Hiện có 8 người xem / 2348065 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ CUỘC HỌP

NGÀY 09 / 04 /2022 CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

Như thường lệ, để mở đầu phiên hop, dịch già Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên 2 tân quý thư mà ông mới có. Kỳ này cà hai đều bằng Pháp văn, cuốn đầu tiên mang tựa"Paroles pour un amour" cuốn sách khồ 18 x 24 dày 262 trang in cực đẹo. Nội dung là khoảng gấn 130 ý tưởng quý giá nhất về tình yêu cùa số tác giả nêu trên. Cuốn thứ nhì cùng bằng Pháp văn và mang tựa đề là "Tìm hiểu vế bản chất văn hóa Việt Nam" cùa GS Trần Ngọc Thêm, cuốn sach cũng rất dầy và đẹp, Tuy nhiên điều kỳ lạ là, khác với các lần trước, lần nay dịch giả Vũ Anh Tuấn PHÀN ĐỐI KỊCH LIỆT 2 TÂN QUÝ THƯ, và CHO BIẾT SAU KHI LƯỚT QUA CÁC Ý T ƯỞNG VỀ TÌNH YÊU, dịch giả Vũ Anh Tuấn KHÔNG HỀ CẢM THẤY HỨNG THÚ GÌ VỚI CÁC Ý TƯỞNG của tất cả 130 tác giả trong sách.

Dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu sách xong, anh Phạm Vũ đăng đàn nói vế Văn Cao, Sau Anh Phạm Vũ Thanh Thúy lên hát hai bài của Trinh Công Sơn. Kim Mai lên hát tặng các thành bài "Cô Giáo Sấm Nưa" Kế đó anh Thái Sơn hát tâng các thành viên bài "Thuyền và biển". Tiếp lời anh Chử lên nói vế huyết áp cao và đôc bài Xòa tan mặc cảm. Sau anh Chử anh Lạc giao lưu hai bài thơm và Thùy Hương lên hát tặng các thành viên bài "Ngay xưa người nhớ". Anh Kim Long ngâm bài "Thanh Thàn" Hoài Ly đọc bài thơ "Lời nguyện cấu" Sau đó Lệ Ngọc chúc sinh nhất anh Tuấn và Tuyết nói về đề tài "Ai nói gì mặc kệ, mình luôn là mình" và buồi họp kết thúc lúc 12 giờ 15 cùng ngày.

Vũ Thư Hữu



NIỀM VUI NHO NHỎ CUỐI ĐỜI:

THÔNG TIN MỚI VÀ CHÍNH XÁC NHẤT VỂ VIỆC

XUẤT BẢN CUỐN SÁCH MỚI NHẤT CỦA TÔI,

CUỐN "12 NĂM VIẾT VÀ DỊCH "

Cách đây khoảng 8 tháng có tới 3 nguồn tin từ Cali cho biết về chuyện cho xuất bản cuốn sách mới nhất của tôi, nhưng rồi kết quả chẳng đi tới đâu, vì cả 3 nhóm này đòi hỏi quá nhiều thay dồi trong cuốn sách, mà tôi thỉ tôi là tôi, không thích cho ai thay hay đổi cái gì của mình. Mới ba hôm trước, tôi nhận được cuộc gọi của bà L UYẾN, một bà bạn khá thân và rất thích các tác phầm dịch thuật của tôi. Bà cho biết lần này thì cuốn sách của tôi đã được hai cô cháu của bà sắp xếp mục nào vào mục đó và sẽ gửi lại toàn bộ cho tôi xem lại lần chót trước khi in. Bà LUYẾN cho tôi biết tôi muốn in số lượng lớn, nhỏ, thì cứ cho bà biết vì muốn in bao nhiêu cũng được, nhưng tôi chỉ nhờ bà in giúp 500 bản, và mọi kinh phí tôi sẽ xin hoàn trả lại bà không thiếu một cent.

Thật ra tôi cũngchỉ cần số lượng như vậy để đủ tặng cho mỗi bạn tôi ở Mỹ một cuốn, và mỗi thành viên CLB Sách Xưa và Nay của tôi ở đây một cuốn là đũ. Việc phát hành và in thêm ở Việt Nam là việc tính sau, không cần thiết Điều tôi thích và mừng nhất là hai cô cháu bà Luyến là người rất giỏi tiếng Việt và đã tỏ ra rất cẩn trọng qua mấy trang gửi về cho tôi xem thử. Thê là tôi chỉ còn việc ngồi chờ được kiểm tra lại mà thôi. Đây cũng là một kỷ niệm đẹp trong đời chơi sách của tôi.

Trích Hồi Ký 60 năm chơi sách Chương VI
Vũ Anh Tuấn


LỊCH SỬ

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(tiếp theo số 181)

BÀI 19:

THÁNH I-NHA-XIÔ LÔ-YÔ-LA

NHÀ HIỆP SĨ CỦA THIÊN CHÚA

(1491 – 1556)

I. GIÁO HỘI VÀO THỜI THÁNH I-NHA-XIÔ

Song song với phong trào cải cách rầm rộ do ông Lu-tê-rô đề xướng, còn có những cuộc cải cách âm thầm nhưng không kém phần quan trọng trong Giáo Hội. Những cuộc cải cách này được các Đức Giáo Hoàng cổ vũ, công đồng Tren-tô đẩy mạnh, các vua chúa Công giáo yểm trợ và nhất là được các thánh nhân dùng chính đời sống và lời giảng dạy thực hiện.

Quả vậy, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 5 (1566-1572) đã kêu gọi hàng giáo sĩ sửa đổi nếp sống, Đức Grê-gô-riô thứ 13 (157201585) ra lệnh thanh lọc Hồng y đoàn và Đức Six-tô thứ 5 đòi hỏi trong sạch hóa giới lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội.

Công đồng Tren-tô (1542-1563) đã xét lại giáo thuyết của ông Lu-tê-rô và xác định các tín điều về Thánh Kinh, Thánh truyền, tội nguyên tổ, sự cứu độ và các Bí tích. Đồng thời công đồng cũng tìm cách nâng cao đời sống thiêng liêng và đạo đức của mọi thành phần dân Chúa bằng những biện pháp kỷ luật gắt gao.

Trong khi đó, một số vua chúa Công giáo, nhằm ngăn chặn sự bành trướng của đạo Tin Lành, đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để đưa người tín hữu trở về với đời sống Kitô hữu chân chính, luôn luôn yêu thương đoàn kết.

Tuy nhiên, linh hồn của các cuộc cải cách này vẫn là một số các vị thánh như Bô-rô-mê-ô, Philip-phê-nê-ri… Những vị này chủ trương cải tổ Giáo Hội bằng cách trau dồi kiến thức và nâng cao đời sống luân lý của hàng giáo sĩ. Chính các ngài đã thành lập các chủng viện để đào tạo giáo sĩ và buộc họ sống theo luật lệ nhất định.

Riêng đối với đời sống tu trì, những lời chỉ trích của người Tin Lành đã góp phần không nhỏ vào việc cảnh tỉnh các tu sĩ và giúp các dòng tu đổi mới. Tiêu biểu nhất cho công cuộc đổi mới này là các dòng Phan Sinh, Biển Đức và Cát-Minh… Bên cạnh đó có nhiều dòng mới như dòng Ô-ra-tô-riô do thánh Phi-lip-phê Nêri thành lập năm 1564 tại Rôma. Dòng này đã đào tạo cho Giáo Hội nhiều giáo sư, học giả và nhà giảng thuyết danh tiếng.

Nhưng, trong tất cả các dòng tu mới được thành lập, nổi bật nhất phải kể là Hội dòng Chúa Giêsu do thánh I-nha-xiô sáng lập năm 1546.

II. THÁNH I-NHA-XIÔ LÔ-YO-LA

I-nha-xiô sinh năm 1491 tại Tây-Ban-Nha trong một gia đình quyền quý có truyền thống hiệp sĩ lâu đời. Sau thời tuổi trẻ khá sinh động trong lâu đài Lô-yô-la, người thanh niên hào hùng I-nha-xiô đã gia nhập quân đội hoàng gia để đánh lại quân Pháp. Trong một trận chiến tại Pampeluna, đại úy I-nha-xiô đã bị trọng thương và được đưa về điều trị tại lâu đài của thân phụ. Trong thời gian dưỡng bệnh, tình cờ I-nha-xiô được đọc cuốn“Cuộc đời Chúa Giêsu” và cuốn “Hạnh các Thánh”. Hai cuốn sách này đã làm đảo lộn cả cuộc sống của I-nha-xiô. I-nha-xiô tự hỏi“Tại sao mình không làm được những việc lớn cho Thiên Chúa?”.

Kể từ đó, cuộc sống của I-nha-xiô bắt đầu đổi hướng. Tại nhà nguyện Mông-xê-ra, ngài đã đặt cây kiếm và con dao găm hiệp sĩ dưới chân Đức Mẹ và quyết từ đây sẽ không dùng võ lực, nhưng sẽ dùng tình thương để chinh phục lòng người. Ngài còn vào tận hang sâu tại Man-xê-ra để cầu nguyện va luyện tập nhân đức. Sau một năm tu luyện như thế, ngài đã ghi lại những kinh nghiệm sống nội tâm trong cuốn sách từng gây ảnh hưởng lớn trong giới tu trì. Đó là cuốn “Linh Thao”.

I-nha-xiô luôn có ý nghĩ muốn cứu rỗi kẻ khác thì không những cần phải có đức độ mà còn phải có kiến thức sâu rộng. I-nha-xiô đề cao việc học hành và dầu đã 40 tuổi, I-nha-xiô vẫn lủi thủi đến Đại Học Paris, và trong những điều kiện kinh tế thật khó khăn, ngài đã đậu tiến sĩ năm 1534.

Cũng tại đại Học Paris, I-nha-xiô đã gặp được sáu người bạn đồng chí hướng, trong số đó có thánh Phanxicô Xaviê, là nhà truyền giáo nổi tiếng sau này. Năm 1534 vào ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời, những con người lý tưởng này đã cùng I-nha-xiô ra vùng ngoại ô Paris, lên đồi Montmartre, vào một nhà nguyện và trước mặt Chúa, cả bảy người đã thề hứa sống khỏ nghèo, khiết tịnh và sang Giêrusalem rao giảng Tin Mừng cho người Hồi giáo. Tự bản chất là người hiệp sĩ, I-nha-xiô muốn chiến đấu cho phần rỗi các linh hồn dưới ngọn cờ của Đức Kitô mà vị đại diện tối cao là Đức Giáo Hoàng. Điều tâm niệm của Ngài là làm cho “Danh Chúa được cả sáng hơn”. Lý tưởng này đã thu hút nhiều tâm hồn thiện chí gia nhập hội dòng Chúa Giêsu. Hội dòng này đã được Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ 3 công nhận năm 1540, và vị lãnh đạo đầu tiên là I-nha-xiô.

Suốt 16 năm liền giữ chức vụ này, I-nha-xiô đã tỏ ra là một con người sáng suốtbình tĩnh, nghiêm khắc mà nhân từ, dứt khoát nhưng lại trung dung. Trong Ngài pha trộn dòng máu hào hùng của nhà hiệp sĩ và khả năng chiêm niệm của một Tê-rê-xa A-vi-la hay một Gioan Thánh giá.

Ngày 31 tháng 07 năm 1556, I-nha-xiô từ giã cõi đời, để lại sau lưng một sự nghiệp lớn lao cho Giáo Hội: 13 tỉnh dòng, 100 tu viện và hơn 1.000 tu sĩ.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA I-NHA-XIÔ VÀ DÒNG CHÚA GIÊSU.

1. Trong đời sống tu đức, cuốn “Linh Thao” đã là cuốn sách gối đầu giường của tu sĩ và giáo sĩ trong nhiều thế hệ.

Cuốn sách này giúp người tu sĩ vận dụng giờ nguyện gẫm, các lời kinh, việc xét mình, việc chế ngự giác quan cũng như giúp họ vận dụng lý trí, ý chí và tình cảm để đạt tới Chúa. Đây là một cố gắng tu luyện bắt đầu bằng lý tríkết thúc bằng ngọn lửa tình yêu.

Sự quay về với đời sống nội tâm theo kiểu thánh I-nha-xiô đã là một cảm hứng cho các tuần tĩnh tâm hàng năm của các tu sĩ và giáo sĩ ngày nay.

2. Để cải thiện đời sống, thánh I-nha-xiô đặt nặng vấn đề kiểm điểm và vấn đề sửa sai. Trước thời thánh I-nha-xiô, người giáo dân thường chỉ xưng tội và rước lễ một năm vài ba lần trong những dịp lễ lớn. Kể từ thời Thánh I-nha-xiô, việc lãnh nhận bí tích Hòa giải và Thánh Thể đã trở nên thường xuyên hơn.

3. Noi gương thánh I-nha-xiô, các tu sĩ dòng Chúa Giêsu phải học tập ít nhất là 17 năm trước lúc ra hoạt động trong các ngành nghề chuyên môn, đặc biệt nơi giới trí thức và các bậc vua chúa. Chỉ trong một thời gian ngắn sau lúc thành lập, hội dòng này đã có ảnh hưởng lớn trong hầu hết các Đại học và Trung học ở Âu châu. Vào thời bấy giờ, các tà giáo luôn nhìn Dòng Chúa Giêsu với thái độ thù nghịch, vì họ xem đó như là một mũi nhọn được Giáo hội dùng để bài trừ họ.

4. Đặc biệt nhất là một số tu sĩ Dòng Chúa Giêsu còn có thêm lời khấn thứ tư. Đó là lời khấn tuyệt đối vâng lời Đức Giáo Hoàng. Chính thái độ vầng phục và tinh thần kỷ luật này đã khiến cho Dòng Chúa Giêsu làm được nhiều việc lớn, trong đó có việc bảo vệ đức tin Công Giáo tại Pháp, Tây Ban Nha, miền Nam nước Đức và tại một số nước Đông Âu.

IV. TA NGHĨ GÌ?

Kể từ ngày thành lập, Dòng Chúa Giêsu đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Năm 1773, dưới thời Đức Giáo Hoàng Clê-men-tê 14, Dòng này đã bị giải tán và mãi đến năm 1814 dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô thứ 7 mới được tái lập.

Khách quan mà nói, trong suốt 4 thế kỷ qua, Dòng Chúa Giêsu quả đã mang lại nhiều lợi ích cho Giáo Hội, đặc biệt trong lãnh vực đức tin và văn hóa. Riêng đối với thế kỷ thứ 16, Hội dòng này đã là một sức mạnh để cân bằng sức mạnh đang lên của Giáo Hội Tin Lành.

NHỮNG BIẾN CỐ QUAN TRỌNG (Thế kỷ 15 & 16)

CÔNG GIÁO

TIN LÀNH

1491-1556:Ignatiô Loyola

1483-1546: Lu-tê-rô

1545-1563:Công đồng Trentô

1509-1564: Calvinô

1515-1582: Tê-rê-xa Avilla

1585-1638: Jansêniô

(còn tiếp)
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm
Giuse Nguyễn Hữu Triết


VỀ KINH NGỤY TẠO

(APOCRYPHA)

(tiếp theo số 181)

VỀ KINH ĐẠI THỪA.

Thượng Tọa Thích Nhật Từ cho rằng Kinh điển ĐẠI THỪA chỉ xuất hiện 500 năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thông thường phải có ít nhất 1.000 vị Thánh Tăng trong mỗi lần kết tập.

Điều này thì T.T. Thích Nhật Từ nhầm lẫn giữa việc KẾT TẬP lời Phật dạy và việc viết Kinh ĐẠI THỪA.

Sau khi Phật nhập diệt, sợ mọi người sẽ quên, và muốn gom lại những lời Phật đã giảng, nên Ngài CA DIẾP đã tổ chức một cuộc KẾT TẬP để gom lại những gì Phật đã thuyết trong thời gian giảng dạy. Do đó cần có những Thánh Tăng là những vị đã từng nghe Phật giảng, đã Chứng Quả A La Hán, cùng tham dự để xác nhận những điều đã được nghe.

Lần Kết Tập đầu tiên ta thấy con số tham dự là 499 vị. Ngài A Nan lúc đó chưa được tham dự vì chưa Đắc Quả A La Hán. Nhưng chính Ngài A Nan, vì là người “thuộc lời Phật thuyết như nước trong bình đổ ra, không thiếu một giọt” , nên lãnh trách nhiệm đọc lại những lời Phật thuyết. Số Thánh Tăng còn lại thì xác nhận.

Việc viết Kinh ĐẠI THỪA thì hoàn toàn khác . Kinh ĐẠI THỪA do vị Tổ đã Chứng Đắc viết ra, hoặc giảng rồi các Đệ tử chép lại, mà người Chứng Đắc là Phật hiện tiền. Do đó, Tổ có thể tự ý viết ra Kinh theo cách của mình để giáo hóa mọi người mà không cần ai chứng minh cho. Thử hỏi, Tổ trước thì đã nhập diệt, những Đệ Tử của Tổ hiện tại thì chưa Chứng Đắc, làm sao ngang trình độ của Thầy mà hiểu gì để chứng minh cho Thầy ? Người đòi hỏi điều đó chứng tỏ không biết rằng Đạo Phật có việc Chứng Đắc. Hơn nữa, trong Đạo Phật, người Chứng Đắc rất hiếm hoi đến độ Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN ghi là : “Muôn người đi mà ít người đến được”.

Chư Tổ ĐẠI THỪA là những vị đã Chứng Đắc, đã được TRUYỀN Y BÁT, tức là trọn quyền thay Phật để phổ biến Giáo pháp. Vì thế các Ngài viết KINH thì có gì không đúng ? Cũng giống như sách viết về ngành Y của người đời. Đâu phải chỉ có mỗi Tổ sư Hippocrate hay lớp Bác Sĩ đầu tiên mới có quyền viết sách về Y Học, mà tất cả các Bác sĩ đã tốt nghiệp đều là Bác Sĩ như nhau, có quyền viết sách nói lại kinh nghiệm trị liệu của mình. Việc Tu Học theo Đạo Phật cũng thế. Đã Chứng Đắc thì cùng trình độ như nhau, vì “Phật trước Phật sau đều bình đẳng”. Hơn nữa, nội cái tên gọi là KINH ĐẠI THỪA tự nó đã nói rõ : Đó là Kinh do các TỔ ĐẠI THỪA viết, đâu có mạo nhận là Kinh của Phật Thích Ca mà cho là Ngụy Tạo ?

Người bắt bẻ Kinh của Tổ ĐẠI THỪA phải chăng là người không hiểu lời Thọ Ký của Đức Thích Ca. “Tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành” . Không hiểu Đạo Phật có TAM THẾ PHẬT tức Phật Quá khứ, Phật hiện tại, Phật Vị Lai, không biết có việc TRUYỀN Y BÁT, mà Tổ, tức là người được Truyền Y Bát, là Phật hiện tại của thời Ngài xuất hiện ? Điều đó cũng cho thấy họ không biết rằng TU PHẬT LÀ ĐỂ THÀNH PHẬT, và người đã Chứng Đắc chính là Phật. Đương nhiên cũng phải hiểu, Phật không phải là Thần Linh, có quyền phép, có thể cứu độ cho Tam Thiên Đại Thiên thế giới, như bao thời qua nhiều người đã hiểu lầm. Mà Phật, có nghĩa là Giải Thoát. Danh xưng Phật là để chỉ người nhờ tu hành mà Giải Thoát khỏi Phiền não, đau khổ. Thế thôi.

Nói về Kinh ĐẠI THỪA xuất hiện 500 năm sau khi Phật nhập diệt thì đúng. Nhưng người có hiểu về đường lối tu hành của Đạo Phật, có biết về hệ thống TRUYỀN THỪA, về lời Thọ Ký của Đức Thích Ca thì biết rằng không chỉ riêng Đức Thích Ca Thành Phật, mà tất cả mọi thời, những ai tu hành, Chứng Đắc cũng đều là Phật. Chư Tổ là những vị đã Chứng Đắc. Đó PHẬT HIỆN TẠI của thời các Ngài xuất hiện. Do đó, việc Tổ giảng hay viết Kinh là việc mà các Ngài cần làm và phải làm, vì trách nhiệm Hoằng Dương Chánh Pháp được Phật Thích Ca giao phó cho Các Ngài. Kinh do các Tổ viết gọi là CHÍNH KINH, vì đó là những lời được phát ngôn từ đại diện chính thức của Phật, tức cũng là lời của Phật. Nếu không có Chính Kinh thì nguời sau biết nương tựa vào đâu để Hiểu, để Hành gọi là : “Khế Kinh” ?

Ngay tất cả những Bộ KINH lớn cũng được cho là có sau Phật nhập diệt 218 năm, vì thời Phật giảng pháp thì chưa có chữ viết. Thời xưa, khi Phật thuyết pháp, các Đại Đệ Tử phải học thuộc lòng rồi truyền lại cho người muốn tu học gọi là KHẨU TRUYỀN. Đó cũng là lý do vì sao thời Phật tại thế các Tu Sĩ phải Xuất Gia, phải bỏ hết việc đời không được tham gia, là vì thời đó Chư Đại Đệ Tử là lực lượng nồng cốt, tương lai sẽ phổ biến Giáo Pháp, nên cần tập trung học, hiểu, ghi nhận và thực hành, không để bị việc thế gian chi phối. Về sau thì kinh, sách tràn lan, nên việc bỏ nhà, tập trung vô Chùa, bỏ hết việc đời không tham gia để chuyên tâm tu hành không còn cần thiết nữa, trái lại còn làm phí phạm nhân lực để xây dựng cuộc đời theo Luật Nhân Quả của Đạo Phật.

VỀ CÁC TỔ TRUNG QUỐC

Sau khi các TRƯỞNG LÃO tách ra, bên ĐẠI THỪA vẫn tiếp tục Truyền Y Bát lần xuống . Đến đờiTỒ thứ 28 là TỔ ĐẠT MA. Trước khi Truyền Y Bát cho Ngài, Tổ 27 thấy căn khí Đại Thừa bên Trung quốc vượng, nên dặn dò là sau khi Tổ diệt độ thì sang nước Trung Hoa mà truyền hóa. Tổ Đạt Ma phải đi thuyền mất 3 năm mới tới Trung Quốc. Sau khi diện bích 9 năm, Ngài đã TRUYỀN Y BÁT lần lượt được 5 Vị. Đó là :

1/- Tổ HUỆ KHẢ.

2/- TỔ TĂNG XÁN.

3/- TỔ ĐẠO TÍN.

4/- TỔ HOẰNG NHẪN.

5/- Tổ HUỆ NĂNG.

Tính theo thứ tự bên Trung Quốc thì Tổ Đạt Ma là Sơ Tổ, đến Tổ Huệ Năng là Tổ Thứ Sáu gọi là Lục Tổ. Nhưng tính theo thứ tự từ Đức Ca Diếp thì Tổ Huệ Năng là Tổ thứ 33 và là Tổ cuối cùng. Từ đó, Y BÁT được dấu đi, không còn Truyền nữa.

ĐỐI CHIẾU GIÁO PHÁP CỦA ĐẠI THỪA và TIỂU THỪA

So sánh Giáo Pháp được PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY và ĐẠI THỪA thì rõ ràng hai bên không khác gì nhau : Cũng chấp nhận GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Chỉ có khác, là Quả vị cao nhất bên TIỂU THỪA là A LA HÁN, còn bên Đại Thừa thì cho rằng TU PHẬT LÀ ĐỂ THÀNH PHẬT, vì “TấT CẢ CHÚNG SINH LÀ PHẬT SẼ THÀNH”.

Người đắc A La Hán là người thấy CÁC PHÁP LÀ KHÔNG. Theo Đại Thừa, việc quán sát các Pháp để thấy rằng CÁC PHÁP LÀ KHÔNG, là để gỡ cái CHẤP CÓ của phàm phu. Phàm phu chỉ thấy những gì trước mắt : Có Ta, Có Vật, có những thứ giá trị, cho nên sinh Tham, muốn tranh giành để chiếm hữu những thứ mình thích. Vì thế, gây Nghiệp và làm cho cuộc sống không yên. Muốn tháo gỡ cái CHẤP CÓ cho họ, Phật dạy quán sát các Pháp, để thấy ngày nào đó tất cả đều trở về KHÔNG. Thân của mình, hay cảnh vật, đều sẽ không còn mãi. Thế là nhiều vị tu hành quán sát tới đó thấy đúng lý, rồi dừng ở đó, buông trôi mọi thứ. Không thiết sống. Không thiết tu hành, vì cho rằng CÁC PHÁP LÀ KHÔNG. Người thấy các Pháp là KHÔNG sẽ “diệt tận định”, không cho tạp niệm nổi lên, để cái Tâm được thanh tịnh. Nghĩ gì ngoài Phật thì cho là “Thất Niệm”. Do họ VÔ TÂM, nên vô cảm trước cuộc sống, chỉ biết lo cho bản thân được thanh tịnh để khi chết được về Tây Phương Cực Lạc mà quên rằng Tây Phương Cực Lạc cũng chỉ để nói về sự an lạc nơi cõi Tâm mà thôi !

Người tu theo ĐẠI THỪA vẫn phải qua giai đoạn THẤY CÁC PHÁP LÀ KHÔNG, để xả cái CHẤP CÓ. Nhưng sau đó họ sẽ được dạy quán sát tiếp để thấy : “Dù GỐC CÁC PHÁP LÀ KHÔNG, nhưng hiện tại ĐANG CÓ”. Có Ta, CÓ NGƯỜI. Có Vũ trụ với bao nhiêu người, vật sinh sống trong đó. Có Phật và Chư Vị Giác Ngộ đã tu hành thành công. Có PHÁP để học hỏi. Có Quả vị để phấn đấu. Có Chứng, Đắc....Dù rằng sau một thời gian tồn tại thì những thứ Có đó cũng sẽ đi vào hoại diệt. Nhưng nếu nói rằng CÁC PHÁP LÀ KHÔNG là không thực tế, vì mọi người đang sống trong CẢNH CÓ. Vì thế, họ nhìn nhận các PHÁP đúng như tình trạng nó đang hiện hữu, là đang TẠM CÓ. Nhưng nhìn, Thấy mà không Chấp, không khởi Tâm, gọi là NHƯ THỊ.

Người thấy các Pháp là TẠM CÓ thì sẽ “điều phục” hay “chuyển hóa” cái Tâm để không còn sinh những NIỆM ÁC. Họ thanh lọc để cái Tâm trở thành thuần thiện, không còn khởi những tư tưởng xấu, trái lại, nuôi dưỡng THIỆN TÂM, thực hành theo TỨ VÔ LƯỢNG TÂM là TÂM TỪ, TÂM BI, TÂM HỈ, TÂM XẢ của nhà Phật.

Việc Tu hành theo Đạo Phật, dù được Phật dùng nhiều phương tiện để giáo hóa, nhưng thật ra chỉ là đưa ra giải pháp để người tu sống trong cái TẠM CÓ này, với bao nhiêu phiền não, đau khổ, mà không còn bị đau khổ, phiền não, vùi dập. Được Hạnh phúc, an vui, cho đến hết kiếp, gọi là HỮU DƯ Y NIẾT BÀN. Người tu phải hiểu Lý nhân Quả, để gây tạo Nhân Thiện. Không tạo Ác Nghiệp để kiếp hiện tại bản thân và môi trường chung quanh được an vui, hạnh phúc, và kiếp sau, nếu có, thì cũng không phải rơi vào Ác Đạo. Đó mới là lợi ích thiết thực của việc tu Phật.

ĐẠI THỪA dạy rằng “TU PHẬT là phải Thành Phật” . Phật thì có 32 TƯỚNG TỐT, 80 VẺ ĐẸP, người tu cần hoàn thiện các Tướng đó cho mình, thì mới gọi là hoàn tất việc tu hành, và sau đó phải đền Tứ TRỌNG ÂN. Hoàn toàn khác với những người THẤY CÁC PHÁP LÀ KHÔNG nên buông trôi cuộc sống. Ở cõi trần mà mơ màng Tây Phương Cực Lạc bằng cách chỉ nghĩ về Phật, Niệm Phật, chờ về Nước Phật !

Người tu hành theo PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY cho rằng A La Hán là quả vị cao của Đạo Phật, mà không thấy điều nghịch lý là “Con Phật tại sao không thành Phật, lại thành A La Hán” ? Hơn nữa, chúng ta chỉ thấy Kinh dạy Phật Thọ Ký cho “Tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”, đâu có nơi nào ghi là Phật Thọ ký cho “Chúng sinh là A La Hán sẽ thành” ?

Việc TU PHẬT nghe có vẻ lớn lao, thật ra chỉ cần Sửa, hay còn gọi là chuyển hóa Cái TÂM đang dính mắc, với Tham, Sân, Si, Thương, Ghét..trở thành Giải Thoát, gọi là TU TÂM mà thôi. Do vậy, người muốn tu Phật, muốn hiểu Đạo Phật đúng theo Chánh Pháp thì không thể xa rời đường truyền TRUYỀN Y BÁT của Đạo Phật, vì chỉ trong Đường Truyền Y Bát, thì Đạo Phật mới được khai triển, giải thích, hướng dẫn cách thức thực hành theo đúng CHÁNH PHÁP như mong mỏi của Đức Thích Ca khi lập Đạo, không bị lạc vào Nhị Thừa hay Thần Quyền, mê tín, cầu xin, nương tựa.

Tiếp theo là những điểm quan trọng trong bài viết của nữ Giáo Sư TOKUNO, Đại Học Washington nói về Kinh Ngụy Tạo .

Theo Giáo Sư, Giới chuyên môn Tây Phương dùng chữ “Kinh Ngụy Tạo” để gọi văn học Phật Giáo phát triển nhiều ở khu vực Á Châu, giả mạo những văn bản Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Kinh Ngụy Tạo có đặc điểm chung là loại văn học vốn thuộc tôn giáo bản xứ nhưng lại tự cho mình có nguồn gốc hoặc mối liên hệ với Phật Giáo Ấn Độ. Gs Tokuno trích ra vài Kinh ngụy tạo, đặc biệt là của Phật Giáo Đông Á, mạo nhận chính nó là Giáo Pháp của Đức Phật, tự nhận là Kinh. Đôi khi mạo nhận lời luận giảng về Kinh từ một vị Thầy có tiếng tăm của Phật Giáo Ấn Độ, tức tự mạo nhận là LUẬN. Một số tuyên bố xuất phát từ tuệ giác của các đấng Giác Ngộ ở Ấn Độ hoặc người được truyền thừa Tuệ Giác đó từ một dòng phái chính thức. Vì dụ như các Bộ Tánh Thư Quí Báu (Gterma) của Tây Tạng.

Một số Kinh Ngụy Tạo được soạn thảo theo văn phong kinh điển kiểu kể chuyện, như Bộ Tiền Thân Đức Phật (Jakata). Kinh Ngụy Tạo luôn tuyên bố hoặc cố ý ám chỉ rằng nó xuất nguồn từ Ấn Độ. Các Bộ Kinh Trung Quốc hay Tây Tạng luôn để mở hay bỏ ngõ với mục đích cho phép sự tiếp tục thêm vào dễ dàng các bản Kinh mới từ Ấn Độ qua nhiều thế kỷ, tạo cảm hứng và khích lệ sự sáng tạo ra các bản Kinh gọi là Kinh Ngụy Tạo. Kinh Pali của vùng Nam và Nam Á trái lại đã cố định rất sớm trong lịch sử. Điều này khiến khó có thể thêm vào đó những nội dung nào khác.

Nữ Giáo Sư cho rằng rất khó khăn khi xác quyết một văn bản về mức độ giả tạo cũng như làm nhái các văn bản Phật Giáo của các tác giả ngụy Kinh, đòi hỏi các chuyên gia thư mục phải có kiến thức rất rộng về Phật học mới có thể truy tìm, đặc biệt khi chúng được tạo ra bởi những người thông hiểu lý thuyết và thực hành trong Phật Giáo, nhất là khi họ còn có thêm kỹ năng văn chương.

Khi tranh luận trong việc loại bỏ các yếu tố ngoại lai ra khỏi Thánh Điển có thể đưa Đạo Phật vướng vào sự chỉ trích của các đối thủ về mặt tôn giáo và tư tuởng Đạo Lão, Đạo Khổng.

Có khoảng 450 tựa đề Kinh ngụy tạo Trung Quốc liệt kê trong danh Mục Đại Tạng Kinh. Nhưng có số thật sự gần đến 550, lần lượt được tìm thấy trong các văn bản và bản thảo tại Trung Quốc và nhật Bản, Khoảng chừng 2/3 còn tồn tại đến nay, đã chứng minh cho tính lợi hại của kinh Phật ngụy tạo trong bản xứ và cũng chứng minh cho sự kiện người Trung quốc tiếp tục tin dùng loại văn bản này. Trong đó có cả nhà phân tích thông tuệ như TRÍ DI (538-597), người hệ thống hóa trường phái Thiên Thai của Đạo Phật Trung Quốc. Sự bùng nổ của hiện tượng ngụy Kinh lan rộng tại các vùng khác thuộc Đông Á, nhưng nhiều nhất là tại Trung Quốc.

Người ta đã tìm thấy trong kho Đôn Hoàng ở Trung Á vào thế kỷ 20, các bản thảo từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 11. Và tại Nanatsu-dera ở Nagoya Nhật Bản. Năm 1990 phát hiện cho thấy cả ngụy thư của Trung Quốc lẩn Nhật Bản. Điều kinh ngạc nhất là cuốn Kinh PILUO SANMEI JING – the Scripture on the Absorption of Piluo, một cuốn kinh giả mạo nhưng được chứng thực trong Đại Tạng Kinh soạn bởi nhà sư học giả nổi tiếng ĐẠO AN (312-385), trước đó thì kinh này không ai biết. Bản thảo kinh Phật tại Nhật Bản chỉ là bản sao của Bộ ngụy thư có sớm nhất từ Trung Quốc.

Vài kinh ngụy tạo rất khéo léo trong sự tổng hợp tài liệu của Phật Giáo Nguyên Thủy từ Ấn Độ mà không nói gì về nguồn gốc tộc hệ của chúng. Tuy thế, một số kinh ngụy tạo khác tuyên truyền về những loại đức tin và những loại thực hành phổ biến, tiêu biểu cho văn hóa bản địa, đồng thời thêm vào một cách vụng về, cẩu thả những yếu tố Phật Giáo nhắm mục đích giải thích cho cái tựa đề là Kinh.

Đa số các Kinh Ngụy Tạo Trung Quốc rơi vào hai cực đoan khi ca ngợi các đức tin và thực hành Phật Giáo như phương tiện để thu hoạch lợi ích vừa trần gian vừa tâm linh. Sau đây là những phê bình có chọn lọc về những nguyên cớ cho sự xuất hiện của Kinh giả tạo, đồng thời phán ánh cái cách mà Giáo Pháp của Đức Phật đã bị đóng khung và bị suy diễn.

Trước hết là hai ví dụ Kinh Ngụy Tạo từ học thuyết ĐẠI THỪA, ủng hộ một lý thuyết hay một cách thực hành không có phiên bản tương ưng trong Phật Giáo Ấn Độ.

1/- KHỞI TÍN LUẬN (Dasheng Qisin lun), tái tạo Phật Giáo chính thống bằng cách tổng hợp ba khynh hướng chính của học thuyết Ấn Độ : TÁNH KHÔNG (Sunyata), A LẠI DA THỨC (Alayavijnana) và THAI TẠNG GIỚI (Tatha Gatagarbha).

Kinh này nhằm đặt ra một Bản Thể Luận cho tâm trí con người. Theo đó, tâm trí có thể đồng thời vừa Vô Minh vừa có Tánh Giác Nội Tại.

Sau khi xuất hiện ở thế kỷ thứ 6, Bộ Luận Khởi Tín có lẽ đã trở thành ví dụ nổi bật của sự tác động của kinh ngụy tạo vào sự phát triển của hệ tư tưởng Phật Giáo Trung Quốc, vì nó trở thành chất xúc tác cho sự hình thành các học thuyết của các Giáo Phái bản xứ như Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền Tông Trung Quốc.

Còn tiếp

Tâm Nguyện

NGÀY THỐNG NHẤT 30.4.2022,

NHỚ VỀ SAIGON XƯA:

Nét đặc trưng bốn quận nổi tiếng Sài Gòn xưa, qua câu nói: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1, trấn lột quận 4”

“ĂN QUẬN 5” Saigon: Quận 5 & Quận 3

Từ quận 5, có rất nhiều quán hàng rong đã lan dần sang các quận khác và rất được người Việt ưa thích. Học sinh tự tập ở khu vực cổng trường sau có thể bỏ qua món bột chiên chảo phẳng, món phá lấu béo ngon thơm lừng ă и kèm với chút bánh mỳ thì “miễn chê”. Không phải chỉ có người Việt mới thích những món ă и bình dân thế này, thậm chí là người nước ngoài ă и mặc sang trọng, đứng ngay vỉa hè mà “ă и lấy ă и để” từng xâu phá lấu.

Ngoài ra còn có món “ngầu dìn” hay ngưu viên, mà người Việt vẫn thường gọi là bò viên, chấm với chút tương ớt cay cay, chua chua, ngọt ngọt. Món hủ tiếu xào của người Hoa đã quá и ổi tiếng rồi, nhưng sợi hủ tiếu của họ không nhỏ như của ta mà nó có phần to bản như sợi phở. Thêm vào một món trong thực đơn là món mì xào giòn, ăn nhanh lúc mì còn giòn, thêm một chút nước sốt khiến cho sợi mì thêm chút độ mềm, ta có thể cảm nhận được sự hài hòa, dai dai nhưng vẫn xốp xốp trong miệng.

Không phải chỉ có những gánh hàng rong, quận 5 cũng tràn ngập những con phố и ổi tiếng với những tiệm ă и chuyên bán món độc như Hà Tôn Quyền и ổi tiếng với hoành thánh và sủi cảo, còn có phố bán đủ loại những món ă и được đặt san ѕ á т nhau như lẩu hải sản, cơm gà, lưỡi heo dưa cải, cháo Tiều, hủ tíu sa tế, bánh bao, xíu mại, há cảo…..

Ở quận 5 cũng có những nhà hàng ă и uống khác biệt hoàn toàn so với những quận khác, đó c н íɴ н là thứ ánh sáng màu đỏ nhấp nháy cùng với nội thất trang trí cũng được phủ một màu đỏ rực từ cột kèo, tường mái,….bởi người Hoa quan niệm, màu đỏ là màu của sự may mắn. Vốn sở thích của người Hoa là ă и uống trên lầu, mà không phải chỉ có một lầu hay hai lầu, thậm chí là đến 5-7 lầu như Đồng Khánh, Ái Huê, Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông,…Những quán ă и này, cứ tối đến là y như rằng sẽ đông nghẹt khách đến ă и uống.

Món Quảng Đông ở khu quận 5 mặc dù rất nhiều, nhưng cũng không thể phủ định sự đóng góp của những món ă и khác đến từ những vùng ẩm thực khác như vịt quay Bắc Kinh, cơm chiên Dương Châu, sò huyết Tứ Xuyên, vịt rút xương Triều Châu, cơm gà Siu Siu (Hải Nam)……Một Việt kiều Mỹ đã từng bảo rằng: “Bên đó nhiều nhà hàng Hoa nhưng ă и không đã bằng quán Chợ Lớn. Về Việt Nam chơi, tôi toàn nhờ người quen đưa đi ă и Chợ Lớn hằng đêm. Một phần vì quen khẩu vị tuổi thơ gắn bó, phần nữa là nguyên liệu, như cơm gà Siu siu (Hải Nam) ở Mỹ thịt gà sao ngon được như gà ở Việt Nam”.

Một trong những bí hiểm tạo nên sự и ổi tiếng của các nhà hàng Chợ Lớn là bắt chước theo mô hình “Nhất dạ đế vương” của Hồng Kông – Tuyệt vời thế nào nếu được “làm vua một đêm cho thỏa thích”. Tuy nhiên, lại có không quá nhiều nhà hàng thực hiện theo mô hình này bởi cái giá phải trả để làm vua quá đắt, không có quá nhiều khách có nhu cầu. Có lời đồn đoán rằng, đã từng có một tỉ phú tên Lý Long Thân chi 4 triệu đồng để chiêu đãi tướng Bình Xuyên Bảy Viễn để có được một đêm “Nhất dạ đế vương”, ở thời điểm ấy, 4 triệu là con số không hề nhỏ.

Trong số nhà hàng и ổi tiếng với loại hình này là Bát Đạt, Đại La Thiên và Arc-en-ciel (nay là Thiên Hồng) – Những nơi đây vốn chỉ dành cho những đại gia, xì thẩu đến để ă и uống, bàn bạc chuyện làm ă и kinh doanh hoặc đầu cơ tích trữ.

Còn thời điểm của hiện tại, người Hoa đã không chỉ tập trung ở quận 5 nữa mà tản sang rất nhiều quận khác, thậm chí là những vùng miền khác, tuy vậy, hệ thống ẩm thực ở quận 5 vẫn không ngừng “bành trướng” và ngày một и ổi tiếng hơn. Thêm vào đó là những khu phố ă и uống mới được mở ra như phố chè Thái Nguyễn Tri Phương, phố trái cây dĩa Nguyễn Cảnh Chân… bởi Sài Gòn của bây giờ đông đúc hơn nhiều so với những năm trước 1975.

“NẰM QUẬN 3”

Khi người Pháp đánh chiếm thành côɴ ԍ thành Gia Định, họ đã đặt nền móng thuộc địa cho xứ sở này. Xây dựng nhà thờ Đức Bà ở vị trí cao nhất của thành phố trên đỉnh một ngọn đồi. Gần đó thì dựng nên một dinh Thống đốc làm nơi ở cho Thống đốc Nam Kỳ thời bấy giờ, sau này nơi đay đổi thành dinh Norodom (tức là Dinh Độc Lập bây giờ). Từ vị trí của hai côɴ ԍ trình mà người ta tiến hành quy hoạch hai con đường chạy xuống chân đồi, thẳng hướng sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, tạo thành hai trục đường c н íɴ н , gọi là trục Cardos và Dominius. Từ đây, người ta mới bắt đầu mở rộng những con đường khác, xây dựng nên khu trung tâm hành c н íɴ н , và cũng c н íɴ н là quận 1 sau này.

Còn hướng về phía Bắc của ngọn đòi, chủ yếu là nơi ở của những viên chức Pháp hoặc người Việt. Rất nhiều dinh thự, biệt thự được xây dựng với đầy đủ kiểu dáng vô cùng đa dạng, c н íɴ н là khu vực quận 3 ngày nay.

Khu vực quận 3, hội tụ đầy đủ ba trào lưu kiến trúc của Sài Gòn: Không chỉ xuất hiện những ngôi nhà với lối kiến trúc độc đáo ở mặt tiền của quận 3, thậm chí là những con hẻm nhỏ cũng được tạo nên một nét riêng khi sở hữu nhiều ngôi biệt thự độc đáo. Đây mới đúng là lối sống của người thích yên tĩnh, không bị làm phiền bởi những tiếng ồn ào xe cộ. Điển hình là đường Duy Tân, и ổi tiếng với những con hẻm cụt biệt thự, đây cũng là nơi cư ngụ của nhiều nghệ sĩ и ổi tiếng như: Trịnh Công Sơn, Bạch Tuyết, Thẩm Thúy Hằng……Việc mua biệt thự tại quận 3 ngày trước cũng được xem là cách để người giàu có khẳng định được địa vị của mình, cũng như tận hưởng không gian sống “hoàn hảo”.

Là khu vực với nhiều biệt thự rộng để sinh sống, quận 3 được trồng rất nhiều cây xanh với tán ʟá dày để che mát. Khác với những nơi khác, cây cối ở quận 3 thuộc loại cao vút và có bóng tỏa rộng trên đường. Nhờ đó, dù có chạy xe giữa trưa nắng trên những con đường quận 3 cũng có cảm giác mát rười rượi. Thêm vào đó, trên những cung đường quận 3 cũng rất ít những hàng quán, cửa hàng, xe cộ qua lại cũng thưa nên giảm được tiếng ồn của những máy xe, cộng thêm độ phủ mát của hàng cây xanh ven đường – Tất cả đã tạo nên một quận 3 vô cùng tĩnh lặng và êm ái, dường như tại đây, thời gian như trôi chậm đi.

Dù trước hay là sau năm 1975, những hàng cây xanh rợp bóng trên những cung đường quận 3 vẫn tạo nên những xúc cảm đặc biệt cho rất nhiều nhạc sĩ. Nhẩm theo từng lời hát êm ái theo từng vòng xe quay, lòng chợt cảm thấy nhẹ nhàng khôn xiết, thấy cuộc sống này bỗng trở nên tươi đẹp một cách lạ lùng.

Trải qua hai kiếp nạn lịch sử, quận 3 cũng có nhiều sự thay đổi về dáng hình và cả hai lần đều là thời điểm sau giải phóng đất nước. Lần đầu tiên là sau ngày 30/4, khi tiếng ѕ ú и ɢ и ổ ầm ầm ở phía Nam Trung Bộ, những chủ cũ nơi đây lũ lượt kéo nhau di tản sang nước ngoài, những ngôi nhà vắng chủ – số được trưng dụng, số thì được phân lại cho chủ mới. Thời điểm này, nền kinh tế đất nước cũng đang xuống dốc, nhiều că и biệt thự bị hủy hoại bởi c н íɴ н những chủ nhân mới, trong nhếch nhác vô cùng, rất hiếm tòa nhà có thể giữa được vẻ đẹp nguyên thủy của nó.

Sau khoảng 20 năm, khi nền kinh tế dần н ồi phục, thành phố lại bắt đầu xuất hiện những nhà giàu mới. Một số biệt thự sang tay mới dần được tu sửa và trả lại vẻ đẹp ban sơ, trong đó cũng có không ít ngôi biệt thự ở quận 3 bị sửa chữa biến đổi thành những côɴ ԍ nă и g khác. Không còn là nơi để ở mà trở thành nơi kinh doanh, thậm chí có nơi còn bị phá bỏ hoàn toàn và dựng xây nên những cao ốc. Với sự gia tă и g chóng mặt ấy, chẳng bao lâu, từ một quận 3 yên bình đã trở thành chốn thị thành náo nhiệt như bao quận khác.

“XA HOA QUẬN 1” Saigon: Quận 1 & Quận 4

Ngay từ những ngày tháng đầu tiên khi thực dân Pháp chiếm đánh Sài Gòn, đã có ý muốn biến khu vực vực quận 1 thành mô hình “Paris thu nhỏ”. Đặc trưng là những con đường rộng lớn, không phải là phố, mà là đườn, đó là chưa kể đến những con đường lớn còn được gọi là đại lộ. Đại lộ Trần Hưng Đạo nối từ Sài Gòn vào Chợ Lớn; đại lộ Hai Bà Trưng nối quận Nhất với Phú Nhuận hay chuỗi ba đại lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ – Hàm Nghi khép kín tạo thành một “tam giác vàng” với những côɴ ԍ trình mọc lên phục vụ cho mục đích kinh doanh kín xung quanh.

Quận 1 là khu vực trung tâm thành phố, nằm ѕ á т với bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé – Đây vốn là nơi thuyền bề chuyên chở hàng đặc trưng cho giao thông miền Nam. Sẽ chẳng ngạc nhiên khi ѕ á т nơi p н ồn hoa đô hội như quận 1 lại có chợ Cầu Muối – Một khu chợ đầu mối rau quả lớn với các hoạt động buôn bán, vận chuyển nông sản rầm rộ. Cách đó chưa đầy 500m lại có chợ Bến Thành – Một trong những biểu tượng của thành phố Sài Gòn. Chếch khoảng 300m trên đường Hàm Nghi là khu chợ Cũ, nói là chợ Cũ nhưng toàn bán hàng mới, hàng xịn, phần lớn là những nhu yếu phẩm nhập khẩu đắc tiền.

Khoảng năm 1967, thời điểm thành phố còn đang trong thời c нι ếɴ nhưng lại xuất hiện mô hình siêu thị, khiến cho người dân Sài Gòn vô cùng hoan hỉ. Lưu ý, thời điểm này, thủ đô Bă и g Cốc của Thái Lan vẫn chưa triển khai loại hình phục vụ này.

Sài Gòn của những ngày cũ, người dân giải trí chủ yếu là phim ảnh, ca nhạc, sân khấu. Cụm rạp đầu tiên được giới thiệu là Rex, sau đó là hai cụm rạp Mini Rex. Ngoài ra, còn có các phòng trà, một hình thức giải trí dành cho giới trung lưu và thượng lưu, nơi làm nên tên tuổi của các danh ca: Khánh Ly, Thanh Thúy,….Một số phòng trà и ổi tiếng có thể kể đến như Queen Bee, Tự Do, Ritz, Maxim’s, Đêm Màu Hồng với các ban nhạc tên tuổi và giọng hát ngôi sao đều được đặt tại quận 1.

Có thể nói, hầu hết những dinh thự, những ngân hàng, côɴ ԍ ty, trung tâm thương mại,…..được trang hoàng lộng lẫy đều tập trung hết tại quận 1. Các côɴ ԍ trình kiến trúc xưa như nhà hát, sân khấu, phòng trà, quán bar,….cũng chiếm số lượng lớn. Dù là ban ngày hay là ban đêm thì nơi đây đều nhộn nhịp và rộn ràng, cứ như một thành phố “không ngủ”. Những ngày lễ hội, hay có một chương trình lớn nào đó, người người từ tứ xứ đều đổ về đây để được chiêm ngưỡng và thưởng thức những màn biểu diễn ca múa nhạc của rất nhiều ngôi sao. Bởi thế mới có câu nói “Xa hoa quận 1”.

“TRẤN LỘT QUẬN 4”

Quận 4 và quận 1 chỉ cách nhau một con rạch – Rạch Bến Nghé, chỉ cần bước qua cầu Ông Lãnh hoặc cầu Calmette,….c н íɴ н là bước qua một thế giới khác. Sự phân biệt rõ rệt giữa: Giàu có và nghèo khó, sang trọng và bần hàn, sắc màu và u tối…Nếu ở quận 1 có những con phố rộng lớn cùng những tòa nhà cao tầng đẹp đẽ thì hướng nam về quận 4 lại là một sự đối lập không nói nên lời.

Sống trong chốn nghèo khổ, bần cùng sẽ sinh ra những т ệ и ạ и như trộm cắp, bài bạc, đĩ điếm, ma túy rồi cướp giật…..Cộng thêm địa thế quận 4 vô cùng phức tạp nên thành phần bất hảo kéo về đây tìm nơi nương náu rất đông, nhiều bă и g đảng cũng về đây đặt sào huyệt. Tin xấu lan nhanh nên quận 4 nhanh chóng trở thành vùng đất dữ, người ở đây học móc túi trước khi học chữ, học cầm dao chém ɢ ι ế т trước khi biết nói lời yêu thương,…. Sáng sáng, có những đệ т ử trang điểm lộng lẫy, ă и mặc sang trọng cứ như là những tay giàu mới и ổi, ngồi xích lô rảo sang quận 1 để thi hành món nghề “hai ngón”. Chỉ cần chủ cửa hàng sơ suất đôi chút là mất cả mớ đồ, khách đi đường không cảnh giác là ʟát chẳng tìm thấy bóp tiền ở đâu.

Khá nhiều đại ca lừng lẫy một thời Sài Gòn đều có gốc gác từ quận 4, trước năm 1975 thì có Đại Cathay kéo quân tận quận 1 thâu tóm địa bàn, sau năm 1975 thì có ông trùm Năm Cam vươn tay dài cả Sài Thành. Cái quận 4 không thiếu nhất c н íɴ н là những bă и g cướp đâm người không “nhát” tay, ă и cơm т ù còn nhiều hơn cơm nhà, ai nấy cũng hình xăm đầy
người,…

HƯƠNG XƯA

Nhạc sĩ: Cung Tiến

"Người ơi, môt chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa.

Ngươi ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò.

Còn đó tiếng tre êm ru, Còn đó bóng đa hẹn hò,

Còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu.

Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao.

Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao

Còn đó tiếng khung quay tơ, Còn đó con diều vật vờ.

Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa.

Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi.

Buồn sớm đưa chân cuộc đời.

Lời Ðường thi nghe vẫn rền trong sương mưa.

Dù có bao giờ lắng men đợi chờ Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa.

Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô.

Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ.

Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó.

Phạm Vũ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)

Phụ bản I

CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI GIÀ

NHƯNG DÀNH CHO CÁC BẠN CHƯA GIÀ ?...

Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…

Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không rảnh để quan tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.

Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp.

Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả.Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.

Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình.

Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát rầu!

Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…

Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.

Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.

Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ! Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!

Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu.

Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những bảo bối tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng: “Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ !”

Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!

Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này!

Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho thế giới này ! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp.

Tuệ Tâm - Lệ Ngọc st.


TIỂU TRUYỆN TOÀN TÊ:

TÌNH THU THỦY

Tôi tên Trần Toàn. Thuở thiếu thời trú tại Thừa Thiên, thường tụ tập tụi trẻ trong thôn tập tuồng. Trưởng thành thời Tổng Thống Thiệu, tôi thích thể thao, thuộc tuyển tập Trần Thiện Thanh, thích Thái Thanh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền. Trở thành trai thời thượng, tôi thường tới trang trại tại Thủ Thiêm tìm Thu Thủy, tay trong tay thủ thỉ, thì thầm, tình tứ, trân trọng, thiết tha. Tôi thương Thu Thuỷ, thư từ thề thốt, Thu Thuỷ thương tôi thiệt tình, tấm tình trong trắng, thanh tao.

Thu Thuỷ tuổi Thìn, tôi tuổi Tuất, theo thầy tướng tuổi Thìn tuổi Tuất tác thành thật tuyệt! Tập thành thạo thao tác tại thao trường, tôi theo tướng Thái tận tụy từng trận tảo thanh, tham trận thắng Tết Thân thần thoại, thăng tiến, tháp tùng tỉnh trưởng thanh tra tỉnh Thừa Thiên. Tình thắm thiết, tràn trề, tôi tặng Thu Thuỷ tập thơ Thanh Tâm Tuyền, Thu Thuỷ thổn thức thương tôi, tặng tôi Trái Tim Thiên Thần, thoáng trong tiếng thở, từng tiếng “thương Toàn”, “thương Toàn” tưởng thấu tới Trời trong tiết Thu thanh tịnh.

Thời thế tráo trở, tháng Tư ... tang thương! Tôi tập trung tại trại Tân Trào tỉnh Thanh, thất thểu từ tỉnh Thanh tới tỉnh Thái, tỉnh Tuyên, tối tăm, thê thảm tới Tám Tám (1988). Tình Thu Thuỷ tan tác. Từng tháng, từng tháng trôi trong thương tiếc, tuổi trẻ tàn tạ trong tù. Tôi thao thức, trằn trọc, thui thủi, thẫn thờ, tìm từng tiếng thân thương trong tiềm thức, tưởng tượng Thu Thuỷ thỏ thẻ tâm tình thời trước Tết Thân. Thỉnh thoảng tôi thảng thốt, thều thào, tâm thần tức tưởi, toan tính trốn tù. Tuần tiếp theo, trưởng tại tập trung tám trăm tù, tra tấn tư tưởng. Trại trên thông tin tới trại tôi: tên Trật Tự Trại thủ tiêu tù trốn trại. Tôi trấn tĩnh, tinh thần tỉnh táo, thôi thì từ từ tính toán...

Trước Tết Tám Tám(1988), tôi thoát tù, tới Texas. Trời thương! Tôi tưởng thân tan từ Tết trước. Tuy tiều tụy, thiếu thốn, tám tháng trời tại Texas, tôi tập thể thao, tập tạ, trở thành tươi trẻ toàn thân, tay to, tóc tốt. Thoát thân tù tội, tra tấn tư tưởng, tôi thấy từ tên thiếu tá trưởng trại tù tới tên trật tự trại thật tầm thường, ti tiện!

Trước tiên, tôi tức tốc truy tìm tin tức Thu Thuỷ, trầm tĩnh tìm tòi trên tờ Tuần Tin Tức, từng trang, từng thứ, từ tin thể thao tới tin thị trường thiêu thụ. Tìm thên trong tờ Time, thấy tin thật thương tâm: tám tên tài tử túng tiền, tự tử tại Toronto tối thứ tư tuần trước.Tin tổng thống tính tăng thuế, tin tụi tống tiền tiểu thương trốn thoát, tẩu tán trốn trong Town...Từ từ, tằn tiện, tích tiền, tôi thuê thám tử thạo tiếng Tầu, tiếng Thái, tiếng Tây, truy tìm Thu Thuỷ từ Texas tới Toronto, từ Taiwan tới Tây Tạng. Tâm trí thẫn thờ, thấp thỏm, tin tức Thu Thuỷ tiêu tăm, thành thử tối trông trăng tôi thao thức, trăng tàn tôi thở than. Tình Thu Thuỷ tha thiết trong tim tôi tựa Truyện Tình Thiên Thai thuở trước. Thôi thì tạm thời thôi tiếc thương, tôi take train theo Tour từ Texas tới Tahoe, tới Tampa, tới Tennesse, thật thích thú! Tôi tiếp tục travel từ Toronto tới Tokyo, tới Turkey, tới tận Tahiti ...! Tám tháng trời thấm thoắt ...!

Thăm thầy Thông tại Tampa(thầy thắng Tèo trường tôi thuở trước), thầy tiếp tôi trong tư thất, tường trắng toát. Thưởng thức trà Tầu thơm, thầy Thông thôi thúc tôi theo thầy thảo tập Thơ Tình Tuyệt Tác. Tôi thưa: thơ thì tôi trao Thu Thuỷ, tình thì tan tác, tim trống trải, tứ thơ thất tán! Thôi thì tôi thử tìm tòi từng tiếng, tạo thành “truyện tếu toàn Tê”. Thầy Thông tán thành, tôi thấy thanh thản trong tim.

Thầy Thông thật tử tế! Trước Tết Tân Tỵ, tôi thong thả, tìm từng tiểu tiết trong trí. Từ thuở tám tuổi, tại trường thằng Tèo thao thao truyện Thảo Tóc Tiên, tôi tưởng tượng, thêm thắt thành Truyện Tình thực tại.

TÌNH THẢO TÓC TIÊN – TƯ THẸO TẠI TEXAS.

Trời tháng Tám, tiết Thu, thoảng từ tiệm Tầu tiếng tiêu thánh thót, trữ tình, Thảo Tóc Tiên thẹn thò, thủ thỉ:

_ Thảo thiệt tình thương Tư!

_ Thiệt thế? Tư thân Thảo từ thuở thiếu thời, Tư thương Thảo thành thực!

Tư Thẹo tỏ tình, thì thầm tha thiết, Thảo Tóc Tiên tức thời thút thít:

_ Thảo tức thiệt, thằng Tí Thộn theo Thảo, thấy Thảo thương Tư, trêu tức Thảo, to tiếng: “Thảo tóc thưa, tai teo, trán thẹo, tò te tí te!” Thảo thưa thầy Tám Thuốc Tễ (thằng Tí thường theo thầy tán thuốc), thì thầy Tám tủm tỉm, trơ trẽn, tức thiệt, tức thiệt!

_ Thiệt thế, Thảo? Tư trợn trừng.

Tư Thẹo trước theo thằng Trâu Trắng tập thiền Tây Tạng tám tháng, từng tấp tểnh trở thành thám tử tìm tầu Titanic. Thấy Thảo Tóc Tiên thút thít, Tư tất tưởi, tóc tua tủa, tức tốc tìm tới thầy trò Tám Thuốc Tễ, Tí Thộn. Thảo tòn ten theo Tư.

_ Tiểu tử Tí Thộn thật ti tiện, Tư Thẹo thét to.

_ Tao ti tiện? Tí Thộn thét theo,” Tư Thẹo tí tởn tán Thảo Tóc Tiên tai teo, trán thẹo, tò te, tò te!”

_ “Thầy Tám Thuốc Tễ trơ trẽn trắng trợn, tiếng Thảo the thé, thằng Tí Thộn tồi tàn, trêu tao thì tao...” Thảo toan túm tóc thằng Tí thì tuột tay.

Tư Thẹo tung tay tống trúng trán thầy Tám. Thầy Tám thụp thật thấp theo thế Tề Thiên thỉnh Tam Tạng, tẩu thoát.

_ Trời! thằng tục tử tham tàn, tao thề tặng tí tiết!

Tí Thộn tiến tới, thuận tay thụi tới tấp Thảo Tóc Tiên, từ tai tới tim. Thảo té, te tua, tức thở, túi tiền tung toé, trông thực thảm thương!

Tí Thộn , tay thọc túi thách thức... Tư Thẹo tọa thân theo thế Tào Tháo Tế Thần, tay trái thọc Tí Thộn. Tí Thộn tài tình tránh thoát. Tư Thẹo thẳng thừng tống tiếp, Tí Thộn teo tởn tưởng tiêu, trườn thân tạo thành thế Thám Tử Trèo Tường, thét to ”Tao tẩu!”

Thảo Tóc Tiên thích thú, thều thào: “Tư...ư ...thư...ơng!”

Tư Thẹo, Thảo Tóc Tiên, tay trong tay, tình tứ, từ từ, thong thả, thất thểu tìm tới tiệm...thuốc Tây!

Tí thộn thua trận, tới thầy Tám Thuốc Tễ than thở :

_ Thưa thầy, tôi thua thằng Tư Thẹo trận trước tại tôi tương tư Thảo Tóc Tiên, tâm thần thảng thốt. Thầy thật tử tế, thí tôi tí tiền, tôi tập tạ, tháng tới tôi trả thù, thách thằng Tư Thẹo thi tài. Thầy Tám từ từ, thủng thẳng:

_ Thế thì tốt ...! Tao tức thằng Tư Thẹo tống tao trúng trán, tao toan tống trả thì tao thôi. Tao té te tua, tưởng theo tổ tiên tức thời. Tán thành tiểu tử tập tạ, tao tặng tám trăm. Tập tốt thì thắng, thua thì tao ...thiến! Tao tìm thuốc trợ tim, tháng tới tao trợ thủ.

Thầy Tám tán thuốc tễ, trộn tam tinh, thịt trăn, tương, trứng, tôm, tỏi, thêm tiêu, trà Thanh Tâm, thành thứ thuốc ...thất tộc! Tí Thộn thoạt trông tim tím thưởng tiết trâu.

Thầy Tám tán thêm: “Toa thuốc Trợ Tim từ thời thầy Tham Tán toà Thượng Thẩm từng theo Tôn Thọ Tường truyền tới tao. Thuốc trợ tim thứ thiệt! Thừa tướng triều Thành Thái thử thuốc, thấy tim tốt, tâm trạng thảnh thơi, tâu Thái Tử, Thái Tử tâu Thánh Thượng, Thánh Thượng thăng thầy Tham Tán thành Thượng Thư!

Tiếp tục tìm tiền, Tí Thộn tới thăm Thỏ Thơm, tán tỉnh. Thỏ Thơm tuổi Tý, tha từ trại tập trung trẻ theo Tầu tiêu thụ thuốc Tây, thích thằng Tí trẻ trung, trắng trẻo, tuy...thộn! Thỏ Thơm thấy Tí Thộn thao thao thì tố thêm:

_ Tí thân thương ...! Thằng Tư Thẹo thắng tám thiên, tiền thưởng trận tháng trước, tậu Toyota tung tẩy. Thỏ thấy Thảo Tóc Tiên tí ta tí tởn theo Tư Thẹo tới tiệm thuốc Tây, tay thoa trán Tư Thẹo, tay thọc túi thằng Tư tìm tiền trả tiệm thuốc, trông thật tục tĩu.

Thỏ toan thét to :”thật tởm!”, thấy thằng Tư trợn tròn thì Thỏ thôi, tức thiệt!

Tí Thộn tiếp:

_ Tháng tới Tí trả thù thằng Tư Thẹo tục tằn! Thầy Tám trợ thủ Tí tất thắng. Thỏ thương, Tí tập tạ từ tuần trước, thiếu tiền. Thỏ thương Tí thì ...thảy tạm tí tiền, Tí thề trả thù tháng tới!

Thỏ Thơm tặng Tí Thộn tám trăm.

TRẬN TRANH TÀI TẠI TRẠI TRÂU, TEXAS.

Trời thanh thanh, tiếng trống tùng tùng. Ta, Tây, Tầu, từng tốp, từng tốp tới Trại Trâu từ trưa. Trọng tài tề tựu từ trước, trông thật trang trọng. Tụi thằng Tom thiếu ticket, tức tối tiểu tiện tứ tung!

Thầy Tám Thuốc Tễ thổi trumpet thôi thúc trận trả thù. Thầy thao thức tập thổi trumpet từ tuần trước. Thỏ Thơm tháo túi thuốc Trợ Tim từ tay thầy Tám, tiến tới thì thào: “Tí... thư...ơng, thoa thuốc...!

Thuốc thum thủm. Thỏ Thơm thoa từ trên trán, thoa tai, thoa tóc, thoa tay Tí Thộn. Toyota Tư Thẹo từ từ tiến tới Trại Trâu trong tư thế thắng trận, Thảo Tóc Tiên thấp thỏm, trông trắng toát. Thầy Tám Thuốc Tễ tỉnh táo tiến tới trung tâm Trại, thổi trumpet tám tiếng toe toe...Toàn thể theo thứ tự, tạo thành từng tốp thẳng tắp.

Tư Thẹo thoạt trông Tí Thộn tay tím, tóc tai thum thủm thì tởn tận tim. Thầy Tám thổi tiếp ...tu...tu, tới tiếng “tu” thứ tư thì Tí Thộn theo thế Thăng Thiên, tống thẳng từ trên tới Tư Thẹo. Tư Thẹo tránh thoát, thận trọng từng tí: “thằng tiểu tử tận tâm trả thù!”

Thỏ Thơm thét: “Tiến tới...tiến tới.. .Tí thương!” Thảo Tóc Tiên tiếp theo: “Thận trọng...thận trọng...Tư thương!”

Tiếng trumpet thầy Tám Thuốc Tễ từ tu...tu thành toét...toét thì Tí Thộn, thuận tay trái, tống tới tấp Tư Thẹo. Tuy Tư thụp thật thấp theo thế Tiểu Tăng Thoát Tục, Tí Thộn tống thêm thùm thụp, trúng từng trái. Tư Thẹo té, tả tơi!

Thầy Tám Thuốc Tễ thổi tiếp...té...té, Tư Thẹo thều thào: ”Tha tớ...thiệt tình tớ ...thua!” Tí Thộn thét to:

_ Thua thì tao tịch thu Toyota, trả tiền thì tao trả, thiếu tiền thì...thôi!

Thỏ Thơm thích thú, thét: “Ta thắng ...ta thắng!”

Thầy Tám thôi thổi trumpet, tủm tỉm: “Thuốc Trợ Tim thầy Tham Tám Toà Thượng Thẩm thật tuyệt!”

Thỏ Thơm thả tóc thướt tha, theo Tí Thộn, thầy Tám Thuốc Tễ tới tịch thu Toyota Tư Thẹo. Thầy Tám thong thả từng tiếng:

_ Ta thắng trận, toàn thể theo tao tới tiệm Tầu Tân Tiến tiệc tùng thỏa thích, thưởng thức trứng tôm tráng tương, trà tầu Tam Tỉnh, tiền tao trả...!

Tư thẹo tái tê, thều thào: “Ta thà tự tử, tiếng tăm ta tiêu tan, thân ta tơi tả...Trời!”

Thảo Tóc Tiên thương Tư thua trận, thút thít:

_ Tư ...thương! Từ từ tính toán, trận tới trả thù...Tư tới thầy Thông Thái tìm thuật triệt thuốc Trợ Tim thầy Tám Thuốc Tễ thì ta thắng.

Thất thểu, tủi thân, tiếc Toyota, Tư Thẹo theo Thảo Tóc Tiên tạ từ Trại Trâu trong tiếng tiêu thánh thót, thảm thê, thoảng từ tiệm Tầu trước Trại...

Tờ Tin Tức tường thuật:

Thầy Tám Thuốc Tễ trợ thủ Tí Thộn trả thù Tư Thẹo. Tí Thộn thoăn thoắt tựa Tề Thiên, Tư Thẹo tuy to, thua trông thấy. Tiếng Thỏ Thơm the thé, tiếng trumpet thầy Tám toe toe, tiếng trống thôi thúc tài tình, Tí thắng trận. Tí Thộn tịch thu Toyota Tư Thẹo, Tư tiếc Toyota toan tự tử.

Tờ Thời Thế thuật tiếp:

Tin từ Trại Trâu, Texas. Thầy Tám tức Tám Thuốc Tễ tìm tòi tạo thành thuốc Trợ Tim từ thuốc Tễ, trộn thêm tỏi, tôm, thịt, tương, tam tinh, trà Tầu thành thứ thuốc thần thông, trợ thủ Tí thắng Tư trong tích tắc. Toa thuốc truyền từ triều Thành Thái tới tay thầy Tám, truyền tụng từ Texas tới Toronto, tới tận Toà Thánh.

Tờ Tennesse Time thông tin:

Trận tới, Tư Thẹo tìm thầy Thông Thái triệt thuốc Trợ Tim thầy Tám Thuốc Tễ, thách thức Tí Thộn tranh tài tại Toronto Tower, tháng Tám, Trung Thu. Tiền thưởng tám triệu tính theo tiền Tầu. Tuy thị trường tiêu thụ thụt từng tháng, từng tuần, Trump tính tài trợ thêm trăm triệu tính theo tiền Thái. Tổng Tống Tiệp, Thủ Tướng Togo trù tính tới Toronto. Thị trưởng Torocto, theo tin thất thiệt, thương thuyết tăng tiền ticket. Tin tức truyền trực tiếp trên Tivi, từ tầng thứ tám Toronto Tower. Tickets ...tìm tại tiệm ta, tiêm Tầu, tiệm thuốc Tây, tiệm tóc, tại Toronto, tại Texas.

VIẾT VĂN

Vân vô vàn vất vả, vừa vun vườn, vừa việc vặt vãnh...Vân vào ven vách, vạch vali, vớ vuông vải viền vàng vắt vòng vai, vơ vẩn... vạch...vạch...vẽ vòng vèo, vo viên... Võ vẽ viết văn, Vân viết vào 'Vở Việt Văn'...viết về việc Vạn vụng về vần vò vợ, vì vậy Vân vương vấn Vũ Văn Vinh, viết về Valentine, Vermont và Virginia Vân Vinh vi vu, vui vẻ vacations.

Vân vất vuông vải viền vàng vào vali, vò võ, vẩn vơ...Vạn vừa về, vội vàng, vờ vồn vã với vợ. Vạn vồ vập vuốt ve Vân, vuốt vai, vuốt vế, vạch vú, vọc váy vợ...vòi vĩnh!

Vân vùng vằng: "Vớ vẩn...!" Vạn vẫn vân vê, vẹo vú, vớt vát, van vỉ...

Vân vươn vai, vênh váo: " Vất va vất vưởng , vờ vĩnh, vòng vo, vung vít, vụng về... Vợ vất vả vẫn vần vợ...võ vàng!"

Vạn vặn vẹo: "Võ vàng!...võ vàng với Vinh ? ..Vinh ve vãn, Valentine vui vẻ... vacations, vắng vẻ, vấn vương..?"

Vân vội vớ 'Vở Việt Văn' vừa viết vất vào vách, vạch vali vơ vài vuông vải, vờ vịt vắt vẻo vá víu...

Vạn vít vai Vân, vừa véo vai, véo vế, véo vú, vừa vụt Vân vèo vèo. Vạn vất vài vật vướng víu va vào vách vỡ vụn, vương vãi vung vít, vừa vụt vừa văng..."Võ vàng...võ vàng...!".

Vân vùng vẫy, vịn vào vách, vấp vuông vải, vật vã, vàng vọt, vật vờ, vì vậy...vội vàng vô Viện.

Vinh vạm vỡ, vác Volvo vòng Virginia vùn vụt về với Vân, vào Viện, vẫy vẫy Vân, vỗ vai, vỗ về Vân, vương vương vời vợi...!

Vạn vung vẩy, vênh váo vào Viện, vồ Vinh, vồ vào vai, vừa vụt Vinh vừa vụt Vân vút... vút...very violent!

Vinh vật Vạn, véo vành vai, vằn vài vết. Vân vén váy, vỗ vỗ, văng vào Vạn: " Vạn vẩu...! vượn Vẹm..!, vớ vẩn, vo ve, vô vị, vụn vặt, vật vứt vào vại...!"

Vạn vất vưởng về 'vòm', vật vờ, vô vọng, vơ vét vòng vàng vù về Vancouver.

Vân Vinh vọn vẹn vui vầy, ví với vầng vân vũ vằng vặc. Vân vịn vai Vinh vui vẻ vào Vương Viện vái...vái...

Vạn vật vô vi !

Nguyễn Văn Luận - Đào Minh Diệu Xuân st.


GIẤY CHỨNG NHẬN “NGƯỜI”

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:

- Vé tàu!

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.

Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:

- Đây là vé trẻ em.

Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:

- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết.

Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:

- Anh là người tàn tật?

- Vâng, tôi là người tàn tật.

- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:

- Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.

Cô soát vé cười gằn:

- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.

Cô soát vé liếc nhìn, bảo:

- Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ 'Giấy chứng nhận tàn tật,' có đóng con dấu của Hội người tàn tật!

Với khuôn mặt như quả dưa đắng, người đàn ông đứng tuổi cố giải thích:

- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi tai nạn xảy ra ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định....

Trưởng tàu nghe chuyện, đến hỏi tình hình.

Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…

Trưởng tàu cũng hỏi: - Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?Người đàn ông đứng tuổi trả lời là anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cũng cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:

- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.

Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung.

Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc: - Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.

Trưởng tàu nói kiên quyết:

- Không được.

Thừa dịp, cô soát vé nói với trưởng tàu:

- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ. Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:

- Cũng được.

Một ông lão ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:

- Anh có phải đàn ông không?

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:

- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?

- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?

- Đương nhiên tôi là đàn ông!

- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?

Mọi người chung quanh cười rộ lên.

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:

- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?

Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:

- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông. Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.

Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:

- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Ông lão chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:

- Cô hoàn toàn không phải người!

Cô soát vé nổi cơn tam bành, nói the thé:

- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
Ông lão vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:

- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận 'người' của cô ra xem nào...

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.

Chỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay ấm áp vì được bênh vực.

Một câu chuyện ấm lòng

Một buổi sáng tại World Trade Center, NY, một ông lớn tuổi chạy bộ gặp anh Joe Arroyo 30 tuổi, vô gia cư đang ngồi ăn xin, thấy đôi giày của anh Joe bị thủng lổ, ông nầy dừng lại hỏi thăm, sau đó cởi đôi giày của minh lẫn vớ trao cho anh Joe và đi về bằng chân không (đất).

Một phụ nữ ngồi trên chiếc taxi đang chờ đèn đỏ nhìn thấy và sau đó bỏ lên twitter, và câu chuyện được đăng lên báo.
Anh Andrew Zurica, một chủ tiệm đã từng có hoàn cảnh như anh Joe, Cha Andrew bị ở tù, năm 13 tuổi Andrew bụi đời lang thang, và vào tù 4 năm về tội buôn bán ma túy, Sau khi mãn án Adrew nhất định làm lại cuộc đời, anh khởi nghiệp bằng chiếc xe bán kem tên Hard time Sunday, năm đầu anh bán được $40,000, hiện tại anh tạo được thêm 3 tiệm. Năm ngoái anh kiếm được 2.9 triệu. Andrew đã gặp Joe và đề nghị anh Joe việc làm tại tiệm của mình. Điều đáng nói là sau khi được Andrew nhận cho làm việc, anh Joe đã nói " tôi đang ở trong cái hố, tôi không cần người nào đem tôi lên, chỉ cần bỏ xuống cho tôi cái thang và tôi sẽ tự trèo lên, và đây chính là cái thang đó". Còn phần Andrew thì nói " Tôi đã thật may mắn, tôi chỉ muốn trả lại phần nào cho những người kém may mắn hơn tôi"...

Hà Mạnh Đoàn st.

ĐIỀU BÍ MẬT TRONG CÔNG THỨC

HẠNH PHÚC CÙA ALBERT EINSTEIN

ĐƯỢC BÁN ĐẤU GIÁ 1.5 TRIỆU ĐÔ

Đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng: Làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc? Có thể bạn sẽ muốn khám phá “Thuyết hạnh phúc” dưới đây của thiên tài người Đức Einstein. Công thức này đã được bán đấu giá lên tới 1.5 triệu đô la nhưng lời khuyên của ông thực sự là vô giá.

In 1922, Albert Einstein was delivered a message from a bell boy. The story goes that he didn’t have a tip, so he just wrote down a theory of happiness and gave it to the young man. This artifact recently sold for $1.5 million. But the advice written on the paper – is priceless.

Vào năm 1922, một nhân viên khách sạn đã chuyển đến cho Albert Einstein một tin nhắn. Chuyện kể rằng Albert Einstein lúc đó không có tiền tip nên ông đã viết ra giấy một công thức hạnh phúc và trao cho chàng trai trẻ. Gần đây, đoạn bút tích này gần đây đã được bán với mức giá 1.5 triệu đô la nhưng lời khuyên được viết trên giấy là vô giá.

What he said in the message, was this: Albert Einstein đã viết trong tờ giấy: A calm and modest life brings more happiness than the constant pursuit of success combined with constant restlessness.

Cuộc sống tĩnh lặng và khiêm nhường mang lại nhiều niềm vui hơn việc mưu cầu thành công nhưng luôn thường trực lo âu.

Hai bức thư gốc chứa công thức hạnh phúc đều được Einstein viết bằng tiếng Đức tại văn phòng của khách sạn Imperial, thủ đô Tokyo, Nhật Bản năm 1922. Bức thư được viết trên tờ giấy trắng tạm dịch là: Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

Mr Special Relativity himself, arguably the smartest man who ever lived, says that a peaceful mind, and a peaceful life, is the key to happiness. This goes against many of our ideas about happiness in our society.

Chính cha đẻ của Thuyết tương đối – người đàn ông được coi là thông minh nhất thời đại đã nói rằng một tâm trí tĩnh lặng và một cuộc sống bình yên là chìa khóa của hạnh phúc. Điều này đi ngược lại với rất nhiều quan niệm của chúng ta về hạnh phúc trong xã hội.

They constantly tell us you have to get this and get that, and strive if you want to be happy. But I will explain quickly with a metaphor why Einstein is totally correct.

Các quan niệm về hạnh phúc ấy không ngừng chỉ cho chúng ta rằng bạn phải đạt được điều này, điều kia, phải nỗ lực nếu muốn có được hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi sẽ giải thích ngắn gọn tại sao Einstein lại hoàn toàn đúng qua một phép ẩn dụ dưới đây.

Say I wanted these shoes, these new Jordans right. A lot of people like Jo, like J’s right? I craved these shoes. I needed them! I started comparing my old Nike to these J’s. I started seeing everybody with them. I was miserable. And then one day, I finally got them! And I was so happy.

Ví như tôi rất thích những chiếc giày mới này của hãng Jordan. Rất nhiều người thích thương hiệu này. Tôi khao khát được có nó. Tôi rất cần nó! Tôi bắt đầu so sánh đôi giày hãng Nike của mình với hãng Jordan. Tôi cũng bắt đầu thấy mọi người sở hữu những đôi giày Jordan.

Tôi cảm thấy thật khổ sở. Và rồi một ngày, tôi đã có chúng. Tôi rất hạnh phúc.

Now the question is: Did the J’s make me happy, or was it the release from the craving of the J’s that made me happy? It was the release! There’s nothing in Jordans that can make you happy. We often think that it’s shoes, that awards, that accolades can make us happy. But actor Jim Carrey said that: “I wish that everybody could be rich and famous, so that they can see for themselves, that that’s not the answer”.

Giờ câu hỏi đặt ra là: Những chiếc giày Jordan khiến tôi hạnh phúc hay việc không còn khao khát có được chúng khiến tôi hạnh phúc? Là do không còn khao khát nữa. Jordan chẳng thể khiến bạn hạnh phúc một chút nào đâu. Chúng ta vẫn thường cho rằng: những đôi giày, giải thưởng hay huy chương có thể khiến chúng ta hạnh phúc. Nhưng chính diễn viên Jim Carrey từng nói: “Tôi ước tất cả mọi người trở nên giàu có và nổi tiếng để tự bản thân họ chiêm nghiệm những thứ đó không phải là đáp án của hạnh phúc”.

So let’s take note of the wisdom from the great Albert Einstein. Let’s stop and smell the roses. And try to live a calm and modest life.

Vì vậy, hãy ghi nhớ thông điệp trí tuệ này của Abbert Einstein vĩ đại. Hãy dừng lại và thưởng thức mùi hương của những bông hồng. Hãy cố gắng sống một cuộc đời thật tĩnh lặng và khiêm nhường.

Hoàng Chúc st.


Phụ bản II


CÓ NGÔNG KHÔNG NÀO?

Sông Hương, Núi Ngự chừ xa quá

Hoài niệm thuở xưa… tuổi học trò

Ngày xưa Tôi thật dại khờ

Bạn thân chung lớp nào ngờ… sang sông

Cớ sao Tôi lại quá ngông

Phụ Dâu dám cưới… hừng đông đến nhà

Nhà không Ba Mẹ Ông Bà

Cửa thì khóa kĩ kêu la… im hoài

Bực mình quá! Than cùng ai?

Ra sau cửa sổ… cũng cài kĩ luôn!

Chạnh lòng suy nghĩ u buồn

Thẫn thờ ngơ ngẫn… lấy Dôn quên liền!

Bao năm gắn kết bạn hiền

Để chừ lẻ bóng! Tóc tiên chạnh lòng!!!

Mấy mươi năm: cách núi sông

Cố Đô bạn gửi bềnh bồng nhớ xưa

Phụ Dâu mất Bạn buồn chưa?

Nhìn hoài niệm… Thuở xưa trải lòng

Vũ Thùy Hương

NGÀY XƯA GỢI NHỚ

Cố Đô thơ mộng sao mà nhớ

Thuở ấy hồn nhiên: Tuổi học trò

Hồi xưa Chuột luôn hoành hành

Phong trào tận diệt… thâu canh u hoài!

Âu lo biết tỏ cùng ai?

Nạp năm đuôi Chuột… cho dài hãi kinh!

Nhìn thôi đã thấy rùng mình!

Làm sao dám bắt… thương tình Thầy ơi

Động lòng trắc ẩn rối bời

Bạn ngồi chung lớp… ngỏ lời sẻ chia:

Tặng Thùy Hương: đuôi Chuột kìa

Thắng vừa bắt được… Ngoài kia Lúa đầy

Mừng quá nhờ nạp cho Thầy

Điểm không thoát được… đong đầy nghĩa ân

Từ đó đôi bạn tình thân

Bởi do bom đạn không gần bên nhau

Tha phương bao nổi bể dâu

Thả hồn quá khứ: đôi câu thâm tình

Ước ao Bạn mãi an bình

Qua đi đại dịch: Chúng mình… thỏa mong.

Vũ Thùy Hương

Đến với Sách , Thơ Xưa và Nay Tân Sa Châu

MÃI LƯU TÌNH

Đến đây đa số cao niên

Giao lưu , đàm đạo : bình yên thoã lòng

Sách , Thơ giao hão tương đồng

Sẻ chia am hiểu : thành công tỏ tường

Kính yêu Cha Triết hiền lương

Gần đây suy yếu ... tạm ngưng ra ngoài

Mong Cha hết bệnh nay mai

Bên ly Trà đậm cho dài vấn vương

Riêng Anh chủ nhiệm thân thương

Vũ Anh Tuấn tuổi tuyết sương mặc dù

“ Bản Tin “ không nhận tiền thu

Sân chơi lành mạnh như ru tình người

Tám mươi bảy thật tuyệt vời

Vui tươi , điềm đạm : bao lời ngợi ca

Ước qua

đại dịch phong ba

Sách hay chia sẻ

Thơ ca trải lòng

Vũ Thùy Hương - 09/4/2022

NHỚ ƠN THẦY CÔ

Cha sanh mẹ dưỡng đạo đồng

Nuôi con ăn học thành công với đời

Thành công: Thầy dẫn, cô lời

Dạy cho chữ, nghiệp cơ ngơi tài

Thầy cô, cha mẹ luôn tay

Dạy răn, kềm cập đạt hay, thành người

Mẹ cha sống cạnh luôn thời

Thầy cô tuy cách, muôn đời nhớ ơn.

Dương Ngọc Lạc (Hồng Lạc)


NHỚ MẸ HIỀN

Bốn lăm Kháng Pháp nổi lên

Ba theo Cách mạng ghi tên số vàng

Mẹ nuôi con nhỏ đàng hoàng

Tảo tần khổ cực lầm than bẽ bàng

Sống vùng giải phóng thời gian

Khi Ba tử trận, Mẹ sang ngoại thành

Nuôi con ăn học mong manh

Đơn thân độc mã mẹ đành chịu thôi

Hai con bất hạnh mồ côi

Biết nghe lời mẹ luyện tôi tiến lần

Không mai em bệnh tâm thần

Bản thân anh gánh hết phần chăm lo

Việc làm dù nhỏ hay to

Đều lo tốt đẹp hết cho mẹ hiền

Mẹ đã về với Tổ Tiên

Con luôn nhớ mãi triền miên trong lòng

Sanh con dưỡng dục, đại công

Đến khi nhắm mắt, hết mong nhớ người.

Dương Ngọc Lạc (Hồng Lạc)


CÂY MAI NHÀ TÔI

Cây mai nhà tôi cũng giống tôi

Mấy năm trước cành gốc gầy guộc

Năm đó hai ngàn mười bảy

Lạ quá tháng Tám ra nhiều nụ (1)

Có thể đếm là hơn trăm hoa

Năm đó tháng Chạp bạn về chơi (2)

Rủ nhau du lịch nước Chùa Vàng

Hàn huyên tâm sự vì cùng nhà

Cuối Chạp bạn phỉa về Mỹ quốc

Xum họp gia đình buổi đầu xuân

Xuân ấy hoa nở ít hơn (năm 2018)

Tháng 10 âm lịch nam Tân Sửu (năm 2021)

Đó là tháng giỗ ba má tôi

Ba đi trước má mất sau tròn hai giáp (3)

* * *

Cây được chăm bón đã mười năm

Cành lá xum xuê thản đậm đà

Đón mừng Tết Tây của năm nay (năm 2022)

Nụ hoa ló nhỏ với cùng lá

Nào ngờ nụ vẫn tiếp tục ra

Kìa chi chít nụ xanh mơn mởn

Mùng năm và sáu Nguyên Đán hoa nở rộ

Thế là được gọi tam độ mai

* * *

Mỗi tối lên sân tập thể dục

Tưới cây ngắm trăng thật là vui.

Ngày 06/4/2022 , Thúy Mai

(Quan Thúy Mai)

Ghi chú:

- 20 tháng Tám giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo; Tôi họ Quan, có thờ Đức Thánh Quan và Đức Thánh Trần. Năm ngoái 20 tuổi bị bệnh vì té, đầu óc mê man, ba má tôi có nghe một người quen mách bảo lên đền Thánh Trần làm sớ xin Thánh chữa bệnh, tôi đã được khỏi. Năm 1981 lấy chồng họ Trần (Trần Hình Hy). Tôi bị bệnh là 1965. Vì thế mỗi năm tôi có đi lễ đền Trần mấy lần.

- Bạn về Việt Nam là Nguyễn Thị Mạc.

- Hai giáp là 24 năm.

LỜI NGUYỆN CẦU

Những kỉ niệm xa vời

Của má và của tôi

Đã qua theo ngày tháng

Còn giọt lệ trên môi

Má thân yêu xa rồi

Vẫn nhớ hoài không nguôi

Một đời thân lầm lũi

Hi sinh nhiều cho người

Những thương yêu mãi mãi

Dành cho má má ơi

Nước mắt thầm lặng lẽ

Trong đêm tối đầy vơi

Kính nguyện cầu hco má

Xin giữ mãi hằng ngày

Lời dâng lên Chúa Cả

Người hằng ngủ trên ngai

Hoài Ly - 10/03/2022

(100 ngày mất của má tôi)

MẠNH LÊN SAU BÃO

Bão dữ dội và dai dẳng nhất

Nó tràn qua đã quật ngã bao cây

Nhưng có những cây cũng tại nơi đây

Chúng âm thầm cắm rễ sâu vào lòng đất

Gắng chịu và tích tụ thêm dưỡng chất

Sau bão tố trỗi dậy lướn mạnh hơn

Đôi khi định mệnh thử ta

Vượt qua thử thách để mà lớn khôn.

Lê Minh Chử

QUAY VỀ TUỔI THƠ

Hai ông cháu đi công viên

Cháu cùng các bạn cười đùa say mê

Tham gia cùng cháu vui ghê

Cháu đưa ông đã quay về tuổi thơ.

Lê Minh Chử

ĐẤT THÁNH

Kính viếng thương hồn anh Lê Hồng Phong

Ba lần giặc giật mình phá mộ,

Mộ càng cao, càng vững kiên cường.

Xương thịt Anh hóa thành Đất Thánh

Cho ngàn đời con cháu hành hương!

Côn Đảo, 01-05-2003 

TS. Vũ Đình Huy 

HOLY LAND

Paying my last respects to the sacred soul o f hero
Le Hong Phong

Three times the invaders exploded mines to dest r oy your grave

The grave turned higher and more staunchly.

Your flesh and bones turned into a Holy Land

For thousands of generations of Your descendants to go on a pilgrimage!

Con Dao, 01-05-2003 
Dr. Vu Dinh Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn

NGỌN HẢI ĐĂNG

Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn An Ninh

Độc lập Cụ đòi cho Tổ quốc

Gửi đảo xa mù một nắm xương

Thành ngọn hải đăng trên sóng nước

Soi sáng tàu đi khỏi lạc đường!...

Côn Đảo,01-05-2003

TS. Vũ Đình Huy

THE LIGHT HOUSE

Paying my last respects to the sacred soul of Mr. Nguyen An Ninh 

For the Fatherland you claimed Independence

Leaving in the remote and misty island a handful of bones

That turns into a lighthouse over the waves

Enlightening the way for boats not to go astray!...

Con Dao, 01-05-2003 
Dr. Vu Dinh Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn

VIẾNG NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG

Nghĩa trang Hàng Dương trầm mặc

Khói nhang quấn quít, lên trời.

Cây cỏ như bừng hương sắc,

Mơn man níu bước chân người!

Côn Đảo, 01-05-2003 

TS. Vũ Đình Huy 

VISITING THE HANG DUONG CEMETERY

The Hang Duong cemetery is so quiet

Smoke and incense clang to each other and flew to the sky

Trees and grass seemed liked flaring bright with perfume
and beauty

Gently grabbing all visitors’ steps!

Con Dao, 01-05-2003 
Dr. Vu Dinh Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn

Phụ bản III

BÀI VIẾT VỀ NHÀ BÁO,

HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN VĨNH

Một ngày đầu tháng 5 năm 1936, người ta phát hiện ra một người đàn ông nằm chết trên một con thuyền độc mộc giữa dòng sông Sê Pôn bên Lào. Toàn thân ông thâm tím đen vì sốt rét và kiết lỵ.

Thi thể ông nhanh chóng được gia đình đưa về Hà Nội, nơi hàng chục ngàn người sẽ xếp hàng nối đuôi nhau đưa tiễn ông, những chí sĩ yêu nước đương thời như Phan Bội Châu và Huỳnh Thúc Kháng đọc điếu văn khóc ông.

Người nằm xuống là người đầu tiên dịch “Truyện Kiều” từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp.

Người đầu tiên dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ.

Người đầu tiên dịch “Những kẻ khốn nạn” (Những người khốn khổ), “Miếng da lừa”, “Ba chàng ngự lâm pháo thủ” và nhiều tác phẩm văn học cổ điển khác từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

Người Việt Nam đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền Pháp.

Người đầu tiên đứng tên xin thành lập trường Ðông Kinh Nghĩa Thục.

Chủ bút của tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc: Ðăng Cổ tùng báo.

Chủ bút tờ tuần báo thuần Việt đầu tiên ở Việt Nam: Ðông Dương tạp chí.

Chủ bút của tờ nhật báo đầu tiên của báo chí Việt Nam: Trung Bắc tân văn.

Cái tên của ông sẽ mãi gắn liền với trào lưu báo chí khai phóng Việt Nam đầu thế kỷ XX, thứ đã đặt nền tảng cho không chỉ lịch sử báo chí Việt Nam, mà còn là sự thông dụng của chữ viết tiếng Việt ngày nay.

Tên ông là Nguyễn Văn Vĩnh.

Từ đứa trẻ kéo quạt…

Sát bên hồ Trúc Bạch (Hà Nội) ngày nay có một ngôi trường tên là Mạc Ðĩnh Chi. Ðây là ngôi trường giàu truyền thống. Khu vực ấy trước đây được gọi với cái tên là “vườn đình An Trí” hay “đình làng Yên Phụ”, là nơi được Pháp xây dựng trường Thông ngôn (Collège des Interprètes du Tonkin, năm 1886 do André d’Argence làm hiệu trưởng. Ðây còn được gọi
là trường Hậu bổ, tức sau khi học xong sẽ được ra làm thông ngôn, tức là làm phiên dịch).

Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 trong một gia đình đông con tại Hà Nội. Lên tám tuổi, ông làm nghề kéo quạt ở ngôi trường này.

Học lỏm và nhiều lần phát biểu với tư cách là đứa trẻ kéo quạt, Nguyễn Văn Vĩnh thường bị trách mắng. Nhưng cũng vì thế ông đã gieo rắc vào thầy hiệu trưởng một nỗi ngạc nhiên vì sự ham học lẫn thông minh của mình. Ðược thầy hiệu trưởng cho đi thi thử, ông đỗ thứ 12 trên 40 học sinh. Ðến khi nhận được học bổng học thì ông thi đỗ tú tài, làm thông ngôn ở tòa sứ Lào Cai khi mới 14 tuổi.

Sau đó, từ năm 1897 đến năm 1905, ông chuyển về tòa sứ Hải Phòng và Bắc Ninh. Tại đây, ông bắt đầu cộng tác cho tờ Courrier d’ Hai Phong (Thư tín Hải Phòng) và tờ Tribune Indochinoise (Diễn đàn Ðông Dương).

Bước ngoặt cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh đến vào năm 1906, khi ông bỏ nghề công chức chuyển hẳn sang làm báo, được mời hợp tác và in ấn tờ Ðại Nam Ðồng văn nhật báo (tiếng Hán, 1892-1907), một tờ báo tư nhân do Francoise Henri Schneider – người được nhà báo, học giả Phạm Quỳnh gọi với cái tên thân mến là “Cha Schneider” – thành lập.

…đến một nhà báo dấn thân

Tờ Ðại Nam Ðồng văn nhật báo về sau chuyển đổi tên thành Ðăng Cổ tùng báo (năm 1907-1909, tiếng Hán và Việt), do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Ông chính thức thành một trong những nhà báo tự do đầu tiên ở Việt Nam khi mới chỉ 24 tuổi, đánh dấu cột mốc cho sự ra đời của tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, mất khoảng 42 năm sau khi tờ báo chữ
Quốc ngữ đầu tiên, Gia Ðịnh báo, ra đời ở Sài Gòn năm 1865.

Kể từ đây, người ta bắt đầu biết đến một nhà báo, biên tập viên Nguyễn Văn Vĩnh.

Ra đời giữa phong trào Ðông Kinh nghĩa thục sôi động thời đó, Ðăng Cổ tùng báo gần như được coi như là diễn đàn cho các trí thức, sĩ phu đương thời luận bàn và thúc đẩy việc canh tân đất nước. Sau khi phong trào bị dập tắt năm 1908, tờ báo cũng đóng cửa vào năm 1909.

Ngoài ra, Nguyễn Văn Vĩnh còn được mời vào Sài Gòn làm cố vấn cho tờ Lục tỉnh tân văn. Và năm 1913, ông trở lại Hà Nội làm chủ bút tuần báo thuần chữ Quốc ngữ đầu tiên – Ðông Dương tạp chí (do Schneider sáng lập vào ngày 15.3.1913, tồn tại tới năm 1919) – một phụ bản của Lục tỉnh tân văn. Khi Schneider mất năm 1818, ông nhượng lại cho Nguyễn Văn Vĩnh tờ nhật báo đầu tiên của Việt Nam: Trung Bắc tân văn.

Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh đều là hai chủ bút của hai tờ Ðông Dương tạp chí và Nam phong tạp chí trong thời báo chí nô dịch.

Người ta không chỉ biết đến họ là một đôi bạn thân trong “Tứ kiệt Hà Thành” – Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn), mà còn biết đến việc họ chính là kỳ phùng địch thủ của nhau. Bởi lẽ, vào đầu thế kỷ XX đã diễn ra một cuộc bút chiến giữa họ trên lập trường chính trị. Nguyễn Văn Vĩnh muốn bãi bỏ chế độ vua quan miền Bắc, miền Trung và đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của chính phủ Pháp (chế độ trực trị), còn Phạm Quỳnh thì chủ trương chế độ quân chủ lập hiến, theo mô hình của Anh, Nhật.

Với người trí thức nói chung, có hai hướng mà họ thường làm khi bất mãn với thời cuộc, hoặc là vứt áo ra đi, lui về ở ẩn, tìm làm những cái họ thích; hoặc là, đấu tranh cho tới chết. Ta có thể kể đây là Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ; Người khôn, người đến chốn lao xao”, Nguyễn Trãi với “Láng giềng một áng mây bạc, Khách khứa hai ngàn núi xanh” hay Chu Văn An, Nguyễn Khuyến… Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến một Phan Châu Trinh, một Tự lực văn đoàn, một Nhân văn Giai Phẩm, một Ký giả đi ăn mày hay như một Nguyễn Văn Vĩnh đã dành cả sự nghiệp của mình để quyết đấu tranh cho quyền tự do của người trí thức.

Nhưng theo hướng nào thì họ đều có một điểm chung, chính là nhân cách độc lập – một yếu tố quan trọng nhất để nhận diện sự ra đời của tầng lớp trí thức – hiện đại. Cần phải nhắc lại, thực dân Pháp nhiều lần mua chuộc Nguyễn Văn Vĩnh, thậm chí muốn trao Huân chương Bắc đẩu Bội tinh cho ông, nhưng ông đều từ chối.

Khai dân trí

“Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”.

Nguyễn Văn Vĩnh đã nói như vậy đầu thế kỷ XX. Vai trò của ông luôn đi đôi với vai trò của một trong những người tiên phong truyền bá và phát triển chữ Quốc ngữ. Ðối với ông, khai dân trí là hoài bão lớn nhất của cuộc đời mình.

Năm 1920, Nguyễn Văn Vĩnh là người đầu tiên dịch các tác phẩm văn học cổ điển Pháp của Victor Hugo (Những kẻ khốn nạn, sau đổi thành Những người khốn khổ), Honoré de Balzac (Miếng da lừa), Alexandre Dumas (Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ), Molière (Trưởng Giả Học Làm Sang, Người Biển Lận, Giả Ðạo Ðức, Bệnh Tưởng), La Fontaine… ra tiếng Việt, người đầu tiên đưa kịch nói các tác phẩm của Molière lên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội.

Năm 1924, ông hợp tác với người Pháp dựng bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam – Kim Vân Kiều.

Năm 1913, ông dịch Truyện Kiều từ chữ Nôm ra Quốc ngữ và tiếng Pháp. Ðến năm 1942, Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes cho ra đời tập I cuốn Kim Vân Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh thì được đánh giá là bản dịch văn xuôi tỉ mỉ và tinh tế nhất.

Với lĩnh vực báo chí nói riêng, Từ triều đình Huế trở về và Một tháng với những người đi tìm vàng của ông được xem là những thiên phóng sự đầu tiên, đầy chuẩn mực.

Quả thật, chúng ta phải thừa nhận rằng, chỉ trong khoảng thời gian 40 năm từ lúc bắt đầu đi làm thông ngôn, Nguyễn Văn Vĩnh đã gây dựng nên một khối lượng tác phẩm đồ sộ và những đóng góp tiên phong to lớn cho nền văn học, văn hóa, báo chí và sự phát triển chữ Quốc ngữ của nước nhà, đến mức Vũ Bằng phải… sợ: “Tôi sợ nhiều người nhưng chưa sợ gì như sợ cái tài viết của Nguyễn Văn Vĩnh”.

Cái chết của một nhà báo tiên phong

Trụ sở của báo Nông thôn Ngày nay không phải là một địa chỉ bình thường ở Hà Nội. Không hiểu vì lý do gì, ngôi nhà này lại có duyên với báo chí đến vậy, bởi số 13 Thuỵ Khuê từng là nhà riêng của Nguyễn Văn Vĩnh trong những năm 1920 cho tới khi ngôi nhà bị ngân hàng tịch thu năm 1935.

Chuyện là năm 1926, Nguyễn Văn Vĩnh vay tiền từ nhà băng Ðông Dương để thành lập trung tâm Âu Tây tư tưởng, với thời hạn trả nợ là 20 năm.

Nhưng vì những động thái sau đó, nhất là việc thành lập tờ báo tiếng Pháp “L’Annam nouveau” (Nước Nam mới) – tờ báo định mệnh gián tiếp dẫn đến cái chết của ông nên chính quyền cai trị đã lật ngửa thế cờ. Họ tịch thu nhà để siết nợ, o ép về tài chính để buộc Nguyễn Văn Vĩnh phải dừng ngay các hoạt động đả kích của ông trên báo chí. L’Annam nouveau là tờ báo cuối cùng mà Nguyễn Văn Vĩnh lập ra và điều hành. Ra đời năm 1931 và hoàn toàn bằng tiếng Pháp, nó được ông dùng để cổ súy cho học thuyết chính trị trực trị như đã nói ở trên, đối chọi với Phạm Quỳnh, vốn cổ súy cho một chính thể quân chủ lập hiến.

Những khuyết tật của nền chính trị Việt Nam, những bất công xã hội bị Nguyễn Văn Vĩnh vạch trần không ngại ngần trên tờ báo mới này. Nó nhanh chóng giành được “Giải thưởng Lớn” tại Hội chợ quốc tế về báo chí thuộc địa tại Paris năm 1932. Và đó không phải là điều nhà cầm quyền Pháp mong muốn.

Cuối cùng, vào năm 1935, họ cho ông ba lựa chọn: đi tù, làm quan cho triều Nguyễn, hoặc sang Lào đào vàng.

Nguyễn Văn Vĩnh đã nói với gia đình của mình rằng: “Nhục nhã nhất là đi tù và nếu phải chết thầy cũng không bao giờ làm quan cho triều Nguyễn. Bởi vậy, thầy sẽ đi đào vàng. Sang đó thầy vẫn tiếp tục viết. Chúng có thể o ép về kinh tế nhưng không thể o ép ý chí của thầy…”.

Vậy là ông sang Lào đi đào vàng đầu năm 1936. Sự tình sau đó ra sao, chắc bạn đọc đã rõ.

Hệ thống tuyên giáo hiện nay ở nước ta không dành cho Nguyễn Văn Vĩnh một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử. Nền báo chí cách mạng, vốn bắt đầu vào năm 1925, hẳn không có nhiều lý do để nói nhiều đến một nhà báo tiên phong và dấn thân đã nổi danh suốt gần hai thập kỷ trước đó. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh có một thông điệp trên trang nhất số báo đầu tiên của tờ “Nước Nam mới”, ngày 21/1/1931, thứ còn nguyên giá trị cho nước Nam ngày nay:

“Báo L’ANNAM NOUVEAU tôn trọng chính quyền đã được lập nên, trọng con người của nó, nhưng không sợ ai và không nịnh ai”.

“Không sợ ai và không nịnh ai”.

Cuộc đời không phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. Ðiều quan trọng không phải là phần thưởng khi chúng ta đến đích mà chính là những gì chúng ta cảm nhận được trên từng chặng đường đi.

Hoàng Kim Thư st.

NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ BỘ NÃO

MÀ BẠN CHƯA BIẾT


Não là cơ quan vừa phức tạp vừa bí ẩn nhất trong cơ thể người. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về chúng nhưng bộ não vẫn còn nhiều ẩn đố chưa có lời giải.

Có rất nhiều bộ phận trên cơ thể con người nhưng đâu là nơi quý giá nhất.

Tim liên tục làm việc để bơm máu đến tất cả các cơ quan quan trọng khác. Còn phổi là nguồn cung cấp oxy rất quan trọng. Hay da, giúp bảo vệ bạn khỏi các yếu tố bên ngoài.

Bộ phận nào cũng có vai trò và mang tầm quan trọng riêng. Tuy nhiên, chúng đều có sự điều khiển bởi cơ quan quan trọng nhất là não. Bộ não là trung tâm của hệ thống thần kinh cho không chỉ con người mà tất cả các sinh vật có xương sống khác cũng như hầu hết các sinh vật không xương sống. Nó kiểm soát các hoạt động tự nhiên của tất cả các cơ quan của bạn nhằm duy trì sự sống cho bạn.

1. Chúng ta có khoảng 100 tỉ tế bào não

Bộ não của bạn chứa đến hơn 100 tỉ nơron thần kinh, 75% thành phần của tế bào não là nước. Một phần mô não, kích thước bằng một hạt cát, chứa đến 100.000 tế bào thần kinh và 1 tỉ khớp thần kinh, tất cả chúng đều “qua lại” với nhau.

2. Khi học thêm điều gì mới, não có thêm nếp nhăn

Khi ở những tuần đầu của thai kỳ, não của chúng ta hầu như không có nếp nhăn. Cùng với sự phát triển của thai, não dần hoàn thiện. Đến tuần thứ 40, não gần như đã định hình. Vì thế não không thể có thêm những nếp nhăn mới khi chúng ta học hỏi thêm những điều mới.

3. Não được ví như cơ bắp

Giống như cơ bắp, não bộ cũng có khả năng phát triển. Trung bình, trọng lượng bộ não của một người đàn ông trưởng thành nặng 1.424 gam, trọng lượng này sẽ giảm xuống còn 1.395 gam khi bạn về già.

Trong khi đó, trọng lượng bộ não lớn nhất của một phụ nữ trưởng thành là 1.565 gam. Kỷ lục cân nặng não bộ của đàn ông là 2.048 gam.

4. Con số khổng lồ nếu liên kết nơron với nhau

Mỗi một nơron thần kinh lại liên kết với một nơron thần kinh khác thông qua 40.000 khớp thần kinh giữa các tế bào. Nếu nhân 100 tỉ tế bào thần kinh với 40.000 khớp thần kinh, kết quả có được sẽ tương đương với số lần các tế bào não liên kết với nhau, một con số lớn hơn nhiều so với số ngôi sao trong vũ trụ của chúng ta.

5. Tốc độ truyền thông tin khác nhau

Các tế bào thần kinh khác nhau truyền thông tin với tốc độ khác nhau. Nhiều loại nơron tồn tại trong não. Một vài loại chỉ có tốc độ lan truyền 0,5 m/s trong khi số khác truyền thông tin với mức siêu tốc là 120 m/s.

6. Ngáp giúp cung cấp oxy cho não

Theo nghiên cứu, ngáp sẽ tăng việc cung cấp oxy cho não, từ đó giúp cho đầu óc con người tỉnh táo và sảng khoái hơn. Trẻ em dưới 5 tuổi nếu học hai ngoại ngữ sẽ khiến cấu trúc não bộ thay đổi, còn người lớn tăng nguy cơ bị xỉn răng.

7. Thời điểm não hoạt động nhiều nhất

Não hoạt động vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Nhiều người tin rằng, các hoạt động di chuyển, tính toán, suy nghĩ, tương tác vào ban ngày sẽ khiến não lao động mệt mỏi hơn nhiều so với khoảng thời gian ban đêm cơ thể nằm nghỉ trên giường. Sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Khi bạn nghỉ ngơi là lúc não bắt đầu làm việc. Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này. Tuy nhiên, họ cho rằng nhờ những hoạt động này của não mã bạn có thể trải qua những giấc mơ đẹp.

8.Khả năng lưu trữ thông tin

Não có thể lưu giữ thông tin gấp 5 lần cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Các nhà khoa học chưa thế các định chính xác dung lượng của não. Họ cho rằng, nếu tính theo đơn vị lưu trữ điện tử, não có dung lượng từ 3 tới 1.000 terabyte. Trung tâm lưu trữ quốc gia Anh lưu giữ các dữ liệu của hơn 900 năm lịch sử nhưng chỉ tương đương khoảng 70 terabytes. Con số đó cho chúng ta thấy khả năng lưu trữ dữ liệu khủng khiếp của não.

9. Tốc độ lan truyền

Các xung thần kinh đến và đi từ não lan truyền với tốc độ 270 km/h, tương đương với tốc độ của một siêu xe đua công suất lớn. Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng làm thế nào cơ thể phản ứng ngay lập tức với những tác động xung quanh hoặc tại sao khi chân vấp vào một vật thì cảm giác đau xuất hiện ngay lập tức? Đó là nhờ sự chuyển động siêu tốc của các xung thần kinh từ não tới mọi bộ phận trên cơ thể và ngược lại.

10. Não chỉ sử dụng 10%?

Nhiều người tin rằng chúng ta chỉ sử dụng 10% trí não của mình trong hoạt động, tuy nhiên ý nghĩ này không hề đúng. Não là một tập hợp của nhiều loại tế bào, thường xuyên được sử dụng. Không nhất thiết là sử dụng cùng một lúc, ví dụ như khi chúng ta đi bộ, phần não bộ chịu trách nhiệm cho việc điều khiển chân sẽ hoạt động mạnh hơn các phần khác. Không có bất kỳ bộ phận nào của não mà chúng ta không sử dụng tới cả.

Tuy não chỉ chiếm 3% khối lượng cơ thể, nhưng nó sử dụng đến 20% năng lượng nạp vào để có thể hoạt động tốt. Chúng ta có thể bị bại liệt nếu có bất kỳ một tổn thương nào với não, dù nó nằm ở bất kỳ vị trí nào, và nó luôn hoạt động, cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa.

11. Các chất cồn gây ảnh hưởng đến não

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chất cồn có ảnh hưởng trực tiếp đến não bạn. Nhưng để giết chết các tế bào não thì không. Chất cồn có thể khiến các thông điệp không được truyền đi giữa các tế bào thần kinh. Tuy không bị chết nhưng các tế bào đã phải thay đổi cách thức chúng liên kết với nhau.

12. Những tổn thương não là vĩnh cửu?

Nhiều người cho rằng những tổn thương mà não chịu đựng sẽ là vĩnh cửu. Điều này không hoàn toàn đúng. Bởi có một số tổn thương não có thể được phục hồi một phần sau chấn thương. Khi các dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chết đi, chúng không thể lớn trở lại, nhưng mối liên hệ giữa các dây thần kinh thì có thể phục hồi để tạo ra những mối liên hệ mới giữa các dây thần kinh.

13. Các chất phụ có thể không tốt cho não

Theo một khảo cứu thực hiện với 1 triệu sinh viên tại New York, sinh viên dùng bữa trưa không có các chất phụ gia nhân tạo sẽ làm bài kiểm tra tốt hơn những sinh viên có dùng chất phụ gia và chất bảo quản trong bữa ăn.

14. Não cơ quan béo nhất

Bộ não con người là cơ quan “béo” nhất trong cơ thể con người, chứa ít nhất 60% chất béo. Mặc dù não của bạn chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng cơ thể, khoảng 1,4 kg, nhưng nó lại sử dụng 20% – 30% tổng lượng calo mà bạn phải đốt cháy mỗi ngày.

15. Âm nhạc và giao tiếp là cách thúc đẩy bộ não

Những người học càng nhiều thì khả năng mắc bệnh liên quan đến não càng ít. Các hoạt động trí tuệ là quá trình sản sinh thêm các mô não. Các buổi học về âm nhạc truyền thống có tác dụng thúc đẩy cấu trúc và chức năng của não bộ hơn rất nhiều cho cả đối tượng là trẻ em và người lớn. Việc thường xuyên giao tiếp với những người thông minh là phương thức tốt nhất khiến cho não bộ phát triển.

16. Căng thẳng làm biến đổi tế bào não

Quá nhiều căng thẳng đồng nghĩa với việc “làm biến đổi các tế bào, cấu trúc và chức năng não bộ”. Điều thú vị là não bộ không cảm nhận được đau đớn vì nó không có cơ quan tiếp nhận nỗi đau.

Chi Mai / Daikynguyen - Bùi Đẹp st.


Top 20 Most Famous Love Stories

in History and Literature

Do you believe in true love? Do you believe in love at first sight? Do you believe in love lasting forever? I think that these love stories will renew or reinforce your faith in love... They are the most famous love stories in history and literature, they are immortal.

1. Romeo and Juliet

This is probably the most famous lovers ever. This couple has become a synonym for love itself. Romeo and Juliet is a tragedy by William Shakespeare. Their love story is very tragic. The tale of two teenagers from two feuding families who fall in love at first sight and then marry, become true lovers and then risk it all for their love. To take your own life for your husband or wife is definitely a sign of true love. Their "untimely deaths" ultimately unite their feuding households.

2. Cleopatra and Mark Antony

The true love story of Antony and Cleopatra is one of the most memorable, intriguing and moving of all times. The story of these two historical characters had later been dramatized by William Shakespeare and is still staged all over the world. The relationship of Antony and Cleopatra is a true test of love. They fell in love at first sight. The relationship between these two powerful people put the country of Egypt in a powerful position. But their love affair outraged the Romans who were wary of the growing powers of the Egyptians. Despite all the threats, Anthony and Cleopatra got married. It is said that while fighting a battle against Romans, Antony got false news of Cleopatra's death. Shattered, he fell on his sword. When Cleopatra learned about Antony 's death, she was shocked. And she took her own life. Great love demands great sacrifices.

3. Lancelot and Guinevere

The tragic love story of Sir Lancelot and Queen Guinevere is probably one of the best-known stories of Arthurian Legend. Lancelot fall in love with Queen Guinevere, King Arthur's wife. Their love grew slowly, as Guinevere kept Lancelot away from her. Eventually, however, her love and passion overpowered her and the pair became lovers. One night, Sir Agravain and Sir Modred, King Arthur's nephew, led a band of 12 knights to Guinevere's chamber where they burst in upon the lovers. Discovered, Sir Lancelot made a fighting escape, but poor Guinevere was not so lucky. She was seized and condemned to burn to death for her adultery. Fear not. Sir Lancelot returned several days later to rescue his beloved Guinevere from the fire. This whole sad affair divided the Knights of the Round Table and weakened Arthur's kingdom. Poor Lancelot ended his days as a lowly hermit and Guinevere became a nun at Amesbury where she died.

4. Tristan and Isolde

The tragic love story of Tristan and Isolde has been told and retold through various stories and manuscripts. It takes place during medieval times during the reign of King Arthur. Isolde of Ireland was the daughter of the King of Ireland. She was betrothed to King Mark of Cornwall. King Mark sent his nephew, Tristan, to Ireland to escort Isolde back to Cornwall. During the voyage, Isolde and Tristan fell forever in love. Isolde did marry Mark of Cornwall, but could not help but love Tristan. The love affair continued after the marriage. When King Mark finally learned of the affair, he forgave Isolde, but Tristan was banned from Cornwall. Tristan went to Brittany. There he met Iseult of Brittany. He was attracted to her because of the similarity of her name to his true love. He married her, but did not consummate the marriage because of his love for the "true" Isolde. After falling ill, he sent for Isolde in hopes that she would be able to cure him. If she agreed to come, the returning ship's sails would be white, or the sails would be black if she did not agree. Iseult, seeing the white sails, lied to Tristan and told him that the sails were black. He died of grief before Isolde could reach him. Isolde died soon after of a broken heart.

5. Paris and Helena

Recounted in Homer's Iliad, the story of Helen of Troy and the Trojan War is a Greek heroic legend, combining fact and fiction. Helen of Troy is considered one the most beautiful women in all literature. She was married to Menelaus, king of Sparta. Paris, son of King Priam of Troy, fell in love with Helen and abducted her, taking her back to Troy. The Greeks assembled a great army, led by Menelaus's brother, Agamemnon, to retrieve Helen. Troy was destroyed. Helen returned safely to Sparta, where she lived happily with Menelaus for the rest of her life.

6. Orpheus and Eurydice

Orpheus and Eurydice story is an ancient greek tale of desperate love. Orpheus fell deeply in love with and married Eurydice, a beautiful nymph. They were very much in love and very happy together. Aristaeus, a Greek god of the land and agriculture, became quite fond of Eurydice, and actively pursued her. While fleeing from Aristaeus, Eurydice ran into a nest of snakes which bit her fatally on her legs. Distraught, Orpheus played such sad songs and sang so mournfully that all the nymphs and gods wept. On their advice, Orpheus traveled to the underworld and by his music softened the hearts of Hades and Persephone (he was the only person ever to do so), who agreed to allow Eurydice to return with him to earth on one condition: he should walk in front of her and not look back until they both had reached the upper world. In his anxiety he forgot that both needed to be in the upper world, and he turned to look at her, and she vanished for the second time, but now forever.

7. Napoleon and Josephine

A marriage of convenience, at age 26 Napoleon took a fancy to Josephine. An older, prominent, and most importantly wealthy woman. As time drew on, Napoleon fell deeply in love with Josephine, and she with him, but that didn't deter the adultery on both sides-their mutual respect for one another kept them together, and their burning passion between them didn't falter, and was genuine. They eventually split, as Napoleon deeply required something Josephine could not give him, an heir. Sadly they parted ways, both bearing the love and passion in their hearts, for all eternity.

8. Odysseus and Penelope

Few couples understand sacrifice quite like this Greek pair. After being torn apart, they wait twenty long years to be reunited. War takes Odysseus away shortly after his marriage to Penelope. Although she has little hope of his return, she resists the 108 suitors who are anxious to replace her husband. Odysseus is equally devoted, refusing a beautiful sorceress's offer of everlasting love and eternal youth, so that he might return home to his wife and son. This Valentine's Day, take a cue from Homer, and remember that true love is worth waiting for.

9. Paolo and Francesca

Paolo and Francesca are made famous by the Dante's masterpiece "Divine Comedy". It is a true story: Francesca is married with Gianciotto Malatesta an awful person, but she has Gianciotto's brother, Paolo, as lover. The love between them grows when they read together a book (according to Dante) about Lancelot and Guinevere. When the two lovers are discovered they are killed by Gianciotto.

10. Scarlett O’Hara and Rhett Butler

"Gone with the wind" can be identified as one of the immortal pieces of literary works in this world. Margaret Mitchell's famous work has chronicled the love and hate relationship between Scarlett O'Hara and Rhett Butler. Proving that timing is everything, Scarlett O'Hara and Rhett Butler never seem to be quite in synch. Throughout the epic story, this tempestuous twosome experience passion but not permanence, and their stormy marriage reflects the surrounding Civil War battles. The flirtatious, promiscuous, and perpetually pursued Scarlett can't make up her mind between her many suitors. When she finally decides to settle on being happy with Rhett, her fickle nature has already driven him away. Hope springs eternal in our devious heroine, however, and the novel ends with Scarlett proclaiming, "Tomorrow is another day."

11. Jane Eyre and Rochester

In Charlotte Bronte's famous tale, friendless characters find a cure for loneliness in each other's company. Jane is an abused orphan employed as a governess to the charge of an abrasive, but very rich Edward Rochester. The improbable pair grow close as Rochester reveals a tender heart beneath his gruff exterior. He does not, however, reveal his penchant for polygamy - on their wedding day, a horrified Jane discovers he is already married. Heartbroken, Jane runs away, but later returns after a dreadful fire has destroyed Rochester's mansion, killed his wife, and left him blind. Love triumphs, and the two reunite and live out their days in shared bliss.

12. Layla and Majnun

A leading medieval poet of Iran, Nizami of Ganje is known especially for his romantic poem Layla and Majnun Inspired by an Arab legend, Layla and Majnun is a tragic tale about unattainable love. It had been told and retold for centuries, and depicted in manuscripts and other media such as ceramics for nearly as long as the poem has been penned. Layla and Qays fall in love while at school. Their love is observed and they are soon prevented from seeing one another. In misery, Qays banishes himself to the desert to live among and be consoled by animals. He neglects to eat and becomes emaciated. Due to his eccentric behavior, he becomes known as Majnun (madman). There he befriends an elderly Bedouin who promises to win him Layla’s hand through warfare. Layla’s tribe is defeated, but her father continues to refuse her marriage to Majnun because of his mad behavior, and she is married to another. After the death of Layla’s husband, the old Bedouin facilitates a meeting between Layla and Majnun, but they are never fully reconciled in life. Upon death, they are buried side by side. The story is often interpreted as an allegory of the soul’s yearning to be united with the divine.

13. Eloise and Abelard

This is a story of a monk and a nun whose love letters became world famous. Around 1100, Peter Abelard went to Paris to study at the school of Notre Dame. He gained a reputation as an outstanding philosopher. Fulbert, the canon of Notre Dame, hired Abelard to tutor his niece, Heloise. Abelard and the scholarly Heloise fell deeply in love, conceived a child, and were secretly married. But Fulbert was furious, so Abelard sent Heloise to safety in a convent. Thinking that he intended to abandon Heloise, Fulbert had his servants castrate Abelard while he slept. Abelard became a monk and devoted his life to learning. The heartbroken Heloise became a nun. Despite their separations and tribulations, Abelard and Heloise remained in love. Their poignant love letters were later published.

14. Pyramus and Thisbe

A very touching love story that is sure to move anyone who reads it is that of Pyramus and Thisbe. Theirs was a selfless love and they made sure that even in death, they were together. Pyramus was the most handsome man and was childhood friend of Thisbe, the fairest maiden in Babylonia. They both lived in neighboring homes and fell in love with each other as they grew up together. However, their parents were dead against them marrying each other. So one night just before the crack of dawn, while everyone was asleep, they decided to slip out of their homes and meet in the nearby fields near a mulberry tree. Thisbe reached there first. As she waited under the tree, she saw a lion coming near the spring close by to quench its thirst. Its jaws were bloody. When Thisbe saw this horrifying sight, she panicked and ran to hide in some hollow rocks nearby. As she was running, she dropped her veil. The lion came near and picked up the veil in his bloody jaws. At that moment, Pyramus reaches near the mulberry tree and sees Thisbe's veil in the jaws of the lion. He is completely devastated. Shattered, he pierces his chest with his own sword. Unknown to what just happened, Thisbe is still hiding in the rocks due to the fear of the lion. When she comes out after sometime, she sees what her lover did to himself. She is totally shattered when she sees the sword piercing right through her lover's chest. She also takes the sword and kills herself.

15. Elizabeth Bennett and Darcy

Actually Jane Austen has personified two attributes of human nature, pride and prejudice in Darcy and Elizabeth. Darcy comes from a very high social hierarchy and Pemberley. He typifies the educated aristocracy while on the other hand, Elizabeth is the second daughter of a gentleman of modest means. Mr. Bennett has five daughters who have been allowed to grow up the way they wanted, there has been no school education for them, nor has there been any governess at home. Elizabeth’s very indulgent mother and irresponsible father never gave any thought to the future of the daughters, it is always taken for granted, that they will do well for themselves. To a woman of Mrs. Bennett's understanding, doing well exclusively means finding a rich, well to do husband. For a man of Darcy's social stature, these were very serious failings of the family and totally unacceptable to his polished, educated and refined mind. Darcy adores Pemberley, and the future mistress of that estate can only be just as polished and refined and from an equally prestigious family. He falls in love with Elizabeth only to be refused by her initially, and then much later she realized that she can love no one but Darcy. How they become united and understand the love for each other makes very interesting study.

16. Salim and Anarkali

The love story of Salim and Anarkali is a story that every lover knows. The son of the great Mughal emperor Akbar, Salim, fell in love with an ordinary but beautiful courtesan Anarkali. He was mesmerized by her beauty and fell in love as soon as he saw her. But the emperor could not digest the fact that his son was in love with an ordinary courtesan. He started pressurizing Anarkali and devised all sorts of tactics o make her fall in the eyes of the young, love smitten prince. When Salim came to know of this, he declared a war against his own father. But the mighty emperor's gigantic army is too much for the young prince to handle. He gets defeated and is sentenced to death. This is when Anarkali intervenes and renounces her love to save her beloved from the jaws of death. She is entombed alive in a brick wall right in front of her lover's eyes.

17. Pocahontas and John Smith

This love story is a famous legend in the history of America. Pocahontas, an Indian Princess was the daughter of Powhatan. Powhatan was the powerful chief of the Algonquian Indians in the Tidewater region of Virginia. Pocahontas for the first time in her life saw Englishmen in May 1607. She found John Smith most attractive and developed a liking for him. Smith was taken to the official residence of Powhattan and he was tortured. It was Pocahontas who saved his life from the attack of the Indians. Pocahontas then helped Smith to stand on his feet and Powhattan adopted Smith as his son. This incident helped Pocahontas and Smith to become friends with each other. Pocahontas after this incident made frequent visits to the Jamestown and passed on to the Indians messages of her father. John Smith after getting badly injured due to gunpowder explosion, returned to England. When Pocahontas made a visit to the fort, she was informed that Smith was dead. Sometime after, Pocahontas was taken prisoner by Sir Samuel Argall. Argall hoped to use Pocahontas as abargaining chip with her father Powhatan in effort to get English prisoners returned. During her captivity, she decided to become a Christian, taking the name “Rebecca” when she was baptized. A year later, she married John Rolfe. She made a visit to London, where he met his friend John Smith after eight long years and it was their last meeting.

18. Shah Jahan and Mumtaz Mahal

In 1612, a teenage girl, Arjumand Banu, married 15-year-old Shah Jahan, ruler of the Mughal Empire. Renamed Mumtaz Mahal, she bore Shah Jahan 14 children and became his favorite wife. After Mumtaz died in 1629, the grieving emperor resolved to create a fitting monument. It took 20,000 workers and 1,000 elephants nearly 20 years to complete this monument - the Taj Mahal. Shah Jahan was never able to complete a black marble mausoleum he planned for himself. Deposed by his son, Shah Jahan was imprisoned in the Red Fort of Agra, and spent lonely hours staring across the Jamuna River at the monument to his beloved queen. He was eventually buried beside her in the Taj Mahal.

19. Marie and Pierre Curie

This is a story about partners in love and science. Unable to continue her studies in Poland because universities did not admit women, Maria Sklodowska Curie traveled to Paris in 1891 to attend the Sorbonne. Known by the French "Marie," she spent every spare hour reading in the library or in the laboratory. The industrious student caught the eye of Pierre Curie, director one of the laboratories where Marie worked. Curie ardently wooed Marie and made several marriage proposals. They were finally married in 1895 and began their famous partnership. In 1898 they discovered polonium and radium. The Curies and scientist Henri Becquerel won a Nobel Prize for Physics in 1903 for discovering radioactivity. When Curie died in 1904, Marie pledged to carry on their work. She took his place at the Sorbonne, becoming the school's first female teacher. In 1911 she became the first person to win a second Nobel Prize, this time for chemistry. She continued to experiment and lecture until her death of leukemia in 1934, driven by the memory of the man she loved.
20. Queen Victoria and Prince Albert


This love story is about English royalty who mourned her husband's death for 40 years. Victoria was a lively, cheerful girl, fond of drawing and painting. She ascended the throne of England in 1837 after the death of her uncle, King William IV. In 1840, she married her first cousin, Prince Albert of Saxe-Coburg-Gotha. While at first Prince Albert was unpopular in some circles because he was German, he came to be admired for his honesty, diligence, and his devotion to his family. The couple had nine children. Victoria loved her husband deeply. She relied on his advice in matters of state, especially in diplomacy. When Albert died in 1861, Victoria was devastated. She did not appear in public for three years. Her extended seclusion generated considerable public criticism. Several attempts were made on Victoria's life. However, under the influence of Prime Minister Benjamin Disraeli, Victoria resumed public life, opening Parliament in 1866. But Victoria never stopped mourning her beloved prince, wearing black until her death in 1901. During her reign, the longest in English history, Britain became a world power on which "the sun never set."

Đỗ Thiên Thư st.


THẦN DƯỢC CHỐNG COVID

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại hoạt chất có trong rau, giúp chống lại được tới 6 chủng Covid.

Một nghiên cứu vừa công bố trên Communication Biology đã chỉ ra rằng sulforaphane, một hóa chất nguồn gốc thực vật với tiền chất dồi dào trong bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, cải Brussels… có tiềm năng lớn trong việc tạo ra một loại thuốc chống lại SARS-Cov-2 và cả các virus corona khác.

Trong một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của Đại học Y khoa John Hopkins đã cho tế bào tiếp xúc với sulforaphane trong 1-2 giờ trước khi bị lây nhiễm chủ động SARS-CoV-2, và một virus gây cảm lạnh thông thường là HCoV-OC43.

Theo Medical Xpress, các tác giả ghi nhận nồng độ vi mô của sulforaphane 2,4 µM cũng đủ để làm giảm đến 50% sự sao chép của 6 chủng SARS-CoV-2, bao gồm Omicron và Delta, cũng như cần 31 µM để giảm 50% sự sao chép của HCoV-OC43

Các tác giả cũng kiểm tra tác dụng của nó khi kết hợp với thuốc kháng virus Remdesivir. Bản thân Remdesivir cũng ức chế 50% sự sao chép của SARS-CoV-2 và HCoV-OC43 ở liều lần lượt là là 4µM và 22µM.

Nếu 2 chất này được sử dụng cùng nhau, chỉ cần lần lượt 1,6 µM sulforaphane và 0,5 µM Remdesivir để giảm được 50% gánh nặng virus cho các tế bào nhiễm SARS-CoV-2. Với HCoV-OC43, liều cần thiết là 3,2 µM sulforaphane kết hợp với 3,2 µM Remdesivir. Tức liều lượng cả 2 thấp hơn rất nhiều để đi đến hiệu quả tương đương.

Trong thí nghiệm trên chuột, việc cho mỗi con uống 30 mg sulforaphane trên mỗi kg trọng lượng giúp giảm đáng kể việc sụt cân khi mắc bệnh (giảm 7,5%), giảm tải lượng virus trong phổi 17% và trong đường hô hấp trên 9%, giảm nguy cơ tổn thương phổi 29% ở những chủng có nguy cơ gây tổn thương phổi.

Đồng thời, sulforaphane còn giúp giảm tình trạng viêm ở phổi, bảo vệ các tế bào khỏi phản ứng miễn dịch quá mức, vốn là một trong những yếu tố thúc đẩy tử vong ở bệnh nhân Covid-19.

“Nếu các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo tiếp tục thành công, đây sẽ là một tin mừng bởi chất có nguồn gốc thực vật này dễ tìm, đã sẵn có trên thị trường, ít tốn kém và an toàn” – Phó giáo sư Lori Jones-Brando từ Đại học Y khoa John Hopkins, tác giả chính của nghiên cứu nói.

Nguồn : phunutoday - John Phan st.


KIM CHỈ NAM ĐỂ SỐNG MẠNH KHỎE

Ngài Danh Y Tuệ Tĩnh Thiền Sư lẫy lừng của nước ta đã nêu ra 14 chữ để tạo thành tiền đề xây dựng sức khỏe bền vững, nội tâm thanh cao đạo đức cũng như một tuổi thọ vững bền như sau:

" Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình. "

1. Bế Tinh: Hạn chế sự xuất tinh, dịch sinh dục của cơ thể. Sống đời thanh cao, ít tình dục.

2. Dưỡng khí: Tức là tập luyện khí công, tập hít thở theo thiền, tập điều hòa hơi thở cũng như sống và tạo ra môi trường không khí trong lành cho mình và mọi người.

3. Tồn thần: Chúng ta nên hiểu tức là sự khiêm hạ, kín đáo, ít bọc lộ cái mình hơn người để so đo với nhau. Không lấy thần thái của mình áp bức người khác.

4. Thanh tâm: Tức là nuôi dưỡng một nội tâm thanh cao, đạo đức, yêu thương hòa ái cả cuộc đời.

5. Quả dục: Tức là kiểm soát ham muốn tình dục, ham muốn xấu xa từ trong sâu thẳm nội tâm.

6. Thủ chân: Không đặt chân vào con đường ác, không làm các việc ác nhân thất đức để đừng bị ác nghiệp khống chế.

7. Luyện hình: Tức là rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đúng thời, giữ gìn vóc dáng của mình mạnh khỏe, can trường.

Chúng ta có thêm một bí quyết để tăng thêm tự tin, sống lạc quan, cảm xúc thường an trú trong sự an lành đó chính là Sống Lành Mạnh ít dâm dục. Điều này vừa không làm ta tổn phước nhiều theo Nhân Quả vừa đúng với cơ chế sinh lý của cơ thể.

John Phan st.

Phụ bản IV


HAI CỐ NHÀ THƠ LỚN – “CẶP BÀI TRÙNG”

XUÂN – HUY CÙNG LÀ HAI DỊCH GIẢ ĐÁNG NỂ

Thúy Toàn

Vào đầu những năm 1960, vừa trở thành anh giáo dậy tiếng Nga tại trường Trung cấp Ngoại ngữ Mễ Trì, ngoại thành thủ đô, kề sát tận thị xã Hà Đông, một buổi tôi được nhà thơ Hoàng Minh Châu sống cùng gia đình gần đó đưa cho giấy của Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam mời về tham gia buổi họp triển khai công việc ra tập tuyển Thơ Liên Xô, để sang năm 1962, chào mừng Kỷ niệm 45 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, phụ trách Ban Đối ngoại đã soạn thảo đề cương tập tuyển. Cẩn thận Ban Biên tập muốn tranh thủ ý kiến bổ sung. Tôi ngần ngại nhưng được các bậc đàn anh động viên, tôi cũng mạnh dạn nêu ý kiến có lẽ nên chăng bổ sung một số tên tuổi mới xuất hiện lại trên thi đàn Nga, chẳng hạn như Sergay Esenin, và một số tác phẩm của số nhà thơ Xô Viết các nước Cộng Hòa, mới được giải thưởng quốc gia, giải thưởng văn học Lênin, như tác phẩm của Petrus Brovka (Belarus), Eduard Megielaitis (Litva), Macsim Rưnski (Ukraina), Miecdo Tusun-Zade (Tacgich)… Tôi được đề nghị cung cấp tư liệu tiếng Nga và thực hiện bản dịch nghĩa mời các nhà thơ khác dịch thành thơ Việt.

Qua các tài liệu dịch nghĩa, nhà thơ Xuân Diệu đặc biệt hứng thú với sáng tác của Sergey Esenin. Ông đọc bản dịch nghĩa, bảo tôi đọc nguyên bản tiếng Nga cho ông nghe một lần, một lần nữa, rồi một lần nữa, hỏi lại nghĩa những từ ông chưa thật hiểu, chưa hình dung ra… Ông đã chọn ra tới bốn bài để chuyển thành thơ, số lượng nhiều nhất so với số bài của các tác giả khác được đưa vào tập tuyển. Cả bốn bản dịch thơ Esenin của Xuân Diệu khi ấy về sau đã được in đi in lại nhiều lần và gần đây nhất, năm 2017, lại được in lại trong Tuyển thơ Sergey Esenin do Quĩ hỗ trợ quảng bá văn học Việt Nam – Văn học Nga” của Hội Nhà văn Việt Nam chuẩn bị bản thảo, NXB Nga “Lokid Premium” ấn hành dành gửi tặng bạn đọc Việt Nam

Còn nhà thơ Huy Cận bạn thơ “cặp bài trùng”, “bạn nối khố” của ông, vừa đi họp Đại hội của Hội các nhà văn Á Phi về, nhận chuyển dịch thơ của nhà thơ trung Á Tacgich Tusun-Zađe, trích đoạn trường ca Ngày hội trên sông Xưđecria.

Kể từ những ngày được cộng tác làm tập tuyển thơ Liên Xô và nhất là sau khi trường Trung cấp ngoại ngữ Mễ Trì giải thể giữa năm 1964, tôi được về làm anh biên tập ở tổ văn học nước ngoài của NXB Văn học (khi NXB Văn hóa của Viện Văn học sáp nhập với NXB Văn học của Hội nhà văn thành NXB Văn học thoạt đầu thuộc LHVHNT Việt Nam sau trực thuộc Bộ Văn hóa), càng ngày tôi càng có nhiều cơ hội gần gũi với đôi bạn thơ Xuân – Huy nổi tiếng. Nhà thơ Xuân Diệu, ngoài sáng tác, để nhiều tâm sức cả cho mảng dịch thuật. Ông tham gia tập thơ Trữ tình Puskin (ra năm 1966), thơ Blok-Esenin (1983) – do tôi đứng tên chủ trì, nhiều tập thơ dịch khác do NXB Văn học có trong kế hoạch xuất bản. Đặc biệt trong giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước và nhất là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ xâm lược, nhà thơ Xuân Diệu là người tham gia dịch nhiều thơ bạn bè nước ngoài ủng hộ cuộc đấu tranh của Việt Nam chống xâm lược, lên án đế quốc Mỹ… Tổng kết sau này Xuân Diệu ra riêng một tập thơ dịch của nữ thi sĩ Blaga Dimitrova với cái tên rất đẹp Vây giữa tình yêu, viết về đề tài Việt Nam (NXB Văn Học 1968) và tập tuyển thơ thế giới với cuộc đấu tranh của nhân dân ta có cái tên không kém phần “thơ mộng” – Việt Nam hồn tôi (NXB Văn học, 1974).

Là biên tập NXB Văn học tôi thường được trực tiếp làm việc với nhà thơ Xuân Diệu – cộng tác viên “ruột” của NXB. Và thường làm việc tại căn buồng riêng của nhà thơ ở tầng 1 biệt thự số nhà 24 phố Cột Cờ (sau này đổi mang tên đường Điện Biên Phủ). Và trong những lần đến làm việc tôi cũng được thấy hoặc chuyện trò với nhà thơ Huy Cận, cùng gia đình sống ở tầng trên tòa nhà “Nhà tôi hai bốn Cột Cờ” nổi tiếng này.

Mỗi lần hẹn tôi đến làm việc nhà thơ Xuân Diệu bao giờ cũng chuẩn bị sẵn một tách cà phê túi pha sẵn với một đĩa nhỏ trên bầy gọn ghẽ đôi ba chiếc bánh bích qui, chiếc kẹo nước ngoài (tiêu chuẩn bìa C của nhà thơ được mua ở cửa hàng Tông Đản). Bữa ấy đi làm về, nhà thơ Huy Cận lên gác thay quần áo ngoài, trời nóng cởi trần đánh bộ quần soóc, lại đeo chéo vai kè kè chiếc bi đông. Ông đi tập thể thao thì phải. Nhà thơ ngó vào buồng bạn “cặp bài trùng” của mình, thấy tôi ông chào hỏi và cười hì hì định bước vào, chắc định bắt chuyện. Xuân Diệu xua xua tay: “Diệu đang có khách, mà Cận không có phần ở đây đâu…”. Thực sự là tôi vui thích được tận mắt chứng kiến một chi tiết tình bạn thân thiết đến thế.

Sau năm 1986, biết tin tôi có việc đi công tác sang Bungari làm việc với nhà xuất bản “Europa”, nhà thơ Huy Cận đến cơ quan mình, sang ngay NXB Văn học gửi cho tôi một phong thư. Mở ra có nửa tờ giấy A4 in sẵn địa chỉ: Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam với mấy dòng chữ viết tay của nhà thơ: Anh Thúy Toàn, tôi gửi anh ba cái thư (đã có tem LX) để nhờ anh bỏ thùng thư ở Moskva và 1 cái thư gửi giám đốc “Europa” để anh đưa tay và lấy giùm về 2 quyển (2 bản) thơ XD in ở Budapest (dịch ra tiếng Hung) do “Europa” xuất bản… Sau lời chúc sức khỏe, chữ ký Huy Cận, có ghi rõ ngày 13/6/1986.

Bạn ông, nhà thơ Xuân Diệu đã qua đời ngày 18/12/1985 Huy Cận vẫn chăm sóc bạn như khi bạn còn sống cùng nhà. Tôi lại sực nhớ, câu nói của nhà thơ Xuân Diệu nói hôm nào khi Huy Cận, bộ dạng như một ông chủ hàng phở ở phố cổ: “Diệu đang có khách… Cận không có phần ở đây đâu…” Quả thật là một đôi bạn chí cốt Xuân – Huy!

Đầu năm 1990, thân phụ chúng tôi qua đời tại quê, tận bên Từ Sơn, Bắc Ninh, nhà thơ Huy Cận vì bận công việc, nhưng đã không quên gửi cho tôi thư chia buồn. Và rồi đến khi tôi đã đến tuổi nghỉ hưu ông lại chép tay tặng cho bốn câu thơ ông dịch tác phẩm của nhà thơ Trung Á cổ điển: Omar Khayyam

Chúng ta là những quân cờ

Trong tay thượng đế dật dờ thấp cao

Khi tiến trước, lúc lùi sau

Cuối cùng đều bị quẳng vào hư vô .

Thơ Omar Khayyam

(Ba Tư, thế kỷ 11)

Huy Cận

Chép lại ngày 31/3/1999

Mãi về sau này tôi mới giật mình để ý đến ngày nhà thơ Huy Cận chép tặng tôi bài thơ ông dịch : 31/3/1999. Ông chúc ngày sinh nhật 11/3 vừa qua của tôi. Tôi đã nghỉ chế độ được một năm. Và bấy giờ tôi mới nhớ thêm ra là đúng hai tháng nữa: 31/5/1999 nhà thơ Huy Cận sẽ thượng thượng thọ bát tuần!

Tôi đến nhà ông tặng ông hai tấm ảnh tình cờ trước đó, đã bắt gặp nhà thơ Huy Cận ra ngồi trên ghế đẩu trước cửa nhà số 24 – “Nhà tôi hai bốn Cột Cờ…” nổi tiếng, và tôi đã kịp bấm máy ghi lại. Thoạt nhìn thấy ông tôi đưa máy lên ngắm, linh tính ông cảm thấy chuyện gì đó không ổn, đưa tay lên che mặt. Tôi phải đến gần năn nỉ là hình ảnh nhà thơ Huy Cận về nghỉ ngơi, có thời gian ngồi ngắm cuộc đời của nhân dân, đất nước đang diễn ra sôi nổi trước mắt ông cũng có thể có ý nghĩa nào đó đối với hậu thế chứ! Nhà thơ Huy Cận ngồi ngay ngắn lại cho tôi bấm máy.

Nhà thơ chép tặng cho tôi bản dịch thơ của mình chính là trước lúc chia tay buổi tôi đến tặng ảnh ông bữa ấy. Nhận được bức thư chép tay tặng vật của ông, ra về tôi cứ lăn tăn suy đi nghĩ lại. Có phải chăng nhà thơ lớn an ủi tôi, một cá thể trong lớp hậu thế tấp tểnh nối gót bước đường thế hệ tiền bối các ông. Hãy bằng lòng với hạnh phúc được hưởng cuộc sống mà thượng đế ban cho nơi trần thế. Nhưng sống, dù thế nào cũng phải sống cho chỉn chu. Thì đây tặng vật gửi lại cho “em”, chỉ là bốn câu thơ thôi nhưng “anh” chép lại ngay ngắn, có đầu có cuối, có ngày tháng ghi nhớ… còn nội dung mấy câu thơ ngắn ngủi triết lý cuộc đời, nó đâu có gì tiêu cực, mà ngược lại nó thôi thúc ta sống cho đáng sống mà thôi.

Tôi lại sực nhớ một bản dịch thơ khác của nhà thơ Huy Cận in chung trong chùm thơ của thi hào Pháp Vichto Huygo, có tới sáu bản dịch của sáu nhà thơ Việt Nam trên trang báo Văn nghệ từ tháng 5 năm 1985 nhân kỷ niệm 100 năm mất của tác giả (1885-1985). Bản dịch của nhà thơ Huy Cận chỉ có 3 thi tiết, ngắn gọn nhất, nhưng lại có chú thích xuất xứ của nguyên bản, mà Huy Cận đặt tên “Thăm mồ con” : “Con gái đầu của thi sĩ, Lêôpônđin, bị chết đuối cùng chồng bẩy tháng sau khi cưới, ngày 4/9/1846. Trên đây là bài thơ mà V.Huygô thăm mồ con ba năm sau”. Đúng là tác phong của Huy Cận, chỉn chu trong mọi việc. Ấy vậy mà năm 1993 NXB Văn học cho in một tập tuyển thơ V.Huygô, mà bài thơ Huy Cận đã dịch công bố trên báo trước đó 8 năm, lại có đầu đề khác và đối tượng tác giả đi viếng lại là người yêu. Sách ra ít lâu sau, biên tập NXB nhận được thư của anh Hoàng Bình Trọng, từ miền Trung gửi ra góp ý cho bản dịch kia trong sách của NXB. Bây giờ mới té ngửa ra: từ giám đốc đến biên tập chủ quan tin vào người dịch, là trí thức, tiếng Pháp giỏi từ trước CM tháng Tám, không ai phân vân gì cứ thế cho in. Tôi cũng là người có phần chịu trách nhiệm trong đó bởi vì tôi là người giúp việc cho giám đốc có tên chịu trách nhiệm bản thảo. Chỉ nhớ lại bản dịch của nhà thơ Huy Cận tôi cũng thêm một lần ân hận, đỏ tai, đỏ mặt.

Đấy hai cố nhà thơ lớn, “cặp bài trùng” “Xuân - Huy tham gia công việc dịch thuật, người nhiều người ít: Xuân Diệu coi dịch thuật là một mảng sáng tác ngôn từ quan trọng đời mình – trong kỷ yếu tiểu sử hội viên Hội nhà văn Việt Nam, ngoài sáng tác thơ, văn, Xuân Diệu còn đưa bốn tác phẩm dịch của mình: 1/ Thơ Nadim Hitmét (1962), 2/ Vây giữa tình yêu (1968), 3/ Thơ Nicôla Ghiden (1982), 4/ Những nhà thơ Bungari (1985)… Đáng ra còn có thể kể: Việt Nam hồn tôi, tuyển thơ chống Mỹ do ông truyển trọn, nhưng phần lớn là những bản dịch của ông đăng trên sách báo về đề tài này.

Còn bạn thơ của ông, nhà thơ Huy Cận, tuy không có những tập thơ dịch, nhưng thỉnh thoảng ông cho công bố bản dịch đóng góp vào các trang thơ dịch trên báo chí, thậm chí chép tặng người này người kia, nhưng qua những bản dịch lẻ tẻ ít ỏi cũng có thể thấy một Huy Cận nhà thơ đồng thời cũng có thể coi là một dịch giả đáng kính nể.


BÂNG KHUÂNG HOA TRẮNG

Truyện ngắn

Chiều nay, không như mọi chiều. Nắng hửng vàng. Cây lá lao xao. Bà con trong xóm rộn ràng kéo nhau ra ngõ. Họ tụm năm, tụm ba bàn tán về Đạm và chiếc xe sắp được đem ra chạy thử.

Đạm mồ côi mẹ từ năm lên mười. Để có người chăm sóc con, ba Đạm đã đi thêm bước nữa. Nhưng, bà mẹ kế của anh lại thể hiện đúng với câu: ”Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”. Không ngày nào láng giềng không nghe những câu mắng nhiếc của bà dành cho Đạm hoặc tiếng khóc tức tưởi của anh. Bà mẹ ghẻ có trăm nghìn lý do để đánh đập con chồng. Ba Đạm chắc biết nhưng ông làm ngơ. Để mặc con héo hắt, Đạm trở nên lầm lì, ít nói. Anh thường lén ra sau vườn bưởi nhà tôi ngồi khóc. Lúc đó, tôi còn bé nhưng đã biết cảm thương người bạn xấu số. Tôi nép sau một gốc cây trộm nhìn anh gục đầu vào đôi tay nức nở. Hoa bưởi rắc lưa thưa trên mái tóc và rải đầy hương hoa quanh chỗ anh ngồi. Chờ cơn uất nghẹn qua đi, tôi mang đến cho anh vài mẫu bánh.

Đạm vừa nhai ngấu nghiến vừa hỏi: Có phải mẹ Bằng Lăng làm bánh nầy không?”. Tôi gật đầu xác nhận. Đạm lại khóc. Anh than thở:” Mồ côi cha, ăn cơm với cá, mồ côi mẹ, lót lá mà nằm!”.

Tôi muốn cãi: “Còn cha gót đỏ như son. Đến khi cha chết, gót con đen sì! Cha hay mẹ mất đều khổ”. Nhưng tôi kịp nén. Tôi không muốn làm buồn lòng anh vì cái khổ của tôi. Cha tôi qua đời từ khi tôi mới được sáu tuổi. Mẹ tôi phải chịu biết bao đắng cay khi sống chung với bên chồng. May là ông ngoại tôi năn nỉ, ỉ ôi, xin rước mẹ con tôi về. Từ đó, mẹ đỡ khổ hơn nhưng cũng không tránh được vất vả. Hết công việc đồng áng, đến chăm lo vườn tược rồi lo cho ông ngoại và tôi. Bao nhiêu là việc! Có lần Đạm hỏi: ”Sao mẹ Bằng Lăng không lấy chồng khác?”. Tôi cũng không biết vì sao. Về hỏi mẹ. Bà ôm tôi vào lòng, mắt ngân ngấn nước: ”Con ơi, con không nghe người ta bảo sao? Trời mưa bong bóng phập phồng, mẹ đi lấy chồng, con ở với ai?”. Tôi đã ngốc nghếch cãi lại:” Con ở với ngoại”. Cốc nhẹ vào đầu tôi, mẹ nói:” Cái con nầy, sao cứ xúi mẹ lấy chồng hoài vậy hả? Con không cần mẹ nữa hả?”. Tôi ôm chầm lấy mẹ:”Không, con yêu mẹ lắm nhưng nếu mẹ muốn có chồng thì cứ có, mẹ nhé!”. Mẹ phì cười:” Ừ, con không sợ dượng ghẻ sao? Chưa chắc người ta yêu quí con. Con còn bé, làm sao hiểu được”.

Tôi lờ mờ nhận ra cái khổ trong tiếng “ghẻ” đi kèm theo chữ “dượng”. Biết đâu, lúc đó tôi cũng chạy đi tìm một gốc bưởi và ngồi khóc dưới hoa. Tôi hết dám nhắc mẹ lấy chồng và cảm thấy an vui, hạnh phúc bên mẹ.

Trong khi Đạm ngày một khổ hơn. Người mẹ kế có thai rồi sanh khó. Đứa bé vừa lọt lòng mẹ đã tắt thở. Tưởng bà sẽ yêu quí Đạm. Nào ngờ, bà ngày càng thích hành hạ anh hơn. Tan học về, Đạm phải đi chăn trâu.

Anh dắt trâu vượt qua mấy đám ruộng, đến tận một đồng cỏ bao la ở bìa làng. Trời nhá nhem tối mới quay về. Thức ăn mang theo chỉ có nắm cơm nho nhỏ với ít muối mè. Nghe tôi kể, mẹ tội nghiệp, bảo tôi dúi cho anh vài củ khoai lang hay chuối nấu lúc anh cưỡi trâu ngang nhà. Có khi ức quá, tôi xúi anh:” Cứ dắt trâu ra sau đình làng. Ở đó, cỏ mọc dày đặc. Miễn trâu ăn no thì thôi, đi làm chi xa dữ vậy? Đừng thèm nghe lời bà ta!”. Đạm cười buồn:” Đạm cũng thích đi xa như vậy, ở đó, dễ thở hơn !”.

Khó khăn thế mà Đạm vẫn học giỏi như thường. Bài nào anh cũng thuộc nên được thầy và bè bạn yêu quí. Có ai bảo:” Tội nghiệp!”. Đạm lại chối:” Thật ra, tôi cũng chẳng khổ tí nào. Phải chăn trâu thì mang theo vở, lúc nó ăn cỏ thì mình học”.Không biết ai mách lẽo mà mụ dì ghẻ ra tay độc ác. Bà ta tậu thêm con trâu nữa rồi bảo anh chăn luôn một thể. Thấy Đạm dắt trâu ngang nhà, lúng ta lúng túng với hai con trâu lớn gấp mấy lần Đạm, ông tôi rủa thành lời:” Tội nghiệp thằng nhỏ. Đúng là gái độc không con mà!”. Hôm đó, chẳng biết vì mãi lo học bài hay vì con trâu lạ chưa quen chủ nên nó dùng sừng chém một nhát vào bụng Đạm. Máu ra lênh láng, anh bất tỉnh tại chỗ. May sao nhờ mấy đứa mục đồng khác nhìn thấy. Chúng hô hoán, những người ở gần đó chạy tới đưa anh đi cấp cứu.

Sau lần bị nạn, suýt chết, dường như trời rủ lòng thương anh. Bố Đạm đã hồi tâm, tỉnh trí. Ông nhận ra thiếu sót của mình về cái bổn phận làm cha. Ông đã vô tình đẩy Đạm vào đường cùng và hoàn cảnh gia đình thêm bế tắc. Ông dắt Đạm lên tỉnh học nghề thợ đồng. Anh rời xa sách vở, cầm lấy cây búa và cái mỏ hàn từ dạo ấy.

Thời gian thầm lặng trôi qua. Xuân đến rồi đi bao lượt. Hoa bưởi vườn nhà tôi bao lần rắc trắng mảnh sân con, hương đưa ngọt lựng. Chỗ anh ngồi học bài ngày xưa, bây giờ vắng ngắt. Thi thoảng, tôi ra đó ngồi học bài. Chữ nghĩa chẳng làm sao lọt vào trí nhớ mà mớ kỉ niệm buồn bã ấy tự bao giờ đã len vào kí ức, bắt tôi mãi nghĩ về anh.

Tôi đã lớn dần cùng với những đổi thay của quê hương. Cánh đồng cỏ bạt ngàn ngày nào anh dong trâu tìm đến bây giờ là trung tâm của thị trấn. Một bệnh viện, vài cơ quan, năm bảy cửa hàng và một mái trường mà tôi đang công tác ở đó. Nó cũng đứng cùng một dãy. Ngày ngày, tôi đi về giữa hai hàng me rợp mát, trong cái nhộn nhạo, tất bật của một khu phố đông người như kẻ mộng du, chẳng có chút quan hệ đến sự tiến bộ của loài người. Tôi âm thầm sống với những ước mơ nhỏ bé. Nhưng, nó cũng bay vụt khỏi tầm tay với của tôi.

Khi anh lành nghề trở lại làng quê, ba anh mất. Trước khi chết, ông cầm lấy tay anh khẩn khiết, yêu cầu, gửi gấm người vợ kế và đứa con nhỏ. Đứa em gái xinh đẹp nhưng ngớ ngẩn, ngờ nghệch. Cô bé đi, đứng và lớn bình thường nhưng chẳng biết suy nghĩ như bao kẻ khác. Tỉ như trong mái tóc dài, mượt mà kia là một cái hộp rỗng. Hoặc giả là một bộ óc trắng bệt. Nó chỉ có thể làm cho em gái anh biết nâng bát cơm, há miệng nhai và nuốt để rồi lớn dần. Hay nói cách khác, cô bé sống đời thực vật qua dáng dấp một con người. Đạm yêu quí em gái anh vô cùng.

Giọt máu của cha và người mẹ kế của anh đã tụ hình khi anh rời làng mạc để học nghề. Đứa em như một mầm xanh muộn màng và bất hạnh. Cô em gái vô hồn đã xóa dần ranh giới lạnh lùng, xa cách của người mẹ ghẻ với đứa con chồng. Sự tàn độc của bà như đã phai tàn trong anh. Bây giờ, từng phút từng giây, anh tội nghiệp bà mẹ già nua, héo hắt, khổ đau vì con, vì những khiếm khuyết mà con gái bà phải gánh chịu. Hẳn bà đang chết dần mòn trong nỗi ân hận không bờ bến. “Gieo gió thì gặt bão”. Đêm nào bà cũng gõ mõ, tụng kinh. Rằm nào bà cũng đi lễ phật ở mấy ngôi chùa trong thị trấn. Bà sám hối. Có lẽ đã muộn nên con gái bà cứ mãi sống hồn nhiên như cây cỏ. Mặc cho nước mắt người mẹ tuôn rơi, mặc cho bao nhiêu tiền bạc, công sức lao động của anh đổ ra để chạy chữa cho bé. Nó vẫn mê mê muội muội.

Cũng như tôi, anh sống như người nằm mơ chổi dậy hoạt động. Ngày ngày, anh gò, uốn, sửa chữa những mảnh thiếc, nhôm vô tri thành vật dụng. Anh làm cho những chiếc xe bị hỏng trở nên hữu ích. Và, gần đây, anh góp nhặt từ những vật dụng, phụ tùng xe hơi phế thải của người ta bỏ lại, anh lắp ráp, biến chúng thành một chiếc xe bốn bánh, có đầu máy ô tô. Dáng dấp cũng không khác những chiếc xe cùng loại. Tuy toàn là đồ cũ nhưng điều đáng nói là nó được hình thành từ bàn tay lao động và bộ óc sáng tạo của anh.

Hôm nay anh đem ra chạy thử. Người làng xem đó là một kỳ công. Họ chờ đợi tiếng máy nổ và những vòng bánh lăn đều. Mẹ tôi cũng ra ngõ. Bà cứ kéo chiếc khăn lên lau mắt. Mẹ tôi thương anh mồ côi và mẹ hiểu tôi hơn ai hết. Mẹ thường bảo:” Mẹ giữ vườn bưởi này cho con. Mai này lấy chồng, có nơi trồng trọt”. Rồi khi anh quay về, mở xưởng sửa xe, tiếng đập thùng thiếc loảng xoảng, ánh lửa hàn lập lòe ngày đêm không nghỉ. Có người đến hỏi mua đất, mẹ không bán và bảo tôi:”Vườn bưởi này chứa biết bao kỷ niệm vui buồn của con mà. Quá khứ dù ra sao, vẫn đẹp!”. Chẳng biết mẹ giữ đến bao giờ. Tôi vẫn một mình đi về lặng lẽ. Còn anh, mãi mê oằn vai bổn phận.

Tiếng máy nổ xình xịch vang lên. Tiếng cười của lũ trẻ làng giòn tan trong chiều quê yên ả. Chiếc xe lao đi, quầng khói đen ngòm bay ngược ra sau. Người mẹ kế nhìn theo, hớn hở. Đứa em gái ngờ nghệch bỗng vỗ tay cười. Còn tôi, lẻn ra sau vườn bưởi nhà mình. Tôi tìm gốc bưởi ngày xưa, ngồi xuống, úp mặt vào đôi tay. Cây đã già cỗi, không trổ nhiều hoa để rải hương theo gió. Quanh tôi, rêu xanh bốc mùi ngai ngái. Và, mơ ước của tôi xám một màu ảm đạm.

Nguyễn Thị Mây


MỤC LỤC

Chi tiết về cuộc họp ngày 09/04/2022 ...... Vũ Thư Hữu ...... 03

NIỀM VUI NHO NHỎ CUỐI ĐỜI:
THÔNG TIN MỚI VÀ CHÍNH XÁC NHẤT VỂ VIỆC XUẤT BẢN CUỐN SÁCH MỚI NHẤT CỦA TÔI, CUỐN "12 NĂM VIẾT VÀ DỊCH" .. Vũ Anh Tuấn ............ 12

Lịch sử Giáo Hội Cộn g Giáo (tt- số 181 )
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 13

VỀ KINH NGỤY TẠO (APOCRYPHA) - (tt- số 181 )

Tâm Nguyện .......... . 20

NGÀY THỐNG NHẤT 30.4.2022, NHỚ VỀ SAIGON XƯA:

Phạm Vũ ........ 31

CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI GIÀ
NHƯNG DÀNH CHO CÁC BẠN CHƯA GIÀ ?...

Lệ Ngọc ........ 41

TIỂU TRUYỆN TOÀN TÊ ..... Đào Minh Diệu Xuân ....... 44

GIẤY CHỨNG NHẬN “NGƯỜI” ... Hà Manh Đoàn ........ 54

ĐIỀU BÍ MẬT TRONG CÔNG THỨC
HẠNH PHÚC CÙA ALBERT EINSTEIN ĐƯỢC BÁN ĐẤU GIÁ 1.5 TRIỆU ĐÔ Hoàng Chúc 59

CÓ NGÔNG KHÔNG NÀO? ...... Vũ Thùy Hương ........... 64

NGÀY XƯA GỢI NHỚ ............ Vũ Thùy Hương ........... 65

MÃI LƯU TÌNH ..................... Vũ Thùy Hương ........... 66

NHỚ ƠN THẦY CÔ ..... Dương Ngọc Lạc (Hồng Lạc) ............ 67

NHỚ MẸ HIỀN .............. Dương Ngọc Lạc (Hồng Lạc) ............ 68

CÂY MAI NHÀ TÔI ........ Thúy Mai (Quan Thúy Mai) ............ 69

LỜI NGUYỆN CẦU ....................... Hoài Ly ........... 71

MẠNH LÊN SAU BÃO ................ Lê Minh Chử ........... 72

QUAY VỀ TUỔI THƠ ................. Lê Minh Chử ........... 72

ĐẤT THÁNH .................... Trần Nhuận Minh ............ 73

HOLY LAND

Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn .......... 73

NGỌN HẢI ĐĂNG ................. Trần Nhuận Minh ............ 74

THE LIGHT HOUSE

Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ...... 74

VIẾNG NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG

Trần Nhuận Minh 75

VISITING THE HANG DUONG CEMETERY

Trần Nhuận Minh - Translated by Vũ Anh Tuấn ..... 75

BÀI VIẾT VỀ NHÀ BÁO, HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN VĨNH

Hoàng Kim Thư st . 77

NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ BỘ NÃO
MÀ BẠN CHƯA BIẾT ............. Bùi Đẹp st. ............ 85

Top 20 Most Famous Love Stories in History and Literature

Đỗ Thiên Thư st . .......... 91

THẦN DƯỢC CHỐNG COVID....... John Phan st . ....... 113

KIM CHỈ NAM ĐỂ SỐNG MẠNH KHỎE

John Phan st. 115

HAI CỐ NHÀ THƠ LỚN – “CẶP BÀI TRÙNG” XUÂN – HUY CÙNG LÀ HAI DỊCH GIẢ ĐÁNG NỂ
Thúy Toàn . .......... 118

BÂNG KHUÂNG HOA TRẮNG ...... Nguyễn Thị Mây .......... 126



|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
 156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
 161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
 171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
 176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
|  151 |
 152 |
 153 |
 154 |
 155 |
|  156 |
 157 |
 158 |
 159 |
 160 |
|  161 |
 162 |
 163 |
 164 |
 165 |
|  166 |
 167 |
 168 |
 169 |
 170 |
|  171 |
 172 |
 173 |
 174 |
 175 |
|  176 |
 177 |
 178 |
 179 |
 180 |
|  181 |
 182 |
 183 |
 
Netadong.com thiết kế