Hiện có 6 người xem / 2348019 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT

VỀ CUỘC HỌP NGÀY 10/10/2020

CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

Như thường lệ, để mở đầu phiên họp Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai tân quý thư mà ông mới có. Hai tân quý thư lần này một bẳng tiếng A nh và một bằng Pháp văn. Cuốn bằng tiếng Anh mang tựa đề là Hãy viết cho đúng ! (Get it right !). Cuốn sách khổ 14 x 21,dày 673 trang là một loại tiểu tự điển bách khoa về cách nói và viết tiếng Anh cho đúng. Cuốn sách được in năm 79 năm trước (1941) bởi Funk & Wagnalls, một công ty in ấn thời danh của Mỹ, và được chia làm 20 chương mà chương đầu tiên là nói về “Chữ tắt”(Abbreviations) cực hay, còn 19 chương còn lại thì nói về đủ mọi lãnh vực sử dụng tiếng Anh như Viết và dùng Mẫu tự - Viết hoa - Viết chữ nghiêng - Văn phạm - Viết thơ - Viết báo cáo - Viết đơn thình nguyện - Viết số nhiều - Viết đúng chính tả - Viết báo vv…

Cuốn sách là cả một giáo trình đầy đủ và hay, giúp cho người biết sử dụng nó viết tiếng Anh thật chuẩn, thật đúng. Có được cuốn sách, Dịch giả Vũ Anh Tuấn thích quá và ông tự hứa sẽ dành thời giờ tham khảo để ngày càng giỏi và càng viết đúng tiếng Anh hơn.

Cuốn thứ nhì bằng Pháp văn mang tựa đề là “Chúng ta hãy đừng sợ những con chữ” (N’ayons pas peur des Mots) là một thứ tiểu tự điển tiếng lóng (argot ) và tiếng bình dân (language populaire) trong Pháp ngữ. Cuốn sách cũng khổ 14 x 21, dày 320 trang được in năm 29 năm trước (1991) ở Pháp bởi nhà xuất bản lừng danh Larousse, và được chia làm hai phần. Phần một là một số những bài thơ trong chứa đựng rất nhiều từ bình dân và từ lóng mà chỉ mới đọc lướt qua đã thấy rất lạ và vui, còn phần hai là phần nói về “tiếng Pháp như mọi tầng lớp dân gian thường nói” và là cả một kho tàng khủng về từ bình dân và từ lóng, trong tất cả mọi lãnh vực của cuộc sống tỷ dụ như về Cơ thể người đàn ông và đàn bà - Quần áo - Tiền bạc - Sân khấu - Âm nhạc - Chợ búa - Xe hơi - Tư pháp - Nhà tù - Chợ trời vv… và cả tiếng lóng và tiếng bình dân thuộc Giáo hội, giáo sĩ.

Tóm lại cuốn sách này thì lại là một kho tiếng bình dân và tiếng lóng trong Pháp ngữ là thứ tiếng Dịch giả Vũ Anh Tuấn được học từ lớp mẫu giáo, và dù nay đã hết hai mươi tuổi lần thứ tư cộng năm, ông ta vẫn thích… như thường và vô cùng. Sau khi được giới thiệu hai cuốn sách đã được một số thành viên truyền tay nhau xem một cách thích thú.

Sau khi Dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu hai cuốn sách xong, anh Nhung đã lên kể với các thành viên việc anh ghé thăm anh Thanh Phong hiện không được khỏe, và hát tặng các thành viên một ca khúc. Sau anh Nhung, anh Phạm Vũ đã lên nói về Galilei và Newton khoảng 400 năm trước đã có những phát minh để chống dịch bệnh và nói về sự ra đời của vaccine. Anh Phạm Vũ nói xong Kim Mai lên hát tặng các thành viên hai bài Tình Yêu Thiên Chúa và bài Tình Cố Đô. Tiếp lời Kim Mai, anh Nhựt Thanh lên có bài nói về ý trời. Anh Nhựt Thanh nói xong, anh Thanh Vĩnh lên đọc tặng các thành viên bài thơ Tìm bạn mùa xuân.

Sau anh Thanh Vĩnh, anh Thái Sơn lên hát tặng các thành viên một bài hát về Hà Nội. Anh Thái Sơn hát xong, anh Phùng Chí Tâm lên hát tặng các thành viên bài Cây Xương rồng là một bài thơ của Thanh Tùng mà chính anh Tâm phổ nhạc. Sau Anh Tâm, chị Thanh Xuân lên chúc sức khỏe mọi người và đọc tặng các thành viên bài thơ Nhớ quê.

Chị Thanh Xuân đọc thơ xong, Lệ Ngọc lên ca tặng các thành viên một ca khúc. Sau Lệ Ngọc, Hoài Ly lên hát tặng các thành viên bài Em và tôi và một bài chưa đặt tên do chính Hoài Ly viết. Tiếp lời Hoài Ly, chị Diệu lên ca tặng các thành viên một bài ca Việt-Pháp, bài Tuyết rơi (Tombe la neige). Chị Diệu hát xong, Thùy Hương lên hát tặng các thành viên một bài về Đà Nẵng và một bài về Huế để nhớ về Miền Trung. Sau Thúy Hương, Quan Thúy Mai lên hát tặng các thành viên bài Nắng Thủy Tinh của Trịnh Công Sơn. Quan Thùy Mai hát xong, Kim Sơn lên hát tặng các thành viên bài Thu Vàng của Cung Tiến. Sau Kim Sơn, anh Hùng lên nói về sức khỏe và về thở. Anh Hùng nói xong, chị Thụy Hải lên đọc tặng các thành viên bài thơ Anh và hát bài Mùa xuân của anh mà chị mới phổ nhac. Chị Thụy Hải hát xong, anh Duy Hà lên đọc tặng các thành viên bài thơ Nhớ cố hương, và hát tặng các thành viên bài Tình thắm duyên quê. Cuối cùng Ngàn Phương nhờ chị Thụy Hải ngâm hộ một bài thơ của Ngàn Phương để tặng các thành viên và cuộc họp kết thúc lúc 11 giờ 20. Các thành viên vui vẻ ra về, hẹn nhau gặp lại trong lần họp sau.

Vũ Thư Hữu


HÌNH ẢNH SINH HOẠT CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN

“ĐỜI SỐNG QUÂN SỰ Ở BẮC KỲ”

CỦA ĐẠI ÚY LECOMTE

Tôi có được cuốn sách này nhờ một người bạn mang ở Pháp về nhường cho tôi nhiều năm trước. Cuốn sách khổ 18 x 28, dày 350 trang, có bìa cứng và những minh họa của Ô. Dauphin. Sách kể về đời sống quân sự của các thành viên Đoàn quân Viễn Chinh của Pháp trong những năm 1884 và 1885, và được chia thành hai phần: phần đầu nói về các trận đánh như ở Bắc Lệ - Lạng Sơn –Hoa Mộc , và phần sau nói về những chuyện lớn nhỏ đã xảy đến với các thành viên đoàn Quân Viễn chinh cho tới khi tác giả trở về Pháp, và dưới đây là phần mục lục:

Khởi hành tứ Pháp (ngày 10/1/1884) - La Marseillaire (chiến thuyền?) cảng Said tháng 1/1884 - Tại kênh đào Suez (tháng 1/1884) - Vườn bách thảo Singapore - Đến Bắc Kỳ - Trận đánh đầu tiên ở Bắc Lệ (23 tháng 6, 1884) - Trận đánh ở Kép (8 tháng 10, 1884) - La Toria (chiến thuyền ?) - Các tù binh ở Núi Bọp - Cuộc sống của chúng tôi ở Hà Nội - Từ Chử tới Đồng -Song - Đi tuần thám (từ Đồng-Song tới Chử. – 6 tháng 2, 1885) - Quân Pháp vào Lạng-Sơn (13 tháng 2, 1885) - Đi tuần thám (Lạng-Sơn.- 14 tháng 2,1885) – Núi non ở Lạng-Sơn - Ba viên sĩ quan hành khách của tàu Poitou - Bắc-Lệ (18 tháng 2, 1885) - Tới Kép (19 tháng 2, 1885) - Trận Hoa-Mộc (ngày 2 và 3 tháng 3, 1885) - Tiến vào Tuyên Quang (ngày 3 tháng 3, 1885) - 3 Trung úy của quân đoàn 143 - Sứ mạng quân sự với mấy quan chức Trung Hoa - Tù binh chiến tranh - Chuyện Muỗi - Linh Mục Grandpierre - Dich tả - Chuyện cậu bé Sao - Một thánh lễ ở Hà Nội - Chuyến du hành ở Lao-Kay - Nhân vật Nguyễn Tiến - Rời khỏi Bắc Kỳ - Trở về Pháp.

Cuốn sách có nhiều minh họa rất đẹp được vẽ bởi chuyên gia minh họa Dauphin và cũng là một tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu về thời kỳ Pháp thuộc.

Trích “Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI”

Vũ Anh Tuấn


LỊCH SỬ

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(tiếp theo số 171)

BÀI 9:

VẾT THƯƠNG ĐAU NHÓI

HAY SỰ LY KHAI

CỦA GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG

I. MỘT THỜI PHONG KIẾN

Ngược dòng lịch sử, ta thấy Đế Quốc La Mã của nhà Xê-da đã chia cắt làm đôi từ năm 395. Một bên là Tây Đế Quốc với thủ đô là Ravenna ở Italia và một bên là Đông Đế Quốc với thủ đô là Constantinốp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo Hội Công Giáo cũng dựa theo đó và chia thành Giáo Hội Tây phương, lấy giáo đô là Rôma và Giáo Hội Đông phương lấy giáo đô là Constantinốp, thành phố của vua Constantinô.

Cho tới thời Carôlô Đại Đế (742-814), Giáo Hội Đông phương tùy thuộc trực tiếp vào Giáo Hội Rôma. Đức Giáo Hoàng Rôma thực sự cai quản cả Giáo Hội bên Đông lẫn bên Tây. Chính nhờ sự đoàn kết này mà Giáo Hội vẫn đứng vững và phát triển. Từ thế kỷ thứ 9 trở về sau, Giáo Hội bước vào thời phong kiến. Đây là thời kỳ mà quyền uy của Hoàng Đế bị sút giảm trong lúc thế lực của các vị Lãnh Chúa địa phương lại không ngừng gia tăng. Người dân lành, trong đó có các tín hữu, phải tuyên thệ trung thành với các Lãnh Chúa mới mong được họ che chở. Các vị Lãnh Chúa, một khi đã có thế lực trong tay, không ngừng lấn át Giáo Hội. Họ đòi quyền được tuyển chọn các Giám Mục và Viện Phụ. Cũng đã có lúc họ mua bán chức Giám Mục như mua bán một cái cối xay lúa.

Tại một vài nơi, họ còn tìm cách để đưa con cháu chiếm giữ những địa vị quan trọng trong Giáo Hội, khiến cho chức vụ Giám Mục trở thành chuyện của dòng họ. Trong Giáo Hội lúc bấy giờ xuất hiện những vị lãnh đạo không mấy đạo đức, đó là các “Giám Mục-Lãnh Chúa”. Chính những “Giám Mục-Lãnh Chúa” này tranh đấu đòi hủy bỏ luật độc thân giáo sĩ.

May mà thời đó còn có một số giáo sĩ và một số tu viện (như Tu viện CLUNY bên Pháp) đứng ra bênh vực Giáo Hội, đòi quyền tuyển chọn Giám Mục và Viện Phụ cho Giáo Hội. Họ cũng cương quyết chống lại tệ nạn mua bán các chức vụ thánh cũng như cương quyết bảo vệ luật độc thân giáo sĩ, chống lại mọi tệ đoan khác trong Giáo Hội.

II. NHỮNG ĐIỂM BÁO TRƯỚC

Những tệ nạn nói trên không phải là lý do trực tiếp đưa đến việc Giáo Hội Đông phương ly khai với Giáo Hội Tây phương. Đó chỉ là những điềm báo trước, còn lý do sâu xa tất nhiên đã phát xuất từ hoàn cảnh lịch sử và địa lý cũng như từ sự khác biệt về tâm lý giữa hai khối Đông và Tây. Một vài ví dụ: Giáo Hội Tây phương dùng tiếng La Tinh, Giáo Hội Đông phương dùng tiếng Hy Lạp. Giáo Hội Tây phương chủ trương thành lập một Giáo Hội có phẩm trật và cơ cấu, trong lúc Giáo Hội Đông phương chủ trương một Giáo Hội tự trị. Người Tây phương thích cái cụ thể còn người Đông phương lại thích tư duy. Thêm vào đó, các vị lãnh đạo bên Đông phương lại cho rằng Đức Thượng Phụ Giáo Chủ ở Constantinốp ít ra cũng phải được đặt ngang hàng với Đức Giáo Hoàng tại Rôma… Đó là lý do, khiến có sự ly khai.

III. PHÔXIÔ VÀ XÊRULARIÔ

Phôxiô là một học giả và là một sĩ quan cận vệ đầy tham vọng của Hoàng Đế tại Constantinốp. Mặc dầu không có chức vụ gì trong Giáo Hội, ông đã tìm cách để được phong chức Giám Mục và thay thế Thượng Phụ Giáo Chủ Inhaxiô do Đức Giáo Hoàng Rôma đặt lên. Khi hay biết chuyện này, Đức Giáo Hoàng Nicolas (858-867) đã từ chối không nhìn nhận Phôxiô trong chức vụ mới của ông. Ông liền viết sách chỉ trích Giáo Hội Rôma và kêu gọi tách rời khỏi Giáo Hội Tây Phương. Đức Giáo Hoàng liền triệu tập một Công Đồng rồi ra vạ tuyệt thông cho Phôxiô. Ngược lại Phôxiô cũng lại ra vạ tuyệt thông cho Đức Giáo Hoàng. Trong lúc Hoàng Đế Đông phương là Micae vẫn còn phân vân chưa biết ngã hẳn về phía nào, thì một biến cố đã khiến Hoàng Đế đứng hẳn về phía Phôxiô. Số là hồi đó Giáo Hội Rôma sai nhiều nhà truyền giáo đến giảng đạo tại Bungari, một quốc gia mà Hoàng Đế Đông phương cho là thuộc vùng ảnh hưởng của mình. Điều này làm cho Hoàng Đế Micae bất bình và làm Phôxiô thêm cứng rắn trong lập trường của mình. Phôxiô còn khơi lại một vấn đề thần học đã được các Công Đồng quyết định và ghi lại trong Kinh Tin Kính. Đó là vấn đề Đức Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra (Filioque). Phôxiô không đồng ý và cho rằng quan niệm như thế là hạ thấp địa vị của Chúa Thánh Thần.

Với thời gian, các mâu thuẫn mỗi ngày một ăn sâu vào lòng người. Cho đến giữa thế kỷ thứ XI thì một vị Thượng phụ giáo chủ khác là Micae Xêrulariô, sau khi tranh cãi về vấn đề dùng bánh không men trong Thánh Lễ, đã ra lệnh đóng cửa các nhà thờ Công Giáo tại Constantinốp. Điều này gây phẩn uất tại Tây phương. Một phái bộ Công Giáo do Đức Hồng Y Humbe hướng dẫn đã sang tận Đông Phương để dàn xếp nội vụ. Đức Hồng Y Humbe là một học giả uyên thâm nhưng lại là một nhà ngoại giao không khéo léo. Trước thái độ ngoan cố của Xêrulariô, Đức Hồng Y đã ra vạ tuyệt thông ngay trong Thánh Lễ và Ngài “phủi bụi chân” trả lại, rồi trở về Rôma. Kể từ đó có hai Giáo Hội phát triển song song. Và Giáo Hội Đông Phương tự cho mình là Giáo Hội Chính Thống (năm 1054).

IV. GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG

Đối với một tín hữu Phương Đông thì Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội được trực tiếp truyền lại từ thời Chúa Giêsu, là Giáo Hội lý tưởng nhất, đúng đắn nhất, có một nền tín lý và luân lý hoàn hảo nhất, dựa trên Thánh Kinh và dựa trên tư tưởng của các Thánh như Anathasiô, Grêgôriô thành Nixa, Gioan Kim Khẩu, Damaxênô…

Về phương diện tín lý, người tín hữu Chính Thống tin những tín điều mà hai Công Đồng Nixêa và Constantinốp đã khẳng định và người Công Giáo vẫn tuyên xưng khi đọc Kinh Tin Kính ngày Chúa Nhật.

Về phương diện phụng vụ, anh em Chính Thống cũng cử hành bảy Bí Tích như người Công Giáo. Họ cũng tôn kính Đức Mẹ, các Thiên Thần và các Thánh.

Xét về phương diện luân lý, họ cũng giữ trọn 10 điều răn của Chúa.

Nếu có sự khác biệt là về cơ cấu tổ chức trong Giáo Hội… Theo các bản thống kê gần đây (1989), hiện nay có khoảng từ 73 đến 150 triệu tín đồ Chính Thống Giáo trên thế giới được phân phối như sau: tại Liên Xô cũ, từ 50 đến 100 triệu, tại Đông Âu (Rumani…) 30 triệu, tại Hy Lạp 80 triệu, tại trung Đông (Constantinốp) 1 triệu và rải rác trên thế giới khoảng 10 triệu. Đứng đầu Giáo Hội Chính Thống là đức Đệ Nhất Thượng Phụ Giáo Chủ tại Constantinốp. Tuy nhiên, đấy là một chức vụ danh dự vì trong thực tế, Đức Đệ Nhất Thượng Phụ không có quyền quyết định nào trên 20 Giáo Hội kia.

V. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH

Khi lập Giáo Hội, Đức Kitô chỉ mong muốn là mọi người hiệp nhất. Thế nhưng, theo dòng thời gian, hoàn cảnh lịch sử, địa lý và tham vọng của con người đã đưa đến chia rẽ ngoài ý muốn. Đây là một điều đáng tiếc mà Công Đồng Vaticanô II đã cố gắng sửa lại, bằng cách tạo những điều kiện thuận lợi nhất để liên kết hai Giáo Hội.

Điều mà người Kitô hữu mong muốn nhất hôm nay là “Vết thương đau nhói” của Giáo Hội sớm được hàn gắn để cuối cùng chỉ còn một Giáo Hội hiệp nhất là Giáo Hội của Chúa Kitô.

Bài đọc thêm

CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II

NÓI GÌ VỀ CHÍNH THỐNG GIÁO

“… Cũng thế, khi phải đào sâu chân lý mặc khải, các phương pháp và các phương tiện để hiểu biết và để diễn tả các sự kiện thần linh không phải giống như nhau bên Đông phương và bên Tây phương. Do đó, không đáng ngạc nhiên khi thấy có vài khía cạnh của mầu nhiệm mặc khải đôi khi được bên này hay bên kia hiểu rõ hơn, thành thử người ta phải coi các cách thức diễn tả thần học khác nhau, đó là bổ túc cho nhau hơn là đối lập nhau.

Còn về truyền thống đích thực của các tín hữu Đông phương phải công nhận là chúng ăn rễ cách tuyệt hảo trong Thánh Kinh. Các truyền thống ấy lại được khai triển và diễn tả trong đời sống phụng vụ; các truyền thống ấy được nuôi dưỡng bằng truyền thống sống động của các tông đồ, bằng các tác phẩm của các Thánh Giáo Phụ Đông phương và của các tác giả về đời sống thiêng liêng. Các truyền thống ấy có thể trở nên những luật lệ sống đích thực, thậm chí trở nên những luật lệ giúp chiêm ngưỡng đầy đủ chân lý Kitô giáo…”

Trích Sắc Lệnh về Hiệp Nhất

Số 17, năm 1964

(còn tiếp)

Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm

Giuse Nguyễn Hữu Triết


BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ - 2020

Cuộc Bầu cử Mỹ ngày 3/11/2020 :

Người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu Tổng thống, bầu toàn bộ nghị sĩ Hạ viện, 1/3 nghị sĩ Thượng viện và 1/3 thống đốc các Tiểu bang của nước này.

Đây sẽ là bầu cử tổng thống thứ 59 liên tục bốn năm một lần trong lịch sử Hoa Kỳ . Cuộc bầu cử bầu chọn một tổng thống phó tổng thống . Người dân ngày 3/11 sẽ bầu Tổng thống gián tiếp: bầu chọn các Đại cử tri , và dựa trên kết quả tại khu vực mà họ đại diện, những Đại cử tri này sẽ chính thức họp tại Quốc hội ở Thủ đô Mỹ và Quốc hội các Tiểu bang, để bầu chọn TT vào ngày 14/12/2020. Đầu tháng 1/2021 Quốc hội Mỹ công bố kết quả chính thức và ngày 20/1/2021 Tổng thống đắc cử nhậm chức tại Điện Capitol. Washington, DC.

Biểu tượng của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ
-Biểu tượng con Lừa của đảng Dân chủ và biểu tượng con Voi của đảng Cộng hòa đã xuất hiện tk 19. Các đảng viên của đảng DC cho rằng Lừa (từ 1828) thì thông minh và can đảm, còn các đảng viên của đảng CH thì lập luận rằng Voi (1874) là loài mạnh mẽ và có phẩm chất cao quý.

Trong tinh thần tự do đa dạng của chính trị Mỹ, có cả chục đảng đang hoạt động, thuộc đủ mọi khuynh hướng, cũng có thể đưa ra ứng cử viên cho mọi chức vụ, kể cả chức vụ tổng thống. Trên nguyên tắc, mỗi lần bầu là có cả năm bẩy chục ứng cử viên tổ ng thống trên cả nước, tuy tuyệt đại đa số ứng cử viên chỉ ghi danh được trên vài tiểu bang thôi .

Trên thực tế, cuộc bầu T ổng thống chỉ là cuộc bầu giữa hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thôi. Trong lịch sử cận đại Mỹ, thỉnh thoảng cũng có được một ứng cử viên độc lập có chút hậu thuẫn như tỷ phú Ross Perot đã đạt được gần 20% phiếu, khiến TT Bush cha thua thống đốc Bill Clinton năm 1992.

Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020: Thực trạng và dự báo

“Cuộc so găng” giữa các ứng cử viên Tổng thống

Ông Donald Trump sinh năm 1946, là tổng thống đương nhiệm thứ 45 của nước Mỹ. Trước khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và ngành giải trí. Ông được nhiều người biết đến qua chương trình truyền hình thực tế “Thực tập sinh” của đài NBC (Mỹ). Ông cũng được biết đến là một người linh hoạt trong quan điểm chính trị, từng là đảng viên Đảng Cộng hòa, chuyển sang Đảng Dân chủ và tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa.

Sinh năm 1942, ứng cử viên Joe Biden là thượng nghị sĩ trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ khi được bầu lần đầu tiên ở độ tuổi 30. Ông từng tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ trong các năm 1998 và 2008 nhưng không thành công. Sau sáu nhiệm kỳ liên tiếp trúng cử thượng nghị sĩ, trong đó có một nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và hai nhiệm kỳ trong Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện, ông giữ chức vụ Phó Tổng thống Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama trong vòng 8 năm, từ năm 2009 đến đầu năm 2017.

Khi so sánh hai ứng cử viên D. Trump và J. Biden, có thể thấy một số điểm mạnh và hạn chế của hai bên. Nhiều năm tham gia chính trường đã mang lại cho ông J. Biden những mối quan hệ quan trọng trong giới tinh hoa chính trị ở Mỹ. Sự ủng hộ của giới chức trong Đảng Dân chủ là yếu tố mang tính quyết định giúp ông J. Biden lật ngược thế cờ trong cuộc bầu cử sơ bộ giành vị trí ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lợi thế của ông J. Biden trong cuộc bầu cử sơ bộ chưa hẳn đã có nhiều tác dụng trong cuộc chạy đua với ông D. Trump. Từ một doanh nhân được cho là không có kinh nghiệm chính trị, ông D. Trump đã chứng tỏ khả năng quản trị đất nước, mặc dù còn có những tranh cãi về một số chính sách đối nội và đối ngoại mà ông đưa ra và được triển khai trong thời gian qua, hay mới đây nhất là cách đối phó với dịch bệnh COVID-19 và các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc.

Trong khi đó, điểm mạnh hiện nay của ông D. Trump là vị thế Tổng thống Mỹ đương nhiệm. Trong 45 đời Tổng thống Mỹ, chỉ có 10 tổng thống thất bại trong cuộc tranh cử vào nhiệm kỳ hai. Suốt hơn 3 tháng qua, khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành trên khắp nước Mỹ, cả hai ứng cử viên D. Trump và J. Biden đều phải dừng hoặc hủy các cuộc vận động tranh cử của mình. Đội ngũ tranh cử của ông J. Biden tổ chức các cuộc gặp trực tuyến, nhưng hiệu quả không thể được như tiếp xúc trực tiếp với cử tri. Tình hình cách ly xã hội đã khiến ông J. Biden không thể đi vận động và quyên góp, làm giảm các khoản đóng góp cần thiết cho chiến dịch tranh cử sau đại dịch COVID-19. Trái lại, cương vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm giúp ông D. Trump liên tục xuất hiện trên truyền hình với các cuộc họp báo về dịch bệnh COVID-19. Ông D. Trump cũng không bỏ lỡ cơ hội nào công kích “đối thủ” trên trang mạng cá nhân Twiter.

Những hạn chế đối với ông J. Biden là yếu tố độ tuổi và sự hấp dẫn về tính cách. Tháng 1-2021, thời điểm Tổng thống Mỹ thứ 46 đắc cử tuyên thệ nhậm chức, ông J. Biden đã bước qua tuổi 78 - độ tuổi cũng ảnh hưởng đến khả năng diễn thuyết của ông. Trong khi đó, ông D. Trump luôn cho thấy sự sung sức và chưa từng tỏ ra mệt mỏi trước các ống kính của truyền thông. Cách nói chuyện thẳng thắn, không vòng vo để làm tròn câu chữ và ý tứ của ông cũng đã giúp ông chiến thắng trước Bà Clinton với lối nói “chuẩn chỉnh” và chặt chẽ trong chính trị vào năm 2016. Phong cách này không thay đổi sau 4 năm kể từ khi Tổng thống D. Trump lên cầm quyền và sẽ tiếp tục được cho là lợi thế của ông trong cuộc chạy đua sắp tới.

Điều khác thường trong cuộc bầu cử Mỹ 2020

Chiến dịch tranh cử 2020

Diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp Covid-19 có thể sẽ làm thay đổi các nguyên tắc hiện hành, bởi nhiều diễn biến chưa từng có tiền lệ.

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy qua các chiến dịch tranh cử trong quá khứ chính là mọi ứng cử viên Tổng thống đều tìm cách điều chỉnh các chiến lược tiếp cận cử tri để phản ánh những kỳ vọng của họ về cách điều hành, về những chuẩn mực và về bối cảnh văn hóa-xã hội. Xét từ góc độ đó, năm nay có lẽ cũng không là ngoại lệ.

Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ

Nhân tố Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong chính sách của Tổng thống Trump trước thềm bầu cử Mỹ.

Cơ hội tốt nhất để TT Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế hình chữ V và niềm tin của người dân Mỹ vào sự lãnh đạo của ông trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.

Đề phòng trường hợp không đạt được sự phục hồi như vậy, ông Trump dự đoán quý IV/2020 sẽ chứng kiến một sự phục hồi mạnh mẽ và nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2021 và đương nhiên kịch bản này chỉ diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2020.

Bầu cử Mỹ: Còn đâu uy danh Nhà Trắng ! (30.10.2020)

Tuần tới, dù ứng cử viên nào thắng, nước Mỹ cũng sẽ khác trước rất nhiều, cả đối nội lẫn đối ngoại, và bất ổn đến từ chính những người trong cuộc!

Trên báo chí Mỹ và quốc tế đang thể hiện khá nhiều băn khoăn về một mai sau bầu cử. “Điều gì có thể xảy ra nếu cuộc bầu cử này xấu đi?”, tờ Politico chuyên đưa tin về chính trường Mỹ đặt dấu hỏi.

Có một thực tế là so với các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước kia, hiếm khi nào lại thấy một màn đấu tố nhau kịch liệt, và phải nói là nhiều dơ bẩn, như thế. L

5 Lợi thế cho TT Trump:

Lợi thế số 1) Người AMISH ‘không màng thế sự’ ủng hộ ông TRUMP

Theo truyền thông Mỹ, người Amish – người sống ở khu vực ngoại ô Tiểu bang Pennsylvania trong nhiều thế kỷ, mới đây họ xuất hiện bằng cách lái xe ngựa và cưỡi trâu để tạo thanh thế cho ông Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống. Trong nhiều thế kỷ, những người Amish này đã không màng thế sự, không tham gia vào các tranh chấp chính trị, tại sao họ lại ra mặt ủng hộ ông Trump?

Cư dân bảo thủ nhất nước Mỹ: Tộc người Amish

Người Amish đặc biệt nhấn mạnh đến sự khiêm tốn, tích cực phục tùng ý muốn của Chúa , tuân theo các chuẩn mực tập thể và phản đối chủ nghĩa cá nhân. Người Amish tin rằng văn hóa chủ lưu của Mỹ “không có sự khiêm tốn” và giáo dục ở trường học chỉ có thể khiến trẻ em đầy tham vọng và dã tâm. Do đó, hàng trăm năm qua, họ đã đã sống một cuộc sống tương trợ lẫn nhau trong một cộng đồng biệt lập với thế giới. Tuy nhiên, những cư dân ngoan đạo và độc lập như vậy của cộng đồng lại xe đi xe ngựa giương cờ gõ trống và xếp hàng để bỏ phiếu cho tổng thống!

Không biết đó là sự trùng hợp lịch sử hay thực sự là sự sắp đặt của Chúa. Những người Amish đọc Kinh thánh hàng ngày và không màng thế sự trong nhiều thế kỷ đã thực sự thực hiện ý muốn của Chúa và lần đầu tiên sử dụng quyền bầu cử được Hiến pháp Mỹ trao cho công dân.

Chiến thuật 'nước rút' Trump quyến rũ cử tri Mỹ (7/9/2020)

Trump dồn dập tung ra loạt chính sách đối nội và đối ngoại mới trên mọi lĩnh vực, nhằm thu hút cử tri trong chặng nước rút bầu cử.

TT Trump dường như đang cố "nén" tất cả động thái chính sách của mình trong nhiều tháng và bung ra trong vài tuần còn lại trước ngày bầu cử 3/11, với mục tiêu nâng cao vị thế của ông trong các khối cử tri quan trọng, theo Meridith McGraw, nhà phân tích của Politico .

Trump vài tuần qua tung ra một loạt động thái quan trọng trên tất cả lĩnh vực, từ văn hóa đến sắc tộc, từ khai thác dầu khí trong nước tới thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, nhắm tới những đối tượng cử tri rất rõ ràng.

Lợi thế số 2) Trên lĩnh vực đối ngoại, ông chủ Nhà Trắng hôm 15/9 tổ chức lễ ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và hai quốc gia Arab gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain.

Bầu cử Mỹ: 6 bang chiến địa định đoạt triển vọng tái đắc cử của ông Trump

Ảnh 1) Trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, có 6 bang quan trọng mà cả 2 ứng viên cần thắng nếu muốn giành được ghế vào Nhà Trắng.

Ảnh 2) Từ trái qua: Thủ tướng Israel Netanyahu, TT Trump, Ngoại trưởng Bahrain Khalifa và Ngoại trưởng UAE Nahyan sau lễ ký thỏa thuận tại Nhà Trắng hôm 15/9 .

Trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, có 6 bang chiến địa được xem là chìa khóa tác động tới việc ông Trump hay Biden sẽ trở thành tổng thống tiếp theo.

Có 3 bang chiến địa ở Great Lakes mà TT Trump đã nhận được sự ủng hộ lớn hơn chưa tới 1% trong cuộc bầu cử Mỹ 4 năm trước là Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Ông Trump có sự ủng hộ nhiều hơn một chút ở 3 bang chiến địa khu vực Sunbelt là Arizona, Florida và North Carolina.

Cả 6 bang được xem là bang “chiến địa” này đại diện cho 101 trong tổng số 270 phiếu đại cử tri cần thiết để các ứng viên giành thắng lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, USA Today lưu ý.

Trump thắp hy vọng lội ngược dòng trước Biden

Tỷ lệ người muốn bỏ phiếu cho Trump ở 6 bang chiến trường, nơi thường định đoạt thành bại bầu cử, gia tăng từ tháng 7 tới đầu tháng 9.

Những dữ liệu gần đây về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay khiến không ít chuyên gia nhận định Trump hoàn toàn có khả năng lội ngược dòng thành công.

"Bạn đã sẵn sàng đón nhận chiến thắng của Trump chưa? Bạn đã chuẩn bị tinh thần để xem Trump đánh bại đối thủ lần nữa không? Bạn có thật sự chắc chắn rằng Trump không thể chiến thắng không? Bạn có hài lòng khi tin rằng đảng Dân chủ sẽ chiến thắng?", Michael Moore, nhà quan sát chính trị Mỹ, viết trên Facebook ngày 28/8. "Xin lỗi khi phải đưa ra thực tế này một lần nữa", Moore nói về khả năng Trump lặp lại kịch bản chiến thắng năm 2016.

Cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng (22/10/2020)

Giữa ƯCV đảng Cộng hòa D. Trump và đối thủ phe Dân chủ Joe Biden thực sự đáng để bạn dành một tiếng rưỡi trong cuộc đời ngồi theo dõi.

· Ông Trump. Tổng thống đương nhiệm đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Ông Biden đã thất bại trước đối thủ của mình.

· Ông Trump đã rút được nhiều kinh nghiệm từ cuộc tranh luận đầu tiên với ông Biden: cố gắng không quá lấn lướt khi tranh luận; không ngắt lời; tuân thủ yêu cầu của người điều hành cuộc tranh luận Kristin Welker, người đã thực hiện xuất sắc vai trò này.

· Ông Trump liên tục ra đòn tấn công vào điểm yếu của ông Biden – thành tích nghèo nàn trong sự nghiệp 47 năm làm nghị sỹ, đặc biệt trong 8 năm làm Phó Tổng thống của ông Barack Obama. Ông đã chỉ trích một cách rất thuyết phục rằng ông Biden là người "nói được, không làm được".

· Ông Trump gọi ông Biden là một "chính trị gia", sẵn sàng nói gì cũng được chỉ để đổi lấy phiếu bầu. Còn bản thân mình chỉ là một "kẻ ngoại đạo" trong hệ thống chính trị đầu não tại Washington. Và rằng, ông ấy tranh cử tổng thống là bởi vì những các chính trị gia như ông Biden.

· Nhiều người đang chờ xem liệu vụ bê bối tham nhũng của gia đình ông Biden có nổ ra hay không . Vụ việc đã nổ ra. Ông Biden và con trai mình, Hunter Biden bị cáo buộc nhận tiền từ các nhà tài phiệt ở Nga, Ukraine và TQ. Ông Biden khẳng định những chuyện này chỉ là sự xuyên tạc của Nga.

· Thật không may, các bằng chứng email cho thấy sự việc này có vẻ đúng như vậy. Thêm vào đó, cựu cộng sự của Hunter tuyên bố anh ta là nhân chứng sống trong ​​vụ tham nhũng liên quan đến nhà Biden. Tới đây, có thể sẽ là các cuộc điều tra hình sự.

· Đây là Lợi thế số 3) cho ông Trump và là điều bất lợi vào phút chót cho ông Biden.

· Kết luận : Cuộc tranh luận này cho thấy những cuộc tranh luận có giá trị quan trọng thế nào nếu được tiến hành đúng cách. Đến lúc này, người dân Mỹ chắc chắc đã có sự lựa chọn của mình.

Lợi thế số 4) cho TT Trump: Thượng viện Mỹ phê chuẩn thẩm phán Tối cao Pháp viện (TCPV) khiến cán cân quyền lực tại TCPV nghiêng về phe bảo thủ (Cộng hòa) nhiều hơn với 6 thẩm phán bảo thủ và 3 thẩm phán tự do.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn bà Amy Coney Barrett là thẩm phán TCPV với tỉ lệ 52- 48. Động thái được coi là bước đi quan trọng của ông Trump trước bầu cử.

Theo đó, Thượng viện Mỹ ngày 26/10 đã phê đã bỏ phiếu xác nhận đề cử của TT Trump đối với Bà Barrett (48 tuổi) đã chính thức trở thành thẩm phán thứ 115 của TCPV Mỹ và là người phụ nữ thứ năm ngồi vào ghế này trong lịch sử Mỹ.

-Trên tờ The Australian Financial Review, Nathan Sheets, nhận định các chính sách kinh tế của ông Trump thường được thể hiện mạnh mẽ, với mục tiêu tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng trong nước và theo đuổi chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên". Trong khi đó, trong cương lĩnh tranh cử của mình, ứng cử viên Biden đang kêu gọi Chính phủ Mỹ cần mở rộng và nỗ lực hơn nữa để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, cũng như cung cấp các khoản đầu tư quan trọng cho người dân, hạ tầng cơ sở và môi trường.

-Cả thế giới hiện đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống này, vì kết quả của nó chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng toàn cầu trong tương lai. Tác giả phân tích, nếu ông Trump tái đắc cử, ông có vẻ sẽ tiếp tục các chính sách đã theo đuổi trong suốt nhiệm kỳ đầu của mình. Về cơ bản, những trọng tâm này được thiết kế để cho phép khu vực tư nhân và, đặc biệt là, tổng cung của nền kinh tế được mở rộng nhanh chóng nhất có thể. Lý do chính yếu là nhằm tạo ra thêm nhiều việc làm hơn, mang lại sự giàu có và đổi mới được tạo ra trong khu vực tư nhân.

Lợi thế số 5) Mẹ Thiên Nhiên đã cho chúng ta nhìn thấy những “dấu hiệu” kỳ lạ của sự kiện này: Tiểu hành tinh sượt qua ngày 22/10/2020.

-WSJ chế giễu TT. Trump khó thắng cử, sét đánh ứng nghiệm lời bình luận

Cách đây vài ngày, tờ Wall Street Journal (WSJ) đã đăng một bài báo bình luận mỉa mai rằng “Trump muốn thắng cử, trừ phi bị sét đánh 2 lần ở cùng một nơi”. Tuy nhiên, ngay sau khi bài viết này được đăng tải, tòa tháp Trump ở Chicago đã bị sét đánh vào ngày 22/10. Tuy nhiên, điều bất ngờ là chỉ 2 ngày sau khi bài viết được đăng tải, lúc 2:14 phút sáng ngày 22/10, tòa tháp Trump ở Chicago bị sét đánh 3 lần liên tiếp. Điều này đã gián tiếp ứng nghiệm “lời tiên tri” của WSJ.

-Nhiều cư dân mạng đã liên kết bình luận của WSJ với sự cố sét đánh và nói rằng “Chúa thật vui tính! 2 lần thôi nhìn chưa đủ, lại thêm cho 1 lần nữa.”


-Cuộc bầu cử Tổng thống 2020 có lẽ là một trong những cuộc bầu cử tổng thống kỳ lạ và gay cấn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Và có vẻ như Mẹ Thiên Nhiên đã cho chúng ta nhìn thấy những “dấu hiệu” kỳ lạ của sự kiện này.

  • Cử tri Mỹ thấy rất rõ, và ủng hộ Ông Trump vì " Tự Hào Dân Tộc ".

vài người thích Bà Melania nên sẽ bỏ phiếu cho ông Trump &

Phim Người đẹp & Quái vật với tài tử chính : Emma Watson, Dan Stevens

Nhớ lại p him hay " Beauty and the Beast" Chuyển thể từ truyện cổ Grimm nổi tiếng, Đây là câu chuyện tình lãng mạn giữa một cô gái vùng quê và vị hoàng tử bị dính lời nguyền trở thành quái vật – Hãng Disney sản xuất, khởi chiếu năm 2017.

HALLOWEEN 2020: Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania dự tiệc Halloween sớm tại Nhà Trắng - bỏ qua việc đưa kẹo tại lễ kỷ niệm Halloween năm nay. Thay vào đó, vợ chồng TT Mỹ vẫy tay chào những vị Khách nhí dự một sự kiện quy mô nhỏ, do đại dịch COVID-19 (26/10/2020).

Hy vọng sẽ tái ngộ TT Trump và Đệ I phu nhân Mỹ Melania vào Lễ Halloween năm tới, 2021.

Happy Halloween – 31/10/2020!

Phạm Vũ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)


VỤ ÁN GALILÉO (1564-1642)

CẦN NGHE LẠI.

Thời kỳ hậu Galiléo người ta chỉ nhìn nhận khía cạnh khoa học để bênh vực Galiléo và phê phán Giáo Hội Công giáo.

Quả thật định luật "trái đất quay quanh mặt trời." là chân lý khoa học và việc tòa án Dị Giáo kết án ông chỉ vì ông chủ trương "trái đất quay quanh mặt trời." là oan sai lớn, không gì bồi thường cân bằng được.

Nhưng có một chi tiết quan trọng mà người ngoài Giáo Hội luôn bỏ qua, không nói tới. Đây lại là điều mà người có lương tâm ngay thẳng phải nghe lại, đó là sự kiện xảy ra khi sau khi Galiléo đã xác định chắc chắn rằng "trái đất quay quanh mặt trời." Ông liền so sánh với đoạn Thánh Kinh trong sách Giôsuê khi Chúa cho vị lãnh đạo thay thế Môsê chiến thắng quân địch vẻ vang và để truy sát kẻ thù tới tên cuối cùng Giôsuê đã chỉ mặt trời và mặt trăng ra lệnh cho mặt trời "đứng lại!" "Mặt trăng hãy dừng lại". (Gs 10,12-15). Đối chiếu với đoạn Kinh Thánh trên Galiléo đã quả quyết "Kinh Thánh sai." (Khám phá của ông mới đúng.)

Đây mới là "đầu giây mối nhợ", mới là trọng tâm, mấu chốt của vụ án. Kinh Thánh đối với Giáo Hội và cả nhân loại là chân lý Đức Tin tuyệt đối. (chúng ta ghi nhớ Kinh Thánh là chân lý Đức tin tuyệt đối chứ không phải chân lý khoa học.)

Galiléo rất đúng về chân lý khoa học nhưng lại rất sai khi so sánh chân lý Đức Tin với chân lý khoa học và ông chủ trương hai giá trị đó đồng đẳng. Như thế khi chân lý khoa học thực nghiệm ông đã nắm chắc thì Kinh Thánh "phải sai". Khi chủ trương ngược với chân lý khoa học thực nghiệm. Ông cương quyết giữ vững lập trường "Không cải chính" theo yêu cầu của Tòa án Dị Giáo của Giáo Hội. Sự thực bản văn Kinh Thánh không phải là bản văn lịch sử dạy về khoa học, mà chỉ là bản văn trình bày giáo lý Đức tin. Chuyện "mặt trời, mặt tăng đứng lại" chỉ là lối diễn tả theo sự quan sát bình dân, chủ yếu dạy những chân lý Đức Tin sau đây :

1. Thiên Chúa là Đấng toàn năng trên toàn vũ trụ.

2. Chúa yêu thương, phù hộ thủ lãnh Giôsuê, kẻ kế vị Môsê là tôi tớ trung thành phụng sự Chúa, Chúa giúp Giôsuê thắng mọi kẻ thù để nêu cao uy tín của ông trước mặt toàn dân Israel, yêu cầu dân phải vâng lời ông mà trung thành tôn thờ Chúa.

Thánh Kinh chỉ dạy như vậy chứ không dạy mặt trời, mặt trăng trái đất xoay vần thế nào. Cũng như đoạn sách Sáng Thế Ký nói việc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ : Ngày thứ Nhất Đức Chúa Trời dựng nên ánh sáng... Ngày thứ Tư Đức Chúa Trời mới dựng mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Theo khoa học thì quả là ngược đời : "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông." Nhưng không phải thế vì Kinh Thánh không phải bản văn lịch sử khoa học, dạy về chuyện tác tạo thế nào mà chỉ dạy bài học Đức Tin sau đây :

1. Thiên Chúa là Đấng toàn năng, hằng hữu, không lệ thuộc vào không gian và thời gian.

2. Mọi vật hữu hình và vô hình trên toàn vũ trụ đều do Chúa tạo ra. Không có vật nào mà không do Chúa tạo thành.

3. Mọi loài phải chấp hành định luật tự nhiên và thiết định của Chúa. Chân lý Đức Tin, không thể sai lầm là ở những xác quyết trên (Còn tất cả bản văn, chỉ là cách diễn tả của con người thủa bán khai mà thôi.)

Trong văn chương chúng ta vẫn nói : "Mặt trời mọc ở đàng Đông và lặn ở đàng Tây." hoặc "Chim ca, hoa cười, biển hát, gió gào..." với khoa học thì sai toẹt nhưng với văn chương thì cứ đúng, cứ hay.

Trở lại chuyện Galiléo thì mấu chốt là chuyện giằng co giữa ông và tòa án Dị Giáo về "bản văn Kinh Thánh." Khi Galiléo quả quyết "Kinh Thánh sai" thì không thể không bị kết án vì ông là con cái Hội Thánh, ông bảo Kinh Thánh sai là chối bỏ toàn bộ Đạo Công Giáo, chối bỏ cả Chúa và trở nên gương xấu cho mọi người theo noi theo. Nếu ông phân biệt rõ ràng 2 lãnh vực khoa học và Đức tin thì không bao giờ có việc kết án.

Bằng chứng trước ông hơn 100 năm nhà thiên văn học Ba Lan, Copernic (1473-1543) là một Linh mục Công Giáo, đã quan sát và khám phá ra định luật "trái đất quay quanh mặt trời" ông đã công bố và đã ghi lại trong ; Traité De Revolutionibus Orbium Caelétium - Libri VI (1543). (Luận về những xoay chuyển của các tinh thể trên trời - quyển 06). Giáo Hội không lên án, không có tòa án Dị Giáo nào kết án ông cả.

Tiếp theo là chuyện nhà Sinh vật Học Jean' Bt Lamarck (1744-1829) là một tín đồ Công Giáo người Pháp đã nghiên cứu và công bố chủ trương Thuyết Tiến Hóa. Theo sau là nhà Sinh Vật Học người Anh Charles Darwin (1809-1882) đã thổi bùng quả bom "Tiến hóa" tung các đầu sách quảng bá Thuyết Tiến Hóa, gián tiếp phủ nhận Thiên Chúa - dư âm của thuyết này vẫn còn tới nay và sẽ còn lâu dài nữa...

Phía Giáo Hội, Giáo Hội chỉ minh định Giáo lý của mình và phi bác những gì nghịch lại Đức Tin Công Giáo, hoàn toàn không có tòa án Dị Giáo nào bắt bớ, tra hỏi những tín hữu này, vì các ông đưa ra chủ trương thuần túy khoa học, không bao giờ bảo rằng "Kinh Thánh sai" cả.

Dù sao Giáo Hội cũng tự nhận thấy mình "quá tay" đối với con cái nên một mặt cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và phân định rõ ràng chân lý khoa học và chân lý Đức Tin, bản văn lịch sử khoa học (đúng nghĩa) với bản văn "dạy đạo" của Thánh Kinh, từng bước trả lại danh dự cho Galiléo và sau 300 năm 1979 Tòa Thánh La Mã đã công khai nhận phần lỗi nơi mình và tuyên dương Galiléo tên tuổi ông mãi mãi được kính trọng, tuy hơi muộn nhưng "Muộn vẫn hơn không".

Tân Sa Châu 10/11/2020

Linh Mục Giuse Nguyễn Hữu Triết.


CHÚA, PHẬT

ĐÃ BỎ LOÀI NGƯỜI, HAY LOÀI NGƯỜI

ĐÃ PHẢN BỘI CÁC NGÀI ?

Đạo Phật có mặt ở trần gian đến nay đã gần 3.000 năm. Đạo Thiên Chúa thì tính từ năm Chúa Giáng Sinh đến nay cũng đã là 2.020 năm. Một thời gian dài đăng đẳng với bao nhiêu kiếp người đã trôi qua mà ngày ngày chúng ta đều đặn nghe vọng lại quanh mình những tiếng Chuông, Mõ, tụng niệm của các Chùa mà hầu như địa phương nào cũng có, và những hồi Chuông thánh thót sáng, chiều từ các Nhà Thờ vang vọng, giục tín đồ đến Nhà Thờ để họp nhau dâng Thánh Lễ.

