Hiện có 10 người xem / 2309651 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ BUỔI HỌP NGÀY 08-01-2011

của CLB Sách Xưa và Nay

Như thường lệ, để mở đầu phiên họp, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên 2 cuốn sách, một cuốn mới được tái bản năm 2006 tại Houston, bang Texas bên Hoa Kỳ, và một cuốn cổ được xuất bản năm 1891 tại Pháp. Cuốn sách mới được tái bản mang tựa đề là Bút Hoa và là của cụ Cử Phan Mạnh Danh (ấn bản đầu tiên của cuốn này ra đời năm 1942 tại Hà Nội), và cuốn sách cổ là một cuốn sách bằng Pháp văn mang tựa đề là “Các cuộc phiêu lưu của Sidi Nhát như thỏ” (Les aventures de Sidi – Froussard) đã được xuất bản ở Paris vào năm 1891 (nghĩa là vừa đúng 120 năm trước).

Cuốn Bút Hoa là một cuốn sách trong đó tác giả đã tìm những câu thơ trong rất nhiều tập cổ thi của Tàu, để ghép chúng lại thành những bài thơ tứ tuyệt đủ niêm luật (sau mỗi câu thơ tác giả lại cho biết xuất xứ của câu thơ là rút từ bài cổ thi nào) và rồi tác giả LẠI TÌM 4 CÂU KIỀU CÓ Ý NGHĨA TƯƠNG XỨNG ĐỂ ĐỂ Ở DƯỚI COI NHƯ BỐN CÂU KIỀU VÀ BÀI TỨ TUYỆT MỚI ĐƯỢC GHÉP LẠI CÓ GẦN CÙNG MỘT Ý NGHĨA.

Thật là tuyệt vời và tác giả đã tỏ ra là một người cực giỏi về Hán – Nôm và đồng thời cũng là một người đã đọc thiên kinh vạn quyển. Cuốn sách còn được gia tăng giá trị ở chỗ có thủ bút và lời đề tặng của cháu cụ tác giả Phan Mạnh Danh, là người đã cho in lại cuốn sách đúng theo ấn bản đầu tiên đã được in năm 1942 tại Hà Nội.

Cuốn sách cổ tiếng Pháp, được in năm 1891, dày 396 trang khổ 22cm x 30cm và nặng 5 kilos. Cuốn sách còn giữ được cả bìa trước bìa sau và chứa đựng 175 minh họa (có minh họa nguyên trang) và 1 tấm bản đồ Xứ Bắc Kỳ (Tonkin) vào thời đó. Được viết dưới dạng tiểu thuyết cuốn sách kể các cuộc phiêu lưu của Sidi Nhát như Thỏ, một cựu binh sĩ người Pháp và một phóng viên người Mỹ ở các tỉnh thành ở Bắc Kỳ như Hải Dương, Hà Nội, Sơn Tây, Băc Ninh và Hưng Hóa. Qua cuốn sách người đọc được thấy những cảnh đời và những sinh hoạt của người dân ta thời đó, ở các nơi đó. Các thành viên được mời xem một số minh họa vẽ bằng bút sắt rất đẹp của 120 năm trước…

Sau phần giới thiệu sách anh Vương Liêm đã có một thuyết trình ngắn về vùng U Minh (Cà Mau).

Sau phần thuyết trình của anh Vương Liêm, anh Trần Văn Hữu đã ngâm tặng các thành viên một bài thơ qua giọng ngâm rất truyền cảm của anh.

Tiếp lời anh Hữu, bà Uyển, ái nữ nhà văn Toan Ánh đã lên tiếng cảnh báo các thành viên là khi tập Yoga cần phải tập dưới sự chỉ dẫn của một vị thầy dạy Yoga vì nêu tự tập thì rất nguy hiểm vì có thể bị “tẩu hỏa nhập ma”.

Sau sự cảnh báo của bà Uyển, bà Thùy Dương đã có một cuộc nói chuyện ngắn về việc bà hành nghề Đông y.


Tiếp lời bà Thùy Dương, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã thông báo là kỳ họp kế tiếp, thay vì diễn ra đúng thời hạn, đã phải họp sớm hơn vào ngày 22 tháng 01, 2011 (tức là ngày 19 Âm lịch) để không trùng với ngày Tết Tân Mão, và sau buổi họp sẽ là buổi tiệc Tất Niên của CLB Sách Xưa & Nay.


Cuộc họp kết thúc lúc 11 giờ 30 cùng ngày.

Vũ Thư Hữu


VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN

“CUỘC CHIẾN Ở BẮC KỲ”

(LA GUERRE DU TONKIN)

Một người bạn của tôi mang từ Pháp về cuốn sách này và có nhã ý muốn nhường cho tôi với giá rẻ, độ 10 triệu đồng thôi. Kể ra nếu thích thì tôi cũng có thể có được, nhưng vì là kẻ từ bé đã ghét chiến tranh và “cô chị” (chính trị) nên tôi đã gả nó cho một nhà chơi sách nổi danh và có phương tiện dồi dào ở đây, và chỉ giữ và đọc qua nó trong một tuần lễ trước khi giao cho chủ nhân mới của nó.

Đây là 1 cuốn sách thật đồ sộ vì nó dày 1224 trang khổ 22cm x 30cm và chứa đựng trên 300 minh họa cực đẹp bằng bút sắt. Sách được xuất bản hồi đầu thế kỷ 20 và được in ở Paris. Tác giả Lucien Huard là 1 viên chức thời thuộc địa và người viết có để tâm tìm kiếm tiểu sử của ông nhưng không tìm được gì, vì sách vở Văn Học Sử của Pháp không hề NHẮC GÌ TỚI CÁC TÁC GIẢ THỜI THUỘC ĐỊA. Sách không chia ra chương hồi gì nhưng chứa đựng, qua 1224 trang, hàng ngàn sự kiện liên quan tới cuộc chiến ở Bắc Kỳ.

Vì không thể nêu ra cả nghìn sự kiện, nên người viết chỉ xin nêu một số sự kiện quan trọng đi từ đầu sách tới cuối sách nói về các vấn đề như sau: Nguyên nhân cuộc chiến – Các cuộc hành quân đầu tiên – Trận Trung Thông – Cái chết của Thiếu tá Rivière – Việc chiếm thành Hà Nội – Việc chiếm thành Nam Định – Sơ tả Xứ Bắc Kỳ – Bọn Giặc Cờ Đen – Tướng Bouet – Việc đánh chiếm Hải Phòng và Nam Định – Kế hoạch hành quân và Đô Đốc Courbet – Trận Phủ Hoài – Việc công đồn ở Huế – Hiệp Định ký ở Huế – Việc thương thảo với Trung Quốc – Việc tấn công Hải Dương và tiến về Bắc Ninh – Nổi loạn ở Huế – Tiến đánh Sơn Tây – Chiếm đóng Sơn Tây – Việc mặc nhiên phê chuẩn Hiệp Định Huế – Việc Đô Đốc Courbet ra đi và các sự sửa soạn của Thiêu tướng Millot – Chiếm thành Bắc Ninh – Chiếm Hưng Hóa – Hiệp Định Thiên Tân – Hiệp Định Huế thứ ba – Thêm một Hiệp Định nữa được ký ở Huế – Hải chiến với hải quân Trung Quốc – Tình hình Bắc Kỳ – Trận đánh ở Yên Thế – Bao vây Tuyên Quang lần đầu – Một Tổng Trưởng chiến tranh mới – Lộn xộn ở Cao Mên – Sự can thiệp của Nhật Bản – Thái độ của Anh quốc – Các sự chuẩn bị của tướng Brière de l’Isle – Tiến về Lạng Sơn – Chiếm thành Lạng Sơn – Con đường Cái Quan – Trận chiến ở Ải Nam Quan – Nhật ký về việc bao vây Tuyên Quang của Thiếu tá Dominé – Đánh đồn Kỳ Lừa – Di tản khỏi Lạng Sơn – Việc chiếm các đảo Pescadores – Hiệp định đình chiến – Tại sao Trung Quốc chịu làm hòa – Các hành động của triều đình Huế – Quan hệ giữa vị tổng tư lệnh mới và triều đình Huế – Việc cấm đạo – Báo cáo của Đại Tá Borgnis – Desbordes – Vua Annam mới – Cuộc tàn sát ở Quảng Trị – Quân nổi loạn ở Bắc Kỳ – Chiến dịch bình định Bắc Kỳ – Các tiến triển trong công việc bình định ở Trung Kỳ – ở Cao Mên – Toàn Quyền Paul Bert tới Hà Nội.

Trên đây chỉ là một số các sự việc được kể trong sách. Cuốn sách thực sự là một kho tư liệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử…

Trích Hồi ký 60 năm chơi sách Chương VI

Vũ Anh Tuấn


Một anh hùng áo vải làm nên hai chiến thắng
chống ngoại xâm vào đầu mùa xuân 1785 và 1789
 

Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là một trong số ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ), một nhà quân sự tài ba, một tướng lĩnh kiệt xuất đã chiến thắng quân xâm lược Xiêm (đầu năm 1785) và Mãn Thanh (đầu năm 1789) cách nhau chỉ bốn năm. Mãi cho tới ngày nay, hai chiến thắng chống ngoại lẫy lừng này vẫn còn vang dội trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Giữa lúc chúa Trịnh và chúa Nguyễn mưu bá đồ vương làm cho nhân dân đau khổ, đất nước bị chia cắt Đàng Trong với Đàng Ngoài, lại gây thêm thảm họa “cõng rắn về cắn gà nhà” của vua Lê Chiêu Thống ở miền Bắc khi cầu viện triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) và chúa Nguyễn Ánh ở miền Nam chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu, ở đất Tây Sơn (nay thuộc tỉnh Bình Định) ba anh em họ Nguyễn thuộc giai cấp nông dân nghèo nhưng có chí khí và ý thức trách nhiệm cứu nước cứu dân nên đã hợp lực cùng với nhân dân địa phương thực hiện cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở bước đầu.

Lợi dụng tình thế suy yếu và chia cắt của đất nước ta, triều đình Mãn Thanh ở phía Bắc và Xiêm ở phía Tây Nam nhanh chóng đưa đại quân sang xâm chiếm nước ta ở hai đầu Tổ quốc chỉ cách nhau bốn năm. Tướng Nguyễn Huệ trong sự nghiệp giải phóng đất nước đã tập trung lực lượng, trước đánh đuổi quân xâm lựơc Xiêm ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút (Mỹ Tho) áp dụng chiến thuật quân sự của Trần Hưng Đạo đại vương ở trận Bạch Đằng, sau đó bốn năm ồ ạt áp dụng chiến thuật “thần tốc” chuyển quân đường dài từ Trung ra Bắc để giải phóng kinh đô Thăng Long, đánh bại quân Đại Thanh trong vòng chưa đầy một tuần lễ.

Tài liệu lịch sử triều Nguyễn (sách Đại Nam thực lục chính biên và Mạc thị gia phả) đã chép vào năm 1784, Nguyễn Ánh trốn ra nước ngoài, than thở với vua Xiêm: “Nước tôi lập quốc đã hơn 200 năm (ý nói Đàng Trong) nay bị mất nên tôi rất đau buồn”. Do đó, vua Xiêm cử hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Xương dẫn 4 vạn quân, 300 chiến thuyền theo hai đường bộ và thủy sang chiếm đóng đất Gia Định (nay là đồng bằng sông Cửu Long), tập trung đóng quân tại Trà Tân bên bờ sông Tiền (nay gần Cai Lậy tỉnh Tiền Giang), cách Mỹ Tho hơn chục cây số. Khoảng giữa Trà Tân và Mỹ Tho có Rạch Gầm và Xoài Mút chi nhánh của sông Tiền là nơi tướng Nguyễn Huệ chọn làm chiến trường tiêu diệt quân Xiêm khi từ Thuận Hóa đưa chiến thuyền có trang bị súng đại bác của Bồ Đào Nha theo đường biển vào Mỹ Tho. Trước cửa hai rạch này có cù lao Thới Sơn rộng lớn tạo điều kiện cho quân ta mai phục. (Ngày nay, cầu dây giăng Rạch Miễu hiện đại được xây dựng gần nơi đây và Thới Sơn là khu du lịch sinh thái của Tiền Giang). Nguyễn Huệ còn thăm dò tình hình của giặc nên cho người sang thăm và tặng quà cho tướng Xiêm ngày hôm trước để giữa đêm hôm sau tổ chức mai phục và cho thuyền nhỏ ngược sông Tiền dụ địch. Vì khinh địch, nên quân Nguyễn Ánh và quân Xiêm tức tốc cho thủy quân đuổi theo và dễ dàng lọt vào ổ phục kích và bị tiêu diệt nhanh chóng vào sáng ngày 20/01/1785.

Bốn năm sau, trận quyết chiến của đại quân Tây Sơn do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chỉ huy cùng với nhiều mũi tấn công khác của nhiều tướng giỏi điều động đã đánh tan trên 20 vạn quân Thanh đóng suốt tuyến đường từ Thanh Trì tới kinh đô Thăng Long sau khi tiền đồn “Ngọc Hà vỡ, Ngọc Hồi tan” (nay thuộc phường Khương Thượng quận Đống Đa – Hà Nội) và tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ chết ở gò Đống Đa (nay thuộc phường Quang Trung quận Đống Đa – Hà Nội) ngoại thành Thăng Long. Còn Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh đại quân Thanh đóng trong nội thành Thăng Long say sưa trong ba ngày Tết đã hốt hoảng khi nghe cấp báo, vội vã cùng đoàn tùy tùng chạy trốn theo cầu phao sông Hồng về nước làm cho số lớn quân còn lại tan rã theo do lớp bị tiêu diệt, lớp bị nước cuốn trôi do cầu sập, lớp bị bắt…

Ngày 30 tháng chạp năm Mậu Thân (1788), đại quân Tây Sơn do nhiều tướng giỏi chỉ huy mà đứng đầu là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ vừa được văn võ bá quan, quân sĩ tôn xưng từ đất Thuận Hóa kéo ra Bắc Hà kết hợp với nhiều đội quân các tỉnh tạo thêm lực lượng và khí thế khiến cho quân giặc nghe tiếng đã hốt hoảng bỏ chạy. Quang Trung Nguyễn Huệ hứa với tướng sĩ ba quân trong vòng bảy ngày là giải phóng toàn bộ đất Bắc và vào kinh thành Thăng Long ăn Tết. Thế nhưng chỉ tới sáng ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) quân Nguyễn Huệ đã vào hoàng thành trước sự hoan hô của quan, dân kinh đô Thăng Long.

Nếu đem so sánh chiến thuật hành quân giải phóng Thăng Long của Quang Trung Nguyễn Huệ đầu xuân năm 1789 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975 của dân quân Cách mạng giải phóng Sài Gòn thì thấy gần như không khác nhau. Kể cả trận thủy chiến trên sông Tiền và Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 cũng tương tợ như trận thủy chiến Bạch Đằng giang của Trần Hưng Đạo đời nhà Trần, chiến thắng quân Nguyên ngày 8/3 năm Mậu Tý 1288 hay của Ngô Quyền trên cùng dòng sông lịch sử Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt ách thống trị một ngàn năm của các triều đại phong kiến bành trướng phương Bắc.

Như vậy, công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong suốt hai ngàn năm lịch sử bảo vệ Tổ Quốc luôn luôn có nhiều hiền tài, anh hùng, tướng giỏi để chỉ huy đánh bại kẻ thù qua các trận đánh ác liệt với các chiến thuật, cách đánh đầy mưu trí là những bài học kinh nghiệm quý giá được đúc kết mang tính kế thừa cao từ xưa cho tới nay.

Trong mùa xuân có ý nghĩa lịch sử của dân tộc này, chúng ta có dịp nhớ lại hai chiến thắng nói trên là để “ôn cố tri tân” và để cùng nhau nhắc nhở con cháu: “Dân ta phải học sử ta” nhằm nâng cao ý thức lịch sử và trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc.

Vương Liêm

NGÀY XUÂN...NGỒI GẪM CHUYỆN THẾ GIAN

Tác giả Lê Hùng Dương

Mỗi năm cứ vào độ tháng này, chiếc xe ba gác bán đầu lân rề rề chạy ngang trước nhà tôi. Hình ảnh này thường xuất hiện vào dịp gần cuối năm như báo hiệu cho mọi người chuẩn bị đón mùa xuân mới.Tiếng trống như thúc giục mọi người nên hối hả làm sao có tiền thật nhiều để “ăn” một cái Tết cho ngon lành. Nhìn cái xe ba gác bán đầu lân này, ai thấy cũng cho là một hình ảnh đặc trưng của Sài gòn. Chung quanh xe treo đủ loại đầu lân và đầu ông Địa, bên trong là một chú nhóc đang ngồi đánh trống. Anh chàng ngồi phía sau vừa đạp vừa gõ vào một cái kẻng rất ăn nhịp với tiếng trống. Khỏi nói ai cũng biết anh chàng đạp xe ba gác và chú nhóc đánh trống đều là người Hoa. Đám con nít vừa chạy theo vừa nhìn chăm chăm vào mấy cái đầu lân và đầu ông Địa một cách say mê. Chúng như bị cuốn hút vào tiếng trống và tiếng kẻng. Người viết tuy tuổi tác cũng khá cao rồi nhưng mỗi lần nghe tiếng trống, tiếng kẻng đó cũng thấy nôn nao trong lòng. Ngày xưa trong một bài hát nào đó có câu:

Mừng xuân mới về, mừng mùa xuân nay đã về…

Con nít thời vui lòng ông lão thấy cũng vui…

Nhịp sống của người dân đang tăng tốc. Bá nhân bá nghệ, mỗi người một phương án kinh doanh, những chiêu thức tuyệt kỷ được tung ra tới tấp để thu về lợi nhuận thật cao.

Đầu tiên là những đại gia trong ngành buôn bán quốc tế hay còn gọi là ngành xuất nhập khẩu vào ra cửa khẩu biên giới, cảng sông, cảng biển như mắc cửi để tranh thủ xuất cho xong những lô hàng cuối cùng trước giờ giao thừa. Hoặc những nhà nhập khẩu cố gắng ôm về những lô hàng có khả năng tiêu thụ nhanh chóng sau Tết. Những người làm các công việc giao nhận hàng tại cảng thường rất vất vả, phải thường trực hai mươi bốn trên hai mươi bốn giờ cho đến khi mẻ hàng hay container cuối cùng lên nằm yên vị trên tàu. Đối với các công ty nhập khẩu nhiều khi không cập rập gì cho lắm bởi vì, đối với những loại hàng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu họ đã chuẩn bị trong nhiều tháng trước. Tuy nhiên những đại gia này đôi khi lại nhập về những loại hàng không giống ai, ví dụ như chất thải hay nói nôm na là rác, phế liệu. Nhớ cái thời mới rục rịch mở cửa, hầu hết các công ty xuất nhập khẩu đều nhập về các loại xe gắn máy đã qua sử dụng. Lúc bấy giờ xe gắn máy second hand bắt đầu chạy tung tăng khắp thành phố. Nghĩ mà tội nghiệp một nước mới mở cửa phải chịu xài hàng phế liệu của các nước tiến bộ.

Trước Tết vài tháng những nhà mua bán quốc tế ở vùng cửa khẩu thường đánh về những lô hàng từ bên kia biên giới để bán lại trong nước, làm giàu cho nguồn hàng nhập khẩu, phục vụ cho dân chúng trong mấy ngày Tết. Tuy nhiên hàng nhập qua các cổng chào ở biên giới này nhiều khi lại là những thứ rau, củ, quả mà trong nước nông dân đã sản xuất thừa mứa, nhưng khổ nỗi người dân lại vọng ngoại thích mua hàng nước ngoài. Lần hồi hàng trong nước bị ế, nông dân không còn thiết tha đến trồng trọt. Một phần hàng bên kia biên giới đã qua xử lý bằng hóa chất các loại cho nên rau, cải, củ nhập vào thường to xác hơn hàng bản xứ. Thí dụ, ai cũng biết tỏi Phan Rang nổi tiếng ngon nhất trên toàn quốc, nhưng khi tỏi bên kia biên giới tràn vào đã ăn trùm tỏi Phan Rang vì kích thước củ tỏi của họ lớn gấp đôi. Rồi những loại trái cây như hồng giòn, lựu… quả nào quả nấy to đùng, trông rất bắt mắt.

Cũng tại các biên giới, hàng lậu tràn về rất nhiều, đặc biệt là thuốc lá. Quân số cửu vạn trùng trùng điệp điệp vận chuyển hàng về theo mọi ngả đường băng qua biên giới. Dân chúng ở vùng sát biên giới bỏ ruộng, bỏ vườn, bỏ cày bỏ cuốc đầu quân vào làm những chiến sĩ cửu vạn. Sản xuất nông nghiệp bị oải vì thiếu lao động. Những ngày giáp Tết quân số lực lượng cửu vạn càng gia tăng. Số hàng lậu bị Nhà nước bắt giữ không đủ răn đe cái đám trốn xâu lậu thuế này.

Những người mua bán nhỏ tại các chợ cũng đã cơi nới để bày bán thêm được nhiều hàng hóa. Lối đi trong chợ hẹp dần vì họ bày hàng hóa lấn ra lối đi. Xe máy đi tràn lan vào trong chợ phun khói mù mịt. Các ông nhân viên trật tự của Ban Quản Lý chợ không thấy tăm hơi, hoặc có mặt nhưng cũng không động đậy lên tiếng hướng dẫn người ta dọn dẹp cho thông thoáng.

Tại các siêu thị, các trung tâm mua bán lẻ, người ta vào ra nườm nượp. Toàn người và người. Ai ra khỏi cổng đều mang về một gói hàng thật lớn. Sức mua của người Việt Nam quả là ghê gớm thật. Tuy nhiên cũng có một bộ phận người dân, tiền nong eo hẹp, thấy người ta sắm Tết, chịu không nổi chạy vay đầu này đầu nọ để đi mua sắm với người ta. Thời buổi này cũng có nơi cho vay nợ trả góp để ăn Tết.

Cũng có một bộ phận người dân thích ăn Tết biểu diễn. Họ mua nào là thịt heo, trứng vịt, củ kiệu, dưa hành về đốt đèn thức sáng đêm để chế biến thức ăn. Món ăn mà nhà nào cũng có là một nồi to tướng, xin tạm đặt tên là “Thiên Bồng Nguyên Soái đá banh”, tức là món thịt heo kho với trứng vịt. Tại nhiều gia đình cái nồi thịt heo này cứ kho đi kho lại cho tới ngày mùng 6 cũng chưa hết. Tôi còn nhớ năm đó ở Nha Trang, tôi đến khu Võ Cạnh, trên đường Nha Trang – Thành, ăn tất niên. Chủ nhà dọn món thịt kho tàu (hay tào, nghe họ phát âm là tào), nấu với măng khô Buôn Ma Thuột. Món ăn tuyệt vời. Chỉ một cục thịt kho đã đầy cái chén ăn cơm, có lẫn một ít nước kho. Măng được gắp ra để ngoài đĩa ăn kèm với bún. Ăn hết cục thịt đó cũng đủ trợn mắt vì no và ngán.

Gần gũi với món thịt kho là món bánh chưng. Nhiều nhà là dân Nam Kỳ đặc sệt cũng học nấu bánh chưng. Nhưng bánh làm ra không “rền” bằng bánh do người Bắc làm. Tại một bữa tiệc Tất niên, bánh chưng được dọn ra trước, mỗi bàn hai cái bánh loại lớn cho mười người. Thời điểm này bà con mới bắt đầu ăn bánh chưng trở lại sau một năm nghỉ xả hơi, cho nên vèo một cái mười người đã làm láng hai cái bánh chưng to đùng. Sau đó các món khác được dọn ra tiếp. Nào là gà quay, chả giò, thịt kho trứng vịt, bà con sực tỉnh hồn đã lỡ nuốt bánh chưng quá liều nên các món sau đó khách chỉ hươ hươ đũa cho có lệ, hoặc chấm mút lấy hương lấy hoa, chứ không cách gì nuốt vào thêm được nữa.

Qua đến ngày mồng ba hoặc mồng bốn, người ta ai cũng ngán tới óc cái món bánh chưng. Thế là bánh chưng bây giờ được cải biên thành món bánh chưng chiên. Món này làm cho bánh chưng được khoái khẩu trở lại. Một miếng bánh chưng chiên kẹp với vài lá rau thơm cho vào miệng nhai tự nhiên thấy khẩu vị khác lạ. Tiếp tục cho vào miệng một củ hành ngâm dấm, một miếng dưa món, cắn một miếng ớt, thật tuyệt vời. Nhưng chỉ được một ngày rồi thôi. Chiên hay hấp gì cũng ngán hết. Đám bánh chưng còn lại được khăn gói đi vào thùng rác, tham gia vào việc gây ô nhiễm môi trường.

Người miền Nam thì thích cái món bánh tét. Về nội dung thì bánh tét cũng giống như bánh chưng nhưng khác nhau về hình dáng. Bánh chưng thì khối vuông còn bành tét thì tròn và dài. Bánh chưng thì được gói bằng lá dong, còn bánh tét thì được gói bằng lá chuối. “Qui trình” ăn cũng giống nhau. Lúc đầu thì khui thẳng ra ăn. Còn dư đem hấp. Còn dư nữa mà ngán rồi thì cũng chiên. Cách ăn lại càng giống nhau tức là cũng cho vào miệng, nhai và… nuốt.

Một loại hàng hóa nữa ai cũng thích mang về nhà trang hoàng trong ba ngày Tết, đó là hoa cảnh các loại. Năm nào ở Tp. Hồ Chí Minh cũng có Chợ Hoa. Tại các tỉnh thành khác trên toàn quốc cũng có, không lớn thì nhỏ. Hoa từ khắp nơi đổ về bày bán khắp các đường phố, và tập trung nhiều nhất tại công viên 23-9. Những hàng đặc sản như hoa đào từ ngoài Bắc chuyển vào, từ Đà Lạt xuống, từ Sa Đéc lên làm cho công viên vô cùng rực rỡ với đủ sắc màu. Ngoài ra còn có hoa mai. Một loại hoa chưng trong ngày Tết sẽ được nhiều may mắn. Tiếng Nam kỳ đọc “mai” hay “may” giống nhau. Ngày nay người ta chiết nhánh, dăm cành làm sao đó mà làm thành những chậu hoa mai bonsai rất đẹp. Lớn có giá cao từ 2, 3 triệu đến chín mười triệu, vài chục triệu đồng. Loại nhỏ còn gọi là “bonsai nhí” giá từ 150 ngàn đến ba bốn trăm ngàn, một triệu đồng cũng có. Bà con mua loại bonsai nhí này nên cảnh giác, vì mấy ông bán hoa mai này rất mánh. Họ không đổ đất cho đầy chậu mà chỉ bỏ vỏ trấu ở dưới rồi cho một lớp đất ở trên, sau đó lát lên một vạc cỏ nhỏ xíu, có vài hạt lúa vừa lú nhú những chiếc lá non, giống như một chậu bông mai bonsai trồng lâu năm. Bảo đảm chưng đến ngày mồng ba hay trễ lắm là mùng bốn, cây sẽ héo tàn cho dù tưới tắm đầy đủ. Những người bán cây cảnh này làm như vậy để sang năm còn bán nữa, chứ nếu để cho người mua giữ lại sang năm chưng tiếp, khỏi phải mua, làm cho sức mua sẽ giảm, chỉ số tiêu dùng rớt.

Một loại cây kiểng nữa bán rất nhiều để chưng trong mấy ngày Tết đó là cây Tắc theo tiếng Nam kỳ, Quất theo tiếng Bắc, tiếng Quảng Đông là “cách”, đọc trại là “Cát” theo tiếng Hán Việt có nghĩa là tốt. Chưng cây này trong nhà sẽ được… “tốt” (nhưng không ai nói tốt về cái gì, mà cứ cho rằng cây sẽ hợp với phong thủy).

Một món nữa là dưa hấu. Nhà nào có trưng bày bàn thờ là có mua về một cặp dưa hấu. Càng lớn càng tốt, theo tiêu chuẩn Serena Wiliams. Mua thêm hai tờ giấy đỏ ghi lên hai chữ “Đại Cát” bằng Hoa ngữ. Màu xanh của vỏ dưa, màu đỏ của giấy và màu đen của mực tàu, “hòa quyện” thành một màu… thập cẩm đẹp mắt trông có vẻ Tết lắm. Sau Tết những phần còn lại của quả dưa nằm đầy trên bãi rác làm cho cái khung cảnh đầy mùi hôi thúi này có những nét chấm phá xanh xanh đỏ đỏ cũng không kém phần đẹp mắt.

Đã có bàn thờ thì phải có bộ lư và chân đèn. Thường thường vào khoảng rằm tháng chạp, chủ nhà thường mang cái bộ tuồng lề này đưa cho thợ đánh bóng. Dịch vụ này chỉ làm được trong mấy ngày gần Tết. Đi đâu cũng thấy người ta đánh bóng mấy bộ lư và chân đèn rồi đem phơi nắng làm cho cái không khí Tết càng thêm rộn rịp. Có bộ lư sạch sẽ rồi, chủ nhà sẽ mua một vài hộp trầm hương bỏ vô lư đốt cho thơm nhà thơm cửa. Đây là loại trầm vụn, hạng bét, người ta xay nhuyễn ra trộn với bột mạt cưa rồi đắp thành những cục trầm có hình cái tháp để đốt coi cho nó đẹp. Nghĩ tới cái cảnh trong đêm ba mươi vắng lặng, mọi người đi ngủ hết, chủ nhà còn ngồi lại trầm ngâm, nhâm nhi miếng nước trà ô long, ăn một miếng mứt hạt sen thưởng thức khói trầm thơm phưng phức, rồi nghĩ tới một tương lai sáng quắc của đàn con cháu sau này. Quả thật tuyệt vời.

Để cho những ngày Tết được đậm đà bản sắc dân tộc, những gia đình khá giả thường mua bia rượu chất đầy nhà. Từ Hennessy đến Johnny Walker hay rượu Mỹ thì có Seagrams số 7, Old Grand Dad, lại còn có Mèo trắng mèo đen, Na-pồ…Có người còn mua bia về dự trữ, mỗi loại vài thùng, để khách đến được tự do chọn lựa. Ra cái điều chủ nhà rất lịch lãm, hơn hẳn các nhà hàng chuyên nghiệp.

Trên đây là chuyện ăn uống trong nhà. Ngày Tết người ta còn đi chỗ này chỗ nọ, chúc Tết lẫn nhau. Tết còn là dịp để cấp dưới điếu đóm cấp trên. Cấp trên điếu đóm lên cấp trên nữa. Bảo vệ hay Thủ kho là cấp thấp nhất trong đơn vị, đừng tưởng là không ai điếu đóm. Xin thưa rằng có và cũng huy hoàng lắm. Đó là khách hàng.

Tết còn là dịp đi tham quan nơi này nơi nọ. Đại gia thì đi nước ngoài, tiểu gia thì đi lẩn quẩn trong nước. Nhiều người nói rằng du lịch trong nước còn chưa hết chứ đi nước ngoài làm gì. Nhiều người cho rằng cần phải đi du lịch nước ngoài để học hỏi cái hay cái đẹp của người ta chứ ru rú trong nước hoài đầu óc sẽ trở nên lẩm ca lẩm cẩm.

Thời điểm này cũng là lúc người ta hay đi đến những nơi như đền, chùa, am, miếu. Nơi đây người ta có cảm giác như được bước vào chốn linh thiêng, tĩnh mịch. Ai ai cũng dành thời gian này cho tâm hồn lắng đọng, tư tưởng vọng về tiếng mõ, tiếng chuông, câu kinh, tiếng kệ. Những ưu tư, bực dọc đời thường kể cả những chuyện gây gỗ trong công ty, chuyện bị giám đốc đì sát ván, chuyện cô thư ký đòi ghen ngược với bà xã ở nhà sẽ được hoàn toàn giải phóng, quên tuốt tuột. Sau này có nhớ lại hay không sẽ tính sau.

Đi chùa xong về nhà người ta cũng thường cúng kiếng. Từ ngữ “kiếng” có lẽ do từ chữ “kính” mà ra.Người ta hay nói “cúng thì phải kính”. Không kính thì đừng nên cúng. Mà khi cúng thì người ta thường biểu diễn rất nhiều màn. Đặc biệt là cái màn đốt vàng mã. Cái loại hàng hóa này ngày nay được cải tiến rất đa dạng mang tính công nghệ cao. Ngoài chợ, vàng mã, giấy dán trên cửa được bày bán tràn lan. Giấy tiền vàng bạc bằng giấy ngày xưa đã được thay thế bằng tiền giả các loại. Từ Đô la Mỹ, Úc, Canada, đồng Euro, đến các loại đô la châu Á như Sing, HongKong, Rởn mẩn pí, Đài tệ… muốn loại tiền nào cũng có. Tất cả các loại tiền này đều do Chợ lớn sản xuất, có khi nhập từ nước ngoài về. Ngoài ra còn có nhiều loại giấy vẽ bùa vằn vện không giống ai, quần áo Sida bằng giấy, quần áo jeans cũng bằng giấy đến các loại xe hơi, xe máy, tàu bay, tàu thủy, hình người vv... Những loại hàng hóa này được người ta mua về chỉ để đốt. Trong mấy ngày Tết người ta cúng mỗi ngày và ngày nào cũng có đốt giấy tiền vàng bạc. Đã có nhiều trận hỏa hoạn do từ đốt vàng mã. Không biết dưới suối vàng, những người thân của họ có nhận được gì không, hay việc đốt vàng mã chỉ là một thứ dị đoan mê tín.

Hiện nay, các cơ quan nhà nước, công ty quốc doanh hay ngoài quốc doanh đang tính toán tiền thưởng cuối năm cho cán bộ nhân viên. Bà con lên tinh thần rất cao, rất phấn khởi, mừng thầm sẽ thưởng thức một cái Tết sung túc, đầm ấm, nhưng khi nhìn giá cả thị trường đang vù vù leo thang thì đều lắc đầu le lưỡi. Trong khi giá cả hàng hóa trên thị trường biến động theo chiều hướng gia tăng, thì giá cả hàng hóa sức lao động luôn được bình ổn nếu không muốn nói là cố định.

Lê Hùng Dương
duonglee@gmail.com

ĂN TẾT
NHỚ BÁNH CHƯNG VÀ TRẬN ĐỐNG ĐA
 

TRUYỀN THỐNG BÁNH CHƯNG

Bây giờ dù đã lớn tuổi, con cháu đầy đủ, an hưởng tuổi già cùng gia đình, nhưng mỗi năm đến Tết Nguyên Đán, tôi vẫn còn nhớ như in những tháng cuối tháng Chạp năm xưa. Mẹ và dì tôi cùng nhau gói bánh Chưng.

Bánh Chưng là món ăn dân tộc, là thành phần không thể thiếu trong những lễ vật cúng Tổ Tiên vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Chính vì vậy mà Tết đến, các gia đình đều chuẩn bị một vài cặp bánh Chưng để ăn Tết.

Bánh Chưng hình vuông (người phương Nam gói bánh hình trụ dài gọi là bánh Tét), có màu xanh của lá tượng trưng cho trái đất. Theo truyền thuyết bánh Chưng – bánh Dầy xuất hiện vào đời vua Hùng, khi hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua cha, được vua ngợi khen và nhường ngôi.

Gói bánh Chưng khá công phu. Gạo nếp để gói bánh Chưng phải chọn loại nếp ngon, ngâm kỹ trước khi gói bánh. Nhân bánh là thịt lợn (heo) - thường chọn miếng có đủ cả bì, mỡ, nạc - và đậu xanh đều hạt, ngâm đãi sạch vỏ. Lá dong để gói bánh cũng phài chọn những lá có bản to, đều còn tươi xanh. Khi gói, không chặt quá và cũng không lỏng quá. Lạt buộc được nhuộm đỏ để chiếc bánh thêm nổi bật. Bánh gói xong cho vào nồi luộc, khoảng trên mười tiếng liên tục. Luộc bánh bằng củi, mùn cưa, trấu và lửa cháy đều thì bánh mới chín và ngon. Lúc này cùng với đĩa bánh Chưng còn thêm nhiều thứ đồ ăn khác của ngày Tết: giò lụa (chả lụa), dưa món, hành, kiệu muối chua… để ăn kèm. Hơn nữa, ngoài hương vị riêng của bánh Chưng, của đồ ăn ngày Tết còn có không khí ngày Xuân, cành đào (hay mai), cây quất (tắc), ngoài trời mưa giăng giăng, tiết trời còn đang lạnh, mọi người đang tràn đầy niềm vui khi năm mới đang đến, mới thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó.

Theo truyền thống dân tộc, trước Tết vài ba ngày, bên bếp lửa hồng, cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh Chưng ôn lại chuyện cũ và chuẩn bị đón chào năm mới với niềm hy vọng chứa chan vào những điều tốt đẹp sẽ đến. Chính vì điều này, gia đình tôi luôn luôn chuẩn bị gói bánh Chưng trước Tết gần cả tháng. Được cái khéo tay, Mẹ và dì tôi gói bánh xong thì cái nào cũng vuông vức và đều nhau. Vì làm nhiều bánh để chia cho họ hàng, không có nồi lớn, nên ngay cả thùng đựng dầu hỏa cũng không chứa đủ bánh. Mẹ tôi phài nhờ đến thợ rèn để gò một thùng lớn để có thể chứa đủ số lượng bánh Chưng định gói. Thùng bánh đã được đưa lên bếp rồi xếp củi, bắt lửa. Sau đó, mẹ tôi gọi cả chín anh chị em lại giao nhiệm vụ. Mẹ tôi dặn; “Ăn cơm xong, bốn anh lớn chia nhau ra canh nồi bánh Chưng cho mẹ. Nếu thấy củi cháy gần hết thì cho thêm củi vào lò”.

Các em trai tôi được phân công canh phiên 1 (từ 6 giờ chiều - đến 9 giờ tối), phiên 2 (9giờ - 12 giờ), phiên 3 (12 giờ - 3 giờ khuya) và phiên 4 (3 giờ - 6 giờ sáng) là phần canh của ông anh cả là chính tôi. Tuy không nói ra, nhưng trong lòng tôi rất sợ ngồi canh một mình vì màn đêm bao phủ chung quanh, biết bao điều phải sợ, nhất là sợ ma. Đến phiên mình, phải canh chừng nồi bánh thì tôi đã thủ sẵn cuốn tiều thuyết ‘Quang Trung’ của Hoa Bằng để xem, với mục đích xua đuổi tà ma.

Khi bánh Chưng được vớt từ trong nồi ra; mùi lá ngào ngạt lan tỏa cả một góc sân. Anh em chúng tôi thích nhất là vài chiếc bánh ít nhỏ, hình tam giác – được gói từ phần dư của gạo, đậu xanh, thịt - không đủ gói thành bánh Chưng, nên Mẹ đã gói sơ sài cho anh em chúng tôi được nếm bánh ít nóng hổi ngay khi bánh chín. Nếu không đủ số bánh ít cho mỗi người thì anh em phải chơi trò:

Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này

Cối xay mà xay ông cụ, tú hụ cột đình!

Ai thua thì không có bánh ít. Ai mà thắng thì vui vẻ ăn bánh, ngon ơi là ngon…

Khi vớt bánh Chưng ra, Mẹ tôi xếp bánh lên một cái bàn lớn, có đè lên một vật nặng để nén bánh cho hết nước ở trong bánh, bánh càng ngon và để được lâu. Sau đó, Mẹ tôi bảo: “Bánh này phải được đưa lên bàn thờ Tổ tiên cúng”. Đó là kỷ niệm mà tôi không thể nào quên mỗi khi Tết đến.

TINH THẦN CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA

Câu chuyện bánh Chưng, bánh Dầy thời vua Hùng vẫn luôn sống mãi trong ký ức của tôi, cũng như chuyện vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh. Văn tế Lễ Đống Đa viết:

“Non Tây áo vải

Trời Việt khí thiêng

Ngọn cờ đào gió thuận lòng dân

Mối ly loạn dẹp yên dòng Trịnh Nguyễn

Thanh kiếm báu chớp ngời thế trận

Đường xâm lăng quét sạch giặc Xiêm, Hoa

Đài vinh quang rạng rỡ giống nòi

Nền độc lập vững bền đất nước…”

Nhờ chiến thuật tập trung quân, đánh dứt điểm của vua Quang Trung cho nên quân Nam ta đánh trăm trận trăm thắng. Biết được quân Thanh còn đang vui Tết, vua Quang Trung đôn đốc quân sĩ ra sức đi nhanh, không ngủ đêm nên chỉ vài ngày đã ra đến Thăng Long, ồ ạt tấn công, quân Thanh đã thất bại thảm hại ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa. Chiều mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu (30-1-1789), vua vào Thăng Long trong không khí tưng bừng.

Tóm lại, ngày nay, chúng ta được hưởng cái Tết trong hòa bình cũng là nhờ Tổ Tiên ta biết giữ gìn nền văn hóa đặc thù cùng với tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, sắt đá nên dân tộc ta đã chiến thắng tất cả các đế quốc xâm lược, mới giữ được độc lập cho đến ngày nay.

Nhân dịp mừng Xuân mới, chúng ta hãnh diện về truyền thống dân tộc với bánh Chưng cùng với tinh thần chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung. Nếu không có chiến thắng Đống Đa, biết đâu đất nước Tiên Rồng sẽ không có mặt trên bản đồ thế giới, vì sau đó, các nước Tây phương bắt đầu công cuộc chinh phục các nước để làm thuộc địa, lúc đó họ sẽ vẽ lại bản đồ châu Á – theo địa giới mới của nhà Thanh.

Ăn Tết, chúng ta cùng nhau đốt nén nhang thơm để thành tâm tưởng nhớ và tri ân Tổ Tiên với truyền thống bánh Chưng và tinh thần chiến thắng Đống Đa của anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ.

PHẠM VŨ

Đến với phong tục Việt:

Tết Nguyên Đán 

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ.

Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.

Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, đó là Tết là dịp sum họp gia đình, thăm viếng thân nhân, thờ phượng tổ tiên. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi chơi đùa để chuẩn bị cho một năm mới. Phong tục ngày Tết phản ảnh những đặc thù của nền văn hoá VN qua nhiều thế hệ, và còn tùy thuộc vào từng vùng trên đất nước. Nhưng chúng ta vẫn có thể chia ra làm 2 loại chính: phong tục đón Tết với gia đình và đón Tết với xóm làng. Tết là lúc gia đình họp mặt đông đủ ,Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn... Thông thường những phong tục đón Tết với gia đình gồm có: đi thăm mộ tổ tiên, đưa táo quân về trời, rước vong linh ông bà, đốt pháo, xuất hành, xông nhà, chúc thọ, lì xì, thăm viếng, và tục kiêng cữ. Chúng ta còn có tục lệ đón tết với làng xóm vì từ xưa xã hội VN được tổ chức theo hệ thống làng xóm, trong đó làng là đơn vị nhỏ nhất. Đón Tết với xóm làng gồm có: dựng nêu, hái lộc đầu xuân, các đám hội xuân như thi hát quan họ, hát đố, thi đánh vật, thi chèo thuyền, thi làm thức ăn. Những tiêu khiển ngày xuân gồm có: khai bút đầu xuân, câu đối Tết, tranh Tết, mai đào, đánh cờ tướng, múa lân. Món ăn ngày xuân thì nhiều lắm nhưng thông thường trên bàn thờ lúc nào cũng có mâm ngũ quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, trái thơm (dứa) tượng trưng cho “cầu vừa đủ xài và phúc lộc”. Đặc biệt còn có bánh chưng bánh dầy, dưa hấu, mứt trái cây.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa... Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.

Rõ nét nhất là không khí chuẩn bị nhộn nhịp khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…Nhưng ngày nay Tết là dịp được nghỉ làm việc dài ngày nên nhiều gia đình khá giả tổ chức đi du lịch nghỉ dưỡng ở trong và ngoài nước.

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng Chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về Trời tâu việc trần gian thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa, dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghỉ lễ từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày khai hạ (từ 7 tháng Giêng).

Ngày nay, trong thời kỳ hiện địa, việc tổ chức nghỉ Tết, vui Tết được quy định hợp lý, khoa học hơn – Vừa văn minh, lịch sự, không lãng phí thời gian, phù hợp nếp sống công nghiệp vừa bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc và ý nghĩa nhân sinh của ngày Tết thì không có gì thay đổi. Đó cũng là nét đẹp truyền thống văn hóa dân gian cần được giữ gìn và phát huy.

Những phong tục đẹp ngày Tết

Mỗi nơi trên thế giới đều có những phong tục đón tết khác nhau, có phong tục tồn tại và phát triển, có phong tục lại mất đi theo đà tiến hoá của xã hội. Riêng phong tục đón Tết của dân tộc ta bắt nguồn từ những điển tích, huyền thoại xa xưa xem ra có vẻ như huyền bí. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ sẽ thấy nó mang nhiều ý nghĩa thực tế.

Tục cúng ông Táo

Thường lệ, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch từ thành thị đến thôn quê, khắp nơi trong nước ta dân chúng làm lễ đón đưa Ông Táo. Người xưa cho rằng ngày ấy vua Bếp lên chầu Trời để tâu việc làm ăn, cư xử của gia đình trong năm. Qua đó nói lên tình cảm và lý trí của nhân dân ta đối với công việc bếp núc, nhằm đánh giá cao việc chăm sóc dinh dưỡng của đời sống con người và đánh giá lại việc ăn ở của mình trước khi bước sang năm mới.

Tục dựng cây nêu

Một cổ tục của ngày Tết Việt Nam là tục dựng cây nêu. Cây nêu là một cây tre dài chừng 2,5 đến 3m dựng trước sân nhà vào tối đêm giao thừa. Trên ngọn nêu có buộc một cái bùa bát quái vẽ trên giấy đỏ, một chiếc giỏ con đựng trầu cau và những ống sáo, những miếng kim khí lớn nhỏ... Khi có gió va chạm vào nhau chúng phát ra những tiếng leng keng nghe rất vui tai. ở đây chỉ riêng cái việc dựng cây nêu trong sân để đón ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình đã nói lên được tính dân tộc, thể hiện tình cảm “uống nước nhớ nguồn”. Giỏ trầu cau treo ở cây nêu nói lên ý nghĩa lân bang, tình nghĩa xóm làng (miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu mời khách đến thăm nhà) và lòng yêu âm nhạc thể hiện ở những nhạc cụ mua vui đầu xuân treo trên ngọn nêu.

Tục chơi hoa kiểng

Hoa là linh hồn, hoa là cảnh sắc thiên nhiên trang điểm cho đời, nếu thiếu hoa thì còn gì là ngày Tết nữa. Vì vậy chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta có truyền thống từ ngàn xưa, hơn nữa nó còn mang đậm nhiều ý nghĩa.

Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, trường sanh... với sắc hoa vàng rực đã nói lên được điều ước mong của mọi người là năm mới khoẻ mạnh và trường thọ. Chưng cây hoa đào, hoa mai, với sắc đỏ thắm của đào và những cánh mai vàng rực là những ước mơ hy vọng về sự đổi mới của mọi người, của gia đình, của Tổ quốc - thể hiện phong cách lạc quan, tự tin.

Tục chưng mâm ngũ quả

Ngày Tết, ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.

Tục chúc Tết

Tết Nguyên đán là những ngày trang trọng, vui tươi nhất của dân tộc ta. Cũng là dịp để mọi người có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau: con cháu thăm hỏi cha mẹ, ông bà, chú bác, học trò thăm hỏi thầy cô, gặp mặt bạn bè chúc tụng... Đây là một nét đẹp văn hoá thể hiện được lòng quan tâm lẫn nhau, chung vui xuân và đem tặng nhau ý lành, lời ngọc và niềm hy vọng tốt đẹp cho nhau.

Sau cùng những kiêng cữ ngày Tết như: cha mẹ nhịn quở mắng, anh em nhịn cãi nhau, vợ chồng nhịn cay đắng... là những ý muốn tốt lành, nhân ái thể hiện nếp sống văn minh và gia đình có văn hoá.

Phong tục mùa xuân là những nét đẹp của đất nước, của dân tộc luôn sống mãi với thời gian. Đây là những phong tục đẹp của nhân dân ta đã coi trọng ân sâu và thái độ ứng xử tinh tế có ý nghĩa, có tình trong đời sống.

Phạm Thế Cường sưu tầm

ĐIỂM QUA NHÂN VẬT LỊCH SỬ

NHÂN MỘT BÀI THƠ 

Bài “Khóc Bằng Phi” nồi tiếng trước nay nhờ gợi lại hình ảnh một người con gái rất sống động qua những nơi nàng hay lui tới cùng những cảm xúc gợi hình mãnh liệt của kỷ vật dể lại. Có nhiều người cho rằng tác giả là vua Tự Đức vì liên tưởng đến danh từ chốn cung đình, phi tần cung nữ. Nhưng cũng có người cho rằng khẩu khí của nhà vua chưa đạt đến mức lời lẽ miêu tả như trong bài, vả lại Tự Đức đã được mệnh danh là ông vua thi sĩ trong “Ngự chế thi tập” có cả ngàn bài thơ cũng không tìm thấy bài nói trên. Vậy thì bài thơ trên làcủa ai?

Nhân vật thứ nhất được gán cho là Nguyễn Khuyến (1835-1864) trước có tên là Nguyễn Văn Thắng hiệu Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Bắc phần). Ông sinh năm 1835 – năm Tự Đức thứ 17 (1864) đỗ Giải nguyên(1) trường Hà Nội – Năm sau, thi hội không đỗ, từ đó ông đổi tên là Nguyễn Khuyến, rồi vào kinh đô Huế học trường Quốc Tử Giám(2). Đến năm 1910 ông mất thọ được 76 tuổi. Có thể kể một vài bài thơ hay, vịnh cảnh của ông đã được đưa vào chương trình giáo khoa như “Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh”.

Nhân vật thư hai được cho là tác giả bài thơ trên là Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, danh sĩ đời Lê mạt, tác giả của Cung Oán Ngâm Khúc. Ông là người xã Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (tức phủ Thuận Thành), tỉnh Bắc Ninh (Bắc phần). Thân phụ ông là Nguyễn Gia Cư, tước Đại Vũ Hầu, thân mẫu là Trịnh Thị Ngọc Toàn, hiệu Quỳnh Liên Quận Chúa, con gái chúa Trịnh Cương. Năm 19 tuổi ông sung chức Hiệu úy(3)sau vì đánh giặc có công, được thăng Chỉ ủy Đồng Tri và được phong tước Ôn Như Hầu. Ông tính tình khoáng đạt, Nguyễn Gia Thiều hơn người ở chỗ tuy sinh trưởng nơi quyền quý, nhưng ông không thích công danh, chỉ muốn tìm thú vui cho tâm hồn trong việc nghiên cứu đạo Tiên, Phật và thường cùng bạn hữu uống rượu, làm thơ. Khi Tây Sơn ra Bắc, ông ở ẩn không chịu ra làm quan. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều sở trường về các lối ca, từ ông có soạn ra 2 bộ “Sơn Trung Am” và sở “Sở Từ Điệu” để phổ vào nhạc. Thơ chữ Nho của ông có “Tiền, Hậu thi tập”; còn về văn nôm có “Tây Hồ thi tập”. “Từ trai tập” và đáng kể hơn cả là khúc “Cung oán ngâm” viết theo thể song thất lục bát gồm cả thảy 356 câu, văn phẩm tuyệt tác đã đưa Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều lên địa vị vững vàng trong văn giới nước nhà và cũng đã được đưa vào giảng dạy giáo khoa bậc trung học về thơ Nôm.


Nhân vật thư ba được cho là cha đẻ của bài thơ trên là Trần Danh Án, đỗ Hoàng Giáp khoa Mậu Thân 1888 thời Lê Mẫn Đế, giữ chức Viên ngoại lang(4) khi Lê Mẫn Đế (tức Lê Chiêu Thống) năm thứ 2. Lúc quân Tây sơn đánh đuổi được quân Thanh ra khỏi kinh đô Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống chạy theo quân Thanh, Trần Danh Án không theo kịp vua Lê, phải ẩn lánh trong rừng núi xứ Bắc Giang. Tây Sơn bắt được, dụ ông bằng chức tước cao sang nhưng ông nhất mực từ chối. Tây Sơn biết không thể dùng danh lợi mua chuộc được liền tha ông. Ông vẫn kết hợp các nghĩa sĩ chống Tây Sơn, về sau ông mất.

Trong 3 nhân vật kể trên, Trần Danh Án là người được cho là tác giả bài thơ, mặc dù ông không để lại nhiều tác phẩm như Nguyễn Khuyến và Nguyễn Gia Thiều.

Bài “Khóc Bằng Phi”

Ớ, Thị Bằng ơi! Đã hết rồi

Ớ, tình ớ nghĩa, ớ duyên ơi

Mưa hè, nắng chái oanh ăn nói

Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi

Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,

Xếp tàn y lại để dành hơi

Mối tình vướng mãi càng thêm bận

Mà muốn theo hoài cứ chẳng thôi.

PPTst

Ghi chú:

(1) Giải nguyên: người đậu đầu của thi Hương

(2) Quốc Tử Giám: Cơ quan được lập từ vua Lý Nhân Tôn, nhà quốc học đầu tiên của nước nhà. Đến thời Lê thu nhận những người đã đỗ cử nhân vào rèn luyện, học tập một thời gian để thi Hội và thi Đình.

(3) Hiệu úy: chức võ quan chỉ huy một đạo quân

(4) Viên ngoại lang: chức quan làm việc ở các Bộ

NỤ CƯỜI XUYÊN THỜI GIAN 

Có một Nụ Cười từ bao thế kỷ qua đã ám ảnh những người Tu Phật, nhất là những người Tu Thiền! Nụ cười này tuy không bí ẩn như của nàng Mona Lisa. Không nghiêng thành đổ nước như của người đẹp Bao Tự. Không phô đôi hàm ngọc. Cũng không phải là của một phụ nữ, mà lại là… của một ông già đã đi vào lịch sử của Đạo Phật! Nụ cười nổi tiếng đó là của ai? Xin thưa, đó là Nụ cười của Ngài Ca Diếp mà cho tới thời nay nhiều người cũng còn thắc mắc không hiểu vì sao Ngài chỉ cần nở 1 nụ cười thôi, là đã được Đức Thích Ca truyền Y BÁT, giao cho thống lãnh đồ chúng! Có gì bí ẩn trong Nụ cười đó để những người Tu Thiền về sau phải dùng làm Công Án? Mọi người tha hồ đoán già, đoán non, cho là có khi do Ngài cười ngô nghê, cười đúng lúc. Hay do chỉ một mình Ngài cười trong khi mọi người đang còn ngơ ngác nên được truyền Y Bát chăng?

Bàn về Nụ Cười này, Ngài Vô Môn, trong VÔ MÔN QUAN đã viết bằng ngôn ngữ “đặc trưng” của Nhà Thiền, là hết sức cao ngạo. Coi Đức Thích Ca, và Ngài Ca Diếp như đồng hàng! Nhưng Ngài cũng chỉ nói lòng vòng, chẳng bàn giải được gì, chỉ nêu thêm những thắc mắc quanh nụ cười đó, để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Xin trích nguyên văn lời bàn như sau:

“Lão Cồ Đàm mặt vàng không coi ai ra chi, ép tốt thành xấu, treo đầu heo bán thịt chó, coi bộ cũng tài đó ! Giả như bấy giờ cả đám đều cười cả thì nhãn tạng chính pháp làm sao truyền? Lại giả như Ca Diếp không cười thì nhãn tạng chính pháp làm sao truyền được? Nếu nói nhãn tạng chính pháp có truyền thụ, thì lão mặt vàng đã lừa gạt bà con lối xóm; còn nếu bảo không truyền thọ, sao chỉ truyền cho Ca Diếp? (Vô Môn Quan).

Trước khi đi vào đề tài chính, xin bàn qua một chút về ngôn ngữ của Nhà Thiền.

Đọc một số các Thiền Sư trong Vô Môn Quan, ta thấy các Ngài hiểu lầm Đạo Phật rất nhiều. Hình như đa phần các Ngài không nắm vững mục đích và phương tiện của Đức Thích Ca khi truyền bá Đạo Phật. Vì thế, không giống như mục đích của người tu Phật là đi tìm Con Đường Giải Thoát. Người Tu Thiền chỉ chú trọng phần “chứng ngộ”, nên họ quên ăn, bỏ ngủ để “Tham Công Án”, vì điều đó được xem là phương tiện tối ưu, sẽ đưa tới chứng đắc!. Mỗi người được giao cho 1 Công án để Tham Giải được, là được ấn chứng! Thậm chí như Ngài Vô Môn, sau 6 năm giải không ra, thề quyết không ngủ, cuối cùng chỉ đọc 4 câu Kệ gồm 20 chữ VÔ để giải Công Án VÔ, chẳng hiểu nghĩa lý ra sao, mà cũng được cho là chứng đắc!

Phần khác, hình như các vị Tu Thiền ít quan tâm đến Kinh điển, là những gì Đức Thích Ca trong 49 năm thuyết pháp lần lượt giảng dạy cho người tu Phật. Bởi không phải chỉ cần l lần giảng mà người nghe đã hiểu, nên Ngài phải dùng nhiều phương tiện, lần lượt đưa từ thấp lên cao, từ Phát Tâm cho đến rốt ráo. Tất cả đều nằm trong các Bộ Kinh. Nhưng họ không quan tâm đến, chỉ nghe được câu của Ngũ Tổ bảo Ngài Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn Kinh: “Nếu chẳng biết Bổn Tâm thì học pháp vô ích. Bằng biết Bổn Tâm và Thấy được Bổn Tánh mình, tức gọi là truợng phu, là Phật, thầy cõi trời và cõi người vậy”. Thế là chẳng cần hiểu hết ý của câu này. Chẳng cần biết cõi trời, cõi người đó là ở đâu? Cũng không hiểu Tánh là gì? Thấy Tánh là thế nào? Giải được Công Án chữ VÔ hay chữ nào đó, lại tưởng lầm là Thấy Tánh rồi cho rằng mình đã là Phật, “là thầy cõi trời, cõi người”! Do đó, đa phần các vị Thiền Sư coi mình hơn cả Phật, Tổ. Ngài Pháp Diễn còn ra Công Án: “Thích Ca, Di Lặc còn là tôi đòi của kẻ ấy”! Bao nhiêu đó đủ biết mức độ cao ngạo của các Ngài tới đâu, trong khi đó thì hành trì của họ là THIỀN ĐỊNH, chỉ là một trong Lục Độ của người tu Phật, còn phải tu tập nhiều thứ khác nữa.

Từ Tu Phật, cho tới thời của các Thiền Sư thì trở thành TU THIỀN! Họ lập ra được 5 phái, dương oai diệu võ một thời. Nói năng thì kiêu mạn. Giảng dạy thì chỉ là đánh, hét, quăng gậy, đưa phất tử hay tích trượng lên xuống… không nói một lời. Không chút nào giống bên Phật gia. Vì thế nhiều người cùng thời cũng đã chỉ trích, cho là họ đã đi quá xa so với Đạo Phật.

Những tưởng các phái Tu Thiền sẽ phát triển rầm rộ, sẽ làm bá chủ thiên hạ. Nhưng về sau, cách đây gần 50 năm, Thiền Sư Nguyệt Khê đã trích lời của thiền Sư Pháp Diễn viết về họ như sau: “Pháp Nhãn Tông truyền sang Cao Ly. Vân Môn Tông đã thất truyền từ lâu. Chỉ còn 3 phái: Quy Ngưỡng, Lâm Tế và Tào Động. Nhưng con cháu các Tông chỉ ghi trên pháp quyển là Thiền Sư đời thứ mấy mà thôi. Hỏi về gia phong tông chỉ thì ngơ ngác không thể trả lời” (Cội Nguồn Truyền Thừa).

Phải chăng đó là hệ quả tất yếu của việc truyền thừa bằng cách “đưa ngón tay lên” mỗi khi có ai hỏi pháp. Hoặc đánh, hét, nói nhạị, tức là lập lại câu hỏi, chẳng giải thích lời nào khi đệ tử hay có người tham hỏi? Trong khi Đức Thích Ca bắt đầu từ lúc khai sáng Đạo Phật thì giảng pháp không ngừng. Cho tới trước khi nhập diệt còn cho đệ tử thông báo để ai còn điều gì thắc mắc cứ đến, Ngài giải đáp cho. Vậy mà người nghe còn không lãnh hội hết! Lục Tổ cũng giảng dạy cho đến cuối đời. Trước khi ra đi còn họp đệ tử lại để dạy cách thuyết giảng và phổ biến Chánh Pháp cho hậu thế.

Cũng chính vì không được đào tạo căn bản theo Đạo Phật, mà chỉ cho Tham duy nhất một Công Án! Không hề được nhắc phải giữ GIỚI, lập hạnh. Chẳng dạy phải Từ, Bi, Hỉ, Xả hay trừ Tam Độc. Cũng chẳng cần Bát Chánh Đạo… nên mới có Thiền Sư chém rắn, giết mèo, không coi Giới cấm của Đạo Phật ra gì! Và cũng do không có Giới, không tư duy, quán sát nên làm sao đắc được cái VÔ NGÃ? Bởi thế nên các vị đó đâu có được Thân, Khẩu, Ý ba nghiệp thanh tịnh như các Tổ, mới có những lời phát ngôn mắng Tổ, chửi Phật. Gọi thầy bằng lão già. Cho Phật là “que cứt khô”, là “ba cân mè”! Hậu quả của những kiêu mạn, ngông nghênh đó là đưa pháp môn của mình đến diệt vong. Âu cũng là một bài học cho những ai ham tu tắt mà muốn tới cao!

Chúng ta quay về với Ngài Ca Diếp.

Khi Đức Thích Ca trước chúng hội cầm cành hoa đưa lên, đại chúng ngơ ngác không hiểu Ngài muốn nói gì thì Ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức Thích Ca bèn tuyên bố trao Y BÁT cho Ngài. Sự kiện này làm cho nhiều người ngạc nhiên và về sau các phái Tu Thiền dùng để làm Công Án, cho nụ cười đó là “Đốn Giáo”, là “Giáo ngoại biệt truyền”!

Rõ ràng họ chỉ nhìn sự việc tại chỗ để kết luận mà không nhìn lại quá khứ để biết rằng Đức Ca Diếp là một trong những đệ tử đã theo học với Đức Thích Ca từ khi Ngài bắt đầu giảng dạy. Với từng ấy năm theo hầu Phật đương nhiên là Ngài đã thắm nhuần giáo lý, nắm vững đường lối tu hành, thực hành đầy đủ những gì được hướng dẫn. Trong Kinh, Diệu Pháp Liên Hoa, khi họp đại chúng để giàng dạy, ta thấy viết: “Một thuở nọ Đức Phật ở trong núi Kỳ Xà Quật, nơi thành Vương Xá, chúng đại Tỳ Kheo một muôn hai nghìn người câu hội. Các vị đó đều là bậc A La Hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, việc lợi mình đã xong, dứt sự ràng rịt trong các cõi, tâm được tự tại. Tên của các vị đó là A Nhã Kiều Trần Như, Ma Ha Ca Diếp, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên vv… Đó là những vị Đại A La Hán hàng tri thức của chúng”.

Thời điểm đó mà Ngài Ca Diếp đã: “Các lậu đã hết, không còn phiền não, việc lợi mình đã xong, dứt sự ràng rịt trong các cõi, tâm được tự tại Như vậy, phải đâu vừa mới gặp Phật vài hôm hoặc vài tháng rồi cười mà Ngài được truyền Y Bát? Ngay trước khi Phật giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Ngài đã là một trong những vị A La Hán. Đến Phẩm Thọ Ký thì người đầu tiên được Phật thọ ký là Ngài. Kinh viết: “Ông Ma Ha Ca Diếp, đệ tử của ta, ở đời vị lai sẽ phụng thờ ba trăm muôn ức các đức Thế Tôn, cúng dường, tôn trọng ngợi khen, rộng nói vô lượng đại pháp của các đức Phật, ở nơi thân rốt sau đặng thành Phật hiệu là Quang Minh Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô Thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn”.

Rồi từ lúc được Thọ Ký cho đến lúc được truyền Y Bát còn phải qua bao nhiêu thời gian tu hành nữa ? Bao nhiêu đó đủ thấy các Nhà Thiền do không tham khảo lịch sử của Đạo Phật nên đã kết luận sai, khi cho cái cười đó là “Giáo ngoại biệt truyền” tức là chỉ truyền riêng cho Ngài Ca Diếp!

Để hiểu vì sao có Nụ Cười đó, ta sẽ đối chiếu với mục đích và con đường tu hành của Đạo Phật ta để thấy như sau:

Trước thời Đức Thích Ca đi tu thì ở Ấn Độ đã có đa thần giáo. Họ thờ đủ thứ thần. Vị nào cũng được tô vẽ bằng quyền phép, thần lực vô song. Chính Đức Thích Ca buổi đầu cũng bị nhầm lẫn đi theo học với họ. Cho đến khi Ngài thấy các giáo phái đó, những cách hành trì đó không cho Ngài lời giải đáp về SINH, LÃO, BỊNH, TỬ của kiếp người một cách thỏa đáng, nên đã chọn phương pháp Tĩnh Tự, hay còn gọi là Tư Duy Tu, sau này gọi là Thiền Định để hành trì thì mới tìm ra.

Mục đích tu hành của Đức Thích Ca là làm sao cho kiếp người không còn KHỔ vì SINH, LÃO, BỊNH, TỬ, mà theo Ngài, cảnh này diễn ra triền miên không dứt, từ kiếp này, sang kiếp khác, như bánh xe, cứ quay hết vòng là trở lại vòng đầu, mà Ngài gọi là LUÂN HỒI. Điều Ngài tìm được trong quá trình THIỀN ĐỊNH là Cái VỌNG TÂM. Chính nó là thủ phạm đã gây ra mọi chuyện. Vì thế, Ngài đưa ra phương pháp Điều Phục hay là chuyển hóa cái TÂM, để con người, từ sinh ra, lớn lên, cả đời sống với Phiền Não mà được Thoát Phiền Não, giống như loài HOA SEN, sinh ra, lớn lên trong bùn mà vẫn nở hoa thanh khiết, không vương mùi bùn. Chính vì ý nghĩa đó mà HOA SEN, Vàng hay Trắng được dùng làm biểu tượng cho Đạo Phật, và hình tượng Phật được mô tả ngồi trên đài Sen, nói lên đó là vị đã Giải Thoát khỏi phiền não.

Nhưng phải nói thế nào để con người có thể chấp nhận được, vì họ quá quen với sự Tham Lam, tìm cầu vật chất. Tinh thần thì nương tựa vào tha lực với những vị Thần Thánh toàn quyền thưởng phạt, sinh sát? Do vậy mà Đức Thích Ca phải bày ra phương tiện. Để gở những sự tin tưởng tuyệt đối vào Thần Linh thì có Phật, Bồ Tát linh thiêng sẵn sàng cứu độ. Để làm cho con người bớt đắm vào những báu vật của trần gian là vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu... rồi tìm cách giết hại nhau để tranh đoạt để rồi tạo nghiệp, thì có Tây Phương Cực Lạc với Bảy Báu, dây vàng giăng khắp, nhìn đâu cũng thấy thỏa mắt, vừa tai. Để dụ con người hạn chế bớt lục dục, thất tình thì có những Quả Thánh. Để con người bớt tham lam, ích kỷ lại đối tốt với cha mẹ, sư trưởng, bằng hữu và những người chung quanh… thì có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Phật, để ai muốn được như thế thì thực hành theo. Nhưng chung cuộc vẫn là dùng phương tiện, đưa ra những thứ tốt đẹp hơn cái mà mọi người đang ham thích, để họ thấy cái kia mới quý giá hơn, mà bớt đắm đuối vào cái giả tạm, phù du đang ôm giữ, tìm cầu.

Phải chăng cuộc đời sở dĩ rối loạn vì nước này xâm lăng, nước khác. Kẻ nọ muốn tiêu diệt người kia vì muốn có thêm nhiều tài nguyên, vật chất để hưởng thụ? Gia đình lục đục, anh em nồi da nấu thịt cũng chỉ vì dành nhau chút lợi danh cho cái Thân được hưởng? Trong khi đó, mọi thứ dành được đều sẽ kết thúc theo cái cái Thân, vì cuộc sống đâu có kéo dài quá trăm năm? Đôi khi mãi đấu tranh, chưa kịp hưởng gì thì thần chết đã lù lù tới! Lẽ ra cảnh trần sẽ được an lành hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu nếu con người biết yêu thương nhau và chung tay lo xây đựng cho nó. Do đó, Đạo Phật xuất hiện nhằm đưa ra những cái nhìn thực tế về kiếp sống để người nào tin theo, thì quán sát, tư duy, sau đó xả bớt những ham mê, tìm cầu để đạt được: Là một cuộc sống an, chết lành, kiếp sau nếu có thì càng tốt đẹp hơn do kiếp này không tạo ác nghiệp.

Một hành tinh xanh được mọi người cư ngụ trên đó không phân biệt chủng tộc, màu da cùng nhau vun đắp. Những quốc gia thái bình, thịnh trị, không còn cảnh chiến tranh, tàn sát, tranh dành với nhau. Những xã hội yên bình với mọi công dân trên dưới đồng lòng, tùy phận mình mà đóng góp cho giàu đẹp thêm. Người giàu giúp người nghèo. Người khỏe đỡ đần cho người yếu. Cộng đồng quan tâm tới những người neo đơn, không nơi nương tựa. Những mái nhà ấm áp, đầy yêu thương, luôn vang lên tiếng cười trẻ thơ. Trong đó nhiều thế hệ chung sống, quây quần, cùng chia sẻ buồn vui của kiếp sống. Nếu thế giới, xã hội, gia đình bình an như thế, và mọi người cứ sống an vui cho đến hết kiếp của mình chẳng phải là Niết Bàn hay Thiên đàng đó sao? Đó chẳng phải là những gì mà Đức Thích Ca mong mỏi, mà cũng là ước mơ của mọi tôn giáo và những nhà chính trị và xã hội sao? Điều đó không khó thực hiện, chỉ cần mỗi người tự chỉnh sửa cái tâm của mình, bởi đến nay mọi người đều đồng ý: “Tâm bình, thế giới bình”.

Đạo Phật đưa ra bao nhiêu lý thuyết cao siêu với những cảnh giới, quả vị, để người muốn đạt được thì phải GIỮ GIỚI, phải XẢ bớt những vướng mắc vào các pháp. Cuối cùng cái đạt được là một sự an lạc trong Tâm giữa dòng đời đầy biến động. Chắng phải là để thành Thánh, thành Phật, ngồi trên tòa sen cứu nhân độ thế. Vì thế, khi Đức Thích Ca đưa cành SEN lên, Ngài Ca Diếp hiểu ngay ý Ngài. Trong khi đại chúng còn đang mơ màng những cõi Phật, với những Bồ Tát linh thiêng, thánh chúng… đâu đâu xa vời, thì Ngài Ca Diếp mỉm cười để tỏ ý là Ngài đã hiểu hết ý nghĩa của Đạo Phật qua cành Sen kia. Chính vì vậy mà Đức Thích Ca mới truyền Y BÁT, giao lại chánh pháp cho Ngài Ca Diếp tiếp tục đảm đương, vì Phật biết thời kỳ hóa độ của Ngài sắp kết thúc.

Thời gian đầu, khi Đạo Phật chưa phổ biến rộng thì Y Bát chỉ là tín hiệu để người muốn tu học nhìn vào đó mà nhận ra người đang thay thế cho vị Tổ trước. Nhưng càng về sau, khi Đạo Phật được nhiều người tin, nghe thì Y BÁT lại được những người tham quyền, tham lợi nhắm vào. Họ sẵn sàng giết người giữ nó để chiếm đoạt. Lục Tổ mấy lần suýt chết vì giữ Y BÁT. Lần đầu, nhờ Huệ Minh dở không lên, nên biết đó không phải là vật để tranh chấp, mới quay lại xin nghe pháp! Lần thứ nhì họ xúm lại đốt cả chùa nơi Ngài trú ngụ. Nhờ may mắn trốn vào kẹt núi mà Ngài mới thoát! Lần cuối, họ phái thầy Tăng Chí Triệt đến ám sát. Tổ phải ngửa cổ cho chém 3 dao mà không đứt mới chịu quăng dao sám hối! Chính vì vậy mà Ngũ Tổ dặn Lục Tổ phải dấu Y Bát đi, không được truyền nữa. Y Bát mất dấu, người tu Phật cũng mất tín hướng từ đó.

Y Bát thì mất dấu, nhưng những cái tâm tham địa vị tu hành, muốn thống lãnh đồ chúng cũng không vì thế mà mất. Họ tìm mọi cách để được làm Tổ, làm thầy. Họ bỏ ăn, mất ngủ để tham Công Án, hy vọng được chứng đắc! Họ vò đầu bứt tai xem tại sao Cười? Cười như thế nào để được truyền Y Bát? Không chút gì để tâm đến việc tu sửa. Cứ tưởng đạt được Y bát là nghiễm nhiên được làm Tổ! Giả sử là ta, nếu có dành được Y Bát, thì khi phải giảng pháp liệu có gì để nói? Chắc cũng phải bắt chước Hòa Thượng Câu Chi: “đưa ngón tay lên” khi có ai hỏi pháp, hoặc hét, đánh, nhại lại câu hỏi để dấu dốt thôi!

Tại sao cứ đòi làm thầy mọi người, trong khi làm thầy bản thân chưa xong? Không biết là Thành Phật chỉ là đạt được cái tâm thanh tịnh, an lạc, mà Tâm thanh tịnh chính là Tịnh Độ, là Phật Quốc. Người tu cứ kiên nhẫn hành trì. Đến lúc nào đó, khi điều phục xong cái Vọng Tâm thì Nụ Cười cũng sẽ đến. Nhưng đây không phải là nụ cười của Ngài Ca Diếp, mà hơn thế nữa, là nụ cười của Đức Di Lặc, vì sáu tên giặc: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý, giờ đây đã trở thành 6 đứa trẻ nô đùa chung quanh người tu, không còn hung hãn, phá phách như trước. Nụ Cười nói lên cái nội tâm an lạc vĩnh viễn đó mới chính là cái mà người tu cần tìm, là sự đánh đổi xứng đáng cho những tháng ngày hành trì gian khổ vậy.

Tâm Nguyện

(12/2010)

NGŨ BÁCH LAN VIÊN 

Ở triều đại nhà Trần, Anh Tông là vị vua tài hoa phong nhã nhất. Ngoài việc sành điệu về cầm kỳ thi họa. Chơi lan cũng là một thú mà nhà vua yêu thích. Ông lập ra những chức quan riêng biệt để trông coi hoa lan như Tầm lan quan, với nhiệm vụ tìm tòi sưu tập các loài lan quý hiếm. Nữ giám lan chuyên vun trồng, chăm sóc hoa lan…

Trong vườn thượng uyển, bên đồi Long Đỗ (nay là vườn Bách Thảo – Hà Nội) nhà vua đã dành một chỗ râm mát cho Ngũ Bách Lan Viên gồm hơn 500 loài hoa lan quy tụ từ các xứ: Lào, Chiêm Thành, Phù Nam, Xiêm La…

Ngũ Bách Lan Viên cũng là một niềm kiêu hãnh tự hào của Anh Tông. Mỗi khi có sứ thần các nước tới, Anh Tông đích thân dẫn họ đi xem. Ai cũng tấm tắc khen là Phương Đông không có vườn lan thứ hai tương tự và có thể ví với Lan Viên của Tùy Đế ngày xưa.

Một đêm Anh Tông cùng thái giám Trần Được vi hành – như vẫn thường làm – đến nghe cung đàn nhịp phách đào nương tại phòng ca trù Gia Ngư, nhưng khi gặp năm nước sông Tô Lịch quá lớn ngập phường Cô Lương, nhà vua phải qua phường Thanh Hà, chợt thoảng bắt hương lan lạ, bèn dừng lại nói với viên thái giám:

- Đã lâu nghe khu này có một vườn lan quý của một cự phú Bắc Phương, anh ruột Tổng đốc Lưỡng quảng Lữ Cảnh Phủ. Ba bốn lần trẫm đã phái Tầm lan quan tìm đến xem, nhưng họ cố tình lánh mặt không tiếp. Đến nay bất ngờ thấy hương lan quý lạ. Trẫm muốn sớm mai thái giám làm cách nào để trẫm đến đó thưởng thức hoa cho thỏa lòng khao khát.

Sau nhiều ngày dò hỏi, viên thái giám được một người bạn thân của phú hộ họ Lữ tiến dẫn vua tới, giới thiệu là huynh của Tể tướng Trường Hán Siêu tại trào.

Từ giờ thìn, ngắm từng lẵng hoa lan treo giàn, trong chậu… vua thấ trong số trăm loài hoa chỉ có vài giống lan hiếm, lạ mà vườn thượng uyển không có. Điểm đáng chú y là hấu hết các loại lan từ hoa, lá, rễ đều mẫm dài, xanh muốt, mơn mởn ngát hương lạ thường. Vì lần đầu sơ giao, Anh Tông giữ ý không tiện hỏi nhiều, song để mắt quan sát theo dõi cử động của các nữ gia nhân cặm cụi chăm chút từng chậu bông, bồn kiểng. Vua thấy việc làm của họ chẳng khác hoạt động của các Nữ giám lan vườn thượng uyển. Ngắm hoa xong, gia chủ mời khách quý vào sảnh đường dùng trà. Anh Tông ngỏ lời cảm ơn:

- Được hân hạnh thưởng ngoạn Bách Hoa Viên của viên ngoại mới thấy người bên qúy quốc chơi lan sành hơn thiên hạ.

Hoan hỉ, phú thương họ Lữ hỏi:

- Chẳng hay quý khách thấy chi mà khen quá vậy?

- Tôi mộ lan đã 20 năm, cũng có nhiều loại hoa như của viên ngoại, nhưng so bề hương sắc còn kém xa một trời một vực. Phải chăng lan của quý viên ngoại từ Bắc quốc mang sang.

- Bản quốc là xứ ôn đới có nhiều thảo lan, còn phong lan là loại hoa ký sinh sống trên các thân cây rừng nhiệt đới. Người Trung Quốc ít thích hơi hoa man dại, không phải do tay người vun bón, chăm sóc. Số phong lan mà bản gia có là do bạn lan biếu tặng phải giữ gìn lấy tình.

- Lan của qúy viên ngoại đẹp như vậy, hẳn chắc có bí quyết gì?

Vừa dứt lời bỗng nghe tiếng ồn ào ngoài cổng, rồi lính túc vệ chạy sộc vào… Anh Tông biến sắc, vội khoát tay ra dấu cho lính trở lui và lật đật cáo biệt gia chủ.

Thì ra Thượng Hoàng Nhân Tông từ Thiên Trường vừa lên. Trong cung Thuận Thánh Hoàng hậu hốt hoảng sai quân nội điện, phi ngựa đi rước vua, một mặt hối hả ra nghênh bái Thượng hoàng và mạn tấu là Anh Tông đang cùng sứ giả lân quốc thưởng lan ở ngự uyển sắp về. Nhờ vậy đã không xảy ra chuyện như năm xưa: Thượng hoàng lai kinh bắt gặp vua say ngủ, gác gậy lên mình, giận bỏ về… làm cho vua khi tỉnh dậy phải chạy đuổi theo trối chết để tạ tội.

Một tuần sau, tiễn giá Thượng hoàng về Thiên Trường xong, vua cùng thái giám Trần Được lại vi hành đến nhà cự phú họ Lữ.

