Hiện có 2 người xem / 2335695 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 11/02/2017

CỦA CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA & NAY

Mở đầu phiên họp, như thường lệ, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai cuốn sách mới mà ông mới có. Cuốn thứ nhất là một tác phẩm mới ra lò của nhà văn nữ Đàm Lan, một người tuy không hẳn là thành viên của CLB Sách Xưa và Nay, nhưng cũng đã có tham dự vài phiên họp trong quá khứ và đã thường xuyên có bài viết trên Bản Tin của CLB. Cuốn sách mang tựa đề là “Thói Tính Người Việt” do NXB Hội Nhà Văn và X í nghiệp in Fahasa in. Sách dày 244 trang được in và trình bày rất đẹp. Nội dung g ồm 50 bài tản mạn, được viết bằng một văn phong trong sáng, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, về mọi lãnh vực khác nhau của cuộc sống, và bài cuối cùng là bài tản mạn bàn luận về 20 thói tính của ngư ờ i Việt chúng ta, rất đáng đọc và quan tâm. Tác giả viết chung chung không đụng chạm tới ai, và chỉ nhằm mục đích giúp người đọc có được những ý tưởng hướng thiện và động cơ để tự hoàn chỉnh.

Cuốn sách đã được nhà văn nữ Đàm Lan, hiện sống ở thị trấn Ban Mê Thuột gửi tặng Dịch giả Vũ Anh Tuấn và nhờ giới thiệu.

Cuốn thứ nhì là một cuốn bằng Pháp văn được in 8 năm trước bởi NXB danh tiếng Larousse và mang tựa đề là Tiểu Tự Điển Larousse Phim Ảnh (Petit Larousse des films). Cuốn sách khổ 13x19 phân, dày 1024 trang, được in cực đẹp với 20 phụ bản nguyên trang tuyệt đẹp.


Nội dung gồm 3000 phim thời danh được sắp theo mẫu tự A.B.C… cộng với một phần Phụ Lục cho người dùng biết về tất cả các đạo d iễn lớn, các hãng phim lớn, các Giải Oscars, các Giải Césars, các Giải Liên Hoan Phim ở Cannes v.v… Ngoài việc cho người đọc biết về tất c ả các tài tử nam, nữ, già, trẻ, về những phim họ đóng, sách còn giúp cho người đọc biết cốt truyện vắn tắt của từng phim. Với một người trong tuổi trẻ đã xem không biết cơ man nào là phim như người viết, cuốn sách thật sự là một kho tàng phim ảnh tuyệt vời. Sau khi giới thiệu cuốn quý thư, Dịch giả Vũ Anh Tuấn có mời các thành viên ai muốn tra cứu về phim gì thì cho ông biết tên phim để ông sẵn sàng tra cứu hộ. Sau đó hai cuốn sách đã được một số thành viên chuyền tay nhau xem một cách thích thú.

Sau phần giới thiệu quý thư, anh Dương đã lên làm một thuyết trình ngắn về cái áo dài thời trang mới, và sau khi anh nói, đã có một số lời bàn cãi trao đổi về đề tài này giữa các thành viên. Tiếp lời anh Dương, anh Nhựt Thanh đã lên nói về đề tài “Nếp sống văn minh” là một đề tài rất cần đề cập và nghĩ tới, trong lúc xã hội chúng ta đang có khá nhiều nếp sống ít văn minh, có thể nói là “văn man” như chạy xe trên lề đường tỉnh bơ, chạy ngược chiều còn bóp còi toe toe, bạ nơi nào cũng nhả khói thuốc lá tùm lum vân vân và vân vân. Anh Nhựt Thanh nói xong, thành viên Kim Sơn lên nói bổ sung về đề tài áo dài cách tân, kiểu mới hơi giống Ấn Độ.

Tiếp lời Kim Sơn, thành viên Thùy Hương lên hát tặng các bạn hai bài Xuân Tiễn Biệt và Xuân Trong Tôi. Sau Thùy Hương, Bs. Doan Linh lên ngâm tặng các thành viên bài Chúc Đầu Xuân. Sau Bs. Doan Linh, anh Bá Mạnh lên ngâm tặng các thành viên bài “Vè Nói Ngược” rất vui. Anh Bá Mạnh ngâm xong bài vè, anh Thanh Châu, với tiếng hát át tiếng bom, lên hát tặng các thành viên bài Đón Xuân. Sau anh Thanh Châu, Hoài Ly hát tặng các thành viên bài Mùa Xuân. Tiếp lời Hoài Ly, thành viên Kim Thư hát tặng các thành viên bài “Cô gái Việt” của nhạc sĩ danh tiếng Hùng Lân. Thành viên Kim Thư hát xong, anh Phạm Vũ lên nói chuyện về Cậu bé - nhà thơ thần đồng Mỹ Matthew Joseph Thaddeus Stepanek và buổi họp kết thúc lúc 11g15 cùng ngày.

VŨ THƯ HỮU


VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN

“Truyện Cổ Tích của Hauff”

Người viết đến với những truyện cổ tích từ năm lên 8 khi được gặp cuốn “Truyện cổ tích của Perrault” do cụ Nguyễn V ăn Vĩnh dịch. Sau đó, trong thời niên thiếu, người viết còn được đọc thêm nhiều cổ tích của Hans Christian Andersen và của hai anh em nhà Grimm. Trên 70 năm đã trôi qua, nhưng người viết cũng vẫn nhớ rõ là các tác giả Charles Perrault (1628-1703) là người Pháp, Hans Christian Andersen (1805-1875) là người Đan Mạch, và hai anh em nhà Grimm gồm Jacob Grimm (1785-1863) và Wilhelm Grimm (1786-1859) là người Đức, và tuy đã “hết hai mươi tuổi lần thứ 4” + 3, người viết vẫn không quên được những truyện như “Cô gái quàng khăn đỏ”, “Cậu bé tí hon”, “Hoàng tử có bờm”, “Hằng Nga ngủ ở trong rừng” v.v… của mấy tác giả đó.

Mới đây người viết có ghé tiệm sách ở ngay bên kia đường và tình cờ bắt gặp cuốn “Truyện Cổ Tích của Hauff” (Contes de Hauff) này. Vừa thấy mấy chữ “Truyện Cổ Tích” người viết nhớ lại ngay mấy tác giả kể trên, và thấy cái tên Hauff lạ hoắc, nên tò mò hỏi mua, và may thay giá cả cuốn sách, tuy rất đẹp, nhưng lại rẻ mạt, lý do đơn giản là sách được viết bằng tiếng Pháp.

Cuốn sách bìa cứng, khổ 17x24 phân, dày 224 trang, được dịch ra từ tiếng Đức, được nhà xuất bản danh tiếng Flammarion xuất bản, nhưng lại được in ở Áo quốc (Austria) năm 1970, và chứa đựng rất nhiều minh họa màu rất đẹp.

Tìm hiểu về tác giả Hauff, người viết được biết là ông là một nhà thơ và tiểu thuyết gia người Đức, đã có một cuộc sống thật ngắn ngủi vì ông sinh năm 1802 và mất năm 1827 vì bị sốt thương hàn. Tuy cuộc sống quá ngắn và chết quá yểu, nhưng ông cũng kịp viết được một số truyện cổ tích rất được người đọc ưa thích và cũng có để lại một vài tác phẩm văn học, đủ để đánh dấu chuyến du hành qua cuộc đời này của ông.

Nội dung cuốn sách là sáu truyện cổ tích mang những tựa đề sau đây: Ông Vua (Hồi giáo) biến thành con Cò - Truyện cậu bé Muck - Thằng lùn mũi dài - Truyện bé Almansor - Quán trọ ở rừng Spessart và Trái tim sắt đá. Cả sáu truyện đều có những tranh minh họa cực đẹp.

Người viết có đọc qua truyện đầu tiên và thấy khá hấp dẫn và cũng không khác gì mấy với những truyện cổ tích mình đã được đọc, và vẫn còn nhớ, từ trên 70 năm trước, tuy nhiên cũng vẫn cảm thấy hứng thú khi được biết thêm một tác giả viết truyện cổ tích người Đức…

Trích Hồi ký 60 năm chơi sách.Chương VI

VŨ ANH TUẤN

ĐÍNH CHÍNH

Trong Bản Tin số 129 của tháng 02 năm 2017, có bài viết mang tựa đề “YOGA DƯỠNG SINH CHO NGƯỜI CAO TUỔI ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ” từ trang 136 tới trang 148, và bài viết này được ký tên là ÁI LIÊN sưu tầm.

Xin trân trọng đính chính là việc ký tên ÁI LIÊN là một sự nhầm lẫn vì Cô ÁI LIÊN của CLB YOGA NGUYỄN KHẮC VIỆN không hề sưu tầm bài này, cũng như CLB YOGA của Cô không hề áp dụng bài tập này. Trân trọng đính chính và xin lỗi quý vị độc giả.

Dịch giả VŨ ANH TUẤN

THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VỀ

“CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG”

Bản dịch của L inh mục Aug. Nguyễn Văn Trinh

(Tiếp theo số 129 )

173. Cần phải có những sự đồng thuận quốc tế để thay đổi vì những yêu cầu của địa phương rất yếu để có thể can thiệp cách hữu hiệu. Liên hệ giữa các quốc gia phải tôn trọng chủ quyền của mỗi nước, nhưng phải cùng nhau xác định con đường được th ỏa thuận, để có thể loại bỏ tai họa ở địa phương, tai họ a này cuối cùng cũng sẽ đụng đến tất cả quốc gia khác. Vẫn còn thiếu những quy định chung đề ra trách nhiệm và ngăn ch ặ n những hành động không thể chấp nhận, tỉ như các quốc gia có quyền lực đem vào những nước khác các rác thải và công nghệ độc hại cho môi trường.

174. Cũng phải cảnh báo về hệ thống quản lý các đại dương. Cho dù đã có những thỏa thuận quốc tế hay địa phương, nhưng do sự phân tán và thiếu bộ máy kiểm soát nghiêm khắc, đưa ra những quy định và phê chuẩn, cuối cùng làm mất đi mọi cố gắng. Vấn đề gia tăng rác thải vào trong biển và việc bảo vệ các vùng biển vượt quá biên giới quốc tế, đã đưa ra một thách đố đặc biệt. Cuối cùng, chúng ta cần đến một sự thỏa thuận về quy định trật tự và cơ cấu chính trị cho toàn bộ điều được gọi là “công ích toàn cầu - globalen Gemeinwohls - biens communs globaux”

175. Cùng một lý luận như thế, cũng rất khó để có được quyết định nghiêm khắc cho việc thay đổi xu hướng về việc đun nóng trái đất, và cũng khó đạt tới việc thực hiện mục đích là đẩy lui nghèo khó. Chúng ta cần một phản ứng có trách nhiệm toàn cầu, vừa thu hẹp lại việc ô nhiễm môi trường, vừa chú tâm đến việc phát triển các nước cũng như các vùng nghèo. Bước vào thế kỷ thứ XXI mà người ta vẫn giữ hệ thống cai quản của thời kỳ quá khứ, đó là sân khấu cho việc tiến lên của các quốc gia nắm quyền lực, nhất là về mặt kinh tế và tài chính mang hướng liên quốc gia, khống chế cả chính trị. Trong hoàn cảnh này, phải phát huy những cơ quan quốc tế vừa mạnh mẽ vừa có hiệu lực và có quyền lực thưởng phạt. Cũng theo chiều hướng này mà Giáo Lý Xã Hội của Giáo Hội được triển khai, như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhấn mạnh: “Để hướng dẫn nền kinh tế thế giới, để chữa lành những nền kinh tế đang gặp cơn khủng hoảng, để báo trước sự trầm trọng đưa tới sự bất bình đẳng, để thực hiện việc giải giới trọn vẹn, để đạt được sự bảo đảm về mặt lương thực và hòa bình, để bảo vệ môi trường và ngăn ch ặ n là n sóng di tản, cần phải có một thẩm quyền chính trị toàn cầu (politischen Weltautoritãt - Autorité politique mondiale) như Đấng tiền nhiệm của Tôi là Đức (thánh) Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nói”[129]. Trong viễn cảnh này, các bộ ngoại giao mang nhiều ý nghĩa tròn đầy để vận động các chiến thuật toàn cầu hầu giải quyết các vấn đề trầm trọng nhất, gây tác hại cho mọi người.

II. CUỘC ĐỐI THOẠI VỀ QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ MỚI THUỘC QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG

176. Đương nhiên vẫn luôn có kẻ thắng người thua trong các nước khác nhau, nhưng ngay giữa các nước nghèo, phải nhìn nhận có nhiều trách nhiệm khác nhau. Vì thế, những vấn đề môi trường và phát triển kinh tế, không thể chỉ đặt từ sự khác biệt giữa các nước, nhưng đòi buộc người ta phải chú ý đến chính trị quốc gia và địa phương.

177. Đối mặt với việc có thể sử dụng vô trách nhiệm của khả năng con người, phận vụ tất yếu của mỗi n hà nước là phải đưa ra chương trình cho chính địa phương của mình, phối hợp, kiểm soát và xử phạt. Làm thế nào một xã hội có thể chuẩn bị và bảo vệ tương lai của mình trong một bối cảnh có nhiều đổi mới kỹ thuật? Quyền thiết đặt các luật lệ cho những thái độ có thể chấp nhận dựa theo công ích, là một động lực tác động vào sự điều hành quan trọng. Các ranh giới mà một xã hội lành mạnh, trưởng thành và quyền lực, phải gắn liền với các dự đoán, quy định luật lệ cách điều độ, kiểm soát việc áp dụng các chỉ thị, chống lại việc sa đọa, hành động kiểm soát hữu hiệu của những hậu quả không lường trước trong tiến trình sản xuất và tác động có mục đích khi phải đối diện với các thách đố có thể xảy ra. Việc ban bố luật lệ có gia tăng, nhưng phải nhắm làm giảm bớt các hậu quả việc gây ô nhiễm do hoạt động của các doanh nghiệp. Phạm vi chính trị và cơ chế không chỉ hiện hữu để tránh các hoạt động xấu, nhưng còn để động viên các hành động tốt, kích thích sự sáng tạo để tìm những con đường mới, để tạo điều kiện dễ dàng cho các sáng kiến cá nhân hay tập thể.

178. Bi kịch của chương trình chính trị “nhanh chóng” (“immédiateté” politique) được các nhóm tiêu thụ ủng hộ, đưa đến sự cần thiết để gia tăng thật nhanh. Đáp ứng các lợi ích cho việc bầu chọn, các chính quyền không dễ dàng chấp nhận điều nguy hiểm làm phật lòng dân chúng, gây tổn thất cho mức độ tiêu thụ hay có thể gây nguy hiểm cho việc đầu tư của ngoại quốc. Cái nhìn thiển cận trong việc xây dựng quyền lực làm chậm lại việc đón nhận một chương trình với viễn cảnh rộng lớn trong nghị trình công khai của chính quyền. Người ta quên rằng “thời gian có giá trị hơn là không gian” [130]; rằng chúng ta sẽ giàu sang hơn, khi chú tâm giải quyết các tiến trình hơn là thống trị không gian quyền lực. Sự vĩ đại của chính trị cho thấy rõ, trong những hoàn cảnh khó khăn, người ta sẽ hành động theo những nguyên tắc mang ý nghĩa và cùng lúc suy nghĩ về công ích lâu dài. Rất khó cho quyền lực chính trị khi phải đảm nhận trách nhiệm này trong một dự án quốc gia.

179. Trong một số vùng đã phát triển những tổ hợp tác xã cho việc sử dụng các năng lượng có thể tái sinh, có khả năng tự quản và bán ra các sản phẩm dư thừa. Tỉ dụ đơn sơ này cho thấy: trong khi trật tự hiện hành của thế giới không có khả năng để nhận trách nhiệm, thì cơ quan địa phương có thể tạo một điều khác biệt. Chỉ vì nơi đó, người ta đã suy nghĩ về điều họ sẽ để lại cho con cái cháu chắt, từ đó họ có một trách nhiệm lớn, một ý nghĩa cộng đồng mạnh mẽ, một khả năng đặc biệt để tiên đoán, một sự sáng tạo nhiệt tình và một tình yêu chân thật cho đất nước họ. Những giá trị này bắt nguồn từ dân chúng hợp nhất với nhau. Sau khi nhận thấy luật pháp đôi khi không đủ mạnh để loại sự hủy hoại, vì thế cần có quyết định chính trị do áp lực của quần chúng. Xã hội, ngang qua các cơ quan không thuộc chính quyền và các hiệp hội trung gian, phải buộc chính quyền triển khai các luật lệ, thủ tục và kiểm soát gắt gao hơn. Khi công dân không kiểm soát quyền lực quốc gia, địa phương và thôn xóm, thì cũng không thể có việc kiểm soát các tai họa gây ra cho môi trường. Mặt khác, các lề luật của cộng đồng sẽ hữu hiệu hơn, nếu như có sự đồng thuận giữa dân chúng, để nâng đỡ các chính trị có lưu tâm đến môi trường.

180. Người ta không thể tưởng tượng đến các đề nghị đồng thuận, vì mỗi quốc gia hay các vùng đều có những vấn đề và ranh giới đặc biệt. Thật vậy, thực tế chính trị có thể đòi hỏi những mức độ và kỹ thuật chuyển tiếp, dưới điều kiện chúng phải luôn đồng hành với dự án và sự chuẩn nhận trách nhiệm của các bên ký kết. Nhưng trên bình diện quốc gia và địa phương có quá nhiều việc để thực hiện, tỉ như trên lãnh vực đòi hỏi các hình thức kinh tế về năng lượng. Điều này cũng tạo điều kiện cho những cách thức sản xuất kỹ nghệ có một hiệu quả cao độ về năng lượng, và ít sử dụng các chất liệu thô, nhận từ thị trường các sản phẩm không có nhiều hiệu quả về năng lượng, hay gây nhiều ảnh hưởng môi trường. Chúng ta cũng ghi nhận một sự kiểm soát tốt đẹp về giao thông hay các hình thức xây dựng và thông thoáng các cao ốc, qua đó có thể rút bớt việc sử dụng năng lượng và độ ô nhiễm. Mặt khác, hoạt động chính trị địa phương có thể hoạt động để điều tiết sự tiêu thụ, phát triển kinh tế tái định giá, chú tâm bảo vệ các giống loài và đặt chương trình cho nông nghiệp đa dạng với việc thay đổi các hoa trái. Cũng có khả năng làm tốt lên các vùng nông nghiệp của các nơi nghèo khổ nhờ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng của nông nghiệp, trong cách tổ chức thị trường địa phương hay quốc gia, trong việc đặt hệ thống cung cấp nước, trong việc phát triển kỹ thuật nông nghiệp lâu dài và nhiều điều khác. Người ta có thể tạo thuận lợi cho việc công tác chung hay các tổ chức cộng đồng, là những nhóm bảo vệ lợi ích của những nhà sản xuất nhỏ và bảo đảm hệ thống sinh thái địa phương. Có rất nhiều điều người ta có thể làm.

181. Dù chính quyền tương đối có thể thay đổi, nhưng chính trị về việc thay đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, vẫn phải tiếp tục. Các kết quả đòi hỏi nhiều thời gian và phải nêu giá cả trực tiếp với các hiệu quả mà trong thời gian cai trị của chính quyền không thể minh chứng được. Vì thế, không cần can thiệp vào sự đè nén của quần chúng và của các cơ chế, nhưng luôn có sự chống đối, và còn nhiều hơn nữa, khi cần phải giải quyết những trường hợp khẩn cấp. Nếu một nhà chính trị nhận những trách nhiệm này với những giá phải trả, sẽ không thích ứng với lý lẽ hiệu quả và trực tiếp về mặt kinh tế cũng như nền chính trị hiện hành, nhưng nếu ông làm, ông sẽ nhận lại được phẩm giá của mình, do chính Thiên Chúa ban cho ông là con người và trên con đường của ông qua lịch sử, ông đã để lại dấu chứng một trách nhiệm lớn của ông. Phải đưa ra quyền ưu tiên cho một chính trị kiên vững, sẽ canh tân các tổ chức và kết hợp chúng lại và công nhận các thực hành tốt đẹp không gây áp lực và khó khăn. Cần phải thêm, các bộ máy tốt cuối cùng cũng phải đào thải vì thiếu những mục đích lớn, các giá trị và quan niệm nhân bản, mà mỗi cộng đoàn phải có một định hướng quý giá và quảng đại.

III. ĐỐI THOẠI VÀ MINH BẠCH

TRONG CÁC TIẾN TRÌNH QUYẾT ĐỊNH

182. Việc tiền dự tác động vào môi trường của các doanh nghiệp và dự án đòi buộc tiến trình chính trị rõ ràng và lệ thuộc vào đối thoại, trong khi sự hủy hoại ẩn kín sự tàn phá môi trường của một dự án do thỏa thuận, thường đưa đến đồng thuận âm thầm, qua đó người ta tránh đưa ra những thông tin và những cuộc tranh luận rộng rãi.

183. Một sự tìm hiểu tác động vào môi trường không thể nằm trong kết luận của sự kiến tạo một dự án sản xuất hay bất cứ chính trị nào, một quy hoạch hay chương trình thực hiện. Việc tìm hiểu này phải có ngay từ đầu và tìm hiểu trên nhiều bình diện, rõ ràng và độc lập khỏi mọi áp lực kinh tế hay chính trị. Việc tìm hiểu này phải liên kết với việc phân tích các điều kiện lao động và những hậu quả khả thể - tỉ như trên sức khỏe thể lý và tinh thần của con người, trên kinh tế địa phương, trên sự an toàn. Những kết luận kinh tế có thể đúc kết thật cụ thể dựa vào những kết quả kinh tế, trong đó người ta có thể nhìn từng kịch bản khả thể và tiên liệu sự cần thiết một sự đầu tư lớn hơn để đối mặt với các hậu quả bất ngờ có thể sửa sai được. Luôn luôn cần đến sự đồng thuận của nhiều tác nhân xã hội, có thể đưa ra những viễn cảnh, những giải đáp và những thay đổi khác nhau. Nhưng trên bàn thảo luận, cần phải có một vị trí ưu tiên cho dân chúng địa phương; họ sẽ tự hỏi điều họ mong muốn cho chính mình và con cái họ, họ có thể nhắm vào các mục tiêu vượt quá lợi ích kinh tế hiện tại. Người ta phải bỏ đi ý tưởng “can thiệp” vào môi trường, để kiến tạo những thứ chính trị được đón nhận và bàn thảo do những thành phần tìm thấy lợi ích. Việc tham gia đòi buộc tất cả mọi người đều được thông tin thích hợp cũng như về các nguy cơ cũng như khả thể; việc tham gia không thể đúc kết trong quyết định thực hiện một dự án, nhưng cần có những hành động tiếp theo và kiểm soát liên tục. Sự thành thật và chân lý cần thiết trong tất cả các cuộc tranh luận khoa học và chính trị, chứ không chỉ hạn hẹp vào điều luật pháp cho phép hay không.

184. Nếu có những bất trắc xuất hiện cho môi trường, có thể ảnh hưởng đến công ích hiện tại hay tương lai, hoàn cảnh như vậy, “đòi buộc mọi quyết định dựa vào nền tảng đối mặt giữa nguy hiểm và lợi ích có thể thấy được trong từng lựa chọn”[131]. Điều này có giá trị, khi một dự án có thể kéo theo việc gia tăng sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gia tăng sự phát tán hay sản xuất nhiều rác thải, đưa đến một sự sa sút, một sự thay đổi có ý nghĩa cho đồng ruộng, gây tai hại cho không gian sinh sống của nhiều giống loại hay một không gian công cộng. Những dự án không được phân tích đầy đủ có thể gây hại cho phẩm chất sống của một địa phương dựa vào những vấn đề khác biệt tỉ như gây ồn ào, ngăn chận tầm nhìn, đánh mất giá trị văn hóa, hậu quả của việc sử dụng năng lượng hạch tâm. Văn hóa tiêu thụ tạo sự ưu tiên cho việc sống vội và dành cho tư lợi, đưa đến những thủ tục nhanh chóng hay che đậy các thông tin.

185. Cần phải nhận thức, khi chấp nhận một dự định cho một sự phát triển thật sự trọn vẹn, người ta phải suy nghĩ đến những câu hỏi trong khi tranh luận như sau: Ích lợi gì? Tại sao? Nơi nào? Khi nào? Cách thức nào? Cho ai? Những nguy cơ có thể xảy ra? Với giá thành như thế nào? Ai sẽ chi trả? Người đó sẽ làm như thế nào? Trong thảo luận này có những câu ưu tiên. Tỉ như, chúng ta biết, nước là một nguồn hạn hẹp và luật căn bản là việc sử dụng phải tùy thuộc vào quyền của những người khác. Điều này không thể nghi ngờ gì được và đặt mỗi sự phân tích về tai hại cho môi trường trong điều kiện của một vùng.

186. Trong Tuyên Bố của Hội Nghị tại Rio vào năm 1992 có nói: “Trong trường hợp những bất trắc gây tai hại trầm trọng và lâu dài, sự thiếu sót về hiểu biết hoàn toàn khoa học không thể là lý do để tái đặt lại tài chính để ngăn chận sự xuống dốc của môi trường”[132]. Nguyên tắc phòng ngừa này được đặt lên để bảo vệ những người yếu đuối, không có phương tiện để sử dụng, để tự bảo vệ và để đưa ra những chứng cứ không thể phủ nhận được. Khi thông tin khách quan cho thấy trước một sự tàn hại trầm trọng và không thể sửa đổi được, mỗi dự án như thế phải dừng lại và được bổ túc. Như thế, trách nhiệm minh chứng, trong những trường hợp như thế, đưa ra một bằng chứng khách quan và không thể bàn cãi được, để thấy hoạt động được đề nghị không gây những tai hại trầm trọng cho môi trường và cho dân chúng địa phương.

187. Điều này không có nghĩa là phải chống lại từng việc canh tân kỹ thuật, cho phép làm tốt phẩm chất sống của dân chúng. Nhưng trong tất cả những trường hợp, phải tuân giữ câu nói căn bản, khả năng sinh lợi không phải là tiêu chuẩn duy nhất đế chú tâm vào, và ngay khi xuất hiện những tiêu chuẩn mới để phê phán do sự phát triển trình độ hiểu biết, cần phải có một đánh giá mới do tất cả những bộ phận tham gia. Kết quả cuộc trao đổi có thể là quyết định không tiếp tục dự án, những cũng có thể thay đổi hay triển khai các đề nghị tương ứng.

188. Có nhiều cuộc tranh luận về đề tài môi trường, nhưng không thu đạt được sự đồng thuận. Một lần nữa Tôi xin nhấn mạnh, Giáo Hội không có ý định giải quyết những vấn đề khoa học, cũng không thay thế chính trị, nhưng Tôi mời có một cuộc tranh luận thẳng thắn và rõ ràng, để những nhu cầu đặc biệt và các ý thức hệ không làm tổn hại đến công ích.

IV. CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN VẸN

189. Chính trị không được phép tùng phục kinh tế và kinh tế cũng không được phép tùng phục chế độ độc tài và thực dụng hiệu quả của kỹ thuật. Ngày nay, khi suy nghĩ đến công ích, cần thiết chính trị và kinh tế phải đối thoại với nhau để quyết định phục vụ cho cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống con người. Cứu nguy cho các ngân hàng bằng mọi giá, bằng cách trả tiền của dân chúng, mà không có quyết tâm suy nghĩ lại về toàn bộ hệ thống và canh tân lại, nâng đỡ quyền thống trị tuyệt đối của tài chính, không nhìn thấy tương lai và sau cách chữa trị lâu dài, tốn kém và chỉ bên ngoài, sẽ tạo cơn khủng hoảng mới. Cuộc khủng hoảng tài chính các năm 2007-2008 là cơ hội cho sự phát triển một nền kinh tế mới, chú tâm vào nền tảng luân lý và cho việc triển khai quy định mới cho hoạt động tài chính đặc biệt và sự giàu sang giả định. Dù vậy, không có phản ứng nào giúp suy nghĩ lại các tiêu chuẩn xa xưa không ai dùng nữa, nhưng vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới. Sản xuất thường không hợp lý và luôn liên kết với sự thay đổi về mặt kinh tế, chính kinh tế này sẽ xác định giá trị của sản phẩm, thường không đúng với giá trị thật của chúng. Điều này đưa đến việc sản xuất quá tải một sản phẩm, gây ảnh hưởng nặng nề cho môi trường một cách không cần thiết, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các chi nhánh kinh tế của địa phương[133]. Bong bóng tài chính cố gắng trở thành bong bóng sản xuất. Cuối cùng, điều được đón nhận không phải để chống năng lượng, vấn đề kinh tế thật sự có thể thực hiện, đó là tạo việc sản xuất đa dạng và làm tốt, để các việc kinh doanh có thể hoạt động tốt và để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể phát triển và tạo được công ăn việc làm.

190. Trong liên hệ này phải luôn nhớ, “việc bảo vệ môi trường […] không những được thực hiện dựa trên nền tảng việc tính toán phí tổn tài chính. Môi trường là một phần của các điều thiện hảo, mà bộ máy thị trường không thể bảo vệ hay có thể đòi buộc theo cùng một hình thức được”[134]. Một lần nữa phải tránh quan niệm ma thuật của thị trường. Có xu hướng cho rằng, mình có thể giải quyết vấn đề bằng cách gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp hay của cá nhân. Có thực hy vọng rằng những người dựa theo lợi nhuận tối đa, sẽ cố gắng gìn giữ tư tưởng về những hậu quả của môi trường mà họ muốn trao lại cho thế hệ mai sau hay không? Trong dự án thắng lợi, không có chỗ cho tư tưởng về vận hành của thiên nhiên, về những giai đoạn suy thoái và tái sinh, về sự nhiêu khê của hệ thống môi sinh, đã bị thay đổi do tác động quá nặng nề của con người. Ngoài ra, khi nói về sự đa dạng sinh học, người ta chỉ nhìn đến sự dự trữ các tài nguyên cho kinh tế, có thể bóc lột được, nhưng người ta không chú tâm đến giá trị của vạn vật, ý nghĩa của chúng đối với con người và văn hóa, lợi ích và nhu cầu của người nghèo.

191. Khi người ta nêu lên các câu hỏi này, một số người phản ứng bằng việc kết án các kẻ khác cho rằng họ chỉ ảo tưởng nghĩ đến việc thành công và phát triển con người. Chúng ta phải minh chứng, việc làm chậm lại nhịp sản xuất và tiêu thụ là cái cớ đưa ra những hình thức cho thành công và phát triển. Những cố gắng cho việc sử dụng tài nguyên cách lâu dài không phải là việc bảo vệ vô ích, nhưng là một sự đầu tư để sinh lợi nhuận kinh tế theo một hình thức nhẹ nhàng hơn. Nếu không phải đau khổ vì cái nhìn hạn hẹp, chúng ta có thể khám phá có nhiều cách chuyển đổi sản xuất mới mẻ hơn và có thể thay đổi các sản phẩm ít gây tai hại cho môi trường hơn... Đó là mở một con đường cho nhiều khả năng khác, không có nghĩa là ngăn chận sự sáng tạo của con người và ý nghĩa cho phát triển, nhưng định hướng cho năng lượng này theo những con đường mới.

192. Tỉ như, một con đường triển khai sản xuất có nhiều sáng tạo hơn và định hướng tốt hơn có thể sửa sai hành động một sự đầu tư kỹ thuật quá đáng cho tiêu thụ và yếu kém, để giải quyết các vấn đề chưa được thỏa đáng cho nhân loại; có thể tạo những hình thức sáng suốt và sinh lợi hơn cho việc tái sử dụng, chuyển đổi phận vụ và quay vòng; nó cũng có thể làm tốt đẹp hiệu quả năng lượng của các thành phố và nhiều hơn nữa. Việc đa dạng hóa sản phẩm kích thích sự khôn ngoan của con người để bộc lộ nhiều khả năng, để tạo dáng và làm cho mới mẻ, trong khi bảo vệ được môi trường và tạo công ăn việc làm. Có lẽ đó là một sự sáng tạo có khả năng, giúp nẩy nở sự cao quý mới mẻ của con người, chỉ vì con người xứng đáng dùng lý trí của mình với sự can đảm và trách nhiệm, để tìm những hình thức phát triển lâu dài và quân bình, trong giới hạn của một quan niệm rộng rãi hơn để tạo phẩm chất của cuộc sống, tìm được những hình thức phát triển lâu dài và quân bình. Ngược lại, sẽ không xứng đáng, hời hợt và không có sức sáng tạo để tạo những hình thức cướp phá thiên nhiên, chỉ để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ và thu lợi tức khắc.

193. Nếu trong vài trường hợp, sự phát triển lâu dài đem đến những hình thức phát triển; trong những trường hợp khác, đối mặt với những phát triển kinh khủng và vô trách nhiệm đã kéo dài hằng nhiều thập niên, người ta phải suy nghĩ tới việc phải làm chậm lại và phải đặt ra những ranh giới hợp lý, có khi phải quay ngược lại kẻo quá trễ. Chúng ta biết, thái độ của những người chỉ nhắm nhiều và càng nhiều vào tiêu thụ và phá hoại, thì không thể giữ lại được, trong khi những người khác chưa sống được với phẩm giá con người. Vì thế đã đến lúc, phải chấp nhận sự thụt lùi ở một mức độ nào đó trong một vài phần trên thế giới và phải hỗ trợ họ, để những phần khác trên thế giới có thể vươn lên cách lành mạnh. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói: “Các xã hội tiên tiến về mặt kỹ thuật phải sẵn sàng có những thái độ giảm bớt nhu cầu năng lượng và làm tốt các điều kiện sử dụng”[135]. (còn tiếp)

(Đã được Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh cho phép phổ biến)

CÂU CHUYỆN PHÓNG SINH

Đầu năm nay, một TT. hướng dẫn nhóm Phật Tử làm lễ Phóng Sinh cho gần 10 tấn cá trên sông Hồng làm dư luận xôn xao. Qua hình ảnh, một chuyên gia khẳng định đó là cá Chim Trắng có tên là Colossoma Brachypomum. Loại cá ăn thịt đáng sợ trong họ cá Hổ Characidae, du nhập từ Nam Mỹ, không được nuôi tự do. Người nói rằng không đúng. Nhưng nếu đúng như thế thì nguy cơ những loài cá lành bản địa sẽ bị bọn cá sát thủ này tiêu diệt. Nguồn cá lành nơi đó sẽ bị cạn kiệt, vì nó quá hung dữ, răng sắc nhọn, thậm chí nó còn cắn cả con người hay động vật bơi gần chúng. Bản thân tôi, khi mới vào tập sự tu hành cũng có chút kinh nghiệm về Phóng Sinh, xin kể cho vui.

Tôi không phải là người gốc Đạo Phật, nên khi tìm hiểu Đạo, điều gì cũng làm tôi bỡ ngỡ. Thứ nào chưa rõ, thì tôi để qua một bên, tìm hiểu tiếp. Điều gì chấp nhận được thì tôi làm rất nhiệt tình. Pháp đầu tiên mà Thầy tôi tập cho chúng tôi làm là Bố Thí và Phóng Sinh.

Còn nhớ lúc đó mới đổi tiền, ai còn đi làm thì lương chỉ còn có vài đồng, nên cuộc sống hơi khó khăn, dù vậy, mỗi sáng Chủ Nhật là chúng tôi họp nhau ở nhà một người bạn trong hẻm ở trên đường Bùi Thị Xuân để nghe Thầy giảng Pháp. Lúc đó nhóm mới có chỉ độ 5, 7 người. Thầy chúng tôi là một Cư Sĩ, rời Huế vô Saigon mục đích là gặp những người có hẹn với Thầy từ xa xưa để nhắc lại công việc tu hành, theo lời Thầy kể như thế.

Trước lúc đến họp thì mọi người đã hùn nhau, mỗi người 1 hoặc 2đ rồi cử một anh em ở gần chợ, đi ngang qua chợ thì ghé mua ít ốc, cua, lươn, cá, tập trung lại. Trước khi Thầy giảng thì để đống đồ phóng sinh đó, Thầy và anh em cùng chú nguyện rồi mang đi thả ở con rạch gần đó. Việc làm đó lần hồi bị bọn trẻ con gần đó phát hiện. Thời buổi khó khăn, ai cũng túng thiếu, nên bọn con trẻ để ý thấy có cá, ốc, lươn có dịp tập trung, còn gì dễ bắt hơn! Thế là chúng nó mang rổ, rá đến canh sẵn. Chờ anh em thả là nó lập tức chận trên đầu nguồn để tranh nhau vớt. Con rạch nhỏ, nước không sâu. Ốc thì đương nhiên đâu có thoát kịp. Cá. Lươn thì con thoát con không. Người thả cũng đâu có cản chúng được! Những người chung quanh lại xì xào: “Bày đặt. Thời buổi khó khăn, nhiều người không có gạo mà ăn, phải ăn bo bo, mà còn phóng sinh, làm phước. Sao không dùng tiền đó để giúp cho người nghèo có phải tốt hơn không?”. Nghe vậy chúng tôi cũng có hơi nhột, nhưng điều chúng tôi quan tâm là cần làm theo những gì được hướng dẫn nên bỏ ngoài tai.

Làm được điều tốt đầu tiên hướng về Đạo Phật chúng tôi rất vui. Nhưng khi nghe anh đi Phóng Sinh về báo lại vài lần thì bọn tôi dẹp bỏ vụ thả lươn, ốc, cua, cá, quay sang hông Lăng Ông gần chợ Bà Chiểu mua chim để thả. Nhiều người để ý thấy những chú chim bị phóng thích ra khỏi lồng thì bay lên những ngọn cây gần đó, xong loanh quanh sà xuống, làm như chim nuôi, không thích bay xa. Có lẽ sau đó sẽ bị bắt lại. Thế là chúng tôi bèn không mua chim ở đó nữa, mà xuống tận Chợ Cũ, lúc đó có một chợ chim đủ loại nằm trên lề đường Hàm Nghi.

Tôi còn nhớ, có bà bán chim có cái tay bị tật, thấy tụi tôi ngày nào cũng mua, mỗi lần cả mấy chục, biết là để phóng sinh, và là khách hàng thường xuyên thì mừng lắm. Mua riết thành quen, nhiều lần bà nhận về cả mấy trăm con chim, bán không hết nên kêu xích lô chở thẳng đến nhà vợ chồng tôi. Có lẽ bị giam chật chội, lại bị chở đi xa đường, nên khi mở lồng cho nó bay ra, nó không bay nổi mà chỉ bay đến cách nhà tôi độ vài mươi thước là rớt xuống nhà hàng xóm, mỗi lần hàng mấy chục con, làm bà hoảng sợ không hiểu vì sao chim sa ở nhà bà! Có lần bà về ngang nhà gặp lúc chúng tôi đang thả nên biết thủ phạm là chúng tôi. Bà sợ xui xẻo nên yêu cầu vợ chồng tôi đừng thả nữa! Đành phải kêu bà bán chim đừng mang tới nữa!

Tôi chỉ thấy mình làm việc tốt, cứu cho những con chim đang bị giam cầm, sắp chết. Nhưng xét kỹ lại thì thấy không ngờ vô tình mình tạo điều kiện cho những người sống bằng nghề đi bẫy chim để bán cho những người chuyên cung cấp chim cho những người mua để Phóng Sinh! Hóa ra mình làm phúc mà lại tạo điều kiện cho người khác gây Nghiệp mà không hay! Thậm chí còn nghe nói có người tập cho chim ăn quen những thức ăn nào đó để nó quanh quẩn không bay đi xa được. Họ cứ bắt vô lồng để bán. Người mua xong mở lồng thả thì nó chui ra bay loanh quanh một chốc lại quay về chỗ cũ để chủ bắt lại. Không biết có đúng vậy hay không? Nhưng do nghi ngờ nên từ đó tôi ngưng thả chim, mà mỗi lần đi chợ, thấy có cá rô con, cá trê con, lươn con, hoặc những con cá lớn nào đang có chửa thì mua rồi mang đi thả. Lúc này thì tôi cho rằng thả những thứ này mới đúng là giúp cho chúng thoát chết, vì đã mang ra tận chợ rồi, trước sau cũng phải vô nồi, không chạy đi đâu được!

Sau đó, Thầy mới nói cho chúng tôi biết, sở dĩ buổi đầu dạy làm như thế là để thử thách xem chúng tôi có dám vì Đạo mà Xả bớt tính ích kỷ, ôm giữ tiền bạc hay không? Vì muốn tu hành, muốn chọn một hướng đi khác, cho là tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại mà chút ít tiền cũng không dám bỏ ra, không biết yêu thương những sinh vật bé bỏng thì làm sao tu hành? Bố Thí cũng vậy, Thầy tập cho tụi tôi biết Xả, nghĩ đến những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Không cần bỏ tiền nhiều. Chỉ cần thấy ai đáng giúp thì giúp. Một ly nước, chiếc vé xe, vài đồng bạc cho người ăn xin, mua giúp hàng ai đó bị ế, nhặt đá trên đường chẳng hạn… Chúng tôi tập mở lòng ra từ những việc nhỏ nhoi như thế.

Chúng tôi vừa tập Ngồi Thiền, vừa nghe thầy hướng dẫn hàng tuần bằng những bài pháp. Thầy tôi dạy tu theo Nhất Thừa, dạy học theo hạnh của Phật, không dạy Thờ Phật, vì thầy tôi nói: “Tu Phật là để thành Phật”. Thầy khuyên không nên tụng Kinh, mà nên đọc và đọc cho kỹ, để tìm hiểu, tư duy về con đường tu Phật, vì những điều cần hiểu, cần làm được Chư Tổ khai sáng trong đó. Thầy cho biết, muốn Tu Phật cho đúng hướng Chánh Pháp thì quan trọng hơn hết là quay vô Thân, Tâm của mình để sửa chữa 3 Nghiệp của Thân, Khẩu, Ý không cần thiết phải có hình tướng bên ngoài.

Qua mấy năm, hàng tuần đều đặn nghe giảng, đọc nhiều Kinh và suy nghĩ, tư duy, ghi lại những điều thấy được khi thực hành. Mất một thời gian khá dài để thấm đạo, vừa thực hành, vừa kiểm chứng với những gì được viết trong Chính Kinh để có sự hiểu biết cho bản thân. Hoàn toàn không giống như những người Thầy khác buộc đệ tử phải tin mình, Thầy tôi lại cẩn thận nhắc: “Anh chị em đừng tin tôi, tin tôi là nhị thừa, là mê tín, anh em cần đọc Kinh để tìm tương kiền tương đồng”. Nhờ những lời T hầy dặn dò mà sau đó tôi tự tìm hiểu, không nhất nhất tin vào Thầy, mà đều kiểm chứng coi Thầy có nói giống như trong Kinh dạy hay không? Nhờ đó tôi thấy nhiều điều, nhiều việc hơn là chỉ máy móc ghi tâm lời của Thầy.

Chúng tôi chỉ có duyên ở bên Thầy 4 năm. Thời gian đó lúc nào Thầy tôi thường nhắc nhở: “Anh chị em nên cố gắng, vì thời kỳ hành nguyện của tôi đến năm 1981 là hết”. Nhưng không ai hiểu Thầy muốn nói gì, chỉ nghĩ rằng có lẽ Thầy bận việc khác, không giảng dạy nữa, nên cũng ít ai lưu tâm. Tôi thì do bản tính tò mò nên đọc Kinh thật nhiều, thắc mắc cũng nhiều. Nhà tôi thì ở Quận 1, nhà Thầy gần Nhà thờ Tân Sa Châu. Lúc đó điện thoại chưa ai có, muốn hỏi gì thì trực tiếp đến nhà Thầy. Vậy mà ông xã tôi có ngày phải chở tôi lên nhà Thầy đến 3 lần, chỉ để thầy giải đáp thắc mắc cho tôi! Cho tới lúc Thầy tôi bị bệnh nặng, nhớ lại lời Thầy tôi càng hỏi nhiều hơn. Hỏi cho hết những điều còn thắc mắc. Và cũng nhờ th ấ m thía được Quy Luật Vô Thường, có đến ắt phải có đi, nên tôi mới đủ bình tĩnh viết được bài Điếu Văn để chồng tôi đọc trước lúc hạ huyệt Thầy, trong khi các anh em khác cuống lên vì mất bình tĩnh không thể làm gì được.

Thầy đi rồi thì Giáo Pháp, Kinh Sách là Thầy, tôi tiếp tục đọc nhiều Kinh. Lần lượt từ quyển dễ đến những quyển khó, đọc đi đọc lại, tìm hiểu đối chiếu… Nhiều năm sau tôi cũng thấy ra. Nhờ những lời giải thích của Tổ Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng, tôi mới thấy rõ: Muốn thực hành đúng theo Chánh Pháp thì không phải làm theo hình tướng bên ngoài, tìm bên ngoài, cứu vớt người hay những chúng sinh bên ngoài, vì Chúng Sinh mà Phật dạy phải cứu vớt, phải giải thoát hay Phóng Sinh là những Chúng Sinh trong nội tâm của chính mình. Từ bao nhiêu kiếp, mỗi chúng ta nuôi, chứa, giam giữ biết bao nhiêu Chúng Sinh Tham Lam, Sân Hận, Si Mê chờ có dịp là thả cho chúng ra khác nào người ta thả chó dữ để tấn công đối phương! Cái Tham luôn chực chờ cứ muốn vơ vào, tìm cách này hay cách khác để kiếm thêm. Gặp việc không vừa ý là cái Sân đùng đùng nổi lên, bất kể là với người thân hay người ngoài. Do vậy mà cuộc sống không an ổn. Tất cả là do bám lấy cái Thân này, xem nó là Mình, bảo vệ nó đến cùng, trong khi chính vì nó mà bao nhiêu đời phải trôi lăn trong phiền não. Muốn tu hành theo Đạo Phật là phải hiểu về nó, rồi theo hướng dẫn của Đạo Phật mà thực hành, tuần tự theo Lục Độ: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Huệ đ ể tìm cái nào mới Thật sự là Tâm của mình, rồi thực hành ở đó. Kinh Lăng Nghiêm cũng viết: “Chứng Thánh hay đọa phàm cũng do Sáu Căn mà thôi”. Và muốn Thành Phật thì phải “Độ Tận Chúng Sinh”. Không phải là chúng sinh nào bên ngoài, mà là những chúng sinh của chính mình. Tức là những tư tưởng bất thiện. Tôi vừa thực hành, vừa quan sát, vừa đọc Kinh để mở rộng thêm sự hiểu biết mà theo Thầy là Chư vị đi trước đã cắm sẵn những cái mốc trong đó, người sau có thể nương theo mà không sợ lạc lối.

Đối chiếu lại với lời dạy của Chư Tổ: “TU PHẬT LÀ TU TÂM”. “PHẬT chính là tình trạng cái tâm đã Giải Thoát khỏi phiền não”, tôi đồng thời cũng hiểu được PHÓNG SINH, BỐ THÍ cũng là CÚNG DƯỜNG PHẬT. Tức là khi chúng ta Xả đi những tư tưởng Tham Lam, Sân Hận, Si Mê trong Tâm thì tâm ta sẽ được an lạc, tức là đã Thoát Phiền Não, gọi là Thành Phật, hay Giải Thoát, vì Thành Phật là “thành tựu công việc Giải Thoát cho bản thân”, không phải là thành Thần Linh. Điều đó cũng liên quan đến những gì được viết trong kinh là: “Hiến Châu báu cho Phật”. “Cởi chuỗi Anh Lạc để dâng cho Phật”. “Hiến lâu đài, cung điện cho Phật” v.v… mà rất nhiều người đã hiểu lầm, mang tài sản, tiền của cúng cho chùa hay ai đó bên ngoài mà tưởng rằng cúng cho Phật!

Tu Phật thì ai cũng muốn thực hành theo lời Phật dạy, nhưng cùng một hành động Bố Thí, Phóng Sinh, Cúng Dường mà lại có hai kết quả khác nhau:

l. Phóng Sinh, Bố Thí hay Cúng Dường Cho Phật theo đúng Chánh Pháp thì phải TAM LUÂN KHÔNG, tức là “không có kẻ cho, không có người cho, không có người nhận”. Bố Thí này gọi là “NỘI TÀI THÍ”, cũng gọi là LÀM CÔNG ĐỨC, tức là người tu Tự Xả những cái xấu, cái ác, những tính Tham Lam, Đố Kỵ, Giận Hờn, Tranh Chấp, Hơn Thua nơi mình. Tất cả những điều này Kinh gọi là Chúng Sinh. Việc làm này cũng được gọi là CÚNG DƯỜNG CHO PHẬT MÌNH, vì kết quả là cái Tâm của mình được thanh tịnh, an lạc. Bởi KẺ CHO cũng là chính mình. NGƯỜI NHẬN cũng là chính mình và CỦA CHO cũng chính tự nơi mình. Đó cũng gọi là ĐỘ SINH, vì làm cho những Chúng Sinh của mình được thanh tịnh, gọi là được về Niết Bàn. Điều này ta thấy trong Kinh DPLH viết: “Ông Mãn Tử Từ sẽ cúng dường Ba Trăm Sáu Mươi Ức Đức Phật, rốt sau sẽ thành Phật”. Tức là ông sẽ “Độ” vô số Chúng Sinh nơi Tâm của ông. Đến khi không còn Chúng Sinh nào nữa. Khi tất cả đều được Giải Thoát, thì ông cũng sẽ được Giải Thoát hay Thành Phật.

2. “NGOẠI TÀI THÍ” là người Bố Thí mang tiền của đi cất Chùa, đúc Tượng, độ Tăng, mua thật nhiều sinh vật để thả, hay giúp cho người khác thì gọi là tạo PHƯỚC ĐỨC HỮU VI. Kết quả chỉ là tích phước. Người làm sẽ được phước báo trả lại ở kiếp này hay kiếp khác. Điều đó cũng tốt, nhưng “Ngoại tài thí” chỉ là tạo Thiện Nghiệp, không có ích lợi nhiều cho con đường tu hành. Kinh Hoa Nghiêm viết: “Vong thiết Bồ Đề Tâm, tu chư thiện nghiệp, thị danh ma nghiệp”, vì người càng làm nhiều càng thấy mình tốt, mình cao siêu, nổi tiếng, được nhiều người kính phục! Bố Thí mà để biểu diễn. Có người thậm chí còn lập bia, ghi rõ tên tuổi, dựng hình để mọi người đều biết! Đó là Cầu Danh, đâu phải cầu Phước? Nếu không Xả được cái tâm chấp đó thì càng làm lại càng lớn thêm cái Ngã mà thôi!

Thật ra Đạo Phật không nói chuyện cao siêu, xa vời, chỉ mượn Cảnh Giới Phật, Niết Bàn, Tây Phương Cực Lạc để dạy con người sửa chữa những sai lầm, bỏ ác, hành thiện để kiếp sống được tốt đẹp, an vui mà thôi. Đọc kỹ 32 Tướng Tốt của Phật ta thấy đó là những kết quả của những việc đối tốt với Cha mẹ, Thầy, bạn, và mọi người chung quanh được gọi là TƯỚNG. Gom đủ 32 Tướng thành những TƯỚNG TỐT CỦA PHẬT. Do đó Kinh viết: “PHẬT LÀ VÔ TƯỚNG, DO VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC MÀ THÀNH”, chẳng phải là những Tướng được nhìn thấy bằng mắt mà nhiều người hiểu sai rồi mang đúc, tạc, chạm khắc lên vàng, ngọc, gỗ, xi măng, đá để thờ. Phật, Chúng Sinh, Bồ Tát, Thánh Chúng, Tây Phương Cực Lạc, Đông Phương Tịnh Quốc, Niết Bàn hay Địa Ngục cũng thế. Cũng là những hình ảnh tượng trưng cho những việc làm, kết quả nơi Tâm của mỗi con người, không phải là cảnh giới ở trên trời cao hay ở nơi nào đâu xa xôi.

Theo Đức Thích Ca, tất cả những loài Biết Sống đều có cái tri giác. Nhưng do NGHIỆP đã gây tạo mà hình tướng có những sự khác biệt. Loài cầm thú thì cái Tri Giác đó kém cỏi, phải mất nhiều thời gian để tích lũy mới tiến thêm. Chỉ có con người là đầy đủ, và có Phật Tánh mới có cơ hội Giải Thoát hay Thành Phật được nếu chịu tu sửa.

Mỗi loài đều có Nghiệp riêng của mình. Cứu được một mạng cho loài cầm thú cũng là điều nên làm, nếu có dịp hay điều kiện. Nhưng con người là những vị “Phật sẽ thành”, cần được ưu tiên giúp đỡ hơn. Họ vì dư Nghiệp nên rơi vào hoàn cảnh bi đát, không thể tự thoát ra, rất cần được cứu giúp. Xã hội còn biết bao nhiêu hoàn cảnh đáng thương cần giúp đỡ? Rất nhiều người bệnh không tiền để chữa trị còn đang nằm dật dờ chờ chết! Bao nhiêu học sinh phải bỏ dở dang việc học vì cha mẹ không đủ kinh phí! Nhiều người đã bất lực, tuyệt vọng, bế tắc đến độ phải xa lìa cuộc sống vì không có bàn tay nào chìa ra để giúp họ vượt qua. Nhiều nơi xa xôi cần lắm Cầu, Đường để lưu thông, mua bán, đi lại, vận chuyển hàng hóa để cuộc sống bớt khó khăn phần nào. Như vậy, thay vì tiền để thả chim, thả cá, sao chúng ta không giúp cho đồng loại, để họ thoát qua hoàn cảnh ngặt nghèo? Nếu ta dư tiền, thừa lòng nhân ái thì tạo cho họ điều kiện, giúp cho họ cơ hội biết đâu mai kia họ thoát Nghiệp, sẽ trở thành những người hữu dụng cho đất nước? Lẽ nào ta coi trọng sinh vật là loài hạ đẳng hơn đồng loại của mình đang đau khổ, từng giây chờ mong Phật, Bồ Tát hiển linh cứu giúp?

Người xưa cũng nói: “Dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Việc cứu người lúc nào cũng nên đặt lên hàng đầu, vì đó là vốn quý nhất của cuộc sống. Có con người mới xây dựng, bảo vệ đất nước, dân tộc được. Quốc gia có hưng thịnh hay không cũng là nhờ ở con người. Xã hội có tiến bộ, có giàu mạnh hay không cũng nhờ mọi người chung tay. Người tu cũng không nằm ngoài sự tồn vong của đất nước, dân tộc, đâu thể đứng bên lề mặc cho xã hội chậm tiến, tụt hậu, ai khổ mặc ai, chỉ chăm chăm lo phụng sự cho Phật Quá Khứ? Bỏ mặc cuộc đời. Bỏ mặc Phật Hiện Đời, Phật Tương Lai, thì đó là một sự thiếu sót rất lớn, vì người tu Phật được dạy phải đền ân Đất Nước đã cưu mang mình.

Tất nhiên ai có tiền, muốn sử dụng vào mục đích gì thì hoàn toàn có quyền. Xã hội cũng không cấm. Nhưng nếu chúng ta muốn thực hành theo lời Phật dạy thì cũng cần sáng suốt để phân biệt để thế nào có thể mang lại kết quả tốt đẹp nhất. Mục đích Bố Thí, Phóng Sinh theo Nhất Thừa thì không chỉ là để dành phước báo, mà là để được Thành Phật. Vậy thì tại sao ta không quay vô để Cúng Dường, Bố Thí cho Phật của mình, lại để mặc Chúng Sinh của mình bị giam hãm nơi tù ngục Tham Sân Si, không Phóng Thích nó đi? Giữa việc tạo phước, để được hưởng phước, hết phước sẽ trở lại bị đọa, và quay vào tâm để Giải Thoát cho những tư tưởng còn mang tính xấu xa, độc ác, tham lam, sân hận, si mê của chính mình để được Giải Thoát thì điều nào lợi lạc hơn? Tại sao không Bố Thí, Phóng Sinh mà có kết quả tốt nhất như Đạo Phật mong mỏi? Ngay cả vì lòng Từ Bi theo lời Phật dạy, muốn quay ra để giúp người để “đầu tư phước báo”, thì cứu giúp cho những vị “Phật sẽ thành” chẳng phải là có phước hơn là giúp cho những loài sinh vật thấp kém hay sao? Vì tương lai, nếu họ được thành Phật được thì có phải phước báo vô lượng sẽ lại trả về cho mình?

Sở dĩ Đạo Phật có mặt ở đời là vì để cứu khổ cho con người. Bố Thí cho con người cũng là Bố Thí cho Phật. Kinh Duy Ma Cật viết: “Nếu người thí chủ dùng tâm bình đẳng thí cho một người ăn xin rất hèn hạ xem như tướng phước điền của Như Lai, không phân biệt, lòng Đại Bi bình đẳng, không cầu quả báo. Đó gọi là đầy đủ Pháp Thí vậy”. Ngẫm lại buổi đầu tập tành làm công việc Phóng Sinh chúng tôi bị phê phán không sai. Cổ nhân cũng dạy: “Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhân Đạo. Dục tu Phật Đạo, tiên tu Tiên Đạo”. Muốn tu đạo Tiên, trước phải tu đạo Làm Người. Muốn tu đạo Phật, phải tu đạo Tiên trước. Đạo Làm Người chưa tròn. Làm người còn chưa biết thương nhau. Bỏ mặc đồng loại thiếu thốn, đói khổ, sống chết, để đi cứu loài hạ đẳng, xem ra vừa không thuận thế gian vừa chứng tỏ người làm chưa thực hiện đúng lời Phật dạy vậy.

Tâm Nguyện

(Tháng 02/2017)


Phụ Bản I

Lễ hội ĐỀN TRẦN &

Danh tướng TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀN TRẦN

Thường là tên gọi tắt các di tích thờ các vị vua nhà Trần hoặc Trần Hưng Đạo ; có thể gồm các đền thờ sau:

· Đền Trần , Nam Định thành phố Nam Định - Nam Định , quê hương đất phát tích của Vương triều Trần.

· Đền Trần , Quảng Ninh hay Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều , Quảng Ninh thờ các vua nhà Trần, còn gọi là Khu di tích lịch sử văn hóa Nhà Trần.

· Đền Trần , Thái Bình ở xã Tiến Đức - Hưng Hà - Thái Bình , một trong những miền quê của triều Trần.

· Đền Trần , Ninh Bình khu du lịch Tràng An - Ninh Bình , do Trần Thái Tông phục dựng để thờ thần Quý Minh .

· Đền Trần , Hưng Yên ở phố Hiến - thành phố Hưng Yên - Hưng Yên thờ Trần Hưng Đạo .

· Đền Trần ở Suối Mỡ thuộc địa phận xã Lục Nam , huyện Lục Nam , Bắc Giang thờ Trần Hưng Đạo .

· Đền Trần, Thanh Hóa ở làng Thổ Khối, xã Hà Dương , huyện Hà Trung , Thanh Hóa thờ Trần Hưng Đạo.

· Đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo , huyện Lý Nhân , Hà Nam thờ Trần Hưng Đạo .

Các đền Trần ở Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên đều nằm trong các khu di tích quốc gia đặc biệt , riêng đền Trần Ninh Bình thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An , các đền Trần ở Thái Bình, Nam Định cùng với Phủ Dày được quy hoạch thành một điểm du lịch cấp quốc gia.


- Đường vào đền Trần Ninh Bình (ảnh trái)

- Đền Cố Trạch, đền Trần Nam Định (ảnh giữa)

- Cổng vào đền Trần Thái Bình (ảnh phải).

Chúng ta tạm kể Đền Trần Nam Định và Đền Trần Thái Bình:

1. ĐỀN TRẦN (NAM ĐỊNH)

Là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng , thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10 ), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần . Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15. Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán : Chính nam môn (cổng chính phía nam) và Trần Miếu (Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.

Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim , mái lợp ngói , nền lát gạch .

Lễ hội

Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.

Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. “Trần miếu tự điển” là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội đ ền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương”, “Trần miếu tự điển” mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.

2. ĐỀN TRẦN (THÁI BÌNH)

Là một quần thể di tích gồm các đền thờ, lăng mộ thờ các vị vua quan nhà Trần. Đền thờ các vua Trần trên đất phát tích Thái Bình (còn gọi là Thái Đường Lăng) thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà . Hệ thống các di tích lịch sử ở đây gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần đều đã được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Lịch sử

Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần có nhiều vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông , Trần Thánh Tông , Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng kiệt xuất như Trần Thủ Độ , Trần Hưng Đạo ; Trần Quang Khải , Trần Nhật Duật , Trần Khánh Dư ... Thái Bình là vùng đất phát tích của vương triều Trần, vì cách đây hơn 700 năm, tại đây các vị vua khai nghiệp nhà Trần được sinh ra, gia tộc nhà Trần dựa vào đây dấy nghiệp.

Các vua Trần đã cho xây dựng một hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng và Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thủy tổ Trần Kinh , Thái tổ Trần Hấp , Nguyên tổ Trần Lý , Thái thượng hoàng Trần Thừa ... Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà thì có tới trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần như Trần Thái Tông , Trần Thánh Tông , Trần Nhân Tông . Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tác tại các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Năm tháng qua đi, lăng mộ ba vị vua đầu triều Trần và dòng sông Thái Sư vẫn còn đó. Hơn 7 thế kỷ, những di vật nằm sâu trong lòng đất Tam Đường đã được khai quật, giúp hậu thế tìm lại một quần thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc hành cung Long Hưng uy nghi, tráng lệ.

Lễ hội

Lễ hội đền Trần Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định ngày 27/01/2014 của Bộ VH-TT-DL.

Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm, qua đó khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Các nội dung diễn ra suốt lễ hội từ sáng 13 tháng giêng âm lịch đến hết ngày 18 tháng giêng âm lịch như: thi cỗ cá, thi gói bánh chưng, thi thả diều, thi pháo đất, thi vật cầu, thi kéo co .

3. Danh tướng TRẦN HƯNG ĐẠO


- Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Bến Bạch Đằng (Tp.HCM - ảnh trái)

- Đền Kiếp Bạc thờ Danh tướng tại Hải Dương (ảnh phải).

Trần Hưng Đạo ( ? - 20 tháng 8 , 1300 )

Còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương là một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một nhà chính trị , nhà văn cũng như là Tư lệnh tối cao chỉ huy quân đội toàn quốc ( Quốc Công Tiết Chế ) của Việt Nam thời nhà Trần .

Ông nổi tiếng trong lịch sử nước Việt với vai trò chỉ huy quân đội Đại Việt ba lần đẩy lùi quân Nguyên - Mông trong thế kỷ 13 (1258-1288). Chiến thắng của ông trước đội quân Nguyên - Mông dưới thời Hốt Tất Liệt là một trong những chiến công vĩ đại của lịch sử quân sự thế giới. Được coi là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử dân tộc. Tư tưởng quân sự của ông đã được thể hiện rõ trong các luận thuyết, tác phẩm của mình.

Thân thế

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, con trai thứ ba của Khâm Minh đại vương Trần Liễu , gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, tên húy là Nguyệt. Trước khi lấy Thuận Thiên công chúa , Trần Liễu đã có người vợ tên là Trần Thị Nguyệt, một người trong tôn thất họ Trần. Công chúa Thuận Thiên là con vua nên theo luật lệ của triều đình xưa, dù con vua có là thiếp hoặc vợ thứ thì cũng được đưa lên hàng chính thất (vợ cả). Sau khi Trần Liễu mất (1251), bà Trần Thị Nguyệt đã xuất gia làm ni sư, hiệu là Diệu Hương.

Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho rằng là năm 1228 , nhưng cũng có tài liệu cho là năm 1230 , hay 1231 . Nhưng điều đó cũng cho thấy khi ông sinh ra thì triều đại nhà Trần cũng vừa mới thành lập được không lâu (thành lập năm 1225).

Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long , quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, Tp. Nam Định ngày nay.

Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ.

Trận Bạch Đằng (1288)

Trận đánh nổi bật nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba, mang tính chất khẳng định cũng là lần cuối cùng quân Nguyên - Mông xâm lược Đại Việt.

Thủy quân Mông Cổ vốn không biết về chu trình thủy triều của sông. Trước ngày diễn ra trận đánh quyết định này, ông đã đoán tuyến đường tháo chạy của chúng và nhanh chóng cho quân cắm cọc gỗ vót nhọn ở đáy sông, tạo thành thế trận cọc ngầm độc đáo giống như hồi thời Ngô Quyền , Lê Hoàn . Khi Ô Mã Nhi cho quân vào sông, quân ta cử các tàu nhỏ vào nhử chúng khi nước còn lên cao che hết cọc gỗ. Khi nước xuống, thuyền giặc liền bị mắc kẹt, “không tiến cũng không lui được”, ngay lập tức quân Trần Hưng Đạo xông ra tấn công. Cuối cùng, 400 thuyền Mông Cổ bị đốt cháy hết. Toàn bộ hạm đội giặc bị phá tan nát, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

Lui về Vạn Kiếp

Do đã có những công lao to lớn trên con đường vệ quốc, gìn giữ độc lập, Vua đã trao cho ông vị trí tối cao toàn quyền chỉ huy quân đội toàn quốc, đồng thời cho phép ông phong tước, hiệu cho bất kỳ ai mà ông muốn. Nhưng trong suốt cuộc đời, ông không hề sử dụng đặc quyền này.

Tháng Tư ( âm lịch ) năm Kỷ Sửu ( 1289 ), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh , tỉnh Hải Dương ). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông , ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha ).

Tháng Sáu ( âm lịch ) năm Canh Tý ( 1300 ) , Trần Hưng Đạo ốm nặng. Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất vì tuổi già vào ngày 20 tháng 8 âm lịch năm ấy. Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là “Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”. Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là “Đức Thánh Trần” và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo ( Chí Linh , Hải Dương ).

Thám hoa Vũ Phạm Hàm ( 1864 - 1906 )* có đôi câu đối hào hùng khí phách đề trước cửa đền Kiếp Bạc :

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí

Lục Đầu vô thủy bất thu thanh

Tạm dịch: Vạn Kiếp núi cao hơi kiếm tỏa/ Lục Đầu nước chảy tiếng thu vang.

(Chữ thu trong vế đối thứ hai của ông đã gây ra tranh luận từ nhiều năm sau này về ẩn ý của chữ đó, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giải đáp thỏa đáng).

Ghi nhận công lao

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và nguy hiểm, chỉ với số đội quân ít thiện chiến, yếu hơn so quân giặc lại ba lần đánh tan hàng vạn quân Mông Nguyên xâm lược hùng mạnh, giành thắng lợi lẫy lừng, “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”. Chiến lược của ông đã góp phần rất lớn đến thắng lợi này nên chiến công vĩ đại này thường gắn liền với tên tuổi của ông. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”, một bậc thầy về chiến lược thực sự. Chiến thắng của ông và quân đội Nhà Trần đã góp phần đánh dấu chấm hết thời kỳ đỉnh cao của quân Nguyên - Mông trong lịch sử.

Là một người có tài dụng người, dụng binh thao lược, ông tiến cử người tài giỏi giúp nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông đã có công đánh dẹp Ô Mã Nhi , Toa Đô . Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão , Trần Thì Kiến , Trương Hán Siêu , Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn người trung nghĩa nên đã giữ được những nhân tài chung quanh ông. Ví dụ như khi vua Trần Thánh Tông vờ bảo với Trần Quốc Tuấn rằng: “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”. Trần Quốc Tuấn trả lời: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng giặc”. Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông và tôn ông là vị anh hùng dân tộc có công trạng lớn vào hàng bậc nhất đối với tổ quốc và là tấm gương uy vũ sáng ngời cho nhiều thế hệ mai sau.

Là một Tiết Chế đầy tài năng , khi “dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái”. Ông nổi tiếng với chiến lược “tấn công và rút lui”. Ngoài ra, ông còn đặc biệt có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long , để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch “thanh dã” (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa “hương binh” và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng... đã làm cho tên tuổi ông bất tử.

Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân . Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: “Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.

LỜI KẾT

Lễ Khai ấn đền Trần: Linh thiêng hay lừa lọc?

“Lễ Khai ấn đền Trần” hàng năm đã gây ra lộn xộn, mất trật tự an ninh trong đêm 14 tháng Giêng. Và các nhà nghiên cứu thấy rằng, việc biến một lễ hội, từ một lễ hội nhỏ bé vùng Nam Định (phường Lộc Vượng) trở thành một lễ hội mang tính chất quốc gia, với sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp của chính phủ, của nhà nước, điều này khiến dư luận rất bức xúc. Một điều nữa là, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc triển khai lễ Khai ấn đền Trần rầm rộ, không dựa theo một chứng cứ lịch sử nào, thì đó là một sự xuyên tạc nghiêm trọng đối với lịch sử nước nhà.

Chúng tôi thấy rằng là lễ hội đền Trần nói chung, và lễ hội Khai ấn đền Trần nói riêng, là một hoạt động đã xa rời lịch sử. Nhà nước đã tự đánh mất đi cái vai trò của mình trong việc giáo dục truyền thống, về những trang sử vẻ vang hào hùng của đời nhà Trần - đó là thời đại “thượng mã đề thương, hạ mã đề thi”, là tinh thần của hào khí Đông Á, là tinh thần của “hòa quang đồng trần” - thì tất cả những điều này đã không được tuyên truyền ở lễ hội đó.

Người ta nhìn vào lễ hội đền Trần chỉ thấy một sự lộn xộn, một sự quảng bá cho một niềm tin mê lầm, rằng ấn đền Trần có thể mang lại cho người ta sự thăng quan tiến chức (nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện - 2011).

Khai ấn đền Trần: Vì tiền, người ta đã xuyên tạc lịch sử như thế nào?

Cho đến khi tiền bán ấn trở thành một nguồn thu không nhỏ thì người ta (dù đã thừa nhận mọi tiêu cực của tệ nạn này) không thể dừng lại nổi. Mọi phê phán, góp ý đều bị coi là thiếu xây dựng! Xin được nhắc lại điều đã phát biểu tại hội thảo khoa học về lễ hội đền Trần của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và UBND tỉnh Nam Định tổ chức năm 2011: “Để chấm dứt việc xuyên tạc lịch sử, xin hãy trả lại việc đóng ấn cho các nhà đền! Chính quyền các cấp không nên tham gia vào việc này nữa!” ( TS Nguyễn Hồng Kiên) .

Tại Hội thảo quốc gia về vai trò của Hán Nôm trong văn hóa đương đại (tháng 8-2016), theo nhiều nhà nghiên cứu, qua những nghiên cứu tư liệu địa phương chí, quốc sử các triều đại, hội điển được biên soạn vào thời Nguyễn, thế kỷ XIX cũng không tìm thấy chi tiết nào đề cập hoạt động phát ấn ở bất cứ di tích đền Trần nào trong lịch sử.

Để ngoài các tệ nạn tại các Lễ hội ĐỀN TRẦN, chúng ta tưởng nhớ về công lao của Danh tướng Trần Hưng Đạo, cùng nhau hát vang:

Bạch Đằng Giang - Sáng tác: Lưu Hữu Phước

1. Đây Bạch Đằng Giangsông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, / Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.

Trên trời xanh muôn sắc đua chen bóng ô / Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô / Hàng cây cao soi bóng, gió cuốn muôn ngàn lau ./ Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao!...

Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành ./ Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh ./ Vì yêu nước Nam vui lòng hiến thân

Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần...

Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng ./ Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng ./ Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng

Đằng Giang vẫn sáng.. để cho nòi giống soi chung...

2. Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng,/Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.

Trên dòng sông muôn bóng gợi trong trí ta ./ Biết mấy thành tích, biết mấy chiến công đã qua ./ Diệt quân Ngô Tiên chỉ, giết hết quân sài lang ./ Kìa quân Trần Quốc Tuấn, đánh thắng quân Thoát Hoan

Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi ./ Thời gian qua đã bôi mờ trong đêm tối ./ Người nay có hay: Đã vì chúng ta,

Người hùng anh xưa, giữ nước non nhà...

Hồn nước vẫn sống với trời, non, nước ./ Ngày nay ta noi tấm gương anh hùng ./ Dù có phơi thây quyết cùng nhau bước

Làm cho rõ biết, cháu con nòi giống tiên rồng .

PHẠM VŨ

* Thám hoa Vũ Phạm Hàm ( 1864 - 1906 ) là Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi). Trong lịch sử Việt Nam chỉ có vài Tam nguyên là Đệ nhất giáp, Lê Quý Đôn ( triều Hậu Lê ) và ông.

(Tham khảo: Sách báo – Internet)


The Birth of Vietnam

DỊCH VÀ NGẪM NGHĨ

(Thay lời dịch giả)

(tiếp theo và hết)

Trong giới sử học miền Nam trước năm 1975 dường như không có sự thảo luận nào về vị trí của Triệu Đà trong lịch sử truyền thống. Trong cuốn Việt Nam Sử Lược nổi tiếng của sử gia Trần Trọng Kim soạn trước năm 1945, Triệu Đà được kể vào chính sử trước thời kỳ Bắc thuộc, nhưng sử gia Phạm Văn Sơn trong bộ Việt Sử Toàn Thư (Saigon, 1960) cũng cùng lập trường tẩy chay Triệu Đà như các sử gia ngoài Bắc. Trong lúc đó, tên Triệu Đà được đặt cho một con đường ở khu vực Ngã Sáu Chợ Lớn từ năm 1955 và tồn tại đến năm 1975 [1] .

Chúng ta cần nhớ lại quan điểm của vua Quang Trung về chuyện này. Sử gia Trần Trọng Kim viết trong Việt Nam Sử Lược: “[…] đến năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung sai sứ sang Tàu xin cầu hôn và xin trả lại cho Việt Nam đất Lưỡng Quảng. Việc ấy tuy không phải là bản ý nhưng muốn mượn chuyện để thử ý vua nhà Thanh” [2] .

Tuy yêu cầu này chưa chính thức nói ra với phía nhà Thanh vì vua Quang Trung băng hà, nhưng đó là một sự kiện lịch sử được ghi chép vào sách chớ không phải truyền thuyết dân gian.

Đất Lưỡng Quảng tức là hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây nằm trong lãnh thổ nước Nam Việt của Triệu Đà xưa. Nếu Triệu Đà không được kể là đế vương chính thống trong lịch sử Việt Nam, thì đất nước Nam Việt đó cũng không phải của Việt Nam, vua Quang Trung căn cứ vào đâu để đòi đất?

Ngày nay, chuyện đòi đất đó có thể đã trở thành viễn tưởng, nhưng không phải cái mộng vu vơ với ký ức xa xưa về một đất nước mênh mông “phía bắc giáp Động Đình hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Từ Xuyên), phía đông giáp Nam Hải” [3] đó tắt hẳn trong lòng người Việt.

Cuốn sách The Birth of Vietnam đã có mặt từ hơn 30 năm nay, trong đó phần viết về “kỷ” Triệu Đà ở giai đoạn đầu của lịch sử Việt Nam, như một phần của lịch sử dân tộc Việt, có phần nào gián tiếp gợi lại đại mộng oai hùng của vị hoàng đế bách thắng Quang Trung, người từng buộc Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị phải mở đường thoát thân qua ngõ… ống đồng! Dường như chưa một sử gia Việt Nam nào ngừng lại ở chỗ này để ngẫm nghĩ [4] .

Điều bận tâm lớn nhất của các nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ trước đến nay là vấn đề nguồn gốc Dân tộc Việt Nam.

Trong Việt Nam Sử Lược, sử gia Trần Trọng Kim viết: “Theo ý kiến những nhà kê cứu của nước Pháp, thì người Việt Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà lần xuống phía đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ. […] Lại có nhiều người Tàu và người Việt Nam nói rằng nguyên khi xưa đất nước Tàu có giống [người] Tam Miêu ở, sau giống Hán Tộc (tức là người Tàu bây giờ) ở phía tây bắc đến đánh đuổi người Tam Miêu đi, chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng Hà lập ra nước Tàu, rồi dần dần xuống phía nam, người Tam Miêu phải lẩn núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt Nam ta bây giờ” [5] .

Trước khi cuốn sách Việt Nam Sử Lược ra đời, từ thập niên 20 thế kỷ XX trong giới nghiên cứu sử học Việt Nam đã có thêm một thuyết mới, cũng của một người Pháp, là Leonard Aurousseau, cho rằng dân tộc Việt Nam là hậu duệ của dân nước Việt của Câu Tiển thời Chiến Quốc bên Tàu. Khi nước Việt này bị nước Sở diệt, dân Việt đó chạy đến chiếm lĩnh vùng đất mà sau này trở thành miền Bắc Việt Nam, và sau đó họ trở thành dân tộc Việt Nam.

Cho đến thời điểm ra đời của cuốn sách Việt Nam Thời Khai Sinh của Giáo sư Nguyễn Phương, các thuyết liên quan đến “người Thái” và “Tam Miêu” chẳng còn hấp dẫn, mà nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tỏ ra không mặn mà lắm với thuyết di dân của Leonard Aurousseau do thiếu tính chính xác lịch sử. Các phát hiện khảo cổ học mở ra cho các sử gia hướng nghiên cứu mới.

Giáo sư Nguyễn Phương dành nửa cuốn sách nghiên cứu các kết quả khảo cổ học mà cho đến lúc đó đã hiện khá rõ các mốc lớn trong quá trình tiến hóa liên tục của chủ nhân các nền văn hóa khảo cổ trên đất nước. Nhưng có lẽ do bị “kẹt” trong “tiền đề” của các nhà nghiên cứu nước ngoài không tin các nền văn hóa đó là của người Việt cổ, nên ông vẫn không rời bỏ định hướng đưa dân bên ngoài vào làm dân Việt. Ông cho rằng: “Dân Việt Nam là người Trung quốc di cư sang từ thời Bắc Thuộc” [6] . Và “Sự hình thành của dân Việt Nam đã bắt đầu từ thời nhà Hán sang cai trị cổ Việt và kéo dài suốt mười thế kỷ mới hoàn tất với sự Ngô Quyền rồi Đinh Bộ Lĩnh tách rời ra khỏi Trung quốc để lập một nước mới” [7] .

Nói như Giáo sư Nguyễn Phương, nếu dân tộc Việt Nam chỉ mới hình thành từ khi nhà Hán sang cai trị cổ Việt, thì trước đó đất cổ Việt đã có ai đâu? Dân Hán chưa di cư đến thì họ sang cai trị ai? Còn nếu trước nhà Hán đã có dân Tàu di cư tới ở đông đúc đợi người Hán sang cai trị, như Giáo sư Nguyễn Phương nói, thì đất đó là của nhà Hán, sao người Hán lại sang chinh phục đô hộ đồng bào mình và lại gọi đó là đất cổ Việt, dân Cổ Việt? Mà có phải họ chờ đến mười thế kỷ sau, có đông người rồi mới xuất hiện Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đứng lên “tách rời ra khỏi Trung quốc để lập một nước mới” đâu? Ngay từ thế kỷ đầu Công Nguyên, hai Bà Trưng đã “tách ra” để xưng vương rồi đó. Nếu hai Bà Trưng cũng là dân Tàu di cư sao hai bà lại nói người Tàu xâm lược mình và chống lại họ cho tới chết? Sau hai Bà Trưng, những cuộc nổi dậy lớn nhỏ chống lại Trung quốc xâm lực không ngớt xẩy ra luôn trong mười thế kỷ. Không có một cuộc nổi dậy nào được sử sách chép là người Tàu đòi ly khai cả! Ngay cổ thư Tàu cũng không sách nào nói thế.

Cuốn sách của Giáo sư Nguyễn Phương xuất bản năm 1965; từ năm 1967 trở đi mới xuất hiện các phát kiến mới của nhà nhân chủng học (anthropologist: nhà nhân loại học) người Mỹ Wilhelm G. Solheim II (1924 - 2014) về những cuộc di dân của các chủng người Nam Đảo - Nam Á. Và mới đây là tác phẩm Eden in the East (Địa đàng ở phương Đông) của bác sĩ người Anh Stephen Oppenheimer, cho các nhà nghiên cứu cảm hứng trong hướng giải quyết mới về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Tuy các nhà nghiên cứu còn nhiều việc phải làm trước khi đi đến kết luận cuối cùng, nhưng từ nay thuyết Aurousseau không còn gây “lăn tăn” gì nữa.

Thuyết của Giáo sư Nguyễn Phương không đến nỗi khó nghe như có người nói dân tộc Việt Nam chỉ mới bắt đầu “hình thành từ năm 1930 theo hướng dân tộc xã hội chủ nghĩa” [8] , nhưng cũng không thuyết phục, như đã thấy.

Tuy không đặt trọng tâm giải quyết vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam, cuốn sách The Birth of Vietnam khẳng định tính bản địa và liên tục của người Việt Nam qua các giai đoạn văn hóa khảo cổ học phát hiện trên đất nước Việt Nam. Trước khi người Tàu đến, dân tộc Việt Nam đã có tổ chức quốc gia và có một nền văn hóa riêng biệt.

Với thuyết “người Hán tràn ngập”, Giáo sư Nguyễn Phương bi quan cho rằng: “Theo đà tiến triển của việc cai trị nhà Hán và các đời sau, dân Lạc Việt dần dần đã mất tính cách của một dân riêng, một phần do sự đồng hóa rất khó nhọc, và rất chậm rãi với văn hóa Trung quốc (sự đồng hóa này không bao giờ thành) phần khác do sự gia tăng ngày càng đông hơn của người Tàu đến lập nghiệp ở Giao Chỉ Cửu Chân, khiến cho thổ dân cuối cùng trở thành thiểu số; phần khác nữa thổ dân lại có tính đố kỵ với văn minh phương bắc nên cố tránh những chỗ có người Tàu lập cư để rút vào xa hơn - có lẽ không xa lắm - trong chỗ rừng hoang cây rậm, để sống mãi cuộc đời tự do phóng khoáng của người man di” [9] , Tiến sĩ K.W. Taylor, trái lại, nhận thấy: “Các nghiên cứu mới đây về nhân chủng học vật lý cho thấy một sự liên tục đặc biệt trong tiến hóa về mặt chúng tộc của người miền bắc Việt Nam từ thời kỳ tiền sử xa xưa nhất cho đến hiện tại. Một sự liên kết chủng tộc rõ rệt từ kỷ nguyên này đến kỷ nguyên khác đã gạt bỏ bất cứ [giả thuyết về] một cuộc di dân ồ ạt đột xuất nào đủ lớn để coi đó là nguồn gốc của một dân tộc” [10] .

Còn về di dân người Hán, tiến sĩ K.W. Taylor cho biết: “Di dân người Hán vào Việt Nam không quá đông đảo với số lượng tràn ngập. Điều này được thấy rõ trong một nghiên cứu về các thống kê dân số, chỉ ra rằng không hề có một sự thay đổi bất thường nào về dân số ở miền Bắc Việt Nam trong thời nhà Hán. Dường như có đủ di dân [người Hán] để lập nên một tầng lớp thuộc giai cấp cai trị Hán - Việt cấu kết nhau, nhưng không đủ nhiều để có thể thống trị xã hội người bản địa về mặt hành chánh và văn hóa [11] . Và tuy người dân bản địa “lệ thuộc thế giới của đế quyền phương bắc, nhưng họ là sản phẩm của một nền văn hóa phương nam” [12] .

Mặt khác, trong khi Giáo sư Nguyễn Phương cho rằng: “Dân Việt Nam do dân Trung Hoa di cư sang chớ không phải do người Lạc Việt mà ra nên mới có phong tục giống như người Trung Hoa” [13] , thì Tiết Tổng (Hsüeh Tsung), một người phục vụ dưới quyền Sĩ Nhiếp ngay vào thời đó đã nói ngược lại. Ông ta cho rằng “việc khai hóa [tức là đồng hóa] người phương nam gần như là vô vọng. Tính ô hợp của các nhóm dân tộc khác nhau đủ để làm nản lòng hầu hết các nhà cai trị. Phong tục không đồng nhất, và ngôn ngữ thì không hiểu nhau, phải cần đến nhiều lượt người thông dịch mới giao tiếp với nhau được” [14] . Thế là thuyết dân Việt gốc Tàu của Giáo sư Nguyễn Phương đã bị chính người Tàu tại chỗ thời bấy giờ bác bỏ rồi đó.

Và Tiến sĩ K.W. Taylor cũng nhận thấy một sự thật: “Xã hội Việt Nam thường trái ngược với các giá trị của xã hội Trung quốc [15] . Và “Chắc chắn là di dân Trung quốc chịu ảnh hưởng từ văn hóa Việt Nam cũng nhiều như họ có thể bắt văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Trung quốc” [16] .

Tiến sĩ K.W. Taylor nhận xét: “Việt Nam tiếp nhận văn minh Trung quốc mà không làm mất bản tính của mình. […] Sau một hay nhiều thế hệ cư trú ở Việt Nam, các di dân Trung quốc, bất kể ngoài mặt họ tỏ ra trung thành với các lý tưởng thiên triều Trung quốc, họ không thể nào không chịu ảnh hưởng từ các giá trị và kiểu thức của xã hội Việt Nam” [17] .

Về nguồn gốc tiếng Việt, Giáo sư Nguyễn Phương viết: “Hầu như có thể nói được rằng tiếng Việt Nam ngày nay sau mười thế kỷ độc lập vẫn còn là chính tiếng Tàu nhưng đọc lên hơi khác với các cách đọc của những tiếng địa phương ở Trung quốc” [18] .

Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, khi cuốn sách Việt Nam Thời Khai Sinh ra đời, tính Nam Á (Austroasiatic) của tiếng Việt đã được bàn đến, và ngay từ đầu thập niên đó, nhà ngôn ngữ học kiêm nhân chủng học người Pháp A.G. Haudricourt đã đề xướng tiếng Việt nằm trong nhóm các ngôn ngữ Nam Á. Lúc đó các nhà ngôn ngữ học vẫn còn băn khoăn giữa những tranh cãi của các ông… Tây: trong nhóm ngôn ngữ Nam Á người này nói tiếng Việt có yếu tố tiếng Thái, người khác nói tiếng Việt là tiếng Môn-Khmer; và dù có người có ý cho nó thuộc ngữ hệ Tạng Miến (Tibeto-Burman) đi nữa, dường như không mấy ai nói tiếng Việt là tiếng Tàu như Giáo sư Nguyễn Phương. Vào những năm 1970 nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt đã được xác nhận. Năm 1974 giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ Gérard Diffloth đưa ra bảng phân loại cho ngữ hệ này, nhưng sau đó tự chính ông bác bỏ. Và đến hơn mười năm trước đây, năm 2005 ông đưa ra cách phân loại mới, theo đó tiếng Việt thuộc chi Việt - Katu (Các nhà ngữ học Việt Nam thường xếp tiếng Việt vào chi Việt - Mường hoặc Việt - Chứt), nhóm Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á, và là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu và nhiều người nói nhất trong hệ ngôn ngữ này.

Nửa thế kỷ trước, nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc đã dùng phương pháp ông gọi là “ngôn ngữ tỷ hiệu” để “Lột Trần Việt Ngữ [19] , chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ (của chủng người) Mã Lai (tức Nam Á). Mới đây, Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã dành 33 năm đời mình để khảo sát và xác lập “lý lịch” (etymology) mang tính Nam Á của 27,400 từ đơn tiếng Việt trong bộ Từ điển Nguồn Gốc Tiếng Việt của ông (2014). Vậy là “căn cước” tiếng Việt đã được xác định.

Còn tiếng Tàu thì thuộc một hệ ngôn ngữ hoàn toàn khác đã biết rõ: ngữ hệ Hán - Tạng. Làm thế nào mà tiếng Việt lại là tiếng Tàu đọc hơi khác được chớ! Có lẽ Giáo sư Nguyễn Phương muốn nói đến phương ngữ của một số địa phương miền nam Trung quốc (mà chính người Trung quốc cũng gọi là Việt ngữ), mà ông quên rằng dân ở vùng đó vốn là người Bách Việt và họ cũng nói tiếng Nam Á. Còn tiếng Tàu thì khác!

Tiến sĩ K.W. Taylor ghi nhận: “Dù chịu sự kiểm tra và đánh thuế từ các quan lại Tàu, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản chất của mình. Họ không bao giờ để mất ngôn ngữ mẹ đẻ với những cảm xúc và tư tưởng riêng biệt của dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ ấy. Họ không bao giờ mất niềm tin vào quá khứ và di sản của dân tộc trong quá khứ” [20] .

Trong khi Giáo sư Nguyễn Phương nhận thấy người Lạc Việt bản địa không có cửa biến thành… Tàu vì “sự đồng hóa rất khó nhọc, và rất chậm rãi với văn hóa Trung quốc (sự đồng hóa này không bao giờ thành)” [21] , thì Tiến sĩ Taylor nhận thấy người Tàu dễ dàng bị văn hóa Việt “tiêu hóa” mất tăm: “Ngôn ngữ của người Việt Nam vẫn tồn tại, và có thể nói mà không sợ sai lầm rằng sau thế hệ đầu hay thế hệ thứ hai (các hậu duệ) người Hán đã nói tiếng Việt. Xã hội Việt Nam như một toàn thể vẫn tách biệt với nền văn minh Trung quốc, và xã hội Hán Việt tồn tại như một cánh (wing) của thế giới văn hóa độc lập này. Di dân người Hán bị Việt Nam hóa dễ hơn là người Việt bị Hán hóa” [22] .

Đọc các nhận xét đó trong cuốn sách The Birth of Vietnam, người đọc có cảm giác tác giả gần gũi với mình và dành cho dân tộc Việt Nam nhiều tình cảm yêu mến rất cảm động.

Người viết không có kiến thức chuyên môn để bình luận về tác phẩm Việt Nam Thời Khai Sinh của Giáo sư Nguyễn Phương và các vấn đề về “Khảo tiền sử”; các nhận xét trên đây chỉ là mấy điều suy nghĩ của một dịch giả nhân dịch cuốn sách The Birth of Vietnam của Tiến sĩ Keith Weller Taylor [23] mà quảng cách thời gian ra đời của nó so với Việt Nam Thời Khai Sinh, với nhiều kết quả mới trong nghiên cứu, đã gợi cho tác giả của sách những nhận định tích cực về thời thượng cổ trong lịch sử Việt Nam, so với những hiểu biết từ nửa thế kỷ trước.

Dĩ nhiên quan niệm của tác giả về lịch sử Việt Nam trong sách có thể không hoàn toàn trùng hợp với sử quan của từng người chúng ta. Ngoài mức độ nhận thức, tư liệu lịch sử có được ở từng thời kỳ nghiên cứu cũng là những lý do khách quan của các sai biệt có thể có.

Đôi chỗ tác giả dịch các đoạn văn thơ từ nguyên tác chữ Hán và tư liệu từ các sách An Nam Chí Lược Việt Điện U Linh Tập sang tiếng Anh, khá lỏng lẻo và… tùy hứng. Với hiểu biết về chữ Hán không đong đầy một chiếc lá me, người viết đã phải cố gắng làm công việc cực kỳ khó khăn là đối chiếu nguyên tác, và chú thích bổ sung vào bản dịch một số bài thơ chữ Hán. Cũng với khó khăn như vậy, để dịch các đoạn văn An Nam Chí LượcViệt Điện U Linh Tập từ tiếng Anh trở lại tiếng Việt cho chính xác mà không tham khảo được nguyên bản chữ Hán, người viết phải tìm bản dịch của Giáo sư Lê Hữu Mục để chép lại cho được đầy đủ và trung thực. Xin hương hồn Giáo sư Lê Hữu Mục thông cảm.


Thiếu Khanh

 


[1] Sau năm 1975, đã được đổi tên Đường Ngô Quyền. Nhưng nghe nói ở khu phố 2, phường Hiệp Phú, quận 9 đang có một con đường mang tên Triệu Đà!

[2] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, sách đã dẫn, trang 383.

[3] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, sách đã dẫn, trang 23.

[4] Chúng ta nên biết rằng các triều đại nhà Nguyên (người Mông Cổ) và nhà Thanh (người Mãn Châu) xâm lược và chiếm đóng Trung quốc được nhà nước Trung quốc hiện nay coi là các triều đại chính thống trong lịch sử của họ.

[5] Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, trang 17.

[6] Nguyễn Phương, Việt Nam thời Khai Sinh, Phòng Nghiên Cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1965, trang 226.

[7] Nguyễn Phương, sách đã dẫn, trang 244.

[8] “Hoàng Xuân Nhị trước đây nhận định dân tộc Việt Nam hình thành từ năm 1930 theo hướng dân tộc xã hội chủ nghĩa , nay cũng cho rằng, trước dân tộc xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã có một quá trình hình thành dân tộc sớm hơn.” Viện Sử Học, Sử học Việt Nam trên đường phát triển, Nxb Khoa Học Xã Hội, HN, 1981, trang 60.

[9] Nguyễn Phương, sách đã dẫn, trang 191.

[10] Recent studies in physical anthropology reveal a remarkable continuity of racial evolution in northern Vietnam from earliest prehistoric times to the present. A marked racial connectedness from one era to another rules out any large-scale, sudden migration of sufficient magnitude to account for the origin of a people. The Birth of Vietnam page 17.

[11] Han immigration into Vietnam was not overwhelming. This is clear from a study of census statistics, which indicate that there were no abnormal demographic changes in northern Vietnam during Han. There were apparently enough immigrants to form a coherent Hán-Việt ruling class society throughout most of northern Vietnam, but not enough to administratively or culturally dominate the indigenous society. The Birth of Vietnam, page 54.

[12] They belonged to a northern empire, but they were of a southern culture. The Birth of Vietnam, page 130.

[13] Nguyễn Phương, sách đã dẫn, trang 194.

[14] (It was nearly hopeless to try to civilize the people in the south. The heterogeneity of the different ethnic groups was enough to daunt most administrators: “Customers are not uniform and languages are mutually unintelligible so that several interpreters are needed to communicate.” (The Birth of Vietnam, page 75)

[15] (Vietnamese society frequently contradicted the values of Chinese society. The Birth of Vietnam, page 130)

[16] (Chinese immigrants were certainly influenced by Vietnamese culture as much as they were able to influence it, The Birth of Vietnam, page 130).

[17] Việt Nam received Chinese civilization without losing its own personality. […] After a generation or more of residence in Việt Nam, Chinese immigrants no matter how outwardly loyal they may have remained to the imperial ideals of China. Could not helped being influenced by the values and patterns of Vietnamese society. The Birth of Vietnam, 130.

[18] Sách đã dẫn, trang 230

[19] Lột Trần Việt Ngữ” là tên một tác phẩm nghiên cứu ngôn ngữ Việt của nhà văn Bình Nguyên Lộc, Nxb Nguồn Xưa, Saigon, 1972.

[20] Although registered and taxed by Chinese officials, the Vietnamese remained true to themselves. They never lost their language, with the distinctive emotions and thoughts it evokes. They never broke faith with their past and its heritage. The Birth of Vietnam, page 181.

[21] Và Lưu Hy thời Sĩ Nhiếp đã nói là vô phương.

[22] (The Vietnamese language survived, and it is reasonable to assume that after the first or second generation Han immigrants spoke Vietnamese. Vietnamese society as a whole remained separate from Chinese civilization, and Han-Viet society existed as a wing of this autonomous cultural world. Han immigrants were more effectively “Vietnamized” than the Vietnamese were sinicized” The Birth of Vietnam, page 53)

[23] Bản dịch do công ty Văn hóa Truyền Thông Nhã Nam sắp in.


KHOA HỌC VỚI TÁCH CÀ PHÊ

Lược sử cà phê

1000 năm trước CN tới năm 500 CN: Bộ lạc Omoros ở vương quốc Kefa (nay là Ethiopia) thường ăn hạt cà phê nhào với mỡ và nặn thành viên cỡ quả banh tennis.

600: Giới thương gia mang cà phê vượt biển Đỏ tới Arabia (Yemen ngày nay).

Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI: Do người Arabia độc quyền, những người hành hương Hồi giáo từ thánh địa Mecca đã lén mang hạt cà phê về Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Syria. Các tiệm cà phê kiểu Arabia được mở tại Constantinople, Damascus và nhiều thành phố Cận Đông khác, nơi giới thương gia châu Âu, nhất là người Venice, lần đầu tiên được thưởng thức loại đồ uống này.

Khoảng 1600: Gọi cà phê là “quà tặng của Satan”, các cố vấn khuyên Giáo hoàng Clement VIII cấm loại thức uống ưa chuộng của người Thổ Ottoman thù địch. Nhưng Clement VIII cho phép người Gia-tô giáo tùy ý uống.

1616: Người Hà Lan khởi trồng cà phê thương mại chỉ từ một cây duy nhất mang ở Yemen về. Năm 1658 (có tài liệu viết cuối thế kỷ XVII), họ trồng ở thuộc địa Ceylon và Java.

1714: Thị trưởng Amsterdam tặng vua Pháp Louis XIV một cây cà phê trồng ở Java.

1723: Gabriel Mathieu de Clieu, sĩ quan hải quân Pháp, mang ba hạt cà phê trong hoàn cảnh đáng ngờ ra khỏi Vườn Thượng uyển tới đảo Martinique (Caribbe), nơi một cây được trồng thành công.

1727: Bị kéo vào cuộc xung đột biên giới giữa hai thuộc địa trồng cà phê là Guiana thuộc Hà Lan và Guiana thuộc Pháp, Francisco de Melo Palheta, một quan chức Braxin thuộc Bồ Đào Nha, đã mang lậu một số hạt cà phê về nước.

1903: Nhà nhập khẩu Đức Ludwig Roselius hoàn thiện loại cà phê không caffeine.

1933: Francesco Illy tại Trieste (Ý) đăng ký bản quyền máy cà phê espresso tự động.

1961: Ernesto Valente của hãng Faema (chuyên chế tạo máy pha cà phê tại Ý) thiết kế máy espresso hiện đại.

Với 400 tỷ tách tiêu thụ hàng năm, cà phê đã trở thành thứ đồ uống phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau có nước. Cà phê và chất caffeine là đối tượng nghiên cứu quan trọng trong một phần tư thế kỷ qua, với 1.500 - 2.000 công trình công bố hàng năm. Dường như uống quá hai tách một ngày không có lợi cho sức khỏe, trong khi hạt cà phê rang có thể cung cấp nhiều chất kháng oxy hóa, được xem là có tác dụng chống lão hóa.

Cà phê được chế từ hạt những cây thuộc dòng Rubiaceae, gồm ít nhất 66 loài Coffea. Hai loài đã thương mại hóa là Coffea arabica, chiếm 2/3 sản lượng toàn cầu, và Coffea canephora với tên thường gọi là cà phê robusta, chiếm 1/3 sản lượng còn lại. Robusta và các cà phê dại khác có 22 nhiễm sắc thể, còn arabica có tới 44, do đó chúng không thể tạo các dòng lai.

Quá trình trồng trọt, thu hái và xử lý cà phê đã được nghiên cứu rất công phu. Chẳng hạn ở Illycaffé (cà phê pha kiểu Ý espresso nổi tiếng do Francesco Illy phát minh tại Trieste năm 1933), người ta dùng phương pháp huỳnh quang tử ngoại để loại bỏ những hạt không đạt yêu cầu. Nhưng dù xử lý hiện đại hay thô sơ thì cuối cùng cà phê cũng được đánh giá và thưởng thức nhờ hương vị, nơi hóa học đóng vai trò độc diễn.

Hóa học tách cà phê:

Để đánh giá hương vị, thường dùng sắc ký khí kết hợp với chuyên gia nếm. Khối phổ ký thì dùng để xác định thành phần hóa học của từng loại mùi. Vai trò chuyên gia nếm là quan trọng nhất, họ có thể nhận thấy mùi hoa hồng, trà, sô-cô-la, vani, hoa violet, cũng như mùi súp, pho mai, mồ hôi hay thậm chí cái gọi là mùi mèo mà khi pha loãng thì tỏa hương rượu vang trắng Sauvignon lừng danh, còn khi đậm đặc lại bốc mùi dễ sợ.

Vì thế trong phòng thí nghiệm, người ta chú ý tới các chất mùi mạnh nhất, giống như chú ý tới giọng hát Pavarotti giữa một dàn đồng ca. Khi giảm âm lượng cuộn băng, vẫn có thể nghe được giọng Pavarotti ngay cả khi lời hát nền đã tắt. Pha loãng cà phê xuống dưới một điểm giới hạn, chỉ những hợp chất mạnh nhất mới được giác quan chúng ta nhận diện. Đáng tiếc là nhiều chất tạo hương đó lại có nguồn gốc từ hạt bị hư.

Những phân tử như ethylbutanoate và ethylglycolate ở hạt còn xanh có thể làm hỏng tách cà phê buổi sáng của bạn. Còn methylisoborneol và trichloroanisole (TCA) tạo mùi đất, hương vị đặc trưng của cà phê robusta. TCA còn được gọi là vị Rio, vì được phát hiện đầu tiên ở Rio de Janeiro, Braxin. Ngưỡng cảm thụ TCA ở người thấp đến kỳ lạ: sáu phần triệu của một phần tỷ gam trong một mililít. Bảng dưới đây là các chất tạo hương chủ yếu của cà phê pha kiểu Ý (pha bằng hơi nước), ở trên là chất có nồng độ lớn hơn. Thật thú vị là hương vị nồng nàn của tách cà phê lại là kết quả của những mùi hương trái ngược nhau!

Hợp chất

Mùi

2,4-decadienal

Ethylgujacol

2-ethyl-3,5-dimethylpyrazine

2-ethyl-3,6-dimethylpyrazine

2,4-nonadienal

Methylsalicilate

B-damascenone

DMTS

Isovaleraldehyde

A-ionone

Linalool

Ôi thiu

Khói

Sô-cô-la

Sô-cô-la

Ôi thiu

Quế

Trà

Sulfur

Kẹo

Hoa

Hoa

Người dân nào uống cà phê nhiều nhất

Theo thống kê các nước xuất khẩu cà phê, thì người dân Phần Lan là những người uống cà phê nhiều nhất thế giới.

Với 12,5kg cho một đầu người cho một năm (đừng thấy con số nhỏ nhoi mà tưởng lầm, như vậy là đã tiêu thụ quá nhiều đến nỗi có thể làm tim ngừng lại vì cà phê) thì cà phê là thứ nước giải khát cho người dân vùng Bắc Âu này (Phần Lan).

Xếp hạng uống cà phê thứ nhì là người Thụy Điển, với 11,6kg trong một năm. Kế đó là Na Uy với mức tiêu thụ 10,7kg, Hà Lan 9,7kg,… Nước Anh do thích uống trà nên xếp hạng chót trong bảng thống kê phân hạng những nước dùng cà phê nhiều nhất thế giới với khoảng 2,5kg/ đầu người.

- 0 -

“NHIÊN LIỆU”

CỦA NHỮNG NGHỆ SỸ THIÊN TÀI

NGỌC NGÀ

Có điểm gì kết nối giữa Beethoven, Balzac, Jean-Paul Sartre, Francis Bacon? Đó là cà phê. Caffeine được xem là một chất kích thích mạnh với những tác dụng có lợi như giúp tập trung tinh thần, tỉnh táo, tránh ngủ gật và khơi gợi những ý tưởng mới trong khi tác dụng bất lợi lại rất nhỏ. Nghi thức pha cà phê cũng mở lối cho sự sáng tạo. Nhiều nhân vật lịch sử và nhiều nghệ sỹ lỗi lạc đã yêu thích và bảo vệ cà phê.

Nhà văn Pháp Honoré de Balzac không thể thiếu thức uống này: có khi ông uống đến 50 tách mỗi ngày. Không có cà phê, Balzac không thể viết, thậm chí không thể sống. Chắc hẳn nhà văn không thể duy trì lối sống thái quá nếu không có chất nước đen này: ông lấy đêm làm ngày, làm việc kéo dài đến 18 tiếng đồng hồ. Những tách cà phê rất đặc vì pha với rất ít nước như một thứ thuốc sắc, hao hao cà phê Thổ Nhĩ Kỳ. Balzac thường mời bạn bè ăn tối tại nhà, nhưng hiếm khi trải qua buổi tối cùng họ. Vào khoảng 18 giờ, ông cáo từ, nghỉ ngơi đến nửa đêm. 1 giờ sáng, ông ngồi trước bàn, viết một mạch 7 tiếng đồng hồ. Đến 8 giờ, ông chợp mắt 1 tiếng rưỡi rồi tiếp tục làm việc từ 9 giờ 30 đến 16 giờ, nhấp cà phê đặc quánh hết tách này đến tách khác. Ông không thích ngủ: với một người quen hoạt động về đêm như ông, sự yên tĩnh về đêm cung cấp sự thanh thản cần thiết cho sự sáng tạo. Đôi khi ông đi dạo trong khu rừng gần nhà. Cách sống vô độ ấy khiến ông bị chứng co cứng bao tử, máy cơ mắt, đau đầu và tăng huyết áp. Ông qua đời vì một cơn đau tim lúc 51 tuổi.

Balzac tự mua và pha cà phê. Ông viết: “Cà phê mơn trớn họng và khiến mọi thứ vào vòng chuyển động: ý tưởng lao tới như những tiểu đoàn thuộc đại quân trên chiến trường; cuộc chiến khởi sự. Ký ức mở ra, phất phới như quân kỳ. Phép so sánh dàn khinh kỵ binh như vũ bão. Pháo binh của tính lôgic tiến tới với lập luận được kết hợp chặt chẽ. Các từ bung ra trong đầu như những viên đạn của lính biệt kích trong chiến đấu”.

Balzac không phải là trường hợp cá biệt. Trên thực tế, đa số những nhân vật tài năng, vương giả đều ở trong tình huống tương tự. Vua Louis XV của Pháp thích uống cà phê. Cây cà phê được trồng trong nhà kính của lâu đài Versailles. Nhà vua tự rang hạt cà phê và tự pha chế cho hợp khẩu vị. Hoàng đế Napoléon cũng là một tín đồ của thức uống đen sánh này. Ông từng phát biểu: “Một tách cà phê lớn đậm đà khiến tinh thần tôi tỉnh táo, mang lại cho tôi nhiệt tình, sức mạnh vô song và ý chí hành động”. Khi sống ở London, Benjamin Franklin làm việc trong một quán cà phê: ở đây ông tổ chức những cuộc họp chính trị, chơi cờ, nghe các cuộc hội thoại. Ông còn yêu cầu cô em gái gửi thư, báo đến quán cà phê yêu thích của ông. Ông tỏ ra tha thiết với chốn này: “Tôi quý mến những con người trung thực mà tôi gặp tại quán cà phê ở London”. Ông mang theo hạt cà phê khi lên tàu, đề phòng trường hợp thuyền trưởng bỏ tàu. Teddy Roosevelt, vị tổng thống thứ 26 của Mỹ, cho từ 5 đến 7 miếng đường vào tách cà phê; đôi khi ông thay đường bằng saccharine, chất tạo ngọt nhân tạo.

Triết gia Emmanuel Kant không thể thiếu cà phê sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày, nhà văn Voltaire uống từ 40 - 50 tách một hỗn hợp cà phê và chocolate. Khi nghe cảnh báo cà phê là một chất độc, nhà văn trả lời: “Nếu đúng như vậy, chất độc ấy có tác dụng rất chậm”. Còn thi hào Goethe đi vào lịch sử cà phê khi tặng vài hạt cho nhà hóa học Runge, nhờ vậy Runge khám phá caffeine. Triết gia Đan Mạch Soren Kierkegaard pha cà phê theo cách đặc biệt: xếp các miếng đường vào tách rồi chế cà phê đen vào để hòa tan đường. Ông có 50 tách cà phê khác nhau và yêu cầu thư ký chọn một trong số đó, kèm giải thích mang tính triết lý tại sao lại chọn như thế. Ông khẳng định: “Dù điều gì xảy ra, tôi vẫn chuộng cà phê”.

Nhà văn Lymann Frank Baum uống khoảng 5 đến 7 tách cà phê với kem và đường mỗi sáng. Cà phê pha đủ đặc để cái thìa nổi trên mặt, không bị chìm. Nữ thi sỹ Margaret Atwood của Canada chấp thuận cho dùng tên công ty của bà, Balzac’s Coffee Roasters, đặt cho một đài quan sát chim chóc ở Canada để giúp đài này tăng lợi nhuận. Bữa điểm tâm của bà không thể thiếu cà phê pha với kem hay sữa, giúp tinh thần phấn chấn. Bà cũng lập chuỗi cửa hiệu cà phê riêng.

Trong các phim của đạo diễn David Lynch, cà phê luôn xuất hiện. Ông cũng lập chuỗi quán cà phê. Mỗi ngày, ông thưởng thức từ 4 đến 7 tách cà phê với nhiều đường vì “ngay cả khi cà phê dở cũng còn hơn không có cà phê”.

Nhà soạn nhạc Beethoven còn tỉ mỉ đến độ đếm đủ 60 hạt cà phê cần thiết cho một tách cà phê hợp khẩu vị. Còn nhạc sỹ Bach hào hứng đến độ soạn một bản hợp xướng dành cho cà phê vào năm 1732 và cám cảnh: “Nếu tôi không uống cà phê 3 lần mỗi ngày, tôi sẽ cuộn người như một miếng thịt dê nướng trong cơn vật vã”.

(Theo Le Figaro) BÙI ĐẸP st.


Phụ Bản II

VIẾT VĂN

LÀ MỘT NGHỀ KHÓ NHỌC

ANDRÉ MAUROIS

Giống như nhiều nhà văn khác, mỗi ngày tôi nhận được nhiều bản thảo. Một số là truyện ngắn, một số là truyện dài. Tôi không có thời giờ để đọc hết những bản thảo đó. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, chỉ cần nhìn lướt qua trang đầu là tôi có thể khẳng định những bản thảo nào là không đáng đọc. Vì sao những nhà văn tương lai này lại tin rằng những câu chuyện ngớ ngẩn mình viết ra đáng được xuất bản? Điều hiển nhiên là ảo tưởng của họ bắt nguồn từ sự tự tin thái quá. “Tôi đã có kinh nghiệm về tình yêu và nỗi thất vọng. Tôi sẽ kể lại những chuyện đã xảy ra và những điều mình đã cảm nhận. Đó sẽ là một câu chuyện hay hoặc là một bài thơ có giá trị. Dù sao đi nữa, nó cũng là một câu chuyện cảm động”. Điều không may là một câu chuyện không nhất thiết sản sinh ra một cuốn sách hay. Nhà văn phải học tập nghệ thuật viết văn một cách chậm chạp, khó nhọc, bằng cái giá của muôn vàn thất bại. Anh ta phải đọc tác phẩm của những bậc thầy để nắm vững kỹ thuật của họ và lúc nào cũng so sánh tác phẩm của mình với những tác phẩm mình yêu thích nhất; sự so sánh này sẽ làm cho anh ta cảm thấy tuyệt vọng. Anh ta sẽ gạch xóa viết lại và cuối cùng xé bỏ bản thảo của mình. Rồi sau đó, anh ta sẽ bắt đầu lại và bắt đầu lại mãi. Nếu có tài năng, sau mười năm làm việc cực nhọc, anh ta sẽ bắt đầu viết đàng hoàng. Một số nhà văn tập sự có thể phản đối tôi: “Điều đó đâu phải là con đường của những thiên tài. Có một cái mà người ta gọi là cảm hứng. Phải chăng chúng ta mới vừa thấy ở Pháp và Mỹ những thiếu nữ thành công ngay từ tác phẩm đầu tiên?”.

Xin các bạn hãy bình tĩnh! Tôi đã gặp hai người trong số những thiếu nữ có tài năng phi thường đó: Margaret Mitchell và Françoise Sagan. Margaret Mitchell đã dành cho tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” rất nhiều năm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình và cô đã đạt được một kỹ thuật hoàn hảo. Trường hợp Françoise Sagan là thí dụ hay nhất về tầm quan trọng của văn hóa. Tôi chẳng mấy khi biết được một người đọc sách của Balzac và Proust kỹ lưỡng đến như vậy, biết cân nhắc từng chữ và lưu ý tới tất cả mọi bí mật thuộc về kỹ thuật. Còn đối với các nhà thơ trẻ, có một thời tôi cũng tin rằng cảm hứng là điều duy nhất nâng đỡ họ. Thế nhưng, từ khi nghiên cứu những bản thảo của Byron và Victor Hugo, tôi đã thấy là họ cố gắng và cố gắng không ngửng cho tới khi họ hoàn toàn hài lòng. Vì vậy, dù chọn bất cứ nghề nào, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng không có điều gì là dễ dàng. Sự thành công không phải là một phép lạ, mà là phần thưởng dành cho những người gắng hết sức mình để làm mọi việc một cách hoàn hảo. Viết văn là một nghề nghiệp cũng giống như nghề kỹ sư, và bạn có thể tin chắc rằng người thiếu nữ có tác phẩm đầu tay bán được hàng triệu cuốn là người biết rõ những bí quyết của nghề viết văn cùng với nhiều điều khác nữa.

DUY LỘC

(Dịch từ “Writing is a craft” của André Maurois trong tuyển tập “Great ideas for personal growth”, Nxb Harper and Row.)

ĐỖ THIÊN THƯ st.

“ Đời là vạn ngày sầu” – Trật rồi!!!

Tập đi tập lại bài hát của một nhạc sĩ nổi tiếng của Saigon ngày xưa, nhiều lần, nhưng mãi đến nay mới nhận thấy câu mở đầu “Đời là vạn ngày sầu…” của bài hát mang một ý nghĩa na ná giống cái câu bà con Phật tử thường hay nói: “Đời là bể khổ”.

Nếu tôi không lầm thì bài hát này có từ đầu thập niên 60 và lúc đó nhạc sĩ cũng mới bước tới đầu tuổi “băm” và tôi lúc đó cũng ở vào mấy năm đầu tuổi “hăm”, như vậy còn trẻ mà không hiểu vì sao nhạc sĩ này đưa ra một câu triết lý dữ dằn như vậy?

Thật ra câu phát biểu này chỉ là một nhận định chủ quan của ông nhạc sĩ dựa trên cái nhân sinh quan của ông ấy hay nói cho dễ hiểu hơn đó là dựa trên cái quan niệm sống của riêng ông. Như vậy đối với số đông những người khác, người ta có thể cho rằng “đời là vạn ngày vui”. Người nào cho đời là bể khổ đó là quyền tự do của người đó vì rõ ràng đây là một nhận định chủ quan.

Nếu cho “đời là vạn ngày sầu”, thì cái sầu này ở đâu mà có? Không lẽ khi con người mới sinh ra thì cái “sầu” gắn vào cuộc đời người đó liền sao? Vậy thì con người ta sinh ra làm chi cho mệt? Con người ta sinh ra, lớn lên, bệnh hoạn rồi chết, đây là chuyện hết sức tự nhiên do Tạo hóa đặt ra cho muôn loài, có sinh, có diệt, tại sao lại xem là khổ là “nỗi sầu”. Một bộ máy vận hành một thời gian phải hỏng hóc (bệnh hoạn) rồi lâu ngày phải tới lúc phế thải. Con người sinh ra phải phấn đấu để sinh tồn theo luật tự nhiên, không nên gán cho cuộc đời thế này thế nọ rồi sinh yếm thế theo cuộc sống từ bỏ giá trị lao động.

Trở lại thời con người vừa xuất hiện trên trái đất này, Tạo hóa có đem lại cho con người mối sầu nào đâu? Rồi qua hằng triệu năm phát triển con người tiến đến mức sống như hiện nay, không hề nghe thấy có ai phải mang một mối sầu từ đời này sang đời khác. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn từ thuở xa xưa cho đến ngày nay, có những con người bị thua thiệt và dẫn đến nỗi “sầu”, còn những con người thắng cuộc thì gọi là niềm vui. Vậy nỗi “sầu” hay niềm hạnh phúc xuất phát từ những cuộc tranh chấp dưới mọi hình thức và do chính con người tạo ra.

Hồi xưa học Nguyễn Công Trứ, thấy ông nói:

Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe,

Trần có vui sao chẳng cười khì…

Khi giảng tới đoạn này ông thầy thao thao bất tuyệt về cái triết lý cao siêu của câu thơ. Con người mới được sinh ra đã khóc rồi và cho rằng đây là điềm báo trước cho một cuộc đời buồn hiu. Âm thanh của đứa con nít mới sinh ra giống như tiếng khóc nhưng không phải là tiếng khóc. Đó chỉ là âm thanh phát ra để giúp cho đứa nhỏ bắt đầu công việc hít thở cho cuộc đời nó. Người đời xưa thiếu hiểu biết cho rằng đó là tiếng khóc rồi tán hươu tán vượn ra điềm này điềm nọ.

Quả thật ông Nguyễn Công Trứ cũng đã mang cái ý tưởng cuộc đời là bể khổ nhưng không phải chỉ mình ông mà chiếm đa số là những người theo Phật giáo, sau này bên Tây phương có ông Tây Sartre cho rằng cuộc đời buồn nôn… Từ đó sản sinh ra một lớp người trong giới trẻ hưởng ứng phong trào hiện sinh sống “măng phú” (không cần) cuộc đời. Người viết từng bị “lưu lạc” trong vùng tư tưởng này rồi sinh yếm thế, nhưng may mắn, chỉ trong thời gian ngắn, có người hướng dẫn nên đã quay về cuộc sống thực tế.

Tóm lại người viết mong rằng “ai đó” không còn cho “đời là vạn ngày sầu” nữa mà là “vạn ngày vui”, vì chính bản thân mình mới tạo ra cuộc đời buồn hay vui.

Dương Lêh

XIN THÚ THẬT

Ia.P.Polonski

(1819-1898)

Xin thú thật, các ngài, tôi đã quên

Bông hoa hồng nghĩ gì trong đêm,

Khi dạ oanh vì hoa cất tiếng hát,

Mà phải chi, chim hót cho hoa chăng ?

Nhưng tôi biết mugich Nga đang nghĩ,

Gã đã quên nghĩ ngợi từ lâu…

Được vua hiền giải thoát ách ngựa trâu, [24]

Gã vẫn thấy đòn roi vung khắp ngả,

Họ đánh ta, gã băn khoăn suy nghĩ,

Bởi vì ta muốn được tự do…

*

Xin thú thật, tôi đã quên - không biết

Trên trời đêm sao tình tự những gì

Và có phải, những bông hoa đồng nội

Uống say sưa sương đọng buổi nóng hè ?...

Nhưng tôi biết, gã nghèo âm thầm khóc,

Khi đóng cửa túp lều chật hẹp

Gã nằm dài, lòng căm hận khôn nguôi,

Khi không dám yêu thậm chí một ai.

Gã căm giận trời sao nhìn xuống gã,

Giận con người không muốn giúp con người.

*

Thú thật với các ngài, tôi không thể

Biết con chim trên bãi cỏ nghĩ gì

Khi sương lạnh đã bắt đầu lan tỏa

Khi mặt trời thức dậy vẫn âm u…

Nhưng tôi biết, trời ơi, tôi biết,

Thi sĩ nghĩ gì khi tắt ánh thiền quang.

Là nô bộc của nông nô kiểm duyệt [25]

Tôi biết chăng, đưa tay lạnh ôm đầu,

Day dứt nghĩ, thầm thì miệng hát,

Khi nàng thơ kiểm duyệt quất đòn đau…

*

Xin thú thật, tôi đâu có biết

Chó nghĩ gì, khi chim tìm ra thóc

Bới trong phân, còn chuột nghĩ gì,

Khi mèo ngoe nguẩy khúc đuôi xù.

Không biết chuyện tôi tớ vua suy nghĩ,

Các đại thần! gắng công bền bỉ

Cầu nguyện ngày đêm sức lực Chúa Trời ban

Để vua giúp cho khuấy đảo dân gian.

Ơn nhờ Chúa! Một lần thôi vua thấy được

Không có bọn ta đây hẳn ngai vàng nguy mất.

Bởi nhân quần ngu ngốc, tởm lợm kia,

Bị trêu chọc - cũng đâu dám ngo ngoe.

1862

Thúy Toàn dịch

[24] Ám chỉ cuộc cải cách của Sa hoàng Nga năm 1861 với đạo dụ xóa bỏ chế độ nông nô Nga.

[25] Từ năm 1860 cho đến cuối đời Ia.P.Polonski trở thành thư ký của Hội đồng Kiểm duyệt nước ngoài Nga, những năm cuối cùng còn là thành viên vụ quản lý công việc in ấn.

Giọt nồng rơi rơi

Hình như gió đã chùng phiên phiêu lãng
Gót mây xa cũng nhè nhẹ ngập ngừng
Vầng trăng nhỏ cũng mặc trầm suy nghĩ
Tiếng côn trùng dìu dịu giấc nồng khuya

Bên hiên vắng đài hoa duyên chợt hé
Tỏa hương nồng ngan ngát đến chơi vơi
Ánh sao nghiêng thanh thoát giữa nền trời
Hình như lá cũng nguồn cơn thủ thỉ

Tay bấm nốt tay thật thà đếm nhịp
Những thanh âm ngờ ngợ những thanh âm
Khắc uyên nhiên thinh lắng giữa tạo vần
Tim bỗng hát một lời xưa thấm thoát

Nghiêng một chén giọt nồng rơi sóng sánh
Chút tê tê đầu lưỡi đến tâm can
Gió lay lay một dáng nét linh lang
Vì sao nhỏ đột nhiên cười lấp lánh

Chén tiêu tương chén chập chùng mây niệm
Lắng tâm từ lắng thoảng khắc chung chiêng
Phiến mây xa thư thả mộng hương huyền
Nghe khoai khoắc cả một miền huyên tích.

ĐÀM LAN

TÌM MỘNG

Sân trường bóng nắng lá vàng bay
Đi tìm thoáng mộng vuột tầm tay
Tuổi hoa khép nép đôi tà áo
Tình thơ ngày ấy chẳng còn đây

Lá úa rơi rơi khắp lối đi
Ngậm ngùi nhung nhớ xót xa gì
Áo trắng đường xưa tung gió lộng
Môi hồng mắt biếc... tiếc xuân thì!

Ngôi trường yêu dấu vẫn là đây
Thay tên đổi chủ chẳng còn ai
Nắng vô tình quá soi trong mắt
Giọt lệ nào hoen mi xót cay...

Lạc lõng một mình có chờ ai
Tìm trong ký ức cõi mơ phai
Giọng nói tiếng cười vang đây đó
Lối xưa còn đấy... đã bao ngày...

Nắng chiều phai nhạt ngẩn ngơ buồn
Tìm đâu thấy mộng thuở nồng hương
Lòng người như lá bay theo gió
Hờ hững cho tình mãi vấn vương...

Phạm Thị Minh Hưng

TÌNH CA BIỂN

Em bờ cát trắng dịu êm

Nước tràn sóng vỗ ngày đêm miệt mài

Thùy dương vi vút ru ai

Biển xanh bọt trắng hôn hoài cát em

*

Gió mơn man nhẹ bờ êm

La đà dương liễu cành mềm đong đưa

Sóng ầm ì sóng sớm trưa

Gió hòa khúc nhạc vi vu biển chiều

*

Cát vàng in dấu chân yêu

Dã tràng se sắt ít nhiều xót xa

Mặc cho sóng gió, ngày qua

Nắng cháy mặc nắng mây mưa mặc trời

*

Làm sao ngăn sóng biển khơi

Làm sao ngăn được những lời biển ru

Rộn ràng biển vẫn nghìn thu

Hôn em bờ cát tình thơ bốn mùa

*

Tình như ngọn thủy triều xưa

Ngày đêm sớm tối vẫn mơ cát mềm

Hoàng hôn biển bước vào đêm

Bờ em cát trắng sóng quên lối về

*

Rồi mai chợt tỉnh cơn mê

Biển tình sóng mãi vỗ về cát xa

Ngàn năm biển vẫn mặn mà

Tình ca biển sóng thiết tha ngọt ngào.

Phạm Thị Minh-Hưng.

Mai nở vào đông

Lất phất hạt mưa trời tháng chạp

Cành mai say ngủ chợt nở hoa

Bầy én ngỡ xuân về trước ngõ

Chao cánh vờn bay điệu thướt tha

Mai nở sao mình chưa may áo

Cùng vàng rực rỡ với hoa xuân

Trăn trở bước lầm vào đông giá

Thương người dầu dãi mắt rưng rưng.

Ngày 11/12/2016

NGUYÊN LÊ


Hồi nhỏ quanh năm manh áo vá

Vá vai hai mảnh vá quàng lưng

Tết đến nội thương mua áo mới

Giao thừa... con nít cũng bâng khuâng

Mồng một mặc vào quần áo mới

Quần màu xanh lét áo đỏ tươi

Mắc cở hai tay ôm gốc cột

Một chân ngoéo lại mặt cười cười

Bạn xóm rủ nhau đi mừng tuổi

Nhận từ người lớn gói lì xì

Cùng đến nhà này sang nhà khác

Nhút nhát rụt rè chẳng dám đi

Mấy chục năm qua ngày đón tết

Nhớ hoài áo đỏ chiếc quần xanh

Nhớ nội giao thừa bưng bánh tét

Thắp hương cầu khẩn được an lành.

Nguyên Lê

19/12/2016

KHÔNG ĐỀ

Gối đầu

lên ánh trăng mơ

Nửa say nửa tỉnh

ngỡ bờ vai ai

Tình yêu - Biển rộng sông dài

Ta - thuyền không bến

lạc loài bơ vơ

Gối đầu - lên ánh trăng mơ

Sương khuya lạnh

ngỡ vần thơ muộn màng

Tình yêu đắm đuối nồng nàn

Ta… chim không tổ

lạc đàn ngẩn ngơ…

Gối đầu lên

ánh trăng mơ

Bâng khuâng

ngỡ mấy đường tơ ngậm ngùi

Đi qua cay đắng ngọt bùi

Trái tim vụng dại

chôn vùi - xác xơ

Gối đầu lên ánh trăng mơ

Nửa say nửa tỉnh - ngỡ bờ vai ai.

NGÀN PHƯƠNG

Họa

DỞ DANG

của Hồ Xuân Hương

Duyên kiếp đôi đường chịu dở dang

Yêu đương đổ vỡ - phải xa chàng

Còn nhiều cay đắng - tim tan nát

Đã hết ngọt bùi - cảnh trái ngang

Nghĩa cũ giờ đây đứt đoạn

Tình xưa thuở ấy trót đa mang

Thế gian chẳng tiếc lời chê trách

Mai mỉa - đúng là loại “Gái ngoan” !

NGÀN PHƯƠNG

NỖI ĐAU THẦM

Như con thiêu thân lao vào ánh lửa

Em dại khờ gõ cửa trái tim anh

Cung mây khép ngàn thu đâu mở nữa

Em tự mình nhuộm tím ý thơ xanh.

NGÀN PHƯƠNG

YÊU NGƯỜI LÀM THƠ

Tặng người xưa L.Lộc

Vì yêu người làm thơ

Nên em là thi sĩ

Dệt đôi vần thương nhớ

Thả theo gió bay đi

*

Người mang đời phiêu bạt

Phong sương áo sờn vai

Từ miền xa gió cát

Đến kinh đô nắng đầy

*

Thơ người em cất giữ

Đầy tình thương con người

Không yêu đương tình tứ

Mà nỗi niềm không vơi

*

Em tuổi xuân mười bảy

Yêu người thơ thiết tha

Cho mắt xanh màu lá

Thường đẫm lệ thương vay

*

Nhưng rồi có một ngày

Người theo xuống thuyền ai

Bỏ lại tình em gái

Cô đơn dưới trăng gầy.

HOÀI LY

MÙA XUÂN

Tặng em Kim Anh

Xuân đi rồi xuân đến

Vườn mai ngập nắng lên

Đón xuân vàng hoa cúc

Đời vui bỗng nhẹ tênh

*

Mừng xuân về khắp nẻo

Lòng ta rộn hân hoan

Đông tàn dường đi trốn

Nhường bước Chúa xuân sang

*

Đất trời dần thay đổi

Cỏ cây nhuốm màu tươi

Người người khoe áo mới

Chúc nhau vạn câu cười

*

Xuân đến cùng mưa rơi

Hoa trái chín đẹp tươi

Cờ hồng bay phấp phới

Tết Đinh Dậu đến rồi.

HOÀI LY

NĂM MỚI LÀM “THƠ”

Tôi bỗng thấy tâm hồn tôi rộn rã

Một niềm riêng không biết tả làm sao

Có phải không gian muôn sắc muôn màu

Hay cảnh trí tràn dâng đầy nhựa sống

Tôi cúi đầu để tâm hồn lắng đọng

Nghe nôn nao rạo rực tự đáy lòng

Tôi muốn cười, muốn nói với khoảng không

Cho thỏa mãn niềm riêng cuồn cuộn chảy

Thế là gì? Hồn thơ đây có phải!

Hay gọi là chất xúc tác trong thơ

Một mảnh đời xuôi diễn bỗng bất ngờ

Tôi cảm thấy rạt rào ngơ ngẩn dạ.

Từ đó, mực bắt đầu tuôn thong thả

Ngòi viết tôi ghi vội Chữ - Vần - Thơ???

Nói làm sao tác động lúc bấy giờ?

Một giây phút thần tiên đầy bí ảo…

Bs. DOANLINH

CHUYỆN CŨ “GƯƠNG XƯA”

Trần Bình Trọng dạ trung trinh

Không tham vương tước, liều mình quốc gia

Nêu cao liêm khiết đó là

Quan Phan Thanh Giản, toàn gia thanh bần

Làm Kinh lược sứ ân cần

Thế cô, dân trọng, liều thân đáp đền

Tri Phương thất thủ Hà thành

Con thì tử trận, Người đành liều thân

Ông Hoàng Diệu cũng là trung

Tường thành vừa vỡ, Người đành mạng vong

Noi gương tiết liệt ghi lòng

Hậu sanh quyết chí rèn tâm nên người

Mai kia non nước đầy vơi

Ra tay bồi đắp, rạng ngời tổ tông…

Bs. DOANLINH

VÈ THÚ RỪNG


Lẳng lặng mà nghe

Nghe tôi đọc vè

Vè các loài thú

Chỉ ở trong rừng

*

- Hươu, Nai có sừng

Cẳng chân rắn chắc

Đôi mắt long lanh

Chân khỏe chạy nhanh

Vẫn bị săn mồi

Cọp Hùm, Sư Từ

*

- Còn loại to bự

Số một loài Voi

Đặc biệt cái vòi

Làm gì cũng được

Bẻ cây cuốn lá

Có hai cái ngà

Giống như răng cửa

Hay gọi răng nanh

*

- Leo nhảy rất nhanh

Đó là loài Khỉ

Chúng nhiều mưu trí

Bắt chước rất tài

Thích ăn trái cây

Chúng sống từng bầy

*

- Săn mồi rất hay

Là loài Hổ, Báo

Chúng thường nương náu

Hang đá hốc cây

Bộ lông vằn vện

Móng vuốt dữ dằn

Thịt sống thích ăn

Răng nanh nhọn hoắt

*

- Lông cứng như sắt

Chiến đấu bung ra

Phải tránh thật xa

Đó là loài Nhím

*

- Còn loài nguy hiểm

Chúa tể sơn lâm

Đó là Sư Tử

Giống đực bờm to

Săn mồi rất khỏe

Chân chạy rất lẹ

Tướng mạo dữ dằn

*

- Còn loài siêng năng

Đó là Chó Sói

Đánh hơi thật giỏi

Săn mồi thật xa

*

- Trăn, Rắn không già

Bởi vì thay vỏ

Chân thì không có

Nhưng chạy rất nhanh

Nhờ lớp vảy dày

Bọc quanh thân xác

*

- Giống như chòm rác

Giống khúc gỗ khô

Dưới nước trên bờ

Cũng đều có mặt

Vảy cứng sần sùi

Là loài Cá Sấu

*

- Không bay không đậu

Mà chạy rất tài

Mỏ ngắn chân dài

Là chim Đà Điểu

*

- Có loài nhỏ xíu

Luôn ở trên cây

Phóng nhảy như bay

Đó là chú Sóc

*

- Sọc ngang sọc dọc

Sọc trắng sọc đen

Là chú Ngựa Vằn

Thân hình rất đẹp

*

- Mạnh cứng như thép

Là giống Trâu rừng

Nhìn hai cái sừng

Còn hơn giáo mác

*

- Có loài nhút nhát

Chú Thỏ rừng già

Thấy bóng người ta

Chú liền biến mất

*

- Hình như dị tật

Chuột Túi dị kỳ

Không chịu bước đi

Mang bầu nhảy tới

*

- Ưa đào ưa bới

Mấy chú Heo rừng

Mỏ cứng vô cùng

Màu lông đen lánh

*

- Vừa hung vừa mạnh

Gấu Ngựa bự to

- Gấu Chó ngắn giò

Màu đen óng mượt

*

- Bà con biết được

Một số thú rừng

Kính xin chúc mừng

Và xin chấm hết

Chấm hết chấm hết.

BÁ MẠNH

28/11/2016


CÒN ĐÂU !?

(Có người gợi đến nhà vườn quê cũ

chạnh lòng nhớ lại bồi hồi xót xa)

Tôi rời xứ Huế lâu rồi

Nhà vườn còn đó bồi hồi chia xa !

Bởi đâu gây cảnh phong ba

Gia đình ly tán mưa sa não nề

Bao lần nhớ quá muốn về

Ngại không chịu nổi bao bề thê lương

Điền trang còn đó phơi sương

Cửa thì đã khóa vườn nương hoang tàn !

Xa quê rời bỏ xóm làng

Lòng đau như cắt hai hàng lệ tuôn

Linh Mụ vang vọng tiếng chuông

Hương Giang - Vỹ Dạ - Kim Luông chạnh lòng

Bút nghiêng ghi lại đôi dòng

Giờ đây đơn chiếc khuê phòng còn đâu?!

Trải qua bao nỗi bề dâu

Ai mà gợi lại đêm thâu u hoài.

VŨ THÙY HƯƠNG

Xuân đơn lẻ !

Mỗi lần thăm mẹ ra về

Nhìn qua song cửa não nề bi ai

Tưởng rằng mình đã sạn chai

Bao nhiêu giông tố khổ sai lưu đày

Vẫn luôn ngỡ đã dạn dày

Xa quê trơ trọi đêm ngày bên con

Mẹ dành hai chữ sắt son

Dù cho ngày một héo hon thân gầy

Ước ao cuộc sống sau này

Bên con cùng cháu vui vầy biết bao

Thế mà chẳng hiểu làm sao

Mẹ con cháu chắt lao đao đoạn trường

Thiệt hơn một chữ nhịn nhường

Thôi thì phần số dẫn đường Mẹ đi

Ai nào mong muốn chia ly

Xuân về tết đến ướt mi Mẹ rồi

Thương con nhớ cháu bồi hồi

Mai vàng đua nở tô bồi thương đau.

VŨ THÙY HƯƠNG

HƯƠNG SẦU…

Ơi sầu riêng… trái sầu riêng

Vỏ ngoài gai góc thịt mềm bên trong

Tách ra hương tỏa thơm lừng

Sầu riêng bỗng hóa vui chung ngọt lành

Chung hình chung bóng chung tình

Chút sầu còn lại chúng mình sẻ chia

Hương sầu mà lại mê ly

Chín rồi vẫn muốn dấu đi múi vàng

Khác chi chân bước trên đường

Qua chông gai để chứa chan ngọt bùi…

LÊ NGUYÊN

CHIA NHAU ÁNH LỬA

Gửi M. và Đ.

Cảm ơn người cảm thơ tôi

Câu thơ phố núi mây trôi dã quỳ

Người đi người ở người về

Mang theo ánh lửa ta chia nhau rồi

Bước qua cỏ rối mặt đồi

Còn nghe vọng mãi bồi hồi chuông ngân

Em mang Đà Lạt lại gần

Với thông reo quyện hương thầm ngàn hoa

Mây từ biển vẫn mặn mà

Đừng mưa nữa để lời ca thêm buồn

Giọng em như rót vào hồn

Để người nghe mãi vẫn còn xôn xao.

Vũng Tàu - Sài Gòn 01.2008

LÊ NGUYÊN

MỘT THOÁNG ĐÀ LẠT

Đêm căm căm, gót chân co ro bước

Thèm cà phê, phố xá ngủ lâu rồi !

Bên vỉa hè Đà Lạt ngồi ôn lại

Theo hương trà khuya khoắt, chuyện đời trôi…

Tính tình tang cho thêm những bồi hồi

Ngày tháng cũ vỡ òa trong nuối tiếc.

Thoáng xe qua, rồi mai ngày biền biệt

Chỗ ngồi này chỉ ấm một chút thôi.

Rồi lạnh băng sẽ tê tái mòn đời

Khơi lại những ngày xưa còn ngơ ngẩn…

Trà đã nguội mà lòng đầy trắc ẩn:

Ai trong kia đã đẫy giấc mộng lành

Ai ngoài này còn sương gió bâng khuâng

Chợt giật thót, ngày mai ai vắng mặt ?

Đà Lạt nhói lên tia nhìn buổi sớm

Hồ Xuân Hương ngái ngủ mặt lăn tăn

Phố êm nghe những tiếng gọi êm đềm

Người dan díu khoác vai nhau rỉ rả

Từng hàng bông, ngàn ngàn bông hể hả

Với nắng cười không rịn chút mồ hôi

Kẻ yêu nhau, dường như rất rất lười

Trừ mỗi việc nhìn sau mây đắm đuối

Xa Đà Lạt mà lòng còn hùi hụi

Chưa đắm mình vào lòng thác reo vui

Chưa ghi mình vào tấm ảnh ngọt ngào

Chưa nhảy nhót trên khung xanh đầy cỏ

Sẽ có một lần lòng lại bỡ ngỡ

Viếng thăm em, hỡi Đà Lạt yêu kiều

Ta sẽ cởi trần, đứng giữa hoang liêu

Để thấy Đà Lạt, trời đông ấm lắm…

LAM TRẦN

NHƯ LÀ NGỌN NẾN

Có phải chăng cuộc sống quá bình yên

Mới cảm thấy đời là tẻ nhạt

Nên đôi khi sóng gió, đen bạc

Khiến cho đời phong phú, thú vị chăng?

Nhưng ở đời có ai lại mong

Mà buồn khổ biết bao nhiêu là đủ

Hãy tỏa sáng như là ngọn nến

Cháy hết mình với tất cả nỗi buồn vui.

LÊ MINH CHỬ

CON ĐƯỜNG

DÀI NHẤT VIỆT NAM

Là người từng trải đi nhiều

Em xin chỉ hỏi một điều nhỏ thôi

Đường nào dài nhất anh ơi ?

Em hỏi chi, dễ quá trời

Một thời vất vả, một đời gian nan

Con đường dài nhất Việt Nam

Là đường từ “nói” đến “làm” em ơi !

LÊ MINH CHỬ

TÌNH BẠN

Một chiều tâm sự bâng khuâng

Nhìn ai trên phố xa dần tan đi

Đàn chim về tổ nhanh phi

Ngày xưa vẫn nhớ khắc ghi lời thề

Dáng em gợi nhớ tình quê

Đi qua lối cũ đường về hạt sương

Người sao tình cũ còn vương

Hẹn nhau ngày đó mến thương lúc nào

Nhìn trong ánh mắt rạt rào

Lòng như thả lối xôn xao tình đầu

Từ ngày gặp mặt với nhau

Cùng đi không mỏi phố mau lên đèn

Rồi đây nhịp sống bừng lên

Tơ duyên kết chặt đôi bên thắm tình.

QUANG BỈNH 2017

TỰ SƯỚNG

Ăn ngon ngủ khỏe sướng như tiên

Khỏi phải lo thân lắm lụy phiền

Thể dục dưỡng sinh đều khí huyết

Chăm nom sức khỏe tập thường xuyên

Ngày nay tuổi lớn không còn trẻ

Nên tránh tệ đoan đỡ tốn tiền

Tìm chỗ vui chơi cùng ý thích

Bạn bè thân hữu suốt tròn niên.

QUANG BỈNH 2017

QUẺ ĐẦU NĂM

Khai bút đầu năm, bói quẻ mai

Để xem thế cuộc, cách an bài

Tiền lương mỗi tháng còn khiêm tốn

Vật giá hằng ngày cứ tiến bay

Báo chí liệt kê còn thất nghiệp

Nhân gian lo lắng thiếu anh tài

Càn khôn biểu hiện linh thiêng đó

Ai đắc tâm hiền, hưởng thới lai !...

Thanh Châu

MỘT QUY LUẬT

Đời người đẹp đẽ có tình hoa

Phụ nữ là hương sắc mặn mà

Tươi thắm nụ cười duyên quyến rũ

Thanh tao tư cách dáng kiêu sa

Thuận lòng tình cảm làn hôn động

Nghịch lý hờn căm giọt lệ ra

Tất cả loài bông chung luật định

Đều cần săn sóc của người ta...

Thanh Châu

MỪNG XUÂN ĐINH DẬU

Đinh Dậu rộn ràng tết với xuân

Xuân thời đổi mới rạng tinh thần

Thần mừng lạc nghiệp toàn non nước

Nước chúc an cư khắp thế nhân

Nhân đó rước tài hưng vạn dạ

Dạ đây cầu lộc thịnh muôn dân

Dân nầy hạ bút vần thơ tạ

Tạ lễ đất trời hưởng phúc tân .

LANG NGUYÊN

MÙA XUÂN ẤM

Xuân về ấm áp ngàn phương

Lòng dân phấn khởi trên đường văn minh

Cây lành trái ngọt nẩy sinh

Trẻ già sảng khoái từ thành đến quê

Việt kiều mọi nẻo trở về

Đầu tư công nghệ bốn bề mở mang

Cầu đường trải khắp tỉnh làng

Điện năng rực rỡ đèn quang đủ màu

Xe tàu sinh hoạt đỉnh cao

Mọi ngành tiến bộ đón chào mùa Xuân .

LANG NGUYÊN

TÍM CHIỀU HOANG

HOÀI NGÓNG

Hà Nội lửa đốt hè

Rộn ràng ngân tiếng ve

Nơi xa kia chăng thấu

Mấy vui buồn có nghe ?

Khi đi trao lời hứa

Thoại về gửi nhớ thương

Tím chiều hoang hoài ngóng

Đợi chờ trong hư không

Lặng bấm từng đốt tay

Phía trời xa có hay

Sớm khuya trằn trọc mãi

Bâng khuâng đếm từng ngày

Thời gian dài lê thê

Mong sao sớm trở về

Sẻ chia ngày xa vắng

Lắng đọng hình dáng quê

Hà Nội, Hè 2003

VŨ MÃO

ALWAYS AWAITING

IN THE PURPLISH EVENING

Hà Nội in the fire-like summer

The cicadas’ song vibrated bustlingly

Can people at that far away place grasp it

Can they hear about joys and sorrows ?

Upon leaving a promise was given

Calling back regretful words

Always awaiting in the purplish evening

Awaiting in everlasting nothingness

Silently counting on one’s finger-joints

Can people on the far away horizon know about it

Tossing about sleeplessly day and night

Dazed with longing and counting in each one of the days

Never-ending is Time

Hoping to be back soon

Sharing the days of absence

Engraved in one’s mind is the image of the countryside.

Hà Nội, Summer 2003

VŨ MÃO - Translated by VŨ ANH TUẤN

NẾP SỐNG VĂN MINH

I. Định nghĩa:

Theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì:

Văn minh là văn vẻ, sáng sủa, nói về một xã hội hay thời đại đã khai hóa tới một trình độ cao. Do đó tôi cho rằng nếp sống văn minh là cách ứng xử tốt của con người về mọi mặt trong cuộc sống.

Còn văn hóa là sự giáo dục do văn học đã thấm vào trí não người ta. Khi đã thấm vô trí não thì nó thể hiện ra ngoài bằng trang phục, hành động, cách ứng xử… Do đó nên có người định nghĩa văn hóa là tất cả những gì của một người thể hiện.

Vậy văn hóa và văn minh có quan hệ mật thiết với nhau. Nền văn minh cao thì nếp sống văn hóa cũng tốt tức là văn hóa cao vậy.

II. Nếp sống văn minh theo từng bộ phận của xã hội

1. Nếp sống văn minh ở nông thôn

Theo tôi đó là nếp sống mà mọi người cùng giúp nhau khi hữu sự, không tranh lấn, chèn ép lẫn nhau. Tục ngữ Việt Nam có câu:

Bà con xa không bằng láng giềng gần

Từ xưa, dân ta có đề ra một lối sống là bà con chòm xóm khi hữu sự thì tới giúp đỡ nhau. Trong đời sống, ai cũng có lúc bịnh, có lúc gặp rủi ro. Trời mưa, bị té nặng, nhứt thời gặp khó khăn nếu có người dìu tới chỗ đụt mưa cũng đỡ lắm. Bị lạnh, nếu được cho một tấm áo rách để quấn thân cũng đỡ lắm, có khi tránh được cảm lạnh.

Ở nông thôn xưa, khi nhà hữu sự như tốc mái, tang ma… thì cả xóm tới giúp. Nhà có đám giỗ thì cả xóm cũng tới giúp rồi cùng nhau ăn uống nhậu nhẹt cho vui. Có canh chua cá kho là đủ. Đàn ông thì thêm một dĩa gỏi làm mồi. Rượu hết, ai có tiền thì mua. Nhà có cướp, đương nhiên không dám tới nhưng khi biết thì ở nhà cũng gõ mõ, gõ thùng thiếc om lên để chúng không dám làm càn. Hồi tôi còn nhỏ, ở quê, khi có tiếng mõ, ông tôi xách một cây tầm vông với một cuộc dây thừng rồi gọi nhau ơi ới vầy đoàn mà đi tiếp cứu.

Mỗi làng có một hay vài đình thờ thần. Mỗi đình thờ một vị thần mà mọi người tin rằng ông giúp cho mưa thuận gió hòa, dân an cư lạc nghiệp. Thần có thể là do vua phong để tưởng thưởng công lao cho một vị quan vì dân vì nước, ông thần nầy có sắc thần của vua ban. Hoặc vì sự linh hiển mà dân tự lập đình thờ. Hễ tới cúng đình thì mọi nhà trong khu vực đều có người tề tựu ở đó. Người lo việc nầy, người làm việc kia… Khi cúng xong mọi người ăn uống vui say cả ngày. Đương nhiên ban cúng tế cũng mời các vị chức sắc trong làng tới dự và sắp chiếu trên, chiều dưới… Đó là cái lễ không cần bàn tới.

Tóm lại, nếp sống văn minh xưa ở nông thôn là cùng nhau tương trợ. Họ sống được như vậy là vì từng làng, từng xóm, đại bộ phận nhơn dân có quan hệ gia tộc gần xa với nhau và được luân lý Nho giáo phụ họa vào bằng lời dạy của các bực tiên hiền đời trước hay các bực thức giả. Khi có việc cãi cọ, ông đồ hay anh khóa tới hòa giải. Đó cũng là yêu cầu của Nho học là phải:

Phù thế giáo một vài câu thanh nghị

Các ông đồ, anh khóa nói vài câu chữ Nho hay ca dao tục ngữ là mọi người chấp nhận.

2. Nếp sống văn minh ở đô thị

Trước hết tôi thấy cần định nghĩa một vài từ ngữ. Theo Việt Nam tự điển thì:

- Thành phố: nói chung cả phố xá trong thành.

- Thành thị: nơi đô hội.

- Đô thị: là chỗ buôn bán đông đúc. Đã nói là chỗ buôn bán đông đúc thì trật tự là cần.

Như vậy thì văn minh đô thị có lẽ phải nói là đường sá, nhà cửa phải sạch sẽ, thông thoáng, không đổ nước, xả rác ra đường, không mua tranh để tạo khan hiếm giả tạo. Nhà cửa phải theo quy hoạch, không được xây vượt độ cao vì đó là nét nghệ thuật nhìn từ trên cao, trên không xuống.

Thị trấn, đô thị, thành phố và thủ đô (khu dân cư lớn tiêu biểu cho quấc gia, ở đó có cơ quan đầu não của nước) là nơi giao thoa của nhiều khu dân cư. Tôi thấy ở đó có ba vấn đề lớn là vệ sinh, trật tự và giao thông. Một đô thị gọi là văn minh thì vấn đề hàng đầu phải nói là vệ sinh, kế đó là trật tự.

Vệ sinh nước:

Ở đường hẻm hay đường lộ nhỏ, cái mất vệ sinh đầu tiên dễ thấy là nước. Không ai được xả nước hay bỏ rác ra đường.

Trên chỗ de ra ở mặt dựng, trên hàng tư lầu một lầu hai… thợ xây nhà thường đặt một ống thoát nước dổ ra đường trước nhà. Có nhà đặt ống dài bốn năm tấc để nước không văng vô hàng tư. Người đi bộ, đi xe hai bánh thì tránh được, xe ba bánh thì phải chịu nước dội lên đầu. Ở mặt dựng thường là nước mưa, còn được. Ở lầu một, hai thường là nước rửa nhà, đương nhiên là mất vệ sinh.

Cái nước thứ hai là nước rửa nhà, rửa sân ở tầng trệt chảy ra đường, tuy không ảnh hưởng về vệ sinh cho lắm nhưng cũng không chấp nhận được. Việc nầy cũng do lỗi của thợ xây nhà, họ không cho nền nhà, sân dốc về ga nước để nước rút xuống ga và thoát ra cống nước.

Vấn đề nước thải:

Trong khu dân cư, nước thải sanh hoạt chảy theo cống từ nhà ra cống lớn ngoài đường còn có cả nước hầm cầu nữa. Do đó, nước thải chảy lộ thiên trên đường thì mất vệ sinh lắm.

Nước thải hầm cầu, thông thường nếu làm ống thoát nước đúng nguyên tắc nghĩa là ống thoát nước phải có cái co xuống sâu bên dưới mắt nước trong hầm cầu độ ba tấc thì phân phân hủy thành nước thoát ra không có mùi. Nhưng nếu không có co, khi mảng phân ngang ống thoát nước, nó làm nghẹt ống thì cầu không dùng được nữa. Nếu ta dùng cây thọc vào cho nước thoát ra thì hôi thúi lắm. Có nhà làm ống lớn cho thoát nước, nhưng lớn lắm thì kính cũng chỉ hai tấc nên về mùa nắng, nước qua cống ít nên phân bị đọng làm hôi thúi cho nhà ở gần hố ga, làm giảm dòng chảy của đường cống, mưa lớn, nước thoát không kịp làm ngập đường. Tôi thấy trong xóm dân, có nhà năm ba năm thì đục, sửa ống thoát nước hầm cầu một lần, đương nhiên phải kêu xe hút hầm cầu tới hút cho hết nước rồi mới sửa nên hao tốn lắm. Có lẽ nhà nước cần cấm hẳn việc thợ hồ làm theo ý chủ nhà là cho phân thoát thẳng ra đường cống.

Đường thoát nước từ nhà ra cống lớn cần phải quy hoạch rõ ràng, nếu nhiều nhà với ống riêng đưa ra ga nước thì cần làm ga phụ để có đủ chỗ đưa nước thoát vô ga chánh. Tuyệt đối cấm việc lén đục ống cống chánh để cho nước thải trong nhà chảy vô ngang hông đường cống chớ không chảy vô hố ga. Việc nầy có khi là nguyên nhân làm nghẹt đường cống thoát nước đấy.

Tóm lại, chánh quyền phải kiểm tra việc đặt cống thoát nước đúng quy cách để tránh bị ngập.

Vấn đề rác:

Sau nước là rác. Không được xả rác ra đường. Các đườn lớn có tráng nhựa ở đô thị có phu quét rác. Công việc của họ nặng nề lắm. Người đi xe hơi có rác thì cứ bỏ xuống đường. Nhà ở mặt tiền đường, sáng ra họ quét rác từ hàng tư và lề đường, đưa ra giữa đường. Người trong hẻm đem rác ra đổ ở đầu hẻm dù mỗi nhà đều có đóng tiền rác để xe rác tới thu gom. Thế là công nhân quét rác quét từ giữa đường vô lề đường để gom đi đổ. Việc làm nầy làm cho đô thị mất nét văn minh đi. Thiết nghĩ nếu người dân đừng xả rác xuống đường thì hay biết bao và cũng dễ thực hiện là cầm ở tay chờ tới thùng rác mà bỏ. Quét rác trong nhà hàng tư, lề đường, ta bỏ rác vô bao để có chỗ ở lề đường là xong. Nuôi súc vật thì phân hốt vô bao rác chớ không cho vô cống thoát nước vì có thể làm nghẹt cống. Nuôi heo thì tối đa hai con thôi để tránh hôi thúi làm phiền người xung quanh. Nuôi chó thì tối đa cũng chỉ bốn năm con thôi vì chó đẻ không cho được phải để nuôi, nhưng có lẽ nuôi chó trong khu dân cư thì cần triệt sản. Việc dẫn chó ra đường để đi vệ sinh xong rồi dẫn về là không chấp nhận được. Nếu đi tiểu thì được, nếu đại tiện thì phải hốt phân cho vô thùng rác ngay.

Tóm lại, đổ nước, xả rác ra đường là làm mất nét văn minh đô thị và cũng thể hiện trình độ văn hóa văn minh kém.

Trật tự:

Một đô thị văn minh có lẽ phải nói là khi đi vòng quanh các đường phố, ta thấy nhà cửa có nề nếp nghĩa là hàng rào nhà phải thẳng hàng, lề đường phải đồng nhứt, không có hình ảnh trước nhà nầy cao, trước nhà kia thấp. Giữa đường xe chạy và đường đi bộ phải có lề cao như nhau và cũng thẳng hàng. Không vì tiện dẫn xe lên xuống mà tráng xi măng dốc thêm một đoạn ở lề đường. Nếu cần, ta xẻ dốc một khoảng ba bốn tấc cũng được đối với xe hai bánh. Đối với xe bốn bánh, ta xẻ hai khoảng vừa bánh xe chạy vô, như vậy vẫn coi là được. Nhưng tốt nhứt là làm một vỉ sắt, khi cần đặt xuống, không cần thì dẹp đi.

Nhà cửa mặt tiền cần thoáng gọn. Nếu có phơi quần áo trước nhà cũng cần thu gọn ở một phần mặt tiền và không phơi chiếm không gian của lề đường vì nước nhỏ xuống trúng người đi đường thì vừa mất vệ sinh lại vừa làm cho người đi đường bực mình. Nếu vì sanh kế mà chiếm lề đường để buôn bán thì ít nhứt phải chừa một khoảng ngắn đủ hai người đi bộ tránh nhau.

Tới hàng quán mua vật dụng hay làm bất cứ việc gì nơi công cộng ta cũng đừng chen lấn mà phải đứng theo thứ tự chờ đến phiên mình.

Giao thông:

Ở khu phố, đô thị, thành phố… thì phải nói giao thông thể hiện rõ nếp sống văn minh nhứt và ai cũng biết là phải đi đúng luật giao thông, không tranh lấn, không vượt ẩu.

Dừng đèn đỏ và nhường ưu tiên:

Ai cũng biết khi tham gia giao thông thì phải theo tín hiệu đèn. Khi đèn đỏ thì ngừng lại nhường cho xe phía kia đi. Nhưng đôi khi vì lỡ trớn hay vì có việc gấp mà sơ suất hay vì phải nhường cho xe quẹo phải mà đi khi đèn vàng hay đèn đỏ. Việc dừng theo tín hiệu đèn cũng khổ tâm là khi đèn vàng mà ngừng, có thể bị xe đi sau đụng đấy. Ta cũng phải cố gắng đừng phạm tín hiệu đèn. Khi dừng đèn đỏ ta cũng chừa một khoảng trống sát lề cho xe hai bánh quẹo phải vì việc quẹo đó không ảnh hưởng gì đến giao thông lại hạn chế được việc ùn tắc quá đông.

Khi đến đường dành cho người đi bộ, có đèn đỏ hay không ta cũng phải chạy chậm để nhường. Khi thấy du khách băng ngang đường trên lối dành cho người đi bộ, dù gấp việc gì ta cũng phải nhường vì nó thể hiện nếp sống văn minh và có ảnh hưởng tới quấc thể.

Khi nghe tiếng xe cứu thương ta phải tìm cách nhường đường nếu có thể nhưng cũng không được vượt đèn đỏ.

Không được chạy xe ngược chiều, đó là nguyên tắc nhưng nếu vì lý do gì đó cần phải đi ngược chiều thì ta phải đi sát lề và chạy chậm. Trường hợp nầy chỉ có xe hai bánh.

Vấn đề âm thanh:

Nhấn kèn xe khi cần thiết chớ không được nhấn kèn inh ỏi khi lưu thông nhứt là khi tới nhà thương thì ta phải hạn chế tối đa. Vùng nhà thương cũng có bảng yêu cầu giũ yên lặng nữa.

Âm thanh lớn làm ầm vang cả xóm thường là vặn TV quá to tuy nhiên cũng chưa bực mình bằng một số thanh niên tựu tập ca hát và cho loa phóng thanh làm ầm vang cả xóm tới mười hai giờ khuya.

Có nhà, trong đám tang, họ dùng loa phóng thanh để tiếng sư tụng kinh vang cả khu phố. Việc đó vừa làm ồn vừa làm mất lòng những người theo đạo thờ Chúa. Vẫn biết theo cổ tục, trong đám tang thì có ca hát và khóc kể công người qua đời. Theo cổ tục cũng được, đời người có một lần nhưng đừng cho vô loa phóng thanh để âm vang ở mức vừa phải, chỉ có năm bảy nhà gần đó nghe thôi thì chấp nhận được. Vả lại ngày nay ai cũng phải lao động để sống, sau một ngày công tác, đêm về ai cũng cần nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động nên sự làm ầm như vậy không chấp nhận được.

Đã có quy định là vui ca thì tới mười giờ tối hay hai mươi hai giờ là phải chấm dứt. Quy định đó mọi người cần phải chấp hành tốt.

Tóm lại, tất cả những gì tạo âm thanh lớn thì phải hạn chế tối đa kể cả việc xào xáo gây gổ trong nhà cũng không được lớn tiếng.

Khánh Hội - Quận Tư Saigòn 10-02-2017

PHẠM HIẾU NGHĨA

Thú sưu tập bút tích

SĂN LÙNG CHỮ KÝ

CỦA CÁC THỜI ĐẠI

Khi những nhân vật lừng danh như George Washington, Abraham Lincoln hay Mark Twain qua đời, họ không chỉ để lại những di sản quý giá mà còn cả những cái tưởng chừng không quan trọng nhưng lại được nhiều người nâng niu cất giữ, chẳng hạn như bút tích của họ. Từ khoảng 150 năm nay, người Mỹ đã sưu tập những bức thư và các tài liệu được viết từ tay của những nhân vật vĩ đại của đất nước. Việc sưu tầm bút tích là một lĩnh vực rất bảo thủ, dường như không hề thay đổi phong cách như thường gặp trong sưu tập nghệ thuật. Và đây cũng là một thú sưu tập không đến nỗi đắt đỏ cho lắm. Với 50.000 dollar bạn đừng hòng mơ tưởng mua được một tác phẩm nghệ thuật hiện đại nào, nhưng đối với một bút tích thì đó là một số tiền ngon lành.

Giới sành sỏi chia các bút tích thành 3 loại khác nhau. Một là ALS, tức là một bức thư viết tay hoàn toàn và do người viết ký tên. Hai là LS, tức là một bức thư được đọc cho thư ký hoặc được một người khác viết giùm và tác giả ký tên vào. Ba là DS, tức là một tài liệu có chữ ký. Cách sắp xếp thứ tự 3 loại như trên cũng thể hiện thứ tự giá trị từ cao xuống thấp. Tuy nhiên, đối với cả 3 loại, sự khan hiếm và tác giả của bút tích là 2 điểm quyết định, và giữa 2 yếu tố đó cũng có sự cân bằng. Nếu một bút tích thuộc loại khó tìm hoặc có ý nghĩa lịch sử hay văn chương thì giá của nó rất cao, nhưng thường thì một bút tích hiếm hoi có mang một ý nghĩa nào đó. Những bút tích thường được đóng khung và bảo vệ kỹ càng đến nỗi nhiều khi khó mà kiểm tra tính xác thực của chúng. Tuy nhiên, những nhà sưu tập không lo ngại về tính xác thực bằng lo ngại sẽ bị lầm lẫn về ý nghĩa của bút tích. Đôi khi những bút tích tầm thường kém giá trị hoặc không có giá trị lại được lồng khung kính rất trang nhã và được bán với giá rất cao, y như thể chúng là những báu vật trong kho tàng bút tích. Nhiều bút tích được đóng khung xinh xắn, nhưng người mua chỉ bỏ tiền ra để mua những đồ vật trang trí treo tường hơn là sưu tầm bút tích theo đúng nghĩa.

Bút tích của những nhân vật vĩ đại sáng lập ra nước Mỹ không phải là của hiếm. Lý do rất dễ hiểu: vào thế kỷ 18, trước khi điện thoại và máy chữ xuất hiện, người ta phải sử dụng cây bút rất nhiều. Nhiều bút tích ALS có giá trị của George Washington được bán đấu giá hàng năm với giá không quá 10.000 dollar. Thế nhưng, vào năm 1983, trong 1 cuộc bán đấu giá ở New York, nhà Sotheby’s đã thu được 55.000 dollar khi bán một ALS của Washington gởi Richard Henry Lee ở tiểu bang Virginia, bức thư này bình luận về việc quân Anh rút khỏi Philadelphia và những đợt diễn tập khác của cuộc cách mạng. Rõ ràng chủ đề của bút tích chính là điều quan trọng.

Những chữ ký vào thời kỳ hiếm hoi cũng có giá trị rất cao. Khoảng 200 năm nay, một số nhà sưu tập đã kiên trì lùng sục để có bộ sưu tập đầy đủ chữ ký của những người đã ký Tuyên ngôn Độc lập. Theo ghi nhận đã có từ 40 đến 50 bộ sưu tập như vậy, nhiều bộ đã được đưa vào các viện bảo tàng. Hầu hết chữ ký của 56 người ký Tuyên ngôn Độc lập rất dễ thu thập được, nhưng cũng có 2-3 chữ ký rất khó tìm. Chữ ký khó tìm nhất là của Button Gwinnett ở bang Georgia. Sau một cuộc đấu súng với Lachlan McIntosh, Gwinnett bị thương rồi chết vào ngày 19/5/1777, chưa đầy một năm sau khi ký bản Tuyên ngôn lịch sử. Vì ông chết sớm như vậy nên người ta chỉ biết có 45 chữ ký của ông còn lại, và chúng luôn là đối tượng săn lùng của các nhà sưu tập. Năm 1980, tại cuộc bán đấu giá ở New York, nhà Christie’s bán một chữ ký của Gwinnett trên một tài liệu công vụ với giá 100.000 dollar. Trước đây, khoảng năm 1926, một DS của Gwinnett bán được giá 22.500 dollar.

Kỷ lục về một bút tích của Gwinnett là một bức thư được tìm thấy trong một ngôi nhà nhỏ ở Mamaroneck, New York. Chính một người cháu của người nhận thư đã phát hiện ra nó. Bức thư này đề ngày 12/7/1776 và có chữ ký của Gwinnett và năm người khác trong hội đồng hải quân của quốc hội. Năm 1927, bức thư liên quan đến các vấn đề hải quân này được bán đấu giá 51.000 dollar. Nhưng đến cuộc đấu giá của nhà Christie’s năm 1989, nó đạt giá kỷ lục 209.000 dollar. Những nhà sưu tập khôn khéo cũng tạo ra được một thị trường nhỏ cho các bút tích của McIntosh, “con người đã khiến cho Button Gwinnett thành của hiếm” (giá của chúng từ 500 đến 1.000 dollar).

Nhiều bức thư của Caesar Rodney (là người đã tham gia ký vào Tuyên ngôn Độc lập) đã được bán với giá chưa tới 1.000 dollar trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một bức thư của ông đề ngày 4/7/1776 mô tả về Tuyên ngôn Độc lập lại có giá trị rất lớn. Đây là bức thư duy nhất được biết đến có đề ngày tháng có ý nghĩa lịch sử đó, do chính tay một người đã ký vào văn bản trọng đại đó viết ra và có đề cập đến Tuyên ngôn Độc lập. Năm 1989, nhà Christie’s bán bức thư này cho nhà buôn bán bút tích Ralph Geoffrey Newman ở Chicago với giá 440.000 dollar. Đây là kỷ lục cao nhất đối với một bức thư của một người từng ký Tuyên ngôn. Tuy nhiên, những ALS của nhiều người ký Tuyên ngôn khác được bày bán sẵn với giá chưa tới 1.000 dollar - ví dụ như Robert Morris và George Clymer (Pennsylvania), Samuel Huntington (Connecticut), William Floyd (New York) và Josiah Bartlett (New Hampshire).

Thu thập một bộ chữ ký của các vị tổng thống Mỹ là chuyện tương đối dễ dàng. Ở các cuộc đấu giá, với 75.000 dollar ta có thể kiếm được bộ sưu tập những lá thư hay tài liệu hoàn chỉnh, với 10.000 dollar ta có thể mua được bộ sưu tập chỉ có các chữ ký trên các tấm thiệp hay trích các tài liệu, không nhất thiết phải trong thời gian người đó giữ chức tổng thống. Nhưng chưa từng có bộ sưu tập đầy đủ các bút tích của các nữ nhân vật lừng lẫy đầu tiên của nước Mỹ.

Sưu tập những lá thư và tài liệu có chữ ký của các vị tổng thống khi họ đang trong nhiệm kỳ thì khó khăn hơn (và đắt hơn) so với tìm chữ ký của họ ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời của họ. Khó tìm nhất là chữ ký của William Henry Harrison. Lúc nhậm chức vào ngày 4/3/1841, ông đã 68 tuổi, là người già nhất đắc cử tổng thống trước thời Ronald Reagan. Hôm đó trời mưa nhưng ông cũng nhất quyết đọc một bài diễn văn dài 1 giờ 40 phút - dài nhất trong những lễ nhậm chức. Kết quả là vị tổng thống già này bị cảm lạnh và một tháng sau (ngày 4/4) ông qua đời (Ralph Waldo Emerson bình luận một cách dí dỏm rằng “ông chết vì chức tổng thống”). Trên giường bệnh, ông đã cố gắng ký chỉ được vài lá thư và tài liệu. Năm 1983, tại cuộc bán đấu giá của nhà Sotheby’s, một ALS về chuyện riêng của Harrison (chứ không phải chuyện quốc sự) đạt được giá 120.000 dollar. Một số giấy tờ ủy nhiệm tàu thuyền (một loại giấy thông hành cấp cho các tàu buồm đi ra các cảng nước ngoài) không có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử nhưng cũng bán được giá từ 50.000 đến 80.000 dollar. Đây là những ví dụ về giá trị của sự hiếm hoi.

Như đã nói ở trên, những bức thư viết tay của các tổng thống ở thế kỷ 20 có thể hiếm hoi hơn nhiều so với của các tổng thống trước đây. Những ALS của Washington, Thomas Jefferson và John Adams rất dễ tìm, nhưng của Herbert Hoover và Dwight D.Eisenhower thì gần như không thể. Từ 1970 đến 1990, chỉ có chín bức thư của Hoover được mang ra bán đấu giá; giá cao nhất là 14.000 dollar. Và cũng chỉ có 9 lá thư của Eisenhower được bán ra. Trong khi đó, trong cùng giai đoạn đó, có đến 78 lá thư của John Adams được bán đấu giá.

Chất lượng nội dung của bức thư cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả. Giới sưu tập rất chuộng những bức thư của Theodore Roosevelt, vốn là người có giọng văn bay bướm và đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau (những bức thư này có giá từ 1.000 đến 2.000 dollar). Harry S.Truman cũng là một người viết hay, những bức thư đặc sắc và dí dỏm của ông (thường được đánh máy và ký tên) thu được từ 1.000 đến 1.500 dollar. Tuy nhiên, với chưa đầy 500 dollar, một nhà sưu tập có thể mua những bức thư của John Tyler, William Howard Taft, Chester A.Arthur, Woodrow Wilson, Grover Cleveland, Calvin Coolidge hoặc James Buchanan.

Một cạm bẫy khác đối với nhà sưu tập chữ ký của các vị tổng thống hiện đại là loại bút tự động, một dụng cụ có thể sao y nguyên một chữ ký bằng mực. Loại bút tiện dụng có thể điều chỉnh này được John F.Kennedy sử dụng đầu tiên. Sau này, Lyndon Johnson, Richard Nixon, và đặc biệt là Jimmy Carter sử dụng loại bút này rất nhiều. Những nhà sưu tập rất kỵ loại bút tự động này bởi vì nó vi phạm nguyên tắc chính của sưu tập bút tích: thu thập những gì do chính tay con người nổi tiếng viết ra. Những chữ ký bằng bút tự động coi như không có giá trị, bởi vì chúng quá đều đặn và tương tự nhau, chứ không có sự khác biệt như các chữ ký tự nhiên khác.

Đối với những chữ ký của Abraham Lincoln, khỏi phải lo ngại về bút tự động, nhưng điều đó không giải thích cho việc ông là người được giới sưu tập chuộng nhất. Lý do chính là vì ông được xem như vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ và vị tổng thống viết hay nhất. Thị trường dành cho bút tích của Lincoln thật đáng nể: từ năm 1980 đến 1990, các nhà đấu giá đã bán 114 ALS, 15 LS, 187 DS và 100 giấy xác nhận của Lincoln. Cộng với những tấm ảnh, tờ ngân phiếu và những mẩu giấy ghi điện tín, con số lên đến gần 400 mẩu có mang chữ ký của ông được bán ra.

Do số lượng nhiều như vậy nên khó mà đưa ra giá trung bình cho một bút tích của Lincoln. Một ALS “hàng tốt” mang lại từ 20.000 đến 30.000 dollar. Những tài liệu có chữ ký đầy đủ khi ông làm tổng thống được bán đấu giá từ 3.000 đến 5.000 dollar. Giá kỷ lục đối với Lincoln là giá một chữ ký của ông trên 1 bản của lời tuyên bố giải phóng nô lệ (người ta được biết chỉ có 48 bản được in ra). Khi được bày bán ở nhà Sotheby’s vào năm 1984, nó trở thành mục tiêu của cuộc tranh giành quyết liệt giữa nhà công nghiệp ở bang Texas H.Ross Perot và nhà xuất bản Malcom Forbes, cuối cùng Malcom Forbes thắng với giá 297.000 dollar.

Bút tích của các tướng lãnh thời Nội chiến cũng được săn lùng dữ dội. Đối với Robert E.Lee, những ALS bình thường viết trước chiến tranh đạt được giá 1.000 dollar, những bức thư thời chiến có nội dung hay đạt giá 5.000 dollar trở lên. Thư từ của Thomas J.Jackson (biệt hiệu Stonewall - Bức tường đá) vốn rất hiếm, đạt giá 5.000 dollar. Thư từ thời chiến của Joseph E.Johnston bán được 2.000 đến 4.000 dollar, của P.G.T. Beauregard được 500 dollar, của Ambrose E.Burnside được từ 200 đến 300 dollar và của Henry W.Halleck được từ 200 đến 300 dollar. Tuy nhiên, người sưu tập không khó khăn lắm trong việc tìm bút tích của giới quân sự, vì chỉ tính trong Nội chiến, cả hai bên tham chiến có đến 2.405 tướng lãnh.

Các bút tích liên quan đến nền văn học Mỹ cũng thu hút được sự chú ý của giới sưu tập. Ba trường hợp cực kỳ hiếm có là của các văn sỹ Edgar Allan Poe (mỗi ALS bán được từ 20.000 đến 30.000 dollar), Henry David Thoreau (từ 7.500 đến 10.000 dollar), Herman Melville (từ 10.000 đến 20.000 dollar). Đặc biệt, năm 1990, nhà Sotheby’s bán một bức thư của Melville với giá 120.000 dollar, đó là thư ông gởi cho Sophia, vợ của bạn văn Nathaniel Hawthorne, bàn về cuốn Moby Dick của ông. Những bức thư của Mark Twain tăng giá đều đặn, có lẽ vì lời lẽ rất hóm hỉnh, chẳng hạn như: “Đừng bao giờ hoãn đến ngày mai những gì có thể hoãn đến ngày mốt”. Cũng như các tổng thống, chữ ký của các nhà văn cổ điển không đắt lắm: với chưa tới 500 dollar ta có thể kiếm được một ALS của James Fenimore Cooper, Washington Irving, Henry Wadsworth Longfellow hoặc Oliver Wendell Holmes.

Trong số các nhà văn hiện đại, Ernest Hemingway đã dẫn đầu trong nhiều năm. Ngay từ những năm 1960, thư từ của Hemingway đã được bán đấu giá hơn 1.000 dollar. Trong thập niên vừa qua, một ALS của ông thường được giá từ 2.000 đến 3.000 dollar. Thư từ của nhà văn F.Scott Fitzgerald, bạn của Hemingway cũng khá hiếm (với giá khoảng 1.000 dollar), nhưng những cuốn tiểu thuyết có chữ ký đề tặng của ông được săn lùng nhiều hơn (giá từ 2.500 đến 3.500 dollar). Tuy nhiên thư từ của một số nhà văn quan trọng khác của nền văn học Mỹ trong thế kỷ 20 như Edith Wharton, Theodore Dreiser hay Sinclair Lewis lại không cao giá lắm.

Các nhà sưu tập nhiều khi dở khóc dở cười vì gặp phải đồ dỏm, thường là những bản sao chép hay chữ ký giả mạo. Họ có thể không nhận ra những chữ ký vốn là sản phẩm của những tay giả mạo chữ ký khéo léo đến nỗi dư sức tạo ra những chữ ký của Washington hay Lincoln y như thật. Đến nay những đồ dỏm vẫn làm giới sưu tập lo ngại. Trong những năm gần đây, tay giả mạo nhiều nhất và tài tình nhất là tên buôn bán tài liệu Mark Hofmann. Hiện nay hắn đang lãnh án tù chung thân ở Utah vì một vụ giết người năm 1985. Hắn cũng đã tuyên bố là đã giả mạo chữ ký của Washington, Lincoln, Andrew Jackson, Mark Twain, Paul Revere và thậm chí của Button Gwinnett và tung ra thị trường hồi đầu thập kỷ 1980. Có thể hắn hơi khoác lác, nhưng chắc chắn có nhiều người đã mua nhầm đồ dỏm của Hofmann.

Một khi những bút tích đã được xác định là “hàng thật”, liệu sưu tập chúng có phải là cách đầu tư tốt không? Một cuộc nghiên cứu về thị trường bút tích từ 1960 đến 1980, dựa trên giá của các thư từ và tài liệu được đem bán đấu giá hơn một lần trong giai đoạn này, cho thấy rằng trung bình giá cả tăng 4, 5 lần. Được chuộng nhất vẫn là những nhân vật chủ chốt trong Cách mạng Mỹ và Lincoln. Nhân vật nổi tiếng duy nhất có bút tích bị giảm giá là J.F.Kennedy. Ông được quan tâm nhiều ngay sau khi bị ám sát, nhưng sự quan tâm đó bắt đầu giảm vào cuối thập kỷ 1960, nhất là sau khi người ta biết ông dùng bút tự động. Có những người sưu tập chỉ để thỏa mãn ước muốn giữ riêng cho mình những gì liên quan mật thiết với các lãnh tụ - một phần của di sản và lịch sử đất nước.

PHẠM VŨ LỬA HẠ (Theo CONNOISSEUR 1/92)

HOÀNG KIM THƯ st.

Xuân Đinh Dậu

nhớ bài thơ Khai bút năm gà

Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913 ở làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1941, ông tốt nghiệp Bác sĩ nhi khoa và Bác sĩ các bệnh nhiệt đới tại Đại học Y khoa Paris.

Ở bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, người ta thấy có một sự kết hợp kỳ lạ giữa nền đạo lý phương Đông với những tri thức khoa học phương Tây. Ông sớm tìm thấy ở đạo Khổng những yếu tố tích cực có thể làm cơ sở đạo lý cho việc xây dựng xã hội mới. Bs. Nguyễn Khắc Viện là người có chính kiến mạnh mẽ và độc đáo về con đường phát triển của xã hội Việt Nam nhưng không bao giờ rơi vào quá khích. Ông là một hình mẫu của sự kết hợp Đông-Tây của văn hóa Việt Nam trên đường hội nhập vào thế giới.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết nhiều và đủ các thể loại đề tài. Di sản của ông đồ sộ như một thư viện. “Việt Nam, một thiên lịch sử” là một pho sử lớn viết gọn lại bằng tiếng Pháp. Nhà báo Diệu Bình dịch ra tiếng Việt, nhà xuất bản Lao Động in và phát hành năm 2006, khổ 14,5x20,5, dày 536 trang. Tác phẩm thể hiện khả năng nổi trội của một nhà sử học không chuyên, Nguyễn Khắc Viện đã khái quát đủ tất cả những cái gì cần có của một công trình khoa học lớn. Quan điểm và phương pháp luận có cơ sở khoa học chặt chẽ. Cuốn sử này có ích đối với nhiều người: Nhà sử học, những người đọc bình thường, nhà giáo và sinh viên.

Có thể nói, dù ở trên lĩnh vực hoạt động nào, văn học, báo chí, điện ảnh, khoa học, chính trị, dưỡng sinh, đá cầu... Bs. Nguyễn Khắc Viện đều có một sự nhất quán. Đó là nhân cách của một người yêu nước, người cộng sản - nhân sỹ, người hoạt động xã hội dấn thân, người lao động chuyên cần và khám phá không biết mệt mỏi. Có lẽ vì thế mà trong 6 tháng trời nằm trên giường bệnh, ông vẫn sáng suốt, vẫn đọc cho người thân chép những bài báo về văn học và y học và ông ra đi với sự thanh thản của người đã làm tròn nhiệm vụ của một nhà khoa học, nhà hoạt động văn hóa.

Ông viết và dịch ra tiếng Pháp với trình độ Pháp ngữ tuyệt đỉnh nhiều tác phẩm văn học, lịch sử, nhiều bài báo và chuyên đề khác nhau được công nhận có tác dụng củng cố, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. Với tài năng và những công lao to lớn, ảnh hưởng của ông sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: chính trị và văn hóa, y tế và giáo dục, người lớn và trẻ em... Ông được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước khâm phục kính trọng. Nhân dịp ông bước vào tuổi 80, Bs. Nguyễn Khắc Viện đã được Viện Hàn lâm Pháp trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie (400 nghìn francs - tương đương 80.000 USD). Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng trong giải cho quỹ của Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em.

Bs. Nguyễn Khắc Viện chứng minh nghị lực to lớn của con người, tự rèn luyện và ông đã đương đầu với thần chết trên 40 năm, với sức vóc như vậy mà có nghị lực làm việc phi thường để góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Sự kiện Bs. Nguyễn Khắc Viện được Viện Hàn lâm Pháp trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie diễn ra vào dịp cuối năm 1992, chuẩn bị bước sang Xuân Quý Dậu. Mỗi năm Viện Hàn lâm Pháp chỉ chọn một tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất ở các nước có sử dụng tiếng Pháp trong nỗ lực truyền bá tinh hoa văn hóa của dân tộc mình ra thế giới để trao giải thưởng. Bs. Nguyễn Khắc Viện là người thứ 7 (người đầu tiên của Việt Nam) được nhận giải thưởng này. Những năm đầu của thập niên 90, thế kỷ 20 đất nước đang trên đường đổi mới với không ít những khó khăn, trở ngại. Truyền thông trong nước ngày đó không đưa tin về sự kiện này cho dù đó là niềm vinh dự và tự hào lớn của giới trí thức Việt Nam. Vì nghĩa lớn, ông sẵn sàng bỏ qua nhiều điều không vui đối với bản thân và gia đình. Là nhà trí thức hết sức khảng khái và khiêm nhường, Xuân Quý Dậu năm ấy ông tức cảnh làm bài thơ “Khai bút năm gà”. Tâm trạng và suy nghĩ của ông 24 năm trước đến nay vẫn còn nóng hổi tính thời sự.

Có những người đã thức dậy

Lúc gà chưa gáy

Biết bao nhiêu người còn ngái ngủ.

Gáy lên đi, gà ơi!

Cho đời rộn lên, người người tỉnh giấc

Bớt si mê trong cơn lốc thị trường

Bớt chìm đắm trong ao tù quan lại

Cho con người đứng thẳng lên

Không quì gối thờ đô la

Không cúi đầu trước quyền lực.

Gáy vang lên, hỡi gà ơi!

Đất nước không quên những đóng góp to lớn của ông. Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng ông Huân chương Độc lập Hạng Nhất. Năm 2000, Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn “Việt Nam, một thiên lịch sử” của ông. Người đời luôn quý trọng Bs. Nguyễn Khắc Viện về một trí tuệ, một tài năng, một con người và một tâm hồn lớn. Tên của ông được đặt cho các đường phố tại Quận 7 thuộc Tp. Hồ Chí Minh, quận Ngũ Hành Sơn thuộc Tp. Đà Nẵng, Tp. Nha Trang, Tp. Hà Tĩnh.

Minh Hải - Ái Liên st.


Phụ Bản III

CÁI KHÓA CŨ

Tự dưng Tẻn thấy nhồn nhột mà chẳng hiểu nhột chỗ nào. Cô vẩn vơ gãi bâng quơ. Trên cái bàn bằng đá mài cũ mèm kê ngoài sân, anh thợ khóa đang mày mò mấy món đồ nghề để mở cái cửa bị kẹt cứng từ sáng đến giờ.

Thì ra, hắn cứ lén nhìn cô!

Gọi là cô vì cô chưa có chồng, chứ thực ra cô đã sắp lục tuần. Tóc cô là là trên vai thoáng cũng có sợi bạc. Cô ở một mình từ hồi nào đến giờ. Bạn bè thỉnh thoảng cũng đến bù khú với cô. Những tiếng cười giòn tan của cô có lẽ làm họ quên đi bao nhiêu lo lắng trên đời. Tối nay cũng thế, mấy đứa bạn từ hồi xưa xúi cô làm sinh nhật 58 tuổi, cho lũ chúng có cái nhậu và có cái cười cho tảng hồn.

Rồi cái cửa kẹt khóa. Mọi khi cô cứ gọi điện thoại là có người đến mở dùm. Nói là dùm, chứ họ lấy giá hết sức trời ơi, nhưng biết sao bây giờ. Thậm chí có kẻ còn… dê cô nữa. Thật lãng xẹt. Cứ mỗi lần như thế, cô chẳng nói chẳng rằng, mà bóp khóa “cạch” một cái, rồi để nó lên chiếc bàn đá kia, mắt giả vờ trừng trừng…

Hai ba bữa trước, tự nhiên có anh chàng này đi ngang nhà cô, thấy cô đang quét sân. Hắn dừng xe đạp lại, rồi chìa cho cô cái danh thiếp, giới thiệu nghề của chàng là sửa khóa. Rồi hắn cười với cô và dọt mất, chẳng hề nói một câu. Rồi cái cửa sinh sự. Cô nhớ ngay ra hắn, liền coi danh thiếp và gọi điện. Có ai đó bắt máy, rồi tắt ngay. Chỉ chút xíu, đã có tin nhắn từ hắn: “Làm ơn cho địa chỉ, sẽ tới liền. Vô vàn cám ơn”.

Dĩ nhiên là cô nhắn tin. Rồi hắn tới. Cười mà chẳng nói miếng nào. Cứ chỉ chỉ trỏ trỏ với đôi mắt lông mi dài trố trố ra. Hồi lâu cô mới nghĩ ra hắn bị câm.

- Câm thì nói… mẹ nó là câm đi, cứ chỉ trỏ bố ai mà biết…

Cô lẩm bẩm như vậy, rồi cô tự thấy mình vô duyên. Hm… Câm thì làm sao mà nói được!

Hắn mở cho cô xong cái cửa, lấy có tí tiền làm cô ngại quá, định đưa thêm, nhưng cặp mắt thu hút ấy làm như la to lắm:

- Đã bảo chỉ lấy vậy thôi mà, má!

Cô nhớ ra, cô còn cái khóa lâu lắm không xài. Cô mò trong ngăn tủ, lấy ổ khóa ấy ra, rồi cũng hoa tay múa chân cho hắn hiểu rằng…

Hắn xua tay (việc gì phải lắm mồm vậy má, vô đây không sửa khóa thì sửa… má à!)

Ấy là cô nghĩ hắn sẽ nghĩ thế, chứ ai biết đàng sau con mắt quen quen kia có cái gì để nghĩ ngợi?

Hắn đón cái khóa cổ lỗ sĩ từ tay cô, ngắm nghía, rồi cặp mắt trong veo ấy rực sáng. Hắn chỉ vào mấy vết cắt trên lưng khóa, rồi vỗ bình bịch vào ngực mình. Cô cũng trố mắt nhìn hắn, chẳng hiểu hắn muốn nói gì. Hắn lục trong giỏ đồ nghề ra tập giấy nhỏ, rồi hý hoáy trên đó bằng cây viết chì:

- Khóa này của tui đó!

Hắn chìa giấy cho cô coi. Cô ngẩn người. Hắn viết tiếp, mấy con chữ thật bay bướm:

- Tôi khắc chữ Nhân, là tên tôi trên khóa đó.

Hm, lờ mờ, cô nhận ra đó là một chữ tàu, chắc là chữ “nhân” như hắn nói.

Rồi lách nhách với cái khóa ấy một lúc, hắn “a” lên không ra tiếng, một cách thú vị. Hắn bấm mở cái khóa liên hồi như bấm… cò súng vậy. Rồi giơ ngón tay cái về phía cô, ra vẻ number one lắm lắm…

Cô cũng khoan khoái cầm lấy cái khóa già đã 40 năm có dư. Bỗng hắn nhìn sững cô, rồi miệng lắp bắp chẳng thành lời, tay run run trên giấy còn đầy vết dầu mỡ:

“Phải… Tẻn không?”

Cô ngạc nhiên, gật đầu. Hắn đăm chiêu một lúc với đôi mày nhíu lại, rồi viết vội:

“Học lớp 11B3, thầy An dạy hình học… ten tèn ten”

Mẹ ơi, viết mà có nhạc nữa cha!

Chuyện chỉ có vậy thôi mà tối hôm đó, Nhân là khách đặc biệt không chỉ của Tẻn, mà của cả lũ bạn học sót lại hồi đó tới giờ.

Từ từ, rồi cái đám bạn ấy xúi bẩy sao đó, mà hắn với cô làm đám cưới nhé!

Và mọi người mới té ngửa ra, hắn giàu hơn cái vẻ bề ngoài “nghèo nghèo chơi vậy đó” của hắn. Có gì đâu! Vì chẳng ai thèm rủ hắn chơi bời, nhậu nhẹt, lại chịu khó làm ăn nên hắn để dành được cả… rương tiền, làm đám cưới rình rang làng trên xóm dưới.

Hắn sắm cho vợ toàn đồ mới, từ cái TV to đùng, đến thậm chí đôi giày hàng hiệu…

Duy chỉ có chiếc khóa may mắn kia là hai vợ chồng hắn đánh cho rõ bóng, rồi trịnh trọng để ngay chính giữa ngăn tủ kính, chỗ dễ thấy nhất…

LAM TRẦN 04.06.2105


TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỨC PHẬT

Hôn nhân

Cuộc thi tài chấm dứt, trong sự chiến thắng huy hoàng của Thái Tử Tất Đạt Ta, và sự hoan hô nồng nhiệt của khán giả.

Trong khi ấy, Đức Vua Sapabuda, cha của Công Chúa Yasodara, bước xuống khán đài, đi đến trước mặt Thái Tử mà phán rằng:

- Ta rất đỗi vui mừng mà thấy được tài năng của con hôm nay. Cuộc biểu diễn này làm cho ta rất đẹp mặt. Sau này, con sẽ nói cho ta biết, con làm cách nào mà đạt được văn hay võ giỏi như thế? Vậy đây, ngay bây giờ, con hãy nhận lãnh món quà danh dự này của ta!

Nói rồi, Nhà Vua cầm lấy tay Công Chúa Yasodara mà đặt để vào tay Thái Tử, trong khi con ngựa ô hung dữ, thì đang cúi xuống liếm chân Thái Tử, tỏ ý chúc mừng.

Cũng ngay lúc đó, Công Chúa Yasodara, hai tay nâng xâu chuỗi ngọc ngang mày mà thưa rằng:

- Hôm nay, Yasodara này là người hầu hạ, nâng khăn, sửa túi cho Thái Tử. Vậy xin chàng nhủ lòng thương xót cho tiện thiếp được nhờ!

Thái Tử vội đỡ xâu chuỗi ngọc, rồi choàng vào cổ Công Chúa mà nói rằng:

- Xâu chuỗi ngọc này mới xứng đáng với sắc đẹp của nàng, và nó cũng tượng trưng cho mối tình nồng thắm của chúng ta.

Tất cả quan khách ở khán đài đồng vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, và chúc phúc cho đôi uyên uơng được bền duyên giai ngẫu, trăm năm hạnh phúc

Và đám cưới được mở hội linh đình và hoành tráng suốt ba ngày đêm vui vẻ.

Sau lễ cưới, đức Tịnh Phạn Vương truyền ngôi cho Thái Tử, nhưng vì còn sợ con nó có cơ hội tiếp xúc với việc triều chánh, rồi sẽ trông thấy cảnh già nua, bệnh hoạn, chết chóc, mà chán nản cuộc đời, lại sanh ý xuất gia đi tu. Nhà Vua luôn luôn lo ngại cho tiền đồ của Thái Tử.

Chính Nhà Vua cũng dư hiểu rằng, cuộc đời phải kết thúc bằng cái chết. Cuộc đời này là giả mạo, tạm thời. Nếu nó là chân lý, thì nó phải tồn tại bất tử!

Chúng ta cứ nhìn thấy cuộc đời là sự thật, là do vô minh để phải đi đến cái chết tối tăm.

Chúng ta có thể có một cuộc sống khác huy hoàng hơn, với một cái chết rực rỡ hào quang…

Do đó các nhà chiêm tinh gia đã nói:

- Đừng cho Thái Tử biết gì về cái chết!

Nhà Vua cho thực hiện tất cả mọi sự được hoàn hảo.

Ngài truyền lệnh xây dựng cho Thái Tử ba lâu đài, vào những mùa khác nhau, ở những nơi khác nhau, để cho chàng không bao giờ cảm thấy khó chịu về thời tiết.

Mùa hạ nóng nực, thì có lâu đài ở trên đồi cao, luôn luôn mát mẻ dễ chịu.

Mùa đông lạnh lẽo, thì có lâu đài ở ven biển, lúc nào cũng ấm áp ôn hòa.

Mùa xuân vui vẻ, thì có lâu đài ở đế đô, để cho Thái Tử an hưởng trọn vẹn sự vui vẻ của ngày đầu xuân.

Lệnh truyền rằng không có một kẻ già nua, bệnh hoạn nào được phép bén mảng đến những lâu đài của Thái Tử. Nhà Vua còn cho tập họp chung quanh, những thiếu nữ trẻ đẹp để hầu hạ Thái Tử… Nếu có một người nào, đau ốm, bệnh hoạn, thì phải lập tức di chuyển đi nơi khác, để chữa trị cho hết bệnh. Những nghệ sĩ, danh ca được mời đến để làm trò mua vui cho Thái Tử, suốt ngày đêm, năm tháng… Với những biện pháp này, Thái Tử sẽ không biết gì về Sanh, Bệnh, Lão, Tử, để có ý nghĩ đi tu. Nhà Vua còn ra lệnh cho mọi người, không được kể những chuyện buồn rầu, chán nản với Thái Tử… Ngay cả cây cối, bông hoa trong vườn Thượng Uyển, cũng phải được giữ gìn tốt đẹp. Những người làm vườn, cũng được lệnh, phải cắt bỏ những lá úa vàng, và các bông hoa héo tàn trong đêm, trước khi trời sáng, vì e rằng, những chiếc lá vàng và bông hoa héo sẽ làm đề tài liên tưởng cho Thái Tử suy nghĩ về cái chết của con người mà buồn bã đi tu.

Thời gian êm đềm trôi qua, như một giấc mơ đẹp, Công Chúa Yasodara đã hạ sanh một bé trai, tên là Dadula, và mọi việc dường như trôi qua một cách tốt đẹp. Nhà Vua lấy làm hài lòng, vì Thái Tử tỏ ra quan tâm đến gia đình, vợ con nhiều hơn.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là Thái Tử sung sướng hơn khi có đứa con trai, với cuộc sống huy hoàng đó. Rồi một ngày nào đó nhân duyên hội đủ, Thái Tử cũng sẽ khám phá ra chân lý của cuộc đời.

Thái Tử bị che đậy, và ngăn cấm, không cho biết gì về cái chết trong suốt 29 năm!

Nhưng mà cái chết là một hiện tượng rất quan trọng của cuộc sống, thì người ta có thể che dấu được bao lâu. Rồi, sớm hay muộn gì, Thái Tử cũng phải biết thôi.

Đứa trẻ em thì thích đồ chơi búp-bê, nhưng mà đến khi trưởng thành thì nó bỏ đồ chơi búp-bê đi, để lo cho sự nghiệp lớn làm ăn, sinh kế! Đối với người Tu Hành cũng vậy… Một khi đã thức tỉnh thì tự nhiên họ sẽ nhìn thấy của thế gian này hoàn toàn là phù phiếm vô dụng, nên dứt bỏ dễ dàng mà đi tu. Đó cũng là vì sự nghiệp lớn vậy. Sự nghiệp lớn của bậc Đại Trượng Phu.

(còn tiếp)

Thanh Châu sưu tập

Đọc sách giùm bạn

QUỐC HỌC TÙNG SAN

ĐỆ TAM TẬP

Á NAM TRẦN TUẤN KHẢI biên soạn

VIỆT VĂN Dẫn Giải

Những áng thơ hay của các danh nho nước nhà

có chú thích rõ ràng

Cuốn sách khổ 12x19cm dày 164 trang do NXB Tổng hợp Tp. HCM phát hành quý I/2017. Gồm 140 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú của các tác giả:

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (11 bài)

Cụ Thượng Dương Vân Trì (4 bài)

Phạm Thấu (1 bài)

Bà Bang Nhãn (1 bài)

Thái Duy Thanh (8 bài)

Ông Giáo Thượng Du (1 bài)

Trần Khánh Dư (1 bài)

Lê Quý Đôn (1 bài)

Yên Đổ (39 bài)

Tú Xương (52 bài)

Bà Huyện Thanh Quan (6 bài)

Xuân Hương (15 bài)

Những ai đã học trước 1975 sẽ thấy có những chữ những câu khác với những gì chúng ta đã biết, có lẽ là do thơ Nôm xưa được lưu lại do truyền khẩu nên có nhiều dị bản.

Đặc biệt phần chú thích (có cả chữ Hán) lại có vai trò quan trọng trong tập sách này. Vì thơ xưa hay dùng điển tích, điển cố nếu không dẫn giải thì sẽ rất khó hiểu nhất là những thế hệ sau muốn học tập thơ ca của các danh nho nước nhà.

Nhân lễ kỷ niệm 34 ngày mất của Cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, Nữ sĩ Lan Hinh - con gái của cụ, đã tái bản lại cuốn Việt Văn Dẫn Giải này. Sách tuy ra đời gần 90 năm, nhưng nay đọc lại vẫn thấy nhiều điều hữu ích.

HÀ MẠNH ĐOÀN

Sách mới của thành viên CLB

NỖI NIỀM MỘT MÌNH

của Nhựt Thanh

Do NXB Hội Nhà Văn xuất bản (01/2017)

Sách khổ 13x19 dày 140 trang. Gồm 189 bài thơ tả “nỗi niềm một mình”. Vâng, đúng là một mình thật, cả một chuỗi bài một mình. Riêng từ bài 126 (trang 74) có thêm phần văn xuôi diễn tả từng bài thơ. Tác giả muốn thể hiện một cách thức mới xem như thế nào. Có thể nói đây giống như một cuốn nhật ký vừa bằng văn xuôi vừa bằng thơ của chính tác giả vậy.

Lúc đầu bản thảo được đưa đến 1 nhà xuất bản khác, sau hơn 2 tháng chỉ được chọn 60/189 bài. Sau đó tác giả đưa đến NXB Hội Nhà Văn và ông đã reo mừng: “Họ không bỏ bài nào”.

Chúc mừng tác giả Nhựt Thanh và xin được giới thiệu 2 bài Do dự và Tình khát vọng:

DO DỰ

Lòng thấy thương em, thương thật rồi

Thơ đề, anh viết mãi em ơi !

Vì anh còn có nhiều câu hỏi

Một chữ thương chưa tiện viết thôi.

Tuổi tác hai ta đã lớn rồi

Anh không hứa hẹn, lỡ duyên… ôi…

Khi em buông tiếng vì anh đó,

Buồn lắm em ơi, khổ cả đời.

Dù thấy yêu em, anh vẫn mơ

Vợ anh sẽ đẹp chẳng ai ngờ

Nên anh do dự nhìn em mãi

Cái đẹp còn xa, anh vẫn mơ

Dù sao năm tới mới lo xong

Yêu em, giấu kín một bên lòng

Vì anh còn sợ câu dang dở

Không biết rồi em…, sẽ lấy chồng ?

1971

NHỰT THANH

TÌNH KHÁT VỌNG

Năm năm tháng tháng dáng bơ thờ

Lẻ bóng, tim đơn, chuyện tóc tơ

Ấp úng tâm tư sai phím nhạc

Ngại ngùng bưu tín lạc đường thơ

Xuân đi, đi mãi phai hương thắm

Đông đến, đến hoài ngập lối mơ

Duyên số xui sao, tình vẫn thiếu

Mở lời ướm hỏi, khách làm lơ

*

Mở lời ướm hỏi, khách làm lơ

Mà ảnh ghi tâm mãi chẳng mờ

Vẫn nhớ đường xưa đi lại lại

Nào quên nhà cũ đứng trơ trơ

Môi hồng má phấn, lòng luôn nghĩ

Tóc bạc da cằn, dạ vẫn ngờ

Nhịp sống con tim sao cản được

Mây mây nước nước, cứ ngơ ngơ.

14-10-1990

NHỰT THANH (trước ghi Trường Thanh)


Phụ Bản IV

NHỮNG CẤM KỴ

KHI ĂN CÁC LOẠI RAU

Củ cải:

Cấm kỵ ăn chung với quýt, ăn chung sẽ sưng tuyến giáp trạng.

Kỵ hà thủ ô, địa hoàng, nhân sâm.

Cà rốt:

Không nên ăn chung với các loại rau quả như cà chua, củ cải, ớt, thạch lựu, rau diếp, đu đủ, v.v… Tốt nhất ăn một mình nó hay nấu với thịt. Vì cà rốt có tác dụng phân giải chất xúc tác làm lên men, làm cho các loại rau quả khác bị mất hết vitamin.

Dưa leo:

Không nên nấu chung với các loại rau quả có nhiều vitamin C như cà chua, ớt , v.v… Vì dưa leo có tác dụng phân giải chất xúc tác làm lên men, có thể hủy hoại vitamin C trong cà chua.

Khoai lang:

Không ăn chung với quả hồng. Vì khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi ăn sẽ làm dạ dày tạo ra một lượng lớn axit dạ dày, trong khi hồng lại có nhiều tanin và nhựa quả. Vị toan, tanin và nhựa quả gặp nhau sẽ hình thành những khối cứng khó tan sinh ra trướng bụng, đau bụng, nôn ói. Nghiêm trọng hơn khi những khối cứng này không bài tiết được ra ngoài sẽ dẫn tới xuất huyết dạ dày, nguy hại đến dạ dày rất nhiều như viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

Không nên ăn với chuối.

Hẹ:

Không được ăn với rau bina, hai thứ ăn chung có tác dụng làm trơn ruột, dẫn đến tiêu chảy.

Không được ăn với mật ong, thịt trâu.

Măng:

Không nên ăn với đậu hũ, ăn chung dễ bị kết sỏi.

Không được ăn chung với thịt gà gô, ăn chung dễ bị bụng trướng.

Không được ăn chung với đường.

Củ niễng:

Không nên ăn với đậu hũ, ăn chung dễ bị kết sỏi.

Cải bắp:

Kỵ thịt thỏ.

Rau bina:

Kỵ hẹ.

Rau nhút:

Kỵ ăn chung với giấm

Rau thơm (rau mùi):

Không được ăn chung với các loại thuốc bổ.

Kỵ bạch truật, mẫu đơn bì.

Quả cà:

Kỵ ăn chung với cá quả, cua.

Cà chín quá không nên ăn, dễ trúng độc.

Bí đỏ:

Không ăn chung với thịt dê, nếu không dễ bị bệnh vàng da (hoàng đản) và hai chân mềm yếu (cước khí).

Rau cần:

Kỵ ăn chung với giấm, nếu không có hại cho răng.

Cải bẹ:

Kỵ ăn với cá giếc, nếu không dễ dẫn tới thủy thũng.

Rau quyết:

Kỵ đậu vàng, đậu phộng, đậu non, v.v…

Dưa gang:

Kỵ ăn chung với sữa bò, sữa chua, các loại cá, nếu không dễ sinh bệnh.

Khoai mài (sơn dược):

Kỵ cá giếc, cam toại.

Ớt:

Kỵ ăn chung với gan dê.

Đậu hũ (đậu nành):

Không được ăn chung với sữa bò.

Không được nấu chung với rau bina.

Kỵ dùng sữa đậu nành pha với trứng gà.

Kỵ dùng chung với chất achromycine, cyclomycin, tetracycline, v.v…

Kỵ ăn chung với củ niễng, măng tre.

Mộc nhĩ:

Kỵ ăn chung với gà rừng, ốc rạ, vịt trời, chim cút.

Kỵ dùng chung với chất achromycine, cyclomycin, tetracycline, v.v…

Rau dền:

Không nên ăn chung với rau bina, quyết phấn.

Rau đắng:

Không được ăn chung với mật ong.

Đậu phộng:

Kỵ rau quyết.

Rau sam:

Kỵ ba ba.

Dưa bở:

Kỵ ăn chung với cua, ốc rạ, bánh chiên dầu.

LỆ NGỌC st.

THÓI TÍNH NGƯỜI VIỆT

Phải nói luôn rằng, tôi là người Việt, rất Việt. Tôi yêu đất nước Việt, yêu con người Việt, yêu những gì được mệnh danh là Văn hóa Việt. Và chính vì yêu, rất yêu nên tôi luôn mong muốn người Việt mình có những phát triển tốt hơn về nhiều mặt, có những hành xử hay đem lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, và để làm được như vậy, ta phải minh định những gì hay dở, sai đúng trong quá trình sống xử. Trên con đường chinh phục đỉnh cao nhân loại, con người vẫn luôn luôn tự điều chỉnh, lược bỏ bớt những hành vi không tốt, nhằm giảm thiểu những nguy hại cho chính mình và cho cả cộng đồng. Với mục đích ấy, tôi xin điểm qua một số thói tính nho nhỏ chưa tốt lắm của người Việt, mong được góp một tiếng nói, giúp mỗi người trong chúng ta có thêm sự nhìn nhận và điều chỉnh, để cuộc sống người Việt ta ngày càng được văn minh hơn, tốt đẹp hơn, xứng đáng là con Rồng cháu Tiên của ông cha hàng nghìn năm thuở trước, xứng đáng là một dân tộc Việt Nam có vị trí tầm vóc trên bản đồ thế giới, và thực sự là một dân tộc cường thịnh về mọi mặt.

Trong phạm vi cá nhân, không tránh khỏi những góc nhìn chủ quan và phiến diện, nên rất mong nhận được những ý kiến xác đáng và thiện chí.

1. TÍNH TUỲ TIỆN

Đây là một thói tính rất phổ biến.

Tùy tiện ăn, tùy tiện nói, tùy tiện xả rác, tùy tiện khạc nhổ, tùy tiện bài tiết, tùy tiện giao thông, tùy tiện sử dụng chiếm dụng của công… Những tùy tiện này đều nhằm mục đích, được việc cho mình trong chốc lát, mà không cần quan tâm ảnh hưởng đến cảm quan và lợi ích của những người chung quanh, rộng hơn nữa là văn hóa công cộng. Ai cũng nghĩ, người ta làm được mình làm được, dễ bắt chước cái xấu hơn cái tốt. Trong khi không quá khó để thay đổi những hành vi thông thường ấy. Chỉ cần biết tôn trọng người khác một chút, tự trọng mình một chút, thì vấn đề sẽ có chiều hướng khác ngay. Nhưng có vẻ người ta thường tiếc thêm một chút thời gian cho một việc làm hay, và càng khó hiểu hơn nữa, cảm giác xấu hổ nếu mình hành xử hay hơn người khác. Tâm lý sợ bị đám đông khích bác dè bỉu mạnh hơn tâm lý mình cứ việc làm tốt người khác sẽ phải làm theo. Đa phần công chúng không tự có ý thức mình phải là người đi trước cho một động thái tích cực, mà luôn có ý nghĩ “ai sao mình vậy”, ít nhất cũng cảm thấy an toàn vì mình không bị tách biệt, không bị sự soi mói lập dị, không bị coi là kẻ ưa làm nổi, nói chung là không đủ tự tin để làm những việc khác người cho dù biết việc làm đó là đúng.

Sự tùy tiện trong nhiều hình thái lĩnh vực gần như xảy ra hàng ngày. Gần như trở thành những hành vi đương nhiên không cần phải suy xét. Tùy tiện đã trở thành thói quen, thành một phần của tính cách. Chính vì vậy mà hầu như không có sự phân biệt được mất hay dở ở nhiều góc độ cá nhân và xã hội. Sự tùy tiện dẫn đến luộm thuộm, bê bối, cẩu thả, thiếu văn hóa, vì thế mà tự đánh mất phần lớn giá trị của bản thân và cộng đồng.

2. COI TRỌNG LỢI ÍCH NHỎ NHẤT THỜI

Lợi ích nhỏ hay nói rõ hơn là lợi ích cá nhân. Lợi ích nhất thời hay lợi ích trước mắt. Hầu hết người ta không có tầm nhìn xa, mà chỉ thấy trước mắt có chút lợi nhỏ thì làm luôn cái đã, có hậu quả hệ lụy gì tính sau. Chính vì tư tưởng này mà không những mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mà rộng hơn là toàn xã hội luôn đẻ ra những bất hợp lý, hậu quả nhiều khi là nghiêm trọng và dai dẳng, sự khắc phục nếu có sẽ là rất lâu dài và tốn kém, một số thì không thể. Ví dụ nhỏ như cho vay lãi cao chẳng hạn, vì sao những vụ bể nợ lại có những con số khủng khiếp đến thế? Vì sao sự thiệt hại có tính dây chuyền lại xảy ra nhiều đến thế? Cũng chỉ vì nhìn thấy cái lợi tức thời mà không hề lo lường những nguy hại về sau. Tâm lý ăn xổi này không những tự gây khó cho mình, mà còn đánh mất những cơ hội phát triển bền vững. Đành rằng, trong một bối cảnh, trong một chừng mực không phải điều gì cũng có thể nhìn xa và chọn lựa. Nhưng nếu có sự cân nhắc hợp lý, điều chỉnh cần thiết, thì vẫn có thể thu được những mối lợi tương ứng mà vẫn tránh được sai sót lớn về sau. Nhưng sự cân nhắc và tầm nhìn luôn bị hạn chế bởi sự nóng vội thu lợi, với ý nghĩ, không nhanh tay thì người khác sẽ hớt ngay, hãy cứ bỏ túi được ít nào cho chắc ít đó đi đã, suy nghĩ này không những gây trở ngại, phá hỏng kha khá những công trình, mà còn gây thêm nhiều mâu thuẫn, hiềm thù vì sự đua tranh nhiều khi rất là vụn vặt nhỏ nhặt, nhưng lại dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Có lẽ chưa ai, hay ít ra cũng không nhiều người nghĩ rằng “Lợi ích cộng đồng cũng tương tác phù trợ cho lợi ích cá nhân nhiều lắm”. Một khi vòng quay chung quanh ta có trơn tru thuận lợi thì đương nhiên những mục đích cá nhân cũng được tuần hành theo. Còn nếu, vòng quay đang thuận lợi mà một ai đó hay chính bản thân mình vì một lý do gì đó gây trở ngại, như một viên sỏi rớt ngang vào thì rõ ràng không thể không ảnh hưởng. Hãy thử tưởng tượng xem, một chiếc xe đang ngon trớn bỗng nhiên bị giật cục hoặc nhảy chồm lên rồi khựng lại, chỉ vì một vật cản dù rất nhỏ trên đường, và không thể không thấy rằng cuộc hành trình ấy đã bị gián đoạn trong một thời khắc. Và nếu khi chiếc xe lăn bánh tiếp, thì cũng không thể phăm phăm ngon trớn như lúc đầu vì phải lo lắng đề phòng. Vậy, thử vận dụng vào các hình thái rộng hơn, sẽ không khó để nhìn những ách tắc hàng ngày. Và những tiêu cực tham nhũng cũng xuất phát từ đấy, vì ai cũng nghĩ đến được việc ngay cái đã, mỗi bên đều đạt được một chút lợi lộc là tốt rồi. Sự bắt tay móc ngoặc của một số cá nhân, nhưng lại phá hại rất nhiều những lợi ích lớn lâu dài của cả một khu vực hay nhiều hơn thế. Vậy đó, khi phán xét chỉ trích những hành vi trục lợi cá nhân, ai cũng thấy những tác hại rõ rệt. Ai cũng tỏ ra bức xúc, cũng nghĩ rằng lẽ ra phải… phải… nhưng dường như họ không hề soi lại chính mình, rằng cũng đã không ít lần… cho dù hình thức không giống nhau. Liệu có thể nào không? Khi con người ta biết từ chối những món lợi cá nhân khi quan tâm đến lợi ích cộng đồng? Hay ít nhất cũng cần phải nhìn xa hơn bản thân mình một chút.

3. LUÔN ĐÒI HỎI NGƯỜI KHÁC NHƯNG KHÔNG NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH

Đa số người ta rất dễ buông lời chê bai người khác, chưa biết đúng sai gì cứ chê luôn cái đã, và hầu như khi nhìn vào một người mà họ chưa hiểu gì về người đó, thì điểm mà họ nhìn thấy đầu tiên luôn là điểm để chê trách, dè bỉu. Bất kỳ ai, cho dù đã lập được rất nhiều công tích, đã đóng góp cống hiến rất nhiều công sức cho cộng đồng, chưa chắc đã được nhiều người biết đến, nhưng chỉ cần người đó, chưa hẳn là làm sai, mà làm không được như mong muốn của nhiều người khác thì lập tức bị chỉ trích, khích bác, thậm chí chửi rủa bằng nhiều thứ từ ngữ thô thiển nhất. Mà đoan chắc rằng trong số những người lớn tiếng kẻ rạch soi mói biếm nhẽ người khác ấy thì bản thân chưa chắc đã làm được chút gì gọi là ích lợi cho mình cũng như cuộc sống. Họ chỉ biết đòi hỏi công sức của người khác cho sự thụ hưởng của bản thân, nhưng không hề nghĩ bản thân mình phải có đóng góp gì, và chắc gì đã làm được một phần mười một phần trăm so với người mà họ đang công kích. Khi họ chê bai người khác họ luôn tỏ ra họ là người tài giỏi, hơn hẳn người kia thậm chí bao nhiêu bậc. Nhiều khi họ không hiểu cả rằng điều họ đang la ó ấy là thiếu cơ sở, thiếu căn cứ, thiếu hiểu biết nhất định, thiếu cả một cái nhìn công tâm. Một số người thì hùa theo đám đông, cứ thấy người chê nhiều hơn thì cũng chê theo cho có vẻ ta đây cũng hiểu biết như ai. Một số khác có khi cũng tự biết mình bất tài, nhưng lại cố ém nhẹm sự bất tài của mình bằng cách thóa mạ, kê kích, thậm chí là bịa đặt vu cáo những điều thất thiệt cho nhiều người, để phần nào đó thoả mãn được lòng tự tôn. Trong các loại tính cách có một loại gọi là vị kỷ. Chỉ biết có mình, mọi thứ phải được vừa ý mình, nhưng không có khái niệm mình phải làm gì để đáp lại, hay muốn mọi người vì mình thì cũng phải biết làm gì đó vì mọi người. Không được như ý thì kêu van trách oán, chì chiết tức tối, cứ như là cả thế giới này có bổn phận làm vừa ý họ. Sự mong muốn thoả mãn cá nhân lớn hơn việc xem trọng người khác này là một rào cản rất lớn cho những công cuộc xây dựng và phát triển chung.

4. THÍCH HƠN NGƯỜI

Nói lạ, ai lại chẳng muốn mình giỏi giang hơn người khác, đẹp đẽ hơn người khác, giàu có hơn người khác, trí tuệ hơn người khác, vinh danh hơn người khác, hạnh phúc hơn người khác… Tóm lại hơn gì cũng được, hơn gì cũng vui, không lẽ lại chịu thua kém người lại là hay sao?

Đồng ý rằng cuộc sống, cái sự hơn thua nhiều khi là một cách biểu hiện tầm vóc mỗi người, sự vươn tới vươn xa cũng được đo bằng hơn bao nhiêu. Các cuộc tranh tài cũng lấy cái đích hơn mà lựa chọn. Đó là những cái hơn tích cực, cái hơn khiến con người ta có sức bật đáng kể thành công đáng kể. Nhưng điều đáng điều chỉnh là những cái hơn vụn vặt. Trong giao thông hơn nửa cái bánh xe, trong cãi vã hơn một câu kích bác, trong ăn uống hơn một mẩu thực phẩm, trong trang phục hơn một chút sắc màu… Không ít người thường có tâm lý thích giao du với những người thua kém mình ít nhất là một vài điểm nào đó, chỉ để thỏa mãn được một cảm giác là mình hơn người. Cái sự thích hơn người, tỏ ra hơn người luôn được tìm cách thể hiện. Cho dù đa số sự biểu hiện ấy trở nên lố lăng kệch cỡm dị hợm đến buồn cười. Nhưng người ta vẫn thích hơn người, và cách dễ nhất là bôi xấu người khác để tự thấy mình hay hơn. Đây không chỉ là một thói tính không hay mà nó còn hàm ý thêm sự tự ti, yểu nhược, vị kỷ, nhỏ mọn, khi không dám thừa nhận những điều mà người khác hay hơn giỏi hơn mình để mà học hỏi để mà phấn đấu. Tóm lại, cái sự hơn mà không nhất thiết phải hơn này nó đã đẻ ra nhiều mâu thuẫn, không hiếm khi trở thành tai họa, nhẹ trở thành nặng. Biến con người lẽ ra đàng hoàng lịch lãm thành tiểu kỷ lố lăng. Biến một câu chuyện lẽ ra là sự vui đùa thành hận thù tranh chấp. Biến một cuộc thương lượng ôn hòa lẽ ra là rất hiệu quả thành một cuộc ẩu đả phá hỏng bét cả đôi bên. Hãy ngẫm mà xem, người ta đang phải chịu biết bao sự tổn hại không đáng có bởi những cái hơn vụn vặt nhỏ mọn ấy. Không những thế, cái sự thích hơn vụn vặt hơn trong chốc lát ấy đã đẻ ra cái sự bốc thơm, khen đểu, lấy lòng, ngợi ca quá mức một cách lố bịch dị hợm. Không ít người vì thích hơn một phút ấy mà rồi vào cái bẫy hư vinh rồi ra thân thảm hại, tàn bại cả tư cách đến sự nghiệp.

5. XEM NHẸ LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC

Có một cặp từ “nhẹ ký” hơn để biểu thị rất rõ ý nghĩa này: Sính ngoại. Các thứ vật dụng của nước ngoài tốt hơn, những nhãn mác nước ngoài độ tin cậy cao hơn, người nước ngoài đẹp hơn, hay hơn, thông minh hơn, cảnh quan nước ngoài hấp dẫn hơn, tay nghề trên các lĩnh vực ở nước ngoài vượt trội hơn, những lập luận quan điểm ở nước ngoài đúng hơn, tiếng nước ngoài sang hơn, văn hóa nước ngoài đẳng cấp hơn, nói tóm lại, tất tật cái gì ở nước ngoài cũng hơn nước mình cả. Không phủ nhận có một số lĩnh vực, một số quan điểm, một số trình độ, một số cảnh trí ở nước ngoài hơn ta thật, nhưng không phải cái gì ở nước ngoài cũng hơn, và cái gì ở nước ta cũng kém. Dân tộc nào đất nước nào cũng có những mặt mạnh mặt yếu mặt hay mặt dở. Công luận thông tin có phong phú đến đâu cũng không thể chuyển tải hết mọi mặt đời sống từ tất cả các nơi trên thế giới, mà chỉ có một số ít điển hình được nêu lên được chú ý được lan truyền mà thôi. Tâm lý tự xem nhẹ dân tộc mình đã dẫn đến nhiều sự lệch lạc đáng ngại, gây tổn hại không ít về mặt quốc thể, kinh tế, chính trị và cả văn hóa. Và những người ấy không hề biết rằng chính họ đã tự hạ thấp giá trị mình, gia đình mình, đất nước mình. Chính thành phần này rất dễ trở thành công cụ cho những mưu đồ bất hảo. Bởi mình đã không biết trọng mình thì chẳng có ai trọng mình cả. Không chỉ giới hạn trong sự xem nhẹ lòng tự tôn dân tộc mà hơn thế nữa dễ trở thành kẻ tiếp tay cho nhiều mục đích trục lợi của ngoại bang, gây tổn hại nguy ngại cho chính họ hàng thân thuộc bạn bè lối xóm, hay nói chung là dân tộc mình. Rất tiếc là thành phần này khá phổ biến. Họ chỉ cần đạt được một ít lợi ích vật chất cho cá nhân là sẵn sàng. Con số nạn nhân của thành phần này là không giới hạn. Nhưng nói đi lại cũng phải nói lại, họ có thực hiện được hành vi ấy hay không là tùy thuộc vào lòng tin của công chúng. Mà lòng tin của đa phần công chúng lại hay đặt để không đúng chỗ, nhất là các vấn đề có yếu tố nước ngoài. Người đi lừa đương nhiên là có tội, nhưng người vì sính ngoại mà sẵn sàng chìa cổ cho người ta lừa cũng can tội đồng lõa chứ nhỉ? Tâm lý không xem trọng những thành tựu của người nước mình mà chỉ thích suy tôn thần tượng nước ngoài, không chỉ làm nhục quốc thể mà còn góp phần trì trệ đà phát triển của đất nước. Một quốc gia hưng thịnh không thể chỉ nhắm vào một nhóm một lĩnh vực một thành phần, mà rất cần có sự chung tay tiếp sức của cả một dân tộc. Không một nhà lãnh đạo nào tài ba đến độ nâng bổng được cả một bệ phóng dân tộc. Mà sự tương tác đồng thuận đóng vai trò then chốt. Ví như một gia đình, sẽ không có hạnh phúc êm ấm phát triển nhiều mặt nếu con cái anh chị em mỗi người mỗi hướng vọng ngoại khác nhau, đem tâm sức mình tham gia lợi ích bên ngoài, một gia đình thiếu gắn kết thì sớm muộn gì cũng tan rã dù cách này hay cách khác, huống chi là cả một dân tộc một đất nước. Người ta vẫn nói nhiều đến cụm từ “học hỏi hay học đòi?”. Vậy câu trả lời của mỗi người?

6. NÓI HAY HƠN LÀM

Khi đứng ngoài một sự việc, hầu như ai cũng có thể nhìn với cái nhìn phán xét, nói những lời chỉ dạy, đề ra những cách thức, phương pháp xem chừng là tối ưu lắm. Nhưng nếu bảo họ bắt tay vào làm thử, thì gần như đa số sẽ tìm một lý do nguyên cớ nào đó để thoái thác. Và cái thành quả mà họ muốn có ấy phải được thực hiện từ công sức của người khác chứ không phải họ. Và rồi một khi hiệu quả không đạt như họ muốn thì họ sẽ tha hồ dè bỉu, chê trách. Còn nếu đáp ứng được yêu cầu thì họ lên mặt vênh vang là nhờ công của họ mà thành. Như thế thì lúc nào họ cũng hay, cũng giỏi và cũng đúng cả. Họ luôn là người khôn ngoan, để rồi lại bất kỳ ở đâu, bất kỳ việc gì, họ lại sẵn sàng quai mồm ra mà chỉ dạy. Tuy rằng trong cuộc sống bao la này, không một ai là có thể đủ kiến thức để ứng dụng trong tất cả các công việc, lĩnh vực mình cần, và nếu ai đó cho mình một kiến thức hay, hợp lý, được việc, tất nhiên là mình hết sức cảm ơn. Nhưng rất nhiều nhiều người, không đủ kiến thức, thậm chí rất mơ hồ về sự vụ nào đó, nhưng cũng vô cùng nhiệt tình trong việc chỉ bảo, có khi là rất đoan quyết rất hùng hồn, mặc kệ cái gọi là hậu quả nếu nó xảy ra. Vì cái hậu quả ấy đâu thuộc về bản thân họ, nếu bảo họ phải chịu trách nhiệm thật sự về những gì họ nói thì đoan chắc rằng họ sẽ lỉnh ngay đi chỗ khác. Rồi nếu cái hậu quả ấy có xảy ra thì họ lại ra vẻ ngây thơ vô can “tôi biết đâu đấy”. Cái sự nói hay hơn làm này cũng là một cách giấu dốt. Bởi nói thuần lý thuyết xem ra hay ho lắm lắm, nhưng chỉ khi bắt tay vào làm thì mới nghiệm chứng được thành quả của sự vụ là thế nào. Khi có kết quả của đáp án thì đúng sai gì nó bày cả ra đấy, chả giấu đi đâu được, chả đổ cho ai được. Cũng bởi một điều nữa là, nói thì mất ít công năng lắm, chỉ cử động cái quai hàm một tí thôi, nhưng làm thì… ôi giời ơi, là cả một vấn đề nghiêm trọng đấy nhé. Nào là… nào là… nào là… Mà có làm thì dễ có sai, sai rồi thì nói hay làm sao được nữa. Có làm mới lòi ra cái dốt, mà dốt rồi thì dạy ai được nữa. Nên vẫn cứ tốt nhất là nói chứ đừng làm. Và cũng chính vì sự giấu dốt ấy mà tạo nên biết bao chuyện dở khóc dở cười. Dẫu có còn bao dở khóc dở cười nữa thì cặp từ “tinh tướng” chắc vẫn còn phải dùng đến lâu lâu nữa.

7. ĐẦU VOI ĐUÔI CHUỘT

Đây là một thói thường luôn thấy trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Hầu như bất kỳ một món hàng nào mới ra đời đều đạt kha khá về mặt chất lượng lẫn khối lượng. Để chiếm lĩnh thị trường, để gây uy tín, để thu hút khách hàng. Nhưng chỉ ít lâu sau thì món hàng ấy sẽ bé dần đi, chất lượng cũng giảm nhưng giá cả thì lại tăng. Hoặc có những thể thức chương trình khi bắt đầu thì xem ra vẻ hoành tráng bề thế lắm, nhưng khi diễn tiến sẽ mòn dần về sau. Càng về cuối càng giảm sút về mọi mặt, không ít sự phá sản vì nguyên do này. Không chỉ ảnh hưởng kinh tế mà nặng hơn là thể diện, nhân cách, uy tín. Cái sự lùi dần này không thể làm cho con người ta lớn lên được mạnh lên được, mà nó chỉ làm cho con người ngày càng thấp kém đi. Một người thấp kém hai người thấp kém, cả gia đình thấp kém cả xã hội thấp kém. Cái sự đầu voi đuôi chuột này, xét ra cũng có vài nguyên nhân. Nếu về phía chủ quan thì khả năng tầm nhìn chưa tốt, nắm bắt những tín hiệu căn cơ chưa tốt, mới tính một mà chưa tính hai, mới thấy ngắn mà chưa nghĩ dài, hoặc các yếu tố về thời cơ, tiềm lực, chưa đủ đã vội triển khai. Vấn đề nữa là chiến lược thả thu. Ban đầu để gây sự chú ý, câu khách, sau khi đã đạt một phần tương đối rồi bắt đầu lấy lại. Cách tiền hậu bất nhất này hầu như không hiệu quả trong làm ăn, bởi không ai vui vẻ tiếp nhận một thứ hàng hóa khi biết mình như bị cho vào tròng như vậy. Còn một nguyên do nữa thuộc về khách quan. Khi tính toán trù bị tại một thời điểm có những yếu tố và bối cảnh tương đối thuận hợp, nhưng khi diễn biến thì nảy sinh một số tác động không nằm trong sự kiểm soát chủ động. Ví dụ bị động do nguyên liệu đầu vào chẳng hạn. Tuy nhiên, dù với bất kỳ lý do gì thì chuyện đầu voi đuôi chuột hoàn toàn không phải là chuyện đáng khen ngợi. Mà tính chất tráo trở của nó là điều gây phương hại nhiều mặt.

8. THƯỜNG TÌM CÁCH ĐỔ LỖI

Khi làm hỏng một việc gì, điều đầu tiên là tìm cách đổ lỗi, chối tránh trách nhiệm. Rằng chỉ vì thế nọ thế kia, chứ bản thân họ không có lỗi gì cả, và nếu không thế nọ không thế kia thì chắc chắn họ đã làm tốt. Tuy rằng luôn có sai số trong quá trình thực hiện, luôn có những tác động, diễn biến nảy sinh làm thay đổi những dự tính ban đầu. Nhưng chỉ là một phần nhỏ không đủ làm thay đổi phần lớn kết quả nếu khi bắt đầu người ta biết nhìn nhận thấu đáo mọi góc độ, tính toán xem xét cẩn thận những khả năng sai số có thể xảy ra. “Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”. Cho dù đó là một câu nói không sai, nhưng cứ vin vào ý nghĩ ấy mà vội vã hấp tấp trong hành động, không nhận thức rõ thực lực và trách nhiệm của bản thân với công việc, thì sự sai lầm đương nhiên phải xảy ra. Nhiều khi, hậu quả đã rõ ràng thiệt hại, nhưng tinh thần khắc phục và trung thực nhận lỗi không có, lại quanh co đổ vấy khiến cho sự thiệt hại càng lớn hơn. Sự đổ lỗi này, xét theo một góc độ khác, có thể là hơi nặng nề ngôn ngữ một chút, đó là sự hèn nhát, thiếu dũng cảm, thiếu can đảm đương đầu, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô lương tâm, nhấn mạnh thêm một chút là sự phá hoại. Đây cũng chính là điều gây hậu quả dây chuyền. Hãy thử ngẫm mà xem, có biết bao hệ lụy hệ quả kéo theo từ những hậu quả dây chuyền ấy. Đúng là trong cuộc sống, không ai là không ít nhất một vài lần mắc sai lầm. Vấn đề là nhận thức và tinh thần chịu trách nhiệm. Sai lầm nhỏ thì còn có cơ hội điều chỉnh, sai lầm lớn thì đương nhiên phải gánh chịu hậu quả. Có thể bỏ qua cái sai ban đầu vì không cố ý, nhưng chuyện trốn tránh trách nhiệm đổ lỗi cho người khác để phạm sai thêm thì khó mà bào chữa. Và rõ ràng không dễ thuyết phục lòng tin của mọi người cho những việc tiếp theo, phần nào đó có thể xem như tự đóng cửa ngày mai của mình.

9. THIẾU TRUNG THỰC

Đây là một thói tính hết sức phổ biến. Đừng ai vội nhăn mặt cho là bị xúc phạm, mà hãy ngẫm xem đã. Cho dù không là tất cả, nhưng chiếm phần lớn trong tổng thể. Nhất là trong những lĩnh vực không thuộc trách nhiệm của cá nhân. Hầu hết những công việc được giao, thì điều đầu tỉên nghĩ đến là làm sao cho mau xong, và tư lợi ít nhiều cái đã. Khi hiệu quả và hậu quả thuộc về số đông thì lại càng mạnh tay trong việc gian lận để thủ lợi. Không chỉ một vài mà gần như toàn bộ các hình thái xã hội đều vướng phải yếu tố này. Lớn thì có cách của lớn, nhỏ thì có cách của nhỏ, cho dù bằng cách nào thì miễn có cái bỏ túi là được. Thật đáng buồn đáng xấu hổ khi phải nói sự thiếu trung thực đã trở thành một thứ dân tính, một thứ dân tính tệ hại. Cái thứ dân tính này đã bộc lộ rõ hậu quả khi làm ăn với nước ngoài. Không ít những hợp đồng phải bồi thường nặng, mà đâu phải chỉ bồi thường là xong, mất niềm tin, mất uy tín, mất quốc thể. Để rồi sau đó phải gánh chịu sự xét nét, hạch hỏi, xem thường. Kể cả những người dân Việt sinh sống ở nước ngoài cũng gây ra nhiều điều tiếng, mất uy tín, mất giá trị, mất nhiều cơ hội làm ăn, mất sự tương quan hỗ trợ, mất thể cách dân tộc… Nhiều cái mất như thế nhưng sao vẫn tồn tại? Tồn tại như một nghiễm nhiên, dẫu có giỏi lấp liếm bao biện mấy đi nữa thì cũng không thể bôi xoá triệt để đi được. Có khác chăng về mặt cách thức chứ không thể thay đổi tính chất. Nhất là những hành vi trục lợi của chung. Hễ có một động thái gì dính dáng đến tiền nong mà có kẽ hở để thủ đoạn lợi dụng thì y như rằng. Vì vậy mà người ta luôn nhìn nhau bằng cái nhìn nghi kỵ trước tiên chứ không phải bằng cái nhìn thân thiện tin cậy. Và trong quá trình cuộc sống, không biết có bao nhiêu là tranh chấp kiện tụng và cả những hành xử mạnh tay gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng phần lớn cũng từ sự thiếu trung thực này. Tệ hại hơn là tính giả dối cứ như một sự nghiễm nhiên phải có. Người ta giả dối ngay cả những lúc những chuyện không nhất thiết phải giả dối. Ví như có hỏi “Chuyện đó có gì ảnh hưởng đâu mà phải nói dối?”. “Có sao đâu, nói cho vui ấy mà”. Đa phần, khi nói dối đều nhằm một mục đích, và mục đích ấy đương nhiên là phục vụ lợi ích cá nhân mặt này hay mặt khác. Người ta nói dối cứ trơn tru như chuyện bình thường không có gì phải áy náy. Để rồi hầu như tất cả những sự dối trá đều không mang lại điều tốt đẹp, thậm chí tự mình chuốc lấy hiểm nguy cho mình. Hẳn có ai đó đang phản biện “Vậy có những sự thật cần được bảo vệ bằng sự dối trá thì phải làm sao?”. Vâng, đó là những ngoại lệ có thể được phép vì sự bắt đắc dĩ mà phải dối. Còn việc chấp nhận và yêu thích sự dối trá thì tin rằng không một ai trả lời là có. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, người ta ghét sự dối trá nhưng vẫn sống chung với sự dối trá. Nhiều cảnh huống người ta còn muốn tin vào sự dối trá hơn là tin vào sự thật. Nhưng cho dù sự thật có đau lòng đến mấy, thì cũng không thể che lấp nó mãi bằng sự dối trá được. Và những ai thích dối người cho dù với bất kỳ sự bao biện nào, thì cuối cùng họ cũng không thể nhận được một giá trị sống thật, mà chỉ có thể lãnh những hậu quả từ sự dối trá ấy mà thôi.

10. TẬP TÍNH ĐÁM ĐÔNG

Đây là một tập tính lâu đời và có sức ảnh hưởng cao nhất. Có vài từ khác để chỉ rõ vấn đề này: a dua, phong trào, hùa… Dường như trong mọi góc độ hành xử cuộc sống, cái gọi là vây cánh bè phái luôn tồn tại. Vốn con người luôn cảm giác mình nhỏ nhoi yếu đuối nên thường có tâm lý dựa dẫm, lại khi cần thiết phải đối đầu với những khó khăn thách thức thuộc hàng bề thế hơn mình, thì tâm lý này càng bộc lộ, và thế rồi “ta tầm ta nó tầm nó”. Mặt khác, trong một đám đông cho một sự chọn lựa hay quyết định, luôn có ưu thế về mặt số lượng, điều này không đồng nghĩa chất lượng hay tính chính thống của vụ việc, mà chỉ cần hướng nào nhiều người đổ vào thì chạy theo cho chắc ăn. Có sai thì cũng cả đám sai chứ không phải mình mình. Vả lại, không theo đám đông mà nghiêng về số ít thì khó mà có sự bảo đảm an toàn mặt này hay mặt khác. Ở đâu có một đám đông tụ tập là lập tức đám đông ấy lại càng đông dần lên. Rồi khi có một đề quyết phải trái nghiêng về một bên nhưng chưa hề có sự thẩm định một cách chắc chắn, thì vô hình trung bên đang tạm chịu sự sai trái sẽ đương nhiên phải hứng chịu đòn hội đồng. Cho dù sự thể ấy chẳng gây thiệt hại gì đến số đông thì vẫn cứ mặc nhiên cái số đông ấy tha hồ tung tác dẫn đến sự mất kiểm soát, sai lệch hoàn toàn tính chất vốn có. Và một ý niệm thường trực, cứ đông người ủng hộ thì đó là việc đúng, cho dù đã không ít bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Tập tính đám đông này, xét cho cùng, là điều bất ổn. Khi bị một đám đông cuốn hút, người ta luôn bị động bởi luận tính cấp thời của sự vụ. Người ta không đủ bĩnh tĩnh kiên nhẫn và sáng suốt để suy ngẫm để nhận thức bản chất thật của vấn đề. Chính tập tính đám đông thiếu kiên nhẫn, thiếu suy xét cân nhắc đã tạo thuận lợi cho những yếu tố kích động lôi kéo dẫn dụ vào những mục đích bất thiện cho một mưu đồ cho một lợi ích cá nhân hay tổ chức nào đó, và phần thiệt hại đương nhiên thuộc về thành phần tham gia, cho dù khi hiểu ra có khi đã là quá muộn. Một đám đông đương nhiên là hội tụ bởi rất nhiều cá nhân, mà đã cá nhân thì đương nhiên không thể hoàn toàn đồng hướng, lẽ tự nhiên dễ xảy ra tranh chấp, dễ mất cân bằng mất kiểm soát, dễ dẫn đến sự chen lấn xô đẩy dẫm đạp loạn đả, và rõ ràng gây ra sự thương tổn về nhiều mặt. Tuy nhiên, vẫn không thể nào giảm hạn được chất xúc tác của tập tính đám đông, khi mỗi người không đủ tự tin, không đủ bản lĩnh, không đủ nhận thức, không đủ sự chín chắn điềm đạm để phán đoán được tính chất mà đám đông đang tụ tập kia là gì, bên cạnh đó là sự tò mò, là sự mỏng manh yếu ớt tâm lý của một cá nhân, vô hình trung tự mình trở thành lệ thuộc. Không chỉ mang tính dẫn dắt nhất thời, mà về lâu dài, khiến con người ta có tâm lý ỷ lại, chờ đợi, ám ảnh, sợ sệt, cầu lụy, vô thức hóa robot, yếu kém hệ thống tư duy, mất khả năng tự lực sáng tạo, tự đưa mình vào những phức tạp đôi khi là bế tắc vì không đủ điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề của chính mình. Thực tế cho thấy đã rất nhiều sai lầm xuất phát từ tâm lý đám đông.

11. KHÔN VẶT

Khôn vặt hay còn gọi là khôn lỏi. Đây là cái khôn giỏi tính toán chuyện ăn người hơn người trong khoảnh khắc hay trong một thời gian ngắn, nhưng lại mang tính bất minh, gian giảo. Chỉ cần thấy đạt được một chút lợi nhuận béo bở nào đấy là cảm thấy vui sướng thỏa mãn và cười cợt người là ngu dại. Có biết đâu cái tính khôn vặt này là sự biểu hiện bản chất con người một cách rõ rệt nhất. Đó là những con người tiểu kỷ, chỉ biết cái lợi cho mình, không quan tâm đến những người chung quanh, không cần biết mình phải đối xử với mọi người thế nào, chỉ cần biết điều gì có lợi cho mình thì làm, không thì lánh mặt hay thoái thác. Lại thêm sự toan tính tham lam, thường tìm những cách thủ lợi bằng bất kỳ tiểu xảo nào có thể, luôn có tâm lý mưu đoạt của người. Đồng hành với cái tính này là sự vụn vặt nhỏ mọn cố chấp đố kỵ và bảo thủ và đương nhiên cả cái gọi là “xấu bụng”. Người khôn vặt cứ tưởng mình là khôn ngoan giỏi giang, đâu biết rằng: tham một bát bỏ một mâm. Là vì chỉ nhăm nhăm vào cái lợi nhỏ trước mắt mà không hề nghĩ chuyện phải gây dựng lâu dài, nên không thể bền vững các mối tương quan trong công việc làm ăn để mất nhiều cơ hội lớn phát triển về sau.

12. THÍCH TIN CÁI XẤU HƠN CÁI TỐT

Đây là một xu hướng thấy rất rõ từ suốt bao lâu nay. Cứ có thông tin gì về những việc làm xấu gây tổn hại cho một hoặc nhiều người, hoặc những vụ việc bê bối dở tệ gọi là xì-căng-đan là đổ xô nhau vào xem. Thậm chí những sản phẩm dung chứa nội dung bất thiện ấy lại luôn được nhanh chóng lưu truyền đến mọi ngõ ngách bằng nhiều phương tiện. Những lời nói xấu ác ý về một ai đó lập tức chiếm ngay được lòng tin, chưa cần biết điều đó có thật không, và người nói xấu đó có mưu đồ mục đích gì, chỉ cần biết người kia đang bị gọi là người xấu thì thêm mắm thêm muối vào cho xấu luôn một thể. Có ai đó thường làm bao việc tốt, thì sự công nhận nhiều khi là rất hời hợt, phần lớn còn nghi hoặc không biết có tốt thật vậy không, nhưng cứ hễ sa chân sểnh miệng một việc gì đó không hay là bao nhiêu công sức tấm lòng của họ rơi tuột hết, trong mắt mọi người họ đã trở thành một kẻ xấu. Cũng vậy với những người chẳng may vướng vào vòng lao lý cho dù thích đáng hay không thích đáng, thì cái bản án đó sẽ đeo nặng suốt đời trong cộng đồng. Rằng đã xấu một lần thì mãi là người xấu, đã sai một lần thì mãi là người sai, có bao cố gắng khắc phục lỗi lầm thì chỉ thuyết phục được một số ít thân tình, còn thì xã hội vẫn cứ đóng đinh vào định kiến. Nếu có hỏi thì hẳn trăm người sẽ trả lời như một “Xấu thì ai mà ưa”. Không ưa, nhưng thích nhìn cái xấu của người khác để có cảm giác mình tốt, không ưa nhưng thích soi mói chuyện xấu của người khác để tỏ ra mình hay, không ưa nhưng thích đàm tiếu về cái xấu của người khác để thấy mình đẹp. Vậy đó, do tâm lý này mà xã hội có những nhốn nháo xô bồ các thang bậc giá trị. Nhập nhằng lẫn lộn vàng thau bởi những cách nhìn không tỉnh táo, thiên kiến, đố kỵ. Trong khi, đã là một con người bình thường giữa một cuộc sống bình thường, ai cũng có một vài điểm chưa tốt, ai cũng có một đôi khi sai sót, ai cũng có một vài lúc nông nổi, và ai thì cũng có những mặt tốt những việc tốt rất đáng được ngợi khen. Vì vậy mà: Hỡi con người, hãy công tâm một chút, hãy rộng lòng một chút, và hãy bớt chú tâm vào những cái xấu của người khác, may ra, cuộc sống này sẽ được sống đúng với giá trị thật của nó hơn.

13. ĐẠI NGÔN VÀ DƯ LUẬN

Người dân Việt rất thích nói đại ngôn, là cách nói phóng đại, nâng cấp độ cao hơn rất nhiều so với giá trị thật của sự vụ. Thích ai, thích cái gì thì vô cùng hào phóng ngôn từ khen tặng, ghét ai ghét cái gì thì cũng hết sức nặng nề ngôn ngữ phản cảm. Trong việc truyền tải thông tin về một vấn đề có vẻ kịch tính bi đát ly kỳ thì người truyền tin luôn ra vẻ quan trọng nguy cấp, cứ làm như trái đất sắp sụp đến nơi rồi, cứ qua mỗi kênh truyền thì mức độ trầm trọng lại tăng lên một ít, ai cũng tỏ ra mình mới là người hiểu thấu thông tin ấy, mới là người biết cực rõ mức độ cấp thiết của thông tin ấy, và chắn chắn lời mình nói ra là không thể sai vào đâu được. Và cứ thế cứ thế “tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn ba ngày đường”. Ngày nay ba ngày đường nếu được tính bằng tốc độ internet thì không thể hình dung được phạm vi của thông tin với tới sẽ đến đâu, đương nhiên là vô giới hạn. Cái sự ưa đại ngôn ấy không biết đã đẻ ra bao nhiêu cái “tam sao thất bản”, thất tiệt luôn bản gốc, và trở thành “Dư Luận”. Xét mặt ngữ nghĩa, dư luận là nói thừa, và rõ ràng là có rất nhiều thừa, nhưng ác nỗi cái sự thừa ấy vẫn hấp dụ được khối khối người quan tâm, không chỉ quan tâm mà còn hăng hái bàn giải. Họ không hề nghĩ những lời bàn tán quá đà của họ sẽ gây những hậu quả gì cho nhân vật mà họ đang nói đến, họ chỉ biết phát ngôn cho thỏa sức, gói ghém những ác ý, sự ghen tị đố kỵ cho dù cố ý hay hồn nhiên. Thường là khi dự đoán một kết quả, hoặc cố ý để tạo sự tập trung lôi kéo cho một tác phẩm một chương trình hay một trận đấu về lĩnh vực nào đó, người ta thường đưa ra những cụm từ rất kêu rất hoành tráng rất đề cao sự nổi trội và cứ như là sẽ xảy ra đúng y như thế. Đáng tiếc là kha khá đã không đạt được sự mong cầu ấy, không những chỉ là sự thất vọng cho nhiều người mà còn làm cho người trong cuộc dễ trở nên lố bịch. Hoặc có những bài bình bài dẫn cho một tác phẩm khi ra mắt công chúng, thường có sự hào phóng ngôn ngữ qua tài vung vẩy của người viết, mà khi soi chiếu lại với bản chất vốn có của tác phẩm lại là một khoảng chênh rất rõ. Cho dù vốn liếng từ vựng tiếng Việt hết sức giàu có, nhưng để vận dụng một cách có hiệu quả thì rất nên tránh sự lạm dụng làm cường điệu hóa tính chất dễ gây ngộ nhận.

(còn tiếp)

ĐÀM LAN

LÝ DO

Quay mặt vào vách, Thư kéo mền trùm kín đầu. Tiếng nấc được nhốt kín trong lớp mền bông mềm mại. Khóc thỏa thuê, Thư cảm thấy nỗi đau lắng xuống, dịu hẳn đi. Nực quá! Thư tốc mền ngồi bật dậy, lầm bầm:

- Ta không thèm mắc cỡ nữa!

Sáng nay, thầy lý kiểm tra bài khác hơn mọi khi. Thầy lệnh cho học trò phải lên đứng cạnh thầy trả bài vanh vách thay vì viết ra giấy. Cả lớp kinh hoàng! Dù Thư đã thành tâm cầu trời Phật phò hộ cho mình thoát nạn nhưng thầy gọi ngay boong tên Thư. Đọc được vài chữ, Thư… bí, ấp a ấp úng mãi. Đảo mắt một vòng, cầu cứu lũ bạn. Thật tệ! Đứa nào cũng giả đò ngó lơ. Thầy hỏi:

- Thuộc bài không?

Thư chẳng biết trả lời sao. Nếu độn thổ được thì Thư đã chui tọt xuống đất. Thầy quát:

- Sao không trả lời?

Giật mình đánh thót, Thư vội đáp:

- Dạ, không!

Thường ngày, thầy hiền lắm. Sao bữa nay thầy nóng quá chừng! Thư nghi là thầy giận… vợ ở nhà.

Đập tay xuống bàn đánh rầm, bụi phấn bay mù mịt, thầy hét lớn:

- Về chỗ!

Thư òa khóc. Nó lủi thủi về chỗ trong tiếng guốc khua lọc cọc. Lũ bạn bật cười. Thầy cũng cười. Có tiếng xầm xì:

- Xời ơi! Bữa nay mang guốc cao gót nữa chứ.

- Áo lụa Hà Đông láng lẫy chứ bộ.

- Xí, ăn mặc bảnh bao mà không thuộc bài.

Thư úp mặt xuống bàn, nước mắt tuôn như mưa. Thầy xếp sổ, thở dài:

- Người ta lên tới cung trăng từ lâu rồi mà mấy em vẫn còn vật vã với một hai bài học. Tôi nản quá!

Thư càng khóc to hơn. Thầy nổi nóng, quát:

- Có nín không? Nước mắt giải quyết được gì chứ?

Sương chu môi:

- Nước mắt cá sấu đó thầy.

Thằng Lam chêm vào:

- Dạ, roi mây mới giải quyết được chuyện này, thưa thầy.

Thu Thủy trừng mắt với Lam:

- Ê, đừng có xảnh xẹ nha! Tụi mầy định thừa cơ hội chế dầu vô lửa hả? Lâu lâu, con Thư mới làm biếng một lần chứ bộ .

Cả lớp cười ồ. Hạnh chen vào:

- Thưa thầy, tại chị của bạn Thư đi lấy chồng nên nó… không thuộc bài đó thầy.

Thầy bật cười. Được nước, cả lớp cười hùa theo. Tình trạng căng thẳng biến mất. Thằng Lam gật gù:

- Lý do nầy chính đáng.

Thầy trở lại chỗ ngồi, lắc đầu:

- Rồi em sẽ khổ thôi!

Thư cũng nghĩ vậy. Đời nó rồi sẽ khổ. Trước mắt đã thấy cực thân. Từ hôm chị Tuyền về nhà chồng, trời chưa sáng rõ, Thư đã phải thức dậy, lo việc nhà… mình. Nào là nhóm bếp, nấu nước, pha trà, chiên hột gà, rửa ly, quét dọn… Hàng tá công việc vây lấy Thư. Mệt phờ người. Thư không còn hơi sức đâu để tập thể dục thẩm mỹ như trước. Đâu còn những buổi sáng nằm nướng, lắng nghe chim hót ríu ran trên vòm lá sầu đông. Đâu còn mặc tình lăn qua, trở lại trên tấm nệm êm ái, đưa tay chụp những giọt nắng đầu ngày rọi xuống tấm drap trắng muốt, mát rượi. Chờ chị Tuyền gọi năm lần bảy lượt mới chịu ngóc dậy, vươn vai, ngáp thêm vài cái:

- E hèm, mệt quá!

- Dậy lẹ lên! Coi chừng trễ giờ học đó. Lười biếng còn hơn… quỉ!

Cười hì hì, Thư bá cổ chị, làm nũng:

- Ai biểu chị siêng làm chi.

- Chứ không lẽ để mẹ làm. Mẹ còn biết bao nhiêu là việc, phải phụ mẹ một tay chứ.

- Em có thấy việc gì đâu mà phụ làm.

- Em mà thấy chắc là trời sập. Thôi, đi rửa mặt rồi đi ăn sáng đi, kẻo trễ học đó, cô nương.

Chị Tuyền luôn làm mọi người hài lòng với buổi điểm tâm. Phần Thư là một quả trứng gà ốp la, mấy miếng dưa chuột xanh rờn, giòn rụm. Đôi khi là một mẩu thịt nướng thơm phưng phức. Thằng Út được phân phối hai khứa cá kho khô, vài ba chú tép rang. Thằng bé này ưa những món đồng nội. Lớn lên, thế nào nó cũng về sông để… ăn cá, về đồng để… ăn cua. Chẳng biết chị Tuyền thức từ lúc nào mà bày vẽ chu đáo như vậy. Thư thương chị lắm, thầm hứa sẽ giúp chị. Nhưng, sau đó lại quên ngay. Tan học, Thư hay theo Thủy với Hạnh đạp xe lòng vòng qua các phố, hay ghé vào công viên để ngắm hoa nở rộ, khoe sắc. Ba đứa đuổi theo những cánh bướm sặc sỡ. Thư thích bấu thành hồ ngóng nhìn mấy con cá tai tượng lượn lờ trong làn nước trong vắt. Bật cười với những gợn sóng lăn tăn sau những cái đuôi ngoe nguẩy như làm nũng của chúng. Có hôm, mải vui, quên giờ giấc, chừng thấy công viên vắng lặng, ba đứa giật mình, xem đồng hồ thì đã gần mười hai giờ. Ba đứa lật đật phóng xe như bay. Dọc đường, gặp chị Tuyền đang đạp xe hớt hải, mắt láo liên tìm kiếm. Vừa thấy Thư, chị òa khóc. Một lúc lâu mới thốt được:

- Em làm chị sợ hết hồn hết vía. Tưởng em bị tai nạn gì rồi. Ba mẹ đang giận đó.

Hôm ấy, Thư bị ba hét vang trời, hăm đánh năm roi. Mẹ thì mắng Thư suốt buổi tối. Còn bà nội cứ ca cẩm:

- Con gái không nên nết. Sau này thế nào cũng khổ.

Thư trốn vào phòng, chui vô mền cười rúc rích: “Bà ơi, bà nói sai rồi, cháu mới là người sung sướng nhất” . Từ khi có một người con trai lạ xuất hiện trong nhà, đeo theo chị Tuyền, Thư mơ hồ sắp có thay đổi. Và người thay đổi đầu tiên là chị Tuyền. Chị chăm chút mái tóc, khuôn mặt, bàn tay… Đôi má chị thường bừng lên sắc hồng e thẹn. Chị hay soi gương, mỉm cười một mình. Đêm, chị đứng hàng giờ bên cửa sổ, nhìn đăm đăm những vì sao. Những đêm trăng sáng, chị ngửa mặt, môi he hé như hớp lấy mật vàng rót từ cung Quảng. Có đêm, chị trầm tư bên bàn viết. Một lô giấy bị xé, ném đầy sọt nhựa. Chị khóc, chị cười, như ngây dại; Thư sợ lắm nhưng không dám méc vì dạo này, chị Tuyền thường bị mẹ mắng. Chị để hồn tận đâu đâu, rửa chén thì vỡ chén. Chiên hột gà thì để khét hoài. Tròng trắng thì thành tròng vàng, còn tròng đỏ thì lại muốn hóa đen. Một hôm, khi làm cá, chị khứa nhằm tay, đứt hết một miếng da, máu nhỏ giọt. Thư hoảng hồn kêu to:

- Chết, đau không chị?

Chị lắc đầu, nước mắt ứa hoen mi. Bà nội nghe động, lần vách đi ra, nhìn chị, bà lắc đầu:

- Con này hư! Lớn lên, đời nó sẽ khổ.

Thư bật cười:

- Ai bà cũng bảo sẽ khổ. Bà mà đi làm thầy bói thì chắc ế… nhệ.

Chị Tuyền, anh Dũng giận nhau gần một tháng. Nhà Thư vỡ sáu cái chén, ba cái dĩa, bốn cái ly. Sọt nhựa đêm nào cũng đầy những mẩu giấy ghi chép:

“Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?”

“Em như bức tượng đang tô

Anh như ngòi bút họa đồ trong tranh.”

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu”…

Cho đến một hôm, anh Dũng chạy vào nhà nắm lấy bàn tay chị Tuyền trước cặp mắt sửng sốt của Thư, nỗi kinh hoàng của bà nội. Anh trắng trợn… tỏ tình:

- Tuyền ơi, anh yêu em! Anh không thể sống thiếu em. Bằng lòng làm vợ anh nghe Tuyền!

Không trả lời. Chị Tuyền òa khóc. Thằng Út hoảng vía, chạy đi tìm mẹ để méc. Bà nội ngửa mặt kêu trời. Chỉ có Thư bật cười. Nó biết từ giờ phút nầy chị Tuyền sẽ hồi sinh. Chị sẽ không đánh rơi vật gì nữa. Và, những bữa điểm tâm lại tuyệt vời.

Đám cưới chị Tuyền thật vui. Ngày phản bái, chị và anh Dũng về thăm nhà. Chị tặng Thư một chiếc áo lụa và đôi guốc cao gót màu cánh phượng với lời dặn dò Thư thay chị lo việc nhà. Rốt cuộc, trong cuộc thay đổi, Thư là người khổ nhất. Nó phải “gánh hết” việc nhà. Đôi bàn tay Thư bắt đầu xuất hiện những vết chai. Các móng dài bị cắt ngang để lọ nồi không còn chỗ ẩn náu.

Mấy ngày nay, thằng Út sốt li bì, bà cũng kêu mệt. Ba mẹ thì bận việc cơ quan. Bao nhiêu việc dồn cho Thư. Nó không có giờ nào rảnh để học bài. Thật xui xẻo! Vào lớp bị thầy truy bài. Ôi, Thư xấu hổ lắm. Chẳng lẽ đem chuyện làm việc nhà ra để bào chữa. Chắc các bạn lại cười thầm cho xem. Vì thật ra lý do đó cũng khó thuyết phục lắm. Bởi lẽ, một số bạn còn khổ hơn Thư nhiều. Chúng vừa học vừa làm. Có đứa phải đi gánh nước thuê, có đứa đi xách hồ, bán vé số. Vậy mà chúng vẫn thuộc bài. Tự ái của Thư vốn to hơn cột đình. Nó không thể để lũ bạn chế giễu, thầy chủ nhiệm thất vọng và phải xứng đáng khi ăn mặc bảnh bao. Thư sẽ giặt sạch cái áo đẹp ấy rồi giấu tận đáy tủ như giấu sự xấu hổ của mình. Nó đợi đến khi nào lũ bạn phải tròn mắt mỗi khi Thư “ẵm điểm mười”, thầy chủ nhiệm phải thốt lên: “Giỏi quá!”, lúc đó, nó mới mang chiếc áo đẹp ra và… mặc khi đến lớp. Nhưng điều đó còn… xa lắc xa lơ. Phải phấn đấu lắm đây! Trước tiên phải làm sao? Thư ôm lấy đầu. Mơ ước đẹp đẽ biết bao nhưng muốn biến nó thành hiện thực thì chẳng dễ dàng gì! Làm sao có thể vừa đảm đang việc nhà vừa học giỏi? Thư yêu quý bà nội, cha mẹ và thằng Út. Bà nội năm nay yếu lắm rồi. Mắt mờ, tay run. Ba mẹ Thư bận việc cơ quan suốt ngày, đâu thể để mọi người cực nhọc thêm. Còn thằng Út là con trai, lại là vua vụng về. Bảo nó làm thà Thư làm luôn cho nhanh. Phải nghĩ cách thôi! Thư đến ngồi ở góc học tập, chợt trông thấy trên bìa bốn của quyển vở có in sẵn một cái thời khóa biểu rất xinh. Trong đầu Thư bỗng lóe lên một tia sáng: “Tự xếp thời khóa biểu cho mình!”. Sao mình không tự quy định giờ học, giờ làm, giờ nghỉ cho mình chứ? Loáng cái, nó đã sắp xếp đâu vào đấy. Tuy nhiên, Thư cảm thấy giờ học bấy nhiêu chưa đủ để giỏi. Nó tìm cách để “vừa học vừa làm”. Cuối cùng, Thư cũng vạch ra một “chương trình ngoạn mục”. Vừa nấu cơm Thư sẽ vừa học Sinh hay Sử. Mỗi ngày, Thư viết ra giấy “mười từ vựng Tiếng Anh” để… bỏ túi, bất cứ lúc nào tiện, móc ra học mà không phải mang quyển sách kè kè bên mình. Như vậy, trong một tháng Thư sẽ thuộc 300 từ vựng. Ba tháng thì thuộc 900 từ… Còn vừa dọn dẹp nhà cửa Thư sẽ vừa ôn công thức Lý. Hóa… Điệu này, chẳng bao lâu, Thư sẽ được như ý. Thư khoan khoái nằm lăn ra giường, nhắm nghiền mắt để tưởng tượng ngày mình ôm phần thưởng…

- Trời đất, giờ nầy mà con ngủ hả Thư? Làm biếng quá vậy!

Thư giật mình, mở bừng mắt, ngồi bật dậy nhoẻn cười, nhủ thầm: Trước tiên, phải chiến thắng cái thói làm biếng của mình mới được!

Nguyễn Thị Mây

MỤC LỤC

Vài chi tiết về kỳ họp ngày 11.02.2017… .......... Vũ Thư Hữu ... 01

Vài chi tiết về cuốn “Truyện cổ tích của Hauff” ............. Vũ Anh Tuấn ... 04

Thông điệp Laudato Si’ của ĐGH Phanxicô (tt) .... Lm.Aug. Ng.V.Trinh dịch ... 07

Câu chuyện Phóng Sinh ...................... Tâm Nguyện ... 20

Lễ hội Đền Trần & Danh tướng Trần Hưng Đạo ............. Phạm Vũ ... 31

The Birth of Vietnam - Dịch và Ngẫm nghĩ (tt & hết) ............... Thiếu Khanh .... 43

Khoa học với tách cà phê ............... Bùi Đẹp st. .... 55

Viết văn là một nghề khó nhọc ............. Đỗ Thiên Thư st. .... 63

“Đời là vạn ngày sầu” - Trật rồi!! .............. Dương Lêh ... 65

Xin thú thật (thơ) ............... Thúy Toàn dịch ... 67

Giọt nồng rơi rơi (thơ) ....................... Đàm Lan ... 69

Tìm mộng (thơ) ..................... Phạm Thị Minh-Hưng .... 70

Tình ca biển (thơ) ................. Phạm Thị Minh-Hưng .... 71

Mai nở vào đông (thơ) ....................... Nguyên Lê .... 72

Tết ngày thơ ấu (thơ) .................. Nguyên Lê .... 73

Không đề (thơ) ......................... Ngàn Phương .... 74

Họa: Dở dang của Hồ Xuân Hương (thơ) ............ Ngàn Phương .... 75

Nỗi đau thầm (thơ) ................... Ngàn Phương .... 75

Yêu người làm thơ (thơ) ........................ Hoài Ly .... 76

Mùa Xuân (thơ) ..................... Hoài Ly .... 77

Năm mới làm “thơ” (thơ) ............ Bs.Doanlinh .... 77

Chuyện cũ “gương xưa” ................... Bs.Doanlinh .... 78

Vè thú rừng (thơ) ....................... Ngô Bá Mạnh .... 79

Còn đâu !? (thơ) .................................. Vũ Thùy Hương .... 81

Xuân đơn lẻ ! (thơ) ................................ Vũ Thùy Hương .... 81

Hương sầu… (thơ) ................. Lê Nguyên ... 82

Chia nhau ánh lửa (thơ) ................. Lê Nguyên ... 83

Một thoáng Đà Lạt (thơ) .................... Lam Trần .... 83

Như là ngọn nến (thơ) ..................... Lê Minh Chử .... 85

Con đường dài nhất Việt Nam (thơ) .............. Lê Minh Chử .... 85

Tình bạn (thơ) .................... Quang Bỉnh .... 86

Tự sướng (thơ) ...................... Quang Bỉnh .... 86

Quẻ đầu năm (thơ) ............... Thanh Châu .... 87

Một quy luật (thơ) .......................... Thanh Châu .... 87

Mừng Xuân Đinh Dậu (thơ) .......... Lang Nguyên .... 88

Mùa Xuân ấm (thơ) ............................ Lang Nguyên .... 88

Tím chiều hoang hoài ngóng (thơ) ...................... Vũ Mão .... 89

Always awaiting in the purplish evening (thơ) ......... Vũ Anh Tuấn dịch .... 90

Nếp sống văn minh ........................ Phạm Hiếu Nghĩa .... 91

Săn lùng chữ ký của các thời đại ................... Hoàng Kim Thư st. ... 98

Xuân Đinh Dậu nhớ bài thơ Khai bút năm gà ................. Ái Liên st. .. 106

Cái khóa cũ .............................. Lam Trần .. 111

Truyền thuyết về Đức Phật: Hôn nhân .................. Thanh Châu sưu tập . 114

Đọc sách giùm bạn:

- Việt Văn dẫn giải (Đệ Tam tập trong bộ Quốc Học Tùng San)

của Á Nam Trần Tuấn Khải biên soạn

- Nỗi niềm một mình của Nhựt Thanh ........................... Hà Mạnh Đoàn . 117

Những cấm kỵ khi ăn các loại rau ............................. Lệ Ngọc st .. 122

Thói tính người Việt ................................................. Đàm Lan .. 125

Lý do .............................................................. Nguyễn Thị Mây .. 142


|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
 106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
 111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
 121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
 126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
 136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
 141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
|  106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
|  111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
|  121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
|  126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
|  136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
|  141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
Netadong.com thiết kế