Hiện có 9 người xem / 2309570 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ BUỔI HỌP NGÀY 11-12-2010

của CLB Sách Xưa và Nay

Như thường lệ, để mở đầu phiên họp, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên 2 cuốn sách bằng Pháp văn. Đó là các cuốn “Contes de Perrault” và “Contes des dix mille et deux nuits”. Trong chúng ta, những ai đã học qua trường Tây thì không lạ gì các Truyện Thần tiên của Perrault và chắc chả ai đã hoàn toàn quên các truyện như “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Con yêu râu xanh”, “Chú Mèo đi hia”, “Cậu bé tí hon” vv… Tuy nhiên cuốn sách này đặc biệt ở chỗ nó được in cực kỳ đẹp với các hoa văn mạ vàng cực kỳ hoành tráng và nội dung thì rất đặc biệt là vì, tuy được in mới 32 năm trước (1978) nhưng nó chứa đựng nguyên bản bản in đầu tiên năm 1697 (thế kỷ thứ 17) bằng tiếng Pháp cổ, với các minh họa rất đẹp; đồng thời nó cũng chứa đựng luôn một bản in khác bằng tiếng Pháp hiện đại, được in năm 1843 bởi một nhà xuất bản nổi tiếng là chuyên in sách đẹp tên là nhà xuất bản Curmer. Cuốn sách đẹp này được các thành viên thưởng thức một cách thích thú. Cuốn thứ nhì được xuất bản khoảng năm 1920 là một cuốn sách lạ mang tựa đề là “Mười ngàn lẻ hai đêm”. Chúng ta chẳng ai là không biết bộ sách “Ngàn lẻ một đêm”, nhưng “Mười ngàn lẻ hai đêm” thì hầu như chưa ai nghe nói và trông thấy. Cuốn sách có nhiều minh họa bằng bút sắt rất đẹp và chứa đựng đúng 14 truyện ngắn rất hấp dẫn và, theo như người viết biết, thì các truyện này chưa hề được dịch ra tiếng Việt trước đây. Sách cũng đã hết bản quyền vì đã gần 100 năm, nên ai muốn khai thác xin mời liên hệ với người viết là xong ngay.

Sau phần giới thiệu sách, một vị khách mời là nhà thơ Thanh Vĩnh đã lên tặng một cuốn thơ và ngâm một bài thơ.

Tiếp lời nhà thơ Thanh Vĩnh, BS.Nguyễn Lân Đính đã lên tường thuật chuyến đi Hà Nội để tham dự một số hoạt động liên quan tới Cụ Nguyễn Văn Vĩnh là ông nội của BS.Đính, và một trong những hoạt động chính yếu là các con cháu đang cùng nhau thành lập một Nghĩa Trang Gia Đình ở làng Phượng Dực là làng quê của Cụ Vĩnh.


Tiếp lời BS.Đính, bà Thùy Dương có tường thuật vắn tắt về chuyến đi Hà Nội của bà để tham dự một Hội Thơ về Phật Giáo.

Kế đó bà Uyển, ái nữ của nhà văn Toan Ánh đã lên trình bày rất chi tiết một phương pháp để bảo vệ sức khỏe trong gia đình. Bài nói chuyện rất chi tiết, rất hấp dẫn và dễ hiểu của người nói đã được các thành viên chăm chú nghe và hưởng ứng.

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

Vũ Thư Hữu


Vài chi tiết về cuốn

“Vua Bà Triệu Ẩu”

của Nguyễn Tử Siêu

Người bạn quá cố của tôi, anh Nguyễn Văn Y đã đổi cho tôi cuốn này để lấy một cuốn của cụ Hồ Biểu Chánh do nhà Đức Lưu Phương in khoảng 1925. Tôi rất thích cuốn này vì nó thuộc loại “Kiếm hiệp 3 xu” gồm mỗi số 16 trang, và vào lúc đó tôi có trong nhà không dưới 10 bộ kiếm hiệp 3 xu của Lý Ngọc Hưng và Văn Tuyền.

Tác giả Nguyễn Tử Siêu (1887 – 1965) là một nhà văn tiền chiến sống ở miền Bắc (Sơn Tây – bây giờ là Hà Tây). Ông vừa là nhà văn vừa là thầy thuốc Đông Y hồi đó gọi là ông Lang. Ông viết tiểu thuyết lịch sử nhằm làm sống lại những trang sử oai hùng của dân Việt và khơi gợi lòng ái quốc trong quần chúng.

Cuốn “Vua Bà Triệu Ẩu” này được ghi là Tiểu Thuyết lịch sử, nhưng lại được viết theo dạng truyện kiếm hiệp với những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn. Sách dày 224 trang được chia thành 14 số, mỗi số 16 trang, giá tiền 3 xu một số. Ngay cả cách minh họa ở trang đầu mỗi số 16 trang cũng được vẽ cùng phong cách với các loại truyện kiếm hiệp 3 xu khác như Thiên Thai Lão Hiệp, Bồng lai Hiệp Khách, Côn Lôn tiểu khách vv… của thời đó.

Cuốn truyện cũng được viết theo phong cách truyện kiếm hiệp và, để minh chứng, tôi xin trích một đoạn ngắn như sau đây:

Bà Triệu tên thật là Trịnh Thị Trinh đã hành động như một nữ hiệp khi bà đuổi bắt ở trong rừng một tên gia nhân mang trong người một thơ của người chị dâu của mình tố cáo chồng và các em mình đang chiêu dụ binh mã để chống lại quân của tên Thái Thú người nước Ngô (trong truyện bọn này được gọi là “giặc Ngô”). Thị Trinh đã trở về nhà tuốt gươm chém đứt cổ chị dâu và để lại cho người anh là Triệu Quốc Đạt bức thư như sau (trích nguyên văn):

Quốc Đạt hiền huynh chiểu tượng

Ngu muội Thị Trinh cúi đầu mạo muội xin hiền huynh lượng xét:

Em dò biết chị cả làm phản, đem thơ tố cáo lên quận, và người đem thơ ấy đã bị em bắt được và giết chết. nên em về, mục đích em về là cốt để trừ mối loạn sau này. Tấm lòng em chỉ biết vì nước vì dân, vì cái thù với quân Ngô không thể quên được, nên em phải giết chị cả, em không muốn để con người phản trắc ấy một khắc nào còn ở trước mắt em. Việc là việc nước, anh cũng nên biết cho…

Sau này sẽ có ngày hội ngộ.

Ngu muội Thị Trinh trình bái.

Cuốn sách tuy đề là tiểu thuyết lịch sử nhưng được viết như một cuốn truyện kiếm hiệp với rất nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, dùng để giải trí thì rất tốt. Sách được in năm 1936, nghĩa là 74 năm trước, đã hết bản quyền, ai muốn tái bản xin cứ tìm người viết là xong việc.

Đây cũng là một cuốn sách tương đối hay và tốt, vì nó khơi gợi lòng ái quốc nơi người đọc. Xin giới thiệu nó với quý vị thành viên và mọi người.

Trích Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI

Vũ Anh Tuấn


Về U Minh

thăm lại vùng đất của nền văn minh “miệt thứ”

1- Khái quát về U Minh – Cà Mau:

Vùng rừng tràm ngập mặn U Minh nay là huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Thị xã Cà Mau trước có tên là An Xuyên, ngày nay là thành phố Cà Mau. (Chính phủ công nhận là đô thị loại II ngày 7/8/2010). Toàn tỉnh rộng 5.211km2 với trên 1.123.000 dân. Tỉnh gồm có một thành phố và sáu huyện, trong đó huyện U Minh có dân số thấp nhất: 81.000 người trong khi diện tích đất đứng vào hàng thứ tư của tỉnh: gần 758km2. U Minh có U Minh Thượng (vùng trên giáp tỉnh Kiên Giang – Rạch Giá) và U Minh Hạ (vùng dưới giáp đất mũi) nằm dọc theo bờ biển của vịnh Thái Lan, lấy sông Trẹm và sông Cái Tàu làm ranh giới. Diện tích ruộng lúa 130.513ha. Diện tích nuôi thủy sản 204.381ha. Diện tích vườn 8.334ha và diện tích cây công nghiệp 33.591ha.

Nói đến huyện U Minh tỉnh Cà Mau là nói đến rừng tràm và lau sậy, có đến 100.600ha. Phương dao sau đây cho thấy cảnh quan vùng đất mũi này vào thời trước:

U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường

Gió đưa bông sậy dạ buồn nhớ ai?

hay:

Má ơi, đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu !

Thơ ca Cà Mau còn lưu truyền nhiều loại đặc sản nghe qua rất hãi hùng:

Cà Mau là xứ quê mùa

Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu !

Cà Mau khỉ khọt trên bưng

Dưới sông sấu lội, trong vườn cọp um.

Trong sách “Đồng bằng sông Cửu Long hay là Văn minh miệt Vườn” xuất bản năm 1970, cố nhà văn Sơn Nam đã gọi là vùng đất lục tỉnh nằm phía trên và phía dưới hai sông Tiền, sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành nên một nền văn minh mới – văn minh miệt vườn. Phương dao Nam Bộ có câu:

Mẹ mong gả thiếp về vườn

Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.

2-Từ “miệt vườn” đến “miệt thứ”:

Cố mhà văn Sơn Nam còn cho rằng khu vực Cà Mau gồm có U Minh và đất mũi là “miệt thứ”. Trên hai trăm năm trước (1869), người dân ngũ Quảng theo chân Kinh lược sứ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào lập nghiệp ở vùng đất Đồng Nai (Biên Hòa), Gia Định (Sài Gòn) làm nên địa danh Miệt Trên (Đàng cựu) để phân biệt với “Miệt Dưới” (Đàng tân) đối với sông Cửu Long. Trước đó nữa, trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh vào thế kỷ thứ 15-16, nước ta chia hai miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Nhà văn Sơn Nam không xác định “văn minh miệt vườn” xuất hiện từ thời gian nào. Thế nhưng qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy rằng đường giao thông là điều kiện tạo nên sự phát triển về kinh tế, từ đó đời sống văn hóa – xã hội được nâng lên theo.

Đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho được thiếp lập năm 1883 đã góp phần đắc lực cho nền văn minh này sau hệ thống đường liên tỉnh số 4 (nay là quốc lộ 1A). Các con kinh chính Xà No, kinh Xáng, kinh Ngã Bảy, Ngã Năm đào trong những năm 1901-1908 đã làm cho khu vực thuộc khu tứ giác Rạch Giá, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng phát triển nhanh chóng.

Như vậy, “Văn minh miệt vườn” của Sơn Nam là khu vực Tiền Giang và Hậu Giang, tuyệt đối không có U Minh – Cà Mau. Ông đã giải thích “Miệt U Minh” chưa khai thác vì thiếu nhơn công, thiếu phương tiện kỹ thuật. Theo ông, trước năm 1945 gọi tên U Minh chưa có từ “rừng” ghép vào. “U Minh nghĩa là tối và mờ, u u minh minh, cõi U Minh là cõi âm phủ! Ở đây, cây cỏ dày bịt (U Minh hạ), nước ngập linh láng, đất quá thấp, trước kia gọi là Láng Biển hay Láng U Minh” (Sđd trang 19).

Địa danh “Chắc Băng”, “Cạnh Đền” còn lưu lại tới ngày nay, trở thành con kinh Chắc Băng và kinh Cạnh Đền đều có liên quan tới vùng đất mới của triều đình nhà Nguyễn sơ tán lúc ban đầu. Chính đoàn tùy tùng tẩu quốc của chúa Nguyễn đã trụ lại “đóng đô” ở Thới Bình một thời gian. Ngày nay, thị trấn Thới Bình (thuộc huyện cùng tên ở phía Bắc của tỉnh Cà Mau giáp với tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu) còn lưu lại một số nhà cổ, tương tợ một góc phố cổ Hội An. Tên gọi “Chắc Băng” là ý nghĩa câu nói của Nguyễn Ánh trong cơn bệnh nặng cảm thấy mình khó qua khỏi cái chết. “Cạnh Đền” là nơi cao ráo nằm gần kề “đền vua” được chọn làm chỗ để an táng một công nương qua đời. Một lời nói của vua thời phong kiến coi như lời vàng ngọc được mọi người nhắc tới và trở thành địa danh cổ.

Đối với vùng Cà Mau - U Minh, Thới Bình là một thị tứ phồn hoa với nhà cửa, phố xá, dân cư đông đúc, đời sống kinh tế - xã hội khá nhất trong vùng. Theo nhà văn Sơn Nam, trong hai năm 1853-1854 nơi đây quy tụ trên 5.000 dân đinh đến từ Trung-Bắc nước ta.

Có lẽ, dân cựu trào thời Nguyễn Ánh tẩu quốc còn lưu lại đây lập nghiệp đã lôi cuốn dân cư mới láng giềng của mình nên người Thới Bình trong đó phụ nữ có truyền thống và máu huyết của dân đất Bắc và di dân người Hoa của dòng dõi Mạc Cửu nên có trình độ văn hóa và đời sống xã hội cao hơn so với dân cư trong khu vực, đặc biệt về con người, phụ nữ được hình thành nên dáng vẻ và màu da có nổi trội hơn dân địa phương thuộc chủng tộc Indonesien – Mã Lai – Nam Đảo (căn cứ một số cốt sọ cổ đào được ở Cạnh Đền - 1944) gần gũi với dân tộc Tây Nguyên và Khmer.

Nhà văn Sơn Nam còn cho biết những danh sĩ miền Bắc, miền Trung đến đồng bằng sông Cửu Long thường ca ngợi vùng đất này không tiếc lời. Phạm Quỳnh tả lại khung cảnh Tiền Giang (ông đi tàu thủy từ Mỹ Tho đến Long Xuyên - VL), thi hào Tản Đà ca ngợi con cá tra và cái thú ngồi ca nô trên sông Cửu Long ở vùng Cao Lãnh. Vào năm 1927, thi hào Phan Khôi đã lưu lạc đến tận ven rừng U Minh – nói rõ hơn là vùng Tân Bằng, trên sông Trèm Trẹm, con sông ranh giới của U Minh thượng (đất cao) và U Minh hạ với dãy rừng tràm cầm thủy, mũi Cà Mau. Phan Khôi tả lại vùng Tân Bằng (U Minh hạ), Cán Gáo (U Minh thượng) ghê rợn, nào khỉ, nào sấu, nào rắn độc. Sông Trèm Trẹm được mô tả như sông Xích Bích bên Trung Quốc thời Tam Quốc, thi hào nhìn thực tế của đất nước đau thương vào năm 1927 mà ngâm nga…

Trong thời kháng chiến chống Pháp, nhiều nhà thơ, nhà văn yêu nước đã nghe theo tiếng gọi “sơn hà nguy biến” vào chiến khu Cà Mau – U Minh hoạt động cách mạng như Nguyễn Bính, Sơn Nam, Hà Huy Hà vv...

3-Cuộc hành trình với nhiều cổ tích:

Không ngờ chuyến đi về Cà mau của tôi lần này lại tới tận huyện U Minh, có dịp thăm các nơi trong thời kháng chiến như vừa nói nhưng ngày nay những nơi này đã đổi khác, hoàn toàn mới như nhiều thị trấn, phố thị khác mà nền kinh tế thị trường của thời kỳ mới đã làm nên, làm thay da đổi thịt một U Minh không còn cảnh quan “muỗi kêu như sáo thổi” và “ đỉa lội như bánh canh” nữa.

Đoàn chúng tôi gồm đúng 20 người đi làm công tác xã hội – từ thiện, một kiểu hoạt động đang thu hút nhiều người có tâm, có tiền, có nghĩa vụ và ưa thích tham quan du lịch. Đoàn chúng tôi lưu trú ở Cà Mau – U Minh tới ba ngày làm các việc như sau: tặng một hệ thống âm thanh khuếch đại cho trường trung học cơ sở ở phường 4 thành phố Cà Mau, bàn giao một nhà công vụ cho các giáo viên tình nguyện dạy học ở vùng sâu vùng xa gồm bốn căn nhà cho trường trung học cơ sở ở xã Khánh Tiến, bàn giao ba nhà tình nghĩa cho ba đối tượng là Mẹ VNAH, gia đình liệt sĩ và thương binh ở xã Nguyễn Phích và khánh thành một cầu giao thông bê tông bắc qua kinh Bảy Tài thuộc xã Khánh Lâm.

Trước năm 1945, đất Bạc Liêu bao gồm Cà Mau – U Minh, vốn có hai sự kiện văn hóa – xã hội khá độc đáo mà ai cũng biết đến. Đó là nghệ sĩ Cao Văn Lầu với bài hát nổi tiếng “Dạ cổ hoài lang”, được coi là hoàng đế của bài ca vọng cổ ngày nay và công tử Bạc Liêu, một hiện tượng xã hội thời Pháp thuộc, thời vàng son của những nhà bá hộ hay ông hàm mua chức mua quyền là những đại điền chủ có đất nhiều đến nỗi “cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”.

Từ chính sách thuộc địa tàn ác của thực dân Pháp đến lề lối làm ăn cướp công cướp của, cướp đất của các tay đại địa chủ tay sai cậy thế ỷ quyền đã gây nên vụ án “Nọc nạn” năm 1910. Nọc nạn là một cánh đồng thuộc xã Phong Thạnh huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu không xa với Cà Mau. Ngày nay, ai qua Nọc Nạn tại ngã ba vàm Cá Rô đều xót xa khi nghe chuyện kể về cuộc chém giết đẩm máu không cân sức của một gia đình nông dân nghèo mạt bị tên điền chủ ác độc cấu kết với thực dân Pháp cướp ruộng, cướp lúa đưa đến bước đường cùng phải liều mạng chống lại và tất cả đều tử vong và sau đó nhiều người thân khác còn bị tù đầy nhiều năm. Biến cố này tuy chỉ xảy ra trong một ấp, một xã nhưng nó có tác động rất lớn liên quan tới thực dân kết cấu với phong kiến và địa chủ đàn áp, hãm hại, bần cùng hóa nông dân chân lấm tay bùn, nghèo xơ nghèo xác, nó tiêu biểu cho cuộc nổi dậy tự phát của nông dân chống lại nạn cướp nước, cướp đất của thực dân Pháp và tay sai.

4- Cà Mau với khu Vườn quốc gia quý hiếm:

Thành phố Cà Mau nằm ở vị trí có mối nối với bốn con sông lớn: sông Ông Đốc, sống Cái Tàu, sông Gành Hào và kinh Xáng Bạc Liêu – Cà Mau, kinh này được đào để lấy đất xây dựng tuyến đường độc đạo thuộc đoạn cuối của QL 1A từ Bắc tới Nam của Tổ quốc. Ra khỏi thành phố Cà mau một đoạn thì gặp sông Ông Đốc từ vịnh Thái Lan chảy vòng lên phía Bắc huyện U Minh nhập chung với sông Cái Tàu cũng từ Thái Lan đổ vào từ hướng Tây của U Minh. Song song với sông Cái Tàu có sông Trẹm cách nhau vài chục km làm ngăn cách U Minh hạ với U Minh thượng. U Minh thượng chạy dài tới huyện An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang. Rừng này được công nhận là Vườn Quốc gia năm 2002 với diện tích 8.055ha. Tiền thân của nó là rừng úng phèn có tên là “Hồ rừng”. Khoảng giữa hai sông này có trên mười con kinh đào nhỏ thẳng tắp nối hai sông được đặt tên từ Zéro (số 0) lần lượt tới trên 10. Từ phía dưới sông Cái Tàu xuống tới sông Ông Đốc là rừng ngập mặn U Minh hạ trong đó có thị trấn U Minh được Chính phủ công nhận là Vườn quốc gia năm 2006 có diện tích 8.286ha mà phần dưới giáp với huyện Trần Văn Thời rộng hơn 3.600ha là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở tỉnh Cà Mau.

Hệ động vật, thực vật ở khu vực trên đang phục hồi khá tốt. Vườn có hơn 25.000ha rừng đệm thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập, lâm ngư trường U Minh 1, U Minh 3. Đây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loại được ghi trong sách đỏ của Việt Nam như rắn hổ mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi… và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cả hai khu rừng hiện có gần 250 loài thực vật trong đó có loài ưu thế như tràm, móp, mật cật, nhiều loải dương xỉ, tảo, nhiều loài cá có giá trị khoa học và kinh tế như cá bông, sặc rằn, sặc bướm, trê vàng, thác lác…, hơn 10 loài bò sát và lưỡng thê quý hiếm như chàng hiu, trăn gấm, kỳ đà, cá sấu, rùa vàng, cần đước, nhiều loài rắn..., có 182 loài chim, hơn 40 loài thú, nhiều loài côn trùng. Từ đó tỉnh Cà mau đã quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ với quy mô 1.708ha, trong đó có công trình vui chơi giải trí, khu văn hóa truyền thống, tái tạo làng rừng, khu ẩm thực dân gian, nhà nghỉ truyền thống, khu nuôi thú và bến bãi câu cá. Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử cho các thế hệ bởi trong hai cuộc chiến, rừng U Minh là chiến khu kiên cường, anh dũng đã góp phần rất lớn vào chiến thắng giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước thân yêu sau hàng trăm năm mở đất, trong đó gần trăm năm bị đô hộ bởi các nước phương Tây.

Như đã trình bày ở phần trên, Cà Mau là vùng tân lập so với công cuộc khẩn hoàng lập ấp của sự nghiệp mở đất phương Nam từ thời kỳ đầu nhà Nguyễn. Sự nghiệp mở đất phương Nam khởi đầu là của Nguyễn Hoàng theo lời tư vấn bí hiểm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” và tiếp nối suốt 9 đời chúa Nguyễn mà chúa Nguyễn Phúc Khoát (Chúa thứ 8) có công đầu cử Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh vào đất Gia Định tổ chức bộ máy hành chính đầu tiên cho miền Nam, Chúa Nguyễn đời thứ 9 là Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn truy bắt ở miền Tây đưa về sát hại ở Sài Gòn thì cháu là Nguyễn Phúc Ánh lên thay ngôi chúa, sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn đã lên ngôi vua thống nhất đất nước liền một dải như ngày nay và tiếp tục quy dân lập ấp ở miền Nam, nhất là vùng có nền văn minh miệt vườn và miệt thứ.

5-Cà Mau với nền văn học nghệ thuật mới:

Thực dân Pháp chỉ là người đến sau, tiếp tục khai phá vùng đất U Minh- Cà Mau nhằm mục đích củng cố chính quyền đô hộ và khai thác đầu tư đồn điền để hưởng lợi, làm giàu cho giới tư bản trong và nước ngoài, nhất là người Pháp. Tuy là vùng đất sinh sau đẻ muộn của Việt Nam, đất mũi vẩn có nền văn học – nghệ thuật khá độc đáo, trong đó có di tích Hồng Anh Quán và đình Tân Hưng. Nhà văn Sơn Nam quê ở Rạch Giá nhưng có nhiều năm sống trong khu căn cứ U Minh đã hình thành tập truyện ngắn nổi tiếng viết nhiều mẩu chuyện lý thú về đời sống xã hội, kinh tế của người dân địa phương “mộc mạc, chất phác, hiền hòa”, cuộc sống giản dị về ăn ở, ẩm thực. Đó là tác phẩm Hương Rừng Cà Mau (xuất bản năm 1967) nói về những câu chuyện của dân quê thời kỳ 1930-1940 gồm có 18 chuyện rất đặc sắc mang tên nhiều địa danh như Hòn Cổ Tron, Miễu bà chúa Xứ, bắt sấu rừng U Minh hạ, sông Gành Hào vv…

Bài ca vọng cổ “Tình anh bán chiếu” một thời nổi tiếng qua giọng ca ngọt ngào đầy chất liệu văn học trữ tình Nam Bộ của siêu danh ca Út Trà Ôn quê ở Vĩnh Long (thuộc vùng đất của văn minh miệt vườn) đã mang đến cho đồng bào mê cải lương biết đến mối tình trai trẻ đầy chất thơ lãng mạng của vùng sông nước Cà Mau (vùng văn minh miệt thứ) như phần mở đầu bài ca giới thiệu: “Chiếu Cà Mau đem bán ở sông Ngã Bảy…”

Trước thời kỳ đổi mới năm (1986) có tiểu thuyết gây nhiều tiếng vang và lúc đầu bị cấm phát hành, có tên Cù lao Tràm. Sau đổi mới gần đây có tiểu thuyết Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư cũng gây xôn xao dư luận một thời và bị chính quyền Cà Mau cấm phát hành nay được lên phim. Nhưng nổi tiếng nhất vùng đất mũi có một nhân vật đời thường mang tính chất văn học dân gian khá cao nhưng có những sáng tác mang tính truyền khẩu huyền thoại độc đáo trong dân gian được công nhận là nghệ nhân tên Ba Phi có tên thật là Nguyễn Ngọc Phi (1884-1964), người tỉnh Đồng Tháp, làm ăn cư ngụ ở huyện Đầm Dơi và qua đời ở rừng U Minh Hạ nay là huyện U Minh. Khu nhà và phần mộ của Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lich văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Người đời thường gọi tên “Bác Ba Phi” thuộc lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời mà đặc biệt là thời tuổi trẻ của bác Ba Phi là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng mà cũng rất khắc nghiệt. Với tinh thần khai phá, tính lạc quan yêu đời, thế giới quan của ông hiện ra thật sinh động và đáng yêu. Nhựng chuyện kể của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệu Ba Phi, đồng thời nó còn ẩn chứa tính hào hiệp của người đi mở đất, tính đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu nước, yêu thiên nhiên và yêu con người.

Những chuyện kể của ông không có văn bản, không ai ghi chép lại và chỉ là truyền miệng nhưng có đầy đủ hình thức cấu trúc văn học: có mở đề, có thân bài và kết thúc đầy đủ gần như một truyện ngắn, tiểu thuyết có chương hồi rút gọn. Chuyện kể của ông cốt đề mua vui, chọc cười mang tính trào lộng ở nơi có thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn, con người bị bó rọ ở miệt “khỉ ho cò gáy” thiếu nhiều điều kiện sinh hoạt cần phải “cười” cho hả hơi như văn hào Nguyễn Văn Vĩnh từng viết “Cười khì một tiếng là quên hết mọi sự đời”. Chuyện cười để mua vui dù là dóc tổ và khoác lác nhưng rất có ý nghĩa dân gian và nhất là lôi cuốn, hấp dẫn khiến người nghe say mê và tin như thật. Một số chuyện kể ngắn gọn mang tính trào phúng cao như: Nếp dẻo, Cọp xây lúa, Câu ếch…(Theo Wikipedia).

6- U Minh, cảnh quan và con người đương thời:

Đoàn công tác của chúng tôi được chia làm ba nhóm, mỗi nhóm có 6-8 người gồm chủ lẫn khách, để đi ca nô tới các địa điểm bàn giao các công trình. Nhóm của tôi may mắn được tới dự lễ bàn giao và khánh thành cây cầu giao thông bắc qua kinh ông Bảy Tài, một kinh tẻ của kinh lớn có tên kinh Biện Nhi trên địa bàn ấp 4 xã Khánh Lâm. Kinh này nằm khoảng giữa của thị trấn U Minh với bờ biển vịnh Thái Lan, đi ca nô phải mất hơn nửa giờ. Sau đó, nhóm được ông Phó Chủ tịch huyện hướng dẫn nên có dịp chạy ca nô thẳng ra biển khơi thuộc vịnh Thái Lan để tham quan. Cửa sông là một làng chài với đông đảo ghe đánh cá vừa đang neo đậu ở hai bên bến có chiếc vừa đang ra khơi và trở về. Một trạm biên phòng trấn ngay vàm (cửa biển – cửa sông). Ông Phó huyện phải gọi điện thông báo cho trạm biết trước nên ca nô của chúng tôi mới tự do chạy thẳng ra biển và lượn một vòng thoải mái ngoài khơi trong vịnh Thái Lan. Mênh mông trời nước, vô cùng ngoạn mục và thú vị với gió biển trong lành, sóng biển lao xao dưới ánh nắng của buổi sáng đẹp trời ở vùng cực Nam Tổ quốc.

Bờ biển phía vịnh Thái Lan thẳng tắp một đường từ Nam tới Bắc tức từ mũi Cà mau tới cửa sông Cái Lớn của huyện An Biên (Rạch Giá). Theo ngành địa chất, bờ biển phía Tây Cà Mau chạy dọc theo rừng ngập mặn U Minh là đường nứt gãy sâu nên không có bãi bồi như bên biển Đông và biển phía Nam đất mũi. Ở khu đất ngay trước cửa sông có một tượng đài tưởng niệm đồng bào tử nạn trong trận bão quét Linda (số 5) năm 2007 làm thiệt mạng trên 120 ngư dân, vài trăm tàu đánh cá kẹt ngoài khơi bị chìm và mất tích cùng với trên một ngàn người khác. Tổng thiệt hại cả khu vực trị giá trên 5 ngàn tỷ đồng, trong đó nguyên cả một phần doi đất khoảng vài hecta có nhà cửa, vườn cây và cơ sở hạ tầng bị sóng biển cuốn mất tích. Hiện nay, cửa sông Biện Nhi bên trái bị khuyết mất một lõm lớn chưa được bồi lại trong nhiều năm qua.

Ngày nay, sau khi những chiếc cầu dây giăng đồ sộ hiện đại như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu cộng với đường cao tốc Sài Gòn – Mỹ Tho thông qua xa lộ Đông Tây và đường Nam Sài Gòn hoàn thành thì việc đi lại khắp đồng bằng sông Cửu Long không còn là vấn nạn đáng quan tâm. Nhiều tuyến tham quan khám phá, du lịch sinh thái, nếm hương vị cây trái miền Tây, thưởng thức ẩm thực dân gian nhiều lọai đặc sản của từng vùng và nghe đờn ca tài tử vv… du khách trong ngoài nước đều thích thú đầy ngưỡng một vùng đất có nền văn minh miệt vườn và miệt thứ đầy kỳ thú, thi vị và hiếu khách.

Vương Liêm

Mùa Giáng sinh 2010



Phụ Bản I

TU PHẬT và THỜ PHẬT

Từ khi Y BÁT mất dấu, Chánh tà, lẫn lộn, nhiều người đã nhầm lẫn giữa TU PHẬT và THỜ PHẬT mà không hay biết. Không biết rằng một khi CHỮ đã khác thì NGHĨA cũng phải khác. Việc làm và kết quả của hai bên cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu không muốn điều đó diễn ra với mình thì chúng ta nên tìm hiểu một số việc có liên quan sau đây:

1/- PHẬT là gì?

2/- Đức Thích Ca và Chư vị quá khứ đã làm thế nào để Thành Phật?

3/- TU PHẬT khác với THỜ PHẬT ra sao?

Điều nào được khuyến khích? Điều nào bị khuyến cáo?

Lẽ ra những thắc mắc trên cần được giải đáp ngay cả trước khi bước vào Đạo Phật. Nhưng hình như mọi người từ lâu vẫn mặc nhiên chấp nhận PHẬT là Đức Thích Ca, A Di Đà, Di Lặc… là những vị được mô tả trong Kinh với “32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, cứu độ cho Tam thiên Đại thiên thế giới”. Do vậy, mọi người cứ thế mà hương khỏi phụng thờ và cầu xin. Ngay cả khi đi tu cũng là để phụng sự cho Phật, rồi một đời tu hành chỉ là trai giới, Ngồi Thiền, đọc, tụng Kinh, cúng kiến, giảng Pháp, kêu gọi thật nhiều người quy y theo Phật. Chùa chiền thì càng lúc càng cất nhiều thêm. Ngày càng hoành tráng, hiện đại. Mỗi khi có lễ lạc thì cờ xí rợp trời. Nhìn bề ngoài có vẻ Đạo Phật được phát triển mạnh mẻ với tín đồ càng lúc càng đông. Nhưng thực chất, cái mà Đạo Phật cần nhất là thực hiện lời Thọ Ký: “Chúng sinh là Phật sẽ thành” thì không thấy để cập tới, và 4 câu Kinh Kim Cang: “Nhược dĩ sắc kiến ngã. Dĩ âm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạo. Bất năng kiến Như Lai” từ lâu đã rơi vào quên lãng!

Để khơi lại dòng Chánh Pháp từ lâu bị vùi lấp giữa muôn vàn hình tướng, màu sắc, đã và đang lấn át, che khuất thật không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, nếu là người có chút thắc mắc, không chấp nhận tin, nghe những gì người khác giảng nói, vì thấy nhiều điều có vẻ mâu thuẩn. Muốn tự mình kiểm chứng, thì chỉ cần chịu khó mở Kinh ra, đọc kỹ, thì sẽ thấy PHẬT hoàn toàn không phải là những vị để cho ta tôn thờ, cầu xin. mà chỉ có nghĩa là GIẢI THOÁT. THÀNH PHẬT tức là THÀNH TỰU CÔNG VIỆC GIẢI THOÁT, là một việc làm mà tất cả mọi người đều có thể đạt được kết quả. Vì thế Đức Thích Ca mới Thọ Ký: “TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH, CHÚNG SINH LÀ PHẬT SẼ THÀNH.

Như vậy, muốn học và thực hành để đạt được kết quả như Đức Thích Ca và Chư vị quá khứ thì bắt buộc ta phải hiểu: Phật là gì? Chư vị Phật quá khứ đã tu hành như thế nào để Thành?

Muốn biết về điều này, trước hết ta phải tìm hiểu Mục đích tu hành của Đức Thích Ca. Qua Tiểu sử của Ngài được ghi lại: Là con trai của một vị tiểu vương nước Ấn Độ. Trước khi đi tu đã có vợ và 1 con trai. Trong một lần đi dạo ngoài thành, trông thấy cảnh Sinh, Lão, Bệnh, Tử đè nặng lên kiếp người, nên phát tâm rời bỏ gia đình để tìm cách Thoát những cảnh đó. Như vậy, mục đích tu hành của Đức Thích Ca, và sau này là của Đạo Phật: Là để “Thoát SINH, LÃO, BỊNH, TỬ”.

Nhưng nếu chỉ nhìn biểu hiện bên ngoài hẳn chúng ta không khỏi hoang mang, vì rõ ràng Đức Thích Ca là người khai sáng Đạo Phật, cũng như Chư Tổ là những người nối tiếp bước đường của Ngài cũng đều đã CHẾT ! Đức Thích Ca khi đã thành Phật, có đông đảo đệ tử thì cũng nhiều lần Bịnh, Ngài Anan phải mang bát đi xin sữa. Cuối cùng thì Ngài cũng CHẾT do ngộ độc thực phẩm mà Thuần Đà cúng dường. Vậy là cả SINH, LÃO, BỊNH, TỬ các Ngài đều không Thoát! Như vậy nếu có cái THOÁT, thì đó là gì? Ở đâu?

Việc Đức Thích Ca và Chư vị Giác Ngộ đắc đạo rồi cũng phải CHẾT không có gì đáng cho ta ngạc nhiên, vì đó là điều bình thường, đúng theo Quy Luật mà Đức Thích Ca đã khám phá ra: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, tức là những gì Có Tướng đều là hư vọng, đều phải hư hoại. Do đó, bất cứ ai, nếu có THÂN hữu tướng thì đều phải chết.

Nhưng nếu như thế thì cái gì CHẾT? Cái gì Giải Thoát?

Muốn biết được điều này chúng ta cần nương phân tích của Đạo Phật để thấy. Thật ra, không riêng gì Đạo Phật. Các Tôn giáo khác cũng cho là con người gồm có 2 phần: Một phần HỮU TƯỚNG là cái Thân xác, và phần nữa, VÔ TƯỚNG. Bằng chứng là tất cả các tôn giáo, dù lý thuyết có khác nhau, tên gọi có khác nhau bao nhiêu, nhưng cũng đều cho là có cái Anh linh, Linh hồn, Thần thức, cái Tánh, cái Tiểu linh quang vv… Phần Vô Tướng này, sau khi bỏ thân xác sẽ được về với Thượng Đế hay Giáo Chủ để được thưởng hay chịu phạt bởi những việc đã làm khi còn sống. Tức là tất cả đều cho rằng cái Chết chỉ diễn ra với phần Hữu Tướng, tức là Cái Thân mà thôi. Chúng ta cũng có thể thấy điều đó khi nhìn một xác chết. Phải chăng, dù thân thể vẫn còn nguyên vẹn, lục phủ ngũ tạng vẫn đầy đủ, nhưng không thể ngồi, đứng, co duỗi, nói năng, tiếp xúc được nữa? Rõ ràng, có một cái gì đó đã tách ra khỏi cái Thân. Cái phần vừa tách ra này Đạo Phật gọi là cái TÁNH, được Lục Tổ giải thích như sau:

Đại chúng, người thế gian, sắc thân của mình là cái Thành. Con Mắt, lỗ Tai, lỗ Mũi, cái Lưỡi là các cửa. Ngoài có năm cửa. Trong có cửa Ý. TÂM là Cõi, TÁNH là vua. Vua ở tại cõi Tâm. TÁNH ở thì vua ở. TÁNH đi thì vua mất. TÁNH ở thì Thân, Tâm tồn tại. TÁNH đi thì Thân, Tâm hoại hư.” (PBĐK. Tr.63).

Nhưng CÁI TÁNH này, khi chưa giác được thì nó vẫn Mê Lầm. Bỏ cái Thân này nó vẫn tiếp tục mê. Nếu chết là hết Mê thì đã không cần tu hành. Do đó, tu hành chính là cải tạo, hay là chuyển hóa đó, để biến nó từ MÊ thành NGỘ ngay từ khi nó còn ở Thân. Đạo Phật cho rằng Người Thấy được cái CHÂN TÁNH, hay là cái BỔN LAI DIỆN MỤC của mình, thì sẽ THOÁT sự ràng buộc bởi các tướng Hữu Vi. Thoát cả Phiền Não, Sinh, Lão, Bịnh, Tử.

Đức Thích Ca đã làm gì để Thấy cái CHÂN TÁNH đó?

TÁNH cũng là TÂM. Theo diễn tiến con đường tu hành của Ngài thì ta thấy Ngài đã Thiền Định, tức là tập trung thân và tâm. Sau 49 ngày đêm, Ngài đã tìm ra được thủ phạm đã gây ra Sinh tử Luân Hồi, đó là cái VỌNG TÂM, tức là cái TÂM MÊ LẦM, chấp cái Thân giả tạm này là MÌNH. Chấp CẢNH đang tạm sống là cảnh Thật. Chính vì vậy mà tạo Nghiệp cho nên phải tái sinh, cứ thế mà luân chuyển trong Sáu Đường theo vòng Thập Nhị Nhân Duyên. Muốn chấm dứt vòng này thì phải nhờ TRÍ HUỆ. Có Trí Huệ thì sẽ hết MÊ, gọi là GIÁC.

Như vậy có bắt buộc phải Xuất gia, cạo tóc, đắp Y mới tu được không?

Đạo Phật sở dĩ có mặt ở trần gian là vì con người, đưa ra cách thức để con người tiếp tục sống giữa cõi đời mà không bị phiền não nhấn chìm. Như Hoa Sen, sinh ra, lớn lên trong bùn mà vẫn thanh khiết mà Đạo Phật dùng làm biểu tượng. Chủ yếu là biết thế nào là Mê lầm và cách thức để đối trị nó, bao giờ không còn phiền não thì gọi là Giải Thoát hay Thành Phật. Do đó, không cần phải cạo tóc, đắp y cũng không cần phải tách rời nhân thế hay bất cứ hình thức, nơi chốn cố định nào. Do từ xưa, người Phật Tử được chia làm 2 giới rõ rệt: Một giới rời bỏ gia đình, vô Chùa, đầu tròn, áo vuông, không tham gia, dính líu việc đời, gọi là “đi tu”. Giới còn lại thì nghĩ rằng mình còn nhiều bổn phận, không thể tách rời thế gian nên chỉ biết sống thiện và cung dưỡng cho những người ở Chùa yên tâm mà tu hành để cầu chút phước báu. Không biết rằng Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA dạy: “Cõi nước chỗ nào nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói biên chép, đúng như lời tu hành, hoặc là chỗ có quyển Kinh, hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới cây, hoặc tăng phường, hoặc nhà bạch y, hoặc ở điện đường, hoặc húi hang đồng trống, trong đó đều nên dựng tháp cúng dường.

Vì sao? Phải biết chỗ đó, chính là đạo tràng, các đức Phật ở đây mà đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, các đức Phật ở đây mà chuyển pháp luân, các đức Phật ở đây mà nhập Niết Bàn” (tr. 451 )

Lời Phật dạy đã rõ: Nếu “đúng như lời tu hành”, thì dù trong vườn, trong rừng, dưới cây, điện đường, núi hang đồng trống, tăng phường hay bạch y đều thành Vô Thượng Chánh Giác, đâu có loại trừ thứ hạng, nơi chốn, giai cấp nào?

Chính sự hiểu lầm từ xưa, cho rằng muốn tu hành thì phải đầu tròn, áo vuông, tách biệt với thế nhân, không được làm ăn sinh hoạt như một người bình thường đã làm mất đi ý nghĩa Giải Thoát của Đạo Phật chân chính. Thật vậy, nếu đã né pháp, trốn pháp, xây tường, đóng khung, cản trở pháp thì Pháp đâu có chạm tới được mà cần phải Giải Thoát? Tu hành là để “Giải Thoát thế gian tại ngay thế gian”, “Giải Thoát Phiền Não ngay tại Phiền não” mới đúng. Người đời hàng ngày phải đối mặt với các pháp mới là người cần tu hành để Thoát Pháp. Người ở trong Chùa, không va chạm với cuộc sống thì có bị pháp nào khảo đả, cần gì học cách đối phó? Trái lại còn làm cho Đạo Phật bị cô lập, bị hạn chế, không phổ cập được là trái với ý Phật, bởi trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Ngài nói: “Xá Lợi Phật phải biết. Ta muốn tất cả chúng. Bằng như ta không khác”. Nếu tu hành là phải tách rời cuộc đời thì làm sao tất cả mọi người đều có thể tham gia? Rồi nếu mọi người đều sợ khổ, kéo nhau vô chùa tu hết thì lấy ai xây dựng cuộc đời, trong khi kiếp sống dù được cho là giả tạm những cũng kéo dài đến 100 năm rất cần mọi người chung tay xây dựng? Cho nên, phải chăng đến lúc chúng ta cần xét lại để lời Phật được áp dụng cho đúng, để người muốn tu Phật không còn bị cản trở vì những hiểu lầm tai hại đã kéo dài từ nhiều đời nữa.

Nhiều người cứ rời bỏ gia đình, vô chùa, đắp Y, mang bát thì đã tự cho rằng mình đang tu hành. Không biết TU có nghĩa là SỬA, và là SỬA CÁI TÂM. Không phải SỬA TƯỚNG. Người đời cũng đã nói: “Chiếc áo không làm nên thầy tu”. Phật ngôn cũng dạy: “Nếu chiếc áo cà sa có oai lực giải trừ Tham, Sân, Si, thì cha mẹ và người thân đứa bé chỉ cần khoác lên nó khi nó mới chào đời là đã được toại nguyện”!

Có một số người khác lại bảo thủ, cứ bám lấy hình thức tu hành được thành lập từ buổi sơ khai, cho rẳng muốn tu hành thì nhất định phải Y theo những gì ngày xưa Phât đã làm, không được làm khác đi. Nhưng nếu họ có đọc Kinh sẽ việc tu hành được Kinh VIÊN GIÁC tóm gọn trong 4 câu Kệ:

Nếu người đoạn thương, ghét.

Cùng với Tham Sân Si.

Chẳng cần tu gì khác.

Cũng đều đặng thành Phật ”.

Đâu có chữ nào buộc phải độc thân, vô chùa, mặc pháp phục, cạo tóc, đắp Y? Như vậy đâu cần phải “đi” mới “tu” được?. Bởi nếu hình tướng trang nghiêm, đầy đủ nhưng nếu không TU SỬA CÁI TÂM thì liệu có thể gọi đó là người tu được không?

Một hiểu lầm nữa cũng cần được dẹp bỏ, là khi hình tướng không còn cần thiết, việc tách rời cuộc sống bình thường cũng không đòi hỏi, thì việc chờ người khác cúng dường thì mới tu được cũng không đúng với quan niệm tu hành chân chính. Bởi vì ai cũng biết: “Ông tu, ông đắc, bà tu, bà đắc”, Đạo Phật chân chính là TỰ ĐỘ, tức là tự mình tu hành để độ cho bản thân mình, dù có đắc đạo cũng đâu có Độ được cho người khác. Vì thế, việc hưởng dụng công sức của người khác sẽ là món nợ, nếu tu hành không xong! Nhưng từ nhiều đời mọi người vẫn ung dung chờ có người cúng dường mới chịu tu, coi như đương nhiên phải như thế. Có người còn lợi dụng sắc áo tu để lạm dụng của bá tánh! Không biết là Nhân Quả không mất. Nhận của ai cái gì thì phải trả lại cái đó, không kiếp này thì cũng kiếp sau. Người biết Nhân Quả không dám coi thường!

Việc Tu, Sửa cái Tâm được diễn tả bằng tên gọi khác là “Đúc hình, tạc tượng Phật”. Tức là dựa theo những Hạnh mà chư Phật đã làm rồi làm theo, để mình cũng tạo ra một vị Phật nơi Tâm. Nhưng từ lâu, nhiều người đã hiểu lầm, dùng vàng, bạc, gỗ để đúc tạc chân dung Phật rồi thờ cúng, cầu xin. Do đó, Tổ Đạt Ma dạy trong Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất:

“Nói “đúc tạc hình tượng”, tức đó là tất cả chúng sinh cầu Phật đạo cần tu các giác hạnh phỏng theo chân dung diệu tướng của Như Lai, há phải đâu chỉ là việc đúc vàng tạc đồng tầm thường vậy thôi ru! Bởi vậy, người cầu đạo giải thoát phải lấy thân mình làm lò, lấy pháp làm lửa, lấy trí huệ làm tay thợ khéo, lấy Ba Giới tu tịnh, Sáu Ba la mật làm khuôn phép, nấu chảy, và rèn đúc chất chân như Phật Tánh ở trong thân cho thấm nhập khắp tất cả hình thức Giới luật; y lời dạy đó mà vâng làm, mỗi mỗi không hở sót, thì tự nhiên thành tựu hình tướng của chân dung. Hình tướng đó đích thực là pháp thân thuờng trụ vi diệu và cùng tột, há phải đâu là pháp hữu vi hư đốn sao?”

Người cầu đạo mà không hiểu nghĩa việc đúc tạc chân dung như vậy thì còn bằng vào đâu mà mở miệng nói công đức ?

Việc CẤT CHÙA cũng được Tổ dạy: “Nói “Già Lam” ấy, là người Tây Thiên Trúc nói. Ở đây dịch là “thanh tịnh địa”, tức là đất trong sạch, chùa chiền vậy.

Nếu vĩnh viễn trừ Ba Độc, tịnh sáu Căn, thân tâm vắng không, trong ngoài ngưng lặng, đó gọi là xây dựng Già Lam ”.

Như vậy, nếu ta không quay vào Tâm mà trừ BA ĐỘC, chỉ dùng gạch, ngói, xi măng để xây dựng nhà bằng hình tướng hữu vi sao gọi là CẤT CHÙA?

Tóm lại, hai con đường TU PHẬT và THỜ PHẬT được phân chia rõ rệt: Một bên là biết rằng PHẬT là TÌNH TRẠNG GIẢI THOÁT NƠI TÂM, nên bắt chước theo những hạnh mà Đức Thích Ca đã làm, thực hiện theo đúng Ý nghĩa:

- XUẤT GIA là ra khỏi Nhà Lửa Tam Giới, tức là rời bỏ THAM, SÂN và SI

- CẠO TÓC là Cạo sạch Phiền Não

- ĐĂP Y, là y theo những hạnh mà Phật đã làm. Có nghĩa là trùm phủ lên thân, tâm của mình một màu thanh tịnh.

- CẮT ÁI là cắt di những ái luyến về cái Thân giả tạm và những gì nhằm phục vụ cho nó.

Những người cứ theo NGỮ mà hành, chỉ rời khỏi nhà thế tục, cạo tóc, đắp y, dùng vàng, ngọc, bạc, đồng, gổ, xi măng để đúc tạc tượng Phật rồi cúng kiến, tụng niệm để cầu xin thì rõ ràng là họ đang THỜ PHẬT, không phải là TU PHẬT. Do không đọc chính Kinh, nên họ không biết những việc làm này đã bị cảnh báo trong Kinh Kim Cang: “Nhược dĩ sắc kiến ngã. Dĩ âm thanh cầu ngã. THỊ NHÂN HÀNH TÀ ĐẠO. BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI”. Có nghĩa là những ai dùng hình tướng để thấy Phật. Dùng âm thanh để cầu Phật thì đó là những người hành tà đạo, không thể thấy Như lai”. Bởi Như Lai có nghĩa là “đến, đi không động”. “Thấy Như Lai” có nghĩa là đạt được tình trạng thanh tịnh, an ổn nơi Tâm. Đó là kết quả của những công việc THÍ XẢ, bằng các Hạnh: Giới, Định, Huệ, Tứ nhiếp, Lục Độ, Vạn Hạnh, Bát Chánh Đạo vv... không phải do dùng hình tượng để thấy bằng mắt.

TU PHẬT LÀ TU TÂM. Như vậy, ai TU cái TÂM, làm theo những Hạnh mà Phật đã làm để được Giải Thoát thì đó mới là đang TU PHẬT. Ngược lại, những người tạc tượng Phật để THỜ. Ngày đêm mấy thời ca tụng, tán thán Phật để cầu xin “được độ” thì bị cảnh báo trong Phật Ngôn: “Kẻ nào ca ngợi ta, tán thán ta mà không hành theo lời ta chỉ dạy. Kẻ đó đang phỉ báng nặng nề ta”!

Thời xưa cũng như thời nay, việc hiểu chưa rõ mà đi rao giảng cũng không ít người làm. Cứ rập khuôn theo hình thức mà không hiểu ý nghĩa tu hành thật sự cũng không ít người mắc phải do Y KINH mà không LIỄU NGHĨA. Qua chính Kinh, chúng ta sẽ thấy TU chỉ có một nghĩa là SỬA. Như vậy, bất cứ ở đâu? Ăn mặc như thế nào? Làm nghề gì? Độc thân hay có gia đình cũng không quan trọng. Miễn là phân biệt được đâu là lời Phật, đâu là những gì qua thời gian trở thành “tam sao thất bổn”. Biết mình đang làm gì? Kết quả về đâu? rồi tự điều chỉnh để không phụ lòng mong mỏi của người sáng lập Đạo Phật, và bản thân mình cũng được lợi lạc là bổn phận của mỗi người vậy.

Tâm-Nguyện (11/2010)


ĐỂ KHÔNG NÓI LỜI CHIA TAY

Ở VỢ CHỒNG

Nhà giáo Lê Hùng Dương

Qua tìm hiểu ở những cặp vợ chồng lớn tuổi, chúng tôi thấy đa số họ nhìn nhận rằng trong cuộc sống vợ chồng từ khi lấy nhau đến khi về già quả thật có nhiều nguy cơ đưa đến xung đột, và nếu không khéo họ cũng đã đôi ngả chia ly, nhưng nhờ một sự may mắn nào đó đã theo đuổi suốt cuộc đời và dẫn dắt cho “tai qua nạn khỏi” rồi sống hạnh phúc cho đến tuổi già.

Những may mắn đó đã giúp họ có những đức tính cần thiết để hóa giải những xung đột để rồi sống trong hòa bình êm ấm. Hy vọng những đức tính sẽ được phổ biến rộng rãi qua đề tài này để mọi người cùng nhau xóa bỏ những xung đột ngay từ khi mới bắt đầu nhen nhúm.

1. Thật sự thương yêu nhau.

Dĩ nhiên phải thương yêu nhau thật lòng mới có thể về sống chung với nhau trong một mái ấm. Có thương yêu nhau người này có thể tha thứ cho người kia về mọi sai trái người kia mắc phải. Có thương yêu nhau về già người này sẽ thấy không thể thiếu người kia. Có những cặp vợ chồng đến với nhau bằng sự giới thiệu của bạn bè hay qua những người mai mối. Khi đã thỏa thuận về sống với nhau tình yêu thương dần dần phát triển và kéo dài trong suốt cuộc sống hôn nhân đến khi răng long đầu bạc. Có người cho rằng tình yêu theo kiểu thời kỳ trẻ trung sẽ mất dần sau đám cưới, nhưng sẽ được thay thế bằng tình thương như người thân ruột thịt. Vợ chồng về chung sống có con có cái rồi, người vợ đi công tác xa nhà nhiều hôm. Người chồng có nhớ vợ thật nhưng ông không thể lấy giấy ra làm bài thơ nhớ vợ mà có thể hình dung ra nỗi vất vả của người vợ đang trên đường công tác hay lo lắng đến sức khỏe của người vợ. Ví dụ ông chồng có thể lo lắng tới bệnh viêm xoang của bà xã sợ bộc phát vì thời tiết tại địa phương công tác.

2. Hy sinh cho nhau

Yêu là hy sinh. Bởi không có sự hy sinh nào lớn lao và bền bỉ cho bằng hy sinh cho người mình yêu. Sự hy sinh này không có điều kiện và chẳng mong cầu đền đáp. Những sở thích cá nhân kỳ quái cũng là nguyên do cãi cọ, cơm không lành, canh chẳng ngọt. Người chồng cần kiệm còn người vợ thích ăn xài, mua sắm hoang phí cũng khiến gia đình xào xáo. Người chồng thích trầm tư, đọc sách để mở mang kiến thức còn người vợ lại thích Karaokê, cà phê với bạn bè, xem hát cũng dễ gây xung đột. Mỗi bên tự giảm thiểu những ham thích của mình. Bỏ đi những ham thích mà người kia không bằng lòng. Khuyến khích và chia sẻ cho nhau những sở thích lành mạnh, tiến bộ.

Kiềm hãm cái tôi, cái bản ngã của mỗi người, cùng nhau suy nghĩ “mình hết lòng vì người kia và người kia cũng sẽ hết lòng vì mình”. Mối liên hệ vợ chồng tưởng chừng như đơn sơ nhưng vô cùng rắc rối do hai cái Tôi (Ngã) đụng nhau. Xã hội càng văn minh, cái Ngã, cái Tôi lại càng to. Dù rằng người đàn ông cần phải giao thiệp trong công việc làm ăn, nhưng khi có vợ cũng phải h y sinh để giảm thiểu đến mức thấp nhất những cuộc hẹn hò lãng mạn hay các cuộc họp mặt đàn đúm thâu đêm.

Ngược lại ở người phụ nữ cũng phải có những mối quan hệ đúng mức sau khi lập gia đình, hay bỏ đi những thói quen mà người chồng không thích như đi Karaoke, cà phê nghe nhạc với các đồng nghiệp nam.

3. Thông cảm lẫn nhau:

Cũng bằng sự lắng nghe, người này mới thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn mà người kia đang gặp để có lời an ủi, hay chia sẻ hay nữa là góp ý để người kia chủ động trong việc xử lý hoàn cảnh. Cái hời hợt, dửng dưng, hoặc không muốn lắng nghe của một người rất dễ làm cho người kia cảm thấy cô đơn, bị hắt hủi không được người bạn đởi cảm thông. Sự thông cảm lẫn nhau cũng sẽ tránh được những trường hợp ghen tương phức tạp. Một người bất ngờ đi làm về trễ hơn thường ngày, điều hay nhất là người kia mở tủ lạnh làm liền một ly nước giải khát thay vì đôi co hạch hỏi tìm nguyên nhân về trễ. Đối với phụ nữ, người đàn ông cần phải có sự ân cần tận tụy, luôn luôn tỏ ra là người duy nhất có thể bảo vệ, hay lo lắng chu đáo cho vợ mình.

4. Cư xử với nhau dịu dàng từ cử chỉ đến lời nói, xem nhau như tình bạn tri kỷ.

Sau khi lấy nhau, về sống chung trong một gia đình, cá tính mỗi người dần dần xuất hiện, trước hết là những biểu hiện bằng lời nói.

Có người khuyên vợ chồng nên lấy “lễ” để đối xử với nhau. “Lễ” ở đây là cách cư xử lịch sự dịu dàng từ tốn, thân mật mà người này dành cho người kia.

Không nhất thiết phải có học vị cao, nhưng với một trình độ văn h óa nhất định, những phát biểu của người chồng có thể dịu dàng nhỏ nhẹ đầy tình cảm, dù đang tranh luận một vấn đề gì đó.

Cũng có nhiều ông chồng nói ra một câu là chửi thề, nửa câu cũng chửi thề. Làm như không có tiếng chửi thề là không thành lời nói.

Về phía phụ nữ, khi đối thoại với chồng nhiều bà dù có học vị tương đối nhưng khi phát bi ể u cũng hay dùng những từ ngữ cánh đàn ông hay dùng. Có bà chửi thề như bắp rang nghe phát khiếp. Có bà khi đề cập tới những người khác thì thường dùng từ ngữ “thằng này, con kia. . .”

Còn có bà thích mỉa mai, xỉa xói. Một người bạn của tôi là một dân ghiền đọc sách. Một hôm tình cờ tôi ghé thăm để hỏi về một cuốn sách. Chợt có bà vợ của anh bạn đứng gần đó, tôi buột miệng nói: “ Sách của ổng nhiều quá, chị tha hồ mà đọc”. Không ngờ anh bạn tôi nói thêm: “ Tao nói hoài mà có chịu đọc đâu”. Và tôi cũng được nghe liền sau đó câu nói của bà vợ: “Tôi chịu dốt quen rồi, ai có giỏi thì cứ đọc đi”.

Có nhiều ông khi đề cập tới vợ mình thường sử dụng đại từ “nó”, hoặc gọi bằng “con này, con nọ” hoặc “con mẹ này” vv...

Có bà khi đề cập tới ông chồng mình gọi là “thằng cha này”, hay “thằng chồng tôi”, cũng có khi gọi là “thằng này, thằng nọ”. Ở nhà quê vợ chồng gọi nhau bằng “mày tao” là thường gặp.

Nhiều gia đình người vợ hay người chồng, có khi cả hai có lối phát biểu “cho đã nư”, nói nôm na là “nói cho sướng miệng” để thỏa mãn tự ái của mình. Có hai gia đình gần kề nhau, ông chồng bên này sau giờ làm việc chịu khó đỡ đần công việc nhà cho vợ. Bên kia thì ông chồng không những không làm phụ việc nhà cho vợ, thỉnh th oả ng còn kéo bạn bè về nhà nhậu nhẹt tới khuya, bà vợ phải thức chờ dọn dẹp. Có lần bà vợ phàn nàn có ý so sánh ông chồng lười này với ông chồng nhà bên cạnh. Ông chồng này phang liền cho một câu xanh dờn: “Ừ bà muốn khỏe thì qua bên đó ở với thằng chả”. Thật không có tí gì là văn hoá!

Một chứng bệnh chung cho nhiều gia đình là vợ chồng con cái thi nhau lớn tiếng dù chỉ trao đổi với nhau về những chuyện thông thường. Có khi s ử dụng những từ ngữ không được thanh nhã. Riêng đối với vợ chồng, lớn tiếng dễ gây hiểu lầm là người này nạt nộ người kia rồi dễ sinh bất h òa , bất h òa thì lại lớn tiếng. Chuyện trong nhà hàng xóm đều biết. Nếu không có sự đối xử dịu dàng vợ chồng sẽ ít có dịp ngồi lại tâm sự, như vậy sẽ tạo ra khoảng cách, rồi càng ngày khoảng cách càng lớn dễ xảy ra xa mặt cách lòng.

Một khía cạnh khác vợ chồng nên coi nhau như bạn tri kỷ, người vợ hiểu được người chồng và ngược lại người chồng cũng thấu hiểu được người vợ của mình. Hai người có thể trao đổi với nhau tất cả mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình, quan hệ với người thân, công việc làm, quan hệ xã hội.

5. Tạo sự gần gũi riêng tư của vợ chồng

Có nhiều ông chồng thường tạo ra giờ phút riêng tư để hai vợ chồng cùng nhau tâm sự dù rằng đã có con cái đầy đàn. Ví dụ như có cặp vợ chồng thường tranh thủ thời gian để cùng nhau đi vòng vòng dạo phố trên chiếc xe máy của riêng hai người. Th ỉ nh thoảng hai người ghé vào một quán sá nào đó uống ly nước mía, chai nước ngọt. Khi nào rùng rỉnh vào nhà hàng ăn một món đặc sản. Ông chồng làm một, hai chai bia còn bà vợ vẫn trường kỳ nước ngọt, nếu được cùng uống bia thì càng hay. Câu chuyện của hai người thường là những chuyện về tương lại con cái, chuyện hàng xóm, chuyện xử thế, chuyện thời sự, Trao đổi thông tin trên báo chí, truyền thanh, truyền hình. Có người lại nói rằng vợ chồng ở nhà gặp nhau còn không có chuyện để nói, ở đây lại đi riêng với nhau nữa thì biết nói gì đây. Xin thưa rằng có đấy, chẳng qua là vì người ta không muốn.

Trong những giờ phút riêng tư của hai người trong quán ăn, bên bờ sông gió mát, người chồng chia sẻ với người vợ những nhọc nhằn trong việc nội trợ và chăm sóc con cái mà người vợ phải đảm trách mỗi ngày. Vợ chồng có thể trao đổi tình trạng sức khỏe lẫn nhau, để cùng nhau chữa trị, hoặc cùng nhau hưởng thụ niềm hạnh phúc của những người hoàn toàn khỏe mạnh.

6. Tôn trọng lẫn nhau:

“Phu phụ tương kính như tân”, vợ chồng không nên coi trọng cái tôi của mình mà phải xem nhau như khách qu ý . Điều này có thể dễ dàng xảy ra đối với những cặp vợ chồng có trình độ văn hoá, học thức không quá chênh lệch. Vợ chồng lắng nghe nhau, dẹp bỏ tự ái cá nhân, cùng nhau trao đổi ý kiến, quan niệm sống, thảo luận để cùng đi đến những quan niệm, những suy nghĩ chung về cách sống, cách cư xử đối với gia đình hai bên hay ngoài xã hội. Không nên cho rằng “tôn trọng vợ” sẽ bị người ta cho rằng “sợ vợ”. Nhiều người đàn ông vì mặc cảm sai lầm này nên thường xuyên đối xử với vợ như một đối phương thù địch.

Đây là bổn phận của hai người trong quan hệ đối xử lẫn nhau. Nhiều người đàn ông văn hóa kém thích có uy quyền thường xem vợ là những kẻ phải chịu sai khiến. Người chồng không nên coi người vợ là người giữ nhà và giữ gìn tài sản kiêm chức vụ “ô shin”. Phải bỏ quan niệm chồng chúa vợ tôi. Sự bình đẳng giửa hai vợ chồng cần phải được hết sức tôn trọng. Bà con thân tộc, bằng hữu của vợ hay chồng phải được người kia tôn trọng. Có gia đình nọ, ông chồng đến tuổi về hưu tự do. Trong khi đó bà vợ còn có nguồn kinh tế vững mạnh. Thế là ông chồng phải đảm trách mọi công việc nội trợ, kể cả chợ búa giặt gỵa. Hiện ông ta cũng có vài chỗ dạy lai rai để uống cà phê và mua sách báo. Buổi tối xong việc ông xoay gọn một góc dưới bếp, đọc sách rồi thả hồn vào giấc mơ làm triệu phú.

Tôn giáo, niềm tin vào một đấng t ố i cao của vợ hay của chồng phải được tôn trọng như nhau. Ngoại trừ trường hợp có mê tín dị đoan giữa một trong hai người, người kia có quyền can thiệp một cách êm thắm.

Ở người vợ hay người chồng ai cũng có phần riêng tư của mình và sự riệng tư đó phải được người kia tôn trọng. Cụ thể, một cái thư, một e-mail, quà cáp đề tên riêng của người vợ, người chồng không được quyền xem trước. Đây còn là ý nghĩa của thái độ lịch sự, thái độ quân tử của người chồng. Ngược lại người vợ cũng phải tôn trọng sự riêng tư của người chồng. Không nên biện minh là vì hạnh phúc gia đình, bà vợ dành quyền xem lén những tin nhắn trên máy điện thoại của ông chồng. Đây là một sự xúc phạm vì người chồng sẽ không thấy được tôn trọng.

7. Tin tưởng lẫn nhau

Hai vợ chồng “hãy tin nhau như chưa tin lần nào”. Không nhất thiết phải là tuyệt đối, nhưng cứ tạm tin để có hạnh phúc. Mọi gian dối, nếu có, tự nhiên dần dần xuất hiện. Niềm tin tưởng lẫn nhau của đôi vợ chồng là niềm an ủi rất lớn để hai người có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Nếu người vợ vẫn vững tin rằng ông chồng luôn giữ những điều khoản cam kết trong thời kỳ tiền hôn nhân, tức là thời kỳ yêu nhau trước khi đi đến đám cưới. Như vậy ông chồng vẫn là của mình, không mất mát đi đâu cả.

Mỗi khi ông chồng nêu lý do này lý do nọ để đi sớm về trễ người vợ hãy tin chắc rằng ổng có thể đã “xạo” hết 80% . Cái khéo của người vợ là cứ tin là thật bởi vì ông chồng có thể bị bắt buộc phải nói dối. Không bao giờ có một ông chồng nào lại thành thật khai báo với vợ là đi bia ôm tiếp khách. Thử hỏi, thời buổi này có bao nhiêu đàn ông lành mạnh chưa hề biết đến bia ôm. Số lượng chắc chắn không quá nhiều .

Trong một môi trường mà người đàn ông có quá nhiều điều kiện dễ dàng tíếp xúc với phụ nữ, người vợ ở nhà nên tin tưởng ở bản lĩnh của ông chồng và nên thường xuyên nhắc nhở ông chồng về lời cam kết với nhau ban đầu và đừng bao giờ để “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tương tự, ông chồng nghe bà vợ nói chiều nay đi tiếp khách, ông chồng cứ vui vẻ ở nhà lo bữa ăn tối cho mình và cho con cái. Rửa bát đĩa luôn càng tốt. Xin đừng lấy “quyền làm chồng” để bắt buộc bà vợ phải ở nhà. Qu ý ông nên hết sức tin vào bản lĩnh của người vợ.

8. Thành thực với nhau

Vợ chồng nên đối xử thành thực với nhau càng nhiều càng tốt. Sự thành thực không thể nào đạt đến mức tối đa 100%, nhưng hai vợ chồng phải hạn chế việc nói dối đến mức có thể được. Không ai bắt một trong hai người phải thật thà khai báo việc gì có thể làm ảnh hưởng đến hạnh phúc hai người. Ví dụ trên đường đi làm việc người vợ hay người chồng gặp lại người yêu thời đi học. Thôi thì việc hỏi thăm sức khỏe, nói chuyện dăm ba câu gì đó rồi chia tay không việc gì phải về báo cáo lại cho người kia biết. Nên luôn luôn tự hỏi người này đã tỏ ra thành thực với người kia đến mức độ nào, để rồi phát huy.

9. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau:

Vợ chồng luôn chăm sóc sức khỏe cho nhau, theo dõi bệnh tật, nếu có, để đưa nhau đi điều trị kịp thời. Người này cũng thường xuyên quan tâm đến công việc, các mối quan hệ của người kia và chia sẻ niềm vui cũng như những khó khăn mà người kia gặp phải.

10. Đỡ đần cho nhau

Các đấng ông chồng nên hiểu cho rằng công việc bếp núc, chợ búa, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái nếu giao hết cho bà vợ thì người phụ nữ nếu có chu toàn cũng chỉ trong một thời gian ngắn nào đó thôi. Trong trường hợp không thuê được người làm, người đàn ông nên xắn tay áo tham gia vào, đỡ đần cho vợ. Sự đỡ đần này không hề tạo cho người đàn ông ý nghĩ rằng mình sợ vợ hay bị chê là mất đàn ông tính. Nguyên nhân làm cho người đàn ông bỏ quên nhiệm vụ đỡ đần công việc nhà một phần do chính các bà vợ với quan niệm cho rằng người đàn ông vô bếp là… không phải đàn ông.

Người đàn ông cũng nên đóng gópvào công việc của người vợ trong phạm vi khả năng của mình. Nên tỏ ra ân cần có quan tâm đặc biệt, nếu không trực tiếp tham gia vào một phần công việc nào đó thì cũng nên có lời an ủi, khích lệ, hoặc đỡ đần những công việc khác để người vợ rảnh rang tranh thủ làm việc.

11. Quan hệ gối chăn;

Cả hai người cần phải quan niệm đây là một hình thức sinh hoạt kín đáo của vợ chồng với ý nghĩa cao cả là tạo ra con cái và là sinh hoạt cần thiết đầy cảm xúc nhằm xây dựng hạnh phúc vợ chồng, làm cho sự gắn bó giữa hai vợ chồng luôn luôn bền chặt. Nhiều người đàn ông cho rằng người phụ nữ có chồng, nhất là sau khi sinh con cái sẽ không còn gây được cảm xúc cho người chồng, sinh ra chê bai, khinh rẻ vợ cho rằng vợ không còn hấp dẫn rồi sinh ra trác táng hoặc đặt quan hệ với những phụ nữ khác. Đây là quan niệm hết sức kém văn h óa của người đàn ông. Cả hai người cần phải trau dồi kiến thức qua báo chí truyền thanh truyền hình về quan hệ gối chăn để có sự quan hệ thích hợp cho hai người dẫn đến cảm xúc hoàn toàn.

12. Trau giồi kiến thức:

Cũng với việc trau dồi kiến thức qua các phương tiện truyền thông như sách báo, truyền thanh truyền hình, vợ chồng có thể nâng cao trình độ văn h óa , trình độ hiểu biết để có cùng quan niệm, x óa bỏ những quan niệm sai trái không phù hợp với thời đại nhất là mê tín dị đoan, đồng bóng ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.

13. Xây dựng quan niệm đạo đức trong tình nghĩa vợ chồng.

a) Xây dựng bằng tình yêu

Khi giữa hai người phát sinh một thứ tình cảm đặc biệt và tình cảm này đưa hai người đến với nhau và khi họ thấy rằng sẽ không thể nào thiếu lẫn nhau trong cuộc sống tương lai, họ sẽ cưới nhau. Đây là một thứ tình cảm có thể được gọi là một chất xúc tác để gắn chặt hai người với nhau. Đó là tình yêu. Tuy nhiên điều mà không ít người nhận thấy rằng tình yêu không thể nào kéo dài mãi theo cuộc sống vợ chồng. Sau khi cưới nhau về chung sống, tình yêu sẽ bổ sung bằng tình thương. Thương ở đây theo cái kiểu “thương cha, thương mẹ, thương chồng…” rồi tình thương này ngày càng phát triển cùng với những đứa bé lần lượt ra đời. Trong khi đó cái “nghĩa vợ chồng” cũng dần dần phát sinh.

b) Gắn bó với nghĩa vợ chồng

Từ nghĩa ở đây do nhóm từ “ơn nghĩa” mà ra. Vợ và chồng đều cảm thấy mang một cái ơn mà người kia đã dành cho mình. Cái ơn ở đây rất trừu tượng, không rõ ràng nhưng hai người có thể cùng cảm nhận được. Người phụ nữ có thể nghĩ rằng tại sao anh ấy không chọn những cô gái xinh đẹp hơn, học giỏi hơn, giàu có hơn mà lại chọn mình, và cô cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Như vậy vô hình chung cô đã cảm nhận có một cái ơn mà người đàn ông đã dành cho. Ngược lại người đàn ông cũng có thể nghĩ rằng có biết bao người đàn ông khác giàu có hơn, học vị cao hơn, nhân dạng ngon lành hơn mà sao cô ấy không chọn lại đi đồng ý khi mình ng ỏ lời cầu hôn, và anh đã hạnh phúc vô cùng tại cái khoảnh khắc cô ấy gật đầu. Có phải chăng anh đã cảm nhận một cái ơn mà cô gái ấy dành cho. Đó là cái ơn mà người phụ nữ sẽ dành cho anh trong vài trò người sẽ sản sinh ra những đứa con sau này, rồi dạy dỗ chúng. Người phụ nữ này còn phải làm cái công việc chăm sóc nhà cửa, cha mẹ anh, tài sản của anh vv .. . Khi người này cảm nhận có chịu ơn của người kia tự nhiên có ý thức rằng phải làm gì để đền đáp lại như một bổn phận, một trách nhiệm, một nghĩa vụ phải làm cho người kia thấy rằng đã nhận được sự báo đáp đó. Người vợ luôn quan tâm để làm tròn bổn phận người vợ, và người chồng cũng tương tự như vậy. Mỗi người nên đặt câu hỏi là mình đã làm tròn bổn phận của mình chưa. Nếu tất cả những cặp vợ chồng đều có cùng quan niệm như trên đây thì đẹp biết bao nhiêu.

KẾT LUẬN

Tóm lại, khi bắt đầu vào cuộc sống hôn nhân hai vợ chồng sẽ phải đương đầu với rất nhiều nguy cơ gây xung đột dẫn đến đổ vỡ. Tất cả những suy nghĩ chủ quan, tự ái cá nhân, cái tôi to lớn cần phải nhường chỗ cho sự hy sinh cao cả của cả hai người để cùng nhau xây dựng tương lai trong đó vợ chồng con cái có được hạnh phúc thật sự.

Nhà giáo Lê Hùng Dương

 


HAI BÀI THƠ KHẨU KHÍ

CỦA TAM NGUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN VÀ VŨ PHẠM HÀM

Học giả Lãng Nhân cho biết: Nước ta từ trước, đỗ Tam nguyên Nhất giáp duy chỉ có đời Lê Trung hưng có Bảng nhãn Lê Quý Đôn và đời Nguyễn, Thám hoa Vũ Phạm Hàm (Phạm Vũ Hàm). Năm 1994, nhân dịp Viện Sử học Việt Nam và Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) tổ chức Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm, giáo sư Sử học Lê Văn Lan và nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc đã có dịp về Đôn Thư viếng thăm Lăng mộ cụ Thám Hàm, các vị học giả khi nói đến trí thông minh của cụ Thám, đã nêu một so sánh như sau: “Nếu trí nhớ thần đồng của Bảng nhãn Lê Quý Đôn thời Lê Trung hưng là có một, thì trí nhớ tuyệt vời của Thám hoa Vũ Phạm Hàm thời Nguyễn có thể kể là thứ hai”. Chúng ta thử đọc lại hai bài thơ thời niên thiếu của hai vị Tam nguyên Lê Quý Đôn và Vũ Phạm Hàm.

TAM NGUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (1726-1784)

Tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, quê xã Duyên Hà, Hưng Yên, nay thuộc tỉnh Thái Bình, là con Trung hiếu công Lê Phú Thứ, thượng thư bộ Hình triều Lê Dụ Tông.

Ông thông minh lanh lợi, nổi tiếng thần đồng. Hồi tám chín tuổi, một hôm, ông mải chơi bỏ học, cha gọi về đét cho mấy roi, mắng:

- Đồ rắn đầu rắn cổ.

Ông đọc ngay tám câu thơ Đường luật, mỗi câu có tên một thứ rắn:

Chẳng phải Liu điu(1) vẫn giống nhà

Rắn(2) đầu biếng học, lẽ không tha!

Thẹn đèn Hổ lửa(3), đau lòng mẹ

Nay thét Mai gầm,(4) rát cổ cha

Ráo(5) mép chỉ quen tuồng dối trá

Lằn(6) lưng, đành chịu vọt năm ba

Từ rày Châu Lỗ(7) chăm nghề học

Kẻo Hổ mang(8) danh tiếng thế gia!

Trong bài thơ trên có 8 câu liên quan đến loài Rắn:

(1) Liu điu: rắn có nọc độc ở hàm trên, phía sau có răng nhỏ, đẻ con và sống ở ao hồ, ăn ếch nhái.

(2) Rắn: động vật thuộc lớp bò sát, thân dài, có vẩy, không chân, di chuyển bằng cách uốn thân.

(3) Hổ lửa: rắn độc có khoang, màu đỏ như màu lửa.

(4) Mai gầm (Cạp nong): rắn độc, thân có nhiều khoanh đen, vàng xen kẽ. Cần phân biệt với Cạp nia, là rắn độc, thân cũng có nhiều khoanh đen, trắng xen kẽ cỡ nhỏ hơn Cạp nong.

(5) Ráo: loài rắn nhỏ, sống trên cây chuyên săn chuột

(6) Lằn: tức Thằn lằn, động vật tương cận, loài bò sát, thân và đuôi dài phủ vẩy, có 4 chi khỏe, sống ở bờ bụi, ăn sâu bọ.

(7) có hai nghĩa:

a/ nước Châu của Mạnh Tử và nước Lỗ của Khổng Tử,

b/ rắn châu lỗ: loài nhỏ, sống ở ao, hồ, chuyên rình bắt gà con.

(8) Hổ mang: rắn độc có tập tính ngẩng đầu, bạnh da cổ để đe dọa kẻ địch.

Lê Quý Đôn đỗ Hương nguyên năm 18 tuổi, khoa Nhâm Thân (1752) triều Lê Hiền Tông, ông đỗ Hội nguyên và Đình nguyên, khoa thi chỉ lấy đỗ Bảng nhãn, nên ông đỗ Tam nguyên Nhất giáp Bảng nhãn. Đầu tiên ông được bổ Hàn lâm viện thị thư, ông đi sứ sang Tàu vào năm 1790, 1769 và 1770, dự việc đánh đồ đảng Lê Duy Mật ở Thanh- Nghệ. Năm 1775, làm Tổng tài Quốc sử quán coi việc tục biên quốc sử. Tiếp đó vào Thuận Hóa, chức Tham thị, cùng Bùi Thế Đạt chống Tây Sơn, sau làm đến chức Công bộ Thượng thư. Ông mất năm 1784, thọ 59 tuổi.

Tính hay tự kiêu tự mãn, chúa Trịnh Sâm đã thấy ở Lê Quý Đôn ngay từ lúc ông mới vào yết kiến lần đầu tiên. Một hôm ông vào hầu, Trịnh Sâm hỏi:

- Ông đỗ Tam nguyên, hẳn là cái gì cũng biết đấy nhỉ?

Ông thưa:

- Tôi được thế là mông ân Vương thượng (chịu ơn chúa).

Chúa cười. Khi ông ra khỏi, chúa nói với quan a bảo (thầy dạy học):

- Ta trông thấy Lê Quý Đôn là người cậy tài, khinh người mà lại gian.

- Sao chúa biết?

- Nhìn trộm là tính gian. Nói hay ngửa mặt lên là ý kiêu.

Tính gian này, về sau có xảy ra một chứng minh rõ: Ấy là việc khoa thi năm 1775, Lê Quý Đôn làm chủ khảo thi Hương, cả trường thi có hai sĩ tử trội nhất: Đinh Thời Trung và Lê Quý Kiệt (con của ông). Đến khi vào thi Hội, thì giữa vua Lê và chúa Trịnh có cuộc đánh đố, vua cho là Lê Quý Kiệt sẽ đỗ Hội nguyên, còn chúa lại thiên về Đinh Thời Trung. Ngày ra bảng, Lê Quý Kiệt đỗ Hội nguyên, Đinh Thời Trung đỗ thứ hai. Chúa Trịnh không chịu là công bằng, truyền cho xét lại bài thi. Thì khám phá ra rằng bài có tên Kiệt do Trung viết, mà bài có tên Trung do Kiệt viết. Bấy giờ mới hay có sự điều đình giữa Lê Quý Đôn và Trung để tráo tên quyển cho Kiệt đỗ đầu. Việc đổ bể ra, ông bị bắt giam, Kiệt bị tước hết bằng sắc giáng làm bạch đinh, Trung bị đi đày.

Trong khi Lê Quý Đôn bị bắt giam, có sứ Tàu sang đố chữ “đông”, cả triều không ai giải được, chúa Trịnh bất đắc dĩ phải cho đòi ông ra hỏi, Lê Quý Đôn giảng được, sứ Tàu chịu là đúng. Vì có công này nên ông được tha và thiên bổ đi làm Tham thị Thuận Hóa để chống với Tây Sơn.

Sau này mới rõ là sứ Tàu sang nước ta gặp Lê Quý Đôn, rất mến phục tài học, nhân xem lá số của ông, tiên đoán rằng ông sẽ bị vận hạn, nên năm ấy, tâu xin vua Tàu gửi chữ sang đố nước Nam để Lê Quý Đôn được dịp lập công chuộc tội.

Ngoại trừ tính kiêu căng và thiếu minh bạch, Lê Quý Đôn vẫn là một nhà học giả xem nhiều biết rộng, để lại những tuyệt tác:

1/ Quốc âm: bài kinh nghĩa “Về nhà chồng, phải kính phải răn, chớ trái lời chồng”, bài văn sách “Lấy chồng cho đáng tấm chồng” và số ít thơ luật.

2/ Hán văn: “Đại Việt thông sứ”, “Vân đài loại ngữ” (chia loại các lời nói), “Toàn Việt thi lục” (sưu tập các thi gia từ Lý đến Hậu Lê), “Hoàng Việt văn hải” (sưu tập văn hay), “Kiến văn tiểu lục”.

Lê Quý Đôn là một học giả uyên bác, đa dạng và sung mãn nhất của văn hóa cổ nước ta. Giới nghiên cứu Pháp xem ông là nhà bác học về lãnh vực văn hóa của Việt Nam.

TAM NGUYÊN VŨ PHẠM HÀM (1864-1906)

Quê làng Đôn Thư, Kim thư, Thanh Oai, Hà Nội, tự là Mộng Hải, hiệu Thư Trì, tên thụy là Trang Khải.

Thuở nhỏ, Vũ Phạm Hàm có bài thơ vịnh “Con Cua” để tỏ chí mình:

Linh đài nhất điểm tự phân minh,

Thùy bả vô tràng mạn phẩm bình.

Thảo dã thử thân nguyên hữu dụng,

Giang sơn đáo xứ tẫn hoành hành.

Huyền hoàng mãn phúc, văn tâm nhuận,

Qua giáp đương đầu: võ lược tinh.

Thiên hạ chính đương: cơ khát vọng,

Quân như bất xuất(1) Thục điền canh?(2)

Nghĩa:

- Một điểm ở linh đài (tâm) rất rõ ràng

- Vậy mà người ta cứ bảo là cua không có ruột

- Tuy ở chốn thảo dã, nhưng thân hữu dụng

- Giang sơn đến đâu cũng hoành hành (đi ngang)

- Trong bụng có sắc đen và sắc vàng, là sẵn có văn chương

- Đầu có gươm, mình có áo giáp là giỏi võ lược

- Thiên hạ đương mong mỏi, ví như đói mong ăn, khát mong uống.

- Nếu cứ ở yên mà không chịu ra, lấy gì giúp việc nấu canh?

-----------------------

(1) “Quân như bất xuất”: lấy điển Tạ An đời Tấn, có chữ ‘Bất xuất như thương sinh hà ‘ (nếu không ra, thì dân biết trông cậy vào ai?)

(2) “Thục điền canh”: lấy điển Phó Duyệt. ‘Điều canh dụng nhữ tác diêm mai’, ý nói vua tôi hợp nhau, như người nấu canh vừa mắm muối.

Bản dịch của Nhân Phủ Lê Thế Vinh:

Khuôn thiêng sẵn có đủ phân minh,

“Không ruột” đời sao dám phẩm bình!

Cỏ nội, thân này còn hữu dụng.

Giang sơn đâu cũng vẫn hoành hành.

Gấm hoa đầy bụng : văn tâm đẹp,

Qua giáp đương đầu : võ nghệ tinh.

Thiên hạ chính đang khao khát đấy.

Vắng người, ai kẻ đứng điều canh?

Ông là con cả cụ Phạm Vũ Dự và cháu nội cụ Phủ Thiên Vũ Đăng Dương (tức Phạm Vũ Cát), khi đi thi, ông phải khai ba đời, nên phải mang họ của Ông nội. Họ gốc của ông là Phạm Vũ.

Năm Giáp Thân (1884), Vũ Phạm Hàm (Phạm Vũ Hàm) 21 tuổi, đỗ Hương nguyên, năm 29 tuổi đỗ Hội nguyên và Đình nguyên, vua Thành Thái sắc ban “Nhất giáp Tam nguyên Thám hoa”, hàm Quang Lộc Tự Thiếu Khanh kiêm Sung Quán Đồng Văn, được khắc tên trong văn bia ở Văn Thánh Huế. Ông được bổ Đốc học Hà Nội, sung Đồng Văn Quán (báo chữ Hán đầu tiên ở Bắc Kỳ), sau Hiến Sát sứ tỉnh Hưng Hóa, Đốc học Ninh Bình, Đốc học tỉnh Phù Lỗ (Phúc Yên), Đốc học tỉnh Cầu Đơ (Hà Đông), Hàn Lâm viện Trực học sĩ. Ông bị bênh mất sớm, thọ 43 tuổi, được truy tặng hàm Tham Tri.

Thư mục Vũ Phạm Hàm:

Nhân dịp kỷ niệm 145 năm ngày sinh của Ông và cũng để biết rõ hơn về sự nghiệp thơ văn, văn hóa giáo dục của Ông, gia đình hậu duệ của Thám Hàm cùng với Hội Khoa học Lịch sử, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chủ trương xuất bản một số sách của Ông, trong đó có sách “Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm” Nxb Văn hóa –Thông tin, 2010 nhằm lau bớt đi lớp bụi mờ thời gian che khuất chân dung Ông. Sau đây là một số tác phẩm:

1.Văn sách của trường học của Vũ Phạm Hàm trong các tập “Danh gia Văn tập”...

2.Mộng Hồ Thi Tuyển, Vũ Phạm Hàm soạn thảo gồm 10 bài thơ vịnh các trung thần...

3.Mộng Hồ Gia tập: cuốn Phả họ Phạm Vũ, Đôn Thư, do Vũ Phạm Hàm soạn năm1888.

4.Thư Trì Thi Tập: gồm những bài thơ tả danh lam thắng cảnh, cảm tác gửi gắm tâm tình của Vũ Phạm Hàm.

5.Hương Sơn Phong cảnh: là bài thơ Nôm duy nhất của Vũ Phạm Hàm và được nhiều người truyền tụng. Bài thơ theo thể Hát nói dài 75 câu, ca ngợi phong cảnh chùa Hương, một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.

6.Cầu Đơ tỉnh nhân đinh phong tục tổng sách: do Vũ Phạm Hàm biên soạn, nói về dân số, phong tục, nghề nghiệp, cổ tích, đền chùa của tỉnh Cầu Đơ (Hà Đông)

7.Hưng Hóa tỉnh Phú: bài Phú về địa lý, lịch sử tỉnh Hưng Hóa ( là một trong số 13 tỉnh của Bắc Kỳ nước ta, giáp Sơn Tây, Thanh Hóa, Vân Nam, T.Q và Ai Lao)...

Vũ Phạm Hàm là một danh nho, đồng thời là một vị Đốc học nổi tiếng của Hà Nội, nên sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền Hà Nội lấy tên đường 104 trên bán đảo Ngũ Xá, hồ Trúc Bạch đặt tên là phố Vũ Phạm Hàm, nhưng từ năm 1964 lại đổi thành tên khác, gọi là phố Lạc Chính. Ở Tp. HCM có đường Vũ Phạm Hàm ở Quận 8, sau cũng bị đổi thành tên khác, đường Bình Đức, không rõ lý do của sự thay đổi này.

Nhiều học giả, trong đó có Trần Hồng Đức kiến nghị với chính quyền Hà Nội (và Tp.HCM) nên đặt lại tên đường phố Vũ Phạm Hàm.

Nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phố Vũ Phạm Hàm đã được đặt lại ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mong rằng, Tp.HCM cũng sẽ đặt lại tên đường Vũ Phạm Hàm, một một danh nhân văn hóa tài hoa của đất nước Tiên Rồng – ngang tầm với nhà bác học Lê Quý Đôn.

PHẠM VŨ

(Tham khảo: - Giai thoại Làng Nho, của Lãng Nhân, 1999

- Các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa VN, của Trần Hồng Đức, 1999

- Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm của Chương Thâu.2010


Phụ Bản II

TIẾNG ĐÀN TRI ÂM

(BÁ NHA – TỬ KỲ) *

Bá Nha, người đời nhà Tống làm quan Thượng đại phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về đến sông Hàn Dương, nhằm đêm Trung thu trăng thanh gió mát, ông bảo quân dừng thuyền lại để uống rượu thưởng trăng. Thừa hứng, Bá Nha đem đàn ra gảy.

Nhưng bản đàn chưa dứt, dây đàn bỗng đứt. Bá Nha lấy làm kinh ngạc, nghĩ thầm:

- Chỗ này núi cao, non thẳm, sông dài, lẽ đâu có người biết nghe đàn làm cho dây đàn vội đứt. Hẳn đây có quân trộm cướp chăng?

Đoạn truyền quân lên bờ tìm bắt. bỗng có tiếng một chàng trẻ tuổi vọng xuống:

- Xin đại nhân chớ nghi, tôi là một kẻ đốn củi mộc mạc, thấy khúc đàn hay nên dừng chân nghe thử.

Bá Nha mỉm cười, bảo:

- Có lẽ đâu một tên tiều phu mà lại biết nghe đàn!

Chàng tiều phu đáp:

- Xin lỗi đại nhân! Đại nhân nói như vậy chẳng là lầm lắm, thánh nhân xưa có nói: Hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa có quân tử đến. Nếu đại nhân khinh khi chỗ núi non rừng bụi không có người biết nghe đàn thì ở nơi sông vắng đêm khuya nầy chẳng lẽ lại có khách biết đàn.

Nghe có chiều hữu lý, nhưng Bá Nha lại hỏi:

- Ngươi bảo ngươi nghe được đàn, vậy ta đàn bài gì đây?

- Dạ, đại nhân đàn bài Đức Khổng Tử than tiếc thầy Nhan Hồi. Bài ấy như vầy:

“Khả tích Nhan Hồi mạng tảo vương,

Giáo nhơn tư tưởng mấn như sương.

Chỉ nhơn lậu hạng đơn biểu lạc,

Lưu đắc hiền danh vạn cổ dương”.

Nghĩa là:

“Khá tiếc Nhan Hồi mạng vắn ôi!

Nhớ thương mái tóc bạc như vôi.

…… cơm bầu nước, vui quê hẹp

Để tiếng hiển danh biết mấy đời”

Bá Nha cho là hay, mời khách xuống thuyền đàm đạo. nhưng nhìn thấy khách là một chàng trai trẻ tuổi, quần bô áo vải thì có vẻ xem thường, Bá Nha không nói gì ôm đàn sửa dây gảy một bản đàn hướng về ý cao siêu. Bản đàn vừa dứt, chàng tiều phu cười nói:

- Hay! Hay! Ý đại nhân vọi vọi ở non cao (Nga nga hề chí tại cao sơn).

Bá Nha lại đánh một bản đàn khác hướng về tình cảm mênh mang, khoáng đãng. Chàng tiều phu cười nói:

- Hay! Hay! Ý đại nhân cuộn cuộn nơi nước chảy (Dương dương hề chí tại lưu thủy).

Bá Nha lấy làm khâm phục, đứng dậy xốc áo xin lỗi và hỏi danh tánh, chàng tiều phu xưng là họ Chung tên Tử Kỳ.

Cả hai trò chuyện, lấy làm tương đắc. Bá Nha lại mời Tử Kỳ cùng theo mình về triều để hưởng cuộc sống giàu sang.

Tử Kỳ thở dài bảo: Vì có cha mẹ già, phận làm con phải ở bên quạt nồng ấp lạnh, thần tỉnh mộ khang phụng dưỡng.

Vì việc quan khẩn cấp, Bá Nha phải sớm về triều. Lại ước hẹn với Tử Kỳ là sang năm ngày nầy, tháng nầy, Bá Nha sẽ đem thuyền đến đón cả gia quyến của Tử Kỳ về triều, vậy chàng hãy chờ đợi tại đây.

Đoạn hai người từ giã nhau.

Rồi đến mùa thu năm sau, Bá Nha đem thuyền đến đón tại vàm sông Hàn Dương cạnh núi Mã An. Bá Nha chờ đợi mãi nhưng không thấy Tử Kỳ đến. Buồn bã, Bá Nha lại ôm đàn gảy. tiếng đàn hôm nay sao lại ai oán vô cùng. Lòng Bá Nha nghi hoặc một điềm bất tường xảy đến.

Sáng lại, Bá Nha lên bờ, lần bước thăm hỏi nhà Tử Kỳ. Đến nơi mới hay Tử Kỳ vừa chết trong một cơn bạo bịnh. Chung ông lại cho biết rằng: trước khi chết, Tử Kỳ lại trối phải chôn chàng bên mé sông Hàn Dương, cạnh núi Mã An để chàng giữ lời hẹn với Bá Nha năm xưa là đến đó đón người.

Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, rồi lấy đàn gảy một bài ai điếu và khóc lóc thảm thiết. Đàn xong Bá Nha bèn đập đàn vào đá tan nát, thề trọn đời không đàn nữa vì đã hết bạn tri âm.

Trong tác phẩm: “Lục Vân Tiên” của cụ Đồ Chiểu có câu:

“Than rằng lưu thủy cao san,

Ngày nào nghe đặng tiếng đàn tri âm”.

Trong “Đoạn trường tân thanh” của cụ Nguyễn Du, đoạn Kim Trọng yêu cầu Kiều đánh đàn cho nghe, có câu:

“Rằng: “nghe nổi tiếng cầm đài,

Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ”.

Cổ thi cũng có câu: “Bất tích ca giả khổ, Đản thương tri âm hy” nghĩa là: “Không tiếc người hát khó nhọc, chỉ đau đớn người tri âm ít mà thôi”.

“Lưu thủy, cao sơn, tri âm, Chung Kỳ” đều căn cứ điển tích trên.

ĐỖ THIÊN THƯ (st)

* Từ đời Xuân Thu (722 – 476 trước Công Nguyên) cho đến nay, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam của chúng ta, đã có rất nhiều đôi bạn tự nhận mình là Bá Nha - Tử Kỳ. Tuy nhiên, có một điều rất lạ là trong truyện CHỈ MỘT NĂM SAU KHI GẶP BÁ NHA LÀ TỬ KỲ ĐÃ CHẾT, nhưng trong các trường hợp ở các đời sau, nếu, thay vì là hai người nam, mà lại là một nam, một nữ (nghĩa là Bá Nha là nam mà Tử Kỳ là nữ) THÌ CÁC CẶP NÀY ĐỀU CÓ TUỔI THỌ RẤT CAO, CÓ CẶP SỐNG ĐẾN TRÊN 100 TUỔI… (Theo sách TÂN KIM CỔ KỲ DUYÊN)


Hồn quê

Trăm hoa chào đón Đông Quân

Nửa đêm trừ tịch, chúa xuân trở về

Trở về ta lại nhớ quê

Nhớ quê thăm thẳm, đường về thì xa


Ra sân nhìn cội mai già

Chạnh lòng lữ thứ, thơ đề mấy câu

Xa quê ba chỏm trên đầu

Nay về chỏm rụng, thay màu tuyết pha


Đôi bờ cầu được nối qua

Thuận Bài làng cũ, nay đà khác xưa

“Nhớ lại mẹ tôi”

Mẹ ngồi khung cửi sớm trưa

Trên cành Oanh hót, thoi đưa nhịp nhàng


Quê tôi sơn động đèo ngang

Lũy thầy Đồng Hới, Linh Giang oai hùng

Có võ tướng có nguyên nhung

Cầm binh dẹp giặc, anh hùng đề tên


Có hải sản có cảnh xinh

Phong Nha đệ nhất động, Quảng Bình quê tôi


TRẦN VĂN HỮU

12/2010


Tình thơ

Tao đàn kỳ ngộ kết thân nhau

Thi phú văn chương quả nhiệm mầu

Sông núi muôn trùng tình thắm thiết

Quan san vạn dặm nghĩa nồng sâu

Hồn thơ phơi phới hòa âm điệu

Nét bút thanh cao nối nhịp cầu

Bằng hữu tâm giao vui xướng họa

Vần thơ dệt đẹp để ngàn sau

XUÂN VÂN

Xuân Tình

Xuân như cô gái tơ mềm

Đã khoe sắc thắm bên thềm đòi thơ

Xuân thì mơn mởn cành tơ

Chung tình xuân vẫn đợi chờ thi nhân

LÊ MINH CHỬ

Xuân về

Xuân về tươi thắm ngàn hoa

Gửi bạn bài hát làm quà mừng xuân

Quà nhỏ tình cảm trong ngần

Trái tim hòa nhịp, hòa vần bao la

Cứ chi vàng bạc, ngọc ngà,

Đơn sơ mà lại đậm đà tình thương

LÊ MINH CHỬ

Chân Tình

Sương xuống lạnh – em quay về chốn cũ

Chuyến xe đêm… mộng ước đã xa rồi

Ngoài công viên ngàn hoa đang héo rũ

Dường Trường Sơn – kỷ niệm những chiều xưa


“Lối mòn năm cũ” nơi mình đón đợi

Anh chờ em – mây trắng đến nơi đâu

Mình hẹn nhau như thuở chớm yêu đầu

Em đọc được lòng anh qua ánh mắt


Dù đêm lạnh gió thu buồn hiu hắt

Đẹp làm sao khi cảm nhận chân tình

Đã tô hồng thắm thiết kiếp phù sinh

Mặc dĩ vãng đau buồn xa hút bóng


Hoàng hôn tím – ánh tà dương đã lặn

Mình bên nhau thủ thỉ suốt canh trường

Mặt hồ xanh soi bóng ngợp yêu thương

Nơi ghế đá công viên chiều chủ nhật


Niềm rung động nồng nàn khi giáp mặt

Lòng thủy chung chan chứa đẹp duyên mơ

Ở bên anh em thấy cả trời thơ

Lối mộng ướp hương hoa đường Bắc Hải


Em khấn nguyện tình ta bền vững mãi

Suốt cuộc đời sương gió phủ mênh mông

Lê Thị Riêng sao thắp sáng muôn phương

Làn sóng biếc ru êm tình viễn xứ


Trưa đảo Ngọc kề vai nhau tâm sự

Tay trong tay ngưỡng vọng đỉnh phù vân

Bước bên nhau – rặng liễu chợt bâng khuâng

Yêu biết mấy – mưa ướt dầm lối nhỏ


Từ hôm ấy từng đêm thao thức đợi

Mơ thấy anh trong ảo ảnh tuyệt vời

Nẻo đường trần âu yếm bước song đôi

Mình hạnh phúc tràn trề khi đối mặt


Em nhớ mãi mặt nước hồ xanh ngắt

Nhịp cầu thơ soi bóng thoáng u sầu

Gọi tên anh – bao nghĩa nặng tình sâu

Xin Thượng Đế se duyên tròn kiếp sống

NGÀN PHƯƠNG

Bóng xuân chiều

(Nhị thủ liên hoàn)

Tỉnh giấc hoàng lương mộng chửa rồi

Muốn xin thêm chút lộc trời thôi

Kiệm cần đơn giản bề ăn ở

Hòa nhã khiêm cung lúc đứng ngồi

Cuộc thế nào lo dâu biến đổi

Tuổi xuân chẳng thẹn tháng ngày trôi

Đường chiều bóng ngả còn tươi sáng

Cặp với nàng thơ thả bước chơi.


Cặp với nàng thơ thả bước chơi

Đến vườn tao ngộ hái hoa đời

Gặp người đồng điệu tình khôn lảng

Dệt áng văn chương bút khó lơi

Thù tạc vãng lai không đợi hẹn

Giao lưu xướng học chẳng chờ mời

Trang lòng lật tiếp mừng xuân mới

Nguồn cảm dâng trào mộng thắm khơi.

THANH VĨNH

Đạo Tình

Hoài niệm cố đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Thạc


Bạch sư phụ hoa nào rồi chẳng héo

Vàng son nào còn mãi ở trong tay

Đời hữu hạn! tâm thương là bất tận

Lấy tâm hoa trang điểm thế gian này.


Duyên hạnh ngộ lướt qua tà áo đạo

Con quay về lòng vẫn ở lại đây

Thơ con viết hoa thơm mùi bạch huệ

Tách trà trưa hương bưởi ngát lòng Thầy.


Thảo nào trái đất đang quay

Kẻ trong thác loạn người đầy thiện tâm

Hỏi đời dâu bể tham sân

Hỏi thân cát bụi trầm ngâm sự đời.


Dẫu thân lấp biển vá trời

Có thì tạm có không rồi cũng không.

TRẦN LỮ VŨ

(Con nước lạ dòng)

TRUYN KIU

(Câu 1409 – 1526)

Trông lên mặt sắt đen sì,

1410. Lập nghiêm trước đã ra uy nặng lời:

Gã kia dại nết chơi bời,

Mà con người thế là người đong đưa.

Tuồng chi hoa thải hương thừa,

Mượn màu son phấn đánh lừa con đen.

1415. Suy trong tình trạng nguyên đơn,

Bề nào thì cũng chưa yên bề nào.

Phép công chiếu án luận vào.

Có hai đường ấy muốn sao mặc mình.

Một là cứ phép gia hình,

1420. Một là lại cứ lầu xanh phó về.


Looking up they saw a man with a black iron face,

Who began with thunderous words that frightened everyone in place.

“That guy over there! You are a foolish pleasure seeker!

“And your partner, she is a vicious seductive girl.

“A sort of withered wasted flower, out of scent,

“Using make-up colors to deceive naive men.

“As for the defendant’s situation at this moment,

“There are still many troubles and unsettlement.

“So, according to the Law applied on this case,

“I have decided a dual verdict, you can choose either ways:

“One: the girl has to undergo physical persecution,

“Two: she is sent back to the green house as former habitation.


Nàng rằng: đã quyết một bề!

Nhện này vương lấy tơ kia mấy lần.

Đục trong thân cũng là thân.

Yếu thơ vâng chịu trước sân lôi đình!

1425. Dạy rằng: Cứ phép gia hình!

Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.

Phận đành chi dám kêu oan,

Đào hoen quẹn má liễu tan tác mày.

Một sân lầm cát đã đầy,

1430. Gương lờ nước thủy mai gầy vóc sương.


Kiều said: “I have determined to choose the first way,

Whatever it will be, in our cobweb I wish to stay(1).

No matter pure or stained, I’ll live my life as I do,

This frail body is ready to undergo what is has to.

“Now, apply physical persecution!”. The judge ordered,

They gathered three sticks to whip a branch of poeny flowers(2).

Bearing her lot, she dared not even call for mercy,

Her rosy cheeks damped with dust, her eyebrows knit bitterly.

Rolling over the sandy courtyard, she looks agonized,

Her shape, a thinnest apricot-tree, dim mirrors were her eyes.

------------

(1) As a faithful spider, I don’t want to offer my threads to different cobwebs.

(2) A sort of exquisite frail flowers.


Nghĩ tình chàng Thúc mà thương,

Nẻo xa trông thấy lòng càng xót xa.

Khóc rằng: Oan khốc vì ta!

Có nghe lời trước chẳng đà lụy sau.

1435. Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu.

Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai.

Phủ đường nghe thoảng vào tai,

Động lòng lại gạn đến lời riêng tây.

Sụt sùi chàng mới thưa ngay,

1440. Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu thân:

Nàng đà tính hết xa gần,

Từ xưa nàng đã biết thân có rày.

Tại tôi hứng lấy một tay,

Để nàng cho đến nỗi này vì tôi.


How pitiful of Thúc, standing in the distance,

Seeing the scene, he felt his heart torn with grievance.

“Oh! It’s my fault”, he cried, “to cause her such unjust calamity!

“If I had listened to her, things wouldn’t have occurred so lamentably.

“It’s me! I was too shallow minded to think further,

To make the bright moon wane, the nice flower wither!

Thúc’s lament from a distance reached the Judge’s ear,

Moved by the man’s torture he order him to come near.

Being allowed, Thúc told through tears his whole story,

“Since I proposed her a lifetime union seriously,

“She had calculated everything far and near with prudence,

“And had foreseen this unavoidable consequence.

“It’s my fault to object her and assure her every good thing,

“So as to lead her to such painful bearing!”


1445. Nghe lời nói cũng thương lời,

Dẹp uy mới dạy cho bài giải vi.

Rằng: Như hẳn có thế thì

Trăng hoa song cũng thị phi biết điều.

Sinh rằng: Chút phận bọt bèo,

1450. Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên.

Cười rằng: đã thế thì nên!

Mộc già hãy thử một thiên trình nghề.

Nàng vâng cất bút tay đề,

Tiên hoa trình trước án phê xem tường.

1455. Khen rằng: Giá đáng Thịnh đường!

Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân!


Listening to those words, the Judge felt pity for the couple,

He then tried to help their situation disentangle.

“Well” said he, “If everything you said is the truth,

“Then though a brothel girl she could compare goodness with falsehood.

Thúc said: “Though a poor duckweed, she’s got some little learning,

“Her humble skill is good enough to perform brush and ink.”

“Very good” the Judge gladdened, “so why not let me test her talent?

“Here is a pillory, can she describe it by poetry in a moment?

Obeying the order, Kiều took the brush and within a while,

A Tang poem on flowery paper was improvised.

“Wonderful!” praised the Judge, “This may surpass the best Tang poems, really!

“A thousand gold teals couldn’t equalize such talent and beauty!


Thật là tài tử giai nhân,

Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?

Thôi đừng rước dữ cưu hờn,

1460. Làm chi lỡ nhịp cho đòn ngang cung.

Đã đưa đến trước cửa công,

Ngoài thì là lý song trong là tình.

Dâu con trong đạo gia đình,

Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong.

1465. Kíp truyền sắm sửa lễ công,

Kiệu hoa cất gió đuốc hồng điểm sao.

Bày hàng cổ xúy xôn xao,

Song song đưa tới trướng đào sánh đôi.


“What a beautiful couple they make: No one can match.

“Even Châu-Trần(3) couldn’t make a better one, in fact!

“So, let’s not use cruel measures to settle down anger.

“Why trouble the rhythm to break the harmony of the concert?

“Once brought to Court, a problem must be solved bilaterally,

“Outside by reason, but inside sentimentally.

“It’s easy to create a happy family union,

“Father and daughter in law may settle their dissatisfaction”

He then ordered to prepare a legal ceremony,

A flowery palanquin, rosy torches with stars sparkling brightly.

Two rows of animating people noisily cheering,

Escorting the couple up to their rosy hangings.


Thương vì hạnh trọng vì tài,

1470. Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba.

Huệ lan sực nức một nhà,

Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa.

Mảng vui rượu sớm cờ trưa,

Đào đà phai thắm sen vừa nẩy xanh.

1475. Trướng hồ vắng vẻ đêm thanh,

E tình nàng mới bày tình riêng chung:

Phận bồ từ vẹn chữ tòng,

Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên.

Tin nhà ngày một vắng tin,

1480. Mặn tình cát lũy lạt tình tào khang.


Felling esteem for her vertue, high regard for her talent,

Old Thúc soon settled his anger since that moment.

Nice fragrance exhaled in their house of privacy,

Bitter days ended, they felt their love deeper than ever formerly.

Morning wine, noon tea, they didn’t mind time passing,

Peach flowers fading, green lotus prepared their first blooming.

One tranquil night, within their quiet curtain,

Kiều whispered inmost thoughts she couldn’t retain:

“Since I confided this willow life to you, my Dear,

“Swallows followed geese; it has been nearly a year.

“But there’s been no news from your home ever since,

“Tightly attacked to new love, you are loosening your marriage link.


Nghĩ ra thật cũng nên đường,

Tăm hơi ai dễ giữ giàng cho ta?

Trộm nghe kẻ lớn trong nhà,

ở vào khuôn phép nói ra mối đường.

1485. E thay những dạ phi thường,

Dễ dò rốn bể khôn lường đáy sông!

Mà ta suốt một năm ròng,

Thế nào cũng chẳng giấu xong được nào.

Bấy chầy chưa tỏ tiêu hao,

1490. Hoặc là trong có làm sao chăng là?

Xin chàng kíp liệu lại nhà,

Trước người đẹp ý sau ta biết tình.


We ought to be careful for our present situation,

No one would defend us from rumors that leak to any direction.

I learned that your household governer is a wise lady,

Who treats everything with rules and speaks reasonably.

“I am so scared of such extraordinary heart and mind,

“The sea bottom is easier to sound than the river ground to find(4).

“And we have concealed this strong hold for almost a year,

“I am afraid we couldn’t by any means keep it longer.

“So far she hasn’t shown any sign of suspiscion,

“Or there might be some problems in her situation.

“So please, come back home as soon as possible, my Dear,

“First to make her pleased and seemdly, to sound her idea.

-----------

(4) Allusion made to a deep narrow-hearted woman, that might be more dangerous than a wide generous heart.


Đêm ngày giữ mực giấu quanh,

Rày lần mai lữa như hình chưa thông.

1495. Nghe lời khuyên nhủ thong dong,

Đành lòng sinh mới quyết lòng hồi trang.

Rạng ra gửi đến xuân đường,

Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia.

Tiễn đưa một chén quan hà,

1500. Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình.

Sông Tần một dải xanh xanh,

Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan.

Cầm tay dài ngắn thở than,

Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời.


If we keep concealing our affair day and night,

Sooner or later, it will be revealed at any time.

Listening to those reasonable words, sobberly speaking,

Thúc was convinced and aggreed to a trip back home coming.

The next morning, he came to see his father for further advice,

Mr. Thúc urged him to start the travel within a while.

Then farewell cups were drained, for a temporary separation,

Kiều accompanied him to a far away station.

Here’s the Tần river(5), a small course of greenish water,

Some Dương Quan(6) willows fluttered on both sides of the river.

Hand in hand, they exchanged wishes and complaints,

Again, a farewell cup drained, they felt their words almost faint.

-----------

(5) Tần river: name of a river in China, symbol of separation between lovers.

(6) Dương Quan: name of a frontier gate in China, also symbol of separation.


1505. Nàng rằng: Non nước xa khơi,

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

Dễ lòa yếm thắm trôn kim,

Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng!

Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,

1510. Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.

Dù khi sóng gió bất tình,

Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi.

Hơn điều giấu ngược giấu xuôi.

Lại mang những việc tày trời đến sau.

1515. Thương nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi ngày này năm sau!


Kiều said: “You are going to cross mountains and rivers, my Dear,

“Be sure to secure for your household a warm atmosphere.

A red corset can not hide a needle eye(7),

Why blind fold your wife while she might catch the bird without guide?

As for our love, a small debt we owe each other,

Find gentle words to tell her the truth in good manner.

Even she might break into anger, then find other words

To assure her of my submissiveness to her role as the first

This would be better than to hide everything from her

So as to welcome great disasters some day later!

------------

(7) This refers to an old saying. A red corset is more noticable than a needle eye. But sometimes a needle eye is clearer to see than a red corset, especially when one needs to see it.

Please mind what I said, for the sake of our love!

One year to wait is not long, don’t you think so?

This cup of wine is to wish you a nice trip, my Dear,

Let’s long for a happier cup, the same day next year.


Người lên ngựa kẻ chia bào,

1520. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

1525. Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.


He got on saddle while she loosened his dress,

The mapple forest was already dampend with Autum sadness.

Among rosy clouds of dust, he rode on quickly,

Her eyes followed him until he disappeared

among green fields of mulberries.

Back home, with her own shadow, she stayed up overnight,

Outside, he rode on alone, crossing thousands of miles,

Oh! Who had split out the bright moon asunder?

So that half shone her lonely pillow,

half followed the endless road he covered ?

(to be continued)

THÙY DƯƠNG


Phụ Bản III

Tạp Chí Văn Hóa Việt Nam

Tưởng Niệm Nhà Văn Nguyễn Văn Vĩnh


Chủ Nhật 24/5/2009 tạp chí Văn Hóa Việt Nam đã tổ chức buổi tưởng niệm Nhà Văn - Nhà Báo Nguyễn Văn Vĩnh tại nhà hàng Canvas, Houston. Đặc biệt trong Buổi Tưởng Niệm có sự hiện diện của đông đảo con cháu chắt của cụ Nguyễn, trong số đó có nhiều vị đến từ những tiểu bang khác. Trong số hơn 200 quan khách tham dự có sự hiện diện của nhiều nhà văn, học giả, nhà báo trong vùng cùng đến để tưởng nhớ đến cụ Nguyễn và nhắc lại những những mẫu chuyện liên quan đến cụ.

Trước bàn thờ hương khói trang nghiêm Bác Sỹ Nguyễn Lân Giác, cháu nội cụ Nguyễn, mở đầu phần nghi lễ thắp ba nén nhang lễ cụ. Trong phần phát biểu BS Giác kể lại vài mẫu chuyện về thời thơ ấu của cụ Nguyễn: Cụ Nguyễn thuở nhỏ chăn bò gần đê Yên Phụ, nơi đây có trường Thông Ngôn, cụ Nguyễn lần đầu tiên thấy chữ Quốc ngữ nhờ tò mò nhìn lén qua cửa trường. Sau cụ Nguyễn xin được vào làm chân kéo quạt trong lớp, nhờ đó hàng ngày cụ có thể học trộm chữ Quốc ngữ. Vốn tính thông minh và hiếu học, cụ đã được dự thi và tốt nghiệp thủ khoa trường Thông ngôn, và trên bước đường dài tự học cụ Nguyễn trở thành một nhà văn hóa lớn của chúng ta.

Thay mặt quan khách, Giáo sư Đàm Quang Hưng trang trọng dâng ba lễ trước bàn thờ. Ông nhắc lại với quan khách cụ Vĩnh cũng là một nhà báo lớn. Cụ đã làm chủ bút, chủ nhiệm của bẩy tờ báo - tiếng Pháp và tiếng Việt, chủ trương Đông Dương Tạp Chí, chủ trương bộ tùng thư Âu Tây Tư Tưởng… Là một nhà văn hóa thực tiễn, cụ tham gia phong trào Đông Kinh Nghiã Thục, trách nhiệm dậy Việt văn. Cụ Nguyễn dày công vun đắp chữ Quốc ngữ, đóng góp vào việc phát triển văn hóa nước nhà.

Nói về công trình của cụ Nguyễn trong sự phát triển chữ Quốc ngữ, Tiến Sỹ Nguyễn Minh Triết đóng góp với bài “Nguyễn Văn Vĩnh và sự Phát Triển chữ Quốc ngữ”

“Nước Nam ta sau này hay dở nhờ ở chữ Quốc ngữ”, “Người An Nam nên viết chữ An Nam” là hai câu nói của cụ Nguyễn, nói lên sự quan tâm của cụ trong việc phát triển học thuật nước nhà.

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ nói về tính trào phúng trong bài “Lụt Năm Ất Mão”, thơ Nguyễn Văn Vĩnh. Tiến Sỹ Dương Đức Nhự nói về giá trị của bản dịch Truyện Kiều do cụ Nguyễn chuyển qua Pháp ngữ. TS Dự nhớ lại một chuyện hi hữu: cuốn sách này là một món trong phần thưởng hồi trung học ông được nhận (1951), và nhờ cụ Vĩnh chú giải chi tiết ông đã có thể thấu hiểu Truyện Kiều còn hơn đọc những bản chú giải khác viết bằng tiếng Việt. Đến nay TS Dự vẫn trân trọng lưu giữ bản dịch Truyện Kiều này.

Về việc tổ chức buổi Tưởng Niệm, ông Phạm Quang Tân, chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa Việt Nam, cảm tạ sự đóng góp của các hội đoàn, cơ sở thương mại (Café l’ Amour, Canvas Bistro, Vision Outlet…), và nhiều cá nhân khác. Các nghệ sỹ tham gia phần văn nghệ: Bạch Hạc, Nguyễn văn Năm và Đàn Chim Việt, Kim Khánh, Đơn Dương, Huy Thắng, Vĩnh Tuấn. Hai MC Mimi Nguyễn và nhà văn Trần Bang Thạch.

In mémoriam Nguyễn Văn Vĩnh

 Vậy là 75 năm trôi qua, kể từ ngày cụ Nguyễn Văn Vĩnh qua đời, lần đầu tiên cụ có được một phần mộ vững bền! Chủ Nhật 05/12/2010, tại làng Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội mới, lễ hoàn thành việc nâng cấp khu mộ của cụ Vĩnh được thực hiện với sự có mặt của gần 30 nhà khoa học, các giáo sư , các nhà nghiên cứu, nhà văn, những người trân trọng sự nghiệp của cụ Vĩnh cùng đại diện các tổ chức Chính quyền địa phương và hậu duệ của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã trang trọng đặt hoa và thắp hương tại khu mộ gia tộc của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh sau khi hoàn thành việc nâng cấp giai đoạn 1.

Giáo sư Chu Hảo, giáo sư Sử học Chưong Thâu, nhà phê bình Văn học Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện và Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thái đã bộc bạch những hiểu biết, sự kính trọng và tình cảm của mình với sự nghiệp văn hoá khổng lồ mà Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã để lại cho dân tộc Việt Nam. Các đại biểu cũng khẳng định lòng biết ơn sâu sắc trước công lao to lớn của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong việc xây dựng một nền Văn hóa Chữ Quốc ngữ, xây dựng được bản tính văn hóa riêng biệt cho dân tộc Việt Nam không bị thôn tính bởi các nền Văn hóa khác.

Đến dự buổi lễ hoàn toàn là sự tình nguyện của các nhà tri thức Việt Nam còn có sự tham gia của cây dịch giả đại thụ Việt Nam - Dương Tường, ông Nguyễn Văn Huy - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bà Trần Thanh Vân - Kiến trúc sư phong thủy và nhiều nhà báo, phóng viên của một số cơ quan truyền thông.

Chính quyền và nhân dân làng Phượng Dực đã tổ chức đón tiếp thật sự chu đáo và mời cơm thân mật các vị khách quý. Buổi lễ trang trọng, giản dị và chắc chắn

đã để lại những dấu ấn đậm nét về một miền quê nghèo nhưng đầy chất văn hóa.

Mạn đàm về người man di hiện đại

Người man di Nguyễn Văn Vĩnh

Đoạn cuối của "Mạn đàm về người man di hiện đại", bộ phim tài liệu của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy về học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) là cảm xúc được dồn tụ trong suốt chiều dài 215 phút, khiến gần như toàn bộ những người kiên trì dõi theo từng thước p

him không khỏi... bàng hoàng vào phút kết thúc.


Hình ảnh về học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong phim

(Ảnh: Lê Thoa)

"... Tôi xuất thân không phải từ một gia đình "danh gia vọng tộc", "khoa bảng", thậm chí không được như số đông con dân Việt lúc bấy giờ mà từ một gia đình rất nghèo. Nói theo cách nói của thời hậu sinh thì từ một gia đình thành phần rất cơ bản. Tôi đã bước vào đời từ một cậu bé 8 tuổi, nghèo khó, kéo quạt ở trường thông ngôn đình Yên Phụ.

Nói chí phải như anh Vũ Bằng, một đệ tử của tôi: "Cái đời ông Vĩnh, ấy là cái đời chẳng được học hành gì". Tất cả những gì tôi làm là vượt lên hoàn cảnh để gửi gắm tình yêu sâu nặng của tôi với đất nước này, tình thương vô bờ của tôi với dân tộc này.

Xứ sở của chúng ta từ cổ chí kim không biết cơ man những con người có tấm lòng ái quốc. Hãy vì hậu thế mà ứng xử với họ cho dù họ có "ái quốc" theo cái cách của họ.

Còn tôi, xin hậu thế chớ nặng lòng bàn cãi. Hãy để cho tôi yên phận trong cái danh vị tốt, xấu mà người đời đã trao cho tôi. Không sao cả! Không sao cả! Vì tôi từng nghĩ về mình còn tồi tệ hơn thế nhiều. Tôi đã nghĩ: "Tôi là người man di hiện đại". Đúng như vậy. Không tin thì các bạn hãy trở lại bức thư tôi viết năm 1932 cho cụ Huỳnh Thúc Kháng mà coi..."

Khép lại 4 tập phim tài liệu dài đằng đẵng chính là những lời “báo mộng”, được ghi lại từ những... giấc mơ ấy.

Và trong bức thư gửi cụ Huỳnh Thúc Kháng, “người man di hiện đại” (theo nghĩa xếp mình ra bên ngoài, nhìn mình từ bên ngoài để tự phê bình, soi xét bản thân) đã viết:

"Cái hố sâu ngăn cách giữa nhà Nho chân chính như ông, người không còn tin vào những tư tưởng lẫn những phương pháp của quá khứ, với một người man di hiện đại như tôi, sản phẩm của một nền giáo dục hỗn hợp và khiếm khuyết, kẻ đang cố tìm một vài chân lý trong cùng cái quá khứ đó, mà tôi, tất nhiên cũng không biết gì hơn ông Kháng. Cái quá khứ đó dù sao cũng hiện lên đối với tôi như một nguồn sức sống và ánh sáng chưa được biết tới.

Chúng ta đã gặp nhau trên con đường và người nào cũng cho là mình đi đúng hướng, chính là vì con đường đó chưa có. Giống như, rốt cùng, cả hai chúng ta đang đi tìm chân lý, thì không nhất thiết cứ phải đi theo cùng một hướng...".

Người viết những điều đầy hàm ý ấy được nhìn nhận và đánh

giá như một “Tân Nam Tử”, một người nước Nam mới, thấu suốt bản thân, kiên định đi theo lý tưởng của mình, suốt một đời nhất quán một tấm lòng yêu nước.


Bức tranh “Sự truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” do họa sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ năm 2001 tại Tokyo - Nhật Bản

Toàn bộ những đóng góp vô cùng lớn lao của Nguyễn Văn Vĩnh tron

g suốt cuộc đời cụ, minh chứng trong gần một thế kỷ qua sau khi cụ tạ thế, là tất cả những gì cần “xét lại” về con người và tầm vóc của cụ.

Nếu ai biết đến câu nói có tính “sấm truyền” vào thời điểm đầu thế kỷ 20 về văn hóa "Nước Nam ta mai sau hay, hay dở cũng là ở chữ quốc ngữ!" thì cũng sẽ không thể không biết rằng Nguyễn Văn Vĩnh là người đầu tiên gia nhập Hội Nhân quyền Pháp - 1906.

Cụ cũng là chủ bút đầu tiên báo xuất bản bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ (Đăng Cổ Tùng Báo - 1907). Là người đầu tiên cùng Phan Kế Bính dịch và hiệu đính Tam Quốc Chí từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ (1909).

Là người đầu tiên dịch các tác phẩm văn học cổ điển Pháp của Victor Hugo, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas, Molière, La Fontaine... ra tiếng Việt. Là người Việt Nam duy nhất làm chủ bút ba tờ báo tiếng Pháp ở Bắc Kỳ... Và còn rất nhiều danh xưng đầu tiên và duy nhất khác gắn với tên

ông mà lịch sử cũng như hậu thế đã và đang ghi nhận.

Nói như GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học VN: "Nếu đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh mà chỉ dừng lại ở việc cụ là thủy tổ của làng báo tiếng Việt, là người có công phát triển chữ quốc ngữ và là nhà dịch thuật xuất sắc thì chưa đầy đủ và thỏa đáng. Điều xứng đáng hơn cũng là đóng góp lớn nhất ở cụ chính là về tư tưởng. Đó là một trong những nhà tư tưởng dân chủ đầu tiên của Việt Nam mang tính khai sáng.

Cụ cũng là người biết dùng văn học và văn hóa để thấm sâu vào lòng người, truyền bá những tư tưởng tiến bộ, vượt thời đại. Với người chủ soái của nền văn hóa sử dụng chữ quốc ngữ này, tiếc rằng, đã có những giai đoạn lịch sử bị nhìn nhận sai lệch... Với người làm sử chúng tôi, có những điều không phải lúc nào cũng được nói ra, nhưng đã nói ra thì không được nói sai sự thật".

Điều mà GS Phan Huy Lê cũng như nhiều học giả, nhà văn hóa

khác nói về Nguyễn Văn Vĩnh, đánh giá về “người man di hiện đại” này cũng chính là điều thôi thúc gia đình, dòng tộc nhà yêu nước Nguyễn Văn Vĩnh cùng với đạo diễn phim tài liệu nổi danh Trần Văn Thủy vượt qua bao khó khăn, trở ngại để minh định lại nguồn gốc, tra cứu lại những giá trị mà cụ đã tạo dựng và để lại cho ngày hôm nay.

Những thước phim "độc đạo"

Với bộ phim đã vượt khỏi ý nghĩa “tư liệu gia đình” (theo dự tính ban đầu của gia tộc học giả Nguyễn Văn Vĩnh) như "Mạn đàm về người man di hiện đại", lại một lần nữa, NSND Trần Văn Thủy cho thấy mình vẫn mải miết đi trên con đường “độc đạo”, không ngại động chạm đến những vấn đề khó và gai góc, với tâm thế của một nhà làm phim độc lập.


NSNDTrần Văn Thủy (áo xanh)

 
trong buổi chiếu phim (Ảnh: Lê Thoa)

 

Hỏi tại sao trong suốt 215 phút của bộ phim được dựng từ gần 1.500 phút hình ảnh không thấy tiếng nói về những góc khuất, mặt chưa hoàn hảo của học giả Nguyễn Văn Vĩnh?

Đạo diễn nói: Nếu đề cập điều đó thì có khi cũng có hàng trăm phút phim, như người ta đã từng coi Nguyễn Văn Vĩnh là “bồi bút”, theo Tây, phản nước. Vì thực tế ấy mà con cháu cụ về sau đã phải hứng chịu bao bi kịch và sự hiểu lầm khắc nghiệt. Còn đây, chính là những gì về con người Nguyễn Văn Vĩnh được xác lập lại.

Trước một bộ phim tưởng như rất “nặng nề” ấy, không ngờ khá

n giả từ trẻ tới già có mặt tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) lại kiên trì theo dõi đến thế. Họ ngồi tràn cả ra sàn gỗ, trong không khí lặng im phăng phắc.

Rồi trước tiếng vỗ tay rào rào của mọi người khi phim kết thúc, đạo diễn Trần Văn Thủy nói: "Chưa phim nào tôi làm là không "có vấn đề" cả, phim này cũng vậy. Khi biết về học giả Nguyễn Văn Vĩnh, tôi đã nghĩ ngay rằng dân tộc ta đã có những con người như thế tại sao ta không tôn vinh? Và tôi làm phim không để đi tìm tên tuổi hay danh lợi ưu ái nào. Tôi cũng không làm phim vì gia tộc họ Nguyễn mà tôi làm phim vì dân tộc này".

 

Và bộ phim tài liệu "Tản mạn về người man di hiện đại" nay đã không còn là một điều gì quá mới nữa khi nó được ghi hình từ năm 2006 và trong một năm qua, phim đã được chiếu hơn 20 lần cho gia tộc, bạn hữu, Viện Văn học, ĐH Văn hóa Hà Nội, Tỉnh ủy Quảng Nam, khoa Pháp văn ĐH Bách khoa (Đà Nẵng), khoa Báo chí & Truyền thông (ĐH KHXH &NV Hà Nội), chiếu bản rút gọn ở Pháp... và bây giờ Trung tâm Văn hóa Pháp tiếp tục trình chiếu trước đông đảo công chúng Việt.

Bộ phim, đúng như tên gọi, đó là những ghi chép tản mạn, phác họa chân dung nhân vật trung tâm trên nhiều lĩnh vực, nhưng được thực hiện rất kỳ công:

Từ hiện thực về một ngõ hẻm ở TP. HCM có tên Nguyễn Văn Vĩnh (trước đó là hẻm 27, phố Hậu Giang) mà đa phần người dân sống nơi đó "không biết ông Nguyễn Văn Vĩnh là ai (!)" cho đến những cảnh quay ở Pháp trên con đường khang trang Nguyễn Phùng - mà người được phỏng vấn cho biết đó là "con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, là người Việt đầu tiên và duy nhất được đặt tên phố ở Montpellier và ở Pháp"

 

Từ suy nghĩ của nhiều thế hệ cháu con đến phát biểu dựa trên sự nghiên cứu chuyên sâu về Nguyễn Văn Vĩnh của hàng chục học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu của VN đến các học giả Pháp và các thế hệ cháu con cụ Vĩnh... Từ quê hương, bản quán nơi Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra cho đến khi cụ bỏ xác ở xứ Lào...

Cho dù đạo diễn Trần Văn Thủy tự nhận là “bộ phim còn nhiều khiếm khuyết về nội dung, kỹ thuật” thì với một người xem như tôi, chỉ biết đến học giả Nguyễn Văn Vĩnh qua sách vở, nay được chứng kiến những hình ảnh và lời bình sống động từ một bộ phim tài liệu mà khi dứt khỏi phim vẫn không thôi ám ảnh về cụ Nguyễn Văn Vĩnh trong một bức họa: Cụ chết trên con thuyền độc mộc trôi giữa dòng sông Sê-Pôn, trong lúc đi lánh nạn và viết thiên phóng sự “Một tháng với những người tìm vàng” với tổng cộng 10 bài, còn dang dở....

Vẽ nên bức tranh cụ vẫn còn cầm trên tay cây bút lúc xa cõi tạm, bên cạnh là Alexandre de Rhodes, một trong các nhà truyền giáo đã có công lớn trong việc Latin hóa tiếng Việt, cho chúng ta chữ quốc ngữ ngày nay, họa sĩ, Tiến sĩ vật lý Nguyễn Đình Đăng, một người hâm mộ học giả Nguyễn Văn Vĩnh, đã gọi cụ là "người vác thánh giá văn hóa đi suốt cuộc đời".

 

Bùi Dũng - BS. Nguyễn Lân Đính st

CÁC NGÔI CHỢ

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 5 tụ điểm buôn bán lớn từ trước đến nay:

1. Chợ Bến Thành thuộc Quận 1 cũng thường gọi là Chợ Saigon

2. Chợ Bình Tây thuộc Quận 6

3. Chợ An Đông thuộc Quận 5

4. Chợ Tân Bình thuộc Quận Tân Bình


5. Chợ Bà Chiểu thuộc Quận Bình Thạnh


Việc buôn bán tại các chợ nói trên rất nhộn nhịp, hàng hóa đủ các loại, kể cả hàng tươi sống, có thể nói, nhờ là nơi tập trung nhiều loại hàng nên các tỉnh miền Tây hoặc lân cận xem đây là nơi trao đổi, bán ra mua vào, và ngay cả miền Trung cũng như miền Bắc có nhiều khi phải đến đây tìm nguồn hàng. Nhưng sầm uất nhất phải kể đến là Chợ Bình Tây, ngôi chợ do một tư nhân người Trung Hoa xây tặng cho Thành phố Chợ Lớn từ hơn trăm năm về trước. các tiểu thương chợ quanh vùng Sài Gòn - Chợ Lớn hàng ngày đến đây bổ hàng đem về bán lại tại các chợ lẻ nên quang cảnh lúc nào cũng náo nhiệt, người xe đi lại tấp nập. Ngày nay việc thương mại đã đi vào nền nếp văn minh hơn với nhiều mặt hàng đáp ứng cho cuộc sống hàng ngày, hàng tươi sống cũng được bảo quản vệ sinh, việc tổ chức quầy hàng ngăn nắp đã được đưa vào các “siêu thị” với những tòa nhà cao ba bốn tầng có cả sân đậu xe hơi, đã mọc lên rải rác khắp nơi, liệu các ngôi chợ kiểu cũ ghé mắt nhìn sang cạnh mình có phải lo cho số phận một ngày nào đó sẽ biến chất theo trào lưu mới hay không? Ngoài các chợ nói trên, cư dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất quen thuộc với cái tên Chợ Cầu Ông Lãnh thuộc Quận 1 là một tụ điểm chuyên buôn “hàng bông” (rau cải) từ miền Đông (Đà Lạt) chuyển về và hàng trái cây từ miền Tây (vùng Cai Lậy, Cái Bè) chở lên. Nay ngôi chợ này đã giải tỏa để chuyển thành các chợ “đầu mối” như Tam Bình thuộc quận Thủ Đức và Bình Điền thuộc quận Bình Chánh, cây cầu Ông Lãnh cũ kỹ xa xưa với mặt cầu chật hẹp quanh co nay được thay thế bằng cầu bê tông thẳng tắp đi lại hai chiều nối liền quận 1 và quận 4 của thành phố.

PPT ghi

HOA VÀ MỸ NHÂN

Hoa không thể ngắm lúc rụng, trăng không thể ngắm lúc tàn, người đẹp không thể ngắm khi về già.

Hoa nên ngắm lúc khai, trăng nên ngắm lúc đầy, sách nên đọc lúc viết xong, người đẹp nên biết lúc trẻ trung. Nếu không, bằng như không thấy.

Dung mạo có chỗ không đẹp lại đáng nhìn, có khi không có chỗ xấu lại đáng bỏ qua. Văn có chỗ không thông lại đáng yêu, có khi thông lại rất đáng chán.

Đem lòng yêu hoa, yêu người đẹp, tất lòng thêm thú vị. Đem lòng yêu người đẹp, yêu hoa, tất tấm thâm tình ấy sâu đậm thêm gấp bội.

Hoa có dung mạo của người đẹp là hoa biết nói. Người đẹp có nhan sắc của hoa là người đẹp tỏa hương.

Chăm hoa chọn bình kích thước nhỏ to, nên cùng hoa tương xứng. Màu bình đậm, nhạtnên cùng hoa tương phản.

Hoa cá sắc kiều mi thường không có hương, cánh hoa hồng tầng tầng thường không kết quả. Sự toàn vẹn thật khó thay. May chăng chỉ có sen là trọn vẹn.

Mai khiến ta cao khiết, lan khiến ta u uẩn, cúc khiến ta giản dị, sen khiến ta thư thái, xuân hải đường khiến ta diểm lệ, mẫu đơn khiến ta hào sáng, trúc khiến ta phong nhã, thu hải đường khiến ta thướt tha, tùng cho ta phóng khoáng, liễu cho ta cảm hoài.

Người đẹp lấy hoa làm dung mạo, lấy tiếng chim làm âm thanh, lấy trăng làm thần, lấy liễu làm thái, lấy ngọc châu làm cốt, lấy băng tuyết làm da, lấy nước thu làm dáng điệu, lấy thi ca làm tâm hồn.

Trời đất không có sách thì thôi, có tất nên đọc; không có rượu thì thôi, có tất nên uống; không có cảnh đẹp thì thôi, có tất nên du lãm; không có hoa thì thôi, có tất nên thưởng ngoạn; không có tài tử giai nhân thì thôi, có tất nên yêu mến thương cảm.

Nếu không có thơ, rươu, sông núi thành chuyên suông; nếu không có vẻ đẹp, trăng hoa thành vô dụng. tài tử mà khôi ngô, giai nhân mà có trước tác, quyết không thể thọ. Chẳng phải họ chân tạo vật, chứ vốn không phải của báu một thời mà có vạn thế, nên không lưu lại ở thế gian làm cho người đời khinh nhờn mà thôi.

Trương Triều – TQ – Bùi Đẹp (st)


Bảng sau đây là hầu hết tất cả những chữ viết giống nhau, khi là danh từ thì dấu nhấn đặt ở phía trước, khi là động từ thì dấu nhấn đặt ở đằng sau.

Danh từ             Động từ
ABstract              abstRACT
ACcent                acCENT
ADdict                 adDICT
ADdress              adDRESS
ANnex                 anNEX
ALly                    alLY
ATtribute             atTRIBute

COMbat               comBAT
COMmune           comMUNE
COMpact             comPACT
COMpound          comPOUND
COMpress           comPRESS
CONduct             conDUCT
CONfines            conFINES
CONflict              conFLICT
CONscript           conSCRIPT
CONsort             conSORT
CONtract            conTRACT
CONtrast            conTRAST
CONverse           conVERSE
CONvert             conVERT
CONvict              conVICT

DEcrease            deCREASE
Desert                deSERT
DEtail                 deTAIL
DIScard              disCARD
DIScharge          disCHARGE

ENvelope            enVELope
EScort                esCORT
EXploit               exPLOIT
EXport                exPORT
EXtract               exTRACT

FInance              fiNANCE
FRAgment           fragMENT

IMpact                imPACT
IMprint                imPRINT
INcrease             inCREASE
INsert                 inSERT
INsult                  inSULT

MANdate              manDATE

OBject                 obJECT
OVERcharge         overCHARGE
OVERwork            overWORK

PERmit                 perMIT
PERvert               perVERT
PREfix                  preFIX
PREsent               preSENT
PROceeds             proCEEDS
PROcess               proCESS
PROduce               proDUCE
PROgress             proGRESS
PROject                proJECT
PROtest                proTEST

RAMpage              ramPAGE
REBel                   reBEL
REcap                   reCAP
REcall                   reCALL
REcord                 reCORD
Refill                    reFILL
REfund                 reFUND
REfuse                 refUSE
REject                  reJECT
REplay                 rePLAY

SUBject                subJECT
SURvey                surVEY
SUSpect               susPECT

TORment              torMENT
TRANSfer              transFER
TRANSplant           transPLANT
TRANSport            transPORT

UPset                    upSET


Những chữ sau đây khi là tính từ thì nhấn ở âm đầu, còn khi là động từ thì nhấn ở âm sau.

Tính từ              Động từ

Absent                abSENT

FREquent             freQUENT

PERfect               perFECT

Cũng có những chữ khi là danh từ thì nhấn ở âm đầu, còn khi là tính từ thì nhấn ở âm sau:

Danh từ             Tính từ

Invalid                inVALid

MInute (min it)    miNUTE (my noot)

COMplex            comPLEX

Có những chữ viết giống nhau, nhưng chỉ cần thay đổi cách đọc một chút, là nghĩa là khác nhau.

§ Abuse , nếu chữ s đọc như trong chữ “see” thì là danh từ, nếu chữ s đọc như trong chữ “zebra” thì là động từ.

§ Close , nếu chữ s đọc như trong chữ “see” thì là tính từ, nếu chữ s đọc như trong chữ “zebra” thì là động từ.

§ Excuse , nếu chữ s đọc như trong chữ “see” thì là danh từ, nếu chữ s đọc như trong chữ “zebra” thì là động từ.

§ House , nếu chữ s đọc như trong chữ “see” thì là danh từ, nếu chữ s đọc như trong chữ “zebra” thì là động từ.

§ Use , nếu chữ s đọc như trong chữ “see” thì là danh từ, nếu chữ s đọc như trong chữ “zebra” thì là động từ.

§ Advocate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là danh từ.

§ Approximate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ.

§ Articulate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ và danh từ.

§ Associate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ và danh từ.

§ Elaborate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ

§ Deliberate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ.

§ Duplicate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ và danh từ.

§ Graduate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là danh từ.

§ Moderate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ.

§ Separate , nếu vần với chữ “rate” thì là động từ, nếu vần với chữ “hit” thì là tính từ.

§ Live , nếu vần với chữ “hit” thì là động từ, nếu vần với chữ “five” thì là tính từ.

§ Wind , nếu vần với chữ “five” thì là động từ (cuốn), nếu vần với chữ “hit” thì là danh từ (gió).

§ Tear , nếu vần với chữ “where” thì là động từ (xé), nếu vần với chữ “near” thì là danh từ (giọt nước mắt).

§ Wound , nếu vần với chữ “found” thì là quá khứ hoặc quá khứ phân từ của động từ to wind, nếu vần với chữ “food” thì là danh từ (vết thương) hoặc động từ (gây thương tích).

§ Bow , nếu chữ o đọc vần với chữ “bone” thì là cây cung để kéo đàn violin hoặc để bắn tên, nếu đọc vần với chữ “cow” thì là động từ nghĩa là cúi đầu.

§ Dove , nếu chữ o đọc vần với chữ “bone” thì là quá khứ của động từ to dive, nếu đọc vần với chữ “love” thì nghĩa là con chim bồ câu.

§ Polish , khi viết hoa và đọc vần với chữ “bone” thì là người Balan hoặc thuộc về Balan, nếu viết thường và đọc vần với chữ “hot” thì có nghĩa là đánh bóng hoặc dụng cụ để đánh bóng.

§ Does , nếu vần với chữ “fuzz” thì là động từ (ngôi thứ ba số ít của động từ to do), nếu vần với chữ “rose” thì nghĩa là con nai cái..

N.C.T

TÁC DỤNG MÔN YOGA TÂM THỂ

Theo học thuyết Yoga con người gồm có 3 phần:

- Cơ thể hay thể là phần xác gồm cả những bộ phận giác quan và hoạt động.

- Tâm ý hay tâm: nhờ giác quan và hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội nên sinh ra tình cảm, suy nghĩ, ý thức.

- Phần linh hồn (Atman) tức là phần tinh anh, ánh sáng tuyệt vời của toàn bộ.

Trong chương trình học của chúng ta là Yoga tâm thể nên chúng tôi chỉ trình bày tác dụng của một Yoga đối với tâm và thể trong phạm vi dưỡng sinh.

A. Tác dụng đối với TÂM

Khi tâm tư xao xuyến hoặc thần kinh rối động từ quốc tế là stress thì hoạt động sinh lý nội tạng và trương lực cơ bắp cũng rối theo… ngược lại nếu ổn định được nội tạng (bằng thở bụng êm – nhẹ - đều nhịp) và điều hòa được trương lực cơ bắp (chủ động mềm lỏng cơ, nhất là cơ mặt và bàn tay) thì thần kinh (TK) tức tâm ý cũng được ổn định.

“Tâm viên, ý mã” tâm tư con người như vươn chuyền cành, như vó ngựa không bao giờ đứng yên như mặt hồ thường bị sóng gió xáo động, có ngừng được sóng gió mới thấy được tận đáy.

Làm chủ cho kỳ được tâm tư của mình, làm cho bao nhiêu sóng gió, chấn động trong trí, trong lòng hoàn toàn yên lặng, để cho bản ngã của mình tan biến đi để hòa mình vào với vũ trụ, chúng ta dựa vào giới và luật của Yoga.

1. Jama (giới) 5 điều cấm:

- Không sát sanh, không dùng bạo lực.

- Không nói dối, lường gạt.

- Không trộm cướp.

- Không tà dâm.

- Không tham lam, ích kỷ

2. Nijama (luật) nên làm:

- Khổ hạnh (kỷ luật cá nhân)

- Trong sạch (thể xác và tinh thần)

- Mãn nguyện (kềm chế ham muốn)

- Tinh tấn (không ngừng học hỏi)

- Gieo nhân thiện để được quả lành.

Con người hoạt động, đi lại, nói năng, suy nghĩ, tình cảm vv… là do hệ thần kinh điều khiển.

Hoạt động của TK rất phức tạp tinh vi chúng tôi chỉ khái quát sơ lược tác dụng của yoga tác động hệ TK (hay tâm ý).

Để dễ hiểu xin có 1 ví dụ:

Một buổi chiều cả nhà đang dùng cơm, trò chuyện ăn uống vui vẻ. Bỗng chuông điện thoại reo, bà mẹ ra nhận tin được báo là con trai bị tai nạn đang trên đường chở đi cấp cứu.

Tin dữ (tác động thần kinh, stress) khiến bà mẹ mặt tái xanh, hơi thở hổn hển, mồ hôi vã ra, miệng đắng (rối loạn nội tạng, nội tiết) và xỉu xuống (rối loạn trương lực cơ) hoặc co quắp. Những mối cảm xúc do “lục dục, thất tình” thường làm cho dám rồi TK sau dạ dày (đám rối mặt trời, vùng rối dương, tùng dương) bị xung huyết khiến chúng ta: “Ruột gan tơi bời” “giận căm gan” “đau đứt ruột” “ngỗn ngang trong lòng” “ruột thắt gan bào” vv…

Thở bụng, hoạt động lên xuống của cơ hoành sẽ xoa bóp, giải tỏa sự xung huyết giúp chúng ta “nhẹ lòng” thanh thản và với cảm xúc dương tính thì chúng ta sẽ “hỡi lòng, hỡi dạ” “nở từng khúc ruột” “lòng vui lòng nở muôn hoa”.

Vậy thở bụng giúp chúng ta bình tâm trở lại xua đi những cơn tức giận, lo âu, ấm ức.

Nếu bà mẹ biết chủ động giãn mềm cơ (nhất là cơ mặt và bàn tay) tâm ý tập trung vào hơi thở bụng thì những rối loạn về thần kinh về nội tạng sẽ dịu xuống (qua biểu hiện của điện nảo đồ, điện tâm đồ, và huyết áp dần dần trở lại bình thường).

Ngược lại nếu TK luôn bị kích động sẽ đưa đến mệt mỏi rồi bệnh tật không xa.

Đỉnh cao của luyện tâm là Samadhi: phát triển trực giác bằng tập trung cao độ, để đạt trạng thái vô thức và con người được giải thoát

B - Tác dụng của Yoga đối với THỂ

Yoga là một môn tập toàn diện.

Tập tất cả những bộ phận bên trong cơ thể nói chung là nội tạng: tim, gan, phổi, tụy, thận, lách, mạch máu, tuyến nội tiết vv... thông qua thở bụng hay thở cơ hoành tức là tập nội công để ổn định nội tạng và thần kinh.

Tập tất cả những bộ phận bên ngoài chúng ta thấy được: chân, tay, lưng, bụng, ngực, đầu, cổ, mắt, mũi, lưỡi vv... tức là tập cho cơ khớp hay tập ngoại công thông qua các tư thế (âsanas) để làm mềm dẻo các cơ khớp giúp máu lưu thông tốt chống xơ cứng, chống lão hóa, làm tươi trẻ các tế bào.

Hai cách tập này để đưa đến phần tập cao nhất là tập cho thần kinh tức là tập cho tâm, kiểm soát được cảm xúc, cân bằng tâm lý đem lại thoải mái, thư giãn trong tâm hồn. Tìm cách điều hòa và ổn định sinh lý để tiến tới làm chủ tâm lý rồi ngược lại, dùng tâm lý điều chỉnh sinh lý phương pháp cơ bản ấy của Yoga không có gì trái với khoa học ngược lại nó rất toàn diện, vạch cho ta một con đường rèn luyện con người phong phú.

Tập thở là quan trọng và tư thế là cần thiết, tập thở thì khó thấy, khó biểu hiện ra ngoài nên khó nhận ra đó là phần quan trọng nhất.

Ngoài phần tập động (cử động, thực hiện động tác) còn có phần tập tĩnh (nằm yên hoặc ngồi yên).

Một động tác Yoga hoàn chỉnh là: động tác tập chậm rãi, nhẹ nhàng kết hợp chặt với thở sâu, căng giãn cơ bắp và tâm ý tập trung (tập trung vào động tác hoặc vào hơi thở).

Với cách tập này Yoga không tạo áp lực cho tim mà còn giúp nhịp tim giảm khoảng 10%, huyết áp giảm 15% – 25%, tăng cường dưỡng khí cho máu (tăng hấp thu oxy từ 10% - 70% tùy tư thế). Tăng sinh lực cho các cơ quan, xoa bóp nội tạng giúp nội tạng khỏe lên trợ tim, trở phổi, trợ tiêu hóa, trợ bài tiết, giúp sinh đẻ dể dàng, trừ táo bón… nên cải thiện sức khỏe rõ rệt. Tăng cường chuyển hóa cơ bản (biến protein thành acid amin - lipid thành acid béo – glucid thành glucose) vào thẳng máu.

Tập chậm và tập trên 30 phút sẽ tiêu hủy mỡ thừa giúp giảm cân một cách cơ bản

Tập chậm nên cơ, dây chằng có thời gian kéo giãn tối đa và rất an toàn nên Yoga phù hợp với mọi lứa tuổi từ thanh thiếu niên cho đến các cụ trên 70 tuổi, mọi giới tính, mọi thể trạng (bệnh nhân còn đang điều trị cho đến người khỏe mạnh).

- Động tác của Yoga giúp khớp cử động đủ mọi chiều giúp phòng tránh xơ cứng khớp, kết hợp với thở sâu gây một áp lực lớn ở khoang bụng nên thúc đẩy tuần hoàn huyết đến những nơi xa xôi nhất thông khí được triệt để, thải khí bả tích cực và khí sạch vào đầy phổi giúp máu lưu thông dễ dàng mà theo y lý phương Đông: “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” sẽ xóa những cái đau do bịnh lý gây nên…

- Yoga tập mọi chiều của cột sống: Cúi, ngửa - nghiêng phải, nghiêng trái - vặn phải, vặn trái và một chiều đặc biệt là chiều đảo ngược cột sống.

Cột sống là cột trụ của sự sống trong cột sống có tủy sống nằm trong ống tủy là một phần của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật cũng nằm trong ống tủy hai hệ thần kinh này điều khiển mọi hoạt động của con người.

Chiều đảo ngược (cái cày, cây nến, cái kiềng trồng chuối) giúp máu xuống não dễ dàng tưới máu cho não và mặt, kéo dài tuổi thọ của tế bào não và những bộ phận ở đầu như: mắt, tai, mũi, lưỡi vv...

Tư thế này tác động tích cực vào tuyến yên, tuyến tùng ở não, (tuyến tùng nằm cao nhất khi cơ thể đứng thẳng tiết melatonin, corticotrophin) mà tuyến yên là tuyến chủ, tuyến nhạc trưởng điều khiển các tuyến nội tiết khác. Những hormon của các tuyến nội tiết chi phối, điều khiển toàn bộ hoạt động của chúng ta, một thay đổi rất nhỏ về số lượng hormon là đã ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thí dụ: lượng đường huyết bình thường là 0.7g – 1.1 g/l. Nếu đường huyết lớn hơn 1.25 g/l là bị đái tháo đường. Chỉ cần giảm vài m g/dl insulin đã làm tăng đường huyết lên gấp 2 – 8 lần.

Free Thyroxin bình thường 0.9 – 2pg/dl, nếu tăng 15pg/dl -> gây cường giáp với các triệu chứng tim đập nhanh, huyết áp cao, rối loạn sinh dục, lồi mắt vv…

(Những động tác tác động vào tuyến nội tiết lần lượt từ đầu trở xuống) trồng chuối - cái kiềng - cây nến - cái cày - đứng trên vai - con rắn - chim bồ câu - cái cầu vv…

- Yoga vừa giúp cơ khớp vừa mạnh mẽ vừa dẻo dai nên phụ nữ tập Yoga sẽ có cơ thể cân đối, uyển chuyển, mềm mại, da dẻ tươi sáng, mịn màng “nhất dáng, nhì da”

- Yoga giúp thai phụ “mẹ khỏe, con khỏe”, sinh nở dễ dàng, ít đau.

- Yoga hỗ trợ trong mọi ngành nghề nhất là thời đại công nghiệp “giảm thiểu cố gắng thể chất, nhưng lại tăng cường mệt nhọc thần kinh”, giúp người công nhân “bớt tác động của cảm xúc trước tiếng ồn, chống mệt mỏi trong lao động, tinh thần ổn định, thăng bằng giảm bớt tại nạn lao động”.

Giúp BS phẩu thuật thao tác nhanh nhạy, chính xác người quay phim, chụp ảnh vẫn giữ vững tay máy trong khi đang làm việc.

- Trong thể dục thể thao thông qua kỹ thuật “Thư giãn chớp nhoáng” giúp vận động viên

* Giảm mệt mỏi một cách chủ động, tích cực và nhanh chóng.

* Hoạt động cơ bắp được nâng cao rõ rệt, khi trở lại thi đấu (do thu hồi được năng lượng khi cơ bắp được giãn mềm có ý thức)

* Tạo được một yếu tố tâm thần rất quan trọng đó là sự bình tĩnh, yếu tố rất cơ bản nhiều khi khi có tính chất quyết định trong thi đấu.

- Một số ngành nghề đặc biệt đòi hỏi sự bất động hoặc tĩnh lại lâu như các nhà du hành vũ trụ hay các nhà nghiên cứu hải học trong các cabin kín nằm sát đáy biển, tập căng cơ bất động kết hợp với thư giãn là biện pháp phù hợp để chống mệt mỏi, duy trì được hiệu suất lao động bình thường, nhất là lao động trí óc.

- Học ngoại ngữ thông qua thư giãn.

Nhiều lớp ngoại ngữ trên thế giới áp dụng thư giãn trước khi vào bài học chính thức thì thấy sức tập trung ý mạnh hơn, trí nhớ bền hơn.

Giúp thanh thiếu niên tăng trưởng chiều cao (trong thời gian còn cho phép) nhờ tư thế tưới máu cho não (tác động vào tuyến yên và tuyến giáp là hai tuyến giúp tăng chiều cao). Sinh viên học sinh tập trung nghe giảng tốt hơn, học bài nhanh thuộc, nhớ lâu, nhất là bình tĩnh khi đi thi.

- Làm giảm tính hiếu động ở các trẻ em.

Sau các buổi sinh hoạt có tính “động” quá mức, trò chơi ngồi yên nhắm mắt (hai tay đặt trên đầu hay trên bàn để không mó máy nghịch ngợm) ngồi bất động và thật im lặng. Ai động đậy và mở mắt trước là người ấy thua, trong lúc các em ngồi im cô giáo khẽ gọi 1 em, em nào đứng ngay dậy được là có sức tập trung giỏi.

- Yoga còn chứng tỏ tiềm năng đặc biệt của con người.

* Nhiều thầy tu Ấn Độ trông không có gì khỏe mạnh nhưng sức thở lại hơn những lực sĩ Âu Châu lúc trèo núi Himalaya.

* Nhiều nhà Yogi ở trần mà thản nhiên chịu lạnh tuyết giá, hoặc ngâm mình trong nước đá, bơi trong dòng sông băng…

* Tự chôn sống nhiều giờ, khi đào lên vẫn sống lại bình thường.

* Thở trong hồ ngập nước như cá trong cả giờ.

Khoa học đang tìm hiểu và lý giải cơ chế các hiện tượng có thật mà các nhà Yoga đã làm cho thế giới ngạc nhiên.

Tóm lại trong phạm vi dưỡng sinh, bộ môn Yoga góp phần đáng kể trong việc giúp người tập cải thiện và nâng cao sức khỏe toàn diện, phòng và chống một số bịnh mãn tính, giữ vóc dáng cân đối hài hòa, duy trì tuổi thanh xuân, sống vui, sống khỏe, sống có ích để xây dựng gia đình, đất nước giàu mạnh.

Tài liệu tham khảo:

Tìm hiểu và tập Yoga (Nguyễn Khắc Viện – Nguyễn Thế Trường)

Tập Dưỡng sinh (Nguyễn Minh Kính)

Lê Thị Ái Liên


Phụ Bản IV

SỞ

CẢNH

SÁT

ĐÃ

Y

HẸN

 

Năm 1933…

Boston , một trung tâm doanh nghiệp của Hợp-chủng-quốc bị lâm vào nạn kinh tế khủng hoảng.

Tình trạng kém đói đã gây nên những vụ trộm cướp rất táo bạo ngay trong tỉnh lỵ.

Nha Tổng giám đốc An Ninh ở Boston tuy đã tăng cường mọi cơ cấu trị an nhưng cũng không sao ngăn ngừa hết được những hoạt động bất chấp pháp luật của bọn người bất lương.

Dân tình xôn xao, thành phố náo động.

Ở các khu đông đúc luôn luôn có một bọn thiếu niên quấy phá. Chúng ngang nhiên cướp đường cướp chợ, hình như ỷ mình là thiếu niên thì muốn hoành hành thế nào đi chăng nữa, người lớn, nhất là cơ quan an ninh, cũng chẳng thèm chấp.

Một buổi sáng nọ, quen như thường lệ, đảng trưởng đảng “nhãi ranh” Jerry Florea, mới 14 tuổi xanh, cầm đầu các đồng chí đi đến chợ để trêu người lớn và để ăn cướp… giật.

Sau khi đi “tuần du” một lượt qua các khu bán hàng, chúng dừng lại trước một quầy bán cam táo.

Chà, những quả cam với mầu vàng hung hung đỏ, những quả táo xanh mầu lá mạ hay rám hồng như mầu má gái đương xuân làm chúng thèm thuồng làm sao. Ăn vào chắc là ngon ngọt và mát đến tận ruột.

Jerry nháy đồng bọn. Đứa nọ hích đứa kia để ra ám hiệu. Chúng thò tay vào những quả cam quả táo giả vờ như những khách hàng đang chọn hàng, rồi bất thình lình mỗi đứa rút ở trong túi quần ra một chai nước. Chúng dốc nước ở trong chai vào mồm rồi nhè cái mặt của lão chủ hàng mà phun nước như vòi rồng phun vào đám cháy.

Lão chủ hàng tối tăm mắt mũi vội lấy hai tay bịt mặt và kêu la inh ỏi.

Cả chợ xôn xao náo động.

Jerry và đồng bọn vội vàng phanh hết túi quần túi áo nhét hết cam táo vào đó rồi hò nhau lẩn trốn.

Lão chủ hàng hớt hơ hớt hải lệ sệ chạy theo chúng và nguyền rủa những lời nguyền rủa độc ác nhất. Chúng đã khuất dạng và lão thì chìm vào trong đám đông giữa chợ.

Buổi chợ tan và mọi chuyện rồi cũng tan như buổi chợ.

Jerry và đồng bọn tiếp tục sống cuộc đời du đãng, ngày đi cướp giật, tối về ngủ quay lơ trong một kho hàng không hàng hóa mà chỉ có những thùng gỗ và gạch vụn.

Chúng thích thú cuộc đời vô lại dọc ngang không thèm biết trên đầu có ai lắm.

Chẳng có bao giờ chúng nghĩ đến lương tâm và hầu như không biết lương tâm là gì nữa. Chúng chỉ biết đói thì đi lấy của người khác để ăn, lúc no có ai vất của, chúng cũng không thèm nhặt, không may bị người lớn bắt được thì người lớn… lại tha. Thế thôi, và ngày lại qua ngày… Jerry và đồng bọn sống như những con chó hoang khỏe mạnh và láu lỉnh giữa một đô thị buồn rười rượi.

Nhưng trời có mưa nắng, thì cuộc đời cũng có những đổi thay bất thường không ai lường trước được.

Một sáng kia trời trong và đẹp lắm.

Jerry cùng các bạn lên đường kiếm ăn như thường lệ, nhưng chúng bị người ta đuổi bắt sau khi đã “ăn hàng” một cách trắng trợn.

Những tiếng hò la đuổi bắt vang rộn hè phố. Lúc ấy viên cảnh sát Eddie Gallagher vừa ở sở ra. Chàng chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao thì người ta đã sồn sồn réo lên:

- Bớ ông cảnh sát, bớ ông cảnh sát, cướp, cướp, cướp, nó lủi vào kho hàng ở cuối phố kia.

Eddie vội vàng chạy như bay đến kho hàng. Một toán người lố nhố đang leo tường trốn lẩn. Eddie rút súng ra chĩa về phía chúng và hét:

- Đứng lại, những thằng khốn nạn kia. Đứa nào chạy ta bắn chết.

Mặc cho Eddie hét, chẳng đứa nào đứng lại cả. Chúng xô nhau trèo qua tường, đứa nọ đạp lên đầu đứa kia, cười rúc rích.

Eddie sả đạn.

Đoàng, đoàng, đoàng.

Một đứa chới với ngã lăn xuống đất. Đứa ấy lại là đứa trèo sau rốt tất cả mọi đứa.

Eddie vội chạy đến.

Jerry, Jerry, nạn nhân là Jerry, thủ phạm là Jerry. Eddie không ngờ kẻ đó lại là Jerry, một đứa trẻ mới 14 tuổi đầu…

Bắn một đứa trẻ mới 14 tuổi, chao ôi! chàng có biết và có định thế đâu. Thực là thảm hại! Eddie xúc cảm đỡ Jerry dậy và nói:

- Anh tưởng là cướp, biết đâu là em, nếu biết…

Jerry mở mắt nhìn Eddie. Nó gượng cười bảo Eddie:

- Ông vô tình. Em biết và em không trách ông đâu. Bổn phận của ông là trừ gian, em là kẻ gian, ông… ông…

Jerry lả người đi vì đau đớn. Nó cố mỉm cười nhìn Eddie, để an ủi một người lính khỏi ân hận vì nhiệm vụ mà đã vô tình bắn một đứa bé con.

Sau vụ Jerry bị bắn, tất cả báo chí nhân dân và cảnh sát cục đều bất bình và lên án hành động dã man của Eddie.

Không ai chịu công nhận là Eddie vô tình mà họ chỉ biết gay gắt chỉ trích Eddie đã hại đời một đứa trẻ con mặc dầu nó là một đứa trẻ mất dạy.

Jerry tuy không chết về đạn nhưng vết thương đã làm cho nó không còn là đàn ông với cái nghĩa “cụ thể” của đàn ông nữa, để sau này nhớn lên đàn bà chẳng ai nghĩ đến lấy con người "vô tích sự” như thế làm gì.

Vì lẽ đó mọi người đều cho tương lai của nó rồi đây sẽ bị thiệt hại nhiều.

Một đứa trẻ khôi ngô ranh mãnh tuy mất dạy như nó, mai sau lại không biết đến mùi vị của ái tình là gì thì quả là một sự đáng ân hận thực.

Eddie cũng nghĩ như vậy. Chàng hối hận quá. Chàng thương hại Jerry như chàng thương hại chính cái nhỡ nhầm của mình. Eddie quyết chuộc lại những đau thương chàng đã gây ra cho Jerry.

Ngày nào Eddie cũng vào bệnh viện thăm Jerry cho quà bánh và nói chuyện với nó rất lâu.

Một hôm thấy Jerry gần bình phục, Eddie âu yếm bảo nó:

- Tại sao hôm đó em không trèo tường mà trốn trước.

Jerry nhìn Eddie mỉm cười:

- Ông nhớ em là chánh đảng “ranh con”. Chánh đảng không có quyền ăn đi trước, nghe tiếng súng vội bước đi ngay, phải không thưa ông?

Eddie bĩu môi nhìn nó:

- Anh hùng nhỉ! Nhưng anh hùng ăn cắp, anh hùng cướp giật thì tôi ngán cái thứ anh hùng ấy lắm cậu ơi!

Rồi Eddie dò hỏi:

- Mai đây em khỏe hẳn, em có chịu sống lương thiện như mọi đứa trẻ không? Nếu em chịu…

Jerry vội ngắt lời Eddie:

- Em có thể trả lời ngay với ông là em không thể để những đứa nhỏ đã tin cậy em chịu khổ sở.

Eddie cau mày ngập ngừng nói:

- Thế nghĩa là em không chịu bỏ cái nghề du đãng của em.

- Vâng, nhất định là thế, khi mà em chưa thể bao bọc được chúng nó.

Eddie cười khẩy:

- Bao bọc chúng nó! Em nói như một ông cụ già. Nếu bây giờ anh nói cho em biết rằng khi em hoàn toàn khỏi hẳn em sẽ bị bắt buộc phải vào nhà trừng giới cho đến khi em trưởng thành.

Jerry không đổi thái độ, nó lẩm bẩm:

- Vào nhà trừng giới, được, nhưng khi em ra em vẫn cứ là em thì ông nghĩ sao?

Eddie cáu kỉnh nhìn nó:

- Nghĩa là mày vẫn muốn là thằng mất dạy, là thằng ăn cắp, để dần dần trở thành thằng ăn cướp sát nhân.

Jerry nhìn bộ điệu Eddie mà buồn cười. nó chẳng hiểu sao cái ông này lại cứ muốn nó đừng là nó hiện tại và tương lai, mà muốn nó trở thành một con người khác, một con người thông thường như mọi người.

Nghĩ vậy nó thấy cần phải trêu tức Eddie. Nó bảo Eddie:

- Những gì em nghĩ ông đã nghĩ hộ em rồi đó.

Eddie giận quá, chàng hầm hầm đi ra cửa không thèm nhìn Jerry nữa.

Bốn năm qua.

Thời gian trôi chậm chạp với người mong đợi và chóng với kẻ không nghĩ đến thời gian.

Trong 4 năm trời đằng đẵng Eddie đối với Jerry thực chí tình. Tuần nào Eddie cũng mang quà bánh tới thăm Jerry ở nhà trừng giới. Trong thâm tâm Eddie mong gột rửa được những “ân hận” Eddie đã gây ra cho Jerry, và hơn nữa, chàng còn muốn cảm hóa Jerry để Jerry trở nên một người hữu dụng. với cái tài quyền biến thông minh, với một sức khỏe vững vàng, Jerry xuất thân từ chỗ côn đồ sẽ đủ kinh nghiệm và mánh lới để trừ côn đồ ngõ hầu mang lại an ninh cho đô thị.

Bốn năm qua.

Eddie nghĩ rằng nhà trường và thời gian sẽ cải tạo được Jerry. Thời gian sẽ xóa nhòa được những gì dơ bẩn ở trong tâm hồn Jerry, nhất là bây giờ Jerry đã trưởng thành.

Dĩ vãng cứ đi chứ đâu còn trở lại.

Và thời gian cứ lặng lẽ êm trôi.

Eddie tin tưởng như vậy. chàng đã kiếm trước cho Jerry một chân gác thang máy để khi Jerry được “phóng thích” Jerry đã có ngay một việc làm.

Như thế Jerry có việc để mà quên đường cũ.

Hôm Jerry ra khỏi nhà trừng giới chàng đến tạ ơn vợ chồng Eddie và hứa với Eddie những điều hứa hẹn chân thành.

Nhưng rồi chẳng bao lâu Jerry lại quên ngay những lời hứa đó. Đồng đảng cũ của Jerry đến tìm gặp Jerry và than phiền túng thiếu. Jerry hứa sẽ giúp chúng. Chàng bầy mưu đoạt tiền cá ngựa.

Đồng đảng của Jerry sẽ là những khách chơi cá ngựa. Người nào cũng đánh cá một số tiền rất lớn. Jerry bàn với chúng:

- Chúng mày cứ việc đánh cá những con ngựa có tên trong giấy này. Tao sẽ đột nhập phòng thằng xướng ngôn viên để trong cuộc đua bắt nó phải xướng tên những con ngựa chúng mình chỉ định ở trên giấy. Như thế chúng mày cứ việc thu tiền được, đến lúc mọi người biết nó xướng láo thì chúng mình đã cao chạy xa bay rồi.

Đồng đảng của Jerry phục lăn kế hoạch của Jerry, và chúng thi hành ngay mưu kế đó.

Trong trường đua, các con ngựa và các “dô kề” đang ra sức thi đua chạy đến đích thì Jerry mặt mũi bịt kín mít, cả đôi mắt cũng lấp trong màn vải mỏng, đột nhập vào phòng xướng ngôn viên.

Mấy tên này đang mải lúi húi nhìn theo những con ngựa thì một giọng dõng dạc truyền lệnh khẽ nhưng không kém phần gay gắt:

- Biết điều thì hãy bỏ ống nhòm xuống và đọc theo đúng nguyên văn trong tờ giấy của ta đây. Chúng mày 3 mạng mà súng tao những 6 viên đạn. Liệu hồn!

Chúng giật mình quay lại. Một họng súng đen ngòm sẵn sàng nhả đạn. Chúng líu ríu tuân lệnh. Trên sân đua chưa ai kịp để ý đến những sự hỗn độn của những con ngựa đang về nhất lại hóa bét, con sau cùng thành con về nhất, con giữa về cuối, thì ở “guichet” đồng đảng của Jerry cứ việc thu tiền vì chúng đánh trúng quả (!).

Mọi việc êm xuôi, Jerry vội vàng tháo lui sau khi nhốt ba anh xướng ngôn viên vào ba cái tủ.

Khi mọi người nghi ngờ và biết chuyện thì bọn Jerry đã đi rồi.

Jerry một mình lái xe ra khỏi đô thành. Chàng mỉm cười nghĩ đến sự thành công “rực rỡ” vừa qua, thì vừa lúc đó một chiếc xe ở đâu chạy vút ngang mặt xe chàng. Jerry vội vàng thắng xe lại nhưng cũng không kịp. Xe Jerry đã đâm vào cái xe đó.

Cãnh sát chạy lại cấp cứu và đồng thời cũng kịp nhận thấy những tang vật Jerry dùng vào việc đoạt tiền ở trường đua.

Trước tòa Jerry không chối cãi và tự nhận tội lỗi riêng do mình chàng gây ra.

Chàng lại vào tù để đồng đảng được tự do sung sướng ăn tiêu bằng số tiền đã gian lận được và để Eddie buồn phiền thất vọng.

Eddie đã nhiều lần tự hỏi vì đâu Jerry cứ đắm mình trong tội lỗi cơ hồ Eddie không thể nào đem Jerry từ bóng tối âm u của nghề cướp bóc ra ánh sáng cuộc đời lương thiện.

Jerry không thù oán gì xã hội và không giận một cá nhân nào. Jerry còn một người cha. Người cha đó đã bỏ Jerry từ lâu vì lẽ ông không thể nào chấp nhận được tính phóng đãng của Jerry. Jerry không nghĩ đến sự về chuộc tội với cha khi trong tay chưa có một sản nghiệp để ông bố khỏi khinh chỉ mình là thằng bạch đinh vô lại.

Jerry rất tốt với mọi người, nhất là với đồng bọn. Chàng đã từng hy sinh cho bạn rất nhiều, vào tù thay bạn, nhận những tội cưỡng hiếp do những tên bạn hèn nhát đổ vấy cho chàng mà chúng không có can đảm công khai nhận trước pháp luật.

Khi kiếm được những đồng tiền trong sạch, Jerry không tiêu gì cả. Chàng thành tâm đưa hết cho cha xứ Bonelli để nhờ cha xứ lấy tiền đó làm việc công ích. Nhiều lần cha xứ từ chối không chịu nhận vì ngại số tiền đó là của bất lương. Nhưng Jerry lần nào cũng như lần nào đều cầu khẩn cha:

- Thưa cha, con thề trên danh dự con đồng tiền này rất trong sạch. Cha cho con là kẻ cướp, nhưng xin cha tin cho đồng tiền này không phải là đồng tiền ăn cướp. Con muốn trở lại cuộc đời lương thiện. Cha nhận cho con là cha mở cửa hiền lương cho con vào.

Jerry nói như van như nài, mà nói như vậy thì cha xứ có thể nào từ chối được. Ai lại nhẫn tâm với một con chiên khi nó không muốn mãi mãi là một con chiên ghẻ.

Nhưng Eddie nghĩ khác. Mỗi lần Jerry đến với cha xứ thì Eddie lại bảo Jerry:

- Cha tin mày, còn tao, tao không còn lấy một chút can đảm nào để nghe thằng ăn cướp nói chuyện nhân đức nữa. Jerry ơi, tao ngán mày lắm rồi. Tao không còn chút tin tưởng nào ở mày nữa.

Những lúc đó Jerry đều mỉm cười, cái cười mới hồn nhiên và cũng quỷ quyệt làm sao.

- Anh Eddie ạ, nếu tôi nghĩ tới điều xấu thì tôi nghĩ rằng anh đã lợi dụng tôi để anh hành động dễ dàng trong nhiệm vụ anh. Đã biết bao nhiêu lần tôi chỉ điểm cho anh những sự làm ăn của những tên côn đồ khác do đấy anh đã trở thành một nhân vật “phi thường” trong giới cảnh sát và là địch thủ lợi hại của bọn lưu manh. Vì tôi, hay vì công bắt cướp của anh, mà anh được thăng chức tăng lương?

Eddie giận tím mặt. chàng nghiêm nghị bảo Jerry:

- Tao muốn đánh đổi những sự đó để mày không phải là mày nữa. Ừ Jerry ơi! Tao không mong gì hơn là mày sớm tỉnh ngộ.

Nhưng Jerry chẳng bao giờ tỉnh ngộ cả. Chàng vẫn chứng nào tật ấy. Nhưng để khỏi phiền lòng Eddie, Jerry hứa sẽ không hoành hành trong khu vực của Eddie.

Cực chẳng đã Eddie không buồn khuyên bảo Jerry nữa, nhưng thâm tâm Eddie vẫn tiếc cái tài của Jerry.

Jerry càng ngày càng lộng hành. Chính quyền địa phương bất đắc dĩ phải câu thúc Jerry. Bọn đàn em của Jerry mất Jerry khác nào như rắn không đầu, chúng bảo nhau im hơi lặng tiếng và ngừng hoạt động.

Vùng Boston từ đấy mặc dầu vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng mỗi ngày một trầm trọng nhưng người ta không lo lắng mấy về nạn trộm cướp nữa.

Không có trộm cướp ở vùng Boston, nhưng lại có giặc cướp trên toàn thế giới.

Chiến tranh bùng nổ.

Những thanh niên trai tráng thi nhau ra mặt trận để bảo vệ lý tưởng và tổ quốc mến yêu của họ. Những tội nhân cũng được hưởng ân huệ nếu muốn trở thành chiến sỹ cầm súng ra chiến trường.

Jerry cũng tình nguyện xin ra chiến đấu ở ngoài tiền tuyến. Nhưng Jerry là đứa vô lại nên cần phải có người bảo đảm. Jerry nghĩ đến Eddie và nhờ Eddie giúp mình đạt nguyện vọng.

Eddie đã đến với Jerry. Nhưng Eddie đến không phải để báo cho Jerry một tin mừng mà bảo cho Jerry biết hồ sơ của Jerry đã quá nhiều án. Eddie không thể nào giúp Jerry hơn được, mặc dầu Eddie đã yêu cầu nhiều lần với phòng tuyển mộ tân binh.

Jerry bực tức và căm phẫn vô cùng. Trong lúc nóng giận Jerry lớn tiếng mạt sát Eddie:

- Tôi không tin anh đã thực tâm giúp tôi, vì anh sợ thả tôi ra, thế giới đã loạn lại loạn thêm nữa phải không?

Jerry hét ầm ầm, người cai tù vội vàng đến cảnh cáo:

- Ở đây không phải là chỗ anh dụng võ.

Nghe người cai tù mỉa mai mình, Jerry căm tức nắm cổ hắn mà đánh túi bụi.

Eddie lo lắng can:

- Jerry, Jerry, chớ có làm thế!

Lính ở nhà tù đổ xô đến và lôi Jerry về phòng giam. Eddie lắc đầu ngao ngán đi ra.

Một tuần qua. Vợ Eddie đến thăm Jerry. Jerry cảm động ngập ngừng nói:

- Đã mấy năm trời nay, hôm nay là lần đầu tiên có một người đàn bà đến thăm em.

Rồi Jerry hỏi thăm con gái Eddie. Nàng trả lời:

- Cháu ở nhà vẫn ngoan. Eddie rất buồn phiền vì cậu. nếu cậu bằng lòng nghe một lời khuyên…

Jerry vội vàng gật gật đầu. mắt chàng long lanh sáng. Thực không gì êm ái bằng nghe những lời dễ nghe ở miệng một người đẹp.

- Chị hỏi thực cậu. Cậu không nghĩ đến mai hậu sao?

Jerry láu lỉnh nói:

- Em muốn nghe những câu hỏi riêng của chị chứ không phải những câu của anh mà chị lắp lại, chị Gallagher ạ!

Vợ Gallagher dù yêu chồng cũng nhận thấy Jerry thực đáng yêu và kháu khỉnh. Nàng mỉm cười đáp:

- Nghĩa là chị muốn cậu lập gia đình để đổi tâm đổi tính.

- Vậy chứ chị định làm mối ai cho em mà chị quên…

Jerry ngượng ngùng không nói hết câu nhưng vợ Eddie chột nhớ đến sự “bất khả” của Jerry. Nàng ái ngại nhìn Jerry.

Bỗng nhiên Jerry quả quyết:

- Vâng em xin nghe lời chị. Em sẽ cưới Virginia Stewart.

- Stewart, người đàn bà góa có 3 con? Nàng ngạc nhiên hỏi Jerry.

- Vâng, đúng thế, em cũng như là trai góa hơn gì như vậy, rổ rá “cạp lại” càng hay chị nhỉ!

Không biết đáp thế nào hơn nữa, nàng gật đầu để trả lời mà như không trả lời gì cả.

Boston 1946.

Thảm họa chiến tranh không đến Boston cũng như trên toàn lãnh thổ Hoa-kỳ, mà chỉ xẩy ra tại những căn cứ Hoa-kỳ ở Hải ngoại.

Tỉnh Boston vẫn không có gì thay đổi.

Người Boston vẫn là người Boston.

Eddie vẫn là Eddie tuy có già hơn và có thăng chức thanh tra mật thám Liên bang.

Vợ Eddie đã có thêm một đứa con gái và đã dành dụm mua được một ngôi nhà bằng tiền vay nợ trả góp.

Jerry đã được trả lại tự do để xum họp với người vợ hờ và 3 đứa con riêng của vợ.

Tuy vậy Jerry quyến luyến gia đình như một người chồng và một người cha thực thụ là chồng là cha.

Virginia cũng yêu Jerry như đã yêu người chồng trước.

Chỉ riêng những đưa con của Virginia là yêu Jerry như yêu cha đẻ vậy. Chúng hiểu đâu được nỗi lòng bí ẩn buồn tênh của bố mẹ chúng.

Cuộc đời của đôi lứa Jerry tuy lấy nhau thì lấy, nằm chung chẳng nằm, cũng đã tưởng rằng ăn ở với nhau cốt lấy cái nghĩa, ai ngờ giông tố bão bùng lại nổi lên.

Tối đó Jerry và vợ dùng cơm tại nhà Gallagher. Họ nói cười với nhau rất vui vẻ. Eddie hân hoan thấy mình đã cải hóa được Jerry.

Eddie sung sướng vô cùng. Chàng tự thưởng cho mình những cốc rượu lớn rượu nhỏ, chiếc cốc cứ vơi lại đầy do những bàn tay thân mến chuốc cho chàng.

Eddie say. Chàng say vì rượu thì ít mà say vì Jerry đã biết chọn con đường ngay thẳng thì nhiều.

Nhưng Eddie không say được bao lâu.

Một tin như sét đánh làm chàng nhạt cả hơi tượu.

Một vụ cướp lớn lao 2.500.000 Mỹ kim vừa xẩy ra ở ngay khu vực của chàng có phận sự gìn giữ an ninh.

Bọn cướp có 5 tên cả thẩy. chúng đã rút lui êm thấm sau khi đã vơ nhẵn hết tiền của công ty Continental-Car.

Eddie rất sửng sốt về vụ cướp này. Thủ phạm đầu tiên chàng nghĩ tới là Jerry. Nhưng Jerry ngồi đó, Jerry đang cùng vợ dùng cơm tại nhà chàng.

Tuy vậy Eddie cũng không tin được. thế nào cũng có bàn tay của Jerry. Kinh nghiệm đã cho Eddie quả quyết như vậy. Eddie nhìn Jerry dò xét. Chàng nói lửng lơ:

- Lại có một vụ cướp.

Mọi người ngồi ở bàn ăn đều sửng sốt. riêng Jerry vẫn bình tĩnh và tươi cười như thường nói:

- Cướp nhà hàng xóm bằng chân như vại.

Eddie lạnh lùng bảo Jerry:

- Để xem có phải bằng chân không?

Rồi chàng tiến đến chỗ Jerry hỏi gay gắt:

- Thế nào cũng không thoát khỏi có bàn tay của mày.

Jerry nhăn mặt hất hàm hỏi Eddie:

- Anh lấy tư cách một người bạn để hỏi tôi hay lấy tư cách một viên Thanh tra Liên bang?

Eddie sẵng lời:

- Lấy tư cách công vụ.

Jerry nhún vai hợm hĩnh:

- Như thế thì không bao giờ anh bắt được tôi nói, à quên, ông Thanh tra ạ!

Nói xong Jerry vùng vằng mở cửa ra đi.

Ty Công an mở cuộc điều tra rất gắt gao. Người ta biết có 5 tên tướng mặc quần áo dạ hành, mặt trùm kín vải trắng đã đột nhập công ty Continental-Car. Chúng dùng súng uy hiếp các nhân viên phải nằm sấp xuống sàn nhà để chúng trói từng người một.

Một nhân viên già định kháng cự nhưng những bà già đánh máy run lên cầm cập và lạy ông già đừng có làm già mà “về già” cả lũ. Ông già nể bà già nên cũng đành xót xa chịu trói. Bao nhiêu tiền bạc bị cướp vơ vét không còn sót lấy một đồng.

Ty Công an để ý nhất đến Jerry vì sở của chàng làm nằm đối diện ngay với nơi bị cướp. Họ còn nghi ngờ Eddie là đồng lõa vì Eddie chơi với một thằng vô lại có hàng trăm cái án trên lưng.

Sau nhiều ngày điều tra không ra manh mối, biện lý cuộc mời Eddie đến thẩm vấn. Họ hỏi Eddie tại sao lại thân với Jerry, Eddie lương ít lấy tiền đâu mà mua nhà to.

Eddie đưa ra những lý lẽ rất vững vàng để thanh minh cho mình. Chàng kết luận:

- Cảnh sát và côn đồ như bóng với hình. Đời không có côn đồ thì không có cảnh sát. Tôi nhờ Jerry mà đã khám phá ra được hơn 2000 vụ trôm cướp. Hỏi như vậy thì vì công vụ hòa mình với côn đồ để dụ dỗ nó vào đường ngay thẳng, để chặn đứng những âm mưu trứng nước của chúng hơn là phí thời giờ đánh bạc với các ông lớn. Đằng nào lợi, thưa các ngài?

Chẳng ai đủ ngụy biện để trả lời câu hỏi thức thời của Eddie. Cuối cùng họ cười xòa bảo Eddie:

- Thế tại sao anh không điều tra thủ phạm vụ này?

Eddie nhìn mọi người phân trần:

- Tôi luôn luôn bị đóng đinh vào cái ghế bị cáo thì còn thời giờ đâu mà bắt thủ phạm.

Nghe lời nói chí lý của Eddie, ông Biện lý vội vàng xin lỗi Eddie và trịnh trọng đặt tin tưởng vào tài điều tra của chàng.

Eddie buồn phiền vô cùng. Chàng tin rằng Jerry không thể không cầm đầu vụ này. Nhưng làm sao mà tìm ra được những bằng chứng cụ thể.

Eddie vừa đi vừa nghĩ ngợi lung lắm. Chợt chàng trông thấy Jerry vừa ở một tiệm nước ra. Eddie chạy lại đón đầu Jerry:

- Jerry, tôi muốn hỏi anh vài điều.

Jerry mỉm cười nhìn bộ điệu hung hăng bất mãn của Eddie:

- Anh định gây sự với tôi sao đó.

Eddie nói trắng ngay:

- Tao muốn mày thú nhận tội lỗi họa may…

Jerry cười lên sằng sặc:

- Anh điên hay sao? Bộ anh không nhận tối hôm đó tôi ăn cơm ở nhà anh à?

Eddie quát:

- Sự có mặt của mày không đáng kể bằng kế hoạch của mày.

Nói dứt câu, Eddie đấm Jerry một cú ngã xô vào bờ tường. Eddie xông lại định đánh nữa. Jerry vội vàng nhặt một thanh sắt giơ cao lên điềm đạm bảo Eddie:

- Anh rút súng ra mà bắn đi. Chớ có lại gần mà tôi đánh vỡ đầu đó.

Eddie khinh thường tiến đến trước mặt Jerry. Jerry vội vàng giữ thế thủ:

- Tôi bảo vệ thân tôi buộc lòng phải đánh anh, anh đừng trách.

Vừa kịp lúc đó có 2 cảnh sát viên ở đâu hiện ra bảo Eddie:

- Ông khỏi bận tâm, để chúng tôi bắt tên này.

Nói xong họ đưa giấy truy tầm của tòa án cho Jerry xem. Jerry liếc nhìn tờ trát rồi ung dung theo hai người cảnh sát về bóp.

Jerry bị giữ ít ngày rồi lại được tha vì tòa án không có bằng cớ để buộc tội chàng.

Chàng sung sướng rẽ vào hiệu mua quà cho các con rồi về thẳng nhà.

Nhưng Jerry vô cùng ngạc nhiên khi thấy vợ đang sửa soạn va li để đi.

- Virginia em đi dâu vậy?

Virginia nhìn chằm chằm vào Jerry:

- Tôi không thể ăn ở với một tên bất lương bội bạc.

Jerry chỉ tay vào ngực mình, hỏi vợ:

- Em bảo anh bội bạc?

- Anh không bội bạc với em, nhưng bội bạc với Eddie.

- Eddie, Jerry nhắc lại, Eddie từ nay anh không bao giờ muốn nhắc tới hắn nữa.

Virginia giận dữ bảo chồng:

- Jerry ơi, đáng lý thì anh bị trục xuất khỏi Boston rồi. Người ta thu giấy nhập tịch của anh nếu không có Eddie vận động xin cho mà.

Jerry sửng sốt lẩm bẩm:

- Eddie xin cho… thu giấy nhập quốc tịch… trục xuất, em bỏ anh đi, sự thực ghê gớm đến thế kia ư?

Virginia nói thêm:

- Eddie còn bị nghi ngờ là đồng lõa với anh nữa.

Jerry nắm lấy vai vợ:

- Có thực Eddie bị nghi ngờ…

- Thực như sự thực, chúng ta sắp mỗi đứa đi một đường.

Nói xong Virginia vùng vằng xách va-ly ra cửa. Jerry ôm mặt chán nản ngồi vào bàn giấy. mấy phút qua đi, Jerry quả quyết mở ngăn kéo lấy khẩu súng lục. chàng cho đạn vào súng và nhắc ống nói lên gọi:

- Eddie, Jerry đây. Đúng 12 giờ nay anh đến… để lấy lại số bạc đã bị cướp. Thôi chào anh.

Jerry đặt ống nói xuống và mở cửa ra đi.

Bọn cướp đang tụ họp dưới một tòa nhà hoang vắng ngoài đô thành.

Chúng chờ đợi Jerry đến để chia tiền.

Jerry đã đến.

Đứa nào cũng hớn hở chạy ra chào mừng. Jerry bảo chúng:

- Tôi đến đây không phải để chúng ta chia tiền mà muốn yêu cầu các anh em trả lại số tiền đã cướp đó lại cho “khổ chủ”.

Nghe Jerry chúng ngạc nhiên đến sững sờ. Một vài đứa đưa vội tay vào túi áo. Jerry nhanh tay rút súng ra và bảo:

- Tôi thề với các bạn là tôi nói thật, tôi không bấu sấu vào đấy lấy một cắc. Vì lẽ riêng chúng ta phải trả và xin anh em nghe tôi, lẩn tránh ngay vì công an sắp ập đến. Mười phút nữa họ tới. Các anh đi thì vừa.

Chúng còn do dự thì Jerry gay gắt truyền lệnh:

- Vì tự do của chúng mày tao ra lệnh chúng mày phải bỏ nơi này ngay, đứa nào trù trừ buộc lòng tao phải bắn.

Chúng vội vã quay đi. Một đứa thừa lúc Jerry bất cẩn rút súng nhằm Jerry bắn. Jerry tránh thoát chạy vào một góc tường. thừa thế bọn cướp quay lại nhè Jerry mà xả đạn.

Trong khi đó Eddie và một toán lính vừa đi xe. Nghe tiếng súng nổ họ vội vàng xông vào ngôi nhà. Bọn cướp thấy động tẩu tán ra mỗi đứa một ngả.

Không ngờ còn một thằng nữa núp lai, nó nhè Jerry vừa đứng dậy mà nổ cò.

Jerry bị trúng đạn ngã quỵ xuống góc tường vừa kịp lúc Eddie phá cửa vào được trong nhà. Jerry vội bắn dọa Eddie và lính để tên đồng chí “khốn kiếp” có thì giờ tẩu thoát.

Đợi cho thằng đó chạy khỏi, Jerry ôm bụng nhăn nhó. Eddie vội chạy đến đỡ Jerry. Jerry nói qua hơi thở:

- Tiền chúng dấu dưới gầm xe. Anh ơi! Tôi muốn được chết trong sạch.

Nói xong Jerry gục đầu vào cánh tay Eddie và lả dần.

Vũ Anh Tuấn st.


|  51 |
 52 |
 53 |
 54 |
 55 |
 56 |
 57 |
 58 |
 59 |
 60 |
 61 |
 62 |
 63 |
 64 |
 65 |
|  66 |
 67 |
 68 |
 69 |
 70 |
 71 |
 72 |
 73 |
 74 |
 75 |
 76 |
 77 |
 78 |
 79 |
 80 |
|  81 |
 82 |
 83 |
 84 |
 85 |
 86 |
 87 |
 88 |
 89 |
 90 |
 91 |
 92 |
 93 |
 94 |
 95 |
|  96 |
 97 |
 98 |
 99 |
 100 |
 
|  51 |
 52 |
 53 |
 54 |
 55 |
|  56 |
 57 |
 58 |
 59 |
 60 |
|  61 |
 62 |
 63 |
 64 |
 65 |
|  66 |
 67 |
 68 |
 69 |
 70 |
|  71 |
 72 |
 73 |
 74 |
 75 |
|  76 |
 77 |
 78 |
 79 |
 80 |
|  81 |
 82 |
 83 |
 84 |
 85 |
|  86 |
 87 |
 88 |
 89 |
 90 |
|  91 |
 92 |
 93 |
 94 |
 95 |
|  96 |
 97 |
 98 |
 99 |
 100 |
 
Netadong.com thiết kế