Lần này đã biết là vua, gia chủ nghênh tiếp, cho vợ con, cháu chắt tham bái. Lữ viên ngoại đích thân hướng dẫn vua ra Lan viên, giới thiệu từng chậu kiểng, loại lan… vua nhắc lại câu hỏi ngày trước bị cắt ngang lúc hai túc vệ xông vào nhà. Lữ viên ngoại cười đáp:

- Bệ hạ hỏi về phép chơi lan, xin tâu thực tình là bản gia không có bí quyết nào khác ngoài chuyện nước tưới lan. Nước tưới lan không là nước mưa, nước uống lấy từ giếng, sông, suối, hồ mà là nước rửa chân hàng ngày của nữ nhân.

Vua ngạc nhiên hỏi:

- Lan và xạ là hai chất thơm trang sức tăng vẻ đẹp người nữ, tại sao dùng nước dơ người nữ để tưới “Vương giả chi hương” vậy?

- Lan thực chất là thứ thơm sạch là chất của tiết nữ. Nhưng cây thảo lan lại cần có nước rửa mặt gội đầu của nữ nhân tưới thì tốt. Lan là loài hoa thảo hợp Âm, nở về đêm, sắc hương lộng lẫy, nồng nàn. Lan đẹp não nùng dưới ánh bạch chói chang. Vì hợp âm khắc dương, lan không chịu nắng soi, phải che giàn râm mát. Đượm sương đêm, lan mơn mởn thơm dai, lâu tàn. Cho nên muốn lan tươi đẹp, phải siêng tưới bằng nước có hơi âm chất, cũng như phải do bàn tay người nữ chăm bón, vun tưới.

- Vậy hằng ngày làm sao có đủ nước đó để tưới 2 lần cả trăm chậu lan?

- Để có đủ, bản gia phải đặt mua trước cả năm của 2 phường ca trù Gia Ngư và Đồng Xuân, với giá rất cao.

- Làm cách nào để biết đích xác là nước rửa mặt, gội đầu của các ca nhi, đào nương?

- Bàn gia phải cảnh cáo dè chừng, nếu không phải thuần chất rửa mặt, gội đầu của nữ nhân mà tưới thì lan còi, chậm trổ bông, lụi dần, lúc đó họ chớ trách bị bắt nộp quan và phải bồi thường.

Chỉ tay về khu biệt lập nhỏ, cách Lan viên vài chục bộ, trong đó thấy thoáng một số chậu lan mà vua chưa được dẫn đến coi, Anh Tông hỏi:

- Nơi đó, phải chăng là Cấm lan viên đầy lan quý trong thiên hạ của lão viên ngoại?

Cự phú Chiêu cười lắc đầu, giải thích:

- Đó là khu “trữ lan” cất những giò lan chưa đủ bộ làm chậu trước khi đem bày trong Lan viên.

Vua hỏi:

- Thế nào là chưa đủ bộ làm chậu?

- Chưa đủ bộ là chưa đủ đôi, đủ số giò lan, để lên chậu. Bản gia trồng lan mỗi chậu hai giò gọi là “Song muội”, hay “Tỷ muội lan” hoặc bốn giò là “Tứ quý hương” hoặc tám giò theo thế “Bát tiên quần ẩm” hoặc 12 giò “Thập nhị kim cương” hoặc 18 giò là “Thập Bát La hán hội” hoặc 28 là “Nhị thập bát tú hội”. Phép chơi lan kiêng kỵ số lẻ thuộc Dương, chơi lan cầu kỳ công phu, nên phải qua nhiều năm tháng, hao tổn công, mới có được vườn hoa lan súc tích đủ loại.

Anh Tông chợt nhớ nhiều lần đã cho người đến xem lan mà không được, liền hỏi:

- Tại sao vười lan quý, phú thương không mở rộng cửa giao đón khách mộ lan?

Cự phú họ Lữ trình bày lý do trước hết là vì bận việc thương mại đa đoan, không có thời giờ tiếp các bạn lan, sau nữa vì sợ đến tai triều đình lắm tay sành hoa lui tới, gây nhiều phiền hà, bất tiện. Anh Tông mỉm cười xin lỗi phú thương về sự đường đột rồi nói:

- Chắc chắn sẽ không có sự phiền hà, bất tiện nào khác đến với lão gia chủ lần nữa. Sau buổi hội ngộ hôm nay, quý viên ngoại hẳn có nhiều kinh nghiệm bí quyết về lan, xin vui lòng mách bảo.

Họ Lữ đáp:

- Người Trung Nguyên chơi lan đều có ít nhiều bí quyết. Đời Đường có Lan Vương Đỗ Phủ, một thi bá sành lan nhất. Trong các cuộc thi lan ông luôn giữ ngôi vị quán quân.

Vua hỏi:

- Dường như thời Đỗ Phủ còn có một Á Vương Lan nữa?

- Đó là Vương Hy Chi, bạn lan giao của Đỗ Phủ, là tác giả bài “Thiếp Lan Đình” nổi tiếng thời Đường. Vườn lan Vương Hy Chi hằng đêm quy tụ hàng chục lan khách nhắm rượu thưởng lan, làm thơ. Vương có người chú ở đất Kiến cho 12 giò “Túy Dạ Hồng Lan”, Vương chia một nửa, đem biếu bạn tri âm Đỗ Phủ.

Tết Nguyên tiêu năm sau có tổ chức thi lan tại Phương Lan Đình trong phủ Lý Thừa tướng. Trong hơn 500 chậu. Ban giám khảo tuyển chọn 2 chậu Túy Dạ Hồng Lan của Đỗ và Vương trúng giải Khôi và Á nguyên. Điểm đáng chú ý là cả hai tuy cùng một loại lan, nhưng lan của họ Đỗ tuy tương đối nhỏ hơn, lại được chấm giải nhất, vì hương sắc toàn bích.

Vương, sau cuộc thi cứ hậm hực suốt ngày, không ăn, không ngủ, chỉ uống rượu giải sầu. Không phải hận Ban Giám Khảo bất công thiên vị, mà chính vì Vương Hy Chi và các lan chủ dự tranh đều nhìn nhận lan của Đỗ Phủ đẹp hơn lan của Vương. Ông nghi ngờ Đỗ Phủ có bí quyết gì riêng, bèn sang thăm hỏi. Phủ ngay tình, thề chỉ chăm sóc, vun tưới như mọi người chứ không có bí kíp gì khác. Vương ra về lòng hoài nghi, đinh ninh họ Đỗ “giấu nghề” để giữ vững ngai vàng Lan Vương. Chi lập mưu với người cháu gái và nhờ bạn thân bên nhà họ Đỗ đưa vào làm thị tỳ. Sau khi nhận việc, thị tỳ để ý đến các hoạt động trong Lan viên. Thị tỳ thấy tất cả các nữ nhân, nô tỳ trong gia trang, sau khi gội đầu, rửa mặt phải đổ nước rửa mặt vào một hồ xây lớn và dùng nước ở đó tưới lan.

Hy Chi được ngầm báo cáo, và áp dụng đúng các bí kíp tưới lan, nên kỳ thi hoa năm sau cả hai chậu Túy Dạ Hồng Lan của hai họ Vương, Đỗ đều toàn bích. Ban Giám Khảo phân vân không biết chấm ai nhất, ai nhì. Rốt cuộc phải nhập hai giải Khôi Á thành một giải Khôi nguyên đồng chiếm chia đều cho hai họ Đỗ Vương. Mấy hôm sau nhân nhà họ Đỗ có tiệc mời sang đánh chén, tiệc tan, Vương trách Đỗ không thật lòng với bạn, Đỗ bèn cho mời ái thiếp họ Thân phụ trách lan viên của Đỗ Phủ lên gạn hỏi. Sợ chồng mang tiến xấu với bạn, ái thiếp họ Thân phải nói thật, đó là bí kíp của dòng họ nhà nàng từ đời Tùy bên Trung Quốc.

Sau tiệc mừng hưởng lan với Anh Tông được mấy ngày, gia chủ họ Lữ vào thành nội để bái yết đáp lễ và tặng 4 chậu lan quý giống Thanh Châu, Quế Châu, Lan Châu, Phúc Châu. Hôm sau, Anh Tông cử Trần Thái giám và Thiệp Thư Thị Bích đem tặng họ Lữ 30 loại phong lan hiếm lạ trong Ngũ Bách Lan Viên… Đồng thời đưa cự phú vào cung truyền dặn cho các Nữ giám lan các chăm sóc tưới lan…

Như vậy ở nước ta, Anh Tông là người đầu tiên chơi lan theo bí líp “Âm Dương” của đời Tùy, Đường bên Trung Quốc.

Bùi Đẹp (tham khảo Đông Á Dị Sử)



Câu đối Tết 

Ngày Tết, thiếu câu đối chưa đủ là Tết. Trong nhà dù trang hoàng thế nào, thiếu những câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì.

Chơi câu đối, người ta chọn từng đôi cho hợp với cảnh, bởi vậy, nhiều người tự nghĩ lấy câu đối, viết lấy hoặc thuê các ông đồ viết giúp.

Câu đối cũng như tranh Tết, người ta dán từ ngoài cổng vào đến trong nhà. Ngoài cổng ngõ, câu đối được dán hai bên trụ cổng.

Môn đa khách đáo thiên tài đáo

Gia hữu nhân lai vạn vật lai

Lược dịch:

Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến

Nhà có người vào lắm vật vào.

Đôi câu đối trên thường được dán ở nơi cổng ngõ và nói lên lòng hiếu khách của dân quê Việt Nam. Người ta mong có khách để được tiếp đãi, không phải vì khách sẽ mang tài lợi lại, nhưng khách tới nhà sẽ có vẻ tấp nập và sự vui mừng, đó là biểu hiện của sự thịnh vượng.

Bước qua khỏi cổng, vào tới trong sân, đến trước hiên nhà. Nơi đây còn có hòn non bộ, có vườn hoa cây cảnh, hoặc không có gì nữa thì ở ngay hai bên cột hai hàng hiên cũng có dán một đôi câu đối:

Sơn thủy thanh cao xuân bất tận

Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh

Lược dịch:

Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi

Thần tiên vui thú cảnh đời đời

Đôi câu đối nói lên vẻ thanh nhàn của chủ nhân, nhưng thực ra có khi chủ nhân vẫn quanh năm đầu tắt mặt tối. Chủ nhân chơi đôi câu đối này chỉ vì sự cảm thông với đất trời khi xuân trở lại, vì xuân năm nay đi, sang năm lại còn xuân khác, và xuân còn đến, tại sao chủ nhân không hưởng cái lạc thú trường sinh của đất trời.

Rồi vào đến trong nhà, dịp Tết, nhà nào ít nhất cũng có đôi ba câu đối, hoặc viết trên giấy đỏ, hoặc viết trên những đôi liễn bồi có vẽ hoa cõ hoặc chim phụng, chim loan.

Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ,

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Lược dịch:

Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ,

Xuân khắp đất trời, phúc khắc nhà

Ý nghĩa đôi câu đối trên thật giản dị và hợp với tâm hồn chất phác của dân quê.

Và đôi câu đối sau đây, ta thường thấy ở nhiều gia đình:

Tổ tôn công đức thiên niên thịnh,

Tứ hiếu tôn hiền vạn đại xương

Lược dịch:

Công đức tổ tông nghìn năm thịnh,

Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay

Vì xuân đến cùng với Tết, nên nhiều câu đối nhắc đến xuân:

Xuân như cẩm tú, nhân như ngọc,

Khách mãn gia đình, tửu mãn tôn

Lược dịch:

Xuân như cẩm tú, người như ngọc,

Khách chật trong nhà, rượu đầy chung

Có khi nhắc đến xuân lại là một câu đối nôm:

Ngoài cửa mừng xuân nghênh Ngũ Phúc,

Trong nhà chúc Tết hưởng Tam Đa

Cũng có đôi câu đối, tuy nhắc đến xuân, nhưng vẫn nói tới phúc, lộc và lễ nghĩa là những điều cẩn trọng trong nền luân lý Á Đông, mà dân tộc Việt Nam luôn luôn gìn giữ.

Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh,

Lộc tiến vinh hoa phú quý xuân

Lược dịch:

Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh,

Lộc nảy vinh hoa phú quý xuân.

Xuân đến người dân quê cầu một mùa xuân như ý, cũng như hàng ngày người ta mong mỏi sự bình an. Một đôi câu đối co1` thể nói lên sự cầu mong này:

Niên niên như ý xuân,

Tuế tuế bình an nhật

Lược dịch:

Năm năm xuân như ý,

Tuổi tuổi ngày bình an

Lại cũng có câu đối có giọng tâng bốc chủ nhà và khen chủ nhà chí có những khách tài ba tới mừng xuân:

Nhập môn tân thị kinh luân khách,

Mãn tọa giai đồng cẩm tú nhân

Lược dịch:

Vào cửa toàn khách kinh luân,

Ngồi chơi toàn người cẩm tú

Chơi xuân, tiếp khách nhưng người dân quê bao giờ cũng nhớ đến tiên tổ, lo điều nhân đức, cũng như nghĩ đến cháu con, làm điều tốt đẹp. Các cụ xưa sợ con cháu quên những điểm này, nên có để lại đôi câu đối sau đây ta thường bắt gặp tại những gia đình đạo đức miền quê:

Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức,

Khải hậu nhân, trường phát kỳ tường

Lược dịch:

Nhớ tiên tổ, đẹp điều nhân đưc,

Tin cháu con, bền sự lạ hay

Cùng với ý nghĩa trên liên quan tới việc lo điều nhân đức, nhiều nhà treo những câu đối sau:

Thảo ốc an cư, tích kim quan đắc đức,

Bố y tùy phận cầu phúc đức lai tài

Lược dịch:

Nhà cỏ ở yên, tích kim quan, được đức,

Áo vải an thân, cầu phúc đứic đến tài

Với đôi câu đối trên ta thấy dân ta luôn chú trọng tới phúc đức, ở nhà cỏ, mặc áo vải, muốn có tài phải cần có phúc đức.

Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện,

Thánh hiền hữu giáo, tu nhân khả dĩ vinh.

Lược dịch:

Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện,

Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh

Cầu phúc đức phải lo làm điều thiện, và làm điều thiện lại gặp điều thiện, cũng như muốn được vinh hiển thì phải tu thân. Người dân quê Việt Nam, trong khuôn khổ đạo đức luôn luôn lo tu thân tích thiện.

Treo câu đối trên trong nhà, cha mẹ muốn con làm điều lành và cần phải sửa mình luôn luôn.

Và những người biết tích thiện tu thân tự nhiên sẽ gặp những điều tốt đẹp. Với năm mới sẽ được hưởng sự bình an hạnh phúc và với ngày xuân, điều vinh hoa phú quý sẽ lại. Những điều may mắn trên, bình an và phú quý ai không mong mỏi, và cầu chúc cho nhau. Bởi vậy, tại nhiều nhà thường treo đôi câu đối:

Tân niên hạnh phúc bình an tiến,

Xuân nhật vinh hoa phú quý lai

Lược dịch:

Năm mới, hạnh phúc bình an đến,

Ngày xuân, vinh hoa phú quý về

Người dân quê cho rằng nếu họ được hạnh phúc bình an và vinh hoa phú quý đó là do Trời Đất thương mà ban cho. Người ta không quên Trời Đất, và dưới đây là một câu đối nhắc đến sự rộng lượng của Đất, Trời:

Địa sinh tài, thế nghiệp qaung huy,

Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái

Lược dịch:

Đất sinh tài, nghiệp đời sáng lạn,

Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi.

(Tài liệu Tổng hợp)

HOÀNG ANH – Bùi Đẹp st

MÓN ĂN TẾT XƯA VÀ NAY 

Xưa nhất về món ăn ngày Tết ta có thể lui về thời vua Hùng dựng nước với bánh chưng và dưa hấu, còn trở về thời nay... xin mời các bạn ra siêu thị gần nhà nhất.

BÁNH CHƯNG

Ý nghĩa văn hoá của món ăn truyền thống này được nêu lên với sự tích bánh chưng được kể lại trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp, viết từ thế kỷ thứ 15: Truyện kể rằng trong kỳ cuối năm..đem trân-cam mỹ-vị đến dâng cúng Tiên-vương - tức là Tết - Vua Hùng Vương đã ra đề thi để tuyển chọn người nối ngôi với điều lệ là ai dâng được món ngon nhất, thì sẽ được trao ngôi báu.

Trong cuộc thi nấu ăn đầu tiên dành cho nam giới này, Hoàng Tử Lang Liêu đã đoạt giải nhất với Tấm Bánh Chưng. Là vì.." Hốt nhiên mộng thấy thần-nhân bảo rằng : Trong trời đất không có vật gì quí bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không có vật gì đứng trước được nếu lấy gạo nếp hoặc gói hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý cái ơn trời đất phát dục vạn vật, như thế thì lòng cha sẽ vui, tôn-vị chắc được." (Trạnh nghĩ : làm gì chẳng trúng giải, khi đã có “thần nhân” nhắc bài!)

Trở lại ngày nay, có thi chắc cũng trúng giải thôi, nếu làm theo hướng dẫn của sách dậy nấu ăn, với ba nguyên liệu chính là :

· 1 kg gạo nếp

· 400 g đậu xanh

· 450 g thịt ba rọi

đủ để gói được 3 tấm bánh lớn, cỡ vuông cạnh chừng 2 tấc, bề dầy khoảng 5 phân, vì theo tiêu chuẩn dinh dưỡng, sẽ có các ưu điểm sau đây :

Ngon, No, Chắc dạ, lại Gọn, Nhẹ , và Ăn Được Liền chiếc bánh chưng có khả năng giúp chúng ta thực hiện được các sinh hoạt giao lưu ngày Tết, một cách phấn khởi, không biết mệt mỏi : đi mừng tuổi, vui chơi, hội hè, thăm viếng bạn bè cũng cần đủ Calo chứ!

Đi theo dân tộc Việt trong hành trình Nam Tiến, biến hình đổi dạng từ vuông đã thành hình trụ của đòn bánh Tét - thiếu lá dong thì dùng lá chuối để gói, cũng chẳng sao.

DƯA HÀNH VÀ DƯA MÓN

Vào thời tiết lạnh mà ăn bánh chưng thì rất thích hợp, nhất là có kèm theo dưa hành. Người nào có cảm thấy là ăn bánh chưng nặng nề, lâu tiêu thì càng nên ăn thêm dưa hành vì:

1. Hành có vị hơi cay, mùi hăng (không ăn mà thái hành cũng đủ cay mắt, trào lệ!) do chất alicin có tính kháng sinh tự nhiên và theo sách thuốc, có tác dụng "kích thích thần kinh, tăng tiết dịch tiêu hoá". (Đông Y còn dùng hành để chữa cảm, trong bài thuốc Cháo giải cảm.)

2. Dưa chua được quá trình lên men tạo ra chất acid lactic, giúp cho việc tiêu hoá hấp thu được điều hoà ở ruột già, do làm cho môi trường nơi đây trở nên bất lợi đối với các vi khuẩn gây ung thối, và nhất là các giống hay gây bệnh đường ruột.

Mà trong Môn Dinh Dưỡng, các thức ăn cũng là thuốc, nếu ta biết cách xử dụng.

· Dưa leo tươi mát, ngay cả người Anh cũng phải công nhận "fresh as a cucumber" có nghĩa là "tươi như một trái dưa leo" trước tiên hẳn là vì dưa leo nhiều nước.

· Củ cải , trong tinh dầu có Lưu Huỳnh (Sulfur), phụ giúp khử chất độc bằng cách tạo ra những chất sulfat hoà tan trong nước dễ thải hơn trong mồ hôi hay nước tiểu.

· Cà rốt giàu Caroten, có khả năng chuyển hoá thành sinh tố A. Cà rốt mà để nguyên cả vỏ còn giàu pectin, tới nay hãy còn người ưa chuộng trong việc điều trị chống tiêu chẩy bằng xúp cà rốt coi như một nguồn prebiotic tốt.

· Dứa đem lại men Bromelin, Đu Đủ xanh thì trong nhựa có men Papain, giúp người ta ăn mau tiêu chất Đạm.

DƯA HẤU CŨNG CÓ MẶT TỪ THỜI VUA HÙNG với sự tích An Tiêm.

Khởi đầu, An Tiêm được Vua Hùng tin yêu .. "ai cũng úy phục và chen nhau đến dâng lễ vật không thức gì là không có" khiến cho đương sự coi "của cải đều là vật tiền-thân" của mình và Vua Hùng đâm "cả giận" áp dụng xoá bỏ bao cấp. "Bèn đày..ra ngoài bãi cát...tứ phía không có dấu chân người đi đến,...(với) lương thực đủ dùng...bốn năm tháng mà thôi, ăn hết là chết đói."

Nhờ vững niềm tin rằng "Trời đã sinh thì trời phải dưỡng" và một chút may mắn là có "con bạch hạc từ phương Tây" bay lại, làm rơi sáu bẩy hạt dưa "đâm chồi nẩy lộc,...kết thành trái dưa, nhiều không kể xiết" "Dưa ăn vào thì tinh thần khoẻ khoắn; rồi cứ mỗi năm trỉa thêm, ăn không hết thì đem đổi lấy lúa gạo nuôi vợ con...Những khách chài lưới, buôn bán, ưa mùi vị của nó đều đem phẩm vật của mình để đổi lấy dưa. Nhân dân xa gần, trên rừng dưới bến tranh nhau mua hạt, bắt chước trồng tỉa khắp bốn phương.”

Giống như ở một vùng kinh tế mới phát triển trồng trọt thành công, dẫn tới trao đổi hàng hoá và kinh tế thị trường.

Nói tóm lại : Xưa hay nay, Tết không thể nào thiếu được bánh chưng và dưa hấu!

Bs Nguyễn Lân-Đính

Chuyên viên dinh dưỡng

GIÓ KHÔNG BIẾT ĐỌC
NGƯỜI THIẾU NIÊN TRƯỚC CUỘC SỐNG
 

Linh Bích

Ngoài cổng vườn hoa có một tấm biển đề “Cấm hái hoa” nhưng khi gió thổi thì hoa vẫn rụng vì “gió không biết đọc”. Đó là một câu thơ Nhật Bổn mà một văn sĩ Anh đã lấy làm đầu đề cho một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, đã được đưa lên màn ảnh.

Tôi cũng muốn lấy câu thơ đó để làm đầu đề cho bài hôm nay. Tôi muốn nói tuổi thiếu niên – hay đúng hơn, những tâm hồn thiếu niên – cũng như những bông hoa nở trong vườn đời tươi đẹp, tực rỡ, đầy màu sắc và chứa chan sức sống. Những bông hoa ấy được xã hội coi là những mầm mống quý báu của tương lai, là hy vọng “rường cột” của xứ sở.

Nhưng tại sao có những lúc tự nhiên chúng ta cảm thấy tâm hồn trống rỗng, chán nản, mất hướng, như những cánh hoa rụng tan tác? Phải chăng vì những cơn gió của đời cũng vô tình, cũng “không biết đọc” như gió thổi vào vườn hoa?

Người ta đã nói nhiều về những giây phút chán đời của tuổi thiếu niên cũng như về nạn thiếu niên sa ngã ở đây và ở các nơi khác trên thế giới. Ở đây tôi chỉ xin bàn về một điểm không thuộc về phạm vi giáo hóa thiếu niên hoặc tổ chức xã hội, mà thuộc vào ngay chủ quan của người thiếu niên trước cuộc sống. Đó là vấn đề quan niệm của người thiếu niên đối với cuộc sống. Vì tôi tưởng nếu chúng ta tự tạo được một quan niệm tốt đẹp đối với cuộc sống thì dù có những cơn gió mạnh, những trận cuồng phong đi nữa, chúng ta vẫn có thể đứng vững được giữa vườn đời.

Trong sư sinh hoạt hằng ngày, có nhiều khi chúng ta thấy cuộc đời chung quanh mình thật là rối beng, hỗn độn, cuồng loạn, cái gì cũng bấp bênh, xảo trá, không có cái gì vững chắc, chân thực, không có cái gì làm tiêu chuẩn cho một “chân lý” được cả. Cuộc đời dường như chỉ là một cuộc giành giựt lung tung, một cuộc nhảy múa kinh hồn do quỷ Satan dẫn đầu. Tiền bạc, địa vị, tình yêu, đạo đức và cả sanh mạng của con người đều chỉ là những con số cộng, trừ, nhân, chia, quay cuồng trong không gian. Người ta giết chóc nhau, phản bội nhau, xô đẩy nhau, chen chúc nhau để đuổi theo một cái gì vô hình vô ảnh. Người ta giành nhau ăn, người ta cũng giành nhau nói, dù khi nói chẳng ai nghe. Rồi tiếng hoan hô, đả đảo vang lên cùng một lúc với tiếng rên la, khóc lóc, tiếng cưới hả hê, tiếng âm nhạc giựt gân, tiếng súng, tiếng bom, xô lấn nhau vào tai chúng ta thành một thứ âm thanh điên loạn, lay giựt trí não và thần kinh của ta. Và ta phải cựa quậy để tìm một lối thoát bất cứ là thoát đi đâu: tự tử, đi tu, làm chánh trị, hay làm “cao bồi” và buông mình xuống hố trụy lạc.

Nhưng tại sao chúng ta lại lâm vào tình trạng đó? Tại sao chúng ta lại bị cuộc đời làm cho khổ sở như thế, không khác gì cánh hoa yếu ớt bị gió tung đi ném lại? Cái đó là tại cuộc đời hay tại chúng ta? Tại “gió không biết đọc” hay tại chúng ta “không biết đọc”? Trong những năm khói lửa, đã có bao nhiêu kẻ đang sống “yên trí” với cái chỗ đứng của mình dưới ánh sáng mặt trời bỗng một ngày kia sự biến động ở đâu xồng xộc tới sát bên mình, rồi bao bọc và lôi cuốn mình vào cái giòng cuồn cuộn của nó. Cái mà người ta gọi là “bánh xe lịch sử”, là “trào lưu thời đại” quả đã là những cơn gió vô tình thổi tan tác bao cánh hoa vô tư và vô tội!

Nay nếu chúng ta muốn tránh khỏi một sự đổ ngã phũ phàng, cũng như muốn tránh khỏi những con đường thoát yếm thế hoặc sa đọa, thì chúng ta phải làm thế nào? Tôi tưởng trước hết là nên có một quan niệm rõ rệt đối với cuộc sống và cái vị trí của mình trong cuộc sống ấy. Cái quan niệm ấy sẽ giúp chúng ta thích ứng hoặc phản ứng với mọi nghịch cảnh và đứng vững được trong những cơn giông tố vậy.

Thật ra vấn đề quan niệm nhân sinh vẫn là một vấn đề triết học rộng lớn mà nhiều nhà tư tưởng cổ kim đã và còn đề cập tới. Riêng đối với tuổi thiếu niên, cái câu hỏi: “người ta sống để làm gì?” là một câu hỏi day dứt thường xuyên, gây ra những cuộc khủng hoảng tinh thần có khi kéo dài tháng này qua năm khác. Nhưng, nếu đối với các nhà tư tưởng câu hỏi đó cần một sự giải đáp sâu sắc và rắc rối, thì đối với người thiếu niên, nhiều khi nó chỉ cần một câu trả lời giản dị cũng đủ giải quyết được khủng hoảng và rọi sáng cho “đương sự” tiến bước trên đường đời.

“Người ta sống để làm gì?” Có lẽ mỗi bạn đọc thiếu niên của tôi đã có sẵn hoặc đang sắp đặt trong tâm trí một câu trả lời cho riêng mình. Bạn nào bi quan thì cho rằng đời là một “bể khổ”, một “thung lũng nước mắt” và người ta sống chỉ là để chịu những sự đau khổ đầy rãy trong cuộc đời. Bạn nào lạc quan một tí thì cho rằng đời là một “cuộc vui không cùng”, một cái chợ phiên thường trực, và con người sống là để tìm những môn giải trí lành mạnh hay không lành mạnh. Bạn nào tin vào số mệnh thì cho rằng “mọi sự ở đời đều do số cả” và con người chỉ có việc cúi đầu tuân theo định mệnh mà thôi. Bạn nào sùng đạo thì cho rằng sống là đề chuẩn bị một cái chết cho xứng đáng, dẫn mình tới một thiên đàng hoặc một miền cực lạc nào đó. Bạn nào có óc hy sinh thì cho rằng sống là để… sống cho người khác, mưu cầu sự sung sướng cho thiên hạ còn cái cá nhân mình thì không đáng kể. Bạn nào “lưu manh” một chút thì cho rằng sống chỉ là để tìm những khoái lạc cho bản thân mình, kể cả ăn cướp, buôn lậu và giết người.

Nói tóm lại, mỗi người đều có thể có một quan niệm khác nhau đối với cuộc sống, nhưng tựu chung lại, chúng ta phải nhận rằng tất cả các quan niệm ấy đều có một điểm giống nhau: là vấn đề hạnh phúc của con người, là sự sung sướng mà con người có thể hưởng. Kẻ nói rằng đời là bể khổ tất nhiên cũng đã nghĩ đến cái “không khổ”. Kẻ sống để giải trí, đã có một mục đích hưởng lạc rõ rệt. Kẻ tin ở số mệnh ít nhiếu gì cũng mong số mệnh đừng làm khổ mình quá. Kẻ tu hành nhắm một hạnh phúc ở đời sau. Kẻ hy sinh muốn cho mọi người khác đều có hạnh phúc. Và kẻ lưu manh thì tìm cách ăn cướp hạnh phúc của người khác. Nói gọn lại, người ta sống là để tìm hạnh phúc, để hưởng thụ những sự sung sướng tinh thần hoặc vật chất mà cuộc sống có thể đem lại.

Nhưng làm thế nào để đạt tới hạnh phúc ấy, và những điều kiện để thành công tùy thuộc vào chủ quan hay khách quan? Đó là vấn đề mà thiếu niên chúng ta lấy làm khó nghĩ. Tôi tưởng rằng phần đông chúng ta – nghĩa là những người trung bình, không bi quan quá, không ích kỷ quá, mà cũng không hy sinh quá – chúng ta đều mong muốn có một đời sống dễ chịu, thể hiện trong sự tự do của tư tưởng, cởi mở của tình cảm, no ấm và thoải mái của thể xác. Mục đích của chúng ta là như vậy: học hành cặm cụi, làm lụng vất vả, tranh đấu gay go, đều hướng về mục đích đó cả. Nói một cách khác, húng ta sống là để hưởng thụ sự sống vậy.

Hồi còn đi học tôi có 2 người bạn thân. Một anh mồ côi cha và nhà rất nghèo, nên vừa đi học vừa đi làm, sống trong một hoàn cảnh thật eo hẹp, cực khổ: mấy mẹ con chen chúc trong một căn nhà “ổ chuột” chỉ trông vào đồng lương của người chị lớn làm cho một hãng buôn. Anh bạn tôi học hành rất chăm và trải qua bao năm cực khổ, nay anh đã đậu dược sĩ, cho mướn bằng được hai chục ngàn một tháng. Anh ta lại vừa tậu nhà, sắm xe hơi và cưới vợ, hạnh phúc thật là đầy đủ. Và nhờ sự giúp đỡ của anh, người chị lớn cũng đã thôi làm thư ký, đi học lại, đã đậu tú tài và vào học đại học sư phạm.

Còn anh bạn thứ hai con nhà khá giả nhưng học rất lười và chỉ mơ mộng đi đây đi đó. Anh mắc cái bịnh “giang hồ”, và sau khi thi trượt tú tài phần thứ nhất, đã xoay sở xuất ngoại, Anh sang Pháp, sang Anh, rồi lê gót khắp châu Âu và làm đủ thứ nghề: thợ hớt tóc, bồi nhà hàng, tài xế cam nhông và cả “phó nháy” nữa. Hiện nay anh đang làm nghề chụp ảnh dạo ở Paris và có lẽ còn đổi nghề nữa. Nhưng anh ta thích sống như thế, và cái hạnh phúc của anh chính là ở chỗ sống thật nhiều, đi và biết thật nhiều, mặc dầu có khi phải ngủ dưới gầm cầu mà vẫn thấy dễ chịu như một anh chàng “clochard” (du thủ du thực) thật sự.

Hai ví dụ trên đây chứng tỏ rằng con đường đưa tới hạnh phúc cũng có nhiều lối khác nhau, nhưng đã là một “người sống” thì ai cũng hướng về một hạnh phúc nào đó, nghĩa là hướng về sự thỏa mãn những nguyện vọng của mình, một sự dễ chịu theo ý mình, tức là một “kiểu hạnh phúc” riêng cho mình.

Vậy cái “kiểu hạnh phúc” của bạn là gì? Theo ý bạn thì thế nào là một đời sống dễ chịu? Bạn hãy thành thực trả lời câu hỏi đó, rồi chúng ta sẽ tìm cách giải quyết. Có phải là nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp và bằng cấp cao như kiểu hạnh phúc của anh bạn dược sĩ trên kia? Có phải là một mái nhà nho nhỏ, một cái vespa và một ngươi đàn bà mà mình yêu từ hồi nào, một “hạnh phúc bình thường”như của cái anh chàng Lương trong tiểu thuyết Những Người Cô Độc? Có phải là đời sống giang hồ bốn biển, nay đây mai đó, tìm cái vui sống ở những chân trời luôn luôn đổi mới như anh chàng lãng tử của tôi? Bạn muốn ước vọng hạnh phúc là gì cũng được miễn là ước vọng ấy không phải là ảo vọng nghĩa là không quá xa thực tế, và có thể thực hiện được trong thực tế. Nói một cách khác, hạnh phúc là một quan niệm chủ quan, nhưng nó chỉ không nguy hiểm khi dựa trên hoàn cảnh khách quan. Đó là một điều không có gì là “triết lý” cả nhưng ít khi chúng ta làm đúng như thế. “Những kiểu hạnh phúc” mà chúng ta thường đặt ra phần nhiều là vẫn không dựa trên thực tế, không lấy thực tế làm khởi điểm như chàng học sinh nghèo cắn răng chịu cực khổ năm này qua năm khác để nhất quyết “làm nên”. Phần nhiều chúng ta đều đặt ra những kiểu hanh phúc qua lố, và không có phương tiện để đi tới.

Chính vì thế mà xã hội đầy rẫy kẻ lưu manh, muốn có cái hạnh phúc của mình một cách chóng vánh, muốn dễ chịu trên cái đau khổ của người khác, thành ra cuộc đời mới trở thành một tấm thảm kịch, trong đó có những kẻ chán nản tuyệt vọng, và những kẻ bóc lột giết người.

Nói tóm lại, người thiếu niên muốn tránh khỏi tình trạng sa ngã trong cái hố chán nản, hay hố cao bồi, trước hết phải có một quan niệm đúng mức và thực tế đối với hạnh phúc, phải có một “kiểu hạnh phúc” mà sức mình có thể thực hiện được mà không đụng chạm tới ai, nhưng nếu ai đụng chạm tới mình thì cũng đủ gan để chống đối lại và bảo vệ lấy cái quyền sống của mình. Chúng ta không tìm hạnh phúc một cách hư ảo, hay một cách lưu manh. Nhưng chúng ta cũng không để cho ai lừa dối hoặc lưu manh đối với chúng ta. Chúng ta quyết “sống cuộc đời của chúng ta” vậy.

Đó là thái độ cần thiết để chúng ta có thể đứng vững hai chân giữa một thế giới điên đảo, để khi hữu sự chúng ta không bị lạc hướng và không chạy trốn, và để cho trong vườn đời, những cánh hoa chỉ rụng xuống khi kết thành trái vậy.

Đỗ Thiên Thư st

TỤC CÚNG ÔNG TÁO
TIỄN ĐƯA ÔNG TÁO CHẦU TRỜI
 

23 tháng Chạp hàng năm, dân ta có tục cúng Táo, còn gọi là lễ tiễn đưa ông Táo về trời. Tương truyền ngày hôm đó, Thần Táo phải trở về bẩm báo với Ngọc Hoàng ở thượng giới mọi việc nơi trần thế trong năm qua. Lễ cúng diễn ra vào trưa hoặc tối. Ngoài hương hoa, lễ vật còn có cả áo mũ, vàng mã cùng cá chép làm phương tiện di chuyển của Táo. Trong dân gian nước ta, nguồn gốc của tập tục này được giải thích bằng một câu chuyện tình rất cảm động giữa một phụ nữ cùng hai người chồng, một cũ, một mới như nhiều người đã biết. Nhưng thật ra lễ cúng Táo có xuất xứ từ Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Thần Táo – còn được gọi với nhiều tên khác nhau là Táo vương, Táo quân, Đông trù tư mệnh, Nhất gia chi chủ… - đã cùng với Thần cửa, Thần giếng, Thần nhà xí, Thần đất hợp thành 5 vị thần có nhiệm vụ bảo vệ sự an ninh của mọi gia đình, nên được sự kính trọng và tin cậy của mọi người.

Về nguồn gốc của tập tục này có nhiều cách giải thích khác nhau. Sử sách cho rằng lễ cúng Thần Táo có liên quan đến việc sùng bái Thần lửa của con người thời cổ đại. Thần Táo lúc đầu chính là Thần lửa, do Viêm Đế (vị vua đầu tiên của Trung Quốc theo truyền thuyết) hóa kiếp sau khi chết… Một giả thuyết khác cho rằng Thần Táo chính là Chúc Dung, con của Chuyên Húc, thủ lĩnh một bộ tộc khác trong truyền thuyết. Càng về sau, càng có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng chưa có lý giải nào đáng tin cậy. Chức trách của Thần Táo cũng có thể thay đổi theo thời gian. Vào thời Tiên Tần, Táo chỉ lo việc bếp núc, nhưng từ nhà Hán trở đi, Táo là một vị thần được Thiên đế phái xuống trần để giám sát các công tội của con người.

Lễ cúng Táo được cử hành hai đợt. Lần thứ nhất vào 23 tháng Chạp, gọi là “Lễ đưa tiễn ông Táo về trời”. Hôm đó, mọi gia đình dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ bàn thờ Táo, trước khi cúng thì gỡ bức hình của Táo dán trên tường xuống, gói vào giấy vàng rồi đốt đi. Mấy ngày sau đó, ngay trước lúc giao thừa, người ta đem bức hình Táo mới mua về dán lên chỗ cũ, rồi dán thêm ở hai bên vế đối: “Thướng thiên ngôn hảo sự, hạ giới giáng cát tường” (Lên trời nói chuyện tốt, xuống trần đem điều tôt lành) và ở nơi hoành phi cũng dán thêm một hàng chữ “Nhất gia chi chủ” (Ông chủ của một gia đình), đó là thủ tục đón Táo. Khi cúng thì đốt hương, thắp nến. Việc lễ bái do gia chủ trực tiếp làm, nhưng phải là đàn ông. Thuở xưa có quy định: “Nam bất bái nguyệt, nữ bất tế Táo” (Đàn ông không được bái trăng, đàn bà không được cúng Táo).

Tục cúng Táo bắt đầu từ đời nhà Chu, trước nhà Hán thì cử hành vào tháng tư âm lịch, sau đó đã thay đổi nhiều lần, từ Đường Tống trở đi thì cố định vào hai ngày 23 và 24 tháng Chạp, ở miền Bắc thì vào 23, ở miền Nam thì vào 24. Tương truyền vào những ngày đó hàng năm, Thần Táo phải về trời bẩm báo với Thiên đế mọi chuyện sai phạm đã xảy ra ở từng nhà, từng hộ nơi trần gian. Căn cứ vào bẩm báo, Thiên đế sẽ đưa ra các hình thức trừng phạt. Người phạm tội, nhẹ sẽ bị giảm thọ từ 100 đến 300 ngày, còn nếu nặng thì toàn gia sẽ bị tai họa. Trước việc làm đó của Táo, người trần thế ngày càng tỏ ra khó chịu, từ tôn kính chuyển thành xa lánh, sợ hãi rồi đi đến đối phó, chủ yếu là thay đổi các món đồ cúng. Cúng phẩm trước nay là đầu chó nấu nhừ, cá tươi, bánh đậu, bánh khảo, sau đó tăng thêm loại kẹo dính răng, bã rượu, bánh dầy và cuối cùng chỉ còn có kẹo dính răng và các thứ bánh ngọt bằng bột dẻo mà thôi. Dụng ý của người ta là muốn Táo quân phải nghẹn họng, không thể há miệng ra được, khó có thể nói được nhiều khi gặp Thiên đế, mà có nói nhiều thì cũng toàn những chuyện tốt đẹp, đúng theo yêu cầu của họ: “Hảo thoại truyền thượng thiên, hoại thoại đu nhất biên” (Lời đẹp truyền lện trời, lời xấu vứt một bên). Hoặc “Thượng thiên ngôn hảo sự, hạ giới bảo bình an” (Trên trời nói điều tốt, dưới trần được bình yên). Trước kia, lễ cúng Táo rất được coi trọng, vì đó cũng là một biện pháp trị an giúp triều đình hạn chế được các rắc rối trong dân chúng. Triều đính nhà Thanh từng quy định: “Toàn bộ nha sở trong ngày hôm đó nhất loạt niêm phong ấn tín, không thụ lý các công việc dân sự, quan viên đều được về nhà để tiễn đưa Táo”. Vua Càn Long nhà Thanh, trong 60 năm trị vì của mình không năm nào là không cúng Táo tại cung Khôn Ninh, vào đêm 24 tháng 12 âm lịch. Kẹo dính răng chính là kẹo mạch nha, một loại kẹo được làm bằng mầm lúa mạch. Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ 20, trong bài “Tạp bút về ngày đưa tiễn Táo”, có viết: “Vào cái ngày Táo quân lên trời đó, trên đường phố có bán một thứ kẹo, kích cỡ bằng một quả quýt, nơi ở của chúng tôi cũng có đồ vật này, nhưng hơi dẹt, giống như một cái bánh nướng loại nhỏ, được gọi với cái tên là “Đường dính răng”. Ý đồ của người ta là làm cho răng của Táo dính cứng lại sau khi ăn, khiến ông ta không thể bịa đặt, nói những lời không tốt đẹp với Ngọc Hoàng”.

Ngày xưa, trong lễ cúng Táo, nhiều nơi còn hát những bài ca cúng Táo. Bài ca cúng Táo ở Vĩnh Cát, thuộc tỉnh Cát Lâm, có lời như sau: “Hỡi Táo vương, vốn tính Trương, hôm nay là ngày 23 tháng Chạp. Ngựa để cưỡi, sọt để xách, cỏ cây thanh lương đã chuẩn bị xong xuôi. Đưa tiễu cụ lên trời tây, người ở trần gian muốn cụ nói nhiều chuyện tốt, năm đến đem may mắn về cho hạ giới”. Từ đó có thể thấy mục đích của việc cúng Táo là thông qua Thần Táo, khấn cầu Thiên đế đưa hạnh phúc xuống trần gian, khấn cầu cho mọi gia đình được bình an, thu hoạch được nhiều ngũ cốc…

Tục cúng Táo du nhập vào nước ta từ lâu, đã được lưu hành phổ biến đến tận ngày nay, đã góp phần làm phong phú cho đời sống tâm linh và có tác dụng khuyên răn mọi người đối xử có văn hóa trong cuộc sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nhiều tình tiết trong đó đã được biến đổi để hợp với tình cảm và tâm lý của người Việt Nam. Trong dân gian Trung Quốc, sự tích ông Táo là câu chuyện về câu chuyện hai anh em nhà họ Trương, người anh làm nghề đắp lò, xây bếp, còn người em chuyên việc vẽ tranh và nặn tượng. Ông anh vốn tốt bụng, lúc sống thường khuyên bảo mọi người ăn ở hòa thuận và đã hòa giải có kết quả nhiều vụ xô xát. Sau khi ông chết, để hạn chế tình trạng mất đoàn kết xảy ra trong các gia đình, người em đã dựng lên chuyện ông đã được Ngọc Hoàng phong là Táo vương giao cai quản việc bếp núc và theo dõi mọi chuyện tốt xấu của con người để báo về trời vào dịp cuối năm. Tục cúng Táo ở Trung Quốc được giải thích như vậy. Ngày nay, dù đã có bếp gaz, bếp điện, bếp dầu… nhưng đa số người dân Việt Nam, nhất là ở nông thôn và những vùng sâu, vùng xa… vẫn sử dụng loại bếp truyền thống với củi lửa, hình ảnh ông Táo vẫn còn gắn bó thân thiết với họ. Ngay ở thành thị, loại bếp ông Táo đầu rau hầu như không còn sử dụng, nhưng hình ảnh ông Táo vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều người. Vào 23 tháng Chạp hàng năm, thành thị cũng như thôn quê, đâu đâu người dân Việt Nam vẫn trân trọng làm lễ cúng Táo, với đầy đủ áo mũ, vàng bạc và cá chép…Và như một món ăn tinh thần, vào giao thừa hàng năm, không một người Việt Nam nào là không chờ đợi để được thưởng thức trên truyền thanh, truyền hình tiết mục “Ông Táo về trời” và họ sẽ vô cùng hả hê khi nghe Thần Táo phê phán những điều chướng tai gai mắt ở nơi trần thế. Ông Táo và phong tục cúng Táo là một trong những nét sinh hoạt văn hóa lám phong phú thêm cho ngày Tết cổ truyền đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Văn Quảng


THIÊN THAI
& TIẾNG SÁO THIÊN THAI
 

Ánh Xuân lướt cỏ Xuân tươi

Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng

Tiếng đưa hiu hắt bên lòng

Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn...

Tiếng Sáo Thiên Thai là thơ của Thế Lữ được Phạm Duy phổ nhạc.

Thế Lữ (1907- 1989) là nhà văn, nhà thơ, nhà diễn kịch, bút danh Lê Ta, Thế Lữ, tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, là một trong những cây bút trụ cột của báo Phong Hóa, Ngày Nay, Tiểu thuyết thứ bảy. .giúp các báo này và nhóm Tự Lực Văn đoàn ngày càng phong phú, tạo nên sinh hoạt khởi sắc cho văn chương Việt Nam. Ông cũng viết lời cho ca khúc duy nhất của nhạc sĩ La Hối - tài hoa nhưng mất sớm - là ‘Xuân và Tuồi trẻ” năm 1949.

Tiếng Sáo Thiên Thai là một bài thơ lục bát. Theo nhà nhạc học Phạm Quang Tuấn, về ý thơ, có một sự vừa tương phản vừa hòa hợp giữa cái vui của cảnh Xuân tươi, Tiên đồng với cái buồn buồn của Thi sĩ nhớ Thiên Thai không bao giờ tìm lại được.

- Xuân tươi, êm êm ánh xuân nồng, Nâng niu sáo bên rừng, Dăm ba chú kim đồng...

- (Hò xang xê) Tiếng sáo Nhẹ nhàng lướt cỏ nắng, Nhạc lòng đưa hiu hắt, Và buồn xa, buồn vắng, Mênh mông là buồn!

- Tiên Nga Buông lơi tóc bên nguồn, Hiu hiu lũ cây tùng, Ru ru tiếng trên cồn...

- Hò ơi Làn mây ơi! Ngập ngừng sau đèo vắng, Nhìn mình cây nhuộm nắng, Và chiều như chìm lắng, Bóng chiều không đi!

- Trời cao xanh ngắt! Xanh ngắt! Ố ố ô kìa! Hai con hạc trắng (ơ) Bay về nơi nao?

- Trời cao xanh ngắt! Ố ố ô kìa! Ố ố kìa! Hai con hạc trắng (ơ) Bay về về Bồng Lai.

- Đôi chim ơi Lên khơi sáo theo vời, Hay theo đến bên người, Tiên Nga tắm sau đồi...

- Đường lên Thiên Thai! Lọt vài cung nhạc gió, Thoảng về mơ mòng quá, Nàng Ngọc Châu tưởng nhớ Tiếng lòng bay xa!

Nhạc sĩ Phạm Duy là một trong các nhạc sĩ tiền bối của nền âm nhạc nước ta với số lượng ca khúc trên 1000 bài gồm nhiều thể loại, là bạn thân của Văn Cao, hơn Văn Cao hai tuổi, năm 2005, Phạm Duy đã hồi hương và về sinh sống ở Tp HCM, vừa kỷ niệm sinh nhật lần 90 vào tháng 10-2010 vừa qua. Ông đã phổ nhạc bài Tiếng sáo Thiên Thai vào năm 1959 tại Sài Gòn.

Trước đó, Văn Cao cũng sáng tác bản nhac nổi tiếng “Thiên Thai”.

Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1997) tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ở Hải Phòng và cũng tại đây, ông kết bạn với Phạm Duy - là người đầu tiên đem nhạc của Văn Cao ‘gieo buồn khắp chốn’, Văn Cao đã gán cho Phạm Duy là ‘người du ca’ đầu tiên. Ông cũng là một trong các nhạc sĩ tiền bối, sáng tác nhạc hùng, nhạc tình... với bài Quốc Ca lưu danh hậu thế mãi mãi!

Với bài Thiên Thai in ra vào năm 1944 thì Văn Cao tự nhận mình là “Người Sông Ngự” và viết: Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Ông cho biết, bài hát này nguyên là bài “Trên sông Hương” được ông sáng tác tại Sài Gòn, từng đem ra trình diễn nhưng không thành công, năm 1941, khi trở lại Hải Phòng, ông sửa chữa lại cả nhạc lẫn lời bài này và đặt tên là “Thiên Thai”. Truyện cổ tích Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi lạc vào động Thiên Thai, rồi kết duyên cùng tiên nữ đã được Văn Cao đem tài năng sáng tạo nghệ thuật âm nhạc của mình nâng lên thành một giai thoại hết sức nên thơ và hấp dẫn.

Ta hãy thử xem những bài thơ Đường mà Văn Cao vừa kể ra như ‘Đào Nguyên Hành’ của Vương Duy và ‘Lưu Nguyễn Nhâp Thiên Thai’ của Tào Đường đã có những gì khiến cho người nhạc sĩ mang thêm bí danh ‘Người Sông Ngự’ này đã phải lạc cảm xúc?

Trong cuốn ‘Đường thi’ in tại Sài Gòn, 1971, giáo sư Phạm Liễu đã cho rằng cảnh Đào Nguyên là cảnh đẹp vô cùng lý tưởng. Bài thơ của Vương Duy dẫn chúng ta vào một khung cảnh thần tiên:

Chiếc thuyền câu đẩy đưa trên sông nước

Mê sắc trời núi đẹp ánh xuân xa...

Đôi bờ Đào Hoa, bến thuyền xưa ấy

Ngồi ngắm nhìn cây thắm, không biết xa...

Chốn suối hoa đào thần tiên đó mà có được, chẳng qua cũng chỉ vì thi sĩ có quá nhiều gian khổ trong cuộc đời nên đã phải tạo ra cho mình một nơi để ẩn lánh. Một nơi sau này thi bá Vũ Hoàng Chương bước vào thì phải lạc lối, người thơ của lên đường Tản Đà tới được thì, sau ‘nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai...’ sẽ phải giã biệt cảnh đẹp lý tưởng đó với tiếng suối tiễn, tiếng oanh đưa... Và nếu chúng ta có tới được thì cũng chẳng ở được lâu, cũng giống như chuyện hai chàng thư sinh mang họ Lưu, họ Nguyễn lạc vào cõi thiên thai vậy. Ở dưới trần thì mơ lên tiên cảnh. Ở tiên cảnh thì lại đòi về dương trần. Đó là thân phận con người. Đứng núi này trông núi nọ...

Bài thơ của Tào Đường thì diễn tả cảnh hai chàng thư sinh đi hái thuốc, không ngờ lại tới được chốn Đào Nguyên:

Khe cây, lối đá nhận đường vào

Hoa cỏ không vương mảy bụi nào

Nhìn bóng dáng mây quên việc trước

Trông chiều cây nước ngỡ chiêm bao

Muốn biết về đâu, non nước ấy

Hỏi thăm, nên tới suối Hoa Đào...

Người Sông Ngự/ Văn Cao đã thú nhận rằng mình bị ảnh hưởng sông nước của hai truyện Đào Nguyên. Thiên Thai cho nên đã soạn ra một bài hát. Một bài hát thật là tuyệt diệu! Nó vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh.

Với tài năng đã nở rộ cùng với bước đi tới của Tân nhạc, Văn Cao mô tả cảnh đầu của bài Thiên Thai, cảnh hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên:

- Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng,

- Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên

- Kìa đường lên tiên, Kìa nguồn hương duyên, Theo gió tiếng đàn xao xuyến

- Phím tơ lưu luyến, Mấy cung u huyền, Mấy cung trìu mến, Như nước reo mạn thuyền...

Sau khi mở ra một tiếng hát của ai không biết, hát vang lừng trên sóng để đẩy đưa hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên... thì, với một nét nhạc leo thang, Văn Cao vẽ ra con đường lên tiên, nơi nguồn hương duyên, theo gió bay lên với tiếng đàn xao xuyến...

Tiếng hát đưa đẩy con thuyền tình trôi trên nước ngọc tuyền, và người trên thuyền cũng thấy quê hương dần xa lấp trong núi ngàn như trong hai bản Đường thi... để gặp một tiếng hát khác bên bờ Đào Nguyên:

- Âm ba, thoáng rung cánh đào rơi, Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời

- Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền nan, Quê hương dần xa lấp núi ngàn

- Bâng khuâng chèo khua nước ngọc tuyền, Ai hát bên bờ Đào Nguyên...

Đó là bầy thiên tiên đang đứng hát đón chờ hai gã tình lang tại một nơi còn nguyên vẹn trinh tiết, bởi vì mùa Xuân ở đây chưa bao giờ gặp bướm trần gian tới làm cho Xuân phải ô uế, và mùa đào thì ‘theo dòng ngày tháng chưa hề bao giờ tàn phai!’

Với một nhạc điệu rất đẹp, với một nhịp điệu lẳng lơ nhưng thanh thoát, Văn Cao cho chúng ta một đoản khúc có thể là ‘khúc Nghê thường’ mà ta vẫn nghe nói tới trong Đường thi:

- Thiên Thai! Chốn đây hoa Xuân chưa gặp bướm trần gian

- Có một mùa đào, Dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần

- Thiên tiên! Chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm

- Khúc Nghê thường này, Đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn...

Nhạc bỗng sáng lên, tiếng đàn, tiếng nhạc. Tuyệt nhiên không nói tới người. Bầy tiên chỉ là hư ảnh. Biết đâu, ngay cả hai chàng Lưu Nguyễn cũng không có mặt trong bài ca:

- Đàn soi trăng lên, nhạc lắng tiếng quyên, Đây đó nỗi lòng mong nhớ

- Này khúc Bồng Lai, Là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi...

Rồi nhạc chuyển để nói rằng tiếng đàn xui quên đời dương thế, tiếng đàn khao khát tình duyên:

- Đàn xui ai quên đời dương thế, Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên.

Cho mãi tới bây giờ Văn Cao mới hé cho ta thấy cuộc ái ân nổi dậy giữa người tiên - người phàm bằng cách quay lại với nhạc đề chính trong bài ca:

- Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian

- Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần...

Đàn phách lạ nổi lên! Nhạc Văn Cao rộn rã một cách khác thường trong đoạn này. Gió hắt đi những tiếng hát. Những tiếng hát này sẽ làm se lòng người mỗi khi được nghe lại. Lưu Nguyễn quên trần hoàn rồi... Họ cùng bầy tiên đàn ca một vài ba thế kỷ:

- Gió hắt trầm tiếng ca, Tiếng phách ròn lắng xa,

- Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.

- Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn quên trần hoàn, Cùng bầy tiên đàn ca bao năm.

- Nhớ quê chiều nào ra khơi, Chắc không đường về tiên nữ ơi...

Không nói đến sự trở về trần hoàn của Lưu Nguyễn khi nhớ quê, không nói đến sự thất vọng của họ khi về tới cõi trần, nơi đó chẳng còn ai biết tới hai người nữa ! Văn Cao bỏ qua sự đứng núi này trông núi nọ của họ, chỉ nói tới sự quay về đường tiên của hai cụ già Lưu Nguyễn. Nhưng than ôi, Đào Nguyên biến mất rồi ! Chỉ còn rền lại tiếng ca của cõi tiên:

- Gió hắt trầm tiếng ca, Tiếng phách ròn lắng xa

- Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta

- Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn khi trở về, Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao?

- Những khi chiều tà trăng lên, Tiếng ca còn rền trên cõi tiên...

Chúng ta hiểu được bài học không biết chọn lựa của hai gã Lưu Nguyễn trong bài Thiên Thai của Văn Cao. Vì không biết chọn lựa nên họ mất cả cõi tiên lẫn cõi trần. Họ đang sống bơ vơ ở đâu? Văn Cao không tả thực trong bài Thiên Thai, hai chàng Lưu Nguyễn, bầy thiên tiên… đều được mô tả một cách rất mơ hồ. Giống như trong một giấc mộng vậy!

Nhân ngày đầu Xuân, chúng ta cùng nhau mơ về Thiên Thai, Đào Nguyên thơ mộng...

(Tham khảo: - Hồi ức Phạm Duy, NXB Trẻ 2006 – Văn Cao, NXB Thanh niên 2007)

PHẠM VŨ

Lạc quan và Hạnh phúc 

1- Bí quyết hạnh phúc của phụ nữ là sự tự ban mình: trung tâm của đời sống phụ nữ đặt trong tha nhân.

Vui sướng của phụ nữ, tham vọng của phụ nữ, họ không tìm thấy trong mình và cho mình nhưng trong một người khác và cho một người khác. Người mà họ âu yếm, quý mến. Người đó là chồng, con, cha, mẹ hoặc bạn bè…

2- Yêu Mến và Bảo Vệ, là vai trò chính của phụ nữ. Nếu phụ nữ tìm hạnh phúc của mình ngoài phạm vi của nữ tính, thì sai lầm và gây khổ đau cho chính bản thân. Khắc khoải và bất mãn.

3- Học hỏi, có văn hóa cao, mở tâm trí sáng suốt, nắm những chức vụ cao sang, quan trọng trong xã hội, không ai cấm, và không ai nêu án… miễn là phụ nữ đừng đánh mất cái nữ tính quý báu của mình. Giữ lấy quân bình của phái mình.

4- Các cô, các bà phải xinh đẹp, duyên dáng làm cho gia đình tươi vui. Các Cô, các Bà là “sự dịu dàng và là Âu Yếm của Nhân Loại”. Đừng đánh mất hai kho báu đó.

5- Nghệ thuật mỉm cười. Nghệ thuật trang điểm một khuôn mặt bằng một nụ cười. Nụ cười có sức quyến rũ phi thường. Nụ cười làm cho một gương mặt rạng rỡ đẹp lòng mọi người.

6- Tính quạu cọ, nhăn nhó, khó chịu, bẳn gắt, tham lam buồn bực làm cho Cô, Bà xấu đi, khiến mọi người ghê gớm xa cách.

Hạnh Phúc:

Bạn muốn có hạnh phúc, bạn muốn vợ con, gia đình bạn hưởng hạnh phúc?

Bạn nên ý thức mạnh mẽ rằng: hạnh phúc đến với bạn khi nào bạn vượt ra ngoài cái vỏ hẹp hòi của tính ích kỷ, của xu hướng qui ngã của bạn.

Hạnh Phúc là kết quả của nghệ thuật điều hòa những yếu tố vừa thiêng liêng, vừa vật chất, vừa tâm linh sau đây: “hòa hợp của sự quân bình, của sự thật, của tình cảm và của sự ĐẸP”.

Suốt đời bạn hãy ghi nhớ rằng: không một người nào trên thế gian này có hạnh phúc nếu người ấy nuôi trong mình những tâm tình, những tư tưởng, những ý muốn ghen tương, thù ghét, hiềm kỵ.

Hạnh phúc thật không đến với ta vì ta được thỏa mãn mọi ước vọng, hoặc vì ta “chiếm đoạt” được người mà ta (lòng ta) tham muốn… hạnh phúc thật đến với ta khi ta nỗ lực sống ngay lành và mưu ích cho người ở gần ta, bắt đầu từ gia đình.

Bạn cứ quan tâm đến tha nhân, bạn hãy nói lên những lời nhã nhặn, bạn cứ tìm những điểm tốt trong người ở Gần Bạn để khen họ một cách chân thành, ban hãy tập thói quen giúp người khác, bạn hãy nuôi lấy những tình bằng hữu tha thiết, bạn trìu mến vợ con thật tình và thành tâm nhường nhịn mọi người trong nhà vì tình yêu, vì khoan dung, vì muốn tạo hòa khí trong nhà…

Phân nửa những thú vui mừng, sng sướng trong cuộc đời, chúng ta hái được trong những dịp tầm thường, trong những chi tiết của cuộc đời thực tế rải rác trên lối đi của ta.

Mỗi buổi sáng, khi bạn thức dậy, bạn hãy nghe một bài ca tình yêu của lòng bạn… Bạn quyết tâm dùng “ngày hôm nay” cho đẹp: đẹp như trời xanh, đẹp như hoa mùa xuân và ĐẸP NHƯ TÌNH YÊU của Bạn tôn thờ.

Tưởng nhớ Xuân Quý Sửu (1973)

Viện Đại Học Đalat

Trần Quang “Yêu” văn nghệ Đalat

Xuân ca 

Em có biết bởi mùa xuân xinh quá

Cứ hồn nhiên như hoa lá trên cây

Ta trân trối như trụ đồng tượng đá

Chợt thẹn thùng em gỡ thoát hai tay.


Em có thấy nụ sương trên ngọn cỏ

Buổi sớm mai sương mới mọc trên trời

Ta rối rít cho nên em động vỡ

Thành âm giai khúc khích ở trên môi


Em có nghe bài xuân ca trong đất

Cỏ non thơm con dế hát rì rào

Em có thấy nụ chồi xuân mở mắt

Gió thì thầm hoa lá nép vai nhau


Con chim nhỏ bay chuyền trên nhánh mới

Tiếng hót dài lóng lánh nắng ban mai

Từng chuỗi ngọc ở ngang trời gieo vãi

Rơi tung tăng tiếng nhạc xuống môi người


Cùng buổi sáng nên cùng chung vội vã

(Em cũng nghe hơi thở ở trong hồn?)

Ta bay nhảy và lòng không mặc cả

Con bướm nào phơi phới cánh môi hôn!

Thiếu Khanh

(Trong tập “Ngân Khánh Tình Ta”)

XUÂN TỰ TRÀO 

Lần nữa, Nàng Xuân ghé xuống đời

Tuổi chồng thêm tuổi, bạn già ơi !

Ai vui đón Tết,lòng phơi phới

Tớ khổ chờ Xuân, dạ bồi hồi !

Áo đẹp gì dùng che dáng hợi ?

Hài xinh nào để dấu chân voi ?

Gặp ai, che miệng, ngờ e thẹn

Đâu biết răng ngà đã… bốc hơi !

Tâm Nguyện

Ước nguyện mùa Xuân 

Mình gặp gỡ trên lối mòn năm cũ

Đỉnh Trường Sơn mây trắng phất phơ bay

Hương hoa rừng gió núi ngất ngây say

Dù trở ngại anh không hề lỗi hẹn


Ngoài đảo Ngọc ta trao nhau trọn vẹn

Trái tim hồng chan chứa một niềm tin

Dù cuộc đời lịm tắt ánh bình minh

Vẫn chung thủy không thay lòng đổi dạ


Bờ Bắc Hải xôn xao triều sóng lạ

Cánh buồm sương tìm bến mộng quay về

Ta cùng nhau đi nhặt ánh trăng thề

Nhung nhớ dệt nên bài ca diễm tuyệt


Trên ghế đá bên ven hồ bán nguyệt

Bảy sắc cầu vồng soi bóng nước lung linh

Rặng liễu hoài mơ lắng đọng ân tình

Thầm nhắn nhủ giữ tròn câu nguyện ước


Hàng cổ thụ Đồng đen xanh lả lướt

Bãi cỏ non Bàu Cát ngọt sương mai

Nắng mơn man trau chuốt nụ hôn dài

Mùi phấn bướm nồng nàn thơm kỷ niệm


Cành lan tím thân thương màu mực tím

Ta trao nhau nhân chứng một lời nguyên

Ngàn năm sau biển hẹn chẳng xa thuyền

Dòng suối Hạnh nở đầy hoa hạnh phúc


Bóng cây Viết soi theo từng nét bút

Ý thơ anh bay bổng mượt như nhung

Em bâng khuâng thổn thức phím tơ chùng

Cung nhạc nhẹ run lên từng điệu nhớ.


Dù bão tố phong ba dù cách trở

Vẫn không sao quên được thuở ban đầu

Vượt qua bao ghềnh thác vực nông sâu

Đã chiến thắng trái ngang và nghịch cảnh.


Mộng đoàn viên đâu phải là viễn cảnh

Xin mưa Ngâu ban vài giọt Thiên Ân

Triệu cánh hồng rực sáng đỉnh phù vân

Thượng Đế chúc mùa Xuân tròn ước nguyện.

NGÀN PHƯƠNG

Chúc mừng đầu năm 

Thường ngày không uống rượu

Nay nâng cốc cùng Anh

Đón mùa Xuân tươi thắm

Mộng đời xanh ngát xanh


Cùng uống mừng nước non

Cuộc sống mãi trường tồn

Luôn tiến lên phía trước

Từ những tấm lòng son


Cùng uống chúc mọi nhà

Mừng Đại cát Tân gia

Đón mùa Xuân Vạn Hạnh

Phú, Lộc Thọ thái hòa


Cùng uống mừng chúng ta

Bảy tám mươi chẳng già

Qua bước khôn, bước dại

Nâng cánh cùng bay xa!


Nào! Uống nữa chớ ngơi

Hòa điệu nhạc không lời

Chén NGHĨA luôn đầy ắp

Chén TÌNH mãi không vơi!

XUÂN VÂN

Xuân cảm 

Mình người khách trọ đứng bên sông

Ngơ ngác nhìn con nước lạ dòng

Xuân đến mặc làn hương diệu hữu

Ta về cảm nhận ý chân không

Đôi bờ đâu biết! bờ hư thực

Một bến nào hay bến đục trong

Lệ nến chảy quanh vòng chữ vạn

Thương chi thể sắc đóa mây hồng

TRẦN LỮ VŨ

AI CÓ HAY!?

XUÂN sắc huyền hỏi ngã nặng

* Tặng cháu Kim Cúc

Và những người yêu quý thơ

TQ.

“…Lòng lòng đi đến chúa Xuân tươi

Bỗng thấy Xuân reo hớn hở cười

Thấy nhạc thơ, nghe Xuân… Én nhịp

Vương tơ Xuân, ríu rít… đôi mươi.

Nặng tình ai biết Xuân bao tuổi

Bao nghĩa ô hay Xuân khéo cười

Nỗi đợi còn chờ Xuân vẫn đợi

Sầu đầy: Xuân lắng tuyệt Ai ơi!?

Trần Văn Quang (RT, 4/1/2011)

Bất chợt Xuân về 

Xuân lại về rồi nữa đấy ư?

Ô hay không biết tự bao giờ

Cây mai trước ngõ hoa vàng óng

Chậu cúc bên thềm cánh mượt tơ

Rộn rã lòng người vương ý thắm

Xôn xao cảnh vật dậy hồng thơ

Bồi hồi tấc dạ như vang bóng

Một thuở thiếu thời rạng ước mơ…

THÙY DƯƠNG

Thì thầm cùng Xuân 

Xuân này xuân nữa đã bao xuân

Vẫn thắm tươi duyên vẫn mặn nồng

Nhặt cánh mai vàng đem ướp mộng

Thả vần thơ nhạc giữa dòng trong


Dẫu cuộc đời còn lắm đổi thay

Duyên tình còn lận đận chua cay

Chợt nàng Xuân đến ôi kỳ diệu

Thoáng chốc muộn phiền theo gió bay


Ơi hỡi! Này Xuân – Xuân biết chăng

Đêm dài cô quạnh vẫn mơ thầm

Chiều xuân vẫn đượm tình xuân thắm

Tóc bạc lòng son đẹp tháng năm


Xuân đến hoa xuân trổ lộc đầy

Hương đồng cỏ nội đẫm men say

Cho thơ nhuộm thắm ngàn hương sắc

Cho mộng tình nhân tay xiết tay

XUÂN VÂN

NHÀ THƠ ĂN TẾT 

Tết của nhà thơ thật sướng sao !

Chẳng lo bội thực, máu lên cao

Ba Mươi đón Tết, chung trà nhạt

Mồng Một mừng Xuân, chén rượu khào !

Đầu đất xoa xoa, ngâm ong ỏng

Bụng rau vỗ vổ, hát nghêu ngao !

Không mùi thịt mỡ, không nem, tré

Thoát tục, thành tiên tự thuở nào !

Tâm Nguyện

27/12/2010

Mừng Xuân Tân Mão 

Cánh mai vàng tống cựu nghinh tân

Én báo tin vui Tết đến gần

Tâm đắc dịu dàng trao nỗi nhớ

Hòa đồng vui vẻ đón nàng Xuân

Trèo non vượt dốc qua gian khổ

Lướt sóng ra khơi chẳng ngại ngần

Thân ái chúc mừng nhau hạnh phúc

Nguồn thơ rực sáng đỉnh phù vân

NGÀN PHƯƠNG

Người tha hương 

Khi nắng vàng còn đó
Người xa những dặm đường
Trông vời nhành lúa trổ
Em chờ anh trên nương

***

Xao xác điều trầm mặc
Chim xa từng tiếng ru
Ánh hồng chia muôn sắc
Xa anh bao mùa thu

***

Làn khói chiều tản mác
Dư hương về không trung
Bầy chim rừng xao xác
Đường về đâu mông lung

***

Xua mảng trời biên biếc
Nhớ em buồn bơ vơ
Bao lần rồi thua thiệt
Bao lần rồi ước mơ.

***

Xin từng cơn gió lốc
Chia những tâm hồn đau
Vang vọng nào tiếng khóc
Triền vai tà áo nâu

***

Chừng ấy năm lận đận,
Nhớ lửa hồng đêm sương
Mùi tro tàn vương vấn
Cho yên đời tha hương

Dương Lêh (2009)

Đặt hàng cuối năm 

Đừng ai chúc tớ có xe hơi

Chạy tìm chỗ đậu toát mồ hôi

Xăng lên ngày một, tiền đâu đổ ?

Chẳng lẽ sắm rồi để ngó chơi ?

Tớ chẳng mong ai chúc nhà lầu

Già rồi, gân mỏi, khó leo cao

Villa rộng lắm, lau không xuể

Chỉ cần nho nhỏ, có sân, rào

Ráng chúc làm sao tớ có nhà

Mặt tiền Quận 1 hoặc Quận 3

Chừng vài trăm thước, không cần lớn

Tớ đặt hàng rồi, quyết vậy nha!

Tâm Nguyện

31/12/2010

TRUYỆN KIỀU
(Câu 1528 - 1674)
 

Kể chi những nỗi dọc đường,

Buồn trong này nỗi chủ trương ở nhà:

Vốn dòng họ Hoạn danh gia,

1530. Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư.


Let’s not quote the various troubles he met along the travel,

Just have a look on his household and his first wife as well.

Born in a noble family, Hoạn Thư was the daughter,

Of a Home Minister, a man of great honor.


Duyên đằng thuận nẻo gió đưa,

Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày.

ở ăn thì nết cũng hay,

Nói điều ràng buộc thì tay cũng già.

1535. Từ nghe vườn mới thêm hoa,

Miệng người đã lắm tin nhà thì không.

Lửa tâm càng dập càng nồng,

Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa:

Ví bằng thú thật cùng ta,

1540. Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên.

Dại chi chẳng giữ lấy nền,

Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình?


Good chances had given them a fine occasion,

To know each other and get tied in a lifetime union.

Her behavior was so fair that no one would complain,

But dealing with problems, her reasonment would never fail.

Since she heard a new flower had bloomed in their garden,

Rumors came so often, but no news from her husband.

The more she kept down her heart fire, the hotter it rose,

“What an unfaithful frivolous man!”, she muttered,

If he had confessed everything to me, I would have tolerated the girl,

To deserve my superior rank and generous behavior.

I am not so stupid as not to keep my high personality,

No one would praise a wife for her wise jealousy!


Lại còn bưng bít giấu quanh,

Làm chi những thói trẻ ranh nực cười!

1545. Tính rằng cách mặt khuất lời,

Giấu ta ta cũng liệu bài giấu cho!

Lo gì việc ấy mà lo,

Kiến trong miệng chén có bò đi đâu?

Làm cho nhìn chẳng được nhau,

1550. Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên!

Làm cho trông thấy nhãn tiền,

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay.

Nỗi lòng kín chẳng ai hay,

Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.


“But he still keeps it concealed from me – such misdoings!

“Why is he playing such childish games that worth laughing?

“He thinks out of sight I couldn’t hear what people say?

“Well, if you keep hiding it from me, I shall help you with the best way.

“There is nothing to worry about”, she told herself,

“An ant on a cup bound cannot get out to anywhere else.

“You will see someday, face to face you can’t look at each other!

“She cannot raise her head, her wretched body tortured!

“Well, I shall let you see clearly in your open eyes.

“That he who plans to sell his boat will know my might!”

Thus she kept secret what she thought, no one could hear.

These rumors outsides, all were out of her deaf ears.


1555. Tuần sau bỗng thấy hai người,

Mách tin ý cũng liệu bài tâng công.

Tiểu thư nổi giận đùng đùng:

Gớm tay thêu dệt ra lòng trêu ngươi!

Chồng tao nào phải như ai,

1560. Điều này hẳn miệng những người thị phi!

Vội vàng xuống lệnh ra uy,

Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng.

Trong ngoài kín mít như bưng.

Nào ai còn dám nói năng một lời!


A week later, two people came asking to meet her,

They whispered some news in oder to gain some favor.

Just hearing, Lady then burst into a fury:

“Awful! Who has invented such stories to irritate me?

“My husband is not such type of frivolous men,

“Certainly this must be some mischievous attempt.

Then to show her power she ordered a punishment:

One got mouth beaten, the other, teeth broken

Since then no rumor came in an out of the house,

No one dared utter or whisper a word all about.


1565. Buồng đào khuya sớm thảnh thơi,

Ra vào một mực nói cười như không.

Đêm ngày lòng những dặn lòng,

Sinh đà về đến lầu hồng xuống yên.

Lời tan hợp nỗi hàn huyên,

1570. Chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng.

Tẩy trần vui chén thong dong,

Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra.

Chàng về xem ý tứ nhà,

Sự mình cũng rắp lân la giãi bày.


In her rosy room, day and night, she kept her smile blooming

Coming in and out as usual, talking, laughing.

Trying to keep down her anger that rose all the time,

Outside, Thúc already arrived, getting off saddle, quite tired.

To his welcome, her face brightened with happiness,

The warmer showed their love, the deeper their faithfulness.

A welcome dinner organized, happy cups of wine were shared,

But each one kept one’s own heart, not easy to share.

Back home this time, he wished to sound his wife’s feeling,

Also to find suitable time to confess everything.


1575. Mấy phen cười nói tỉnh say,

Tóc tơ bất động mảy may sự tình.

Nghĩ đà bưng kín miệng bình,

Nào ai có khảo mà mình đã xưng?

Những là e ấp dùng dằng,

1580. Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.

Có khi vui chuyện mua cười,

Tiểu thư lại giở những lời đâu đâu.

Rằng: Trong ngọc đá vàng thau,

Mười phần ta đã tin nhau cả mười.

1585. Khen cho những chuyện dông dài,

Bướm ong lại đặt những lời nọ kia.

Thiếp dù bụng chẳng hay suy,

Đã dơ bụng nghĩ lại bia miệng cười!


So many times half drunk half awake, they laughed and talked openly

But never did she mention the least thing about his frivolity.

“Well”, he thought, “she has decided to shut up my jar as she likes,

“Why would I confess everything when no one inquires?

So many times he felt confused and hesitating,

For fear of shaking the whole forest by pulling a single string(1)

Once ,they were joking and laughing joyfully.

When she suddenly stopped and turned to other stories :

“My Lord, for jade and stone or gold and brass(2), it doesn’t matter,

As ten out of ten(3), we’re already believed in each other.

But I don’t know why there are still some idle people,

Who invented stories about your frivolity to get me in trouble.

I really do not want to stir my mind with those vile grossips;

Not only to dirty my heart, but mockery is worse than mischief!


Thấy lời thủng thỉnh như chơi,

1590. Thuận lời chàng cũng nói xuôi đỡ đòn.

Những là cười phấn cợt son,

Đèn khuya chung bóng trăng tròn sánh vai.

Thú quê thuần hức bén mùi,

Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô.

1595. Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ,

Một màu quan tái mấy mùa gió trăng.

Tình riêng chưa dám rỉ răng,

Tiểu thư trước đã liệu chừng nhủ qua:

Cách năm mây bạc xa xa,

1600. Lâm Tri cũng phải tính mà thần hôn.

Được lời như cởi tấc son,

Vó câu chẳng ruổi nước non quê người.


Those light warning words made him feel less worried,

He drove his talk gently to avoid critical hits.

Then beside her make-up beauty they laughed and joked day and night,

By lamplight mixed their shadows, side by side in full moonlight.

Homeland pleasures soon attracted the young man with ease,

But the golden well was already strewed with a few yellow leaves(4).

He felt missing those adventurous days in open sight,

Longing for nice seasons of sweet breeze and moonlight.

This idea he dared not whisper to his wife,

Yet she seemed already to have read it in his mind.

“My Dear”, said she, “It has been a year since you left old father,

“To look after him in his old age, you should have gone home sooner,

At these words, Thúc felt his heart released happily,

Getting on saddle, he rode on through nice sceneries of a strange country.

-------------

(1) Vietnamese saying: “To pull a string, you may shake the whole forest”

(2) Jade and stone, gold and brass: symbols of suspicion. When buying jade or gold, you have to make a test, to be sure jade is not stone or gold is not mixed with brass.

(3) Absolutely

(4) Autumn had already begun


Long lanh đáy nước in trời,

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.

1605. Roi câu vừa gióng dặm trường,

Xe hương nàng cũng thuận đường quy ninh.

Thưa nhà huyên hết mọi tình,

Nỗi chàng ở bạc nỗi mình chịu đen.

Nghĩ rằng: Ngứa ghẻ hờn ghen,

1610. Xấu chàng mà có ai khen chi mình!

Vậy nên ngảnh mặt làm thinh,

Mưu cao vốn đã rắp ranh những ngày.

Lâm Tri đường bộ tháng chầy,

Mà đường hải đạo sang ngay thì gần.

1615. Dọn thuyền lựa mặt gia nhân,

Hãy đem dây xích buộc chân nàng về.


Cloudy sky reflected in clear water so bright,

Blue smoke covered fortress, green mountains bathed in yellow sunlight.

No sooner had he struck his first whip starting his long travel,

Than straight to her mother’s residence her carriage wheels rolled as well.

She told the old lady everything about her dear husband,

From his unfaithfulness to her bitter sufferance.

“If I felt irritated and yielded up to jealousy”, said she,

“This would bring a shame to him, and no one would praise me!

“That’s why I turned my face away and kept silent,

“But I have plotted a scheme ready for use this moment.

“From here to Lâm Tri, it takes long time by land,

“But by sea, we can go more quickly, so I’ve planned

“To have a boat with two bold servitors sailing out,

“They will tie her legs with rope and take her to my house.


Làm cho cho mệt cho mê,

Làm cho đau đớn ê chề cho coi!

Trước cho bõ ghét những người,

1620. Sau cho để một trò cười về sau.

Phu nhân khen chước rất mầu,

Chiều con mới dạy mặc dầu ra tay.

Sửa sang buồm gió lèo mây,

Khuyển ưng lại chọn một bầy côn quang.

1625. Dặn dò hết các mọi đường,

Thuận phong một lá vượt sang bến Tề.


“I shall get her quite exhausted and faint,

“I shall let them know the most shameful pain!

“First I want to satisfy my hatred and anger,

“Then to let them be fun for mockeries of everybody later.”

“What a wise plot you’ve planned, my daughter!”, praised the old lady,

Who then help her daughter to get everything ready.

A small sailing boat well prepared for a special circumstance,

With a band of selected hooligans, well experienced.

Everything well schemed was recommended in details,

Straight to Tề seaport catching the wind, they set sail.


Nàng từ chiếc bóng song the,

Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu.

Bóng đâu đã xế ngang đầu,

1630. Biết đâu ấm lạnh biết đâu ngọt bùi.

Tóc thề đã chấm ngang vai,

Nào lời non nước nào lời sắt son.

Sắn bìm chút phận cỏn con,

Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?

1635. Thân sao nhiều nỗi bất bằng,

Liều như cung Quảng ả Hằng nghĩ nao!

Đêm thu gió lọt song đào,

Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời.


Back to her flowery curtained window, with her own shadow,

Kiều was puzzled with burdens of multiple sorrows…

Those mulberry trees’ shadows now must have covered her parent’s heads,(5)

She wondered who was taking care of them during cold days and sickness,

The hair lock cut for her oath had grown reaching her shoulder,

So many solemn words and loving whispers resounded in her!

Now a small convovulus climbing round a tree,(6)

How could she believe in a love union that lasted happily?

Oh! Why did she have to suffer so many kinds of disgrace?

She would rather be lonely like Hằng Nga (7) in her lunar cold place.

An Autumn night breeze slid though her rosy curtain,

Half a disc of waning moon and three stars twinkling in the sky again.

-------------

(5) They were getting older with their backs bending lower

(6) Kind of creeping plant, refered to a concubine’s lot

(7) Hằng Nga: a beautiful young lady, Queen of the moon palace as described in a legendary story. She lived alone her with a small boy named Cuội, a liar boy who had been exiled to the moon as Heaven’s punishment.


Nén hương đến trước Phật đài,

1640. Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân.

Dưới hoa dậy lũ ác nhân,

Ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra.

Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,

Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.

1645. Thuốc mê đâu đã rưới vào,

Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì.

Vực ngay lên ngựa tức thì,

Phòng đào viện sách bốn bề lửa dong.

Sẵn thây vô chủ bên sông,

1650. Đem vào để đó lộn sòng ai hay?


With some incense sticks in hands, she went to the Heaven shrine,

But she hadn’t finished her whole hearted prayers when outside,

Under flowers appeared a band of wild gangsters,

Like wicked demons noisity shouting, yielling at her!

Over the yard, they withdrew bright swords which blurred her eyes,

Deadly frightened, she had not known what happened in sight,

When already they sprinkled some anesthetic over her face,

Then took her on horse back, still dreaming, and started a race.

Then rosy chamber, study room and everything were set on fire!

There was an unknown woman corpse on the riverside near by,

They picked it up and threw it on the fire, near her window,

To replace the beautiful girl, anyone would know?


Tôi đòi phách lạc hồn bay,

Pha càn bụi cỏ gốc cây ẩn mình.

Thúc ông nhà cũng gần quanh,

Chợt trông ngọn lửa thất kinh rụng rời.

1655. Tớ thầy chạy thẳng đến nơi,

Tơi bời tưới lửa tìm người lao xao.

Gió cao ngọn lửa càng cao,

Tôi đòi tìm đủ nàng nào thấy đâu!

Hớt hơ hớt hải nhìn nhau,

1660. Giếng sâu bụi rậm trước sau tìm quàng.

Chạy vào chốn cũ phòng hương,

Trong tro thấy một đống xương cháy tàn.


Meanwhile the house servants, deadly frightened, ran around

To take refuge behind bushes and tree feet near the house

Old Thúc, who lived not far away, got terrified,

Seing those smoke columns and fire rising so high

Together with his servitors, he rushed out to the place,

They hurried to pour water and search for the victim at any rate,

But the stronger blew the wind, the higher rose the fire,

All the servants were found, but their mistress they could not find!

They started at one another, their hearts stirred with anxiety,

Again they search everywhere, deep wells, thick bushes, and finally,

They came to the place of her perfume chamber window,

Among the ashes, they found a heap of burned bones!


Tình ngay ai biết mưu gian,

Hẳn nàng thôi lại còn bàn rằng ai!

1665. Thúc ông sùi sụt ngắn dài,

Nghĩ con vắng vẻ thương người nết na.

Di hài nhặt gói về nhà,

Nào là khâm liệm nào là tang trai.

Lễ thường đã đủ một hai,

1670. Lục trình chàng cũng đến nơi bấy giờ.

Bước vào chốn cũ lầu thơ,

Tro than một đống nắng mưa bốn tường.

Sang nhà cha tới trung đường,

Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên.


How could those genuine souls think it a cruel trickery?

There was no suspicion, no one argued, it’s her certainly!

Old Thúc could not hold his tears, feeling pity for his son,

Who was far from home, and the virtuous young woman.

He had the remains well collected, carried home with great care,

Put in coffin and as a funeral, ritual ceremories were prepared,

Some customary ceremories were well achieved when outside,

Through his travel by land Thúc already arrived,

He came to his house and found a heap of ashes and charcoal,

Surrounding stood bare walls to sun and rain exposed!

He came to his father’s house and saw in the central place,

An altar with a tablet on which was written Kiều’s name.

(To be continued)

THÙY DƯƠNG

HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH
CỦA VŨ PHẠM HÀM
LỜI BÌNH CỦA XUÂN DIỆU
 

Trong không khí đón chào Xuân mới trên đất nước thân yêu, chúng ta cùng nhau đến viếng “Nam Thiên Đệ Nhất Động” là Hương Sơn (nay thuộc Hà Nội) qua bài hát nói dài nhất - bài thơ Nôm duy nhất của Tam nguyên Vũ Phạm Hàm (Phạm Vũ Hàm).

Chùa Hương là một trong những danh thắng nổi tiếng nằm trong khu di tích danh thắng Hương Sơn, thuộc địa phận huyện Mỹ Đức. Từ Hà Nội đi ô tô qua quận Hà Đông, tới Vân Đình, đến Bến Đục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền trên dòng suối Yến chừng 3km rồi đi bộ vào chùa. Ai không muốn ngồi thuyền, có đường bộ xuyên qua rừng mơ. Khoảng cách Hà Nội – chùa Hương là 70km.

Phong cành Hương Sơn rất hấp dẫn: núi cao, rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hòa, như có sự xếp đặt tài tình giữa một vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn.

Lễ hội chùa Hương hàng năm diễn ra từ ngày 6 tháng giêng đến 15 tháng 3 âm lịch. Trong dịp Lễ hội, hàng chục vạn người đến lễ chùa thăm cảnh đẹp của núi non, hang động, cầu may, cầu phúc. Các ngôi chùa nằm rải rác trên nhiều địa hình của rừng núi Hương Tích. Người Việt Nam và du khách muôn phương ham thích đi chùa Hương để lễ Phật và được hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ.

HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH

CỦA TAM NGUYÊN VŨ PHẠM HÀM

Hựu hà tất bồng châu doanh hải

(Cứ gì nơi Bồng châu - nơi Tiên ở - mới có cảnh đẹp)

Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan

Người tai mắt, chốn nhân gian

Ai chẳng đến Hương Sơn thì cũng tục

Kể từ lúc bước lên đò Đục

Liếc mắt trông đà mãn mục vân sơn

Lần theo một giải thanh tuyền. . .

Nào ngư phủ nhập Đào nguyên âu cũng thế

Mặt trời gác bóng cây xế xế

Tản vân in đáy nước rành rành

Chim trời mấy chiếc lênh đênh

Cây mai thụ rập rềnh năm bảy lá

Chú tiều tử ruổi rong bến đá

Lũ ngư ông quẩy cá qua cầu

Cỏ cây san sát một màu

Núi trước núi sau mình ở giữa

Đoàn mục thụ bóng chiều vừa ngả

Dắt trâu về lả tả đầu ghềnh

Trong hang sâu thăm thẳm một mình

Thế mới biết Sơn Thủy hữu tình là chốn ấy

Rừng một giải càng trông càng thấy

Núi mờ xanh từng dãy ngất non thiêng

Kìa núi Gà, núi Tương. Núi Trống, núi Chiêng

Chưa qua núi lại thấy đò bên cạnh núi

Thoạt trông thấy biết đâu mà hỏi

Cầu đăng tiên nọ chốn đăng doanh

Gót in đá biếc xanh xanh

Lòng trần tục bỗng không, thanh thản nhẹ

Cao chót vót mấy tầng cổ sái

Ấy chi chi nọ trái Thiên Trù

Trăng trong gió mát một bầu

Ngắm phong cảnh Bồng hồ đâu đó tá?

Động đào đã dang tay mở khó

Càng nhìn lâu càng rõ càng xinh

Cây xanh xanh mà đá cũng xanh xanh

Xuống một núi lại trèo quanh một núi

Nước công đức trong ngần không chút bụi

Đường lên tiên đây là suối Giải Oan

Thảnh thơi bạch thạch thanh tuyền

Thế mới biết thần tiên là diệu thú

Thơ rằng:

“Bộc bố khê lưu, sơn diệc vũ” (Suối tuôn, lụa giải, non vờn múa)

“Nhân thanh cốc ứng, thạch năng ngôn”

(Người gọi, hang thưa, đá nói năng)

Trông lên chòi nhỏ con con

Mình ta đã chon von trên đỉnh núi

Đứng núi nọ tưởng núi kia là cuối

Bước chân lên đường núi vẫn không cùng

Trèo qua một nhịp Trấn song

Đấy mới thực quần phong chi đệ nhất

Miệng niệm Nam-mô A-di-đà Phật

Mảng vui chơi mà quên phắt đường xa

Quả mơ non với nước mơ già

Trong chân cảnh ngẫm ra chân vị

Trong bụi rậm đàn chim thỏ thẻ

Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ

Lá vàng man mác ngẩn ngơ

Tam quan đã tờ mờ đâu đó phải?

Chân bước đi mặt còn ngoảnh lại

Ước gì đường dài mãi thì hay

Nào ngờ tiên lĩnh trời xây

Lối vào đã vén mây trông rõ

Vạn trạng thiên hình vô số

Vẫn hãy còn giấc ngủ lơ mơ

Xanh như mây mà đá vẫn trơ trơ

Trên vách phấn tờ mờ treo giá áo

Này Kho tiền, này Kho bạc

Này buồng tằm, này Lẫm gạo

Phật Quan Âm thiên tạo một tòa

Bốn bề như gấm như hoa

Đó ai lấy nhân công mà vẽ được

Dưới cầu Bạch trong veo đáy nước

Núi Bình phong đứng trước Phật đình

Chim gõ mõ, vượn tụng kinh

Giục lòng khách năm canh chải chuốt

“Dục đáo Hương Sơn bất khả ước”

(Muốn đến Hương Sơn không hẹn trước)

Khen cho người đến trước cũng là tiên

Ai ơi chẳng đến cũng hèn!

(In lại theo bản của Trần Trung Viên: Văn Đàn báo giám,

Bản in lại của NXB Văn Học Hà Nội, 1998)

LỜI BÌNH “HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH” CỦA THI SĨ XUÂN DIỆU (Trích trong “Chùa Hương – Tập thơ”của tỉnh Hà Sơn Bình, 1985).

Mặt trời gác bóng cây xê xế

Tản vân in đáy nước rành rành

Chim trời mấy chiếc lênh đênh

Cây mai thụ rập rềnh năm bảy lá...

Đó là VŨ PHẠM HÀM, mà theo ý tôi, là người có những câu thơ hay nhất về cảnh HƯƠNG SƠN. Cái xúc cảm chi phối cả bài thơ, là cảm giác ‘lâng lâng’; mấy câu trên đây nói mây nổi ở dưới nước, chim nổi ở trong không khí, lá mơ bơi ở giữa không gian (do vì gió thổi); xuống dưới lại nói thêm cái ‘lâng lâng’:

Gót in là biếc xanh xanh

Lòng trần tục bỗng không, thanh thản nhẹ.

Dưới nữa cũng ‘lâng lâng’:

Cây xanh xanh mà đá cũng xanh xanh

Xuống một núi lại trèo quanh một núi...

Gần về cuối vẫn ‘lâng lâng’:

Trong bụi dặm đàn chim thỏ thẻ

Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ

Lá vàng man mác ngẩn ngơ ...

Lá rập rềnh, lá man mác, rõ là lá ở trên khoảng trời thanh nhẹ: ở đây thực cũng như mộng, rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao, cho nên hỏi: “Cao chót vót mấy tòa cổ sái - Ấy chi chi nọ trái Thiên Trù”. Rồi lại hỏi: “Lá vàng man mác ngẩn ngơ – Tam quan đã mờ mờ đâu đó phải”. Những đoạn hay của bài thơ VŨ PHẠM HÀM đến bây giờ vẫn còn rất trẻ. Câu kết bài thơ: “Ai ơi chẳng đến cũng hèn”. Vô tình Tác giả nói một hoàn cảnh, một tâm lý của xã hội rằng: trong xã hội cũ, số người ngại khó, cho là đường đi chùa Hương gian nan vất vả quá (!) chẳng phải là ít đâu.

(Tham khảo: sách Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm,

NXB Văn hóa-Thông tin Hà Nội, 2009)

PHẠM VŨ


NHỮNG TRÒ CHƠI ĐẶC BIỆT
TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN
 

(Trích trọng Phụ lục “Trẻ em chơi, Trò chơi trong những dịp đặc biệt”

do tác giả Toan Ánh và Nguyên Từ hợp soạn)

Học giả Toan Ánh trong phần kết luận của “Trẻ em chơi,…” đã nói:

“Nuôi con không phải chỉ cho các em ăn học mà còn phải hướng dẫn các em giải trí, chính qua các trò chơi mà các em làm quen dần với cuộc sống; phát triển cơ thể, mở mang tâm hồn và hình thành từ từ tính hạnh”.

Các trò chơi mộc mạc cổ truyền hàng ngày hoặc trong những dịp lễ tiết hội hè với những tập tục hay đẹp đã diễn ra một cách tự nhiên trong sự vui chơi hàng ngày hay trong sự tham dự hết mình vào các dịp trên, trong suốt những năm tháng ấu thơ và niên thiếu của trẻ em VN, đã có ảnh hưởng nhất định trên tinh thần các em và góp phần xây dựng nên những con người VN hiền hòa, cần cù, tốt bụng nhưng quả cảm, biết hy sinh, nghiêm khắc với bản thân mà lại rộng lượng với mọi người, biết chia sẻ và yêu thương đồng loại, vô cùng tự hào về nòi giống rất anh hùng khi bảo vệ sự độc lập của non sông, và lại còn rất phục thiện, biết tiếp nhận có chọn lọc những cái hay, cái đẹp từ mọi nơi để làm phong phú thêm nền văn hóa vốn đã rất đặc sắc của dân tộc. Vì thế chúng ta cần cố gắng bảo tồn và phát triển những trò chơi cổ truyền thường ngày và trong những dịp lễ, Tết, hội hè với những tập tục hay đẹp của dân tộc để giữ vững những tính chất đặc biệt nói trên của người VN, để bảo vệ tinh thần vừa luôn luôn tinh khôi vừa sẵn sàng tiếp thu những gì là điều hay lẽ phải, là thuộc chân, thiện, mỹ của “trẻ thơ VN khi đi vào tuổi thành niên” vì đã được sống suốt từ bé trong sự bảo vệ của tôn giáo và thuần phong mỹ tục qua các trò chơi dân gian thường ngày và trong các dịp lễ tết, hội hè nói trên.

Ngày nay với sự phát triển về khoa học, với sự hội nhập toàn cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa… qua sự gia nhập các tổ chức vùng và quốc tế, chúng ta đã có nhiều thay đổi trong xã hội; và sự thay đổi trong lãnh vực trẻ em chơi cũng không phải là ngoại lệ. Trò chơi trẻ em nay phong phú, đa dạng và tiến bộ; về phương diện đồ chơi, rất đẹp, nhiều mẫu mã tinh xảo, nhiều màu sắc… là những mô hình làm phát triển trí thông minh và óc nhận xét của trẻ em: đồ đạc vật dụng trong nhà trông giống y như thật, chỉ khác về kích thước nhỏ bé hơn (đồ bếp núc, tủ lạnh, ti vi, bếp gas, máy xay sinh tố…), giúp các em phát triển trí óc nhận xét, phân biệt được công việc và nhiệm vụ của người lớn và bắt chước làm một cách vui thích; những máy móc đồ chơi cũng rập khuôn về hình thức và một số chức năng sơ đẳng (máy vi tính, quạt máy, xe hơi, máy bay các loại, có cả một đường ray và hệ thống ga và xe lửa, phi trường tự động… hoặc điều khiển bằng điện tử; ngay cả trò chơi của trẻ em dưới 1 tuổi cũng có bấm nút có nhạc khiến trí tuệ của trẻ em được phát triển sớm hơn; những phim ảnh nhất là các phim hoạt hình, ca nhạc hợp với tính năng động của tuổi thanh thiếu niên nhi đồng. Những trò chơi mới như lắp ráp, ghép hình, chơi game trên máy vi tính như chơi bài, chơi cờ mà không cần ăn thua về tiền bạc hoặc nhiều loại khác rất náo nhiệt, rất vui vẻ hào hứng qua đó giúp phát triển trí thông minh, óc phán đoán, sự nhanh nhẹn trong phản ứng. Tuy nhiên, lại có các cái hại khác, và nếu không được phụ huynh theo dõi đúng mức thì các em sẽ đam mê chơi mà xao lãng việc học hành, hại sức khỏe (dán mắt nhìn trên màn hình quá 2 giờ trong một ngày có thể làm hại mắt, hại tim, run tay, sinh bệnh tiểu đường, cao huyết áp, đau dạ dày, bệnh gan…). Ngoài ra, còn xuất hiện các trò chơi game online (Võ lâm truyền kỳ…) cùng với các trò chơi chat với webcam (website with camera), blog trên mạng Internet… thì sự tai hại có nhiều hơn lợi ích: tuổi thơ trẻ em đã bị rút ngắn, các em từ tuổi tranh cốm đã có thể tải (download) từ trên mạng xuống nhiều kiến thức tai hại không cần thiết đối với tuổi các em. Các em đã quá già dặn về tâm lý, về hiểu biết đối với số tuổi. Các trò chơi chém giết thường xuyên và dễ dàng trong các game online, tạo cho các em trở thành những con người mê mẩn, vô tình, tàn ác (Báo Pháp Luật đã đưa tin một em đã giết bà chủ nhà nhét xác vào gầm giường để đoạt 2 triệu đồng lấy tiền chơi game tiếp vì trong trò chơi Võ Lâm trên mạng em đã giết 100 người giả định rồi, nay theo em giết thêm một người (thật) nữa cũng chả có nghĩa gì!!! hoặc một nữ sinh viên năm thứ hai đại học làm quen với một thanh niên Iran hứa hẹn yêu thương rồi bị anh chàng này bay sang Việt Nam đòi cưới, bất chấp sự lo ngại và năn nỉ của cha mẹ cô gái (xin để cô học hết cử nhân trong hai năm nữa vì còn quá trẻ để nói chuyện đám cưới xa gia đình). Anh ta đã nói thẳng thừng “Tôi tốn tiền bay sang Việt Nam không phải để chơi” và hai hôm sau thì bắt cóc cô gái không biết đưa đi đâu! Có lẽ là bán cho một tổ chức buôn người quốc tế!!! Rồi chuyện dùng blog cá nhân để đưa những bài viết, những hình ảnh tồi tệ (trường hợp một ký giả biến chất làm với một ca sĩ). Lại còn trường hợp một sinh viên đưa hình ảnh quan hệ phòng the giữa mình và người tình là một diễn viên điện ảnh khi cô gái còn là một vị thành niên để làm nhục nhau, bêu xấu nhau).

Chúng ta đứng trước một lớp thanh thiếu niên hoặc có đôi chút kiến thức hoặc kể cả đã tốt nghiệp đại học nhưng không có một chút ý thức về đạo đức, về nhân tính, về tâm linh... (điển hình như thủ lãnh một băng cướp trên nhiều tỉnh, thành phố đã tốt nghiệp đại học; trường hợp một kiến trúc sư đã giết người tình, chặt thành nhiều mảnh, đem vứt nhiều nơi). Họ đều là con nhà tử tế (kẻ giết bà chủ nhà đoạt 2 triệu để chơi game là con út một gia đình mà cha mẹ và các anh chị đều là nhà giáo), con nhà danh giá (thủ lãnh băng cướp tốt nghiệp đại học là con của một nữ trung tá công an) hoặc chỉ là lớp người bần cùng (hai vợ chồng công nhân nghèo khổ vì muốn có tiền mà giết một công nhân lớn tuổi để cướp xe (tin Tuổi trẻ Online) nhưng lại không có một chút ý thức nào về tình nghĩa, về đạo đức, về tôn giáo, vô cảm và tàn nhẫn sẵn sàng phạm những sai trái, những tội ác có khi tày đình, trộm cắp, cướp của giết người, buôn lậu, làm ma cô dẫn khách, hoặc mặt rô, tham nhũng, ma túy, buôn người, tham gia các tệ nạn xã hội). Đây là một sản phẩm tất yếu của một xã hội với nhiều thứ chưa hoàn chỉnh: giáo dục, lương bổng, cơ chế công quyền nhiều nơi đang trên đường cải tổ, cộng vào đấy có sự tiếp tay của các trò chơi chưa được kiểm soát và hướng dẫn đúng mức (một số loại đồ chơi cần được giới hạn vì tính chất nguy hiểm khi chơi, vì tạo tính ham chém giết như các đồ chơi về vũ khí, chiến tranh, đao kiếm, cung tên, bút hồng ngoại…), một số phim ảnh xấu phổ biến do các cơ sở truyền thông công cộng (báo chí, sách, truyền hình...) nêu ra nếp sống bừa bãi, buông thả (quan hệ tình cảm tạm bợ, sống thử, chị em yêu nhau, mẹ yêu con, có con trước khi cưới…) không hợp với tập tục Việt Nam.

Trên đây là những tác dụng xấu, tốt trên tinh thần trẻ em (là các công dân VN tương lai), trên tính hạnh của các em. Sở dĩ, sự kiện này xảy ra quá tồi tệ là vì các em ngày nay không được bảo vệ chống lại những thói hư tật xấu, những tính nết độc ác gian tham bằng hàng rào của hệ thống đạo đức xã hội và gia đình, của những tập tính về tín ngưỡng, về tâm linh như các em ngày xưa qua các trò chơi cổ truyền mang tính chất đạo đức có chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng và tập tính về tâm linh. Chính những yếu tố này là những hàng rào ngăn chặn các em khỏi sa vào tội phạm, vào sa đọa.

Chính vì thế mà chúng ta cần cố gắng phục hồi những trò chơi cổ truyền của trẻ em Việt Nam. Nhân dịp Tết đến (Tết nguyên đán), chúng tôi xin ghi lại đây các trò chơi này trong dịp đặc biệt đầu năm mới.

TRÒ CHƠI CỔ TRUYỀN VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Có rất nhiều trò chơi vào dịp Tết để các em vui chơi và tận hưởng những ngày vui vẻ tươi đẹp và thoải mái của mùa xuân thời niên thiếu. Có thể chia ra làm bốn loại:

1. Những trò chơi thực sự.

2. Các công việc phụ giúp bố mẹ, gia đình chuẩn bị Tết cũng làm các em vui thích và cũng được coi như những trò tiêu khiển của các em trong dịp Tết.

3. Các loại cờ và bài bạc các em được phép chơi trong mấy ngày Tết.

4. Những buổi Tết tại nhà hoặc tại chùa, đình, đền… mà các em là thành phần tham dự tích cực và đầy hào hứng, để lại nơi các em những kỷ niệm tốt đẹp, thật vui vẻ và sâu đậm khó quên có ảnh hưởng trên sự hình thành tính nết các em sau này.

Ghi chú: Do giới hạn của trang báo, chúng tôi chỉ xin nói chi tiết về hai mục đầu. Hai mục sau sẽ xin gởi tới quý độc giả vào một số báo khác.

A. NHỮNG TRÒ CHƠI THỰC SỰ:

1. Chơi pháo chuỘt

“Tết về nhớ bánh chưng xanh

Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn gà”

(Bàng Bá Lân)

Những tràng pháo chuột cũng giống như tràng pháo của người lớn nhưng với những chiếc pháo bé xíu để trẻ em đốt mà không nguy hiểm và có thể chơi suốt ngày mà không gây quá ồn ào.

2. đi chỢ tẾt trẺ con và chơi tranh tẾt, chơi con giỐng tẾt, tưỢng đẤt tẾt.

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Om thòm trên vách bức tranh gà

(Tú Xương)

Ở nhà quê, thường vào những ngày giáp Tết có một buổi chợ dành riêng cho trẻ em gọi là chợ trẻ con, tại đó các em có thể tha hồ lựa chọn các bức tranh Tết (tranh gà gáy sáng, tranh lý ngư vọng nguyệt, đám cưới chuột, tranh thầy đồ cóc, tranh đàn lợn mẹ con, tranh Thạch Sanh bắn đại bàng, tranh Hai Bà Trưng đuổi quân Tô Định, tranh Trần Hưng Đạo đáng thắng quân Nguyên, tranh tiến tài, tiến lộc, Vũ đinh, Thiên Ất…) để mà về dán đầy tường, đầy vách; chọn các con giống Tết mầu sắc lòe loẹt nặn bằng đất sét, tô mầu: nào các ông Phỗng, các con vịt, chim, trâu, ngựa, lợn, gà… để bầy chơi ngày Tết.

Ở tỉnh cũng có những hàng bán tranh Tết, con giống Tết dọc đường phố để các em mua.

3. Chơi CON HEO ĐẤT, ĐỂ DÀNH TIỀN MỪNG TUỔI (LÌ XÌ).

Em nào cũng được cho một con lợn đất để đựng tiền lì xì có trong mấy ngày Tết.

4. Múa đẦu lân. (đầu lân chỉ có một sừng, còn đầu sư tử có hai sừng),ĐÁNH TRỐNG ẾCH DIỄN VAI ÔNG ĐỊA (ngày nay là trống tây có dây đeo vào vai và bằng sắt tây sơn màu).

Các em miền Nam thường chơi nhiều hơn vào dịp Tết nguyên đán. Các em họp một nhóm thường gồm: hai em đánh trống (có dây đeo trước ngực), hai em múa lân: một em đội đầu kỳ lân và một em nắm đuôi vải vừa chạy vừa múa vừa nhẩy lên nhẩy xuống, một em đeo mặt nạ ông Địa cầm quạt múa, một số em khác đi theo reo hò cổ vũ.

5. Chơi pháo bông còn gỌi là pháo giây pháo hoa cà hoa cẢi: Đó là loại pháo giây, quấn bằng giấy bản mỏng nhuộm hồng, khi đốt trẻ em cầm quay vòng tròn tạo thành một vòng tròn sáng rực rỡ trong bóng đêm. Trước sân nhà ngày Tết, giáp Tết và sau Tết, các em thường tụ thành nhóm chơi pháo giây làm sáng cả một góc sân, cùng nhau reo hò rất vui vẻ. Sau này, trước khi có lệnh cấm đốt pháo, các cửa hàng cũng có bán những que pháo bông cho các em đốt. Tuy nhiên về sau này ở thành phố tại những khu bình dân, nhà cửa san sát nhau, đốt pháo quá mức gây ô nhiễm môi trường và chơi pháo bông (nhất là loại pháo thăng thiên của Trung Quốc) dễ gây hỏa hoạn nên nhà nước ra lệnh cấm đốt pháo; không còn tục chơi pháo tại nhà tư nhân ngày Tết nữa mà Tết chỉ còn đốt pháo bông tập trung do nhà nước thực hiện, các em lại có thú vui mới là đi xem đốt pháo bông, hoặc cùng gia đình ngồi quây quần xem đốt pháo bông trên tivi.

6. Chơi pháo nhỊ thanh, tam thanh : khi đốt viên pháo nổ bắn tung ra một viên con lên trời, rồi viên con mới nổ (pháo nhị thanh); hoặc khi đốt có một viên pháo tung lên trời rồi thêm một viên pháo văng ngang, hai viên pháo này lần lượt nổ tiếp (pháo tam thanh).

7. PhỤ cha mẸ bôi mẬt vào miỆng lò mỚi thay: nhân dịp Tết ông Công với tin tưởng rằng ông Công ăn mật ngọt về trời sẽ chỉ báo cáo những điều tốt lành về gia đình với Thượng Đế, do đó sang năm mới gia đình sẽ gặp nhiều may mắn hơn.

8. ThẢ cá chép sỐng (ba con) ra sông hoẶc hỒ, ao gẦn nhÀ:

Sau lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời, các em cùng cha mẹ hoặc người nhà đem ba con cá chép sống (những con cá mà mẹ mua về để cúng dâng Táo quân làm phương tiện về trời) đi thả ra sông, hồ hoặc ao, lạch… gần nhà.

9. Cò bay ngỰa chẠy và tỤc đỐt pháo tiỄn táo quân vỀ trỜi lúc hóa vàng sau lễ cúng Táo quân;

Có gia đình thì cúng Táo quân ba con cá chép hoặc cá hồng nhưng là con cá đã được nhồi đầy bụng thịt nạc răm băm trộn với bột tiêu sọ hành hoa, miến (bún tàu), hạt sen băm nhỏ, nấm hương, mộc nhĩ thái chỉ, băm nhuyễn ướp với mắm muối cho ngon lành vừa miệng. Tất cả (các cá có nhồi nhân) được đem chiên thơm phức rồi đem hấp cách thủy cho nhân chín kỹ, sau đó thả vào nước sốt cà chua có pha chút bột năng sền sệt và một chút đường, rắc thêm tiêu; có thêm những chiếc mộc nhĩ nhỡ (nấm tai mèo) nở xòe, kèm các sợi miến (bún tàu) trắng phau, loại miến song thần tuyệt ngon của vùng Bình Định (làm từ đậu xanh thượng phẩm), kèm thêm vài cánh hoa Hiên, ít vỏ quít khô và gừng thái chỉ. Món cá được bày lên đĩa trũng lớn xung quanh có xếp rau xà lách hoặc rau diếp xanh xen kẽ những khoanh cà chua đỏ thật vui mắt, trên mình cá là hai chiếc bông xanh tỉa cong xòe hai đầu bằng hai khúc thân hành lá (phần kèm củ hành), dài độ một ngón tay, ½ (nửa) dưới trắng (củ), ½ trên xanh (lá), ở giữa hai khúc hành tỉa là một quả ớt lớn đỏ tươi cũng tỉa thành bông hoa năm cánh trông rất có duyên, lác đác trên mình cá còn vài cọng ngò tươi (mùi ta). Nằm xung quanh mình cá, chìm trong nước sốt lẫn vào đám mộc nhĩ, hoa hiên và miến là những viên mọc nhỏ (nguyên liệu giống như nhân trong bụng cá). Đĩa cá trông thật tuyệt đẹp và mùi thơm bốc lên thật ngon, thật hấp dẫn. Các em nhìn mà nuốt nước miếng, thèm ơi là thèm! (Tôi nhớ ngày xưa khi còn mẹ, mẹ tôi làm món này vừa thơm ngon lại bày biện vừa đẹp mắt khiến mỗi lần Tết ông Công đến tôi nhớ lại mãi không quên, một cảm giác man mác, nao nao nơi tôi lại dâng trào: hình ảnh mẹ tôi tươi cười với món cá nhồi thịt tuyệt hảo cùng gia đình cha mẹ, con cái đoàn tụ ngày Tết đầm ấm, rất đỗi vui vẻ, nay còn tìm đâu thấy nữa!... Cha mẹ thì đã mất hết cả rồi, còn 1/2 số anh chị em thì đi sinh sống tại những phương trời xa xôi!...)

Món cá tuyệt vời này được dâng cúng Táo quân cùng một đĩa bún và hộp mứt thèo lèo (mứt trứng chim trắng muốt pha một vài hột nhuộm màu hồng với kẹo lạc, kẹo vừng), trầu cau, hoa quả, trà, rượu, vàng mã và nhất là gia đình nào cũng có giấy cò bay ngựa chạy cúng Táo quân làm phương tiện về trời. Trên bàn thờ Định phúc Táo quân, hoa tươi rực rỡ, đèn nến sáng trưng, trầm hương nghi ngút ngát thơm, cả nhà kính cẩn cúng lễ cầu mong ông Táo về trời tâu trình thuận lợi để sang năm mới gia đình gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng và hạnh phúc, các em thì khỏe mạnh, học giỏi. Cúng lễ xong, chờ tàn hương, gia chủ thường là bố lễ tạ và đem hóa vàng cùng đốt pháo tiễn Táo quân về trời. Ngoài Bắc Tết ông Công đồ mã còn gồm ba chiếc mũ Táo quân (hai ông một bà), và một nghìn vàng thoi (vàng hoa), trẻ em tranh nhau xin phụ đốt vàng, rắc rượu xung quanh… khi có cơn gió thổi tàn vàng bay lên trời, các em lại reo lên và vái theo, nói đó là cò bay ngựa chạy đưa Táo quân về trời.

10. Chơi xúc xẮc xúc xẺ

Tối 30 Tết, trẻ em nghèo ở nhà quê họp thành từng đoàn, đi đến các gia đình trong thôn xóm hát bài xúc xắc xúc xẻ để chúc Tết – mọi người tin rằng các em đến sẽ mang điều tốt lành tới cho gia đình, nên nhà nào cũng tặng các em ít tiền mừng tuổi (tiền xu, tiền tring bỏ vào ống tre các em mang theo).

Xúc xắc xúc xẻ

Trong nhà còn đèn còn lửa

Mở cửa cho chúng tôi vào

Bước lên tầng cao

Có con Rồng ấp

Bước xuống tầng thấp

Có con Rồng chầu

Bước ra đằng sau

Có nhà ngói lợp

Ngựa ông còn buộc

Voi ông còn cầm

Ông sống một trăm

Thêm năm tuổi lẻ

Vợ ông sinh đẻ

Những con tốt lành

Những con như tranh

Những con như rối

Tôi ngồi xó tối

Tôi đối một câu:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

11. Đi dỰ các hỘi xuân, sau này Ở các tỈnh thành là đi chơi các hỘi chỢ, chỢ phiên (kermesse) : chơi các trò chơi bách hí (thay đổi tùy hội hè (cũ) và hội chợ (mới) như: quăng vòng (vào cổ các con vật như gà, vịt…) sau này là quăng vòng vào các cổ chai rượu…, đánh đu, đu tiên, chơi đáo đĩa, đá cầu, kéo co, đánh lô tô, đánh cờ, chơi bầu cua cá cọp, đánh banh bàn, thi xe đạp chậm, lái xe đụng (xe hơi của trẻ em cho đụng nhau trong một khuôn viên khá rộng), lái tầu bay, ngựa, tầu thủy vv… chơi thú nhún, đạp vịt (pédalo trên nước), nhảy bao bố, đi cà kheo, đánh còn, câu cá (cá là những gói quà…), thổi xì đồng, bắn cung… (sau này là bắn súng hơi vào các đồ bầy trên kệ…), xem tuồng, chèo, xiếc, múa rối nước… xem bắt vịt trên sông… sau này là xem chiếu bóng, mô tô bay, ảo thuật…

B. CÁC CÔNG VIỆC PHỤ GIÚP BỐ MẸ, GIA ĐÌNH CHUẨN BỊ TẾT LÀM CÁC EM VUI THÍCH, VÀ CŨNG ĐƯỢC COI NHƯ NHỮNG TRÒ TIÊU KHIỂN CỦA CÁC EM NHÂN DỊP TẾT

1. Phụ mẹ và chị gọt tỉa rau, củ, quả (trái cây) để làm mứt Tết hoặc làm các đồ trang trí trên mâm cỗ Tết.

Tuy các em không tự tỉa được những bông hoa, uốn những cành hoa tỉa bằng rau củ, nhưng các em có thể phụ chẻ quả ớt đỏ lớn (từ đầu xuống cuống), hoặc chẻ đoạn cuối cọng hành lá (chẻ ở hai đầu) làm năm múi, rồi ngâm vào nước sẽ có những bông hoa đỏ, những chùm hoa xanh để bầy lên các đĩa cổ rất đẹp, hoặc gọt mỏng quả cà chua thành một sợi dây dài rồi cuốn thành một bông hoa hồng… hoặc gọt một lớp mỏng vỏ quả quất (tắc) rồi lấy đanh ghim sâm nhè nhẹ để giúp mẹ bớt công đoạn khi làm mứt tắc, thái dứa, thái dừa non, thái khế, thái bí đao… thành lát mỏng hay thành thanh nhỏ, thái chỉ gừng, cà rốt, đu đủ xanh… để giúp cho mẹ đỡ một phần công việc trước khi mẹ sên mứt dứa, mứt gừng, mứt ngũ sắc…, hoặc đóng bột vào khuôn để làm bánh in, bánh khảo… Những việc này các em bé gái rất thích làm, coi như các em đang chơi đồ hàng vậy.

2. Phụ bôi vôi đỏ vào cuống các quả bưởi, quả quít, quả cam… Phụ dán các chữ phúc và đại cát viết bằng nhũ vàng trên giấy đỏ vào những quả bưởi và dưa hấu… bầy trên bàn thờ.

Một công việc (như một trò chơi) mà các em rất thích làm là:

Phụ cha mẹ bôi vôi đỏ vào cuống những quả bưởi, quả quýt để giữ được lâu không hư, dùng trưng bàn thờ ngày Tết, và màu đỏ là màu của may mắn, thịnh vượng nên quả bưởi cuống có vôi đỏ bày trên bàn thờ sẽ mang lại điều tốt lành cho gia đình trong năm mới.

3. PhỤ dỌn dẸp trang hoàng nhà cỬa như: quét mạng nhện, lau bàn thờ, lau các bức tranh, câu đối… những công việc này dành cho bé trai (tráng nhi lớn), phụ hạ các tấm rèm cửa, chăn, gối, mùng, mền, lau bàn ghế salông, gom quần áo dơ... cho người lớn ngâm giặt để đầu năm mọi thứ trong nhà đều thật sạch, kể cả phụ người lớn lau cửa sổ, cửa ra vào, cửa kính..., lau nhà.. để đầu năm cả nhà đều có vẻ mới sạch và đẹp (các em tráng nhi trai và gái đều làm được). Các em vừa làm vừa nói chuyện cười đùa rất vui, và khi làm xong nhìn nhà cửa sạch đẹp lại tự hào và rất hài lòng về sự đóng góp của mình vào việc chuẩn bị Tết của gia đình.

Tại các gia đình giàu có những bộ tràng kỷ, sập… bằng cẩm lai, gỗ trắc, gụ… có chạm khắc những con giống hoặc những hình kỷ hà có những lỗ thủng nhỏ giữa các hình chạm khắc, bụi thường đóng bám vào đó, người lớn sẽ mua bánh kẹo rồi gọi các em trong nhà cùng các bạn nhỏ hàng xóm đến dùng khăn ẩm luồn vào các khe để lau bụi, khi làm xong lại được tiền lì xì – các em vừa làm vừa ăn kẹo, bánh nói chuyện, đùa giỡn rất vui vẻ mà lại hoàn thành được một công việc mà người lớn nếu tự làm sẽ rất mất thì giờ.

4. PhỤ cha mẸ dỰng hai cây mía còn nguyên ngỌn hai bên cẠnh bàn thỜ để các cụ, ông bà… làm đòn gánh gánh lễ vật theo (hôm lễ hóa vàng, sau khi cúng lễ đem hóa vàng thì cũng lấy hai cây mía ra hơ trên lửa hóa vàng) và để các cụ, ông bà đánh đuổi ma quỷ đói muốn cướp lễ vật.

5. PhỤ lau dỌn bàn thỜ , thay nước cúng, cuốn những tập giấy áo ngũ sắc đàn ông đàn bà thành những cuộn ống tròn, cột lại với nhau thành hai bó giấy cuộn nhiều màu, dựng hai bên bàn thờ trong ngày Tết.

6. Đi chỢ hoa ngẮm hoa TẾt (phụ chọn cây cảnh bày trước sân hoặc trong nhà) đây cũng là một cách ăn Tết, chơi Tết thú vị của các em. Đôi khi đi chợ hoa lại kèm đi theo xem các gian hàng Tết khác và mua đồ chơi (bong bóng, giấy hoa để rắc lên đầu…), sắm quần áo, giày dép mới…

7. PhỤ lau lá gói bánh chưng, phỤ canh nỒi bánh chưng các đêm 27, 28 TẾt, và chỜ lẤy bánh chưng con . Trong lúc thức canh bánh, các em có thể chơi các loại cờ và bài bạc cho vui và khỏi buồn ngủ…

8. LẶt lá mai: ở miền Nam Việt Nam các em còn phụ giúp cha mẹ lặt lá mai để giúp mai nở rộ vào đúng dịp mấy ngày Tết nguyên đán, lặt mai vào mùng 10 hay 15 tháng chạp tùy theo là mai vàng hay mai tứ quý.

Các em, nhất là các em thiếu nhi từ 8 đến 15 tuổi (tráng nhi) rất thích thú công việc này, các em thi nhau lặt xem ai lặt được nhanh và nhiều, vừa nhặt vừa vui đùa nói chuyện, vừa hát các bài nhạc xuân rất vui vẻ, các em còn nhỏ và thấp còn bắc thêm cả ghế đẩu để có thể leo lên lặt lá mai.

C. CÁC LOẠI CỜ VÀ BÀI BẠC CÁC EM ĐƯỢC PHÉP CHƠI TRONG MẤY NGÀY TẾT

1. CÁC LOẠI CỜ

Các em có thể chơi để mua vui các loại cờ bàn, khi thắng sẽ được thưởng bằng bánh kẹo, kéo tai, kéo mũi hoặc đốt đóm mời sơi thuốc (đối với các em tráng nhi lớn) và đọc câu hát:

Cao cờ là ông, thấp cờ là tôi

Điếu đóm đây rồi, mời ông sơi thuốc…

(hát thế để cho các em thắng được vinh dự có thể vênh mặt lên là cao cờ, chứ thật các em cũng không hút thật, chỉ bập miệng chơi…).

a. NGÀY XƯA ĐÓ LÀ CÁC LOẠI CỜ TRẺ CON (ấu nhi, tráng nhi) như: Cờ ngũ hành, cờ gánh, cờ chiếu tướng, cờ chân chó, cờ cọp, cờ trâu.. . Các em tráng nhi lớn có thể chơi cờ tướng như người lớn. Và tại các Hội hè đình đám, các em tráng nhi lớn và có năng khiếu còn có thể chơi cả “cờ người”.

b. Sau này, kể từ khi Việt Nam giao tiếp với Tây phương, có du nhập thêm một số môn cờ như:

* CỜ carô: Hai em chơi trên một tờ giấy kẻ ô vuông nhỏ (carô), mỗi em đánh dấu của mình vào một ô. Thí dụ: một em đánh dấu O, một em đánh dấu X, em nào ghi được năm dấu liên tiếp thẳng hàng hoặc chéo hàng thì em đó thắng.

Trò chơi này cần sự tinh mắt, nhanh trí và thông minh. Mới đây (2004) tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã có tổ chức tranh giải cờ carô cho các học sinh cấp 1, 2, 3 với bàn cờ (bằng gỗ, plastic hay carton dầy) kẻ ô vuông, quân cờ hình tròn, hai mầu khác nhau cho hai bên đấu thủ.

* CỜ tam giác : Các em chấm sẵn một số điểm tùy hứng trên một tờ giấy mỗi em lần lượt nối từng hai điểm khác nhau bằng một vạch (khi tới lượt mình) để tạo thành một hình tam giác. Em nào tạo được nhiều hình tam giác hơn thì em ấy thắng. Số tam giác của mỗi em sẽ được tổng kết vào cuối ván (nghĩa là sau khi đã nối hết các điểm chấm sẵn vào với nhau) – Khi tạo được một tam giác thì mỗi em lại ghi dấu hiệu riêng của mình (thí dụ A, B, X, O) vào tam giác đó. Mỗi lượt đi có thể tạo được một hoặc nhiều tam giác với điều kiện tam giác do em mới tạo thành chỉ được dùng một vạch để nối hai đầu còn trống lại (thí dụ các lần đi trước các em đã tạo sẵn hai cạnh liền nhau CA và CB, tới lượt đi này chỉ cần nối hai điểm A và B là có một tam giác mới ABC, nếu sau khi một em đã tạo được một tam giác mới mà vẫn còn chỗ để chỉ bằng một vạch nối hai đầu trống là lại tạo thêm được một tam giác mới nữa thì em này trong một lần đi đã tạo được hai tam giác (thí dụ đã nối được tam giác IED mà còn nối thêm được K và D để có tam giác KED).

Trò chơi này trên giấy từ hai đến bốn em. Trò chơi cần sự tinh mắt, nhanh trí và tính toán khéo (đối với cả cờ carô và cờ tam giác).

* CỜ cá ngỰa : Có thể chơi từ hai đến bốn em. Chơi bằng những quân cờ hình đầu ngựa bằng nhựa hay bằng gỗ. Có bốn màu xanh lá cây, xanh dương, đỏ, vàng, mỗi mầu 4 con ngựa. Chơi trên giấy vẽ bàn cờ (hình 1) hoặc trên những hộp cờ bằng gỗ (có 4 ô gỗ đóng thành cao làm chỗ để ngựa trước khi ra quân hoặc còn gọi là ra chuồng).

Cách chơi: chơi tối đa bốn em, mỗi em nhận một loại ngựa, mầu khác nhau. Dùng một chiếc ly, cho một quân súc xắc sáu mặt (1, 2, 3, 4, 5, 6) vào lắc đổ ra bàn cờ hoặc đổ vào một bát to (để quân súc xắc khỏi lăn mất). Ai được số to nhất thì đi đầu tiên, kế đó lần lượt theo thứ tự các mầu ngựa trên bàn cờ, theo chiều kim đồng hồ đến các em khác có số đổ thấp hơn – Khi chơi nếu đổ ra số 1 hoặc số 6 thì được ra quân: để quân ngựa của mình vào ô tròn to thứ nhất cùng mầu và được đổ tiếp để đi. Nếu đổ liên tiếp nhiều số một hoặc số 6 thì được đi nhiều lần hoặc ra thêm quân, hoặc được chuộc lại một con ngựa đã bị chủ một con ngựa khác màu bắt. Chỉ khi đổ ra các số khác thì chỉ được đi nếu có ngựa đã ra chuồng, và cũng chỉ được đổ một lần, mỗi số đổ ra tương ứng với ngần ấy bước đi. Thí dụ đổ ra số 4, thì người có con ngựa đã ra chuồng được đi 4 bước. Khi một con ngựa (thí dụ màu vàng) đang đứng ở một điểm thì có con ngựa khác (thí dụ màu xanh) đi sau, cách con ngựa vàng 5 bước mà chủ ngựa xanh lại đổ ra số 5, thì con xanh được đi 5 bước, sẽ đến đúng chỗ con vàng đang đứng, con vàng sẽ bị đá và bị chủ con xanh bắt đem về, muốn chuộc, chủ con vàng phải đổ được số 1 hoặc số 6 mới đem được ngựa về, rồi phải đổ thêm được số 1 hoặc số 6 mới cho ngựa ra chuồng lại được. Nếu có hai con ngựa (đồng màu hoặc khác mầu) đứng trên đường đi mà chủ ngựa đứng sau đổ ra một số lớn hơn số điểm chấm (số bước) cách giữa hai con (thí dụ con trước cách con sau 3 điểm chấm (kể cả điểm chấm con trước đứng), nếu chủ con sau đổ ra số 3, con sau được đi ba bước, sẽ tới đúng chỗ con trước đứng và đá con trước như đã nói ở trên, nhưng nếu chủ con sau đổ ra số 4 hoặc 5, nghĩa là lớn hơn số bước cách giữa hai con, thì con ngựa sau sẽ không được đi, chủ ngựa phải nhường lượt chơi cho người tiếp theo (điều này có nghĩa là kể cả ngoài lẫn trong chuồng, chỉ được đi khi đường trống, không được trèo qua đầu ngựa mà đi (kể cả là hai con đồng màu).

Nếu chẳng may có con ngựa nào (thí dụ một con đỏ) lại đang đứng ở ô tròn to đầu tiên màu xanh, vừa lúc đó chủ con xanh lại đổ ra số 6 hay ra số 1; nếu ra quân xanh, quân đỏ đứng chỗ đó (ô tròn to đầu tiên màu xanh) sẽ bị đá và bị chủ quân xanh lấy về. Trên bàn cờ có bốn ô chữ nhật, mỗi ô sơn một mầu khác nhau ghi từ số 1 đến 6 gọi là chuồng ngựa, xung quanh chuồng ngựa có những chấm tròn để ngựa bước đi theo, mỗi khi ngựa ra chuồng phải chạy hết vòng bàn cờ cho đến khi trở về trước chuồng của mình (ô chữ nhật cùng mầu), đứng đó và đợi chủ đổ được số 1 mới được bước vào điểm số 1 trong ô chữ nhật (chuồng) và chỉ được tiến lên từ từ trong chuồng, khi chủ đổ được các số tương ứng đúng theo thứ tự từ 1 lên 2 rồi 2 lên 3, 3 lên 4… tới 6. Nếu đứng trước chuồng của mình mà chủ không đổ được số 1 thì con này không vào chuồng được và những con sau cũng vậy và có thể bị những con mầu khác đi tới đá. Có nơi chơi dễ thì chỉ cần vào được chuồng (vào số 1) thì sau đó, chủ đổ ra số nào, ngựa có thể lên thẳng số đó, nếu nơi đó không có sẵn một con ngựa.

Muốn thắng, một chủ ngựa phải có 4 con ngựa đã vào được chuồng và ở các vị trí 3, 4, 5, 6 trong chuồng. Người thắng đầu tiên coi như thắng cả làng, nhưng những em còn lại vẫn tiếp tục chơi để phân ngôi thứ. Rồi sau đó mới được thưởng, tùy qui định của các em, nếu là véo mũi thì em thắng đầu véo mũi cả làng, và em thua chót bị cả làng véo mũi.

Chơi cờ cá ngựa vừa rất vui, vừa có khi rất tức mình vì ngựa của mình bị đá liên tiếp trước cổng chuồng.

Nếu chơi cờ bằng bàn cờ gỗ thì càng vui hơn vì khi đi các quân cờ đập vào bàn gỗ kêu lóc cóc như ngựa phi.

* Các loẠi cỜ khác mà người ta đặt thêm ra như cờ tỷ phú, cờ chuông vịt, cờ vinh quy bái tổ, cờ vây… Các loại cờ này có bán tại các cửa hàng có ghi cách chơi đơn giản kèm theo bàn cờ, nên không ghi ở đây.

* CỜ Domino : có thể chơi từ hai tới 4 em, với các quân cờ bằng nhựa có hai đầu (hình 1), có 28 quân. Đợt đầu chia mỗi người 7 quân, nếu chơi ít hơn 4 em thì số quân còn dư sẽ dùng để rút khi cần. Để phân đi thứ tự trước sau có thể đánh tay hoặc dùng một quân xúc xắc. Người được đi đầu bỏ xuống một quân (thí dụ quân (1-2), người thứ hai phải có một quân có một đầu giống với một đầu của người đi thứ nhất (thí dụ 2-3) ráp hai đầu hai (hình 2) vào với nhau), rồi cũng một cách như vậy, người thứ ba ráp tiếp một quân của mình, rồi trở lại người thứ nhất (trường hợp chỉ có ba người chơi). Nếu người này không có quân bài nào có một đầu giống với một trong hai đầu của đoạn bài ráp sẵn, người đó sẽ phải rút một quân trong số quân còn dư, nếu quân rút ra vẫn không ráp được, thì sẽ được tiếp tục rút cho đến khi nào có quân ráp được thì thôi. Nếu đã rút hết cả số quân cờ dư mà vẫn không có quân nào ráp được thì em đó sẽ phải ngưng để em kế tiếp chơi, đợi tới lượt em mà một hoặc cả hai đầu của đoạn bài mới ráp giống với một đầu của một quân em có trong tay thì em lại được tiếp tục chơi ráp, trường hợp này cũng giống như chơi 4 em mà một em không có quân ráp khớp một trong hai đầu của đoạn bài đang có, em sẽ phải tạm ngưng để nhường em khác chơi gọi là pass.

(Lưu ý: Những quân bài mà một em phải rút thêm sẽ tính là quân bài của em đó, và đến cuối ván khi cộng lại để tính điểm thua sẽ phải cộng cả những điểm của quân bài em rút thêm mà vẫn còn lại trên tay.)

Cứ chơi như thế cho đến khi có một em tới trước, nghĩa là hết quân bài trong tay trước các em khác, thì em đó thắng, những em còn lại, đếm tổng số điểm của các quân cờ còn lại trong tay, là số điểm thua rồi ghi lại để cộng vào số điểm của bàn sau nếu thua tiếp hoặc trừ bớt đi nếu thắng. Rồi lại tiếp tục chơi ván khác cho đến khi người chơi thua nhiều nhất đạt tới mức đỉnh điểm thua các em đã ước định trước. Thí dụ 100 điểm, lúc đó các em thua sẽ cứ theo số điểm thua mà chung tiền cho em thắng hoặc chịu cho em thắng cú đầu, tùy theo ước định (thí dụ 100 điểm thua phải chồng một đồng hoặc chịu một cái cú đầu…). Cách tính điểm thua như sau: căn cứ vào con bài mà tính mỗi số 1 điểm, thí dụ con 2-4 giá trị bằng 2 điểm + 4 điểm = 6 điểm.

Những điều cần ghi nhớ:

(1) Muốn được trừ điểm vào số điểm nợ khi thắng (tức là khi tới hoặc hết bài trước), hoặc cũng có khi là đóng bài, có nghĩa là khi người chơi gắn quân bài cuối của mình vào một đầu của dãy bài đang chơi thì không người chơi nào khác còn có quân bài thích hợp để có thể chơi tiếp), thì phải thắng với hai đầu giống nhau, như thế mới được trừ 5 hoặc 10 điểm (tùy theo giao hẹn lúc trước khi chơi), nếu không thắng với hai đầu giống nhau thì không được trừ gì hết.

(2) Nếu đóng bài bằng một quân Bò mà trên tay còn bài tổng số điểm của những quân bài còn trên tay người đóng bài bằng Bò chỉ cần nhiều hơn số điểm của những quân bài còn trên tay của một trong số những người cùng chơi, thì người đóng bài bằng Bò sẽ phải đền cả làng: Lấy tổng số điểm của tất cả những con bài còn lại trên tay các bạn cùng chơi làm số điểm nợ của người đóng bài bằng Bò và cộng vào tổng số điểm nợ đang có của người này.

(3) Mỗi quân cờ mang một phối hợp hai số, từ 0 đến 6.

TD: 0–1, 1–2, 3–4, 5–5, vv...

– Những quân cờ mang phối hợp hai số giống nhau gọi là Bò

TD: (0–0) gọi là Bò không, (1–1) gọi là Bò nhất hay Bò 1, (2–2) là Bò nhị hay Bò 2, (3–3) là Bò tam hay Bò 3, (4–4) là Bò tứ hay Bò bốn, (5–5) Bò ngũ hay bò 5, (6–6) là Bò lục hay Bò sáu.

– Và mỗi loại quân cờ mang cùng một đầu số giống nhau (chẳng hạn đầu số 1 tượng trưng bằng chữ A).

TD: (1–0), (1–1), (1–2), (1–3), vv…

thì gồm tổng cộng tất cả bảy quân cờ mang phối hợp của số đó (A) với lần lượt 6 số khác. Từ 0 đến 6 (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6) kể cả chính số đó và gồm 7 quân (A-X) như sau:

TD:

+ 7 quân cùng đầu số 1 là:

1–0, 1–1, 1–2, 1–3, 1–4, 1–5, 1–6

Bò nhất

+ 7 quân cùng đầu số 2 là:

2–0, 2–1, 2–2, 2–3, 2–4, 2–5, 2–6

Bò nhị

– Lấy TD về đầu số 2, có 7 quân cờ (2-x). Nếu có 6 quân (2-x) đã ra rồi và trên tay người sắp đi còn lại một quân (2-X) cuối cùng (TD: 2–3), và trên dãy bài đang chơi lúc đó một đầu là số 2 một đầu là số 3 thì người ấy lấy quân (2–3) ráp vào đầu có số 3, như vậy là đóng bài vì 2 đầu của dãy bài lúc này đều là quân 2, sẽ không còn ai đi tiếp được nữa vì đã hết loại quân (2-x).

(4) Sau khi chia bài, có một người chơi nhận được nhiều quân có cùng một đầu số, TD (5-x), thì người đó phải tìm cách để mọi người khác đánh bài sao cho mình có thể ra hết quân (5-x) đó, chỉ để lại một quân (5-x) để sau này có thể dùng để đóng bài, trái lại các bạn cùng chơi khác lại tìm cách ra bài thế nào để người có nhiều quân (5-x) không ra được nhiều loại quân này, phải giữ lại thì sẽ bị thua.

* CỜ Vua còn gỌi là cỜ Dame hay cỜ quỐc tẾ

Trong số các môn cờ của người Tây phương du nhập vào Việt Nam, nổi trội nhất là môn cờ Vua hay cờ Quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã có nhiều kiện tướng cờ Vua đoạt được nhiều giải cao tại các đấu trường cờ Quốc tế.

Bàn cờ Vua có tất cả 64 ô sơn đen trắng, bàn cờ chia hai bên, bằng nhựa, giấy hoặc gỗ, các quân cờ mang hình khác nhau, bằng nhựa hoặc bằng gỗ và đứng trên bàn cờ, chia làm hai mầu phân biệt dùng cho hai bên đấu thủ và gồm: hai Vương, hai Hậu, 4 Tượng, 4 Mã, 4 Xe, 16 Tốt, các quân cờ được xếp vào hai hàng ô cuối của bàn cờ theo thứ tự mỗi bên như sau: từ trái sang phải phía trước mặt người đánh cờ (Kỳ thủ). Hàng ô cuối cùng là các quân: Xe, Mã, Tượng, Hậu, Vua, Tượng, Mã, Xe. Hậu luôn luôn phải ở bên trái của Vua tính theo hướng trước mặt của kỳ thủ (người đánh cờ).

Bên đối phương các quân cờ cũng xếp theo như vậy trên hàng ô cuối cùng, nhưng ngược lại và đối phương ngồi đối diện với đấu thủ bên này.

Hàng ô sát hàng ô cuối cùng là 8 quân Tốt mỗi bên, che chắn cho toàn bộ các quân kia.

Trong bàn cờ vai trò của hai quân Tốt và Hậu là mạnh nhất và Tốt khi còn (không bị ăn) và đi đến hàng ô cuối cùng của đối phương thì có thể biến thành những con khác (bất cứ con nào) nhưng thường biến thành Hậu vì Hậu có thể đi ngang, chéo, lên, xuống, chỉ không được đi chữ L (hai lên, một ngang) nên rất mạnh đối với việc tấn công.

Cờ Vua chơi đơn giản hơn cờ Tướng Việt Nam. Cách đi của các quân cờ như sau:

- Đường trống mới được đi, không được đi nhẩy qua đầu các quân khác.

- Tốt nước đầu được đi hai bước, các nước sau đi một bước, Tốt ăn chéo.

- Mã đi lên hai ô, không đi thẳng, trước mặt có quân chắn không được đi.

- Xe đi lên, xuống, ngang (qua lại) không giới hạn. Cấm đi chéo.

- Hậu đi ngang, chéo, lên, xuống, không được đi chữ L.

- Vua đi chéo, ngang, dọc và đi mỗi lần một ô.

Các quân khác trong bàn cờ phải làm sao bảo vệ Vua, không cho đối phương chiếu Vua, nếu Vua bị ăn hoặc bị chiếu bí thì kể là thua.

Chơi các loại cờ là một cách luyện tập sự nhạy bén, linh hoạt của đầu óc, là những môn chơi thông tuệ, thanh cao; tuy nhiên, để giải trí trong các dịp lễ Tết thì rất tốt, chứ nếu để các em quá đam mê thì sẽ hại cho sự học hành, sức khỏe và công việc sau này.

c. Ngoài các môn cờ, các em còn chơi các ô chữ, cũng là một môn chơi có tác dụng tương tự như chơi đố chữ nho hay chữ Pháp trước đây, có tác dụng làm phong phú vốn Việt ngữ của các em và tăng thêm sự hiểu biết.

2. CÁC MÔN CỜ BẠC TRẺ EM ĐƯỢC PHÉP CHƠI TRONG DỊP TẾT: CHỈ TRẺ EM TRONG NHÀ CHƠI VỚI GIA ĐÌNH, CON HÀNG XÓM MUỐN ĐƯỢC CHƠI PHẢI CÓ CHA MẸ DẪN TỚI.

Đó là các bài tam cúc, bầu cua cá cọp, lô tô, rút bất, bài cào, sấp ngửa 6 quân.

a. Tam cúc

Tết về nhớ bánh chưng xanh

Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn gà

Nhớ ngũ vị nhớ chè lam

Nhớ cây nêu nhớ khánh vang tiếng sành

Nhớ tam cúc tẹt nhớ mình

Nhớ cân mứt lạc nhớ khoanh giò bì.

(Bàng Bá Lân)

Cỗ bài tam cúc gồm 32 quân, chia làm hai vế: bên đen và bên đỏ. Mỗi bên gồm một tướng (tướng ông bên đỏ và tướng bà bên đen), hai sĩ, hai tượng, hai xe, hai pháo, hai mã và 5 tốt (có nơi gọi tượng là tịnh, tượng đỏ là tịnh vàng).

Cách chơi :

Có thể chơi hai người, ba người hoặc bốn người tối đa. Nếu chơi ba người thì cờ bài phải bớt đi 5 quân: hai tốt đỏ, ba tốt đen (bỏ ra ngoài, không dùng đến).

Trước khi chơi phải bắt cái: cỗ bài để trên một chiếc đĩa, một người tách ngược một phần cỗ bài ra, xem là quân gì, rồi tính theo thứ tự quân bài: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt, theo phía tay phải của người bốc cái.

Thí dụ: người bốc cái bốc được quân tượng thì đọc: tướng là người bốc, sĩ là người thứ hai bên phải người bốc, tượng là người thứ ba bên phải. Người này sẽ là cái.

Trước khi chơi phải chia bài đều cho mọi người tham dự. Khi chơi người cái gọi đầu tiên, các người con ra theo (gọi 1, gọi đôi và gọi 3). Quân bài gọi là cây. Thí dụ gọi ra hai quân nói là gọi ra đôi cây.

* Các loại bộ đôi: tất cả mọi bộ đôi quân đều phải cùng mầu (thí dụ đôi sĩ đỏ, đôi sĩ đen…). Các bộ đôi gồm:

- đôi sĩ (không được ăn kết)

- đôi tượng (không được ăn kết)

- đôi xe (những đôi này đều được ăn kết)

- đôi pháo (được ăn kết)

- đôi mã (được ăn kết)

- đôi tốt (được ăn kết)

* Các loại bộ ba: tất cả mọi bộ ba quân phải đồng mầu (thí dụ tướng sĩ tượng phải gồm tướng đen, sĩ đen, tượng đen…). Các bộ ba gồm

- Bộ ba tướng, sĩ, tượng (không được ăn kết, chỉ được tính ăn thua).

- Bộ ba xe, pháo, mã: được ăn kết (cả bộ đen lẫn bộ đỏ). Tuy nhiên, cũng có nơi không cho ăn kết xe, pháo, mã đỏ, chỉ cho tính ăn quân.

* Ghi nhơ:

- Tốt:

+ không được ra 3

+ chỉ được ra 1, ra 2 (nếu đôi ra cuối cùng bài thì được ăn kết).

+ ra 4 (tứ tử): được ăn kết

+ lưu ý có nơi tứ tử được trình làng.

* Ăn kết: là những bộ quân bài theo qui định, phải ra cuối cùng ván và cả làng phải chui. Đó là những bộ (xe, pháo, mã đen hoặc đỏ, có nơi chỉ bộ đen mới được ăn kết), các bộ đôi xe, pháo, mã, tốt (đen hoặc đỏ), tứ tử (4 quân tốt đồng mầu), ngũ tử (5 quân tốt đồng mầu).

+ Nếu xe, pháo, mã đen ăn kết nhưng lại bị kẹt xe, pháo, mã đỏ của người khác, cũng ra sau cùng ván bài, đè thì người ăn kết đen phải đền nghĩa là phải giam (tiền) thay cho cả làng cho người có xe, pháo, mã đỏ.

+ Tứ tử được ăn kết, nhưng nếu tứ tử đen ăn kết bị tứ tử đỏ đè, thì người có quân đen phải đền tức là phải giam thay cho cả làng cho người có quân đỏ.

+ Tứ tử trình làng: khi chia bài ra mà có 4 quân tốt đồng màu (đen hoặc đỏ) thì không đợi cái gọi, có quyền trình ra cho cả làng thấy và cả làng phải chui mỗi người 4 quân. Cũng có nơi không có tứ tử trình làng.

+ Ngũ tử cướp cái: khi chia bài mà có ngay 5 quân tốt đồng mầu thì trình làng, cả làng phải chui 5 quân mỗi người, đồng thời người đó lại được cướp quyền làm cái.

+ Luật chơi cũng cấm 5 nước đầu không được ra tướng đỏ, hoặc đôi sĩ, đôi tượng màu đỏ. Nếu ra quân phạm luật này mà không ăn được quân cuối cùng ván bài, và làng có kết thì phải đền nghĩa là thay cả làng giam cho người kết (ăn sao đền vậy).

+ Có nơi chỉ cho ăn kết bộ đôi (hai xe đồng mầu, hai pháo đồng mầu, hai mã đồng mầu) còn hai sĩ và tượng không được ăn kết. Các trường hợp kết đôi bị đè (xe đỏ đè xe đen, pháo đỏ đè pháo đen, mã đỏ đè mã đen; xe đè pháo, mã; pháo đè mã) người bị đè phải đền cả làng.

Tuy nhiên nếu đôi sĩ, đôi tượng đè đôi pháo hoặc đôi xe, hoặc đôi mã thì người có quân kết chỉ bị chui quân không bị đền cả làng và đôi sĩ, đôi tượng không được ăn kết, chỉ được ăn quân.

Xe đôi và pháo cũng đôi

Bài này ai kết hơn tôi, tôi đền

Bàng Bá Lân – Tiếng võng đưa

+ Nếu kết được đôi đen (hai quân) thì được làng giam gấp đôi (nhất bộ nhị), nhưng nếu bị tốt đỏ đè thì sẽ phải đền nặng và ăn sao đền vậy, nghĩa là phải thay cả làng giam gấp đôi cho bên kết tốt đỏ.

+ Nếu nhà cái gọi mà nhà con ăn, thì nhà con trở thành cái lần ra bài kế tiếp có nghĩa là được gọi ra quân (1, 2 hoặc 3).

Chơi tam cúc trong gia đình, nhất là vào dịp Tết tạo nên một không khí rất vui vẻ, đầm ấm, với những tràng tiếng cười ròn tan, trong trẻo, ngây thơ của các em vào mỗi cuối ván bài. Bài này chơi có cao thấp, đòi hỏi sự tính toán mau lẹ, nhìn xa để tính nước đi, nên gia đình cũng không cấm đoán trừ phi mê chơi quá, mà xao nhãng công việc cùng sự học hành. Trẻ em xưa chơi tam cúc ăn thua chỉ là được hoặc bị tẹt tay, tẹt mũi theo số quân thua, nên tam cúc còn gọi là tam cúc tẹt .

Nhưng tam cúc cũng còn được gọi là Tam tức vì quân bài được chia cho không như ý mình, cầu mong có tướng để được ăn kết, tướng lại không đến, cầu mong có xe, pháo, mã để ăn kết cũng lại không có nốt, hoặc đã có kết mà lại bị đè, nên có người bực mình mà than:

Tướng đâu tướng chẳng theo thầy

Tướng đi ăn trộm có ngày mang gông.

Khác với người lớn, trẻ em chơi tam cúc không ăn tiền, nên tâm hồn luôn thư thới hân hoan nhân dịp xuân về, tận hưởng được cái vui hồn nhiên do những ván tam cúc tẹt mang tới.

* Cách tính thua được trong tam cúc: Thua, được kết cuộc mỗi ván bài mới tính căn cứ theo số quân ngửa còn lại (trên chiếu hoặc bàn bài) của mỗi người.

+ Phần chơi về trước và phần kết tính riêng.

+ Có nơi chỉ tính phần kết, còn phần chơi về trước khi kết thì bỏ không tính.

+ Trước khi chơi, ngoài các điều đã trình bày ở trên còn giao hẹn một quân bài thắng (bài ngửa không bị chui) được mấy đồng, trinh hoặc xu hoặc mấy tẹt mũi…, ván kết ăn bao nhiêu ngoại trừ kết tốt đen được ăn hoặc bị đền gấp đôi.

Tính tiền hoặc tẹt mũi, tẹt tay ăn thua về phần chơi trước, nếu có người ăn kết:

+ Ăn kết bất cứ loại nào (trừ kết đôi tốt đen) đều tính như sau:

Thí dụ hai hào một ván kết, thì cả làng sẽ phải góp cho người ăn kết mỗi người hai hào nếu là ván kết thường.

Nếu kết đôi tốt đen, cả làng mỗi người sẽ phải góp trả gấp đôi cho người ăn kết, nghĩa là mỗi người sẽ phải góp 2 hào x 2 = 4 hào.

+ Trường hợp ăn kết bị đè, người bị đè sẽ phải thay cả làng giam cho người thắng (đè bài mình) trong trường hợp kết thường. Thí dụ có 4 người chơi, người bị đè phải giam cho người thắng 2 hào x 3 (người) = 6 hào.

Nếu là kết đôi tốt đen thì phải giam gấp đôi là 6 hào x 2 = 12 hào hoặc chịu 12 tẹt.

_ Nếu không có ai ăn kết hoặc tính kết rồi vẫn tính phần chơi về trước, được thua sẽ tính như sau:

Người nào có hai quân ngửa thì hòa (bình cẳng) không phải giam tiền hoặc chịu tẹt.

Người nào có dưới hai quân ngửa (thí dụ 1, 0 quân ngửa) sẽ phải giam tiền cho những người có trên 2 quân ngửa (thí dụ 3 hoặc 4), không tính phần ăn kết vì đã tính trước rồi.

Thí dụ mỗi quân trên 2 được 1 hào hoặc một tẹt, thì người thua (thí dụ chỉ có một quân ngửa) sẽ phải trả cho người có 3 quân ngửa 1 hào (3 quân – 2 quân = 1 quân) và phải trả cho người có 4 quân ngửa 1 hào x 2 = 2 hào (4 quân – 2 quân = 2 quân).

Người không có quân ngửa nào cả sẽ phải trả cho người có 3 quân ngửa 2 hào, cho người có 4 quân ngửa 3 hào hoặc phải chịu 2 tẹt (trường hợp trước) và 3 tẹt (trường hợp sau).

Nhưng cũng có nơi, cứ có dưới hai quân ngửa kể là thua (thí dụ 1, 0 quân ngửa) thì cũng chỉ phải đóng cho người thắng có trên 2 quân ngửa (thí dụ 3, 4 quân ngửa) một phần giống nhau. Thí dụ chịu đóng 1 hào hoặc chịu một tẹt (nếu người thắng có 4 quân ngửa) dù người thua có một hoặc không quân ngửa nào.

b. Bầu cua cá cọp

Chơi cần một nhà cái và bao nhiêu nhà con cũng được.

Bầu cua là một tờ giấy có sáu vòng tròn mang sáu hình: bầu, cua, cá, gà, tôm, hươu nhiều mầu sắc. Nhà cái lấy một cái đĩa trên úp chiếc bát trong có một quân xúc xắc sáu mặt, mỗi mặt một hình: bầu, cua, cá, gà, tôm, hươu (nai).

Các tay con sẽ đặt tiền vào các cửa, nhà cái lắc quân xúc xắc rồi mở ra, trúng vào cửa nào, cửa ấy được ăn, nhà cái phải chung bằng số tiền nhà con đóng vào cửa đó, còn đối với các cửa thua thì nhà cái vơ hết.

Trò chơi này hoàn toàn có tính đỏ đen, trừ phi nhà cái ăn gian tìm cách lắc để có cửa mình muốn, vì vậy chỉ được phép chơi trong mấy ngày Tết và chơi trong gia đình để mua vui, nhà cái thường là người lớn (bố, mẹ, cô, dì…).

c. Lô tô

Lô tô chơi cũng có người làm cái.

Có 99 quân có khắc số từ 1 đến 99 để vào một túi vải và có một số bảng giấy có in sẵn trên đó một ít số. Những số này ở trong vòng từ 1 đến 99.

Ai chơi thì lấy một bảng.

Nhà cái thò tay vào túi bốc ra được quân nào thì xướng số lên. Trên bảng của ai có số đó thì đặt một hạt dưa vào, vì ngày Tết nhà nào cũng có hạt dưa, nhà cái cũng đặt hạt dưa hoặc chính quân ra lên bảng của mình nếu có số đó. Cứ lần lượt bốc quân như thế cho đến khi có người “tới” nghĩa là đặt được hạt dưa lên trên hết tất cả các số của bảng mình thì người đó thắng.

Nếu người thắng là nhà cái thì được vơ hết tiền hoặc kẹo các nhà con đã đặt cửa.

Nếu người thắng là nhà con thì nhà cái sẽ phải chung thêm cho người đó bằng với số tiền hoặc số kẹo đã được đặt cửa và nhà con đó sẽ thu về tiền đặt cửa cộng với tiền chung. Các nhà con khác cũng thu về tiền đặt cửa của họ.

Chơi lô tô trong gia đình ngày Tết cũng rất vui và luôn kèm theo những tiếng cười ngặt nghẽo, những tiếng reo hò náo nhiệt của các em.

Trò chơi này cũng hoàn toàn có tính cách may rủi, trẻ em thường chơi lấy kẹo, cũng có khi đặt cửa bằng tiền mừng tuổi và nhà cái thường là người lớn trong nhà (mới có tiền chung cho nhà con nếu thua) và các em chỉ được chơi trong nhà ngày Tết. Tuy nhiên, đôi khi đi chợ phiên ngày Tết cũng có chơi lô tô lấy quà và nhà cái đọc kèm số rút ra là bài vè về số đó.

d. Rút bất:

Cỗ bài để rút bất gồm 38 quân bài giống như quân bài của tổ tôm hay chắn nhưng ít hơn (tổ tôm hay chắn gồm 120 quân mỗi cỗ bài).

Có 4 loại quân trong cỗ bài gọi là hàng, sừng, vạn, sách, văn (Tổ tôm cũng như chắn chỉ có 3 loại quân (3 hàng): vạn, sách, văn); mỗi hàng có 9 quân đánh số từ nhất (1) đến cửu (9), tổng cộng 4 hàng là 9 x 4 = 36 quân. Cộng thêm 2 quân thang thang và chi chi làm Yêu (lưng), Yêu tương đương 1 điểm. Như vậy cỗ bài gồm tất cả là 38 quân, và số quân ít nên trẻ con mới nhớ được và chơi được.

Cách chơi :

Phải có một người làm cái, số các nhà con có thể lên đến 9 hoặc 10 người.

Ai cũng có thể nhận làm cái được hoặc có thể xoay tua thay nhau làm cái được. Nhà cái phải là người có tiền (để chung khi thua), thường là người lớn. Trước khi chơi nhà con phải đặt cửa, tùy ý bao nhiêu cũng được.

Cỗ bài để trong đĩa, nhà cái và nhà con lần lượt rút, mỗi lần chỉ được rút một quân, nhưng có thể tiếp tục rút mỗi khi tới lượt mình, nếu tổng giá trị các quân đã rút của mình chưa quá 10 điểm.

Theo luật chơi muốn ăn được nhà cái, số thấp nhất mà nhà con phải có là 5 và cao nhất là mười (10) điểm, quá 10 là bương hoặc toe (tức là không được rút thêm nữa và không được ăn tiền (nếu nhà cái cũng toe và như vậy là hòa) hoặc thua luôn rồi nếu nhà cái có điểm (không bị toe). Tuy nhiên, có bị bương hay không chỉ mình biết, không công bố ra vì sợ đối phương (là nhà cái nếu mình là nhà con hoặc là nhà con nếu mình là nhà cái) ăn non, đợi rút hết bài rồi người bị toe mới ngửa bài ra cùng các người khác.

+ Cuối cùng so sánh số điểm giữa nhà cái và các nhà con, ai cao điểm hơn người ấy thắng.

+ Nhà cái thắng thì lấy tiền đặt cửa của những nhà con thua. Nếu nhà cái thua thì phải chung (giam) cho nhà con thắng bằng với số tiền đặt cửa.

+ Nếu điểm bằng nhau thì tính theo thứ tự hàng để phân ăn thua.

Thí dụ: 8 sừng hơn 8 vạn, 8 vạn hơn 8 sách, 8 sách hơn 8 văn, chi chi tính theo nhất văn, thang thang tương đương nhất sách.

Nếu trong tay người có quân thuộc các hàng khác nhau thì lấy quân thuộc hàng cao nhất làm bài chủ của mình. Thí dụ trong tay nhà con có tam văn, thất sách (3+7 = 10) thì kể là 10 sách.

+ Nếu nhà cái có tam vạn, thất văn lại là 10 vạn, thì thắng 10 sách ở trên.

+ Nếu nhà con có nhị sừng, tam vạn, ngũ văn (2 + 3 + 5) kể là 10 sừng thì lại thắng 10 sách của nhà cái ở trên… Chơi rút bất thú vị ở chỗ rất hồi hộp vì lý do:

+ Nếu số điểm bằng nhau thắng hay thua không chỉ tùy ở số điểm, mà còn tùy vào hàng như trên đã trình bày.

+ Nhà cái (hoặc nhà con) bị bương rồi (tổng số giá trị các quân quá 10) nhưng vì giữ kín nên có thể làm nhà con (hoặc nhà cái) bị bương theo vì ham rút thêm để được điểm cao hơn, mà không ngờ rút thêm lại bị cao quá 10 điểm, thí dụ tổng số quân trên tay đã có giá trị là 6 rồi, lại muốn rút thêm để có tổng số là 9 hoặc 10 điểm, ai dè rút phải quân số 5, 6 hoặc 7 làm thành tổng số lúc này thành 6 + 5 = 11 là lớn hơn 10 (bị bương).

+ Cùng điểm với nhau, nhưng chỉ cần có quân nhất sừng trong bài là thắng.

+ Trường hợp nhà cái thua nhiều không có tiền chung nên thôi không chơi nữa gọi là chạy làng.

+ Trường hợp các em tự chơi, tự làm cái với nhau, thay vì đánh bằng tiền, thì đặt cửa bằng kẹo, mứt… không có nữa thì giao hẹn ai thắng thì búng tai hoặc tẹt mũi người thua mấy cái.

+ Chơi Rút bất ngày Tết trong gia đình hoặc với bạn bè tới nhà chúc Tết thường tạo nên không khí vui vẻ và náo nhiệt mỗi cuối ván và sự hồi hộp trong lúc chơi vì phải canh rút sao cho khỏi bương hoặc toe, thú vị vì mình đã “bương” rồi mà còn khiến người khác “toe”. Dù chơi bằng tiền thì tiền đặt của cũng không bao nhiêu, vui chơi là chính. Nhưng nói chung, nếu ham chơi lâu các món bài bạc thì gặp lúc “đen” thua hoài, cũng có khi cháy túi tiền lì xì, lúc đó thì mặt lại tẻ hẽ đi xin người lớn cho bớt lại tiền lì xì đã thua!

e. Bài tây còn gọi là bài cào

Có nhiều cách chơi, ở đây chỉ đề cập tới hai cách mà trẻ em thường chơi.

1. Bài cào gồm 52 quân: 4 già K (cơ, rô, chuồn, bích), 4 đầm Q, 4 bồi J, 4 ách A còn gọi là xì, 4 quân 2, 4 quân 3, 4 quân 4…

Cách chơi :

Phát mỗi người 3 quân, so tổng số điểm các quân cộng lại, ai hơn thì ăn.

Tính điểm : từ 1 đến 9, tính theo điểm số in trên quân bài. Thí dụ quân 1 (ách) là 1 điểm, 2 là 2 điểm… 9 là 9 điểm.

+ Quân 10 là (0). Cơ, rô, chuồn, bích đều giống nhau.

+ Đứng một mình, hoặc hai lá thì các quân già, đầm, bồi, đều là 0 điểm.

+ Nếu có 3 quân này cùng trong bài, thí dụ có 3 quân là già, đầm, bồi, hoặc 3 đầm, hoặc 3 già hoặc 2 đầm, 1 già, hoặc 2 già + 1 bồi… thì sẽ là cao điểm nhất, trên cả 9 nút. Nếu hai người cùng có loại 3 quân này thì đồng điểm và hòa nhau, thí dụ bồi, đầm, già = 2 bồi + 1 đầm.

Còn thông thường, cộng điểm 3 quân, nếu tổng số từ 9 trở xuống thì được bao nhiêu tính bằng ấy điểm. Tổng cộng 9 điểm là cao nhất.

Thí dụ có:

1 quân ách = 1 điểm

1 quân 3 = 3 điểm

1 quân 5 = 5 điểm

Tổng cộng 9 điểm cao nhất chỉ thua bộ 3 bồi, đầm, già như nói ở trên. Thí dụ 1 đầm, 2 già hoặc bồi, đầm, già hoặc 1 già, 2 bồi…

+ Nếu tổng số trên 10, thì trừ đi 10, còn bao nhiêu tính là điểm

Thí dụ có:

1 quân 9 = 9 điểm

1 quân 4 = 4 điểm

1 quân 3 = 3 điểm

Tổng cộng là 16 điểm – 10 = 6 điểm, 6 điểm là điểm cuối cùng để tính ăn thua.

Nếu tổng số bằng 10, kể là 0 điểm.

Trong bài có 1 hoặc 2 quân trong bộ 3 già, đầm, bồi thì những quân này bằng 0 điểm.

Thí dụ có:

1 già = 0 điểm

1 bồi = 0 điểm

1 quân 6 = 6 điểm

Tổng số điểm là 6 điểm

Thí dụ có:

2 đầm = 0 điểm

1 quân 3 = 3 điểm

Tổng số điểm là 3 điểm

Có một em làm cái, và các nhà con. Trước khi chơi phải đặt cửa, bao nhiêu tùy ý. Hơn thua so với cái, cái hơn ai thì vơ tiền của em đó, cái thua ai thì phải chung tiền cho em đó bằng số tiền em ấy đặt cửa.

2. Tiến lên chơi từ 2 em đến 4 em, xào bài và chia đều mỗi người 13 quân, không có cái. Nếu bài có quân 3 bích thì được đi trước, sau đó lần lượt đi theo ngược chiều kim đồng hồ kể từ người đi đầu tiên.

Cách chơi :

Tính điểm theo thứ tự cơ, rô, chuồn, bích (cơ cao điểm nhất, bích thấp nhất nếu là quân cùng một số, thí dụ 5 cơ cao hơn 5 rô, 3 chuồn cao hơn 3 bích…), điểm tính theo thứ tự số quân bài (thí dụ 4 lớn hơn 3) 2 cơ là cao điểm nhất trong bài (gọi là Heo). Tính theo một quân bài: 2 cơ cao hơn xì, xì hơn già, già hơn đầm, đầm hơn bồi, bồi hơn 10, từ 10 trở xuống tính hơn thua theo thứ tự số trên quân bài, ngoại trừ quân 2 (là lớn nhất và 2 cơ hơn 2 rô, 2 rô hơn 2 chuồn, 2 chuồn hơn 2 bích) thí dụ 10 hơn 9, 9 hơn 8…, quân 3 nhỏ nhất. Có thể gọi 1, đôi, 3, 4. Gọi đôi thì phải có 2 quân giống nhau, thí dụ đôi 2, đôi 3, đôi 4, đôi già, đôi xì… đôi 2 là cao điểm nhất. Gọi 3, gọi 4 cũng vậy, phải có 3 hoặc 4 quân giống nhau. Thứ tự điểm cao thấp cũng giống trường hợp đôi.

Ngoài những loại đôi, ba, bốn nói trên, còn những kết hợp như 3 cây thông, 4 cây thông, 5 cây thông… nếu trên bài có 3, 4 hoặc 5 cặp đôi liên tiếp. Thí dụ 3 cây thông là có 3 đôi 3, 4, 5 hoặc 3 đôi 4, 5, 6 liên tiếp ra cùng một lúc hoặc 3 đôi 6, 7, 8 liên tiếp, đôi 2 (heo) không được ghép vào 3 cây thông.

Ba cây thông có thể chặt được (tức là hơn điểm) một con heo (tức là một đôi 2) 5 cây thông chặt được 2 con heo (tức là hai đôi 2).

+ Tứ quý là 4 quân bài giống nhau, thí dụ 4 quân 3 (3 cơ, 3 rô, 3 chuồn, 3 bích).

Tứ quý đè lẫn nhau, thí dụ tứ quý 4 hơn tứ quý 3, tứ quý 5 hơn tứ quý 4.

Tứ quý chặt được đôi heo, chặt 3 cây thông, bằng 5 cây thông hơn 4 cây thông.

+ Xảnh là 3, 4 hoặc 5, 6… con bài liên tiếp nhau.

Thí dụ: - Xảnh các quân 3, 4, 5 liên tiếp

- Xảnh 6, 7, 8, 9…

Xảnh đánh theo số quân bài, con cuối cùng quan trọng để tính hơn thua, xảnh chỉ đánh với xảnh, không tham gia với những kết hợp bài khác. Xảnh phải cùng một số quân bài. Thí dụ muốn đè xảnh 3 quân, thì cũng phải có một xảnh ba quân, nếu không có đủ ba quân liên tiếp thì bỏ lượt không ra. Xảnh 4, 5, 6 hơn xảnh 3, 4, 5.

+ Tới trắng

Mới chia bài ra, trong bài đã có 4 con heo, hoặc xảnh từ 3 tới xì (gồm các quân 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, bồi, đầm, già, xì) hoặc 5 cây thông hoặc 6 đôi bình thường.

Những em chơi bài có một trong những kết hợp này thì thắng tuyệt đối cả làng gọi là Tới trắng và mọi em khác phải chung cho em này.

+ Thúi heo

Khi một em tới trắng bằng 6 đôi, có quyền xét bài (lật ngửa các quân bài mới chia) các em khác, nếu em nào có trên tay đôi heo chưa kịp ra đã bị chui, thì em sẽ phải đền nghĩa là phải chung cho em thắng gấp đôi hay gấp ba tùy theo heo đen hay heo đỏ.

+ Kết thúc ván bài

Khi có em thắng tuyệt đối (tới trắng) thì ván bài kết thúc. Em thắng có quyền xét bài các em khác, nếu thấy bài ai có 3 cây thông, tứ quý, xảnh, đôi heo thì em đó phải đền; ba cây thông, đôi heo đen đền gấp đôi; xảnh, tứ quý, đôi heo đỏ đền gấp ba.

Ngoài trường hợp trên, ai hết bài trước em ấy thắng, những em khác tiếp tục chơi, cho tới khi mọi em cùng hết bài hoặc chỉ một em còn bài. Ván bài lúc đó mới kết thúc, hai em chót cùng hết bài, nhưng em nào phải chui thì em ấy thua.

Cách tính thắng thua : Nếu chơi bằng tiền hoặc bằng kẹo, mứt v.v… thì trước khi chơi mỗi em phải đặt cửa một số tiền hoặc kẹo tùy cả làng quy định, không chơi bằng tiền, khi thua phải chịu nhéo tai và em về chót phải chịu quỳ gối chia bài.

• Em thắng đầu sẽ thắng em về chót. Em này sẽ phải giam cho em thắng một số tiền hay kẹo bằng số đặt cửa. Thí dụ đặt cửa mỗi người một đồng, thì em thua phải giam một đồng cho em thắng, em thắng thu tiền hay kẹo đặt cửa của mình về. Hoặc em chịu thua cho em thắng véo tai.

• Em về thứ hai sẽ thắng em thứ ba. Em sẽ chỉ phải giam cho em thứ hai một số tiền hoặc kẹo bằng ½ phần giam của em về chót cho em thứ nhất, hoặc chịu cho em thứ hai véo tai bằng nửa số của em về chót.

Ngoài ra em thắng đầu có quyền khám bài em về chót, nếu thấy có những kết hợp bài như: đôi heo, ba cây thông, tứ quý hay xảnh… bị thúi, thì em về chót lại phải đền cho em về thứ nhất một phần bằng một hoặc hai phần đặt cửa. Tùy theo bài bị thúi là đôi heo, ba cây thông hay tứ quý, xảnh, đôi heo đỏ hoặc chịu véo tai thêm.

Em về chót, nếu chơi bài bằng tiền, kẹo hay đồ chơi (đồ chơi thí dụ quay, bi ve…) phải chia bài, không chơi bằng tiền thì phải quỳ gối chia bài.

Khác với lối chơi Bài cào chỉ là đỏ đen, bài Tiến lên có kèm thêm đôi chút tính toán, nên cũng cần vận dụng trí thông minh, kèm với đỏ đen, hên xui. Tuy nhiên trong dịp vui xuân, đây cũng là những phút giải trí vui vẻ náo nhiệt trong gia đình và bạn bè, nhất là sau mỗi ván, với những cái búng tai, hình phạt quỳ chia bài của các em chơi thấp bị thua và những trận cười nắc nẻ lại vang lên. Sau Tết các em sẽ bị cấm không cho chơi các môn bài bạc này, vì sợ các em đam mê sẽ tập tính ham mê bài bạc, có hại cho tương lai.

Ngày nay với sự xuất hiện của máy vi tính, các em có dịp chơi bài trên máy, không có tính ăn thua, và chơi một mình, cùng một số trò chơi điện tử khác (game), có ích lợi cho sự luyện tập trí óc nhạy bén, thông minh. Tuy nhiên nếu để các em quá đam mê sẽ hại sức khỏe (hại mắt, hại gan, hại thần kinh, có thể gây bệnh tiểu đường… nếu chơi liên tục quá hai tiếng), mất cả giờ học hành. Nên cha mẹ cũng cần theo dõi các em, nghiêm khắc ngăn chặn khi thấy các em chơi game quá mức.

Nhất là sau này có trò chơi “game online” khiến các em mê man, bỏ ăn bỏ ngủ, bỏ cả học hành, trốn nhà ở lại tại các phòng Internet cả mấy tháng khiến cha mẹ lo lắng không hiểu có gì nguy hiểm xảy ra cho con, cũng không biết đâu mà tìm con, rồi để có tiền chơi lại làm bậy (ăn cắp của cha mẹ, người thân, thậm chí giết người cướp của để có phương tiện chơi, có em còn giết cả bạn đồng chơi để độc chiếm kết quả chơi đạt được hầu đem bán lấy tiền. Việc này đã từng xảy ra tại Việt Nam và ngoại quốc). Các em đã tự biến mình thành tội phạm, đánh mất cả tương lai mà có khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Để xảy đến tình trạng này, thì không những gia đình mà cả chính phủ, quốc hội, các cơ quan khác có trách nhiệm về pháp luật, giáo dục và an ninh có nghĩa vụ phối hợp để tìm biện pháp ngăn chặn và răn đe các em và trừng phạt những người vì lợi nhuận đã tạo điều kiện và thúc đẩy các em chơi quá đà đi đến phạm pháp.

Bài tây là một môn du nhập vào Việt Nam (gần 100 năm nay) từ khi ta giao lưu với phương Tây, tuy nhiên lối chơi đã được cải biên khác với lối chơi của người phương Tây.

f. Sấp ngửa 6 quân

Đây cũng là một trò chơi có tính cách may rủi. Khi có sẵn tiền lì xì, các em lại năn nỉ người lớn, thường là các anh trai hoặc cha, chú. Trò này chỉ chơi với con cháu trong nhà, trẻ con hàng xóm muốn tham dự phải có người lớn (cha, mẹ, cô, chú…) dẫn sang. Trò chơi thật vui vẻ, ồn ào, sau mỗi ván đều có vỗ tay, reo hò ầm ĩ.

Cách chơi: Một người lớn làm cái, nhà con bao nhiêu cũng được, các em ấu nhi lẫn tráng nhi (khi có rủng rẻng xu, hào người lớn mừng tuổi cho).

Nhà cái lấy một chiếc đĩa và một chiếc bát và 6 đồng tiền bằng kim loại có hai mặt sấp ngửa khác nhau (đồng xu, đồng trinh, đồng hào…) Nhà cái cho các đồng tiền vào bát đậy đĩa xóc lên rồi đổ ra bàn hoặc ra chiếu, có khi nhà cái không cần bát, đĩa, chỉ cho đồng tiền vào lòng bàn tay úp lấy nhau xóc xóc, rồi thả xuống chiếu.

Các nhà con thi nhau đặt vào hai cửa chẵn, lẻ.

Luật chơi qui định nếu thấy ra:

- 4 ngửa, 2 sấp là chẵn

- 2 ngửa, 4 sấp là chẵn

- 1 ngửa, 5 sấp là lẻ

- 1 sấp, 5 ngửa là lẻ

- 3 sấp, 3 ngửa là lẻ

Tùy theo chẵn, lẻ mà ăn hay thua (ăn 1, giam 1)

Thí dụ nhà con đặt chẵn – nhà cái xóc ra lẻ, nhà cái ăn các phần đặt cửa chẵn – và nhà cái phải giam cho các nhà con đặt cửa lẻ.

• Có người còn chơi ngoài chẵn lẻ, cược chẵn 4 ngửa – nếu quân ra đúng 4 ngửa thì cái phải giam gấp 4, nhà con 1 ăn 5 gọi là ăn 1 giam 4.

g. Đáo đĩa

Trò chơi này cũng được các em ưa chơi vào dịp Tết khi có nhiều tiền lì xì. (Cách chơi xin xem phần II sách của Toan Ánh có mô tả rõ).

*

* *

Tất cả những môn cờ và bài bạc trên đây giúp cho các em và gia đình có những phút giải trí vui vẻ và náo nhiệt trong mấy ngày xuân. Đó cũng là một điều tốt để mọi người vui đón năm mới.

Tuy nhiên kể từ sau mùng 3 Tết và chậm lắm là sau mùng 10 Tết, các món chơi trên phải được gác lại để mọi người và các em trở về với nếp sống bình thường hàng ngày, với công việc làm ăn và học hành, cố gắng nỗ lực hết mình lo tròn nhiệm vụ để đạt nhiều tiến bộ trong năm, cho mỗi năm đều tốt hơn năm trước. Có như vậy mới mong có một tương lai sáng lạn cho mỗi em nói riêng và cho cộng đồng dân tộc nói chung. Và điều này các em phải luôn được nhắc nhở – đó là bổn phận của người lớn; cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có trách nhiệm đối với nền giáo dục nước nhà.

Toan Ánh

Bài thuốc thiên nhiên trị bá bệnh …
Nước Lã
 

Nhân đầu xuân xin nhắc mọi người một bài thuốc được lưu truyền từ xưa tới giờ bảo đảm không có tác dụng phụ (có khi giết người) – nếu biết cách dùng đúng nơi đúng lúc – kể cả ngày Tết.

Nước (sạch) - là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Không có nước thì từ lòai người, cho đến các loài vật hay cây cỏ và cả vi sinh vật (“vi trùng”, nấm mốc vv…) không giống nào sống nổi.

Nước thì ở đâu mà chẳng có, lại dùng thường ngày, tuy nhiên sử dụng quá quen nên người ta đễ thiếu trân trọng gìn giữ cho nước sạch và đâm ra phí phạm nữa, quên luôn cám ơn Trời, như Tổ Tiên chúng ta đã vốn có thói quen xưa nay và truyền dạy con cháu:

Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày – Lấy đầy bát cơm – Lấy rơm đun bếp

Đặc biệt nước lã còn có giá trị chữa được nhiều chứng bệnh cấp cứu. Mới nghe, có lẽ nhiều người cho là “mê tín dị đoan”, nhưng rồi khi bị “Tào Tháo” đuổi giữa đêm khuya, trong nhà lại không có sẵn thuốc, hoặc đã uống nhiều thứ rồi mà vẫn không cầm được, một ngày đi mấy chục lần, tưởng chết tới nơi thì mới thấy đươc hiệu quả của việc uống bù nước.

Từ mấy chục năm nay, ngay cả Tổ Chức Y Tế Thế Giới, khi có tiêu chảy mất nước là việc đầu tiên là khuyên cho uống bù nước với: cách pha thêm muối với đường như sau 1 muỗng cà-fê gạt 5g muối + 8 muỗng ca-fê gạt 40g đường pha với 1 Lít nước (đun sôi cho tiệt trùng - để nguội), uống càng sớm từng ½ ly một, là cầm ngay.

Nếu không có sẵn muối và đường 1 gói ORESOL ở cửa hàng thuốc phải pha với 1 Lít nước sạch. Hoặc 1 viên HYDRITE pha với 1 ly nước lọc 200 mL cho uống dần dần cho tới khi cầm. Muộn quá đưa cấp cứu phải truyền nước “biển” thẳng vào tĩnh mạch! Nước lã trị đau bụng ngay cả bên Mỹ…

Bà HVT(Texas) bị thổ tả từ trưa hôm trước tới 2 giờ khuya, khi thấy nguy cấp bà đã cho mời cha xứ tới Xức Dầu Thánh theo nghi thức Công Giáo trước khi đi bệnh viện. Ông cha chặn lại, bảo nấu cho một ly nước sôi lớn, bỏ vô mấy lát gừng, pha chung với một ly nước lạnh bằng nhau, đưa cho bệnh nhân uống ly thứ nhất, rồi ly thứ hai. Sau khi uống hết 2 ly nước, chứng 5 phút, bà nói to: “Con đã khỏi bệnh rồi”. Thế là tôi khỏi phải Xức Dầu và bà cũng chẳng phải mất đồng nào cho nhà thương cả.

Ông VVT. và ông T H. cũng ở Texas, cả 2 cùng bị chứng đau bụng chảy (ngày khác nhau), ông H. đã đi bệnh viện mang về mấy thứ thuốc, uống đã mấy lần rồi mà vẫn không cầm được, ông sợ chết nên nhờ tôi tới Xức Dầu Thánh, tôi cũng bảo người nhà mấu nước cho tôi và cho uống như trên, chỉ 5 phút sau, ông T. và ông H. hết đi cầu.

Cô T.L.(Kansas) bị chứng ói khan, cứ bắt ói hoài, mệt lử người, bủn rủn chân tay, người lạnh toát, cả nhà xúm lại cấp cứu, kẻ này xoa đầu, người kia cạo gió, thế mà chứng ói khan cũng không dứt, cha xứ đều cho uống nước như trên, Anh NT cả tuần cứ sau khi ăn là phải vào nhà vệ sinh, ói nôn rầm rầm. Tình cờ cha xứ thấy anh bị ói như trên,cũng cho uống 1 ly nước đun sôi để nguội, kể từ hôm đó, chứng ói quái lạ trên cũng biến luôn.

Một linh mục trẻ cứ ăn xong là cảm thấy bụng nặng nề, chậm tiêu, tức bụng, cũng được dùng thử nước “Âm Dương Thủy” kiểu trên. Dù bán tín bán nghi sau khi dùng ít ngày thấy có hiệu quả chắc chắn, “bây giờ thì mắc ghiền thứ thuốc tiên đó rồi; mỗi lần ăn xong mà cảm thấy bất ổn là phải uống ngay, khỏi cần thuốc nào nữa.”

Giải thích theo Đông Y thì trong trời đất có khí âm khí dương, có đêm có ngày. Trong con người cũng có âm có dương: Khí là dương, huyết là âm. Lục phủ là dương – Ngũ tạng là âm.

Nếu khí âm dương trong người ta mà bất đồng thì sẽ sinh ra bệnh, càng chênh lệch nhiều thì bệnh càng nặng. Sở dĩ bị “Tào Tháo” đuổi là vì khí âm dương bất hòa, khi uống nước lã có âm có dương đều hòa sẽ làm cho cơ thể lấy lại quân bình, chặn được lại tiêu chảy…

Ngược lại, nước lã cũng giúp nhuận trường, trị khỏi táo bón

Ruột già chứa đầy những cặn bã của đồ ăn, để tống ra ngoài. Nếu vì lý do nào đó, chất cặn bã này không tống ra ngoài được, sẽ gây ra theo khá nhiều triệu chứng, vì trong phân chứa hằng triệu vi trùng, có khả năng hấp thu vào máu làm người ta dễ bị nhức đầu, chóng mặt, ngứa ngáy, cao huyết áp… người táo bón đâm ra bực bội, khó chịu. Rất nhiều người đã mắc chứng táo bón hoặc đi cầu khó khăn, phải ngồi lâu trong cầu tiêu, nhưng sau khi đã uống nước theo cách hướng dẫn, đều thấy đi cầu được dễ dàng và thoải mái.

Uống nước đúng cách

Buổi sáng vừa thức dậy, chưa rửa mặt, súc miệng, chỉ cần uống 2 hoặc 3 ly nước lọc (đun sôi để nguội) lớn, âm ấm càng tốt. Sau khi uống ít phút là cảm thấy mót đi cầu ngay và đi rất dễ dàng không phải rặn.

Nước lã chữa bệnh máu cao, máu mỡ, tiểu đường

Ông bà NVT. California bị cả 3 chứng bệnh nói trên, uống thuốc Tây mãi không khỏi, lại phải uống suốt đời, cả hai ông bà quyết định bỏ thuốc Tây và mỗi ngày uống trên 2 lít nước đun sôi để nguội; qua một thời gian cả hai ông bà đều nói là các chứng bệnh trên giảm rất nhiều, mặc dù đã thôi uống thuốc “Tây” (hóa dược kê toa). Nếu ai mắc phải các chứng bệnh nói trên, cũng nên thử nghiệm, vì uống nước nhiều giúp lọc máu, lọc thận sạch cặn bã, nhờ đó tránh được nhiều thứ bệnh, lại khỏi phải uống thuốc Tây, là những chất hóa học, có khi khỏi bệnh này lại gây ra chứng khác vì thuốc, nhất là những người đã vốn bị yếu tỳ vị, yếu gan thận vv…

Nếu uống 1 lúc mấy ly thấy khó, nhưng uống nhiều lúc trong ngày sẽ dễ hơn. Sau khi uống nên tập thể dục, xoa bụng theo vòng tròn kim đồng hồ thì càng kết quả tốt. Mách các bạn cách uống nước đạt hiệu quả cao:

Xác định lượng nước cần uống khoảng 1,5Lít – hơn 2Lít/ngày.

Chọn lúc uống: Trước:

· bữa điểm tâm, ngay sau khi thức dậy, trước khi đi vệ sinh, uống luôn 2 ly

· cách bữa ăn chừng ½ tiếng. Uống 1 – 2 ly. Tránh uống trong bữa ăn ( à lõang dịch vị à lâu tiêu)

· khi đi ngủ: tránh uống nhiều nước à mắc tiểu ban đêm.

BS. Nguyễn Lân-Đính

Chuyên viên dinh dưỡng


NỤ CƯỜI XUÂN 

Sorry

Ông Việt Nam mới học tiếng Anh

vô tình đụng phải ông Tây nên nói: “I'm sorry”

Ông Tây cũng lịch sự: “I'm sorry too”

Ông Việt Nam nghe xong vội vàng: “I'm sorry three”

Ông Tây nghe thấy lạ quá hỏi: “What are you sorry for?”

Ông VN làm luôn: “I'm sorry five”

Ông Tây lo lắng hỏi ông Việt Nam: “Sorry, are you sick”

Ông VN vẫn thản nhiên: “I'm Sorry Seven”

Ông Tây tức lắm trợn mắt hỏi:

“Sorry! Sorry!... do you intend to count to eight?”

Ông Việt Nam kiên nhẫn: “I'm sorry nine”

Ông Tây ngọng luôn: “Then..then...”

Ông Việt Nam chơi luôn: “I'm sorry eleven”.

Thiếu

Chàng rể đến nhà bạn gái chơi và nói chuyện với bố nàng.

Ông bố muốn thăm dò tính tình chàng trai nên đặt câu hỏi thử thách.

- Nếu bây giờ có một túi tiền và một túi đạo đức rơi trên đường thì anh nhặt túi nào?

- Cháu nhặt túi tiền - chàng trai nhanh nhảu trả lời.

Vẻ mặt thất vọng, bố cô gái nói:

- Tôi biết ngay mà, các anh chị bây giờ coi tiền là trên hết, ngay cả đạo đức cũng chẳng coi vào đâu. Nếu là tôi thì tôi sẽ nhặt túi đạo đức.

Chàng trai nghe thế bèn vội vàng sửa chữa:

- Vì cháu nghĩ ai thiếu cái gì thì nhặt cái đó ạ. Cháu đang cần tiền nên...

Hình tròn?

Cô giáo chỉ một cậu học trò ngồi cuối lớp:

- Em hãy cho tôi biết tại sao quả đất hình tròn?

- Cậu bé tái mặt ấp úng:

- Thưa cô, con đâu có nói nó hình tròn đâu!

Sợ nhau

Cả Thế giới đều sợ đàn bà Mỹ:

- Vì đàn bà Mỹ hễ nói là làm.

Thế nhưng đàn bà Mỹ sợ đàn bà Nhật:

- Vì đàn bà Nhật làm xong mới nói.

Vậy mà đàn bà Nhật lại sợ đàn bà Trung Quốc:

- Vì đàn bà Trung Quốc không nói mà làm.

Nhưng đàn bà Trung Quốc lại sợ đàn bà Việt Nam?

- Vì đàn bà Việt Nam nói một đàng mà làm một nẻo.

Nhưng người xưa có câu “Vỏ quít dầy có móng tay nhọn”.

Bằng chứng: Đàn bà Việt Nam lại sợ đàn ông Việt Nam

- Vì đàn ông Việt Nam không nói thì không làm

Mà khi làm thì lại làm chuyện không nói!

Chủ từ và Túc từ

- Hôm nay thầy giáo bảo con tìm chủ từ và túc từ trong một câu. Thật là khó bố à!

- Hồi bố đi học, bố cũng bị bắt tìm những thứ ấy! Thật rõ khổ! Đến bây giờ người ta vẫn chưa tìm ra!

Đếm răng

Trong giờ kiểm tra bài, cô giáo hỏi một học sinh:

- Em cho cô biết mỗi người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng?

Cậu bé ngập ngừng một lát rồi nhìn cô và đáp:

- Thưa cô mỗi người có 60 chiếc răng ạ.

Cô giáo há hốc miệng ngạc nhiên:

- Hả! Em nói sao? Bao nhiêu?

- Dạ, 32 ạ.

Lúc về chỗ ngồi, đứa bạn hỏi:

- Sao mày lại nói với cô là mỗi người có 60 cái răng?

- Tao phải nói vậy để cô ngạc nhiên mà há miệng ra để tao còn đếm chứ!

Tự nhiên

- Cậu ấy là sinh viên, mà sao vô ý vô tứ, vào nhà người ta, chẳng chào hỏi ai cả, cứ tự nhiên như người Hà lội thế nhỉ?

- À, cậu ấy đang học Đại học Khoa học Tự nhiên ở Hà lội mà lị!

Giống đực hay giống cái?

Hai đứa trẻ ngồi đọc sách sinh vật, chúng bàn cãi một lúc không đứa nào chịu thua, cuối cùng thằng anh đi đến hỏi bà nội của chúng đang ngồi gần đó:

- Bà ơi, bà có thể đẻ được em bé không ạ?

- Các cháu ơi, bà không thể đẻ tại vì...

Thằng em liền ngắt lời bà và quay sang nhìn thằng anh nói một cách đắc thắng:

- Thấy chưa, em đã nói với anh là bà nội thuộc giống đực mà!!!

Giúp Ích

- Cậu biết không? Quyển sách dày ơi là dày! Cậu cho mượn thật có ích.

- Thì mình đã nói rồi mà, quyển sách đó nhiều bài hay lắm! Cậu khoái nhất mục nào?

- À! Nó đã giúp tớ ... tiêu diệt kẻ địch lợi hại.

- Cái gì?

- Tớ đang đọc, bỗng một con chuột cống chạy qua, tớ cầm quyển sách “chơi” liền, và...

- Trời đất ơi!!!

Phạt !!!

Một chú ba ở Sài Gòn đi xe gắn máy vô đường cấm bị cảnh sát giao thông thổi phạt.

Về nhà bác than thở kể với mấy ông bạn hàng xóm:

- Pữa lay, ngộ li xe pị cảnh sát giao tông nó thủi, ngộ tấp vô, ló hỏi ngộ: “Zái tò của ông lâu?” Ngộ lói ngộ hỏng có lem zái theo, chỉ có lem cái cạc thui…

Hàng dzổm

Tại buổi tiệc rượu mừng sinh nhật vợ, người chồng lôi từ trong hộp ra một chuỗi ngọc sáng long lanh đeo tặng vợ trước mặt đám đông bạn bè.

Một hôm, một người bạn nói với ông chồng:

- Tôi nhìn thấy bà nhà vui lắm. Giá như ông có thể tặng cho bà ấy một chiếc xe du lịch thì bà còn phấn khởi hơn nhiều.

Người chồng vội xua hai tay nói khẽ vào tai bạn:

- Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy, nhưng khốn khổ không có xe du lịch giả.

Ai lười nhất?

- Lớp học của con, bạn nào lười nhất?

- Con không biết bố ạ!

- Bố nghĩ con phải biết chứ. Con nghĩ xem, trong khi tất cả các bạn đều chăm chú làm bài, thì ai ngồi ngó nghiêng nhìn ra ngoài?

- Thầy giáo ạ!

Lê Lợi là ai?

Ông thanh tra thình lình vào một lớp để kiểm tra học trò về môn lịch sử.

Ông chỉ một học sinh đang nói chuyện và hỏi:

- Em có biết Lê Lợi là ai không?

- Cậu học sinh im lặng suy nghĩ rồi đáp:

- Dạ thưa em không biết ạ. Hình như trò ấy không học lớp em!

Chỉ thiếu dấu phẩy...

Có một nhà hàng rất nổi tiếng, lúc nào cũng đông khách, tiệc đặt liền liền. Riêng nhà bếp phải có trên hai mươi người phụ trách.

Chủ nhật hôm ấy tiệc đặt tới tấp, khiến bếp trưởng phải ghi lên bảng phân công cho nhân viên làm, chứ không còn thì giờ chạy tới chạy lui chỉ dẫn nữa.

Sau cùng có một đám tiệc đặt làm món chim bồ câu. Vì quá lu bu và vội vàng, nên bếp trưởng không kịp ghi cả dấu phẩy, thành thử bảng phân công được thành hình như sau:

“Cô Mai cắt tiết anh Tâm nhổ lông cô Thu luộc trứng anh Bình mỗ bụng cô Trúc lột da anh Vỹ rửa chim cô Hoa bóp mềm anh Long bằm nhừ cô Hạnh xào khô tất cả”.

Lời khuyên của Tình Yêu

Tôi đã ngán độc thân lắm rồi, bầy giờ tôi quyết định lấy vợ. Nhất là ngày nay tìm vợ không khó lắm. Trên báo chí bao nhiêu là quảng cáo mối lái.

Văn phòng Tình yêu ở trung tâm thành phố. Một người gác cổng mặc chiếc áo có hai hàng khuy hình trái tim mở cửa cho tôi. Rồi một cô gái quyến rũ đón tôi, mỉm cười cô nói:

- Xin mời ông sang phòng bên cạnh. Ở đó có hai cái cửa, ông đọc tấm biển trên cửa, rồi vào cửa nào ông thích.

Tôi bước vào. Đúng là có hai cái cửa thật. Một cửa có tấm biển “vợ suốt đời”, tấm biển ở cửa thứ hai “Vợ sẵn sàng ly dị”

“Đã cưới thì phải suốt đời chứ” - Tôi nghĩ rồi vào cửa thứ nhất. Vào đó, tôi lại thấy hai cái cửa. Ở một cửa có dòng chữ “Trẻ trung, ngây thơ”, cửa kia “Đứng tuổi, đã di dị hoặc góa chồng”. Chính tôi cũng còn ngây thơ lắm, tôi bèn vào cửa thứ nhất. Tôi lại thấy hai cửa “Xinh đẹp, cân đối” và “To béo, có những khuyết tật nhỏ”.

“Cân đối là quan trọng lắm” - Tôi nghĩ, rồi vào cửa thứ nhất

Đến phòng thứ năm, tôi phải vào một trong hai cửa “Nhiều họ hàng” hoặc “Chỉ có một mình”.

“Vợ thì chỉ được quan tâm đến một người, là chồng!” - Tôi nghĩ, và vào cửa thứ hai. Vào đó, tôi lại thấy hai cửa “May vá, nấu ăn giỏi” và “Chơi bài giỏi, phải có người giúp việc”. Tất nhiên, tôi vào cửa với những người biết may vá, và cũng tất nhiên, tôi lại thấy ở đó có hai cửa nữa. Vấn đề đặt ra ở hai tấm biển thật quan trọng “Giàu sang, có biệt thự, ô tô” và “Nghèo rớt mùng tơi”. Các bạn cũng biết tôi lao vào cửa nào rồi chứ?

Tôi mở toang cửa ra thì thấy mình ở ngoài phố!

Người gác cổng ban nãy kính cẩn đưa cho tôi một gói giấy màu hồng. Anh ta dặn:

- Về nhà ông hãy mở gói này.

Nhưng sốt ruột quá, đi được vài bước tôi mở luôn. Trong gói có một tấm gương nhỏ và một mảnh giấy, trên đó viết “Để dám yêu cầu người vợ tương lai NHƯ THẾ, ông nên soi gương kỹ xem mình như thế nào đã! Chớ quên điều đó lần sau! Chúc may mắn!”.

Ai lấy nỏ thần

Tại một lớp học, Cô giáo hỏi một bé trai:

- Ai lấy nỏ thần của An Dương Vương?

- Dạ em không biết.

Về nhà em mách bố:

- Cô hỏi con có lấy nỏ thần của An Dương Vương không?

Bố liền hỏi:

- Vậy con có lấy không?

Bé trai trả lời:

- Con không lấy.

Hôm sau phụ huynh dẫn em đến gặp thầy Hiệu trưởng phân bua:

- Tôi đã điều tra kỹ, con tôi rất thật thà không lấy cái nỏ, nhưng để khỏi thiệt hại cho nhà trường tôi xin được bồi thường.

Thầy Hiệu trưởng:

- Ồ chuyện vặt của con nít ấy mà, ông cứ về đi.

Sau khi phụ huynh về, thầy Hiệu trưởng rảo qua lớp của cô giáo, ông lại nghe được câu hỏi:

- Ai lấy nỏ thần của An Dương Vương?

Thầy Hiệu trưởng liền mời cô giáo lên phòng Hiệu trưởng để làm việc:

- Chuyện này đâu có gì quan trọng đâu sao cô cứ làm lớn chuyện thế, phụ huynh họ sẵn sàng bồi thường cho nhà trường rồi, nhưng tôi không nhận. Thôi cô bỏ qua cho. À mà này… Cô biết em nào lấy nhớ cho tôi biết đấy.

Cô giáo: !!!!!!

Khám bệnh...

Một phụ nữ bế một em bé đi khám bịnh. Bác sĩ kiểm tra và phát hiện thằng bé bị thiếu cân khá nhiều do suy dinh dưỡng. Bác sĩ hỏi:

- Hàng ngày cháu bú sữa mẹ hay bú bình?

- Sữa mẹ!

- Vậy thì chị cởi áo ra! - Bác sĩ yêu cầu.

Người phụ nữ làm theo và bác sĩ khám tỉ mỉ bộ ngực của cô, xoa nắn trên, dưới, phải, trái một hồi. Ra hiệu cho người đàn bà mặc áo vào, ông bác sĩ kết luận:

- Hèn nào thằng bé suy dinh dưỡng. Chị chẳng có chút sữa nào cả!

- Tôi biết! - Người phụ nữ gật đầu - Vì tôi là bà ngoại của nó mà!

Nên mặc gì?

Một anh chàng sắp phải ra tòa vì tội trốn thuế đã hỏi bạn thân của mình nên mặc trang phục gì cho phù hợp. Người bạn khuyên:

- Mày hãy mặc bộ đồ tồi tàn nhất để người ta thông cảm vì thấy rằng mày là cái thằng nghèo rớt mồng tơi...

Không tin tưởng lắm vào lời khuyên của bạn, anh ta lại tìm đến một luật sư để xin tư vấn. Luật sư khuyên:

- Theo tôi thì anh hãy diện bộ cánh bảnh nhất, quần áo đẹp có thể mang lại sự tự tin!

Cảm thấy khó xử vì hai lời khuyên trái ngược, người đàn ông lại tìm đến gặp cha cố. Vị linh mục chậm rãi nói:

- Cha sẽ kể cho con nghe câu chuyện này: Có một thiếu nữ sắp kết hôn hỏi mẹ nên mặc gì vào đêm tân hôn. Bà ta bảo rằng: “Con nên mặc một chiếc váy vừa dày, vừa dài và che kín cổ”. Cô gái lại hỏi một người bạn thân và được khuyên rằng: “Hãy mặc một chiếc áo ngủ gợi cảm nhất với những đường ren và đường xẻ táo bạo”.

Nghe vậy, chàng trai liền cắt lời vị linh mục, hỏi:

- Khoan đã Cha kể chuyện đó cho con là có ý gì?

Vị linh mục trả lời:

- Thật đơn giản, ta muốn con tìm điểm chung giữa mình và cô gái nọ. Bất kể mặc trang phục gì thì cuối cùng cũng bị lột trần cả mà thôi.

Máy móc

Thế kỷ 22, công ty nọ mua một người máy thông minh về làm giám đốc. Sau khi đi công tác về, người máy giám đốc cũng bắt chước loài người thân mật hỏi thăm anh em nhân viên dưới quyền.

Người máy nói: Các anh em có chuyện gì mới kể cho tôi nghe xem nào?

A: Em mới mua kính mới.

Người máy bắt chước loài người: Tốt quá! Tí nữa cho tôi mượn đeo thử nhé. Chắc là sướng mắt lắm.

B: Em mới mua xe gắn máy mới.

Người máy: Tốt quá! Tí nữa cho tôi mượn chạy thử tí. Chắc là êm lắm.

C: Còn em...em mới vừa cưới vợ...

Người máy cũng bắt chước giám đốc loài người nói: Tốt quá! Tí nữa cho tôi cưới vợ anh thử nhé, chắc là hạnh phúc lắm.

Hà tiện…

Một anh chàng đi buôn sau khi bán hết hàng liền đi vào bưu điện gởi tin về cho vợ (xưa gọi là đánh dây thép). Vì điện tín thời xưa tính tiền từng chữ một nên anh phải chắt chiu từng chữ. Anh nhẩm đi lại nhẩm lại mẩu tin sẽ gửi cho vợ như sau: “Hàng bán hết, mai về, hôn em”.

Bước vào cửa bưu điện anh nghĩ: mình bán hàng là phải hết xưa nay vẫn vậy; mà bán hết thì phải về chứ ở lại làm gì tốn thêm tiền; mà đã về đến nhà thì hôn vợ chứ hôn ai nữa đây. Thế là anh chàng bèn xé ngay mẩu tin nhắn và ra về lòng phơi phới vì bấy lâu đã làm một việc tốn kém.

Còn may đấy

Hai người bạn tâm sự.

- Vợ tao làm rầu tao quá. Nó cứ luôn nhắc tới mấy thằng chồng cũ…

- Thế là cậu còn may đấy! Vợ mình còn tệ hơn nữa. Nó cứ luôn nói tới mấy thằng chồng tương lai.

Cửa ở đâu?

Hai vợ chồng nọ đếm thăm một chuyên gia người Mỹ (anh này đang tập tành tiếng Việt) Anh chàng người Việt giới thiệu vợ mình:

- Đây là nhà tôi (nói bằng tiếng Việt).

Anh chuyên gia ngẩn tò te không hiểu anh kia nói gì. Sau một lúc đắn đo suy nghĩ, anh người Mỹ mới dạm hỏi thử bằng tiếng Việt:

- Thế cái cửa ra vào ở đâu??

Chỉ có một tật

Một ông chồng có đủ tật xấu, người vợ chán quá bỏ về nhà cha mẹ, bà nói:

- Nếu anh không bỏ những thói cũ thì đứng mong tôi trở vế.

Hai tháng sau, người chồng đến tìm vợ nói:

- Mình hãy vế với anh, anh đã bỏ cả trai gái, cờ bạc, rượu chè, hút sách rồi

Người vợ theo chồng vế đến nhà, đến cửa thì anh ta bảo:

- Anh quên nói với mình là anh còn một tật xấu.

Người vợ hỏi:

- Tật gì thế mình?

- Tật nói dối!!!

Bố tôi…

- Lúc con trai 7 tuổi:

Bố tôi rất vĩ đại, người biết hết mọi chuyện.

- Lúc con trai 14 tuổi:

Hình như đôi lúc bố tôi cũng có sai lầm.

- Lúc con trai 25 tuổi:

Những suy nghĩ của bố tôi đã lỗi thời rồi, cụ lạc hậu quá.

- Lúc con trai 35 tuổi:

Nếu bố tôi thông minh, tháo vát như tôi, ông đã trở thành triệu phú.

- Lúc con trai 45 tuổi:

Không hiểu tôi có thể bàn bạc với bố tôi việc này không?

- Lúc con trai 55 tuổi:

Tiếc rằng bố tôi đã chết. Thành thật mà nói ông có những suy nghĩ và nhận xét cũng có lý đấy.

- Lúc con trai 60 tuổi:

Người bố đáng kính của tôi. Bố hiểu được mọi điều. Chỉ tiếc rằng khi con hiểu được bố thì đã muộn rồi.

Không biết

Vợ mới cưới thút thít khóc

- Anh dối em! Anh nói anh không biết uống rượu, và không biết đánh bài đánh bạc. Mới lấy nhau có mấy ngày, anh đã say sưa lúy túy và nướng sạch cả mấy chục ngàn đô la tiền mừng... hu hu hu....

Chồng vò đầu nhăn nhó :

- Anh có dối em bao giờ đâu! Chỉ vì anh không biết uống rượu cho nên mới say, và cũng vì không biết bài bạc nên anh mới thua, Chớ nếu anh mà biết uống rượu đánh bài thì đã đâu đến nổi nào!

Bài mới

Cô giáo trẻ mới ra trường, cô muốn phải có một vào đề thật thú vị cho các em học sinh, nghĩ mãi cô bật cười reo lên thích thú:

- Các em đã biết người nông dân dùng gì để bón cho cây:

Học sinh ở dưới nhao nhao:

- Thưa cô phân ạ

Em nào có thể kể cho cô có các loại phân nào:

- Phân chuồng, phân bắc, phân xanh, phân lân, phân kali... có rất nhiều loại phân...

Cô giáo:

- Nhưng hôm nay các em sẽ biết thêm một loại phân mới: đó là phân số.

Tại chúng há mồm

Một ông nọ ngồi câu bên bờ hồ dưới bóng mát. Một bà béo đứng xem ông ta câu đã lâu, tìm cách gợi chuyện nhưng người buông câu thì vẫn phớt lờ, coi như không nghe thấy gì…

Quá bực tức trước thái độ khinh người của lão “ngư phủ” nên khi bỏ đi nơi khác, bà ta còn hỏi một câu đầy vẻ khích bác:

- Ông có ông nhận việc ông đang làm như vậy là quá ư tàn nhẫn không? Những con cá kia có tội tình gì kia chứ, nó đang bơi lội nhởn nhơ thì ông dùng lưỡi câu móc vào mồm của chúng lôi lên. Tại sao ông có thể làm như vậy chứ?

- Tại chúng nó há mồm ra. Chứ chúng cứ ngậm mồm lại thì tôi làm sao móc chúng lên được!

Không giá trị

Thạch và Minh đứng bắt tắc xi tại đầu Láng Hạ:

- Này anh lái xe, từ đây về Bờ Hồ hết bao nhiêu?

- Anh cứ trả theo đồng hồ tính tiền.

- Nhưng cụ thể tôi phải trả anh bao nhiêu?

- Mười ngàn- Anh lái tắc xi cú cẩm

- Thế nếu tôi đi với anh bạn này của tôi?

- Cũng chỉ trả 10 ngàn.

- Đấy cậu thấy chưa. Tôi đã nói là cậu chẳng có giá trị gì cả!

Giúp đỡ!!!

Hai vợ chồng đi trên xe buýt. Cô vợ buồn nôn:

- Ôi, tôi khó chịu quá! Tôi buồn nôn quá! à mà này, anh ngồi làm gì như pho tượng thế này, ít nhất, anh hãy hôn tôi một cái, may chăng tôi có thể nôn ra được.

Mẹo bán sách

Cuốn tiểu thuyết “Bão tan” của nhà văn G. nằm ế ẩm trên các quầy bán sách.

Một hôm. Trên tờ “Thời báo Niu-Yoóc” xuất hiện mấy dòng quảng cáo như sau:

“Một nhà triệu phú đẹp trai, tuổi mới ngoài ba chục, có tiền gửi ở mười lăm nhà băng trên thế giới, muốn lấy một cô vợ giống hết như nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Bão tan” của nhà văn G.”.

Không đầy hai ngày sau, cả mấy nghìn cuốn sách mốc meo đã được bán hết veo.

Mang được vân tay về

Sĩ quan cảnh sát:

- Các anh có bốn người mà không tóm nổi một tên tội phạm. Đồ bị thịt!

Nhân viên cảnh sát:

- Chúng tôi không phải là đồ bị thịt. tuy phạm nhân chạy mất, nhưng tôi đã nghĩ tìm cách mang được vân tay của hắn về đây rồi?

Sĩ quan cảnh sát:

- Ở đâu?

Nhân viên cảnh sát:

- Ở trên mặt chúng tôi đây!

Không phải em ạ!

Thanh tra giáo dục nhận thấy tình trạng chậm tiến về môn lịch sử.

- Ai ký hiệp định Paris? (Không có tiếng trả lời).

Thanh tra tức giận:

- Ai ký hiệp định Paris?

Giăng (cho là sự việcđã trở nên nghiêm trọng):

- Thưa thầy, không phải em ạ!

Ngày hội

Hitle đến nhà một mụ thầy bói và hỏi:

- Tôi sẽ chết vào ngày nào?

- Cái ngày ngài chết sẽ là vào ngày hội.

- Sao bà dám chắc như vậy?

- Dù ngài chết vào bất kỳ ngày nào thì ngày ấy cũng là ngày hội cơ mà…

Cứu hỏa

Một phụ nữ trẻ trung xinh đẹp, hỏi một nhân viên cứu hỏa đang ôm chặt mình:

- Để cứu được em ra khỏi nguy hiểm này, nhất định đã tốn phí rất nhiều sức lực nhỉ?

Nhân viên cứu hỏa:

- Chứ lại không à? Anh đã phải đánh lại ba nhân viên cứu hỏa đó!

Đúng là nó

Vị chỉ huy nhận thấy một người lính của ông có biểu hiện không được bình thường. anh ta thấy bất cứ tờ giấy nào cũng nhặt lên, cau mày đọc thật chăm chú, rồi nói:

- Không phải là nó!

Và đặt tờ giấy xuống, y chỗ cũ. Sự việc cứ diễn ra như vậy nhiều ngày liên tiếp, vị chỉ huy quyết định cho người lính của mình đi kiểm tra tâm lý. Bác sỹ tâm lý kết luận rằng anh ta bị loạn thần kinh và đề nghị cho xuất ngũ.

Anh lính cầm tờ lệnh xuất ngũ đọc nhanh và mỉm cười bảo:

- Đúng là nó rồi!

Anh cũng sẽ làm như thế

Sau khi về hưu, cặp vợ chồng già suốt ngày quấn quýt bên nhau, hàn huyên tâm sự đủ mọi thứ chuyện có trên đời này. Một hôm, người chồng hỏi:

- Em yêu! Nếu chẳng may anh từ giã cõi đời ra đi trước em thì em sẽ làm gì?

Người vợ đáp:

- Em sẽ tìm thuê chung một ngôi nhà với vài quả phụ hoặc phụ nữ độc thân khác ít tuổi hơn em cho khuây khỏa nỗi lòng.

Rồi người vợ mới hỏi lại:

- Nhỡ em chết trước anh thì sao?

- Anh cũng sẽ làm giống như em vậy!

Bị tán tỉnh

Hai người bạn gặp nhau:

- Hôm qua lúc tớ đi chợ về, có thằng cha nọ đeo theo tớ dai dẳng, chả cứ rề xe theo năn nỉ để cho chả chở tớ về tới tận nhà…

- Hắn muốn tán tỉnh cậu chứ gì! Hắn mặt dày thật! Vậy rốt cuộc ra sao, cậu có đồng ý cho hắn chở không?

- Không đời nào, làm sao đồng ý được, bình thường đi từ đó về nhà tớ, người khác lấy có mười ngàn, đằng này chả đòi tới hai chục ngàn lận, ai ngu mà cho chả chở chứ!

Chân lý có nhiều kiểu

Một giáo sư triết học nói với các sinh viên của mình rằng:

- Các em có biết tại sao người xưa lại vẽ nữ thần Chân Lý hoàn toàn khỏa thân không? Ấy là vì để cho mỗi người có thể tự cắt lấy quần áo cho Chân Lý theo kiểu của mình.

Hết run

Mùa đông, trong toa tàu hỏa có một cô gái trẻ mặc chiếc váy cực ngắn. người đàn ông ngồi đối diện bảo với cô ta rằng:

- Này cô, xin cô hãy tìm cách nào che kín đầu gối đi! Như thế cô sẽ cảm thấy ấm áp hơn, mà tôi thì sẽ hết run lên!

Mạnh Đoàn st

SUỐI TÌNH


Sáng hôm đó, đô thành La Mã tỉnh giấc dưới ánh nắng vui nhộn của mặt trời mùa hạ. chuyến xe lửa đầu tiên trong ngày vừa cập bến và một thiếu nữ xinh tươi như hoa mùa xuân, hai tay xách va-li nặng bước xuống sân ga, cô nhìn quanh ngơ ngác rồi bước theo làn sóng người ra khỏi nhà ga. Cô đang bỡ ngỡ không biết đi về hướng nào thì:

“Xin lỗi cô, có phải cô là Maria Williams không?”

“Dạ phải, chính tôi là Maria”.

“Ông Burgoyne bảo tôi đến đón cô. Tôi là Anita, cùng làm một sở với cô”.

Chiếc xe Hoa-kỳ chạy trên mấy đường phố lớn, lướt qua những cung điện nguy nga thời cổ, những công viên lâu đài tráng lệ mới, rồi ngừng bánh trước một ngôi nhà to đẹp, biệt thự Lạc Viên. Mới ở Mỹ sang, Maria không khỏi ngạc nhiên thấy cô bạn đồng nghiệp dẫn mình tới một ngôi nhà sang trọng như vậy. Nhưng Anita đã giải thích:

“Chúng ta cả thẩy ba người ở ngôi nhà này cho tới ngày tôi đi thì chỉ còn chị và Frances, nữ thư ký của văn sĩ Shadwell”.

“Ông Shadwell chưa chết sao. Tôi cứ tưởng ông là người thiên cổ từ thuở nào”.

“Thì ai chẳng tưởng ông đã chết rồi nhưng chính thực ông vẫn sống và nhất định không chịu về Mỹ nên mới có những tin đồn đại ấy… Nhưng chị đã ăn sáng chưa, để tôi bảo người ở dọn chúng ta cùng ăn qua loa rồi còn phải ra sở cho chị nhận việc. tôi cũng chẳng còn ở bao lâu nữa và phải chuyển giao công việc cho chị ngay thì vừa”.

Ba người bạn gái vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ rồi lên đường tới sở làm. Maria lại được dịp dạo quanh một vòng thành phố La Mã. Cô không ngớt lời ca ngợi những di tích lộng lẫy của thời xưa: nào những tượng đá còn đứng trơ trơ sau mấy trăm năm dãi nắng dầm sương, nào những vườn hoa tươi thắm với bao cảnh hữu tình, nào những cung điện tráng lệ đã ghi dấu bao vết tích lịch sử… Ba cô gái cứ tươi vui dạo quanh phố xá cho tới khi tới suối Trévi tục gọi là Suối Tình, có khả năng thực hiện hoài bão của những ai đến đó cầu phúc. Anita nói:

“Maria ạ, chị chỉ cần ném một đồng hào vào đây rồi cầu xin gì thế nào cũng sẽ được như ý nguyện”.

Maria vội vàng lấy một đồng tiền ném xuống suối nước rồi lẩm nhẩm khấn: “Xin cho tôi được sống một năm vui sướng ở kinh thành La Mã”.

Frances cũng ước được sống thêm một năm ở đất thần kinh, duy có Anita thì đã cầm đồng hào trong tay rồi lại bỏ vào ví.

“Chị không ước gì sao Anita?”.

“Không, tôi chẳng còn gì mà ước nữa. Mấy ngày nữa tôi đã về Mỹ lấy chồng”.

Anita và Maria vừa tới phòng làm việc thì một chàng trai tên Mario, làm nghề thông dịch viên tới xin chỉ thị. Anh nhìn Anita với con mắt tình tứ nhưng trong lời ăn tiếng nói vẫn tỏ ra rất chững chạc đứng đắn. anh vừa đi thì Maria quay lại hỏi bạn:

“Sao trông Mario si tình tệ, mà chị thì cứ dửng dưng. Anh chàng trông cũng khá đấy chứ”.

“Chị phải biết ông Burgoyne là người rất khắt khe. Ông đã ra lịnh cho nhân viên không được trò truyện với nhau, ai trái lịnh sẽ bị đuổi ngay vì không tôn trọng kỷ luật. Ấy chính cũng vì lẽ ấy mà tôi đã nói dối về Mỹ để lấy chồng chứ tôi đã đính hôn với ai đâu. Nhưng tôi đã xin thôi chỉ vì không chịu nổi cái không khí quá nghiêm khắc này”.

Mấy bữa sau, trong một buổi tiệc trà tại nhà ông Burgoyne, Maria có dịp làm quen với một thanh niên trí thức đã rất giàu có, lại mang một chức tước rất cao, hoàng thân Dino. Maria cảm phục ngay Dino trước vẻ thông minh đĩnh chạc của chàng, nhưng hai cô bạn đã căn dặn cô đừng để cho Dino lợi dụng vì hoàng thân có tiếng ở kinh thành La Mã là một chàng họ Sở đã làm hại đời nhiều cô gái trong trắng. “Mà mưu mô ông hay dùng nhất, Frances nói, là mời người ông để ý đi chơi Venise, để rồi đến khi về thì cả thành La Mã sẽ bàn bạc…”.

Quả như vậy, Dino cũng đã để ý tới Maria và ngay hôm sau gọi điện cho cô:

“Chào cô, cô được mạnh giỏi chứ?”.

“Cám ơn ông, tôi vẫn được như thường… Nhưng tại sao, ai đã bảo ông biết số điện thoại của tôi?”.

“Không có ai bảo hết, nhưng tôi biết… Nhưng mà ngày mai tôi sẽ đi Venise có việc, nhân tiện lại đi máy bay riêng nên tôi muốn mời cô cùng đi cho vui và cũng nhân thể biết thêm một danh lam thắng cảnh của nước Ý”.

“Cám ơn ông, nhưng tôi không quen đi chơi với đàn ông”.

“Không sao đâu, chúng ta sẽ đi buổi sáng về buổi chiều, không ai có thể dị nghị. Mà thành Venise đẹp lắm, chắc cô cũng đã từng biết trong thành Venise, người ta dùng toàn đường nước để đi lại”.

Maria không biết trả lời sao, lấy tay bịt ống điện thoại rồi hỏi Frances:

“Chị bảo phải trả lời sao cho nó tiện”.

“Chị cứ nhận bừa đi, rồi chúng ta sẽ liệu”, Frances nói.

Maria cầm ống điện thoại, tay hơi run run:

“Thôi cũng được, nêu ông hứa chắc thế nào đến chiều tối cũng đưa tôi về thì tôi sẽ rất vui mừng được đi du ngoạn Venise cùng với ông”.

“Thì nhất định rồi, tôi không thể ở lại Venise quá 15 tiếng đồng hồ vì phải bận việc về đây ngay sau đó”.

Frances vừa dặn xong Maria về cái mưu mà nàng đặt để hai chị em được đi chơi Venise một chuyến không mất tiền thì Dino cũng vừa đến, và gọi ngay ở cửa:

“Thế nào Maria, cô đã sửa soạn xong chưa, chúng ta còn phải đi cho được việc chứ”.

Maria và Frances cùng ra một lúc, Maria nói:

“Chào ông Dino. Chị Frances cũng có việc phải đi Venise nên tôi đã bảo chị cùng đi với chúng ta một thể cho tiện. như thế cũng được chứ?”.

Dino chán ngán, anh định đưa Maria đi một mình thì mới tự tình được chứ bây giờ lại có thêm một cô gái già lẽo đẽo theo sau thì còn làm được trò trống gì. anh không ngờ cái mưu sâu độc của anh lại bị phá hư dễ dàng như vậy.

“Tôi… thì… thế cũng được, nhưng chỉ sợ cái máy bay của tôi nhỏ quá không đủ chỗ cho ba người chăng?”,

Trước sự từ chối khéo léo của Dino, Maria cho thêm một câu:

“Thế thôi vậy, để ông đi một mình bằng đường hàng không, còn chị em tôi đi tầu hỏa cho có chị có em”.

Không làm được thế nào khác, Dino đành mở cửa xe mời Maria và Frances lên rồi lái ra phi trường.

Ba người tới Venise, chừng một giờ sau khi lên đường. họ thuê thuyền đi du ngoạn khắp các nơi. Maria không ngớt miệng thán phục những ngôi nhà, những phố phường, cả một thành phố xây trên nước. Mà Venise lại không thiếu gì những nơi danh lam thăng cảnh: nào nhà thờ Thánh Marc với những đàn chim bồ câu hằng mấy ngàn con, nào những pho tượng kỳ ngoạn để lại từ thời Trung cổ, nào những lâu đài xây dựng theo kiểu kiến trúc thời kỳ Phục hưng…

Họ dẫn nhau đi thăm tỉnh, hết chỗ này đến chỗ kia để mặc cho Dino hướng dẫn. Mà Dino cũng tài thật, chàng biết từng ly từng tý về Venise như thể đã sinh trưởng ở đó. Chàng giảng giải hết lịch sử chỗ này đến nguồn gốc chỗ kia khiến Maria phải thán phục tài học uyên thâm của chàng và tự hỏi không hiểu sao một người kiến thức rộng như vậy, giầu có quyền quý như thế lại có thể bị tiếng sở khanh. Nàng tự bảo thế nào cũng có duyên do gì đã khiến cho Dino chán ghét nên mới có thái độ khó hiểu ấy và vì vậy mới bị mang tiếng. Maria lại tự nhủ nếu có người thực sự yêu Dino, chứ không phải yêu tiền hay chức tước của chàng, lại biết uốn nắn tính tình Dino thì chàng ắt phải là người chồng lý tưởng. Nhưng cũng vì vậy, nàng định dạy thêm cho Dino một bài học khác cho chừa cái tính sở khanh đã tiêm nhiễm nơi chàng.

Đến trưa, khi ba người tới ăn ở một hiệu sang nhất thành Venise, Dino đã có lúc phải đi đánh điện thoại về La Mã có việc cần. Trở về bàn, anh bắt gặp Frances nói nhỏ gì với Maria, rồi đến khi ngẩng mặt lên trông thấy anh:

“Tôi vừa bảo được Maria ở lại đây thêm mấy ngày”.

Thấy được ở lại thêm một ngày với người đẹp, Dino cũng sung sướng nhưng nghĩ đến cái cô gái già đi đâu cũng lẽo đẽo theo sau, Dino giận dỗi đáp:

“Tôi xin lỗi, nhưng có chuyện cần phải về La Mã một mình trước”.

“Anh không thể ráng ở lại một ngày nữa đưa Maria đi chơi tỉnh sao?”.

“Tôi rất tiếc nhưng không được, thôi đành để lại kỳ sau vậy”.

Lúc đó Maria mới nói:

“Thôi, nếu cả anh lẫn chị cùng về thì tôi cũng xin về theo vậy”.

Dino chưng hửng, nhưng việc đã lỡ không làm sao cứu vãn nổi.

Lại nói, trong khi Maria và Frances đi cùng với Dino tới Venise thì Anita ở La Mã nhận lời mời của Giorgio tới nhà chàng ở vùng quê nhân dịp ăn đám cưới em gái Giorgio. Nàng tự nghĩ dẫu sao cũng chỉ còn một vài ngày nữa thì về Mỹ, không có lý do nào đủ mạnh để ngăn cấm nàng về thăm nhà Giorgio.

Cuộc đi về vùng quê trên một chiếc cam-nhông không thắng không kèn thực là nhộn nhịp. Một toán thanh niên nam nữ, anh em họ của Giorgio ngồi trên xe lấy miệng làm còi và mỗi khi phải thắng lại nhảy xuống đường giữ xe lại như trong những câu chuyện buồn cười nhất được mang lên màn bạc vào hồi đầu thế kỷ. Rốt cuộc họ cũng tới trại không… sảy sứt mảy may.

Cuộc vui bắt đầu: kẻ đàn người hat, kẻ chúc tụng cô dâu chú rể ồn ào náo nhiệt. nhưng Anita nghĩ tới thân phận lẻ loi của mình, không khỏi chán ngán. Nàng nhìn cảnh sum họp hạnh phúc của đôi bạn trẻ mà thấy trong lòng trống rỗng. nàng tự bảo:

“Tại sao ta không thể sung sướng khi có người con trai đáng yêu yêu ta nồng nhiệt. Ta cũng có đâu dửng dưng trước tình yêu của chàng. Chỉ vì một lão già khó tính là chủ ta mà cũng là chủ chàng đã không chịu cho chúng ta gặp gỡ nhau nên mới có tình trạng như ngày nay. Ta phải làm gì bây giờ…”.

Nghĩ thế, Anita bỏ bàn tiệc lại một gốc cây thanh vắng tưởng tới duyên số lỡ làng của mình. Nhưng Giorgio đã đi theo:

“Tôi dám hy vọng cô sẽ nhớ đến nước Ý và người Ý chúng tôi khi nào cô lên đường về Mỹ”.

“Cái đó thì lẽ dĩ nhiên rồi. Ở trên đời này làm gì có một nơi nào đáng yêu hơn nước Ý”.

“Nhưng thôi nói đến những chuyện ấy làm gì cho đau lòng. Để đến hôm nào cô đi hãy hay. Bây giờ chúng ta lại đằng kia đi bách bộ xung quanh con hồ thơ mộng ấy thì có lẽ tốt hơn”.

“Phải”.

“Thế cô ngồi lên xe, tôi còn phải rút thanh gỗ này ra, chúng ta đi xe lại đằng ấy”.

Nhưng Giorgio vừa rút được thanh củi, chưa kịp trèo lên ngồi thì chiếc xe đã lao xuống giốc như vụ như bão. Anita ngồi trên hết hồn, nhưng cũng cố giữ bánh lái cho vững. Nhưng chỉ được một chốc vì xe càng lao dốc càng đi nhanh. Anita đã bắt đầu hoảng sợ:

“Giorgio, Giorgio… mau lên không chết bây giờ”.

“Anita, ráng giữ tay lái để tôi chạy con đường tắt này sẽ bắt kịp ô-tô”.

Cuộc chạy đua giữa người và máy không thắng cứ tiếp diễn hàng nửa giờ, rốt cục xe đâm vào một bụi rậm và ngưng hẳn. Giorgio vừa lúc ấy cũng chạy kịp tới nơi để đón lấy thân hình người mình yêu trộm nhớ thầm hằng mấy năm nay. Thế rồi họ gặp nhau trong một cái hôn nồng nhiệt, lại càng nồng nhiệt hơn vì bị kìm giữ mấy tháng nay. Và cũng lúc ấy họ mới hiểu khi đã yêu nhau thì không thể sống xa nhau.

Sáng hôm sau về sở, Giorgio bị đuổi vì chẳng may hôm qua trên đường về quê, đã bị ông Burgoyne trông thấy ngồi bên Anita. Mà ông đã cấm nhân viên rong sở không được giao dịch với nhau thì Anita lại dám đi đâu như đi tự tình với Giorgio.

Thế rồi việc phải đến đã đến. Được tin người yêu bị đuổi, Anita tìm đến căn phòng nhỏ bé chật hẹp của Giorgio:

“Anita, tại sao em biết anh ở đây?”

“Giorgio, em đến để ở lại với anh. Em không về Mỹ nữa. Chúng ta đã yêu nhau thì không còn gì có thể ngăn cản chúng ta gần nhau. Anh Giorgio, nếu Burgoyne nhất định không thâu nạp anh, em cũng quyết bỏ sở ấy để sống với anh”.

“Nhưng với đồng lương hiện tại anh còn chỉ vừa đủ không chết đói thì làm thế nào đến khi không có công việc làm ăn, chúng ta có thể sống được ở đây mãi”.

“Cái đó không sao, miễn là chúng ta còn ở được thành La Mã để anh tiếp tục học luật thì chúng ta sẽ ráng”.

“Không được đâu Anita ạ, nếu đến cuối tháng này anh chưa kiếm được việc thì sẽ phải về quê sống với gia đình. Mà lúc đó thì em không thể…”

Anita ôm mặt khóc thất vọng, nàng không ngờ cuộc tình duyên mới chớm nở đã chấm dứt nhanh chóng như vậy.

Lại nói đến Maria từ khi đi Venise về, nhất quyết chiếm bằng được trái tim sắt đá của người cô yêu ngay từ hôm mới gặp mặt. nàng đi thăm hỏi từng người về sự ưa thích của Dino rồi bắt đầu thi hành kế hoạch.

Biết được một hôm Dino tới bảo tàng viện xem tranh, nàng đến và nói như mình rất thành thạo với các môn hội họa.

“Anh Dino làm ơn dẫn tôi đi coi những bức họa mới đi. Tôi rất thích những xu hướng hội họa tân thời”.

“Ồ lạ nhỉ, tôi cũng thích như cô. Để tôi dẫn cô đi coi”.

Đến trước một bức tranh huyền diệu nhưng rất khó hiểu, chàng liền bảo nàng cắt nghĩa. Tuy hơi lung túng nhưng Maria cũng làm ra bộ thành thạo nói thao thao bất tuyệt về ý nghĩa huyền bí sâu xa, ý niệm vô biên mà tác giả đã tạo cho bức tranh. Cũng may cho Maria, nói có phần đúng, Dino rất khâm phục và từ đấy bắt đầu để ý đến cô gái mới tí tuổi đầu đã sành điệu hơn người.

Lại một hôm khác, được Dino mời ăn, Maria đã đến trước hỏi người bồi bàn về những món ưa thích của Dino, để rồi cho chàng phải ngạc nhiên một lần nữa.

“Cô ưa dùng thứ rượu gì?”

“Tôi thì chỉ thích Lacrima Christi”.

“Tôi cũng thế”, Dino kêu lên. Không hiểu làm sao cô có thể giống tôi thế được. Nhưng rồi ăn xong chúng ta đi đâu? Cô có ưa xem nhạc kịch không?”

“Nhạc kịch thì còn gì bằng. Mà tôi lại ưa nhất là những tác phẩm của các nhạc sỹ Ý như Rossini chẳng hạn”.

Lại càng ngạc nhiên nữa, Dino thấy những sở thích của Maria giống mình quá. Anh bắt đầu thấy mến người thiếu nữ ngần ấy tuổi đã biết thưởng thức những cái đẹp cái hay mà sau bao năm kinh nghiệm anh mới có. Từ mến phục đến mến yêu chỉ có một ngăn cách biệt. Và ngay Dino cũng không hiểu sau bao năm sống độc thân, anh lại thấy trái tim sắt đá rung động.

Sáng hôm chủ nhật đó, Dino đến đón Maria lại thăm mẹ. Chàng lại bị một phen ngạc nhiên khi thấy Maria thổi tiêu, một thứ nhạc cụ chàng rất ưa. Được giới thiệu với mẹ Dino, Maria không khỏi vui mừng vì có người đã nói với cô rằng ở La Mã khi người con trai đưa người con gái tới ra mắt bố mẹ tức là đã muốn cưới người ấy làm vợ.

Maria gặp mẹ Dino và được bà cụ có cảm tình ngay. Nhưng đến lúc ra về, khi Dino đang muốn tỏ tình thì Maria như bị lương tâm cắn rứt, bẽn lẽn nói:

“Anh Dino ạ, từ ngay buổi đầu gặp anh, em đã giả dối thật đáng trách. Em không hiểu anh có thứ lỗi cho em không nhưng dù sao em cũng phải nói. Tất cả những cái mà anh bảo em giống anh đều là câu chuyện em hỏi dò để trêu anh. Thực sự em không phân biệt được một bản nhạc giựt gân cà ịch cà ựa bây giờ với một tác phẩm cổ điển. Em chưa bao giờ uống rượu và cũng không thể uống được thứ Lacrima Christi mà anh ưa thích. Lại còn cái hội họa tân thời cũng là một thứ em chẳng hiểu gì cả”.

“Thế còn thổi tiêu thì sao?”

“Thổi tiêu cũng thế, có bao giờ em biết đâu. hôm đó anh đến chơi, em giả vờ như biết thổi chứ thực sự em không biết cả huýt sáo thì làm sao biết được thổi tiêu”.

“Còn món ăn?”, Dino thất vọng hỏi.

Maria trao cho Dino cuốn sổ tay trong đó nàng đã biên tên những món ăn Dino ưa thích rồi yên lặng chờ đợi phản ứng của người bị lừa. không nói không rằng, Dino nhấn mạnh vào ga xe hơi, nhất quyết không bao giờ gặp lại mặt con người suýt nữa đã thành vợ chàng.

Lại nói đến Frances hôm đó đi làm, có người ở nhà ông Shadwell tặng nàng một con mèo con nhỏ xíu. Chưa kịp cám ơn thì người vú già đã nói:

“Tôi thấy cô tội nghiệp quá nên mang con mèo này đến biếu để cô đỡ buồn. Thường thường tôi nhận thấy chỉ những người đứng tuổi mà vẫn không chịu lấy chồng mới ưa thú vật”.

Câu nói của người vú làm Frances cảm đến thân phận mình mà buồn tủi. nàng nghĩ hồi lâu rồi quyết định xin nghỉ việc về Mỹ, dẫu bên trời Tây nàng không có lấy một người bà con thân thích. Vừa lúc ấy thì Shadwell tới nơi:

“Cô đã đánh xong bản thảo của tôi chưa. Nhưng trông cô sao hôm nay như không được vừa ý”.

“Phải, Frances đáp. Tôi cũng định đánh xong bản này rồi xin phép ông nghỉ việc để về Mỹ”.

“Ô hay, sao cô nói lạ vậy. Tôi có làm gì để cô phải phật ý hay không? Mà tôi tưởng cô về Mỹ để làm gì? cô làm gì còn bà con thân thích ở quê nữa?”

“Ông nói phải ông Shadwell ạ. Ông chẳng làm gì để tôi phải giận ông cả. Tôi cũng chẳng còn người họ hàng thân thích ở Mỹ. Nhưng tôi muốn về…về để lấy chồng. Tôi vừa quyết định như vậy mới cách đây mấy phút…”

“Sao cô lại có thể bỏ tôi tàn ác thế được. Cô dư hiểu rằng nếu cô đi thì tôi không còn thể làm việc được nữa, rằng tôi đã quá quen với lối làm việc của cô. Cô dư hiểu từ ngày làm việc với tôi hơn mười năm nay là tôi không thể sáng tác được một chuyện gì nếu không có sự trợ giúp đắc lực của cô. Thế mà cô cũng nỡ bỏ tôi ư?”

“Phải tôi hiểu những điều ông vừa nói. Nhưng tôi vẫn phải về Mỹ. Tôi không thể sống mãi cuộc đời cô độc này. Tôi không thể kéo dài những ngày cô đơn như mười mấy năm nay…”

Chợt hiểu thái độ vô lý của mình từ trước, hơn nữa có cảm giác như bị gẫy cánh tay mặt nếu Frances bỏ đi. Shadwell bẽn lẽn nói:

“Frances ạ, cô cũng hiểu từ trước đến nay chưa bao giờ tôi dám nói với cô rằng tôi muốn cưới cô làm vợ là vì tôi sợ cô từ chối, nhưng hôm nay tôi phải nói với cô rằng tôi sẽ rất sung sướng nếu được cô ưng thuận lấy làm chồng”.

Frances vui sướng quá. Suốt mười mấy năm trường nàng chỉ chờ đợi giớ phút này, thì giờ đây nó đã đến. Nàng không ngăn nổi hai hàng lệ tuôn rơi; nàng khóc vì sung sướng.

Hôm sau Frances ăn mặc chải chuốt hơn ngày thường đến nhà chồng sắp cưới, nhưng Shadwell đã đi khỏi, hồi lâu mới trở về. Trông mặt buồn thiu của nhà văn sỹ danh tiếng, Frances không khỏi lo ngại. Nàng đã ngờ việc xảy ra hôm qua đẹp quá để rồi không thành sự thực.

“Cô Frances ạ, tôi phải xin lỗi đã làm rộn cô hôm qua. Nhưng hồi hôm tôi đã nghĩ lại và việc trăm năm của chúng ta không thể thành tựu được. Tôi không thể nào lấy cô chỉ vì tôi cần cô làm thư ký cho tôi. Vì vậy tôi đã quyết cho cô nghỉ để về Mỹ”.

Frances dường như không hiểu. Nàng biết là Shadwell không phải là một người hai lời, nếu ông không chịu lấy nàng chắc phải là vì một duyên do nào quan trọng hơn là những lý lẽ ông vừa viện ra.

Nhưng quen tuân lệnh một cách mù quáng, Frances chỉ biết ôm mặt nức nở, để mặc Shadwell ra phố. Chợt có tiếng điện thoại reo, Frances đưa lên tai nghe rồi vội mặc áo chạy theo tình nhân.

Frances bắt gặp Shadwell trong một tiệm rượu, đang ngồi trước một hàng sáu ly rượu Whisky. Nàng men đến gần:

“Shadwell, anh có chắc rằng anh không muốn lấy em là vì anh không thể nào lấy được thư ký của anh hay không? Em biết anh bị bệnh và vừa đi bác sỹ, nhưng bệnh gì chả có thể chữa được, rồi chúng ta sẽ về Mỹ tới thăm những vị y sỹ có tiếng nhất, thế nào anh cũng khỏi”.

“Không được đâu Frances ạ. Ý tôi đã quyết, cô đừng nói chỉ làm tôi thêm lo thôi”.

Bực mình vì không làm chuyển lòng người yêu, Frances ra ngồi bàn bên, gọi một lúc sáu ly Whisky khiến cho mọi người trong nhà hàng ngạc nhiên, làm anh bồi bàn nói thì thầm với chủ: “Cái tụi Mỹ này đến hà tiện: họ gọi như vậy là để đỡ phải cho tiền buốc-boa”.

Uống xong sáu ly, Frances đứng dậy, đầu óc choáng váng như người điên. Nàng say rượu nói lảm nhảm những gì đâu đâu khiến cho Shadwell phải đưa về nhà. Nhưng Shadwell cũng nhân dịp đó hiểu được tình yêu sâu xa của nàng đối với ông và quyết định lấy nàng dù có bệnh nặng bao nhiêu cũng mặc.

Trong khi say rượu, Frances còn nói mê nhiều: nào là phải bảo Dino rằng Maria yêu anh, anh không thể để mặc nàng về Mỹ không lời tạm biệt, nào phải nói với Burgoyne cho Giorgio làm lại để anh và Anita có thể lấy nhau…

Để Frances yên nghỉ rồi, Shadwell lấy xe lại nhà Dino. Ông mang theo mấy cuốn sách quý lấy cớ là lại thăm nhưng thực ra là để báo tin cho Dino biết Maria ngày mai đã về Mỹ.

Dino như người mất hồn từ ngày không gặp Maria, còn nói được mỗi câu:

“Nhưng cô ta đã lừa tôi”.

“Thì anh cũng có kém đâu. người ta chỉ xấu khi nào có những mục đích không đẹp, chứ còn lừa vì mục đích không xấu thì bao giờ cũng đáng tha thứ”.

“Ngày mai lúc tám giờ Maria sẽ lên máy bay, nhưng trước khi ra phi trường thế nào cô cũng sẽ rẽ qua chỗ Suối Tình đó”.

Thế rồi bỏ mặc Dino với ly rượu, ông lại nhà Burgoyne và nói cho Giorgio được phục chức. Ông cũng rẽ ngang nhà Giorgio hẹn đúng sáng mai phải có mặt tại Suối Tình lúc tám giờ”.

Sáng hôm sau, lúc gần tới giờ ra phi trường, Maria và Anita nhận được điện thoại của Frances nói phải qua Suối Tình một chốc. Hai cô gái tới nơi, đứng chờ một chốc rồi Maria nói:

“Cái tục truyền ở đây thật là nhảm nhí. Tôi xin ở có một năm mà chưa đầy hai tháng đã đi rồi. thật mất tiền toi”.

Hai người cũng cố gượng cười. chờ thêm mười mấy phút cũng chẳng thấy gì, họ đã định bỏ ra phi trường, nhưng Frances đã tới, chỉ về phía đường: “Coi kìa”.

Ở ba phía, Dino, Giorgio và Shadwell đang tiến tới. Họ chạy vội lại, mỗi người ôm chầm lấy người yêu, nhìn nhau thông cảm.

Thật không ngờ Suối Tình lại mầu nhiệm như thế…

Vũ Anh Tuấn st.

|  51 |
 52 |
 53 |
 54 |
 55 |
 56 |
 57 |
 58 |
 59 |
 60 |
 61 |
 62 |
 63 |
 64 |
 65 |
|  66 |
 67 |
 68 |
 69 |
 70 |
 71 |
 72 |
 73 |
 74 |
 75 |
 76 |
 77 |
 78 |
 79 |
 80 |
|  81 |
 82 |
 83 |
 84 |
 85 |
 86 |
 87 |
 88 |
 89 |
 90 |
 91 |
 92 |
 93 |
 94 |
 95 |
|  96 |
 97 |
 98 |
 99 |
 100 |
 
|  51 |
 52 |
 53 |
 54 |
 55 |
|  56 |
 57 |
 58 |
 59 |
 60 |
|  61 |
 62 |
 63 |
 64 |
 65 |
|  66 |
 67 |
 68 |
 69 |
 70 |
|  71 |
 72 |
 73 |
 74 |
 75 |
|  76 |
 77 |
 78 |
 79 |
 80 |
|  81 |
 82 |
 83 |
 84 |
 85 |
|  86 |
 87 |
 88 |
 89 |
 90 |
|  91 |
 92 |
 93 |
 94 |
 95 |
|  96 |
 97 |
 98 |
 99 |
 100 |
 
Netadong.com thiết kế