Hiện có 4 người xem / 2482361 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        
 
Vài dòng về cuốn sách “MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ”
(“UNE CAMPAGNE AU TONKIN”

của BS. HOCQUARD XB NĂM 1892) 

Tôi cũng có cuốn sách này nhờ anh bác sĩ “trung thương gia” mang ở Pháp về. Thấy tôi thích, anh rất “tình cảm” và chỉ “cứa” tôi rất nhẹ, chưa hề hấn gì. Cuốn sách này được xuất bản năm 1892 (118 tuổi), khổ 20cm x 28cm và dày 560 trang.

Trước khi đi vào chi tiết xin được nói vài dòng về tác giả Bs. Hocquard. Tên đầy đủ của ông ta là Charles-Edouard HOCQUARD, sinh ngày 15.2.1853 ở Saint-Nicolas (Meurthe) và mất ở Lyon ngày 18.1.1911. Ra trường năm 1875, ông được đưa về quân đoàn 4 bộ binh chiến dịch, và đã làm đơn xin được làm y sĩ trưởng trên xe cứu thương và tham dự chiến dịch diễn ra ở Bắc Kỳ, và ông đã sống ở Bắc Kỳ trong 2 năm rưỡi.

Cuốn sách dày 560 trang này được chia ra thành 23 Chương.

Xin các bạn hãy cùng tôi đi du hành qua XXIII chương của cuốn sách này:

Chương I: Nói về các chuyện sau đây: Tác giả tới Bắc Kỳ – Vịnh Hạ Long – Thành phố Hải Phòng. Từ Hải Phòng lên Hà Nội – Ông Ba và lũ đầy tớ Annamites – Những người làm nghề khảm trai – Cách ăn mặc và trang điểm của phụ nữ Annam.

Chương II: Nói về nhiều chuyện lặt vặt khi tác giả sinh sống ở Hà Nội như: nhà người nhà giàu Annam trang trí như thế nào? Người họa sĩ vẽ hoạt họa, nghệ sĩ được đối xử như thế nào? Các người bán rong vv…

Chương III: Nói về các chuyện lặt vặt khi tác giả sinh sống ở Hà Nội và về các nơi chốn như Thành Hà Nội – Chùa Vua vv… Đặc biệt là chương này có mô tả việc tướng Millot tiếp các sứ thần mà vua Annam gửi đến – và việc một ông Quan Annam nhận xét thế nào về người Pháp. Trong chương này, tác giả cũng có nhắc tới tục nhuộm răng đen của người Annam.

Chương IV: Nói về việc tác giả sửa soạn đi Bắc Ninh về việc quân viễn chinh Pháp gặp khó khăn trong việc nuôi quân – về kế hoạch mở chiến dịch – và về các con đề ở Bắc Kỳ.

Chương V: Nói về bọn Giặc Cờ đen – việc chiếm thành Bắc Ninh – về các chiến lợi phẩm – về bọn trộm cướp bị trừng trị - và về thành lũy của bọn Tàu.

Chương VI: Nói về việc tác giả trở về Hà Nội trên con đường Cái quan – về việc cày cấy bằng trâu – về những khu phố cổ – về các món ăn Annam – về việc tác giả ghé vào một tiệm hút thuốc phiện – về tòa Công sứ Pháp.

Chương VII: Nói về việc tác giả đi Hưng Hóa – về các đồn canh – về căn nhà của một kỳ hào – về các món quà được tặng khi tới nơi.

Chương VIII: Nói về những chuyện như: mô tả thành Sơn Tây – một tuyên cáo của Lưu Vĩnh Phước – các con voi của quan Tổng Đốc – việc ăn trầu – ăn thịt chó – miếu Ngũ Hành – một người Bắc kỳ có thể ăn nhiều tới bao nhiêu đồ ăn.

Chương IX: Nói về các việc như: oanh kích Hưng Hóa – Giòng sông Hắc – các chuyện cướp bóc của bọn Tàu – Lên đường đi Bất Bạt – về con đường núi – về đi đêm trong rừng – về việc bọn Giặc Cờ Đen thuê lao động như thế nào – về việc bọn lính Pháp cư xử tử tế tốt đẹp với người bản xứ…

Chương X: Nói về việc tổ chức các doanh trại trong mùa hè – về các luật lệ về vệ sinh – về một đêm đầy xáo trộn nào là muỗi, kiến, gián, ếch nhái và rắn.

Chương XI: Nói về việc kiếm nước sạch uống được – các chợ – trại các ông đồ – thi cử: tú tài, cử nhân, tiến sĩ – đền thờ Khổng Tử: các bia đá tưởng niệm – việc làm que hương – một xưởng giấy của người Annam – thư viện của một ngôi chùa – ngôi đền các liệt nữ Bắc kỳ.

Chương XII: Nói về chuyến chuyển quân tới Nam Định – Đồn Tre – Bà Ti – sau thày dạy tiếng Annam – thành Nam Định – một trận bão.

Chương XIII: Nói về ngày cắt tó thui dê ở Bắc kỳ – múa rối – ca sĩ – diễn viên hài – cuộc chạy đua giữa heo và dê – các trò cờ bạc – thơ và nhạc – tiếng Annam rất khó – các thi nhân Bắc kỳ.

Chương XIV: Nói về Nhà thờ Công giáo, một cách cầu nguyện kỳ lạ – các linh mục Pháp và Tây Ban Nha – cách sống và làm việc của các linh mục – các tu sĩ bản xứ – vấn đề tôn giáo – y khoa và các y sĩ bản xứ – khí hậu rét và nóng – các thứ thuốc Bắc kỳ – làm sao có được khách tới khám bệnh – một vụ xử tử – đao phủ thủ người Annam – đời sống gia đình ở Bắc kỳ – vợ cả, vợ lẽ – hôn nhân…

Chương XV: Nói về tiếng đồn về chiến tranh – tác giả rời Nam Định – sông Đáy và chài lưới – Nhà thờ Kẻ Sở – Phủ Lý – Giặc Cờ Đen làm việc cho Pháp – một cuộc báo động.

Chương XVI: Nói về bọn Tàu tràn vào – kế hoạch của Tướng Chỉ Huy – con đường Phủ Lạng Thương – Từ Yêu Lệ tới Bảo Lộc: di chuyển cực kỳ khó khăn vì trời quá nắng – Trận Kép – một đêm trên xe cứu thương – đoàn xe thương binh.

Chương XVII: Nói về việc bất ngờ đi tới sông Đáy (Rivière Claire?) – về những tàu đắm thê thảm – về một trại hủi – các ngôi làng nổi – sự đồng mưu của những tên thông ngôn – một lò rèn – các nhà ảo thuật và phù thủy – người Chàm – cây cau…

Chương XVIII: Nói về tác giả ở trên tàu Éclair – các bản đồ Annam – một tang lễ – linh hồn người chết kết bằng lục – Bữa ăn của người chết – Đám tang – lên đường đi Tuyên Quang – chuyến về vui vẻ bằng thuyền nhỏ…

Chương XIX: Nói về việc tác giả lên đường đi Lạng Sơn – tấn công các thành lũy của Tàu – quân thù bỏ chạy – thành Lạng Sơn – chợ Kỳ Hòa – xưởng làm nến – cuộc rút lui khỏi Lạng Sơn – ký hiệp ước sơ khởi tái lập hòa bình – Tướng De Courcy tới: tổ chức lại lãnh thổ…

Chương XX: Nói về nạn cướp biển ở Bắc kỳ – tổ chức bang nhóm, chiến thuật, việc tìm đồng đảng – vũ khí – việc bán tù nhân sang Tàu – nguồn gốc chuyện buôn người này – sự đồng lõa của quan lại – sự cần thiết phải phổ biến tiếng Pháp trong xứ – các trường học của người Annam.

Chương XXI: Nói về cuộc phục kích ở Huế – cuộc trốn chạy của vua Hàm Nghi – Đồng Khánh lên ngôi – chuyến đi thám hiểm ở Hắc Giang – Núi Ba Vì – Người Mường: lịch sử và phong tục – một ông quan giỏi triết lý – thờ cúng tổ tiên – tới cư ngụ trong một ngôi chùa…

Chương XXII: Nói về Lên đường đi miền Trung – chuyến hải hành đầy sóng gió – tới Cửa Hàn (Tourane) – đi thăm Ngũ Hành Sơn – tục thờ cúng Thủy Thần – lên đèo Hải Vân – Lăng Cô – thuyền rồng của nhà vua – Thuận An – tới Huế – Lãnh sự Pháp – thăm Thương Bạc và Thành Nội – Cửa Ngọ Môn – Vườn Thượng Uyển…

Chương XXIII: Nói về LM. Hoàng – du ngoạn trong Hoàng Thành – Hồng Môn – Viện Bảo Tàng – lễ hội các Tiến sĩ – Tết Annam – sự mê tín và trào phục – thăm viếng quà cáp – Vua Đồng Khánh – lễ phục của các quan – Nhà tiếp riêng phái đoàn – viếng thăm các lăng tẩm – trở về Pháp.

Tác phẩm này có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều chi tiết lý thú trong các chiến dịch ở Bắc kỳ, đồng thời nó rất phong phú về mặt hình ảnh vì nó có tất cả là 247 minh họa rất đẹp và 2 bản đồ. Sau đây người viết xin chia sẻ với quý vị một vài hình ảnh, xin vui vẻ thưởng thức.

Trích Hồi ký 60 năm chơi sách, chương 6

Vũ Anh Tuấn


Bài đã đăng
TÔI KHÓC EM TÔI
Đôi lời giới thiệu tập thơ "Mong manh thu vàng" của Phạm Thị Minh Hưng
Vài kỷ niệm buồn vui về Bs
SANG HƠN MỸ
HẮN, TÊN THIỆN QUỶ
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
VỀ CUỐN QUÝ THƯ
VỀ CUỐN ĐÔNG DƯƠNG
THAY LỜI GIỚI THIỆU
MỘT ĐỜI VỚI SÁCH
CUỐN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 1914-1918
Những tác phẩm sơn mài TUYỆT VỜI
VÀI CHI TIẾT
CUỐN CỔ THƯ 156 NĂM TUỔI VÀ TÔI
ĐỘNG LỰC NÀO KHIẾN TÔI HAM TÌM VÀ GIỚI THIỆU
CUỐN “THỔ PHỈ VÀ PHIẾN LOẠN Ở BẮC KỲ”
ĐẦU NĂM LƯỢM ĐƯỢC VÀNG
LIECHTENSTEIN
Vài điều nên biết về 1 người bạn Pháp
VÀI DÒNG VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TÌNH THƯ MỘT BỨC,
VÀI ĐIỀU ĐÁNG GHI NHỚ
VÀI CẢM TƯỞNG SAU KHI THAM DỰ
TÂY CŨNG TAM SAO THẤT BẢN
Vài chi tiết về cuốn sách nhan đề
Cuốn “Ở BẮC KỲ” (AU TONKIN)
Vài chi tiết về kỳ họp ngày 14/11/2009 của CLB Sách Xưa & Nay
Quyển “1001 CUỐN SÁCH BẠN CẦN PHẢI ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI XA”
Những chi tiết về cuộc họp ngày 11/4/2009
CLB Sách Xưa và Nay viếng thăm An Tất Viên
CUỐN “NGƯỜI PHÁP TỚI BẮC KỲ” _ 1787-1884
THIÊN DUYÊN VỚI SÁCH CỔ
CÂU CHUYỆN THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Bộ sách: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG”
CHIẾN THẮNG OANH LIỆT của BẠCH THÁI BƯỞI
Một số sự việc đáng được nhắc lại
Vài chi tiết về cuốn “SÁCH DẠY HÁT TIẾNG NAM”
Vài chi tiết lý thú về buổi họp ngày 10-2-2007
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ ĐỊA DƯ RẤT CẦN BIẾT VỀ NƯỚC BẠN HOA KỲ
HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)
Vài dòng về cuốn sách cổ “XỨ BẮC KỲ” (Le Tonkin)
Vài chi tiết về cuốn “MISSIONS DE COCHINCHINE”
Vài chi tiết về cuốn “CUỘC PHIÊU LƯU CỦA THẾ KỶ XX”
Cuốn “Ở ĐÔNG DƯƠNG NAM KỲ, CAO MIÊN, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ”
Vài chi tiết về cuốn “TỪ BA LÊ TỚI BẮC KỲ”
Cuốn “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
CUỐN “PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI ANNAM”
Cuốn NIÊN BIỂU CÁC NỀN VĂN MINH
Vài chi tiết về một cuốn sách KHÔNG PHẢI TÔI “CHƠI” MÀ LÀ TÔI MỚI “LÀM ”
Vài điều lý thú về cuốn "VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM"
Vài chi tiết về một cuốn sách mới xuất bản năm 1992
Giới thiệu 2 cuốn sách mới
Vài chi tiết về bộ sách “CON QUỶ CÀ NHẮC”
CUỐN “GIA ĐỊNH THUNG CHÍ”
CUỐN “CÁC HỘI KÍN TRÊN ĐẤT ANNAM”
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ BÁO KHOA HỌC HUYỀN BÍ
CUỐN ALBUM ĐẶC BIỆT CỦA BÁO ẢNH PHÁP
CUỐN “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”
VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “XỨ BẮC KỲ”
VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CUỐN “TỰ ĐIỂN TIỂU SỬ
CUỐN “LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”
HƠN 300 NĂM TRƯỚC
SÁCH QUAN CHẾ
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI 6 NĂM
Vài điều cần biết về tờ Gia Định báo
Vài cảm nghĩ về vấn đề sửa bản in
Lịch sử HÀN LÂM VIỆN ở nước ta và ở Pháp quốc
Thú chơi tranh và người thưởng ngoạn tranh ngày nay
Từ Lâu Đài đến Bảo Tàng
Thú chơi sưu tập
Nhân hai cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần thứ 3”
Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ai?
Lịch Sử Bưu Thiếp
TIÊU NGỮ
CÓ NÊN DỰNG LẠI THÁP PISE KHÔNG?
Hai chiếc thuyền rồng ở hồ Némi
Những cuốn sách đã ghé đời tôi và . . . . Ở LẠI
VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
TỔNG KẾT 4 NĂM HOẠT ĐỘNG
NHỮNG KỶ LỤC & THÔNG TIN
VỀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÔNG DƯƠNG RẤT HAY VÀ QUÝ
VỀ 1 SỐ NHÀ VĂN VIẾT NHIỀU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở NƯỚC TA
NÊN DẪN ĐỦ 35 CHỮ TRONG CHÚC THƯ CỦA VICTOR HUGO
NOSTRADAMUS
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH TRƯỚC ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG BÀI
MỘT CHUYỆN “CHÂU VỀ HIỆP PHỐ”
PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC RẤT KHOA HỌC
VỀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
CÁC “THƯ HIỆP” VÀ NỖI OAN CẦN ĐƯỢC GIẢI BÀY CỦA HỌ
HAI BỘ TRƯỜNG GIANG TIỂU THUYẾT CỦA EUGENE SUE:
Vài chi tiết về một số thư viện
MỘT CHÚT DUYÊN VỚI… SÁCH XƯA
LỄ RA MẮT CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA VÀ NAY
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TAM SAO THẤT BẢN
CUỐN BÚT QUAN HOÀI
BỘ “TAO ĐÀN TẠP CHÍ”
CHUYỆN VỀ CÁC GIỜ KHẮC SÁNG TÁC
­­Một cuốn sách cổ trên 300 năm
TÀI VẼ TRANH KHÔI HÀI CỦA TÚ MỠ
VỀ CUỐN “NGHỆ THUẬT Ở HUẾ” (L’ART À HUE)
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ “TẤN TUỒNG ĐỜI”
Những bộ sách vẫn cùng tôi đồng hành
Tản mạn về sách
Có nên dùng Tây Ba lô làm phụ đạo không?
MỘT CHUYỆN TRẢ THÙ
Chọc giận THẦN TÀI
Thứ duy nhất không mua được bằng tiền
Nỗi đau nho nhỏ của người yêu sách
Bài đọc tại buổi trao giải cuộc thi
Vài chi tiết về cuốn “Connaissance du Vietnam”
Tiểu phẩm hài hước cười ra nước mắt…
Làm thế nào để có một bộ sưu tập KIỀU đầy ấn tượng
Về một cuốn sách rất hay mà tôi mới có cơ duyên tìm lại được
Lược sử BÁO CHÍ VIỆT NAM từ khởi thuỷ tới 1945
Những tác phẩm sơn mài tuyệt vời
Về một trò chơi cần được tổ chức và phổ biến ngay
Tham luận tại Hội nghị Quốc tế
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ...
Học giả, học thiệt
Nghĩa của từ "Hat trick"
Một sai lầm cần được đính chính
Vấn đề hôm nay
Ông thầy quái đản của tôi
Trả lại sự công bằng
Hoan chiến: Một thứ chiến tranh mới lạ kỳ thú
Hội chứng sính ngoại ngữ
 
Netadong.com thiết kế