VÀI CHI TIẾT VỀ BUỔI HỌP NGÀY 12-12-2009 Như thường lệ để mở đầu phiên họp Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên hai cuốn sách cổ, một cuốn sách xuất bản năm 1757 (M.DCC.LVII) và một cuốn xuất bản năm 1887. Cuốn xb năm 1757 (252 năm trước) khổ 9 x 14cm và dày 342 trang mang tựa đề là Phong Tục (Les Mœurs). Sách còn giữ được bìa nguyên thủy bằng da heo màu nâu nhạt; trên gáy có những hoa văn và những cành hoa. Sách này không có một minh họa nào và, ngoài giá trị về tuổi tác (252 năm tuổi) nó chỉ còn có một giá trị “phụ” đối với người chơi là tác giả của nó, một người ký tên là PANAGE đã viết lời đề tặng cuốn sách cho một bậc nữ lưu nào đó mang tên là quý bà M.A.T… bằng một lời nói rất tâm đầu ý hợp với người chơi, và lời đề tặng đó nguyên văn như sau đây: “Thưa Quý Bà M.A.T… quý mến, tôi không mang tặng cuốn sách này cho bậc công hầu khanh tướng hoặc quan to súng ngắn nào mà lại mang tặng cho Bà chỉ vì tôi quý trọng nhan sắc và tư cách của Bà…”. Cuốn sách giấy còn tốt nguyên, chữ in thật rõ, rõ hơn khối cuốn sách ta hiện có, và được viết bằng thứ tiếng Pháp cổ. Các thành viên đã thích thú tiếp xúc với một cuốn sách được cho ra đời hơn hai thế kỷ rưỡi trước. Cuốn thứ nhì là một cuốn sách khổ lớn (22 x 30cm) dày 600 trang, và mang tựa đề là Viễn Đông (Extrême-Orient) của một tác giả Đông dương tên là Bonnetain. Sách in cực kỳ đẹp, mang hai lần bìa: 1 bìa cứng dày và 1 bìa mềm (y chang) ở trong. Trong số 600 trang sách 3 kỳ của VN được dành 200 trang và minh họa. Cuốn sách có tổng cộng 398 minh họa. Riêng phần nước Nhật được dành 100 trang và 130 minh họa. Ngoài gần 400 minh họa đẹp, sách còn có 1 giá trị là ở ngay trang kế trong bìa sách có in chữ lớn nói là: “Một món quà của ông Tổng trưởng Giáo dục Pháp”. Mặc dù sách đã ra đời năm 1887, nhưng những hình ảnh cũng như các trang sách đến nay vẫn còn đẹp láng nguyên. Dịch giả Vũ Anh Tuấn sau khi giới thiệu sơ lược về nội dung cuốn sách đã chia sẻ với các thành viên một số hình vẽ thật đẹp. Sau phần giới thiệu sách, Thày Thoa, một giáo sư Hán-Nôm đã có làm một thuyết trình về 3 cuốn sách Nôm cổ. Đó là các sách: Phạm Công Cúc Hoa (chữ Nôm), Tự điển Chỉ nam Ấu học Bị phẩm hiệp vận, xb ở Quy Nhơn năm 1718. Trong gần 1 giờ đồng hồ Thầy Thoa đã giới thiệu với các thành viên rất nhiều thông tin về 3 cuốn sách Nôm và Hán Nôm đó. Thày cho biết bản Phạm Công Cúc Hoa mà thầy giới thiệu được in năm Canh Thìn 1880 VÀ ĐẶC BIỆT LÀ BẢN NÀY CÓ MANG TÊN TÁC GIẢ LÀ DƯƠNG MINH ĐỨC. Sau này các bản được xb vào các năm 1889 và 1917 thì lại KHÔNG CÓ TÊN TÁC GIẢ và khi nghe đến đây, một vài thành viên đã đề nghị thầy Thoa, một chuyên gia về Hán Nôm nên công bố sự hiện hữu của bản Phạm Công Cúc Hoa có tác giả này. Thầy Thoa đồng thời cũng cho biết là cuốn Tự điển Chỉ nam Ấu học Bị phẩm hiệp vận in năm 1718 tại Quy Nhơn mà thấy giới thiệu có thể coi là cuốn tự điển Hán Nôm xưa nhất, trong khi, ngay lúc này, người ta chỉ biết cuốn Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa in năm 1761 và coi nó là Tự điển Hán Nôm xưa nhất. Sau cuộc thuyết trình các thành viên đã có khoảng mười phút giao lưu và cuộc họp kết thúc lúc 11 giờ kém 15 phút. Vũ Thư Hữu VÀI CHI TIẾT VỀ CUỐN SÁCH NHAN ĐỀ LÀ “NHỮNG NGUỒN CƠN CUỘC ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ” (Origines de la conquête du Tong-Kin)
Một hôm, khi gặp nhau ở số 160 Phan Đình Phùng (cũ) và bây giờ là Nguyễn Đình Chiểu, một dạng khách thính của Saigon cũ – nhà của ông Lê Ngộ Châu, chủ nhân tờ báo Bách Khoa nổi tiếng – ông Khai Trí bỗng bảo tôi là ông có một cuốn sách lịch sử do một anh Tây viết, nhưng vì ông không thạo tiếng Pháp nên không muốn giữ. Tôi liền ngỏ ý xin mua thì được ông trả lời là ông không bán, mà chỉ bằng lòng đổi thôi. Cuối cùng tôi được cuốn sách bằng cách đổi cho ông Khai Trí 16 số báo Phong Hóa mà tôi có. Sách này dài 252 trang, khổ 17 x 26cm, có bìa cứng mạ vàng, và cả ba cạnh đều mạ vàng rất đẹp. Dưới tựa sách có ghi rõ: “Từ chuyến đi của Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) tới cái chết của Henri Rivière” và có ghi tên tác giả là Jules Gros, thành viên của các Hội Địa Dư của các thành phố Paris, Rouen và Lisbonne. Cuốn sách này được mở đầu bằng một bài thơ dùng làm lời dẫn nhập của Đồ Phổ Nghĩa và được chia làm 10 chương : Chương I: nói về tuổi trẻ của Đồ Phổ Nghĩa và những chuyến đi đầu tiên, về cuộc chiến ở Trung Quốc và về những thắng lợi và thất bại đầu tiên về mặt thương mại. Chương II: Nói về việc Jean Dupuis là người đầu tiên nói tới sông Hông Hà. Nói về lá thư của Doudart de Lagreé, về các nhân vật khác như Simon, Romanet du Caillaud... Đặc biệt là chương này có nhắc Tập Kỷ Yếu của Hội Địa Dư thành Paris... Chương III: Nói về việc khởi động chuyến du hành khám phá về nhiều chuyện lặt vặt xảy ra ở Trung Quốc. Chương IV: Tiếp tục nói về các việc xảy ra ở Trung Quốc và nói về lúc đoàn thám hiểm đi tới sông Hồng. Chương V: Nói về các mỏ vàng, mỏ chì, mỏ than ở một địa điểm ở bên Tàu tên là Lao-tong-pin. Về công việc hải hành ở thuợng lưu Sông Hồng. Về ca tàu Lào Kai và lịch sử ca tàu Lào Kai, về bọn Giặc Cờ Đen, Giặc Cờ Vàng, về người Mường, về sông Đáy và về việc Dupuis trở thành một nhân vật lẫy lừng... Chương VI: Nói về đoạn Dupuis sau khi trở về Pháp lại trở sang. Về đoàn tàu thuyền của Dupuis, Về việc đến Quảng Yên. Về các sự trở ngại do các quan chức Annnam gây ra. Về việc Dupuis đến ở với Romanet du Caillaud ở Hà Nội. Về Đức cha Puginier. Về chuyến di Hà Nội của Dupuis và bản tường trình. Về người dân Bắc kỳ. Về các sản phẩm của Bắc kỳ. Về quân lực của Bắc kỳ và các khó khăn vì bị chống đối việc Dupuis đi xục xạo ở Bắc kỳ. Về việc có thể chắc chắn sử dụng được con sông và các cố gắng của Dupuis để sử dụng sông Hồng Hà. Về các hợp đồng ký kết với bọn quan lại ở Vân Nam. Về việc Jean Dupuis chống trả lại các sự xúc phạm và các mưu đồ xấu. Về tình hình chính trị ở Bắc kỳ. Về chuyến thăm Hà Nội của Millot... Chương VII: Nói về các sự sửa soạn để trở lại Sài Gòn. Về việc một tòa thị chính bị biến thành chuồng bò. Về việc Jean Dupuis đến với bọn bảo vệ người Trung Quốc. Vế lá thơ của Phó vương Quảng Đông. Về việc bắt giữ viên thanh tra mật thám. Về việc bọn Giặc Cờ Đen quy thuận. Về thơ của Lê Tuấn, đặc sứ của Hoàng Gia. Về nhiệm vụ của ông Millot ở cạnh Thủy sư đô đốc Dupré. Chuyến đi của ông Millot trên tàu Lào Kai. Về linh mục Chagot thuộc dòng thừa sai. Về các thủ tục ngoại giao. Về việc bọn ngoại nhân ở Hồng Kông đề nghị trợ giúp. Về lãnh sự Pháp Chappedelaire. Về việc Jean Dupuis nhận được số tiền 30.000 đồng. Về chuyến trở về Hồng Kông của ông Millot. Về Françis Garnier và kế hoạch hành quân. Về những sự khích bác của người Annam. Về sứ mạng của Thiếu Tá Senez và sứ mạng của Françis. Những bước đầu khó khăn về các sự việc đã xảy ra do ông Barbou kể lại. Về sự hỗn xược của các Thống đốc Hà Nội. Tuyên cáo của Françis Garnier. Sự trả đũa của Viên Thống Đốc. Về thơ của Garnier gửi cho người em... Chương VIII : Về các cuộc điều đình mới. Về tối hậu thư ngày 19 tháng 11, năm 1893. Kế hoạch tấn công. Về việc chiếm thành Hà Nội. Vai trò của Jean Dupuis. Sự quy thuận của chính quyền địa phương. Chính sách của Garnier. Việc mua lại các chiến thuyền của Dupuis. Về các nhân vật như Balny, Trentinian, Hautefeuille, Bain.Về cuộc tấn công của bọn Giặc Cờ Đen. Về sự bất cẩn dẫn đến cái chết của Françis Garnier. Cái chết của Balny. Về việc ký kết các thỏa thuận với các sứ giả Annam. Về lệnh tạm ngưng tất cả mọi chiến dịch. Vai trò của Philastre. Việc tàn sát các quân lính bản xứ theo phe Pháp. Các trách nhiệm trước lịch sử. Hiệp ước ngày 15/3/1874... Chương IX: Nói về vai trò của Dupuis đối với Philastre. Việc phong tỏa toán quân của Dupuis. Việc tước và sung công vũ khí. Việc cướp các ngân khố. Việc bán tàu. Việc trở về Pháp của Dupuis. Về một bức công điện kỳ cục. Về việc Dupuis khiếu nại với Hạ Viện Pháp. Trích đoạn các tài liệu ủng hộ việc Jean Dupuis khiếu nại, và trích đoạn báo cáo của Ủy ban Thứ nhì giải quyết khiếu nại... Chương X : Nói về Jean Dupuis ra trước Hàn Lâm Viện Pháp. Về các cảm tưởng của Jean Dupuis trong chuyến đi Bắc kỳ của hắn. Đây cũng là một cuốn sách nói về một giai đoạn lịch sử và có thể cung cấp một số tư liệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử, đồng thời cũng có thể tạm chơi như là chơi một cuốn sách cổ đã có hàng trăm tuổi... Trích hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI Vũ Anh Tuấn HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Giới thiệu Văn học Việt Nam từ ngày 05 đến ngày 10/01/2010 tại trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội Bài tham luận. VIỆC GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM VỚI QUỐC TẾ
THÙY DƯƠNG Kính thưa quý vị Đại biểu, Cách đây khoảng 7-8 năm nếu tôi không nhầm, tôi có đọc được một bài báo của nhà thơ Phạm Tiến Duật đề cập đến vấn đề giới thiệu văn học Việt Nam với nước ngoài. Ông đề nghị thành lập một ban dịch thuật gồm những cây bút có trình độ và sẽ ra một tờ tạp chí để giới thiệu những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra ngoại ngữ cho người nước ngoài đọc. Đại khái như vậy, tôi không nhớ rõ chi tiết cụ thể. Tôi có cắt bài báo ấy và cất giữ trong tủ sách của tôi đến 5-6 năm. Thỉnh thoảng tôi định liên hệ để hỏi xem việc ấy tiến hành ra sao và kết quả đến đâu, vì tôi rất thích được đọc những tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng Anh hay Pháp, không phải cho sở thích cá nhân tôi mà đọc bằng con mắt và cảm nhận của người nước ngoài. Thế nhưng không biết địa chỉ nào liên hệ nên tôi đành chỉ biết chờ đợi nghe ngóng, nhưng tới nay chưa nhận được kết quả gì. Tôi được biết nhà thơ Phạm Tiến Duật đã ra đi từ vài năm nay và bài báo tôi cất giữ 5-6 năm đã được bỏ đi. Nay nhận được giấy mời dự Hội nghị QT giới thiệu văn học Việt Nam tôi rất vui mừng và hân hạnh được tham dự, vì đây là một vấn đề mà tôi quan tâm từ lâu. Trước hết, xin cho phép tôi được điểm qua về tình hình sách báo ngoại ngữ ở Việt Nam hiện tại. Các tác phẩm văn học lớn như Truyện Kiều, Chinh Phụ ngâm, Cung Oán… được dịch ra tiếng Anh hay Pháp, bằng văn xuôi, thơ không vần hay thơ vần ra đời trong thế kỷ 20, nay các nhà sách đã hết lâu không tái bản. Các tờ báo Anh ngữ hằng ngày hay hàng tuần thì hầu hết chỉ đưa các tin thời sự nóng bỏng và các bài bình luận của các chuyên gia Kinh Tế, Tài Chánh, Thương Mại. Còn các đề tài văn học thì rất hiếm. Một vài tờ báo Anh ngữ có uy tín như Vietnam News, số cuối tuần có dành một vài trang cho truyện ngắn hay tiểu thuyết đương đại phản ánh cuộc sống xã hội hiện tại ở Việt Nam đề khách nước ngoài có thể giải trí những ngày cuối tuần và hiểu sâu thêm về những con người Việt Nam trong xã hội hiện tại. Cũng là văn học đó. Thế nhưng có lẽ khách nước ngoài chẳng thấy được gì sâu hơn là cuộc sống xô bồ trước mắt của một xã hội đang phát triển, kém văn hoá, đang chạy theo những cái văn minh mà họ đã thải bỏ và cho là lạc hậu. Xin lỗi, người viết không dám vơ đũa cả nắm và rất tôn trọng những điểm son đáng kính của lớp người trẻ tài năng đang vươn lên. Để giới thiệu nền Văn Học của một nước, một dân tộc, thiết nghĩ phải đi từ gốc, dù là một cái gốc lạc hậu lồng trong một bối cảnh bi đát của lịch sử, mới thấy được bản sắc thực sự của nó, mà không thể đi từ ngọn hay lưng chừng. Khác nào như ta tặng khách một vài cành hoa về cắm để ngắm chơi, mà không biết cây hoa thế nào, cao hay thấp, trồng bằng cành hay hạt, mọc ở những vùng đất nào… Ngắm chán rồi thì bỏ, không còn một ý niệm gì để nhớ dù là một loài hoa quý. Trở lại vấn đề trên: Việc giới thiệu Văn Học VN với Quốc Tế. Về chủ trương và đội ngũ thì Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã nêu trong bài báo năm xưa, nay tôi chỉ xin nêu thêm một số ý kiến cụ thể. a. Về ngôn ngữ : Ai cũng biết tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế từ lâu được phổ biến trên khắp thế giới. Còn tiếng Pháp một thời đã được tôn trọng là ngôn ngữ đẹp nhưng nay ít người biết, chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết. b. Về đội ngũ : Trình độ Anh ngữ là cần thiết nhưng chưa đủ. Ta nên mời những người có sở trường và yêu thích văn học, nhất là có tâm huyết, không phải những người kiếm sống bằng nghề dịch thuật viết lách. Họ phải viết bằng trái tim hơn là bằng trí óc, vì trái tim nhân loại hơn là nhu cầu vật chất của chính họ. c. Về cơ chế, chính sách : Nhà nước cần đãi ngộ họ xứng đáng về tinh thần cũng như vật chất, vì họ chính là những người khơi nguồn cho tinh hoa dân tộc bay xa. Họ không bắt buộc phải có tác phẩm đều đặn mà chỉ được gợi ý, khi nào thấy khởi hứng thì viết. Những tác phẩm có giá trị đặc sắc sẽ được tưởng thưởng. Ngoài ra những người không có điều kiện tham gia đội ngũ, chỉ hoạt động riêng rẽ, nếu có tác phẩm hay cũng sẽ được hỗ trợ ấn hành và nếu xuất sắc cũng có thể được tưởng thưởng. d. Về cuốn tạp chí : Nên phát hành định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần. · Nội dung: Thật hấp dẫn, nghĩa là thu hút được tình cảm của người nước ngoài bằng những gì khác với họ khiến họ thích tìm hiểu, thí dụ: bản sắc Á Đông đơn giản, kín đáo nhưng sâu sắc, thâm trầm, con người VN với nếp sống nghèo nàn nhưng thông minh, dũng cảm, kiên trì… Các tác phẩm được giới thiệu là những tác phẩm Văn Học VN xưa và nay, kèm theo xuất xứ, bối cảnh lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp tác giả. Nếu là tác phẩm dài thì đăng mỗi kỳ một đoạn. Nên tránh các đề tài chính trị để nhiều người có thể hiểu lầm về mục đích tờ báo. Thí dụ các tác phẩm nổi tiếng đã lưu hành ở ngoài như Nhật Ký Trong Tù (HCM), Cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhật ký Đặng Thùy Trâm… không nên đưa vào. · Hình thức: có màu sắc Á Đông, không lòe loẹt, có nhiều quảng cáo cần cho khách nước ngoài. Lúc đầu để quảng cáo có thể biếu không một vài kỳ cho các trung tâm du lịch, các cơ sở kinh doanh nước ngoài. Sau đó, nếu thích họ sẽ đặt mua dài hạn. Có thể nhận bài cộng tác của độc giả nước ngoài hay trong nước nếu hay. · Không nên nhờ người nước ngoài sửa chữa, nhưng có thể nhờ họ cho nhận xét, cảm tưởng… để mình rút kinh nghiệm hướng theo nhu cầu của họ. · Tên tờ tạp chí cũng rất quan trọng, cơ thể lấy là “Hồn Việt”, “Vietnam’s Soul” hay một cái tên khác có ý nghĩa sâu sắc. e/ Vấn đề lịch sử: Như đã nói ở trên, mỗi khi giới thiệu một tác phẩm văn học với người nước ngoài, để họ hiểu hơn, ta cần lồng nó trong bối cảnh lịch sử của nó. Cũng như khi trình diễn một màn hoạt cảnh, ta không thể để cái “phông” trắng đằng sau mà phải dựng một cảnh trí phù hợp để làm nền. Như thế Văn Học phải lấy Sử Học làm nền. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ta muốn người nước ngoài phải rành sử Việt Nam mới hiểu được văn học Việt Nam. Chỉ cần khi giới thiệu bối cảnh lịch sử ta liên hệ với một vài sự kiện lịch sử của thế giới hoặc một vài nước lớn như Trung Quốc, Pháp… là độc giả có thể hình dung được phần nào, nếu muốn biết rõ hơn họ có thể tự tìm hiểu thêm trên mạng. Và như thế, một công đôi việc, giới thiệu Văn Học Việt Nam ta đồng thời có thể giới thiệu qua về Lịch Sử Việt Nam. Có một điều tôi thấy trước mắt ta có thể làm để giúp du khách nước ngoài hiểu đôi nét về Sử Việt Nam mà cũng tiện ích cho họ. Ta tưởng tượng các du khách đến Việt Nam đi trên những con đường của các thành phố lớn hay nhỏ, cứ phải chăm chăm tập đánh vần và phát âm những cái tên khó đọc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, Lê Quý Đôn… mà chẳng hiểu ý nghĩa gì, để khỏi bị lạc đường hay bị các tài xế taxi nghe lầm và chở họ đi lạc. Tôi đã thấy một khách nước ngoài bước xuống taxi nhìn ngang nhìn ngửa rồi bảo tài xế: “Không phải đường này!” rồi giở tấm giấy ra viết… Tại sao ta không giúp họ bằng cách viết lên những trang sử oai hùng lẫm liệt, hay văn học sáng chói về những cái tên “oái ăm” mà họ sợ kia, để mỗi khi đi trên đường phố Việt Nam, họ sẽ có những ấn tượng đẹp và dễ nhớ hơn những cái tên ấy? Điều này tôi đã thử làm để giới thiệu con đường hoa Nguyễn Huệ của TP.HCM mỗi độ xuân về, trong bài viết “The man who made A GLORIOUS LUNAR NEW YEAR in VIETNAM’S HISTORY” (Người làm nên cái Tết vẻ vang của lịch sử Việt Nam) nhân dịp kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa ngày mồng 5 Tết Âm Lịch hàng năm. Nhưng không tờ báo Anh ngữ nào nhận đăng vì dài quá, họ đề nghị cắt bớt 2/3 còn 2 trang thì họ đăng. Bài này có thể giới thiệu với du khách được bốn tên đường: Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Ngô Thời Nhiệm – 4 danh nhân lịch sử và văn học. Đế kết luận, tôi ước mong chủ trương của Hội Nhà Văn Việt Nam: giới thiệu Văn học Việt Nam với quốc tế, cùng dự kiến của nhà thơ quá cố Phạm Tiến Duật cách đây nhiều năm, sẽ sớm được thực hiện nhân dịp 1000 năm Thăng Long để những cây bút tâm huyết đang ấp ủ những áng văn đẹp của tiền nhân, và những bài viết ngắn dài của tôi sớm có nơi tiếp nhận. Xin trân trọng cảm ơn. TP.HCM, 17-12-2009 THÙY DƯƠNG CÓ NÊN CHO NGOẠI NHÂN XÍA VÀO CÔNG VIỆC DỊCH THUẬT CỦA CHÚNG TA KHÔNG?
Thưa toàn thể quý vị, Trong việc “Giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài”, mục tiêu của Hội nghị Quốc tế này, một khâu quan trọng vào bậc nhất chính là khâu Dịch Thuật. Năm 1895, Tự điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của dịch nghĩa Dịch là “cắt nghĩa ra tiếng khác” và Dịch sách là “giải sách gì ra tiếng khác”. Bốn mươi bẩy năm sau, vào năm 1958, tự điển Thanh Nghị định nghĩa Dịch là “đem thứ tiếng này diễn ra thứ tiếng khác”. Ngay bây giờ, Dịch được định nghĩa là “tìm một cái tương đương trong ngôn ngữ”, và người dịch dĩ nhiên là phải giỏi ngoại ngữ, nhưng quan trọng hơn, phải giỏi tiếng mẹ đẻ, đồng thời cũng phải có tố chất nghệ sĩ thì mới có thể là dịch giả văn học được (MQL). Trong bài viết ngắn này, người viết không đề cập tới việc dịch xuôi, tức là dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt của chúng ta, mà chỉ nói tới việc dịch ngược, tức là dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Và, dĩ nhiên là khi dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng nước ngoài, thì người dịch cũng phải thật giỏi để có thể chuyển tải sang tiếng nước ngoài thật đúng những gì nguyên tác tiếng Việt muốn nói. Bây giờ cũng như trước kia, trong việc dịch, nếu đạt được 3 tiêu chuẩn Tín, Đạt, Nhã thì dịch phẩm có thể coi là đã thành công. Và trong ba tiêu chuẩn đó thì Tín là cần nhất, đặc biệt trong việc dịch ngược, vì nếu ta dịch sai nguyên tác ra tiếng nước ngoài thì tội nghiệp cho tác giả đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để viết ra tác phẩm quá! Trong bài viết ngắn này, người viết không muốn đề cập gì tới các cách dịch mà chỉ muốn nói tới một vấn đề là: “Khi dịch, ta có nên để ngoại nhân xía vào việc làm của ta không?” Đương nhiên là nếu người dịch là một người có lương tâm nghề nghiệp thì việc đầu tiên phải làm là phải cố gắng tìm tòi những cách viết, cách nói mà diễn tả chính xác nhất nguyên tác để người nước ngoài khi đọc sẽ cảm thông sâu sắc và hiểu rõ những gì tác giả muốn nói. Điều khó nhất với một người dịch có lương tâm là phải hiểu cho thật rõ tác giả muốn nói những gì, sau đó là việc tìm sao được những từ, những câu tương đương trong thứ ngoại ngữ ta dịch ra. Ngay khi đã tìm được và quyết định là chính xác thì ta dùng và phải tự tin vào những câu, những từ ta dùng là không phản nghĩa, không viết sai văn phạm của thứ ngoại ngữ ta dùng để dịch. Người dịch ngược cần phải tự chủ, tự tin vào những gì mình viết ra, và nhất là phải tự tin vào việc mình rất thấu hiểu tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của mình. Còn việc dịch phẩm hay dở ra sao sẽ là do các độc giả (ở đây là các độc giả người nước ngoài) đọc xong sẽ có ý kiến. Điều cần nhất là phải viết một cách nghiêm túc, rõ ràng, khúc chiết và nhất là đừng sai văn phạm, đừng dùng những từ không có trong thứ tiếng ta dịch ra. Vì một dịch phẩm, dịch ra tiếng Anh chẳng hạn, mà ở trong có chứa đựng dù chỉ một từ không phải tiếng Anh thì cũng là một thất bại rồi. Trên đất nước ta có một việc rất không nên làm là các dịch giả, mỗi khi dịch xong một dịch phẩm, thường đem cho các người ngoại quốc xem và sửa hộ. Việc làm này trước nhất biểu lộ tính không tự tin, tính ưa ỷ lại vào người khác, sau là biểu lộ việc luôn luôn coi người nước ngoài là hơn mình. Việc luôn luôn coi người nước ngoài là giỏi hơn mình về ngôn ngữ của họ là rất sai lầm. Đơn giản là một người nước ngoài nếu ít học, hoặc có nhiều học đi nữa, nhưng không thông thạo về lãnh vực văn chương chữ nghĩa, thì chắc chắn sẽ không giúp gì được ta và chắc chắn sẽ hại ta vì khi cho họ xía vào THÌ LẬP TỨC BẢN DỊCH SẼ CÀNG NGÀY CÀNG XA NGUYÊN TÁC. Lý do đơn giản là vì, là người nước ngoài, làm sao họ có thể hiểu rõ tiếng Việt như ta. Người viết xin nêu ra 1 thí dụ rất rõ rệt, cụ thể như sau đây: Một ngày kia, người viết tình cờ bắt gặp một bản dịch Việt-Anh và thấy được bản dịch đó có dòng chữ “revised by Allison Tr…”. Thấy là có ngoại nhân duyệt lại, người viết tò mò đọc qua và bắt gặp được 7 điều hiểu lầm trên tổng số 78 trang của bản dịch. Dưới đây là một lỗi để minh họa: Câu: “như khôn ngăn một xúc động lớn lao” Được dịch là: “Wisdom blocked strong emotions” Người ngoại quốc duyệt lại đã nhầm chữ khôn (ở đây có nghĩa là không ngăn được) thành chữ sự khôn ngoan nên mới dịch là wisdom. Tóm lại người viết xin đề nghị là những dịch giả đừng bao giờ cho ngoại nhân xía vào dịch phẩm của mình. Xin hãy tự tin vào khả năng và sự thông hiểu tiếng mẹ đẻ của mình để mà cố làm hết sức, cố tìm tòi những từ, những câu chính xác nhất để dịch, được đến đâu hay đến đấy, chẳng cần dựa vào ai, và nếu mình được chấp nhận thì cũng là tốt lắm rồi. Tôi xin hết lời và xin chân thành cảm ơn quý vị đã dành thì giờ đọc bài viết này. Vũ Anh Tuấn ĐTDĐ 0122 292 9703 NGÀY TẾT NÓI CHUYỆN HOA MAI Cứ vào cuối tháng chạp ta, trên con đường Kha Vạn Cân, từ ga xe lửa Bình Triệu kéo thẳng lên đến Cầu Ngang, gần chợ Thủ Đức, khách qua đường đã thấy hai bên con lộ chật hẹp và rất thường xuyên ngập nước này còn lại lác đác những mảnh đất vườn ăn thông ra mép lộ, đã thấy cư dân vùng ngoại ô này bày đầy những chậu mai kiểng sắp ngay hàng thẳng lối, to có nhỏ có, bằng đất nung có, bằng sành sứ có, từ những chậu nhỏ cho hoa bon-sai cho đến những chậu bằng sứ hình tròn hoặc lục giác đường kính gần 2 mét, giát mảnh sành xung quanh theo hình long, lân, quy, phụng hoặc mai, lan, cúc, trúc. Dân miệt vườn ở hai phường Hiệp Bình của quận Thủ Đức đang chuẩn bị cho mai Tết đấy! Cây bông mai được chăm sóc hàng ngày, có nhân viên lưng đeo bình xịt thỉnh thoảng tưới nước giữ vẻ tươi tốt cho cây. Đến độ một, hai ngày trước Tết, khi những nụ hoa bắt đầu tách vỏ xanh bên ngoài để hé cánh hoa màu vàng bên trong, dân nhà nghề thường gọi là mai “le lưỡi”, thì bớt tưới vì sợ hoa nở bung trước ngày mùng một. Trong đám mai vàng cũng có chen lẫn một ít mai trắng (bạch mai), giá thường đắt hơn vì hiếm. Những chậu mai nhỏ người ta mua về chưng trong 3 ngày Tết xong, có tiếc lắm cũng chỉ đến ngày “hạ nêu”(1) là đem vứt bỏ xe rác. Nhưng những chậu mai trong chậu kiểng lớn giá lên tới hàng chục triệu đồng, thì lại có dịch vụ “dưỡng mai”, nghĩa là quanh năm đem gởi tại nhà vườn có người chăm sóc, đến trước Tết độ năm ba ngày thì chở về nhà chủ. Chỉ những cây cao từ thước rưỡi trở lên nhà vườn mới nhận để khỏi bõ công chăm sóc. Hoa mai nguyên thủy chỉ có năm cánh, nhưng những lúc sau này các nghệ nhân đã tìm được cách ghép cành cho ra những hoa có 9, 10 cánh, có khi lên đến 12 cánh và nở thành chùm trông rất đẹp. Lại cũng có nơi ghép được hoa hai màu; trên cùng một cây có mai vàng lẫn mai trắng. Và thường thì loại mai này giá đắt hơn mai đơn thuần nhiều. Cứ đến mấy ngày trước Tết, cư dân các quận trung tâm đô thành thường đổ xô về hướng Thủ Đức, trên con đường cặp theo đường sắt ở phường Hiệp Bình Chánh để tìm mua mai. Việc chuyên chở món hàng về nhà thì cũng không có gì khó khăn mấy. Chỉ cần để chậu mai trên yên sau xe gắn máy, buộc sợi dây thun qua chậu là có thể thong dong chạy về, một hai bông hoa mới nở theo ý của nhà vườn để chào khách cũng không đến nỗi phải rụng cánh dọc đường, còn những chùm nụ thì chắc chắn không hề gì. Cho nên, trên dòng xe lưu thông từ hướng Bình Triệu về Sài Gòn trong những ngày nói trên, cây bông mai là hình ảnh rộn rịp nhất của cái không khí Tết. Và thỉnh thoảng người ta cũng thấy những xe tải nhỏ chở những chậu mai to tướng, có cây cao đến hơn hai thước. Điểm đến của những món hàng đắt tiền này là đâu? Chắc chắn là những khách sạn 3, 4 sao gì đó, hoặc những cửa hàng lớn ở những khu phố sang trọng, mà cũng nhiều khi xe chui vào cổng những biệt thự sang trọng của những… đại gia. Khi đi chọn mua mai, họ đến nhà vườn bằng xe hơi đắt tiền, ngã giá xong là móc túi lấy “dế”(2) ra gọi về nhà lên chở về. Xe lam, ba bánh vào những ngày này cũng đắt hàng, không vào được những đường cấm, thì cứ việc chở đến một công viên nào đó. Thế là đã biến thành chợ hoa trong những ngày Tết. Tại khu nhà vườn, những chậu mai lớn trong chậu thì không bao giờ sợ “bể bờ bao” như loại mai nhỏ trồng trên đất. Cùng họ với cây mai Tết, cũng có loại mai “tứ quý” ba tháng nở một lần nhưng bông hoa nhỏ không được đẹp, lá màu xanh sẫm hơn, chỉ để trồng ngoài sân cho có hoa nở bốn mùa, chứ không chưng trong nhà như mai Tết. Truyền thuyết cho rằng, vào thời Trần nước ta, khi vua Trần Nhân Tôn (1279-1293) gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, vị vua Chàm này rất mực yêu quý Công chúa nên ngoài việc phong ngay cho làm Hoàng hậu với mỹ từ PARAMECVARI, còn cho chọn một ngọn đồi trồng toàn các loại mai làm vườn thượng uyển cho Công chúa thưởng ngoạn. Hoa mai cũng từng có 3 loại: hoàng mai, bạch mai và hồng mai, nhưng về sau nạn phá rừng để lấy gỗ đã làm cho hoa mai màu hồng vốn rất hiếm đã bị tuyệt chủng, về sau chỉ còn thấy lác đác ở vùng Ninh Thuận (Phan Rang) nhưng nay thì không còn thấy đâu nữa. Ngày nay với công nghệ tiên tiến và cũng để chiều theo thị hiếu của nhiều người ưa chuộng loài hoa tuy hữu sắc nhưng vô hương ấy - quý ở chỗ chỉ trổ bông vào đúng dịp Tết Nguyên Đán cho dù gặp năm nhuần thời gian kéo dài thêm một tháng, cũng không bao giờ trổ sai lệch - cây mai nhựa đã ra đời với bông hoa, màu sắc sắc sảo có thể còn bắt mắt hơn hoa thiên nhiên. Nhưng vào những ngày đầu năm, nhìn thấy những cánh hoa rơi rụng quanh chậu trên mặt đất, tâm hồn con người trở nên thi vị hơn, dễ gây cảm xúc cho “kiếp hoa sớm nở tối tàn”. Còn đối với mai nhựa, để chỗ nào cũng thấy chung quanh chậu chỉ có nền gạch men láng bóng, trông có vẻ hơi… vô duyên. Hoa mai cũng từng được vinh danh ở nước ngoài trong những dịp bang giao. Trạng Quỳnh(3), vào thời Lê Mạt ở nước ta, có lần được cử đi sứ Trung Quốc. Khi đến xứ người, trong một buổi tiếp tân, trạng thấy có bức tranh vẽ con chim se sẻ đậu trên một cành mai. Nét vẽ thần tình quá khiến trạng ta ngỡ là chim thật nên chạy đến vồ, làm rách bức tranh. Sứ thần các nước cười lên hô hố. Nhưng Trạng nước Nam vốn nổi tiếng ứng biến rất nhanh nhẹn, thông minh nên nói rằng: mai là loại hoa tượng trưng cho người quân tử, còn chim sẻ là loại tiểu nhân, sao để tiểu nhân trên người quân tử, thật không hợp lý với đạo thánh hiền nên phải xé bỏ. Đại diện nước chủ nhà đành phải chịu thua. Trong các loại hoa chưng trong nhà ngày Tết, vạn thọ, thược dược, cúc mâm xôi chỉ được khiêm tốn nép mình bên cánh cửa ra vào, nhưng cây mai luôn được trân trọng để giữa phòng khách, chí ít cũng là một cành cắm vào bình để giữa bàn, chủ nhà không quên bỏ vào bình một vài viên aspirine để cho hoa lâu tàn. Ngày Tết đi từ Trung vào Nam đâu đâu cũng thấy chưng mai mua từ các nơi đem về. Có nhiều nhà, kể cả các biệt thự kiểu cổ sang trọng, giữa sân có trồng cây mai từ đời cha ông để lại. Chỉ trừ miền Bắc vì tiết trời lạnh không trồng được mai, nhưng đổi lại, có hoa đào màu hồng cũng trổ bông vào dịp Tết. Và như thể có cuộc giao lưu hoa kiểng, nên những ngày trước Tết, trên những chuyến bay Sài Gòn – Hà Nội và ngược lại, người ta thấy không ít những bó hoa tươi thắm màu vàng đổ xuống sân bay Nội Bài, và tại Tân Sơn Nhất, bà con bước ra phòng kính có bó hoa màu hồng trên tay. Hoa mai với vị thế độc tôn đối với những loài hoa khác trong ngày Tết, đã trở thành cây bông truyền thống của người Việt Nam những ngày đầu năm. PPT ghi ------------------ (1) Tết cổ truyền Việt Nam bắt đầu từ 30 hoặc 29 tháng chạp dựng nêu và cho đến mùng 7 tháng giêng mới hạ nêu. Ca dao: Cu kêu ba tiếng cu kêu Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè (2) Dế: tiếng lóng chỉ điện thoại di động (3) Trạng Quỳnh tên Nguyễn Quỳnh, cũng gọi là Cống Quỳnh, người Thanh Hóa, danh sĩ thời Lê Mạt, có biệt tài xuất khẩu thành chương, ứng đối lanh lẹ bặt thiệp, đi sứ Tàu đã làm cho sĩ phu Trung Hoa rất kính phục. Bài viết cho ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và Tết Canh Dần 2010. Nên chăng có một mô hình Thành Gia Định?
Công cuộc mở đất phương Nam của nhân dân Việt Nam tồn tại cách đây lối 311 năm (1698-2009) kể từ khi Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh cho lập Phủ Gia Định năm 1698 khi thấy nơi đây đất đã mở mang “đến hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ” gồm huyện Phước Long (nay là Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn nay là thành phố Hồ Chí Minh) rộng khoảng 30.000 km2, khu vực từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ Đông. Từ năm 1623, chúa Nguyễn đã cho lập hai trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Côn (nay là thuộc quận 1 và quận 5). Năm 1679, chúa Nguyễn lập đồn Dinh (dinh Điều khiển) ở Tân Mỹ (nay ở gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi, có thể là vị trí của nhà thờ Huyện Sĩ thuộc phường Nguyễn Cư Trinh). Tới năm 1790, Nguyễn Phúc Ánh cho xây dựng thành Gia Định theo kiểu Pháp (Vauban) có 8 cạnh nên gọi là thành Bát Quái (còn có tên thành Phiên An) cao 20 mét bằng vật liệu hỗn hợp gồm đá, gạch, đất nằm ở vị trí nay được xác định trên khu vực được giới hạn bởi các con đường Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ khởi nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu và Đinh Tiên Hoàng thuộc quận 1. Tới năm 1836, sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (con nuôi Tả quân Lê Văn Duyệt – nay có mộ là lăng Ông ở Bà Chiểu quận Bình Thạnh) Vua Minh Mạng cho phá hủy thành này để xây một thành nhỏ hơn gọi là Thành Phụng (1836-1859) còn có tên thành Gia Định, chu vi được giới hạn bởi bốn đường: Nguyễn Du, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành này đã bị giặc Pháp phá hủy sau khi đánh chiếm vào đầu năm 1859. Trải qua nhiều thời kỳ quy hoạch và chỉnh trang đô thị Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) những dấu vết, di tích của hai thành đều hầu như không còn gì. Ngày nay người ta chỉ còn ghi nhận được khu trung tâm của thành Bát Quái là chỗ Vương Cung thánh đường thuộc Công xã Paris và trung tâm thành Phụng là Trường đại học Khoa học xã hội nhân văn và Trường quản lý Nông nghiệp mà ngày trước quân Pháp cho xây thành Săn Đá dành cho lính gốc châu Phi đồn trú. Sài Gòn nay là thành phố Hồ Chí Minh có một bề dày lịch sử mở đất phương Nam trên 300 năm nhưng lại không còn một dấu vết hay di tích lịch sử nào gọi là di sản lịch sử hay văn hóa để lại làm truyền thống giáo dục các thế hệ con cháu. Hai vị trí còn lưu lại được các nhà nghiên cứu sử học xác định là nơi cổng thành Bát Quái (gò đất cao có khu nhà Sở Giáo dục-Đào tạo 70 Lê Thánh Tôn Q.1 đang bị xóa sổ cho dự án nhà cao tầng) và gò đất là cổng thành Phụng (thành Gia Định) nơi có khu nhà đã phá bỏ xây cao ốc 33 tầng đường Tôn Đức Thắng Q.1, nay đã không còn nữa. Quả thật đáng tiếc. Còn Gia Định mà ngày nay là quận Bình Thạnh thì thời Pháp đặt bộ máy cai trị với tên hành chính là tỉnh lỵ Gia Định mà trung tâm là trụ sở Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh. Dưới thời Mỹ ngụy, tỉnh Gia Định có quận Gò Vấp, trong đó có xã Bình Hòa (trung tâm là chợ Bà Chiểu) và Thạnh Mỹ Tây (trung tâm là chợ Thị Nghè). Như vậy, thành Gia Định (gồm thành Bát Quái hay thành Quy và thành Phụng) đối với thế hệ ngày nay không thể hình dung được là nơi nào và cũng không ai biết có hay không tồn một thành kiểu cổ như thế ở ngay giữa trung tâm thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Vậy thì nên chăng, chúng ta cho xây dựng một mô hình tái lập hình dạng của một thành Bát Quái hay thành Phụng đặt trong Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh để cho khánh tham quan chiêm ngưỡng và làm nơi giáo dục truyền thống thế hệ tương lai. Hoặc giả nên cho khôi phục lại một cổng thành của thành Phụng mà nay còn lưu lại bức tranh vẽ cho thấy cảnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha đang công phá thành. Cổng thành Phụng bị giặc Pháp – Tây Ban Nha tấn công có thể nằm ở vị trí nay là khu vực tòa cao ốc 33 tầng chỗ góc đường Nguyễn Du với Tôn Đức Thắng, thậm chí là đầu đường Đinh Tiên Hoàng thuộc phường Bến Nghé Q.1. Ở khu vực này ngày nay chúng ta có thể xây dựng một cổng thành tượng trưng với quy mô nhỏ để lưu lại di tích của một thành Phụng cổ với khí phách hào hùng của dân quân Gia Định hy sinh bảo vệ thành vào đầu xuân 1859. Xác thực nhất là cho xây lại một cổng thành ngay trước trường Đại học KH-XH-NV (ngã ba Đinh Tiên Hoàng với Lê Duẩn), giống như Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) của Pháp nằm giữ trung tâm thủ đô Paris. Đó còn là chứng tích văn hóa lịch sử của một vùng đất phương Nam của đất nước Đại Việt được mở rộng để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Vương Liêm Thành Gia Định , hay thành Sài Gòn (còn được biết đến với tên thành Phiên An) là tên một thành cũ ở Gia Định , tồn tại từ 1790 đến 1859 . Đã có 2 tòa thành được xây lên ở đây rồi bị phá hủy hoàn toàn. Lịch sử Năm 1623 , chúa Nguyễn cho mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (ở vị trí mà ngày nay là quận 1 và quận 5). Năm 1680 , những người Minh Hương đến khu vực này và bắt đầu khai phá thành lập các vùng dân cư. Năm 1708 , một tướng nhà Minh chạy sang Việt Nam, tên là Mạc Cửu , xin dâng trấn Hà Tiên thuộc quyền chúa Nguyễn. Đến năm 1732 , chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và cho dựng dinh Long Hồ (sau thành Vĩnh Long ). Đến năm 1756 , tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau là Định Tường ). Đến năm 1757 , chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu , Tân Châu , Châu Đốc . Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền người Việt. Từ 1779 , phủ Gia Định bao gồm các dinh: Dinh Phiên trấn (Sài Gòn) Dinh Trấn Biên (Biên Hòa) Dinh Trường Đồn (Định Tường) Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang). Trấn Hà Tiên.
Trong gần 10 năm (từ 1776 đến 1783 ) là gai đoạn giằng co giữa chúa Nguyễn và quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn nhiều lần vào đánh chiếm Gia Định. Nhưng lần nào cũng vậy, chủ tướng (Nguyễn Lữ hoặc Nguyễn Huệ) và quân chủ lực của Tây Sơn rút về giao lại cho một bộ tướng coi giữ, chỉ một thời gian sau lực lượng họ Nguyễn lại tụ tập và nhanh chóng chiếm lại vùng Nam Bộ, trong đó có Gia Định. Tháng 8, năm Đinh Dậu ( 7 tháng 9 năm 1788 ), lợi dụng khi quân Tây Sơn đang bận tái lập trật tự Bắc Hà và đánh quân Thanh , Nguyễn Ánh đánh chiếm được Sài Gòn, xây dựng thành quách và biến nơi đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn. Thành Bát Quái. Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Ly Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa. Khi Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn, ông xây thành cao thêm 1 thước 5 tấc. Năm 1833 Lê Văn Khôi , con nuôi Lê Văn Duyệt chiếm thành, chống lại triều đình. Đến năm 1836, quân triều đình lấy lại thành và phá bỏ để xây thành mới. Đây là ngôi thành có vai trò rất quan trọng về mặt chính trị quân sự địa lý của vùng Gia Định trong một khoảng thời gian dài. Sau khi được xây dựng, quân Tây Sơn đã không cố gắng để chiếm thành một lần nào nữa, giúp cho Nguyễn Ánh có được một lợi thế nhất định. Đôi điều về Văn miếu Trấn Biên thờ Khổng Tử ? Vào giờ ngọ ngày mùng 9 Tết Đinh Hợi 2007, chúng tôi có dịp về thăm Văn Miếu Trấn Biên – Đồng Nai, tọa lạc gần bên hồ Long An thuộc khu du lịch Bửu Long thành phố Biên Hòa. Tới đây đọc xong văn bia, chúng tôi mới biết Văn miếu Trấn Biên (VMTB) được lập ngày 18 tháng 5/2002. Mấy năm trước có nghe báo chí thông tin về lễ khánh thành VMTB nhưng chưa có cơ hội đến tham quan. Do tình cờ đến đây nên chúng tôi chưa có một tư liệu gì về khu vực này cả, ngay như tờ lý lịch trích ngang của nó cũng không có. Lúc đầu, chúng tôi nghĩ đơn giản VMTB chỉ là một ngôi miếu nhỏ hay đền thờ tiền hiền chung chung với tấm bia đá như bao nhiêu tấm bia đá khác, khắc ghi đôi điều về cột mốc, xuất xứ của địa danh Trấn Biên vào đầu nhà Nguyễn trong thời gian Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược Cao Miên dựng dinh Trấn Biên ở Đồng Nai (1689) và lập dinh Phiên Trấn ở Gia Định. Thật không ngờ, VMTB lại nằm trong một khu vực rộng lớn, có tường cao cổng luôn mở (mà không có một nhân viên nào) với nhiều nhà, đền, cổng cao cửa rộng, nếu không muốn nói là có lối kiến trúc hiện đại khá độc đáo rất khang trang, thông thoáng và bền vững vì toàn bộ bằng đá, gạch, sắt và ngói tốt (vật liệu của địa phương). Thêm vào đó, đường sá, lối đi, bậc thềm (lót toàn đá, gạch), cây cảnh, cỏ, hoa do các tỉnh thành đóng góp được chăm sóc hết sức công phu với một đội ngũ công nhân lao động mẫn cán có tay nghề. Bản thân khu vực này là một vùng đồi thấp nằm bên cạnh khu du lịch Bửu Long (Bửu Sơn) nhìn về trung tâm thành phố Biên Hòa và sân bay ở hướng tây nam. Như vậy, khu văn miếu nằm ở hướng tây bắc nội thành Biên Hòa ngó về hướng nam chếch đông, nơi có cầu Hóa An và cầu Gành. Về phong cảnh, dòng sông Đồng Nai hiền hòa, bát ngát chảy vòng quanh khu văn miếu, cả khu du lịch Bửu Long chỉ cách vài trăm mét theo hướng bắc qua tây rồi xuống nam cùng với con đường tráng nhựa rộng rãi được viền bởi hai hàng cây xanh tạo nên một cảnh trí xinh đẹp của vùng đất mang dấu ấn Trấn Biên năm xưa. Vị trí dinh Trấn Biên ngày xưa chắc không nằm ở đây vì hoang vu với nhiều núi rừng và dã thú. Nhiều dấu vết còn lại cho thấy dinh này nằm ở dốc cao nơi có nhiều doanh trại quân đội Pháp - dốc sỏi. Nếu ai từng tới Văn miếu Hà Nội (VMHN) thì thấy hầu như khu VMTB sao chép y nguyên khu VMHN nhưng đường vào cổng Tam quan của VMHN thì trực tiếp ngay từ hướng nam (đường Quốc Tử Giám), nay nằm lọt giữa bốn đường phố, chớ không lòng vòng từ bắc qua tây rồi mới tới nam như ở đây. Chúng tôi chưa nghe ai nói tới sự mô phỏng hay sao chép này nhưng thực tế hai khu văn miếu có cách bày trí giống nhau gần như cùng khuôn đúc, từ vòng thành bao bọc hình chữ nhật cho tới cổng, đền, bia, hồ, nhà các loại và cả tên gọi. Cả hai khu văn miếu đều có các công trình nằm theo trình tự từ cổng trước tới sau (không có cổng) như sau: 1-Văn miếu môn, 2-Khuê văn các, 3-Hồ hình chữ nhật có xây tường cao, 4-Đại thành môn, 5-Khu chính của văn miếu có bia Khổng Tử và nhà thờ (Bái đường), 6-Phía trước có ao rộng rất đúng phong thủy. Ở VMHN gọi ao này là “Văn hồ” nhưng nay đã bị lấp gần hết, còn hồ vuông có xây thành bao quanh ở giữa VMHN gọi là Thiên Quang Tỉnh. Bên cánh trái và phải của hồ có nhà dựng 82 bia Tiến sĩ trên lưng rùa. Còn VMTB chỉ đặt hai con rùa mang bia đá tượng trưng ở Bái đường. Nói chung, hai văn miếu gần giống nhau hết. Có điều mới là VMTB có thêm Nhà bia dựng bia đá hai mặt đồ sộ (lấy ngay tại chỗ vì Bửu Long và Tân Phong đều có núi đá được dân địa phương khai thác và làm nghề đá từ xa xưa) nằm ngay sau Văn miếu môn (cổng chính) ghi lại lịch sử đấu tranh và đời sống văn hóa-xã hội của nhân dân Đồng Nai từ xưa tới nay bằng 8 đoạn thơ loại biền ngẫu đối nhau từng cặp, mỗi đoạn dài đúng 10 câu và Nhà bia Khổng Tử hai mặt nằm trước nhà Bái đường (mặt trước có tượng Khổng Tử, mặt sau có chữ “Văn” to lớn bằng Hán tự). Cái khác nữa là trong Bái đường ở đây dành để thờ Bác Hồ với năm danh nhân miền Bắc (có tượng bán thân nằm trong 5 khánh màu đỏ) và 7 danh nhân miền Nam (chỉ có 5 khánh đỏ vì một khánh có tên “Gia Định Tam gia” là Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh nhưng lại viết nhảy qua nhảy lại rất khó đọc). Thay vào chỗ Bái đường, VMHN có nhà Quốc tử giám, chỗ để dạy học và thờ Khổng Tử với 72 học trò của mình. Về sau, có thờ thêm Chu văn An. Thực ra, ở VMHN (lập năm 1070 dưới triều nhà Lý) hiện nay chỉ còn tấm phù điêu cũ kỹ ghi chữ “Vạn thế sư biểu” bút tích của vua Khang Hy nhà Thanh đề tặng. Còn đền thờ Khổng Tử đã được dời đi nơi khác (khu vực chùa Một Cột) từ năm 1156 do Trần Thủ Độ thực hiện mà nay cũng không còn dấu vết. Việc VMTB có bia và tượng Khổng Tử là điều cần nói thêm vì vào thời kỳ mới, nước ta có chủ quyền, độc lập và có chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm chủ đạo thì không thể trở lại chế độ phong kiến tôn thờ Nho giáo như một tư tưởng chính thống để duy trì chế độ theo ý tưởng nô lệ: “Với việc lập Văn miếu thờ Khổng Tử, triều Lý chính thức lựa chọn chế độ chính trị nước ta theo đường lối Nho giáo như ở Trung Quốc” (Sách “Văn Miếu Quốc Tử Giám và 82 bia Tiến sĩ”, Hà Nội 2002, trang 24). Văn miếu là nơi biểu hiện nền văn hóa – văn hiến truyền thống của đất nước và tôn thờ những bậc tiền hiền có công xây dựng và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc. VMTB có nhà bia và bái đường là đúng đắn. Nhưng có thêm bia và tượng Khổng Tử là không thể chấp nhận vì dù sao Không Tử chỉ là một “vạn thế sư biểu” của Trung Quốc cổ thời phong kiến, thời nước ta bị đô hộ ngàn năm và lấy đạo Nho làm gốc. Ngày nay, mọi sự việc ấy không còn nữa thì không có lý do để thờ Khổng Tử trong đó. Chúng ta có thể dựng bia hay tượng ông ở một nơi khác như chúng ta từng làm cho nhiều danh nhân nước ngoài thuộc lãnh vực văn học - khoa học kỹ thuật đã có đóng góp nhiều cho đất nước ta. Chúng ta hoan nghênh văn bia Trấn Biên – Đồng Nai có hai câu kết như sau: “Xây dựng miếu trên nền tảng mới: thu tinh hoa hiện đại tự ngàn phương Dựng thêm bia giữa nước non này: lưu truyền thống tiền nhân cho vạn thuở.” Vương Liêm DIỀU CÁNH PHẢN, DIỀU BẠT HAY DIỀU SÁO MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Cầm dây cho chắc Lúc lắc cho đều Để bố đâm diều Kiếm gạo con ăn (Ca dao) Thả diều là một môn thể thao, một thú vui, một nét văn hóa không chỉ giới hạn tại một địa phương, một quốc gia mà còn mang tính quốc tế. Tháng 9/1992, giải vô địch thả diều châu Âu được tổ chức tại Middelburg (Hà Lan). Giữa tháng 8/1992 giải vô địch thả diều được tổ chức tại Nhật Bản. Sau đó giải lại được tổ chức ở Montpellier Dieppe (Pháp) từ ngày 10 đến 18/09/1994. Dịp này Câu lạc bộ Thả Diều Huế (Việt Nam) đã tham gia, các cánh diều nghệ thuật nhiều mầu sắc của nước ta đã tung bay trên bầu trời nước Pháp, dân chúng châu Âu và cả các châu lục khác đã hết lời khen ngợi diều Việt Nam qua mẫu hình các con vật như chim, bướm, rồng hoặc các nhân vật lịch sử, huyền thoại như Hai Bà Trưng, Sơn Tinh Thủy Tinh hoặc các nhân vật trong các truyện ký như Đôrêmon, Nôbita, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… Để cuộc chơi thêm hào hứng, dân chơi diều còn tổ chức những cuộc chọi diều, tương tự chọi trâu, chọi gà… với những điều lệ, quy định khắt khe để phân thắng bại. Diều nào thắng cuộc nghĩa là đâm thủng diều đối thủ, bắt nó phải hạ cánh trước thì chủ nhân được vinh danh và được phần thưởng giá trị. Họ cũng quyết tâm bảo vệ chức vô địch ở kỳ thi năm sau – còn chủ nhân của diều bại trận thì cũng quyết tâm trổ hết ngón nghề để phục thù, nhờ vậy cuộc đua mỗi ngày thêm náo nức, phấn khởi. Tìm về cội nguồn của thú chơi diều, chúng ta thấy diều đã được nói tới trong sách “Tiềm xác thư” mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã ghi lại trong sách “Vân Đài Loại Ngữ” (1773), theo đó thì diều đầu tiên do ông Hàn Tín người nước Sở làm ra (khoảng thế kỷ II trước Công nguyên). Như vậy cho tới nay diều đã có hơn 2.200 năm tuổi. Ngay từ thời thượng cổ, ngưởi ta đã khẳng định ích lợi của thú thả diều. Sách “Tục Bác Vật Chí” nói: “Người ta thả diều giấy lên cao cho trẻ con ngửa mặt lên trời để cho nhiệt hóa trong người trẻ tiết ra hơi thở”. Nhà bác học Lê Quý Đôn thì nói: “Xem đó ta đủ thấy cổ nhân làm đồ chơi nhỏ mọn như thế cũng có ý nghĩa lắm”. Giữa thế kỷ 15 đời vua Lê Nhân Tông (1443 – 1459), ông tổ toán học nước ta là Lương Thế Vinh đã chế ra diều văng hay diều đeo màng, tức là diều có phát ra âm thanh, đây là thủy tổ của diều sáo hay diều bạt. Ông đã dùng 1 sợi mép mỏng của bẹ chuối, cạo phần thịt đi rồi căng thẳng giữa 2 đầu hình cung của diều, tùy gió thổi mạnh hay nhẹ mà dây bẹ chuối rung phát ra âm thanh. Dây văng sau này được thu hẹp thành hình bán nguyệt cột chặt vào phía trên bụng diều. Dây văng hay màng diều phát ra âm thanh “ve ve ve ve” đơn điệu, không được hay cho lắm, thường chỉ có trẻ con mới chơi, do đó người ta chế ra sáo đơn rồi sáo bộ có hòa âm nghe đầy đặn và phong phú hơn, tiếng sáo lại có âm sắc đặc biệt quyến rũ, đi vào thi ca âm nhạc nhẹ nhàng thắm thiết như những lời ru của mẹ bên nôi con yêu: nhạc sỹ Phó Đức Phương trong bài “Về quê” đã diễn tả “Đưa nhau ta thì về nơi mẹ đưa nôi, nơi sáo diều chơi vơi dòng sông bên lở bên bồi”, còn nhạc sỹ Y Vân trong bài “Lòng mẹ” (1967), sau này nhạc sỹ Hải Linh hòa âm thành ba bè hợp xướng thì diễn tả: “Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ”. Nhạc sỹ Nguyễn Hiền trong bài “Tiếng Sáo Diều”, 1958, thì diễn tả: “Ù ú tiếng sáo mơ màng, ù ú tiếng sáo êm đềm … chập chờn hình bóng thôn làng cũ, phất phơ cánh diều trắng, tiếng sáo đưa lắng trầm. Tôi yêu tiếng sáo mơ màng, êm như câu hát ru lòng, chiều nao bên thôn xóm vắng, say sưa tình lúa gió trăng. Vi vu tiếng sáo mơ hồ đuổi theo mây trắng lững lờ, hàng cau nghiêng, nghiêng trước gió, tơ lòng hòa khúc ngây thơ… Tôi yêu tiếng sáo ban chiều, yêu sao tha thiết yêu nhiều, thời gian ơi ngưng đôi cánh quay về mộng thắm ngày xanh”. Tiếng sáo trúc cùng âm sắc với sáo diều và đại phong cầm (Orgue cổ) cùng chất liệu là ống tre, ống trúc, cùng cách vận hành là làn khí rung trong ống tre, ống trúc có khác chăng là ở chỗ sáo diều chỉ có 1 cung, nếu muốn phong phú thì phải thêm chùm 3, chùm 5, chùm 7. Còn sáo trúc thì có thể phát ra nhiều cung bậc do sự điều chỉnh của ngón tay trên các lỗ, tiếng sáo đó đã được thiêng hóa trong cõi thần tiên qua bài “Tiếng sáo thiên thai”, 1972 của nhạc sỹ Phạm Duy phổ thơ của Thế Lữ: “Xuân tươi êm êm ánh xuân nồng, nâng niu sáo bên rừng, dăm ba chú kim đồng… hò xang xế tiếng sáo nhẹ nhàng lướt cỏ nắng, nhạc lòng đưa hiu hắt và buồn xa buồn vắng mênh mông là buồn. Tiên nga buông lơi tóc bên nguồn, hiu hiu lũ cây tùng, ru ru tiếng trên cồn… hò ơi làn mây ơi ngập ngừng sau đèo vắng, nhìn mình cây nhuộm nắng và chiều như chìm lắng bóng chiều không đi… Đôi chim ơi lên khơi sáo theo vời hay theo đến bên người, tiên nga tắm sau đồi… tình tang ôi tiếng sáo khi cao cao mờ vút cùng làn mây lờ lững, rồi về bên bờ suối cây xanh mờ mờ. Êm êm ôi tiếng sáo tơ tình, xinh như bóng xiêm đình, trên không uốn thân mình… Đường lên lên thiên thai lọt vài cung nhạc gió thoảng về mơ mộng quá, nàng Ngọc Chân tưởng nhớ tiếng lòng bay xa”. Có một điều rất đáng tiếc là từ thập niên 50 – 60 của thế kỷ 20 đến nay, một bộ phận diều kỳ vĩ với tiếng sáo tuyệt vời như đã nói ở trên, đã bị tuyệt chủng, không còn ai thấy diều cánh phản hay diều bạt, diều sáo như thế nào. Chẳng còn ai nghe được tiếng sáo diều tuyệt diệu nữa, có chăng chỉ còn hình ảnh trong ký ức những cụ già gần đất xa trời thôi, lớp trẻ ngày nay tuyệt nhiên không biết, khi đưa một chiếc sáo diều hiếm hoi còn sót lại hỏi đám thanh niên thiếu nữ thế hệ 7x, 8x và cả mấy người trung niên nữa, họ trả lời đó là cái mõ! Thật đáng buồn, một nét văn hóa đẹp như thế mà chỉ qua nửa thế kỷ đã biến mất. Trong cuộc thi quốc tế cũng như hàng năm trong lễ hội thả diều ở Huế, ta chỉ thấy những cánh diều hiện đại: diều hình cá mực, diều hình bướm, chim, rồng, hình người, hình các nhân vật huyền thoại và lịch sử như Hai Bà Trưng, Sơn Tinh Thủy Tinh, các nhân vật trong truyện ký như Đôrêmon, Nôbita, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… vật liệu sáng tạo vẫn dùng khung tre nhưng giấy phất đã được thay thế bằng chất liệu nilông mỏng với những gam mầu lumineux chói chang, rực rỡ, dây diều thì dùng dây dù, dây cước… hoàn toàn thiếu vắng mảng diều truyền thống phất bằng giấy bản nhuộm mầu nâu của đất bằng những trái cậy như diều cánh cốc, diều cánh phản hay diều bạt, diều sáo, dây thả diều là dây gai hay dây đay cho diều cánh cốc và các diều nhỏ và dây tre cho diều sáo, hay diều bạt, diều cánh phản cỡ lớn đeo những bộ sáo 3, sáo 5, sáo 7. Do đó người viết cảm thấy cần phải viết lại những gì mình đã chứng kiến thời thơ ấu, cộng với lời kể của các lão ông lão bà về diều sáo, diều cánh phản hay diều bạt như những sự kiện văn hóa, lịch sử “một thời để nhớ hay vang bóng một thời”. 1. Lý do của sự thiếu vắng đến tuyệt chủng của diều sáo như thế nào ? 1.1 Tính phổ biến: diều sáo cần không gian rộng, lộng gió nên đồng bằng sông Hồng Hà là thích hợp, không gian thích hợp cho diều sáo tồn tại và phát triển là những vùng đồng bằng thuộc các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Từ Ninh Bình trở vào miền Nam không thích hợp vì đồng bằng hạn hẹp, nhiều đồi núi, nhiều vùng ngập nước quanh năm gọi là vùng chiêm trũng nên diều bạt không phổ biến. Đồng bằng sông Cửu Long thì bao la nhưng lại quá xá vùng diều sáo phổ cập tại miền Bắc nên hoàn toàn không biết gì về diều sáo mà “vô tri thì bất mộ” nên không lạ gì chuyện chả ai biết diều sáo như thế nào. Năm 1955 – 1960 tại trại di cư Cống Đôi, Đại Hải, một số cụ già cũng chơi diều sáo nhưng với tầm cỡ nhỏ, bộ sáo cái to nhất cũng chỉ bằng ngón chân cái gọi là “bộ sáo tít”, vì những sáo nhỏ bằng ngón tay âm vực rất cao nghe chói tai. Rồi các cụ khuất đi, đám con cháu chỉ mãi mê làm ăn ổn định cuộc sống, lo lập nghiệp, phần giải trí đã có xinêma, cải lương, hát bội… nên chẳng ai khơi lại thú thả diều cổ điển nữa. Còn ở đồng bằng Bắc bộ thì sao? Thưa phần vì chiến tranh, cuộc sống khó khăn khiến mọi người cật lực lao động, thanh niên thì nhập ngũ, ruộng đồng thì công nghiệp hóa, điện về nông thôn để dùng cho các trạm bơm, cột điện và dây diện xuất hiện càng ngày càng nhiều trên các cánh đồng, nhiều nơi ngay cả diều nhỏ con nít chơi cũng bị cấm. Mọi người vùi đầu vào lao động sản xuất, diều sáo trở thành món chơi tốn kém, thuộc tầng lớp cường hào ác bá, cho nên chẳng ai dám chơi diều sáo, ai còn thì treo làm kỷ niệm rồi mưa bão, mối mọt làm hư đi, cuối cùng là cho vào bếp, thế là hết đời diều sáo. Đầu thập niên 50 của thế kỷ 20, người viết còn lon ton theo các cụ ra cánh đồng thả diều, còn được nghe tiếng sáo ru suốt ngày suốt đêm có khi liên tục cả tuần. Nhưng đến thập niên 60 của thế kỷ 20 thì ngay tại cái nôi của diều sáo cũng không còn người chơi nữa. 1.2 Một lý do nữa của sự tuyệt chủng diều sáo đó là kỹ thuật chế tác, người ta vẫn nói “nghề chơi cũng lắm công phu”. Chế tác diều sáo quả rất công phu. a. Liên quan tới ngành họa: hình dáng phải cân đối, mầu sắc phải là mầu nâu của đất – do trái cậy ngâm và giã ra, phết lên nhiều lần để cho ra mầu sắc đồng thời chất nhựa của trái cậy phơi khô nó như một thứ keo bảo vệ diều không bị ướt khi gặp trời mưa, mà tất cả đất đai dồn cho công nghiệp và nông nghiệp, ngày nay bói cũng chẳng ra 1 cây cậy, lấy đâu ra trái để mà phất diều. b. Liên quan tới kỹ thuật: khung diều phải bằng tre “bánh tẻ hay bánh mật”, tre già quá hay cụt ngọn thì rất dòn, dễ gẫy – tre non quá thì khung yếu sẽ sụm khi chịu sức gió lớn. Khung phải được tính toán cân bằng 2 cánh, nặng nhẹ khác nhau diều sẽ chao đảo có khi quay tròn rồi rớt xuống. Độ cong của 2 đầu cánh tạo khoảng lõm ở giữa cánh phù hợp với nguyên tắc khí động học, để làn gió bốc diều lên y như 2 cánh may bay có phần cong úp xuống để vận hành theo khí động học, các dây chằng kiểu mạng nhện ở cánh diều phải bằng dây đay vừa chắc vừa nhẹ vừa ăn hồ, đồng thời phải đủ dầy để bảo vệ giấy phất không bị gió làm thủng. Tiếp đó một lớp vải màn được căng theo cánh diều, dùng kim chỉ kết vào các dây chằng và vào khung diều. Sau cùng lấy giấy bản phất lên 2 mặt trong ngoài con diều, lấy trái cậy giã ra ngâm rồi dùng cọ phết trên lớp giấy phất, phơi khô rồi phết lại nhiều lần cho tới khi mầu nâu quánh lại, lớp giấy phất với lớp vải màn và các dây chằng dính chắc vào nhau như 1 lớp bạt dầy. Cả 2 bánh lái tròn phía dưới con diều cũng được chằng và phất như vậy, bản thân con diều đã hoàn chỉnh. Một bộ phận khác cũng rất quan trọng trong môn thả diều đó là dây diều. Ngày xưa không có dây dù cỡ lớn, chỉ có dây thừng nhưng dây thừng thì nặng quá không dùng được, các cụ xưa đã nghĩ ra kỹ thuật dùng dây tre vừa nhẹ vừa bền. Chất liệu chế dây tre phải là tre bánh tẻ còn đủ ngọn, tre mất ngọn hoặc tre già quá sẽ dòn không xài được, một cây tre dài từ 8 đến 10 thước, bổ ra bỏ 2 bên mấu, chỉ sử dụng 2 mảnh nạc, chẻ nhỏ vót tròn để cả cật, thiết diện lớn hơn cây đũa, cuộn tròn cho vào nồi lớn luộc lâu giờ với muối cho tre mềm dẻo. Sau đó vớt ra, phơi ráo rồi đập dập đầu nối lại với nhau theo nút dây câu, càng kéo càng xiết chặt, rồi cuốn lại thành cuộn tròn đường kính bằng miệng thúng. Khi nối vào diều cần 1 đoạn dây đay chừng 5 - 8m cột vào lèo diều và nối vào dây tre cũng như ở cuối khúc dây tre cần 5m dây đay bện chắc để cột diều vào gốc cây cho có sự linh động khi diều chao đảo. Toàn bộ dây tre có thể dài hơn 100m. Bộ phận cuối cùng để trang bị cho con diều là sáo diều, quá trình chế tác rất công phu, và phải là những bàn tay lành nghề mới làm được, không phải ai muốn làm thì làm. Trước hết thân sáo phải là những ống tre bương già phơi khô, chẻ bớt phần cật, chỉ để phần ruột mỏng chà nhẵn rồi lấy sơn ta quét trong ngoài. Chính giữa khoét 1 lỗ vuông thông qua ống tre, phía trong 2 bên lỗ lấy tre hay gỗ nhẹ, mỏng bít lại bằng sơn ta. 2 đầu gắn 2 miệng sáo thường làm bằng gỗ cây vông rất nhẹ, xốp, mềm dễ đẽo gọt giống như cây bông gòn của miền Nam. Miệng sáo khoét 1 lỗ dài bằng 2/3 đường kính của miệng sáo (xem hình miệng sáo) nơi đây gió sẽ lọt vào, rung trong ống sáo rồi thoát ra cùng với âm thanh. Cái khó là làm sao cho 2 bên cân bằng và phát ra cùng 1 thanh. Nếu là sáo bộ thì bao giờ cũng xếp từ to tới nhỏ, bộ 3 thường theo hợp âm đô trưởng hay pha trưởng. Bộ 5 thường theo hợp đô 7 hay pha 7. Đây là những cung điệu vui tươi và đầy đặn. Chuyện chế tác từng chiếc sáo cho đúng cung bậc là cả một kỹ thuật về âm nhạc. Khi đã hoàn chỉnh bộ sáo (dĩ nhiên phải cân đối với sức tải của diều) thì lấy 1 thanh tre dầy xâu các sáo lại, cột chắc thành 1 khối với nhau rồi cắm xiên vào 1 đế cột ở phía trên bụng diều, miệng sáo hướng về phía lưng diều, lấy dây chằng chắc vào 2 cánh diều, thế là diều sáo hoàn chỉnh, chỉ chờ gió đưa lên trời cao. Đáng tiếc là nguyên liệu tre không còn nhiều, ngày xưa làng nào cũng có lũy tre xanh bao bọc, nay tre pheo bị chặt làm nhà, làm công trình, chẳng còn thấy lũy tre xanh như xưa. c. Kỹ thuật thả diều: không gian phải là cánh đồng lộng gió thường vào trước mùa hè khoảng gần tết sau khi đã thu hoạch nông vụ, chuẩn bị ruộng cấy, các cụ ông chủ nhân của những cánh diều bạt, áo quần chỉnh tề, động viên lớp thanh niên trai tráng trong dòng họ, khiêng diều và dây ra cánh đồng, lớp cầm dây ra dây khoảng 50m, lớp đâm diều (đẩy diều lên cao) từ 5 – 10 người tùy diều to hay vừa, thường diều sáo nhỏ cũng 3m, lớn có thể tới 6 – 10m, dưới diều cột một tràng pháo dài, những người đâm diều giơ cao chờ gió mạnh. Khi có hiệu lệnh của chủ nhân diều, những người đâm diều đốt pháo rồi đẩy hết sức cho diều lên cao, những người cầm dây kéo ghì lại cho diều bốc lên rồi từ từ buông dây cho đến phần cuối đã cột vào cọc hay gốc cây nào đó, người lớn, trẻ con, có khi cả các bà các cô cũng ra ủng hộ, mọi người reo hò, ngửa mặt lên trời xem cánh diều lừ đừ chuyển động theo làn gió, vểnh tai nghe tiếng sáo du dương, rồi tán thưởng diều này, bình phẩm diều nọ… cuối cùng là việc tìm đường dắt diều về nhà, cột ở tường hoa hay gốc mít, gốc xoài lớn nào đó và thưởng thức cả ngày cả đêm, có khi gió đều thì cả tuần diều vẫn vận hành trên bầu trời xanh biếc. Các cụ thì ghé chơi nhà nhau, uống rượu, uống trà, nhắm nháp có khi đánh tổ tôm rồi bình luận về những cánh diều của làng, của tổng, con cháu thì thế nào cũng có bữa thịt cầy chén bí tỷ. Thú vui thả diều là như vậy. 2. Những giai thoại về diều sáo. Trên đây là những gì có thật 100% người viết đã chứng kiến, đã theo các cụ đi vỗ tay, reo hò, rồi được “trả công” bằng trái chuối, nắm xôi. Còn những chuyện về diều sáo thì nhiều lắm 2.1 Theo ký ức của cụ Nguyễn Ngọc Oánh, 75 tuổi, gốc xứ Kẻ Non huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam (gần Hà Nội) - một tay nghiện diều, hiện cụ đang ở xứ Nam Thái, gần chợ Ông Tạ, cụ còn giữ được 1 chiếc sáo diều đường kính gần 20cm, dài khoảng 6 tấc làm bằng các thanh tre bỏ cật ghép lại rồi quấn lụa, dùng sơn ta gắn kết theo kỹ thuật sơn mài (xem hình), và 1 cuộn dây tre lâu đời nhưng đáng tiếc cuộn dây tre bị mối ăn, con cháu đã đem đốt đi. Cụ say sưa kể chuyện những con diều bạt cỡ lớn, bay trên trời cả tuần lễ, mang những bộ sáo lớn 3 chiếc hay 5 chiếc, tiếng chuyên môn gọi là bộ chiêng già, những bộ nhỏ hơn gọi là chiêng non, những bộ cồng già cồng non, bộ sáo, bộ tít (nhỏ nhất, chiếc sáo cuối cùng chỉ bằng ngón tay, âm thanh rất cao, rít như còi), có những chiếc diều dài tới 12m, rộng 3m, phải phất 2 lần vải màn – Ông còn kể chuyện về ông Lý Ba xứ Kẻ Non, người cùng quê với ông, do vô ý để chân vào vòng dây diều, tới khi diều gặp gió kéo ông đi cả chục thước, chân bị dây tre cứa tét bét nhiều chỗ, đứt cả gân phải đi nhà thương cấp cứu khâu lại, ông than thở: “Không ai già đầu mà dại như tôi”. Có những con diều khi hạ cánh bổ xuống vườn chè làm gẫy cả mấy cây. 2.2 Còn chuyện kể của các cụ thâm niên ở quê tôi (huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương) đã quá cố, làm cho tôi vô cùng thích thú. Một Cha già cố của Giáo xứ cũng rất mê thả diều, ngài đã cho làm chiếc diều “đại cồ việt” lớn nhất làng, hơn cả diều của Chánh tổng và Lý trưởng. Không đo được bao nhiêu mét, chỉ biết chiếc sáo cồng to bằng cột lim nhà thờ, phải cuốn bằng cót bọc lụa, trét sơn ta trong ngoài, lỗ của miệng sáo lớn đến nỗi mèo chui vào đẻ con trong đó! Mỗi lần thả diều phải huy động trai tráng cả làng và khi diều đã tung bay trên trời, đám thanh niên kéo về sân nhà thờ ngả cả chục con cầy ăn mừng như lễ hội. Khi hết mùa thả diều, phải dành 1 ngôi nhà 3 gian hai chái để treo diều. 2.3 Theo nhà nghiên cứu Toan Ánh trong sách “Các Thú Tiêu Khiển Việt Nam”, nhà xuất bản Mũi Cà Mau năm 1993, trang 248-269, thì diều được chia làm 2 loại: a. Diều trẻ em gồm các tên gọi sau đây: - Diều cánh cốc (giống con cồng cộc) - Diều cánh bầu (do cánh diều uốn bầu) - Diều cánh cắt (do cánh diều nhọn cánh cắt) - Diều cánh phản (cánh không uốn cong) - Diều én (hình diều khi bay trên cao trông như con én) - Diều mặt trăng (hình tròn như mặt trăng) - Diều ống (giống như cái ống, có nơi còn thắp đèn giống như chiếc đèn lồng). b. Diều người lớn tầm vóc lớn hơn gấp 5, gấp 10 lần diều trẻ em, có khi còn bằng 1 nhà 3 gian. Diều người lớn không có đuôi và luôn đeo sáo. Thông thường nhất là diều cánh cốc (lớn) và diều cánh cắt, ngoài ra còn diều cô tiên (hiếm), ông Nguyễn Hữu Hoan, người cùng quê với tác giả ở làng Thị Cầu, huyện Võ Giang, tỉnh Bắc Ninh có 1 cái. c. Các loại sáo diều, tác giả phân biệt tùy âm thanh sáo phát ra: - Sáo chim - Sáo còi - Sáo đẩu - Sáo cồng Diều sáo luôn phải có 3 loại sáo: còi, đẩu và sáo cồng, xâu vào cọc tre từ lớn tới nhỏ (tác giả không nói tới bộ sáo 5, bộ sáo 7). · Dây diều: tác giả cũng nói tới dây tre nhỏ thì hơn cây tăm, lớn thì hơn chiếc đũa. Ngoài ra còn có dây mây, quá trình chế tác cũng như dây tre, nhưng không nói tới yếu tố muối trong nước luộc dây. · Thả diều thi có hội làng Trì, đó là làng Võ Vương, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, Hà Bắc, vào ngày 19/02 âm lịch. Thả diều thi cũng có những quy định, luật lệ… nhưng dường như đơn giản hơn chọi diều, cụ thể ở Tổng Hà Nam, tỉnh Quảng Yên (Quảng Ninh), kéo dài từ sau tết cho đến hết tháng tư âm lịch. · Sau cùng, tác giả nói tới thú vui, lợi ích của việc thả diều, đồng thời còn nhắc tới truyền thuyết về Cao Biền cưỡi diều để tìm đất tốt theo phong thủy, yểm huyệt hầu khống chế phương bắc xâm lược. *** Người viết xin ghi lại những gì đã chứng kiến, những gì được trực tiếp nghe kể lại để thế hệ sau này có 1 chút ý niệm về 1 loại diều truyền thống ở đồng bằng Bắc bộ, nay đã biến mất, chỉ còn sót lại dăm ba chiếc sáo xưa như kỷ vật của một thời để nhớ hay như nét văn hóa vang bóng 1 thời. Ngày nay trong ngành điện ảnh hằng năm có giải “Cánh diều vàng”, tôi nghĩ rằng giới nghệ sỹ của nghệ thuật thứ bảy muốn nhắc mọi người nhớ về những cánh diều sáo, diều bạt hay diều cánh phản bay tít tầng trời xanh, với những bộ sáo du dương làm ngây ngất lòng người, chứ không phải những diều cá mực, diều bướm, diều hình nộm, Đôrêmon, Tôn Ngộ Không, phất bằng nilông mầu sắc lumineux lòe loẹt, tầm cao không quá 40m, câm lặng không một âm thanh, một tiếng nói cho loài người. không biết có đúng như vậy không? Tân Sa Châu, ngày 15 tháng 12 năm 2009 Linh mục NGUYỄN HỮU TRIẾT PS : Bài viết có tham khảo bài "Nghệ Thuật Thả Diều Và Trò Chơi Chọi Diều" của Nguyễn Hữu Hiệp, đăng trên nguyệt san Xưa & Nay số 43B tháng 9/1997 – Và sách "Các Thú Vui Tiêu Khiển" của tác giả Toan Ánh, nhà xuất bản Mũi Cà Mau năm 1993, trang 248-269. Phụ Bản II TÍNH HIỆN ĐẠI CỦA ĐẠO PHẬT
Nhiều người nghĩ rằng Đạo Phật được Đức Thích Ca sáng lập đã hơn 2.550 nên không trách gì nó có vẻ cổ lổ với những vị tu hành sống biệt lập với thế nhân. Chùa chiền thì thờ đủ thứ tượng, khói hương nghi ngút. Tín đồ lại chỉ cúng vái cầu xin.có khác gì những tôn giáo khác, tại sao Đức Thích Ca ngày trước tuyên bố rằng Đạo của mình là Chân lý? Phải chăng vì lúc đó chưa có nhiều tôn giáo, thông tin lại không có, không có cái để so sánh, nên Đức Thích Ca tưởng nhầm như thế chăng? Nếu nhận xét một cách khách quan, thì với cái nhìn của người thời đại này ta đánh giá Đạo Phật ra sao? Trước hết, theo tôi, có một số điều khiến chúng ta thấy rẳng những gì Đức Thích Ca đã dạy vẫn chưa lỗi thời qua các nhận xét sau đây: 1)- Trong khi các tôn giáo khác khi truyền rao điều gì thì là giáo điều, tín đồ không cần hiểu lý lẽ, bắt buộc phải Tin. Ngược lại, Đạo Phật lại dạy tín đồ khi nghe bất cứ điều gì, “Ngay cả đối với nói của Như Lai, nếu có lòng nghi ngờ thì cũng không nên thọ trì” (Đại Bát Niết Bàn). Và một số điều khuyên đừng chấp nhận, xin trích dẫn sau đây: “Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy ta đã nghe thấy có người nói một lần rồi. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy đã được truyền lại từ xưa. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì điều đó được đồn từ phương xa đến. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy được viết ra từ trong kinh sách. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì chính ta đã ức đoán và nêu ra như thế. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì bề ngoài tỏ ra như thế. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì tính cách có thể chấp nhận của các điều ấy. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì sự kính trọng của ta đối với người đã nói ra điều ấy. Nhưng tự các con, các con đã hiểu rõ ràng có một điều gì đó đúng với đạo lý, không bị chê trách, được các bận thiện tri thức thiện tâm tán đồng và có thể mang lại lợi ích, an vui, các con phải thực hành điều đó”. Chẳng những dạy đừng nên Tin, mà còn buộc người tu phải Quán Sát, Tư Duy, tức là phải nhìn cho rõ, suy nghĩ cho kỹ rồi mới thực hành. Một vị Giáo Chủ, nếu không tự tin ở tính chân thật của lý thuyết mình thì chắc chắn không bao giờ dám tuyên bố như thế. 2- Trong khi hầu hết các tôn giáo đều ca tụng thần thông, phép mầu của giáo chủ mình, và sở dĩ các tín đồ tin theo, tôn thờ các đấng bề trên cũng do tin tưởng vào sự cứu độ, ban thưởng… thì Đạo Phật dạy về Nhân Quả, ai làm nấy chịu hoặc hưởng, không có sự ban ơn, giáng phúc. Về thần thông thì những người ngồi Thiền với cái Tâm an định thì có thể có được, và đệ tử của Đức Thích Ca ngày trước nhiều người đã thực hiện được. Cụ thể là lần nọ, có một thương gia giàu có tại thành Vương Xá treo cái bình bát bằng cây trầm hương lên ngọn cây tre và tuyên bố: “Nếu có đạo sĩ hay Sa Môn nào giỏi biết phép thần thông, lên tới ngọn tre lấy được bình bát thì nó sẽ thuộc về phần vị đó...” Sáu giáo chủ nhóm ngoại đạo đến thử tài nhưng không lấy được. Thầy Tỳ kheo tên Pindola Bharadvaja dùng thần thông bay lên lấy bình bát. Dân chúng thành Vương Xá reo hò vỗ tay hoan nghênh, trong lúc Thầy Tỳ Kheo đó ôm bình bát bay quanh thành Vương Xá ba vòng, rồi theo yêu cầu của vị thương gia, ông đáp xuống trước sân nhà. Nghe tiếng reo hò của dân chúng, Đức Phật hỏi, thì Ngài Ananda thưa: đó là Ngài Pindola đã lấy được cái bình bát của người thương gia. Đức Phật đã quở trách Đại Đức Pindola như vầy: “Này Pindola, hành động đó thật chẳng xứng đáng chút nào. Hành động đó không hợp lẽ, không tốt đẹp đối với một Sa Môn. Là việc chẳng nên làm. Tại sao với cái bình bát không ra gì, ngươi lại phô trương cho người đời biết những việc phi thường, những phép thần thông? Như vậy chẳng khác nào một phụ nữ vén khố lên cho người xem để được một cái Masaka mẻ góc” Sau khi quở trách xong, Phật thuyết: “Này các Tỳ Kheo, các ngươi không nên biểu diễn những chuyện phi thường, những phép thần thông trước công chúng Tỳ Kheo nào bất tuân sẽ bị phạt theo điều luật “hành ác” của giới bổn. Này các Tỳ Kheo, hãy đập bể cái bình bát đó ra thành bột phấn rồi các ngươi chia nhau để xoa tay”. Đạo Phật được gọi là Đạo Độ Khổ. Tu Phật là để THOÁT KHỔ, không phải là để có thần thông, phép mầu. Vì thế, chỉ những ai thấy Khổ, sợ Khổ rối phát tâm vào tu thì mới có thể đạt được kết quả đúng như Đạo Phật muốn hướng tới. Trên bước đường hành trì, người tu có thể có thần thông do định được cái Tâm. Nó cũng chỉ làm cho người có nó biết trước một số việc sắp xảy ra, hoặc có vài hành động nào đó khác đời. Dù vậy, nó hoàn toàn không giúp ích gì được cho con đường tu hành, trái lại, đôi khi làm cho người có nó ham thích mà trì trệ, không còn muốn tiến tu, chỉ thích ở đó mà du hí. Vì thế, người tu hành chân chính không ai mong muốn đạt được những thứ đó và Đạo Phật không dùng đó như một thứ hấp dẫn để quảng cáo cho pháp môn của mình nhằm thu nhận được nhiều tín đồ. 3)- Lần khác, lúc Đức Phật cùng đệ tử đến một bờ sông nọ, nơi có một Đạo Sĩ tu hành ở đó. Ông ta hãnh diện khoe rằng với công phu 40 năm, ông ta có thể đi qua sông mà không cần đò! Đức Phật đã chê ông ta làm một việc uổng phí thời gian, vì chỉ với vài xu cho người đưa đò thì được đưa qua sông, đâu cần phải tu luyện mất từng ấy thời gian! Người luyện thần thông thì phải mất rất nhiều năm nhưng giỏi lắm là chỉ đi được một mình qua sông. So với thần thông khoa học ngày nay thì kém xa! Chỉ cần một phi hành đoàn và l phi cơ có thể đưa một lúc gần cả ngàn người bay đi khắp nơi, Với sự kết nối của Internet, một người ngồi tại nhà mình có thể liên lạc với toàn cầu. Điều đó thì người có thần thông cao bao nhiêu cũng không thể thực hiện được! Chữa sáng mắt cho một vài người thời xa xưa đã là một thành tích đáng nể, còn hiện giờ các Bác Sĩ chữa cho hàng ngàn, hàng vạn người! Như vậy thần thông xem ra không có chỗ đứng trong thời hiện đại, vì lợi ích của nó quá nhỏ bé so với thần thông của khoa học. Chính vì vậy mà Đức Thích Ca đã cấm không cho đệ tử sử dụng. Và phải chăng, người muốn cho người khác biết mình biết trước, biết sau, có thể nói chính xác điều gì sắp xảy đến, hay làm được những điều khác thường... đều khó tránh được mục đích phô trương Cái TA? Như thế, vô tình họ lại quay trở về với cái cao, thấp của phàm phu trong khi người tu Phật là phải xóa bỏ Ngã Chấp. 4)- Trong khi nhiều người vẫn cầu mong ở sự cứu độ thì trong kinh VỊ TẰNG HỮU THUYẾT NHÂN DUYÊN viết: Khi La Hầu La lơ đãng không chịu nghe Phật giảng dạy, Đức Phật bảo: “Muôn vật vô thường, thân người cũng khó giữ được, vậy ngươi có thể giữ được mạng ngươi đến lớn không?” La Hầu La trả lời: “Dạ thưa Đức Thế Tôn, La Vân con đây không thể giữ được, nhưng Phật há chẳng giữ giùm mạng con ư?” – Phật bảo: “Này La Vân! Ta còn không giữ được cho ta huống chi là giữ giùm cho ngươi!” (tr. 27). Rõ ràng Đức Phật không hề mâu thuẫn với những gì Ngài thuyết: là cái Thân này vô Thường. Bản thân Ngài cũng không ngoại lệ, dù lúc đó Ngài đã chứng đắc. Vì thế, những người cầu mong “được độ” là người chưa hiểu được mục đích thật sự của Đạo Phật. Câu “Vạn Pháp Duy Tâm Tạo” của Đạo Phật cũng từng gây tranh cãi, vì có người bảo rằng “Nếu cái Tâm đã sinh được mọi việc sao không sinh tiền của, vàng bạc, lại sinh những gai chông, sỏi đá làm chướng ngại cho cuộc sống?” - Đó là vì họ hiểu CÁI TÂM như một thứ tạo ra thần thông, phép mầu, chứng tỏ họ hoàn toàn không hiểu gì về CÁI TÂM mà Đạo Phật muốn nói đến. Thật vậy, nói về CÁI TÂM, chúng ta thử xét cho kỹ để thấy: Phải chăng trước khi làm mọi việc ta đều nhất nhất theo những gì Mắt đưa vào và cái TÂM khởi lên những Ý thức để tiếp nhận và giải quyết? Từ yêu thương cho đến giận hờn. Từ xây dựng hay đập phá, giúp người hay hại người... thậm chí trộm cướp, giết người, làm những việc đại gian, đại ác… cũng đều do mỗi người tự suy nghĩ rồi hành động, đâu có thần thánh hay ma quỷ xúi dục? Những người biết suy nghĩ đứng đắn, tự lo chí thú làm ăn, thì cũng sinh ra được của cải, tiền bạc. Thậm chí còn chế tạo được máy bay, tàu ngầm, vệ tinh, phi thuyền vv... Ngay cả lên Niết Bàn hay xuống Địa Ngục cũng do chính cái Tâm của mỗi người tự làm. Như vậy Vạn Pháp chẳng do Tâm tạo là gì? Đạo Phật còn được gọi là đạo Nhân Quả. Đã nói NHÂN QUẢ thì không có đấng bề trên nào cằm nắm, thưởng, phạt. Việc đúc hình tạc tượng Phật, rồi nhang khói, xì xụp khấn vái, cầu xin được phù hộ, đổi xấu, lấy tốt không phải là của Đạo Phật chân chính. Kinh Kim Cang viết: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai” Lời Kệ mang ý nghĩa: nếu dùng hình sắc để thấy Phật, dùng âm thanh để cầu Phật, thì đó là những người hành tà đạo, không thể thấy được Như Lai. Thấy Như Lai nghĩa là “Thành Phật”. Phật gọi Cõi TÂM là cõi PHÀM THÁNH ĐỒNG CƯ, tức là từ tình trạng thanh tịnh, tốt đẹp tượng trưng cho Phật, Bồ Tát, cho tới Chúng Sinh tức là các thiên hướng Tham, Sân, Si. Công phu tu hành chính là CHUYỂN HÓA CÁI TÂM. Mọi việc diễn ra nơi nội tâm, người tu cần phải dùng Trí Huệ để hóa giải. Vì TU PHẬT được gọi là TU TÂM. Do đó không đòi hỏi người tu phải tách rời thế gian, không cần mang hình tướng nào, như lời Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA: “Cõi nước chỗ nào nếu có người thọ trì đọc tụng, giải nói, biên chép đúng như lời tu hành. Hoặc là chỗ có quyển kinh, hoặc trong vườn, hoặc trong rừng, hoặc dưới cây, hoặc tăng phường, hoặc nhà bạch y, hoặc ở điện đường, hoặc núi hang đồng trống, trong đó đều nên dựng tháp cúng dường. Vì sao? Phải biết chỗ đó chính là Đạo Tràng, các Đức Phật ở đây mà đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác. Các Đức Phật ở đây mà chuyển pháp luân. Các Đức Phật ở đây mà nhập Niết Bàn”. Rõ ràng Kinh dạy: không cần nơi chốn, hình thức, mà quan trọng hơn hết là: Giải nói biên chép kinh cho rõ nghĩa rồi ĐÚNG NHƯ LỜI TU HÀNH. Mọi người đều có chủng tử của Phật, có khả năng để Thành Phật, vì vậy mà Đức Thích Ca đã Thọ Ký: “CHÚNG SINH LÀ PHẬT SẼ THÀNH”. Cho nên việc thờ lạy Phật được Tổ Đạt Ma nhắc nhở: “Kẻ nào tìm Phật ở ngoài, kẻ ấy hoàn toàn không biết tâm mình là Phật. Mà cũng đừng mang Phật ra mà lạy Phật. Đừng đem Tâm ra niệm Phật” (Sáu cửa vào Động Thiếu Thất- Huyết Mạch Luận, tr. 113) Chính vì những lý lẽ Phật thuyết từ xưa, như VÔ THƯỜNG, NHÂN QUẢ, “PHÀM SỞ HỮU TƯỚNG GIAI THỊ HƯ VỌNG”, “ THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG”, “CHÚNG SINH LÀ PHẬT SẼ THÀNH”… qua bao thử thách của thời gian vẫn giữ nguyên giá trị nên được gọi là CHÂN LÝ. Những điều mà Đạo Phật hướng dẫn người tu đều đưa đến việc thực hành để đạt kết quả Thoát Khổ ngay trong cuộc sống hiện tiền, không phải chờ kiếp nào khác. Người tu theo Đạo Phật thật sự không cần hình tướng. Không cần tách rời thế gian. Vẫn chung sống, làm việc, hòa đồng với mọi người trong xã hội. Nhưng dù ở địa vị nào, họ cũng không rời GIỚI và Bát Chánh Đạo. Giao tiếp thì giữ gìn Thân, Khẩu, Ý, không cạnh tranh, hơn thua với ai. Nếu giữ đúng như lời dạy của Đạo Phật, thì rõ ràng đó là những người tốt, có ích lợi cho cuộc đời. Không mơ màng, ảo tưởng. Không thần quyền, mê tín. Không màu mè sắc tướng. Không cầu xin, thờ phụng. Không phô trương, kiêu mạn. Do đó, Đạo Phật chân chính luôn mang tính hiện đại, không bao giờ xưa cũ vậy. Tâm Nguyện (11/2009) ALBERT CAMUS VÀ 3 TÁC PHẨM KẺ XA LẠ (L’ETRANGER), DỊCH HẠCH (LA PESTE) VÀ NGỘ NHẬN (LE MALENTENDU)
Albert Camus (1913-1960) sinh tại Algéri, mẹ là người Tây Ban Nha, cha là người Alsace (trước kia thuộc Đức). Sau khi cha bị giết trong thế chiến thứ I, gia đình đã nghèo lại càng nghèo thêm. Camus phải vừa đi làm, vừa đi học và tốt nghiệp Đại học Alger 1936 về ngành triết. Thuở còn đi học, có một dạo ông là đảng viên Cộng sản 1935-1938, ông làm bầu một gánh hát tại thủ đô Alger. Nghiệp văn của Camus khởi đầu bằng 2 tác phẩm khảo luận: l’Envers et l’Endroit (Lá Mặt, Lá Trái 1937) và Noces (Hôn lễ 1938). Năm 1939, ông xoay ra viết báo. Khi chiến tranh bùng nổ, ông được miễn quân dịch vì bệnh phổi. Năm 1942, ông xuất bản 2 cuốn l’Entranger và Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe). Khi nước Pháp bị chiếm đóng, ông trở về Âu Châu tham dự phong trào kháng chiến dùng ngòi bút làm khí giới, viết cho tờ báo bí mật Combat. Quan niệm của ông về cuộc đời trong cuốn l’Entranger khiến người ta xếp chung ông với Y. P. Satre, André Cide và những nhà văn theo thuyết hiện sinh khác. Tuy nhiên cuốn La Peste (Dịch hạch 1947) cho thấy ông dang tiến tới chỗ vững tin hơn. Niềm tin này không thể gọi là “Tín ngưỡng” nhưng có thể định danh là sự “trỗi dậy của lòng can đảm” tiềm tàng trong nhân loại để chống lại vũ trụ vô nghĩa. Năm 1957, Camus được trao giải thưởng Nobel về văn chương và ngày 4/1/1960 ông chết vì tai nạn xe hơi khi mới có 46 tuổi. Kẻ xa lạ Vai chính trong l’Etranger là Mersault, một thanh niên sống tại Alger. Cha mất, mẹ sống với gia đình người giúp việc cũ. Vì 2 mẹ con không có gì để nói với nhau, chàng ít khi đến thăm mẹ. Chàng giữ một chân thư ký hạng bét nhưng chẳng mấy hăng hái trong việc tiến xa hơn nữa. Thật ra chàng đã từ chối thăng chức vì nhiệm vụ mới đòi hỏi chàng phải đi Paris. Chàng sống một mình, chơi với 3 người bạn ăn nhậu và cuối tuần đi viếng cô nhân tình để giải trí. Chàng chẳng yêu cô nhưng cô lại thích chàng. Khi mẹ qua đời, chàng xin nghỉ ở sở để đi đưa đám nhưng chẳng cảm thấy chút gì đau đớn, chỉ dự tang lễ một cách chiếu lệ. Trong khi đó, chàng để ý thấy một người khác tỏ ra bi lụy trước linh cữu mẹ chàng. Y tên là Peres, một người cùng ở trọ với bà cụ. Tang lễ chấm dứt, Mersault trở lại Alger và hưởng mấy ngày cuối tuần với cô nhân tình Maria. Trong số những người hàng xóm cùng ở dãy nhà trọ tồi tàn với chàng, có một gã tên Raymond Sintès mà chàng nghi là ma cô. Khi hắn lân la đến làm quen, chàng không phản đối. Thật ra gã cần chàng giúp. Gã vừa cãi nhau với tình nhân và rêu rao nàng đã phản bội nhưng người biết chuyện đều ngờ rằng gã đã ép nàng làm điếm. Dù sao, gã cũng muốn cho nàng một bài học. Gã tìm đến Mersault là để nhờ viết dùm bức thư lừa nàng trở về, và khi đó gã sẽ ra tay. Chàng nhận lời vì theo chàng giải thích, không có lý do gì để từ chối. Cuối tuần lễ kế tiếp, trong phòng Raymond vọng ra tiếng cãi vã dữ dội. Gã thẳng tay đánh đập tình nhân, một cô gái Arập. Cảnh sát đến mở cuộc điều tra, Raymond bị thẩm vấn, gã nhờ Mersault làm chứng, chàng bằng lòng và khai rằng gã đã hành động vì nổi giận. Trong khi đó, người anh của cô gái Arập quyết trả thù cho em. Một tuần lễ sau, Raymond mời Mersault và Maria đi bãi biển chơi. Raymond biết có 2 tên Arập dang theo dõi, gã định ra tay trước và một cuộc loạn đả xảy ra. Mersault và Raymond đánh đuổi được 2 tên Arập nhưng Raymond bị lãnh một dao khá nặng. Một lát sau, 2 tên Arập lại xuất hiện. Raymond đề nghị bắn bỏ hay ít ra cũng khiêu khích để chúng ra tay và gã có dịp dùng đến súng nhưng Mersault không chịu. Chàng khuyên gã nên trao súng cho chàng. Raymond nghe lời và 2 tên Arập bỏ chạy. Tưởng đã xong chuyện, Mersault một mình thả bước trên bãi biển. Chàng đang tìm một bóng mát để nghỉ thì chợt trông thấy 1 trong 2 tên Arập. Chàng tiến về phía y không phải để tấn công mà để tránh nắng nhưng y tưởng lầm và rút dao ra thủ thế. Con dao sáng loáng làm chóa mắt chàng khiến chàng nổi giận. Chàng móc súng bắn 1 phát, ngừng lại giây lát, rồi không hiểu sao bồi thêm 4 phát nữa vào cái xác không hồn. Mersault bị bắt và 1 trạng sư được chỉ định biện hộ cho chàng. Nhưng cả vị Dự thẩm lẫn Trạng sư đều sửng sốt trước vẻ lãnh đạm, thiếu ăn năn và thờ ơ trước số phận của chính chàng. Vị Dự thẩm kêu gọi chàng hãy sám hối như 1 con chiên của Chúa. Trạng sư của chàng cũng khuyên chàng nói càng ít càng tốt để khỏi làm phật lòng các vị bồi thẩm. Khi ra trước Tòa, người ta đã nhắc lại sự thản nhiên của chàng khi đưa đám mẹ và cho đây là dấu hiệu của tội vô luân hung bạo. Chàng bị Tòa tuyên án tử hình. Trong khi chờ ngày lên máy chém, chàng được gặp 1 vị giáo sĩ. Ông này tìm đến chàng để thuyết giảng nhưng chàng vốn là kẻ vô tôn giáo, từ chối mọi hình thức an ủi và sám hối. Có một lúc chàng gào lên mọi người đều phải chất, mọi cuộc sống đều vô nghĩa như nhau, và ai ai cũng có tài hoặc vô tài ngang nhau. Vậy thì chàng chết cách này hay cách khác, chàng giết người này hay người khác, cũng thế thôi. Câu trả lời của chàng với vị Giáo sĩ giúp chàng cảm thấy nhẹ nhõm và ngủ thiếp đi. Khi chàng tỉnh dậy, trời đã về đêm và cuối cùng, chàng tìm thấy sự thanh thản của tâm hồn. Tóm tắt L’Etranger là câu chuyện của 1 chàng tên là Mersault không tìm ra cái gì xứng đáng để mà sống. Vì vậy chàng sống không ham muốn, không hào hứng, chỉ nghe theo sự đòi hỏi của thể xác. Vì đời sống đã là vô nghĩa rồi thì chẳng có cái gì còn giá trị. Kẻ đạo đức cũng như kẻ lưu manh, người hiền cũng như kẻ dữ, nói tóm lại ai cũng như ai, không ai hơn ai, không ai đáng khen mà cũng không ai đáng chê. La Peste – Dịch hạch – 1947 Tả thành phố Oran bị dịch chuột. Các bác sĩ, trước sự bành trướng mau lẹ của bệnh, đành bó tay. Nhà cầm quyền tại Oran đành phải hy sinh thành phố, nghĩa là cắt đứt mọi liên lạc của thành phố với bên ngoài. Trong cảnh tuyệt vọng ấy, đời sống vẫn tiếp tục nhưng một cách liều lĩnh: - Kẻ sợ bệnh dịch sống trong hãi hùng. - Kẻ khác, vì tuyệt vọng, tìm những thú vui để quên nỗi lo âu - Những kẻ khác thản nhiên lợi dụng cảnh khốn đốn chung để làm giàu. - Một số người can đảm hơn, không tuyệt vọng, với những phương tiện ít ỏi, tìm cách chống lại sự hoành hành của bệnh. Bệnh lần lần đẩy lui. Trong khi đó, dân chúng reo mừng. Bệnh dịch đây là bệnh dịch trong tâm hồn của loài người: dịch láo, dịch kiêu ngạo, dịch ghen ghét mà trong chúng ta không ai là không có, mà chúng chỉ trông có cơ hội để xuất hiện. Tác phẩm được xem là hay nhất của tiên sinh và đã liệt tiên sinh vào bậc Thầy cho những thế hệ sau 1947. Cuốn La Peste rất được hoan nghênh. Le Malentendu – Ngộ nhận – 1944 Là một bi kịch. Hai mẹ con cô Martha, chủ một lữ quán ở một miền quê xa vắng. Một hôm có một hành khách sang trọng ghé lại đó. Hai mẹ con cho ông này uống 1 chất thuốc ngủ, lấy hết của rồi liệng ông xuống sông. Sau đó một thời gian ngắn, Yan, con bà chủ quán, về gõ cửa. Vì mẹ con xa cách đã lâu, trên 20 năm nên mẹ không nhận lại được mặt con. Và cũng vì một lý do riêng, Yan chưa tiện nói thật tên tuổi mình cho mẹ nghe. Thế rồi Yan cũng bị một liều thuốc ngủ, rồi xác cũng rớt xuống sông như bao nhiêu người trước y. Ngộ nhận, hiểu lầm đây là chỗ mà người đi đường sau những hành trình mệt mỏi, đói lả, tưởng đến đó mà nghỉ cho khỏe, ăn uống cho lại sức thì lại là cái chỗ chết. Mẹ giết con mà tưởng là giết khách hàng. Cái lữ quán sát nhân kia là cái thế giới vô nghĩa hiện chúng ta đang sống. Chúng ta cũng chỉ là những hành khách xa lạ ghé lại đây rồi chết. Kết luận Chính Camus nhìn nhận rằng tiên sinh chịu ảnh hưởng của André Gide, của các tiểu thuyết gia Nga, nhất là Tolstoi và Dostoievsky, của Jean Grenier (thầy cũ). Tất cả những ảnh hưởng này đã un đúc cho tiên sinh một Triết học gọi là Triết học của Vô Nghĩa (Philosophie de l’Absurde). Tiên sinh tìm cách chứng minh sự vô nghĩa của con người, vì loài người lệ thuộc vào sự chết nên phải chiến đấu với vũ trụ mà vũ trụ thì không chết, không bị tiêu diệt, vĩnh cửu. Đỗ Thiên Thư (st) ANH MẤT EM
Viết cho Đặng Minh Quyên mất ngày 17.12.09 tại California Minh Quyên Minh Quyên ơi! Anh mất em thật rồi Đất, Trời dù ly cách TÌNH TA vẫn tuyệt vời. Cao xa trên Thiên Giới EM bay lượn rong chơi Còn lại nơi trần thế Anh vẫn tiếp tục bơi… Bơi trong nỗi mong đợi Ngày được LÃO ấy mời Anh sẽ ngay lập tức, Về bên EM vạn đời. V.A.T NHẮN XUÂN Đây giận rồi nghe, chớ trách nha, Nếu còn léng phéng đến nhà ta Thịt ngon, rượu quý, thôi mời mọc Mứt ngọt, trà thơm, hết thiết tha Ta đối : chân thành và thật dạ Ngươi đền : giả dối với điêu ngoa ! Đã mang thời trẻ dần đi mất Còn lén chồng thêm cái tuổi già ! Tâm Nguyện (1/12/2009) TIẾNG MƯA Vẳng tiếng mưa khuya xúc cảm lòng Nghe từ thực tại đến chân không Ngàn xưa dẫn mãi vào vô tận Mưa lạnh sông xa núi mịt mùng Từng hạt đi qua đời ngắn lại Đồng hồ thu hẹp nhịp không trung Sau lưng dần khép mờ nhân ảnh Giọt lụy theo chân bước lạnh lùng Áo thấm vị đời mưa chẳng tạnh Cười xua tay lòng lắng xua lòng Nghe cành lá ướt rơi hoài cảm Rả rích đời bao chuyện nhớ nhung Bọt nước theo chân bước vội vàng Sông này neo tạm chuyến đò ngang Mặc cho con nước đời xuôi ngược Quên cả thời gian lẫn thế gian. TRẦN LỮ VŨ Tiếc thương tuổi mộng Ba mươi năm về trước Anh tuấn tú trẻ trung Niềm tin tràn ánh mắt Giọng nói mượt như nhung. Ba mươi năm về trước Em duyên dáng ngây thơ Vườn xuân khoe sắc thắm Cánh bướm vàng ngẩn ngơ. Ba mươi năm về trước Sao mình chẳng gặp nhau Cho hồn thơ ý nhạc Hòa quyện vút bay cao. Ba mươi năm về trước Nếu thuyền đổ bến yêu Chắc chúng mình hạnh phúc Đời đẹp biết bao nhiêu ! Ngàn Phương LẠI VỀ VỚI HUẾ
Cái cảm giác lần đầu đến Huế Vừa quen vừa lạ – Gió mông mênh Ngự Bình mây trắng – Sao thương thế Lờ lững Hương Giang sóng bập bềnh Cầu Trường Tiền – sáu vai mười hai nhịp Đập Đá quạnh hiu vẫn đợi chờ Vĩ Dạ hẹn hò – không đến kịp Sao mình cứ ngỡ lạc vào mơ Qua chợ Đông Ba vàng sắc lụa Nón bài thơ mỏng mảnh nghiêng che Tà dương hiu hắt – Thu tàn úa Sương khói phồn hoa chạnh lắng nghe Con đường Lê Lợi thuở xa xưa Ta nắm tay nhau dạo dưới mưa Ôi, thuở ban đầu tha thiết quá Bóng hình người cũ vẫn đong đưa Phu Văn Lâu vắng người qua lại Phượng tím như đàn bướm lượn quanh Duyên kiếp chia lìa – xa mãi mãi Xứ Thơ – bao kỷ niệm trong lành. Ngàn Phương Vượt tầm tay Hạnh phúc như cái bóng Thoắt ẩn hiện chập chờn Trong đêm tối cô đơn Làm sao nhìn thấy được Hạnh phúc như dòng nước Không trở lại hai lần Chỉ một thoáng bâng khuâng Không bao giờ gặp nữa Hạnh phúc như ngọn lửa Chỉ chực cháy bùng lên Sáng rực giữa mông mênh Rồi âm thầm tắt lịm Hạnh phúc như kỷ niệm Trong dĩ vãng xa xôi Chút thương tiếc bồi hồi Chút nhớ nhung ray rứt Hạnh phúc là duy nhất Chỉ hiện hữu trong mơ Trong khoảnh khắc đợi chờ Trong thời gian lắng đọng Hạnh phúc là giấc mộng Là ảo tưởng mù sương Là nỗi nhớ niềm thương Chẳng bao giờ với tới Ngàn Phương Cơn gió thủy tiên
Chỉ là mượn tiếng mưa rơi Mang theo cô quạnh trong đời buồn hiu, Lắng nghe tiếng nhạc cuối chiều Nơi thăm thẳm đó lẫn nhiều bâng khuâng *** Sương chiều chùa lạnh thiết thân Âm vang hơi đọng lại gần tiếng chuông, Đã là dìu dặt nỗi buồn Trôi qua biên giới vô thường là đây. *** Nửa đời cánh nhạn lưng mây Một mai khuya khoắc những giây đợi chờ Anh đi từng trãi thờ ơ Xin từng hơi hướm mịt mờ xót xa. *** Nhớ sông từ thuở đơm hoa Rừng xưa chia lối nẻo ra chập chờn Tay không về kiếp giận hờn Cho hoang mang hết từng cơn hãi hùng *** Vậy xin em chuyện thủy chung Vơi đi man mác tận cùng niềm riêng. Xuân thì từng cánh thụy miên Chợt nghe nắng gió thủy tiên mưa mù. Dương Lêh (2009) Kỷ niệm buồn Sương xuống nhiều làm sao tôi đón em. Nắng thì rất xa mà cơn gió xoáy bên thềm Rồi từ đó núi như không đành phận Làm người vô tình đứng giữa trời đêm. *** Thôi còn gì đâu em từ những áng mây chiều Có như không đôi mắt đó đăm chiêu Nhìn gì đây bên kia đời bảng lảng Và em lạnh lùng theo gió thỏang đìu hiu. *** Phố núi thênh thang nhìn anh đứng một mình Con đường nào đưa anh về cõi lặng thinh Đếm từng bước nhắn lòng mình than thở Với mặt đất mang đầy giọt nắng bình minh. *** Vậy là sao em không nói được nhiều Cơn buồn còn vây bóng mãi cô liêu Có giận hờn gì xin nhẹ nhàng chân bước Anh vẫn là người thương nhớ biết bao nhiêu *** Rồi có khi nào em nhặt lá thu mưa Cho tình yêu long đong đến mấy cũng thừa Vun vén mãi lên từng con suối nhỏ Xin chóng phai tàn kỷ niệm xa xưa. Dương Lêh (2009) TRUYỆN KIỀU
(Câu 2165-2230) 2165 Lần thâu gió mát trăng thanh Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao Đường đường một đấng anh hào 2170 Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài Đội trời đạp đất ở đời Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông Giang hồ quen thú vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo 2175 Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng Thiếp danh đưa đến lầu hồng Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa Days and months went by with fresh breeze and moonlight One serene night, a customer from the frontier arrived. With high stature, wide shoulders, he looked imposing With tiger whiskers, thick brows and large jaw like a swallow’s wing A hero well known in public, so proud and worthy Of his successful fightings and skillful strategy He feared nothing between sky above and earth below Coming from Việt Đông, Từ Hải was the name of the hero. Over mountains and rivers, he enjoyed traveling, A sword and a guitar on shoulders, a paddle for rowing. Having heard of Kiều’s reputation, for pleasure he came, The beauty’s tenderness moved the hero’s heart much the same. A visiting card was brought to behind the rosy curtain, As soon as their first glances met, both hearts felt most content. Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ 2180 “Phải người trăng gió vật vờ hay sao? “Bấy lâu nghe tiếng má đào “Mắt xanh chẳng để ai vào có không? “Một đời được mấy anh hùng “Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi?” 2185 Nàng rằng: “Người dạy quá lời “Thân này còn dám coi ai là thường? “Chút riêng chọn đá thử vàng “Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? “Còn như vào trước ra sau 2190 “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình?” “It’s a nice chance that brought us to knowing each other.” Said Từ, “I’m not like those who want to seek frivolous loves. “For a long time, I have heard of your beauty reputation, “And that your eyes had never turned blue at any true petition (1) “Isn’t it true? Heroes are not easy to find one in life “To live like a bird in cage, a fish in tank isn’t worthwhile” Kiều said humbly: “You overpraised me really! “This poor soul dares not look down on anybody. “However, to test the gold we must choose a good stone, (2) “Otherwise, how could I find the right man to confide my soul? “As for those who enter and go out instantaneously “Who will let me test gold from brass carefully?” ----------------------- (1) When a young girl feels content with a boy’s proposal, her eyes turn blue. (2) Gold and stone: symbol of true love and faithfulness (see footnote on verse 363) Từ rằng: “Lời nói hữu tình “Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân “Lại đây xem lại cho gần “Phỏng tin được một vài phần hay không?” 2195 Thưa rằng: “Lượng cả bao dong “Tấn Dương được thấy mây rồng có phen. “Rộng thương cỏ nội hoa hèn “Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.” Nghe lời vừa ý gật đầu, 2200 Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người? “Khen cho con mắt tinh đời, “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già! “Một lời đã biết đến ta, “Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau.” “How thoughtful those heart-felt words sound to me!”, Từ Hải praised, “They remind me of Lord Bình Nguyên Quân in the old days (3) “Oh, my dear, come nearer to me so you can see “Whether you can have any confidence in me!” Kiều said: “Could I be under your wide generosity, my Lord, “I might see dragon and cloud in Tấn Dương some day with great honor(4) “May this low grasses flower be under your high shelter, “So that this drifting duckweed may entrust you her blurred future” At those word, Từ felt satisfied, he nodded and smiled: “Ah! It’s not easy to find a bosom friend in one’s life! “You really have a smart eyesight! I must praise you, my dear, “To foresee a hero in his poor life deserves great fear! “Well, once you have known me so well, my bosom friend, “I’m sure for the rest of our lives, we’ll never loose our hand” ----------------------- (3 ) Bình Nguyên Quân was a retired general in the great wartime in China, well celebrated for his generosity. He always had over 3,000 poor people as permanent hosts in his palace. Yet he used to say to his friends: “I don’t find anyone to whom I can open my heart”. By this sentence, Từ Hải meant to say: “I know you are wanting a generous man like Bình Nguyên Quân. I hope to be the right man you need.” 2205 Hai bên ý hợp tâm đầu Khi thân chẳng lựa là cầu mới thân. Ngỏ lời nói với băng nhân, Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn 2210 Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên. Trai anh hùng, gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng They both felt well content to understand each other, Loving hearts came to meet, no need to seek a match-maker. But to come to live together, a match-maker was needed. Hundreds of taels handed, the bride was liberated, A private room was soon prepared in a tranquil corner With a seven precious material bed (5) as main furniture, And eight immortal curtains (6) hanging all around. A hero of hot blood, a pretty girl of pure soul A well match couple worthy to unite in a happy life, Their dream well realized, they entered the phoenix (7) chamber, well satisfied. ------------------ (4)“Dragon and cloud”: symbol of Imperial Power. Tấn Dương: the place where enthroned the great Emperor Đường Cao Tổ as foundator of the Đường Chinese dynasty which lasted almost 300 years (618-907). By this sentence, Kiều meant to say: “I am sure you’ll become some day a great Emperor of China.” (5) Bed made of precious wood inlaid with seven precious materials: coral, amber, mother of pearl, agate, gold or silver, pearl and crystal. (6) Curtains embroidered with pictures of eight famous immortals, symbol of longevity (7) Phoenix: imaginary large splendid bird, symbol of happy marriage Nửa năm hương lửa đang nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương 2215 Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đàng thẳng rong Nàng rằng: “Thân gái chữ tòng “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi” Từ rằng: “Tâm phúc tương tri 2220 “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình “Bao giờ mười vạn tinh binh “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường “Làm cho rõ mặt phi thường “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia 2225 “Bằng nay bốn bể không nhà “Theo cùng thêm bận biết là đi đâu? Half a year had passed when their loves kept growing ardent. The brave man’s hot blood suddenly stirred at the moment. Looking upon immense sky and sea, he couldn’t stay idle Taking his sword, checking his bridle, he was about on saddle. “My Lord, a woman’s duty is to follow you in any circumstance.” Từ said: “Didn’t we know each other so well, my dear? “Why couldn’t you overcome that common women’s idea? “When I head one hundred thousand warriors on my return “Overcrowding the roads, with sounding gongs stirring the earth “When my glory makes me an extraordinary face “Then I shall welcome you home as a bride of honorable place. “Now I am homeless, among oceans not a house to rest “Your company would bother both of us, both homeless! “Đành lòng chờ đón ít lâu, “Chầy chăng là một năm sau vội gì?” Quyết lời dứt áo ra đi, 2230 Gió đưa bằng tiện đến kỳ dặm khơi Be patient to wait another few months, my dear, No need to hurry, we shall meet at the latest in one year. So saying, he pulled his coat flap off her hands and left, With the wind blowing, to the open sea, the eagle sped. (To be continued) THÙY DƯƠNG Đính chính Truyện Kiều bản tin 43, phần Anh ngữ: Trang 46, dòng 3 Weighing her words, Kiều answered her mistress… (thiếu chữ “her”) Trang 47, dòng 4 She would have mented… (sửa lại thành “merited”) Trang 49, Phần footnote (1) Purple word (sửa là “purple wood”) Phần footnote (2) … She uses to heal every wordly pain by sprinkling water on it. (thiếu chữ “by”). Phụ Bản III Đính chính Truyện Kiều CẦU NGÓI THANH TOÀN
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km về hướng Đông, cầu ngói Thanh Toàn là một tác phẩm kiến trúc nhỏ nhắn xinh xinh từng xuất hiện 226 năm về trước. Đó là cây cầu gỗ dài 16,85m, rộng 4,63m, chia làm 7 gian, sàn lát ván, phía trên lợp ngói ống tráng men xanh lục. Hai bên cầu có hai dãy bục gỗ dành cho khách bộ hành tạm nghỉ chân hoặc dân sở tại ra ngồi hóng mát. Phần lớn cấu kiện của công trình đều dùng các loại danh mộc, với nhiều chi tiết được chạm trổ tinh xảo và sơn son. Trên cầu còn lưu lại bao thơ phú, câu đối chữ Hán do các bậc tao nhân mặc khách “vang bóng một thời” cảm tác. Chẳng hạn: Tế xuyên mâu bửu phiệt Thanh thủy thắng hồng lâu Tạm dịch: Qua sông là bè quý Nghỉ mát ấy gác son Cầu uốn mình cong cong, nối liền đôi bờ con hói chảy ngang làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nguyên xưa, làng mang tên Thanh Toàn, thuộc địa bàn huyện Phú Vang (tên cũ là Tự Vang), đến niên hiệu Minh Mệnh XXV (1834) mới chia tách qua huyện Hương Thủy. Làng được khai cảnh bởi 12 vị tộc trưởng gốc Thanh Hóa vào Thuận Hóa theo chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) hồi thế kỷ XVI. Một trong 12 tộc ấy có người cháu gái đời thứ 6 là Trần Thị Đạo kết hôn với Cần Chánh điện Đại học sĩ, bậc quan đầu triều dưới thời vua Lê Hiển Tông (trị vì từ năm 1740 đến năm 1786, lấy niên hiệu Cảnh Hưng). Thời đấy, việc giao thông trong làng bị cách trở vì con hói. Mỗi khi cần qua lại, dân chúng phải “lụy” đò ngang, khá phiền phức. Thấy vậy, bà Trần Thị Đào bèn tự bỏ tiền riêng thuê thợ lành nghề về tạo dựng cây cầu này để dâng tặng quê hương. Việc thi công diễn ra vào năm Bính Thân 1776 niên hiệu Cảnh Hưng XXXVII. Cuối năm đó, biết được nghĩa cử cao đẹp kia, nhà vua ban sắc khen. Làng Thanh Thủy trân trọng giữ gìn văn bản này; và năm 1917, công sứ Pháp Richard Orban đã giới thiệu nội dung sắc chỉ của hoàng đế Cảnh Hưng trên Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH: Tập san Đô Thành Hiếu Cổ). Đây là bản dịch của Đặng Như Tùng, trích từ tập IV bộ sách Những người bạn cố đô Huế do NXB Thuận Hóa ấn hành năm 1998: Chiếu chỉ: “Bà Trần Thị Đạo, chánh quán làng Thanh Toàn, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong, là vợ của Khâm sai chủ sự Hoàng cung. Tổng chỉ huy bộ binh và thủy binh, Tổng đốc của ba huyện Hương Trà, Phú Vang và Quảng Điền, Nhất trụ triều đình và tước Hầu. Bà này làm phước đức còn hơn các bà trong Đại Nội. Đời bà được mọi người khen. Danh tiếng của bà không lời ca tụng nào xứng. Bà không ngần ngại vượt qua bao mệt nhọc để theo đuổi các cuộc hành trình cùng với đoàn của vua. Bà đã dũng cảm làm tròn ba nhiệm vụ của phái nữ. Bà còn để lại cho làng bà nhiều ơn huệ mà người ta cần lưu niệm. Dân làng được miễn các dịch vụ như sau: miễn cung cấp nhân công để bảo tồn lăng tẩm vua chúa và đền miếu; miễn động viên lính thủy, lính bộ; miễn trưng dụng thuyền bè, tuyển nài cắt cỏ cho voi ngựa ăn, tiều phu, thợ mộc đóng thuyền. Nói tóm lại, họ không phải đóng góp gì về các dịch vụ bắt buộc nào cả. Họ chỉ lo cho chăm sóc cầu, con suối (hói?) chảy qua và các con đường dẫn đến. Chiếu sắc này nhằm mục đích nêu lên khen ngợi của triều đình đối với người đã xây dựng nên cầu này và để khuyến khích người khác nên tỏ lòng rộng lượng như bà. Làng này sẽ biết bao sung sướng và tự hào là xứ sở của người đàn bà đáng kính trọng cao cả!” Vậy là có thể nói rằng cầu ngói Thanh Toàn là món quà đầy ý nghĩa của một nữ lưu đã cống hiến quốc dân đồng bào từ hơn 2 thế kỷ trước. Sách “Cố đô Huế đẹp và thơ” của nhiều soạn giả (NXB Thuận Hóa, Huế, 1995) cho rằng năm Ất Sửu 1925, vua Khải Định lại truy tặng bà Trần Thị Đạo danh hiệu “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò” và hạ lệnh cho dân làng lập bàn thờ bà ngay trên cầu. Cùng với bàn thờ ở gian giữa cầu ngói Thanh Toàn, bà còn có am riêng trong khuôn viên nhà thờ họ Trần cũng tại làng này. Đoạn trên, chúng tôi có trưng dẫn một tài liệu nhắc chuyện năm Ất Sửu 1925, vua Khải Định hạ lệnh cho dân làng lập bàn thờ bà Trần Thị Đạo ngay trên cầu. Tìm hiểu mới tỏ: trước đó khá lâu, quần chúng ở địa phương từng thiết miếu thờ bà chính giữa cầu để bày tỏ lòng tri ân vào năm Canh Thân 1860, đời vua Tự Đức. Khi hương án lập xong, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) ghé viếng và đề thơ Ngõa kiều (cầu ngói): Ngõa kiều, kiều hạ thủy sàn sàn, Ý hạm nga thi nhĩ tự nhàn Lão cảnh nan vong duy hãn mặc, Thế duyên bất yếm thị khê san. Thanh phong tiêu sái giang thuyên chuyển Quả phụ chưng thường miếu bán gian Hà ý tế nhân tâm nhược bối, Lâm lưu vô hạn thảng suy nhan. Trong nội san Hương Thủy – đất nước, con người số 1-1992, Nguyễn Thanh Thọ chuyển bài thơ sang thể lục bát: Dưới cầu nước chảy lững lờ, Tựa cầu thi khách ngâm thơ thư nhàn, Bút nghiên đeo đẳng thân mòn, Duyên đời chưa chán bởi còn nước non. Hây hây gió thổi sông vờn, Miếu thờ quả phụ chập chờn khói hương. Sống riêng ta nghĩ thẹn thuồng, Mặt soi dòng nước, buồn tuôn theo dòng. Từ ngày ra đời đến nay, cầu ngói Thanh Toàn đã trải qua lắm phen tu sửa, phục chế. Phần kiến trúc, do đó cũng thay đổi ít nhiều nếu đối chiếu nguyên trạng. Niên hiệu Thiệu Trị thứ IV (1844), một trận lụt lớn đã khiến cầu bị hư hỏng nặng. Mãi 3 năm sau, tháng 3-1847, cầu mới được sửa chữa. Sự việc ấy cũng được dân làng khắc vào cột cầu để ghi nhớ. Trận bão “kinh hồn táng đởm” năm Giáp Thìn 1904 đã phá sập chiếc cầu lịch sử. Dân làng Thanh Thủy quyết định tái tạo di tích theo mẫu cũ, nhưng thu hẹp bớt kích thước. Theo Richard Orban (tlđd), cầu cũ dài 18,75m, rộng 5,82, còn cầu mới tương đương kích cỡ như ta thấy hiện nay. Cũng theo R. Orban, lần ấy dân làng tự nguyện đóng góp được 700 đồng và Chính phủ bảo hộ tài trợ thêm 250 đồng. Việc xây dựng đến năm Bính Ngọ 1906 thì hoàn tất. Xem bức tranh ký họa của ông Trần Đình Nghi (cháu bà Trần Thị Đạo) mà R. Orban cho đăng trong BAVH năm 1917, chúng tôi đoán định rằng giai đoạn đó người ta chưa đưa vật liệu xi măng cốt thép làm cổng hai đầu cầu. Hạng mục này có lẽ xuất hiện vào lần tu sửa cầu năm 1956 và để “cổ kính hóa” phần nào, cánh “thợ kép” đã phải dụng công tô đắp lẫn khảm sành sứ các họa tiết như hoa lá, con dơi, hoặc hoành phi cùng đối liễn chữ Hán… nhại mấy motif trang trí truyền thống. Năm 1990, cầu lại được nhân dân và chính quyền địa phương trùng tu. Ngày 23/9/1991, lễ hoàn công diễn ra đồng thời với lễ đón bằng công nhận cầu ngói Thanh Toàn là Di tích văn hóa – lịch sử quốc gia do Bộ văn hóa trao tặng. Thượng tuần tháng 11/1999, ngay sau “cơn lũ thế kỷ XX” ào ạt tàn phá cố đô, chúng tôi kịp thời về Huế. Mấy người bạn đồng hương Huế từ các tỉnh xa điện nhắn: - Cố gắng tranh thủ ghé coi cầu ngói Thanh Toàn có bị hề hấn chi không! May thay! Dù mấy ngày ngập chìm dưới làn nước bạc, cầu vẫn trụ vững qua đợt thủy tai khủng khiếp! Kiệt cấu thiên thu truyền thắng tích… Vâng. Kiệt tác kiến trúc tuy quy mô khiêm tốn nhưng đậm đà phong cách bản địa chính là thắng tích quý hiếm mà tiền nhân muốn lưu truyền mãi nghìn năm… Di sản thế giới Bùi Đẹp 14 CẢNH ĐẸP Ở VƯỜN CƠ HẠ
PHÚ QUÂN: hai thế kỷ là thủ phủ của Nam Hà thời chúa Nguyễn. Sau năm 1802 trở thành kinh đô của nước Việt Nam thống nhất. Cảnh sắc Xuân thành cực kỳ huy hoàng, tú lệ, Hoàng đế THIỆU TRỊ đã làm thơ ca ngợi, cho họa công vẽ lại các danh lam thắng cảnh của Thần Kinh, trong đó có vườn CƠ HẠ. Nguyên vườn này dưới thời Gia Long là chỗ học tập của hoàng thái tử Đản. Sau khi nối ngôi, Minh Mạng cho sửa chữa, ban tên là CƠ HẠ ĐƯỜNG, nối tiếp với DOANH CHÂU – HẬU HỒ – CẢNH SƠN. Đời Thiệu Trị, nhớ lại kỷ niệm của tiền nhân, vua cho di chuyển các công trình kiến trúc ở vườn THƯ QUANG đến xây dựng tại đây, tạo thành 14 cảnh đẹp: 1. Điện KHÂM VĂN: nơi vua và thân vương, đại thần hội họp bàn luận văn chương, chính sự 2. Lầu THƯỜNG THẮNG: nhiều tầng cao để vua ngắm cảnh ban ngày 3. Giác QUANG BIỂU: chỗ vua thưởng trăng 4. Hồi lang TỨ PHƯỢNG NINH MẬT: hành lang có mái cho để vua đi dạo ngắm hoa, cảnh 5. Hiên NHẬT THẬN: nằm phía Tây của vườn, chỗ ngồi ngắm cảnh trời chiều tìm thi hứng sáng tác 6. Thư trai MINH LÝ: phòng đọc sách nghiên cứu 7. Hồ MINH GIÁM: nơi thả thuyền hóng mát ngắm hoa sen ngày hè 8. Núi THỌ AN: trồng nhiều tùng bách, ở trên dựng cái đình để ngồi ngắm cảnh 9. Cầu KIM NGHÊ: trên cầu dựng lầu cao, nơi vua ngồi hóng mát ngắm cảnh vào mùa thu 10. Thủy tạ HÒA PHONG: chỗ hóng mát, ngắm hoa sen vào mùa hè 11. Sông TÁI VŨ: nguồn sông từ động Phước Lộc chảy vào Hậu Hồ 12. Động PHƯỚC LỘC: xếp đá, trồng hoa cỏ để nuôi thú rừng 13. Hồ KIM THỦY: quanh bờ hồ trồng lê liễu 14. Đảo THIÊN HỒ: nằm giữa hồ Kim Thủy, trồng nhiều cổ thụ cành lá rườm rà Vua THIỆU TRỊ thân viết bài ký về vườn CƠ HẠ, nói rõ tình ý của mình: “Thời MINH MẠNG trước đây, TA vâng lệnh vua cha xây cất ngôi nhà CƠ HẠ ở về mé đông tường Tử Cấm Thành, bên trong Hoàng thành. Đây là nơi để cho thiên tử quang lâm những lúc muôn việc xong xuôi nhàn rỗi. Nay là lúc nước nhà thịnh vượng, trong ngoài yên vui. TA bèn nghĩ đem những điệu vũ còn sót lại của vườn THƯ QUANG, trùng tu, chỉnh lý để dời tới đây xây cất đặt tên là VƯỜN CƠ HẠ. Nhằm tăng thêm vẻ sáng đẹp cho những công đức rực rỡ trước đây đồng thời biểu dương thành quả cai trị và bình định hiện tại. Chúng ta khác hẳn nhà MINH – THANH (Trung Quốc), họ chọn hình thể núi sông xa xôi hàng trăm dặm để xây cất ly cung, biệt quán nhằm vui chơi cho thỏa thích. Hơn nữa, đối với việc dân việc nước, chúng ta có ai dám riêng hưởng nhàn lạc, làm sao còn có thì giờ mà chú ý đến việc này! Tuy nhiên, nhớ nước nhà mọi việc đều có quy củ, có mối giềng đâu đó rõ ràng, mỗi khi được rảnh rỗi, TA thấy cần phải thư giãn tinh thần, ngụ ý vào sách vở, điển phần. Những lúc đó, TA cho mời các hoàng thân, đại thần vào để tìm hiểu cách cai trị hoặc để ý chốn cung vi xem xét giới phụ nữ có được thuần thục, hiền lương chăng. Dù vậy, TA vẫn sợ rằng con cháu vì lâu ngày hòa bình trở nên kiêu sa, tham lam, lại dựa vào nguyên nhân trước để sửa sang, xây dựng cung điện, đam mê chơi bời nơi phong cảnh núi sông. Cho nên TA không thể không đưa ra cái ý để tự răn và để lại lời khuyên cho đời sau. Mong con cháu phải giữ gìn gia pháp lâu bền, luôn luôn lo lắng, siêng năng, không được tự tìm lấy thú vui nhàn hạ, ích kỷ.” Trên đây, tôi căn cứ vào sách “NGỰ ĐỀ DANH THẮNG ĐÔ HỘI THI TẬP” ấn hành vào dịp Đoan Dương năm Giáp Thìn (1844 – Thiệu Trị thứ tư) để giới thiệu vườn cảnh CƠ HẠ. Ngày nay, đến Huế, vào thăm cố cung, du khách chỉ còn biết ngậm ngùi: Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu, Đỗ quyên đê đoạn nguyệt âm âm. Di sản thế giới Bùi Đẹp Kỳ Diệu Trong Đêm Giáng Sinh
Phương Tôn Vào Giáng Sinh năm 1914, gần nửa năm sau kể từ ngày trận thế chiến thứ nhất bùng nổ, sau nhiều tuần lễ giao chiến kịch liệt giữa quân Đức đối đầu với liên minh quân sự Anh, Pháp và Bỉ đã có biết bao quân lính đã ngã gục, một điều thật kỳ diệu đã xảy ra khi binh lính của hai phe tại mặt trận miền Tây (mặt trận kéo dài từ vùng Biển Bắc của Đức đến tận miền Nam giáp ranh với Thụy Sĩ) tự hạ súng tạo nên một cuộc ngưng chiến thầm lặng để cùng nhau ăn mừng đêm Thiên Chúa ra đời. Tài liệu về đêm Giáng Sinh kỳ diệu đã cứu vãn biết bao sinh linh vô tội nhưng lại không được lịch sử thế giới nhắc nhở đến may mắn lọt vào tay của Michael Jürgs (cựu Tổng biên tập tạp chí Stern và cũng là tác giả những ấn phẩm nổi tiếng viết về cuộc đời của Axel Springer hoặc nữ diễn viên Romy Schneider) chú ý đến. Để có được câu chuyện lịch sử thần thánh này Michael Jürgs bỏ công kết hợp từng lời tâm sự của những binh lính sống sót đã từng tham gia trận chiến tại mặt trận miền Tây, chắp nối từng bức thư được gửi về từ mặt trận, những bài viết được đăng trên báo, những hình ảnh vẽ nguệch ngoạc, những tấm hình lòe nhem nhét vv… cho thế giới thấy rằng, một khi có điều kiện, tình nhân loại của những người lính vô tội vẫn luôn luôn vượt qua những âm mưu hèn hạ độc ác của đám vua quan, của những tên lãnh đạo muốn dùng chiến tranh để thỏa mãn tham vọng bệnh hoạn của mình. Trong không gian im lặng bất thường dưới bầu trời tối đen chỉ điểm một vài ánh sao, khi chỉ cần một tiếng động nhỏ, một ánh sáng bất cẩn lóe lên là có thể đánh mất một mạng người vậy mà bổng nhiên một giọng ca đơn độc lẻ loi được cất lên: “Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình...” Giọng ca ngân vang trên bãi đất chiến trường đang đẫm đầy máu và đầy khói súng trong hàng tuần qua. Tiếng ca bắt đầu trông thật lẽ loi tội nghiệp, giọng ca của một anh lính người Đức ngân cao vang vọng đến các lũy hào của quân Anh trong khoảng cách không đầy 100 mét đối diện. Dưới các lũy hào ngập đầy nước lạnh cóng vào mùa đông khắc nghiệt của miền Bắc Đức, quân Anh vẫn án binh bất động im lặng không phản ứng. Tuy nhiên bên này chiến hào, quân Đức lại sôi nổi lên, không đầy một vài phút sau giọng ca của anh lính Đức không còn lẻ loi nữa mà một vài người, đến hàng trăm rồi cuối cùng thì đến hàng ngàn người cùng ngân cao “Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình...” Âm thanh cuối cùng của bài ca vừa chấm dứt, chỉ sau một phút yên lặng bổng có tiếng vỗ tay cùng những tiếng la hú vang vọng không phải từ một mà đến cả ngàn người từ chiến tuyến quân Anh: “Good, old Fritz” và “Encore, encore” hoặc “More, more”. Để đáp lại “Stille Nacht, Heilige Nacht” quân Anh cũng hòa mình theo niềm vui mà cùng cất cao tiếng hát “Merry Christmas, Englishme”. Không những chỉ vui mừng nhảy múa cất cao tiếng hát, quân Anh còn đi thêm một bước quan trọng để chứng minh thiện chí và đây cũng là điều tối kỵ trong chiến tranh: Họ đặt những cây đèn sáp được thắp sáng trên khắp chiến hào rồi cùng hô vang: “We not shoot, you not shoot”. Bổng nhiên dưới ánh sáng lờ mờ của ánh đèn sáp, bên chiến hào Đức có bóng người đàn ông đứng lên. Với giọng ca thật mạnh và thật đúng điệu Anh, anh ta vừa đi vừa hát bài ca của Annie Laurie, bài ca mà ngay cả một đứa bé nhỏ bên Anh cũng còn biết, nay lại được một người của quân thù, của một người Đức hát cao đã làm quân Anh thật xúc động. Anh ta từ từ tiến đến chiến hào của quân Anh: “Tôi là một Trung Úy của quân Đức, Gentlemen, Mạng sống của tôi hiện nằm trong tay của các bạn. Tôi đã ra khỏi chiến hào và đang đi đến các bạn. Xin gửi một sĩ quan đến gặp tôi trên nửa đoạn đường”. Dần dần hình bóng của viên Trung Úy càng hiện rõ ra, hàng trăm họng súng chĩa thẳng đến anh. Bổng nhiên bên chiến hào Anh lại có một người đàn ông trèo lên chiến hào rồi chui qua hàng rào kẻm gai. Anh ta tiến thẳng đến viên Trung Úy người Đức. Nay thì không còn mệnh lệnh nào có thể ngăn chận anh người Anh này lại được nữa. Họ bắt tay cùng nhau, ôm nhau, miệng nói tay thì cởi vất súng xuống đất. Quân Đức làm tiếp thêm một việc thật ngoạn mục. Đem quà sang tặng cho quân Anh: Một cành thông Giáng Sinh đã được thắp sáng sẵn với những ngọn đèn sáp được đem tận chiến hào quân Anh. Cho đến thời điểm này người Anh, người Pháp và người Bỉ vẫn chưa có tục lệ mừng Giáng Sinh với cây cây thông. “Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình...” điều kỳ diệu trong đêm Thánh đã xảy ra: Súng vẫn không nổ. Suốt đêm quân lính ca hát những bài ca mừng Giáng Sinh tùy theo ngôn ngữ của mình, họ chia nhau thức ăn, điếu thuốc lá hoặc ngụm rượu mạnh cho ấm bụng để cùng nhau mừng đêm Chúa ra đời. Qua ngày hôm sau, họ dành thì giờ để chôn cất quân lính tử trận lâu nay bị tuyết lấp phủ, ngồi tâm sự chuyện gia đình, cho nhau xem hình ảnh của vợ con hoặc cùng nhau đá banh. Quân lính bỗng nhiên nhận ra và cùng nhau nhất trí: “Schluss mit dem Krieg, no more war, à bas la guerre - Chấm dứt chiến tranh”. Chúng tôi chỉ muốn được sống, muốn được trở về nhà cùng gia đình mà thôi. Sau hai ngày vui đùa thoải mái thì lệnh trên từ hai phía được truyền xuống: chấm dứt cuộc ngưng chiến. Ai không thi hành sẽ bị xử lý tại chổ. Binh lính lại giao hẹn với nhau là chỉ bắn lướt qua đầu mà thôi. Tuy nhiên giao hẹn chỉ được thi hành nội trong một ngày duy nhất, sau đó thì đâu lại vào đấy. Họ chém giết nhau tiếp tục. Cuộc hưu chiến không định trước vào đêm Giáng Sinh năm 1914 được mệnh danh là “Một kỳ diệu nhỏ trong đêm Giáng Sinh” thật ra không “nhỏ” như tên gọi của nó về sau này. Dù bị quan trên ngăn cấm cuộc hưu chiến vào đêm Giáng Sinh đã lan truyền nhanh chóng khắp mặt trận miền Tây kéo dài trên 600 cây số. Rất nhiều đơn vị đã bắt chước theo tự động buông súng. Có nơi như tại mặt trận Ypern đã tổ chức tươm tất một cuộc tranh giải bóng tròn giữa quân Schottland và quân Đức. Một vài nơi không chỉ ngưng chiến mừng Giáng Sinh mà còn được xem là những cuộc nổi loạn của binh lính. Vua quan cả hai phe lâm chiến phải đưa ra nhiều biện pháp, ngay cả biện pháp xử án tử hình tại mặt trận mới dẹp được làn sóng chống chiến tranh của binh lính. “Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình...” chỉ với bài ca ngắn, không nhiều, chỉ cần một đêm ngắn ngủi nhưng biết bao sinh mạng đã được cứu thoát. “Stille Nacht, Heilige Nacht... - Đêm Thánh vô cùng, đêm yên bình...” đúng là một đêm kỳ diệu cho những người lính bé nhỏ vô tội trong một cuộc chiến vô lý đã làm thiệt mạng trên hai mươi triệu người đến năm 1918 mới thực sự chấm dứt. (Dương Lêh sưu tập trên mạng) ĐÔI ĐIỀU LÝ THÚ VỀ BÀI HÁT 'LONDON BRIDGE'
(Tiếp theo và hết) VI.- NHẠC CỦA BÀI HÁT Nhằm để học sinh dễ nhớ Lịch sử Việt Nam, người viết mạo muội soạn ra Lời Mới của BHTN, dễ hát, dễ nhớ các Triều Vua, các anh hùng nổi tiếng trong suốt 4000 năm Lịch sử giữ nước và dựng nước từ Quốc tổ Hùng Vương cho tới năm 1945. 1.- Họ Hồng Bàng - Thời Hùng Vương 1.1 - Kinh Dương Vương cai quản Xích Quỷ Lấy Long Nữ, sinh Sùng Lãm (Lạc Long Quân) Hồng Bàng Họ đầu tiên dựng nước Sông Gianh - Vân Nam (Trung quốc). 1.2 - Lạc Long Quân lấy Tiên Âu Cơ Sinh trăm con, nửa theo Cha Nửa theo Mẹ - Hùng Vương thứ nhất Mẹ Tiên, Cha Rồng. 1.3 - Hùng Vương lập nhà nước đầu tiên Mười tám đời, đô Phong Châu Đây Trống đồng, Văn hóa Đông Sơn Ngời sáng Văn Lang (Quốc hiệu) 2.- Nhà Thục 2.1- Thục Phán thắng quân Tần xâm lăng Hùng Mười tám, nghe Tản Viên (Sơn Tinh, con rể) Nhường ngôi vua cho An Dương Vương Đầu tiên thắng Tần. 2.2- Mỵ Châu, Trọng Thủy tình oan trái Thành Cổ Loa, nước Âu Lạc Thục Phán thua Triệu Đà mưu mô Nô lệ nhà Tần (Bắc thuộc lần 1). 3.- Trưng Nữ Vương Trưng Nữ Vương dẹp tan Đông Hán Đô Mê Linh. nước Hùng Lạc Sau thua trận, Hai Bà tuẫn tiết Đông Hán đô hộ (Bắc thuộc lần 2). 4.- Nhà Tiền Lý và Nhà Triệu Tiền Lý (Lý Bí) nhờ Phạm Tu thắng Lương (quân nhà Lương) Đô Long Biên, nước Vạn Xuân Triệu Quang Phục chiến đấu, rồi thua Nô lệ Tùy- Đường (thay nhà Lương ở Trung quốc (Bắc thuộc lần 3). 5.- Họ Khúc và 6.- Nhà Ngô Họ Khúc (Thừa Dụ), tiết độ sứ thuộc Đường Giành tự chủ, Bắc thuộc hết Sau Ngô Quyền chiến thắng Nam Hán Kinh đô Cổ Loa. 7.- Nhà Đinh và 8.- Nhà Tiền Lê Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn thời Ngô Đô Hoa Lư, sau bị (ám) sát Triều (đình) tôn Lê Đại Hành phá Tống Nước Đại Cồ Việt. 9.- Nhà Lý 9.1 - Tiền Lê rối ren, Triều đình tôn Lý Thái Tổ , nhờ Vạn Hạnh (Thiền sư) Vua Lý đô dời về Thăng Long Văn Miếu xây dựng. 9.2 - Lý thường Kiệt bình Chiêm, phá Tống Đánh Tống trước, chặn xâm lăng Tô hiến Thành văn võ song toàn Ngời sáng Đại Việt. 10.-Nhà Trần 10.1 - Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi Trần Cảnh Lập nhà Trần, nhờ Thủ Độ (Thái sư) Từ Thăng Long, Huyền Trân sang Chiêm Mở mang Đại Việt. 10.2 - Trần Nhân Tông , Anh Tông, Hưng Đạo Ba lần thắng quân Mông- Nguyên Đế quốc chiếm gần hết Á – Âu Ngời sáng Đại Việt. 11.- Nhà Hồ Trần rối ren, nhà Hồ lên ngôi (Hồ Quý Ly) Đô 'Tây đô', nước Đại Ngu Cải cách mạnh bạo, sau thua Minh Khởi nghĩa Lam Sơn. 12.- Nhà Hậu Lê (Lê Sơ) Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi thắng Minh Nhà Hậu Lê, đô 'Đông đô' Văn miếu cho khắc bia tiến sĩ Ngời sáng Đại Việt. 13.-Nhà Mạc Lê Sơ loạn, nhà Mạc lên ngôi (Mạc Đăng Dung) Lập 'Bắc triều', đô Đông kinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn hóa ưu tú Thời 'Nam - Bắc triều'. 14.-Nhà Lê Trung hưng Lê Trung hưng 'Nam triều', Tây kinh Dẹp nhà Mạc, về Đông kinh Vua Lê, Chúa Trịnh - Nguyễn phân tranh Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng. 15.-Nhà Tây Sơn 15.1 - Tây Sơn tam kiệt thắng Chúa Nguyễn Vua Nguyễn Nhạc, đô Quy Nhơn Nguyễn Huệ thắng Xiêm ở Rạch Gầm Ngời sáng Đại Việt. 15.2 - Quang Trung đại thắng quân Mãn Thanh Nô lệ Tàu vĩnh viễn dứt Xóa Vua Lê, Trịnh - Nguyễn phân tranh Kinh đô Phú Xuân. 16.-Nhà Nguyễn 16.1 - Quang Trung mất, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long) Đô Phú Xuân, Nước thống nhất Tự Đức cấm Đạo, sau thua Pháp Đại Nam Pháp thuộc. 16.2 - Nguyễn Thái Học, Trương Định... chống Pháp Bảo Đại thoái vị Vua Nguyễn Dân theo Cụ Hồ thắng Nhật – Pháp Việt Nam độc lập. (Tham khảo Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, Lịch sử Việt Nam của Huỳnh Công Bá và Niên biểu Việt Nam của Vụ Bảo tồn, Bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa- Thông tin). PHẠM VŨ Các Vị Tam Nguyên qua các Triều Vua Việt Nam
Trong suốt quá trình lịch sử Tiên Rồng của Dân tộc VN, các Vương triều đã tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho Đất nước. Nước VN ta là một nước Văn hiến, có truyền thống hiếu học từ xa xưa, mà chế độ thi cử thời xưa cực kỳ khắt khe, các sĩ tử phải vượt qua 4 trường thi Hương, mới được dự thi Hội, đậu kỳ thi Hội mới được dự thi Đình để chọn các danh hiệu cao quý: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Dưới các triều Ngô (939 - 965), Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980 - 1009) còn phải lo đối đầu chống ngoại xâm, nên coi việc võ bị là quan trọng hơn việc giáo dục, cho tới Vương triều Lý nền giáo dục nước ta mới được phát triển. Vương triều Lý (1010 - 1225) Lý Thánh Tông cho mở trường, lập Văn miếu tại kinh đô Thăng long; Lý Nhân Tông mở khoa thi Nho học đầu tiên ở nước ta gọi là Khoa Tam Trường dành cho những người học rộng, thông hiểu kinh sử.Người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh trở thành bậc khai khoa của các nhà khoa bảng nước ta. Vương triều Trần (1225 - 1400) Trần Thái Tông cho mở Khoa thi Thái Học Sinh lấy đậu theo Tam giáp (Nhất giáp, Nhị giáp, Tam giáp). và thứ bậc trong Tam giáp: bậc Nhất giáp có Tam Khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Vương triều Hồ (1400 - 1407) Hồ Quý Ly tổ chức khoa thi Thái học sinh, Nguyễn Trãi đỗ Đệ nhị giáp khoa này. Triều đại Lê Sơ (1428 - 1527) Lê Thái Tông phục hồi thi Hương, thi Hội như triều Trần, sau đó mở khoa thi Đình cho những người đậu thi Hội, làm một bài thi do Vua ra đề. Đậu thi Đình gọi là Tiến sĩ chia làm 3 bậc: 1/- Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, gồm 3 người đỗ đầu: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa (Tam khôi) 2/- Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, gọi là Hoàng giáp 3/- Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân, gọi là Tiến sĩ. Những sĩ tử đậu đều được ghi danh vào bia đá, gọi là Bia Tiến sĩ. Nhà Mạc (1527 - 1592) Mạc Đăng Dung mở khoa thi, có Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên. Nhà Lê Trung hưng (1533- 1788) Khôi phục lại việc giáo dục và thi cử, có Lê Quí Đôn đậu Bảng nhãn. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 - 1777) Tổ chức các kỳ thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà Tây Sơn (1778 - 1802) Việc thi cử được chấn chỉnh lại, đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia, lập Sùng chính Viện, do La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng. Nhà Nguyễn (1802 - 1945) Theo phép thi cử của triều Lê, mở lại kỳ thi Hương, Hội, Đình. Kỳ thi Đình cuối cùng vào năm 1892, thời Thành Thái, với Thám hoa Vũ Phạm Hàm (Cụ chính là Họ Phạm) và năm 1919, thời Khải Định, với 7 Tiến sĩ. Nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên và không bổ Tể tướng, do đó sĩ tử đỗ cao nhất khoa thi Đình là Bảng nhãn (hoặc Thám hoa). Chúng ta thử cùng nhau điểm lại xem trong Lịch sử Tiên Rồng đã có bao nhiêu Vị Tam Nguyên- nghĩa là cùng một Vị đã đậu Hương nguyên (hạng 1 khoa thi Hương), đậu Hội nguyên (hạng 1 khoa thi Hội) và đậu Đình nguyên (hạng 1 khoa thi Đình) trong suốt quá trình thi cử của mình. I.- TAM NGUYÊN BẬC ĐỆ NHẤT GIÁP 1/- Triều Mạc: có 1 Vị Tam nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) Danh sĩ, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ. Còn có tên khác là Văn Đạt. Ông quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương. Năm 1535, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, Đệ nhất danh (Trạng nguyên),các kỳ thi Hương, Hội, Đình đều đỗ đầu. Ông làm quan đến Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Tương truyền, thuở trẻ ông có học với Lương Đắc Bằng, được truyền cho quyển Thái ất thần kinh, nên ông rất tinh thông Lý học và Tướng số học. Ông được phong tước Trình Tuyền Hầu, nên còn gọi ông là Trạng Trình. Thơ văn còn truyền tụng rất nhiều, gồm bộ Bạch Vân thi tập (phần Quốc âm ngót 100 bài, phần Hán văn cũng thế). 2/- Triều Lê Trung hưng: có 1 Vị Tam nguyên Lê Quý Đôn (1762 - 1784) Nhà văn hóa lớn, thuở nhỏ có tên là Lê Danh Phương, sau đổi là Quý Đôn, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Ông quê làng Duyên Hà, trấn Sơn Nam, nay là Thái Bình. Năm 1743 ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, Đệ nhị danh (Bảng nhãn) - Khoa thi này không có Trạng nguyên và Thám hoa. Từ thi Hương, thi Hội đến thi Đình đều đỗ đầu. Ông làm quan đến Thị độc tòa Hàn lâm, sung Tư nghiệp Quốc tử giám, sau làm Tổng tài Quốc sử quán, khảo duyệt phần Tục biên Quốc sử. Ông là một học giả uyên bác, đa dạng và sung mãn nhất của văn hóa VN. Giới nghiên cứu Pháp xem ông như là nhà bác học về lãnh vực văn hóa của nước ta. Công trình trước tác và sáng tác của ông gồm một thư tịch đồ sộ về nhiều bộ môn: lịch sử, đia lý, văn học, ngôn ngữ học, triết học... 3/- Triều Nguyễn: có 1 Vị Tam nguyên Phạm Vũ Hàm (Vũ Phạm Hàm) (1864 - 1906) Danh sĩ, tự Mộng Hải, hiệu Thư Trì. Quê thôn Đôn thư, huyện Thanh Oai, Hà tây, nay là Hà Nội. Năm 1892, ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, Đệ tam danh (Thám hoa), - Khoa thi này không có Trạng nguyên và Bảng nhãn, từ thi Hương, thi Hội đến thi Đình đều đỗ đầu (Tam nguyên). Ông làm quan đến chức Đốc học Hà Nội, hàm Quang lộc tự Thiếu khanh, kiêm sung quán Đồng văn. Đương thời, giới trí thức rất hâm mộ tài học và đức độ của ông. Thơ văn còn truyền tụng nhiều vì nội dung, nghệ thuật sâu sắc, có nhiều hình tượng nghệ thuật mà giới yêu thơ thán phục. Vũ Phạm Hàm nguyên gốc là Họ PHẠM -VŨ. Sở dĩ có tên Vũ Phạm - theo Bản tin Nội tộc Họ Phạm-Vũ năm 2003 - ông là cháu nội Cụ Vũ Đăng Dương (1794 - 1852) (tên thật là Phạm Vũ Cát, khi đi thi chưa có tên trong sổ đinh của làng nên phải mượn tên người khác. Cụ đỗ Hương Cống năm 1821, từ đó Cụ mang tên đã đăng thí là Vũ Đăng Dương), khi đi thi Hương, thi Hội, thi Đình phải khai 3 đời, ông Hàm không thể đổi khác Họ của Ông nội được, nên phải lấy tên Vũ Phạm Hàm. Ông thuộc Biệt Chi Vũ-Phạm trong Tộc Phả Họ PHẠM-VŨ, Đôn thư, Thanh Oai, Hà Nội. Vũ Phạm Hàm là vị Tam Khôi cuối cùng của nước VN ta. II.- TAM NGUYÊN BẬC ĐỆ NHỊ GIÁP (Học vị Hoàng Giáp ) Có 2 vị đều thuộc Triều Nguyễn, là: 1) Trần Bích San (1838 - 1877) quê làng Vị xuyên, Nam Định, nên gọi là Tam nguyên Vị Xuyên. 2) Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) quê làng Yên Đổ, Hà Nam, nên cũng gọi là Tam nguyên Yên Đổ. (Tham khảo: - Các Vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa qua các Triều đại Phong kiến VN, của Trần Hồng Đức - Từ điển Nhân vật Lịch sử VN và Từ điển Tác Giả VN của Nguyễn Q. Thắng). Phạm Vũ THIÊN VĂN HỌC (Astronomy)
Đối với người Tàu ngày xưa, thiên văn học là một môn rất quan trọng. Người được gọi là biết nhiều thì phải: “Thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, cổ tường sử ký, kim thấu nhân sự”. Ở nước ta môn này không được coi là quan trọng Thiên văn học là môn học hứng thú nghiên cứu về những gì ở trên bầu trời và ảnh hưởng của chúng đến trái đất. Trong khuôn khổ hạn hẹp, người viết chỉ đề cập đến những điều căn bản hứng thú, cần thiết cho đời sống hằng ngày và kiến thức. Ở Âu Châu vào thời kỳ thượng cổ và trung cổ các nhà thiên văn học thường cũng là những chiêm tinh gia (astrologers). Vào thời đó người ta nghĩ rằng bầu trời là nơi cư ngụ của những vị thần linh, và các vị này nắm vận mệnh của chúng ta. Thời Phục Hưng đã xuất hiện nhiều triết gia, toán gia, vật lý gia, thiên văn gia với nhiều lý thuyết, khám phá mới. Kỹ thuật mài kính cũng phát triển, người ta làm ra ống nhòm, kính viễn vọng để khám phá bầu trời. Ngành thiên văn học phát triển nhanh, các thiên văn gia không làm việc của chiêm tinh gia nữa. Họ cho rằng môn chiêm tinh không phải là một khoa học, mà chỉ là giả khoa học (pseudoscience) Thế kỷ thứ 20, thiên văn học đã phát triển đến mức cao độ nhờ các đài viễn vọng tối tân, máy điện toán và các khoa học gia tài ba như Einstein, Hubble, Sagan… Mục tiêu chính của nhân loại bây giờ không chỉ là thám hiểm bầu trời nữa mà còn là đi tìm sự sống, tìm một nền văn minh bên ngoài trái đất. Thật vậy, đã từ nhiều thập niên các khoa học gia, thiên văn gia chuyên nghiệp cũng như thiên văn gia tài tử (amateur astronomers) đã gửi tín hiệu ra ngoài không gian, cũng như phân tích bất cứ những gì có vẻ như là tín hiệu nhận được từ bên ngoài, với hi vọng tìm được một nền văn minh ở đâu đó. Không lẽ vũ trụ bao la như vậy mà trái đất quá nhỏ bé của chúng ta lại là nơi độc nhất có sự sống. VŨ TRỤ BAO LA: Nếu ta hóa phép cho mọi vật nhỏ lại, cho đến khi toà nhà lớn nhất thế giới (một khách sạn ở Mecca, Ả Rập, với 1,5 triệu mét khối sẽ được khánh thành trong năm 2010) chỉ còn nhỏ bằng một con vi tùng, thì khi ấy mặt trăng sẽ to bằng hạt mè, trái đất sẽ bằng hạt đậu, mặt trời sẽ bằng quả bí đỏ, và vũ trụ (tức khoảng không gian mà người ta có thể quan sát được nhờ các đài thiên văn) sẽ lớn gấp hàng tỉ lần thái dương hệ Mặt trời là một trong số khoảng 400 tỉ ngôi sao trong dải ngân hà Milky Way. Theo Carl Sagan cũng như nhiều thiên văn gia khác thì có vào khoảng 100 tỉ ngân hà trong vũ trụ. Tự Điển Wikipedia cho rằng số ngôi sao trong vũ trụ là 3 – 7x1022. Hội Liên Hiệp Thiên Văn Quốc Tế định con số này là 7x1022 (7 theo sau bởi 22 con số không).Số các hạt cát trên khắp các bờ biển của thế giới cũng không lớn bằng số những ngôi sao trong vũ trụ . Thật vậy, quả đất ta có 356.000km bờ biển (con số này lấy ở trong CIA World Factbook). Giả thử bờ biển rộng 50 mét, sâu 10 mét và có 10 hạt cát trong mỗi milimét khối (tức 10 tỉ hạt cát trong mỗi mét khối). Làm con toán nhân ta có: 356.000.000m x 50m x 10m x 1010 hạt/m3 = 1,78x1022 hạt Như vậy số các ngôi sao trong vũ trụ lớn gần gấp 4 lần số những hạt cát trên tất cả các bãi biển của trái đất. Chưa hết, vũ trụ ở đây chỉ là vũ trụ quan sát được với các đài quan sát hiện nay mà thôi. Mà biết đâu lại chẳng có nhiều hơn một vũ trụ. NHỮNG KHOẢNG CÁCH TRONG VŨ TRỤ : Khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng trung bình là 384.000km (từ 363.000km lúc gần nhất, đến 405.000km lúc xa nhất). Ánh sáng với vận tốc 300.000km/giây mất khoảng 1,3 giây để đi đoạn đường này. Mặt trời cách chúng ta khoảng 150 triệu km. Ánh sáng đi mất khoảng 8 phút. Ngôi sao gần nhất cách chúng ta 4,3 quang niên. Quang niên là khoảng cách ánh sáng đi trong một năm, đó là 9,46 x 1012 km. Dải ngân hà gần chúng ta nhất, Andromeda Galaxy, ở cách chúng ta 2,1 triệu quang niên. Dải ngân hà Milky Way mà trong đó có mặt trời của chúng ta có chiều dài khoảng 100.000 quang niên, và bề dày khoảng 10.000 quang niên Khoảng cách xa nhất, tức là giới hạn của vũ trụ mà ta quan sát được với máy móc hiện đại là 13,7 tỉ quang niên. Bạn đã chóng mặt với những con số khổng lồ trong thiên văn học chưa? Có lẽ bạn thắc mắc làm sao người ta có thể đo được những khoảng cách này. Trước hết, với những khoảng cách nhỏ người ta có thể dùng hình học và lượng giác. Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Aristotle chứng minh được rằng trái đất là hình cầu. Hai chứng cứ mà Aristotle đưa ra là: 1/ Khi tàu biển rời bến thì tàu như chìm dần xuống nước, mới đầu thân tàu biến mất, rồi dần dần cột buồm cũng lặn luôn. Điều này chứng tỏ rằng mặt biển không phải là phẳng, mà là cong. 2/ Khi có nguyệt thực, bóng của trái đất in lên mặt trăng là hình tròn. Trong số rất ít người tin ông, có Eratosthenes (275 – 194TCN). Ông này tìm cách đo chu vi của trái đất. Ông biết rằng ở thành phố Cyrene nơi ông sinh ra, vào ngày Hạ Chí (22 tháng 6) lúc 12 giờ trưa. Một người đứng thẳng thì cái bóng của người đó nằm gọn giữa hai bàn chân . Điều đó có nghĩa là mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu (zenith). Nhưng cũng vào lúc đó thì tại một thành phố khác , Alexandria, nơi cách Cyrene khoảng 5000 bộ (đơn vị đo lường của Ai Cập, khoảng 160m) mặt trời không ở ngay trên đầu, không chiếu xuống đất theo đường thẳng đứng, mà chiếu xiên một góc khoảng 7,2o. Góc này là vào khoảng 1/50 của một vòng tròn. Như vậy chu vi của trái đất là 50 lần khoảng cách giữa 2 thành phố: 5000 bộ x 50 = 25.000 bộ tức 40.000 cây số. Con số này rất chính xác so với cách tính toán ngày nay. Một cách đo khác thường dùng trong thiên văn học là dùng hình ảnh của một vật tại hai vị trí khác nhau (parallax). Trời sinh con người ta có hai con mắt, nhờ thế mới ước lượng khoảng cách chính xác, mới xâu được sợi chỉ qua cái lỗ của cây kim. Bạn hãy thử nhắm một mắt rồi xâu kim mà xem, bạn không thề làm được. Não bộ chúng ta phối hợp hai hình ảnh khác nhau nhận được bởi mắt phải và mắt trái rồi cho ta một cái ảnh nổi (stereo image) nhờ đó mà ta có thể ước lượng được khoảng cách của vật mà ta nhìn. Con gà nhìn ta chỉ bằng một con mắt nhưng chốc chốc nó lại thay đổi vị trí của con mắt đó bằng cách ngẩng đầu lên hay cúi đầu xuống. Não bộ của nó phân tích hai hình ảnh nhận được trước và sau của cùng một con mắt để cho nó một cái hình nổi Cái máy đo độ xa (range – finder) dùng trên các tàu chiến cũng theo nguyên tắc này. Máy có hai vật kính (objective) ở hai đầu, mỗi vật kính có tác dụng như một con mắt. Khi người xử dụng máy điều chỉnh sao cho hai vật kính tập trung vào tàu địch thì sẽ biết tàu địch cách xa bao nhiêu. Tuy máy đo độ xa này chính xác, nhưng với khoảng cách xa hơn nữa, thí dụ từ trái đất đến mặt trăng thì hai “con mắt” của máy phải đặt cách xa nhau năm, bảy trăm cây số thì mới có sự chính xác. Người ta có cách thực hiện được điều này: thay vì dùng hai “con mắt” thì dùng máy ảnh để chụp hình mặt trăng tại hai thành phố xa nhau vào cùng một thời điểm, rồi so sánh góc độ khác nhau. Biết được góc độ khác nhau, và khoảng cách giữa hai thành phố, ta sẽ biết khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng Để đo khoảng cách xa hơn nữa, thí dụ từ trái đất đến các vì sao, ta phải đem hai “con mắt” ra xa nữa. Trái đất quay chung quanh mặt trời với quỹ đạo có đường kính gấp đôi khoảng cách từ trái đất đến mặt trời, nghĩa là 300 triệu cây số. Nếu ta đo vị trí của một ngôi sao, rồi đúng sáu tháng sau lại đo nữa, thì ta đã đo tại hai nơi cách nhau 300 triệu cây số. Năm 1838 một nhà thiên văn học người Đức tên là Bessel đã thực hiện cuộc đo này. Ngôi sao ông chọn để đo khoảng cách đến trái đất là ngôi sao 61 Cygni trong chòm sao Thiên Nga. Ông đo góc độ của ngôi sao này vào hai thời điểm cách nhau sáu tháng, tức là cách nhau 300 triệu cây số. Góc độ khác biệt mà ông đo được là 0,6 giây, với 10% sai số (0,6” + 0,06). Cái góc này quá nhỏ, tương đương với góc mà ta nhìn một người ở cách ta 800km (nếu ta có thể nhìn được!). Nhưng dụng cụ dùng trong thiên văn học là chính xác, có thể tin được. Bessel tính ra là ngôi sao 61 Cygni cách xa chúng ta 103.000.000.000.000 km hay là 11 quang niên. Bessel là người đầu tiên, chỉ dùng thước mà đo được khoảng cách bên ngoài thái dương hệ. Sau ông, nhiều người khác cũng dùng phương pháp này, tức là đặt hai “con mắt” ở hai nơi xa nhất có thể được để đo khoảng cách đến những ngôi sao khác
Để đo những khoảng cách đến các dải ngân hà xa hàng triệu quang niên, người ta lại có cách khác. Trên trời có những ngôi sao đổi màu gọi là cepheid. Những ngôi sao này đổi màu từ sáng đến tối rồi lại sáng theo những chu kỳ nhất định. Ngôi sao lớn thì chu kỳ dài, có khi là vài năm, ngôi sao nhỏ thì chu kỳ đổi màu ngắn, có thể là vài giờ. Thêm nữa, ngôi sao nhỏ thì ánh sáng yếu, ngôi sao lớn thì ánh sáng mạnh . Sự liên hệ giữa cường độ sáng của một ngôi sao đổi màu (cepheid) và chu kỳ đổi màu của nó rất chính xác. Quan sát một ngôi sao đổi màu, ta chỉ cần đo thời gian của một chu kỳ sáng – tối là biết được độ sáng thực của nó. So sánh độ sáng thực này với độ sáng biểu kiến (độ sáng mà ta thấy được) là ta biết ngôi sao ấy cách xa ta bao nhiêu. Phương pháp này chính xác và đã giúp các thiên văn gia đo được khoảng cách đến các dải ngân hà xa hàng triệu quang niên. N.C.T (còn tiếp)
Phụ Bản IV PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT
Vì nhận thấy rằng bệnh Cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và thực tập thành công một phương pháp thở làm hạ áp huyết sau 5 phút để cống hiến cho qúy vị bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới biết cách kiểm soát được áp huyết của mình ngỏ hầu thoát khỏi được căn bệnh nan y này. Một món qùa tặng dành cho những bệnh nhân cao áp huyết trên thế giới: PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT 1-Cách tập thở và dụng cụ cần thiết trong khi tập: Chúng ta cần một máy đo áp huyết (hiệu microlife tiện lợi hơn), một cây đèn cầy (nến). Qúy vị ngồi vào bàn, đặt đèn cầy được thắp sáng, cách 60cm. Dùng máy đo áp huyết bên tay trái, đo áp huyết trước khi tập thở (thí dụ áp huyết đo được 185/120mmHg). Tắt máy và giữ nguyên máy đo ở tay. Hai tay đặt trên bàn tự nhiên, người ngồi trong tư thế thoải mái. Tưởng tượng cây đèn cầy đang cắm trên bánh sinh nhật trong một bữa tiệc mà mọi người khách đang ngồi chung quanh. Chúng ta thở hơi ra đều đặn, đủ để thổi cho ngọn lửa đèn cầy lung lay liên tục như gặp gió nhưng không tắt, và tập hơi thở làm sao mà không cố sức, bụng không gò cứng, không nâng ngực, nâng vai, nhất là không cho mọi người biết là mình đang thổi ngọn đèn cầy. Khi thổi vào ngọn đèn cầy khoảng 6-10 hơi, thì bắt đầu bấm máy đo áp huyết, rồi vẫn tiếp tục thổi hơi ra đều đều cho đến khi máy ngưng, xem áp huyết xuống được bao nhiêu, nếu thở đúng, áp huyết sẽ xuống ngay ( thí dụ 120/70mmHg), thở chưa đúng lắm, áp huyết xuống chậm (thí dụ 170/100mmHg hoặc 160/100mmHg). Nếu cứ tiếp tục thở như trên, có thể áp huyết xuống thấp nhất dưới 100/60mmHg, nhưng có một điều lạ chỉ hơi choáng váng, rồi không cần tập thở nữa, đo lại áp huyết sẽ giữ ở mức trung bình, thí dụ như 120/75mmHg chẳng hạn, nó không bị nguy hiểm giống như trường hợp uống thuốc bị tụt áp huyết làm mệt, chóng mặt xây xẩm. 2-Trên đây là phương pháp căn bản để hướng dẫn qúy vị biết cách tập thở làm hạ áp huyết sau 5 phút tập luyện. Đã có người hỏi tôi rằng, áp huyết được ổn định bao lâu, nếu không uống thuốc áp huyết lên lại thì sao? Để tránh tình trạng áp huyết lên trở lại, chúng ta không cần phải tập một ngày 2-3 lần với máy đo, với đèn cầy nữa, mà khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thay vì khi chúng ta vui vẻ chúng ta huýt sáo, thì chúng ta tập thổi hơi ra suốt ngày, đó là cách tập thở khí công, chứ không cần phải đợi khi áp huyết lên cao mới tập thở, được như thế, áp huyết của qúy vị lúc nào cũng được ổn định, tránh được bệnh căng thẳng thần kinh (stress), nhức đầu, chóng mặt, đi lảo đảo, đau nhức chân tay, đau cổ gáy vai, mất ngủ, ăn uống không tiêu, táo bón. Cuối cùng, cũng xin qúy vị nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình để xem có cần uống thuốc hay thay đổi liều thuốc hay không để tránh bị phản ứng phụ của thuốc. 3-Nguồn gốc của phương pháp làm hạ áp huyết sau 5 phút, được rút ra từ kinh nghiệm văn hóa cổ truyền Việt Nam. Khi những người dân quê thổi bếp lửa để nấu cơm, họ nhóm lửa và thổi lửa làm sao cho ngọn lửa mau cháy nhanh, và thổi 20-30 hơi không bị mệt, đó chính là cách làm hạ áp huyết, cho nên họ không bao giờ bị bệnh cao áp huyết. Nếu qúy vị không biết tập thổi ngọn đèn cầy, qúy vị thử thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì áp huyết cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm, còn tập thở khí công là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi ích tăng cường sức khỏe, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện.
Đây là một món quà của Khí công y đạo Việt Nam dành cho qúy vị bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới, chúc qúy vị tập luyện có kết qủa, và không còn sợ hãi bị bệnh cao áp huyết nữa. Nếu qúy vị nhận thấy phương pháp này có lợi ích thiết thực cho nhiều người, xin qúy vị vui lòng hướng dẫn cho những vị trong Hội Cao Niên, Hội Rồng Vàng, Hội Người Già, hoặc dịch ra các ngôn ngữ địa phương nơi qúy vị cư ngụ, để truyền bá phổ biến rộng rãi trên báo chí cho mọi người, đó cũng là một công tác từ thiện cứu người vậy. (Từ Bs Phạm Đức Vượng, hành nghề Chiropractor ở California gửi phổ biến qua e-mail) Bs Nguyễn Lân-Đính st Chuyên viên dinh dưỡng Tập nhịn ăn bớt một muỗng càphê muối: thói quen này có thể cứu sống được 4 triệu người /năm
Một nghiên cứu mới được công bố gợi ý là chúng ta chỉ cần giảm bớt 5g lượng muối ăn vào trong ngày là có khả năng tránh hàng triệu ca tử vong do nguyên nhân bệnh tim mạch hàng năm. Làm sao tránh được trên 1 triệu ca tử vong do nhồi máu cơ tim và gần 3 triệu ca chết do bệnh tim – mạch hàng năm trên thế giới? Vâng, đơn giản chỉ bằng cách giảm lượng muối ăn vào mỗi ngày. Đó là kết luận của một công trình nghiên cứu Ý vừa công bố ngày 25 tháng 11 vừa qua trên tờ báo Y khoa British Medical Journal. Duyệt qua các nghiên cứu về muối trong 40 năm qua Nhóm nghiên cứu của Gs Pasquale Strazullo, giáo sư nội khoa tại Trường Đại Học Naples (Ý), đã duyệt qua các công trình tìm hiểu mối tương quan giữa mức tiêu thụ muối và tỷ số tử vong do bệnh tim mạch trong khoảng thời gian từ 1966 đến 2008. Các nhà nghiên cứu đã phân tích tất cả là 13 công trình bao gồm tới trên 177.000 người tham gia ở Hoa-Kỳ, Phần-Lan, Nhật Bản, Hòa Lan, Tô Cách Lan và Đài Loan. Trong các nghiên cứu này người ta đã lượng giá mức tiêu thụ muối bằng cách phối hợp nhiều phương pháp: theo dõi chế độ ăn, ghi nhận lời khai trên bảng câu hỏi trong các phiếu điều tra, hay nữa là lấy mẫu nước tiểu định lượng muối. Thế còn bạn, bạn ước tính được mỗi ngày mình ăn vào bao nhiêu muối không? Thật ra cũng khó đấy! Vì phần lớn muối chúng ta nạp vào cơ thể bắt nguồn trực tiếp từ những thức ăn công nghiệp. Theo các tác giả công trình, lượng muối tiêu thụ ở các nước công nghiệp trung bình vào khoảng 10 - 12g người /ngày, nghĩa là hơn gấp 2 lượng muối tổ chức Y Tế Thế Giới (OMS) khuyến cáo – được ấn định ở mức 5g người/ngày. Theo các nghiên cứu ở mọi nơi các đối tượng tình nguyện tham gia được theo dõi kéo dài từ 3,5 đến 19 năm liền, trong khoảng thời gian này người ta đã thống kê được trên 5000 ca bị nhồi máu cơ tim (infarctus) và cũng khoảng chừng ấy ca bệnh tim mạch khác (maladies cardiovasculaires). Nhóm nghiên cứu đã đối chiếu các sự cố bệnh lý ấy với mức tiêu thụ muối của từng người và họ đã có thể tính ra được mức gia tăng nguy cơ sự cố tim mạch do muối gây nên. Kết quả: Nếu ăn vào lố 5g muối/ngày, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng lên 23 % và nguy cơ bị bệnh tim mạch khác tăng 17%. Thế tại sao muối lại làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch? Tại ăn càng mặn thì càng dễ tăng huyết áp, và chính cao huyết áp là yếu tố nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch. Theo các tác giả công trình nghiên cứu mới này, nếu giảm được 6g lượng muối ăn vào mỗi ngày người ta sẽ có thể làm hạ huyết áp tâm thu (la pression systolique) xuống 7mm HG và huyết áp tâm trương (la pression diastolique) xuống 4mm Hg. Nói cách khác một người bị cao huyết áp đo huyết áp đọc kết quả là 19/10 có thể đạt mức huyết áp bình thường 12/6 đơn giản chỉ bằng cách giảm đi ½ lượng muối ăn vào mỗi ngày. Giảm muối, ăn không bớt khẩu vị Bạn là người có thói quen ăn gì cũng phải rắc thêm muối – hay chấm nước mắm, xịt nước tương - vì sợ ăn nhạt nhẽo, khó ăn chăng? Thế thì khỏi lo! Nhiều nhà nghiên cứu bên Mỹ đã chứng minh được là có thể giảm hẳn lượng muối trong bữa ăn mà người dùng bữa không hề cảm thấy hụt hẫng hay khó ăn: họ đã tuyển chọn 412 đối tượng trưởng thành có nguy cơ cao huyết áp chấp nhận theo chế độ ăn giảm muối: Chia ra làm 3 nhóm, nhóm 1 đã nạp vào trung bình 3,5g muối/ngày nhóm 2 trung bình 2,3g/ngày và nhóm 3 trung bình 1,2g/ngày. Ê-kíp nghiên cứu sau đó có hỏi các tình nguyện viên tham gia thực nghiệm xem họ theo chế độ ăn giảm muối “thấy thế nào? Có khó ăn hơn không?”. Mọi người đều trả lời: Ăn giảm muối (= bớt mặn), dễ lắm. Nhóm nghiên cứu giải thích “Phần nhiều người ta hay có định kiến là một chế độ ăn ít muối sẽ nhạt nhẽo, tuy vậy nhóm bệnh nhân tham gia thực nghiệm ăn ít muối đã thấy là chế độ ăn này rất dễ theo. Khẩu vị thích ăn các món “mặn” là do thói quen thôi. Người ta rất có thể loại trừ thói quen ấy và tập ăn nhạt hơn, bớt muối đi. Cứu được 4 triệu mạng sống Các tác gỉa công trình này ước tính là chỉ cần giảm bớt 5g muối ăn vào mỗi ngày, tương đương với dung tích 1 muỗng cà-phê gạt/ngày, người ta có thể tránh được 1,25 triệu ca tử vong do nhồi máu cơ tim (infarctus) và gần 3 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch! Nghe thì có vẻ dễ, phải không? Ấy thế mà rất khó đấy. Là vì phần lớn lượng muối nạp vào cơ thể người ăn không tự tay họ rắc vào miếng ăn, mà bắt nguồn từ các thức ăn công nghiệp: Các món ăn chế biến sẵn, bánh mì, các sản phẩm ngũ cốc cho điểm tâm (céréales du petit-déjeuner), các món súp đóng hộp, đậu nấu đóng hộp... Các nhà sản xuất đã tự động thêm khá nhiều muối vào các sản phẩm nói trên, tại sao thế nhỉ? “Bởi vì, ngoài vị mặn cố hữu, muối còn có những thuộc tính có lợi cho nhà sản xuất về mặt kỹ thuật chế biến. Muối vừa làm nổi thêm vị ngọt vừa át bớt vị đắng tự nhiên của một thức ăn, theo cách giải thích của Pierre Meneton, một nhà nghiên cứu của tổ chức Inserm. Thế cho nên muối có hiện diện trong nhiều sản phẩm người ta quen ăn hàng ngày như bánh ngọt, kem (glaces), chocolat và... đa số các sản phẩm ngọt có đường. Kể như người ta đã sử dụng muối để “che xấu” cho nhiều sản phẩm, và là cách ít tốn kém nhất để cải thiện khẩu vị cho những sản phẩm chất lượng... xoàng”. Nhà nghiên cứu phấn đấu chống lại ngành công nghiệp thực phẩm nông sản từ nhiều năm nay ở Pháp là Pierre Meneton nhằm làm giảm lượng muối người tiêu dùng “bó buộc” phải đưa vào cơ thể - đã từng bị Hiệp Hội Các Ruộng Muối Nước Pháp kiện vì cho là các nỗ lực của ông gây thiệt hại cho ngành sản xuất muối! Các cơ quan chức năng cũng nhìn nhận là tiêu thụ quá nhiều muối có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, nhưng chưa có biện pháp nào bắt buộc ngành công nghiệp thực phẩm giảm bớt lượng muối bỏ vào các sản phẩm hay ngay ghi rõ lượng muối đã thêm vào ngoài bao bì bọc ngoài – hầu cung cấp đủ thông tin cho người tiêu dùng. (theo LaNutrition.fr, le 02/12/2009) Bs Nguyễn Lân-Đính Chuyên viên dinh dưỡng THÔNG TIN SỨC KHỎE
Ngày 23/10/2009 vừa qua, tôi được mời dự Hội Nghị Khoa Học về Công Nghệ Quang Châm bằng Laser Bán Dẫn lần thứ 5 được tổ chức tại Trường ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. Hồ Chí Minh. Trong Hội nghị, các Phó Giáo Sư Tiến Sĩ, là các nhà Khoa Học đầu ngành của Bộ Môn, và các Cơ Sở sử dụng Công Nghệ Quang Châm Bán Dẫn trình bày về thành quả mà Laser Bán Dẫn đã ứng dụng trên các bệnh: Phì Đại Tuyến Tiền Liệt, Viêm nhiễm khối u lành tính ở hệ sinh dục và ở ngực nữ giới. Điều trị chứng và bệnh cho người bị nhiễm HIV, Phục hồi chức năng gan bị tổn thương, Hỗ trợ trong điều trị Tiểu Đường loại 2, Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, Điều trị bệnh Gút, Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não và bệnh tim ở cộng đồng, Suy giãn tĩnh mạch chân, Viêm loét dạy dày – Thành tá tràng… Từng bước, Công Nghệ Quang Châm bằng Laser đã khẳng định tính ưu việt của mình: Bảo tồn tính năng và các bộ phận bị bệnh mà lẽ ra theo cách giải quyết trước đây bắt buộc phải có sự can thiệp của dao kéo. Kết quả là làm hết hay giảm bệnh, nhưng các bộ phận có liên quan thì phần nào bị thương tổn, là mối lo âu hàng đầu cho người chẳng may bị bệnh. Đó là một tin tức đáng mừng cho tất cả chúng ta. Xin trân trọng giới thiệu với CLB và các bạn đọc gần xa, để chúng ta biết thêm về một công nghệ mới - một niềm tự hào dân tộc - do một nhóm các Nhà Khoa Học nước ta không ngừng nghiên cứu, phát minh, có đối chiếu với những thành tựu Khoa Học Quốc Tế, phối hợp với Y Học Cổ Truyền Phương Đông để tìm ra cách chữa bệnh tốt nhất và đưa nó đến với cộng đồng. Mong ước của các Nhà Khoa Học là “Nối dài cánh tay từ Phòng Thí Nghiệm đến từng bệnh nhân trên mọi miền đất nước”, vì được mang kiến thức, tâm huyết ra phục vụ nhân dân một cách tốt nhất và ít tốn kém nhất, là điều các vị luôn trăn trở. Năm nay cũng vừa tròn 30 năm Trường Đại Học Bách Khoa thành lập Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Laser. Theo Ts THÁI, những gì ông và các cộng sự đưa ra ứng dụng thành công hiện nay chỉ là một phần trong những nghiên cứu của Ông từ thập niên 90. Ông còn rất nhiều đề tài, nhưng đành để nằm yên… trên giấy vì không có kinh phí! Âu cũng là một thiệt thòi lớn cho người bệnh đang rất cần phương pháp chữa trị mới! Quý vị có nhu cầu có thể gọi trực tiếp cho PGS Tiến Sĩ Trần Minh Thái, Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Laser Trường ĐHBK TP HCM, số ĐT 38635776 từ 16 đến 17 giờ, ông sẵn sàng trực tiếp giải thích và hướng dẫn. Ngoài ra, Ts THÁI còn hẹn một dịp nào đó, sẽ đến giao lưu với CLB chúng ta. Chúng tôi sẽ thông báo ngày giờ để bạn đọc nào có quan tâm có thể đến gặp gỡ trực tiếp Ông để tham vấn. Tâm-Nguyện T H A M V Ọ N G TỘI LỖI
Georges Christini đặt ống nghe trong phòng khách xuống khi Tonio Angeli, thư ký của ông ta bước vào gian phòng. - Ông Deckerman sắp đến rồi, thưa ông chủ. - Ừ… và cả Jean-Marc, cháu tôi, nó vừa mới gọi điện xong. Nó đang ở dưới nhà, nó đến cùng cô vợ sắp cưới để giới thiệu cô ấy với tôi. Một sự trùng hợp không hay chút nào hết. Thôi được! Cậu hãy trực tiếp trả tiền cho ông ta nhé, tôi sẽ đưa cho cậu số tiền cần thiết. Cậu ngắt điện thoại báo động của két sắt đi. Angeli ra ngoài một lúc. Ngay khi anh ta trở vào phòng, Christini đến gỡ bức tranh trên tường xuống để lộ ra một cái két sắt rồi quay số trên cánh cửa két. Sau tiếng “kích” nhỏ, cánh cửa két bật ra. Christini lấy ra những xấp tiền, hết xấp này đến xấp khác, để lần lượt đưa chúng cho người cận vệ của mình, và người này đã lần lượt đút chúng vào các túi áo quần của anh ta. Chuông ở cửa ra vào vang lên. Salvador, người đầu bếp bước ra mở cửa cho Jean-Marc và cô vợ sắp cưới Brigitte của cậu ta. Cả hai người đều còn rất trẻ, tươi vui và chắc chắn là rất thương yêu nhau. - Ông Jean-Marc! – Salvador ngạc nhiên. - Chào ông, Salvador!... Cậu tôi đang đợi chúng tôi, tôi vừa mới báo cho ông ta. - Ông ta đang ở trong phòng làm việc với anh Angeli. - Anh hãy báo giùm là chúng tôi đang đợi cậu ấy ở phòng khách nhé. Không đầy một phút sau, Georges Christini ra gặp hai người bạn trẻ. Ông ta ôm hôn đứa cháu của mình, rồi quay sang phía Brigitte, đưa tay ra bắt: - Cô thật là tuyệt! Cậu chúc mừng cháu đấy, Jean-Marc. Lại có tiếng chuông ở cửa ra vào. Vài phút sau có tiếng gõ cửa phòng khách, và Salvador đưa ông Deckerman vào. Cùng lứa tuổi với Christini nhưng ông ta bị hói đầu nặng và có đôi mắt lõm sâu trong hai hố mắt. - Ông đến vừa đúng lúc gia đình tôi đang vui vẻ, ông Deckerman ạ. Angeli sẽ làm việc với ông. Trong khi chờ đợi, ông hãy ở lại đây uống với chúng tôi một ly nghe. Này, Salvador, hãy báo cho cô Delmont và Angeli đến nhập bọn với chúng tôi đi. Maryse Delmont, đến sống cùng Georges Christini cách đây không lâu, liền vào gặp họ, đi theo sau cách cô không xa là Angeli. Khi Salvador bước đến quầy bar thì Maryse nói với anh ta hãy để cho họ tự phục vụ lấy. Chính cô sẽ là người rót rượu mời mọi người. Rồi cô đến ôm hôn Jean-Marc cùng Brigitte và hỏi: - Thế nào, bao giờ thì hai người sẽ tổ chức lễ cưới? - Chúng tôi dự định tổ chức vào tháng năm. - Vào mùa xuân! Thật là thơ mộng đấy! – Cô ta bước đến phía quầy bar: - Ai muốn uống gì nào? - Tôi xin một ly scotch – Deckerman nói. - Cho cả Jean-Marc và tôi nữa. – Brigitte nói, không muốn để lộ tính nhút nhát của mình, và đồng thời đề nghị được giúp Maryse một tay. - Cô cứ ngồi yên đấy, tôi quen rồi mà. – Maryse cảm ơn bằng một nụ cười. Maryse ngẩng đầu về phía Tonio Angeli. Anh này thích uống vodka như ông chủ của mình vậy, và cả Maryse cũng thế. Maryse rót rượu mời từng người. Họ cảm ơn cô và Deckerman xin nâng cốc chúc mừng: - Trong bối cảnh này, chúng ta hãy nâng cốc chúc hai người bạn trẻ sắp thành vợ chồng đây đi! - Chúng tôi thành thật xin chúc cô cậu thật hạnh phúc. – Maryse nói thêm vào. Tất cả mọi người đều đưa ly lên môi và đều nhăn mặt. Christini quay sang cô vợ: - Rượu vodka này sao không ngon bằng mọi lần nhỉ? Maryse nhún vai: - Làm như anh có đủ thời gian để biết nó ngon hay dở ấy. Anh Georges ạ! Anh đã cạn ly chỉ bằng có một hơi kia mà! - Còn tôi, thì thấy rượu whisky ngon lắm. – Brigitte nói nhỏ. Cô ta nói vậy chỉ vì không quen uống rượu. Jean-Marc cũng nhận thấy có vị lạ trong rượu whisky, nhưng không nói gì. Christini lại nếm lại, rồi đến gần quầy bar vớ lấy chai rượu. - Nó để lại một vị đăng đắng sau khi uống. Hơn nữa, hãy nhìn xem, rượu hơi đùng đục. – Ông ta lại cầm lên một chai khác. – Chai rượu Chivas cũng bị đục đây nè. Thôi mọi người đừng uống nữa! Deckerman lên tiếng: - Ông đừng lo, tôi đã uống hết ly của tôi rồi nè! - Trời ơi, – Angeli kêu lên, – tôi cảm thấy choáng váng. Đột nhiên, Christini buông chai rượu và ngã lăn ra trước quầy bar. Maryse vừa chạy lại phía ông vừa kêu to: - Anh Georges! Angeli bám vào cái ghế bành và lấp bấp bằng một giọng không rõ ràng: - Có người đã bỏ bậy cái gì vào trong các chai rượu rồi… Chân tôi đã mềm nhũn ra rồi đây nè. Brigitte và Jean-Marc dìu nhau, và thình lình cả hai đều đổ nhào… rồi đến lượt Maryse và Deckerman, mỗi người đều gục ngay trên ghế của họ, cũng đúng lúc đó, Angeli tuột dài ra đất. * * * Cảnh sát trưởng Duffaux khoảng bốn mươi tuổi. Khi ông ta bước vào phòng khách thì được phụ tá của ông ta – thanh tra Bavois – ra đón. Ông thanh tra chưa đầy ba mươi tuổi. Hai người cộng tác với nhau đã được một năm, và rất ăn ý với nhau. - Bác sĩ vẫn còn đang giúp cho họ tỉnh lại, thưa xếp. Tôi đã ghi âm lời khai của anh đầu bếp. Chính anh ta là người đã báo động cho chúng ta. Anh ta thật sự xúc động. Xếp hãy nghĩ mà xem, đó cũng là điều thường tình: Anh ta bước vào phòng khách và gặp sáu người đang nằm thẳng cẳng. Anh ta đã khai ngay với tôi về các vụ làm ăn của chủ anh ta. Anh ta đã thề rằng, sở dĩ anh ta chưa tố cáo bọn họ là chỉ vì anh ta sợ bị trả thù. - Đó là những vụ làm ăn gì vậy? - Buôn lậu các chất kích thích, điều không lạ lẫm gì khi có mối quan hệ với những người như Paul Deckerman và một tay thư ký như Tonio Angeli. Chỉ có điều, cũng theo như ý của cái anh đầu bếp ấy, có một ngọn lửa đang cháy âm ỉ giữa hai người ấy. * * * Ông cảnh sát trưởng Duffaux bước tới tấm rèm cửa sổ, vén nó lên và nhìn ra ngoài. Thanh tra Bavois tóm lượt lại các sự kiện: - Tất cả bọn họ đều đã uống rượu có pha thuốc mê. Tất cả, trừ một người! Cái người mà ngay sau khi đã giết tay Georges Christini, rồi lại tự mình đánh thuốc mê mình lấy. Đó là giả thuyết hợp lý nhất. Theo tôi thì có thể loại trừ hai người phụ nữ và người cháu của nạn nhân ra khỏi những người bị tình nghi. Mục đích của án mạng này là tiền, số tiền đã được để ở trong két sắt ấy. Thanh tra Bavois chỉ cái két sắt đang mở toang với bức tranh treo lủng lẳng bên cạnh. - Số tiền đó chắc chắn là số tiền mà chúng ta đã tìm thấy trong người của Tonio Angeli, thưa xếp. - Trường hợp này thật là lạ đấy. Y như là một sự dàn cảnh vậy: một xác chết, ba người đàn ông và hai cô gái ngủ mê mệt, một cái két sắt với cái cửa mở toang, tiền thì ở trong túi một trong ba người đàn ông đó… - … Và trong cái két sắt là cả một kho vũ khí! Một cây súng Smith và Wesson, hay cây Browning, hai băng đạn dự trữ, và đây nữa, một quả lựu đạn thời chiến… - Thôi được. – Cảnh sát trưởng Duffaux nói. – Hãy đưa tay đầu bếp vào đây cho tôi. Bavois tự đi tìm người đầu bếp. Khi hai người bước vào, ông cảnh sát trưởng đã sửng sốt vì sự gầy gò quá cỡ của Salvador. Anh ta có vẻ như đang bay vật vưỡng trong bộ quần áo đen trắng của mình. Ông cảnh sát trưởng ra dấu cho anh ta ngồi xuống cái ghế bành. - Tôi muốn hỏi lại cho rõ hơn một số điểm trong lời khai của anh. Như vậy là hai tay Christini và Deckerman đã hợp tác với nhau để buôn bán bạch phiến, nhưng lại có một sự tranh chấp lớn giữa hai người này phải không? - Thưa đúng vậy. - Riêng Deckerman đã có đầy đủ hồ sơ lý lịch ở Phòng Cảnh sát tư pháp, nhưng cho đến giờ này thì chúng tôi chưa biết gì về Georges Christini. - Điều mà tôi có thể bảo đảm với ông, thưa ông Cảnh sát trưởng, là tôi đã thường xuyên nghe ông chủ của tôi nói rằng “nhóm của tay Deckerman” đã quyết định phải thủ tiêu ông ta. - Bộ chủ của anh có tâm sự với anh sao? - Dạ không, nhưng… - Anh hay nghe lén ở cửa phải không? Salvador với một vẻ mặt khó chịu: - Tôi không nghe lén ở cửa, nhưng ở địa vị của tôi thì có những lúc mình không muốn nghe cũng không được. - Tất nhiên rồi… Vậy mà Christini vẫn tiếp đón Deckerman tại nhà ư? - Vì ông chủ tôi không nghĩ là tay Deckerman sẽ tự mình làm điều đó. - Còn về Tonio Angeli, anh nghĩ như thế nào? - Hắn cũng là một tay vô lại! - Như vậy anh là người duy nhất lương thiện ở đây hả? - Chính vì lý do đó mà ông chủ chịu mướn tôi. Tôi đã luôn luôn từ chối không chịu tham gia vào công việc buôn lậu của ông ta. - Chung sống như vậy mà anh không thấy phiền à? - Đành phải chịu như vậy hay là phải chịu thất nghiệp thôi, thưa ông Cảnh sát trưởng. Ở đây lương tôi cũng khá, thưa ông. - Anh nghĩ rằng chính Angeli là thủ phạm phải không? - Có thể lắm chứ. - Theo suy đoán thì có thể đổ tội cho anh ta đấy. Trong các túi áo quần của anh ta, chúng tôi đã tìm thấy hai trăm ngàn franc tiền mặt. - Tiền đã được đựng trong két sắt! - Bộ anh biết là trong két sắt có số tiền ấy à? - Ai cũng biết mà! - Thật là một bí mật hay đấy nhỉ! Thế còn người cháu? - Tôi nghĩ là ông Christini vẫn chu cấp cho cậu ta. Chính ông chủ là người dưỡng dục cậu ta. Cha mẹ của cậu ta đã bị chết rất thảm khốc trong một tai nạn giao thông ngay từ lúc cậu ta mới được sinh ra. - Ông ta tỏ ra rất rộng rãi với người cháu phải không? - Cách đây không lâu ông ta đã thắt hầu bao lại. Thật tình… tôi cũng chẳng rõ lắm. - Người cháu cũng có khả năng giết ông cậu để hưởng gia tài lắm chứ! Và đã có thể làm cú này để chiếm đoạt số tiền hai trăm ngàn franc trong két sắt nữa nhỉ? - Cậu ta không dám bắn thẳng vào mặt ông chủ đâu, nhưng nếu bắn vào một người đang ngủ mê thì là chuyện khác rồi. - Anh buộc tội cho cậu ta chứ? - Tôi không buộc tội cho ai hết, tôi chỉ nói lên sự thật thôi. Nhưng thực tế thì cậu ta đã ở lại một mình trong phòng khách với cô vợ sắp cưới khi tôi đi báo cho ông chủ biết sự có mặt của cậu ta. Lúc đó cậu ta đã có thể cho thuốc mê vào các chai lắm chứ. - Ừ, anh không buộc tội riêng một người nào hết… Có thể nói như vậy đấy! Có tiếng gõ cửa. Thanh tra Bavois ra mở. Một cảnh sát mặc đồng phục bước vào. - Thưa ông Cảnh sát trưởng, Tonio Angeli đã tỉnh dậy rồi, ông có thể hỏi chuyện anh ta. - Hãy đưa anh ta vào đây. – Ông cảnh sát trưởng trả lời, rồi quay sang phía Salvador: – Về phần anh thì coi như tạm xong. * * * Người đầu bếp khi đi ra, đã đi ngang qua người thư ký của ông Georges Christini. Anh này vẫn chưa tỉnh hẳn, còn cầm trong tay một tách cà phê đen. Cảnh sát trưởng Duffaux chỉ cho anh ta cái ghế bành, và đến ngồi đối diện với anh ta. Thanh tra Bavois vẫn đứng dựa vào tường. - Tonio Angeli, – Ông cảnh sát trưởng nói, – anh chưa bị kết án, nhưng đã từng tham gia hai vụ trộm trong cùng một năm: 1983, nếu tôi không nhầm, trước khi vào làm việc cho ông Georges Christini phải không? - Thế thì sao? – Angeli càu nhàu. Ông Duffaux khoát tay tỏ ý cho qua: - Thôi cho qua chuyện ấy đi… Cậu nghĩ thế nào về chuyện ông chủ cậu bị giết? - Ngay bây giờ thì chưa nghĩ được gì hết. - Cậu không có một ý kiến gì sao? - Ý kiến thì người ta luôn có thể có, nhưng không phải lúc nào cũng là khôn ngoan khi nói ra. Ông Duffaux chỉ tấm thảm trên đó có vẽ bằng phấn trắng vị trí nằm của ông Georges Christini trước khi đem xác ông ta đi. - Chúng tôi đã tìm thấy ông ta bị bắn chết ở đây. Tất cả mọi người còn lại thì ngủ mê mệt chung quanh ông ta. - Rượu đã bị bỏ thuốc mê. – Angeli xác nhận. – Khi chúng tôi nhận biết được thì đã quá trễ rồi. - Số tiền hai trăm ngàn franc trong các túi của cậu là do đâu mà có vậy? Angeli cười khẽ: - Đó là tiền tiết kiệm của tôi. Tôi không tin tưởng vào các ngân hàng mà! - Bộ cậu nghĩ là chúng tôi tin cậu sao? Angeli ngáp dài và uống hết ly cà phê, vừa đứng dậy để đặt ly cà phê lên cái bàn nhỏ bên cạnh, vừa trả lời: - Tất nhiên là không rồi. Chính ông Georges Christini đã giao cho tôi số tiền đó. - Để lảm gì? - Điều đó không liên quan đến các ông. - Cậu nói ra ngay đi hay là đợi chúng tôi nện cho. – Ông cảnh sát trưởng dọa. Angeli quay người lại và nói một cách khô khốc: - Các ông cứ việc nện đi và tôi sẽ không nói gì cả. Các ông thử nghĩ mà xem, ông Christini là ông chủ của tôi, tất nhiên là tôi rất muốn giúp các ông để tìm ra thủ phạm, nhưng xin các ông đừng lẫn lộn mọi chuyện vào nhau, và cũng đừng hâm dọa. - Sát nhân là mày chứ không ai khác! – Thanh tra Bavois buộc tội. Angeli ném cho anh ta một cái nhìn vẻ mỉa mai: - Tất nhiên rồi! Và việc làm đắm chiếc tàu Titanic cũng là do tôi nữa. Tôi xin thú nhận! Để chấm dứt cái cách nói chuyện kiểu đó, ông Duffaux đổi đề tài. - Cậu hãy nói về Deckerman đi. Ông ta đến đây để làm gì? - Để gặp ông Christini. - Hai người họ làm ăn với nhau à? - Đúng vậy. - Salvador cũng “ngồi chung vào bàn” rồi đấy. - Không thể được! Một người đầu bếp chỉ có nhiệm vụ dọn lên bàn và dọn khỏi bàn thôi chứ không bao giờ có thể ngồi vào bàn. Ông Duffaux mỉm cười: - Kỳ lạ thay! Vậy là tay Christini là dân buôn bán ma túy? - Tôi không biết! - Tại sao hắn nhận cậu vào làm việc? - Ông ta cũng thương tôi. Tôi làm cả nhiệm vụ cận vệ cho ông ấy. Ông ấy thường hay đem theo người những món tiền mặt lớn. - Hôm nay thì số tiền mặt lớn đó lại ở trong các túi của cậu. Angeli nhún vai: - Nếu như tôi giết ông ấy vì tiền thì tôi đâu có giữ số tiền ấy trong người tôi làm chi! Ông Duffaux ngắm nhìn anh ta một lúc rồi nói: - Cậu hãy nói với tôi về người cháu của ông chủ cậu đi. - Jean-Marc có mặt ở đó cùng với cô vợ sắp cưới của cậu ta. Tôi nghĩ là cậu ấy đến để giới thiệu cô Brigitte với cậu của mình. - Như vậy Jean-Marc nhất định là sẽ thừa hưởng gia tài của cậu mình rồi. Chúng tôi phải điều tra về nguồn gốc gia tài của ông Christini mới được, và nhất là về các hoạt động mờ ám của ông ta. - Và còn phải chứng minh những điều ông nói nữa chứ! - Cậu đã quên sự có mặt của tay Deckerman rồi à? Tay này thì đã từng bị ở tù vì chuyên buôn bán bạch phiến. Chuyện đó xảy ra vào năm 1978 ở Marseille. - Thế thì đã sao nào? - Đối với những kẻ như Deckerman, nếu có càng ít bằng chứng thì lại càng có thể kết luận chắc chắn hơn. – Ông Duffaux dùng tay ra dấu cho thanh tra Bavois. – Cậu hãy dẫn Angeli đi và lại đem tay đầu bếp trở lại đây cùng với tay Deckerman. Một sự chạm trán giữa hai tay này chắc là hấp dẫn đấy. Ông Cảnh sát trưởng nhìn theo người phụ tá đi ra cùng với tay thư ký của Christini… Thanh tra Legrand trở lại ngay với tay đầu bếp. - Deckerman đến ngay, thưa xếp, nhưng Maryse Delmont cũng muốn thưa chuyện với xếp. - Được, hãy đưa cô ấy vào… Salvador đến chiếc ghế bành mà anh ta đã ngồi lúc nãy. Mặt mày tái mét, Maryse Delmont bước vào, hơi đứng sựng lại khi thấy vết phấn dưới sàn nhà vẽ lại tư thế nằm của chồng mình khi chết. Ngay sau đó Paul Deckerman đến và nói lớn: - Thưa ông Cảnh sát trưởng, ông không có quyền giữ tôi ở lại đây. Tôi yêu cầu ông cho gọi điện mời luật sư của tôi tới. - Đã ai buộc cho ông tội gì đâu nào! - Thái độ của các ông đã nói lên tất cả. - Thế còn lương tâm của ông thì sao? – Ông Cảnh sát trưởng mỉm cười. - Tôi muốn được gặp luật sư của tôi. - Nếu mà tôi hiểu đúng, thì ông đã đi đến mức không còn biết lương tâm là gì nữa phải không? Đến cái giai đoạn mà ông cần một luật sư tốt phải không? Hãy cho qua chuyện đó đi… - Tôi đã bị ngủ mê. – Đột nhiên ông ta nhìn cái két sắt có cửa mở toang. – Bộ có một vụ trộm xẩy ra ở đây hay sao vậy? Ông Christini đã để một món tiền lớn trong két mà! - Làm sao mà ông có thể biết được? - Ông ta đã nói với tôi. – Ông ta ngần ngừ rồi nói vội vàng: – Ông ta đã định mua một ngôi nhà rất đẹp ở Yvelines. Ông Duffaux nhìn Maryse: - Có đúng vậy không, thưa cô? - Dạ, tôi không được biết. Ông Duffaux lắc đầu phủ nhận: - Tonio Angeli cũng đã ngủ mê như tất cả các người, nhưng anh ta có trong các túi của mình những hai trăm ngàn franc! * * * Maryse ngồi vào chiếc ghế bành mà Angeli đã ngồi lúc nãy trong lúc Salvador nói xen vào: - Số hai trăm ngàn franc đó lẽ ra phải đưa cho ông Deckerman. - Đưa cho tôi ấy à? Anh điên rồi sao? – Deckerman phản đối. Salvador nhún vai rồi giải thích: - Ông Christini phải trả tiền cho số bạch phiến do ông Deckerman cung cấp. - Mọi người đang tham gia vào một trò chơi ngộ nghĩnh nhỉ! – Deckerman nói thì thầm. Ông Duffaux nhìn tay đầu bếp. - Tại sao ông Christini phải giao cho Angeli trả tiền trong khi ông Deckerman lại có mặt ở đây? - Tại vì Jean-Marc cũng có mặt! Cháu ông ta hoàn toàn mù tịt về những công việc làm ăn của ông ta. Ông Cảnh sát trưởng lại hỏi Jean-Marc với cô vợ sắp cưới của cậu ta, hai người này không nói thêm được điều gì mới, nhưng điều này không làm cho ông ta quan tâm mấy. Ông ta đã biết ai là thủ phạm và đề nghị thanh tra Bavois gọi mọi người tập trung tại phòng khách. Khi mọi người có mặt đầy đủ, ông Cảnh sát trưởng bắt đầu nói: - Việc điều tra của tôi vừa ngắn lại vừa không được tiến hành theo các nghi thức thông thường, nhưng vụ án mạng này thật là đặc biệt. Có án mạng mà không có hung thủ. Tôi có thể nói ngay như vậy. Các hung thủ thì rất ít khi có loại đặc biệt, ngay trong những án mạng được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Đôi lúc cũng có những hoàn cảnh đặc biệt. Trong trường hợp của chúng ta đây, có thể nói là mọi điều đều là ngược với thường tình. Tuy nhiên, sự khởi đầu đã được tiến hành tốt đẹp. Sáu con người chỉ ở trong một gian phòng duy nhất. Chính là cái phòng này đây, cái phòng mà tất cả chúng ta đang có mặt tại đây. Bốn trong số sáu người nói trên đều có những lý do để có thể giết cái người thứ sáu kia. Ở một mức độ nào đó, hung thủ tưởng chừng chỉ cần đứng ở ngoài để giật dây… Vâng, trong một chừng mực nào đó. Thiên nhiên thật là tuyệt vời trong các thành tựu của nó. Thiên nhiên đã phát minh ra tính tự cao để an ủi những điều tầm thường trong cuộc sống. Ngừng một lúc, ông ta lại nói tiếp một cách thật bình tĩnh: - Hung thủ đã chọn một trường hợp xấu trong số rất nhiều trường hợp có thể có của phép tính sác xuất. Bốn người khác nhau có thể cùng mong muốn cái chết của cùng một con người, thậm chí bốn người này đều có thể đã nghĩ cách để giết cho bằng được con người xấu số kia, nhưng cái ngày thích hợp với anh A thì lại không thích hợp với anh B và cứ thế tiếp tục… Bốn trong số sáu con người này đều không có ý định sẽ giết người đó vào cùng một thời điểm cũng như theo cùng một phương cách. Mỗi người đều có cách riêng của mình. Tôi đang phải đứng trước công việc phải làm phép trừ gần như một cách máy móc. Lấy bốn trừ đi ba thì còn một, rất tiếc là chỉ còn có mỗi một mình cậu đó thôi, Salvador! Người đầu bếp đang ngồi ở ghế đi-văng liền đứng phắt dậy và cãi: - Không đúng! Thanh tra Bavois liền đến còng tay hắn ta. Salvador không thể ngờ tới, đứng lặng yên. Rồi đột nhiên đôi vai của hắn cụp xuống, hắn lắc đầu và lấp bấp: - Dù sao đi nữa tôi cũng không tìm thấy tiền trong két sắt. Tất cả mọi việc làm thật là vô ích. Ông Duffaux nhìn hắn ta một lúc. Ông đã không có đủ chứng cứ để buộc tội tay đầu bếp, nhưng cần phải làm cho tinh thần hắn bị sụp đổ hẳn, và cách tấn công của thanh tra Bavois đã là cú quyết định. Salvador thiếu bộ thần kinh thép. Đó là một tên sát nhân hạng bét. Rồi ông Cảnh sát trưởng giải thích tiếp: - Salvador biết chuyện buôn bán ma túy của Christini, và của cả cậu nữa, Angeli, cùng với Deckerman. Hơn nữa hắn ta biết quá khứ của cậu. Theo hắn nghĩ thì cảnh sát nhất định sẽ nghi ngờ cậu nếu Georges Christini bị giết. Mục đích của hắn là số tiền hai trăm ngàn franc nằm trong két sắt! Chỉ có điều là Salvador đã không gặp may. Trước tiên là sự đến thăm không hẹn trước của cậu Jean-Marc và cô Brigitte. Vì lý do này mà Christini đã giao tiền cho người cận vệ của mình ngay trước lúc hai người bạn trẻ đến. Thuốc mê đã được hòa trong các chai rượu từ trước đó. Salvador đã có thể thay các chai đó nếu như cô Maryse Delmont không nhất quyết cứ đòi tự mình rót rượu mời khách. Sau khi mọi người đều đã bị thuốc mê làm cho ngủ mê mệt, Salvador mới quyết định thực hiện kế hoạch của mình. Hắn đã bắn một phát vào đầu ông chủ của hắn, rồi đi đến mở két sắt. Không có tiền trong đó! Hắn lục soát người của Deckerman, cũng không có gì cả. Nhưng hắn không hề nghĩ đến Angeli vì làm sao Angeli lại có tiền kia chứ! Tôi có thể tưởng tượng được vẻ mặt của hắn khi thanh tra Bavois lục túi Angeli lúc tay này còn đang ngủ mê man, và tìm thấy một đống tiền. Và như vậy, Salvador đã gây ra án mạng mà không thu được gì cả. Hắn đành nghĩ cách để không bị buộc tội. Thế là hắn bèn tố cáo việc buôn bán bạch phiến. Thật là ngu xuẩn! Lẽ ra hắn phải để cho chúng tôi tự khám phá ra, nhưng hắn đã quá hoảng sợ. Sau đó hắn định đổ lỗi cho Jean-Marc khi để lộ là cậu này được ông cậu chu cấp toàn bộ nên có thể đã giết ông ta để thừa hưởng gia tài, mà không hề hay biết là nhà máy mà tay Christini làm chủ sẽ được chuyển quyền sở hữu cho người cháu ngay khi cậu ta hết tuổi vị thành niên, nghĩa là chỉ sau tám tháng nữa thôi, và nhà máy này thực chất là của cha mẹ người cháu. Điều này tay đầu bếp hoàn toàn không hề biết. Rồi ông Cảnh sát trưởng nói thêm: - Chính cái cách mà tay Salvador cứ khăng khăng buộc tội cho hết người này đến người kia đã khêu lên sự nghi ngờ của tôi. Ngay như nếu hắn không chịu thú tội như vừa rồi, thì tôi vẫn sẽ không chịu buông tha hắn, và rồi không sớm thì muộn, không chịu nổi, hắn cũng sẽ phải ngã gục thôi. Sự tiếp xúc với những kẻ vô lại đã thúc đẩy cho hắn có những tham vọng tội lỗi mà bản thân hắn thì không đủ tầm cỡ để thực hiện. Vũ Anh Tuấn và Đặng Minh Quyên dịch theo Philippe Randa MỤC LỤC Vài chi tiết c uộc họp ngày 12/12/2009 ...................... 1 Vài điều lý thú về cuốn “Những nguồn cơn...” ........... 3 Giới thiệu văn học Việt Nam với Quốc tế ................... 9 Có nên cho ngoại nhân xía vào việc dịch thuật ....... 14 Ngày Tết nói chuyện mai ............................................. 17 Nên chăng có một mô hình thành Gia Định .............. 21 Đôi điều về Văn miếu Trấn Biên ................................ 26 Sáo diều: Một thời để nhớ ........................................... 29 Tính hiện đại của Đạo Phật ......................................... 42 Albert Camus và 3 tác phẩm ....................................... 48 Anh mất Em (thơ) .......................................................... 53 Nhắn Xuân (thơ) ........................................................... 53 Tiếng mưa (thơ) ............................................................. 54 Tiếc thương tuổi mộng (thơ) ........................................ 55 Lại về với Huế (thơ) ..................................................... 56 Vượt tầm tay (thơ) ........................................................ 57 Cơn gió Thủy tiên (thơ) ............................................... 58 Kỷ niệm buồn (thơ) ...................................................... 59 Truyện Kiều (2165-2230) ............................................ 60 Cầu ngói Thanh Toàn ................................................... 67 14 cảnh đẹp ở vườn Cơ Hạ .......................................... 71 Kỳ diệu trong đêm Giáng Sinh .................................... 73 Bài hát “London Bridge” (tt) ....................................... 77 Các vị Tam Nguyên qua các triều đại ........................ 81 Thiên văn học ................................................................ 85 Phương pháp thở hạ huyết áp sau 5 phút ................... 93 Tập ăn bớt muối ............................................................ 96 Thông tin sức khỏe ....................................................... 99 Truyện dịch .................................................................. 101 |