Từ lúc bắt đầu có Tôn giáo xuất hiện thì loài người đã biết cầu xin : Xin cho đất nước luôn bình an. Xin cho gia đình no ấm. Xin cho con cái học hành thi đâu đậu đó, làm ăn thì phát đạt, công việc làm được thuận lợi, mau thăng quan, tiến chức. Xin cho thế giới được sống trong Hòa Bình an vui … Thế nhưng chiến tranh, thù hận, quy mô lớn, nhỏ vẫn triền miên diễn ra, chưa thấy có dấu hiệu chấm dứt ! Hết thiên tai lại đến nhân tai làm cho con người điêu đứng, trái đất tổn thương ! Bức xúc với nguyện vọng của con người không được đáp ứng, cố Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn đã từng lên tiếng : Chúa đã bỏ loài người. Phật đã bỏ loài người !

Thật khó mà nghĩ khác ! Chẳng phải ngần ấy năm là ngần ấy thời gian những con người Tin Phật, Tin Chúa, đã biết bao nhiêu lần đi Chùa, đi Nhà Thờ, thành khẩn cầu xin ? Họ truyền nhau hết đời ông, cha rồi đến đời con cháu cứ thế tiếp tục. Với Chúa, họ đã đấm ngực ăn năn : “ Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng ” . Họ đã xin Chúa “ tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con ” .Với Phật thì họ đã tụng bao nhiêu bài Kinh Sám hối. Thắp bao nhiêu nén hương van vái chín phương trời, Mười Phương Phật. Chùa nào mà không chuông mõ đều đặn ngày đêm.. Chúa, Phật có nghe thấy hay không ? Nếu có nghe thấy thì ít ra các Ngài cũng nhẹ tay ? Sao càng ngày chúng ta càng thấy trái đất chịu thêm nhiều thảm họa : Hết Sóng Thần, núi lở, cháy rừng, rồi gần đây là đại dịch Corona đã làm cho bao nhiêu con người đang sống bình yên, vui, khỏe mà phải tức tưởi ra đi. Mới nhất là vào đầu tháng 10, một trận lũ lụt kinh hoàng, nước cao đến nóc nhà diễn ra ở Miền Trung nước ta, đã làm thiệt mạng hơn 100 con người ! Hàng ngàn gia đình đã phải sơ tán. Gia súc nuôi chờ bán Tết cũng bị cơn lũ cuốn hết ! Đau thương biết mấy khi một sản phụ trở dạ, trên đường đi sinh đã bị nước cuốn trôi. Người chông tuyệt vọng quỳ lạy trời đất xin trả lại vợ con, nhưng làm sao có được phép màu !

Chẳng phải Chúa đã nói : “ Một sợi tóc trên đầu con rụng xuống là cũng do ý Chúa ? Chúa sẽ còn bắt con người phải chịu đày đọa bao nhiêu lâu nữa mới nhẹ tay ? Phật thì Từ, Bi, Hỉ, Xả, “ cứu độ Tam Thiên Đại thiên thế giới , nở nào các Ngài bỏ quên, để mặc cho cho con cái tự đối phó với những sự phẩn nộ cúa thiên nhiên, của nạn tai thảm khốc, mà sức con người không thể chống chọi lại nổi ? Mấy ngàn năm rồi, cuối năm nào Tín đồ đạo Thiên Chúa cũng ăn mừng Lễ Giáng Sinh thật lớn và chờ mong Chúa Cứu Thế ra đời. Họ cứ ngóng lên trời cao để chờ Chúa. Họ nhìn vào hang đá, vào máng lừa để chờ Chúa Giáng Sinh ở đó, không biết rằng mỗi ngày khi rước Mình Thánh Chúa là Chúa đã Giáng Sinh, đã ngự trị trong lòng của mỗi người rồi ! Khi chúng ta khởi tâm làm việc ác để hại người nào đó thì chúa sẽ đau lòng biết bao nhiêu, vì Ngài nói rằng tất cả mọi người là con của Ngài, đều do Ngài tạo dựng. Cha mẹ nào thấy con bị hại mà vui được ? Khi khởi tâm ác là chính ta đã xua đuổi Chúa ra khỏi Tâm của mình để rước ma quỷ vào ngự trị mà chúng ta không hay biết ! Phật Tử thì chờ Đức Di Lặc hạ sinh mang lại an lạc cho toàn thế giới, quên rằng khi Tâm của chúng ta thanh tịnh thì sẽ tràn đầy sự An Lạc. Đó là lúc Đức Di Lặc giáng thế nơi ta. Nếu mỗi người đều có sự An Lạc, nơi nơi đều có sự An Lạc tức là Đức Di Lặc đã giáng trần, đâu phải là Ngài sẽ xuất hiện từ trời hay từ Sa Mạc Go Bi như bên Thông Thiên Học huyền ký !

Nhưng trước khi trách Chúa, trách Phật, vì cầu mong mà không được đáp ứng, phải chăng con người cần xem lại bản thân, cũng như xem lại lời hứa của các Ngài, vì hình như chưa có ai từng xem lại lời hứa của Chúa, của Phật, xem các Ngài có kèm theo điều kiện gì không ? để xem lại cách sống của bản thân, của nhân loại, coi có đáp ứng được yêu cầu của các Ngài hay không ?. Thật vậy. Với Thiên Chúa, ta thấy câu : “ Sáng danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm , tức là bình an không phải đến với tất cả mọi người, lành cũng như dữ, mà chỉ người Thiện Tâm mới nhận được. Bên Đạo Phật thì hứa : Nếu ai siêng niệm danh hiệu Phật thì “ độc không hại được, lửa không cháy được ” . Thế rồi Phật tử nghe nói thế nên miệng thì lúc nào cũng Nam Mô A Di Đà Phật, trong khi hành động đôi khi hoàn toàn trái ngược lại !

Không phải là Chư vị Giác Ngộ không giải thích rõ. Đọc PHÁP BẢO ĐÀN KINH ta thấy Lục Tổ dạy : “ Tụng là đọc bên ngoài miệng, Niệm là ghi nhớ nơi Tâm của mình. Tâm và Miệng phải hợp nhau . Miệng niệm và Tâm, Thân thực hiện, không phải miệng niệm một đường, Thân hành một nẻo! . Nếu chúng ta miệng cứ Nam Mô A Di Đà Phật mà để cho Tâm của mình quanh co, đen tối, đầy đố kỵ, hơn thua, oán ghét … thì làm sao ánh sáng của Phật A Di Đà soi tới được, vì A Di Đà có nghĩa là “ Hào quang soi suốt không ngăn ngại ” . Sám Hối cũng đâu chỉ là đọc vài bài Kệ, tụng vài bài Kinh là xong, mà là thật lòng hối hận vì đã làm sai, sau đó không bao giờ tái phạm nữa thì mới gọi là Chân Sám Hối.

Thử nhìn lại để xem tại sao thời xưa con người được hưởng cuộc sống bình an, không có chiến tranh, không có thiên tai nặng nề ? Phải chăng thời đó ông bà ta đã sống đơn giản biết bao. Họ không có những nhà máy, ngày ngày thả ra biết bao nhiêu khói độc. Họ không giết, mổ hàng loạt mà chỉ săn bắt vừa đủ bữa. Họ không bón cây , kích thích cây mau tăng trưởng bằng hóa chất. Họ không tiêm hóa chất vô thịt, cá, tôm, rau cũ, quả. Họ giữ gìn, tôn trọng thiên nhiên, không phá rừng, bạt núi, ngăn sông, lấp biển, thay đổi dòng nước. Họ cư xử với nhau cũng rất nhẹ nhàng, thanh lịch. Thậm chí bị phụ tình thì người đàn ông cũng chỉ tự khóc thầm, tự trách bản thân :

Tưởng cái giếng sâu tôi nối sợi dây dài

Ai ngờ giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây ” !

Hay : “ Công anh xúc tép nuôi cò. Cò ăn cho lớn, cò giò ngọn cây ” . Hoặc : Nụ tầm xuân nở hoa xanh biếc. Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay

Rồi than thở : “ Bao nhiêu lần chọn chung màu áo,

Em vẫn nhờ anh, em nhớ không ?

Áo cưới sao em nhờ kẻ khác

Làm anh chờ đợi chỉ hoài công ! (Nhất Tuấn)

Nhạc sĩ thì cũng chỉ ôm đàn gãy lên khúc đau thương: Ngày mai em lên xe hoa, mang cả tình anh theo lên xe tang ! ..

Người nước nào cũng thế. Càng đau khổ, họ càng sáng tác những áng văn chương, những bài thơ, những bản nhạc nói lên nỗi lòng của họ làm thành những Bài Thơ, những Thiên tình sử, những Tình Khúc bất hũ làm say đắm lòng người.

Trong khi con người ngày nay thì không chấp nhận chịu thiệt thòi như thế. Họ thô bạo, tàn độc. Ăn không được thì phá cho hôi ! Họ thuê người tạt a xít hay hay đích thân ra tay sát hại kẻ phụ tình. Họ dùng hung khí, đâm, chém, sả làm nhiều mảnh, người vừa phút trước mới ân ái mặn nồng mà không nương tay ! Họ bình thản vác dao chém cả anh, chị em ruột, kể cả ông, bà, cha mẹ khi bị xúc phạm hay mất quyền lợi. Chỉ đến lúc ra Tòa, lãnh án thì mới hối tiếc muộn màng ! Họ mang cưa máy đến cưa cả vườn cây ăn trái trồng bao nhiêu năm sắp có trái của kẻ thù hay hàng xóm làm ăn khắm khá hơn. Họ bỏ thuốc độc cho chết cả ao cá của gia đình họ ghét. Hạ độc vô giếng, vô hồ nước, vô nồi Bún bò để hại láng giềng. Họ phạt ngang thân hàng ngàn cây chuối đang trổ buồng làm cho kẻ thù sạt nghiệp ! Chỉ cần thiếu nợ họ mà không đủ khả năng trả thì họ sẵn sàng chặt tay, chặt chân con nợ không chút xót thương ! Họ không từ bất cứ thủ đoạn tàn độc nào, miễn hại được, triệt hạ được đối phương thì mới hã dạ ! . Cái Ác được nâng lên khi thời nay bà sẵn sàng giết cháu. Con đánh mắng, xua đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, thậm chí là giết cha, giết mẹ để cướp tiền, cướp nhà, cướp đất ! Hành động đó có thể che mắt được mọi người chung quanh, nhưng liệu có thể qua được mắt chư Thần Linh trên cao như nhiều người vẫn nói : Con người đang làm, ông trời đang nhìn ?

Người theo đạo Thiên Chúa đều tin rằng : “ Đức Chúa Trời công bình vô cùng . Họ cũng được dạy : Nếu con lấy lường nào để đong cho người khác thì Đức Chúa Trời cũng sẽ lấy lường đó mà đong lại cho con ” thì có khác gì với “ Gieo Nhân nào thì gặt Quả nấy ” của Đạo Phật ? . Nhưng nhiều người đã sống bất chấp, xem như những gì Tôn Giáo khuyên dạy và cuộc sống thực tế chẳng liên quan gì đến nhau. Sở dĩ họ siêng đi Nhà Thờ hay đi Chùa không phải vì yêu Chúa, kính Phật, mà mục đích chỉ là để cầu xin được phù hộ, được che chở. Người càng sai phạm càng cúng Chùa nhiều hơn, hy vọng Phật sẽ phù hộ, che chở để đừng bị phát hiện !

Ai cũng biết trong những buỗi dâng Thánh Lễ, Linh Mục vẫn thường xướng câu : “ Chúa ở cùng anh chị em để nhắc nhở mọi người rằng : Chúa lúc nào cũng đồng hành với tất cả mọi người trong cuộc sống. Trong buổi lễ có nghi lễ “ Rước mình Thánh Chúa . Giáo dân được Linh Mục chủ lễ trao cho miếng Bánh Thánh tượng trưng cho Mình Thánh Chúa. Người nhận nuốt vào để hiệp làm một với Chúa . Rõ ràng nghi thức Rước Mình Thánh Chúa để nhắc nhở mọi người là đang mang trong mình máu thịt của Chúa, tức là Chúa đang ngự trong lòng người nhận Bánh Thánh. Nhưng để xứng đáng được Chúa ở trong lòng của ta, hẳn là lòng ta không thể đen tối, chứa đầy thù hận, ganh tỵ, độc ác, mà phải thanh tịnh, trong sáng để xứng đáng làm nơi Chúa ngự.

Đạo Phật vẫn khuyên mọi người nên Cất Chùa. Nhưng không phải dùng xi măng, đá, cát, cất trên mặt đất, mà mỗi người tự dọn sạch cái tâm của mình cho bằng phẳng, không còn gò, nỗng, hố sâu là những đố kỵ, hận thù.. mà trở thành thanh tịnh. Dẹp hết những bóng tối là những mưu mô xảo trá hại người, hại vật. Vật liệu để cất Chùa là những hành vi Từ, Bi, Hỉ, Xả, yêu thương mọi người, với cuộc đời, để Phật - tức là sự thanh tịnh, sáng suốt - lúc nào cũng ở trong Tâm và điều khiển hành động của mỗi người. Khi Tâm của mỗi người đã có Phật ngự rồi, thì ngày ngày cần làm những việc là Giữ Giới, thực hiện các Hạnh lành, trau dồi bán thân theo chiều hướng Thiện. Những việc làm như thế được ví như là Hương để xông lên Phật. Cứ mỗi lần dẹp đi một mưu toan ác độc, một ý tưởng đen tối, thì Đạo Phật cho là ta đã “ Cúng dường một vị Phật . Đó mới thật sự là Cúng Phật, không phải là mớ trái cây, mớ bông hoa đi mua, và khói của bột gỗ có tẩm mùi hương. Nếu ta lấy những cây nhang tẩm hương đốt lên thì càng đốt nhiều càng làm cho không khí thêm ô nhiễm chớ chẳng có Phật, Thánh nào chờ ngửi những mùi hương đó để chứng, rồi ban ơn theo lời cầu xin của ta ! Chỉ có những ngưởi mê tín mới tin vào việc cúng kiến để trao đổi với Thần Linh. Người khuyến khích điều này dù có tu hành bao nhiêu lâu đi nữa chắc chắn không phải xuất phát từ Đạo Phật chân chính.

Không có tín đồ Đạo thiên Chúa nào mà không thuộc 10 Điều Răn. Trong đó, Điều Răn thứ nhất là : “ Thảo kính cha mẹ ” , và tóm tắt của 10 Điều Răn là : “ :Trước kính mến một Đức Chúa trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy ” , Liệu chúng ta có thực hiện được phần nào chưa mà đòi hỏi, rồi trách sao Chúa không ban cho ta những điều mà ta cầu xin ? Người Phật Tử được dạy phải đền Tứ Trọng Ân, trong đó, Ân cha mẹ đứng hàng đầu. Dạy rằng “ Cha mẹ trong nhà là Thích Ca, Di Lặc . Nhưng mấy ai đối xử với cha mẹ như lời Phật dạy ? Thậm chí vừa mới đây có một clip được tung lên mạng. Một đứa con gái mắng chửi, dùng chổi chà đánh đâp mẹ, hốt cứt đòi nhét vô miệng mẹ và rải lên người bà mẹ bất lực ngồi một chỗ ! Cũng may mà mấy hôm sau bà đã qua đời để không phải tiếp tục chịu đựng sự hành hạ, chửi mắng của nó ! Cũng tàn ác không kém, là đứa cháu ngoại bình thản đứng quay, không thèm lên tiếng can ngăn mẹ, sau đó còn tải lên mạng cho mọi người xem ! Dã man nhất là một nghịch tử mới 18 tuổi ở Phú Yên đã dẫn bạn về nhà giết cả mẹ để lấy tiền. Tự tay nó đã đâm mẹ ruột mấy chục nhát dao, còn lấy dây siết cổ mẹ để lục túi lấy tiền, lấy điện thoại, cởi cả đôi bông bà đang đeo rồi thản nhiên rửa nhà rồi đóng cửa lại bỏ đó đi chơi !

Mọi người khi đi Chùa thì tôn trọng Sư, gặp Sư là chắp tay, cúi đầu. Lời Sư dạy là răm rắp nghe. Với Tượng Gỗ trong Chùa thì hết lòng thành khẩn, thắp nhang, cúi lạy. Trong khi đó, ở nhà thì sẵn sàng dằn mâm, xáng chén, quát tháo, khi cha mẹ do tuổi già mà lẩn thẩn hay tay chân vụng về, lóng ngóng làm con mình té, hay làm rơi, bể đồ đạc ! Chúng ta cứ nghĩ Chúa, Phật là những vị Thần Linh ở trên cao hay trong Chùa, trong Nhà Thờ mà chưa từng nghĩ rằng các vị luôn hiện diện trong ta và ở cạnh ta. Trong gia đình là cha, mẹ, anh chị em. Ngoài xã hội là tất cả mọi người, vì với Đạo Thiên Chúa thì lòng mỗi người là Đền Thờ cho Chúa ngự, với Đạo Đạo Phật thì : “ Tất cả mọi người đều là Phật sẽ thành ” . Nếu chúng ta cũng xem bản thân mình là một Nhà Thờ, là nơi Chúa ngự, hay là một ngôi Chùa trong đó có Phật, và mọi người mà ta tiếp xúc cũng là hình ảnh đại diện cho Chúa, cho Phật, thì chẳng phải là chúng ta sẽ yêu thương, kính trọng, giúp đỡ cho mọi người thay vì coi thường, hay đôi khi hả hê vì đàn áp, cướp đoạt được của người yếu thế hơn mình !

Đọc kỹ Giáo Lý của Đạo Phật ta thấy Đạo Phật được đặt ra đâu phải để cho mọi người ngưỡng mộ rồi tôn thờ, rồi cất cho nhiều Chùa, dựng thật nhiều Tượng ngày càng to lớn để tôn vinh Phật ? Mục đích của đạo Phật là muốn cho tất cả mọi người đều Thành Phật. Nhưng Thành Phật không phải là thành một vị Thần Linh, cứu độ cho mọi người, mà chỉ là được Giải Thoát hay hết Khổ để có một kiếp sống tốt đẹp, hạnh phúc an vui mà thôi.

Sở dĩ Đạo Phật phải bày ra đủ thứ Quả Vị, nói Niết Bàn, Phật Quốc v.v.. là vì con ngưởi quá mê đắm của cải vật chất trần gian để rồi ngày càng tạo thêm nghiệp chướng sâu dầy, khó gỡ, rồi ngày càng đau khổ thêm. Vì thế Chư Phật cố tìm mọi cách để giúp cho con người hết Khổ mà Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN gọi là Dỗ cho con nín khóc mà thôi. Kinh viết : Lại như Anh Nhi lúc kêu khóc, cha mẹ liền lấy là dương vàng mà bảo rằng : Nín đi, đừng khóc ! Vàng đây, ta cho con Anh nhi thấy lá dương vàng tưởng là vàng thật, bèn thôi không khóc nữa. Trâu gỗ, ngựa gỗ, người gỗ, Anh Nhi cũng tưỡng là trâu, ngựa, người thật, liền chẳng khóc nữa. Do vì chẳng phải thật trâu, ngựa v.v.. mà tưởng là thật trâu, ngựa v.v.. nên gọi là Anh Nhi . Lá Dương vàng, trâu gỗ, ngựa gỗ.. là những Quả Vị, Niết Bàn, Phật Quốc mà Phật hứa rằng người tu hành nghiêm chỉnh sẽ đạt được. Nhưng mục đích tu hành là để Hết Khổ, được Giải Thoát không phải là để đạt được những Quả Vị nọ, kia ! Vì thế, người tu nào tin rằng mình tu lâu, tu cao hơn mọi người để kiêu mạn chính là chưa đọc hết giáo lý của nhà Phật.

Thiên Chúa Giáo hay Phật Giáo đều gọi trần gian là “ Vực nước mắt ” , “ Chốn khách đày ” hay “ Bể Khổ ” . Do đó, mục đích của hai Tôn Giáo, là hứa hẹn Thiên Đàng hay Niết Bàn để giúp cho con người hết Khổ. Nhưng nhiều người đã hiểu lầm, chỉ biết Cầu Xin rồi ngồi chờ, không ngờ các Ngài đã chỉ cho chúng ta cách thức để tự làm mà đạt được. Đạo Phật cho rằng “ con người Khổ là vì Cầu không được. Người thương không được gần. Kẻ oán ghét cứ phải gặp , cho rằng chỉ có con đường tu hành là sẽ Thoát được những nỗi Khổ. Nhưng khi dấn thân tu hành, mọi người mới thấy không phải Phật cứu cho, mà chỉ là được hướng dẫn cho cách thức để tự thực hiện nơi cái Tâm của chính mình. Ai muốn Thoát Khổ thì phải TU TÂM. Nếu người nào thực sự quay vào Tu sửa cái Tâm thì không cần Phật phải cứu, mà chính họ đã TỰ CỨU, gọi là Tự Độ.

Đạo Thiên Chúa, dù nói rằng “ mọi sự cứ trông cậy vào Chúa . N hưng mỗi người hàng ngày được Rước Chúa vào lòng thì Chúa đã trở nên một với họ. Nếu họ sống đúng theo Phúc Âm : Kính Chúa, Yêu người, làm tròn bổn phận của một con người, giữ trọn Mười Điều Răn của Chúa và Sáu Điều Răn của Hội Thánh chẳng phải là Nước Chúa đang hiện diện ở trong họ hay sao ? Khi ta có sự suy nghĩ sáng suốt trước mỗi hành động là ta đã có được sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì Chúa vẫn ở bên con người, giữ gìn cho con người khỏi “ sa chước cám dỗ ” để không gặp phải chuyện xấu. Nhưng con người đã đối lại thế nào ? Chúa đã nói rằng tất cả mọi người đều là con của Ngài, vậy thì ta có cứu giúp cho những người nghèo, san sẻ với họ lúc khó khăn. Tạo điều kiện cho họ có cơ hội vươn lên ? Hay chỉ quen thói lấn át, lợi dụng thế lực để lừa đảo, tranh dành, chèn ép họ ? Với thiên nhiên thì đối xử tệ bạc. Với bạn bè, với người chung quanh thì lúc nào cũng mưu toan tìm kế hoạch để dối trên, lừa dưới hầu kiếm chút danh, chút lợi, vậy thì làm sao Chúa có thể ngự trong những tâm hồn như thế ? Chúa bỏ đi thì đương nhiên ma quỷ sẽ cận kề để xúi dục ta làm những điều bất chính. Rồi cứ hành động thiếu suy nghĩ, gây thêm tội, lúc tới chuyện lại chạy đến Nhà Thờ, Chùa, đấm ngực ăn năm, xin Chúa, Phật cứu cho !

Có lẽ mọi người đều biết là không phải thường xuyên đi Nhà Thờ, hát những bài Thánh Ca để ngợi khen Chúa, hay đi giảng Đạo lôi cuốn được nhiều người theo Đạo, đó là làm cho “ Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến ” ! Mà tốt nhất là hãy sống cuộc sống tốt Đạo, đẹp Đời. Với xã hội là một công dân tốt, tùy theo khả năng mình mà góp sức. Với gia đình yêu thương nhau, biết kính trên, nhường dưới, quan tâm giúp đỡ mọi người, để mọi người nhìn vào mà ngưỡng mộ những người con của Thiên Chúa, nên mong muốn học hỏi theo để có cuộc sống thánh thiện như thế ! . Người Phật Tử cũng thế. Đâu cần đi rao giảng, quảng bá Đạo Phật rủ rê nhiều người Quy Y ? Hùn phước cất thêm nhiều Chùa, “ Độ ” cho nhiều Tăng ? Điều mọi người cần làm, là thể hiện trong từng lời nói, hành động theo Đạo Phật dạy là Thân, Khẩu, Ý, Ba Nghiệp thanh tịnh, không phải sớm tối chuông mõ, ghi nhớ các ngày lễ, vía. Đi Chùa nghe Pháp thường xuyên, làm việc từ thiện, cúng Chùa thật nhiều !

Mọi người vẫn có thói quen cầu xin và chờ đợi được ban cho mà không biết rằng có cách “ Cầu mà không cầu ” , tức là nếu ta muốn được điều gì đó thì cố gắng hết sức để thực hiện, thì lúc nào đó điều mơ ước cũng sẽ đến, như lời Chúa dạy : “ Cứ gõ sẽ mở ” . Nhưng Gõ không phải là tích cực cầu xin Chúa, mà cố gắng làm hết sức mình. “ Tận nhân lực, tri thiên mạng của người đời mà cũng chính là “ Gây Nhân để hưởng Quả ” của bên Đạo Phật.

Tóm lại, Chúa, Phật chưa bao giờ bỏ rơi con của các Ngài. Các Ngài luôn tìm hết cách để giáo hóa con người ngưng làm ác. Tiếc thay, con người lại không thực hành nghiêm chỉnh những lời các Ngài đã dạy, khi bị Nghiệp quật thì đổ cho các Ngài bỏ rơi ! Thử hỏi, thiên nhiên đã có sự an bài từ bao đời : Nhiệm vụ của Rừng là giữ nước, là lá phổi để lọc không khí. Nếu chúng ta không phá rừng, thì làm gì có lũ quét cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn ? Nếu chúng ta không hút cát giữa lòng sông thì đôi bờ sông đâu có bị trống chân để kéo theo nhà cửa đổ sụp ? Nếu con người không nghiên cứu vũ khí sinh học để hại nhau, thì dịch bệnh đâu có tràn lan ? Không chặn giòng chảy tự nhiên của nước thì mực nước sẽ điều hòa chảy về các nhánh sông nhỏ, dù có mưa liên tục cũng đâu có cảnh nước ngập ứ đọng dâng cao ở một số nơi đến mức người dân phải sơ tán ? Không vì lợi ích cho mình mà phát tán những loại thuốc hóa học để làm cho rau màu tăng trưởng. Không bơm thuốc tôm, thịt, vô trái cây, để giữ được cho tươi lâu, khỏi bị hư, thì ung thư đâu có trở thành mối đe dọa, nhiều người còn trẻ cũng đã bị như hiện nay ? Bệnh Viện Ung Bướu luôn quá tải và theo nguồn tin trên Internet thì mỗi ngày nước ta có khoảng 300.000 người chết vì Ung thư ! Một con số khủng khiếp ! Chưa hết, ngoài chết vì bệnh tật, tai nạn, nhiều năm trước, con số người trẻ chết vì chiến tranh cũng không phải nhỏ ! Cũng may hiện nay nhiều nước đã ngưng đánh nhau. tránh được cảnh người và người tiêu diệt lẩn nhau ! Bi thảm nhất là tai họa tại Thủy Điện Rào Trăng ở Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế vừa diễn ra trong mấy ngày vừa qua. Được tin có 17 công nhân bị mất tích, một phái Đoàn gồm nhiều Sĩ Quan Quân đội đã phải lội bộ qua bao nhiêu km đường sình lầy để đến đó ứng cứu. Không ngờ lại bị núi lở làm cả 13 người phải chôn vùi theo, trong khi vẫn chưa tìm được dấu vết của những công nhân bị mất tích trước đó ! Theo thông tin cho biết, để làm những đậpThủy Điện này, người ta đã phải san bằng hơn 200 ha rừng nguyên sinh ! Mất đi rừng thì đương nhiên không còn lá chắn giữ nước thì lũ về là đúng thôi. Đó là hậu quả do con người tạo ra. Nếu mọi người hiểu lý lẻ và bớt tham lam, không triệt hạ rừng thì đâu nên nỗi !. Như vậy, chúng ta đã lừa dối thánh thần. Đấm ngực ăn năn mà có ăn năn chút nào đâu ?

Trái đất đã được thiên nhiên ban tặng cho con người với nhiều phong cảnh hữu tình, non cao, biển rộng, sông dài với những cây cối hoa cỏ trang trí đẹp một cách lung linh, kỳ diệu. Đất đai lại màu mỡ, tôm cá đầy sông. Nếu mọi người biết tiết chế để cùng giữ gìn, chăm sóc thì tất cả sẽ được hưởng thái bình, an cư, lạc nghiệp, hoa trái ngọt lành bốn mùa, cuộc sống an bình cho đến hết kiếp thì trái đất có khác gì vườn Địa Đàng ?

Tất cả đều do tham vọng không ngừng của con người. Đã có lại muốn có thêm, rồi tranh dành, tàn sát lẩn nhau. Vì vậy, thay vì gây hấn với nhau, thì mọi người hãy dừng lại những nghĩ ác, làm ác, dừng đầu độc nhau, đừng phá rừng, ngăn sông, lấn biển làm trái với quy luật thiên nhiên, vì hậu quả cũng chính là con người phải gánh lấy. Quay về với Chúa, với Phật là quay về với cái Tâm thánh thiện, với cuộc sống hiền hòa, ít muốn, biết đủ, không tham lam, không vì lợi ích cá nhân mà tranh chấp với mọi người để bản thân mình, gia đình mình và tất cả mọi người đều được sống trong an lành, ấm no hạnh phúc. Lúc đó ta đâu có cần cầu xin ai, vì đâu có những cảnh trái ý, nghịch lòng ?

Dù Chúa “ Nhân từ vô cùng ” hay Phật luôn “ Từ, Bi, Hỉ, Xả ” nhưng không phải để chúng ta lợi dụng các Ngài, cho rằng có làm gì đi nữa thì các Ngài cũng sẽ thứ tha ! Nên nhớ, “ Cây nghiêng bên nào thì ngả bên đó . Không thể cả đời sống theo sự điều khiển của thế lực đen tối để làm bao nhiêu việc ác mà lúc qua đời chỉ cần Linh Mục làm Lễ, hoặc có Sư tụng Kinh mà được lên Thiên Đàng hay bay thẳng về Tây Phương Cực Lạc ! Nếu thật sự có việc như vậy thì Chúa, Phật sẽ trả lời thế nào với những người cả đời lương thiện, luôn thực hiện theo lời các Ngài dạy ? Chính mỗi người chúng ta tự quyết định Thiên Đàng hay Địa Ngục cho mình bằng những việc làm trong lúc đang sống. “ Âm Phủ, dương gian đồng nhất lý ” . Lúc sống chúng ta đã thực hành theo lời Chúa, lời Phật. Mình thương người, không hại người thì người cũng không hại mình. Không làm điều ác thì đương nhiên không chỉ kiếp sống luôn an lành, mà khi rời bỏ cõi đời thần thức hay linh hồn không bị nhiễm trược khí cũng sẽ nhẹ nhàng, sẽ được về các cõi thanh cao, được hưởng phước là điều đương nhiên, vì không làm tội thì Chúa hay Phật làm sao có quyền bắt tội ? Do đó, không cần cầu hồn, gởi lễ, hay nhờ Thầy tụng mà vẫn siêu thăng vậy.

Tháng 7/2020 Tâm Nguyện


Phụ bản I

NHỮNG LỜI KHUYÊN HAY,

ĐÁNG SUY NGẪM

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan gởi cho các con của ông lúc ông còn sống, bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm.

Thật sự lá thư nây nên được phổ biến để mọi người cung đọc và suy ngẵm. Nếu được dịch sang tiếng Anh để thế hệ con cháu đọc cũng hay.

"KIẾP SAU, DÙ CÓ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU ".... Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:

Các Con thân mến,

viết những điêu căn vặn nây, tôi dựa trên 3 nguyên tắc nhu sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sồng được bao lâu, có những việc cần nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Tôi là Cha của các con, tôi không noi ra thì chắc không ai nói rỏ với các con những việc nầy đâu!

3.Những điều căn vặn để ghi nhớ nầy là kết quả bao kinh nghiệm xương máu,thất bại đắng cai trong cuộc đời của bản thân mà tôi ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh được những nhầm lẫn oan phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điêu nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ, trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả,ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chờ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sởhữu ,bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thi sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi tron cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mấtđi những gì trân quý nhất trong đời con, thí cũng nên hiểu; đó cũng không phải là chuyện trời sặp.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thí ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứtận hưởng cuộc đời mìmh ngay từ bây giờ.

4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chỉ qua là một cảm xúc nhất thời,cảm giác nầy, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nều người yêu bất diệt rời bõ con rồi, hãy chiệu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng động, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm áp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.

5.Tuy có nhiều người trên thê giới nầy thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là; không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tất sắt. Nên nhớ kỷ điều nầy !

6. Tôi không yêu cầu các con phải phụng dưỡng tôi trong nữa quãng đời còn lại của tôi sau nầy, Ngược lại, Tôi cũng không thể bảo bọc nữa quãng đời sau nây của các con, lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc tôi đã làm tròn thiên chừc của tôi. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữTÍN với mình, Các con có thể yêu cầu mình phải đối sử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối sử tốt với mình. Mình đôi xử người ta thếnào, không cò nghiã là nguời ta sẽ đố xử lại mình như thê ấy, nếu không hiểu rõđược điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, tôi tuần nào cũng mua Vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh; muốn phátđạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì miễn phí cả.

9.Sum Hợp Giađình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu ,như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau, dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

HÃY TẬN HƯỞNG MỔI GIÂY PHÚT

CỦA CUỘC ĐỜI !

TÀI KHOẢN VÔ GIÁ

Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 đơn vị.

Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác.

Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.

Bạn sẽ phải làm gì ?

Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên! Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy.

Tên ngân hàng là THỜI GIAN.

Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.

Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt. Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản. Cũng không cho phép bạn bội chi.

Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn. Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.
Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày, người bị mất chính là bạn.

Không có chuyện quay lại ngày hôm qua.

Không có chuyện tiêu trước cho "ngày mai"

Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.

Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó, để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !

Đồng hồ vẫn đang chạy.

Hãy thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay.

Bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.

Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả.

Ngày hôm qua đã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.
Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT! (có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG ).

Bạn bè thật sự là một loại nữ trang quý hiếm.
Họ khiến bạn mỉm cười và khuyến khích bạn thành công.

Họ lắng nghe bạn, họ chia sẻ với bạn nhiều điều,
và họ luôn muốn mở trái tim ra với bạn.

Hãy gởi những lời này đến với ai mà bạn xem như BẠN MÌNH,

Và nếu những dòng này lại trở về với bạn,
bạn ắt biết rằng bạn đang có một vòng tròn bạn hữu.

Lệ Ngọc st.



NHỮNG CÁI XƯA NHẤT Ở NƯỚC TA

Ngôi trường cổ nhất


​Khoảng cuối năm 1865 có sáu sư huynh dòng La San (một dòng tu Công Giáo với mục đích giáo dục cho trẻ em nghèo) rời Toulon, Pháp sang Việt Nam. Khi đến Sài Gòn vào đầu năm 1866 các sư huynh tham gia quản giáo trường Trung học Adran (Collège d'Adran) vốn đã được các linh mục thuộc Hội Thừa sai mở ở Sài Gòn từ năm 1861.

Vào năm 1873, Linh mục Kerlan quyết định mở một trường nghĩa thục dạy các trẻ bị bỏ rơi, trong số đó có nhiều trẻ em lai. Trường được gọi theo tên Giám mục Taberd, Giám mục địa phận Nam Kỳ từ 1830 đến 1840. Khi trường Adran đóng cửa, những học trò của của trường này được đem gửi đến theo học trường Taberd. Do gặp khó khăn về tài chính, Linh mục Kerlan mời các sư huynh Dòng La San (Jean Baptiste de La Salle) trở qua giúp ông. Năm 1889 có 9 sư huynh từ Marseille qua. Năm sau đó, các sư huynh tiếp nhận trường tư Taberd, lúc đó có khoảng 160 học sinh mà một nửa ở nội trú. Số học trò theo học tăng nhanh, nên năm 1891 có thêm 5 sư huynh theo qua, mở thêm một trường nghĩa thục nằm ngay cạnh trường Taberd. Các sư huynh lại mở thêm một chi nhánh ở Vũng Tàu và sau này ở nhiều nơi khác. Do sự sắp xếp của Linh mục Kerlan, Hội Thừa sai gánh chịu trách nhiệm tài chánh đối với những trường do các sư huynh điều hành và giảng dạy.[1] Năm 1897, trường Taberd được mở rộng thêm.

Vào niên khóa 1973-1974, trường có 115 lớp, 7464 Học sinh. Sau đỏ khi Sài Gòn đổi chủ Trường Taberd đổi tên và chỉ dạy cho lũ con cán bộ và đại gia Tầu

Nhà máy điện xưa nhất

​​Nhà máy điện Chợ Quán xây dựng năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW. Máy phát điện chính công suất 1000A/h. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lưới điện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy toạ lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5.

Bệnh viện cổ nhất

Bệnh viện Chợ Quán xây dựng năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 giao cho Quân đội gọi là Viện bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn Việt có 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh.

Nhà hát cổ nhất

Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu.

Khách sạn cổ lỗ sĩ nhất

Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, xây dựng năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày cướp được miền Nam bị tụi Bắc Việt đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạn được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental có diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế

Nhà thờ cổ nhất

Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 xây dựng từ năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại Sài Gòn và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ Quận 5.

Ngôi đình cổ nhất

Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp–sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp.

Nhà văn hóa cổ nhất

Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cercle Sportif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Cộng Hòa, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ cơ ngơi này cho Liên đoàn Cu Li Lao động để cải tạo xây dựng thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho Cán bộ cao cấp và các Đại Gia Tầu, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của Sài Gòn .

Công viên lâu đời nhất

Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki… Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn… Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được cải tạo, mở rộng và nhập thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.

Ngôi nhà xưa nhất

Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn -180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá Đa Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây dựng bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá Đa Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trỗ công phu hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Đá Ba Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là “Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống- bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch.

Ngôi chùa cổ nhất

Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Bà Đanh, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP. HCM nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo hiến đất để xây lại ngôi chùa rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ “long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Bà Đanh là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.

Đường sắt đầu tiên ở thành phố

Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đường sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km, xây dựng năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đướng sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hoà Hưng. Trên nền Ga Sài Gòn cũ ngày 8/8/1998, khởi công xây dựng Trung Tâm Văn Hoá Thương Mại Sài Gòn.

Người Việt đầu tiên viết sử Việt bằng tiếng Pháp

Ông PétrusTrương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Pétrus Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hoá phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời.

Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên

Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869.

Tờ báo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam

​​ Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung” nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công nông thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tính dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc “Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nôi trợ phải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.

Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên

​ “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ Latinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ.

Người kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên

​Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Công Giáo, ông hay xổ Nho, thông hiểu Ngũ Kinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao lô (số 4 Tôn Đứt Thắng). Đây là công trình xây dựng theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được xây dựng từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gôtic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây dựng này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao Lô vẫn giữ được đường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp.

Người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ địa lý và đồ họa Sài Gòn theo phương pháp phương Tây

Ông Trần Văn Học, sinh quán ở Bình Dương, giỏi Quốc ngữ, Latinh và tiếng Tây Dương, được giới thiệu làm thông ngôn cho Nguyễn Ánh. Ông phụ trách việc dịch sách kỹ thuật phương Tây, đồng thời kiêm việc chế tạo hỏa xa, địa lôi và các loại binh khí. Năm 1790, Nguyễn Ánh xây thành Bát Quái. Trần Văn Học phụ trách “phác họa đường xá và phân khu phố phường”. Ông rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ và kỹ thuật bản đồ như: tỉ lệ, trắc địa, và vẽ gần như chính xác các thành trì và công trình. Ông được coi người đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định theo phương pháp phương Tây.

Đào Minh Diệu Xuân st.


ĐỂ BIẾT SỰ KHÔN NGOAN VÀ LỜI GIÁO HUẤN *

Rôrưun – Người học trò và nhà nghiên cứu tiểu sử của Mesrôp Mashtots (405-406) đã thông báo rằng câu văn đầu tiên được viết bằng chữ cái Armênia là câu văn dịch. Đó là câu châm ngôn mở đầu “Châm ngôn Solômon xứ Ydơrain trong Kinh thánh. Để hiểu sự khôn ngoan và lời giáo huấn. Để hiểu những lời sáng suốt”. Mesrop Mashtots và những người phụ tá của ông đã dừng lại ở câu châm ngôn này. Họ đã trao cho nó tính chất cương lĩnh, xác định các nhiệm vụ của công cuộc xây dựng văn hóa cho mọi thời đại tương lai: Cho cả ngày hôm nay đây.

Câu châm ngôn Kinh thánh này thể hiện tính chất của các khát vọng sáng tạo và của cả các nhà hoạt động thời đại đi trước – thời đại đa thần của Armênia. Như đã biết, rằng Armênia đa thần đã thừa hưởng nền văn hóa của tộc người Urartư (Nhà nước Urart được thành lập từ thế kỷ IX trước Công nguyên). Trong giai đoạn các thế kỷ IX-VI trước công nguyên các tộc người của Vương quốc Urart đã từng xây dựng được một nền văn minh cổ tương đối cao xác định tương lai của Armênia lịch sử” - Viện sĩ Ia.Manandyan từng viết như vậy.

Về sau Armênia đa thần đã chịu ảnh hưởng tốt lành của nền văn minh cổ Hy Lạp. Văn hóa Armênia Hy Lạp hóa đặc biệt thịnh vượng vào các thế kỷ II-I trước Công nguyên. Vua Armênia Artavaza II (thế kỷ I trước Công nguyên) từng là tác giả các vở bi kịch, các diễn văn và các công trình lịch sử, viết bằng tiếng Hy Lạp. Theo lời của Plutarkh * , một số tác phẩm của Artavazd còn nổi tiếng ở đầu thế kỷ thứ II sau Công nguyên “Họ vua Ghirođ xứ Parfian và Aftavazd) đãi tiệc linh đình lẫn nhau, Phetarkh viết, họ còn thường tổ chức các buổi trình diễn các vở Hy Lạp, bởi vì Ghirod cũng không xa lạ gì ngôn ngữ và văn học Hy Lạp, còn Artavazd từng sáng tác cả bi kịch, viết cả diễn từ và công trình tác phẩm sử học, trong số đó đến nay hiện còn giữ được ít nhiều”.

Dưới thời Artavazd ở Armênia đã có nhà hát của mình ở Arashat và Tigranakezt, người ta đã dựng các bi kịch của Artavazd và các tác giả Hy Lạp, như vở “Tiểu tửu thần” của Evzipad * .

Cho đến ngày nay còn lưu giữ được các kiểu mẫu văn hóa đa thần Armênia (thần thoại, anh hùng ca, thơ trữ tình, kiến trúc).

Về văn hóa Armênia đa thần chúng ta còn biết rõ ràng, nhiều hơn nữa nếu như không có khoảng cách kể từ khi tiếp nhận cơ đốc giáo (năm 301) với sự kiện sáng tạo và chữ cái Armênia (405-406), không có thời gian đứt đoạn hơn một trăm năm đó. Bộ chữ viết “đã chậm chân” một trăm năm. Trong thời gian đó các nhà tư tưởng thời cơ đốc giáo sơ khai đã làm nhiều việc để triệt tiêu văn hóa đa thần.

Vào thời kỳ tiền chữ viết ở Armênia đã từng tồn tại thực tế việc dịch miệng từ tiếng Syria và Hy Lạp sang tiếng Armênia. “Mesrop hạnh phúc – Moovses Khorenatsi nhà sử học Armênia thế kỷ thứ V đã viết về Mashtots trong buổi truyền đạo của mình đã gặp nhiều trở ngại: cùng một lúc ông là người đọc kinh cũng là người dịch kinh cho con chiên. Nếu như một người khác thay thế chỗ ông ở đó, không có ông, đọc kinh thì người nghe chẳng hiểu gì cả do không có phiên dịch. Vì lẽ đó Mesrop quyết định sáng tạo ra bộ chữ cái cho tiếng Armênia…”

Ngay sau khi công cuộc sáng tạo bộ chữ cái hoàn thành, Mesrop Mashtots và Saak Partev bắt tay vào công việc sáng tạo văn chương – dịch Kinh thánh (các năm 405-409). Bản dịch đầu tiên thực hiện từ tiếng Syria. Về sau muộn hơn, vào những năm 30 thế kỷ thứ V, Saak Partev, Mesrop Mashtots cùng các học trò của ông đem bản dịch Kinh thánh thực hiện từ tiếng Syria, đối chiếu với văn bản Hy Lạp với bản dịch của bẩy mươi người thông dịch, và trên cơ sở bản dịch đầu tiên thực hiện bản dịch thứ hai, trọn vẹn.

Bản dịch Kinh thánh, tác phẩm về mặt từ vựng và văn phong cực kỳ phong phú, đã có một ý nghĩa quí báu đối với việc hình thành ngôn ngữ văn học của Armênia. Như sau này các học giả chứng minh bản dịch Kinh thánh sang tiếng Armênia nổi trội ở tính nghệ thuật và trong sáng của ngôn từ.

Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII từ tiếng Hy Lạp tác phẩm “Những định nghĩa” của Gherumes Trismeghist, có nghĩa là Ba lần vĩ đại (Ghermes Trismeghist – tác giả hư cấu của văn học thần tri luận) đã được dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Armênia cổ. Xin trích một số đoạn từ “Những định nghĩa” của Trismeghist về từ ngữ: “Từ ngữ có nghĩa là người đồng hành của trí tuệ, bởi vì từ ngữ biểu thị ra cái mà trí tuệ muốn nói ra”. “Đối với trí tuệ không có gì là không thấu đạt, đối với từ ngữ không có gì là không thể hiện ra”. “Từ ngữ sinh ra bởi sự im lặng và trí tuệ, một số giải cứu. Từ ngữ, sinh ra bởi từ ngữ - là sự tử vong”.

Những phát ngôn ấy của Ghermes Trismeghist nói về “Những định nghĩa…” Có thể có ý nghĩa như thế nào đối với văn hóa chữ viết nói chung và ngôn ngữ của văn chương. Các định nghĩa của Ghermes về từ ngữ còn đến tận bây giờ vẫn có một sự quan tâm hiển nhiên. Bản dịch “Những định nghĩa…” Sang tiếng Armênia còn có giá trị bởi nó đã thay thế cho nguyên bản – nguyên bản tiếng Hy Lạp đã bị thất lạc mất rồi.

Nhờ có những bản dịch sang tiếng Armênia cổ “hàng loạt các tác phẩm khoa học và văn học cổ đại và Vizantin sơ khai (Filon Aleksandriski, Irenei, Aristicl, Vasili vĩ đại, Grigori Nazianzim Ioan Zlatoust, Timofei Elur và vv) đã được cứu cho văn chương thế giới… Các nguyên bản của chúng ngay thời trung cổ sơ khai đã mất dạng…, nhà nghiên cứu đương đại các bản dịch tiếng Armênia cổ S.Arevshachian đã viết như vậy.

Ở Ảmênia thời trung đại sách dịch được xem như đúng ngang hàng với các sách sáng tác và được coi ngang hàng với thành tựu của văn hóa dân tộc. Không có sự khác biệt lớn giữa sách sáng tác và sạch dịch, không có sự khác biệt rõ ràng như trong các nền văn học đương đại. Thái độ đối với sách cũng tương tự như vậy trong các nước khác của thế giới trung đại “cái gọi là văn học “dịch”, Viện sĩ ĐB.Likhachev * viết là một phần cơ cấu của các nền văn học dân tộc không có ranh giới dành mạch, chia cách nó với văn học “sáng tác”. Các dịch giả và các nhà viết tự phần lớn là đồng tác giả và đồng biên tập của văn bản. Văn bản của các tác phẩm dịch từng sống cũng như thể văn bản nguyên tác”.

Ý nghĩa phi thường của hoạt động của những dịch giả đối với sự phát triển văn hóa dân tộc ở Armênia đã được nhận thức đầy đủ ngay từ thế kỷ thứ V, khi các dịch giả được xếp vào hàng thánh nhân, khi người ta xác định Terkmanchatston – ngày hội dịch giả. Hàng năm vào tháng mười đã tổ chức kỷ niệm ngày này như một ngày lễ hội dân tộc.

Ngay từ thế kỷ V khi đó, Ioann Marđakuni đã viết. “Giáo luật đối với các thánh dịch”.

Các dịch giả đã âm thầm tô điểm cho sự viết lách không phải thuở khai sáng, khẳng định trên trái đất những chữ viết sinh động, để chăn dắt bày chim mới của Irzrail… chói lói ánh sáng ca ngợi những chiến binh chọn lọc của Sion. Những bài ca của họ vượt trội hơn cả các chính khí ca, ca ngợi vua chúa của nhân quần và mọi bộ tộc…

(Bản dịch nghĩa)

Ở Armênia, nhiều thế kỷ bị mất tự chủ, ngày hội dịch giả như lễ hội của các nhà hoạt động văn hóa Armênia được nhà thơ kỷ niệm và ở thời đại chúng ta trong niên lịch do Etsmiadzin, tổng hành dịch cơ đốc giáo của mọi người Armênia có một ngày trong tháng mười ghi là Ngày hội người dịch. Nhưng bây giờ lễ hội người dịch được các tổ chức văn hóa và xã hội nước Cộng hòa tổ chức một cách xứng đáng.

Sự không ngừng nghỉ của việc tồn tại thực hiện các bản dịch nghệ thuật và khoa học – chứng tỏ sự không ngừng nghỉ của phát triển văn hóa dân tộc. Và ý nghĩa ấy các bản dịch đang giải quyết các vấn đề quan trọng của chung dân tộc và chính trị. Trong các hoàn cảnh mất nhà nước các bản dịch đã nâng cao sự kháng cự của dân tộc đối với sự đè nén từ bên ngoài. Bởi vì thế mà người ta nói rằng dịch thuật – là một chức năng bảo vệ dân tộc. Lịch sử văn học Armênia – chứng tỏ vào những thế kỷ thứ V-VI nhiều bản dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Armênia đã đóng góp nhiều cho nhân dân đứng vững, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc của mình.

Các nhà hoạt động Armênia thời sớm trung đại đã suy nghĩ đúng: cái tình huống khiến Vizantina khao khát chiếm đoạt Armênia không kìm hãm mong muốn của họ đối với văn hóa Hy Lạp. “Tôi có thể mạnh dạn gọi Hy Lạp là bà mẹ và bà vú nuôi các khoa học”. Movses Khorenatsi từng viết vậy, thán phục các nhà hoạt động Hy Lạp, những người cố gắng về công việc dịch sang tiếng của tổ quốc mình, các ngôn ngữ các di sản văn hóa nằm trong kho tư liệu chùa chiền và nhà nước của các dân tộc khác. Khorekatsi nói những lời tốt đẹp không chỉ về những người dịch của mình và cả về những nhà hoạt động, mà tự mình không dịch, những am hiểu toàn bộ hoạt động của các công việc dịch, hiểu và tiếp nhận các sách dịch. Khorenatsi từng viết như thế này: “Những nhà thông thái này những người dịch thật đáng khen ngợi. Vì sự yêu nước sự thông thái và cố gắng tìm các tác phẩm của người khác, cũng như những người tiếp nhận, trân trọng các tác phẩm khoa học này”.

Khorenatsi nói như vậy về những người dịch Hy Lạp. Ngay khi ấy, vào thế kỷ thứ V và các thế kỷ tiếp theo, cũng từ quan điểm các tiêu chí này (tìm kiếm ở các dân tộc khác những sách cần thiết, dịch chúng và làm giàu cho văn hóa của dân tộc mình) đã đánh giá các bản dịch của chính Armênia. Nắm được các ngôn ngữ, họ đọc các bản thảo tiếng Syria, Hy Lạp, La Tinh, Ba Tư, về sau Arâp và Pháp. “Từ tất cả các ngôn ngữ đó phù hợp với hoàn cảnh và đòi hỏi của thời đại các bản dịch đã được thực hiện G.Zarpananalyan trong cuốn sách của mình “Tủ sách các bản dịch Armênia của các tác giả cổ điển (các thế kỷ IV-XVIII), ấn hành vào năm 1889 ở Venetsia.

Các tư liệu lý thú về những người dịch chúng ta tìm thấy trong văn học bất khả tri luận. “Trong “Lịch sử cuộc đời thánh Nerses, một người cơ đốc giáo viết học giả Armênia và sáng chói, bắt đầu từ tổ tiên ông” (được viết vào năm 1240) nhà cơ đốc giáo Armênia Grigoris Vkayager. “Ông có tài năng dịch và thường xuyên nghiên cứu các sáng tác của mọi dân tộc và điều có ích, thiếu trong văn học của chúng ta, ông cố gắng tự mày mò dịch, đồng thời lôi kéo những dịch giả có tài nghệ thuật cùng làm”.

Cũng trong bản thảo này còn có nhận xét, rằng các bản dịch này “toàn bộ đã được biên dịch và trau chuốt theo các qui định ngôn ngữ của chúng ta, có nghĩa là tiếng Armênia. Đó là nguyên tắc mà các dịch giả Armênia tuân thủ ngay từ khởi thủy, từ thế kỷ thứ V. Vì thế mà nhiều bản dịch có âm hưởng trong ngôn ngữ Armênia như các tác phẩm sáng tác – trong sáng và mạnh mẽ. Hơn thế nữa chính các dịch giả cũng đã là các nhà văn Armênia đầu tiên. Dưới ảnh hưởng của Kinh thánh (đặc biệt các châm ngôn của Salômon và các thánh ca), cũng như trong thơ ca tôn giáo Hy Lạp và Syria họ đã sáng tác các tác phẩm của chính mình. “… Bằng sự uyên bác thâm cao – Korưn viết – Mashtots sảng khoái với ân huệ của chúa theo tinh thần và nội dung sách của các nhà tiên tri ông bắt đầu sáng tác và phân phát các thuyết pháp khác loại cho mọi người tự đọc, kể lại một cách nhẹ nhàng, hứng khởi, tràn đầy vẻ đẹp, đầy niềm tin chân chính của Kinh thánh.

Văn học Armênia khởi đầu từ các bản dịch. Các bản dịch đã ảnh hưởng cả đến chính bầu không khí của văn học Armênia những thế kỷ trung đại, thúc đẩy củng cố tư tưởng nhẫn nại tôn giáo và bình đẳng của người, mọi dân tộc khác nhau Mà điều đó là những vấn đề gay gắt nhất đối với giai đoạn trung đại. Ở Armênia bị người Mông Cổ trinh phục vào giữa thế kỷ XVIII, bắt người công giáo, như có nói trong một ghi chép bia, “Khâu vào lưng áo một mảnh vải đen, để người ta, khi nhìn thấy họ, biết ngay rằng đó là dân công giáo và phỉ báng lăng mạ họ. Vì thế đặc biệt quí giá, là Nerses Lambrônatsi (1153-1198) – nhà hoạt động xã hội Armênia, học giả, đồng thời cũng dịch thuật, đã viết: “Đối với tôi người Armênia cũng như người La tinh, người Latinh – cũng giống như người Ellia, người Ellin – như người Ai Cập, người Ai Cập – người Syria. Như vậy là, tôi không phải là người biện hộ chỉ cho một dân tộc, mà tất cả mọi dân tộc, thậm chí thù hận nhau, tôi vẫn coi như nhau, và điều đó chỉ mang lại điều có lợi”. Cũng đặc biệt là, nhà thơ và nhà triết học Armênia thế kỷ XIII Ovanhes Erzhkatsi, con người có các quan điểm quốc tế các dân tộc rộng rãi đã tuyển chọn một tập sách những câu trích dẫn từ các sách của các triết gia đạo Hồi chủ yếu là Arập, còn trong các qui định và chú giải, do ông viết vào năm 1280 cho thợ thủ công và nhà buôn thành phố Erznh, ông kêu gọi phải học hỏi sự thông thái của mọi người và tôn trọng họ, không phân biệt người gốc dân tộc của họ.

Người cùng thời trẻ hơn của Obaes Erznkatsi nhà thơ Armênia Frik trong những “Lời than thở” nổi tiếng của mình, nói với thượng đế, đã lấy làm ngạc nhiên.

Mỗi một nhân dân có ngôn ngữ của mình,

Và người nọ lại thù địch người kia,

Một người là người Armênia, người kia – Grudia

Một người – người Ba Tư, người kia – Syria

Một người là Evri Ấn Độ,

Người kia – Arập

(Bản dịch nghĩa)

Frik đã nói về những mâu thuẫn âm ỉ của hiện thực đương thời của ông. Ông trông cậy vào thượng đế. Mong thượng đế gây dựng sự tương trợ lẫn nhau và gắn kết với nhau của các dân tộc. Tuy nhiên thượng đế đâu có giúp chuyện đó. Những người dịch đã làm được.

Armênia chịu ơn rất nhiều, rất nhiều ở những người dịch. Trong văn học đương đại của Armênia một phần khá nặng giành cho sách dịch. Người dịch đã làm giàu cho văn học chúng ta, ngôn ngữ chúng ta bởi văn học cổ điển và Nga cổ điển các dân tộc Liên Xô, các nền văn học nước ngoài, cổ điển và đương đại.

Các dịch giả, những người tham gia đầy đủ quyền lợi và quá trình văn học là những nhà hoạt động văn hóa dân tộc và thật vui mừng là lao động của những người dịch và chính những người dịch được ca ngợi trong những bài thơ. Đã từ lâu thơ về thiên chức và về các nhà thơ đã được viết ra. Nay thơ về thiên chức và về các người dịch – dịch giả cũng đang được viết ra.

V.Maiakovski ngay từ năm 1928 đã đề cập đến chủ đề này :

“Hành khúc của các anh

Là hành khúc của chúng tôi

Tôi – người Chuvask,

Hãy lắng nghe, trân trọng

Hành khúc của chính các anh

Mà lại bằng tiếng Chuvash”

Những người dịch – cũng chính là các nhà thơ, họ đang giải quyết cũng các nhiệm vụ ấy, phục vụ các lý tưởng cao cả của chủ nghĩa nhân đạo và tình huynh đệ của con người.

Levon Mkrtchyan - Thúy Toàn

-----

* Nhan đề bài viết ở cuối sách của giáo sư tác giả tuyển tập thơ này Levon Mkrtchyan vốn trích trong Kinh thánh bản tiếng Nga. Ở đây chúng tôi dựa vào bản dịch tiếng Việt.

Lời châm ngôn của Salômôn: “Để biết sự khôn ngoan và lời giáo huấn, để hiểu những lời sáng suốt Kinh thánh cựu ước và tân ước, NXB Tôn giáo, HN, 2003, tr.714, có tham khảo bản dịch ra tiếng Việt do Cocieta Biblique Britannique et Etrangle. Sanhai, 1943, tr.744: “Đặng Hiếu cho người ta hiểu biết, sự khôn ngon và đều khuyên dậy cùng phân biệt những lời thông sáng”.

* Plutarkh (khoảng 45-127) nhà văn và nhà sử học cổ Hy Lạp.

* Ervipid (khoảng 480-400 trước Công nguyên) nhà thơ và nhà soạn kịch cổ Hy Lạp.

* Likhachev Đ.S (1906- ) nhà nghiên cứu văn học, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học SX (1976).

 

 

Phụ bản II

Tình Xa Xưa

Họa bài "Tự Tình"

của tác giả Kim Thoa (Bản Tin 171)

Mấy mươi năm lẻ sắc úa màu
Tình buồn lặng ngắt đã bao lâu
Thương quá tháng ngày xanh tuổi ngọc
Thơ thẩn mong người những đêm thâu
Bao năm nhung nhớ lòng không mỏi
Nỗi niềm chôn dẩu sao đớn đau
Cố nhân nơi ấy còn ngóng đợi
Có biết ân tình mãi đậm sâu

Hoài Ly


Mừng Ngày độc lập

Sơn hà từ thuở ông cha

Bao lần dân Việt sông pha diệt thù

Cảm ơn cách mạng Mùa thu

Từ đây sạch bóng quân thù nước Nam

Nước non một giãi giang sơn

Của dân tộc Việt vinh quang đời đời

Cờ bay rợp bóng nơi nơi

Sao vàng cờ đỏ tung trời bay cao

Toàn dân nô nức đón chào

Mừng ngày độc lập dâng trào khắp nơi.

Thanh Xuân

Biến đổi

Xã hội

biến đổi quá nhanh

Khiến cho đến cả

trời xanh ngỡ ngàng

Phải chăng

lịch sử sang trang

Cả nhân loại

cũng bàng hoàng ngẩn ngơ.

Lê Minh Chử

Tình Cội Nguồn

Núi cao bao trượng cũng đo

Công cha bao trượng mà đo mà lường

Sông sâu còn có khi dò

Tình mẹ sâu thẳm khôn dò nông sâu.

Cha mẹ mưa nắng dãi dầu

Sớm khuya tần tảo mong cầu nuôi con

Mong con mạnh khỏe lớn khôn

Học hành chăm chỉ tiếng thơm là mừng.

Dậy con ăn ở có chừng

Chữ Nhân, chữ Nghĩa con đừng có quên

Có tiền sức sống vững bền

Tiền nhân chữ nghĩa con nên chia dùng.

Tiền mà lừa lọc lung tung

Hại dân hại nước đừng dùng nghe con

Lời cha mẹ dạy hày còn

Vong trong tâm trí của con suốt đời.

Ngày nay con lớn khôn rồi

Vâng lời cha mẹ dạy đời cháu con

Giữ gìn danh giá tông môn

Tiếng thơm dân Việt cội nguồn tổ tông.

Xứng danh con cháu tiên rồng

Đời đời phải giữ non sông huy hoàng.

Thanh Xuân



Đất thiêng

Đất thiêng hun đúc tình người

Núi cao biển rộng, sông dài bao la

Tiếng yêu Tổ quốc thiết tha

Hoàng Sa tiếp đến Trường Sa bao đời

Cha ông khẳng định rõ mười

Chủ quyền toàn vẹn đất trời Việt Nam

Nước non ngàn dặm quan san

Mỗi hòn đảo nhỏ xóm làng thiêng liêng

Tâm tình muôn vạn lời nguyền

Bảo toàn Tổ quốc, giữ yên cõi bờ

Vang lừng truyền thống đỏ cờ

Theo lời Người dạy bài thơ anh hùng

Niềm tin thắp sáng thủy chung

Việt Nam lừng lẫy khắp vùng năm châu.

Lương Văn Nhung



Nỗi niềm thương đảo

Hai quần đảo ở Biển Đông

Đất trời tổ quốc một vùng nước non

Tình ta với đảo sắt son

Biển trời gió nước quyện hồn quê ta

Từ Hoàng Sa tới Trường Sa

Nước non một cõi ông cha bao đời

Ơn người chiến sĩ canh trời

Ngày đêm bám biển mắt người tầm xa

Biển trời ngút ngát bao la

Quyết tâm bám trụ tháng hoa lời nguyền

Ngăn bầy giặc dữ bá quyền

Giữ gìn biển đảo thiêng liêng vẹn toàn

Nỗi niềm thương đảo chứa chan

Lòng dân với đảo muôn vàn quý yêu

Đinh Thị Diệu



Anh về đúng giờ

Anh về đúng giờ em mừng vô hạn

Như cây đâm chồi, như lộc nở hoa.

Anh về đúng giờ như tiếng hát tình ca

Như thức dậy trong em bài hát:

“Chàng trai khó tính”*

Anh về đúng giờ em vui như tết

Có anh giúp việc ở nhà

Con tim em rộn rã ngân nga.

Anh về đúng giờ mái nhà thêm ấm

Tiếng cười tiếng hát thiết tha.

Anh về đúng giờ cây hoa tươi mát

Anh về đúng giờ cây cũng reo ca

Anh về đúng giờ cả nhà ấm áo

Chung quanh họ nhìn thèm muốn tình ta.

Anh về đúng giờ cả nhà thêm khỏe

Các con vui em trẻ mãi ra.

Phùng Chí Tâm

* Một bài hát Nga.

Ở cuối đường hoa

Ai chờ em cuối đừng hoa

Có chăng …

một cánh sao sa lưng trời

Rưng rưng nước mắt

Cạn nghẹn lời

Câu thơ đau đón

buông lời nghẹn ngào

Ai chờ em cuối đường hoa

Có chăng …

ảo ảnh mặn mà thuở xưa

Bên nhau

huyền thoại chiều mưa

Bâng khuâng lênh đênh

trên chuyến đò đưa cuối cùng.

Ai chờ em cuối đường hoa

Có chăng …

kỷ niệm chan hòa nên thơ

Nụ cười trìu mến

nhung tơ

Dịu dàng ánh mắt

lửng lơ tia nhìn.

Ai chờ em cuối đường hoa

Có chăng …

thác lũ phong ba gập ghềnh

Mảnh hồn

phiêu bạt lênh đênh

Cô đơn

hờn tủi

đứng bên cuộc đời.

Hồi tưởng

Giam mình trong bốn bức tường

Cô đơn lạc lõng: mãi nương mộng về

Ở nơi ấy cõi mê

Mẹ Cha Anh Chị không hề nhạt phai

Ngờ đâu sẽ có một mai

Hành trình mỏi bước cho dài vấn vương

Người thân! bè bạn! ruộng nương… !!!

Những ai: còn? mất? tiếc thương ngập lòng

Rối bời tâm trạng trông mong

Vùi sâu dĩ vãng long đong tháng ngày

Thâm tình viễn xứ buồn thay

Quê hương mộng tường: tỉnh? say? Sa mù!

Bên ngoài Trời quá âm u

Tương phùng tê tái hoang vu mịt mờ

Chạnh lòng lưu mấy vần thơ

Gợi trong tiềm thức vật vờ thâu đêm.

Vũ Thùy Hương


Café ly biệt

Ly café sáng này sao đắng lạ

Có phải vì pha thiếu chất đường?

Đừng nhìn em nữa anh ơi!

Uống đi kẻo trễ giờ ra phi trường.

Đường đời hiểm họa khó lường

Anh đi… đi mãi: nghìn trùng cách xa

Xác thân tro cát biển khơi

Ước mong trôi dạt bến bờ quê hương

Ôi! Sao hoang vắng thê lương!

Người đi! Kẻ ở! Ngậm ngùi tháng năm!!!

Giọt buồn lạc lõng trong em

Giọt hiu hắc nhớ! Cho dài thêm đau

Anh về đất lạnh

sầu cô lẻ!!!

Một cõi lưu đày

ôm tái tê!!!

Vũ Thùy Hương



Cảm nhận bài thơ

Một tấm lòng

Thơ Xuân Vân

Xin xuân giữ mãi màu xanh

Lòng thanh thản đợi chờ anh diệu kỳ

Dư âm ngày mới – Chia ly

Tiếng thơ trăng nước vẫn thì thầm yêu

Đồi thông hai mộ cô liêu

Một tình yêu của lính Một chiều xuân mưa

Còn đâu hương mới lạ chưa

Bềnh bồng nỗi nhớ trường xưa ơn thầy

Rượu nồng chưa nhấm đã say

Hồn mênh mông nhớ nhớ ngày ba đi

Tình thơ chẳng có biên thùy

Mười năm thơ quả thật kỳ diệu thơ

Xuân ơi có đến trong mơ

Mong xuân nhớ hẹn tơ tình nồng

Ngắm xuân – về bến nhà Rồng

Mừng anh khai bút đóa hồng trắng tươi

Tằm vươn – chỉ một chút thôi

Nhớ dòng thơ Bác bồi hồi dáng xuân

Chiều tà nâng chén đầu xuân

Dáng quê hương ngát hương rừng tình ta

Mắt anh nhắn ngủ chan hòa

Ngàn năm nghĩa mẹ tình cha tràn đầy

Sống mãi với quê hương này

Xuân tình – lối mộng phổ bày nét xuân

Xuân ơi có đến sông ngân

Gởi tâm sự Đỉnh phù vân ngọt ngào

Anh và tôi luận tội nhau

Bất khuất tự hào Thành phố đi lên

Đến thăm hồ cốc cùng em

Vọng thu xưa Tiếc nỗi thàm dấu xưa

Còn đâu một Hội An mưa

Trung thu trăng đẹp trăng vừa lên ngôi

Đi qua trường học trường đời

Mấy dòng tâm sự con ơi, con là

Bài thơ đẹp nhất đậm đà

Dành riêng một cõi xuân hoa cúc vàng

Ý xuân – xuân mộng – xuân sang

Xuân và mai vẫn dịu dàng luyến lưu

Nắng Sài Gòn thật vô ưu

Đông Sài Gòn lại đa mưu tuyệt vời

Giàu nghèo đủ rét mà thôi

Lẻ loi bóng chiếc đơn côi thẫn thờ

Mênh mông nhớ ánh trăng thơ

Ghé qua Đà Lạt ngắm Hồ Xuân Hương

Nghe như tình khúc buồn thương

Hương mùa thu chạnh vấn vương chuyện lòng

Nhớ nắng tháng tư oi nồng

Bên sông độc ẩm mơ dòng thu thanh

Nhàn ư? Sáu chúc xuân xanh

Vẫn vui sống đẹp, chân thành tin yêu

Bạn đến chơi – những buổi chiều

Cùng nhau đối ẩm bao nhiêu nỗi niềm

Phụ nữ Việt Nam dịu hiền

Tự hào bất khuất trung kiên ngoan cường.

Con cháu hai bà Trưng Vương

Thù chồng nợ nước. Nêu gương muôn đời

Trang thơ tha thiết – đón mời

Thân trao bằng hữu một lời tri ân.

Ngàn Phương

Hát đi nghe vỡ tiếng đàn

Hát đi nghe vỡ tiếng đàn

Nằm nghe cùng với muôn vàn nín câm

Thương thầm nền đất mái tranh

Rưng rưng cái mất – dửng dưng cái còn.

Kim Thoa

Sài Gòn xưa

Lãng mạn Cây Bàng qua Bến Nghé

Thành Tân Đáo ngắm dòng Kênh Tẻ

Nhà Bè ruộng lúa rộng bao la

Nam Tiến đình làng xưa nhỏ bé

Đi dọc Thủ Thiêm ống khói tàu

Bay qua Khánh Hội đàn chim sẻ

Cầu Dừa nước ngập cả cù lao

Tàu Hũ mênh mang đường trượt té.

22.7.2020, Chữ Đồng Minh

Sinh nhật

Tuổi nay bảy sáu khỏe chưa già

Ngày tháng vào ra vẫn hát ca

Sinh nhật đời ta mong trẻ lại

Sáng chiều thức khẩu biết ngon mà

Tham gia lạc bộ cùng vui bạn

Rèn luyện thường xuyên thể dục nhà

Rỗi rảnh thời gian mà sáng tác

Giao lưu bạn hữu tốt gần xa.

K.H. Quang Bình, 2020 (T.G)

Hồi ức

Ngày xưa, kỷ niệm bỗng quay về

Nhớ thuở học trò nơi đất quê

Tìm lại trò chơi nhồi bóng đá

Xa rồi mấy đứa đã phu thê

Trường nay còn đó nhiều lưu luyến

Phượng rụng đỏ sân nhặt mải mê

Vắng bóng thầy cô đường xuất cảnh

Thăm trường kiếm bạn để lòng tê.

K.H. Quang Bình, 2020 (T.G)

Thao thức

Thao thức từng đêm nén thở dài

Thương người xuôi ngược cõi trần ai

Tim đàn lỗi nhịp thơ than thở

Phận lỡ duyên trao bước hững hờ

Năm tháng mỏi mòn thêm tủi phận

Nụ tình phong kín tóc sương phai

Đành thôi cứ mặc lòng tạo hóa

Duyên số trời cho chẳng dám nài.

Kim Thoa


AI CÓ CÁI GÌ THÌ SỐNG

VỚI ĐỜI BẰNG CÁI ĐÓ

Người gian ngoa kẻ thật thà

Người thâm trầm kẻ khôn khéo

Người hồ đồ kẻ nhẫn nại

Người tâm thiện kẻ bạc lòng

*

Dòng sông cuộc sống luôn pha lẫn đục trong

Mỗi mỗi sinh linh đều đủ đòn quăng quật

Sự nếm trải đủ vị là điều mà bất cứ ai cũng phải

Nên hư được mất đúng sai là vòng tuần hoàn không trừ một phận nghiệp

*

Xã hội luôn luôn và mãi mãi đong đầy những oán than trách hận

Bởi tất tật không hề lập lại một quy trình nhất quán

Nên bất kỳ ai cũng có thể khen chê ưu khuyết của người khác

Và luôn giấu nhẹm đi những bất đắc của mình

*

Mọi mâu thuẫn bất bằng luôn khiên cưỡng và không thể thỏa hiệp

Sự tôn xưng tự thị vị kỷ không khi nào thừa nhận bất toàn của bản thân

Mọi tranh chấp thường diễn ra bởi bên nào cũng có lý

Dẫu rất nhiều là cái lý chỉ vo tròn phạm vi hẹp của cá nhân

*

Cho dù bao thế hệ bao màu da bao cảnh giới

Thì cũng không ngoài tính trêu ngươi cắc cớ mà tạo luật đã cố tình

Nên có bao huấn giáo thiện tâm nhất cũng chỉ là vệt kẻ chì rất nhạt

Mèo vẫn mèo hổ vẫn hổ dù áo khoác ngoài có na ná xem xem

Đàm Lan


Chưa Đủ

Khi bạn kể lại một câu chuyện tình trong nước mắt

Là trái tim vẫn đang còn thổn thức tiếng yêu thương

Bạn xa Người

Người xa bạn

Rẽ cánh uyên ương

Chỉ vì một lẽ thôi. Là : Chưa đủ

*

Chưa đủ ấm để bờ môi mềm mọng

Chưa đủ say để riết một vòng tay

Chưa đủ mặn để tan hòa tâm thức

Chưa đủ đằm để xóa những nhăn nheo

*

Một cuộc đời kinh qua cầu mấy nhịp

Đã đôi lần trộm nghĩ chắc nhân duyên

Chỉ thế thôi chưa đủ trọn một miền

Còn phải có những trầm luân tấc dạ

*

Dù bạn đã từng đau chiều ly biệt

Tái tê lòng hối tiếc lẫn chua cay

Bạn vẫn thầm gối mộng gọi tình say

Và giọt đắng rợi chan hòa mi ứa

*

Rồi bạn sẽ thôi không còn kể nữa

Câu chuyện lòng bạn gấp mép bỏ vào ngăn

Thoáng một ngày ký ực chợt băn khoăn

Ừ thì đã…

Mà thôi

Ngày xa quá…

Đàm Lan

Gần Xa Ngắm Ngợi

Bao chìm bấy nổi triệu lênh đênh

Vàn vàn kiếp phận bập bênh

Phó mặc tay trời vung vẩy

Biết mấy gian nan

Biết mấy gập ghềnh

*

Có thể không vừa tai khi nói

Đời người ta ít nhất phải gặp bão đôi lần

Mới biết yêu biết trân trọng tình thân

Biết cái khó cái khổ từ nhiều nơi khác

Biết để thấu để răn mình chừng mực

Trong những niềm vui

Trong những nỗi buồn

Bởi trên đời khắp khắp cảnh tang thương

^

Đâu cứ muốn bình yên là sẽ được

Cuộc sống đôi khi là những lần đánh cược

Mất rất nhiều mà được chẳng bao nhiêu

*

Nhưng vẫn sáng trưa

Vẫn tối chiều

Đầy khôn dại vẫn dọc dài để sống

Có lắm hư vinh

Có đầy ảo mộng

Cũng cuộc đời năm tháng đi qua

Đàm Lan


Chiêm bao

Hiện lên hờn dỗi... rồi đi

Giận chi cách mặt, trách chi khuất lời.

Nào tôi đâu có đứng ngồi

Với em... chỗ vắng, lúc trời che mưa

Nào tôi đâu có bao giờ

Bỏ em đột ngột bơ vơ giữa đường

Một thời bồng bột nhớ thương

Hợp tan cũng một lẽ thường ấy thôi

Nước mây tình tuổi đôi mươi

Mà trôi nổi đến cuối đời... lạ chưa?

Mỗi lần qua đoạn đường xưa

Chỉ mong một thoáng bất ngờ thấy em

Nỗi gì khắc khoải không yên

Đập như giọt đắng trong tim thế này

Xa nhau mấy chục năm nay

Gần nhau dù một phần ngày cũng không

Tôi có vợ. Em có chồng

Cả hai cùng sắp nên ông nên bà

Một xa thì đã là xa

Giày vò nhau nữa để mà làm chi

Rừng thưa, lá đã bay đi

Lòng như khoảng trống mỗi khi trở trời

Nói chi thì cũng thế thôi

Cầu xưa dã lỡ nhìp rồi, biết sao

Ốm đau nào biết thế nào

Người dưng thì cứ việc vào mà thăm

Mơ hồ núi cách sông ngăn

Muốn làm cũng chẳng được làm người dưng...

Thương không phải. Nhớ không đừng

Rung cây lại ngại động rừng, đó em

Đành thôi.

Bằng sự im lìm

Đi trong giấc mộng mà tìn đến nhau...

Xóm Giếng, 22-4-1988
Trần Nhuận Minh



DREAMING

Appearing and looking sulky... then left

Why getting angry without meeting and why
reproaching without saying anything

I’m not standing and sitting

With you... in a deserted place while it rains

Well! Have I ever

Abandoned you forlorn on the way

A time of ebullient love and regret

Uniting and separating is a quite ordinary matter

A floating and cloudy teen-age’s love

That drifted till the last days of one’s life...

isn’t it so strange?

Each time I cross the old road of yore

I do hope to suddenly get a glimpse of you

What a restless sentiment

Beating in my heart like a drop of bitterness

We’ve been separated during these last few tens years

And aren’t able to be together even for just a mere
part of the day

I’ve my wife and you’ve your husband

We both are about to become grandparents

A separation has been a separation

Why should we continue to persecute each other

In the thinly planted wood, the leaves had flown away

My heart is like an empty spot each time

the weather changes

It would still be the same whatever one can say

Our love has been an irreconciliable one,

what’s to be done

How can we know about being sick

and about

illnesses

Unrelated people can go ahead to visit

Mountains and rivers vaguely separate us

Even wishing to be unrelated, we still cannot do so...

Although it isn’t love, we still cannot stop

thinking of each other

Wanting to pull at a liana, but I’m afraid the whole

jungle would stir

Well, be it so

Through a doziness

Let’s travel in a dream to join each other...

Xóm Giếng (water well) hamlet 22-4-l988
Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn


Yêu, thuốc tiên chữa bệnh

Có thể bạn chưa tin nhưng nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất không phải là hóa trị hay bất kỳ loại thuốc trị ung thư nào.

Sau khoảng thời gian tiếp xúc với nhiều bệnh nhân từ nhiều quốc gia trên thế giới, Tiến sĩ David Hawkins - một bác sĩ rất nổi tiếng tại Mỹ cho biết, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”, thay vào đó là “khổ, hận, phiền muộn”.

Điều này có thể khiến nhiều người trong chúng ta không tin nhưng đây là kết luận hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Sau 20 năm nghiên cứu về cơ và vận động học, tiến sĩ Hawkins đã phát hiện ra “ý nghĩa của thang bậc chỉ số rung động trong cơ thể con người từ 1 đến 1000”. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.

Theo đó, những người có suy nghĩ tiêu cực thường rất hay bị bệnh. Đó là những người có chỉ số rung động dưới 200.

Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn.

Phát hiện mới tại Mỹ cho thấy điều mà tế bào ung thư sợ nhất chính là "tình yêu".

Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe con người. TS Hawkins đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau.
Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có:

- quan tâm đến người khác,

- giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện,

- bao dung, độ lượng, v.v.

Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

- Mặt khác, người có tính căm ghét, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp. Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.

Lý luận cho điều này, tiến sĩ Hawkin cho biết những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong quá trình trách móc người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Tiến sĩ Hawkins cho biết trong cuộc đời của mình, ông chưa gặp ai có tần số rung động đạt ở mức cao nhất, 1000. Những người mà ông ấn tượng nhất cũng chỉ đạt mức 700. Năng lượng trong cơ thể họ rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của cả khu vực xung quanh.

Nghiên cứu về chỉ số rung động của tiến sĩ David R.Hawkins.

Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Teresa lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và cảm động từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực, không chỉ làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi.

Một trường hợp cụ thể nhất về tác động của tình yêu với các tế bào ung thư chính là nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản. Khi bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn.

Cuối cùng, ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Kết quả hết sức bất ngờ và nằm ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. Đây chính là bản chất của cuộc sống: Tình Yêu.

Các nhà khoa học cho biết, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’.

Zen - Bùi Đẹp st.



Quốc gia nào thông minh nhất Thế giới?

Khái niệm thông minh ở đây không đề cập đến chỉ số IQ của người dân, chất lượng giáo dục tổng thể. Tiêu chí để xếp hạng thông minh ở đây là thành tựu, phát minh của quốc gia đó đóng góp cho nhân loại và cụ thể là số giải Nobel của quốc gia đó.

Dựa trên số giải Nobel đã được trao, trang The Richest đã tổng kết 10 quốc gia thông minh nhất.

Giải Nobel cao quý là tiêu chí xếp hạng các quốc gia thông minh nhất.

Cho đến thời điểm này, chỉ có 876 cá nhân đã từng nhận giải Nobel tương đương với khoảng 1,2 triệu tiền thưởng (năm 2012). Vậy quốc gia nào có nhiều người được nhận giải Nobel nhất ?

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia thông minh nhất thế giới.

10. Italy – 20 giải

Michelangelo, Galileo, Machiavelli, Leonardo da Vinci là những thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tuy nhiên họ qua đời trước khi giải Nobel ra đời. Dẫu vậy, nước Ý vẫn vinh dự sở hữu tới 20 giải Nobel với những cái tên như Guglielmo Marconi và Enrico Fermi đã đoạt giải Nobel vật lý cho phát minh về bom nguyên tử.

Riêng Fermi có một nguyên tố trong bảng tuần hoàn mang tên ông (nguyên tố thứ 100).

9. Áo – 21 giải

Mặc dù chỉ xếp thứ 9 về số lượng giải Nobel nhưng quốc gia này sở hữu tới 7 giải Nobel cao nhất. Ðóng góp này là nhờ những nhà khoa học nổi tiếng như Erwin Schrodinger và Friedrich Hayek với phát hiện về tiền và nền kinh tế, giúp châu Âu cải tổ nền kinh tế những năm 1970.

8. Canada – 22 giải

Phát minh insulin cứu giúp hàng triệu người bị tiểu đường là của người hùng Canada Sir Frederick Banting vào năm 1921. Ông cũng là một trong những người trẻ nhất từng nhận giải thưởng Y học cao quý này.

Lester B.Pearson – Thủ tướng thứ 14 của Canada đã từng nhận giải Nobel hòa bình vào năm 1957 khi giúp đỡ Liên Hiệp Quốc giải quyết khủng hoảng kênh đào Suez. Sự thông minh của người Canada nằm ở lòng nhân từ và sự khéo léo của họ.

7. Nga – 23 giải

Không kể đến Dostoyevsky và Pushkin – 2 nhà văn lớn nhất của nước Nga chắc chắn sẽ đoạt giải Nobel nếu họ sống ở thế kỷ 19, nước Nga vẫn tự hào là quốc gia sở hữu những thành tựu văn học lớn nhất của nhân loại.

Nhà sử học Aleksandr Solzhenitsyn người Nga đã vinh dự nhận giải Nobel khi viết lại bộ lịch sử hoành tráng của dân tộc. Nước Nga cũng đi tiên phong trong ngành điện tử, lượng tử, bức xạ điện từ, chất bán dẫn cùng nhiều phát minh vĩ đại khác (hơn một nửa giải Nobel của nước Nga thuộc lĩnh vực Vật lý).

6. Thụy Sĩ – 25 giải

Thụy Sĩ là quốc gia có tỷ lệ giải Nobel trên tổng dân số cao nhất thế giới, đánh bật Nga và Canada. Nhà khoa học vĩ đại nhất của Thụy Sĩ là Einstein. Mặc dù ông sinh ra tại Ðức nhưng phần lớn cuộc đời ông sinh sống tại Thụy Sĩ, hưởng nền giáo dục của Thụy Sĩ.

Nhà vật lý hóa học vĩ đại Einstein là người Thụy Sĩ.

Hội chữ Thập đỏ thành lập tại Thụy Sĩ đã ba lần giành giải Nobel.

5. Thụy Ðiển – 29 giải

Không ngạc nhiên khi Thụy Ðiển lọt danh sách này. Ðây là quê hương của Alfred Nobel. Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Ðiển là cái nôi sản sinh ra những nhà khoa học đạt giải Nobel. Những nhà khoa học nổi bật là Hannes Alfven với phát hiện về từ trường của Trái Ðất, Svante Arrhenius người sáng lập ngành lý hóa và từng là Giám đốc Viện Nobel tới tận khi ông qua đời.

4. Pháp – 59 giải

Người Pháp có rất nhiều giải thưởng Nobel trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật, triết học, văn học, … Nước Pháp có tới 59 giải Nobel trong đó có thiên tài thời trang Jean Paul Sartre đã từng từ chối nhận giải Nobel năm 1964 vì không muốn công việc của mình bị thể chế hóa.

Marie Cuire là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất giành giải Nobel trên hai lĩnh vực là Vật lý năm 1903 và Hóa học năm 1911.

3. Ðức – 104 giải

Người Ðức luôn khiến cả thế giới nể phục trước trình độ cơ khí.

Các nhà khoa học người Ðức tiêu biểu là Max Planck, người chiến thắng vào năm 1918; Milton Friedman - người có ý tưởng thực tế cải thiện chính sách kinh tế châu Âu năm 80 và Henry Kissinger, người đã giành được giải thưởng Hòa bình khi thuyết phục người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

2. Anh – 121 giải

Hầu như năm nào người Anh cũng có một giải Nobel thuộc lĩnh vực nào đó. Các nhà văn như Rudyard Kipling, Bertrand Russell, William Golding và VS Naipaul đã đóng góp những thành tựu văn học vượt trội cho nước Anh.

Thủ tướng huyền thoại Winston Churchill đã từng giành giải Nobel văn học và lịch sử và Peter Higgs đã từng giành giải Nobel vật lý hiện đại. Ronal Ross đã giúp nhân loại thoát khỏi bệnh sốt rét.

1. Mỹ - 356 giải

Mỹ nắm giữ một phần ba số giải Nobel đã được trao. Không một ai có thể phủ nhận đóng góp của người Mỹ với nhân loại.

Martin Luther King Jr. đã giành giải Nobel khi đòi quyền lợi cho công dân, Sinclair Lewis và Ernest Hemingway; Richard Feynman, cha đẻ của điện động lực học lượng tử, Francis Crick và James Watson phát hiện ra DNA là những phát minh vĩ đại nhất của người Mỹ đóng góp cho nhân loại.

Phương Thảo - Hoàng Chúc st.


27 lý do khiến chúng ta nên cười mỗi ngày

Chúng ta cần phải tạo lý do để cười... nếu chúng ta muốn có một ngày vui...

1- Cười là một thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn bệnh tâm hồn.

2- Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.

3- Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.

4- Cười làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ, lanh lợi và thêm lòng yêu thương.

5- Cười làm cánh cửa cảm thông rộng mở thật dễ dàng với mọi người.

6- Cười mím, cười nụ, cười ra tiếng làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.

7- Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, tan biến những căng thẳng.

8- Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái và an lạc.

9- Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phản ứng kịp thời.

10- Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh và thêm khả năng sáng tạo mọi việc.

11- Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.

12- Cười nhiều tránh được buồn nản, dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.

13- Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn, là biết nghệ thuật sống.

14- Cười dễ vui theo cái vui của người khác, hoan hỉ như mình thành đạt vậy.

15- Cười có thể làm tan di nỗi bực mình, buồn phiền của người đối diện.

16- Cười giúp ta vui sống hiện tại, quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.

17- Cười giúp ta trở về với chính mình, tức là thực sự trở về đời sống mới.

18- Cười có nhiều lợi ích cho ta về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.

19- Cười giúp hồn nhiên tươi sáng,có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.

20- Cười giúp các tế bào loại T trong máu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.

21- Cười làm giảm phong thấp, các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.

22- Cười làm giảm các chất hóc môn (cortisone) trong thận, sẽ sống khỏe hơn.

23- Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.

24- Cười giúp tống khứ các khí dơ, thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.

25- Cười làm tăng máu, chống viêm khớp, làm con người luôn tỉnh táo.

26- Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện, thấu suốt mọi sự vật.

27- Cười giúp những nét phiền muộn tan biến, gương mặt trở nên tươi trẻ ra

Tú Vũ - Đổ Thiên Thư st.


THỜI TRỜI

Diễn tiến việc đời, có khi có ta mà cũng có trời ở bên trong. Nếu không có việc kiêu ngạo do máu mê cờ bạc thu hết tiền thuế thì ông đâu dám đi làm ăn cướp rồi làm loạn mà trở thành Thái Đức Hoàng Đế của nhà Tây Sơn. Nhưng cũng có những kẻ mê cờ bạc thu hết tiền, đi làm ăn cướp thì bị bắt, bị tù đày đến thân tàn ma dại rồi chết.

1. Việc nhà Lý chuyển sang nhà Trần

Lý Cao Tông, vì nghe lời gian thần giết công thần nên sanh loạn, vua Cao Tông chạy một đường, thái tử Sam chạy một ngã. Vô ở nhà Trần Lý, thấy con gái Trần Lý đẹp nên lấy và phong quan tước cho cha vợ và cậu vợ… Vua Cao Tông mất, Thám Tử Sam lên ngôi tức là Lý Huệ Tông. Ngài sai rước Trần Thị về phong làm nguyên phi, sau đó phong quan tước cho anh vợ, cậu vợ… Quyền hành triều Lý bắt đầu vô tay họ Trần. Lý Huệ Tông chỉ có hai người con gái chớ không có con trai. Ngài truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa lức là vua Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Triều đại nhà Trần bắt đầu. Trong công cuộc chống quân Nguyên xâm lược, nhà Trần đã lập được những chiến công lừng lẫy làm rạng danh cho dân tộc Việt. Chẳng qua là do trời xui khiến nên như vậy.

2. Vua Quang Trung với trận Đống Đa

Ngày 30 tết, vua Quang Trung qua sông Giản Thủy. Nghĩa quân nhà Lê tan rã hết. Đến huyện Phú Xuyên, Tây Sơn bắt sống hết nghĩa quân nhà Lê và toán quân tàn đóng ở đó. Nữa đêm mùng ba tết, Tây Sơn vây đồn Hà Hồi rồi bắt loa gọi, quân dạ rầm cả lên, quân Thanh sợ và đầu hàng hết. Sáng mùng 5 tiến đánh đền Ngọc Hồi. Trong đồn bắn ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ba miếng ván ghép lại, quấn rơm ướt bên ngoài. Mỗi tấm cho hai mươi người có giắt dao nhọn khiêng đi. Có hai mươi người với khí giới núp phía sau. Đến cửa đồn, họ bỏ ván, tất cả xông vô. Trời tối mịt, quân Thanh đốt thuốc súng, khói mù mịt bốc ra, gió bắc thổi tới, quân Tây Sơn mờ mắt không tiến đánh được. Thế trận tưởng dừng lại, bỗng trời quay sang gió Nồm. Gió tạt khói về phía địch, quân ta ào ào tiến lên phía cửa đồn tràn vô như nước, đánh giết thật hăng, quân Thanh cắm cổ chạy. Ngọc Hồi thất thủ. Quân Tây Sơn tiến về Thăng Long, các tướng Trương Sĩ Long, Thượng Duy Thăng, Hứa Thế Hanh tử trận hết. Quân ta tiến lên vây đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ mà chết. Vua Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị vượt cầu phao chạy sang tàu. Trưa ngày mùng 5, Quang Trung vô thành Thăng Long. Trận đánh kết thúc.

Ta thấy rằng sáng mùng 5 đánh đồn Ngọc Hồi, nếu trời không trở gió Nồm thì e rằng quân Tây Sơn bị đánh tan cũng nên.

3. Nguyễn Phúc Ánh với trận bão nên thoát nạn

Năm 1783, vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ vô đánh, Nguyễn Vương rước vương mẫu và cung quyến ra Phú Quốc. Nguyễn Huệ lại đánh Phú Quốc, Nguyễn Vương chạy về Côn Nên. Tây Sơn vây Côn Nên, nhờ có cơn bão đánh đắm thuyền Tây Sơn nên Nguyễn Vương thoát khỏi trùng vây chạy về đảo Cổ Cốt rồi lại trở về Phú Quốc. Nếu không có cơn bão, Nguyễn Ánh khó thoát khỏi trùng vây và có khi cũng nguy tới tính mạng.

4. Nguyễn Phúc Ánh với nước ngọt giữa biển

Trong thế cùng lực tận, Nguyễn Vương đưa con là hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện và ngài đi sang Xiêm. Ngài nhắm hướng Xiêm La tiến phát. Nhưng mới đi một đoạn thì bị thuyền Tây Sơn đuổi theo. Ngài kéo buồm và tăng tốc chạy về hướng Đông. Lênh đênh trên biển. không biết phương hướng nào hết. Thuyền hết nước, chỉ còn chờ chết. Nguyễn vương ngửa mặt lên trời và vái: “Như tôi có mạng làm vua, xin cho thuyền ghé vào trong bờ để cứu tánh mạng mấy người trong thuyền. Nếu không thì thuyền chìm xuống biển, tôi cũng cam tâm”. Gió lặng, sóng yên, bỗng thấy nước chia ra dòng trắng, dòng đen và một vùng nước trong. Có người trên thuyền múc uống thử và la lớn: “Nước ngọt, nước ngọt!”. Mọi người cùng múc uống. Ngài khiến múc bốn năm chum. Sau đó nước mặn trở lại.

Ta vẫn biết biển đông có một dòng nước ngọt do băng tan ở Bắc Băng Dương chảy xuống. Nhưng ai biết được vị trí của dòng nước này. Sau lời vái, trời dong đất duỗi, thuyền tôi vô dòng nước này. Sau khi múc đầy mấy chum hoặc dòng nước chảy lệch đi, hoặc thuyền trôi lệch đi mà cũng có thể nước mặn tràn vô khỏa lấy cũng nên. Cái may này có lẽ cùng phải gọi là cơ trời khiến như vậy.

5. Kim Ngột Truật vượt sông Hoàng Hà giống sự cố Quách Ngạn Oai thời hoạt nhà Hậu Hớn

Sông Hoàng Hà là con sông lớn nhứt nước Trung Hoa. Ngày xưa vượt sông này rất khó. Đến đời vua Vũ nhà Hạ, Hán tộc mới vượt được sông này ở khúc hẹp nhứt gần sông Vị. Khi Thái tử tước Kim là Ngột Truật được phong là Xương Bình Vương Tảo Nam Đại Nguyên Soái đem quân rầm rộ sang xâm lấn Trung Nguyên, tới sông Hoàng Hà, nước sông cuồn cuộn khó vượt qua, bỗng trời trở lạnh bất thường . Quân sư hấp mô xi nói: “Xưa Quách Ngoạn Oai đem lính về triều đoạt thiên hạ nhà Hậu Hớn, tới sông Hoàng Hà này, trời bỗng trở lạnh, nước sông đặc cứng nên Quách Ngạn Oai vượt sông mau, rồi tiến lẹ về đến Biện Kinh, triều đình nhà Hậu Hớn trở tay không kịp mà mất”. Nay, trời lạnh như vầy, biết đâu trời giúp chúa công. Xem sông Hoàng Hà, nước đặc cứng, Ngột Truật thúc quân lẹ vượt sông và tới Biện Kinh bắt các hoàng từ và cả vua nhà Tống đưa về Bắc.

Xem sự thế như vậy, dẫu nói rằng có bàn tay của Trời giúp là mê tín dị đoan nhưng các sự kiện, diễn biến như nêu trên kể cũng khó lý giải lắm.

Khánh Hội – Quận 4 Sài Gòn, ngày 26.4.2020

Phạm Hiếu Nghĩa

Tài liệu tham khảo:

- Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim tái bản năm 2012.

- Nhà Nguyễn chín chúa mười ba vua – Tác giả Thi Long xuất bản năm 2000.

- Phi Long diễn nghĩa do Trương Minh Chánh dịch.

- Một số kiến thức còn sót lại của thời học trò.

Phụ bản III

Sống cũng vui mà chết cũng vui.
Rất có lý và thực tế, mời đọc.

CHUYỆN ÔNG TƯ CHẾT MÀ VUI

Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tĩnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông.

Nếu có ai biết ông Tư đang cận kề cái chết mà ái ngại cho ông, thì ông cười vui mà an ủi họ - chứ không phải là họ an ủi ông - rằng, nếu tin theo đạo Chúa, thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết ?

Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai ? Và nếu nói theo đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cái xác thân ở trần gian, có thể ví như bộ áo quần ta mang, khi nó đã sờn cũ, xấu xí, rách rưới mục nát rồi, thì nên bỏ đi, mà mang bộ áo quần khác, đại ý nói đi đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn.

Ông Tư nói với bạn rằng, thân xác ông bây giờ như cái quần đã mục mông, rách đáy, không còn che được cái muốn che, thì phải bỏ đi, không xài nữa là hơn.

Bởi vậy, ông bình tĩnh đón chờ cái chết cận kề. Khi biết ông bị ung thư sắp chết, thì phút đầu tiên, ông lặng người đi. Nhưng rất mau sau đó, ông nghĩ ra rằng bây giờ chỉ còn hai con đường để lựa chọn.

Một là rầu rĩ bi ai, than thân trách phận, oán thán trời đất, làm cho những ngày ngắn ngủi còn lại trở thành u ám, khổ sở, muộn phiền. Hai là bình tĩnh chấp nhận điều không thể tránh được với thái độ tích cực, lạc quan, vui vẻ. Làm cho những ngày còn lại thành tươi vui, tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Khi ra đi sẽ không có chút tiếc thương vướng bận.

Ông chọn con đường sau, nên không buồn bã, không hoang mang, không bi ai. Ông thấy cuộc đời bỗng đáng yêu hơn, đẹp hơn. Ông mở lòng vui vẻ đón nhận từng thời khắc, từng ngày còn lại.

Mỗi sáng dậy, ông ca hát nhạc vui, và nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi nhắm mắt nằm xuống, thì dù có muốn tử tế với những người thân thương, cũng không còn làm được nữa.

Ông Tư dặn thêm vợ rằng đừng đăng báo, không đăng cáo phó gì cả. Đừng làm rộn, bận trí bà con gần xa, buộc họ phải thăm viếng. Không nên để phiền ai phúng điếu chia buồn. Ông đưa tờ báo cho bà, và nói:

Em nhìn vào mấy cái cáo phó nầy đây, đọc thấy buồn cười : Chúng tôi đau đớn báo tin cho thân bằng quyến thuộc: Ông Nguyễn Văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày , tháng, năm, hưởng thọ 82 tuổi... Được Chúa gọi thì phải vui mừng, sung sướng, chứ sao lại đau đớn báo tin ? Về với Chúa là khổ lắm sao ? Có đi tù cải tạo đâu mà đau buồn ?

Đáng ra phải cáo phó bằng câu : " Chúng tôi hoan hỉ báo tin cùng thân bằng quyến thuộc rằng, Ông Nguyễn văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày, tháng, năm,..". Và đây, một cáo phó khác, cũng " khóc báo " với thân bằng quyến thuộc là thân nhân chúng tôi đã về cõi Phật. Về cõi ma vương quỷ sứ mới khóc báo, chứ về cõi Phật, sướng quá, mà khóc cái nỗi gì ?

Mất cái gì mới ngại, chứ mất cái khổ đau hành hạ, thì cầu cho mất sớm, mất đi càng nhiều càng mau, càng tốt. Anh nghe nói người Lào có quan niệm rất hay về lẽ sống sự chết. Khi trong gia đình có người chết, họ không bao giờ khóc lóc rầu rĩ, mà bình tĩnh an nhiên, chắc rằng họ đã thấm nhuần cái lẽ thâm sâu của Phật giáo, biết chết là giải thoát, rũ sạch nợ đời.

Cuộc đời, có thể ví như một đêm, không đi ngủ lúc chín mười giờ, thì mười hai giờ, một giờ sáng cũng phải đi ngủ. Nếu đêm không vui, thì tội gì không đi ngủ sớm cho khỏe, mà phải thức để nỗi buồn gặm nhấm.

Nếu đêm nay đau răng thì cố thức làm gì, ngủ sớm đi mà quên đau. Nhiều người sống với thái độ như sẽ không bao giờ chết, cho nên tích tụ của cải, bao nhiêu cũng không vừa, làm nhiều điều không đúng, không phải. Bởi vậy , khi biết mình sắp chết, thì hốt hoảng khóc lóc, bi ai, mà vẫn không tránh được. Nhiều vị vua chúa đời xưa cũng muốn sống đời, nên uống thuốc trường sinh, mà ngộ độc chết sớm.

Thấy ông tươi vui, người biết ông có bệnh sắp chết, cũng quên mất là ông đang bệnh, người không biết bệnh trạng của ông, thì ông cũng không muốn nói ra làm gì. Ông đưa bà và hai con đi chơi một chuyến trên du thuyền. Ông tham gia các cuộc chơi tập thể trên du thuyền như hát hò, nhảy múa ca hát, tham gia các buổi hòa nhạc, uống rượu, cho đến khi mãn cuộc. Ông vui vẻ, bình tĩnh đến nỗi nhiều khi bà quên mất là vợ chồng không còn bên nhau bao lâu nữa.

Ông Tư chuẩn bị tinh thần cho vợ, cho con, để chấp nhận một sự thực không tránh được. Chấp nhận với sự bình tĩnh, sáng suốt, không vui vẻ nhưng không bi ai. Có người nói cho ông Tư nghe về kinh nghiệm của những kẽ đã chết thật rồi, mà sống lại nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết, thì thấy mình đi vào một vùng ánh sáng lạ, rất hân hoan sung sướng, khoái cảm tràn trề. Bởi vậy, nên người đã trải qua cận tử, thì không còn sợ chết nữa, mà đón nhận như là một ân huệ của trời đất.

( Về việc đóng tiền cho người khác để mua hòm và mai táng )

Kêu gọi thì tôi đóng tiền, chứ thực tình trong lòng tôi nghĩ khác. Chết thì hỏa thiêu là đẹp nhất, tốt nhất và lại vệ sinh. Chôn xuống đất cho dòi bọ nó rúc rỉa, cho sình thối chứ có được gì. Một vạn cái xác, mới có được một cái không thối rữa, mà cũng khô đét nằm nhăn răng ra, hôi hám xấu xí. Nằm chật chội trong tối tăm âm u, dưới đất lạnh lẽo, chứ có sung sướng gì đâu.

Rồi lâu ngày, thịt da cũng rữa, xương cũng mục. Được bao nhiêu năm ? Mà cứ nghĩ kỹ xem, nếu mỗi người chết phải có một nấm mồ chừng hai thước vuông, thì trên thế giới nầy từ triệu năm trước đến nay, và nhiều triệu năm sau nữa, tỉ tỉ người đã chết và sẽ chết, lấy đâu ra đất mà chôn. Không lẽ cả thế giới nầy chẳng còn một tấc đất mà trồng trọt, nhịn đói chết hết sao?

Nhiều xứ văn minh hiện nay, người ta thiêu xác. Bên Nhật, bên Tàu, Ấn Độ và nhiều xứ khác nữa, người chết được hỏa thiêu. Đạo Phật chính tông, thì các tăng ni đều được hỏa táng, nhưng những người theo đạo Phật nửa vời, thì lại chôn cất. Bày đặt ma chay linh đình cho thêm tốn kém.

Bạn ông Tư hỏi : - Có phải người theo đạo Chúa không dám hỏa táng ? Nghe đâu họ tin có ngày phán xét cuối cùng, và được sống lại. Bởi vậy nên phải giữ thân thể, không muốn thiêu tan thành tro bụi.

Ông Tư cười lớn nói :

- Chờ đến ngày phán xét cuối cùng, thì sắt đá cũng đã mủn ra tro bụi, nói chi đến cái thân xác mong manh? Có lẽ những kẻ mê tín, kém hiểu biết, diễn dịch sai ý nghĩa của kinh Thánh chăng ? Mà dù cho xương cốt có còn, thì cũng chỉ là bộ xương cũ mục, làm sao mà sống lại trên bộ xương đó được ?

Bởi thế, nên tôi cho hỏa thiêu là sạch sẽ và tiện lợi nhất.

Câu chuyện bàn rộng đến phong trào Việt Kiều về quê xây lăng mộ cho thân nhân, cho tổ tiên, đến nỗi có nhiều làng thi đua xây cất cho nguy nga, cho to lớn. Thấy lăng mộ người khác lớn hơn, thì đập cái cũ ra, xây lại cho lớn, cho đồ sộ hơn. Có nơi người ta đặt tên là Làng Ma, vì toàn cả lăng mộ.

Ông Tư cho rằng, xây lại mồ mả cho tổ tiên để báo hiếu, cũng là một hành động tốt, không có chi sai trái. Nhưng thi đua nhau xây và xây cất có tính cách phô trương thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Liệu những phần mộ kia đứng vững được bao nhiêu năm, và còn được con cháu chăm sóc đến bao giờ ?

Rồi cũng có ngày trở thành hoang phế, chẳng ai đoái hoài đến, mà mục rữa với thời gian. May ra, những nơi thiêng liêng như đền quốc tổ Hùng Vương, lăng mộ các bậc anh hùng giữ nước, dựng nước, mới được con cháu tiếp tục tu sửa chăm nom. Thế mà cũng có nơi còn tả tơi, tàn tạ, không ai chăm nom.

Huống chi mình, là thứ thường dân, vô danh tiểu tốt, chưa làm được gì. Chưa kể những kẻ là tội đồ của dân tộc, bày đặt xây lăng ướp xác, như các ông lãnh tụ cộng sản từ Âu sang Á, từ từ rồi mồ mả cũng bị phá bỏ , san bằng. Bởi thế, ông Tư dặn vợ con đừng xây mộ, tạc bia cho ông làm chi.

Ông Tư mượn bài thơ của ông bạn về đánh máy và sắp xếp lại cho đẹp, in ra nhiều bản, phóng ra một bản lớn, để dành khi ông chết sẽ sử dụng.

Chỉ bốn tháng, sau khi được báo tin ung thư, ông Tư qua đời mà không đau đớn nhiều, không dùng hóa học trị liệu trước khi chết. Có người mách cho ông nhiều loại thuốc ngoại khoa, ông cũng dùng thử.

Trong giới bạn bè thân tình, có người nói là ông Tư đã tự chọn lấy con đường ra đi nhẹ nhàng, không để bệnh hoạn hành hạ trước khi chết. Ông Tư thường đùa rằng, còn nước thì còn tát, biết là dù có tát thì thuyền cũng chìm, thì quẳng gàu đi cho đỡ mệt trước khi thuyền chìm.

Bà con bạn bè đến viếng tang ông Tư tại nhà, khi bước vào cổng, họ cố sửa soạn lại bộ mặt cho có vẻ buồn rầu, nghiêm nghị, để hợp với cảnh tang ma, dù trong lòng họ không có chút bi ai nào. Nhưng họ nghe có tiếng nhạc vui đang rộn rã vẳng ra từ bên trong, hòa với tiếng nhạc là tiếng cười vui vang vang, tiếng ồn ào. Người nào cũng giật mình, vội vã xem kỹ lại số nhà, sợ đi lầm.

Vào nhà, mỗi khách viếng tang được phát một tờ giấy màu hồng, bên trên ghi bài thơ Khi Tôi Chết . Bài thơ cũng được chụp phóng lớn, dán trên tấm bảng che kín cả một bức tường. Khách và chủ đang vui vẻ chuyện trò, cười đùa.

Không thấy quan tài ông Tư đâu cả. Trên bệ thờ có cái ảnh ông Tư phóng lớn, miệng cười toe toét, tóc bù gió lộng. Trước tấm ảnh có cái hộp vuông chứa tro xương của ông Tư. Tiếng nhạc vui vang vang từ máy hát. Bài thơ in đậm nét:


Khi Tôi Chết

Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoải mái
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.

Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó,
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẻ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.

Nếu có khóc, khóc cho người còn lại,
Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.

Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,

Trỗi nhạc vui cho người người ý thức,
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.

Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.

Khi tôi chết đừng ma chay đình đám,
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.

Thì cũng C, H, O, N kết lại,
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.

Khi đọc xong bài thơ, có người thì mỉm cười, có người vui hẳn, và nói chuyện oang oang. Họ cho rằng bài thơ đã nói hết ý nguyện của người chết. Người chết không muốn bạn bè buồn rầu, thương tiếc, thì việc chi mà lại làm bộ, gượng gạo tạo ra nét buồn khổ trên mặt.

Vợ con người chết cũng không tỏ vẻ buồn rầu, mà cũng không hớn hở. Không một tiếng khóc lóc, thở than. Nhạc vui vẫn dồn dập phát ra từ máy vang dội. Khi khách đã đến chật nhà, và đúng giờ cử hành tang lễ, bà vợ ông Tư và đứa con trai mặc áo quần trắng đứng chắp tay bên bàn thờ, cô con gái đứng bên tấm ảnh ông, cầm máy vi âm nhoẻn miệng cười và nói :

-Thưa các cụ, cô bác chú dì, bà con bạn bè thân thiết xa gần, chúng tôi xin cám ơn quý vị đã có lòng đến viếng tang Ba chúng tôi. Tang lễ nầy làm theo ý nguyện của người quá cố. Không làm tang lễ theo tục lệ bình thường, vì sợ trái với ước vọng cuối cùng của Ba chúng tôi. Chúng tôi xin nhận lấy mọi lời trách móc nếu có từ bà con bạn bè.

Ba chúng tôi đã bình tĩnh và vui vẻ đón cái chết như một sự trở về không tránh được . Trong những ngày cuối của cuộc đời, Ba chúng tôi rất vui, chuẩn bị kỹ cho gia đình và cho chính ông. Ông đã dặn dò chúng tôi, không nên khóc lóc, không nên buồn rầu, vì sự thực không có chi đáng buồn cả. Ông dặn chúng tôi vặn cuốn băng sau đây cho bà con cô bác nghe.

(Ông Tư đọc bài thơ trên )

Giọng Huế của ông Tư đọc chậm và ngân dài những đoạn ông đắc ý : Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó . Ai thay da mãi mãi sống muôn đời, Kẻ trước người sau xếp hàng xuống mộ, biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi. Cuối cùng, có một tràng cười ha ha của ông Tư để chấm dứt bài thơ.

Sau bài thơ, có ba ông người Mỹ, hai ông da đen, một ông da trắng, cầm đàn và kèn trỗi lên mấy khúc nhạc vui, các ông nhún nhẩy uốn éo, nhiều lúc dậm chân xuống sàn. Ba ông cùng lúc lắc, làm hàng một, đi quanh phòng khách, như múa lượn trước bàn thờ ông Tư. Những ông nầy, là bạn chơi nhạc với ông Tư tại các quán ca nhạc ban đêm.

Một bạn thân của ông Tư, quen nhau từ thuở trung học, đại diện bà con, đến trước bàn thờ, vỗ vào hộp tro xương, cười ha hả và nói:

- Tư ơi, ông là số một rồi đó, chả có ai bằng ông. Ông hiểu tận tường lẽ huyền vi của tạo hóa. Sống cũng vui, mà chết cũng vui. Sống cũng dám làm, mà chết rồi cũng dám làm, và làm được. Tôi cũng ước mong rằng, sau khi chết, vợ con làm cho tôi một đám tang như thế nầy, thì vô cùng sung sướng. Tưởng ông nói đùa chơi, ai ngờ làm thật.

Một vị mục sư là bạn thân của gia đình, cũng đến trước bàn thờ, và đoan chắc rằng bây giờ ông Tư đã được về với Thiên Chúa. Ông cho rằng thái độ của ông Tư trước cái chết rất sáng suốt, đáng khâm phục, và đáng được mọi người noi theo.

Một vị sư già, có bà con họ hàng với ông Tư, đã từng viết nhiều sách Phật và rao giảng đạo từ bi, nói trước linh vị :
- Bần đạo không cần đọc kinh cầu siêu cho thí chủ. Bởi linh hồn thí chủ đã thực sự siêu thoát trước khi chết. Thí chủ không vướng bận cõi trần, không hệ lụy vào cái thân xác tạm bợ. Thanh thản ra đi như kẻ đi chơi, thong dong, dễ dàng. Thí chủ đã hiểu thấu đáo cái lẽ vô thường trong đạo pháp.

Mọi người ra về, lòng nhẹ nhàng, tưởng như đi trong mơ. Từ phía nhà ông Tư, còn vang vọng nhạc vui đưa tiễn đám tang khách.

Khi tôi chết, viếng tang đừng buồn bã
Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa ,
Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ,
Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa.

Cuộc đời này chỉ là 1 giấc mơ. Có nhiều người đang sống, nhưng vẫn còn mơ...

Đến khi bịnh hoạn lên giường nằm rồi, mới nhìn lại được quãng đời mình.

Như 1 cuốn phim, quay chậm...

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, họp mặt nào rồi cũng chia xa, hạnh phúc nào rồi cũng ly tan.

Và con người nào rồi cũng trở thành cát bụi. Đây là luật Vô Thường - không ai thoát được.

Có quán niệm được điều này (không qua nói miệng) trong mỗi ngày, trong hành động, và từng hơi thở..

Thì sẽ tìm được hạnh phúc không xa...

Bùi Dung - Hoàng Kim Thư st.



VÀI LỜI TÂM TÌNH VỀ EMAIL
VÀ INTERNET

GS.HCD

Tuy là cái email này ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.

Kính thưa quí bạn,

Tuy là cái email này ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.

Hôm nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày nay chuyện gian dối quá nhiều. Ðã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Facebook, như nhiều lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Ða số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm lắm.

1. Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.

2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft …. Ðược 500,000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.
Hoặc có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ này này trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ. Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...

Hoặc tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.

3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng nhanh, càng nhiều càng tốt”. Tại sao loại email này có hại các bạn tự tìm hiểu. Viết hoài mỏi tay quá rồi.

4. Chuyện thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thỉnh nguyện thư chống một chuyện gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website này này để ký tên thỉnh nguyện thư kêu gọi Lào ngưng xây đập trên sông Mekong, hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng làm một chuyện này chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó là những người tin được không?

Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.
5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Ðịa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hóa hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Quỹ cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.

Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hóa khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người này vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng.

Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit vài chục ngàn đô.

Các bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ thật.

Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.

Mạnh Đoàn st.



Phụ bản IV

Ngâm thơ phòng bệnh

BS LƯƠNG LỄ HOÀNG

Nếu nhiều sử gia vẫn chưa thu thập đầy đủ dữ liệu về thi sĩ Homer, nhà thơ nổi tiếng ở Hi Lạp vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, thì một số thầy thuốc tin chắc như đinh đóng cột ông này phải khỏe mạnh và sống thọ.

Lý do là vì nếu Homer nay đau mai yếu hay chết yểu thì đã không thể hoàn tất nhiều tập thơ dài đến thế. Chỉ nói riêng hai tác phẩm phổ biến là Iliad bao gồm 16.000 câu và Odyssey với hơn 12.000 câu thơ thì thừa hiểu thi sĩ ở thành Athens không chỉ mạnh về tinh thần mà phải khỏe cả thể xác.

Các nhà nghiên cứu sở dĩ quả quyết như thế là do kết quả của một công trình nghiên cứu ở Đức cho thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt ở người mỗi ngày đọc tập thơ Odyssey, đặc biệt là chức năng hô hấp và tuần hoàn. Cũng theo suy luận của thầy thuốc, Homer ngày xưa khỏe mạnh là vì hằng ngày phải đọc đi đọc lại nhiều lần bản thảo. Cũng có thể vì thế mà nhiều “nhà văn” ở nước ta thường đau yếu vì chẳng mấy khi đọc lại bài viết trước khi đăng báo.

Bình thơ như tập dưỡng sinh

Theo quan sát của các nhà nghiên cứu, do âm vận và cú pháp độc đáo của tác giả nên người đọc thơ của Homer bắt buộc phải ngâm nga với giọng trầm và kéo dài. Người đọc vì thế không thể thở nhanh. Thêm vào đó, “thi sĩ” bắt buộc phải hít nhanh và sâu mỗi khi có dịp đến đoạn xuống hàng để tự tiếp hơi. Tập thơ lại rất dài nên buổi bình thơ vô tình trở thành giờ luyện tập kỹ thuật dưỡng sinh hô hấp.

“Nhiều người có thể không cần uống thuốc nếu ngày nào cũng ngâm thơ vịnh nguyệt đủ liều lượng”

Ngày nay, cũng nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực lão khoa nên tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim qua động tác hít vào thật nhanh, giữ hơi rồi thở ra thật chậm đã được chứng minh từ lâu. Dễ hiểu thôi, vì động tác hít vào cho nhanh gây hưng phấn hệ thần kinh phó giao cảm trong khi động tác thở ra thật chậm ức chế hệ thần kinh giao cảm. Kết quả là huyết áp, nhịp tim được điều chỉnh theo kiểu hễ cao thì giảm, hễ thấp thì tăng, hễ nhanh thì bớt, hễ chậm thì hối thúc một cách vừa phải.

Nói cách khác, nhiều người có thể không cần uống thuốc nếu ngày nào cũng ngâm thơ vịnh nguyệt cho đủ liều lượng, chẳng hạn một bài sau bữa ăn. Cũng không nhất thiết phải ngâm thơ mới nên chuyện. Ngay cả thao tác tụng kinh cũng có tác dụng tương tự. Bằng chứng là, theo một công trình thống kê kéo dài nhiều năm ở Ý, tu sĩ siêng đọc kinh ít bị bệnh tim mạch hơn người còn quá tham sân si. Tất nhiên là chỉ khi tín đồ tụng đúng kinh chứ đừng ê a theo kiểu “ông sao tui vậy”!

Tài mệnh thương nhau

Thật ra mượn chuyện về Homer chỉ để... viết báo! Trên thực tế thao tác hô hấp trước sau vẫn là nhân tố quyết định trong tất cả kỹ thuật dưỡng sinh, từ khí công của Trung Quốc bước qua yoga của Ấn Độ. Tập kiểu nào tùy sở thích của mỗi người, nhưng có một điều chắc chắn là không phương pháp nào có thể hiệu quả nếu người tập không hiểu cách thở sao cho đúng để đừng hết thở!

Nếu chú trọng vào “hàng nội chất lượng cao” thì ở nước mình có phương pháp dưỡng sinh của cố bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng. Trọng điểm của phương pháp này cũng là cách thở 3, 4 thì tùy theo nhu cầu luyện tập. Ai muốn học thở theo kiểu “made in Vietnam” có thể đến tập với PGS.TS Phạm Huy Hùng, khoa y học cổ truyền thuộc Đại học Y dược TP.HCM, 221B Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình.

Mấy ai ngâm thơ mà nín thở! Nếu như thầy thuốc nghiên cứu về Homer có lý thì quý độc giả đang có vấn đề với huyết áp, với mạch vành, với stress còn đợi gì nữa mà không thủ sẵn cho mình một tập Truyện Kiều để mượn lời thơ của thi hào họ Nguyễn mà sửa nhẹ thành:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh chắc gì ghét nhau.

Quan Thúy Mai st.


ĐIỆU BUỒN TRĂM NĂM

Truyện ngắn

Uyên ký xong, chưa kịp buông viết, Định đã chồm tới, chộp tờ đơn ly dị, lật đật gấp làm tư, cho vào túi, phòng khi Uyên đổi ý.

Định lạnh lùng đi ra cửa, ngồi trên chiếc Dream 2 bóng lộn, trước khi đề máy, Định tàn nhẫn vẫy tay, nhếch một bên mép “ Bái …bai…!”.

Uyên gục xuống, ôm mặt khóc nức nở. Thế là hết! Hạnh phúc vỡ tan! Mười năm tình nghĩa mặn nồng giờ đây chỉ còn cơn đau bầm gan tím ruột. Ngôi nhà ấm cúng, rộn tiếng nói cười, kể từ nay trống vắng, lạnh lùng. Tất cả đã đổi thay. Từ lúc nào không rõ! Uyên chỉ mơ hồ thấy bất hạnh thoát ẩn thoát hiện bên đời, ra sức đe dọa, công phá, hũy hoại nền móng hạnh phúc gia đình . Và, hôm nay, nó đã hiện nguyên hình. Dù Uyên đã dày công chống trả, xây dựng nhưng vô hiệu. Uyên hoàn toàn thua cuộc và xác nhận điều đó bằng chữ ký trên tờ đơn xin ly dị mà Định đưa ra.

Mười năm qua, Uyên đã đấu tranh không ngừng nghỉ để bảo vệ tình yêu của mình, giữ cho bé Thư một người cha. Uyên cũng có tự ái nhưng cô không muốn cái tôi của mình che khuất bé Thư. Đứa con được tạo hình trong những ngày tháng ngọt mật hương vị tình yêu. Cái thuở đất trời bỗng nhỏ bé hơn cả ánh mắt người tình và cái thế giới đông đảo con người hẳn phải ngạc nhiên vì sự tìm đến nhau của hai kẻ ở hai đầu đất nước . Người Nam, kẻ Bắc. Vậy mà vừa thoáng trông thấy nhau trong giảng đường Đại học, họ đã phải ngỡ ngàng, ngập ngừng chẳng muốn quay đi. Uyên không sao quên được ánh mắt Định lúc ấy. Sâu thẳm, dịu vợi và thu hút. Uyên bàng hoàng ngẩn ngơ đánh rơi cây bút. Nhặt lên, Uyên cứ loay hoay vẽ những đường vô nghĩa trên trang vở, để lời giảng của thầy bay lãng đãng trên vòm cao giảng đường. Mãi đến lúc Đinh gọi “ Cô…sao cô bé không về?”. Uyên mới chợt tỉnh, thẹn thùng nhìn giảng đường vắng ngắt, chỉ còn lại hai người.

Uyên và Định yêu nhau dễ dàng như có duyên nợ từ kiếp trước. Cả hai đều nghèo. Tình yêu đã giúp họ vượt qua khó khăn để cảm thông nhau. Định thường bảo:

- Yêu em, anh vui niềm vui của em, buồn nỗi buồn của em. Vì vậy, anh phải cùng em chia sẻ khó khăn, gánh gồng nặng nhọc.

Định giúp Uyên việc nhà. Anh kèm toán, Tiếng Anh cho hai đứa em Uyên, sửa sang lại mái nhà, chuồng heo, điện đóm…Anh cáng đáng tất cả những việc lẽ ra ba Uyên phải chu toàn. Đằng nầy, ông bỏ mặc những đứa con sớm mồ côi mẹ để chạy theo một mối tình mới. Chúng đói no ra sao cũng được, ông cứ lo hưởng thụ như lúc vợ còn sống. Ham vui và vô trách nhiệm là tính cách bất di bất dịch của ba Uyên.

Chị Thuyền, chị hai của Uyên, đứa con gái lớn của ông chưa tốt nghiệp phổ thông trung học đã rời ghế nhà trường để đi buôn. Một mình chị nuôi bốn miệng ăn. Người thiếu nữ đang xuân lăn xả vào giữa chợ đời kiếm sống. Gió bụi thời gian, gai chông dọc đường mặc tình nhuộm xám ước mơ riêng tư. Chị Thuyền từ chối lời cầu hôn của người yêu để được tự do…nuôi đàn em dại, trong đó có Uyên. Uyên yêu chị lắm! Cô cũng muốn bỏ học để cùng chị lo cho gia đình. Nhưng, chị Thuyền cương quyết bảo “ Một mình chị dừng lại cũng đủ rồi. Em không phải lo! Ráng học thật giỏi. Mai nầy đỗ đạt, giúp gia đình cũng chưa muộn. Biết đâu lúc ấy, chị cũng phải nương dựa vào em.”

Thương chị, Uyên chỉ còn biết chăm học và đã thành công. Kết quả ngoài sức tưởng tượng . Uyên đỗ thủ khoa và được chọn nhiệm sở. Đơn vị công tác của Uyên là một ngôi trường tại trung tâm tỉnh lỵ. Nó đẹp cổ kính và trang nghiêm. Nơi gắn bó với Uyên từ độ ấy đến giờ.

Định cũng được điều về đó. Dạy chung trường, hai người có cơ hội gần gũi, tình yêu càng sâu đậm hơn. Định hỏi cưới, Uyên lưỡng lự. Ra trường, mới có mấy tháng, chưa làm gì được cho gia đình, lẽ nào Uyên đi xây dựng hạnh phúc bản thân. Chị Thuyền biết chuyện, khuyên “Em cứ đi lấy chồng. Đời người con gái chỉ có một thời. Đừng để nhan sắc tàn phai. Gia đình mình đã có chị lo. Em hãy yên tâm”. Uyên phản đối “Tại sao chị hy sinh được mà không cho em làm việc tốt?”. Chị Thuyền bật cười, mắng yêu “Lãng duyên chưa! Chị có hy sinh gì đâu. Em muốn làm việc tốt thì cứ làm. Có chồng rồi làm việc tốt không được sao? Rõ khổ!”.

Vậy là họ cưới nhau. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc tình của Uyên. Định mồ côi cha mẹ, chỉ còn một người thân là chị cả đã lập gia đình tại thành phố. Chị Tâm, chị của Định rất giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng đã gây dựng một cơ ngơi nho nhỏ, có việc làm ổn định, đời sống thoải mái. Vì thế, Định yên tâm. Anh dồn sức lo cho gia đình Uyên. Ai cũng khen Định tốt, Uyên khéo chọn chồng. Hạnh phúc của Uyên làm cho bạn bè phải mơ ước.

Rồi bé Thư chào đời. Hạnh phúc lại nhân đôi. Giữa Uyên và Định có mối dây ràng buộc. Ngôi nhà tràn ngập niềm vui.

Đúng lúc đó, ba Uyên về. Một sự trở về muộn màng, vô tích sự, chẳng ai chờ đợi. Sự có mặt của ông chỉ gợi lại nỗi chua xót đắng cay của những ngày vất vả trước đây. Những bữa cơm chỉ có vài cọng rau xanh, một dĩa nước mắm trong. Những đêm đông giá buốt mấy chị em nằm co vì đói lạnh. Tất cả thao thức chờ cánh cửa bật mở, chị Thuyền về, đứng giữa vùng tranh tối, tranh sáng, nét mặt chị bơ phờ, mệt mỏi nhưng vẫn cố gượng cười, chìa ra những ổ bánh mì nóng hổi, giòn tan. Vừa ăn, Uyên vừa nhớ mẹ và hận thù ba. Uyên tiếc đôi cánh cò đã rũ và giận con đại bàng lại sải cánh bay xa, bỏ mặc chim non trong cơn giông bão.

Ba Uyên quay lại giữa lúc trời quang, mây tạnh. Ông mang theo tuổi già và sự thất bại nhiều mặt. Một lần nữa, ông nhuộm xám khoảng trời xanh của đàn con. Tự biến mình thành kẻ nát rượu, ông kéo gia đình trượt dốc, quay lại cảnh sa sút ngày nào.

Đồng lương có hạn, nhà thêm người, mức chi ngày một tăng. Ngoài giờ lên lớp, hai vợ chồng Uyên phải làm thêm nghề phụ hầu chia bớt gánh nặng cho chị Thuyền. Uyên dọn hàng tạp hóa tại nhà để vừa buôn bán vừa trông chừng con, vừa tiện việc hoàn tất sổ sách , giáo án. Uyên kiếm thêm được một ít tiền nhưng phải đánh đổi nhiều thứ khác: Nhan sắc, uy tín nghề nghiệp, sự sạch sẽ, ngăn nắp trong nhà và thì giờ chăm sóc chồng con.Những chiếc áo đẹp, Uyên cất kỹ vào va li sợ nó chóng bẩn, hư hại khi mua bán. Uyên mặc những bộ đồ cũ, xộc xệch. Lúc nào Uyên cũng trưng bày nét mặt mệt mỏi, thiếu ngủ, không trang điểm ra trước mặt chồng và học sinh. Vì không nghiên cứu bài trước khi lên lớp nên bài giảng của Uyên có phần thiếu sót, kém sức thuyết phục, dẫn đến tình trạng giảm sút sự kính trọng của học sinh và đồng nghiệp. Bây giờ, Uyên chỉ lo buôn bán. Uyên bỏ chân ngoài dài hơn chân trong. Vì không chuyên kinh doanh, nên kết quả thu cũng nhỏ. Nó lại chiếm khoảng thời gian quá lớn của cô. Uyên bán hàng chục món linh tinh, nhặt nhạnh từng đồng lời bèo bọt.Tạo ra một môi trường chật hẹp, bề bộn, nặng mùi vị quanh mình .Tạo thuận lợi cho kiến chuột, muỗi sinh sống. Chúng tha hồ tung hoành trong nhà, gây cảm giác bực bội, chán nãn cho Định. Sau những giờ làm việc, Định về nhà, ngã người ra chiếc ghế tựa bốc mùi ngai ngái, chốc chốc lại đưa tay đập muỗi hoặc nhỗm dậy vì kiến. Đôi khi anh phải bò xuống gầm giường, mọp sát đất nhìn vào đáy tủ hoặc vạch vách tìm xác con chuột chết, để kịp thời xóa tan bầu không khí nặng mùi thối. Lúc đầu, Định dọn dẹp giúp Uyên. Nhưng sau đó, đâu cũng vào đấy. Anh đành bó tay, Định đã quá mệt mỏi vì những giờ lên lớp chính khóa rồi sau đó là những giờ phụ ở các điểm dạy thêm, Định cần vô cùng một chỗ yên tĩnh, không có một ông già lúc nào miệng cũng sặc hơi men, lè nhè những câu vớ vẩn về tình yêu, mưa nắng, chuyện hình sự đăng trên các báo…Hai đứa em trai Uyên không còn ngoan ngoãn, bỏ học, nghề nghiệp không ổn định. Chúng hận đời, chán gia đình. Đi thì thôi, về tới nhà là chúng gây gỗ, văng tục. Chúng làm cho hoàn cảnh thêm bi đát và Định không còn cách nào khác hơn là chờ đến tối mịt mới quay về. Anh cảm thấy không thể kéo dài tình trạng nầy và đi đến một quyết định : đổi nghề.

Định lên thành phố gặp chị, nhờ giúp. Nhân dịp người anh rễ đi buôn gỗ, Định xin đi theo. Công việc có khó khăn nhưng cuối cùng suôn sẻ. Hai anh em tậu được một cửa hàng bán gỗ các loại tại thành phố. Định trở về mua nhà mới, đón vợ con ra riêng.

Uyên vừa mừng vừa lo, cảm thấy khó xử vô cùng, bỏ mặc gia đình mà đi thì không nỡ. Còn ở lại, Uyên cũng chẳng giúp được bao nhiêu. Hiểu lòng Uyên, chị Thuyền bảo:

  • Em đã có chồng, phải theo chồng! Việc nhà đã có chị lo. Vả lại, em út đã lớn, đều có việc làm. Còn ba già yếu, đâu có đòi hỏi gì nhiều mà em phân vân , chưa quyết?

Vâng lời chị, Uyên về nhà mới. Ngôi nhà không lớn nhưng thoáng đãng, xinh xắn. Mảnh sân con phía trước ngát hương hoa hoàng lan và sau vườn , rợp bóng cây bạch đàn. Uyên thích ngồi bên cửa sổ ngắm mặt trời chiều đỏ ối tuột dần xuống chân trời. Những tia nắng cuối ngày rực rỡ bừng lên, ưng ửng màu da cam, trải dài, nhạt dần trên thảm cỏ mượt mà như tấm thảm nhung. Bé Thư chập chững đi trong sân, thỉnh thoảng cuối nhặt một chiếc lá úa dội lên đầu rồi quay lại cười với Uyên, để lộ mấy cái răng chuột bé tí, xinh xắn. Uyên lâng lâng trong niềm vui ngọt ngào lạ lẫm, cứ ngỡ nằm mơ. Một giấc mơ tuyệt đẹp.

Do công việc làm ăn, Định thường phải vắng nhà. Có khi chuyến đi kéo dài nửa tháng. Ở nhà, Uyên nhớ chồng, cảm thấy chỗ ở mới buồn tênh, lạnh lẽo. Uyên nhớ ngôi nhà cũ, chật hẹp trong xóm nghèo, nhớ chị Thuyền dạo nầy hay buồn ngơ buồn ngẩn. Chiều chiều, chị gõ mõ, tụng kinh. Uyên nhớ hai thằng em hận đời, về tới là đòi ăn, nhớ ba thở nực nồng mùi rượu, nói đi nói lại mãi một câu. Chịu không nổi, Uyên thường bồng con về nhà thăm. Biết gia đình túng thiếu, Uyên thường tiêu xài tiết kiệm rồi dùng tiền để dành mua một ít quà cho bên nhà. Những lúc như thế, chị Thuyền thường can “Đừng làm vậy, Uyên ơi! Chồng em biết, sẽ giận đó”. Uyên trấn an chị “ Không sao đâu, Định thường khen em có hiếu, biết lo cho gia đình. Chính vì thế, Định mới yêu em”.Không đồng ý, chị Thuyền bảo “ Đó là lúc chưa cưới kia. Bây giờ, em làm vậy lỡ Định cho là em bòn rút, đem về nuôi gia đình rồi làm sao? Không nên đâu!” Uyên cãi “ Em không tin như thế,cùng một việc làm, lẽ nào khi thì mang ý nghĩa nầy. Lúc lại có dụng ý khác”. Chị Thuyền buông thõng câu nói:” Nếu không nghe lời chị, em sẽ khổ!”. Uyên không nghe lời thật. Cô tiếp tục quà cáp. Thỉnh thoảng Uyên mời cả nhà qua dùng cơm khi Định về. Nhìn gia đình đoàn tụ, ăn uống vui vẻ, Uyên vui lắm. Cô nào biết, đời không đơn giản như lòng cô. Đầy rắc rối, phức tạp và tàn nhẫn.

Những chuyến đi của Định dài hơn, có khi cả tháng mới về một lần. Ban đầu, hai ngày anh về rồi ở lại nhà vài hôm. Lần lần,một tuần rồi hai tuần mới ghé lại như ghé trạm , nghỉ ngơi, chi tiền rồi đi ngay. Anh ít có thì giờ gần gũi, âu yếm, vuốt ve vợ con. Dường như anh về là để gặp bạn, mời ăn nhậu. Hôm sau, Định kêu đau đầu nhưng chiều lại say cho đến ngày đi. Gần đây, Định lại sanh tật nói lớn tiếng, nạt nộ, mắng Uyên như tát nước. Uyên buồn tủi lắm, nhưng thấy chồng quanh năm vất vả vì mình, Uyên nhẫn nhịn, cố giữ hòa khí.

Trong khi đó, hai đứa em và ba Uyên thường tìm tới nhà. Thoạt đầu, họ chỉ viếng thăm. Dần dần, họ lợi dụng bản chất hiền hậu, hiếu thuận của Uyên mà kiếm chác. Họ hết xin cái nầy, cái nọ trong nhà, lại vay tiền. Thấy Uyên chấp thuận dễ dàng, chẳng bao giờ đòi lại, họ càng thích khoe khổ, than thiếu vốn. Thậm chí, họ còn ngõ lời vay tiền Định. Định hái ra bạc nhưng anh phải đánh đổi bằng sức lao động của chính mình. Chứ anh không hái ra những đồng tiền từ trên tay kẻ khác. Anh phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của mình, bằng những ngày lao đao chốn rừng sâu. Xa vợ con, bè bạn, hy sinh bao năm đèn sách, nghề nghiệp ban đầu. Chính thế, anh trọng đồng tiền. Tiền là mục đích của đời anh. Tiền là trên hết.

Ba và hai em Uyên đã phạm một sai lầm đáng tiếc: Ham tiền mà lại là tiền của Định. Dù họ chỉ bòn mót những con số nhỏ nhoi, không bằng một cử nhậu “ chào sân” của Định. Anh vẫn bực. Định có cảm giác mình đang bỏ muối xuống biển, chẳng lợi lộc gì. Anh tiếc nhưng không tiện nói ra. Mọi ấm ức, anh trút lên đầu Uyên. Định bắt đầu ân hận vì đã lấy Uyên làm vợ, tự đào mồ chôn mình. Định ngầm so sánh Uyên với những người đàn bà khác mà anh có dịp giao tiếp khi buôn bán. Một sự chênh lệch quá rõ. Uyên hiền đến dại dột. Uyên chỉ biết sống vì những ràng buộc của bổn phận, của đạo lý. Còn vợ người ta thông minh , lém lỉnh. Họ tỏ ra là những phụ nữ bản lĩnh trong “giai đoạn mở cửa”, trong thời đại kinh tế thị trường. Lấy Uyên, anh phải dang tay ôm lấy “nợ nần”. Đúng là “ Kẻ ăn bánh còn người gom rác” Chẳng biết bao giờ mới thoát. Anh chán lắm! Định trở nên tàn nhẫn với Uyên. Anh thích làm khổ Uyên! Anh cho đó là lẽ công bằng vì Uyên làm anh khổ. Anh thường cố ý khen cô nầy giỏi, cô kia đẹp với Uyên, Uyên chỉ biết khóc.

Sáng nay, vừa thức giấc, Định đã kiếm chuyện. Anh lấy thư ra đọc. Uyên hỏi, anh bảo “Thư bồ”. Uyên run lên vì giận. Cô không còn chịu đựng được nữa. Cảm thấy tức tối lẫn ghê tởm giọng lưỡi tàn độc của chồng, cô thét lên “Anh im đi!” Định trâng tráo:” Tao không im! Mày dám làm gì tao nè?” Uyên chồm tới, thẳng tay tát vào má Định một cái nẩy lửa. Vì bất ngờ, Định lãnh trọn năm dấu tay Uyên. Cáu tiết, Định đập Uyên một trận ra trò rồi ngồi vào bàn viết đơn xin ly dị. Mọi việc được kết thúc đúng như ý Định mong muốm. Uyên ký ngay vào tờ đơn, không chút do dự. Và, anh đã bỏ đi.

  • Mẹ, mẹ đừng khóc nữa mẹ ơi!

Uyên bừng tỉnh, ngước lên. Bé Thư đang đứng cạnh Uyên, dang đôi tay bé bỏng ôm lấy mẹ. Siết chặt con vào lòng, Uyên khóc như mưa, như gió. Nhưng bé Thư nào hiểu gì. Bé quá quen với cảnh mẹ khóc. Nó đưa bàn tay vỗ nhè nhẹ vào lưng mẹ rồi nói “ Nín , nín đi mẹ! Để con hát ru mẹ ngủ nghe mẹ!” Rồi bé hát câu ca dao mà Uyên thường hát khi dỗ bé “ Anh buồn có chốn thở than. Em buồn như ngọn đèn tàn thắp khuya” . Uyên chợt nhớ về chốn cũ. Ở đó, con đường trải đá lổn nhổn, quanh co, dẫn đến ngôi nhà chật hẹp trong xóm nghèo. Ở đó, chị Thuyền mái tóc ngã màu khói sương, sớm chiều tần tảo. Ở đó, hai đứa em lêu lỏng vì thiếu người dạy dỗ và ở đó có ba, một người đến cuối đời vẫn chưa tìm được hướng đi riêng cho mình.Tất cả gợi lên trong lòng Uyên nỗi giận hờn lẫn xót thương, tội nghiệp. Chúng hòa quyện vào nhau, biến thành mối dây chằng chịt bổn phận, khó rời. Uyên phải về thôi. Dù ở đó chẳng có gì cho Uyên hết. Còn gì nữa mà ở lại đây? Ngôi nhà ư? Định đã tuyên bố cho Uyên, Uyên không cần. Cái Uyên cần là tình yêu, nhưng Định đã giết chết nó rồi. Mọi thứ đối với Uyên bây giờ là vô nghĩa. Uyên vội vả thu dọn quần áo, xếp vào va li cũ, quà tặng của bạn bè nhân ngày Uyên và Định cưới nhau, Uyên không mang theo những món gì mà không phải do Uyên làm ra. Chỉ có bé Thư , Uyên chiếm lấy. Đó là gia tài duy nhất, ngoài Uyên còn có Định góp phần tạo nên. Nhìn ngôi nhà lần cuối, Uyên kéo con đi ra cửa.

Một chiếc xe du lịch đỗ lại trước mắt Uyên. Kiên, bạn Định đẩy cửa, nhảy xuống , nét mặt hốt hoảng , giọng nói như hụt hơi:

  • Chị…Uyên, anh…Định bị tông xe, nặng lắm, chắc khó sống, chị theo tôi…

Đánh rơi chiếc va li xuống đường, Uyên chết lặng mấy giây mới kêu lên được “Trời ơi!”. Như cái máy. Cô kéo con leo lên xe.

Hiểm nghèo đã đi qua. Định thoát chết nhưng một chân bị cưa. Khi anh ngất trên vũng máu, một ít tiền, điện thoại, đồng hồ đeo tay, nhẫn vàng đều bị kẻ gian thừa cơ hội lấy mất. Trong túi Định chỉ còn lá đơn xin ly dị. Người ta trao nó cho Uyên. Cô đã xé đi. Xem như không có nó dù trong Uyên vết rạn nứt chưa lành lặn và tình yêu đã chết. Nhưng Uyên cương quyết không bỏ rơi Định. Hết tình, cô sẽ sống với anh bằng nghĩa. Nghĩa vợ chồng. Bằng sự ràng buộc của bổn phận, đạo lý, của tình người và vì con. Bé Thư cần một người cha.

Uyên sẽ xây dựng hạnh phúc với những sắc màu như thế. Tựa như chiếc cầu vồng vắt ngang đỉnh trời sau cơn mưa. Và, Uyên bỗng thấy mình hạnh phúc. Hạnh phúc trong điệu buồn trăm năm.

Nguyễn Thị Mây

MỤC LỤC

Chi tiết về cuộc họp ngày 10/10/2020 ......... Vũ Thư Hữu...... 03

Hình ảnh sinh hoạt CLB Sách Xưa và Nay ................ 07

VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN “ĐỜI SỐNG QUÂN SỰ Ở BẮC KỲ” CỦA ĐẠI ÚY LECOMTE Vũ Anh Tuấn 13

Lịch sử Giáo Hội Cộn g Giáo (tt- kỳ 9 )
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 15

BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ - 2020 ............ Phạm Vũ ............ 22

VỤ ÁN GALILÉO (1564-1642) CẦN NGHE LẠI.
Linh Mục Giuse Nguyễn Hữu Triết. ........... 38

CHÚA, PHẬT ĐÃ BỎ LOÀI NGƯỜI, HAY LOÀI NGƯỜI ĐÃ PHẢN BỘI CÁC NGÀI ? Tâm Nguyện 42

NHỮNG LỜI KHUYÊN HAY, ĐÁNG SUY NGẪM
Lệ Ngọc st . ........... 57

NHỮNG CÁI XƯA NHẤT Ở NƯỚC TA
Đào Minh Diệu Xuân st. ........... 62

ĐỂ BIẾT SỰ KHÔN NGOAN VÀ LỜI GIÁO HUẤN
Levon Mkrtchyan - Thúy Toàn ........... 74

Tình Xa Xưa .............................. Hoài Ly ............ 85

Mừng Ngày độc lập .................. Thanh Xuân ........... 86

Biến đổi ...................................... Lê Minh Chử ........... 86

Tình Cội Nguồn ........................... Thanh Xuân ........... 87

Đất thiêng .............................. Lương Văn Nhung ........... 88

Nỗi niềm thương đảo ................ Đinh Thị Diệu ........... 89

Anh về đúng giờ ....................... Phùng Chí Tâm ........... 90

Ở cuối đường hoa ................................................ 91

Hồi tưởng ......................... Vũ Thùy Hương ........... 92

Café ly biệt .......................... Vũ Thùy Hương ........... 93

Cảm nhận bài thơ Một tấm lòng ............... Ngàn Phương ........... 94

Hát đi nghe vỡ tiếng đàn ............. Kim Thoa ........... 96

Sài Gòn xưa ........................ Chữ Đồng Minh ........... 97

Sinh nhật ............................ K.H. Quang Bình ............ 97

Hồi ức ............................... K.H. Quang Bình ............ 98

Thao thức ............................ Kim Thoa ........... 98

AI CÓ CÁI GÌ THÌ SỐNG VỚI ĐỜI BẰNG CÁI ĐÓ
Đàm Lan ............ 99

Chưa Đủ .............................. Đàm Lan .......... 100

Gần Xa Ngắm Ngợi .................. Đàm Lan .......... 101

CHIÊM BAO ...................... Trần Nhuận Minh .......... 102

DREAMING
Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ....... 104

Yêu, thuốc tiên chữa bệnh ........ Zen - Bùi Đẹp st. .......... 106

Quốc gia nào thông minh nhất Thế giới?
Phương Thảo - Hoàng Chúc st. ................ . 110

27 lý do khiến chúng ta nên cười mỗi ngày
Tú Vũ - Đổ Thiên Thư st. ............ 115

THỜI TRỜI ...................... Phạm Hiếu Nghĩa .......... 117

CHUYỆN ÔNG TƯ CHẾT MÀ VUI
Bùi Dung - Hoàng Kim Thư st. .... 122

VÀI LỜI TÂM TÌNH VỀ EMAILVÀ INTERNET
Mạnh Đoàn st. ....... 134

Ngâm thơ phòng bệnh .......... Quan Thúy Mai st. .......... 139

ĐIỆU BUỒN TRĂM NĂM ............... Nguyễn Thị Mây ......... 142




|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế