CUỘC HỌP KỶ NIỆM MỘT NĂM NGÀY THÀNH LẬP CLB SÁCH XƯA VÀ NAY
Cuộc họp này đã diễn ra vào sáng thứ bảy 09-6-2007. Để kỷ niệm một năm ngày thành lập, đồng thời cũng để chào mừng ngày Báo Chí và ngày kỷ niệm Phong Trào Đông Du, CLB Sách Xưa và Nay đã có một cuộc trưng bày các tờ báo từ thời tiền chiến (1945) trở về trước, một cuộc nói chuyện về “Lịch sử Báo Chí cho tới 1945”, và một cuộc nói chuyện về Cụ Lương Văn Can, một lãnh tụ của phong trào Đông Du. Số báo cổ được đem trưng bày lên tới trên 40 thứ, và đã thu hút một cách mạnh mẽ sự chú ý của các thành viên và quan khách. Mở đầu cuộc họp, theo thông lệ là việc giới thiệu một cuốn sách mới cho các thành viên và mọi người tham dự: Bác Sĩ Nguyễn Lân Đính, cháu nội Cụ Nguyễn Văn Vĩnh, đã giới thiệu cuốn sách bằng Pháp văn nhan đề là “Hồ Sơ Báo Ảnh của Pháp (l’Illustration) về Đông Dương” mà anh đã mang từ Pháp về năm 1995. Cuốn sách khổ lớn (khoảng 30 x 45cm) chứa đựng vài trăm hình ảnh của tất cả các giai đoạn và hoạt động của Pháp từ lúc mới can thiệp vào Việt Nam cho tới ngày cuốn cờ về nước. Các hình ảnh phần lớn đều được vẽ bằng bút sắt rất đẹp mắt đã được các thành viên và quan khách thích thú thưởng thức. Kế đó, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã nói chuyện về “Lịch sử Báo Chí cho tới 1945”; qua cuộc nói chuyện người nói và các thính giả đã được cưỡi ngựa xem hoa và làm quen với các thứ báo (gần 300 loại) sau khi đi từ Miền Nam ra Bắc, rồi mới trở lại Miền Trung. Sau đó Nhà thơ nữ Thùy Dương là chắt ngoại của Cụ Cử Can đã có một cuộc nói chuyện ngắn mà đề tài là “Khi nhà Nho Cách mạng viết sách dạy làm kinh doanh”. Sau hai cuộc nói chuyện, các thành viên và quan khách (tất cả lên tới gần 50 người) đã được mời xem triển lãm báo cổ và những hình ảnh của Phong Trào Đông Kinh Nghĩa Thục, trong đó có chân dung Cụ Cử Can. Cuối cùng các thành viên và quan khách đã để gần một giờ đồng hồ để trò chuyện, phát biểu về các vấn đề liên quan, và đã cùng nhau vui vẻ kết thúc buổi họp lúc gần 12 giờ trưa. Vũ Thư Hữu Trưa ngày 28 tháng 6, 2007, tôi được anh Nguyễn Trung Hùng báo tin cho biết là anh Lưu Nhật Quang đã qua đời vào lúc 01 giờ 25 sáng ngày 26 tháng 6, 2007. Tôi và anh Hùng vội thông báo cho một số anh em thành viên biết tin và đã đi mua ngay một vòng hoa, ở trên có đề dòng chữ “CLB Sách Xưa và Nay Kính Viếng” để mang lại điếu và thắp hương cho anh Quang. Chúng tôi được chị Quang cho biết là sáng ngày hôm sau, tức là ngày thứ sáu 29 tháng 6, 2007 sẽ đưa di hài của anh về chôn cất nơi quê nhà là Bà Rịa -Vũng Tàu. Anh Quang là một thành viên sáng lập của CLB hồi một năm v ề trước và luôn luôn là một thành viên rất tích cực, hăng say, với rất nhiều sáng kiến nhằm cải tiến, phát triển CLB. Tiếc rằng Ông Trời đã chẳng cho phép Anh ở chơi lâu với chúng ta, nên trong dịp đau buồn này, nhân danh Chủ Nhiệm CLB tôi xin tất cả các bạn, lương cũng như giáo, hãy cầu nguyện theo cách riêng của mình để hồn thiêng của Anh bạn của chúng ta sớm được siêu thoát. VŨ ANH TUẤN ------ Lưu Bình Phú
Nguyễn Văn Sâm Phiên âm từ bản Nôm xưa, đầu thế kỷ 19. Bài nầy không chấm câu, có nhiều chỗ thiếu chữ, có chỗ lại thừa, nhiều chữ khắc sai, bản chính mờ khó đọc. Chúng tôi phiên âm với sự dè dặt. Bản văn có một từ thật là xưa: ốc có nghĩa là tên, vốn gần như mất đi hồi thế kỷ 19. (NVS) [1a] Lạ con mắt biết đâu mà hỏi. Nghe người nói chốn này dinh bác Dương Công. Rắp hỏi thăm sao lại thẹn thùng? Còn e lệ quan dân rẽ cách. Tôi xốc xếch nón mê áo [1b] rách. Người làm quan nhất tự cách trùng. Tưởng đến câu “bần tiện bất vong”, cho nên phải đem thân sở lụy. Ta vào hỏi chú tùy nhi còn hầu hạ những ai [canh] trong ấy? Gửi quan cả cho tôi được cậy. Tôi Lưu Bình nghĩa cũ vào hầu. Quan dạy làm sao thằng nói? Nhưng tao có bạn nào (đâu). Bạn đâu kẻ rong dài đói rách. Ðã đến đây rước [2a] ra nhà khách, dọn lưng cơm với một quả cà, chén nước mắm, lưng rau, đĩa muối. Mi ra mi nói ông tôi còn giở bạn cố nhân. Chú Lưu Bình sao chú lần khân, dạ nông nổi cho tôi phải quở. Quan nào có bạn bè với chú. Chú là người ăn nói dông dài. Người ba đấng, của ba loài, sao chú thấy người sang bắt quàng làm họ. Tôi [2b] sai người đem cơm cho chú. Chú ăn rồi chú lại dời chân. Cố nhân tìm cố nhân, kẻ bất ý bạc tình như thị, làm nên danh sĩ, cho anh em bạn hữu ấm thân. Ai ngờ ra được phú khinh bần, diệc bất quá phi nhân luân chi đạo. Thuở hàn vi nhượng cơm xẻ áo, bạn bút nghiên một sách một đèn. Tưởng cơm sung nhớ lúc cháo dền [3a] Ngồi nghĩ đến hai [hàng] lã chã, chẳng ngờ ra lòng chim dạ cá. Thấy mâm cơm, nghĩ cực trăm chiều: bát cơm hẩm, quả cà mốc meo. Xót ruột lắm, ăn làm sao được. Thà nhịn đói cầm hơi nước lã. Dạ nhưng nhưng quân tử lòng không. Sách có chữ quân tử cố cùng, công đâu giận người dưng nước lã. Trình quan cả, tôi xin về tìm chốn văn chương. Chốn [3b] quán này là quán Nghinh Hương, quán mát mẻ vào chơi tạm trú, đề thi nhất thủ, đề bốn câu cho giải tấm lòng. Ðòi nàng ả Châu Long ra ni anh nhủ. Anh còn chút bạn hiền nghĩa cũ, danh ốc Lưu Bình cùng bạn thư sinh, song anh ấy chưa làm nên danh phận, đến chơi làm điều mặt giận, sai quân hầu sỉ nhục nhuốc nha, dọn lưng cơm với [4a] một quả cà. Ăn chẳng được anh liền phẩn chí. Cửa nhà sa thế biết lấy chi đèn sách học hành. Nàng phải đi nuôi bạn thay anh, công đức ấy xem bằng non Thái. Nàng có đi thì nàng cũng nói, để cho anh xao dạ cậy trông. Sách có chữ nữ hữu tam tòng. Còn mọn trẻ tại gia tòng phụ. Cả khôn lên xuất giá tòng phu. Chàng dạy đi [4b] dặm liễu đường cù, thiếp bao quản công phu khó nhọc. Thiếp vâng lời chàng, đi nuôi bạn học. Ði làm sao về nữa làm sao. Thiếp sợ chàng quân tử chí cao, dạ như bể dò sao cho xiết. Thiếp sợ mình thiếp lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, uổng công chàng, lỗi đạo tào khang. Ðục pha trong thau lộn với vàng. Ðành phận thiếp hổ mặt người quân [5a] tử. Nỗi niềm tâm sự, chàng dạy đi thiếp dám quản công. Tâm là lòng ý cũng là lòng. Mặc lòng thiếp kể dò sao cho xiết. Thiếp có say hoa đắm nguyệt, ở ra lòng tống cựu nghinh tân, tiên trách kỷ hậu lại trách nhân. Có ai trách nữ nhân nan hoá. Nghĩa phu thê cương thường đạo cả. Bắc đồng nan đáng giá ngàn vàng. Nghĩa vợ chồng đồng [5b] tịch đồng sàng, đồng bằng hữu tương thân tương ái. Sách có chữ rằng: Thiên năng phú địa năng tái, nhân năng thành yếu tải chi công. Thiếp trở về tiết sạch giá trong, danh thơm để lưu hương thiên cổ. Tưởng Quốc Sắc Thiên Hương Thực Lục chẳng ai bằng nàng. Nàng ả Long giắt vàng đi nuôi bạn thay chồng. Việc gia thất văn phòng gióng giả. Lưu đỗ rồi [6a] trở về từ tạ. Chàng dạy đi thiếp phải vâng đi. Lòng còn nghĩa thắm tình ghi. ------ SÁCH QUAN CHẾ MỘT CUỐN SÁCH CỦA TÁC GIẢ PAULUS CỦA ĐÃ ĐƯỢC VIẾT HỒI CUỐI THẾ KỶ XIX
Sau ngày giải phóng 10 năm, vào đầu năm 1985, tôi được một người bạn giới thiệu với Ô. Dương Tấn Thinh, một cựu Thống Đốc Ngân Hàng thời Ngô Đình Diệm, đồng thời là con trai của cụ Dương Tấn Tài, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chánh - một người chơi sách cổ có tiếng ở Miền Nam lúc trước. Tôi gặp ông Thinh và được ông cho biết là ông muốn nhường lại một ít sách cổ của Cụ Tài, vì cụ thích chơi sách chứ ông thì không. Và cuốn sách Quan Chế mà tôi muốn giới thiệu với quý vị ngày hôm nay chính là một cuốn đến từ tủ sách của Cụ Dương Tấn Tài. Tác giả cuốn sách Quan Chế này là Paulus Của (1834-1897) mà tên đầy đủ là Huỳnh Tịnh Của, và còn có tên là Huỳnh Tịnh Trai, người làng phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, ngày nay là Bà Rịa Vũng Tàu. Ông là cựu học sinh một trường Công giáo ở Poulo-Penang (Mã Lai Á). Ra trường, ông làm công chức cho Pháp và được bổ nhiệm làm Đốc Phủ Sứ năm 1861. Sau này ông đã có thời làm Chủ bút tờ Gia Định Báo, thay thế cho ông Trương Vĩnh Ký. Sách Quan Chế được in ở Saigon năm 1888, và có ghi rõ Bản in Nhà Nước (xin xem tài liệu minh họa). Sách dày 95 trang và được chia làm 2 Phần, và để có ý niệm về sách này, xin hãy cùng tôi đọc mấy dòng do chính tác giả viết dưới đây để nói về cuốn sách của mình: “Một đời phải có thể chế trong một đời, một nước phải có thể chế trong một nước. Từ nhà nước Langsa chiếm cứ đất Nam kỳ, trong sự trí quan phân chức, tuy trong tiếng Langsa đều có nghĩa phân biệt, mà bởi quan chế bất đồng, ngôn ngữ khác xa, có dịch ra thì lấy ý thể cả, khó theo cho hết nghĩa. Bởi đó trong sự xưng hô chức tước, nhiều chỗ không nhằm, muốn để y theo tiếng Tây, thì lại không tiện cho nhiều người, cũng chẳng khỏi điều lầm lạc. Vậy chúng ta xét coi hội điển nhà Thanh, hội điển Nam-Việt, lấy bên quan chế, sánh so lập làm quan chế riêng Nam kỳ, CẢ THẢY CÓ HAI TẬP: TẬP ĐẦU NÓI VỀ CHỨC TƯỚC TI THUỘC QUAN LANGSA; TẬP THỨ HAI THÌ LÀ CHỨC TƯỚC TI THUỘC QUAN ANNAM…” Phần đầu từ trang 1 tới trang 34 gồm tất cả các cơ chế của Pháp mà cách gọi ra bằng tiếng Việt Nam rất là lạ ví dụ như: - Thủy quân lục chiến hay Lính thủy đánh bộ bây giờ (tiếng Pháp là “Infanterie de la marine”) thì lúc đó gọi là “Cuộc binh bộ theo việc thủy”. - Sở Cảnh Sát (Commissariat) bây giờ, lúc đó gọi bằng một cái tên rất dài dòng là “Đạo lãnh việc lương từ”. - Vườn bách thảo (Jardin botanique) bây giờ, lúc đó gọi là “Vườn thảo mộc”. - Phòng Thương mại (Chambre de commerce) bây giờ, lúc đó gọi là “Phòng Thương chánh”. Phần thứ nhì từ trang 35 tới trang 86 được đặt tựa đề là “LỤC BỘ ANNAM (Les six ministères)” gồm tất cả các cơ chế phòng ban của bên quan lại Annam, mà cách gọi vào lúc đó cũng rất đặc biệt, thí dụ: - Bộ Nội Vụ (Ministère de l’intérieur) bây giờ, lúc đó được gọi là “Lại bộ” . - Bộ Tài Chánh (Ministère des finances) bây giờ, lúc đó được gọi là “Hộ bộ”. - Bộ Công chánh (Ministère des travaux publics) bây giờ thì lúc đó gọi là “Công bộ”. Về phía Pháp cũng như phía Việt Nam, ngoài các tên gọi của các cơ quan, ban, ngành mà tác giả Paulus Của đã cho cả định nghĩa tiếng Pháp lẫn tiếng Việt va chữ Hán, ông còn có những lời mô tả, giải thích về cung cách tổ chức, vế các chức vụ, các trách nhiệm, các mục đích vv… rất là chi tiết và rõ ràng. Với người viết, cuốn sách Quan Chế này được coi là rất quý giá, trước nhất là vì niên tuế của nó, đã gấn 120 tưổi đời, và sau đó là những cách nói đặc biệt vào cuối thế kỷ thứ 19, đồng thời nó cũng là một trong những cuốn sách cực hiếm mà ít ai còn giữ được. Đối với các nhà nghiên cứu về lịch sử, về hành chánh thì nó luôn là một tài liệu quý giá, cần thiết. Đó chính là lý do khiến người viết giới thiệu sách này với tất cả quý bạn. Trích Hồi Ký 60 năm chơi sách. Chương VI VŨ ANH TUẤN ------ CON SỐ 7 BIỂU TRƯNG
Năm nay 2007 tức là năm thứ 7 của thế kỷ 21 và ngày thứ Bẩy 7/7/2007 vừa qua tại Lisbon, Bồ Đào Nha đã công bố 7 kỳ quan mới của thế giới (New7Wonders). Chúng ta thử tìm hiểu con số 7. Hầu như mọi nền văn hóa đều dùng tới số 7 nói riêng và những con nói chung để biểu trưng. Nếu như anh hùng Đăm San của Tây Nguyên trong suốt 7 ngày 7 đêm đánh nhau với 7 Mơtao (thủ lĩnh từng vùng) thì Khổng Minh cũng đã 7 lần bắt và 7 lần tha Mạnh Hoạch. Nếu như lễ rước Kpan ở Tây nguyên có 7 chàng trai đón Kpan bằng 7 ché rượu cần thì trong thần thoại Hy Lạp, hàng năm thành Athènes phải cống 7 chàng trai và 7 cô gái (tất nhiên là xinh đẹp) cho vua Minos ở đảo Crète. Trong lễ hội ở La Mecque (thuộc Ả Rập) người ta phải đi 7 vòng quanh đài Ka’ba và 7 lần đi giữa 2 ngọn núi Cafa và Marnia. Nếu như các dân tộc Tây nguyên cho rằng sau khi chết, người ta phải 7 lần “chết” nữa linh hồn mới về được tổ tiên thì một số dân tộc theo đạo Hồi cũng cho rằng linh hồn người chết còn ở lại bên mồ trong 7 ngày. Trong khi đó, người Nhật lại cho rằng linh hồn người chết còn ở trên mái nhà mình trong 49 ngày (=7x7) và chúng ta cũng có tục cúng 49 ngày cho một người chết. Trong sách “Đường sang thế giới bên kia” (Bardo Thodol) của người Tây Tạng cũng nói rằng, sau khi chết phải qua 49 ngày linh hồn mới bay đi. Nếu mỗi năm Chức Nữ gặp Ngưu Lang vào đêm mùng 7 tháng 7 (thất tịch) thì các nghi lễ thờ thần Apollon ở Hy Lạp cũng được tổ chức vào ngày thứ 7 trong tháng bởi vị thần này sinh vào ngày đó và quan niệm của Apollon cũng được tóm tắt trong 7 châm ngôn… Con số 7 xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết và truyền thống Hy Lạp: Các tiên nữ Nymphes đẹp nhất trong thế giới thần thoại Hy Lạp, đó là 7 chị em các nàng Iade thành Thèbes (còn gọi là thành Cadméc) có 7 cổng. Niobé và Amphion sinh được 7 trai 7 gái. Cây đàn lia của thần Apollon có 7 dây. Người ta hay nói tới 7 danh nhân Hy Lạp thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, tới 7 nhà thơ Hy Lạp thời Ptolémée (thế kỷ IV trước Công Nguyên)… Và cũng từ “7 Nàng Pléiade” trong thần thoại Hy Lạp mà ngày nay trong văn học thế giới, từ “Pléiade” biểu trưng cho một nhóm người tài năng kiệt xuất, và cũng là nhóm thi hào Pháp thời Phục Hưng… Số 7 cũng rất hay dùng trong Kinh Thánh. Nó được dùng tới 77 lần trong Cựu Ước. Nào là chiếc đèn chùm 7 ngọn, 7 vị thần trong xã hội thần linh. Nào là vua Salomon đã xây một ngôi đền trong 7 năm. Rồi khi tiến vào chiếm thành Giériko, mỗi ngày 7 tư tế cầm 7 đèn và loa trận đi vòng quanh thành phố mộ t vòng. Đến ngày thứ 7 đi vòng quanh thành 7 lần và sau tiếng hò reo vang dội thành tự vỡ. Nào là trong trận đại hồng thủy, mỗi loài vật có 7 con được cứu thoát, rồi Joseph đã nằm mơ thấy 7 con bò béo và 7 con bò gầy… Còn trong Tân Ước Chúa Giêsu đã dậy phải tha thứ 70 lần 7, 7 lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá… Như vậy, tính biểu trưng của số 7 là phổ biến. Một câu hỏi được đặt ra: Tính biểu trưng của con số được hình thành như thế nào? Trước hết, chúng liên quan tới phương diện số lượng của các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng trong thế giới khách quan.Chòm sao Đại Hùng có 7 ngôi, cầu vồng có 7 sắc, hoa hồng thường 7 cánh, âm nhạc Tây phương có 7 tên nốt, lên cao hay xuống thấp cũng chỉ là lặp lại 7 tên nốt ấy. Theo nhận thức của người xưa, thái dương hệ có 7 sao… Ở những hệ thống hoàn chỉnh này đều có 7 yếu tố liên quan mật thiết với nhau. Vì thế, phần lớn các dân tộc đều cho rằng số 7 biều trưng cho sự hoàn chỉnh, thống nhất và linh thiêng. Theo người Bambaras ở Châu Phi, số 7 biểu trưng cho con người hoàn chỉnh và trọn vẹn vì sau khi sinh 7 ngày đứa trẻ mới rụng rốn. Lại nữa thân thể người ta có 7 lỗ (thất khiếu), 7 đường đi vào cơ thể… Kết quả là, trong từng lĩnh vực, từng phạm trù của đời sống văn hóa xã hội, có khuynh hướng lập ra những bộ 7 trỏ sự hoàn thiện, trọn vẹn của lĩnh vực đó. Chúng ta gặp “7 kì quan thế giới”, “7 ngành nghệ thuật”; còn đồ vật có “thất bảo” (7 loại quí này là vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, hổ phách và san hô). Khi đọc “Cung oán ngâm khúc”: Mối thất tình quyết dứt cho xong. Xin b ạ n hi ểu thất tình là bảy thứ tình cảm của con người (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, dục, ai – yêu, ghét, mừng, giận, vui, muốn, thương). Luật Tàu thời xưa đưa ra thất xuất là 7 cớ khiến người đàn ông có thể ly dị vợ. Đó là: không con - dâm dục - lười biếng - không thờ cha mẹ chồng - lắm điều - ghen tuông - có ác tật. Trong các truyện thần thoại và dân gian, chúng ta cũng thường gặp những bộ 7 trỏ sự hoàn chỉnh. Đó là “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”. Lại gặp “7 trạng thái vật chất”, “7 trạng thái của sự tiến hóa”, “7 cấp độ của ý thức” (ý thức của thân xác, xúc cảm, trí tuệ, cảm tính, tâm linh, ý chí và cuộc sống). Đôi khi, một bộ 7 này lại trở thành những ký hiệu của một bộ 7 khác: hoa hồng 7 cánh gợi ra 7 tầng trời, 7 vị thiên thần. Một số sách Hồi giáo gán 7 nghĩa bí hiểm của kinh Coran ứng với 7 trung tâm kinh tế của con người theo quan niệm trong thuật Yoga. 7 thiên thần cũng ứng với 7 thứ kim loại trong chiếc thang thần thoại của người Iran cổ theo đạo Mithria hoặc ứng với 7 nấc thang trỏ các trạng thái tinh thần của phẩm trật Kadosh trong hội Tam điển theo phương thức Ecosse. Người da đỏ Maya thuộc Guatemalacho rằng có 7 thiên thần ứng với 7 ngôi của chùm sao Đại Hùng. Còn 7 màu sắc được Kinh Thánh cho ứng với 7 vị Thánh: Thánh Adam ứng với màu đen sẫm; Noé - màu xanh; Abraham - màu đỏ; Moise - màu trắng; David - màu vàng; Jésus - đen mờ; Mohammed - xanh lục. Ý nghĩa biểu trưng của các con số trong hệ thống tôn giáo, triết lý còn được hình thành theo con đường sau: Mỗi số được phân tích thành một tổng của những số tự nhiên nhỏ hơn. Mỗi số này vốn đã có những biểu trưng riêng. Sự kết hợp những biểu trưng riêng biệt này sẽ tạo ra một biểu trưng mới là biểu trưng của số đã cho. Với số 7, trong thực tế chúng ta gặp các ý nghĩa biểu trưng theo các cách phân tích: 7 = 6+1 = 4+2+1 = 4+3 7 = 6+1 Cách hiểu này gặp nhiều nhất. Không phải ngẫu nhiên mà trong các ngôi chùa, bên cạnh Phật Di Lặc thường có 6 lục tặc. Chúa Trời đã tạo ra thế giới trong 6 ngày và nghỉ vào ngày thứ 7. Do đó, ngày thứ 7 là ngày Thánh, ngày lễ Sabat của người Do Thái. Xưa nay, tuần lễ làm việc của chúng ta có 6 ngày làm việc và 1 ngày nghỉ duyên do là thế. (Ngày nay ở nhiều nước, một tuần lễ chỉ có 5 ngày làm việc và 2 ngày nghỉ thì duyên do chỉ vì… mức sống quá cao rồi!). Hết ngày nghỉ thì lại tới ngày làm việc. Thế là số 7 còn biểu trưng cho sự hoàn thành một chu trình và khởi đầu một chu trình khác. Vậy nên nó biểu trưng cho một tổng thể động. Trong Thiên Khải (Apocalypse) của Tân Ước chúng ta cũng gặp một loạt con số 7: 7 bức thư của 7 nhà thờ (vậy là tổng thể các nhà thờ), 7 ngọn đèn ứng với 7 thần linh (vậy là toàn bộ những người đứng đầu thế giới thần linh), rồi 7 trống, 7 triện, 7 cái cân, 7 ông vua… Theo cách này, số 7 biểu trưng cho sự hoàn thành một chu trình (6+1). Sau chu trình này sẽ là một chu trình mới, nên số 7 còn mang ý nghĩa của hiện tượng chuyển từ cái đã biết sang cái chưa biết. Trong không gian, nếu thêm một tâm vào ngôi sao 6 đỉnh, chúng ta sẽ có số 7. Hình lục giác có 6 cạnh, 6 góc, 6 nhánh sao… và tâm có vai trò của ngôi thứ 7. Theo ý nghĩa này, người xưa quan niệm rằng hệ mặt trời gồm 6 hành tinh và mặt trời ở giữa làm trung tâm. Ba trục không gian tạo thành 6 hướng không gian, chúng gặp nhau ở tâm (gốc tọa độ) đóng vai trò của số 7. Vì thế, số 7 cũng được dùng biểu trưng cho tổng thể vũ trụ (không gian và thời gian). Bếp của người da đỏ Mames - hậu duệ của người Maya ở Trung Mỹ - gồm 6 hòn đá (3 lớn, 3 nhỏ) và một cái nồi (3+3+1 = 6+1). Như vậy gồm 7 vật. Đó là “ông Táo”, là thần nông nghiệp. Với dân tộc này, người hoàn hảo phải có 6 con. Một cặp vợ chồng cộng với 6 con sẽ thành 7. 7 = 4+3 Trong Cơ Đốc giáo có 3 đức tính vì Chúa là đức tin, đức cậy và đức mến, và con người có 4 đức tính căn bản: sự thận trọng, sự điều hòa, công lý và sức mạnh. Mà 3+4 = 7. Vì thế số 7 cũng biểu trưng tổng thể đời sống tinh thần. Theo kinh sách Talmud của người Do Thái, số 7 biểu trưng cho tổng thể loài người, cả nam lẫn nữ. Nếu như Adam trong ngày đầu tiên hoàn hảo linh hồn vào giờ thứ 4 và tới giờ thứ 7 (= 4+3) đã gặp người bạn đời Eva của mình thì người bạn đời Dogon và Bambara ở Châu Phi quan niệm số 4 biểu trưng cho nữ giới còn số 3 cho nam giới. Mà 4+3 = 7, nên số 7 biểu trưng cho sự thống nhất của hai mặt đối lập và tạo nên sự hoàn thiện và thống nhất của loài người. Số 7 là tổng của 4 yếu tố và 3 nguyên lý trong ngành khoa học thần bí. 7 = 4+2+1 Theo người da đỏ, vùng đồng cỏ ở Châu Mỹ, số 4 biểu trưng cho 4 phương trời, số 2 biểu trưng cho 2 trục vũ trụ đi qua 4 phương đó.Hai trục này gặp nhau ở tâm (là gốc) là số 1, trỏ con người. Vậy nên số 7 (= 4+2+1) biểu trưng cho sự hòa hợp vũ trụ của con người. Cách biểu trưng số 7 của người da đỏ ở Pueblo (Bắc Mỹ) cũng theo quan niệm 7 = 4+2+1, nhưng đó là biểu trưng xã hội. Số 1 chính là thành phố thần linh Zuni, trung tâm của thế giới. Nó được phân chia thành 7 phần ứng với 7 khu vực của thế giới, 7 khu vực này ứng với 7 làng cổ xưa. Sự phân chia xã hội thành giai tầng cũng theo khuôn mẫu đó. Sự biểu trưng theo vị trí Trong dãy số từ 1 đến 13, số 7 dừng ở giữa là trung tâm. Từ đâu cũng hình thành một ý nghĩa của số 7. Tuần lễ của Maya có 13 ngày. Ngày thứ 7 đứng ở chính giữa 12 dấu hiệu của thần Jaguar, biểu trưng cho sức mạnh nội tại của Trái Đất. Ngày thứ 7 là một ngày tốt. Nữ thần thứ 7 được gọi là 7 con rắn hay 7 cái gai, được đặt ở trung tâm trong dãy từ 1 đến 13, biểu trưng cho trái tim con người và lõi của bắp ngô. Vì là con số hoàn thiện, nên 7 cũng trở thành con số may mắn, linh thiêng, bí hiểm hoặc quyền lực. Điều này giải thích vì sao số 7 hay xuất hiện trong các sự kiện, hiện tượng, truyền thuyết của một tôn giáo, môt phong tục. Ở Hồi giáo, 7 là con số hoàn thiện nên chúng ta gặp 7 thiên thần, 7 biến, 7 vùng đất, 7 vùng địa ngục. Nó cũng là con số may mắn và linh thiêng: 7 cửa thiên đàng sẽ mở ra cho người mẹ 7 con bước vào. Người phụ nữ vô sinh sẽ được chữa khỏi nếu chà bụng 7 lần quanh một gốc cây rồi buộc vào cây đó bằng một trong 7 sợi thừng. Trong truyện dân gian Tây Nguyên “Cô gái Mnông thứ bảy”, thì người thứ 7 là một người tốt. Nếu đặt thanh gươm trần bên đứa bé 7 ngày tuổi, sau này nó sẽ trở nên dũng cảm. Rượu cần là thức uống tâm linh của đồng bào Tây nguyên khi uống có 7 cô gái mỗi người cầm một chén nước nối tiếp nhau như một dòng thác chẩy vào ché rượu. Theo dân tộc Zacharic, có 7 con mắt của trời theo dõi các dân tộc trên Trái Đất. Trong đền thờ Coricancha ở thung lũng Cuzco thuộc Pérou, có tất cả các chư thần theo quan niệm của dân tộc Incas, ở đây có một bức tường gần cây vũ trụ, trên tường có một bức tranh gốm 7 con mắt mang tên “ các con mắt của tạo hóa” có nghĩa là các con mắt của thần linh tối cao. Phật Thích Ca, khi sinh ra cũng đã đi theo 4 phương vũ trụ, mỗi phương 7 bước rồi mới nằm xuống. Sử gia Tư Mã Thiên ở Trung Hoa đã viết rằng các số dương đạt được sự hoàn hảo ở số 7. Phép bói toán bằng 49 thẻ làm từ cây dương ký thảo cũng coi số 7 là một loại chỉ dẫn linh thiêng. Bùi Đẹp sưu tầm (Theo KTNN) ------ Boris Polevoi và tác phẩm “Vàng”
Boris Polevoi (tên thật là Kampov Boris Nikolaevich) sinh ngày 17/3 năm 1908 tại Matxcơva trong một gia đình luật sư. Năm 1913, gia đình Polevoi chuyển đến Tver. Sau khi tốt nghiệp trung học và trường kỹ thuật, Boris Polevoi làm việc tại nhà máy dệt "Nữ vô sản" của thành phố Tver.
Năng khiếu viết lách của Polevoi xuất hiện khá sớm. Ngay từ năm 1922, khi còn đang là học sinh lớp Sáu, Polevoi đã đăng bài báo đầu tiên trên tờ "Sự thật Tver". Từ năm 1924, các bài báo về đời sống thành phố của cậu học trò này thường xuyên xuất hiện trên các tờ báo của thành phố Tver. Năm 1928, B.N.Polevoi thôi việc ở nhà máy dệt và bắt đầu con đường hoạt động báo chí chuyên nghiệp. Anh viết bài cho các báo như Sự thật Tver, Sự thật vô sản, Smena.... Năm 1927, cuốn sách đầu tiên của Polevoi xuất bản tại Tver về thân phận những người "dưới đáy" mang tên "Hồi ức của một người sống gửi". Đây là cuốn sách duy nhất ký tên thật của Polevoi: B.Kampov. Bút danh Polevoi xuất hiện là do một biên tập viên yêu cầu nhà văn trẻ "dịch từ tiếng la tinh" họ Kampov (campus=поле=Pole) ra tiếng Nga. Năm 1939, truyện vừa "Xưởng nóng" của Polevoi ra đời, viết về những người công nhân tại nhà máy toa xe Kalinin trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong những năm của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, Boris Polevoi với tư cách là phóng viên báo Sự thật đã có mặt tại các điểm nóng, trong đó có mặt trận Kalinin (1942). Các sự kiện của cuộc chiến tranh đã được mô tả trong các bài báo của Polevoi. Chủ đề chiến tranh được ông nhắc đến trong hầu hết các cuốn sách như "Từ Belgorod đến Karpat" (1944), "Chuyện về một người chân chính" (1946), "Chúng tôi là người Xô viết" (1948), "Vàng" (1949-1950). Năm 1949, Polevoi xuất bản cuốn tryện vừa "Trở về". Sau đó vào năm 1952, từ những ghi chép tại công trường xây dựng kênh Volgo-Donski, Polevoi đã viết một sê ri truyện ngắn trong tập "Những người cùng thời". Năm 1958, Polevoi cho đăng tiểu thuyết "Hậu phương" viết về tinh thần lao động tận tụy của những người dân thành phố Kalinin trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Trong sự nghiệp của Polevoi, các phóng sự (nhật ký) đường xa cũng đóng một vai trò quan trọng. Ông đã xuất bản "Nhật ký trên đất Mỹ" (1956); "30.000 dặm trên đất Trung hoa mới"... Từ năm 1962-1981, Boris Polevoi là Tổng biên tập tạp chí Tuổi trẻ. Ông mất ngày 12/7/1982. Giới thiệu tác phẩm Vàng : Độc giả Việt Nam đã quá quen thuộc tác phẩm “ Một người chân chính “ của Boris Polevoi, nhưng ít ai biết ông còn một tác phẩm cũng rất nổi tiếng đã được dịch sang tiếng Việt từ năm 1962; đó là tác phẩm “Vàng”. Vâng! Tên tác phẩm đúng là vàng và đúng với cả hai nghĩa đen và bóng. Vàng được in đầu tiên ở Liên Xô vào năm 1950, sau đó được một số nước Đông Âu và Trung Quốc in lại. Năm 1957, nhà xuất bản LES EDITEURS FRANCAIS RÉUNIS, PARIS xuất bản bằng tiếng Pháp với bản dịch của Gaston Robin. Đến năm 1962 các dịch giả Trần Như và Mai Luân đã chuyển ngữ qua tiếng Việt qua bản Pháp văn nêu trên. Tác phẩm được Nhà xuất bản Văn hóa in làm 2 tập và phát hành vào tháng 7 và tháng 10 năm 1962. Vàng, được viết về đề tài chiến tranh vệ qu ố c, một đề tài quen thuộc của Boris Polevoi. Thời điểm được đề cập tới là giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà nhân dân Sô Viết đã tiến hành để bảo vệ Tổ Quốc, lúc này quân phát xít Đức đang tiến công mãnh liệt vào lãnh thổ Sô Viết với thế mạnh tưởng như không có gì ngăn cản nổi. Các địa phương phía Tây của lãnh thổ nằm trên đường tiến công của bọn phát xít đang hối hả sơ tán về phía đông. Thì lúc này tại chi nhánh ngân hàng của m ộ t thành phố vùng Zaretsie, ông thủ quỹ già MITƠROFAN CORETSKI và cô thư ký đánh máy MUXIA VÔNCÔVA đang tìm cách theo kịp đoàn tản cư của ngân hàng đã đi trước, đúng lúc đó họ buộc phải nhận m ộ t túi vàng và châu báu của nhà nước, cũng là lúc thành phố đã tràn ngập quân phát xít. Họ thấy cần phải bảo vệ số vàng này và tìm cách đưa ra vùng tự do trao cho cơ quan có trách nhiệm. Bằng sự mưu trí và dũng cảm của mình họ dã qua mặt được bọn phát xít Đức để ra khỏi thành phố. Từ đây họ phải đi xuyên qua vùng bị tạm chiếm bằng cách luồn lách trong rừng, băng qua đầm lầy. Chính vì vậy cụ thủ quỹ già đã không may bị thụt đầm lầy và cụ đã mất. MUXIA cô gái vừa tròn 18 tuổi còn lại đã may mắn gặp được nông trường “Người dân cày đỏ” không tản cư mà kéo nhau vào rừng chạy giặc chờ ngày giải phóng với tất cả của cải, gia súc của nông trường. Sau mấy ngày nghỉ dưỡng sức, nữ đảng viên Cộng sản, m ộ t điển hình tiên tiến trên toàn quốc chăn nuôi - chị MATƠRIÔNA RÚPSÔVA đã dằn lòng để lại 3 con nhỏ đã cùng MUXIA mang túi vàng đi tiếp về hướng Đông – vùng tự do. Qua bao gian khổ hiểm nguy, họ đã gặp m ộ t đơn vị du kích đang hoạt động trong rừng. Rồi đến lượt đơn vị du kích lại cử 2 chiến sĩ là chàng thanh niên NICOLAI GIELEGIƠNOP và chú thiếu niên TÔLIA đi cùng MUXIA. Cuối cùng m ộ t đơn vị hồng quân đã tìm thấy 3 người kiệt sức đang nằm chờ chết trên cánh đồng tuyết trắng với cuốn sổ tay nhỏ mà lúc gần chết họ đã cắm trên m ộ t thân cây, trong đó ghi cách tìm ra túi vàng ở gần đó. Cuộc đi tiếp sức cực kỳ gian lao đó đã vượt qua 600 km trong vùng tạm chiếm, qua nhiều rừng thẳm, đầm lầy, qua những vành đai tr ắ ng nơi quân địch đốt phá, tàn sát, qua những đồng cỏ với những đám cháy tư ở ng như vô tận, qua những cánh đồng tuyết phủ mênh mông, cùng với cái đói, cái khát và hiểm nguy luôn rình rập từng bước chân của họ. Nhưng với m ộ t nghị lực phi thường họ đã đến đích. Cao cả hơn khi được hỏi tên họ để tuyên dương khen thưởng thì họ MUXIA, NICOLAI GIELEGIƠNOP, TÔLIA đã không kể đến mình, mà kể cụ thủ qũy, tên chị MATƠRIONA và một loạt tên những con người mà không có sự đóng góp của họ thì không thể nào cứu nổi túi vàng bạc. Vâng, trong họ không có cái TÔI to tướng mà chỉ vì đất nước, vì mọi người. Vàng là một tác phẩm lớn. Với chủ đề tư tưởng rất phù hợp với tình hình kinh tế thị trường hiện nay khi mà đồng tiền đang là chủ đạo trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, nó chi phối cả tình cảm của con người, thậm chí cả với người ruột thịt. Với tính cách nhân vật được thể hiện sắc nét, bố cục chặt chẽ, dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên, giản dị nhưng hấp dẫn và giàu tình cảm, Boris Polevoi đã cho người đọc không phải hối tiếc đã dành thời gian cho tác phẩm. Bên cạnh đó tác phẩm cũng cho ta thấy “Vàng không phải là tất cả” mà cái cao hơn hết chính là lòng yêu thương con người với con người. Phạm Thế Cường ------ VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VẤN ĐỀ “BẢO HỘ TÁC QUYỀN”
Ngay giờ phút này Việt nam chúng ta đã là thành viên của Công ước Berne (Convention de Berne) về vấn đề bảo hộ tác quyền và trong lúc đất nước ta đang mở cửa và đang hòa nhập với các quốc gia khác trên thế giới, việc tuân thủ này là cần thiết, và sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, phải được tôn trọng. Tuy nhiên, việc vi phạm các tác quyền nước ngoài là chuyện khá phổ biến ở Đông Nam Á, nước ta không phải là nước duy nhất có những vi phạm. Đài Loan là một thí dụ rất cụ thể: vài thập niên trước đây, Đài Loan hầu như có hẳn cả một chính sách cho in và chụp lại các tác phẩm nước ngoài, để kéo giá bán cho vừa túi tiền đại chúng. Năm 1962, một bộ Bách Khoa Từ Điển Britannica 25 cuốn, giá tiền ở Anh Quốc khoảng trên một ngàn Mỹ Kim, Đài Loan cho chụp lại y nguyên (chỉ thiếu có hình màu) và bán ra với giá 120 Mỹ Kim, nghĩa là chỉ hơn 1/10 giá tại Anh Quốc. Nhưng bây giờ ta đã tham gia vào công ước Berne (công ước quy định việc bảo vệ tác quyền), nên ta phải thực sự tôn trọng tác quyền nước ngoài; để ngược lại, tác quyền của chúng ta cũng phải được nước ngoài tôn trọng lại. Vậy để thực hiện việc tôn trọng đó, đồng thời để thực sự tham gia vào công ước Berne, người viết xin được trình bày một số quy định về vấn đề này hiện đang được áp dụng tại một vài quốc gia lớn trên thế giới. Ở PHÁP - Việc bảo vệ tác quyền được quy định bởi các đạo luật ký ngày 14-7-1866, 3-2-1919, 21-9-1951 và một vài điều trong đạo luật ký ngày 11-3-1957, bao gồm các thời hạn quy định sau: - Đối với các tác phẩm ấn hành trước ngày 24-10-1920 (áp dụng các đạo luật 1866, 1919,1951, và 1957), thời gian tác quyền được bảo vệ là 64 năm và 274 ngày tính từ ngày cuối cùng của năm tác giả qua đời. Như vậy có nghĩa là kể từ ngày kết thúc năm tác giả qua đời. 64 năm và 274 ngày sau đó tác quyền được bảo vệ để những người thừa kế được hưởng mọi quyền lợi liên quan tới tác phẩm. - Đối với các tác phẩm ấn hành trong thời gian từ ngày 24-10-1920 tới ngày 01-01-1948 (áp dụng các đạo luật ký năm 1951 và 1957), thời gian tác quyền được bảo vệ là 58 năm và 112 ngày tính từ ngày cuối năm tác giả qua đời. - Đối với các tác phẩm ấn hành sau ngày 01-01-1948 là 50 năm kể từ cuối năm tác giả qua đời. Một số tác giả có đưa đề nghị xin gia tăng thời gian bảo vệ đó, và đạo luật ký ngày 21-9-1961 có dự trù tăng thêm thời gian bảo vệ là 30 năm riêng đối với tác phẩm của các tác giả đã bỏ mình vì tổ quốc. Ở ANH QUỐC - Thời gian tác quyền được bảo vệ là 50 năm sau năm tác giả qua đời, và tối thiểu là 30 năm cho một tác phẩm được xuất bản sau khi tác giả đã mất. Ở MỸ QUỐC - Trước năm 1978 các tác quyền được bảo vệ làm hai đợt: đợt đầu là 28 năm sau lần xuất bản thứ nhất, sau đó sẽ được gia hạn thêm 28 năm nữa nếu tác giả hoặc người thừa kế có lời yêu cầu vào năm thứ 28. Kể từ ngày 01-01-1978, các tác phẩm đang nằm trong thời gian bảo vệ thứ nhì (28 năm thứ nhì) được hưởng thêm một thời gian bảo vệ dài thành 47 năm. Như vậy, ở Mỹ, thời gian tác quyền được bảo vệ dài tổng cộng 75 năm. Còn các tác phẩm ấn hành sau ngày 01-01-1978 được bảo vệ trong suốt đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Ở TÂY BAN NHA - Thời gian tác quyền được bảo vệ là 70 năm sau khi tác giả qua đời. Ở ĐỨC và ÁO - Thời gian tác quyền được bảo vệ là 80 năm, sau năm tác giả qua đời. Ở CÁC NƯỚC BỈ, THỤY SĨ, CANADA, Ý - Thời gian tác quyền được bảo vệ là 60 năm, sau năm tác giả qua đời. Tại tất cả các quốc gia nói trên, sau các khoản thời gian được quy định các tác phẩm và tác quyền rơi vào lãnh vực công cộng (người Pháp dùng thành ngữ “oeuvres tombées dans le domaine public”) có nghĩa là trở thành của chung, ai muốn sử dụng cũng được, không phải điều đình và xin phép. Do đó,ta cần lưu ý rằng, ở nước ta đã có hoặc sắp có những tác phẩm nước ngoài có thể sử dụng mà khỏi cần xin phép, vì lý do trên như: - Cuốn “Người Mohican cuối cùng” (Le dernier des Mohicans) của tác giả James Fenimore Cooper. Tác giả Mỹ này qua đời năm 1851, tính tới nay đã là 156 năm cho nên vấn đề tác quyền không cần phải đặt ra nữa. - Các tác phẩm “Bá tước Monte Cristo” (Le comte deMonte Cristo) và “Ba người ngự lâm pháo thủ” (Les trois mousquetaires) của Alexandre Dumas cha (Alexandre Dumas père). Ông này qua đời năm 1870, tính tới nay đã là 137 năm, tác quyền cũng đã trở thành của chung, không còn được bảo vệ. Kết thúc bài viết ngắn này, người viết ước mong tác quyền của nước ngoài cũng như của chúng ta sớm được tôn trọng một cách thích đáng. Đặng Minh Quyên ------ Đông Kinh Nghĩa Thục 東京義塾 Nguyễn Lân Đính Trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên Internet Đông Kinh Nghĩa Thục (tháng 3 / 1907 - tháng 11 / 1907) là một trường học phục vụ cho phong trào cùng tên để thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 . Lịch sử Đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình bình định, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa yêu nước bên trong Việt Nam (chỉ còn phong trào Khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám còn đang hoạt động, nhưng chỉ ở diện hẹp và bị dập tắt hoàn toàn vào năm 1913 ). Cùng với việc mở rộng quá trình thực dân hó a , tư bản hóa nhằm khai thác thuộc địa một cách hiệu quả nhất, những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ . Song song với sự phát triển kinh tế, những tư tưởng tư bản cũng du nhập và phát triển bên trong Việt Nam. Các nhà nho có tư tưởng tiến bộ nhận thức được sự yếu kém của Khổng giáo , chứng kiến nước Nhật Bản duy tân mà thắng đế quốc Nga đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức học tập trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới. Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu được khai giảng ở phố Hàng Đào , Hà Nội . Đông Kinh Nghĩa Thục nhanh chóng trở nên nổi tiếng bên trong Hà Nội, nhiều tỉnh lân cận cũng đã có các hội nhóm mở lớp, xin sách giáo khoa của trường về giảng dạy. Bắt đầu là ở Hà Đông, quê hương của nhiều sáng lập viên nghĩa thục có tên tuổi như Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí; ở Hoài Đức còn có 3 phân hiệu nghĩa thục ở thôn Canh, Tây Mỗ, Tân Hội; ở Hưng Yên cũng có 2 huyện có nghĩa thục, lại còn mở thêm một hiệu buôn nội hó a là Hưng Lợi Tế. Hải Dương, Thái Bình, nghĩa thục cũng phát triển khá mạnh mẽ, lại còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu, tương tế. Thậm chí, nghĩa thục của Thái Bình còn cử người đi liên hệ với phong trào chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, muốn ứng viện cho nghĩa quân Yên Thế... Ban đầu, chính quyền Pháp cho phép cho Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hợp pháp, về sau nhận thấy đây có thể là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa, vào tháng 11 năm 1907 trường bị chính quyền thực dân buộc phải giải tán và đầu năm 1908, ra lệnh cấm việc hội họp diễn thuyết ở miền Trung. Sau V ụ chống thuế Trung kỳ (tháng 3 năm 1908) và vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội (tháng 6 năm 1908), chế độ thuộc địa của Pháp nhân đó quy trách nhiệm cho sĩ phu duy tân và thẳng tay đàn áp, bắt hầu hết giáo viên, giải tán hội buôn, đóng cửa Đăng Cổ Tùng Báo, cấm diễn thuyết, nói chuyện, cấm lưu hành và tàng trữ các tác phẩm của nhà trường. Sáng lập viên chính · Lương Văn Can · Nguyễn Quyền · Đào Nguyên Phổ · Phan Tuấn Phong · Đặng Kinh Luân · Dương Bá Trạc · Lê Đại Vũ Hoành · Phan Đình Đối · Phan Huy Thịnh · Nguyễn Hữu Cầu · Hoàng Tăng Bí ------ CẦN PHẢI TRẢ LẠI SỰ CÔNG BẰNG CHO MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU THỜI TIỀN CHIẾN
Trưa ngày thứ bảy mùng 2 tháng 6 vừa qua , người viết đã được nghe thấy lần thứ hai, trong một chương trình được phát từ 13 giờ 30 tới 14 giờ trên HTV9, về các TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM VIỆT NAM (được phát cùng một số hình ảnh minh họa các trò chơi đó), nhưng vấn đề là, lần này cũng như lần phát trước, cách đây độ 4 tháng, trong cả hai lần phát thanh viên luôn NÓI RẰNG CÓ MỘT TÁC PHẨM MÀ MỘT NGƯỜI PHÁP (không cho biết là người Pháp nào? ở đâu? tên gì?) ĐÃ VIẾT VỀ CÁC TRÒ CHƠI NÀY. Đây là một điều hoàn toàn SAI vì tập TÀI LIỆU DÀY 92 trang viết bằng Pháp văn này KHÔNG PHẢI MỘT NGƯỜI PHÁP NÀO ĐÃ VIẾT MÀ LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, CỤ NGÔ QUÝ SƠN ĐÃ VIẾT BẰNG PHÁP VĂN (Xin xem tài liệu số 1 và 2 chứng minh đính kèm) dưới tựa đề CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Ở BẮC KỲ (Activités de la société enfantine annamite du Tonkin). Ở dưới tựa đề này có đề chữ CỦA TÁC GIẢ NGÔ QUÝ SƠN (Par Ngô Quý Sơn). Tài liệu nghiên cứu dày 92 trang gồm 83 trang viết và 9 phụ bản chứa đựng những minh họa mô tả các thứ trò chơi chính như: thả đỉa ba ba, nu na nu nống, rồng rắn vv… và các trò chơi thả diều. Trong 83 trang viết, Cụ Ngô Quý Sơn đã viết về hầu hết các trò chơi của trẻ em thời kỳ đó như: Rồng Rắn, Nu Na Nu Nống, Thả Đỉa Ba Ba, Hú Tim, Giã Gạo, Mít Mật Mít Giai, Đánh Chuyền, Chơi Ô Ăn Quan, Đáo Lỗ, Đáo Điệu, Thả Diều (11 loại), Đánh Đinh, Đánh Bò, Cờ Chân Chó, Chơi Cờ, Đánh Cần, Đánh Lú, Hú Ma Trơi (lúc đó viết là Trơi thay vì Chơi), Phụ Đồng Chổi, Phụ Đồng Ếch, Kéo Cưa Lừa Xẻ, Thìa La Thìa Lẩy, Giung - Giăng Giung - Giẻ và hàng trăm trò chơi khác. Mỗi trò chơi đều được mô tả cách chơi, số người chơi, thời gian thường được chơi vv… và sau khi chỉ cách chơi, số người tham dự, thời gian chơi vv… tác giả đã cho đầy đủ những lời thoại trong cuộc chơi. Xin lấy một thí dụ như sau đây: NU NA NU NỐNG Tiếng Việt Tiếng Pháp Nu na nu nống Nu na nu nong Cái cống nằm trong Le rat se couche à l’intérieur Cái ong nằm ngoài L’abeille se couche à l’extérieur Củ khoai chấm mật La patate est trempée dans de la mélasse Bụt ngồi Bụt khóc Le Bouddha s’assied, le Bouddha pleure, Con cóc nhảy ra Le crapaud saute au dehors Con gà ú ụ La poule piaule Bà mụ thổi xôi La vieille femme fait cuire le xôi Nhà tôi nấu chè Chez moi on prépare le chè Tè he chân rụt Jambe allongée, pied replié Tập tài liệu 83 trang và 9 phụ bản này được viết và xuất bản năm 1943 trong Tập Kỷ Yếu của Viện Nghiên Cứu về Con Người ở Đông Dương (L’Institut Indochinois pour l’Etude de l’Homme), còn có tên là Viện Nhân Chủng Học. Ngoài phần bài viết gồm 83 trang còn có 9 phụ bản chứa đựng hình minh họa một số trò chơi tiêu biểu (Xin xem các phụ bản đính kèm), mà một vài trong số các hình vẽ này đã được phát trên màn hình hôm thứ bẩy vừa qua. Một thời gian sau tài liệu này được xuất bản bởi Thư Xã Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) sách dầy 110 trang và có 10 phụ bản, khổ 19 x 28 cm và do nhà Xuất bản Mai Lĩnh in. Người minh họa là họa sĩ Ngô Thúc Dung (Xin xem tài liệu). Một nhà nghiên cứu người Việt đã viết ra tài liệu này bằng Pháp văn, và đó là Cụ Ngô Quý Sơn chứ không phải anh tây mũi lõ nào cả. Viết bài này và trưng ra các tài liệu chứng minh, người viết chỉ mong đòi lại sự công bằng cho Cụ Ngô Quý Sơn, người đã có công viết tập tài liệu này để giúp cho người đời sau nhớ và biết đến những trò chơi của trẻ em Việt Nam ở ngoài Bắc trên một nửa thế kỷ trước, và những trò chơi này cũng là những nét văn hóa mà ta chẳng nên để phai mờ và biến mất hẳn. Ngày 07 tháng 6, 2007 Vũ Anh Tuấn ------ CHỮ VIẾT CỔ NHẤT ?
Những ký tự khắc trên cái mai rùa có cách đây khoảng 6800 năm vừa được tìm thấy ở Trung Quốc có thể là bản viết tay cổ nhất trên thế giới, được viết vào thời kỳ đồ đá, xưa hơn những Kim Tự Tháp từng được ghi nhận là cổ nhất ở vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) hơn 2000 năm. Nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Quốc tìm thấy nhiều mai rùa bị chôn cùng xác người trong 24 ngôi mộ cổ ở cuối thời kỳ đồ đá, được khai quật tại tỉnh Hà Nam, phía Tây Trung Quốc. Phương pháp xác định tuổi bằng phóng xạ carbon cho thấy các mai rùa có niên đại khoảng 6600-6800 năm trước CN. Trên các mai rùa, nhóm nghiên cứu đã phân biệt được 11 ký tự riêng biệt có đặc điểm tương đồng với chữ viết được sử dụng hàng nghìn năm sau đó, dưới thời nhà Thương-Trung Quốc (từ 1700 - 1100 trước CN). Tuy nhiên, Giáo sư David Keightley thuộc Đại học Berkeley (Mỹ) cảnh báo về giả định liên quan tới các văn bản cuối đời Thương: “Có một khoảng trống 5000 năm giữa chúng, cần phải làm sáng tỏ hơn nữa mối liên hệ này. Chúng ta không thể gọi đó là chữ viết cho đến khi có thêm bằng chứng.” Nhưng Keightley cũng đồng ý rằng các ký tự này có tính tượng hình hay cách điệu cao hơn, là đặc trưng của chữ viết Trung Quốc. Bùi Đẹp (Theo “Cổ vật tinh hoa” số 5, 1-2004) ------ CHIẾN THẮNG OANH LIỆT CỦA BẠCH THÁI BƯỞI
Khác với chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền và của Đức Trần Hưng Đạo hồi thế kỷ thứ 10 và thứ 13 trên sông Bạch Đằng, chiến thắng này gặt hái được trên sông Nhị Hà bởi Bạch Thái Bưởi, một thương gia nổi tiếng của Việt Nam hồi đầu thế kỷ này. Chiến thắng này cũng không kém phần vẻ vang và rất đáng làm gương để chúng ta noi theo vào những năm tháng mở cửa này… Sinh ra trong một gia đình nghèo, Bạch Thái Bưởi xuất thân là một thư ký quèn cho viên công sứ Pháp Bonnet ở Nam Định. Chí tiến thủ đã khiến ông trở thành một nhà thầu cung cấp vật liệu khi người Pháp xây cất cầu Paul Doumer ở Hà Nội. Công việc tiến triển tốt, ông trở thành người có chút vốn liếng. Vào khoảng năm 1908, 1909, các phương tiện giao thông ở nước ta rất sơ sài, đường xá rất xấu, xe cộ hiếm hoi, thô sơ đến nỗi về hỏa xa, cả miền Bắc chỉ có hai tuyến Hà Nội-Hải Phòng và Hà Nội-Lạng Sơn. Xe đò lúc đó là thứ cũ rích cũ sì, chở đầy cho tới ngọn, người bu đầy xung quanh; còn xe nhỏ thì có thể nói cả Bắc kỳ chỉ có ít chiếc. Do đó chỉ còn sót lại đường thủy. Vốn nhạy bén trong việc thương mại, thương nhân Hoa kiều liền xông ra chiếm lĩnh gần như độc quyền việc khai thác tàu và đò giao thông trên sông Nhị Hà. Trước lúc đó, cũng có một vài chiếc tàu của người Pháp, nhưng sau vì thấy nguồn lợi tương đối nhỏ so với nhiều nguồn lợi khác nên người Pháp bỏ cuộc, để các Hoa thương mặc tình thao túng. Mặc dầu xa lạ hoàn toàn với vấn đề tàu bè, giao thông trên sông rạch và cũng không hề biết về máy móc, ông Bạch Thái Bưởi vẫn cương quyết sáng lập Công ty Hàng hải Bạch Thái Bưởi để cạnh tranh với Hoa thương. Ông sợ được đàng chân lên đàng đầu, các Hoa thương sẽ dần dần lấn chiếm các nguồn lợi khác của người nước ta. Vững tin túi tiền nặng trĩu của mình, các Hoa thương không hề nao núng trước sự xuất hiện của Công ty Bạch Thái Bưởi; họ cho rằng chỉ cần một, hai thủ đoạn là công ty của người Việt “liều mạng” này sẽ bị dẹp ngay. Và họ bắt đầu ra tay bằng cách phá giá vé, đang từ bốn hào hạng nhất, ba hào hạng nhì để đi từ Hà Nội xuống Nam Định, họ hạ xuống còn có hào rưỡi và hào hai. Với chiến thuật này, Hoa thương nghĩ sẽ cuốn hết khách của hãng tàu mới, và ông Bưởi chỉ còn nước cuốn chiếu ra về. Nào ngờ, sự việc diễn ra khác hẳn. Không những không nao núng, ông Bưởi còn chơi lại mấy chú Ba bằng cách hạ giá của mình xuống thấp hơn nữa, còn có một hào đồng hạng. Biết đã gặp đối thủ thứ nặng, các Hoa thương vẫn không chịu thua và, vẫn cậy tiền, hạ giá xuống còn có bảy xu, đinh ninh rằng phen này ông Bưởi sẽ phải bó giáp quy hàng. Nhưng rồi họ đã phải ngạc nhiên và bẽ bàng khi thấy ông Bưởi lặng lẽ hạ giá vé xuống còn có năm xu. Mấy chú Ba bèn hạ thêm một xu nữa còn có bốn xu. Lần này, thấy rằng không thể hạ giá xuống thêm, ông Bưởi có ngay sáng kiến cho nhân viên tiếp đãi khách hàng thật trọng hậu, trông nom hành lý tài sản của họ, và mời họ uống trà Tàu trong chuyến đi. Phía bên Hoa thương cũng làm y như vậy và còn mời cả khách đi tàu ăn bánh ngọt. Cuộc giao tranh tiếp diễn, hai bên gần như đồng cân, đồng lạng; lúc này ai có sáng kiến mới và hay thì có thể thắng. Ông Bưởi đã có ngay sáng kiến là kêu gọi lòng yêu nước của đồng bào. Ông cho phổ biến các câu vè quảng cáo như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Cô kia má đỏ hồng hồng Muốn ra Hà Nội lấy chồng làm quan Đường đi hiểm trở gian nan Tàu “Bạch Thái Bưởi” dọn đường rước dâu Dù cho nước lũ sông sâu Ai về Nam Định rủ nhau cùng về.” Ý chí cương quyết và lòng can đảm hiếm có của Bạch Thái Bưởi sớm chiếm được cảm tình của đồng bào. Ai nấy đều quý mến, cảm phục và hết lòng ủng hộ ông. Nhiều đoàn cổ động được ông tổ chức cho đi khắp nơi tuyên truyền cho Công ty Bạch Thái Bưởi. Nhiều câu vè khơi gợi lòng yêu nước, nghĩa đồng bào được đặt thêm và dân chúng cũng tự động rỉ tai nhau tuyên truyền ủng hộ ông. Dần dần, dân chúng bỏ tàu của Hoa thương để chuyển sang đi tàu của ông Bưởi. Những ai còn đi tàu của Hoa thương bị dân chúng chửi mắng là không biết bênh vực quyền lợi của người mình. Biết đồng tiền của mình không thắng được lòng yêu nước của người Việt Nam, các Hoa thương đành bãi bỏ cuộc phá giá tiền vé và xin trở lại giá cũ. Ông Bạch Thái Bưởi đã thắng, và đồng bào của ông cũng chia sẻ với ông thắng lợi đó. Những kết quả tốt đẹp đó như thôi thúc ông mạnh tiến hơn. Năm 1912, ông mua thêm nhiều tàu cho chạy tuyến Hải Phòng-Hà Nội. Đoàn tàu của ông đã lên đến gần 30 chiếc, tất cả đều mang những tên lịch sử như Lê Lợi, Trưng Trắc, Hồng Bàng, Tự Đức, Minh Mạng, Bình Chuẩn v.v… Số tàu này được ông mua lại của Công ty Marty d’Abbadie và một công ty hàng hải khác của Pháp. Thấy không còn tranh thương được với Bạch Thái Bưởi, các chủ tàu người Hoa bèn bỏ cuộc và bán lại tàu cho một công ty Pháp, có người bán lại thẳng cho ông Bưởi. Chí lớn và lòng can đảm của ông Bạch Thái Bưởi đáng là một tấm gương cho những kẻ đến sau là chúng ta, trong những giờ phút đất nước đang mở cửa này. Vũ Anh Tuấn (Theo tài liệu của Bạch Thái Chín, một trong những người con của cụ Bưởi) ------ NÓI CHUYỆN SÁCH ĐẸP
Có thể nói là từ xưa đến nay chưa bao giờ sách các loại được viết và xuất bản nhiều như bây giờ. Vào nhà sách, số lượng sách được trưng bày làm người yêu sách như tôi hoa cả mắt. Tuy nhiên sau khi đã hết hoa mắt, tôi cố gắng để tâm tìm một cuốn sách có bản đẹp, bản đặc biệt. Thì ra còn khó hơn cả mò kim đáy biển, tôi xin phép được trình bày một vài hiểu biết nho nhỏ về các bản sách đẹp, các bản sách đặc biệt. Trong mỗi lần xuất bản, việc các tác giả và nhà xuất bản hợp tác làm một số bản đẹp và đặc biệt là một điều rất phổ biến từ lâu ở nước ngoài. Tuy nhiên, là người Việt, tôi xin được phép viết về người mình trước đã. Khoảng năm 1930 tới 1945, thời mà những người yêu sách gọi là thời tiền chiến thì các bản đẹp và đặc biệt rất phổ biến. Xin được phép đưa ra hai thí dụ: trước nhất là cuốn Đàn bà mới, kịch ba hồi của tác giả Vũ Đình Long (chủ nhân Nhà in Tân Dân) xuất bản hồi năm 1944 và kế đó là cuốn Lều chõng của tác giả Ngô Tất Tố do Nhà xuất bản Mai Lĩnh cho ra đời ngày 15-11-1941. Cuốn Đàn bà mới của tác giả Vũ Đình Long có dành nguyên trang 137 trong sách để nói về “Các bản Đàn bà mới”. Đọc trang sách này ta thấy rằng tác giả đã để riêng ra ba bản coi như “không có thứ hạng” và “không bán” để đề các chữ tắt của chính tên mình (tên tác giả) và tên hai người thân nào khác (có thể là vợ hoặc con, hay chí ít là những người bạn thân tình nhất). Kế đó là những bản gọi là bản in “trên giấy lụa dó thượng hảo hạng” và có đánh số La Mã từ 1 đến 20, mà tác giả không bán và chắc chỉ để tặng cho các bạn bè quan trọng nhất. Kế đó là những bản cũng đánh số La Mã nối tiếp vào 20 bản đã kể trên từ số XXI (21) tới số L (50) và 30 cuốn này được đem bán với giá 50$00 (vào thời điểm năm 1944, ai cũng biết đó là một số tiền không nhỏ). Một điều đáng chú ý là các bản bán với giá 50$00 này đều có mang chữ ký của tác giả. Kế đó là còn một loại nữa cũng được in hai màu mực trên giấy trắng “nghệ thuật” thượng hảo hạng được bán ra với giá 5$00 (bằng 1/10 bản có đánh số La Mã và có chữ ký tác giả). Sau chót mới tới bản dành cho quảng đại quần chúng in một màu mực cũng trên loại giấy trên, nhưng giá bán ra chỉ là 2$00 (1/25 của bản đánh số La Mã và có chữ ký). Với cách thức phân chia sắp hạng như vậy, người ta dễ dàng nhận thấy sự quý giá và mức độ tình cảm của tác giả dành cho những người được tặng những cuốn loại không bán là to lớn chừng nào, còn với những người được tặng thì đương nhiên những cuốn sách đó là vô giá. Còn đối với những người chơi sách, yêu quý sách thì việc bỏ ra một số tiền gấp 25 lần giá một cuốn thường đủ biết những con người may mắn đó yêu quý cuốn sách của mình biết chừng nào. Bản tôi hiện có trong tay là một bản mà ông Vũ Đình Long tặng ông bà Nguyễn Khánh Đàm, chủ nhà sách thời danh ở đường Sabourain thuở nào, nhà sách đầu tiên tổ chức một cuộc triển lãm sách thật tuyệt vời. Bản này có lời đề tặng và chữ ký của ông Vũ Đình Long, khi ông đang ở Mục Xá để tránh bom đạn. Cuốn Lều chõng của Cụ Ngô Tất Tố do Nhà Mai Lĩnh xuất bản năm 1941, in 3.000 cuốn giấy bản thường và 273 cuốn thuần dó (vì thuần dó nên nó dày độ 9 phân, nghĩa là dày gấp đôi mọi bản thường). Bản số 234 có mang chữ ký rất đẹp của Cụ đồ Tố và chữ ký của chủ nhân Nhà xuất bản Mai Lĩnh. Bây giờ tôi xin được phép nói qua về vấn đề bản đẹp, sách đẹp ở các nước, đặc biệt là ở Pháp. Khi làm các bản đẹp, các tác giả Pháp cũng ghi rõ là bản đẹp, cũng ký tên và cũng đề tặng. Và tùy theo nhân vật được tặng là ai, tác giả thuộc loại tác giả nào, nhất là cuốn sách được minh họa bởi họa sĩ nào, cũng như được đóng bởi nghệ nhân đóng sách nào mà giá tiền bán ra ngày nay có thể không ít hơn một gia tài nhỏ. Ở Pháp có một số nghệ nhân đóng sách được gọi là “nghệ sĩ” và các tác phẩm của họ (chỉ nói về cái bìa không) cũng có giá hàng trăm ngàn quan, chứ chưa kể đến nội dung cuốn sách và những minh họa trong sách được thực hiện bởi các danh họa. Là một trong số những người chơi sách khá hiếm hoi ở nước ta, điều ước mong duy nhất của tôi trong lúc này là mong sao trong tương lai gần các sách nghiêm túc khi được xuất bản sẽ có những bản sách đẹp, những bản đặc biệt. Huỳnh Nguyệt Anh ------ TẬP SAN ĐÔ THÀNH HIẾU CỔ (BAVH) MỘT TẬP SAN BẰNG TIẾNG PHÁP ĐANG ĐƯỢC CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ NGOẠI QUỐC RẤT QUAN TÂM BAVH là các chữ viết tắt của bộ tạp chí lớn bằng tiếng Pháp với nhan đề: Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tập san của những người bạn Huế xưa). Trước đây đã lâu có tên gọi là Tập san Đô thành hiếu cổ. Tạp chí này được xuất bản và lưu hành ở Việt Nam và Pháp từ năm 1914 đến năm 1944. Linh mục L.Cadière làm Tổng Biên tập của tạp chí. Ban biên tập tạp chí lúc sơ khai cả người Pháp lẫn người Việt trên dưới 10 người, về sau thì đông hơn. Số cộng tác viên (CTV) tham gia viết bài ngày càng tăng. Tính đến số cuối cùng của tạp chí thì CTV lên tới 140 người, trong đó có hơn 30 người Việt Nam. Kể đến năm xuất bản cuối cùng 1944, BAVH đã ban hành được hơn 121 số. Thông thường thì mỗi năm ra mắt bạn đọc được 4 số riêng biệt (3 tháng 1 số), nhưng cũng có năm xuất bản ghép số. Riêng năm 1925 có 3 số còn 4 số được thay bằng một tập san đặc biệt có số trang độc lập. Tập này gồm một bản tường trình tổng quát công trình của “Những người bạn Huế xưa” đã hiện diện trong 10 năm đầu tiên. Một bản chỉ dẫn phân tích tóm tắt các bài viết trong các tạp chí đã xuất bản qua 10 năm đó và các bản thống kê một số tư liệu liên quan đến sinh hoạt và phát triển của Hội (theo bài của Mai Lĩnh trong Thông tin KHCN tỉnh Thừa Thiên - Huế, số 02/1995, trang 95). Hình thức của BAVH đơn giản nhưng trang trọng. In typo rõ ràng, các sơ đồ, bản đồ ghi chú mạch lạc, tranh ảnh điển hình, nổi bật. Đặc biệt các hoa văn trình bày trong mỗi số, từng tờ bìa, các chương bài lớn đều mang sắc thái riêng rất thanh nhã. Mỗi nơi có một kiểu trình bày hoa văn khác nhau nhưng quen thuộc, mềm mại. Chính hình thức trình bày đậm đà, duyên dáng do các họa sĩ Việt - Pháp sáng tạo ra đã làm cho nhiều người đọc ưa thích, mến mộ. Nội dung của bộ BAVH rất phong phú, đa dạng, đủ các vấn đề về văn hóa, giáo dục, xã hội, nhân văn, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, thương mại, địa lý, địa chất, dân tộc học… Trong toàn bộ tạp chí này có tất cả gần 500 bài viết gồm nhiều lĩnh vực và hơn 30 bài tiểu dẫn, chú giải quan trọng. Phần đông người Pháp và một số người Việt Nam đã dành nhiều thời gian tham khảo, nghiên cứu, thu thập tư liệu, cổ vật qua thực tế để viết bài cho tạp chí BAVH. Đó là L.Cadière (trên 70 bài), R.Orband (trên 30 bài), H.Cosserat (trên 30 bài), L.Sogny (trên 20 bài), Dr. A.Sallet (gần 20 bài), Nguyễn Đình Hòe (trên 10 bài), Ưng Trình (trên 10 bài)… Đặc biệt có L.Cadière là người đã sống ở Việt Nam 47 năm. Ông đã am hiểu nhiều tình hình Việt Nam và thông thạo tiếng Việt, giỏi chữ Hán - Nôm. Ông đã viết nhiều tác phẩm có giá trị thông tin tư liệu về văn hóa, xã hội Việt Nam của nửa đầu thế kỷ 20. Trong BAVH ta còn thấy một số bài viết phối hợp giữa người Pháp và Việt Nam như: A.Laborde và Nguyễn Đôn với bài: La stèle de Thiệu Trị (Bia lang Thiệu Trị), số 01/1918; R.Orband và Hoàng Yến với bài: La promulgation des nouveaux codes Tonkinois (Việc ban hành những luật lệ mới cho người Bắc Kỳ), số 4/1917; Dr. A.Sallet và Nguyễn Đình Hòe với bài: Enuméation des pagodes at lieux de culte de Huế (Liệt kê các đền miếu thờ tự của Huế), số 01/1914; H.Peyssonneaux và Bùi Văn Cung với bài: Journal de L’ambassade envoyée en France et en Espagne par S.M Tự Đức, 8/1877 - 9/1879 (Nhật ký sứ bộ sang Pháp và Tây Ban Nha thời Tự Đức, 8/1877 - 9/1879), số 4/1920… Phần lớn những bài viết của các tác giả đều tập trung nhiều mảng đề tài di tích lịch sử, văn hóa, xã hội, danh lam thắng cảnh, nghề nghiệp thủ công, phong tục tập quán Việt Nam. Chất lượng những bài viết nhìn dưới quan điểm khoa học trong bối cảnh đương thời thì cũng chưa phải là cao lắm. Song về mặt giá trị tư liệu thì rất phong phú, đa dạng và rất đáng quý. Những nguồn thông tin tư liệu được đăng tải trong BAVH phần nhiều là rút ra từ những tư liệu có sẵn trong các sách sổ cổ xưa ở Việt Nam và ở Pháp, cùng với những điều đã khảo sát được qua các cổ vật, chứng cứ thu thập được qua thực tế đã làm tăng độ tin cậy cho người đọc. Tuy vậy, cũng có một số tư liệu còn mang tính phỏng đoán, dư luận hoặc huyền thoại trong dân gian. Chính vì sự phong phú nội dung của BAVH mà đã làm hấp dẫn các nhà nghiên cứu ngày nay. Họ luôn luôn gắn bó với nó một cách mật thiết và trân trọng. Thậm chí có nhiều người coi BAVH như một “kho báu” lớn mà họ cứ khai thác “tài nguyên” liên tục cho đến ngày nay. Nhất là những người nghiên cứu nước ngoài, họ không đọc được những sách nghiên cứu tiếng Việt, sách cổ bằng chữ Hán - Nôm ngày xưa thì nhờ có BAVH bằng tiếng Pháp mà họ hiểu thêm nhiều vấn đề về đất nước và con người Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20, mặc dầu chưa phải là đầy đủ và toàn diện. Một điều rất hay mà bạn đọc thừa nhận khi đọc BAVH là nguồn tư liệu khá nhiều, những chú thích tỷ mỷ, những bằng chứng và minh giải tương đối hợp lý với thực tế thu nhập được. Điều đó chứng tỏ rằng các tác giả người Pháp và người Việt đều có những kinh nghiệm khảo cứu, trình bày thông tin tư liệu cho bạn đọc thấu hiểu, cho đời sau thừa kế và tiếp tục nghiên cứu sâu thêm. Chẳng hạn như bài: Documents historiques sur le Nam Giao (Những tư liệu lịch sử về Nam Giao) của L.Cadière, số 01/1914; bài: Une capitale éphémère Tân Sở (Một kinh thành phù du Tân Sở) của H.De Pirey, số 3/1914; bài La prise de Huế par les Francais (Cuộc đánh chiếm Huế của người Pháp), số 2/1920. Cũng có những bài viết xa xưa hơn 80 năm rồi mà ngày nay vẫn còn được nhiều người quan tâm nhắc tới, như bài Les Urnes dynastiques du palaisde Huế. Technique de la fabrication (Cửu Đỉnh ở Thế Miếu Huế. Kỹ thuật chế tạo) của P.Chovet, số 01/1914… Trên thực tế, bộ BAVH nguyên gốc ở Việt Nam hiện nay hiếm thấy nơi nào có đầy đủ trọn vẹn. Ngay cả ở Thư viện Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học) dù đã tích cực sưu tầm trong mấy chục năm qua cũng chỉ có được 97 số (hơn 80%). Hầu hết những số này, có tình trạng giấy đã vàng, cũ và dòn mục. Như vậy cũng khó bảo quản để phục vụ lâu dài. Do đó, một mặt cần tìm kiếm và sao chụp trọn một bộ để phục vụ cho bạn đọc tham khảo hàng ngày; mặt khác, cần tích cực hợp tác với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Việt Nam (được Bộ VHTT cho phép) để có thể làm thành đĩa CD-ROM toàn bộ BAVH nhằm mục đích lưu trữ, bảo quản, khai thác và phục vụ lâu dài các tư liệu quý hiếm này. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát triển văn hóa xã hội giữ hai nước Việt - Pháp ngày càng hiệu quả hơn. NGUYỄN HỒNG TRÂN & TÔN THẤT HANH |