Hiện có 9 người xem / 2341480 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 13/10/2018

CỦA CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA & NAY

Phiên họp hôm nay có một vị khách mới, và vị này đã được dành cho vài phút để tự giới thiệu với các thành viên. Vị khách mới tự giới thiệu xong, như thường lệ, để mở đầu phiên họp Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai tân quý thư. Lần này, cuốn thứ nhất chính là một cuốn truyện ngắn của chính ông, mang tựa đề là “Truyện Vui Thời @”, do nhà xuất bản Nhân Ảnh mới in và bán ở Mỹ bởi nhà Amazon. Trong lần họp trước, bìa trước và bìa sau của cuốn sách đã được giới thiệu, lần này thì cả cuốn sách mới được gửi về được giới thiệu với các thành viên.

Cuốn thứ nhì là một cuốn sách khổ 17x24, dày 814 trang, mang tựa đề là Tác Giả Việt Nam. Sách chứa đựng hình chân dung và tác phẩm của trên 2000 văn nhân, thi sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư v.v… được coi như những tác giả Việt Nam từ thế kỷ 16 tới nay. Tuy nhiên số tác giả của các thế kỷ trước chỉ có vài người, còn phần lớn là từ 1905 cho tới nay. Cuốn sách được nhà xuất bản Nhân Ảnh gửi tặng cho Dịch giả Vũ Anh Tuấn, vì ông cũng được đưa vào sách nơi trang 773. Trong sách, ngoài Dịch giả Vũ Anh Tuấn, còn một vài bạn đã từng tham dự một số buổi họp của CLB như nhà văn nữ Đàm Lan ở Ban Mê Thuột, nhà văn nữ Nguyễn Thị Mây ở Trà Vinh (tuy chưa bao giờ đi họp nhưng thường xuyên đóng góp bài viết trong mỗi Bản Tin), nhà văn Việt kiều Nguyễn Văn Sâm ở Mỹ… Sau khi được giới thiệu xong hai cuốn sách đã được một vài thành viên chuyền tay nhau xem một cách thích thú. Dịch giả Vũ Anh Tuấn sẽ có những nhận xét và trần thuật về cuốn Tác Giả Việt Nam này trong bài Hồi ký chơi sách của ông cũng được đăng trong cùng số Bản Tin này.

 

Dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu sách xong, thành viên Hoài Ly lên ngâm tặng các thành viên bài thơ về tuổi 70. Sau Hoài Ly, anh Phước Hải lên ngâm tặng các thành viên hai bài thơ nặng tính hướng thiện. Anh Phước Hải ngâm thơ xong, anh Nhựt Thanh lên và có bài nói chuyện ngắn về đề tài tế (viếng) đám ma ngày nay. Tiếp lời anh Nhựt Thanh, thành viên Thùy Mai lên hát tặng các thành viên bài “Bài thơ cuối cùng” của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Thùy Mai hát xong, anh Chử lên hát thơ bài hát khuyên người Việt Nam chỉ nên dùng hàng Việt Nam. Anh cho các thành viên nghe nhạc trước rồi mới hát sau. Anh Chử hát xong, Thùy Hương lên kể về chuyện Lệ Ngọc bị đột quỵ và ngâm tặng các thành viên bài thơ mang tên là “ Trạnh lòng ” khi nghĩ tới Lệ Ngọc bị bệnh. Tiếp lời Thùy Hương, Kim Sơn lên hát tặng các thành viên bài “ Tình già ” nói về người cao tuổi và bài “Mẹ và vợ”. Kim Sơn hát xong, anh Phạm Vũ lên và có bài nói chuyện ngắn về nhạc sĩ Vũ Thành An. Sau anh Phạm Vũ, anh Thanh Phong lên hát bài “ Tình Xưa ” và hát tặng các thành viên bài “Mẹ Trùng Dương” của Phạm Duy. Anh Thanh Phong hát xong, anh Tấn Thuận lên hát tặng các thành viên bài “Tình buồn”. Sau anh Tấn Thuận, anh Phùng Chí Tâm lên nói về việc anh Lê Nguyên nhập viện và hát tặng các thành viên một bài của nhạc sĩ Tô Vũ. Anh Phùng Chí Tâm hát xong, anh Thanh Vĩnh lên ngâm tặng các thành viên bốn bài thơ ngắn về người cao tuổi và hai bài thơ “ Xuân đến ” và “ Xuân đi ” . Sau anh Thanh Vĩnh, anh Thanh Châu, với tiếng hát át tiếng bom, lên hát tặng các thành viên bài “Giọt mưa thu”. Cuối cùng, thành viên Tuyết lên hát tặng các thành viên bài “Biết đâu cội nguồn” của Trịnh Công Sơn. Buổi họp kết thúc lúc 11g15, và các thành viên vui vẻ ra về hẹn gặp nhau lại trong kỳ họp tới.

VŨ THƯ HỮU


VÀI CẢM NGHĨ VỀ MỘT CUỐN

QUÝ THƯ MỚI ĐƯỢC TẶNG

Người viết nhận được cuốn quý thư này cách đây hai tuần từ Mỹ gửi về. Cuốn sách khổ 17x24, dày 814 trang, mang tựa đề là Tác Giả Việt Nam của tác giả Lê Bảo Hoàng tức nhà thơ Luân Hoán, một nhà thơ đã được nhiều người biết danh từ trước 1975. Theo lời tác giả “cuốn sách thuần túy là một sưu tập danh sách một số người sinh hoạt văn học nghệ thuật trong nhi u bộ môn. Hầu hết các tác giả, đều đã có công trình thành hình, được giới thiệu đến giới thưởng ngoạn. Những tác phẩm này có mặt từ năm 1905 đến hôm nay, 2016.” Số tác giả được đưa vào sách lên tới hơn 2000 người, trong đó người viết cũng hân hạnh được có mặt nơi trang 773 của cuốn sách. Người gửi và đề tặng sách là nhà thơ Lê Hân, Đại diện nhà xuất bản Nhân Ảnh ở Mỹ.

 

Có cuốn sách rất đẹp trong tay, người viết rất vui và thích, và đã bỏ ra khá nhiều thì giờ để đọc, để suy nghĩ, và đã có được những cảm nghĩ dưới đây.

Trước nhất phải nói là cuốn sách được in rất trang nhã, và giấy thì tốt tuyệt vời, hình ảnh cũng rõ ràng và đẹp. Trong sách hầu như tất cả mọi tác giả đều thuộc thời gian từ 1905 tới nay, 2016, ngoại trừ cụ Phùng Khắc Khoan là của thế kỷ 16 và hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là của thế kỷ 19 và một số ít tác giả khác của những năm trước năm 1909. Cảm nghĩ đầu tiên của người viết là khi được đưa vào sách, các tác giả đều không ai giống ai, mỗi tác giả và ti ể u sử cũng như các tác phẩm đều là một khoảng riêng tư, và các tác giả trong sách cũng không thể, vì được ở chung trong sách, mà dựa dẫm vào vinh quang của những vị tiền bối, những người đã nổi danh có người cả 5 , 7 chục năm trước. Do đó người viết đã cất công du hành qua sách để thấy được là:

1/ Số tác giả có tiểu sử dài từ nguyên 1 trang trở lên trong số trên 2000 người chỉ có tổng cộng 42 người.

2/ Số tác giả tiền bồi nổi danh từ nhiều năm trước như Nhất Linh, Khái Hưng, Tản Đà, Nguyễn Bính, Thế Lữ, Lê Văn Trương, v.v… chỉ có tổng cộng 43 người.

3/ Số bạn bè quen biết của bản thân người viết chỉ có t ổ ng cộng 26 người.

Thực ra trong số gần 2000 tác giả còn lại cũng còn có một số tác giả nổi danh trên nhiều lãnh vực khác nhau, nhưng số này cũng chỉ khoảng trên một trăm người là cùng. Những tác giả còn lại, trong số đó có cả người viết, chỉ là những người của thời hiện tại, nên sự nghiệp và các tác phẩm còn cần thời gian để người đọc và người đời biết tới mới được. Tóm lại, trong cuốn quý thư này “không hề có chuyện sự nghiệp và tác phẩm của mọi tác giả đều NGANG BẰNG với nhau”.

Tuy nhiên, theo người viết, các tác giả chưa nổi danh cũng chẳng cần có mặc cảm thua kém, có sự so sánh nào, vì “nếu sự nghiệp và những tác phẩm của họ có CHÂN GIÁ TRỊ thì sẽ vượt qua được sự thử thách của thời gian và sẽ được người đời, không người này thì người khác biết đến, để rồi cũng sẽ nổi tiếng chẳng thua ai cả!”

Trên đây là những cảm nghĩ của người viết sau khi đọc khá kỹ cuốn sách đẹp, và khi nhận được cuốn sách với lời đề tặng, người viết cũng cảm thấy rất vui, và cũng cho rằng đây là một kỷ niệm trong đời chơi và yêu sách của mình…

Trích “Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI”

VŨ ANH TUẤN

NHỮNG SUY NGHĨ VẨN VƠ

TẬP 1

(tiếp theo số 149)

§ “Hơn 56 lần đi kêu oan cho người, cho đất” - Báo Tuổi Trẻ ngày 10/11/2008:

Ông Dần và anh Thái trở thành bạn thân từ những đêm khuya ra tỉnh kêu oan. Cứ mỗi tháng một lần vào ngày 25 dương lịch, đôi bạn này rời làng từ 24 giờ để đến tỉnh Thanh Hóa bằng xe gắn máy lúc mờ sáng để xếp hàng lấy số vào tốp đầu tiên. Ông Dần giải thích: “Nếu đi muộn sẽ không đăng ký được tốp đầu tiên, và như thế khó lòng gặp được lãnh đạo tỉnh trong ngày hôm đó”. Từ năm 2005 đến nay hai người vay hàng chục triệu đồng để đi kêu oan, ở tỉnh là 48 lần và hơn chục lần ở các cơ quan khác tại Hà Nội, nhưng việc đâu vẫn đó.

(Ai thấu được nỗi khổ của những công dân này!)

§ “Sau giải oan, trai tráng thành bệnh tật”. Bài của Việt Hùng, báo Tuổi Trẻ 11/11/2008:

Trần Minh Hòa, 24 tuổi, trú phường Cẩm An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, từ một thanh niên khỏe mạnh, cột trụ chính của gia đình, sau khi bị giam cầm oan ức 143 ngày, anh Hòa phải chống gậy đi lại. Anh Hòa được ông bà nội giao cho mảnh đất hương hỏa 547m2 cùng căn nhà sát biển Cửa Đại để hương khói phụng thờ tổ tiên. Gia đình anh Hòa như bao gia đình khác bám biển với con cá con tôm sinh sống qua ngày. Năm 2000 con đường ven biển Cửa Đại được mở, nhiều resorts được dựng lên. Nhà anh Hòa bị ảnh hưởng, bức xúc nhất là chuyện vệ sinh. Theo hồ sơ vụ án, sáng ngày 03/9/2007 anh Hòa cầm đơn đến phường Cẩm An xin phép xây nhà vệ sinh, diện tích khoảng 18m2 trên mảnh đất gia đình mình… Ông Phó Chủ tịch UBND phường Dương Văn Phu phê: “Không đồng ý cho ông Hòa xây dựng hố xí như đơn trình bày trên diện tích đất chưa được Nhà nước chấp thuận và đang bị cưỡng chế”. Do hôm trước nghỉ bù lễ, UBND không làm việc, anh Hòa đã mua một số vật liệu và cho đào móng trước với suy nghĩ: đất nhà mình, mình xây nhà vệ sinh có gì sai phạm! Sau đó được cán bộ đến lập biên bản xây dựng trái phép, biên bản chưa lập xong thì mảng tường mới xây ngã đổ, có một số cán bộ đứng đó bảo vệ hiện trường, anh Hòa từ trong nhà chạy ra (tưởng tường bị đập), cầm dao rượt đuổi mấy cán bộ đứng đó, sau đó anh vác dao vào nhà và không chịu ký biên bản vi phạm. Công an đưa anh Hòa về phường rồi hai ngày sau công an thị xã Hòa An khởi tố vụ án và bị can, bắt tạm giam anh Hòa. Viện KSND Hội An truy tố anh Hòa tội chống người thi hành công vụ. Thời gian bị tạm giam, anh Hòa bị sốt và được điều trị tại bệnh viện Hội An. Ngày 22/01/2008 Viện KSND Hội An tiếp tục ký lệnh tạm giam thêm 20 ngày nữa, tính từ 24/04/2008. Cùng ngày TAND Hội An ký quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam, anh Hòa được đưa từ trại tạm giam công an Hội An về nhà sau 143 ngày bị tạm giam, với đôi chân cử động khó nhọc.

Sau hai lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ngày 21/3/2008, TAND Hội An đưa vụ án ra xét xử và kết luận: “Bị cáo bức xúc rượt đuổi những người làm không đúng pháp luật, chưa đến mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ cần xử lý bằng biện pháp hành chính cũng thỏa đáng”. Tòa tuyên bố anh Hòa không phạm tội. Về việc bị giam giữ 143 ngày, cơ quan thẩm quyền phải có trách nhiệm khôi phục danh dự, quyền lợi và ích lợi hợp pháp của anh Hòa theo quy định của pháp luật. Viện KSND Hội An kháng nghị, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa phúc thẩm ngày 18/06/2008, bác kháng nghị và giữ nguyên án sơ thẩm.

Hơn 4 tháng từ khi có bản án phúc thẩm đến nay, không một tổ chức hay cá nhân nào đến thăm hỏi, nói lời xin lỗi. Rời nhà giam, người anh Hòa co quắp xanh xao, đi hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, từ Đà Nẵng vào tới Tp.HCM chữa chạy. Bố mẹ anh Hòa già yếu bệnh tật, từ ngày anh Hòa bị bắt giam, ông bà kiệt lực, chỉ còn sống nhờ bà con giúp đỡ. Ông cho biết: “Từ ngày Hòa bị vào vòng lao lý, cả gia đình cũng lao theo xuống vực thẳm khánh kiệt”.

Do có đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, phải chờ kết quả sau cùng, hành trình đi đòi lại công lý của gia đình anh Hòa vẫn còn gian nan.

Theo điều 287 bộ luật tố tụng hình sự, trong trường hợp này việc kháng nghị được tiến hành trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực. Khi nào có kết quả, các cơ quan có liên quan mới có trách nhiệm tiến hành các công việc tiếp theo để giải quyết cho anh Hòa!

(Chờ được vạ thì chẳng còn má để mà sưng! Oan ơi là oan!)

§ Bài của Thanh Dũng: “Bán cá… tử thần”, trên báo Thanh Niên ngày 24/4/2009.

Cá nóc là loài chứa nhiều độc chất, nhiều thông tin về những vụ tử vong vì ăn cá nóc đã được đăng tải. Theo Bộ Y Tế, tại Việt Nam đã phát hiện được 4 họ cá nóc, 12 giống và 66 loài. Độc tố chứa nhiều nhất ở gan, trứng… mỗi người chỉ cần ăn 10gr cá nóc là có thể tử vong; ban đầu nạn nhân sẽ cảm thấy tê môi và đầu lưỡi, sau đó đến tay chân… đi đứng loạng choạng, nôn mửa dữ dội, khó thở, hôn mê rồi hô hấp ngưng trệ, nạn nhân tử vong sau 1,5 - 8giờ, nếu không kịp thời cứu chữa.

Thế mà vì lợi nhuận, cá nóc tươi, khô vẫn được tung ra thị trường. Từ đầu tháng 02 tới cuối tháng 4/2009, các cơ quan chức năng đã thu hồi được 35 tấn cá nóc cả tươi lẫn khô: Ngày 21/4/09 khi đột xuất kiểm tra 4 xe tải chở cá, công an huyện Châu Thành và cảnh sát môi trường tỉnh Kiên Giang đã phát hiện 18 tấn cá nóc xanh lưng gù, loài cực độc; ngày 26/02/09 khi kiểm tra điểm chế biến cá khô ở đường Đinh Tiên Hoàng, Rạch Giá, đoàn kiểm tra phát hiện 200kg cá nóc phơi chung với các cá khác… Làm việc với các cơ quan chức năng, ông Huy khai nhận từ ngày 22-23/3/09, ông đã thu gom 12 tấn cá nóc tươi từ các tàu đánh cá đem về sơ chế bán lại cho các đại lý và cơ sở chế biến cá khô. Trước khi bị tịch thu, ông đã tung ra thị trường 4 tấn cá nóc phơi khô.

(Nếu cứ tính 10gr cá nóc tiêu một mạng người, thì chỉ riêng vài con số vừa kê khai trên, 50 tấn có khả năng giết người vô tội là 5 triệu người. Ai xử cho nỗi oan và thiệt hại này? Phạt hành chánh vài chục triệu nhằm nhò gì? Và số tiền này có tới được gia đình những người thiệt mạng không?)

(còn tiếp)

Lm. Giuse Nguyễn Hữu Triết

(Tổng hợp nguồn báo chí và các phương tiện truyền thông)

TU PHẬT

THEO KINH ĐẠI THỪA

(tiếp theo số 149)

Tóm lại, qua Quán Sát các Pháp, Đức Thích Ca biết rằng Chân Tánh (hoặc Chân Tâm) của mỗi chúng ta là Vô Tướng, không dứt diệt, không khổ, không vui, không bị ảnh hưởng bởi những nơi mà nó đến, nhưng con người không nhận ra được mà chỉ nhận cái Thân Duyên Nghiệp là Mình, vì đó mà phải Khổ. Tất cả những diễn tiến trong kiếp sống của mỗi người mà chúng ta nhìn thấy, như giàu nghèo, thọ yểu, khổ vui là do Nghiệp quá khứ mà mỗi người đã tạo ra. Rồi cũng vì con người không hiểu nên tiếp tục sống trong mê lầm, không muốn, và cũng không biết cách để Thoát ra. Công việc tu hành chỉ là Gỡ những dính mắc của cái Tâm Chấp Lầm để được Giải Thoát. Do đó, công việc tu hành cũng không quá rườm rà, phức tạp. Không cần vô Chùa, Cạo Tóc, Đắp Y, hành Tứ Oai Nghi, giữ hàng mấy trăm Giới, mà chỉ cần có người nhắc nhở để thức tỉnh. Hành trình quay về là chỉ cần Giữ GIỚI và sống trong BÁT CHÁNH ĐẠO, tin và hành theo NHÂN QUẢ, và Tư Duy, Quán sát để Tìm Tâm, Thấy Tâm rồi chuyển hóa nó, cho nó không còn chấp lầm để hết Khổ, gọi là được Giải Thoát. Vì vậy, không cần thay cảnh, đổi tướng mà vẫn tiếp tục cuộc sống thường nhật. Vẫn ở trong đời, nhưng sau khi cái Tâm đã được điều phục rồi thì sẽ không còn dính mắc vào hơn thua, tranh chấp với đời. Không Tham, Sân, Si, nên không làm ác. Không tạo Nghiệp nơi Thân, Khẩu, Ý, để cuộc sống mình và những người chung quanh được yên vui, hạnh phúc mặc cho cảnh trần với những động loạn, hơn thua…

Người tu Phật lúc đó được ví như Hoa Sen, sống giữa bùn mà không vương mùi bùn. Đó cũng là lý do vì sao Phật Truyền Y Bát cho Ngài Ca Diếp khi Ngài mỉm cười lúc Phật cầm cành Sen đưa lên giữa đại chúng. Bởi vì Ngài Ca Diếp hiểu rằng, dù Phật giảng bao nhiêu Pháp, tả bao nhiêu cảnh giới, nói rằng người tu sẽ thành Thánh, thành Phật, tả Niết Bàn, Phật Quốc v.v… cũng chỉ là phương tiện để người hành theo có được cuộc sống an lành mà thôi. Đi một vòng thật xa để cuối cùng cũng trở lại với cuộc đời. Sau khi trừ được Cái Vọng Tâm rồi, thì người tu vẫn tiếp tục sống trong đời, nhưng cái Tâm sẽ trở thành nhẹ nhàng, thanh thản, không bị lôi cuốn bởi các Pháp, gọi là được tự tại.

Nhìn lại mục đích Đạo Giải Thoát mà Đức Thích Ca khai mở. Xét lại Phương Tiện mà Ngài đã dùng, chúng ta không khỏi thán phục vì cách đây đã gần 3.000 năm mà trí tuệ Ngài thật là xuất chúng. Biết tâm ý con người ham muốn cao siêu hơn người, muốn làm Phật, làm Thánh, thì Phật hứa là nếu cứ đi trong Bát Chánh Đạo, Giới-Định-Huệ, tin Nhân Quả, Quán Sát, Tư Duy, thực hành theo đó thì sẽ đạt được Tứ Quả Thánh. Muốn đến Cõi Tây Phương Cực Lạc nơi đầy dẫy Bảy báu, dư thừa đến nỗi vàng mang làm dây giăng. Xa cừ mã não, lưu ly làm đất thì cứ Xả Ba Nghiệp của Thân, Bốn Nghiệp của Khẩu. Vì bao nhiêu kiếp mà con người vẫn ôm giữ những tính xấu không chịu buông bỏ, nên khi Xả nó, thì Phật ví như mang châu báu cúng cho Phật! Tâm lý hơn người, chẳng những bản thân mình, mà còn muốn kéo cả dòng họ cùng hưởng, thì Phật nói người tu xong thì “Độ được Bảy Đời quyến thuộc”. Nhưng xét kỹ thì Bảy Đời quyến thuộc đó chỉ là Ba Nghiệp của Thân và Bốn Nghiệp của Khẩu. Những Nghiệp này mới thật là quyến thuộc của ta, vì do tự ta tạo ra nên sẽ theo ta tới kiếp khác. Tu cái Thân, cái Khẩu là Độ được cho Bảy đời quyến thuộc này. Được trở thành ông Phật với 32 Tướng Tốt, Tám Mươi Vẻ Đẹp thì oai phong biết mấy… Nhưng khi thực hành thì thấy rằng chẳng phải ở cung trời Đao Lợi hay cảnh giới Tây Phương Cực Lạc nào, mà ngay tại cõi người với Lễ, Nghĩa, Đạo Đức, Giới, Hạnh, Thí, Xả... mà thôi. Nói rằng tu sẽ đạt VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ hay VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC làm mọi người cứ tưởng nếu chứng đắc được là sẽ cao nhất thế gian, mà quên rằng VÔ THƯỢNG chớ không phải TỐI THƯỢNG! Giải Thoát đâu có so sánh với ai mà cao thấp? Hơn nữa, tu là để chứng cái “Không còn Ta” thì lấy ai để cao?

Dù không có Quả vị hay Cõi Phật, nhưng thật sự là Phật không có lừa dối mọi người để được danh hay lợi cho mình, để mọi người cất Chùa vàng chùa bạc cho Ngài ngự! Mục đích Ngài là dùng những phương tiện Huyển để đối trị cái Khổ cho con người mà thôi. Đọc phẩm Anh Nhi Hạnh trong kinh Đại Bát Niết Bàn ta sẽ thấy viết: “Lại như Anh Nhi lúc kêu khóc, cha mẹ liền lấy lá dương vàng mà bảo rằng: “Nín đi, đừng khóc. Vàng đây ta cho con”, Anh Nhi thấy lá dương vàng, tưởng là vàng thật bèn thôi không khóc nữa. Nhưng đây là Lá Dương, không phải vàng thật. Trâu gỗ, ngựa gỗ, người gỗ, Anh Nhi cũng tưởng là trâu, ngựa, người thật, liền chẳng khóc nữa. Do vì chẳng phải thật trâu ngựa v.v... nên gọi là Anh Nhi”.

Cứu Khổ cho con người, giải thoát cho con người khỏi làm nô lệ cho dục vọng, vật chất, danh vọng, quyền uy. Không còn lệ thuộc, nương tựa, khiếp sợ thần linh để cầu xin bớt rủi, thêm may, mà tự mình quyết định vận mệnh cho mình ở hiện kiếp và vĩnh kiếp về sau được tốt đẹp hơn. Đó là mục đích của Đạo Phật, và Đức Thích Ca như người cha thương con đã dùng mọi cách thức, gọi là Phương Tiện để làm cho con người hết Khổ gọi là dỗ cho con nín khóc. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có giải thích điều này như sau: “Dù là không có Xe Dê, Xe Trâu, Xe Nai. Nhưng những đứa con của ông trưởng giả nhờ nghe hứa thưởng mà chen nhau chạy ra nên thoát chết”. Chẳng những không phải chết trong căn nhà Tứ Đại mục rỗng, mà lại được hưởng thanh thản, an vui, cuộc sống không phải gặp các ác pháp, được an lành cho đến hết kiếp, không bị phiền não nhiễu hại, Kinh gọi là tìm được viên “Như Ý Bảo Châu”.

Thế nhưng, dù Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA đã nói rõ: Người tu hành đối với quyển Kinh là phải: “Thọ, trì, đọc, tụng, biên chép, giảng nói, y pháp tu hành”, tức là có quyển Kinh rồi thì đọc nhiều lần, biên, chép, giảng nghĩa cho rõ, rồi y theo đó mà tu hành, thì điều hết sức đáng tiếc là nhiều đời qua, một phần do ảnh hưởng cái sai của những người đi trước, một phần do quá ngưỡng mộ Phật, những người có trách nhiệm hướng dẫn bá tánh lại không chịu đọc hết Kinh để tìm Nghĩa cho rõ rồi mới hành theo đó, mà vừa đọc thấy Kinh thấy nói Phật “cứu độ cho Tam Thiên Thế Giới”, thì vội dùng chất liệu quý tạc thành Tượng để thờ. thấy diễn tả Tây Phương Cực Lạc, thì dừng ở đó, phóng đại, tô màu lên, lôi kéo nhiều người tin theo để ngưỡng mộ, ca tụng Phật như một vị Thần Linh quyền phép tột cao và bỏ hết việc đời, cả ngày Niệm danh hiệu Phật A Di Đà để cầu xin được về Nước của Ngài. Nhưng nếu họ có đọc PHÁP BẢO ĐÀN KINH của Lục Tổ Huệ Năng ta sẽ thấy Tổ giải thích: Tây Phương Cực Lạc, Đông Phương mà Kinh nói cũng ở nơi Tâm của mỗi người sau khi trừ đi Thập Ác, hành Thập Thiện. và bỏ Bát Tà. Bảy Báu làm đường ở Tây Phương Cực Lạc cũng thế. Là Bảy Nghiệp mà người tu trong quá trình hành trì đã Xả. “Ao nước chứa tám công đức” đó là kết quả của công đức hành trì theo Bát Chánh Đạo. Mọi người tự tu, tự hành trì bằng cách thực hành những việc Tốt, bỏ những Ác Nghiệp, đó là mình thành lập Tây Phương Cực Lạc nơi Tâm của mình, không cần vọng về Nước của Phật nào khác.

Việc Cúng Dường Phật cũng vậy. Trong Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA có viết: “Long Nữ dâng cho Phật Viên châu có giá trị liên thành, Phật nhận, và nàng lập tức thành Phật”! Ý nghĩa của Viên Châu có giá trị liên thành đó là TAM ĐỘC tức Tham, Sân, và Si. Xả chúng đi, là lập tức được Giải Thoát chớ đâu phải dâng châu báu cho Phật thì Phật ấn chứng cho? Hiểu như thế khác nào cho rằng Phật nhận hối lộ? “Dâng đền đài, cung điện, xâu chuỗi vô giá đeo trên cổ cho Phật” cũng thế. Là Xả những thói xấu mà mọi người cố chấp, ôm giữ, đeo mang, trú ngụ trong đó từ vô lượng kiếp đến nay không chịu rời bỏ. Xả nó đi thì lập tức được Giải Thoát. Nhưng rất nhiều người đã hiểu lầm nên mang tài sản đi cúng Chùa, cũng như một số người đã lợi dụng sự hiểu lầm đó, mà không biết rằng mình đang thiếu trung thực. Vì nhận của bá tánh cúng cho Phật thì mình sẽ chuyển cho Phật cách nào? Gặp Phật ở đâu để giao? Nếu không chuyển được tức là mình đã lợi dụng của Thường Trụ, đương nhiên có lúc phải trả vì Nhân Quả không mất.

Kinh viết thời sau sẽ có Đức Di Lặc giáng trần trong nghĩa: Trước khi tu hành thì Lục Căn của mỗi người là Lục Tặc, chuyên đeo bám, đưa ngoại pháp vô làm náo loạn thân, tâm. Từ khi tu hành, chuyển hóa cái Tâm, thì Lục Căn cũng chuyển thành Lục Hộ Pháp, hỗ trợ cho người tu. Người tu lúc đó được an vui, tự tại, nên người xưa đã diễn tả bằng hình ảnh một ông bụng phệ, cười thoải mái với 6 em bé leo trèo chung quanh người, tượng trưng cho Lục Tặc đã trở thành vô hại như 6 đứa bé! Từ một chúng sinh bị đau khổ vì các pháp vùi dập, nay hết Khổ, được an lạc, gọi là Di Lặc xuất thế, chẳng phải có một Đức Di Lặc bên ngoài nào giáng trần để cứu đời như hàng Nhị Thừa hiểu lầm rồi chờ mong ngày nào đó sẽ đến, mà quên mục đích của Đạo Phật bao giờ cũng là Tự Độ!

Từ NGỮ tới NGHĨA cách nhau rất xa. Chính vì vậy mà Kinh Đại Bát Niết Bàn dặn dò trong Tứ Y, là Y NGHĨA BẤT Y NGỮ. Y KINH LIỄU NGHĨA BẤT Y KINH VỊ LIỄU NGHĨA. Thế nhưng từ bao đời rồi, nhiều Vị rất có uy tín, đã rao giảng Đạo Phật khi chưa rõ được thật nghĩa! Tự mình hiểu lầm thì còn đỡ, nhiều người lại thuyết giảng lôi kéo nhiều người làm theo mình. Hậu quả khó lường, vì làm sai lạc mục đích của Đạo Phật. Điển hình là do hiểu lầm Phật là Thần Linh, nên Chùa chiền biết bao thời rồi, vẫn kêu gọi nhiều thanh niên nam, nữ sức khỏe đang dồi dào, trí thức lớn, bằng cấp cao, khả năng chuyên môn giỏi, có thể làm rất nhiều điều để giúp cho xã hội, bỏ hết để “Xuất Gia Đầu Phật”. Vô Chùa rồi thì đứng bên lề cuộc đời, ngày ngày chỉ tụng Kinh, Niệm Phật, học Giáo Pháp, và chờ về Niết Bàn, trong khi xã hội thời nào cũng cần rất nhiều người tài đức, có sức trẻ chung tay xây dựng để cho dân chúng ấm no, đất nước thịnh vượng!

Việc tu hành thì chỉ cần Tu sửa cái Tâm, giữ một số Giới, đi trong Bát Chánh Đạo, tin Nhân Quả thì cần gì phải vô Chùa mới làm được? Nhiều người nhân danh tu hành rồi dẹp bỏ hết việc đời vì cho rằng cuộc đời là giả tạm. Họ quên rằng cuộc đời dù nói là giả tạm mà cũng kéo dài cả trăm năm. Thời gian đó mọi người hưởng dụng biết bao nhiêu sản phẩm do công sức đóng góp của biết bao nhiêu thành phần trong xã hội? Từ Nhà cửa, phòng ốc, y phục, tọa cụ, giường nằm, mọi phương tiện phục vụ cuộc sống, cho tới hột cơm, ngọn rau, chén nước. Không làm gì để đền đáp lại là mang tội, là mắc nợ bá tánh, vì để họ cung dưỡng cho mình nhàn thân mà tu hành, trong khi kết quả tu hành thì ai làm nấy nhờ, không ai tu giùm ai được! Do đó, những người cổ xúy việc làm đó không những có lỗi với Đạo Phật, vì hiểu sai ý Phật. Có lỗi với cuộc đời, vì làm mất đi một lực lượng hùng hậu, có sức, có tài, lẽ ra để xây dựng cuộc đời, mà còn có lỗi với những người Xuất Gia theo mình. Bởi họ nghĩ rằng hy sinh cuộc đời để phụng sự cho Phật, trong khi Phật chỉ là Kết quả Giải Thoát của Đức Thích Ca, đâu phải là một vị Thần Linh có thật mà cần được phụng sự? Không những thế, họ còn nối tiếp nhau để ca tụng Phật như một vị Thần Linh rồi tôn thờ, cầu xin, và truyền bá cho mọi người cũng theo mình, không biết đó là chồng mê cho bá tánh!

Cho tới thời này tôi mới nhận ra rằng sở dĩ mọi người cần tu hành là vì cõi trần gian đầy đau khổ, bị ràng buộc vì miếng cơm manh áo, vì mưu sinh, vì phải lo cho gia đình, vợ con. Hàng ngày phải đối phó với biết bao nhiêu pháp thuận, nghịch? Do đó mới cần tu hành để Giải Thoát. Những người ở Chùa, cuộc sống thảnh thơi, an nhàn, mọi thứ đã có người cung phụng, chẳng cần phải suy nghĩ gì về tiền nong, không bị con khờ, vợ dại làm bực mình, từ cơm áo, thuốc men, cho tới mọi phương tiện sinh hoạt đã có người lo thì có gì khổ mà cần Giải Thoát? Trong khi đó, mấy trăm năm về trước Lục Tổ Huệ Năng đã dạy: “Ly thế mịch Bồ Đề. Cáp như cầm thố giác”. Rời thế gian mà đi tìm Giải Thoát giống như đi tìm sừng thỏ! Vô Chùa, núp sau cửa chùa, xây tường rào ngăn che, các pháp không động đến được thì đâu có gì đau khổ nữa mà cần Giải Thoát? Giải Thoát Các Pháp có nghĩa là vẫn ở trong Pháp mà không bị các Pháp làm cho điên đảo, như Hoa Sen, vì nó vẫn sống trong bùn mà không bị vương mùi bùn. Người tu phải ở giữa các pháp mà Thoát Pháp. Nếu tránh đi nơi khác là Trốn Pháp, đâu phải Thoát Pháp? Và Trốn Pháp, né pháp đâu phải là mục đích của Đạo Phật chân chính?

Cách tu hành bây giờ cũng rất khác. Ngày xưa Phật mặc vải liệm thi, đi chân trần, cư ngụ ở cội cây hay trong rừng. Chư Tổ cũng một y, một nạp. “Bình bát cơm ngàn nhà. Thân chơi muôn dặm xa. Mắt xanh xem người thế. Mây trắng hỏi đường qua” Phật dạy người tu “Ít muốn, biết đủ”, nên đời sống các Tu Sĩ nhẹ nhàng, thanh thoát. Thời nay, Cao Tăng có người hầu kẻ hạ, lên xe xuống ngựa, dùng toàn phương tiện hiện đại! Chùa nào Chùa nấy hô hào bá tánh gom vàng bạc để đúc tượng, cất Chùa chiền hoành tráng, lầu tháp dát vàng, phòng ốc nghinh ngang, nổi bật giữa đời, viện cớ là để tôn vinh Phật!

Thay vì “Chạm, khắc tượng Phật”, là mỗi người nương theo Hạnh mà Phật đã làm, thực hiện cho bản thân, để Thành Phật, thì các Chùa lại dùng chất liệu quý của trần gian tạc tượng Phật, rồi cùng bá tánh ngày mấy thời thắp hương để tôn thờ, cầu xin! Có người đã dùng khối Ngọc để tạc tượng Phật, gọi là Phật Ngọc, rồi đưa đi khắp thế giới cho bá tánh thắp hương cúng lạy, cầu xin! Mỉa mai là Phật Ngọc mà mọi người cầu xin ban ơn, giáng phúc đó lại không tự bảo vệ được mình. Đi đâu cũng phải có cả đoàn vệ sĩ bảo vệ, và trong một lần tai nạn đã bị bể, phải sửa lại!

Vài năm gần đây, nhiều thiên tai liên tiếp xảy ra ngay tại Ấn Độ để nhắc nhở mọi người về quyền năng của Phật: Có một ngôi làng mà người dân ở đó nghèo khổ đến độ nổi tiếng là “Ngôi làng bán thận”, vì thanh niên khỏe mạnh mỗi người chỉ còn có 1 quả thận, do 1 quả đã bán để lấy tiền cất nhà. Thế rồi trận động đất diễn ra ngay tại Népal quê hương của Phật, cướp đi gần chục ngàn sinh mạng con người, và đa số những ngôi nhà được cất bằng tiền bán thận đó cũng bị sụp đổ theo! Chùa dát vàng ở Miến Điện bị tuột xuống sông. Điều đó chứng minh: Phật không phải là Thần Linh, không thể cứu độ cho ai như lời nhiều người đã đồn thổi từ xưa đến nay! Nếu Phật linh ứng, có quyền năng, có thể cứu được mọi người, thì với Tâm Đại Từ, Đại Bi, Ngài đâu có để cho bao nhiêu sinh linh phải chịu chết vì oan uổng như vậy! Nếu cứu được mọi người, thì người, hoặc xứ sở đầu tiên Ngài cần cứu là quê hương của Ngài! Qua đó ta thấy Kinh Đại Bát Niết Bàn nói không sai: “Y KINH GIẢI NGHĨA TAM THẾ PHẬT OAN”!

Ai có đọc Kinh KIM CANG cũng thấy lời cảnh báo: “Ai nương sắc thấy ta. Dùng âm thanh để cầu Ta. Kẻ đó hành đạo tà. Không thấy được Như Lai”. Bởi Như Lai là kết quả tu hành của hành giả. Nhờ Quán Sát các pháp, nhờ Xả, nhờ tu các hạnh, mà các Pháp “Đến đi không động”, thì Chùa nào cũng tạc Tượng Phật cho to. Ngày mấy thời Tụng Kinh với hỗ trợ của chuông, mõ để cầu xin Phật Tổ Như Lai phù hộ, bất chấp lời cảnh báo: Những người làm như thế là hành tà đạo. Không thể thấy Như Lai!

Thấy rằng Tu Sĩ không những không phải lao động vất vả để kiếm sống, mọi thứ đều được bá tánh cúng dường, còn được ăn trên ngồi trước, chỉ cần hy sinh cái đầu, mặc Y lên người, học một số Pháp, nên những kẻ lười nhác cũng trà trộn vô hàng ngũ Sư Tăng để kiếm ăn. Ngay thời kỳ mới Kết Tập ở Ấn Độ, Tăng Chúng đã phải loại ra mấy chục ngàn Sư giả! Thời Phật Giáo cực thịnh của nước ta, Giáo Hội cũng phải tổ chức thi để loại những phần tử lười biếng núp bóng Chùa Chiền! Thời nay, cũng có những tên gian manh sắm bộ đồ, cạo cái đầu rồi thuê nhà sống thành nhóm với nhau để hành nghề khất thực! Tăng Ni chính thức của nước ta có gần 700.000 vị. Trong đó có bao nhiêu thật, bao nhiêu núp bóng Chùa Chiền để “mượn đạo tạo đời” chỉ có trời mới biết! Nhưng đông đảo như vậy mà số Sư có khả năng giảng Pháp đếm trên đầu ngón tay. Không biết những vị còn lại làm gì cho Đạo Pháp!

Cuộc sống càng khó khăn thì con người càng trông cậy vào Thần Linh để được phù hộ, che chở, nên người đến Chùa để cầu xin càng nhiều, lộc cũng theo đó mà gia tăng. Báo đưa tin. Chỉ một mùa Lễ Hội ở chùa Hương cách đây vài năm mà Ngân Hàng phải huy động đến cả 12 xe để chở tiền về đếm. Nghe nói con số lên đến trên 20 tỷ! Có một Chùa ở Miền Bắc, bị một tên đầu gấu đưa vô 1 cái thùng Công Đức để ké. Trụ Trì ở đó cũng đâu có dám phản đối, phải mời Công An đến giải quyết. Chỉ trong 1 ngày Chủ Nhật thôi, mà khui thùng ra đếm được cả chục triệu! Việc Tu Tâm, Chứng Đắc thì không nghe nói đến, nhưng Chùa nào Chùa nấy lo mở thêm nhiều chi nhánh, trong nước và cả nước ngoài. Chùa có điều kiện thì đưa các Sư đi du học nước ngoài, lấy bằng Tiến Sĩ Phật Học để không thua kém Chùa khác! Vài Đại Gia cũng đánh hơi được mối lợi nhuận khổng lồ. Thay vì làm ăn phải đau đầu tính toán, đối phó nhiều thứ mà còn bị đánh thuế, nên đã cũng bỏ hàng trăm tỷ ra xây Chùa quy mô hoành tráng, to nhất, nhì nước. Người đi vãng cảnh Chùa than phiền đi Chùa mà phải trả tiền mua vé! Thông tin còn nêu rõ là họ được quyền khai thác 70 năm, sau đó thuộc về Nhà Nước! Để cho người đời thao túng, nhà Chùa đã làm mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh của Đạo, mà còn làm cớ cho nhiều người nhìn vào đánh giá sai về Phật và Đạo Phật.

Có một số điều từ thời Phật để lại mà người tu hành không thể thay đổi, đó là GIỚI, ĐỊNH, HUỆ, BÁT CHÁNH ĐẠO, TƯ DUY, QUÁN SÁT. Nhưng cũng có một số không phải là chính yếu, không bắt buộc phải duy trì, vì nó chỉ cần thiết do hoàn cảnh, vào thời điểm nhất định nào đó. Thí dụ như việc người tu phải bỏ hết việc đời, tập trung vô Chùa, không tham gia bất cứ việc gì ngoài tu học, và để người khác cung dưỡng cho mình tu. Theo tôi, điều đó chỉ đúng vào những ngày Phật mới thành lập Đạo thôi. Lý do là vì lúc đó chữ viết chưa có, những Đệ Tử đó lại là nhóm đầu tiên được Phật truyền Pháp, nên họ là những nhân tố rất quan trọng, có nhiệm vụ phải ghi nhớ và học thuộc lòng những gì Phật thuyết để tương lai truyền lại. Vì thế, Phật không cho họ làm bất cứ việc gì, sợ bị phân tâm. Nhưng cho tới thời này thì Kinh, sách tràn lan, trên mạng cũng đầy dẫy. Muốn in, muốn chép, muốn nghiên cứu đều dễ dàng, cần gì phải bỏ hết mọi việc, và để cho người khác phải cung dưỡng cho mình nhàn hạ mà tu tập? Vì thế, điều đó trở thành phí phạm và vô lý! Hơn nữa, chúng ta đã biết là ai tu nấy đắc. Người tu xong cũng đâu có độ được cho bá tánh để trả nợ Nhân Quả? Do vậy, theo tôi, tốt nhất người thật tâm tu hành thì nên tự lo cho cuộc sống cho bản thân để không làm gánh nặng cho thí chủ, không mắc nợ Nhân Quả, mà cũng không tạo cơ hội cho những kẻ lười nhác trà trộn vô để kiếm sống làm ô uế cửa Chùa. Và chúng ta nghĩ sao nếu có người nói rằng quyết tâm tu hành mà không có người cung dưỡng thì không thể tu được?

Một điều nữa cũng làm cho nhiều người muốn tu hành băn khoăn, nghĩ rằng tu hành thì phải đầy đủ hình tướng. Phải có Tứ Oai Nghi. Phải giữ cả mấy trăm Giới. Phần họ cũng muốn tu, nhưng ngại phải mang hình tướng, vì họ không muốn ai biết mình đang tu. Điều đó hoàn toàn hợp lý, bởi theo Kinh sách dạy: Tu Phật là TU TÂM. Người nào đang tu sửa Thân, Tâm mình bằng những Giáo Pháp của Đạo thì chính là Tu Sĩ. Cần gì phải có hình tướng? Buổi đầu khi Phật mới lập Đạo thì những Đệ Tử của Ngài cần có cái đầu, chiếc áo để phân biệt với người đời, với những nhóm tu của đạo khác. Nhưng đến giờ này, mọi thứ đã được các Tổ về sau bạch hóa: “Việc tu hành theo Đạo Phật chỉ là Tu Sửa cái Tâm để Thoát Khổ”. Vì vậy, nếu muốn tu thì mỗi chúng ta có thể nương giáo Pháp của Đạo Phật để tự tu, tự sửa cái Tâm của mình, giữ gìn Thân, Khẩu, Ý không sinh Ba Nghiệp là đủ, cần gì phải có hình tướng bên ngoài? Cần gì phải Tứ Oai Nghi? Cần gì phải giữ đến mấy trăm Giới để trở thành nô lệ cho Giới, quay đâu cũng đụng Giới? Lục Tổ cũng dạy: “Lòng bình đẳng đâu cần giữ Giới”. Không xâm phạm của ai là mình đã có Giới rồi. Hơn nữa, mình tu cho mình thì cần gì ai biết để đánh giá?

Một điều chúng ta nên nhớ là Nhân Quả không mất. Vay của ai thứ gì, dù nhỏ nhặt thì đều phải trả. Phật không chịu trách nhiệm việc làm của mỗi người và cũng không có quyền miễn trừ Nhân Quả cho ai. Những kẻ lợi dụng cửa Chùa thì không cần nói tới. Họ có biết Nhân Quả là gì để sợ? Nhưng người tu chân chính thì lúc nào cũng có Giới, có Bát Chánh Đạo phải đi trên đó. Mỗi con đường cần xét kỹ để áp dụng cho đúng. Trong khi mình tu chỉ mình nhờ, thì lợi dụng sức lao động của người khác để mình được nhàn thân có phải là Chánh Mạng hay không? Không phải Chính Kinh không đề cập tới vấn đề này. Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên có nói về 5 tên Phiến Đề La vừa phải khiêng kiệu, vừa bị đánh đập, do ngày trước lợi dụng hình tướng tu hành để hưởng sự cúng dường của Hoàng Hậu. Tổ Quy Sơn có tích Con Trâu Dưới Núi. Mã Tổ Bách Trượng ngày xưa, dù cai quản cả một Thiền Viện, nhưng đã “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, chính là tấm gương cho người tu mọi thời vậy.

Mong rằng mọi người ý thức Nhân Quả mà trả lại sự tôn nghiêm nơi Chùa Chiền cho Đạo Phật. Trả lại cho đời những mái Chùa đơn sơ, thanh tịnh, những Sư, Tăng thật tâm tu hành, thông thạo Phật Pháp, dùng đó để làm nơi cho Phật Tử hướng tâm tìm đến để học hỏi. Tu Phật là Tu Tâm thì hoàn cảnh nào mà không tu được? Vì vậy, người tu vẫn sinh hoạt bình thường giữa đời. Không cần Chùa cao, Phật lớn để làm tiêu hao tiền bạc của bá tánh. Phật đâu có kêu mọi người vô Chùa để báo Ân Ngài, trái lại Ngài cho rằng “Cha mẹ trong nhà chính là Thích Ca, Di Lặc”. Báo hiếu cho phụ mẫu là một trong Tứ Ân mà Phật dạy người tu phải làm để không trái đạo làm người. Người nào việc ấy. Vẫn hoàn tất trách nhiệm của một người con, một người chồng, một người vợ, một người cha, một người mẹ trong gia đình, và một người công dân của xã hội, để đền Tứ Ân. Cái khác với người không tu là không để cho danh lợi lôi cuốn. Không hơn thua, tranh chấp với đời, chỉ lo tu sửa Thân Tâm, đồng thời nghiên cứu Kinh Kệ, để hiểu rõ, nắm vững con đường tu theo đúng Chánh Pháp rồi thực hành, có cơ hội thì giúp cho người khác gọi là “tự độ đồng độ tha”. Không đòi hỏi hình tướng, nơi chốn. Không cần ai biết mình đang tu hành. Không làm bận lòng người khác phải cung dưỡng cho mình tu. Đó mới là những người tu theo Chánh Pháp, theo Đại Thừa vậy.

Tâm Nguyện

(Tháng 4/2018)

KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ

với DÒNG HỌ LAVRENHIOV

Vào cuối những năm năm mươi của thế kỷ trước, là một thanh niên thuộc thế hệ mới lớn lên sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại trên nửa nước sau Hiệp định Giơnevơ, tôi bắt đầu được tiếp cận với văn học nghệ thuật Nga Xô viết - các tác phẩm văn học cổ điển Nga, văn học Xô viết được dịch ra tiếng Việt xuất bản liên tiếp, hàng loạt bộ phim Xô viết được trình chiếu, rồi nhiều vở kịch Xô viết được bắt đầu thể nghiệm trên sân khấu Việt Nam. Nhiều tác phẩm trong số đó còn để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức không ít khán giả, độc giả Việt Nam cho đến tận ngày nay. Riêng tôi đặc biệt có ấn tượng với một loạt tác phẩm của một tác giả Nga Xô viết: Nhà văn Boris Lavrenhiov (1891-1959).

Bắt đầu từ bộ phim “Người thứ 41” do đạo diễn nổi tiếng Tsukhorai G.N, lúc đó mới hơn ba mươi tuổi (ông sinh năm 1921), xây dựng vào năm 1956 theo truyện của nhà văn Boris Lavrenhiov, liền được giải thưởng Liên hoan phim Quốc tế ở Cannes. Cùng với hàng loạt bộ phim Xô viết đặc sắc “Đàn sếu bay qua”, “Bà i ca người lính” .. . tôi được xem khi ấy, phim “Người thứ 41” đã làm tôi xúc động bởi một câu chuyện tình yêu thật lạ lẫm đối với thế hệ chúng tôi, nhũng người lớn lên trong chiến tranh. Sau đó, được đọc tác phẩm của Boris Lavrenhiov, tôi càng thấm thía qua những bức tranh thiên nhiên vùng hoang mạc cát và biển Aral Trung Á, qua những diễn biến tình cảm, tâm lý của các nhân vật, đặc biệt là cô gái làng chài Astrakhan Marutka... Mối tình nảy nở tự nhiên giữa người nữ chiến sĩ cận vệ đỏ được giao trọng trách giải tên tù binh sĩ quan bạch vệ về căn cứ, trong bối cảnh chỉ còn hai người sống sót trên một hòn đảo không người, đói khát, ốm đau, cưu mang lẫn nhau mà chờ đón thời cơ. Thời cơ đến. Nhưng là thời cơ của bên thù địch. Và cô gái đã quyết định theo mệnh lệnh lý trí, gạt bỏ tiếng gọi của trái tim. Người nữ chiến sĩ cận vệ đỏ đã nâng súng bắn bỏ kẻ phản bội...

Duyên số thế nào đó còn cho tôi tiếp xúc với một vài tác phẩm khác của Boris Lavrenhiov. Năm 1957, đang học năm thứ hai Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Moskva mang tên Lênin, tôi lại được chứng kiến đoàn làm phim của Xưởng phim Mosphim đến quay bộ phim “Ngọn gió” cũng dựa theo tác phẩm của Boris Lavrenhiov, ngay tại sảnh lớn của tòa nhà chính của trường, trên phố Malaga Peragovskaya. Cũng thời gian đó, tôi bắt đầu đi sâu vào chuyên đề thơ trữ tình của thi hào Pushkin, nên một giáo sư của trường giúp đỡ tôi đã giới thiệu cho các tài liệu tham khảo, trong đó có một tác phẩm liên quan đến Pushkin mà tác giả cũng lại là nhà văn Boris Lavrenhiov. Đó là câu chuyện về vị tư lệnh bônsevich có tên họ trùng với tên họ thi hào, cũng là Aleksandr Pushkin, chỉ khác có phụ danh, một đằng phụ danh của thi hào là Sergeyevich, còn của vị tư lệnh là Simienovich. Vị tư lệnh được cử về chỉ huy phòng tuyến bảo vệ Petrograd đỏ, nằm ở Hoàng thôn (Tsarskoe Selo), nơi thi hào đã ăn học thuở thiếu thời. Ở đây, vị tư lệnh trùng tên họ với thi hào đã gặp bức tượng đồng tạc Pushkin đang ở tuổi thiếu niên khi đó, có khắc một câu thơ của ông: “Quê hương của chúng ta đây Hoàng thôn”. Là một nhà cách mạng bônsevich kiên định, nhưng lớn lên từ nghèo khổ, thất học, vị tư lệnh Aleksandr Simienovich Pushkin thoạt đầu không hiểu Aleksandr Sergeyevich Pushkin là ai, chỉ biết người đó lại gọi “Hoàng thôn là quê hương chúng ta”, có nghĩa là “dính dáng” đến vua chúa, thế là có ác cảm ngay. Nhờ có viên sĩ quan phụ tá, một cựu trí thức già và một ông giáo, người am hiểu và yêu quý thi hào Pushkin, nên Pushkin chính ủy dần hiểu ra và rồi không những ông đã giữ được không cho những người vốn thất học như ông xâm phạm đến các di tích lịch sử của dân tộc, mà bản thân ông còn là chỉ huy, và đã hiến dâng cuộc đời để đánh tan quân địch, giữ được vẹn toàn những gì quý giá liên quan đến thi hào Pushkin - người con vĩ đại của dân tộc Nga...

Sau này về nước công tác, đi sâu tìm hiểu quá trình văn học Nga ở Việt Nam, tôi lại phát hiện ra một điều: Không phải tác phẩm “Người thứ 41” của Boris Lavrenhiov được dịch và xuất bản ở Việt Nam năm 1961 là một tác phẩm đầu tiên của ông được dịch ra tiếng Việt, mà ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, năm 1949 -1950, ở chiến trường Nam Bộ cũng đã có tác phẩn của Boris Lavrenhiov được dịch và xuất bản. Ấy là truyện ngắn Tiếng ca tuyệt diệu” của ông được dịch giả Xích Liên dịch từ Tạp chí Văn học Xô viết bằng tiếng Pháp do thủy thủ tàu Pháp đưa bí mật từ Paris tiếp tế cho lực lượng kháng chiến của ta trong chiến khu Nam Bộ.

Truyện ngắn ấy đã được dịch và in trong Vệ quố c chiến”, một seri sách do phòng chính trị quân khu 8 xuất bản với số lượng 10.000 cuốn mỗi tập ở chiến khu Nam Bộ năm 1950.

Vậy đó, tên họ của nhà văn Xôviết Boris Lavrenhiov trở nên một kỷ niệm thân quen với bản thân tôi. Và vì thế, ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên ông Alekxei Iurievich, Giám đốc của Trung tâm Khoa học văn hóa Nga m ớ i sang nhận nhiệm vụ đ ú ng vào dịp tòa nhà của Trung tâm Khoa học văn hóa Nga vừa xây d ự ng xong trên góc đường hai phố Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh, cách đây ch ừ ng trên dưới mười năm, tôi đã ngờ ngợ chú ý ngay đến họ Lavrenhiov của ông. Có gì liên hệ gi ữ a hai cái họ ông Giám đốc Alekxei Lavrenhiov và nhà văn Boris Lavrenhiov ở đây chăng?

Suốt hàng chục năm qua có nhiều dịp gặp gỡ trao đổi công việc, hợp tác với nhau trong nhiều hoạt động hữu nghị Việt - Nga, mãi gần đây tôi mới có cơ hội chuyện trò tâm tình với ông giám đốc, người mang cái họ Lavrenhiov giống họ của nhà văn Nga Xôviết mà tôi có cái duyên quen biết trước đó nhiều năm. Ông Alekxei Iurievich lập tức vui vẻ trả lời tôi: “Tôi là cháu nội của nhà văn Boris Lavrenhiov”. Và suốt một buổi chiều hôm ấy chúng tôi đã chuyện trò với nhau về ông nội của ông Alekxei Iurievich, nhà văn Nga Xô viết nổi tiếng Boris Lavrenhiov

Khi nhà văn Boris Lavrenhiov qua đ ờ i năm 1959, ông Alekxei Iurievich còn là cậu bé 6 - 7 tuổi. Hơn thế n ữ a, ông nội c ậu bé đã không ở v ớ i bà nội của c ậu, mà ở với bà vợ kế, thành thử cậu bé Alecxey cũng không nhớ nhiều về ngư ờ i ông nội của m ì nh.

Tuy nhiên, Alekxei I urievich vẫn cho tôi biết thêm nhiều chi tiết lý thú về cái họ Lavrenhiov của mình. Phụ thân của ông nội ông; tức là cụ nội ông Alekxei I urievich, mang một họ khác - Xergeev. Lavrenhi o v cái họ Lavrenhiov chính th ứ c trở thành một dòng họ cha truyền con nối. Còn về cái họ Xergeev của cụ nội ông Alekxei là họ ông nội ông lấy làm bút danh và khi Boris Lavrennhiov đã thành danh hiệu của một nhà văn Nga Xô viết có tầm cỡ, th ì từ đó Iurievich, kể ra cũng lại là cả một câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại. Cụ nội vốn là một trong 3 đứa trẻ một gia đình khá giả, nh ư ng cả gia đình đã bị cướp trên đường cái quan. Cha mẹ bị giết, của cải, giấy tờ bị mất sạch, 3 đứa trẻ được cứu sống, được đưa về làm con nuôi một gia đình mang họ Xergeev tại thành phố nhỏ Kherson của Ukraine. Cụ nội ông Alekxei Iurievich được mang họ cha nuôi là Xergeev vì thế...

Ông Alekxei Iurievich cho hay ông nội - nhà văn Boris sau khi qua đời đã được an táng tại Nghĩa trang danh nhân Novodevichy ở Moskva. “Mộ ông tôi đặt gần mộ tướng Panferov huyền thoại” - Ông Alekxei Iurievich cho biết, và lấy ra cho xem bức ảnh ngôi mộ lưu trong máy tính của ông.

Cho tới nay, tác phẩm của ông nội ông - nhà văn Boris Lavrenhiov vẫn được đánh giá cao trong di sản văn học Nga, văn học Xô viết. Tên tuổi Boris Lavrenhiov vẫn được đưa vào các từ điển văn chương, từ điển bách khoa Nga, sự nghiệp sáng tác của ông vẫn được nghiên cứu, đưa vào sách lịch sử văn học Nga, sách giáo khoa... Nhiều tác phẩm của ông, như “Người thứ 41” (theo đúng nghĩa của nó, có lẽ phải là “Con mồi thứ 41” hay gì gì sát hơn chăng?), “Ngọn gió”, “Truyện về sự vật bình thườ ng” hay những vở kịch, như “Đứt gãy”, “Bài ca về những ngưòi thủy thủ biển Đe n”, “Về những người trên biển ... vẫn được coi là những cái mốc đáng kể trong quá trình phát triển của văn học Nga. Sau khi Boris Lavrenhiov qua đời, tác phẩm của ông đã nhiều lần được sưu tầm, biên soạn, xuất bản thành bộ tuyển: thoạt đầu gồm sáu tập, ra mắt bạn đọc trong các năm 1962 - 1965, 1982 - 1984 và toàn tập tám tập ra trong năm 1996.

THÚY TOÀN

Những ngày Tết Quý Tỵ

 

Phụ Bản I

Giáo sư

Hoàng Xuân Hãn

( 1908 - 1996 )


Ông là một nhà sử học , nhà ngôn ngữ học , nhà nghiên cứu văn hóa , giáo dục Việt Nam đồng thời là một kỹ sư , nhà toán học . Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên. Ông sinh năm 1908, quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là Yên Hồ, Đức Thọ , Hà Tĩnh ). Thuở nhỏ ông học chữ Hán chữ Quốc ngữ tại nhà.

Năm 1926, ông đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi . Sau đó một năm, sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut .

Năm 1928 , ông đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.

Từ năm 1936 đến năm 1939 , ông trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An ). Trong thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ Khoa học .

Từ năm 1939 đến năm 1944 , vì chiến tranh trường Bưởi phải rời vào Thanh Hóa . Tại đây, ông tìm thấy những tư liệu lịch sử về La Sơn Phu Tử và vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp của Lý Thường Kiệt .

Năm 1943 , Đại học Khoa học được thành lập tại Hà Nội . Hoàng Xuân Hãn được mời dạy môn cơ học . Tháng 4/ 1945 , vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Sau khi Hoàng đế Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam Độc lập, ngày 17/4 /1945, Hoàng Xuân Hãn tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật . Với chức bộ trưởng, ông đã thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng. Sau đó, Hoàng Xuân Hãn trở về dạy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu vãn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.

Hoàng Xuân Hãn mất lúc 7g45 ngày 10/3 / 1996 tại bệnh viện Orsay, Paris và hỏa táng ngày 14/3/1996 tại nghĩa trang L'Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp.

Năm 2000, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng HCM về khoa học xã hội và nhân văn với cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam:

1.Lý Thường Kiệt;

2. La Sơn Phu Tử;

3.Lịch và Lịch Việt Nam.

Gs. Hoàng Xuân Hãn

người khai sinh nền trung học Việt Nam

(Tác giả: Dương Thiệu Tống)

Có lẽ rồi đây sẽ có nhiều người viết về GS. Hoàng Xuân Hãn như là một nhà trí thức tiêu biểu, một thầy giáo toán học tài năng, một nhà khoa học Việt Nam lừng danh, một nhà nghiên cứu cổ văn và nhà sử học nghiêm túc v.v… vì ông là tất cả những mẫu người ấy. Cũng sẽ có người đầy đủ tư cách hơn tôi để viết về tiểu sử của GS. Hoàng Xuân Hãn vì họ là những người thân thuộc, đồng tuổi, đồng nghiệp, những học sinh cũ hay bạn bè gần gũi, thân thiết. Nhưng tôi không được may mắn thuộc vào các loại người ấy, mà chỉ là một trong các thầy giáo thuộc lớp đầu tiên thực hiện chương trình trung học Việt Nam do chính ông khai sinh vào tháng 6-1945 và được áp dụng vào khoảng tháng mười năm ấy tại các trường học ở miền Trung.

Hồi còn theo bậc trung học giữa thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, chúng tôi biết tên của hầu hết các nhà khoa bảng Việt Nam xuất thân từ các trường đại học Pháp, vì số người này lúc ấy có thể đếm trên đầu ngón tay, nhưng GS. Hoàng Xuân Hãn là người mà chúng tôi vẫn hằng ngưỡng mộ qua các bài viết của ông trên tạp chí Khoa học, một tờ báo đầu tiên về khoa học viết bằng tiếng Việt, do một nhóm trí thức chủ trương. Sự kiện một tờ báo Việt đề cập đến các vấn đề khoa học bằng tiếng Việt, kèm theo bản Danh từ khoa học của GS. Hoàng Xuân Hãn, xuất hiện chỉ hơn một năm sau thời kỳ nước Pháp bại trận (giữa 1940), cho thấy việc làm này không phải ngẫu nhiên mà là sự chuẩn bị có tính cách “chiến lược” cho việc phục hồi vị trí của tiếng Việt trong nền quốc học Việt Nam. Điều này, các nhà giáo dục Việt Nam về sau đã nhận thấy rõ và chính GS. Hoàng Xuân Hãn, gần đây (1993) cũng xác nhận: “Từ khi vào Trường Vinh hay Hà Nội, tôi đã sớm nhận thấy hoàn toàn thiếu phần quốc học, và càng thấy phần quốc học suy đồi, anh em ít người chú tâm; đến cả thầy giáo cũng vừa non nớt vừa uể oải. Tôi lại nhận thấy rằng nếu mình thiếu phần tối thiểu về khoa học, thì dân ta không thể có lý luận chính xác nghiêm túc và những kiến thức cách trí không thể truyền bá vào tập quán của dân ta, chỉ quen với từ chương mơ hồ luộm thuộm. Vì những lẽ ấy, khi tôi được vào Trường Polytechnique, năm 1930, tôi bắt đầu nghĩ đặt danh từ khoa học cho có nền tảng hữu lý và quốc gia… Không bao lâu thì cuộc chiến tranh Âu châu bùng nổ… Tôi cùng một nhóm bạn lập ra tạp chí Khoa Học, và tôi tự đem in tập Danh từ khoa học của tôi. Thực ra, bấy giờ tôi chịu những lời phê phán hiềm nghi của một số người Pháp trong chính quyền cao cấp”.

Qua lá thư trích dẫn trên đây của GS. Hoàng Xuân Hãn, tôi lại càng ngưỡng mộ ông hơn, và hiểu được vì sao ông vốn là một nhà khoa học, một thầy giáo toán học, được đào luyện trong môi trường giáo dục Pháp, mà đồng thời lại nhà một nhà nghiên cứu Hán Nôm, một nhà sử học Việt Nam nghiêm túc, và gần đây hơn nữa ông lại có ý định “khảo cứu dài về khoa cử và giáo dục Việt Nam” vì “mình phải làm gương mẫu cho xứ ngoài”, như ông đã viết trong lá thư nói trên. Có lẽ không ai có đầy đủ khả năng hơn ông để thực hiện công trình lớn lao này.

Chỉ bốn năm sau khi ông cho xuất bản tập Danh từ khoa học, niềm mong ước của ông nói trên đã được thực hiện. Không đầy một tuần lễ, sau ngày binh đội Pháp đầu hàng quân đội Nhật tại Huế (9.3.1945), các trường trung học Huế được mở cửa trở lại và tất cả các môn học từ tiểu học đến bậc tú tài đều được giảng dạy bằng tiếng Việt. Đó là một thành tích không dễ gì đạt được nếu không có sự chuẩn bị của GS. Hoàng Xuân Hãn nhiều năm trước đó với cuốn Danh từ khoa học của ông, và cũng là một sự kiện giáo dục chưa từng có tại bất cứ một quốc gia nguyên thuộc địa nào đã bị thực dân đô hộ lâu dài. Ngày 17.4.1945, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ Trần Trọng Kim, rồi đến cuối tháng 6.1945, kỳ thi tú tài đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam được tổ chức tại trường Quốc học Huế với tất cả các bài thi viết bằng tiếng Việt…”.

Chương trình trung học này được thảo luận tại Bộ Giáo dục (tức Nha Học chánh cũ, sau lưng trường Quốc học Huế) tại một hội đồng giáo sư do GS. Hoàng Xuân Hãn chủ tọa và sau đó được soạn thảo tại trường Quốc học Huế. So với các chương trình trung học Việt Nam về sau đó, chương trình Hoàng Xuân Hãn là một chương trình cải tổ nền trung học Việt Nam sâu rộng nhất, từ việc thay đổi cấu trúc nền trung học cho đến việc đặt ra những môn học mới, thay đổi nội dung các môn học cũ, nhưng nó đã được thực hiện trong thời gian ngắn nhất và với số giáo sư tham gia ít ỏi nhất. Mỗi môn học chỉ có một hoặc hai người soạn thảo cho tất cả các lớp của bậc trung học từ lớp đệ nhất niên cho đến lớp đệ tam chuyên khoa. Một trong các vị giáo sư đã tham dự vào việc soạn thảo “chương trình Hoàng Xuân Hãn” về môn Anh văn cho nền trung học Việt Nam trong các năm 1945, 1946, đó là thầy Hà Thúc Chính, nay đã 92 tuổi và hiện sống tại Tp.HCM.

GS. Hoàng Xuân Hãn không những là người đã đặt ra đường hướng đầu tiên cho việc xây dựng chương trình, mà song song với việc làm ấy, ông cũng còn là người đầu tiên mạnh dạn đặt ra quy chế “giáo sư phụ khuyết” để tuyển dụng những thanh niên có bằng tú tài làm giáo viên giảng dạy tại các trường trung học, thay thế tất cả các giáo viên người ngoại quốc, một điều mà nhiều quốc gia nguyên thuộc địa không làm được ngay sau khi giành được độc lập. Những công trình lớn lao nói trên đã được hoạch định chỉ trong vòng ba tháng trong khi GS. Hoàng Xuân Hãn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, nhưng tất cả chỉ được thực hiện sau khi ông rời chức vụ ấy, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tôi ngưỡng mộ GS. Hoàng Xuân Hãn vì tài năng trí tuệ lớn lao của công cho nền giáo dục Việt Nam, tôi mến yêu ông vì tấm lòng yêu đất nước, yêu con người của ông, nhưng trên tất cả, tôi kính trọng ông về “khí tiết” của người trí thức Việt Nam mà ông đã tóm tắt trong lời nói đầu của cuốn La Sơn phu tử: “Trong cơn dông tố, gốc cây đại thụ đứng tim; giữa dòng nước cuốn, cột đá chân cầu không chuyển; đó là đặc tính chắc rắn của gốc cây, cột đá. Chuyện La Sơn phu tử là chuyện một cá nhân đặc biệt, một cá tính đặc biệt mà thôi. Đặc biệt vì khí tiết của cụ đã được thử thách trong những trường hợp éo le, nhiều khi mâu thuẫn cùng nhau, thế mà chung quy vẫn tròn khí tiết”.

Tôi nghĩ rằng, với tư cách là một miêu duệ của Nguyễn Thiếp tiên sinh, GS. Hoàng Xuân Hãn xứng đáng nhận lãnh những điều ông đã nhận xét như trên về nhân vật lịch sử ấy.

LỜI KẾT

Cải cách Giáo dục liên miên sẽ đi về đâu?

- Trả lời BBC tiếng Việt, Tiến sĩ Nghiêm Thúy Hằng, khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cũng cho biết:

“Về chuyện cải cách giáo dục, tôi nhớ nhà toán học Hoàng Tụy từng nói Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài cắt khúc cuốn chiếu, thiếu một người nhạc trưởng có tâm, có tầm, có uy tín và uy lực, dám chịu trách nhiệm, huy động được cả tài lực lẫn vật lực của chính phủ và của xã hội”.

- Được BBC phỏng vấn, Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng, khó có thể so sánh được với nền giáo dục tại Mỹ và các quốc gia Tây Phương. Nhưng chính nhờ được đào tạo căn bản nên sau 30/4/1975 ngay thế hệ đầu tiên nhiều người Việt đã nhanh chóng xây dựng được sự nghiệp vững chắc trên đất Mỹ hay tại các quốc gia họ định cư. Họ cũng ước mong một ngày không xa sẽ mang những kiến thức tân tiến và thực tiễn về phụng sự dân tộc.

Từ kết quả của nền giáo dục miền Nam và trong tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, để từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân loại.

PHẠM VŨ

(Tham chiếu: Sách báo – Internet)


PAUL PHILASTRE

NHÀ VIỆT NAM HỌC ĐẦU TIÊN

ĐƯỢC TỰ ĐỨC KHEN THƯỞNG

NGUYỄN THẾ LONG

Nhiều người Việt Nam chưa biết đến một người Pháp, nhà Việt Nam học đầu tiên đã tìm hiểu, nghiên cứu khá sâu sắc lịch sử, văn hóa Việt Nam (VN) và đã phản đối chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp hồi cuối thế kỷ 19 ngay từ những ngày đầu. Đó là Paul Philastre, một sỹ quan hải quân trong Bản xứ sự vụ.

Trả lại 4 tỉnh Bắc kỳ

Bản xứ sự vụ là một cơ quan do thực dân Pháp lập ra từ năm 1861 ở Nam kỳ, lựa chọn người từ các sỹ quan hải quân, cựu thừa sai, hiểu biết về ngôn ngữ và phong tục văn hóa nước ta, để làm việc, giao dịch với triều đình Huế và chuẩn bị cho việc cai trị sau khi chiếm đất. Paul Philastre là sỹ quan hải quân đầu tiên gia nhập cơ quan này. Ông đã học rất nhanh tiếng Việt, chữ Nôm, chữ Hán, tinh thông ngôn ngữ và hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, tỏ lòng khâm phục và kính trọng nhân dân Việt Nam. Năm 1874, ông đã dịch bộ luật Gia Long ra tiếng Pháp và xuất bản thành 2 tập.

Vào tháng chạp năm 1873, sau khi Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội và một số tỉnh xung quanh, thống đốc Nam kỳ là Dupré đã phái Philastre ra Huế cùng triều đình dàn xếp các việc. Tuân theo chỉ thị của bộ trưởng hải quân và thuộc địa tại Paris là chính phủ Pháp cam kết với triều đình Huế không tiến hành xâm chiếm Việt Nam với điều kiện là không đóng cửa các khẩu, không giết hại giáo dân và chỉ thị của Dupré là cần phải tái lập việc giao hảo với triều đình Huế, ông cùng Khâm sai Nguyễn Văn Tường ra đến Hà Nội ngày 03-01-1874 (Garnier vừa bị giết chết được 3 ngày). Ngày 07-01 và ngày 06-02-1874, ông đã ký với Nguyễn Văn Tường hai thỏa ước rút quân và cho thi hành ngay việc rút quân ra khỏi các tỉnh mà Garnier vừa chiếm, trong đó có thành Hà Nội. Trên cơ sở hai thỏa ước đó, một hòa ước mới được ký tại Sài Gòn vào ngày 15-3-1874 giữa bên Pháp là Dupré với bên Việt Nam là Chánh sứ Lê Tuấn và Phó sứ Nguyễn Văn Tường. Hoàn thành công việc, Philastre đã được chính phủ Pháp tuyên dương Bắc Đẩu bội tinh vì là “người tâm phúc của mọi tư tưởng và mọi dự án”, “đã có công phục vụ phi thường tại Nam kỳ và Bắc kỳ”. Ông cũng đã được vua Tự Đức đặc cách cho một đạo dụ để tuyên dương và khen thưởng trọng thể: “Thưởng một cái khánh vàng (nặng 3 đồng cân), mặt khắc hai chữ: Ký công cùng các thứ kim tiền, ngân tiền, lụa màu hàng Nam, hàng Trung Hoa…” (Đại Nam thực lục chính biên, quyển 33).

Người trí thức đệ nhất của vương quốc

Theo A. Delveaux trong bài Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên đăng trong BAVH năm 1916 thì những chữ viết trong đạo dụ của vua Tự Đức là: “Người trí thức đệ nhất của vương quốc” (do dịch từ chữ Hán sang tiếng Pháp rồi lại dịch sang tiếng Việt nên chưa biết chính xác những chữ đó là gì). Như thế đủ biết cả hai phía Pháp và Việt Nam đều đánh giá công lao của Philastre rất cao, nhưng những sỹ quan thân cận của Garnier, bọn hiếu chiến và giám mục Puginier (địa phận Hà Nội) lại coi việc làm của Philastre là “phản bội”, là “mất tính chất Âu Tây”, là “An Nam hóa hơn cả sỹ phu”, là “bạn thân của Tự Đức”. Những cụm từ mà bọn người đó dùng để gán cho Philastre đã giúp cho ta thấy được bản chất của tư tưởng tiến bộ của một người Pháp trong khi nước Pháp đang tiến hành xâm lược nước ta và thấy việc triều đình Việt Nam tuyên dương và khen thưởng một người da trắng trong khi chúng ta đang đánh nhau với họ là có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.

Đối chiếu tình hình nước ta năm 1873 với việc giải quyết của Philastre khi ra Hà Nội và nội dung hiệp ước 1874, chúng ta sẽ thấy việc triều đình Huế tuyên dương và khen thưởng ông là hoàn toàn xứng đáng. Trong tương quan lực lượng trên chiến trường ở Bắc kỳ, ta tuy vừa giết được Garnier nhưng Pháp vẫn chiếm giữ được Hà Nội và một số tỉnh xung quanh, đại bộ phận quân lính không có sức đề kháng, cả vùng đồng bằng trong tình trạng hỗn loạn, thì việc Philastre ra lệnh Pháp phải rút hết quân và trao trả 4 tỉnh cho Việt Nam là điều kiện và thời cơ vô cùng quý giá để ta củng cố lực lượng, tổ chức lại việc phòng thủ, kháng chiến. Với hiệp ước 1874 gồm 22 điều khoản, có nhiều điều khoản có lợi cho phía Việt Nam như điều 2 - Pháp công nhận độc lập và chủ quyền của Việt Nam; điều 5 - Pháp giúp cho Việt Nam 5 tàu chiến có trang bị đầy đủ, 100 súng lớn và 1.000 súng nhỏ, đạn dược cùng huấn luyện quân đội giúp cho Việt Nam xây dựng lực lượng quân sự; điều 6 - xóa bỏ toàn bộ tiền bồi thường chiến tranh của hiệp ước 1862… Chỉ có điều 11 và một phần điều 5 là xâm phạm đến toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước ta: Việt Nam phải công nhận 6 tỉnh Nam kỳ là thuộc Pháp. Trên thực tế thì hiệp ước 1862 đã công nhận việc Pháp chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông và sau đó từ năm 1867 Pháp đã chiếm nốt và cai trị 3 tỉnh miền Tây rồi, điều 5 của hiệp ước 1874 chỉ là chính thức hóa mà thôi. Điều 11 ghi Việt Nam cam kết mở các cửa biển Quy Nhơn, Hải Phòng và mở sông Hồng lên đến Vân Nam cho tàu bè nước ngoài vào buôn bán. Điều 9 cho tự do truyền đạo Thiên Chúa là một tất yếu lịch sử…

Theo hiệp ước 1874, hai nước Việt Nam và Pháp, sau 1 năm sẽ đặt 1 “quan khâm sứ hạng nhì” ở kinh đô của nhau để đôn đốc thực hiện hiệp định. Philastre đã được cử làm khâm sứ ở Huế từ ngày 01-6-1876, thay cho tên thực dân hiếu chiến Rheinart. Trong thời gian làm khâm sứ ở Huế, ông đã góp phần vào việc thực hiện hiệp định, chuyển giao 5 tàu chiến và vũ khí cho phía Việt Nam. Về hiệp ước 1874 vừa ký, trong thư gửi thống đốc Nam kỳ năm 1878, Philastre có nhận định: “Bản hiệp định mà chúng ta đã ký kết không cho phép chúng ta, nếu không phải là lừa đảo, đẩy mình vào những âm mưu chống lại chính quyền hiện tại, vả lại hoạt động của chúng ta sẽ bị tiết lộ trước khi thi hành. Thế là có thể làm cho mọi sự quay lại chống với ý muốn của chúng ta…”. Ông phản đối mọi mưu toan can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta và phản đối mọi cuộc viễn chinh quân sự: “Còn việc chúng ta tính nhận lấy trách nhiệm “làm cho xứ sở này được hạnh phúc”, thì tôi mong là nước Pháp đừng làm, giá như tôi chưa được yên tâm chống lại giả thuyết ấy. Tôi nghe nói nhiều người sẽ rất sung sướng khi thấy ta gây chiến tranh ở Bắc kỳ, họ cho là có thể chiếm được xứ này với vài trung đội, tôi tin chắc rằng không thể giữ nổi với 10.000 binh lính và rằng người Bắc kỳ không chịu phục tùng chính quyền ta hơn phục chính phủ của họ”.

Triều đình Huế dưới mắt Philastre

Trong thời gian ở Huế, Philastre đã có những nhận xét về Tự Đức và bộ máy chính quyền phong kiến lúc đó rất sâu sắc. Ông đã thấy sự bất lực và bảo thủ của Tự Đức đồng thời cũng thấy rất rõ sự tê liệt của hệ thống chính quyền phong kiến đã làm cho đất nước nghèo nàn, lạc hậu.

Ông cũng vạch rõ sự tồi tệ của chính quyền phong kiến trong việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, vũ khí mà Pháp đã chuyển giao: “Chính phủ An Nam đã nhận được 2.000 khẩu súng, đó là thứ khí giới tạm dùng được nếu người ta chịu chăm sóc nó. Ngay bây giờ hoặc một năm sau nữa là cùng, có lẽ không một khẩu súng nào trong số ấy còn dùng được bình thường. Các tàu thủy cũng thế. Người ta nhận được hay mua về, rồi để mặc cho thối đi hoặc rã rời vì thiếu chăm sóc”.

Philastre đã phát triển những nghiên cứu của mình về hệ thống chính trị và kinh tế của Việt Nam và đã chỉ ra chiều hướng phải theo để làm cho đất nước tiến lên được: “... nếu không có sự thay đổi về cơ bản những nguyên tắc kinh tế của chính phủ thì những mối lợi sẽ chỉ là trong tình trạng khả năng, chứ không thành hiện thực. Chỉ bằng sự tự do rộng hơn cho thương nghiệp và cho sáng kiến cá nhân trong việc lựa chọn trồng trọt và nghề nghiệp cũng như việc sử dụng sản phẩm thì tài nguyên trong nước mới có thể phát triển. Một khi mà chính phủ chủ trương quy định hết mọi sự, như cấm trồng loại này, bắt trồng loại khác, lập ra những trang trại hay độc quyền chuyên đoán cho chính mối lợi của mình hay của sở hữu nước ngoài, thì không làm cho tài nguyên nông nghiệp có thể phát triển được”. Về tương lai của nước Việt Nam, ông nhận định: “Nước An Nam chỉ có thể trỗi dậy bằng một cuộc cải cách toàn diện và cuộc cải cách này phải có tính chất toàn quốc. Nhà vua hiện tại không thể làm cải cách và còn chống lại cải cách”.

Những nhận xét của Philastre về Tự Đức, về bộ máy chính quyền phong kiến, về mọi mặt của tình hình xã hội Việt Nam, về hệ tư tưởng Nho giáo thống trị đè nặng lên toàn bộ mọi suy nghĩ và hoạt động xã hội của những người có trách nhiệm trước vận mệnh quốc gia cũng như tương lai của đất nước Việt Nam lúc đó, chứng tỏ ông là người đã nghiên cứu toàn diện và am hiểu rất sâu sắc Việt Nam ngay trong những năm đầu tiếp xúc với mảnh đất này. Khó có người ngoại quốc da trắng nào vượt qua được ngưỡng cửa của sự khinh thị màu da để có được lòng kính trọng nền văn hiến của người “da vàng An Nam” và đòi không được can thiệp vào xứ sở này.

Trong biển cả của những tư tưởng đế quốc thực dân trong nửa sau thế kỷ 19, những kiến nghị của ông đã bị coi là thiểu số, đi ngược dòng, không được chú ý nghe. Phe hiếu chiến chủ trương can thiệp bằng quân sự đã thắng thế. Ông thất vọng, sức khỏe sa sút và xin về nghỉ hưu ngay năm 1879, lúc mới 42 tuổi. Ông mất năm 1902.

Năm 1916, một nhà ngoại giao Pháp là Delveaux đã nhận định về Philastre như sau: “Bản thân ông Philastre, như ông đã nhiều lần bày tỏ lúc còn ở Bắc kỳ, là thật tình không tán thành về việc đặt nền bảo hộ của Pháp ở Đông Dương. Ông cho đó là nguồn gốc của một thất bại và tai hại. Nước An Nam theo ý ông, không cần đến sự giúp đỡ tốt của chúng ta và đây là một tội ác về vi phạm nhân đạo, bóp chết một nền văn hóa lâu đời và đáng trân trọng này. Tôi không trách ông Philastre về sự mến chuộng của ông đối với nền văn minh xứ này và tôi xin nghiêng mình cảm phục về tính năng động và trình độ hiểu biết của ông: nhưng tôi nghĩ rằng tốt hơn là ông đừng nhận cái trọng trách kinh khủng là làm đại diện và bênh vực quyền lợi của nước Pháp bên cạnh triều đình Huế”.

Đối lập hoàn toàn với những người Pháp khác, tức là những người tìm hiểu, nghiên cứu Việt Nam là để tìm cách đánh chiếm, cai trị, chia rẽ, bóc lột và coi khinh nhân dân ta, Philastre đã có những nghiên cứu về Việt Nam để thêm yêu mến, kính trọng nền văn minh của Việt Nam và phản đối mọi hành động chiến tranh ghê tởm của chính phủ nước ông. Có thể nói, ông là người Pháp đầu tiên giương cao ngọn cờ phản chiến và với suy nghĩ sâu sắc của mình, ông đã hành động đầy quả cảm. Ông cũng hơn hẳn những người đồng hương của mình trong nửa đầu thế kỷ 20 (nghiên cứu Việt Nam đơn thuần vì khoa học): trở thành một nhà Việt Nam học chân chính khi tiếp xúc với lịch sử và văn hóa Việt Nam.

ĐỖ THIÊN THƯ st.


Phố Huế - Hà Nội

Quê hương mình

Nguyễn Văn Sâm

Họ đã ngã rạp trong chốn ma thiêng nước độc

để lót đường cho con cháu đi tới…

(Bình Nguyên Lộc)

Ngồi chễm chệ trên cái mui ghe cá dềnh dàng nhứt, nổi bật lên trong đám ghe đậu san sát ngoài sau lưng dãy vựa cá, thằng Đực khoái trá, đánh đòng đưa hai chưn, mặt vác hất ngó trời ngó đất. Bên kia sông lèo tèo mấy cái xuồng nhỏ của những gia đình ở dựa mé, sắm sẵn để đi chợ mà khỏi phải cuốc bộ qua cầu, đậu ơ hờ, rập rình theo sóng. Ống khói hãng thuốc Bastoz bữa nay theo lệ thường hàng tuần phun khói từng bựng, đen kịt. Thằng Đực đánh vần hàng chữ đập vô mắt nó mỗi lần ngó qua bên kia sông: Manufacture des tabacs Indochinoise. Maison fondée en 1887. Chữ đắp nổi được trình bày trong một cái vòng tròn thiệt bự có chữ ký tên J. Bastoz ở chính giữa. Mọi bữa giờ này thầy thợ trong hãng túa ra về đặc nghẹt một khúc đường, nón lá tủa ra mọi ngả, tràn vô mấy đường hẻm gần đó. Mấy thầy cai kha khá hơn, đi làm bằng xe máy, vác xe lên cầu, bước từng bực thang để khỏi đạp một đỗi đường dốc dài. Lần nào thằng Đực ngó cảnh người cõng xe cũng bắt tức cười. Bữa nay Chủ Nhựt, khung cảnh mất đi sự vui nhộn thường ngày. Buồn thiu. Phía dốc ngã đi về cầu Rạch Bần, một chiếc xe-cá chở đầy nhóc ván, con ngựa kéo hổn ha hổn hển nhưng cũng không nhúc nhích được nhiều. Trên cầu, bộ hành qua lại thưa thớt, vội vã. Mấy cây trụ đèn trên lan can cầu vượt lên trên nền trời trong, sừng sững như cột chống trời. Ban trưa cảnh tượng chìm trong không khí im lìm, hoạt cảnh xê dịch thật chậm chạp, chỉ có cảnh tụi bạn đương lặn hụp, rượt bắt ngoài giữa sông là coi mòi hấp dẫn. Thằng Đực nghĩ bụng: Chưa cần. Ngồi chơi một chút đã rồi tính sau.

Gió trưa thổi như muốn lột bỏ lớp hơi nóng hừng hực dán lên mình mẩy nó nãy giờ. Mát rượi, sướng rơn, nó lim dim mắt, gõ nhịp đùng đùng vô mui ghe, tán thưởng nhịp song lang thiệt ngọt phát ra từ cái máy hát trong khoang đương mê hoặc thiên hạ bằng sáu câu vọng cổ ‘Đắc Kỷ thọ hình’ mùi rệu. Nhớ trực lại ghe cá họ ghét cay ghét đắng chuyện dộng rầm rầm trên ghe, sợ cá giựt mình quẩy mạnh sẽ bị hao hớt, nó lật đật sửa bộ lại tề chỉnh rồi lấm la lấm lét liếc xéo về phía mũi, nhóng chừng coi có ai lên tiếng lên tăm gì không. Được một đỗi hơi lâu, thấy bộ chừng đâu vô đó, nó vững bụng vảnh tai thưởng thức trạng thái vừa sợ sợ vừa khoái khoái của một đứa nhỏ làm điều cấm kỵ mà không bị quở trách rầy la. Một cơn gió thổi phất tạt hơi cá sình đằng sau tới. Nó day lại. Cá phơi nhiều vô kể, con nào con nấy bụng trắng hếu, ngay đơ, nằm chất chồng xếp lớp lên nhau, kín mít gần hết mui. Cha! cá ghe nầy chết bộn ha, hôm qua đâu có dữ tợn như vầy nè. Ham lời chở cho cố, đầy nhóc hầm, cá ngộp hao hớt bộn bàng, vậy mà vẫn cứ chùm nhum trong đó nghe đờn ca xướng hát như thường. Nhà giàu khoái thiệt, của lượm mót thôi cũng thấy mê, bằng cả gia tài người ta chớ ít ỏi gì sao? Nhưng trí thằng Đực không định được lâu để lý luận so đo vòng vo. Nó bốc lên một con, lật ngược lật xuôi, ngắm nghía săm soi, như từ trước tới giờ chưa từng thấy con cá nào lạ lùng như vậy. Cá chắc đâu đã được liệng lên mui từ hai ba bữa trước, mình đã hơi khô khô, vảy lưng đã cong queo, vảy khúc đuôi cuốn kèn cứng ngắc. Nó ấn ấn lên mình con cá. Thịt lưng hơi xốp xốp, còn bệu, nhưng chắc chắn sẽ thành khô khi phơi đủ nắng. Coi bậy bạ vậy chớ tiền là tiền. Nhưng mà bây giờ thì khó chịu quá, thúi còn hơn cứt. Thum thủm cái mùi ông Trịn mỗi lần ông ta mở cái chén úp ở chỗ mổ làm độc dưới be sườn non để gợi lòng thương thiên hạ. Thằng Đực nhăn mặt khịt khịt mấy cái như để tống lôi tống khứ mùi hôi thúi lẩn quất trong lỗ mũi, cái mùi cá có thiệt trước mặt và cái mùi ông Trịn liên tưởng. Cũng không ăn thua gì ráo trọi, còn nghe khổ lỗ mũi lắm, như thịt thúi, tanh ói thiếu điều muốn mửa. Phải rồi, mùi thằng chỏng chết trôi, giống thịt mùi tháng trước khi một thằng chỏng tấp vô sợi dây neo của chiếc ghe trước mặt. Nó sình chương, thịt nở ra thành mập ú, mình mẩy vừa tái mét vừa bầm bầm, hai tay quỳnh ra ngoài sau, mặt ngước cao lên trời đưa cái cổ dài thoàng, mấy cục xương cổ nổi cộm lên thấy mà phát ớn. Chén cơm bữa đó bỏ mứa luôn, nuốt đâu có vô! Khỉa luôn hai ba bữa sau cũng vậy, cứ và vài ba miếng là thấy nhợn, buông đũa ngó mông.

Thằng Đực nín thở nhốm từ từ về phía sau lái. Nhớ tới ông Trịn chỉ hơi ghê ghê, nhưng nhớ tới thằng chỏng chết trôi thiệt tình nó thấy rởn tóc gáy, như ai lấy búa thầu quơ quơ trên đầu nên ý muốn lội chơi với chúng bạn hay đợi tàu kéo chạy ngang nhảy ùm xuống đu trên sợi dây dòng tự nhiên tiêu tán. Ông già bà cả thường nói hoài, tắm sông mà nghĩ tới hay thấy trong trí hiện ra hình ảnh thằng chỏng chết trôi, chém chết cũng gặp xui xẻo, hỏng bị ma da kéo cẳng nhận cho chết chìm làm ma thế chỗ cho nó đi đầu thai cũng bị vọp bẻ uống nước đầy nhóc bụng. Chắc như ba bó một giạ, hỏng trật được. Chuyện bà Thủy, bà Hỏa mà, đâu có giỡn đâu. Mà cho là người lớn đặt chuyện hù dọa con nít đi nữa cũng hỏng nên thử, nguy quá. Thôi nhịn thèm một bữa hỏng chết ai. Tắm mà trong bụng đánh-lô-tô thì có sướng ích gì đâu. Nó phát thinh nói thành tiếng, nói một mình như ông ứng bà hành mấy chữ bà nội nó thường rao ở cửa miệng. ‘Cẩn tắc vô ưu, cẩn tắc vô ưu’.

Để lòng ham hố của mình thiệt tiêu tan, thằng Đực ngồi thẳng lưng lên ngó ngang ngó dọc, mấy ngón tay nhịp nhịp lên đầu gối, cố gắng tập trung ý nghĩ vô chuyện khác.

Trên không trời trong vắt, chói chang. Ánh nắng giữa sông phản chiếu long lanh. Từng hơi thở nhẹ của không gian làm nhăn mặt tấm kiếng khổng lồ dài ngoằn như con rắn thủy tinh vảy lóng lánh bạc đương uốn mình tới xa mút mắt.

Ngóng ba đồng bảy đỗi, chán chê, nó sửa bộ lại, day mặt hóng mỏ lên bờ. Cảnh chợ trưa buồn hiu. Chán phèo. Thưa thớt. Tan loãng. Bạn hàng chạy nhiều người đương sửa soạn ra về. Cặp mắt thằng Đực ngừng lại trên người ăn mày cụt hết hai cẳng, mặt buồn xo, ngồi trên tấm ván thùng sữa có gắn bánh xe lăn đương khan cổ van xin khách qua đường bằng một thứ văn chương bình dân có vần có điệu, có kinh có kệ, nghe rầu thúi ruột.

“Lạy ông đi qua lạy bà đi lại, thân con đau ốm tật nguyền. Xin ông bà làm ơn làm phước cho xin đồng xu cắc bạc, con mua cơm ăn, tội nghiệp”.

Nó quay đầu thêm một chút nữa. Ông ăn mày gặp mỗi ngày có gì lạ nữa đâu. Dòm càng lâu càng thấy sợ, thấy buồn chứ đâu hứng thú gì? Bài bản xin xỏ nghe mấy lần đầu còn hơi lạ lạ, vui vui, nhưng nhàm quá rồi, thuộc nằm lòng rồi. Chán chê, thằng Đực rảo mắt lục lọi khắp chỗ kiếm chuyện hào hứng hơn. Nó khoái chí khi bắt gặp bộ mặt của thầy phú-lít mũi trâu Năm Mành, điếu thuốc trên môi, đương uể oải đứng dựa cột đèn, tréo ngoãi chưn, đưa mắt ngó bao quát quang cảnh chợ. Điếu thuốc thơm ‘nút chuồn’ phong lưu của thầy mỗi ngày một gói cả chợ này ai mà hổng biết?

Người sành điệu hút thuốc Bastoz

Khách phong lưu hút thuốc nút chuồn (Golden club).

Câu thơ quảng cáo mà mấy thằng đánh giày tập tành hút sách thường nghêu ngao hát khi buồn hay đọc lên thiệt lớn để châm chọc thầy Năm - nhảy vô trí nó. Bắt tức cười ghê. Ai đời mũi gì mà như mũi lân, vậy mà còn phì phà phì phèo để khói thuốc bay vô mắt rồi nhăn nhăn hỉn hỉn, trái chanh đỏ bự, gần bằng nắm tay, sần sùi, đo đỏ trên mặt chạy lên chạy xuống, thấy, ai mà nín cười được? Thằng Đực cười trong bụng, để trả thù mấy bữa trước thằng chả đã rượt nó chạy thục mạng, chạy thiếu điều tuột quần khi nó cùng với tụi bạn báo động ‘phú lít mũi trâu tới’ cho bạn hàng chạy, chạy vuột khỏi tay thầy. Nó còn nhớ rõ, bữa đó mặt thầy Năm đỏ gay như ông già say rượu, thấy mà phát sợ.

Buổi trưa nóng nực thấm mệt, mắt thầy Năm coi tức cười thiệt, nhưng có bộ hiền lành hơn buổi sáng lúc chợ đông thầy còn phải thị uy để đuổi mấy người bạn hàng tràn ra lấn chiếm lề đường. Nó ngó theo ánh mắt của thầy, ngưng lại ở chỗ một đứa con gái trang lứa nó, đương sắp sắp xếp xếp mấy nhúm ớt tỏi, năm ba cọng hành lá, vài ba trái chanh trên cái tràn nhỏ đậy gá ngỡi vào cái rổ tre cạp vành. Con nhỏ mở tròn quây cái miệng, rao lên vài tiếng rời rạc mời mọc hiệp chót trước khi trút hết xuống rổ ra về hay bán đổ bán tháo vớt vát chút nào hay chút nấy bù gỡ bữa chợ ế. Tiếng rao khàn khàn, rời rạc như than vãn mệt nhọc, buồn như tiếng mèo rượn đực lúc nửa đêm. Nhão nhẹt, lạc lõng, gợi nhớ điệu đờn đám ma đêm tối trời mưa.

Không thấy hứng thú, thêm vô trời cũng đã gần quá ngọ, thằng Đực đứng dậy nhóng thẳng vô phía đường lên bờ. Thinh không nó lật đật bò lom khom tới sau lái, a-thần-phù nhảy cái rột xuống sàn ghe, phóng mau như vượn chuyền nhánh, chuồn thẳng về ghe mình. Nó chun tọt vô mui từ phía sau lái, kéo cái thùng sữa đựng quần áo dưới gầm bàn ra, xốc xổ kiếm cái quần xà lỏn đen, thay vội thay vàng rồi quơ đại một cái áo trồng vô bất kể ngược ngạo. Đâu đó xong xuôi, thấy coi bộ qua mặt bà nội nó được, nó ngồi chò hỏ trong khoang dựa cái cửa lách, ngó mông ra ngoài như nãy giờ nó hiền từ lắm, ngồi ở nhà học bài. May quá, em nó không hay biết trời đất gì hết, cứ mải mê chơi đánh đũa phía đằng đầu mũi.

Trên bờ, dì Tư đương tránh mấy quày dừa ngổn ngang, cố lựa chỗ trống để đi xuống ghe. Mấy người chủ vựa trái cây ngồi trong mát, ngó ra, làm thinh không nói gì. Dì Tư lầm bầm về trời nắng, về sự lấn chiếm của chủ vựa trong khi vẫn quày quả bước. Tấm bửng bắt từ bờ sông xuống cái ghe lu cao lênh khênh ngại ngùng bước. Dì ngừng lại, chuyển giỏ đồ qua tay trái, lật cái khăn đội đầu xuống vai, nhén nhẹ hai ống quần lên, từ từ bước từng bước. Tấm đòn dài, oằn xuống rung rinh. Dì ngó xuống sông, chỗ này gần bờ, vỏ dừa, vỏ mía, rau cải dập thúi thiên hạ đổ dồn ngày này qua ngày khác chất chồng thành ụ, thành đống cao gần bằng bờ, nước kéo đi không kịp nên thiệt khô, thiệt cạn. Trí dì Tư nghĩ thiệt mau về chuyện ông chủ vựa ngày nào đó sẽ kêu thợ lợp một cái mái gie rồi vừng vách, đóng cừ, lót sàn, mở rộng vựa một cách ngon ơ. Con đường băng qua dãy vựa mấy năm trước lúc mới đặt chưn lên đất Sàigòn này, rộng thinh thang vừa đi vừa múa cũng còn dư dật, bây giờ thì chật còn hơn nêm cối, đi phải tránh phải né, bắt mệt! Thiên hạ làm ăn mau khá thiệt, gầy dựng từ từ mà phát lên lúc nào không hay. Nhà mình cựa quậy ngày nào đủ đút vô lỗ miệng ngày đó. Chốn thành thị yên thân thì yên đó nhưng mà không thấy hứng thú chút nào. Tạm bợ thì được, chứ tính kế lâu dài coi bộ khó khăn. Làm đầu tắt mặt tối cốt khỉ cũng quờn cốt khỉ. Nghèo cũng hườn nghèo, không biết chừng nào mới dư dả chút đỉnh để dễ thở hơn. Ở đây mười năm rồi, chán thấy mồ, không thấy một ngày vui. Tình đời lạt nhách. Người quen bèo mây tương hội, lịch sự đãi bôi, ù ơ ví dầu, miệng lưỡi nhiều chơn tình ít. Trông mong cho giặc giã dứt, trở về quê nhà săn sóc miếng ruộng, vườn mía. Khỏe hơn, khỏi lo chạy ăn cầm canh. Khỏi chán ngán lòng người lạt lẽo.

Con Gái đứng đằng mũi ghe tay vịn cây sào, chưn nhón tới ngóng bóng dáng bà nội. Thoáng thấy dạng dì Tư ló đầu lên từ sau cái ghe lu, nó lớn họng réo om sòm bát nhã, giọng con gái trong veo, dễ thương cách gì!

- Nội ơi nội! Nội dìa trễ quá, con đói bụng muốn xỉu luôn.

Thằng Đực đã lấp ló sau lưng em, nói giọng đàn anh, luôn dịp để khỏa lấp chuyện trời ơi đất hỡi mình làm nãy giờ.

- Gái, mầy đứng xích vô. Coi chừng té chết trôi đó. Bộ mầy muốn làm thằng chỏng hả?’ Nó vừa nói vừa quỳnh hai tay ra phía sau ngửng đầu lên, con mắt trợn dộc, miệng mở tàng hoạt làm bộ tịch thằng chỏng để dọa.

Con nhỏ bị hù sợ quýnh, lật đật bước thụt vô khoang, mắt lấm la lấm lét nhưng cũng còn ngoái cổ về phía bà nội ở ngoài xa cách hai ba chiếc ghe. Dì Tư sau khi bước nhờ nhè nhẹ trên mấy cái ghe thiên hạ, thở hắt ra khi bỏ chưn xuống sàn ghe mình. Thấy cặp mắt nheo nheo vì chói nắng của con Gái, dì nóng ruột quở thương.

- Bây dang cái đầu trần ra nắng chan-chan, nói hoài không được, cứng đầu cứng cổ có bữa nứt đít đó.

Dì rờ đầu nó, chắc lưỡi nói giọng ấm hơn:

- Đầu nóng hổi, nó biết thì bây chịu nghen, đòn bọng cũng đừng kêu réo tao. Tao xin không được đâu. Như bây biết đó, nó nóng như lửa, còn hơn là Trương Phi nữa. Lần nào đánh con cũng đánh như đánh giặc, đâu có bao giờ biết nới tay!

Nghe rầy, con Gái mặt xụi lơ như bánh bao chiều. Thằng Đực tỉnh queo, chế dầu vô lửa bằng một câu em nó nghe không lọt lỗ tai chút nào hết.

- Thuốc cảm ‘con cọp cỡi ngựa’ uống chua lè chua lét, mà còn dính ở cần cổ sặc muốn nghẹt thở luôn. Cho mầy uống một ngày ba gói cho mầy hết dang nắng.

Nó làm bộ quay mặt chỗ khác nói lẽ theo điệu đã đạp cứt người lớn:

- Lớn rồi, nói hoài mỏi miệng quá, như nước đổ lá môn.

Con Gái bực mình vênh mỏ bêu xấu địch thủ:

- Tao có bịnh, tao biệt cửa cho mầy ăn ké. Lần nào cũng xin, húp hùm hụp như đồ chết đói bảy đời vương. Lại còn ước được bịnh để có cháo thịt bằm ăn mỗi ngày. Hứ! Thứ đồ anh dụ ăn của em. Hỏng biết xấu.

Dì Tư không bằng bụng về lời nói hỗn hào đó, liếc mắt lườm cháu gái. Thằng Đực mắc cỡ sượng trân. Con nhỏ chu chu vảnh vảnh cái mỏ lông ben thấy phát giận cành hông, ước sức muốn xán một bộp tay cho thấy ông bà ông vãi. Nhưng nó kịp nghĩ lại. Chắc con Gái sùng trong bụng lắm mới đổ quạu lớn tiếng mầy tao nầy nọ. Tốt hơn hết nhịn nhục để khỏi đổ bể chuyện tắm sông. Nó nuốt giận làm lơ, đánh trống lảng bằng cách chào hỏi lăng xăng lích xích rồi nói với dì Tư một câu mua lòng được ớn:

- Nội coi kìa, con Gái bữa nay coi mướt ghê, trổ mã rồi. Có vẻ con gái rồi. Nội thấy nó đẹp hơn mọi bữa không?

Dì Tư cười xòa. Thằng này nịnh cũng hay. Con nhỏ có khác gì mọi ngày đâu? Tuy vậy dì cũng liếc qua cháu gái với một chút xíu hãnh diện trong lòng. Con Gái mắc cỡ háy anh nó một cái dài sọc rồi tủm tỉm cười.

Dì Tư như một cách giảng hòa, đưa cái giỏ đi chợ cho thằng Đực, đưa mấy gói vụn vặt cho con Gái. Ba người lần lượt bước vô mui. Con Gái đã quên hết giận hờn, chót cha chót chét với anh nó trong khi nội nó lo bày biện đồ ăn ra một cái bàn nhỏ kê sát vách mui, sửa soạn bữa cơm trưa.

- Con Gái lãnh phần vo gạo nấu cơm, một lon rư ỡ i gạo thôi. - Dì, giọng thiệt vui, sai phái giống như chủ tướng truyền lịnh.- Nhớ đậy khạp kín, vo bằng nước đổi cho sạch rồi đổ vô bốn lon nước. Làm vén khéo nhe con, bung thùa đổ tháo tội trời lắm đó.

Dì quay lại thằng Đực, tiếp:

- Thằng Đực lãnh phần rửa rau, rửa rau bằng nước sông, nước chót mới xài nước ngọt. Coi chừng đó, hụt chưn thì bà Thủy kêu đó, nội già rồi không nhảy xuống vớt được đâu.

Con Gái làm theo lời dặn. Nó lấy nồi, lui cui dở khạp gạo quơ tay kiếm cái lon sữa bò, đụng nhằm trái mảng cầu xiêm và hai trái vú sữa nội nó dú trong đó, nó rờ rờ bóp bóp nhưng thấy còn sống nên không nói gì. Thằng Đực cũng làm theo lời nội dặn nhưng nó cười hì hì nho nhỏ. Bà nội có tuổi nên lẩm cẩm, sợ bóng sợ gió mất công vô ích, chẳng khác nào lo bò trắng răng. Mình còn dám leo lên chót vót cột đèn trên cầu nhảy xuống, huống hồ... Trọng cải rồi chứ bộ nhỏ nhít gì nữa sao! Có chuyện gì thì chỉ cần sải hai sải là nắm được be liền. Dễ ợt! Nghĩ vậy, nhưng nó cũng dạ dạ cho qua chuyện. Nói qua nói lại cù cưa cù nhầy mất công mà có khi còn lòi chành mấy cái tội dàng trời của mình không biết chừng, hổng tắm sông thì mỗi chiều thứ năm bỏ đi ba đồng bảy đỗi chứ không ở nhà học bài. Bả nổi giận mét cha thì bà hú.

Nó ngó lên cái chổi lông gà ba nó giắt trên mui, rồi xách gói rau ra ngoài sau lái chổng mông xuống múc nước rửa rửa lặt lặt, chăm chăm chú chú như một đứa con gái chánh hiệu.

(còn tiếp)

NGUY ỄN VĂN SÂM

(Trích Ngày Tháng Bềnh Bồng, Gió Việt, TX, 1987)


NGUYỄN DU

THI SĨ CỦA ÁI TÌNH

THỦY TIÊN

Thi sĩ thường là đa tình. Thi sĩ như Nguyễn Du phải là đa tình vô biên vô lượng. Khi xem qua ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH lại không cho Nguyễn Du là ông chúa ái tình; ông chúa ái tình Nguyễn Du đã hiện trong vai Từ Hải, một vị tướng lãnh ngang tàng mà phải bỏ thây dưới gối người yêu; đã hiện trong vai Thúc Sanh, một nhà tư sản đã có vợ là trang đài các tiểu thơ, mà còn phải lụy mình vì sắc nghiêng thành nghiêng nước. Ông chúa ái tình Nguyễn Du hiện rõ nguyên hình trong vai chàng học trò Kim Trọng, một cách trọn đủ và mãnh liệt hơn hết.

Bóng hồng vừa thấy nẻo xa thì chàng Kim tình trong như đã, mặt ngoài còn e, mối tình đã nảy sanh và ấp ủ từ lúc chưa gặp Túy Kiều, lúc nghe tài sắc của Túy Kiều:

Vẫn nghe thơm nức hương lân,

Một nền đồng tước khóa xuân hai Kiều.

Sau khi đối diện với Túy Kiều, chàng “chập chờn cơn tỉnh cơn mê”, cứ tương tư không dứt, lòng xuân tràn ngập nhớ thương:

Mây Tần khóa kín song the,

Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.

Tuần trăng khuyết, dĩa dầu hao,

Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

Buồng văn hơi giá như đồng,

Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.

Mành Tương phất phất gió đàn,

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.

Thật đó là cả một biển tình ngập lụt, biển tình ngập lụt từ cõi lòng của tác giả tràn lan qua cõi lòng chàng Kim thúc giục chàng phải dời chơn đi trở về nơi kỳ ngộ để tìm người thần tượng rồi từ đó phải tìm mướn nhà ở bên vườn Túy hầu mỗi ngày tìm thấy giai nhân và kết cuộc trộm được người ngọc.

Đó quả là một thứ ái tình độc nhứt vô nhị, không có tài phép nào thắng đứng. Thái độ kịch liệt đó tố cáo tác giả là một khách đa tình hi hữu nếu không thì cũng khiến độc giả phải tin rằng tác giả là một khách rất nặng vì ái tình.

Điều ấy có lẽ không oan, nếu người ta căn cứ vào bài thơ “Thác lời người trai phường nón ở Tiên Điền đáp lại bài của Nguyễn Huy Quýnh thác lời người con gái phường vải ở Trường Lưu”. Trong bài thơ nầy, Nguyễn Du cởi mở tấm lòng con trai của mình một cách trần trụi chẳng khác nào các bạn trai hò đối đáp, hát huê tình với các bạn gái. Chàng trai phường nón, ở Tiên Điền mà điển hình phải chấp nhận là Nguyễn Du, vừa quen biết cô gái phường vải ở Trường Lưu, rồi hai đàng vội xa nhau, khiến chàng trai tiếc thương nhớ tưởng không xiết. Chàng gởi lời cô phường vải rằng:

Tiếc thay duyên Tấn phận Tần

Chưa quen đã lạ, chưa gần đã xa.

Chàng tiếc nhứt là cuộc gặp gỡ trong đêm qua sao mà ngắn ngủi, sao thời gian chẳng chậm bước cho chàng phỉ nguyền:

Chưa chi đông đã rạng ra

Đến giờ hãy giận con gà chết toi

Tím gan cho cái sao mai

Thảo nào vác búa đánh trời cũng nên.

Chàng trai Tiên Điền nầy thật là “quạu”, chàng tỏ ra kịch liệt hơn Kim Trọng trăm ngàn lần. Thi sĩ Lamartine của Pháp chỉ van xin thời gian dừng cánh lại, đừng vội bay, để mình cùng tình nương tận hưởng những ngày phút thần tiên ân ái. Chàng trai thôn quê chỉ thầm lặng ao ước sao người làm lịch đã kéo năm dài ra bằng cách tính ra tháng nhuần, xin kéo đêm dài ra theo bằng cách tính thêm trống canh:

Ai về nhắn họ Hi Hòa

Nhuận năm sao chẳng nhuận vài trống canh ?

Trong lúc đó chàng trai Tiên Điền hăm vác búa lên đánh ông trời, vì ông giục đêm cho mau sáng. Thật có thua gì Cao Bá Quát đã hăm lên trời xé sổ Nam-Tào-Bắc-Đẩu đã đoản mạng thân phụ ông.

Vì trời đã sáng, trai gái phải phân tay, cũng như Kim Trọng với Túy Kiều: chàng về thư viện, thiếp dời lầu trang mà trước mắt bóng hình thân yêu còn hiển hiện:

Về qua liếc mắt trông miền,

Lời oanh giọng ví chưa yên dằm ngồi.

Giữa thềm tàn đuốc còn tươi,

Bã trầu chưa quét, nào người tình chung ?

Trong mắt chưa lặn bóng người tình chung, mà trong lòng đã hiện hồn người ân ái, và cõi lòng dào dạt tình yêu minh mông lai láng như bến Đò Cài chàng thường qua lại với người bạn gái hay cao thẳm lớn to như dải núi Hồng Sơn ở quê quán mình:

Hồng Sơn cao ngất mấy trùng

Đò Cài mấy trượng, thì lòng bấy nhiêu.

Ở đây mới thấy rõ bề thế của khối tình nầy, nó lớn như núi, nó rộng như sông. Ái tình của Nguyễn Du “khổng lồ” như vậy đó. Vì tình càng mặn, nên nhớ càng nồng, người ta nhớ giọng oanh thủ thỉ bên tai:

Làm chi cắc cớ lắm điều,

Mới đêm hôm trước, lại chiều hôm nay.

Khi xa xa hỡi thế này,

Tiếng xa nghe vẫn rù rì bên tai.

Trong ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH vì nhớ mà bỏ cả sách đèn đờn sáo:

Buồng văn hơi giá như đồng,

Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.

Ở đây, vì nhớ mà chàng trai phường nón không còn mần ăn gì được, lá lú lạt nan không buồn giở ra:

Quê nhà nắng sớm mưa mai,

Đã buồn giở đến lịp tơi càng buồn.

Thờ ơ bó vọt đống sườn ,

Đã nhàm bẹ móc, lại hờn nắm giang .

Ngày thì thơ thẩn, đêm lại ngẩn ngơ, chơn muốn đi tìm người thương nhớ, lòng cứ rối rắm khó nổi quấng xong:

Trăng tà chênh chếch bóng vàng,

Dừng chân thoạt nhớ đến đàng cửa truông.

Thẩn thơ gối chiếc màn suông,

Rối lòng như sợi, ai guồng cho xong.

Đó là tâm trạng tương tư của chàng Kim, và, nếu chàng Kim ở hiên Lãm Thúy ngày ngày cứ trông ngóng qua vườn Túy Kiều, thì ở Tiên Điền chàng trai phường nón phiên chợ nào cũng trông trông đợi đợi:

Phiên nào chợ Vịnh ra trông,

Mồng ba chẳng thấy lại hòng mười ba.

Càng trông càng chẳng thấy ra,

Cơi trầu quệt đã vài và lần ôi !

Thôi thì cứ thao thức canh chầy nhai trầu cho đỡ nhớ thương, chờ trông người, người vắng, trông trăng, trăng tàn:

Tưởng rằng nói thế mà chơi.

Song le đã động lòng người lắm thay !

Trông trời, trời cách từng mây,

Trông trăng, trăng hẹn đến ngày ba mươi !

Vô tình trăng cũng như người,

Một ta, ta lại gẫm cười chuyện ta.

Phân khảo bài thơ trên đây ai cũng thấy Nguyễn Du là đa tình đến bực nào. Vậy nói Nguyễn Du là thi sĩ của ái tình thật không phải quá đáng.

HOÀNG KIM THƯ st.


KHÁM PHÁ THÚ VỊ VỀ

“NHỮNG CUỐN SÁCH VÀNG”

VIỆT HÀ

Đến với Hội sách thành phố Hồ Chí Minh lần thứ hai, bạn đọc không chỉ được tiếp cận với những bộ sách mới nhất, hay nhất, được đầu tư và chăm sóc kỹ lưỡng, công phu mà còn có nhiều khám phá thú vị từ cuộc thi và triển lãm “Những cuốn sách vàng”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi này được tổ chức với mong muốn gieo vào lòng bạn đọc sự say mê đối với sách, giúp bạn đọc chiêm ngưỡng những cuốn sách xưa và những giá trị của sản phẩm văn hóa được kết tinh qua sách.

Có thể nói, cuộc thi đã khơi gợi được sự tham gia hào hứng của rất nhiều bạn đọc yêu quý sách. Có 210 quyển sách của 45 người sưu tầm đăng ký dự thi. Có khá nhiều bạn yêu sách dự thi với 5, 7 tên sách. Có bạn đọc ở tuổi chưa tới 30 nhưng có niềm say mê sách đặc biệt và gửi dự thi tới 24 tên sách. Tên sách được đăng ký nhiều nhất là “Truyện Kiều” (10 cuốn) được xuất bản qua nhiều thời kỳ, bằng ngôn ngữ Việt - Pháp, Việt - Hán, khổ lớn khổ nhỏ khác nhau. Ở cuộc thi này, bạn đọc cũng có dịp được thấy những cuốn sách xưa nhất như “Từ điển Việt - Bồ - La tinh” được xuất bản từ năm 1651 cách đây 351 năm, hay cuốn “Manuel des Ecoles Primaires” của Trương Vĩnh Ký xuất bản cách đây 126 năm. Về sách bộ có các bộ sách đặc biệt quý hiếm như “Vi dã tập hợp” của Tuy Lý vương Miên Trinh bằng chữ Hán viết từ năm 1875, “Việt Nam quốc âm tự vị” - bản in đầu tiên của Huỳnh Tịnh Của khổ 24x36cm xuất bản năm 1895-1896, “Đại Nam thực lục tiền biên” (4 tập) - bản Nôm Quốc sử giám triều Nguyễn thời Minh Mạng đệ nhị (1822). Cuốn tiểu thuyết “Cô Mai” của Vũ Văn Lễ xuất bản năm 1931 lại cho bạn đọc hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt của người Việt Nam đầu thế kỷ 20…

Điều thú vị nhất là đằng sau mỗi cuốn sách, đều có một câu chuyện cảm động, gắn bó với từng con người cụ thể, từng giai đoạn thăng trầm của đất nước. Và những người yêu sách đều gìn giữ, nâng niu, trân trọng cuốn sách qua bao bể dâu. Có những cuốn sách đã phải đóng đi đóng lại qua 3, 4 lớp bìa cứng. Người dự thi cao tuổi nhất là bác Nguyễn Tá Triệu, 79 tuổi ở quận 3 có bộ “Nhà văn hiện đại” gồm 4 tập của Vũ Ngọc Phan in bằng giấy dó từ năm 1942, 1945, 1951… không bị mất và rách một trang nào. Bác Lâm Hữu Yên ở tận Bạc Liêu nghe tin cuộc thi ôm cuốn “Thơ Hàn Mặc Tử” in lần đầu tiên từ năm 1942 lên trước cả một tuần nằm chờ ngày khai mạc. Bạn đọc Lê Ký Thương có cuốn “Văn học sử Việt Nam” của giáo sư Lê Trí Viễn in bằng thạch bản từ năm 1951 tại Quảng Ngãi. Chị Huỳnh Thiên Kim Bội đem sách của bố là Huỳnh Thiên Kim viết từ năm 1939 gặp Ban tổ chức vừa khóc vừa kể chuyện cha mình. Riêng về mảng sách tuyên truyền, gắn liền với từng bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam cũng có nhiều tư liệu quý. Giáo sư Nguyễn Phan Quang giữ gìn suốt bao nhiêu năm cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh - hình ảnh của dân tộc ta” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết gồm 24 trang, in trên giấy dó và xuất bản năm 1950 tại Ty Thông tin Thanh Hóa, nhà in Gia Mỹ. Ông Nguyễn Sơn - nguyên Phó ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy có cuốn “Kinh nghiệm công tác tuyên truyền” của Nguyễn Văn Nguyễn, 75 trang do NXB Nhân dân miền Nam xuất bản trong rừng. Ông Bùi Văn Toản là người có công sưu tầm chân dung các tử tù Côn Đảo gửi tới để trưng bày sách, tập san của những tù nhân Côn Đảo được viết bằng tay, nắn nót và đẹp không kém chữ in như “Địa ngục trần gian”, “Bản án xâm lược” từ năm 1954, “Tạp chí xây dựng” - nội san sinh hoạt của trại 6 khu B, năm 1973… Một bác tài xế viết thư xin được trưng bày cuốn sách từ điển về các loài thú của NXB Larousse. Anh Nguyễn Thanh Phương ở Trảng Bàng (Tây Ninh) gửi một số sách xưa cho Ban tổ chức bán đấu giá gây quỹ cho trẻ em nghèo… Chỉ tiếc rằng, tại hội sách này chưa xuất hiện những cuốn sách độc đáo như sách in trên gỗ, kim loại, vải, da… Từ những thông tin trên báo chí, Ban tổ chức đã gửi thư về thư viện Nghệ An mời gửi dự thi hai cuốn sách chữ Thái cổ in trên lá cây nhưng do có nhiều khó khăn nên thư viện này không tham dự được.

ĐÀO MINH DIỆU XUÂN st.


Hội thi sách lần thứ V- 2008

VỀ PHAN RANG

THĂM THẦY GIÁO CŨ

Một buổi sáng mùa hè, ông Võ Liêm Sơn đang đi dạo thơ thẩn bên bờ sông Dinh. Mùa này nước sông cạn, chỉ còn một lạch nhỏ, lòng sông phơi toàn cát màu vàng. Bên kia sông, thôn Thuận Hòa khuất sau hàng tre là nơi gia đình bên phía vợ ông đang sinh sống.

Võ Liêm Sơn đứng bên bờ sông, nhìn theo những cánh cò bay dưới nắng mai và hồi tưởng lại quãng thời gian ông còn ở kinh đô (1919-1927) với những gương mặt thân yêu của các học sinh trường Quốc Học Huế năm xưa.

Ông nhớ lại hồi đó ông đã tham gia Đảng Tân Việt cùng những học sinh tiên tiến và mấy bạn trẻ trong nhóm Quang Hải Tùng Thư. Sau lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh, ông bị bãi chức giáo sư Quốc Học Huế, rồi bị tù đày. Năm 1932 ra tù, ông bị Pháp buộc về quê vợ ở Ninh Thuận để quản chế, còn các bạn trẻ ấy đang ở trong tù hoặc bị quản thúc ở đâu đó.

Ông thấy trong lòng dâng lên một niềm phẫn uất của người dân bị đô hộ. Song là một sỹ phu yêu nước, há lẽ ông cam phận làm người nô lệ cho bọn thực dân và bè lũ tay sai Nam Triều trọn cả kiếp này hay sao?

Nghĩ đến cuộc đời không biết sống là vui, song ông không thể tự an ủi bằng cách sống ẩn dật, tìm vui bên vợ con và lấy gió mát trăng thanh làm bầu bạn. Ông còn mang nặng nợ với văn chương, với đất nước, nhưng bọn mật thám Pháp theo dõi gắt gao, nên chưa làm gì được.

Ông trở về nhà vì nắng đã lên cao, lòng còn nặng trĩu suy tư, thì cô Võ Thị Toàn, con gái ông ở tuổi 13 đã chạy ra đầu ngõ báo tin:

- Ba ơi nhà mình có khách. Ba vào nhanh kẻo khách đang đợi.

- Khách nào con có biết không?

- Hai người khách lạ. Một ông và một cô còn trẻ, chưa đến nhà mình lần nào.

Võ Liêm Sơn vừa bước vào đầu sân thì thấy Đào Duy Anh mặc âu phục và Trần Thị Như Mân mặc áo dài tím Huế vội vàng bước ra giữa sân cung kính chào thầy.

Võ Liêm Sơn vui cười đáp:

- Thật là quý hóa! Đường sá xa xôi thế mà hai bạn trẻ vẫn lặn lội tìm đến thăm gia đình tôi, tôi rất vui mừng!

Đào Duy Anh nói:

- Nhân vợ chồng em vào Sài Gòn để khảo sát tình hình văn đàn và báo chí. Chúng em ghé thăm thầy cô và gia đình.

Ông Võ Liêm Sơn cám ơn và mời hai bạn trẻ vào nhà. Trong khi ông rót nước mời khách thì chị Như Mân mở xách lấy ra hai gói nhỏ để trên bàn.

Đào Duy Anh cầm lấy một gói bọc giấy báo và nói:

- Thưa thầy, đây là tập “Doanh Hoàn Chí Lược” của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu do bác Hồ Tá Bang gởi biếu thầy, nhờ em chuyển hộ.

- Thế ra anh chị cũng có ghé lại Phan Thiết à?

- Thưa vâng ạ!

Trần Thị Như Mân cầm gói thứ hai, bước tới trước mặt bà Ngô Thị Tư kính cẩn nói:

- Đây là chút quà mọn ở Huế, chúng em kính tặng thầy cô.

Bà vợ Võ Liêm Sơn cảm động đáp:

- Xin cám ơn anh chị đã không quên thầy cũ, không quản xa xôi tìm đến thăm hỏi, tặng quà, thật là có tấm lòng quý hóa!

Ông Võ Liêm Sơn nói với vợ:

- Anh Đào Duy Anh xưa kia là một học sinh rất giỏi Hán văn và tôi yêu mến nhất ở Quốc Học Huế. Năm 1923, anh đậu Thành Chung đứng đầu cả xứ Trung Kỳ - còn chị Trần Thị Như Mân xưa kia cũng là nữ sinh trường Đồng Khánh, rất giỏi Pháp văn, xuất thân từ dòng dõi khoa bảng yêu nước. Chị là người trợ thủ đắc lực cho chồng ở Quang Hải Tùng Thư. Vợ chồng chị đã giúp đỡ cho tôi làm ở đó một thời gian sau ngày bị bãi chức giáo sư Quốc Học Huế. Hiện nay cả hai vợ chồng đều cùng chí hướng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và chắc chắn sẽ có nhiều thành đạt to lớn trong tương lai.

Đào Duy Anh nói:

- Cám ơn thầy đã có lời khích lệ vợ chồng em. Nhưng dù trong lĩnh vực văn hóa, muốn đạt được thành công, ngoài cái tài ra cũng cần phải có cái tâm nữa…

Võ Liêm Sơn tiếp lời:

- Đúng thế! Không những chỉ có cái tài mà cũng rất cần có cái tâm và phải gặp thời nữa mới nên sự nghiệp.

Đào Duy Anh hỏi thầy:

- Mấy năm nay thầy về sống ở Phan Rang có được thanh thản không?

Võ Liêm Sơn trầm ngân đáp:

- Buồn lắm các bạn ạ! Từ hôm về đây đến nay đã ba năm trôi qua, tôi cảm thấy cô đơn lắm! Năm 1932 vừa mới về nhà chưa được hai tuần thì tên chánh mật thám Pha-rê tới ra lệnh cho tôi hàng tháng phải đến trình diện ở Sở Liêm Phóng Phan Rang. Tôi hỏi hắn có lý do gì mà tôi bị quản chế? Hắn đáp:

- Tuy ông không phải là đảng viên Cộng sản, nhưng ông đã vào Đảng Tân Việt ở Huế là một đảng có khuynh hướng thân cộng. Chúng tôi dành cho ông sự “biệt đãi” là quản chế chứ không đưa đi đày!

Đào Duy Anh xúc động hỏi:

- Thế thầy có tuân lệnh đi trình diện không?

- Tôi đã quên cái lệ hàng tháng đến trình diện, nên lão Công sứ Ninh Thuận đã gởi công văn mời đến gặp lão ta. Tôi cũng không thèm đến, mà chỉ gởi cho lão một lá thư ngắn, đại ý nói:

“Thưa ngài Công sứ! Tôi không phạm pháp, chẳng lẽ các ngài kết tội những người yêu nước như tôi là phạm tội ư? Nếu ngài muốn quản chế tôi thì ngài tự đến hay cho người công sai đến nhìn mặt tôi bất cứ lúc nào, sao lại bắt tôi phải mang mặt đến để ngài nhìn hàng tháng hoặc vài ba lần trong một năm”.

Đào Duy Anh thán phục khen:

- Thật là khí khái! Thế lão Công sứ có phản ứng gì không?

Võ Liêm Sơn ung dung đáp:

- Cả lão Công sứ Ninh Thuận và Chánh Sở Liêm Phóng Phan Rang đều phải lùi bước trước sự cứng đầu của tôi và mặc nhiên bỏ cái lệnh đi trình diện hàng tháng ấy.

Tới lượt ông Võ Liêm Sơn hỏi thăm tin tức về các học sinh tiên tiến ở Quốc Học Huế. Đào Duy Anh kể tóm tắt với thầy:

- Trong thời gian thầy bị giam ở Hà Tĩnh thì cả nhóm Quang Hải Tùng Thư cũng bị bắt. Anh Võ Nguyên Giáp sau khi ra tù bị Pháp trục xuất khỏi Huế. Anh và chị Nguyễn Thị Quang Thái phải về Vinh, sau nghe nói đã ra Hà Nội. Các anh Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diễu và Nguyễn Khoa Văn đang ở trong tù, không có tin tức gì.

Ông Võ Liêm Sơn cảm thấy buồn vì những học sinh ưu tú của Quốc Học Huế gốc Nghệ Tĩnh, với bầu nhiệt huyết thiết tha yêu nước đã tham gia cách mạng đánh đổ thực dân phong kiến, mà thời cơ chưa đến nên phải thất bại và bị lao lý tù đày.

Sau đó ông dẫn vợ chồng Đào Duy Anh ra thăm khoảnh vườn nhà đang mùa trái chín để thưởng thức các loại trái cây vườn, kết quả của bao công lao chăm bón của vợ chồng ông trong mấy năm qua. Chị Như Mân không ngớt lời khen ngợi cái hương thơm của ổi và vị ngọt ngào của quả mãng cầu của đất Mỹ Đức, Phan Rang.

Sáng hôm sau, vợ chồng Đào Duy Anh lưu luyến giã từ thầy để trở về Huế.

Vợ chồng Đào Duy Anh ra về chưa đầy một tuần thì Sở Mật Thám Phan Rang đến khám nhà ông Võ Liêm Sơn. Cuốn Doanh Hoàn Chí Lược mà cụ Hồ Tá Bang vừa mới gởi tặng cùng nhiều sách báo tài liệu quý giá khác đều bị bọn chúng tịch thu, chỉ còn sót lại tập Đường thi bằng Hán văn là không bị lấy. Cũng may là tập “Cô Lâu Mộng” ông đã gởi cho nhà xuất bản trước nên khỏi bị mất bản thảo. Còn tập Doanh Hoàn Chí Lược thì ông đã đọc lướt qua được một lần rồi.

TRẦN ĐÌNH THÂN

(Rút trong quyển “Danh sỹ Võ Liêm Sơn”,

bản thảo, chưa xuất bản cùng tác giả)

B.Đ. st


Minh họa gốc của danh họa Tô Ngọc Vân ký Tô Tử

Phụ Bản II

NGÀY QUỐC TẾ

NGƯỜI CAO TUỔI ( 1 THÁNG 10 )

Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi viết tắt IDOP (International Day of Older Persons) là một ngày hành động quốc tế do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên vào ngày 1 tháng 10 hàng năm.

Lịch sử

Ngày 14 tháng 12 năm 1990 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi, như đã được ghi trong Nghị quyết A/RES/45/106.

Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 1/10/1991.

Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi , chẳng hạn như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi . Đây cũng là một ngày để đánh giá cao những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội. Đây là tâm điểm của Chương trình về người cao tuổi của Liên hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.

CHÀO MỪNG

NGÀY QUỐC TẾ

NGƯỜI CAO TUỔI (0 1 - 10 )

“Cổ lai hà vật bất thành thổ

Tử hậu duy thi khả thắng kim”

(Vật gì xưa nay cũng hóa đất

Riêng thơ để lại quý hơn vàng)

ĐÂU NGẠI TUỔI GIÀ

Đâu ngại tuổi già tiếp tục chơi

Lạc quan cười giỡn thấy yêu đời

Nhâm nhi rượu Đế quên chiều tối

Nhấm nháp trà Tàu đón sáng mơi

Thơ tếu xướng họa quen lắm bạn

Cảnh vui thăm viếng biết nhiều nơi

Kiếp người dài ngắn không cần biết

Sống thác lo chi chuyện đất trời.

THANH VĨNH

LẼ SỐNG TUỔI GIÀ

“Chầu trời” tự nhủ hãy còn xa

Vui khỏe chúc nhau các bạn già

Lục bát giao lưu tươi nét bút

Đường thi xướng họa đẹp lời hoa

Gắng rèn thể dục da săn lại

Siêng tập dưỡng sinh mặt trẻ ra

Hoạt động hăng say dù xế bóng

Đó là lẽ sống của đời ta.

THANH VĨNH

TÀN TRO

Sau tất cả những lộng lẫy quách thành lung linh huyễn sắc

Chập chờn huyên ảo những bóng như đùa ngả đùa nghiêng

Âm âm vũ điệu tế thần trên bập bùng ngọn lửa giàn thiêu

Đổ sụm những hình hài ngọa ngôn huyền mị trược vong

*

Chỉ còn một nhúm lả tả trong chiều gió

*

Kìa như vẫn uy nghi bạch trần điểm tô sáng láng

Trượng phu lẫm liệt bách tùng mày râu gấu hổ

Vóc ngọc kiêu kỳ gót hạc bồng lọng tía hiên son

Câu hát ngọt vòng eo thon bờ môi chuốt mọng

*

Cũng chỉ là một nhúm tàn tro trong buồng tim hóa đá

*

Kia bệ vệ quân quyền hoành ngang quyết dọc

Nọ liệt liệt oanh oanh rờ rỡ sắc anh hào

Bách cảo thiên vân những cợt đùa mặc nhân hưng phế

Ngã một bàn cờ khói yên bào tức thể huyền không

*

Nhành gió ngược thốc hương tàn tan tác

*

Nghếch mặt nhìn trời hỏi đầu mây cuối gió

Kiếp kiếp đời đời nối nối xuôi xuôi ngược ngược

Lắm bôn ba lắm oán hận lắm nổi chìm trúc trắc

Chất chất chồng chồng chán vạn nghiệt oan tương báo

*

Để cuối cùng mà ai cũng biết

chỉ một nắm tro tàn rã rượi giữa hư vô.

ĐÀM LAN

Tự thán

Vương vương vấn vấn nợ văn chương
Tuổi đã cao màu tóc nhuốm sương
Dệt mộng thơ văn ngàn trang chữ
Vô duyên chữ nghĩa quá tầm thường
Bao nhiêu quyển sách nằm im lặng
Góc tối im lìm chẳng xót thương
Buồn tủi như người con gái ế
Vương vương vấn vấn nợ văn chương.

Huỳnh Thiên Kim Bội

Vu vơ

Ưu phiền giữa cõi trần gian
Ước gì tìm được thiên đàng cho ta
Ước gì quên cõi ta bà
Ước gì thanh thản như là lá bay
Ước gì tìm được bờ vai
Cho đêm mộng mị đêm dài qua mau
Cho ngày cho tháng lao đao
Bao nhiêu điều ước bay cao lên trời !!!

Huỳnh Thiên Kim Bội

THU SẦU VƯƠNG

Thu có vương buồn đôi mắt em,

Tháng mười mưa mãi mưa triền miên

Em ngồi tựa cửa chiều hoang vắng

Có đợi ai, gió rít ngoài hiên?

*

Thu về vương sầu đôi môi ngoan

Bâng khuâng gom góp lá thu vàng

Nuối tiếc thuở tình xanh áo trắng

Tình đẹp lung linh vạn ánh trăng

*

Em dấu trong tim nỗi mong chờ

Tình xa mong nhớ chẳng hẹn hò

Giấc mơ em vẫn còn vương vấn

Đong đếm người ơi những hững hờ

*

Nhớ cánh hoa xưa cài tóc ngoan

Hoàng hôn bàng bạc nắng hoe vàng

Nhìn áng mây bay theo gió thoảng

Có biết tình thu sầu vương mang

Phạm Thị Minh-Hưng

Tản mạn tình đời

Ước ao - hoài vọng ngút ngàn xa

Tri kỷ - tri âm kém mặn mà

Nhạc dở dang cung - hờn với bướm

Thơ trăn trở vận - thẹn cùng hoa

Chén trà bốc khói - tình chân thật

Chung rượu say men - vị thiết tha

Đen bạc lòng người do thế sự

Cảm thông - thân ái - sống chan hòa.

NGÀN PHƯƠNG

Tuổi về chiều

Chiều nghiêng bóng xế - tuổi Xuân tàn

Mái tóc nhạt màu kém điểm trang

Bướm chẳng vờn hoa - chim ủ rũ

Mây thôi nương gió - nước mơ màng

Đường tơ đứt đoạn nhưng thâm thúy

Cung nhạc u hoài chợt dở dang

Sớm tối luận đàm câu đạo hạnh

Thuyền rời xa bến - ngỡ đông sang.

NGÀN PHƯƠNG

LỆ CHẢY

THÀNH THƠ

Lệ buồn chảy xuống thành thơ

Kẻ còn người mất bây giờ ở đâu

Non cao núi thẳm dãi dầu

Hoặc miền sông nước bắc cầu vượt qua

Sông Tương chia cắt đôi bờ

Người về nước Sở, kẻ qua đất Tần

Thục lùi quân Tấn chần ngần

Mối dây kềm chặt ba chân xích xiềng

Buộc lòng phải liệu cách riêng

Bên tình, bên nghĩa, bên tiền tính sao ?

Đành vô rừng rậm núi sâu

Vùi thân ẩn dật biết đâu nhẹ nhàng

Ngọn rau, củ quả bình an

Sống chui, trốn nhủi trời ban phép mầu

Chờ ngày gặp hội vó câu

Rồng chầu, ngựa cỡi mũ đầu kim khôi

Bây giờ rõ chuyện thực rồi

Có duyên có nợ ông trời giải cho

Từ lâu người đã sinh mơ

Kẻ còn người mất bây giờ ở đây !

LANG NGUYÊN

MƯA THU

Mưa thu tí tách trên thềm vắng

Thêm chạnh lòng, giọt ngắn giọt dài

Gió đưa lay động lá bay

Vài con chim nhỏ than thay phận mình

Mưa thu nhớ sơn minh hải thệ

Đem tấc lòng kể lể cùng ai

Suy tư một bóng trang đài

Nỗi niềm son sắt chưa phai tơ lòng

Mưa thu đến mênh mông lối rẽ

Dương thế này lắm vẻ đành hanh

Có ai thổn thức bên mành

Nhớ người, nhớ cảnh đua tranh u buồn

Mưa thu rải rác luồng ảm đạm

Đợi cho mùa mây xám xua tan

Vợ chồng Ngâu, hết bẽ bàng

Duyên tình ấm lạnh lại càng thiết tha.

Thanh Châu

PHẬN LỠ

Nửa đời hương phấn tuổi xuân hồng

Cam phận lẻ loi sợ tiết đông

Tháng lụn tuổi dài phai sắc vóc

Năm tàn phận bạc cảnh phòng không

Đêm nằm thao thức mơ hy vọng

Ngày tháng trôi theo thời khắc trông

Ong bướm lượn bay tìm nhụy nở

Tình đời xa bến nên chưa chồng.

QUANG BỈNH 2018

MỘT NGÀY

Hừng đông ánh sáng chiếu ngoài đường

Dân phố lao xao còn ánh dương

Trai trẻ rủ nhau tập thể dục

Ông bà thức dậy trời còn sương

Vầng hồng tỏ rạng tàn đêm tối

Buổi sáng chăm lo bé đến trường

Ban ngày hối hả cùng công việc

Đến tối chiếu mùng chuẩn bị giường.

QUANG BỈNH 2018

Phụ huynh ơi…

Phụ huynh ơi đừng nên soi mói

Bắt lỗi giáo viên khi họ dạy con mình.

Ở trên lớp cô gồng mình gieo chữ
Nỗi nhọc nhằn nào ai thấu được đâu...

Một lớp học có gần bốn mươi cháu
Không phải con một nhà nên tính cách khác nhau
Về nhận thức hoàn toàn không giống
Hỏi phụ huynh dạy thế có dễ không?

Chưa kể đến những học trò ương bướng
Cô giảng bài, mắt ngơ ngác vu vơ
Một tiết học vẻn vẹn 40 phút
Cô hết mình giảng kiến thức, kỹ năng.

Nỗi vất vả mỗi buổi trưa lên lớp
Cô gọi đọc bài, trò ngủ gật theo sau
Nhắc em này em kia say giấc
Lỗi tại phụ huynh không chu đáo với con mình...

Trong tiết học, cô quay như chong chóng
Kèm cặp em này, bồi dưỡng giúp em kia
Tính nết trò đâu được ngoan như ý
Có phải dạy không đâu, còn giáo dục nữa mà...

Phụ huynh ơi, đặt mình vào cương vị
Làm giáo viên trên lớp thử một giờ
Sẽ thấu được nỗi nhọc nhằn vất vả
Sự nghiệp “trồng người” thầy chưa kể trò ơi...

Có những học trò nói mãi vẫn lơ mơ
Đau đầu lắm, cô mỏi mồm khản tiếng
Truyền kỹ năng, kiến thức mới cho trò
“Nước đổ lá khoai”- vẫn chỉ vậy mà thôi.

Có những lúc, cô thấy mình bất lực
Học trò chưa ngoan, chưa biết vâng lời
Phụ huynh ơi, sao nỡ lòng không hiểu
Đã không thương mà còn dám coi thường.

Vậy thực sự nghề nào cao quý nhất
Bộ đội, công an hay kỹ sư, bác sĩ ?
Không nói ra, ai cũng thuộc trong đầu.
Ngành nghề nào từ giáo dục mà nên.

Nguyễn Thị Hồng Phong/TH Nguyệt Đức

- Kim Sơn st.

TIẾP NỐI

Tháng 11 cầu cho các linh hồn.

Tưởng nhớ chị HĐ 17/01

Chị tôi,
Bốn mươi ba năm trên trần thế
Hai mươi lăm năm dưới mộ sâu
Người đời thường cho là vắn số

Yêu người, yêu đời, yêu đàn em nhỏ dại
Nụ cười tươi luôn thắm nở trên môi
Đạp xe ngược xuôi nuôi con trẻ còn thơ
Mong ngày sau con mình sẽ bớt khổ

Như dây leo kia thời gian thật vắn vỏi
Những mầm vẫn xanh, luôn góp sức với đời
Cứ đâm chồi nẩy lộc cứ xinh tươi
Trong nắng mai dẫn đường mà vươn tới

Rồi một ngày sức tàn lực kiệt thân bơ vơ
Từ giã trần gian nằm xuống đáy mồ
Nhắm mắt xuôi tay xin trao lại
Núm ruột thơ ngây tưởng mãi mãi bên nhau

Nhưng từ đáy huyệt sức sống đã đâm chồi
Trên cành khô dây tươi xanh đang vươn tới
Ngày mai đây sẽ là những khu dân cư tươi mới
Những mầm non sẽ lớn lên dưới ánh mặt trời

Người chết đã nhường lại cho người trần thế
Cứ trao đi mà không hề nhận lại
Chả còn gì ngoài nắm tro tàn
Một cơn gió thoảng qua, chẳng còn dấu vết.

HÀ MẠNH ĐOÀN

Bình Hưng Hòa 09/12/2017

SỐNG THẾ NÀO ĐÂY ?

(nói chuyện với con)

Bố Mẹ chẳng phải là người giàu có

Chỉ lo sao con no ấm, an lành

Thỏa nguyện giấc mơ chí thú học hành

Được như vậy đã là gian khó

Cuộc sống giờ đây đã đổi thay

Dù khá giả đừng đua đòi quá đáng

Chạy theo thú vui xa xỉ hư thân

Cũng đừng vì tiền bạc, vì cá nhân

Hãy thương yêu nhau hơn

Sống vì nghĩa vì tình

Vì mọi người và đồng loại là văn minh

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

LÊ MINH CHỬ

BẢY MƯƠI

Riêng tặng cho Thùy Hương quý mến

Bảy mươi mùa xuân hay mùa thu

Mưa thu còn giăng mắc sương mù

Bạc phơ vừa vương trên mái tóc

Gió bụi thời gian in mắt nâu

Bảy mươi lặng lẽ lướt qua thềm

Chút buồn còn trăn trở bao đêm

Nhớ thương thương nhớ riêng mình biết

Tình xa xưa đó chỉ sầu thêm

Bảy mươi rồi cũng thoáng qua mau

Yêu thương như tà áo phai màu

Ngày tháng qua dần mơ mộng cũ

Xin trả lại người những đậm sâu

Bảy mươi mờ khuất bóng xuân xnah

Mười năm còn mãi bước loanh quanh

Soi gương bỗng thấy thương mình lạ

Nhưng đến giờ đây mộng có thành ?

HOÀI LY

08/10/2018

SÀI GÒN CỦA TÔI

Khi tôi còn bỡ ngỡ

Nhìn mọi thứ lạ xa

Sài Gòn dang tay đón

Như người thân về nhà

Sài Gòn nhìn tôi lớn

Rồi nhìn tôi trưởng thành

Qua bao mùa mưa nắng

Hết Hè lại sang Xuân

Tôi quen từng góc phố

Từng hàng cây, con đường

Từng tiếng rao lạc lõng

Tiếng mì gõ đêm sương…

Sài Gòn hào hoa lắm

Không phân kẻ giàu nghèo

Phòng năm sao cũng có

Ít tiền : quán trọ bèo !

Ly cà phê quán cóc

Dĩa cơm bụi ven đường

Ấm lòng người viễn xứ

Đi cầu thực tha phương…

Sài Gòn xưa đã đẹp

Là “Hòn Ngọc Viễn Đông”

Nay từng ngày đổi mới

Còn đẹp hơn vạn lần

Sài Gòn ồn ào thế

Mà thành máu thịt tôi

Gần thì thương, xa nhớ

Gắn bó suốt cuộc đời.

Tâm Nguyện

SẼ CÓ NGÀY

Sẽ có ngày - Ta về quê Em

Vựa lúa Thái Bình đã lưu tên

Bao hương thơm còn trong sử sách

Để lại cho đời - luôn nhớ Em

Nhớ Em ! Có ngày Ta sẽ về

Để nghe Em hát khúc tình quê

Em và Lúa ? Ai là trinh nữ

Mong Anh đừng nhé - lỗi hẹn thề

Thái Bình quê Em vẫn đợi chờ

Hỡi người lữ khách - nếu say Thơ

Hãy gởi về Em - tình trong mộng

Đừng để cho Em - tàn giấc mơ.

Saigon 16/9/2018

HẢI ÂU

CHẠNH LÒNG

Thương cảm gởi đến Chị Lệ Ngọc

bị Đột quỵ cuối tháng 9/2018

Ra về sao mãi vấn vương

Xế chiều bệnh nặng biết nương phương nào ?

Chị tôi lạc lõng biết bao

Chăn đơn gối lạnh lao đao tháng ngày

Than ôi ! Kiếp bạc lưu đày

Chăm lo chữa trị nào hay bệnh tình

Nguy nan bất chợt thành hình

Không người kề cận phát sinh muôn điều

Ai nào hay ! Ai nào hiểu !?

Nỗi niềm câm nín liêu xiêu cuối đời

Thôi đừng khóc nữa Chị ơi !

Trần gian đâu phải tuyệt vời mãi đâu

Có người thức trắng canh thâu

Xót thương số kiếp do đâu khổ sầu

Bao nhiêu thân phận bể dâu

Bấy nhiêu u uất biển sầu mênh mông

Em đây lưu dấu cảm thông

Ước mong năm tháng sắc hồng thay đen

Hiền hòa Chị chẳng bon chen

Vững tâm nghị lực cố quên âu sầu

Thôi đừng mặt ủ mày châu

Chuỗi ngày tiếp nối vui vầy Thơ Ca

Bao lời thân chúc thiết tha

Thùy Hương cầu nguyện phong ba xa rời.

VŨ THÙY HƯƠNG

TAO PHÙNG CÚC TỬU

Lão Tếu, Cả Cầm, Thanh Vũ này

Lão Bờm, Chánh Tự, cũng ta đây

Lương y, thầy thuốc, tình sâu rộng

Danh bút nhà thơ, nghĩa đủ đầy

Mạch sống yêu nghề, luôn vững dạ

Trang đời mến nghiệp, chẳng hề thay

Nâng ly cạn chén, thêm bằng hữu

Hội ngộ tao phùng, cúc tửu vầy…

PHƯỚC HẢI

MỞ RỘNG VÒNG TAY

Thanh Vũ tuổi Mùi cách biệt đời

Gia đình khóc hận lệ châu rơi

Thân bằng họ tộc, người xa đến

Nội ngoại tử tôn, tiếp khách mời

Mến nghĩa phu thê, lòng bối rối

Thương tình phụ tử, dạ nào vơi

Bốn phương thi hữu thơ hồi đáp

Mở rộng vòng tay khắp đất trời.

PHƯỚC HẢI

24-3-2018

Thả mãi hồn thơ

Trăng nước lung linh miền diễm ảo

Mây trời rong ruổi bến cô liêu

Đem thân cát bụi vào nhân thế

Thả mãi hồn thơ tận cuối chiều…

THANH PHONG

Mong manh

Mạng sống như đèn treo trước gió

Trăm năm thân thế cánh bèo trôi

Giai nhân, danh tướng muôn năm trước

Giờ ở nơi mô giữa đất trời !?

THANH PHONG

Ngậm ngùi

Tú Xương chơi gái mất ô

Tớ nay đêm vắng nằm trơ một mình

Ngắm trăng le lói đầu cành

Nhớ con chim nhỏ trao tình năm xưa.

THANH PHONG

TÌM DẤU XƯA

Có hai người tìm nhau

Tóc xanh đã bạc màu

Dẫu không là một nửa

Dẫu chỉ là niềm đau

Đất trời mênh mông thế

Cánh chim lạc đường bay

Trên sóng trùng dương bể

Giữa ngát ngàn rừng cây

Người ta tìm danh lợi

Em đi tìm dấu xưa

Ngược chiều cơn bão nổi

Nuôi ngọn lửa đến giờ

Chim khôn tìm chọn hạt

Người đi tìm tri âm

Ai hay lòng biển khát

Để cồn cào trăm năm.

LÊ NGUYÊN

ĐÊM CA TRÙ

Miếng trầu cay miếng trầu cay

Kết đôi cánh phượng trên tay em mời

Quả cau nho nhỏ bổ đôi

Khắc ghi chữ Hỷ thay lời giao duyên

Phải đâu đến hẹn lại lên

Trầu cay môi thắm bạn hiền gặp nhau

Mới nghe hồi phách trống chầu

Đã như lạc bước qua cầu gió bay

Đã nghe rạo rực hồn say

“Hồng hồng, tuyết tuyết” lời day dứt lời

Câu thơ từ cõi xa vời

Hồn quê thức dậy gọi mời nhận trao

Mặn nồng câu hát ả đào

Roi chầu điểm xuyết càng xao xuyến lòng

Tiếng đàn đáy chợt buông chùng

Câu lục bát hóa tri âm bạn đường

Đêm ca trù đậm sắc hương

Hát câu giã bạn tình vương vấn tình.

LÊ NGUYÊN

ĐÃ YÊU

Yêu đã yêu cứ yêu

Tình mênh mông liêu xiêu

Yêu đã yêu thênh thang

Tình dâng hiến rộn ràng

Yêu đã yêu sá chi

Yêu ngất ngây tình si

Nơi chân trời góc biển

Đâu phải thề thốt gì ?

Yêu, yêu em thật nhiều

Đời vui nhất được yêu

Yêu trường sinh cải lão

Yêu tỏa hương đậm yêu

Yêu thích em thật chiều

Yêu đã yêu thật siêu

Yêu thắm thiên tình sử

Yêu em thành mỹ nữ

Yêu thêm kỳ quan nữa

Yêu kỳ quá càng yêu.

PHÙNG CHÍ TÂM

Sài Gòn, 08.04.2006

MUỘN MÀNG

Người về từ tít xa
Chỉ để trải lòng ra
Tiễn đưa ai tử biệt
Chuyện chia ly có ngờ ?

Sao không về hôm nao
Để trước khi tủi sầu
Còn cười vui, kể lại
Những đoạn đời qua mau ?

Người về, thôi tiếc chi
Ảnh kia, mặc sức mà
Khóc cho vơi nỗi tiếc
Chẳng gặp tháng ngày qua !

Người đi, lúc phải đi
Chẳng thể vì ước thề
Mà mong thời gian lặng
Đợi gót kẻ phiêu du !

Người xa, thế mãi xa
Có tiếc cũng như là
Một chiều cơn gió hái
Chiếc lá buồn phôi pha.

Trên kia, cờ tím lặng
Đuôi nheo những phân trần
Ta nào muốn hiện diện
Cho đời lại hư không.

LAM TRẦN

VỀ THĂM

THẦY GIÁO CŨ

Kính tặng Giáo sư - Tiến sỹ khoa học Nga

Y.N.Mikhailovski

Trở lại Matxcơva trắng màu tuyết phủ,

Tôi đến thăm thầy giáo cũ.

Vẫn là đây căn hộ nhỏ đơn sơ ngày ấy,

Vẫn là đây dãy sách dày sáng gáy,

Chỉ dáng Thầy như bạch dương run rẩy,

Chỉ tóc Thầy như ngọn sóng phau phau !

Vẫn Thầy đây chậm rãi từng câu,

Hỏi đáp cùng em như trò chuyện

với người hành tinh khác

trong những ngày em bỡ ngỡ chưa quen.

Vẫn Thầy đây chữa bài báo cho em

Kèm lời khen, chê tinh tế:

“Em viết không sai,

nhưng người Nga không viết thế”.

*

Thầy lặng lẽ rút khăn lau giọt lệ

Khi tấm bằng Tiến sỹ chạm tay em !

Vẫn Thầy đây che mưa gió ngày đêm

Lúc mầm cây em mới nhú.

Vẫn Thầy, như cây đại thụ

Trưa - bóng co tròn, đưa nắng tới cây non !

Còn được gặp Thầy không ?

Vị tướng già đã rời lưng ngựa chiến,

Mà học trò là lính ngoài tiền tuyến

Hứng từng cơn gió bụi rắc lên đầu !

Matxcơva, 20-11-1999

VŨ ĐÌNH HUY

REVISITING

MY ANCIENT PROFESSOR

To Russian Professor - Dọctor of Science

Y.N.Mikhailovski

Coming back to Moscow, covered by white snow

I came to visit my ancient Professor.

*

It’s always here the small and simple house of that time

It’s always here the rows of books with illuminated backs

While my Professor’s appearance

was like a shivering white poplar

And his hair was like immaculate white waves !

It’s always my Professor who, word by word,

speaks so slowly

Asking and answering me like talking to

someone from another planet

Like in the first days when I was still at fault

and not yet acquainted.

It’s always my Professor

who corrected my newspaper article

Along with fine praise and blame:

“You didn’t write wrongly, but Russians don’t write so”.

*

My Professor silently drew out his handkerchief

wiping away his tears

When my hand touched the Doctor’s Diploma !

*

Here’s always my Professor

who prevented me from rain and wind day and night

When I was a bud that started to sprout.

It’s always my Professor who is like a huge tree

In the afternoon - with its round shade

- brought light to the green tree !

*

Will I be allowed to meet my Professor again ?

The old general who had left the battle horse’s saddle

Whose student was a soldier out on the front

Who caught each one of the gusts of wind

and dust sprinkled on his head !

Moscow, 20-11-1999

VŨ ĐÌNH HUY - Translated by VŨ ANH TUẤN

HỘI LIM

Lim là một tên gọi để chỉ một vùng đất cổ, ở đấy có núi, có chùa, có hàng quán tấp nập, thuộc làng Lũng Giang, nay là xã Nội Duệ, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim mở vào 13 tháng Giêng âm lịch, là hội lễ đứng hàng đầu trong hội lễ các làng Quan họ xưa nay, bởi vì không chỉ có sự tham gia của nhiều làng quan họ nổi tiếng như quan họ Bùi, quan họ Tam Sơn…

Theo tục truyền, có một phụ nữ tên là Bà Mụ Ả, người làng Duệ Đông, đến tu tại chùa Lim, rồi đắc đạo, có tài hô phong hoán vũ, thường cầu đảo linh nghiệm. Do vậy làng Lim thờ Bà làm thành hoàng, hội Lim mở vào đúng ngày hóa của Bà.

Việc chuẩn bị cho hát quan họ tại hội Lim khá chu đáo, trước đó mấy tháng, các “quan họ liền anh”, “quan họ liền chị” đã tập luyện, nhiều cuộc hát đối đáp thử được tổ chức trong và ngoài làng và đặc biệt mời cho được các quan họ có tiếng về tham dự hội.

Trai gái đến hội Lim đều ăn vận đẹp, các “quan họ liền anh”, “quan họ liền chị” có lối ăn mặc riêng: trai mặc áo lụa, áo the, quần ống sớ, đội khăn xếp; gái thì áo mớ ba mớ bảy hay áo tứ thân bằng nhiễu điều, trong yếm đào xẻ con nhạn, thắt lưng hoa đào hoa lý, đeo khăn vàng, xà tích.

Hát quan họ tại hội Lim thường có hai hình thức:

Những bạn quan họ kết nghĩa thì hát trong nhà, còn những đám quan họ có xem hội hay góp vui thì hát ngoài trời quanh đồi Lim. Hát quan họ trong nhà, bạn quan họ Lim tổ chức chu đáo. Họ góp tiền cho ông Trùm và bà Trùm lo soạn “cơm quan họ” và dọn dẹp nơi hát. Khách hát được đón mời ân cần: sau khi lễ Phật, được rước về nhà, và ngay từ khi quan họ khách tới cổng đã bắt đầu hát; đó là tiếng hát mừng của khách và lời hát “đón nhời” của quan họ chủ. Cuộc hát chính thức khi tất cả các quan họ đã vào vị trí, hoặc ngồi trên giường hay ngồi trên tràng kỷ hai phía đối diện nhau. Nội dung hát đối đáp phong, tất cả phải bằng lời ca hát, thỉnh thoảng có thể nói đệm vào như để thuyết minh làm sáng thêm ý của câu hát… Trong bữa tiệc trưa, quan họ chủ hát mời quan họ khách suốt bữa tiệc, và đến lúc gần tàn bữa tiệc, quan họ chủ mới ngồi vào mâm cỗ của mình. Buổi chiều, quan họ chủ mời khách trẩy hội. Tối lại hát tiếp cho đến nửa đêm, các quan họ tạm nghỉ để “xơi tiệc nước”. Sau đó cuộc hát lại tiếp diễn cho đến rạng ngày mới tan, sau những lời hát giã từ, lưu luyến, hẹn đến lần sau…

Trong khi đó, quanh đồi Lim, nhiều cuộc vui được tổ chức như: đánh đu, cờ người, đấu vật, những cuộc tìm kiếm bạn đời của các chàng trai… và nét nổi bật trên hiện trường hội Lim vẫn là những bạn quan họ đến với hội lễ. Các “quan họ liền anh” đến hội đều phải che ô, còn các “quan họ liền chị” thì nón thúng quai thao kín đáo, lịch sự và tình tứ. Thoạt đầu, họ hát thăm dò nhau, nếu hợp, cuộc vui bắt đầu, nếu không, các quan họ hát tìm nơi khác.

Hoàng Chúc st.


Thơ ngây

Phụ Bản III

CHUYỆN NGOÀI ĐƯỜNG

Tui là kẻ không bao giờ gây ra tiếng động, vậy mà toàn bị người ta chửi bới, thậm chí cả cái bà già mát giây, cứ sáng bảnh con ngươi ra là đã liên hồi đá vào thân tui mà ca cẩm:

- Cha tổ bố mày, cha tổ bố mày, đồ khốn nạn.

Mặc cho bà chửi rủa đã mồm, tui chẳng hề giận bà ta, vì tui biết bả không hề có suy nghĩ gì ráo trọi trong lời ăn tiếng nói, cũng như chẳng hiểu thấu đáo cái hành động vũ phu bả ngày nào cũng đổ trên cái thân ròm của tui. Còn mấy trự say xỉn nữa cơ, chẳng biết mấy chả có nhớ đường về nhà không, chớ tui nghĩ là mấy chả không bao giờ quên. Ai đời, cứ bẻm nhẻm chiều là cái lũ ấy đi ngang qua chỗ tui đứng, vỗ vỗ vào cái lưng ốm nhách của tui rồi ề à cái gì đó chẳng rõ trong cái bản họng sặc mùi men, vừa hôi lại vừa chua… rồi thất thểu đi đâu đó ra ngoài kiếm cái gì đó cũng chua chua cay cay, hồi đầu còn nhấm nháp, sau đó đổ tuốt tuột vào cái miệng tiền trồng răng không hề có mà tiền bia bọt có thể đủ làm đám tang cho toàn thể các anh trai lâu lâu ta mới nhậu một lần, lần nào cũng từ tà tà chiều đến cập quạng đêm về trên phố vắng! Rồi, sau khi tàn tiệc, thì mấy ông nội của tui lại lếch thếch, có khi bò về ngang chỗ tui đứng, buồn buồn, vạch quần tương mẹ nó vào chân tui những thứ cũng hôi hôi tanh tanh như người ngợm của mấy khứa. Tui nào biết nói gì, vì tui chỉ là cái cột đèn góc xóm.

Vậy đó! Thật là tội cho tui và các đồng nghiệp. Các bác biết không, có khi không chỉ mấy cha nhậu nhẹt đâm sầm vào tui, mà cả có anh chàng kia đẹp trai, đi xe hai bánh đẹp ác luôn, chả hiểu chàng vừa đi vừa a lô với nàng nào đó thì rầm một cái, sau đó là tiếng loẹt xoẹt của cái xế dãy dụa dưới chân tui, còn chàng thì nhăn nhăn nhó nhó với bộ quần áo lấm lem cái gì đó dưới chân Ngài Cột Đèn là tui chứ còn ai nữa, cái a lô thì văng nắp vào lỗ cống gần đó, cái bánh xe quay nhanh nhanh, chiếc thân xe rung rinh… Miệng chàng văng ra câu được học từ đại học đọc hại nào đó, nghe rất ư là “chuẩn”, ĐM cái thằng nào để cái cột đèn… giữa đường .

Thiệt là xúc phạm cho cả cái nền văn minh! Bộ nó muốn khiêng cái cột đèn tui vào cái nhà hà bá của nó chắc. Không được, vì dù gì, khi còn đứng trụi lủi ở đây, tui còn có cửa mà sống, mà… tư duy, chớ còn nằm trong nhà ai đó là tui chết chắc. Vì trước sau gì thì thiên hạ cũng leo lên đầu tui, móc móc câu câu mấy cái giây gì đó vào cái ổ mạng nhện có từ đời tám kiếp chằng chịt trên mình tui, rồi dấu dấu giếm giếm… À! Thì ra mi ăn cắp điện nhá! Đâu có sao, tao ăn cắp của nhà nước chứ có ăn cắp của ai đâu. Trời ơi! Vậy nó nghĩ nhà nước khác nhân dân ư? Nó nghĩ ăn cắp của công thì vô ưu vô tư, còn của nhà người ta thì nó đánh cho bỏ mẹ! Nó đi học mà chả hiểu tí gì về của công là của mọi người, trong đó có tui nếu có ai đó gọi tui là người. Hèn nào mà người ta cứ thi nhau xài đồ chùa, đúng là cha chung chẳng ai khóc!

Vì cột đèn cũng là một loại cột, mà là cột “chùa”, nên tôi được người ta ưu ái (hay u uất chẳng biết nữa) gửi lắm thứ thuộc loại có giây và kể cả các loại không có giây. Dĩ nhiên, là phải có giây điện, cái loại này lắm kẻ ngán. Chỉ có kẻ điếc không sợ súng mới coi thường loại giây tối cao này. Số là có gã kia hành nghề trộm đêm. Cũng bởi cái bóng cao áp chết tiệt treo ngang cần cổ tui tối mò cả mười mấy năm nay mà sinh ra cớ sự. Ai đời, cái hộp đựng bóng đèn vì xiết không chặt nên mưa từ trời chen chúc vô. Đầy hộp! Thế là đèn ngâm ngẩm tịt ngòi. Người ta nào là làm đơn xin xin xỏ xỏ để có chút ánh sáng ban đêm cho kẻ chích xì ke còn biết đường mà lụi trúng mạch máu, kẻo nó chết làm gì có đất mà chôn. Ừ, xin thì xin, còn cho hay không lại thuộc về tập hai chưa bao giờ xuất bản. Vậy đó! Cái thằng ông cố nọ, mới có con được 2 tháng tuổi, cóc lo làm chỉ ham cờ bạc nên đêm đến tranh thủ leo cột vào nhà kế tui mà chôm chỉa. Đã nói là nhớ ngủ thì khóa cửa lại mà hổng chịu nghe mới ra cớ sự. Anh hai tui thấy cửa mở bèn chờ đêm đến - một đêm không trăng sao -, ảnh leo tới giữa chừng rồi lại quên cái móc nên lại leo xuống coi bộ thiện nghệ lắm. Rồi ảnh có vẻ hớn hở vì cái sự thông minh của mình mà tái leo lên cái thân ghẻ lở của tui. Rồi anh dừng chân lại,chuẩn bị leo qua lan can cái nhà vô phước sắp được đón chào anh. Anh lớ quớ cầm cái cây sắt dài, huơ huơ trong không gian chằng chịt những giây với nhợ. Vậy mà roẹt một cái, anh xui xẻo của tui bị mấy cái giây trung thế phóng phát một té nằm vắt vẻo trên cái mớ giây lùm xùm, cái cây sắt của ảnh nhảy lổm cổm trên mặt đường làm ai đó bật cửa mở ra, phát giác cái thân đen xì vì cháy của anh. Dĩ nhiên là người ta hô hoán. Trước sự chứng kiến nghiêm trang của tui, người ta đem ảnh xuống. Trời đất, ảnh cháy táo tạo từ đỉnh đầu tới dưới thắt lưng. Sau này, người ta kể lại, vợ ảnh vừa nuôi đứa nhỏ 2 tháng tuổi, vừa coi sóc anh vì may sao ảnh vẫn còn sống sau cú cao thế chưởng ấy. Mặt mũi anh cũng không đến nỗi mất đẹp trai lắm. Tuy vậy, anh bị co rút cái cần cổ, hai tay 10 còn 4 ngón, cũng lạ, là “chim” anh chẳng bị gì sất cả các bác ạ! Mỗi lần cô vợ 25 tuổi tắm cho chồng, là phải đem cái ông xã chết tiệt ấy ra hàng hiên mà xếch xy chăm phần chăm anh ý ra mới có đủ chỗ. Nhiều lúc tui nghĩ thằng này mà không chừa cái tội ăn cắp, khéo nó còn có thể làm nghề 2 ngón được, vì 2 tay của nó, 1 tay còn nhất chỉ, tay kia tam chỉ. Mà móc bóp người ta chỉ cần nhị chỉ thôi chớ sao!

Các bác có bao giờ nghe cái thành ngữ thượng bất nghiêm, hạ tắc thở ủa quên hạ tắc loạn chưa nhỉ. Này nhé, có lần mấy đứa con gái nhà ai lủng xủng ăn mấy trái sầu riêng sầu tây gì đó. Các nương ăn xong, tiện tay, quẳng mẹ mấy cái vỏ xuống đường. Ai dè, vì trước khi ném mà không tập, nên có cái vỏ đã móc hết ruột xơi, bay từ lầu các nương và nhẹ nhàng đáp xuống chùm giây muôn đời lỏng nhỏng máng trên cái thân cơ khổ của tui. Gió nào làm rơi được ngay! Quýs nàng thấy vậy bèn trốn biệt vào nhà, để hôm sau, sau nhiều cái đu đưa đỏng đảnh suốt đêm của cái vỏ tách làm tư. Cứ như có me mo ry gì đó, mà cái bà bán bún bò đang ế ẩm phần vì trời mưa, phần vì người ta nghe nói bún bi giờ ăn vô là toi mạng; bà này đang loay hoay đốt vía thì tủm một phát, cái vỏ đầy gai nhọn hạ cánh cấp kỳ xuống thùng nước lèo, làm bả vất cả quẹt, cả giấy mà nhảy bổ vào nhà, trên áo bà vằn vện màu vàng của bức tranh “vỏ sầu riêng vô thùng bún”. Thật là một bức tranh trác tuyệt. Chưa hết! Lúc sau đó, có mấy đứa con gái trên lầu cao bên kia lò dò đi xuống, ra vẻ thương hại, lép nhép hỏi bà, Ủa, bác Sến bị sao vậy? Ủa mấy đứa hổng biết gì sao!…Chẳng biết đứa khốn nạn nào ném cái vỏ sầu riêng vô hàng tao nè. Mẹ cha tụi nó chứ! Dĩ nhiên là mấy cô gái mặt đỏ lừ, miệng cười mà chẳng nói chẳng rằng chi cho lộ chuyện. Đó, có phải trên cao mà không nghiêm chỉnh thì kẻ hạ tầng cơ sở lãnh sẹo là chắc bảy mươi hai phần dầu luôn!

Tui có lắm chuyện để kể cho các bác nghe lắm, nhưng sợ các bác sẽ thường xuyên nói tiếng Đức thì xấu hổ cho bản sắc dân tộc mấy ngàn năm văn hiến, nhất là chuyện mấy cái biển quảng cáo đeo và dán trên mình tui. Các bác coi, ai đời người ta đã rành rành treo cái bảng phòng mạch của bác sĩ Chém, cái lão khỉ gió nào vớ vẩn dán ké ngay bên cạnh tờ quảng cáo nhà đòn Chôn, mới khai trương. Bảng bác sĩ thì đỏ. Dĩ nhiên bảng kia màu đen là đúng gu rồi. Ai đó cũng có duyên hài lắm nên thêm kề bên bảng chỉ dẫn đến quán điểm tâm, mấy cái tờ giấy ghi rõ địa chỉ hút hầm cầu. Mẹ ơi! Thật là vui nhộn! Thật là tương thân tương ái!

Mấy cái bảng ấy rồi cũng phải hạ thổ xuống đường đi lối lại, khi mấy anh chàng thợ gì gì đó leo lên nghịch, sửa (mà chẳng bao giờ làm cho cái đèn mười mấy năm tối hù được sáng lên cuộc đời vốn có). Chả biết mấy ảnh sửa cái gì, chỉ biết mấy ảnh cứ kềm và búa, cắt ráo trọi mấy cái bảng kể trên để ta còn có chỗ mà leo chớ. Làm xong việc của mấy ảnh là chân tui lại lây nhây với mấy cái thứ vừa được thả xuống. Hàng xóm và mấy người ve chai thì lấy làm thích vì cái cột đèn xấu xí nom sáng hơn, và mấy cái bảng có khi có danh tính những vị tiến sĩ lùi sĩ gì đó được triệu hồi về lò ve chai mà chả tốn đồng xu nào để mua. Anh thợ đi rồi, có khi cả xóm nhao nhao lên, sao điện thoại nhà tui nghe được cả cuộc gọi từ ai đó tới nhà bà? Sao truyền hình cáp gì mà chỉ còn sọc tới sọc lui mà chẳng có cái hình gì ráo trọi? Đủ thứ vì sao và vì sao. Lại chửi, lại nói qua nói lại, lại ngày mai trời hơi đẹp một tí, anh chàng hôm qua lại leo lên, lại gỡ bỏ mấy cái bảng hồi đêm mới treo mà tên cũ xuống đất, lại ve chai tới lượm. Mỗi nhà lại tọt vào trong, kiểm tra điện thoại, in tờ nét, truyền hình cáp xem đã xài được chưa. Có khi phải kiểm xem cái đầu vốn đã hói vì vợ hay xoa, nay có rụng thêm cọng nào không mà buồn.

Này, tối hôm qua, lúc ấy tầm 11 giờ, tui thấy có anh chàng đi xe đạp đứng dựa dưới chân tui. Cũng may, trời mới mưa nên chân tui hổng còn cái mùi gì ráo trọi, cũng chưa thấy mấy gã say ghé thăm. Mấy nhà chung quanh đã tắt đèn. Chỗ tui đứng hơi tối tối. Rồi có 1 cô nàng ở nhà nào đó chạy ra, chẳng biết hai đứa nó nói chuyện gì với nhau vì tai tui ở xa trên cao lắm, chỗ cục sứ cách điện trung thế. Chỉ biết là sau cùng, không biết tui có nhìn lộn không, ừ, sau cùng, tụi nó hôn nhau cái chụt! Láo chết!

LAM TRẦN

TẾ ĐÁM MA

I. Đại cương:

Theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì:

- Viếng là thăm, là tới phúng người chết.

- Tế là cúng lạy theo nghi tiết long trọng.

Từ viếng là phúng người chết nghĩa là để bao thơ tiền để cúng rồi sau đó lạy trước quan tài.

Thông thường, suôi gia với nhau, tới viếng là Tế với nghi thức long trọng để thể hiện sự thân thiết và tôn trọng nhau của hai gia tộc. Trường hợp tế thứ hai là các cháu thể hiện lòng tôn kính đối với người quá cố. Thường, họ tế một mâm xôi lớn hay một con heo quay để góp phần cho tang chủ đãi khách. Trường hợp thứ ba là bạn bè với sự ơn nghĩa, người ta tới tế để đền ơn. Vật tế thì tùy nghi.

II. Nghi thức tế:

A. Tới đám tang

Thông thường tang gia thấy có người đem đồ tế tới thì một người đại diện ra rước và cũng hỏi người đến tế là ai.

- Nếu là suôi gia của người quá cố thì người con trưởng phải mặc đồ tang đàng hoàng đứng cạnh quan tài để hầu tế.

- Nếu không phải là suôi gia thì một người có đeo tang hầu tế là được.

Khi có người ra rước thì người đi tế nói xin phép cho tôi tế… Nếu không có người ra rước thì đem lễ vật tới trước quan tài và nói với tang gia là xin phép tế… Miệng nói vậy nhưng cũng nói mượn hai mâm để:

1. Một mâm sắp trái cây. Cái nầy có thể dùng dĩa lớn cũng được miễn sắp hết trái cây mua đem theo thì thôi. Xưa, nói tế chay thì mâm nầy sắp giấy tiền vàng bạc.

2. Mâm thứ hai là nhang, đèn và rượu. Ngày xưa thì mâm nầy cũng có giấy tiền vàng bạc nữa nhưng nay thì không dùng giấy tiền vàng bạc để tế.

Sau khi sắp lễ vật vô hai mâm xong, người tế (mượn tang chủ hay tự đem theo) để một khay có một nhạo rượu và hai ly, rót rượu ra, cầm một ly đưa mời tang chủ nhưng nếu họ không cầm, thì để lại xuống khay và nói trình lễ vật và xin phép bắt đầu tế. Tang chủ làm thinh, mình cứ bắt đầu tế tự nhiên. Nghi thức nầy ngày nay đã mờ nhạt. Rót rượu mời là lễ trình lễ vật. Có lẽ ta bỏ lễ nầy đi. Sắp hai mâm lễ vật xong, ta đứng nghiêm và nói tôi xin phép tế là đủ.

Trong trường hợp tang gia không cho tế, ngày xưa, người đi tế đem ra cửa ngõ bỏ đó rồi đi về vì đồ tế đám ma không được đem tới nhà ai cả. Cái lệ nầy, ngày nay có ai còn nhớ không? Nếu không biết, họ có thể gây sự. Do đó, ta bỏ bên ngoài nhưng trong phạm vi nhà của đám tang chớ không bỏ ngay cửa ngõ. Nếu họ cũng không cho và không có vị trí bỏ được, để khỏi sanh sự lôi thôi, ta đem tới bãi rác hay thùng rác công cộng mà bỏ cho êm. Thường thì ở chợ có chỗ tập trung rác.

B. Các lễ vật tế thường gồm:

1. Một mâm trái cây,

2. Hai chai rượu, ngày xưa thì hai chai rượu đế. Ngày nay sợ nấu rượu đế bằng men có hại, ta dùng rượu ngoại nhưng nước vẫn trắng. Có người lấy giấy màu đỏ bao hai chai rượu lại. Nhưng theo tôi thì cứ để trần. Bao bằng giấy đỏ thì đó là rượu cưới,

3. Hai cây đèn cầy

- Đèn cầy trắng là người theo đạo thờ Chúa,

- Đèn cầy đỏ là người ngoại đạo,

4. Một hộp nhang gồm ba cây lớn và dài,

5. Một bó bông, cầm xá trước quan tài rồi đưa cho tang gia để trên quan tài hay để trước quan tài cũng được (nhưng chật chỗ)

C. Nghi thức tế:

1. Đốt hai cây đèn cầy

- Xá sau lưng một hay hai xá (tùy nghi),

- Xá bên phải,

- Xá bên trái,

- Xá trước quan tài rồi cắm lên chưn đèn

(có lẽ đưa cho người trong tang gia cắm).

Có trường hợp tang chủ không chịu gỡ cây đèn của gia đình xuống mà cột ở bên hông chưn đèn cho hai cây cùng cháy. Theo tôi, tôi thấy không ổn vì nếu có người khác tới tế nữa thì sao? Có lẽ cứ gỡ cây đang đốt xuống mà cắm cây mới vô. Cứ thế mãi.

2. Đốt ba cây nhang lớn rồi xá như trên. Xong thì cắm vô lư hương,

3. Rót rượu cúng. Thường thì ba ly - hay một ly cũng được. Tùy nghi thôi.

- Nếu trước quan tài có chai rượu sẵn thì lấy đó mà rót,

- Nếu không có chai rượu nào thì khui một trong hai chai rượu đem tế mà rót.

4. Lạy:

- Sau khi rót rượu xong thì lạy lần 1 (hai lạy) rồi bước ra đứng một bên để người hầu tế hay một đứa cháu của mình rót rượu thêm vô ly. Nếu không, ta tự rót.

Có người, sau khi người tế lạy xong, con và dâu hay rể của người chết vô lạy. Theo tôi thì không cần vì các cháu đã lạy nhiều lần rồi.

Sau khi châm rượu xong thì người tế vô lạy lần 2

- Lạy lần 2 xong thì rót rượu tiếp

- Lạy lần 3 là xong.

Sau khi tế xong, tang chủ bưng khay rượu rót và đưa mời người tế với lời cám ơn. Nếu tang chủ không mời rượu, không nói lời cám ơn, ta lặng lẽ bước ra bàn ngồi uống nước. Thế là xong.

Khánh Hội - Quận Tư ngày 01-8-2018

PHẠM HIẾU NGHĨA


Thiếu nữ bên hoa phù dung - Nguyễn Gia Trí

Phụ Bản IV

NHẠC XƯA VÀ HAY - KỲ 3

OPERA

Opera, một bộ môn nhạc kịch thuộc nền âm nhạc cổ điển Tây phương đã xuất hiện trên sân khấu nước Ý cách đây hơn 400 năm. Opera được coi là một nghệ thuật cao sang nhất vì:

- Được viết bởi những soạn nhạc gia lừng danh, và người có tài viết văn. Ít ai vừa có tài viết nhạc vừa giỏi văn. Trong nhạc Việt Nam những bài nhạc nổi tiếng nhất của Phạm Duy, chẳng hạn, là do ông ta phổ nhạc vào thơ của người khác.

- Được hát bởi những giọng ca xuất chúng

- Được trình diễn ở những sân khấu sang trọng nhất.

Opera gần giống cải lương của ta, chỉ khác hai điểm: Cải lương chỉ có một số những điệu nhạc nhất định. Người soạn tuồng chỉ viết lời cho thích hợp với những điệu nhạc đó. Cải lương không dùng nhạc khi các diễn viên nói chuyện với nhau, hoặc một người kể truyện.

Trong một vở Opera lúc nào cũng có nhạc, kể cả khi người ta nói một mình hoặc khi nói chuyện với nhau. Diễn viên không nói bằng giọng bình thường mà bằng giọng lên cao xuống thấp gần như hát. Nhạc không ăn khớp với lời nói, chỉ tô điểm cho lời nói mà thôi. Cải lương và opera giống nhau ở chỗ có nhiều loại, nhiều trường phái. Opera chính thống là từ Ý, bằng tiếng Ý. Ở Tây phương có những người bị gọi là “opera snobish”, đó là những người thích khoe khoang (nổ) rằng biết nhiều về opera, nhưng thật ra kiến thức của họ chẳng có bao nhiêu.

Trong opera tenor (cao), barritone (vừa), bass (thấp) là những giọng ca của nam giới. Soprano, mezzo-soprano, contralto là ba giọng cao tương ứng của nữ giới. Castrato là giọng ca của những thiếu niên chịu thiến để giữ giọng ca cao. Ngày nay không còn giọng castrato nữa, vì tục lệ thiến đã bị cấm từ hơn 200 năm nay.

Trong một vở opera thường có những bản nhạc gọi là aria (đơn ca), duet (hợp ca 2 giọng), trio (hợp ca 3 giọng) hoặc chorus (hợp ca nhiều giọng). Những bản này là then chốt của vở opera. Những bản hay thường được hát riêng rẽ ở ngoài như những bản nhạc cổ điển khác. Nhiều người tìm đến những vở opera, vì những bản nhạc này.

Người viết xin mời các bạn theo dõi một vở opera nổi tiếng, đó là Madama Butterfly. Trong tiếng Ý “butterfly” cũng có nghĩa là con bươm bướm. Năm 1900, nhà soạn nhạc kịch người Ý tên là Giacomo Puccini xem vở kịch Madama Butterfly xong liền hợp tác với hai người viết lời, mà tiếng Ý gọi là librettist (từ chữ libretto, có nghĩa là quyển sách nhỏ) để viết nên vở opera cùng tên.

Tóm tắt: Khoảng đầu thế kỷ 20, Pinkerton - Trung úy Hải quân Mỹ đến Nhật Bản làm việc. Ông mua một căn nhà và được ông Lãnh sự Mỹ giới thiệu một cô gái 15 tuổi tên là Cio-cio (tiếng Nhật có nghĩa là con bươm bướm) để làm vợ tạm. Pinkerton đã có người yêu ở Mỹ, không yêu Cio-cio. Ngược lại Cio-cio rất thương yêu người chồng Mỹ, bỏ đạo Phật để theo Thiên Chúa Giáo, đạo của chồng. Chẳng bao lâu Pinkerton bị đổi đi xa, Cio-cio ở lại với người tớ gái và sinh một cậu con trai. Bặt tin chồng, nàng vẫn kiên nhẫn chờ đợi, dù có người đã mai mối để làm vợ một nhà quý phái. Ngày ngày nàng mang ống nhòm nhìn ra cửa biển xem tàu của chồng đã về chưa. Nàng diễn tả niềm tin này bằng một bài hát (aria), hát cho người tớ gái nghe. Tên bản nhạc này là “Un Bel Di, Vedremo” (Một Ngày Đẹp Trời Chúng Ta Sẽ Thấy). Đây là một kiệt tác của Puccini mà người viết sẽ tóm tắt trong chốc lát. Quả nhiên 3 năm sau chiếc tàu của Pinkerton về thật, nhưng bên cạnh chàng lại có một phụ nữ tóc vàng. Viên lãnh sự cũng báo tin Pinkerton về và đã có vợ Mỹ. Pinkerton, vợ, và viên lãnh sự đến nhà với ý định đem con trai về Mỹ. Cio-cio xin nửa giờ để chuẩn bị, nàng mặc quần áo đẹp cho con trai, bịt mắt nó, dúi vào tay nó một lá cờ Mỹ. Nàng lạy bàn thờ rồi tự cắt cổ mình bằng thanh gươm gia bảo trên có chữ “thà chết vinh hơn sống nhục”.

Năm 1979 một vở nhạc kịch thuộc loại Broadway Musical (viết cho sân khấu Broadway, New York), lấy tên là “Miss Saigon” ra đời, vở này dựa trên Madama Butterfly của Puccini, chỉ thay đổi rất ít. Bối cảnh là Sài Gòn thập niên 1970. Nàng là một cô gái bán bar (bar girl), chàng là một người lính Mỹ. Nàng cũng sinh một cậu con trai. Năm 1975, nàng tìm mọi cách để đưa con trai sang Mỹ gặp chồng. Khi biết chồng đã có vợ khác, nàng cũng đã tự sát bằng cách bắn vào đầu bằng súng lục. Vở này cũng rất thành công tại nhiều nước trên thế giới và được quay thành phim.

Tóm tắt lời bản nhạc “Un Bel Di,Vedremo”:

Rồi một ngày đẹp trời sẽ có khói ngoài biển nơi chân trời.

Một chiếc tàu trắng sẽ xuất hiện.

Chiếc tàu vào hải cảng, với những tiếng súng đón chào.

Thấy không? Chàng đã về.

Chàng sẽ đến kiếm ta.

Ta sẽ kiên nhẫn chờ.

Ta không vội vàng.

Chàng sẽ gọi tên ta.

Ta sẽ đi trốn, để.

Ta cũng không muốn chết vì sung sướng.

Ta sẽ cầm nước mắt.

Ta sẽ trung thành chờ chàng.

Bạn có thể đánh vào tên bản nhạc này trên Youtube để nghe. 2 ca sĩ hát bài này với giọng soprano là Renata Tebaldi, và Maria Callas.

Ngoài ra bạn cũng có thể vào Youtube rồi đánh “Highlights from Madama Butterfly & Miss Saigon 2013” để xem những điểm giống nhau giữa hai vở kịch trên. Ở phút cuối bạn có thể thấy hai người tự sát, một người bằng dao, một người bằng súng.

N.C.T

18 TÁC DỤNG CỦA CHUỐI

Theo Mabuhay 12-2006

qua Tri Thức Trẻ số Tết Đinh Hợi 2007

1. Thêm năng lượng cho cơ thể. Trong chuối có tới ba loại đường: sucroza, fructoza, glucoza. Chỉ cần ăn 2 quả chuối là đủ năng lượng cho cơ thể làm việc 90 phút. Chuối là thực phẩm đầu bảng cho vận động viên điền kinh ở thế giới hiện nay.

2. Tăng minh mẫn cho trí não. Trong chuối có nhiều kali, rất có ích cho bộ não, tăng trí nhớ và minh mẫn cho hoạt động trí óc.

3. Chữa trầm cảm. Trong chuối có trytophan, sẽ chuyển hóa thành s erotonin , giúp thoải mái và dễ chịu.

4. Trị thiếu máu. Trong chuối có nhiều hàm lượng Fe (sắt) nên sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều huyết cầu tố (hemoglobin).

5. Giảm huyết áp tăng. Hàm lượng kali trong chuối cao mà hàm lượng natri lại thấp, nên ăn chuối đều đặn giúp cơ thể giảm rủi ro của bệnh huyết áp tăng.

6. Giúp nhuận tràng. Chuối có nhiều chất xơ nên rất tốt trong hồi lưu tiêu hóa, tránh được táo bón, không cần uống thuốc nhuận tràng.

7. Giã rượu. Kinh nghiệm dân gian, chữa khó chịu sau khi uống nhiều rượu bằng uống nước chuối ép, hay chuối nghiền nhừ trộn mật ong thì sẽ phục hồi được lượng đường trong máu và không cảm thấy khó chịu nữa.

8. Giảm ợ chua. Trong chuối có hợp chất kháng acid nên có tác dụng giảm thiếu chứng ợ chua (heartburn). Ai mắc chứng này nên ăn mỗi ngày 1-2 quả chuối.

9. Giảm thiểu triệu chứng PMS. PMS (PreMenstrual Syndrome) là bệnh phụ nữ sau khi mãn kinh, thường biểu hiện: tăng cân, người nóng bừng, bồn chồn,v.v… Chuối có nhiều vitamin B6, nên ăn chuối đều sẽ giúp giảm thiệu các triệu chứng của bệnh PMS này.

10. Ngừa nôn nghén. Ăn chuối đều giữa các bữa cơm chính có tác dụng giảm được chứng nôn nghén.

11. Tránh đột quỵ. Ăn chuối thường xuyên giảm được đến 40% nguy cơ đột quỵ (tai biến, nhồi máu và xuất huyết não).

12. Chữa rối loạn tiêu hóa. Chuối là thực phẩm dễ tiêu, trung hòa được lượng acid dư trong dạ dày, nên chữa được rối loạn tiêu hóa và tạo ra một lớp lót bảo vệ bên trong thành dạ dày, phòng chống các u xơ.

13. Điều tiết nước trong cơ thể. Kali là vi lượng chính của chuối, có tác dụng giảm nhịp tim, tăng cường ô-xy lên não và điều tiết cân bằng nước của cơ thể.

14. Giúp dễ bỏ thuốc lá. Trong chuối có nhiều sinh tố (vitamin) B6 và B12, khoáng tố kali và ma-nhê,… những chất giúp dễ dàng đoạn tuyệt được cám dỗ của nicotin.

15. Điều chỉnh thân nhiệt. Ăn chuối rất tốt với phụ nữ có bầu, giúp giảm thân nhiệt. Phụ nữ có bầu Thái Lan rất chịu khó ăn chuối, vì tin là con sinh ra sẽ mát tính, và dễ nuôi.

16. Bôi chỗ muỗi đốt. Dùng mặt trong vỏ chuối xát vào chỗ muỗi đốt để chống sưng và ngứa rất hiệu quả.

17. Chữa mụn cóc. Lấy một miếng nhỏ vỏ chuối đắp lên mụn cóc, chú ý vỏ trơn vàng quay ra ngoài. Dùng băng y học dán bên ngoài. Làm nhiều lần sẽ kết quả.

18. Rút ngắn thời gian trở lại “sàn đấu”. Theo tạp chí Health, sau hai năm nghiên cứu, các bác sỹ nước Mỹ khẳng định: chuối không chỉ làm tăng hưng phấn “chuyện ấy” mà còn rút ngắn thời gian trở lại sàn đấu của quý ông (Điểm 18 này bổ sung theo báo Gia Đình & Xã Hội số 1297 ra ngày 14-01-2008 theo bài “KHỎE CHỐN PHÒNG THE” ở trang 7).

PHÙNG CHÍ TÂM st.

ĐÔI NÉT

VỀ GIẢI WORLD CUP

Tại đại hội của FIFA họp ở Amsterdam năm 1928 đã thông qua nghị quyết tiến hành đều đặn cứ 4 năm một lần, FIFA sẽ tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới, các quốc gia hội viên đều có quyền tham gia thi đấu vòng loại, không phân biệt đội bóng nghiệp dư hay chuyên nghiệp.

Lúc đầu tên gọi chính thức Giải vô địch bóng đá thế giới là Cup thế giới, sau đó đổi thành “Cup Jules Rimet” (tên của cựu Chủ tịch FIFA đầu tiên), rồi đến “Giải vô địch bóng đá thế giới - Cup Jules Rimet” và hiện nay là Giải vô địch bóng đá thế giới.

Theo các văn kiện chính thức của FIFA, thì từ năm 1970 trở về trước đội vô địch bóng đá thế giới được trao “Cup vàng”, đó là bức tượng nhỏ Nữ thần chiến thắng Nike, còn gọi là tượng “Nữ thần vàng”. Chiếc Cup này được người thợ kim hoàn A.Lefler, Paris, đúc bằng vàng thật, nặng 1,8kg, đế bằng đá hoa cương nặng khoảng 4kg, trị giá 10.000 đôla, được hoàn thành vào năm 1928 do FIFA đặt hàng.

Cũng theo quy định, từ 1970 về trước, FIFA giữ “Cup vàng” để trao cho Liên đoàn bóng đá quốc gia có đội tuyển đoạt chức vô địch bóng đá thế giới, rồi sẽ trao lại cho FIFA trước khi tiến hành chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau. Nhưng cũng theo điều lệ, đội tuyển quốc gia nào 3 lần đoạt “Cup vàng” thì nước đó sẽ được quyền sở hữu vĩnh viễn cup Nữ thần vàng. Năm 1970, cup Nữ thần vàng vĩnh viễn thuộc về Liên đoàn bóng đá Brazil, vì đội tuyển Brazil đã 3 lần đoạt chức vô địch bóng đá thế giới.

Sau năm 1970, FIFA đặt làm một chiếc cup mới có tên Cup thế giới FIFA là chiếc cup luân lưu, song những đội bóng nào vô địch FIFA sẽ tặng cup mẫu thu nhỏ để làm kỷ niệm, còn cup chính thức chỉ được giữ giữa 2 kỳ giải vô địch thế giới rồi phải trao lại cho FIFA để tặng cho đội vô địch lần sau.

Cup mới mang hình hai chàng trai với cánh tay giơ lên đỡ lấy quả địa cầu. Chiếc cup này cũng được đúc bằng vàng thật giá 20.000 đôla, cao 36cm, nặng 5kg do người thợ kim hoàn Bertoni ở thành phố Milan, Italia đúc theo mẫu sáng tác của nghệ sỹ Italia là Silvio Gazanhigo.

Trong vòng chung kết, 11 cầu thủ của đội bóng đoạt chức vô địch thế giới được thưởng huy chương vàng, cầu thủ đội thứ nhì, được thưởng huy chương mạ vàng, các cầu thủ đội thứ 3, được huy chương bạc và các cầu thủ đội thứ 4, được huy chương đồng.

Giải vô địch bóng đá thế giới chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Vòng đấu loại

- Giai đoạn 2: Vòng chung kết.

Các trận đấu loại được tiến hành trong các bảng do Ban tổ chức sắp xếp (có tính đến yếu tố địa lý của các nước) bằng cách bắt thăm. Mỗi đội sẽ đấu 2 trận trên sân nhà và trên sân đối phương, nếu hòa sẽ phải đấu quyết định trên sân đối phương, nếu hòa sẽ đấu trên sân “trung lập”. Nếu trận đấu thêm bất phân thắng bại kể cả hiệp phụ, thì phải tính đến bàn thắng bàn thua.

Tất cả các trận đấu loại phải hoàn thành trước khi bắt đầu vòng chung kết ít nhất 5 tháng.

Các trận đấu vòng chung kết từ năm 1930 đến nay có nhiều thay đổi do có những chỗ bất hợp lý. Vì thế từ năm 1974, trong giải vô địch lần thứ 10, FIFA đã có sửa đổi chút ít ở vòng chung kết như sau: 8 đội thắng ở các bảng được xếp thành 2 bảng mới (mỗi bảng 4 đội). Các đội thắng của 2 bảng sẽ gặp nhau trong trận chung kết để tranh chức vô địch. Các đội đứng thứ 2 trong 2 bảng sẽ đọ sức với nhau để tranh ngôi thứ 3.

Do số nước tham gia giải vô địch thế giới tăng lên không ngừng. Từ World Cup Espanha 82 không phải là 16 đội mà là 24 đội, chia thành 6 bảng tham dự vòng chung kết tranh cup vàng. Thực ra là chỉ có 22 đội vì có thêm đội đương kim vô địch lần trước và nước chủ nhà đăng cai, không qua giai đoạn vòng đấu loại, đưa tổng số lên 24. Ngày nay đã là 32 đội và tương lai sẽ là 48 đội hy vọng Việt Nam sẽ có mặt trong Ngày hội lớn nhất hành tinh.

LỆ NGỌC st.

Sách mới

của các thành viên

CLB Sách Xưa & Nay

PHẠM HIẾU NGHĨA

Vũ trụ và Con người (Nghiên cứu)

Do NXB Hội Nhà Văn xuất bản và nộp lưu chiểu tháng 9/2018. Sách khổ 13x19, dày 112 trang, gồm 6 chương:

- Vũ trụ là gì?

- Con người từ đâu tới

- Đời người

- Đời sống con người

- Luân hồi có hay không?

- Tổng luận về cuộc sống

Theo như tác giả đây là sách bàn về vũ trụ và sự sống của con người, bàn về nguồn gốc cuộc sống nên rất kén chọn độc giả, không phải ai cũng muốn đọc…

Đây là loại sách dùng để nghiên cứu có bán tại các nhà sách.

HOÀI LY

Em, Biển và Trăng (Thơ)

Dày 56 trang khổ 13x19 gồm có 47 bài thơ diễn tả đúng như chủ đề của tập thơ.

Từ “Sinh nhật tháng Mười” đến “Em mười sáu”, trải qua “67 mùa thu”.

Hoài Ly còn dẫn đưa ra “Biển” để “Nghe tiếng sáo đêm” và “Đêm đọc thơ Đường”.

Và chắc chắn không thể thiếu “Trăng xưa”, “Khúc ca trăng”…

Xin trân trọng giới thiệu cùng tất cả những người yêu thơ. Sách tặng không bán.

ĐÀM LAN

- Bâng khuâng

Gồm 199 bài thơ tứ tuyệt

Sách khổ 10x15 dày 204 trang

NXB Thanh Niên xuất bản và nộp lưu chiểu Quý III/2018

- Trầm ca

NXB Hội Nhà Văn xuất bản và nộp lưu chiểu Quý III/2018

Sách khổ 13x19 dày 454 trang. Có 16 phụ bản màu rất đẹp và ý nghĩa

Gồm 269 bài thơ và một bài “Châm tự ngôn” kết thúc.

Nữ văn sĩ Đàm Lan đã cho ra đời một lúc hai đứa con tinh thần thật là đáng nể phục.

Từ những chuyện đời thường như: Sinh, Lão, Bệnh, Tử… đến những bài ca tụng thiên nhiên từng giọt mưa, từng cơn gió, hay những khi giận dữ với những sấm chớp, hay áng mây mờ… Đàm Lan còn đi sâu vào từng con phố, từng ngõ nhỏ… dẫn dắt người yêu thơ trải qua từ tuổi thơ đến khi già với bao mùa Xuân trôi qua để rồi kết thúc với nắm tàn tro…

Hai cuốn thơ được Đàm Lan riêng tặng đến những người yêu thơ.

Liên hệ tác giả:

Đàm Thị Tuyết Lan

Email: damlanbanme@yahoo.com.vn

ĐT: 0985.183.225

HÀ MẠNH ĐOÀN


CÁI CHẾT

Bàn về cái chết không nên bàn với người yếu tim. Là cái người mà chỉ nghe đến từ “Chết” đã run rẩy, đã hồn phách thất tán, đã chực ngã lăn ra. “Sợ chết”. Đương nhiên đó là một nỗi sợ bình thường ai cũng có. Không sợ sao được khi con người ta chỉ một lần được sống. Cho dù cuộc sống có trăm nan nghìn hiểm, có trầy lên trật xuống, có đỏ như vang hay có vàng như nghệ thì con người vẫn muốn sống. Sống để còn được thương người còn được người thương. Sống để còn nhìn thấy những sắc màu, để còn nghe thấy những âm thanh, để còn ngửi thấy những hương vị, để còn nếm được những mặn ngọt chua cay, để còn nói câu hờn dỗi, để còn hát khúc tình ca. Sống vui mà, tốt mà, dẫu có nhiều đèo cao dốc thẳm thì sống đương nhiên vẫn tốt hơn là chết. Thế nên dễ gì đang sống bỗng nhiên muốn chết, à mà cũng có một số ít muốn nên mới có cặp từ “tự tử”, nhưng cho dù có muốn thì cũng cực chẳng đã con người ấy một là không dám đương đầu với những thách thức khó khăn đang đòi hỏi phải sống thế nào cho được, hai là chẳng còn cách nào tốt hơn cái chết cả, ba là chết để nhằm một mục đích nào đấy, có thể cao cả, có thể thấp hèn. Còn lại là hầu hết không ai muốn chết. Nhưng ác nỗi, dù không muốn, không muốn tí tị tì ti nào thì cái chết nó vẫn cứ đến, nó sầm sập đến, nó hộc tốc đến, nó lẳng lặng đến, nó nhẩn nha đến. Và có đến kiểu thì gì ai rồi cũng phải gặp nó cả, không một ai thoát. Nó là một kẻ bạo quyền đáng ghét nhất hành tinh, mà con người có tài giỏi đến mấy cũng chỉ dằng dai co kéo phần nào chứ không thể chiến thắng được nó.

Vậy có nên sợ chết?

Chẳng việc gì phải sợ, bởi lúc nào cũng khư khư nỗi sợ ấy thì quá bằng chết mất nửa phần sống rồi. Và cũng bởi có quá nhiều lý do cho cái chết. Tai nạn, chiến tranh, bệnh tật, bị hại… Và cái chết cũng chẳng bao giờ hẹn trước. Nên có người vừa mới cười tươi roi rói đấy đã… có người đau lâu ốm dài ngày muốn tàn tháng muốn tận mà cứ lay lắt lay lắt nhưng rồi cũng… Có người chết êm đềm trong một giấc ngủ, bình thản nhẹ nhõm. Có người đau đớn vật vã cả xác thân lẫn tinh thần rồi mới… Có người bỗng nhiên phầm một phát, chưa kịp biết chuyện gì xảy ra… Có người như một cái nhói thế là xong. Nói tóm lại, con người có ngày sinh ra thì phải có ngày chết đi, chẳng việc gì phải sợ, hãy cứ sống cho đáng sống đi đã, để khi cái chết đến chẳng phải hối tiếc gì. Tất nhiên, nói một cách dễ dàng như thế không phải là điều dễ thuyết phục. Sẽ có nhiều nhiều người cau mày bảo đúng là cái đồ ngông nghênh coi trời bằng vung, chết mà không sợ thì chắc chẳng có gì để sợ nữa. Nhưng cho dù có cau mày thì cũng xin thưa “Đúng đấy ạ”. Con người ta cứ luôn ám ảnh nhiều nỗi sợ, mà những nỗi sợ ấy tận cùng là dẫn đến cái chết. Nếu thoát khỏi được nỗi ám ảnh ấy con người sống bình tâm hơn, vững vàng hơn, và sẽ thấy cuộc sống nhiều sắc màu nhiều ý nghĩa hơn là cứ phải sợ chết mà không dám sống. Ví như có một số người bị bệnh nan y, coi như một cái chết được báo trước, thay vì họ ngồi khóc lóc than vãn, dúm dó vì cái ngày chết của mình đang lừ lừ đến, thì họ sống vui, sống ý nghĩa, họ tận dụng từng giây từng phút thời gian để thể hiện tâm tư tình cảm của mình với mọi người, và đương nhiên họ cũng sẽ nhận lại sự tương tác tương tự. Những người chung quanh cũng hết lòng làm cho họ vui, tìm mọi cách để họ cảm thấy được hạnh phúc, đó thực sự là những tháng ngày sống có giá trị cao nhất. Vì vậy, sống không phải là sự kéo dài thời gian hơi thở, mà là biết dùng thời gian sống của mình vào một tâm thế sống thế nào để đạt được giá trị thực chất nhất.

Đằng sau cái chết?

Con người hằng bao thế kỷ nay vẫn cứ lởn vởn một câu hỏi “Khi chết đi còn có linh hồn?”, “Chết rồi thì sẽ đi về đâu?”, “Liệu có một cảnh giới nào cho con người đằng sau cái chết?”.

Bằng vào những học thuyết mà con người được giáo pháp mà có những khái niệm: Thiên đàng - Địa ngục - Niết bàn - Ngạ quỷ. Nhưng với thuyết hiện sinh, con người chỉ tồn tại trong một xác thân còn hơi thở. Khi đã lạnh ngắt đi rồi, thì xác thân chỉ còn là một khối vô tri. Mỗi người sau khi chết còn tồn tại hay không là trên môi người và trong lòng người. Còn được tưởng nhớ, còn được nhắc nhở đó là còn tồn tại. Bằng không cũng như một sự bốc hơi, ban đầu còn mờ mịt sau tan dần loãng dần rồi vô vi. Vì vậy mà con người phải vận dụng một số nghi thức hình thức để níu giữ lại bóng dáng tên tuổi. Với tâm tư tình cảm của người còn sống, thì người đã chết như vẫn còn vương vất qua những hình hài vật dụng, qua những bóng dáng kỷ niệm. Vì con người thường quá đau khổ vật vã tiếc nuối khi mất đi một người thân thiết, nên từ những câu nói mang tính an ủi, động viên, lý giải cốt để giảm bớt nỗi thống khổ của sự mất mát, mà người ta hình dung ra một cõi khác gọi là “thế giới bên kia”, để tâm thức người còn sống bám víu vào nơi ấy, để tin rằng còn một chút gì lưu lại trên thế gian cho dù chỉ là một suy tưởng. Và cũng bởi niềm tin người chết đi vẫn còn một chút gì mà người ta sinh ra những hình thức nghi lễ hoặc tập quán để thực hiện cho người chết, nhưng chính xác là thực hiện cho tâm lý người sống. Là cái cách mà người sống gửi gắm tình cảm, níu kéo sự vọng tưởng.

Nói tóm lại, cái chết là điều phải đến, nó đến lúc nào không ai biết được. Nhưng nó không đáng sợ bằng “Sợ chết”. Chỉ có điều nên ngẫm suy một chút, rằng: Vì sao có những cái chết còn vương vất mãi trong tâm khảm người, nương níu mãi trên môi người, những cái chết mà biết mấy lời thương tiếc xót xa, người đã chết ấy là một khoảng trống ngoảng đi không bất kỳ gì có thể bù lấp được, người chết ấy mà mãi mãi sau người người vẫn nao nuối khi nhắc lại. Nhưng cũng có những cái chết còn ném theo câu “đáng đời”, cái chết ấy đã là một cái chết được mong muốn từ lâu từ rất rất nhiều người cho dù nói ra hay không, người đã chết ấy khi chưa chết đã phải nhận rất nhiều lời nguyền rủa “sao nó không chết đi cho đỡ chật đất, sao nó không chết đi cho thiên hạ nhờ, sao nó không chết đi cho bao người bớt khổ, sao… sao…”. Bao nhiêu cái sao là bấy nhiêu nỗi oán hận khinh ghét, người còn sống đã không đem được lại những ích lợi thiết thân, mà còn gieo bao hiểm họa cho gia đình và cộng đồng thì quả thật chả ai mong cho họ sống lâu sống dài. Rồi khi họ chết là kèm theo bao nhiêu tiếng thở phào, thoát nạn. Cái chết nhiều khi còn là một sự giải quyết gọn nhẹ cho bao phiền phức rắc rối liên quan. Chết là hết. Chết là xong. Chết là chấm dứt mọi oán thán kêu ca mỏi mệt, chết là hết những nợ nần phiền phức. Cái chết ấy vì thế mà… tốt quá. Nhưng cũng có những cái chết để lại biết bao dang dở, trông chờ. Cái chết chưa hề được chuẩn bị tâm thế đón nhận, cái chết như một nhát cắt phũ phàng nhẫn tâm để lại biết bao đắng đót ưu tư. Người đã chết là một người gánh vác nhiều thứ trách nhiệm, là một người cần thiết cho nhiều nhiều người, là một người mà sức chống chịu gồng gánh mạnh hơn nhiều nhiều người, và đương nhiên, đó là một người không đáng chết, không nên chết một chút nào, vậy mà vẫn chết, vẫn phải chết, vẫn không tránh khỏi cái chết. Cái chết ấy vì thế mà… đau quá.

Rồi khi người ta chết đi rồi, chuyện tang ma cũng là một chuyện lắm lắm khóc cười. Muốn biết quá trình hành trạng của người chết khi còn sống, hãy nhìn vào đám tang của người ấy. Có những đám tang lặng lẽ không kèn không trống, lèo tèo dăm ba người đi đưa tiễn. Có những đám tang rầm rộ xe pháo vòng hoa trướng liễn, người đi đưa dài hàng cây số. Người người nhìn vào trầm trồ, và hầu như có chung một mong ước mình cũng được như thế khi chết đi. Có điều trong hàng dài người đưa tiễn ấy thì không phải có cùng một lý do là tiếc thương người đã chết. Họ đến từ nhiều luồng khác nhau, nên tính chất cũng khác nhau, tâm thế cũng khác nhau, vì vậy mà lý do và mục đích cũng khác nhau. Và cho dù lớn nhỏ thế nào thì việc làm tang ma cho người chết chính là làm mặt cho người sống vậy. Vì người đã chết thực ra có cần gì nữa đâu. Vâng, bản thân người chết thì chẳng còn gì nữa cả, nhưng những liên quan đến cái chết ấy thì còn là lắm lắm nhiêu khê. Cái sự chết thì như nhau, là tắt hơi bất động, nhưng các vấn đề xoay quanh mỗi cái chết thì khác nhau, khác nhau rất nhiều.

ĐÀM LAN

MÁI ĐÌNH XƯA

Anh phụ xế vỗ rầm rầm vào hông xe, miệng hét tóe khói:

- Tốp, tốp..!

Chiếc xe rướn thêm một đỗi rồi dừng hẳn. Hành khách ngã chúi tới, bật ngửa ra sau. Tiếng cười rộ lên, họ bảo nhau:

- Tới rồi, xuống đi!

Chờ cho hành khách xuống hết, tôi mới vói lấy túi xách, thong thả đứng lên. Chân tôi vừa chạm đất, chiếc xe lao vụt đi. Bây giờ, chỉ còn lại mình tôi đứng chơ vơ giữa phố huyện. Tôi bồi hồi chưa muốn dời chân. Đã mấy mươi năm xa cách, cảnh cũ thay đổi đến ngạc nhiên. Mấy căn nhà lá lụp xụp đã biến mất. Thay vào đó san sát những ngôi nhà tường đứng xếp hàng thành hình chữ U. Cửa ngõ hướng vào chợ. Nắng chiều lấp lóa trên những tấm sáo kẻ sọc trắng xanh. Phía dưới, hàng hóa bày la liệt. Dù chợ đã tan, chẳng có người mua sắm, chủ các quầy hàng vẫn ngồi chồm chồm trên ghế xếp, nhong nhóng nhìn ra.

Hồi đó, chợ nhỏ, thưa người. Hàng hóa cũng chẳng được bao nhiêu. Chợ nhóm khoảng một giờ là tan.Tiếng là chợ huyện nhưng đấy chỉ là nơi trao đổi hàng hóa của vài chục hộ sống rải rác quanh. Tờ mờ sáng, từ các ngõ ngách chằng chịt, họ đổ ra chợ, kẻ bán, người mua. Loáng cái, hết vèo. Lúc nầy, chợ trông giống một bãi đất trống vương vãi rác. Trẻ nhỏ thường tụ tập chơi ô quan, trốn tìm… Nội chợ, chỉ có quán bánh bèo của bà Ba là đặc biệt nhất. Bà Ba cứ bán hoài, bán mãi cho tới khi nào hết bánh mới dọn. Có hôm đến xế trưa. Tôi không sao quên được những tấm bánh bèo trắng phau, deo dẻo như những cái đĩa tí hon đựng đầy đậu xanh nghiền nhuyễn, rưới một lớp nước cốt dừa đặc sánh, béo ngậy, ăn vào ngon không thể tưởng. Ai thích vị mặn thì cứ bảo, bà Ba xúc thêm cho một muỗng nhân tôm, chan ít nước mắm tỏi ớt. Bây giờ, một quán cà phê mọc lên ở đó. Bàn ghế đều bằng nhựa, bày chật ních gian trước. Dăm ba người ngồi há hốc mồm nhìn lên màn ảnh nhỏ của một cái ti vi màu. Họ đang xem phim kiếm hiệp Hồng Kông. Tiếng vũ khí chạm nhau loảng xoảng. Tiếng cát chạy, đá bay ầm ào. Tiếng thét rùng rợn của diễn viên… Tất cả trộn lẫn vào nhau, làm cho một góc chợ chiều trở nên nhộn nhạo.

Qua khỏi phố chợ là cánh đồng bát ngát. Men theo đường đất quanh co, khúc khuỷu, tôi đến đầu làng. Tôi ngỡ ngàng nhìn nhà cửa mọc lên chi chít, không như ngày xưa, nhà nọ cách nhà kia một mảnh vườn, vuông sân hay một con lạch nhỏ. Ban đêm, những ngọn đèn dầu leo lét ẩn hiện, chập chờn như những đốm lửa ma.

Vật còn tồn tại với thời gian là cây đa và tấm bia đình làng. Nhưng năm tháng đã phủ một lớp bụi cằn cỗi lên cây đa cổ thụ. Nó già rũ như một ngôi nhà cổ lợp lá xanh mông mốc. Tấm bia đá đứng gần đó xám xịt, trơ trọi. Những hàng chữ đã phai màu. Lớp rêu xanh rì bám dầy đặc quanh khung như một đường viền vừa được tô màu. Giữa sân đình một dãy lớp học đứng chắn ngang. Cái đình làng biến đi đâu mất? Chợt trông thấy một người đàn ông tóc hoa râm, đang ngồi ở bậc thềm trước một lớp học, tôi liền tới gần:

- Ông anh này, cái đình đâu rồi?

Ông ta nhìn từ đầu xuống chân, rồi từ chân lên đầu, cuối cùng dừng lại ở cái túi xách của tôi. Ông ta gật gù:

- À, ở đâu mới lên đây hả?

- Dạ, ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Ờ, “Sài Gòn” đó chớ gì! Hèn gì không biết cái đình bị kẹt đàng sau dãy lớp học.

Nghe giọng nói chắc hẳn phải là dân rặc ri ở đây, tôi mừng rỡ hỏi tới:

- Ủa, sao kì vậy anh? Tôi nhớ hồi đó đâu có dãy lớp học nầy. Hết chỗ xây trường rồi sao mà…?

Anh ta quơ tay một vòng, vẻ tức tối:

- Ờ, nghĩ cũng kì thiệt.. Nhưng đận ấy vừa mới giải phóng. Cha nào cha nấy sợ tàng lan, tùm lum, tầm bậy tầm bạ. Cho là cái đình nầy thờ quan lại thời xưa. Phong kiến quá xá, đâu được! Mà dẹp cái đình thì sợ ông thần bẻ cổ, vặn tay. Lớp sợ dân chúng chửi. Bàn bạc mấy ngày, trưởng làng tìm ra một cách là giấu cái đình, tức là cái phong kiến ra đằng sau dãy lớp học. Vậy đó, xúm lại đóng góp, xây liền một dãy phòng án ngữ cái đình. Mái đình cũng bị che khuất luôn.

- Trời đất! Rồi làm sao vô cúng đình?

- Đi vòng.

Anh ta chỉ một lối đi nhỏ bên hông lớp học. Thấy anh cởi mở, tôi hỏi:

- Điệu nầy, nếu mời gánh tới thì diễn ở đâu?

- Thì diễn ở đây. Sân khấu dựng trước cửa mấy lớp học nè. Dân làng ai tới trước ngồi trong vòng rào. Ai chậm chân thì đứng ngoài lộ ngó vô.

- Ông thần trong kia, hát hò ngoài nầy thì còn nghĩa lý gì nữa!

Liếc tôi một cái rõ dài, anh nói:

- Sao không nghĩa lý cha nội. Cúng thì có xôi, chè, hoa, quả, gà, vịt. Còn hát hò chủ yếu để phục vụ bà con làng xóm. Còn như ông thần, nếu ổng muốn xem hát thì đi vòng ra đây chớ khó khăn gì. Ủa, bộ anh có bà con gì với ông thần đình làng này sao mà trách móc đủ thứ vậy anh bạn?

Ngồi xuống cạnh anh, tôi hưởn đãi nói:

- Tôi là người làng nầy. Đi biệt xứ bấy lâu mới quay về. Nhà tôi ở ven sông, chỗ khúc quanh vào vườn bưởi đó.

Vỗ đánh bốp vào vai tôi, anh kêu lên:

- Té ra là con bác B a Thời, là… Hai Minh, Minh đờn cò. Nhớ tôi không? Hai Sự nè!

Tôi chợt nhớ tới người thanh niên khi xưa. Anh hay cởi trần, mặc độc có cái quần xà lỏn. Hai Sự quê tận Cà Mau, nơi tiền rừng, bạc bể. Thế mà hai vợ chồng anh chèo chống về đây lập nghiệp. Họ sống trôi nổi trên sông. Cứ bìm bịp kêu nước lớn, chiếc ghe trở về. Nước ròng lại tháo lui theo triều nước. Người vợ quảy gánh hàng tạp nhạp như tiêu, tỏi, hành, ớt, đường đậu, hột vịt… lên chợ huyện bán. Tan chợ, về thổi cơm trên bến. Ăn xong, vợ chồng chui vào trong cái mui ghe, đánh một giấc đến xế. Những hôm bán ế, họ phải neo ghe lại. Đêm, người chồng mò ra sân đình, tắp vào quán hớt tóc, nhập bọn với những người đàn ca tài tử để nghe đàn hát đến khuya. Thuở đó, ở đây ai cũng phục ngón đờn cò của tôi. Mỗi lần tôi se dây, tiếng đàn như một bàn tay mỹ nhân ve vuốt cõi lòng người nghe, họ cảm thấy buồn da diết như đắm chìm trong nỗi khoắc khoải, nhớ tiếc xa xăm.

Tôi còn nhớ, ngày đó thật là khủng khiếp. Giặc mở trận càn quét lớn. Một tốp lính ập vào làng bắn phá. Giữa lúc đang họp chợ, mọi người kinh hoàng bỏ chạy tán loạn. Vợ Hai Sự bụng mang dạ chửa gần ngày sinh, lệt bệt quá, chạy không kịp, bị trúng đạn chết tại chỗ, nằm vắt ngang quang gánh. Đứa nhỏ trong bụng vẫn còn chòi đạp. Trong lúc mọi người luýnh quýnh tìm cách cứu đứa nhỏ, đem nó ra khỏi bụng mẹ thì pháo địch bỗng dập ì đùng, tới tấp, lại một phen chạy bán sống bán chết. Chừng tiếng súng im, tôi chạy về nhà, bàng hoàng trước cảnh nhà tan, cửa nát. Mẹ và em gái tôi cũng bị trúng đạn pháo, chết tự bao giờ. Đó là một ngày thê thảm nhất của làng tôi. Nhà nào cũng có người chết. Tiếng khóc than dậy trời. Tôi không biết nhờ vào sức lực nào mà tôi đã lo xong mồ mả cho mẹ và em gái. Tôi chỉ nhớ rằng sau đó tôi bị sốt mấy ngày liền. Nhờ láng giềng giúp đỡ lo thang thuốc tôi khỏe lại. Rồi vì buồn không chịu được, tôi khóa cửa, gởi nhà cửa, vườn tược nhờ người anh họ trông chừng rồi tìm ra vùng giải phóng xung phong vào đội văn công. Chúng tôi phục vụ những đơn vị trực tiếp kháng chiến. Bộ đội đánh tới đâu, chúng tôi theo tới đó. Chúng tôi dùng lời ca tiếng nhạc tiếp sức cho bộ đội ta đánh giặc. Tôi học sử dụng một số nhạc cụ khác như đàn tranh, đàn bầu…

Hòa bình, tôi được mời gia nhập đoàn biểu diễn nhạc cụ dân tộc và được tham gia nhiều đợt giao lưu văn hóa với nước ngoài. Chúng tôi được người ngoại quốc hoan nghênh nhiệt liệt. Mới đây, tôi đuợc phong tặng nghệ sĩ ưu tú.

Hôm nay, trở lại làng xưa, trước thực trạng đau lòng nầy, lòng tôi như bị ai cào xé. Tôi dò ý người bạn cũ:

- Anh có muốn đình ra đình, trường ra trường không?

- Muốn chớ sao không. Chính quyền có bàn bạc sẽ xây trường chỗ khác rồi cho trùng tu đình làng nhưng hiện giờ chưa có đất, tiền cũng chưa đủ. Không biết đến bao giờ mới xong!

Tôi chợt nhớ ruộng vườn nhà mình thênh thang. Vợ con tôi người thành phố, không biết cày cấy nên tôi phải nhờ người anh bà con đứng ra cho láng giềng thuê đất làm ruộng hay trồng rẫy. Lâu lâu, anh ấy mang tiền lên cho chúng tôi. Tôi chợt nghĩ tại sao mình không hiến bớt hai công đất cho chính quyền xây trường học. Làm vậy tuy huê lợi có giảm chút ít nhưng cái lợi cho bà con thì nhiều. Đất rộng sẽ xây được trường lớn. Các cháu của tôi đi học cũng gần mà cái đình cũng ra… cái đình.

Nơi mà tuổi thơ tôi có biết bao kỷ niệm khó quên. Tôi liền nói ý nghĩ ấy cho anh Hai Sự nghe, anh vỗ vai tôi cười ha hả:

- Tốt quá! Tốt quá! Đúng là khó trăm lần dân liệu cũng xong. Tôi kết anh rồi nghe anh Hai Minh!

Tôi đứng lên, mỉm cười:

- Bây giờ, tôi phải về nhà anh họ. Tối nay, anh có rảnh ghé chơi! À mà anh hiện giờ ra sao? Vẫn ở trên ghe hay lên bờ sống rồi?

Hai Sự cười hà hà:

- Lên bờ rồi! Ở nhờ đất ông già vợ. Ông Chín Thới đó anh. Cách vuông nhà anh cái xẽo đó.

- Ôi trời! Hổng lẽ anh cưới nhỏ Lụa sao trời. Nhỏ đó lém lắm!

Hai Sự cười ha hả:

- Vô tay tôi hết lém rồi. Bây giờ tối ngày nấu cơm, giữ hai thằng nhóc cũng rã hơi. Phen nầy mà anh cho đất cất trường, hai thằng con tui được học gần nhà, mà trường mới nữa chứ. Cám ơn anh trước nhe. Tui kết anh thiệt rồi!

Tôi mỉm cười, lòng bỗng vui sao là vui!

Tôi rẽ vào con đường nhỏ dọc bờ sông. Nắng đã tắt lâu rồi. Nước đang lên, sóng nhấp nhô. Xa xa, thấp thoáng những cánh chim màu nâu, ức đỏ như chứa lửa. Ôi! Thương làm sao loài chim gọi nước về. Tôi xiết chặt cái túi xách có cây đàn cò trong đó. Tôi mơ tưởng đến ngày mai. Cạnh khu vườn nhà tôi mọc lên ngôi trường mới.

NGUYỄN THỊ MÂY

MỤC LỤC

Vài chi tiết về kỳ họp ngày 13.10.2018 ....... Vũ Thư Hữu . 01

Vài cảm nghĩ về

một cuốn quý thư mới được tặng .... Vũ Anh Tuấn . 04

Những suy nghĩ vẩn vơ (tập 1-tt) ... Lm. Giuse Ng.H.Triết . 06

Tu Phật theo Kinh Đại Thừa (tt & hết) ........ Tâm Nguyện . 10

Kỷ niệm đáng nhớ với dòng họ Lavrenhiov ... Thúy Toàn .. 23

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) ........ Phạm Vũ . 29

Paul Philastre, nhà Việt Nam học đầu tiên

được Tự Đức khen thưởng ... Đỗ Thiên Thư st. .. 36

Quê hương mình ............. Nguyễn Văn Sâm .. 43

Nguyễn Du, thi sĩ của ái tình .... Hoàng Kim Thư st. .. 53

Khám phá thú vị về

“Những cuốn sách vàng” Đào Minh Diệu Xuân st. . 58

Về Phan Rang thăm thầy giáo cũ ........ Bùi Đẹp st. .. 61

Ngày quốc tế người cao tuổi (01-10) ..... Thanh Vĩnh .. 67

Đâu ngại tuổi già (thơ) ......... Thanh Vĩnh .. 68

Lẽ sống tuổi già (thơ) ......... Thanh Vĩnh .. 68

Tàn tro (thơ) ....................... Đàm Lan . 69

Tự thán (thơ) ............. Huỳnh Thiên Kim Bội .. 70

Vu vơ (thơ) ........... Huỳnh Thiên Kim Bội .. 70

Thu sầu vương (thơ) ....... Phạm Thị Minh-Hưng .. 71

Tản mạn tình đời (thơ) .......... Ngàn Phương .. 72

Tuổi về chiều (thơ) ............... Ngàn Phương .. 72

Lệ chảy thành thơ (thơ) .......... Lang Nguyên .. 73

Mưa thu (thơ) ........ Thanh Châu .. 74

Phận lỡ (thơ) ............... Quang Bỉnh .. 75

Một ngày (thơ) .............. Quang Bỉnh .. 75

Phụ huynh ơi… (thơ) ......... Kim Sơn st. . 76

Tiếp nối (thơ) .............. Hà Mạnh Đoàn . 78

Sống thế nào đây? (thơ) ....... Lê Minh Chử .. 79

Bảy mươi (thơ) ................... Hoài Ly .. 80

Sài Gòn của tôi (thơ) ............ Tâm Nguyện . 81

Sẽ có ngày (thơ) ................ Hải Âu . 82

Chạnh lòng (thơ) ............. Vũ Thùy Hương . 83

Tao phùng cúc tửu (thơ) ............. Phước Hải .. 84

Mở rộng vòng tay (thơ) .............. Phước Hải .. 84

Thả mãi hồn thơ, Mong manh, Ngậm ngùi (thơ) Thanh Phong 85

Tìm dấu xưa (thơ) ............... Lê Nguyên . 86

Đêm ca trù (thơ) ............. Lê Nguyên . 87

Đã yêu (thơ) ............ Phùng Chí Tâm .. 88

Muộn màng (thơ) ................... Lam Trần .. 89

Về thăm thầy giáo cũ (thơ) ............... Vũ Đình Huy .. 90

Revisiting my ancient professor (thơ) .. Vũ Anh Tuấn dịch .. 91

Hội Lim ................... Hoàng Chúc st. .. 93

Chuyện ngoài đường ............. Lam Trần .. 96

Tế đám ma ................... Phạm Hiếu Nghĩa 101

Nhạc xưa và hay(kỳ 3): Opera .............. N.C.T. 106

18 tác dụng của chuối .......... Phùng Chí Tâm 109

Đôi nét về giải World Cup ............. Lệ Ngọc st. 112

Sách mới của các thành viên CLB Sách Xưa & Nay:

Vũ trụ & con người - Em, biển & trăng (thơ) -

Bâng khuâng (thơ)- Trầm ca (thơ) .. Hà Mạnh Đoàn 114

Cái chết ............... Đàm Lan 117

Mái đình xưa ......................... Nguyễn Thị Mây 122

|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
 106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
 111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
 121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
 126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
 136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
 141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
|  106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
|  111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
|  121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
|  126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
|  136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
|  141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
Netadong.com thiết kế