Hiện có 9 người xem / 2347754 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ CUỘC HỌP NGÀY 9/5/2020

CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

Sau khi phải bỏ cuộc họp ngày 11/4/2020 vì dịch Covid, CLB Sách Xưa và Nay đã tiếp tục trở lại họp bình thường hôm nay với khoảng 20 thành viên, và để mở đầu phiên họp, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã rất vui khi, dù có dịch bệnh, các thành viên của CLB vẫn bình tâm sáng tác nên sáng nay việc đầu tiên là ông giới thiệu v ới các thành viên hai cuốn sách mới của hai thành viên là bà Tâm Nguyện và nhà văn nữ Nguyễn Thị Mây ở Trà Vinh. Cuốn sách của bà Tâm Nguyện mang tựa đề là “540 Bài Thuốc Nam” là một cuốn sưu tập về thuốc Nam cực kỳ hữu hiệu giúp ích rất nhiều cho công cuộc diệt trừ tật bệnh đủ loại. Còn cuốn của nhà văn nữ Nguyễn Thị Mây thì là một cuốn truyện ngắn dành cho thiếu nhi mang tựa đề là Lược Trăng mới được Hội Văn Học nghệ Thuật Trà Vinh xuất bản. Cuốn sách được in cực đẹp, với những minh họa thật tuyệt và vời, gồm 25 truyện ngắn cực hay và hấp dẫn (8 trong số 25 truyện này đã đượ c đăng trong Bản Tin của CLB Sách Xưa và Nay) rất có ích cho các độc giả thiếu nhi. Sau khi được giới thiệu, hai cuốn sách đã được một số thành viên truyền tay nhau xem. Sau việc giới thiệu hai tác phẩm mới của hai thành viên, như thường lệ, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu hai tân quý thư mà ông mới có. Cuốn đầu là một Cuốn bằng tiếng Anh mang tựa để là Các cuốn sách nổi tiếng thời Cổ và Trung Cổ (Famous Books Ancient and Medieval). Đây là một cuốn sách khổ 13 x 20, dày 330 trang mà nội dung là các toát yếu của 108 danh tác thời Cổ đại và thời Trung Cổ được cho là đã tạo dựng ra nền văn minh hiện đại. Có cuốn sách trong tay, người viết mới thấy rằng tuy đã đọc hơi nhiều, nhưng về thời Cổ đại và Trung cổ thì minh chưa quan tâm mấy, vì trong số 108 cuốn trong sách mình chỉ biết vỏn vẹn có 3 cuốn.

Cuốn thứ nhì bẳng Pháp văn. cỡ 12 x 18, dày 334 trang mang tựa đề là Tự Điển về Ác quỷ và Ác quỳ học (Dictionnaire du Diable et de la démonologie). Cuốn sách có khoảng trên 200 hình ảnh minh họa vừa đen trắng vừa bằng màu rất đẹp. Cầm cuốn sách trong tay, người viết thật không ngờ rằng trên đời này có nhiều thứ quỷ đến thế. Mấy hôm trước khi mới có cuốn sách, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã có bỏ ra hơn nửa tiếng để cưỡi ngựa xem hoa, và ông đã rất ngạc nhiên khi thấy phải có cả vài ngàn thứ quỷ sứ khác nhau, và điều duy nhất ông thấy “ngay và rõ” là trong trên 200 minh họa trong sách “bọn quỷ sứ phần lớn đều … chuổng cời!”Rõ ràng đây là 2 quý thư hơi lạ mà ông tự hứa với mình khi có thời giờ thì sẽ “khám phá … thêm!”

Sau khi dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu mấy quý thư, anh Phạm Vũ lên nói qua về con Corona và nói về Ngày của Mẹ (Mother’s day). Tiếp lời anh Phạm Vũ, anh Nhung lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ. Anh Nhung ngâm thơ xong, Thùy Mai lên hát tặng các thành viên một bài hát của Nga và bài Hòn Vọng Phu. Sau Thùy Mai, chị Diệu lên nói qua về con virus Corona. Chi Diệu nói xong, Hoài Ly lên ngâm tặng các thành viên hai bài thơ Xuân qua và Hè muộn.

Sau Hoài Ly, anh Phùng Chí Tâm lên kể chuyện HTV9 tới phỏng vấn về bài ca Kính Dâng Mẹ do anh sáng tác và cho phát tới 5 lần clip đó. Anh Tâm nói xong, chị Vinh lên đọc tặng các thành viên một bài thơ. Tiếp lời chị Vinh, Quan Thúy Mai lên nói qua về dịch Corona và đọc tặng các thành viên bài thơ về bà mẹ chồng của mình. Quan Thúy Mai nói xong, Thùy Hương lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Nhớ đến mẹ mình”. Sau Thùy Hương, anh Nguyễn Thái Sơn lên hát tặng các thành viên một bài ca của Nga (Russian). Anh Sơn hát xong, anh Quang Bỉnh lên nói chuyện về Mỹ Tho và đọc tặng các thành viên bài thơ về các loài chim. Sau anh Quang Bỉnh, Anh Thanh Vĩnh lên nói về gia phả và đọc tặng các thành viên bài thơ “Nhớ cội nguồn”. Anh Thanh Vĩnh nói xong, anh Hùng lên nói về một số vấn đề về sức khỏe cần thiết cho các thành viên. Sau anh Hùng, Lệ Ngọc lên chúc sức khỏe mọi người và hát tặng các thành viên một bài hát. Cuối cùng Tuyết lên hát tặng các thành viên bài “Mẹ tôi” và cuộc họp kết thúc lúc 11 giờ 20 cùng ngày, các thành viên vui vẻ chia tay hẹn gặp lại trong kỳ họp tới.

Vũ Thư Hữu

HÌNH ẢNH SINH HOẠT CLB SÁCH XƯA VÀ NAY


 

VÀI DÒNG

VỀ CUỐN TỰ ĐIỂN CÁC LOÀI HOA

Là người yêu thích hoa, vì mình luôn quan niệm rằng hoa là thứ đẹp thứ nhì trên đời, mà mình cần nhìn và thưởng lãm nhiều nhất, để sảng khoái quên đi biết bao điều dơ dáy trên đời, coi như chúng không … hiện hữu. Hoa đẹp thứ nhì, vậy cái gì đẹp thứ nhất đây? Ngay từ bé, lúc mới bắt đầu biết suy nghĩ, mình đã thuộc làu câu trả lời, và đó là các quý siêu mỹ nhân, các quý bà đẹp… và rồi, sau hai thứ đẹp nhất và nhì đó mình chỉ còn thích thứ đẹp thứ ba là các siêu quý thư, mà mình đã gần như cả đời luôn có chúng đồng hành, và ngay cả bây giờ cũng vẫn còn tiếp tục đến với mình qua nhiều tình huống vui và lạ. Cách đây ba ngày, do có chút việc cần tiền lẻ, mình mới mò sang tiệm sách cũ của anh bạn ở bên kia đường để nhờ đổi tờ 500 đô mít. Vừa đổi xong, thì mình bắt gặp quý thư này nằm ngay t rên kệ phía bên tay mặt và ẵm ngay về vì giá tiền chỉ có 50 đô mít. Ôi nếu không cần đổi tiền lẻ thì mình đâu có sang tiệm sách của anh bạn, và đâu có gặp …quý thư này! Là người yêu hoa mà được cuốn tự điển tranh hoa thì đâu có khác gì… trúng số ! Xin trân trọng giới thiệu qua loa rơ măng cuốn quý thư với quý bạn.

Cuốn sách khổ 12 x18 dày 456 trang được nhà xuất bản Giáo Dục in trên giấy hơi cứng với sắc màu rất đẹp và cho thấy trên 400 loài hoa, vì mỗi trang nói về một loài hoa, với tên bằng tam ngữ Việt-Pháp-Anh và tên khoa học, cùng với những lời giải thích, giới thiệu về nguồn gốc cùng mọi chi tiết cần biết về mỗi loài họa. Cuốn sách thật sự là một siêu quý thư đối với một người yêu hoa như người viết. Một giây cũng là quá khứ, xin đưa luôn quý thư này vào thiênhồi ký 60 năm chơi sách của mình.

Trích “Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI”

Vũ Anh Tuấn


 

LỊCH SỬ

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(tiếp theo số 167)

BÀI 5:

HOÀNG ĐẾ CON-STAN-TI-NÔ MỘT KHÚC QUANH TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI

I. LỊCH SỬ CỦA MỘT ĐẾ QUỐC

Vào khoảng năm 713 trước công nguyên, Rô-ma chỉ là một số nóc nhà tranh nằm rải rác trên 7 ngọn đồi bên bờ sông Tibê. Từ cái quá khứ khiêm tốn ấy, Rô-ma đã dần dần vươn lên thành một thế lực với cả một đạo binh hùng hậu. Ro-ma đã lần hồi chinh phục được miền Bắc nước Ý, miền Bắc Châu Phi, nước Hy Lạp, vùng Tiểu Á và luôn cả các nước Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức…

Từ năm 46 trước công nguyên đến năm 180 công nguyên, với triều đại nhà Xê-da, Đế quốc Rô-ma đã đạt tới tột đỉnh vinh quang. Bờ cõi chạy dài từ Đại Tây Dương đến sông Ơ-phrát, từ Bắc Hải đến Phi Châu. Dân số lên đến 120 triệu.

Tuy nhiên, vinh quang ấy đã không tồn tại với thời gian! Sau năm 180, Đế Quốc Rô-ma bắt đầu suy yếu.

Lịch sử Giáo Hội thường nhắc tới một số các Hoàng Đế nhà Xê-da như: Au-gus-tô, Nê-rô, Tra-da-nô, Di-ô-clé-ti-a-nô… Đa số các Hoàng Đế này đều có ác cảm với Kitô giáo và bách hại đạo nặng nề. Các Kitô hữu luôn sống trong kinh hoàng suốt gần 4 thế kỷ. Mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 4, dưới thời Hoàng Đế Con-stan-ti-nô, Kitô giáo mới bắt đầu được tự do và được nhìn nhận như là tôn giáo chính thức của Đế Quốc. Kể từ đó, đạo không ngừng bành trướng trong bối cảnh của một Đế Quốc Roma chia đôi: Tây Đế quốc và Đông Đế quốc. Tây Đế quốc với thủ đô là Ra-ven-na đã sụp đổ vào năm 476 trước sự xâm lấn của các sắc dân “Man-di”. Còn Đông Đế quốc, với thủ đô là Con-stan-ti-nốp, may mắn hơn, mãi đến năm 1453 mới sụp đổ.

II. HOÀNG ĐẾ CON-STAN-TI-NÔ

Nếu chỉ nói đến những vị Hoàng Đế có tên tuổi, thì Con-stan-ti-nô là vị Hoàng Đế thứ 29 của nhà Xê-da. Từ ngày thơ ấu, Con-stan-ti-nô chịu ảnh hưởng của mẹ là Thánh nữ Hé-lè-na. Bà ít nhiều tin tưởng vào một Đấng mà ông gọi là “Summus Déus”, tức là Đấng Tối Cao. Ông có thiện cảm với Kitô giáo và tỏ ra hiểu biết đối với các Kitô hữu. Tình cảm tốt đẹp ấy, vẫn còn mãi và càng gia tăng qua một biến cố được xem như phép lạ. Theo sử gia Ơ-sê-bi-ô, trong cuốn “Đời sống của Hoàng Đế Con-stan-ti-nô” thì hồi đó, có sự tranh chấp quyền lợi giữa những người đứng đầu đế quốc. Tướng Ma-xen-xi-ô đã dùng khoảng 100.000 quân gây sức ép với Rô-ma khiến Hoàng Đế Con-stan-ti-nô phải điều hơn 30.000 quân từ Đức trở về để chống lại. Chiều ngày 28 tháng 10 năm 312, trong một trận giao tranh ác liệt gần cầu Mil-vi-ô, cách thành phố Rô-ma không bao xa, khi quân của Hoàng Đế bắt đầu nao núng, Hoàng Đế nhìn về phía mặt trời và bỗng thấy xuất hiện một cây thánh giá sáng chói, chung quanh có hàng chữ NHỜ DẤU NÀY NGƯƠI SẼ THẮNG – Tin tưởng vào sự trợ giúp của Đấng Linh Thiêng, các binh sĩ của Hoàng Đế đã lấy lại can đảm và chiến đấu cho tới lúc thắng trận vẻ vang.

Sau biến cố này, Con-stan-ti-nô ra lệnh chấm dứt các cuộc bách hại người Kitô hữu. Một năm sau, tức năm 313, Ông ban bố Sắc chỉ Mi-la-nô cho phép các Kitô hữu và mọi người công dân khác được tự do theo tôn giáo mình lựa chọn. Ông còn biệt đãi Kitô giáo, ra lệnh trả lại cho Giáo Hội tất cả các cơ sở và tài sản đã bị tịch thu trước đây. Ông ủng hộ các Kitô hữu bằng mọi cách: cho họ giữ những chức vụ quan trọng, miễn thuế và miễn thi hành quân dịch cho các giáo sĩ, khuyến khích và giúp đỡ xây cất nhiều thánh đường. Chính Con-stan-ti-nô thúc đẩy việc phổ biến Thánh Kinh. Ông ra lệnh cho Ơ-sê-bi-ô sao chép lại 50 cuốn Thánh Kinh trên giấy da bò tốt nhất và dùng xe ngựa của triều đình để chuyên chở. Ông cho phép công chức và binh sĩ được nghỉ ngày Chúa Nhật để lo việc thờ phượng. Ông còn khuyến khích thần dân theo đạo đông đảo. Ông cho nâng cao nếp sống của giai cấp nô lệ, chấm dứt các trò chơi độc ác như các trận giao đầu giữa người và thú dữ, ngăn cấm việc giết trẻ sơ sinh, bãi bỏ hình phạt đóng đinh vào thập giá. Nhiều luật lệ khác dựa trên tinh thần Phúc Âm đã được ban hành nhằm nâng đỡ đời sống gia đình, giúp đỡ cô nhi quả phụ. Ông dâng cho Đức Giáo Hoàng Mil-ti-a-đê dinh thự hoàng gia La-tê-ra-nô và cho xây cất một ngôi thánh đường lớn bên cạnh.

III. GIÁO HỘI TRƯỚC VÀ SAU THỜI HOÀNG ĐẾ CON-STAN-TI-NÔ

Cũng trong nhà Xê-da, sau Con-stan-ti-nô có Hoàng Đế Thê-ô-đô (378-395) đặc biệt nâng đỡ Giáo Hội.

Nền phụng vụ của Giáo Hội ngày một trở nên hoàn hảo hơn. Các Linh Mục kể từ thời Đức Giáo Hoàng Lê-ô Cả (440-461) phải giữ luật độc thân.

Các dân tộc “Man-di” như dân Gốt, dân Văn-đang và dân Hung (Huns) đã lật đổ Tây Đế quốc và lần hồi theo đạo Công Giáo.

Về mặt tư tưởng, Kitô giáo tiếp tục tiếp xúc với triết lý Hy Lạp và Đông Phương. Từ đó đã nảy sinh nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong Thần Học: Về ơn Cứu độ, về Một Chúa Ba Ngôi, về Vấn đề Nhân tính và Thiên tính của Chúa Kitô. Những khác biệt về tư tưởng lắm lúc trở thành quyết liệt, tạo nên các giáo phái mà Giáo Hội gọi là “Bè rối”. Nhiều Công đồng đã được triệu tập để giải quyết các vấn đề này. Công đồng Ni-cê-a (năm 325) lên án chủ thuyết của Linh Mục A-ri-ô; Công Đồng Ê-phê-sô (năm 431) chống lại chủ thuyết của Thượng phụ Nes-tô-ri-ô…

Từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 4. Giáo Hội đã có một số văn sĩ và học giả danh tiếng:

- Ơ-sê-bi-ô (264-340) được xem là “Sử gia của Giáo Hội”,

- Gio-an Chry-sos-tô-mô (347-406) là nhà giảng thuyết có “môi miệng vàng ngọc”;

- Thánh Giê-rô-ni-mô (340-420) là “người có học thức uyên bác nhất trong số các Giáo Phụ Hội Thánh La Mã”. Ngài đã cho dịch Thánh Kinh ra tiếng La Tinh gọi là “Bản dịch Phổ Thông”;

- Thánh Au-gus-ti-nô (354-430), là một sinh viên xuất sắc, lúc đầu sống phóng đãng, sau này lại là nhà “Thần Học trứ danh” của Hội Thánh.

IV. TA NGHĨ GÌ?

Nói đến Giáo Hội thời Con-stan-ti-nô, người Kitô hữu vừa vui lại vừa buồn. Vui vì, dưới thời Hoàng Đế này, Giáo Hội đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu! Buồn vì các Hoàng Đế mỗi ngày mỗi đi sâu vào nội bộ của Giáo Hội. Một lý do khác khiến chúng ta cảm thấy buồn vì số người theo đạo càng đông, việc giáo dục đức tin càng sơ sài, khiến đức tin không có chiều sâu, thậm chí có người chỉ theo đạo vì xu thời, hay vì lợi ích vật chất. Mặt khác, thay vì lấy lẽ phải, các nhân đức và các việc lành để chinh phục lòng người, thì lắm lúc Giáo Hội lại cậy dựa vào uy thế của các vua chúa. Điều này thật sự là không tốt đối với tương lai của Giáo Hội.

***

Bài đọc thêm

CÁC NHÀ HỘ GIÁO

Thuyết phục dư luận quần chúng và những người có chức quyền xác tín về những điều sai lạc trong các lời vu cáo chống lại các Kitô hữu, đồng thời cũng làm cho họ có xác tín về giá trị luân lý của Kitô giáo, là điều mà khoảng mười lăm văn sĩ Kitô giáo đã ra sức thực hiện giữa các thế kỷ thứ 2 và thứ 3. Người ta gọi họ là những người biện hộ cho đạo hay đơn giản hơn là các nhà hộ giáo.

Đây là một số các văn sĩ Kitô giáo thuộc một thế hệ mới, mà về mặt trí thức thì hơn hẳn các vị “Giáo Phụ thời các Tông Đồ”. Được đào tạo trong các học đường Hy Lạp và La Mã, họ rất am hiểu về văn hóa và triết học của thời đại họ. Họ biết sử dụng các nguồn hiểu biết đó để phục vụ đức tin Kitô giáo. Họ tranh luận tay đôi với lớp trí thức ngoại giáo. Họ ra sức chứng minh rằng Kitô giáo không nghịch với lý tưởng sống của người Hy Lạp. Đây là một sự kiện đầy ý nghĩa: Kitô giáo từ từ giao tiếp với thế giới Hy Lạp và La Mã. Các văn sĩ ngoại giáo, từ trước vẫn coi rẻ đức tín Công Giáo, đồng hóa nó với những điều dị đoan thô thiển, kể từ đây họ phải thay đổi giọng nói khi tố cáo các Kitô hữu.

Giustinô (khoảng 100-165) là triết gia Hy Lạp ngoại giáo, sau trở lại đạo vào khoảng năm 130. Ngài cố gắng chia sẻ chân lý mà chính Ngài đã khám phá được sau khi miệt mài tra cứu các học thuyết khác (Tác phẩm Đối Thoại với Tryphon, Đối Thoại). Ngài chứng minh rằng các Kitô hữu có một lòng đạo đức chân chính, học thuyết Kitô giáo trùng hợp với các học thuyết của các triết gia Hy Lạp lỗi lạc như Socrate, Platon, luân lý Kitô giáo biến Kitô hữu thành những người tuân giữ luật lệ nghiêm túc nhất. Sau này Giustinô đã chịu tử vì đạo.

Tertulianô (Khoàng 150-222?) viết văn bằng tiếng La Tinh. Theo kiểu nói ngày nay ta có thể gọi ông là người quá khích. Ông tấn công kịch liệt các đối thủ của Kitô giáo, phê bình cả Đế Quốc, chống lại quân dịch, các cuộc biểu diễn và nếp sống sa đọa. Ông tự cắt đứt với hàng Giám Mục mà ông cho là không cứng rắn đủ. Ông đã gia nhập một nhóm quá khích là nhóm Montanô.

Origênê (khoảng 185-254) trở nên danh tiếng nhờ tác phẩm “Chống lại Xen-xi-ô” trong đó ông bác bỏ những lời tố cáo của triết gia ngoại giáo này. Origênê là một khuôn mặt lớn của trường phái Alexandria. Qua các bài dạy, bài giảng, qua các tác phẩm ông viết (Thần Học, chú giải Thánh Kinh), ông đã tỏ ra là một nhà canh tân, mà ảnh hưởng to tát đã vượt quá thời đại của ông. Một vài chủ trương của ông, khá phiêu lưu, đã gây tranh cãi vào thế kỷ thứ 4 và thứ 6 và bị Công Đồng Constantinốp thứ 2 kết án (453).

Théo, tr. 311

(còn tiếp)

Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm

Giuse Nguyễn Hữu Triết

“QUE SERA, SERA”

Biết ra sao ngày sau Nhớ huyền thoại Hollywood Doris Day

Doris Day sinh năm 1922 ở Ohio (Mỹ) trong một gia đình có bố mẹ là người Đức nhập cư. Bà bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà đã để lại dấu ấn rực rỡ ở cả lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh. Bà qua đời tại nhà riêng vào ngày 13/5/2019 (97 tuổi, thọ hơn NS Phạm Duy 5 tuổi).

Bà đã được khắc tên trên Đại lộ Danh vọng Hollywood và vào năm 2004, TT Mỹ khi đó là ông G.W. Bush đã trao tặng bà Huân chương Tự do cho các hoạt động đấu tranh vì quyền động vật .

Ngày nay, 'Que sera sera' - ca khúc bất hủ gắn liền với giọng hát của bà vang lên khắp nơi trên thế giới, như một lời chào tạm biệt.

Doris Day (1922-2019) & nhạc sĩ Phạm Duy (1921 – 2013).

' Que Sera, Sera' - Whatever Will Be Will Be -
Đã biết ra sao ngày sau

Là một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới, công chúng Việt Nam nhiều thập niên qua gần như đã thuộc làu bản Việt ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy - Biết ra sao ngày sau. Nhưng lúc ấy, vào năm 1956, người trong cuộc dường như chẳng thể ngờ bài hát ấy lại có số phận ngọt ngào đến vậy.

Bài hát này đã đổi vận cuộc đời của Doris Day và đưa bà trở thành một trong những giọng ca được yêu thích nhất tại Mỹ.

“Hãy cho cô ấy một bài hát”

Câu ra lệnh này là của Alfred Hitchcock, ông trùm phim kinh dị, một vị đạo diễn hét ra lửa, người lúc ấy đang đạo diễn bộ phim The Man Who Knew Too Much.

Doris Day lúc đó đang là ca sĩ có chút ít tiếng tăm, một “con gà” của hãng đĩa Columbia và ông chủ hãng này đang rất muốn lăng xê Doris Day trong địa hạt điện ảnh. Và thật sự thì cô cũng đã có 2 bộ phim nhận được sự tán dương trước đó.

Nhưng Hitchcock thì không thích Doris Day. Ông chỉ thích những ai nghe lời ông và phải phục tùng mệnh lệnh của ông trong khi Doris Day khá yểu điệu thục nữ, không phải tuýp người ông cần. Nhưng để có được J.Stewart, cuối cùng Hitchcock đồng ý cho Doris Day vào vai nữ chính.

Và thực tế chua chát cũng đã xảy ra. Trong suốt quá trình quay phim, Doris Day luôn rơi vào tâm trạng căng thẳng cực độ khi luôn bị đạo diễn Hitchcock chê bai và hăm dọa. Nhưng biết Doris Day là một ca sĩ có tiếng, đạo diễn Hitchcock quyết định đặt hàng một bài hát cho cô hát trong phim để cân bằng.

Vào một buồi chiều đẹp trời, nhạc sĩ Jay Livingston nhận được cuộc gọi từ Hitchcock. Ở đầu dây bên kia, vị đạo diễn nói rằng ông đang rất đau đầu. “Ông ấy bảo chúng tôi rằng ông ấy có Doris Day đang đóng trong phim này, người mà ông không hề muốn thuê. Nhưng chi nhánh MVA đã tạo áp lực rằng nếu ông muốn có James Stewart thì đồng thời phải nhận cả Doris Day” - nhạc sĩ Livingston kể lại. Và cuối cuộc nói chuyện Hitchcock “ra lệnh” cho Livingston “Hãy cho cô ấy một bài hát”. Đề bài đưa ra cũng đơn giản, quan trọng hơn, tựa bài hát nên là tiếng nước ngoài, không nên lấy tựa tiếng Anh - Hitchcock yêu cầu.

Đáp lại, cả 2 nhạc sĩ R.Evans và J.Livingston nhận lời và hứa sẽ gửi bài sớm.

Điều gì đến, sẽ đến

Nhạc sĩ Livingston chợt nhớ ra 2 năm trước khi ông xem bộ phim của Italia, The Barefoot Contessa, mà trong đó khẩu hiệu cho gia đình của nhân vật R.Brazzi là Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) đã từng làm ông chú ý.

“Đó là một tứ khá hay và tôi quyết định bám vào đó để sáng tác bài hát”, nhạc sĩ Livingston nhớ lại. Bộ đôi Evans và Livingston quyết định lấy luôn khẩu hiệu trong phim này làm tựa đề bài hát, Che Sera, Sera nhưng họ đổi chữ “Che” thành “Que”, có nghĩa là từ tiếng Italia trở thành tiếng Tây Ban Nha mà vẫn giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Lí do của sự thay đổi này là ở Mỹ, cộng đồng Latin nói tiếng Tây Ban Nha rất đông. Khi có tựa đề bài hát thì hai nhạc sĩ bắt đầu sáng tác. Rất nhanh chóng, bài hát được gửi tới Hitchcock và hãng Paramount. Và cũng gần như ngay lập tức, bài hát được chấp thuận và đạo diễn Hitchcock còn quyết định đưa nó trở thành bài hát chủ đề cho phim.

Nhưng tin vui chưa được bao lâu thì bộ đôi nhạc sĩ tài năng bỗng chưng hửng khi nhân vật chính của bài hát này, Doris Day, lắc đầu quầy quậy và không chịu hát. Hai vị nhạc sĩ bắt đầu nản, đạo diễn Hitchcock cũng thở dài nhưng cuối cùng hãng Paramount ra sức ép thông qua Marty Melcher, người chồng như là quản lý của Doris Day, yêu cầu cô phải hát, nếu không mọi chuyện sẽ thay đổi.

Cuối cùng Doris Day miễn cưỡng vào phòng thu âm và ra điều kiện chỉ hát đúng một lần, còn chất lượng thế nào thì “que sera, sera”. Hát xong, Doris Day nói với 2 nhạc sĩ: “Đây là lần đầu tiên cũng là sau cùng các vị nghe tôi hát bài này”.

Đáp lại, Evans lẫn Livingston thở dài. Họ không biết đứa con tinh thần mà họ đang rất hy vọng sẽ chết yểu ra sao. Tuy nhiên, Que sera sera mang về cho 2 tác giả Ray Evans và Jay Livingston giải thưởng Oscar cho Nhạc phim hay nhất. Trước đó, họ cũng đã 2 lần đoạt giải tương tự với bài hát Mona Lisa (phim Captain Carey) và Buttons and Bows (phim The Paleface).

BIẾT RA SAO NGÀY SAU?

Cái tựa nầy mới đọc lên thì có vẻ êm đềm, không có gì là khẩn cấp – như là một triết lý về cuộc đời, về thân phận con người giống như một mệnh đề “ắt có và đủ” trong bài hát nổi tiếng “Que sera, sera” của Jay Livingston viết và Doris Day hát nổi tiếng khắp Âu Mỹ cả nửa thế kỷ qua!

Nhưng tiếc thay, thực tế hiện nay không phải vậy. Bạn đọc to lên vài lần nữa bạn sẽ thấy ngay tất cả những sự “panic”, “khủng hoảng”, “bất ổn” trong câu nầy!!!

Từ nào giờ người ta vẫn thường nói: thế giới ngày nay như cái lò lửa, không biết bốc cháy hoặc nổ tung bất cứ lúc nào! – Nhưng chưa bao giờ thấy rõ tính chất “biết ra sao ngày mai” nầy bằng thời kỳ hiện tại nầy. Không một ai dám tự hào mình sẽ được bình an ngay cả chỉ trong ngày mai! Trên mọi lãnh vực từ gia đình đến xã hội, từ quốc gia đến quốc tế – ngay cả chính bản thân của mỗi cá nhân bây giờ cũng không dám chắc ngày mai mình có chết vì tâm thần, trầm cảm hay vì những kẻ bị những căn bệnh xã hội ấy hãm hại mình hay không!

Sáng sớm vừa thức dậy điểm tin qua chiếc Tivi thì thấy cả bầu trời căng thẳng một cách bất hợp lý từ chuyện bé đến chuyện lớn:

Bầu cử Mỹ: Ông Trump đối mặt với 'cuộc thử nghiệm axít' Trải qua hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang trong tình cảnh nguy cấp về chính trị mà ông chưa từng phải đối mặt trước đây.

3 cuộc khủng hoảng cản đường ông Trump

Kể từ khi lên nhậm chức năm 2017, TT Trump đã vượt qua nhiều sóng gió và luôn nắm trong tay cơ hội tái đắc cử. Sau khi vượt qua cuộc luận tội mà cuối cùng ông được Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát tha bổng hôm 5/2/2020, tình hình đã trở nên sáng sủa hơn.

Tuy nhiên hiện nay "lớp bọc bảo vệ" của ông đang phải trải qua một "cuộc thử nghiệm axít", trong bối cảnh ông phải đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng cùng một lúc- cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất thế kỷ, tình trạng suy thoái kinh tế tệ hại nhất trong nhiều thế hệ và tình hình bất ổn dân sự tồi tệ nhất kể từ năm 1960.

Trong tuần qua, việc TT Trump kêu gọi đàn áp các cuộc biểu tình trên quy mô toàn quốc nhằm phản đối các hành động tàn bạo của cảnh sát đã bị các nhà hoạt động nhân quyền, các lãnh đạo tôn giáo và đảng Dân chủ đối lập cùng một số thành viên của đảng Cộng hòa chỉ trích.

Thậm chí cựu TT GW. Bush- người của đảng Cộng hòa- cũng phải lên tiếng kêu gọi lắng nghe những người biểu tình.

Tuy nhiên, có thể điều khiến ông Trump và chiến dịch vận động tái tranh cử của ông phải lo ngại nhiều hơn đó là phần lớn các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông rõ ràng đã suy giảm kể từ khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát.

Đồng thời, đối thủ đến từ đảng Dân chủ của ông trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sắp tới, ông Joe Biden, đang thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh đất nước đang bị phong tỏa vì đại dịch với thông điệp kêu gọi đoàn kết và xoa dịu nỗi đau của người dân, vốn hoàn toàn đối lập với những lời lẽ của TT Trump về "những kẻ sát nhân", "lũ trộm cướp" và "an ninh trật tự".

Cho tới nay, giọng điệu gây hấn của ông Trump dường như không phù hợp với bối cảnh hiện tại. Một cuộc thăm dò dư luận của Reuters/Ipsos trong tuần qua đã chỉ ra rằng đa số người dân Mỹ đều cảm thông với những người biểu tình và không ủng hộ cách phản ứng hiếu chiến của ông Trump ( LÊ NA 07/06/2020),

“Công thức” bí mật giúp ông Trump tái đắc cử năm 2020 Hãng tin Mỹ CNN cho rằng dù tỉ lệ ủng hộ TT Mỹ Donald Trump đang ở mức không cao nhưng ông vẫn có thể tái đắc cử vào năm mới nếu sử dụng đúng "quân bài".

Chính vì vậy, CNN cho rằng thông điệp tranh cử hướng về kinh tế có thể sẽ là “công thức” thành công của ông Trump cho chiến dịch năm 2020. Theo xu hướng trước đây, nếu cử tri đánh giá nền kinh tế đang phát triển mạnh, họ sẽ thường bầu cho Tổng thống đương nhiệm và ngược lại. Que sera, sera…

Nhớ lại, ngày còn bé mình hay nghe các bậc cha chú hát nghêu ngao: “Que Sera, Sera” mà không hiểu hết được ý nghĩa của người viết và bài hát là gì mà được công chúng đón nhận nồng nàn dữ vậy?! Bây giờ lớn lên, già quá nửa đời người rồi mới nghiệm thấy được một phần cái hay của bài hát nầy. Một bài hát vòn vẹn chỉ có mấy chữ lặp đi lặp lại mà nó biểu hiện cho cả một công thức bất di bất dịch của cuộc đời… thời ấy. Cái công thức ấy chỉ gộp trong một chữ rất simple, đơn giản: đó là mọi chuyện đều đã được các đấng vô hình xếp đặt hết cả rồi; đó là, xấu hoặc đẹp, giàu hoặc nghèo – tất cả chung qui là cũng do từ một đấng Tạo Hóa, một Ông Trời, một vị Thượng Đế có quyền lực bao trùm cả vũ trụ đã định đoạt sẵn. “Người” (nói chung các đấng thần linh ấy) sinh ra ta đẹp: đó là ta may mắn, cho ta giàu: đó là số lucky. Và do đó, khỏi cần suy nghĩ, lo lắng.

Chuyện gì đến, sẽ phải đến mà thôi . Không ai cưỡng lại được. Nguyên lý nầy có tác dụng như ru ngủ con người. Hãy cứ “bình chân như vại” rồi thì chuyện gì đến sẽ đến, không cần toan tính, lo âu gì nhiều cả: Que sera, sera – Whatever will be, will be… (Chuyện gì đến, sẽ đến…)

Cuộc đời thời nay không đơn giản như vậy! Không còn là thời đại cứ im lặng giao khoán mọi việc cho thượng đế an bài, may nhờ rủi chịu. Khoa học kỹ thuật mỗi ngày một đưa ra những kết quả mới, những sản phẩm mới – ghê gớm đến nỗi còn có khả năng thay thế cả vai trò của những “bậc” được cho là các đấng thần linh, Tạo Hóa, vv… để mà “tạo” ra cả con người luôn. Muốn đẹp tạo ra đẹp, muốn khôn làm ra khôn, muốn thông minh giỏi giang thì chỉ cần loại bỏ những tế bào bất hảo!

Chẳng hạn như: đàn ông con trai ngày nay chẳng cần hoặc chẳng muốn phải lập gia đình, đàn bà con gái chẳng cần phải lấy chồng mới đẻ con. Mỗi bào thai phát sinh từ sự kết hợp những trứng và tinh trùng. Trứng phải được lựa những trứng tốt nhất của một bà mẹ trong độ tuổi sung sức nhất từ 20 đến 39 tuổi, không bệnh tật, không khiếm khuyết, để dành bằng cách đông lạnh chờ khi có những tinh trùng tốt mới cho thụ tinh. Tinh trùng cũng lựa những nguồn thông minh, lanh lợi, đẹp trai nhất. Xong cho vào ống nghiệm để thụ tinh. Gần đây, đã có một khoa học gia người TQ bất kể những sự chống đối về đạo đức, đã còn đi đến chỗ gọi là “edit” – tức chỉnh sửa các thành phần được thụ tinh để cho ra những sản phẩm hoàn hảo nhất. Thế thì con người ngày nay chẳng những tiếm nhiệm vai trò của Thượng đế mà còn làm hay hơn nữa – tức sinh ra những sản phẩm con người nào cũng thông minh tuyệt hảo, cũng “perfect” cả!.

Tóm lại, cả cái câu hỏi đầy hoang mang lo sợ trên: “Biết ra sao ngày sau?!” không còn nhẹ ở mức độ có thể trấn an bằng như câu trả lời như: “Cứ yên tâm đi, không sao cả, đã có thần linh che chở, Thượng đế an bài, rồi mọi sự sẽ OK”; mà trái lại, mức độ nguy hiểm của cái “ngày mai, ngày sau” ấy đã tăng gấp bội không ai có thể đoán trước được. Có thể trong nháy mắt, một bàn tay nào đó mang trái tim con người hoặc một người máy robot nào đó do con người điều khiển sẽ bấm nút nguyên tử để cả triệu sinh mạng bị hủy diệt cũng không chừng. Bỡi vì, giờ đây bàn tay khối óc con người đã tiến bộ đến mức thay cả vai trò của Thần Linh, của God… Mà ai trong chúng ta cũng biết rằng Thần Linh và God đều có lòng bao dung quảng đại, vị tha cứu vớt nhân loài; trong khi đó, lòng người vốn đã tham, sân, si đầy dẫy mà còn cộng thêm quyền lực “control” sự sinh tử của đồng loại vào thì cả thế giới loài người nầy ắt sẽ đau khổ vì bạo lực và sự biến động không ngừng sẽ là điều tất yếu!

Nếu có những biến động đưa đến những hiểm họa bất hợp lý mà chúng ta đang thấy và đang lo lắng như kể trên – thì hãy nên chuẩn bị tinh thần vì đó chỉ mới là bước khởi đầu mà thôi ! ( Phó Thường Dân/Trống Đồng Life).

TỪ KẾT

“Điều gì đến cũng phải đến”, một lối nói nghịch lý

Câu này đã được nhiều tác giả người Việt vận dụng với một vài chỗ khác biệt nhỏ về từ ngữ…

Đây là một lối nói mơ hồ ở vế đầu mà nhiều người Việt đã dùng để dịch câu Que sera sera (What will be will be) trong khi một số người Việt khác thì cứ ngỡ nó là tục ngữ của tiếng Việt. Còn What will be will be thì lại là một câu mà chính người Anh dùng để diễn cái nghĩa của câu Que sera sera, một câu mang dáng dấp tiếng Tây Ban Nha đã trở thành tục ngữ của tiếng Anh, từng là đề tài cho một bài phân tích dài 22.475 từ của Lee Hartman (Southern Illinois University - Carbondale) nhan đề “Que sera sera”: The English Roots of a Pseudo-Spanish Proverb (“Que sera sera”: Cội nguồn tiếng Anh của câu tục ngữ Tây Ban Nha giả hiệu). Căn cứ vào nhiều nguồn, đặc biệt là vào bài của Hartman thì “Que sera sera” không bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italia hay tiếng Pháp vì cấu trúc đó không đúng với ngữ pháp của ba thứ tiếng này. Hơn nữa, những sự tìm kiếm trong kho ngữ liệu cho thấy câu đang xét thực tế không tồn tại trong lịch sử của tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Italia, dù là trong tục ngữ hay trong văn xuôi ngày nay. Cũng có ý kiến cho rằng “Que sera sera” bắt nguồn từ tiếng Pháp trung đại nhưng hình thức ngữ pháp không thích hợp của nó cũng không cho phép khẳng định. Ta chỉ có thể biết đây là một câu tục ngữ tiếng Anh, bất kể hình thức ngôn từ của nó ra sao. Và ta biết một cách chắc chắn rằng câu đó càng trở nên phổ biến sau khi bài hát “Que sera, sera” (Whatever Will Be, Will Be) của Jay Livingston et Ray Evans được trình làng vào năm 1956, nhất là sau khi nó được Doris Day hát trong phim “The man who Knew Too Much” (1956) của Alfred Hitchcock.

Chủ đề của câu Que sera, sera (Whatever Will Be, Will Be) là lý tưởng định mệnh. Nhà lãnh đạo tinh thần người Ấn Ðộ là Ramana Maharshi đã nói về thuyết định mệnh một cách rõ ràng nên dễ thấy hơn. Câu tiếng Anh của lời nói đó là “Whatever is destined to happen will happen, do what you may to prevent it”. Còn câu tiếng Pháp là “Tout ce qui doit arriver arrivera, quels que soient vos efforts pour l’éviter”. Cả hai câu đều có nghĩa (đại ý) là “Ðiều gì phải đến sẽ đến, dù cho bạn có cố làm gì để ngăn chặn nó”.

Que sera, sera (Whatever Will Be, Will Be) của người thì như thế. Còn cái tương đương với nó trong tiếng Việt thì thế nào? Rất mơ hồ . Xin phân tích biến thể Điều gì đến sẽ đến của vnexpress.net để “làm mẫu”. Câu tiếng Anh có hai vế là “what will be” và “will be”. Trong cả hai vế, vị từ will be đều ở thì tương lai nên nếu dịch từng từ một thì sẽ là: Điều gì sẽ đến [thì] sẽ đến. Ở đây, nội dung của cả nguyên văn lẫn lời dịch đều chẳng có gì nghịch lý. Nhưng lời dịch bằng tiếng Việt trên vnexpress.net thì có. Ít nhất nó cũng mơ hồ ở vế đầu (“Điều gì đến”). Câu Điều gì đến sẽ đến có hai vế: “Điều gì đến” và “sẽ đến”. Vị từ đến (diễn đạt bằng “to be” trong câu tiếng Anh) của vế đầu chỉ có thể tương ứng với is là ngôi thứ ba, số ít, thì hiện tại, thái chủ động, thức trần thuật chứ không thể tương ứng với will be (sẽ đến), được “chia” (conjugated) ở thì tương lai. Cứ vào những đặc điểm ngữ pháp đã nêu thì đến (vế trước) thuộc về thực tại còn sẽ đến (vế sau) thì thuộc về viễn cảnh. Nói rằng cái đang thuộc về thực tại sẽ xảy ra trong tương lai, nghĩa là chưa xảy ra, là đã nói một điều nghịch lý. Điều gì đến sẽ đến là một cấu trúc Đề - Thuyết mà phần Đề là “Điều gì đến” còn phần Thuyết dùng để nói về phần Đề là “sẽ đến”. Nếu phân tích theo ngữ pháp cũ thì “Điều gì đến” là chủ ngữ của vị ngữ “sẽ đến”. Hai bên có quan hệ cú pháp chặt chẽ với nhau. Nhưng một thực tại đã được xác nhận (“Điều gì đến”) mà lại “sẽ đến” (xảy ra trong tương lai) thì chẳng nghịch lý hay sao?

Để diễn đạt cái ý của câu What will be, will be, người Pháp thường nói Arrivera ce qui doit arriver (hoặc Ce qui doit arriver arrivera), mà người Anh cũng có thể “tái diễn đạt” bằng câu What must happen will happen. Tương ứng với câu tiếng Anh và câu tiếng Pháp trên đây, câu tiếng Việt phải là Điều gì phải đến sẽ đến . Phần Đề là “Điều gì phải đến” và phần Thuyết dùng để nói về phần Đề này là “sẽ đến”. Ở đây, phần Đề nêu lên một điều kiện tất yếu và phần Thuyết nêu lên hệ quả của điều kiện tất yếu đó. Nếu đảo lại thành “Điều gì đến cũng phải đến”, như một số người thường diễn đạt, thì sẽ biến nó thành một câu nghịch lý (An Chi).

What Will Be Will Be
- Jay Livingston & Ray Evans

-When I was just a little girl/ I asked my mother, what will I be
Will I be pretty, will I be rich/ Here's what she said to me.
Que Sera, Sera /Whatever will be, will be
The future's not ours, to see/ Que Sera, Sera/ What will be, will be.
-When I was young, I fell in love/ I asked my sweetheart what lies ahead
Will we have rainbows, day after day/ Here's what my sweetheart said.
Que Sera, Sera/ Whatever will be, will be
The future's not ours, to see/ Que Sera, Sera/ What will be, will be.
-Now I have children of my own/ They ask their mother, what will I be
Will I be handsome, will I be rich/ I tell them tenderly.
Que Sera, Sera/ Whatever will be, will be/ The future's not ours, to see
Que Sera, Sera/ What will be, will be.

Que Sera, Sera - Lời Việt: Phạm Duy

Ngày em còn thơ lòng vương mộng mơ/ Thường hay hỏi má em: "Má ơi ngày sau/ Con sẽ thắm tơ duyên và vui sướng không?" Mẹ em sẽ khuyên bảo rằng

ĐK: "Biết ra sao ngày sau? Đời luyến lưu vui cười, khổ đau . Vì sắc duyên là sóng bể dâu/ Nào ai biết ngày sau/ Đời ta sẽ về đâu…

Lời mới: My dream - Que Sera, Sera

-When I was at the age of 75/ I wonder ab’t watching next FIFA World Cup:

2022 Qatar, Doha. Also my Golden Wedding jubi/ With 32 teams, I got.

Que Sera, Sera / Whatever will be, will be/ The future's not ours, to see
Que Sera, Sera/ What will be, will be.

-When I was at the age of 75/ I wonder ab’t watching next FIFA World Cup:

2026 CA-MEX-USA (Canada-Mexico-USA). First in 3 countries

Changed to 48 teams, I got. Que Sera, Sera

- When I was at the age of 76/ I wonder ab’t guessing next US President:

2017: 45th President (D.Trump). Also my 45th Wedding anniversary

2025 - President to preside World Cup. I got. Que Sera, Sera

- When I was at the age of 76/ I wonder ab’t greeting next Goat-year:

1943 (Quí mùi) born. Thru 2 Goat-years: 2003 (Quí mùi), 2015 (Ất mùi)

2017 (Đinh mùi) next Goat-year. I hope! Que Sera, Sera

(My birthday 9/6/2018: FIFA Worldcup tại Nga - Pháp vô địch)

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương

(Wake at dawn with winged heart,
And thanks for another day of Loving)

Câu thơ trên của tác giả Kahlil Gibran (1883-1931), một một thiên tài văn học , thi sĩ và họa sĩ người Mỹ gốc Liban. Từ tiểu thuyết Nhà tiên tri (The Prophet) , c âu thơ này được trích ra năm 1993 và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dịch lại.

Sáng tại nhà: tôi đọc nghêu ngao Câu thơ trên, rồi Tập thể dục trên sân thượng, vừa tập vừa hát thầm, theo thời khóa biểu:

- Thứ hai: nhạc Văn Cao & Phạm Duy

- Thứ tư: nhạc về Hà Nội – Sài Gòn và nhạc quốc tế

- Thứ sáu: nhạc Trịnh Công Sơn & Vũ Thành An

- Thứ ba, năm bảy : nhạc yêu thích của nhiều nhạc sĩ

- Chủ nhật: các bài thơ yêu thích của Vũ Phạm Hàm, Thế Lữ, HX. Hương…

Sáng ra công viên Làng hoa : đọc báo và hát thầm Thiên thai (VănCao), Ngày mai rồi mình cũng già (VũThànhAn), Cát bụi (TrịnhCôngSơn)…

(My birthday 9/6/2020: từ tháng 3 đến nay, dịch Covid c hưa giảm)

Phạm Vũ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)


 

TIN & HÀNH ĐẠO PHẬT

THẾ NÀO CHO ĐÚNG CHÁNH PHÁP

Nhiểu người nghĩ rằng cứ Tin Phật, đi Chùa đều đặn là đã đúng Chánh Pháp, không biết rằng việc TIN Phật cũng có tin đúng, tin sai. Tin Phật mà tu hành, thành tựu. và cũng Tin Phật mà trở thành Nhị Thừa, càng Tin, càng Hành càng xa rời Đạo Phật chân chính.

Tôi nghĩ rằng vấn đề này khi chưa nêu ra thì không ai thắc mắc, nhưng khi đã nêu ra rồi thì hẳn một số Phật Tử cũng không khỏi hoang mang, không biết sự thật như thế nào ? Vậy thì Tin Phật như thế nào mới là đúng Chánh Pháp, bởi vì từ xưa đến nay Phật Tử vẫn được dạy Tin Phật như một vị Thần Linh có toàn quyền cứu độ Tam Thiên Đại Thiên thế giới, cứu khổn, phò nguy, độ thoát cho mọi người như Chùa chiền vẫn truyền từ bao thế hệ đến nay ?

Giải thích về niềm Tin, Kinh Đại Bát Niết Bàn viết : “ Tín tâm lại có hai thứ : Một là từ nghe pháp mà sanh lòng tin. Tín tâm của người này do nghe pháp mà sanh, chẳng phải do Tư Duy, nên gọi là Tín tâm chẳng đầy đủ .

Thiện Nam Tử ! Do đây nên trong khế kinh ta nói rằng có hai hạng người hủy báng Phật Pháp Tăng : Một là người chẳng tin vì họ giận hờn; hai là người dầu Tin nhưng chẳng hiểu nghĩa .

Nếu người chẳng tin vì tâm họ giận hờn nên nói rằng không có Phật, Pháp, Tăng. Người tin mà không Trí Huệ giải nghĩa điên đảo làm cho người nghe hủy báng Phật Pháp Tăng, do đây nên ta nói người chẳng tin vì lòng hờn giận, người Tin lại không Trí Huệ, những người này hủy báng Phật Pháp Tăng .

Từ nhiều đời rồi, đa phần Phật Tử thì Tin những gì được nghe giảng dạy. Chư Tăng thì cứ “ xưa bày nay làm ” . Phần lớn thì giờ dành cho Tụng kinh, niệm Phật, học Pháp, giảng pháp. Hơn nữa, họ hoàn toàn tin tưởng vào các vị tiền bối, vào hệ thống đào tạo đã sẵn bài bản nên đâu có gì thắc mắc để tham khảo để tìm cho ra ý nghĩa thật sự của Đạo Phật ? Do hầu hết đều TIN Phật là Thần Linh, vì thế, lúc nào các Chùa cũng khói hương nghi ngút. Các vị Tăng Xuất Gia là để “ phụng sự cho Phật ” , “ hiến trọn cuộc đời cho Phật ” nên lúc nào cũng tôn thờ, cầu, xin, nương tựa vào Phật, Bồ Tát, và giảng rộng về những đức tính Từ, Bi, Hỉ, Xả của Phật để hướng dẫn cho bá tánh cầu xin Phật cứu khổ cứu nạn, phù hộ, độ trì cho, lúc còn đang sống cũng như rước về Tây Phương Cực Lạc khi qua đời. Bá tánh làm sao biết rằng Tin như thế là Nhị Thừa, không phải là niềm Tin Phật đúng theo Chánh Pháp ?

Vậy thì thế nào là Đạo Phật chân chính ? Tin Phật theo đúng Chánh Pháp là Tin như thế nào ?

Muốn biết thế nào là Đạo Phật chân chính thì cách tốt nhất là chúng ta nên theo dõi lịch sử tu hành của Thái Tử Sĩ Đạt Ta, để tìm hiểu xem :

l/- Ngài thắc mắc điều gì mà phải bỏ gia đình đi Xuất Gia để đi tìm câu trả lời ?

2/- Ngài đã học những gì ? Hành những gì ?

3/- Ngài đã Đắc cái gì ? Làm gì để Chứng Đắc ? Cái Chứng Đắc mang lại cho Ngài được những gì ?

Lịch sử ghi rất rõ ràng : Trước lúc Xuất Gia, Thái Tử Sĩ Đạt Ta hoàn toàn là một con người bình thường. Là một Thái Tử sắp nối ngôi. Có vợ là một Công Chúa rất xinh đẹp, và một con trai. Nhân lần đầu tiên đi ra ngoại thành, nhìn thấy cảnh Sinh, Lão, Bệnh, Tử đè nặng lên cái Thân con người làm Thái xúc động mạnh, nên đã hỏi vị quan theo hầu là liệu Ngài có thoát những cảnh đó không ? Vị quan trả lời là bất cứ ai, dù là vua quan hay cấp bậc nào trong xã hội cũng đều không thể Thoát.

Về hoàng cung, Thái Tử suy nghĩ mãi, muốn tìm một cách nào khác, để không phải chịu cảnh Sinh, Lão, Bệnh, Tử quái ác kia. Thấy rằng, nếu tiếp tục ở trong hoàng cung thì sẽ bị ràng buộc với vợ con, sẽ phải nối ngôi để trị nước không còn thì giờ để tìm ra câu trả lời cho điều đang trăn trở. Cuối cùng Ngài quyết định bỏ lại vợ và con nhỏ, trốn ra ngoại thành, gia nhập vào đoàn thể Du Tăng hy vọng sẽ tìm được câu trả lời.

Sáu năm, học với Sáu vị Thầy. Với Thầy nào Thái Tử cũng đạt hết tuyệt kỹ của họ, đến độ khi Ngài cho biết sẽ ra đi, thì họ đều khẩn khoản mời Ngài ở lại và hứa chia đệ tử cho. Nhưng ngai vàng mà Ngài còn bỏ thì sá gì lợi dưỡng, đệ tử cung phụng ? Bởi mục đích của Ngài đã được xác định ngay từ lúc rời Hoàng cung, nên khi biết rằng phương pháp đang được đào tạo không đưa đến kết quả mong mỏi, nên Ngài cương quyết bỏ đi để tìm thầy khác.

Trong thời gian đi tìm câu trả lời cho điều mình trăn trở, Ngài đã hành qua đủ thứ phương pháp đang thịnh hành đương thời, kể cả Lõa Thể, Khổ Hạnh, nhịn ăn đến thân thể chỉ còn là bộ xương, đi, đứng không nổi, nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Sau cùng, Ngài chợt nhớ ra là “ tinh thần không thể minh mẫn trong một thể xác yếu đuối ” , nên nhận bát cháo sữa cũa cô gái chăn bò và trải tòa cỏ, ngồi Thiền Định dưới cội cây Bồ Đề với lời phát nguyện “ Sẽ không rời chỗ ngồi cho tới lúc tìm ra chân lý .

Rạng sáng đêm thứ 49 thì Ngài đã tìm thấy điều mình cần tìm : Đó là KẺ ĐÃ LÀM RA NGÔI NHÀ SINH TỬ và cách thức hóa giải, nên Xả Thiền đứng dậy, tuyên bố : “ Ta ngược xuôi trong vòng Luân Hồi qua bao nhiêu kiếp. Tìm mãi mà không gặp KẺ LÀM NHÀ. Hỡi KẺ LÀM NHÀ. Ta đã gặp được người rồi. Ngươi không được xây nhà nữa. Bao nhiêu cột kèo của người đã gảy vụn cả rồi. Tui mè của ngươi cũng tan nát cả rồi. Trí ta đã đạt đến Vô Thượng Niết Bàn. Ta đã hoàn toàn Giải Thoát .

Lý do Phát Tâm và những cách thức mà Đức Thích Ca đã hành trì để “ Đắc Đạo ” cho chúng ta thấy 2 điều :

1/- /- Bao nhiêu công phu khác đều không đưa đến kết quả, chỉ khi NGỒI THIỀN thì Ngài mới tìm ra được câu trả lời cho điều đã thắc mắc, ôm ấp suốt mấy năm dài.

2/- “ Đắc Đạo ” chỉ có nghĩa là GẶP được hay TÌM ĐƯỢC CON ĐƯỜNG mà Ngài phải bỏ cung điện, vợ con để đi tìm. Đó là CÁCH THỨC ĐỂ THOÁT CẢNH SINH, LÃO, BỆNH, TỬ đè nặng lên cái Thân người.

3/- Kết quả Đắc Đạo của Đức Thích Ca chỉ là TÌM RA THỦ PHẠM ĐÃ XÂY NGÔI NHÀ SINH TỬ, không phải là biến Ngài từ con người bình thường trở thành Thần Linh.

Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng : Qua Sáu năm tu hành và tất cả những gì đã hành trì, không có môn nào có khả năng biến Thái Tử Sĩ Đạt Ta thành ra Thần Linh, có quyền vạn năng, có thể cứu độ cho người khác, mà chỉ là tìm ra điều Ngài muốn tìm : Thủ phạm đả gây ra cảnh SINH, LÃO, BỆNH, TỬ. Thế thôi. Sau đó Ngài dành hết cuộc đời còn lại để truyền cho những người có nhu cầu muốn THOÁT KHỔ, muốn GIẢI THOÁT SINH TỬ như Ngài. Cái GIẢI THOÁT khỏi những nỗi Khổ, hay Thoát Sinh Tử gọi là THÀNH PHẬT.

ĐẠO có nghĩa là CON ĐƯỜNG. PHẬT có nghĩa là GIÃI THOÁT ĐẠO PHẬT chỉ là CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN GIẢI THOÁT, không phải là một Tôn Giáo dạy Thờ Phật Thích Ca và những vị Phật, Bồ Tát để cầu xin phù hộ.

PHẬT, không phải là Đức Thích Ca, A Di Đà, hay Phật Tổ Như Lai, hiểu theo kiểu là những vị “ Thần Linh có quyền cứu khổ ban vui, cứu khổn, phò nguy cho bá tánh , mà PHẬT là danh hiệu của người đã đạt được kết quả Giải Thoát. Đức Thích Ca đã đạt được thành tựu Giải Thoát nên hiệu của Ngài là Phật Thích Ca. Tất cả mọi người đều có thể đạt được như Ngài, vì thế mà Ngài đã Thọ Ký : “ Ta là Phật đã thành. Tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành .

Làm sao biết rằng tất cả mọi người đều có thể Thành Phật ?

Bởi vì mọi người đều có PHẬT TÁNH, tức là Chủng Tử của Phật. Đã có Chúng Tử của Phật thì chắc chắn sẽ thành Phật. Nói theo ngôn ngữ hiện đời là Gen di truyền, hay hột giống của một loại cây nào đó. Khi gieo xuống, đủ nhân duyên, đất, phân, nước.. thì nó sẽ mọc lên cây con có đầy đủ tính chất của cây mẹ. Kinh thì ví mọi người là Vương Tử, tức là con của Vua, tương lai sẽ nối ngôi Vua của cha. Là Phật Tử, tức Con của Phật, thì tương lai phải Thành Phật. Chỉ cần hiểu cho rõ đường lối mà Đức Thích Ca và Chư Tổ để lại, rồi hành trì theo đó để đạt kết quả mà thôi. Do đó, những người ngày mấy buổi thắp hương quỳ lạy cầu xin Phật ban ân, giáng phúc, phù hộ độ trì, được Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA gọi là Gã Cùng Tử, vì mọi người vốn là con của Trưởng Giả, sao không chịu vô nhà cha để lãnh gia tài, lại chấp nhận vai trò của tên đầy tớ, ở ngoài chuồng trâu, quét dọn phân nhơ để chỉ cầu xin được ngày hai bữa ăn để sống qua ngày ? Vô nhà của Cha có nghĩa là khi biết mình CÓ PHẬT TÁNH, CÓ KHẢ NĂNG LÀM PHẬT thì phải tìm xem ý Kinh nói PHẬT là gì ? THÀNH PHẬT là như thế nào ? Phải làm gì để Thành Phật ? rồi bắt tay vào thực hành. Không phải Tin Phật rồi Xuất Gia, vô Chùa tu hành, ngày ngày tụng kinh, Niệm Phật cầu xin Phật Độ như Phật Tử bị hướng dẫn sai đã làm từ nhiều đời nay.

Do không biết rằng mỗi người đều có thể Tự Giải Thoát hay Thành Phật như Đức Thích Ca và Chư Vị Giác Ngộ. Mọi người cứ cắm cúi Thờ Phật, lạy Phật. Tổ Đạt Ma dạy trong SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT : “ Chúng sanh không biết tự Tâm là Phật, cứ hướng ra ngoài mà gìn giữ, cầu cạnh, suốt ngày lăng xăng niệm Phật, lạy Phật. Phật tại nơi đâu ? Đừng nên có những lối thấy ấy.

Tự Tâm là Phật

Đừng nên đem Phật ra lễ Phật như vậy

Và …” Người lạy ắt không biết.

Người biết ắt không lạy

Do người xưa không giải thích rõ : Phật chỉ có nghĩa là Giải Thoát. Nghĩa của Phật chỉ là tình trạng Giải Thoát trong Tâm, mà người hành đúng sẽ đạt được. Rồi muốn tìm Phật là họ vô Chùa, lạy Tượng, mà cho là lạy Phật ! Do đó, Tổ Đạt Ma dạy : “ Muốn tìm Phật thà tìm Tâm ” .

Nhưng nói Tâm mình là Phật thì liệu có Tăng Thượng Mạn không ? Nếu Tâm mình là Phật thì tại sao mình không biết ? Hay là mình đã thành Phật từ bao giờ rồi mà mình không hay ? Đó là một câu hỏi của người bạn đồng tu của tôi cách đây mấy mươi năm đã nêu ra một cách nghiêm túc. vì không hiểu rằng Thành Phật chỉ là thành tựu công việc Giải Thoát cho bản thân hết Khổ. Đó là lý do mọi người cứ tôn vinh Phật và cầu xin Phật, Bồ tát để trở thành Thần quyền, mê tín mà không hay biết.

Lý do là buổi đầu khi Phật nhóm họp để hướng dẫn thì Tăng Đoàn chỉ có một khối duy nhất. Trước lúc nhập diệt, Phật đã Truyền Y Bát để giao lại trách nhiệm truyền Đạo cho người được Truyền Y Bát. Nhưng Phật mới nhập diệt khoảng 100 năm, thì Tăng Đoàn đã phân chia thành hai Phái, Đại Thừa và Tiếu Thừa. Từ đó, những người không được Truyền Y bát cũng mở ra giảng dạy Đạo Phật theo cách mà họ hiểu. Nhất là từ lúc Y Bát bên Đại Thừa mất dấu thì mạnh ai nấy giảng Đạo Phật. Cứ vô Chùa tu một thời gian, học thuộc một số nghi thức, một số Pháp là ra giảng dạy. Nếu có để ý chúng ta sẽ thấy, từ xưa đến nay hầu như các Chùa không nơi nào dạy Tu Sĩ tu để thành Phật, mà chỉ đào tạo Giảng Sư, chuyên đi thuyết Pháp, rồi cứ thế nối tiếp nhau, hết đời này đến đời khác, coi đó là truyền Đạo, hay “ Hoằng Dương Chánh Pháp ” của Đạo Phật !

Đa phần người tu hiện nay chỉ chú trọng đến hình tướng, và chấp vào thời gian tu học, cho là tu lâu thì cao Đạo. Nhưng nếu đọc kỹ những yêu cầu của Đạo Phật ta thấy, người muốn tu hành ngoài GIỚI-ĐINH-HUỆ còn phải VĂN-TƯ-TU, vì GIỚI chỉ sinh sức Định cho hành giả, nếu không TƯ DUY thì làm sao có Trí Huệ ? mà đã không có Trí Huệ thì làm sao QUA BỜ BÊN KIA ? Chưa biết “ Bờ bên kia ” là gì ? Chưa biết làm thế nào để qua ? Chưa qua được bên kia bờ mà dám hướng dẫn cho người khác, thì tội Vọng Ngữ, Vọng Hành e khó tránh.

Có đối chiếu cách Tin Phật thời nay, ta thấy : Giáo pháp của Đại Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy cũng đều nói rằng : “ Phật không phải là Thần Linh, chỉ là người bình thường, nhờ đoạn trừ lậu hoặc mà được Giải Thoát . Vậy mà không hiểu sao không thấy Chùa nào dạy cho Phật Tử cách thức đoạn trừ lậu hoặc để được Giải Thoát , mà chỉ khuyến khích Phật Tử hương khói cầu xin Phật phù hộ độ trì ? Mang tiếng là học Đạo Giải Thoát, mà cầu xin, nương tựa không khác gì những Tôn Giáo Thần Quyền khác !

Có một số câu hỏi được đặt ra để chúng ta tự kiểm điểm như sau :

- Đã xưng là Đệ Tử Phật, tức là Con, em của Phật thì lẽ ra Tu Phật là để thành Phật. Tu Phật là phải Thành Phật. Như vậy nếu Tu một đời mà không thành Phật thì tu để làm gì ? Phật đâu có cần ai phụng sự hay chiêu mộ cho đông người Quy Y theo ngài ?

- Đức Thích Ca Ngồi Thiền có 49 ngày đêm mà Đắc Đạo, tại sao người thời nay ngồi mãi mà không đắc ? Có vị Thượng Tọa rất có uy tín nói rằng Cư Sĩ do có gia đình nên không thanh tịnh, không thể đắc đạo được. Vậy Tu Sĩ bao nhiêu thời nay được bao nhiêu người Đắc Đạo ? Họ đều độc thân, đầy đủ hình tướng : Đầu tròn, áo vuông, khoác lên người bộ Y Ca sa thì còn thiếu điều kiện gì ? Nếu điều đơn giản đó mà không giải thích được thì xưng là Thiền Sư e rằng không đúng với tinh thần của Đạo Phật chân chính.

Kết luận : TIN PHẬT, theo đúng Chánh Pháp không phải là Tin Đức Phật Thích Ca hay Tin các vị PHẬT, rồi cất chùa cho to, dựng Tượng cho lớn để thờ phụng, tôn vinh các Ngài. Mà Tin rằng ĐẠO PHẬT là CON ĐƯỜNG ĐƯA NGƯỜI HÀNH TRÌ THEO ĐẠT ĐẾN KẾT QUẢ GIẢI THOÁT. Bất cứ ai nếu nương theo Giáo Pháp của Đạo Phật mà hành trì thì chắc chắn sẽ đạt kết quả như Đức Thích Ca và Chư vị Giác Ngộ đã đạt được, rồi tìm hiểu những điều cần phải hiểu, sau đó dưa vào thực hành trong cuộc sống để Tự Độ cho chính mình. Đạo Phật cho rằng : “ Giải Thoát hay ràng buộc chỉ ở nơi cái Tâm ” , nên việc tu hành là tập trung Sửa nơi Tâm, gọi là TU TÂM. Hình tướng không cần thiết, không quan trọng.

Nói đến phương tiện tu hành, ta thấy Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA dạy : Đạo Phật có 4 giai đoạn : KHAI, THỊ, NGỘ và NHẬP. KHAI, tức là người Thầy hay người đi trước MỞ cho đệ tử những cái cần BIẾT về Đạo Phật. THỊ là nhờ những gì người Thầy giảng, hay Kinh sách ghi lại, mà người tu học sẽ THẤY những điều từ xưa đến nay chưa từng Thấy. NGỘ là sự ý thức rõ ràng hơn, sau cái Thấy. Có thể dùng thí dụ một cách thực tế là, cũng như người từ nào đến giờ chưa từng nghe nói rằng ở nơi nào đó có một Ngôi nhà vì bị che khuất tầm nhìn. Sau khi có người chỉ dẫn, thì họ đứng từ xa cũng đã trông Thấy ngôi nhà, nhưng chưa rõ ràng, chưa thật sự bước vô nhà. NGỘ là đã Biết chắc chắn rằng Có Ngôi Nhà, đã đặt chân đến thềm nhà. Biết mình đang bước từng bước vào Nhà. Và NHẬP là thật sự đã vô Nhà, sống trong Ngôi nhà, sinh hoạt trong đó.

