Hiện có 6 người xem / 2334844 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ BUỔI HỌP
NGÀY 13-10-2007

Mở đầu buổi họp ngày 13-10-2007, như thường lệ, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hiện diện một album chứa đựng 60 chân dung các nhà văn, nhà thơ thời tiền chiến (trước 1945) được bảo quản rất trang trọng trong một cuốn album lớn. Nhiều thành viên đã thích thú đòi xem mặt các nhà thơ như Bàng Bá Lân, Đinh Hùng, Nam Trân, Nhượng Tống vv… Kế đó dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu một cuốn sách nhan đề là “Giữa hai cuộc cách mệnh 1789 và 1945” của tác giả Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý (1907-1977), một nhà báo và nhà phê bình đã có những tác phẩm đáng chú ý như Phê Bình và Cảo Luận, Đời sống Tinh Thần và Câu Chuyện Văn Học (cả hai đều được xuất bản năm 1933), và một cuốn tiểu thuyết nhan đề là “Cô Bạn Gái” (1942).

Qua tác phẩm, tác giả Thiếu Sơn đã phần nào so sánh các nguyên nhân, các hoàn cảnh đã đưa tới hai cuộc cách mạng 1789 ở Pháp và 1945 ở nước ta. Cuốn sách có chứa đựng một vài tài liệu khá quý như Bản Tuyên ngôn Độc Lập, bài chiếu thoái vị của Bảo Đại vv…

Sau đó các thành viên đã thảo luận về một số vấn đề và đã quyết định sẽ tổ chức một cuộc triển lãm nho nhỏ về chủ đề Thơ Mới, ra đời vào thời tiền chiến với bài Tình Già của cụ Phan Khôi, và dự tính trong cuộc họp này các thành viên ai có hiểu biết gì về phong trào Thơ Mới thời tiền chiến thì sẽ chia sẻ với các thành viên khác. Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ sáng cùng ngày.

Vũ Thư Hữu

------

Toạ đàm tưởng niệm cố Nhà văn, Nhà báo
PHAN KHÔI
Ngọn thông reo mãi với thời gian


QĐND Online - Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực văn học dịch, làm thơ…, Phan Khôi, một người con đất Quảng Nam, còn là một nhà báo với ngòi bút sắc nhọn…

Ngày 5-10, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã diễn ra buổi Tọa đàm tưởng niệm Phan Khôi nhân 120 năm ngày sinh của ông (1887-2007) do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay và Gia đình tổ chức với sự tham gia của gia đình, họ hàng, bạn bè của ông và rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình…

Nói về Phan Khôi, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét, ông là người có tính cách quyết liệt và tư tưởng duy tân. “Sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến cố, bi hùng, mỗi con người trước vận mệnh của Tổ quốc có nhiều lựa chọn khác nhau. Vì sự lựa chọn là gắn bó với dân tộc và cũng gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc, chúng ta đã chứng kiến toàn bộ cuộc đời của cụ, kể cả những ngày khó khăn nhất, gai góc nhất cũng thấy đó là cuộc đấu tranh lựa chọn con đường. Nếu con đường đi theo cách mạng để giải phóng dân tộc là một dấu chấm than khẳng định, thì con đường phấn đấu để xây dựng một đất nước Việt Nam mới vẫn có thể đối với các cụ là một dấu hỏi. Hôm nay tưởng niệm Phan Khôi chúng ta nhấn mạnh đến dấu chấm than ấy!”.

Còn với Nhà thơ, nhà nghiên cứu, sưu tầm về danh nhân lịch sử nước Việt Lê Minh Quốc thì viết: “Ngoài cụ Huỳnh Thúc Kháng, nếu chỉ chọn lấy một nhà báo tiêu biểu nhất của xứ Quảng trong thế kỷ 20, tôi sẽ chọn lấy Phan Khôi. Đó là một hình ảnh kỳ lạ nhất, cô độc nhất, bản lĩnh nhất của lịch sử báo chí Việt Nam hiện đại. Ngay trong cõi nhân sinh ta bà bụi bặm, Phan Khôi đã chọn thái độ sống như một cây thông. Ông đứng sừng sững, không bè phái, băng nhóm, dù đơn độc nhưng lại dám… “gây sự” từ Nam chí Bắc trên trường văn trận bút”.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đang giới thiệu về Phan Khôi

Là con trai của Phó bảng Phan Trần, Tri phủ Diên Khánh và là cháu ngoại của Tổng đốc Hoàng Diệu, ngay từ nhỏ, Phan Khôi đã nổi tiếng là người thông minh, học giỏi và hay… lý sự! Chính vì thế mà một trong những sự nghiệp lớn của ông chính là báo chí. Với bút danh “Thông Reo”, ông đã viết và cộng tác với rất nhiều tờ báo. Năm 1928-1929, ông lấy bút danh là Tân Việt trên tờ Đông Pháp thời báoThần chung. Năm 1930, Phan Khôi viết “nhàn đàm” về những điều nghe thấy trên tờ Trung lập. Có thể nói, từ năm 1928 đến năm 1933 là giai đoạn mà ngòi bút của Phan Khôi toả sáng nhất. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã dày công sưu tầm và cho đăng 3 tập “Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo”. Đó vẫn chưa phải là toàn bộ những tác phẩm đăng báo của Phan Khôi vì theo ông Lại Nguyên Ân, “vẫn còn phải tiếp tục tìm hiểu hoạt động báo chí” của cố nhà báo này.

Phan Khôi, theo nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, là một trong những nhà văn hóa nổi bật của thế kỷ 20: “Ông vừa viết văn chương, vừa vận động yêu nước”.

Phan Khôi cũng chính là người đầu tiên dịch Kinh thánh Tin lành từ tiếng Pháp sang tiếng Việt (năm 1920) và dịch một số tác phẩm từ tiếng Hán.

Không thể phủ nhận những đóng góp của Phan Khôi trong nền văn học Việt Nam, các giáo sư, tiến sĩ, dịch giả trong buổi toạ đàm đã không ít lần nhấn mạnh bản dịch của Phan Khôi hay và chính xác hơn nhiều bản dịch của những dịch giả khác.

Giáo sư Đinh Xuân Lâm (đứng) vẫn còn nhớ “Tình già” của Phan Khôi

Giáo sư Chương Thâu đặc biệt lưu ý khả năng “trực dịch” của Phan Khôi. Còn giáo sư Đinh Xuân Lâm (Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) dù đã 83 tuổi nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài thơ “Tình già” của Phan Khôi, tác phẩm được cho là một trong những bài thơ mở đường Thơ mới, mà ông đã đọc cách đây gần 70 năm. Giáo sư còn nhắc đến cuốn tiểu thuyết “Trở vỏ lửa ra” của Phan Khôi để chứng minh rằng, Phan Khôi là một người toàn diện, không chỉ dịch văn, thơ, viết thơ, viết báo mà còn viết cả tiểu thuyết. “Muốn dùng được Phan Khôi phải là người cực giỏi, cực tài. Chắc chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Giáo sư Đinh Xuân Lâm nhấn mạnh.

Theo bài viết “Học giả Phan Khôi với Việt ngữ nghiên cứu” của Nguyễn Văn Khang trên Tạp chí Xưa và Nay, số 292 IX-2007, nếu nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, không thể phủ nhận những đóng góp của Phan Khôi bằng cả tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ đối với quá trình bảo vệ và phát triển ngôn ngữ quốc gia tiếng Việt, “làm cho tiếng Việt nước ta tiến dần lên đến bậc hoàn mỹ”.

“Phan Khôi, người đi trước thời đại”, đó là kết luận của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong bài viết của ông, do nhà sử học Dương Trung Quốc đọc trong buổi tọa đàm.

Phan An Sa, con trai út của cố nhà báo, nhà văn Phan Khôi, tự hào về cha mình

Đại diện cho gia đình của cố Nhà văn, nhà báo Phan Khôi, ông Phan An Sa, con trai út của Phan Khôi, đưa ra nhận xét về cha mình: “Một trí thức trẻ mới ngoài 20 tuổi đã bị thực dân Pháp bắt bỏ tù 2 lần, một lần 18 tháng, một lần 3 năm, chỉ vì theo chân Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh để hoạt động yêu nước. Một nhà báo suốt thời tráng niên của mình lăn lộn trên văn đàn chỉ nhằm một mục đích hai tiếng cho nhân dân. Một nhân sĩ bỏ lại tất cả ở phía sau để dấn thân cho cuộc kháng chiến 9 năm và cuối cùng, một học giả sức cùng lực kiệt vẫn gắng gượng đóng góp sức mình, mong có được một vườn hoa văn nghệ đầy hương sắc của dân tộc. Một người như vậy không bao giờ đi ngược lại quyền lợi của đồng bào mình”.

Buổi toạ đàm có thể nói là bước khởi đầu cho những buổi hội thảo tiếp theo về Phan Khôi, một nhà báo, nhà văn kỳ khôi, ngọn thông reo mãi trong lòng chữ Việt Nam.

Bài và ảnh: MAI HƯƠNG

phóng viên báo QĐND

------

BỘ SÁCH: “MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP: ĐÔNG DƯƠNG” (2 CUỐN)

Năm 1992, một người bán sách cũ mang lại bán cho tôi bộ sách này, và cho biết là anh ta đã mua được từ tủ sách của Ô. K.T. vì ông chủ nhà sách danh tiếng này đã cùng gia đình đi định cư ở Mỹ một năm trước.

Tên đầy đủ của bộ sách bằng Pháp văn là: “UN EMPIRE COLONIAL FRANCAIS – INDOCHINE” Ouvrage publié sous la direction de M. GEORGES MASPERO (MỘT ĐẾ QUỐC THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP – ĐÔNG DƯƠNG – 2 CUỐN - Bộ sách này được in dưới sự chỉ đạo của Ô. GEORGES MASPERO).

Georges Maspero sinh năm 1872 là một Quản trị viên, MASPERO O MASPERO (MO de M. Ge vào thời đó thường gọi là quan cai trị, đã phục vụ ở Cần Thơ vào năm 1903, sau đó đã làm việc ở Tân An, Biên Hòa, Sóc Trăng và Mỹ Tho, và vào tháng 12 năm 1915 được bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Hải Phòng ở miền Bắc. Ông là một thông tín viên đồng thời là Ủy viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ.

Đây là một bộ sách được coi là quan trọng hàng đầu trong những sách được gọi là “Sách Đông Dương”, gồm 2 cuốn khổ 24x32cm, cuốn 1 dày 356 trang cộng với một số bản đồ. Bộ sách quy tụ nhiều bài viết của nhiều tác giả, mỗi người viết về một lãnh vực, trong đó có nhiều tác giả Đông Dương nổi tiếng như LM. Cadière, Thạc sĩ Sử Học, Giáo sư trường Thuộc Địa Etienne Chassigneux, nhà Đông phương học George Coedès, Thông tín viên Jean-Eugène Przyluski của Trường Viễn Đông Bác Cổ vv… Bộ sách quy tụ 18 tác giả viết 18 bài về các lãnh vực khác nhau, nhưng được đặt dưới sự chỉ đạo của Georges Maspero là người viết tới 4 bài.

Sau những lời nói đầu của Georges Maspéro là bài tựa của Toàn quyền Albert Sarraut.

Cuốn 1 được chia làm 3 phần:

- Phần I nói về Xứ sở và Cư dân cũng chia làm 3 đề mục (Địa lý hình thể, Địa lý nhân văn và Ngôn ngữ).

- Phần II nói về Lịch sử cũng được chia làm 3 đề mục (Tiền sử và Nguyên sử ert Sarraut , cuo , Tổng sử, và Lịch sử về mặt Khảo cổ học).

- Phần III nói về Đời sống Xã hội (Phong tục tập quán của cả 3 nước Việt-Mên-Lào, Ấn Độ giáo, Tôn giáo của người Việt và Văn học của cả 3 nước). Cuối cuốn 1, từ trang 319 tới trang 330 là phần Thủ tịch học rất có ích lợi cho các nhà nghiên cứu. Ngoài ra cuốn 1 cũng có những hình vẽ rất đẹp và một vài bản đồ cổ được vẽ từ thế kỷ thứ 18.

Cuốn 2 dày 302 trang cũng được chia làm 3 phần.

- Phần I mang tựa đề là Đông Đương thuộc Pháp nói về tổ chức hành chánh, các công trình xã hội, văn hóa và các công cuộc tìm tòi nghiên cứu về khảo cổ học, lịch sử, ngôn ngữ học vv…

- Phần II mang tựa đề là Đông Dương kinh tế gồm 80 trang nói về kinh tế và công chánh.

- Phần III mang tựa đề là Đông Dương tươi đẹp và gợi cảm nói về các thắng cảnh, về du lịch và về săn bắn. Cuốn 2 này cũng có phần Thủ tịch dày 99 trang rất là bổ ích cho các nhà nghiên cứu về Đông Dương.

Người viết xin chia sẻ với các bạn đọc một vài hình ảnh cũ như hình Dinh Thống Nhất vào năm 1930 là năm sách được xuất bản, hình trường Quốc học ở Huế, hình vẽ một người đàn bà đã trọng tuổi đội nón và hình vẽ một cuốn sách mà các trang sách làm bằng vàng (xin xem hình ảnh đính kèm).

Đối với những người yêu thích sách, được sở hữu một bộ sách Đông Dương có giá trị như bộ này là một niềm hạnh phúc khá lớn. Bộ sách này được đánh giá là có giá trị cao vì các người viết gồm 18 tác giả tất cả đều là những người có tên tuổi trong số những người viết nhiều về Đông Dương, nhất là những người như LM. Cadière hay G. Cordier là những người hầu như đã Việt Nam hóa nên có thể tin rằng họ tìm hiểu khá kỹ càng về người mình.

Trích Hồi ký 60 năm chơi sách, Chương VI

Vũ Anh Tuấn

------

Bảo quản sách cổ bằng thảo dược

Đề tài bảo quản sách cổ bằng thảo dược của anh Trần Văn Lưu đã đoạt giải nhì trong hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ IX, năm 2006 - 2007.

Gia đình anh Trần Văn Lưu - một nông dân ở thôn Thắng Lộc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có hơn 400 cuốn sách cổ các loại. Đây là tài sản của gia đình và dòng họ từ nhiều đời để lại.

Tủ sách này bao gồm nhiều loại sách quý hiếm như Dư địa chí Việt Nam, Thuốc bằng thảo dược, Đại pháp vi sư…, được viết bằng giấy dó và mực tàu ngày xưa.

