƠ THỂ HỌC Minh Hùng st. (John Phan) ....... 124

TRIẾT LÝ VIÊN KẸO
Hằng Nguyễn - Đào Minh Diệu Xuân st. ......... 125

MÙA NOBEL - LINDAU, ĐỨC GẶP CÁC BỘ ÓC SIÊU B IỆT NHẤT HÀNH TINH Hoàng Kim Thư st. .... 130

20 ĐIỀU CHÚNG TA CẦN NHỚ
ĐỂ ĐƯỢC SỐNG HẠNH PHÚC Hoàng Chúc st . .......... 138

AI THỞ SÂU THÌ SÓNG LÂU VÀ HÁT HAY
Hà Mạnh Đoàn st .... 141

TRANH ĐÔNG HỒ ....................... Bùi Đẹp st. .......... 146

LÀNG TRANH ĐÔNG HỒ ............. Bùi Đẹp st. ......... 150

DÁNG XUÂN .............. Nguyễn Thị Mây ........ 152


|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế