Hiện có 12 người xem / 2339872 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT

VỀ CUỘC HỌP NGÀY 10/4/2021

CỦA CLB SÁCH XƯA VÀ NAY

Như thường lệ, dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai quý thư mà ông mới có. Hai cuốn lần này, một cuốn bằng Việt văn và một cuốn bằng Pháp văn. Cuốn bằng Việt văn mang tựa đề là “127 nhà văn thế giới và giai thoại”, và cuốn bắng Pháp văn mang tựa đề là “Một ngàn lẻ một lá thơ tình gửi đại văn hào Victor Hugo” (Mille et une lettres d’amour à VICTOR HUGO). Cuốn bằng Việt văn khổ 15 x 21, và dầy 1070 trang do nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc in năm 1996. Cuốn sách là cả một kho báu cho những người quan tâm tới cuộc đời của 127 văn hào thế giới, vì nó chứa đựng tiểu sử vắn tắt và một số lớn chân dung các đại văn hào trên, cộn g với một số giai thoại lí thú về họ. Có được cuốn quý thư, dịch giả Vũ Anh Tuấn tự hứa sẽ để thời giờ đọc qua cho biết những giai thoại kỳ thú đó.

Cuốn tiếng Pháp khổ 15x22, dầy 830 trang, được nhà xuất bản danh tiếng của Pháp là nhà Gallimard in năm 1951. Nội dung cuốn sách nói về một người tình của đại văn hào Victor Hugo là Juliette Drouet, trong 51 năm liên tục đã viết cho Victor Hugo mỗi ngày hai bức tình thư, và tổng số thu tình của người này gửi cho Victor Hugo lên tới 18 ngàn bức, và trong cuốn sách này là một ngàn lẻ một bức, mà người coi Bảo Tàng Victor Hugo, Paul Souchon đã lựa trong số trên để i n thành sách. Có cuốn sách trong tay, dịch giả Vũ Anh Tuấn cũng tự hứa sẽ đọc qua các thư tình được chọn lựa đó để xem một quý bà có thể nói những gì về một quý ông siêu đặc biệt là Victor Hugo. Tuy nhiên theo như lời mô tả thì 18 ngàn tình thư đó bao gồm đủ mọi tình huống yêu đương, say đắm, ghen tuông, ấm ức, do đó KHÔNG THỂ BẰNG một tình huống cũng có CẢ NGÀN BỨC TÌNH THƯ LIÊN TỤC NHƯNG TOÀN YÊU THƯƠNG NỒNG THẮM, ĐÃ YÊU LẠI YÊU HƠN… Sau khi được giới thiệu hai cuốn sách đã được các thành viên chuyền tay nhau xem một cách thích thú.

Dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu hai tân quý thư xong, anh Nhung lên đọc tặng các thành viên bài thơ “Cây súng K50”. Anh Nhung đọc thơ xong, anh Phước Hải lên ngâm tặng các thành Viên bài thơ “Nhớ thương cội nguồn”. Tiếp lời anh Phước Hải, anh Kim Long ngâm tặng các thành viên bài thơ “ Chân dung”, và hát tặng các thành viên bài “Thao thức vì em”. Sau anh Kim Long, anh Thái Sơn lên hát tặng các thành viên bài “Nỗi lòng người đi” của Anh Bằng. Anh Thái Sơn hát xong, chị Võ Ngọc Liên lên đọc tặng các thành viên hai bài thơ “Quê Em” và bài “Truyện tình người trinh nữ”. Tiếp lời chị Võ Ngọc Liên, Quan Thùy Mai lên hát bài “Tình Yêu Chúa cao vời” và bài “Sông Thao”. Quan Thùy Mai hát xong, anh Trần Phương lên hát bài :”Thu quyến rũ”. Sau anh Trần Phương, anh Phùng Chí Tâm lên hát một bài về Hồ chủ tịch. Anh Phùng Chí Tâm hát xong, Hoài Ly lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Hoài niệm”. Hoài Ly ngâm thơ xong, chị Diệu lên hát tặng các thành viên bài hát bằng Pháp văn “Oui devant Dieu”. Sau chị Diệu, Thùy Hương lên hát tặng các thành viên hai bài “Thổn thức” và “Thương về xứ Huế”. Thùy Hương hát xong, anh Chử Đồng Minh lên ngâm tặng các thành viên bài thơ “Nghiêng nghiêng bóng lá”. Tiếp lời anh Chử Đồng Minh, Tuyết lên hát tặng các thành viên bài “Quê nghèo” của Phạm Duy. Sau đó, anh Thanh Vĩnh lên ngâm tặng các thành viên bài thơ anh làm khi mới làm thơ là bài “Quê hương”. Anh Thanh Vĩnh ngâm thơ xong, Kim Sơn lên Ngâm tặng các thành viên bài thơ “Một nửa” và hát tặng các thành viên bài “Đoàn lữ nhạc”. Sau Kim Sơn, anh Nhựt Thanh lên bàn về Quan Công và Trương Phi thời Tam Quốc. Anh Nhựt Thanh nói xong, anh Hùng lên bàn về để tài “Bác sĩ tốt nhất là chính mình”. Anh Hùng nói xong, anh Quang Bỉnh lên đọc tặng các thành viên một bài thơ và hát tặng các thành viên một bài ca cổ. Sau anh Quang Bỉnh, anh Phạm Vũ lên nói về “Các ngày Phụ nữ” và Việt Nam có tới ba ngày phụ nữ. Cuối cùng anh Duy Hà lên ngâm hộ Ngàn Phương bài thơ “Quê mẹ An Giang” và ca tặng các thành viên bài “Tính thắm đồng quê” của Lam Phương, và buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 20, khi các thành viên vui vẻ chia tay hẹn gặp lại nhau trong kỳ họp tới.

Vũ Thư Hữu


VÀI DÒNG VỀ CUỐN

“BÙI XUÂN PHÁI CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM”

CỦA BÙI THANH PHƯƠNG VÀ TRẦN HẬU TUẤN

Tôi đã nghe nói về cuốn sách này từ nhiều năm trước, vì hình như chỉ khoảng mười năm sau khi danh họa Bùi Xuân Phái mất vào năm 1988, thì cuốn sách này được cho ra đời. Tôi được biết cuốn sách khổ 22 x 27 và dầy 534 trang. Có thể nói đây là cuốn sách đầy đủ nhất về danh họa Bùi Xuân Phái, đồng thời cũng là cuốn sách có nhiều hình tranh của nhà danh họa nhất , vì nó được làm bởi chính con trai ông, và một người được cho là thông thạo về tranh của ông, cũng như có nhiều tranh của ông. Tôi đã gặp nó mấy lần ở nhà các bạn chơi tranh của tôi, nhưng không vị nào chịu nhường cho cả. Chỉ có một vị duy nhất chịu nhường thì lại lấy cớ rằng sách lúc này đã hết vì chỉ in có một ngàn cuốn, nên đòi tôi một giá không phải cắt mà là chém cổ, nên tôi đành chịu thua. Tôi bị cuốn này làm khó dễ rất nhiều lần, chỉ xin kể ba lần chót: lấn thứ nhất là cách đây gần 3 năm, một buổi trưa tôi vừa ăn cơm xong thì nhận được tin báo là ở một tiệm ở đường Trần Nhân Tôn có một cuốn. Được tin tôi đi ngay, và ra thì thấy trưa nắng gắt và nóng như thiêu. Ôi! Đâu còn cách gì hơn là leo lên taxi và đòi mở máy lạnh ở mức lạnh nhất. Nhưng than ôi! Khi tới nơi thì cuốn sách đã cắp nón ra đi gần hai giờ đồng hồ trước. Thê là mất toi trên ba trăm ngàn tiền taxi... mà bác Phái vẫn chưa chịu tới ! Lần thứ nhì cách đây gần 2 năm, tôi lại nhận được thông báo của M.E. một bạn bán sách khá thân của tôi là cậu ta mới mua được cuốn Phái tôi muốn và mời tôi tới lấy.


Tuy M.E. không ép tôi đi ngay, tôi vẫn đi ngay vì tôi thích cuốn sách và thế là tôi lại phải đến Trần Nhân Tôn một lần thứ nhì, vẫn trên ba trăm ngàn tiền taxi, nhưng tới nơi thì M.E. xin lỗi vì cuốn sách là do cái cháu bán lấy của người cậu đem bán nên ông ta vừa mới tới chuộc về, và M.E. không dám không cho chuộc. Thế là lần thứ nhì cũng lại toi tiền taxi mà vẫn chưa được việc. Lần thứ ba thì mới cách đây 8 tháng, tôi được một bạn chơi sách thông bào ở một tiệm ở đường Nguyễn Thái Sơn Gò Vấp có một cuốn. đúng là cuốn tôi muốn vì cũng của hai tác giả Bùi Thanh Phương và Trần Hậu Tuấn và cũng có hình bác Phái ở bìa trước. Thế là tôi lại hộc tốc đi và lần này thì có duyên gặp cuốn sách, nhưng lại vẫn hư việc vì cuốn này được in năm 2008, nhưng chỉ có trên 300 trang thay vì trên 500 trang, mặc dầu trên bìa trước cũng có hình bác Phái, nhưng cuốn này là cuốn Bùi Xuân Phái và con dường nghệ thuật, nên không phải là cuốn tôi muốn dày tới 534 trang thay vì chỉ trên 300 trang, và già trên bìa chỉ là 200 ngàn. Thế là sau mấy vụ đó tôi coi như bỏ cuộc luôn với cuốn quý thư rất vô duyên với mình này, cho tới cách đây đúng 20 ngày. Sáng hôm đó lúc gấn 10 giờ, tôi đi sang mua cái dây đồng hồ mới ở tr ước của nhà tôi, là nơi có 2 tiệm sách liền nhau. Thay xong chiếc giây đồng hồ, tôi trở về và khi đi qua cửa tiệm sách thứ nhì của cháu Hậu mới mở, tôi tình cờ trông thấy cuốn này trên một chồng sách. Tôi thích quá và mở cuốn sách ra xem thì đúng là cuốn tôi đang tìm, nhưng tôi vẫn chưa được hoàn toàn vừa ý vì cuốn sách có qua nhiều chỗ rách và bị cắt hình, và chính vì bị không toàn vẹn nên cháu Hậu chỉ đòi tôi có 350 ngàn và khi tôi trả cháu 300 ngàn thì cháu cũng bán.

Thế là cuối cùng tôi cũng tìm được cuốn sách mình muốn tuy chưa được toàn vẹn, nhưng cũng chính vì những khuyết điểm đó mà giá tiền còn ít hơn tiền taxi tôi phải trả mấy lần đi mua hụt trước! Cuốn này thật sự chứa đựng thật nhiều sự kiện liên quan tới cuộc đời nhà danh họa và thật sự chứa đựng một số tranh đáng kể mà ta có thể tin là tranh thật, chứ không phài tranh zổm!

Tôi cứ mua để đọc trước trong khi chờ đợi cơ may gặp được một cuốn toàn hảo hơn thì tôi sẽ … mua tiếp đâu có sợ chi !

Trích “Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI”

Vũ Anh Tuấn


LỊCH SỬ

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(tiếp theo số 175)

BÀI 13:

THÁNH ĐÔMINICÔ

NGƯỜI CHIẾN SĨ CỦA CHÂN LÝ

I. NHỮNG SỰ KIỆN ĐÁNG GHI NHỚ

Thế kỷ 13 được đánh dấu bằng bốn biến cố quan trọng. Đó là các cuộc viễn chinh giải phóng Thánh Địa, công cuộc cải cách của Đức Giáo Hoàng In-nô-xen-tê III, việc tiểu trừ các bè rối và sự xuất hiện của hai Đấng Thánh lớn là PHANXICÔ VÀ ĐÔMINICÔ.

Ôn lại lịch sử, ta thấy Giêrusalem đã rơi vào tay người Hồi Giáo năm 1076. Hai chục năm sau, tức năm 1096, cuộc viễn chinh đầu tiên đã bắt đầu, kéo theo nhiều cuộc viễn chinh khác trong suốt thế kỷ 12 và 13, để chỉ kết thúc vào năm 1270. Các cuộc viễn chinh này đã gây ra cảnh chết chóc tang thương mà không đem lại kết quả mong muốn. Giêrusalem vẫn nằm trong tay người Hồi Giáo. Tệ hại hơn nữa là đã có lúc chính người Kitô Giáo chống lại nhau như trong cuộc viễn chinh thứ IV (1201-1204), Thập tự quân Công Giáo đã cướp phá giáo đô Constantinốp của anh em Chính Thống Giáo.

Một sự kiện khác đáng ghi nhớ là việc lên ngôi Giáo Hoàng của Đức In-nô-xen-tê III (1198-1216). Ngài là một vị Giáo Hoàng trẻ tuổi, thông minh, đạo đức và đầy nghị lực. Công việc đầu tiên của ngài là tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của vua chúa trong Giáo Hội, đồng thời dùng uy tín của mình để dành quyền cắt đặt và truất phế các vua chúa, buộc họ thề hứa trung thành và bảo vệ Giáo Hội. Vừa lên ngôi Giáo Hoàng, ngài ra sức cải cách guồng máy hành chánh quan liêu và có phần thối nát của giáo triều La Mã. Kế đó ngài lo canh tân đời sống các giáo sĩ, buộc họ phải có những kiến thức đạo đời cần thiết và tác phong gương mẫu. Ngài cũng để ý tới việc nâng cao đời sống đạo đức của quảng đại quần chúng Kitô Giáo. Để làm công việc này, Ngài đặt hết tin tưởng vào lời giảng dạy và nếp sống của các dòng tu, nhất là các dòng hành khất Phan Sinh và Đa Minh. Vào cuối đời, Ngài đã triệu tập Công Đồng Chung Latêranô thứ IV, một công đồng quan trọng, được hầu hết các giáo sĩ cấp cao thời bấy giờ tham dự.Mục tiêu của Công Đồng là bảo vệ đức tin Kitô Giáo, canh tân nếp sống hàng giáo sĩ, tiễu trừ các bè rối và liên kết các vua chúa Công Giáo để bảo vệ Thánh Địa. Tiếc một điều là Đức Inôxenxiô đã qua đời mà chưa kịp thực hiện trọn vẹn những điều Ngài dự tính. Nhiều sử gia cho rằng ngài đã nắm gọn trong tay cả thần quyền lẫn thế quyền và đã đưa ngôi vị Giáo Hoàng lên tới tột đỉnh của quyền lực.

Vào thế kỷ 13, có nhiều bè rối nhưng tai hại nhất đối với Giáo Hội là bè rối Catha. Bắt nguồn từ thuyết thiện ác nhị nguyên (manichéisme) của người Ba Tư, bè rối Catha đã bị Giáo Hội lên án từ thời Đế Quốc La Mã. Có lúc bè rối này tưởng chừng như đã biến mất nhưng rồi nó lại xuất hiện mạnh mẽ vào thế kỷ 13 tại vùng thị trấn Albi nên từ đó được gọi là bè rối Albi. Bè rối này chẳng những đả phá Giáo Hội mà còn đả phá luôn cả một số sinh hoạt bình thường của xã hội. Do đó, một sử gia người Mỹ không mấy thiện cảm với Công Giáo là ông H.C. Lea đã viết về bè rối này như sau : “Giá như bè rối Albi mà lôi kéo được đông đảo tín hữu về phía họ thì chắc là Âu Châu sẽ phải trở về với thời man di…”. Chính vì tính chất độc hại của bè rối này nên Đức In-nô-xen-tê quyết tâm tiểu trừ họ, trước hết bằng những biện pháp ôn hòa, nhưng cuối cùng, không còn kiên nhẫn nữa, Ngài buộc phải dùng biện pháp mạnh là kêu gọi cuộc viễn chinh chống lại bè rối Albi, gây ra cuộc thảm sát đẫm máu tại thành Bêdiê, miền Nam nước Pháp, mùa hè năm 1291.

Biến cố quan trọng cuối cùng của thế kỷ 13 là sự xuất hiện của thánh Phanxicô và thánh Đôminicô. Thánh Phanxicô gây ảnh hưởng vì nếp sống nghèo khó, huynh đệ. Còn thánh Đôminicô lại gây ảnh hưởng lớn nhờ lời thuyết giảng.

Trong phạm vi bài này, ta chỉ bàn tới thánh Đôminicô.

II. THÁNH ĐÔMINICÔ, NGƯỜI CHIẾN SĨ CỦA CHÂN LÝ

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thế giá tại miền Castin nước Tây Ban Nha, Đôminicô đã từng theo học tại Đại học Valenxia và là một sinh viên ưu tú. Khi hãy còn là một Linh Mục trẻ, Đôminicô đã được Đức Giám Mục sở tại tín nhiệm và đặt làm người đứng đầu Hội Đồng Linh Mục trong giáo phận. Nhân một cuộc hành hương Rôma, Đôminicô đã được chính Đức Giáo Hoàng In-nô-xen-tê thứ III sai tới miền Nam nước Pháp để kêu gọi bè rối Albi trở về với Giáo Hội. Được thấy tận mắt ảnh hưởng nguy hại của bè rối và sự thất bại của Giáo Hội tại đây, Đôminicô quyết tâm dùng chân lý, tình thương và nếp sống khiêm hạ, khó nghèo để cảm hóa họ. Điều đáng lưu ý nhất nơi con người Đôminicô là sự kết hợp hài hòa giữa một khối óc thông minh, một trái tim dịu hiền và một lối hành động có tổ chức.

Năm 1215, Ngài qui tụ được một số linh mục trẻ tuổi và lập ra dòng “Anh Em Thuyết Giáo”. Khi nói về Ngài cũng như về Dòng Anh Em Thuyết Giáo, người ta thường mượn hình ảnh của một cuốn sách và một bó đuốc. Cuốn sách tượng trưng cho tinh thần học hỏi và lòng tôn trọng sự thật, còn bó đuốc tượng trưng cho ý hướng của Dòng là đem Tin Mừng soi sáng cho muôn dân. Qủa vậy, thánh Đôminicô luôn đề cao việc học hành, Ngài thường gởi các tu sĩ đến học tại các đại học rồi dần đưa những người có khả năng vào chức vụ giảng dạy.

Sự hiện diện của Dòng Thuyết Giáo chắc chắn đã góp phần đẩy mạnh phong trào đại học lúc bấy giờ cũng như đã góp phần lớn trong việc cản trở bước tiến của bè rối Albi.

Ngoài việc rao giảng Tin Mừng, dòng Thuyết Giáo còn đào tạo cho Giáo Hội những tu sĩ tài đức và nhiều học giả uyên thâm. Trong bảy thế kỷ qua, đã có hai vị Giáo Hoàng, 13 vị Hồng Y và hơn 450 Giám Mục thuộc dòng Đa-Minh. Hiện nay, toàn Dòng có 40 Tỉnh Dòng và khoảng 9.000 Tu Sĩ. Ngoài ra còn có Dòng các Nữ Chiêm Niệm do Thánh Đôminicô lập tại Prouille (Pháp) năm 1206 và nhiều Dòng khác hoặc chuyên chăm chiêm niệm hoặc hoạt động tông đồ. Tất cả đều theo lý tưởng của Thánh Đôminicô là đem tinh thần Kitô Giáo thấm nhập vào các trào lưu tư tưởng hiện đại.

III. TA NGHĨ GÌ ?

Thời đại của thánh Đôminicô là thời đại mà ngôi vị Giáo Hoàng đạt tới tột đỉnh của quyền lực. Đây có thể là cái hay nhưng cũng có thể là cái không hay cho Giáo Hội. Nhiều bè rối đả kích Giáo Hội là có quyền lực. Ngay trong hàng vua chúa thời bấy giờ cũng đã có những người, công khai hoặc ngấm ngầm, chống lại Giáo Hội. Điều đó chứng tỏ rằng quyền lực có thể giúp Giáo Hội phát triển nhưng cũng có thể làm lu mờ khuôn mặt của Giáo Hội khiến cho Giáo Hội bị chống đối.

Nhìn vào hoạt động của Dòng Anh Em Thuyết Giáo, ta không thể quên công ơn của Dòng này trong việc cổ võ các phòng trào văn hóa cũng như trong cố gắng lý giải đức tin.

Người ta có lý khi dùng hình ảnh cuốn sách và bó đuốc để nói về dòng Đa-Minh. Qủa vậy, không những dòng Đa-Minh đã góp phần xây dựng cơ sở vững chắc cho nền thần học Kitô giáo mà còn hướng dẫn cả tư tưởng của thế giới Công giáo thời bấy giờ.

Sự đóng góp của Dòng Đa-Minh quả là to lớn.


Bài đọc thêm : LINH ĐẠO ĐAMINH

Tất cả mọi hoạt động của Thánh Đôminicô (1170-1221) đều xuất phát từ việc chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa và từ sự lo lắng cho phần rỗi người có tội. Ngài muốn chia sẻ cho tất cả anh em của Ngài biết những gì Ngài đã khám phá được khi thi hành chức vụ rao giảng lòng thương xót của Thiên Chúa.

Ngài say mê tìm kiếm chân lý dưới ánh sáng của trí tuệ và nhất là dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Ngài là con người chỉ chăm chú học tập và cầu nguyện.

Đời sống các tu sĩ Thánh Đôminicô tập trung vào hai công việc lớn là cầu nguyện và truyền đạt cho người khác những gì mình đã cảm nghiệm được khi chiêm ngắm rồi nhờ đó mà xây dựng Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô. Đời sống cộng đoàn được sắp xếp nhằm thể hiện sứ mạng : tất cả đều hướng về việc rao giảng Lời Chúa.

Trong dòng Đaminh có truyền thống sống tự do và vui vẻ, tôn trọng mọi người và khả năng riêng của mỗi người. Không có con đường nào được hoạch định trước, chỉ có tình yêu Chúa Kitô Cứu Thế mới dạy cho con người biết phải thích nghi thế nào với cuộc sống của thời đại (Theo Théo, tr. 757 a,b).

Chính Thánh Đôminicô đã nói :

- “Bạn hãy chiêm ngắm trước rồi mới truyền đạt cho kẻ khác sau”.

- “Mục đích chính yếu của Dòng chúng tôi là thuyết giáo và cứu rỗi các linh hồn”.

(còn tiếp)
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm
Giuse Nguyễn Hữu Triết


Mừng Đại Thọ Hai Nhạc sĩ 100 tuổi:

XUÂN TIÊN & NGUYỄN THIỆN TƠ .

Hai nhạc sĩ Xuân Tiên – Nguyễn Thiện Tơ cũng Đồng tuế với Hai nhạc sĩ nổi danh khác là 1/ Lưu Hữu Phước ( 1921- 1989) : tác già 2 bài quốc ca: Tiếng gọi Thanh niên (quốc ca của Quốc gia VN và VNCH) và Bài Giải phóng (quốc ca của MTGP Miền Nam) cùng bài “Hồn tử sĩ” được cả hai miền Bắc -Nam sử dụng và 2/Phạm Duy (1921-2013): nhạc sĩ lớn với trên 2 000 ca khúc nổi tiếng. Nhưng Nguyễn Xuân Khoát (1910–1993) mới là người anh cả Tân nhạc VN.

TIN TỨC

NHẠC SĨ NGUYỄN THIỆN TƠ:
ĐỒNG TUẾ VỚI Xuân tiên

Nguyễn Thiện Tơ

Sinh ra tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân (xưởng in Viễn Đông) tại căn nhà số 22 phố Charron mà nay là phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Yêu thích âm nhạc từ năm 10 tuổi, vào năm lên 12, Nguyễn Thiện Tơ theo học ghi-ta Hawaii (Hạ Uy cầm) với thầy giáo Trần Đình Khuê; chỉ ba tháng thì ông đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Sau đó ông theo học ghi-ta với một người Pháp và bắt đầu biểu diễn ở các phòng trà và chương trình từ thiện với hai nhạc cụ này.

Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,… nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào.

Năm 1938, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay “Giáo đường im bóng” viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi và tên là Hà Tiên. Ông kể lại: “Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ởNam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên “Giáo đường im bóng” sau ngày ấy.”

Nguyễn Thiện Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường im bóng trước, sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến – bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ – viết lời. Theo Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên.

Ban đầu cuộc tình giữa Nguyện Thiện Tơ và Hà Tiên không được gia đình cô chấp nhập bởi ngăn cách tôn giáo. Về sau hai ông bà đã thuyết phục được gia đình và thành hôn vào năm 1944. Nguyễn Thiện Tơ tiếp tục dạy ghi-ta và ghi-ta Hawaii. Trong số những người học ông, có những nhạc sĩ nổi tiếng như Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn và Nguyễn Văn Quỳ.
Sau ngày quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, Nguyễn Thiện Tơ về Đài Tiếng nói Việt Nam, thổi sáo trong dàn nhạc của đài. Đến năm 1959, ông chuyển sang dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch. Năm 1965, ông chuyển về hãng Phim truyện Việt Nam.

Giai thoại về ca khúc “Giáo đường im bóng”

Nguyễn Thiện Tơ là một nghệ sĩ guitare Hawaine nổi tiếng thời ấy song song với sáng tác nhạc. Ca khúc “Giáo đường im bóng” là ca khúc đầu tay của ông, xuất phát từ nỗi nhớ cô gái xứ đạo – mối tình đầu của ông. Tại căn nhà số 22 phố Charron ngày ấy (22, Mai Hắc Đế, Hà Nội bây giờ), trong gia đình công nhân xưởng in Viễn Đông có một cậu con trai khoảng 12 tuổi rất mê âm nhạc. Nghe tin có thầy giáo Trần Đình Khuê mở lớp dạy guitare hawaïenne, cậu lập tức xin bố đi học. 14 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ – tên cậu bé – màng đàn đến nhà thầy giáo Khuê. Học được 3 tháng, cậu đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Hai, ba năm sau, Nguyễn Thiện Tơ học tiếp Tây ban cầm, do một người Pháp dạy. Chàng thanh niên bắt đầu sử dụng hai thứ nhạc cụ này biểu diễn ở các phòng trà và ấp ủ ý định sáng tác.

Sau đó ít lâu, thỉnh thoảng Nguyễn Thiện Tơ lại được mời đi biểu diễn từ thiện. Mỗi lần, chàng nghệ sĩ trẻ được mời vể biểu diễn tại Nam Định. Khi biểu diễn xong, đang đứng đàng sau cánh gà, có một cô gái trẻ, đẹp nhờ chàng lên hộ dây đàn. Nàng có vóc người mảnh mai, gương mặt thanh tú thêm nét quý phái khiến chàng lần đầu tiên nhìn đã cảm mến ngay. Khi nàng đàn và hát xong, rất nhiều người rắc kim tuyến giấy vào nàng, riêng chàng trai Hà Thành làm nàng phải quay lại nhìn rồi thẹn thùng quay đi, không phải vì nắm vụn giấy mà là đôi mắt đăm đắm của chàng. Một vài hôm sau, có một chương trình thể thao, nàng đến xem, hy vọng sẽ gặp chàng ở đó và nàng đã không thất vọng. Nhận ra nàng, chàng chỉ cười chào mang tính xã giao, rồi về trước. Từ lúc đó, chương trình thể thao ấy với nàng không còn gì hào hứng nữa, nàng cũng bỏ ra về. Rồi một hôm, qua một người bạn, chàng biết nàng tên là Vũ Hà Tiên, sắc đẹp và tài năng cầm ca thuộc hàng nổi tiếng của thành Nam, chàng mới cùng người bạn ghé chơi nhà nàng.

Hôm ấy, nàng yêu cầu chàng đàn một bài nàng thích là bài “forget me not”… Họ đã say nhau từ lúc đó. Cũng từ đấy, họ thỉnh thoảng thư từ cho nhau rồi hẹn gặp nhau. Có lần, họ củng nhau đi chơi bằng tàu điện khắp Hà Nội, những khoảnh khắc ấy kéo dài 6 năm. 6 năm “tình trong như đã…” nhưng tình yêu vẫn chữa vượt cái nắm tay.

Chàng bên lương nàng bên giáo. Để yêu nhau, họ không thể vượt qua rào cản của tôn giáo (mà thời ấy rào cản này rất dữ). Có những lần, chàng gần như tuyệt vọng khi nghĩ rằng tình yêu sẽ không đi đến đâu nên viết ca khúc “Giáo đường im bóng”, ấy là năm 1938, lúc chàng 17 tuổi và nàng 16 tuổi. Sau khi đọc lời ca, thi sĩ Phi Yến đã sửa lời để tác phẩm hoàn thiện với những câu như ” lá êm êm rơi trên gương hồ, hình như mối tơ duyên xa mờ…Sóng rung rinh hồ xưa đây, hồn tôi nhớ nàng mê say, ngày xa ấy u trầm quá…. Và sóng mắt huyên còn biết đâu tìm”. Viết xong, chàng cũng không gửi cho nàng và nàng cũng chưa biết ý đồ cũa chàng trong bài hát đó.

Họ tiếp tục yêu trong lặng thầm, bởi ngăn cách tôn giáo. Hơn nữa gia đình nàng không đồng ý cho nàng lấy anh nhạc sĩ “lênh đênh”. Có nhiều lúc chàng không làm chủ được nỗi nhớ, nỗi thất vọng mơ hồ, cầm bút viết nhạc để bày tỏ nỗi lòng. Do đó mới có những “Nhắn gió chiều”, “Trên đường về”, “Đêm trăng xưa”, “Ngày vui đã qua”, “Cung đàn xuân xưa” trong làng nhạc tiền chiến. Nhưng rồi nàng cũng thuyết phục được gia đình, chấp nhận không có kim cương và nhẫn quý trong ngày cưới để làm vợ anh nhạc sĩ ấy. Lấy nhau rồi, người đẹp thành Nam yên vị với công việc của người vợ, còn chàng nghệ sĩ Hà Thành tiếp tục dạy guitare hawaiienne và Tây ban cầm (dạy từ năm 1940). Trong những học trò của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ ngày ấy có những người đã đi vào lịch sử tân nhạc như Đoàn Chuẩn, Dzoãn Mẫn…. Cô gái xứ đạo ngày xưa, người mà nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ gửi tiếng thương qua gió chiều thuở nào, giờ đây đã 83 tuổi. Ông bà vẫn sống ở giữa ngôi nhà 22 Mai Hắc Đế. Bà Vũ Hà Tiên vẫn còn giữ bài thơ ông gửi cho bà và những tấm hình thuở thiếu thời. Cây đàn guitare hawaiienne không còn nữa nhưng vẫn còn cây đàn Tây ban cầm, thỉnh thoảng ông lại đưa ra gảy….

Gần 70 năm chung sống, chưa một lần nặng lời

Ngày ấy, sự khác biệt về tôn giáo đã khiến đôi bạn trẻ tưởng không thể đến được với nhau. Nhưng cuối cùng tình cảm chân thành đã thuyết phục được gia đình. 6 năm sau ngày gặp gỡ, họ mới tổ chức đám cưới. Gần 70 năm chung sống, ông bà cho biết mọi sự đều tâm đầu ý hợp, thuận vợ thuận chồng, chưa bao giờ nói nặng lời với nhau, cũng chưa bao giờ làm nhau buồn lòng.

Trải qua bao thăng trầm cuộc sống, chiến tranh loạn lạc, ông bà có với nhau tất cả 8 người con. Bà Tiên không quản ngại vất vả, đặt gánh nặng kinh tế lên đôi vai bé nhỏ của mình, lo toan mọi việc chu toàn trong gia đình.

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ tâm sự, ông sáng tác bài hát “Giáo đường im bóng” với ý nghĩ tình yêu của mình sẽ không đến được bến bờ vì có quá nhiều rào cản, nhưng cuối cùng, chính ông cũng không khỏi bàng hoàng, xúc động khi nhận thấy rằng cuộc đời mình lại có quá nhiều may mắn như vậy.
Ông nói: “Tôi sinh ra, lớn lên, già đi và có lẽ chết đi cũng trong căn nhà này thôi…”. Điều ông nói nghe thật giản dị nhưng không hề dễ dàng, đơn giản để sống cho nhau một cuộc đời đẹp như thơ, như mộng ấy.

Và cũng thật không hề dễ dàng để cùng nhau đi đến cuối con đường mà vẫn ngập chìm trong ánh mắt hạnh phúc, trìu mến như lời bài hát: “Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ… “.

“Giáo đường im bóng”
-Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ - Lời: Phi Tâm Yến

(Lời 1)

Nhớ tới đêm đầy ánh sáng, Hương trong gió tràn mênh mang
Giây phút như ngừng thôi rơi, Tiếng kinh muôn lời
Dáng xinh xinh bao tiên kiều. quỳ ngân Thánh kinh ban chiều
Trong giáo đường đêm Noel ấy, ngàn đời tôi mến yêu
Tiếng A men đều âm u, Hòa theo gió vàng đêm thu
làm xao xuyến tâm hồn quá, Thời khắc mơ

Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ.

(còn Lời 2)

Mừng Đại Thọ Nhạc Sĩ Xuân Tiên 100 Tuổi

Xuân Tiên

Sinh ngày 28/1/1921, là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Ngoài sáng tác nhiều bản nhạc có giá trị được nhiều người yêu thích như “Khúc hát ân tình”, “Duyên tình”, “Về dưới mái nhà”,... thì ông còn có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ , đồng thời cải tiến và sáng tạo một số nhạc cụ mới.

Ông tên thật là Phạm Xuân Tiên, sinh tại Hà Nội . Năm 6 tuổi, ông bắt đầu học nhạc Trung Hoa với cha và sau này học nhạc phương Tây với người anh cả. Năm lên 10, ông còn được cha thuê người dạy tuồng và nhạc cải lương . Thời gian ban đầu khi còn ở miền Bắc, ông chơi chủ yếu là các loại kèn sáo phương Tây. Cuối năm 1942, ông cùng anh trai là nhạc sĩ Xuân Lôi theo gánh cải lương Tố Như vào miền Nam trình diễn, ở Sài Gòn và Lục tỉnh . Trong quá trình đi trình diễn nhạc và sinh sống ở nhiều miền, ông đã thu thập được kiến thức về các loại hình âm nhạc của ba miền. Ông còn tìm hiểu về nhạc của Lào và Campuchia .

Xuân Tiên có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, cả phương Đông lẫn phương Tây. Ông có thể sử dụng hầu hết các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan , Lào và Campuchia.

Năm 1952, cả gia đình ông vào Sài Gòn kiếm sống bằng nghề nhạc cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 .

Giai đoạn từ năm 1944 đến năm 1975 , ông điều khiển nhiều dàn nhạc nổi tiếng từ Bắc vào Nam: Hà Nội (1944-1946), Nam Định (1951-1952) và các đài phát thanh tại Sài Gòn gồm Pháp Á , Sài Gòn , Mẹ Việt Nam (1952-1975).

Năm 1986, ông được bảo lãnh sang Úc . Mười năm đầu ông sống tại Canberra , sau về ở Cabramatta , ngoại ô Sydney từ đó cho đến nay.

Ông có hai tập nhạc đã xuất bản. Tập đầu tiên là Duyên Tình (năm 2000) gồm toàn bộ sáng tác của ông trước năm 1975. Tập thứ hai là Dâng Nắng (năm 2007) gồm 16 bài.

Xuân Tiên còn có tập thơ Trên kiếp hoa được nhà xuất bản Ba Vì in ở Canada năm 1997.

-Ông là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Hận Đồ Bàn, Khúc Hát Ân Tình, Về Dưới Mái Nhà, Duyên Tình, Chờ Một Kiếp Mai, Mong Chờ… Ông là nhạc sĩ lớn tuổi nhất của tân nhạc Việt Nam còn tại thế, và cũng là nhạc sĩ sống thọ nhất từ trước đến nay.

-Vì dịch bệnh hiện nay, nên Ban chấp hành Cộng đồng người Việt tại NSW, cùng tuần báo Chiêu Dương, đã tổ chức tiệc chúc mừng nhạc sĩ Xuân Tiên … từ xa ,,,,,

Nhạc sĩ Xuân Tiên từng nhận xét rằng đa số các ca khúc của ông đều mang âm hưởng miền Bắc và miền Trung, chỉ có một số ít là miền Nam như “Cùng một mái nhà”, “Khúc nhạc đồng xanh”, “Đất Việt”. Bài hát nổi tiếng nhất của ông là “Khúc hát ân tình” được sáng tác sau Hiệp định Genève 1954 trong bối cảnh nhiều người dân miền Bắc di cư vào Nam sinh sống.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 100 của nhạc sĩ Xuân Tiên. Ban Quản Trị Nhạc Vàng kính chúc nhạc sĩ Xuân Tiên luôn dồi dào sức khỏe, an lành trong cuộc sống và xin cảm ơn những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam.

Nhạc phẩm kỳ lạ nhất: Hận Đồ Bàn – Xuân Tiên

Thành Đồ Bàn (hay Vijaya) là kinh đô của vương quốc Chăm Pa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành (875 – 1471). Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832.

Trong 5 thế kỷ là kinh đô (999 – 1471), Đồ Bàn phải chịu nhiều cuộc tấn công từ Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm, Nguyên Mông. Trận chiến tại thành Đồ Bàn vào năm 1471 với quân đội nhà Lê (Đại Việt) đã chấm dứt sự tồn tại của quốc đô này .. Nay dấu xưa thành Đồ Bàn khá mờ nhạt, chỉ còn bãi đất trống cùng vài di chỉ khảo cổ học, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ..

Hận Đồ Bàn” (viết chung với Lữ Liên) là bài hát mà ông đặt mình vào địa vị một người dân Chăm-pa, nội dung ai oán về sự kiện kinh đô Đồ Bàn của nước Chăm-pa bị quân Đại Việt phá hủy vào năm 1471. ...

Bài hát Hận Đồ Bàn – Xuân Tiên

Rừng hoang vu vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
ngàn gió ru muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
vạc kêu sương buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường
đàn đóm vương như bóng ai trong lúc đêm trường về

Rừng trầm cô tịch đèo cao thác sâu
đồi hoang suối reo hoang vắng cheo leo
ngàn muôn tiếng âm tháng, năm buồn ngân
âm thầm hòa bài hận vong quốc ca

Người xưa đâu mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu
lầu các đâu nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu

Đồ Bàn miền Trung đường về đây
máu như loang thắm chưa phai dấu
xương trắng sâu vùi khí hờn căm khó tan
kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai
nhấp nhô trên sóng xa xa tắp
mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga vượt khơi

Về kinh đô ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù
triền sóng xô muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ
tiệc liên hoan nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
dạ yến ban cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm

Một thời oanh liệt người dân nước Chiêm
lừng ghi chiến công vang khắp non sông
mộng kia dẫu tan cuốn theo thời gian
nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non

Người xưa đâu mồ đắp cao hay đã sâu thành hào
lầu các đâu nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu ..


Tháp Cánh Tiên tại thành Vijaya vẫn còn
& nhà thơ C
hế Lan Viên với “Điêu tàn”

Thi phẩm kỳ lạ nhất: Điêu Tàn của Chế Lan Viên

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan. Ông sinh ngày 20/10/1920 tại Quảng Trị, là một nhà thơ hiện đại của nền văn học VN. Ông qua đời ngày 19/06/1989 tại Tp.HCM, thọ 69 tuổi. Năm 1996, ông được nhà nước VN truy tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

Bút danh nổi tiếng Chế Lan Viên tức “bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế” - dòng họ vua chúa của dân tộc Chăm ở nước Chiêm Thành xưa

Chế Lan Viên bắt đầu sáng tác thơ khi mới 12 tuổi. Năm 17 tuổi, tập thơ đầu tay là "Điêu tàn" đã được xuất bản. Đây là một trong những tập thơ bắt đầu cho "Trường Thơ Loạn". Tập thơ "Điêu tàn" đã mang lại tên tuổi cho Chế Lan Viên, giúp ông có chỗ đứng trong giới văn chương Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định. (Bốn nhà thơ ở Thành Đồ Bàn ).

Sau năm 1975, Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” đa diện và vĩnh hằng của đời sống” với Di cảo cuối cùng của ông.

-Bài thơ hay trong “Điêu Tàn” của Chế Lan Viên về Chiêm Thành xưa:

TRÊN ĐƯỜNG VỀ

Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ

Quay về xem non nước giống dân Hời

Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi

Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,

Những sông vắng lê mình trong bóng tối,

Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than…

Phạm Vũ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)


ĐẦU NĂM

VÃNG CẢNH CHÙA Ở CHÂU ĐỐC

Chùa ở Châu Đốc thì nức tiếng từ lâu, nhưng chưa bao giờ tôi có dịp đi tham quan. Đầu năm vừa rồi, dọn dẹp nhà kho bỗng thấy hơi bị nhói phía sườn trái, không biết có phải là bệnh thiếu máu cơ tim tái phát hay không, nhưng tôi lập tức khăn gói đi Tân Châu, vì nếu là bệnh Tim thì không nên chần chừ. Xuống tới nơi buổi chiều thì sáng hôm sau tôi liền đi siêu âm và đo điện tim. May quá, tim vẫn bình thường, nhưng sẵn một dịp đi, thế là ở lại để “nạp năng lượng” luôn.

Nhân cơ hội đầu năm đi Tân Châu, tôi nghĩ sao mình không thử di tham quan vài ngôi Chùa ở Châu Đốc cho biết. Miền Trung và Bắc thì cách đây hơn 30 năm, tôi có làm một chuyến đi trong một tháng, tham quan 60 kiểng Chùa, nên một số Chùa danh tiếng Ở Huế, như Chùa Từ Đàm, ở Hà Nội Chùa Quán Sứ, Chùa Trấn Quốc, Chùa Kim Liên, Chùa Một Cột, và một số Chùa nổi tiếng ở nhiều Tỉnh khác như Chùa Dâu, Chùa Đậu, nơi có Cốt của hai nhà Sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, Chùa Hương, Chùa Yên Tử, Chùa Tây Phương, Chùa Vọng Cung, Chùa Dư Hàng, Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Bút Tháp, Chùa Phổ Minh, Chùa Cổ Lễ, Chùa Láng, Chùa Mía, Chùa Thầy, Chùa Trăm Gian, Chùa Quỳnh Lưu, Chùa Côn Sơn.. thì tôi đã từng tham quan. Giờ thì khám phá vài ngôi Chùa Miền Nam ở Châu Đốc xem có gì khác biệt.

Chúng tôi bao một xe du lịch 7 chỗ, Bs Thiên Hoa đóng cửa Phòng khám buổi chiều để hai nhân viên cùng đi.

Xuất phát từ Tân Châu lúc 10 giờ sáng, đi khoảng 17km thì đến Phà Châu Giang. Bên kia Phà là Châu Đốc. Xe chạy cũng mất khá lâu qua những đường làng thì bắt đầu rẽ vào con đường dẫn tới các Chùa. Nhìn xa xa phía tay phải là Núi Sam.

Nơi đầu tiên chúng tôi tham quan là Miễu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp. Sở dĩ có tên này theo kể lại là do thời Đức Thầy Tây An dẫn dân đi khai hoang lập ấp vào giữa thế kỷ thứ 19 thì nơi đây có một cái Bàu lúc nào cũng đầy nước, không bao giờ cạn. Trên mặt là những dây Mướp rừng chằng chịt. Đầu tiên, họ dựng tạm một cái Miếu đơn sơ bằng cây lá. Đến năm 2011, qua nhiều lần sửa chữa thì Miếu ngày càng to, trong khuôn viên rộng đến 1,7 ha. Cảnh trí rất đẹp. Ngay cỗng là một hồ to, trồng sen, vào bên trong đường đi thoải mái, có một núi non bộ to, kế bên là cầu thang để lên bên trên là tượng Đức Di Lặc. Từ trên đó có thể nhìn báo quát những cánh đồng lúa bên dưới. Miếu có tạo những cảnh đẹp khách tham quan có thể chụp ảnh để kỷ niệm.

Trước khi ra về, chúng tôi ghé vào nơi Chùa chiêu đãi cơm chay để ăn cho biết. Có rất nhiều bàn ăn được bày sẵn. Không phân biệt khách giàu hay nghèo, cứ ngồi vô bàn là có người mang chén, đũa ra. Sau đó là cơm nóng hỗi, canh Chua, đồ xào và Mắm kho cũng lập tức được mang ra phục vụ. Mọi người cứ ăn thoải mái, nếu hết thức ăn hay cơm có quyền kêu thêm. Bên trong có để một thùng phước sương để ai muốn bỏ vô cúng lại bao nhiêu tùy tâm. Bs Thiên Hoa gặp một bệnh nhân đang làm phục vụ cơm từ thiện của Chùa ở đây. Cô cũng có gia đình, nhưng về sau vô Chùa ở để phục vụ Cơm Chay cho khách thập phương luôn.

Rời Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp, chúng tôi đi tham quan Chùa Kim Tiên. Chùa này mới cất ở Xã An Phú, gần Thị Trấn Nhà Bàng, được nhiều người đánh giá là Chùa tráng lệ bậc nhất trong vùng Bảy Núi. Bước vô cỗng, phía tay trái thì có một quày có người ngồi tiếp khách thập phương. Trước mặt là một cái bàn trên có để một chồng váy dài màu vàng nghệ. Khách tham quan Nam cũng như Nữ, nếu mặc đầm hay quần sọt hở chân từ gối xuống thì được mời lấy một chiếc váy dài đến gót mặc choàng bên ngoài che chân lại để không làm mất vẻ tôn nghiêm của ngôi Chùa. Mọi người chụp hình với những bậc thang cao để bước lên Niệm Phật Đường có sức chứa hàng ngàn người. Bên trên nóc nổi bật là Tượng Phật Di Đà cao 24m. Chúng tôi chụp hình quanh đó rồi ghé vô ăn thử thức ăn mà nhà Chùa chiêu đãi.

Nơi khách ngồi ăn là một sân khá rộng, để khoảng 30 bàn tròn có thể tiếp cùng lúc mấy trăm khách. Ai muốn uống cà phê thì có một quầy để sẵn ly nhựa. có người rót cà phê vô cho, xong bước qua chỗ để lấy nước đá đập sẵn, tự xúc lấy ít hay nhiều tùy thích. Muốn ăn thì bước qua kế bên là quầy bún bò chay. Bún đã lấy sẵn để trong từng tô. Khách chỉ việc bưng tô tới là có người chế nước dùng nóng hổi vô cho rồi tự bưng đến bàn ngồi ăn. Bún bò khá ngon. Ăn xong, mọi người tự dọn chén đũa dơ tới một bàn để chén đũa đã dùng, có người sẽ rửa. Mọi thứ rất trật tự, trang nghiêm.

Rời Chùa Kim Tiên, chúng tôi tới Chùa Đông Lai cũng có tên gọi là Chùa Bánh Xèo, vì Chùa này chuyên chiêu đãi khách tham quan Bánh Xèo. Phòng để chiêu đãi rộng rãi với hàng mấy chục bàn, ghế để sẵn. Khách bước vô ngồi bàn là có Bánh xèo dọn lên, mỗi dĩa là 1 cái bánh. Muốn lấy mấy dĩa cũng được. Rau tươi đầy đủ. Tôi ăn thử thì thấyBánh Xèo đổ bằng giá và đậu xanh, khá ngon, nêm nếm rất vừa ăn. Tôi xin phép bước vô trong xem quầy đổ Bánh Xèo thì thấy có hai quầy, mỗi quầy là 10 chảo, đặt vòng quanh hình vòng cung. Bánh Xèo được đổ bằng lò chụm củi nên kế bên lò có những cây củi xếp thành đống ngay ngắn. Ngồi đổ bánh Xèo là hai thanh niên còn trẻ chắc trên dưới 25 tuổi, mỗi người phụ trách 10 chảo. Mỗi cái sắp ra 1 dĩa, có người dọn ra bàn cho khách dùng. Không chỉ ăn tại chỗ, khách muốn mang về nhà Chùa sẵn sàng cho hộp xốp để đựng bánh xèo, đựng rau, còn cho thêm nước tương về để chấm. Phía trên tường có gắn 1 thùng, trên thùng có ghi xin ủng hộ tiền để sửa sang Chùa.

Rời Chùa Bánh Xèo, chúng tôi đi thêm khoảng 2 km là đến Chùa Phước Lâm Tự hay còn gọi là Chùa Lầu, ở xóm Xuân Phú, Thị Trấn Tịnh Biên. Chùa này có tuổi đời hơn 130 năm, được xây mới lại năm 2009, rất đặc biệt với kiến trúc giống ở xứ Phù Tang. Sở dĩ có tên Chùa Lầu vì Chùa xây nhiều tầng xếp chồng lên nhau với màu đỏ chủ đạo. Trong khuôn viên Chùa trồng đủ loại hoa Giấy nhiều màu. Độc đáo nhất phải nói là chiếc cầu treo lơ lửng trên cao, đứng trên đó có thể thấy bao quát cảnh vật, ruộng đồng chung quanh. Giới trẻ rất thích chụp ảnh trên cầu này vì lạ.

Rời Chùa Lầu, chúng tôi tham quan thêm một Chùa ở trên núi có tên là Chùa Linh Sơn, xe chạy vòng vèo khá lâu mới tới nơi. Cảnh Chùa khá đẹp với những bàn, ghế đá cho khách ngồi ngắm cảnh. Tôi mỏi chân quá nên không leo lên Chánh Điện được, chỉ loanh quanh phía dưới rồi đề nghị về trong khi mọi người còn tính đi tham quan ngồi Chùa nổi tiếng nào đó, nhưng chân tôi đã ê ẩm nên hẹn lần khác...

Đi cả mấy Chùa nhưng nơi nào khách tham quan cũng không đông mấy, có lẽ vì tình hình Covid chưa hết nên mọi người cũng ngại đi du lịch. Chùa nào thì cũng tạo nhiều cảnh đẹp, trồng nhiều cây kiểng màu mè, cắt tỉa công phu để khách tha hồ chụp hình lưu niệm. Có lẽ nhờ Phật Tử khá giả, ăn nên, làm ra, đóng góp tài chánh dồi dào, khách tới ăn cũng gởi lại ít tiền vào thùng phước sương nên Chùa nào cũng đãi ăn thoải mái.

Không biết hiện giờ ở Miền Bắc có Chùa nào đãi khách thập phương ăn như những Chùa ở Châu Đốc hay không ? nhưng năm tôi đi tham quan là 1990 thì không có. Vài Chùa chỉ chiêu đãi đoàn của chúng tôi, vì tôi đi theo Đoàn của Đệ Tử Hòa Thượng Thích Thanh Từ tổ chức, trong đó có một số Sư của Chùa trong này tham gia trong chuyến đi, trước khi đến Chùa nào có gọi điện thoại báo trước, nên có một số Chùa chiêu đãi cả đoàn. Có nơi có nhà khách rộng rãi còn cho nghỉ lại trong Chùa. Nhưng phần nhiều là thuê phòng ở những Nhà Nghỉ Công Đoàn hay Khách Sạn bình dân. Một tháng trời như thế. Cứ 5 giờ sáng là chuẩn bị ra xe và 5 giờ chiều thì về cơm nước, nghĩ ngơi. Hôm sau lại đi tới Chùa ở Tỉnh khác, không quay lại chỗ cũ. Cuối cùng là Cửa Ông ở Quảng Ninh. Trước khi quay về thì Đoàn ghé Đà Lạt, tham quan những ngôi Chùa ở đó và nghỉ ngơi trong 3 ngày mới về lại Thành Phố.

Thời nào thì Chùa vẫn là quần thể với kiến trúc đặc biệt, to nhất, đẹp nhất, chiếm nhiều đất nhất ở các địa phương. Lúc tôi đi tham quan thì Miền Bắc chưa có Chùa mới hoành tráng chiếm cả mấy chục mẫu đất và trang hoàng bằng những pho tượng đắt tiền như những Chùa do đại gia mới cất về sau này. Cũng không thấy những cảnh chen chúc đội sớ hay xin ấn mang màu sắc mê tín như thời này. Lễ Hội ở Đền Hùng hay Chùa Thầy cũng thấy người đông đen, phần lớn vẫn là giới trẻ, và họ đi Chùa chủ yếu là vảng cảnh, không phải là vì thành tâm mà đi lễ Phật !

Lúc đó chưa có cáp treo nên đi Chùa Hương thì sau khi đi đò qua Bến Đục, mỗi người mua một chiếc gậy tre để chống đi mấy cây số đường làm bằng những bậc thang bằng đá. Người đi vô, gặp người đi ra thì đều chào nhau A Di Đà Phật ! Bọn trẻ thì giễu cợt : A Di Đà Lạt rồi xúm nhau cười ! Đường thì xa xôi, qua đò, đi leo dốc hàng mấy cây số như vậy, nhưng tới Chùa chính thì thấy chỉ là một cái Động không to lắm, ai cũng cố thắp vài nén hương cắm vô lư hương nên khói nghi ngút, cay mắt, không thể đứng trong đó lâu vì ngột ngạt.

Đi Chùa Yên Tử thì xe đậu bên ngoài, phải đi bộ qua chín con suối, rồi leo dốc đường Tùng hàng mấy cây số mới đến Chùa Hoa Yên. Lúc đó tôi cũng chỉ đủ sức lên đến chùa Hoa Yên rồi trở ra, không dám leo lên đỉnh, may mà hành lý đã thuê người dân địa phương gánh cho. Họ là những phụ nữ tầm trên dưới 30 tuổi, rất khỏe, gánh thuê hành lý cho ba, bốn người bằng đòn gánh, họ xốc mỗi đầu 3, 4 gói hành lý cho cân rồi gánh trên vai mà leo dốc thoăng thoắt, trong khi tôi đi tay không mà mệt đứ đừ vì phải lên dốc, lại phải bước qua những rễ cây Tùng lâu năm bò ngang lối đi. Còn nhớ lúc đó có một vị Sư, sau khi leo tới tận Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử xuống thì tuyên bố “tưởng có gì để học hỏi, không ngờ chỉ thấy có một cái chuông nhỏ xíu và vài tảng đá” ! Truyền thuyết về cái chuông trên đỉnh Yên Tử thì có người trong đoàn nghe đồn rằng không ai được đánh cái chuông đó. Trời đang tạnh ráo mà nếu có người lỡ tò mò đánh chuông thì ngay lập tức mây sẽ kéo đến và sẽ làm mưa, làm cho đường đi xuống rất khó, nên ai cũng sợ, không dám động đến. Năm 2013 trên Chùa Yên Tử đã có một tượng đồng đúc hình Vua Trần Nhân Tông cao 12,6m được đúc từ 138 tấn đồng được đặt trên đỉnh Chùa Đồng ở độ cao 912m so với mặt nước biển.

Hiện nay Chùa Hương, Yên Tử đều có cáp treo, khách tham quan chỉ cần bỏ ra một số tiền là được đưa tới nơi, không còn phải cực khổ lội bộ hàng bao nhiêu cây số đường dốc nữa. Thời tôi đi tham quan thì chỉ mới có 2 Chùa bán vé tham quan. Đó là Chùa Tây Phương và Chùa Hương. Sau này nghe nói nhiều Chùa mới, rộng bao la, tạo cảnh quan đẹp. Có đại gia bỏ tiền ra mua viên Thiên Thạch mấy trăm ngàn đô ở nước ngoài về chưng bày để thu hút khách tham quan, vì họ đánh hơi nguồn thu phí mang lại lợi nhuận khổng lồ lại không phải thuế, nên bỏ tiền đầu tư cất Chùa để làm điểm du lịch Tâm Linh !

So với Miền Bắc thì những Chùa ở Châu Đốc tôi vừa tham quan do cất về sau này nên là kiến trúc mới, không cổ kính như Chùa ở Miền Bắc, bù lại, không những không thu phí mà mỗi Chùa còn có món đặc sản riêng để chiêu đãi khách tham quan.

Nhiều Chùa Miền Bắc có những phù điêu, nhưng cây cột, kèo chạm trổ tinh xảo và những pho tượng sơn son, thếp vàng xếp đầy trên bệ thờ. Điều tôi ngạc nhiên là từ lúc Chính Quyền về tay Cộng Sản - được xem là vô thần - mà những Chùa nổi tiếng như Chùa Tây Phương hay Chùa Trăm Gian, Chùa Keo...đã cất từ xưa đều vẫn tồn tại. Khuôn viên quanh chùa rộng rãi với tre trúc hay cây cổ thụ, không bị chiếm dụng. Mọi thứ đều còn nguyên vẻ cổ kính. Nhiều Chùa vẫn còn lưu giữ những kỷ vật có từ thời xa xưa, không bị tịch thu, cấm trưng bày hay cấm người dân tới tui cúng kiếng. Có điều nghe nói Sư trụ trì không thường xuyên có mặt ở Chùa, chỉ có mặt vào những ngày lễ để mở cửa cho các Phật tử lễ Phật thôi.

Lý do mọi người cất Chùa là vì ngưỡng mộ Phật qua lời của các nhà truyền Đạo. Các Giảng Sư theo những gì Kinh viết về Phật mà giảng rộng ra. Nào là Phật có thể “Cứu độ tam thiên đại thiên thế giới”. Phật thì “Từ Bi Hỉ Xả”, Ai niệm danh hiệu Phật thì “độc không hại được, lửa không cháy được” . Phật A Di Đà lại còn có Tây Phương Cực Lạc đầy dẫy bảy món châu báu mà người đời ham thích. Nếu ai có người thân sắp qua đời thì chỉ cần rước Thầy tới để tụng Kinh Vãng sanh thì “Phật A Di Đà và Thánh chúng sẽ đến để rước về Tây Phương Cực Lạc”. Mọi người không biết rằng dù những câu đó được trích từ Kinh, nhưng Đạo Phật dặn có Bốn điều cần phải Y theo. Một trong 4 điều đó là Y NGHĨA BẤT Y NGỮ. Vì “Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan” (Cứ y theo lời Kinh mà giải nghĩa ra sẽ làm oan cho ba đời Phật!).

Tại sao Y Kinh giải nghĩa mà làm oan cho Ba Đời Phật?

Tại vì thời Phật tại thế ngôn ngữ chưa phong phú. Sự hiểu biết của con người cũng có giới hạn. Mọi người chỉ thấy những gì trước mắt, còn phần không có Tướng, mắt không nhìn thấy thì làm sao tả cho họ hiểu được, trong khi tu Phật là phải thấy CÁI TÂM để sửa chữa ở đó, nhưng Cái Tâm thì Vô Tướng làm sao tả được ?. Chính vì vậy mà Đức Phật phài dựng cảnh ra. Phải tả y như thấy trước mắt. Tả Cái Tâm như một Quốc độ, trong đó có Vua cha, có nhiều Thái Tử. Hoặc là tả một Nước Phật, trong đó có những Chúng Sinh còn nghĩ ác, hành ác. Có Bồ tát là những vị quan sát, nghe tiếng kêu của Chúng Sinh để giải cứu, đưa về Phật Quốc. Có Phật là những Chúng Sinh đã được Giải Thoát. Vì khó hiểu như vậy nên thời Đức Phật giảng Pháp đến mấy mươi năm mà chỉ có Ngài Ca Diếp Chứng Đắc được Phật Truyền Y bát để nắm giữ, phát huy Đạo Pháp và thống lãnh Tăng chúng khi Ngải nhập diệt.

Qua bao nhiêu đời Tổ tiếp tục khai sáng. Ngôn ngữ cũng phong phú hơn, con người cũng tiến bộ hơn nên những gì được viết trong Kinh, người xưa không hiểu nên cho là “xa kín nhiệm sâu” cũng được giải thích rõ ràng hơn, vì Đạo Phật ngày xưa vận dụng nhiều phương tiện nên có vẻ huyền bí, khó hiểu. Đến thời này, thì chúng ta biết rằng, theo Đức Thích Ca, cuộc sống con người là hữu hạn, lẽ ra mọi người phải được sống trong an vui, hạnh phúc, nhưng lại phải khổ sở vì Chấp Lầm, rồi đưa ra hành động gọi là Gây Nhân, để rồi không chỉ kiếp sống hiện tại, mà vô lượng kiếp về sau lại tiếp tục Khổ do cái Nhân đã thành Quả, phải nhận lấy. Cái Chấp Lầm đó là : Cái Thân Giả mà cho là Thật. Không phải Mình mà cho là Mình. Vì vậy mà phải đau khổ, phiền não. Tất cả những cái Chấp Lầm đó xuất phát từ Cái Tâm đã bị ô nhiễm, còn gọi là Vọng Tâm. Tu hành theo Đạo Phật, muốn đạt kết quả thì chỉ cẩn TIM TÂM - THẤY TÂM - TU TÂM là xong. Hoặc chỉ cần phân biệt đâu là Vọng Tâm, đâu là Chân Tâm, rồi “phản Vọng, quy Chân” là chấm dứt cái Khổ, hoàn thành công việc tu hành. Đó là những gì cần Hiểu, cần Hành khi vào Tu Phật, không cần phải cạo tóc, đắp y, hình tướng trang nghiêm.

Có lẽ mọi người cũng đồng ý là không phải ai đi học cũng tốt nghiệp. Không phải ai đi tu cũng chứng đắc, cũng thông hiểu và áp dụng đúng lời Phật dạy. Chính vì vậy mà Đức Thích Ca biết trước sẽ có ngày Giáo Pháp của Ngài sẽ bị “Những con trùng trong thân sư tử, ăn thịt sư tử”, tức là chính những Đệ tử của Ngài sẽ phá hoại Giáo pháp của Ngài. Vì thế, Ngài đã đề phòng bằng việc Truyền Y bát cho Đức Ca Diếp. Việc Truyền Y bát có nghĩa là chỉ những người đã Chứng Đắc, Thấy Tánh, nắm vững Đạo Phật và cách thức hành trì để đạt kết quả mới được quyền giảng Pháp. Nhưng chỉ sau khi Phật nhập diệt chừng 100 năm, thì Tăng Đoàn đã chia ra làm hai phái : Đại Thừa, và Tiểu Thừa. Đại Thừa vẫn tiếp tục việc Truyền Y Bát, cho đến đời Tổ thứ 33 là Lục Tổ Huệ Năng thì chấm dứt.

Từ khi Y Bát mất dấu thì mạnh ai nấy giảng. Tu Sĩ cứ vào tu một thời gian, được người thầy đi trước truyền cho mớ kiến thức. Hiểu nhiều, hiểu ít, học được một số nghi thức là mở ra giảng Pháp. Người đời làm sao phân biệt được ? vì thế, có bao nhiêu Phật, Bồ Tát được đề cập đến trong Kinh thì cứ mang hết ra, theo mô tả trong đó để tạc thành Tượng rồi kêu bá tánh hương khói để cầu xin phù hộ ! Rồi cứ thế truyền nhau, đời nọ nối tiếp đời kia....Hậu quả là cho đến nay, hầu hết Phật Tử đều tin rằng Phật là Thần linh, có quyền “cứu khổ cứu nạn”. Như Lai Phật Tổ thần thông quảng đại, quyền lực bao trùm khắp vũ trụ, cầm nắm vận mạng của tất cả. Chư Bồ Tát là những sử giả của Phật luôn theo dõi chúng sinh để cứu độ !.

Theo tham khảo trên google thì Việt Nam ta có khoảng hơn 14.000 ngôi Chùa chính thức. Lực lượng Tăng Ni là hơn 50.000 vị. Chưa kể những Tịnh Xá của những người tự tu nằm ngoài hệ thống Chùa !

Trong khi Giáo Pháp của Đại Thừa và Tiểu Thừa đều ghi rõ : Phật không phải là Thần Linh, là một người bình thường như tất cả chúng ta, chỉ nhờ đoạn trừ lậu hoặc mà được giải thoát”, thì hầu hết Chùa đều truyền bá niềm tin : “PHẬT, Bồ Tát là những vị Thần Linh, có toàn quyền ban ân, giáng phúc, cứu độ chúng sinh”. Chùa nào cũng dạy cho bá tánh trông cậy vào Phật. Với người sống thì Cầu An, người chết thì Cầu Siêu. Người sắp qua đời thì ruớc Thầy đến để tụng Kinh Vãng Sanh để “Phật và Thánh Chúng đến rước về Tây Phương Cực Lạc” ! Chúng ta nghĩ sao ? Chẳng lẽ có người cả đời làm ác, mà khi gần chết chỉ cần rước Thầy tụng Kinh vài thời Kinh là Phật sẽ đến rước về Tây Phương Cực Lạc ? Như vậy chẳng phải là phủ nhận Luật Nhân Quả hay sao ?

Ngoài truyền bá cái hiểu sai về Đạo Phật, những nhà truyền giáo đã tách Tín Đồ Phật Giáo ra làm hai giới riêng biệt: Giới Tu Sĩ và Giới Cư sĩ. Tu Sĩ thì nhiều người tìm lên non cao, động vắng xa lánh thế nhân. Hoặc bỏ gia đình, bỏ hết việc đời, vô Chùa, núp sau cửa chùa tôn nghiêm, cách ly với xã hội, để tu hành và hướng dẫn cho bá tánh cũng như đại diện để chuyển lời cầu xin của mọi người đến Phật. Cư Sĩ có nhiệm vụ cung dưỡng mọi thứ cho Tu Sĩ an tâm mà tu tập.

Ở những nước mà Đạo Phật phát triển, Tu Sĩ được kính trọng một cách đặc biệt, cúng dường hậu hĩ, nên sinh ra một số tu sĩ trở thành những quan lại trong giới tu hành. Trụ trì Chùa Vạn Phật Thái Lan, ngoài cất Chùa cả tỷ đô la, làm cả ngàn tượng Phật thếp vàng, còn lợi dụng cửa Phật để kinh doanh, rửa tiền, nên đã bị Cảnh sát truy nã về nhiều tội danh, tới nay hình như vẫn chưa bắt được. Thái Lan cũng có Sư toàn xài hàng hiệu, có cả mấy chục xe Mercedes, có nhà ở Mỹ, đã bị dẫn độ về Thái Lan và bị kết án tù. Ở Đài Loan thì Chùa của Sư Thích Vĩnh Tính còn hơn khách sạn 5 sao. Bồ đoàn làm bằng gấm đắt tiền, có phòng tắm Sauna cho các sư thư giãn. Sư đi khất thực bằng xe Mercedes ! Sư bên ta thì Chùa giàu các Sư ở phòng có gắn máy lạnh, dùng điện thoại đời mới, di chuyển bằng xe đắt tiền, ra đường là tiền hô, hậu ủng...Trong 50.000 Tu Sĩ chính thức. Số Sư có thể giảng pháp đếm trên đầu ngón tay. Số còn lại làm gì ?

Thời xưa thì chưa có đầy đủ sách vở, tài liệu để tham khảo, Phật Tử chỉ cần nghe giảng dạy rồi tin. Nhưng thời này rồi, tài liệu, sách Kinh không thiếu, lẽ ra Phật Tử không nên khoán trắng việc tu hành hay tìm hiểu Đạo Phật cho Tu Sĩ học rồi giảng lại cho nghe, mà nên tự tìm để có cái hiểu cho riêng mình. Chịu khó tham khảo Kinh sách để tìm hiểu về Đạo Phật chúng ta sẽ thấy :

- Đạo Phật không phải là Tôn Giáo dạy Thờ Phật, mà là một giáo trình để đào tạo con người, giúp cho con người Cải Ác, Hành Thiện để hiện kiếp và những kiếp về sau không bị rơi vào Ác Đạo.

- “Thành Phật” chỉ là “thành tựu con đường Giải khổ” cho bản thân người hành trì. Có đến Tam Thế Phật, tức là thời xưa đã có người tu hành, thành tựu. Hiện đời và tương lai cũng có người tu hành thành tựu. Không phải chỉ mình Đức Thích Ca Thành Phật, mà tất cả mọi người đều có thể Thành Phật như Ngài.

- Mỗi người phải tự hành trì để Tự Độ. Phật không thể Độ giùm cho người khác, dù đó là cha mẹ, anh, chị em ruột. Em Phật là A Nan, và con ruột Ngài là La Hầu La cũng phải tự tu để tự độ. Bản thân Phật cũng chết, cũng trà tỳ. Cha mẹ Ngài, vợ con và tất cả dòng họ của Phật cũng chết thì làm sao cứu cho chúng ta khỏi bệnh, khỏi chết mà cầu xin Phật cứu cho ta ? Nếu Phật cứu được thì Đạo Phật trở thành Đạo “Độ tha”, đâu còn gọi là ‘Tự độ” nữa !

- Đạo Phật không dạy người tu bỏ đời, vô Chùa tu hành để chờ về Tây Phương Cực Lạc. Trái lại, vì con người quá cố chấp nên Phật phải vận dụng mọi phương tiện để giáo hóa. Hoặc đe dọa Ba Đường dưới, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, hoặc hứa hẹn cảnh giới tốt đẹp để giúp họ hoặc sợ, hoặc ham thích mà ngưng tạo Ác Nghiệp, trái lại tạo nghiệp thiện và gúp đỡ nhau, để tất cả mọi người đều được an vui, hạnh phúc trong kiếp sống. Đạo Phật còn rất thực tế khi dặn dò người tu khi hoàn thành xong cho mình thì phải đền TỨ ÂN, tức phải trả Hiếu cho ông bà, Cha, mẹ. Trả Ân cho đất nước đã cưu mang. Ân của Thầy, của Phật đã giáo hóa. Ân của tất cả mọi người trong xã hội đã tạo ra hột lúa, ngọn rau và những thứ mà chúng ta dùng hàng ngày. Đọc 32 Tướng Tốt của Phật ta sẽ thấy đó không phải là những Tướng để Phật Tử tạc thành tượng mà Thờ, mà nói rằng mỗi Tướng là kết quả cư xử với Ông, bà, cha, mẹ, thầy, bạn và mọi người chung quanh. Giữ Giới và làm những việc Thiện. Người tu hành thành công là người vẫn ở giữa đời thường mà không bị phiền não nhiễu hại. Đó là lý do mà Đạo Phật dùng hình ảnh Hoa Sen làm biểu tượng, vì Hoa Sen : “Sống giữa bùn mà vẫn thanh khiết, không bị nhiễm mùi bùn”. Cũng giống như người tu Phật “Sống giữa thế gian mà không bị thế gian làm cho phiền não”. Như vậy, nếu chúng ta bỏ đời, vô Chùa, không làm gì hết - kể cả việc nuôi sống bản thân cũng giao cho người khác - thì đền Tứ Ân cách nào ? Phật đâu có phải là thần Linh để chúng ta cầu xin ban phúc cho thí chủ để đền đáp ?

- Tổ Đạt Ma dạy “Phật tại Tâm”, “Tức Tâm tức Phật” , “Muốn tìm Phật thà tìm Tâm”, nhưng đa phần chùa chiền hiện nay không hướng dẫn cho bá tánh quay vào Tâm để tìm Phật, mà cứ quay ra, lo cất Chùa to, dựng tượng Phật cho lớn để cạnh tranh với các nước trong khu vực !

- Phật dạy : “Tất cả Chúng Sinh là Phật sẽ thành” , thì chỉ lo tôn vinh, phụng sự cho Phật quá khứ mà không giúp những vị “Phật sẽ thành” bằng cách tập trung sức người, sức của để xây dựng phát triển đất nước. Giúp cho những hoàn cảnh khó khăn để họ có điều kiện vươn lên, bớt khổ ? Giúp cho những học trò nghèo có điều kiện để học hành, tương lai có thể tự lo cho bản thân và giúp ích cho xã hội. Xây cất Bệnh Viện. Làm những con đường để người dân tiện lưu thông, làm ăn kiếm sống. Đào tạo nhân tài để góp phần phát triển đất nước ? Đó là gây tạo Nhân Quả một cách thiết thực mà người Phương Tây nhờ không mê tín nên đi đúng quỹ đạo. Họ bỏ công sức, đầu tư tiền bạc, thời gian để nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật để phục vụ xã hội, phục vụ con người, nên đất nước họ phồn thịnh. Dân trí cao. Kinh tế phát triển. Đời sống người dân ở mức cao. Trong khi đó, những nước mà Đạo Phật phát triển thì Phật Tử chỉ biết Thờ Phật và cầu xin ! Họ được khuyến khích dồn tiền bạc, tài lực để xây Chùa, đúc tượng ! Kết quả là chỉ có Chùa Chiền là phát triển mạnh, ngày càng cất thêm, bề thế, trang hoàng bằng những vật dụng quý nhất, đắt tiền nhất ! Trong khi đó, đời sống dân chúng trì trệ, nghèo nàn, lạc hậu ! Nhiều người đã thấy và đã đặt câu hỏi, thì được trả lời là “nước Nhật cũng theo Đạo Phật mà khoa học, văn minh tiến bộ vượt bậc” ! Họ quên là trong số những người làm vực dậy nền kinh tế, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để làm cho đời sống con người tốt đẹp hơn trên khắp thế giới không hề có bóng dáng của Sư, Tăng hay những người tu hành. Bởi họ đã bỏ đời, cả kiếp sống chỉ dành để tụng Kinh, Niệm Phật, chỉ nghĩ đến Phật. Nghĩ gì ngoài Phật thì cho là Thất Niệm ! Do đó, chỉ những người sống giữa cuộc đời, yêu người, yêu đời, thiết tha với cuộc sống, mới tìm cách để giúp cải thiện cho con người, cho cuộc đời mà thôi. Những người đó dù chưa một ngày đọc kinh, nhưng lại là những Chân Bồ Tát cứu độ chúng sinh thực tế và hữu hiệu nhất, đúng theo tinh thần của Đạo Phật chân chính.

Bản chất con người vốn tham lam, ích kỷ. Sở dĩ họ sẵn sàng không tiếc tiền của, công sức để cất những ngôi Chùa hoành tráng, vì tin rằng Phật là Thần Linh, sẽ xét công sức, tiền bạc mà mình đã đóng góp để hộ trì cho mình. Nếu họ biết sự thật là Phật không phải là Thần Linh, không có quyền năng để cứu khổ, ban vui, đổi xấu, lấy tốt cho ai, thì chắc chắn rằng không đời nào họ chịu bỏ tiền ra, huống chi là còn dát vàng, dát bạc, đúc những pho tượng ngày càng to để tôn vinh Phật và còn phải cung dưỡng cho Sư Tăng đời nọ sang đời kia ! Chúng ta nghĩ sao khi Phật thật sự không có quyền phép để cứu độ cho ai mà gần 3.000 năm qua, những Phật Tử trên khắp thế giới đã bỏ ra biết bao nhiêu tiền của để xây những ngôi Chùa, tạc những Tượng Phật càng lúc càng to ? Rồi bao nhiêu thế hệ qua, có biết bao nhiêu thanh niên, tuổi còn trẻ, lẽ ra có thể đóng góp tài, sức cho quê hương, cho đất nước thì vô Chùa, giam mình sau cánh cửa Chùa đến hết một đời vì nghĩ là hy sinh cuộc đời để phụng sự cho Phật ? Ai chịu trách nhiệm cho sự thiệt thòi về người, về công sức, tiền bạc của bá tánh ?

Một phần cũng phải trách Phật Tử, vì Đạo Phật dạy VĂN-TƯ-TU. Khi nghe điều gì thì nên tư duy cho rõ ý nghĩa thật sự rồi mới thực hành. Nhưng hầu hết Phật Tử chỉ nghe và tin những gì được giảng dạy ! Trách sao lực lượng tu sĩ ngày càng đông mà đa phần chỉ quảng bá quyền năng, sự linh thiêng của Phật rồi kêu gọi xây thêm Chùa, đúc thêm tượng, tổ chức những lễ hội linh đình, thả cá, thả hoa đăng..tốn kém tiền bạc của bá tánh mà thôi. Cũng không thấy trường Phật Học nào đào tạo bậc Giác Ngộ, chỉ thấy đào tạo Giảng Sư ! Tổ Đạt Ma dạy trong Sáu Cửa Vào Động Thiểu Thất : “Nếu không Thấy Tánh thì dầu nói giỏi Mười hai Bộ Kinh vẫn là ma nói. Đó là hàng bà con của ma, chẳng phải học trò của Nhà Phật” !

Phật là sự Giải Thoát ở trong Tâm của mỗi người, nên gọi là Phật Tại Tâm. Phật không có ở trong Chùa. Tượng, không phải là Phật. Như Lai có nghĩa là miễn nhiễm với các pháp. “Các Pháp đến, đi đều không động”, hay còn gọi là “Các Pháp đều Như” đối với hành giả. Đó là kết quả của người tu hành, nhờ công năng tu tập mà không còn bị các pháp Khổ, Vui, vùi dập, gọi là “thoát pháp”. Đó là sự thực chứng trong nội tâm của người đạt được, không thể “thấy” bằng mắt, vì không phải là tượng Phật Tổ Như Lai được đúc bằng đồng hay chất liệu khác. Do đó, người dùng con mắt để Thấy, dùng âm thanh đọc tụng Kinh để cầu xin Như Lai phù hộ thì đó là người hành tà đạo, không phải là Phật Tử chân chính.

Con người đã tạo ra Tượng, muốn bê đi đâu, muốn đặt ở đâu cũng được. Muốn tạc bằng chất liệu gì ? lớn hay nhỏ tùy ý, thì có phép gì để phù hộ cho ai mà thắp hương van vái, cầu xin ? Người không hiểu mới bái lạy những sản phẩm vô tri do con người chạm, khắc, đẽo, gọt, đúc, tạc.. ra ! Ngay cả Phật còn không phù hộ được cho ai thì Tượng làm sao có quyền năng đó ?

Chúng ta đành phải chấp nhận sự tồn tại của những Chùa đã cất từ xưa. Nhưng chỉ nên để một số vị đã có tuổi ở để giữ gìn, xem như những di tích. Vì con số hơn 14.000 Chùa chính thức không phải là ít, mà Chánh Pháp vẫn không được phổ biến, trái lại càng phí phạm nguồn nhân lực để đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Tu chỉ có nghĩa là Sửa, là “Cải Ác, hành Thiện” để bản thân người tu được nhờ, không phải đi tu là để phụng sự cho Phật hay để học Đạo rồi giảng cho bá tánh như quan niệm sai lầm từ xưa. Phật không phải là Thần Linh, không phù hộ được cho bá tánh thì việc Cất Chùa để Thờ Phật, và nhang khói Cầu An, Cầu Siêu chỉ là sản phẩm của những Tu Sĩ thiếu hiểu biết hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của Phật Tử mà thôi.

Phật nhập diệt đã gần 3.000 năm, không cần ai phải phụng sự. Xin đừng lợi dụng danh nghĩa Phật, lập khu du lịch Tâm Linh rồi phá rừng, bạt núi làm cho người dân quanh vùng phải khốn đốn vì mùa mưa đến không còn rừng để giữ nước gây lũ lụt tràn lan. Người chết, vật chết, tài sản gây dựng, tích góp một đời bị cuốn trôi theo cơn lũ ! Chắc chắn Phật không thể vui khi thấy chúng ta lợi dụng Ngài để được lợi cho bản thân mà làm tổn hại bao nhiêu người khác ! Nhiều lớp thanh niên trẻ, đang sức khỏe, có tài, trí, có thể đóng góp cho đất nước, lại bỏ hết mọi việc vô Chùa để tu, bỏ cuộc đời mặc cho người khác xây dựng hay phá hoại ! Núp sau cửa chùa để tìm an ổn, lại cho là mình đã “Thoát tục” ! Cái nghịch lý là các vị chê thế gian là “uế trược”, Chê người đời là “còn ở trong vòng tục lụy”, nhưng hàng ngày vẫn dùng mọi sản phẩm do những người tục lụy cung cấp ! Xem tranh Chăn Trâu ta sẽ thấy, việc tu hành là “điều phục con Trâu”, để sau đó chủ trâu thỏng tay vào chợ, vì trâu không còn phá phách nữa. Không phải né chợ, cột trâu lại, hoặc dắt trâu lên núi tránh xa người đời ! Chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tu hành thì dù tu ở đâu ? Giữ Giới kiên cố bao nhiêu ? Hành trì bao nhiêu năm cũng không thể thành công được.

Khi người Phật Tử sáng suốt, không còn mê tín, không còn tin vào những điều mơ hồ, không cầu xin vu vơ, không cầu xin người không thể cho...thì cũng là lúc Chánh Pháp hiển lộ để Đạo Phật chân chính không còn bị mang tiếng oan. Chúng ta nghĩ sao khi xưng mình là Phật Tử ? Phật Tử tức Con của Phật. Con Phật thì phải nối nghiệp cha, tức là Làm Phật, sao lại thích làm những “Gã cùng tử” suốt ngày lễ bái, cầu xin, để bị tà sư lợi dụng làm hao tốn của cải, tiền bạc ? Đã mất tiền mua vé vô tham quan còn phải lạy tượng vợ của đại gia được đúc to để trong Chùa, đặt ngang hàng với tượng Phật !

Đạo Phật là Đạo Nhân Quả, mà Nhân Quả thì không có người cầm nắm. Do đó, không Thần Linh, Trời, Phật nào có thể can thiệp để làm giảm nhẹ hay thay đổi cái Nghiệp mà mỗi người đã tạo ra. Luật Nhân Quả đã đưa con người vượt qua khỏi sự khống chế của Thần Linh, Thượng Đế, của những thế lực vô hình do con người thời ánh sáng khoa học chưa soi rọi tới đã tưởng tượng ra. Vậy mà có một số người, trong màu áo đệ tử Phật mà thiếu hiểu biết đã lái con người trở về với Thần Quyền, mê tín ! Thay những vị Thần Linh bằng Phật, rồi thuyết giảng để mọi người tin tưởng, tôn thờ, cúng kiến cầu xin ! Thay vì bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào đều cũng có thể tu hành Giải Thoát được thì buộc người muốn tu phải rời bỏ cha mẹ, không được có gia đình, phải sống đời độc thân, cho là như thế mới thanh tịnh, mới chứng đắc được ! Và rồi bao nhiêu thế hệ qua, Chùa đã đào tạo được bao nhiêu vị Chứng Đắc sao không hề nghe nói đến ? Trái lại, do cuộc sống tu hành quá nhàn hạ, mọi thứ đã có bá tánh lo, nên những kẻ lười biếng cũng “Xuất Gia đầu Phật” ! Hậu quả là một số có cuộc sống bê bối, nước ngoài, nước ta cũng có, thỉnh thoảng báo chí đưa tin, làm ô danh tu sĩ nhà Phật !

- Đức Thích Ca không hề dành độc quyền Thành Phật, chính Ngài đã Thọ Ký : “Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”, thì nhiều người đã biến Ngài thành ngôi vị độc tôn, biến Đạo Phật từ Con Đường Giải Thoát thành một Tôn Giáo Thần Quyền, thờ Đức Thích Ca là Giáo Chủ như những tôn giáo Thần Quyền khác.

- Đạo Phật dạy mọi người nương Giáo Pháp mà Phật đã hướng dẫn rồi hành trì để Tự Độ,thì Phật Tử lại được dạy cầu xin Phật để “được Độ” !

So với Con Đường Giải Thoát mà Đức Thích Ca giảng dạy được Chư Vị Giác Ngộ ghi lại trong Chính Kinh, và những gì Phật Tử hiểu, hành như hiện nay, thì Đạo Phật đã bị hiểu sai quá nhiều nếu không muốn nói là hoàn toàn ngược lại. Qua đó, chúng ta không khỏi hoang mang : Liệu những người tự cho mình có trách nhiệm truyền Đạo có phải là Chân Đệ Tử của Phật, đang “hoằng dương Chánh Pháp” của Phật, hay là “những con trùng trong thân Sư Tử, ăn thịt Sư Tử” qua sắc áo Đệ tử nhà Phật ?

Tâm Nguyện - Tháng 4/2021


Phụ bản I

Những việc sẽ đến

trong tương lai gần...!

Năm 1998, Kodak đã có 170.000 nhân viên và đã bán 85% của tất cả các giấy ảnh trên toàn thế giới. Chỉ trong vòng vài năm thôi, mô hình kinh doanh của họ biến mất và họ đã bị phá sản.

Những gì đã xảy ra với Kodak sẽ xảy ra trong rất nhiều ngành công nghiệp trong 10 năm tới - và đa số chúng ta đã không nhìn thấy nó tới.

Vào năm 1998, có bao giờ bạn nghĩ rằng 3 năm sau đó bạn sẽ không bao giờ mất hình ảnh trên phim giấy nữa không?

Bạn có biết? Máy ảnh kỹ thuật số đã được phát minh vào năm 1975.

Những cái đầu tiên chỉ có 10.000 pixel, nhưng theo định luật Moore, tất cả các công nghệ theo cấp số nhân, đều phải trải qua một sự thất vọng trong một thời gian dài, trước khi nó được công nhận là cao siêu và nhập trào lưu. Điều này sẽ xảy ra với trí tuệ nhân tạo, y tế, xe tự trị và điện, giáo dục, in ấn 3D, nông nghiệp và công việc làm.

Chào mừng bạn đến cách mạng công nghiệp thứ 4.

Chào mừng bạn đến Kỷ Niên Cấp Số Nhân

1/ Phần Mềm

Sẽ làm xáo trộn hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống trong 5-10 năm tới. Uber chỉ là một công cụ phần mềm, họ không sở hữu bất kỳ chiếc xe nào mà bây giờ họ là ông ty taxi lớn nhất trên thế giới. Airbnb bây giờ là công ty khách sạn lớn nhất thế giới, mặc dù họ không sở hữu bất kỳ tài sản nào.

2/ Trí Tuệ Nhân Tạo:

Máy vi tính trở thành cấp số nhân tốt hơn trong việc tìm hiểu thế giới của chúng ta. Năm nay, một máy vi tính đã đánh bại các cầu Cờ Chốt giỏi nhất trên thế giới, 10 năm sớm hơn so với dự tính.

Tại Mỹ, các luật sư trẻ tuổi đã tìm được việc làm. Do IBM Watson, bạn có thể nhận pháp lý tư vấn (những vấn đề cơ bản) trong vòng vài giây, với độ chính xác 90% so với 70% độ chính xác khi thực hiện bởi con người.

Vì vậy, nếu đang học về luật, bạn nên ngừng ngay. Sẽ mất 90% luật sư trong tương lai, chỉ sẻ còn lại các chuyên gia mà thôi.

Watson đã giúp y tá chẩn đoán ung thư, 4 lần chính xác hơn y tá của con người.

Facebook hiện nay có một phần mềm nhận dạng ra khuôn mặt con người chính xác hơn con người.

Trong năm 2030, máy vi tính sẽ trở nên thông minh hơn con người.

3/ Xe Tự Trị:

Trong năm 2018 những chiếc xe tự lái xe đầu tiên sẽ xuất hiện cho công chúng. Ở Cali, chúng đã chạy lòng vòng rồi.

Khoảng năm 2020, kỹ nghệ xe hơi sẽ bị lung lay.

Bạn không muốn sở hữu một chiếc xe nữa. Bạn chỉ cần gọi một chiếc xe với điện thoại của bạn, nó sẽ tới trước nhà bạn và sẻ đưa bạn tới nơi bạn muốn.

Bạn sẽ không de xe tìm chỗ đậu, bạn chỉ trả tiền cho khoảng cách bạn đã đi và có thể dùng thời gian khi xe tự lái một cách hữu ích hơn.

Con cháu chúng ta sẽ không còn cần bằng lái xe nữa và sẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe hơi.

Việc này sẽ thay đổi thành phố, vì với 90-95% xe ít hơn, chúng ta có thể biến không gian đậu xe thành công viên.

Hiện nay, 1.2 triệu người chết mỗi năm vì tai nạn xe hơi trên toàn thế giới tương đương với 1 tai nạn cho 100,000km.

Với lái xe tự trị, con số này sẽ giảm xuống bằng một tai nạn cho 10 triệu km. Điều này sẽ tiết kiệm được một triệu mạng sống mỗi năm.

Hầu hết các kỹ nghệ xe hơi có thể bị phá sản. Những công ty xe hơi truyền thống sẽ ráng tiến hóa để sản xuất một chiếc xe tốt hơn, trong khi các công ty kỹ nghệ xe hơi cao (Tesla, Apple, Google) sẽ làm cách mạng và tạo dựng một máy vi tính trên 4 bánh xe.

Tôi đã nói chuyện với rất nhiều kỹ sư từ Volkswagen và Audi; họ hoàn toàn khiếp đảm với sáng kiến của Tesla.

Các công ty bảo hiểm sẽ có rắc rối lớn bởi vì không có tai nạn, bảo hiểm sẽ rẻ hơn 100 lần. Mô hình kinh doanh bảo hiểm xe hơi sẽ biến mất. Bất động sản cũng sẽ thay đổi. Bởi vì nếu bạn có thể làm việc trong khi bạn di chuyển tới sở, mọi người sẽ di chuyển xa hơn để sống trong những khu phố đẹp hơn.

Năm 2020, xe điện sẽ trở bình dân. Các thành phố sẽ bớt ồn ào bởi vì tất cả các xe sẽ chạy bằng điện. Điện sẽ trở nên cực kỳ rẻ và sạch do việc sử dụng năng lượng mặt trời.

Năng lượng mặt trời đã nằm trên một đường cong hàm mũ từ 30 năm, và bây giờ bạn có thể thấy nó bắt đầu nhập vào trào lưu chính.

Năm ngoái, năng lượng mặt trời nhiều hơn đã được cài đặt để dược sử dụng trên toàn thế giới nhiều hơn năng lượng hóa thạch.

Giá năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống rất nhiều và tất cả các công ty than sẽ biến mất năm 2025.

Với điện giá rẻ thì nước dùng sẽ dồi dào. Khử muối lấy nước bây giờ chỉ cần 2kWh mỗi mét khối. Sẽ không còn nạn khan hiếm nước, chỉ có nước uống sẽ còn khan hiếm. Bạn cứ tữợng một thế giới không còn khan hiếm nước và giá nước rất rẻ.

4/ Y Tế:

Giá X Tricorder sẽ được công bố trong năm nay.

Sẽ có công ty sẽ sản xuất một thiết bị y tế (gọi tắt là "Tricorder" Star Trek) sẽ làm việc chung với điện thoại của bạn. Nó sẽ scan võng mạc của bạn, sẽ thử nghiệm mẫu máu và nhịp thở của bạn. Sau đó nósẽ phân tích 54 chỉ dấu sinh học và sẽ chẩn đoán bất cứ bịnh gì cho bạn. Giá nó sẽ rẻ, vì vậy trong một vài năm tất cả mọi người trên hành tinh này sẽ được tiếp cận với y học đẳng cấp thế giới, gần như miễn phí.

5/ In 3D:

Chỉ trong vòng 10 năm tới, giá của máy in 3D sẻ xuống từ 18.000 $ đến 400 $ và nhanh hơn gấp 100 lần. Tất cả các công ty giày lớn sẽ bắt đầu giày in ấn 3D.

Phụ tùng máy bay đã được 3D in tại sân bay từ xa. Trạm không gian bây giờ có một máy in và đã loại bỏ sự cần thiết đem theo một số lớn các phụ tùng thay thế như họ đã từng làm trong quá khứ.

Cuối cùng năm nay, điện thoại thông minh mới sẽ có khả năng quét 3D và bạn có thể quét 3D của chân bạn và in giày hoàn hảo của bạn ở nhà.

Ở Trung Quốc, họ đã in 3D hoàn chỉnh 6 tầng Tòa nhà văn phòng. Vào năm 2027, 10% của tất cả mọi thứ đó sẻ được sản xuất theo phương pháp in 3D.

6/ Cơ Hội Kinh Doanh:

Nếu bạn nghĩ về một cơ hội kinh doanh, hãy tự hỏi: "trong tương lai, bạn có nghĩ rằng chúng ta sẽ có điều đó không? "

Và nếu câu trả lời là có, thì nên tự hỏi câu tiếp là: làm thế để thực hiện điều đó sớm hơm????

Và nếu sáng kiến của bạn không đi chung với điện thoại thì quên nó đi.

Và nhớ thêm điều này: bất kỳ ý tưởng thiết kế thành công trong thế kỷ 20 sẽ thất bại trong thế kỷ 21.

7/ Việc Làm - Jobs:

70-80% việc làm hiện giờ sẽ biến mất trong vòng 20 năm tới. Sẽ có rất nhiều việc làm mới, nhưng hiện giờ chưa rõ là sẽ được đủ việc làm mới cho mọi người trong một thời gian ngắn như vậy.

8/ Nông Nghiệp:

Sẽ có một robot nông nghiệp chỉ giá 100 $ trong tương lai. Nông dân ở thế giới thứ 3 có thể nhờ nó mà chỉ ngồi nhà quản lý của mảnh đất của họ thay vì làm việc vất vả ngoài đồng.

Phương Pháp Khí canh sẽ cần rất ít nước. Món ăn đầu tiên với thịt bê Petri đả được sản xuất bây giờ và sẽ rẻ hơn so với thịt bê do bò vào năm 2018.

Hiện nay, 30% của đất đai được sử dụng cho việc nuôi bò.

Hãy tưởng tượng nếu chúng ta không cần phải cần diện tích đó nữa.

Đã có sáng kiến sản xuất protein từ côn trùng mà ra. Nó chứa nhiều protein hơn thịt. Và sẽ được dán nhãn là "nguồn protein thay thế" (Vì hầu hết mọi người vẫn từ chối ý tưởng của việc ăn côn trùng).

Đã có một ứng dụng gọi là "moodies" để có thể biết tâm trạng bạn đang có. Đến năm 2020 sẽ có ứng dụng đọc và phân tích được nét mặt của bạn nếu bạn đang nói dối.

Hãy tưởng tượng một cuộc tranh luận bầu cử với ứng dụng này !!!. Bitcoin sẽ trở thành phổ biến trong năm nay và thậm chí có thể trở thành đồng tiền dự trữ mặc định.

9/ Tuổi Thọ:

Ngay bây giờ, tuổi thọ trung bình tăng 3 tháng mỗi năm. Bốn năm trước, tuổi thọ là 79 năm, bây giờ là 80 năm. Hy vọng sống chính nó đang gia tăng nhanh và năm 2036, hy vọng sống sẽ tăng hơn 1 năm cho mỗi năm sống. Chúng ta sẽ sống 100 tuổi hay hơn nữa.

Lệ Ngọc st.


GIỮ LẤY NỤ CƯỜI

Bùi Bích Hà

Những ngày đầu tháng 6, thời tiết ban ngày quận Cam bỗng nhiên nóng rát. Mùa Hè dường như vội vã tới không báo trước nên phải tìm mãi mới moi ra được cái áo sơ mi mỏng xếp tít bên dưới đáy ngăn tủ. 8 giờ tối mà không gian còn bảng lảng ánh chiều và gió mát nhẹ nhàng lên các đỉnh cây. Khí hậu ở đây là quà tặng tuyệt vời nhất California giành tặng cho các cư dân một lần ghé qua là tâm hồn hay bước chân dừng lại, không nỡ rời.

Cùng thời điểm này, Paris và một phần phía Nam nước Pháp đang ngập lụt vì thiên tai. Nước sông Seine dâng cao kỷ lục, có lúc sâu gần 6 thước kể từ năm 1910 thế kỷ trước. Cùng với Pháp, các nước Đức, Bỉ và Áo cũng chia chung khổ nạn từ những trận mưa không dứt và những dòng sông chan chứa nước, hung hãn cuốn người đi.

Dẫu thế nào, đêm nay, hội quán âm nhạc Lạc Cầm trên đường Moran, giữa thủ phủ tinh thần của người Việt tị nạn di tản, không quảng cáo mà tổ chức trong vòng thân hữu, cuộc hội ngộ với danh ca Tâm Vấn có mặt tại quận Cam trong chuyến đi thăm con cái và bằng hữu của bà đã thành lệ từ hơn một thập niên qua.

Thính phòng ấm cúng ánh đèn vàng, khá đông người tham dự phần lớn biết nhau, đã ngồi gần kín hết những dãy ghế trong không gian lao xao tiếng người cười nói, chào hỏi thân tình.

Như một nét văn hóa đặc thù khó thay đổi của người Việt, đêm vui bắt đầu trễ gần một tiếng đồng hồ so với giờ hẹn. Sau lời giới thiệu trang trọng và đầy thương yêu của MC Hoàng Trọng Thụy, nữ danh ca Tâm Vấn ngoài bát tuần, xuất hiện trên sân khấu. Dù thời gian chồng chất, dù bà “đang sống ở một Sài Gòn bây giờ ngộp thở vì ô nhiễm và độc tố, một Sài Gòn khi bà vội vã lên máy bay để chạy trốn, nắng nóng đang nung chảy người và vật,” (như lời bà chia sẻ trong hơi thở gấp) mọi người vui mừng vẫn thấy ở bà phong thái không suy suyển từ lần gặp cách nay 4 năm. Vẫn dáng dấp điềm đạm mà tươi tắn, vẫn giọng nói trầm ấm có những âm vui, vẫn đôi mắt nhung tô quầng đậm, thăm thẳm bầu trời đêm lấp lánh sao.

Cũng giống như cách nay 4 năm, bà tự dẫn giải phần trình diễn tạ lòng tri kỷ tới nghe mình, duyên dáng và khéo léo nối kết những quãng đời đáng nhớ với âm nhạc qua những đoản khúc ngắn phù hợp với kỷ niệm. Bà nói bà nhớ bạn bè ngày xưa, thèm chuyện trò với họ, rồi bà cất tiếng hát một trích đoạn trong Hoài Cảm của Cung Tiến Lòng cuồng điên vì nhớ... Đến nốt nhạc cao, bà khẽ nhấc đôi vai, thận trọng lấy hơi vào buồng phổi, thận trọng nhả buông từng chữ rồi nhẹ nhàng tan loãng... Ở tuổi ngoài 80, đã thật xa cái thời tiếng hát Tâm Vấn mượt mà, nhung lụa, bay lượn tung hoành dưới ánh đèn sân khấu nhưng ở đây, đêm nay, bà vẫn giữ được sự tự chủ thanh lịch và đáng yêu. Chờ đợi nhau trong mơ, có bao giờ thấy nhau lần nữa...Bà vẫn có thừa càm xúc làm lay động trái tim người nghe. Bà cũng hát Nỗi Lòng của Nguyễn văn Khánh Lòng vẫn biết nếu yêu rồi một ngày, là đến với đớn đau nhưng sao trong ta cứ vẫn yêu, vẫn nhớ. Tình đó khiến xuôi lòng ta đau... Thanh âm tiếng hát bà không còn cái trong trẻo của hạt mưa lưng trời, không còn cái long lanh của chuỗi ngọc lưu ly nhưng thay vào đấy, tiếng hát bà giờ đây như lửa khuya trong lò sưởi, ấm áp, dịu dàng, êm ả. Bà với tiếng hát mình như hai người bạn tâm giao thân thiết, suốt đời kề cận bên nhau nên, bà kể, có nhiều lúc bà đóng cửa phòng, trò chuyện bằng tiếng hát của người bạn buồn vui không rời nhau nửa bước ấy để thấy cả hai... còn trẻ.

Ngoài MC Hoàng Trọng Thụy, đêm hội ngộ Tâm Vấn còn có mặt Thạch Hoàng, trưởng nam của bà. Sau mấy năm làm công việc sắp đặt hậu sự cho mấy ngàn đồng hương gần xa khắp nơi, tối nay, trong bộ complet màu sẫm, may cắt khéo, trông anh có vẻ ngoài trầm lặng hơn xưa. Trong ba bài anh hát tặng cử tọa, bản Smile để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc hơn cả.

Smile nguyên thủy là bản nhạc không lời, được Charlie Chaplin sáng tác năm 1936 để làm nhạc nền cho cuốn phim Modern Times do ông đạo diễn, sản xuất và thủ vai chính. Phải tới 18 năm sau, hai nhà thơ John Turner và Geoffrey Parsons mới cảm hứng từ tiết điệu và tâm ý tươi vui của bản nhạc mà đặt lời cho Smile để rồi từ đó, tác phẩm đã nhanh chóng được nhiều thế hệ ca sĩ thể hiện, kể cả danh ca Barbra Streisand, với bà, những ca khúc gắn liền với cuộc sống là những ca khúc giá trị.

“... Hãy cười lên dù lòng em đớn đau, dù trái tim em tan nát và khi bầu trời đầy mây, em sẽ sống nếu em biết cười để vượt qua sợ hãi và phiền muộn. Cho dù mắt em rưng lệ, đây chính là lúc em càng phải cố gắng cười. Chỉ cần em biết cười để thấy cuộc sống vẫn có ý vị biết bao!”
Và, với vẻ mặt bình an đượm chút ngậm ngùi, Thạch kể anh đã trải qua thời gian gần đây thôi, sống trong một cái gara với 7 cái không to tướng trong đời: không nhà cửa, không việc làm, không tình yêu, không tiền bạc, không vợ, không con, không tương lai, cũng chỉ nhờ biết cười vui qua những ngày mưa gió trong đời, giờ đây bỗng chốc anh có hết mọi thứ, nhiều hơn mơ ước để có thể đem chia. Anh hát Smile xuất sắc, với một diễn đạt đầy cảm xúc. Bằng tâm tình một người đã có lúc thực sự không còn hy vọng nhưng không chấp nhận tuyệt vọng, nay nhìn lại quá khứ với lòng biết ơn những may mắn tình cờ đã tới với anh như mặt trời một sáng mùa đông chợt ra khỏi mây mù ảm đạm, soi chiếu vào ngày tháng tẻ lạnh của anh, cho anh phần thưởng của niềm tin. Giờ đây, những buổi trưa vắng ở khu nghĩa trang nơi anh làm việc, anh thường làm người hát rong đi giữa những hàng mộ chí, hát cho người dưới mộ nghe.

Nhìn T. Hoàng nói cười trong ánh đèn mờ ảo của cái sân khấu nhỏ ngổn ngang nhạc khí, hát hay, chia sẻ vừa đủ những kinh nghiệm sống quý giá của anh một thời đã qua và hiện tại, tôi cảm nhận cuộc đời như một thầy giáo lớn, khắc nghiệt và bao dung, luôn cho con người những bài học làm thay đổi số phận của nó một cách ngoạn mục. Vấn đề cốt lõi là con người có đủ sự khiêm nhượng để đón nhận và suy nghiệm về những bài học ấy hay không?

Ra về, tôi cứ luẩn quẩn mãi với cái hình ảnh vừa buồn, vừa lạ, vừa đáng yêu mà T. Hoàng vẽ vào tưởng tượng của tôi những buổi trưa trong nghĩa trang vắng lặng, anh một mình đi hát cho những người đã khuất nhưng anh tin là đâu đó trong cái thế giới im ắng không tiếng động này, họ vẫn còn muốn mãi được nghe những ca khúc thế gian được cất lên vang lừng giai điệu.

Những người nằm dưới mộ phần đã sống hết cuộc đời của họ. Đã từ giã hết mọi toan tính đua chen, hận thù, thương ghét. Đã rất hiền, đã vô hại. Còn gì chăng có lẽ chỉ là nuối tiếc đã không thể sống đẹp hơn, hữu ích hơn cho bản thân và người xung quanh. Ngoại trừ rất ít danh nhân, vĩ nhân, ra đi để lại tiếng thơm cho đời sau, phần đông họ là những tấm gương thành nhân trong muộn màng. Với cảm nhận của những người như T.Hoàng, như tôi, nay họ là những cái tên khắc trên mộ bia đi kèm với những dòng tưởng niệm gói ghém yêu thương, gợi nhắc người qua lại một tình thân ở cuối đường, không còn bị ngộ nhận, không còn bị chi phối bởi thói đời ấm lạnh nên cũng không bao giờ phản trắc, của một cộng đồng bình an, thanh sạch và đẹp đẽ đến vô cùng.

Kể từ biến cố 30 Tháng Tư, 1975, người Việt Nam ở trong hoàn cảnh phải lựa chọn bỏ nước ra đi, để lại mồ mả tổ tiên cha ông, cá nhân tôi không nghĩ là khi mình qua đời, sẽ được chôn cất ở một nghĩa trang nào đó ngoài quê hương mà muốn một hình thức tang lễ đơn giản hơn, được hỏa táng để tro bụi lại trở về tro bụi. Để tro bụi được tự do phiêu du về phương trời cũ, đậu xuống khu vườn xưa, mái trường ngày cắp sách đi học lần đầu, những con đường buồn vui từng in dấu chân qua. Đã tự nhủ lòng. Đã dặn dò con cái. Đã từ chối bốn bức tường gỗ nhỏ trong một căn nhà quanh năm bóng tối. Thế nhưng đêm nay, hình ảnh một người hát rong đi hát cho người yên nghỉ trong nghĩa trang gieo vào lòng tôi chút bùi ngùi, như thể giữa người sống và người chết dường như không là đoạn tuyệt, dường như vẫn còn cây cầu nối giữa hai bờ sinh tử để đoan chắc thương yêu không chấm dứt, không rữa mục với thời gian mà từ hữu hình hữu hoại trở thành vô hình bất hoại, từ cầm nắm được để dễ dàng bị vùi dập trở thành lơ lửng tầng không và mãi bay cao. Trạm đến cuối cùng của đời người ở nghĩa trang này có gì ngoài tình yêu khắc lên những tấm mộ chí?

Cảm ơn T. Hoàng với nụ cười hiền hậu luôn nở trên môi em để chống chọi với nghịch cảnh và vươn lên khi gió xoay chiều. Cảm ơn tiếng hát em chuyên chở thương đau qua miền hạnh phúc. Cảm ơn chung những duyên may đến trong đời, hé mở cho chúng ta cánh cửa gần thêm với cội nguồn an lạc.

Bây giờ mới càng thấm ngấm câu viết dường như của học giả Nguyễn Văn Vĩnh: “Người Việt Nam ta cái gì cũng cười.” Ngỡ như một lời mai mỉa nhưng ngẫm kỹ, hóa ra là một lời khen ngợi bởi vì nếu không cười, dân tộc ta đã không bao lần kiên cường đứng lên từ thảm họa.

Đào Minh Diệu Xuân st.


MỘT THOÁNG TÂN NHẠC VIỆT NAM

(từ 1938 đến nay)

1. Nói “một thoáng” tức là có ý nói cách tổng quát, lướt qua những gì chính yếu, không đi sâu vào từng chi tiết, từng thời điểm trong một quá trình gần 90 năm: từ 1938 tới ngày nay.

2. Xác định cột mốc đầu tiên

Tác phẩm tiên khởi của nền “tân nhạc” hay còn gọi là “nhạc cải cách” chính là bài Bình minh của nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát (phổ thơ Thế Lữ). Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát (1910-1993) vốn được coi là “cánh chim đầu đàn” của tân nhạc Việt Nam, sinh ra trong một gia đình Công giáo ở phố Nhà Chung và đã từng là học sinh của trường Lasan Puginier, trước khi học contrebasse tại “Pháp quốc Viễn Đông Âm nhạc viện – Hà Nội” (Conservatoire français d’Extrême-Orient, Ha Noi). Chi tiết này đã viết trong bài: “Dấu Ấn Lasan Trong Buổi Đầu Của Thánh Nhạc Việt Nam”, đăng trên Đồng Hành số 29. Bài ca đã chính thức trình làng trên báo Ngày nay của Tự lực Văn đoàn ra ngày 31/07/1938.

BÌNH MINH

Chờ đợi bình minh hồn non nước đang âm thầm sống trong gió sương.

Chờ đợi bình minh hồn hoa thắm đang êm đềm đắm trong giấc hương.

Kìa đàn chim mai xuyến xao trên cành.

Kìa vừng mây trông đón đưa tin lành.

Khắp nơi mơ màng, khắp nơi vui mừng chờ đợi ánh dương. Bao nguồn sáng, bao tưng bừng đây mây nước, tiếng vang lừng nhường reo.

Bướm tung bay say nắng trên hoa. Hoa đón làn gió cùng nhau múa theo. Khúc thanh âm bình minh tươi sáng, tươi khắp non sông. Khắp non sông lan tiếng ca vui mừng reo ánh đông.

Tiếp liền tác phẩm Bình minh là tác phẩm Một kiếp hoa của nhạc sỹ lão thành Nguyễn Văn Tuyên, một nhạc trưởng ca đoàn nhà thờ và cũng là người chuyên đàn cho nhà thờ Phủ Cam (Huế). Bài ca được in trên báo Ngày nay ngày 07/08/1938.

Một tuần sau, bài ca thứ ba trình làng là bài Tiếng đàn khuya của nhạc sỹ Lê Thương in ngày 14/08/1938.

Có thể còn những tác phẩm của nhiều nhạc sỹ khác nhưng chưa trình làng, nên về phương diện lịch sử phải ghi nhận ba dấu ấn trên, dù “cái thuở ban đầu” ấy mà, sự đón nhận của quần chúng không mặn nồng mấy. Nhạc cũng như lời chưa đủ hấp dẫn, chưa thấm vào hồn thính giả như lời nhận định của nhà phê bình Vinh Phúc: “Khi Nguyễn Văn Tuyên lần đầu tiên công khai trình diễn các tác phẩm của mình tại Hà Nội, sự đón nhận của công chúng có phần nhợt nhạt, bởi lẽ cử tọa là khá nhiều tác giả cũng đã sáng tác mà chưa công bố.”

Tuy nhiên, ba tác phẩm khởi đầu đó đã mang dấu ấn như ba bước chân đầu tiên của phi hành gia Armstrong trên mặt trăng vào năm 1969. Chúng khơi gợi, thôi thúc nhiều bước chân khác tìm tòi, phát huy, sáng tạo từ đó cho tới ngày nay và sau này nữa.

Cũng vậy, bắt đầu từ 1938, tân nhạc được cổ võ, thể hiện mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Về phía đạo, các nhạc sỹ nhà thờ thi đua sáng tác, thực hành ngang qua các ca đoàn nhà thờ, lợi thế là nhà thờ nào cũng có một hai có khi ba bốn ca đoàn. Một tác phẩm mới sẽ rất nhanh chóng được phổ biến rộng rãi. Nhóm Hùng Lân, Hoài Đức, Tâm Bảo, Duy Tân… hầu hết được huấn luyện trong chủng viện Hoàng Nguyên và trường Puginier đã sáng tác, phổ biến và dần dần hình thành nhóm, và đó là tiền thân của nhạc đoàn lớn nhất và có công đầu: nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh.Và tiếp theo, nhiều nhạc đoàn khác như nhạc đoàn Thánh Tâm, nhạc đoàn Sao Mai được lập sau này.

Về phía đời, âm nhạc được dạy trong tất cả các trường, từ tiểu học tới trung học…. Các sách giáo khoa về âm nhạc bằng tiếng Pháp xuất hiện ở nhiều nơi, tại các thành phố. Các nhạc cụ Tây phương cần là có. Các lớp dạy nhạc lý, nhạc khí cũng có nhiều.

Những ai học nhạc tại Hà Nội trước biến cố 1954 chắc không thể không biết đến “trường nhạc của cụ Duyệt” tại số 17 Cột Cờ (tức Đại lộ Puginier thời Pháp thuộc và nay là đường Điện Biên Phủ). “Nhạc đường học xá” (hay “Âm nhạc học xá”) là tên gọi trường nhạc tư của nhạc sỹ Lưu Quang Duyệt, người đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo thế hệ nhạc sỹ đầu tiên cho nhạc mới Việt Nam nhưng giới chuyên môn âm nhạc lại ít nhắc đến ông mà chỉ bắt đầu từ Nguyễn Xuân Khoát như “cánh chim đầu đàn” của tân nhạc Việt Nam. Một trong những nhạc sỹ nổi tiếng, Dương Thụ, đã từng là học sinh của “trường nhạc cụ Duyệt” khi còn học ở cấp 3. Cậu Duyệt là người Ninh Bình, thành viên của một gia đình Công giáo chuyên bán ảnh tượng đạo. Nhận thấy lòng say mê và năng khiếu âm nhạc đặc biệt ở cậu nên linh mục Pédébideau (tức cố Hóa) gửi Duyệt đi học văn hóa và đàn harmonium trong năm năm với linh mục nhạc sỹ Dépaulis (tên Việt là cố Hương). Chi tiết này đã viết trong bài Những nhạc sỹ Công giáo làm nên tân nhạc Việt đăng trên Đồng Hành số 30.

Nhiều nhạc sỹ sáng tác xuất đầu lộ diện để lại những tác phẩm làm rung động tâm hồn vì lời rất mượt mà, và nhạc đầy kỹ thuật, theo đúng phong cách Tây phương lại khéo léo kết hợp với phong cách Á Đông, dân tộc nên tính văn hóa và nghệ thuật càng cao và mới lạ, hoàn toàn khác kiểu nhạc Tây lời ta hay mẫu Kim Tiền, Lưu Thủy, Bình Bán Văn của phường bát âm.

3. Xác định giai đoạn thời gian từ 1938 đến thời kỳ kháng chiến và cả trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Minh với Pháp (1945-1954) được mệnh danh là thời nhạc tiền chiến với khái niệm tổng quát như sau:

Cách gọi “nhạc tiền chiến” là một lối phân định đã gây ra nhiều nhầm lẫn về một thể loại âm nhạc. Theo Lê Thương, một trong những nhạc sỹ hàng đầu của dòng nhạc này, trong bài viết “Thời tiền chiến trong tân nhạc Việt Nam” (1970), trong khoảng thời gian từ 1930-1945, các nhạc sỹ trong giai đoạn đầu của tân nhạc Việt Nam muốn bứt đi từ âm nhạc dựa trên thang âm ngũ cung cổ truyền để tạo ra cái mới cho công chúng. Nếu xem lại tiểu sử của các nhạc sỹ này, chúng ta sẽ thấy đa số chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi âm nhạc phương Tây (về lý thuyết âm nhạc cũng như sử dụng nhạc cụ) từ các ban quân nhạc và đặc biệt là trong âm nhạc nhà thờ Công giáo.

Thời tiền chiến ở đây muốn nói tới giai đoạn trước cuộc chiến tranh Việt – Pháp (1945-1954). Thật ra, lúc đó tồn tại ba dòng nhạc: nhạc đỏ (nhạc cách mạng: Tiến quân ca – Tiến về Hà Nội (1944) của Văn Cao; Tiếng gọi thanh niên (1939), Lên đàng (1944) của Lưu Hữu Phước), nhạc hùng (hùng ca: Trường ca sông Lô của Văn Cao (1947); Ải Chi Lăng; Bạch Đằng giang; Hờn sông Gianh; Hội nghị Diên Hồng,… của Lưu Hữu Phước (1942-1944)) và nhạc tiền chiến (mà người ta vẫn thường áp đặt cho các loại nhạc trữ tình, thậm chí kể cả sau 1954). Thực ra, khái niệm nhạc tiền chiến để chỉ một loại hình chiếm ưu thế trong tân nhạc Việt Nam, mang âm hưởng trữ tình, lãng mạn với nội dung về tình yêu đôi lứa, quê hương có lời ca giàu chất văn học, xuất hiện từ sau thập niên 1930, trước khi nổ ra cuộc chiến tranh Việt – Pháp. Các nhạc sỹ Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy, Lê Thương, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn, Cung Tiến, Lưu Hữu Phước… với các nhóm nhạc Myosotis, Đồng Vọng, nhóm Tổng Hội Sinh Viên,… với những ca khúc để đời: Con thuyền không bến, Giọt mưa thu, Thiên thai, Trương Chi, Tình ca, Chiều về bên sông, Đêm tàn Bến Ngự, Đêm đông, Hòn Vọng Phu, Giáo đường in bóng, Cô láng giềng, Cô hái mơ, Suối mơ, Bến xuân, Buồn tàn thu,….

Về sau, khái niệm tiền chiến mở rộng ra bao gồm cả những sáng tác trong chiến tranh này, thậm chí cho cả một số sáng tác sau 1954 của một số nhạc sỹ ở miền Nam như Phạm Đình Chương, Cung Tiến,…, một số ca khúc cách mạng và trữ tình trong chiến tranh như Lời người ra đi (1950), Sơn nữ ca (1948) của Trần Hoàn (1928-2003); Tìm đâu (1950) của Nguyễn Hiền (1927-2005).

4. Nhận định về thời “tiền chiến”

Những người yêu nhạc và sành điệu đều có cảm nghĩ chung như sau:

a/ Nhạc tiền chiến đã để lại dấu ấn sâu xa nhất trong lòng thính giả. Người nghe dường như không biết chán, nhất là khi được nghe các giọng ca vàng như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Ánh Tuyết,… cất lên, kèm theo một dàn nhạc nhẹ nữa.

b/ Các tác giả tiền chiến phần rất đông học chương trình Pháp, văn hóa cao, ngoại ngữ giỏi lại đam mê học hỏi, nghiên cứu các tài liệu âm nhạc bác học Tây phương nên lời ca cũng như điệu nhạc rất giàu tính văn học và nghệ thuật.

Trong một cuộc phỏng vấn ca sỹ đàn chị Mai Hương tại Mỹ, nhân nói về nhạc sỹ lão thành Nguyễn Hiền, chị không ngần ngại nhận xét: “Có những nhạc sỹ tự học thôi, trời cho hứng nên sáng tác được những tác phẩm hay nhưng chỉ mang tính đại chúng, còn những tác giả giỏi giang, nghiên cứu sâu, tác phẩm của họ lời cũng như nhạc mang tính bác học, càng hát càng thấm thía.”

Nguyễn Hiền, sau khi tốt nghiệp ở Viện Âm nhạc Paris, đã về Hà Nội dạy học và phụ trách âm nhạc cho Hotel Paris tại Hà Nội. Sau khi vào Nam, ông làm giám đốc đài phát thanh Quân đội tại Sài Gòn. Trong một chương trình Paris by night do Trung tâm Thúy Nga tổ chức để tôn vinh ông, chính ông dù tuổi rất cao cũng được mời đệm piano cho ca sỹ hát cùng với ban nhạc. Ngoài piano ra, ông còn sử dụng được bảy nhạc cụ khác.

Cũng trong một chương trình của Paris by night, nhạc sỹ Trần Trịnh cũng được mời đệm piano cùng với ban nhạc cho ca sỹ Khánh Ly trình diễn bài Lệ đá của ông. Tay chống gậy rồi mà lướt trên phím đàn vẫn nhanh nhẹn, chính xác.

Nhạc sỹ Xuân Tiên, cùng thời với Phạm Duy chơi được mười bảy nhạc cụ Đông Tây.

Tóm lại, có rất nhiều nhạc sỹ học rộng, tài cao trong giai đoạn này.

c/ Các tác giả tiền chiến mỗi người mỗi vẻ, những tác phẩm để đời, kẻ nhiều người ít, nhưng nếu tổng kết lại cả số lượng lẫn tính chất và thể loại thì phải kể Phạm Duy là vĩ đại nhất, trước sau có gần 2000 tác phẩm, riêng thể loại trường ca có tới năm bài rất công phu:

- Con đường cái quan (tả thực)

- Mẹ Việt Nam (tượng trưng)

- Bầy chim bỏ xứ (ẩn dụ)

- Hàn Mặc Tử (tâm linh)

- Minh họa Kiều (văn học)

d/ Bắc Nam, một chút so sánh về văn hóa nghệ thuật.

Bắc Nam cùng chung một nhà, cùng chung một cõi, nhưng do ý thức hệ nên chia cắt hai miền bằng con sông Bến Hải và cầu Hiền Lương.

Không nói tới đời sống kinh tế, chính trị, chỉ so sánh một chút về đời sống văn hóa. Trong khi miền Bắc thì mọi sự được đóng khung trong mục tiêu chính trị, loại trừ hết những gì không phù hợp hay nghịch với chủ đề chính trị, sự kiện “Nhân văn giai phẩm” năm 1956 là bằng chứng.

Trái lại, chế độ đệ nhất, đệ nhị, đệ tam Cộng Hòa có sự phân biệt rạch ròi: văn hóa, nghệ thuật là thẩm mỹ, không phải chính trị, quân sự, cho nên mới có hiện tượng bao dung. Rất dễ thương là Cộng Hòa miền Nam Việt Nam chọn bài Tiếng gọi thanh niên hay Thanh niên hành khúc được sáng tác năm 1939 của Lưu Hữu Phước, một nhạc sỹ gốc Cần Thơ nhưng lại là một cán bộ lớn thuộc Bộ Văn hóa miền Bắc, để làm bài hát chào cờ mỗi ngày. Mọi người hát say sưa, chỉ cảm thấy hay, ý nghĩa. Chẳng ai phản đối, chẳng ai phân biệt của miền Bắc hay miền Nam.

Trường hợp tương tự là bài Ngày về (1946) của Hoàng Giác đã trở thành bài “hiệu” cho làn sóng Chiêu hồi. Trong khi miền Nam thì cứ vi vu “tung cánh chim tìm về tổ ấm…” thì ở miền Bắc, vợ chồng cán bộ văn hóa Hoàng Giác bị “làm việc” (chi tiết này từ Wikipedia).

Trong một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng nhạc sỹ Trần Trịnh, Nhật Ngân qua Paris by night, Ngọc Ngạn hỏi: “Các anh là những nhạc sỹ, cựu chiến binh, khi sáng tác những bài về quê hương đất nước thời chiến,… các anh có phải làm việc theo một chỉ đạo nào của cấp trên không?”“Chúng tôi hoàn toàn tự do, liên kết với nhau cùng sáng tác, không có bất cứ một chỉ đạo nào cả, chỉ có xuất bản thì qua kiểm duyệt như các tác phẩm văn hóa khác.”

Văn hóa, con người miền Nam là như vậy!

5. Giai đoạn Cận đại và Hiện đại (thập niên 50 thế kỷ XX tới nay)

A. Phía nhà đạo

Sáng tác vô số tác phẩm mới, không tổng kết được vì quá nhiều nhạc sỹ sáng tác, quá nhiều tác phẩm. Ở đây chỉ nói về số lượng, không nói về định giá chất lượng. Có thể phỏng đoán gần 500 nhạc sỹ sáng tác từ “miệt vườn” tới “thành phố” trong cả nước với khoảng 50.000 bài thánh ca. Có những tác giả gạo cội như Linh mục Kim Long đã đạt mức trên 3000 tác phẩm, Linh mục Nguyễn Duy cũng 2000 bài thánh ca.

Con số phỏng đoán trên, người viết không dám chắc, nhưng chắc một điều: Trong các nước có Kitô giáo, cả những nước có truyền thống lâu đời như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức,…, không nước nào có nhiều nhạc sỹ sáng tác thánh ca và có nhiều bài thánh ca như Việt Nam (xét số lượng). Lý do ở các nước châu Âu có truyền thống Kitô giáo, nhạc sỹ Công giáo phải tốt nghiệp từ Viện Thánh nhạc. Các Organistes muốn đờn trong nhà thờ cũng phải có bằng cấp. Nhiều nơi, người đờn được trả thù lao, không giống như tình hình thánh nhạc tại Việt Nam: trăm hoa đua nở.

Từ cuối thập niên 40 thế kỷ XX về sau, các giáo phận lưu ý vấn đề đào tạo, đã tuyển chọn những linh mục, chủng sinh có năng khiếu âm nhạc gởi sang Rôma, Đức, Pháp,… nghiên cứu về âm nhạc và nhất là thánh nhạc. Những người tiên phong, sau này về nước cũng là những nhạc sỹ có ảnh hưởng lớn về thánh nhạc: Linh mục Antôn Tiến Dũng, Linh mục Đinh Quang Tịnh, Linh mục Nguyễn Văn Vinh, Hoàng Kim, Trần Hùng Dũng, Ngô Duy Linh, Nguyễn Văn Hòa, Gioan Minh…. Lớp này tiếp lớp kia có khi do học bổng giáo phận xin được, có khi đi tự túc để trau dồi âm nhạc nói chung và thánh nhạc nữa.

Về mặt biểu hiện hay trình diễn thánh ca, sau ca đoàn Hồn Nước với những chiến công rực rỡ, nhiều ca đoàn rất chất lượng khác cũng được thành lập và trình diễn rất thành công như ca đoàn Cung Chiều của ca trưởng Viết Chu, ca đoàn Lang Thang của ca trưởng Hoàng Hương, ca đoàn của Viết Chung, ca đoàn Quê Hương của Linh mục Xuân Thảo, ca đoàn Piô X của ca trưởng Tiến Linh,….

Các ca đoàn vừa và nhỏ thì xứ đạo nào cũng có và sinh hoạt hằng ngày.

B. Phía xã hội

Sau những năm chiến tranh 1945-1954 và cả trong chiến tranh, bộ môn Âm nhạc đã được dạy trong các trường trung học và trở thành môn nhiệm ý trong kỳ thi tốt nghiệp trung học (phổ thông). Năm 1962, người viết dự thi trung học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho, bộ môn Âm nhạc rút thăm trúng bài Hòn Vọng Phu 1 và phải xướng âm hơn nửa bài và đã được điểm cao.

Các lớp nhạc, đàn trống tư nhân cũng được mở ở nhiều nơi, nhất là tại các thành thị lớn. Nhiều người theo học, nhiều giáo sư, sinh viên sang Pháp, Đức hoặc Mỹ để trau dồi, lấy bằng cấp âm nhạc. Sớm nhất, nổi nhất và thành công nhất phải kể giáo sư Trần Văn Khê. Rồi bao nhiêu lớp đàn em nối tiếp, trong đó có Hùng Lân, Hải Linh, Trần Anh Linh, Trần Văn Huyến,…. Song song với học thuật là ngành biểu diễn được phát động và nở rộ khắp nơi tại các thành phố lớn. Các nhà hát lớn từ xưa như Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát lớn Sài Gòn, Nhà hát lớn Hải Phòng vẫn duy trì sinh hoạt biểu diễn.

(còn tiếp)

Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết

Lược dịch từ bài
"Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction"


Hỏi: Phật Giáo là gì?

Đáp: Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhartha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

Hỏi: Có phải Phật Giáo chỉ thuần là một tôn giáo?

Đáp: Đối với nhiều người, Phật Giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là "một lối sống". Gọi Phật Giáo là một triết học, vì danh từ "triết học - philosophy" có nghĩa là "sự yêu chuộng trí tuệ", và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:

(1) sống có đạo đức,
(2) nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động, và
(3) phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.

Hỏi: Phật Giáo giúp tôi bằng cách nào?

Đáp: Phật Giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và cung ứng một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Tại sao Phật Giáo trở nên phổ biến?

Đáp: Phật Giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật Giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật Giáo cung ứng một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất cao cấp và rất hiệu quả.

Hỏi: Đức Phật là ai?

Đáp: Ngài Siddhartha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây Lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật -- gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.

Hỏi: Có phải Đức Phật là Thượng Đế?

Đáp: Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là người giảng dạy con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.

Hỏi: Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?

Đáp: Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.

Hỏi: Tại sao nhiều quốc gia Phật Giáo lại nghèo như vậy?

Đáp: Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật Giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật Giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy trong Phật Giáo thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Có phải có nhiều tông phái Phật Giáo không?

Đáp: Có nhiều tông phái trong Phật Giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật Giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.

Hỏi: Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?

Đáp: Phật Giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật Giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật Giáo còn tiến xa hơn, bằng cách cung ứng một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật Giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm chi đến các nhãn hiệu như là "tín hữu Ky-tô giáo", "tín hữu Hồi giáo", "tín hữu Ấn-độ giáo", hay "Phật tử". Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật Giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.

Hỏi: Phật Giáo có tính khoa học không?

Đáp: Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật Giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Diệu Đế hay Bốn Sự Thật Thâm Diệu, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật Giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.

Hỏi: Đức Phật đã dạy những gì?

Đáp: Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật Giáo có thể tóm tắt trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.

Hỏi: Diệu đế thứ nhất là gì? Đáp: Khổ Đế, chân lý thâm diệu đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật Giáo giải thích cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.

Hỏi: Diệu đế thứ nhì là gì?

Đáp: Tập Đế, chân lý thâm diệu thứ nhì, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và tham thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.

Hỏi: Diệu đế thứ ba là gì?

Đáp: Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết Bàn.

Hỏi: Diệu đế thứ tư là gì?

Đáp: Đạo Đế, chân lý thâm diệu thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát Chánh Ðạo.

Hỏi: Bát Chánh Đạo là gì?

Đáp: Đó là con đường gồm 8 yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức -- qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Diệu Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.

Hỏi: Ngũ giới là gì?

Đáp: Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật Giáo. Đó là: không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.

Hỏi: Nghiệp là gì?

Đáp: Nghiệp hay "nghiệp-quả" là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi.

Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại.

Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta?

Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính:

(1) ý định đằng sau của mỗi hành động,
(2) hậu quả của hành động đó vào chính mình, và
(3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.

Hỏi: Trí tuệ là gì?

Đáp: Trong Phật Giáo, Trí tuệ phải được phát triển cùng với Từ bi.

Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật Giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn và từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ vì tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật Giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nhục, mềm dẻo và thông minh.

Hỏi: Từ bi là gì?

Đáp: Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và ưu tư. Trong Phật Giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.

Hỏi: Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?

Đáp: Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật Giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.

Bình Anson - Hoàng Chúc st.

PHÉP

LẠ

Ba anh chàng ngồi “tám” chuyện khi cà-phê sáng.

Anh Nhất nói: Tháng trước mình đi xem ảo thuật hay thật. Một cô gái biến ngay ra một ông già. Lạ thật!

Anh Nhị nói: Như thế thì có nhằm nhò gì. Mới tuần trước thôi, mình cũng đi xem ảo thuật, nhưng ảo thuật gia cắt đôi người một phụ nữ và một đàn ông, sau nó ghép nửa này với nửa kia. Tức là một người có thân nam mà chân nữ, còn người kia có thân nữ mà chân nam. Độc chiêu thật!

Anh Tam xía vô: Cũng chỉ là “chuyện nhỏ” thôi. Tớ còn tận mắt thấy “phép lạ” hằng ngày đây này!

Anh Nhất và anh Nhị tròn mắt:

- Có thì nói. Không ai ép đâu nha!

- Chuyện lạ thật ngoài đời chứ không xạo hoặc là ảo thuật. Thật 100% luôn.

- Thôi đi “cha.” Đừng “nổ” như thế!

- Không tin sao? Chuyện lạ hơn cả sự lạ, y như phép lạ, vẫn xảy ra hàng ngày thật mà.

Anh Nhất và anh Nhị sốt ruột:

- Thôi thì nói đại đi. Úp úp mở mở mãi!

- Thế hai bạn thấy “chiên” biến thành “cọp” hoặc “cọp” hóa thành “chiên” chưa?

- Chưa. Mà làm gì có!

- Tại không để ý thôi. Ở các nhà thờ, khi người ta vào nhà thờ thì “hiền như chiên,” khi người ta ra khỏi nhà thờ thì “dữ hơn cọp.” Vậy không là “phép lạ” thì là cái gì?

- Ờ ha !!!

TRẦM THIÊN THU - John Phan (Hùng) st.

GIA BẢO Nhìn đứa bé đang chơi, khách hỏi chủ nhà:

Bé tên gì anh?

- Gia Bảo

Tên hay nhỉ?

Hay cái đếch gì, mua trúng hàng đểu nên mới lòi ra nó đấy!

- Là sao cơ?

-Mua trúng bao cao su giả thế là nó vỡ kế hoạch. Gia Bảo là bao giả đó hay ho gì đâu...:);)

John Phan (Hùng) st.

XẢ STRESS

Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay Stress là một phản ứng bảo vệ, khi cơ thể bị một mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy đến cho nó. Người ta gọi nó là phản ứng (hay đáp ứng) “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight response), nghĩa là trong tình huống đó, chỉ có hai cách để chọn lựa: chiến đấu để sinh tồn hoặc bỏ chạy để… sinh tồn. Lúc đó, cơ thể phải huy động toàn lực để đối phó. Não thùy sẽ ra lệnh tiết các kích thích tố cần thiết, nào adrénaline, nào norepinephrine, cortisol…ồ ạt đổ vào máu. Tim đập nhanh để bơm máu về các cơ bắp lớn, phổi hổn hển tăng tốc bơm oxy, đường huyết vọt lên cao nhằm tăng cường khẩn cấp năng lượng, đồng tử mắt nở to để nhìn cho rõ, tai vểnh lên, mũi phồng ra… Tóm lại, mọi thứ đều phải trong tư thế sẵn sàng. Trong lúc các mạch máu lớn chuyển máu đến các bắp cơ thì mạch máu nhỏ ngoại biên co thắt lại, để nếu có bị thương thì máu cũng không bị mất nhiều… Vì thế mà người bị stress thường mặt mày tái ngắt, xanh lè, tay chân đơ cứng!

Stress cấp tính có những phản ứng mạnh hơn ta tưởng. Một người đang đứng trước chuồng cọp, thấy cọp sổng chuồng thì… phân, nước tiểu tóe ra mà không hay, tay chân bủn rủn, ngất xỉu. Nguy cơ qua đi, hiểm họa chấm dứt thì mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Tim đập chậm lại, hơi thở điều hòa, bắp cơ buông xả. Nếu sự đe dọa không mãnh liệt nhưng cứ dồn dập, hết lớp này tới lớp khác, đến một lúc vượt quá mức chịu đựng gọi là “mất bù” thì sẽ tạo ra những hiệu ứng âm thầm gây tác hại không lường được lên thể chất và tâm thần của ta.

Thời đại ngày nay, con người ít có dịp chiến đấu một mất một còn trước thú dữ hay trước “hòn tên mũi đạn” như xưa. Nhưng con người ngày nay lại phải thường xuyên đối đầu với những “hòn tên mũi đạn” còn nguy hiểm hơn, kiểu “bề ngoài thơn thớt nói cười / bề trong nham hiểm giết người không dao”. Stress vượt qua ngưỡng lúc nào không hay và dẫn tới vô số bệnh tật mà bác sĩ cũng phải bó tay, đành gắn cho những cái tên mơ hồ như “rối loạn chức năng”, “mệt mỏi kinh niên”, “rối loạn thần kinh thực vật”… Đại học Y khoa Harvard ước tính có từ 60%- 90% bệnh nhân (ở Mỹ) tìm đến bác sĩ là do stress.

Stress liên quan đến rất nhiều bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, suyễn, đau nhức kinh niên, mất ngủ, dị ứng, nhức đầu, đau thắt lưng, một số bệnh ngoài da, ung thư, tai nạn thương tích, tự tử, trầm cảm, giảm miễn dịch v.v… Tóm lại là rất phức tạp. Bác sĩ nếu không quan tâm đúng mức – đau đâu chữa đó – thì chỉ chữa đựơc triệu chứng bên ngoài còn cái gốc sâu thẳm bên trong là stress vẫn không đựơc giải tỏa, bệnh vẫn cứ luẩn quẩn loanh quanh , chuyển từ “bệnh” này qua “bệnh” khác, và do đó, chất lựơng cuộc sống bị giảm sút rõ rệt! Nhiều khi ta tưởng cholesterol xấu tăng cao trong máu là do thức ăn, nhưng không phải, do stress nhiều hơn! Tiểu đường tưởng do ăn nhiều chất ngọt, thực ra do stress nhiều hơn. Ta thấy đời sống càng căng thẳng, bệnh tiểu đường càng phát triển mạnh!. Ở nước ta mới mấy năm trước, tiểu đường chỉ lai rai, bây giờ thì… “năm sau cao hơn năm trước”, lan tràn cả ở thành thị lẫn nông thôn! Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, người làm việc ở những khu vực dễ bị sa thải thì chết vi tim mạch, tai biến mạch máu não cao gấp đôi các khu vực khác…!

Stress thay đổi từ người này sang người khác. Cùng một sự việc, với người này thì nổi điên lên còn với người kia chỉ là một trò cười, với người này là cả một sự sụp đổ, với người kia là một bài học… Cùng là con ông bà “viên ngoại họ Vương”, cùng “sắm sửa bô hành chơi xuân”, mà Thúy Kiều thì khóc sướt mướt, thở than, nằm mộng, làm mười khúc đoan trường đầy nước mắt trong khi Thúy Vân ngạc nhiên sao chị mình “kỳ cục” vậy! Hẳn là bên trong Thúy Kiều có cái gì đó khác với Thúy Vân, bởi bên ngoài thì cả hai đều “mười phân vẹn mười” cả!

Người dễ bị stress là người thường có tính quá lo lắng, cầu toàn, hay tự chỉ trích, thiếu quyết đoán, hay do dự… Nếu bị thêm sức ép từ bên ngoài thì dễ suy sụp, dễ bị vượt ngưỡng! Nhiều học sinh học giỏi mà thi rớt cho là “học tài thi phận” một phần chính là do stress! Gia đình kỳ vọng nhiều quá, tạo một áp lực vô hình, khiến em không còn là chính mình nữa!

Những dấu hiệu sớm để nhận biết stress là có vấn đề về trí nhớ như hay quên, mất định hướng, thường hoang mang…

Về cảm xúc thì dễ dao động, bứt rứt, dễ bị kích động, tâm tính bất thường, hay cáu gắt, lúc nào cũng có cảm giác bị tràn ngập, rất khó tìm được sự thư giãn. Trong lúc nghỉ ngơi mà vẫn cứ lo lắng, thậm chí còn lo lắng nhiều hơn!

Các triệu chứng về thể chất dễ nhận ra như nhức đầu, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt.. Đặc biệt đau cột sống cổ hay cột sống thắt lưng. Cứ tưởng là loãng xương, là gai cột sống, là thoát vị điã đệm gì gì đó, thực ra gốc ở stress.

Người bị stress dễ bị bệnh vặt, cảm cúm triền miên vì sức đề kháng giảm sút đáng kể, dễ bị mất ngủ, tức ngực, tim đập nhanh và … dễ nổi mụn, nổi chàm trên da. Không có gì ngạc nhiên vì ở trong phôi thai, não và da vốn cùng xuất phát từ một lá mầm ngoai bì (ectoderme). Não mà bất an thì da cũng nhăn nhúm, nổi mụn, nổi chàm, chữa hoài không khỏi, thoa mỹ phẩm đắc tiền cũng vô ích. Não mà an vui thì da cũng tưoi nhuận, hồng hào, sáng láng.

Người bị stress còn hay có những hành vi bất thường như tự dưng thèm ăn, ăn hoài, lên cân đột ngột; hoặc bỗng nhiên bỏ ăn, sụt ký đột ngột…

Có người còn đi qua đi lại, đi tới đi lui, cắn móng tay, nhai nhóp nhép. Các huần luyện viện bóng đá, ông nào cũng hay đi qua đi lại, đi tới đi lui, nhai nhóp nhép “sinh-gom” hoặc phì phèo thuốc lá liên tục giữa lúc hai đội bóng vờn nhau trên sân. Họ bị stress. Nhưng đó là một thứ stress cấp, coi căng vậy mà hiền, chóng qua, hết trận đấu là xong, lại bắt tay nhau vui vẻ! Còn cái thứ stress nhai nhóp nhép kiểu “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… mới là thứ stress nặng, mạn tính, triền miên, sinh đủ thứ chuyện.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Nguyên tắc là đừng tự đòi hỏi mình phải luôn hoàn hảo, phải luôn luôn đúng!

Cũng đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Con vịt là con vịt mà con gà là… con gà. Con gà mà dại dột so với con vịt thì sẽ chìm nghỉm trong nước! Lục súc tranh công không thể nào vui đựơc! Một khi đã so sánh thì dù hơn, dù kém, dù ngang bằng cũng đều khổ!

Nên tránh những kẻ chuyên “phun” nọc độc! Họ rất sung sướng khi “tiêm” được nọc độc cho kẻ khác. Tránh những kẻ nhỏ mọn, đố kỵ, “đâm bị thóc, thọc bị gạo”.

Bói ra ma quét nhà ra rác, dị đoan mê tín… làm ta căng thẳng lo lắng vô lối. Một lời nói, một cử chỉ của thầy thuốc cũng có thể gây stress trầm trọng không ngờ. Bác sĩ vừa xem phim X quang vừa lắc lắc cái đầu đủ cho bệnh nhân thót tim, nhưng thực ra chì vì bác sĩ mỏi cổ do cả đêm thức coi bóng đá. Bác sĩ chỉ cần “phán” một câu mơ hồ như tim hơi lớn, gan hơi yếu, phổi hơi dơ… đủ cho bệnh nhân sống trong hoang mang ám ảnh dài lâu. Lời nói của bác sĩ không chỉ mang thông tin, mà còn truyền cảm xúc, gây stress, bởi người bệnh luôn ở trong một trạng thái tâm lý rất nhạy cảm khi tiếp xúc với thầy thuốc.

Có nhiều cách “xả” stress!

Nhậu nhẹt, hút thuốc lá, ma túy… cũng là một cách xả stress, nhưng rõ ràng là có hại, “chạy ô mồ mắc ô mả”!

Nhảy múa, ca hát, viết nhật ký, viết blog…. là những cách xả stress tốt. Nói chuyện tào lao (tám) cũng là một cách xả stress… , miễn là đừng có “chuyển lửa” từ người này qua người khác! Thực ra, nói ra đựơc với ai đó, một bạn thân thiết, một người có khả năng lắng nghe, một người sẵn sàng làm “thùng rác” cho mình thì mình sẽ cảm thấy nhẹ gánh! Không có bạn bè để tâm sự thì có thể tâm sự cùng tượng đá. Trải lòng ra một lúc, tượng đá cũng xiêu. “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” là vậy! “Chửi chó mắng mèo”, “Giận cá chém thớt” cũng được. Đập bể mấy cái ly cái dĩa… cũng hay! Có điều nên chọn trứơc một ít ly tách, chén dĩa mẻ, để dành sẵn, khi nào cần thì đập nghe vừa rôm rã vừa đỡ tốn kém!

Nguyên tắc chung là phải làm một cái gì đó cho năng lượng bị dồn nén trong stress có chỗ “xì” ra, thoát ra. Ta vẫn thường nói “xả xú bắp”, “xả hơi” đó thôi…

Tóm lại, đừng có ngồi đó mà gậm nhấm, suy nghĩ vẩn vơ. Giặt đồ, nấu ăn, rửa chén, lau nhà gì cũng tốt. Chạy bộ, đánh đấm, la hét, khóc lóc… cũng đựơc. Đọc sách, xem phim càng hay, miễn là biết chọn phim, chọn sách!

Thấy người chồng trằn trọc mãi không ngủ được, lăn qua lộn lại cả đêm, người vợ hỏi có chuyện gì vậy anh? “Anh mắc nợ anh John hàng xóm một số tiền, hẹn ngày mai trả mà không có một xu dính túi!”. Người chồng đau khổ nói. Lập tức bà vợ tung mền dậy, chạy ra bờ rào gọi với sang nhà hàng xóm: “Anh John ơi, ngày mai chồng tôi chưa có tiền trả cho anh đâu nhé!”. Xong, bà quay vào bảo chồng: “Anh yên tâm ngủ đi, bây giờ là lúc để cho anh John trằn trọc”. Cô vợ đã rất thông minh! Cô đã “chuyển lửa” từ chồng mình sang… chồng hàng xóm. Chắc chắn anh John sẽ trằn trọc cho tới sáng, còn ông chồng cô sẽ ngủ ngon!

“Chuyển” như vậy vẫn chỉ là ở bên ngoài. Chuyển bên trong hay hơn. Chuyện xưa kể bà mẹ già có hai cô con gái, một cô bán dù, một cô bán giày vải. Cô bán dù sống nhờ những ngày mưa, cô bán giày làm ăn khá nhờ những ngày nắng ấm. Bà mẹ lo buồn cho cô bán giày suốt những ngày mưa và đau khổ cho cô bán dù ngày nắng ráo. Có người biết chuyện khuyên bà sao không làm ngược lại, mừng cho cô bán dù ngày mưa và mừng cho cô bán giày ngày nắng?

Não ta có một đặc điểm lý thú là không thể cùng lúc nghĩ tới hai việc. Đã nghĩ điều này thì quên điều kia. Và người ta đã “lợi dụng” đặc điểm này để dịch chuyển các điểm tập trung trên võ não từ vùng này sang vùng khác. Chẳng hạn đang giận sôi lên thì… xảy ra động đất hay cháy nhà, lập tức vùng “giận sôi” của vỏ não tắt ngấm để nhường chỗ cho vùng sợ hãi! Ta biết giận dữ hay sợ hãi đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Nó có thể làm ta kiệt sức, suy sụp, thở không ra hơi… Có thể chọn cách nào khác chuyển dịch hay hơn, có lợi cho sức khỏe hơn chăng? ***Có đó***.

Đó là cách thở sâu, thở bụng, đưa hơi xuống huyệt… đan điền (dưới rún chừng 4 cm). Nó giúp làm cho ta tĩnh tâm lại, nó chuyển dịch vùng căng thẳng ở vỏ não qua vùng êm ái của … cái rún, với điều kiện là phải để tâm quan sát xem cái hơi thở đó nó vào ra lên xuống ra sao.

Khi chú tâm vào hơi thở, lắng nghe hơi thở , quan sát nó, dòm ngó nó, nghiền ngẫm nó… thì ta đã đánh “lạc hứơng” cảm xúc ta rồi! Vỏ não khi đã tập trung vào hơi thở thì “quên” tập trung vào các chuyện linh tinh khác.

Cách đơn giản này có khả năng giải stress rất tốt. Tập luyện đúng mức, não thùy sẽ tiết ra một kích thích tố gọi là endorphine, một thứ á-phiện nội sinh, làm cho dịu nhẹ toàn thân, tạo sự sảng khoái, lâng lâng, mà không gây tác dụng phụ.

Thiền, yoga, dưỡng sinh, tài chí, khí công… đều là những cách làm cho thân tâm hợp nhất, làm cho ta quay trở lại với chính mình bằng cách lắng nghe hơi thở của chính mình (có thể kết hợp với động tác hay không cần động tác) đó thôi. Hiện nay các kỹ thuật này ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới để trị liệu các bệnh do stress gây ra, các chứng trầm cảm, tâm thần, lo âu, đau nhức…, kể cả nghiện rượu, thuốc lá, ma túy… một cách rất có hiệu quả.

BS Đỗ Hồng Ngọc - Hà Mạnh Đoàn st.


BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN TRỊ

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM VÀ XẸP ĐỐT SỐNG LƯNG

Đây là bài thuốc được kết hợp bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả, do Giáo Sư Nguyễn Phùng Phong, Kỷ Lục Gia Siêu Trí nhớ đầu tiên của Việt Nam chia sẻ. Theo ông, mẹ ông bị Thoát vị Đĩa đệm và xẹp đốt sống lưng, đi Châm cứu, uống thuốc Nam, thuốc Bắc nhiều năm mà không khỏi. Đến lúc có người mách cho bài thuốc này thì chỉ làm có 4 lần là mẹ ông khỏi hẳn bệnh. Xin phổ biến cho những ai cần.

Bài thuốc gồm 4 vị :

- 1 ký Gừng già, xay hoặc giã nhuyễn.

- 1 nắm muối hột.

- 1 lít rượu trắng cao độ.

- Vài lá Đại Tướng Quân.

Cách làm :

Cho Gừng đã xay nhuyễn, muối và rượu vô chảo, đun lên và đảo cho tới khi thành một dung dịch sệt sệt.

Cho người bệnh nằm trên một chiếc vạc tre để xông thuốc.

Dưới vạc, để 1 bếp than, đốt ít than để hơi nóng xông lên.

Lấy Báo lót dưới vạc, xong lót Lá Đại Tướng Quân lên báo.

Đổ dung dịch gừng, muối rượu đã đảo sệt sệt dài theo lá Đại Tướng Quân.

Cho người bệnh cởi trần, nằm lên lớp dung dịch, cho chỗ có bệnh tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp.( Cẩn thận đừng cho nóng quá, chỉ vừa sức chịu được). Cho than âm ỷ để có hơi nóng xông lên để giữ hơi ấm cho dung dịch thấm vô da người bệnh. Nằm chứng nửa giờ.

Mỗi tuần làm 1 lần. Chỉ cần làm 4 lần là khỏi bệnh.

Tâm Nguyện (Tháng 4/2021)

Phụ bản II

BÁO ĐÁP

Ơn cha nghĩa mẹ nặng triều

Ra công báo đáp, ít nhiều phận con

Để dành miếng ngọt, miếng ngon

Dưỡng nuôi cha mẹ lúc còn dương gian

Đến khi thác xuống suối vàng

Trâu, bò tế lễ, cổ bàn mà chi

Lúc còn sống, chẳng ra gì

Khinh thường đạo nghĩa, lỗi gì đâu con

Nói ra quát tháo om sòm

Chửi anh mắng chị, không còn một nơi

Đến khi cha mẹ thác rồi

Nhào lăn ra khóc tơi bời mà chi

Làm cho thiên hạ khinh khi

Cái trò giả dối con thì chớ nên

Khuyên con dạ chặt lòng bền

Tôn thờ cha mẹ đôi bên cho đều

Phước Hải (22-10-2010)

38A Nguyễn Thông P9 Q4

TP.HCM. ĐT: 02838438531

ĐÔI DÒNG TƯỞNG NIỆM

Ngậm ngùi tưởng nhớ mẹ cha

Sanh thành dưỡng dục nuôi ta nên người

Noi gương đạo đức của: Người?

Các con cố giữ trọn đời không quên

Ơn cha nghĩa mẹ đáp đền

Mâm cơm tách nước, dâng lên gọi là

Nhớ ngày kỉ niệm mẹ cha

Cháu con đoàn tụ, một nhà thật vui

Đây chung rượu, nọ chén trà

Đĩa dưa chén mắm, thế mà vẫn ngon

Vì trong gia đạo vuông tròn

Anh em hòa thuận, chiều lòng thảo ngay

Mẹ cha đẹp mặt nở mày

Ngậm cười chín suối không hoài công cha

Vì đâu cơ sự mà ra

Nhờ công cha mẹ, dạy ta làm: Người

Phước Hải

HOÀI NIỆM

Tặng một người xa

Trăng khuya giờ cũng đã già

Em còn một bóng nguyện tà tịch dương

Người đâu ngàn dặm mười phương

Chí tang bồng thỏa trăm đường nên chăng

Hay còn đâu đó áo khăn

Công danh ràng buộc khó khăn bước dường

Chờ người muôn nẻo mù sương

Đêm đêm nghe vọng đoạn trường bì ca

Hoài Ly

DU LỊCH LONG HẢI

Hội ta tổ chức cuộc đi chơi

Long Hải một ngày cho thảnh thơi.

Bỏ sau lưng thị thành náo nhiệt

Những tháng năm vất vả cuộc đời.

Không khí trong lành khỏe biết bao.

Biển dài sóng vỗ đẩy vô bờ

Thùy dương buông rủ như làm óc.

Gió biển hôn vào lá phất phơ.

Nhìn lên bầu trời thăm thẳm sây

Biển rộng bao la đến tận đâu.

Cảnh đẹp thiên nhiên trời ban tặng.

Cho người trần thế hưởng dài lâu

Lương Văn Nhung

TÌNH MẸ BAO DUNG

Mẹ là nguồn cội của con

Bao la sâu thẳm biển đông vợi vời

Khói vương linh khí đầy vơi

Khắc sâu ký ức thẳm bề sắt son

Sáng trong tình mẹ vinh thay

Cho con khôn lớn từng ngày biếc xanh

Nâng con suốt cuộc đời lành

Nước non hoa gấm nhân tình thủy chung

Bao la lòng mẹ bao dung

Mớm con sửa ngọt lịm dòng yêu thương

Chở che diễm phúc miên trường

Mẹ là ký ức quê hương cõi đời

Đinh Thị Diệu

CHÚNG TA PHẢI SỐNG…

Một lần nữa chúng ta mới thấy

Mình thua xa người khác vì sao?

Phải biết gạt những điều vặt vãnh

Dồn quyết tâm mà hướng đến mục tiêu.

Đời ngắn ngủi

Nhưng chúng ta phải sống

Sống hiên ngang

Cho đất nước ngẩng cao đầu.

Lê Minh Chử

HƯƠNG GIANG THƯƠNG NHỚ

Hương Giang ta bạn tâm tình

Thuở còn thơ ấu ngâm mình trên sông

Mặc cho mưa gió bão giông

Chiều về lưu luyến mênh mông đất trời

Nước sông như có lời mời

Cùng ta với bạn bao lời hàn huyên

Nhìn lên Thiên Mụ uy nghiêm

Âm vang chuông vọng thiên nhiên tuyệt vời

Hương Giang vẫn mãi rạng ngời

Đừng chia ly nhé! Ngỏ lời thiết tha

Ngâm mình tự hứa không xa

Ta cùng sông nước bao la hữu tình

Thế rồi chiến cuộc thình lình

Tạ từ chốn cũ trường đình mếm thương

Giờ đây cách trở vấn vương

Ngự Bình – Bến Ngự - Thừa Lương xa rồi

Thuận An – Vỹ Dạ tuyệt vời

Kim Long tôi đó vạn lời ngợi ca

Miền Nam nhớ quá muốn ra

Ngại nhìn sông núi xót xa u hoài

Vũ Thùy Hương

NỖI LÒNG CỦA MẸ

Con tôi nay đã lớn rồi

Mà sao lo lắng như hồi bé thơ

Nắng thời luôn ngại bụi dơ

Mưa rơi nước ngập ngẫn ngơ công trình

Lái xe thì sợ thình lình

Bao người phóng ẩu làm mình nguy nan

Sinh ra mong muốn bình an

Lớn lên tí nữa vái van điều lành

Đến khi con đã trưởng thành

Lo âu đối tượng nhưng đành giả ngơ

Giờ đây nỗi nhớ vô bờ

Vẫn luôn cầu nguyện ước mơ Phật Trời

Mong cho Con Cháu nên người

Gia đình hòa hợp đầy vơi nghĩa tình

Kéo lê kiếp sống một mình

Mẹ luôn van vái an bình Cháu Con

Vũ Thùy Hương

CANH KHUYA TỰ TÌNH

Canh khuya trăn trở tự tình

Sao đêm mờ nhạt thân mình đơn côi

Từ ngày giã biệt cõi đời

Chồng đi để lại bao lời yêu thương

Mẹ - Con trần thế vấn vương

Nương nhau đất khách: yêu thương ngút ngàn

Tạm quên cô lẻ lầm than

Nhìn Con khôn lớn bình an ấm lòng

Bao nhiêu trăn trở hoài mong

Đất lành chào mộng: hanh thông rạng ngời

Con nay thành đạt tuyệt vời

Yên bề gia thất: ơn Trời cõi mơ

Xế chiều chợt thấy bơ vơ

Con vui – riêng Mẹ vật vờ mộng xưa

Giọt buồn nặng trĩu đong đưa

Giọt hiu hắc nhứo đêm mưa trải lòng

Ngậm ngùi Mẹ mãi hoài mong

Cây xanh thay lá – nụ hồng đơm hoa

Dẫu cho lẻ bóng chiều tà

Mẹ tìm khuây khỏa: Thơ ca với sầu

Vũ Thùy Hương

ĐỜI TÔI

Đời tôi như chuyến tàu đêm

Mỗi lần mỗi chở nhiều thêm muộn phiền

Trải qua không ít truân chuyên

Nỗi niềm khó tỏ sầu riêng ngập hồn

Đến nay tuổi đã hoàng hôn

Mới tìm thấy được phúc tồn từ đây

Cháu con nội ngoại sum vầy

Bạn bè đông đủ tháng ngày gặp nhau

Bao nhiêu phiền muộn qua mau

Niềm vui lan tỏa tuổi già chóng quên

Sống vui sống khỏe cho bền

Dưỡng sinh luyện tập đừng quên mỗi ngày

Trở về cát bụi trắng tay

Đâu cần danh lợi hằng ngày đua chen

Tuổi trẻ từng trải nhọc nhằn

Bao nhiêu cay đắng cũng quen nếm mùi

Bây giờ ta sống để vui

Quên đi sầu muộn chôn vùi thời gian

Trúc Chi

QUÀ SINH NHẬT

Áo này tặng bạn Thùy Hương

Món quà sinh nhật mến thương thật nhiều

Tuy rằng chẳng đáng bao nhiêu

Nhưng mà ý nghĩa rất nhiều bên trong

Mong rằng bạn sẽ hài lòng

Chút tình bằng hữu gởi trong áo nầy

Tình bạn thân thiết từ đây

Dẫu cho dịch bệnh bủa vây khắp trời

Tình bạn lan tỏa muôn nơi

Vui cùng cảnh ngộ bằng lời thơ ca

Dù cho tuổi đã xế tà

Nhưng tình ta vẫn đậm đà nghĩa ân

Chung vui bất kể xa gần

Lúc buồn ta vẫn ân cần có nhau

Tình thương gởi trọn ngày sau

Cuối đời ta mãi bên nhau hẹn hò

Không còn vướng bận âu lo

Miễn sao sức khỏe Trời cho mình nhiều

Tiền bạc thì vừa đủ tiêu

Nhưng mà tình cảm thật nhiều vẫn hơn

Trúc Chi

BƯỞI NGON

Vườn bưởi nhà tôi lá mượt xanh

Trái to nhánh triểu nặng trên cành

Hương thơm lướt nhẹ theo làn gió

Kinh nghiệm khỏe cây luôn bón nhanh

Thời vụ thu mua tăng sản lượng

Tăng gia trái vụ có lời dành

Công lao chăm sóc thêm tươi tốt

Xuất khẩu thị trường được rạng danh

K.H. Quang Bỉnh

0939606697

SỐNG NGỪA BỆNH

Năm Châu dịch quái ác (côvi 19) xơi người

Lạc bộ Tiền Giang khỏe góc trời

Thơ phú nâng cao nhờ học hỏi

Diễn ngâm ca hát mãi sinh tười

Yêu thương trao đổi tình đoàn kết

Huynh hữu chung tay vẫn nụ cười

Mỗi tháng giao lưu đầy cảm xúc

Vui buồn lẫn lộn bởi do đời

K.H. Quang Bỉnh 2021

NGHIÊNG NGHIÊNG NÓN LÁ BÀI THƠ

Bóng ai tha thướt buổi tan trường

Nón lá nghiêng vành thả dáng gương

Nốt nhạc dòng Hương đò Đập Đá

Vần thơ núi Ngự khúc Nghê Thường

Bâng khuâng tóc mượt chùm hoa cỏ

Lấp lánh vai gầy giọt nắng sương

Bến mộng làng tây hồ xứ Huế

Cây si lãng mạn đứng bên đường

Ngụy Kỳ Nam (27.03.2018)

VƯỜN TRÚC SƠN TRÀ

Ngọn gió phương Nam

Qua miền đất Quảng

Vọng tiếng thơ sông Hàn

Nắng mai vườn trúc

Mây trắng lang thang đỉnh Sơn Trà

Bên hồ nước xanh… vảo thơm lần giở

Trang sách tre ngát tỏa hương bay

Ai họa tranh Tố Như ngày trước

Má hồng dâu bể đa đoan

Tiên cảnh đẹp với nàng tố nữ

Hai chị em Xúy Vân Xúy Kiều…

Hai thôn nữ thướt tha dáng kiều

Đi giữa vườn tre trúc mùa xuân

Ngụy Kỳ Nam (23.04.2017)

GỬI EM

Anh muốn gặp em

Trong vườn Hồng Nhung đẹp

Anh muốn có em trên những đỉnh cao

Anh muốn tình ta là của thanh cao

Tỏa hương thơm bầu trời xanh mát

Anh muốn gặp em dịu dàng tiếng hát

Bản tình ca chàng trai khó tính yêu đời

Anh muốn là dòng suối mát tình ơi

Thuyền và biển khắc sâu bài ca ấy

Mãi tặng em Xuân yêu không tuổi

Ngất ngây này thấm mãi hồn tôi

Phùng Chí Tâm


LỤC BÁT VIỆT - PHÁP

Tiếng Pháp, tiếng Việt giống nhau,

Cùng nhau tìm chữ ,tìm câu hàng ngày.

Mu-soa(mouchoir)là cái khăn tay,

Buya-rô(bureau) bàn giấy, để ngay văn phòng.

Savon là cục xà-bông.

Ban-công( balcon) là chỗ đứng trông trước nhà.

Xót-ti(sortir) có nghĩa: đi ra.

Ve(vert): màu xanh lá, màu là cu- lơ( couleur).

Beurre:thì có nghĩa là bơ

Ăn với ba-gét( baguette): bánh mì đũa que.

Chìa khóa còn gọi cờ-lê( cle')

Đốc- tơ (docteur) : bác sĩ, kẹo là bòn-bon( bonbon)

Thịt nguội còn gọi giăm- bông( jambon)

Quần dài,là păng-ta-lông(pantalon),đúng không?

Tóc tém: đờ- mi gạc-xông( demi garcon).

Phòng khách có ghế sa- lông(salon)để ngồi.

Súp-lơ (choux fleur) : bông cải,bỏ nồi.

Cùi-dìa(cuillère) :thìa,muỗng,xin mời ăn cơm.!

Quả táo còn gọi: trái bơm( pomme)

Dễ thương, hay gọi mi -nhon(mignonne),hay dùng.

Coát -xăng ( croissant) là bánh hai sừng.

Cà-rem( creme) ai thấy cũng mừng, cũng ham.

Đặt hàng còn gọi còm- măng( commande)

Sớp-phơ ( chauffeur) tài xế, phải ngồi vô lăng (volant)

Gọi mẹ, thì gọi ma-măng( maman)

Thường trực là pẹc- ma-năng.(permanent) nghe bà !

Lối đi qua,gọi cu-loa( couloir)

Bi-da( billard) chơi nhớ , phải chà cục lơ.( bleu)

Người chạy xe đạp : cua-rơ( coureur)

Đồng hồ điện, gọi công-tơ( compteur) hã bồ?

Bảo vệ là gạc- đờ- co(garde de corps)

Áo khoác dài gọi măng-tô(manteau) đó mà.

Tạm biệt, nói ô- rờ -voa( au revoir)

Món gà nấu đậu,gọi là la-gu ( ragout)

Chửi nhau nói : mẹc-xà- lù( merde salaud)

Pê-đan( pédale) bàn đạp ,rất cần cho xe.

Màu da ta gọi màu be(beige)

Cà-vẹt ( carte verte) là giấy xe nè,hở anh?

Thắng xe,thì gọi là phanh( frein)

Cà-vạt(cravate) nhớ thắt, để thành ...đẹp trai.

Pít -xin( piscine) là cái hồ bơi.

Búp-bê(poupée) bé thích ,bé ngồi, bé mơ...

Buộc -boa(pourboire) ám chỉ tiền bo.

Tích-kê( ticket)là vé, ri-đô( rideau) là màn.

Táp - pi( tapis)là tấm thảm sàn.

Sinh nhật ,nhớ mở nhảy đầm đãng-xê( danser)

Đầm dài là cái xoa rê(soirée)

Giuýp ( jupe) là váy ngắn,nhìn mê không bồ?

Xe hơi còn gọi ô tô(auto)

Đờ mi(demi): một nửa, bô( beau) là đẹp trai.

Đúp ( double) thì có nghĩa : gấp hai.

Bưu ảnh, là cạc- pốt- tan ( carte postale) có hình.

Co(corp) là để chỉ thân mình.

Đề -pa( départ)mang nghĩa khởi hành đó nha.

Tôi thì mình xưng là moa ( moi)

Còn bạn có nghĩa là toa( toi), là mày.

Tiếng Pháp Việt hóa, thật hay.

Nhưng không thể viết một ngày mà xong.

Chỉ mong đóng góp cộng đồng .

Soạn đi soạn lại,vẫn còn nhiều ghê..

Thủ quỹ quen gọi két -xê( caissier)

Giới thiệu nhà cửa, bởi mê tiền cò ( com: commission)

Bệnh hoạn ,ai lại chẳng lo.?

Chạy mua thuốc ở tiệm gọi là phạc- ma- xi ( pharmacie)

Màu xám còn gọi màu ghi( gris)

Cục gơm ( gomme) để xóa,viết chì để ghi.

Con gái tôi, gọi ma -phi ( ma fille)

Đét-xe ( dessert) tráng miệng, ăn khi tiệc tàn.

Nhảy đầm ,đẹp nhất điệu van ( valse).

Nhẹ nhàng thanh thoát, chàng nàng say mê.

Mỗi sáng một phin( filtre) cà phê( café)

Bắt đầu làm việc, không hề quên đâu.

In- trô ( intro) : khúc nhạc dạo đầu.

Cam- nhông(camion): xe tải, lơ (bleu): màu xanh xanh.

Tiệc tùng khui rượu sâm- banh( champagne).

Sô- cô-la ( chocolat) đắng ,người sành thấy ngon.

La-de ( la bière ) uống giống bia lon.

Có người không thích, thì ngồi chê bai.

Bia ( bière) ,bọt, chỉ nên lai rai.

Uống nhiều bia quá,hao tài,hao phăng ( Franc)

Tiền thì nhớ bỏ nhà băng ( banque)

Trai gái sắp cưới, gọi là phi-ăng-xê ( fiancé)

Mùa hè nắng gắt thấy ghê,

Nhớ đeo găng( gants) để bị chê đen thùi.

Ăn cơm, ăn xúp ( soupe), ăn nui ( nouille).

Nhớ chan nước xốt ( sauce), nhớ mùi rau thơm.

Điện tín là tê- lê- gam ( télégramme)

Vợ tôi thì nói " ma pham" ( ma femme) của mình.

Te- ríp ( terrible) : là chuyện thất kinh.

Phi- nan ( final) : kết thúc... thôi thì... mình xì-tốp (stop) ...lun..

Kim Sơn st.

CÁI HÔN

Nụ hôn trộm ngỡ ngọt ngào,

Ngờ đâu vị đắng ngấm vào tận tim!

Mịt mờ bay vút cánh chim,

Sững sờ tôi đứng… chết chìm, nhìn theo!

Matxcơva, 16 – 6 –1992
Vũ Đình Huy

THE KISS

Believed to be sweet was the stealthy kiss

But I didn’t expect bitterness to penetrate the depth of my heart!

The dim bird’s wings swishingly flew up

Stupefied, I stood with dead sinking eyes… looking after!

Moscow, 16- 6 –1992

Vũ Đình Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn


VỀ ĐÂU?

Học xong rồi, biết về đâu?

Lại buôn bán vặt, lại đau nỗi nhà?

Trẻ già chen chúc vào ra

Hành lang, phòng ngủ bày la liệt hàng.

Ngổn ngang tiền, bánh trên bàn

Kẻ ngồi, người đứng dưới sàn bán mua.

Sách trong góc, bụi che mờ

Tháng ngày trôi, biết bao giờ cầm lên?

Đến đây mọi giới, mọi miền

Giàu nghèo chung đụng, sang hèn gặp nhau.

Về đâu Đất nước? Về đâu?

Tài năng lăn lóc buồn đau xứ người!

Matxcơva, 09 – 05 – 1992
(Sau một tháng bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học)
Vũ Đình Huy

WHERE TO RETURN?

Finishing my studies, to where should I return?

Continuing to be a petty trader, and grieving over

the sufferings my country is enduring?

Hustling young and old people going in and out

On verandahs and in bedrooms, a great deal of goods

were displayed.

On the table, cash and cakes lay higgledy-piggledy

Some people sat and others stood on the floor

selling and buying.

In a corner, books were dimly covered by dust

Months and days went by, when will they be taken up?

Coming here were people from all classes and regions

Rich and poor people rubbed shoulders one another, while noble and vile ones were brought by chance together.

Where to return, O Homeland? Where to return?

So many talented people felt sad and wallowed on strangers’ land!

Moscow, 09 – 05 – 1992

(One month after having successfully defended the Doctor of Science’s Thesis)
Vũ Đình Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn

Phụ bản III

BẠN LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC !

Nếu bạn thức dậy sáng nay vẫn có nhiều sức khỏe hơn bệnh tật ,được sống tự do..., không phải nằm trong phòng cấp cứu bệnh viện ...thì bạn đang may mắn hơn hằng triệu người sắp chết tuần này ...

Người ta hay coi thường những gì mình đang có!

Chỉ khi nào mất đi,mới hiểu và...ân hận...muộn màng!

Nếu bạn chưa từng cảm nhận sự nguy hiểm trong chiến trường,sự cô đơn trong ngục thất, sự đau đớn khi bị hành hình, cảnh nhục nhã ,trốn tránh, sự đói ăn khát uống, cảnh sống lang thang vô gia cư... sống không biết ngày mai sẽ ra sao... Thì bạn đã hạnh phúc hơn mấy trăm triệu người trên thế giới ...

Nếu bạn được đi du lịch mà không sợ bị làm khó dễ, Bạn may mắn hơn đa số trong khoảng gần 3 tỉ người trên thế giới.

Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh có áo che thân, có nơi cư ngụ và có nơi để gối đầu khi ngủ, không phải lo lắng quá nhiều về ngày mai .... Bạn đã giàu có hơn 75% người trên thế giới này.

Nếu bạn có tiền trong nhà ngân hàng, trong ví, và có bạc lẻ đâu đó... thì bạn là một trong số 8% người giàu có hơn rất nhiều người trên cả thế giới này.

Nếu bạn có thể ngẩng cao đầu, có thể mỉm cười và cảm thấy biết ơn cuộc đời,... Bạn đã là người có hạnh phúc vì đa số chúng ta có thể cảm nhận điều đó, nhưng lại không chịu làm điều này.

Quá nhiều người tham lam, tự làm khổ mình...

Nếu bạn có thể nắm tay người nào đó ôm choàng họ, hoặc vỗ về an ủi ,động viên họ bằng hình thức nào đó ...,từ tinh thần tới vật chất ..., Bạn đã là người có hạnh phúc vì bạn có thể hàn gắn vết thuơng lòng ,làm vợi đi nỗi buồn của nhân loại !

Hàng ngày, ngay lúc này đây ,đang có biết bao người đau khổ vì đủ mọi bất hạnh , từ bệnh tật đến chiến tranh , tù đầy, các hoàn cảnh cơ cực..., hàng nghìn trẻ em chết đói ở châu Phi mỗi ngày ...

Nếu bạn có thể đọc được email này Bạn là người có phúc hơn 2 tỉ người trên cả thế giới- vì họ không thể đọc được bất cứ chữ gì và sống như các động vật ...

Bạn là người đang có nhiều hạnh phúc ...,đang sung sướng... chỉ có điều... Bạn chưa biết đó thôi !

Đừng than phiền ,đòi hỏi quá nhiều... Mai đây,chưa biết những gì... sẽ tới! Quy luật "Vô thường" luôn đúng... Xin đừng phí phạm hạnh phúc trong tay!

Hoàng Kim Thư st.


BÀN VỀ NHÂN VẬT

“TAM QUẤC QUAN CÔNG”

Quan Công gốc gác như thế nào? Sách Tam quấc diễn nghĩa ghi: họ Quan, tên Võ tự là Vân Trường. Người ở đất Giải Lương tỉnh Hà Đông. Vì giết tên thổ hào áp bức dân lành nên đi lánh nạn.

Quan Công giỏi võ, sức mạnh vô cùng. Người có tín nghĩa, có mưu lược, có lòng trung thành, có trách nhiệm. Khi kết nghĩa với Lưu Bị, ông giúp Lưu Bị dẹp giặc, giữ vững bờ cõi nơi trú đóng.

Khi Tào Tháo tấn công Tiểu Bái, Trương Phi bị lầm kế, bị vây chặn các nẻo nên chạy lên núi Mang Đản sơn lánh nạn. Lưu Bị bị quân Tào vây đông như kiến nên một người một ngựa chạy qua Thanh Châu nương nhờ Viên Thiệu. Tào Tháo lấy Tiểu Bái rồi tiến đáng Từ Châu, vợ con Lưu Bị do em vợ là My Trúc (366) bảo vệ đang ở Từ Châu (424). My Trúc, Giản Ung ngăn không nổi phải bỏ chạy. Tào Tháo tiến đánh Hạ Bì, Quan Công để mất Hạ Bì, không trở về được nên phải lên chót núi Thổ sơn tạm nghỉ. Quân Tào trùng trùng điệp điệp kéo tới vây Thổ sơn. Trương Liêu tới dụ hàng. Quan Công ở Hạ Bì không dính dáng gì với nhị tẩu mà đầu Tào với danh nghĩa bảo vệ nhị tẩu trong khi Lưu Bị và cả em vợ Lưu Bị là My Trúc cũng bỏ vợ con Lưu Bị chạy thoát thân. Việc đầu Tào nầy của Quan Công thật đáng chê trách. Sau khi ông qua đời, ông hiển thánh giúp dân nên được tôn thờ là việc khác.

Khánh Hội, Quận 4 Saigòn ngày 14.09.2020

Phạm Hiếu Nghĩa


NGẪM NGHĨ VỀ CUỘC ĐỜI

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn. Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc. Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm. Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học, và người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

Đừng hứa khi đang vui! Đừng trả lời khi đang nóng giận! Đừng quyết định khi đang buồn! Đừng cười khi người khác không vui!

Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.

Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe. Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng một bước đi. Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người). Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức. (Trên 50 tuổi mừng từng năm, qua 60 tuổi mong hàng tháng, tới 70 tuổi đếm mỗi tuần, đến 80 tuổi đợi vài ngày, được 90 tuồi… ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm!). Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lắng nhiều quá về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng. Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn. Các con vô tình thì có thể sẽ tranh giành của cải của bạn. Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên, nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khỏe với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khỏe.

Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ, tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu? Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm. Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tuền tiêu là tốt rồi. Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện vuồn phiền riêng. Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ…

Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn… Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một gày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”. Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ. Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thường xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe. Và ngất là biết trân quý những điều tốt đẹp quanh mình và còn bạn bè nữa… họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình. Không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất. (Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi hay những người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 60).

Bùi Đẹp st.



CUỘC SỐNG TUYỆT VỜI

We never get what we want,
We never want what we get,
We never have what we like,
We never like what we have.
And still we live & love.
That's life...

Không có thứ ta muốn,
Không muốn thứ ta có,
Không có thứ ta thích,
Cũng không thích thứ ta có.
Thế nhưng ta vẫn sống và yêu.
Đó là cuộc sống...

The best kind of friends,
Is the kind you can sit on a porch and swing with,
Never say a word,
And then walk away feeling like it was the best conversation you've ever had.

Bạn tốt nhất
Là người mà bạn có thể cùng ngồi đung đưa trước hiên nhà,
Không nói lời nào cả,
Vậy mà khi rời khỏi, bạn vẫn cảm giác như đó là cuộc trò chuyện thú vị nhất mà bạn từng có.


It's true that we don't know
What we've got until it's gone,
But it's also true that we don't know
What we've been missing until it arrives.

Ta thường chẳng biết mình có gì cho đến khi đánh mất chúng,
và cũng chẳng biết mình thiếu gì cho đến khi chúng đến.

Giving someone all your love is never an
assurance that they'll love you back!
Don't expect love in return;
Just wait for it to grow in their heart,
But if it doesn't, be content it grew in yours.

Trao ai hết tình yêu thương của bạn không có nghĩa rằng chắc chắn họ cũng sẽ thương yêu bạn!
Đừng trông đợi tình yêu như một sự đáp trả;
Hãy chỉ đợi cho nó lớn lên trong tim họ,
Nhưng nếu không được như vậy, thì hãy vui vì nó đã lớn lên trong tim bạn.

It takes only a minute to get a crush on someone,
An hour to like someone,
And a day to love someone,
But it takes a lifetime to forget someone.

Có khi chỉ mất một phút để phải lòng ai đó,
một giờ để bắt đầu cảm thấy thích,
và một ngày để bắt đầu yêu,
Nhưng lại phải mất một đời để có thể quên được họ.

Don't go for looks; they can deceive.
Don't go for wealth; even that fades away.
Go for someone who makes you smile,
Because it takes only a smile to
Make a dark day seem bright.
Find the one that makes your heart smile!
Đừng tìm kiếm nơi vẻ đẹp bề ngoài; chúng có thể đánh lừa bạn.
Cũng đừng tìm kiếm nơi của cải vật chất; vì ngay cả những thứ đó rồi cũng sẽ ra đi.
Hãy tìm kiếm người có thể khiến bạn mỉm cười,
Vì chỉ cần có nụ cười thì ngày ảm đạm cũng trở nên tươi sáng.
Hãy tìm người có thể khiến trái tim bạn mỉm cười!

May you have
Enough happiness to make you sweet,
Enough trials to make you strong,
Enough sorrow to keep you human,
And enough hope to make you happy
Cầu cho bạn
Đủ hạnh phúc để trở nên dịu dàng nhân hậu,
Đủ nếm trải để trở nên kiên cường mạnh mẽ,
Đủ nỗi buồn đế biết cảm thông,
Và đủ hy vọng để trở nên hạnh phúc.

Always put yourself in others' shoes.
If you feel that it hurts you,
It probably hurts the other person, too.
Hãy luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Điều gì làm bạn tổn thương,
thì cũng có thể sẽ làm tổn thương họ.

The happiest of people
Don't necessarily have the best of everything;
They just make the most of everything that comes along their way.
Happiness lies for
Those who cry,
Those who hurt,
Those who have searched,
And those who have tried,
For only they can appreciate the importance of people
Who have touched their lives.
Người hạnh phúc nhất
Không hẳn là người có được những thứ tốt nhất;
Mà chỉ là người biết tận dụng tất cả những gì đến với họ.
Hạnh phúc sẽ đến
Với những ai từng rơi lệ,
Từng tổn thương,
Từng tìm kiếm,
Và từng cố gắng,
Bởi chỉ có họ mới có thể hiểu được tầm quan trọng của những người đã từng
chạm vào cuộc đời họ.

When you were born, you were crying
And everyone around you was smiling.
Live your life so that when you die,
You're the one who is smiling
And everyone around you is crying.
Khi bạn chào đời, bạn khóc
và mọi người xung quanh nhìn bạn mỉm cười.
Hãy sống cuộc đời mình thế nào để khi chết,
Mọi người xung quanh than khóc, và bạn mỉm cười.

Please send this message
To those people who mean something to you,
To those who have touched your life in one way or another,
To those who make you smile when you really need it,
To those that make you see the brighter side of things When you are really
down,
To those who you want to know
That you appreciate their friendship.
Hãy gửi thông điệp này
Cho người có ý nghĩa đối với bạn,
Cho người đã chạm vào cuộc đời bạn bằng cách này hay cách khác,
Cho người có thể khiến bạn nở nụ cười khi bạn thật sự cần nó,
Cho người có thể giúp bạn nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề khi bạn thật

sự thất vọng,
Và cho người mà bạn muốn họ biết rằng bạn trân quý tình bạn của họ.

And if you don't, don't worry,
Nothing bad will happen to you,
You will just miss out on the opportunity
to brighten someone's life with this message...
Nếu không làm vậy, cũng đừng lo lắng,
Sẽ chẳng có điều tồi tệ nào xảy đến với bạn đâu,
Chỉ là bạn vừa lỡ mất cơ hội
Làm cuộc sống ai đó tươi sáng hơn với thông điệp này mà thôi..

Đỗ Thiên Thư st.

Phụ bản IV

LỖI LẦM VÀ THA THỨ

Tản Mạn

Không trừ một ai trong cuộc sống này mà không mắc lỗi bao giờ. Từ nhỏ đến lớn, chuyện mắc lỗi có thể nói xảy ra thường xuyên. Có lỗi do sơ ý vô ý, có lỗi do cố tình, có lỗi do tắc trách do thiếu sót thiếu hiểu biết, có lỗi do ngoại quan do hiểu lầm,…. Lỗi xảy ra trong thao thác kỹ thuật, lỗi xảy ra khi quá trớn, lỗi xảy ra khi không kiểm soát được hành vi lời nói, lỗi xảy ra do chủ quan khinh suât hay tùy tiện, lỗi xảy ra cả khi không biết đó là có lỗi.

Vấn đề là ở chỗ có nhận đó là lỗi của mình và có thiện chí khắc phục hay không ?

Chuyện đổ lỗi thì nhiều và nhiều lắm rồi, phạm vi bài viết này không cần đề cập đến. Biết nhận lỗi và khắc phục lỗi đó là sự văn minh văn hóa, là nâng cao nhân cách nhân phẩm. Lỗi năng lỗi nhẹ, biên độ hậu quả phần lớn tùy thuộc vào sự ứng xử. Nhiều khi chỉ cần một lời xin lỗi nhẹ nhàng đơn giản mà hóa giải mà giữ lại được rất nhiều, Vẫn luôn có một thành phần dù làm bao nhiêu điều sái quấy với bao nhiêu người thì cũng không bao giờ nhận sai. Cả thế giới sai chứ họ không bao giờ sai, tất cả mọi người đều có lỗi với họ chứ họ không bao giờ làm gì không đúng cả. Với thành phần này có thể ví như một loại “đá tạp” quăng bừa ra đường, ai vấp mặc kệ, ngã nặng ngã nhẹ mặc kệ, thương tích nhiều hay ít mặc kệ, họ vẫn trơ trơ ra đó.

Bàn đến sự “Tha thứ” là một phạm vi không dễ minh bạch rạch ròi.

Tha thứ cho người. Điều này khá đơn giản với nhiều người, với điều kiện lỗi không quá nặng, hậu quả không nghiêm trọng, thiệt hại không đáng kể, và tính chất của mối quan hệ, và bản chất của người xử sự. Người sơ giao qua đường, vì một lý do gì đó va vấp,người lịch thiệp nhân từ tử tế, dễ dàng phẩy tay, “chuyện vặt ấy mà,không sao đâu”. Người thân quen lỗi không cố ý, người rộng lượng bao dung cũng “ừ thôi, rút kinh nghiệm lần sau nhé”. Và dù bất kể mức độ và tính chất của mối quan hệ thế nào nhưng nếu phạm lỗi nặng thì chắc chắn phải có những động thái tích cực khắc phục lỗi thì cũng sẽ nhận được sự tha thứ. Tuy nhiên, tha thứ là không hành động đáp trả chứ không đồng nghĩa đã xóa sạch vết tích. Nhưng dù sao thì lâu dần cũng có thể xem sự thể đã mờ nhạt.

Tha thứ cho mình. Mới nghe thì có vẻ dễ dàng, bản thân mà,đương nhiên là nhẹ tay rồi. Nhưng không hẳn. Với những người cả nghĩ, có trách nhiệm có ý thức, có lương tri,thì cho dù đã làm mọi thứ có thể để giảm nhẹ thấp nhất mức độ thiệt hại cả tinh thần và vật chất khi chẳng may mắc lỗi. Và cho dù đối phương đã vui vẻ bỏ qua, đã dồng ý tha thứ, nhưng cứ mỗi khi gặp lại thì tâm thức vẫn nhắc nhớ. Còn nếu chẳng may hậu quả chỉ có thể giảm thiêu ít nhiều chứ không thể khắc phục hoàn toàn thì sự tự vấn lương tâm là vẫn luôn tồn tại.

Cố gắng để không mắc lỗi, là một điều không dễ thực hiên, bởi quá trình tiếp xúc và lăn lóc trải nghiệm với đời, không làm sao và không thể nào thấu đáo và lo lường được tất cả mọi diễn biến. Thậm chí có những lúc làm việc phải việc tốt nhưng vẫn như có lỗi trong một góc độ nào đó. Vậy nên có thể tha thì cứ tha, có khó để tha thì cũng ráng tìm cách mà tha. Vì tha cho người cũng là tha cho mình. Bản thân mình nếu cứ gim khư khư lỗi của nhiều nhiều người chung quanh, cũng đồng nghĩa mình không tha cho bản thân khi bắt nó phải mang vác nhiều quá. Đành rằng nói dễ chứ làm không dễ, nhưng hãy học cách tự ám thị “thôi bỏ đi bỏ đi… thôi tha đi tha đi” một lúc nào đó cũng sẽ bước qua được thôi.

Đàm Lan


HOA ĐỒNG CỎ NỘI

Truyện ngắn


Cơn giận bốc lên đỉnh đầu, tóc Hoan dựng ngược, mắt tóe lửa đỏ quạch. Anh nghiến răng trèo trẹo, muốn quay vào vả cho phù cái mỏ nhọn chanh chua của vợ cho hả tức. Lời phải không chịu nghe, cứ ong óng cái miệng. Ngu sao mà ngu động trời động đất. Được, muốn khổ, ông cho khổ!

Hoan đi dọc bờ sông. Gió từ ngoài sông cái thổi vào, mang theo hơi hướm của biển, mát rười rượi, xoa dịu cơn giận trong lòng anh. Ngồi bệt xuống bãi cỏ, phóng tầm mắt dọc theo hàng cây lô xô ven triền sông. Những bụi bần chen chúc với mấy khóm dừa nước rậm rì, thi nhau thả rễ, cắm sâu dưới bùn, ngâm một nửa thân trong dòng nước ngầu đục phù sa. Lá bần lao xao như dỗ dành lũ chim chao đảo theo cành nghiêng. Mấy tàu dừa nước hướng thẳng lên trời tựa như những chiếc lược thiên nhiên mộc mạc, chải vào không gian yên tĩnh.

Chiều chầm chậm rơi. Cánh đồng bên kia sông nhuộm đỏ ánh mặt trời rừng rực, hấp háy. Cuối con đường đất, khóm tre đằng ngà óng ả, rì rào bên ngôi nhà ngói cổ kính, u tịch của mẹ Hoan. Ở đó, xưa kia rộn rã tiếng nói cười, tiếng quạt lúa xoành xoạch, tiếng hò đối đáp vào những ngày mùa… Tất cả đã qua đi, lắng chìm vào quá khứ, trở thành kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của Hoan. Ở đó, bây giờ lặng lẽ bóng mẹ ra vào, cúi gầm với công việc. Không phải để tích lũy, làm giàu nữa mà để giết thời gian. Thời gian là liều thuốc lãng quên. Nhưng, với mẹ Hoan lại là những chuổi dài tiếp nối buồn bã, ân hận, là những khoảnh khắc để bà chẻ vụn nỗi buồn ra làm vạn mảnh, tràn ngập lòng bà. Thật là khủng khiếp khi thất vọng! Đó là cái chết của một tâm hồn. Đau đớn hơn, mẹ Hoan đã tự tìm đến cái chết ấy.

Ở vùng nầy, ai mà không biết bà The, mẹ của Hoan. Một người đàn bà góa chồng lúc tuổi đời mới ba mươi. Nhan sắc như đóa hoa mãn khai, quyến rũ, ong bướm dập dìu. Vậy mà, bà đã khép chặt cửa lòng, dập tắt dục vọng thầm kín. Chỉ vì hai đứa con: Chị Ngàn và Hoan. Hạnh phúc của bà làm tròn bổn phận, gầy dựng cuộc đời của con. Nắng sớm, mưa chiều không làm bà chùn bước. Mặc cho vất vả chồng chất vội vàng những nếp nhăn già nua lên vầng trán phẳng phiu. Bà làm cho đàn ông phải chắc lưỡi tiếc thầm. Còn đàn bà nửa băn khoăn, nửa ganh tị. Đối với mẹ Hoan, cần cù làm việc là một cách để tồn tại và giàu có. Giàu có sẽ đem đến hạnh phúc. Theo cách nghĩ của bà, muốn giàu phải làm. Mà làm bằng tay chân kia. Còn lao động trí óc, mơ hồ quá! Như mớ chữ nghĩa ít ỏi nằm trong đầu của bà. Hoan cũng không trách mẹ được. Anh học ngày, học đêm, đến khi ra trường tiền lương không đủ cho Hoan xài thoải mái.

Tháng nào anh cũng xin thêm tiền của mẹ. Vì vậy, bà chẳng hy vọng gì ở Hoan. Cho con đi dạy như cho nó thay đổi không khí lao động một thời gian. Đâu đó, bà đã xếp đặt cả rồi. Từ chuyện chia phần đất đai, ruộng vườn cho đến chuyện hôn nhân của hai con. Mỗi đứa, bà ngắm nghé một nơi không cần biết chúng nó có đồng ý hay không. Bà tin ở mình hơn tin hai đứa trẻ, đầu óc non choèn choẹt.

Chị Ngàn lấy chồng theo sự định đoạt của mẹ. Chị khóc hết nước mắt để van xin mẹ đừng bắt chị xa anh Mạnh. Nhưng không lay chuyển được lòng mẹ. Bà nhận xét:

- Thằng Mạnh nó hiền lành, chăm chỉ. Nhưng … nó nghèo. Một tấc đất cắm dùi cũng không có. Lấy nó, suốt đời con sẽ ra thân làm thuê làm mướn mà chưa chắc đã đủ no.

Ngày chị Ngàn lấy chồng, anh Mạnh nấp sau khóm tre đằng ngà nhìn xácpháo rắc đỏ con đường đất. Anh bỏ về khi thấy chị Ngàn yểu điệu nhảy Lâm Thôn với chồng cho bà con xem. Ít lâu sau, anh tình nguyện đi bộ đội. Mẹ Hoan có bâng khuâng đôi chút rồi nói:

- Nghĩ cũng tội nghiệp nó! Nhưng đời bây giờ đâu có chuyện một túp lều tranh, hai quả tim vàng nữa. Nghèo quá, làm sao mà sống nổi để hạnh phúc.

Chẳng bao lâu, mẹ Hoan nhận ra mình đã lầm. Bà cắn răng, chằng mắt để không kêu than, không khóc lóc khi biết chị Nhàn bị bên chồng bạc đãi. Nhà chồng lớn nhất vùng nhưng chị chỉ được ở trong nhà vào giờ ngủ. Suốt ngày, chị Ngàn phải “cai quản” ruộng vườn. Như đóa hoa sớm nở, chóng tàn, chị xác xơ, tiều tụy dần mòn. Hai năm sau ngày cưới chị băng ruộng chạy về nhà, mặt mày thâm tím vì bị chồng đánh đập. Chị không sinh con mà còn không chịu cho chồng cưới vợ khác. Từ đó chị về nhà ở với mẹ và Hoan. Đúng lúc ấy, chị hay tin anh Mạnh đã hi sinh ở chiến trường Campuchia xa tít. Tưởng cũng tạm ổn, không ngờ, tinh thần chị suy sụp hẳn. Chẳng biết vì buồn giận chồng hay vì nhớ thương người yêu mà chị khóc mãi, khóc tới mờ mắt, bệnh nặng rồi qua đời. Bỏ lại người mẹ già chìm trong khắc khoải, đau thương và thằng em cũng chông chênh trên con dốc cuộc đời. Thành công hay thất bại, Hoan lửng lơ giữa trò chơi bập bênh. Phấn đấu hay buông xuôi theo số mệnh? Trình độ Hoan không cao nhưng mớ học thức thu nhập được cũng đủ để anh tin vào bản thân. Anh quyết không để may rủi vùi dập cuộc đời mình. Như chị Ngàn, Hoan cũng lấy vợ theo sự định đoạt của bà. Nhưng Hoan quyết uốn vợ theo ý muốn của mình. Hoan chia tay với Trang, một cô gái hiền hậu và xinh đẹp. Bà The, mẹ Hoan cũng nhìn nhận Trang là người tốt nhưng… ốm yếu quá. Bộ dạng ấy chỉ có thể cầm cây bút soạn giáo án chứ làm sao cai quản nổi vườn ruộng nhà bà. Bà còn bảo:

- Tạng người cỡ nó đẻ chừng hai đứa con là nhão ra như tấm bột nếp bị nhào nhiều nước. Hoan bênh vực người yêu:
- Nhưng Trang có kiến thức. Kiến thức rất cần cho đời sống.
- Nhưng tao không cần. Kiến thức giúp được cho việc làm ruộng của tao?

Hoan cố gắng thuyết phục mẹ:

- Có kiến thức, mẹ hiểu rõ hơn về đất đai, biết cách sử dụng kiến thức, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, vào cách làm ruộng thì sẽ tăng năng suất, có kiến thức…

Mẹ Hoan ngắt lời:

- Thôi! Dẹp cái kiến thức của mày đi! Tao không có kiến thức kiến ngủ gì hết mà cũng trúng mùa, lúa vựa đầy bồ, rồi dư tiền để ông giáo Hoan mượn mà hoang phí.

Ít hôm sau, bà dắt Hoan đi coi mắt vợ. Vừa đặt chân vào nhà, Hoan cũng hiểu được phần nào duyên cớ mẹ chọn nơi nầy làm sui gia. Bên nhà gái không giàu nhưng không chê vào đâu được. Ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Nền cao ngang đầu gối. Bậc lên xuống lót gạch men bóng loáng. Mọi thứ đều sạch bong, gợi cho Hoan cảm giác thoải mái, thích thú trong một môi trường thoáng đãng, trong lành. Hoan nghĩ đến người vợ sắp cưới. Chắc chắn phải có bàn tay của cô ta góp vào. Lòng anh nôn nao. Chẳng phải đợi lâu, cô gái bưng nước ra mời khách, đã khiến Hoan sững sờ một thoáng. Cô ta đẹp hơn Hoan tưởng. Dáng người chắc nịch. Hai gò ngực vun cao, chật căng trong chiếc áo bà ba may khéo. Đôi mắt to đen lay láy, lúng liếng, tình tứ, liếc nhìn anh. Nụ cười duyên dáng, e ấp hớp một nửa hồn anh, ném đi đâu mất. Bây giờ Hoan mới hiểu vì duyên cớ nào mà mẹ lại chọn Pha cho anh.

Nhưng, chỉ vài hôm sau khi ở rể Hoan mới bật ngửa vì tính tình của Pha chẳng khác gì mẹ anh. Cái gì lọt vào tay Pha phải sinh lợi. Nhặt được mấy cái lon bia bằng nhôm, Pha cắt, uốn chúng thành hai cái lồng đèn rất đẹp rồi bán cho con nít trong xóm. Nấu chuối ăn, còn mớ vỏ, Pha ném vô chuồng heo.

Hoan bảo:

- Heo không ăn đâu.

- Nó phải ăn! Em bỏ đói nó tới chiều thì anh có ném chiếc giày vào, nó cũng ăn tuốt luốt.

Hoan rùng mình:

- Như vậy ác lắm!

- Cho ăn mà ác sao? Mình nuôi nó để sinh lợi thì phải tập cho nó dễ nuôi một chút chứ.Tận dụng được thức ăn thừa thì mới gọi là tiết kiệm chứ.

- Mẹ anh không cho heo ăn như em. Mẹ luôn nấu cháo độn với rau muống.

- Như vậy thì chẳng có lời đâu. Không lời nuôi làm chi cho cực.

Hoan bực bội kể lại cho mẹ nghe. Nhưng bà phì cười khen:
- Con này giỏi! Biết tính toán như vậy thì mau khá.
Từ hôm đó, Hoan thấy mẹ hay nhặt vỏ dưa, chắt mót thức ăn thừa để cho heo ăn. Lứa heo ấy mẹ bảo lời hơn, nhờ Pha.

Pha còn giống tính mẹ anh ở chỗ ngăn nắp, sạch sẽ. Cành cây khô dùng làm củi, Pha chặt đều tăm tắp. Xếp bằng đầu, bằng đít ở trại củi. Lá dầu khô cũng được gom vào bao để dành nhóm lửa. Ở cái kho nầy, Hoan còn thấy biết bao thứ khác. Cái ghế gãy một chân, chai nước tương, keo chao, dép đứt,…Mỗi thứ được cho vào một bao, chờ đầy sẽ đem bán. Pha khoe mỗi lần bán, Pha sắm một món mới như bình hoa, bộ tách, cái ghế,…Hoan lắc đầu lè lưỡi nhưng trong lòng cảm thấy an tâm.

Hoan cưới vợ chưa đầy một tháng thì chị Ngàn bị chồng hắt hủi, chị về nhà luôn. Một tay vợ Hoan chăm sóc chị lúc ốm đau. Nhưng chẳng bao lâu, chị qua đời. Hoan cảm thấy yêu thật sự người vợ quê mùa, ít học của mình. Những ngày nầy là thời gian hạnh phúc nhất đời anh, Anh được
vợ yêu chiều đến độ phải ngạc nhiên. Thấy đêm nào Hoan cũng gò lưng viết giáo án, Pha sót ruột. Cô bảo anh mượn của đồng nghiệp rồi cô chép dùm cho. Pha gò từng chữ nên toàn bộ giáo án ấy sạch đẹp còn hơn chính Hoan đã soạn. Anh tuyên bố:

- Phải biết cưới vợ sướng như vậy, mình đã lấy vợ từ lúc hai tuổi!

Nhưng khi Pha có thai, gần ngày sinh, cô mệt mỏi. Cô cũng giúp anh chấm bài cho học sinh nhưng lười xem nên hễ thấy sạch sẽ thì cho điểm cao, thấy chữ xấu, cho điểm thấp. Không cần chính xác, miễn xong thì thôi. Ban giám hiệu hay được, mời Hoan lên phòng làm việc. Hoan tự ái, xin thôi việc. Về nhà, cho vợ hay, Pha phì cười:

- Người ta rầy đúng lắm chứ bộ. Tự ái nỗi gì. Dạy như anh thì chết lũ trẻ.

Anh làm ruộng có lẽ hạp hơn. Thôi, để em giúp một tay.

- Thôi, tôi sợ bàn tay cô lắm rồi.

Vợ Hoan cười hinh hích nhưng sau đó cô thực hiện lời hứa bằng cả hai tay. Nghe anh nói về lợi ích của hệ sinh thái VAC - tức là vườn ao chuồng.

Như bắt được vàng, Pha thực hành ngay. Đào ao thả cá, trồng rau, nuôi heo,…Đợt đầu đã thành công. Tiền thu mua được hai công ruộng ở bên kia sông. Vợ anh lại trồng mía trên mảnh đất mới tậu ấy. Hai vợ chồng gánh nước tưới…khờ khạo luôn. Nhưng lúc bán mía, Hoan mừng khôn xiết.

Tiền kiếm được vợ anh mua ngay một máy bơm nước để tưới mía. Hoan không được vui. Anh bảo có tiền cứ mua, lỡ có gì cần, làm sao? Pha có vẻ nghĩ ngợi. Nhưng hôm sau, Hoan thấy vợ đẩy máy bơm nước đi …tưới rẫy thuê. Tiền kiếm được chẳng những đủ đi chợ mà còn dư ra một ít. Chẳng bao lâu, đã dủ vốn cái máy bơm. Rồi lại tậu thêm đất, lại trồng thêm khoai lang, thêm bắp , rồi Pha lại sắm máy cày, máy suốt lúa… Côngviệc làm ăn đang có chiều hướng phát triển thì trong vùng bỗng có hiện tượng trộm cắp. Hoan bị kẻ trộm đào khoai, bẻ mía. Vợ chồng anh phải cất một cái chái để thay phiên canh giữ. Ban đêm anh lo, còn ban ngày thì vợ anh. Hai vợ chồng không có thời gian để chuyện trò, gần gũi.

Cuộc sống trở nên mệt nhọc, nhạt thếch. Đêm nào Hoan cũng phải nằm co ro trong chòi, nhớ ngôi nhà ấm cúng. Anh than thở với vợ. Hôm sau, Pha ôm con ra ngủ với anh. Thoạt tiên, anh cho đó là thượng sách. Nhưng một đêm nọ, đứa nhỏ bị sốt, Hoan phải về nhà tìm thuốc cho con uống. Hoan bắt gặp mẹ ngồi thẫn thờ bên bàn thờ chị Ngàn, lặng lẽ khóc.
Suốt đêm qua, Hoan không ngủ. Chốc chốc lại trở mình, sờ trán con, kéo mền đắp cho vợ. Anh nhớ mẹ, giờ nầy chắc bà vẫn còn ngồi nói chuyện với tấm ảnh của chị Ngàn. Lòng Hoan như có ai đốt lửa, âm ỉ. Không thể được. Anh không thể để cho mẹ anh cô quạnh, buồn tủi. Nỗi day dứt sẽ giết lần giết mòn mẹ anh.

Sáng ra, anh bàn với vợ. Pha đùng đùng nổi giận. Chưa bao giờ Hoan thấy Pha lại chanh chua, hung dữ đến thế. Cô không muốn làm theo cách của anh. Bán ruộng đất ở đây, trở về, tiếp tục chăm sóc vườn ruộng của mẹ dành cho. Nhưng Pha quyết liệt phản đối, cô bảo phải tự lập. Mới gầy dựng có bao nhiêu lại bán đi. Đất bên nấy tốt gấp mấy lần đất bên kia. Làm ăn mà không chịu thương chịu khó thì làm sao giàu to.

Hoan gạt ngang:

- Tôi không cần giàu to. Ai chẳng cần tiền nhưng tôi không thể nô lệ đồng tiền. Nếu vậy, thà nghèo còn hơn.

Pha thét lên:

- Nhưng tôi sợ nghèo, con tôi sẽ ra sao?

Hoan đùng đùng, nổi giận:

- Trước khi tạo ra miếng vườn nầy, cô sống bằng cái gì hả? Cô có chịu nghèo đói không? Bỏ vườn tược bên kia thất bát, chạy qua đây, thêm rối rắm, vất vả mà cũng chẳng kiếm hơn được bao nhiêu, bỏ mẹ tôi vò võ một nình!

Pha thút thít khóc:

- Nhưng …mẹ đồng ý kia mà!

- Có người mẹ nào ngăn cản con cái làm ăn không? Bổn phận làm con, phải biết nghỉ chớ. Mình phải biết cân bằng mọi thứ!

- Vậy anh về lo bổn phận đi, để mẹ con tôi lo làm ăn.

Hoan trừng mắt nhìn vợ, người mà anh yêu quí bấy lâu, người đàn bà đẹp người đẹp nết. Cũng vì cô ta anh phụ người tình đầu của mình. Bây giờ, cô ta đã hiện nguyên hình một hồ ly tinh, tham tiền hơn là quý trọng những giá trị tinh thần, tình cảm thiêng liêng nhất của con người là tình mẫu tử. Hoan đứng bật dậy:

- Vậy thì cô đừng trách. Tôi về nhà ngay bây giờ đây.

Nhưng khi đến bờ sông, Hoan lại chần chừ, đắn đo. Thương mẹ, nhưng còn con và vợ. Dù gì, Pha cũng chỉ vì gia đình. Ôi, cuộc sống sao mà phức tạp vô cùng!

- Ba ơi, ba…!

Hoan quay lại, Pha, vợ anh đã đứng sau lưng anh tự bao giờ. Khuôn mặt Pha còn nhòe nhoẹt nước mắt. Con anh đưa hai tay về phía anh, nũng nịu:

- Ba, ba ẳm con…!

Hoan con đang phân vân thì vợ anh bảo:

- Em đã nghĩ lại, em bậy quá! Em sai rồi. Anh nói đúng lắm, mẹ già như chuối chín cây, như…

- Thôi, mình về đi em.

Anh bồng con, bàn tay còn lại siết chặt tay vợ. Đêm về. Gió lùa hương đồng nội mơn man. Đường vào nhà trăng trải vàng lối đi. Mẹ lại quên cài cửa. Pha đến gần mà bà cũng chẳng hay. Cô rưng rưng nước mắt, khẽ gọi: Mẹ ơi!

Nguyễn Thị Mây


MỤC LỤC

Chi tiết về cuộc họp ngày 10/04/2021 ......... Vũ Thư Hữu ............ 03

VÀI DÒNG VỀ CUỐN “BÙI XUÂN PHÁI CUỘC ĐỜI
VÀ TÁC PHẨM” CỦA BÙI THANH PHƯƠNG
VÀ TRẦN HẬU TUẤN .................... Vũ Anh Tuấn ............ 19

Lịch sử Giáo Hội Cộn g Giáo (tt- số 175 )
Bosco Nguyễn Văn Đình, Ofm & Giuse Nguyễn Hữu Triết . 23

Mừng Đại Thọ Hai Nhạc sĩ 100 tuổi:
XUÂN TIÊN & NGUYỄN THIỆN TƠ . Phạm Vũ ............ 29

ĐẦU NĂM VÃNG CẢNH CHÙA Ở CHÂU ĐỐC
Tâm Nguyện ............ 41

Những việc sẽ đến trong tương lai gần...! ......... Lệ Ngọc ............ 62

GIỮ LẤY NỤ CƯỜI .......... Đào Minh Diệu Xuân ........... 68

MỘT THOÁNG TÂN NHẠC VIỆT NAM (từ 1938 đến nay)
Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết ............ 73

Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction"
Bình Anson - Hoàng Chúc ................. 86

PHÉP LẠ ........... John Phan (Hùng) ........... 92

GIA BẢO ............. John Phan (Hùng) ........... 93

XẢ STRESS ....... BS Đỗ Hồng Ngọc - Hà Mạnh Đoàn ............ 94

BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
VÀ XẸP ĐỐT SỐNG LƯNG ... Tâm Nguyện ........ 101

BÁO ĐÁP ....................... Phước Hải ......... 103

ĐÔI DÒNG TƯỞNG NIỆM ...... Phước Hải .......... 104

HOÀI NIỆM ................... Hoài Ly .......... 105

DU LỊCH LONG HẢI ......... Lương Văn Nhung .......... 105

TÌNH MẸ BAO DUNG ........ Đinh Thị Diệu .......... 106

CHÚNG TA PHẢI SỐNG ...... Lê Minh Chử ......... 106

HƯƠNG GIANG THƯƠNG NHỚ .... Vũ Thùy Hương .......... 107

NỖI LÒNG CỦA MẸ ........... Vũ Thùy Hương ......... 108

CANH KHUYA TỰ TÌNH .... Vũ Thùy Hương .......... 109

ĐỜI TÔI .................... Trúc Chi .......... 110

QUÀ SINH NHẬT ................ Trúc Chi .......... 111

BƯỞI NGON .............. K.H. Quang Bỉnh .......... 112

SỐNG NGỪA BỆNH ......... K.H. Quang Bỉnh .......... 112

NGHIÊNG NGHIÊNG NÓN LÁ BÀI THƠ
Ngụy Kỳ Nam ........113

VƯỜN TRÚC SƠN TRÀ ...... Ngụy Kỳ Nam ......... 113

GỬI EM ............... Phùng Chí Tâm .......... 114

LỤC BÁT VIỆT - PHÁP ...... Kim Sơn ......... 115

CÁI HÔN ............... Vũ Đình Huy ......... 118

THE KISS .. Vũ Đình Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn .......... 118

VỀ ĐÂU? .............. Vũ Đình Huy .......... 119

WHERE TO RETURN?
Vũ Đình Huy - Translated by Vũ Anh Tuấn ..... 120

BẠN LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC! ..... Hoàng Kim Thư .......... 122

BÀN VỀ NHÂN VẬT “TAM QUẤC QUAN CÔNG”
Phạm Hiếu Nghĩa ........ 124

NGẪM NGHĨ VỀ CUỘC ĐỜI ..... Bùi Đẹp ......... 125

CUỘC SỐNG TUYỆT VỜI ....... Đỗ Thiên Thư ......... 128

LỖI LẦM VÀ THA THỨ ......... Đàm Lan ......... 134

HOA ĐỒNG CỎ NỘI ......... Nguyễn Thị Mây ......... 136





Bài đã đăng
Nguyệt san số 183
|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
 06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
 11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
 21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
 26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
 36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
 41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
|  06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
|  11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
|  21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
|  26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
|  36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
|  41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
Netadong.com thiết kế