Hiện có 15 người xem / 2317417 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 13/6/2015

CỦA CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA & NAY

Như thường lệ, để mở đầu phiên họp, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai cuốn sách mới. Cuốn đầu tiên là một cuốn “sắp ra lò” mang tựa đề là “Đặc San Kỷ Niệm 250 Năm Sinh Đại Thi Hào Nguyễn Du - Gồm 25 bài viết mới nhất về Nguyễn Du và Truyện Kiều”. Đây là cuốn thứ 3 trong một bộ sách đặc biệt gồm 5 cuốn do Nhà Xuất Bản Văn Học và một nhóm tác giả sẽ được in trong dịp kỷ niệm 250 năm sinh của nhà Đại Thi Hào. Tuy chưa ra lò nhưng cuốn sách (dưới dạng bản thảo) vẫn được giới thiệu vì chính Dịch giả Vũ Anh Tuấn, Chủ Nhiệm CLB Sách Xưa & Nay, lại là một trong số 25 tác giả với 25 bài viết như nói trên, và bài viết của ông nói về việc người Pháp coi trọng cụ Nguyễn Du và Truyện Kiều của chúng ta như thế nào khi dành cho cụ và Truyện Kiều cả mấy trang và hình ảnh trong bộ Tự Điển các Tác Giả của mọi Thời Đại và Xứ Sở của họ (khi viết bài Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã đưa hình ảnh mấy bộ tự điển nói trên làm bằng chứng). Cuốn thứ hai được giới thiệu là một cuốn sách bằng Pháp văn ở trong có hai cuốn đóng chung, một cuốn ra đời năm 1951 và cuốn sau năm 1952, tức là 64 và 63 năm trước, nhưng cái hay là cả hai cuốn đều được viết về cùng một đề tài, chỉ khác là cuốn đầu nói về Tây Phương và cuốn sau nói về Đông Phương và đề tài của chúng là Các Triết Gia Lớn của Tây Phương, và Các Triết Gia Lớn của Đông Phương. Cả hai cuốn đều của tác giả Frédéric Tomlin, một cựu giảng viên tại hai trường Đại Học ở Bristol và Londres, và chúng được xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Payot, một nhà xuất bản thời danh của Pháp. Vì cả hai đều bằng Pháp văn nên Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã mua được chúng với giá chỉ có 200 đô mít (Annamese dollar), ông thích quá vì chưa bao giờ rẻ thế, vì trong cả hai cuốn là trên 20 triết gia lớn của Tây và Đông Phương mà chỉ có 200 đô mít, như vậy mỗi ông chưa đến 10 đô mít thì không rẻ sao được? Cuốn về Tây Phương gồm 17 đại triết gia, nhưng sau khi lướt qua thì thấy người mình chỉ biết về Socrate, Platon, Aristote, Descartes, Kant, Hégel, Nietzsche, còn nhiều tay khác như Spinoza, Leibnitz, Berkeley, Hume và Bergson thì ít thấy nói tới.

Cuốn về Đông Phương gồm 8 chương thì chỉ có ba chương nói về 3 nhân vật là Đức Phật, Mohamet và Zoroastre, một nhân vật mà có người thì cho là có thật lại có những người coi là không có thật. Còn 5 chương còn lại thì nói chung chung về Ai Cập, Babylone, Hồi giáo, các Hệ Thống thiên về Hồi giáo và các nhà hiền triết Trung Hoa. Hai cuốn sách dày khoảng 600 trang là một tài liệu thật quý giá cho những ai quan tâm tới Triết học. Riêng với Dịch giả Vũ Anh Tuấn thì ông thấy rẻ thì mua chơi, chứ cá nhân ông chẳng tin vào Triết thuyết nào mà chỉ tin vào những người tốt và lương thiện, còn Triết thuyết này Triết thuyết nọ thì ông không tin vì ông đã quen với một vài kẻ tự xưng là triết gia và được nhiều người kính trọng như một triết gia, nhưng khi chơi với họ, ông mới thấy rằng trong đời thường, mấy vị đó nói thì hay lắm, nhưng khi làm thì lại cực kỳ ít hay, nên ông khỏi quan tâm đến họ là xong việc. Tuy nhiên hai cuốn sách vẫn là một nguồn tài liệu về cái người đời gọi là Triết học.

Kế tiếp cô Tâm Nguyện cũng tặng mỗi thành viên một cuốn “Sáu cửa vào động thiếu thất” do chính cô lược dịch.

Sau phần giới thiệu sách anh Phạm Vũ đã có một bài nói chuyện rất hay về Phở ở Miền Bắc, ở Miền Nam, ở Mỹ và anh có nói qua về một vài câu đối về phở. Tiếp lời anh Phạm Vũ, Lm Triết đã giới thiệu qua về cuốn sách ông mới viết và tặng mỗi thành viên một cuốn.

Tiếp lời Lm Triết, anh Dương Lêh đăng đàn đóng góp thêm vài ý kiến về Phở và sau đó anh nói về tên húy Công Tằng Tôn Nữ của các cô gái Huế. Sau khi anh Dương Lêh nói xong, anh Chử lên hát thơ bài thơ do chính anh sáng tác mang tựa đề là “Đứng lên làm chủ”.

Anh Chử hát xong, anh Quang Bỉnh lên nói bổ sung về chữ Mì (Quảng Bình). Tiếp lời anh Quang Bỉnh, anh Phùng Chí Tâm lên nói về việc Phở không có cà cuống và sau đó anh nói chuyện về Tượng Chúa Ki Tô khổng lồ ở Vũng Tàu do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ dựng và hát tặng các thành viên bẳng giọng ca rất chuyên nghiệp bài “Lên thăm tượng Chúa”.

Anh Phùng Chí Tâm hát xong, anh Thanh Châu, với tiếng hát át tiếng bom của anh đã lên hát tặng các thành viên bài “Gạo trắng trăng thanh” mà ai cũng biết.

Sau anh Thanh Châu, cô Kim Sơn đã lên nói về bánh canh và về lá đu đủ và khả năng lành bệnh của nó, sau đó cô đã hát tặng các thành viên bằng giọng ca rất điêu luyện một bài hát thật hay là bài “Mùa Đông của anh” của Trần Thiện Thanh.

Buổi họp kết thúc lúc 11g15 cùng ngày.

VŨ THƯ HỮU


CUỐN KHANG HỮU VI – TIỂU SỬ VÀ TIỂU LUẬN

KANG YU-WEI

– A BIOGRAPHY AND A SYMPOSIUM

CỦA TÁC GIẢ JUNG-PANG LO (*)

Tôi gặp được cuốn này tại một tiệm sách cũ của một người bạn trên đường Bùi Hữu Nghĩa, vừa thấy tên cuốn sách, tôi không cảm thấy bị hấp dẫn lắm vì tôi cũng có biết qua về hai nhân vật Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Đại khái Khang Hữu Vi là một nhà tư tưởng tư sản, nhà văn và là lãnh tụ phái Duy Tân ở Trung Quốc hồi cuối thế kỷ 19. Ông và Lương Khải Siêu đã dụ được Quang Tự nghe theo làm cải cách lung tung, nhưng phong trào này bị Từ Hi thái hậu dẹp tan và Khang Hữu Vi phải bỏ trốn sang Nhật. Thấy cuốn sách sặc mùi “Cô Chị”, mà tôi ít ưa, vì cả đời tôi từ khi biết tập thể thao và biết quỳ, tôi chỉ có “Chính Em” mà tôi thấy thơm phức, tôi đã tính cho qua, nhưng rồi một chi tiết khiến tôi phải mua cho bằng được: đó là triện son và chữ ký của ông cụ Sển, mà tôi cũng có quen biết sơ khi gặp ông cụ nhiều lần ở tòa soạn Báo Bách Khoa, nơi tôi thường lui tới. Tôi mua vì muốn cứu một nàng sách từ thư viện của cụ Sển, và vì muốn có một bằng chứng của sự tan tác của một thư viện tư nhân rất nổi tiếng, nếu chủ nhân không để tâm lo cho thư viện của mình có được một tương lai ổn định trước ngày ra đi. Tuy nhiên khi về tôi cũng để ra một giờ để đọc lướt qua thì cũng thấy hay hay nên hôm nay giới thiệu với quý vị.

Cuốn sách khổ 16x24, bìa cứng được in cho Hiệp Hội Nghiên Cứu về Châu Á bởi nhà xuất bản The University of Arizona Press ở Mỹ vào năm 1967 (48 năm trước), dày 541 trang và có nội dung như dưới đây:

Sau lời giới thiệu, phần I (từ trang 17 - 278) là phần tiểu sử của Khang Hữu Vi được in theo lịch đại, và là một tiểu sử rất chi tiết trong đó cho người đọc thấy là nhân vật này vì làm chính trị mà bị bôn ba hơi nhiều.

Phần II (từ trang 279 - 407) là phần chứa đựng 6 tiểu luận về thân thế và các hoạt động của Khang Hữu Vi của 6 tác giả vừa là Mỹ, là Đức và là người Trung Quốc.

Sau phần Tiểu Luận là 2 trang giải thích tất cả các từ viết tắt trong sách.

Sau 2 trang giải thích các từ viết tắt (Abbreviations) là phần Thư Tịch gồm 3 mục: mục thứ nhất là mục về Tiểu sử, mục thứ nhì là về các Bài Viết của Khang Hữu Vi và mục thứ ba là về Các bài viết đã được đăng tải liên quan tới Khang Hữu Vi.

Sau phần Thư Tịch là một Bảng Chú Giải về tên riêng các nhân vật được nói tới trong sách dài trên 30 trang, và cuối cùng là phần Chú Dẫn (Index) dài 13 trang.

Cuốn sách không hấp dẫn lắm với tôi vì tôi không thích “Cô Chị”, nhưng lại hấp dẫn tôi vì nó là một “tiểu thư” từ một thư viện tư nhân nổi tiếng đang sống lang bạt giang hồ, nên cần được có một mái ấm khác của một người cũng hơi quen biết với chủ nhân cũ của nó…

Trích Hồi Ký 60 năm chơi sách, chương VI

VŨ ANH TUẤN

(*) Tác giả JUNG-PANG LO là một Giáo sư Sử Học tại Trường Đại Học California ở Mỹ.

" SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI "

TRÁI NGHỊCH

VỚI ĐỨC TIN CÔNG GIÁO

Nói rõ hơn về "Sứ điệp từ Trời" và "Sách Sự Thật" – Chúng ta đã có thông cáo của Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội đồng GMVN, nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết vì sao "Sứ điệp từ Trời" lại bị cấm ?

Tác giả Phạm Huy Thông trên báo Người Công giáo VN số 26 ngày 28/6/2015 đã có những phân tích rõ ràng cho chúng ta. Xin mọi người đọc để nắm vững lập trường của Giáo Hội về vấn đề này. Một điều quan trọng xin nhắc lại, đó là những vấn đề về Đức tin và Luân lý chúng ta cứ bám chặt giáo huấn của Hội Thánh qua những vị chủ chăn chính thức của chúng ta, vì Chúa đã trao quyền cho các ngài và đã phán : "Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy" (Lc 10,16).

Ngay trong phiên họp thường niên lần I năm 2015 của Hội đồng GMVN, Ủy ban Giáo lý Đức tin đã ra một thông cáo đề ngày 14/4/2015. Thông cáo do Đức Cha Chủ tịch Giuse Nguyễn Năng ký có sự phê chuẩn của Đức TGM Chủ tịch Hội đồng GMVN Phaolô Bùi Văn Đọc. Thông cáo kết luận: Các tín hữu Công giáo sẽ không đọc, không phổ biến và không rao giảng các "Sứ điệp từ Trời". Ngay lập tức trang mạng sudieptutroi.net đã lên tiếng phản bác cho rằng thông cáo trên hoàn toàn vô giá trị và đó chỉ là sự hợp thức hóa cho một linh mục dòng Đaminh, Giuse L.V.S vốn không ưa nhóm "Sứ điệp từ Trời". Có linh mục như Đaminh Đ.T còn chia sẻ ngày 6/5/2015 rằng : "Các con của Chúa đang bị bách hại một cách vô cùng bất công, qua thông cáo ngày 14/4/2015 của Ủy ban Giáo lý Đức tin". Một số người tín hữu tỏ ra hoang mang lo lắng. Vậy thực hư câu chuyện là như thế nào ?

1. Vài lời về nhóm "Sứ điệp từ Trời" .

Vào tháng 11/2010 ở châu Âu xuất hiện "Sứ điệp từ Trời". Tác giả của Sứ điệp này ẩn danh và xưng mình là Maria Divine Mercy (Maria Tông Đồ Lòng Chúa thương xót). Theo báo chí, bà là doanh nhân Công giáo sống ở thành phố Dublin của Ailen. Bà nói rằng, bà được Thiên sứ Gabriel sai công bố các Ấn bí mật trong sách Khải Huyền của thánh Gioan. Bà công bố các điều bà cho là "mặc khải" đó bằng cách viết ra các "Sứ điệp từ Trời". Tính đến đầu tháng 4/2015, bà đã công bố 1330 Sứ điệp. Các Sứ điệp này được tập hợp thành "The book of Truth" (Sách Sự Thật), đã in ra 3 tập, có cả bản dịch tiếng Việt. Nội dung của cuốn sách có mấy điểm chính : Cảnh báo thế giới tội lỗi ; Kêu gọi loài người thống hối ăn năn ; Tiên báo ngày Chúa quang lâm trở lại. Nhóm này có Facebook mang tên "Jesus to Mankind" (Chúa Giêsu đối với nhân loại) với 17.000 thành viên. Tại Việt Nam cũng có trang website của nhóm này và một số giáo xứ cũng đã có hội đoàn mang tên "Hội cầu nguyện Mân Côi" để cổ vũ cho "Sứ điệp từ Trời".

Bà Maria cho rằng, những Sứ điệp hay cuốn "Sách Sự Thật" là do chính Thiên Chúa là tác giả. Bà chỉ là người chấp bút. Trong Sứ điệp đề ngày 12/11/2010 bà viết, Thiên Chúa nói với bà : "Con phải dồn hết tâm lực để viết cuốn sách. Cuốn sách này sẽ cải biến cuộc đời nhiều người, sẽ cứu rỗi các linh hồn… Con là người viết. Ta là tác giả. Con đừng ngạc nhiên và choáng ngợp vì đây là trách nhiệm thiêng thánh và con là người được chọn để làm việc cùng Ta. Con sẽ phải dành 3 tháng để hoàn tất Lời Ta. Ta muốn con xuất bản cuốn sách đó cho toàn thế giới. Cuốn sách đó phải được phổ biến rộng khắp, đầy sức mạnh và được hàng triệu người đọc như cuốn Kinh Thánh vậy".

Sau khi nhóm này bị một số Giám mục, TGM, thần học gia lên tiếng phê phán, bà Maria đã tung ra nhiều Sứ điệp với lời lẽ đe dọa. Sứ điệp ngày 26/5/2013 viết : "Những kẻ gây tổn thương cho Người nhiều nhất là những kẻ nói rằng luôn yêu mến Người, nhưng giờ đây lại nghi ngờ những lời phán truyền qua các ngôn sứ được Thiên Chúa tuyển chọn. Những ai cậy nhờ Mẹ, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Chí Thánh của Thiên Chúa làm nơi ẩn náu nhưng lại thốt ra những lời ghê tởm thì làm cho Mẹ khổ đau đến tột cùng. Những ai khoe khoang về phương pháp có tính học thuật trong việc tuân theo lời Kinh Thánh của Thiên Chúa và lại dùng phương pháp này để chối bỏ lời của Ta được ban cho nhân loại ngày nay thì các con đã phạm trọng tội. Tội của các con là tội kiêu ngạo. Nói một cách đơn giản nhất là các con đã xúc phạm Ta".

2. Trái nghịch đức tin Công giáo .

Đọc các "Sứ điệp từ Trời" thấy đằng sau những lời có vẻ huyền nhiệm, thánh thiêng có rất nhiều nội dung trái ngược với giáo lý đức tin Công giáo. Sứ điệp cho rằng, chỉ có Kinh Thánh mới là chân lý và mặc nhiên chối bỏ Thánh truyền và huấn quyền của Hội Thánh. Thật ra, điều này không mới vì từ thế kỷ XVI, M. Luther của Tin Lành đã có ý tưởng đó. Trong Sứ điệp ngày 25/12/2015 viết : "Bất kỳ giáo lý nào không bắt nguồn từ Kinh Thánh mà lại tự nhiên cho là có thẩm quyền công bố chân lý thì đều là dối trá. Đây là tội chống lại Ta (Đức Giêsu) và là sự nhạo báng nặng nề đối với Ta và Chúa Cha hằng hữu của Ta". Sứ điệp ngày 13/9/2011 viết tiếp : "Đừng bao giờ cho phép mình thừa nhận bất kỳ sự thật nào khác ngoài những điều có trong Kinh Thánh".

Các Sứ điệp cũng đưa ra những nội dung giải thích sai lầm về mục đích nhập thể của Chúa Giêsu. Sứ điệp ngày 24/12/2010 tuyên bố rằng : "Việc Ta đến trần gian đã được sắp đặt như một cơ hội cuối cùng để thức tỉnh trần gian, ngõ hầu cho mọi người nhận ra rằng Thiên Chúa tha thứ mọi tội lỗi. Vai trò của Ta là để chỉ cho các con con đường lên trời, nhờ vào giáo huấn và cái chết của Ta trên Thập giá". Như vậy, sứ vụ của Ngôi Hai Thiên Chúa không phải cứu rỗi thế gian mà chỉ ra con đường lên trời thôi.

Nhóm Sứ điệp này cũng liên tục đưa ra những cảnh báo đau khổ của thế giới theo thuyết ngàn năm. Trong Sứ điệp ngày 20/5/2011 có viết : "Nhiều bối cảnh của thế giới liên quan đến biến cố này. Nhiều người tin rằng, cuộc quang lâm của Ta tức ngày tận cùng của thế giới đang đến. Nhưng không phải như vậy, thay vào đó, cuộc quang lâm của Ta có nghĩa là thời kỳ cuối của Satan và bè lũ của hắn, những kẻ đã tạo ra những đau khổ không kể xiết trên thế giới và sẽ bị trục xuất khỏi Trái đất trong vòng 1.000 năm".

Nhóm Sứ điệp cũng phổ biến nhiều điểm luân lý sai lạc với giáo lý Công giáo. Chẳng hạn, đã cào bằng mọi hình thức cướp đi sinh mạng của người khác, bất kể trong trường hợp nào. Sứ điệp ngày 26/1/2012 ghi : "Ngươi không được giết người khác. Điều này không có ý nói về sự tự vệ nhưng về bất kỳ trường hợp nào khác. Không ai được biện minh cho việc giết người, dù phá thai, hành hình hay trợ tử. Không người nào được phép". Như vậy, hành vi của người lính ngoài trận mạc, của người thi hành án tử hình với kẻ giết người là như nhau cả sao ?

Nhóm Sứ điệp cũng phê phán nặng nề hình thức rước lễ trên tay đã phổ biến trên thế giới trong phụng vụ của người Công giáo. Sứ điệp ngày 6/7/2011 nói : "Bí tích Thánh Thể Chí thánh phải được đón nhận trên lưỡi và không được đón nhận một cách ô nhơ bởi bàn tay con người. Tuy nhiên, điều này cũng chính là những gì các tôi tớ đã được thánh hiến của Ta đang thực hiện. Các luật lệ này không được thông qua Ta trong thần khí".

Về Bí tích Hòa giải, nhóm này cũng đưa ra các chỉ dẫn không đúng. Sứ điệp ngày 9/7/2012 viết : "Đối với người Công giáo các con phải lãnh nhận Bí tích Hòa giải hai tuần một lần, nếu các con muốn tin là được sống trong ân sủng". Rõ ràng, điều này không theo giáo lý Công giáo. Giáo Hội bắt buộc người tín hữu phải xưng tội một năm ít là một lần và rước lễ trong mùa Phục Sinh, còn khuyên người tín hữu luôn sám hối, năng lãnh Bí tích Hòa giải với Thiên Chúa chứ không định lịch "hai tuần một lần" như nhóm Sứ điệp tuyên truyền. Nhóm này cũng đưa ra những điều kiện để được tha tội không như giáo lý Giáo Hội Công giáo vẫn rao dạy. Sứ điệp ngày 9/7/2012 viết : "Người đọc kinh đặc biệt (do nhóm Sứ điệp chỉ dẫn) trong 7 ngày liên tục thì được ơn xá giải mọi tội lỗi … Kinh đọc đặc biệt khác để xin ơn tha tội cho những người chết trong tình trạng mắc tội trọng" (nghĩa là những người đã chết khi còn mắc tội trọng, nhưng những người sống đọc kinh nguyện đặc biệt này cầu cho họ thì họ cũng được Chúa tha tội và hưởng ơn cứu rỗi).

Đặc biệt, nhóm Sứ điệp đưa ra nhiều tuyên bố không đúng về Đấng kế vị thánh Phêrô. Khi Đức Bênêđictô XVI tuyên bố từ nhiệm ngày 11/2/2013, nhóm Sứ điệp lập tức tố cáo một "âm mưu đen tối của Giáo triều Roma" : "Mẹ kêu gọi tất cả các con của Mẹ ở khắp mọi nơi hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Ngài đang gặp nguy cơ bị trục xuất ra khỏi Tòa Thánh ở Roma. Ngài là vị đại diện Thánh của Giáo Hội Công giáo đang bị thù ghét ở nhiều nơi trong Tòa Thánh" (Sứ điệp ngày 26/5/2013). Sứ điệp ngày 26/5/2013 còn kết luận rằng : "Giáo hoàng Bênêđictô đã kết thúc vai trò đại diện Chúa Kitô và sau đó là vị Giáo hoàng giả". Như vậy nhóm Sứ điệp đã nghi ngờ sự kế vị hợp pháp của Giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô đồng thời không chấp nhận việc có Giáo hoàng Bênêđictô XVI hưu trí. Sứ điệp ngày 22/7/2013 viết : "Chỉ có một chủ chăn của Giáo Hội trên trái đất được Con Mẹ trao quyền. Người vẫn cứ phải là Giáo hoàng cho đến chết. Bất cứ ai khác, đều là kẻ giành quyền trên ngai Tòa Thánh Phêrô, đều là kẻ mạo danh".

Chính vì những quan điểm sai lạc trên đây, nên nhiều nhà nghiên cứu thần học, giáo lý cũng như các Đấng bản quyền các nơi đã ra các tuyên bố lên án nhóm này là lạc giáo, rối đạo như các Đức TGM Demis Hart (Úc), Fabro (London), Scephensecta (Clovakia), Mark Colegnige (Úc)… Ngay chính tại Tổng Giáo phận Dublin, nơi bà Maria sinh sống, Đức TGM Diamuid Martin sau khi đã tiến hành điều tra về nhóm Sứ điệp đã ra tuyên bố ngày 16/4/2014 : "Nay TGM Diamuid Martin khẳng định rằng, các sứ điệp này cũng như các thị kiến đi kèm không được chuẩn nhận và nhiều điều trong các sứ điệp đi ngược lại với thần học Công giáo. Vậy không được phổ biến các sứ điệp này trong các hội đoàn thuộc Hội Thánh Công giáo".

Như vậy, không còn nghi ngờ gì về nhóm Sứ điệp này nữa và Thông cáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 14/4/2015 là hoàn toàn chính xác.

THÔNG CÁO

VỀ ĐIỀU ĐƯỢC GỌI LÀ

"SỨ ĐIỆP TỪ TRỜI"

Từ năm 2010, một số người quảng bá những lời được gọi là "Sứ điệp từ trời". Các "sứ điệp" này được cho là lời của Chúa Giêsu nói với một người mang tên "Maria Divine Mercy", được dịch sang tiếng Việt là "Maria Lòng Chúa Thương Xót" hay "Maria Tông Đồ Lòng Chúa Thươ ng Xót .

Cho đến nay, đã có hơn 1.100 sứ điệp được phổ biến trên mạng internet, hoặc trong ba tập sách mang tựa đề "Sách Sự thật". Tại nhiều nơ i ở Việt Nam, không ít người phổ biến các sứ điệp này, hoặc mang tính cách cá nhân, hoặc trong các nhóm cầu nguyện; thậm chí các sứ đ i ệp ấy còn được phổ biến trên một số tòa giảng.

Dựa vào huấn thị "Normae S. Congregationis pro Doctrina Fidei de Modo procedendi in judicandis praesumptis apparationibus ac revelationibus die 25 Februarii 1978" ("Những quy tắc của Thánh Bộ Đạo lý Đức Tin về phương pháp tiến hành khi phải đ ánh giá nh ững hiện tượng được coi như là những cuộc hiện ra và những mặc khải, ngày 25/02/1978"), Ủy ban Giáo lý Đức tin nhận định như sau :

1. Tác giả luôn ẩn danh. Không ai biết được tư cách đạo đức của người tự cho là nhận được mặc khải.

2. Về nội dung, có nhiều điều không phù hợp với Giáo lý Công giáo :

- Các sứ điệp tin vào thuyết "Ngàn nă m" (millénarisme), là l ạc thuyết đã bị Hội Thánh lên án.

- Ủng hộ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đ ang khi đ ó l ại không chấp nhận và có những lời xúc phạm đến Đức Thánh Cha Phanxicô.

- Nhiều điều mập mờ lẫn lộn giữa sự thật và sai lầm trong cách giải thích liên quan đến mầu nhiệm Đức Kitô, huấn quyền, bí tích, luân lý.

3. Về hiệu quả, các sứ điệp không mang lại bình an tâm hồn, như ng gieo rắc sự sợ hãi hoang mang cho nhiều tín hữu.

Vì thế, các tín hữu Công giáo sẽ không đọc, không phổ biến và không rao giảng các "Sứ đ i ệp từ Trời" này.

Nguyện xin Thần Khí sự thật hướng dẫn các tín hữu đ ón nh ận Tin Mừng của Chúa Giêsu theo giáo huấn của Hội Thánh.

Làm tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn,

ngày 14 tháng 4 năm 2015

+Phaolô Bùi Văn Đọc                                                +Giuse Nguyễn Năng

      Tổng Giám mục                                                             Giám mục

       TGP Tp.HCM                                                              GP Phát Diệm

   Chủ tịch HĐGM.VN                                                       Chủ tịch UBGL-ĐT

           (đã ký)                                                                     (đã ký)

CUỘC VIẾNG THĂM NHÀ MỚI

CỦA BÀ TÂM NGUYỆN Ở HÀM TÂN LAGI VÀO NGÀY 30/6/2015

Từ mấy tháng trước, các thành viên CLB Sách Xưa & Nay đã có ý định làm một cuộc viếng thăm chính thức bà Tâm Nguyện, để được ăn Tân Gia tại Hàm Tân Lagi, tuy nhiên chuyến đi chính thức được dự trù này vẫn chưa được thực hiện.

Chuyến đi ngày 30 tháng 6 vừa qua chỉ là do một thành viên, nhà giáo Từ Nguyên, rủ một vài thành viên và vài người bạn của cô, trên một chiếc xe 16 chỗ mà cô phụ trách việc thuê bao để hưởng giá ưu đãi, vì chiếc xe là của một phụ huynh học sinh của cô. Số thành viên được rủ chỉ có vài người như Chủ nhiệm Vũ Anh Tuấn, anh Dương Leh, anh chị Hà Mạnh Đoàn và cháu gái, cô Kim Sơn và anh Phạm Thế Cường. Ngoài ra mấy vị còn lại là bạn của nhà giáo Từ Nguyên.

Vì có ước hẹn gặp nhau tại trước Công viên Lê Thị Riêng vào lúc 5 giờ sáng để lên đường cho sớm, có người như Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã phải dậy từ 3 giờ sáng để cho chắc ăn là 5 giờ sẽ có mặt nơi điểm hẹn. Kết quả là chiếc taxi chở ông tới nơi hẹn là Công Viên Lê Thị Riêng trước giờ hẹn mấy phút, và rồi chỉ vài phút sau là gặp anh Hà Mạnh Đoàn, chị Đoàn và cháu gái và anh Phạm Thế Cường. Sau đó ít phút thì nhà giáo Từ Nguyên cũng có mặt. Cô Kim Sơn và hai vị khách khác thì đợi ở cây xăng trên đường Hàng Xanh. Tóm lại, mọi người đều đúng hẹn, trừ nhà xe, vì chẳng thấy bóng dáng chiếc xe ở đâu cả. Nhà giáo Từ Nguyên liền được yêu cầu gọi di động hỏi lý do sự chậm trễ nhiều lần và lần nào cũng được trả lời là: đang trên đường đến… Kết quả là một giờ đồng hồ sau, vào lúc 6 giờ chiếc xe vẫn chưa đến. Nhiều người đã tính chuyện hủy chuyến đi, nhưng nghĩ tới chuyện gia chủ đã làm cơm cho 15, 16 người, mà nếu hủy chuyến đi thì gia chủ phải làm gì với số lượng đồ ăn ấy đây, nhất là khi gia chủ chỉ có hai mẹ con! Dịch giả Vũ Anh Tuấn đề nghị đợi thêm 15 phút, và khi đề nghị như vậy ông liên tưởng tới chuyện “người tốt có gặp tai nạn thì cũng nhẹ thôi, sẽ tai qua nạn khỏi ngay” và trong lòng ông, ông luôn nghĩ nhà giáo Từ Nguyên là người rất tốt. Kết quả là mong sao được vậy, 10 phút sau chiếc xe xuất hiện. Như vậy chuyến đi vẫn được thực hiện, tuy có muộn mất một tiếng, và vì mọi người ai nấy đều là thiện nam, thiện nữ nên mọi bực bội đều tiêu tan mọi người vui vẻ xuất phát, lên xe rồi mọi người trò chuyện như pháo rang và điều đáng nói nữa là hai vị chủ xe cũng rất vui và vẻ!

Do chạy qua một vài đoạn đường cao tốc nên chuyến đi chỉ mất trên ba giờ và lúc 10 giờ kém 15 thì tới. Từ mặt đường vào tới nhà mới của bà Tâm Nguyện, khách phải đi trên một con đường bằng đất đỏ dài độ 800 thước, hai bên chỉ toàn cây và cây. Gia chủ và cậu con trai tiếp khách và hàn huyên vui vẻ, sau đó mấy vị khách nữ vén cao tay áo vô bếp soạn đồ ăn cùng với gia chủ. Bữa tiểu tiệc “tân gia” diễn ra rất vui vẻ, và kết thúc lúc gần 12 giờ trưa, khi mọi người ra xe đi ra biển, gia chủ và cậu con trai cũng đi cùng và cũng cùng trở về thành phố. Ra đến biển là giữa trưa nên nắng vàng bãi biển, khiến chỉ có vài ba vị khách xuống tắm, những người khác ngồi chơi trên bờ biển, không phải để hóng mát mà là hóng… nóng. Vào lúc ba giờ, mọi người lên xe quy hồi… thành phố, và trên đường về trên xe có nhiều người nói tới chuyện ăn bún riêu, khiến người viết tưởng là có một quán bún riêu nào đặc biệt lắm, và hắn đã rất ngạc nhiên khi thấy xe chạy vòng lại vào một ngôi chùa Sư Nữ. Thì ra thứ bún riêu mà mọi người nhắc tới là… bún riêu chùa, ăn khỏi phải trả tiền. Nghĩ tới chuyện dù không là đại gia, đại dô thì cũng là trung gia, tiểu gia mà đi ăn “chua huyền chùa”, người viết cứ ngấm ngầm tủm tỉm cười… trong bụng!

Hơn 7 giờ tối về tới nhà, hai vợ chồng vị chủ xe đã có hảo ý đưa ai về chỗ người ấy, và người viết là người may mắn nhất vì được đưa về tận cửa.

Chuyến đi tuy không phải là chính thức toàn CLB nhưng cũng là một chuyến đi vui và đáng nhớ…

VŨ ANH TUẤN


XUẤT GIA và TẠI GIA

(Tiếp theo số 108 và hết)

Cho nên chúng ta cần hiểu cho đúng, đừng như người “Y NGỮ” mang vàng, bạc, châu báu đến Chùa để cúng!. Rõ ràng Kinh dạy là: CÚNG DƯỜNG CHO PHẬT. Đâu có nói Cúng cho Chùa hay là cúng cho tượng Phật? Mỗi từ có một ý nghĩa riêng, hoàn toàn khác nhau. Đừng hiểu lầm rồi cho là Phật mà còn tham lam, dựng ra Đạo rồi dạy cho bá tánh mang vàng bạc đến cúng để thụ hưởng, nên chả trách Phật Quốc đầy dẫy vàng bạc, châu báu! Đó là “Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan”! Chúng ta đừng quên rằng Phật đã nhập diệt từ mấy ngàn năm rồi. Có cúng cho Ngài thì Ngài cũng đâu có nhận được!

Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA viết rất rõ :

“Lại thấy những Trời, Người

Rồng, thần, chúng Dạ Xoa

Càn thát, Khẩn na la

Đều cúng dường Phật mình ” (Phẩm Tựa).

CÚNG DƯỜNG cũng Cúng Dường cho PHẬT MÌNH. BỒ TÁT cũng nói pháp tại NƯỚC MÌNH:

Lại thấy các Bồ Tát

Rõ pháp tướng tịch diệt

Đều ở tại NƯỚC MÌNH

Nói pháp cầu Phật Đạo

NƯỚC MÌNH không phải là Nước Việt Nam so với nước Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ vv... mà đó là ĐẤT TÂM. Vì Chúng Sinh, Bồ Tát, rồng, cá trạch, thần, Dạ Xoa, Càn Thát… là để nói về những tư tưởng còn nhiễm những đố kỵ, ghen hờn, giận ghét, Tham, Sân, Si vv... Do vậy mà PHẨM TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT, diễn tả: Khi Đức Phật thuyết pháp thì có những vị Đại Bồ Tát ở phương khác trong đại chúng đứng dậy bạch Phật xin cho họ được rộng nói Kinh thì Phật bảo: “Thôi đi chẳng cần các ông hộ trì Kinh này, vì cõi Ta Bà của ta tự có chúng Đại Bồ Tát số đông như số cát của sông Hằng. Mỗi vị Bồ Tát có sáu muôn hằng hà sa quyến thuộc, những người đó có thể sau khi ta diệt độ hộ trì đọc tụng rộng nói Kinh này”. Cõi Ta Bà của Phật là Cái Tâm của Ngài. Sáu Muôn hàng sa quyến thuộc đó là Lục Đạo chúng sinh trong Tâm của mỗi người, mà người tu được dạy phải làm LỤC ĐỘ để “Độ” cho chúng. Thời xưa, con người còn đi bộ, Đạo Phật chưa phát triển được ra nước ngoài thì làm gì có Bồ Tát Bản Địa, Bồ Tát nước khác? Họ làm gì biết đến Đạo Phật mà đi tới nơi Phật giảng để tham dự được?

Lúc Phật nói lời đó, cõi Ta Bà trong Tam Thiên Đại Thiên cõi đất đều rúng nứt, mà ở trong đó có vô lượng nghìn muôn ức vị Đại Bồ Tát đồng thời vọt ra. Tức là nói về BỒ TÁT từ trong Đất Tâm vọt ra.

Lời giải thích của Kinh còn nói rõ hơn: “Khi ấy các vị Phật của Đức Thích Ca Mâu Ni phân thân” Đó chính là những tư tưởng đã được điều phục của Phật. Kinh viết: “A Dật Đa. Các hàng Đại Bồ Tát vô lượng vô số a tăng kỳ từ dưới đất vọt ra mà các ông từ xưa chưa từng thấy đó, chính ta ở cõi Ta Bà lúc đặng Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi, giáo hóa, chỉ dẫn các Bồ Tát đó, điều phục Tâm kia, khiến phát Đạo Tâm”. Đó là nói về việc Điều Phục, hay còn gọi là giáo hóa chúng sinh trong Tâm của Phật khi Ngài đang tu hành trong quá khứ. Thời Phật tại thế, chỉ có 1.250 đệ tử. Núi Linh Thứu cũng không đủ sức để chứa đến hàng chục ngàn người, nên rõ ràng những con số đó chỉ để nói về PHẦN VÔ TƯỚNG, tức là những tư tưởng, mà do ngày xưa ngôn ngữ chưa đủ để diễn tả, nên Phật phải dùng hình ảnh bên ngoài, do vậy mà dễ gây hiểu lầm. Bởi nếu cho rằng Bồ Tát là những vị tu hành bên ngoài, thì chúng ta làm sao giải thích khi Kinh viết: Bồ Tát đem theo Sáu muôn hằng hà sa quyến thuộc, 5 muôn hàng hà sa quyến thuộc, 4 muôn hàng hà sa quyến thuộc... Nếu đó là Bồ Tát Hữu Tướng thì làm gì có ngần đó quyến thuộc? Đất đâu đủ cho các vị đó đứng?

Cả hai Thừa đều cho rằng Đức Phật Thích Ca là một con người bình thường, nhờ tu hành mà được Giải Thoát. Giải Thoát cũng không có nghĩa là trở thành thần linh. Sinh thời Đức Thế Tôn cũng sinh hoạt bình thường. Ngụ ở nơi cội cây hay trong rừng, và đi bộ đến từng vùng chung quanh để giảng pháp. Đến giờ ăn Ngài cũng theo thứ tự mà đi khất thực. (Kinh Kim Cang). Cuối đời Ngài cũng bệnh, chết, cũng trà tỳ. Đâu có chỗ nào nói Ngài tri triển thần thông, phép màu hay cứu độ cho ai?

Do lớp người đi trước hiểu sai, cứ Y NGỮ mà truyền bá. Cho nên đến nay thì hầu hết Phật tử đều cho rằng Phật có thể “cứu độ Tam Thiên Đại Thiên thế giới”, rồi cần gì thì cứ nhang khói đến Chùa mà Cầu xin. Hết Cầu An lại Cầu Siêu. Nhiều Chùa vẫn tiếp tục kêu gọi Phật Tử làm việc đó mà không thấy đó là mâu thuẫn với lời Phật dạy là phải TỰ ĐỘ. N ế u cứ Cầu Xin mà được hẳn Đạo Phật không còn được gọi là Đạo Nhân Quả nữa.

Nhờ theo lời Kinh Đại Thừa dạy là phải VĂN-TƯ-TU tôi cũng bớt được cho mình rất nhiều việc làm không cần thiết. Thí dụ như có cần Tụng Kinh, Niệm Phật không? Mục đích của việc đó là gì? Thời Phật tại thế Kinh chưa có thì lấy gì mà Tụng? Do vậy, tôi hiểu ra là do các vị về sau đã bày ra, mục đích chỉ là để kềm giữ cái Tâm, trong thời điểm tập trung để Tụng Kinh, Niệm Phật thì không có nghĩ ác, hành ác. Do vậy, thay vì tụng Kinh thì tôi đọc rất kỹ, tìm hiểu ý nghĩa thật sự rồi theo đó mà thực hành.

NGỒI THIỀN cũng vậy. Tôi tự hỏi vì sao Đức Thích Ca chỉ cần NGỒI có 49 ngày đêm mà Đắc Đạo. Người thời nay Ngồi mãi mà không đắc? Tại sao Lục Tổ Huệ Năng không có Ngồi Thiền s uất nào mà cũng Thấy Tánh? Đối chiếu lại với Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tôi thấy dạy: “Dù có người vô lượng vô số kiếp kiếp chuyên tâm thính pháp, nhưng nếu không Tư Duy thì không thể được Vô Thượng Bồ Đề”. Nhưng Tư Duy cái gì? Tư Duy như thế nào? Tôi tìm thì thấy là hóa ra thì giờ được cho là NGỒI THIỀN của Đức Thích Ca là thì giờ mà Ngài nhiếp niệm để đi tìm CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT. Chính vì thế mà khi Ngài gặp được thì gọi là “Đắc Đạo”. Nghĩa của Đắc Đạo chỉ là gặp được, thấy được con đường đưa đến Giải Thoát. Thấy Tánh cũng chỉ là nhận lại được cái Mình Thật, thay vì từ trước đến giờ nhận làm cái TA GIẢ. Đâu có gì ghê gớm như một số Thiền Sư đã gióng trống khua chuông?

Khi một người đã điều phục xong cái tâm của mình, không còn đeo bám Danh, Lợi, Tham, Sân Si Thương Ghét như thường tình thế tục, cái Tâm được thanh tịnh, an lạc, thì gọi là được Giải Thoát hay Thành Phật. Do vậy, thời xưa, thời nay, thời sau, nếu người nào cùng tu hành đúng theo Chánh Pháp thì đều thành tựu, nên gọi là có đến TAM THẾ PHẬT. Nếu cho là từ xưa đến nay chỉ có mỗi một Đức Thích Ca là Phật mà thôi, vậy thì lời Thọ Ký: “Chúng Sinh là Phật sẽ thành” chẳng lẽ không có chút giá trị nào? Như vậy mọi người khuyến khích nhau Xuất Gia để làm gì? Tu Phật mà không được Thành Phật, lại phải bỏ tất cả để đứng bên lề cuộc đời, thì có phải là phí phạm kiếp sống một cách vô ích và có lỗi với cuộc đời chăng? Bởi kiếp sống dù nói là Vô Thường, nhưng cũng kéo dài cả 100 năm, trong thời gian đó, mọi người vẫn sử dụng thành quả của lao động của nhiều thành phần trong xã hội thì phải có nhiệm vụ đóng góp. Hơn nữa, dù có tu thành công cũng đâu có “Độ” được cho người khác để trả nợ áo cơm được?

Theo Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA, dù Phật bày ra trăm ngàn phương tiện, diễn giải đủ các kiểu, nhưng kết quả của việc tu hành chỉ là: Các chúng sanh này nghe pháp rồi, hiện đời an ổn, đời sau sanh về chỗ lành, do đạo được thọ hưởng vui”.

Phẩm Như Lai Thần Lực viết : “Cõi nước chỗ nào nếu có người thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, đúng như lời tu hành. Hoặc là chỗ có quyển Kinh, hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới cây, hoặc Tăng Phường, hoặc nhà Bạch Y, hoặc ở trong điện đường, hoặc núi hang đồng trống, trong đó đều nên dựng tháp cúng dường.

Vì sao? Phải biết chỗ đó chính là Đạo Tràng. Các Đức Phật ở đây mà đặng Chánh Đẳng Chánh Giác, các Đức Phật ở đây mà chuyển pháp luân. Các Đức Phật ở đây mà nhập Niết Bàn”. Tức là tất cả mọi người, không phân biệt thứ hạng, nơi chốn, Tăng Phường hay Bạch Y, nếu Thọ trì, đọc tụng, giải nói biên chép đúng như lời tu hành thì đều thành Phật như nhau.

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận viết :

“Người Đại Giác Ngộ được gọi là Bồ Tát, biết được khẩu quyết chân chánh bí mật của Phật. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào hiểu được, nghe được pháp khẩu quyết của Bồ Tát giáo hóa liền tin tưởng đều là chánh Nhơn, chánh Quả.

Vậy cho nên, người thiếu niên tu hành được Chánh Pháp ấy liền thành Phật Đạo. Người hai mươi tuổi tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật đạo. Người ba mươi tuổi tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo. Người 40 tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo. Người 50 tuổi, 60, 70, 80 tuổi… tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo. Người nữ nhơn tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo.

Người giàu sang tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo. Người bần tiện tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo. Người quan liêu tu hành được Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo. Cho đến người và phi nhơn tu hành đặng Chánh Pháp ấy cũng thành Phật Đạo. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói bài kệ rằng:

“Nếu có người nam hay nữ

Gặp được chơn minh sư

Tu hành đặng Chánh Pháp

Tất cả đều thành Phật” .

Tổ Đạt Ma dạy trong SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT :

“Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc, cạo râu. Hàng Áo trắng vẫn là Phật.

Nếu không Thấy Tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo”.

Trong những quyển Kinh vừa trích dẫn, kể cả lời Thọ Ký đều không phân biệt Nam, nữ, già, trẻ, nơi, chốn, sang, hèn… chỉ cần gặp đúng chân minh sư, tu hành đúng Chánh Pháp thì đều Thành Phật.

Không chỉ như thế, Kinh LĂNG NGHIÊM viết: “A Nan, ta có dạy các vị Bồ Tát và A La Hán: Sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải thị hiện thân hình trong đời mạt pháp để cứu độ các chúng sanh đang trầm luân. Hoặc hiện làm Thầy Sa Môn, Cư Sĩ, Vua, Quan, đồng nam, đồng nữ, cho đến hiện đàn bà góa, kẻ dâm nữ, người gian giảo, kẻ trộm cướp, người thợ thịt, kẻ buôn bán, để lẫn lộn trong từng lớp người, chung làm một nghề nghiệp đặng giáo hóa chúng sanh trở về Chánh Đạo”. Có nghĩa là trong đời mạt Pháp, Bồ Tát, A La Hán có thể thị hiện trong bất cứ hình dạng nào, Tu Sĩ hay Cư Sĩ, làm bất cứ ngành nghề, bất cứ thứ hạng sang hèn nào trong xã hội chỉ với mục đích là để cứu độ chúng sinh. Nhưng các vị không bao giờ tự xưng ra. mình là Bồ tát, là A La Hán giáng thế để cầu danh, cầu lợi. Những kẻ khoe khoang tất nhiên là tà ma ngoại đạo.

Giáo Pháp của Đạo Phật đặt ra là để cho tất cả, đâu có nói riêng cho giới Xuất Gia? Cũng đâu có đặt điều kiện phải độc thân? Cùng thực hành Giới Định Huệ, Bát Chánh Đạo, Lục Độ, Vạn Hạnh, tức là cùng làm công việc chưng cất cho Phiền Não, Tham Sân Si không còn chiếm ngự trong Thân, Tâm, lẽ nào vì thiếu “đầu tròn, áo vuông” mà ra kết quả khác? Nếu cho rằng Tu Sĩ thanh tịnh, đoạn dục thì mới có Giải Thoát được, thì tất cả những Tu Sĩ từ xưa đến nay đều được Giải Thoát cả chăng? Nếu không, thì rõ ràng kết luận đó là thiếu khoa học và thiếu tính thực tế. Nếu chỉ cần có chiếc áo Cà Sa mà đã thoát tục, thì Phật Ngôn đã không có câu:

“Hỡi các Tỳ Kheo! Nếu chiếc áo Cà Sa có oai lực xóa bỏ được: Tham Lam, Sân Hận, Si Mê, thì cha mẹ hoặc người thân chỉ cần khoác lên đứa bé khi nó mới chào đời là đã được toại nguyện”!

Và nếu chỉ cần là Tu Sĩ, khoác lên người chiếc áo Ca Sa là đã có thể trở thành Thánh Nhân, thì Phật ngôn đã không có câu:

“Như Lai không cho rằng đời đạo đức có thể tượng trưng bằng:

Tỳ Kheo mặc Y, mang Bát.

Đạo sĩ lõa lồ bẩn thỉu ngụ dưới cội cây.

Khất Sĩ rách rưới ăn uống khác thường.

Du dà đứng như trời trồng dưới cơn nắng cháy da.

Giáo sĩ thông suốt thánh kinh, ăn nói hoạt bát, sành nghề bùa chú.

Người tu khổ hạnh thân mình phủ đầy cát bụi.

Kẻ trầm mình xuống sông Hằng lạnh buốt trong buổi sáng.

Kẻ mang búi tóc đan trên đỉnh đầu… Nhưng thân tâm nhơ bẩn thấp hèn. Như Lai không công nhận chúng là bậc Sa Môn”.

Ở hoàn cảnh nào thì cũng có cái Giải Thoát của hoàn cảnh đó. Rời bỏ nhà cửa, cha mẹ, không có vợ, con, nhưng Tham, Sân Si nếu chưa bỏ thì có được gọi là Giải Thoát không? Ngược lại, bị ràng buộc với gia đình, nhưng luyện được cái Tâm để chế ngự được Ba Độc thì sao gọi là không thể Giải Thoát? Họ không phạm Tà Dâm thì có tội gì? Hơn nữa, theo tôi, cái Giải Thoát của người tại gia có giá trị đích thực và phù hợp với biểu tượng Hoa Sen của Đạo Phật hơn, bởi vì họ trực tiếp sống trong môi trường phức tạp đầy dẫy sự cạnh tranh, đố kỵ, cao thấp, hơn thua, tranh chấp của người đời, lại phải tự mình vất vả để mưu sinh, lo cho gia đình, cha mẹ, vợ con, đồng thời đóng góp sức mình cho xã hội. Trong đó, nếu họ giữ được cái tâm bình ổn, thanh tịnh, không bon chen danh lợi, không Tham, Sân, Si khi đối nhân, xử thế thì chính là họ đang thể hiện tính cách của người tu Phật, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Ngược lại, những vị Xuất Gia đâu cần phải đối phó với đời. Họ tách riêng, khoanh vùng. Mọi thứ đều đã có người khác gánh vác cho, lại sống trong môi trường toàn những người tu như mình, đâu phải va chạm, phiền phức, đâu có gì để phải cầu Giải Thoát?

Ly Gia, Cắt Ái không phải chỉ là rời bỏ gia nhà thế tục, Cắt đi ái luyến với vợ con, cha mẹ. Đó chỉ mới là phần hình tướng . Nghĩa thật sự của Xuất Gia là RỜI KHỎI NHÀ LỬA TAM GIỚI. Cắt đi sự Ái luyến với chính bản thân mình. Người chưa bỏ được Tham Sân Si, còn yêu quý bản thân, cung cấp cho nó mọi thứ lợi, danh thì chưa thể gọi là Ly Gia, Cắt Ái.

Công việc tu hành theo Đại Thừa là chỉ cần đoạn trừ THAM, SÂN, SI, THƯƠNG, GHÉT, gọi là Chúng Sinh trong Tâm, để cho cái Tâm được thanh tịnh, kết quả đó gọi là Thành Phật.

Kinh VIÊN GIÁC viết:

“Nếu người đoạn Thương, Ghét

Cùng với Tham, Sân, Si

Chẳng cần tu gì khác

Cũng đều được thành Phật”

Kinh LĂNG NGHIÊM viết:

Nầy Phú Lâu Na, các ông đối với trần cảnh chỉ đừng khởi vọng niệm phân biệt thì Tham, Sân, Si không khởi. Ba duyên không khởi thời Sát, Đạo, Dâm ba nhơn chẳng sanh. Lúc bấy giờ anh khùng Diễn Nhã Đạt Đa ở trong Tâm các ông tự hết, mà hết tức là Bồ Đề. Khi ấy Chơn Tâm thanh tịnh, sáng suốt khắp cả pháp giới của ông tự hiện bày, không cần phải cực nhọc khổ khăn tu chứng hay cầu xin nơi ai cả”.

Lục Tổ Huệ Năng dạy: “Chư Thiện Tri Thức, muốn tu hành thì ở nhà tu cũng đặng, chẳng cần ở Chùa. Ở nhà mà thường tu hành thì cũng như người Đông Phương có lòng lành. Ở Chùa mà chẳng tu thì cũng như người Đông Phương có lòng dữ. Nếu lòng trong sạch thì Tánh mình tức là Tây Phương vậy”.

Suy cho cùng, nếu người tại gia mà tu hành không thành công thì cũng không mắc nợ Nhân Quả của bá tánh. Ngược lại, người sống nhờ vào sự cung dưỡng của người khác để tu hành, nếu tu không xong thì món nợ cơm áo đó trả không biết đến bao giờ! Đừng nghĩ là cứ mang lời Phật ra giảng thì đã xong nợ. Cơm bá tánh mà cứ “ăn trong Chánh Niệm” là được! Đọc Mã Tổ Bách Trượng Ngữ Lục, ta thấy Tích Con Chồn Hoang, nói về một người tu, chỉ vì hạ sai một chuyển ngữ mà phải đọa làm chồn hoang. Đọc Kinh VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN để thấy 4 tên Phiến Đề La phải khiêng kiệu lại bị đánh đập hành hạ vì kiếp nào đó đã lợi dụng hình tướng tu hành để hưởng của bá tánh. Đó là bài học cho người làm đạo không chân chính vậy.

Giữa một người chính thức nối Truyền Y Bát của Phật, là Lục Tổ HUỆ NĂNG, và người được người dân bản xứ xưng tụng là Phật Hoàng. Hai giá trị do hai nguồn đánh giá khác biệt nhau xa. Nếu chúng ta chưa xét kỹ lịch sử Truyền Thừa, mà cho là Giáo Pháp của Phật Hoàng cao hơn của Lục Tổ Huệ Năng e là hơi chủ quan. Việc so sánh Pháp tu của Lục Tổ Huệ Năng với Sư Thần Tú - là người Ngũ Tổ đánh giá là Chưa Thấy Tánh - Cho rằng Pháp tu của Sư Thần Tú đại diện cho quan điểm của Phật gốc. Pháp tu của Lục Tổ Huệ Năng đại diện cho quan điểm của Trung Quốc, theo tôi, đó là một hiểu lầm rất lớn, vì ĐẠI THỪA không phải tự xuất phát từ TRUNG QUỐC, mà bắt đầu bằng chính Đức Thích Ca, truyền cho Ngài CA DIẾP. Sau đó liên tục truyền nhau đến Các Tổ TRUNG QUỐC. Ngài Huệ Năng là Tổ chính thức, cuối cùng được truyền Y Bát, là Phật đương thời lúc đó, lịch sử Đạo Phật có ghi rõ. Cứ cho rằng Phật, Tổ thiên kiến đi, nhưng đọc trong Pháp Bảo Đàn Kinh thì ta thấy: Nếu Sư Thần Tú tự thấy rằng pháp của mình đã đầy đủ thì đâu có sai Sư Chí Thành tới Chùa của Lục Tổ để nghe pháp rồi về kể lại cho Ngài? Đó chẳng phải là một bằng chứng cụ thể để người sau chúng ta có thể theo đó mà đánh giá pháp của hai vị sao?

Lục Tổ Huệ Năng được Truyền Y Bát khi chưa Xuất Gia , chưa cạo tóc, đắp Y, tức theo hình tướng thì vẫn còn là Cư Sĩ. Dù muốn hay không, chúng ta cũng không thể phủ nhận sự kiện thực tế đó. Nhưng các Sư Tăng trong Chùa của Ngũ Tổ không thể chấp nhận được. Chính vì vậy mà Ngài Huệ Năng luôn bị họ chống đối, truy sát để dành lại Y Bát. Họ tôn Sư Thần Tú lên làm Tổ thứ Sáu, nhưng vì Y Bát do Ngài Huệ Năng giữ, nên phái Sư CHÍ TRIỆT mang dao đến thích khách Lục Tổ Huệ Năng, chém 3 dao mà không đứt cổ Ngài mới buông dao sám hối… Điều đó chứng tỏ thêm là hình tướng mà họ đang mang không giúp gì được trong việc cải tạo cái Tâm của họ, để cho cái xấu tiếp tục ngự trị nơi Tâm. Sự thù hận kéo dài mãi cho tới 16 năm sau Lục Tổ nhập diệt, Sư Thần Hội đứng lên xiển dương pháp môn cũng bị họ vu cáo cho vua đày đi. Chừng đó việc chứng tỏ cái Hạnh của các Sư Tăng đó có vấn đề. Sư, Tăng mà không lo tu sửa, lại còn đố kỵ, tranh giành, thù hận thì có xứng đáng với bộ Y mà họ đang mang trên người hay không? Qua đó, phần nào chúng ta có thể đánh giá cách thực hành giáo pháp mà họ đã học.

Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thủy đều chấp nhận Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế. H.T. cũng thừa nhận rằng “cốt lõi của Đạo Phật là GIỚI, TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO”. Khẳng định là “Ngoài Bát Chánh Đạo không có thánh nhân, ngoài Bát Chánh Đạo không có Giải Thoát, ngoài Bát Chánh Đạo không có chứng đắc”, mà lại cho rằng chỉ “người Xuất Gia hành trì pháp này mới được Giải Thoát. Người Tại Gia nếu muốn thì phải độc thân”. Trong khi đó, Kinh Lăng Nghiêm chỉ nói “Giải Thoát hay ràng buộc cũng do một Tâm”, không hề đề cập tới việc độc thân hay không. H.T. cũng cho rằng: “cốt lõi của người Xuất Gia xét cho cùng chỉ là GIỚI, ĐỊNH, TUỆ”. Như vậy tại sao chỉ người Xuất Gia mới có Giới, Định, Tuệ, còn Tại Gia thì không? Không rõ dựa vào đâu mà H.T. cho rằng người tại gia không diệt được Tham Ái, Sân Hận, Si Mê, chấp thủ? Trong khi đó Kinh dạy: Giáo Pháp của Phật như Lửa, dù cho vô đó là cỏ, cây, rác, phân bò đều cho sức nóng như nhau? Thật ra người cần Đạo Phật chính ra là Cư sĩ, và chính họ, qua cuộc sống, lăn lộn, va chạm với các pháp để mưu sinh sẽ tự mình chứng nghiệm kết quả của Giải Thoát trong từng pháp phải đối mặt hàng ngày.

Từ một Biển Giải Thoát của Đạo Phật bao la, các vị tu hành ngày xưa đã tách ra để lập thành những Tông, Phái, khác nào đắp đập để ngăn biển thành sông, thành hồ, thành ao! Điển hình là Ngũ Phái Thiền của Trung Quốc, diệu võ, dương oai một thời: Pháp Nhãn Tông, Vân Môn Tông, Tào Động, Quy Ngưỡng và Lâm Tế, rốt cuộc là hầu hết đi vào diệt vong, là một tấm gương cho người sau chúng ta để thấy: càng chia chẻ, cải biên thì làm mất đi tính thuần nhất của Đạo Phật chân chính. Sự chia chẻ chỉ nói lên tâm địa ham làm giáo chủ của một môn phái mà thôi, không có làm cho Đạo Phật tốt đẹp lên thêm. Cũng không thể lấy số đông Quy Y hay Xuất Gia để đánh giá Đạo Phật đã phát triển vì “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Số ít, mà tu hành nghiêm chỉnh còn hơn số đông mà lẫn lộn những người chỉ mượn cửa Chùa để nhàn thân. Có khi vì sự tu hành không nghiêm chỉnh của họ mà trở thành là “những con trùng trong thân Sư Tử, ăn thịt sư tử” vì làm ô uế cửa Chùa.

“Có thực mới vực được đạo”. Người tu Phật sau khi làm xong cho bản thân thì được dạy phải trả nợ Tứ Ân. Vì vậy, theo tôi, thay vì vận động mọi người dẹp Tổ Đại Thừa Trung Quốc, là những người chính thức nối truyền theo Di Ngôn của Phật để có thể trở thành người có lỗi với Đấng sáng lập, vì các Tổ Sư Trung Quốc không có làm điều gì hại Phật Pháp. Những Tông, Phái, Tổ tự phong ngoài 33 vị Tổ, viết sai, dạy sai, ta đâu thể dựa vô đó để đổ lỗi cho các Tổ Sư chính thức? Do vậy, theo tôi, các vị tu hành không nên quay về để trách quá khứ, mà nên tiếp tay với xã hội để bài trừ mê tín, dị đoan, những hủ tục đốt vàng mã, cúng kiến, cầu xin… tốn kém tiền bạc, đang thịnh hành trong Phật tử, làm nghèo đất nước, kéo dân trí xuống thấp. Vận động những Phật Tử hằng tâm, hằng sản cứu giúp cho những vị “Phật chưa thành” còn đang trong hoàn cảnh khó khăn. Đất nước ta còn cần lắm những Bệnh viện, Trường học, và biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ.

Thay vì so sánh Giáo Pháp của nước mình cao, thấp, so với nước khác, sao không so sánh người dân của nước mình có nhờ vào Đạo Phật mà bớt Khổ, bớt nghèo đói hơn không? Điển hình là Xứ Miến Điện với 90% dân số theo Đạo Phật, nhưng dân họ đã thoát nghèo đói, lạc hậu chưa? Tôi tin rằng đó là những việc làm có lợi ích thật sự cho bá tánh mà người có trách nhiệm nên quan tâm. Đã biết rằng Phật không có phù hộ cho ai. Vậy thì bá tánh sẽ Thoát Khổ cách nào, nếu không phải là ngoài dẹp bỏ những tính xấu, rèn luyện tính tốt, tin sâu Nhân Quả, còn tích cực học hỏi, khoa học, kỹ thuật, tham gia những việc làm thực tế, có ích lợi cho dân tộc, cho đất nước để trả ân đất nước đã cưu mang mình theo lời Đức Thích Ca đã dặn dò. Quả vị, thành Phật, thành Thánh thì như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dạy: chỉ là HÓA THÀNH DỤ cho những người chưa rời được cái Ngã tu hành, còn ham cao, thấp hơn thua mà thôi.

Nhờ đọc Kinh Đại Thừa do Đại Thừa Trung Quốc phổ biến, và tìm rõ mục đích của Đạo Phật, tôi thấy PHẬT, BỒ TÁT không phải là thần linh cho ta hương khói, ca tụng, tán thán để cầu xin, nương tựa. Đức Phật đã nhập diệt từ mấy ngàn năm rồi. Dù cho chúng ta có dẹp hết mọi tạp niệm để chỉ nghĩ tưởng đến Ngài. Niệm danh hiệu của Ngài suốt 24/24 giờ. Mang lời Ngài dạy ra tụng ngày mấy thời. Ngồi Thiền bất động năm này sang tháng kia. Cất cho Ngài bao nhiêu Kiểng Chùa. Tạc vô số tượng vĩ đại. Cúng cho Ngài hết mọi sản vật, châu báu trên đời… thì Ngài cũng đâu có nhận để dùng được? Mục đích lập ra Đạo Phật của Ngài là đưa ra một Con Đường để chúng ta theo đó mà ĐỘ Khổ cho mình. Tự cứu độ cho mình khỏi các ác pháp, hầu thoát Khổ kiếp này và những kiếp về sau, để tất cả được an lạc gọi là “hữu dư y Niết Bàn. Đó mới là thật sự đền đáp ân Ngài. Đâu phải bằng dựng tượng, cất Chùa?

Ở trong bùn mà không nhiễm bùn”. “Ở trong thế gian mà thoát thế gian”. Đó là những gì mà Đạo Phật muốn hướng dẫn con người thực hiện. Phải chăng khi mọi người không còn Tham, Sân, Si, tranh giành nhau thì gia đình được yên, làng xóm cũng yên theo. Cứ nhân lên như thế mà xã hội cũng được an lành, mọi người yên tâm làm ăn, sinh sống. Đó chẳng phải là Niết Bàn tại thế sao? Ngoài ra, Đạo Phật còn là Đạo Nhân Quả. Dạy con người biết gây Nhân Thiện, để có Quả Lành. Đâu có dạy chúng ta không được làm gì hết. Phải tách riêng ở một nơi để các pháp không chạm tới. Làm gì, nghĩ gì là “Thất Niệm”. Như thế khác gì sống để chờ chết? Nếu thế thì xã hội làm sao phát triển được?

Sống sao, chết vậy. Lúc sống đã không tạo Nghiệp, hẳn nhiên được an ổn. Sau khi bỏ thân xác cũng không thể rơi vào ác đạo được. Có tái sinh cũng về nơi tốt đẹp. Theo tôi, đó chính là mục đích PHỤNG SỰ NHÂN SINH của Đạo Phật, mà tất cả những đệ tử thật sự của Đức Phật Thích Ca, dù tu có tướng hay không đều có nhiệm vụ phải chung tay, góp sức để thực hiện, gọi là “Mồi ngọn Vô tận Đăng, để tất cả mọi người đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Trong tiêu chí này, theo tôi, đâu có phân biệt giới tính, già, trẻ, tại gia hay Xuất gia? Thậm chí không chỉ dành riêng cho Phật Tử, mà người theo bất cứ Tôn Giáo nào, miễn cuộc sống không ra ngoài vòng Thập Thiện, thì đó là đang đi trên hành trình Giải Thoát, bởi nhờ đó mà được sống an, chết lành. Kiếp sau nếu có, cũng được sinh về nơi tốt đẹp. Hiện tại kiếp sống được an lạc gọi là Niết Bàn, vì nghĩa của Niết Bàn chỉ là: “Ra khỏi rừng phiền não”, chẳng phải là một cõi xa xôi diệu vợi nào sau khi chết mới về, hoặc phải tu hành khó khăn, khổ nhọc mới đạt tới.

Theo tôi, sở dĩ Đạo Phật dạy người tu phải giữ Giới, Bát Chánh Đạo, Lục Độ, Vạn Hạnh cũng chỉ để tự rèn luyện Thân, Tâm, tránh xa cái Ác, hướng về nẻo Thiện, giữ Thân, Khẩu, Ý được tịnh Ba Nghiệp để bản thân người hành và chung quanh được an ổn mà thôi. Đó là những gì tôi đúc kết sau một thời gian khá dài nghiên cứu, đối chiếu khá nhiều Bộ Kinh Đại Thừa, và khi so với Giáo Pháp của Phật Giáo Nguyên Thủy tôi thấy đâu có khác gi nhau? Đạo Phật cho rằng: “Ông tu, ông đắc. Bà tu, bà đắc”. Người Tu chỉ là tự Sửa cái tâm của mình. Như vậy, xét cho cùng, đường lối của Tổ Sư Trung Quốc đâu có làm trở ngại cho việc tu tiến của người khác, thì đâu có lý do gì phải kêu gọi dẹp các Ngài đi thì ta mới có thể tiến bước trên hành trình Giải Thoát được. Ngược lại, nếu nhìn lại lịch sử Truyền Thừa của Đạo Phật thì phải chăng những người vận động điều đó đang đi ngược lại Di Ngôn của Đức Thích Ca, cố tình xóa dấu vết Truyền Thừa của Đức Bổn Sư, như vậy để dắt Phật Tử về đâu? Bởi vì theo Đại Thừa thì người Tu Phật là để thực hiện lời Thọ Ký của Đức Thích Ca: để được Giải Thoát, tức Thành Phật. Nếu tu theo Phật Giáo Nguyên Thủy thì quả vị cao nhất là A La Hán. Vì sao Tu Phật mà không Thành Phật lại thành A La Hán? Như vậy sao không gọi là Tu A La Hán? Bao giờ A La Hán mới được Thành Phật? Cần những điều kiện gì? Nếu cho rằng mơ ước Thành Phật là Tăng Thượng Mạn thì rõ ràng người kết luận như thế cho rằng Thành Phật là thành Thần Linh, không phải là thành tựu con đường Giải Thoát, và khác nào cho rằng Sinh Viên Trường Y mơ thành Bác Sĩ là ngạo mạn! Như thế thì mục đích Tu Phật là để về đâu? Tôi chỉ là người nghiên cứu Giáo Pháp của Đạo Phật qua Kinh Đại Thừa, không phải người tu học chính quy, nên sự hiểu biết còn nông cạn. Chỉ thấy đến đó. Rất mong được các Cao Tăng Từ Bi Hỉ Xả và chỉ dạy thêm cho.

Kính mong được góp ý, phản biện để học hỏi thêm. Kính.

Tâm Nguyện (Tháng 3/2015)


Phụ Bản I

WILKIE COLLINS

TÀI NĂNG VĂN HỌC ĐẶC SẮC

CỦA NƯỚC ANH & THẾ GIỚI

(1824 - 1889)

W.Collins sinh năm 1824 ở vùng quê Baywater của nước Anh, là con trưởng của William Collons, một họa sĩ có nhiều thành đạt, viện sĩ Viện hàm lâm Hoàng gia. W.Collins có một người em trai sau này là một họa sĩ. Thời thơ ấu, W.Collins cùng em trai sống ở quê với mẹ, trong khi đó, người cha sống ở ngôi nhà sang trọng tại Luân đôn thỉnh thoảng mới gửi thư về nhắc vợ con sống tằn tiện và đi lễ nhà thờ đều đặn. Ngay từ bé, W.Collins đã không làm theo những lời thư đó sớm có tư tưởng tự do. Đặc biệt, W.Collins không bao giờ có ý định thực hiện lời dặn của người cha: “Con phải tạo nên những mối quan hệ có lợi cho mình trong cuộc sống”. Vào tuổi thành niên, W.Collins đã mạnh dạn từ chối công việc ở các văn phòng môi giới thương mại mà người cha đã sắp xếp cho. Năm W.Collins 22 tuổi thì người cha qua đời, và phải tự quyết định lấy nghề nghiệp tương lai. Những năm ấu thơ, W.Collins từng mơ ước trở thành nhà thám hiểm, hoặc làm thủy thủ viễn dương. Nhưng thể chất gầy gò ốm yếu, nên không thể thực hiện ước mơ đó, chàng trai trẻ quyết định trở thành nhà văn. Và W.Collins viết tác phẩm đầu tay trong mối thương cảm đối với cuộc đời người cha: Cuộc đời viện sĩ hàn lâm Hoàng gia.

Cuộc sống W.Collins là một sự pha trộn kỳ quặc những gì đáng kính với những sự tầm thường của những hành sự thận trọng với những táo bạo lạ lùng. Ông kết giao với những họa sĩ cùng nhóm với em trai ông. W.Collins đặc biệt thân thiết với Charles Dickens, tới mức hai người có nhiều chuyến cùng du lịch ra nước ngoài, là đồng sự trong việc làm báo nhiều năm. W.Collins vẫn lui về thường xuyên với mẹ ở quê nhà, cho đến năm 32 tuổi thì ông rời quê hương ra đi mãi mãi. Việc ông dứt bỏ quê hương là do ông bị những người ở quê chê trách đến mức sỉ nhục, bởi ông đã chung sống với Carollin Grave, một phụ nữ 20 tuổi đã có một đứa con gái và dường như có một người chồng ở đâu đó. Dù đã gắn bó sâu sắc với nhau, W.Collins vẫn không muốn cưới Carollin ngay cả khi bà đã hoàn toàn tự do. Thậm chí, W.Collins còn chấp nhận việc Carollin lấy một người chồng làm nghề thợ hàn, ông còn đến dự lễ cưới của họ. W.Collins còn gắn bó với một người phụ nữ nữa, bà Martha Rudd, và họ có 3 người con. Và, khi hôn nhân của Carollin tan vỡ, lại về sống với W.Collins.

Một thiệt thòi lớn của nhà văn thiên tài W.Collins là ông có một thể chất rất yếu ớt. Mới 30 tuổi đã bị thấp khớp nặng, luôn chịu những cơn đau đớn, các bác sĩ xác định đó là chứng thấp khớp tụ máu. Để giảm đau mà làm việc, W.Collins phải dùng thuốc có thuốc phiện và liều lượng dùng mỗi ngày một cao. Chỉ đỡ đau là ông đã viết, viết hết tiểu thuyết này đến tiểu thuyết khác. Các nhà xuất bản luôn muốn có bản thảo của W.Collins. Và ông đã liên tiếp cho ra đời hơn 30 tiểu thuyết, có những bộ tiểu thuyết làm vinh dự cho văn học Anh, như tiểu thuyết Đá mặt trăng (The Moonstone) và đặc biệt là Người đàn bà trong bộ đồ trắng (The woman in white). Dùng thuốc có thuốc phiện liều cao, càng ngày càng cao, cũng chỉ để có những lúc không bị cơn đau hành hạ và có thể cầm bút viết. Đến mức trong những năm cuối đời, một liều thuốc W.Collins dùng, như bác sĩ điều trị cho ông nói, có thể làm chết bất kỳ người nào không quen dùng thuốc đó… Và rồi, ngày 23.9.1889, W.Collins qua đời tại nhà riêng, có để lại bản di chúc hướng dẫn rất cụ thể việc phân chia những gì còn lại của ông và việc làm tang lễ cho ông.

Đám tang W.Collins không có nhiều người đến dự. Điều đó cho thấy cuộc đời ông chịu biết bao mối giằng giật. Giới có địa vị xã hội không ưa đời tư của ông. Người bạn tình Carollin Grave cùng đứa con gái ở bên W.Collins lúc ông qua đời, đã làm tang lễ cho ông. Bà Martha Rudd và 3 người con mà sinh thời W.Collins hay gọi là gia đình nhỏ không môn đăng hộ đối, cũng chỉ gửi một vòng hoa cúc trắng đến viếng ông. Một bạn gái của nhà văn, là bà Millais, cảm thấy không thể đối mặt với những người trong gia đình W.Collins, chỉ cho một chiếc xe ngựa chở riêng một vòng hoa đưa tang để tỏ lòng quý trọng. Và, những độc giả yêu quý nhà văn đã đến với nỗi thương cảm đặc biệt. Theo di chúc của W.Collins, người ta mua một miếng đất nghĩa trang Kensal Green để đặt mộ ông, một cây thánh giá bình thường dựng bên mộ chí. Không có băng tang, không có gì cầu kỳ trong tang lễ, chi phí toàn bộ lễ tang không quá 20 bảng (pound). Trên bia mộ, khắc tên tuổi nhà văn, và thêm dòng chữ: “Tác giả Người đàn bà trong bộ đồ trắng”… Cách vĩnh biệt cuộc sống của W.Collins thật sự chỉ có vậy!

Cứ như trên bia mộ nhà văn, thấy ông ý thức rất rõ giá trị của tiểu thuyết Người đàn bà trong bộ đồ trắng, mặc dù Đá mặt trăng hoặc Vô danh và một số tiểu thuyết khác cũng được coi là những đóng góp đáng kể cho văn học Anh thế kỷ XIX. Tiểu thuyết Người đàn bà trong bộ đồ trắng là một tác phẩm bất hủ chống lại cái ác trong cuộc đời. Chưa từng có nhà văn nào trình bày cuộc chiến đấu và chiến thắng của cái thiện bi tráng đến thế. Những nhân vật W.Collins sáng tạo nên đầy cá tính và sống động, trong một mạch truyện cuồn cuộn. Nổi bật nhất là nhân vật nữ Marian Halcombe, sau này, người ta coi là một sáng tạo độc đáo của W.Collins thiên tài. Nhà thơ danh tiếng của nước Anh khi đó, Edward Fitzgeral (1809-1883), do quá hâm mộ nhân vật của W.Collins, nên đã đặt tên cho chiếc du thuyền tuyệt đẹp của mình là Marian Halcombe. Ngay khi tiểu thuyết Người đàn bà trong bộ đồ trắng mới ra đời đã trở thành sự kiện ở cả hai khu vực, ở Anh và Mỹ. Tại nước Anh, bắt đầu từ 29.4.1859, Người đàn bà trong bộ đồ trắng được đăng tải trên tạp chí Quanh năm do S.Charles Dicken làm chủ bút, đồng thời ở Mỹ nó cũng được in trên tạp chí Người chơi đàn hạc. Tạp chí Quanh năm vốn khởi đầu một cách tuyệt diệu với tác phẩm Truyện giữa hai thành phố của Dickens, và đến khi bắt đầu đăng tải Người đàn bà trong bộ đồ trắng thì còn tuyệt diệu hơn nữa: lượng bán tăng lên không ngừng. (Và sau này, đến tháng 8.1860, khi không còn tiểu thuyết Người đàn bà trong bộ đồ trắng, thì lượng bán lại giảm tụt hẳn xuống). Như một hiện tượng xã hội lớn, hàng ngày, người xếp hàng đông đúc trước tòa báo, ở Anh và ở Mỹ, để đón mua kỳ tiếp theo của tiểu thuyết Người đàn bà trong bộ đồ trắng. Thủ tướng nước Anh thời đó là Gladson đã có lần hoãn một buổi hẹn để được đọc ngay phần tiếp theo của tiểu thuyết. Khi tiểu thuyết được in thành sách, gồm 3 tập, Hoàng tử Albert đã mua sớm nhất và gửi tặng cho người bạn thân thiết của mình là Nam tước Storkmar. Chỉ trong vòng một tháng, Người đàn bà trong bộ đồ trắng được tái bản tới 4 lần. Nó nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng, in ở khắp châu Âu, và ở đâu cũng được độc giả vồ vập, quý trọng. Ở nước Nga, W.Collins được hoan nghênh nhiệt liệt. Sau này, các nhà điện ảnh Xô Viết đã dựng tiểu thuyết Người đàn bà trong bộ đồ trắng thành một bộ phim lớn, và thêm một lần nữa các nhân vật trong Người đàn bà trong bộ đồ trắng lại làm rung cảm hàng triệu người Xô Viết.

Sau khi xuất bản Người đàn bà trong bộ đồ trắng, W.Collins trở thành người có danh tiếng bậc nhất trong các văn nghệ sĩ nước Anh đương thời. Công chúng luôn săn đón ông để tỏ lòng hâm mộ. Khi đó, nhiều người đã coi W.Collins và Charles Dickens là hai thiên tài văn chương của nước Anh, có sự cạnh tranh nhau trong nghề nghiệp và hầu như kẻ tám lạng người nửa cân… Nhưng, cũng từ sau khi xuất bản Người đàn bà trong bộ đồ trắng, sức khỏe W.Collins cạn kiệt nhanh chóng. Mười lăm năm cuối đời, ông như một người tàn phế, mòn mỏi trong bệnh tật và những đau khổ cuộc đời tư.

Có thể, chính W.Collins biết rằng, bộ tiểu thuyết Người đàn bà trong bộ đồ trắng sẽ thay ông sống mãi trong thế giới con người. Thực tế, hơn một trăm năm qua. Nhiều thế hệ bạn đọc văn chương ở nước Anh và trên thế giới vẫn yêu quý, say mê thiên tiểu thuyết đặc sắc đó. Và, như cách nói của nhà thơ kiêm kịch tác gia kiệt xuất T.Eliot (1888-1965), giải Noben văn chương năm 1948, đó là bộ tiểu thuyết hay bậc nhất thời đại - W.Collins sống và nó mãi mãi là một tiểu thuyết bi kịch rực rỡ.

ANH CHI

ĐÀO MINH DIỆU XUÂN st


Thi hào Mỹ ROBERT FROST


Robert Lee Frost

(26/3/1874 – 29/01/1963)

Là một nhà thơ Mỹ bốn lần đạt giải Pulitzer (1924, 1931, 1937, 1943).

Robert Frost sinh ở San Francisco . Khi bố mất Frost lên 11 tuổi, gia đình chuyển về Massachusetts . Frost học tiểu học ở Lawrence, Massachusetts . Năm 1892 ông học tại Dartmouth College, các năm 1897-1899 tại Đại học Harvard . Năm 1912 cả gia đình chuyển sang Anh , đầu tiên ở Glasgow , sau chuyển về Beaconsfield gần London . Thời gian này Frost in tập thơ đầu tiên A Boy's Will (Ước muốn của chàng trai, 1913). Tập thơ thứ hai North of Boston (Phía Bắc Boston) được độc giả và giới phê bình đánh giá cao.

Năm 1915 Frost quay trở về Mỹ tậu trang trại ở Franconia, New Hampshire nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, phải đi dạy thêm ở các trường đại học và đọc thơ ở các câu lạc bộ. Tập thơ New Hampshire (1923) mang lại cho ông giải Pulitzer đầu tiên năm 1924. Tập Collected Poems (Tuyển tập thơ, 1930) được tặng giải Pulitzer thứ hai. Hai tập A Further Range (Về phía xa, 1936) và A Witness Tree (Cây làm chứng, 1942) mang lại thêm hai giải Pulitzer. Tập thơ cuối cùng In the Clearing (Trong rừng thưa, 1962) bao gồm những bài thơ hay không kém những tập đầu tiên.

Tác phẩm

  • A Boy's Will (Ước muốn của chàng trai, 1913)
  • North of Boston (Phía Bắc Boston, 1914)
  • Mountain Interva (Giữa núi đồi, 1916)
  • Selected Poems (1923)
  • West-Running Brook (Con suối phía tây, 1928)
  • Selected Poems (1928)
  • Colleted Poems (Tuyển tập thơ, 1930)
  • Collected Poems of Robert Frost (1930)
  • A Witness Tree (Cây làm chứng, 1942)
  • Masque of Reason (Mặt nạ của lý trí, 1945)
  • Masque of Mercy (Mặt nạ của lòng nhân từ, 1947)
  • Complete Poems of R.F. (1951)
  • In the Clearing (Trong rừng thưa, 1962)
  • The Poetry of Robert Frost (1969)

THI SĨ ROBERT FROST & CUỘC HÀNH TRÌNH VÔ TẬN

Ta thấy sự nhẹ nhàng, thanh thoát, và điều hiếm có ấy dường như lại bàng bạc trong thơ của Frost. Những bài thơ của Frost không nói về Tình Yêu, hoặc không hẳn nói về Tình Yêu, nhưng còn hơn cả Tình Yêu. Bởi nó nói về nỗi niềm của tất cả chúng ta, của tất cả nhân loại, cô đơn, cao thượng và đẹp đẽ một cách lạ thường.

Giữa vô vàn những ưu tư đời thường, chuyện mình, chuyện nhà, chuyện xã hội, vô vàn những rối ren, căng thẳng về kinh tế, giáo dục của đất nước, và của thế giới hiện nay, tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà chúng ta cần là tìm lại được phần nào sự thăng bằng, thanh thản để sống, để làm việc, để ước mơ và hy vọng.

Những bài thơ của Frost dường như đáp ứng được điều đó. Bản thân tôi thấy đúng, và tôi muốn chia sẻ cùng các bạn. Lần nào đọc Frost tôi cũng cảm thấy một cảm giác bâng khuâng và dễ chịu. Stopping by Woods on a Snowy Evening là một bài như thế. Một bài thơ phản ảnh khá rõ thiên hướng suy tư sâu thẳm của Frost, một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

Bài bình luận ngắn sau đây của nhà thơ - học giả Đông Yên là xuất sắc và ấn tượng hơn cả: Bối cảnh bài thơ vẫn là New England ( nơi Robert Frost học hành và làm thơ) nhưng những chi tiết đưa ra không chỉ nhằm mục đích minh họa. Bối cảnh, nhân vật, và phối trí dàn dựng bài thơ chủ yếu là phương tiện truyền tải những tri giác của Robert Frost về cuộc đời.

Trong “Stopping by Woods on a Snowy Evening” (1969), nhà thơ hóa dạng các chi tiết vật lý thành một dạng trầm tư về sự căng thẳng nào đó mà con người thường cảm nhận giữa trách nhiệm cuộc sống và quyến rũ sâu thẳm của cái chết, giữa con vật và kẻ siêu nhân, giữa thiên nhiên hữu hình và nhãn giới xa xăm trừu tượng siêu hình.

Khi con ngựa giật nhẹ chuông cương, chúng ta được nhắc nhở rằng con người đang đối diện với một chủ đề phổ quát, và mặt khác với một khoảnh khắc lặng yên của thiên nhiên hữu hình hữu hạn.

Trong số những ưu tư hàng đầu trong thi ca của Frost phải kể đến sự mong manh của cuộc đời, những hậu quả trong việc chối bỏ hay chấp nhận những điều kiện của đời mình, những dục vọng khôn nguôi, những vấn nạn trong duy trì tình nghĩa vợ chồng, nỗi lo sợ cô đơn và hiu quạnh, những thay đổi tất yếu, những dằn vặt giữa xã hội và cá nhân, giữa truyền thống và thực tại.

Đoạn kết của bài thơ cơ hồ như gợi lên hình ảnh của một lữ hành bị định mệnh bắt mãi mãi đi về phía trước, một dạng “Homo Viator” của Gabriel Marcel - một triết gia đồng thời là nhà siêu hình học hàng đầu của Pháp.

Những chiều không gian trong bài thơ chính là những hướng trình tâm linh của một tín đồ hành hương về nơi vô tận. Bài thơ như một tiếng gọi về một hoài vọng xa xăm, mơ hồ đối ngược với hiện tượng bình lặng và ổn định của những giá trị bình lặng và ổn định quen thuộc mà con người trông cậy vào đó để tồn tại.

Bài thơ:

Stopping by Woods on a Snowy Evening - Robert Frost

W hose woods these are I think I know.

His house is in the village, though;

He will not see me stopping here

To watch his woods fill up with snow.

*

M y little horse must think it queer

To stop without a farmhouse near

Between the woods and frozen lake

The darkest evening of the year.

*

H e gives his harness bells a shake

To ask if there is some mistake.

The only other sound’s the sweep

Of easy wind and downy flake.

*

T he woods are lovely, dark and deep,

But I have promises to keep,

And miles to go before I sleep,

And miles to go before I sleep.

Sau đây là bản dịch của nhà thơ – học giả Đông Yên:

Dừng Chân Ven Rừng Một Chiều Tuyết Xuống

Rừng trước mặt thuộc về ai ta biết.

Nhà chủ nhân ở mãi tận trong làng;

Ông đâu biết có ta đang dừng lại

Để nhìn rừng phủ kín tuyết đang rơi.

*

Con ngựa nhỏ cũng dường như tự hỏi

Sao lại ngừng trong chiều vắng cuối năm

Khi phía trước không nhà không trang trại

Từ khu rừng đến hồ nước đóng băng.

*

Nó giật nhẹ chuông cương như muốn hỏi

Phải chăng đây là lầm lẫn nào chăng.

Lời hồi đáp là gió ngàn đang thổi

Là mênh mông tuyết phủ xuống bốn bề.

*

Rừng khả ái, âm u và thăm thẳm,

Nhưng ta còn những hứa hẹn phải đi,

Trước khi ngủ, một hành trình vô tận,

Một hành trình vô tận sẽ phải đi.

LỜI KẾT

Robert Frost là nhà thơ danh tiếng nhất của Hoa Kỳ trong năm thập niên 1920 . Vào năm 1960, Quốc Hội Hoa Kỳ đã trao tặng Thi Hào Robert Frost một huy chương vàng để “công nhận thơ phú của ông đã làm giàu cho nền văn hóa của Hoa Kỳ và nền triết học của Thế Giới”.

Đằng sau các vần thơ mang hình ảnh của miền New England là các cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước các vấn đề căn bản của đời sống: tình yêu, tính thủy chung, sự nhận biết thiên nhiên và Thượng Đế... Các hình ảnh và lời thơ của Frost thường có vẻ như quen thuộc và cổ xưa, các nhận xét của ông có thể bị coi là bi quan và chua chát nhưng khi đọc các bài thơ của ông nhiều lần, mọi người dễ nhận ra các ý tưởng mang tính truyền thống, mô tả sự tương quan giữa con người và thiên nhiên, nhưng Frost không giống các nhà thơ thuộc trường phái Lãng Mạn trước kia mà thơ phú của ông là phần nối giữa hai nền thơ phú Hoa Kỳ thuộc thế kỷ 19 và thế kỷ 20.

Chúng ta thấy sự nhẹ nhàng, thanh thoát, và điều hiếm có ấy dường như lại bàng bạc trong thơ của Frost. Những bài thơ của Frost không nói về Tình Yêu, hoặc không hẳn nói về Tình Yêu, nhưng còn hơn cả Tình Yêu. Bởi nó nói về nỗi niềm của tất cả chúng ta, của tất cả nhân loại, cô đơn, cao thượng và đẹp đẽ một cách lạ thường. Giữa vô vàn những ưu tư đời thường, chuyện mình, chuyện nhà, chuyện xã hội, vô vàn những rối ren, căng thẳng về kinh tế, giáo dục của đất nước và của thế giới hiện nay, tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà chúng ta cần là tìm lại được phần nào sự thăng bằng, thanh thản để sống, để làm việc, để ước mơ và hy vọng…

Sự nghiệp thơ phú của Robert Frost đã lên tới đỉnh cao nhất vào tháng 1 năm 1961 khi ông đọc bài thơ “Quà Tặng Hoàn Toàn” (The Gift Outright) nhân dịp Lễ Nhậm Chức của Tổng Thống John F. Kennedy (20-1-1961). TT Kennedy ( 1917 - 1963 ) tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963 . Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử TT Hoa Kỳ. Kennedy là tín hữu Công giáo duy nhất trở thành TT và là TT đạt giải Pulitzer (1957) duy nhất của Mỹ.

TT Kennedy và thi sĩ Frost cùng học Đại học danh tiếng Harvard, cùng đạt giải Pulitzer và chết cùng năm 1963 (Frost mất ở Boston , MA ngày 29-1-1963, thọ 89 tuổi, Kennedy bị ám sát ở Dallas, Texas ngày 22-11-1963, thọ 46 tuổi).

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu rất thích Bài thơ Dừng chân ven rừng… của R.Frost: Con gái duy nhất của ông LQD, tiến sỹ Lý Vỹ Linh, 60 tuổi, đã chia sẻ những lời tâm sự về người cha tuyệt vời của mình trên tờ Straits Times số ra 24/3/2015: …Và dù có phải đối mặt với thứ gì đi chăng nữa, thái độ của Bố tôi với cuộc sống có thể được tóm lại bằng những dòng trong bài thơ của Robert Frost:

…T he woods are lovely, dark and deep,

But I have promises to keep,

And miles to go before I sleep,

And miles to go before I sleep…

…Rừng khả ái, âm u và thăm thẳm,

Nhưng ta còn những hứa hẹn phải đi,

Trước khi ngủ, một hành trình vô tận,

Một hành trình vô tận sẽ phải đi…

PHẠM VŨ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)

MỘT LỄ HỘI THẤM ĐẪM

TÌNH CẢM YÊU NƯỚC

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ hội mang đậm ý nghĩa tri ân đối với các bậc tiền nhân hy sinh vì Tổ quốc đã diễn ra trên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong 2 ngày 20 và 21/4/2008 (14 và rằm tháng 3 Âm lịch), với nhiều lễ thức truyền thống độc đáo mà trọng tâm là nghi thức thế lính Hoàng Sa, Trường Sa và Hội đua thuyền tứ linh. Đây là một lễ hội dân gian độc đáo của cư dân đảo Lý Sơn, do người dân, cụ thể là các dòng tộc từng tham gia khai phá đất đảo tổ chức hàng năm và xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ .

Sử cũ chép rằng, dưới thời các chúa Nguyễn và tiếp sau đó là các vua nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã cho thành lập các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần phòng trên biển, giong thuyền đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để thu lượm hải vật, sản vật, đo đạc hải trình, cắm mốc và dựng bia minh định chủ quyền của đất nước ta đối với các quần đảo này. Tài liệu, bản đồ, các trang ghi chép của những nhà truyền giáo, nhà buôn, các sỹ quan Hải quân và các nhà thám hiểm phương Tây cũng góp phần chứng minh sự hiện diện khá thường xuyên của các lực lượng dân sự và quân sự người Việt tuần phòng trên biển hoặc cập thuyền đồn trú trên quần đảo Paracels (Hoàng Sa).

Việc hình thành các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải là một nỗ lực lớn của nhà nước phong kiến Việt Nam trong công cuộc chinh phục biển Đông, có sự đóng góp tích cực, lâu dài về sức người, sức của của cư dân vùng ven biển phủ Bình Sơn (nay là 2 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh) và tổng Lý Sơn (nay là huyện đảo Lý Sơn), tỉnh Quảng Ngãi. Trải qua nhiều thế kỷ, đã có hàng ngàn binh lính, binh phu cùng nhiều quan lại dân sự, quân sự của triều đình hy sinh trên biển trong khi thi hành nhiệm vụ. Sự tồn tại của một nghĩa địa quân binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn với tên gọi thông tục là “khu mộ gió” mà hàng năm các dòng tộc ở đây vẫn long trọng tổ chức tảo mộ và cúng giỗ là minh chứng sống động cho sự thật lịch sử này.

Sở dĩ gọi là”mộ gió” vì đây là những ngôi mộ nhưng dưới lòng đất lại không chôn cất thi thể người quá cố như bình thường. Nói chính xác thì “mộ gió” là những nấm đất mà người thân trong gia đình, có sự giúp sức bằng hình thức phù phép của các pháp sư (thầy phù thủy), đắp lên để tưởng niệm người đã khuất nhưng không tìm được thi hài để an táng.

Trong quan niệm truyền thống của người Việt, nếu người sống cần có ngôi nhà để sum họp, che nắng che mưa, thì người chết phải có một nấm mồ để gìn giữ hình hài, làm nơi cho người thân đến thắp nén hương tưởng nhớ vào dịp có ngày kỵ, ngày lễ. Vì vậy, nếu trong gia đình có người qua đời, vì những lý do nào đó mà không tìm thấy di hài để an táng (như trường hợp quân binh các đội Hoàng Sa, Trường Sa hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên biển), thì người thân của họ sẽ mời thầy phù thủy làm lễ cúng gọi hồn và làm phép nhập hồn vào một hình nhân thế mạng. Hình nhân thế mạng là những hình nộm có dáng người do thầy phù thủy nặn ra bằng đất sét hoặc bột gạo, có chiều cao chừng vài mươi phân, sau đó được làm phép “thổi hồn” với niềm tin rằng những hình nộm này sẽ trở thành nơi nương tựa cho linh hồn người chết. Những chiếc quan tài bên trong có hình nhân thế mạng sẽ được người thân và xóm làng đưa đi chôn cất trong khu mộ gió với đầy đủ các nghi lễ về tang chế theo phong tục.

Với những người lính làm nhiệm vụ tuần phòng trên đảo Hoàng sa, ròng rã 6 tháng lênh đênh sóng nước cùng những chiếc khinh thuyền (thuyền nhẹ, di chuyển nhanh, dễ xoay trở trên những vùng biển nhiều rặng san hô, nhưng sức bền hạn chế), thường xuyên đối mặt với sóng cả, gió to, thì cái chết, dù bất cứ nguyên nhân nào, cũng đồng nghĩa với việc lấy lòng biển bao la làm nơi mai táng hình hài. Trong hành trang chuẩn bị cho chuyến hải trình dài ngày đến Hoàng Sa, Trường Sa, ngoài những vật dụng thiết yếu dùng cho người đi biển, mỗi thủy thủ can trường của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải còn tự mình chuẩn bị 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc tên họ, quê quán, phiên hiệu. Nếu không may người thủy thủ qua đời thì những đồng đội trên thuyền sẽ bó thi hài người xấu số cùng với chiếc thẻ khắc tên vào trong manh chiếu, nẹp dọc 7 thanh tre rồi buộc chặt lại bằng 7 sợi dây mây. Sau một vài nghi thức đưa tiễn giản đơn, thi hài sẽ được đem thả xuống biển. Những người còn sống gởi lên cao xanh lời cầu nguyện mong manh rằng xác thân người bạn thuyền xấu số của họ sẽ trôi dạt vào bờ biển, và nếu may mắn có ai đó vớt được nắm xương tàn thì nhờ chiếc thẻ mà biết tên họ quê quán của con người đã vì nước vong thân. Nguyện cầu là vậy nhưng chẳng có mấy khi xác người xấu số trôi dạt được vào trong mé biển. Đó là chưa kể lắm khi cả thuyền hoặc cả hải đội bị bão tố đánh chìm… Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật, Phạm Quang Ảnh,… Hữu Nhật và Quang Ảnh cũng là tên 2 nhóm đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách. Ở Lý Sơn, bên cạnh việc phụng thờ tại gia đình, dòng tộc, những người lính Hoàng Sa, Trường Sa còn được phối thờ chung tại Âm Linh tự, tọa lạc tại thôn Tây, xã Lý Hải. Cho đến nay người dân Lý Sơn còn truyền tụng nhiều câu ca nói về những hiểm nguy, gian khổ mà người lính Hoàng Sa, Trường Sa phải chịu đựng trong khi thi hành nhiệm vụ:

- Trường Sa đi có về không,

Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi.

- Hoàng Sa lắm đảo, nhiều cồn,

Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây.

- Hoàng Sa trời bể mênh mông,

Người đi thì có mà không thấy về.

- Hoàng Sa mây nước bốn bề,

Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa.

Những từ “khao lề thế lính” trong câu hát dân gian nhắc đến một lễ thức truyền thống diễn ra hàng năm trên đảo Lý Sơn trong khoảng thời gian từ mùng 10 đến 20 tháng 2 Âm lịch, đó là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Vào những ngày này, các dòng tộc sống trên đất đảo tổ chức nghi thức cầu cúng linh hồn những người lính Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh trên biển trong khi theo “lệnh vua” làm nhiệm vụ giữ gìn biên cương Tổ quốc. Gọi là “thế lính Hoàng Sa”, nhưng thực tế đây là lễ tế thủy binh của đội Hoàng Sa và đội Trường Sa, vì đương thời theo quy định của triều đình, đội Hoàng Sa (phiên chế khoảng 60 người) có nhiệm vụ kiêm quản cả đội Bắc Hải (Trường Sa). Quân binh đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải, có nhiều người quê ở các phủ Cảnh Dương, Quy Nhơn, Bình Khang, Tư Chính (nay thuộc các tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận), nhưng nhiều nhất và chủ yếu là tráng đinh vùng bán đảo Ba Làng An (gồm 3 làng An Hải, An Vĩnh, An Kỳ thuộc phủ Bình Sơn, nay thuộc ven biển 2 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh) và sau đó là cư dân An Vĩnh Phường và An Hải Phường thuộc tổng Lý Sơn (nay là 2 xã An Vĩnh và An Hải của huyện đảo Lý Sơn).

Khoảng trước năm 1954, có nhiều miếu thờ lính Hoàng Sa, Trường Sa trong đất liền cũng như trên cù lao Ré (đảo Lý Sơn) và thường được gọi bằng một tên chung là “miếu Hoàng Sa”. Cùng với các tư liệu thành văn, các sử liệu chính thống, sự tồn tại của các “miếu Hoàng Sa”, “khu mộ gió Hoàng Sa” và đặc biệt là là Lễ khao lề thế lính diễn ra hàng năm trên đảo Lý Sơn là những dữ kiện văn hóa phi vật thể góp phần minh chứng sống động, hùng hồn mối quan hệ máu thịt giữa Lý Sơn và Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời cũng là lời nguyền của các thế hệ người Việt kế tiếp nhau, quyết đem máu xương mình bảo vệ cơ đồ Tổ quốc.

Theo truyền tụng trong dân gian Lý Sơn, Lễ khao lề trước đây diễn ra theo những cấp độ khác nhau. Các gia đình, dòng tộc có người thân đi lính Hoàng Sa, Trường Sa tổ chức tại nhà riêng, nhà thờ tộc họ. Lễ tế của làng thì diễn ra tại miếu thờ cô hồn (Âm Linh tự - nơi thời cúng cô hồn, oan hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa, Trường Sa vào dịp Thanh minh (rằm tháng 3 âm lịch) và do chức sắc trong làng tổ chức như một ngày cúng lề của làng, đồng thời cũng là thực thi một nhiệm vụ do quan trên giao phó. Điều này cho thấy, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, dù là một nghi lễ dân gian của người dân đảo Lý Sơn, nhưng đã có sự quan tâm thường xuyên của nhà nước phong kiến. Như thế cũng có nghĩa là việc chăm lo cho các đội tuần phòng vùng biển và các quần đảo ngoài khơi thuộc chủ quyền quốc gia là một trách vụ quan trọng của các quan lại trấn nhậm ở Quảng Ngãi lúc bấy giờ.

Sau nhiều thế kỷ, cho dù nhà nước đã không còn trực tiếp chủ trì, nhưng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn được các gia đình, dòng tộc ở Lý Sơn tổ chức hàng năm và trở thành một lễ hội dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc cao niên trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, chuyện về những chuyến hải trình đầy gian khổ nhưng cũng rất đáng tự hào, chuyện về gương sáng vì nước vong thân của các vị Đội trưởng Hoàng Sa Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật… Những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người Lý Sơn, người Quảng Ngãi, người Việt Nam: Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc!

LÊ HỒNG KHÁNH

BĐ st

Phụ Bản II

VĂN CHƯƠNG

CẦN ĐẦY ĐỦ MÀU SẮC

Trong văn chương thường phân chia ra những văn phái công kích lẫn nhau. Văn phái nào cũng cho rằng mình đang theo là đúng, là hay. Thế rồi mỗi văn phái tiến sâu theo điều mình dự định, đôi khi đi quá đà, biến văn chương thành một trò chơi kỳ quặc, của tình cảm. Chẳng hạn văn phái tự nhiên không dung được văn phái lãng mạn, văn phái tả chân công kích văn phái siêu thực v.v… Vì thế mà Racine Beaumarchais và Stendhal chống Racine; Emile Zola chống Stendhal, Lâm Thư, Nghiêm Phục, công kích Trần Độc Tú, Hồ Thích, Trần Độc Tú công kích Lý Bạch, Đỗ Phủ, và ở bên ta có Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng đả kích Nguyển Du; Phạm Quỳnh phê bình Tản Đà, Trương Tửu trước ca ngợi sau công kích Tự Lực Văn Đoàn v.v…

Lại còn có những hiện tượng kỳ quái như phái Đa Đa (Dadaisme) của Tristan Tzara và Xuân Thu Nhã Tập với Xuân Sanh đi vào lối bí hiểm cầu kỳ, phái Lettrisme của Paul Guth không nghĩ đến nghĩa của chữ mà chỉ dùng âm vận để diễn tả ý tình… nhưng hầu hết những thái độ, cố chấp, thiên lệch ấy tuy có thể gây phong trào trong ít lâu nhưng sau đều bị người đời lãng quên.

Được nghe những lời bàn cãi xung đột của các xu hướng khác nhau, tôi liên tưởng đến câu chuyện “con voi và mấy người mù”. Một hôm mấy người mù được đưa đến sờ cho biết con voi thế nào, người sờ vòi cả quyết, voi là con đỉa lớn, người sờ đuôi, nói nó giống cái chổi, người sờ chân voi nói, nó giống cột nhà, người sờ tai thì nói nó như cái quạt v.v… mỗi người đều cố chấp cho rằng, nhận xét của mình là đúng; thế là xung đột, không ai chịu ai. Các xu hướng khác nhau về văn chương cũng gần như thế, mỗi xu hướng đều giữ thái độ cố chấp, nên làm cho văn chương khiếm khuyết nghèo nàn, họ quên rằng nghệ thuật cũng như cuộc đời càng phức tạp lại càng linh động và phong phú màu sắc. Nhưng văn nghệ sĩ thường chỉ nhìn cuộc đời theo một mặt, muốn đóng khung cuộc đời vào khổ ước lệ của mình. Họ như những người đi ban đêm, tưởng rằng tạo vật là tất cả những gì hiện ra dưới ánh sáng cây đèn “pin” của họ: vì thế mà họ có quan niệm chật hẹp trong văn chương.

Thực ra mỗi xu hướng đều có sở trường, sở đoản riêng. Thử lấy xu hướng siêu thực và tả chân làm thí dụ. Ai cũng cho rằng xu hướng siêu thực, sản xuất toàn những chuyện hoang đường, những trò chơi mộng ảo, nó chỉ khêu gợi hiếu kỳ của độc giả bằng những cuộc phiêu lưu vào thế giới khác thường, thần tiên hay một khung cảnh kỳ dị, nhưng rốt cuộc làm cho người ta xót xa, khi trở về với thực tế ở đời. Nhưng có người lại cho rằng, xu hướng siêu thực kích thích lòng hướng thượng, nâng đỡ sự hoài bão của con người hay ít nhất cũng giúp vượt khỏi những khắt khe của số mệnh, để trong chốc lát tự thấy mình vượt ra ngoài cảnh thực tế chua ca; thực vậy, theo dõi những chiến công của Achille, Ulysse, của Hạng Võ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, hay đi vào thế giới thần thoại, mộng ảo của Goethe, Nerval, Rimbaud, hay thế giới màu sắc của Walt Disney hay viễn du theo cách tưởng tượng của Georger Wells, Dante, Homère, Jules Verne, ai chẳng thấy lòng hiếu kỳ bị kích thich một cách say sưa! Xa hơn nữa, Platon lại cho rằng con đường siêu thực, đánh thức dậy trong lòng người những chân lý, những “lẽ sáng tiềm ẩn” mà con người đã lĩnh hội được khi còn ở Thiên Đường. Đối lập hẳn với phái siêu thực, phái tự nhiên, và tả chân cố gắng mô phỏng sự thực, không nghị luận, không bình phẩm, mục đích giúp cho xã hội, và con người soi gương thấy bộ mặt thường là khả ố của mình.

Taine, Sainte, Beuve, La Fontaine Balzac, Emile, Zola, và gần đây J.P.Sarte, Ngô Kính Tử, Lỗ Tấn, Đinh Linh, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng vv... trình bày những sự thực, chua chát của xã hội, và nhân tình. Họ chỉ suy nguyên, đến bề trái, xấu xa của lòng người, và cuộc sống. Molière, Rivarol, Cervantes, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Tú Mỡ... với giọng văn trào phúng, đã giúp loài người, soi gương thấy bộ mặt đáng cười của mình.

Các tác giả trên đã chụp hình lại cuộc sống. Tôn chỉ duy nhất của họ là phản chiếu lại sự thực, nhưng thường chú ý nhiều hơn về những sự thực xâu xa và đau xót.

Tuy nhiên có người lại cho rằng, phái tự nhiên cũng như phái tả chân, vì muốn trung thành với cuộc đời nhất thời mà bỏ quên cuộc đời tương lai. Cuộc sống bao giờ cũng chất chứa dĩ vãng, làm ẩn tương lai, nó thiên hình vạn trạng, và đổi mới luôn luôn. Nếu nghệ sỹ bắt buộc sống ngừng lại để chụp hình một trạng thái thì sẽ không theo dõi tiến trình biến đổi của nó. Như thế tức là hạn chế nghệ thuật, Một bức tranh là một mẩu đời ngưng lại chứ không phải là cuộc đời tiến tới. Hơn nữa, sáng tác dù mô phỏng lại một sự thực, nhưng chỉ là một sự thực, được lựa chọn chiếu qua lăng kính, tâm hồn của nghệ sỹ chứ không phải là một sự thực, xô bồ lộn xộn, như đã nhìn thấy. Bởi vậy chủ trương trung thành tuyệt đối với “sự thực bên ngoài” của phái tả chân cũng không đúng hẳn. Đấy là chưa nói đến những yếu tố thúc giục sáng tác vượt ra ngoài phạm vi của phái tả chân: mong ước, mơ màng, tưởng tượng của con người cũng rất thực!

Tóm lại tôi nêu những thái độ đối lập của những văn nghệ sỹ cốt chứng minh rằng nghệ thuật cần phải muôn mặt:

- Cần phải có sự nhận xét sắc sảo của ngòi bút tả chân, mới khám phá được những sự thực cay nghiệt, chua chát của xã hội của lòng người.

- Cần những lời bóng bẩy, thâm trầm của phái siêu thực mới phân tích nổi những sợi tơ mong manh óng ả của tâm hồn.

- Cần những lời trắng trợn, sỗ sàng của phái tự nhiên, mới tả hết được những tệ đoan trong xã hội, cũng như người ta cần đến những hình ảnh linh động của phái tượng trưng, mới đạt đến cái “đẹp kết tinh” của thế giới thơ mộng, cần đến những nhận xét tế nhị của phái lãng mạn, mới diễn hết được những u uẩn trong lòng người, mới vẽ được trạng thái mơ hồ, mong manh nhưng rất thật của tình cảm.

Vả lại nếu suy nghĩ kỹ chúng ta sẽ thấy sự phân chia xu hướng trên chỉ là một cách phân tích, xếp loại các nhà văn mà thôi chứ thực ra không có nhà văn nào riêng biệt theo hẳn một xu hướng: Balzac vừa lãng mạn vừa tả chân: Stendhal vừa tự nhiên vừa lãng mạn, Tolstoi, Nguyễn Du, Nhất Linh, Khái Hưng, vừa viết lối trữ tình, vừa viết lối anh hùng ca, vừa siêu thực, vừa hiện thực v.v… Cũng như người ta phân biệt ra những thị giác, thính giác, vị giác để phân tích chứ thực ra khi một tiếng vọng vào tai hay một hình ảnh hiện lên trước mắt đều lay động tất cả mọi giác quan. Thế Lữ đã phải dùng rung động về thị giác, để diễn tả một rung động về thính giác, ông nghe tiếng sáo mà tưởng đến những nét mềm mại của “Ngọc Nữ” uốn mình trên không” hay “suối tóc tiên nga bên bờ suối”. Nguyễn Tuân đã mượn rung động của xúc giác “khi tả mắt người Sơn Nữ sắc như dao cau” và “lạnh như loài kim”. Xuân Diệu “nghe rét mướt luồn trong gió”. Hàn Mặc Tử thấy “hồn trào theo ngọn bút” v.v…

Tóm lại văn chương muốn đạt đến nghệ thuật phải làm rung động toàn diện con người. Mỗi xu hướng chỉ là một góc cạnh của tâm hồn. Nghê thuật phải bao gồm muôn màu sắc, trong đó sự thay đổi xu hướng chỉ là một cách thay đổi món ăn cho cảm giác.

Văn chương cần phải như một vườn hoa muôn hương muôn sắc mới diễn tả được cuộc sống… Cuộc sống thực lung linh đủ muôn màu muôn vẻ.

Báo VĂN HÓA NGÀY NAY ngày 30/5/2015

Hải Đăng TRẦN VĂN HỮU St

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

CHƠI CHỮ - THÚ CHƠI ĐỘC ĐÁO

Trong các thú giải trí của người xưa có thể kể đến thú chơi chữ. Từ di sản ngôn ngữ, chúng ta tìm thấy rất nhiều cách chơi chữ đáng khâm phục. Tôi đã phải mất rất nhiều năm suy nghĩ mới rút ra được một điều rằng: Để có thể chơi chữ - tức là dùng chữ để chơi - những người tham gia chơi chữ trước hết phải rất giỏi chữ nghĩa. Tuy nhiên, chỉ thông minh tài giỏi chưa đủ mà phải có cái tâm. Đó chính là lòng yêu mến, trân trọng và nâng niu vốn ngôn ngữ quý giá của dân tộc. Có thế, người ta mới hứng thú để chơi được.

Khi chơi chữ, các phương tiện ngôn ngữ như vần, thanh điệu, ngữ nghĩa của từ đồng nghĩa và gần âm, hệ thống các từ có quan hệ về nghĩa… đều được huy động tối đa.

Chơi chữ có tác dụng tạo ra những thông tin mới trên cơ sở những liên tưởng bất ngờ, nhờ đó nó kích thích tình cảm và trí tuệ con người. Những người cùng tham gia chơi chữ nếu hiểu nhau và khai thác triệt để hiệu quả của cách chơi chữ thì ý nghĩa của việc chơi chữ càng tăng lên gấp bội.

Xin phân tích một vài trường hợp chơi chữ tiêu biểu để thấy được cái nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc của cha ông ta.

Trước hết, ta hãy bắt đầu từ các vế đối trong câu đối sau:

Con trai Văn Cốc, lên dốc bắn cò, đứng lăm le, cười khanh khách.

Con gái Bát Tràng, bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương .

Câu trên có một nghĩa hiển nhiên mà mọi người đều nhận thấy. Đó là nghĩa được tạo ra nhờ sự miêu tả các hoạt động của “trai Văn Cốc” và “gái Bát Tràng”.

Thế thì tác giả dân gian chơi gì ở đây?

Thứ nhất, điều dễ nhận thấy là: hai vế của câu đối trên vừa đối vừa ứng rất hoàn chỉnh.

Đối ứng giữa hai địa danh “Văn Cốc” và “Bát Tràng”.

Đối ứng giữa các đơn vị trái nghĩa: “con trai” với “con gái”, “đứng” với “ngồi”, “cười” với “nói”.

Đối ứng giữa hai trạng thái mang giá trị tượng hình “đứng lăm le” với “ngồi chầu chẫu”, giữa hai hoạt động tạo hiệu quả tượng thanh “cười khanh khách” với “nói ương ương”.

Thật khó có sự đối ứng nào cân đối, đầy đủ và chuẩn xác đến thế!

Tuy nhiên, việc thưởng thức giá trị ngữ nghĩa của câu trên đâu chỉ dừng lại ở đó. Tác giả dân gian đã khai thác khía cạnh khác của câu đối và đẩy hiệu quả của cách chơi chữ này lên một bình diện cao hơn. Chú ý quan sát ta còn thấy, các tiếng đứng cuối nhóm tiết điệu ở mỗi vế dường như có liên quan với nhau. Vế trên là “cốc, cò, le, khách”, vế dưới có “tràng, ếch, chẫu, ương”. Không còn nghi ngờ gì nữa, tác giả dân gian đã thông qua các yếu tố đồng âm để nêu ra tên gọi của một loạt động vật có cánh và kiếm ăn dưới nước là “cốc, cò, le, khách” đối lập với loạt động vật lưỡng cư (vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước) là “tràng, ếch, chẫu, ương”. Như vậy, cách chơi chữ thứ hai ở đây chính là dùng từ đồng âm để tạo ra loạt từ có liên quan với nhau về nghĩa.

Tương tự, chúng ta hãy xét câu:

“Gái tơ chỉ kén ngài quân tử”

Nghĩa đen của câu này chỉ đơn thuần là chọn đức lang quân của các cô gái thời xưa.

Lợi dụng phương tiện ngôn ngữ dùng để chơi chữ là các đôi từ đồng âm, cách chơi chữ ở đây diễn ra như sau:

“Tơ” (trẻ) với “tơ” (sợi tơ)

“Chỉ” (phụ từ cho động từ) với “chỉ” (sợi chỉ)

“Kén” (chọn) với “kén” (sản phẩm của tơ, bọc tằm)

“Ngài” (người đàn ông) với “ngài” (một loại bướm)

Rõ ràng, biện pháp chơi chữ dồn vào bốn từ “tơ, chỉ, kén, ngài”. Người đọc nếu không nhận biết được rằng bốn từ này cũng chính là tên gọi của một số sản phẩm trong nghề trồng dâu nuối tằm truyền thống, thì ý nghĩa của việc chơi chữ ở đây sẽ giảm hẳn đi.

Có thể nói, các cách chơi chữ trong tiếng Việt hết sức phong phú. Đặc biệt, một câu có thể dùng đồng thời nhiều phương tiện để chơi chữ.

Trong câu: “Chuồng gà kê áp chuồng vịt”, người ta đã sử dụng phương tiện đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa để chơi. Đó là:

Quan hệ đồng nghĩa giữa: “gà” và “kê”, “áp” và “vịt”.

Quan hệ đồng âm giữa: “Kê” (gà) và “kê” (đặt), “áp” (vịt) với “áp” (sát).

Quan hệ trái nghĩa giữa: “Gà” với “vịt”.

Còn trong đôi vế của câu đối sau, biện pháp chơi chữ lại dựa vào quan hệ đồng âm để đưa ra quan hệ liên kết giữa các tiếng trong một ngữ láy tượng hình hoặc tượng thanh:

Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ ra.

Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già.

Rõ ràng, cái mà tác giả chơi là nhằm vào: “công kênh cồng kềnh” (ngữ tượng hình) và “cóc cách cọc cạch” (ngữ tượng thanh).

Bên cạnh các biện pháp trên, việc dùng thanh điệu và vần để chơi chữ cũng diễn ra phổ biến. Người ta thường đánh tráo vần và thanh điệu của các âm đứng cạnh nhau để tạo ra nghĩa mới cho từ hoặc cụm từ ban đầu. Cách chơi chữ này thường được gọi là nói lái. Chắc hẳn nhiều người còn nhớ câu Trạng Quỳnh trả lời bà huyện (khi được bà hỏi làm gì ở ngoài ao trong buổi trưa nắng), rằng: “Bẩm bà, tôi đá bèo!”. Cách nói lái như thế được dùng nhiều cho đến tận ngày nay. Nó tạo ra những sản phẩm ngôn ngữ độc đáo, thú vị và không kém phần dí dỏm, hài hước:

Thầy tu - thù Tây

Trò chơi - trời cho

Thày giáo - tháo giày

Nhà trường - nhường trà

Bác Lộc - bốc lạc

Cồ Hòa - qua hồ

Thưa cô rằng - răng cô thừa

Thầy không có - cò không thấy…

Chơi chữ không phải là thú vui cho một vài người mà là cho nhiều người, cho cộng đồng. Với bất cứ một hiện tượng chơi chữ nào, nếu mọi người cùng hiểu cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chơi chữ thì coi như cách chơi chữ đã có hiệu quả. Còn nếu nghĩa chơi chữ chưa được hiểu thì bản thân câu gốc vẫn phải là câu có nghĩa đúng. Riêng đối với hiện tượng nói lái, lại có một nguyên tắc chặt chẽ hơn. Đó là: sản phẩm của chúng phải có giá trị ngữ nghĩa mới, bất ngờ; ngoài ra còn phải phù hợp với quy luật âm thanh của tiếng Việt. Nếu sản phẩm không có nghĩa gì và lại có âm thanh lạ kiểu “con vịt” thành “vin cọt”… thì coi như phép chơi không đạt hiệu quả.

Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ đơn tiết có nhiều từ đồng âm, đồng nghĩa và có đến sáu thanh điệu. Đây chính là lợi thế để tạo ra những trò chơi bằng ngôn ngữ. Các cụ xưa đã lợi dụng tất cả các mặt mạnh đó để chơi chữ và lưu lại nhiều sản phẩm chơi chữ quý giá. Hy vọng rằng, ngày nay khi mà xã hội đã có nhiều trò chơi mới thú vị và hấp dẫn hơn, chúng ta vẫn không quên giữ gìn và trân trọng những sản phẩm ngôn ngữ quý báu đó.

PHAN HỒNG LIÊN

(Đại học Quốc gia Hà Nội)

BS. NGUYỄN LÂN-ĐÍNH st

ĐỜI HOA

Hoa nào cũng có cuộc đời riêng, sắc hương riêng của nó. Có loài hoa đời sống khá dài như mai, cúc, huệ, đào, phong lan… Chưa kể loài hoa hoang dã như bông tràm nở hoài mấy tháng, bông điên điển vàng óng suốt mùa thu. Có loài sớm nở đỏ rực, lộng lẫy, kiêu sa, chưa tối đã tàn, như phù dung, sâm bố chính. Lại có loài hoa chỉ nở về đêm, cười cợt với con người ngắn ngủi vài giờ, rồi tất cả mọi cánh nõn nà từ từ khép lại với cái dạng chưa khai. Ấy là hoa quỳnh hé cánh vào lúc các loài bướm và côn trùng đi ngủ cả. Quỳnh nở trong đêm, nở nhanh trông thấy. Ngày xưa, các cụ Đồ và người trọng tuổi quê tôi ngắm quỳnh với tấm lòng trân trọng, chân thành. Khi thấy búp hoa căng đầy đặn, biết hoa sẽ nở đêm nay, chập tối các cụ sắp sẵn rượu, trà ngồi bên chậu hoa chờ quỳnh nở. Vừa nâng chén vừa ngắm hoa khai. Người xưa thích ngắm hoa quỳnh có lẽ vì hoa nở từ tốn trước mắt mọi người và cái sắc cái hương thanh của nó.

Hoa quỳnh trắng tinh như tuyết, nhụy hoa cấu trúc tinh vi, hương hoa thoảng nhẹ trong gió đầu thu. Người sành hoa mới cảm nhận được mùi hương dịu dàng, quyến rũ tỏa ra từ những đốm phơn phớt vàng lốm đốm trên đầu những cọng trắng đục li ti. Khi những cánh hoa đã xòe hết độ - như người vũ nữ đã dốc hết tài hoa nghệ thuật vào đỉnh cao của điệu múa, những cánh trắng mịn màng từ từ khép lại, cái đài hoa màu xanh ngát cũng khép theo bao kín những cánh hoa. Đóa hoa kiều diễm, trắng muốt trở lại dạng thái ban đầu, trông giông giống búp sen xanh.

“Quỳnh chỉ nở trong một khoảnh khắc nửa đêm mà đã làm náo nức lòng người kim cổ” (Đông Hồ). Nhưng có lẽ hằn sâu và đậm thấm nhất là bóng dáng hoa quỳnh trong lòng người mẹ ru con:

“Bông quỳnh rụng xuống cội quỳnh.

Dầu ai ngậm ngọc dỗ mình, đừng xiêu” (Hát ru).

MAI VĂN TẠO Xuân 2000

MAI THỊ THỦY HOA st

PHÙ DU & MIỀN SAY

THƠ VÕ KIM CƯƠNG

Bài thơ PHÙ DU được chọn làm tựa đề cho tập thơ PHÙ DU

Ta ngẩng đầu bước đi

Gió xới tung mái tóc

Áo thùng thình phơ phất”

Ba câu thơ mở đầu với nhân xưng Ta phác họa chân dung một con người lãng tử .

Bồng bềnh trong cõi phù du”

Con người, nhân xưng Ta cuộc đời bồng bềnh gặp nhiều trôi nổi, u uất giữa cõi đời phù du. Phù du còn có nghĩa qua mau, tan mau – U uất trong hiện tại, con người ấy tìm về với những ước mơ.

Ta bước đi không nhớ nắng trên đầu

lại nhớ nắng những triệu năm về trước

Những kỷ Devon, Zura

Những rừng nguyên sinh ẩm ướt”

“…Ta ngẩng đầu bước đi

Mắt thêm sáng khi nắng trời đã tắt

Đôi lời phỉ báng sau lưng,

Đôi lời ngợi khen trước mặt

Một tiếng chó hoang sơ

Một điệu đàn hiu hắt

Cùng bồng bềnh trong cõi phù du”…

Những câu thơ buồn, uất nghẹn, đau thương tuôn trào như một lời tự thán. Tự thán để rồi tìm ra chân lý, để chung sống bất khuất với bất hạnh

“Ta ngẩng đầu bước đi”

Cùng với tâm trạng u uất sầu muộn là các bài.

Dị thường

“Ta mon men phác họa

Mặt trái của địa đàng

Những bóng tối che cho những mặt cười nhăn nhở

Và những con mắt rắn

Lạnh lùng quái gở

Nhưng nếu có sẩy chân

Ta sẽ được ca Bài ca chim ưng

Sẽ được rơi vào vực sâu

Của niềm tin và lòng chân thật”.

Nước mắt

“Thượng đế đã sinh ra đủ mọi giống loài

Nhưng lại khóa chúng trong vòng tròn sinh thái

Có loài hiền lành gặm cỏ

Có loài chuyên xé thịt moi gan

Rồi thượng đế lại phải sinh ra

Vào phút chót muộn màng

Nước mắt”.

Ngoảnh lại

“Rồi chợt một ngày

Ta ngoảnh lại ngắm thế gian

Ôi, nếu thiếu vắng đi tất cả những gì ta không ưa, không thích

Thì thử hỏi

Cuộc đời này

Ta từng được sống qua chăng?”

Sau những bài thơ vừa trích: Phù Du, Dị thường, Nước mắt, Ngoảnh lại, … có lẽ nhà thơ Võ Kim Cương đã tìm được một điểm lặng của tâm hồn. Những bài thơ những câu thơ của anh trong tập thơ Phù Du mang một dấu ấn rất riêng, mộc mạc ngọt ngào. Thơ về tình yêu và nỗi nhớ của Võ Kim Cương rất dịu dàng, nhẹ nhàng.

Nhìn em

“Anh vẫn mãi nhìn em một bên

Mà trông đợi phút giây em ngoảnh mặt

Để cho mắt được đắm chìm trong mắt

Không gian, thời gian thu lại một chiều”

Không thể

“Tôi đã tìm em cả một đời

Nhưng tìm đâu thấy hỡi em ơi!

Họ bảo nửa mình tôi em giữ

Nửa mình còn lại hóa đơn côi”

Nỗi nhớ

“Khi tĩnh lặng là khi cồn cào nỗi nhớ

Lúc ồn ào nỗi nhớ dậy đơn côi

Nỗi nhớ làm ta quên hiện hữu của đời

Lại níu ta về nơi ngọn nguồn cuộc sống”

Viên ngọc

“Anh chẳng có viên ngọc nào tặng em

Vì viên chức không đủ tiền mua ngọc

Nhưng khối ngọc hồn anh thì em biết

Qua những trang thơ

Có thể đó là những triết lý quá khô

Khô hơn cả những khối đá trụi trơ

Nơi Sahara hoang mạc

Nhưng em có thể tựa đầu lên để khóc

Khối đá kia sẽ thấm đi nước mắt

Của cả một đời em”

Tập thơ Phù Du xuất bản năm 2003. Mười năm sau Miền Say xuất bản năm 2013

Miền say

“Ai cho tôi một miền say

Cho đêm nhung nhớ cho ngày xốn xang

Cà phê giọt đắng ngỡ ngàng

Rượu nồng lẻ bạn bẽ bàng đáy ly”

Tập thơ Miền say của Võ Kim Cương so với Phù du, người đọc thơ cảm nhận được một sự thay đổi về ý tưởng.

Điệu thơ, ý thơ lắng dịu, nồng nàn, tha thiết. Võ Kim Cương làm thơ bằng chính trái tim mình, viết cho mình.

Ngập ngừng

“Điều gì níu ta không rõ

Thời gian bến đợi ngập ngừng

Thuyền ai mái chèo bỏ ngỏ

Dập dềnh con nước dửng dưng”

Giấc mơ

“Trong giấc mơ em lại đến làm chi?

Để những bông hoa bên đường rực rỡ

Đôi mắt sáng và nồng nàn hơi thở

Nắng ban mai rộng mở chân trời…”

Tập thơ Miền say; Võ Kim Cương cũng tìm đến nguồn thơ thiên nhiên cây cỏ, lịch sử của giống nòi. Nhiều bài thơ mang dáng dáp hồn xưa cũ.

Chuông chiều

“Thời gian hoa tàn lá úa

Người thân lần lượt giã trần

Người xưa lui vào dĩ vãng

Phố chiều đọng tiếng chuông ngân.”

Thu tàn

“Thu tàn úa giọt nắng rơi

Người đi gót bụi góc trời đung đưa

Héo khô cỏ lịm giấc mưa

Dế còn rên rỉ giữa trưa thu tàn”

Gió lộng hàng dương

“Tôi đốt một nén nhang

Cắm hoài không hết

Mênh mông Nghĩa trang Hàng Dương

U trầm ngàn ngàn bia mộ

Và ngàn ngàn những nắm xương còn nằm đây đó

Trong lòng cát trắng, rừng xanh

Miên man thời gian

Hôi tanh

Ngột ngạt

Ngục tù

Chuồng cọp, xà lim, Cầu tàu, Bãi đá

Rừng Ma Thiên Lãnh, mạng người cành lá

Đòn roi thù, thú dữ rừng hoang”

Viết về tình yêu, hình như tình yêu trong thơ Võ Kim Cương chỉ là những hồi tưởng một bóng hình, một tình yêu đã xa khuất mịt mù.

Khắc khoải

“Anh ồn ào như sóng

Em tĩnh lặng như bờ

Gần nhau trong xa cách

Khắc khoải mãi nguồn thơ”

Mây

“Mây em bay trên sa mạc tim anh

Để bóng râm phủ tràn cơn khô khát

Để chua xót cuộn trào trong gió cát

Ở chốn nào mưa rơi vẫn rơi …”

Đây là lần đầu tiên tôi đọc thơ Võ Kim Cương. Đọc xong tôi có cảm giác như những ý thơ, điệu thơ cứ vẩn vơ trong tâm trí. Buồn - xốn xang, một nỗi buồn âm thầm, lặng lẽ, nỗi buồn không có nước mắt. Tôi nghĩ có lẽ do tâm trạng mình có một nỗi buồn. Đọc thơ là buồn.

Huỳnh Thiên Kim Bội

NƯỚC MẮT

Thượng đế đem mầm xanh

Gieo trên khắp hoàn cầu

Nhưng lại tưới nước không đều

Nên có chỗ thành rừng sâu rậm rạp

Lại có nơi thành sa mạc xác xơ

Thượng đế đã sinh ra đủ mọi giống loài

Nhưng lại khóa chúng trong vòng tròn sinh thái

Có loài hiền lành gặm cỏ

Có loài chuyên xé thịt moi gan

Rồi Thượng đế lại phải sinh ra

Vào phút chót muộn màng

Nước mắt

Để xót thương cho những giống loài xấu số

Phải chăng cũng là sự công bằng của Thượng đế

Khi đã sinh ra nhiều hơn nước mắt cho chính loài người

Bởi họ là chúa tể của muôn loài

Nhưng cũng là nạn nhân trong chính họ

Thượng đế đã sinh ra sức bình sinh và trí tuệ

Cài đặt trong khắp mọi người

Nhưng tình thương lại không được tưới đều

Nên có kẻ trở thành thánh nhân

Có người trở thành quỷ dữ

Trong vòng sinh thái riêng

Nước mắt đã ngập tràn lịch sử

Để xót thường thân phận yếu mềm…

VÕ KIM CƯƠNG

(Trích thơ Phù Du)

DỊ THƯỜNG

Ta đã rời căn phòng ngăn nắp

Cửa sổ vuông và ô sách vuông

Lấy mũ làm giày

Ta chu du theo đường hyperbon của hàm số nghịch

Tiệm cận đến bên bờ vực

*

Sâu thẳm cuộc đời

Ta mon men ngâm vịnh không lời

Bài thơ phiêu lưu

Đi tìm dấu hỏi của tình yêu

Dường như đã trôi theo dòng thác

Và chìm trong bùn rác

Của thời gian

Mặc ai nuối tiếc ngỡ ngàng

*

Ta mon men phác họa

Mặt trái của địa đàng

Những bóng tối che cho những mặt cười nham nhở

Và những con mắt rắn

Lạnh lùng quái gở

Nhưng nếu có sẩy chân

Ta sẽ được ca Bài ca chim ưng

Sẽ được rơi vào vực sâu

Của niềm tin và lòng chân thật

*

Ta mon men đến xứ sở dị thường trong con lật đật

Ôi, con lắc nhỏ kia

Coi còn vững chãi hơn cả cuộc đời

Những bức tranh của Picasso

Những dấu hỏi hóa thành lời

Từng vang vọng trong lòng sâu trắc ẩn

Cái bình thường đi nương nhờ lạ lẫm

Cái dị thường nào là nguồn sống của đời ta ?

*

Dẫu lấy mũ làm giày

Nhưng trái tim ta chẳng bao giờ đảo ngược

Trên đầu ta vẫn mặt trời mơ ước

Dưới chân ta vẫn mặt đất tình thương

Ta cheo leo bên vực thẳm dị thường

Nhưng đã có sợi dây an toàn

Từ trái tim em vững chãi

Những thách đố đời thường

Sẽ làm trò vui cho ta mãi mãi…

VÕ KIM CƯƠNG (Trích thơ Phù Du)

TA ƠN CHA

Cha trời đất ban cho con vạn vật

Cha trên cao ban xuống mọi linh hồn

Cha trần thế tạo ra hình hài nhỏ

Cha bao la tình cha thật tuyệt vời

*

Con tung tăng khi cha dẫn vào đời

Con nhìn cha như cây cao bóng cả

Con nấp bóng lúc trưa hè nóng bỏng

Con tựa lưng khi mỏi mệt trần đời

*

Cha dẩn con từng bước vào tương lai

Cha cùng con xây dựng cho ngày mai

Cha và con đồng hành về một hướng.

Cha con cùng vui hưởng phước Thiên đường.

HÀ MẠNH ĐOÀN

TÂM TÌNH NHÀ THƠ

Quẩy đống thơ đi để tặng người

Chút buồn, chút tủi, chút chơi vơi !

Năm năm, vắt óc, tìm câu, cú

Tháng tháng, moi tim, kiếm ý, lời !

Đãi chữ, lọc, sàng, đà hết sức !

Chạy tiền, in, ấn, lại mòn hơi !

Làm xong, đem biếu cho thiên hạ

Được một tri âm, đủ sướng đời!

Tâm Nguyện

LỜI NGƯỜI VE CHAI

(Họa bài Tâm Tình Nhà Thơ của Tâm Nguyện)

Vào hội giao lưu biết tính người

Buồn riêng u uất nỗi niềm vơi

Bạn ơi ! Xin hiến người thừa kế

Bán ký “Ve Chai” cả vốn lời

Bốn triệu đồng “cân” mừng quá sức

Hai mươi nhân bốn sướng dài hơi

Thế gian lắm kẻ lừa thiên hạ

Tôi chị chưa sâu xét việc đời.

HẢI ĐĂNG - TRẦN VĂN HỮU

THÂN PHẬN KIỀU

Con gái nhà lành vướng nghiệp oan

Còn đâu gác phượng phủ màn loan

Tai bay một sớm đang bùng phát

Hiếu đễ đôi chiều phải liệu toan

Gia thất bình yên thành biến cố

Chuyện tình mật thiết trở đa đoan

Vô thường định mệnh đùa trinh tiết

Một kiếp hồng nhan khó bảo toàn...!

Thanh Châu

KIỀU KHÓC TỪ HẢI

Chàng hỡi, vì đâu cớ sự nầy ?

Đất bằng nổi sóng, nghiệp oan đây

Tiền hô hậu ủng, duyên số ngắn

Đá nát vàng tan, mối hận đầy

Nhẹ dạ lầm tin mưu dụ hổ

Nặng lòng chuốc lấy án phơi thây

Nỡ nào thấy mặt nguôi ân oán

Chàng hỡi, vì đâu cớ sự nầy ?...

Thanh Châu

KIM TRỌNG

THÚY KIỀU

Khi trái tim cùng chung một nhịp

Hai tâm hồn trọn kiếp bên nhau

Khung trời xanh mộng mai sau

Bình minh nắng ấm nhiệm màu chói chang

*

Tình yêu đến dịu dàng ngự trị

Cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ nên thơ

Êm đềm tràn ngập duyên mơ

Niềm tin hạnh phúc xóa mờ thương đau

*

Hai ánh mắt dạt dào tha thiết

Cánh môi xinh da diết sao cài

Không gian đong giấc mơ dài

Tình yêu chắp cánh xa bay nghìn trùng

*

Xóa tan hết bão bùng giông tố

Hòa cung đàn duyên số thân thương

Đóa hoa yêu bát ngát hương

“Vén mây đầu ngõ tan sương giữa trời”*

*

Vùng ảo tưởng thành nơi thượng uyển

Tiếng chim ca thánh thiện chân như

Đôi tim hòa quyện tâm tư

Bướm hoa dệt mộng thiên thư tuyệt vời

*

Bờ cỏ rối lả lơi bên suối

Gió mơn man đắm đuối vầng trăng

Ước mơ lên tận cung hằng

Cùng nhau nhặt cánh sao băng bồi hồi

*

Cây cằn cỗi đâm chồi nẩy lộc

Tình yêu là nét ngọc chơi vơi

Bâng khuâng chẳng nói nên lời

Con thuyền vượt sóng ra khơi biệt mù

*

Cùng xao xuyến mùa thu vẫy gọi

Tình mơ màng như khói như mây

Trăng soi óng mượt vai gầy

Thơ bừng lẽ sống tim say mộng vàng

NGÀN PHƯƠNG

* Thơ Nguyễn Du

ĐẮNG CAY

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

KIỀU – NGUYỄN DU

Người đi mây tím sầu nghiêng bóng

Ngẩn ngơ buồn hoa sóng chơi vơi

Khuôn viên cảnh mộng xa vời

Thu yên con trùng khơi bùi ngùi

Lệ liu gượng làm vui xõa tóc

Hỏi vầng trăng người ngọc nơi đâu

Dặn lòng bao nỗi nông sâu

Ưugiờ cạn chén sầu ly bôi

NGÀN PHƯƠNG

* Chữ nghiêng gạch dưới: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

* Chữ đậm gạch dưới: Nguyễn Du

MỎI MÒN

Thâm nghiêm kín cổng cao tường

Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh

KIỀU – NGUYỄN DU

Cạn khô giọt lệ canh thâu

Dòng thơ ngày cũ Vương sầu biệt ly

hồng vườn Thúy tình si

Thắm Lam Kiều nhớ người đi xa vời

Dứt cung đàn nghẹn chơi vơi

Đường tơ lạc phím cuộc đời đơn côi

Chim Oanh biếng hót lâu rồi

Xanh làn tóc đợi bồi hồi duyên xưa

NGÀN PHƯƠNG

* Những chữ đầu câu ghép lại:

Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh

*

SƯƠNG

Khói sương che cả vùng trời

Im lìm mây bạc chơi vơi lưng đèo

Mê say em đứng ngắm trời

Bên sườn núi dốc thông reo rì rào

Ôi sao yêu quá vùng cao

In bao kỷ niệm biết bao ân tình

HUỲNH THIÊN KIM BỘI

SÓNG BẠC ĐẦU

Sóng bạc đầu sóng vỗ xô bờ

Ta bạc đầu mái tóc bạc phơ

Sóng bạc đầu trôi giạt mù khơi

Ta bạc đầu trôi tuột thời gian

Sóng bạc đầu sóng vỗ miên man

Ta bạc đầu bởi đời gian nan

Sóng bạc đầu giận dữ dâng tràn

Ta bạc đầu giận cả thế gian

Sóng bạc đầu xô vào ghềnh đá

Ta bạc đầu chìm vào hoang vu

Nửa đời người lạc cõi miên du

Giận đời mình giận cả người dưng

Sóng bạc đầu sóng vẫn vô tư

Ta bạc đầu ôm mối ưu phiền

Trái tim hóa đá im lìm ngủ

Giật mình thảng thốt: Ôi! Cô đơn

HUỲNH THIÊN KIM BỘI

CON ĐƯỜNG NHỎ

Con đường nhỏ đẫm đầy bao sương nắng
Lá xanh vàng thổn thức nhịp thời gian
Bước ai về âm vọng những miên man
Lời xưa ấy ngỡ ngàng bên khóm trúc

Không cả gió chỉ nhạt chiều man mát
Không xôn xao chỉ nhè nhẹ nắng hồng
Không ngạt ngào chỉ hát giữa mênh mông
Một chút dáng khẽ ai vừa thơ thoáng

Chầm chậm nhé lắng mùi hương dài dại
Chú ong nâu mơn mởn cánh hoa vàng
Gót ưu trầm soi bóng hạ lênh loang
Kìa đâu đó tiếng chim hài chiêm chiếp

Con đường nhỏ sánh vai ngà biêng biếc
Giữa từng cao ngan ngát một nhành hương
Gió ân tình nương níu mái huyền vương
Lòng xuân thắm ấm say tình tao khiết

ĐÀM LAN

MÙA ĐẮNG

Thương tặng người nông dân Bình Thuận

Nón mê cũ che hờ vai áo bạc
Một nắng hai sương sao kể xiết nhọc nhằn
Mồ hôi tuôn nắng hè da bỏng rát
Bàn tay khô bao vết cắt chai sần

*
Đêm mong ước cháy lòng cơn mưa đến
Ngày chắt chiu từng giọt nước cho cây
Đau cùng đọt lá sâu mang mầm bệnh
Nâng niu thuơng từng chồi nhỏ trên tay

*
Chân ruớm máu vết gai cào buốt xót
Lon cơm khô ngồi trú nắng ban trưa
Hớp nuớc lã mơ cơn mưa huyền thoại
Mơ cây xanh tắm thỏa nước trời mưa

*
Cây đồng cảm ân tình người khó nhọc

Tạ ơn người cây ra sức trổ hoa
Vắt nhựa sống nuôi hoa thành trái ngọt
Dâng tặng đời đền ơn nghĩa bao la

*
Vui được mùa nông dân nào đâu thấy
Trái trĩu cành tủi phận lệ chứa chan
Giọt nước mắt rơi dài theo luống rẫy
Bữa cơm chiều sao nghẹn tiếng ai than

*
Bên hè nhà con bò nằm buồn bã
Giỏ thanh long đẫm nuớc mắt nghẹn ngào
Bò không nỡ ăn trái mồ hôi nước mắt
Hay bò cùng người, chung một niềm đau?

Lệ Hoa Trần

LÃNG MẠN

Chú sâu đung đưa trên lưng gió

Tìm chỗ dạo chơi đã nửa ngày

Sợi tơ như chiếc đàn bay

Tửng từng tưng hát xoay xoay phượng hồng

*

Cũng có lúc cậu tần ngần xuống đất

Mò mẫm đo, ôi ngút ngát sân trường

Rồi leo dộp cả guồng chân

Nép mình sợ gã chim nghênh tìm mồi

*

Cậu trở lại chốn vời vợi cũ

Nắng xuyên qua kẽ lá, ô kìa!

Dưới chân lão phượng xum xuê

Tóc ai óng mượt thỏa thuê mắt nhìn

*

Cậu cuống quýt mắt tìm, chân bới

Cuộn tơ mềm rời rợi, lăng quăng

Ngắn ư? một chút ngập ngừng

Tơ sâu vốn sẽ giãn vàn vạn xa…

*

Cậu đu xuống, cánh hoa đã vội

Nhoẻn môi cười trên mái đầu xanh

Tay duyên gài cánh hoa lành

Lên tai con gái dịu dàng, thần tiên!

*

Sâu nín thở, sát trên bờ tóc

Cậu nghe như bài hát ngọt ngào

Dâng dâng, đẩy cậu lên cao

Rồi êm đềm nép vào đâu trên cành…

LAM TRẦN 20.06.2015

XA XĂM

Mây trượt chân ngã vào lòng biển

Rất dịu dàng, biển đón môi thơm

Dẫu còn đôi chút giận hờn

Biển đâu đành để băn khoăn tình chàng…

*

Trời mãi mưa, tiếng ù ì ngân không dứt

Lá chênh vênh ướt đến cả linh hồn

Chờ tin nhạn tự mùa sang

Đường sung sũng nước, lòng vàn vạn khô…

*

Đến nỗi nứt nẻ cả hững hờ môi thắm

Đến nỗi từng bài ca lẩn thẩn loang đi

Mà tai nghe chẳng được gì

Trừ ra những thoáng ủ ê đêm dài…

*

Nhìn ra biển đẫm đầy nhung nhớ

Ngước lên mây vụn vỡ hẹn hò

Mây về với biển thỏa thuê

Sao anh cứ để em lê gót chờ ?

LAM TRẦN

20.06.2015

AN PHẬN

Kiếp nghèo tủi phận chẳng bằng ai

Sự tích mẻ kho thua tú tài

Đời sống bon chen lòng ngay thẳng

Niềm vui thơ phú cứ lai rai

Nhà xưa hương lửa đông con cháu

Chăm bón sân trồng trĩu quả sai

Thi hữu giao lưu tình thắm đượm

Yêu thơ ca hát nhất trần ai

QUANG BỈNH

VIỆC ĐỜI

Gặp nhau thường lại hóa gần

Bạn bè thi hữu bước chân cùng đường

Anh thành phố tôi Tiền Giang

Lạc bộ nơi đến lời vang thâm tình

Lời thơ câu hát tâm thành

Họa ngâm đồng cảm duyên lành trời ban

Những năm thiếu thốn gian nan

Đời ta gian khổ cơ hàn lắm khi

Vui nhau vững bước cùng đi

Tình thương giữ trọn có gì bận tâm

Ngước lên phía trước quá tầm

Mà nhìn ngoảnh lại bụng thầm cám ơn

Cuộc đời nay khấm khá hơn

Gia đình đầm ấm cháu con đầy đàn

Sống vui mạnh khỏe cuối đời

Cha con chồng vợ tuyệt vời yêu thương

QUANG BỈNH

CÓ MỘT TÌNH YÊU

Có một ngày ta chợt nhận ra

Ở trên đời có một tình yêu như thế

Một tình yêu không có những lời hoa mỹ

Không có hoa hồng và vị ngọt trần gian

Không có hẹn thề và những bản tình ca

Chỉ có tấm lòng và sự sẻ chia chân thật

Một tình yêu không có những tính toán được mất

Không nụ hôn, không thế gian tầm thường

Nơi chỉ có tình người và khát vọng yêu thương

Những giọt nước mắt

Những nụ cười và những buồn vui bình dị

Ta đã có một tình yêu như thế

Để ươm trong ta một niềm tin

Vào sự bao dung

Vào tấm lòng xót thương tình người

Để mỗi ngày lấp lánh một niềm vui

Và quên đi hết những ưu tư trong cuộc đời tất bật

Và ta hiểu một tình yêu đẹp nhất

Là tình yêu chỉ biết cho đi không đòi hỏi nhận về

Có một ngày ta chợt nhận ra

Trong biển người mênh mông kia

Vẫn có những tình yêu như thế

Vẫn bền bỉ với thời gian

Và không quyền hành nào chia sẻ

09/5/2015

BS. DOANLINH

Họa thơ CÁI GƯƠNG

Nước đời xấu đẹp đã từng quen

Khuôn xếp vuông tròn phó tự nhiên

Một mảnh lòng trong chưa chút gợn

Mặc người đổi trắng với thay đen

Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI – 1917

Bài họa DẠI KHÔN

Nhân tình thế thái ấy thường quen

Lựa chọn vào đời lẽ dĩ nhiên

Dại dại, khôn khôn liền lộ rõ

Lòng người biến đổi trắng thay đen

LÊ MINH CHỬ

HOA MÓNG RỒNG

Từ thuở thiếu thời nho nhỏ

Hải Phòng khi tôi còn thơ

Có cụm Móng Rồng quyến rũ

Hoa năm cánh vàng đầy thơ

Hương yêu đến tận bây giờ

Một mùi hương thơm rất lạ

Thơm nức tình người bao la

Hoa đi vẫn còn ra quả

Móng Rồng hoa - khúc tình ca

Móng Rồng tôi yêu tôi nhớ

Một thời ấu thơ vang xa

Hải Phòng cho bao nhung nhớ

Hương Móng Rồng thơm kiêu sa

PHÙNG CHÍ TÂM (Sài Gòn, 09.9.2005)

MƠ VỀ EM

Anh mơ về em

Giấc mơ hoa say đắm

Anh mơ về em

Rực rỡ đến vô cùng

Anh mơ về em

Trong vũ điệu thanh xuân

Trong khúc hát

Cung đàn tơ mê mải

Quay tròn mãi

Vòng thời gian không tuổi

Mầm hồi xuân

Tươi mãi tới vô bờ

Cõi yêu này

Là vô tận của thơ

Là duyên thắm

Là khúc van tuyệt đỉnh

Sài Gòn, 10.2007

PHÙNG CHÍ TÂM

KHÓC LANG QUÂN

Lệ buồn chảy xuống thành thơ,

Kẻ còn người mất bây giờ ở đâu.

Chiều hôm ngọn cỏ dàu dàu,

Hình treo trên vách ngó lâu mắt mờ.

Tim côi một quả bơ phờ,

Mắt rơi lệ nhỏ ướt tờ giấy manh.

Ước gì như lá liền cành,

Như chim liền cánh chung tình hai ta.

Bây giờ người đã đi xa,

Chăn đơn đã lạnh lòng ta rối bời.

Vành trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi suối vàng.

Nhìn gương mắt thấy hai hàng,

Phòng trên phòng dưới một màn nhện giăng.

Phải chi chàng ở thiên đàng,

Biết rằng thiếp đã vào làng thơ văn.

Phải chi thiếp hiệp cùng chàng,

Ngồi bên cửa sổ đôi đàng làm thi.

LANG NGUYÊN

THƠ LÀ GÌ

Thơ gì mà khóc mà than

Lòng đen ý tối lệ tràn suốt năm

Thương thương nhớ nhớ âm thầm

Đọc qua luống những khổ tâm bực mình

Thơ gì quanh quẩn chữ tình

Thơ gì chỉ biết có mình với ta

Bạn ơi ! đời rộng bao la

Nhìn xem hơn nữa mới là chí trai

Thơ gì thở vắn than dài !

Đem giòng tâm sự treo ngoài ngã ba

Thơ gì chỉ biết lệ sa

Làm thơ như thế thiệt là thối lui

Thơ gì chỉ biết ngậm ngùi

Thôi về với mẹ sụt sùi thâu đêm

Đừng phơi giấy trắng mực đen

Làm chi cho tủi cho hèn lòng thơ

LANG NGUYÊN

CHÙM THƠ HAI KU

Tam đảo

Bá vai nhau

Khoác chung chiếc khăn mây trắng

*

Xanh mướt vườn su

Xanh non trĩu quả

Ngọn rau em hái xanh tơ

*

Hương nói với gió

Cảm ơn bạn

Đã cho tôi bay bổng đời hoa

*

Vết nứt mờ

Lặng lẽ dài thêm

Làm vỡ chiếc bình gốm cổ

*

Hạt sương và tia nắng

Không thể tự mình

Long lanh

*

Một đời

Trao gửi sắc hương

Để lại một đóa vô thường

*

Mây bay lang thang

Lạc vào phố núi

Tôi lạc vào em

Tam Đảo - Hà Nội - Sài Gòn

Tháng 4.5.2012

LÊ NGUYÊN

GRAPPE DE POÈMES HAI KU

Tam Đao

Entourés de ses bras

Ils endossent en commun le blanc châle de nuage

*

Le jardin de choucroutes veloutées

Ses fruits verts et tendres – pesants

Tu cueillis les bourgeons de soie

*

Le parfum dit au vent

Merci mon ami

Vous m’avez donné une vie de fleur pour voler haut

*

La trace floue

Prolonge le silence

Qui fait casser la vase ancienne

*

Le grain de rosée et le reflet du soleil

Ne peuvent pas par eux-mêmes

Miroiter

*

Une vie entière

Offrit la beauté et le parfum

Qui laissent une fleur du néant

*

Le nuage vagabond

Qui s’égare dans la rue montagueuse

Je m’égare en toi-même

TAM ĐAO – Mai 2012

LÊ NGUYÊN

THƠ & NGƯỜI LÀM THƠ

Tôi không biết bài thơ đầu tiên có từ bao giờ ?

Người làm thơ đầu tiên ?

Những câu thơ tượng hình trên vách đá

Trên mặt lá, vỏ cây

Từ thuở hồng hoang đến tận hôm nay

Thơ đã trải mấy ngàn năm tuổi

Thơ đã qua bao lần biến đổi

Nhưng tôi vẫn tin rằng

Thơ là sự trào dâng

là cơn bão đầu tiên làm ra ngọn sóng

từ trái tim cháy bỏng

Là dấu hiệu con người đích thực thành Người

biết yêu thương và trao nhận niềm vui

Điều duy nhất chẳng bao giờ thay đổi

Đừng hỏi nhà thơ đã bao năm tuổi

Tóc bạc rồi mắt cứ xanh non

Để mỗi bài thơ là bữa tiệc tâm hồn

Câu thơ buồn vẫn mang vẻ đẹp

Khi yêu người ta thành thi sĩ hết

Tôi lại làm thơ tặng em !

LÊ NGUYÊN

(Viết nhân ngày thơ thế giới – 21.3.2000)

BIỂN GỌI THUYỀN

Sóng bạc đầu, lòng biển vẫn xanh trong

Vẫn rạo rực, vẫn dạt dào, thao thức.

Ơi con thuyền chưa một lần chạm nước

Đã bao giờ biển hết phập phồng mong ?...

Vũng Tàu, 02.02.1998

VŨ ĐÌNH HUY

THE SEA CALLING THE BOAT

With its foaming waves, the sea bed remains clear and blue

It’s still stirring up, overflowing, and restless

Oh the boat that has never got in touch with water

Was there a time when the sea stopped thrilling with longing?...

Vũng Tàu, 02.02.1998

VŨ ĐÌNH HUY

Translated by VŨ ANH TUẤN

TRĂNG LÊN TRÊN BIỂN

Trong bờ gần em, anh quên trăng đêm

Ngoài khơi xa em, trăng lên quen, lạ

Trăng như ngà voi, trăng như thuyền lá,

Trăng tròn đầy theo nỗi nhớ về em !

Trăng vằng vặc soi mặt biển êm đềm

Nước lấp loáng in hình em thấp thoáng

Anh ra giàn khoan, em vào trăng sáng ?

Trên đất liền trăng lặn phía sau em !

Giàn khí trung tâm – Mỏ Bạch Hổ, 28.02.1998

VŨ ĐÌNH HUY

MOONRISE ON THE SEA

On the shore and close to you, I forgot the nocturnal moon

On the high sea, far from you, the moon rose, looking at

one time familiar, at another time strange

The moon looked like ivory, the moon had the shape of a

Leaf-like boat

The moon turned full, along with my remembering you !

The bright moon lit up the unwavering sea surface

The flickering water reflected your image that appeared and

disappeared alternately

I went to the rig, were you to go to the bright moon ?

On the ground the moon set behind you !

Central Gas platform

– Bach Ho (White Tiger) mine, 28.02.1998

VŨ ĐÌNH HUY

Translated by VŨ ANH TUẤN

Phụ Bản III

HÀNH TRÌNH CỦA GIẤY

Khoảng 200 năm trước công nguyên, người Ai cập đã phát hiện một loại cây mọc rất nhiều hai bên bờ sông Nil, đó là cây papyrus. Đầu tiên họ lấy ruột cây đó để làm bấc đèn. Thấy ruột cây này dài và có độ dai bền, họ mới bóc ra từng lát mỏng, cắt đều đặn từng miếng, rửa sạch, phơi khô, dàn mỏng ra, rồi dùng màu mực vẽ hình lên được. Có thể coi đó là những tờ giấy đầu tiên của loài người. Sau đó 3000 năm, người Pháp đã gọi giấy là papier, người Anh gọi là paper.

Ở Trung Quốc, cho đến trước thế kỷ thứ II, việc ghi chép đều dùng bút mực viết lên các thanh tre, gỗ, thật vô cùng cồng kềnh. Dưới triều vua Hòa Đế (89-106), có ông Sái Luân, làm Thượng thư Bộ Binh. Ông là người giàu sáng tạo. Ông đã nghĩ ra cách dùng vỏ cây dâu tằm tước ra thành sợi, rửa sạch, giã nhuyễn, dàn mỏng tang, phơi khô thành một loại giấy viết. Sáng kiến lớn lao này, đến năm 106, được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, thành một kỹ nghệ làm giấy. Và đây cũng là kỹ nghệ chế tạo giấy đầu tiên của loài người. Theo các sử gia Trung Quốc ghi chép, thì Sái Luân còn phát minh ra loại cối xay bột giấy với một bánh xe bằng đá có trục đặt giữa một hố tròn, dùng trâu kéo chạy quanh, xay nát cây dâu thành bột nhuyễn. Loại cối này mãi đến thế kỷ XX người Trung Quốc vẫn dùng để xay tre, nứa làm bột giấy.

Sau Sái Luân, người Trung Quốc còn dùng các loại cây khác như đay, gai để làm giấy. Người kế thừa Sái Luân nổi tiếng nhất là ông Vương Du, một Thượng thư Bộ Lễ. Vương Du là người rất biết khai thác thiên nhiên và nhạy bén về thương mại. Đáp ứng tín ngưỡng của đông đảo dân chúng, Vương Du có sáng kiến dùng vỏ cây dó làm giấy vàng mã. Ông đã rất thành công. Theo bước Vương Du, nhiều người sản xuất giấy tìm cách cải tiến sản phẩm giấy, Do vậy, kỹ nghệ làm giấy có những tiến bộ đáng kể. Đến thế kỷ thứ III, người Trung Quốc tìm ra một nguồn nguyên liệu mới để làm giấy, đó là tre mọc thành rừng bát ngát ở Phúc Kiến, Quảng Tây… Và, nghề làm giấy tiến một bước dài. Đến các đời Ngụy, Tấn… kỹ nghệ làm giấy trưởng thành thật sự, Trung Quốc được coi như là trung tâm sản xuất giấy lớn nhất thế giới.

Ngành sản xuất giấy phát triển mạnh ở Trung Quốc và cũng bắt đầu theo chân người Trung Quốc đi đến những quốc gia khác trên thế giới. Năm 593, giấy chính thức du nhập vào Triều Tiên. Năm 610, giấy tràn sang Nhật Bản. Do cuộc đụng độ của đoàn quân nhà Đường với người Hồi giáo Ả Rập mà người Trung Quốc hồi đó gọi là quân Đại Thực mà giấy sang Trung Á, Ba Tư. Năm 751, triều Đường Huyền Tông, tướng Trung Quốc là Cao Tiên Chỉ có cuộc ác chiến với quân Hồi giáo tại Tharaz, bị thất trận. Quân Hồi giáo bắt sống quân nhà Đường rất nhiều. Trong số tù binh có nhiều người biết nghề làm giấy đã bày lại cho quân Đại Thực lúc đó đã chiếm được toàn nước Ba Tư. Vậy là giấy trở thành một công nghệ của nước này, và đặc biệt phồn thịnh ở vùng Kharassan ở Tây Bắc nước Ba Tư. Rồi lại theo các nhà công nghệ Ba Tư sang lập nghiệp ở Ả Rập, năm 795, giấy được truyền sang Trung Đông. Xưởng chế tạo giấy đầu tiên ở Bagdad được thành lập năm 795 đó, do At Fadi, con của vua Haroun tạo dựng. Đến năm 800, tại La Mecque, xưởng giấy đầu tiên của Ai Cập được xây dựng. Nhanh chóng theo thời gian, nghề làm giấy phát triển và lan tràn trên khắp đế quốc Hồi giáo: năm 805, tại thị trấn Tibana thuộc miền duyên hải Tây Nam Ả Rập; năm 894, đến thị trấn Sana của xứ Yêmen; và năm 941, thì tới Syrie. Cuối thế kỷ thứ X, ở thủ phủ Damas, giấy đã được dùng để gói hàng. Vào thời đó, việc dùng giấy gói hàng là một tiến bộ có thể nói là hết sức lớn lao.

Cuộc hành trình của kỹ nghệ giấy lại tiếp tục một chặng đường mới: năm 1154, Ả Rập xâm chiến Tây Ban Nha, người ta lại mang nghề làm giấy đến thành Jativa thuộc vùng Valenu. Nhưng, giấy du nhập sang châu Âu và lan tràn rộng khắp trên đại lục văn minh này là do cuộc viễn chinh của Thập tự quân. Theo truyền thuyết, trong cuộc xâm lăng lần thứ hai vào khối Ả Rập của Thập tự quân, có một kỹ sư người Pháp là Joseph Michel và người bạn của ông là D’Ambert quê ở Fabriano nước Ý. Trong một trận đánh, hai ông bị quân Ả Rập bắt đưa về giam giữ ở Syrie. Tại đây, hai ông phải làm lao dịch trong một xưởng sản xuất giấy. Đến năm 1162, hai tù binh này trốn thoát. Hai ông mang nghề làm giấy về lục địa châu Âu. Từ đó, nhiều xưởng giấy mọc lên khắp châu Âu: Năm 1164, xưởng giấy đầu tiên của Ý được khởi lập tại Fabriano. Năm 1228, xưởng giấy đầu tiên ra đời ở Đức. Năm 1309, giấy được sản xuất tại Anh. Năm 1320, xưởng giấy tại Montenégro. Năm 1348, tại Troyes thuộc hạt Bourgogne, nước Pháp có nhà máy giấy. Năm 1390, tại vùng Nuremberg, người Đức đưa nhà máy làm bột giấy vào hoạt động…

Đến thời kỳ người Anh đem quân sang chinh phục châu Mỹ, lại cũng đem theo nghề làm giấy bành trướng trên vùng đất mới màu mỡ này. Năm 1690, nhà máy giấy đầu tiên được dựng trên đất Mỹ. Tại Mêhicô, đoàn quân viễn chinh Tây Ban Nha sau khi hoàn thành cuộc xâm chiếm, họ truyền cho dân bản xứ những nghề nghiệp mới, trong đó có nghề làm giấy. Nhà máy giấy đầu tiên của xứ Mêhicô được xây dựng ở vùng Culhucan vào năm 1680… Đến cuối thế kỷ XVII, khi toàn châu Mỹ nằm trong tay ba đế quốc Anh, Tây Ban Nha và Pháp, cũng là thời kỳ công nghệ giấy thực sự có mặt trên tất cả các châu lục.

Cũng phải nói rõ rằng kỹ nghệ sản xuất giấy đã đến Việt Nam từ rất sớm. Một sử gia đời nhà Tấn Trung Quốc, có ghi việc một thương gia người Ba Tư đến mua giấy của ngưởi Giao Chỉ vào cuối thế kỷ thứ III. Thương gia Ba Tư đó mua đến 3 vạn tờ giấy. Thứ giấy người Giao Chỉ làm được rất dai, nhúng vào nước không bị rách. Trong bộ sách Đại Việt sử lược, ở quyển ba, có ghi rằng đầu thế kỷ XIII ở ngoại thành phía tây Thăng Long đã có một xóm tập trung những người thợ thủ công chuyên làm giấy. Còn trong cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435, ghi rõ: Phường Yên Thái chuyên làm giấy. Người phường đó đã làm được giấy thị (để viết chỉ dụ), giấy lệnh (để viết lệnh của vua). Ở Nghĩa Đô có làm được giấy sắc (viết sắc chỉ của vua) có màu vàng ngà vẽ rồng và mây, còn gọi là giấy long án. Ngoài vùng đất kinh kỳ, có những địa phương có nghề làm giấy cổ truyền, tiêu biểu là làng An Cốc, còn gọi là Yên Cốc, ở xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Tây. Trong ý thức sâu xa của thợ làm giấy An Cốc thì chính An Cốc là gốc của nhiều làng giấy. Và, một bộ phận của người An Cốc chuyển cư lên vùng Bưởi, mở nghề làm giấy, nên các làng Yên Thái, Yên Hòa biết được nghề làm giấy. Có một cuốn sách cổ, chữ nôm, lưu ở đình làng Thọ Vực của thôn An Cốc hạ, ghi những bài ca mà dân hay diễn xướng ngày kỵ thánh của làng, từ 9 đến 12-8 hàng năm. Trong đó có câu nói về cụ thủy tổ của nghề giấy: “Mừng công nghề nghiệp khéo thay - Khuôn phép ngày dày học được Sài Luân - Chữ rằng tinh nghệ vinh thân - Nhờ ơn ngày trước Sài Luân dạy truyền…”. Xưa kia, vào những ngày đại lễ, người An Cốc đó làm giấy ở Yên Thái, Yên Hòa trên kinh kỳ đều về quê giỗ tổ nghiệp.

Trên quy mô toàn thế giới, nghề giấy được con người cải tiến nâng cao không ngừng. Năm 1783, Jean Montgolfier đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy lụa. Thành tựu này được Viện hàn lâm khoa học Pháp trao bằng phát minh ngày 19.9.1783. Đến 1812, một nhà kỹ nghệ Pháp, là Barthélemy Canson (1775-1859) cộng tác với Montgolfier, đã phát minh ra loại giấy vẽ. Phát minh này được con trai ông, là nhà kỹ thuật Étienne Canson (1805-1860) nâng cao, hoàn thiện. Đến cuối năm 1830, giấy vẽ thực sự đi vào công nghệ sản xuất rộng rãi. Năm 1839, khi nghệ thuật nhiếp ảnh ra đời, một thợ chụp ảnh người Pháp tên là Hippplyte Bayerd đã phát minh ra giấy ảnh, và tới năm 1849, một nhà phát minh người Pháp nữa lại được ghi danh trong bảng vàng của các nhà sáng tạo lớn cho ngành giấy. Đó là Gustave Le Gray, một họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia, đã tìm ra nguyên tắc chế tạo giấy sáp (Stencil)…

Khi tìm ra cách chế tạo giấy, con người, suốt 18 thế kỷ cũng chỉ làm giấy bằng phương pháp thủ công, thật nặng nhọc. Mãi đến thế kỷ XIX, máy xeo giấy được phát minh, thì công nhân làm giấy mới đỡ cực nhọc, và năng suất mới tăng vọt để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Máy xeo là công trình quan trọng do kỹ sư Nicolas Louis Robert sáng tạo nên sau liên tục 35 năm nghiên cứu. Ông sinh năm 1761 tại Paris. Là con của một công nhân nhà máy giấy Didot Saint Léger, từ bé đã hàng ngày theo cha vào chơi trong xưởng làm giấy. Và hàng ngày tận mắt nhìn thấy công việc làm giấy, Robert đã đăm chiêu suy ngẫm. Khi trở thành sinh viên kỹ thuật, ông đã bắt tay vào nghiên cứu để chế tạo ra một máy làm giấy. Ngày 18.1.1700, Robert trình một số đề án về máy xeo lên Hiệp hội kỹ thuật Pháp. Và, ông đã được Hiệp hội tài trợ 3000 quan để tiếp tục nghiên cứu chế tạo. Và cũng từ đó, được thêm tài trợ của công ty giấy Didot Saint Léger, Robert càng miệt mài với công việc. Cuối cùng, năm 1814, chiếc máy xeo do Robert chế tạo được đưa vào sản xuất tại nhà máy Didot Saint Léger. Đó là chiếc máy xeo giấy đầu tiên trên thế giới. Với phát minh này, con người đã tạo được một cuộc cách mạng lớn lao trong công nghiệp làm giấy.

Vậy là ngót 40 thế kỷ qua, từ ruột cây Papyrus mà người Ai Cập tạo ra những mặt giấy để vẽ; đến sáng tạo vô cùng quan trọng của người Trung Quốc mà tiêu biểu là Sài Luân ở thế kỷ thứ I; qua những chặng đường đi dài rộng vô cùng của giấy… ngày nay, giấy có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống loài người. Có thể nói: nơi nào trình độ văn minh càng cao, con người càng làm ra nhiều giấy và dùng giấy thật nhiều trong đời sống hàng ngày. Cứ nghĩ mà xem: trang viết học trò, tờ báo, sân khấu, phim ảnh v.v… đều khởi đầu từ giấy!

ANH CHI

HOÀNG KIM THƯ st

Dương Lêh

Bà Hoàng Lan đặt điện thoại bàn xuống, nhích qua một tí cho nằm ngay khớp, yên tâm với đường dây đã được cắt. Bà ngả lưng ra cái ghế sa-lông nghĩ về cú điện thoại vừa rồi. Một tổ chức phụ nữ Phật tử trong khu phố vừa mời bà tham gia một chuyến từ thiện tại Châu Đốc vào hai ngày thứ Bẩy và Chủ nhật sắp tới. Bà thường đi chùa gần nhà nên quen biết vài tổ chức từ thiện và từng tham gia nhiều lần đi về những vùng sâu vùng xa tại các tỉnh phía nam. Bà rất thích làm những chuyến đi từ thiện như vậy, qua đó bà mới biết được người dân ở đó rất nghèo khổ, nhà cửa xơ xác, xiêu vẹo. Người lớn đến trẻ nhỏ quần áo rách rưới, có những đứa nhỏ không có quần áo mặc. Có bà lớn tuổi trong nhóm từ thiện cầm lòng không đậu sụt sịt khóc. Khi được phát quần áo, những người nghèo khổ đó mừng rỡ ra mặt. Những đứa nhỏ xúm xít khoe nhau bộ quần áo vừa nhận được, có đứa đã mặc vào người rồi chạy tung tăng đầu này, đầu nọ.

Lần này, đoàn sẽ gồm nhiều thành phần tham dự. Có cả bác sĩ, nha sĩ để khám bệnh và chữa răng, cũng có cả dược sĩ để phát thuốc chữa bệnh tại chỗ. Đặc biệt lần này có sư ông chùa gần nhà bà cũng tham gia. Bà Hoàng Lan thấy lực lượng lần này rất hùng hậu, có nhiều thành phần xã hội đến tận nơi để chăm sóc dân nghèo, nhất là có hình ảnh một sư ông trong bộ áo cà sa xuống đến một vùng quê hỏi thăm sức khỏe từng người dân. Ai ai cũng thấy vô cùng ấm áp. Với bộ óc chất phác, người dân có thể nghĩ rằng Trời Phật đã đoái thương tới họ nên ngày hôm nay đã cho những người này mang lương thực, quần áo, thuốc men đến cho họ và chữa trị cho những người đau yếu.

Mỗi lần đi như vậy, khi về đến nhà bà Hoàng Lan cảm thấy vô cùng hạnh phúc, giống như bà vừa làm một công việc gì đó mà giúp cho người ta tận hưởng một niềm hạnh phúc vô cùng to lớn. Bà không dám nói một cách cao xa hơn như người ta vẫn thường nói là bà đã tạo ra một công đức để rồi cuối đời bà sẽ được vui hưởng. Mà hưởng cái gì hay nhận được cái gì bà cũng mù tịt.

Nhưng sau khi tận hưởng dư vị của những chuyến đi từ thiện, niềm hạnh phúc từ từ lắng xuống và bà trở về với cuộc sống thực tế. Thật tình mà nói, cuộc sống gia đình của bà không có gì vui. Bà nhớ lại thuở còn son trẻ, ông chồng bà lúc bấy giờ vừa tốt nghiệp một trường cao đẳng về kinh doanh tiếp thị và may mắn được làm việc tại một công ty sản xuất các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da, lương hướng rất tốt, có thể nói một mình ông làm việc có thể nuôi cả nhà. Thấy ông có chỗ làm tốt cho nên khi ông hỏi cưới, bà đồng ý liền. Lúc đó bà quên rằng bà mới chỉ lẹt đẹt ở năm thứ nhất trường đại học Văn khoa, còn lâu lắm bà mới có thể ra trường tìm công việc làm, và công việc lúc đó đối với bà cũng chỉ là một cô giáo trung học mà thôi. Bà lại nghĩ nếu không đồng ý lấy ông chồng này để tiếp tục việc học hành thì đến khi ra trường biết có tìm được ông chồng nào khác không, hay sẽ sống cô đơn tới già. Lúc đó bà cũng nghe người ta nói trong ngành giáo dục mấy bà mấy cô “ở vậy” nhiều lắm. Vậy là bà đồng ý cưới ổng. Bà không hiểu sao lúc đó ông nói ông yêu thương bà dữ lắm một hai muốn cưới bà cho bằng được. Tuy nhiên, dù biết sắp bị mất tự do của người con gái, bà cố gắng bám víu:

- Đám cưới xong anh cho em đi học tiếp nhé.

Nói chưa hết câu ông đã gật đầu như con bửa củi(1):

- Được, được em cứ bình tĩnh đi học tiếp, có sao đâu?

Quả là ông Trời thương ông ấy, không để cho ông thực hiện lời hứa. Cưới xong, chẳng bao lâu sau bà có mang đứa con gái lớn, rồi cũng gần hai năm sau tiếp tục một nàng công chúa nữa ra đời. Thế là bà không thể lấy một lý do gì để yêu cầu ông cho bà tiếp tục đi học lên lấy bằng cử nhân. Mãi đến sau này trong một dịp tình cờ bà biết được sở dĩ ông không muốn cho bà đi học tiếp vì ông sợ thấy vợ học giỏi hơn chồng sẽ rất khó “làm việc”. Bà không thể tưởng tượng đầu óc của ông lại kém cỏi như vậy.

Rồi một dịp tình cờ khác lại tiếp diễn cho bà biết được là sở dĩ hồi đó ông cương quyết cưới bà cho bằng được là vì trước đó ông đã bị một người con gái khác xinh đẹp khước từ tình cảm. Người con gái ấy rất xinh xắn trong khi ông không được tốt mã cho dù lúc đó ông còn trẻ trung dồi dào sinh lực. Nghe đâu người con gái đó sau này lấy một anh chàng kỹ sư rất bảnh trai.

Cái chuyện người đàn ông trước khi lấy vợ có một vài mối tình lẻ không làm cho bà quan tâm nhưng bà chỉ không thích cái tính không thật thà. Khi ông thú thật với bà trước kia ông quen biết với người con gái đó, nhưng ông không quan tâm, không muốn đặt quan hệ tình cảm với cô ấy vì ông đã nhìn thấy bà rồi dù chưa quen biết sâu đậm. Sau này bà hiểu ra đó là cách nói đưa đẩy của một đứa con trai đang tán tỉnh một đứa con gái. Nhưng ở vào thời điểm đó bà thấy ông nói rất thực, rất dễ thương. Cùng lúc đó bà cũng phát hiện ra, sau khi thất bại tình cảm với cô gái xinh đẹp kia, ông sợ sẽ không còn cơ hội tìm được người yêu nào khác, cho nên khi vừa quen được bà, ông săn đón ráo riết, chăm sóc bà rất mực chu đáo. Ông dám viện cớ bệnh để xin nghỉ làm việc để theo bà vào tận giảng đường ngồi học với bà. Lúc bấy giờ bà nghĩ ông vì quá yêu bà nên muốn gần gũi bà trong vài giờ trong lúc bà đang học. Thực ra lúc đó bà chưa hiểu ra rằng ông muốn làm như vậy cốt để chứng minh cho những nam sinh viên ở trường Văn Khoa biết rằng bà đã có một người tận tình chăm sóc, rằng đóa hoa này đã có chủ, đừng có anh nào léng phéng. Tức là ông đã cố gắng xây một pháo đài kiên cố chung quanh người con gái mà ông đang chinh phục. Lúc đó ông chưa biết có chinh phục được hay không nhưng phải xây pháo đài trước cho chắc ăn.

Có lẽ vì cái chiêu tấn công dồn dập của ông ấy đã khuất phục được bà, cho nên bà đã không ngần ngại chấp nhận tình yêu của ông và chẳng bao lâu sau hai người làm lễ thành hôn.

Tuy không được đi học nữa, nhưng bà cũng tự an ủi là dù sao bà cũng là vợ một người có chức vụ trọng yếu trong một công ty. Trong những dịp cần phải giao tiếp với bà, mọi người cũng thường gọi bà này bà nọ chứ không phải “cô Hai, cô Ba” như những cô thư ký phụ trách những phần việc đơn giản.

Nhưng gần đây bà Hoàng Lan phát hiện những người bạn hồi còn học ở năm thứ nhất Văn khoa đã từ lâu không còn tìm đến thăm bà, hoặc hẹn hò đi uống cà phê đấu láo. Lâu lắm rồi, không biết giờ này họ làm gì ở đâu, chuyện chồng con ra sao, cuộc sống kinh tế có rạng rỡ không? Chắc là họ đã có một thế giới khác biệt mà trong đó chỉ có những người cùng đẳng cấp với họ thường xuyên gặp gỡ mà thôi.

Nhìn lại cuộc sống hiện tại, bà thấy mình như một người cô đơn. Suốt ngày bị giam hãm trong bốn bức tường. Hai ông bà sống chung nhưng thật sự còn hơn cảnh “đồng sàng dị mộng”. Ở đây “dị sàng” luôn, tức là mỗi người một nơi cách biệt. Chuyện ân ái giữa vợ chồng ông không còn màng tới từ sau khi ông bị chứng huyết áp, tim mạch làm sao đó mà sau một thời gian trị bệnh ông không còn thiết tha đến chuyện gần gũi của vợ chồng trong giờ phút riêng tư.

Buổi chiều ở nhà sau giờ cơm, bà vào nhà bếp dọn dẹp, ông ra sa-lông ngồi xem TV. Một lát sau bà ra ngồi cạnh ông để cùng xem một chương trình thể thao. Ông vẫn bình tĩnh ngồi chăm chú nhìn vào màn hình không hề bỏ tay qua choàng lên vai vợ. Cảnh này xảy ra thường xuyên, riết rồi bà cũng quen thuộc, cho nên bà chỉ ngồi một lát bà lẳng lặng dứng dậy bỏ về phòng, lên giường nằm xem cái TV nhỏ của riêng bà. Những ngày Chủ Nhật, ngày lễ ông chẳng buồn nghĩ đến chuyện đưa bà đi chỗ này, chỗ nọ để thay đổi không khí, hoặc vô công viên đi dạo để tìm những giây phút thảnh thơi yên tĩnh riêng tư, xóa tan cảnh cô đơn u tịch mà bà phải ở miết trong phòng bà. Ông nói rõ ông cũng không thích đưa bà đi du lịch hay đến những danh lam thắng cảnh. Có lần bà muốn đi du lịch đến một địa phương nào đó một mình, ông bắt phải có một người bà con nào đó đi theo giống như để làm cận vệ để phòng khi bất trắc. Khi bà có bạn rủ đi đánh cầu lông ông cũng đòi đến xem để cùng về chung với bà. Thật ra bà rất rành tâm lý của ông chồng bà. Ông ghen đấy! Ông theo dõi bà! Ông biết thời buổi này những phụ nữ dù đã ở vào tuổi năm mươi, sáu mươi, có gia đình hoặc còn độc thân vẫn có thể có những mối tình kín đáo với một người đàn ông nào đó khó mà có người thân biết được. Ông ghen là phải vì đối với bà ông đã “vô tích sự” trong khi ông vẫn nghi ngờ bà vẫn còn trong tuổi hồi xuân.

Đặc biệt ông sẵn sàng để bà tham gia tổ chức của những Phật tử đi làm công tác từ thiện, nhưng ông cũng đã làm một cuộc điều tra kín đáo từng Phật tử, những bà đại gia, những ông bác sĩ, dược sĩ trong đoàn.Ông thường giảng đạo đức cho bà:

- Người ta là những bậc tu hành, đi làm công tác từ thiện chắc chắn phải là người tốt.

Bà khen cho ông thích:

- Như vậy là ông cũng có tấm lòng bồ tát.

Mỗi lần đi xong về nhà, ông thường hỏi rất cặn kẽ, từng chi tiết:

- Đồ đạc mang theo có nhọc nhằn lắm không?

- Có mấy em thanh niên Phật tử lo hết.

- Rồi mấy bà đi theo làm gì?

- Thì chia sẻ với người nào nhiều việc hoặc hỏi thăm những người nghèo khó bệnh tật…

- Tối ngủ ở đâu?

- Trong chùa có giường chiếu đàng hoàng.

Thật tình mà nói mỗi lần đi từ thiện như vậy bà thấy vô cùng hạnh phúc. Ngoài cái chuyện đem lại niềm vui cho những người nghèo khó, riêng đối với bà Hoàng Lan giống như được thoát khỏi cảnh ngục tù. Bà thấy vui hơn đi du lịch nhiều vả lại ít tốn kém hơn. Có nhiều bà cảm thấy ghiền đi làm từ thiện. Cứ thấy ban tổ chức thông báo là các bà xông xáo đi liền. Có bà phân bua:

- Mình thích đi làm từ thiện vậy mà có người nói đi làm từ thiện để được người ta tưởng mình là đại gia.

- Vậy thì càng oai chứ sao.

- Không dám đâu. Nhè ăn cướp tưởng mình là đại gia coi bộ mệt à nha.

- Bà đừng bao giờ đeo vòng vàng như triển lãm là yên tâm thôi.

- Có người còn nói cho như vậy biết người nghèo có nhận được đầy đủ không.

- Mình đi đến nơi trao tận tay cho họ. Vậy là xong.

Câu này có nghĩa là những người làm từ thiện đã hoàn tất công tác một cách mỹ mãn, trên có Thiên Thần chứng giám dưới có Thổ Địa xét soi, xác nhận cho những người phàm trần này vừa tạo ra công đức, làm ánh sáng soi đường khi họ về bên kia thế giới sau này.

Đột nhiên bà Hoàng Lan liên tưởng đến một việc làm người ta cũng cho là tạo ra công đức của một bà bạn đã làm cho bà vô cùng bức xúc. Số là nhà bà bạn đó có tang sự, bà mẹ của bà bạn vừa lên đường qui tiên. Trong khi cả nhà đang tổ chức lễ tang, khách đến viếng ra vào đông đảo, bỗng nhiên có người em bà bạn từ đâu mang về một lồng chứa đầy chim sẻ bay lúc nhúc trong khoảng không gian chật hẹp. Người em đến trước quan tài đốt nhang cắm một cây trước quan tài và một cây còn lại mang ra cắm trước cửa, sau đó đưa tay mở cửa lồng chim, tay kia vỗ vỗ phía sau cái lồng và nói:

- Bay đi, bay đi bây!

Đám chim sẻ chen chúc bay ra khỏi lồng nhưng không bay vụt đi xa mà đáp sà xuống đất rồi nhảy ra đường một cách uể oải. Bốn năm con chờn vờn bay là đà ra giữa lộ. Một chiếc xe hơi chạy qua cán dẹp lép. Nhiều người bất mãn thốt lên:

- Trời ơi mua chim chi vậy. Có ý nghĩa gì đâu. Xe cán chết hết bây giờ.

Người em đáp:

- Mình phóng sanh như vậy là đủ làm phước rồi. Chim bị xe cán là tại cái số của nó.

- Họ bỏ thuốc mê cho chim không bay được để bắt lại…

Bà Hoàng Lan chứng kiến từ đầu đến cuối, cảm thấy vô cùng bức xúc muốn nói cho cô em gái của bà bạn là chính cô ta tiếp tay giết chết đàn chim sẻ này. Bà không chịu được cái lối lý luận thiếu hiểu biết của người phụ nữ kia. Bầy chim tản mác bay là đà vào những bụi cây ở các nhà bên cạnh. Mấy đứa con nít ví theo bắt những con còn chờn vờn trên lề đường… Bà Hoàng Lan tự hỏi việc phóng sanh của người phụ nữ này có phải là một việc làm từ thiện không? Bà tự trả lời quả là hoàn toàn không đúng, nhưng bà không biết làm sao để khuyên mọi người không nên mua chim của những người bán trước những cổng chùa để phóng sanh hay nói rõ hơn là thả cho bay đi để cầu phước hay để tạo công đức...

Hiện nay cuộc sống của bà Hoàng Lan quá sức nhàm chán. Bà không muốn đi du lịch nước ngoài để thăm nom con cái. Ngay cả việc xin đi định cư để sống cùng con cái bà cũng không muốn vì sợ làm mất đi cuộc sống tự do của chúng nó. Niềm vui của bà hiện nay chỉ còn việc tham gia công tác từ thiện ở các vùng sâu vùng xa. Trước là được nhìn phong cảnh non nước hữu tình, sau đó là tận hưởng niềm hạnh phúc khi nhìn thấy những người nghèo khó hớn hở vui mừng khi nhận được những món quà trợ giúp. Chỉ có vậy!

Dương Lêh

(1) Một loại côn trùng cánh cứng màu xanh đậm, khi lấy tay giữ phần đuôi thì phần đầu gõ mạnh xuống sàng kêu cốp cốp liên tục. Động tác này có lẽ là cách vùng vẫy để vượt thoát của loại côn trùng này.


THẦY TRÒ

Bà giáo hôm nay tới trễ hơn mươi phút. Nhà bà tuốt bên Khánh Hội mà lóp ngóp đến nhà học trò kèm thêm, vì mùa thi sắp tới. Dĩ nhiên là tiền cũng khá, nhưng cái chính là bà vốn là bạn thân của Hữu, bố thằng Hiệu - học trò bà. Và giờ dạy cũng có thảnh thơi gì! 8 giờ tối, dạy miết tới sát 10 giờ, bà lại lóp ngóp trở về nhà, nơi mái ấm của bà đang chờ đợi cho thêm cái nồng nàn của gia đình. Chồng bà đi làm, 2 con gái bà cũng đi làm, mà lương cũng khá chớ. Nên phần vì yêu nghề, phần vì thấy mấy đứa học trò chịu khó, bà cũng ráng xuê xoa với ông xã, để ổng cho bà đi làm thêm. Hỏi bà, về khuya vậy có ngại cướp giật gì không. Bà trả lời, có gì mà phải sợ, vì quen rồi. Nhất là sau cữ thi đại học, mấy đứa vô được thì vui ơi là vui…

Vừa dựng cái xe máy, thì Hiệu chạy ra. Cái thằng liến thoắng cứ y như thằng cha nó! Mỗi lần bà khen sao mày giống anh “Hĩu” quá vậy, là y như nó sửa lưng bà: “Ơ! Cô ơi! Ba con tên Hữu chớ không phải là Hĩu đâu mà, nói goài!”, rồi nó né liền sang một bên cho khỏi bị một cái cú đầu đau điếng. Hữu là bạn học ngày xưa của bà. Anh ở quê, gởi thằng con trai lên nhà cô em gái ở Sài Gòn. Biết bà bạn là giáo viên dạy toán giỏi nên năn nỉ lo giúp cho thằng con. Được cái nó cũng lành tính, lại có vẻ đỏm đáng nữa. Lắm lúc tới, bà bắt gặp nó đang nặn mụn trên mặt, hay cà ẹo cà ẹo trước gương, cái mắt cứ liếc qua liếc lại coi mái tóc và mọi thứ trên cái bản mặt nó đã ưng ý chưa. Rồi tóm lại là một nụ cười thật tươi và vào học.

Bà ra bài cho nó làm… Chợt nhớ quên chưa khóa cửa sân thượng, sợ mưa nước tạt vào nhà, bà lấy điện thoại ra gọi về. Chậc! Cầu cho trời đừng mưa!

Reng…

Bà giật mình, vì bà vừa mới bấm mà đã nghe chuông đổ đâu đây. Chậc! Chắc là có ai gọi cho thằng Hiệu trùng lúc ấy mà! Bà tắt máy mình. Rồi lại gọi về nhà lần nữa. Lần này, bà coi kỹ là đúng số của con gái, bà mới gọi.

Lại reng… nghe sát sàn sạt.

A! Bà hiểu rồi! Lúc nãy, con gái bà đi công việc,. Đến lúc ra về, nó khai bị thằng nào giựt mất. Mà vì trời tối nên không thấy rõ mặt, chỉ thấy cánh tay thằng đó có vết xăm xanh xanh đỏ đỏ… Bởi vậy bữa nay bà tới trễ…

Mà thằng Hiệu có xăm mình hồi nào đâu. Nhưng bà cũng nhấc cái tay nó lên. Ơ! Đúng là có vết xăm mới tinh…

- Con mới xăm đó cô! Bây giờ đang mốt đó.

Vậy cái này có mốt không nè? Bà vừa nói vừa gọi lại số con mình…

Reng…reng…reng…

Thằng Hiệu mặt mày cắt không còn hột máu. Bà tịch thu cái điện thoại lại, miệng càu nhàu:

- Ông Hĩu ơi là ông Hĩu, lên mà coi con ông nè…

Thằng Hiệu mặt cắt không còn hột máu. Nó lạy bà như tế sao. Chẳng thấy nó sửa lưng bà về chuyện Hĩu với Hữu.

Hay là nó không nghe thấy?

LAMTRẦN 17.04.2014

NHỮNG CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG

NGHE & THẤY

I. ĐI CHƠI VỚI MA:

Chuyện xảy ra ở xã Tân Kiên - Bình Chánh (Tp. HCM). Đây là chuyện của bà ngoại tôi, xảy ra vào khoảng cuối thập niên 60 của thế kỷ 19.

Ngủ tới sáng, không thấy bà dậy, ông tôi gọi, bà cũng lặng thinh. Ông cho chở bà lên bịnh viện Chợ Rẫy cấp cứu và điều trị. Sau ba ngày bà không tỉnh, người lạnh, chỉ còn ngực ấm mà thôi. Bác sĩ lấy dao lam rạch hai chữ thập ở lòng bàn chưn mà không thấy máu. Bịnh viện khuyên gia đình đem về nhà lo hậu sự.

Về nhà, ông tôi sai cậu tôi đi mời một ông thầy thuốc Nam tới bắt mạch và hốt thuốc cho bà, chừng nào bà qua đời hẵng hay. Ra Chợ Đệm (Bình Chánh - Tp. Hồ Chí Minh ngày nay), tìm các ông thầy già có tiếng thì không có ai ở nhà, cậu bèn mời ông thầy Chín là một thanh niên (tới nay ông vẫn còn sống và minh mẫn ở Chợ Đệm - nay ở ấp 6 xã Tân Nhựt). Tới nhà, ông bắt mạch và biểu cậu tôi cạy miệng đổ nước coi bà có nuốt không? Đổ nước thì bà nuốt.

Sau khi sắc thuốc, cạy miệng đổ, tới nửa đêm, nghe tiếng bà ú ớ nói. Hỏi thì bà nói: “Nước!”. Đổ nước cho bà uống xong, sáng hôm sau, cậu tôi đi hốt thuốc tiếp. Từ từ, tay chưn cử động, bà ngồi dậy và dẫn thì bà đi được. Sau đó, bà bình phục hẳn và sống bình thường tới hơn mười năm sau bà mới qua đời.

Hỏi về thời gian bà nằm thì bà nói:

- Có một bà xách một cái giỏ tới nhà chơi và rủ tao đi chơi. Đi chơi với bà ấy một hồi lâu thì bà biểu tao về đi.

Có vậy thôi. Rất tiếc là tôi không hỏi cảnh vật trên đường đi thì thế nào và tới tối thì sao? Nhưng bà nói đi một hồi thôi thì có lẽ không có ngày đêm gì cả.

Coi như bà bị hôn mê sâu ba ngày rồi tỉnh lại, tuy vậy, bà vẫn tỉnh táo và không thấy quên gì cả. Như vậy thì thế nào? Tôi suy luận rằng có lẽ tim bà còn đập rất khẽ, lượng máu đi khắp nơi rất ít nhưng không ngưng hẳn nên bà vẫn còn ở trạng thái bình thường. Sách về tuyệt thực thì nói rằng khi tuyệt thực cơ thể tự đốt các tế bào không tốt để tạo năng lượng cho cơ thể. Nó đốt dần từ tế bào xấu, bịnh tới tế bào lành, tốt. Sau đó, nó đốt tới các tế bào không quan trọng rồi lần lần tới tế bào quan trọng. Sống hay chết là do các tế bào quan trọng có mất hay không mà thôi. Nhưng khi cắt hai chữ thập ở lòng bàn chưn mà không thấy máu ra thì thế nào? Tay chưn bà đã lạnh! Thôi thì cứ coi đây là một hiện tượng lạ của cuộc sống vậy.

II. ĐI THEO MA:

Chuyện xảy ra ở Quận 4 – Sàigòn vào khoảng cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Đây là chuyện của cô họ tôi.

Sau khi tiểu sản, cô bịnh, dượng tôi đem vô nhà thương Từ Dũ. Thế rồi cô bị hôn mê. Sau vài ngày, bịnh viện khuyên đem về nhà lo hậu sự. Về nhà, dượng tôi có học y tá nên ông cứ chích thuốc mỗi ngày cho cô. Vài hôm sau, cô tỉnh dần và bình phục. Cô sống bình thường hơn mười năm, không thấy có hiện tượng quên, đến giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 mới qua đời.

Khi cô tới nhà tôi chơi, má tôi hỏi về thời gian hôn mê thì cô kể:

- Đang ở nhà thì thấy ngoài đường có một đám rước gì đó, sau chiếc kiệu, người ta đi theo đông lắm nên cô đi theo. Đi một đỗi xa, kiệu ngừng lại, có hai ông mặc áo dài tề chỉnh lắm, họ đi vào đám người đi theo và đuổi một số người trở lại. Cô lén chui vô tấm rèm che xung quanh kiệu nên hai ông kia không thấy, kiệu lại tiếp tục đi… Gần tới bờ sông, kiệu dừng lại, hai ông già lại tiếp tục đuổi một số người. Những người còn lại ông cho đứng hai bên đường. Lần này họ kiểm gắt lắm, họ giở tấm rèm che bên dưới kiệu, thấy tôi, ông hét: “Con nầy trở lại!”. Họ làm dữ quá nên tôi chạy trở về thôi.

Qua hai câu chuyện Đi chơi với ma và Đi theo ma, tôi võ đoán rằng có một thế giới vô hình xung quanh ta. Nó cũng trong khoảng không gian nầy nhưng mắt ta không thấy. Nó cũng có sanh hoạt riêng của nó. Nó điều hành bằng một lực điện từ mà với cảm nhận của ta, ta như thấy có người nầy, người nọ, cũng xe cộ, cũng đi đứng… Với sự đẩy nhau của từ trường có ở mỗi con người, mỗi đồ vật… ở quanh ta của thế giới ta ở; và từ trường của người, vật… của thế giới khác quanh ta nên giữa thế giới ta ở và thế giới khác không va chạm được.

Có lần tôi chiêm bao thấy mình đi mà không biết đi ở đâu, cảnh vật im phăng phắc, bất động trong ánh sáng lờ mờ mà cũng có lúc vàng nhạt. Tới một con sông, có chiếc cầu đá hình chữ U bắc qua sông. Tôi lên cầu, đi hết một nhánh chữ U và quẹo ngang. Giữa nhánh chữ U nầy với nhánh ngang, tôi nhìn thấy có một khe hở bằng ngón tay út của tôi. Tôi giở chưn lên để bước qua thì tôi bị đẩy lùi lại. Bước tới lần thứ ba thì tôi giựt mình thức dậy. Có lẽ tôi cũng đã đi vào một vùng khác với vùng thế giới đang sống cùng tồn tại quanh ta vậy.

Tóm lại, theo tôi thì có những thế giới vô hình quanh ta trong cùng một thế giới với ta mà một số người có lúc cảm nhận được ở thế giới lạ đó thì họ cho rằng thấy ma hay đi vào âm cảnh với một trong vô vàn nét vẻ của nó.

Khánh Hội - Quận 4 Sàigòn 29.4.2015

NHỰT THANH

(Phạm Hiếu Nghĩa)

NHỮNG CON SỐ

THIÊNG LIÊNG & HUYỀN BÍ

Người Ai Cập rất tôn sùng con số 7, họ xem con số này là điềm tốt lành bởi lẽ, theo họ, Thánh Ala sáng tạo ra thế giới trong thời gian 6 ngày và ngày thứ 7 thì nghỉ. Người Ai Cập nói: Bảy tầng trời, bảy tầng đất, mỗi tuần cũng có 7 ngày. Họ còn thường dùng con số 7 làm con số để khoa trương, phóng đại và chỉ số nhiều cả về thứ tự lẫn số lượng.

Có rất nhiều lời nguyền, lời khấn, lời cầu phải nói tới 7 lần. Người ta sau khi đến được vùng đất thánh về xong 7 ngày sau phải mời khách. Trẻ con sau khi sinh ra được 7 ngày phải làm cơm đãi khách, tổ chức tiệc mừng. Kết hôn xong, 7 ngày sau làm lễ kỷ niệm. Người chết sau 7 ngày cũng làm lễ tưởng niệm…

Trong những câu tục ngữ, ngạn ngữ của người Ai Cập xuất hiện rất nhiều lần dùng con số 7. Chẳng hạn: “Bảy chiếc xe nước chở đầy nước cũng không thể dập tắt được ngọn lửa lòng bất diệt của tôi”. Khi giận dữ mắng con cháu, họ nói: “Một ngày tao phải đánh mày 7 lần”. Con số 7 nhiều khi cũng được mở rộng ra thành 70; họ thường nói: “60 năm, 70 ngày”. Kinh Coran viết: “nếu như tha thứ cho nó 70 lần”…

Không hiếm trường hợp cuộc đời của một vĩ nhân, một danh nhân, thường gắn liền với một con số nào đấy. Những con số có vẻ ngẫu nhiên này được coi là những con số huyền bí hay là những con số “định mệnh”.

Con số 12 trong cuộc đời Hoàng đế nước Nga Aleksanda đệ Nhất

Ông sinh ngày 12.12.1777

Quân Thụy Điển tiến đánh Kronshtad năm 1789, khi hoàng đế 12 tuổi (một lần 12)

Hoàng đế lên ngôi ngày 12.3.1801, năm ông 24 tuổi (con số 24 chứa đựng 2 lần 12)

Cuộc xâm lược của Napoléon xảy ra vào năm 1812, khi hoàng đế 36 tuổi (con số 36 chứa đựng 3 lần 12)

Hoàng đế mất năm 1825, thọ 48 tuổi (con số 48 chứa đựng 4 lần 12).

Hoàng đế trị vì được 24 năm (2 lần 12).

Mozart và con số 18

Trong sáng tác và trong cuộc đời của nhạc sĩ thiên tài này, con số 18 đã nhiều lần xuất hiện ở những hoàn cảnh khác nhau.

Chẳng hạn, trong vở opêra “Cây sáo thần kỳ”, con số 18 được lặp lại nhiều lần: nhà hiền triết Zarastro được 18 vị tư tế quây quần chung quanh; hàng thanh nhạc của vở opêra bắt đầu từ 18 nốt, 180 nhịp của ca khúc tương ứng cứ 18 lần ra sân khấu… Thậm chí trên tờ quảng cáo về vở ca kịch này lúc đầu chỉ vẻn vẹn có 18 dòng.

Trong một bức thư gửi cho vợ, Mozart đã trình bày tính logic của những con số nằm trong tổng số 324 tức 18x18.

Tiến sĩ Ginnes, nhà nghiên cứu lịch sử của toán học và logic học, khẳng định rằng các nhà nghiên cứu âm nhạc không nên xem thường khía cạnh quan trọng này trong tư duy của Mozart. Bởi lẽ, Mozart đã sống trong thời đại khi mà mọi người cho rằng cuộc đời họ chịu ảnh hưởng của những nhân tố huyền bí hơn là những nhân tố duy lý.

Lev Tolstoi và con số 28

Đối với nhà đại văn hào Nga này, con số 28 như là một con số định mệnh mang đầy tính chất huyền bí. Cả cuộc đời của ông gắn liền với con số kỳ lạ đó.

Ông sinh ngày 28.8.1828 theo lịch Nga. Tác phẩm đầu tay “Thời thơ ấu” ra đời ngày 28.9.1852. Tối ngày 28.8, ông chính thức thổ lộ tình yêu với Sofia, con gái thứ hai của một vị thầy thuốc nổi tiếng ở Matxcơva hồi bấy giờ. Sau đó ít lâu, hai người làm lễ thành hôn.

Vào những năm cuối đời, do có những mâu thuần trong gia đình về mặt tình cảm và quan điểm, Lev Tolstoi đã bỏ nhà ra đi ngày 28.10.1910 và mất tại nhà ga Astapovo heo hút vì bị cảm lạnh, thọ 82 tuổi.

Con số 0 bất hạnh đối với các Tổng thống Mỹ

Các nhà sử học Mỹ và thế giới vừa đưa ra “hiện tượng số 0” hay gọi là “số 0 bất hạnh” qua khảo cứu các đời Tổng thống Mỹ.

Từ năm 1840 trở đi, mọi Tổng thống Mỹ được bầu vào những năm chẵn kết thúc bằng số 0 hoặc là bị ám sát hoặc là bị chết khi đang đương nhiệm. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này chưa ai giải thích được và khiến cho mọi người lo lắng. Cũng có ý kiến cho rằng, sự trùng hợp này ứng với lời nguyền của một thủ lĩnh da đỏ mà bị tộc đã bị người Mỹ da trắng triệt hạ.

Năm 1840, William Henry Harrison được bầu làm Tổng thống thứ 9 của Hoa Kỳ. Ông đã đọc bài diễn văn nhậm chức hùng hồn trong hơn hai tiếng đồng hồ dưới trời mưa bão và thời tiết vô cùng lạnh giá. Ông bị ốm và qua đời khi mới nắm chức Tổng thống có 31 ngày.

Năm 1860, Abraham Lincoln làm Tổng thống thứ 16 của Mỹ. Ông trúng cử hai khóa liền. Khi đó đang là thời kỳ chiến tranh Nam Bắc. Sau 5 ngày, miền Nam đầu hàng miền Bắc. A.Lincoln tới xem kịch ở Washington nhân kỷ niệm ngày chiến thắng. Ông đã bị ám sát và qua đời vào ngày hôm sau.

Năm 1880, James Abram Garfield được bầu làm Tổng thống thứ 20 của Mỹ. Ngày 02.7.1881, ông bị ám sát và bị chết sau 2 tháng.

Năm 1900, William Mckinley được bầu làm Tổng thống thứ 25 của Mỹ. Ngày 06.9.1901, ông tới dự cuộc triển lãm toàn Mỹ tại New York và bị ám sát tại đây.

Năm 1920, Warren Gamaliel Harding được bầu làm Tổng thống thứ 29 của Mỹ. Năm 1923, ông có chuyến đi thị sát toàn Mỹ. Do chuyến đi vất vả, kiệt sức, trên đường về ông mắc bệnh tim nghiêm trọng. Bác sĩ riêng lại chẩn đoán nhầm rằng ông bị ngộ độc thức ăn. Cuối cùng ông bị chết vào ngày 02.8.1923.

Năm 1940, Franklin Roosevelt được tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 4. Năm 1945, ông đi an dưỡng ở bang Georgia và dự Hội nghị trù bị LHQ ở đó. Sớm 02.4.1945, ông ngồi trên ghế để chuẩn bị cho họa sĩ vẽ truyền thần, rồi trúng gió xuất huyết não và bị chết.

Năm 1960, John Kennedy được bầu làm Tổng thống thứ 35 đã được người ta khuyến cáo về “hiện tượng số 0”. Nhưng ông cho rằng mình không thuộc “số 0 bất hạnh”. Ngày 22.11.1963, ông đã bị ám sát và qua đời ở bang Texas, Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh Việt nam không đầy 2 năm sau đó.

Năm 2000, khi William George Bush được bầu làm Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ thì mọi người lại lo ngại với hiện tượng số 0. Nhiều nhà tướng số chiêm tinh đã theo dõi ngay cả những trục trặc khi kiểm phiếu. Quả thực đã xảy ra nhiều sự kiện rắc rối. Trung tâm Thương mại và Lầu Năm góc bị đánh bom ngày 11.9 vừa qua làm kinh hoàng nước Mỹ. Nhiều người theo đạo Hồi lên tiếng đe dọa khi tổng thống Bush mở cuộc chiến với Afghanistan. Liệu những đòn trả đũa trong cuộc chiến này có làm ông ta an toàn? Và lời nguyền thần bí của người da đỏ năm xưa còn có hiệu lực?

L.S.

ĐỖ THIÊN THƯ st

NĂM TUẦN LỄ

(Cinq Semaines En Ballon)

của Jules Verne

CUỘC CHẠY ĐUA VỀ ĐIỂM CUỐI

Sau đám cháy, con tàu Khải Hoàn bay ra khỏi bìa rừng.

Bác sĩ Fergusson bảo:

- Chúng ta chưa thoát khỏi tầm nguy hiểm.

Dick hỏi:

- Ông còn sợ cái gì nào? Con tàu Khải Hoàn bay lên hay là nó sẽ hạ xuống?

- Nó sẽ hạ xuống đó, Dick. Bạn hãy xem kìa.

Ở ven rừng vừa mới vượt qua, có khoảng ba mươi người cưỡi ngựa. Chúng nó vừa rượt theo con tàu Khải Hoàn vừa múa men vũ khí với vẻ hăm dọa, giận dữ... Bác sĩ bảo:

- Đó là quân mọi Talibas. Tôi thích ở trong rừng giữa bầy thú dữ còn hơn ở trong tay bọn cướp cạn nầy.

- Họ không có vẻ nào hiền lành hết.

- Cứ xem làng mạc bị đốt phá thì phải biết chúng nó tàn bạo đến mức nào.

- Rốt cuộc rồi thì chúng nó vẫn không thể bắt kịp chúng ta và nếu chúng ta qua sông được là an toàn rồi.

Bác sĩ bảo, vừa ngắm vào phong vũ biểu:

- Đúng đó Dick, nếu chúng ta không bị rơi. Dẫu sao, chúng ta cũng nên chuẩn bị vũ khí.

Gã thợ săn vừa nạp đạn vào súng vừa hỏi:

- Chúng ta đang ở độ cao bao nhiêu?

- 150 mét, nhưng mà chúng ta không còn khả năng lên hoặc xuống để tìm luồng gió nữa. Chúng ta tùy thuộc vào còn tàu.

- Thật là đáng giận. Nếu gặp cơn gió lớn ngày hôm qua thì chúng ta đã bỏ xa quân cướp này rồi.

- Những thằng ranh này đuổi theo chúng ta mãi mà không biết chán.

- Đợi chúng nó vào tầm súng, tôi sẽ bắn tỉa từng thằng một.

Bác sĩ trả lời:

- Úi chà, nhưng mà chúng nó cũng vào tầm súng vậy. Con tàu là mục tiêu tốt cho chúng nó ngắm nếu bọn họ bắn rách cái balong thì bạn suy nghĩ tình cảnh của chúng ta sẽ ra sao?

- Quân cướp cứ tiếp tục đeo đuổi trong suốt cả buổi sáng. Theo sự tính toán của bác sĩ thì phải mất đến ba tiếng đồng hồ bay nữa mới tới bờ sông Sénégal.

Giữa lúc đó thì quân Talibas la ó, và nhộn nhịp thúc ngựa tiến lên.

Bác sĩ xem phong vũ biểu rồi nói:

- Chúng ta xuống thấp rồi.

- Làm sao đây?

Mười lăm phút sau, con tàu chỉ còn cách mặt đất khoảng 20 mét, nhưng mà ngọn gió thì thổi mạnh hơn. Quân cướp sải ngựa đến và bắn mấy phát súng.

Kennedy nói:

- Đồ ngốc, ta sẽ cho bọn mầy biết tay mà dang xa ra.

Và gã ngắm vào thằng đi đầu mà nổ súng. Thằng đó lăn xuống đất. Cả bọn sựng lại, nên cái balong tiến xa hơn.

Kennedy nói:

- Bọn nó cảnh giác. Bọn chúng biết chắc là sẽ bắt được chúng ta nếu chúng ta rớt xuống. Chúng ta phải vọt lên mới được.

Joe hỏi:

- Vậy, phải quăng bỏ cái gì đây?

- Chúng ta còn một mớ thức ăn dự trữ, có cả 30 kí lô... Quăng bỏ tất cả.

- Bỏ tất cả, xong rồi đó bác sĩ.

- Cái giỏ tàu vừa đụng đất, thì nó lại bay lên giữa tiếng la ó của quân mọi Talibas. Nhưng nửa giờ sau thì nó lại rơi xuống mau lẹ. Quân mọi nhảy tới, thì nó lại bay lên, được vài ngàn mét đường, rồi lại rơi xuống.

- Chúng ta không thoát khỏi sao?

Bác sĩ bảo:

- Quăng bỏ thùng nước uống đi, Joe. Quăng bỏ tất cả những gì nặng, cái mỏ neo cuối cùng không cần dùng nữa.

- Xong ngay rồi.

Joe gỡ cái phong vũ biểu và cái hàn thử biểu bỏ ra, nhưng mà cái thứ đó không nặng bao nhiêu cả, và cái balong lên cao một đỗi thì nó lại rơi xuống. Quân mọi Talibas chạy theo bén gót chỉ còn cách chừng 100 mét.

- Quăng bỏ hai cây súng đi nào.

- Ít ra cũng để tôi bắn xong cái đã.

Bốn phát súng nối tiếp nhau nổ vào đoàn người cưỡi ngựa, làm bốn tên cướp ngẵ lăn ra, giữa tiếng la ó vang dậy của chúng.

Con tàu Khải Hoàn lại bay lên. Nó làm một cú nhảy dài, cũng giống như một trái banh khổng lồ đang nhảy cà tưng trên mặt đất. Nhưng mà, tình cảnh nầy rồi cũng phải chấm dứt. Vào trưa, cái balong đã xẹp. Nó kéo dài ra. Những làn xếp nếp vỏ khua nhau lạch bạch.

Kennedy than thở:

- Trời nỡ nào phụ lòng chúng ta sao?

Joe thì không nói gì, chỉ nhìn vào ông thầy. Bác sĩ bảo:

- Chưa đâu, chúng ta còn cả trăm kílô để buông bỏ.

Gã thợ săn hỏi với ý nghĩ là ông bác sĩ đã quẫn trí, phát khùng rồi:

- Cái gì vậy?

Bác sĩ bình tĩnh nói tiếp:

- Cái giỏ tàu đó. Chúng ta hãy mau bám vào dây chằng của cái balong để bay đến con sông Sénégal.

Các nhà du hành không ngần ngại cho một thử thách cuối cùng. Họ đeo vào cái balong như theo lời chỉ dạy của bác sĩ và Joe dùng dao cắt dây treo cái giỏ tàu cho rơi xuống

- Hoan hô.

Joe la lên, trong khi cái balong bay vọt lên cao cả 200 mét.

Quân mọi Talibas thúc ngựa rượt nhanh hơn, nhưng mà một luồng gió mạnh thổi cái balong bay về một dãy đồi núi ở phía tây chân trời. Đây là một trường hợp thuận lợi cho những nhà du hành, bởi vì họ bay thẳng được qua núi, trong khi bọn Talibas phải chạy vòng quanh lên hướng bắc.

Trong khi bay qua ngọn đồi, vị bác sĩ la lên:

- Con sông Sénégal kìa. Chỉ cần 15 phút nữa là chúng ta thoát nạn.

Song le, sự thật thì không phải dễ dàng như vậy. Cái balong đã hết hơi, rơi từ từ xuống một vùng đất trần trụi cỏ cây xanh, bởi sức nóng của mặt trời. Cái balong chạm đất rồi tưng lên, rồi sau hết là nó vướng vào một tán cây đa to còn sống sót ở vùng hẻo lánh nầy.

Kennedy nói:

- Thế là xong.

Joe nói:

- Chỉ cách bờ sông độ 50 mét.

Ba người xui xẻo nầy tiếp đất và đi bộ đến bờ sông. Con sông gầm thét dữ dội quá.

Đến bờ sông, ông bác sĩ mới nhận ra, đó là con thác Gouina. Không có một chiếc ghe. Không có một bóng người. Con sông thì rộng cả ngàn mét và đổ xuống một vực sâu cả trăm mét. Con sông chảy từ đông sang tây và những tảng đá chắn ngang dòng từ bắc sang nam. Những tảng đá hiện ra ở mặt sông với những hình thù kỳ dị giống như một bầy thú đang loi ngoi ở dưới nước.

Sự bất lực để vượt qua con sông làm cho gã thợ săn bày tỏ một cử chỉ thất vọng, nhưng ông bác sĩ vẫn bình tỉnh bảo:

- Chưa có sao đâu mà.

- Tôi vẫn biết như vậy.- Joe nói với vẻ đầy tin cậy vào ông thầy.

Sự nhìn thấy các đám cỏ khô chung quanh, nẩy sinh ra trong trí bác sĩ một ý tưởng táo bạo. Đây là một cứu tinh tối hậu.

Lôi kéo hai người bạn về cái balong, bác sĩ bảo:

- Chúng ta có hai tiếng đồng hồ trước quân cướp đó các bạn. Chúng ta không nên chậm trễ. Các bạn hãy thâu gom cỏ khô lại đây. Ít ra chúng ta cũng sẽ qua sông được bằng hơi nóng.

Kennedy la lên:

- A, ông bác sĩ dũng cảm. Quả thật ông là một bậc vĩ nhân.

Kennedy và Joe bắt tay vào việc. Chẳng bao lâu cỏ khô được chất đống dưới gốc cây, trong khi ông bác sĩ lo mở rộng miệng phía dưới của cái balong. Tất nhiên là ông phải xả bỏ tất cả khí hydrô còn sót lại qua cái van hơi ở trên.

Chuẩn bị xong đâu đó, ông bác sĩ cho đốt cỏ. Hơi nóng bay lên làm trương nở cái balong thấy rõ.

Ngay lúc đó ở xa xa, đã thấy xuất hiện bọn cướp Talibas.

- 20 phút nữa thì bọn cướp cạn sẽ đến đây. Vậy trong 10 phút là chúng ta phải lên đường. Hãy thâu gom thêm nhiều cỏ khô lại.

- Có cỏ khô đây rồi.

- Các bạn hãy bám vào dây chằng. Trong vài phút nữa là chúng ta lên đường. Các bạn hãy bám cho thật chặt.

- Xin thầy khỏi phải lo.

Cái balong đã căng đầy hơi nóng, và chuyển mình bay lên.

Joe la lên:

- Chúng ta lên đường.

10 phút sau, cái balong đã đưa đoàn thám hiểm sang bờ sông bên kia.

Một nhóm người ăn mặc đồng phục Pháp, đang chực chờ đón tiếp họ một cách kinh ngạc và hoan hỷ.

Đoàn du hành được đón tiếp trọng thể bởi chánh quyền Pháp Quốc sở tại... Và ở đó người ta đã soạn thảo ra một biên bản xác nhận mà ngày nay còn lưu trữ trong văn khố của Hiệp Hội Địa Dư Luân Đôn...

BIÊN BẢN

Chúng tôi đồng ký tên dưới đây, chứng nhận rằng: Ngày hôm đó, chúng tôi có chứng kiến Ông bác sĩ Sammuel Fergusson và hai người bạn là Richard Kennedy tự Dick và Joseph Wilson tự Joe, đang đu bay vào dây chằng của trái khinh khí cầu, và rớt trước mặt chúng tôi vài bước, tại bờ thác nước Gouina, mà cái balong đã bị nước cuốn trôi xuống vực thẳm.

Nhân dịp đó, chúng tôi đồng ký tên vào Biên Bản nầy để cho những nhân danh kể trên chấp chiếu và tiện dụng.

Làm tại thác nước GOUINA ngày 24-05-1882

Bác sĩ Sammuel Fergusson

Richard Kennedy

Joseph Wilson

Trung Úy thủy quân lục chiến DuFraisse

Tên hiệu tàu chiến Rodamel

Hạ sĩ quan DuFays

Binh sĩ Flippeau, Mayor, Pélissier, Lorois, Rascagnet, Guillon, Lebel...

Thanh Châu dịch thuật

Phụ Bản IV

NHỮNG CĂN BỆNH

KHÓ CHỮA

Đã là bệnh khó chữa thì dứt khoát phải là bệnh nan y. Đã là bệnh nan y thì nhiều khi sự phát triển khoa học cũng bó tay. Đã phải bó tay rồi thì chỉ còn một nước đi theo sự điều động dẫn dắt của căn bệnh, và mặc nhiên mà chấp nhận và chịu đựng những dằn vặt của nó.

Con người ta sống ở đời, không chỉ phải chịu những căn bệnh sinh lý, mà bệnh tâm lý cũng là một vấn đề nan giải. Bệnh nhẹ thì còn có cơ hội cho bác sĩ tâm lý can thiệp, kê toa. Bệnh nặng thì chịu, vô phương. Hãy xem đó là những bệnh gì nhé.

1.– BỆNH TƯỞNG TƯỢNG :

Đây là một căn bệnh mà hầu hết ai cũng mắc phải. Căn bệnh này thường xuất hiện lúc trong lòng có điều lo lắng. Có người thân đi đâu trễ chưa thấy về, thế là bắt đầu tưởng tượng ra hàng loạt tình huống xấu. Người sợ ma, sợ bóng tối thì những hình ảnh đáng sợ nhất, kinh khủng nhất hiện ra. Càng lo lắng, hoảng sợ thì sự tưởng tượng nguy hiểm càng tăng. Tăng đến mức gần như trở thành sự thật. Vì vậy mà sự lo lắng lẫn khiếp sợ càng áp chế tinh thần. Người ta sợ chính những gì người ta đang tưởng tượng.

Với người đang ghen, nhất là phụ nữ, thì sức tưởng tượng còn khủng khiếp hơn nữa. Bất kỳ dấu hiệu nào dù nhỏ dù mờ nhạt đến thế nào, và cho dù chẳng ăn nhập gì với thực tế, thì cũng thừa sức trở thành một câu chuyện ngoại tình với những bằng chứng hùng hồn thuyết phục nhất. Càng tưởng tượng ra những hoạt cảnh phong phú bao nhiêu thì cơn ghen càng như ngọn lửa bốc cháy phừng phừng bấy nhiêu. Ác cái những hình ảnh do người phụ nữ giàu tưởng tượng ấy lại cứ như trăm phần trăm sự thật trước mắt vậy. Và họ hoàn toàn tin vào những gì họ đang tưởng tượng ra, càng quy kết đó là bằng cớ rõ ràng nhất. Có trăm cái miệng cũng không cãi lại với họ. Dù có phát ra hành động hay không, thì loại tưởng tượng này cũng trở thành mối mọt gặm nhấm dần hạnh phúc gia đình, cho dù với một gia đình đầm ấm nhất. Và cũng từ những kho tưởng tượng giàu có này, mà không ít người trở thành nạn nhân thật bi thảm.

Còn có những sản phẩm khác do trí tưởng tượng tạo nên. Đó là tưởng tượng sự hư danh, tưởng tượng về tài năng không có thật của bản thân, tưởng tượng như mình là một nhân vật nổi cộm, cốt cán, đi đâu ai cũng trầm trồ sau lưng. Cái sự tưởng tượng này lớn dần thì trở thành ảo tưởng hoang tưởng. Loại tưởng tượng này không nhiều, chỉ xuất hiện trong một số người có tính cách hợm hĩnh huênh hoác, kém tài nhưng giỏi kế, hay tìm cách làm nổi mình, và nếu thực tế đáp trả bằng những hậu quả đáng tiếc, thì họ lại tưởng tượng ra nhiều thứ khác, và cảm thấy ai cũng có thể là kẻ thù, là cái ngáng chân của họ. Và cũng có khá khá người chung quanh trở thành nạn nhân của sự tưởng tượng háo danh và sĩ hão này.

Bệnh này, quả thực rất khó chữa.

2.– BỆNH KỂ KHỔ :

Trên đời này không ai khổ như tôi. Có ai khổ như tôi thế này không hở giời? Tôi mới là người khổ nhất đây này? Thật không có cái khổ nào như cái khổ này. Sao mà khổ trần khổ ải thế không biết? Chỉ có tôi là khổ nhất.

Đó là những câu mà gần như thành câu cửa miệng ở rất nhiều người. Gần như tất cả mọi người đều có chung một ý nghĩ “mình là người khổ nhất trong cuộc đời này”. Khi nói đến một câu chuyện gì đó có yếu tố phân bì, thì mặc nhiên cái tật kể khổ thòi ra. Ai cũng tranh nhau kể cái khổ mà mình đã phải chịu, cho dù có một số cái khổ kể ra khá là buồn cười, vô lý.

Vì sao người ta thích kể khổ? Người thành đạt kể khổ để mọi người thấy thành quả của họ hôm nay có giá trị đến thế nào. Người nghèo kể khổ là để cầu sự quan tâm lòng thương hại. Người làm chủ kể khổ là mong lòng từ ái của những người làm công mà thêm cố sức, để ngăn ngừa những lạm dụng thất thoát. Người làm công kể khổ là mong được chủ biết đến công lao của mình mà thêm phần ưu đãi lương thưởng. Tóm lại khi kể khổ là người ta luôn có một mưu cầu mong muốn ngầm nào đó, và cái sự mong muốn này luôn hiện diện trong mỗi bản thể.

Có vẻ như rất ít người nghĩ rằng, cuộc sống là một chuỗi vật lộn, không một người nào có thể vỗ ngực cho là tôi sướng nhất, tôi sướng từ bé đến lớn, tôi sướng từ trẻ đến già. Tôi sung sướng tất cả mọi mặt. Không, không thể có. Mà bất kỳ ai cũng có những cái khổ, bởi cái khổ là cái ta đang trăn trở vật vã bới móc tìm tòi để đạt cho được điều mình đang mong ước. Mà con người ta thì nhiều mong ước lắm. Vì vậy, không cách này thì cách khác, không lúc này thì lúc khác, người ta luôn có những cái khổ bên mình. Những cái khổ ấy không có chung tên gọi, không có chung kích thước hình hài, không có chung màu sắc kiểu dáng, nên ai cũng cảm thấy cái khổ của mình khổ hơn cái khổ của người khác. Nhưng chặng trình cuộc sống vốn cân bằng, khổ trước thì sẽ sướng sau, và ngược lại. Không ai khổ suốt đời cũng không có ai sướng mãi. Vả lại, quan niệm thế nào là sướng thế nào là khổ thì lại thuộc riêng lăng kính mỗi người. Từ những góc nhìn khác nhau mà người ta cho ra những kết quả khác nhau về giá trị cuộc sống. Và cho dù một cuộc đời có diễn tiến thăng trầm thế nào thì ai ai cũng có đủ cung bậc buồn vui sướng khổ. Sự bì tị hay kể lể không thể làm cho con người ta bớt khổ mà chỉ chất thêm sức nặng của nỗi niềm bi thảm. Và nếu ai cũng cảm thấy mình luôn sống trong sự bi thảm như vậy thì cuộc đời này… than ôi làm sao sống nổi. Cho nên cái khổ, tốt nhất là bỏ quên nó đi, càng kể thì càng khổ thôi.

3.– BỆNH SĨ :

Phải nói luôn là bệnh này ai cũng mắc. Bởi sĩ diện luôn đi cùng lòng tự ái tự tôn và tự trọng. Nhưng nếu cách tự trọng cách tự ái đúng lúc cách tự tôn hợp lý thì không phải là bệnh. Gọi là bệnh bởi không đúng thế mà làm ra vẻ thế. Vay muợn danh chức, núp bóng dáng dấp, mập mờ giả thật nhằm khoác cho mình một hình thái bề thế, một phong cách sang cả, một vị trí danh giá, có thể lừa đảo lợi ích của người khác, hay đơn thuần chỉ để cảm thấy mình danh giá oai phong, đấy mới là bệnh. Ngoài ra còn có những hành vi đơn giản hàng ngày nhưng có tính không thực chất, cốt làm mặt trong một tình thế nào đó, mà phần nhiều là không cần thiết. Vì vậy mà có cặp từ “sĩ hão, sĩ rởm”. Kiểu bệnh này ta luôn luôn gặp, và thông thường xem như đó là chuyện đương nhiên, không cần quan tâm không cần suy xét, thấy người ta thế thì rồi mình cũng thế, không thế khéo bị thiên hạ cười. Chính tâm lý này khiến cho phần lớn người ta sống giả dối, giả dối từ những điều vụn vặt nhất, giả dối một cách tự nhiên, giả dối mà không biết mình giả dối, không có cảm giác giả dối, và người ta đặt tên cho những giả dối này là Bệnh Sĩ.

4.– BỆNH TỰ TI :

Đây là một căn bệnh rất phổ biến. Tự ti mặc cảm. Đó là cảm giác thuộc về những người cảm thấy mình kém cỏi về một vài mặt nào đó khi đứng trước những người có vẻ hơn mình. Thật tình thì bất cứ ai trên đời cũng luôn có những mặt kém cỏi, bởi không thể có một ai giỏi hết mọi lĩnh vực, tốt hết mọi yếu tố, hay hết mọi phương diện. Nên cứ đối mặt với một hình thái có ưu thế hơn mình thì tự nhiên cảm thấy tự ti mặc cảm. Trong khá nhiều trường hợp, chưa hẳn đã là sự thua kém, nhưng yếu tố tâm lý mất tự tin, rụt rè nhút nhát làm cho người ta có cảm giác tự ti, nhưng cũng có thể cho đây là một sự thua kém, đó là thua kém về mặt bản lĩnh và cá tính. Đành rằng không phải ai cũng được trang bị tốt cho bản thân về mọi mặt từ nhiều phía, nhưng cái bệnh này không phải là không thể chữa, có điều không phải ai cũng biết cách tìm phương pháp khắc phục. Căn bệnh tự ti mặc cảm này luôn là một rào cản trên con đường dẫn đến thành công.

5.– BỆNH THAN THỞ :

Cũng có thể xem một phần nào đó nó đồng dạng với bệnh kể khổ, nhưng nó vẫn khác hơn một chút là sự biểu hiện cảm trạng nhiều hơn. Ví dụ than “buồn quá, chán quá, mệt quá, nản quá…”. Có những người gần như sự than thở là sự thường trực, nếu hỏi thăm một câu “Dạo này thế nào?” thì gần như sẽ bị nghe một loạt “chán lắm, mệt lắm, buốn lắm, nản lắm muốn chết lắm bà ơi…”. Cơn than thở sẽ khó mà chấm dứt nếu không nhanh chóng đổi chủ đề, nhưng dù có đổi thì cũng chỉ một lúc thôi lại quay lại dòng thở than không biết mệt không biết chán, không biết người kia có muốn nghe hay không. Rồi than thở về gia đình, về công việc, về tiền bạc, về anh em, về hàng xóm, về đồng nghiệp, về một vài vấn đề nào đó trong xã hội. Tóm lại chỉ có than và than. Giọng điệu thì não nuột ủ ê, thái độ thì sầu muộn chán chường. Và thật là quá mệt khi phải nghe hàng chuỗi thở than như thế. Nó làm cho người ta có cảm giác mọi thứ trên đời này thôi ném hết luôn vào hố rác cho xong. Làm sao sống nổi với hàng núi chuyện mệt mỏi đè trên lưng như thế được. Trong khi, xét về cảnh trạng, những người hay than thở ấy đa phần được hưởng nhiều ưu đãi về nhiều mặt trong cuộc sống hơn rất nhiều người khác. Họ có những cái mà nhiều người sẽ rất khó đạt được thậm chí không bao giờ đạt được. Nhưng họ vẫn luôn cho rằng họ đang là đối tượng cần được vỗ về chăm sóc thương hại lắm lắm. Bởi, với họ hình như không có cái gọi là đủ là biết hài lòng, có bao nhiêu cũng vẫn như là chưa có. Họ đã được thế nhưng họ luôn muốn nhiều hơn thế gấp bao lần thế, nhưng ví như họ có đạt được hơn nữa họ vẫn than, vì họ luôn có nhu cầu than, than có thể là một sự thất vọng, than cũng có thể là một cách khoe khéo, than cũng xem như một sự kêu đòi, và than cũng là một thứ bệnh lý. Người hay than luôn than thì lúc nào cảm giác sống cũng u ám nặng nề và đau khổ, họ luôn đem đến cho người khác một trạng thái bức bí, cứ như cuộc sống của họ luôn ở trong một cái hốc tối cùng không có lối ra.

6.– BỆNH CHÊ BAI :

Có thể nói luôn rằng đây là một căn bệnh không bao giờ không bao giờ loại bỏ được trong đời sống loài người. Còn cuộc sống là còn hơn thua được mất, và phần lớn người ta tìm cách hơn nhau bằng sự chê bai. Tính ganh ghen đố kỵ là yếu tố hàng đầu cho cái thói chê bai này. Người cùng ngành nghiệp chê nhau, người cùng phái chê nhau, người cùng một mục tiêu phấn đấu chê nhau, chỉ với một mục đích, chê người để kiếm cho mình một lợi thế, chê người để cảm giác mình hơn người, cho dù thực tế không hề chứng thực. Rồi lại những khác biệt chê nhau, khác biệt về quan điểm cũng chê, khác biệt về tính cách sở thích cũng chê, khác biệt về nhiều mặt trong xã hội như tôn giáo, chủng tộc, văn hóa, vùng miền, gia cảnh… Tóm lại tất tật đều có thể chê, cứ không thuận ý mình là chê, chê đúng chê sai chưa biết, nhưng cứ suy ra mà chê, diễn ra mà chê, nhiều khi không phải cái ý người ta như thế, nhưng đem cái nhìn hẹp lượng của mình ra cân đong thế là chê. Không ít người cả đời không thấy khen ai được một câu đúng đắn, mà toàn chê, chê khốn chê khổ, chê dài chê rạc, trong khi bản thân mình thì không tự biết những khuyết hạnh những gì. Then chốt của căn bệnh này là sự đố kỵ ganh ghen, thấy người ta hơn mình thì khó chịu, không muốn thừa nhận, không muốn tôn vinh giá trị của người, mà chỉ muốn tìm mọi cách dìm người xuống, ít ra cũng có cảm giác thỏa mãn cái tà ý trong mình. Thay vì thời gian công sức đi soi mói rồi dài môi vỏng cổ thì làm đi, bởi chỉ có làm và làm, say mê làm, miệt mài làm thì mới có được thành quả. Nhưng không, làm mệt lắm, rỗi hơi dè bỉu thiên hạ sướng hơn. Họ không biết rằng khi họ tận tình chê bai người khác như vậy, thì không những họ chẳng tôn lên được tí ti giá trị bản thân họ, mà chính là họ đang tự hạ thấp mình đồng thời để lộ ra những yếu kém của bản thân.

Căn bệnh này không thể nói rõ được là phái nam phái nữ phái nào bệnh nặng hơn. Chỉ là phái nữ thì hay lộ liễu vụn vặt, nên cán cân có vẻ hơi nghiêng về một chút. Còn phái nam thâm trầm hơn, ít nói kiểu rõ rệt mà hay gói ý lập lờ để ai muốn hiểu sao thì hiểu, (ví dụ: thằng đó thì…) mà thông thường khi chưa hiểu rõ về một người hay một sự việc, thì người ta luôn suy theo chiều hướng xấu, thiếu thiện cảm, hoặc mơ hồ áp đặt luôn vào một giả thiết tối tăm xiên xẹo.

Vậy nên có thể gọi đây là một căn bệnh mãn tính của thói đời.

7.– BỆNH VỸ CUỒNG :

Căn bệnh này có đặc biệt hơn nhiều căn bệnh khác, nó thường xuất hiện trong các lĩnh giới làm nghệ thuật ở nhiều loại hình, những nhiều nhất là ở lĩnh vực sáng tác. Bệnh này nếu ai đã bị là bị nặng, rất nặng, mãn tính cả đời luôn. Đó là tự xem mình tài giỏi quá tài giỏi đặc biệt tài giỏi, vỹ nhân trên tất thảy vỹ nhân, siêu sao trên hàng vạn siêu sao, không một ai có thể hơn được, trong con mắt của loại bệnh này, nhân gian là cỏ rác, họ luôn có cảm tưởng đi đến đâu cũng sẽ được sự tung hô, biểu trương hoành tráng nhất, và trong tất cả các đôi mắt đang mở kia, bảo đảm đến nghìn phần trăm toàn là ánh ngưỡng mộ thán phục đến tuyệt cùng. Những gì họ nói ra tuyệt đối đúng, những gì họ làm ra tuyệt đối hay, những tác phẩm được xuất xưởng từ bộ não kinh thiên động địa của họ tuyệt đối để đời, để đến hàng nghìn đời. Sẽ là kinh khủng cho ai đó dám mở miệng chê bai họ, hoặc góp ý cho dù rất rất chân tình, thì trong mắt họ đấy toàn là cử chỉ của sự ghen tỵ, họ sẽ làm đủ mọi cách có thể để chứng minh người kia hoàn toàn sai và họ thì… hẳn rồi, hoàn toàn đúng. Đối với loại bệnh này thì cách tốt nhất là không nghe không thấy không biết, và nếu một khi họ không phô trương huênh hoác được với ai, thì họ sẽ tự vuốt ve mình, rằng tuyệt đại vỹ nhân như mình thì những con mắt thông thường đâu có đủ tinh tường mà nhìn thấy, và rằng cái thói nhân gian đầy đố kỵ này có bao giờ dám thừa nhận tài năng có thật của một ai, cứ để đấy, hàng trăm năm sau các thế hệ con cháu phải dựng tượng đài mình một cách bề thế nhất.

Ôi chao ôi, một loại bệnh mà khiến cho bao người phải quay đi nhịn cười và luôn trở thành một đề tài mua vui trong các cuộc tương kiến, thế nhưng nó vẫn tồn tại luôn tồn tại và không hề có ý định thoái lui bất kể tình huống nào, và thật là khốc nghiệt cho những ai chẳng may vướng phải tấm lưới dày đỏ thẫm này, biến họ thành một kẻ bị cầm tù trong chính bản ngã của mình.

ĐÀM LAN

BÀI THUỐC HAY TRONG TUẦN

Tháng Giêng, tháng Hai có nhiều lễ hội nên nhiều người mệt mỏi do đi nhiều, đi xa. Có người ước thầm: Nếu như có một liều thuốc bổ làm cho mình qua khỏi cơn mệt lúc này thì hay biết mấy.

Có thể tìm được liều thuốc đó mà không cần đến đến bệnh viện, phòng khám cho đỡ phiền phức không? Xin thưa rằng có và nó ở ngay bàn chân của quý vị.

Mời quý vị ngồi xuống ghế, và để bàn chân trần của mình lên đầu gối. Hãy nhìn vào ngón chân cái và chuẩn bị săn sóc tuyến yên. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp ngón chân lại. Nhớ để ngón tay cái ở dưới để sử dụng cho có hiệu quả. Bây giờ quý vị hãy bấm mạnh vào dưới ngón chân để tới được điểm phản ứng của tuyến ở trung tâm ngón. Quý vị có thấy đau không? Nếu đau, thế là tốt. Dừng lại một lát, vê nhẹ ngón chân để giảm đau.

Bây giờ, quý vị chuyển bàn tay xuống ngay dưới ngón chân cái, vùng sát với ngón chân: đó là vùng phản ứng của tuyến giáp. Hãy bấm sâu vào thịt, rồi lại dùng đầu ngón tay cái xoa tròn.

Làm như vậy khoảng 30 giây, dịch tay xuống giữa gan bàn chân, đây là vùng của tuyến thượng thận, tuyến có khả năng cho quý vị liều thuốc bổ thần kỳ, cung cấp năng lượng cho cơ thể khiến cho chúng ta cảm thấy trong người sự khát khao hành động và ngọn lửa nhiệt tình.

Bây giờ, quý vị lại đưa tay ra gót chân, đặt ngón cái ở dưới mắt cá chân ngoài. Đây là phạm vi của tuyến sinh dục. Không phải như vậy là mình sửa soạn, chăm lo cho một cuộc ái ân nào đâu. Những hoóc-môn của tuyến này sinh ra không chỉ có tác dụng cho việc truyền giống, chúng còn làm cho nét mặt của chúng ta thêm sáng sủa, ánh mắt long lanh, bản thân mình tự tin và có sức hấp dẫn hơn. Sau 15 giây, quý vị hãy đổi chân để xoa bóp sang bên chân kia, cũng vẫn theo thứ tự các tuyến YÊN - GIÁP - THƯỢNG THẬN - SINH DỤC.

Cuối cùng, cũng nên để ý tới lá lách một chút. Điểm lá lách ngang với điểm thượng thận, nhưng ở phía ngoài bàn chân, dưới điểm tim, của chân trái. Hãy dành cho lá lách 30 giây rồi nhích lên phía trên, dành cho tim chừng 15 giây nữa.

Trước khi kết thúc, nên trở lại tuyến yên một lần nữa. Vì đây là vị chỉ huy, là nhạc trưởng của cả ban nhạc các tuyến nội tiết.

Những tuyến mà chúng ta vừa đề cập, được gọi là tuyến nội tiết. Các tuyến nội tiết gồm một số tuyến nằm rải rác ở nhiều vùng khác nhau trong cơ thể, không liên quan với nhau về mặt giải phẫu, nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau về mặt sinh lý. Chúng không hoạt động riêng lẻ mà phối hợp với nhau hay tăng cường tác dụng của nhau, trong đó vai trò chủ đạo của tuyến yên nổi bật như người nhạc trưởng trong ban nhạc nội tiết.

Như vậy tác dụng của những hoóc-môn hệ nội tiết có nhiều khả năng:

- Điều chỉnh khẩn cấp các nguồn năng lượng chính để cân bằng và bảo tồn sự sống như nước, muối, glucoz, và các ion khác. Là một chức năng có tầm quan trọng trong sự sống còn của cơ thể.

- Điều chỉnh trong hạn và dài hạn làm thay đổi sự sinh nhiệt lượng, sự phát triển và sự sinh sản.

Các tuyến đem lại sinh lực dồi dào cho cơ thể, có lợi cho bệnh nhân suy yếu, suy nhược thần kinh, trong các bệnh thuộc uất, những bệnh mãn tính…

Vậy là bàn tay chúng ta vừa đi thăm mọi điểm cần thiết cho phục hồi sức khỏe. Tất cả chỉ mất chừng 5 phút.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

PHÙNG CHÍ TÂM st

GIA TÀI

Năm tôi mười ba tuổi, ngoại mất. Gia tài ông để lại cho tôi nằm gọn trong một cái tủ gỗ thao lao chạm khắc tinh vi, trông rất đẹp.

Tủ có hai ngăn. Ngăn trên chứa những mẫu vật ngoại sưu tầm. Một cái hộp thiếc đựng những đồng xu đủ loại. Những đồng có lỗ được xâu thành một chuỗi. Trong số đó, tôi thích nhất là những đồng cà-rô-bi có in hình nữ hoàng. Lẽ ra, xâu chuỗi còn dài hơn nếu trước đó tôi không xin ngoại một ít để phân phát cho bạn bè dùng thay compa khi vẽ vòng tròn hoặc mang về biếu bà của chúng làm vật cạo gió.

Bên cạnh hộp đựng tiền cổ là một bát sứ đầy vun nhũng viên bi to nhỏ, màu sắc sặc sỡ. Có viên bằng thủy tinh trong veo nổi bật những vân màu xanh, đỏ, tím… Có viên bằng sành, men nền màu nâu hay màu rêu bóng loáng điểm xuyết li ti những cánh hoa vàng. Có viên màu hoa Tú Cầu. Có viên màu lửa đượm. Ba viên đặt ở trên cùng chỉ to bằng đầu ngón tay trỏ, bị khờn lỗ chỗ. Nhưng ngoại quý chúng hơn hết khi biết tôi có được từ một việc làm tốt. Tôi thường cho thằng cu Tuấn mượn bút chì màu trong giờ tập vẽ. Tuấn đã lựa ba viên bi đẹp nhất trong số bi của mình để tặng tôi. Tôi biếu lại cho ông. Có lần tôi hỏi:

- Ngoại cất bát bi ấy để làm gì?

- Để ngắm. Chúng đẹp phải không?

Gật đầu tán thành nhưng tôi vẫn chưa hết thắc mắc:

- Thiếu gì đồ đẹp hơn sao ngoại không chọn?

- Vì nó vừa túi tiền của ngoại. Vả lại, chúng còn gợi nhớ những trò chơi vui nhộn thời thơ ấu. Một vật dù tầm thường nhưng mang màu sắc kỷ niệm cũng trở nên vô giá.

Điều đó phải mất một thời gian dài tôi mới hiểu.

Cái hộp giấy đựng tem chết chiếm chỗ gần hết phân nửa ngăn tủ trên. Những con tem chết lem luốc dấu bưu chính nằm bất động, chồng chất lên nhau được ngoại làm cho chúng có linh hồn, bằng một quyển sổ ghi chép lịch sử hình ảnh của từng con tem. Tôi thích trò chơi nầy lắm. Thấy ai có thư, tôi cũng năn nỉ xin con tem trên phong bì, mang về biếu ông. Ngoại lại mất mấy ngày vào ra thư viện để tìm hiểu, ghi chép vào sổ. Chỉ chờ có thế, tôi đọc ngấu nghiến trong vài giây.

Trong ngăn tủ nầy, những mẫu hoa văn ngoại sưu tầm được bà khen là thực tế nhất. Vì ông đã sử dụng chúng khi vẽ trang trí lên những bức tường rào quanh các ngôi chùa trong vùng. Công đức ấy được nhiều người đền bù bằng cử chỉ ngã mũ, khom người cúi chào khi gặp ông bà ngoại tôi. Ông không tranh luận với bà nhưng tâm sự với tôi:

- Ngoại làm công quả không phải để đánh đổi những điều đó. Ngoại già rồi, không lo làm việc có ích thì đợi đến bao giờ. Tôi gật đầu, điều nầy tôi thật sự cảm thông với ngoại.

Ngăn dưới, ngoại xếp một chồng sách và một chồng vở. Những quyển sách đã ngả màu vàng ố nhưng không hề bị quăn góc. Từng trang vẫn phẳng phiu vì mỗi lần đọc sách ông luôn cầm bằng hai tay. Đó là bộ "Cuốn theo chiều gió”, những quyển truyện truyền thuyết Việt Nam, quyển thơ Lục Vân Tiên, một quyển nói về cây thuốc nam. Chồng vở còn phong phú hơn. Ông dành để ghi chép nhiều loại: Ca dao, tục ngữ, động vật, thực vật, về những người nổi tiếng trong và ngoài nước…

Ngày nào đi học về, tôi cũng chúi mũi săm soi cái gia tài của mình. Hết mân mê vật nầy đến chăm chú cúi gầm vào quyển sách kia. Tôi nhận ra có một thế giới kì ảo nằm trong chiếc tủ con. Nhưng niềm vui kéo dài chẳng bao lâu. Một trận hỏa hoạn xảy ra đã cướp đi tất cả. Ngọn lửa quái ác, tàn khốc thiêu rụi cả xóm tôi. Ngôi nhà thân yêu và chiếc tủ quý báu của tôi biến thành tro bụi. Những người hảo tâm đã giúp xóm tôi dựng lại nhà. Nhưng trong ngôi nhà mới thiếu chiếc tủ thao lao chạm khắc tinh vi. Tôi buồn như mất ông lần thứ hai.

Một hôm, tôi bỗng nghĩ ra một cách: “Tự tạo gia tài ở lứa tuổi học trò”. Muốn làm ra tiền thì không phải dễ nhưng phục hồi gia sản của ông chẳng khó khăn mấy, nếu tôi có quyết tâm và kiên trì. Tôi thực hiện ngay ý định. Từ đó, mỗi sáng tôi chỉ đỡ dạ bằng một bát cơm nguội rồi đến trường. Tiền mẹ cho ăn quà bánh tôi để dành. Chẳng bao lâu, tôi có một số tiền đủ để mua bảy quyển sổ bìa cứng tuyệt đẹp. Tôi đặt tên cho chúng là: Tìm hiểu tự nhiên – Tìm hiểu xã hội – Tuyển văn – Tuyển thơ – Thuốc hay – Mẹo vặt – Văn hóa. Mỗi chiều, tôi đến thư viện với một trong số các quyển sổ ấy.

Ngoài ra, tôi còn sưu tầm các mẫu vật, tem thư, những hình ảnh đẹp và lạ. Tất cả những thứ đó được đựng trong… một cái thùng mì gói, đặt dưới gầm giường của tôi. Dù vậy, tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết. Tôi đã nhận ra và hiểu sâu sắc ý nghĩa “cái gia tài” ông để lại cho tôi. Đó là niềm say mê nét đẹp trong cuộc sống, nỗi khao khát chiếm lĩnh tri thức và vận dụng chúng để làm đẹp đời mình, đời người.

Ngoại đã giúp tôi tìm thấy ý xuân trong từng thời khắc sống. Ôi! Tôi biết ơn ngoại vô cùng!

N.T.M

MỤC LỤC

Vài chi tiết về kỳ họp ngày 13.6.2015… ........................................ Vũ Thư Hữu .... 01

Cuốn Khang Hữu Vi – Tiểu sử & tiểu luận (K’ang Yu-Wei –

A biography and a symposium) của tác giả Tung-Pang Lo .. Vũ Anh Tuấn .... 05

“Sứ điệp từ Trời” trái nghịch

với Đức Tin Công Giáo ............... Lm Giuse Nguyễn Hữu Triết .... 10

Cuộc viếng thăm nhà mới của Bà Tâm Nguyện

ở Hàm Tân Lagi vào ngày 30.6.2015 ............ Vũ Anh Tuấn .... 16

Xuất gia & tại gia (tt & hết) ............................................................. Tâm Nguyện .... 19

Wilkie Collins tài năng văn học đặc sắc

của nước Anh & thế giới ................... Đào Minh Diệu Xuân st .... 32

Thi hào Mỹ Robert Frost ......................................................................... Phạm Vũ .... 37

Một lễ hội thấm đẫm tình cảm yêu nước ................................................. B.Đ. st .... 43

Văn chương cần đầy đủ màu sắc .......................... Hải Đăng Trần Văn Hữu st .... 49

Chơi chữ - thú chơi độc đáo ......................................... Bs. Nguyễn Lân-Đính st .... 53

Đời hoa .................................................................................. Mai Thị Thủy Hoa st .... 56

Phù du & Miền say – thơ Võ Kim Cương .................... Huỳnh Thiên Kim Bội .... 58

Nước mắt (thơ) ............................................................................... Võ Kim Cương .... 63

Dị thường (thơ) ............................................................................... Võ Kim Cương .... 64

Tạ ơn Cha (thơ) ............................................................................ Hà Mạnh Đoàn .... 65

Tâm tình nhà thơ (thơ) .................................................................... Tâm Nguyện ... 66

Lời người ve chai (thơ) ................................................ Hải Đăng Trần Văn Hữu ... 66

Thân phận Kiều (thơ) ........................................................................ Thanh Châu ... 67

Kiều khóc Từ Hải (thơ) ..................................................................... Thanh Châu .... 67

Kim Trọng Thúy Kiều (thơ) ............................................................ Ngàn Phương .... 68

Đắng cay (thơ) .................................................................................. Ngàn Phương .... 69

Mỏi mòn (thơ) ................................................................................... Ngàn Phương .... 70

Sương (thơ) ........................................................................ Huỳnh Thiên Kim Bội .... 70

Sóng bạc đầu (thơ) ........................................................... Huỳnh Thiên Kim Bội .... 71

Con đường nhỏ (thơ) .............................................................................. Đàm Lan ... 72

Mùa đắng ! (thơ) ............................................................................... Lệ Hoa Trần .... 73

Lãng mạn (thơ) ........................................................................................ Lam Trần .... 74

Xa xăm (thơ) ........................................................................................... Lam Trần .... 75

An phận (thơ) ...................................................................................... Quang Bỉnh .... 76

Việc đời (thơ) ........................................................................................ Quang Bỉnh .... 76

Có một tình yêu (thơ) ..................................................................... Bs. DoanLinh .... 77

Cái gương (thơ) .............................................................. Á Nam Trần Tuấn Khải .... 78

Dại khôn (thơ họa) ............................................................................ Lê Minh Chử .... 78

Hoa móng rồng (thơ) .................................................................... Phùng Chí Tâm .... 78

Mơ về em (thơ) .............................................................................. Phùng Chí Tâm .... 79

Khóc lang quân (thơ) ........................................................................ Lang Nguyên .... 80

Thơ là gì ? (thơ) ................................................................................. Lang Nguyên ... 81

Chùm thơ Hai Ku (thơ) ......................................................................... Lê Nguyên .... 82

Grappe de poèmes Hai Ku (thơ) ......................................................... Lê Nguyên .... 83

Thơ & người làm thơ (thơ) ................................................................... Lê Nguyên .... 84

Biển gọi thuyền (thơ) ....................................................................... Vũ Đình Huy .... 85

The sea calling the boat (thơ) ................................................. Vũ Anh Tuấn dịch .... 85

Trăng lên trên biển (thơ) .................................................................. Vũ Đình Huy .... 86

Moonrise on the sea (thơ) ....................................................... Vũ Anh Tuấn dịch .... 86

Hành trình của giấy ................................................................ Hoàng Kim Thư st .... 88

Hạnh phúc nhỏ nhoi ............................................................................ Dương Lêh .... 93

Thầy trò ................................................................................................... Lam Trần .. 100

Những chuyện hoang đường NGHE & THẤY .............................. Nhựt Thanh .. 102

Những con số thiêng liêng và huyền bí .................................... Đỗ Thiên Thư st .. 105

Năm tuần lễ trên khinh khí cầu (tt – kỳ 13) ............... Thanh Châu dịch thuật .. 109

Những căn bệnh khó chữa .................................................................... Đàm Lan .. 116

Bài thuốc hay trong tuần ........................................................ Phùng Chí Tâm st .. 123

Gia tài ............................................................................................................ N.T.M. . 125

|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
 106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
 111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
 121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
 126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
 136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
 141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
|  106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
|  111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
|  121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
|  126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
|  136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
|  141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
Netadong.com thiết kế