Cơn bão số 7 năm 2006, toàn bộ số sách trên đã bị ngập trong bùn đất, ngâm trong nước biển. Một số cuốn sách bị mối mọt hư hỏng do không được bảo quản.

Vừa nghiên cứu tài liệu, vừa tìm hiểu trong thực tế, anh Lưu đã tạo ra một loại thuốc bảo quản sách cổ từ thảo dược sẵn có ở Việt Nam. Loại thuốc này đã được anh ứng dụng thành công trong việc bảo quản kho sách cổ của gia đình.

Anh Lưu cho biết, anh đã bảo quản số sách bị ngập bùn, hư hỏng nặng bằng cách: Nấu nước sôi, cho thảo duợc vào. Sau khi dùng nước này để rửa sách thì tiếp tục dùng thảo dược ướp và đem phơi nắng.

Anh Trần Văn Lưu bên những cuốn sách cổ đang được lưu giữ tại gia đình.
Ảnh: Hoàng Lam

Hiện nay, toàn bộ số sách trên của gia đình anh vẫn còn nguyên vẹn từng trang, không bị rách, dính các trang với nhau. Sách thơm mùi thảo dược, chống được mối mọt, chống được ẩm mốc trong điều kiện khí hậu ẩm ướt Việt Nam.

Đây là loại thuốc đơn giản, dễ chế biến, thảo dược sẵn có ở Việt Nam, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại đối với con người.

Hoàng Lam

------

CÁI NÔI CỦA LOÀI NGƯỜI

(Hình vẽ theo tạp chí Khảo cổ học)

Căn cứ vào những tài liệu cho tới nay đã thu kiếm được thì vùng trung tâm của nguồn gốc nhân loại nằm trong một khu tứ giác bao gồm một phần nhỏ lãnh thổ Nam Âu, vùng Đông Phi, và một phần lãnh thổ Châu Á trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. Chính tại khu vực này đã tìm được hóa thạch những xương người cổ và những công cụ bằng đá của người cổ.

Những di chỉ phát hiện được ở Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La… đã chứng minh rằng Việt Nam ta là một cái nôi của loài người, có một quá khứ rất oanh liệt. Điều đó làm cho ta rất tự hào tiếp bước tổ tiên xây dựng một tương lai rực rỡ.

------

SỚM HƠN Ơ-CLÍT VÀ PI-TA-GO HÀNG CHỤC THẾ KỶ

Việc phát hiện và khảo sát thành phố cổ Tan Hác-man xứ Ba-bi-lon (ngoại ô Bát-đa, thủ đô I-rắc) đã làm đảo lộn những quan niệm xưa nay vẫn cho rằng Hy Lạp là chiếc nôi của các ngành khoa học chính xác. 18 thế kỷ trước khi nhà toán học Hy Lạp Ơ-clít ra đời và 14 thế kỷ trước khi có định lý Pi-ta-go, những nhà thông thái ở Tan Hác-man đã nêu ra lý thuyết về những tam giác bằng nhau.

Trên những bảng bằng đất sét, còn ghi lại hàng loạt tài liệu chứng minh những tri thức về nhiều mặt và khoa học tự nhiên.

Về toán học, có những bài toán và những bản tính, những tri thức về 4 phép tính, về đường hình, về đường cát tuyến, đường vuông góc, khối của hình chóp, khai căn bình phương và lập phương, liên hệ cố định giữa chu vi - đường kính của đường tròn mà người Hy Lạp gọi Pi=3,1416, những phương trình đại số v.v… Ngoài ra còn có những tài liệu về địa lý, về sinh vật học, thực vật học có chú thích ghi rõ địa điểm, giống cây và súc vật cụ thể; những bộ luật, tài liệu về hành chính; và những tác phẩm nghệ thuật, hội họa, điêu khắc, những bản nhạc và nhạc cụ.

Trên một tấm bảng đất sét (trong ảnh) còn ghi lại một bài toán và hướng dẫn cách làm, 5 dòng đầu được dịch ra như sau:

Dòng 1: Tam giác ABC, chiều dài AC là 60, chiều “dài dài” BC là 75, chiều rộng AB là 45.

Dòng 2: Diện tích chung là 1350, từ diện tích chung 1350 có diện tích lớn là 486 - diện tích của tam giác ABD.

Dòng 3: 311,04 là diện tích AED, 199 là diện tích EDF.

Dòng 4: Và diện tích nhỏ là 353 của tam giác EFC.

Dòng 5: Tính chiều dài của AD? Tính chiều dài đường cát tuyến ED? Chiều dài của EF và đường vuông góc FC.

Các dòng tiếp theo hướng dẫn cách tính toán, có vận dụng các số nghịch đảo, khai căn…

Bài toán trên đây nay được dịch ra và ghi lại theo hệ số thập phân và những ký hiệu chúng ta đang dùng. Thực ra thời đó, nhân dân Ba-bi-lon dùng hệ thống số 60. Họ chưa dùng khái niệm đường huyền thay cho đường “dài dài”.

(Theo tạp chí Khoa học và đời sống Pháp)

------ 

NGƯỜI GIỮ DI CẢO
CŨNG ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN

Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT, ngày 10-5-2001 của Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thi hành một số điều về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự nêu rõ: cá nhân, tổ chức dựa vào tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể… của người khác để sáng tạo ra tác phẩm mới phải xin phép tác giả và chủ sở hữu (nếu chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả) và cả tác giả của tác phẩm gốc. Đối với tác phẩm di cảo, trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế thì người chiếm giữ hợp pháp tác phẩm di cảo được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Cá nhân, tổ chức khi sử dụng tác phẩm đã công bố nhằm mục đích kinh doanh phải xin phép và trả nhuận bút hoặc thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo hợp đồng sử dụng tác phẩm (trừ những tác phẩm khi sử dụng không phải xin phép hoặc trả thù lao cho tác giả theo quy định của Bộ luật Dân sự).

(Theo báo Pháp luật Tp HCM số 20 ngày 29-5-2001)

(Bùi Đẹp sưu tầm)

------

FOYLE
NHÀ SÁCH CŨ LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Foyle là hiệu sách cũ lớn nhất thế giới. Hiệu mở đã hơn 100 năm nay, tại Luân-Đôn, kinh đô nước Anh.

Ngoài số hàng triệu cuốn sách xếp chật trong các ngăn tủ (nếu bày những ngăn tủ này nối đuôi nhau, Foyle sẽ có một cái tủ dài 50km), hiệu Foyle còn có một gian dành riêng cho họa phẩm, một gian để bán các bản nhạc và đĩa hát, một phòng họp, một thư viện cho thuê sách và một “hội chơi sách và mua sách hàng tháng” đông tới 150.000 hội viên.

Hàng ngày hiệu Foyle nhận được từ 20.000 tới 30.000 lá thư ở khắp các nơi gửi đến.

Hiệu Foyle là nơi có nhiều người ra vào nhất nước Anh. Riêng có rạp hát Palladium và viện bảo tàng Tussaud’s là có thể cạnh tranh được với hiệu Foyle về điểm này. Ngay từ tờ mờ sáng, người ta đã xếp thành hàng dài nối đuôi nhau ở trước cửa hiệu Foyle để đợi đến lượt mình vào bán sách cũ. Trong oyle seier la khi ấy xe tải của hiệu Foyle chạy khắp các ngả đường để chở về hiệu những hòm sách khổng lồ.

Ở hiệu Foyle người ta gặp đủ mọi hạng người, từ bà Hoàng hậu Mary, ông Winston Churchill, tới những bác thợ quần áo lem nhem đầy dầu mỡ. Ông Arnold Bennet vẫn thường thấy đi đi lại lại trong hiệu với hy vọng thiết tha tìm thấy kẻ nào đọc sách của mình; người ta đồn rằng ông ta vẫn dắt trong mình một tờ giấy bạc 100 bảng Anh, để thưởng cho người độc giả… hiếm hoi ấy? Nhưng buồn thay tiền lúc nào cũng có sẵn, mà người đọc thì không có ai.

Người ta còn kể chuyện một ông ăn vận rất lịch sự tìm đến hiệu Foyle để mua một cuốn sách đem đi đọc trên tàu hỏa. Cô bán hàng đưa cho ông ta cuốn The Forsyte saga mà cô ta đã đọc và khen rằng rất hay. Một lát sau ông khách trở lại biếu cô ta cuốn truyện vừa mua với lời đề tặng ở trang đầu: “Tặng người thiếu nữ đã yêu cuốn sách này của tôi – John Galsworthy.”.

Trong thời chiến tranh, hiệu Foyle vẫn bán 10.000 cuốn sách một ngày. Nhưng không phải rằng ai đến đây cũng cứ phải mua. Có nhiều người mang cả bánh mỳ đến đấy ăn để rồi đọc sách, mà không bao giờ bị ai làm phiền. Có nhiều sinh viên nghèo quá không đủ tiền mua sách cũng cứ đến đấy học ngay tại chỗ. Một hôm hiệu sách cũ Foyle nhận được một lá thư của Herbert Morisson, lãnh tụ Đảng Xã Hội cảm tạ nhân viên trong hiệu Foyle đã để ông được học như thế trong thời gian ông còn nghèo khổ.

Cái lối để cho mọi người được đọc sách tự do ấy đã biến thành một phong tục đặc biệt của nhà sách Foyle, khiến cho có nhiều người đã nổi giận một cách… vô lý, như kiểu một anh chàng hàng ngày cứ từ 2 giờ chiều đến hiệu Foyle đọc sách cho tới lúc hiệu đóng cửa; một hôm anh ta nhận thấy cuốn sách anh ta mới đọc ngày hôm qua chưa xong, đã bị bán mất, thế là anh ta vùng vằng giận dỗi bỏ về, và thề rằng không bao giờ còn thèm đến hiệu này nữa.

Chủ nhân hiệu Foyle là ông William Alfred Foyle, ngày xưa lúc ngoài 60 tuổi, tóc đã bạc trắng nhưng cặp mắt ông còn đầy tinh nghịch. Rất có thể ông cụ già ấy ngồi vào cái ghế ba chân trong buồng giấy của ông ta, để rồi phá lên cười khi thấy bạn bị ngã xuống đất; cũng rất có thể bạn bị ông ta bỏ ngầm vào túi mấy cái xương cá.

Nhưng trong công việc làm thì ông ta rất chịu khó và đầy khôn ngoan. Khi Hitler ra lệnh thiêu hủy một số sách, ông Foyle vội đánh điện hỏi mua ngay. Sau này khi Luân-Đôn bị máy bay Đức ném bom ler ra le , ông xếp lên mái nhà ông một lượt dày các cuốn sách Mein Kampf mà chính Hitler là tác giả.

Nếu bạn chỉ mới viết thư đến hiệu Foyle hỏi giá tiền một cuốn sách, chắc chắn bạn sẽ nhận được cuốn sách ấy đưa đến tận nhà. Kinh nghiệm đã dạy cho ông Foyle biết rằng có đến chín phần mười là bạn sẽ giữ cuốn sách ấy lại, nên mánh khóe ấy cũng như nhiều mánh khóe khác đã khiến cho hiệu Foyle trở nên một hiệu sách cũ lớn nhất nước Anh và có lẽ trên cả thế giới nữa.

Năm 17 tuổi Foyle cùng người bạn là Gilbert mua 15 hay 20 cuốn sách để học thi vào làm việc cho chính phủ, nhưng cả hai người đều trượt một cách thảm hại, để vớt vát lại một phần nào, họ đăng tin lên một tờ báo giáo khoa rao bán những cuốn sách đã mua ấy. Hồi ấy ở nước Anh chưa có ai làm nghề mua bán sách cũ nên họ nhận được rất nhiều thư trả lời. Rồi không những bán sách của mình, Foyle mpf maau na còn mua sách cũ ở ngoài về bán nữa.

Cửa hiệu mới đầu còn là trong xó bếp, sau dần đã phát triển lên, chỉ sau 40 năm nhà sách Foyle đã có một dãy 11 căn nhà sầm uất, tổ chức rất khoa học, chia ra từng ban chuyên môn về đủ mọi ngành, để tạo điều kiện dễ dàng cho người mua sách. Hiệu Foyle có một tủ sách thuốc đầy đủ nhất thế giới, một ban chuyên trônng về việc mua bán các loại sách, truyện viết bằng đủ mọi thứ tiếng Đông Phương, cố nhiên có cả sách truyện viết bằng tiếng Việt Nam nữa, một ocobanuyeu0 cuo ban đặc biệt về ngành thần linh học… ngoài ra nhà sách Foyle còn có một tủ sách quý hiếm và những tự dạng của một số vĩ nhân rất có giá trị.

Ở Hà Nội vào những năm đầu của thập niên 50 thế kỷ trước đôi khi ta cũng gặo những cuốn sách của nhà Foyle ở cửa hàng sách cũ ở phố Hàng Bông. Sách của nhà Foyle bao giờ cũng có dán nhãn hiệu rất nhỏ chừng 1cm2 có chữ Foyle nhỏ xíu màu xanh lá cây, nhãn hiệu này dán ở góc dưới bên phải của bìa 2 cuốn sách. Hàng tháng, đã từ mấy chục năm nay hiệu Foyle đều đặn tổ chức một bữa tiệc hội họp đủ mặt những văn nghệ sỹ tên tuổi, để ăn mừng một tác phẩm nổi tiếng của một nhà văn lớn mới trình làng. Có lần người ta đếm được có tới 2.000 người đến dự tiệc.

Đối với những tay thích chơi sách quý hiếm, thì hiệu Foyle quả là một chốn thiên đường: Có người tìm thấy trong đống sách bán có 6 xu một cuốn của hiệu Foyle, nhưng không ngờ đó là một cuốn sách rất quý, chỉ một tuần lễ sau ông ta bán lại ngay cuốn sách ấy 120 bảng. Nhưng ông Foyle không phải là không gặp nhiều may mắn như trường hợp trên. Ở một cái chợ chuyên bán các đồ cổ, ông Foyle mua được một lô sách buộc dây rất cẩn thận, về mở ra ông Foyle tìm thấy bản dịch Rubaiyat đầu tiên của Fitzgerald, mà rồi ông Foyle bán lại được hơn 1.000 bảng.

Chuyện lý thú nhất về nhà sách Foyle là tập thư của Bernard Shaw mà Foyle bán đi 200 bảng. Người mua đem về nhà mới nhận thấy là tập thư giả, và đòi Foyle phải trả lại tiền. Foyle gửi ngay những tài liệu đó cho Bernard Shaw để rồi nhận được hồi âm với những đoạn chú thích tỉ mỉ mà Shaw viết lấy bằng tay. Foyle bán lại tài liệu đó được những 250 bảng.

