Hiện có 7 người xem / 2316075 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

Đề Tài: Giới Thiệu Bộ Sưu tập Kiều

Người trình bày: Lm. Nguyễn Hữu Triết

Kính thưa quý thành viên câu lạc bộ sách Xưa và Nay
Kính thưa quý thân hữu và quý khách
Tôi vốn không phải là người nghiên cứu về cụ Nguyễn Du và truyện Kiều, nên không thể nói gì về truyện Kiều và tác giả Nguyễn Du, việc này dành cho các nhà chuyên môn, các nhà Kiều học. Phần tôi chỉ xin chia sẻ về quá trình sưu tập bộ Kiều hiện có đây. Tôi không bao giờ dám quả quyết đây là 1 bộ sưu tập đồ sộ mà luôn tự nhủ “Còn thiếu rất nhiều, còn phải nỗ lực tìm kiếm thêm nữa”.

1. Động lực khiến tôi sưu tập Kiều.
a. Sự trân trọng đối với một tác phẩm văn chương.
Có thể nói truyện Kiều là một tác phẩm tiêu biểu nhất của nền văn học nước nhà cho đến nay. Có một học giả đã dám nói: “Truyện Kiều còn thì tiếng nước ta còn”. Nếu giá trị của một cuốn sách được đo bằng một nội dung sâu sắc, một hình thức văn chương điêu luyện có ảnh hưởng sâu rộng trên đời sống xã hội, đồng thời cũng có thể đo bằng những lần tái bản, san khắc lại, dịch ra nhiều thứ tiếng và phát hành với số lượng lớn, thì tại Việt Nam, các sách văn học chưa có một tác phẩm nào qua mặt được truyện Kiều.

Về nội dung phong phú thì chúng ta thấy trải qua gần 150 năm nay (nếu kể bản Kiều 1866 mới phát hiện ở Hà Tĩnh là bản cổ nhất chúng ta có), biết bao nhiêu giấy mực đã hao tốn về tác phẩm này như quý vị từng thấy, người ta viết, viết và viết rất nhiều. Thập niên 30-40 thế kỷ 20, đã có một cuộc bút chiến lớn



Bản Kiều 1866 của Liễu Văn Đường phát hiện năm 2004 tại Nghệ An,là bản cổ nhất cho đến thời điểm này,hiện được lưu trữ tại Khu lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
được mệnh danh “vụ án Kiều”, kẻ phê phán, người bênh vực, nhưng tuyệt đại đa số ủng hộ Kiều, người ta lại đua nhau vịnh Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều thậm chí còn có cả hình thức dị đoan mà những người cuồng tín đã thực hành, đó là bói Kiều. Tuy nhiên, số học giả phê phán trên quan điểm luân lý phong kiến cũng gây được ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống xã hội. Bằng chứng là chẳng biết từ đâu và thời điểm chính xác nào đã xuất hiện câu ca dao:

“Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”

Hiện nay cuộc bút chiến vẫn chưa ngừng giữa những nhà Kiều học nhưng chỉ xoay quanh vấn đề từ ngữ, vấn đề văn bản v.v… Như chúng ta thường thấy qua Chuyện Đông Chuyện Tây của nguyệt san Kiến Thức Ngày Nay do học giả An Chi trình bày. Số mới nhất gần đây cũng có đăng.

Truyện Kiều đã đi vào văn học từ lâu nhưng đã đi vào lòng người, đi vào đời sống xã hội trước đó còn lâu hơn nữa. Dưới thời phong kiến việc học hành chưa được phổ cập, nhất là nữ giới ít được tiếp cận đèn sách, thế mà con dân Việt Nam không mấy ai là không thuộc vài câu Kiều, điều đó cho biết sức sống của truyện Kiều mãnh liệt như thế nào trong lòng dân tộc, thậm chí Kiều trở thành đối tượng của tục ngữ ca dao:

“Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống chè Chính Thái ngâm nôm Thúy Kiều”

Truyện Kiều còn là nguồn hứng cho nhiều họa sỹ, điêu khắc gia, các nghệ nhân nói chung và cả các nhạc sỹ nữa. Trước mắt quý vị có những bức tranh Kiều, sơn mài Kiều, tượng Kiều, đàn tỳ bà Kiều, chén Kiều, guốc Kiều, tuồng Kiều, đĩa ngâm Kiều và bản nhạc Cung Đàn Bạc Mệnh của Kiều. Đây chỉ là một số ít tôi sưu tầm được, chắc chắn trong dân gian còn nhiều thứ khác nữa liên quan đến Kiều mà tôi chưa gặp. Tóm lại, ảnh



Bản Kiều in năm 1871 của Liễu Văn Đường, hiện lưu giữ tại Thư viện Trường Sinh ngữ Đông Phương ở Paris (Pháp)
hưởng của Kiều thật sâu, thật rộng, thật dài, chẳng những ở nước ta mà cả thế giới nữa. Abel des Michels, một giáo sư người Pháp dạy ở trường Ngôn Ngữ Đông Phương tại Paris đã xuất bản những công trình đồ sộ nghiên cứu về truyện Kiều ngay từ cuối thế kỷ 19 và cho tới nay truỵên Kiều đã được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Esperantô, tiếng Hán và có thể còn nhiều thứ tiếng khác nữa.

b. Sự trân trọng đối với tác giả Nguyễn Du.
Nói về cụ Nguyễn Du, tôi cứ bị ám ảnh hoài về câu thơ của cụ như lời trăng trối trước lúc ra đi về cõi vĩnh hằng:

“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấpTố Như”

Truyện Kiều và những tác phẩm khác của cụ Nguyễn Du như nhà thơ Tâm Nguyện đã viết ở bản tin 2 trang 2 “là món quà quá khứ gởi tương lai”. Thế hệ sau cụ Nguyễn Du đã tiếp nhận món quà này với lòng trân trọng, gìn giữ như bảo vật quốc gia gần 200 năm nay. Qua truyện Kiều, cụ Tiên Điền dường như vẫn đồng hành cùng dân tộc, cùng muôn vàn độc giả như nhà thơ Tâm Nguyện đã viết:

“Bên trang sách ta không còn đơn độc
Nghe người xưa tâm sự biết bao lời”

Thế giới đã tôn vinh cụ Nguyễn Du bằng việc công nhận cụ là danh nhân văn hóa qua tổ chức quốc tế UNESCO. Còn dân Đất Việt đã tôn vinh cụ dưới nhiều hình thức, đặc biệt là khu tưởng niệm và đền thờ cụ tại quê hương Hà Tĩnh.

Riêng bản thân tôi, tôi nghĩ rằng sưu tập, bảo quản truyện Kiều, gìn giữ cho thế hệ mai sau là một hình thức tôn vinh truyện Kiều và cụ Nguyễn Du một cách rất cụ thể. Xác định như vậy nên tôi lao vào cuộc sưu tầm khá tốn công tốn của này.


Bản Kiều Duy Minh Thị in năm 1872, được lưu giữ ở thư viện Leiden, Hà Lan (Kí hiệu số Nr.5803-6) và thư viện riêng của Cụ Hoàng Xuân Hãn ở Paris
2. Một chút duyên nợ.
Tôi không tin nhưng thiên hạ vẫn nói những người sưu tập phải có tí “duyên” thì mới gặp được món đồ mình ưa thích, vô duyên thì chẳng bao giờ gặp cả.

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng”

Khoảng năm 2000, một anh bạn trẻ hay đem đồ cổ đến chào tôi, một hôm anh đem lại quyển Kim Vân Kiều Truyện, tôi đã mua rồi nhờ người xem năm và nhà xuất bản. Thế rồi mãi năm 2004 nhân cuộc thi Những Cuốn Sách Vàng lần thứ 2 tôi gởi đi dự thi, không ngờ đạt giải Nhất, thế là tôi quyết dồn lực lượng vào việc sưu tập Kiều.

Dịp may đến khi một người bạn có sẵn bộ sưu tập Kiều, đã ky cóp nhiều năm, ngỏ ý muốn nhượng lại, tôi bèn thương lượng ngay. Sau đó khoảng một năm, gia đình một vị giáo sư quá cố nổi tiếng chơi sách cổ ở Miền nam muốn nhượng lại toàn bộ tủ sách gia đình, tôi thừa thắng xông lên thương lượng tiếp. Khi đem về phân loại tôi tìm được khá nhiều bản Kiều và sách viết về Kiều giá trị. Bộ sưu tập của tôi tăng dần và cho tới nay vẫn còn được bổ sung. Hiện nay bộ sưu tập Kiều gồm có:
- 162 bản Kiều bằng nhiều thứ tiếng: Việt, Hán, Nôm, Anh,
Pháp, Đức, Hàn trong đó có 20 bản Nôm.
- 707 đầu sách chú giải và có bài viết về truyện Kiều và tác
giả Nguyễn Du.
- 566 tạp chí có bài hoặc thông tin về Kiều.

Ngoài ra còn một số tranh tượng, băng đĩa và vật dụng liên quan đến truyện Kiều.

Vì kinh phí quá lớn mình tôi không kham nổi tôi phải xin cấp trên và bạn bè hỗ trợ với lời hứa là sau khi sắp xếp hẳn hoi tôi sẽ chuyển vào Nhà Truyền Thống của Giáo phận tại số 6 đường Tôn Đức Thắng – Phường Bến Nghé – Q.1 TPHCM. Nơi đây sẽ trưng bày cho mọi người có thể tới xem và sẽ phục vụ tốt hơn cho những nhà nghiên cứu.
Sau đây xin mời quý vị tham quan ít đầu sách và hiện vật được trưng bày tại chỗ.

Cám ơn Quý vị

------

GIÁO SĨ ĐẮC LỘ (ALEXANDRE DE RHODES) (1593-1660)

Nguyễn Khắc Xuyên

Bài thuyết trình đọc tại Giáo xứ Công Giáo Việt Nam ở Paris nhân kỷ niệm 400 năm sinh nhật Đắc Lộ (1593-1993).*
Thưa quí vị,
Trước khi vào đề, tôi xin vắn tắt nói về mấy tác phẩm chính yếu của Đắc Lộ, những sách tôi đã tham khảo để viết bài thuyết trình này. Âu cũng là cách hiểu thêm về Đắc Lộ vì ông không phải chỉ là nhà truyền giáo mà còn là nhà nhân chủng học, nhà phiêu lưu mạo hiểm, nhà ngữ học, xã hội học.
Chúng ta có cuốn Lịch sử Đàng Ngoài in tại Roma bằng tiếng Ý năm 1650, bằng tiếng Pháp 1651 và bằng tiếng Latinh 1652. Cuốn này Đắc Lộ đã viết năm 1636 tại Macao, viết bằng La ngữ. Khi về Roma, ông viết thêm và soạn lại bản tiếng Ý, mục đích gây dư luận và đánh động các hồng y và giáo quyền ở thủ đô Giáo hội. Như Borri đã làm, ông chia cuốn sách này ra làm hai phần rõ rệt, phần một giới thiệu Đàng Ngoài với danh hiệu, địa lý, thổ sản, phong tục, văn hóa, tiếng nói, lịch sử và phần hai là lịch sử việc truyền giáo ở Đàng Ngoài kể từ 1626 cho tới năm 1646. Sách dày 326 trang, bản tiếng Pháp.
Về Đàng Trong, chúng ta có cuốn Tường trình về Đàng Trong, viết tại Macao năm 1645, ấn hành tại Paris năm 1652. Sách dày 135 trang. Thực ra đây là bản phúc trình hoạt động của Đắc Lộ

Tác phẩm Lịch sử Đàng Ngoài của Alexandre de Rhodes,bản in năm 1652 bằng tiếng Latinh
ở Đàng Trong vào năm 1644-1645. Ông đã sốt dẻo viết ngay ở Macao trước khi xuống tàu trở về Âu châu. Trong cuốn này, ông kể lại việc bắt đạo năm 1644 và cuộc tử đạo của thày giảng Anrê. Cuốn thứ ba là cuốn ông viết tại Pháp và ấn hành tại Paris năm 1653. Đó là cuốn Hành trình và Truyền giáo. Chúng tôi không có bản 1653, nhưng có cuốn in năm 1854, dày 448 trang. Cuốn sách chia làm ba phần rõ rệt. Phần một là hành trình từ Roma qua Pháp tới Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha, rồi từ Lisbon vòng bờ biển Phi châu tới Ấn độ, qua Malacca cho tới Macao năm 1623. Hành trình này dài gần tới 5 năm. Phần hai là việc truyền giáo ở Đàng Trong, Đàng Ngoài rồi Đàng Trong, kể từ năm 1624 cho tới 1645, trong đó có 10 năm ông rút về Macao (1630-1640). Những gì ông đã viết tại chỗ ở hai cuốn trên, nay ông ghi lại theo ký ức và suy nghĩ về sự nghiệp truyền giáo của ông. Phần ba là hành trình một nửa đi tàu biển và một nửa đi đường bộ từ Macao qua Malacca rồi từ Malacca đến vùng Vịnh, sau đó đến đất liền qua Ba tư cho tới Địa Trung Hải để lấy tàu về Roma. Trên đây chúng tôi nói ông còn là một nhà phiêu lưu mạo hiểm, thì quả thật là thế: không những ông đã theo người Bồ vượt trùng dương bát ngát mà ông còn mở một con đường bộ đi từ vùng Vịnh qua Aspaan, Ivran, Erzeroun cho tới Smyrne thuộc vùng Tiểu Á, thuộc miền Hồi giáo khá phức tạp và nguy hiểm.
Ngoài ba cuốn chính yếu trên đây, còn mấy cuốn ít quan trọng đối với chúng ta hoặc không cần thiết vì đã nói trong những cuốn kể trên rồi như cuốn về thày Anrê tử đạo viết bằng tiếng Ý và xuất bản ở Roma năm 1652, bản tiếng Pháp ở Paris năm 1653, cuốn viết về Truyền giáo tại Nhật năm 1649, cuốn kể lại việc Truyền giáo ở Ba tư, xuất bản ở Paris năm 1659, một năm trước khi Đắc Lộ mất ở Ba tư (1660).
Sau cùng phải nói là cuốn Phép Giảng Tám Ngày viết bằng La ngữ và bằng chữ quốc ngữ mới hình thành, do Bộ truyền bá đức tin ấn hành ở Roma năm 1651. Sách dày 319 trang. Rồi cũng năm 1651 và cũng do thánh bộ ấn hành ở Roma, cuốn Từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes in năm 1651
điển Việt Bồ La dày 450 trang về phần Việt-Bồ-La, có chừng 175 trang về phần Latinh-Việt. Cũng nên kể cuốn Khái niệm Việt ngữ viết bằng tiếng Latinh, dày 31 trang là cuốn ngữ pháp đầu tiên, viết theo cách xếp đặt và phân chia các loại từ theo La ngữ. Cuốn này thường được in với Từ điển như thể một bài dài nhập môn vào tiếng Việt viết theo tự mẫu latinh hay latinh hóa, chúng ta gọi là chữ quốc ngữ.
Ba điểm chính yếu trong sự nghiệp của giáo sĩ Đắc Lộ:
1. Sự nghiệp đóng góp vào việc thành lập giáo hội công giáo nguyên thủy Việt Nam dưới mấy khía cạnh then chốt: đi rao giảng giáo lý, trình bày khoa thần học tín lý và luân lý công giáo, thiết lập phụng vụ và nghi lễ, tổ chức đoàn thể các thày giảng và dự trù huấn luyện giáo sĩ bản xứ.
2. Sự nghiệp đóng góp vào việc tìm hiểu đất nước Việt Nam và Con người Việt Nam thế kỷ 17, không những về phong tục, văn hóa, xã hội mà cả về mấy nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ở cái thế kỷ nước Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với Âu châu và trong một thời kỳ chia đôi đất nước và huynh đệ tương tàn, chúng tôi muốn nói thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
3. Sự nghiệp lớn lao trong việc hình thành chữ quốc ngữ. Thực ra Đắc Lộ không phải là người sáng chế ra thứ chữ viết theo tự mẫu Latinh. Đây là một sự nghiệp chung của một số giáo sĩ thuộc nhiều dân tộc khác nhau, trong đó đặc biệt là người Bồ, rồi tới người Ý, người Pháp. Nhưng Đắc Lộ là người được nói tới nhiều hơn hết và vì đó kể như có công nhất, bởi vì các tác phẩm của ông còn tồn tại cho tới ngày nay, trong khi nhiều tác phẩm của các đồng nghiệp đã thất lạc….
(trích)
* Nhiều tài liệu ghi A.Rhodes sinh năm 1591. BBT

LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES, “GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ”

Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt

THỪA SAI DÒNG TÊN NGƯỜI PHÁP, VỊ KHAI SINH CHỮ QUỐC-NGỮ.
1. NHÀ TRUYỀN GIÁO GƯƠNG MẪU CỦA THẾ KỶ 17.
Theo một số sử liệu, linh mục Alexandre de Rhodes, tức giáo sĩ Đắc-Lộ, sinh năm 1591. Một số sử liệu khác ghi là năm 1593. Bài này chỉ xin gợi lại những nét đặc thù của một nhà truyền giáo, đã có công rất lớn đối với Giáo Hội Công Giáo và nhất là, đối với dân tộc Việt Nam, vì cha Đắc-Lộ đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ.
Linh mục Alexandre de Rhodes, sinh tại Avignon, miền Nam nước Pháp. Alexandre gia nhập Tập Viện dòng Tên tại Roma vào thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, cùng với đà tiến này, Giáo Hội Công Giáo cũng gặp sức kháng cự vũ bão của chính quyền các dân tộc được rao giảng Tin Mừng. Vì thế, bên cạnh nhiệt tâm truyền giáo, còn phải kể ước muốn được đổ máu đào minh chứng cho Chúa Giêsu Kitô của các vị thừa sai tiên khởi.
Trong bối cảnh đó, cha Alexandre de Rhodes đã xin và được Bề Trên chỉ định đi truyền giáo tại Nhật Bản.. Ngày 4-4-1619, cha lên đường với số tuổi 26, cùng với kiến thức sâu rộng về thiên văn học và toán học.
Cha Alexandre có thân hình cường tráng, biểu lộ sức khoẻ dồi dào và một tâm tình tươi trẻ. Nơi cha, nổi bật đức tính lạc quan, luôn nhìn khía cạnh tích cực của vấn đề. Cha thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường sống. Cha cư xử giản dị trong giao tế với người khác. Ngoài ra, cha có tinh thần linh động, trí

Cuốn Phép giảng tám ngày in năm 1651 của A.Rhodes
nhớ dẻo dai và tâm hồn thật bao dung. Nhất là, cha có tấm lòng nhiệt thành, không bao giờ lùi bước trước gian nguy. Ngay từ xuân trẻ, cha Alexandre đã biết quên mình để đến với người khác và dễ dàng chấp nhận người khác. Với tất cả những đức tính cao quý ấy, cha Alexandre de Rhodes đã trở thành nhà truyền giáo gương mẫu và là một trong những vị thừa sai vĩ đại nhất của lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Nhờ cha mà thế giới Tây phương thời đó hiểu rằng, không phải cái nghèo đói hoặc kém văn minh của các dân tộc Châu Á đã lôi kéo sự chú ý của các vị thừa sai, cho bằng, chính nét đẹp cao quý tinh thần của các dân tộc Á Châu đã thu hút và khơi động nhiệt tâm tông đồ của các nhà truyền giáo.
Trước tiên, cha Alexandre de Rhodes cập bến tại Goa, đợi chờ cơ hội thuận tiện đặt chân lên đất Nhật Bản. Nhưng tình hình bách hại Kitô-Giáo dữ dội tại đây đã khiến các Bề Trên buộc lòng chỉ định cha đi Trung Quốc. Cha lên tàu đi Macao. Nơi ngưỡng cửa Trung Quốc, cha ghi lại nhận xét:
“Người Trung Hoa rất ngạc nhiên khi nhìn thấy bản đồ chúng tôi vẽ. Trung Quốc vĩ đại của họ chỉ còn là chấm nhỏ trong vũ trụ trái đất bao la. Trái lại, nơi bản đồ trái đất hình vuông do họ vẽ, Trung Quốc nằm chính giữa, đúng như tên gọi. Sau đó, họ vẽ biển nằm bên dưới Trung Quốc, trong đó rải rác mấy đảo nhỏ, và họ đề tên: Âu Châu, Châu Phi và Nhật Bản..”.
6 năm truyền giáo tại Goa và tại Macao, tuy hơi ngắn ngủi, cũng đủ giúp cha Alexandre de Rhodes có cái nhìn độc đáo và đúng đắn nhất của vị thừa sai vào thế kỷ 17. Cha viết:
“Chúng ta thường tỏ ra quý chuộng những người ngoại giáo. Nhưng khi họ trở thành Kitô-hữu, chúng ta không đoái hoài đến họ nữa. Thậm chí còn bắt các người theo đạo phải từ bỏ y phục địa phương. Chúng ta đâu biết rằng, đây là một đòi buộc quá khắt khe, mà ngay cả Thiên Chúa, Ngài cũng không đòi hỏi như thế!. Chúng ta ngăn cản người ngoại giáo, không cho họ cơ hội dễ dàng gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Riêng tôi, tôi cực lực phản đối những ai muốn bắt buộc người đàn ông Trung Hoa, khi theo đạo, phải cắt bỏ mái tóc dài họ vẫn để, y như các phụ nữ trong xứ. Làm vậy, chúng ta gây thêm khó khăn cho các nam tín hữu Trung Hoa, một khi theo đạo Công Giáo, không còn tự do đi lại trong xứ, hoặc tìm được dễ dàng công ăn việc làm. Phần tôi, tôi xin giải thích rằng, điều kiện để trở thành Kitô-hữu là phải từ bỏ lầm lạc, chứ không phải cắt bỏ tóc dài..”.
Suy tư của cha Alexandre de Rhodes làm nổi bật ý tưởng của vị thừa sai khôn ngoan, biết phân biệt giữa đòi buộc chính yếu của Phúc Âm và lợi ích riêng tư của Âu Châu. Nhưng phải đợi đến 40 năm sau, 1659, nghĩa là một năm trước khi từ trần, cha Alexandre mới trông thấy phương pháp truyền giáo của mình được Tòa Thánh chính thức công nhận. Trong văn thư gửi các Giám Mục tiên khởi của Hội Thừa Sai Paris, Bộ Truyền Giáo Các Dân Tộc viết:
... “Đừng mất công thuyết phục các dân tộc Á Châu phải từ bỏ các lễ nghi và tập tục của họ. Không gì ngu xuẩn cho bằng, muốn biến đổi người Trung Hoa thành người của một quốc gia Châu Âu nào đó! Đừng tìm cách đưa các tập tục của chúng ta vào xứ sở của họ, nhưng chỉ đưa vào đó Đức Tin. Đức Tin không hề xua trừ cũng không làm tổn thương các nghi lễ cùng các tập tục, miễn là các tập tục và nghi lễ này không quá xấu xa”.
2. LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES, “GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ”, THỪA SAI TẠI VIỆT-NAM.
Sau 6 năm giảng đạo tại Goa và Macao, vì thời cuộc biến chuyển, Bề Trên lại chỉ định cha Alexandre de Rhodes đi Việt Nam.
Đầu năm 1625, cha Alexandre cùng với 4 cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật-Bản, cập bến Hội-An, gần Đà-Nẵng. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho cha là một thiếu niên trạc tuổi 10-12. Đây là một cậu bé thông minh. Cha Đắc-Lộ vô cùng mộ mến khi nói về vị thầy tí hon:
“Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc học viết tiếng La-tinh và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thày giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của thày và nơi vương quốc Lào láng giềng”.
Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha Alexandre de Rhodes, tức giáo sĩ Đắc-Lộ. Tuy nhiên, duyên nợ của cha đối với quê hương Việt-Nam, không xuôi chảy và vẹn toàn. Cuộc đời truyền giáo thật bấp bênh và vô cùng trôi nổi. Trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến 6 lần. Nhưng sau cả 6 lần ấy, cha đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép. Sau này, khi vĩnh viễn từ biệt Việt Nam, cha đau đớn thú nhận:
-“Trái tim tôi vẫn còn ở lại nơi đó!”. Chính tình yêu đặc biệt cha dành cho Việt Nam đã giải thích cho sự thành công của cha, trong lãnh vực truyền đạo cũng như trong lãnh vực ngôn ngữ, văn hóa.
Thời gian cha Đắc-Lộ giảng đạo tại Việt Nam cũng là thời kỳ các cha thừa sai dòng Tên hoạt động rất hăng say và hữu hiệu. Riêng cha Đắc-Lộ, cha đã truyền đạo từ Nam ra Bắc. Cha kể lại công cuộc truyền giáo tại Bắc Phần:
“Khi chúng tôi vừa đến kinh đô Bắc Kỳ, tức khắc nhà vua truyền lệnh cho tôi phải xây một nhà ở và một nhà thờ thật đẹp. Dân chúng tuốn đến nghe tôi giảng đạo đông đến nỗi, tôi phải giảng đến 4 hoặc 6 lần trong một ngày. Chị vua và 17 người thân trong gia đình vua xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Nhiều tướng lãnh và binh sĩ cũng xin theo đạo. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là thấy các vị sư đã mau mắn từ bỏ bụt thần để theo đạo Công Giáo. Tất cả đều dễ dàng chấp nhận khi tôi giải thích cho họ hiểu giáo lý đạo Công Giáo rất phù hợp với lý trí và lương tâm con người. Các tín hữu Công Giáo Việt Nam có Đức Tin vững chắc đến độ, không gì có thể rút Đức Tin ra khỏi lòng họ. Nhiều người phải đi bộ suốt 15 ngày đường để được xưng tội hoặc tham dự thánh lễ.. Nhưng phải thành thật mà nói, tôi không thể chu toàn cách tốt đẹp mọi công tác truyền đạo này, nếu không có trợ giúp tuyệt vời của các thầy giảng. Vì nhận thấy mình là linh mục duy nhất giữa một cánh đồng truyền đạo bao la, nên tôi chọn trong số các tín hữu, những thanh niên không lập gia đình và có lòng đạo đức sâu xa cũng như có nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng, để giúp tôi. Những người này công khai thề hứa sẽ dâng hiến cuộc đời để phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội, sẽ không lập gia đình và sẽ vâng lời các cha thừa sai đến Việt Nam truyền đạo. Hiện tại có tất cả 100 thày giảng đang được thụ huấn trong chủng viện và được các tín hữu trang trải mọi phí tổn”.
Nhưng rồi, cha Đắc-Lộ không được ở mãi nơi quê hương Việt Nam cha hằng yêu mến. Năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Khi trở lại Âu Châu, cha Đắc-Lộ vận dụng mọi khả năng hiểu biết về công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Á Châu, đã xin Tòa Thánh gửi các Giám Mục truyền giáo đến Á Châu, để các ngài có thể truyền chức linh mục cho các thày giảng bản xứ. Có thể trong thời kỳ này, những bài giảng thuyết hùng hồn của cha Đắc-Lộ nơi đất Pháp đã gây chấn động mạnh trong tâm hồn các tín hữu Công Giáo Pháp và đã gợi hứng cho việc thành lập Hội Thừa Sai Paris.
3. CHA ALEXANDRE DE RHODES, GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ, VỊ KHAI SINH CHỮ QUỐC-NGỮ.
Năm 1651, chữ Quốc-Ngữ do cha Alexandre de Rhodes, giáo sĩ Đắc-Lộ, cưu mang, đã chính thức ra đời tại nhà in Vatican. Đó là cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA.
Năm 1961, nhân dịp cử hành 300 năm ngày qua đời của cha Đắc-Lộ, nguyệt san “MISSI”, do các cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, đã dành trọn số tháng 5 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc-Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam nói riêng. Cha Đắc-Lộ qua đời ngày 5-11-1660, tại thành phố Ispahan, bên Ba-Tư, tức là sau 15 năm bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Nguyệt san “MISSI” nói về công trình khai sinh chữ Quốc-Ngữ với tựa đề: “Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, cha Alexandre de Rhodes đã đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.
Tiếp đến, tờ MISSI viết:
Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc-Ngữ, cha Alexandre de Rhodes đã giải phóng nước Việt Nam.
Thật vậy, giống như Nhật-Bản và Triều-Tiên, người Việt-Nam luôn luôn xử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều-Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, người Tàu của Mao-Trạch-Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La-tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công.. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre de Rhodes Đắc-Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ!.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Đắc-Lộ khởi xướng ra chữ Quốc-Ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ-Đào-Nha ở Macao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La-tinh rồi. Tuy nhiên, cha Đắc-Lộ là người đưa công trình chế biến chữ Quốc-Ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA, chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc-Ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.
Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời cha Đắc-Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi cha Đắc-Lộ đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc-Ngữ trước tiên là một công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, cha Đắc-Lộ đã khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo xử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt-Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ Quốc-Ngữ này vậy!.
Trên đây là phần trích dẫn từ nguyệt san “MISSI”. Về phần cha Đắc-Lộ, chính cha đã viết về ngôn ngữ của một dân tộc mà cha rất mộ mến như sau:
... “Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế!. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại”.
(“MISSI”, Mai/1961, trang 147-173).

Đôi chút về Alexandre De Rhodes (1593-1660)

Vương Liêm

Nhân dịp “CLB sách xưa và nay” giới thiệu về cuốn sách cổ “Lịch sửĐàng Ngoài”, tôi xin được nói đôi chút về cha dòng Đắc Lộ tức Alexandre DeRhodes. Người Việt Nam biết đến tên của giáo sĩ Đắc Lộ tức Alexandre DeRhodes về công trình sáng tác ra phương pháp viết tiếng Việttheo vần La ngữ (tiếng La Tinh). Ông không phải là người đầu tiên nhưnglà người có công nhất trong việc tu sửa một thứ chữ đang trong thời phôithai (Theo “Lịch sử Giáo hội Công giáo I-II” – Canada 1999, trang368). Tên ông được đặt cho một con đường khang trang có vị trí tốt ở công viên30-4 (còn có tượng được dựng từ xưa) trước Sở Ngoại Vụ và dinhThống Nhất tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Ông viết nhiều sách về đất nước và con người Việt Nam, kể cả sinh hoạtcủa nước ta thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh : chúa Trịnh chiếm cứ vùngđất cổ Đàng Ngoài (Bắc Bộ), còn chúa Nguyễn ở vùng đất Đàng Trong(Nam Bộ) đang khai mở dần ở phương Nam, lấy sông Gianh làm ranhgiới. Địa danh “Đàng Trong” (La Cochinchine) và “Đàng Ngoài” (LeTonkin) là do giáo sĩ Rhodes đặt ra tới nay vẫn chưa được giải thích rõ. Các sửViệt chính thống (kể cả Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim) đềukhông có tên gọi đó để chỉ vùng đất thuộc chúa Nguyễn và chúa Trịnh. A.De Rhodes còn tự gọi hai vùng đất Nam và Bắc này là “Vương quốc”(Royaume) như Lào và Chăm là không đúng.

Công cuộc truyền giáo của Giáo hội công giáo tại Việt Nam bắt đầu từnhững năm 1533 (Trần Trọng Kim viết theo Khâm địnhViệt sử), nói chung làđầu tiên ở phía Nam hay Nam Hà (Đàng Trong) và Chân Lạp (Campuchia)và sau đó ở phía Bắc hay Bắc Hà (Đàng Ngoài). (Ghi chú: theo Khâm Định, việc truyền giáo đầu tiên do giáo sỹ Inikhu tiến hành tại vùng Ninh Cường, Trà Lũ, Nam Định-BBT).

Theo cụ Kim,Nam sử của Trương Vĩnh Ký chép năm 1596 đời Nguyễn Hoàng mới cóngười tới giảng đạo nhưng không được ở lại. Tới tháng 10 năm 1624, giáo sĩRhodes mới tới Đàng Trong và ra Đàng Ngoài tháng 3 năm 1626. Việctruyền đạo Công giáo ở Việt Nam diễn ra giữa thời kỳ có chiến tranh nộibộ, như họ Mạc chống lại vua Lê nhiều năm liền rồi sau đó chúa Trịnh vớichúa Nguyễn đối đầu trên 65 năm. Lúc đầu cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoàiđều mến mộ đạo Thiên chúa nhưng về sau do tình hình hiểu lầm của haiphía nên việc truyền đạo của các giáo sĩ đều bị ảnh hưởng rất lớn, xảyra những vụ bách hại của chế độ phong kiến cho các đoàn truyền giáo,ngày càng nặng nề cho đến khi thực dân Pháp bắt đầu chiếm đóng nướcta (1859-60). De Rhodes tới ở Việt Nam nhiều lần từ năm 1627 tới năm1654 và mất ngày 16-11-1660 tại Ispahan ở Persia (Trung Đông). Sự cómặt của ông đã tác động lớn tới vương triều của hai phủ chúa ở hai miền vềmặt truyền giáo.

Trong số sách ông viết có Lịch sử Đàng Trong (Ghi chú: tên chính xác của tác phẩm là Tường trình về Đàng Trong-BBT) và Lịch sử Đàng Ngoài làhai tác phẩm có giá trị về lịch sử của nước ta thời kỳ ấy. Năm 1994, Ủy banĐoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản sách Hành trìnhvà Truyền giáo của A. De Rhodes (Bản Pháp ngữ của NXB Cramoisy –1653) do Hồng Nhuệ dịch. Nội dung của sách này nói nhiều tới tình hình xãhội-kinh tế-chính trị của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.

Nhờ những tập sách cổ đó mà ngày nay chúng ta mới có cơ hội tìm hiểu lạicác biến cố lịch sử của nước ta vào các thế kỷ 16-18. Cho nên việc sưutập, bảo tồn bảo tàng và giới thiệu sách cổ như CLB sách xưa và naylà điều đáng hoan nghinh trong thời buổi công nghệ thông tin phát triểnmạnh mẽ sách báo điện tử lan tràn đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cácloại hình thông tin bằng sách báo viết. Cả hai loại hình thông tin này đềuphải nhờ tới phương tiện in ấn để phát huy năng lực “đọc, nhìn tĩnh” có giátrị lâu dài trên giấy. Nhưng hiện nay không phải ai cũng sử dụng phươngtiện nghe nhìn điện tử để nghiên cứu và đọc sách. Hơn nữa, có nhiềuloại sách, nhất là sách cổ ít khi được “lưu trữ, bảo tồn” trên mạng bởi vìsự vô giá của nó và các nhà sưu tập lại muốn giữ làm của riêng, còn cácthư viện công cộng thì lại khép kín và thủ tục đọc sách cổ chưa tạo thuậntiện cho người đọc.

Do đó, “CLB sách Xưa và Nay” là điều kiện để những người yêu sáchtham gia với lòng hoài cổ mặc dù số sách cổ và quý còn hạn chế. Và nhữngbuổi sinh họat CLB có chủ đề cũng được gợi mở đôi chút về kho tàngsách cổ và di vật cổ có liên quan.
15-7-2006

HỒI KÝ 60 NĂM CHƠI SÁCH (Trích đoạn)

Vũ Anh Tuấn

Năm 1943, tôi lên 8 và được cha tôi cho học tiểu học ở trường Henri Rivière, cạnh nhà Bưu Điện Hải Phòng. Tôi sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha tôi là một chủ sự làm việc cho hãng dầu Shell. Chúng tôi sống trong một căn nhà khá rộng lớn ở đường Cát Dài, bề mặt là 10 thước và bề sâu là 32 thước. Năm thước ở phía bên trái là phòng khách, vài phòng ngủ, và một nhà kho, năm thước bên phải là nhà xe, một sân lát gạch đỏ trên có hòn non bộ rất to của ông nội tôi, rồi tới nhà đựng cối giã gạo, nhà bếp, và hai căn nhà bồi. Ở trên là một sân thương 10 thước nhân với 5 thước chiều sâu, nơi tôi thường dùng làm chỗ để chạy một xe ôtô nhỏ có bàn đạp mà chú tôi mang từ Hà nội về cho tôi. Tất cả những hình ảnh đó vẫn lờ mờ trong trí óc tôi tuy 64 năm đã trôi qua, tuy nhiên có một chỗ trong căn nhà đó mà mỗi khi nhắm mắt lại, tôi lại nhìn thấy hiện lên rõ ràng từng chi tiết: đó là phòng khách nhà tôi với cái sập gụ, bộ bàn ghế cổ của Tàu rất đẹp, 2 cái kỷ ở trên để một vài thứ đồ cổ VÀ ĐẶC BIỆT LÀ HAI TỦ SÁCH 1m40 x1m80 bằng gỗ cẩm lai đựng đầy sách của cha và chú tôi lúc đó là một viên chức làm ớ Phủ Toàn Quyền Hà nội. Tủ sách đầu tiên chứa đầy những sách khổ to, bìa cứng, gáy mạ vàng óng ánh – những cuốn sách này cuốn nào cũng chứa đựng rất nhiều minh họa cực kỳ đẹp – và đây chính là những sách phần thưởng mà cha và chú tôi đã nhận được trong những ngày các cụ còn đi học. Cha tôi học trường Thầy Dòng và chú tôi học ở trường Albert Sarraut ở Hà nội. Tủ thứ nhì chứa đựng những sách bằng tiếng Việt như những sách của Tự Lực văn Đoàn, của các nhà xuất bản Tân Dân, Cộng Lực, Mai Lĩnh v.v… Ngăn dưới cùng của tủ sách thứ hai này chứa đầy những loại báo mà sau này tôi mới biết là thật quý giá như Đông Dương Tạp Chí, Phong Hóa, Ngày Nay, Trung Bắc Tân Văn, Tri Tân, Thanh Nghị, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Thứ Năm v.v… Tất cả những sách báo quý giá đó đã như in sâu vào tâm tưởng của tôi và ở lại mãi mãi, chắc chẳng bao giờ tôi quên được chúng. Mỗi khi cha tôi mở tủ lấy sách ra là tôi, dù đang làm việc gì, cũng vội xáp lại ngồi bên cạnh, mắt hau háu nhìn vào những hình ảnh tuyệt vời, nhiều bức có màu trong sách của cha tôi. Người không nỡ đuổi tôi đi và chỉ bảo tôi: “Đây là những sách của người lớn, sau này con lớn lên con sẽ đọc được, để rồi ba sẽ mua cho con những sách thích hợp với con hơn”. Mặc dù cha tôi nói vậy, tôi vẫn cảm thấy bị lôi cuốn một cách đặc biệt bởi những cuốn sách lớn và đẹp đó. Tôi chỉ tay sang tủ sách thứ nhì và tỏ ý xin được đọc những sách tiếng Việt, nhưng cha tôi cũng không cho mà chỉ nói: “Khi nào con lớn cha sẽ cho con đọc, đừng vội”…
(Trích chương I – Ngày đầu đến với sách)
… Cha tôi đã giữ lời hứa và người đã mua cho tôi mấy cuốn sách đầu đời như lên Sáu, lên Tám của Tản Đà như tôi đã kể ở bản tin số 1. Sau khi căn dặn tôi nên đọc và trau dồi tiếng mẹ đẻ trước, người đã đi mua cho tôi ở cửa hàng Chaffanjon ở Hải Phòng những cuốn truyện tranh tuyệt vời như Zorro, hiệp sĩ bịt mặt, Tarzan, chúa tể rừng xanh, và nhất là Tin Tin, chú bé phóng viên trinh thám…các họa sĩ vẽ Zorro và Tarzan (tôi không còn nhớ ai đã vẽ Zorro, nhưng nhớ rất rõ hai họa sĩ vẽ Tarzan là Harold Foster và người vẽ đẹp nhất là Burn Hogarth) đã vẽ những nhân vật cực kỳ đẹp, cực kỳ hùng tráng, và đặc biệt nhất là họ vẽ rất kỹ, nhân vật nào ra nhân vật đó, từ đầu tới cuối truyện người đọc và xem bằng mắt, không bao giờ có thể nhầm người này với người kia, ôi thực là tuyệt vời khi đem so sánh với truyện tranh hiện nay với những nhân vật được vẽ cách điệu, méo mó, có đứa mặt nhọn hoắt, trông mà phát khiếp. Cả hai nhân vật Zorro và Tarzan đều là sản phẩm của Mỹ, các tác giả là Johnston McCulley viết Zorro năm 1920 và Edgar Rice Burroughs đã viết Tarzan vào năm 1912. Các truyện tranh cha tôi mua cho tôi còn có cả Mickey, chú chuột nổi tiếng của Disney, nhưng tôi không thích, cũng như tôi không thích người dơi vì cho là nó quá hoang đường. Tuy nhiên có thể nói là truyện tranh mà tôi thích nhất, giờ đây ở tuổi cổ lai hy tôi vẫn còn thích, chính là Tin Tin, cậu bé phóng viên trinh thám và chó Milou tuyệt vời của cậu. Tin Tin được một họa sĩ người Bỉ tên là Georges Rémi HERGÉ (1907-1983) cho ra đời vào năm 1929 qua tác phẩm nhan đề là TinTin chez les Soviets (Tin Tin thăm Liên Sô). Là phóng viên cho một tờ báo chú bé Tin Tin chẳng hề viết một dòng phóng sự nào cho tòa soạn tờ báo thuê chú, dù chú ở Liên Sô, ở Châu Mỹ, Châu Á hay ở mặt trăng, nhưng thực là tuyệt vời khi chú mang lại giải đáp cho hàng loạt những chuyện bí ẩn, bắt giữ những tên buôn lậu, trừng trị những tên cướp, hoặc giúp đỡ một vương hầu cứu vãn được giang sơn của mình. Ngoài Tin Tin ra các nhân vật kề cận với Tin Tin cũng làm tôi rất mê, ví dụ như hai anh em cảnh sát Dupont Dupont, mỗi khi một người nói gì thì ngươi kia ngay lập tức nói lại đúng những lời vừa nghe được (sau này nhà văn Trung Hoa Kim Dung đã lấy nguyên mẫu từ hai người này để tạo ra sáu anh em nhà Đào Cốc Lục Tiên), ngoài ra còn có Đại úy Haddock cứ văng tục suốt ngày. Trong số những cuốn Tin Tin mà cha tôi mua cho tôi, tôi nhớ tất cả là 14 cuốn (toàn bộ chắc nhiều hơn nhiều, nhưng tôi chỉ có 14 cuốn) một ngày kia có một cuốn đã cũ vì in từ năm 1929 (nhưng vẫn còn tốt vì người chủ cũ đã bọc bìa giấy dầu ra ngoài) và cuốn sách đó chính là cuốn Tin Tin đầu tiên mang tựa đề TinTin chez les Soviets (Tin Tin thăm Liên Sô). Ít lâu sau tôi đã tặng cuốn sách đó cùng với cuốn Lotus bleu (Hoa sen xanh) cho một cô em họ xa khi hai anh em từ biệt nhau để cô ta theo chồng qua Mỹ. Giờ đây cô em họ tôi đã qua đời và cuốn Tin Tin thăm Liên Sô không biết bây giờ lưu lạc nơi nào, tôi đã có e-mail qua hỏi nhưng cả nhà chả ai nhớ và cũng chả ai thèm đề ý tới cuốn sách của Thảo, tên cô em tôi. Họ đâu có biết rằng (và tôi thì bây giờ cũng mới biết, nhưng tôi không buồn vì mọi việc ở đời đều là số mạng cả) ngay lúc này, cuốn Tin Tin đầu tiên đó đang được các nhà bán đấu giá ở Âu Châu bán ra hàng trăm ngàn Euro. Ôi, việc gì đã qua và vô phương cứu vãn thì nên quên phắt nó đi là thượng sách! Mọi nuối tiếc chỉ có thể làm khổ chính bản thân mình mà thôi! Vậy thì điên chi mà nuối với chẳng tiếc!...

(Trích đoạn chương II, Những truyện tranh trong đời tôi )

26 - 07 - 2006

Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách mà gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy.
Mann Horace

-----

NHỮNG NHẬN XÉT CỦA CỐ THI SĨ HUY CẬN VỀ TÁC PHẨM “GIAI THOẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM” CỦA NHÀ VĂN KIỀU VĂN

CLB Sách Xưa và Nay trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây của cố thi sĩ Huy Cận phát biểu cảm tưởng và nhận xét về một tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp của nhà văn Kiều Văn (hiện là thành viên của CLB). Bộ sách này sau khi xuất bản đã gây tiếng vang trong xã hội, được các tầng lớp khác nhau ( đặc biệt có nhiều người cao tuổi ) hoan nghênh. Sách đã đạt kỷ lục bán chạy (best-seller) sau 8 tháng bán hết 1500 bộ của lần in đầu tiên.

Đọc “Giai thoại lịch sử Việt Nam” ( do Kiều Văn tuyển soạn, 2 tập, 1.150 trang, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản )

Trước đây tôi đã được đọc nhiều giai thoại lịch sử nước nhà, như “Kho tàng giai thoại Việt Nam” do Vũ Ngọc Khánh soạn, như “Những vì sao đất nước”…Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, trong “Việt Nam sử lược” ( 2 quyển ) của Đào Duy Anh cũng có ghi một số giai thoại. Các sách ấy đã giúp tôi học được nhiều, hiểu được nhiều về lịch sử nước nhà.

Nay tôi lại được đọc 2 tập của Kiều Văn với nhiều hứng thú. Trước hết, có rất nhiều giai thoại mà các sách trước chưa ghi. Còn những giai thoại khác mà ai cũng đã biết thì tác giả cũng ghi lại và có bổ sung chút ít.

Nhưng điều mà tôi hứng thú là với cách viết, cách thuật lại của Kiều Văn làm rõ nét hơn những chân dung của các nhân vật lịch sử, nhất là các anh hùng, những danh nhân đất nước, tổng hợp lại là chân dung dân tộc. Và qua các truyện anh hùng, danh nhân tỏa ra một hạo khí* cao sâu (hạo khí trường tồn), hạo khí mấy nghìn năm của giống nòi.

Điều tôi vừa cảm nhận cũng đã có trong các sách trước, nhất là trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. Nhưng đọc 2 tập của Kiều Văn dường như đã giúp tôi cảm nhận đậm hơn cái mạch hào khí và nhân nghĩa của cha ông, ông bà nghìn thưở.

07 - 04 - 2003
Huy Cận

* Hạo khí: hạo nhiên chí khí (khí thiêng trong vũ trụ)

Ghi chú: Bộ sách giá trị này hiện còn bán ở 140B Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình ( Công ty Phát hành sách Khu vực II ), giá 130.000 đ/ bộ 2 cuốn. Nếu các hội viên có nhu cầu mua để thưởng thức và làm tài liệu giáo dục con em, nên nhờ tác giả Kiều Văn đứng ra mua giúp sẽ được chiết khấu từ 30-35% giá bìa.

-----

TẢN MẠN VỀ SÁCH

Vũ Anh Tuấn

Ai, tổ chức nào, hoặc điều gì sẽ xui khiến, sẽ tạo ra sự gặp gỡ giữa một tác phẩm và người đọc? Một thư mục, một tờ báo, một bài giới thiệu trên đài truyền hình, một tủ kính trưng bày sách, một lời khuyên của một người bạn? Hoặc rất đơn giản, chỉ là một sự tình cờ thấy được cuốn sách nơi một cửa hàng sách cũ v.v…

Và bây giờ tác giả, tác phẩm và bạn đang gặp gỡ trực diện qua cuốn sách là một vật, được làm bằng giấy và mực, nhưng lại có đầy đủ tính chất của một miếng kính, và để rồi, tùy thuộc vào
người đọc, miếng kính đó có thể trong vắt như một khuôn cửa kính, hoặc ngược lại có thể có tính chất một tấm gương phản chiếu những sự vật ở trước nó. Đó là hai mặt của số phận một cuốn sách: vừa là một cái CỬA SỔ mở ra cho người đọc thấy những chân trời mới, những thời đại xưa cũ hoặc mới mẻ, những mảnh đời khác biệt mới lạ, đồng thời cũng là MỘT TẤM GƯƠNG phản chiếu những sinh hoạt, những lo nghĩ cũng như những ý tưởng của người đọc.

Thật vậy, những cuốn sách mà chúng ta đọc đã thực sự xóa bỏ, triệt tiêu khoảng cách giữa chúng ta và quá khứ, cũng như khoảng cách giữa chúng ta với tương lai. Sách đã cho chúng ta được gặp gỡ với tất cả các thánh nhân, các hiền nhân quân tử, nam cũng như nữ, kể từ khi có sự hiện diện của con người trên mặt đất này; đồng thời sách cũng cho chúng ta được tiếp xúc với tất cả mọi tình huống, mọi ngành nghề, mọi định mệnh khắt khe, cao cả, tóm lại sách thực sự là một trường đại học miễn phí vĩ đại nhất mà con người ai ai cũng có quyền được tự do lui tới học hỏi. Theo văn hào Pháp Francois Mauriac “Việc đọc sách là một cánh cửa mở đưa ta vào một thế giới thần tiên”, ông còn cho rằng “Bạn hãy cho tôi biết bạn đọc những gì, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai. Tuy nhiên tôi sẽ hiểu bạn hơn nếu bạn cho tôi biết BẠN ĐỌC LẠI NHỮNG GÌ”. Sử gia kiêm triết gia người Anh Thomas Carlyle thì cho rằng “Trong thời hiện tại, một sưu tập sách đích thực là một trường đại học, đúng với nghĩa của nó”.

Trở lại với những ngày tháng chúng ta đang sống, ngay trên đất nước Việt thân yêu của chúng ta, chúng ta đang được thấy những gì ?

Phải nói rằng, từ xưa đến nay, chưa bao giờ đất nước ta lại có được nhiều sách như ta hiện đang có. Thực là trên là trời dưới là sách ! Vào một cửa hàng sách cỡ lớn, người đọc thật sự phải hoa cả mắt trước số lượng sách được trưng bày. Hơn bao giờ hết, tất cả mọi thể loại sách đều cực kỳ phong phú; tuyệt vời hơn nữa là, nếu đem so với mươi mười lăm năm về trước, việc ấn loát của chúng ta ngày nay tiến bộ vượt bực, sách vở đẹp vô cùng, và kích thước không chỉ còn là những cuốn sách cỡ nhỏ độ dày độ 2, 3 phân, mà là những cuốn to đùng có cuốn dày đến 10, 15 phân…

Tới đây không còn là phần tản mạn, mà là một số đề nghị, để mọi người trong chúng ta cân nhắc, trước khi mua sách cho chúng ta hoặc cho con cháu chúng ta trong lúc này.

Trước mắt, nên tránh mua những sách in ấn quá to lớn, quá đồ sộ, lý do đơn giản là những sách đó chỉ có giá trị để trưng bày, còn khi đọc thì thật khó sử dụng vì chúng quá nặng, không thể đọc chúng ở bất cứ nơi nào; hơn nữa giá tiền chắc chắn không phải là vừa với túi tiền của tất cả mọi người. Đồng thời các loại sách to đùng đó cũng là những sách nói về những vấn đề to lớn, cao siêu, không phải ai cũng có đủ trình độ để sử dụng. Tóm lại loại sách vĩ đại này không phải là đối tượng của người đọc sách bình thường và bình dân.

Nên mua những loại sách cỡ trung bình, không quá lớn cũng không quá nhỏ, để vừa túi tiền, đồng thời cũng dễ vận chuyển và có thể đọc chúng ở bất cứ đâu. Loại sách kích cỡ trung bình này hiện nay là loại sách có số lượng lớn nhất, bao gồm đủ mọi lãnh vực như văn học, lịch sử, công nghệ thông tin, thơ văn, tiểu thuyết, truyện dịch v.v…

Mới mấy tháng nay ta thấy nở rộ một loại hình sách học làm người, học làm thương mại phần lớn là của Mỹ, của Anh. Khi muốn dùng loại sách này thì nên biết chọn lọc chỉ cái gì hay mà không vi phạm tới đạo đức, tới chữ tín thì hãy nên cho con cháu đọc, còn những mánh khoé, những phong cách quá xa vời với người Việt chúng ta thì nên bảo con cháu đừng thèm áp dụng kẻo có ngày… mất gốc.
Sau cùng người viết xin đề nghị một các chọn sách hữu hiệu nhất: đó là trước khi bỏ tiền ra mua HÃY CHỊU KHÓ ĐỌC LẤY MỘT HAI TRANG xem cách dịch thuật có dễ hiểu, có suôn sẻ không (nếu là sách dịch) hoặc có lưu loát, có hay, có đầy đủ ý nghĩa không (nếu là sách sáng tác) thì hãy mua, vì lúc này thật sự có những cuốn sách khó đọc, khó hiểu lắm đó…

Để kết thúc người viết xin kể một chuyện “tiếu ra lệ” như dưới đây: “Một vị giáo sư về ngành y rất khả kính một hôm gọi người viết và nhờ “tiêu thụ” hộ một bộ sách mà ông đã mua với giá gần 300.000 đồng. Ông nói với giọng nói thiểu não: “Ôi tôi sợ bộ sách này quá, ông làm ơn đẩy nó đi, tôi sẵn sàng chịu thiệt độ 40%, ngay cả 50% cũng được!” Tôi hỏi lý do thì đưọc ông chỉ cho một đoạn như sau:

“Khi chàng tới nơi thì cha con M.Đ. tiên sinh đã khuất bóng”

Sau đó ông giở tiếp một vài trang khác và lại chỉ cho tôi xem đoạn dưới đây: “Chàng bỗng thấy cha con M.Đ. tiên sinh đang tươi cười trò chuyện với…”. Tóm lại, vị giáo sư khả kính đó đã muốn bỏ bộ sách đi vì người dịch đã dùng hai chữ “khuất bóng” để chỉ việc hai cha con M.Đ. tiên sinh đã “đi khỏi, đã đi mất hút”, chứ ở trong trường hợp này hai chữ khuất bóng không hề có ý nghĩa thông thường và chính xác của chúng là “đã qua đời”. Là người yêu thích tiếng Việt, vị giáo sư khả kính nọ không muốn nhìn thấy bộ sách đã viết tiếng Việt theo cách đó, đơn giản có vậy thôi !



Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất của cuộc đời. A.U.PIT

-----

NGƯỜI XƯA NÓI VỀ SÁCH

Lê Duy Dân _ sưu tầm và diễn dịch lục bát

景 行 緑 云 :賓 客 不 来 門 户 俗; 詩 書 不 教 子 孫 愚。
Cảnh hành lục vân : Tân khách bất lai môn hộ tục ; thi thư bất giáo tử tôn ngu

Có sách chẳng dạy ,con ngu
Có khách chẳng đến thì như nhà tồi

漢 書 云:黄 金 满 赢, 不 如 教 子 一 經; 賜 子 千 金, 不 如 教 子 一 兿。
Hán thư vân: Hoàng kim mãn doanh , bất như giáo tử nhất kinh ; tứ tử thiên kim , bất như giáo tử nhất nghệ

至 樂 莫 如 讀 書, 至 要 莫 如 教 子。
Chí lạc mạc như độc thư , chí yếu mạc như giáo tử .

Cho con một hũ đầy vàng
Chẳng bằng dạy nó một trảng sách kinh
Cho con một vạn vàng tinh
Chẳng bằng dạy nó biết thông thạo nghề
Vui nào hơn đọc thi thư
Cần nào hơn được vỗ về dạy con .

素 書 云:推 古 驗 今, 所 以 不 惑; 欲 知 未 来 先 察 已 往。
Tố thư vân: Suy cổ nghiệm kim , sở dĩ bất hoặc ; dục tri vị lai , tiên sát dĩ vãng


Sách kim cổ khỏi hoài nghi
Muốn biết việc tới phải suy việc rồi .

子 曰: 明 鏡 可 以 察 形, 往 古 所 以 知 今。
Tử viết : Minh kính khả dĩ sát hình , vãng cổ sở dĩ tri kim

過去事明如鏡,未来事暗如漆。
Qúa khứ sự minh như kính , vị lai sự ám như tất .

Gương trong đáng để soi hình
Soi xưa là để biết mình ngày nay
Việc xưa rõ tỏ phơi bày
Còn việc chưa tới sơn bây mịt mù .

顏 氏 家 訓 曰: 借 人 典 籍 皆 須 愛 護,
Nhan thị gia huấn viết : Tá nhân điển tịch giai tu ái hộ
若 有 缺 陷 就 為 補 治,
nhược hữu khuyết hãm tựu vi bổ trị
此 亦 士 大 夫 百 行 之 一 也。
thử diệc sĩ đại phu bách hạnh chi nhất dã .

Sách người mượn lấy mà coi
Dùng thời phải biết săm soi giữ gìn
Nếu mà rách thiếu bổ sung
Đó là cách đại trượng phu vẫn làm .

直 言 訣 曰: 造 燭 求 明, 讀 書 求 理:明 以 照 暗 室, 理 以 照 人 心。
Trực ngôn quyết viết : Tạo chúc cầu minh , độc thư cầu lý : minh dĩ chiếu ám thất , lý dĩ chiếu nhân tâm

Thắp đuốc sáng , đọc sách thông
Sáng soi nhà sáng , thông trong cõi lòng .

禮記曰:獨學無友,則孤陋寡聞。書是隋身本,才是國家珍 。
Lễ ký viết : Độc học vô hữu , tắc cô lậu quả văn. Thư thị tuỳ thân bản , tài thị quốc gia trân

Học một mình chẳng bạn bè
Thì đâu có biết có nghe được nhiều
Chi bằng phải giắt sách theo
Sách là vốn quí tài gieo nước giàu.

---

SUY NGẪM MƯỜI BỐN CÂU KẾT “TRUYỆN KIỀU” ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU LIÊN HỆ THỰC TẾ CUỘC ĐỜI


Chân lý, là khoa học, là sự thật của mọi thời đại, mọi lớp người đã, đang sống qua số phận của nàng Kiều, Đại thi hào muốn nói lên số phận của chính ông và tất cả những ai trót mang kiếp làm Người.

Tuy thân phận mỗi người chúng ta như bèo bọt, ổ rác nhưng chúng ta vẫn có trái tim yêu thương con người, khao khát hạnh phúc; vẫn có thể giúp đở mọi người, sống đời hạnh phúc; điểm tô cho cuuộc đời thêm tươi đẹp, chúng ta vẫn làm được những việc lợi ích cho đời, cho mọi người, cho xã hội.

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.


“Khi ta sinh ra đời, ta khóc mọi người cười.
Vậy hãy sống như thế nào để
Khi nằm xuống, ta cười mọi người khóc”.
“Mọi chiến thắng bắt nguồn từ chiến thắng bản thân ta”
“Đời ta do ta xây dựng”.
" Gieo nhân nào gặt quả nấy là một định luật công bằng bất dịch”
“Khi gieo hành động, ta sẽ gặt một thói quen, khi gieo thói quen, ta sẽ gặt một tính nết, khi gieo một tính nết ta sẽ gặt một số phận”
“Ta suy nghĩ, nói và hành động ra sao thì cuộc đời ta sẽ như vậy”

WilliamJame

“Muốn được yêu thương ta phải biết yêu thương người trước đã”.
“Sau động từ YÊU, GIÚP ĐỠ là động từ đẹp nhất trên đời”. B.Suttner

“Điều tôi làm được thì có thể bạn không làm được; điều bạn làm được thì có thể tôi không làm được: nhưng chúng ta có thể làm được những điều tốt đẹp cho đạo, cho đời”.
“Luật Nhân Quả là gì? Hãy rao truyền đạo đức nhân quả cho mọi người lớn nhỏ: chỉ có biết đạo đức về Nhân Quả mới đem lại cho mọi người sự sung sướng hạnh phúc chứ không phải tiền bạc và sự giàu sang”.

SỐNG! SỐNG! SỐNG!

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống an hoà với những người chung sống
Sống là động nhưng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
“Tâm bất biến” giữa dòng đời “vạn biến”
Nhịn Nhịn Nhịn! Nghiệp báo oan gia đều tận diệt
Nhẫn Nhẫn Nhẫn! Tiểu sự nhẫn Đại sự thành.

Do ông Nguyễn Thiện Lương sưu tầm 01/2005
(ông Lương là cán bộ hưu trí, năm 2006 tròn 93 tuổi nhưng vẫn khoẻ mạnh sáng suốt - Lưu Nhật Quang)

ERLE STANLEY GARDNER (1889-1970)
Tác giả truyện trinh thám phi bạo lực

Thế Cường

Truyện trinh thám của E.S.GARDNER đã được nhiều độc giả Miền Nam biết đến từ những năm 60 của thế kỷ trước, sau ngày thống nhất lần đầu tiên nhà xuất bản Pháp lý cho ra mắt tại Việt Nam vào tháng 9/1986 tác phẩm mang tên Việt là “Nhân chứng một mắt” của dịch giả Đặng Thường Quân, dịch từ bản tiếng Nga do nhà xuất bản Đội Cận Vệ Thanh Niên ấn hành năm 1983. Từ đó đến 6/1995 có khoảng 24 tác phẩm được in và từ năm 2000 đến nay có thêm 4 tác phẩm mà tác phẩm gần đây nhất ra mắt bạn đọc quý 2/2006 mang tên Việt là “Đôi tất nhung” , bản dịch của Vũ Ngọc Minh. Trong số gần 30 tác phẩm đã xuất bản thì đại đa số được dịch từ nguyên bản tiếng Anh, chỉ có một số ít dịch qua bản tiếng Nga và tiếng Pháp.

Một nhu cầu không thể thiếu đối với người đọc là các tác phẩm được in phải có phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm, thế nhưng việc này ít được các nhà xuất bản và dịch giả quan tâm. Vì thế nhiều độc giả hầu như không biết gì về ông và các tác phẩm của ông. Là một người say mê những tác phẩm của E.S.GARDNER, tôi xin cung cấp một số thông tin về ông:

E.S.GARDNER sinh năm 1889 tại Malden, Massachusetts và ông mất năm 1970. Thời trẻ ông đã từng theo nghiệp quyền anh nhà nghề và đã từng đoạt giải thưởng cho đến khi ông bị vướng vào một vụ đấu không hợp pháp và bị ra toà. Đây là bước ngoặt của cuộc đời ông, nó đã thúc đẩy ông trở thành luật sư ở tuổi 21. Vừa hành nghề ông vừa viết truyện điều tra hình sự rồi sau đó chuyển hẳn sang viết văn.

Cuốn GUINNESS xuất bản năm 1988 ghi nhận ông là tác giả có sách bán chạy nhất mọi thời đại.
E.S.GARDNER có trên 150 tác phẩm trinh thám, được ghi nhận, được dịch ra 37 thứ tiếng và có gần 350 triệu bản.

Ông đã tạo nên nhân vật truyền kỳ là luật sư Perry Mason, cô thư ký Della Street và viên thám tử tài ba Paul Drake.

Ở Mỹ sách của ông rất được ưa chuộng, hàng năm có trên 1 triệu bản được bán ra.

Với bút pháp tuyệt vời, nhuần nhuyễn, các tác phẩm của ông được kết cấu chặt chẽ, có lô-gic và sự kiện diễn ra dồn dập nhưng không rối rắm, luôn hấp dẫn người đọc và dẫn dắt người đọc đi từ trang đầu đến trang cuối.
Truyện trinh thám của ông là loại truyện không bạo lực và tình cảm ướt át. Những cuốn truyện của ông là sự sắp xếp các sự kiện sao cho hợp lô-gíc, và tất cả hành động suy đoán của ông là sự sắp xếp các sự kiện đó theo trình tự sự việc và trình tự thời gian. Từ sự không hợp lí của các hiện tượng, sự kiện mà ông tìm ra được sự lí giải và dẫn đến tìm ra thủ phạm, như hiện tượng cây nến nghiêng (trong The case of the crooked candle), con cá vàng (trong The case of the screaming woman ), cái ô đẫm nước (trong The case of the Velvet Claws)………

Một số tác phẩm của E.S.GARDNER

Bên cạnh đó còn có sự đấu trí của luật sư Perry Mason, có sự giúp đỡ của cô thư kí Della Street với một bên là cảnh sát, biện lý để tìm ra tội phạm đích thực.

Ngoài ra truyện của ông còn có những đặc điểm sau:

- Thân chủ của ông hầu hết là phụ nữ.
- Các vụ phá án của ông hầu như đều tìm ra thủ phạm trong khi tranh tụng tại tòa sơ khởi.
- Mỗi vụ án nhân vật luật sư Perry Mason đều bị ràng buộc với thân chủ của mình, nếu thân chủ của ông bị kết tội thì bản thân ông cũng bị kết tội liên lụy.
- Luật sư Perry Mason còn mang bóng dáng của tác giả, đó là nghề luật sư và thân hình của một võ sĩ quyền anh.

Bản thân tính cách của luật sư Perry Mason làm chúng ta yêu mến vì luôn đấu tranh không khoan nhượng với cái ác nhưng lại giàu lòng nhân hậu. Ông chỉ lấy tiền công tượng trưng đối với các thân chủ nghèo nhưng sẽ lấy rất cao với thân chủ giàu có nhưng hợm hĩnh và hầu hết số tiền lớn đó ông đều dành cho công tác từ thiện.Ông cũng không chấp nhận dùng các thủ đoạn để có thể thắng kiện. Ta có thể thấy luật sư P.Mason nói “Nhân danh bị cáo, tôi xin tuyên bố rằng, bị cáo không muốn được tha bổng do những tiểu xảo của các yếu tố hợp pháp hoặc bất cứ sự vụ nào gây nên điểm nghi ngờ về đạo đức nhân cách của bị cáo. Bị cáo muốn có sự thật, toàn thể sự thật và sự thật của chân lý” và chân lý của ông là “ Trên thực tế chỉ có một cách thức duy nhất, đó là: Khi anh gặp một cuộc chiến có chính nghĩa, anh phải luôn luôn liên tục chiến đấu để giành thắng lợi”.

Vì vậy, đọc tác phẩm của E.S.GARDNER ta càng yêu mến vị luật sư nhân hậu, tài ba, thông minh trong nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng với cái ác để dành thắng lợi cho lẽ phải.

Vâng, đọc sách của E.S.GARDNER ta thấy tuyệt vời, say mê, ta đắm mình vào nó, lạc hẳn vào nó và ta thấy thanh thản hơn trong cuộc sống đầy lo toan này.

-----

VỀ LAI LỊCH MỘT THÀNH NGỮ TIẾNG ANH

Thiếu Khanh Nguyễn Huỳnh Điệp

Khoảng hơn một năm trước đây, nhà văn Kiều Văn chuyển đến tôi đề nghị của một thân hữu của anh, muốn tôi giải thích thành ngữ “All my eye and Betty Martin,” mà tôi sử dụng khi dịch câu số 131 (trang 49) trong cuốn sách Những Dòng Tâm Tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Những Dòng Tâm TưởngIn My Conception (dịch giả Nguyễn Huỳnh Điệp) là một cuốn sách nhỏ chỉ hơn trăm trang với nội dung gồm hơn ba trăm ý tưởng rời về nhiều vấn đề, được tác giả Kiều Văn gọi là “đoản ngôn”, do nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành vào năm 2003, với hình thức song ngữ Việt Anh. Câu 131 ấy như sau:

131. Vì không có khả năng làm một điều gì nghiêm chỉnh trong cuộc đời, nhiều kẻ đã buông trôi cuộc sống của mình, biến nó thành một cuộc chơi nhảm nhí, thậm chí một trò cười.

Và câu văn dịch :

As unable to do anything well, many people give up all their striving effort and make their lives all my eye and Betty Martin, or they may even make a spectacle of themselves.

Đối chiếu với câu nguyên văn tiếng Việt ở trên, người đọc thấy ngay thành ngữ all my eye and Betty Martin được dùng trong câu văn dịch để chuyển ý “điều / trò nhảm nhí.” Cho nên lời đề nghị của vị thân hữu của tác giả có lẽ không nhắm đến ý nghĩa thông báo (message) mà nhắm vào cái dạng “không bình thường” về mặt ngữ nghĩa học (semantics) và tình huống xuất phát, hoặc nguồn gốc của câu thành ngữ.

Thật ra, với “tuổi đời” trên dưới 3 thế kỷ, thành ngữ informal này đã trở thành “classic” và có lẽ không lạ gì với người dùng tiếng Anh: có thể tìm thấy nó trong nhiều từ điển thành ngữ, mà hầu hết đều ghi nghĩa “baloney” hay “something completely nonsense” (điều nhảm nhí, vớ vẫn, vô nghĩa lý, tào lao, tầm phào, bậy bạ …) phản ảnh đúng sự “vô nghĩa lý” của bản thân “chữ nghĩa” của câu thành ngữ. Tuy vậy, mặt khác, đây là một trong số ít thành ngữ bí hiểm mà cho đến nay ngay đến các nhà nghiên cứu ngôn ngữ bản ngữ Anh Mỹ cũng chưa nhất trí với nhau khi đề cập đến nguồn gốc của nó.

Năm 2000, có người đưa lên mạng internet một câu hỏi về xuất xứ của thành ngữ đó: “… does anyone know where the above saying [i.e. all my eye and Betty Martin] comes from or anything about it please... cannot find a listing of it anywhere.” (Có ai biết câu nói [all my eye and Betty Martin] đó phát xuất từ đâu không và bất cứ điều gì liên quan đến nó … chẳng thấy ở đâu có ghi nhận câu đó cả.) Người bản ngữ đã vậy, nếu nhiều người Việt đọc tiếng Anh có thắc mắc tương tự thì cũng là chuyện đương nhiên.

Vì vậy, tôi coi đề nghị của người bạn của tác giả Kiều Văn – cũng có thể là của nhiều độc giả cuốn sách Những Dòng Tâm Tưởng – In My Conception – là một nhã ý, nghiêm túc và thú vị. Chỉ tiếc là sách đã in ra từ lâu rồi, không sửa chữa hay thêm bớt gì được nữa. Mà chuyện “giải thích” thì dài dòng quá, không thể ghi chú hết cả vào sách, nên tôi có ý định, nếu anh Kiều Văn có dịp tái bản cuốn sách nhỏ ấy, tôi sẽ “gỡ bỏ” câu thành ngữ ấy đi, thay bằng một “plain phrase” cho đỡ thắc mắc. Nhưng như thế e làm mất đi cái thú của người đọc được gặp một thành ngữ “lạ mắt” (và có vẻ … quái chiêu!).

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của thành ngữ này, nhưng cho đến nay điều chắc chắn duy nhất người ta biết được là nó rất phổ biến ở Anh vào thế kỷ 18. Người ta thấy nó xuất hiện trong nhiều văn bản nghiêm túc từ thế kỷ đó về sau, nhưng dường như tác phẩm có đề cập sớm nhất đến nguồn gốc của nó là cuốn sách Joe Miller’s Jests (Tên sách đầy đủ là Joe Miller’s Jests, or the Wits Vade Mecum - Những trò đùa cợt của Joe Miller, hoặc cẩm nang mưu kế) của một tác giả tên John Mottley, xuất bản năm 1739. (Tuy tên sách là Những trò đùa cợt của Joe Miller, nhưng nhân vật này, một diễn viên hài (vốn mù chữ) nổi tiếng trên các sân khấu London từ 1709 đến khi qua đời vào năm 1738, một năm trước khi cuốn sách nói trên được in ra, chỉ là tác giả của một số rất ít trong số (về sau tăng lên đến) 1300 chuyện trong sách. Điều này cũng tương tự như trường hợp Bác Ba Phi của ta.)

Trong sách, Joe Miller kể chuyện một anh chàng tên Jack Tar đi đến một nhà thờ ở ngoại quốc, anh ta nghe loáng thoáng người ta đọc câu kinh cầu nguyện bằng tiếng Latinh: Ah! mihi, bea’te Martine (A! Xin thánh nữ Martine hãy ban ơn cho tôi). Và Joe Miller cho đó là tiền thân của câu thành ngữ chúng ta đang đề cập. Vì anh chàng Jack Tar (mà có nơi nói là một thủy thủ người Anh nghe một hành khất người Ý cầu nguyện) không biết tiếng Latinh, nên thuật lại sai câu kinh, và cái sai cứ được truyền miệng nhau, cuối cùng Ah! mihi, bea’te Martine hóa thành all my eye and Betty Martin “vô nghĩa lý” như chúng ta biết ngày nay. Có lẽ chính vì câu thành ngữ này “doesn’t make sense at all” (không có nghĩa gì cả), do đã sai lạc khỏi dạng nguyên thủy, không ai còn nhớ hay biết ý nghĩa ban đầu của nó nữa nên được dùng để chỉ những gì tào lao, vô nghĩa, để từ đó nó mang luôn ý nghĩa (meaning) như thế chăng?

Còn theo tác phẩm Slang, a Dictionary of the Turf, the Ring, the Chase (Tiếng Lóng, một Từ Điển của trò Đua Ngựa, Đấu Võ, Chạy Đua) của Jon Bee (bút hiệu của một người tên John Badcock không mấy tiếng tăm) xuất bản năm 1823, thì cho rằng câu kinh Latinh nói trên nguyên là Ora pro mihi, beate Martine (Xin thánh nữ Martine diễm phúc hãy cầu nguyện cho tôi). Thánh nữ Martine, có chỗ nói đó là ông thánh Martin ở thành Tours, là thánh bổn mệnh của các ông chủ lữ quán và những tay hũ chìm được cai nghiện.

Thế nhưng nhiều học giả bác bỏ giả thuyết này, cho rằng người ta không tìm thấy ở đâu trong các kinh tiếng Latinh có dấu vết của câu kinh cầu nguyện như thế; hơn nữa, các câu ấy lại không đúng ngữ pháp Latinh.

Theo tiến sĩ L.A.Waddell trong tác phẩm của ông, The Phoenician Origins of Britons, Scots, and Anglo-Saxons (Các nguồn gốc Phe-ni-xi của các dân tộc Briton, Tô Cách Lan và Anglô-Xắcxông) xuất bản năm 1914, thì câu kinh đó được đọc là O mihi, Brito Martis (Ô, xin nữ thần Brito Martis hãy giúp tôi). Brito Martis, tên vị nữ thần bảo hộ của Đảo Crete này về sau biến âm thành Betty Martin.

Nhưng có người cho Betty Martin là một nhân vật có thật sống ở Anh quốc vào cuối thế kỷ 18. Một trong các cuốn hồi ký (rất tiếc không nhớ chính xác) đại loại "Memoirs of the life of the late Charles Lee, Esq." kể lại những hồi ức về viên trung tướng Charles Lee (1732 – 1782) lắm tài nhiều tật này của quân đội Mỹ thời chiến tranh cách mạng, xuất bản khoảng 10 năm sau khi viên tướng này qua đời, tức khoảng 1792 – 1793, có thấy nói đến một người phụ nữ phóng đãng bị ruồng bỏ tên Grace lấy được một ông chồng quí phái tên Martin, và được gọi là bà Betty Martin; bà Betty Martin này có thói quen thường nói all my eye.

Một trong những thuyết khác nữa nói có một cô gái gypsy tên Betty Martin bị một cảnh sát viên vu cho là chị đã phạm một tội lỗi gì đó. Chị uất ức quá tống vào mặt anh cảnh sát một đấm trúng mắt, khiến anh ta thốt lên “all my eye and Betty Martin” (ôi con mắt của tôi và cái bà Betty Martin).
Và còn vài giả thuyết như vậy nữa. Hầu như tất cả đều … tầm phào như ngữ nghĩa của bản thân câu thành ngữ.

Trở lại với câu tiếng Latinh Ah! mihi, bea’te Martine hoặc Ora pro mihi beate Martine mà nhiều học giả bác bỏ, cho là không có một câu kinh nào như thế, thì nhà từ nguyên học (etymologist) nổi tiếng người Anh Michael Quinion, một trong những tác giả tham gia soạn thảo các Từ Điển danh tiếng Oxford English Dictionary và Oxford Dictionary of New Words, và là tác giả của nhiều tác phẩm giá trị khác, cho biết ông đã tìm thấy một câu kinh cầu nguyện tương tự trong một cuốn sách tiếng Pháp ra đời vào khoảng năm 1500, tại thư viện Hoàng gia ở Copenhagen: Ora pro nobis beate Martine (Xin đức thánh nữ Martine diễm phúc cầu nguyện cho chúng tôi). Thế thì câu kinh tiếng Latinh được cho là tiền thân của thành ngữ này, theo dạng như Joe Miller kể, hoặc theo dạng do Michael Quinion tìm thấy, là có thật và (có lẽ) rất phổ biến từ nhiều thế kỷ trước đó. Do người ta chỉ truyền miệng nhau mà không hiểu nội dung của nó bởi không biết tiếng Latinh, nên dần dà nó bị chuệch choạc sai lạc đi, đến thế kỷ 18 thì từ beate Martine đã an nhiên biến thành Betty Martin.

Nhưng điều này cũng chỉ đủ để suy diễn đến mức độ đó thôi, chớ không giải thích được cớ làm sao Betty Martin lại ghép với all my eye! Xét về ngữ âm thì all my eye hoàn toàn “far from” Ah! mihi, hayOra pro nobis hay Ora pro mihi, nên không thể gọi là biến âm hay nói trệch được.
Rốt cuộc, lai lịch của câu thành ngữ này vẫn mù mờ và … “tào lao” như thế.
Ngay từ thế kỷ 18, thành ngữ all my eye and Betty Martin đã có biến thể That’s my eye, Betty Martin. Ví dụ, A Classical Dictionary of the Vulgar Tongue (Từ Điển Kinh Điển về Ngôn Ngữ Thông Tục) của Grove vào năm 1785, đã thấy ghi nhận:

“That’s my eye, Betty Martin; an answer to anyone who attempts to impose or humbug.” (Thật là bậy bạ; một câu trả lời cho kẻ nào toan lừa phỉnh.)

Nếu bạn thấy cái chuyện bà Betty Martin này kỳ cục quá và không muốn “cõng” bà ấy vào trang viết của mình, cũng không sao, cứ việc ngắt bỏ bà ấy đi, chỉ còn lại phần đầu all my eye, hoặc thậm chí my eye, hay my eyes không thôi vẫn được. Đừng sợ mình là người đầu tiên sáng tác “chiêu thức” đó. Trong Dictionary of Slang & Unconventional English (Từ Điển từ lóng và tiếng Anh ngoài luồng), của Partridge, ấn bản thứ 6, xuất bản năm 1806 đã có nêu một ví dụ về cách dùng này:

MY EYES, how he mauled her!” (Bậy bạ quá, hắn cư xử với bà ấy rất đổi thô bạo!)

Ngoài ra, người ta còn “chế” thêm các “biến cách” all my eye and elbow / and my elbow / all my eye and my grandmother. Rồi một dạng biến dị khác nữa là all my eye and Tommy [rot]…
Lần đầu chạm mặt với những cụm từ kiều này, người đọc hoặc làm công việc dịch thuật chắc chắn là phải tìm những cuốn từ điển thành ngữ tiếng Anh tốt nhất nếu không muốn hiểu một cách ngớ ngẩn “cả con mắt của tôi và cái khuỷu tay(!)” hoặc “tất cả con mắt tôi và bà ngoại(!)” vân vân, để tạo thêm một “thảm họa dịch thuật”. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác.
(Very many thanks to the Digital Reference Team of the Library of Congress (U.S.A.) for having provided the author with valuable information to support some details in this article.)

Thiếu Khanh.

(Tháng 8, 2006)

------

Đọc sách là để mở rộng tầm nhìn, kích thích suy nghĩ và làm phong phú trí tuệ. M.MONTAIGNE

Bạn hãy đọc sách đi! Và mong sao trong đời bạn sẽ không có ngày nào mà bạn không đọc dù chỉ một trang sách mới. C.PAUTOPXKI

-----

Tin sách: Phát hiện cuốn kinh thánh cổ ở… bãi rác


DANVILLE, Va. (AP) - Từ trong mớ hỗn độn, bẩn thỉu quy tụ toàn những đồ thiên hạ vứt đi, anh thợ điện Michael Hoskins một hôm nổi tính tò mò tìm thấy cuốn Kinh Thánh quý 188 năm tuổi, đến hôm nay đã có người phong thanh trả giá 1.000 USD.
Ngày nào Michael Hoskins cũng chăm chỉ đi đổ rác ở sau Đường 41, thành phố Danville, bang Virginia. Ngày nào anh cũng thấy “nó” nằm chơ vơ ở đấy, chẳng ai buồn nhặt - mấy hộp carton đựng sách cũ nằm sát góc tường, nơi xa xôi và ẩm mốc nhất.

Tính tò mò nổi lên, trước sự bất ngờ của Hoskins, cuốn Kinh Thánh nằm đó như đang chờ đợi bàn tay vị chủ nhân may mắn.
Cuốn Kinh dường như đã bị cháy dở, một số trang bên trong có vết ngấm nước. Trên tấm bìa da cừu còn rõ nét chữ: Nhà in Pittsburgh, năm 1818.

“Tôi được nghe kể là Kinh thánh không bao giờ bị đốt rụi, và đã từng một lần tận mắt chứng kiến một quyển Kinh Thánh “sống sót” qua trận cháy ở một nhà thờ” - Hoskins kể.

Theo tìm hiểu của anh, đến nay bộ Kinh Thánh xuất bản năm1818 chỉ còn độ sáu cuốn. Chính Hoskins cũng là người phát hiện những cuốn sót lại hiếm hoi này trước đây thuộc về gia đình Enoch – Isaac Enoch sinh ngày 25/1/1775. Thánh Enoch là tên vị tổ phụ được liệt kê chi tiết trong cuốn Kinh.

Tới nay Hoskins đã nhận được khá nhiều đề nghị mua lại bộ Kinh Thánh cổ từ các cửa hàng chuyên bán sách quý. Tuy nhiên chưa ai đủ sức thuyết phục anh gật đầu. “Cái giá 900 USD họ trả là bất hợp lý, nhất là khi cuốn sách quý hiếm này đến nay chỉ còn chưa đến chục bộ”.

Thêm một chi tiết thú vị, trong thùng sách cũ nát ở bãi rác, ngoài cuốn Kinh Thánh anh còn thấy nhiều bản in các tác phẩm kinh điển trong thời Nội chiến và Cách mạng. Tuy nhiên hôm sau khi Hoskins quay trở lại định mang chúng về nhà thì tất cả đã bị xe chở rác hốt đi sạch.

“Thật hú hồn, nếu hôm ấy tôi không nhanh tay thì không biết bộ Kinh Thánh quý giá này sẽ còn lưu lạc đến tận phương trời nào nữa”.


Thùy Vân
Theo AP

----

Mua bán, trao đổi, đấu giá

Trong mục này các bạn có thể đăng miễn phí tất cả các thông tin liên quan đến việc mua,bán, trao đổi, đấu giá sách,báo, tạp chí, bản đồ, văn tự cổ v.v. Ai có nhu cầu đăng xin liên hệ với Ban Biên tập.

CLB sách Xưa và Nay nhận làm một số dịch vụ sau:

Sửa morat
Toát yếu các tác phẩm
Đấu giá
Tư vấn thư viện (cá nhân,gia đình và cơ quan)
Giải đáp thông tin sách
Cung cấp bản sao

Xin liên hệ (08) 8422340 (ông Tuấn) hoặc email về địa chỉ clb_nguoiyeusach@yahoo.com


Cần bán:

CD-ROM hình ảnh toàn bộ tờ báo Đăng Cổ Tùng Báo năm 1907 của Nguyễn Văn Vĩnh
Pháp Việt từ điển của Đào Duy Anh, NXB Minh Tân, Paris, 1952

Ai có nhu cầu xin liên hệ Minh 0983344789.

Một sưu tập Kiều cỡ nhỏ, rất thuận lợi cho những người bắt đầu sưu tập Kiều, gồm có:
A. Các bản Kiều bằng tiếng Việt: 48 bản khác nhau
B. Các bản Kiều bằng ngoại ngữ gồm có:
1. 01 bản tiếng Đại Hàn
2. 03 bản tiếng Pháp của các dịch giả: Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Viện và René Crayssac
3. 01 bản tiếng Anh của dịch giả Lê Xuân Thuỷ
C. Các cuốn sách có tài liệu về Kiều: 163 cuốn
D. Các báo kim, cổ và tạp chí có tài liệu về Kiều: 136 thứ

Ai có nhu cầu xin liên hệ CLB sách Xưa&Nay, 387 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM, ĐT: 8449497 (gặp L.M Triết)

|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
 06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
 11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
 21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
 26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
 36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
 41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
|  06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
|  11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
|  21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
|  26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
|  36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
|  41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
Netadong.com thiết kế