Hiện có 17 người xem / 2340778 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        
 
VÀI CHI TIẾT

VỀ CUỐN “KÝ ỨC CỦA MỘT NGƯỜI BUÔN TRANH”

(SOUVENIRS D’UN MARCHAND DE TABLEAUX)

của AMBROISE VOLLARD

    Đây là một cuốn sách mới được xuất bản năm 1957, tức là mới được 57 tuổi đời, nhưng đích thực là một quý thư, vì tác giả Ambroise Vollard, dù chỉ là một người buôn tranh, nhưng đã thực sự làm được nhiều việc quan trọng, đáng nể trọng trong lãnh vực Nghệ Thuật. Và, như là một tưởng thưởng thật xứng đáng của người đời sau, tên ông đã được đưa vào tự điển Larousse (và có thể vào vài tự điển Hội Họa khác, nhưng người viết không biết rõ), và sẽ ở lại mãi trong tự điển Larousse, chứ không như ở ta, hồi năm 1960, ta cũng có một nữ nghệ sĩ được đưa vào tự điển Larousse, nhưng rồi vài năm sau lại bị mời ra, thực đáng nản!

    Cuốn sách quý này dày 292 trang, được in dưới dạng hình chữ nhật, chiều cao là 20 phân và chiều dài là 24 phân,
và được in 7000 bản có đánh số từ 1 tới 7000. Bản người viết có mang số 2019. Quý thư này có khoảng 120 tranh minh họa các loại, rất đẹp, và nó đã đến với người viết nhờ một cơ duyên như sau : một buổi sáng đẹp trời 44 năm trước, một Mẫu Hậu ngoại của người viết, làm thư ký ở Sứ Quán Pháp (lúc đó là Sứ Quán chứ không phải là Tổng Lãnh Sự như bây giờ), tình cờ lại chơi và bắt gặp ở thư phòng của người viết một tập 20 cuốn sách Hồng của Pháp được đóng chung, Nàng thích quá và đòi mua lại. Người viết từ chối không bán và đề nghị tặng không cho người đẹp. Thế là Nàng hớn hở cầm về, và chỉ 5 giờ sau, vào lúc 6 giờ chiều Nàng trở lại với cuốn Souvenirs d’un marchand de tableaux này, và nói “Đổi chứ không xin”, và đương nhiên là người viết hoan hỉ nhận lời, và nhận sách xong cả hai đi ăn (đương nhiên là hắn mời) và ăn xong là cùng đi ciné ở rạp Eden.
    Cuốn sách gốm – Một lời nói đầu – 17 chương – và một Lời Kết. Người viết xin lược thuật vắn tắt nội dung các chương như sau:
    Chương I.- Tác giả kể về gia thế của mình, thoạt tiên ông muốn làm Y sĩ trong Hải Quân, nhưng số mệnh đã khiến ông theo học ngành Luật. Ông đặt tên chương I này là “Từ đảo La Réunion tới trường Đại Học Luật ở Montpellier.
    Chương II.- Nói về việc tác giả tới Pháp và những cảm tưởng sơ khởi và việc ông học Luật ở Montpellier.
    Chương III.- Tác giả nói về đời sống ở Paris, về việc ông đi tới các Phòng Bán Đấu Giá, gặp gỡ các họa sĩ, các người buôn tranh, các nhà sưu tấm…
    Chương IV.- Tác giả nói về những ngày chập chũng bước vào nghề buôn tranh, nói về “Hiệp Hội Nghệ Sĩ”, người khách hàng đầu tiên của ông, và về việc ông có được một người ‘đặt hàng” để phục vụ.
     Chương V.- Tác giả mô tả Khu Montmartre vào năm 1890, một Khu Montmartre vui và đầy tính nghệ sĩ. Quán Con Mèo Đen, ca sĩ Aristide Bruant, họa sĩ Lautrec, quán Cà Phê Thành Athènes Mới (Nouvelle Athènes), các danh hoa Renoir và Degas...
     Chương VI.- Tác giả nói về Phố Lafitte, về việc ông tới viếng nhà phu nhân họa sĩ Manet, về việc ông triển lãm tranh của Cézanne và Van Gogh lúc đó chưa nổi tiếng gì lắm, và về quan hệ của ông với các đồng nghiệp…
     Chương VII.- Tác giả nói về những bữa ăn ở quán La Cave danh tiếng, về nhà thơ Apollinaire và tác giả Jarry, về những Huy Chương về ngành Giáo Dục mà ông nhận được…
     Chương VIII.- Tác giả dành chương này để nói về các người chơi tranh tài tử và các nhà sưu tầm tranh như quý ông Isaac de Camondo, ông Vua thành Milan, ông Denys Cochin vv…
     Chương IX.-  Tác giả nói về những cảm xúc của ông khi chiêm ngưỡng bức tranh khỏa thân nhan đề là Olympia của Manet (*) ở Điện Louvre, và kể về cuộc gặp gỡ giữa họa sĩ Toché với Manet ở Venise; ông cũng mô tả Manet làm việc như thế nào, và quan hệ của Manet với Hội Họa Ý...
     Chương X.-  Tác giả nói về De Meissonier và họa phái Lập Thể, về những chuyến thăm viếng các họa sĩ Gervex, Henry de Groux, Claude Monet, Pissaro, Sisley, Guillaumin, Signac, Luce, và Gauguin, toàn các họa sĩ sau này thành muôn thuở! Tác giả cũng nói về nhiều chuyện khác như : về cảm nghĩ đầu tiên của ông khi lần đầu tiên ông trông thấy một bức tranh của Degas và Mary Cassatt, về chuyến viếng thăm Cézanne ở Aix, về làm sao mà ông quen với Renoir ở Esssoyes và cả chục họa sĩ khác, về họa phái “Nabis” về các nhà điêu khắc Maillol, Rodin, và Georges Rouault, về họa sĩ “Nhà Đoan” (Douanier) Rousseau, về Picasso và họa phái Lập Thể, và về những chân dung của ông do các họa sĩ nói trên vẽ.
     Chương XI.- Tác giả dành chương này để nói về một số nhân vật văn học, chính trị mà ông có quan hệ như: Mallarmé, Émile Zola, Teodor de Wyzewa, Marcel Sambat, Le Sâr Péladan, Mirbeau,  Bộ trưởng Denys
Cachin, Arthur Meyer vv…
     Chương XII.- Tác giả dành chương này để nói về công việc in ấn và viết lách của ông với các ấn phẩm in trên giấy, trên sứ, trên đồng… và về những tác phẩm ông đã viết.
     Chương XIII.- Tác giả nói về Chiến tranh và tới Hậu Chiến. Việc phòng thủ Thủ Đô Paris, và về Hội Họa được vinh danh.
     Chương XIV.- Tác giả dành nguyên chương này để kể về những chuyến đi của mình tới các nơi như: Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Alsace, Hòa Lan, Luân Đôn, La Mã, Nữu Ước, Lisbonne.
    Chương XV.- Tác giả nói về Giải Thưởng cho các Họa sĩ, các họa sĩ quan niệm làm sao về Văn Chương, Văn Học…
    Chương XVI.-  Tác giả kể về việc ông thành địa chủ ở miền quê, về Fontainebleau và Le Tremblay-sur-Mauldre.
    Chương XVII.-  Tác giả dành chương này để nói về một nhân vật tên là Eugène Lautier mà ông đánh giá là một dị nhân
    Và cuối cùng là Phần Kết Luận.
    Khi có cuốn sách trong tay, người viết thoạt nghĩ “sao chỉ là một người buôn tranh mà lại được đưa vào tự điển Larousse nổi tiếng của Pháp, nhưng sau khi đọc kỹ lại cuốn sách và thưởng thức tất cả những điểm tuyệt vời của cuốn quý thư này, người viết mới thấy là nhà Larousse không hề sai khi đưa Ambroise Vollard vào tự điển vì ông quá giỏi, và có quá nhiều tác phẩm để đời.
    Ambroise Vollard sinh tại Saint-Denis ở Đảo La Réunion năm 1868 và qua đời ở Paris năm 1939, và quý bạn thử nghĩ xem trong có 71 năm ở trên đời, một cuộc đời không thọ gì cho lắm, mà ông làm được quá nhiều điều tốt. Quý bạn thử nghĩ xem trong các năm 1895, 1896, 1897, 1898, 1899, năm năm liền và năm 1913, mỗi năm ông cho ra đời một an bom thủ ấn họa của các họa sĩ lúc này được coi là những danh họa. Những an bom này bây giờ nếu tìm được giá phải cả trăm triệu đô mít, nếu là cuốn năm 1913 của Picasso thì dám là bạc tỷ lắm! Ngoài ra ông còn in ra trong 23 năm từ 1900 tới năm ông qua đời là 1939 hai mươi ba tác phẩm văn học và hội họa nữa và cuốn nào cũng đẹp đễ sợ. Ôi, một người như vậy được vào tự điển, được muôn thuở là quá đúng rồi!
    Agnès thân yêu ơi, hôm nay cầm cuốn sách ra để viết bài này, anh muốn cảm ơn Em thêm một lần nữa, cũng như anh đã từng cảm ơn Em vào một buổi chiều thật đẹp 44 năm trước…

(*) Viết tới đây, tôi giật mình đến thót một cái khi nghĩ tới “Đường lên đỉnh Olympia (ảo) của người mình”

Trích Hồi ký 60 năm chơi sách, Chương VI.

VŨ ANH TUẤN

Bài đã đăng
TÔI KHÓC EM TÔI
Đôi lời giới thiệu tập thơ "Mong manh thu vàng" của Phạm Thị Minh Hưng
Vài kỷ niệm buồn vui về Bs
SANG HƠN MỸ
HẮN, TÊN THIỆN QUỶ
ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
VỀ CUỐN QUÝ THƯ
VỀ CUỐN ĐÔNG DƯƠNG
THAY LỜI GIỚI THIỆU
MỘT ĐỜI VỚI SÁCH
CUỐN ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI 1914-1918
Những tác phẩm sơn mài TUYỆT VỜI
CUỐN CỔ THƯ 156 NĂM TUỔI VÀ TÔI
ĐỘNG LỰC NÀO KHIẾN TÔI HAM TÌM VÀ GIỚI THIỆU
CUỐN “THỔ PHỈ VÀ PHIẾN LOẠN Ở BẮC KỲ”
ĐẦU NĂM LƯỢM ĐƯỢC VÀNG
LIECHTENSTEIN
Vài điều nên biết về 1 người bạn Pháp
VÀI DÒNG VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TÌNH THƯ MỘT BỨC,
VÀI ĐIỀU ĐÁNG GHI NHỚ
VÀI CẢM TƯỞNG SAU KHI THAM DỰ
TÂY CŨNG TAM SAO THẤT BẢN
Vài chi tiết về cuốn sách nhan đề
Cuốn “Ở BẮC KỲ” (AU TONKIN)
Vài chi tiết về kỳ họp ngày 14/11/2009 của CLB Sách Xưa & Nay
Quyển “1001 CUỐN SÁCH BẠN CẦN PHẢI ĐỌC TRƯỚC KHI ĐI XA”
Những chi tiết về cuộc họp ngày 11/4/2009
CLB Sách Xưa và Nay viếng thăm An Tất Viên
CUỐN “NGƯỜI PHÁP TỚI BẮC KỲ” _ 1787-1884
THIÊN DUYÊN VỚI SÁCH CỔ
CÂU CHUYỆN THƠ MỚI THỜI TIỀN CHIẾN
Bộ sách: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG”
CHIẾN THẮNG OANH LIỆT của BẠCH THÁI BƯỞI
Một số sự việc đáng được nhắc lại
Vài chi tiết về cuốn “SÁCH DẠY HÁT TIẾNG NAM”
Vài chi tiết lý thú về buổi họp ngày 10-2-2007
MỘT SỐ CHI TIẾT VỀ ĐỊA DƯ RẤT CẦN BIẾT VỀ NƯỚC BẠN HOA KỲ
HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)
Vài dòng về cuốn sách cổ “XỨ BẮC KỲ” (Le Tonkin)
Vài chi tiết về cuốn “MISSIONS DE COCHINCHINE”
Vài chi tiết về cuốn “CUỘC PHIÊU LƯU CỦA THẾ KỶ XX”
Cuốn “Ở ĐÔNG DƯƠNG NAM KỲ, CAO MIÊN, TRUNG KỲ VÀ BẮC KỲ”
Vài chi tiết về cuốn “TỪ BA LÊ TỚI BẮC KỲ”
Cuốn “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
CUỐN “PHONG TỤC VÀ TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI ANNAM”
Cuốn NIÊN BIỂU CÁC NỀN VĂN MINH
Vài chi tiết về một cuốn sách KHÔNG PHẢI TÔI “CHƠI” MÀ LÀ TÔI MỚI “LÀM ”
Vài dòng về cuốn sách “MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ”
Vài điều lý thú về cuốn "VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM"
Vài chi tiết về một cuốn sách mới xuất bản năm 1992
Giới thiệu 2 cuốn sách mới
Vài chi tiết về bộ sách “CON QUỶ CÀ NHẮC”
CUỐN “GIA ĐỊNH THUNG CHÍ”
CUỐN “CÁC HỘI KÍN TRÊN ĐẤT ANNAM”
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ BÁO KHOA HỌC HUYỀN BÍ
CUỐN ALBUM ĐẶC BIỆT CỦA BÁO ẢNH PHÁP
CUỐN “ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”
VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “XỨ BẮC KỲ”
VÀI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CUỐN “TỰ ĐIỂN TIỂU SỬ
CUỐN “LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM”
HƠN 300 NĂM TRƯỚC
SÁCH QUAN CHẾ
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI 6 NĂM
Vài điều cần biết về tờ Gia Định báo
Vài cảm nghĩ về vấn đề sửa bản in
Lịch sử HÀN LÂM VIỆN ở nước ta và ở Pháp quốc
Thú chơi tranh và người thưởng ngoạn tranh ngày nay
Từ Lâu Đài đến Bảo Tàng
Thú chơi sưu tập
Nhân hai cuộc thi “Những cuốn sách vàng lần thứ 3”
Người Việt Nam đầu tiên nhảy dù là ai?
Lịch Sử Bưu Thiếp
TIÊU NGỮ
CÓ NÊN DỰNG LẠI THÁP PISE KHÔNG?
Hai chiếc thuyền rồng ở hồ Némi
Những cuốn sách đã ghé đời tôi và . . . . Ở LẠI
VỀ MỘT CUỐN SÁCH MÀ TÔI MỚI CÓ CƠ DUYÊN MUA ĐƯỢC
TỔNG KẾT 4 NĂM HOẠT ĐỘNG
NHỮNG KỶ LỤC & THÔNG TIN
VỀ MỘT CUỐN SÁCH ĐÔNG DƯƠNG RẤT HAY VÀ QUÝ
VỀ 1 SỐ NHÀ VĂN VIẾT NHIỀU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở NƯỚC TA
NÊN DẪN ĐỦ 35 CHỮ TRONG CHÚC THƯ CỦA VICTOR HUGO
NOSTRADAMUS
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT BỘ SÁCH TRƯỚC ĐẠI CÁCH MẠNG PHÁP
VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG BÀI
MỘT CHUYỆN “CHÂU VỀ HIỆP PHỐ”
PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC RẤT KHOA HỌC
VỀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
CÁC “THƯ HIỆP” VÀ NỖI OAN CẦN ĐƯỢC GIẢI BÀY CỦA HỌ
HAI BỘ TRƯỜNG GIANG TIỂU THUYẾT CỦA EUGENE SUE:
Vài chi tiết về một số thư viện
MỘT CHÚT DUYÊN VỚI… SÁCH XƯA
LỄ RA MẮT CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA VÀ NAY
VÀI CHI TIẾT VỀ MỘT CUỐN SÁCH
TAM SAO THẤT BẢN
CUỐN BÚT QUAN HOÀI
BỘ “TAO ĐÀN TẠP CHÍ”
CHUYỆN VỀ CÁC GIỜ KHẮC SÁNG TÁC
­­Một cuốn sách cổ trên 300 năm
TÀI VẼ TRANH KHÔI HÀI CỦA TÚ MỠ
VỀ CUỐN “NGHỆ THUẬT Ở HUẾ” (L’ART À HUE)
VÀI CHI TIẾT VỀ BỘ “TẤN TUỒNG ĐỜI”
Những bộ sách vẫn cùng tôi đồng hành
Tản mạn về sách
Có nên dùng Tây Ba lô làm phụ đạo không?
MỘT CHUYỆN TRẢ THÙ
Chọc giận THẦN TÀI
Thứ duy nhất không mua được bằng tiền
Nỗi đau nho nhỏ của người yêu sách
Bài đọc tại buổi trao giải cuộc thi
Vài chi tiết về cuốn “Connaissance du Vietnam”
Tiểu phẩm hài hước cười ra nước mắt…
Làm thế nào để có một bộ sưu tập KIỀU đầy ấn tượng
Về một cuốn sách rất hay mà tôi mới có cơ duyên tìm lại được
Lược sử BÁO CHÍ VIỆT NAM từ khởi thuỷ tới 1945
Những tác phẩm sơn mài tuyệt vời
Về một trò chơi cần được tổ chức và phổ biến ngay
Tham luận tại Hội nghị Quốc tế
Không phải cứ giỏi ngoại ngữ...
Học giả, học thiệt
Nghĩa của từ "Hat trick"
Một sai lầm cần được đính chính
Vấn đề hôm nay
Ông thầy quái đản của tôi
Trả lại sự công bằng
Hoan chiến: Một thứ chiến tranh mới lạ kỳ thú
Hội chứng sính ngoại ngữ
 
Netadong.com thiết kế