Có một hội buôn muốn mua hiệu sách của Foyle, họ trả ông một số tiền rất lớn, nhưng ông đã thản nhiên xua tay từ chối; ông lẩm bẩm:

- “Nếu không có hiệu sách thì ta sống làm gì?”

Nguyễn Ngọc Điệp (sưu tầm)

------

Nhân kỷ niệm 85 năm bãi bỏ chữ Nho (1919) và 80 năm (1924)
quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy tại cấp tiểu học Việt Nam

Sự ra đời của chữ quốc ngữ -
Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh

Alexandre de Rhodes
(1591 - 1660)

Nguyễn Văn Vĩnh
(1882 - 1936)

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20. Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 – 1630). Ông là người có công rất lớn trong việc La-mã hóa tiếng Việt (nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh). Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. trong việc La-mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản “Bài giảng giáo lý Tám ngày” đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome. Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La-mã này được chúng ta ngày nay gọi là “chữ quốc ngữ”.

Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội – cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để quạt mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ - Hà Nội. Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và còn trả lời được các câu hỏi của thày giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đương lúng túng. Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức. Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm Marseille. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp.

Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do. Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ. Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ. Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière, v.v. và cũng là người đầu tiên dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Pháp. Bản dịch “Kiều” của ông Vĩnh rất đặc sắc vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm), Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được. Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ quốc ngữ. Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt. Ngày 18 tháng 9 năm 1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học . Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt - La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ quốc ngữ. Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình. Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh . Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông. Tòa báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 vì sốt rét. Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Shepole. Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp “Một tháng với những người tìm vàng”. Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông – con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của mình đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt. Tháng 9 năm 1945, trong lời kêu gọi toàn dân chống thất học chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Là một người Việt Nam, phải đọc thông, viết thạo chữ Quốc ngữ".

Tôi đã vẽ bức tranh “Sự ra đời của chữ quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.

Lời cảm ơn:

Tác giả bài viết này biết ơn thân sinh của mình – nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học, khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là “gián điệp” còn Nguyễn Văn Vĩnh là “bồi bút” của Pháp. Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và ông Nguyễ n Lân Bình – cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh vì những câu xúc động về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng như của gia tộc cụ. Tác giả xin cảm ơn Thày Trí – cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh đồng thời từng là thày dạy toán của tác giả khi tác giả là học sinh trung học.

Nguyễn Đình Đăng

Tokyo , 10 tháng 11 năm 2004

------

NGƯỜI ĐÀN BÀ ÁO ĐEN
của Nguyễn Nhược Pháp


Đỗ Thị Bính trong trang phục áo đen.

Một thời Hà Nội xưa, người ta hay bàn tán về "Hà thành tứ mỹ": cô Bính Hàng Đẫy, cô Nga Hàng Gai, cô Síu Cột Cờ và cô Phượng Hàng Ngang. Sự thực còn có những cô đạt danh hiệu hoa khôi qua các hội chợ nhưng 4 cô gái đẹp này được nhắc đến cho tận ngày nay.

Một người trong Hà thành tứ mỹ là Đỗ Thị Bính, sinh năm 1915. Người đàn bà đẹp đó được Nguyễn Nhược Pháp thầm yêu trộm nhớ và đặt tên là "người đàn bà áo đen". Bao giờ cô cũng mặc áo đen. Cô thường ra vườn tưới cây, tưới gốc tầm xuân sum suê cành lá. Cô lại có thêm tên là "Cô gái dưới giàn tầm xuân", mái hiên bên cạnh vườn có mấy chiếc ghế mây. Cô thường nghỉ ngơi trên ghế xem sách hoặc đi dạo quanh vườn. Ngày nay, hãy còn một phần dấu tích của khu vườn có giàn tầm xuân ở số nhà 30 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.­

Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp lớn hơn cô Bính một tuổi, hồi đó làm việc ở báo Annam Nouveau. Ông luôn mượn cớ để được đi qua ngôi nhà 30 phố Hàng Đẫy để ngắm nhìn người đẹp. Tuần nào ông cũng qua đây hai, ba lần. Những lần người đẹp chưa xuất hiện bên vườn hoa, ông phải đợi cho đến lúc nhìn thấy cô, đứng ngắm cô một lúc mới chịu đi. Học chỉ trao nhau cái nhìn, âm thầm rồi kẻ ở người đi. Chuyện này kéo dài và cả hai gia đình đều biết. Gia đình cô Bính cho là chuyện phải lòng của anh chàng nhà thơ trẻ cũng như nhiều chàng trai khác mà thôi. Hơn nữa, lúc nào Nguyễn Nhược Pháp cũng buồn và có mặc cảm là mình nghèo quá, trong khi đó cô Bính lại lớn lên trong gia đình giàu có và quá bề thế. Gia đình cô cũng biết chàng trai là con vợ lẽ của ông Nguyễn Văn Vĩnh mà ông Vĩnh thì đang bị nợ nần chồng chất, lại thất nghiệp.

Cho đến năm 1935, tập thơ Ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp ra đời, mọi người mới biết đến thi sĩ. Tập thơ chỉ có 10 bài nhưng đủ để đưa Nguyễn Nhược Pháp lên một trong những cây bút hàng đầu đầy tài hoa trong giai đoạn đầu của phong trào thơ mới. Và ai cũng biết những bài thơ như Mỵ Nương, Tay ngà, Cô gái bên bờ ao, Cô gái đi chùa Hương... đều lấy mẫu từ người đẹp Đỗ Thị Bính qua những đường nét dáng điệu cử chỉ, cái chân mày xuất thần của các nhân vật nữ trong tập thơ. Có thể nói, nếu không có Đỗ Thị Bính thì chưa chắc đã có tập Ngày xưa cho văn học VN.

Nhưng hoa đẹp không được lâu, cảnh đẹp không được dài, năm 1938, nhà thơ đã tạ thế vì bệnh lao. Trước mồ ông, nhà thơ Lưu Trong Lư đã có bài điếu văn nổi tiếng. Sau khi Nguyễn Nhược Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng kỹ sư phong lưu mã thượng học ở Pháp về.

(Theo Người Đẹp)

BS. Nguyễn Lân Đính sưu tầm

------

CUỘC BIẾN HÓA CỦA CHỮ QUỐC NGỮ TRONG HƠN 300 NĂM TỪ KHI MỚI CÓ ĐẾN NGÀY NAY

Chiều hôm 29 Mai 1941, lễ khánh thành bia kỷ niệm cố A-lịch-sơn-đắc-lộ (Alexandre de Rhodes) đã cử hành một cách long trọng do Toàn quyền Đông Dương chủ tọa và có một số đông nam, nữ 1941 vu học sinh các trường sơ-học Hà nội cùng các trẻ em theo học các lớp của Hội truyền bá quốc ngữ dự vào. Cố A-lịch-sơn-đắc-lộ là người như thế nào? Ai đã là người Nam biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ tưởng đều phải nên biết qua tiểu sử vị cố đạo đó đã sang truyền giáo ở nước ta hồi đầu thế kỷ thứ 17 trong khi chúa Nguyễn và chúa Trịnh chia nhau phạm vi thế-lực ở nước ta và trải bao nhiêu đời, vẫn tranh nhau ngôi bá chủ gây nên một cuộc binh lửa kéo dài hàng trăm năm không dứt.

Tuy cố de Rhodes không phải là người đầu tiên đã nghĩ ra cách diễn chữ La tinh và đặt ra thứ chữ Quốc ngữ ngày nay, rất thông dụng trong khắp nước ta nhưng tất cả các nhà sử học đã để tâm nghiên cứu đến nguồn gốc chữ Quốc ngữ đều phải công nhận cố de Rhodes là người rất có công trong việc sửa chữa đặt ra mẹo luật và truyền bá thứ chữ rất dễ đọc, dễ biết, đã giúp cho dân Việt Nam chúng ta ngày nay có thể đọc sách, đọc báo và diễn đạt một cách nhanh chóng, rõ ràng những ý nghĩ và tư tưởng trên mặt giấy. Cố de Rhodes lại là người thứ nhất đã in ra sách bằng chữ Quốc ngữ. Hai cuốn Giáo lý quốc âm (catéchisme) và Tự điển tiếng Nam bằng ba thứ chữ Quốc ngữ, Bồ-đào-nha và La tinh hiện ngày nay vẫn rất có giá trị đều xuất bản năm 1651 ấn hành tại nhà in in được nhiều thứ tiếng của Tòa Thánh lập ra từ năm 1627, dưới đời Giáo hoàng Urbain VIII. Trước những sách của cố de Rhodes, chữ quốc-ngữ tuy đã có nhưng ta rất ít được trông thấy. Trong một cuốn sách thuật lại cuộc hành trình sang Viễn đông và thời kỳ lưu lại ở nước ta của cố Borri là một trong những vị cố đạo đã để chân tới nước Nam trước nhất in ra năm 1631, cũng đã thấy có nhắc đến một vài câu viết bằng chữ Quốc ngữ tức như câu “Con guo muon bau tlom loam hoa-lan chiam?”. .a-laobau tlom laota Nay ta thử đem thứ chữ Quốc ngữ lúc mới ra đời của cố Borri và cố Alexandre de Rhodes mà so sánh với thứ chữ Quốc ngữ trong cuốn tự vị của đức cha Bá-đa-lộc do cố Taberd đã xuất bản ở (Ấn-độ) Sérampor năm 1838 và chữ quốc ngữ ngày nay, thì ta sẽ thấy rõ hơn trong 300 năm vừa qua chữ quốc-ngữ đã thay đổi và cách viết chữ quốc-ngữ đã biến hóa như thế nào. Lúc đầu mới có Quốc ngữ đều viết theo vần của tiếng Bồ-đào-nha vì hồi đó người ngoại quốc đến nước ta hoặc là giáo-sĩ hoặc là nhà buôn phần nhiều là người Bồ-đào-nha, nên trong việc giao-thiệp của người Nam với người ngọai quốc đều dùng tiếng Bồ-đào-nha. Ta lại nên biết Bồ-đào-nha về thế kỷ 17 là một nước rất cường thịnh, sự buôn bán và công cuộc thực dân rất mở mang đến nỗi Tòa thánh La mã phải dành cho các giáo sĩ Bồ-đào-nha cái độc quyền truyền đạo Gia-tô tại phương Đông. Vì thế mà các giáo sĩ thứ nhất đặt chân đến nước ta đều là người Bồ-đào-nha. Việc diễn Quốc ngữ ra chữ La tinh nuela theo vần Bồ-đào-nha là một chứng cớ về thế lực của người Bồ-đào-nha lúc đó. Đến hồi cố de Rhodes thì chữ Quốc ngữ đã giống với thứ chữ của ta dùng ngày nay hơn nhiều, nhưng cũng còn nhiều chữ chưa có.

Trong các sách của cố de Rhodes uuu vaho ca như cuốn Giáo lý quốc âm ta thấy thiếu hẳn hai chữ “ơ” esca và “ô” cố de Rhodes đã dùng chữ “â” và “o” có thêm dấu ở trên thay vào, còn chữ “â” ngày nay thì lại dùng chữ “ê” thay vào. Còn chữ “v” thì là chữ “b” có đánh dấu ngoặc. Ta lại thấy còn thiếu nhiều vần như vần “iêu” thì hồi đó cố de Rhodes viết “êo”, vần “ông” thì viết “óũ” có dấu ngã trên chữ “u”, hình như lúc đó chữ “u” có dẫu ngã thay cho chữ “ng”, ta đã thấy cố Borri dùng chữ “a” có dấu ngã để thay cho “ng” như trong chữ “chia” có dấu ngã trên chữ “a” ở câu nói trên này. Ta lại nên nhận bằng chữ “s” lúc đó viết khác hẳn ngày nay đó là chữ “f” mà gạch ngang không sang quá bên kia nét dọc như ta thấy trong cuốn “Giáo lý” của cố de Rhodes. Còn chữ “blời” thì ngày nay là chữ “trời” vần “bl” lúc đó ngày nay là vần “tr” odes ou . Trong cuốn này ta lại nhận thấy cố de Rhodes không những rất giỏi tiếng Nam mà lại biết nhiều chữ Nho vì cố thường dùng đến luôn những thành ngữ như “quân tử”, “thế gian”, “phú quý” vv…

Sau cố de Rhodes chắc có nhiều vị giáo sĩ ngọai quốc và người Nam sửa đổi lại chữ quốc ngữ dần dần mãi cho đến hồi Đức cha Bá-đa-lộc (Evêque d’Adran) cha Bacuo ở ta vào hồi đầu thế kỷ 19, theo như cuốn tự vị của Đức cha đã ấn hành năm 1838 thì chữ Quốc ngữ đã giống hẳn với chữ Quốc ngữ ngày nay, cũng có đủ dấu đủ chữ, đủ vần, và không phải dùng những chữ thêm dấu vào như hồi cố Alexandre de Rhodes nữa.

Ta nên nhận rõ trong khoảng từ 1651 cho đến 1888 tất cả 178 năm mà ta không được thấy một cuốn sách nào bằng chữ quốc ngữ in ra, có lẽ những cuốn sách kinh của đạo Gia-tô thì có nhưng ta không được đọc, còn phần nhiều các thư từ giấy má của các giáo sĩ thì cũng ít người được xem đến. Theo như lời chú thích của M. Charles Maybon tác giả cuốn “Histoire d’Annam” thì cố L. Cadière đã từng nói rằng theo sự khảo sát về các giấy má chưa xuất bản được và hiện để ở điện Vatican thì chữ Quốc ngữ theo lối dùng ngày nay là một công cuộc hoàn toàn của người Pháp. hu Có lẽ cố Cadière nói thế là vì hai người có công đầu trong việc sửa đổi cho chữ Quốc ngữ được hoàn toàn là cố de Rhodes và Đức cha Bá-đa-lộc đều là người Pháp và nhất là lối chữ Quốc ngữ thông dụng ngày nay thì lại càng rõ rệt là công cuộc của người Pháp.

Về việc này chúng tôi chỉ thuật lại một ý kiến chứ không phê bình vì đó là việc của các nhà khảo cổ muốn nói cho chính xác cần phải có nhiều tài liệu mà chúng ta hiện nay không thể có được. Kết luận bài này chúng tôi chỉ nói theo lời ông Nguyễn Văn Tố trong bài diễn văn đọc nhân ngày lễ khánh thành bia kỷ niệm cha de Rhodes “việc lập thành chữ quốc ngữ không phải là công cuộc của một người và có thể làm xong trong một lúc”. Thực thế, từ lúc các cố đạo Bồ-đào-nha phát minh ra cách diễn tiếng ta bằng chữ La-tinh cho đến nay đã có hơn 300 năm lẻ, chữ Quốc ngữ đã qua bao nhiêu thời kỳ thay đổi và chắc từ nay về sau còn thay đổi nhiều lần nữa. Có được lối chữ Quốc ngữ thông dụng khắp nước và rất tiện lợi dễ học như ngày nay, không những chúng ta phải nhớ cố de Rhodes, Đức cha Bá-đa-lộc mà còn phải tỏ lòng biết ơn đối với bao nhiêu bậc vô danh khác cũng rất có công trong việc phát minh và sửa đổi dần dần chữ Quốc ngữ của ta.

H.K.T.

------

THÀNH HÀ NỘI VỀ THỜI CỐ ALEXANDRE DE RHODES

TRƯỚC 1627

Thành phố Hà Nội ngày nay, là khu đất có dân cư từ đời tiền lịch sử, tức là từ trước đời Việt Nam lập quốc. Biết vậy, song thời ấy sử sách không có, nên không thể tra cứu rõ hơn về vị trí, danh hiệu và sự quan hệ của địa điểm ấy về đời thái cổ.

Chỉ biết rằng, về đời nước ta thuộc quyền cai trị nhà Hán bên Tàu, thì Hà Nội là đất huyện Mê Linh, thuộc quận Giao Chỉ. Và từ đấy Hà Nội đã là một nơi thủ đô, vì dinh Thái Thú lập ở đó. Thời ấy Hà Nội là huyện Long Biên.

Đời thuộc Tùy, thủ phủ Giao chỉ vẫn ở Hà Nội.

Đến đời thuộc Đường, Long Biên là phủ lỵ, phủ Đô Hộ. Quan Đô Hộ nhà Đường là Trương Bá Nghi đắp thành lũy quanh phủ Đô Hộ gọi là thành Đại La. Hai quan Đường kế vị sau là Triệu Xương và Lý Nguyên Gia lần lượt tiếp tục sửa sang thêm.

Nhưng quy mô có lẽ chưa được rộng lớn cho lắm. Nên năm 866 quan Tiết độ sứ nhà là Cao Biền phá đi xây lại theo một quy mô khác, vĩ đại, kiên cố hơn.

Thành Đại La của Cao Biền chu vi đo được 1982 trượng 5 thước, đường thành cao hai trượng sáu thước, chân thành rộng hai trượng chín thước, thật gần giống quy mô Vạn Lý Trường Thành ở Tàu.

Thành trì kiên cố, đồ sộ như vậy chưa đủ. Vì nước sông Hồng Hà thường trào lên ngập cả chân thành. Cao Biền liền sai đắp quanh thành một con đê dài 2125 trượng để ngăn nước lụt.

Đến đời Ngũ Quỷ, vua Tiền Lý, Nam Việt Đế tức là Lý Bý (hoặc Lý Bân) đánh đuổi quan thứ sử nhà Lương, đóng đô ờ Đại La, lúc ấy cải gọi là thành Long Biên.

Vua Triệu Việt Vương húy Quang Phục cũng đánh tan quân Lương, giữ thành Long Biên làm kinh đô.

Mai Hắc Đế cũng đóng đô ở Long Biên, sau bị quân Đường sang đánh chiếm mất.

Năm 791 ông Phùng Hưng tức Bố Cái Đại Vương đem quân vây phủ Đô Hộ, quan Đô Hộ nhà Đường là Cao Chính Bình lo sợ quá mà chết. Bố Cái Đại Vương liền đem quân giữ thành Long Biên.

Vua Đinh Tiên Hoàng người quán đất Hoa Lư, nên thiên đô về nơi phát tích là Hoa Lư.

Lần thứ nhất, Long Biên mất ngôi thủ phủ.

Sau khi nhà Đinh và nhà Tiền Lê mất, Lý Công Uẩn lên ngôi vua tức là Lý Thái Tổ về đóng đô ở Hoa Lư.

Sau thấy Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang cho phồn thịnh hơn được, nhà vua liền dời đô về thành Đại La, và cải gọi là thành Thăng Long.

Nhà Lý mất về nhà Trần, kinh đô vẫn không đổi chủ. Song đến hồi Trần Mạt, Hồ Quý Ly chấp chính quyền hành định xây thành Tây Giai ở Thanh Hóa, có ý muốn thiên đô vào đó, nên cải gọi Thăng Long làm Đông Đô đối với co Tây Đô (là tên thành Tây Giai).

Nhà Hồ mất về nhà Minh.

Thành Đông Đô (tức Thăng Long) người Minh đổi tên là thành Đông Quan.

Sau 10 năm bình định, vua Lê Thái Tổ lên ngôi, đổi Đông Đô ra làm Đông Kinh.

(Chữ Tonkin hao

.

vaong lam tức là do chữ Đông Kinh này mà ra vậy).

Thành Đông Kinh là Kinh Đô nước ta cho đến hết đời vua Lê và đời chúa Trịnh.

Khi vua Gia Long thống nhất thiên hạ, dựng nên đế nghiệp thì ngài đóng đô ở Phú Xuân tức là Kinh Đô Huế ngày nay. Năm Gia Long thứ bốn có dự cải tên thành Đông Kinh là thành Thăng Long là tên cũ có từ đời Lý. Từ đời Nguyễn trở đi, Thăng Long không là đế đô, nhưng vẫn là thủ phủ Bắc Thành. Tới nay, cải gọi là Hà Nội, Thăng Long cũng vẫn là một nơi thủ phủ của chính phủ Bảo Hộ.

Trải qua bao nhiêu triều vua chúa, đời nào Thăng Long cũng được sửa sang, thêm bớt không thể phân biệt được đời nào xây những bộ phận nào nữa.

Theo bản đồ thành Thăng Long đời Hồng Đức (Lê) thì phía đông thành khởi từ làng Đức Môn, tổng Đồng Xuân (tức phía cửa Đông) bắc đến sông Tô Lịch (nay là phố sông Tô Lịch) tây đối với Nhật Chiến (nay là Nhật Tân) nam đến Văn Miếu. Ở trong cùng là cung thất có cung điện nhà vua, ở giữa là hoàng thành, ở ngoài cùng là thành phố có các phố buôn bán và công nghệ.

Các nhà truyền giáo và thương mại Tây phương hồi thế kỷ thứ 17, tả cảnh, kinh đô nhà Lê, đều gọi cái tên nôm là Kẻ chợ (Chacho).

KẺ CHỢ

Theo những bản đồ hồi xưa còn để lại thì Hà Nội lúc đó không phải là một thành phố hẳn mà chỉ là một nơi đô hội gồm có một chốn kinh đô có thành cao, hào sâu bao bọc quanh những dinh thự, đền đài của nhà vua, một thị trấn thương mại có nhiều đường phố chật hẹp mà hai bên bờ phần nhiều là những nhà gianh lụp xụp có rất ít nhà gạch chen vào và nhiều làng mạc ở liền nhau trên những hồ ao lớn nhỏ. Kinh đô nhà vua ở trong một khu hình như rộng hơn khu mà ngày nay ta gọi là khu trong thành nhiều, gồm có cung điện nhà vua với rất nhiều phụ thuộc vào đấy cùng dinh thự các thượng quan trong triều. Còn khu thị trấn buôn bán dân gian rất đông đúc thì ở vào khoảng giữa từ thành nhà vua cho đến bờ sông Nhị Hà. Ngoài những làng ở rải rác giữa một khoảng đất có nhiều hồ ao và ruộng nương trong khu Đại la thành mà xung quanh nhiều chỗ có thành đất là một ngôi thành xây lên từ thế kỷ thứ chín, người ta lại thấy có nhiều khu xung quanh bao bọc bằng tường cao như khu văn Miếu, khu Trường Thi, khu Trường Tiền và rất nhiều đền chùa nhiều ngôi khá lớn. Những di tích ở Hà Nội về thời kỳ đó nay không còn mấy nữa, trong những di tích đó ngày nay chỉ còn có nhà Văn Miếu là con bảo tồn được nguyên vẹn, còn những thành quách, lâu đài, dinh thự và đền chùa khác thì nơi chỉ còn một mảnh, nơi đã biến hết nhường chỗ cho những dãy nhà, những biệt thự tối tân hoặc những công viên rộng rãi. Cái quang cảnh của Kẻ chợ ngày xưa họa chăng thì còn lại ở trong khối óc các nhà khảo cổ hoặc trên những bản đồ, bức vẽ lưu lại trong các viện bảo tàng! Nay ta theo các tài liệu thử làm sống lại cái cảnh Hà Nội hồi hơn 300 năm về trước. Ngày xưa muốn đến Kẻ chợ thì phần nhiều đi đường thủy do sông Nhị Hà. Các thuyền manh của người Tàu, người Xiêm thì thường hay do kênh đào Nam Định hoặc kênh đào Phủ Lý mà vào các thị trấn Bắc kỳ còn các tàu bè của người Bồ-đào-nha, Hà Lan hoặc Anh thì lại do cửa Vạn Úc hoặc do cửa Thái Bình mà tiến vào. Người Hà Lan thường hay cho tàu đậu, ngang làng Tiên Lãng, còn các tàu Anh thì lại đi ngược lên độ ba dặm nữa và lập ở đấy một làng có nhiều dân cư đến ở. Một nhà hàng hải Anh đã từng vẽ bản đồ cửa con sông Bắc kỳ (rivière du Tunquin) tuy không được đúng như các bản đồ ngày nay nhưng cũng rất rõ ràng và các sông ngòi từ Kẻ chợ cho ra đến bể đều có vẽ rõ, nhưng hình như những người ngoại quốc đến nước ta hồi đó không ai phân biệt rõ là miền trung châu Bắc kỳ do hai triều sông lập thành: triều sông Nhị Hà và triều sông Thái Bình nên trên các bản đồ hồ đó không thấy vẽ rõ.

Theo như lời Samuel Baron trong cuốn “Description du rogaume du Tonkin” thì Kẻ chợ về diện tích có thể so với nhiều thị trấn ở Âu châu, và lại đông dân hơn nhiều thị trấn đó, nhất là trong hai ngày mồng một và rằm mỗi tháng là ngày phiên chợ, dân các vùng lân cận và cả ở các miền xa các tỉnh đều đến để mua bán. Các đường phố hồi đó tuy phần nhiều nhỏ hẹp nhưng cũng có phố rộng rãi mà đến các ngày phiên chợ cũng khó lòng mà chen chân đi lại được. Mỗi phố bán riêng một thứ hàng hóa gì và ai muốn mua thứ đó thì phải đến đó mới có. Thường mỗi phố lại chia làm hai ba khu, mỗi khu do người cùng làng làm cùng một nghề ở chẳng khác gì các nghiệp đoàn thợ ở các thị trấn Âu châu ngày xưa. Người ta vẫn nói Hà Nội cổ có 36 phố phường nhưng thực thì theo các bản đồ Hà Nội ngày xưa để lại thì hình như hồi đầu thế kỷ 17 chỉ có một ít phố chính như hàng Đào, hàng Gạo, hàng Chiếu, hàng Buồm, hàng Bạc, hàng Bè, hàng Tre, cầu Gỗ. Ở bờ sông thì có cửa hàng của người Hà Lan, người Anh, chuồng voi, kho súng đạn của nhà vua, Tế kỳ đạo vv… Sông Tô Lịch hồi đó chảy phía sau thành ngang với phố Quan Thánh, phố Carnot ngày nay rồi do chỗ ngõ Gạch bây giờ (giữa hàng Chiếu, hàng Buồm) mà chảy vào sông Cái.

Các dinh thự của nhà vua, của các võ tướng, các văn quan và các công môn đều chiếm những khoảng đất rộng.

Dinh thự của nhà nước phần nhiều làm bằng gỗ. Còn nhà cửa của dân gian ngòai phố phường thì toàn bằng phên tre và lợp gianh, rất ít thấy nhà gạch, chỉ trừ các cửa hàng của người ngọai quốc nên những nhà này nổi bật hẳn lên. Thành cổ ở quanh hoàng cung có ba lớp tường xây kiên cố, có những cửa vào lát bằng đá hoa có vẻ rất vĩ đại. Hoàng cung chu vi độ từ 6 đến 7 dặm, các cửa ngõ dinh thự và sân đều có vẻ rất nguy nga tráng lệ.

Trong cuốn “Guides Madrolle, Indochine du Nord” có nói lâu đài đó chắc là một lâu đài về thời kỳ nội thuộc Tàu còn lại.

Trong thành có trại lính rất rộng và kho tàng của nhà vua. Sông Nhị Hà là con đường giao thông tiện lợi nhất của chốn kinh đô với các miền trong xứ và tất cả các sản vật, hàng hóa ở các miền trong nước đều do rất nhiều thuyền bè chở đến.

Khu hoàng cung

Khu Hoàng cung về hồi cuối Lê hiện nay không còn di tích gì có thể dựa vào đó để khảo cứu. Khu hoàng cung hồi đó mà người ta cho là khu trong thành ngày nay chắc cũng không được đúng. Theo những thư từ của các giáo sĩ vẽ hồi đó thì Kẻ chợ là một thị trấn (marché) như cảm tưởng của Baron và cố Amaral đã nói trong một bức thư gửi từ Kẻ chợ năm 1638. Trong bức thư này có nói: “Kẻ chợ giống như là nơi tạm đóng của một nhà vua luôn luôn phải dự vào chiến tranh, khi có cuộc phiến loạn thì thành bị thiêu đốt đến lúc thái bình lại xây dựng lại”. Vì thế mà các lâu đài không xây bằng đá cho được bền vững đời đời mà chỉ làm bằng gạch hoặc nhiều hơn nữa bằng gỗ. Và trong thành chỉ là cung vua Lê, còn phủ chúa Trịnh thì lại ở ngọai thành (có nhà cho là ở khu cuối đường Roliandes gần cửa Nam ngày nay). Theo một bức thư của cố Baidinotti viết ngày 12 Novembre 1626 thì “kinh đô không có thành và pháo đài. Nhà cửa thì trừ Hoàng cung lợp ngói và xây bằng đá trạm trổ công phu phần nhiều đều làm bằng tre”.

Ngày 2 Juillet 1627 cố Alexandre de Rhodes mới đến Hà Nội thì cố được một nhà buôn hiệu là Mậu Tài dành cho một ngôi nhà gạch để ở và tiếp khách cùng giảng đạo. Vì nhà đó hẹp quá nên các cố đạo xin với Chúa Trịnh Tráng để ở nơi khác, chúa định làm một các nhà ngay trong thành cho các cố đạo ở, nhưng vì ở trong thành thì ít người dám vào không tiện cho việc giảng đạo nên các cố đạo từ chối. Chúa lại thể lòng các giáo sĩ làm một tòa nhà gạch ở gần thành để làm trụ sở cho các giáo sĩ. Tòa nhà này một nửa đổi làm nhà thờ có lẽ ở vào phía trên bờ sông Tô Lịch trong khu từ thành đến các phố buôn bán.

Khu các phố buôn bán.

Theo lời cố Baldinotti năm 1626 thì “các nhà cửa ở Kẻ chợ phần nhiều đều lợp tranh và không có cửa sổ. Trong thành phố có những hồ, ao lớn nên khi có hỏa họan thì dễ dập tắt được. Có nạn hỏa tai thiêu hết đến 5, 6 ngàn nóc nhà nhưng sau đó độ 4, 5 hôm thì lại làm lại cả rồi”.

Tuy vậy nhà cửa Annam hồi đó, theo lời M. Giuron đã nghiên cứu kỹ về vấn đề này, cũng là những ngôi nhà xây dựng một cách cẩn thận và có mỹ thuật.

“Đó là những ngôi nhà vững bền, truyền từ đời này sang đời khác chứ không phải là những túp lều. Trong các nhà Annnam người ta thấy rõ một kiểu mẫu và các ý muốn xây dựng một cái gì bền vững và dễ coi”.

Theo như thiếu tá Rivière đã viết và đã thuật lại trong cuốn “Hanoi pendant la période héroique” của Masson thì “ở phía Đông và Đông Nam hoàng thành, một khu rất yên tĩnh và như ngủ say ở sau những bức tường cao kiên cố khu các phố buôn bán lại khác hẳn là nơi đô hội rất tấp nập, lộn xộn, ồn ào, khu này là một hình tam giác mà bề dài dựa vào hồ Gươm và hai cạnh dựa vào sông Nhị Hà và Hoàng thành”.

Về quang cảnh các đường phố ở khu buôn bán thì ta hãy đọc đọan sau này: “các phố không lát gạch hoặc đá. Cứ hễ giời hơi mưa xuống thì ngoài đường đầy những bùn lầy sâu hàng mấy tấc lẫn với những rác bẩn mà các nhà hàng phố đổ ra ngay giữa đường. Các nhà ở bên đường phố thì lớn nhỏ không đều và cái thụt vào cái nhô ra nên trông phố chẳng khác gì những cạnh góc liên tiếp nhau.

Mái nhà gianh sà xuống rất thấp và phía cửa trông ra đường thường chỉ là một cái rèm ngày chống đêm sập. Dưới cái rèm che mưa nắng đó, các nàh buôn đã bày hàng ngồi bán”.

Khu buôn bán ở Hà Nội ngày xưa, lại có tường gạch hoặc rào nứa tre ngăn làm nhiều khu nhỏ hơn đêm đến có cửa đóng, trời tối thì không thể đi từ phố này sang phố khác được. Trong các đường phố hẹp hòi, bẩn thỉu và quanh co đó ngày thường đã rất đông, đến ngày phiên chợ thì lại đông gấp đôi.

Ở Kẻ chợ hồi đó có ba cái nhà thờ nhỏ của đạo Gia-tô trong các phố buôn bán. Cố Alexandre de Rhodes ở Hà Nội hai lần: lần thứ nhất tư 2 Juillet 1627 cho đến cuối tháng Mars 1629 và lần thứ hai từ Novembre 1629 đến Mai 1630, tất cả 18 tháng. Hồi cuối Mars 1629 cố A. de Rhodes cùng với cố Marquès bị Trịnh Tráng trục xuất và phải đi thuyền của chúa cấp cho do đường thủy vào tạm ẩn ở Hàm Rồng là nơi của hai nhà giáo sĩ đã đi qua hai năm về trước và tạm lập một nơi giảng đạo. Hai cố ở đây 8 tháng rồi lại cùng mấy người Bồ-đào-nha nữa trở ra Kẻ chợ. Đến Mai 1630, cố Alexandre de Rhodes và cố Marquès lại bị trục xuất lần thứ hai khỏi xứ Bắc kỳ và sau đó cố de Rhodes không có dịp trở lại Kẻ chợ nữa.

Sau 10 năm ở Tàu, đến Février 1640, cố de Rhodes lại trở lại Nam kỳ, ở dưới quyền chúa Nguyễn hồi đó là Cung Thượng Vương. Ở được 5 năm, đến 1645, cố de Rhodes bị kết án tử hình rồi lại được chúa Nguyễn ân xá và đến 3 Juillet 1645 thì bị trục xuất. Từ đó, cố de Rhodes không bao giờ lại nước Nam là nơi tuy phải từ giã nhưng lòng cố thì bao giờ cũng vẫn nghĩ tới.

Đến 1651, cố de Rhodes về La Mã đã xuất bản nhiều sách vở về nước Nam nhất là hai cuốn “Histoire du royaume du Tonquin” và “Divers voyages” ngoài cuốn sách kinh xuất bản bằng Quốc ngữ và chữ La tinh. Ta xét qua quang cảnh Hà Nội về hồi đầu thế kỷ 17, hơn 300 năm về trước thì ta thấy rõ rằng về hồi đó vua Lê thì không có quyền, chúa Trịnh lại luôn luôn bận về việc đánh nhau với chúa Nguyễn ở bên kia dãy núi Hoành sơn nên không có thời giờ nghĩ đến việc các công cuộc tô điểm cho chốn kinh đô. Vì thế mà Hà Nội trải hơn 200 năm từ lúc cố de Rhodes bắt đầu sang tới Bắc kỳ 1627 cho đến lúc quân Pháp chinh phục đất Bắc (1873-1883) không những vẫn nguyên quang cảnh cũ, mà nhiều đền đài dinh thự về triều Lê sang đến triều Nguyễn lại còn bị tàn phá thêm là khác.

Chúng ta là những kẻ hậu sinh mỗi khi đi qua các khu Hà thành mà nay còn lưu lại những di tích hoặc những kỷ niệm về thời xưa như Văn Miếu, Tháp Báo Thiên, Chùa Quan Thánh, vv… ai là người không phải động lòng hoài cổ.

HỒNG LÂM & VĂN HÒE

------

Ý KIẾN CỦA MỘT NHÀ BÁO
VỀ NGHỀ BÁO HỒI TIỀN BÁN THẾ KỶ 20

1. TỜ BÁO LÀ MỘT CHÍNH PHỦ.

Trong hầu hết các ngành kỹ nghệ hiện thời người ta đều có khuynh hướng dùng sức máy móc làm việc thay sức người, chỉ trừ có kỹ nghệ làm báo, một kỹ nghệ đào óc người ra để làm những sản phẩm tinh thần bán cho công chúng.

Những đặc tính của những sản phẩm quý giá đó là tờ báo có thể thu vào trong định thức này: tờ báo là một người.

Cũng như người, tờ báo cũng có một bộ óc hay gọi là một linh hồn cũng vậy. Linh hồn đó là ông chủ nhiệm. Ông chủ nhiệm mà không có hồn thì tờ báo cũng không có hồn, không hoạt động, và sẽ như một người thiếu máu mòn mỏi đi mà chết.

Nếu chịu khó ôn lại những trang lịch sử báo giới, chúng ta sẽ nhận thấy rằng những tờ báo được hoan nghênh hơn hết phần nhiều là nhờ ở tài làm việc, trí thông minh, óc sáng kiến, của ông chủ nhiệm. Có thể bảo tờ báo là một cái gương phản chiếu phẩm cách của một cá nhân, mà những ông chủ nhiệm là những người ra ứng cử, và những số báo phát hành hàng ngày là những lá phiếu dân bầu. Ta chỉ cần xem số báo chạy nhiều hay ít là có thể định được giá trị của ông chủ nhiệm tờ báo.

Tờ báo như vậy, chẳng khác gì một chính phủ dân cử, nhưng có điều trái ngược là trong cái chính phủ bình dân đó, ông chủ nhiệm lại đóng vai thủ tướng độc tài!

Tuy gọi là độc tài nhưng quyền vị của ông thủ tướng chuyên chế đó vẫn có một giới hạn như trong một chính thể lập hiến. Những việc làm của ông luôn luôn bị một ông vua kiểm soát: ông vua đó là độc giả.

Thật là một chuyện oái oăm mà từ lâu chưa ai giải quyết được. Người ta đã làm báo cho độc giả hay vì độc giả. Nhưng có điều chắc chắn là người làm báo bao giờ cũng hiểu tâm lý phần đông độc giả mà họ muốn chinh tâm, nhưng nhiều khi bị thiệt thòi về phương diện thương mại.

Những độc giả khôn ngoan có thể nhờ tờ báo này mà hiểu biết thêm để tiến về mặt tinh thần.

Báo chí có mấy thể tài khác nhau như sau này:

Báo chính trị, Báo thông tin, Báo thông tin mà lại có tính cách tạp chí, Tạp chí là những báo xuất bản hàng tuần hay hàng tháng.

Những thứ báo kể trên này tuy có khác nhau về thể tài, nhưng về cách làm thì báo nào cũng như báo nào, chì có một phương pháp thôi.

Như các bạn đã thấy, ở dưới quyền chỉ huy của người cầm đầu nọ là ông chủ nhiệm, tờ báo nào cũng còn có hai ban chuyên mộn: bộ biên tập và ban trị sự.

Bộ biên tập trông nom việc soạn bài vở còn ban trị sự thì công việc ấn loát và phát hành. Hai ban ấy bao giờ cũng phải trực tiếp liên lạc với nhau. Sự sống còn và tương lai tờ báo đều ở trong tay hai ban này.

Tờ báo bài vở hay, mà in không được sáng sủa sạch sẽ, hoặc không biết cách cổ động bán chạy thì cũng vứt đi. Trái lại, bản in đẹp cổ động giỏi mà bài vở xoàng thì cũng xếp xó.

Trong cuộc hợp tác mật thiết giữa hai ban chuyên môn này thì bao giờ bổn phận ban trị sự cũng phải là dọn đường đi cho bộ biên tập.

Ban trị sự phải kiếm nhà in đẹp mà giá lại phải hời (vì báo mà in đắt thì chỉ tổ làm đày tớ không công cho các ông chủ nhà in). Bao giờ cũng phải trù tính số giấy in báo đừng để thiếu thốn! Ban trị sự lại phải lo liệu sắp đặt tổ chức tòa sọan, buồng giấy, chỗ làm việc của ông chủ nhiệm, chủ bút đến phóng viên, đâu đó cho tề chỉnh ngăn nắp; tiện lợi, phải sắm sửa các thứ cần dùng cho nhà báo, từ cái máy chữ cho đến cái ngòi bút, tờ giấy thấm cũng phải để tâm đến.

2. Cái hồn của tờ báo – Dân cử mà ông chủ nhiệm lại là một vị thủ tướng độc tài.

Bây giờ, đến lượt tòa soạn làm việc. Tòa soạn có một bộ tham mưu gồm có ông chủ bút, ông tổng thư ký tòa soạn. Và nhiều tay biên tập khác nữa. Dưới quyền chỉ huy của bộ tham mưu này lại có nhiều ban tham mưu khác như ban thông tin vặt, ban thông tin hành chính và pháp luật, ban dịch tin quốc tế, ban chụp ảnh phóng sự, ban chụp ảnh phóng sự, mỹ thuật, và nếu là tờ báo văn chương, chính trị thì lại thêm những ban coi riêng về các mục đó. Mỗi ban đều có một người đứng đầu phân phát công việc. Công việc của các ông chủ bút, hay tổng thư ký tòa soạn là thâu nhận bài vở của các ban thông tin dưới quyền mình, sửa chữa lại, hoặc thêm vào hoặc cắt đi cho hợp với tôn chỉ tờ báo rồi mới giao sang cho nhà in sắp chữ.

Ta có thề so sánh công việc của một tờ báo hàng ngày như là sự vận động trong cơ thể người ta điều khiển bởi Tim và Phổi.

Quả tim đó là ông chủ nhiệm. Sáng, sáng ông chủ nhiệm hội họp hết các biên tập viên và phóng viên trong buồng giấy, và sau khi so sánh tin tức bài vở của báo mình với báo khác để xét xem báo mình hôm trước hơn kém thế nào, ông chủ nhiệm hay ông chủ bút phê bình những tin tức, khuyến khích biên tập viên này có công, khiển trách người phóng viên kia thiếu bổn phận; hội đồng tìm cách chấn chỉnh làm cho tờ báo mỗi ngày một hoàn bị, rồi người nào việc nấy lại chia nhau sửa soạn để làm số báo sau. Công việc cứ tuần tự như thế chẳng khác gì máu ở trong huyết quản, sau khi quả tim phân phát ra chảy đi khắp mọi nơi nuôi sống cơ thể người ta xong lại trớ về quả tim.

Còn những biên tập viên, phóng viên, những người giúp việc báo là những buồng phổi hô hấp dưỡng khí để bồi bổ cho máu, để máu nuôi người.

Nói tóm lại, tất cả những người giúp việc tờ báo là những linh hồn nhỏ của một cái linh hồn lớn. Người nào cũng mang trong mình cả một cái trách nhiệm của một tờ báo: Họ đã hy sinh nhất thiết cho tờ báo. Tâm hồn họ tức là tâm hồn tờ báo vậy. Trong tất cả các nghề, có lẽ không có nghề nào cao quý bằng nghề làm báo mà cũng không có nghề nào bận rộn vất vả như nghề này. Người làm báo không bao giờ đuợc thảnh thơi cả. Ngày, giờ trong đời người làm báo không thuộc quyền sở hữu của họ: họ ăn không được đúng bữa, thức, ngủ không có giờ giấc gì cả. Một tin thời sự quan hệ xảy ra thình lình vào lúc nửa đêm gà gáy, hoặc trong cơn mưa bão, người làm báo cũng phải xông pha đến tận nơi điều tra viết bài tường thuật, có khi sáng còn ở đầu tỉnh này, chiều đã ở cuối tỉnh khác, lúc đi ô tô, lúc xe tay, xe đạp, lúc xe hỏa, có lúc phải đi bộ, lăn lộn vào những chỗ nguy hiểm để làm hết phận sự đối với tờ báo và đối với độc giả.

Các bạn xem đó tất rõ không có nghề nào khó khăn vất vả như nghề báo. Người làm báo không những phải là người có trí thông minh, óc quan sát, tính hiếu động mà thôi, lại phải có lương tâm nhà nghề nữa, nói tóm lại là phải có “khiếu”. Muốn trở nên một người làm báo hoàn toàn thì phải có khiếu làm báo trong mạch máu.

Hàng ngày, thư từ tin tức của phóng viên, của độc giả ở khắp nơi gửi về hàng đống. Nào là phóng sự dài, phóng sự ngắn, nào là tin chính trị, tin thời sự, tin quốc tế, pháp luật, kinh tế, xã hội, nào là chuyện ngắn chuyện dài, ảnh thời sự, mỹ thuật vv… người chủ bút đều phải đọc qua hết để phân phát công việc. Thật là một núi công việc mà hàng ngày người chủ bút phải làm.

Phụ vào đó, người thư ký tòa soạn phải chọn lọc tin tức xem tin nào nên đặt trang nhất, tìn nào trang sau, nghĩa là phải biết cách trình bày bài vở và bài trí cho tờ báo được đẹp, phải ra mẫu trước cho nhà in làm theo.

Đó là xong việc Tòa soạn.

Báo đã in xong, phải nghĩ cách làm cho tờ báo sống, nghĩa là phải kiếm độc giả cho tờ báo. Bắt đầu từ đây là công việc và bổn phận của ban trị sự. Ban trị sự phải ước lượng in ra bao nhiêu số để đủ bán, đừng để thiếu và cũng đừng in thừa quá có hại. Phải biết tính toán công việc gửi báo kịp những giờ tàu, ô tô chở hàng chạy, để đúng giờ báo ra độc giả ở các nơi sẽ đều có thể nhận được báo đọc. Cả việc phát báo bán lẻ cho cai báo, cho trẻ con cùng việc đưa báo cho những độc giả dài hạn cũng đều là những việc quan trọng, cần phải lưu tâm vì nếu không tổ chức cho thật hoàn bị, độc giả không được nhận báo đều, họ sẽ chán nản rồi bỏ mua báo khác, như vậy tờ báo sẽ bị thiệt hại và mất hết tín nhiệm.

Người đứng đầu trông nom việc phát báo phải là người hiểu việc đời, biết rõ khoa tâm lý, biết cân nhắc sự quan trọng của những việc trọng đại xảy ra ở trong nước và trên thế giới, đoán trước được thị hiếu của độc giả để xem tin gì có thể làm chạy báo hơn.

Công việc của người này chẳng khác gì cái hàn thử biểu đo dư luận độc giả, rất cần cho sự sống còn của tờ báo.

Công việc không phải đến thế là hết đâu, ban trị sự còn phải tổ chức việc lấy quảng cáo cho báo. Việc này cũng có một ảnh hưởng rất quan hệ với nền tài chính của tờ báo. Một tờ báo lớn mà không có quảng cáo thì cũng khó lòng trường thọ được. Những quảng cáo ấy dù không phải là những phần tử quan trọnng của tờ báo, nhưng ta cũng cần đến nó để giữ cho sổ chi thu được thăng bằng.

Đó, các bạn đã tạt qua cái thế giới làm báo và trong ngàn phần các bạn đã hiểu một vài.

Chúng tôi thử hỏi bạn có nghề nào thiên nan vạn nan, nhất nhất cái gì cũng phải ăn khớp với nhau, lỡ một tí là hỏng cả như vậy không?

Không ai chối cãi được nữa, nó là một nghề không phải ở tầm tay của tất cả mọi người. Nhưng là một nghề cao quý, một nghề thượng lưu. Chẳng thế mà nghề báo ở các nước Âu Mỹ và ở những nước tiên tiến trong cõi Á đông được suy tôn làm cái quyền thứ tư trong một nước sau ba quyền Lập pháp, Hành chính và Tư pháp. Ấy nói vậy mà thôi, chứ thực ra ở những nước trọng dư luận, thì quyền ngôn luận của nhà báo nhiều khi lại lấn át được cả ba quyền kia là khác.

Các bạn còn nhớ mươi mười lăm năm trước đây, mỗi khi nói đến chuyện làm báo nhiều bạn đồng nghiệp của chúng tôi thường vẫn kể lại một câu chuyện có thật ở Paris: một nhà làm báo đại danh kia – hình như là ông hàn Léon Daudet thì phải - một hôm cùng anh em ngồi trong tòa soạn tờ báo kia nói chuyện. Nhân vui chuyện nhà làm báo đại danh ấy chỉ vào cái ghế làm việc của mình mà nói một cách nửa thực nửa đùa rằng:

“Cái ghế này ấy thế mà có giá trị bằng ba bốn cái ngai vàng đấy”.

Câu nói ấy đến nay truyền lại hầu thành một câu ngạn ngữ của con nhà làm báo. Thoạt kỳ thủy, người ta cho là câu nói nửa đùa nửa thực, nhưng nghĩ kỹ ra thì rất đúng với sự thực. Chẳng nói ở các nước văn minh làm gì vội, ngay như ở chính nước ta đây, báo giới chưa phát triển được hết sức của nó, ngôn luận còn phải tùy thuộc biết bao nhiêu là quyền này quyền nọ lại còn bị kiểm duyệt vv… ấy thế mà nhà báo đối v ới quốc dân đã có thế lực lắm, không mấy người dám lấy dư luận làm thường vậy.

Tuy rằng độc giả bấy giờ, trăm người có lẽ chưa được chục người biết đọc báo, tuy rằng các người làm báo có lẽ chưa biết rõ trách nhiệm của mình và cách làm nghề của mình, nhưng chúng ta để ý xem vẫn nhận thấy rằng: trong nước hầu xảy ra chuyện gì quan trọng thì từ quan chí dân đều nóng lòng đợi xem báo họ nói gì, nhất là những khi có việc khó khăn chưa biết đối phó ra sao thì họ lại càng nóng tìm những báo dư luận xem những bài luận thuyết các báo bàn như thế nào vv…

Bị báo chê trách, người ta buồn; được báo ngợi khen, người ta vui; cái quyền hành của báo như thế chẳng phải là to lắm rồi ư? Bởi vậy báo giữ một địa vị giáo dục quốc dân tối quan hệ cũng như ông giáo ở chốn học đường đối với học trò. Dân trí mà tiến thì báo mở mang thêm, dân thanh mà mạnh thì tức là báo mạnh.

Cứ xem tình thế nước ta bấy giờ dân trí chưa tiến lắm, dân thanh chưa được là thiên ý nhưng đã có một sức mạnh báo hiệu cho những người dẫn đạo ta có quyền tin chắc rằng báo giới của ta còn có cơ tiến mãi, tiến nữa, không biết thế nào mà lượng.

Cái lịch trình tiến hóa của báo giới quốc âm không phải là phạm vi của bài này; các bạn đọc sẽ xem kỹ tronh một bài khác.

Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói thêm rằng cái nghề làm báo được tôn trọng bao nhiêu thì người làm nghề lại càng phải giữ cái chân giá trị cho nghề chừng nấy.

Không, chúng tôi không muốn nhân tờ báo của chúng tôi lúc này chạy nhất, mà tự phụ là những kẻ thạo nghề. Chúng tôi cũng không muốn nhân những dòng sau đây để làm buồn lòng ai trong nghề. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng: báo là một lợi khí ích lợi cho dân, cho nước không biết đến thế nào mà kể. Cái lợi khí ấy, ai là người ở trong nghề, thiết tưởng đều nên đặt lên chỗ cao sáng nhất của tâm tưởng mà hinh hương sùng bái: chúng tôi muốn nói người xem báo đã cần phải có óc suy xét thì người làm báo luôn luôn cũng cần phải có lương tâm với nghề.

“Báo quán Đồng nghiệp hội” ở Paris hồi mươi năm trước đây có đặt ra thập điều để giữ danh dự cho con nhà làm báo, để luôn luôn nhắc cho con nhà báo có lương tâm với nghề. Chúng tôi thiết tưởng như thế chưa đủ. Người làm báo không những phải tránh thập điều ấy mà thôi; lại cần phải biết yêu nghề - yêu say sưa, yêu thấm thía, yêu như người từ mẫu yêu con vậy. Điều này, phải thuộc về lương tâm hơn là định lệ. Người làm báo không những phải tránh điều dở mà thôi còn cần phải biết rằng: mình làm nghề báo là mình cầm một thế lực to, mình quên sự phong lưu phú quý đi để hy sinh cho người khác, để gánh một trách nhiệm nặng lên vai mình.

Bắt đầu bước vào nghề, người làm báo thề với mình như thế, thề với trời như thế. Một khi đã chắc chắn với mình rồi, đã biết mình không làm xấu nghề, làm hổ cái trách nhiệm của mình, người ấy hãy nên cầm lấy cây bút để làm khí giới trong trường ngôn luận hay mở ra một tờ báo để góp một vài trên đàn văn trận bút.

Không có lương tâm ấy mà cứ làm báo, đó là làm báo giả, những người làm báo thực sẽ cười cho. Cứ ngồi mà ngẫm xem báo giới cận lai thì cái hạng làm báo giả nghe như vẫn nhiều lắm lắm. Người có chân tài thực học ra làm báo thì ít mà kẻ rực của hám danh mở báo để trưng tên thì nhiều.

Độc giả vì vậy thường vẫn đọc phải những tờ giấy lộn đầy những lời hèn hạ của một anh giàu nổi chuộng hư danh, hoặc tờ lá cải của một anh thày cò chạy việc, khéo biết xoay xỏa nên có nhiều dầu mỡ cho vào cái máy in; hoặc hàng ngày phải làm bạn với bốn trang giấy đăng những tin tồi tàn ngâm lẫntrong cái vại văn chương inh ỉnh một mùi dưa khú để từ hôm mùng một tế đến hôm nay ăn chưa hết.

Chúng tôi không muốn kể đến những hạng ………mở những tờ báo ngọai ô cốt để chút ….. phẩm hàm, chúng tôi không đếm xỉa đến cả bọn làm báo …………. đua đòi vãi tiền ra để mon men trèo lên cái ghế thiêng liêng của Léon Daudet, ôi, có phải là cái ghế thường như trong tiệm ăn, tiệm nhảy màkè nào có tiền cũng có thể xông vào ngồi được đâu! Thành thử họ không có thời giờ rỗi rãi để nghĩ đến nhất điểm lương tâm nữa.

Không, chúng tôi không muốn nghĩ đến những hạng làm báo đó bởi vì chúng không phải là nhà báo, nhưng là hạng đi lừa, đi bịp không bị Tòa truy tố. Chúng tôi chỉ nói tới bọn nhà báo giả trên kia, là bọn rực của ra làm báo để mua lấy cái hư danh nhà báo.

Những người ấy, chúng tôi không dám khinh miệt họ, còn độc giả thì thương hại họ vô cùng. Bởi vì họ thấy nghề báo là nghề cao quý, họ cũng xông vào; có ngờ đâu rằng ở đời này, có mắt cá với hai chân thì danh dự cũng có hai thứ: danh dự thực và danh dự giả.

Sách Phật dạy rằng: phàm ở đời này muôn sự cuồng dại đều do một ác căn mà ra: cái ác căn ấy là lòng ngu muội.

Nếu đem thuyết ấy mà xét cái tính hiếu hư danh của những ông làm báo giả ở đây, thì họ đã mất hết nhân phẩm là vì ngu muội.

Vì ngu họ mới hợm, mà vì hợm mới ngu …………….. Họ làm báo không cần lương tâm, họ có khi làm hại lây cả đến những nhà báo chân chính …………..

Cái tội làm cho báo giới xứ này chậm tiến, sẽ đổ lên đầu họ và tương lai sẽ kết án họ một cách nghiêm nghị xứng đáng với tội danh.

NGUYỄN DOÃN VƯƠNG

------

Tin sách
Bộ sách quý về Nguyễn Du
và dòng họ Nguyễn Tiên Điền

TP - Bộ sách quý gồm 70 cuốn tư liệu chữ Hán xung quanh đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền vừa được Trung tâm văn hóa huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh mua lại từ một gia đình thuộc dòng họ này sống tại thành phố Vinh - Nghệ An.

Ông Nguyễn Hải Nam - Giám đốc Trung tâm văn hóa huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - cho Tiền phong biết: Rất nhiều thông tin từ bộ sách sẽ giải mã những bí ẩn quanh Nguyễn Du và dòng tộc. Đáng chú ý là những bản thảo của cụ Nguyễn Nghiễm, cụ nghè Nguyễn Mai, những trang viết về cụ của con trai, tài liệu về cụ Nguyễn Trọng (chú ruột Nguyễn Du), cuốn “Địa lý gia truyền bí quyết” của cụ Nguyễn Quỳnh (ông nội của Nguyễn Du) gồm bản thảo và bản gốc, sắc phong của vua Duy Tân tặng Tổng đốc đại thần Nguyễn Công Trứ.

Có cả bản Truyện Kiều chép tay của dòng họ Nguyễn nhưng không rõ niên đại, những tài liệu về hát trò Kiều, sách thuốc của dòng họ danh gia vọng tộc này. Trong số 70 cuốn, một số sách bị rách, tất cả đều viết bằng chữ Hán.

Ông Nguyễn Hải Nam cũng nói, ông là con cháu của Nguyễn Du và đang cùng các cụ cao niên tiến hành làm gia phả họ Nguyễn. Nhiều bí ẩn có thể được giải đáp sau khi hoàn thành bản gia phả, chẳng hạn giờ sinh, ngày sinh của đại thi hào vốn đang gây tranh cãi trong giới học giả và báo chí.

Trước đó, Trung tâm văn hóa huyện Nghi Xuân đã mua được một chiếc phản bằng đá (có khắc chữ phía dưới) do người dân Kim Sơn - Ninh Bình tặng nhà thơ, nhà kinh tế tài hoa Nguyễn Công Trứ, với giá 15 triệu đồng.

Riêng giá cả bộ sách gồm 70 cuốn trên, Trung tâm không công bố. Hiện, bộ sách đang lưu tại nhà riêng ông Nguyễn Hải Nam. Có thể, sắp tới nó sẽ được đưa vào Bảo tàng Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).

Uy Viễn

(TienPhong Online)

------

Tái bản số hóa toàn bộ tập san Sử địa

Tuổi Trẻ - Toàn bộ 29 số tập san Sử địa xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1966-1975 (3 tháng/kỳ) vừa được tái bản dưới dạng số hóa trong một CD-ROM (ảnh) do Hội Khoa học lịch sử VN phối hợp cùng Viện Viễn Đông bác cổ của Pháp thực hiện dưới sự đồng ý của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã - nguyên chủ bút tập san.

Các tập san Sử địa được số hóa dưới dạng file pdf với hai bản tiếng Việt và tiếng Pháp, có thể đọc trên máy tính hoặc in ra giấy, là nguồn tư liệu cực kỳ quan trọng may mắn còn lưu giữ nguyên vẹn sau những biến động của lịch sử.
Nhân dịp tái bản lần này, giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN - nhận định: "Tính khoa học và tính dân tộc là đặc điểm bao trùm của tập san. Nhiều bài viết trên tập san thật sự là những công trình nghiên cứu có giá trị cao, sưu tầm tư liệu công phu, xử lý thông tin khoa học, thái độ khách quan trung thực và nhất là góp phần dấy lên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và nêu cao các giá trị văn hóa dân tộc...".
Ông Philippe Le Failler - Viện Viễn Đông bác cổ Pháp - cho biết sắp tới Viện Viễn Đông bác cổ Pháp sẽ tiếp tục số hóa các tạp chí: Tri Tân, Thanh Nghị...
Lam Điền

Liên Hiệp Quốc, Mỹ hợp tác lập thư viện số thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Thư viện Quốc hội Mỹ hôm 17-10 đã ký bản ghi nhớ về việc hợp tác xây dựng thư viện số thế giới, nơi lưu trữ các tác phẩm độc nhất và quý hiếm từ các thư viện và viện văn hóa khắp thế giới .

Trong tuyên bố của mình, UNESCO cho biết, sáng kiến lập thư viện số thế giới sẽ số hóa những tài liệu độc nhất và quý hiếm từ các thư viện và viện văn hóa khắp thế giới và để mọi người truy cập miễn phí trên Internet. Theo UNESCO, những tài liệu được số hóa sẽ bao gồm các bản thảo, bản đồ, sách, bản nhạc, băng ghi âm, thước phim, bản in, hình ảnh...

Nhân dịp này, UNESCO đã giới thiệu nguyên mẫu của website thư viện số thế giới, theo đó nội dung dự kiến sẽ được hiển thị ở 6 ngôn ngữ chính của Liên Hiệp Quốc là Ả Rập, Hoa, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha cùng với tiếng Bồ Đào Nha. Dự kiến, thư viện số thế giới sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2009.

P.VÕ báo NLĐ (Theo Reuters, Itar-Tass)

 ------

BỘ SÁCH 22 CUỐN
VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

(SGGP)- Sáng 23-10, tại TPHCM đã diễn ra buổi họpbáo giới thiệu bộ sách Cẩm nang dành cho các nhà quản lý do NXB tổng hợp TPHCM phối hợp với NXB McGrawHill (Mỹ) thực hiện. Bộ sách gồm 22 cuốn chứa đựng hơn 500 bài học khác nhau liên quan đến mọi vấn đề có thể xảy ra với nhà quản lý trong kinh doanh cùng cách khắc phục hoặc tránh sai lầm. Nội dung bộ sách được rút ra từ những cuốn sách ăn khách nhất về quản tri kinh doanh của NXB McGrawHill. Sách do Công ty Fahasa độc quyền cung cấp tại các nhà sách trên cả nước.

T.V.

 ------

Kinh Coran giá 2,3 triệu USD

TTO – Một bản kinh Coran đầy đủ được viết vào năm 1203 đã được nhà đấu giá Christie tại London bán với giá kỷ lục 2,3 triệu USD, trong khi dự kiến giá ban đấu chỉ 715.000 USD.

Nhà Christie cho biết đây là một bản viết liên quan đến Hối giáo đắt giá nhất trên thế giới. Cuốn kinh này có chữ ký của Yahya bin Muhammad vào tháng chay Ramadan năm 599 (lịch Hồi giáo - tức là năm 1203). Những chữ viết trong sách này có màu đen và viền vàng, những chú thích bên lề có màu đỏ và viền bạc. Cuốn sách này đã được Archer Milton Huntington tìm thấy tại Cairo vào năm 1905.

Ngoài ra tại buổi bán đấu giá, nhà Christie cũng đă bán được một cuốn kinh Coran gần hoàn chỉnh có niên đại từ thế kỷ thứ 10, xuất xứ từ Bắc Phi hay Cận Đông với giá 1,8 triệu USD.

Đ.K.L. (Theo AP)



SAI

MỘT

LY

ĐI

MỘT

DẶM

Kính gửi bà Harriet Courtney
Palm Beach
Bang Florida,

Dì Harriet thân yêu,

Xin dì chớ để lỡ cơ hội ngàn năm một thuở để con chim quý tung cánh bay mất! Trong một vài ngày nữa dì sẽ được đón tiếp tại nhà một trong những vị hoàng thân được mọi người quý trọng, săn đuổi nhất châu Âu. Vâng, dì nghĩ sao về đứa cháu nghèo khổ của dì? Xin dì hãy coi chuyện này như một món quà của đứa cháu mà trong lòng lúc nào cũng nhớ tới dì. Cháu nói vậy vì cháu muốn dì hiểu cho là cháu không oán hận gì về việc dì đã từ chối không cho cháu mượn tiền. Trong thư dì quả đã nói với cháu những lời cay đắng và nhiều sự thật phũ phàng. Cháu phải công nhận là về mặt tiền bạc, cháu dì ngu ngốc lắm. Lẽ ra cháu chẳng nên được thừa hưởng một lúc nhiều tiền như thế. Bây giờ nghĩ lại thì than ôi đã quá muộn!...

Dì trách rằng cháu chẳng biết làm ăn gì cả, lại còn chơi toàn với bọn bạn xấu và thường xuyên vung tay quá trán. Giờ đây, tất cả đã đổi thay, cháu đã là một con người “hoàn toàn đổi mới” và bạn cháu, Bá tước Charles de Ville, sắp tới thăm dì, sẽ cho dì biết cháu đã nói thật. Cháu và vị Bá tước đã gặp nhau trong một tiệc rượu và tình cờ cả hai người cùng ra về một lúc. Ông ta lịch thiệp cho cháu đi nhờ xe về nhà, sau đó lại giới thiệu cháu với bạn bè của ông ta, và bây giờ, cháu Miller Harrington Hawkes của dì đã là một trong những người bạn thân thiết nhất của ông ta.

Từ nơi cháu đang ngồi viết thư cho dì nhìn ra, cháu thấy một công viên nhỏ, ở giữa có một pho tượng Nã Phá Luân đại đế cưỡi trên mình ngựa, một pho tượng đồng tuyệt đẹp, một kỳ công về điêu khắc. Dì có biết tại sao cháu lại mô tả như vậy với dì không? Chính là vì ông Bá tước bạn cháu là dòng dõi của Na Phá Luân đại đế, khuôn mặt nổi cộm nhất trong lịch sử nước Pháp, cũng như trong lịch sử tất cả các nước châu Âu. Tóm lại, dòng máu chảy trong người Bá tước bạn cháu còn xanh hơn cả mực xanh nữa? (1)

Đây là chuyến Mỹ du đầu tiên của ông Bá tước, vì có một công ty đang điều đình xin sử dụng tên tuổi và làm ăn với ông ta. Cháu đã thuyết phục ông ta rằng ông ấy sẽ không thể hiểu biết rành rẽ về nước Mỹ chúng ta, nếu không tới thăm một mẫu người tiêu biểu như dì. Ông ta đã tin lời cháu ngay. Cháu biết dì vẫn luôn trọng nể giới quý tộc, cũng như các hoàng thân quốc thích, nhưng Bá tước Charles rất dễ dàng mang lại sự tự tin cho người đối thoại, dì cứ việc tự nhiên, vui vẻ và tuyệt vời như mọi khi. Tuy nhiên, xin dì cho phép cháu lưu ý dì đừng nên để ông ta tiếp xúc với giới quá trẻ, mà chỉ nên cho gặp những bà cùng lớp tuổi với dì, vì dù sao đi nữa, Charles vẫn là một người Pháp hào hoa, đứng trước sắc đẹp trẻ trung, ông ta rất có thể bị “đổ” như cháu đã có lần chứng kiến. Nếu để xảy ra chuyện đó thì cuộc viếng thăm của ông ta sẽ mất hẳn ý nghĩa. Cháu xin ngưng bút ở đây và xin kính chúc dì vạn an.

Cháu của dì,

Miller

* * *

Kg: Ông Miller Hawkes
Ba Lê,

Cháu Miller thân mến,

Cháu dễ thương quá! Bá tước đã tới được mấy hôm rồi, và mấy ngày nay, dì bận rộn hết chỗ nói. Mọi người ở Palm Beach này đến đẩy cửa, ai cũng đòi dì giới thiệu với ông ấy. Tiếng điện thoại reo liên hồi.

Dì cho rằng bí mật đã bị “bật mí” ngay tức khắc. Ông Bá tước đến hồi trưa hôm chủ nhật, giữa lúc dì đang cùng bạn bè chơi bài bridge. Dì ước chi cháu có mặt lúc này! Ông Bá tước quả rất hào hoa phong nhã, rất “quý tộc”, với bộ râu cắt tỉa duyên dáng và giọng nói êm dịu làm ấm lòng người. Cháu có thể tưởng tượng các bà bạn của dì đã bị choáng ngợp như thế nào. Sau khi ông ta tới, chẳng còn ai nghĩ tới chuyện chơi bài bridge nữa.

Dĩ nhiên ai nấy xúm vào hỏi ông ta đủ chuyện về nước Pháp, về nguồn gốc của ông ấy, và về những cảm nghĩ của ông ấy khi đặt chân lên đất Mỹ. Ông ta có nụ cười chỉ hơi nhếch mép nhưng lại rất duyên dáng, dễ thương, ngoài ra lại còn cách nói chuyện sử dụng những lời lẽ rất đơn giản nhưng hàm xúc nhiều ý nghĩa… Hơn nữa, ông ta rất khiêm tốn, và hầu như né tránh hoàn toàn không muốn nhắc tới nguồn gốc vương giả của mình. Tóm lại, ông ta đã cố gắng để đưa câu chuyện xuống hợp với trình độ bọn dì, và nếu ông ta gặp khó khăn, thì có lẽ chính là vì dòng máu vương giả chảy trong ông ấy. Trong ngày đầu tiên, ông ta đi đâu với dì cũng gặp những cặp mắt ngưỡng mộ ở khắp mọi nơi. Cho tới giờ này, dì vẫn che chở cho ông ta một cách cẩn trọng.

Dì sẽ viết tiếp cho cháu sau. Thân ái.

Dì Harriet

* * *

Kg: Ông Miller Hawkes

Balê

Ông bạn thân mến,

Chưa bao giờ lại có người có nhiều “máu xanh” chảy trong huyết quản như tôi. Giả sử mình đang sống trong thời kỳ Đại Cách mạng Pháp, chắc người ta sẽ khâu lại đầu tôi lên vai để được chém thêm một lần nữa. Tôi hơi gặp khó khăn trong việc nhớ lại mọi chi tiết về tổ tiên của tôi, nhưng cho tới lúc này, tôi xoay sở tạm được.

Tôi đã học rất kỹ, và có thể nói đã nhập vai rất bài bản. Ước chi ông có thể thấy dì ông và các bà bạn của bà ta “mết” tôi như thế nào! Tôi suốt ngày ngồi nhâm nhi những ly rượu dâu, và phải vờ coi thiên đàng của tôi chẳng có gì khác hơn là được hầu chuyện tào lao với những “bức tranh cổ” đó. Nhưng yên trí đi, tôi không than phiền gì vì tôi hiểu rõ việc mình phải làm, ngỏ hầu chiếm được lòng tin tưởng của bà dì ông và đạt được mục đích hai ta đã đề ra.

Tôi vẫn chưa quyết định sẽ phải dùng phương cách nào để đưa ba ta “đi xa”. Nhưng tôi đang ngày đêm suy nghĩ về chuyện đó. Ở đây có một du thuyền thật lớn và đẹp, hoặc bất cứ phương cách nào khác có thể làm giả thuyết tai nạn có thể tin được. Nhưng để thành công, cần phải có thời giờ. Một vụ giết người cũng như một ly rượu ngon, không thể làm lẹ, uống nhanh.

Nhưng khi tất cả đã xong thì trời! tiền bạc, bạn để đâu cho hết nhỉ? Tôi bắt đầu mường tượng cơ may lớn lao của bạn: không phải chỉ toà nhà này, mà còn một toà nhà lớn nữa ở Nữu Ước; ngoài ra, theo chỗ tôi biết, bà dì của bạn còn nắm gần toàn bộ cổ phần của một công ty đang làm ăn rất phát đạt. Sau khi hoàn tất công việc, và sau khi tôi đã được thanh toán, tôi tin rằng với một kẻ có lòng như bạn, sau này dù gặp khó khăn gì, tôi vẫn có thể trông cậy tiếp ở bạn.

Cuộc sống ở đây rất dễ chịu. Tôi được mời ăn những món ăn ngon tuyệt vời, và được hoàn toàn tự do sử dụng chiếc xe hơi hiệu Lincoln mui trần. Đây là khía cạnh thích thú thiết thực, còn khía cạnh bực bội, khó thở là tôi phải chịu đựng những bà bạn của bà dì, cũng như ngay chính bà dì của bạn. Bà ta luôn miệng nói láp cháp, và tự cho rằng bà ta dễ thương, dù có hơi trọng tuổi, rồi bà ta có những cử chỉ rất tức cười; hàng ngày bà ta hỏi tôi đủ thứ chuyện liên quan tới xã hội thượng lưu, khiến lắm lúc tôi muốn nghẹt thở luôn, sau đó bà ta còn mời bạn bè lu bù để đem tôi ra khoe.

Tuy nhiên, rất may là các thú vui giúp tôi vượt qua các nỗi bực bội, và cuộc sống mới này coi như tạm ổn đối với tôi. Tôi, Charles de Ville, một tên “đá cá lăn dưa”, có lúc phải đi “chôm chỉa” để có ăn, ở Mỹ quốc này, tôi đang sống như một ông hoàng!

Đừng lo gì về sự chao đảo nho nhỏ này, tôi vẫn luôn luôn không quên lý do của sự có mặt của tôi ở đây.

Khi tôi đang viết những dòng này cho bạn thì người hầu phòng mang đồ uống vào cho tôi. Đó là một cô gái tuyệt vời có cặp mắt to và nâu, còn dáng đi của nàng thì thật là tuyệt diệu! Thôi, để khi nào tiền đầy nhóc túi của bạn thì ta sẽ tính…

Charles

* * *
Kg: Ông Charles de Ville
Hộp thơ 457
Palm Beach – Florida

“Bá tước” thân mến,

Từ khi ông viết cho tôi tới nay, đã mấy tuần lễ rồi mà vẫn chưa có một tin vui gì cả! Thật quá lắm ông Charles ạ! Tôi thực sự muốn điên lên vì mụ phù thuỷ vẫn chưa chịu “ngỏm”.

Tôi không cần hỏi ông đang làm gì, vì chẳng hỏi tôi cũng dư biết. Trưa nay tôi gặp Pierre, và được nó đưa cho tôi xem cái đồng hồ mà ông vừa gửi về cho hắn nhờ hắn bán: nên nhớ ở Mỹ cũng có những luật lệ và nhà tù y chang như ở Pháp. Trời đất ơi, ông điên rồi à? Nghe cho thủng lỗ tai đây này: ông có một công việc phải hoàn tất, không phải bằng cách “chôm chỉa” đồ đạc của bà dì tôi. Mất thì giờ quá!

Còn đối với những chuyện ăn cắp vặt như vậy, ông làm ơn nhớ cho rằng tất cả những gì ông “chớp” của bà dì tôi là ông đang gián tiếp “chớp” của tôi đấy. Tôi xin ông hành động ngay, tôi gần như hết chịu nổi. Tất cả tiền bạn vốn liếng của tôi, tôi đã bỏ ra để ông có phương tiện qua Mỹ; tôi đang gần như “nước lã cầm hơi”. Biết rõ con người tôi, ông có thể hình dung tôi đang khổ như thế nào.

Charles ạ, hãy mau giết mụ đi, rồi trở về. Chưa bao giờ Ba Lê đẹp như bây giờ và Annette cũng vậy, nàng cũng đang rất sốt ruột. Chiều hôm nọ tôi trông thấy nàng đi coi hát với một đứa ăn mặc rất lịch sự, có vẻ giàu có. Nếu nàng biết chuyện ông đang làm, nàng sẽ cho ông đi tàu suốt ngay. Cố nhiên tôi giữ kín, không cho nàng biết ông ở đâu. Phần ông cũng vậy, phải giữ thật “bem” nhé. Ý kiến sử dụng du thuyền của ông tôi thấy hay đấy, rất logic và ít nguy hiểm. Hãy lập tức đưa mụ già gàn dở đó đi hứng gió biển để tôi mau thừa hưởng gia tài. Làm lẹ thì ông sẽ có thưởng. Thư sau hãy cho tôi hay là mọi việc đã hoàn tất.

Thân ái,

Miller.

* * *

Kg: Ông Miller Hawkes
Ba Lê

Ông bạn thân mến,

Cảm ơn ông đã cho tôi hay về Annette. Tôi xin gửi kèo theo đây, để nhờ ông chuyển cho Annette một xâu chuỗi thật đẹp, mà một bà bạn của bà dì ông đã chót “ để phải chỗ không nên để” Chắc ông tưởng rằng tôi chỉ lo chuyện “chôm chỉa” thôi phải không? Nhầm to. Ngoài xâu chuỗi này, chả còn có cái quái gì xài được cả. Cái đồng hồ tôi gửi cho Pierre là một món quà tặng của bà dì ông đó. Sau khi thấy tôi đánh mất nó, bà ta đã đi mua cho tôi cái khác rồi.

Tại sao ông vội vã thế ông bạn? Ông là một người thông minh, không thông minh sao ông lại có ý tưởng tuyệt vời là “xuất cảng một tên sát nhân”. Một vụ giết người làm một cách hấp tấp, không suy tính cân nhắc rất dễ bị thất bại. Tôi có cần phải nhắc để ông nhớ là cổ tôi cũng kề gần máy chém như cổ ông?

Hơn nữa, đừng quá ích kỷ, ông còn cả đời để hưởng các lạc thú đồng tiền mang lại, tôi thì chỉ được hưởng thoáng qua, “hương hoa” thôi. Không biết tôi đã có lần nào kể cho ông nghe về Jane, một trong những người hầu phòng của bà dì ông chưa nhỉ? Đó là một cô Mẽo cực kỳ hấp dẫn, tôi chưa hề gặp em nào “ngon” như vậy…

Và trong cuộc sống của tôi tương đối thoải mái, bà dì của ông quả là đang muốn làm gì tôi thì làm về mặt giao tiếp xã hội. Bà ta tiếp tục nói nhiều và càng ngày càng trở nên khó chịu khiến tôi chỉ còn cách duy nhất là nốc rượu để giải sầu. Tôi đã gần đi đến quyết định sử dụng du thuyền và đạo diễn màn chết đuối vì tai nạn để thoát nợ, nhưng chưa chắc cái chết đã làm cho bà ta “khoá mỏ” và thôi ve vãn tôi. Tôi đã học lái du thuyền, bây giờ tôi lái giỏi như một con “sói biển” và Jane rất thích thú khi thấy tôi điều khiển du thuyền.

Mới đây tôi gặp một rắc rối nhỏ, nhưng tôi tin rằng sẽ không có hậu quả gì nguy hại. Chiếc xe mui trần tôi lái bị đụng phải cột đèn, xe bị hư nặng, nhưng tôi chỉ bị thương nhẹ và đã khỏi nhờ sự săn sóc của bà dì ông. Chuyện đáng bực mình là Jane cùng đi với tôi và cũng bị xây xát nhẹ.

Tôi đã nói là tôi tình cờ gặp nàng ở đường và cho đi nhờ xe về, nhưng tôi thấy mọi người có vẻ không tin.

Tôi ngưng bút nhé, vì còn phải đi dự một bữa tiệc rượu do một người bạn của bà dì đãi. Can đảm lên! Tất cả chỉ còn là một vấn đề ngày giờ thôi.

Charles.

* * *

Fax của ông Miller Hawkes, Ba Lê
Gửi tới bà Harriet Courtney
Palm Beach, Florida.

Nhà cháu bị hoả hoạn cháy rụi – Cần gấp chút tiền mặt – Xin dì gửi cho chút ít – Bao nhiêu cũng được – Cháu Miller.

* * *

Kg: Ông Miller Hawkes
Ba Lê

Cháu Miller thân mến,

Dì mong rằng cháu đã nhận được tiền và dì muốn nhờ cháu làm hai việc: trả lại đầy đủ cho dì khi cháu có tiền, và không bao giờ hỏi mượn thêm nữa. Còn về vụ cháu bị cháy nhà, dì mong cháu hãy tin là dì không đến nỗi quá ngu dốt. Dưới khía cạnh này, ông Bá tước và cháu đã đánh giá dì quá thấp. Dì nói về ông bạn cháu vì ba lý do sau đây.

Dì có một người hầu phòng khá đẹp mà ông bạn Bá tước của cháu có vẻ thích lắm. Dì hỏi, ông ta chối, nhưng dù những lời chối của ông ta ngọt ngào đến mấy, dì cũng không tin. Chỉ cần nhìn đứa hầu phòng khi nó nhìn ông ta là dì đủ biết. Chắc chỉ ngày một, ngày hai, chúng sẽ bỏ đây mà đi, và dì mong chúng hãy sớm dắt nhau đi cho khuất mắt.

Cháu ạ, đây chưa phải là lý do duy nhất khiến dì thấy khó chịu với ông Bá tước.

Điều mà dì không thể chịu được là ông ta đã tự cho mình là chủ nhân ông ở đây. Có lẽ ở nước ông ta, ông ta quen thói cư xử kiểu ông hoàng như vậy, nhưng ở đây, ở Mỹ này, người Mỹ chúng tôi không quen như vậy. Dì muốn nói tới những việc mà ông ta dám tự tiện làm đối với nhân viên của dì.

Gần đây có xảy ra một vài vụ mất mát. Bà Roberta Drake, bạn của dì, bị mất một xâu chuỗi (hoặc ở đây hoặc trong khi bà ta đi về nhà), còn dì thì bị mất một cái nhẫn (có thể là bị mất ngoài bờ biển). Dì không muốn nghi ngờ ai, và cũng chẳng buồn đi thưa gửi.

Cách đây mấy hôm, khi về đến nhà, dì được biết ông Bá tước cũng bị mất một chiếc đồng hồ, và ông ta nghi cho người đầu bếp lấy và tệ nhất là ông ta dám tự tiện đuổi việc người đó, và đe doạ rằng nếu y còn ở lại thì sẽ bỏ tù. Ông ta đã tự tiện làm như vậy, không thèm hỏi dì một câu! Người Pháp này quả là liều lĩnh thật!

Thôi, từ nay đừng gửi sang cho dì vị hoàng thân quốc thích nào khác nữa nhé. Hãy giữ gìn sức khoẻ.

Dì của cháu,

Harriet

* * *

Kg: Ông Charles de Ville
Hộp thơ 457
Palm Beach – Florida

Ông Charles,

Ông làm ăn thế nào mà mọi việc coi như hỏng bét cả. Tôi gửi cho ông kèm theo đây lá thư của bà dì để ông biết chính xác tư thế hiện nay của ông đối với bà ta. Hãy lập tức làm công việc tôi nhờ ông hoặc trở về ngay. Tôi tự hỏi không hiểu ông có thật sự định thanh toán bà ta không? Thôi, không được để mất thêm thì giờ vô ích nữa! Hãy mau thanh toán chuyện này, bằng không tôi buộc lòng phải lột mặt nạ “hoàng thân” của ông. Đây là tối hậu thư của tôi.

Miller

* * *

Kg: Ông Miller Hawkes
Ba Lê

Ông bạn thân mến,

Chúng ta đã thoát nạn! Lá thư mới nhất của ông và lá thư của bà dì mà ông gửi kèm đã cứu vãn được tình thế. Vừa nhận được thư của ông, tôi lập tức vờ than phiền với bà dì ông về những sự ve vãn của Jane đối với tôi. Dì ông đuổi Jane ngay lập tức, và thực kỳ lạ, bà ta thở phào như vừa trút được một gánh nặng. Liệu có thể nào là bà ta ghen với Jane không? Ở tuổi bà ta mà còn ghen sao? Tuy nhiên, khi bà ta đi sát bên tôi, bà ta đã có ánh mắt kỳ quặc… Nghĩ tới mà tôi phát rùng mình! Tội nghiệp Jane, tôi sẽ nhớ nàng lắm đây.

Thế là kết thúc một cuộc tình. Cũng chẳng còn dịp để “chôm chỉa? cái cóc khô gì nữa. Bây giờ chúng ta sẽ lo công việc cần phải làm. Số phận của dì ông coi như đã được quyết định. Ở đâu và thế nào? Chắc chắn sẽ ở ngoài khơi bờ biển Palm Beach. Bây giờ tôi sử dụng du thuyền cực kỳ nhuần nhuyễn và bảo đảm sẽ thành công. Bà ta sẽ rơi từ mạn thuyền xuống biển. Tôi sẽ không biết gì ngay vì tôi say rượu, một chai sâm-banh Mumm chỉ còn lại một phần tư sẽ được coi là nhân chứng.

Dù sao tôi cũng cảm thấy buồn khi phải để bà chủ nhà tuyệt vời của tôi lăn tòm xuống biển.

Cho tôi gửi lời thăm Annette, hãy cho nàng biết tôi sắp về. Thư sau từ Mỹ sẽ báo tin về kết thúc bi thảm của bà dì ông.

Tôi xin chân thành chi buồn trước với ông.

Charles.

* * *

Fax của ông Miller Hawkes, Ba Lê, Pháp quốc
Gửi ông Carleton C. Hodges, Nữu Ước:

Xin cám ơn ông về lời chia buồn.

Tôi tin chắc với tư cách là người được uỷ nhiệm và là bạn của dì tôi, ông sẽ buồn lắm khi bà mất. Tôi đang sửa soạn rời Pháp để sang Mỹ nhưng thiếu tiền mặt. Ông có thể làm ơn ứng trước cho tôi hai ngàn Mỹ kim, sẽ được hoàn lại sau khi vấn đề thừa kế được giải quyết. Kính ông. Miller Hawkes.

* * *

Kg: Ông Miller Hawkes
Ba Lê, Pháp quốc

Thưa ông Miller,

Với bà dì của ông, tôi đã mất không chỉ một người khách hàng mà còn mất một người bạn lâu năm nữa.

Còn về việc giải quyết vấn đề thừa kế, tôi sợ rằng ông sẽ hơi ngỡ ngàng đấy. Trước lúc xảy ra tai nạn làm bà thiệt mạng, bà dì ông đã lập gia đình. Tôi vẫn nghĩ rằng ông đã biết người chồng của bà: đó chính là ông Charles de Ville.

Nếu ông cần sang Mỹ và cần tiền mặt, xin ông hãy viết ngay thư hoặc fax cho ông ấy. Dù sao đi nữa, bây giờ ông ta cũng là chú của ông. Kính thư,

Carleton C. Hodges.

Vũ Anh Tuấn – Trần Thuý Nga
Dịch một truyện của Jay Folb

--



(1) Ngày trước giai cấp quý tộc ở Pháp cho rằng máu của họ “xanh”, khác với máu của mọi người khác “đỏ”. Cũng như ở nước ta, ông trạng Mạc Đỉnh Chi khoe là “bã” của ông hình tam giác.

------

MỤC LỤC

Vài nét về buổi họp 13/10/2007 .................................. 1

Họp báo tưởng niệm Phan Khôi ......................... 2

Bộ sách : Một đế quốc thuộc địa ........................ 7

Bảo quản sách bằng thào dược ......................... 11

Cái nôi của loài người ....................................... 12

Người giữ di cảo ............................................. 15

Foyle - Nhà sách cũ lớn nhất ............................ 16

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ ............................ 20

Người đàn bà áo đen của Nguyễn Nhược Pháp . 25

Cuộc biến hóa của chữ Quốc ngữ .................... 31

Thành Hà Nội thời A. de Rhodes ...................... 47

Ý kiến của một nhà báo .................................... 40

Tin sách .......................................................... 49

Truyện dịch ..................................................... 55

|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
 06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
 11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
 21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
 26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
 36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
 41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
|  06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
|  11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
|  21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
|  26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
|  36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
|  41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
Netadong.com thiết kế