Những người không hiểu rõ ràng thế nào là công việc Tu Phật đã làm cho việc tu hành trở thành rắc rối, phức tạp, với hàng mấy trăm Giới, làm cho người Tu Phật trở thành là nô lệ cho Giới. Họ không được làm gì hết, vì quay đâu ? nhìn gì ? làm gì cũng đụng Giới, làm cho cuộc sống phải lệ thuộc, gò bó với Giới mà chẳng được lợi ích gì. Cũng chẳng thể xem đó là công năng tu hành, vì từ xưa đến nay không có người tu nào chỉ do Giới mà thành Đạo.

Đạo Phật được đặt ra là vì con người, vì muốn con người được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống, không phải để đóng khung con người trong khuôn khổ, lễ nghi. Càng không phải bắt buộc con người sống chỉ để phụng sự cho Phật. Có đọc 32 Tướng Tốt và 80 vẻ đẹp của Phật, ta sẽ thấy đó chỉ là phương tiện để dụ cho con người cư xử với nhau cho tốt đẹp hơn mà thôi, vì Đạo Phật dạy người tu xong còn phải đền Tứ Ân. Do đó, những người cho rằng mình sợ Mất Giới để rồi chỉ ngồi không, tụng Kinh, Niệm Phật, bắt người khác phải cung dưỡng để mình thảnh thơi, an nhàn thì không chỉ có lỗi với cuộc đời mà còn có lỗi với Đạo Phật, vì Đạo Phật không bắt buộc người tu phải bỏ hết mọi việc đời để chỉ nghĩ đến Đạo. Trái lại, Đạo Phật dùng phương tiện Đạo để đào tạo con người. Hứa Quả vị, tả Phật Quốc với khung cảnh tuyệt vời đầy châu báu, Niết bàn với sự thanh tịnh, an lạc, là để con người vì ham về đó mà chấp nhận tu sửa Thân, Tâm, bỏ hết những tính xấu để bản thân và người chung quanh được an vui trong kiếp sống mà thôi.

Tu Phật thật ra chỉ là SỬA, là cởi bỏ những gì đã ràng buộc để được Giải Thoát. Do đó, người muốn Tu, thì việc làm đầu tiên là phải biết điều gì đã ràng buộc ? Cởi trói cách nào ? rồi tiến hành. Việc Tu Sửa đó diễn ra trong nội TÂM, nên hình tướng. có gia đình hay độc thân, già hay trẻ, trình độ cao hay thấp, nam hay nữ, xuất thân từ giai cấp nào cũng không quan trọng, miễn là Biết cần phải làm gì ? và Biết cách làm.

Việc tìm Thầy để hướng dẫn cũng rất quan trọng, quyết định trình độ cho người học. Kinh VIÊN GIÁC viết : “ Này Thiện Nam Tử. Có loại Chúng Sinh có thể chứng được Viên Giác. Song, nếu chúng gặp Thiện Tri Thức là Thinh Văn hóa độ chúng thành Tiểu Thừa. Còn gặp Thiện Tri Thức là Bồ Tát hóa độ thì chúng thành Đại Thừa. Nếu gặp Như Lai dạy tu đạo Vô Thượng Bồ Đề thì chúng thành Phật Thừa ” . Lời Kinh viết cách đây hàng mấy trăm năm đến nay cũng không thể thay đổi, bởi người học không thể vượt quá trình độ của người Thầy được.

Nếu có chịu khó tìm hiểu, ta sẽ thấy rằng chỉ với cái TIN Phật, thì Chánh, Tà đã phân rõ, bởi TIN sai sẽ kéo theo hàng loạt hiểu sai, hành sai, do đó càng hành càng xa rời Chánh Đạo mà không hay.. Ngay cả khi đã hiểu đúng Đạo Phật, đã có được cái Phát Tâm chân chính nhưng không phải bất cứ ai tu hành cũng đều thành tựu nếu thiếu Trí Huệ . Bát Nhã Tâm Kinh viết : “ Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa mà đắc Vô Thượng Bồ Đề ” . Muốn có Trí Huệ lại phải có ĐINH. Muốn ĐỊNH thì cần có GIỚI. Khi đầy đủ Giới rồi thì có sức Định tức là Chỉ. Hành giả sẽ nương sức định đó để Quán. Kinh Viên Giác viết : “ Đây là phương tiện đầu tiên tu hành của Hành giả, tức là Ba Pháp Quán (CHỈ, QUÁN và CHỈ QUÁN SONG TU). Nếu các chúng sanh tinh tấn siêng tu Ba Pháp Quán này được hoàn toàn, tức là Như Lai xuất hiện ở thế gian vậy . Qua đó, chúng ta thấy : Đạo Phật không phải là một Tôn Giáo, mà chỉ là một giáo trình để đào tạo con người qua những phương tiện để người bị dắt không thấy nản chí. Thật vậy. Nói “ Các Pháp là Không là để con người rời bỏ cái Chấp Có. Nói Tây Phương Cực Lạc đầy dẫu châu báu để con người buông bỏ những đam mê vật chất tạm bợ, không vì đó mà tranh dành, tàn sát lẩn nhau. Rồi muốn đến Tây Phương Cực Lạc thì phải giữ Giới, phải đi trong Bát Chánh Đạo. Thử hỏi nếu tất cả mọi người mà từ suy nghĩ đến nói năng, hành động đều Chân Chánh. Nuôi mạng bằng nghề nghiệp Chân chánh. Thân, Khẩu, Ý lúc nào cũng giữ gìn không tạo ba Nghiệp Tham, Sân, Si thì chẳng phải là trần gian đã biến thành Niết Bàn rồi hay sao ? Lúc sống đã chẳng tạo Nghiệp thì khi hết kiếp đương nhiên sẽ về nơi tốt đẹp cần gì ai phải rước ? Do đó, chỉ cần có một niềm TIN chân chánh, một sự hiểu biết chân chánh thì hành giả đã tiến một bước khá dài trên con đường tu tập mà không cần sự hỗ trợ rườm rà của hình tướng. Sau đó, tùy mức độ Tinh Tấn của hành giả mà việc đạt mục đích Tu Phật chỉ là vấn đề thời gian thôi vậy.

Tâm Nguyện
(Tháng 4/2020)


 

Phụ bản I


 

NGHIỆP THIỆN ÁC KHI LÂM CHUNG

Trong Sử 33 vị Tổ có kể về một vị Tăng Ấn Độ, tôi không nhớ rõ tên. Một hôm Ngài đi khất thực ngang qua nhà ông trưởng giả. Nhưng ông trưởng giả đi khỏi. Trong nhà có con chó chạy ra sủa to. Ngài nhìn nó và quở: "Ngươi bị bệnh tiếc của mà trở lại làm chó, đă không biết còn sủa om sòm". Nghe nói vậy, con chó buồn bỏ ăn. Ông Trưởng giả về, thấy con chó cưng của ḿinh bỏ ăn. Ông liền hỏi lý do và được người nhà kể lại: hồi sớm mai có vị Sa Môn đi ngang, nó hấy liền sủa. Rồi không biết ông ấy nói gì với nó, từ đó nó buồn bỏ ăn. Ông hỏi vị Sa Môn đó ở đâu và ông tìm gặp được gài. Với tâm rất sân hận, ông hỏi: Hồi sáng ông nói gì mà con chó của tôi nó buồn đến bỏ ăn?

Ngài bảo: Ông đừng nóng, để ta nói cho ông nghe. Con chó đó là cha của ông. Ông càng tức hơn, hỏi: tại sao con chó đó là cha tôi? Ngài nói: Nếu không tin, ông hăy về tìm ngay giữa giường nơi cha ông khi xưa ngủ, mà bây giờ là chỗ con chó hay nằm, ông đào xuống sẽ thấy ché vàng. Vì khi cha ông chết, không kịp trối trăn lại với ông, nên bây giờ tiếc của mới sanh trở lại làm chó để giữ của. Nếu không tin ta, ông về đào lên sẽ thấy.

Khi ấy, vị trưởng giả không còn lớn tiếng với Tổ nữa, mà trở về đào chỗ Tổ đă chỉ. Quả nhiên ông thấy có một ché vàng. Ông liền chạy tới xin Tổ cứu cha ông. Tổ khuyên nên đem của đó bố thí cho cha ông hết nghiệp. Trưởng giả nghe lời Tổ dạy liền đem ché vàng bố thí. Sau đó con chó chết.

Như vậy, vì tiền của nên trở lại làm chó để giữ của, đó là điều đáng sợ. Nên ở đây, tôi nhắn **3 điều cấm kỵ trước khi lâm chung. Phật Tử phải nhớ đừng để bao giờ xảy ra. Tôi lập lại: điều thứ nhất là tâm sân giận, điều thứ hai là tâm oán thù, điều thứ ba là tâm yêu tiếc: tức là yêu con, tiếc của. Nhớ đừng có 3 tâm đó mới khỏi đọa vào con đường khổ. Có 3 tâm đó là nguy hiểm.

Nếu khi sắp lâm chung mà khởi tâm thiện thì sẽ được điều lành, điều tốt.

Tâm thiện là gì?

- Điều thứ nhất, khi sắp lâm chung phát tâm bố thí, giúp đỡ người nghèo, kẻ bệnh, mình có phương tiện tới đâu phát tâm tới đó

- Điều thứ hai, đối với người Quy Y rồi, thì phát tâm cúng dường Tam bảo, còn chưa Quy Y thì phát tâm Quy Y để tâm thiện tăng trưởng. Làm như vậy là đă hướng về điều thiện và sẽ đi theo con đường thiện.

- Điều thứ ba là phát tâm phóng sanh nghĩa là cứu các con vật bị người ta bắt và sẽ bị giết. Mình cứu nó bằng cách mua lại đem thả, hoặc tìm cách nào cứu con vật không bị chết.

Bố thí, cúng dường, phát tâm phóng sanh là tâm lành, nhờ phát tâm lành, tự nhiên lần lần chúng ta sẽ đi theo con đường lành. Đó là những điều tâm nên khởi khi sắp lâm chung.

Người Phật Tử biết tu, khi sắp lâm chung, cần phải biết ứng dụng Pháp Phật dạy, gìn giữ tâm ḿinh luôn luôn đi đúng, không bị lệch lạc. Đối với người tu Tịnh Độ thí chuyên niệm Phật, không quên. Lúc nào tâm mình cũng hướng về Phật không lơi lỏng, không nghĩ tới con, không nghĩ tới cháu, cũng không nghĩ tới tài sản gì hết. Được như vậy thì sẽ theo Phật không nghi ngờ. Đó là điều thứ nhất.

Thứ hai, đối với người không chuyên niệm Phật, mà thường hay xem Kinh sách thì phải nhớ một bài kệ. Chẳng hạn, nếu qúy vị thường tụng Kinh Kim Cang, th́i phải nhớ một bài kệ, tức là: nhớ tới Pháp như nhớ tới Phật, niệm Phật vậy. Chúng ta nghiên cứu kinh điển, học Pháp của Phật thì phải nhớ Pháp, như tụng bài kệ sau đây trong Kinh Kim Cang:

Nhứt thiết hữu vi Pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diện như điện
Ưng tác như thị quán

Nghĩa là tất cả pháp hữu vi như mộng, như huyễn, như bọt, như bóng, như sương mai, như điện chớp, phải luôn luôn quán như thế.

Chúng ta tụng măi bài kệ này th́i tâm chúng ta được trong sáng, không kinh hoàng khi sắp lâm chung. Đó là trường hợp thứ hai.

Trường hợp người biết tu Thiền, tâm được yên tĩnh phần nào, thì nhớ lúc sắp lâm chung, ḿinh hằng sống với tâm thanh tịnh, đừng chạy theo vọng tưởng điên đảo. Nghĩa là nhớ trong thân bại hoại này có cái không bại hoại. Nhờ vậy. chúng ta không kinh hoàng, không sợ sệt mà hằng sống với tâm bất sanh bất diệt của ḿnh. Thân này chẳng qua là tướng hư ảo, có đó rồi mất đó chớ không bền. Chỉ cái thể chân thật của ḿinh là thanh tịnh, không sanh không diệt muôn đời. Đó là chúng ta biết tu.

Trong ba trường hợp tôi kể trên, người tu niệm Phật thì chuyên niệm Phật, không nhớ chuyện đời, Người chuyên nghiên cứu Pháp thì nhớ bài kệ.

Người tu Thiền thì nhớ ngay nơi mình có cái chẳng sanh chẳng diệt, hằng thanh tịnh, không có gì đáng sợ, không có gì đáng lo.

Người biết tu nhớ được những điều ấy không bị mê muội, không có gì sợ hăi, ra đi êm ái nhẹ nhàng.

Bây giờ tôi nói tới hậu sự, tức là việc sau khi mính chết. Nhiều vị nghĩ rằng, khi mính chết phải trối trăn lại với con cháu làm thế này, làm thế kia. Điều đó dư.

Tại sao?

Bởi vì thân này do tứ đại ḥoa hợp mà thành, chúng ta sống cũng mượn tứ đại mà sống, uống nước giúp cho thủy đại, ăn giúp cho địa đại, thở giúp cho phong đại v.v...Như vậy bốn đại đó nhờ vay mượn bên ngoài mà tồn tại.

Đến khi chết là không vay mượn nữa thì trả về cho tứ đại. Tứ đại trả về cho tứ đại thì chỗ nào cũng là tứ đại hết. Tại xứ người, tứ đại cũng là tứ đại, ở quê hương mình thì tứ đại cũng là tứ đại. Đừng nghĩ bỏ thân ở xứ người là thiệt thị. Thiệt thị nhất là cái tâm, tinh thần của mình ra đi mà không sáng suốt, đó mới thật thiệt thị.

Còn thân tứ đại này bỏ ở đâu cũng được hết. Người ta hay nói, thân này là thân cát bụi, khi chết trả về cho cát bụi, chứ không phải trả về xứ mình thành vàng thành ngọc gì, cho nên đừng quan trọng nó.

Thân này để con cháu giải quyết bằng cách nào thuận lợi nhất thì tốt, mình khỏi cần dặn dọ gì hết.

Dặn dò bắt buộc nhiều khi làm con cháu phải lúng túng. Thí dụ nơi đó không có lò thiêu mà bảo phải thiêu, trong khi có đất chôn mà không chịu chôn. Hay ngược lại, chỗ đó không có đất chôn mà có lò thiêu, mình lại không chịu, nói thiêu nóng lắm, phải tìm đất chôn. Như vậy con cháu lo sợ không biết tìm đất đâu mà chôn, càng làm cực khổ cho người sống chớ không có ích lợi gì. Đă là thân tứ đại, hoại rồi thì c̣on biết gì nữa mà sợ nóng, còn biết gì nữa mà đi đem về quê hương. Biết chăng là cái tinh thần, là cái tâm của mình.

Do đó quí vị đừng có lầm lẫn thân này trở về quê hương mới tốt. Nghĩ như vậy là sai lầm. Chính cái tâm của chúng ta, tâm lành thì đi tới chỗ tốt, điều đó mới quan trọng. Đó là những lời nhắc nhở để qúy vị biết sau khi chúng ta có trăm tuổi không làm phiền hà con cháu. Tôi chỉ nói một phần ngắn cho qúy vị biết khi đau, bệnh, già và sắp lâm chung.

Theo đó quí vị có hướng lựa chọn, đừng bị tâm phàm tục làm cho mình đau khổ ngay hiện tại và kéo dài sau khi lâm chung. Đó là những điều thiết yếu.

Mong rằng tất cả qúy Phật Tử nghe rồi, khéo ứng dụng để tự cứu mình, đó cũng là lời Phật dạy cho chúng ta thoát khổ.

Thiền viện Thường Chiếu - Năm 1996

Kính thưa quí vị và các bạn,

Dù theo bất cứ tôn giáo nào, con người cần phải tu nhân tích phước, cứu người giúp đời, trong cuộc sống hàng ngày.

Phước đức đó sẽ cứu con người khi tai họa xảy đến. Đừng đợi đến khi gặp nạn mới van xin, cầu khẩn, cầu nguyện thánh thần thiên địa. Khi đó, không ai kịp cứu con người, chỉ có PHƯỚC BÁO của chính con người cứu người đó mà thôi.

Đây là CHÂN LÝ không phân biệt tôn giáo.

Th.T.T. - Hoàng Kim Thư st.


 

NGUỒN GỐC NGÀY LỄ TÌNH NHÂN

Trong tiếng Anh hay tiếng Pháp Valentine không có nghĩa là tình nhân mà là tên của một vị Thánh tử đạo Thiên Chúa Giáo. Trong Giáo Hội Thiên Chúa Giáo có ba vị Thánh Valentine hay Valentinus. Cả ba đều tử đạo. Và cả ba vị Thánh Valentine đều tử đạo vào ngày 14-02.

Vị Thánh Valentine thứ nhất là một linh mục ở Rome (La Mã) Vị Thánh Valentine thứ hai là giám mục ở Terni
Vị Thánh Valentine thứ ba không được rõ lắm. Chỉ biết rằng người tử đạo ở Phi Châu.

Ngày lễ Valentine gắn liền với linh mục Valentine ở Rome vào thế kỷ thứ III sau Tây Lịch. Vào thời này đế quốc La Mã bắt đầu suy yếu. Ở Ý vào những thế kỷ đầu sau Tây lịch đạo Thiên Chúa và tôn giáo đa thần thời cổ La Mã tồn tại song song nhau. Năm 268 sau Tây Lịch Claudius Goticus, một tướng lãnh của đế quốc La Mã, được quân sĩ đưa lên làm hoàng đế tức hoàng đế Claudius II (268- 270). Ông là người thích chinh chiến và say mê chiến thắng. Ông muốn có những người lính thiện chiến hăng say đánh giặc. Ông ban hành chỉ dụ cấm thanh niên lập gia đình vì một quân nhân có gia đình không thể là một quân nhân hăng say chiến đấu vì bị ràng buộc bởi trách nhiệm với vợ con. Linh mục Valentine chống lại chỉ dụ phi lý và bất nhân của hoàng đế Claudius II. Ông bí mật cử hành lễ cưới cho các tình nhân. Hoàng đế Claudius II tức giận khi biết được tin này. Ông ra lịnh hạ ngục linh mục Valentine. Trong khám đường ông Valentine được sự quí trọng của viên cai ngục Asterius. Ông này có một người con gái mù được Valentine chữa khỏi. Có tài liệu cho rằng một mối tình nẩy nở giữa vị linh mục trong ngục và sắp bị xử chém với người con gái của viên cai ngục Asterius. Điều này không được Giáo Hội La Mã chấp nhận. Trước khi bị xử chém về tội dám chống lại lịnh hoàng đế, Valentine xin một tờ giấy và một cây viết để viết một bức thơ ngắn ngủi gởi người con gái mù đã được ông chữa khỏi với ba chữ lịch sử được ghi trong thiệp Valentine From your Valentine (Từ Valentine của em). Valentine bị chém đầu ngày 14-02-270 sau Tây Lịch. Đó cũng là năm Claudius II mất sau khi ngự trị được 02 năm.

Năm 496, Đức Giáo Hoàng Gelasius biến lễ Lupercalia (1) của người La Mã tưởng nhớ đến Thần Faucus, Thần Nông Nghiệp, và hai sáng lập viên thành La Mã là Romulus và Remus thành Lễ Thánh Valentine vào ngày 14-02. Theo thông lệ thời La Mã, lễ Lupercalia cử hành vào ngày 15-02 hàng năm. Giáo Hội Thiên Chúa ngày càng mạnh hơn. Đế quốc La Mã ở trong tình trạng suy lung. Ngày lễ Lupercalia xem như chấm dứt vào năm 496 và được thay thế bằng ngày Thánh Valentine 14-02 hàng năm.

Lễ Valentine được tổ chức để tưởng nhớ đến công lao của linh mục Valentine vì lén lút tổ chức hôn lễ cho các cặp tình nhân mà bị xử chém. Ông vi phạm lịnh cấm không cho thanh niên nam nữ lập gia đình của hoàng đế Claudius II. Lễ Valentine cử hành vào tháng hai vì:

- tháng hai là tháng giáo sĩ Valentine bị xử tử

- tháng hai là tháng đầu Xuân. Quan niệm này trùng hợp với Tết ở Đông Phương.

- vào thời Trung Cổ người Anh và Pháp tôn vinh Thánh Valentine.

Người Anh cho rằng ngày 14-02 là ngày chim muông giao tình. Điểu tộc được xem như biểu tượng của các tình nhân yêu nhau.

Lễ Tình Nhân hay Ngày Valentine là cơ hội cho nam tình nhân tặng hoa tình nhân cho nữ tình nhân.

Đỗ Thiên Thư st.


 

CÂU CHUYỆN VỀ

KIẾN TRÚC SƯ TÀI BA NGÔ VIẾT THỤ

Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều là những công trình nổi tiếng cho đến tận ngày nay, và tất cả đều do một tay kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tài ba thiết kế .

Tuổi thơ nghèo khó cùng mối nhân duyên tiền định Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 trong một gia đình nghèo khó ở Thừa Thiên Huế, tuổi thơ nhọc nhằn vất vả, ở với ông ngoại và được dạy kèm chữ Hán.

Học xong trung học, cậu học trò nghèo xứ Huế đến Đà Lạt để nhập học vào trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt lúc ấy còn rất xa lạ với cậu học trò, và người đầu tiên mà Ngô Viết Thụ hỏi đường là cô gái Võ Thị Cơ.

Sau này cha của Võ Thị Cơ muốn tìm một sinh viên thật giỏi và có đạo đức, để làm gia sư dạy kèm cho con cô con gái cùng mấy đứa em trong nhà. Và chàng sinh viên mà ông ưng ý lại chính là Ngô Viết Thụ.

Như một mối nhân duyên tiền định, Ngô Viết Thụ nhận ngay ra người con gái mà mình đã hỏi đường vào lần đầu đến Đà Lạt. Từ đó, hai người đã phát triển tình cảm và quyết định làm đám cưới vào năm 1948.

Nhận thấy con rể của mình rất có tài, gia đình bên vợ muốn để Ngô Viết Thụ sang Pháp du học để có thể phát triển sở học hơn nữa. Nhưng Ngô Viết Thụ vẫn luôn áy náy vì gia cảnh quá nghèo, không muốn sống dựa vào nhà vợ.

Hiểu rõ điều đó, vợ ông quyết định nghỉ học ở nhà buôn bán cùng cha mẹ để có tiền cho ông đi du học. Lấy lý do là ông sẽ dùng tiền của vợ chứ không phải của gia đình nhà vợ, bà Võ Thị Cơ đã thuyết phục được chồng đi Pháp vào năm 1950.

Con đường đến với giải “Khôi nguyên La Mã”

Tại Pháp, Ngô Viết Thụ miệt mài học tập ở trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Trong quá trình đó, Ngô Viết Thụ đã xuất sắc đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức. Năm 1955, ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G.

Cũng năm 1955, Học viện Hội họa và Điêu khắc tổ chức “Giải thưởng lớn Rôma” thường được gọi là giải “Khôi nguyên La Mã”. Đây là giải thường có truyền thống lâu đời từ năm 1663 ở Pháp dưới thời vua Louis XIV, dành cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Vì là giải thưởng rất danh giá và lâu đời nên cuộc thi quy tụ được hàng trăm thí sinh xuất sắc nhất châu Âu.

Ngô Viết Thụ được ưu tiên mời tham gia cuộc thi này. Vì trước đó ông đã đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức nên không cần tham gia vòng ngoài mà trực tiếp vào thi 3 vòng sau cùng. Ngô Viết Thụ đã xuất sắc vượt qua 2 vòng liền để lọt vào vòng chung kết với 10 thí sinh còn lại.

Để chuẩn bị cho bài thi của mình, Ngô Viết Thụ đã miệt mài vẽ kiến trúc công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải. Đến lúc chỉ còn 1 tuần nữa là hết hạn thì ông mới nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm khi chọn phương án thiết kế theo phong cách cổ điển.

Thời gian gian rất gấp, nhưng Ngô Viết Thụ vẫn quyết định mạo hiểm bỏ luôn bản cũ mà vẽ lại toàn bộ theo phong cách hiện đại với tư duy mới đột phá. Cuối cùng bản vẽ thiết kế của ông cũng kịp hoàn thành đúng hạn.

Bài thi của Ngô Viết Thụ được hội đồng đánh giá cao nhất. Nhưng họ vẫn chất vấn ông là vì sao Ngôi thánh đường không xoay về hướng Đông, hướng về Jerusalem như thông lệ, mà lại xoay về hướng dòng nước. Ông giải thích rằng dựa trên giáo lý Ki Tô thì Thiên Chúa hiện hữu ở khắp mọi nơi chứ không chỉ hiện hữu tại thánh địa Jerusalem; hơn nữa hướng của Giáo Đường cần xoay về hướng tốt nhất cho thiết kế.

Giải thích của ông làm giám khảo cười, sau đó ông nhận được 28 phiếu thuận, 1 phiếu nghịch từ hội đồng giám khảo. Điều này giúp ông đoạt giải nhất về lĩnh vực kiến trúc.

Ngày hôm sau, báo chí Pháp đăng tin: Một người Vệt Nam đoạt giải “khôi nguyên La Mã” với số phiếu 28/29. Cánh nhà báo lúc đó còn điều tra và giải thích rằng 1 phiếu nghịch mà Ngô Viết Thụ nhận được là do trong số 29 vị giám khảo có 1 vị có học trò cùng tranh tài, nên ông ta chỉ bỏ phiếu thuận duy nhất cho học trò của mình.

Khi kết quả được công bố, bạn bè của Ngô Viết Thụ, chủ yếu là người Pháp, đã sung sướng công kênh ông lên vai trên những con phố ở Paris trong niềm vui sướng vô hạn. Cho đến tận hôm nay, ông là người châu Á duy nhất đoạt được giải thưởng “Khôi nguyên La Mã” này.

Dành được giải thưởng danh giá, Ngô Viết Thụ được làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc ở cung điện Medicis tại Rome do phía Pháp tài trợ. Các triển lãm kiến trúc, quy hoạch, và hội họa hàng năm của ông cùng những người đoạt giải “Khôi nguyên La Mã” đều được Tổng thống Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.

Trở về phụng sự cho đất nước

Lúc này danh tiếng của Ngô Viết Thụ đã bay xa. Rất nhiều công ty ở Pháp, Ý và châu Âu mời ông về làm việc với mức thu nhập rất cao. Ông cũng hoàn toàn có thể cùng vợ và gia đình đến định cư ở châu Âu.

Thế nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm mở lời mời ông trở về giúp đất nước. Bản thân ông cũng nhận được thư nhà mong ông trở về. Ngô Viết Thụ quyết định trở về phụng sự cho đất nước vào năm 1960.

Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới, thế nhưng do kinh phí eo hẹp, dự án của ông không thực hiện được.

Không màng danh lợi

Tuy thế Ngô Viết Thụ được đánh giá rất cao, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mời ông nhận chức Bộ trưởng bộ Xây Dựng. Bộ này vào thời ấy nắm luôn cả Xổ số Kiến thiết vốn đang hái ra tiền.

Vốn không quen với việc mới này, Ngô Viết Thụ rất băn khoăn và chia sẻ điều này với vợ. Vợ khuyên ông không nên nhận vì ông vốn là người giỏi nghệ thuật sáng tạo chứ không phải là chính khách.

Ông từ chối vị trí này, nhưng trước thịnh tình của Tổng thống, ông nhận làm cố vấn và sẽ mở “Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” cho phủ tổng thống. Từ đó Việt Nam Cộng Hòa không có Bộ Xây dựng, việc quy hoạch do ông Ngô Viết Thụ cùng văn phòng của ông nghiên cứu phát triển, rồi Tổng nha Kiến Thiết nghiên cứu thực hiện.

“Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” của Ngô Viết Thụ được mở tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông đã thiết kế nhiều công trình lớn như: Dinh Độc Lập (1961-1966), Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Nguyên tử Đà Lạt nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (1962-1965), Làng Đại học Thủ Đức (1962), Công trường Mê Linh (1961), cùng một số công trình lớn không nhưng không thể xây dựng do thời cuộc. Ngoài ra ông còn thiết kế hàng chục công trình cho các tỉnh thành khác.

Một số công trình quan trọng của ông khi xây dựng bất đắc dĩ phải thay đổi so với thiết kế bởi kinh phí hay các vấn đề khác, có công trình không thể xây hết mà phải bỏ đi 1 phần, đây cũng là điều rất đáng tiếc.

Ngô Viết Thụ cũng là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F.A.I.A.) cùng thời với một số kiến trúc sư danh tiếng như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.

Những công trình nổi tiếng

Một trong những công trình lớn đầu tiên của ông được xây dựng là Dinh Độc Lập – biểu tượng của Sài Gòn lúc đó. Ông không chỉ thiết kế theo phương tây hiện đại mà còn kết hợp với cả kiến thức và văn hóa phương đông.

Ông luôn muốn kết hợp văn hóa và nghi lễ cổ truyền của dân tộc vào công trình.

Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ khẩu ( 口 ) mang ý nghĩa đề cao tự do ngôn luận và giáo dục. Giữa chữ khẩu ( 口 ) có cột cờ tạo thành chữ 中 (TRUNG) mang ý nghĩa tận trung với đất nước.

Trước tiền sảnh, Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên 3 lầu tứ phương, cùng bao lơn danh dự tạo thành 3 nét gạch ngang như chữ 三 (TAM), nối liền với nét sổ xuống tạo thành chữ VƯƠNG ( 王 ).

Ngay ở giữa tầng cuối, có một tầng thượng nhỏ khiến chữ VƯƠNG ( 王 ) thành chữ 主 (CHỦ), với ý nghĩa người chủ của Dinh Độc Lập chỉ là Chủ trong nhiệm kỳ của mình, sau có thể sẽ lại đổi Chủ.

Cũng ngay trước tiền sảnh, các bao lơn lần 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ ( 興 ) (HƯNG).

Ngô Viết Thụ cũng thiết kế chợ Đà Lạt với 3 tầng lầu, bố cục hình chữ H hài hòa, đẹp mắt, khiến chợ Đà Lạt luôn là điểm đến của khách du lịch thập phương.

Đại học Nông Lâm được thiết kế theo hình chữ 農 (NÔNG) nhắc nhở “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc . Đại học Nông Lâm trước đây có khắc tên của của người thiết kế là ông Ngô Viết Thụ, tuy nhiên sau này đã bị dời đi.

Viện nguyên tử Đà Lạt.

Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam). Đây là lò phản ứng duy nhất ở Đông Dương do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế. Thiết kế chính là lò phản ứng ở giữa, xung quanh là các phòng làm việc của viện hình vòng cung.

Năm 1975 Việt Nam cộng hòa mất, Ngô Viết Thụ phải đi học tập cải tạo 1 năm. Cuộc sống đột nhiên lâm cảnh khốn khó, bà Lâm Thị Cơ phải tần tảo một mình vất vả nuôi con. Đến lúc Ngô Viết Thụ hết hạn cải tạo về nhà thì vợ ông đã rất yếu vì vất vả, bà ra đi năm 1977 trong sự thương tiếc vô hạn của ông cùng gia đình.

Năm đó ông Thụ 51 tuổi. Bạn bè có giới thiệu cho ông nhiều người khác nhưng ông vẫn quyết ở vậy cho đến khi qua đời vào năm 2000.

T.H. - Đào Minh Diệu Xuân st.

BẠN LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC !

Nếu bạn thức dậy sáng nay vẫn có nhiều sức khỏe hơn bệnh tật ,được sống tự do..., không phải nằm trong phòng cấp cứu bệnh viện ...thì bạn đang may mắn hơn hằng triệu người sắp chết tuần này ...

Người ta hay coi thường những gì mình đang có!

Chỉ khi nào mất đi, mới hiểu và...ân hận...muộn màng!

Nếu bạn chưa từng cảm nhận sự nguy hiểm trong chiến trường,sự cô đơn trong ngục thất, sự đau đớn khi bị hành hình, cảnh nhục nhã, trốn tránh, sự đói ăn khát uống, cảnh sống lang thang vô gia cư... sống không biết ngày mai sẽ ra sao... Thì bạn đã hạnh phúc hơn mấy trăm triệu người trên thế giới ...

Nếu bạn được đi du lịch mà không sợ bị làm khó dễ, Bạn may mắn hơn đa số trong khoảng gần 3 tỉ người trên thế giới.

Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh có áo che thân, có nơi cư ngụ và có nơi để gối đầu khi ngủ, không phải lo lắng
quá nhiều về ngày mai .... Bạn đã giàu có hơn 75% người trên thế giới này.

Nếu bạn có tiền trong nhà ngân hàng, trong ví, và có bạc lẻ đâu đó... thì bạn là một trong số 8% người giàu có hơn rất nhiều người trên cả thế giới này.

Nếu bạn có thể ngẩng cao đầu, có thể mỉm cười và cảm thấy biết ơn cuộc đời,... Bạn đã là người có hạnh phúc vì đa số chúng ta có thể cảm nhận điều đó, nhưng lại không chịu làm điều này.

Quá nhiều người tham lam, tự làm khổ mình...

Nếu bạn có thể nắm tay người nào đó ôm choàng họ, hoặc vỗ về an ủi ,động viên họ bằng hình thức nào đó..., từ tinh thần tới vật chất..., Bạn đã là người có hạnh phúc vì bạn có thể hàn gắn vết thuơng lòng ,làm vợi đi nỗi buồn
của nhân loại !

Hàng ngày, ngay lúc này đây, đang có biết bao người đau khổ vì đủ mọi bất hạnh, từ bệnh tật đến chiến tranh, tù đầy, các hoàn cảnh cơ cực..., hàng nghìn trẻ em chết đói ở châu Phi mỗi ngày ...

Nếu bạn có thể đọc được email này. Bạn là người có phúc hơn 2 tỉ người trên cả thế giới- vì họ không thể đọc được bất cứ chữ gì và sống như các động vật... Bạn là người đang có nhiều hạnh phúc ...,đang sung sướng... chỉ có điều... Bạn chưa biết đó thôi !

Đừng than phiền, đòi hỏi quá nhiều... Mai đây,chưa biết những gì ...sẽ tới !

Quy luật "Vô thường" luôn đúng ...Xin đừng phí phạm hạnh phúc trong tay !

BẠN LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC !

Hãy biết chia xẻ với người khác !

Hà Mạnh Đoàn st.


 

Phụ bản II

Muộn

Riêng cho người ấy

Nửa tôi giờ đã muộn màng
vầng trăng xưa ấy dịu dàng soi ngang
thương người mấy nỗi lầm than
thương tôi bao chuyện trái ngang phận đời
xa rồi đường lắm mù khơi
ngăn chia vạn nẻo chơi vơi đoạn trường
thôi đành tóc đẩm màu sương
ngẩn ngơ nhớ lại những đường tình qua

Hoài Ly, 17/04/2020

Tình Thầm

Thương gửi T.

Một mai rời cỏi tạm trần gian
để lại trên đời bao dở dang
hối tiếc những điều không thể nói
trời xanh thấm đẩm lệ ngàn hàng
Chỉ mình thương xót một mình thôi
tình thầm muôn thưở gió mây trôi
người dường như biết mà không biết
rượu đắng bao lần phai nét môi
Dấu kín trong hồn nỗi thiết tha
nhớ từng đêm trắng chuyện ngày qua
khép lại tim buồn theo năm tháng
sương tan trăng lặn bóng dương tà
Cuộc đời bương bả cũng buông xuôi
bàn tay nào níu chút ngậm ngùi
xa xôi và sẽ xa xôi mãi
vùi lấp ân tình sâu của tôi

Hoài Ly, 05/2020

Cân Bằng Sinh Thái

Ngẫm lại : Hai ta chẳng...khác nhiều
Khác vì : cái chỗ...tẻo tèo teo !
Lắm khi hôm sớm thương rồi giận
Đôi lúc trưa chiều ghét lại yêu
Chiêu Hổ khi xưa thường bỡn cợt
Xuân Hương thuở ấy mãi đăm chiêu
Chăm lo bù sớt nơi : thừa...thiếu
Cho cảnh nhân gian hoá mĩ miều...

Thanh Phong

Thương tuổi già

Thương thay, tuổi tác đã già !
Vẫn chưa hiểu hết đâu là dại khôn
Sớm hôm, lòng dạ bồn chồn
Đợi người yêu đến, xem...đỡ buồn !!!

Thanh Phong

Giấc mơ... ngon !

Cành tơ mơn mởn, lá xanh non
Chim chóc bay về hót véo von
Treo võng hiên trưa nằm đọc sách
Nắng vàng ru nhẹ : giấc mơ...ngon!

Thanh Phong

Tính sổ nợ

Ngồi buồn tính sổ nợ xưa nay
Cơm áo : mẹ cha , chữ : nợ Thầy
Nợ đất nợ trời : mưa với nắng
Nợ tình : chưa đủ một gang tay !

Thanh Phong

Con Ve và Con Kiến

La cigale et la Fourmi

( Fable de la Fontaine )

Con ve kêu ve ve
Ca hát suốt mùa hè
Đến khi gió bấc thổi
Tình cảnh thật bê bối
Không còn một miếng ăn

Rận, rệp và loăng quăng
Ve đành đi kêu đói
Qua nhà kiến tạm hỏi
Vay hạt gạo đở lòng:

“ Đến mùa tới tôi đong
“ Vốn lẫn lời trả hết
“ Lời thật chẳng nói phết !.”

Con kiến mới chua cay
Vì không thích cho vay

Hỏi rằng: “ Bậu làm gì mùa nắng
“ Không dành để tiện tặn
“ Mà bây giờ hỏi vay !.”

Ve rằng: “ Tôi ca hát cả ngày !.”
Kiến bảo : “ Hát thử vài bài nghe chơi !.”

Thanh Châu chuyển ngữ

Thơ sầu

Ngờ đâu sau tiệc Tất Niên

Thơ ca gián đoạn triền miên tháng ngày

Dịch Corona hiểm họa lưu đày

Cách ly xã hội buồn thay khốn cùng

Ra đường e sợ ngại ngùng

Tình hình dịch bệnh ngày càng tăng nhanh

Đêm rằm thao thức thâu canh

Cầu mong kiếp nạn sẽ thành hư vô.

Vũ Thùy Hương

Ước gì

Xưa kia còn Mẹ nhỡn nhơ

Từ ngày mất Mẹ bơ vơ u hoài

Con nay sống cảnh lạc loài

Sài Gòn náo nhiệt nhớ hoài quê hương

Kỷ niệm đầm ấm vấn vương

Mẹ-Cha-Anh-Chị yêu thương ngút ngàn

Ra đi rời bỏ xóm làng

Vọng về quê cũ vái van an lành

Thân đơn sống giữa thị thành

Tìm đâu điểm tựa dỗ dành tim đau

Ước gì xoay cuộc bể dâu

Để Con còn Mẹ thì đâu bẽ bàng.

Vũ Thùy Hương

Phú Mỹ Hưng thần tiên

Một trời thiên nhiên lộng lẫy

Ngỡ mình lạc bước thần tiên

Nhấp nhô lâu đài ẩn hiện

Dòng sông ngọt ngào uốn bên

Trời xanh nước xanh cây xanh

Rộn ràng đường thơm hoa lá

Diễm tình Phú Mỹ Hưng xinh

Cảm ơn tình yêu quốc tế

Bao năm dốc nghĩa thắm tình

Đã biến đầm lầy nước đọng

Thần tiên Phú Mỹ Hưng xinh

Cả một bầu trời bừng sáng

Tuyệt vời Phú Mỹ Hưng xinh.

Phùng Chí Tâm

Dịch Corona

Căn nhà nho nhỏ xinh xinh

Cho thuê vài triệu, giúp mình đỡ lo

Nào ngờ dịch đến bất ngờ

Lao động thất nghiệp, thuê nhà về quê

Doanh nghiệp sản xuất đình trệ

Giãn cách xã hội, mọi bề đỡ lo

Cuộc sống bữa đói, bữa no

Thôi đành bớt ít tiền cho người nghèo

Hệ thống chính trị cùng theo

Chống dịch như chống giặc ngoại xâm

Số khỏi bệnh hơn hai trăm

Số tử vong là số không mới tài

Bác sĩ Việt Nam quá hay

Cả thế giới, khắp Đông Tây thán phục

Thủ tướng chỉ đạo sát sao

Trời thương Việt Nam sống cao thương lắm

Nhờ đức cha ông ngàn năm

Thương quá Việt Nam bình an mùa dịch.

Thúy Mai
(22/4/2020)


 

Mẹ chồng tôi

Mẹ anh là mẹ của em

Ngày em đi dạy, bậc thềm mẹ trông

Thứ bảy em về bên chồng

Mẹ hiền ngồi đợi, ngóng trông con về.

Con dâu đừng có lo nghe

Yên tâm công tác, mẹ đây có người

Cơm canh, thịt cá ngon tươi

Áo quần có chị, các em chu toàn

Mẹ, chị đều nhắc con dâu

Mau mau có cháu, mẹ đâu ước gì?

Sáu năm thấm thoát qua đi

Vẫn chưa có cháu, mẹ thì bồng ai?

Một hôm mẹ ngỏ ý này:

“Hay con xin lấy một người con nuôi”

Em nghe lòng những rụng rời

Anh Hy chưa thuận, chờ nhà khá lên

Thời kỳ mở cửa phất lên

Làm nghề tay trái, vận hên đến nhiều

Rồi làm thầy thuốc càng yêu

Có nhiều thân chủ, thật nhiều tiền vô

Khi kinh tế khá dồi dào

Kẻ ganh, người ghét. May sao có người

Đứng ra bênh vực cho tôi

Nên hạnh phúc lại gấp đôi vững bền

Đến nay cuộc sống bình yên

Anh Hy đã khuất, mẹ hiền đi xa

Nghĩ lại mẹ thật bao la

Thương dâu như gái, quả là mẹ tôi.

Thúy Mai

Niềm thơ

Ôn lại đến nay tính chẳng lầm

Thi đàn góp mặt đã mười năm

Xướng hòa bài vở hơn ngàn bản

Tri ngộ bạn bè độ mấy trăm

Tươi thắm tình thơ hằng ước gặp

Mặn nồng duuyên bút những mong tầm

Khơi nguồn cảm hứng hồn thanh thản

Cuộc sống bon chen há bận tâm.

***

Cuộc sống bon chen há bận tâm

Thơ Đường sáng tác vẫn siêng chăm

Chọn từ sắp đối ngay khi đứng

Tìm ý đặt câu cả lúc nằm

Đêm ngủ cuốn thơ kê dưới gối

Ngày ăn ngọn bút gác bên mâm

Lòng luôn ấp ủ niềm hy vọng

Với bạn gần xa được xứng tầm.

Thanh Vĩnh


 

Tiếng lòng

Thổn thức thâu đêm những tiếng lòng

Xế đời uể oải bước vào đông

Tiếc chiều xuân muộn tàn hoa héo

Tủi cảnh vườn xưa vắng bóng hồng

Mây phủ sầu vương che mấy núi

Nước tràn khổ lụy ngập bao sông

Khung trời kỉ niệm mờ xa thẳm

Khó gởi cùng ai một chữ đồng.

Thanh Vĩnh

Năm 2015

Ngắm lại màu mây mới thấy già

Cuộc đời dâu biển bóng thiều qua

Đam mê tuổi trẻ nghề sư phạm

Bận rộn về già nghiệp hát ca

Cứu giúp người nghèo cơn hoạn nạn

Cưu mang kẻ khó bước bôn ba

Phong lưu hạnh phúc ơn trời hưởng

Dưỡng tánh tu thiền chẳng nghĩ xa…

Thanh Châu

Mừng sinh nhật

Sống vui sống khỏe đón hương hoa

Mã Đáo Thành Công lúc xế tà

Bình Thủy quê hương nơi cắt rốn

Sài Gòn đất khách chốn cư gia

Công lao lập nghiệp cơ ngơi đại

Sức khỏe kiên trì tuổi thọ đa

Thiện tâm tích đức cho con cháu

Sống vui sống khỏe đón hương hoa.

Thanh Châu

Được phúc

Gia đình hạnh phúc ở trên đời

Sức khỏe chăm nom không bỏ lơi

Tiền bạc công danh đều tiến triển

Mẹ cha mạnh khỏe sống vui tươi

Cháu con hiếu thảo nên thành đạt

Dâu rể hiền lành nhã nhặn lời

Nội ngoại sui gia thêm thuận thảo

Lộc tài phước đức mã cơ ngơi.

K.H. Quang Bình 2020

Phận nghèo

Bao năm chợ lớn cứ lao đao

Quê ngoại ngày mai biết thế nào

Gái lớn theo chồng đi xuất ngoại

Cảnh nghèo túng thiếu phải làm sao

Gia đình vượt khó qua lao động

Chung sức tranh đua tuổi lại cao

Cha mẹ nuôi con tròn bổn phận

Ngày nay sức khỏe vẫn hồng hào.

K.H. Quang Bình 2020

Vui sống mới

Mêkông giòng nước thượng nguồn

Núi cao chảy xuống ruộng vườn rẫy nương

Cá tôm tràn ngập dưới mương

Nước ngọt tưới tiêu triều cường thông thương

Tiền Giang cảnh đẹp Phú Cường

Bạn đi đến đó vấn vương thâm tình

Hai mùa hoa trái tươi xinh

Đàn cò bay lượn bình minh nắng vàng

Tiếng hò ca hát ngân vang

Đờn ca tài tử trăng tròn lên cao

Tình thương ấp ủ tự hào

Trẻ già trai gái cùng nhau xây đời

Quê nhà đổi mới mọi nơi

Nông thôn phát triển qua thời dân nghèo

Ngày xưa cầu khỉ cheo leo

Tuổi thơ xà lỏn leo trèo tắm sông

Lộn đầu lội ngược chổng mông

Vui cùng bạn nhỏ nhớ trông ngày nào

Hôm nay đời sống nâng cao

Gia đình hưởng phúc mạnh giàu an khang.

K.H. Quang Bình 2020

Tiên cảnh

Đường về Tây Trúc, vẫn còn xa

Tiên cảnh Bồng Lai đẹp lắm mà

Thư thả trang đời, luôn mến bạn

Du hành mạch sống, chạnh lòng ta

Càn khôn tạo hóa, không làm xóm

Vũ trụ từ trường, chẳng nước nhà

Tài sản gia thế, tiền chả có?

Nợ đời giũ sạch nhẹ Trần gia…

Trần gia tôn tử, nghiệp cha Ông

Đạo hạnh hiền hòa nối giống dòng

Nữ kiệt Trưng Vương, tiêu tướng Định

Anh thư Trinh Triệu, diệt quân Mông

Ngô Quyền bách chiến, ngời Nam Việt

Hưng Đạo đa tài, tỏa lạc Hồng

Thánh Gióng trừ Ân, bền xã tắc

Vua Hùng dựng nước đức Tiên Long …

Phước Hải

Tình Thiên Thu

Từ anh đi em một đời mộng mị

Tình héo hon tiếc nuối tuổi xuân thì

Hoa tình yêu ủ rũ khép đôi mi

Anh xa cách tình thôi đành giang dở...!

Cô đơn bước u buồn trên ngõ nhỏ

Anh đi rồi còn ai đón, ai đưa

Công viên chiều hàng cây đứng ngẩn ngơ

Nơi hò hẹn - tìm đâu ngày yêu dấu?

Anh chẳng nói một lời tình giã biệt

Cõi tình chung em tha thiết mong chờ

Bởi vì đâu tình phai nhạt hững hờ

Mãi trong em tình nhung nhớ, bơ vơ!

Em nức nở bài Thiên Thu Tình Mộng

Tiếng đàn ai thao thức những đêm mơ

Tình ngọt ngào đong đầy bao kỷ niệm

Thiên thu tình buồn, còn mãi vương tơ!...

Phạm Thị Minh-Hưng

Chiêm bao

Hiện lên hờn dỗi... rồi đi

Giận chi cách mặt, trách chi khuất lời.

Nào tôi đâu có đứng ngồi

Với em... chỗ vắng, lúc trời che mưa

Nào tôi đâu có bao giờ

Bỏ em đột ngột bơ vơ giữa đường

Một thời bồng bột nhớ thương

Hợp tan cũng một lẽ thường ấy thôi

Nước mây tình tuổi đôi mươi

Mà trôi nổi đến cuối đời... lạ chưa?

Mỗi lần qua đoạn đường xưa

Chỉ mong một thoáng bất ngờ thấy em

Nỗi gì khắc khoải không yên

Đập như giọt đắng trong tim thế này

Xa nhau mấy chục năm nay

Gần nhau dù một phần ngày cũng không

Tôi có vợ. Em có chồng

Cả hai cùng sắp nên ông nên bà

Một xa thì đã là xa

Giày vò nhau nữa để mà làm chi

Rừng thưa, lá đã bay đi

Lòng như khoảng trống mỗi khi trở trời

Nói chi thì cũng thế thôi

Cầu xưa đã lỡ nhịp rồi, biết sao

ốm đau nào biết thế nào

Người dưng thì cứ việc vào mà thăm

Mơ hồ núi cách sông ngăn

Muốn làm cũng chẳng được làm người dưng...

Thương không phải.

Nhớ không đừng

Rung cây lại ngại động rừng, đó em

Đành thôi.

Bằng sự im lìm

Đi trong giấc mộng mà tìm đến nhau...

Xóm Giếng 22-4-1988

Trần Nhuận Minh

Dreaming

Appearing and looking sulky... then left

Why getting angry without meeting and why

reproaching without saying anything

I’m not standing and sitting

With you... in a deserted place while it rains

Well! Have I ever

Abandoned you forlorn on the way

A time of ebullient love and regret

Uniting and separating is a quite ordinary matter

A floating and cloudy teen-age’s love

That drifted till the last days of one’s life...

isn’t it so strange?

Each time I cross the old road of yore

I do hope to suddenly get a glimpse of you

What a restless sentiment

Beating in my heart like a drop of bitterness

We’ve been separated during these last few tens years

And aren’t able to be together even for just a mere

part of the day

I’ve my wife and you’ve your husband

We both are about to become grandparents

A separation has been a separation

Why should we continue to persecute each other

In the thinly planted wood, the leaves had flown away

My heart is like an empty spot each time

the weather changes

It would still be the same whatever one can say

Our love has been an irreconciliable one,

what’s to be done

How can we know about being sick

and about

Illnesses

Unrelated people can go ahead to visit

Mountains and rivers vaguely separate us

Even wishing to be unrelated, we still cannot do so...

Although it isn’t love, we still cannot stop

thinking of each other

Wanting to pull at a liana, but I’m afraid the whole

jungle would stir

Well, be it so

Through a doziness

Let’s travel in a dream to join each other...

Giếng (water well) hamlet 22-4-l988

Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn

Cuộc sống tuyệt vời

We never get what we want,

We never want what we get,

We never have what we like,

We never like what we have.

And still we live & love.

That's life...

Không có thứ ta muốn,

Không muốn thứ ta có,

Không có thứ ta thích,

Cũng không thích thứ ta có.

Thế nhưng ta vẫn sống và yêu.

Đó là cuộc sống...

The best kind of friends,

Is the kind you can sit on a porch and swing with,

Never say a word,

And then walk away feeling like it was the best conversation you've ever had.

Bạn tốt nhất

Là người mà bạn có thể cùng ngồi đung đưa trước hiên nhà,

Không nói lời nào cả,

Vậy mà khi rời khỏi, bạn vẫn cảm giác như đó là cuộc trò chuyện thú vị nhất mà bạn từng có.

It's true that we don't know

What we've got until it's gone,

But it's also true that we don't know

What we've been missing until it arrives.

Ta thường chẳng biết mình có gì cho đến khi đánh mất chúng,

và cũng chẳng biết mình thiếu gì cho đến khi chúng đến.

Giving someone all your love is never an assurance that they'll love you back!

Don't expect love in return;

Just wait for it to grow in their heart,

But if it doesn't, be content it grew in yours.

Trao ai hết tình yêu thương của bạn không có nghĩa rằng chắc chắn họ cũng sẽ thương yêu bạn!

Đừng trông đợi tình yêu như một sự đáp trả;

Hãy chỉ đợi cho nó lớn lên trong tim họ,

Nhưng nếu không được như vậy, thì hãy vui vì nó đã lớn lên trong tim bạn.

It takes only a minute to get a crush on someone,

An hour to like someone,

And a day to love someone,

But it takes a lifetime to forget someone.

Có khi chỉ mất một phút để phải lòng ai đó,

một giờ để bắt đầu cảm thấy thích,

và một ngày để bắt đầu yêu,

Nhưng lại phải mất một đời để có thể quên được họ .

Don't go for looks; they can deceive.

Don't go for wealth; even that fades away.

Go for someone who makes you smile,

Because it takes only a smile to

Make a dark day seem bright.

Find the one that makes your heart smile!

Đừng tìm kiếm nơi vẻ đẹp bề ngoài; chúng có thể đánh lừa bạn.

Cũng đừng tìm kiếm nơi của cải vật chất; vì ngay cả những thứ đó rồi cũng sẽ ra đi.

Hãy tìm kiếm người có thể khiến bạn mỉm cười,

Vì chỉ cần có nụ cười thì ngày ảm đạm cũng trở nên tươi sáng.

Hãy tìm người có thể khiến trái tim bạn mỉm cười!

May you have

Enough happiness to make you sweet,

Enough trials to make you strong,

Enough sorrow to keep you human,

And enough hope to make you happy

Cầu cho bạn

Đủ hạnh phúc để trở nên dịu dàng nhân hậu,

Đủ nếm trải để trở nên kiên cường mạnh mẽ,

Đủ nỗi buồn đế biết cảm thông,

Và đủ hy vọng để trở nên hạnh phúc.

Always put yourself in others' shoes.

If you feel that it hurts you,

It probably hurts the other person, too.

Hãy luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

Điều gì làm bạn tổn thương,

thì cũng có thể sẽ làm tổn thương họ.

The happiest of people

Don't necessarily have the best of everything;

They just make the most of everything that comes along their way.

Happiness lies for

Those who cry,

Those who hurt,

Those who have searched,

And those who have tried,

For only they can appreciate the importance of people

Who have touched their lives.

Người hạnh phúc nhất

Không hẳn là người có được những thứ tốt nhất;

Mà chỉ là người biết tận dụng tất cả những gì đến với họ.

Hạnh phúc sẽ đến

Với những ai từng rơi lệ,

Từng tổn thương,

Từng tìm kiếm,

Và từng cố gắng,

Bởi chỉ có họ mới có thể hiểu được tầm quan trọng của những người đã từng chạm vào cuộc đời họ.

When you were born, you were crying

And everyone around you was smiling.

Live your life so that when you die,

You're the one who is smiling

And everyone around you is crying.

Khi bạn chào đời, bạn khóc và mọi người xung quanh nhìn bạn mỉm cười.

Hãy sống cuộc đời mình thế nào để khi chết,

Mọi người xung quanh than khóc, và bạn mỉm cười.

Please send this message

To those people who mean something to you,

To those who have touched your life in one way or another,

To those who make you smile when you really need it,

To those that make you see the brighter side of things When you are really down,

To those who you want to know

That you appreciate their friendship.

Hãy gửi thông điệp này

Cho người có ý nghĩa đối với bạn,

Cho người đã chạm vào cuộc đời bạn bằng cách này hay cách khác,

Cho người có thể khiến bạn nở nụ cười khi bạn thật sự cần nó,

Cho người có thể giúp bạn nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề khi bạn thật sự thất vọng,

Và cho người mà bạn muốn họ biết rằng bạn trân quý tình bạn của họ.

Hoàng Chúc st.

" Yêu Thương"

- THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH

Có thể bạn chưa tin nhưng nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất không phải là hóa trị hay bất kỳ loại thuốc trị ung thư nào.

Sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiều bệnh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới, Tiến sĩ David Hawkins - một bác sĩ rất nổi tiếng tại Mỹ cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”, thay vào đó là “khổ, hận, phiền muộn”.

Điều này có thể khiến nhiều người trong chúng ta không tin nhưng đây là kết luận hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.

Theo đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200.

Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn.

Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người. TS Hawkins đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau.
Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có:

- quan tâm đến người khác,
- giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện,
- bao dung, độ lượng, v.v.

Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

Mặt khác, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp.

Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.

Lý giải cho điều này, tiến sĩ Hawkin cho biết những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40.

Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Tiến sĩ Hawkin cho biết trong cuộc đời của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700. Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.

Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Teresa lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực,không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi.

Một trường hợp cụ thể nhất về tác động của tình yêu với các tế bào ung thư chính là nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản. Khi bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn.

Cuối cùng, ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Kết quả hết sức bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản.

Đây chính là bản chất của cuộc sống Thương Yêu

Các nhà khoa học cho biết, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ '' yêu thương và được thương yêu.''

Đức Tâm - Lệ Ngọc st.

Phụ bản III

NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN

VỚI VẤN ĐỀ DỊCH THUẬT

Vào nửa sau những năm 50 – đầu những năm 60 thế kỷ XX vừa qua, Viện Văn học Việt Nam thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam vừa được thành lập cùng với NXB Văn học trực thuộc Viện lần đầu tiên đã lập được một kế hoạch xuất bản khá bài bản, đồ sộ, bên cạnh di sản văn học của ông cha là hơn hai trăm tên tác phẩm trên biểu, cổ kim đông tây. Để đưa vào thực hiện chương trình xuất bản này cơ quan ngôn luận – tạp chí “Nghiên cứu văn học”, Viện Văn học đã mở ra một cuộc trao đổi học thuật về các vấn đề dịch thuật. Hầu hết các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình, các trí thức tên tuổi đã góp tiếng nói của mình, như Đặng Thai Mai, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học, Huy Cận, Tế Hanh, Nguyễn Xuân Sanh, Trương Chính, Khương Hữu Dụng, Nam Trân, Đỗ Đức Hiểu, Huỳnh Lý, Lê Trí Viễn,… Nhà thơ Chế Lan Viên với bút danh Chàng Văn đã sớm tham gia trên báo chí loạt bài trong mục Hướng đẫn sáng tác văn học, trong có cả một chuyên đề: Về vấn đề dịch (1) và những ý kiến về nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến dịch thuật chèn rải rác trong các tài liệu về các vấn đề khác nhau.

Tiểu luận Về vấn đề dịch được Chế Lan Viên trình bày theo hình thức trao đổi giữa người hỏi, người trả lời. Chàng Văn thủ thỉ tâm sự bằng câu chuyện dí dỏm – dịch cũng như yêu người nước ngoài. Người hỏi nhận thức được ngay những nguyên tắc cơ bản của dịch thuật. Trước hết phải yêu nghề dịch như yêu người yêu mà lại là người nước ngoài. Phải giỏi tiếng nước ngoài rồi, lại còn phải am hiểu tiếng nước ta: “Dịch là cắt mất cánh một con chim”… “Làm sao cho con chim Nga, con chim Đức, con chim Trung Quốc ấy vào đến trời đất, khí hậu nước này vẫn còn vẫy vùng như ở trên quê hương cũ của nó”, “Dịch do đó không có mục đích đơn giản là làm cho độc giả nước ta không có ngoại ngữ biết thêm một số tác phẩm nước ngoài, dịch có mục đích cao hơn là làm sao cho một số vốn văn hóa nhân loại trở thành tài sản Việt Nam”… Chàng Văn đòi hỏi ở người dịch… Nhà dịch giả ít nhiều là một nhà văn, là nhà văn giỏi thì lại càng có lợi cho việc dịch”… Còn nhiều vấn đề khác trong dịch thuật, nhưng kết luận Chàng Văn nhắc lại một điểm phải yêu. Yêu nghề dịch như một sự nghiệp sáng tạo”, yêu tác giả như yêu chính mình, và dùng sức mạnh tình yêu để chịu đựng mọi gian khó thử thách của người dịch. Thế thì dịch tức là trung thành, không phải “dịch là phản” như người hỏi băn khoăn.

Ông đưa ra một nhận xét: “Ở các nước khác rất ít có cái tục mà Chàng Văn thấy gần đây ở ta, là bốn, năm người chung nhau dịch một tác giả. Mà thường thì là một nhà văn chuyên dịch một nhà văn nào, trọn đời hiến mình cho một nhà văn nào. Nhà dịch giả ấy trở thành luôn nhà nghiên cứu, nhà giới thiệu, nhà phê bình tác giả mà mình dịch” (2)

Trong giai đoạn phôi thai ấy, Chàng Văn chú ý hướng dẫn tỉ mỉ đến nhiều khía cạnh trong công việc dịch thuật. Với nhiều người Chàng Văn chỉ bảo từ việc chọn sách để dịch trở đi. Trong một bài, Chàng Văn đã nhắc nhở “Không nên nặng về phê phán mà chẳng chịu kế thừa. Bấy giờ việc quảng bá văn học, dịch chỉ mới bắt đầu nên còn phải cân nhắc đủ mọi mặt: giữa cổ và kim, giữa chiến đấu và sinh hoạt bình thường, giữa các tác phẩm của thế giới và của phe ta, đều có cái chính, cái phụ, cái tỷ lệ, ít nhiều cần thiết. Báo Văn học của Hội nhà văn chẳng hạn, trong 32 kỳ báo của năm 1960 đăng gần một trăm truyện ngắn, chỉ dùng có một truyện của Đuy-mát và truyện của Đô-đê. Chàng Văn cho là báo Văn học dè dặt quá (3).

Nhà văn – giáo sư Hà Minh Đức có kể, một lần nhà thơ Chế Lan Viên đã gặp một nhà thơ Hung dịch của ta 270 bài thơ, ông hỏi anh ấy có thật sự hứng thú không. Anh bạn trả lời: Với thơ không hứng thú thì tôi không làm, không dịch. Anh ấy nhận xét:

- Thơ của ta rất chính trị, thơ nhiều nước Châu Âu ít chính trị.

- Thơ của ta chính trị nhưng không hô khẩu hiệu.

- Đặt được nhiều vấn đề lớn nhưng không quên cái bé, không quên cái riêng tư…”

Đây cũng là một bài học trong sáng tác nói chung và dịch thuật nói riêng (4).

Chàng Văn – Chế Lan Viên không chỉ quan tâm đến vấn đề dịch chung, mà còn đề cập đến cả vấn đề dịch di sản của ông cha để lại bằng chữ Hán, chữ Nôm. Góp ý cho bộ hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tác giả Vào nghề đã nêu một ý về phần dịch: “Có phải ta có cái khuynh hướng xem thường nhiều người dịch của người xưa, cho là có sai xót nên ở chỗ người ta đã dịch đạt rồi, mình cũng dịch lại. Người trước đã dịch bài phú Bạch Đằng Giang của Trương Hán Siêu là:

Đầm Vân mộng chứa trong khu tư tưởng, chửa biết bao nhiêu.

Mà cái chí khí tứ phương vẫn còn hăm hở.

(Đông Châu nguyễn Hữu Tiếp)

Lời rất gọn! Sao lại còn thay vào bằng mấy câu nhạt nhẽo này:

Đầm Vân mộng chứa vài trăm, trong dạ cũng nhiều

Mà lòng trang chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

(Đã lòng lại còn chí)

“Dịch không phải chỉ là đổi cái xác của những chữ lấy những chữ, mà còn là thay cái hồn của một bài lấy cái hồn của một bài”.

Trong việc dịch lại còn vấn đề này, là những bản người xưa khi ta lấy lại nguyên thì để tên của người xưa, khi ta có chữa thì nên đề là: của người xưa có sửa chữa:

Ông Đông Châu đã dịch:

Triều ta hai vị thánh nhân

Sông kia còn dấu tẩy trần giáp binh

Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.

Một bản dịch lại:

Anh minh hai bậc thánh quân

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh

Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiếm cốt mình đức cao.

Rồi chỉ chua “Chúng tôi có tham khảo các bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Đổng Chi” thì thật là giản tiện quá! Tham khảo là lấy đôi vận, đôi chữ, tham khảo đâu có nghĩa là lấy nguyên cả đoạn văn! Tham quá! (5)

Giáo sư – nhà văn Hà Minh Đức còn thuật lại ý kiến tương tự của nhà thơ Chế Lan Viên nói với ông trong một lần trao đổi chuyện trò: Nhà thơ Chế lan Viên có thời làm cố vấn phần thơ cho Nhà xuất bản Văn học, ông nhận xét bản thảo chính xác, thẳng thắn, có thể góp ý kiến cho nhiều thể loại văn bản thơ, văn xuôi, nghiên cứu. Về dịch thuật ông cũng có những ý kiến: “Người dịch phải có trình độ có thể hiểu văn bản để chuyển nghĩa cho thật chính xác. Nếu là thơ được dịch có giá trị nhiều khi không kém nguyên bản và mang dấu ấn của từng cá nhân dịch giả như cụ Bùi Kỷ với Bình Ngô đại cáo; Nam Trần với Nhật ký trong tù. Chế Lan viên có lần độc bản dịch Bình Ngô đại cáo với hai dịch giả Bùi Kỷ và Bùi Nguyên. Ông hỏi tôi, anh Hà Minh Đức có biết hai người này là bà con, anh em? Tôi nói không, ông Nguyên là hàng xóm của tôi, người Nghệ An, dậy khoa văn Đại học Sư phạm, giỏi chữ Hán. Như thế không được. Không được gán ghép với người đã khuất; nếu cần thì dịch một bản riêng. Anh lại xem bản dịch của cụ Ngô Lập Chí có hiệu đính. Chế Lan Viên hỏi tôi: Người hiệu đính có phải cử nhân tú tài khoa cử cũ không? Tôi nói anh ấy dậy Đại học. Bao nhiêu tuổi? Khoảng bốn mươi. Chế Lan Viên nói: Nếu nhập môn chữ Hán không thể hiệu đính cho bậc thâm nho…” (6)

Những lời chỉ bảo của Chàng Văn vào đầu những năm 60 thế kỷ và những ý kiến của Chàng Văn – Chế Lan Viên, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất của thế kỷ XX, tiếp tục góp ý một khi có dịp, cho đến nay vẫn là những bài học quí báu cơ bản cho người tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch văn học, đóng góp cho người tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch văn học, đóng góp cho sự phát triển rầm rộ của văn học dịch nước nhà và sự xuất hiện và trưởng thành của các thế hệ người dịch nối tiếp. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu kể trong lĩnh vực văn học dịch của ta vẫn có những điều từ xa xưa Chàng Văn đã cảnh báo không những không được ghi nhớ để mà tránh, lại trở thành thói quen, như chuyện “ngày thường ở huyện”. Chẳng hạn, cái điều “dịch lại”, “tham khảo”, “hiệu đích”… của người đi trước nhắc đến trong bài viết của giáo sư – nhà văn Hà Minh Đức, chúng tôi trích in ở trên. Cái điều tưởng như “đương nhiên” trong hoạt động dịch thuật… truy cho cùng chính là hiện tượng đạo văn trong lĩnh vực dịch. Trong dịch văn xuôi một số hiện tượng đã được phanh phui đưa ra công luận, như vụ một bản dịch Đại Nghìn lẻ một đêm, một bản dịch Truyện cổ Andecxen, cách đây không xa lắm. Còn trong dịch thơ thì chưa ai bàn đến thấu đáo. Nó chẳng khác gì cái chuyện “hớt váng” trong giới khoa học…

Bản thân Chàng Văn – nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng tham gia dịch, dịch thơ là chính, nhưng ông nêu tấm gương thực hiện theo đúng nguyên tắc của dịch thuật: trước hết là có yêu thích thì mới dịch và đã bắt tay vào dịch phải có mục đích rõ ràng, tự tìm hiểu kỹ lưỡng, hiểu thấu, đồng cảm với tác giả… Nhà thơ Bằng Việt trong bài viết Chế Lan Viên như tôi biết của mình đã phát biểu: “Chế Lan Viên có thừa năng lực và thừa hiểu biết để có thể làm được nhiều việc khác, ngoài thơ”(7) . Vậy mà trong cùng thời điểm, nhiều nhà thơ khác cùng thế hệ của Chế Lan Viên bỏ công sức dịch khá nhiều, in thành sách, đứng tên riêng, cũng như góp chung trong các tuyển tập thơ dịch. Nhà thơ Xuân Diệu trong kỷ yếu Nhà văn đương đại có cho biết tới bốn sách dịch đứng tên riêng người dịch Xuân Diệu(8). Nhiều người khác đều có ít nhất một cuốn dịch thơ đứng tên riêng.

Riêng Chế Lan Viên công bố bản dịch thơ rất ít trên báo chí: đáng chú ý là chỉ có chùm thơ Tây Ban Nha chiến đấu đăng cả một trang Báo văn nghệ(9). Nhà thơ Chế Lan Viên còn dịch và công bố bài thơ Vũ khí của tôi của R.Đopestie(10) và một bản dịch duy nhất trong bộ 3 tập Thơ Hiện đại Pháp, Những uy hiếp đối với thắng lợi của tác giả Paul Eluard (11) .

Còn nữa, trước đó Chế Lan Viên còn đóng góp 2 bản dịch trích trong Thơ Dâng in chung trong tập thơ Rơ-vin-đra-nat Ta-gor ra ở NXB Văn học, HN, 1961, Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thi hào. Số lượng thơ dịch của Chế Lan Viên tập trung một chủ đề “chiến đấu” mà lúc này cũng là chủ đề chủ yếu trong thơ sáng tác của chính nhà thơ. Từ chọn tác phẩm theo để dịch, bỏ sức ra nghiền ngẫm để nắm đầy đủ mọi mặt, tra cứu thấu hiểu chữ nghĩa, hồn vía nguyên tác… cũng có thể coi những bản dịch ít ỏi của nhà thơ Chế Lan Viên và việc có được những bản dịch ấy nhà thơ đã để lại cho thêm nữa chúng ta những bài học về lao động dịch thuật của nhà thơ.

Nhân dịp sắp đến ngày Kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ tôi mạnh dạn xin khơi lên một khía cạnh trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông, không hiểu sao, cho đến nay hình như không được để ý đi sâu vào tìm hiển để thấy được những đóng góp không nhỏ của ông vào quá trình phát triển văn học dân tộc: ấy là mảng Chế Lan Viên với dịch thuật văn học.

Thúy Toàn


(1) Chàng Văn Nói chuyện văn thơ, NXB Văn học 1960, Chàng Văn Nói chuyện văn thơ “Tủ sách hướng dẫn sáng tác” 1960, Chế Lan Viên – Chàng Văn – Vào nghề, NXB Văn học 1962-tái bản 1963.

(2) Chàng Văn (Chế Lan Viên), Vào nghề, NXB Văn học, 1993 (in lại bài ở Nói chuyện vào thơ, Vh, 1960) tr. 212.

(3) Chàng Văn (Chế Lan Viên),Vào nghề “Tủ sách hướng dẫn sáng tác văn học” NXB VH, 1973, tr.205

(4) Hà Minh Đức, Chế Lan Viên Người trồng hoa tiên đá, NXB VH, HN, 2010, tr.227

(5) Chế Lan Viên, Suy nghĩ và bình luận, NXB Văn học Hà Nội 1971, tr.59

(6) Hà Minh Đức – Nhà thơ Chế Lan Viên với cuộc sống đời thường in trong sách Chế Lan Viên người trồng hoa trên đá, NXB Văn học, 2010, tr.293-294.

(7) Bằng Việt – Chế Lan Viên như tôi biết, in trong Chế Lan Viên thơ và đời, NXB Văn học, HN 2012, tr 171

(8) Nhà văn Việt Nam đương đại, in lần thứ tư, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2010, tr.1234.

(9) Báo Văn nghệ số 7 ra ngày 6/3/1963, trung thơ, với 5 bài của 5 tác giả Tây Ban Nha, dưới tiêu đề hưởng ứng tuần lễ ủng hộ nhân dân Tây Ban Nha đấu tranh. (Chùm thơ này sau bổ xung thêm một bài góp thêm vào tuyển Thơ Tây Ban Nha chiến đấu do Đào Xuân Quí tuyển dịch, NXB Văn học, HN, 1973.

(10) Tạp chí Văn nghệ “số 66, tháng 11-1962”.

(11) Tập I “Cái chết, tình yêu, sự sống”, NXB Tpm M989, tr.133-135.

 

NHÀ THỜ PHÁT DIỆM

Là một công trình kiến trúc tôn giáo, được làm bằng đá, tổng thể qui hoạch khá bề thế và mang nét kiến trúc dân tộc Việt Nam thế kỷ 19.

Từ Hà Nội, tổ chức có thể đi theo đường 1A qua Phủ Lý, Ninh Bình rồi theo đường 10 đến thị trấn Phát Diệm, tổng cộng 120km. Cũng có thể đi ca nô từ Nam Định đến Kim Sơn rồi lên ngay thị trấn Phát Diệm. Kim Sơn là một huyện mới được thành lập vào năm 1829. Phát Diệm là thị trấn huyện lỵ Kim Sơn. Lúc đầu, vào năm 1862 ở Phát Diệm mới có một nhà thờ làm bằng tre lá. Nhà thờ như hiện nay được khởi công xây dựng từ năm 1875 và đến năm 1898 cơ bản hoàn tất.

Nhà thờ Phát Diệm gồm nhiều công trình kiến trúc, chủ yếu chia làm hai khu vực chính là khu vực nhà thờ và khu vực nhà chung. Đây là một tổng thể mang rõ phong cách đình làng Việt Nam, do người Việt Nam thiết kế và thi công. Trên một mặt bằng rộng lớn, khu nhà thờ có một trục chính là Phương đình và nhà thờ Chính Tòa. Các điện thờ và hang đá khác được xây dựng cân đối ở hai bên.

Nhìn từ đường 10 vào nhà thờ Phát Diệm trước tiên là một hồ nước lớn, rộng 4 mẫu, giữa hồ có một đảo nhỏ dựng tượng Chúa Kitô cao 3m, bên dưới là những lùm cây thấp xanh tốt. Tiếp đó là Phương đình bằng đá mái cong duyên dáng soi bóng xuống gương nước mặt hồ. Nhà thờ Chính Tòa dựng tiếp theo Phương đình Phía Đông là các Điện thánh Rôcô, Trái tim Chúa Kitô, hang Lộ Đức. Phía Tây có Điện thánh Giuse, Phêrô, hang Bêlem, hang Táng xác và Điện Trái tim Đức Bà.

Năm 1875 hang Táng Xác là công trình xây dựng đầu tiên để thử nghiệm độ lún của đất bồi phù sa Phát Diệm.

Năm 1879 khởi công xây dựng Phương đình bằng đá, độc đáo và bề bằng rộng lớn có một trục chính là Phương đình và nhà thờ Chính Thế: cao 25m, dài 24m, rộng 17m. Tầng dưới có ba cửa lớn, ở gian giữa kê một sập đá toàn khối dài 4m, rộng 3m, cao 0,35m. Tầng trên là gác chuông. Chuông đúc năm 1891, nặng 15 tấn, cao 1,5m, đường kính 1,2m. Phương đình có năm nóc mái cong lợp ngói, nóc giữa đặt thánh giá, còn 4 nóc ở 4 phía đặt các tượng Thánh sư.

Năm 1889 dựng Điện Trái tim Đức Bà toàn bằng đá, sau hang Táng Xác. Điện Đức Bà rộng 9m, dài 15m, nền cột, xá, hoành đều bằng đá; tường bên trong chạm nổi hình con phượng hàm thư và hình sư tử. Điện Trái tim Chúa Kitô là công trình thứ hai dựng trong năm 1889. Điện Trái tim Chúa Kitô được làm bằng gỗ mít, 6 gian, tổng cộng dài 19m, rộng 12m. Chính diện Điện này cũng dựng bằng đá khá lớn và đẹp, kiểu tam quan.

Năm 1891 xây dựng nhà thờ Chính Tòa, còn gọi là nhà thờ Rất Thánh Mân Côi. Mặt chính toàn bằng đá cao ba tầng, mái cong, cột, kèo, tường, nền bằng đá, mái lợp ngói, trên đỉnh cao có thánh giá.Các công trình bên trong bằng đá và gỗ. Đây là công trình lớn nhất ở nhà thờ Phát Diệm. Công trình này dài 80m, rộng 24m, cao 18m, bao gồm 48 cột lim chia làm 6 hàng, mỗi cột chu vi 2,4m. Riêng 16 cột ở hai hàng giữa, mỗi cột cao 12m. Hai gian Thánh điện có 14 bức phù điêu bằng đá mô tả cuộc đời của Chúa Kitô, còn mặt chính điện được chạm gỗ sơn son thếp vàng rực rỡ. Ở 9 gian tiếp theo, hai bên có 72 bộ cửa gỗ bức bàn tháo mở thuận tiện. Nhà thờ Chính Tòa mang rõ kiến trúc đình làng xoay theo chiều dọc tiền đạo hậu đốc, kết cấu gỗ theo kiểu chồng diêm với ba lớp mái.

Năm 1894 xây dựng các Điện thánh Giuse, Phêrô và Rôcô. Điện thánh Giuse làm bằng gỗ mít, lợp ngói. Điện dài 16m, rộng 6,8m, có 6 gian, các cột xà đều chạm trỗ hoa lá khá tinh tế. Điện thánh Phêrô cũng có diện tích gần như Điện trên, ngoài cột, kèo bằng gỗ mít còn có những bức phù điêeu bằng đá khắc 12 thánh tông đồ. Điện thánh Rôcô cũng làm toàn bằng gỗ mít, các cột chạm khắc rất công phu hình hoa lá rủ từ trên xuống dưới.

Năm 1896 xây dựng hang Lột Đức và hang Bêlem. Hang Bêlem xây toàn bằng đá khối, tạo thạch nhũ. Hang cao 12m và diện tích cũng 12m2. Hang xây và đắp theo phương pháp cổ truyền: xây cao đến đâu thì đất đắp dần lên thoai thoải.

Cũng với gỗ, đá và tam quan, mái cong như kiểu đình chúa, nhà thờ Phát Diệm còn sử dụng nhiều hình nét chạm khắc gỗ đá dân tộc với tay nghề vững vàng, điêu luyện. Về đề tài động vật, ta thấy có sư tử, phượng, hươu nai, chim các loại. Về thực vật có tùng, mai, cúc, trúc, đặc biệt nho hoa là hoa sen, hoa chanh. Các phù điêu chạm đá kể chuyện thánh, nhưng được thể hiện với phong cách dân gian Việt Nam. Trong Phương đình, tòa chính điện, các điện thờ dùng khác nhiều đại tự, câu đối, bia ký bằng chữ Hán và mang đậm tính chất trang trí các kiến trúc cổ Việt Nam.

Nhà thờ Phát Diệm là một quần thể kiến trúc tôn giáo có giá trị, mang đậm nét kiến trúc dân tộc. Từng di tích đều có phong cách riêng, lại được đặt trong một tổng thể rất cân đối, bố cục chặt chẽ. Các công trình kiến trúc và điêu khắc gỗ, đá của nhà thờ đã kế thừa được các phong cách truyền thống của nhiều địa phương trong cả nước.

Bùi Đẹp st.

Phụ bản IV

ĐỀ KHÁNG

Tản Mạn

Đề kháng luôn là một điều kiện tối cần của một cơ thể. Khi có một sức đề kháng tốt thì hệ miễn dịch đủ khả năng loại bỏ những bệnh vặt thông thường. Tạo hóa sắp đặt cho thể chất một cơ chế tự điều trị. Nhưng phần lớn cách sinh hoạt không phù hợp của con người làm nó bị mai một dần đi và mất hiệu quả. Nếu có kháng thể tốt và không lạm dụng thuốc điều trị thì sức khỏe sẽ khá ổn định lâu dài.

Một trong các cách thức để tăng đề kháng là “Trao đổi chất từ thiên nhiên”. Điều này không hề khó, chỉ cần chịu lạnh thêm một chút, chút nóng thêm một chút, chịu nắng gió thêm một chút. Rất nhiều người mới thấy se se đã vội vàng áo ấm, mới thấy hơi nóng đã vội vàng mở quạt hoặc máy lạnh, ra nắng một chút là che chắn kín mít, sương gió một chút là ngần ngại không dám ra đường. Nhưng những yêu tố khí hậu thời tiết tự nhiên nếu biết tận dụng sẽ là cách tích thể rất hiệu quả. Chịu lạnh thêm một chút sẽ làm tăng hồng cầu và đốt mỡ thừa để tạo nhiệt. Chịu nóng một chút sẽ toát được mồ hôi là một cách thải độc tố, và hấp thu khí trời. Chịu nắng một chút là thêm vitamin D góp phần kích hoạt hệ miễn dịch. Nếu vận động hợp sức giữa khoảng trời nắng gió sẽ thấy tâm thân rất sảng khoái. Đây là điều thuốc bổ không thể thay thế được. Mới hơi cảm ho chút xíu, xước da chảy máu chút xíu, vài con trùng đốt chút xíu đã vội kháng sinh thuốc bệnh. Nhưng không biết rằng cơ chế tự điều trị sẽ làm tốt chức năng nếu dành cho nó chút thời gian. Uống nhiều thuốc một cách không cần thiết sẽ bị lờn thuốc và mất dần tác dụng điều trị, càng về sau lại càng phải tăng liều thì tác dụng phụ cũng có hại không ít. Trẻ con rất cần được chạy nhảy vận động giữa nắng gió, chạy mướt mồ hôi da mặt đỏ au sẽ thấy rõ bé khỏe thế nào. Nhiều người, trẻ lấm tí đất cũng sợ, trẻ mặc ít áo tí cũng sợ, trẻ hoe nắng tí cũng sợ, thế là thành cây cớm nắng, hơi một tí sẽ bệnh, càng thế lại càng sợ, thành khi lớn lên sức đề kháng yếu, các loại vi khuẩn virut dễ xâm nhập. Nước mát cũng là một tố chất tốt, ví dụ khi nóng, vã ít nước mát lên mặt lên hai cánh tay, vừa mềm da tránh mất nước lại chân lông co giãn thẩm thấu. Bên cạnh đó, việc ăn uống đương nhiên là quan trọng, xong không phải cơ thể nào cũng cần các chất như nhau. Cái gọi là cơ địa nó quyết định rất nhiều thứ cho cơ thể. Trong đó có thành phần dinh dưỡng, khi cơ thể thiếu chất gì thì đưa ra yêu cầu bổ sung chất ấy, nên có những lúc người ta bỗng thèm ăn một thứ gì đó, và cái gọi là khẩu vị cũng do cơ địa chủ động. Các thực phẩm khác chỉ có thể đan xen bổ sung chứ không thay đổi hoàn toàn được khẩu vị.

Với môi trường cuộc sống ngày càng ô nhiễm và nguy cơ cao bệnh tật từ nhiều nguyên do, thì yêu cầu của đề kháng ngày càng cấp thiết. Nhưng không phải cứ đợi đến lúc thấy cần mới lo liệu thì không kịp và cũng không được bao nhiêu cả. Vậy nên ngay từ khi còn bé, phải có cách hiểu đúng và ý thức tạo đề kháng một cách căn bản. Ta vẫn thấy, những người làm công việc dãi dầu nắng gió, dù khá vất vả nhưng sức khỏe ngày càng tốt, rắn chắc mạnh mẽ. Khi sức khỏe thể chất tốt thì tinh thần cũng đủ tự tin vững chai mà vượt qua những thách thức cuộc sống.

Những yếu tố trên là trải nghiệm của chính bản thân tác giả. Khi còn nhỏ mình rất hay bị la bởi cứ phong phanh ít khi áo ấm, đi nắng cũng đầu trần. Lớn lên thì cũng phong sương dãi dầu nắng gió. Cho đến bây giờ đã vào đoạn giữa U 60, mình vẫn chịu lạnh chịu nắng tốt, và mấy chục năm rồi, bác sĩ vẫn thất nghiệp với mình. Vậy nên mình góp vài ý để mọi người tham khảo. Cho dù một số cơ địa không thể xông pha được nhiều, nhưng nếu có cơ hội tận dụng kháng sinh thiên nhiên thì đừng từ chối. Không có gì tự nhiên đến với ta, mà cái gì tốt thì cũng phải trải qua thời gian dài tích cóp rèn luyện. Nhất là các vấn đề căn bản, sức khỏe là một trong số những tốt cần của cuộc sống. Vậy nên hãy tạo cho con trẻ có đề kháng tốt ngay khi còn bé, càng lớn sẽ càng vững. Thế nhé.

Nhân đề tài Đề kháng, bàn thêm một chút với những liên quan.

Có một thứ Đề kháng gọi là “Đề kháng thị phi”. Không một ai trong đời thoát khỏi những khen chê đàm tiếu. Bởi lòng đố kỵ của người đời là rất lớn, tìm điểm để khen người khó lắm, nhưng để chê thì hằng hà. Cái gì cũng chê được, thậm chí làm rất tốt cũng bị chê. Vậy làm sao để đừng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những thị phi vô lý ấy. Phải tập cách bước lên trên nó, đi qua nó, và xem nó là một thứ phẩm màu không thể có trong bức tranh cuộc đời mình. Đương nhiên, nói thì dễ quá, ai không muốn thế, chả ai muốn mang tâm trạng tồi tệ bởi những kẻ xấu mồm. Nhưng ít nhất thì những câu nói tai ác ấy vẫn cứ phải đọng lại một khoảng thời gian đáng kể, lấy đi một ít sinh lực, một ít hưng phấn, một ít động lực, một ít tình cảm, một ít tự tin, một ít sức khỏe…. Vậy rồi làm sao mà tập, tập cách nào cho có hiệu quả nhanh nhất ? Có lẽ đầu tiên phải biết người đang chê bai nói xấu mình là ai. Nếu là người lớn, thân tình, thiện chí, có mối quan hệ tốt khá lâu, thì đó là lời chê cần xem xét sửa đổi. Khi nhận diện được thì tức khắc tâm trạng mình bớt nặng, chuyện sửa được hay không nhiều hay ít còn phụ thuộc những yếu tố khác. Nhưng nếu người chê ấy là người mình đã hiểu ít nhiều về tính cách họ, mối quan hệ vốn hời hợt không tốt lành gì, họ có mục đích gì đó mà không khó để nhân ra, hoặc đơn giản họ là người nhỏ mọn, hẹp hòi vị kỷ không muốn ai hơn mình bất cứ thứ gì. Mà người như thế thì nhiều lắm. Nếu đã nhìn ra họ rồi thì liệu có còn cần thiết để họ vào tâm trí mình không ? Có cần thiết phải mất cho họ một số thứ không đáng nữa không ? Đương nhiên là không. Chắc chắn là không. Hòan toàn là không. Tốt nhất mỉm cười đứng dậy phủi bước quay lưng. Nếu cần thì ngạo thêm một chút cho họ thấy họ chẳng là một thứ gì có lẽ trong mắt mình cả, và những gì họ nói về mình đều vô nghĩa. Hãy đi chơi giải trí, gặp gỡ vài người tốt hơn, làm những công việc mình yêu thích hay đang cần phải làm. Không lâu sau, sẽ thấy cái sự gì đó không vui trong lòng đã biến mất tự khi nào. Cứ như thế mà luyện dần, cho đến một ngày dửng dung trước những miệng tiếng người đời, những thị phi vớ vẩn ấy không còn một chút tác động gì với mình nữa. Và bạn sẽ hiểu ra rằng, nếu một ai đó không tôn trọng bạn, thì bạn cũng chẳng có lý do gì phải xem trọng họ. Cuộc đời có nhiều thứ không công bằng không sòng phẳng, nhưng bạn hãy tự tìm cho mình chút công bằng và sòng phẳng đối với bản thân. Có thể bản thân bạn không có giá trị với người khác, nhưng nó phải có giá trị với chính bạn, bạn đừng quá phí phạm mình bởi những gì không đáng.

Đó là chuyện chê, còn dễ biết, chuyện khen mới khó nhận diện. Người tử tế cẩn thận thường không hào phóng lời khen, bởi họ biết khen không đúng thực chất là dìm người ta xuống, họ chỉ khen đúng điều đáng khen. Lời khen thực sự có chất lượng. Người được khen thực sự có giá trị. Nhưng làm sao để nhận ra đâu là khen thật, đâu là khen đểu khen lấy lòng, khen mà đào hố, khen kiểu mà người được khen cứ ngơ ngác không nữa thì mất phương hướng, không ít thành lạc đường, để những lời khen đểu kia lại có cơ hội cười mai cười mỉa. Cũng lại phải biết người khen mình là ai, và cái việc mình được khen ấy cũng phải tự biết đo lường. Khen cũng là một mặt tích cực để thêm tự tin thêm phấn đấu, thêm hăng hái để mà đi tiếp nhanh hơn cao hơn. Nhưng nếu không tự đo lường mình và nhất là không hiểu người đang khen mình là ai thì chuyện sụp hố thất bại làm trò cười cho thiên hạ là ngay trước mắt. Cần thiết phải bình tĩnh trong chê bai bao nhiêu thì lại rất cần thiết phải trầm tĩnh trong lời khen nhiều hơn thế. Không chỉ có tuổi trẻ dễ bị sụp hố bởi những lời khen đểu mà tuổi trung niên cũng khó thoát. Có nhiều kiểu khen cứ như thật lòng lắm, nhưng là bó hoa có dao găm, nhận hoa rồi đứt tay chảy máu. Cách tốt nhất là phải luyện được một thứ tâm thức “Biết mình là ai và đang ở đâu”.

Tạm lan man một chút với những liên quan đến chuyện “Đề Kháng”, cuộc sống còn cần nhiều thứ đề kháng lắm. Nói một cách chính xác là : Cứ cái gì cần có sự căn bản thực sự, trưởng thành thực sự, giá trị thật sự, phải trải qua rất nhiều gian truân thách thức, tôi rèn trong kim châm lửa đỏ, để đạt được đến một ngưỡng chống chịu can trường với rất nhiều tổn thương thì phải cần có một “Sức Đề Kháng” mạnh và vững. Những điều không thể tự nhiên có được. Và để có một “Sức Đề Kháng” tối cần như thế phải hội đủ những yếu tố “Nhẫn nại – Chịu đựng – Trầm tĩnh – Trui rèn – Kiên Tâm – Dũng trí”… Hãy nhớ “Khi có được một Đề Kháng tốt thì mọi khó khăn sẽ có thể vượt qua được hết”. Cuộc sống sẽ thực sự có ý nghĩa hơn.

Đàm Lan


 

KHUẤY ĐỘNG CÕI CHẾT

Truyện ngắn

Đêm đã khuya, ánh trăng xuyên qua kẽ vách, đỗ những vệt sáng hình thù quái dị lên nền đất, soi lờ mờ mọi vật trong nhà. Những thứ mà ban ngày đã nhỏ nhoi, tồi tàn. Giờ đây, giữa cảnh tĩnh mịch, tranh tối, tranh sáng, chúng càng bé nhỏ, tệ hại.

Mẹ Phú đang nằm trên chiếc giường “sang trọng” nhất nhà. Bảo là sang trọng vì nó còn giữ nguyên dáng vẻ của mình. Mấy cái thanh giường cũ kỹ, bị mối mọt gậm nhấm sần sùi nhưng vẫn còn là cái thanh. Bốn chân giường dù xiêu vẹo, long mộng nhưng vẫn còn được chống đỡ bộ vạc chắp
vá đủ thứ tre, gỗ tạp nhạp. Tuy nhiên, ít ai biết điều đó vì ba Phú đã dùng một đôi chiếu trải lên trên. Chẳng phải kiểu cách gì mà do hai chiếc chiếu đều sờn rách. Năm thằng con nít ngủ một giường, chà lết, lăn trở, thỉnh thoảng đái dầm tạo nên một cái mùi khăm khẳm thâm căn cố đế và nhiều khe hỡ cho muỗi tấn công. Ba Phú bắt hai chiếc chiếu xoay hai đầu lành để đùm hai đầu rách. Do vậy, nằm hướng nào cũng được thưởng thức “mùi hương con nít”. Nhưng những điều ấy không làm cho mẹ Phú chú ý, mà căn bệnh ngặt nghèo mới từng giờ, từng phút đày đọa bà.

Người ta bảo mẹ Phú bị lao phổi. Đêm nào bà cũng ho ằng ặc từng hồi. Phú thương mẹ lắm ! Phú xót cả ruột khi thấy mẹ như bộ xương khô, nằm “dán chiếu”, thở hổn hển tựa vượt dốc.

Những lúc ấy, Phú tưởng mình cũng nghẹt thở, ứa nước mắt. Nó vừa sợ hãi vừa hung dữ. Phú quát lũ em, đuổi chúng vào một xó, không cho cựa quậy, nói năng. Thậm chí muỗi đốt, đứa nào gãi hay đưa tay đập cũng bị Phú tát. Hình như những đứa trẻ con nhà nghèo dễ thích nghi với hoàn
cảnh. Chúng đón nhận mọi tình huống xảy ra cho mình với thái độ cam chịu đến thản nhiên, lạnh lùng. Lũ em Phú cũng thế. Chúng nín lặng, đợi phút “nguy kịch “ qua đi rồi riu ríu chui vào mùng, ngủ ngon lành.

Mặc bụi bám đầy nóc mùng, muỗi vo ve bên tai và tiếng rên xiết “ken két” của cái giường ọp ẹp mỗi lần chúng trở mình. Thường ngày thì Phú cũng như các em, ngủ như chết. Những khó khăn về ăn, mặc, ở đã quá quen thuộc. Riết rồi Phú cũng chẳng thấy khó chịu, buồn bã gì nữa. Phú xem nghèo như một người bạn thân ở bên mình. Nó làm cho Phú nổi bật giữa đám bạn cũng nghèo nhưng chưa bằng Phú.

Bạn Phú dù nghèo chúng cũng có ít nhất hai cái áo thay đổi khi đến trường, dăm ba quyển vở để ghi chép. Còn Phú, không có gì hết. Quanh năm đến lớp.chỉ đóng bộ đồ nhếch nhác, quần đen, áo thun màu vàng xỉn. Những vệt cáu bẩn làm cho cái áo quằng quện như hoa văn. Cô chủ nhiệm tội nghiệp Phú, về nhà lấy áo cũ của em út mình cho Phú mấy cái. Rốt cuộc, Phú hóa giàu. Còn sách vở, cũng cô lo. Tụi bạn bảo “Cô mắc nợ Phú”. Nghèo, nghỉ học thây kệ! Đằng nầy, cô tới nhà năn nỉ ba mẹ Phú cho Phú tới trường. Mọi thứ cô hứa sẽ có cách giúp đỡ. Vì vậy, Phú thương cô như mẹ, nó ráng học để… cô vui. Tháng nào Phú cũng đứng nhất.

Tụi bạn lại bảo :”Cái gì mầy cũng hạng nhất. Nghèo nhất mà học cũng giỏi nhất”. Cô cũng quí Phú lắm. Đó là nguyên do mà các bạn ganh ghét với Phú. Chúng hoạnh họe Phú đủ điều. Đón đường bắt nạt hoặc nói xa, nói gần v.v… Phú đã quen lao động , giúp ba mẹ mọi việc nhà nên sức vóc của Phú đâu có tệ. Nó có thể đánh ngã lũ bạn hống hách hoặc dùng lời lẽ để đối đáp với chúng. Nhưng Phú nhịn. Mẹ nó thường dặn thế. Nghèo là một cái tội. Phải nhịn hết, nhịn ăn, nhịn mặc…nhịn đủ thứ. Nghèo không được cười lớn. Không được nói to. Thấy người dữ lánh đi nơi khác là xong. Phú không đồng ý như thế. Cô chủ nhiệm lại bảo khác. Nghèo
không có nghĩa là hèn, không phải để chịu nhục. Cô còn bảo nghèo là thước đo nghị lực của con người. Nghèo mà học giỏi mới hay, chứ giàu mà tài cũng chưa lạ lắm. Phú thương mẹ, thương cô, nó chẳng muốn hai người buồn nên Phú nhịn. Chúng bạn lại không hiểu, cứ lấn tới. Sáng nay, các bạn đã làm cho trái tim của Phú tan nát, đau đớn vô cùng, vô tận.

Giờ chủ nhiệm, cô tuyên dương các bạn có thành tích trong tuần. Phú cũng được cô nhắc tới, cô bảo:

- Tuần qua, có hai lần em Phú nhặt của rơi mà đem trả lại. Các em nên noi theo gương tốt này. Phú nghèo như vậy mà không tham của. Em ấy xứng đáng là một đóa sen trong bùn. Phú sung sướng giữa tràng vỗ tay tán thưởng của các bạn. Nhưng, bỗng dưng, Thái đứng lên phát biểu:

- Bạn Phú chỉ làm bộ tốt thôi ạ! Chứ bạn tham lắm!

Cô nghiêm nét mặt:

- Vì sao em nói vậy?

- Thưa cô, nhà bạn hay ăn cắp lắm.

Phú run lên vì giận, nó hét to: Thằng nói láo!

Thái nghinh mặt: - Tao nói thật. Chính ba mày đã nạy gạch ở mấy cái mã đá để bán.

Phú kêu lên: - Mầy nói láo…, ba tao không bao giờ làm vậy.

Phú nghẹn ngào: - Thưa cô, ba em là thợ hồ mà… hu… hu….

Phú òa khóc, cô giáo cũng lặng đi vì xúc động và ngỡ ngàng trước tình huống nầy.

Cô ôn tồn: - Em có thấy không mà nói?

Thái thản nhiên đáp: - Thưa cô, em không thấy nhưng em biết rất rõ. Ba bạn Phú thất nghiệp cả tháng rồi. Túng quá phải đi ăn cắp gạch.

Cô giáo gằn giọng: - Tại sao em biết?

Thưa cô, vì ba bạn bán gạch cho…má em.

Cả lớp bật cười dù đang căng thẳng. Cô chủ nhiệm mím chặt môi, trở lại chỗ ngồi. Cô ném mình xuống một cách nặng nề. mệt nhọc. Tiếng cười ngừng bặt. Cả lớp chờ đợi những điều không ai muốn nghe và thấy nữa.

Giây lâu, cô đứng lên, giọng quả quyết: - Vì có người mua đồ gian nên mới có kẻ cắp. Cô không dám phê phán ba
má các em nhưng trước sự thật đau lòng này, chúng ta cần phải suy nghĩ. Chúng ta cần đoàn kết, yêu thương nhau hơn nữa. Người giàu nên giúp đỡ bạn nghèo để bạn mình không lâm vào bước đường cùng, trở thành người xấu. Các em có đồng ý với cô không?

Cả lớp hân hoan hô to: “Đồng ý!”

Cô còn cẩn thận dặn dò: - Từ nay, chúng ta không nên nhắc lại chuyện nầy. Hãy xem như một cơn gió thoảng qua, se lạnh, rồi thôi! Điều đáng để ý là Phú học giỏi và đạo đức tốt, phải không các em?

Các bạn đồng thanh:” Dạ phải!”

Dù vậy, nỗi đau vẫn còn oằn nặng bên lòng Phú. Nó làm Phú biếng ăn, buồn nói và không ngủ được. Phú lăn qua, trở lại vẫn không sao dỗ giấc. Nước mắt cứ tuôn ướt đầm một mảng gối. Các bạn đánh Phú, Phú sẵn sàng nhịn. Các bạn mắng Phú, Phú sẵn sàng giả điếc. làm ngơ. Nhưng nói
nặng ba, xúc phạm người mà Phú kính yêu, Phú không sao chịu nổi. Nó muốn đập vỡ đầu thằng bạn khốn kiếp, vả phù cái mỏ nhiều chuyện. Nhưng Phú lại chua xót hơn khi nhận ra điều Thái nói có lẽ đúng .

Gần đây ba đi về thất thường. Ông ít nói, lại hay quạu quọ. Có khi ba nằm cả ngày, thở dài sườn sượt. Khi ấy, những buổi cơm thường chỉ có tương chao qua quít. Đã vậy, mấy ngày nay, mẹ Phú trở bệnh, Bà ho dữ dội.

Một lần nọ, bà khạt ra một nhúm nước bọt đỏ quạch rồi ngất đi. Ba định đưa mẹ đi bệnh viện nhưng chẳng có tiền. Thêm vào, lúc tỉnh, mẹ Phú cương quyết ở nhà, chờ…chết. Cả nhà như ốm nặng vì cơn đau của mẹ. Lạ làm sao, liền đó vài ngày, ba vui vẻ đem về một con cá lóc khá to, tự tay nấu cháo cho vợ rồi hào phóng cho mỗi đứa một ngàn đồng ăn bánh.

Mẹ Phú ngạc nhiên quá, hỏi mãi, ông mới nói:

- Khổ quá, bệnh không lo, tôi mới trúng …mánh đó.

- Mánh gì vậy ông? Đừng làm bậy rồi khổ cả nhà. Nghèo cho sạch…

Ba Phú phì cười: - Rách cho thơm phải không? Thôi đi bà ơi! Tối ngày cứ nghiền ngẫm ba cái ca dao, tục ngữ. Tôi khổ cũng vì cái hiền của bà.

Trước khi bước ra sân, ba đùa: - Nếu có ăn cắp, tôi cũng lựa chỗ an toàn, không ai thưa gởi, bắt bớ. Tưởng ba đùa, nào ngờ…Chẳng lẽ ba lại đi ăn cắp của người chết sao?

Trời ơi! Phú còn nhớ có lần được ba dẫn đi theo làm mã. Một người láng giềng mướn ba xây mộ cho cha. Phú và ba cặm cụi làm đến khi mặt trời đứng bóng, ba bảo vào chỗ gốc cây râm mát nghỉ trưa. Ba vừa hút thuốc vừa thả tầm mắt ra khoảng trời ngập nắng. Những nấm mồ đứng lặng, phơi mình buồn bã. Màu trắng của mộ đá xen lẫn màu nâu của mộ đất như những ngôi nhà tường bên những mái lá xiêu vẹo, ba buộc miệng:

- Cõi chết mà cũng phân biệt hèn sang nữa. Chết chưa hẳn là đã hết.

Phú hiểu ba nghĩ gì nhưng nó cũng góp chuyện: - Nhà giàu chết cũng sướng, hả ba.

Ba cười buồn: - Ừ, mai mốt ba chết chắc không được nằm trong mộ đá đâu.

Phú nhanh nhẩu an ủi: - Con sẽ xây mã đá cho ba, ba đừng lo.

Nhưng Phú chợt rùng mình, nó nhớ ra một điều quan trọng: - Nhưng ba đừng chết. Ba chết, ai nuôi tụi con với mẹ?

Ông phì cười xoa đầu Phú: - Ừ, thì không chết. Nói vậy chớ chết là riêng mình sung sướng, được an nghỉ. Còn bao người sống phải vật vã, khổ sở.

Phú nhìn ba thán phục. Mẹ vẫn thường bảo ngày xưa ba học giỏi lắm. Hình như hết cấp hai, cấp ba gì đó. Nhưng vì…nghèo mà lấy vợ cũng nghèo nên mới ra nông nỗi. Mẹ còn bảo, Phú giống ba ở chỗ thông minh.

Bây giờ, chết cũng không được yên. Chính ba đã khuấy động cõi chết, nơi con người gởi nắm xương tàn và ba đã ném Phú vào bùn bằng những viên gạch lấy từ nghĩa trang để đổi lấy áo cơm hằng bữa.

Chung qui cũng vì Phú, vì các em và mẹ. Ôi, Phú thương ba lắm! Nó phải làm sao đây? Rột, Phú giật nẩy mình, nhìn ra. Ba đang rón rén mở cửa trước. Ánh trăng ập vào, soi tỏ một bên tay ba là cái bao bố và cây cuốc. Phú
chợt đau nhói ở ngực. Có lẽ ba sắp…đi làm. Ông sắp dùng cái cuốc kia để đào, xới một cái mộ nào đó. Nó ôm lấy mặt.

Vậy là thằng Thái nói đúng. Ba nó ăn cắp. Không. Nó không muốn như vậy. Phú tốc mùng chun ra rồi len lén mở cửa, đuổi theo. Trăng trải một làn sáng yếu ớt lên vạn vật. Bóng ba đỗ dài , chập chờn trên con đường vắng tanh. Phú chạy nhanh hơn. Nó ôm choàng lấy ba rồi vừa khóc vùa van xin:

- Ba đừng …nạy gạch nữa ba ơi. Ngày mai con sẽ nghỉ học luôn.

Thoáng ngỡ ngàng, ba Phú bỗng hiểu, ông hỏi: - Sao lại nghỉ học?

Phú kể lại câu chuyện ban sáng ở lớp cho ba nghe rồi kết luận: - Tại con, tại mẹ mà ba khổ. Kể từ ngày mai con sẽ nghỉ học để kiếm việc làm giúp đỡ gia đình. À, con sẽ đi bán vé số, bán báo ban ngày. Còn ban đêm, con sẽ đi bán bánh mì như Bác Tư kế bên nhà mình. Đừng ăn cắp nữa ba ơi!

Người đàn ông ôm lấy con nghẹn ngào: - Ờ, thì không ăn cắp nữa nhưng con phải đi học. Ráng đi con! Chẳng lẽ
con muốn sau này cũng khổ như ba. Thôi để ba lo. Ừ, sao ba lại không nghĩ ra chuyện đi bán bánh mì hay bán vé số trong lúc chưa có việc làm. Con đừng lo, ba làm bất cứ việc gì để con được đi học.

Phú lật đật nói: Nhưng đừng ăn cắp, ăn trộm, ba ơi. Nghèo cho sạch….

Ông phì cười:- Mẹ mầy! Đúng là mẹ nào, con nấy mà.

Ông cúi xuống hôn lên tóc con, bỗng Phú thấy ba chum mũi: - Úi chà chà, rách cho thơm hổng nổi rồi. Cái đầu của con chua òm hà. Chắc nuôi một ổ chí trên nầy.

Phú cười bẽn lẽn. Hồi chiều, vì buồn, nó đâu có tắm táp gì. Phú nắm lấy tay ba, lòng nao một nỗi gì rất lạ!

Trăng bàng bạc trên cao, trải thảm vàng lên mặt đường cho Phú và ba quay lại .

Nguyễn Thị Mây


 

MỤC LỤC

Vài chi tiết kỳ họp ngày 9/5/2020 .............. Vũ Thư Hữu ........... 03

Hình ảnh sinh hoạt CLB Sách Xưa và Nay ................................ 06

Vài dòng về cuốn Tự Điển các loài hoa .... Vũ Anh Tuấn ........... 12

Lịch sử Giáo Hội Cộng Giáp (tt- kỳ 5 )

Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 14

“QUE SERA, SERA” Biết ra sao ngày sau .... Phạm Vũ ........... 20

TIN & HÀNH ĐẠO PHẬT THẾ NÀO

CHO ĐÚNG CHÁNH PHÁP ........... Tâm Nguyện .......... 36

NGHIỆP THIỆN ÁC KHI LÂM CHUNG

Th.T.T. - Hoàng Kim Thư st. ................. 51

NGUỒN GỐC NGÀY LỄ TÌNH NHÂN
Đỗ Thiên Thư st. ............ 56

CÂU CHUYỆN VỀ KIẾN TRÚC SƯ TÀI BA NGÔ VIẾT THỤ

T.H. - Đào Minh Diệu Xuân st. .................. 59

BẠN LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC! ........ Hà Mạnh Đoàn st. ........... 68

Muộn ......................................... Hoài Ly ............ 71

Tình Thầm ................................. Hoài Ly ........... 72

Cân Bằng Sinh Thái .................. Thanh Phong ............ 73

Thương tuổi già ........................ Thanh Phong ............ 73

Giấc mơ... ngon ! ..................... Thanh Phong ............ 74

Tính sổ nợ ............................... Thanh Phong ............ 74

Con Ve và Con Kiến ........ Thanh Châu chuyển ngữ ............ 75

Thơ sầu ...................................Vũ Thùy Hương ........... 76

Ước gì ..................................... Vũ Thùy Hương ........... 76

Phú Mỹ Hưng thần tiên .............. Phùng Chí Tâm ........... 77

Dịch Corona .............................. Thúy Mai ........... 78

Mẹ chồng tôi ............................. Thúy Mai ........... 79

Niềm thơ .................................. Thanh Vĩnh ........... 80

Tiếng lòng ............................... Thanh Vĩnh ............ 81

Năm 2015 ............................... Thanh Châu ........... 81

Mừng sinh nhật ........................ Thanh Châu ........... 82

Được phúc .............................. K.H. Quang Bình ........... 82

Phận nghèo ............................ K.H. Quang Bình ........... 83

Vui sống mới .......................... K.H. Quang Bình ........... 84

Tiên cảnh ............................... Phước Hải ........... 85

Tình Thiên Thu ....................... Phạm Thị Minh-Hưng ............ 86

Chiêm bao ............................ Trần Nhuận Minh ............ 87

Dreamer
Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ............. 89

Cuộc sống tuyệt vời ............... Hoàng Chúc st. ............ 91

"Yêu Thương" - THUỐC TIÊN CHỮA BỆNH
Đức Tâm - Lệ Ngọc st. ............. 96

NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN
VỚI VẤN ĐỀ DỊCH THUẬT ............... Thúy Toàn .......... 100

NHÀ THỜ PHÁT DIỆM ................... Bùi Đẹp st. .......... 109

ĐỀ KHÁNG .................................. Đàm Lan .......... 114

KHUẤY ĐỘNG CÕI CHẾT ............. Nguyễn Thị Mây .......... 120

|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế