Hiện có 6 người xem / 2348059 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT

VỀ CUỘC HỌP NGÀY 12/9/2020

CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

Như thường lệ, để mở đầu phiên họp, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai tân quý thư. Lần này cả hai cuốn sách đầu bằng Pháp văn: cuốn đầu là cuốn KIM của văn hào Anh Quốc Rudyard Kipling, và cuốn thứ nhì là cuốn “Các cô gái nhỏ của thời quá khứ” (Petites filles du temps passé) của tác giả J. Jacquin (1866-1949) một nhà báo tác giả các cuốn sách viết cho thiếu nhi, và chủ bút các tờ “Mon Journal” Tờ báo của tôi) “Lecture pour tous” (Mọi người củng đọc); cuốn sách được viết năm 1913 và được nhà xuất bản thời danh Hachette in năm 1926 (94 năm trước). Cả hai cuốn sách đều thuộc dạng sách đẹp được in khổ lớn 23 x 28 và 20 x 24 và cuốn nào cũng có minh họa vừa đen trắng vừa màu rất đẹp. Tác giả cuốn thứ nhất, cuốn Kim,là văn hào Anh Rudyard Kipling (1865-1936) sinh ở Ấn, nên ông có cảm hứng viết về cuộc sống ở Ấn Độ, và Kim là chuyện một thiếu niên sau trở thành một điệp viên. Tác giả Kipling được nhận giải Nobel về Văn Học năm 1907 và được coi là một văn hào hàng đầu của Anh. Cuốn sách rất đẹp được dịch già Vũ Anh Tuấn đổi cho cụ Vương Hồng Sển lấy một cuốn Kỷ Yếu của Trường Viễn Đông Bác Cổ nên trên trang đầu có hình con triện của cụ Sển khá ấn tượng. Cuốn sách được in hồi tháng hai năm 1930 (90 năm trước)và vì Kipling mất năm 1936 (84 năm trước) nên đã hết bản quyền và ai có trong tay có toàn quyền sử dụng cuốn làm gì thì làm. Cuốn thứ nhì của nhà bào Jacquin gồm 12 truyện ngắn về 12 cô gái nhỏ thuộc đủ mọi thời đại và truyện đầ u tiên là Kra-Gul, cô g ái nhỏ thời kỳ đồ đá, truyện thứ nhì là Grite, cô gái nhỏ thời kỳ đồ đồng, truyện thứ ba là Khamait, cô gái nhỏ người Ai Cập, dưới triều đại Ramsès II vv…

Tóm lại cả hai cuốn sách đều là những quý thư là lạ đáng quý. Sau khi được giới thiệu, hai quý thư đã được một vài thành viên chuyền tay nhau xem một cách thích thú.

Sau khi dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu sách xong, anh Phạm Vũ lên nói về dịch giả Hà Mai Anh đã mất ở Canada năm 1975 và nói về cuốn Tâm Hồn Cao Thượng là bản dịch cực hay của cuốn “Grands Coeurs” của Edmondo De Amicis (1846-1908), một nhà văn người Ý.

Anh Phạm Vũ nói xong, anh Nhung lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Việt Nam yêu quý”. Sau anh Nhung, chị Diệu lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Cầu Mỹ Thuận”. Tiếp lời chị Diệu, Hoài Ly lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Sớm mai”. Hoài Ly ngâm xong, Kim Mai lên hát tặng các thành viên hai bài “Trăng mờ bên suối” và “Gõ cửa”. Kim Mai hát xong, anh Long, bạn của anh Thanh Phong lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ của an h Thanh Phong hôm nay không đi họp. Tiếp lời anh Long, anh Quang Bỉnh lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Hoa sen” và ca tặng các thành viên một bài ca cổ. Sau anh Quang Bỉnh, anh Thái Sơn hát tặng các thành viên bài “Tình ca” của Hoàng Việt. Anh Thái Sơn hát xong, anh Phùng Chí Tâm lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ anh viết về Mùa Thu và hát tặng các thành viên một bài ca của Nga tên là “Chàng trai khó tính”. Sau anh Phùng Chí Tâm, Lệ Ngọc lên hát tặng các thành viên bài “Trường làng tôi”. Lệ Ngọc hát xong, Quan Thúy Mai lên hát tặng các thành viên bài “Tình thắm duyên quê”. Quan Thúy Mai hát xong, Thùy Hương lên hát tặng các thành viên hai bài “Bạn thơ yêu dấu” và bài “Tâm tình”. Sau Thùy Hương, Tuyết lên hát tặng các thành viên một bài hát nhân dịp Vu Lan là bài “Bông Hồng cài áo”. Tuyết hát xong, Kim Sơn lên hát tặng các thành viên bài “Anh” của Nguyễn văn Đông. Sau Kim Sơn, chị Thúy Hải đọc tặng các thành viên bài “Người đàn bà trong tôi” và hát tặng các thành viên bài “Lạc lối”. Sau chị Thúy Hải, chị Kim Thoa lên đọc tặng các thành viên bài thơ “Miền Trung”. Tiếp lời chị Kim Thoa, anh Chử Đồng Minh lên đọc tặng các thành viên hai bài thơ về tuổi 20. Cuối cùng anh Phùng Chí Tâm lên đọc tặng các thành viên thêm 2 bài thơ mỗi bài bốn câu, và buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 20 phút, mọi thánh viên vui vẻ chia tay hẹn gặp nhau vào tháng tới.

Vũ Thư Hữu

HÌNH ẢNH SINH HOẠT CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

 


CUỐN CỔ THƯ 90 TUỔI ĐỜI,

KHÔNG GHÊ GỚM GÌ LẮM

NHƯNG KHÁ BỔ ÍCH

Mấy hôm trước, khi nhận được bài viết “Và tôi gọi… đó là Hạnh Phúc” của nhà văn nữ Đàm Lan, tôi mới sực nhớ là tôi cũng có một cuốn sách của Tây Phương gọi là “Tám bài học về Hạnh Phúc”, và chỉ sau vài phút tìm kiếm là tôi tìm thấy nó ngay. Đây là một cuốn sách mà vài năm trước tôi mua được từ một anh bạn ở Pháp về bán cho tôi như là bán một cuốn sách có thủ bút, có lời đề tặng, và chữ ký của tác giả, với một giá hơi “cắt cổ” một chút nhưng tôi vẫn gắng mua vì thấy nó được tác giả để tặng cho một người Việt tên là Nguyễn minh Hoan, mà tôi không biết là ai. Có cuốn sách trong tay, tôi tìm hiểu ngay về tác giả Eugène Figuière (1882-1944) và được biết ông ta vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, mà còn là chủ nhà xuất bản.

Là nhà văn ông ta có 5, 6 tác phẩm, là nhà thơ ông ta cũng có 5. 6 cuốn thơ, nhưng là nhà báo, thì ông ta là chủ nhiệm nhiều tờ báo khác nhau, và đồng t hời cũng là chủ một vài nhà xuất bản. Cuốn “Tám bài học về Hạnh Phúc” này khổ 12 x 18, và dày 448 trang, gồm tám bài học, có thể coi như 8 chương mỗi chương gồm nhiều đề tài khác nhau, nhưng tất cả đều nói về đề tài chính là “Hạnh Phúc”. Tôi đã để ra vài giờ đồng hồ để đọc lướt qua, để “cưỡi ngựa xem hoa” thì thấy qua tám bài học đó có cực nhiều suy tư, suy luận, lập luận về đủ mọi mặt, mọi góc cạnh của đề tài Hạnh Phúc do một tác giả Tây Phương, mà qua những việc ông ta đã năng động làm được trong cuộc đời ngắn ngủi có 62 năm, tôi cảm thấy rằng những gì ông đã viết về đề tài Hạnh Phúc rất có ích khi đem ra s o sánh với những quan niệm, lập luận của người Đông Phương chúng ta. Và, tôi bỗng nảy ra ý định, nếu còn kịp, thì sẽ dịch cuốn này ra tiếng Việt để người Việt chúng ta có dịp đọc và so sánh.

Trong tựa đề bài viết, tôi có ghi là “Một cổ thư 90 tuổi đời không ghê gớm gì lắm” vì sau khi kiểm tra trong bộ “Tự Điển các tác phẩm của tất cả mọi Xứ Sở và Thời Đại” (Dictionnaire des Oeuvres de tous les Temps et de tous les Pays) thì tôi không thấy tác giả Eugène Figuière này và tác phẩm của ông được nói tới trong bộ tự điển nổi tiếng nói trên…

Trích “Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI”

Vũ Anh Tuấn


LỊCH SỬ
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(tiếp theo số 170)

BÀI 8:

HOÀNG ĐẾ CARÔLÔ TƯƠNG QUAN

GIỮA THẦN QUYỀN VÀ THẾ QUYỀN

Kể từ thời Hoàng Đế Constantinô (306-337), Giáo Hội trở thành một thế lực bên cạnh thế lực hiện hữu là Đế Quốc. Ta gọi thế lực của Giáo Hội là thần quyền và thế lực của Đế Quốc là thế quyền. Hai thứ quyền này đan vào nhau như những sợi chỉ của một tấm vải. Các Hoàng Đế và các vị Giáo Hoàng đều nghĩ rằng mình có bổn phận góp phần lãnh đạo Nước Chúa ở trần gian. Nhưng vấn đề là ai có quyền hơn ai. Bên phương Đông thì thần quyền và thế quyền nhập làm một, còn bên Tây Phương lại có sự phân cách. Tại đây, nếu Đức Giáo Hoàng phong vương cho các Hoàng Đế, thì ngược lại Hoàng Đế phải ra sức bênh đỡ Giáo Hội. Tương quan này không phải bao giờ cũng tốt đẹp. Đã từng có những cuộc tranh chấp quyền lợi đưa đến đổ máu giữa đôi bên.

I. THẦN QUYỀN VÀ THẾ QUYỀN

Trong hai thế kỷ đầu, Giáo Hội không hề có đất đai, tài sản. Nhưng kể từ thế kỷ thứ III, tại Ý, Pháp, Đan-ma-xia, Giáo Hội đã có nhiều bất động sản và ruộng đất do tín hữu dâng cúng. Với Sắc Chỉ Milanô (Năm 312). Hoàng Đế Constantinô đã hợp thức hóa các tài sản đó, và số tài sản đó ngày càng gia tăng. Năm 756, vua nước Pháp là Pépin, con của Carl Martel, người đã cứu Âu Châu khỏi tay đạo quân Hồi Giáo, đã mở rộng phần đất của Giáo Hội, làm thành một quốc gia độc lập. Kể từ đó, tương quan giữa Hoàng Đế và Giáo Hội ngày một chặt chẽ hơn, đặc biệt là dưới thời Carôlô Đại Đế (768-814).

Carôlô Đại Đế là một khuôn mặt nổi bật nhất thời bấy giờ. Với 30 tuổi đời, ông đã bá chủ được một vùng đất rộng lớn, gồm các nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Hung, Bỉ, một phần Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha. Nhờ các cuộc viễn chinh và tài ngoại giao, Carôlô đã liên kết được nhiều sắc dân như Franc (Pháp), Germain-Saxon (Đức, Anh), Lom-ba (Ý)… và đúng vào dịp Giáng Sinh năm 800, Carôlô đã được Đức Giáo Hoàng Lêô III phong vương. Carôlô tỏ lòng biết ơn bằng cách tiếp tục chính sách của vua cha là Pépin, ra tay bênh vực Giáo Hội. Trước hết, nhà vua giúp Giáo Hội tách rời khỏi ảnh hưởng của Hoàng Đế bên Phương Đông, rồi, cùng với các Đức Giáo Hoàng, ông xây dựng lại Tây Đế Quốc đã sụp đổ hơn 300 năm về trước.

Kể từ đó, các vua người Đức nối tiếp nhau giữ ngai vàng, và mang tước hiệu là Xêda do các Đức Giáo Hoàng phong. Người ta cho rằng cái vinh quang của Đế Quốc La Mã ngày xưa đã được khôi phục. Đế Quốc nằm dưới quyền cai trị của Đức Giáo Hoàng và của Hoàng Đế. Hoàng Đế kiểm soát các vấn đề trần thế, còn Giáo Hoàng kiểm soát các vấn đề thiêng liêng. Người ta gọi đây là một Đế Quốc La Mã Thánh. Đế Quốc này tồn tại cho tới năm 1806 dưới thời Hoàng Đế Nã Phá Luân mới sụp đổ.

II. HOÀNG ĐẾ CARÔLÔ ĐÃ LÀM GÌ?

Sở dĩ người ta gọi Carôlô là Đại Đế vì Carôlô đã có công lớn trong việc xây dựng và củng cố “Đế Quốc Thánh”. Ông đã liên kết được sức mạnh tinh thần của người Đức, truyền thống ngàn đời của người La Mã, và kho tàng tư tưởng quý giá của giáo lý Kitô Giáo. Là quân nhân, ông đã chiến đấu anh dũng và cũng đã mang tội sát hại một lúc 4500 người Saxon phản loạn tại Verden trên bờ sông Aller (năm 782). Đối với tôn giáo, ông dùng uy tín của mình để truyền bá Đức Tin, do đó mà có lúc cả một đạo quân đông đảo hay một vùng dân cư rộng lớn đã cùng nhau trở lại đạo. Mặt khác, ông cũng giúp nâng cao trình độ hiểu biết và tinh thần đạo đức của các vị lãnh đạo trong Giáo Hội. Năm 774, chính ông đã cho thảo ra một bản Giáo Luật, áp dụng cho mỗi thành phần của Giáo Hội. Carôlô cũng là người biết quý trọng việc học hành: ông cho lập ra những thư viện với nhiều tác phẩm về khoa học, luật học và văn chương. Đồng thời, ông cũng rất quan tâm đến các công cuộc từ thiện, bác ái: ông cho xây cất các bệnh viện, lập các trại cùi, các viện dưỡng lão và nhà nuôi cô nhi quả phụ.

Carôlô quả là một người có công lớn với xã hội Âu Châu thời bấy giờ.

III. NẾP SỐNG NGƯỜI DÂN DƯỚI THỜI HOÀNG ĐẾ CARÔLÔ

Nói về Hoàng đế Carôlô, người ta thường nghĩ tới một thời đại hoàng kim, ít ai nghĩ tới những cố gắng âm thầm của Giáo Hội trong việc khai hóa một Âu Châu lúc bấy giờ còn lạc hậu. Hồi đó, phần lớn các nước Âu Châu phải sống trong cảnh đói kém. Dịch tễ hoành hành. Các Lãnh Chúa không kiểm soát nổi lãnh thổ của mình, lại thường giao chiến với nhau khiến dân chúng lâm vào cảnh điêu linh. Chính lúc này là lúc các tu sĩ đóng góp nhiều công sức để giúp dân khai phá những vùng đất hoang vu, để cải thiện kỹ thuật canh tác và để giúp việc sản xuất có hiệu năng hơn. Họ thường xuyên giúp đỡ người nông dân trong cơn đói kém. Những người này thường sống gần các tu viện, để học hỏi kỹ thuật canh tác đất đai. Nhiều trường học, bệnh xá hay nhà nuôi người già tập trung quanh các tu viện. Nhiều thị trấn đã lớn lên trong bối cảnh này. Ngoài ra, có một số tu sĩ có khả năng thường xuyên sao chép sách vở, nhờ đó mà họ giữ được cái di sản phong phú của nền văn minh Hy Lạp – La Mã.

Các Linh Mục và Giám Mục làm hết cách để ngăn cản loạn kiêu binh, tính hiếu chiến nơi người man-di, và dạy họ biết tôn trọng giá trị và tài sản của người khác. Các vị này luôn mời gọi người dân sống theo tinh thần hòa bình của Phúc Âm, ngăn cấm họ không được đánh nhau trong Mùa Chay, Mùa Vọng, các ngày Thứ Sáu và Chúa Nhật. Tại các miền quê, các vị chủ chăn tổ chức các lễ hội, các buổi hành hương giúp cho nếp sống đạo đời của người dân dễ dàng thấm nhuần tinh thần Kitô giáo.

IV. BÀI HỌC LỊCH SỬ

Khách quan mà nói, người ta không thể phủ nhận sự đóng góp của Hoàng Đế Carôlô cho xã hội Âu Châu nói chung, và cho Giáo Hội nói riêng. Ta cũng không thể phủ nhận cái thiện chí của Hoàng Đế Carôlô khi ông xác định với Đức Lêô III trong một bức thư rằng: bổn phận của Hoàng Đế là bảo vệ Giáo Hội khỏi kẻ thù từ phía bên ngoài và củng cố đức tin Kitô giáo từ phía bên trong; Còn bổn phận của Đức Giáo Hoàng là đưa tay lên cầu nguyện cho những người đang chiến đấu như ông Môsê xưa.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, thì sự nâng đỡ cũng như những đặc ân và đặc quyền mà Hoàng Đế dành cho Giáo Hội đã làm cho không ít những vị lãnh đạo tinh thần hồi đó đánh mất phẩm chất của mình. Đúng ra họ phải là những người tôi tớ khiêm tốn, nghèo hèn của Đức Kitô – thế mà trong thực tế họ lại là những vị lãnh chúa có uy thế, có tài sản, có vây cánh, và nắm gọn trong tay cả thần quyền lẫn thế quyền.

Đó quả là một tai họa lớn cho Giáo Hội. cũng có thể là điều mà người “tín hữu Carôlô” không hề mong muốn.

Bài đọc thêm

GIÁO XỨ TRƯỚC VÀ SAU

THỜI HOÀNG ĐẾ CARÔLÔ

Tại các vùng Kitô Giáo trong Đế Quốc La Mã, việc truyền bá Phúc Âm khởi đi từ các cộng đoàn Kitô Hữu sống tại các đô thị. Các Đức Giám Mục được xem là trung tâm điểm của các cộng đoàn này. Các ngài được các Linh Mục, các Phó tế và các Giáo sĩ khác giúp đỡ. Chính Đức Giám Mục chủ tế trong các Thánh Lễ, Rửa tội (Giếng Rửa Tội nằm sát nhà thờ Chính Tòa). Trong suốt một thời gian lâu dài, các vùng quê hoàn toàn là ngoại đạo.

Dần dần các Đức Giám Mục mới cắt cử các Linh Mục đến làm việc ở các tỉnh và các thị trần nhỏ. Đây là bước đầu của hệ thống các xứ đạo. Tuy nhiên, các xứ đạo đã chẳng mấy lúc mà thay đổi đường hướng phát triển. Những điền chủ giàu có bắt đầu xây cất Nhà Thờ riêng trong vùng đất của mình. Với sự đồng ý của vị Giám Mục, họ chỉ định các Linh Mục và trà lương cho các Linh Mục này. Dưới chế độ phong kiến (từ thế kỷ thứ 8) việc lập các nhà thờ riêng trở thành thông lệ: nhà thờ, lợi tức của nhà thờ, việc cắt đặt các linh mục thuộc quyền các Vua Chúa. Các Giám Mục mất hẳn quyền kiểm soát (trừ khi các ngài cũng là điền chủ). Chức vụ Linh Mục thường được thương lượng và lắm lúc được trao đi trao lại cho người trong gia đình.

Vào thế kỷ thứ 9, Hoàng Đế Carôlô cố gắng cải tổ các tục lệ và các cơ cấu tổ chức nói trên. Tiếc là khi Hoàng Đế qua đời thì mọi việc lại trở lại như cũ. Phải đợi đến thế kỷ 11, với cuộc cải cách Giáo Hội của ĐGH Grêgôriô 7 thì tình thế mới được lật ngược… Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ 12, do ảnh hưởng của các Đan Sĩ, việc phân ranh các giáo xứ (như hiện nay) mới thực sự hoàn tất.

Théo, tr. 545, a.b

(còn tiếp)

Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm

Giuse Nguyễn Hữu Triết

Ngay trong thời Đại dịch, cách nay gần 400 năm

GALILEO & NEWTON đã thay đổi Thế giới.

Chân dung của Galileo Galilei , do Giusto Sustermans vẽ

Bức tranh Galileo đối mặt với Toà án dị giáo La Mã
năm 1857 của Cristiano Banti

Dịch đậu mùa Châu Âu tàn phá Châu Mỹ
và sự ra đời của vaccine

Đậu mùa là bệnh đặc hữu của châu Âu, châu Á và thế giới Arab trong nhiều thế kỳ, một mối đe dọa dai dẳng thường giết chết 30% người nhiễm virus và để lại những vết sẹo lõm xấu xí trên da những người sống sót còn lại. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong ở các cựu lục địa không là gì so với sự tàn phá của dịch đậu mùa nhằm cư dân bản địa tại "Tân Lục địa" (Châu Mỹ) khi virus đậu mùa theo chân những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên reo rắc tới đây vào thế kỷ 15.

Những nhà thám hiểm và chinh phạt châu Âu đã mang theo bệnh đậu mùa tới châu Mỹ & Bác sĩ John Snow đã phát hiện ra nguồn lây nhiễm của dịch tả ở London.

Những bộ tộc người bản địa ở các vùng lãnh thổ nay là Mexico và Mỹ không có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh đậu mùa, vì thế virus này đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng tại đây.

Hàng thế kỷ sau, bệnh đậu mùa đã trở thành đại dịch do virus đầu tiên được chấm dứt bằng vắc-xin.

Vào cuối thế kỷ 18, một bác sĩ người Anh tên Edward Jenner phát hiện ra rằng những người vắt sữa bò bị nhiễm một loại virus đậu mùa nhẹ hơn gọi là "đậu bò" (cowpox), và họ dường như miễn dịch với bệnh đậu mùa (smallpox). Những người vắt sữa bò sau khi mắc phải căn bệnh "đậu bò" thì tuyệt nhiên không bị bệnh đậu mùa nữa. Ông suy nghĩ là liệu có thể cho lây căn bệnh "đậu bò" sang người để phòng được bệnh đậu mùa hay không?

“Quá trình tiêu diệt bệnh đậu mùa, tai họa đáng sợ nhất của loài người, phải là kết quả cuối cùng của thí nghiệm này”, Jenner viết năm 1801. Và ông đã đúng. Nhưng phải mất gần hai thế kỷ, vào năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ hoàn toàn khỏi Trái đất.

Dịch tả - Một chiến thắng về nghiên cứu y tế cộng đồng

Vào đầu đến giữa thế kỷ 19, dịch tả xé nát nước Anh, giết chết hàng chục ngàn người. Lý thuyết khoa học thịnh hành thời đó cho biết, căn bệnh này lây lan qua một loại khí hôi được gọi là miasma. Nhưng một bác sĩ người Anh tên John Snow nghi ngờ rằng căn bệnh bí ẩn, giết chết nạn nhân trong vài ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, đã ẩn nấp trong nguồn nước uống của thành London.

Galileo Galilei ( 1564 1642 )

Là một nhà thiên văn học , vật lý học , toán học triết học người Ý , người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học . Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn , các quan sát thiên văn sau đó và ủng hộ Chủ nghĩa Kopernik . Galileo được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại ", "cha đẻ của khoa học " và "cha đẻ của khoa học hiện đại." Stephen Hawking đã từng nói: "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại."

Sự chuyển động của các vật thể tăng tốc đều, được dạy ở hầu hết trong các khóa học về vật lý của các trường trung học và cao đẳng, đã được Galileo nghiên cứu trong chủ đề về chuyển động học . Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc , được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời . Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn .

Sự bênh vực của Galileo dành cho thuyết nhật tâm của Kopernik đã gây tranh cãi trong đời ông. Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristoteles / HiLạp (Anh: Aristotle) và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến Giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó như một sự thực đã được chứng minh, vì nó chưa có thể chứng minh được theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và cũng trái ngược với cách giải nghĩa Kinh Thánh phổ biến đương thời. Theo lệnh của Tòa án dị giáo Rôma , Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và bị quản thúc tại gia cho tới khi qua đời.

Các phương pháp khoa học

Galileo đã có những đóng góp cơ bản cho khoa học về chuyển động bằng cách kết hợp một cách sáng tạo giữa toán học và thực nghiệm. Một đặc trưng nữa của khoa học thời bấy giờ là các nghiên cứu định tính của William Gilbert về điện và từ tính. Cha của Galileo, Vincenzo Galilei, một nghệ sĩ đàn Lute kiêm nhà lý luận âm nhạc, đã tiến hành các thực nghiệm thiết lập nên hệ thức phi tuyến tính có thể được xem là cổ xưa nhất trong vật lý học: đối với một dây đàn dược kéo căng, cao độ sẽ biến thiên theo căn bậc hai của độ căng. Những quan sát này dựa trên nền tảng trước đó của Pythagoras và những người theo thuyết của ông trong lĩnh vực âm nhạc, họ cũng đồng thời là những người chế tạo nhạc cụ, đó là: chia nhỏ dây đàn theo một số nguyên thì sẽ tạo ra một thang âm hài hoà. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, toán học đã có một mối quan hệ lâu đời với vật lý và âm nhạc, và Galileo trẻ tuổi đã nhận thấy những quan sát của cha mình được khai triển dựa trên truyền thống đó.

Có lẽ Galileo là người đầu tiên phát biểu một cách rõ ràng rằng các quy luật của tự nhiên đều liên quan đến toán học. Trong cuốn Il Saggiatore (Người Thí nghiệm) ông viết "Triết học được viết trong cuốn sách lớn này, vũ trụ... Nó được viết bằng ngôn ngữ của toán học, ký tự của nó là những hình tam giác, hình tròn, và các đường hình học khác...". Những phân tích toán học của ông là sự phát triển của một truyền thống đã được các nhà triết học tự nhiên kinh viện sử dụng từ trước, Galileo đã học lý luận đó khi ông nghiên cứu triết học. Bất chấp việc ông nỗ lực trung thành với Giáo hội Công giáo, giữ vững lập trường của mình với các kết quả thực nghiệm, và cả những giải nghĩa chân thực nhất mà những thực nghiệm đó đưa ra, kết quả vẫn là sự bác bỏ của những nhà cầm quyền với sự trung thành mù quáng với giáo lý và cả triết học khi xem xét các vấn đề khoa học. Xét trên diện rộng, điều này đã thúc đẩy việc tách khoa học ra khỏi triết học và tôn giáo; một bước ngoặt trong tư duy của nhân loại.

Với những tiêu chuẩn thời đó, Galileo vẫn luôn sẵn sàng thay đổi quan điểm theo những quan sát đạt được của mình. Nhà triết học đồng thời cũng là một nhà khoa học hiện đại, Paul Feyerabend , cũng từng lưu ý đến những khía cạnh được cho là sai trong phương pháp luận của Galileo nhưng ông cũng chỉ ra rằng phương pháp của Galileo, với những kết quả đã đưa ra, vẫn có thể đúng so với khoa học thời kì trước. Phần lớn công việc chính của Feyerabend, Against Method (1975), được dành cho những phân tích của Galileo, ông sử dụng nghiên cứu thiên văn của Galileo như một mẫu nghiên cứu để hỗ trợ cho nghiên cứu của ông về sự hỗn loạn trong các phương pháp nghiên cứu khoa học. Ông viết: 'Những người theo thuyết của Aristoteles... đòi hỏi sự hỗ trợ của kinh nghiệm trước đó trong khi những người theo thuyết của Galileo thì lại bằng lòng với những lý thuyết đa chiều, không chắc chắn và bị bác bỏ một phần. Tôi không phê phán họ nhưng tôi vẫn ủng hộ câu nói của Niels Bohr "Chỉ điên thì không đủ" '. Để công bố những thực nghiệm của mình, Galileo đã phải thiết lập các tiêu chuẩn về độ dài và thời gian, để các phép đo vào những ngày khác nhau và trong các phòng thí nghiệm khác nhau có thể được so sánh trong cùng một khuôn mẫu.

Galileo thể hiện một sự đánh giá tiến bộ phi thường vế mối quan hệ đúng đắn giữa toán học, vật lý lý thuyết và vật lý thực nghiệm. Ông hiểu biết về các parabol , về mặt tiết diện conic lẫn về mặt toạ độ. Galileo xác định thêm rằng parabol là quỹ đạo lý thuyết lý tưởng đối với những vật được bắn ra, chuyển động nhanh dần đều mà không có ma sát hay bất cứ lực cản nào. Galileo thừa nhận rằng lý thuyết này chỉ có giá trị giới hạn, về mặt lý thuyết thì quỹ đạo phóng một vật phóng có kích thước tương tự với Trái Đất không thể là parabol, nhưng ông vẫn cho rằng đối với khoảng cách lên tới phạm vi của tầm pháo trong thời của ông, quỹ đạo parabol của một phóng bị lệch không đáng kể. Thứ ba, ông nhận ra rằng dữ liệu thực nghiệm của ông sẽ không bao giờ giống một cách chính xác với bất kỳ biểu thức lý thuyết hoặc toán học nào vì sự thiếu chính xác của các phép đo, sự ma sát, và các yếu tố khác.

Di sản

Những khám phá thiên văn học và nghiên cứu trong lý thuyết của Kopernik của Galileo để lại một di sản trường cửu gồm việc phân loại bốn vệ tinh lớn của Sao Mộc do Galileo phát hiện ( Io , Europa , Ganymede Callisto ) và được gọi là các vệ tinh Galileo . Các nỗ lực và nguyên tắc khoa học khác được đặt theo tên Galileo gồm tàu vũ trụ Galileo , tàu vũ trụ đầu tiên đi vào quỹ đạo quanh Sao Mộc, hệ thống vệ tinh hoa tiêu toàn cầu Galileo đã được đề xuất, sự biến đổi giữa các hệ thống quán tính trong cơ học cổ điển bao hàm sự biến đổi Galileo Gal là một đơn vị của gia tốc không thuộc hệ SI .

Để trùng một phần với những quan sát thiên văn đầu tiên được ghi lại của Galileo bằng kính viễn vọng, Liên Hiệp Quốc đã coi năm 2009 là Năm Thiên văn học Quốc tế . Một kế hoạch toàn cầu do Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đặt ra, nó cũng được UNESCO tán thành. Năm Thiên văn học Quốc tế 2009 được dự định là một ngày hội toàn cầu của thiên văn học và những đóng góp của nó vào xã hội và văn hoá, thu hút sự chú ý toàn thế giới không chỉ về thiên văn học mà còn về khoa học nói chung, với ưu tiên hướng về những người trẻ tuổi.

Nhà viết kịch Đức thế kỷ XX Bertolt Brecht đã ghi lại cuộc đời Galileo trong tác phẩm Cuộc đời Galileo của ông (1943). Cũng có một vở kịch thế kỷ XXI về cuộc đời ông.

Galileo Galilei gần đây được chọn như một motif chính cho đồng xu sưu tập có giá trị rất cao: đồng €25 đồng xu kỷ niệm Năm Thiên văn học Quốc tế , được đúc năm 2009. Đồng xu này cũng kỷ niệm sinh lần thứ 400 phát minh kính viễn vọng của Galileo . Hình trên đồng xu thể hiện một phần chân dung ông và chiếc kính viễn vọng. Phía sau là một trong những hình vẽ đầu tiên của ông về bề mặt Mặt Trăng. Trong đồng xu bạc những chiếc kính viễn vọng khác cũng được thể hiện: Kính viễn vọng Isaac Newton , đài quan sát thiên văn tại Tu viện Kremsmünster , một kính viễn vọng hiện đại, một kính viễn vọng radio và một kính viễn vọng không gian . Trong năm 2009, kính viễn vọng Galileo đường kính 50 mm cũng được bán ra với chi phí thấp và chất lượng tương đối cao phục vụ cho mục đích giáo dục.

Tên của ông cũng được đặt cho đơn vị đo Gal của gia tốc không thuộc Hệ đo lường quốc tế .

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.

Ông được người đời sau mệnh danh là “ Cha đẻ của khoa học cận đại” .

Khi còn đi học Galilê là một học sinh hay đặt ra câu hỏi, đối với những vấn đề hứng thú ông luôn tự tìm cách chứng minh. Có một thầy giáo đã đưa ra một câu hỏi hóc búa cho học sinh: Dùng một sợi dây vòng thành các hình khép kín khác nhau, thị hình nào có diện tích lớn nhất? Để tìm câu trả lời Galilê đã tìm một sợi dây vòng thành các hình như hình vuông, chữ nhật, hình tròn vv… cuối cùng ông phát hiện hình tròn là hình có diện tích lớn nhất trong các hình, ông còn dùng những kiến thức toán học của mình học được để chứng minh quan điểm này.

Thầy giáo của ông thấy sự chứng minh của Galilê như vậy hết sức vui mừng, cổ vũ ông học toán học.

Galilê ngày càng có hứng thú với toán họ c, ông còn thường đọc một số sách của các nhà khoa học nổi tiếng, ông thích đọc sách của nhà triết học Arixtốt người Hy Lạp nhất, đồng thời ông còn thích tìm tòi thảo luận những nội dung trong sách. Ông dần dần phát hiện ra có rât nhiều vấn đề Arixtốt không có tư duy biện chứng chặt chẽ mà chỉ phán đoán thông qua cảm giác và kinh nghiệm.

Arixtốt cho rằng hai vật cùng đồng thời rời từ trên cao xuống, vật nặng rơi xuống trước, vật nhẹ rơi xuống sau. Glilê thì ngày càng nghi ngờ điều này, ông nghĩ: “ Các cục đã băng rơi từ trên trời xuống , cục to cục nhỏ chẳng phải rơi xuống đất như nhau sao? Arixtốt sai hay ông sai?"

Về sau, Galilê trở thành giáo sư dạy toán tại trường Đại học pisa, ông đã đưa ra sự hoài nghi đối với học thuyết của Arixtốt.

Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, có người nói Arixtốt là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại sai được?

Đây chắc là muốn chơi trội. Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừa nhận những điều Arixtốt nói là chân lý, Galilê lại dám nghi ngờ cả chân lý. Điên chắc. Nhưng Glilê không để ý những điều mọi người dị nghị, ông nghĩ cách dùng thực nghiệm để chứng minh sự đúng đắn của mình. Ông nhớ lại lúc nhỏ cùng các em trèo lên tháp Pisa chới trò ném đá xuống, mỗi lần ném một nắm đá xuống có hòn to hòn nhỏ, chúng đều cùng rơi xuống đất một lúc. Thế là ông quyết định phải lên tháp pisa để làm thực nghiệm, để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy kết quả thực nghiệm.

Galilê dán quảng cáo trong thành phố, ông viết: “ Trưa mai mời mọi người dến tháp nghiêng pisa xem thực nghiệm về vật rơi” . Tin được truyền đi, đúng trưa ngày hôm sau rất nhiều người đã kéo đến xem thực nghiệm, có người là nhà khoa học, có người chỉ là dân thường trong thành phố, có bạn bè của ông và có cả những người phản đối ông. Trong đám người đến xem vẫn có người cười ông, họ nói rằng có thằng ngốc mới tin rằng một chiếc lông gà và một viên đá cùng rơi xuống đất như nhau. Lúc đó Galilê hết sức tự tin vì rằng ông và các học sinh của ông đã làm thực nghiệm nhiều lần và mỗi lần đều chứng minh đúng.

Thực nghiệm bắt đầu, Galilê và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏ khác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy của hộp có thể mở ra được, chỉ cần kéo đáy hộp ra là hai viên cầu sắt trong hộp đồng thời tự do rơi xuống. Galilê và các học sinh của mình đưa hộp lên đỉnh tháp, mọi người đứng phía dưới đều chăm chú ngẩng đầu nhìn lên. Galilê đích thân kéo đáy hộp ra, mọi người nhìn thấy hai quả cầu sắt một to một nhỏ rơi xuống, tất cả đều nín thở.

“Bịch” một tiếng, cả hai viên đồng thời rơi xuống đất mọi người đứng xem cùng reo lên, còn những người phản đối Galilê thì im lặng không nói gì. Thực tế mọi người nhìn thấy đã chứng minh:

Mọi vât thể rơi từ trên cao rơi xuống, thời gian rơi xuống không liên quan đến trọng lượng.

Điều đáng nói là năm 1969 các nhà du hành vũ trụ đã đặt chân lên mặt trăng, họ đã làm thực nghiệm, thả một chiếc lông vũ và một hòn đá cùng rơi xuống, kết quả chiếc lông và hòn đá cùng rơi xuống mặt trăng một lúc. Điều này đã nói cho biết nếu như không có lực đẩy của không khí, chiếc lông và hòn đá sẽ rơi xuống mặt đất cùng một lúc.

Câu chuyện nổi tiếng về thực nghiệm ở tháp nghiêng Pisa vẫn còn lưu truyền trên thế giới đến ngày nay, nó đã trở thành một giai thoại lịch sử khoa học.

- Galilê sản xuất và cải tiến kính viễn vọng đồng thời bắt đầu dùng kính viễn vọng vào ứng dụng vào quan sát bầu trời, nó đặt nền móng cho ông nghiên cứu thiên văn học sau này.

Chân lý tỏa sáng

Trên trời cao có vô vàn những vì sao, chúng xa xôi và thần bí. Ở thời đại Galilê sống, người ta tin rằng tất cả các vì sao trên bầu trời là đứng yên, bất động mà trung tâm là Trái đất . Đây chính là “ Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ ” mà mọi người công nhận lúc đó. Nhưng Galilê đã dùng kính viễn vọng quan sát thấy các thiên thể vận động. Ông viết trong sách của mình rằng: “Tất cả không phải là tĩnh tại, mặt trời đang quay, trái đất cũng đang quay. Trái đất không chỉ quay quanh mặt rời mà còn tự quay quanh mình nó theo một trục”.

Học thuyết của Galilê vừa ra đời đã xúc phạm đến Giáo hội, Giáo hội quy học thuyết của ông vào loại “Thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ” , được coi là học thuyết dị đoan. Giáo hội không muốn nhìn thấy có người đưa ra học thuyết khác với truyền thống, muốn mọi người mãi mãi tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Tòa án tôn giáo của Giáo hội gọi thẩm vấn Galilê, Galilê nhận được sự cảnh cáo của Giáo hoàng , cấm ông tuyên truyền cho “ Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ dưới mọi hình thức.

Galilê bị đả kích, nhưng ông vẫn không quên công việc nghiên cứu của mình. Tốn mất thời gian 6 năm để hoàn thành cuốn sách của mình, nội dung bàn về hai quan điểm “ Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” và “Thuyết Trái đất là trung tâm của vũ trụ”. Cuốn sách truyền bá tư tưởng mới, viết sinh động, khôi hài, sau khi xuất bản độc giả đã giành nhau mua hết ngay.

Những người phản đối Galilê đọc xong liền tiến hành công kích ông, nói rằng xuất bản cuốn sách này là vi phạm lệnh cấm và làm vấn đề trở nên càng ngày càng nghiêm trọng.

Như vậy sách vừa ra đời được nửa năm đã bị cấm bán. Giáo hoàng đã tin vào những lời miệt thị Galilê của một số người lòng dạ hẹp hòi, tòa thánh La Mã và Tây Ban Nha cùng phối hợp đưa ra lời cảnh cáo, loại cảnh cáo này là một biện pháp vô cùng nghiêm khắc lúc bấy giờ.

Hai tháng sau tòa án Rome gửi trát đòi Galilê đến toà án thẩm vẫn. Mặc dù đã 69 tuổi, bệnh nằm liệt giường ông vẫn bị áp giải đến Rome.

Lúc đầu, Giáo hội chỉ định để Galilê thừa nhận việc ông tuyên truyền “Thuyết mặt trời là trung tâm của vũ trụ” là sai lầm đồng thời yêu cầu ông viết giấy đảm bảo sau này không tuyên truyền nữa. Nhưng Galilê không nhận tội, cũng không viết giấy bảo đảm, ông nói: “ Những điều tôi viết trong sách dều là sự khách quan, tôi không hề phản đối Giáo hoàng. Tôi có tội gì? Lẽ nào tôi lại phải che giấu chân lý, lừa dối mọi người? Lẽ nào tôi sẽ bị trừng phạt vì nói ra sự thật?”

Việc thẩm vấn kéo dài 5 tháng, sức khỏe của Galilê đã không chịu nổi, nhưng mỗi lần thẩm vẫn ông không hề tỏ ra hối hận về việc mình làm. Vì sức khỏe quá yếu, sau mỗi lần chịu thẩm vấn ông đều phải trở về bằng cáng. Tòa án Giáo hội thấy sức khỏe của ông thực sự không chịu nổi liền phán quyết: “ Tội danh Galilê là đi ngược lại giáo lý tuyên truyền học thuyết dị đoan bị cầm từ chung thân".

Sau khi tòa án tuyên phạt, Galilê bị giam gần Rome, mất tự do. Cho dù là như vậy, đêm về Galilê vẫn kiên trì viết cho đến khi mắt bị hỏng ông không còn nhìn thấy ánh sáng nữa. Ông tin tưởng ánh sáng chân lý chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thế lực đen tối. Sau đó không lâu Galilê đã trút hơi thở cuối cùng.

Hơn 300 năm sau, năm 1979 Tòa thánh La Mã đã công khai sửa sai lầm cho Galilê . Giáo hoàng chính thức tuyên bố, phán quyết của Tòa thánh La Mã đối với Galilê là sai lầm nghiêm trọng. Lịch sử cuối cùng đã có phán quyết công bằng đúng đắn đối với nhà khoa học vĩ đại này, tên tuổi của Galilê mãi mãi được loài người kính trọng.

"Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức" (Galileo)

Isaac Newton Jr. (1642– 1727)

Là một nhà vật lý , nhà thiên văn học , nhà triết học , nhà toán học , nhà thần học nhà giả kim người Anh , được nhiều người xem là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử, với vai trò là nhân vật chính trong cuộc cách mạng khoa học .

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và ba định luật về chuyển động , được coi là nền tảng của cơ học cổ điển , đã thống trị các quan niệm về vật lý , khoa học trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực , ông loại bỏ hoàn toàn thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học .

Trong cơ học , Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học , ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng , giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.

Trong toán học , Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân tích phân . Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học , Newton là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein .

Nghiên cứu khoa học: Quang học

Minh họa hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng thành nhiều màu khác nhau qua lăng kính, được phát hiện bởi Newton & Bản sao kính thiên văn phản xạ thứ hai của Newton mà ông đã trình bày cho Hội khoa học Hoàng gia vào năm 1672

Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học . Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng , giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng.

Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ , tán xạ hay truyền qua , màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu.

Nhờ vào những khám phá trên, Newton nhận ra nguyên nhân gây ra sự sai lệch màu của hình ảnh trên kính viễn vọng khúc xạ thời đó. Ông đã áp dụng nguyên lý của James Gregory để tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên, khắc phục được nhiều nhược điểm về ảnh của kính viễn vọng khúc xạ đồng thời giảm đi đáng kể chiều dài của kính viễn vọng.

Quả táo Newton

Sau khi Newton công bố định luật vạn vật hấp dẫn, giới khoa học lưu truyền câu chuyện quả táo rơi trúng đầu Newton liệu có mối liên hệ giữa khối lượng và khoảng cách của vật thể trong nhà vật lý vĩ đại này. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là câu chuyện thêu dệt, chỉ là một huyền thoại và rằng ông đã không xây dựng lý thuyết về lực hấp dẫn ở bất cứ thời điểm duy nhất nào.

Tuy nhiên, với bản thảo viết tay Memoirs of Life Sir Isaac Newton có từ năm 1752, nhà khoa học William Stukeley (một người quen của Newton) kể lại chi tiết về khoảng khắc khi Newton tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

-Newton Sống đơn độc, tự cách ly trong suốt thời đại dịch ở London, triết gia, nhà vật lý và toán học vĩ đại người Anh đã nghiền ngẫm những phát hiện đột phá của ông trong “năm của những phép mầu” 1666 như thế nào?

Khi dịch hạch tàn phá London và nước Anh đầu năm 1665 , Issac Newton đang là sinh viên ở Đại học Trinity, Cambridge. Theo cuốn Isaac Newton của Gale Christianson, vài tháng sau khi nhận bằng cử nhân mùa xuân năm đó, chàng trai trẻ Newton, 23 tuổi, lui về sống ở nông trang của gia đình tại Woolsthorpe Manor, cách Cambridge khoảng 100km về phía tây bắc.

Tới cuối năm 1666, Newton về cơ bản đã giải xong bài toán với hàng loạt nghiên cứu ngày nay được gọi là “vi tích phân”.

Newton cũng nghiên cứu quang học, khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu và một thấu kính hay lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng.

Cuối cùng, đây cũng là thời kỳ ra đời huyền thoại quả táo rơi xuống đầu Newton và sự suy luận ra lực hấp dẫn. Sự thật có thể không hẳn như vậy, nhưng Newton quả có suy nghĩ về những nguyên lý với đứng yên, chuyển động, sự di chuyển của quả táo - hay bất kỳ đồ vật nào, tương ứng với Trái đất. Nhưng lúc bấy giờ, ý tưởng chỉ mới nhen nhóm. Chúng sẽ thành hình thành dạng hơn 20 năm sau, trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông - Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên.

Trận dịch hạch chết chóc chỉ giảm bớt ở Anh vào mùa xuân năm 1667, mở đường cho Newton trở lại Cambridge, mang theo ông những ý tưởng mà, cùng với sự thay đổi lối sống của ông vào những ngày đen tối đó ở Anh, tới lượt chúng sẽ làm thay đổi thế giới vĩnh viễn.

TỪ KẾT

Ngay trong thời Đại dịch, GALILEO & NEWTON đã thay đổi Thế giới.

Đại dịch: Thách thức và cơ hội

Galileo Nhà khoa học có lẽ là đã mở đầu cho khoa học hiện đại cũng phải sống sót, làm việc và kết nối với gia đình theo những cách hoàn toàn mới vì một đại dịch.

Dịch hạch cũng trở thành một trở ngại và cơ hội cho xuất bản phẩm nổi tiếng nhất và gây tranh cãi nhất của Galileo. Ông đã ở Rome vào mùa xuân năm 1630 để cố gắng thu xếp hòng xuất bản cuốn Dialogue concerning the Two Chief World Systems (Đối thoại giữa hai hệ thống thế giới chính). Sách phải được xuất bản qua hội khoa học của ông, Accademia dei Lincei, và xin được giấy phép xuất bản sau quy trình kiểm duyệt của Vatican.

Tuy nhiên, trong mùa hè đó, dịch hạch xuất hiện ở Florence và Galileo quyết định in cuốn sách của mình tại địa phương, điều khiến thủ tục kiểm duyệt thông thường trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Nhiều phần cuốn Đối thoại... bị giới chức ở Rome kiểm duyệt và những mục khác, bao gồm cả bản in cuối, được xử lý ở Florence với sự phê chuẩn miễn cưỡng của Rome.

Virus corona chủng mới đã đảo lộn thế giới của chúng ta suốt vài tháng qua , buộc người ta phải làm việc theo những cách hoàn toàn mới.

Cụ thể với các nhà khoa học, Isaac Newton đã luôn được coi là hình mẫu lao động hiệu quả trong thời kỳ dịch hạch vì ông đã dành cả năm 1666 - “năm của những phép mầu” - ở vùng đồng quê nước Anh để tránh dịch và phát triển những ý tưởng của mình về lực hấp dẫn, quang học và phép tính vi tích phân. Nhưng sự cô độc và suy tưởng trong tĩnh lặng chỉ tạo nên một hình mẫu của khoa học trong những thời kỳ dịch hạch và là một hình mẫu mà rất ít người chúng ta có thể làm theo.

Galileo Galilei - nhà thiên văn học, vật lý học và toán học, người đã biến kính viễn vọng thành một dụng cụ khoa học và đặt ra nền tảng cho một vật lý mới của chuyển động - cho chúng ta thấy một hình mẫu nghiên cứu khoa học đầy cảm hứng và gần gũi hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Thực tế, vài năm hoạt động công khai và đầy biến động trong đời Galileo đã diễn ra trong thời kỳ dịch hạch bùng phát mạnh giữa các năm 1630 - 1633.

Theo Stephen Hawking , Galileo là người ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự ra đời của khoa học hiện đại hơn bất kỳ người nào khác. Albert Einstein gọi ông là cha đẻ của khoa học hiện đại.

Mỹ sẽ sản xuất đủ liều vaccine COVID-19 cho "mọi người dân Mỹ" vào tháng 4/2021 , Tổng thống Trump , trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 18.9.2020 cho biết.

T T Mỹ nói rằng, nước này sẽ có ít nhất 100 triệu liều vaccine COVID-19 trước cuối năm nay, nhưng "có thể nhiều hơn thế". Ông Trump cũng khẳng định, việc phân phối vaccine COVID-19 sẽ bắt đầu trong vòng 24h sau khi được phê duyệt (Fox News đưa tin).

7 vắc xin sáng giá hơn hết

Tính đến ngày 14-9-2020 có 7 ứng viên vắc xin COVID-19 hàng đầu.

· 4 loại của Mỹ, châu Âu và Nga gồm mRNA-1273 của Moderna (Mỹ), ChAdOx1 nCoV-19 (ở Ấn Độ gọi là Covishield) của Đại học Oxford hợp tác AstraZeneca (Anh), BNT 162 của Pfizer (Mỹ) hợp tác BioNtech (Đức) và Sputnik V (Nga).

· 3 loại của Trung Quốc gồm CoronaVac của SinoVac, vắc xin bất hoạt của Sinopharm và Ad5-nCOV của CanSino Biologic.

Trên thế giới có 167 dự án vắc xin COVID-19. Hầu hết đang trong giai đoạn tiền lâm sàng (thử nghiệm trên động vật).

Trong 29 dự án đang phát triển thử nghiệm lâm sàng (trên người) có 11 vắc xin ở giai đoạn I, 11 vắc xin ở giai đoạn II hoặc giai đoạn I/II và 7 vắc xin ở giai đoạn III nêu trên.

Phạm Vũ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)


DU LỊCH CHỮA BỆNH với KỸ THUẬT TIÊN TIẾN, HIỆU QUẢ

mà lại … RẺ TIỀN.

Nghe qua có vẻ khó tin, vì với hầu hết mọi người, làm gì có chuyện chữa bệnh với kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả mà rẻ tiền? vì quan niệm “tiền nào của nấy”. Hàng chất lượng cao không bao giờ có giá rẻ, hoặc “của rẻ của ôi”!

Nhưng đó là sự thật, vì đó là tour “Du lịch chữa bệnh hiệu quả mà rẻ tiền” chính tôi đã thiết kế cho bản thân mình từ năm 2008 đến nay. Tôi vừa kết thúc một chuyến du lịch trị bệnh như thế, vừa về đến nhà đêm qua, hãy còn “nóng hỗi, nên hào hứng “vừa thổi vừa viết” để khoe với mọi người.

Với hơn 12 năm lên xuống trị nhiều thứ bệnh khác nhau, tôi đã trở thành khách hàng thân thiết của Phòng Phục Hồi Chức Năng của Thạc Sĩ Bs Thiên Hoa, ở Tân Châu, An Giang. Thậm chí tôi còn gởi ở đó một cái nồi cơm điện và một số vật dụng để trong thời gian trị bệnh, thỉnh thoảng có thể tự nấu ăn nếu thấy chán cơm ngoài hàng. Tâm lý chung ai xa nhà cũng buồn, nên tôi phải làm cho mình bớt nhàm chán bằng cách thỉnh thoảng đi chợ mua những món đơn giản rồi tự nấu lấy ăn. Dù chỉ là một cái nồi cơm điện, nhưng có thể rang tép, luộc rau, luộc trứng, hay nấu những món canh rau hay bầu bí với tôm khô. Có bữa hứng lên tôi còn mua gà nấu cary, ăn với bánh mì để đổi món. Hôm thì vài trăm gram thịt bò, ướp sơ, rồi xào với củ hành để ăn với bún. Có bữa là Tôm, cho vô nồi luộc chung với Đậu Bắp, đậu Rồng hay rau Lang, rồi chấm nước mắm pha chút chanh, đường, ớt.. ăn vừa ngon, vừa lành lại đỡ ngán.

Nói về mặt ăn uống thì ở Tân Châu không thiếu thứ gì. Ngay cạnh Phòng P.H.C.N của Bs Thiên Hoa thôi, trong vòng bán kính 200m là có đủ thứ. Ra cửa, đi về phía tay trái là có hàng Cháo cá, Bún Bò, Phở. Ngay ngã ba trước nhà là cửa hàng bán Bánh Xèo, chỉ 15.000đ 1 cái mà cho một dĩa rau ăn kèm đầy ú. Nếu không thích bánh Xèo thì chịu khó đi tới khoảng 100m, gặp ngã ba thì rẽ phải, thả bộ vô dãy phố phía sau Phòng mạch, ở đó có hàng Bún Cá, 1 tô 10 ngàn là có thể no bụng. Kế bên là hàng Cháo Lòng cũng khá đông khách, một tô cháo kèm cái Dầu cháo quẩy chỉ có 15.000. Trong chợ thì có bánh Cuốn, Bún thịt nướng, Bún Cá. Xôi đậu đen gói Bánh Phồng, xôi Vò sáng nào cũng có, chỉ 5.000 đ . 1 gói. Ngay ngã ba trước khi bước vô chợ, là bánh Tét nhân chuối, Bánh Tét nhân ngọt, Bánh ít. Đòn Bánh Tét nhân chuối khá to, không có độn lá mà giá chỉ có 5.000 đồng . 1 ly sữa đậu nành nóng cũng chỉ có 3.000đ.

Trong chợ thì ngoài Thịt heo, Thịt bò, Tôm, Cá, rất tươi còn có nhiều loại trái cây như Bưỡi, Nhãn, Ổi, Xoài, Đu đủ, Chuối, Bắp.. mới từ vườn quanh đó chở ra. Rau thì vô cùng phong phú. Đọt Sầu Đâu, đọt Bí, Bông Bí, đọt Khổ Qua Rừng. Đậu Rồng, Đậu Bắp, Bồ Ngót, Măng, ngó Sen, Cà rốt, Khoai tây, củ Dền, Giá, Bạc hà, Thơm. Có cả rau để ăn với mắm kho lại là vị thuốc mà nhiều nơi không thể tìm ra, là rau Dừa nước.

Hàng cơm bán sẵn thì chỉ cách Nhà Bs Thiên Hoa độ 200m, ngay mặt đường là một hàng. Quẹo vô Hẻm Tịnh Xá Ngọc Châu là một quán cơm bình dân đã lâu đời, rất ngon, sạch sẽ và khách khứa thường xuyên khá là đông. Có bàn cho khách ngồi ăn tại chỗ và có bán cho khách muốn mua mang về. Đồ ăn làm sẵn luôn thay đổi và rất dồi dào : Thịt kho trứng, Cá kho lạt ăn với xoài bầm và rau sống, Tôm kho tàu, Cá rô kho, Cá lóc kho, Mắm chưng, Khô chiên, Thịt gà, Thịt vịt kho, Mắm ruốc xào thịt.. Đồ xào thì có đậu que, ngó Sen xào, Cà Tím nướng. Canh thì có : Khổ qua dồn cá thát lát, canh xương hầm với Bí đỏ, bí xanh, trái su. Đặc biệt là Canh Chua với cái đầu cá Lóc to chà bá, tươi rói đặt nằm trên đống đồ bổi là Bạc Hà, Thơm, Giá, Ớt, rau nêm.. nhìn là đã thấy hấp dẫn mà chỉ có 40 hay 45.000đ 1 tô.

Với những người ăn chay thì có một hàng Bún Bò, Mì, Hũ tíu chay và một tiệm Cơm Chay đối diện bên kia đường cũng rất gần nhà, không phải đi xa.

Trước nhà, hàng ngày rất nhiều hàng trái cây, bánh ngọt, chè, bánh canh, đẩy qua ngang, cứ đứng ngay cửa ngoắc vô là tha hồ chọn lựa.

Đó là sự thuận lợi về mặt ăn uống. Tuy không có căn tin, không có phục vụ thức ăn. Mạnh ai nấy ăn theo nhu cầu của mình. Nhưng muốn ăn chay, ăn mặn đều dễ dàng, vì hàng quán chỉ cách nơi điều trị một, hai trăm thước, người nuôi bệnh không cần phải đi xa để mua. Rất là tiện lợi.

Quan trọng hơn hết là kết quả điều trị.

Những người tới Phòng Phục Hồi Chức Năng của Thạc Sĩ Bs Thiên Hoa đều biết nơi đây nhiều năm qua đã nổi tiếng điều trị cho bệnh nhân sau Tai Biến phục hồi rất nhanh. Người bệnh không cần biết nhờ đâu ? chỉ biết nhiều người đã đưa người nhà bị bệnh vòng vòng các Bệnh Viện lớn trên Thành Phố, tốn kém không ít mà không hiệu quả, phải quay về đây thì mới có thể phục hồi được.. Ít người biết tất cả là nhờ vào Công Nghệ Laser của Pgs Tiến Sĩ Trần Minh Thái mà mọi người quen gọi là “Chạy Máy”.

Cứ mỗi sáng sớm, sau khi ăn sáng xong là tất cả bệnh nhân được đo huyết áp và chạy Laser khoảng 50 phút. Thời gian này Bs Thiên Hoa cũng đi thăm từng bệnh nhân để xem diễn biến rồi điều chỉnh cách trị liệu cho phù hợp.

Cơ sở nào để đánh giá Laser Nội Mạch và Laser Bán Dẫn của Pgs Tiến Sĩ Trần Minh Thái là kỹ thuật tiên tiến ?

Trừ những Tiến Sĩ, Thạc Sĩ xuất thân từ Khoa Công Nghệ Ứng Dụng Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM, hay những Kỹ Sư, Kỹ Thuật Viên được Đào tạo do Trường, ít ai biết cha đẻ của Công Nghệ Laser - là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Minh Thái, - từ hơn 40 mươi năm về trước đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Vật Lý ở nước ngoài, và đã đi làm việc ở đó. Nhưng nghĩ đến người Việt mình còn nghèo, còn nhiều bệnh cần điều trị mà không phải ai cũng đủ khả năng, nên ông quay về quê hương. Thời gian đầu, mọi người cười khi thấy Ông Tiến Sĩ Vật Lý mà lại xách cặp đi học với Gs Nguyễn Tài Thu, là một bậc thầy của ngành Châm Cứu của Việt Nam! Nhưng không ngờ chỉ một thời gian, sau khi nắm được nguyên lý của bộ môn Châm Cứu, ông đã vận dụng kiến thức Khoa Học của mình để chế ra Máy Laser kết hợp Đông Tây Y để trị bệnh. Hơn 40 năm qua, có biết bao nhiêu bệnh nhân Tai Biến đã nằm một chỗ hay ngồi xe lăn được trở về cuộc sống bình thường. Giải quyết nhiều bệnh mà Tây Y chưa thể chữa được như Bại Liệt, Parkinson, Khớp, Tim mạch và nhiều bệnh khác mà hơn 300 Phòng Khám Đông Y có sử dụng Laser trải đều trên khắp Tỉnh, Thành cả nước đã chứng minh thành quả của việc nghiên cứu, ứng dụng có tính chất đột phá của Công Nghệ Laser. Vẫn chưa dừng ở đó, còn nhiều bệnh đang trên đà thử nghiệm, sắp công bố.

Không phải tự vẽ bùa rồi đeo. Sáng chế máy rồi thầy trò tự khen tụng với nhau. Máy Laser do Pgs Tiến Sĩ Thái sáng tạo ra đã từng đi thi ở nước ngoài, và được Hội Đồng Khoa Học Quốc tế gồm Úc, Mỹ, Canada, Nhật công nhận vì thành quả điều trị vượt xa các máy móc cùng loại trên thế giới. Công Nghệ này cũng từng dự triển lãm thành tựu tại Bảo Tàng Miraikan ở Nhật và từng được người nước ngoài đề nghị mua sáng chế với một giá không nhỏ, nhưng Pgs Thái đã từ chối, dành lại để điều trị cho dân mình.

Công Nghệ thì tiên tiến so với thế giới, nhưng chấp nhận khiêm tốn nằm chung với những Phòng Khám Đa Khoa, hoặc Phòng Phục Hồi Chức Năng, vì ý của cha đẻ ngành Laser muốn được trực tiếp phục vụ cho mọi người bệnh khắp mọi miền đất nước một cách hiệu quả mà ít tốn kém nhất, thay vì nằm trong những Bệnh Viện cao cấp với nhiều chi phí khác dồn thêm vào nó làm bệnh nhân không kham nổi.

Nhiều người đã nhìn bề ngoài của những Phòng Khám Đa Khoa hay Phòng Phục Hồi Chức Năng có vẻ bình dân, không quy mô, bề thế, nên có ý xem thường, vì cho rằng những chỗ điều trị tầm thường, nhỏ bé, đơn sơ, còn thua một Bệnh Viện cấp Huyện như thế làm gì có khả năng trị được những bệnh mà Tây Y còn chưa xử lý được ? Họ không biết rằng “Chùa rách mà lại có Phật vàng”, “Miếu nhỏ nhưng thần ở đó linh ứng”. Những Phòng Khám Đa Khoa, Phòng Phục Hồi Chức Năng tuy nhỏ bé nhưng được trang bị những chiếc máy Laser Nội Mạch và Laser Bán Dẫn là những máy do Pgs Tiến Sĩ Trần Minh Thái chế tạo, phối hợp Đông Tây Y đưa Laser vào mạch máu để trị nhiều thứ bệnh đã được Hội Đồng Khoa Học nhiều nước thẩm định và đánh giá cao so với những máy móc cùng loại của các nước khác. Hình thức tuy nhỏ, gọn, mà kỹ thuật lại tiên tiến so với thế giới, trong khi những Bệnh viện lớn lại không được trang bị ! Đó là một sự sắp xếp đầy tính nhân văn của cha đẻ bộ môn Laser. Nhà Khoa Học không nghĩ đến việc thu lợi cho nhiều từ sáng chế, mà chỉ muốn làm sao phục vụ được tầng lớp bình dân, ít tiền trong xã hội một cách đỡ tốn kém mà hữu hiệu nhất. Điều đó hoàn toàn bất ngờ đối với suy nghĩ của mọi người.

Chi phí điều trị.

Đây là thắc mắc lớn nhất của hầu hết bệnh nhân : Liệu chi phí điều trị có phù hợp với túi tiền của những người trong tầng lớp bình dân hay không ?.

Nói đến bệnh là phải nói đến Giường Bệnh. Có ai đó đã nói : “Chiếc giường đắt nhất là chiếc giường của Bệnh Viện”. Thật thế. Chưa cần biết việc điều trị có hiệu quả hay không thì mỗi ngày chiếc giường bắt buộc phải nằm đã ngốn của bệnh nhân một phần kinh phí, mà Bệnh viện càng hiện đại thì giá của nó càng cao.

Còn nhớ năm 2011, khi mẹ tôi bệnh ghẻ phổng, trên lưng tự nhiên nổi những đám phồng rộp, có nước bên trong. Khi chảy nước tới đâu thì ăn lan tới đó. Tôi đã đưa mẹ vô Bệnh Viện FV để chữa.

Chưa biết việc chữa trị có thành công hay không thì chi phí mỗi ngày cho chiếc giường đã ngốn 1.100.000đ. Mỗi ngày Bs đi thăm, chỉ cần dí ống nghe vài cái lên ngực, lên lưng và hỏi thăm “hôm nay bà thấy trong người thế nào ?” là cộng thêm 300.000đ nữa vào chi phí ! Mẹ tôi nằm ở đó 2 tuần. Bệnh ghẻ thì không thấy thuyên giảm chút nào mà sức khỏe lại thấy kém đi. Không thấy có thuốc gì đặc hiệu, chỉ có bôi Bleu de Methylene và vô máu, mà đã phải chi gần 50 triệu đồng nên tôi sốt ruột xin đưa mẹ về. Nhưng nhập viện thì dễ, xuất viện lại không đơn giản ! Bác sĩ lánh mặt để không có người ký giấy xuất viện ! Tôi phải nói là gia đình hết tiền, thì mới được tiếp xúc với Bs qua điện thoại để xin về, còn bị Bs đe : “Bà đưa người bệnh về, dọc đường có gì bà chịu trách nhiệm đó nhé”!. Trong khi Bệnh Viện còn chưa biết được bệnh do con Vi rút nào để chữa, thì sau khi đưa được mẹ tôi về nhà, tôi đi tìm thuốc Nam để bôi và cho bà uống. Vậy mà sức khỏe mẹ tôi phục hồi trở lại, bệnh ghẻ cũng hết !

Nghe nói chi phí hiện nay cho một chiếc giường của BV tầm trung như Bệnh Viện 115 hay Bệnh Viện Bình Dân cũng không dưới mức 300.000 một ngày. Điều đó dù muốn hay không người bệnh cũng phải chấp nhận. Chỉ tiếc một điều là Bệnh nhân thì ngày một đông, mà Bệnh Viện lại không đủ giường, nên bệnh nhân phải chen chúc với nhau rất là gian khổ. Tôi đã từng nằm ở Bệnh Viện 115. Phòng có 12 giường mà 12 người bệnh cộng với 12 người nuôi, thêm vài người nằm chờ bên ngoài, mà chỉ có 1 nhà vệ sinh, nên phải xếp hàng chờ đến lượt ! 4 giờ sáng tôi phải dậy tắm để khỏi xếp hàng chờ !. Riêng ở Phòng Phục Hồi Chức Năng của Thạc Sĩ Thiên Hoa thì bệnh nhân được hoàn toàn miễn phí giường nằm trong thời gian điều trị. Nước để giặt dũ và cả nước nóng để tắm cũng hoàn toàn miễn phí, bệnh nhân chỉ phải trả tiền cho Laser và tiền thuốc phối hợp tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, vì thế, tiết kiệm một số không nhỏ, tính ra chỉ bằng một nửa so với nằm ở các Bệnh Viện, mà hiệu quả gấp nhiều lần.

Nhưng không phải vì rẻ tiền mà điều trị không tốt, mà nhờ điều trị bằng Công Nghệ Laser của Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Minh Thái nên người bệnh phục hồi rất nhanh. Chỉ sau 1 hay 2 liệu trình, (mỗi liệu trình 3 tuần) là đã khỏi. Không kéo dài nhiều ngày. Không cần quảng cáo, chỉ những người đã trị khỏi giới thiệu với nhau mà những Tỉnh chung quanh, như Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên, Long Xuyên, Vĩnh Long, kể cả Campuchia cũng biết tiếng để đến nhờ chữa trị.

Khen hết lời mà không nói rõ là thời gian qua tôi đã được chữa khỏi những bệnh gì mà lại tâm phục khẩu phục thì quả là thiếu sót :

1/- Cơ duyên đầu tiên đến với Laser là chứng lạnh đầu và nghẹt mũi. Cứ chiều đến là mũi nghẹt cứng, không thể nằm được, cộng thêm bệnh Suyễn và đoản hơi, mỗi lần lên xuống lầu là bị mệt, Tim lại bị block nhánh phải hoàn toàn và Thiếu máu cơ tim.

2/- Suy giãn tĩnh mạch.

3/- Huyết Khối. Một lần ở chân làm không đi được, Bs Tây Y nói chỉ có thể cho uống thuốc giảm đau thôi, không thể trị dứt điểm được. Và một lần ở cháng ba cổ làm nhức đầu, thuốc Tây không trị hết.

4/- Khớp gối.

5/- Viêm Phế Quản mãn tính.

5/-. Hở van tim.

Thế rồi, lần đầu đi chữa bệnh, chưa đủ một liệu trình đã có việc phải về. Nhưng chứng bệnh lạnh đầu, nghẹt mũi và chứng đoản hơi, hay bị mệt của tôi từ năm 2008 đến nay không bị lại. Kể cả năm 2012, tôi đi du lịch Mỹ vào 3 tháng mùa Đông lạnh nhất mà bệnh cũng không tái phát. Quan trọng hơn hết là tôi chưa lần nào đến Phòng PHCN Tân Châu để chữa bệnh Tim, chỉ chữa những bệnh khác. Thế nhưng Laser vừa giải quyết hết những bệnh mới phát sinh, mà cũng giải quyết luôn những bệnh Tim của tôi, làm chính tôi cũng bất ngờ.

Trước khi biết đến Công nghệ Laser, Từ năm 2005, Tim tôi đã bị block nhánh phải hoàn toàn. Các Bs đã khuyên nên đặt Stent. Sau đó còn thêm Thiếu máu cơ tim và Hở van tim. Nhưng tôi không chữa bệnh Tim, chỉ chú ý đi chữa những bệnh phát sinh về sau. Vậy mà kết quả Siêu Âm và Đo Điện Tim để kiếm tra trong năm 2019 vừa qua đã cho thấy : Tất cả những bệnh về Tim của tôi đã được Laser chữa khỏi từ bao giờ ! Trong khi với kỹ thuật cao của các Bệnh Viện lớn như hiện nay, bệnh Tim muốn chữa, đòi hỏi phải đại phẫu, phải mổ xẻ, phải đặt stent, vừa đau đớn, vừa tốn kém khá nhiều, thì Laser lại giải quyết một cách nhẹ nhàng. Chữa mà như không chữa. Không động đến dao, kéo. Không phải nằm Viện, là điều bên Tây Y, ngay cả trên thế giới hiện nay, dù kỹ thuật rất cao nhưng lại chưa thể làm được! Con tôi cũng bị Parkinson đã 2 năm, tay trái lúc nào cũng run lẫy bẫy, mà chỉ sau 2 ngày chạy Laser, tay nó đã ngưng run, và chỉ sau 2 liệu trình, từ đó đến nay đã 3 năm, nó chỉ uống thuốc duy trì. Đó là bệnh mà Tây Y đến nay vẫn chưa thể chữa hết. Trong thời gian tới lui để trị bệnh, tôi còn chứng kiến bao nhiêu bệnh nhân, lúc đến thì yếu xìu, người nhà phải kè đi, nhấc từng bước chân một cách khó khăn, hay nằm im lìm không động đậy. Vậy mà chỉ sau 1 hay 2 liệu trình điều trị bằng Laser là có thể tự đi, thậm chí tự chạy xe gắn máy về nhà. Như thế mà không tâm phục khẩu phục mới là lạ!

Cách thức tôi đi chữa bệnh.

Suốt từ năm 2008, từ lúc gặp được Công Nghệ Laser, cứ mỗi lần thấy có triệu chứng khác thường trong người, là tôi lại xuống Tân Châu, gặp Bs Hoa để nhờ chữa. Trừ một lần chân bị Huyết khối không đi nổi con tôi phải dìu. Một lần xuống bằng Xe cứu cấp vì Viêm Phế Quản, thì những lần khác tôi tự đi, tự về một mình. Do đó, nhiều người đi nuôi bệnh cứ tưởng tôi là người nhà của Bs hay là người đi nuôi bệnh, vì thấy tôi không giống bệnh nhân, cứ tỉnh bơ đi mua thức ăn, đi tới đi lui bình thường. Riêng tôi nhờ kinh nghiệm quan sát nhiều người bệnh, tôi thấy: Đa phần người mình cứ hay cố gắng, ráng làm, tham công, tiếc việc, cho đến khi bệnh quật nằm chèm nhẹp thì người nhà mới hốt hoãng kè đi chữa bệnh! Lúc đó thì người bệnh đã đuối, không còn sức lực, bên trong cũng đã tổn thương nặng, nên việc phục hồi rất chậm và khó khăn. Người bệnh chẳng những không thể tự lo, mà gia đình còn phải cắt ra một người có sức khỏe, bỏ hết công ăn, việc làm để nuôi bệnh, làm đảo lộn trật tự thường ngày, có khi mất thu nhập vì không làm việc được.

Tôi nghĩ rằng cơ thể mỗi người luôn báo động khi nó sắp bị bệnh bằng những hiện tượng như : Nhức đầu, chóng mặt, hoặc đau nhức hay tê.. điểm nào đó mà nếu không lưu ý để chữa sớm thì bệnh càng ngày càng nặng thêm. Chính vì vậy mà việc đi trị bệnh của tôi xem có vẻ nhàn nhã và không ảnh hưởng tới ai. Thời gian điều trị vẫn đi tới lui bình thường, không có gì hốt hoãng, và nhờ bổ sung năng lượng trong thời gian còn sức, bệnh chưa kịp tấn công nên việc phục hồi sức khỏe cũng nhanh.

Đi chữa bệnh cũng nhẹ nhàng. Thời gian chữa bệnh cũng như đi nghĩ dưỡng. Trước lúc về tôi còn tranh thủ mua ít thức ăn rồi cho vô thùng ướp đá để mang về. Tôm chỉ có 120k 1 ký. Ếch to mới làm, thịt còn trong xanh mà chỉ có 60 ngàn 1 ký. Khô chiên phồng thì chỉ có 150k một ký, Mắm lóc lọc hết xương chỉ có 200.000 l k tội gì không mang về ? Nhờ vậy, sáng nay tôi vừa mới chiêu đãi bản thân một chầu Cháo Ếch Singapore tự nấu. Không ngon như nhà hàng, nhưng cũng dễ ăn, và đỡ một buổi không phải chạy ra chợ để mua đồ ăn sáng. Đã vậy thức ăn còn dự trữ được cho cả tuần tới. Nhất cử, tam tứ tiện.

Còn một điều nữa rất thú vị mà tôi vừa khám phá ra. Người có tiền thường thấy mình sang khi về quê hay di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng xe nhà có máy lạnh, tài xế lái. Nhưng với khoảng đường trên dưới 200 cây số từ Thành phố về Tân Châu, họ cứ phải gồng lưng ngồi suốt. Trong khi đó, tôi chỉ cần bỏ ra 170.000đ mua 1 vé xe đò giường nằm. Thế là suốt chặn đường hơn 5 tiếng tôi tha hồ thoải mái nằm dài trên xe ngắm cảnh hai bên đường. Ngắm chán thì muốn đọc sách, nghe nhạc hay lướt web tùy thích. Dễ gì có dịp được nằm dài ngắm cảnh khi xe chạy ? Dọc theo hai bên đường là con kênh kéo dài gần suốt đường đi, lúc nào cũng đầy nước với những cụm lục bình trôi nổi vô định. Bên trong là những thửa ruộng xanh mướt màu mạ non hay màu vàng lúc lúa chín. Đẹp nhất là vào mùa thu hoạch ớt. Những sân phơi ớt đỏ tươi tương phản với những thửa ruộng xanh mướt làm thành bức tranh nổi bật dưới trời mây trong xanh. Xe qua từng xóm nhà hai bên đường, những bụi chuối với tàu lá te tua phe phẩy theo gió. Những vườn nhãn đang cho quả. Những ngôi nhà thầm lặng núp sau những tàng cây trông bình yên đến lạ. Chợt thấy quê hương mình đẹp và thanh bình làm sao. Nếu không có chiến tranh, con người không bị những chứng bệnh hành hạ, cuộc sống cứ êm đềm trôi nhìn con cháu trưởng thành, thành công trong xã hội thì còn gì bằng?.

Nhà Phật đã nói : “Thân không rời bệnh. Bệnh không rời Thân”. Có Thân là có Bệnh, không thể tránh khỏi. Thân lại là người bạn đồng hành với ta suốt từ lúc chào đời cho tới khi xuôi tay, nhắm mắt. Với một hành trình cả mấy mươi năm dài theo ta, thời trẻ nó đã phải học hành rồi bon chen đầu tắt mặt tối để kiếm sống vất vả biết bao nhiêu ? tại sao đến gần cuối đời mà không thương nó một chút, cho nó nghỉ ngơi, thư giãn để chờ ngày đoàn tụ ông bà ? Tại sao cứ phải đợi cho nó mỏi mòn, đuối sức rồi mới chịu dồn dập đổ thuốc, chích thuốc vô để chữa trị cho nó, mà không “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tiếp nhiên liệu cho nó khi nó chưa cạn kiệt ? Thương nó cũng là thương cả những người có liên quan. Nó mạnh khỏe thì người thân đỡ phải lo. Nó đổ gục thì cả nhà phải lao đao. Tại sao phải đợi đến sức cùng, lực kiệt, nhấc tay chân không nổi, nằm một đống mới giật mình, rồi tủi thân, thấy bị hắt hủi. Lúc đó phải hoàn toàn dựa vào người chăm. Họ tốt thì nhờ. Dằn vặt, nặng nhẹ thì ráng chịu vì “lực bất tòng tâm” ! Chính vì suy nghĩ như vậy nên tôi sắp xếp cuộc đi trị bệnh của mình một cách nhẹ nhàng, nghi ngờ có bệnh đã lo trị nên vừa phục sức nhanh chóng vừa không phiền đến con cái.

Trong lúc đi chữa bệnh, nhìn thấy hai người trẻ dìu một ông cụ bị tai biến, râu dài tới ngực, giúp cụ nhấc chân từng bước một cách khó khăn. Tôi hỏi thăm ông cụ năm nay bao nhiêu tuổi ? Hóa ra cụ còn kém tôi đến 4 tuổi ! Một bà khác được con gái chăm, cũng bị tai biến. Hỏi ra bà còn kém tuổi tôi. Chứng kiến những cảnh như vậy tôi rất mừng vì thấy mình sáng suốt. Tuổi già sức yếu là điều không tránh khỏi, nhưng cố gắng tự lo được chừng nào thì tốt chừng đó, trừ trường hợp bất khả kháng.

Cho tới giờ này tôi mới hiểu tại sao Bs Thiên Hoa không chọn Thành Phố lớn để mở Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng mà lại chọn ở quê nhà Tân Châu. Nếu mở ở Tp lớn mà muốn có được một địa điểm thích hợp để làm việc thì tiền mặt bằng không phải nhỏ. Tiền đó thì chính những bệnh nhân phải chịu. Thay vào đó, mở điều trị tại nhà. Mặt bằng của nhà nên không phải tốn tiền, nhờ đó cô có thể chia sẻ với bệnh nhân bằng cách miễn phí giường nằm cho họ, làm giảm chi phí đáng kể, để người nghèo cũng có thể chữa trị được. Đa phần bệnh nhân tới đây là người nghèo, nghe đồn ở đây trị hết bệnh nên đến, đâu biết rằng họ đã được chữa trị bằng Công Nghệ Laser, là một kỹ thuật tiên tiến hàng đầu của thế giới! Không riêng những bệnh nhân đã tới điều trị. Ngay cả người trong Ngành Y cả nước hầu như không hề biết là có những chiếc máy Laser với kỹ thuật trị bệnh tiên tiến từng được đánh giá cao trong cuộc so tài với những máy móc cùng loại của nước ngoài lại nằm ở Trung Tâm đơn sơ như thế này !

Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng của Thạc Sĩ Thiên Hoa không chỉ là một trong những điểm áp dụng thành công Công Nghệ Laser mà còn là nơi mà Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh tin tưởng, hàng năm gởi Sinh Viên đến thực tập lâm sàng trước khi tốt nghiệp. Cô cũng hỗ trợ kinh nghiệm cho Nhà Trường để tổ chức những Phòng khám Đa Khoa có kết hợp Công Nghệ Laser trên cả nước.

Nhiều người nghe nói đi trị bệnh tận Tân Châu thì chê xa, vì nghĩ là Bác Sĩ thì cùng học một Trường, tất nhiên định bệnh, cho thuốc cũng giống nhau, việc gì phải đi xa cho mất công ? Họ không biết rằng sở dĩ tôi chấp nhận đi xa, vì ở đó không phải là điều trị bằng thuốc viên hay thuốc chích bên Tây Y thông thường, mà sử dụng Công nghệ Laser, một sáng tạo độc đáo của một nhà Khoa Học Việt Nam, nhưng hiệu quả còn tốt hơn máy móc cùng loại của nước ngoài. Điều này thì rất ít người biết, càng không biết giá trị của nó mà tôi nhờ tò mò nên được giải thích : “Tính năng của Laser là đưa oxy vào máu làm cho máu lưu thông tốt hơn, cải thiện hệ tuần hoàn máu, hệ thống hô hấp, tác động vào động mạch não, cung cấp máu cho não, điều chỉnh huyết áp, chống kết dính tiểu cầu”, nên rất hiệu quả đối với những bệnh liên quan đến việc lưu thông của máu trong cơ thể. Đông Y luận rằng Bệnh là do Khí Huyết bị trệ, thì Laser được đưa trực tiếp vào mạch máu, tác động lên cả Khí và Huyết bằng những bước sóng, nên công hiệu nhanh và tốt nhiều lần hơn thuốc viên bên Tây Y, lại không có tác dụng phụ. Máy móc cũng được sản xuất tại Việt Nam và giá cả được tính toán với những thiết bị thu gọn để giá thành thấp nhất, tất cả mọi người đều có thể sử dụng, và bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, không cần phải nằm Bệnh viện trong thời gian điều trị.

Thử làm một phép tính : Chỉ cần ngả lưng một đêm ở một khách sạn bình dân thôi, đã mất ít lắm là 250.000đ. Với số tiền đó thì đã dư cho một ngày chạy Laser để chữa bệnh rồi. Hơn nữa, ở Phòng PHCN Thạc Sĩ Thiên Hoa tiền giường nằm suốt thời gian chữa trị không phải tốn, lại được điều trị với kỹ thuật cao mà giá bình dân. Thời gian ở đó được thưởng thức những món đặc sản tươi, ngon, lại rẻ được mang từ vườn ra. Được hưởng một môi trường thân thiện, lành mạnh, lại không phải chen chúc hai, ba người một giường, vì đa phần bệnh nhân ở gần chỉ đến, chạy Laser xong rồi về. Số người phải nằm lại hoặc ở xa, hoặc bệnh phải nằm một chỗ thì cũng chỉ vài liệu trình là khỏi bệnh, xuất viện, nên không thiếu chỗ nằm. Người bệnh và người nuôi mỗi người nằm 1 giường thoải mái trong 1 phòng riêng có cửa lùa kín đáo.

Tôi thấy mình thật may mắn khi biết được Công Nghệ Laser. Tiếc rằng trong khi Công Nghệ này đã xuất hiện nước mình từ lâu, đã có thể trị dứt điểm bệnh Tim Mạch, Bại Liệt, Parkinson và nhiều bệnh khác một cách nhẹ nhàng, thì bên Tây Y thuần túy hoàn toàn không hay biết. Do Trường ĐHBK dồn kinh phí cho việc nghiên cứu và ứng dụng, không kinh doanh, nên không bỏ chi phí để quảng cáo, vì thế rất ít người biết. Điều đó thật hết sức đáng tiếc cho những người bệnh đang rất cần một phương pháp trị liệu hiệu quả để chóng hồi phục.

Được trị bệnh bằng Công Nghệ cao mà giá lại rẻ, vừa được một chuyến du lịch ít tốn tiền. Lúc về, sức khỏe được nâng lên, dồi dào năng lượng, còn tay xách nách mang đặc sản vùng quê, nào tôm, cá tươi, khô, mắm, đường Thốt Nốt…làm quà cho con cháu, bạn bè…chẳng phải tour Du Lịch trị bệnh của tôi thú vị lắm sao ? Chính vì vậy mà năm nào ít nhất tôi cũng làm 1 chuyến, và phải thú thật, sức khỏe của tôi so với cách đây 12 năm, trước khi điều trị bằng Công Nghệ Laser còn tốt hơn rất nhiều. Không còn mệt mỗi khi đi lên, xuống lầu. Bệnh Tim đã hết. Huyết Khối đe dọa Tai Biến và Nhồi máu Cơ Tim cũng đã được Laser đánh tan, ngoài ra còn chứng kiến nhiều người bệnh phục hồi rất nhanh, cho nên tôi hoàn toàn tin tưởng để giới thiệu với mọi người. Trước hết là hy vọng ai cũng có được cuộc sống chất lượng để thêm yêu đời, sau nữa là không phụ lòng Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh khi thành lập Khoa Khoa Học Ứng Dụng. Các nhà Khoa Học miệt mài trong Phòng Thí Nghiệm chỉ mong sản phẩm tâm huyết của mình được phục vụ cho xã hội, còn tính toán sao cho mọi giai tầng, giàu cũng như nghèo đều được dùng với kinh phí nhẹ nhất, mà chúng ta lại không biết để dùng thì quả là phí phạm lắm lắm vậy.

Tâm Nguyện
(Tháng 8/2020)


Phụ bản I

BIẾT ƠN MÌNH

Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó.Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí… nguyền rủa mình.

Nhiều người lớn tuổi nhìn vào gương mỗi ngày thấy mình già đi với những dấu chân chim ở đuôi mắt, vết hằn ở khóe miệng, nếp nhăn nhúm ở bàn tay…đã không thể chấp nhận được mình, đã âu sầu buồn bã, có người phải căng da mặt, bơm xóa vết nhăn hy vọng giữ mãi vẻ trẻ trung nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi cũng “hiện nguyên hình”, có khi tệ hơn!

Xây dựng hình ảnh về chính mình (self image) rất quan trọng. Nếu đó là một hình ảnh tích cực, nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường”xung quanh, còn nếu là một hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.

Có món đồ nào mà xài vĩnh viễn đâu, ngay cả những máy móc tinh xảo được làm bằng những thứ kim loại tốt nhất.

Gần đây thấy trên báo quảng cáo một cái tủ lạnh cũ của Thụy Sĩ rằng đã được xài đến 20 năm mà vẫn còn chạy tốt. Như vậy nhiều người trong chúng ta có thể vỗ ngực nói
rằng mình đã “xài”đến sáu bảy chục năm mà hãy còn ngon đó chứ! Vậy ta phải biết ơn mình nhiều hơn.

Hãy thử xem bộ xương. Cơ thể ta có trên hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp, cũng đã xài được hằng mấy chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ, chỉ khi ta tích tuổi, lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi! Nhiều khi chỉ vì từ nhỏ ta đã không biết chăm sóc bộ xương đã làm cho nó bị lệch lạc đi như bị vẹo cột sống ở tuổi học đường, hoặc ăn những thức ăn làm cho các chất hoạt dịch giữa các khớp bị đơ cứng lại.

Ngay ở giai đoạn chấm dứt tuổi dậy thì, bộ xương đã hình thành với khối lượng xương cố định, chủ yếu là do di truyền nhưng cũng một phần do dinh dưỡng.Nếu biết quan tâm, thì ngay từ nhỏ đã phải được bồi dưỡng tốt để xương phát triển đầy đủ. Người lớn tuổi dễ bị loãng xương, dễ bị té ngã, đưa đến gãy xương, trật khớp. Nhìn một cành khô và một cành tươi thì biết. Cành tươi khó gãy vì vỏ dày, gỗ dai, nếu gãy cũng thường gãy dập; còn cành khô thì vỏ mỏng, gỗ giòn, khi gãy dễ gãy lọi.Nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi, sau tuổi 65, rất dễ bị té ngã. Nữ dễ bị hơn nam.

Ngoài những chuyện gãy xương, trật khớp, rách cơ, dập phần mềm… còn có những biến chứng gần xa khác như viêm phổi, loét da, do phải nằm bất động trong một thời gian lâu dài. Để giảm bớt nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi, cần quan tâm tới môi trường sống của họ. Chẳng hạn các cầu thang trong nhà sao cho dễ đi, không trơn trợt, bậc thang đều, ánh sáng đầy đủ. Tuổi gia mắt kém, cảm giác về độ chênh không còn chính xác, phản xạ chậm, cơ thể điều hòa vận động giảm nên rất dễ té.

Người lớn tuổi vẫn cần phải tích cực vận động – tập dưỡng sinh, đi bộ, chơi thể thao chẳng hạn – để tăng tính linh hoạt của các khớp và giúp cho cơ duy trì sự dẻo dai. Người ít vận động hoặc phải nằm một chỗ, tình trạng loãng xương càng xảy ra nhanh. Thuốc lá và rượu góp phần tăng tốc.Việc sử dụng estrogen để bù đắp phải được hướng dẫn và kiểm
soát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều đáng để ý là một người khi lớn tuổi bị té ngã một lần thì về sau thì sợ hãi, ít dám vận động, do vậy mà sự phối hợp giữa thần kinh cơ càng kém, lại càng dễ bị té ngã những lần sau. Sự bảo bọc quá đáng của người thân trong gia đình càng làm cho người già thêm mau suy yếu.

Rồi thử xem bộ máy tuần hoàn của ta.Nếu biết rằng mỗi ngày trái tim ta phải co bóp cả trăm ngàn lần để đẩy một khối lượng máu khoảng 7.000kg không ngừng nghỉ, kể cả lúc ta ngủ, đi vào một hệ thống mạch máu giăng mắc mà chỉ riêng hệ thống vi mạch nếu nối lại đã dài hàng trăm ngàn cây số (hơn gấp đôi chu vi trái đất) để nuôi cơ thể, ta mới thấy sức hoạt động của bộ máy tuần hoàn tuyệt vời đến thế nào! Có cái máy bơm nào làm việc liên tục với khối lượng như vậy hằng bảy tám chục năm trời mà không phải thay pin, không phải chùi rửa gì cả?

Vậy mà chẳng những ta không nhớ, không biết ơn nó, nhiều khi ta còn hành hạ nó, đầu độc nó, buộc nó nhảy tưng lên với những chất như rượu, trà, cà phê, thuốc lá…Chất nicotine trong thuốc lá chẳng hạn, chẳng những buộc nó phải làm việc nhanh lên mà còn lại co thắt các mạch máu nuôi dưỡng nó, làm cho nó bị thiếu dưỡng khí. Ta lại còn đầu độc tinh thần nó bằng cách luôn rên rỉ “Một trái tim khô, một trái tim mùa đông” hay hất hủi nó: “ngày rời Paris anh đã để quên con tim”… Thật ra một trái tim bình thường làm việc âm thầm bền bỉ đến nỗi ta tưởng như không có nó. Lúc nó lên tiếng “nhắc nhở”thì đã rắc rối rồi! Cho nên có một trái tim lành mạnh thật hạnh phúc mà nhiều khi ta không biết!

Còn mạch máu của ta cũng giống như những ống nước vậy. Khi ống nước còn mới thì nó dẻo dai, co giản dễ dàng, không có chuyện gì xảy ra, còn ống nước đã cũ thì khô cứng lại, độ thun giãn kém đi.Ở người cao tuổi, các mạch máu cũng dễ cứng hơn nên huyết áp dễ bị tăng cao. Huyết áp cao quá có thể gây ra những tai biến. Tăng huyết áp phải được theo dõi chữa trị đến nơi đến chốn. Bệnh tiểu đường càng làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn mạch. Do vậy, các nhà chuyên môn đều khuyên ta bớt ăn đường, bớt uống rượu, bớt ăn muối, bớt ăn mỡ, không hút thuốc…

Rồi thử xem buồng phổi của ta. Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống. Người ta có thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mười ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút. Thiếu oxy (dưỡng khí) chừng năm phút thì các tế bào não sẽ bị hủy hoại, không phục hồi được nữa. Có lẽ vì không khí không phải mất tiền mua nên ta thường coi như không hề có nó. Ta vẫn thở mỗi phút giây mà không nhận thấy không khí là cần! Có một buồng phổi hoạt động tốt ta chẳng hề quan tâm, thậm chí chẳng hề biết đến nó, cho đến lúc nó khò khè có cử thì lúc đó ta mới thật sự hốt hoảng.

Nói chung chúng ta thường không biết thở, không thèm thở, nhất là những lúc làm việc hăng say gần như quên thở hoặc những lúc có những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ ta cũng thường quên thở, nín thở. Thở là một phản xạ tự động nhưng ta lại có thể kiểm soát được hơi thở,
nhịp thở, khác hẳn với các cơ chế tự động khác như của quả tim, mạch máu, dạ dày, gan ruột…hoạt động hoàn toàn ngoài ý muốn của ta. Cho nên ta có thể luyện thở được.

Buồng phổi của ta có khoảng 300 triệu phế nang, trải rộng ra ta có một diện tích rộng hơn 80m2, lớn hơn một phòng học. Mỗi khi ta hít phải không khí ô nhiễm bụi khói, vi khuẩn, thì lớp không khí ô nhiễm đó sẽ tràn ngập lên toàn bộ diện tích của phế nang. Khi còn là những lá phôi thì phổi và da có cùng nguồn gốc, do vậy mà sau này khi gặp lạnh tự nhiên ta sinh ra ho hen, đặc biệt người cao tuổi dễ bị viêm phổi do lạnh. Hệ thống hô hấp không chỉ có phổi mà còn có mũi, họng, thanh quản, khí quản cùng các cơ hô hấp mà cơ hoành là cơ trọng yếu nhất.

Ở mũi chúng ta chẳng hạn có một hệ thống mao mạch dày đặc để sưởi không khí, làm cho không khí ấm lại trước khi vào phổi. Gặp lạnh, ta sẽ bị ách xì, sổ mũi, nghẹt mũi vì các mao mạch trương nở. Không phải vô cớ mà người lớn tuổi thường khoác một chiếc khăn quàng cổ khi ra đường
vì khi gặp lạnh chiếc khăn quàng sẽ giúp làm ấm mũi.

Những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sáng suốt, làm việc không biết mệt là những người biết…thở. Họ có những phương pháp “bì truyền” thường được gọi là dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga… Có khi ta còn nghe được những câu có vẻ huyền bí như “đưa hơi xuống huyệt đan điền…”Thực ra không có gì là bí hiểm cả mà hoàn toàn có cơ sở sinh học. Ta biết cơ hoành là cơ hô hấp chính nằm vắt ngang giữa bụng và ngực, “phụ trách” 80% khối lượng hoạt động hô hấp. Cơ hoành di chuyển lên xuống như một cái piston trong lồng ngực làm cho buồng phổi nở rộng hoặc thu hẹp thể tích. Do vậy khi ta hít sâu thì cơ hoành bị đẩy xuống đến tận…dưới rún, nơi được gọi là huyệt đan điền hay khí hải.

Như vậy “đưa hơi xuống huyệt đan điền” thực chất là hít sâu đẩy cơ hoành lên xuống mạnh hơn, cơ hoành di chuyển rộng hơn, nhờ đó sự thông khí sẽ tốt hơn. Càng lớn tuổi cơ hoành càng làm biếng, nên người lớn tuổi cần luyện thở, tập dưỡng sinh, thì cơ hoành mới làm việc tốt hơn. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi, làm cho họ dễ mệt mỏi, hụt hơi, cũng như bệnh giãn phế quản làm cho họ khạc rất nhiều mỗi sáng. Ngày càng có nhiều người bị ung thư phổi do hút thuốc lá. Nhiều người già bị lao là nguồn lây bệnh trong gia đình mà không biết. Giữ môi trường trong sạch, tạo nhiều cây xanh bóng mát, gần gũi với thiên nhiên, tập thở đúng phương pháp, tránh thuốc lá..là những cách tốt nhất để biết ơn buồng phổi của ta vậy.

Lý Lập Ông, thế kỷ XVI, viết trong Nhàn tình ngẫu hứng: “Xét cơ thể con người, tai mắt mũi, tay chân, thân thể hết thảy đều cần thiết…chỉ có hai cái không cần thiết mà trời phú cho ta là cái miệng và cái bao tử, nguồn gốc tất cả những cái lụy của loài người từ xưa tới nay. Có cái miệng với cái bao tử nên sinh kế mới hóa ra phiền phức, sinh kế phiền phức mới sinh ra những mưu mô gian trá, mưu mô gian trá mới phải đặt ra hình pháp…”.

Lâm Ngữ Đường có lẽ cũng đống ý như thế nên ông cũng viết: “Chúng ta có một cái bao không đáy gọi là bao tử… Nó ảnh hưởng đến văn mình của nhân loại…Các hội nghị quốc tế căng thẳng đến thế nào, tới giờ cũng dừng lại để ăn….”. Rồi ao ươc: “Nếu con người có được cái diều như diều chim, có cái dạ dày của loài nhai lại chắc là không có tình trạng hiếu chiến, tàn ác vì loài ăn cỏ, ăn hạt đều hiền lành, loài ăn thịt đều hiếu sát”. Ông cũng đưa ra một nhận xét thú vị: “Gà trống cũng thường đá nhau nhưng không phải vì thức ăn mà vì gà mái. Con người mà có cái diều như gà thì chỉ còn những cuộc chiến nho nhỏ chứ không phải cần đến chiến tranh lớn để xuất cảng đồ hôp”. (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê). Thật tội nghiệp cho cái “bao không đáy” còn gọi là bao tử hay dạ dày của chúng ta!

Đó là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, đảm nhận việc “nạp năng lượng”để ta duy trì sự tồn tại và hoạt động suốt cả cuộc đời. Cái bao không đáy đó thực ra nó đã phải làm việc căng thẳng vất vả, co bóp, nhào nặn thức ăn thức uống suốt ngày đêm để cung cấp cho ta những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống. Nó làm việc âm thầm không hề kể công, hoàn toàn ở ngoài ý thức của ta vì khi nó nhào nặn co bóp như vậy ta không hề hay biết.

Để tiêu hóa được thức ăn, dạ dày phải tiết ra một chất acid mạnh mà nếu không khéo tự bảo vệ mình thì acid này sẽ tiêu hóa ngay chính bản thân nó, làm cho nó lở loét tùm lum mà ta gọi là loét bao tử (loét dạ dày). Thường nếu có lở loét thì dạ dày cũng âm thầm tự băng bó lấy cho mình, đến khi quá lắm thì mới kêu ca, lên tiếng, lúc đó ta có cái gọi là đau bao tử.

Nói chung ít khi ta thượng hại cái dạ dày của mình đừng nói chuyện biết ơn nó, trái lại ta sẵn sàng nhồi nhét vào đó càng nhiều càng tốt từ thịt cá voi đến rắn mối, thằn lằn, tác kè, chuột bọ, cào cào, châu chấu, nghêu sò ốc hến…Ta cũng sẵn sàng đổ vào hằng lít rượu đế, whisky, hằng két bia và vô số những chất độc hại khác như…thuốc trừ sâu, giun đầu gai v.v..Để ý một chút, ta thấy hệ tiêu hóa là một cái ống cơ dài từ miệng đến hậu môn, phình ra chỗ này, thắt lại chỗ kia để trở thành thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…Thức ăn thức uống đi xuyên qua cái ống đó là đã đi bên ngoài cơ thể, mà các bộ phận được phân công cắt xé, nghiền, nhồi trộn, nhào nặn, chuyển hóa, hấp thu..để đưa vào cơ thể sử dụng.

Cả một bộ máy làm việc quần quật liên tục không mệt mỏi như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể hằng ngày. Ta không thể tưởng tượng rằng mỗi ngày có hơn cả lít nước bọt được tiết ra là nhằm giúp cho miệng không bị khô, hôi và giúp tiêu một phần thức ăn. Ở người lớn tuổi, nước bọt tiết ra ít đi nên dễ bị đắng miệng, khô miệng, ăn không ngon.

Hệ thống nhung mao ở ruột non ngoằn ngoèo nhiều lớp có tổng diện tích lên đến 250m2, bằng cả cái sân quần vợt, để hấp thu các dưỡng trấp nuôi cơ thể trôi qua, với các tế bào hùng hục hoạt động ngày đêm để trao đổi chất, với vô số vi sinh vật li ti sản sinh ra các men tiêu hóa, các vitamin. Gan đổ mật vào ruột, tụy tạng tiết men và insulin mà nếu thiếu nó ta sẽ bị bệnh đái đường. Bất cứ có một trục trặc gì trên cái ống đó đều gây ra những rắc rối đáng tiếc như bị tắc nghẽn đâu đó chẳng hạn. Một người bị bón thường xuyên cũng làm cho cái ống bị nghẹt, dẫn đến hôi miệng, ăn mất ngon, ngủ không yên.

Lâm Ngữ Đường có một nhận xét khá thú vị: “Đối với tôi, hạnh phúc trước hết là vấn đề tiêu hóa. Ruột ta mà vận động điều hòa thì ta hạnh phúc, không thì ta khổ sở. Sự tình chỉ có vậy thôi!”. Mà thật, cứ thấy người nào mặt mày lúc nào cũng cau có, nhăn nhó, khó chịu đăm đăm…thì chắc là đã bị bón hoặc trĩ kinh niên rồi! Người lớn tuổi cũng cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ, cần tránh béo bệu nhưng cũng phải tránh cả suy dinh dưỡng – chủ yếu là do thiếu chất đạm.

Cũng không nên quá sợ Cholesterol vì có loại cholesterol tốt cần cho cơ thể. Nên dùng dầu thực vật. Các vitamin được cung cấp từ thức ăn như rau quả, trứng, đậu, cà rốt, rau muống, gấc…Để giữ khẩu vị được ngon vừa ý, cần thêm những gia vị mà người có tuổi vẫn quen dùng như tỏi, tiêu, ớt. Không nên kiêng cử quá đáng làm cho ăn mất ngon. Đậu nành có lẽ là một thứ thức ăn lý tưởng vừa cung cấp đạm thực vật lại có chất phytoestrogen là một loại kích thích tố nữ rất tốt để làm giảm tốc độ lão hóa.

Một bữa ăn gia đình đông vui có con cháu sum vầy thì dù là rau muống, kho quẹt, đậu hủ…cũng đem lại nhiều chất bổ dưỡng cả về tinh thần lẫn năng lượng cho người lớn tuổi. “Hãy cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Lâm Ngữ Đường nói loài người có hai hạng, hạng ăn rau và hạng ăn thịt. Hạng ăn rau càng đông thì càng dễ có…hòa bình trên thế giới.

Rồi cái bọng đái nữa chứ. Phải bí đái một lần mới biết “giá trị” của cái bọng đái, mới biết ơn vô cùng khi có một cái bọng đái hoạt động bình thường, biết lúc nào thì phải chứa đựng, lúc nào thì phải co bóp, lúc nào thì mở cơ vòng và lúc nào phải đóng chặt lại. Thật là tai hại khi ở tuổi cao, cơ vòng bắt đầu hoạt động không tốt nữa, lúc cần đóng chặt thì nó lại mở ra, đặc biệt ở phụ nữ có tuổi. Ở đàn ông, tuyến tiền liệt có thể phình to thành bướu chặn nghẹt đường lưu thông của nước tiểu, lúc cần tiểu lại tiểu không ra. Lại phải mổ, phải nong. Một kích thích quá mạnh như cười to, ho tràng dài hoặc vận động nhiều quá, cũng dễ bị đái són. Thuốc an thần, thuốc lợi tiểu sẽ làm cho đái són xảy ra thường xuyên hơn.

Nói chung nếu tìm được nguyên nhân thì chữa trị không khó, đừng lúc nào cũng cho là tâm thần rồi bỏ mặc. Nên tập đi tiểu có giờ giấc, đừng đợi quá căng. Các loại tả lót
thấm hút có thể dùng rất tiện cho người già khi đi lại tàu xe.

Cũng cần chú ý sắp xếp chỗ đi đại tiểu tiện sao cho thuận lợi, dễ đi, có đủ ánh sáng. Người mình thường coi chỗ tiểu tiện (toilet) như là một chỗ dơ bẩn xấu xí nên thường đặt ra phía sau nhà, xa nhà, trong khi đó thực ra toilet là một nhu cầu quan trọng của con người nên ở những khách sạn lớn, người ta bố trí toilet ngay trước phòng khách, sạch sẽ và thơm tho.

Mắt là giác quan quan trọng nhất của con người. Chăm sóc mắt là biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống. Có một quyển sách mà tác giả là một người mù, viết với lời tựa là “Nếu tôi được một ngày sáng mắt”!

Những người bình thường có đôi mắt sáng nhiều khi không biết quý. Thử sống một ngày bịt kín hai mắt lại thì mới đánh giá được chất lượng cuộc sống nhờ đôi mắt. Già thì mắt phải yếu đi, cảm giác về độ đậm cũng kém, thích nghi với bóng tối chậm và nhìn cố định không nét.Thủy tinh thể điều tiết kém nên không nhìn gần được, điều này ảnh hưởng chất lượng cuộc sống rất rõ, vì làm gì cũng phải đeo kiếng. Những nguyên nhân gây mù thường gặp là mắt hột, quáng gà, đục thủy tinh thể (cườm khô), và cườm nước (glaucoma).

Theo Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO), người mù vì cườm khô đã chiếm hơn 40% số người già bị mù. Chín phần mười các trường hợp cườm khô là do tuổi già, cơ thể suy yếu; số còn lại là do các bệnh tiểu đường, chấn thương, suy dinh dưỡng…

Khi thấy mắt bị mờ dần, có đốm đen bay bay rồi cố định lại một chỗ, không đau nhức, không đỏ, tưởng là kính không đúng độ mà đo kính nào cũng không vừa thì phải nghĩ đến cườm khô. Hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa được cườm khô, chỉ có cách là phải mổ để thay thủy tinh thể đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo hoặc đeo kính để điều tiết. Hiện nay có những kỹ thuật mới để mổ cườm khô, đặt thủy tinh thể nhân tạo rất tiện lợi. Sau mổ, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường ngay.

Riêng cườm nước là một bệnh hết sức nguy hiểm vì dẫn đến mù lòa. Nếu được phát hiện sớm thì có thể tránh được mù. Bệnh cườm nước cấp tính gây nhức đầu dữ dội, có khi nhức nửa đầu kèm theo ói mửa, mắt đỏ, căng cứng, con ngươi nở lớn. Trường hợp này phải đến ngay bệnh viện có chuyên khoa mắt. Dạng cườm nước mạn tinh tiến triển âm thầm, chỉ thấy hơi đau mắt, xốn mắt, mỏi mắt và mờ dần.

Nhiều người tưởng tại mình có tuổi nên mắt kém, không đo nhãn áp để chẩn đoán kịp thời.

Người lớn tuổi cũng thường nghe kém, lãng tai. Lãng tai một chút cũng hay, khỏi phải nghe những lời nói xấu mình! Cái gì khoái thì nghe không thì thôi.Từ 65 tuổi trở đi có hơn một phần ba số người bị lãng tai. Nghe kém sẽ làm cho việc truyền thông khó khăn hơn, có thể gây nguy hiểm trong giao thông, đi lại. Ngày nay có những dụng cụ trợ thính dễ sử dụng và rẻ. Ở các nước phát triển cứ ba người có tuổi thì một người mang máy điếc, nhờ đó họ có thể giao tiếp tốt hơn và tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp họ cảm thấy sảng khoái, không bị coi là tàn phế nữa.

Ở ta, nhiều người không ưa máy điếc vì nó ồn ào lại làm cho ta nghe rõ những “sự thật đau lòng”. Một vở kịch kể chuyện hai vợ chồng già, ông nói gà bà nói vịt nhưng rất hạnh phúc bên nhau, đến khi các con hiếu thảo gởi về cho mỗi người một cái máy điếc thì bắt đầu cãi vã nhau suốt ngày. Cuối cùng cả hai phải liệng cái máy điếc vào sọt rác!

“Chúng ta không chăm sóc bản thân mình mà để cho cơ thể làm việc đến hao mòn, vì vậy nó dễ bị hư hỏng sớm.Khi chúng ta còn khỏe mạnh, còn sung sức, thì chúng ta bóc lột ngay chính bản thân mình,bóc lột các bộ phận trong cơ thể, bóc lột những khả năng của mình mà không hề cân nhắc, không hề nghĩ tới hậu quả. Ở lứa tuổi 50 tôi vẫn chưa chú ý lắm đến sức khỏe của mình…” Viện sĩ Misculine 90 tuổi viết như thế. Hiện nay mỗi sáng ông chạy bộ, tập thể dục đều đặn, chơi quần vợt, ăn uống điều độ Ông nói “Tôi cảm thấy 30 năm trước đây tôi đã già yếu hơn nhiều so với bây giờ”!

Bs Đỗ Hồng Ngọc - Lệ Ngọc st.


ĐỜI NGƯỜI GIEO NHÂN THIỆN,

LO GÌ KHÔNG NỞ RA QUẢ PHÚC

Không có một sức mạnh hay ý chí nào có thể vượt qua được luật nhân quả. Cho dù có tinh thông thuật số, phong thủy tới đâu, người ta cũng không thể làm trái với ý Trời.

Có một thầy phong thủy nọ chuyên xem mộ phần, nhà cửa cho nhiều người, kết quả rất chính xác. Sau khi mọi người tới xem và điều chỉnh phong thủy như lời ông thì gia đình đều trở nên phú quý. Tuy nhiên con cháu ông ngược lại đều không có một ai giàu có, cũng không có ai làm quan.

Một ngày nọ, người con trai hỏi ông: “Thưa cha, cha là một thầy phong thủy nổi tiếng vậy mà nhà ta lại không có một ai làm quan? Sao cha không tìm cách điều chỉnh một chút để nhà ta trở nên giàu có và cũng có thể xông pha chốn quan trường?”. Thầy phong thủy nói: “Ta có thể làm được, tuy nhiên cần các con làm theo lời ta dặn. Trưa mai là ngày tốt giờ tốt, ba anh em con hãy ra mộ của ông nội để làm lễ sau đó chôn trấn vật mà cha đã gói cẩn thận này ở hướng Tây Bắc. Vài năm sau nhà ta sẽ có người làm quan. Tuy nhiên sau khi chôn không được nói một lời xui xẻo nào mà phải đi thẳng về nhà“.

Cách cải biến phong thủy, số mệnh của mình tốt nhất chính là tích đức hành thiện, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà lại nhắm mắt làm.
Trưa hôm sau, ba người con của thầy phong thủy đi ra mộ và làm theo đúng những gì cha dặn. Trên đường về bỗng nhiên gặp một người ăn mày.

Người ăn mày nói với họ: “Cho tôi xin chút gì ăn hay cho tôi xin chút tiền đi.”

Người anh cả liền đá cho người ăn mày một cái và nói: “Thật xui xẻo lại gặp phải một kẻ ăn xin.”

Khi ba người con về tới nhà, vị thầy phong thủy hỏi dồn: “Trên đường các con đã gặp ai? Chắc chắn các con đã nói lời xui xẻo phải không?”

Ba anh em nọ chỉ biết thừa nhận.

Suy ngẫm hồi lâu, vị thầy phong thủy nói với con: “Là các con không có mệnh làm quan, cho dù cha có tinh thông thuật số phong thủy tới đâu cũng không thể làm trái với ý Trời. Người ăn mày mà các con vừa gặp khi nãy chính là linh hồn của ông nội các con. Các con đối đãi với tổ tiên như vậy làm sao có phúc phần để làm quan được.”

***

Lại có một câu chuyện xảy ra vào thời nhà Minh. Một gia đình nọ không may gia cảnh sa sút, khó khăn, dù vậy vẫn luôn giúp đỡ những người lang thang cơ nhỡ tới xin ăn. Một ngày nọ có một người nhà quê, vì bị lụt lội, phải tha hương từ phương Nam tới phương Bắc, khi đi qua nhà nọ bèn tới gõ cửa xin chút lương khô.

Nhìn bộ dạng tội nghiệp đói khát của người ăn mày, bà chủ nhà liền mang cho ông ta hai chiếc bánh ngô. Sau khi ăn xong, người ăn mày vô cùng cảm động trước tấm lòng của chủ nhà, liền thú nhận với bà rằng ông ta vốn là thầy phong thủy chẳng may sa cơ lỡ vận. Không có gì báo đáp tấm lòng của gia chủ, ông ta xin phép bói cho gia chủ một quẻ để tìm một khu đất tốt đặt mộ phần.

Bà chủ nhà nghe thấy vậy vô cùng vui mừng, liền nhờ ông ta tìm cho một khu đất có phong thủy tốt để đặt mộ. Vị thầy phong thủy nói sau khi cha mẹ già của bà chủ nhà qua đời nên táng tại mảnh đất ở chỗ này, chỗ này. Nguyên nhân bởi nơi đây phong thủy tốt, trước có am sơn, sau dựa vào núi, trái có Thanh Long, phải có Bạch Hổ, phía trước lại có hồ nước nên đây là mảnh đất rất quý. Người chủ nhà nghe xong vô cùng cảm kích, còn vị thầy phong thủy phán xong những lời ấy thì xin phép cáo từ.

Tuy nhiên khi xem đất cho gia chủ, ông thầy phong thủy nọ vẫn mang một tâm không tốt. Chính là khi điểm vào huyệt này và đặt mộ phần nơi đây, mười năm sau gia đình chủ nhà sẽ trở nên phú quý. Ông ta tin rằng lúc đó nhất định mình sẽ được báo đáp.

Một vài năm sau, cụ bà trong gia đình chủ nhà qua đời. Nữ chủ nhà theo đúng lời thầy phong thủy đã dặn, đặt mộ phần ở vùng đất có phong thủy trù phú đó. Quả nhiên mười năm sau, con trai của họ thi đỗ Trạng Nguyên, được phân làm quan phụ mẫu của một huyện, gia đình cũng trở lên giàu có, thoát khỏi cảnh bần hàn xưa kia.

Thầy phong thủy bấm đốt ngón tay tính toán biết được đây là lúc tới đòi tiền tài, liền tức tốc lên đường. Trong lòng ông ta nghĩ, gia chủ là người rất thiện lương, sau khi phát tài nhất định sẽ không quên ơn mình. Khi vị nữ chủ nhà vừa nhìn thấy thầy phong thủy thì vui mừng xen lẫn ngạc nhiên, rồi ôn tồn nói với ông ta: “Chào thầy, thầy có còn nhớ tôi không. Tôi chính là người được thầy xem vị trí đặt mộ của người nhà ngày trước, hôm nay lại gặp được ông rồi. Nhờ đại ân nhân xem vị trí đặt mộ cho người nhà mà con tôi đỗ Trạng Nguyên và làm quan phụ mẫu ở một huyện rồi. Tôi muốn cảm ơn ông, đợi tôi một chút nhé.”

Sau đó bà ta chạy vào nhà lấy 10 nghìn lạng bạc để tạ ơn thầy phong thủy. Nhưng vị thầy phong thủy lại vô cùng tức giận, chê món tiền ấy quá nhỏ. Kỳ thực 10 nghìn lạng bạc thời bấy giờ có thể giúp gia đình ông ta đủ sống thoải mái mấy đời. Nhưng với lòng tham không đáy của mình, ông thậm chí muốn được đền ơn 500 nghìn lượng vàng. Năm trăm nghìn lượng vàng là một phần năm quốc khố của triều Minh lúc bấy giờ. Vị thầy phong thủy tin rằng con trai của bà chủ nhà có đủ năng lực kiếm được nhiều tiền như vậy để báo đáp ông ta. Kết quả lại không như ông ta mong muốn, bà chủ nhà chỉ đưa cho ông có chút đỉnh không đáng là bao như vậy.

Lại nói về gia đình nữ gia chủ vốn sống thiện lương, con trai cũng là một vị quan thanh liêm. Tiền bạc được quốc gia cấp phát đa phần đều dùng để giúp đỡ bách tính hoặc dùng để khắc phục thiên tai hỏa hoạn nên ngoài bổng lộc được vua ban theo quy định thì không có một khoản thu nhập nào khác cả.

Giờ đây 10 nghìn lượng bạc mang biếu cho vị thầy phong thủy đã là một nửa số tài sản vốn có trong gia đình bà. Tuy nhiên vị thầy phong thủy không hiểu rõ sự tình, cho rằng gia đình này keo kiệt không muốn cho ông ta thêm chút tiền. Càng nghĩ lại càng tức giận, vị thầy phong thủy ngày đêm nghĩ cách để làm hại gia chủ nọ.

Vào một đêm nọ, ông chạy tới mộ phần của nhà nữ gia chủ, chôn một ít thủy ngân và đồng, những thứ kim loại mà Đạo gia dùng trong luyện đan dược. Bởi ông ta cũng là một thầy phong thủy giỏi nên hiểu rằng chỉ cần chôn những thứ này thì trong vòng không đầy nửa năm vị Trạng Nguyên kia sẽ bị triều đình bãi chức quan.

Trong lòng ông ta nghĩ thầm: “Nếu ngươi đã tiếc rẻ không muốn chi cho ta thêm chút tiền như vậy, lần này ta sẽ trừng trị các ngươi một trận“. Ông ta liền chôn một chút kim loại bằng đầu móng tay bên cạnh mộ người nhà của vị gia chủ. Chỉ cần hai loại kim loại này chôn cách bia mộ một tấc, đời sau của gia tộc này đều sẽ gặp xui xẻo.

Kết quả là sau thời gian nửa năm, vị Trạng Nguyên kia không những không xảy ra chuyện mà ngược lại ngày càng thăng quan tiến chức. Vốn chỉ là một vị quan phụ mẫu ở địa phương, sau này ông được phong làm quan văn Tam phẩm trong kinh thành, còn vị nữ gia chủ được phong làm phu nhân. Vị thầy phong thủy thấy vô cùng buồn bực, không hiểu rốt cuộc tại sao lại có chuyện như vậy liền tự vấn: “Đây là chuyện gì vậy nhỉ, không thể nào như thế được! Trình độ của mình cao siêu như vậy sao bày binh bố trận đến thế mà lại không linh.”

Sau đó, một đêm nọ ông ta lại lén tìm tới ngôi mộ của vị gia chủ nọ để điều tra, cuối cùng phát hiện những kim loại mà mình chôn dưới mộ kia đều biến mất. Nhìn thấy hiện trạng như thế, ông ta cảm thấy đầu óc rất mơ hồ. Rõ ràng lúc chôn những đồ kia không hề có ai biết, hơn nữa xung quanh rõ ràng cũng không có dấu tích bị đào bới. Càng nghĩ ông càng không hiểu điều này rốt cuộc là gì. Cuối cùng ông ta vì chuyện này buồn bực mà qua đời.

Vị thầy phong thủy ngày đêm nghĩ cách để làm hại gia chủ, nhưng làm việc ác thì không tránh khỏi ý trời. Trong lúc lâm chung, ông ta bỗng dưng nhìn thấy một cảnh tượng kỳ lạ. Chính là vào lúc ông đang chôn những đồ kim loại cạnh mộ phần gia chủ nọ thì bên cạnh có một vị quan thổ địa đang đứng nhìn. Bởi mẹ con vị gia chủ kia đều rất tôn kính, thường xuyên nhang khói đốt tiền vàng cho thổ địa nên ông ta vô cùng vui vẻ. Bởi vậy vị quan thổ địa thường xuyên bảo hộ, chăm sóc, giúp gia đình họ được bình an. Ở nơi đặt mộ phần của người nhà vị gia chủ cũng có quan thổ công coi giữ. Khi nhìn thấy hành động mờ ám xấu xa của vị thầy phong thủy, quan thổ địa vô cùng tức giận, liền thu hồi lại những kim loại kia và làm chúng biến mất.

Trong phút cận kề cái chết, thầy phong thủy hiểu ra một đạo lý, hóa ra người tốt sẽ tự có thiên tướng, có thần linh giúp đỡ. Trước khi thầy phong thủy qua đời, vị quan thổ địa nọ còn nói với ông ta một câu: “Người tích đức hành thiện sẽ tự có Trời giúp đỡ, ông có làm chuyện xấu gì đi nữa cũng không có tác dụng“. Nghe xong câu nói này vị thầy phong thủy ngã nhào xuống đất mà qua đời.

***

Trong hai câu chuyện trên, một người muốn thông qua phong thủy để thay đổi vận mệnh, giúp gia tộc mình trở nên hưng thịnh, một người muốn thông qua phong thủy để làm tổn hại tới vận mệnh của người khác. Tuy mục đích khác nhau nhưng kết quả đều là không đạt được như mong nguyện.

Quả thực, sức mạnh của luật nhân quả lớn hơn sức mạnh của phong thủy gấp nhiều lần. Mọi chuyện đều nên thuận theo thiên lý, vạn sự đều có nhân duyên, trước có nhân sau có quả... Con người muốn thay đổi vận mệnh là điều không thể được.

Cổ nhân nói, người không có phúc đức, cưỡng ép cư trú ở nơi phúc địa sẽ gieo mầm tai ương, cũng sẽ làm mất đi vận may của mình. Cách cải biến phong thủy, số mệnh của mình tốt nhất chính là tích đức hành thiện, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà lại nhắm mắt làm.

Trong Kinh Dịch có câu: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương“, nghĩa là, nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương. Có thể gieo nhân tích đức hành thiện thì lo gì không thể nở ra quả phúc báo?

Kiên Định - Đỗ Thiên Thư st.


HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI,

GIAO LƯU QUỐC TẾ CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

(1957 – 2020)

(tiếp theo và hết)

ĐẠI HỘI VI (17-18/4/2000)

Trong báo cáo của BCH Hội Nhà văn Việt Nam tại Đại hội VI, về công tác đối ngoại, trước hết báo cáo của Ban chấp hành nói đến văn học dịch” “Văn học dịch mấy năm qua, đã có sự điều chỉnh cần thiết. Kho tàng văn học thế giới được giới thiệu bài bản, hệ thống hơn. Ngoài sáng tác, có một số tập lý luận của nước ngoài được dịch và giới thiệu, có tác dụng gợi mở, tham khảo cho giới sáng tác, nghiên cứu và giảng dậy văn học.

Có một sự mất cân đối kéo dài từ lâu là ta dịch của thế giới thì nhiều nhưng thế giới biết đến nền văn học của ta còn rất ít. Khắc phục tình trạng này là một khâu công tác quan trọng của Hội ta trong những năm sắp tới. Mặt khác, trong lĩnh vực này, bên cạnh việc tập hợp, bồi dưỡng đội ngũ những người dịch có trình độ chuyên môn cao, vấn đề đặt ra trước mắt và lâu dài là làm sao để những người dịch có điều kiện tiếp cận thường xuyên với những thông tin mới và diễn biến văn học của các nước, và từ đó khai thác được những tác phẩm có giá trị tiêu biểu của các nền văn học trên thế giới.

Trong mặt trận lý luận phê bình, trong báo cáo tổng kết có lưu ý đến một thiếu sót đáng phải mau chóng khắc phục: “Công tác lý luận còn tỏ ra lạc hậu, và phiến diện, nặng về phương Tây, ít chú ý đến phương Đông, thậm chí gần như quên hẳn những thành tựu lý luận của Liên Xô cũ (trước đây)…”.

Trong nhiệm kỳ này, Hội có thân tờ văn học nước ngoài, tờ tạp chí duy nhất về dịch văn học ở nước ta. Qua 5 năm hoạt động chất lượng tạp chí giữ đều được dư luận có cảm tình tốt. Tạp chí văn chương Việt Nam bằng tiếng Anh với nhiệm vụ giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới, sau nhiều ngày chuẩn bị đã ra mắt bạn đọc, với những cố gắng ban đầu. Vấn đề đặt ra cho đứa con tinh thần mới mẻ này là chất lượng dịch văn học và đẩy mạnh công tác phát hành.
Công tác đối ngoại của Hội đóng góp nhiều vào quá trình giao lưu văn hóa, góp phần đoàn kết và hòa nhập với bạn bè quốc tế. Chúng ta đã đặt quan hệ với 21 tổ chức văn học và Hội Nhà văn của các nước trên thế giới. Dịch tác phẩm trao đổi thông tin và kinh nghiệm xuất bản và ưu tiên hàng đầu của công tác đối ngoại. Trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã cử 100 nhà văn đi công tác nước ngoài, đón 125 nhà văn của 36 nước, trong đó có nhiều nhà văn từ Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.

Phương hướng trong nhiệm kỳ tới về công tác đối ngoại Đại hội VI đã nhắm vào: “Tiếp tục và chủ động mở rộng giao lưu quốc tế, ưu tiên hàng đầu cho việc giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài. Khẳng định vị trí văn học của Việt Nam trên thế giới và khu vực. Sáng tạo nhiều hình thức Hội và hội viên cùng lo để tạo điều kiện cho nhiều nhà văn tham gia giao lưu văn hóa với nước ngoài. Tỉnh táo và kiên quyết chống lại mọi âm mưu diễn biến hòa bình qua con đường văn học. Tranh thủ những lực lượng văn học tiến bộ và yêu nước của Việt Kiều ở nước ngoài hướng về tổ quốc, hướng về dân tộc”.

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ 7

Trong báo cáo của BCH tại Đại hội đại biểu Hội Nhà văn lần thứ VII do nhà thơ Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội trình bầy: Trong phần I đánh giá tình hình văn học và các hoạt động hỗ trợ sáng tác; Báo cáo cho biết BCH đã có nhiều hoạt động, trong đó có những hoạt động có hiệu quả, để lại dấu ấn cho một nhiệm kỳ sổi nổi và năng động, trong điểm sáu đã nói cụ thể: “Sáu là, ý thức đầy đủ về việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, Hội Nhà văn đã tổ chức Hội nghị dịch văn học Việt Nam tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám năm 2002 với sự có mặt của 156 dịch giả, trong đó có 26 dịch giả đến từ 14 quốc gia trên thế giới. Tại Hội nghị, chúng ta đã giới thiệu với bạn về giá trị văn học Việt Nam và các tác phẩm cần ưu tiên dịch ra tiếng nước ngoài. Qua Hội nghị, chúng ta cũng thấy thêm những khó khăn trong việc chuyển ngữ tiếng Việt vì các chuyên gia văn học Việt Nam trên thế giới còn rất ít, chưa được các nước quan tâm đào tạo, hơn nữa kinh phí đầu tư cho dịch thuật còn quá hạn hẹp… Ban chấp hành còn tổ chức xét giải thưởng ASEAN hàng năm và giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước đợt 1. Bên cạnh 26 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh; 44 nhà văn được tặng giải thưởng Nhà nước, trong nhiệm kỳ này có 5 nhà văn được tặng giải thưởng Văn học Đông Nam Á (ASEAN).

Sau những năm kháng chiến chiến đấu hy sinh biết bao xương máu, vì độc lập tự do, hôm nay đã mở rộng rất nhiều. Việt Nam đang đứng giữa nhân loại, tiến bước cùng nhân loại, đóng góp cho nhân loại và thu hút tinh hoa của nhân loại. Hội nhà văn Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ với các Hội nhà văn, các tổ chức văn học trên thế giới, chờ đón những nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài hướng về Tổ quốc sáng tác vì đất nước, vì dân tộc.

Tuy nhiên Đại hội cũng thống nhất: - Kinh nghiệm lịch sử cho thấy những sự cắt đứt vội vã với nguồn mạch
văn hóa, những biểu hiện của chủ nghĩa hư vô, những nôn nóng biến thành cái bóng của người khác… đều sẽ chẳng đi đến đâu. Văn học văn hóa, là nung nấu, là trí tuệ, là khổ đau trên từng dòng chữ. Chúng ta khuyến khích những thử nghiệm nghệ thuật, những chúng ta biết rằng không có thế nhân loại chung chung, không có địa chỉ. Tác phẩm của nhà văn luôn luôn là biểu tượng lộng lẫy của văn hóa dân tộc, tâm hồn dân tộc. Chúng ta mở cửa ra thế giới, nhịp bước cùng thời đại nhưng không đánh mất chính mình. Và chỉ trong lao động nhà văn, bằng những độc đáo của hồn quê quyện chặt với những cách tân hiện đại mới mang đến cho bạn đọc Việt Nam những giá trị đích thức.

Đại hội cũng kiến nghị với Nhà nước tiếp tục đầu tư cho văn học nghệ thuật, có chính sách tài trợ thỏa đáng cho việc phổ biến văn học Việt Nam ra nước ngoài và đầu tư cho hệ thống thư viện của cả nước; coi đây là biện pháp đột phá để mở rộng văn hóa đọc, tăng chỉ số phát hành và cải thiện đời sống nhà văn.

Trong việc củng cố các cơ quan báo chí, xuất bản của Hội, Đại hội có chú ý đến việc xuất bản báo Thơ và thành lập văn học điện tử của Hội nhà văn nhằm cập nhật đời sống văn học trong nước và quốc tế. Và trong công tác đối ngoại Đại hội VII đã đưa vào quyết nghị ở nhiệm vụ cuối cùng, nhiệm vụ thứ chín.

Mở rộng quan hệ đối ngoại. Đẩy mạnh xã hội hóa văn học, tìm kiếm tài trợ để giới thiệu tác phẩm ra nước ngoài và cử nhà văn đi giao lưu văn học với bạn bè quốc tế.

ĐẠI HỘI VIII

Trong phần đánh giá khái quát sự phát triển của văn học hiện nay (trong nhiệm kỳ 2005-2010) về công tác đối ngoại, báo cáo Đại hội nêu rõ: “Càng tiến sâu vào tiến trình hội nhập, ý thứ, tình cảm, mối quan tâm của nhà văn về truyền thống dân tộc ngày càng sâu sắc. Hoặc là khai thác các dữ liệu lịch sử để xây dựng những tác phẩm có quy mô lớn, hoặc là dựa trên hệ giá trị dân tộc để đấu tranh chống lại cuộc xâm lăng văn hóa từ bên ngoài, phê phán xu hướng giải thiêng dân tộc, hạ bệ thần tượng hoặc là lập trường nghiên cứu, bổ xung khôi phục những giá trị còn khuất lấp… tất cả, tạo bên một khuynh hướng phục hưng dân tộc mạnh mẽ cả trong sáng tác và lý luận, phê bình.”

“Xu hướng hiện đại hóa văn học diễn ra mạnh mẽ thể hiện qua những cố gắng tiếp cận những tư tưởng tiên tiến của thời đại, những vấn đề chung có tầm nhân loại; không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà văn, cách tân hình thức đổi mới nhịp điệu, bút pháp, ngôn ngữ, khắc phục bệnh trì trệ, mòn cũ, quan tâm hơn đến dấu ấn cá nhân, nắm bắt cho được những vấn đề cốt lõi của đời sống đang đặt ra, rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm và người đọc. Bên cạnh số các nhà văn được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, các nhà văn được tặng giải thưởng Nhà nước, trong nhiệm kỳ 2005-2010 chúng ta đã có thêm 5 nhà văn được giải thưởng Đông Nam Á (ASEAN), 13 nhà văn được giải thưởng Sông Mê Kông.
Về giao lưu văn học và công tác đối ngoại Đại hội VIII đã nhận định: “Đây là hoạt động có nhiều khởi sắc, gây ấn tượng và tạo đà cho những năm sau. Ngoài việc duy trì trao đổi đoàn với các đối tác truyền thống, có hai sự kiện đáng kể sau đây: Một là, Hội nghị nhà văn ba nước Đông Dương và Giải thưởng Văn học Sông Mê Kông, ý thức rất rõ về tầm quan trọng gắn kết tình hữu nghị giữa các nhà văn ba nước Đông Dương, sau một thời gian chuẩn bị, tháng 10/2006, Hội nhà văn Việt Nam chủ động tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ nhất Chủ tịch Hội nhà văn ba nước Đông Dương tại thành phố Hồ Chí Minh. Với sự thống nhất cao, Hội nghị đã đạt được thỏa thuận đưa mối quan hệ văn học vốn có lên một bước mới, tiến hành xây dựng qui chế hợp tác khu vực thông qua hình thức tổ chức Hội nghị nhà văn ba nước và trao giải thưởng văn học Sông Mê Kông cho những tác phẩm viết về tình hữu nghị giữa ba dân tộc anh em 5 năm qua. Hội nghị đã lần lượt được tổ chức tại Hà Nội (2007), Phnôm Pênh (2009) và Viên Chăn (2010). Ngoài ra, chúng ta còn tổ chức cho nhiều nhà văn đi thăm chiến trường cũ và giao lưu văn học được bạn rất hoan nghênh.

Hai là, đã tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam lần thứ hai tại Hà Nội và Quảng Ninh từ 6-10/01/2010 với sự tham gia của 156 đại biểu quốc tế, đến từ 31 quốc gia với nhiều hình thức hoạt động như hội thảo, tọa đàm, triển lãm, tham quan, chúng ta đã giới thiệu cho các vị khách một cách có hệ thống về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Việt Nam, thảo luận các biện pháp hợp tác đa phương và song phương, đi đến ký kết 14 văn bản hợp tác dịch và xuất bản văn học Việt Nam ra nước ngoài. Đây là Hội nghị quốc tế lớn, diễn ra dài ngày, địa bàn hoạt động rộng, nhưng nhờ có công tác chuẩn bị chu đáo nên Hội nghị đạt hiệu quả cao, an toàn về mọi mặt, được bạn bè quốc tế đánh giá tốt, có tiếng vang trong dư luận.

Ngoài ra, Hội đã khéo vận dụng nhiều nguồn lực để đưa các nhà văn đi giao lưu văn học ở nước ngoài. Trong nhiệm kỳ đã có 115 nhà văn thăm gia hoạt động này.

Tại Đại hội lần này công tác đối ngoại một lần nữa được quan tâm mở rộng. Nhiệm vụ cho hướng đi trong nhiệm kỳ mới được chỉ rõ: “Mổ rộng giao lưu văn hóa và quan hệ hợp tác vưới nước ngoài”. Ưu tiên hàng đầu cho công tác này tuyển chọn giới thiệu tinh hoa văn học Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời với tiếp nhận tinh hoa văn học thế giới. Tổ chức tốt Hội nghị Nhà văn ba nước Đông Dương lần thứ tư và Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ ba, tham gia một số Hội chợ sách quốc tế. Xây dựng dự án quảng bá văn học tầm nhìn 2010-2020, thành lập Trung tâm dịch thuật với sự giúp đỡ của Nhà nước: Tạo mọi điều kiện để hội viên tham gia giao lưu văn học với nước ngoài. Hoan nghênh và tạo mọi điều kiện để các nhà văn người Việt Nam đang sống ở nước ngoài hướng về tổ quốc tham gia các hoạt động văn học và trao đổi nghề nghiệp với các nhà văn trong nước.

Để thực hiện được những điều nên làm trong phương hướng hoạt động công tác của Hội trong nhiệm kỳ 2010-2020, và cùng với các kiến nghị khác, riêng về công tác đối ngoại Đại hội VIII cũng kiến nghị với Đảng, Nhà nước:
“Giúp đỡ nhà văn thực hiện Dự án Quảng bá văn học tầm nhìn 2010-2020; Dự án cung cấp thông tin cho nhà văn. Dự án xây dựng nhà in của Hội.

Tạo điều kiện đưa Bảo tàng Văn học Việt Nam hoạt động trong hệ thống bảo tàng quốc gia.

Thúy Toàn

Phụ bản II

Em và Tôi

Tặng T.Nga


Lâu lắm em không đến nơi tôi
Trà thơm dăm chén cùng trao đổi
Bàn đến nhân tình và thế sự
Chuyện đời lơ lửng tựa mây trôi

Lâu lắm em không tìm đến thăm
Cùng nhau nghe khúc nhạc thâm trầm
Nhắc từng kỷ niệm thời thơ trẻ
Những áng thơ buồn nhớ muôn năm

Lâu lắm chúng ta không gặp nhau
Tình thơ bè bạn mãi đậm sâu
U hoài dĩ vãng vàng son ấy
Bỏ trường xa lớp bước qua cầu

Lâu lắm vẫn chờ em đến đây
Dù vườn xưa cũ không còn thấy
Nụ cười tỏa sáng trong màu mây
Đón chờ em mãi giấc mơ đầy

Hoài Ly


Trăm bài thơ

Trăm bài trăm giọt mồ hôi

Lần theo năm tháng chảy khơi thành dòng

Mỗi bài mỗi giọt hằng mong

Đến cùng bạn đọc tấm lòng của tôi

Trăm bài trăm giọt mồ hôi

Lần theo năm tháng thơ tôi nối vần

Thân mời quý khách tao nhân

Nhận đây món nợ đồng lần không vay

Trăm bài trăm giọt đắng cay

Chát chua có cả men say tình đời

Có cười, có nước mắt rơi

Tất nhiên có cả những lời thị phi

Trăm bài mời bạn đọc đi

Có hay có dở chẳng chi phải buồn

Trăm bài của một tâm hồn

Đẻ đau mang nặng đứa con tinh thần

Trăm bài, trăm phút trở trăn

Thấm từng trang giấy, muộn mằn của tôi

Chỉ mong để lại cho đời

Cho con cháu cho người yêu thơ

Kim Thoa

Thi huynh Đào Văn Giai
Thơ “Mưa lòng” của tác giả
Trần Thị Kim Thoa (100 bài thơ)


Tự Tình

(Mời họa)

Xuân thu mấy độ tóc phai màu

Mê đắm tình thơ tự bấy lâu

Xoa xuyến những ngày xanh gót ngọc

Miệt mài lắm lúc trắng canh thâu

Vẫn mơ, vẫn mộng nên ngơ ngẩn

Khi tủi, lúc hờn lại đớn đau

Tri kỷ ai người vương mắt đợi

Chạnh lòng còn động nỗi nông sâu!

Kim Thoa

Cả Nhà Sơn Ca

Mẹ làm chim Sơn Ca

Bố cũng là Sơn Ca

Các con đang tập hát

Để cũng là Sơn Ca

Chúc các con ở xa

Sớm luyện thành Sơn Ca

Thổi hồng thêm ánh lửa

Cho cuộc đời nở hoa

Hãy luôn xây niềm vui

Để sống khỏe trong đời

Hãy dựng nên hạnh phúc

Ta sáng trong ý trời.

Phùng Chí Tâm


Sống theo dịch bệnh

Họp bạn niềm vui chung mỗi người

Tình thương yêu quý đến mà chơi

Dịch Côvi theo dõi cách ly bệnh

Gặp mặt chào nhau khỏe cuộc đời

Bương chải quản đời không đổi thay

Gia đình chung sức vượt chông gai

Nuôi con khôn lớn tình Cha Mẹ

Nhất trí vươn lên cùng sống tốt

Dân quê thay đổi hướng tương lai

Lao động cần cù nuôi sống ngày

Phát triển nông thôn xây dựng mới

Tăng gia xuất khẩu ra miền ngoài

K.H Quang Bỉnh 2020 - 0907089929

Vượt Khó

Người thương gởi phận tại miền quê

Nuôi dạy con ngoan đã trọn bề

Trời định xa nhau không trở lại

Chưa tròn hạnh phúc nghĩa phu thê

Nhà nghèo thiếu hụt cứ quanh quẩn

Trẻ nhỏ chăm lo thật ủ ê

Gái lớn theo chồng nơi xứ lạ

Gia đình thoải mái khỏi cơn mê.

K.H Quang Bỉnh 2020 - Tiền Giang

Chiêm ngưỡng ngọn đá vàng

Tảng đá cheo leo lại dát vàng

Hòn chồng Miến Điện giữa rừng hoang

Qua đèo cuốc bộ lưng chừng núi

Trốn nắng vòng quanh hết một đàng

Lữ khách hành hương màu sặc sỡ

Mây trời lộng gió đẹp mênh mang

Linh thiêng thức đại người trần thế

Vũ trụ bao la có ngỡ ngàng?!!

Chữ Đồng Minh (20-7-2020)


Trễ hẹn Mùa Xuân

Tuổi trẻ hiên ngang đầy dũng khí

Ba lô súng nặng tình tri kỷ

Núi hồng vết máu trận đồi hoan

Seam Reạp nụ cười người chiến sĩ

Lội suối hành quân sốt rét rừng

Canh trời ngủ võng đường thiên lý

Đâu ngờ ngã gục Bat-đòm-boong

Hoa cúc vàng tươi xanh mộ chí.

Chữ Đồng Minh (28-7-2020)


Miền Trung

Như người mẹ gánh hai đầu nặng trĩu

Miền Trung mang bao vất vả oằn lưng

Gánh đời nặng ẩn vào giọng nói

Nghe câu hò quên nước mắt rưng rưng

Vất vả quanh năm mưa nắng bão bùng

Miền Trung vẫn vươn mình ra biển cả

Vẫn chắt chiu từng con tôm con cá

Hạt lúa vàng cho con cháu đi xa

Miền Trung thức hoài trong trái tim ta

Đẹp ân nghĩa bao la tình dân tộc

Cây có cội, nước có nguồn, ta có gốc

Nên nặng lòng gắn bó với Miền Trung

Kim Thoa

Không mời vẫn đến

Đến thăm đã lâu lắm rồi

Bún bò - Phở tái - đồ mồi đã xơi

Rượu - Bia - Sinh tố tuyệt vời

Muốn gì đáp ứng tức thời để vui

Chủ nhà muốn tống rủi xui

Sao không ê mặt mắt đui đầu ù

Xuân qua - Hạ đến sang Thu

Khách lỳ ăn bám muốn hù ai đây

Việt Nam khốn khổ đọa đày

Hành trình lưu diễn nơi này đã lâu

Corona ơi! Xuất phát từ đâu ?

Vui lòng quay gót: nguyện cầu van xin

Thôi đừng gieo rắc hung tin

Chắp tay vái tạ: mộng tìm an vui

Vũ Thùy Hương

Miền Trung

Ra đi độ ấy mùa Thu chết

Trôi dạt phương trời gánh ưu tư

Tha phương phiền muộn thân lưu lạc

Đất lạ đâu ngờ níu chân Ta

Vọng nhớ quê hương bè bạn cũ

Bà con thân quyến luống ngậm ngùi

Rối bời tâm sự hồn chất nặng

Phũ phàng giông bão bao dâu bể

Đất lành hoài mộng mãi an vui

Vũ Thùy Hương

Miền Trung II

Thân đơn lạc lõng bơ vơ

Thâu đêm suốt sáng bơ phờ Mẹ ơi

Ngẩn ngơ tâm trạng rối bời

Tha phương phận bạc than ôi u hoài

Rối bời trĩu nặng bờ vai

Lòng nghe hoang vắng: ước mai xuân hồng

Vũ Thùy Hương

Còn đâu

Anh đi độ ấy hay chăng

Vợ Con trần thế vẫn hằng ước ao

Nương về dĩ vãng đẹp sao

Gia đình sum họp biết bao mặn nồng

Mơ màng đời mãi hanh thông

Ngỡ ngàng giông bão sắc hồng còn đâu!

Dẫu cho luôn mãi nguyện cầu

Mẹ Cha Anh Chị lệ sầu cách chia

Tên Chồng khắc dấu Mộ Bia

Ôi sao da diết phong ba rối bời

Làm sao diễn tả bằng lời

Tháng năm lẻ bóng người nơi phương nào

Nén Nhang van vái Trời cao

Tiêu Dao Tiên Cảnh ngạt ngào khói hương

Kim Long - Thiên Mụ vấn vương

Thuận An - Vỹ Dạ mãi nương mộng về

Người đi kẻ ở tái tê

Chạnh lòng tưởng cõi mê não nề

Vũ Thùy Hương

Sớm Mai

Tặng Tạ Thị Hạnh

Mỗi sớm mai thức dậy

Nhìn tia nắng dâng đầy

Lòng bồi hồi xúc cảm

Bóng ai từng qua đây

Mỗi sớm mai thức dậy

Sương mù giăng như mây

Nghe sơn ca lảnh lót

Nỗi buồn sao khó khuây

Mỗi sớm mai thức dậy

Nhặt tóc rung bên thềm

Tuổi đời phai là mấy

Trắng mái đầu bạc thêm

Mỗi sớm mai thức dậy

Tạ ơn trời thương ban

Có một ngày tìm thấy

Sống cuộc đời bình an

Hoài Ly (11/9/2020)

Việt Nam yêu quý

Con tem bưu chính đẹp xinh

Gấm thêu chữ S dáng hình Việt Nam

Việt Nam hai tiếng dịu dàng

Khắc sâu ký ức chưa chan nhân tình

Hoa văn muôn sắc lung linh

Bức tranh thủy mặc in hình Việt Nam

Nước non hùng vĩ huy hoàng

Quyện hồn Tổ quốc muôn vàn thân thương

Dáng hình bóng mẹ, ruộng vườn

Nỗi niềm lưu luyến vấn vương nghĩa tình

Bờ tre, bến nước mái đình

Cây đa cổ thụ, địa linh đỉnh vàng.

Lời ru, tiếng sáo, tiếng đàn

Việt Nam hai tiếng muôn vàn thiêng liêng

Trường Sơn, biển đảo mọi miền

Việt Nam yêu quý trường thiên cõi bờ

Lương Văn Nhung

Triệu Triệu Bông Hồng

Vầng trăng mọc cho riêng mình thuở trước

Cứ ửng hồng như một nụ môi hôn

Những vì sao lấp lánh cháy linh hồn

Cứ trong suốt dịu dàng như ánh mắt.

Những tối mưa trời sao vụt tắt

Trời bỗng dưng tan biến cả rừng hoa

Triệu triệu bông hồng lộng lẫy kiêu sa

Chợt chìm đắm vùi chôn vào quá vãng

Triệu triệu bông hồng lời ca lãng mạn

Mình hát cho nhau bằng tiếng con tim

Em ngỡ như lạc bước giữa rừng sim

Vờn tay hái những bông hồng tím nhạt.

Một đời được yêu một đời khao khác

Tặng cho nhau triệu triệu đóa hồng

Tình nồng nàn sưởi ấm lại mùa đông

Hạnh phúc đẹp triệu bông hồng thơm ngát

Mình chết đuối trong tình yêu ngào ngạt

Triệu triệu bông hồng chúc phúc cho nhau

Ôm vầng trăng ve vuốt những vì sao

Mình yêu đến xót lòng hương mật đọng

Rồi - cho đến một chiều thu gió lộng

Anh ra đi mãi mãi chẳng quay về

Trời âm u quạnh quẽ - vỡ câu thề

Cơn địa chấn vùi chôn tình diễm tuyệt

Bài hát cũ thành bài ca tiễn biệt

Triệu bông hồng tan biến giữa hư vô

Em bàng hoàng - cay đắng tưởng mơ hồ

Thèm được tặng một bông mà chẳng có.

Một thời để yêu - một đời tiếc nhớ

Em hững hờ hoang vắng cả mùa hoa

Bay vẩn vơ Em - Cánh bướm mù lòa

Tìm chẳng thấy bông hồng ươm mật ngọt.

Ngàn Phương

Thanh Xuân tuyệt vời

Người yêu thể dục, thể thao

Chị chăm đi bộ, anh vào khí công

Phong trào khiêu vũ tiên phong

Thể thao nghệ thuật cộng đồng hoan nghênh.

Giữ bền sắc đẹp thân mình

Tinh thần hưng phấn trường sinh thỏa lòng

Hãy mau tìm đến điểm son

Thể thao khiêu vũ tâm hồn thượng lưu

Xua tan phiền khổ lo âu

Cuộc đời thanh thảnh vinh mưa phúc lành

Cây xanh muôn thuở vẫn xanh

Người siêng khiêu vũ hóa thành sống lâu

Thoi đưa ngày tháng qua mau

Sớm vào khiêu vũ nhịp cầu tuổi xuân

Nâng niu hạnh phúc vẹn phần

Có gì hơn thế thanh xuân tuyệt vời

Đinh Thị Diệu

Tìm Chi

Cánh buồm nâu căng gió

Ra khơi, đi xa vời.

Buồn ơi, tìm chi đó

Nơi kia nước nối trời ?

Đồ Sơn, 24-07-1964
Vũ Đình Huy


Looking for What

The billowed out brown sail

Sailing to the open sea, sailing real far

Oh sail, what are thee looking for

Was that a certain place where,

to the sky water is connected?

Do Son, 24-07-1964
Vũ Đình Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn

Hương Hoa

Mai hồng én liệng tầng không,

Nước long bong nắng, mây bồng bềnh trôi.

Gió ai ướp đậm hương trời

Thoáng vườn tôi, đã xa vời rồi ư?

28-01-1965
Vũ Đình Huy


Flowers’ Scent

Early in the morning, swallows hovered over the sky

With the sound of sunlit rapid running water,

clouds were drifting and bobbing

Whose wind was embalmed with heavenly scent

That flashingly blew over my garden, but that

had been far away already?

28-01-1965
Vũ Đình Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn

Hương Hoa Bưởi

Khẽ khàng bưởi mở cánh hoa,

Gió bay đến láy hương ra ướp trời.

Ngất ngây chân bước không rời

Lòng xao xuyến nhớ hương người phương xa.

Vĩnh Phú, 03-03-1965
Vũ Đình Huy


Pomelo Flowers’ Scent

Softly the pomelo tree’s flowers opened their petals

Flowing wind came, taking their scent to embalm the sky

I walked unsteadily while not wanting to leave

As my stirring mind recalled certain far away person’s scent.

Vinh Phu, 03-03-1965
Vũ Đình Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn


THUỐC TIÊN- Apple Cider Vinegar

Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, 'Natural Cures' của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta cũng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh. Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dùng để bào chế tiên dược có sẵn bên ta và cách 'luyện' tiên dược cũng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.

Theo cách chỉ dẫn của BS Ducarre, sau đây là cách thức 'pha chế' tiên dược dấm táo-mật ong để trị bệnh: Thấp Khớp : Lấy một muỗng canh (tablespoon) dấm táo quậy với một muỗng canh mật ong rồi đổ chung vào tách nước đã nấu sôi để uống ngày hai lần - vào buổi sáng và buổi tối - hầu trị bệnh thấp khớp. Ngoài ra, dùng hổn hợp dấm táo -mật ong khuấy kỹ để thoa lên chỗ thấp khớp theo dùng phương cách trị liệu trong uống ngoài thoa.

Nhiễm trùng bàng quang: Vào buổi sáng, trưa và chiều, mỗi lần trộn một muỗng nhỏ (teaspoon) dấm táo cùng một muỗng nhỏ mật ong để uống như một thứ thuốc nhằm diệt vi khuẩn gây nhiễm trong bàng quang. Có thể cho thêm một muỗng nhỏ nước Cranberry vào hỗn hợp nơi trên để gia tăng hiệu năng của loại thuốc diệt trùng thiên nhiên này.

Ung Thư: Các cuộc khảo cứu chỉ rằng các bệnh nhân ung thư được chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nếu chịu uống thêm dấm táo trộn mật ong mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh nhanh gấp hai lần số bệnh nhân không uống mà chỉ dùng phương pháp hóa học trị liệu không thôi để điều trị.

Sưng loét miệng: Ăn rau xà lách trộn với dấm táo cùng mật ong hai lần một ngày, sẽ trị dứt chứng sưng loét miệng.

Hạ mức Cholesterol: Khuấy 3 muỗng canh mật ong, 3 muỗng canh dấm táo với 2 tách nước trà nóng, uống như thế, ít nhất, ngày 2 lần, sẽ hạ và giữ được mức Cholesterol thấp.

Bị cảm lạnh, đau cổ họng: Uống hỗn hợp gồm một muỗng canh dấm táo và một muỗng nhỏ (teaspoon) mật ong, là sau vài giờ các khó chịu do cảm lạnh và đau cổ họng gây ra sẽ biến mất.

Mệt mỏi: Nửa muỗng nhỏ dấm táo và một muỗng canh mật ong trộn chung là liều thuốc hồi lực xua tan mệt mỏi.

Trị rụng tóc, tăng thính giác: Sáng, trưa, chiều, uống dấm táo trộn mật ong theo một tỉ lệ đồng đều, làm tóc không bị rụng và làm tai thính hơn.

Trị đau tim: Ðể phòng ngừa đau tim và tránh được những tai biến do mở đóng ở thành động mạch, thì mỗi ngày nên uống một tách dấm táo được làm ngọt bằng một muỗng nhỏ mật ong.

Áp huyết cao: Trong vòng một tháng sau khi uống một hỗn hợp gồm 2 phần dấm táo, trộn với 1 phần mật ong, thì các người bị cao máu trong một cuộc thử nghiệm ở Ý đã khỏi bệnh.

Tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể: Hỗn hợp dấm táo - mật ong làm cho các bạch huyết cầu mạnh mẽ hơn, vì vậy gia tăng khả năng tiêu diệt vi trùng, và phòng vệ cơ thể của hệ miễn nhiễm lên gấp 3 lần.

Bao tử: Trộn ¼ tách dấm táo với hai muỗng nhỏ mật ong rồi đem cất vào tủ lạnh, là coi như có hũ thuốc trị đau dạ dày, và trị chứng khó tiêu rất công hiệu. Mỗi lần khó chịu bao tử uống hai muỗng nhỏ hỗn hợp đó.

Trị cúm: Các cuộc khảo cứu của y giới Ðan Mạch chỉ rằng mỗi giờ uống một muỗng nhỏ của hai phân lượng mật ong và dấm táo bằng nhau, và trộn chung với nhau, sẽ chữa được bệnh cúm.

Sống lâu trăm tuổi: Không còn là giấc mơ xa vời nếu mỗi ngày uống một tách trà nóng có trộn hai muỗng nhỏ mật ong và hai muỗng nhỏ dấm táo.

Ngoài tất cả các công dụng vừa nói, dùng hỗn hợp dấm táo, mật ong một cách đều đặn và thường xuyên còn làm cho da dẻ mịn màng hơn, giúp cơ thể có thêm năng lực, làm cơ thể thon gọn. Và thoa ngoài da để trị chứng đau nhức bắp thịt, đau bàn chân vì tập thể thao nhiều quá.

Bùi Đẹp st.



THU THẬP BẰNG CHỨNG VỀ

LINH HỒN DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC

Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.

Theo GS Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra. Bên ngoài bộ não Ông Pim van Lommel, chuyên gia về trải nghiệm cận tử tại Bệnh viện Rijnstate (Hà Lan) đồng tình về vấn đề này. Ông cho rằng, khi ở trạng thái cận tử, “người bệnh không những có ý thức, mà ý thức của họ còn mở rộng hơn bao giờ hết. Họ có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng chi tiết về thời thơ ấu và cảm thấy sự liên hệ chặt chẽ với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh. Trong khi não họ hoàn toàn không có dấu hiệu hoạt động”.

Nếu linh hồn tồn tại sau cái chết, nó có thể được một cơ thể khác tiếp nhận. Theo GS Peter Fenwick, Viện Tâm thần học thuộc Đại học Kings (Anh): “Nếu có thể chứng minh rằng con người vẫn tiếp nhận thông tin khi họ bất tỉnh và thoát xác thì đó là bằng chứng không thể tranh cãi về việc ý thức tồn tại tách rời bộ não”.

Có lẽ, ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác.

Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể. Linh hồn ra đời từ đâu? Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử, hay nói cụ thể hơn là từ những nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Quan điểm truyền thống cho rằng, ý thức của chúng ta được hình thành từ mạng lưới hàng tỷ nơron.

Nhưng hai giáo sư Stuart Hameroff (Đại học Arizona, Mỹ – ảnh) và Roger Penrose (Đại học Oxford, Anh) đã xây dựng một lý thuyết, theo đó, ý thức còn là sản phẩm của quá trình tính toán lượng tử diễn ra ở vi ống, một dạng cấu trúc siêu nhỏ của tế bào não.

Trước đây, nhiều người cho rằng một cơ chế như vậy không thể tồn tại, vì các máy tính lượng tử được tạo ra ban đầu chỉ có thể hoạt động ở môi trường vô cùng lạnh chứ không phải ở mức nhiệt độ cao như ở não. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong 5 năm gần đây cho thấy, cơ học lượng tử tham gia vào khá nhiều quá trình sinh học không lạnh, trong đó có quang hợp.

Một công trình của Anirban Bandyopadhyay (Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản) còn hé mở khả năng các bit thông tin lượng tử có thể gắn kết trong môi trường nhiệt độ cao của các vi ống đơn lẻ ở tế bào.

Trạng thái gắn kết giữa các vi ống được tạo ra nhờ năng lượng sinh học. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh.

Nếu như giả thuyết này là đúng, thì câu hỏi đặt ra là: Quá trình lượng tử tạo thành ý thức xuất hiện từ đâu? Câu trả lời, theo GS Penrose và một số nhà khoa học, là từ vụ nổ lớn Big Bang. Theo quan điểm này, mọi dạng ý thức đều được tạo ra cùng thời điểm với vũ trụ. Và nếu linh hồn có tồn tại thì nó cũng gắn với khởi nguồn của vũ trụ.

Sự đầu thai của linh hồn Ý tưởng của GS Penrose ám chỉ đến một cơ chế để ý thức tiếp tục tồn tại sau khi thân thể con người đã chết. Nhưng nó sẽ đi về đâu? Theo GS Hameroff: “Nếu người bệnh không được cứu sống, ý thức sẽ đi vào vũ trụ và biết đâu có thể một ngày nào đó sẽ được một cơ thể khác tiếp nhận trở lại”.

DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp được cho là thuộc dạng này. Phần lớn đó đều là những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp. Các em có thể kể vanh vách trước đây mình là ai, sống ở đâu, làm gì, trông như thế nào và nhiều chi tiết khác.

Ian Stevenson, một trong những chuyên gia tâm thần học hàng đầu nước Mỹ, người sáng lập DOPS bắt đầu thu thập những câu chuyện về tiền kiếp từ năm 1960. Trong số các tài liệu ông ghi nhận được, có nhiều trường hợp một đứa trẻ được sinh ra có bớt ở đúng vị trí vết thương mà các em đã bị trong kiếp trước. Một số luôn bị ám ảnh sợ những sự vật, hiện tượng đã gây ra cái chết trong tiền kiếp.

Stevenson và các đồng nghiệp của ông chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng đầu thai thực sự xảy ra. Họ chỉ cố gắng thu thập các bằng chứng về nó. Trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể khẳng định rằng không có linh hồn.

Theo Bee - Đào Minh Diệu Xuân st.

Phụ bản III

MỘT CÁCH SUY NGHỈ LẠC QUAN

Già vô sự ấy là tiên”, tuy chỉ có mấy chữ mà không phải ai cũng quan tâm đến nó, thực hành nổi nó. Không kể khi chúng ta còn sống tại Việt Nam trong cái nền “kinh tế xã nghĩa” lẽ dĩ nhiên phải nhập gia tùy tục: Đói đầu gối phải bò, phải đi bán vé số, phải gánh hàng rong đi bán xôi chè, bán tầu hủ, bán bánh canh…có cụ còn có sáng kiến mang cái cân ra trước cửa bưu điện Sàigòn để kiếm chút cháo nhờ những người no cơm ấm áo…Sang đến cái xứ tư bản bị bóc lột hết mức, lê cái thân làm cu ly tới tuổi 65, cái tuổi được cấp carte d’ or: nó chính thức được luật pháp xác nhận được quyền nghỉ ngơi, được nhà nước cung cấp một khoản tiền để đủ sống cho có tư cách, không ai dám lên án là mình ăn bám xã hội nữa.Ai thì không biết chứ kẻ viết bài này, từ khi về hưu sao mà nó sung sướng thế. Này nhé muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn thức lúc nào thì thức. Đêm bỗng nhiên giật mình thức dậy không ngủ tiếp được nữa, thì giở quyển sách ra xem, thích đọc gì xem nấy, đọc đến khi nào nhíp mắt lại thì khò, chả lo mai đi làm trễ, ông chủ nhăn mặt, chú cai phàn nàn. Đời không gì sướng hơn có hai chữ tự do: không bị ai sai bảo, không đụng chạm với các bạn đồng nghiệp, không phải làm những việc mình không thích mà vì miếng cơm manh áo vẫn buộc phải cày. Không thích thì không làm, đừng nể vì do bạn bè lôi kéo mà vô các tổ chức chính trị, tôn giáo hay đoàn thể vô vị lợi… vô thì dễ ra thì khó, ra thì mất hết tình nghĩa, mất hết bạn bè, mà có bạn lúc già là vô cùng quan trọng, không có nó cuộc đời vô vị lắm. Hãy có độ một hai người bạn thân có thể chút lòng, năm ba người bạn có thể tán dóc, nói chuyện bù khú, khi uống cà phê, còn vô số bạn gặp nhau có thể bắt tay, nói vài ba câu chuyện xã giao… Tuyệt đối đừng mua thù chuốc oán, đến mức gặp nhau không muốn nhìn mặt thì khổ lắm. Giận người không biết người có khổ hay không nhưng chính bản thân mình, lòng mình cũng nóng như lửa đốt. Biết thân mình chưa tu đắc đạo đến mức mọi sự đời đều để ngoài tai, tâm không bị nhiễu, thì nên tránh những chỗ dễ gây cho mình cảm giác khó chịu. Biết mình nghèo, mình dốt thì chớ đến nơi tụ họp của những người quyền quí, học rộng tài cao, họ coi người như rác…

Đừng có ảo tưởng được chơi với họ ta sẽ thơm lây mà bé cái nhầm, hãnh diện vừa tới cái nhục theo sát bên ngay. Hãy kính nhi viễn chi với quí vị làm lớn từ ngày xửa ngày xưa, sang đây chỉ chuyên nói về dĩ vãng: Thời xưa tao bỏ tù thằng này thằng nọ, hắn trước là sĩ quan tùy viên của moi, cứ làm như mọi việc đều dừng lại không có gì thay đổi…Đừng lệ thuộc vào bất cứ ai kể cả vợ con mình, đừng để khi họ cười ta mới thấy vui, họ nhăn ta lại thấy khổ, thì khi nào có cuộc sống hạnh phúc được. Sống chung trong gia đình, mỗi ngưới một tính, một tật, nếu ta chấp nhận tính tình của mỗi ngưới là như vậy thì sẽ thoải mái, không cảm thấy khó chịu hay vướng bận. Ta không thể nào bắt người khác phải thay đổi tính tình theo ý ta nếu họ không muốn. Hãy biết phân công rõ ràng công việc nhà: bà nấu ăn tôi rửa bát, bà đi chợ tôi nấu cơm, bà lau nhà tôi đổ rác, bà nhặt rau tôi giặt quần áo, việc ai ấy làm, làm một cách chu đáo, có tinh thần trách nhiệm, không dẫm chân vào nhau, không làm mất thì giờ vô ích của nhau. Bà thích la cà ở chợ hàng tiếng đồng hồ chỉ để mua có vài mớ rau, mấy bìa đậu thì đừng buộc tôi phải tháp tùng, rồi ngồi ngoài chầu chực. Trong khi tôi lại thích vào Internet nghe tin tức năm châu bốn biển, xem đủ loại báo chí trên hoàn vũ, xem chuyện lạ bốn phương.Không nên tùy thuộc nơi kẻ khác để tạo hạnh phúc cho mình. Những ai còn trông chờ người ta ban bố cho mình những thỏa mãn trong đời sống còn tồi tệ hơn kẻ ăn xin quì lậy, kêu gào van lơn từng bát cơm chén cháo.Hãy chia thời giờ trong một ngày cho có khoa học: Sáng dậy tập thể dục độ một tiếng đồng hồ cho bay hết đau mình nhức xương, máu huyết lưu thông, nhớ đừng quên tập “Dịch cân kinh”, vẩy tay trên ngàn cái bệnh chướng sẽ tiêu trừ. Đừng tập vội vội vàng vàng, tập nhanh, tập ẩu cho hết giờ qui định thì cái sướng nó giảm đi phân nửa. Hãy từ tốn mà tập, coi như tập xong cũng không có việc gì phải làm tiếp, cứ nhẩn nha mà tập, mình đâu có việc gì mà vội, hôm nào chả là ngày nghỉ cuối tuần. Lúc tập chỉ chú tâm vào tập, lúc này coi tập thể dục là quan trọng nhất trọng nhất trong cuộc đời mình, đừng vừa tập vừa nghĩ tập xong để còn giặt quần áo, để gọi phôn cho ông nọ bà kia, thì hiệu quả của việc tập cũng bị giảm. Tập hàng ngày, tập cho nó thành thói quen, không tập không chịu được, tập thiếu đô cũng không thỏa mái, thế là đã đi vào nề nếp đấy.Tập xong ngồi vào bàn nhẩn nha ăn điểm tâm, uống ly cà phê cho tỉnh người. Rồi rút vào “phòng tin tức” lên mạng lưới, đừng để bị bệnh “ dot.com ” nó hành. Phải có thời khóa biểu: thứ hai nghe BBC, đọc báo Người Việt, thứ ba VOA, đọc Việt báo, thứ tư nghe RFI đọc báo Hà Nội v.v… Trừ khi nào bạn bè cho hay có tin lạ, có tin hay tại đài nào đó thì du di chút đỉnh. Hôm nào lại có hứng viết một vài trang thì cứ việc “gõ” trên phím. Già rồi đừng buộc mình phải viết bài này cho đúng hạn, viết quyển sách kia cho kịp ngày… thì đáng lẽ là thú vui nó lại thành cái ách. Danh giá gì đến lượt mình, hãnh diện gì cái tuổi mình, cái tuổi cúp bình thiếc, lại mắc cái bệnh “Chung Vô Diệm”, làm thằng đàn ông dù già đi nữa mà mắc cái bệnh này rồi thì là đồ bỏ, vênh vang cái mặt làm gì cho tủi mặt trượng phu!Dù mùa đông lạnh buốt, mùa hè mát mẻ, mùa thu mưa dầm… mỗi ngày nên đi bộ ra ngoài hai tiếng: Mùa hè trời đẹp đeo cái túi vải trong đựng quyển sách mỏng, đừng đem sách dày như cuốn tự điển đeo nặng vai mất thú, nhớ mang theo chai nước suối loại 500 ml để uống, độ mươi lăm phút làm một ngụm, nó có tác dụng trị táo bón một cách thần kỳ. Rồi đi bộ thong thả ra cái công viên nào gần nhà nhất, đi bộ quanh vườn độ một vòng, lúc mỏi ngồi xuống ghế đá, dựa lưng cho đỡ mỏi, rút quyển sách ra đọc từ từ chả việc gì phải vội, nhớ được đến đâu hay đến đó, có ý nào hay nhớ ghi ngay vào trang cuối của sách, sau đỡ phải tìm tới tìm lui, vỗ đầu vỗ trán. Đọc mỏi mắt lại đi, vừa đi quanh cái hồ vừa ngắm cảnh nhìn mấy con vịt bơi từng nhóm, từng nhóm vài ba con một trên mặt hồ rộng mênh mông, bơi một cách khoan thai, bơi để mà bơi đâu cần tới đích sao mà thanh thản thế, nhìn mặt hồ tĩnh lặng cũng khiến cho tâm mình an lạc.

Ngắm cái bồn nước giữa hồ, có mấy chục vòi nước
phun luôn luôn đổi dạng: lúc vút lên như muốn ngang với tầm cao của mấy cây cổ thụ mọc ven bờ hồ nhưng không đạt; có lúc tất cả các vòi ngưng lại để dồn sức cho một vòi độc nhất vọt thật mạnh muốn đụng tới mây xanh, những hôm gió mạnh ngồi trên bờ hồ vẫn hưởng được vài hạt nước nhỏ li ti bắn vô mặt, hít vào được một chút hơi nước mát dịu giúp cho nhiệt độ hạ đi; lúc đồng loạt hạ xuống thấp tỏa ra như cái hoa sen những tia nước nhỏ lóng la lóng lánh như phun những sợi bạc, hàng chục kiểu khác nhau trông thực vui mắt, lòng cũng thêm phấn khởi hơn, vui hơn, mắt bớt mỏi rồi lại đọc.

Cứ đọc như vậy nay một chút mai một chút sách nào cũng được miễn là hợp với ý thích của mình, đừng có miễn cưỡng phải đọc cho được sách của triết gia này triết gia nọ đang nổi tiếng như cồn. Đọc theo cái kiểu đọc sách của Lâm Ngữ Đường: nhiều suối góp lại thành sông, rồi sông sẽ chảy ra biển…có hiệu quả vô cùng. Nhưng cái tật của người lớn tuổi thích đọc truyện xưa để đối chiếu với ngày nay. Khi già rồi ít tiếp cận với thực tế sôi động, nhìn tương lai thì mắt đã mờ, họa chăng mắt mình sáng lại khi nhìn dĩ vãng. Đọc đến một lúc nào đó sẽ nảy ra ý phải cầm bút viết về vấn này, không viết không chịu được, không viết nó ấm ức trong lòng, viết được coi như giải tỏa, cũng như ăn vào thì phải tiêu ra, khoái lắm! Thành ra cái thời gian đọc sách thời gian suy nghĩ vấn đề càng dài, càng chín, thì lúc cầm bút càng dễ dàng bấy nhiêu. Nên chớ có bị xúi dại mà nhận lời viết định kỳ cho một tờ báo nào hay thuyết trình một vấn đề mà mình không thích cho một tổ chức nào, nhận rồi lo ngay ngáy, tâm mất cả an. Đi một park phong cảnh không thay đổi cũng dễ chán, thì lấy bus đi park xa hơn, tại đất Montréal này thiếu gì park, lớn có nhỏ có, xa có gần có. Có những Park cách xa thành phố cả nửa giờ xe, lại gần bên bờ sông gió thổi y như nhà quê vậy, đi về thấy nhẹ cả con người.

Mùa đông ngày mưa cũng đừng có ngại đi ra ngoài, chỉ cần ngại một lần, cái lười nó đến ngay lập tức. Nhớ mua vé bus hàng tháng có nửa giá tiền cũng thêm một động lực thúc mình ra ngoài vì đã mua thì phải dùng chẳng nhẽ để vé mốc. Tập cho có thói quen ngày nào không ra khỏi nhà một lần coi như có cái gì thiêu thiếu. Những ngày xấu trời chớ cậy sức khỏe mà đi hàng mấy cây số dưới tuyết lạnh về đau vợ con nó cằn nhằn. Đi bộ một quãng xa gần tùy lực rồi chui vào Métro là an toàn trên xa lộ.

Rồi hôm nay chọn khu này để ngồi đọc sách, mai lựa khu khác, nay thư viện này mai thư viện khác. Có chịu khó đi mới thấy cái câu của cụ Nguyễn Công Trứ: Kho trời chung mà vô tận của mình riêng. Là chí lý.

Có những lâu đài lát đá hoa cương bóng lửng, ghế sa-lông bọc da sang như nhà triệu phú, ngồi vừa êm vừa ấm, thả mình trên ghế bành, ngả đầu thành ghế mà thưởng thức một áng văn hay, một truyện ngắn đặc sắc, mỏi mắt hãy nghỉ một chút, ngắm cái trần, cái cột vừa cao vừa to vừa trạm trổ đủ kiểu hoa văn đẹp ơi là đẹp, cái nền lâu đài rộng thênh thang soi thấy mặt.

Nghĩ thương cho những nhà triệu phú giờ này đang lao vào kiểm soát sổ sách, họp hành bàn kế hoạch sẽ đầu tư vào nghành nào cho có lời nhất, đâu có thì giờ mà hưởng. Rốt cuộc họ xây cho những người biết hưởng!

Họ là những người vớ được quyển sách ước, quyển sách này lạ lắm, ước gì cũng được nhưng có một cái lạ: khi anh ước có cái xe hơi đẹp thì nhà bên cạnh có cái xe đẹp hơn, khi ước có ăn nhà vừa đẹp vừa to thì nhà láng giềng lại có cái biệt thự to đẹp hơn nhà anh nhiều… Do đó mà đời anh không bao giờ sung sướng. Anh bèn không ước nữa!Người biết hưởng là người có sức khỏe, chứ ốm nhề nhệ thì hưởng sao nổi; người biết hưởng là người biết đủ, biết đủ thì giầu, không biết đủ thì có bao nhiêu tiền cũng vẫn than nghèo, vì luôn sánh mình với người khác.

Cái khó là làm sao biết đủ! Càng vui khi rủ được bạn tâm đầu ý hợp đi cùng, trưa đến bụng hơi cồn cào gọi tô phở, uống ly chocolat nóng cho ấm cái bụng cùng nhau bàn về cuốn sách viết về thiền của vị thiền sư nọ sao mà đạt thế, mình học bao nhiêu cũng không viết nổi! tài ơi là tài, giỏi ơi là giỏi, có thể Ngài đã chứng đắc. Rồi hai bạn già suýt: Mình viết được vậy thì khoái nhỉ! Đọc chán, ngồi chán lại đi, ở cái đất Montréal này biết bao nhiêu trung tâm buôn bán nằm sâu dưới lòng đất rộng thênh thang, chạy dài cả năm sáu cây số, một đường hầm nối liền đường Métro màu xanh với đường màu cam. Hồi mới sang không hiểu tại sao lại chôn các gian hàng tráng lệ to lớn này dưới lòng đất trong khi biết bao đất còn bỏ hoang tại hòn đảo này. Nay ở lâu mới hiểu: đó chính là thành phố của mùa đông, mùa đông bão tuyết đang hoành hành trên đường phố chỉ cần chui vào Métro thấy mùa xuân trở lại, đi dạo qua các trung tâm buôn bán lặn dưới các lâu đài, các dinh thự là thấy được cái phồn thịnh, cái nhộn nhịp của thế giới “âm ti” của người dân miền bắc cực. Dân vùng đất lạnh này là dân ăn nhậu đi đâu cũng thấy tiệm ăn, tiệm ăn lan tràn ở các trung tâm thương mại, đủ các món ăn: Tàu, Mỹ, Nhật, Hy lạp, Việt Nam, Pháp… Đủ hạng từ tay cầm giá vài ba đô cho đến vài chục tùy theo túi tiền của bạn, tùy theo khẩu vị của bạn, tùy theo sức chứa của bạn. Muốn ăn lúc nào tùy hứng từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya.

Nhưng đừng mê quá quên cả điện thoại về nhà, để vợ
con nó chờ, nó lo, nói đoán già đoán non: Bố lại đi với mấy cụ bạn tới cuộc hội thảo, hay lại tạt vào quán bia nào nhậu say quên cả đường về!

Có ngon cũng đừng ăn phình căng bụng, nhất là buổi tối nó ấm ách, ngủ đâu có được. Bữa cơm về chiều nên ăn nhiều rau hơn thịt, bớt đi vài muống cơm cho cái bụng nhẹ nhàng, khi nằm thoải mái giấc ngủ đến liền kéo khò một giấc.Mùa đông đi trong đường hầm, quên mẹ mùa đông lạnh cóng, quên luôn đường đang ngập tuyết dơ, quên cả cơn gió ào ào thổi từ miền Bắc cực đổ về khiến độ lạnh tăng thêm chục độ. Mùa Giáng sinh về ngoài trời thì khô héo, bầu trời thì xám xịt, tuyết đang xuống. Những bông tuyết non đầu mùa bay nhè nhẹ lửng lơ như ngại đáp xuống hạ giới. Có bông tan lửng trong không trung, có bông cố rơi xuống mui xe đang chạy cũng tan ra thành nước. Nhưng cái thành phố ngầm của chúng tôi trên “vòm trời” ngàn ánh sao tỏa sáng lung linh, mộng ơi là mộng…

Lúc mình trồi lên trạm Métro ngồi đợi xe Bus đến, thấy tụi Tây, Đầm đi làm về mặt mày phờ phạc chạy vội chạy vàng cho kịp chuyến xe sắp lăn bánh, giống hệt như mình vài năm trước đây, sao mà họ khổ thế! Thì mới thấy được cái sung sướng của kẻ “già vô sự ấy là tiên”. Già thì phải sống vô sự, già không nên hữu sự. Béo bở gì chuốc lấy chữ lo vào mình, quyền lực gì với người chân đi đã hơi run run, cúi xuống hơi khó khăn, ăn không nổi hai chén cơm nhỏ, ngủ không đẫy giấc đêm đi tiểu vài lần.

Danh giá gì với kẻ: kính đang ở trên sống mũi mà cứ đi tìm, rồi gắt nhặng lên: Tao vừa để cái kính đây không biết đứa nào lại cất đi nơi khác…Lúc trẻ đọc những bộ sử thời xưa thấy Khương Thượng nhẫn nại chờ thời ngồi câu cá bên bờ sông Vị, đến lúc gặp Chu Văn Vương mới mang tài ra giúp nước, góp phần đánh đổ Trụ vương lập nên triều đại nhà Chu, danh còn lưu lại. Kẻ này khâm phục! Nhưng thử hỏi ở đời này mấy khi anh hùng gặp được minh quân để thi thố tài năng mà thường đời đa số lại gặp phường bá đạo dùng xong rồi giết, mà giết một cách tàn nhẫn giết cả ba họ giết tuyệt giống không còn một người trông coi từ đường, hương khói. Nên câu già vô sự vẫn là câu gối đầu giường cho kẻ đã gần thất thập. Tôi đã thấy hai anh em ông chủ nhà hàng Waldman chuyên bán cá, cửa hàng to lớn, khách hàng lui tới mua bán tập nập. Hai anh em nhà ông cứ bò mình trên két thu tiền, thở không ra hơi, có hôm tôi bắt gặp ngồi ngủ gà ngủ gật ngay tại két. Tôi cứ tự nhủ đồng tiền là gì mà sao nó hấp dẫn con người quá vậy, bao giờ thì hai cụ mới chịu về hưu an hưởng tuổi già, hay là làm cho đến lúc chết. Mà họ làm cho đến khi chết thật: tôi thấy lâu ngày vắng bóng một cụ, hỏi ra mới biết cụ đã qui tiên cách đây vài tuần. Cụ em thấy anh mình đi sang bên kia thế giới chẳng mang được cái gì theo, mà bỏ lại nào xe hơi, nào nhà lầu, nào tiền bạc trong két, nào cổ phần trong các công ty… Nên cũng tỉnh ngộ sang lại cửa hàng, nghỉ được vài tháng cũng đi theo ông anh! Có người khuyên già rồi nên tu, không nên khất lần khất lượt nữa, già không tu thì còn bao giờ mới tu. Thực ra thì lúc trẻ đã nên tu: vì tu là sửa, sửa cái sai, cái quấy của mình thì lúc tu sớm chừng nào hay chừng ấy. Nhưng mình lúc trẻ đã chót ham đủ thứ nào danh nào lợi, nào sắc nào tài. Rồi còn thời cuộc nó cuốn mình bay theo cơn lốc dễ gì ngưng được, nên cùng đành chịu thân phận “nước trôi bèo dạt”. Nay già nghĩ lại phải tu, nhưng thói quen đâu dễ bỏ, làm sao ngồi với tư thế bán già với cái lưng thẳng để tụng một thời kinh dài chừng hơn một tiếng, mà chân không tê, thắt lưng đừng để bị mỏi rồi chùng xuống, nhất là cái đầu giữ sao không suy nghĩ lăng xăng, ngồi tụng kinh mà cứ nghĩ về câu truyện vừa đọc, về bài sắp viết thì tán loạn rồi còn gì.

Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm, không dễ đâu. Quí vị nào có đi chùa thì thấy ngay điều đó. Tôi đã gặp các vị bằng cấp đầy mình, thông minh tột đỉnh, chức tước không nhỏ, nghị lực không kém cũng vào sinh ra tử, cũng vượt lắm gian truân. Thế mà nay về già chỉ làm một công việc rất tầm thường là giữ tâm ít động trong một thời kinh mà làm không nổi!Tôi cũng chưa làm nổi, nhưng chả nhẽ chịu thua, nên tôi nương theo cái thú ham đọc mà hướng về Phật bằng cách mỗi tối để ra một giờ đọc sách của các vị Bồ tát, Thiền sư, Hòa thượng và các bậc trí giả viết về Phật pháp. Cứ đọc từ từ, từ dễ đến khó, đọc hoài nay cũng vỡ ra đôi chút, cũng biết được cái sơ đẳng, cái căn bản của đạo. Cái chứng nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được là đọc các lời Phật dạy trước khi đi ngủ: dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Già ngủ được ấy là tiên. Đi chùa, nhiều vị là đệ tử ruột của một vị chân tu nào đó, chỉ đi một chùa duy nhất là chùa của thày mình, không bao giờ đi chùa khác. Tôi đi tới chùa chỉ biết lễ Phật, không chạy theo với bất cứ thày nào, tôi không là đệ tử cưng của một thày nào cả, chẳng thày nào biết đến tên tôi. Tôi đi khắp các chùa, nhận thấy: mỗi chùa lên khóa lễ lại có nghi thức tụng niệm khác nhau, thời gian hành lễ dài ngắn khác nhau, và cái không khí sinh hoạt khác nhau. Có chùa ta có cái cảm tưởng đây là cái chùa của một làng, tất cả mọi người đến chùa đều quen biết nhau, chào hỏi nhau vui vẻ, nói chuyện vồn vã như những người cùng một họ. Có chùa ta lại nhận thấy cái tính chất thập phương của nó, ai đến cũng được chẳng ai để ý đến ai, lúc thọ trai mọi người xếp hàng bình đẳng. Có chùa vẫn giữ theo nghi thức cổ xưa: cúng vong thật kỹ, thật nghiêm trang kéo dài gần cả tiếng sau đó mới lên chính điện cúng Phật, khi thọ trai ngồi thành bàn sáu người một cỗ, gần như được ấn định trước ai ngồi với ai, ít khi thay đổi… Đi nhiều chùa có cái thú thay đổi không khí, chủ nhật này gặp một số bạn, chủ nhật sau số bạn khác, trao đổi chuyện trên trời dưới đất cũng có cái vui. Đi chùa luôn thành một thói quen, chủ nhật nào không đi cũng nhớ, thế là vào nếp.Đối với gia đình: không can thiệp vào công việc của con cái, để chúng tự do thoải mái, chúng mới ở với mình. Chúng vui mình vui theo, chúng có chuyện buồn mình giữ im lặng.. Ngay cả vợ chồng cũng đừng va chạm vào sở thích của nhau. Chúng mình đã đồng cam cộng khổ, lao động hết mình, trải nhiều biến loạn, nuôi con cái trưởng thành, có nghề có nghiệp, có miếng cơm ăn. Nay được sống dưới một chế độ tôn trọng con người, hàng tháng cấp dưỡng cho một số tiền nhiều thì không nhiều nhưng đủ ăn để giữ được nhân phẩm, không phải nịnh ai để vay tiền, không phải nuốt nước miệng khi thấy người ta ăn miếng ngon. Thèm thuồng khi người ta có quần áo đẹp.

Đừng có ghen tị, thấy người ta ở nhà to, vườn rộng, mà tưởng họ sống hạnh phúc hơn mình mà bé cái lầm. Sau khi cơm ăn áo mặc rồi, sướng hay khổ là do cái tâm, giầu hay nghèo là do biết đủ. Giầu bạc triệu mà thấy người ta có trăm triệu vẫn than mình nghèo. Phần lớn sinh viên đại học Harvard nói thẳng rằng: họ kiếm 50 ngàn một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm được phân nửa số đó, còn hơn kiếm cả 100 ngàn trong khi bạn học khác kiếm 200 ngàn, mang theo cái tư tưởng ghen tị đó thì cả đời khổ! Người giầu có một lợi thế mà người nghèo không bì kịp là có tiền thừa dám đem bố thí, dám làm phúc nuôi các trẻ mồ côi, giúp các viện dưỡng lão…còn có tiền mà bo bo tích lũy gửi đầy ở ngân hàng, lấy thú vui ở đời là chương mục mỗi ngày mỗi tăng làm lẽ sống thì…! Ta cứ khao khát tìm kiếm những gì mình chưa có vì tưởng mình nghèo, mà không biết hưởng những gì mình đang có:

- Ta đang còn sống, trên đời này quí nhất là sự sống.

- Ta có sức khỏe: ăn biết ngon, ngủ đẫy giấc.

- Ta không bị khuyết một căn nào trong lục căn.

- Ta có tự do, không bị cái gì ràng buộc.

- Ta có đủ ăn đủ mặc, không bị đói rét.

-Ta có tình thương của gia đình và bè bạn.

-Ta có một vốn hiểu biết trung bình, để đọc hiểu sách.

Sống xấp xỉ thất thập mà có đủ bảy cái thú trên thì còn đòi hỏi gì thêm nữa cho mệt! đó chính là viên ngọc quí của cuộc đời, hãy biết mà vui hưởng! đừng than nữa, có được như vậy cũng là quá nhiều rồi, quá phúc đức rồi còn ham gì nữa, phải không các bạn?

Khuyết danh - Hoàng Kim Thư st.


NHỮNG NHÂN VẬT LỚN

ĐÃ TỪNG THẤT BẠI


Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill

Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là "một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội" và "một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn".

Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison

Thầy giáo của Edison từng mắng ông là "dốt tới mức không thể học được bất cứ cái gì". Edison đã mang chuyện này kể lại với mẹ. Mẹ ông nghe xong liền nổi giận. Bà đùng đùng dẫn con trai tới trường và bảo với thầy giáo của Edison rằng, "trí óc của nó còn hơn ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”.

Ông "gà rán" Harland David Sanders

Hình ảnh quen thuộc của gà rán KFC nổi tiếng toàn cầu là hình ảnh một ông già lịch lãm trong bộ vest trắng, chòm râu bạc và cà vạt đen. Đó chính là người lập nên KFC, “Đại tá bang Kentucky” Harland Sanders. Ngày nay, KFC đã có mặt trên 100 quốc gia, nhưng thuở ban đầu, Sanders đã không bán được món gà của mình. Hơn 1.000 nhà hàng đã từ chối ông.

Tỷ phú xe máy Soichiro Honda

Soichiro Honda từng tâm sự rằng, “đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại”. Tinh thần làm việc, nghị lực và lòng say mê với khoa học là chìa khoá đưa Honda đến thành công. Soichiro Honda từ biệt thế giới vào năm 1992, nhưng người đời còn nói nhiều về ông, mỗi khi nghĩ tới một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”.

Ông trùm hoạt hình Walt Disney

Walt Disney qua đời năm 1966, nhưng tên tuổi của ông vẫn luôn được nhắc đến bởi hàng triệu người đã từng xem những bộ phim, các chương trình truyền hình và đến các khu vui chơi giải trí của Walt Disney. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Walt Disney từng bị biên tập một tờ báo sa thải vì "thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng hay ho". Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland.

Bà hoàng truyền thông Oprah Winfrey

Oprah Winfrey được mệnh danh là "bà hoàng truyền thông" của Mỹ. Tuy nhiên, để có được vị trí như ngày nay, bà đã phải nỗ lực hết mình vượt khó vượt khổ. Bà từng bị từ chối, vì không phù hợp lên sóng truyền hình, nhưng Winfrey đã tìm cách vươn lên. Sự nghiệp của Oprah vươn tới đỉnh cao khi bà làm chủ chương trình “The Oprah Winfrey Show”.

Nhà sáng lập hãng xe Ford

Trước khi hãng xe Ford có được một cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính Henry Ford bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Doanh nghiệp thứ ba thì bị phá sản do doanh thu đi xuống.

Nhà văn "phù thủy" J.K. Rowling

Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Với 7 tập Harry Potter, Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách.

NHỮNG THIÊN TÀI KHÔNG BẰNG CẤP

Họ là những nhà khoa học, nhà văn, nhà chính trị lỗi lạc trong lịch sử nhân loại. Dù không có điều kiện để theo học bất cứ chương trình đào tạo chính quy nào, nhưng bằng niềm đam mê, sự ham học, và ý chí nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, họ đã vươn lên và toả sáng như những vì tinh tú trên bầu trời lịch sử của nhân loại...

Một trong những tấm gương tự học nổi tiếng trong lịch sử là:

Frederick Douglass. Ông sinh năm 1818 trong một gia đình nô lệ ở Maryland. Khi còn là một đứa trẻ ông đã tự mày mò học chữ khi gia đình ông đang sống ở Baltimore, kể từ đó ông luôn tự tìm cơ hội trau dồi thêm kiến thức bằng cách đọc thật nhiều.

Vào năm 20 tuổi, ông thoát khỏi chế độ nô lệ và định cư ở Massachusetts. Tại đây ông vẫn tiếp tục con đường tự học, tự đào tạo và sau đó ông trở thành một trong những nhà văn, một người theo chủ nghĩa bãi nô có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Ando Tada là một kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật dù ông chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào. Ông đã từng kiếm sống bằng nghề tài xế, làm một võ sĩ quyền Anh, và là một thợ mộc trước khi tự học để trở thành một kiến trúc sư. Ông đã từng một mình thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi về nghệ thuật kiến trúc bằng cách đến thăm những công trình nổi bật trên thế giới.

Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao. Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), hoàn thành năm 1972 là công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.

Tiến sĩ Janes Goodall, một trong những nhà hoạt động bảo vệ môi trường nổi tiếng thế giới, đồng thời là sứ giả hoà bình của Liên hiệp quốc, là một nhà nghiên cứu nổi tiếng người Anh trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã. Năm 1960, khi ngoài 20 tuổi, bà đã đến Kenya, châu Phi để nghiên cứu về tập tính và đời sống của loài tinh tinh. Bà đã có 40 năm sống và làm việc ở châu Phi và những nghiên cứu của bà được nhiều người đánh giá là"đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và thế giới động vật nói riêng". Điều thú vị về bà là phần lớn những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng của bà được thực hiện khi bà chưa qua một trường lớp đào tạo nào.

TS Janes Goodall đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý và giải thưởng về bảo tồn động vật hoang dã; Đại sứ hoà bình của Liên hợp quốc năm 2002; Huy chương Benjamin Franklin vì sự nghiệp khoa học năm 2003. Bà còn được biết đến với tên gọi"người phụ nữ của tinh tinh".

Michael Faraday là một nhà Hóa Học và Vật Lý người Anh đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa. Là con thứ ba trong một gia đình nghèo có bốn người con, cậu bé Faraday chỉ có được những kiến thức cơ bản nhất từ nhà trường, nhưng bù lại cậu là một đứa trẻ ham học và đã nổ lực tự học không mệt mỏi. Năm 14 tuổi Faraday học việc ở một cửa hiệu sách, và trong suốt 7 năm học việc, ông đã đọc được rất nhiều sách, trong đó có sách của Isaac Watts, quyển mở mang trí tuệ, ông say mê tiến hành các nguyên lý và quan điểm trong quyển sách. Từ đó ông đã biểu lộ niềm đam mê khoa học, nhất là trong lĩnh vực điện năng.
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, nhưng ông là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử khoa học. Ông là vị giáo sư hóa học đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, và đã giữ vị trí này trong suốt cuộc đời.

Hai anh em nhà Wright, Orville vàWilbur Wright, là những người đầu tiên thử nghiệm thành công làm cho máy bay bay được. Chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17/12/1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5mét (120 ft). Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc đó được gọi là Flyer I. Nó có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện nay nó đang được đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington, D. C.. Điều đặc biệt là cả hai người đều chưa từng học qua trường đào tạo kỹ sư hay nhận được bất cứ bằng cấp chuyên môn nào. Thành công của họ đến từ niềm đam mê khoa học kỹ thuật cộng với nỗ lực tìm tòi học hỏi không ngừng. Thiên tài của hai anh em nhà Wright đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.

Srinivasa Ramanujan là nhà toán học huyền thoại người Ấn Độ, nổi tiếng là người dù không được đào tạo bài bản về toán học lý thuyết nhưng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nhiều ngành toán học như giải tích, lý thuyết số, dãy vô hạn. Ông sinh ra và lớn lên tại Erode, Tamil Nadu, Ấn Độ và làm quen với toán học từ năm lên 10 tuổi.

Ông bộc lộ năng khiếu đặc biệt về toán khi được tặng một quyển sách lượng giác cao cấp của S L Loney. Năm 13 tuổi ông đã thành thục quyển sách này và bắt đầu tìm cách tự phát minh ra các định lý toán học. Năm 17 tuổi ông tự nghiên cứu về số Bernoulli và hằng số Euler-Mascheroni.

Trong quãng đời ngắn ngủi của mình (1887-1920), Ramanujan đã độc lập công bố gần 3.900 kết quả nghiên cứu phần lớn thuộc lĩnh vực phương trình và đồng nhất thức, mà ngày nay hầu hết đã được công nhận là chính xác. Tạp chí Ramanujan ra đời để công bố các nghiên cứu toán học có ảnh hưởng từ các công trình của ông.

Mark Twain, một tên tuổi lớn trong nền văn học Mỹ, tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Gia cảnh của ông khá chật vật và túng thiếu; năm 12 tuổi, sau khi cha qua đời vì căn bệnh viêm phổi, Mark Twain phải kiếm sống bằng nghề sắp chữ. Có thời gian ông phải bỏ học, theo nghề lái tàu để kiếm sống.

Sau đó, ông tiếp tục tự học ở các thư viện công cộng tại những thành phố mà ông sinh sống và bắt đầu dấn thân vào công việc của một nhà báo. Những cuộc hành trình lênh đênh trên miền sông nước trước đó đã trở thành cảm hứng thôi thúc ông viết nên những kiệt tác như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Cuộc sống trên sông Mississippi…

Steven Paul Jobs là một tỷ phú, là ông trùm kinh doanh và sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple; ông cũng từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar (hãng sở hữu nhiều giải oscar cho phim hoạt hình hay nhất như Đi tìm Nemo, Gia đình siêu nhân, Chú chuột đầu bếp, WALL-E, Up và Câu chuyện đồ chơi 3; sau đó ông trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney sau khi Disney mua lại Pixar.

Jobs sinh ra tại thành phố San Francisco, bang California, là con nuôi của Paul và Clara Jobs. Ông theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, bang California. Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và đăng kí vào học tại cao đẳng Reed College ở Portland, bang Oregon, nhưng bị đuổi chỉ sau 1 học kỳ.

Mặc dù vậy ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed, trong đó có một lớp học viết chữ đẹp. Trong thời gian“học ké” đó, ông phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna. Sau này Jobs bày tỏ rằng:"Nếu tôi chưa từng tham dự những khoá học lẻ đó tại trường, Mac sẽ không bao giờ có có nhiều kiểu chữ hay phông chữ cách nhau tỉ lệ cân xứng như vậy".

Abraham Lincoln l à vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ.

Ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học qua việc đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiếu sử, và sách văn chương.

Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.

Lincoln nổi tiếng nhất với vai trò gìn giữ Hợp chủng quốc và chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ với bản Tuyên ngôn Giải phóng và Sửa đổi thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ về việc bác bỏ chế độ nô lệ.

Hoàng Chúc và Hà Mạnh Đoàn st.



Phụ bản IV

Tản Mạn

Và tôi gọi - Đó là Hạnh Phúc

Đây là một đề tài mà có bàn đến hàng vạn năm nữa cũng không nhàm. Bởi đó là một mục tiêu không chỉ con người mà cả vạn vật cùng hướng đến, cùng tìm kiếm cùng phấn đấu. Có niềm vui vỡ òa gọi là hạnh phúc lớn, cả một cuộc đời may ra đạt được một vài khoảnh khắc, nhưng có rất nhiều niềm vui nho nhỏ mỗi ngày gọi là hạnh phúc bình dị mà rất nhiều khi người ta cứ vô tình vội vàng lướt qua mà không kịp cảm nhận.. Hạnh phúc là một thứ không dễ nắm bắt, đôi lúc nó rất mơ hồ mà người đang có lại không biết,cứ mải so bì đong đo, chỉ cần định tĩnh tâm tưởng một chút thì sẽ thấy nó hiển nhiên đang ngự trị trong tâm.

Bởi sự cầu vọng của người ta luôn hướng đến mục tiêu nào đó khá xa, nên không biết có những thứ mình đang nắm trong tay khối người mơ không được.Thang bậc của cảm nhận hạnh phúc thì không có chung một cách đong đo, bởi đích đến của cuộc sống mỗi người khác nhau, nên giá trị hạnh phúc với mỗi người cũng khác nhau. Trong suốt một chặng dài đường đời, ai ai cũng có những tham vọng khát vọng, khi được thỏa nguyện một mong cầu nào đó thì đã đạt được một phần hạnh phúc. Cũng như mọi sự, cảm giác hạnh phúc chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian tùy hiệu ứng tâm cảm. Nên khi đã đi qua thì người ta lại tiếp tục hướng đến sự kiếm tìm khác.

Có một góc độ rất cần phải xét đến. Đó là những trải nghiệm lăn lóc va đập, những thương tích nghịch cảnh, những biến cố nạn tai bất ngờ, những khổ đau bất hạnh, những thử thách và cả sự trả giá…Một đời người ít nhất cũng phải đôi ba lần trải qua những vấn đề hoặc sự kiện nghịch ý lớn nhỏ. Có phải nếm trải những cung bậc và cảm giác đau đớn bế tắc tuyệt vọng sợ hãi đắng đót, thì người ta mới hiểu đâu là hạnh phúc thực sự. Có những sự bình yên kéo dài để rồi người ta sẽ chủ quan lơ là hoặc xem thường những gì mình đang được hưởng, cho đó là sự buồn tẻ nhàm chán, nhưng bất ngờ phải trải qua biến động giông tố chật vật sinh tử, thì người ta mới hiểu ra và mới biết trân trọng cái hạnh phúc nhẹ nhàng đơn giản bình dị đã từng có. Ví dụ, có những người bình thường khỏe mạnh, tứ chi ngũ quan hoạt động tốt, người ta xem đó là tự nhiên không cò gì phải bận tâm chú ý, thậm chí trong đời sống hàng ngày gặp những người bị khiếm khuyết đi một vài chức năng người ta còn có những thái độ kỳ thị khó chịu và cả xem thường. Nhưng chỉ cần một tai nạn xảy ta, thì cái thứ mùi vị mất mát thua thiệt mới cho người ta biết được sự đắng cay và vật lộn với bao nghịch lý của cuộc đời là như thế nào. Khi đó, sự khao khát về một thứ hạnh phúc mạnh khỏe đủ đầy mới càng làm cho sự nuối tiếc đau đớn lên nhiều lần. Hoặc, một số người có duyên may được sống khá đủ đầy có khi cả thừa thãi, họ không biết họ đang được hưởng sự ưu đãi, mà họ cho rằng đó là sự nghiễm nhiên phải đến với họ, vì họ quá xứng đáng, và họ vẫn luôn thấy thiếu kém những gì đó, sự mong cầu của họ thường là bước quá chân, vì vậy họ không thực hài lòng, người ta vẫn luôn nghe họ than thở, cho dù một số than thở ấy như một cách khoe khéo vậy. Nhưng đùng một cách, có thể làm ăn thua lỗ, có thể bị lừa gạt, có thể một cơn bạo bệnh đến với bản thân hay một ai trong gia đình họ, và tiền của thì vỗ cánh bay cuồn cuộn, trong một thời gian ngắn họ suy sụp mọi mặt. Và chỉ đến lúc đó họ mới biết họ đã từng hạnh phúc đến thế nào.

Đa phần khi nói đến hạnh phúc người ta thường liên tưởng đến sự ngơi nghỉ, chậm lại và an hưởng, và gần như mặc nhiên dành cho tuổi đã xê xế. Thực ra, khi đã bước vào gia đoạn tóc hai màu, tâm thân đã xuất hiện vào ba căn bệnh tuổi tác, để những chiều viên tản trong một khu vườn êm ả tình hoa duyên lá, dăm tách trà cà phê cùng vài hạt dưa hạt bí mà câu kia chuyện nọ, mà điểm mặt những đoạn trường, mà chiêm ngẫm gần xa thế thái, thì phần lớn người ta đã ngộ ra rất nhiều thứ giá trị đủ tầm độ của cuộc sống. Bởi nhiều ít gì chính bản thân mỗi người đã là một thực nghiệm, hối hận cũng có, hài lòng cũng có, cái gì có thể có thì đã có rồi, cái gì không thể có thì cũng biết cái ngưỡng của mình không chạm đến được, nên cũng dễ mà xếp bằng tâm thái, tự dọn mình mà sửa trị đôi ba điều còn vướng lại của bản thân để ngọn đèn hạnh phúc có thể sáng lên một màu vàng yên ấm. Nhưng tuổi trẻ và tuổi trung hiên mới là lứa tuổi cần nhận thức thật rõ về giá trị của hạnh phúc. Để giữa bao tham vọng hoài bão, giữa bao gồng gánh lo toan, đối mặt với muôn vàn hình trạng người đời, khi sự an nguy chỉ cách nhau một lằn ranh tích tắc. Bởi trong một quá trình dài của sự phấn đấu chinh phục, kiếm tìm những thành quả, đương nhiên phải đối mặt với những thách thức va chạm hơn thua giành giật. Để có được những yêu cầu cao nhất cho bản thân và những người liên quan thì dù không muốn cũng phải bỏ quên phải đánh rơi đi một vài giá trị cần thiết về mặt phẩm chất. Với những hình thế thang bậc của xã hội, thì việc sử dụng những chiêu phép thủ đoạn gian trá lật lường là không tránh khỏi, tầm mức cao thấp, độ nhẫn tâm bao nhiêu là tùy thuộc vào bản chất mỗi người.

Chỉ là hầu hết không nhận thức được rằng : Gieo sự khốc nghiệt cho người thì mình cũng phải đón nhận sự trở ngược của nó. Bởi tính phản đòn là một thứ phản ứng có điều kiện. Để rồi khi biết đau đòn biết sự trả giá là gì thì không thể quay ngược thời gian.

Vậy phải làm sao để giảm thiểu những mất mát những thiệt hại những hối tiếc không hề muốn nó vẫn xảy ra và chi phối mật thiết đến cả một đời người ?

Điều cần biết trước tiên là kỹ năng điều tiết cảm xúc. Vui cũng không nên vui quá. Buồn cũng không nên buồn quá. Giận cũng không nên giận quá. Bất kỳ cái gì qua cũng đều không tốt, bởi khi sự quá ấy làm tâm trí người ta thiếu kềm chế mất kiểm soát thả nổi cảm tính thì luôn dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực cực đoan. Để làm được điều này cần phải biết thêm nhiều thứ. Có một thứ gọi là Phúc Phận. Mỗi người có một kiểu phúc phận riêng, không cứ thấy người ta có gì đó thì mình cũng phải cố mà có, mà không nghĩ rằng mình cũng có thứ mà người kia muốn có cho bằng được. Tất nhiên quá trình cuộc sống là sự chinh phục những thứ thách để đem về cho bản thân những thành tựu. Nhưng nếu nhận thức được khả năng hữu hạn của bản thân mình, và hiểu được điều gì cần thiết và phù hợp với mình, thì sẽ giản lược được nhiều lắm thời gian công sức tâm huyết thậm chí cả trí tuệ phẩm cách cho những điều vô nghĩa. Có một thứ khác gọi là Nhịn Nhường. Trong bất kỳ một cuộc tranh chấp nào, một khi đã thể hiện đủ tâm ý cho mục đích tranh chấp ấy, thì nên nhịn đối phương một chút nhường đối phương một chút để bảo toàn sự an lành và thiện ích cho cả đôi bên. Tâm thế ấy sẽ góp phần tạo cơ hội cũng như kết quả, vì khi cuộc diện đã bày ra thực tế hiển nhiên, thì một chút nhường nhịn ấy sẽ làm tăng thêm giá trị của bản thân. Cũng vì một lẽ nữa là, sự hãnh tiến hiếu thắng cố chấp có thể ví như một thanh sắt nhọn hai đầu, cứ tưởng chỉ gây thương tích cho đối phương mà không biết chính mình cũng ngoại thương nội thương trầm trọng.

Vẫn hay nghe “Nói lý thuyết thì dễ lằm, làm được mới khó, cực khó”. Đường nhiên là khó rồi. Nhưng khó thì mới phải học phải rèn tập thì mới đạt được. Ví như những môn thể thao đỉnh cao, vân động viên cũng phải dày công, mất bao tâm sức thời gian khổ luyện mới đạt được thành tích. Trong tất cả mọi lĩnh vực, không bao giờ có thể đạt được hiệu quả tốt nhất mà không học tập rèn luyện chăm chút. Một đứa trẻ không thể gọi là trưởng thành khi không từng ngày từng bước học tất cả mọi điều cần thiết. Thì đây, trong hành cuộc đời người, muốn có một cuộc sống ý nghĩa chính thiện hạnh phúc thì phải rèn phải luyện. Không ai có thể làm ngay được cái việc tự căn chỉnh rèn giũa bản thân, vì rất nhiều bênh biện lôi kéo chùng chình và cả sự nuông chìu chính mình nữa. Phải đưa những ý niệm đúng đắn vào tâm thức để tự nhắc nhớ hàng ngày, trong mỗi sống xử vận dụng từng chút một, qua nhiều chứng thực sẽ đến một lúc tích cóp được thành những kỹ năng tâm thái căn bản. Thực tế đã có rất nhiều người làm được, nên mới có những đúc kết truyền dẫn lan tỏa. Và cũng nên nhớ, trong mỗi người bất kể đoạn tuổi nào cũng đều có một “đứa bé” ương bướng khó bảo. Chỉ cần nhắm mắt làm lơ đi thì đứa bé ấy sẵn sang hồn nhiên bản năng cảm tính mà sơ tay sểnh chân làm đổ vỡ đi thứ gì đó.

Cuộc đời nói dễ thì cũng không dễ, mà nói khó cũng không khó lắm, chỉ là ta có quyết tâm để trở thành người thế nào. Cái gì cũng có giá của nó, nhận trước thì trả sau và ngược lại. Thành công lớn nhất của đời người là con cháu ra đường không phải cúi mặt, là không có những vệt sẹo lương tâm không cách nào tẩy xóa. Để tự uốn nắn mình, để hướng đến một cuộc sống an yên hạnh phúc, để ít nhất thì cũng giảm thiểu tối đa những thương tích cho mình cho người, để tránh phải trả những cái giá quá đắt như một số hiện trạng xã hội đã đang xảy ra, thì hãy nên để ý đến ba điều sau :

Biết mình biết người – Mắt nhắm mắt mở - Chín bỏ làm mười.

Có thể tạm gọi đó là một bộ quy tắc. Tất cả mọi người không trừ một ai, luôn có những khiếm khuyết và một vài khả năng tốt. Người có thứ này người có thứ kia, nếu tự bình tâm nhìn nhận sẽ thấy những giới hạn của mình và những ưu việt của người. Học được càng tốt, không học được thì cũng đừng tỏ ra ai cũng thua kém mình, trong hành xử đều muốn hơn muốn thắng. Tất yếu sẽ dẫn đến nhiều bi kịch và hệ lụy.

Trong tất cả mọi mối quan hệ, có thương thiết đến đâu cũng không thể nào hài lòng nhau được hết, nếu cứ luôn săm soi đòi hỏi những cái phải này phải khác từ đối phương, một li một phết cũng đặt lên bàn cân, cũng khó khăn lườm nguýt, sai một tí cũng nâng quan điểm thành nghiêm trọng, mà không tự hiểu chính mình cũng chưa làm tốt hết được mọi sự. Mọi cung bậc giao thoa giao hòa trong đời sống, chỉ cần bớt đi chút ít tính cá nhân, chung chia và san sẻ phần nào, lướt qua bớt những thua thiệt không đáng, thì chắc hẳn sẽ nhẹ mình nhẹ người, sẽ thấy vòng quay tư ích sẽ luôn chia đủ phần cho mỗi người, lúc này hay lúc khác, cách này hay cách khác, sẽ tự nhiên mà ngộ ra những căn nguyên của tạo luật, sẽ thấy tình bù trừ là hiển nhiên tồn tại.

Hay nói một cách hình tượng, mỗi người phải sắm cho mình một bộ lọc nhiều tầng, và rất cần thiết phải tập cách tự trấn tĩnh, điều tiết cảm xúc sớm trở về thế cân bằng, nhịn một chút, lùi một chút và thiệt một chút, sẽ có thiện ích lâu dài. Ví như muốn có nước sạch để dùng tất phải lọc qua mấy lớp, có không khi trong lành để thở cũng phải lọc qua cây xanh hay khẩu trang. Vậy con người muốn có một đời sống an nhiên thanh thỏa phúc hạnh, không thể không lọc. Không có cái gì đẹp, hay, vui mà tự nhiên có ngay cho ta hưởng hết. Tin tôi đi, nếu bạn theo một khóa học dài hơi, thực hiện những bài tập một cách chăm chỉ và khắc kỷ nhất, thì đến một lúc nào đó cuộc đời sẽ cho bạn ít nhất là điểm 8. Quan trọng là cho dù người đời có không thương bạn được thì cũng không khinh bạn được. Và khi nào đó, bạn cứ thử làm những tổng kết nhỏ với từng sự việc với từng mối quan hệ, và với chính mình, có không nhiều thì chắc chắn bạn cũng có được một kết quả tàm tạm. Hiếu ứng về lâu về dài là sự tích cóp nhiều mặt, thành công thành tựu thành đạt thành nhân sẽ có một đáp số rõ rệt. Một cuộc sống cho ta có cảm giác bình nhiên tự tại, không phải lo âu nhiều, cũng không phải đề phòng nhiều, bản thân và những người liên quan có sức khỏe tương đối ổn định, dời sống không quá nhiều chật vật khổ ải,có thể nở được những nụ cười nhẹ nhõm, hài lòng vời bản thân một chút, dung dưỡng được thế nhân một chút, để rồi bất kỳ một ngày nào đó gió nhẹ mây bay không bi ai không hờn oán, bao người còn lại có không nhiều thương tiếc cũng không nỡ ném theo câu nguyền rủa. Đừng trông mong gì cái gọi là kiếp sau, nó chỉ là một cách lý giải, chỉ cần sống trọn một kiếp người không cặn bã vẩn đục, an hòa thiện túc viên nhiên. Thế là được.

Và tôi gọi Đó là Hạnh Phúc.

Đàm Lan


Truyện ngắn

CÂY VÚ SỮA

Bà Út để búa xuống, đưa tay quệt mồ hôi trên trán. Cái gốc cây vú sữa vậy mà cứng quá chừng. Mỗi ngày, bà chỉ chẻ được một ký củi từ gốc cây nầy thì đã lã mồ hôi, đau cả lưng. Mà hổng cứng sao được, nó lớn tuổi còn hơn bà nữa. Ba của bà trồng khi về đây lập nghiệp. Lúc đó, má bà mới có bầu chị hai của bà rồi đến bà. Năm nay bà năm mươi tuổi chứ ít ỏi gì.

Khi cầm búa giáng xuống nó, bà buồn đứt ruột. Vì muốn cứu con Thanh, con của chị hai bà khỏi cảnh nợ đòi ngày một, bà phải bán cây vú sữa. Lúc người ta cưa cây, bà tưởng như cưa ngang trái tim bà. Chịu không nổi, bà phải làm bộ đi chợ để không thấy cảnh cây vú sữa ngã xuống. Bà
đạp xe vòng vo tới tối mịt mới về. Tới cửa thấy trống hoét.

Người ta đã đem nó đi mất còn trơ lại cái gốc như một cái ghế đôn. Bà khóc nức nở. Tội nghiệp con Thanh, nghe bà khóc, nó luýnh quýnh, chạy ra chạy vào như gà mắc đẻ, hổng dám lại gần bà, sợ bà mắng bất tử, sao tánh bà nóng nảy quá! Mà hổng nóng sao được! Từ nhỏ bà đã khổ vì bị mẹ ghẻ hành hạ. Má bà mất mới nửa năm thì ba bà đem về một người đàn bà khá đẹp. Nhưng bà ta dữ như chằn, ham ăn như quỷ, ích kỷ không ai bằng. Bao nhiêu trái cây trồng trong vườn, bà ta không cho ai rớ. Ăn không hết, bà ta bắt hái xuống đem bán. Bà Út ghét lắm nhưng không dám nói.
Một đêm nọ, ăn trộm tới hái sạch sành sanh mấy trái nhãn đầu mùa. Mừng quá, bà ra miếu ông Tà sau nhà lạy cảm ơn.

Ông Tà quả là có mắt. Thấy điệu bộ bà dì ghẻ lăng xăng đi cớ làng, cớ xã mà tức cười. Hai chị em, mỗi người đứng một góc, mặt nào, mặt nấy tươi hơn hớn. Tới chừng biết tốn tiền thưa gởi mà không bắt được . Bà ta về nhà lôi hai chị em bà ra đánh về cái tội “có của mà không biết giữ“.

Đây là lần đầu bà cảm thấy bị đòn mà vui. Chị hai bà bỏ nhà ra đi theo tiếng gọi của “ con tim “, để bà ở lại chịu đựng đòn roi. Bà mẹ ghẻ trúng gió lăn đùng ra chết. Tưởng đến đây là thoát nợ. Ai ngờ chị hai trồi về, cất nhà gần đó, buôn bán nuôi con. Bà Út chưa từng thấy ai yêu chồng bằng chị mình. Thương còn hơn thương cha. Có món gì ngon là để dành cho chồng. Chiều chiều , chị làm đồ nhắm cho chồng nhậu. Đáng lẽ anh hai phải quí chị lắm. Đằng nầy anh lằng nhằng với mụ hàng cá. Phải chi mụ ta đẹp không nói làm gì, ở dơ thấu trời, lại gần tanh rình. Ghen quá, chị hai khóc ngày khóc đêm.

Khi chồng bỏ đi, chị phát bệnh, được một tháng thì theo ông theo bà. Để lại con Thanh cho bà nuôi.

Lớn lên, con Thanh khổ y hệt mẹ. Học xong cấp ba, hổng lo tìm việc làm mà chỉ lo yêu. Thằng chồng nó hiền nhưng chẳng biết làm ăn gì ráo. Một mình con Thanh quơ quào kiếm sống. Nó làm chủ hụi. Người ta giựt , nó chỉ biết khóc. Còn thằng chồng đi ra thở ngắn, đi vào thở dài. Bà chịu không nổi. Tính ra nợ của nó cũng không nhiều lắm. Thôi thì bán cây vú sữa với mấy món đồ cổ, té ra bốn chỉ vàng cho nó trả dứt nợ. Bà buồn lắm nhưng biết làm sao? Hổng lẽ để cho nó khổ rồi nó cũng bệnh chết như mẹ nó.Vả lại, bà cũng muốn quên kỷ niệm, quên người đàn ông đã làm bà rung động. Ai cũng tưởng bà khó khăn, không biết yêu.

Không đâu. Bà có phải là gỗ đá đâu. Bà mắc cỡ đó thôi. Bà không cho ai biết cái thời vàng son của bà.
Năm bà mười chín tuổi, ai cũng khen bà trổ mã con gái. Má ửng hồng, mắt xanh biêng biếc. Có mấy anh lảng vảng trước cổng rào… Nhưng bà chỉ để ý anh chàng chạy xe lôi. Mỗi lần đạp xe ngang nhà, anh ta bấm chuông inh ỏi cho bà ngó ra. Còn anh ta thì cuối gầm mặt hổng dám ngó lên. Vậy mà hay ghê ! Anh ta làm quen được với ba của bà. Ông đã mời tới nhà nhậu. Một hôm, sau khi lai rai chút đỉnh, thấy bà bẻ vú sữa, anh bảo: Để tui bẻ cho! Cô leo lên cao, tui lo lắm! Không đợi bà trả lời, anh ta tót lên cây. Đứng dưới đất, bà tức cười gần chết. Không lo coi trái nào chín mà chỉ lo nhìn bà hoài, bẻ gần chục trái sống nhăn. Ông già tiếc quá la um sùm. Chắc tại mắc cỡ, anh lụp chụp thế nào lại té xuống đất. Đầu đập vô cục đá, u một cục bằng trái chanh, đứng dậy đi cà nhắc, cà nhắc. Bà ráng hết sức mà không nín cười được. Ôi, cái cười vô duyên ấy như một câu chế giễu không đúng chỗ đã làm anh ta không trở lại nữa. Bà chờ mãi đến giờ.

Thôi thì bán cây vú sữa đi! Vừa cứu nhỏ cháu vừa quên đi người cũ. Còn lại gốc, bà cũng chẻ làm củi phức cho rồi, như chặt tận gốc những buồn đau đã đeo đuổi bà từ thời thanh xuân đến khi đầu bạc.

Bà bưng thúng củi chất ra sân phơi nắng. Rồi mai mốt, bà sẽ đốt nó ra tro. Bấy giờ, chắc lòng bà sẽ thanh thản. Bà không còn lại gì hết. Kỷ niệm, tiền bạc, Mọi thứ sẽ biến thành tro tàn. Có còn, chỉ là những giọt nước mắt của bà, của con Thanh, đêm đêm rơi âm thầm.

Nguyễn Thị Mây


MỤC LỤC

Chi tiết về cuộc họp ngày 12/9/2020 ...... Vũ Thư Hữu ..... 03

Hình ảnh sinh hoạt CLB Sách Xưa và Nay ................ 06

Cuốn Cổ Thư 90 tuổi đời không ghê gớm gì lắm
nhưng khá bổ ích .............. Vũ Anh Tuấn ............ 11

Lịch sử Giáo Hội Cộng Giáp (tt- kỳ 8 )
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 13

Ngay trong thời Đại dịch, cách nay gần 400 năm
GALILEO & NEWTON đã thay đổi Thế giới.
Phạm Vũ ...................... 19

DU LỊCH CHỮA BỆNH với KỸ THUẬT TIÊN TIẾN,
HIỆU QUẢ mà lại … RẺ TIỀN. ......... Tâm Nguyện ........... 41

BIẾT ƠN MÌNH
Bs Đỗ Hồng Ngọc - Lệ Ngọc st. ................... 59

ĐỜI NGƯỜI GIEO NHÂN THIỆN,
LO GÌ KHÔNG NỞ RA QUẢ PHÚC

Kiên Định - Đỗ Thiên Thư st. .......................... 72

Hoạt động đối ngoại, Giao lưu Quốc tế của Hội Nhà Văn
Việt Nam (1957 - 2020) tiếp theo và hết .... Thúy Toàn ...... 79

Em và Tôi ............................. Hoài Ly ........... 88

Trăm bài thơ ................... Kim Thoa ........... 89

Tự Tình ............................. Kim Thoa ........... 90

Cả Nhà Sơn Ca .................... Phùng Chí Tâm ........... 90

Sống theo dịch bệnh ............ K.H Quang Bỉnh ............ 91

Vượt Khó ......................... K.H Quang Bỉnh ............ 91

Chiêm ngưỡng ngọn đá vàng ..... Chữ Đồng Minh ........... 92

Trễ hẹn Mùa Xuân ............... Chữ Đồng Minh ........... 93

Miền Trung ...................... Kim Thoa ............ 94

Không mời vẫn đến ......... Vũ Thùy Hương ............ 95

Miền Trung ..................... Vũ Thùy Hương ............ 96

Miền Trung II ................. Vũ Thùy Hương ............ 96

Còn đâu ........................ Vũ Thùy Hương ............ 97

Sớm Mai .............................. Hoài Ly ............ 98

Việt Nam yêu quý ........... Lương Văn Nhung ............ 99

Triệu triệu bông hồng ............ Ngàn Phương .......... 100

Thanh Xuân tuyệt vời ........ Đinh Thị Diệu .......... 102

Tìm Chi ...................... Vũ Đình Huy .......... 103

Looking for What

Vũ Đính Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn ....... 103

Hương Hoa ................ Vũ Đình Huy .......... 104

Flower’s Scent

Vũ Đính Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn ......... 104

Hương Hoa Bưởi ................ Vũ Đình Huy ..... 105

Pamelo Flower’s Scent

Vũ Đính Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn .................. 105

Thuốc Tiên - Apple Cider Vinegar ....... Bùi Đẹp st. ...... 106

THU THẬP BẰNG CHỨNG VỀ LINH HỒN
DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC
Theo Bee - Đào Minh Diệu Xuân st. ......... 109

Một cách suy nghĩ lạc quan
khuyết danh - Hoàng Kim Thư st. .......... 114

NHỮNG NHÂN VẬT LỚN ĐÃ TỪNG THẤT BẠI
NHỮNG THIÊN TÀI KHÔNG BẰNG CẤP

Hoàng Chúc và Hà Mạnh Đoàn st. ......... 126

Và tôi gọi đó là Hạnh Phúc ......... Đàm Lan .......... 136

Cây Vú Sữa .......... Nguyễn Thị Mây ......... 144

Đính chính Nỗi niềm khôn tả ................. 147




|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế