Hiện có 18 người xem / 2518842 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 09/5/2015

CỦA CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA & NAY

Hơi khác với thường lệ, lần này để mở đầu phiên họp, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã dành ưu tiên cho thành viên Hoàng Kim Thư lên nói ít lời giới thiệu về việc một bác sĩ tên Đỗ Đức Ngọc có thể chữa bệnh không cần tới thuốc, mà chủ yếu chỉ là bằng cách bổ s ung thêm các thức ăn. Vì thấy phương pháp này hay, thành viên Hoàng Kim Thư, do có việc phải đi ngay, đã được dành ưu tiên để giới thiệu với các thành viên. Sau việc giới thiệu, như thường lệ, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai cuốn sách quý mà ông mới có.

Cuốn đầu tiên là một cuốn sách mới ra lò, rất đồ sộ, khổ 24.5x30.5, bìa cứng, dày 269 trang, phần lớn là hình ảnh và chỉ có vài chục trang viết giới thiệu và nói về các hình ảnh. Cuốn sách được in năm 2014 này mang tựa đề là “Điêu khắc Tạ Quang Bạo” và nội dung chứa đựng rất nhiều tác phẩm điêu khắc lớn bé của nhà điêu khắc nói trên. Cuốn sách nặng trên 4 kí lô này được mang từ Hà Nội vào và được tác giả đề tặng cho Dịch giả Vũ Anh Tuấn vì ông đã có công chỉnh sửa một số những ghi chú bằng tiếng Em.

Cuốn thứ nhì là một cuốn sách bằng Pháp văn được in 69 năm trước mang tựa đề là “Thành phố Luân Đôn và những bóng ma của nó” (Londres secret et ses fantômes) của tác giả SERGE mà tên thật là Maurice Féaudierre (1909-1992) và là một nhà văn và họa sĩ người Pháp chuyên viết và vẽ về đề tài Xiếc. Cuốn sách chủ yếu viết về thành phố Luân Đôn trên bờ sông Tamise sau khi bị bom đạn trong Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), và về một số những địa điểm đáng chú ý của thành phố đó, đặc biệt là về một địa điểm mà nghề Xiếc được phát triển. Cuốn sách này tuy không có gì đặc biệt lắm, nhưng dù sao thì nó cũng đã xấp xỉ 70 tuổi đời mà giá lại quá bèo, chỉ có 50 đô mít nên… ôm luôn. Sau phần giới thiệu, các thành viên chuyền tay nhau xem cuốn sách về điêu khắc một cách thích thú.

Sau phần giới thiệu sách, anh Dương Leh đã lên nói chuyện về những bài dân ca không tựa đề rõ rệt, đại khái như bài “khoai to vồn, tốt củ”. Sau đó anh nói về một bài thơ là bài Ngập ngừng của nhà thơ Hồ Dzếnh mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã phổ nhạc thành bài Hẹn Hò rất được nhiều người biết và còn nhớ.

Tiếp lời anh Dương Leh, anh Nhựt Thanh đã lên nói về tục thờ cúng đất đai. Và sau anh Nhựt Thanh, anh Lê Nguyên đã lên giới thiệu những thi phẩm của anh được in trên tờ Văn Nghệ Xuân 1950.

Sau anh Lê Nguyên, một vị khách mới đã lên ngâm một bài thơ về Thúy Kiều. Tiếp theo đó, anh Thanh Châu, với tiếng hát át tiếng bom đã hát tặng các thành viên bài hát nhan đề là “Hành trình trên đất phù sa”. Sau khi anh Thanh Châu hát xong, thành viên Kim Sơn lên hát tặng các thành viên bài “Để gió cuốn đi” và kể về đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích trong có 4 con khỉ để giúp vui các thành viên.

Sau thành viên Kim Sơn, anh Dương Leh lên đàn hát tiếp một bài Bolero. Và cuối cùng Nữ Bs. Đoàn Linh lên ngâm tặng các thành viên bài thơ nhan đề là “Có một tình yêu”. Buổi họp kết thúc lúc 11g15 cùng ngày.

VŨ THƯ HỮU

VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN CỔ THƯ

165 TUỔI ĐỜI MANG TỰA ĐỀ LÀ

“CUỘC ĐỜI LINH MỤC GAGELIN”

Lm. thuộc Dòng Thừa Sai và là Lm. Tử Vì Đạo

Tác giả: Lm. J.B.S. JACQUENET

Giám Đốc Đại Chủng Viện Besancon

Tác phẩm được trao Giải Thưởng của Hàn Lâm

Viện Khoa Học, Văn Học và Nghệ Thuật

Thành Besancon trong phiên họp ngày 24/8/1849

Đây là một cuốn sách được in năm 1850 ở Paris, dày 496 trang, và được chia làm XII chương. Ngay trên đầu sách còn có trên 30 trang đánh số La Mã gồm một bài đề tặng sách cho một nhân vật tên là Perny – Một Lời nói đầu và Một mục Phản Biện. Sau đó là XII chương đánh số thường từ trang 1 tới trang 496.

Trong XII chương này, hai chương đầu dành nói về đời tư của Lm. Gagelin từ khi ông còn niên thiếu tới khi ông trở thành một Lm. Dòng Thừa Sai, do đó về mặt nghiên cứu không có tư liệu gì đặc biệt, nên người viết chỉ bắt đầu giới thiệu từ chương III khi ông là một hành khách của con tàu “La Rose” (Bông Hồng) đi thẳng từ thành phố Bordeaux đến Nam Kỳ (Cochinchine).

Chương III.- Nguyên chương III này được dành để nói về những chuyện riêng tư c ủa Lm. Gagelin và 3 Lm. cùng đi với ông, và cuối chương III này thì cả 4 người đã cặp bến ở Huế để bắt đầu các hoạt động của họ trên dất nước ta.

Chương IV.- Chương này gồm các sự việc sau đây: Những tin tức đáng buồn khi vừa đặt chân tới Huế - Gia Long băng hà và Minh Mạng lên kế vị - Viên Quan cai trị Vannier - Việc trao quà của Lộ Y XVIII mà con tàu này chở - Trong lúc trao quà cho Triều đình Huế, 4 vị Lm. bị giữ lại trên tàu không được tham dự - Những nét chính về lịch sử và về tôn giáo ở Nam Kỳ (Cochinchine) - Lm. de Rhodes (Đắc Lộ), Sứ đồ ở vùng đất này - Những năm tháng đầu của Thiên Chúa Giáo tại đây - Giao tranh với Nhà Tây Sơn - Pigneaux de Béhaine và Nguyễn Ánh - Giám Mục d’Adran và Hoàng tử Cảnh tại triều đ ình của Lộ Y XVI - Hiệp ước ký kết giữa vua Pháp và hoàng tử bị truất phế - Sự phản đối của một quan chức tên là Conway - Nguyễn Ánh tái lập và phát triển sự nghiệp với sự giúp đỡ của người Pháp - Lm. Gagelin quá sợ các sự việc chính trị - Minh Mạng, kẻ tử thù của Thiên Chúa giáo - Các Lm. Thừa Sai mới được phân tán đi các nơi khác nhau - Những hoạt động đầu tiên của Lm. Gagelin - Lễ tang của người Nam Kỳ - Các công việc tông đồ đầu tiên của ông và khó khăn gặp phải do hàng rào ngôn ngữ - Các Mẫu tự được dùng thay cho chữ Hán bởi các Lm. Dòng Thừa Sai - Các hành động của Lm. tử vì đạo Emmanuel Triệu.

Chương V.- Gồm các sự việc sau đây: - Lm. Gagelin làm phụ tá cho Đức Giám Mục de Véren ở Huế, và ít lâu sau vị này qua đời - Việc thành lập Hiệp Hội Truyền bá Đức Tin - Ảnh hưởng của Hiệp Hội này - Lm. Gagelin mặc áo Dòng cho một cô em họ nhà vua - Quan cai trị Langlets cho phát hành tờ Biên Niên Sử (Annales) và khuyến cáo các Lm. viết bài nhiều và dài hơn - Ba nguyên nhân làm cản trở những tiến triển của Đạo Công Giáo ở Viễn Đông.

Chương VI.- Gồm các sự việc sau đây: - Minh Mạng bắt đầu hành hạ các tín đồ Thiên Chúa Giáo - Cái chết của hai viên quan theo đạo Công Giáo - Cái chết của quan cai trị Thomassis - Thông điệp của nhà vua gửi các Lm. Dòng Thừa Sai - Chaigneau và Vannier trở về Pháp - Việc cấm đạo trở thành phổ biến và được sự đồng ý của triều đình - Tình hình các tôn giáo khác như Đạo Khổng, Đạo Thờ cúng tổ tiên và Đạo Phật vào lúc đó - Các Lm. Thừa Sai lại bị phân tán - Lm. Gagelin đi theo một viên quan cai trị vào Nam.

Chương VII.- Minh Mạng tiếp tục duy trì ý muốn cấm đạo và ra lệnh cho các Lm. Thừa Sai vào triều để làm thông ngôn - Các Lm. Taberd, Hagelin, Regéreau chịu vào triều làm thông ngôn - Các Lm. Thừa Sai được có người bảo vệ, và được đề nghị phong quan tước, nhưng họ từ chối - Ngày lễ hội của Đạo Thờ Tổ Tiên - Lm. Gagelin phổ biến Phúc Âm cho dân chúng và các vệ sĩ của ông - Hoàng tử Lào tới nghe Lm. Gagelin giảng - Lm. Gagelin rời Huế để trở lại Nam Kỳ.

Chương VIII.- Gồm các sự việc sau đây: - Gặp gỡ thêm 5 linh mục Thừa Sai khác ở Đà Nẵng - Những nỗi khổ ải họ đã phải chịu - Lm. Taberd ở Phú Yên - Lm. Gagelin về Bình Thuận, vùng đất khi xưa là của người Chàm - Các chi tiết mới về tôn giáo tại vùng đất này - Gặp gỡ với một Đại sư người Chàm - Tranh luận với một nhà sư - Về trường trung học Phương Công - Chi tiết về việc giáo dục giới tu sĩ bản xứ - Các nguồn tài nguyên của các Lm. Thừa Sai và cách họ sử dụng chúng - Lm. Taberd về trường - Lm. Gagelin rời trường để phụ trách việc điều hành các họ đạo ở xa - Việc tổ chức các họ đạo - Các thầy giảng giáo lý ở địa điểm cố định và lưu động - Các lễ nghi đón tiếp các Lm. Thừa Sai - Các cách giảng dậy của Lm. Gagelin - Các việc làm của ông tại các họ đạo - Việc khỏi bệnh như một phép lạ của một thầy giảng giáo lý bị mù - Một thiếu nữ người Nam Kỳ có những khả năng chữa bệnh kỳ lạ.

Chương IX.- Gồm các sự việc sau đây: - Trở về trường trung học - Tờ báo của họ đạo - Minh Mạng và thế tử đòi Lm. Jaccard phải tặng quà cáp - Giải thoát năm Lm. Thừa Sai bị giữ ở Đà Nẵng - Những tin tức đến từ Châu Âu - Lm. Taberd được tấn phong là Khâm sứ của Đức Giáo Hoàng - Lm. Gagelin về Hà Tiên phụ trách công việc hành chánh - Đi thăm viếng các họ đạo - Những người Chà Và - Tôn giáo của những người này có nhiều điểm tương tự với Do thái giáo - Những nỗi buồn vui của Lm. Gagelin - Các cuộc thi đua và các giải thưởng - Đảo Hòn Con Ráy - Đi thăm những người mọi và con sông có nhiều cá Sấu của họ - Trò chuyện với một người mọi - Đi thăm những túp lều ở Sa-Out - Chi tiết về cách sinh sống của những người mọi trên Đảo - Lm. Gagelin giảng Phúc âm cho những người sùng bái ông ở Hà Tiên.

Chương X.- Gồm những sự việc sau đây: - Lm. Cuenot đến Nam Kỳ trong một tình huống cực kỳ nguy hiểm - Lm. Gagelin được tin thân mẫu của ông qua đời - Ông trông coi các họ đạo gần ngôi trường - Một người dị giáo được Đức Bà phù hộ - Một người ngoại đạo đã cầu xin và đã được hưởng một phép lạ - Đức Cha Khâm Sứ Taberd đi sang Xiêm để làm lễ nhậm chức - Trong khi ông đi ở Huế có lễ sinh nhật lần thứ 40 của Minh Mạng - Các ngân sách và chi phí cho việc huấn luyện các tu sĩ người bản xứ - Việc giảng đạo ở Triều Tiên được giao cho Giáo Đoàn Thừa Sai phụ trách - Lm. Gagelin lại trở lại Nam Kỳ.

Chương XI.- Chương này được dành nguyên chương để nói về một vụ án gọi là vụ Dương Sơn, là một vụ tranh chấp giữa những người ngoại đạo và các giáo dân Thiên Chúa Giáo tân tòng. Vụ án được chia làm ba giai đoạn có lúc xử cho các giáo dân tân tòng thắng, nhưng cuối cùng thì xử các giáo dân thua. Khi được thông báo về vụ án, Minh Mạng đã cực kỳ tức giận và đã ra một Chỉ Dụ gây khó khăn cho các Lm. Thừa Sai và đã ra Chiếu Chỉ Cấm Đạo toàn diện.

Chương XII.- Gồm các sự việc sau đây: - Chiếu Chỉ Cấm Đạo được ban hành - Đặc biệt là đối với các Lm. Thừa Sai - Lm. Gagelin thông báo nội dung Chiếu Chỉ cho tất cả các Lm. Thừa Sai khác - Các hậu quả khủng khiếp của Chiếu Chỉ tại các họ đạo - Cuộc đào tẩu của các Lm. Thừa Sai ở Nam Kỳ - Lm. Odorico tự nộp mình cho viên quan nơi ông ở - Lm. Marchand tử vì đạo - Những niềm đau và nỗi bối rối của Lm. Gagelin - Ông tự đi nộp mình ở Quy Nhơn - Cuộc nổi loạn ở Bắc Kỳ và cuộc nổi dậy của người Mọi - Lm. Gagelin bị giải về Huế - Tại đây ông gặp lại Lm. Jaccard và Lm. Odorico - Lm. Jaccard bị cấm không được gặp lại Lm. Gagelin - Thư từ giữa hai Lm. Thừa Sai đó - Sự vui mừng của Lm. Gagelin khi nhận được án tử hình - Bài viết tả cảnh Lm. Gagelin bị hành quyết – Tin tức về cái chết anh dũng và vinh quang của Lm. Gagelin vang dội ở Pháp quốc - Giáo Hoàng Grégory XVI phong Lm. Gagelin làm Á thánh.

Người viết giới thiệu cuốn cổ thư này vì nó chứa chất rất nhiều tài liệu lịch sử rất hữu ích cho những ai nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là về thời kỳ Minh Mạng cấm đạo, tạo cho thực dân Pháp một nguyên cớ để xâm chiếm nước ta.

Trích Hồi Ký 60 năm chơi sách, chương VI

VŨ ANH TUẤN

NGƯỢC DÒNG

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

(Tiếp theo số 108 và hết)

4. VĂN HÓA ỨNG XỬ: TÔN TRỌNG SỰ THẬT

Theo đạo đức Khổng Mạnh, một người đàn ông quân tử thì phải có Tam Cương, Ngũ Thường. Một phụ nữ chỉn chu phải có Công-Dung-Ngôn-Hạnh. Những tiêu chí ấy ngày nay vẫn còn giá trị của một nền văn hóa truyền thống, nhưng với những đổi thay của xã hội, nam cũng như nữ cần phải được bổ sung bằng nét văn hóa ứng xử nữa. Rất tiếc hiện nay với cái nhìn thực dụng thì chỉ cần ứng xử sao cho “đẹp”, có nghĩa là hai bên cùng có lợi là được.

§ Báo Tuổi Trẻ Cười số 453 ngày 1/6/2012: Nịnh không đúng chỗ (Hoàng Diệp).

A nói với B:

- Vợ tôi ghen quá! Cứ mỗi lần tôi đi làm về trễ, bả tra hỏi đủ thứ, toàn những lời khó nghe.

Anh B nói:

- Vợ ai chả thế! Nhưng họ có điểm yếu là khoái nịnh, cho dù họ biết những lời nịnh đầm đó hoàn toàn giả dối. Anh nên xoa dịu bằng cách đó xem sao.

Lần này anh A đi làm về trễ hơn mọi khi. Bà vợ đầu tóc bù xù, áo quần xốc xếch ra mở cửa. Nghe lời bạn, anh A liền nịnh bợ:

- Hôm nay em đẹp quá!

- Đẹp cái đầu của anh! Anh đi đâu, giờ mới chịu mò về, hả???

- …?!!

§ Báo Phụ Nữ Chủ Nhật số 2 ngày 12/1/2014, trang 39, Thanh Duy có bài Chi Bảo nói dối: Lần đầu nhận vai lỡ cỡ “nửa chính nửa tà” trong Dọc đường đen trắng (đạo diễn Nguyễn Trần) với Chi Bảo là một thách thức lớn. Hóa thân thành ông Bảo, người đàn ông trung niên đã vợ con đùm đề nhưng còn đèo bòng thêm cô tình nhân trẻ đẹp, Chi Bảo phải thích ứng với chuyện nói dối như... Cuội. Anh còn thêm “mắm giặm muối” vào nhiều tình huống cho ly kỳ. Nhờ vậy, anh cùng Lý Thanh Thảo và Phan Thị Mơ diễn ngon ơ.

§ Btv Nguyễn Văn Cái trong báo Tuổi Trẻ Cười số 460 ngày 15/9/2012:

Bố dặn bé:

- Có ai vô nhà tìm bố, con nói bố không có nhà nhé!

- Dạ!

- Một lúc sau, chú Tâm bạn bố đến nhà hỏi:

- Bố có nhà không con?

- Dạ! Bố con đi vắng, chú tìm bố con...

- Không có gì. Rủ bố đi nhậu...

Bé gọi lớn ra nhà sau:

- Bố ơi! Chú Tâm rủ, có đi nhậu không nè?

§ Internet ngày 23/9/2014, đài BBC – Tin thế giới: Hàng chục ngàn người tuần hành ở Moscow treo cờ Nga và Ukraine, hô khẩu hiệu “Không chiến tranh” và “Hãy ngưng nói dối

§ Báo Thanh Niên ngày 23/9/2014: Khi cha mẹ nói dối – Mẹ nói dối sức khỏe tốt để con không phải lo lắng. Cha nói dối là xe ôm vì không muốn con bẽ mặt với bạn bè. Mẹ nói dối bảo đã no chỉ vì nhường cho con miếng ăn ngon... Những nghĩa cử cao cả thay! Sự thương yêu của cha mẹ dành cho con cái khiến người xem không nén nổi nước mắt. Đoạn phim được dân mạng chia sẻ rất nhiều. Không ít bình luận cho rằng sau khi xem phim đã biết yêu thương cha mẹ nhiều hơn (Nguyễn Thanh Nam).

§ Báo Tuổi Trẻ Cười số 453 ngày 1/6/2012, mục Nghệ thuật sống: Những điều chớ nói với vợ – Không nên nói dối nàng những chuyện lặt vặt để dành việc đó cho những vụ nghiêm trọng khác (Hải Phòng).

§ Bộ phim tâm lý của Việt Nam “Bao giờ cho đến tháng mười”, do đạo diễn Đặng Nhật Minh sản xuất năm 1984, đã đạt nhiều giải thưởng, được tôn vinh là phim kinh điển. Khán giả cũng như những cơ quan có thẩm quyền không ngớt lời ca ngợi về nội dung, kịch bản, tài diễn xuất của các diễn viên... Thế nhưng đứng ở góc độ luân lý, đạo đức, giáo dục, đây lại là “một lời nói dối ngọt ngào”, một hình thức “mục đích biện minh cho phương tiện”.

Khung cảnh là một làng quê nông nghiệp ở đồng bằng Bắc bộ. Trần Đình Nam, chồng của Duyên (Lê Vân nhập vai), đi B chiến đấu. Duyên ở nhà với đứa con trai chừng 4 tuổi và bố chồng đã già yếu (chắc bà cụ đã mất). Hằng ngày Duyên làm công việc đồng áng để nuôi bố, nuôi con. Chị gái của Nam đã lấy chồng cán bộ công tác ở xa. Bố chồng Duyên tuổi già mỗi ngày một yếu, luôn nhắc tới Nam và chỉ khao khát nhận được thư Nam gửi về. Một lần Duyên sắp xếp công việc để đi thăm chồng, tới nơi thì nhận được tin sét đánh, Nam đã hy sinh. Duyên đau khổ tột cùng, ra về với tờ giấy báo tử trong tay. Qua đò chẳng may gió lốc thổi bay cả nón và tờ giấy xuống sông. Một chàng thanh niên đi cùng chuyến đò có lòng hào hiệp, nhảy xuống vớt được tờ giấy báo tử, trao lại cho Duyên với lời chia buồn chân thành. Duyên xin anh giữ bí mật tin này, chỉ hai người biết thôi, anh chính là Giáo Khang hứa giữ điều đó. Về nhà, Duyên làm bộ vui vẻ thông báo cho bố và họ hàng biết rằng Nam vẫn bình an, mạnh khỏe, lại còn trao quà của Nam cho con, cho bố và các bác, các thím...

Bố ngày càng yếu, thỉnh thoảng lại nhắc Duyên: “Sao lâu quá không có thơ thằng Nam, không biết nó có bình an không?”. Bí quá Duyên phải tới gặp Giáo Khang, nhờ giả làm Nam viết thơ về thăm bố và vợ con cùng họ hàng. Ban đầu Khang từ chối nhưng thương Duyên quá nên nhận làm dùm. Để quen với lối viết của Nam cũng như tên những người họ hàng gần mà Nam vẫn thăm hỏi... Duyên đã đưa một xấp thơ cũ của chồng cho Khang điều nghiên. Bức thơ đã về đúng lúc ông bố đang buồn phiền, mong mỏi, nó như một làn gió mát giữa trưa hè oi bức. Ông cụ bắt mở thơ ngay, đọc to cho cả nhà nghe... Duyên đứng lặng vừa cố nén cơn thổn thức trong tim và dòng nước mắt muốn trào ra, vừa thán phục Giáo Khang “giả” thư Nam như thật vậy. Gặp gỡ chớp nhoáng, nhờ vả lén lút đôi lần đã khiến hai người “kết” nhau. Khang thầm yêu Duyên và đã đánh liều viết thơ tỏ tình, nhưng rủi thay ông đưa thơ lại trao vào tay chị chồng của Duyên hôm đó ở huyện về thăm bố. Thế là chuyện nổ ra um s ùm, mọi người kết án Khang vô đạo đức, không tôn trọng vợ của người chiến binh xa nhà, và Giáo Khang đã bị kỷ luật, đổi đi công tác miền xa...

Bố già càng ngày càng mỏi mòn, nay đau mai yếu rồi tới một ngày đổ bệnh nặng liệt giường. Mọi người tất bật lo chuẩn bị hậu sự, ông cụ còn ú ớ gọi tên Nam liên tục chưa nhắm mắt được, chắc là cố đợi con về... Thằng Tuấn biết chuyện người lớn nói với nhau làm thế nào lên tỉnh điện cho Nam về được, nhưng mọi người thất vọng vì lính đi B nay đây mai đó, thời chiến tranh ác liệt, biết làm sao. Đang lúc mọi người tất bật, bối rối, cu Tuấn lẻn chạy ra đường, gặp một xe bộ đội đi qua, thấy thằng bé chạy một mình liền dừng lại hỏi:

- Cháu đi đâu?

- Cháu lên tỉnh gọi điện cho bố Nam về, ông nội sắp chết.

- Lên xe các chú chở đi gọi điện!

- Các chú nói dối.

- Không! Bộ đội không biết nói dối.

Tuấn lên xe, xe chạy tuột về nhà giữa lúc ông cụ hấp hối, quờ quạng gọi tên Nam, một chú bộ đội xấn lại nắm tay ông cụ nói:

- Con đây bố! Con đã về đây!

Thế là ông cụ nấc lên, buông tay chú bộ đội và tắt thở êm ái!

Nhận định :

· Xuyên suốt bộ phim là một sự “lừa dối ngọt ngào” do Duyên và Khang chủ mưu với mục đích để bố già được yên lòng, bà con họ hàng cũng an vui, hy vọng.

· Ông bố đã mãn nguyện được gặp con trước khi trút hơi thở cuối cùng (dù đây cũng là tình huống giả).

· Vì không dám can đảm sống đúng sự thật (Nam đã hy sinh) nên Khang và Duyên lẽ ra có thể hạnh phúc đến với nhau hợp pháp, hợp tình, lại phải ngậm đắng nuốt cay, chịu tai tiếng, bị kỷ luật và buộc phải chia cách dù tâm hồn đã khăng khít nên một.

· Dù việc làm cho bố già hạnh phúc là hiếu thảo, cho bà con hy vọng là điều tốt đẹp, nhưng phương tiện dùng là cố tình che giấu sự thật để ngụy tạo những tình huống tốt đẹp cho vừa lòng mọi người. Xã hội cho đó là một sự “lừa dối ngọt ngào”, nhưng với luân lý Công giáo “mục đích tốt đòi phương tiện tốt”, người Kitô hữu trưởng thành không được phép làm.

Rõ là ngược đời!

5. PHẠM VI NGHỀ NGHIỆP

Người Công giáo cũng là một công dân như mọi công dân khác trên thế giới, cũng có bổn phận kiếm cơm ăn áo mặc để bảo đảm cuộc sống của mình, của gia đình mình và còn có khả năng đóng góp trong việc xây dựng xã hội nữa, do đó nghề nghiệp là điều tối quan trọng, thất nghiệp đồng nghĩa với việc ăn bám gia đình và xã hội.

Trên nguyên tắc, tất cả những ngành nghề hợp pháp thì người lương hay giáo đều được phép làm để kiếm sống. Tuy nhiên người Công giáo sống đạo hẳn hoi thì phải chấp nhận một giới hạn nào đó trong việc chọn lựa nghề nghiệp.

5.1 Có những ngành nghề tuyệt đối bị cấm đối với người Công giáo:

§ Thí dụ một số nước đã công nhận mại dâm là một nghề hợp pháp, có kiểm soát, có đóng thuế... Chẳng những nghề mại dâm mà các nghề khác có liên hệ xa, gần tới mại dâm, tình dục như phục vụ khách sạn, karaoke, massage, cà phê, nhà hàng ăn uống có hoạt động nhạy cảm... người tín hữu cũng không được phép làm, dù rằng nghề đó hái ra tiền.

Thí dụ: Tại Hàn Quốc trước 1988, mại dâm được coi hợp pháp. Đến năm 2004, Chính phủ Hàn Quốc cấm mại dâm, các phố đèn đỏ bị dẹp, nhưng lại mở cửa cho nhập các “đào búp bê” từ Nhật để thay thế, khách sạn Hàn Quốc lại tấp nập khách ra vào. Búp bê tình yêu là búp bê được sản xuất với hình dạng và kích thước y như phụ nữ thật, chức năng chính của nó là dành cho những người đàn ông cần giải quyết nhu cầu sinh lý, nhưng không có điều kiện quen bạn gái và không muốn tìm đến gái mại dâm. Chính phủ Nhật không cấm việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng búp bê tình dục và cho rằng đó là biện pháp giảm thiểu tệ nạn hiếp dâm... Các khách sạn, nhà nghỉ ở Hàn Quốc đua nhau mua “đào Nhật” (Anh Tú, báo Dòng Đời số 10 ngày 28/9/2014).

§ Công ty Ly Dị ăn nên làm ra: Tình trạng ly dị gia tăng tại Trung Quốc giúp các Công ty phục vụ các cặp vợ chồng gặp cơn khủng hoảng mọc lên như nấm sau mưa. Một Công ty ở Thượng Hải, được biết đến như là “Công ty Ly Dị” đầu tiên tại Trung Quốc, vừa mở văn phòng thứ 28 tại Hàng Châu... (T. Trung – theo Ap. SF Chronicle, báo Tuổi Trẻ ngày 12/1/2007).

Những công việc “nhạy cảm” như đã nói ở trên, người Công giáo chân chính không bao giờ được làm dù là cộng tác xa như góp vốn cho người khác kinh doanh để chia lãi cũng không được phép.

5.2 Những ngành nghề trái luân lý Công giáo:

Tin Nhà nước cho mở Casino: Ngày 13/8/2014, Bộ Tài Chánh hoàn thiện dự thảo Nghị định kinh doanh Casino, người Việt có thể vào chơi nếu có đủ năng lực và nộp các lệ phí... (Tin qua truyền thông báo chí).

Sòng bài, dù có phép đối với người Công giáo cũng là “dịp tội” không được phép đến, không trực tiếp kinh doanh hay gián tiếp bằng cách góp cổ phần để chia lãi, không làm bảo vệ, phục vụ ăn uống trong sòng bài.

5.3 Nghề “hai mặt”:

Có một nghề mà người thực hành nghề đó phải thường xuyên sống như đóng kịch. Họ được tôn vinh khi hoàn tất vai diễn. Họ sẽ bị tiêu diệt khi sự thật bị khám phá. Đó là nghề làm gián điệp, người Công giáo chân chính không thể làm nghề này. Chúa là Đấng chân thật, người Công giáo phải sống thật.

5.4 Nghề liên quan tới mê tín dị đoan:

Kinh doanh, sản xuất hàng mã, tiền âm phủ dành cho hoạt động báo hiếu người âm và nói chung tất cả những gì liên quan tới mê tín dị đoan. Người tín hữu không được phép làm.

5.5 Nghề làm người mẫu để vẽ và chụp hình khỏa thân:

Nghề này luôn núp dưới danh nghĩa “nghệ thuật”, nhưng thực chất là rất “nhạy cảm” và dễ nên “cớ” cho người ta vấp phạm. Hãy nhớ lại Lời Chúa Giêsu: “Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã” (Mt 18,7). Người Công giáo chân chính không làm những nghề “nhạy cảm” này.

Đối với đạo Công giáo, chụp hình khỏa thân là điều không được chấp nhận. Agnieszka Radwanska, người Ba Lan, một trong 8 cây vợt nữ mạnh nhất thế giới đã nhận lời chụp ảnh khỏa thân cho tạp chí ESPN số chuyên đề về thể hình (Body Issne). Hồi năm 2013, Agnieszka Radwanska không phải là ngôi sao đầu tiên của làng quần vợt thế giới chụp nude cho ESPN, đã từng có những Serena Williams, James Blake, Vera Zvonareva, Daniela Hantuchova làm người mẫu khỏa thân cho tạp chí này. Trên trang bìa của số chuyên đề này, dù chụp ảnh thiếu vải bên cạnh hồ bơi với những quả bóng tenis nổi bềnh bồng trên mặt nước, nhưng Agnieszka Radwanska vẫn không bị “lộ hàng” và giữ được sự kín đáo cần thiết. Tuy nhiên, những người đồng hương Ba Lan vẫn cảm thấy sốc. Đất nước có đến 90% dân số theo đạo Công giáo cho rằng việc làm mẫu khỏa thân của Agnieszka Radwanska là một điều đáng xấu hổ, thậm chí là vô đạo đức. Tổng Giám mục Marek Dziewiecki, người đứng đầu Công giáo của Ba Lan, đã bày tỏ quan điểm của mình khi trả lời phỏng vấn của tờ Daily Mail: “Nếu Agnieszka Radwanska gặp được một người đàn ông thực sự yêu thương cô ấy rồi sau đó cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc, có với nhau những đứa trẻ theo đạo Công giáo, thì cô ta chắc chắn phải giấu kỹ những bức ảnh này. Thật xấu hổ khi một người từng bày tỏ tình yêu với Chúa Giêsu lại cổ súy cho việc đàn ông soi mói cơ thể phụ nữ như vậy”. Thế là từ một người hoạt động tích cực trong việc truyền bá đạo Công giáo, Agnieszka Radwanska đã bị loại khỏi danh sách thành viên (Hạnh Ngân – Thanh Niên tuần san số 435 ngày 24/10/2014).

Ngay cả xã hội Anh quốc cũng không chấp nhận: Nàng Danielle Lloyd, sinh năm 1983; siêu mẫu cao 1,7m từng đoạt danh hiệu Hoa hậu Anh năm 2004 và Hoa hậu Vương quốc Anh hai năm sau đó. Thế nhưng ngay cuối năm đó, Danielle Lloyd bị tước vương miện hoa hậu do chụp hình khỏa thân cho tạp chí Playboy số tháng 12/2006 (Hạnh Ngân – Thanh Niên tuần san số 426 ngày 22/8/2014, trang 54).

5.6 Nghề thông thường:

Những nghề rất thông thường nhưng khi thực hành có khi phải đối đầu với đức tin hoặc luân lý Công giáo.

§ Thí dụ nghề luật sư, bênh vực công lý là điều tốt, nhưng tìm kẽ hở của luật để bênh vực tội phạm, gây bất công cho đối phương là điều trái lương tâm, không được phép làm. Hãy nhớ trường hợp Thánh Alphongsô Maria Ligôri (+1787), ngài là luật sư trước khi làm Linh mục, làm Giám mục, chỉ vì thấy sự phũ phàng, tính bất công của nghề này, nên ngài mới dứt bỏ để theo Chúa, lập Dòng Chúa Cứu Thế.

§ Nghề dạy học bản chất là rất tốt, nhưng trong hoàn cảnh bắt buộc phải dạy những điều nghịch đức tin cho học trò, thì bằng mọi giá phải xin chuyển đổi môn dạy hoặc công tác khác. Nếu không được thì theo lương tâm buộc phải xin nghỉ việc, kiếm việc khác mà làm.

§ Nghề bác sĩ, y tá bản chất là cứu người rất tốt, nhưng nếu bắt buộc phải công tác trong ngành phá thai, triệt sản... thì buộc phải xin chuyển ngành khác, dù lương ít hơn... Còn nếu bệnh viện buộc phải chọn lựa hoặc làm công tác đó hoặc nghỉ, thì người tín hữu chân chính sẵn sàng nghỉ việc.

§ Bác sĩ sản khoa không được thực hiện hay cộng tác trong việc thụ tinh ống nghiệm hoặc sinh sản vô tính,... Dược sĩ bào chế thuốc cho các bệnh nhân chữa trị là điều tốt đẹp, dược tá bán thuốc cho người có nhu cầu cũng là việc tốt, nhưng dược sĩ Công giáo chính chuyên không pha chế thuốc an tử, thuốc ngừa và phá thai. Dược tá không được bán những dụng cụ, thuốc men liên quan tới việc ngăn ngừa hoặc hủy diệt sự sống.

Tóm lại bất cứ ngành nghề nào, hay một công đoạn của ngành nghề đó mà trái với luân lý và đức tin Công giáo, có nguy cơ tác hại tinh thần, thể xác người ta thì người tín hữu chân thành buộc phải tránh hoặc phải bỏ nghề đó đi tìm một nghề “lành mạnh” hơn, an toàn hơn đối với lương tâm ngay chính.

Đối với người đời, thái độ đó quả thật là dại dột. Đó chính là cái ngược đời mà chúng ta, những môn đệ Chúa Giêsu sẵn sàng chấp nhận. Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài diễn văn 10 phút kết thúc Thượng Hội Đồng Giám mục Roma về những thách đố trong đời sống gia đình hiện nay, đã phát biểu: Giáo hội không nên “ném đá” người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn, mà cũng không nên “xuống khỏi thập giá” bằng cách tự thỏa hiệp với “tinh thần thế gian” (tin Internet).

Hãy nhớ lời Thánh Phaolô: “Anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng, đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối” (Ep 5,11).

Chân phước Alvaro Del Portillo được tuyên phong 27/9/2014 tại Madrid khuyến khích chúng ta: “Không sợ đi ngược lại trào lưu thế gian, sẵn sàng chịu đựng để loan báo Tin Mừng” (BGCN số 11/2014, trang 39).

Hãy nhớ lời Thánh Phêrô: “Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi: Trước mặt Thiên Chúa điều ấy có phải lẽ không?” (Cv 4,19).

Hãy nhớ lại chính lời Chúa Giêsu: “Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống (mất linh hồn) thì nào có lợi gì?” (Mt 16,26).

Quả thật thời đại này để giữ được Đạo phải có đức dũng cảm của một Anh hùng tử vì Đạo.


Bài phát biểu tại Lễ Khai Trương

Nhà lưu niệm Văn học Nga ở Việt Nam

- Kính thưa quý vị đại biểu, các vị đại diện lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, phường Đông Ngàn, khu phố Phù Lưu.

- Kính thưa bà con làng Giầu, nay là phố Phù Lưu.

- Kính thưa lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, TW Hội Hữu nghị Việt-Nga, Hội Hữu nghị Việt-Nga Hà Nội, đại diện các cơ quan thông tấn báo chí TW và tỉnh Bắc Ninh, bạn bè gần xa.

- Kính thưa các vị khách từ nước Nga xa xôi, bà Elena Zubtsova - giám đốc TTKHVH Nga tại Hà Nội, ông Nikhain Stebsvili - Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt-Nga, các cán bộ đại sứ quán Nga tại Hà Nội.

Dưới mái đình quê nhà, nơi tôi được sinh ra và khôn lớn đi vào đời, hôm nay lại được chính quyền địa phương, bà con khu phố ưu ái đứng ra tổ chức lễ khánh thành Nhà lưu niệm Văn học Nga ở Việt Nam xây dựng tại quê nhà này trong lòng tôi dâng trào một cảm xúc vô cùng xúc động và biết ơn không sao kể xiết.

Tôi thực sự xúc động và biết ơn, với cái tuổi bát tuần mà được quê hương ưu ái đứng ra tổ chức cho một buổi lễ long trọng như thế này, đánh dấu cho một việc làm ở chặng đường cuối đời của mình: xây dựng thành công Nhà lưu niệm “Văn học Nga ở Việt Nam” ngay trên đất quê.

Nhà lưu niệm “Văn học Nga ở Việt Nam” là tích lũy lao động, học hỏi một đời của một đứa con quê hương làng Giầu, cũng là mơ ước nhiều năm gần đây của cá nhân tôi.

Với sức lực chỉ của riêng mình thì không biết bao giờ tôi mới thực hiện được mơ ước và có thực hiện được không nữa! Phải được quê hương - cụ thể là chính quyền địa phương, nhiều con người đang sinh sống tại đất quê, nhận thấy ý nghĩa việc làm này, ưu ái giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, từng bước hình thành và hoàn thiện để cho đến hôm nay có thể cùng với mọi người khánh thành mở rộng cửa đón tiếp mọi người gần xa đến thăm như một điểm văn hóa mới của quê Phù Lưu - Chợ Giầu vốn từ xa xưa với sự đóng góp của các dòng họ, trong đó có các bậc ông cha họ Hoàng, như Hoàng Văn Định, Hoàng Văn Hòe, Hoàng Thụy Chi vv... đã vốn nổi tiếng là một địa danh văn hóa của cả nước, rồi đây có thể thu hút thêm sự quan tâm và chú ý hơn nữa của nhiều người, không chỉ trong vùng, mà cả khách thập phương cũng như tại LB Nga và các nước khác.

Nhà lưu niệm “Văn học Nga ở Việt Nam”, cái tên nghe có thể gây cho mọi người băn khoăn. Với những gì cá nhân tôi tích lũy, sưu tầm, giữ gìn suốt cuộc đời, hệ thống lại kể ra có thể bước đầu giới thiệu cho mọi người nhất là các thế hệ sau này thấy được khái quát, nếu không phải thật sự đầy đủ, thì cũng là bức tranh toàn cảnh lịch sử quá trình xuất hiện và quảng bá văn học Nga có mặt ở nước ta.

Vậy công trình này nếu vẫn chưa thực sự làm được cái việc ấy, thì chí ít đây cũng là cơ sở để khơi lên ý tưởng hình thành cái mong muốn mơ ước ấy.

Tôi hy vọng qua Nhà lưu niệm bước đầu này rồi đây những người cùng tâm huyết như tôi, có điều kiện hơn tôi hẳn phải đóng góp, cùng sự quan tâm của cả các cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục chung sức xây dựng thêm thành một điểm văn hóa gắn bó với văn hóa Nga, văn học Nga ở trên một đất nước xa cách nước Nga ngàn vạn dặm, thực sự có quy mô và có thể phát huy tác dụng khoa học và nhiều mặt khác cho mọi người.

Một lần nữa xin ngàn lần cám ơn quê hương cho tôi có vinh dự ngày hôm nay.

Cám ơn sâu sắc mọi người, các vị đại biểu chính quyền, các cơ quan đoàn thể địa phương tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, phường Đông Ngàn và khu phố Phù Lưu, cám ơn bạn bè gần xa, cám ơn bà con “làng xóm” quê hương Phù Lưu, chợ Giầu xưa, nay là khu phố Phù Lưu, có mặt trong buổi lễ hôm nay, hay không có mặt, nhưng vẫn có sự quan tâm.

Cám ơn các vị khách Nga từ phương bắc xa xôi hôm nay bỏ thời gian quý báu về đây chung vui. Cảm ơn bạn bè Nga, thầy cô giáo Nga tuy không có mặt, nhưng quan tâm động viên việc làm của tôi, đặc biệt cô giáo Nga đầu tiên phụ trách lớp học trực tiếp dạy tiếng Nga từ bước đầu cho tôi, cô giáo Xofia Leonidovna Kortchicôva, nay đã ở tuổi 93, vẫn là tấm gương lao động sang tạo của tôi và là người đầu tiên giúp đỡ một chút vật chất và luôn cổ vũ động viên tinh thần cho từng bước hình thành công trình Nhà lưu niệm này.

THÚY TOÀN

VONGA MATUSCA

Trên đất nước Nga rộng lớn kể có tới hàng triệu con sông, con suối lớn nhỏ. Trong số đó không ít những con sông nổi tiếng. Chẳng hạn, những con sông ở vùng Siberi có chiều dài kỷ lục, như sông Enixei dài tới 4130 cây số; hay sông Irtưs, bắt nguồn từ Trung Quốc, còn dài tới 4422 cây số. Rồi những con sông Dnepro, Neva, Matxcơva, Đông… Mỗi tên sông đều mách bảo cho ta nhiều điều lý thú và kỳ diệu.

Nhưng danh tiếng bậc nhất vẫn là sông Vonga. Từ xa xưa nhân dân Nga đã gọi Vonga bằng những tên rất trìu mến như: Sông Mẹ, Vonga Retsenca, Vonga Matusca, Vonga Mát Rođnaya.

Chả thế mà nửa đầu thế kỷ XIX, nhà văn Pháp Alecxandr Duyma (1824-1895) trước khi lên đường sang Nga đã thổ lộ: “Mỗi đất nước đều có những con sông mang ý nghĩa của cả một dân tộc. Nước Nga có sông Vonga - con sông lớn nhất của châu Âu, Nữ hoàng của mọi sông suối của chúng ta. Và tôi vội vã kính cẩn tìm đến để cúi chào Vonga Nữ hoàng”.

So với Enixei hay Irtưs, sông Vonga không dài bằng, nhưng vẫn là con sông dài nhất châu Âu. Từ thượng nguồn phía Bắc chảy dọc xuống phía Nam nước Nga rồi đổ vào biển Catxpien, sông Vonga vượt cả một con đường dài tới 3690 cây số.

Bắt nguồn từ vùng cao nguyên Vanđai ở độ cao 228 mét, thuộc tỉnh Tver, Vonga thoạt đầu chỉ là một mạch nước nhỏ tuôn ra từ vùng đầm lầy, từ bên bờ này sang bờ bên kia của nó ta có thể dễ dàng bước qua. Chảy qua nhiều hồ nước lớn nhỏ đủ mọi hình hài kỳ thú và trên đường đi lại thu nạp thêm nước của sáu bảy nghìn nhánh phụ, sông nhỏ, lạch nguồn, Vonga trở thành dòng sông hùng vĩ, đường bệ, có chiều ngang tràn rộng đến hàng cây số. Ở vùng thượng lưu, khi len lỏi qua giữa những rừng cây rậm rạp và những đầm lầy, Vonga vươn mình tới vùng núi non chập ch ùng, những rừng thông, rừng tùng, rừng bạch dương xanh mượt ngày đêm tỏa ra những hương thơm của nhựa cây và hoa lá. Sau đó Vonga lại chảy qua những bình nguyên bao la với những thảm lúa mì vàng rộm chạy xa tít tắp đến tận chân trời hoặc lướt qua những thành phố và các khu công nghiệp lớn như Quybưsep, Stalingrat, Saratov, Ulianovsk vv… Ở châu thổ phía Nam, Vonga đi vào vùng bán hoang mạc, tới tận Astrakhan rồi đổ ra biển.

Vonga có tự bao giờ?

Từ xa xưa Vonga đã có cái tên đơn giản như một âm là sông Ra, và cách đây hai nghìn năm lại mang cái tên Utin, nhưng rồi vĩnh viễn nó được mang tên là Vonga. Từ đây Vonga hòa quyện vào lịch sử của nước Nga. Nước Nga Matxcơva cổ xưa đã xuất hiện chính là ở lưu vực Vonga và nhánh của nó - sông Oka. Đối với châu Âu, nước Nga cổ đã từng là lá chắn ngăn chặn các bộ tộc du mục hiếu chiến giống như những trận lốc tràn tới và để lại phía sau là hoang tàn đổ nát và chết chóc, và các thành phố cổ hai bên bờ Vonga thường phải hứng chịu nhiều nhất. Sông Vonga đã đi vào biết bao câu chuyện huyền thoại, tiểu thuyết và khúc hát dân ca Nga lưu truyền đến tận hôm nay.

Từ thế kỷ XIX trở đi Vonga đã trở thành “đại lộ chính” của nước Nga, mạch máu lưu thông chủ yếu của nước Nga từ Bắc xuống Nam, và ra với thế giới bên ngoài.

Nhưng dòng chảy tự nhiên của Vonga luôn thay đổi, nước lúc đầy lúc cạn. Năm 1843, người ta đã phải xây dựng một đập chắn ở thượng nguồn để điều tiết nước. Vậy mà đầu thế kỷ XX, tầu thuyền vẫn luôn bị mắc cạn và lại phải dùng đến sức người để kéo. Dọc sông Vonga đã hình thành một loại công việc mới hết sức cực nhọc là kéo thuyền và nó đã được ghi lại trong hàng loạt bài ca cũng như trên những trang sách, những bức họa, đặc biệt là bức tranh của nhà danh họa Nga Ilia Repin (1844 - 1930) Những người kéo thuyền trên sông Vonga mà chúng ta đã thấy ở nhiều nơi. Các thế hệ ngày nay mỗi khi nghe lại những lời ca như Ưi, U Khơ Nhem (nào, dấn lên nào) vẫn cảm thấy xúc động bồi hồi.

Trải qua năm tháng, sông Vonga cũng không ngừng thay đổi. Những năm 30, chính quyền Xô viết đã có cả một chương trình biến đổi và cải tạo làm cho sông Vonga xứng đáng hơn với cái tên và vị trí của nó. Sau khi có kênh đào Matxcơva - Vonga đã có thêm tám đập chắn và tám biển nhân tạo rộng mênh mông làm cho sông Vonga luôn đầy nước đảm bảo cho tám nhà máy thủy điện trên sông hoạt động quanh năm. Trên hai bờ Vonga những thành phố cổ như trẻ lại, đồng thời đã mọc lên biết bao nhiêu thành phố mới, đầy sức sống.

Tôi có may mắn đã một lần được đi trong con tàu hiện đại, xuất phát từ thủ đô Matxcơva, theo kênh đào Matxcơva đi tới Vonga, qua biển nhân tạo Matxcơva ngược dòng lên đến vùng thượng nguồn, ghé thăm thành phố Uglist cổ kính xây dựng từ thế kỷ X, XI, rồi ngoặt hướng Đông Nam xuôi dòng ghé qua các thành phố Gorki, quê hương của đại văn hào Macxim Gorki, thành phố Kazan, thủ đô nước cộng hòa tự trị Tataria. Tôi cũng đã ghé thăm thành phố Ulianov, quê hương của Lênin, rồi thành phố Xtalingrad anh hùng, nơi đã diễn ra những cuộc chiến đấu ác liệt nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Nhờ có hệ thống các kênh đào, mà ngày nay Vonga không chỉ đổ ra ra biển Catxpien, nó còn thông tới bốn biển khác: biển Ban-tích, Bạch Hải, biển Đen, và biển Azop để rồi đi tới các cảng của hàng chục nước trên thế giới.

Chuyến đi của tôi theo dòng sông Vonga cách đây đã mấy chục năm mà những ấn tượng của chuyến đi ấy vẫn không hề nhạt phai. Bởi lẽ ngay từ những năm 50-60 đó Vonga đã khác hẳn với những gì mà các khúc dân ca Nga cổ xưa, những truyện ngắn lãng mạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng bộ tiểu thuyết tự sự Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của Macxim Gorki đã miêu tả. Từ đó đến nay, hẳn Vonga còn thay đổi nhiều nhưng nó mãi mãi vẫn là một biểu tượng đặc sắc của nước Nga.

Thúy Toàn

Những người kéo thuyền trên sông Vonga – I.E.Repin 1870-1873

Phụ Bản I

VỀ VỚI LÝ SƠN -

QUẢNG NGÃI

Qua tài liệu sự hình thành hải đảo Lý Sơn còn gọi là cù lao Ré, trước đây toàn cây Ré mọc khắp đảo bao phủ lên cả 5 ngọn núi: Hòn Tai, Hòn Tiền, Hòn Sỏi, Hòn Vung, Đảo Thới Lới lớn hơn cả (5 ngọn núi gọi là Ngũ hành sơn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Các đảo hình thành sự cấu tạo của những nham thạch nếp gấp tạo sơn, cách đây hàng triệu năm. Hòn Thới Lới cao hơn 100m, tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ, nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh quan. Đảo Lý Sơn nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi cách 18 hải lý, cửa biển Sa Kỷ 73 hải lý, khu công nghiệp Dung Quất 25 hải lý (37,5km), đảo lớn chiều dài 7km ngang 3km, tổng diện tích 48km2, hiện có 3 phường, dân số 22 ngàn người làm nông nghiệp nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đảo lớn Lý Sơn còn có 2 hòn đảo nhỏ, đảo Bé cách chừng 7km về hướng tây bắc dân cư ít còn hòn đảo Mù U rất nhỏ không có người ở. Lý Sơn là đảo hoang, từ năm 1604 dưới triều đình nhà Lê mới có người ra lập nghiệp. Quyển Đại Nam Nhất Thống Chí được biên soạn dưới triều Nguyễn được chép: “Cù lao Ré ở giữa biển cách huyện Bình Sơn 65 dặm về phía đông, xung quanh núi cao, giữa trũng xuống với mấy chục mẫu, nhân dân hai phường An Vĩnh và Vĩnh H ải ở lại đây. Phía đông đảo có động, trên động có chùa, có giếng đá, kỷ đá, hai bên có giếng nước ngọt, xung quanh cây cối xanh tươi. Khi có giặc biển dân địa phương núp ở đây”.

Lúc tôi còn nhỏ hằng ngày lên núi Trường Sơn lấy củi về đun nấu, đốt lò gốm hay thả bò lên núi, hái rau rừng thiên nhiên. Nhìn về phía đông bắc ngoài biển khơi nổi lên vệt dài xanh đậm - đó chính là Cù lao Ré - khi trời quang mây tạnh, như với tay được.

Từ khi thấy đảo mong sao ngày nào đó được đặt chân lên đảo…

Năm 2012 tôi định ra đảo nhưng không thực hiện được, chỉ thăm được Trường Lũy rồi về, vì không có ai cùng đi. Đến năm 2014 quyết tâm ra đảo, lúc nầy có người khuyên không nên đi, vì tình hình căng thẳng Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở lãnh hải nước ta. Nhưng tôi vẫn cứ thực hiện cho được điều mong ước lâu nay, thuận tiện về quê dự đám cưới cùng đi có cháu Bùi Đại Việt vừa đậu Đại Học Sư Phạm.

13 giờ ngày 11/5/2014, lên xe Hoàng Huy gốc xe quê nhà, bến xe Tân Phú, thật ra bãi đậu của xe tải chứ đâu phải như bến xe khách miền Đông, xe trốn thuế không bán vé ai lên trước ngồi trước, ai lên sau ngồi sau, không còn đường đi trong xe. Trời tháng 5 đã nóng thêm hơi của người tỏa ra ngột ngạt. Ăn cơm tối tại Xuân Lộc-Đồng Nai, xe tiếp tục chạy một mạch đến 8 giờ sáng ngày hôm sau về đến quê hương Phổ Khánh-Quảng Ngãi.

Chiều hôm đó, đi xem nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh được xây tại thôn Long Thạnh, Phổ Thạnh, nằm trên bờ đầm An Khê-Phổ Khánh, còn có công trình đang xây hai nhà mộ chum trên bãi biển.

Ngày 14/5 dự đám cưới, mặc dù nông thôn nghèo nhưng đầy đủ nghi thức rước dâu. Tiệc có thực đơn, có nhạc sống mua vui, nước uống: phụ nữ uống nước ngọt, đàn ông uống bia Dung Quất, loại bia này nhẹ hơn bia 33 tại Tp. HCM.

Sáng hôm sau tôi đi xe buýt ra thành phố Quảng Ngãi đường dài 50km (giá 23.000 đồng). Khách lên xe không chen lấn đều có đủ ghế ngồi, hôm ấy là thứ 5 trong tuần đâu phải thứ 7 hay chủ nhật mà vắng khách.

Đến 9 giờ sáng đến nơi, vào nhà đốt nhang viếng người em mới mất cách đây vài tháng. Ă n cơm trưa, chiều có Mạnh là cháu đưa tôi về nhà để sáng hôm sau đi Lý Sơn. Tối đi thăm tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ giám đốc Sở VHTTDL tặng ông ta quyển “21 kỳ quan thế giới” mới in xong. Trong nhà có nhiều cổ vật đồ gốm: bát, đĩa, ly, chén vv… chủ yếu là cổ vật Sa Huỳnh. Tôi có nói là sáng mai đi đảo Lý Sơn, người con Quảng Ngãi mà không biết Lý Sơn thì thiệt thòi lắm. A nh ta nói sáng mai cũng có nước ngoài người Ba Lan ra đấy để nghiên cửu văn hóa tâm linh. Nói xong, anh ta nhấc máy điện thoại gọi cô Thảo ở cơ quan cùng đi với đoàn, hẹn 6 giờ sáng mai đón tôi tại… cùng đi xuống Sa Kỳ mua vé tàu ra Lý Sơn. Tôi cũng hứa cùng đi vì đi lần đầu mà c ó người thành thạo thì cũng tiện.

Tôi về nhà suy nghĩ có nên đi cùng với họ không? Có linh tính gì đây mà không đi? 6g sáng hôm sau tôi đi xe khách xuống Sa Kỳ, mua vé đi Lý Sơn, người cao tuổi được giảm giá 15.000 đồng (giá vé 115.000 đồng). Cửa biển Sa Kỳ ghe thuyền đậu san sát, trên bến dưới thuyền. Khách xuống tàu ngồi theo số thứ tự của vé. 8 giờ tàu hú còi mấy tiếng rồi rời bến, thỉnh thoảng tàu nhồi lên như đánh đu mỗi khi gặp sóng lớn. Người đến sau ngồi cạnh tôi trạc tuổi 70, da dẻ hồng hào rắn chắc. Tôi mạnh dạn lên tiếng hỏi, anh ra đảo hay về đảo, anh ta trả lời ngay: “Tôi về đảo”. Biết anh là người ở đảo lâu năm. Ông ta liền hỏi lại tôi: “Anh ra đảo để làm gì”, tôi trả lời: “Lần đầu đi tham quan”. Tôi hỏi tiếp năm nay anh bao nhiêu tuổi, anh ta trả lời 73 tuổi, vậy là anh nhỏ hơn tôi 14 tuổi. Anh tên gì…? Rút trong túi ra “chứng minh nhân dân” anh ta tên Bùi Thượng. T ô i ồ lên! Anh với tôi cùng họ Bùi, anh trả lời tôi là hậu duệ của Bùi Tá Hán, hiện giờ tôi đang trông coi đền thờ của ông. Chiều nay tôi đưa anh đến viếng đền thờ. Chúng ta kết bạn anh em, tôi lớn tuổi hơn nên tôi làm anh, còn ông nhỏ tuổi làm em. Hai người vui mừng bắt tay nhau, ôm hôn, quả là ngày hôm nay không đi với đoàn khách Ba Lan để gặp người trong họ Bùi đã được báo trước tối hôm qua, thật may mắn quá! Ông ta liền lấy điện thoại di động gọi về nhà báo trưa nay có khách đến thăm, có 2 người khách, nấu cơm thêm. Đang say sưa với câu chuyện, con tàu cất mấy tiếng hú dài, báo hiệu sắp cập bến, tàu chạy chậm lại rồi đến bến dừng lại. Người đứng bến tàu chen nhau, nào là xe ôm, xe chở khách loại nhỏ, xe đạp thồ… Thuyền đậu san sát tàu nào cũng có cờ tổ quốc bay trong gió biển để đợi ngày ra khơi. Trên bờ người vá phơi lưới toàn là phụ nữ. Xuống tàu, ông Thượng liền gọi hai xe ôm chở 2 ông cháu tôi và ông Thượng về nhà. Dọc theo bờ biển, bên bờ kè bằng xi măng thỉnh thoảng có chừa ra một đoạn mấy thước để nhân dân ra biển. Tôi nghĩ bờ đê này còn có ý nghĩa quốc phòng, chu vi bờ đê này dài khoảng 25km. Có xe hút nước biển, tôi hỏi anh xe ôm họ làm gì đấy, anh ta trả lời hút cát về trồng tỏi. Tôi mới biết cát trên đem về sàng, chỉ lấy cát mịn mà thôi, bên đường có đám rong vớt từ biển về phơi khô để dùng và bán. Tôi biết biển có nguồn lợi, ngoài hải sản ra còn có rong biển, cát trắng…

Nhà xây san sát, đường quanh co lên xuống. Về đến nhà ông Thượng, sân trồng cây cảnh có bình phong trước nhà. Trong nhà có tủ thờ cẩn xà cừ và đồ thờ. Ăm cơm trưa có món ốc xào, loại ốc này dai, gọi là ốc cừ, có nhân cứng rất đẹp. Nhìn vào tủ có cúp, như cúp bóng đá, cúp bóng bơi lội… Tôi có xem bài giới thiệu, tôi mới biết ông Thượng là người lặn giữ kỷ lục trước giải phóng (1975).

Nghỉ tới 15 giờ, xe chở 2 ông cháu cùng đi có ông Thượng. Hướng đông đảo có hải đăng dựng từ thời Pháp đến nay hơn 100 năm, cao gần 10m, ngày đêm dẫn đường hàng hải quan trạng VN cho tàu qua lại. Bên cạnh có dàn ra đa hiện đại canh chừng động tĩnh của đảo.

Theo bờ biển cát trắng tinh do san hô, ốc lâu ngày tạo ra, những tảng đá xếp thành, gió mưa sóng biển hao mòn tạo ra nhiều hình thú kỳ quái, cây cỏ bám theo những khe nứt bám rễ cũng xanh tươi. Ngồi bên vách đá có mấy thanh niên đang ngồi uống bia với hải sản như tôm, mực nướng thơm phức. Chúng tôi ngồi nghỉ cách đó 5m, họ biết chúng tôi là khách ra thăm đảo. Ông Thượng bị nhập vào chỗ thanh niên đang ngồi. Một thanh niên đem cho một con cua trông lạ, tôi lần đầu mới thấy đó là “cua mặt trăng” trên mai có mấy chấm đỏ… chấm đỏ bên trong thân cua cũng có như trên mai, chụp hình làm kỷ niệm.

Cột cờ dựng năm 2013 trên vị trí cao nhất 100m núi Thới Lới. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn Hải Đăng vững chắc. Mặt chính hướng ra quần đảo Hoàng Sa trên có ghi lại thông tin tọa độ cột cờ (vĩ độ 15” 22 51B, kinh độ 09 07 07Đ) mà dáng dấp cột cờ nước chủ quyền đất nước Việt Nam. Đài cờ cao nhất 5m, thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu quốc kỳ. Trong công viên công trình phía sau khắc họa cột cờ là 4 bức phù điêu hình ngọn lửa dựa trên biểu trưng “của hội sinh viên Việt Nam”. Thực hiện khoảng 850 triệu đồng (khởi công 16/02 đến 04/5/2013).

Núi lửa cách hàng triệu năm, miệng núi như một cái ao khổng lồ chứa đầy nước, xung quanh miệng chỉ có đá cuội tạo thành nơi hoang sơ không trồng trọt gì cho dù cây to cũng không có, chỉ cây bụi, cỏ dại…

Lý Sơn có nhiều di tích tâm linh nhưng không có thời gian đến tham quan mà chúng tôi chỉ chọn một di tích duy nhất đó là chùa Hang. Vào chùa đi từ trên đỉnh núi xuống đường rất dốc có tay vịn, nhờ chú Thượng dẫn tôi mới đi được, đây là một hang tự nhiên có chiều sâu 20m, rộng 15m mặt nền bằng phẳng, xoay mặt ra biển như miệng con cá sấu. Trong hang có bệ thờ Phật, những ngọn đèn dầu yếu ớt lờ mờ bốn mùa mát mẻ. Trên vách đá trước chùa khắc mẫu chữ “Thiên không Thạch Tự” nghĩa là chùa Hang đá trời sinh. Chùa còn là một nơi lánh nạn khi sóng to gió lớn, giặc biển vào cướp bóc. Trước sân chùa có cây bàng lá vuông, bể chứa nước ngọt từ đá chảy ra ngọt lịm, ai đến thăm chùa cũng uống thử. Trên tấm bảng ghi lịch sử chùa Hang, dưới có bán hàng lưu niệm cho khách: hạt đeo tay, ốc biển, đặc biệt có nhân ốc xào ăn cơm trưa. Tôi hỏi người bán hàng, được trả lời để trang trí, vòng đeo làm đẹp con người…

Vào viếng đền thờ đô đốc Bùi Tá Hán theo chiếu chỉ cần vương phù Lê diệt Trịnh. Nhưng mãi những năm 1610 – 1620 dưới triều đình Lê Kính Tông mới có 13 họ người Việt từ Bình Sơn ra định cư lập nghiệp. Đường về qua cánh đồng tỏi bao la người ta gọi vương quốc tỏi, đã được trồng cách đây hàng trăm năm.

“Từ khi khai sinh vùng đất này những vị tiền nhân ở đất đảo đã biết trồng tỏi để dùng làm thức ăn hằng ngày và dùng nó phòng và chữa bệnh. Tỏi Lý Sơn được xem là vị thuốc “bảo bối” để chống lại ma quỷ cũng như xua đi bao điều không may mắn trong cuộc sống. Củ tỏi có kích thước trung bình từ 2 – 6cm, có màu trắng, mỗi củ có từ 12-20 tép. Ngoài ra còn có một loại nữa gọi là tỏi mồ côi. Tại sao lại gọi là tỏi mồ côi? Thưa vì nó chính là củ tỏi chỉ có 1 tép, tỏi 1 nhánh.

Thành phần củ tỏi chứa 0,1-0,36% tinh dầu, trong đó 90% chứa hợp chất lưu huỳnh, thành phần chủ yếu của củ tỏi là chất Alixin. Tỏi tươi không có Alixin ngay mà có chứa chất Alinin, chất này dưới tác động của Enzyme Alinaza và khi giã dập mới cho Alixin; ngoài ra trong tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là Selen – đây là khoáng chất giúp cơ thể con người tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, phát triển trí não và tăng cường tuổi thọ cho con người. Tỏi được các nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu, phát hiện những đặc tính kỳ diệu như: khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, làm giảm huyết áp, có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống sự già nua, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, phục hồi nhanh thể lực… Tỏi Lý Sơn được quý như “Tỏi Ngọc”, bởi lẽ, để có được củ tỏi trắng, thơm ngon, đặc trị bệnh… là cả một quá trình gian nan của những người dân đất đảo, họ không ngại gian nan, nhọc nhằn qua bao thời gian để đến ngày thu hoạch. Trồng tỏi là một nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, mỗi thế hệ cha ông đi qua đã đúc kết để lại biết bao kinh nghiệm truyền lại cho thế hệ con cháu. Chính từ những tinh hoa đó các thế hệ sau đã làm cho củ tỏi Lý Sơn ngày càng thêm giá trị về chất lượng và không những được nhiều người Việt Nam biết đến mà còn lan rộng ra cả thế giới. Bởi thế ở thế kỷ 20, khi mà thị trường chưa được mở rộng và internet chưa phát triển thì tỏi Lý Sơn cũng đã len lỏi qua các nước Đông Âu và khẳng định được vị trí so với tỏi của nhiều nơi khác. Chính vì đặc trưng đó, năm 2007 hành tỏi Lý Sơn được Cục sở hữu trí tuệ công nhận là nhãn hiệu tập thể quốc gia. Ngoài công dụng làm gia vị, ngày nay với nền y học tiên tiến, các nhà khoa học đã phát hiện trong tỏi có chứa nhiều tinh chất có tác dụng phòng và điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có những bệnh nan y như ung thư. Đi cùng với sự phát triển của du lịch Lý Sơn, tôi cũng theo chân du khách tỏa về mọi miền đất nước, mang hương vị rất riêng của quê hương HẢI ĐỘI HÙNG BINH HOÀNG SA năm xưa để góp thêm hương vị cho bữa cơm đoàn tụ gia đình và góp phần mang sức khỏe đến cho mọi nhà…”

Bên cạnh cánh đồng tỏi bao la có diện tích 33 héc-ta hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi, có khu thể thao và những công trình văn hóa khác mới xây cách đây hơn 10 năm. Cửa hàng lưu niệm bán toàn ốc biển nhiều hình dạng màu sắc khác nhau cuốn hút tôi muốn mua vài thứ ốc để làm kỷ lưu niệm từ Lý Sơn. Tôi hỏi người bán hàng loại ốc này bắt từ ở biển nào, họ trả lời từ biển Hoàng Sa, Trường Sa chứ biển Lý Sơn không có loại ốc này, nhưng nó bán tại Lý Sơn.

Vào nhà trưng bày hiện vật được tái hiện như chiếc Thuyền câu chạy bằng cánh buồm của đội Hoàng Sa hành nghề, bài vị tên những người đã hy sinh nằm lại ở biển cả. Dựng lại thẻ tre, một đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây. Chẳng may người xấu số qua đời chiếu buộc chặt lại bằng sợi dây mây. Sau một vài nghi thức đưa tiễn đơn giản, rổi thả xuống biển, tôi xem xong phần này làm tôi xúc động. Ngoài ra có sắc lệnh của các đời vua triều Nguyễn, ông vua cuối cùng là Bảo Đại cũng có lời phê. Ngoài ra còn có các hiện vật văn hóa Sa Huỳnh trên đảo như: đồ gốm, đồng… tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quân Bắc Hải dựng cách đây mấy năm, phía sau có tiếng Việt và tiếng Hán khắc nổi, tôi đọc to để đoàn làm phim từ Tp. HCM ghi hình cùng ghi tiếng: “Bửu quốc hải cương, Hoàng Sa tối thị hiểm yếu”.

Từ 17 giờ trở về nhà ông Bùi Minh Cảnh, bữa cơm tối tại nhà có những món ăn đặc sản từ biển như: cá bò nướng, cá chình hấp, đặc biệt giá đậu ván cọng to, dòn, ngọt hơn giá đậu xanh mà thường ngày chúng ta hay ăn. Tôi được ông Cảnh cho biết cách trồng giá đậu ván như saut:

Người ta chọn đất sạch làm thành luống bằng phẳng rồi rải hạt đậu ván lên và phủ bằng một lớp cát mỏng hay đất sét pha cát. Sau đó che kín luống bằng những lá cây hoặc tấm lợp đảm bảo thoáng mát, sau mấy ngày là ăn được.

Sau một ngày từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm, thấm mệt về nhà nằm lăn ra dưới ánh trăng 18 hàng tháng, hòa vào gió biển thổi từng hồi mát rượi, kéo dài giấc ngủ tới sáng.

Sáng hôm sau tạm biệt chú Thượng, gia đình gởi về mấy ký tỏi làm quà gọi là “cây nhà lá vườn” từ biển đảo.

Đảo Lý Sơn ngoài nghề nông chủ yếu trồng hành tỏi, tỏi là chính nên gọi “Vương quốc tỏi”, nghề đánh bắt hải thủy sản, thiên nhiên trao tặng cho đảo 3 chữ: “Sea”, “Sun”, “Sand”(1) là thế mạnh của du lịch Lý Sơn. Mới đây, điện quốc gia (28.9.2014) ra tận đảo phục vụ kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng thêm sức mạnh cho đảo tiền tiêu Tổ Quốc.

Đi về trên 2.000 cây số, qua 8 tỉnh thành(2), nhiều di tích, lịch sử văn hóa các dân tộc của các tỉnh đã đi qua… Chuyến đi tuy vất vả nhưng nhiều kỷ niệm thú vị không thể nào quên.

Cám ơn tiền nhân mở đường “thiên lý” nay là quốc lộ 1A chạy suốt chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam. Vượt qua đèo cao Trường Sơn, sông rộng, đồng lúa vàng rực rỡ, dừa xanh nước ngọt, trái cây đặc sản vùng miền biển Đông sóng dậy…

Tp. HCM tháng 12/2014

BÙI ĐẸP

Ghi chú :

(1) “Sea”: biển, “Sun”: mặt trời, “Sand”: cát

(2) Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi.

Bài vị những cai đội và những anh hùng Đội Hoàng Sa.

CÚNG ĐẤT ĐAI

& CÁC BÀN CÚNG

TRONG ĐÁM GIỖ

I. Cúng chiến sĩ trận vong

Đây là lễ cúng mà trong thời chiến tranh trước 1954, khi nhà có cúng giỗ, nhà nào cũng dọn một bàn ở hàng tư để cúng. Lễ vật thì cũng giống như cúng giỗ:

1. Nhang, đèn, trà, rượu và 1 bình bông (không có cũng được).

2. Cơm canh, bánh trái.

3. Giấy tiền vàng bạc (có lẽ có hay không đều được cả).

Sau khi lên nhang đèn, chủ nhà vái mời các chiến sĩ trận vong về ăn uống. Chỉ vậy thôi, tôi không thấy ai lạy cả. Ngày nay, ở thành phố tôi ít thấy ai cúng. Có lẽ phần cúng nầy để cho các đình, người ta cúng kèm với lễ cúng thần thì hơn.

II. Cúng đất đai

Đó là cúng các vị thần quản lý khu ta ở. Cúng kèm theo cúng giỗ. Bàn về cúng đất đai thì:

- Có người nói rằng khi ta cúng giỗ, ta cúng thêm một mâm cho đất đai vì ta ở trong khuôn viên đất đó, ta trồng trọt có hoa lợi cho ta sống là do đất cung cấp nên phải cúng để tỏ lòng biết ơn.

- Về sau, so sánh với cuộc sống trong xã hội, người ta cho rằng trong vùng đất ta ở tất nhiên là có một vị thần quản lý nên cái cúng chỗ ăn chỗ ở biến thành cúng thần thổ địa.

- Nhưng cũng có người nói rằng cúng đất đai bắt nguồn từ Trung Quốc. Thời nhà Tần, sau khi Tần Thỉ Hoàng thống nhứt nước Trung Hoa, ông thấy rằng dân còn mê tín dị đoan, còn mời thầy bùa thầy pháp về nhà cúng vái, cho bùa để trị bịnh, để được sống yên ổn. Nhà vua muốn dẹp tệ nạn đó đi. Ngài cho đào hầm xung quanh cung điện, cho năm người ở năm nơi, kẻ thì đờn, kẻ thì đánh trống, kẻ thì thổi kèn… cứ luân phiên nhau hết chỗ nầy đến chỗ nọ, chốc chốc lại hợp tấu rầm lên. Vua cho đòi các thầy bùa thầy pháp giỏi nhứt trong nước tới và phán: “Quỷ dậy nơi cung đình nên nhờ các khanh trị giùm. Nếu trị không được là các khanh chỉ lừa gạt dân nên trẫm chém đầu đấy!”. Sau vài ngày, hết thầy nầy đến thầy nọ làm phép nhưng không im được. Có một vị đi vòng quanh cung điện, ông làm phép, đọc chú, giậm chưn và hự lên một tiếng, mỗi nơi một lần. Sau đó, tiếng kèn trống im. Chờ vài ngày không thấy quỷ dậy nữa, vua thả tất cả các thầy ra. Xuống hầm xem thì năm tên kèn trống đều chết cả, vua thấy chúng chết oan nên truyền cho dân khi cúng giỗ thì cúng thêm một mâm cho đất đai với năm chén cơm và năm đôi đũa. Lệ cúng đất đai có từ đó. Nếu lệ cúng đất đai là cúng năm tên kèn trống thì thiết tưởng nên bỏ đi vì:

1. Cúng bọn kèn trống là kêu chúng ở lại thì không nên. Ta không cúng để chúng siêu thoát hay đi đầu thai kiếp khác. Vả lại nhà ta đang ở mà kêu bọn tà ma vào thì cũng không nên.

2. Việc của nhà Tần, của Trung Hoa thì ta cũng không cần phải cúng.

Cúng đất đai thì vái thế nào?

Có người chỉ nói: “Hôm nay tôi cúng giỗ… và kiến một mâm cho đất đai viên trạch”.

Có người lại thêm: “Cầu đất đai viên trạch phò hộ cho vong linh ông, bà… tôi về dự lễ cúng và ăn uống”; có người lại vái thêm: “Cầu đất nước và chư vị thần linh phò hộ trong nhà trong cửa và giúp gia đình tôi làm ăn phát đạt”. Câu vái thì ai vái sao cũng được. Sau đó thì lạy bốn lạy.

Có nên cúng một mâm cho đất đai hay không?

Theo tôi thì không vì nhà người Việt Nam nào cũng có thờ ông Địa trừ người theo đạo Thiên Chúa. Ông Địa thì có dáng vóc như người Việt ở nông thôn miền Nam xưa: đầu có vấn chiếc khăn như khăn đống của ta, phía sau ót có lúp lúp như cái búi tóc đội lên. Tôi cho rằng đây là hình ảnh của người Việt Nam. Đám giỗ hay bất kỳ cúng gì ở trong nhà, người ta vẫn cúng một dĩa trái cây ở bàn thờ ông Địa. Cái cúng đó là cúng vị thần đất ở chỗ mình ở tức là cúng đất đai rồi vậy. Về lễ vật thì:

1. Nhang, đèn, trà, rượu (và 1 bình bông - không có cũng được)

2. Cơm canh, bánh trái như cúng giỗ.

3. Giấy tiền vàng bạc và một số giấy khác. Tôi mua để cúng đất đai thì chỉ có giấy tiền vàng bạc thôi, ngoài ra tôi không mua. Về phần nầy, theo tôi là mê tín dị đoan cần bỏ đi.

III. Cúng những người trong gia tộc không ai thờ cúng (kèm theo cúng giỗ).

Lễ vật cúng cũng giống như cúng giỗ và cúng đất đai.

Thông thường con cháu cúng giỗ ông bà từ hàng Cố trở xuống. Hàng Sơ thi thoảng có người cúng nhưng trên nữa thì không nghe ai nói cúng cả. Cũng có người vợ chồng không con nên cũng không ai cúng. Cũng có người không lập gia đình hay qua đời lúc còn nhỏ nên không được đưa lên bàn thờ nên cũng không ai cúng. Những vị nầy không có đám giỗ riêng thì trong đám giỗ ông bà, ta thêm một mâm cũng được. V iệc cúng nầy, có người chỉ dùng mâm đất đai mà cúng. Họ cúng đất đai cho mau mau mà đủ lễ, sau đó, đem thêm một chồng chén, một nắm đũa, một tô cơm, rót thêm nước, rượu rồi đốt một cây nhang và vái ông bà cô cậu dì em cháu… những người trong gia tộc không ai cúng hãy về đây ăn uống, xá xá rồi cắm nhang lên lư hương là xong. Không thấy ai lạy cả.

Theo tôi thì bỏ mâm đất đai để cúng các vị nầy.

IV. Thờ cúng ông Thần Tài

Nhiều nhà người Việt, ở bàn thờ ông Địa thường có kèm theo thờ ông Thần Tài. Bên trái là tượng ông Địa, bên phải là tượng ông Thần Tài. Bàn thờ để dưới đất.

Cúng ông Địa và ông Thần Tài thì đơn giản lắm, chỉ cần một dĩa trái cây hay bánh cho mỗi ông và một bình bông rồi rót nước, đốt nhang là xong, không vái gì hết.

Ông Thần Tài là ai?

Thời Đông Châu Liệt Quấc, về phía Nam Trung Hoa có nước Việt bị nước Ngô chiếm và bắt vua Việt Câu Tiễn cầm tù. Quan võ có Văn Chủng, quan văn có Phạm Lãi theo phò tá. Phạm Lãi khuyên vua nằm trên gai và treo túi mật thú ở đầu nằm để sáng nếm một miếng, tối nếm một miếng nhằm nung ý chí phục thù. Mặt ngoài, Câu Tiễn tỏ ra hết sức cung phụng vua Ngô. Vua Ngô bịnh, Phạm Lãi xem sắc diện biết bịnh sắp hết nên bảo Câu Tiễn nếm phân vua Ngô, nếm rồi nói phân có vị đắng là sắp hết bịnh nên mừng. Sau đó vua Ngô hết bịnh.

Cảm việc nếm phân và thấy Câu Tiễn tỏ ra trung thành và tôn kính mình rất mực nên vua Ngô thả cho về nước, cho phục lại ngôi vua. Từ đó, Văn Chủng thì lo rèn luyện binh mã, Phạm Lãi thì tìm cách hại vua Ngô. Ông khuyên vua dâng nàng Tây Thi tuyệt đẹp cho vua Ngô. Từ đó, vua Ngô say mê tửu sắc mà bỏ bê việc nước. Vua Việt Câu Tiễn đem quân sang diệt được nước Ngô để báo thù.

Xong việc phục thù, Phạm Lãi cùng Tây Thi trốn đi thật xa và cải trang thành người dân nghèo chí thú làm ăn. Về sau, hai vợ chồng mỗi ngày một phát đạt và trở nên giàu có.

Sau, có người nhận biết, hai vợ chồng bỏ nhà, bỏ gia sản trốn đi. Tới nơi ở mới, hai vợ chồng làm lại từ đầu và cũng trở nên giàu có. Rồi cũng bị phát hiện, rồi cũng trốn đi, nhưng tới đâu ông cũng làm giàu cho đến già.

Về sau, người Trung Hoa tôn ông là Thần Tài và thờ ông trong nhà để mong ông giúp cho làm ăn phát đạt.

Việc thờ ông Thần Tài là ta bắt chước Trung Hoa nhưng thờ cũng được, không thờ thì thôi, thiết tưởng chẳng có gì đáng nói nhưng tôi cho là mê tín và vô bổ. Nhưng nếu người thờ biết được tánh chí thú làm ăn của ông Thần Tài Phạm Lãi để noi gương thì đó là điều tốt.

PHẠM HIẾU NGHĨA (25.5.2015)

Trong văn học dịch Pháp-Việt và Hán-Việt

NGƯỜI ĐI TIÊN PHONG LÀ AI ?

BẰNG GIANG

“Việc dịch thuật xuất hiện từ bao giờ trong văn học nước nhà?”, (KTNN, số 56), tác giả Vũ Bạch Ngô đã cống hiến cho chúng ta một “khám phá lý thú”: Có lẽ bản dịch đầu tiên đó là bài Tân xuân lữ xá trong Hồng Đức quốc âm thi tập (cuối thế kỷ XV). Nếu sau này không có một khám phá nào mới thì rõ ràng bài Tân xuân lữ xá đáng xem là một cột mốc đánh dấu cho việc dịch thuật trong văn học nước nhà: dịch từ chữ Hán ra chữ Nôm.

Trong bài này, tác giả còn cho rằng giới nghiên cứu thường chỉ quan tâm đến việc dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Việt và cho rằng người đi tiên phong về việc dịch thuật văn học là Nguyễn Văn Vĩnh (…) và Phạm Quỳnh (…) và dịch phẩm của họ đã đăng ở hai tạp chí Quốc ngữ đầu tiên: Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh ra đời năm 1913 và Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh ra đời năm 1917.

Việc dịch từ chữ Hán ra Quốc ngữ cũng ra đời trong thời này với tiểu thuyết Tuyết Hồng lệ sử của Từ Trâm Á do Đoàn Tư Thuật dịch đăng ở tạp chí Nam Phong (KTNN, 56, trang 56).

Thật ra, Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh đều không phải là những người đi tiên phong về việc dịch thuật văn học từ tiếng Pháp ra tiếng Việt. Và việc dịch từ chữ Hán ra Quốc ngữ cũng đã bắt đầu từ lâu với nhiều dịch phẩm trước Tuyết Hồng lệ sử.

+ VỀ VIỆC DỊCH THUẬT VĂN HỌC TỪ TIẾNG PHÁP RA TIẾNG VIỆT, NGƯỜI ĐI TIÊN PHONG LÀ AI ?

Khi nhắc đến mảng văn học dịch Pháp - Việt của Nguyễn Văn Vĩnh, người ta thường nhớ ngay đến Thơ ngụ ngôn của La Fontaine đăng lần hồi trên tờ Đông Dương tạp chí (1913-1917), sau đó được in thành sách (1928), gồm 44 bài.

Trước Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1917) khá lâu, Trương Minh Ký (1855-1900) đã có dịch Truyện ngụ ngôn của La Fontaine đăng dần trên tờ Gia Định báo suốt trong những năm 1881-1886. Những truyện này được in thành sách với nhan đề Truyện Phan-sa diễn ra quốc ngữ (Saigon: Rey et Curiol, 1886), gồm 150 bài.

Tiếp theo là bản dịch của Georges Cordier(X) với nhan đề bằng tiếng Pháp: Fables de La Fontaine traduites en annamite (Hanoi: Imprimerie d’Extrêm-Orient, 1910).

Cuốn Tê-lê-mặc phiêu lưu ký do Nguyễn Văn Vĩnh dịch in thành sách (1927) từ Les aventures de Télémaque của Fénelon cũng xuất hiện sau bản dịch của Trương Minh Ký (1887).

Trong bốn năm (1884-1887), Trương Minh Ký có năm dịch phẩm được in thành sách. Ngoài ra, còn một tác phẩm dịch đăng trên tờ Gia Định báo từ ngày 5.9.1885 nhưng chưa được xuất bản thành sách: Truyện nhi đồng Francinet.

Qua đầu thế kỷ XX, có Đỗ Quang Đẩu với Cinquante fables et préceptes - Truyện đời xưa Langsa diễn ra quốc âm (Saigon: Imprimerie Saigonnaise, 1909), T.Q. Nhiễu với Chuyện đời xưa Phansa diễn ra quốc ngữ (Saigon: Imprimerie Saigonnaise, 1909) dịch Contes de fées của Perrault. Nguyễn Văn Vĩnh cũng có dịch cuốn này với nhan đề là Truyện trẻ con (1928). Chuyện Á - rập Một nghìn lẻ một đêm được dịch ra là Dạ đàm di sử dưới bảng hiệu của Nam Kỳ thư xã (Saigon: Đinh Thái Sơn xb, 1910).

Như vậy, người đi tiên phong trong việc dịch thuật từ tiếng Pháp ra tiếng Việt rõ ràng không phải là Nguyễn Văn Vĩnh, nói gì Phạm Quỳnh (1892-1945) là người đến sau nữa.

Về “hai tạp chí quốc ngữ đầu tiên” của hai tác giả này, Đông Dương tạp chí (1913-1917) và Nam Phong tạp chí (1917-1934), tưởng cũng cần xem lại. trước đó, nên kể chăng Thông loại khóa trình (1888-1889) do Trương Vĩnh Ký xuất bản hằng tháng?

+ TRONG VĂN HỌC DỊCH TỪ CHỮ HÁN RA CHỮ QUỐC NGỮ, TUYẾT HỒNG LỆ SỬ XUẤT HIỆN KHÁ MUỘN MÀNG.

Đó là cuốn tiểu thuyết của Từ Trâm Á được Mai Khê dịch đăng trong Nam Phong tạp chí kể từ số 77 (tháng 11.1923).

Trong Nam, Hồ Văn Trung (về sau lấy bút danh là Hồ Biểu Chánh) hợp tác với Giáo Sỏi (Liêm Khê) dịch một số truyện trong Tình sử, Kim cổ kỳ quan, Kim cổ kỳ văn. Năm 1908, những truyện này được in chung trong một cuốn với nhan đề Tân soạn cổ tích được tái bản hai năm sau đó (Sài Gòn: Nhà in F.H.Schneider, 1910).

Xa hơn nữa, Trương Minh Ký có:

- Ca từ diễn nghĩa (Sài Gòn: Nhà in Rey et Curiol, 1896) gồm nhiều áng văn cổ điển như Chính khí ca, Liên xương cung từ, Đường thi, Tô Huệ hồi văn, Hiếu thuận ca.

- Cổ văn chơn bửu (Sài Gòn: Nhà in Rey, Curiol et Cie, 1896); sách này gồm có 18 bài văn rút từ một tuyển tập cổ văn của Tả Thị và hợp tuyển nhiều bài của nhiều tác giả cổ điển Trung Quốc khác. Bản chữ Hán và bản dịch ra chữ Quốc ngữ được in riêng.

- Thơ Quốc Phong rút từ Kinh Thi được khởi đăng trên tờ Gia Định báo từ ngày 28.6.1896, chưa in thành sách.

Nếu đề cập văn học dịch Hán - Việt nói chung mà không phân biệt thể loại thì Trương Vĩnh Ký đã dịch xong trọn bộ Tứ Thư với tên sách là Tứ Thư diễn nghĩa được Nhà nước thuộc địa lo việc in thạch bản (1876). Đến năm 1889, Trương Vĩnh Ký mới tự lo được việc in typo có hai cuốn đầu, Đại HọcTrung Dung (Sài Gòn: Nhà in Rey et Curiol, 1889). Gần nửa thế kỷ sau, Tản Đà cùng với Nghiêm Thượng Văn và Đặng Đức Tô cũng có dịch Đại Học (Hà nội: Imprimerie Tonkinoise, 1922).

Còn nói riêng về tiểu thuyết, tưởng cũng phải kể tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (trước đây quen gọi là truyện Tàu) thì ở trong Nam cũng như ngoài Bắc kể sao cho xiết ngay từ năm đầu của thế kỷ XX này.

+ ĐIỀU NGHỊCH LÝ KHÔNG XẢY RA.

Tóm lại, việc dịch thuật văn học từ tiếng Pháp ra tiếng Việt và từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ còn để lại nhiều chứng tích từ khoảng hai thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX chớ không phải muộn đến thập niên thứ hai của thế kỷ XX. Cũng vậy, về thời điểm xuất hiện của tác phẩm Nôm phiên âm ra chữ Quốc ngữ và về báo chí bằng chữ Quốc ngữ, tưởng cũng nên phăng nguồn từ mấy thập niên sau cùng của thế kỷ XIX ở Nam Kỳ. Trọn phần đất này của Tổ Quốc đã sớm trở thành thuộc địa (1867) của chủ nghĩa tư bản phương Tây đang còn ở trong thời kỳ bánh trướng. Cũng ở nơi đây, thời đại lều chõng đã chấm dứt trong lúc ở Bắc và Trung, các khoa thi Hương còn kéo dài đến năm 1915 và 1918. Chữ Hán lần hồi mất vai vế. Chữ Quốc ngữ được phổ biến sớm hơn mấy mươi năm so với phần còn lại của đất nước Đại Nam.

Cho nên Truyện Thầy Lazaro Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, một truyện hiện đại đầu tiên của Việt Nam sáng tác theo lề lối Tây phương ra đời trước Tố Tâm (1925) của Song An Hoàng Ngọc Phách, Trương Minh Ký dịch Truyện ngụ ngôn của La Fontaine trước Nguyễn Văn Vĩnh, dịch thuật tác phẩm văn học từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ cũng sớm hơn nhiều nhà cầm bút khác, ngay từ cuối thế kỷ XIX.

Nếu điều ngược lại đã xảy ra thì đó mới là một điều nghịch lý đáng ngạc nhiên. Thế nhưng, “giới nghiên cứu (…) cho rằng người đi tiên phong là…”. Có tách khỏi con đường mòn mới khám phá ra Tân xuân lữ xá cũng như mới biết còn có Trương Minh Ký.

(X) Georges Cordier đến Việt Nam năm 1896. Năm 1914, ông có hợp trích thơ văn Việt Nam một cuốn sách có tên tiếng Pháp là Littérature annamite – Extraits des poètes et des prosateurs (Hà Nội - Hải Phòng: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1914). Năm 1933, ông có một công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam bằng tiếng Pháp Etude sur la littérature annamite (Sài Gòn: Editions d’Extrême-Asie, 1933). Vào thời điểm đó, chúng ta chưa có một công trình nào tương đương bằng Quốc ngữ.

Ông là viện sĩ thông tấn của Trường Viễn đông bác cổ và của Viện Hàn lâm khoa học thuộc địa.

ĐỖ THIÊN THƯ st.

PHỞ

Thương hiệu Việt nổi tiếng trên thế giới

PHỞ

Là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam . Thành phần chính của Phở là bánh phở và nước dùng (nước lèo) cùng với thịt hoặc cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu , chanh , nước mắm , ớt ... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở miền Nam, Phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành , giá và những lá cây rau mùi , rau húng , trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm...

Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt hoặc và gia vị bao gồm quế , hồi , gừng , thảo quả , đinh hương , hạt mùi ... “Bánh phở”, theo truyền thống, được làm từ bột gạo , tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

TÌM HIỂU TỪ “PHỞ”

Phở là món ăn truyền thống, vì nó được nhắc đến trong tùy bút, văn của một số nhà văn thời tiền chiến, như Nguyễn Công Hoan nhắc đến phở từ 1913. Đến nă m 1931, t ừ phở có nghĩ a là m ột món ă n m ới bắt đầu xuất hiện, ít nhất là trong quyển Việt Nam Tự Đ i ển của Ban Vă n h ọc Hội Khai Trí Tiến Đức (NXB Mặc Lâm). Một khi từ phở đã xuất hiện trong từ điển thì ta có quyền tin rằng món ă n này đã ph ổ biến. Thật vậy, trong tác phẩm Nhớ và ghi về Hà Nội, nhà vă n Nguy ễn Công Hoan viết: “1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ă n ph (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu...” . Từ yếu tố này ta có thể khẳng định Phở đã ra đời từ đầu thế kỷ 20.

Nguồn gốc của Phở

Thật ra, nhiều quan điểm cho thấy chữ “phở” có nguồn gốc từ tên Ngưu nhục phấn. Theo Vương Trung Hiếu, ngưu nhục phấnphở là hai món ăn khác nhau. Cách chế biến hai món này cũng khác nhau. Chữ Nôm ‘phở’ hay ‘phở bò’ không có liên quan gì với chữ Hán ‘phấn’ cho thấy rằng người Việt xưa rất chủ động trong cách dùng từ, mục đích nhằm khẳng định rằng “Phở” là một món ăn hoàn toàn Việt, chẳng dính dáng gì tới ngưu nhục phấn của Tầu.

Bàn về phở, người ta thường nói đến phở bò Bắc Kỳ. Tên gọi chứng minh thịt bò là nguyên liệu chính. Phở là món ăn của Bắc Kỳ (theo từ điển của Pháp sau này họ dịch là soupe tonkinoise tức là súp Bắc Kỳ). Điều này khẳng định Phở xuất hiện ở miền Bắc.

Phở xuất hiện đầu thế kỷ 20, do đó không có mặt trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Phở là món ăn ảnh hưởng món súp bò của Pháp (pot-au-feu, đọc như “pô tô phơ”).Vậy từ Phở do chữ “Feu – phơ” mà ra. Tiếng Việt đơn âm, người Việt lúc đó đại đa số không biết tiếng Pháp, do tiếp xúc làm việc phục vụ cho người Pháp, họ nói tiếng Tây bồi, họ thường hay rút ngắn từ tiếng Pháp: cồn, bơ, xăng…

- Trong khi đó, thật đáng buồn: Từ điển Việt - Pháp ở cuốn tái bản lần thứ 4 (trong đề có chỉnh sửa, NXB Khoa học xã hội, 1997) dịch “Phở” là “soupe chinoise” (súp Tàu)?

Phở chính là sự sáng tạo tuyệt vời của đầu bếp VN thế kỷ 20 .

Họ đã thả hồn Việt vào trong phở. Giao lưu văn hóa có nhiều cái lợi. Nếu tài giỏi, thông minh biết kết hợp cái cổ truyền và cái mới sẽ tạo ra những tuyệt tác mang phong cách và hồn dân tộc. Bắt chước, tạo ra cái mới đòi hỏi tài nghệ, trí tuệ của người sáng tạo. Phở là một vinh danh văn hóa ẩm thực Việt trong quá trình giao lưu với văn hóa ẩm thực phương Tây. (Trần Thu Dung).

Nguồn gốc và sự khác biệt

Phở Hà Nội ăn cùng quẩy & Phở tại Sài Gòn có rau, giá

Một số giả thuyết cho rằng Phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định , nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20 .

Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam , xâm nhập vào miền Trung miền Nam giữa thập niên 1950 , sau sự thất bại của Pháp Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Từ lúc này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á , đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng.

Sự xuất ngoại của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ , Pháp , Úc Canada . Những người Việt Nam cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết , bao gồm Nga , Ba Lan Cộng hòa Séc .

Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt và nhiều rau. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc.

Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái , phở gà . Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt , ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn , loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 phở xào , của thập niên 1980 phở rán ...

Nhà văn Thạch Lam viết trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường:

Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò, “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: “Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối...”.

- Phở Hà Nội: Phở là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội không biết đã có từ bao giờ. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục , xương ống xương vè . Thịt dùng cho món phở có thể là , hoặc . Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá , hạt tiêu , giấm ớt , lát chanh thái.

- Phở bò Nam Định: cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở , nước phở, thịt bò hoặc thịt gà , và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được. Bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ngon và mềm, khác với sợi bánh của vùng khác. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt... Và nếu nói đến nước thì thường mang tính “gia truyền” những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi.

- Phở Sài Gòn - Gia vị ăn với phở .

Người Việt Nam ở phía Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 sau hiệp định Genève mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn , thịt bò trong phở thường được bán theo 5 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân tùy theo ý thích của khách, ngoài ra còn một chén nước béo (nước mỡ của xương bò) để riêng nếu khách muốn. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt , tương ớt đỏ và chanh , ớt tươi, ngò gai , húng quế , giá , hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm ), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm , húng láng , hành lá dài, các loại rau thơm khác... Nước phở thường không được bỏ bột ngọt ( mì chính ) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.

Có khá nhiều quán phở nổi danh ở Sài Gòn trước năm 1975: phở Công Lý, phở Tàu Bay, phở Tàu Thủy, phở Bà Dậu, phố phở Pasteur (với rất nhiều quán phở chuyên bán phở bò), phố phở Hiền Vương (chuyên bán phở gà). Hầu hết các quán phở này nay vẫn còn, truyền đến đời cháu nhưng “không còn cái hương mãnh liệt” và “không còn xuân sắc như thuở trước 75”. Hiện nay, nổi tiếng có các hệ thống Phở 24, Phở 5 sao, Phở Quyền, Phở 2000, Phở Hòa...

Phở gà trống thiến

Ngay cả Hà Nội – quê hương của phở – từ trước đến nay cũng chưa bao giờ có phở Gà trống thiến. Phở này xuất hiện ở Saigon vào những năm 1960, ở phía chợ Vườn Chuối – tuy chưa được liệt vào loại tuyệt phở, nhưng cũng được khách ẩm thực đặc biệt chiếu cố. Phở ngon là một lẽ: thịt gà trống thiến thơm và mềm như gà mái tơ, nước phở trong hợp với khẩu vị của những người kén ăn, nhưng cũng còn một lẽ khác: người ta vừa ăn, vừa ngắm cái vẻ thướt tha yêu kiều của con gái ông chủ tiệm, thỉnh thoảng đi ra đi vô, mỉm cười với người này, gật đầu chào người kia, giơ tay ‘bông rua’ người nọ, tự nhiên như một cô đầm non.

Phở ngầu pín .

Dạo ấy, cả Saigon chỉ có độc một tiệm của chú Woòng ở đường Lý Thái Tổ bán phở ngầu pín. Chú là người Quảng Đông, trước khi di chuyển vào Nam đã mở tiệm phở ở phố Huế, Hà Nội. Vào đầu thập niên 50, phở ngầu pín đối với dân thủ đô, thật hoàn toàn xa lạ. Có mà nhử thính các tiểu thư cũng không dám tới ăn. Phở ngầu pín vào tới Saigon cũng chả khấm khá gì.

Quán Phở Thăng Long ( năm 1948).

Không có ai tới Chợ Đại Cống Thần (một cái chợ trời rất lớn mọc lên ở làng Thịnh Đại, gần bến Đồng Quan thuộc tỉnh Hà Đông ), mà không ghé tới Quán Phở kiêm Cà phê Thăng Long. Quán này là của ông bà Phạm Đình Phụng, rất đông khách vì chủ nhân là người rất văn nghệ.

Ở đây có đủ ba món PHỞ: phở xào, phở áp chảo, phở nước, có cà phê ngon. Văn nghệ sĩ nào tới Quán Thăng Long thì cũng đều được đón tiếp rất niềm nở. Không có sự cách biệt giữa chủ và khách. Có anh nghệ sĩ đã xung phong vào bếp để phụ giúp trong việc thái thịt bò và thái bánh phở. Lễ cưới (như trong ‘Màu tím hoa sim’) của đôi vợ chồng quê (Phạm Duy - Thái Hằng) mới được cử hành dưới sự chủ hôn của Tướng Nguyễn Sơn.

PHỞ phát triển mạnh trên thế giới.

Sau năm 1975 Phở Sài Gòn theo chân người vượt biên tới Mỹ , Úc , Canada . Riêng tại Mỹ, thống kê không chính thức năm 2005 cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam trên toàn nước Mỹ lên tới khoảng 500 triệu USD một năm.

Người viết cùng gia đình ở Mỹ tháng 11/2011, đã đi thăm thủ đô Washington và vào một siêu thị ăn Phở thì bị tính tiền 15 đô một tô (về sau mới biết chỉ duy nhất siêu thị này có bán Phở, chứ nếu ở Quận Cam Cali thì giá chỉ dưới 10 đô thôi). Khi đến Mỹ, đặc biệt là California, du khách có thể sẽ bất ngờ khi tìm được những quán phở với tên biến tấu nghe lạ tai:

“Chơi chữ” với các hàng PHỞ Việt trên đất Mỹ:

Tại Mỹ, phở là đại diện tiêu biểu cho đặc trưng ẩm thực Việt Nam. Tính đa dạng của nó không chỉ ở thành phần món ăn mà còn từ chính tên các nhà hàng. Dưới đây là một số biển hiệu sẽ khiến thực khách phải nhớ mãi:

- Simply Phở You (Los Angeles, California) nếu đọc trại theo âm tiếng Anh sẽ là “Simply for you” - “Đơn giản là dành cho bạn”. Quán nằm ở địa chỉ 698 S Vermont Ave, thành phố LA.

- Tương tự, quán Phơ-Nomenon sẽ thành “phenomenon”, được hiểu là “hiện tượng” có thể khiến người khác kinh ngạc. Quán nằm ở thành phố Long Beach, bang California.

- Ý của chủ quán lấy tên Phơever (NE 8th St Ste 6, Bellevue) chính là từ “forever” trong tiếng Anh với nghĩa “mãi mãi”.

- Phobulous (Los Angeles, California) đồng âm với “fabulous” - một tính từ có ý nghĩa rất hay trong tiếng Anh là “tuyệt vời”.

- Cũng nằm ở thành phố Los Angeles, quán Good Phở You có ý nhắn nhủ khách hàng rằng phở là món ăn “tốt cho mọi người”.

- SoPho SoGood cũng khá hay khi có thể hiểu theo nghĩa của cụm “so far so good” (vẫn tốt từ trước đến nay). Quán được Trip Advisor, trang tư vấn du lịch nổi tiếng thế giới, đánh giá cao về chất lượng và tốc độ phục vụ.

- Ăn theo tên dòng điện thoại nổi tiếng thế giới Iphone của hãng Apple (Mỹ), nhà hàng này lấy tên là I - pho để tạo ấn tượng với khách hàng. (theo Boredpanda).

LỜI KẾT

“Khiếp đảm với Phở ở Đất ngàn năm văn vật” nhân 40 năm hòa bình (2015)

Trên những con phố Hà Nội chật chội, ngột ngạt vì kẹt xe, vỉa hè ngập tràn những quán vịt om sấu hay bún ốc, ít ai ngờ rằng Thủ đô có những chốn “xứng danh kim tiền” đến vậy.

- Những thương hiệu thời trang danh tiếng nhất trên thế giới khi vào Việt Nam vẫn chọn Hà Nội là điểm đến đầu tiên. Chẳng hạn như nhãn hiệu Hermes tại Việt Nam hiện chỉ có ở Hà thành,

- Ấn tượng đầu tiên về khách sạn Grand Plaza Hà Nội khánh thành mới đây trên đường Trần Duy Hưng, gần Trung tâm hội nghị quốc gia, là từ sảnh lớn cho tới nhà vệ sinh đều dát kim loại màu vàng. Khách sạn có 618 phòng khách cao cấp và phòng hạng sang cùng nhiều nhà hàng mang nhiều phong cách ẩm thực, phòng tiệc, hội nghị... Có hai phòng tổng thống với giá cao ngất: phòng 325m2 giá 3.900 USD/đêm, còn phòng 410m2 giá 6.200 USD/đêm, tức hơn 125 triệu đồng. Nếu đã ở phòng “tổng thống” thì sao không đi ăn tối theo kiểu “hoàng đế”, với một phòng ăn được gọi là phòng vàng tại nhà hàng Long Đình trên phố Quán Sứ? Cô phụ trách PR của nhà hàng này, cho biết một bát súp vi cá giá 72 USD, một bữa tiệc có giá ít nhất cũng 800 USD.

Một bát Phở giá bằng cả tạ thóc :

Bát phở bò này có giá 650.000 đồng, bằng giá một tạ thóc nếu tính giá cao 6.500 đồng/kg. Có gì khác biệt giữa hai loại phở? Phở Sagagyu 650.000 đồng được đặt trong tô bằng sứ có mạ vàng với một cái muỗng cong, còn bát phở bò Mỹ 125.000 đồng đặt trong tô thường, muỗng thẳng. Cũng khác biệt so với phở thường nữa là ở chỗ nhân viên chỉ mang bát phở có nước dùng ra, phần thịt bò được thái mỏng bằng máy và bọc trong một đĩa riêng để khách hàng tự tay nhúng. Khi cho vào bát phở chỉ sau chốc lát thịt bò đã chuyển từ màu đỏ sang màu sẫm. Cho vào miệng nhai có cảm giác miếng thịt tan rất nhanh, mềm, đậm đà và thơm. Ngoài ra còn có loại phở Kobe giá 500.000 đồng chế biến từ thịt bò Kobe, hoặc “mềm” hơn là phở Wagyu với thịt bò Úc có giá 220.000 đồng.

Còn bò Kobe hay Sagagyu? Vấn đề khiến người ta ngỡ ngàng không phải ở chỗ nó là món thịt đắt nhất vì chúng vẫn được bán nhiều trong các nhà hàng khác ở Việt Nam đấy thôi, mà là chuyện nó nằm trong một tô phở - món ăn vẫn bán đầy vỉa hè ngoài kia. Chẳng đâu xa, chỉ cần bước ra khỏi Vườn Thủ Đô mấy trăm mét, ta gặp ngay một cái bàn ven đường dưới tấm vải bạt, nơi những sinh viên, công nhân đang xì xụp những tô phở 15.000 - 20.000 đồng nghi ngút khói…

Thơ và Câu đối về Phở…

THƠ PHỞ

Những nhà hàng Phở ngon của Saigon thuở ấy nhiều vô số. Nhưng được người ta chiếu cố nhất chỉ có bốn hoặc năm tiệm, trong đó có phở Trần Minh ở hẻm Casino. Phở Minh ngon thiệt là ngon. Người ta chỉ có thể ăn một bát để cho nó thòm thèm rồi mai lại ăn nữa! Có một người nghiện Phở của ông ta, và nghiện luôn cả truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là ông X, chủ một tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn. Và tình bằng hữu giữa ông chủ tiệm giày với ông chủ tiệm Phở đã thắm thiết hơn lên nhờ một bài thơ Phở của ông chủ tiệm giày. Gọi là thơ Phở vì đọc lên nghe thấy… toàn mùi Phở. Tuy nhiên nó được làm theo thể Đường thi, và chữ nghĩa đối nhau chan chát. Rất tiếc, hiện nay người ta chỉ còn nhớ được có bốn câu:

Nổi tiếng gần xa khắp thị thành

Trần Minh phở Bắc đã lừng danh

Chủ đề: tái, chín, gầu, gân, sách

Gia vị: hành, tiêu, ớt, mắm, chanh…

Sau đó, “mông xừ” Trần Minh đã nhờ một người nhái những nét chữ rồng bay phượng múa của Vũ Hoàng Chương để viết bài thơ ấy và treo ở trong tiệm.

CÂU ĐỐI PHỞ

Saigon thuở ấy chỉ có một tiệm duy nhất ở đường Võ Tánh, gần Hồ bơi Chi Lăng, Phú Nhuận, có món tái sách tương gừng và Phở tái sách: tiệm Y. Thịt tái mềm, sách ròn nhai gau gáu, chấm với tương Cự Đà thì tuyệt cú mèo. Người ta bèn đổ xô tới để thưởng thức một món ăn lạ miệng. Và tiệm Y phất lên như diều. Từ ngôi nhà lụp xụp, ông đã sửa sang lại cho khang trang và mua thêm một nhà khác để ở cho thoải mái. Và ít lâu sau ông chủ chết để lại người vợ góa trẻ đẹp kế tục “sự nghiệp” của ông chồng quá cố. Tiệm Y phát đạt trở lại. Những người bạn văn nghệ của ông Y vẫn lui tới ăn Phở như xưa, nhưng mục đích chính của họ là… ngấp nghé ngôi vị chủ tiệm. Sau mấy năm trời theo đuổi mà chẳng đi tới đâu, một người trong bọn họ, tức cảnh sinh tình, bèn mượn danh nghĩa bà quả phụ để ra một vế câu đối như có ý thách thức thiên hạ rằng: “Nếu ai đối được thì em xin nguyện lấy làm chồng”.

“Nạc, mỡ nữa làm chi, em nghĩ chín rồi không tái giá”

Câu đối sặc sụa mùi Phở, nhưng hắc búa nhất là cụm từ “tái giá”, nó vừa có nghĩa là “đi bước nữa” lại vừa có nghĩa là “phở tái giá”. Cũng như “da trắng vỗ bì bạch” của bà Đoàn Thị Điểm đố Trạng Quỳnh vậy, hơn ba mươi năm trôi qua, câu đối ấy hiện nay vẫn chỉ có một vế…

Sau đó, có văn nhân làm câu đối hơi khiên cưỡng:

Nạc mỡ nữa làm chi, em nghĩ Chín rồi/ Đừng nói với em câu Tái giá/

Muối, tiêu không đáng sợ, lão còn Gân chán/ Thử vui cùng lão miếng Gầu dai

Phở VN đã có trên 100 năm, truyền từ thế kỷ đầu 20 sang đến thế kỷ 21. Những món ghi vào từ điển là những món ăn đã nổi tiếng và quen thuộc với dân tộc đó. Cùng với áo dài, nem, bánh chưng, nước mắm, phở VN đã có trong từ điển Anh, Pháp, viết nguyên gốc.

Thương hiệu PHỞ lừng danh của Đất nước Tiên Rồng cũng có cả Thơ và Câu đối về món ăn thuần túy Việt này nữa!

PHẠM VŨ

(Tham khảo: Sách báo – Internet)

SIR ARTHUR CONAN DOYLE

CHA ĐẺ CỦA SHERLOCK HOLMES

DUY LỘC

Lược dịch bài viết của BERNARD BORINGE

trong tạp chí HISTORIA

1. Bước đầu sáng tác và cuộc hôn nhân thứ nhất:

Arthur Conan Doyle sinh ngày 22 tháng 5 năm 1859, là con của một kiến trúc sư Ireland thuộc một dòng họ lâu đời được phong tước công. Sau những năm tháng học tập với thành tích sáng chói ở trường Stonyhurst của các tu sĩ Dòng Tên, thể theo ý muốn của người mẹ mà cậu luôn tôn kính và luôn gọi bằng “Bà”, Arthur theo học y khoa ở trường đại học Edinburgh. Trong những giây phút rỗi rảnh, Arthur đọc truyện của Walter Scott, sách sử của Macaulay và nhất là những truyện ngắn của một nhà văn Mỹ nổi tiếng là Edgar Poe. Cách thức xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn “Bức thư bị đánh cắp” và câu chuyện ly kỳ trong truyện ngắn “Con bò cạp vàng” của Edgar Poe khiến cho Arthur hết sức khâm phục. Lòng ham thích văn học vẫn không ngăn cản chàng thanh niên cao 1m88 và nặng gần 100kg này say mê những môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục và quyền Anh. Vừa tốt nghiệp đại học y khoa, vị bác sĩ trẻ tuổi liền thuê một căn nhà ở Southsea để làm phòng khám; ngoài cửa, chàng gắn một tấm biển bằng đồng ghi rõ tên họ và chuyên khoa của mình. Mỗi khi chiều xuống chàng lau chùi và ngắm nghía bằng cặp mắt trìu mến tấm biển đồng xinh xắn ấy. “Đến nay cũng chưa có một bệnh nhân nào, nhưng số người dừng chân để đọc tấm biển của con là một con số đáng kể. Tối thứ tư vừa rồi, trong vòng 25 phút đã có 28 người dừng lại để ngắm nhìn nó và, tối hôm qua, con đã đếm được 24 người trong vòng 15 phút”, chàng đã viết như thế trong một bức thư gửi cho gia đình. Thế nhưng ánh mắt của những khách bộ hành hướng về phía tấm biển đồng đỏ chói đâu có đủ để nuôi sống Arthur; thế là, trong thời gian chờ đợi bệnh nhân đến gõ cửa phòng khám, vị bác sĩ trẻ tuổi thử viết một vài truyện ngắn. Truyện ngắn đầu tay “Bí mật của thung lũng Sasassa” kể lại những kỳ công của “một con quái vật có đôi mắt rực lửa” được đăng trên một tờ báo ở Birmingham mang lại cho Arthur một khoản nhuận bút ít ỏi là 3 guinea (tương đương với 60 shilling). Vào tháng 7 năm 1883, tạp chí Cornhill Magazine gởi cho Arthur một ngân phiếu 29 guinea kèm theo một lời khen về truyện ngắn “Lời khai của Jephson Habakuk”. Việc đăng tải truyện ngắn này trên một tạp chí được nhiều người đọc, với cộng tác viên chính là nhà văn R.L.Stevenson (tác giả của “Hòn đảo châu báu”) làm cho vị bác sĩ trẻ tuổi hết sức thích thú. Mặc dù vậy, chàng vẫn không quên nghề chính của mình; những bệnh nhân ở Southsea đến phòng khám của chàng mỗi ngày một đông. Một ngày tháng 3 năm 1885, một mệnh phụ phu nhân là bà Hawkins đang ở trọ tại một khách sạn trong thành phố cho mời chàng đến để chữa trị cho đứa con trai nhỏ. Sau khi chẩn đoán đó là bệnh viêm màng não, chàng mang cậu bé về nhà để điều trị. Mỗi ngày bà mẹ và cô con gái tên Louise (còn có biệt danh là Touie) đều đến thăm cậu bé; mặc dù cố gắng hết sức, chàng vẫn không cứu được mạng sống của cậu. Trước nỗi đau buồn vô hạn của hai người phụ nữ, chàng bày tỏ sự cảm thông và niềm xúc động chân thành nên người thiếu nữ mang tên Louise cũng cảm mến. Vài tuần sau, Arthur và Louise làm lễ thành hôn. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ không dư giả nhưng cũng tương đối thoải mái. Số bệnh nhân mỗi ngày một đông và Arthur lại sáng tác trong những lúc rảnh rỗi. Chàng đã viết nhiều truyện ngắn nhưng chưa có truyện nào thật sự ưng ý.

2. Thám tử Sherlock Holmes xuất hiện; những cuộc phiêu lưu và cái chết của Sherlock Holmes

Một hôm, chàng đọc tác phẩm của một nhà văn Pháp là Emile Gaboriau; truyện “Vụ án Lerouge” của Gaboriau làm cho chàng thích thú. Ngồi một mình trong phòng khám với cái tẩu thuốc trên môi, chàng tự hỏi: Tại sao mình không thể khắc họa một thám tử cũng sáng chói như thám tử Lecoq của nhà văn Gaboriau? Phải chăng nhân vật của mình cũng có thể có lối suy diễn tài tình và cũng dựa vào một vài tang chứng như tàn thuốc lá hay vết bùn trên ống quần mà làm sáng tỏ được một vụ án phức tạp? Điều chủ yếu là phải xây dựng được những nhân vật giống như thật: một vị bác sĩ không có hiểu biết chuyên môn về hình sự, chỉ làm công việc trình bày những dữ kiện khi chúng lần lượt xuất hiện trước mắt ông ta. Arthur có một người bạn tên là James Watson. Cái họ Watson có vẻ giản dị và thích hợp với nhân vật; chỉ cần đổi tên James thành John. Nhưng điều trước tiên là phải xây dựng một nhân vật thiên tài có khả năng làm sáng tỏ mọi vấn đề, giải thích mọi bí ẩn: viên thám tử điềm tĩnh, ít nói, đoán ra được tất cả dù chẳng ai nói ra một lời; con người thông minh xuất phát từ một chi tiết nhỏ nhặt để dựng lại cả một câu chuyện rùng rợn. Lúc đầu, Arthur Conan Doyle đặt tên cho anh ta là Sherinford Holmes; tên Sherinford hơi khó nhớ nên Conan Doyle đổi thành một cái tên dễ nhớ hơn là Sherlock. Từ đây về sau cái tên Sherlock Holmes sẽ được người ta biết đến ở khắp nơi trên thế giới. Trong hai tháng ròng rã, Conan Doyle viết truyện “Một bản phác thảo màu đỏ” (A study in scarlet). Mỗi ngày, khi người bệnh cuối cùng rời phòng khám, Conan Doyle quên tất cả mọi thứ ở xung quanh để cùng sống với những nhân vật tưởng tượng của mình. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên có nhân vật Sherlock Holmes được gởi cho tạp chí Cornhill Magazine nhưng bị ông chủ bút từ chối; không nản lòng, Conan Doyle lại gởi cho hai tạp chí nữa và cũng lại bị từ chối. Ông than thở: “Chỉ có ông chủ bút của tờ Cornhill Magazine là chịu đọc bản phác thảo tội nghiệp của tôi. Văn chương là một con sò rất khó mở”. Nhưng rồi cuối cùng con sò cũng chịu mở ra: Ông giám đốc của nhà xuất bản Ward, Lock và công ty trả cho Conan Doyle 25 bảng Anh và cho in truyện “A study in scarlet” vào năm 1857. Chẳng có nhà phê bình nào đả động tới cuốn tiểu thuyết, nhưng công chúng thật sự bị chinh phục. Cuốn tiểu thuyết bán hết chỉ trong vài tuần lễ. Sherlock Holmes đã bắt đầu sự nghiệp lừng lẫy của mình. Vào tháng 12 năm 1890, Conan Doyle rời nước Anh để đến kinh thành Vienne (Áo) học thêm về nhãn khoa. Trở về nước, Conan Doyle và gia đình định cư ở London và, lần này cũng như hồi mới vào nghề, chẳng có mấy bệnh nhân lui tới phòng khám nhãn khoa của ông. Ông phải tìm một phương kế khác để nuôi sống gia đình và nhiều lúc ông tự hỏi mình có nên từ bỏ y học để theo hẳn sự nghiệp văn chương. Trong khoảng thời gian này, cuốn tiểu thuyết mới của ông có nhan đề là “Hội tam điểm” (The white company) được công chúng hoan nghênh, nhưng ông cũng hiểu được rằng muốn nuôi sống gia đình, cần phải viết những truyện được nhiều người đọc và muốn như vậy, phải đưa nhân vật Sherlock Holmes trở lại. Ông bắt đầu viết một cách miễn cưỡng (vì ông chẳng ưa thích nhân vật Sherlock Holmes này lắm) một loạt truyện trinh thám để đăng trên tờ Strand Magazine. Sự thành công vượt quá mong ước của ông. Truyện cuối cùng vừa đăng xong, ông chủ bút liền yêu cầu Conan Doyle viết thêm một loạt truyện nữa giống như vậy. Thế nhưng nhà văn chẳng ưa thích chút nào cái viễn ảnh phải dành hết thời giờ của mình cho những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes. Ông nghĩ ra một cách là đòi nhuận bút thật cao để ông chủ bút phải từ bỏ ý định đăng tiếp những truyện trinh thám, nhưng oái oăm thay, ông ta lại vội vàng đồng ý. Và thế là những truyện trinh thám hay nhất của Conan Doyle lần lượt ra mắt độc giả (chẳng hạn như truyện “Ngón cái của viên kỹ sư”, “Mũ miện ở Beryl”). Điều kỳ lạ là trong quá trình viết những tuyệt tác này, tính cách của nhân vật Sherlock Holmes càng lúc càng làm cho nhà văn Conan Doyle bực tức. Khi viết xong truyện thứ 12, Conan Doyle thổ lộ với mẹ: “Con có ý định giết chết Sherlock Holmes và dứt bỏ hắn ta một lần cho xong: hắn ta ngăn cản con quan tâm tới những điều tốt đẹp hơn”. Bà mẹ phẫn nộ: “Con không được giết hắn ta; con không có quyền!”. Sau đó ít lâu, Conan Doyle kể: “Ban biên tập của tờ Strand Magazine đã lại đặt con viết thêm nhiều truyện Sherlock Holmes nữa. Con đề nghị giá 1000 bảng Anh cho 12 truyện nhưng con thật tâm nghĩ rằng họ sẽ từ chối”. Tờ Strand Magazine chấp nhận ngay lời đề nghị này mà không cần bàn cãi và thế là một loạt truyện nữa (trong đó có những truyện như “Lửa bạc”, “Khuôn mặt màu vàng”…) của Conan Doyle đã làm cho số phát hành tờ tạp chí tăng vọt. Nhưng rồi cũng đến lúc ông chán ngán Sherlock Holmes; trong một bức thư gửi mẹ, ông viết: “Môi sự đều tốt đẹp; con đang viết phần cuối của truyện cuối cùng về Sherlock Holmes và sau đó anh chàng gentleman (người thượng lưu, quý phái ở Anh) này sẽ hoàn toàn biến mất. Con đã quá mệt mỏi với tên tuổi và tiếng tăm của hắn ta”. Vào mùa hè năm 1893, chàng thám tử Sherlock Holmes quá tự tin, không biết gì về cuộc mai phục đang chờ sẵn, đã bất cẩn tiến đến mép một tảng đá và rơi xuống dòng nước cuồn cuộn chảy bên dưới thác nước Reichenbach. Conan Doyle có thể thở phào nhẹ nhõm. Thế nhưng năm 1893 này cũng là năm đen tối trong cuộc đời ông: cha ông mất rồi vợ ông mắc bệnh lao. Hai vợ chồng bắt đầu một chuyến du lịch qua nhiều nước như Thụy Sĩ, Mỹ, Ý, Ai Cập, Soudan và ở nơi nào nhà văn cũng được đón tiếp nồng hậu. Nhưng ở Anh, nhiều độc giả bày tỏ sự phẫn nộ với nhà văn: bực tức vì chàng thám tử yêu dấu của mình chết mất xác, họ gởi cho nhà văn nhiều thư phản đối. Ở London, một nhóm thanh niên còn mặc tang phục để diễu hành ngoài đường phố. Tuy nhiên Conan Doyle có những mối bận tâm khác hơn là những truyện trinh thám. Vào lúc này, cuộc chiến tranh giữa người Anh và người Boer ở Nam Phi (từ năm 1899 đến năm 1902) đã gây xúc động trên toàn nước Anh. Conan Doyle xin gia nhập quân đội nhưng bị từ chối vì đã quá hạn tuổi; ông đành phải đến Nam Phi để làm việc trong đoàn cứu thương. Trở về nước Anh sau trận thảm bại ở Kr ü ger, nhà văn lại phải tiếp tục một cuộc chiến đấu khác: Ở khắp nơi trên thế giới, nguòi ta bắt đầu lên tiếng về “sự tàn bạo của người Anh ở Nam Phi”. Một nhà báo người Anh là W.T. Steed còn viết nhiều bài báo đả kích những người đồng hương của mình (những bài báo có cái tít nẩy lửa như “Phương pháp dã man”, “Tôi có nên sát hại người Boer đồng loại của tôi?”). Đọc những bài báo của một tác giả người Anh dám phê phán đất nước của mình, Conan Doyle hết sức phẫn nộ và khi thấy chính phủ không quan tâm gì tới việc phản bác những luận điệu đó, ông quyết định cầm bút để bênh vực chính sách của người Anh ở Nam Phi. Cuốn sách “Cuộc chiến tranh ở Nam Phi, nguyên nhân và diễn biến” của ông được nhiều người tìm đọc và cũng không khỏi bị nhiều người lên án. Người ta nói với ông: “Công việc sáng tác những cuốn truyện ba xu thích hợp với ông hơn. Ông hãy ngừng biện hộ cho việc tàn sát 12.000 trẻ em trong những trại tập trung ở Nam Phi”. Chính phủ Anh hết sức hài lòng với cuốn sách của ông nên trong lễ đăng quang của mình, vị vua Edward VII đã quyết định phong cho ông tước Hiệp sĩ. (Vì vậy mà nhà văn thường được gọi là Sir Arthur Conan Doyle).

3. Sherlock Holmes tái sinh

Năm 1902, Conan Doyle ấp ủ ý định viết cuốn tiểu thuyết có nhan đề là “Con chó của dòng họ Baskerville”: trong một lần viếng thăm miền Devon, ông nghe một người bạn ca ngợi vẻ đẹp hoang dã của truông Dartmoor và bầu không khí huyền hoặc bao trùm ở đó. Trí tưởng tượng của ông bị kích thích dữ dội: nghe tiếng gió thổi trên đồng bằng, ông tưởng như nghe tiếng chó sủa, nhưng đó không phải là tiếng của một con chó bình thường, mà là tiếng sủa của một con chó ma quái khổng lồ có đôi mắt đỏ rực, luôn luôn ám ảnh một gia đình bị Định Mệnh nguyền rủa. Ông đến truông Dartmoor, cùng với người bạn dạo bước trên những con đường lộng gió và tưởng chừng như bắt gặp hình bóng của con chó huyền hoặc ấy trong mỗi túp lều, ở mỗi khúc quanh. Lúc đầu, ông không có ý định cho nhân vật Sherlock Holmes xuất hiện trở lại trong câu chuyện này, nhưng rồi ông thay đổi ý kiến và cho rằng việc gợi nhớ viên thám tử được công chúng yêu thích sẽ không có hại gì cho câu chuyện. Cuốn tiểu thuyết “Con chó của dòng họ Baskerville” được công chúng hết sức tán thưởng; chỉ có một điều công chúng lấy làm tiếc là câu chuyện này xảy ra trước khi Sherlock Holmes chết mất xác. Từ khắp nơi hàng ngàn lá thư được gởi cho nhà văn để yêu cầu ông làm cho Sherlock Holmes sống lại. Ông trả lời: “Anh ta đang ở dưới thác nước Reichenbach. Cứ để cho anh ta ở yên tại đó”. Nhưng một ngày kia, chủ bút một tờ báo ở Mỹ đề nghị trả cho nhà văn 5000 đôla nếu ông nghĩ ra cách làm cho Sherlock Holmes sống lại. Thấy từ chối là dại, Conan Doyle trả lời vắn tắt: “Được rồi. Arthur Conan Doyle”. Ông lại cầm bút và viết truyện “Ngày trở về của Sherlock Holmes”. Tiếp đó là những truyện khác như “Người bị sứt môi”, “Người đàn ông quý phái độc thân”, “Những người đàn ông nhảy múa”, làm cho công chúng hết sức hài lòng. Tờ Westminster Gazette đã viết: “Mọi chuyện đã xảy ra đúng như chúng ta nghĩ. Holmes đâu có chết khi rơi xuống vực. Thật ra, anh ta không rơi xuống vực, mà đã tìm cách bò dọc theo tảng đá để thoát khỏi tay kẻ thù”.

4. Conan Doyle làm thám tử:

Vào tháng 6 năm 1906, tai họa giáng xuống gia đình Conan Doyle: bà vợ của ông (bà Touie hiền dịu) đã mắc bệnh lao từ nhiều năm trước bỗng mất trí hoàn toàn. Ông săn sóc vợ cho tới ngày bà nhắm mắt với một sự tận tụy không bờ bến. Ông đã viết trong một bức thư sau khi bà qua đời: “Tôi đã cố gắng không đem lại cho Touie một giây phút phiền muộn nào và luôn luôn quan tâm tới nàng, mang lại cho nàng tất cả những tiện nghi mà nàng muốn có. Tôi có đạt được điều ấy hay không? Tôi nghĩ là có”. Sự săn sóc mà Conan Doyle dành cho vợ trong những ngày đau yếu sẽ được coi là hết sức quý báu một khi chúng ta biết được rằng từ 10 năm qua, Conan Doyle đã yêu một người phụ nữ khác là nàng Jean Leckie. Tình yêu của ông được nàng đáp lại. Mặc dù có lời khuyên của những người bạn, ông không bao giờ nghĩ tới chuyện ly dị vợ để cưới nàng và chính nàng cũng không muốn ông xao lãng bổn phận đối với gia đình. Cái chết của Touie đã làm thay đổi tất cả. Vào tháng 9 năm 1907, Conan Doyle làm lễ kết hôn với Jean Leckie ở giáo đường Westminster. Hạnh phúc riêng tư vẫn không ngăn cản Conan Doyle quan tâm tới những nỗi bất hạnh của người khác. Trong thời gian chuẩn bị đám cưới, Conan Doyle đã noi gương Sherlock Holmes để làm sáng tỏ một vụ án đã làm đau đầu nhiều quan tòa ở Anh lúc bấy giờ. Vào năm 1903, một vụ án lạ lùng đã gây xúc động cho những cư dân của làng Great Wyrley ở gần Birmingham. Người ta tìm thấy trên những cánh đồng xác chết của nhiều con ngựa, nhiều con bò và nhiều con cừu; những vết thương lớn ở bụng và ở cổ họng khiến cho người ta nghĩ rằng chúng bị một kẻ mắc bệnh tâm thần hạ sát. Sau khi nhiều lá thư nặc danh được gởi tới nhà cầm quyền, mọi người đều nghi ngờ con trai của ông phụ tá mục sư trong vùng. Ông phụ tá mục sư này tên là Sharpurji Edalji vốn là một người Ấn Độ đã kết hôn với một phụ nữ Anh. Tinh thần kỳ thị chủng tộc rất mạnh mẽ ở địa phương nên lẽ đương nhiên là ông Edalji cùng với cậu con trai 27 tuổi là George Edalji không được cảm tình của những người dân địa phương. Những lá thư nặc danh tố cáo rằng George Edalji chính là thủ phạm của những vụ tàn sát gia súc. Khi khám xét phòng riêng của chàng thanh niên lai Ấn này, người ta tìm thấy những bộ quần áo lấm bùn đất và trên ống tay áo người ta ngỡ nhìn thấy những sợi lông ngựa. Chàng thanh niên trả lời một cách mơ hồ về việc làm của mình trong khoảng thời gian xảy ra những vụ tàn sát gia súc nên người ta đưa chàng ra tòa và kết án 7 năm tù khổ sai. Ba năm sau khi chấp hành án, chàng được tại ngoại; chàng liền viết thư cho Conan Doyle để nhờ ông minh oan. Người cha của thám tử Sherlock Holmes bỏ ra nhiều tháng trời để tìm hiểu vụ án; khi đã rõ là cảnh sát thu thập chứng cớ một cách vội vàng, ông hẹn gặp Edalji tại một khách sạn ở Charing Cross. Khi đến nơi hẹn, ông thấy chàng thanh niên da màu ngồi chờ ông ở phòng khách đang cầm một tờ báo gần sát mắt và đọc một cách khó khăn. Ông mở lời: “Anh là Edalji phải không? Anh có bị cận thị hay loạn thị không?”. Edalji gật đầu. Conan Doyle tiếp lời: “Hồi trước tôi có học về nhãn khoa. Anh không có đeo kính sao?”. “Tôi chưa bao giờ đeo kính. Tôi đã được hai bác sĩ nhãn khoa khám mắt nhưng chưa có ông nào trao cho tôi cặp kính vừa với mắt tôi”. Conan Doyle liền nhờ một bác sĩ nhãn khoa kiểm tra thị lực của Edalji. Kết quả cho thấy Edalji bị cận thị rất nặng. Như vậy đã rõ là chàng thanh niên bị cận thị nặng như vậy không thể nào di chuyển ngoài đồng trong đêm tối để hạ sát những con vật. Conan Doyle viết một loạt bài báo trên tờ Daily Telegraph, đập tan hết những luận điểm của những kẻ buộc tội Edalji và ông đặc biệt lên án tinh thần kỳ thị chủng tộc vẫn còn tồn tại mạnh mẽ ở nước Anh. Ông kêu gọi tòa án xét lại trường hợp của Edalji và yêu cầu cảnh sát cố gắng tìm cho ra thủ phạm. Ít lâu sau, tên này bị bắt cũng nhờ những lá thư nặc danh. Ngày cử hành hôn lễ của Conan Doyle và Jean Leckie, Edalji đã tham dự với tâm hồn tràn trề vui sướng.

5. Những năm cuối đời.

Cuộc sống hạnh phúc của hai vợ chồng chỉ kéo dài được 7 năm (từ 1907 đến 1914). Khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, gia đình của Conan Doyle cũng chịu nhiều tai họa giống như nhiều gia đình khác ở Anh: con trai lớn của ông tử trận; em trai ông chết trong quân ngũ. Ông trải qua những ngày đau buồn vô hạn nhưng vẫn tin rằng mình còn giữ được mối liên lạc với những người đã khuất. Từ nhiều năm trước, ông đã tin tưởng ở thuyết thông linh (spiritism: thuyết cho rằng người sống có thể liên lạc với người chết ở thế giới bên kia) và nhiều người bạn thân của ông là những ông đồng bà cốt nổi tiếng nhất vào thời đó. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông đi nhiều nước để diễn thuyết về thuyết thông linh. Vào năm 1930, mặc dù đã 70 tuổi và mới vừa trải qua một cơn đau tim, Conan Doyle rời căn nhà ở miền Sussex, lên thành phố London để khiếu nại với một viên chức chính phủ về việc ban hành một đạo luật cấm ông đồng bà cốt. Chuyến đi này vượt quá sức lực của ông nên vài tuần lễ sau, một cơn đau tim đột ngột đã chấm dứt cuộc sống của ông. Sir Arthur Conan Doyle được chôn cất trong khu vườn nhà ông và, thể theo ý muốn của ông ngày trước, bà vợ của ông không để tang (vì ông vẫn tin tưởng rằng sau khi chết đi, mình vẫn còn liên lạc với bà). Trên mộ chí, người ta chỉ khắc câu: “Thép nguyên chất, lưỡi dao ngay thẳng” (Steel true, Blade straight), một khẩu hiệu rất xứng hợp với một Hiệp sĩ kiên cường đã dùng ngòi bút để chiến đấu cho lẽ phải.

HOÀNG KIM THƯ st

Phụ Bản II

MẢ ÔNG NGHÈ

Khi còn cắp sách đi học trường làng, tôi đã nghe người lớn nói đến “Mả Ông Nghè”. Ông Nghè là ai, tôi nào có biết! Ngôi mộ đắp bằng đất núi khô rắn, nằm ven đường lên tháp, thường gọi “pháo đài”, cũng không gợi cho tuổi thơ tôi chút tò mò.

Đến khi vào đời, phiêu bạt nhiều nơi, đọc một vài loại báo cũ, nghe những bạn vong niên kể chuyện, mới hiểu “Ông Nghè” là một nhà nho yêu nước. Tuẫn tiết tại pháo đài đêm 2 tháng 11 năm 1926. Năm ấy tôi vừa ra đời mới được hai năm.

“Ông Nghè” tên thật là Trương Gia Mô (theo Trương gia thế hệ) hiệu là Cúc Nông, tự là Sư Thánh Dịch. Bởi lúc thiếu thời ông rất hâm mộ và làu thông Kinh Dịch (loại sách quý, tương truyền do Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử nối tiếp nhau chế tác). Sau say mê sách Quản Tử, bộ sách nói về phép trị nước, yên dân, do Quản Trọng chế tác. Đời sau xem ông là ông tổ pháp gia. Trị nước yên dân bằng pháp luật. “Sách sử xem Quản Trọng như là một trong những nhà chính trị biết lấy dân làm gốc” (Nguyễn Nam). Từ đó, Cúc Nông đổi hiệu là Sư Quản. Có lúc lại dùng biệt hiệu Hoài Huyền Tử - nghĩa là người luôn luôn khắc ghi những lời huyền diệu của thánh hiền.

Sinh thời, Cúc Nông Trương Gia Mô là một nhà nho uyên bác, tàng chứa một tấm lòng yêu nước, thơ văn của ông là thơ văn gọi nước, là tiếng gọi đàn của một dân tộc chống ngoại xâm. Theo Nguyễn Nam, tác giả “Cụ Nghè Trương Gia Mô”: Thơ văn Cúc Nông trầm lặng, khai thác âm điệu trữ tình. Trong thơ toát lên tình yêu Tổ quốc, lòng người hiếu nghĩa, tình bằng hữu thắm thiết của một CON NGƯỜI. Trong cái lắng đọng ấy xôn xao sóng ngầm, kêu gọi thức tỉnh, đoàn kết lại vì vận mệnh chung của dân tộc. Thế hệ ông càng về cuối đời, càng bồn chồn day dứt vì giặc thù ngang nhiên dày xéo đất nước, mà mình đành bất lực. “Thời gian thơ” của ông phản ảnh điều đó…

Cúc Nông sớm chịu cảnh mồ côi cha. Thân phụ của ông Trọng Hanh Trương Gia Hội - qua đời lúc câu bé Trương Gia Mô mới lên mười một tuổi. Trọng Hanh đương thời là người trầm tĩnh, biết tiết chế sự ham muốn, vui buồn ít khi biểu lộ. Có đởm lược, được người đời tin yêu, kính nể (theo Trương gia thế hệ). Năm Tự Đức thứ hai, ông được cử làm Huấn đạo Long Thành, sau chuyển làm Tri huyện Trà Vinh, có tiếng khuôn phép, rồi nhậm chức Tri phủ Hoằng Trị, rồi đổi ra Hàm Thuận với chức vụ Bố chánh. Có lúc giữ chức vụ Bố chánh Quảng Ngãi. Khi nhậm chức Bố chánh Bình Thuận kiêm Điển nông phó xứ, Trọng Hanh đã làm một việc có ý nghĩa vì nước vì dân. Ông lập ra những trang trại thu nạp những lưu dân không chịu hợp tác với Pháp, bỏ Nam kỳ ra đây. Bình Thuận bấy giờ vừa là nơi hội tụ Văn Thân và đồng bào tị địa, vừa là tuyến ngăn chận âm mưu của Pháp từ trong Nam lấn ra Bình Thuận. Đồng Châu xã thời ấy, là điểm dừng toàn bộ cuộc di trú tị địa lần thứ hai của dân Nam kỳ khước từ chế độ đô hộ của Pháp.

Tuổi thơ của Cúc Nông rong ruổi theo cha trong dòng người tị địa và trên bước đường công cán của cha. Cha qua đời, cậu bé Trương Gia Mô sống trong vòng tay thương yêu của mẹ. Một người mẹ mà “Trương gia thế hệ và Tự tự” ghi rằng: “Vốn là người hiền thục, nghiêm minh như chồng, dạy con ăn ở hiếu nghĩa…”.

Bên người mẹ nghiêm minh và đạo hạnh, tính cách cậu bé Mô mồ côi cha thế nào? Nam kỳ tuần báo, số 40, ngày 01.02.1943, Khuông Việt viết: “Người ta kể rằng, cụ Nghè Mô tướng mạo tầm thường nhưng có khí tiết…”. Tự tự nói rõ thêm: “Cúc Nông dáng người thấp bé, nhưng khẳng khái, chuộng điều tiết nghĩa, chẳng thèm bận lòng đến những việc tầm thường…”.

“Khi mới lớn đã hiểu biết… tuy thuộc dòng dõi quan gia, nhưng lại thanh bần, bản thân thấy được cảnh khổ của gia đình nên thường giúp mẹ, trông theo ý mẹ mà làm cho thuận thảo…”.

“Học trò và quan lại cũ thấy thế nên thương tình, nhiều người đem quà cáp đến giúp đỡ, nhưng ông vẫn giữ thẳng ngay không chịu nhận, cũng không trau chuốt hư danh, xóm giềng ai nấy đều khen ngợi là hợp đạo…” (Nguyễn Nam).

Gia cảnh của Cúc Nông sau khi cha mất, đã sa vào bẩn chật, nghèo túng, thế mà ông trở nên nhà Nho uyên thâm. “Ông không đỗ tiến sĩ, nhưng nhiều người vẫn gọi ông Nghè, chỉ vì được bổ làm một viên chức ở Huế nên được người ta gọi là ông Nghè…” (Võ Trung, báo Văn nghệ thành phố).

Cái học của ông thật sự là tấm gương về tinh thần hiếu học, theo kiểu con nhà nghèo. “Ông thường không được học tập nhưng tính rất ham đọc sách. Đêm khuya buồn ngủ thì tự đánh mình để xua ma ngủ. Ban ngày giắt quyển sách nhỏ vào túi, tùy lúc rỗi rảnh lại lấy ra xem qua, thường đọc đủ loại sách. Ông hiểu sâu về Chu Dịch, say mê Quản Tử, lại rất ghét lối học khoa cử, càng mang nỗi lo thời cuộc…”.

Dù là một viên chức của triều đình, Cúc Nông vẫn giữ phong thái của người hàn sĩ. Mới ngoài hai mươi tuổi, ông đã điều trần 5 điều về việc nước việc dân và xin được xung vào phái đoàn đi sứ sang nước Pháp.

Ngẫm lại 5 điều Cúc Nông đề xướng, ta mới rõ vì sao triều đình nhà Nguyễn xem ông là “kẻ thiếu niên hiếu sự”:

1. Mở rộng trường dạy chữ Pháp ở các tỉnh, đồng thời dịch các sách cần thiết của Pháp và Trung Quốc ra quốc ngữ cho tiện phổ biến để mở mang dân trí.

2. Chấn hưng công nghệ, thực nghiệp (nông, công, thương cùng những việc làm nảy sinh thực lợi), khuyên dân hợp lực khai khẩn đất hoang, chữa bệnh trong dân nghèo.

3. Nghiêm khắc cách chức bọn tham quan ô lại, sàng lọc bọn vô dụng để giảm bớt khốn khổ cho dân.

4. Mở thượng, hạ nghị viện, mở báo quan để mở rộng đường ngôn luận.

5. Chấn chỉnh hương tục, đẩy mạnh giáo hóa để cứu lấy phong tục đang đồi bại.

Bản điều trần không được chấp nhận, việc xin xung vào phái bộ sang Pháp cũng bị khước từ, thượng thư Nguyễn Trọng Hợp còn khinh bạc bảo ông là “kẻ thiếu niên hiếu sự”, nên không dùng.

Ngày đêm nặng nỗi dân nỗi nước, ba lần điều trần vận dân vận nước không thành, Cúc Nông càng rõ sức vóc của triều đình như Phan Bội Châu đã sớm nhận ra: “Triều đình chuyên chế không có người nào ra gì. Mãn triều Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam cũng là một phường chó má như nhau” (Phan Bội Châu niên biểu). Ông không mong gì ở cái triều đình “ốm yếu” và không tin được những điều “bạch quỷ” rêu rao. Mười năm xuôi ngược, bôn ba Nam Bắc, Cúc Nông đã tham gia hầu hết tất cả các phong trào yêu nước chống thực dân. Mật thám Pháp theo dõi ông rất ngặt, mỗi bước đi của ông đều có bóng “chó săn”. Nhân vụ chống thuế ở Trung kỳ, Cúc Nông bị bắt và kết án tù (1908) với tội danh “tham gia đảng sự”. Nhà ông ở Duồng (nay là xã Chí Công) bị xét. Pháp giam ông tại Nha Trang năm Duy Tân, Mậu Thân (1909). Tham gia đảng hội, Cúc Nông lại bị bắt giam ngục thất Khánh Hòa. Lúc ấy ông ngoài bốn mươi tuổi.

Bạn tri âm của Cúc Nông là Nguyễn Lộ Trạch, người tiêu biểu cho khuynh hướng xem việc hòa hoãn với Pháp (1862) là tạm thời, là quyền biến, là sách lược, để chuẩn bị cho một trận bão nổi phục thù, giành lại đất nước (Nguyễn Nam).

Kỳ Am Nguyễn Lộ Trạch tự Tùng Linh, biệt hiệu Hà Nhân, một danh sĩ đất thần kinh… Đại thần Nguyễn Văn Tường muốn cất nhắc, nhưng ông không chịu ra làm quan, thường tự phụ về tài trí vô song. Tình cờ đọc bài Thu hoài phú của Cúc Nông, đàm luận cùng nhau suốt cả ngày, liền trở thành đôi bạn cùng ý chí. Lộ Trạch đi du thuyết, lúc bấy giờ không ai hiểu, cuối cùng chết tha hương ở đô thành Bình Định. Thật đáng thương thay! (MN).

Kỳ Am mất, Cúc Nông đau nỗi đau biệt ly tri kỷ. Gần như nỗi đau của chí sĩ Phan Bội Châu khóc than Phan Chu Trinh:

“Thương hải vị bồi tinh vệ hàm thạch,

Tử Kỳ ký một Bá Nha đoạn cầm”.

Mộng cùng Kỳ Am xuất dương đành gác lại, nhưng Cúc Nông vẫn tiếp tục cuộc vận động Duy Tân của Kỳ Am.

Qua thơ văn còn sót lại, phần lớn trước tác của ông đã đốt và chôn, trên đề “Cúc Nông thư trùng” (mộ chôn sách của Cúc Nông), ta thấy được tình bạn giữa Kỳ Am và Cúc Nông thật thắm thiết. Vừa yêu vừa quý trọng nhau. Cảm xúc của ông đối với bạn tha thiết chân thành.

“Đất khách bao ngày ở

Cùng ai đời tựa nương…”

“…Xiết thương mơ lẻ bạn

Lỡ hẹn về phương Nam”.

(Nghỉ ở nhà Hà Nhân Nguyễn Tùng Linh, đêm thu nói tình cảm của mình).

Khi xa bạn, dù chỉ một năm ngắn ngủi, cả hai đã vời vợi nhớ thương nhau:

“Kỳ Am còn nhớ đến ta.

Vời vợi thương nhớ giữa biển trời

Vừa mới chia tay ở kinh thành

Mà nay mưa xuân lại báo một năm qua

Lòng thuần phác không hề phụ

Âm vận cao nhà tin rằng khó thể truyền

Thương cho cỏ quỳ nơi tịch mịch

Sống lẻ loi chịu sương giá trên mặt trời” .

(Trả lời sự mong nhớ của Nguyễn Hà Nhân)

Từ ấy, Cúc Nông như con chim lẻ bạn, mắt ngó “Non sông tan nát, lòng sầu hơn trăm mối” (Thành thủy tàn sơn, bách cảm dư - Tiết trùng cửu họa thơ bằng hữu). Tâm trạng của ông là tâm trạng khách lữ hành trên đường xa vời vợi: “Mưa gợi nỗi buồn xa xôi. Điều tâm tưởng nằm ở trên đường xa trước mặt. Đi đi thôi, chớ có lần chần” (Đêm đi thuyền trên kinh Vĩnh Tế).

Cúc Nông từ quan, về Tây An dạy học. Kỳ thật ông đã làm một cuộc lữ hành không biết mỏi trên đất nước tiêu điều bởi tay bạch quỷ. Ông đi khắp đất Nam kỳ, chỉ có một việc: “Khuyên người sang Pháp học lấy thực nghiệp để về dắt dẫn quốc dân, khuyên người nên hợp doanh công nghiệp, kẻ giàu người nghèo nương nhờ nhau, kết thành hội đoàn, không để một người sống ngoài đoàn thể…” (Nguyễn Nam). Không riêng Cúc Nông, thời ấy cái áo “thầy đồ” chỉ là tấm khoác bên ngoài những sĩ phu nặng mang nỗi nước. Họ từ quan không phải vì ngao ngán sự đời, tìm chốn danh sơn thư tĩnh ở ẩn cho đoạn tháng ngày. Trước đây đã có bao người, rồi đến Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trương Gia Mô… Từ quan là một thái độ phản kháng. Cởi áo quan để nhẹ nhàng trong tấm áo dân dã, hòa nhập cùng dân tiếp tục làm quốc sự theo chí hướng của mình.

Cúc Nông vào Nam kết tình bằng hữu với nhà yêu nước: Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Cư, Nguyễn An Khương (thân sinh của Nguyễn An Ninh, một trí thức chống Pháp, bị đày và chết ở Côn Sơn), Nguyễn Viên Kiều, Nguyễn Thành Phương (Trà Vinh); những bô lão trong gia đình Đông Hồ Lâm Tấn Phát (Hà Tiên)… Cúc Nông đưa đến “bạn hiền” các quyển sách tàng chứa tư tưởng tiến bộ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi và những cuốn sách mang tựa đề kích động: “Thanh niên biết yêu nước đấu tranh cho tự do”.

Rồi Cúc Nông quay về Bình Thuận, không rõ lúc nào. Tại mảnh đất tị địa này, ông gặp Phan Chu Trinh, trong khi cụ Phan cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp “Nam Du”, tại đây Cúc Nông viết bài “Tức Sự” đượm vẻ ưu phiền:

Biết mấy công trình để dở dang

Mười năm Nam Bắc đã quen đàng

Chiêm bao luống bận lòng phù trải

Chỗ ở riêng hòng cuộc mãi sang…”

Phan Tây Hồ đã họa lại bài này. Giọng thơ đầy lạc quan và khích lệ:

Mưa dầm ai gội, nắng ai dang!

Sực nhớ ông Chi khóc đạo đàng

Cuộc ngoại hỏi người nào quốc thụ

Hơn thua một nước dễ ai hoàn?”

Gặp Phan Chu Trinh, Cúc Nông như tìm lại được bóng người tri kỷ Nguyễn Lộ Trạch. Thơ văn của Kỳ Am và Tây Hồ tiếp thêm nghị lực cho Cúc Nông vững bước tên con đường cách mạng mà nguy hiểm đang chực sẵn từng ngày.

Cùng thời với Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng Cúc Nông là nhà cách mạng hành động như Nguyễn Lộ Trạch, chứ không phải là nhà cách mạng khởi xướng như hai cụ Phan.

Có lần ông mưu sát toàn quyền Đông Dương, lúc viên chức này từ Hà Nội vào Huế dự lễ “Tứ tuần đại khánh” của vua Khải Định, nhưng không thành. Cúc Nông tự giận mình giận số trắc trở, rồi tự cười mình:

Thuở nhỏ trộm có tiếng khen hão

Gẫm tài chẳng có chi

Mong thơ khổ muốn chết

Có rượu, vui mừng đến hóa điên

Chán chường như chó mất nhà

Vướng víu như dê mắc sừng vào dậu ”.

(Lược dịch tự trào)

Hai câu cuối bài mới là tâm trạng thật của Cúc Nông:

Trời mây in bóng lẻ

Sông chảy ánh tàn dương

(Giang thiên không độc lập

Lưu thủy hạ tàn dương).

Cúc Nông nặng niềm thế sự, giận mình chưa đạt chí nguyện của mình, ông tự cười ông trong lúc ưu phiền, chứ nào phải vậy. Con người của ông đầy nghĩa khí, lăn xả vào cuộc đấu tranh chống “bạch quỷ” không ngại ngùng. Trước tác của ông để lại cho đời những áng văn thơ mang hồn nước, tình người đậm chất nhân văn.

Cúc Nông sinh ra (1866) trong thời gian “nằm giữa cây gươm và chén thuốc độc”. Cây gươm tử tiết của Trương Công Định và chén thuốc độc của Phan Thanh Giản quyên sinh (Nguyễn Văn Trấn). Ông lớn lên trong những năm tháng đất nước quê hương dẫy đầy giông tố. “Bạch quỷ” đã chiếm hết Nam kỳ. Đâu đâu cũng bày ra cảnh “tranh ngói nhuộm màu mây”. Sĩ phu hào kiệt lần lượt rơi đầu dưới lưỡi gươm đao phủ hoặc bỏ mạng sa trường. Người chết mòn trong ngục thất. Người còn sống ngoài lao xích thì vất vưởng trên đường đời với nỗi niềm bi phẫn không nguôi. Xuất sắc và cương nghị như chí sĩ Phan Bội Châu vậy mà có lúc phải kêu lên thê thiết:

“Râu mày trơ trẽn với non sông

Phải thiệt mình chăng, lòng hỡi lòng?”

Tai biến trong cõi lòng còn đáng sợ hơn bị giam trong tù ngục. Tiếng ngậm ngùi của cụ Phan trên báo Tiếng Dân, năm 1937, làm rung động biết bao cõi lòng:

“Sấm điếc, gió câm, trời đất trọi

Muông qua, chim lại, tháng ngày chung

Cổ đôi (ném, vứt) xác thịt, đòi không được

Toan vớt đồng bào, vớt chẳng xong

Biết nói cùng ai, cười với bóng

Ông xanh xanh hỡi, thấu chăng ông?”

Còn Cúc Nông, rõ ràng là con “hạc lẻ” đang phiêu bạt giữa trời mây bóng nước, cất tiếng kêu não nuột dưới bóng tàn dương.

Một cuộc đời đã xế, một nỗi niềm thế sự dằng dặc trong lòng. Một tấm lòng ưu dân cầu nước, trĩu nặng trong một con người cô đơn luống tuổi, như một bóng hạc bơ vơ, cảm thấy mình bất lực, không làm được gì cho nước cho dân. Ngay đêm đầu tiên Nguyễn Tất Thành ghé nhà ông (theo lời cha dặn) ở Duồng, ông đã bày tỏ niềm đau sâu kín, (dù Thành thuộc hàng con cháu của ông): “Bạch đầu tráng sĩ tâm ưu quốc”.

Đường diệu vợi xa, mây giăng không thấy đích, lòng hy vọng mỗi ngày một lạt, Cúc Nông nặng nỗi niềm bất đắc chí. Thơ ông tràn ngập nỗi cô đơn: “Không trai hệ khách ti. Nguyệt chiếu độc sầu thi” (Phòng không buộc nghĩ suy. Trăng rọi lẻ sầu bi). “Hàn tọa đăng thùy tẫn. Không đình điệp khứ kha” (Chỗ lạnh đèn thắp đóm. Sân không chiếc lá bay). Nỗi cô đơn trống vắng, lạnh lẽo không chỉ lan trải trong từng bài thơ, mà ngay trong từng câu, có đến ba từ chỉ nỗi cô đơn trong một câu: độc, nhất, cô: “Thâm tiêu độc tọa nhất đăng cô” (Đêm sầu ngồi một mình bên ngọn đèn đơn độc).

Cúc Nông quả là một con người cô độc trong cảnh vắng lạnh, hắt hiu! Chí lớn không thành. Một tráng sĩ đầu đã bạc vẫn còn nặng lòng yêu nước. Một con ngựa hay lúc tuổi già vẫn còn mơ dãi đường xa (Lão ký thường túc viễn).

- o O o -

Làng quê tôi - Vĩnh Tế - núi Sam - buổi ấy đã âm thầm đón nhận tiên sinh và tiên sinh đã chọn núi Sam làm nơi dừng chân thiên cổ. Hơn hai trăm năm trước, núi Sam cũng đã đón Thoại Ngọc Hầu và giữ luôn hài cốt của ông trong lòng đất núi Sam. “Hai nhân vật ở về hai thời đại, hai hoàn cảnh khác xa nhau, nhưng cùng chung một hoài bão là ích nước lợi dân. Nhưng kẻ rạng danh hiển đạt, người thất chí hủy mình…” (Nam kỳ tuần báo số 40, ngày 07.6.1943). Thoại Ngọc Hầu khai phá miền Hậu Giang, để lại một dĩ vãng lớn lao, được vua ban chiếu chỉ. Cúc Nông thì cãi lệnh vua, cùng bạn bè đồng tâm, đồng chí âm thầm hoạt động chống giặc xâm lăng. Đời ông, một đời sóng gió không ngừng, lận đận triền miên. Sinh thời mấy ai biết được Cúc Nông. Đến khi nhắm mắt cho đến bây giờ, tên tuổi của ông - Một kẻ sĩ không hề vơi niềm yêu nước thương dân - vẫn cứ nhạt mờ trong đời sống con người.

Ngôi mộ “Ông Nghè”, nằm ngay đầu ấp Vĩnh Đông, làng Vĩnh Tế, nơi tôi cất tiếng chào đời. Ngôi mộ một con người chí lớn, mơ ước một tương lai sáng sủa cho dân cho nước, xót xa trước cảnh đất nước tiêu vong, ngao ngán trước triều đình bạc nhược, tối tăm, uất nhìn lũ “bạch quỷ” nghênh ngang trước mặt mà đành thúc thủ, ngậm sầu. Nỗi sầu nước, nỗi đau dân giằng xé Cúc Nông trong cảnh cô đơn, đầy khát vọng. Một ngôi mộ mà cả đời tôi day dứt mong mỏi viếng thăm khi trở về làng.

Tiếc thay, khi tôi về lại quê hương thì mộ Cúc Nông không còn nơi đó nữa! Nơi ấy, bọn Mỹ đã phá nát để làm căn cứ công binh. “Mả Ông Nghè” và hài cốt Cúc Nông nay đã về đâu? Biết bao bận về quê tôi ngậm ngùi nhìn vách đá tan hoang, lòng xót xa tưởng vọng Cúc Nông. Mấy lần ra Phan Rí, những mong gặp lại vài dấu tích Cúc Nông. Chỉ nghe phần mộ của ông hiện tọa lạc trong khu thổ mộ Trần Gia, nằm bên trái quốc lộ 1, thuộc xã Chí Công.

Năm ngoái về làng, con đường xuống ấp Vĩnh Đông đã trải nhựa phẳng phiu. Phía dưới “Mả Ông Nghè”, cách khoảng đường mới tráng nhựa, ngôi trường cấp II bề thế, hai tầng đã mọc lên trên khu đất rộng, khang trang, ngôi trường được mang tên chí sĩ Trương Gia Mô. Nỗi vui, lẫn một chút băn khoăn. Ngôi trường này mang tên chí sĩ tiết liệt, vinh hạnh lắm rồi. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ hiểu được thân thế, sự nghiệp và chí khí Cúc Nông dưới mái trường này. Không phải ngờ nghệch như tuổi thơ tôi.

Nhưng, sao tại nơi Người tuẫn tiết (pháo đài) và nơi mộ cũ không lưu lại vết tích gì về Cúc Nông? Một tấm đá bia, vài dòng chữ có khó lắm đâu. Và cả cái thành phố lớn kia, nơi Người đã sống và hoạt động cách mạng nhiều năm, cũng không có con đường nào mang tên chí sĩ Cúc Nông? Nỗi băn khoăn này để lại trong lòng tôi vị chát.

Núi Sam, đầu mùa mưa 1993

MAI VĂN TẠO

VỢ CHỒNG GIÀ

Vợ chồng già

Như rễ cây cổ thụ

Quấn quýt bên nhau

Đưa màu lên nhánh

Cho cành xanh

Tỏa bóng đường đời.

*

Vợ chồng già

Tình yêu một nửa

Một nửa tháng ngày làm lửa ấm

Cho nhau.

*

Vợ chồng già

Như cá lội sông sâu

Mải miết lặng thầm ra phía trước

Bến bờ vui để lại đằng sau

*

Vợ chồng già

Ngước mắt nhìn nhau

Niềm say đắm tan mờ ánh mắt

Chỉ còn nỗi lo đượm trắng mái đầu

Lo cháu ngủ không ngon, biếng quậy

Lo con nghèo, bận bịu gieo neo.

*

Vợ chồng già

Canh khuya thức giấc

Im lìm nghe hơi thở ngắn dài…

Giấc ngủ êm, tiếng người kia khúc khắc

Hiện nguyên hình trong ánh mắt sớm mai.

*

Vợ chồng già

Miếng ngon nào cũng chia đôi

Lắm khi nhường hết

Thế mới vui

Gió mát trong lòng

*

Vợ chồng già

Như hai cây cau vườn cũ

Lá phai xanh, trái trĩu từng buồng

Trái cau tươi lên mâm cao ngày cưới

Hai cây già đứng mãi vườn xưa.

*

Vợ chồng già

Như cây gáo đôi ngoài bãi

Che cỏ non dầm dãi nắng mưa

Không ngại cạn tuổi đời

Chỉ sợ những ngày

Vắng tiếng trẻ thơ.

MAI VĂN TẠO 5.1998

MAI THỊ THỦY HOA st.

DẠI KHÔN

Trải qua bao cuộc bão giông

Như tùng như bách, quyết không cúi đầu

Bão mặc bão, sợ chi đâu

Hãy xem sự thế sắc màu ra sao ?

*

Cuộc sống ngày một nâng cao

Tưởng rằng hạnh phúc mà sao vẫn buồn !

Nào ai chạy chọt cúi luồn

Nào ai bán chức, buôn quyền người ơi !

*

Ta đi khắp chốn cùng nơi

Mong người văn hóa, nói lời phải chăng

Chẳng may thời buổi nhố nhăng

Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông

*

Lịch sử qua bao cuộc hưng vong

Giang sơn đã bao lần đổi chủ

Biến cố như triều dâng, sóng dữ

Xao động quá khứ mấy ngàn năm

*

Lòng người đổi trắng lại thay đen

Sự đời tốt, xấu cũng từng quen

Ta dại, ta vào nơi vắng vẻ

Người khôn người tới chốn bon chen

*

Lời thơ đây nối liền quá khứ

Gọi ước mơ về nẻo tương lai

Thi nhân giữ tâm hồn mình trẻ mãi

Tâm sáng trong vạn đại vẫn sáng trong

LÊ MINH CHỬ

ĐỨNG LÊN LÀM CHỦ

Tự hào thay

          thanh niên chúng ta

Tuổi trẻ sống

          đẹp như hoa

Nguyện xây đắp

          quê hương ta đẹp giàu

Là thanh niên

           phải đạp bằng gian khó

Là thanh niên

           phải luyện chí cho bền

Là thanh niên

           hãy đứng lên

Làm chủ

           cuộc đời ta

LÊ MINH CHỬ

TIẾNG NÓI

Cánh cửa vẫy gọi bầu trời

Lá nói rì rào với gió

Kiến đi tha mồi về tổ

Gặp nhau vội vã gật đầu

Từng nhịp ngắn dài thành câu

Người tù nói bằng tiếng gõ

Con người cần ăn cần thở

Nhưng còn cần gấp trăm lần

Được chia niềm vui nỗi nhớ

Đừng bắt trái tim lặng câm

LÊ NGUYÊN

HOA BÒ CẠP

Đứng dưới bóng hoa vàng

Tôi ngỡ ngàng nhìn ngắm

Chợt nghe hồn say đắm

Vào cõi đẹp thênh thang

*

Bên tầng cao tháp cổ

Từng chuỗi vàng đong đưa

Dịu dàng đôi cánh nhỏ

Bay đậu xuống sân chùa

*

Cánh vàng xinh rất mỏng

Làm nên bữa tiệc hoa

Quà đất trời trao tặng

Bừng lên cả chiều tà

*

Hỏi hoa – hoa chẳng nói

Ai đặt tên cho hoa

Mình tôi ngồi dưới cội

Chỉ nghe lời gió xa

*

Mới hay tên xấu đẹp

Chẳng làm nên sắc hương

Ơi em, em có biết

Hoa bò cạp dễ thương !

LÊ NGUYÊN

Chùa Xá Lợi

chiều 07.5.2007

Mầu Hạnh Phúc

Hạnh phúc không kiếm tìm ở đâu xa

Tình yêu không nở hoa, hoa úa tàn

Đời sẽ khép khi tim mình khép lại

Hãy sống biết yêu thương biết mỉm cười

Hạnh phúc là tình yêu giữa con người

Khi người ta cho tình yêu say đắm

Khi người ta nhận tình yêu đầm ấm

Khi người ta tan vào những nụ hôn

Khi người ta miên man trong cảm xúc

Người ta sẽ nhận ra màu hạnh phúc

Xanh đỏ vàng lục lam chàm tím tím

Màu của hạnh phúc của tình yêu thương

HUỲNH THIÊN KIM BỘI

Mưa

Mưa

Mưa rơi tí tách

Tí tách mưa rơi

Đang đứng giữa trời

Ướt lướt thướt

Lạnh run !

Ôi cuộc đời

Buồn

Chơi vơi

Hiu quạnh

Một mình

Cô đơn

HUỲNH THIÊN KIM BỘI

MỘT MÌNH

Một câu một chữ một vần

Một bài thơ cũ bâng khuâng nỗi buồn

Một lần dang dở lệ tuôn

Một người phiêu lãng hoàng hôn bềnh bồng

Một người chốn cũ nhớ mong

Một thương một nhớ xót lòng trái tim

Một đời lận đận đi tìm

Một vầng trăng đợi khuất chìm trong mơ

Một ngày một tháng năm chờ

Một bài thơ cũ bài thơ tự tình

Một mình thôi! Chỉ một mình!

Một vườn hoa một cành quỳnh ngát hương

HUỲNH THIÊN KIM BỘI

NỖI LÒNG

Cái chết ra đi mới trở về

Lòng tôi buồn lắm chuyện sơn khê

Thế gian vẫn sống đời cô quạnh

Nên đời buồn lắm vẫn thích đi

Xin cho mình đến cùng Thơ Biển

Là bạn đồng hành với bệnh nhân

Sâu sắc nhất trường Đại chủng viện

Và khi đến họp cùng Legio

Từ nay còn vẫn đợi chờ

Bao giờ đến được lòng này mới vui.

Bs. DOANLINH 11.4.2015

MÙA THI & HOA PHƯỢNG

Nhớ ngày xưa

Bảng hổ đề tên

Trở về cố quốc

Quờ quạng bàn tay

Cầm nhầm cục phấn

Phấn mài thành bụi bảng mòn theo

Trước sân trường, hàng phượng để nắng leo

Mưa bất chợt xô cành hoa buồn rụng

Quần áo thầy trò đã sờn vai mòn đụng

Ngày tháng đuổi nhau phân mưa nắng hai mùa

*

Hạ đến rồi

Tiếng ve gọi Hè, giục giã báo tin

Mùa sỹ tử lên đường ứng thí

Lều chõng ra đi

Xa tít dặm trường

Chí lăm bắn nhạn

“Treo áo xuyên cành dương”

Kinh sử dùi mài

Tìm mảnh bằng lền ý chí

Tương lai khát khao ngày hy vọng

Cha mẹ mỏi mòn

Họ hàng chờ đợi

Mong ngày vui tới

Nhưng cũng có

Bao mùa hoa phượng nở, để tiếng về sau

*

Trớ trêu thay,

Có những mảnh bằng

Người mua kẻ bán

Riêng những thầy đáng kính

Ôm trường thương lấy đời sau

Hoa phượng ơi !

Mùa trong hoa, xin hoa chớ đổi màu.

Trần văn Hữu

VĂN CHƯƠNG LÀ GÌ ?

Khi mắt thấy trăng trong vằng vặc

Sông Ngân Hà sao đặc trên mây

Cầu vồng gác núi phía tây

Từ xa ngọn gió heo may thổi luồn

Khi sáng sớm mây tuôn ra rả

Đến ban chiều nắng hạ đỏ vàng

Mặt nhìn lòng thấy hân hoan

- Ấy là ta gọi Văn Chương Bầu Trời.

*

Nhìn ngọn núi đỉnh khơi chót vót

Chim trên cành ca hót líu lo

Con sông uốn khúc quanh co

Cánh đồng rộng cỏ trâu bò kiếm ăn

Rừng núi lăng xăng chim chít

Biển trời kia mù mịt vô chừng

Đô thành lầu phố nhiều từng

- Ấy là ta gọi Văn Chương Địa Cầu.

*

Xem sách thấy những câu nghị luận

Hay những bài văn vận từng thiên

Những câu triết lý thánh hiền

Những dòng thi đẹp những thiên bi tình

Hay những sách tự mình trước tác

Những điệu đàn giọng hát du dương

Những bài phú tỏa mùi hương

- Ấy là ta gọi Văn Chương của người.

*

Biến tư tưởng giọng cười giọng khóc

Thành những lời khi đọc cảm thông

Làm gì ai khỏi trông mong

Được thiên hạ biết đến lòng của ta

Hóa công tư tưởng muôn hoa

- Dùng lời tô điểm Ấy là Văn Chương.

LANG NGUYÊN

BẮT CHƯỚC CAO BÁ QUÁT

THÚY KIỀU

“Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”*

Trải qua bão tố phong ba

Nợ tình oan nghiệt – kiếp hoa úa tàn

Nửa đời lận đận dở dang

Cửa Thiền mong ánh đạo vàng sáng soi

Mười lăm năm chịu lạc loài

Khổ đau chồng chất – thiệt thòi tấm thân

Hy sinh chẳng chút ngại ngần

Bên tình – bên hiếu cân phân rạch ròi

Khi rơi vào cảnh tôi đòi

Khi ngôi mệnh phụ rạng ngời uy nghi

Lòng người dâu bể lắm khi

Thay đen đổi trắng – sầu bi nhọc nhằn

Vượt bao gian khổ khó khăn

Thương thay một nụ Cát đằng mong manh

Trời đâu nỡ phụ người lành

Đoàn viên sum họp – tâm thanh một nhà

“Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ Tâm kia lại bằng ba chữ Tài”*

NGÀN PHƯƠNG

* Thơ Nguyễn Du

Họa VỊNH TRUYỆN KIỀU

của Phạm Quý Thích

Duyên kiếp mong ngày được giải oan

Sao đành mờ xóa mảnh dung nhan

Lòng hy sinh chẳng còn biên giới

Chữ hiếu đạo thề vượt ải quan

Đau đớn hồng quần cơn mộng điệp

Xót thương phận bạc – phím giao loan

Sắc tài toàn vẹn – đời cay đắng

Lầm lạc – mắc mưu kẻ ác gian

NGÀN PHƯƠNG

Họa VỊNH ĐẠM TIÊN

của Tôn Thọ Tường

Nợ đời vay trả vẫn chưa xong

Đâu biết phương nào – nẻo đục trong

Bèo nước giạt trôi đời lận đận

Bể dâu dời đổi kiếp long đong

Đất trời xin thấu lòng trung hiếu

Sông núi còn ghi dạ thủy chung

Tự cổ chí kim câu mệnh số

Tài hoa cho lắm cũng hoài công

NGÀN PHƯƠNG

KIỀU NHỚ NHÀ

Phong Lâu Ngưng Bích, tuổi xuân thì

Non nước dặm ngàn nẻo biệt ly

Nhớ nguyệt đã soi chung đối ẩm

Biết trăng còn giữ dạ tương tri

Thương cha mẹ tuổi già đau yếu

Liệu chúng em thơ dại thích nghi

Bèo dạt hoa trôi miền đất lạ

Bao giờ lữ khách được hồi quy...

Thanh Châu

KIỀU NHỚ KIM TRỌNG

Ai từng có nhớ chăng ai ?

Tiếng đàn tình cảm ngân hoài trong tim

Giờ đây hoa nổi sóng dìm

Lênh đênh mặt nước biết tìm về đâu

Đã đành lỡ bước duyên đầu

Càng vui kẻ lạ, càng sầu tình xưa

Phải chi biết trước nắng mưa

Để chàng ân ái cho vừa lòng nhau

Hoa tàn nhụy rữa biết bao

Còn chi để lại mai sau cho chàng.

Thanh Châu

NGÀY NGHỈ HÈ

Hè về, khí hậu càng oi bức

Phượng vĩ phô trương cành đỏ rực

Khúc hát ve sầu cứ vấn vương

Nhà trường vắng bóng ai buồn bực.

Thanh Châu

TÌNH TA

ĐẸP TỰA VẦN THƠ

Vui tươi nhắn gởi mấy vần thơ
Dấu ái bao lâu mãi đợi chờ
Gấm lụa mây bay xinh cõi mộng
Tình ta diễm tuyệt đẹp như mơ
Yêu thương mộng ước đâu là bến
Thắm thiết duyên mơ chẳng tưởng bờ
Mến gởi tình hân hoan, hoa nở
Tình ơi! Mãi đẹp tựa vần thơ!

Phạm Thị Minh-Hưng

PHƯỢNG TÍM MƠ

Phượng tím trái mùa, Phượng Tím mơ

Gió bay cánh tím hồn bơ vơ

Con đường hoa bướm chiều tan học

Áo tím ai bay nắng thẫn thờ...

*

Bâng khuâng đi trong ánh chiều buông

Nhìn hoa phượng tím nhớ mông lung

Người em gái nhỏ ngày xưa ấy

Áo tím ngây thơ bước ngập ngừng...

*

Phượng tím xưa và bài thơ cũ

Cánh Phượng yêu đem ép vào thơ

Nét chữ ngây ngô – Cành hoa tím

Thuở học trò yêu Phượng tím mơ...

*

Gởi tặng em phượng tím trái mùa

Nghe lòng xao xuyến nhớ ngày xưa

Hãy giữ cho nhau cành Phượng tím

Phượng tím mơ,

                ... Lưu luyến đến bao giờ...

Phạm Thị Minh-Hưng.

Hoa Linh Lan

Tay cầm hoa trắng Muguet

Chút tình mến nhớ thương về Tháng Năm

Đoá hoa mầu nhiệm ân cần

Tơ trời dẫn lối tình thân ngút ngàn

Trắng tinh cánh lụa Linh Lan

Gởi nhau chút nắng nồng nàn hạ sang

Phượng hồng, phượng tím ve ran

Muguet nụ nhỏ thơm ngàn giấc mơ...

Tháng Năm hạnh phúc đơn sơ

Tìm về lối cũ tình thơ mộng đầu

Đừng qua vội nhé chiêm bao

Hoa Chuông thuở ấy... khát khao mộng đầy

Mùa thu có lá vàng bay

Đường xưa tình khúc tàn phai tháng ngày

Linh Lan hoa trắng tình say

Tình ơi giữ nhé, lâu dài mộng xưa!

Cho nhau chút nắng tình mơ,

Nụ cười dẫu cũ... hững hờ... vẫn thương!

Phạm Thị Minh-Hưng

ĐÓA TÂM HỒN

Len thật nhẹ, nhẹ như làn khói
Tỏa lâng lâng ngan ngát mùi hương
Ánh mắt nồng nghiêng thắm một phương
Trời xanh quá cánh chim bồng mây trắng

Ngân thật nhẹ, nhẹ như chiều loang nắng
Gió lây phây sương tóc khẽ bay bay
Phím tơ thầm buông nhẹ cứ say say
Lời ai khẽ mơ màng trong mắt ướt

Rung thật nhẹ, nhẹ như làn sương mỏng
Chiếc lá nghiêng chao mặt nước long lanh
Đóa tâm hồn run một khắc mong manh
Vừa có sóng dâng lên từ cảm xúc

Nghiêng thật khẽ cánh ong mùa ướp mật
Ngát lòng ngây ngơ ngẩn giữa miền hoa
Suối hiền duyên thong thả giữa mây tà
Vòng tay gối êm đềm trên lá cỏ.

ĐÀM LAN

TRƯA NẮNG

Trời gì mà nắng thế
Cạn hết cả hồn xưa
Đàn chùng dây phèn phẹt
Thơ thộn giấc lơ ngơ.

Nắng xiên vào sau cửa
Gió ẩn giấc tu hành
Thi nhân lưng dán đất
Cót két cái quạt ngân.

Cún vàng tai lật bật
Thè lè lưỡi đăm chiêu
Chú kiến ngoi dáo dác
Bầy đàn tản mác đâu...

Lưng ao đôi ngỗng lội
Lạch phạch khoái trá cười
Nước dù rêu váng bụi
Cũng đủ hát lả lơi

Cúi nhìn buồng chuối trĩu
Chiếc lá mườn mượt xanh
Dường như lan man gió
Thi nhân có cựa mình?

Lam Tran

ĐỢI CHỜ

Trưa hè ngồi gốc cây đa.

Ước trời đơm gió cho xua cơn nồng.

Bờ yên, nước lặng phân vân

Chờ con cá nhỏ loăn xoăn mặt hồ.

Đụn rơm là chỗ ngẩn ngơ

Cho lưng sẽ mỏi vì chờ ai qua…

Êm êm tháp giáo đường xa;

Thuyền ai hờ hững, nhẩn nha trên giòng.

Bướm vàng líu ríu tìm bông.

Vừa chao đôi cánh, lại bâng khuâng rời.

*

Bạn đường nghe tiếng à ơi

Bao giờ chưa nhỉ, mà vời vợi quên?

Cây đa trăm tuổi im lìm.

Nghĩ suy chi đó nhân duyên con người?

Đong đưa chiếc lá vừa rơi.

Cây đa vẫn mặc chuyện ai đợi chờ

LAM TRẦN

(17.06.2013)

CẢM THƯƠNG

THÚY KIỀU

“Đọc truyện ngày xưa luống chạnh lòng !

Thương người thuở trước quá long đong

Duyên sao khéo phụ tình son sắt !

Nỡ để hồng nhan nợ bướm ong”

*

Một đời tài sắc truân chuyên !

Khóc người con gái lỡ duyên ban đầu

Ai gieo một mối tình sầu ?

Thủy chung cũng chỉ một màu thương đau !

Chút tình đoạn nghĩa vàng thau

Nàng theo oan trái trả câu ân tình

Ra đi nghĩa nặng gia đình

Một mình mình chịu, một mình mình mang

Ách đâu đổ xuống giữa đàng

Cho nàng Kiều phải nát tan cuộc đời

Giã từ mái ấm thân yêu !

Bước đường trôi nổi đem Kiều về đâu ?

Cuộc đời lắm cảnh bể dâu

Dễ mà biết được mai sau thế nào ?

Nhìn quanh nước mắt tuôn trào !

Ruột gan như cấu, như cào, như xiên !

Xa lìa nơi chốn bình yên

Gia đình hạnh phúc cũng miền quê hương

Bước chân lưu lạc tha phương

Về nơi vô định với phường thanh lâu

Hỏi ai mới bắt nhịp cầu

Chưa chi đã gãy cho sầu ngăn đôi !

*

Kiều nay dạ luống bồi hồi

Nhớ chàng Kim Trọng chưa lời chia tay !

Mẹ cha chữ hiếu trọn đầy

Chữ tình nàng biết từ nay thế nào ?

Duyên ai dẫu khéo làm sao !

Cũng không lường trước trời cao đặt bày !!!

ĐẶNG VĂN THÙY

TÌNH CHA CON

Cha với con như cây với cội

Con với cha như đọt với cành

Cha lo con được học hành

Con thời cố gắng toại danh công thành

Tấm gương cha công thành đức thiện

Để mong con được vẹn chữ tài

Tuổi cha biết một biết hai

Con luôn phấn đấu tiến dài hơn cha

ĐẶNG VĂN THÙY

NÚI

Tặng nữ tiến sĩ Sơn (Núi)

Không cam làm liễu yếu

Không chịu làm đào tơ

Dáng hình em yểu điệu

Thành núi cao, ai ngờ !

Núi kiên cường trước gió

Núi vững vàng trước dông

Trước tình yêu anh đó

Núi mở lòng hay không ?...

Tp. Hồ Chí Minh, 03.02.2011

(01 tháng 1 năm Tân Mão)

VŨ ĐÌNH HUY

THE MOUNTAIN

To Lady-Doctor Sơn (Mountain)

Not resigning to be as frail as a willow tree

Not accepting to be a green peach-tree

Your so charming outward look

Has turned into a huge and high mountain,

who would have thought so !

The mountain remains firm, when facing the wind

It’s so steady in the thunderstorm

Facing my ardent love

Will the mountain open its heart, or not ?...

HoChiMinh city, 03.02.2011

(01.01 of the Lunar Year of the Cat)

VŨ ĐÌNH HUY

Translated by VŨ ANH TUẤN

CÒN ĐÓ TAI ƯƠNG

Thương tiếc con Vũ Thị Hoàng Anh (1985-2011)

Bồng bềnh giữa rừng hoa trắng

Trên dòng suối lệ tiếc thương

Con đi về miền yên lặng

Nhắc đời: còn đó tai ương !

Tp. Hồ Chí Minh, 02.3.2011

VŨ ĐÌNH HUY

IT’S STILL THERE,

THE GREAT DISASTER

Regretting my daughter Vu Thi Hoang Anh (1985-2011)

Floating amidst the forest of white flowers

Over the grieving stream of tears

You went to the Land of Silence

Reminding Life that: it’s still there,

the great disaster !

HoChiMinh city, 02.3.2011

VŨ ĐÌNH HUY

Translated by VŨ ANH TUẤN

MOTHER’S DAY

MOTHER'S DAY

T oday's Mother's day

I just want to say

I love you so much

Though too late to say

*

I don't realize

I were the richest

When I got you, mom

Till you go to rest

*

You made all my wishes

Be able to come true

The burden you took

For me go freely

*

Everything I need

You'd tried to give me

With all your efforts

Expecting no return

*

The wrong way I got

Hurts you so deeply

Your life, I had made

Full of worrying

*

Now the time has past

When you've been away

I wish if I could

Exchange all my life

To get you come back

By me, one more time

LỆ HOA TRẦN

NGÀY MẸ

H ôm nay là NGÀY MẸ

Con chỉ muốn nói rằng

Con yêu Mẹ nhiều lắm

Dù rằng đã muộn màng…

*

Con chưa từng tưởng tượng

Mình giàu có biết bao

Lúc con còn có Mẹ

Mãi đến khi Mẹ xa

*

Nhiều lần con sai phạm

Làm Mẹ khổ trăm bề

Đời Mẹ, con đã chất

Phiền muộn tày sơn khê

*

Mẹ làm bao ước muốn

Của con đều đạt thành

Nhận hết phần gánh nặng

Cho con được nhẹ nhàng

*

Thứ nào con muốn có

Mẹ đều tìm cách cho

Bằng bao nhiêu cố gắng

Chẳng mong đáp bao giờ !

*

Thời gian đà trôi mất

Mẹ đã xa con rồi

Con ước gì có thể

Thay đổi lại cuộc đời

Để mang Mẹ trở lại

Bên con lần nữa thôi !

Tâm Nguyện dịch

PHÁC HỌA

CHÂN DUNG THIÊN TÀI

Gần đây, các học giả lại tập trung nghiên cứu về các thiên tài, những người đã làm rạng rỡ nhân loại. Mục đích không đơn giản là chỉ để thỏa óc hiếu kỳ mà là hiểu biết hơn để giúp những người bình thường có tính sáng tạo hơn, giúp nhà trường và cha mẹ biết cách phát triển một trí tuệ khác thường .

Từ bấy lâu nay các học giả nát óc giải mã bí ẩn của thiên tài, rồi lại thất vọng vì không xác định được “nhận dạng” của nó cũng như khó mà hiểu được các thành tố huyền diệu tạo nên nó. Trong cuốn sách “Nghiên cứu về thiên tài Anh” xuất bản năm 1904, Havelock Ellis đã lưu ý một điểm như sau: hầu hết các thiên tài có cha trên 30 tuổi, một số ít có mẹ nhỏ hơn 20 tuổi, nhiều người hồi nhỏ hay đau ốm. Nhiều tài liệu khác cho thấy nhiều thiên tài sống độc thân (Copernicus, Descartes, Galileo, Newton), ít đi nhà thờ và mồ côi cha (Dickens) hoặc mồ côi mẹ (Marie Curie, Charles Darwin). Nhưng một làn sóng mới đặt mục tiêu nghiên cứu cao hơn chứ không chỉ là những con số thống kê như thế. Qua phân tích hàng trăm nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử, các học giả này đang cố gắng tìm hiểu cho được các phong cách tư duy, tâm tính và nhân cách nào đặc trưng cho những nhân vật như Darwin, Titian, Mozart, Napoleon… qua các thời đại. Công trình của họ hứa hẹn sẽ giúp cho những người bình thường có đầu óc sáng tạo hơn (mặc dù chưa được coi như là thiên tài) và hướng dẫn cho nhà trường và các bậc phụ huynh cách dưỡng dục các trí tuệ phi thường. Và nhờ đó người ta có thể trả lời câu hỏi chưa có lời đáp: tại sao ngày nay không có những nhân vật kỳ lạ như Freud, Einstein hay Picasso?

Nếu cứ tin vào hàng trăm đến hàng ngàn bản tin về “các thiên tài” xuất hiện trên báo chí hàng tháng, chúng ta sẽ có quá nhiều – hầu như ai ai cũng có thể được gọi là thiên tài. Vậy thì điều gì hình thành nên thiên tài đạt đến tột cùng của tư duy con người? Theo nhà tâm lý David Perkins ở Đại học Harvard (Mỹ), trí thông minh và kiến thức chuyên môn là nhân tố quan trọng nhưng cũng chưa đủ. Chẳng hạn như Marilyn Vos Savant, người phụ trách chuyên mục hỏi đáp của tạp chí Parade, có chỉ số thông minh IQ đạt đến 228 là chỉ số cao nhất được công bố từ trước đến nay, nhưng cô ta không chứng minh được định lý cuối cùng của Fermat (một trong những định lý hóc búa nhất của toán học). Những tiến sĩ toán học “thường thường bậc trung” có chỉ số thông minh cũng cao bằng những nhà toán học thật sự vĩ đại. Tương tự như thế, tính sáng tạo là điều kiện cần của thiên tài, chứ không phải là điều kiện đủ. Sáng tạo phải làm đảo lộn các thế giới vạn vật và mang lại những thế giới mới mẻ, chẳng hạn như Arnold Schoenberg phá vỡ các khái niệm cổ điển về khóa nhạc và phát minh ra bộ chuỗi gồm 12 quãng. Các thiên tài không chỉ giải quyết các vấn đề hiện có, ví dụ như phát hiện cách chữa trị bệnh SIDA, mà còn xác định các vấn đề mới.

Vậy thì cần phải làm sao để có thể lật đổ các khuôn mẫu hiện có và phát hiện những cái mới sắc sảo hơn? Giữa con người đã vẽ nên bức tranh tuyệt tác “Guernica” (Picasso) và cha đẻ của thuyết tương đối (Einstein) có điểm gì giống nhau không? Những câu hỏi như vậy trông thật ngớ ngẩn. Nhưng nhà lý thuyết giáo dục Howard Gardner ở Đại học Harvard cùng với một số học giả có tiếng khác đã đưa ra bằng chứng cho rằng người ta mô tả đặc trưng của thiên tài.

Nhà soạn nhạc John Corigliano, 55 tuổi, với nhiều tác phẩm được tán thưởng nhiệt liệt, trong đó có vở nhạc kịch “Những bóng ma thành Versaille” đã cho biết về công việc sáng tác của mình như sau: “Bởi vì các ý tưởng xuất hiện rất tùy hứng và có rất nhiều điều để tôi chọn khi viết nhạc, sáng tác là một quá trình sàng lọc và xứ lý rất khó khăn. Trước khi sáng tác, bộ não tôi hấp thụ hàng loạt bản nhạc mà tôi đã từng nghe và ghi nhớ. Tôi cứ hấp thụ mãi và nó sẽ kết hợp với nhau trong tiềm thức”. Nhà tâm lý học Dean Keith Somonton ở Đại học California gọi đó là phép hoán vị “các yếu tố tinh thần” – hình ảnh, từ ngữ, các mẫu ký ức, các khái niệm trừu tượng, âm thanh, vần điệu. Trí thông minh giúp cho bộ não chứa những yếu tố này nhiều hơn. Do đó, người có trí thông minh vĩ đại sẽ có nhiều cơ hội hơn so với người bình thường trong việc hình thành các tổ hợp mới mẻ của các ý tưởng, hình ảnh hay biểu tượng để tạo nên một tuyệt tác. Trong cuốn sách “Thiên tài khoa học” xuất bản 1988, Simonton cho rằng thiên tài là thiên tài bởi vì họ hình thành được nhiều tổ hợp mới mẻ hơn các tài năng bình thường khác. Ông cho rằng nếu hiểu nôm na, thiên tài và cơ may đồng nghĩa với nhau.

Các thiên tài dù trong lĩnh vực vật lý học hay thi ca đều có chung một số nét tính cách nào đó. Thiên tài vốn không chịu “an phận” với các ý tưởng mà đại đa số nhân loại tin tưởng, nên họ bỏ công xem xét các phép hoán vị hình ảnh và ký ức mà những người bình thường sẵn sàng vứt bỏ vì cho là điên rồ. Theo Simonton, tương tự như thế, các thiên tài sáng tạo sẵn sàng chấp nhận “các rủi ro trí tuệ” khi đưa ra những ý tưởng khác thường. Nhà vật lý học Murray Gell-Mann, hiện làm việc ở Viện Santa Fe (Mỹ), vào năm 1963 đã bạo gan phát biểu rằng proton và neutron của nguyên tử được hình thành từ các hạt “quark” có điện tích rất nhỏ. Thoạt đầu người ta cho rằng đó là điều ngớ ngẩn, nhưng cuối cùng ông đã đúng. Tính hướng nội cũng là nét tính cách chung của các thiên tài khoa học cũng như nghệ thuật. Nhờ đó, họ có thể tự thích nghi hơn với các tư duy còn phôi thai trong neuron thần kinh của mình, họ có thể nghe được suy nghĩ của chính mình.

Các thiên tài khoa học thường quan tâm đến nhiều lĩnh vực chẳng liên hệ gì với nhau, nhờ dễ có khả năng tạo nên các tổ hợp mới mẻ. Gutenberg kết hợp với các loại máy chế tạo lá bài, máy ép rượu nho và máy đục lỗ đồng tiền để tạo nên máy in typô. Sự sẵn sàng tham gia vào nhiều lĩnh vực tư duy cũng là đặc trưng của các nhà sáng tạo hiện nay.

Vào thập niên 1970, Frank Wilczek thuộc Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton, New Jersey (Mỹ), đã tìm ra nguyên lý kết hợp các hạt nhân nguyên tử, phát hiện này được xếp vào loại “có trời mới biết”. Cú đột phá này diễn ra khi ông đang bận tâm một vấn đề khác. Ông cho rằng một phương pháp thất bại trong lĩnh vực này có thể thành công trong lĩnh vực khác.

Bên trong thiên tài tiềm ẩn khả năng sự chịu đựng mơ hồ tối nghĩa, kiên nhẫn chờ đợi những dòng tư tưởng không thể tiên đoán được. Giống như một người khoan thai dạo bước trên đường quê nhà mà chẳng định về đâu, thiên tài thong dong thám hiểm những đại lộ đầy ắp ý tưởng. Cuộc dạo chơi của trí tuệ cũng cho phép thiên tài liên kết được nhiều điều mà những người khác chưa hề tìm thấy mối liên hệ nào. Ví dụ như vào năm 1979, nhà vật lý học Alan Guth nghiền ngẫm về các đơn cực từ - giả thuyết về các cực bắc của từ trường tách biệt khỏi cực nam. Ông cũng “vui đùa” với các khái niệm kỳ lạ về “chân không giả”, giải phóng và thống nhất các lực của tự nhiên. Như vậy ông đã đề cập đến một thuyết mới về nguồn gốc vũ trụ chứ chẳng phải gì khác. Alan Guth, hiện nay 46 tuổi và làm việc ở Viện công nghệ Massachusetts (MIT) cho biết “trước đây ít có ai liên tưởng các đơn cực với vũ trụ học”. Giới khoa học vốn đã quen với khái niệm vụ nổ hình thành vũ trụ (Big Bang). Nhưng “thuyết vũ trụ phình ra” của Guth cho rằng vũ trụ hình thành từ một vụ nổ vô cùng lớn (hyperexplosion) mà nếu đem ra so sánh thì Big Bang chỉ hệt như tiếng trẻ khóc thút thít trước tiếng sấm giật ầm ầm. Điều đó lý giải được các bí ẩn của vũ trụ học mà các thuyết trước đây đành bó tay.

Nếu như có một phong cách tư duy nổi bật thành lời giải thích có tính thuyết phục về thiên tài, thì đó chính là khả năng đối chiếu mà người bình thường không có. Cứ tạm gọi đó là năng khiếu ẩn dụ, khả năng liên kết những điều chưa được liên kết, nhận ra các mối quan hệ mà người khác không thấy. Roald Hoffmann ở Đại học Cornell phát biểu: “Những hình ảnh mà các nhà khoa học thấy trong khi nghiên cứu đều có tính ẩn dụ”. Năm 1981, Hoffmann cũng được giải Nobel Hóa học về bước đột phá quan trọng trong hóa học hữu cơ lý thuyết: phương pháp tiên đoán từ những nguyên lý đầu tiên liệu một phản ứng xảy ra hay không. Năm 1865 F.A.Kekulé phát hiện được hình dáng giống như cái vòng phân tử benzene khi mơ nghĩ một con rắn cong mình cắn đuôi của nó.

Trong khi người khác chú trọng đến phép ẩn dụ, Gardner đề cập đến khả năng “kết hợp các kiểu mẫu khác nhau”. Nhà soạn nhạc người Pháp Olivier Messiaen có thể thấy được “màu sắc” của một âm điệu. Họa sĩ Picasso rất chăm chú quan sát thế giới như một hình ảnh thuần khiết – hồi nhỏ, Picasso xem các con số là các mô hình chứ không phải là ký hiệu chỉ số lượng, ví dụ số 2 trở thành cánh chim bồ câu gập lại, số 0 là con mắt. Alexander Fleming, người phát hiện ra penicillin, từng dùng vi khuẩn để vẽ. Ông cấy một mẻ vi sinh vật, mỗi loại mang một sắc màu khác nhau, rồi ông quét chúng lên một cái dĩa đá. Sau đó ông đợi chúng mọc lên thành một bức tranh mô tả một vũ công ba lê hay hai mẹ con. Khi chuẩn bị cho một tác phẩm lớn ra đời, nhạc sĩ Corigliano thường viết vài đoạn hoặc vẽ vài hình ảnh gì đó.

Các thiên tài sáng tạo trong khoa học và nghệ thuật đều làm việc hết sức cật lực. Họ không nằm đợi dưới gốc cây chờ táo rụng hay sét đánh. Nhà phân tâm học Sigmund Freud cho hay: “Khi nguồn cảm hứng không đến với tôi, tôi phải đi nửa đường để gặp nó”. Tuần nào Bach cũng viết một đoạn nhạc, thậm chí cả khi ông mệt mỏi hoặc ốm đau. Một học giả đã gọi hàng đống bản thảo “Đất hoang” của T.S.Eliot là “một mớ những đoạn hay và dở để ông biến thành một bài thơ tuyệt tác”. Qua nghiên cứu 2036 nhà khoa học trong suốt lịch sử, Simonton phát hiện rằng những nhân vật đáng nể nhất không chỉ tạo ra được nhiều công trình vĩ đại hơn, mà còn tạo ra nhiều điều “tầm thường” hơn.

Dù gì đi nữa, nhiều người cho rằng bộ não là nơi chứa đựng lời giải thích đầy đủ cho thiên tài. Mặc dù lượng chất xám chẳng có liên quan gì đến thiên tài, người ta chỉ biết chắc một điều là cách thức kết nối các neuron rất quan trọng. Những người thông thái có hệ thần kinh phức tạp hơn, hiệu quả hơn để truyền đạt thông tin. Điều này có thể lý giải được tại sao các thiên tài thành thạo hơn trong việc liên kết các hình ảnh, ý tưởng và ngôn từ riêng biệt: bộ não của họ giống như một mạng lưới sợi quang học. Năm 1985, nữ tiến sĩ Marian Diamond và các nhà thần kinh học ở Đại học California phát hiện rằng bộ não của Einstein có lượng oligodendroglia (loại tế bào giúp tăng tốc liên lạc thần kinh) nhiều hơn não của 11 nhân vật lỗi lạc cũng được nghiên cứu. Nhưng người ta vẫn chưa lý giải được rằng mạng lưới thần kinh hoàn hảo hơn là nguyên nhân hay hệ quả của thiên tài Einstein xuất chúng.

Các nhà sinh học may mắn hơn đã xác định các tính chất bẩm sinh của một tính tình thúc đẩy thiên tài. Howard Gardner cho rằng động lực khiến cho thiên tài có sức sáng tạo sung mãn có thể do tác động sinh học, xuất phát từ một tính tình thích tìm kiếm nguồn kích thích. Việc thiếu một hóa chất ở não bẩm sinh dường như thúc đẩy người ta tìm kiếm các đỉnh cao thực tế (leo một ngọn núi) hay đỉnh cao trí tuệ (đạt đến tuyệt đỉnh toán học). Tương tự như thế, các nhà nghiên cứu đã xác định các thành tố sinh hóa mà dường như có thể lý giải tại sao có người mải mê săn tìm sự mạo hiểm, người khác lại thể hiện phẩm chất của thiên tài.

Thế giới ngày nay không thiếu những người mạo hiểm, những người sẵn sàng bác bỏ các niềm tin sẵn có, những người làm việc cật lực. Thế nhưng, thiên tài hiện đại, “người ở đâu bây giờ?”. Hiện nay, chỉ có rất ít nhân vật xuất sắc có thể sánh với các thiên tài cách đây nửa thế kỷ. Theo Simonton, sự chuyên môn hóa cao độ của khoa học hiện nay có thể là nguyên nhân. Một người hoạt động trong chuyên ngành hẹp ít có cơ hội tạo nên các tổ hợp mới mẻ để thành thiên tài; ít hơn so với một nhà khoa học am hiểu nhiều lĩnh vực. Vậy thì nên kết luận về thiên tài như thế nào đây? Thôi đành mượn lời của Ed Witten, 41 tuổi, được xem là nhà vật lý xuất sắc nhất của mấy thế hệ gần đây, “Khi còn trẻ, mỗi buổi sáng tôi thường tỉnh dậy với cảm giác rằng ngày hôm đó tôi sẽ có ý tưởng hay hơn những ngày trước. Thật đáng buồn nếu đánh mất cảm giác đó”.

PHẠM VŨ LỬA HẠ

(Theo Newsweek 28/6/1993)

ĐÀO MINH XUÂN DIỆU st.

Phụ Bản III

PHƯỢNG LỬA

Những cánh phượng rũ lũ sau mưa đang cố bám chặt vào màu hừng hực lửa của chúng… Thật ra, khi súng sính những nàng mưa trên thân thể đỏ au của mình, chị em nhà phượng thấy đất trời mát rượi đến nỗi họ những muốn gốc phượng dưới chân hãy đổ mình, đổ mình xuống nữa mà ngâm các nàng hẳn vào lòng con kênh be bé, cho mùa hạ thêm phần thi vị. Hoặc ít ra, ngã xoài xuống để bò rạp trên khoảng sân còn lóng lánh nước, dẫu như thế, có làm rụng rơi đôi chút những lá phượng bé tẻo teo, vì, lũ lá ấy cũng rất điệu nghệ mà lăn qua lăn lại, xoay tới xoay lui, làm những cô nàng phượng thắm trố đôi mắt mỹ miều nhìn đắm đuối…

Chỉ cần một chút nước thôi, các nàng phượng vĩ sẽ soi đôi mi cong vút vào, rồi như một giấc mơ, quý nương khẽ reo lên, hè về, hè về…

Phượng còn mong mưa làm mát cái thân thể của mình, vốn suốt ngày trân mình trong cái chói chan của mặt trời khô khốc. Nàng vẫn mỗi ngày chứng kiến bao là khúc khích, bao là thút thít của lũ áo trắng lăng quăng dưới chân. Có khi một đứa con trai muốn lắm, mà mãi vẫn chưa nắm tay được đứa con gái để nói điều cần nói, vì 90 ngày nữa, hai đứa ấy chẳng còn cơ hội gặp nhau. Có phải Phượng gây khó dễ cho chúng đâu: thậm chí, khi trời đổ mưa, những tán lá Phượng cũng thừa sức làm không gian thêm lãng mạn cơ mà! Còn trời nắng ráo, ôi chúng lại còn lắm trò mà nâng niu nhau: Cậu cố mà lau cho cô những giọt mồ hôi trên trán. Cô có vẻ e lệ, nhưng cứ thế mà chẳng có phản ứng gì, vì trong lòng cô có cái gì lạ lắm đang làm cô bần thần. Dường như cô cậu có cái gì khó nói, đến nỗi cậu dúi vào tay cô một bì thư xanh xanh có tẩm nước hoa thơm, mà mùi dễ thương của nó bay lên khiến Phượng như muốn xỉu té. Đưa thư rồi, mà cậu cứ lợi dụng để tay cậu yên trong tay cô... Rồi cô đưa cho cậu cái khăn mùi soa, chẳng hiểu sao cũng có mùi thơm y như mùi thơm của lá thư ban nãy! Thế là họ giật nảy người làm gốc Phượng lẩy bẩy theo…

Có tiếng huyên náo. Một lũ áo trắng bầy hầy mồ hôi và rừng rực ánh mặt trời trên từng khuôn mặt. Chúng ù té mà chẳng biết sẽ lao mình về hướng nào. Lão phượng phát giác ra chúng đang bổ nhào như chú diều tít trên kia, về phía mình. Lũ con gái cong mình nhặt những cánh phượng dễ thương rồi cài trên mái tóc. Lũ con trai cứ như động kinh rượt nhau chạy tóe khói. Có đứa đứng lại, len lén nhặt cánh phượng nào đỏ nhất, rồi dấu cái tay cầm cánh phượng ấy sau lưng, và nhẹ như con rắn, lẻn đến sau lưng con bé mà nó để ý từ đầu năm học (có hôm, trong giờ học, nó nhìn cô nàng đến lác cả mắt ra, đến nỗi thầy “phết” cho nó một roi đau điếng). Ừ! Nó lén dúi vào làn tóc đẹp ơi là đẹp của con bé kia, rồi… đực ra, á khẩu!

Phượng thở dài. Khỉ ạ! Ta cũng chỉ là một tạo vật mà trời đất sản sinh, rồi ấn ta vào những tháng ngày mà ta nào được phép lập trình. Ai cũng khen rằng ta đẹp quá! Và ai cũng bảo rằng ta ác nghiệt! Vì cứ hễ có ta là có chia ly! Cứ hễ có ta là mặt trời cay cú tỏa xuống gian trần những tia sáng cháy bỏng. Ta đứng đây làm đẹp bao điều, nhất là không gian ta chiếm hữu luôn là cái gì đó mộng mơ, phiêu lãng. Nhưng loài người, kể cả lũ học trò kia lại cứ ngóng cho đất trời sầm cơn mưa càng to càng tốt. Cho mát ư?

Phải rồi! ta cũng muốn mưa xối trên ta ngày đêm, để ta cho đời những cánh hoa thắm hơn. Và như thế, ta lại đem cho đời bao điều nhung nhớ, bao nước mắt lững lờ, và nhất là bao kỷ niệm thật êm đềm…

Không tin, cứ hỏi những kẻ đã từng mài đũng quần trên ghế học đường, xem có ai ghét ta, dẫu là Lão Phượng Già, dẫu là những Nàng Phượng Lửa, hay dẫu là những lá phượng tẻo teo, bay bay trong không gian, chờ mưa tắm gội…

LAM TRẦN 24.05.2015

CHÚT KINH NGHIỆM

DU LỊCH BỤI ĐÀ LẠT

Vừa qua, vợ chồng em gái tôi từ Mỹ về thăm, nhằm mùa hè, Saigon lại nóng hơn nhiều năm trước. Chúng tôi cứ bè nhau, hết ở Saigon rồi lại ra nhà tôi ở Tân Hà, Bình Thuận cũng chán, nên em tôi rủ mẹ con tôi đi một chuyến Saigon - Đàlạt - Mũi Né, vì giữa tháng Tư khách du lịch vắng, đang khuyến mãi, đi 4 ngày, 3 đêm mà mỗi người chỉ có 1.500.000đ, lại kèm ăn sáng, còn ăn trưa, chiều tự túc. Ở Đà Lạt thì 2 đêm ở Khách Sạn 2 sao, l đêm ở Resort Mũi Né. Sẵn khá lâu rồi không đi Đà Lạt, lại chưa từng biết ở Resort là như thế nào, hơn nữa, về VN gia đình em tôi chỉ có tôi là người thân, không thể không cùng đi chung, vì cả năm chị em mới gặp lại nhau, nên tôi cũng dành thì giờ để đi chơi với vợ chồng nó.

Tới Đà Lạt, qua bùng binh, thu hút ánh nhìn của du khách là hàng Phượng Tím đang trổ bông trông rất nên thơ. Qua ngang Hồ Xuân Hương, nổi bật cạnh Hồ là một ngôi nhà nổi với mái ngói và những chiếc dù màu tím trông thật lãng mạn. Đối diện với nhà nổi trên hồ, là một biệt thự bên kia đường, trên dốc cao, cũng phủ một màu ngói tím nổi bật, làm du khách không thể rời mắt. Nhiều nhà cũng trồng bông giấy màu tím rất lạ mắt. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về Đà Lạt sau nhiều năm không đến.

Hai ngày ở Đà Lạt, chúng tôi được đưa đi tham quan Nhà Thờ Con Gà, Điểm bán tranh làm bằng Hoa khô. Vườn Hoa Thành Phố, Dinh Bảo Đại, Chùa Tuyền Lâm, Thác Datanla. Cảnh tuy đã nhiều lần đến, nhưng do Đà Lạt mùa nào cũng có hoa, nên không thấy nhàm chán. Khi đi Chùa Tuyền Lâm, Chúng tôi không đi cáp treo, vì trước kia đã từng đi và thấy treo lơ lửng trên sợi dây mong manh, nhìn xuống mặt đất cách xa quá thấy muốn chóng mặt, nên theo xe chạy vòng đến cổng để đi bộ vô Chùa. Chúng tôi chỉ loanh quanh chụp ảnh với vườn hoa phía trước, hết giờ rồi về. Đi mấy cảnh kia cũng thế. Cũng là bông hoa, chụp tới chụp lui.

Chúng tôi được đưa đi tham quan RỪNG HOA, là điểm bán Hoa Khô rất hoành tráng. Phải nói chủ nhân có lẽ tốn không ít tiền để cất một ngôi nhà to, rộng, cao, chung quanh toàn là kính để chưng những bông hoa đã ướp khô được kết thành tranh. Màu sắc được giữ nguyên vẹn, đủ màu. Những nhân viên thì mặc áo dài đồng phục rất đẹp. Nghe nói chủ nhân đã phải ra nước ngoài để học kỹ thuật ướp và giữ màu sắc cho hoa. Có điều cả nhóm chúng tôi, chắc độ khoảng 15 người, trước đó cũng đang sẵn một nhóm du khách, đông hơn, nhưng tôi để ý không thấy ai mua tấm tranh nào. Theo tôi đoán, có lẽ có hai lý do: Thứ nhất, với du khách thì có thể Đà Lạt mới là một trong nhiều điểm mà họ sẽ tham quan. Vì thế, họ không thể xách theo những khung kính cồng kềnh, sợ vỡ khi va chạm, vì hầu hết tranh hoa khô phải lồng trong khung kính để bảo quản. Thứ hai, nói về mỹ thuật thì tôi thấy cũng có những tấm phối hợp rất đẹp. Ngược lại, có những bức như Giỏ Hoa chẳng hạn. Người ta xếp cách nào mà nhìn thấy giống như những đóa hoa hồng được cắt, xếp chồng lên nhau trên giỏ hoa. Tất cả đều quay mặt ra ngoài, trong khi giỏ hoa thì hướng về bên trên, nên trông hơi thiếu mỹ thuật.

Đi tham quan Dinh Bảo Đại thấy có chuyện vui vui. Những bình được cho là đồ cổ mà Vua Bảo Đại chơi thỉ toàn là đồ gốm… Biên Hòa. Có một cái bình được đặt giữa phòng rất trang trọng, bên dưới có ghi: “Đây là báu vật của Vua Bảo Đại”, nhưng xem kỹ thì đây là bình Sứ Giang Tây, giống những bình được bày bán tràn lan ở Saigon, có lẽ tuổi đời chưa đến 70! Con tôi cười nói không dè Vua Bảo Đại mà lại chơi toàn đồ cổ dỏm! Có khi Ban Quản Lý sợ để đồ quý ra bị trộm dòm ngó hay khách vô ý làm bể nên cất đi hết chăng?

Xe chạy xuống Mũi Né bằng con đường ngang qua Đèo Đại Ninh. Dù con đường hiện nay đã khá rộng, nhưng nhìn những khúc quẹo cua hình chữ N hoặc chữ Z mà thấy ngại. Tài xế rất cẩn thận nên cho xe chạy rất chậm, gần như bò từ từ nên cũng yên tâm. Dọc đường thấy đường ống dẫn nước của nhà máy Thủy Điện dắt ngoằn nghèo lên núi thấy quá là công phu. Qua đó cũng thấy khâm phục sức người. Cây cối vùng đó khô cằn, có vẻ thiếu nước, không hiểu người dân sống ở đó lấy nước đâu ra để mà dùng. Nhà thì xa xa mới thấy một cái, rất vắng vẻ. Đường xe không thấy. Ở đó có gì không biết kêu ai giúp cho.

Đến Mũi Né, nhận nhà ở Resort. Đó là một quần thể chỉ độ 10 căn nằm sát bờ biển, có thể bước qua bờ kè để xuống tắm. Đường đi vô nhà là những con đường lát đá hẹp, chỉ rộng khoảng độ 1m. Hai bên là cây cối xanh tốt. Lối đi được trồng cây cau bụng, nhãn, dừa, tre, trúc, nên những ngôi nhà nằm khuất trong khu vườn đầy cây xanh. Trước thềm của mỗi nhà đặt 1 cái khạp chứa độ 20 lít nước, trên để 1 cái gáo có cán dài làm bằng sọ dừa để khách rửa chân trước khi bước vô nhà. Giống y những nhà ở nhà quê Nam Bộ. Trong nhà thì đồ đạc, giường nệm cũng giống như những khách sạn trên phố khác. Chỉ có điều đó là từng ngôi nhà biệt lập, mỗi nhà chỉ đúng có 1 phòng ngủ có máy lạnh, toilette, tủ lạnh, tivi với đầy đủ tiện nghi mà thôi. Nghe nói ngày thường là 65 đô. Lễ thì tăng giá.

Ở đó 1 ngày, 1 đêm, trưa hôm sau là quay về. Đi ngang ngã ba 46 trước gọi là Ngã Ba Bình Tuy thì tôi xuống rồi đón xe về nhà, vì chỉ cách nhà tôi khoảng 10km.

Về nhà chưa được 3 tuần thì em tôi lại rủ trở lên Đà Lạt. Vì lần trước đã theo tour, nếu tiếp tục sẽ lại tới những cảnh đã được dắt đi, nên chúng tôi quyết định mua vé xe, gọi điện đăng ký khách sạn rồi sẽ tự đi tham quan những điểm mình thích. Chúng tôi gọi đăng ký Ks hôm trước đã ở, vì thấy khá sạch sẽ, biệt lập, lại có cả nhà hàng mini, gặp những lúc mưa thì có thể ăn tại nhà cũng tiện. Giá cả cũng chấp nhận được: 340.000đ phòng 2 giường có kèm 1 bữa ăn sáng tự chọn và 1 ly cà phê. Khi đi mua vé thì thấy bất ngờ: Vé đi tự do, không theo tour chỉ có 79.000đ. Có lẽ họ bán kèm theo xe đưa khách đi tour để kiếm thêm chút tiền xăng dầu, thay vì bỏ ghế trống. Cũng là một sáng kiến, vì đâu có lần nào mà xe đầy khách. Mỗi ngày đều có tour, nên được nửa xe đã quá tốt rồi.

Đà Lạt đón chúng tôi lần này là một trận mưa kéo dài khá lâu, đến mặt đường nổi nước, cả nửa giờ sau mới rút hẳn. Nhận phòng xong, chờ mưa tạnh là chúng tôi đi Chợ Đà Lạt để tìm hàng ăn. Đầu tiên cũng thấy ngại kêu Taxi, vì Khách Sạn chỉ cách Chợ chưa đến 1 cây số, sợ Taxi không đi. Nhưng nếu phải đi bộ thì không quen. Chúng tôi gọi Taxi mà e ngại, hỏi gần quá họ có chạy không? Chú tài xế trả lời là chạy chớ sao không? Chỉ cần cho tụi em 15, 20 ngàn là tụi em chạy mát rồi! Đó cũng là điều bất ngờ!

Đồng hồ Taxi ở Đà Lạt khởi đầu chỉ có 6 ngàn. Có xe thì 8 ngàn đồng. Chúng tôi đi từ Khách Sạn Trung Cang tới Chợ Hòa Bình mà đồng hồ vẫn chỉ có 8.000đ, nhưng nỡ nào trả giá đó, nên đưa luôn 20.000đ. So với xe ôm, mỗi người phải đi l chiếc, ít nhất cũng tốn 10.000đ cho mỗi xe. Nhưng cũng có xe đồng hồ chỉ đến hơn 15.000đ cũng đoạn đường như thế. Dù sao cũng vẫn rẻ hơn Taxi ở Saigon, nên đi đâu chúng tôi cũng gọi Taxi và lấy danh thiếp của chiếc Taxi chạy giá 8.000đ bữa trước, vì thấy tài xế có vẻ trung thực so với mấy xe đi sau đó. Đôi khi em này bận chạy thì gọi giúp chúng tôi 1 xe khác.

Chúng tôi quyết định đi xe lửa cho biết. Ở nhà Ga, có một đầu tàu xe lửa Cổ để khách tham quan. Đầu xe này nằm tại chỗ không có chạy. Phía tay phải là xe đưa du khách đi lên Trại Mát rồi quay về. Giá khứ hồi là 85.000đ. Toa xe lửa làm bằng gỗ và khung sắt. Mui, băng ghế khách ngồi cũng bằng gỗ. Có 2 Toa. Thấy lịch ghi mỗi ngày có 5 chuyến: Bắt đầu từ 7g45, 9g50, 11g05, 14g và 16g45.

Xe chạy rầm rập trên đường rầy. Rúc còi mỗi khi ngang khu dân cư. Hai bên, có chỗ thì thấy cây cối um tùm. Chỗ thì có những nhà để trồng rau hay hoa có lợp mái bằng nhựa. Cuối cùng là đến Trại Mát. Mọi người được chỉ hướng đến Chùa Linh Phước, hay còn gọi là Chùa Chén Kiểu, cách ga khoảng 200m. Gọi là Chùa chén kiểu, vì các cột và mặt tiền được gắn bằng những mảnh chén kiểu đập ra, nhiều màu mè. Nhà xe dặn tham quan 45 phút rồi quay lại để về.

Chúng tôi cũng vô tham quan Chùa Chén Kiểu. Qua một cái cổng lớn, có 2 con Nghê màu xanh chầu hai bên. Sâu vào bên trong là Chùa gắn đầy mảnh chén màu sắc. Có một cái Tháp khá cao. Trước mặt là 3 tượng bằng gỗ quý được đặt trên một tháp bằng gỗ. Chúng tôi chỉ loanh quanh chụp hình ngoài sân, không có vô trong Chánh Điện.

Hôm sau, chúng tôi chọn Nhà Thờ Domaine de Marie để tham quan. Chỉ mất có 35.000đ Taxi để tới đó. Nhà thờ không có thu phí, chỉ để thùng xin đóng góp để tu bổ vườn hoa. Cũng không có nhiếp ảnh gia nào quấy rầy. Trước kia tôi đã có ghé, nhưng chỉ ở bên ngoài, và vào khu bán đồ lưu niệm. Lần này vào vườn hoa phía trong, thấy còn đẹp hơn ở mặt trước. Vườn hoa được tỉa tót rất công phu, và những mái nhà tam giác kiểu cổ của Pháp, chụp hình góc nào cũng đẹp.

Về hàng ăn thì phải nói là mấy lần chúng tôi ăn cơm đều dở mà lại mắc. Một cái lẩu giò heo hầm bông Artichaut, nhưng không thấy giò heo, chỉ có mấy cục xương lèo tèo, và độ 3 cái bông artichaut cắt làm 4, mà giá đến 200.000đ! Cơm chiên mỗi dĩa 60.000đ mà chỉ thấy chút xíu màu vàng của trứng và lơ thơ vài mảnh cà rốt, jambon thì chắc phải tinh mắt lắm mới nhận ra! Đi ăn một quán lẩu nổi tiếng ở đường BTX thì một cái Bồ Câu tiềm giá 120.000đ nhưng chắc không được nguyên con bồ câu, nước thì lỉnh lảng, không có thấy miếng thuốc bắc nào trong đó! Thố bắp bò tiềm thì được 2 miếng thịt bò cỡ bằng 3 ngón tay! Quá mắc! Cũng may mới kêu 2 cái để ăn thử, nên mỗi người chỉ được húp nửa chén nước. Cả đám vội vã rút lui, ra hàng bún bò ăn tiếp mới no, và mua thêm bánh mì, xôi phòng buổi tối có đói.

Một gói xôi mặn ở Đàlat có giá từ 25.000đ đến 30.000đ, khá mắc, nhưng 1 hộp đầy. Bánh mì Liên Hoa 1 ổ 12.000đ mà ăn khá ngon. Một tiệm cơm Gà Phan Rang rất nổi tiếng, được giang hồ trên mạng đồn đãi. Nhưng khi ăn mới thấy có lẽ tôi nấu ăn dở tệ mà còn ăn được hơn! Thịt gà rô ti có lẽ từ hôm 30 tháng 4 còn ế lại, nên cứng ngắc. Con tôi kêu 1 tô Mì Quảng, được ưu ái thảy vô 1 cái đùi gà rô ti! Nó lấy làm lạ, từ hồi biết ăn Mì Quảng đến giờ chưa hề thấy ai bỏ đùi gà vô Mì Quảng! Rồi trong khi giá đùi gà viết to trên tường là 35.000đ thì tô mì con tôi ăn, có cả 1 đùi gà mà chỉ tính có 20.000đ! Em rể tôi thì cũng gọi mì Quảng, nhưng thấy tô của nó thì được cho thịt heo vô. Nó ngạc nhiên không hiểu vì sao, nhưng khi cắn một miếng thịt heo là dội ngược, vì thịt có vẻ thiu từ đời nào! Rõ ràng là chúng tôi trở thành thùng rác để thanh toán hàng ế! Sợ luôn! Cũng có một vài món ăn được là Nem Nướng. Hàng này thì rất đông khách. Dưới nhà hết bàn, phải lên tận trên lầu. Mỗi phần 40.000đ. Khá ngon. Dù không có bún để ăn kèm chỉ có Nem nướng, rau và dưa chua, nhưng ăn một phần là đủ no. Bún Bò thì ăn ở hẻm Ánh Sáng ngay đầu chợ, hoặc cuối đường Bùi Thị Xuân. Giá từ 30 đến 35 ngàn 1 tô to. Khá ngon.

Còn nhiều món chưa khám phá được vì mưa. Đà Lạt sáng sớm sương mù giăng trắng xóa, xe phải để đèn. Người đi bộ thì phải mặc áo dày. Thấy những người bán vé số, bán những chiếc túi xách sáng sớm đã phải đi bộ co ro dưới lớp áo lạnh dày trong sương mờ quá tội. Nhưng cuộc sống ở đâu mà không có những khó khăn riêng. Du khách thì nhàn nhã, nhưng người địa phương vẫn phải kiếm sống. Mỗi người đều theo nghề của mình. Mùa ít du khách chắc cũng khó khăn không ít. Hôm đi tham quan Dinh Bảo Đại, tôi thấy hàng lưu niệm rất nhiều, san sát, và bán những món đồ len giống nhau, nhưng rất ít khách hỏi mua. Thấy khách đi ngang là họ chào mời, ra giá luôn: một chiếc áo len dệt máy cho thiếu nữ chỉ có 40.000đ. Các nhiếp ảnh gia thì ế độ, túm tụm nói chuyện bên ngoài. Cả chục anh, đeo máy ảnh lỉnh kỉnh. Thấy có 1 anh cứ đeo bám riết, tụi tôi tội nghiệp, kêu chụp cho mấy tấm hình kỷ niệm. Thế là anh ta theo suốt, tự chọn chỗ đứng để chụp ảnh, anh ta cũng chụp theo bằng máy của anh ta, chiều về đem ảnh tới giao, tới 25 tấm!

Chỉ trong vòng 2 tháng, tôi lên Đà Lạt những 2 lần. Nhóm 4 người nhưng chỉ mình tôi mua 1 khăn quàng cổ để kỷ niệm, con tôi thì mua cho bạn gái 1 chiếc áo khoác nhẹ. Một phần mưa cũng cản trở việc đi mua sắm. Lúc trước hay xách lỉnh kỉnh mứt khoai, mứt đậu, mứt dâu… có khi về để đó không dùng. Lần này thì rút kinh nghiệm, chỉ mua 1 chậu bông giấy màu Tím về trồng, vì thấy nhiều nhà ở Đà Lạt trồng trước cổng, trổ hoa màu tím đậm rất lạ và rất đẹp, mà màu này không thấy ở Saigon trồng.

Giá vé chuyến về là 189.000đ. Phải đặt trước 1 ngày. Rồi cũng theo đoàn tham quan về. Tự tổ chức để đi chơi thì thoải mái hơn. Không lệ thuộc giờ giấc. Tới đâu muốn ở bao lâu tùy thích. Tóm lại, theo kinh nghiệm của tôi, thì nếu đi tham quan nhiều người thì có thể thuê phòng bình dân, ở chung giá 70.000đ một người. Hoặc dài theo đường Bùi Thị Xuân cũng có những Khách Sạn không có sao, giá phòng đôi là 200.000 đ cho 1 ngày đêm. Taxi 7 chỗ bao nguyên ngày cũng chỉ có 600.000đ, tha hồ đi các điểm mình thích. Tính ra cũng không thiệt mấy, vì họ chạy đến các điểm tham quan rồi thả khách xuống đó. Bao giờ khách đi chơi chán thì ra gọi điện, họ sẽ tới đón rồi đưa đi tiếp. Nhưng cũng đừng đi những ngày lễ lớn. Hôm 30 tháng 4 nghe nói nhiều người tìm không ra phòng để thuê, phải ngủ tràn lan bên ngoài. Giá một phòng bình dân cũng tăng lên cả triệu đồng mà không đủ cho số du khách nhiều nơi dồn về cùng lúc.

Về đêm thì ngoài những nơi ăn uống quanh phố, người muốn thưởng thức nhạc xưa thì mất 50.000đ taxi là đến một quán cà phê nhạc sống. Tiền nước chỉ trên dưới 100.000đ. Tôi ngại lạnh nên không có đi. Em tôi thì khen ca sĩ tỉnh lẻ mà hát được vậy là khá hay rồi. Người đứng tuổi mà thích khiêu vũ thì có mấy điểm tương đối bình dân.

Không ai có thể phủ nhận rằng Đà Lạt là một nơi thiên nhiên ưu đãi. Khí hậu bao giờ cũng mát mẻ và người dân thì hiền hòa. Là Thành Phố Du Lịch, nên chính quyền Đà Lạt rất quan tâm ngày càng trồng thêm nhiều loài hoa để Thành Phố thêm hấp dẫn du khách. Mỗi cuối năm lại mở Festival Hoa, tập trung các loại Hoa để mời gọi du khách. Không chỉ những loài hoa được trồng, chăm chút, dọc hai bên đường, ngay cả hoa Bìm Bìm dại màu tím biếc, leo theo hàng rào cũng đẹp, như tô thêm cho khung cảnh vốn đã nên thơ.

Đà Lạt thích hợp cho những đôi uyên ương hẹn hò, yêu nhau, với đồi thông thơ mộng, phong cảnh tuyệt vời. Nhiều cặp tân hôn đã chọn Đà Lạt làm nơi để hưởng tuần trăng mật, vì với người ở Miền Nam không thể có nơi nào khác lý tưởng hơn. Đà Lạt được gọi bằng rất nhiều tên: Thành Phố sương mù, Thành Phố ngàn hoa, Thành Phố Ngàn Thông, Tiểu Paris... Có nhạc sĩ còn gọi là “Thành Phố nào vừa đi đã mỏi”, vì hết lên dốc, lại xuống dốc. Dù vậy, Đà Lạt cũng đã truyền cảm hứng cho biết bao nhạc sĩ, thi sĩ, và làm cho du khách cứ mỗi lần nghĩ đến thư giãn thì nếu không ra biển ắt Đà Lạt là nơi lựa chọn hàng đầu. Vì ngoài những thắng cảnh, những Chùa Chiền vừa thanh vắng, vừa tôn nghiêm. Cảnh trí lại đẹp. Khắp Thành Phố, Công Viên, nơi nơi, nhà nhà đều có Hoa. Hoa đầy ngoài sân, Hoa phủ trước ngõ, chen cả lối đi… Ít có nhà nào mà không có vài bụi hồng, vài bụi cúc đồng tiền, hay một loài hoa nào đó. Chí ít cũng là đôi chậu Bông Giấy đang khoe sắc. Một số biệt thự được xây từ thời Tây, kiến trúc cổ, nằm lưng chừng đồi hay dốc với lối đi quanh co, ẩn hiện sau những hàng rào được chăm chút càng thêm vẻ huyền ảo trong sương mờ mờ... Đà Lạt cũng được mệnh danh là Thành Phố Hoa Đào. Khí hậu lúc nào cũng mát lạnh, làm cho má của các thiếu nữ lúc nào cũng ửng hồng một cách duyên dáng, nên nhạc sĩ Hoàng Nguyên cho đó là Hoa Đào rơi trên má các nàng, để rồi thầm mơ, rồi nhung nhớ... Điều đó cũng thêm một yếu tố để du khách không thể không nghĩ về Đà Lạt khi có dịp. Nhất là vào những dịp lễ nghỉ nhiều ngày, hay muốn có một vài ngày bình yên, rũ hết bụi bậm, khói xe ngột ngạt của Thành Phố Saigon lúc nào cũng đông đúc người từ sáng sớm đến khuya. Chỉ cần bỏ vài tiếng đồng hồ ngồi xe, là sẽ được tận hưởng vừa không khí mát lạnh, vừa được no mắt với phong cảnh được tập trung không xa Thành Phố mấy, chỉ mất độ 3, 4 buổi là đã có thể tham quan hết tất cả, mà tôi tin rằng ai đã một lần đến đây thì không thể nào quên được.

Tâm Nguyện

(Tháng 5/2015)

Chuyện bây giờ mới kể

CHUYỆN… BÓI TOÁN

Trước tiên, xin được nói ngay rằng: tôi viết bài này không vì mục đích chỉ trích hay dèm pha “nghiệp vụ” của các ông bà thầy bói. Hoàn toàn không! Xin thề đấy! Tôi chỉ kể lại những chuyện của chính các thành viên trong đại gia đình tôi mà thôi. Có chuyện mới gần đây, có chuyện từ xa lơ xa lắc và vài người trong chuyện cũng đã “phiêu diêu miền cực lạc” rồi, nhưng tất cả đều thật… 99%! Nếu có vị nào đọc thấy giống trường hợp của mình thì đó chỉ là trùng hợp tình cờ, ngoài dự kiến của người viết. Mong được thông cảm và… đại xá!

Chuyện thứ nhất : mà tôi nhớ dai nhất, xảy ra hàng nửa thế kỷ rồi. Ngày ấy vùng nhà tôi ở Gò Vấp, thỉnh thoảng lại có một ông thầy bói đạp xe rảo qua. “Ông thầy bói chim!” Tôi nghe mọi người gọi thế. Trên ghi đông xe đạp của ông ấy treo cái lồng tre nhốt một con chim be bé lông màu nâu điểm vệt đen đốm vàng - loại chim đó tên gì thì tôi còn nhỏ nên không biết mà cũng không hỏi ai để biết, tôi hơi bị nghèo tính tò mò -. Ngoài con chim, ông thầy còn thứ đồ nghề quan trọng là xấp bìa bằng giấy cứng ố vàng, khoảng hơn 50 tấm. Mỗi tấm bìa ấy khi mở rộng ra bằng trang vở học trò, còn xếp nhỏ lại thì tương tự quân bài chắn, và chỉ một mặt có chữ viết dày đặc. (Vì không biết gọi tên thứ ấy là gì, thôi thì tôi cứ gọi “quân bài” cho tiện!).

Sau câu đầu tiên hỏi thân chủ tuổi gì, ông thầy bói chim xòe những quân bài (đã gấp nhỏ) xuống chiếu, đặt cái lồng tre ngay trước bộ bài và mở cửa lồng. Lập tức con chim từ bên trong thong thả nhảy từng bước ngắn ra ngoài. Nó đứng lên bộ bài, đầu nghiêng ngó, hai mắt đen nhánh đảo qua đảo lại thật ngộ nghĩnh đáng yêu. Rồi nó cúi xuống, khẽ khàng dùng mỏ gắp một quân bài kéo lên, thả nằm vắt ngang những quân khác. Ông thầy gật gù hài lòng, thưởng ngay cho nó một hạt gạo (hay hạt gì giống gạo), xua nó vào lồng trở lại, rồi mới cầm quân bài lên, thong thả mở ra… Ô hay! Tài tình chưa! Trăm lần như một, con chim luôn luôn tìm ra quân bài rất chính xác. Tôi ngồi cạnh mẹ, cố nghển cao cổ cũng không sao đọc được những dòng chữ bé tí chi chít, nhưng cái hình con heo béo ú (tức tuổi Hợi của mẹ tôi) bằng mực đen vẽ trong quân bài thì tôi trông rất rõ. Tôi trố mắt chiêm ngưỡng, phục con chim quá xá! Sao nó có thể tìm ra đúng vậy nhỉ? (Thú thật, cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn ngờ ngợ: hay tất cả bộ bài đó đều vẽ hình một con heo béo ú như nhau? Nếu đúng thế thì trong chiếc túi xách của thầy nhất định phải còn… 11 bộ bài khác nữa!).

Ông thầy đọc thao thao, diễn giảng ý nghĩa những chữ viết sẵn trong quân bài con chim đã chọn. Mẹ tôi ngồi nghiêm trang, dỏng tai thành kính lắng nghe. Khi ấy mẹ tôi đang mang thai nên quan tâm lớn nhất là muốn biết sẽ sinh trai hay gái (thời đó làm gì có siêu âm?). Sản xuất một lèo ba đứa con gái rồi, khao khát của ba mẹ tôi là có được thằng cu! Ông thầy tính toán lâu lắm, rồi phán:

-Con gái!

Mẹ tôi tiu nghỉu, mặt buồn xo, gượng gạo vớt vát hy vọng:

-Có chắc không thầy? Nhờ thầy xem kỹ lại giùm…

-Chắc chắn! Tôi mà đoán sai, lần sau gặp, bà cứ phang guốc vào mặt tôi!

Lời như đinh đóng cột làm mẹ tôi buồn bã ủ ê không để đâu cho hết. Và có lẽ vì quá buồn nên mấy tuần sau, khi hai mẹ con dắt nhau ra chợ, mẹ tôi đã quả quyết ghé vào chỗ một bà thầy bói. Bà này không bói chim mà bói bằng bộ bài cào đã sứt mép và loang lổ vết tay cáu bẩn. Giải đáp thắc mắc trọng tâm của mẹ tôi, bà thầy nghiêm mặt, dõng dạc:

-Con trai!

Hớn hở như vừa biết mình trúng số độc đắc nhưng mẹ tôi vẫn dè dặt:

-Đúng con trai chứ, thầy? Nhờ thầy xem kỹ lại giùm…

-Chắc chắn! Tôi đoán sai, lần sau gặp bà cứ phang guốc vào mặt tôi…

Tôi ngẩn mặt. Quái, câu này sao nghe quen quá thể, nhỉ?

Dĩ nhiên mẹ tôi vui mừng không kể xiết, gặp ai cũng khoe. Riêng tôi chẳng hề vui chút nào, em trai hay em gái thì rồi tôi cũng vẫn phải cắp nách đến trẹo xương sườn, mừng được mới lạ! Nhưng tôi rất nôn nao, hồi hộp, vì không biết vài tháng nữa đây, mặt ông bói chim hay bà bài cào sẽ hân hạnh lãnh một gót guốc nhọn của mẹ tôi? Thời gian chờ đợi căng thẳng còn hơn xem… phim hành động!

Thế rồi… Phúc bảy đời cho cả hai vị thầy bói khả kính! Đã chẳng ai bị phang guốc vào mặt mà còn được mẹ tôi hết lời ca ngợi tài tiên đoán như thần! Vì mẹ tôi sinh đôi, một trai một gái. Hú hồn! Nếu biết được, chắc hai vị ấy sung sướng lắm. Chỉ có thân tôi là… khốn khổ nhân đôi!

Chuyện thứ hai : Bà ngoại tôi góa chồng khi chưa đầy 30 tuổi và có bốn con, hai trai hai gái. Năm 1954, hai người con gái theo chồng di cư vào Nam, bà ngoại ở lại Hải Phòng với hai con trai.

Theo năm tháng, nỗi thương nhớ bà của mẹ và dì tôi không hề vơi cạn mà càng nung nấu thêm. Nhất là thời điểm Mỹ thả bom miền Bắc, mẹ tôi lo sợ cho sự an nguy của bà ngoại đến mất ăn mất ngủ, cứ than thở khóc lóc luôn. Khổ nỗi, chẳng cách nào để biết được tin tức của bà.

Cuối năm 1973, không biết do ai mách bảo, dì tôi rỉ tai mẹ tôi rằng: vùng Xóm Gà có một bà đồng (cốt) cao tay lắm, không chỉ gọi được hồn người chết về nói chuyện (với thân nhân) mà gọi được cả hồn… người sống nữa. Hai chị em quyết định thông qua “dịch vụ” này để hy vọng biết được chút tin gì của bà ngoại chăng. Tôi và Linh Lan (con dì tôi) được tín nhiệm cho “tháp tùng” hai bà mẹ, đến viếng bà đồng.

Bà đồng khoảng ngoài 40 tuổi, mập mạp, trắng trẻo, mặt phúc hậu, giọng nói nhỏ nhẹ dễ gây thiện cảm và tin tưởng. Bước vào nhà thấy ngay một bàn thờ rất lớn, trên đặt hai bình hoa tươi, hai dĩa trái cây đầy lù lù và một dãy tượng nho nhỏ sơn xanh đỏ lòe loẹt mà tôi ngắm mãi cũng không sao phân biệt được đó là tượng nam hay tượng nữ.

Sau khi biết mục đích của khách, bà đồng hỏi tuổi bà ngoại tôi rồi bấm đốt tay tính toán. Một lúc lâu, bà lắc đầu, buồn bã:

-Bà cụ vẫn còn sống, nhưng đói khổ lắm, đang phải đi ăn mày mỗi ngày ở ga Hàng Cỏ. (Tôi cam đoan chỉ chép lại đúng lời bà đồng, chứ lúc ấy thật tình tôi cũng không biết ga Hàng Cỏ là… ga gì, ở đâu!!!)

Cả mẹ và dì tôi nghe vậy đều nảy người lên như bị điện giật, nước mắt trào ra, mếu máo:

-Sao lại… đi ăn mày? Còn… hai con trai… đâu…?

Bà đồng lắc đầu, giọng ngậm ngùi:

-Tôi không biết. Là quẻ bói hiện ra rành rành như thế.

Hai bà mẹ bật khóc tức tưởi, còn tôi và Linh Lan ngây mặt ngơ ngác nhìn nhau.

Đợi khóc một lúc, bà đồng gợi ý:

-Để tôi gọi hồn sống của bà cụ về cho con cháu hỏi chuyện, nhé!

OK ngay tắp lự! Bà đồng ngồi xếp bằng dưới đất, mặt hướng lên bàn thờ, đầu chùm kín mít cái khăn nhung đỏ. Sau một hồi lắc lư, đảo lia đảo lịa và ngáp ngáp ợ ợ, bà đồng vụt ngồi thẳng lưng, giọng nói đổi sang lí nhí, run rẩy đứt quãng:

-Các con đấy à?... Mẹ đây!... Mẹ khổ lắm… các con ơi…

Vừa nghe thế, mẹ và dì tôi lại òa khóc lớn, át cả tiếng “bà ngoại” nên tôi không nghe được “bà” nói những gì. Chắc biết hai bà mẹ mải khóc cũng không nghe được, nên khi “hồn” đã “thăng” rồi, bà đồng lược thuật lại, đại ý: “Bà ngoại” than đang đói khát, bơ vơ lắm, ngày ngày vất vưởng ăn xin, và “bà” khao khát được chết sớm cho… đỡ khổ.

-Sống khổ sở thì không bằng chết. Thôi thế này, hai bà dâng cái lễ xin cho bà cụ được chết sớm cho sướng thân… Tôi xin giúp không tính tiền công. Thấy hoàn cảnh bà cụ, tôi cũng xót xa quá…

Và bà hẹn ngày lành giờ tốt đến cùng bà… làm lễ. Không hiểu bà đồng có “ma thuật” chi mà nói gì, mẹ và dì tôi cũng nghe theo răm rắp. Đúng là bà đồng không tính tiền công thật, chỉ nhận một ít đủ “mua lễ vật” thôi. (Tôi ước chừng số tiền lúc ấy mua được gần một lượng vàng).

Tuần sau, bốn người chúng tôi quay lại đúng hẹn. Ngoài bàn thờ lúc trước, bà đồng chuẩn bị thêm một bàn thờ nhỏ phía dưới, đặt một bát nhang mới toanh và ê hề món ăn ngon, trông như bàn tiệc cưới. Bà đồng đưa nhang bảo bốn người chúng tôi sì sụp vái lạy, mời bà ngoại về xơi bữa ăn ân huệ cuối cùng trước phút… thọ tử! Thời gian chờ nhang cháy, bà đồng ngồi xếp bằng, ê a đọc bài kinh bằng thứ tiếng rất bí hiểm mà bà chu đáo “phiên dịch” trước rằng: cầu xin cho người (đang sống) được… chết!

Nhang sắp tàn, bà đồng lại chùm vải đỏ lên đầu, gọi “bà ngoại” về nói với con cháu những lời sau chót. (Lời một bà cụ gần 70, ốm yếu kiệt sức lại lúc gần chết thì dĩ nhiên rất phều phào, tôi xin phép viết trơn tru một mạch cho… nhanh):

-Mẹ sắp được chết, không phải khổ sở lang thang nữa rồi. Mẹ vui lắm. Mẹ cám ơn các con. Các con các cháu ở lại, mẹ chết đây (!!!)

Đột ngột, bà đồng té ngửa ra chiếu, tay chân giật đùng đùng. Bốn người chúng tôi chưng hửng, chưa kịp hiểu gì thì bà đã ngồi bật dậy, giọng tỉnh rụi:

-Bà cụ vừa chết rồi đấy! Khóc đi, khóc đi!

Mẹ và dì tôi lại tru tréo, vừa vật vã vừa gào lên những câu, đại loại: “Ối mẹ ơi, sao mẹ bỏ con? Đau lòng con quá, mẹ ơi…”. Bà đồng nhanh tay lấy ra bốn cái khăn trắng chuẩn bị sẵn, buộc lên đầu chúng tôi. Thấy tôi và Linh Lan vẫn ngồi ngẩn tò te, bà thúc mạnh vào lưng, giục:

-Sao chưa khóc? Khóc đi chứ! Bà ngoại chết mà cứ đực mặt ra thế à?

Sau đó, dì tôi kính cẩn rước bát nhang từ nhà bà đồng về, đùng đùng lập một bàn thờ, định bụng cứ theo ngày giờ bà ngoại “được chết” đó để cúng giỗ. Nhưng ít lâu sau, có lẽ dần dần tỉnh táo lại, dì tôi nhận ra những chi tiết vô lý rồi sinh nghi ngờ, nên dì đến nhà Thầy Ba Cầu Bông tiếng tăm thời đó, bói một quẻ xem sao. Quả thật, thầy Ba quả quyết rằng bà ngoại tôi vẫn mạnh khỏe, đang sống bình yên bên con cháu. Thế là dì tôi tất tả về, đùng đùng hạ bàn thờ bà ngoại xuống.

Đến năm 1975, khi Nam Bắc thông thương, các cậu tôi từ ngoài Bắc vào Sài Gòn chơi, có đem theo cuốn Album cho mọi người xem hình đám tang bà ngoại. Thì ra bà ngoại tôi đã qua đời từ mùa hè năm 1969, và suốt cuộc đời, bà vẫn chỉ sống ở Hải Phòng với con cháu, chưa lần nào đặt chân tới ga Hàng Cỏ cả!

Bó tay!

Chuyện thứ ba : Cuối năm 1974, cô Út tôi chuẩn bị lấy chồng. Thời điểm đó, con gái 21 - 22 tuổi chưa chồng bị coi là ế muộn rồi, huống gì cô Út đã ngấp nghé 30. Thế nên tin đám cưới làm cả dòng họ vui mừng khôn xiết. Trước ngày cưới một tuần, cô Út rủ tôi cùng cô đi… xem bói, cũng ở chỗ thầy Ba Cầu Bông tôi vừa kể trên. Cô tò mò muốn biết vận mạng hai vợ chồng sau này ra sao.

Thầy Ba xem bói cho mọi người bằng một cuốn sách dày cộm. Thầy nhìn vào trang sách, lắc đầu quầy quậy:

-Không được! Hai tuổi Tý và Hợi khắc nhau lắm. Cưới nhau vài tháng là một người phải chết.

Như sét đánh ngang đầu, cô Út ngồi chết lặng, mặt tái mét. Thầy Ba chìa trang sách ra cho cô cháu tôi xem, trong đó vẽ rõ ràng hình một người đàn ông nằm thẳng cẳng trên giường, bên cạnh là một phụ nữ đứng khóc, trên tay bồng đứa con nhỏ. Để khỏi mất thời giờ, tôi xin tóm tắt lời diễn giải của thầy Ba một cách ngắn gọn: “Cô Út tuổi Tý cung Càn còn chồng tương lai của cô tuổi Hợi cung Cấn, hai cung này lấy nhau sẽ… tuyệt mệnh”. Thầy Ba còn đọc lên hai lần câu lục bát “BÀ CÀN ĐI CHỢ HỒ LY, MUA CON CÁ CẤN LÀM CHI TỐN TIỀN” để chứng minh, khiến tôi càng ấn tượng, khó quên. Thầy kết luận:

-Mệnh trời đấy. Bà Càn mua gì cũng được, chỉ cấm kỵ mua cá Cấn thôi, uổng tiền vô ích. Tôi khuyên cô nên bỏ đám này đi!

Khổ nỗi ngày cưới đã cận kề và quan trọng hơn, số tuổi của cô Út không cho phép cô… bỏ! Thế nên dù khủng hoảng vì cái “mệnh trời” chìa ra rành rành trước mắt, “bà Càn” vẫn “liều nhắm mắt đưa chân”, nhất quyết mua “con cá Cấn” bằng được! Chắc cô Út đang nhủ lòng: “Thà vài tháng ôm chồng rồi chợt… ngoẻo, hơn đêm nằm lạnh lẽo mấy mươi năm!”. Cô chỉ căn dặn tôi đừng hở môi cho người thứ ba biết chuyện xem bói này.

Sau đó là những tháng ngày nơm nớp lo lắng triền miên của cả cô lẫn cháu. Quên thì thôi, hễ nhớ đến cô Út là tôi lại hồi hộp, sợ cái hình ảnh người đàn ông nằm thẳng cẳng còn người đàn bà ôm con đứng khóc vẽ trong sách của thầy Ba Cầu Bông, sẽ ập đến gia đình cô tôi chẳng biết lúc nào. Mà quả đúng như vậy thật, “chạy trời không khỏi nắng”, một ngày kia, cảnh rờn rợn đó thành hiện thực nhãn tiền: dượng tôi qua đời chỉ bốn tháng sau khi hai vợ chồng đãi tiệc mừng kỷ niệm ngày cưới lần thứ… 41!

Dạo gần đây, tôi mới tình cờ đọc được một tài liệu nghiên cứu về Bát Quái, và vỡ lẽ ra rằng: đúng là câu lục bát BÀ CÀN ĐI CHỢ HỒ LY, MUA CON CÁ CẤN LÀM CHI TỐN TIỀN chỉ sự xung khắc thật, nhưng hai cung khắc nhau đó nằm ngay ở mỗi câu thơ. Nghĩa là cung CÀN khắc cung LY, cung CẤN khắc cung TỐN, chứ Càn không khắc Cấn và Tốn cũng như Cấn không khắc Càn và Ly (tôi xin cẩn thận mở ngoặc để nói thêm: về chi tiết này, nếu tôi vẫn tiếp tục hiểu sai, mong được quý vị uyên thâm chỉ giáo!).

Tôi cũng không hiểu tại sao một ông thầy nổi tiếng như thầy Ba Cầu Bông lại có thể nhầm lẫn trầm trọng đến thế? Nếu đúng như người ta vẫn ví von “thời giờ là vàng bạc”, thì trong bao năm qua, hai cô cháu tôi đã bị “đánh cướp” một tài sản lớn, chắc phải tương đương kho báu trong Alibaba và 40 tên cướp!

Chuyện thứ tư : Năm 1992, Linh Lan (cô em họ mà tôi đã nhắc ở trên) gả con gái về Cái Bè, Tiền Giang. Cũng như đa số trường hợp khác, trước đó, nhà trai đi xem bói hỏi ngày giờ cưới. Theo lời thầy, nhà trai phải đến rước dâu vào… 4 giờ sáng. Thế mới nan giải!

Ở vài vùng miền Tây, rước dâu lúc tang tảng sáng (hay thậm chí nửa đêm) là chuyện không hiếm. Thầy phán tuổi cô dâu chú rể hợp giờ nào thì phải rước đúng giờ đó để tránh mọi xui xẻo, vậy thôi. Điều nan giải nằm ở chỗ: cháu gái tôi phải ra khỏi nhà cha mẹ trễ nhất 4 giờ sáng nhưng “giờ linh” để đón nó bước vào cửa nhà chồng lại… 10 giờ trưa! Trừ thời gian di chuyển (chưa hết phân nửa), đoàn rước dâu và đưa dâu biết đi đâu, làm gì? Ghé vào quán ăn cho mọi người nghỉ ngơi và điểm tâm (họ nhà trai làm sao không biết, chứ nhà gái chúng tôi ai nấy gọi nhau thức từ 2-3 giờ sáng sửa soạn quần áo, mặt mày, đã mệt mỏi vì thiếu ngủ lại đói meo vì có biết trước tình cảnh tréo ngoe này đâu mà chuẩn bị thức ăn theo?). Hay cho xe ngừng lại ở một khúc đường nào đó (công viên càng tốt, để cô dâu chú rể chụp ảnh… giết thời giờ?). Vừa nghe ý kiến đó, bà sui trai giãy lên, phản đối. Vì thầy bói đã dặn kỹ: đoàn xe phải di chuyển liên tục, không được ngừng lại dọc đường (chắc sợ điềm… tắc tị, hoặc đứt… gánh!) Vậy là các tài xế cứ phải cho xe chạy lòng vòng hết đường này qua đường khác… chờ giờ linh. Hôm ấy, các anh các ông nào bàng quang yêu yếu và các cô các bà bị chứng say xe, được một phen… lộn ruột! Ai nấy mặt không tái mét cũng xanh lè!

Vừa mệt vừa đói nên khi xe tới nơi thì đoàn nhà gái bải hoải tay chân, quần áo bèo nhèo, đầu tóc xác xơ, trông chẳng còn ra thể thống gì, thảm hại quá thể! Chắc “khỏe” nhất chỉ có anh thợ chụp hình, tiền công đã bỏ túi trước rồi mà… bị thất nghiệp. Ngoài vài tấm cô dâu chú rể bắt buộc phải cho chụp khi lễ gia tiên, anh ta vừa hướng ống kính vào ai là y như rằng người đó ôm mặt, kêu lên “no, no”, không hốt hoảng như gặp cướp thì cũng lấm lét như ăn trộm! Chẳng phải chúng tôi không muốn giữ chút hình ảnh làm kỷ niệm đâu, chỉ là vì bộ dạng nhếch nhác như phái đoàn… Trư Bát Giới trên đường thỉnh kinh, thì chụp để làm quái gì?

Chuyện cuối cùng : mới xảy ra mùng năm tết Ất Mùi vừa rồi, liên quan đến một người bạn tôi. Trước kia chị này làm Sở Thuế, sau khi nghỉ hưu mấy năm thì chẳng biết duyên cớ do đâu, chị bỗng trở thành… thầy bói. Nghe đồn chị đoán tương lai quá khứ cũng linh nghiệm lắm nên có khá đông thân chủ.

Sáng mồng năm tết, chị đến nhà tôi. Đã lâu không gặp, tôi hỏi thăm đời sống của chị, chị than thở kể đang mắc nhiều bệnh mãn tính, mẹ con đau ốm liên miên nên tiền kiếm được bao nhiêu lại bay vèo bấy nhiêu, nhanh như… cơn lốc. Hỏi thêm chị ăn tết thế nào, có đầy đủ bánh chưng bánh tét hay không, chị cũng buồn bã lắc đầu:

-Không có. Ngày 30 tết, mẹ con còn trong bệnh viện… (tôi quên kể, chị có đứa con bị down dạng nhẹ).

Tôi thấy tội mẹ con chị quá. May thay, nhà tôi còn cái bánh chưng chưa dùng đến. Tôi lấy biếu chị, nghĩ bụng tuy muộn màng thì vẫn gọi là có hương vị bánh chưng ngày tết. Không ngờ cái bánh chiều qua khi dọn bàn thờ tôi thấy vẫn nguyên vẹn, ai ngờ ban đêm đã bị chuột khoét mất một góc tư, lòi nhân đậu thịt ra ngoài. Đưa cho chị cái bánh tật nguyền này, tôi ái ngại quá. Điều tôi lo hơn là biết đâu nước dãi lũ chuột dính ở góc bánh chúng gặm dở dang ấy đã để lại độc tố và làm nhiễm độc toàn bộ mất rồi. Tôi ngần ngừ mãi:

-Ăn vào lỡ bị dịch hạch thì khổ… Thôi bỏ đi…

Nhưng chị ngắt lời:

-Không sao, chuột mới khoét một góc thôi, nhằm nhò gì! Chỉ cắt chỗ đó đi là xong…

Mặc tôi can, chị khăng khăng lấy cho được cái bánh, bỏ tọt vào giỏ xách.

Khi chị hí hửng ra về rồi, tôi tiếc thầm mãi. Tôi tiếc vì chị đoán trước được tương lai cho người ta, sao chị lại quên không bói một quẻ cho chính mình nhỉ? Nếu có, hẳn chị phải biết để đến nhà tôi sớm hơn một ngày, chỉ một ngày thôi. Hôm qua, cái bánh chưng còn nguyên, chưa bị chuột khoét!

GIÁNG NGỌC (G.Đ.)

Phụ Bản IV

Dương Lêh

Khoác vội cái ba-lô lên vai, ông Phan bước ra cửa, qua hai tầng cầu thang xuống đến cổng chánh, đồng hồ chỉ đúng 5g30. Ông nhắm hướng nhà ga thong thả bước. Ông không muốn đi taxi. Ông muốn đi bộ, một là đỡ tốn kém, hai là vẫn giữ được buổi tập đi bộ buổi sáng thường ngày dù rằng cự ly có thể ngắn hơn chút đỉnh. Đường phố buổi sớm mai mát rượi, không khí trong lành. Quả thật, nếu đi taxi thật là phí của. Ông Phan thoải mái khoác tay từ chối lời mời gọi của những người chạy xe ôm. Tự nhiên ông mỉm cười, suy nghĩ nếu giờ này mà ngồi sau lưng một ông xe ôm chắc phải chết với cái áo gió, hoặc cái áo sơ mi nhiều ngày không giặt vì phải nín thở trong suốt đoạn đường dài.

Con đường nhỏ dẫn vào nhà ga bây giờ khang trang hơn nhiều. Cách đây hơn ba chục năm, ông giận gia đình “ra riêng” dẫn vợ và hai nhóc con đến khu vực này thuê được một phòng trong một căn nhà cố sống lây lất mấy năm trời. Khu đất trống ngay ngã ba hồi xưa thường làm chỗ cho con nít đá banh, bây giờ là một nhà cao tầng ngất ngưởng, ngó lên không thấy hết chiều cao.

Bước vào phòng đợi của nhà ga, nhìn bao quát, ông Phan thấy tươm tất với những dãy ghế ngồi bằng kim khí sáng bóng, đủ tiêu chuẩn đón khách nước ngoài đang ngồi rải rác đâu đó chờ giờ lên tàu. Bên tay phải là phòng toa-lét. Ông Phan bước vào đó theo nhu cầu đang nhuốm phát. Đúng là ở đâu cũng vậy. Toa-lét là nơi bẩn thỉu nhất. Đương nhiên! Tuy nhiên ở đây có lẽ người ta đã cố gắng hết sức để chứng tỏ đất nước đang phát triển và ga Saigon cũng đang đi lên, nhưng rủi ro thay nhìn chung vẫn còn nhếch nhác. Có nơi bị bể chưa được thay. Không lẽ thời buổi này còn “chờ kinh phí”?

Tàu từ từ lăn bánh, ông Phan đã ngồi yên vị vào ghế. Ông đi hạng “ghế mềm” và ghế ở đây được sắp xếp giống như trong một chiếc xe đò. Ghế có chốt kéo để nằm duỗi chân cho thoải mái giống như trên máy bay. Hai bên có cửa sổ với kính chắn cố định để không ai có thể cho tay ra ngoài cửa sổ, và có màn che nắng với màu sắc dễ chịu.

Tính ra từ nhỏ tới lớn ông Phan chưa từng đi du lịch bằng xe lửa, ngoại trừ một lần duy nhất ông đi xe lửa từ Saigon đến Mỹ Tho khi ông còn là một cậu bé Hướng đạo sinh 12, 13 tuổi.

Thật ra ông Phan không thích đi du lịch trong nước cũng như đi ra nước ngoài. Lý do mà người ta gán cho ông và vợ ông là “no money” (không tiền), trong khi những lý do mà ông viện ra thường không được ai chấp nhận. Cũng được. Ông không cần phải mở hầu bao cho họ xem là ông có thừa tiền để đi du lịch bất cứ nơi nào trên toàn thế giới, rồi ông còn làm ra vẻ không có tiền thật bằng cách ông xác nhận họ nói đúng. Chỉ có một lần ông xin visa đi Mỹ để thăm con cái lại gặp ngay một bà Mỹ ở Tổng lãnh sự Saigon “làm mình làm mẩy” không đồng ý cho ông đi. Khỏe thôi! Sự việc này càng củng cố cho ông Phan cái ý nghĩ không muốn đi du lịch. Hiện nay ông muốn đi du lịch ở đâu, ông thoải mái lên máy vi tính gọi ngay tên quốc gia mà ông muốn “tham quan ảo”, ông sẽ nhận được không biết bao nhiêu thông tin cùng hình ảnh về quốc gia ông thích đến. Có khi ông còn biết nhiều chuyện hơn nhưng người đã trực tiếp đến tham quan quốc gia đó. Nhiều người bạn cùng tuổi ông bị “gao”, tim mạch, đường đậu, tăng-xông phải chịu nằm nhà chứ đời nào dám đi đâu. Như vậy số lượng người cùng tuổi ông không muốn đi du lịch không phải là ít. Bà xã ông cũng vậy. Nhiều năm nay bà đem lòng “mê” cái máy vi tính. Hơn nữa bà còn phải đi dạy nhiều. Mỗi ngày khi rảnh rang bà ngồi vào máy, chat với con, tiếp xúc với những học viên qua mạng. Có khi quên cả nấu ăn, nhưng may thay có ông Phan nhắc nhở hoặc chính ông Phan vô bếp làm phận sự “sơ cứu” trong khi chờ đợi bà chính thức bắt tay vào công việc nấu nướng.

Lần này ông Phan đi Nha Trang không phải nhằm mục đích du lịch mà là do những người bạn cũ mời gọi ông rối rít sau khi họ chạy ba đồng bẩy đỗi tìm được số điện thoại của ông. Những người này cũng làm việc với ông tại một công ty yến sào tại Nha Trang. Làm chung được ba bốn năm gì đó, công ty đột nhiên sập tiệm, ông Phan dẫn vợ con về Saigon. Rồi không có liên lạc. Ba bốn chục năm sau mới nối lại được đường dây thân hữu. Họ mừng rỡ, cứ vài ngày gọi ông một lần bảo nhanh chóng ra Nha Trang nhìn ngắm vẻ đẹp tuyệt vời của miền cát trắng kẻo không còn kịp nữa vì tuổi hạc mọi người đã cao quá rồi.

Thế là ông Phan khăn gói lên đường. Nhưng ông Phan nhẩm tính, một lần đi phải làm được nhiều việc. Ông sẽ phải ghé Phan Thiết để thăm một vài người bạn khác. Những người này cũng đã từng làm việc chung với ông ở Nha Trang. Sau khi công ty giải tán họ về quê Phan Thiết kiếm nghề khác làm ăn. Có một người về trồng thanh long hưởng thụ cuộc sống an nhàn thoải mái.

Trước lúc ra đi ông nói với bà vợ là sẽ đi xe lửa vì thấy đi xe đò tai nạn dữ quá. Hình ảnh chiếc xe khách bay lơ lửng trên vài cầu ở Cần Thơ, hay tai nạn như xe khách lọt xuống đèo, xe tải đụng xe khách… làm ông khiếp vía, rụng tim. Ông xin ông Trời cho hai chữ bình an bằng cách để ông đi xe lửa có lẽ chắc ăn hơn.

Trong toa xe hành khách ngồi trật tự thoải mái, có người bật ngửa ghế ra lim dim ngủ. Âm thanh kịch kịch của bánh xe lửa lăn trên đường sắt đều đều, không ồn ào như ông tưởng, càng dễ ru người ta vào giấc ngủ.

Lần đầu tiên đi xe lửa nên ông ngoan ngoãn ngồi yên một chỗ ngoại trừ một lần ông phải đi nghiêng qua nghiêng lại giữa hai hàng ghế để sử dụng toa-lét. Ông chợt nghĩ ra cái tiện lợi khi đi xe lửa là ở chỗ này đây. Đi xe khách người ta thường phải nếm cảnh ngồi chịu đựng, kềm hãm cái nhu cầu hết sức cấp thiết đó mà không dám kêu tài xế dừng xe để “cho ngộ lái”. Ông Phan còn nghe người ta nói trên xe lửa có cái “goong búp-phê” tức là nguyên một cái toa xe được dùng để làm căn-tin. Hành khách có thể đến đó ăn uống nhậu nhẹt. Lần này ông Phan đi có một mình nên đành phải nhịn cái thú này. Ông ước gì trong tương lai ông rủ vài người bạn ở Saigon đi ra Nha Trang chơi, sẽ vào căn-tin lưu động này lai rai trong khi xe lửa đang chạy. Thời gian chờ đợi sẽ ngắn đi.

Ngồi trước mắt ông Phan là một phụ nữ xinh xắn khoảng ngoài 30 tuổi đang ngủ gà ngủ gật. Cô đang bị say xe… lửa. Khi cô mới bước lên tàu và vào chỗ ngồi, ông Phan thấy cô có dáng dấp rất thanh thoát với ba vòng thẩm mỹ vừa phải. Ông định lựa lời làm quen nhưng chỉ một lúc sau cô mở giỏ hành lý rút nhanh một bao nylon chụp lên mặt, ông Phan biết ngay cô đang ói. Thấy tội nghiệp ông gọi một cô tiếp viên vừa đi ngang:

- Cô ơi, trên xe có túi nôn không?

- Không có bác ơi!

Xe lửa đang trên đà cải tiến mà không chuẩn bị túi nôn cho hành khách. Ông Phan quay sang một anh chàng người nước ngoài ngồi phía tay trái ông:

- Anh bạn, có mang theo thuốc say xe, say sóng gì đó không?

Ông đoán mấy người nước ngoài chắc thế nào cũng có chuẩn bị.

- Rất tiếc, không có nhưng đợi tôi tìm cách giúp cô ấy.

Nói rồi anh ta đi loạng choạng về phía sau đến chỗ một người nước ngoài khác nói lô bô gì đó rồi chỉ tay về hướng này. Ông Phan quay lên nhìn cô gái, thấy cô có vẻ ngất ngư. Lọn tóc đẫm mổ hôi dán lên trán làm tăng vẻ mệt mỏi của cô. Ông khách nước ngoài đã quay trở lại, anh ta đưa cho cô gái hai vòng dây thun màu đen có gắn một miếng bìa cứng hình vuông mỗi cạnh chừng 2 cm, chính giữa có một núm bằng đầu ngón tay út. Anh ta bảo cô này đeo vào tay sao cho cái núm đó ấn vào giữa cổ tay, và giữ yên như thế cho đến khi khỏi hẳn sẽ trả lại cho anh ta. Sau khi đeo hai vòng dây thun vào hay tay, cô ngả người ra sau nhắm mắt ngủ hoặc lắng nghe hiệu quả của một phương pháp trị liệu mới. Ông Phan cũng mong sao có ông thần “dây thun” nào đó mà cô đang đeo ở tay giúp cô thoát khỏi “kiếp nạn” nho nhỏ này.

Xe dừng ở ga Long Khánh. Có khách mới lên xe. Sau lưng anh chàng nước ngoài lúc nãy có trống hai hàng ghế được bốn chỗ ngồi. Khách mới lên là một gia đình gồm có 5 “khẩu”, hai người cha mẹ khoảng gần năm chục tuổi và ba người con, cô con gái lớn khoảng 16, 17 và hai cậu con trai một khoảng 15 và một khoảng 12. Cả gia đình này chiếm ngay bốn cái ghế trống đó. Hai người lớn chiếm ngay hai ghế phía sau. Người chồng thì vừa đủ ấn chặt vào ghế, và người đàn bà hơi dư hai miếng mỡ bên hông nên phải hạ cái tay gác của ghế, không thì khó mà nhét được cái bụng của bà ta. Còn ba người con thì không sao nhét được vào khoảng trống của hai cái ghế, cho nên cậu nhỏ nhất phải ngồi chồm lên phía trước để cho anh và chị ấn được vào sâu trong ghế. Ông Phan chợt nghe tiếng cậu con trai lớn càu nhàu:

- Không chịu mua năm vé cứ để con ở nhà cho yên tâm.

- Không sao đâu. Xe còn nhiều chỗ trống. Ông bố trả lời.

Nghe giọng nói của mấy người này, ông Phan biết họ từ một nơi nào đó bên kia bờ sông Bến Hải. Một lúc sau, người cha khều vào vai người con gái:

- Qua ngồi với mẹ.

- Bố đi đâu?

- Dưới kia có ghế trống.

Nói rồi ông ta đứng dậy đi về phía cuối toa. Đứa con gái bước qua ngồi vào ghế trống bên cạnh mẹ. Hai cậu con trai ngồi lọt thỏm vào hai cái ghế “mềm” và, dĩ nhiên, rất êm ái.

Ông Phan nhìn ra cửa sổ ngắm phong cảnh rừng núi để quên cái màn xiếc “tiết kiệm vé xe” vừa rồi. Rồi ông ngà người ra phía sau, thong thả rút điện thoại bấm nút nhắn tin:

“Gần tới Phan Thiết. Đi xe lửa quá tốt. Rất tiện nghi và an toàn, không sợ… xe tải tông”.

Ông cho máy vào túi quần nhưng lại phải lấy ra vì có tiếng chuông hồi đáp:

Hay quá vậy. Em muốn đi quá chừng”.

Ông cho điện thoại vào túi quần.Lần này chắc là nó nằm yên. Được lắm, bà xã rất thích, ông Phan định khi nào có lễ được nghỉ bắt cầu nhiều ngày hoặc vào dịp nghỉ hè, ông sẽ dẫn bà đi một chuyến để “đổi gió” chắc sẽ giúp ích được phần nào cho sức khỏe của bà.

Loa phóng thanh vừa cho biết tàu đã vào ga Phan Thiết, hành khách nhôn nhao chuẩn bị xuống ga. Cô gái say xe lửa bây giờ đã tỉnh dậy sảng khoái như không có chuyện gì xảy ra. Cô tháo hai vòng dây thun đưa cho anh chàng người nước ngoài, tươi cười nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt. Anh chàng người nước ngoài chắc cũng hiểu được câu nói của cô gái bản xứ xinh đẹp này. Không hẹn mà nhiều người chung quanh ông Phan đều xuống tàu ở ga Phan Thiết ngoại trừ hai ông bà và ba đứa con lúc nãy và mấy người ở phía sau vẫn ngồi yên tại chỗ vì chưa đến ga của họ.

Rời xe taxi, ông bạn đưa ông Phan đi vào con đường đất ngoằn ngoèo, hai bên là những dãy thanh long xanh mướt cao vừa quá đầu người. Người ta trồng thanh long trên những cọc xi-măng. Những dây thanh long ôm thân cọc khi lên đến đỉnh cọc thì thả ra chung quanh giống như cái đầu của anh cầu thủ Hà Lan Ruud Gullit thời xa xưa. Nhiều cọc đã có quả còn non trong rất đẹp mắt.

Nhà ông bạn vừa mới xây rất khang trang, hiện đại, bên cạnh một căn nhà cũ, theo ông cho biết, căn nhà nhỏ này trước đây ọp ẹp, nay cũng được sửa chữa dành cho vợ chồng một người con gái. Ông bạn có một đàn con với số lượng cũng thuộc vào hàng kỷ lục. Tám nhân khẩu. Chỉ có một ông con trai được một cháu nội, và bảy trái bom nổ chậm may mắn thay đã gả chồng đầy đủ trăm phần trăm, với số lượng cháu ngoại cũng lên đến cả chục. Thấy đàn con cháu của ông bạn, người ta ai cũng đoán được tuổi tác của ông cũng phải gần tám chục.

Cơm nước được dọn lên ngay sau đó. Bàn cơm chỉ có ba người. Người thứ ba là ông con rể của anh bạn. Bà xã của anh bạn vì sức khỏe không được tốt lắm nên để mọi người tự do. Ba người, ba đôi đũa tự do múa kiếm trên một đĩa cá nục hấp còn bốc khói và một đĩa mực xào cũng còn nóng xông lên một mùi thơm hấp dẫn. Ông Phan thấy sống trong một thành phố biển có khác, bữa cơm thường gồm những món hải sản và đặc biệt luôn luôn tươi sống. Ông Phan gắp một miếng cá nục hấp chấm vào đĩa nước mắm nhĩ cá cơm đã dầm ớt rồi cho vào miệng, ông thấy hai hàm răng như tê cứng lại, phải mất gần hai tíc tắc ông mới nhai được và nuốt trôi miếng cá. Một hớp bia kèm theo đã làm cho ông Phan vô cùng thích thú:

- Quá đã! Quá đã!

Gần đến 3 giờ chiều, ông bạn nhắc nhở:

- Xe tới rồi. Qua nhà ông bạn kia, chắc ổng đang chờ đó.

Hai người đứng dậy ra xe. Ông Phan sực nhớ:

- Nhờ anh nói đệ tử này sáng mai đưa tôi ra ga Mương Mán để đi Nha Trang.

- Yên trí tôi sẽ dặn nó.

Ông bạn kia đang ngồi trước nhà ngó ra đột nhiên đưa tay lên vẫy vẫy khi chiếc taxi của chúng tôi chạy trờ tới. Mọi người bước vào nhà, ông bạn kia cười hề hề:

- Chờ ông quá trời, ông ra mà không báo mấy giờ đến, làm chuẩn bị không kịp. Bây giờ thì xong rồi. Anh Tám khoẻ không?

Bạn ông Phan cười nhẹ:

- Cũng bình bình.

Bà vợ ông chủ nhà bước ra:

- Chu cha, ổng chờ miết. Ổng nói sao đi rồi mà không nói đi hồi nào. Đùng một cái hô tới rồi. Trở tay không kịp.

- Trở tay trở chân chi vậy. Có gì ăn cũng được. Đơn giản mà!

- Thôi ráp vô. Mệt không? Ra sau rửa mặt cho mát.

Đó rồi mọi người vô bàn thưởng thức một vài món hải sản của Phan Thiết. Ông Phan nghĩ lần này ra Phan Thiết ăn được những món đồ biển ở đây thật là ngon miệng. Muốn ăn hải sản phải đến những nơi có biển rộng, có những con người suốt đời gắn liền với những chiếc ghe câu, những thuyền thúng mới tận hưởng hương vị đậm đà thơm ngon của từng miếng cá, từng con ghẹ, con tôm. Đó là cái khoái khẩu chỉ khi ăn hải sản ở đây mới có. Như vậy điều kiện một món ăn được gọi là ngon là phải kèm theo cái cảm giác khoái khẩu. Cao lương mỹ vị, kỳ trân, bát bửu chưa chắc gọi là ngon. Giống như mấy ông Tây hồi xưa trong bát quốc liên quân ngồi ăn óc khỉ với Từ Hi thái hậu chắc chắn không thấy ngon chút nào. Có người phải lẻn ra ngoài để ói. Gớm!

Lai rai đến tối mịt lúc nào không hay. Mấy món hải sản đã cạn, thùng bia chỉ còn lại vài lon cuối cùng. Ông bạn già của ông Phan đứng dậy:

- Thôi về coi bả ngủ nghê gì chưa.

Ông Phan đứng dậy đưa ông bạn già ra đón taxi về. Tội nghiệp, ông già tám mươi bây giờ phải về chăm sóc bà xã chắc cũng xuýt xoát tuổi ông. Bà yếu hơn ông nhiều. Không chừng đây là lỗi tại ông, tại ông hồi xưa bắt bà sinh con cái nhiều quá. Bây giờ ông phải chăm sóc bà cho biết vất vả khổ cực, bù lại cho bà ngày xưa.

Mấy người con của ông bạn chủ nhà đã để sẵn tấm nệm ngoài hiên, bên cạnh khoảng đất trống trên đó những người con ông bạn đã vun lên những luống rau cải xanh tươi mà ông cho biết đã gần đến ngày thu hoạch. Ông Phan vén mùng chui vô ngả lưng xuống nệm duỗi chân cho xương sống kêu rắc rắc, ông bạn cũng chui vô nằm bên cạnh. Ông Phan hỏi:

- Ông còn nhớ cái gì hồi xưa không?

- Nhớ cái gì? Hồi xưa giỡn không?

- Vậy chớ cái bà bán căn-tin hồi đó kết ông quá trời, đâu rồi?

- Tan hàng rồi. Ông cũng biết mà!

- Ờ há!.

Vậy là xong câu chuyện. Hai ông già ngủ hồi nào không biết.

Sáng hôm sau, người con rể của ông bạn già kia đến chở ông Phan lên ga Mương Mán, nơi đây ông sẽ đón tàu ra Nha Trang, kết thúc chuyến đi thăm bạn bè ở Phan Thiết. Hai vợ chồng ông bạn già cho ông Phan tá túc qua đêm rất tử tế, khi từ giã ông bà cũng cố nói theo:

- Rình rình khi nào bà xã vui, xin phép trở ra chơi vài bữa nữa nhe!

Đúng 9g30, tàu khởi hành. Đi tàu lửa khoẻ chỗ này. Cứ đúng giờ là chạy. Không như những xe khách dù, đến giờ làm bộ khởi hành nhưng thật ra chạy lòng vòng một lát chờ rước khách thêm. Có khi chạy rong hoài vẫn không đủ khách, chủ xe đem bán mớ hành khách này cho xe khách thực sự khởi hành.

Đây là chuyến tàu Nam Bắc, khởi hành từ Saigon, ghé ga Mương Mán sau đó đến những ga khác tiếp tục hành trình ra Bắc. Đặc biệt khi ngồi trên xe lửa ông Phan không hề thấy sốt ruột mong được tới nơi sớm chừng nào tốt chừng nấy. Ông cũng không màng nhìn qua của sổ để nhìn phong cảnh dọc đường vì xe lửa thường chạy qua những vùng đồng không mông quạnh, những khu rừng cây che khuất tầm nhìn, hoặc những vách núi trùng trùng điệp điệp. Không mấy khi thấy xe chạy qua những khu phố xá, hoặc khu dân cư.

Người bạn tình nguyện ra ga đón ông Phan chưa từng gặp lại ông sau bốn chục năm xa cách, còn ông bạn đã từng vô Saigon gặp lại ông Phan bất ngờ bị bận việc không ra kịp để đón ông, nhưng nếu sắp xếp được sẽ ra ga để gặp ông cho vui.

Ông Phan theo rất đông hành khách xuống ga Nha Trang và chẳng mấy chốc tất cả đều được xe hơi, taxi, hoặc xe máy đến đón đi gần hết, còn lại ông Phan và vài người khác thơ thẩn bước qua lại trước cổng ga.

Cuối cùng cũng có một người ăn mặc tề chỉnh chạy xe máy đến, chạy rà rà trước cổng ga, trước mặt ông Phan nhưng không nhận ra ông, tưởng là một người nào khác. Trong khi đó ông Phan có thể xác nhận đây chính là ông bạn từng làm việc chung với ông ngày xưa rồi. Ông kia đậu xe lại cách ông Phan chừng hơn một mét, lấy điện thoại ra gọi một người nào đó, ông Phan biết là ai rồi và quay mặt ra hướng khác nhưng vẫn nghe rất rõ:

- Tới nhà ga rồi.

- …

- Chưa gặp,

- …

- Ừ ra đây đi.

Ông bạn này đã có số điện thoại của ông rồi nhưng không hiểu sao vẫn chưa gọi ông. Ông Phan lấy điện thoại vẫn quay mặt về hướng khác, gọi ông bạn này:

- Sao rồi, tới chưa?

- Tới rồi, ông đang đứng đâu vậy?

- Đây nè.

- Đâu?

- Cách ông một thước.

Rồi ông Phan quay lại, mặt đối mặt, ông Phan cười khà khà:

- Đứng đây nãy giờ mà ông nhìn không ra.

- Chu cha, ông đây he?

Ông bạn lúc nãy nói không ra được cũng vừa tới, ông bạn này nói liền:

- Nhìn ổng không ra, mầy ơi!

- Rồi, lên xe về!

Ông quay lại nói với ông Phan:

- Lát nữa tôi quay lại nhà nó.

Ông Phan ngồi sau lưng anh bạn “nhìn ổng không ra”, tha hồ ngắm cảnh vật chung quanh. Ông Phan nhận ra dễ dàng khu phố trước mặt nhà ga. Đướng sá có rộng rãi hơn. Khu Mã Vồng hồi xưa lụp xụp bây giờ tương đối tươm tất sáng sủa. Trước mặt nhà ga mọc lên một nhà cao tầng làm cho con đường có vẻ tân thời một chút. Ra đến đường Trần Phú dọc bờ biển. Hình ảnh bãi biển trắng xóa, dài, xa tắp không còn nữa mà bị che chắn để làm những khu “rì-zọt”. Con đường dài dọc theo bờ biển nên thơ ngày xưa, bây giờ được mở rộng ra giống như con đường ở trung tâm thành phố. Còn chăng là những mảng xanh của biển giữa các khe hở của những khu “rì-zọt”,hay là tiếng rì rào của hàng dương trong từng cơn gió mát, và phía xa là hình dáng “em nằm xõa tóc đợi chờ anh(1) trên dãy núi Cô Tiên.

Nhà ông bạn nằm trong một khu dân cư mới xem rất bề thế, sát chân núi, đường tráng nhựa khang trang. Ông bạn vừa dọn thức ăn ra bàn vừa kể:

- Nhiều dân Nha Trang hồi xưa ở trong phố đã rút vô núi ở. Đất này hồi đó rẻ mạt, mua dễ lắm. Ông thấy không? Yên tĩnh, yên tĩnh.

- Quá tốt.

Ông bạn hồi chiều đã quay trở lại. Mọi người ráp vô bàn. Ông Phan tu liền một hơi bia mát đến tận ruột. Ông bạn chủ nhà giới thiệu với ông Phan:

- Nghe nói ông ra Nha Trang, bà xã tôi ra tận bến để mua hải sản “ưu tú” về đãi ông nè.

- Hải sản “ưu tú”?

- Đúng. Đây là loại thượng hạng mới bắt từ dưới biển lên, còn dính cọng rong.

- Còn hải sản không có “ưu tú” ở đâu?

- Trong nhà hàng, Họ sử dụng hóa chất rồi hóa phép thành hải sản thượng hạng. Ăn vô biết liền.

- Đi chơi đâu cũng phải có thổ công hướng dẫn mới được.

- Đúng vậy!

Tối đó ông Phan được ông bạn chủ nhà dành cho một phòng riêng để ngủ qua đêm, giúp ông không phải tốn tiền khách sạn. Bạn ông đã cho ông biết trước rồi, nên ông mới dũng cảm đi du lịch ba lô như thế này.

Trưa hôm sau ông Phan được mời đến nhà một người bạn khác, cao niên hơn, nhà ở bên cạnh đường rầy xe lửa, cho nên cứ khoảng chừng hai, ba chục phút có một chiếc xe lửa chạy qua. Tiếng ồn đinh tai nhức óc. Không hiểu sao vợ chồng ông bạn già này chẳng thấy có gì là khó chịu. Ông Phan nhớ lại khi ngồi trong xe thì không thấy ồn ào chút nào. Ông bạn đi cùng với ông Phan hỏi ông chủ nhà:

- Khu này chắc con nít đông lắm phải không ông?

- Đúng rồi, xe lửa chạy hoài như thế này đâu có ai ngủ được. Cha mẹ không ngủ được, số lượng con nít cứ bình tĩnh gia tăng.

Bữa ăn hôm nay không có hải sản mà là món thịt nướng với chả ram, cuốn chung với bánh tráng. Đây cũng là món đặc sản của Nha Trang. Ở Saigon cũng có nhiều nhà hàng bán món đặc sản và còn có thêm bún cá, bún sứa vv... Gặp món khoái khẩu cộng thêm mấy chai bia, mọi người ăn uống no nê.

Ông Phan trở về nhà ông bạn đánh một giấc ngon lành cho đến khi đồng hồ báo thức của cái điện thoại reo vang, ông Phan lồm cồm ngồi dậy sắp xếp đồ đạc vào ba-lô rồi nhờ ông bạn chủ nhà chở ra nhà ga xe lửa cho kịp chuyến khởi hành về Saigon lúc 7g tối. Ông mong về lại Saigon để nghỉ ngơi liên tiếp trong vài ngày, bù lại mấy ngày đi du lịch kiểu tây ba lô chỉ có ăn với nhậu cũng hơi thấm mệt, dù thăm được bạn bè là mục đích chính.

Xe lửa đã khởi hành được hơn nửa giờ đồng hồ, ông Phan rảo mắt nhìn lại đầu toa đến cuối toa đang chứa đầy khách. Tiện tay ông rút điện thoại nhắn một bản tin về cho bà xã, có lẽ bà sẽ rất hài lòng.

“Xe đã khởi hành từ lúc 7g. Về đến nhà khoảng 4g sáng. Em ngủ ngon!”.

Không đầy một phút sau, điện thoại ông sáng lên với giòng nhắn tin hồi đáp:

Anh về rồi trở ra ga mua hai vé đi Nha Trang với em tối mai. Em đã cho học trò nghỉ ít ngày để đi du lịch”.

Dương Lêh

(1) Câu này nhớ được do truyền khẩu. Không biết tác giả.

NĂM TUẦN LỄ TRÊN KHINH KHÍ CẦU

(Cinq Semaines En Ballon)

của Jules Verne

CHÁY RỪNG

(Ba thầy trò neo con tàu Khải Hoàn

vào một đọt cây cổ thụ cao, để nghỉ ngơi...)

Ông bác sĩ nhìn vào các ngôi sao để định vị điểm đứng. Họ còn cách con sông Sénégal độ 40 cây số...

Sau khi chấm tọa độ xong, ông bác sĩ bảo:

- Điều chúng ta cần làm là phải vượt qua con sông. Bởi vì không có cầu kè, hoặc xuồng bè, nên chúng ta bắt buộc phải qua sông bằng balong. Do đó chúng ta cần phải làm nhẹ con tàu thêm nữa...

Gã thợ săn trả lời, vì e ngại cho mấy khẩu súng :

- Tôi thấy không còn cách nào nữa. Trừ phi có ai đó phải hy sinh ở lại. Và nay tới phiên tôi, tôi yêu cầu được cái vinh dự đó.

Joe cãi:

- Để cho tôi mà, tôi đã quen điều đó rồi.

- Không phải là nhảy ra, mà là lội bộ đến bờ biển. Tôi là thợ săn, nên tôi đi giỏi lắm.

- Tôi không đồng ý như vậy.

Bác sĩ Fergusson bảo:

- Thôi đi, sự tranh giành lòng tốt của các bạn thật là vô ích. Tôi hy vọng là chúng ta chưa đi đến thế cờ đó. Ngoài ra, khỏi phải xa nhau, chúng ta vẫn cùng nhau bay vượt qua xứ sở nầy.

Joe nói:

- Thật là lời nói hay, chúng ta vẫn còn được du ngoạn tốt đẹp...

Bác sĩ nói tiếp:

- Đầu tiên, chúng ta áp dụng một kế sách cuối cùng để làm nhẹ đi cho con tàu...

Kennedy hỏi:

- Cách nào đây. Tôi nóng lòng muốn biết.

- Chúng ta phải loại bỏ hệ thống đèn khò, và thùng pin Bunsen. Chúng nặng khoảng 500 kýlô, quá nặng nề để bay trong không khí.

- Nhưng mà làm sao để giãn nở hơi?

- Chúng ta không cần thiết đến nó nữa rồi.

- Vậy thì phải làm sao đây?

Bác sĩ giảng tiếp:

- Nầy các bạn ơi. Mặc dầu sự quyết định có quá khắc khe, chúng ta cũng phải hy sinh tất cả giàn máy.

Kennedy nói:

- Vâng, hy sinh giàn máy.

Joe nói:

- Vào việc thôi.

Thật ra, đó không phải là một công việc đơn giản. Người ta cần phải tháo rời ra từng bộ phận một. Đầu tiên là thùng chế hòa khí, kế đến là hệ thống đèn khò, sau cùng là thùng phân tích nước. Họ phải hợp lực lại với nhau để tháo gỡ cái giàn máy đã bị gắn chặt vào đáy tàu. Kennedy thì mạnh bạo, Joe thì lanh lẹ, bác sĩ thì tài ba, nên công việc cũng được hoàn tất tốt đẹp...

Con tàu đã nhẹ gánh đáng kể, nên bay vọt lên cao, làm căng thẳng sợi dây neo.

Đến khuya thì công việc mới xong.

Họ mệt mỏi, ăn vội bữa ăn tối rồi đi ngủ.

Bác sĩ bảo:

- Các bạn hãy nằm nghỉ đi, để tôi canh ca đầu. Hai giờ tôi sẽ gọi Kennedy. Bốn giờ Kennedy gọi Joe. Sáu giờ thì chúng ta lên đường. Nhờ Trời phò hộ bình an cho chúng ta ở ngày cuối cùng nầy.

Không đợi mời mọc nhiều, hai người bạn đồng hành nằm lăn ra ngủ ngon lành.

Màn đêm yên tịnh...

Vầng trăng cuối tháng ẩn hiện sau đám mây, chiếu xuống một ánh sáng mập mờ.

Bác sĩ Fergusson canh phòng rất cẩn thận. Ông để ý từng tiếng kêu, từng sự lay động của cành lá...

Trong tình cảnh hiện tại, không có cái chi là bảo đảm cho sự an ninh ở giữa xứ sở man ri mọi rợ nầy, với một phương tiện có thể bị hư hỏng bất cứ lúc nào. Vị bác sĩ không còn tin tưởng vào cái balong nữa rồi. Trong thời gian qua, ông sử dụng nó một cách gan lỳ như vậy là vì ông biết nó rất hoàn hảo và chắc chắn.

Với những cảm nghĩ như vậy, bác sĩ chợt nghe như có tiếng ồn ào ở đâu đây trong rừng. Đôi khi ông còn thấy có ánh lửa chớp. Ông nhìn qua kính dạ quang về hướng đó thì không trông thấy gì. Chỉ toàn là im lặng.Có lẽ là do ảo giác. Bác sĩ nghĩ như vậy. Ông không nhận thấy một sự động tịnh nào khả nghi.

Ca trực đã hết, ông gọi Kennedy dậy để bàn giao nhiệm vụ, và dặn dò rất kỹ lưỡng.

Kennedy lặng lẽ châm thuốc hút, và dụi vào hai mi mắt mà lúc nào nó cũng chực sụp xuống. Gã phải hút thuốc liên miên để xua đuổi cơn buồn ngủ.

Sự im lặng bao trùm chung quanh...

Ngọn gió nhẹ đu đưa cái balong như ru gã vào giấc ngủ... Nhiều lần gã chống cự lại, ráng mở con mắt to ra để nhìn xem bóng tối, mà chẳng thấy gì.

Sau cùng rồi gã cũng thiếp đi.

Không biết đã ngủ được bao lâu, khi mà gã giật mình thức dậy, thì lửa đã bao quanh.

Gã thợ săn la hoảng:

- Lửa cháy. Lửa cháy.

Hai người bạn kia cũng thức dậy.

Bác sĩ hỏi:

- Cái gì thế?

Joe bảo :

- Hỏa hoạn.

Giữa lúc đó, thì có tiếng la ó vang lên trong rừng.

- A, thì ra quân mọi rợ đã nổi lửa thiêu đốt chúng ta.

Kennedy bảo:

- Xuống đất mau. Bác sĩ dang tay ra ngăn cản.

Ông đi lại dây neo, và chặt một phát búa, trong khi lửa đã liếm tới giỏ tàu. Khỏi sự ràng buộc, con tàu Khải Hoàn bay vọt lên cả trăm mét cao, giữa sự la ó của quân mọi.

Bác sĩ bảo:

- Nếu ngày hôm qua chúng ta không làm cho nhẹ đi, thì ngày hôm nay là chết rồi.

Joe nói:

- Đó là do chúng ta xử lý công việc đúng thời gian.

Bác sĩ bảo:

- Cũng nhờ Trời.

Thanh Châu dịch thuật

PHÚT HƯ ẢO

Sảnh đường với mấy trăm hàng ghế đang đầy dần đầy dần. Kèm theo đó là một không khí huyên náo rộn rịp của những lời chào đón câu thăm hỏi. Những gương mặt toét đôi môi hồ hởi, những gương mặt sẽ sàng một khóe xã giao, những gương mặt ánh lên những nét tươi vui của một ngày đông sáng. Đàn ông comple cà vạt nghiêm trang đứng đắn, phụ nữ áo dài, váy, vét đài trang quý phái. Thảy thảy đều mang một nét chung là hồ hởi. Hồ hởi là đúng. Mấy khi có cuộc hội họp mang tầm vóc thế này, nên những gương mặt có trong tay tấm giấy mời, đàng hoàng bước qua bậu cửa của sảnh đường được trang hoàng thật sang trọng bởi những tấm rèm cửa mềm mại, những chùm đèn vàng chóa thứ ánh sáng vinh quang, cả hoa và những phụ vật khác. Tất cả màu sắc tạo nên một hiệu ứng phấn chấn, thỏa thuê.

Hôm nay là cuộc trao giải cho cuộc thi có cái tên hết sức ấn tượng “Cuộc săn tìm ước vọng”. Không chỉ là ấn tượng mà nó còn hàm chứa những gọi mời đầy hấp dẫn và không ít thách thức. Ước vọng thì ai mà chả có việc gì phải đi săn tìm. Thế mới là cuộc thi. Đơn giản dễ hiểu quá thì còn thi thố làm gì. Tiêu chí cuộc thi cũng rất cắc cớ. Thứ nhất là niềm ước vọng mà chưa có ai từng ước bao giờ, hay chí ít nó cũng xuất hiện khá hiếm hoi. Thứ hai là người dự thi cũng đã từng đạt được một hoặc vài ước vọng đáng kể. Thứ ba là người đoạt giải phải thực hiện cho được ước vọng ấy. Điều đặc biệt gây kích thích không nhỏ là cơ cấu giải thưởng cũng như ban giám khảo được bí mật cho đến phút chót. Vì vậy mà ngay từ khi phát động cho đến suốt thời kỳ tiếp nhận thí phẩm đã không biết bao nhiêu là lời đồn đoán. Càng đến cuối chặng đường sự đồn đoán lại càng râm ran, và không ít giả thiết mơ hồ về mục đích, về tính bí hiểm đặt ra xung quanh cuộc thi. Nhưng dẫu có mơ hồ đồn đoán thì cuộc thi vẫn cứ tiếp tục cho đến ngày công bố kết quả. Và hầu như tất cả những người tham gia đều nhận được giấy mời tham dự. Điều đó càng khiến cho sự kịch tính dâng cao. Và đằng sau những khóe cười kia, đằng sau những gương mặt hồ hởi kia là những suy nghĩ và cảm xúc gì? Đố ai biết được.

Sự trùng trình của ban tổ chức như kéo dài chiếc kim thời gian cùng những cơn co thắt động mạch vành của những con tim đang khấp khởi. Gần như ai cũng có cùng một suy đoán “Mình sẽ là một trong danh sách sắp được công bố”. Và có lẽ do sự suy đoán này mà giờ khai mạc cứ như trêu ngươi. Thỉnh thoảng chiếc micro lại khoọc kheẹt để những ánh mắt trông chờ lại ngóng cả về phía sân khâu vẫn trống trơn. Hai chiếc màn hình hai bên sân khấu đã phát đến mấy chục bản nhạc xen lẫn những thước phim quảng cáo cũng không còn đủ sức lôi kéo sự chú ý của các cử tọa. Nhưng có một hoạt động khác diễn ra ngay phòng kế bên phần nào kéo giãn được những sợi dây thần kinh đang hồi cao điểm, phần nào củng cố cho các vị khách quý niềm tin rằng đây là một sự kiện có thực đang diễn ra. Đó là những chiếc bàn ăn phủ khăn trải trắng, vòng quanh nó là hàng ghế cũng phủ khăn trải trắng, thêm phần trang nghiêm và trịnh trọng là một dải nơ đỏ quàng ngang lưng ghế. Trên những chiếc bàn tròn ngoài một chiếc bát úp gọn trên một chiếc đĩa cùng đôi đũa lịch sự trong lớp giấy bao, còn có một chiếc ly bầu cao chân, loại ly dùng cho các loại rượu mùi, rượu vang hay cả rượu mạnh. Một viễn ảnh hể hả cốc chén chúc mừng người chiến thắng cũng như chúc mừng cuộc thi thành công tốt đẹp. Sự lăng xăng của những em phục vụ mặc đồng phục cũng phần nào tạo nên không khí sinh động.

- Sao kỳ vậy hả?

- Ban tổ chức có chuyện gì vậy?

- Giỡn hay thiệt vậy mấy cha?

- Bộ rảnh quá hay sao mà mời người ta đến rồi để người ta chờ dài cổ vậy chớ?

- Có chuyện gì thì cũng phải nới để người ta còn biết chừng chứ.

- Hay là hổng có tiền trao giải nên ban tổ chức trốn rồi.

- Mấy ông mấy bà bình tĩnh đi. Chắc có trục trặc gì đó, chứ ai lại làm ăn như vậy.

- Mỡ lỡ hổng có giải lớn giải nhỏ gì thì làm một bữa ăn nhậu cho vui rồi về cũng được mà. Bà con lo lắng chi cho mệt dzậy.

- Nói huề cả làng như anh thì bày đặt ra thi với cử làm chi.

- Thôi tui về. Chắc đây là một cú lừa ngoạn mục rồi. Thiên hạ bây giờ lừa nhau là chính mà.

- Từ từ, ráng chờ chút đi, đằng nào thì cũng bỏ công bỏ việc tới đây ngồi nửa ngày rồi, hổng lẽ về tay không vô dưyên vậy sao?

Hình như chỉ chờ có vậy, phía sân khấu tiếng loa rột rẹt. Một cái hắng giọng và:

- Kính thưa quý vị khách quý…

Các cử tọa lắng dần tiếng ồn, ngồi lại vị trí và ngóng lên sân khấu. Không hiểu tiếng nói kia phát ra từ đâu, vì sân khấu vẫn trống trơn, không có một hoặc hai MC, cũng không có một bộ comple trang trọng nào. Chỉ có một khung hình giữa sân khấu với những hình ảnh pháo hoa và đèn lade đầy màu sắc. Tuy nhiên, các vị khách quý cũng không lấy gì làm thắc mắc lắm, có vẻ đây vẫn là một sự bí ẩn cố tình của ban tổ chức.

- …Đầu tiên ban tổ chức chúng tôi chân thành xin lỗi vì đã để quý vị chờ đợi quá lâu. Vì chúng tôi có một chút sự cố không may, nhưng giờ thì khắc phục được rồi. Vậy mong toàn thể quý vị khách quý hoan hỉ ủng hộ cho buổi lễ chúng ta được thành công tốt đẹp.

Tiếng vỗ tay rào rào. Quá ổn. Tuy có chệch choạc một chút nhưng cuối cùng thì mọi sự vẫn đi theo một quỹ đạo thôi mà.

- Và cũng vì đã mất nhiều thời gian chờ đợi nên ban tổ chức xin phép không giới thiệu ban giám khảo làm chi để khỏi mất thêm thì giờ vàng ngọc của quý vị. Chúng tôi xin công bố luôn danh sách những người đoạt giải.

Những tiếng Ô…A cứ bật lên sau mỗi cái tên được xướng, những gương mặt cho dù cố giấu cố tế nhị vẫn ánh lên một vẻ đắc thắng mãn nguyện khi quý danh được đề bảng. Nhưng rồi có sự hoài nghi, ngơ ngác dần khi danh sách cứ dài ra dài ra… Thi kiểu gì kỳ dzậy? Có vẻ như ai cũng đoạt giải à? Có trò gì ở đây? Những cái tên vẫn tiếp tục được xướng, nhưng những gương mặt thì đã đối sắc… hình như…

Bỗng từ ngoài cửa có một thanh niên hấp tấp đi như chạy, miệng phát ra một tiếng kêu không rõ lời… Mọi người quay nhìn hết cả theo bước chân cậu ấy, cái bóng áo trắng nhanh chóng khuất sau cánh gà sân khấu… Giọng nói đang xướng tên ấy bỗng dừng lại…Người ta nghe những thanh âm lọt qua hệ thống loa... “Các cậu làm ăn kiểu gì kỳ vậy? Có mỗi tờ danh sách mà cũng bị nhầm là sao? Bây giờ phải làm sao đây? Gọi tên người ta rồi chẳng lẽ… xin lỗi. Thì cũng phải xin lỗi thôi chứ làm sao được, không thì lấy đâu ra ngân sách mà trao giải… mà có ít đâu… Chết tôi mất thôi…” .

Có lẽ chẳng cần phải xin lỗi chẳng cần phải giải thích gì nữa, đám đông ngoài kia đã mặt mày đỏ tía phừng phừng lên rồi. Tiếng ồn ào hỗn loạn chửi bới cùng yêu cầu ban tổ chức phải ra mặt, phải giải thích cho rõ vì sao lại có chuyện thế này? Và vì hỗn loạn quá nên hầu như chẳng ai còn nghe được gì, mặc dù chiếc micro đang vọng ra tiếng nói:

- Xin lỗi, thành thật xin lỗi quý vị khách quý, chúng tôi công bố nhầm danh sách trúng giải, dạ vâng, thật đáng tiếc ạ, và chúng tôi xin đính chính lại rằng chỉ có một giải duy nhất thuộc về một người có tác phẩm dự thi như sau “Tôi có một ước vọng duy nhất là cuộc thi này có người đoạt giải”. Vâng. Đây là tác phẩm đúng theo các tiêu chí của ban tổ chức đề ra. Chúng tôi trân trọng xin chúc mừng. Và xin mời quý khách sang phòng bên…

Có một cặp mắt nheo nheo sau đôi kính lão. Chẳng biết do thị lực kém hay do sự hỗn loạn mà cặp mắt ấy như nhìn thấy những gương mặt méo mó nhiều hình thù, những gương mặt như qua những phù thủy photoshop, hay qua những tấm kính nhà cười vậy. Và đôi môi ấy bật lên một tràng cười…

ĐÀM LAN

THẦM LẶNG

TỎA HƯƠNG

Đêm dần sâu. Trăng nhợt nhạt hắt những vệt sáng loang lổ lên mặt sông lặng lờ, ngầu đục. Phố khuya vắng ngắt. Quyên đã giặt sạch mớ quần áo nhưng chưa muốn vào nhà. Quyên yêu phố đêm, thích nhìn những cây cột đèn đứng chôn chân trầm tư đợi mặt trời. Quyên lặng ngắm những khung cửa đóng kín, say ngủ. Mọi thứ bất động, trừ Quyên. Quyên ngồi bệt trên sàn gỗ, thòng hai bàn chân trần xuống nước, khuấy mạnh. Cảm giác mát lạnh len vào người Quyên bật cười. Nụ cười hiếm hoi trong ngày, giữa cuộc đời oằn nặng, lo toan.

Nhà Quyên có sáu người. Một kết hợp lạ lùng. Một nửa ruột thịt, một nửa là người dưng. Ông bà ngoại đã nhặt được mẹ Quyên trong một cái thúng cũ đặt cạnh gốc đa đầu xóm. Và mẹ Quyên đã nhặt được chị Bảo, chị cả của Quyên lúc còn đỏ hỏn, nằm khóc ngất giữa một bọc quần áo cũ đặt cạnh một đôi giày cao gót và chiếc nón bài thơ bên dòng sông thản nhiên chảy xiết. Có lẽ nước đã cuốn người đàn bà bất hạnh ra biển. Chị Ngọc Bảo trở thành con gái của mẹ. Mẹ quý chị như một báu vật trời ban. Mẹ sung sướng nhìn chị ngày một xinh xắn hơn và học giỏi hơn nhiều trẻ khác cùng tuổi.

Nhưng, ba cưới mẹ. Quyên chào đời. Tiếp đến là cu Toàn. Chị Ngọc Bảo bỗng nhiên mất giá. Chị trở thành cái cớ cho ba mẹ cãi nhau. Cuối cùng, chị trở thành nguyên nhân của sự ra đi của ba. Vì mẹ đã cương quyết không ném chị Bảo vào viện mồ côi. Mẹ cho rằng:

- Sống mà không có lòng nhân, không biết ban phát hạnh phúc thì cuộc đời nào có ý nghĩa gì.

Ba thét vào mặt mẹ:

- Nhân đạo thì không gạo nấu. Đồ ngốc!

Mẹ cười lạt:

- Ích kỷ sẽ giàu có à?

Ba gầm lên:

- Để rồi xem. Đói rã ruột cả lũ mà còn làm bộ làm tịch. Để coi mấy người hối hận ra sao.

Ba đi rồi cả nhà đói thật. Bỗng dưng cả nhà lâm vào cảnh túng cùng. Ông ngoại bị bán thân bất toại, bà ngoại buồn rầu, khóc ngày khóc đêm, mắt sưng húp, suýt bị mù. Bà không còn đi buôn được nữa. Một mình mẹ oằn vai gánh bún bì bán rong. Nhiều hôm, mẹ ế, cả nhà phải ăn bún thay cơm. Chị Bảo xin được nghỉ học để đi làm thuê, lấy tiền giúp gia đình. Chị bị mẹ mắng cho một trận:

- Mới khó khăn chút đỉnh đã nản lòng. Con không nhìn thấy mẹ vì dốt mà bây giờ vất vả hay sao?

Chị Bảo khóc rấm rức:

- Tại con mẹ mới khổ!

Mẹ ôm chị vào lòng, vỗ về:

- Nếu thương mẹ, con phải ráng học thật giỏi để sau này nuôi mẹ, nuôi các em hoặc giúp đỡ người khác.

Từ đó, chị Bảo cứng cáp hẳn lên. Học bài xong, chị vấn cao mái tóc dài, kẹp gọn, xắn tay vào việc nhà. Chị rót nước cho ông, đấm lưng cho bà, tắm cho cu Toàn và tết tóc cho Quyên.

Chiều. Khi mặt trời rụng xuống đọt cây xa, ba chị em dắt tay nhau đi rước mẹ. Chị Bảo giành gánh hàng để mẹ bế cu Toàn dù nó đã lớn xộn, chân thòng gần tới đầu gối mẹ. Quyên đi sau rốt, ngẩn người nhìn ráng chiều nhuộm ửng hồng lưng áo bà ba sờn bạc của mẹ, đẫm chiếu lưng chị Bảo còng xuống vì gánh nặng. Lòng Quyên nao nao. Nửa thấy bồi hồi, sung sướng, nửa chua xót cảnh nhà vắng bóng ba. Quyên mong biết bao nhiêu hình ảnh ba đi bên mẹ, dắt tay Quyên hoặc gánh nặng kia nằm trên bờ vai lực lưỡng của ba. Chị Bảo được tung tăng chân sáo, cất giọng trong trẻo hát một bài ngợi ca tuổi thần tiên. Nhưng điều đó không hề xảy ra. Cảnh sum vầy ấy mãi là mơ ước hão huyền.

Ông bà ngoại lần lượt qua đời. Nhà thêm buồn tẻ. Rồi chị Bảo tốt nghiệp THSP, nhận nhiệm vụ ở một vùng nông thôn sâu. Cu Toàn học Đại học hàng hải ở tận thành phố HCM. Mỗi năm, nó chỉ về thăm nhà vào dịp Tết Nguyên Đán. Chỉ còn Quyên với mẹ ra vào quạnh quẽ. Những lúc Quyên lo việc bán hoa, mẹ một mình thui thủi. Bà thường giúp Quyên tỉa tót những chậu hoa kiểng, tạo dáng cho bằng thăng, cho nguyệt quế. Mẹ bắt sâu ở những chậu hồng bạch, hồng vàng. Quyên lo mẹ vất vả sẽ sinh bệnh. Nhưng bà đã trấn an con gái:

- Trồng cây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa đối với mẹ. Vừa được giúp đỡ con gái, vừa thư giãn, vừa góp phần làm đẹp cuộc đời.

Nghề bán hoa kiểng đến với Quyên thật bất ngờ. Hôm đó, Quyên cũng mang đồ ra sông giặt giũ. Quyên ngạc nhiên hết sức khi thấy một thanh niên ngồi ủ rũ giữa những chậu cây cảnh tuyệt đẹp. Tò mò, Quyên lân la đến gần dò hỏi mới biết đấy là một khách thương hồ bất đắc dĩ. Cha anh ta bệnh nặng đã khá lâu. Anh bán dần mòn những vật quý báu trong nhà để có tiền chữa bệnh cho cha. Đến nay, bệnh vẫn chưa thuyên giảm. Nhà chẳng còn gì ngoài những chậu hoa kiểng này. Chuyến tàu mang anh ta từ dưới quê lên tỉnh lúc mặt trời nằm ngay đỉnh đầu, đến giờ vẫn chưa có ai mua giúp. Quyên nhìn lên bầu trời lấp lánh sao khuya. Gió hây hây, mang cái lạnh đầu đông lan tỏa. Thoáng rùng mình. Quyên chạy vào nhà bàn bạc với mẹ. Mẹ đồng ý cho Quyên dùng tiền để dành mua hết hoa kiểng. Thật may! Hôm sau, có một du khách khi lái xe du lịch ngang nhà Quyên, chợt thấy cặp cò xanh mướt đứng co chân trên mặt chậu, hai con rồng xanh điểm hoa trắng chờn vờn muốn bay lên. Ông ta liền ghé lại ngắm nghía, trầm trồ, năn nỉ mua hai cặp kiểng ấy. Ông ta tự động đưa ra giá cả tương đương hai chỉ vàng. Quyên mừng quýnh, tưởng nằm mơ. Cô bần thần cả ngày vì số tiền ấy gấp mấy lần vốn mua nhiều chậu kiểng. Sau một đêm thao thức, Quyên quyết định chọn nghề bán hoa. Công việc thuận lợi ngoài sức tưởng tượng của Quyên. Những cây xanh mang dáng động vật đã đem lợi nhuận lớn đến cho gia đình. Cả nhà không cho mẹ đi bán nữa. Bà ở nhà trông nom vườn tược, chăm sóc con. Quyên không ngờ những chậu xương rồng bé tí, chỉ to hơn cái bát một chút lại thu hút khách thiếu nhi vô cùng. Mấy cô cậu thường kéo đến ngắm những cái gai tua tủa tỏa ra từ phiến lá xanh dầy. Chúng kháo nhau:

- Phải gọi là xương rắn mới đúng. Lẽ nào xương rồng mà bé thế này.

Những thanh niên, thiếu nữ yêu hoa hồng, hoa Forget me not. Những bậc cao niên lại thích thiên tuế, bồ đề, cây si... Loại nào Quyên cũng có mối đem đến tận nhà. Quyên mua, làm đẹp vuông sân chẳng bao lâu chúng được khách yêu hoa đến rước về nhà họ. Cứ thế, cuộc sống êm đềm trôi.

Sáng nay, chị Bảo về thăm nhà. Chị phá vỡ sự yên tĩnh cố hữu của khu vườn bằng tiếng khóc ngằn ngặt của một hài nhi. Đó là đứa bé bị bỏ rơi trước cổng trường nơi chị công tác. Nó khóc đến khản cổ vì khát sữa và lạnh. Người bu lại xem nhưng chẳng có ai dám bế. Chị Bảo đến, vẹt đám đông, len vào, nâng đứa bé bất hạnh lên. Chị mang nó về chỗ trọ và bắt đầu... làm mẹ. Nhưng rắc rối xảy ra với chị. Anh Thanh, người yêu của chị không đồng ý. Anh lý luận chị không có thời gian, kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dưỡng một hài nhi. Chị còn phải tự học để tiến thân. Khi thành hôn, chị phải quán xuyến việc nhà chồng. Mẹ anh cũng không đồng ý việc làm của chị Bảo. Chị xác nhận những điều anh Thanh đưa ra đều hợp lý nhưng thiếu tình người. Chị phải làm sao trước cảnh ngộ thương tâm của thằng bé. Dửng dưng ư? Rồi nó sẽ ra sao? Dĩ nhiên, người gánh trách nhiệm là cha mẹ của đứa bé chứ không phải chị. Nhưng họ đã ném nó ra vệ đường như ngày xưa, mẹ chị đã trốn chạy trách nhiệm, để mặc chị bên bờ sông lộng gió. Chị không thương đứa bé sao được. Nó cũng bất hạnh như chị. Nếu không có mẹ cưu mang thì chị sẽ ra sao? Chị muốn noi gương mẹ. Nghe chị kể, mẹ cảm động đến không cầm được nước mắt. Bà khen chị Bảo biết suy nghĩ, bà an ủi: “Ở hiền sẽ gặp lành”. Hai người lăng xăng với thằng bé. Chốc chốc thay tã, mớm sữa, ru ngủ... Quyên nấu cơm, dọn sẵn, mời năm lần bảy lượt vẫn chưa ai chịu lên mâm. Quyên dỗi, bỏ ra vườn hoa ngồi khóc. Khóc chán, Quyên cảm thấy mình lãng xẹt. Ai đời ganh tị với một hài nhi. Nếu ở vị thế chị, Quyên cũng làm vậy thôi. Phải nhìn nhận có tiếng khóc của nó, ngôi nhà ấm hẳn. Dù bận bịu, gương mặt mẹ bừng sáng niềm vui. Mẹ vốn nhân từ kia mà. Sao Quyên là con ruột mà chẳng giống mẹ thế? Quyên mắc cỡ, đứng bật dậy, bê mớ tã lót của thằng bé ra sông giặt. Giờ này, chắc nó đã ngủ say. Thế nào mẹ với chị Bảo cũng nhớ ra cái bao tử rỗng tuếch đang đòi phục vụ. Quyên mỉm cười, bưng thau đồ sạch vào nhà. Quyên muốn hong nóng thức ăn để mẹ và chị được ngon miệng... Vừa đến đầu ngõ, Quyên đã nghe giọng chị Bảo nói như reo:

- Thuyền Quyên. Mau vô ăn cơm! Thằng nhỏ thiệt ngộ ghê! Dỗ hoài không chịu ngủ. Nhưng đã có ba nó bế rồi. Mình cùng ăn cho vui.

Anh Thanh đã đến tự lúc nào. Anh đang bồng thằng bé. Trông dáng điệu lúng túng của anh mà tức cười. Quyên quay nhìn gương mặt rạng rỡ của chị Bảo, nước mắt Quyên bỗng dưng tràn ngập bờ mi.

Ngoài vườn, những đóa hồng thầm lặng tỏa hương, phảng phất.

NGUYỄN THỊ MÂY

MỤC LỤC

Vài chi tiết về kỳ họp ngày 09.5.2015… ..................................... Vũ Thư Hữu .... 01

Vài chi tiết về cuốn cổ thư 165 tuổi đời mang tựa đề là

“Cuộc đời LM Gagelin” LM thuộc Dòng thừa sai & LM tử vì đạo Vũ Anh Tuấn .... 04

Ngược dòng (tt & hết ) ........................................... Lm Giuse Nguyễn Hữu Triết .... 10

Bài phát biểu tại Lễ Khai Trương

Nhà Lưu niệm Văn học Nga ở Việt Nam .............. Thúy Toàn .... 20

Vonga Matusca ..................................................................................... Thúy Toàn .... 22

Về với Lý Sơn – Quảng Ngãi .................................................................... Bùi Đẹp .... 27

Cúng đất đai & các bàn cúng trong đám giỗ ....................... Phạm Hiếu Nghĩa .... 35

Trong văn học dịch Pháp-Việt & Hán-Việt:

“Người đi tiên phong là ai?” ....................... Đỗ Thiên Thư st .... 39

Phở – thương hiệu Việt nổi tiếng trên thế giới ...................................... Phạm Vũ .... 44

Sir Arthur Conan Doyle cha đẻ của Sherlock Holmes ...... Hoàng Kim Thư st .... 54

Mả ông Nghè ...................................................................................... Mai Văn Tạo .... 65

Vợ chồng già (thơ) .............................................................. Mai Thị Thủy Hoa st .... 74

Dại khôn (thơ) ................................................................................... Lê Minh Chử ... 7 6

Đứng lên làm chủ (thơ) .................................................................... Lê Minh Chử .... 77

Tiếng nói (thơ) ....................................................................................... Lê Nguyên .... 77

Hoa bò cạp (thơ) .................................................................................... Lê Nguyên .... 78

Màu hạnh phúc (thơ) ....................................................... Huỳnh Thiên Kim Bội .... 79

Mưa (thơ) ........................................................................... Huỳnh Thiên Kim Bội .... 79

Một mình (thơ) ................................................................. Huỳnh Thiên Kim Bội .... 80

Nỗi lòng (thơ) ...................................................................................... Bs. Doanlinh .... 80

Mùa thi và hoa phượng (thơ) ........................................................ Trần Văn Hữu .... 81

Văn chương là gì ? (thơ) .................................................................. Lang Nguyên .... 82

Bắt chước Cao Bá Quát: Thúy Kiều (thơ) .................................. Ngàn Phương .... 83

Họa Vịnh chuyện Kiều của Phạm Quý Thích (thơ) ................... Ngàn Phương .... 84

Họa Vịnh Đạm Tiên của Tôn Thọ Tường (thơ) ........................... Ngàn Phương .... 84

Kiều nhớ nhà (thơ) ............................................................................ Thanh Châu .... 85

Kiều nhớ Kim Trọng (thơ) ................................................................ Thanh Châu .... 85

Ngày nghỉ hè (thơ) .............................................................................. Thanh Châu ... 86

Tình ta đẹp tựa vần thơ (thơ) ......................................... Phạm Thị Minh Hưng .... 86

Phượng tím mơ (thơ) ........................................................ Phạm Thị Minh Hưng .... 87

Hoa linh lan (thơ) ............................................................... Phạm Thị Minh Hưng .... 88

Đóa tâm hồn (thơ) ................................................................................... Đàm Lan .... 89

Trưa nắng (thơ) ........................................................................................ Lam Trần .... 90

Đợi chờ (thơ) ............................................................................................ Lam Trần .... 91

Cảm thương Thúy Kiều (thơ) ..................................................... Đặng Văn Thùy .... 92

Tình cha con (thơ) ........................................................................ Đặng Văn Thùy .... 93

Núi (thơ) .............................................................................................. Vũ Đình Huy .... 94

The mountain (thơ) .................................................................. Vũ Anh Tuấn dịch .... 94

Còn đó tai ương (thơ) ....................................................................... Vũ Đình Huy .... 95

It’s still there, the great disaster (thơ) .................................... Vũ Anh Tuấn dịch .... 95

Mother’s day (thơ) ............................................................................. Lệ Hoa Trần .... 96

Ngày mẹ (thơ) ............................................................................ Tâm Nguyện dịch .... 97

Phác họa chân dung thiên tài ....................................... Đào Minh Diệu Xuân st .... 98

Phượng lửa ................................................................................................ Lam Trần .. 105

Chút kinh nghiệm Du lịch bụi Đà Lạt ............................................ Tâm Nguyện .. 107

Chuyện bây giờ mới kể: Chuyện… Bói Toán .................... Giáng Ngọc (G.Đ.) .. 114

Lãng du theo đường tàu ....................................................................... Dương Lêh .. 124

Năm tuần lễ trên khinh khí cầu (tt – kỳ 12) ............... Thanh Châu dịch thuật .. 135

Phút hư ảo ................................................................................................. Đàm Lan .. 139

Thầm lặng tỏa hương ................................................................ Nguyễn Thị Mây .. 143

|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
 106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
 111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
 121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
 126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
 136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
 141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
|  101 |
 102 |
 103 |
 104 |
 105 |
|  106 |
 107 |
 108 |
 109 |
 110 |
|  111 |
 112 |
 113 |
 114 |
 115 |
|  116 |
 117 |
 118 |
 119 |
 120 |
|  121 |
 122 |
 123 |
 124 |
 125 |
|  126 |
 127 |
 128 |
 129 |
 130 |
|  131 |
 132 |
 133 |
 134 |
 135 |
|  136 |
 137 |
 138 |
 139 |
 140 |
|  141 |
 142 |
 143 |
 144 |
 145 |
|  146 |
 147 |
 148 |
 149 |
 150 |
 
Netadong.com thiết kế