Hiện có 5 người xem / 2571181 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 10-10-2009
của CLB Sách Xưa & Nay

Để mở đầu phiên họp, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã, như thường lệ, giới thiệu với các thành viên 2 cuốn sách, lần này là 2 cuốn sách Nay vì một cuốn bằng Anh ngữ xuất bản năm 2008 và một cuốn bằng tiếng Việt xuất bản năm 2001.

Cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề là “1001 Cuốn Sách Bạn Phải Đọc Trước Khi Chết”. Đó là 1 cuốn sách mà người chủ biên và trên 200 cộng tác viên đã gia công lựa chọn, trong muôn triệu cuốn sách, lấy 1001 cuốn mà họ cho là những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhân loại (cố nhiên là các tác giả lựa chọn theo ý chủ quan của họ và họ không hề bắt bất cứ ai phải hoàn toàn tin theo), và họ đã trình bày 1001 tác phẩm đó trong 1 cuốn sách trên 1000 trang với rất nhiều (hàng ngàn) minh họa, bằng màu, bằng màu sepia (màu nâu nhạt) và bằng hình đen trắng. Ngoài ra các tác giả còn cho cả niên đại của cuốn sách (in năm nào, thuộc thế kỷ nào vv…). Đặc biệt là họ trình bày tất cả các bìa của các tác phẩm được chọn (bìa nguyên thủy từ nhiều thế kỷ trước cho tới ngày nay), và đã đặc biệt lại đặc biệt hơn, họ còn cung cấp cho người thưởng ngoạn 1 toát yếu nội dung cuốn sách, cộng với một vài lời phê bình tác phẩm. Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã chia sẻ với các thành viên nhiều trang minh họa của cuốn sách. Cuốn sách được giới thiệu sau đó là 1 cuốn bằng tiếng Việt nhan đề là “Trương Vĩnh Ký, Bi Kịch Muôn Đời” của tác giả Hoàng Lại Giang xuất bản năm 2001. Qua cuốn sách dày 713 trang, được in rất trang nhã, tác giả Hoàng Lại Giang viết rất hay và khá công bằng về sự nghiệp của Cụ Trương Vĩnh Ký, lúc này vẫn còn kẻ khen, người chê lung tung cả, chưa ngã ngũ là hoàn toàn bị chê, hay hoàn toàn được khen. Tác giả đã dựng lại cuộc đời Cụ Trương Vĩnh Ký từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, vào đúng lúc bọn Pháp thực dân, lợi dụng các việc cấm đạo, giết các giáo sĩ, của triều đình nhà Nguyễn, để nổ súng đánh chiếm nước ta. Tác giả đã cho rằng ta có thể nói Cụ Trương Vĩnh Ký làm với Pháp nhưng không theo Pháp và không hề có ảo tưởng gì về thiện chí của bọn thực dân Pháp. Tác giả đã viết nhiều và khá kỹ càng về sự nghiệp văn hóa nổi bật của Cụ Trương Vĩnh Ký. Qua tác phẩm này, tác giả đã phần nào minh oan cho Cụ Trương Vĩnh Ký. Đặc biệt nhất là cuốn sách này cung cấp rất nhiều tư liệu như: 1 bản viết tay danh sách các tác phẩm văn học và nghiên cứu của Cụ Trương Vĩnh Ký, có cho cả năm in, có cho thấy cả 1 số bìa các cuốn sách in vào thời đó. Một điều khiến người đọc rất mê là bản danh sách này do chính tay Cụ Trương Vĩnh Ký viết bằng thư bút rất đẹp, chẳng thua gì các anh thư Tây, thư tiếc (thư Pháp) hiện đại, và rồi ở ngay sau tựa đề bằng Pháp văn, Cụ còn viết luôn cả chữ Hán. Đây là 1 cuốn sách rất đáng có trong tủ sách những người yêu quý Cụ Trương Vĩnh Ký.

Sau phần giới thiệu sách vì kỳ này không có diễn giả nào nói chuyện về 1 đề tài nhất định nào, nên các thành viên đã cùng nhau thảo luận về vấn đề dịch thuật trong gần 1 giờ, và 1 thành viên mới, anh Trần Văn Hữu đã lên ngâm 2 bài thơ về Huế vì anh vừa từ Huế về.

Trong kỳ họp này còn có 1 việc đáng chú ý là LM Nguyễn Hữu Triết, Cố vấn của CLB đã cho triển lãm 1 vài tài liệu cổ, 1 vài cuốn sách bằng Hán-Nôm cổ và 1 vài vật dụng cổ để các thành viên thưởng lãm. Cuộc họp kết thúc lúc 10 giờ 45 phút cùng ngày.

Vũ Thư Hữu

VÀI ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CUỐN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
(La littérature populaire Vietnamienne)
VIẾT BẰNG PHÁP VĂN CỦA CỤ DƯƠNG ĐÌNH KHUÊ

Tôi có cuốn sách này ở trong nhà đã cả chục năm nhưng tôi đã chỉ đọc lướt qua và không mấy chú tâm đến nó, cho đến một ngày mới đây… Một ngày mà một cơ duyên đã mang đến cho tôi một người bạn mà tôi vô cùng quý mến, và người bạn này rất hay nhắc tới những ca dao, tục ngữ, nên sự việc này đã là động lực khiến tôi lại dở cuốn này ra, và lần này dở rất kỹ, để thấy rằng cuốn sách rất hay chứ không phải là tầm thường. Tôi có được gặp tác giả 2 lần trước ngày Giải Phóng và được biết là Cụ hơn tôi gần 20 tuổi và là một viên chức cao cấp ở Sở Thuế Sài Gòn. Năm nay mà Cụ còn chắc cũng phải gần 100 tuổi. Để chuộc lỗi với sách, và để chia sẻ với các bạn, hôm nay tôi xin được phép giới thiệu một cách chi tiết cuốn sách này.

Cuốn sách này được in năm 1967, tức là đã được 42 tuổi đời, khổ 16 x 24cm và dài 280 trang.

Sách được chia thành 3 phần:

Phần I gồm 4 chương

Phần II gồm 4 chương

Phần III có 3 chương.

Sau lời nói đầu (11 trang), phần đầu mang tựa đề là “Những câu Tục ngữ” và là từ trang 1 tới trang 48. Qua 4 chương trong phần đầu này tác giả đã nghiên cứu, phân tích tất cả các khía cạnh như luân lý, tâm lý, lịch sử, địa dư, xã hội, kể cả thời tiết và kinh tế.

Trong 4 chương đầu này tác giả đã sưu tầm và dịch ra Pháp văn nhiều câu tục ngữ rất ít người biết như:

“Một câu nói ngay

Bằng làm chay cả tháng”

Và tác giả đã dịch ra Pháp văn 1 cách rất sát nghĩa, rất hợp:

“Une parole franche

Vaut tout un mois de prières.”

Dưới đây là 1 câu tục ngữ rất có ít người biết và xử dụng:

“Ăn bớt bát

Nói bớt lời”

“Tu ferais bien de manger un bol de riz en moins

Et de dine une parole en moins.”

Về mặt xã hội, tác giả đã đưa ra 1 câu rất ngắn gọn để mắng những tên đạo đức giả trên đời:

“Miệng thơn thớt

Dạ ớt ngầm”

“Bouche doucereuse

Mais coeur méchant comme macéré de piment”

Phần II từ trang 49 đến trang 154 gồm 4 chương được dùng cho những câu ca dao liên quan đến các lãnh vực luân lý, tình cảm, giáo huấn và liên quan đến các lãnh vực đặc biệt như các câu đố, lời ru trẻ ngủ vv…

Trong phần này tác giả đã đưa ra 1 câu ca dao rất hấp dẫn và dễ thương mà tôi ít đọc được ở trên sách báo, đó là câu:

“Chữ rằng hổ tử lưu bì

Làm người phải để danh gì hậu lai.”

“Le tigre laisse sa peau à sa mort

L’ homme doit laisser en mourant sa réputation.”

Về mặt tình cảm tác giả đã sưu tầm được 1 bài rất hay nói về sự nhớ nhung:

“Nhớ ai nhớ mãi thế này

Nhớ đêm quên ngủ, nhó ngày quên ăn.

Nhớ ai con mắt lim dim

Chân đi thất thểu như chim tha mồi

Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ

Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai.

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”

Phần III từ trang 155 tới trang 232 gồm 3 chương được tác giả dành cho các Truyện cổ tích thuộc đủ mọi lĩnh vực như xã hội, lịch sử, tôn giáo, châm biếm vv…

Ở lãnh vực châm biếm, tác giả có dịch 1 truyện nhan đề là Bài Thơ Con Cóc. Người viết nhớ là đã đọc qua truyện này 1, 2 lần nhưng dưới đây xin lược dịch lại truyện này được tác giả viết bằng tiếng Pháp như sau: BÀI THƠ CON CÓC.

Có ba anh đồ nho hơi mát giây điện, tưởng là mình giỏi lắm, đã rủ nhau ra đình làng để làm thơ. Sau khi uống vài chén rượu, một anh kêu lên:

- Các bạn ơi, tôi đang có cảm hứng đầy đầu!

- Tôi cũng vậy!

- Tôi cũng thế!

- Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau làm 1 bài thơ.

- Nhưng với đề tài gì?

- Kia kìa, có 1 con cóc nó đang nhẩy tới. Đây là 1 đề tài tuyệt vời. Tôi ứng tác trước nhé:

Con cóc trong hang

Con cóc nhẩy ra

- Anh thứ hai làm tiếp ngay:

Con cóc nhẩy ra

Con cóc ngồi đấy

- Và đến lượt anh thứ ba:

Con cóc ngồi đấy

Con cóc nhẩy đi.

Trời ơi! Trời ơi! Hay tuyệt! Cả 3 anh cùng reo lên. Và cả 3 anh ồn ào ca tụng lẫn nhau.

Bỗng nhiên một anh bật khóc.

- Các bạn ơi, anh ta nói, chúng ta đã tận dụng hết cả thi tài để làm bài thơ tuyệt vời này, tôi sợ chúng ta chả còn sống được lâu nữa. Hi, hi, hi!

- Hi, hi, hi! Huynh nói đúng rồi, hai anh kia nói, những thi thánh như chúng ta khó mà sống thọ. Than ôi, chúng ta sẽ chết yểu mất thôi!

Một lời than sợ chết thứ tư bỗng nổi lên, đó là lời than của ông gác đình. Ngạc nhiên, ba thầy đồ của chúng ta bèn hỏi ông gác đình: “Là những thi thánh, chúng tôi mới có lý do để sợ chết yểu và khóc la. Nhưng ông, tại sao ông lại cũng khóc?”

- Thưa quý thầy, sau khi được nghe bài thơ tuyệt vời của quý thầy, tôi sợ tôi cũng khó mà sống nổi, hi, hi, hi!

Tóm lại đây là 1 cuốn sách sưu tầm tục ngữ ca dao 1 cách rất công phu và được viết bằng 1 thứ Pháp văn trong sáng, nghiêm cẩn, đã giới thiệu với độc giả người nước ngoài một số tục ngữ ca dao của người Việt chúng ta và người viết cho rằng Cụ Dương Đình Khuê đã có 1 đóng góp rất đáng kể trong việc giới thiệu Văn học Dân gian Việt Nam ra nước ngoài. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách hay này với quý bạn độc giả.

Trích Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI

Vũ Anh Tuấn

Bãi đá cổ Sa Pa
Sách chữ viết nghệ thuật xưa nhất thế giới ở Việt Nam

Sapa nằm ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển trong khi Đà Lạt ở vị trí thấp hơn, 1.500 mét. Thành phố Đà Lạt thuộc cao nguyên Lang Biang có đỉnh núi cao không quá 2.000 mét trong khi thành phố Sapa có dãy Hoàng Liên Sơn, còn được người Pháp gọi là Phăng Xi Păng (Fansipan) mà đỉnh cao tới 3.148 mét nên có tuyết phủ vào mùa đông. Có năm độ lạnh ở Sapa làm nên tuyết phủ cả vùng rất hấp dẫn du khách và được nhiều người thích lạnh tới đây ngắm cảnh tuyết rơi hay tuyết phủ vào mùa đông, trước và sau Tết dương lịch hàng năm.

Thị trấn Sapa cách thị xã Lào Cai khoảng 38 km, cách Hà Nội trên 350 km, có đường xe ô tô mới được nâng cấp thông thoáng và sạch đẹp, rất thuận tiện cho xe ô tô cả xe máy. Sapa được biết đến từ năm 1905 với khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp và có không khí mát mẻ, trong lành không thua Đà Lạt. Trước đó, vào năm 1897, chính quyền Pháp cho mở cuộc điều nghiên về dân tộc thiểu số ở vùng cao của tỉnh Lào Cai thì nó được phát hiện.

Nhiều năm qua, Sapa được đông đảo du khách tìm đến với sự yêu mến và thích thú để thưởng thức những cảnh đẹp nguyên sơ, thiên nhiên kỳ thú như đỉnh Phăng Xi Păng quanh năm mây phủ, có tuyết vào mùa đông, núi Hàm Rồng với những hang động hiểm hóc, nhiều tảng đá đen ngòm với những hình dáng khác nhau như ngọn gươm đao khổng lồ chỉa thẳng lên trời cao, Cổng Trời lộng gió nằm cheo leo trên đỉnh núi. Từ nơi đây du khách đứng ngắm toàn cảnh thành phố Sapa xinh đẹp bên dưới và cảm thấy mình như đang ở trên đỉnh cao Phăng Xi Păng hùng vĩ. Nào thác Bạc, thác Cát Cát, thác Tình yêu, chợ Tình, vườn quốc gia Hoàng Liên. Nào thung lũng hoa hồng, thung lũng Mường Hoa và độc đáo nhất là Bãi đá cổ, những kỳ quan ẩn chứa nhiều giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại.

Có nhiều du khách đến ở và lưu lại Sapa nhiều ngày đi bộ để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, thú vui leo núi chinh phục đỉnh Phăng Xi Păng, khám phá văn hóa bản làng của dân tộc H’mông, Dao nằm từng cụm giữa những ruộng bậc thang trông như đường lên trời. Đây là những ruộng bậc thang kỳ vĩ, tuyệt tác hàng ngàn năm của người dân tộc – một loại di sản văn hóa lúa nước trên cao mà không nơi nào có thể sánh được. Hầu hết những ruộng bậc thang tập trung trong thung lũng Mường Hoa mà bên dưới hình thành nên một dòng sông cùng tên, bên này là núi Hàm Rồng còn bên kia là ngọn cao nhất của dãy núi Phăng Xi Păng. Hầu như đây chính là nơi phát tích của nhóm cư dân người cổ từng xuất hiện đầu tiên ở vùng cao trên đất Bắc và sinh sống trước đây hàng ngàn năm. Những cánh đồng bậc thang hoành tráng hàng hàng lớp lớp xinh đẹp cho thấy đời sống văn hóa cổ được tạo dựng lên bởi những cư dân có trình độ cao lâu đời cùng với những bản làng xinh đẹp.

Chính từ giữa lòng thung lũng xinh đẹp và cạnh đó là khu di tích văn hóa “bãi đá cổ” có diện tích khoảng 8 km2 trải dài trên địa bàn ba xã: Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van (sau này có thêm xã Tả Pìn) của huyện Sapa tỉnh Lào Cai. Bãi đá này được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Victor Goloubev của trường Viễn Đông Bác Cổ - Hà Nội phát hiện vào năm 1925. Cả khu vực rộng lớn này có tới trên 200 tảng đá lớn nhỏ được coi là “cổ” vì trên mỗi tảng đá lớn nhỏ này đều có hình dạng hoa văn cổ hay chữ cổ được khắc lên. Đó là di chứng rõ nét về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây. Những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng bậc thang (trông giống chỉ tay trên ngón cái), hình người với đường nét tượng hình thô sơ, con đường, chữ viết vv… Có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối hoặc hình dương vật, âm vật rời rạc cùng nhiều vạch kẽ lạ mắt khác, đường kẽ vạch song song tựa như quẻ kinh dịch. Cả Giáo sư Goloubev và nhiều nhà khoa học, nghiên cứu khác đã đưa ra các giả thuyết giải thích về các hoa văn này, đó là hình bản đồ cổ của người H’mông hoặc gần như cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa… Nhưng tất cả đều chưa đưa ra cách giải mã nào xác đáng.

Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, lịch sử hình thành cư dân vùng thung lũng Mường Hoa có hai giai đoạn. Giai đoạn sớm nhất cách nay chừng 900 năm, nơi sinh sống của xã hội người Tày – Thái (hòa nhập với người Việt) cổ có đời sống vật chất tinh thần ở trình độ cao. Nhưng sau đó, cư dân này chuyển đổi địa bàn, biến khỏi nơi đây. Giai đoạn muộn chính là sự có mặt của người H’mông tới đây lập nghiệp cách nay lối 300 năm.

Người H’mông và người Dao có nguồn gốc ở hồ Động Đình tỉnh Hồ Nam, Quý Châu (Trung Quốc) vào cuối thiên niên kỷ II trước Công nguyên. Tới thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên họ cùng nhiều dân tộc khác mới di tản xuống biên giới Việt – Trung do bị Hán tộc đánh đuổi. (Các dân tộc ở Việt Nam, NXB KH-XH 1983, trang 65). Theo nghiên cứu của chúng tôi, tác giả của hoa văn trên đá cổ chưa phải là của dân tộc H’mông hay Tày. Họ đến sau và hiện nay họ vẫn tiếp tục sinh sống ở các bản xóm trong thung lũng này cùng với người Dao, người Kinh nhưng lại thờ ơ với di sản văn hóa ở đây.

Tác giả của di sản này chắc chắn thuộc về nhóm cư dân tiền sử thời đồ đá mới, họ đến từ phương Nam (gốc Malaya-Polynesia) thời kỳ châu Úc còn dính liền với Nam Á tới sinh tụ ở thung lũng Mường Hoa (bãi đá cổ thuộc loại sa thạch mềm dễ khắc, kẽ vạch nay hầu hết đều bị thời gian bào mòn) trong kỷ nguyên băng hà lần đầu và ra đi khi băng hà xuất hiện lần hai. Giữa hai kỳ băng hà nước biển tàn phá vùng núi thấp Hàm Rồng đối diện với Hoàng Liên Sơn. Núi này thuộc loại đá vôi bị nước biển soi mòn thành nhiều hang động (hàm và răng rồng) một thời gian dài rồi rút khỏi vùng Việt Bắc (di chứng ngày nay là các động hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Ngườm Ngao (Cao Bằng)… kể cả động Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình) ra tận vịnh Hạ Long trước thời các nền văn minh cổ Việt Nam rất xa). Cư dân cổ Sapa thiên cư lên phương Bắc ngang qua Trung Quốc (một nhóm ở lại thành người vượn Bắc Kinh), băng qua eo biển Bê Rinh tới Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ trở thành người Maya. Hoa văn, chữ viết cổ của người Maya có liên quan với văn hoá đá cổ Sapa. Trong nhà trưng bày cạnh thung lũng Mường Hoa ngày nay có những mẩu hoa văn của các dân tộc Trung, Nam Mỹ để so sánh.

Bãi đá cổ Sapa là một trong những di sản văn hóa quý hiếm, có thể gọi là chữ viết nghệ thuật cổ trên những tảng đá của người tiền sử trên đất nước ta, không chỉ chuyển tải vẻ đẹp nguyên sơ của vùng đất cao này mà còn thu hút khách du lịch, tham quan và nghiên cứu trong ngoài nước. Tháng 10 năm 1994 bãi đá cổ Sapa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và hiện nay đang được nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Bài và ảnh: Vương Liêm

THỜI PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC THÍCH CA

Sau khi đắc đạo, Đức Thích Ca trở về Vườn Lộc Giả, để tìm lại những người trước kia đã cùng tu với Ngài, nhưng kể từ lúc thấy Ngài rời bỏi lối sống Khổ Hạnh vì biết rằng “Tinh thần không thể minh mẫn trong một thể xác yếu đuối” thì họ xa lánh Ngài, vì cho là Ngài không còn ý chí để tu hành nữa. Ngài muốn “Độ” cho họ, vì biết rằng nếu họ cứ mãi quanh quẩn hành cái xác mà cứ tưởng đó là tu hành, thì suốt kiếp cũng chẳng đi tới đâu, nên mở lòng từ bi, thuyết pháp để khai mở cho họ.

Pháp đầu tiên mà Ngài giảng, cũng gọi là CHUYỂN PHÁP LUÂN là TỨ DIỆU ĐẾ. TỨ DIỆU ĐẾ gồm có: KHỔ ĐẾ, TẬP ĐẾ, DIỆT ĐẾ và ĐẠO ĐẾ, được khai triển như sau:

KHỔ ĐẾ gồm có: SANH KHỔ, LÃO KHỔ, TỬ KHỔ và những nỗi đau khổ đến sau đó trong suốt kiếp sống như: Buồn rầu, than van, uất ức, nóng nảy. Người thương mà không được gần. Kẻ ghét cứ phải gặp gỡ…

TẬP ĐẾ là những thói quen sinh ra Ái Dục với Ngũ Trần là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.

Theo Đức Thích Ca. Tất cả Ái Dục và đau khổ là do con người bám lấy cái Thân nên phải chịu những cái Khổ thuộc về nó. Những cái suy nghĩ và hành động hướng về cái THÂN, theo Đức Thích Ca, là do sự điều động của Vọng Tâm. Vì thế, muốn Thoát Khổ thì phải hành theo Diệt Đế.

DIỆT ĐẾ là DIỆU ĐẾ ĐỂ DIỆT KHỔ. Người hành theo Đế này phải phân minh, nhận định rõ về cái Khổ bằng TUỆ GIÁC. Xin mở một ngoặc nhỏ để giải thích về TUỆ GIÁC như sau: TUỆ GIÁC không phải là sự hiểu biết gì lớn lao, cao siêu, mà như giải thích ngay trong câu: là cái Trí hiểu biết, nhận định một cách sáng suốt về Thế nào là KHỔ mà thôi.

Để diệt Khổ. Phật dạy phải dùng ĐẠO ĐẾ. Hành theo 8 việc gọi là Đạo Đế:

“Này các Thầy Tỳ Kheo. Đây là sự Hành để tắt Khổ, gồm có 8 chi: Đó là BÁT CHÁNH ĐẠO, gồm có CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY, CHÁNH NGỮ, CHÁNH NGHIỆP, CHÁNH MẠNG, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM và CHÁNH ĐỊNH”.

CHÁNH KIẾN là sự Biết rõ Khổ. Sự biết rõ nguyên nhân sanh Khổ. Sự biết rõ hết ái dục là hết khổ, và sự biết phương pháp hành cho đến nơi hết ái dục để hết Khổ.

CHÁNH NGỮ là không nói dối. Không nói lời đâm thọc và những lời nói đê tiện, vô ích.

CHÁNH NGHIỆP là tránh xa sự Sát Sanh, Trộm cắp, Tà dâm.

CHÁNH MẠNG là nuôi thân mạng chân chính. Không nuôi thân mạng sai với đạo lý. Không nuôi thân mạng không theo lẽ phải.

CHÁNH TINH TẤN: Tinh tấn không để cho tội lỗi phát sanh lên. Không để cho tội lỗi chưa phát sanh lên lại. Cố gắng hết sức để giữ Tâm chắc chắn trong thiện pháp.

CHÁNH NIỆM: “Này các Tỳ Khưu. Thế nào gọi là Chánh Niệm? Các Thầy Tỳ Khưu trong Phật Giáo hàng suy nghĩ thấy Thân trong Thân. Có sự tinh tấn thiêu đốt phiền não. Tự mình biết lấy mình. Có sự nhớ được mọi việc làm của mình trong mỗi sát na. Diệt sự ưa muốn và ghét bỏ. Nhận thấy Thọ trong Thọ, thấy Tâm trong Tâm, suy nghĩ thấy Pháp trong Pháp.

CHÁNH ĐỊNH: Tâm vắng lặng những sự việc bên ngoài. Vắng lặng dục tình. Vắng lặng các pháp. Vắng lặng các ác nhập. Bình tĩnh và đủ trí nhớ biết mình. Trí nhớ biết mình là Nhân mà các bậc Thánh hằng ngợi khen. Người có Tâm Xả là người có Trí nhớ điều chỉnh tâm và hằng an vui nên gọi là Tam Thiền.

Khi đã diệt được Khổ và Lạc, những vui buồn đã có từ xưa đều tắt . Không còn vui mà cũng không có Khổ, chỉ có trí nhớ để ở trong Xả.

Này các Tỳ Khưu, sự để tâm như thế gọi là Chánh Định.

Tóm tắt lại, Bát Chánh Đạo là sự giữ gìn THÂN, KHẨU, bắt đầu ngay từ cái Ý không để cho mầm móng của tội ác có dịp khởi lên.

Phật Ngôn: DIỆU ĐẾ là ĐẠO ĐẾ, nghĩa là sự hành theo Đạo cho đến điệt tận phiền não và đau khổ.

Tóm lại TỨ DIỆU ĐẾ gồm có 3 việc cần làm:

1/- TUỆ thấy rõ KHỔ

2/- TUỆ suy nghĩ thấy và Hiểu rõ KHỔ

3/- TUỆ thấy và hiểu rõ KHỔ là hoàn toàn giải thoát.

Phụ Bản I

Con đường tu hành của Đức Thích Ca xuất phát từ cái nhìn thấy nỗi Khổ của kiếp người đè nặng lên thân xác con người. Sau khi Ngài thấy rõ nguyên nhân, cách thức để Trừ Khổ thì mở ra thuyết giảng cho những ai cũng muốn Thoát cảnh Khổ của cuộc đời như Ngài. Nhưng vì đa phần con người không hiểu thế nào là Khổ, dù đôi khi cuộc sống cũng có những điều bất như ý, nhưng qua rồi thì quên đi, không ai có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, về cái Thân người với những nỗi Khổ đeo đẳng, chồng chất từ khi mở mắt chào đời cho đến lúc chết, vì thế Ngài phải vạch rõ về cái KHỔ, để chúng ta có một cái nhìn rõ ràng hơn, bởi có biết Sợ nó, thì mới có ý thức muốn Thoát nó.

Người đời cũng có nhiều cách suy nghĩ và giải quyết về nỗi Khổ. Người cho đó là sự thử thách của Thượng Đế, thì chỉ biết cầu xin được giảm nhẹ. Người cho rằng cái Khổ này là do Cái Thân đã gây ra, nên họ hành KHỔ HẠNH để chuộc lại. Người nông cạn hơn thì dùng rượu hay ma túy hay những trò vui, giải trí để trốn Khổ. Theo Đức Thích Ca, mỗi người phải tự suy nghĩ để tìm cho rõ. Chính vì vậy mà Đạo Phật dạy người tu phải QUÁN SÁT, TƯ DUY, không thể dựa vào kết quả tư duy của người khác được, vì chưa ý thức hết cái KHỔ thì không thể nào có ý muốn Thoát.

Muốn Quán Sát, Tư Duy có kết quả thì ít ra trong thời gian đó ta không thể cùng lúc vừa lo tính toán mua bán lời, lỗ, vừa chạy nhảy hoạt động, mà phải tập trung cả Thân và Tâm. Thân thì ngưng nghỉ, không chạy theo các pháp. Tâm cũng không còn suy nghĩ những chuyện vu vơ, vì thế mà cần THIỀN ĐỊNH.

Khi đã hiểu rõ ràng về cái KHỔ thì Đức Thích Ca cũng bày ra phương pháp để TRỪ KHỔ: Đó là BÁT CHÁNH ĐẠO hay cũng gọi là BÁT THÁNH ĐẠO, là 8 con đường chân chánh hay cũng là 8 con đường mà những bậc thánh nhân đi trên đó cho đến được đạo.

Muốn có CHÁNH KIẾN thì đòi hỏi phải có vừa CHÁNH TƯ DUY, CHÁNH ĐỊNH, CHÁNH NIỆM và CHÁNH TINH TẤN. Bởi nếu không Tư Duy theo hướng của Đạo Phật: là tìm hiểu về NGUYÊN NHÂN KHỔ và CÁCH THỨC ĐỂ DIỆT KHỔ mà lại đi tìm cảnh giới cao thấp, quả vị để chứng đắc, hay suy nghĩ về Đức Phật và những cảnh giới mà Ngài đã viết trong kinh để ngưỡng mộ, phát tâm tôn sùng Đức Phật, sẵn sàng bỏ hết mọi việc thế gian để đi phụng sự cho Ngài, thì rõ ràng đó không phải là kết quả của TƯ DUY CHÂN CHÁNH, vì chưa hiểu rõ đó chỉ là Phương Tiện mà Đức Thích Ca dùng để khuyến tu mà thôi.

Nếu thiếu CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY, thì sẽ bị Y NHÂN, Y NGỮ mà không Y PHÁP, Y NGHĨA được. Bởi ai cũng biết con đường tu hành của Đức THÍCH CA là Xuất Gia, Cạo Tóc, Đắp Y, Khất Thực và Ngồi Thiền, Giảng Pháp. Nhưng nếu chỉ sao chép y chang về phần hình tướng mà quên đi ý nghĩa mà Phật muốn nhắc nhở: XUẤT GIA là RA KHỎI NHÀ LỬA TAM GIỚI. CẠO TÓC là CẠO SẠCH PHIỀN NÃO. KHẤT THỰC là CẦU PHÁP THỰC Để NUÔI THÂN GIẢI THOÁT - tức là đi xin, đi học hỏi những điều cần biết để mở mang sự hiểu biết và tiến bộ trên con đường tu hành - không phải là đi xin vật thực để nuôi thân phàm. Chúng ta đã biết thức ăn là năng lượng để nuôi thân phàm thì lý nào cứ đi xin ăn mà thân Giải Thoát sẽ tăng trưởng? Hơn nữa, nếu cứ xin ăn mà thành đạo thì chắc những người ăn xin phải thành Phật trước tiên, bởi họ sống thuần bằng của bá tánh! Đắp Y là THÂN VÀ TÂM phải được bao phủ bằng một màu Hoại Sắc, tức là không để cho những pháp hữu vi là những thứ chấp nhất, hơn thua, được, mất, tham cầu... của trần gian nhiễm vào. Phải đâu chỉ cần khoác lên người chiếc Y Cà Sa thì đương nhiên đã là người tu hành?!

Ngay cả CHA MẸ mà người tu cần rời cũng là VÔ MINH và THAM ÁI, bởi vì chính hai món này đã điều khiển chúng ta từ khi vừa ý thức bản thân mình, còn hơn là Cha và Mẹ. Vì thế, rời cha mẹ là rời hai thứ này, còn nếu chỉ rời cha mẹ hữu tướng mà vẫn tiếp tục để cho Vô Minh và Tham Ái sai khiến thì chưa thể nói là ta đã rời xa cha mẹ!

Vợ con, hay “quyến thuộc ngu si” mà Phật dạy phải xa rời cũng không phải là vợ con, dòng họ trong cuộc đời, cho họ là ngu si, mà Phật muốn chỉ đó là những pháp đeo bám ta, làm cho ta bận bịu cung phụng cho cái Thân. Là những ác nghiêp của Thân, của Khẩu, của Ý, vì khi ta sống thì chính ta tạo ra chúng, nhưng lúc chết thì chính chúng sẽ lôi ta vào 6 nẻo luân hồi, không phải là vợ con trong đời sống, vì Phật không hề nặng lời khinh chê một ai, bởi tất cả chúng sinh đều là “Phật sẽ thành”. Người thành đạo không nhất thiết không được có gia đình mới tu được. Điển hình là Ngài DUY MA CẬT, là một trưởng giả, có vợ con, làm ăn kinh doanh lớn lao nhưng vẫn là người Giác Ngộ.

Về người nữ mà Phật dạy là nếu “để họ vào trong Đạo Phật thì chánh pháp sẽ bị suy đồi” thì Kinh Đại Bát Niết Bàn viết: Đó là những người không Thấy Tánh, không có ý chí để tu hành chớ không phải là người mang thân nữ. Bởi vì Thiên Nữ trong kinh Duy Ma Cật, Thắng Man phu Nhân trong Kinh Thắng Man. Mạt Lợi phu nhân trong Vị Tằng hữu Thuyết Nhân Duyên là những phụ nữ có gia đình mà vẫn đắc đạo… Cho nên chúng ta đừng hiểu lầm mà bất lợi cho sự hiểu biết, làm trở ngại cho con đường tu hành.

Con đường Tu Phật là ĐỂ THOÁT KHỔ. Vì vậy, nếu ta KHÔNG THẤY KHỔ, mà đi tu vì những lý do khác thì đâu phải là có cái PHÁT TÂM CHÂN CHÁNH? Phát Tâm đã không chân chánh lại tà tư duy, tà niệm thì con đường đó sẽ dẫn ta đi tới đâu? Bởi phải đâu tu lâu năm thì đương nhiên sẽ thành đạo?

Đúc kết TỨ DIỆU ĐẾ, ta thấy đó là trình tự bắt buộc của người tu hành: trước hết là phải THẤY KHỔ, PHẢI BIẾT KHỔ, SỢ KHỔ. Sau đó là tìm cách để Thoát KHỔ. Dù Đức Thích Ca đã giảng dạy đầy đủ trong các Kinh. Nhưng nếu bản thân chúng ta không xác minh lại để tự mình cũng có cái Thấy như Ngài, mà chỉ hiểu theo Ngài, hay do Tin Ngài thì chắc chắn khi hành trì chúng ta chỉ làm chiếu lệ và không có sự quyết tâm, khi gặp trở lực thì chắc chắn sẽ thối tâm ngay.

Cho tới giờ này thì Đạo Phật dù được rất nhiều người, nhiều dân tộc ngưỡng mộ, Chùa chiền ngày càng cất thêm nhiều. Phật tử thuộc hàng đông đảo nhất so với các tôn giáo khác. Đáng tiếc là đa phần tin, theo Đạo Phật vì quá ngưỡng mộ Phật và những cảnh giới tốt đẹp mà Kinh đã phương tiện mô tả, không phải vị Sợ Khổ, vì muốn Giải thoát như mong muốn ban đầu của Đức Thích Ca nữa! Rồi thì cứ “Y NGỮ” mà hành trì, không chịu tìm Nghĩa để Y theo. Nhân đã sai làm sao cho ra Quả đúng?

Ai cũng biết Đạo Phật được gọi là “ĐẠO ĐỘ KHỔ”, tôn chỉ là ‘TỰ ĐỘ’ dạy con người phải GÂY NHÂN THIỆN để HƯỞNG QUẢ LÀNH không gây Nhân Ác để tránh gặp Quả Ác, vì cuối cùng tất cả đều là Nhân Quả. Vì thế, Đạo Phật còn được gọi là Đạo Nhân Quả. Thế nhưng mọi người lại cứ tin vào sự cứu độ của Chư Phật, Chư Bồ Tát như những gì Phật phương tiện được viết trong Kinh – Không biết ý Phật muốn diễn tả những tư tưởng thanh tịnh trong Tâm của ta. Nếu chúng ta tu hành, thanh lọc cái tâm được rồi thì chính mỗi người sẽ theo sự hướng dẫn sáng suốt, tượng trưng cho Phật, Bồ Tát của chính mình, để kịp thời cứu độ, can ngăn không để cho pháp ác diễn ra. Nhưng nhiều người đã hiểu lầm nên cứ thành khẩn dùng hương hoa, trái cây, đặt trước các Tượng Phật để cầu xin “được độ”!

Nếu lúc nào cũng có Chư Bồ Tát ứng hiện chờ cứu độ. Mọi người cứ “cầu là được” thì Phật còn bắt La Hầu La và Anan phải đi tu làm gì? Họ mới thật sự là những quyến thuộc cần độ trước tiên! Vì thế, nếu ta cứ tin vào lời cầu xin, thì hóa ra NHÂN QUẢ và TỰ ĐỘ mà Phật dạy là thừa, và các chùa đào tạo các lớp Phật học trung cấp, cao cấp, học cho nhiều Kinh sách cũng chỉ mất thì giờ vô ích, thay vào đó tại sao không học cầu xin thôi?! Phải chăng đó là những mâu thuẫn mà người tu học cần sáng suốt xét lại, để tránh trở thành “báng Phật, nhạo Pháp”, vì nhiều người đã mất niềm tin nơi Đạo Phật do thành khẩn cầu xin mà không được, lại đâm ra trách Phật không hiển linh, thực tế không đúng như những gì mà người giảng pháp đã “Y Kinh” mà mạnh miệng khẳng định!

Tóm lại, TỨ DIỆU ĐỂ, BÁT CHÁNH ĐẠO là nền móng ban đầu và suốt kiếp cho người bước vào con đường tu Phật, vì người tu Phật có thành tựu hay không là do căn bản này. Nếu nền móng không vững chắc thì càng học thêm nhiều lý thuyết cao siêu chừng nào càng dễ sụp đổ chừng đó. Việc cầu xin được ban ơn, giáng phúc, trừ bịnh, tiêu tai… cũng không phải là con đường của Đạo Phật chân chính. Phần những người muốn tu Phật, nếu chưa biết KHỔ, chưa SỢ KHỔ, thì ta cầu gì nơi Đạo Phật mà tu hành? Hơn nữa, nếu vào tu rồi mà không hành theo Bát Chánh Đạo để chỉnh sửa 3 Nghiệp của THÂN, KHẨU, Ý thì thử hỏi ta tu những gì? Bởi tụng Kinh, niệm Phật, giảng pháp đâu có phải là công năng tu tập? Còn nếu ta chỉ ca tụng, tán thán Phật suông để cầu xin thì nên xem lại Phật Ngôn: “Kẻ nào ca ngợi ta, tán thán ta mà không hành theo lời ta chỉ dạy, kẻ đó đang phỉ báng nặng nề ta!” Do đó, có lẽ ta nên thận trọng đối chiếu những điều mình đang hành trì với những căn bản của Đạo, xem có khế hợp hay không? Vì không có pháp nào của Phật đặt ra mà không nhằm mục đích gỡ những dính mắc nơi Tâm cho người hành trì được Giải Thoát. Từ đó ta có thể tự định hướng cho mình mà không sợ phí đi quỹ thời gian vốn ngắn ngủi và quý báu của một kiếp “Nhân thân nan đắc”. Vì khi đã biết được mục tiêu. Biết cách sử dụng phương tiện thì việc tới nơi có thể mau hay chậm nhưng chắc chắn sẽ đến vậy.

Tháng 10/2009

Tâm-Nguyện

THƠ VĂN
& CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ

Ở Quận Bình Thạnh có một con đường tráng nhựa nhỏ, mặt đường chỉ đủ rộng vừa 2 xe con tránh nhau một cách khó khăn khi phải ngang qua khu chợ nhỏ tự phát đã có từ lâu, nhóm vào mỗi sáng. Đường dài chưa đến nửa cây số, nối liền với hai đường lớn là Nơ Trang Long và Lê Quang Định, trước kia đường tên là Đỗ Thành Nhân, nhưng nay là Trần Văn Kỹ. Nhân vật nào đây mà tên tuổi thấy cũng khá ít phổ biến trong dân gian cũng như lịch sử, nhưng tài ba thì rất đáng nể về văn học cũng như chính trị. Ông là người huyện Phong Điền, Thừa Thiên, nổi tiếng hay chữ, khi Nguyễn Huệ giữ chức Long Nhượng tướng quân, cai quản vùng đất do vua anh là Nguyễn Nhạc phân chia từ Thuận Hóa đến Quảng Nam liền mời ông đến hỏi các lẽ trị loạn. Nguyễn Huệ rất hợp ý, từ đó hết sức tin dùng, phong cho ông chức Trung Thư Lệnh(1) việc gì cũng đem ra bàn với ông và chẳng mấy khi rời xa. Trong việc Tây Sơn giao thiệp với phần lớn Nhân sĩ trong nước đều qua tay Trần Văn Kỹ cả. Chính Trần Văn Kỹ đã tiến cử Ngô Thời Nhiệm là một nhà ngoại giao lỗi lạc của Triều Tây Sơn, đã dùng ba tấc lưỡi để tỏ tình hòa hiếu với Trung Hoa và khéo xử sự mua chuộc khiến viên Tổng Đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An và Tể Tướng Hòa Thân tâu trình bài biểu trần tình, dùng lời lẽ rất khôn khéo khiến vua Thanh bãi binh, không kéo quân 9 tỉnh sang dày xéo nước ta, đánh báo thù cho Tôn Sĩ Nghị, do đó nước ta mới tránh được nạn binh đao có thể nói là một chống mười. Và sau đó cũng chính Trần Văn Kỹ tâu bày cho Vua Quang Trung mời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp, một danh sĩ đất Nghệ Tĩnh ra giúp việc chỉnh đốn văn học trong nước. Đặc biệt hơn cả, là khi xảy ra sự bất hòa giữa anh em Tây Sơn, Nguyễn Huệ kéo quân vào Thành Quy Nhơn vây hãm, Nguyễn Nhạc ở vào thế nguy ngập, đến phải lên mặt thành kêu khóc, nhưng Nguyễn Huệ cũng không chịu rút quân. Bữa đó trong trại, lúc ăn cơm, Nguyễn Huệ vô ý để răng cắn phải lưỡi, nhân có Trần Văn Kỹ ngồi bên cạnh, bèn bảo vịnh thơ. Trần Văn Kỹ liền đọc 4 câu thơ sau đây:

Ngã ký sanh tiền, nhĩ hậu sanh

Nhĩ ưng vị đệ, ngã vị huynh

Lý ưng cọng hưởng trâm cam vị

Hã nhẫn tương vong cốt nhục tình

Tạm diễn giải lời ví như sau: cùng trong thân thể sinh ra, lưỡi có trước rồi răng mới mọc sau, sanh trước làm anh, sanh sau phận em. Lẽ ra có được gì, cùng chung chia bùi xẻ ngọt, mà sao lại nỡ quên tình cốt nhục, bức bách nhau.

Bài thơ tạm được gọi là thơ: “Răng cắn lưỡi”

Nguyễn Huệ nghe bài thơ, xúc động, ăn cơm xong, liền ra lịnh rút quân về Phú Xuân. Về sau khi Vua Quang Trung(2) đột nhiên bị bịnh huyễn vận(3) và băng lúc mới 40 tuổi, con là Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, bị cậu là Bùi Đắc Tuyên làm phụ chính, chuyên quyền làm bậy, Trần Văn Kỹ tỏ ý can ngăn, nên bị đi đày, cho đến khi Võ Văn Dũng trừ xong đảng Bùi Đắc Tuyên, Trần Văn Kỹ được mời về làm phụ chính và ở viện Trung Thư. Nhưng sau đó khi chúa Nguyễn Phúc Ánh dứt xong nhà Tây Sơn, ông lui về ẩn lánh tại quê nhà. Vua Gia Long lên ngôi, cho vời ông đến kinh đô Thuận Hóa, đi đến nữa đường ông trầm mình tự tử để giữ tròn tiết nghĩa theo gương một số người xưa, “Trung thần bất sự nhị quân”.

Bài thơ trên có người cho là của Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) cũng là một nhân sĩ thuộc các triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Có lẽ vào triều đại của vua Tự Đức, cũng xảy ra sự kiện Hồng Bảo tranh giành ngôi báu với em là Hồng Nhậm (tức Tự Đức) nhưng thất bại và đã bị loại trừ nên mới cho là bài thơ trên của vị danh sĩ người phủ Quãng Trạch, thuộc tỉnh Quãng Bình, Trung Phần. Có thể nói con người vì quyền lợi và nhất là khi quyền lợi quá lớn như miếng “đỉnh chung” thì không sao tránh khỏi sự xung đột, đôi khi bức hại lẫn nhau cho dù anh em ruột thịt và không cứ ở một dân tộc nào. Đơn cử thêm một thí dụ như lịch sử Trung Hoa, vào thời Tam Quốc, khi Tào Phi (con Tào Tháo) tiếm ngôi Hán Đế, lên làm vua Ngụy, có em là Tào Thực cũng muốn tranh ngôi, nhưng khi bắt được em, Tào Phi ra lệnh cho em, bước đi bảy bước phải làm xong một bài thơ nếu không sẽ bị tội trảm. Nhờ có văn tài, Tào Thực bước đi chưa đầy bảy bước đã làm xong bài thơ:

Chữ đậu nhiên đậu ki

Đậu tại phủ trung khấp

Bổn thị đồng căn sanh

Tương tiểu hà sái cấp

Bài thơ được mang tựa nôm na là: “Củi đậu nấu đậu” ở đồng quê thường khi dân chúng canh tác các loại đậu như đậu nành, đậu đen chẳng hạn, khi thu hoạch hái trái đậu rồi thì thân cây đậu phơi khô để làm cũi. Nấu đậu để ăn thì dùng củi đậu, ý nghĩa cũng có phần tương tự, nói lên cảnh nồi da xáo thịt tuy không xác thực và sống động bằng bài thơ “Răng cắn lưỡi” nhờ vậy Tào Phi giữ lời hứa tha tội cho em.

PPT ghi

Ghi chú:

(1) Trung Thư Lệnh: một chức quan tham mưu

(2) Quang Trung (1752-1792) ở ngôi (1789-1792)

(3) Bịnh huyễn vận: có lẽ là bệnh đột quỵ ngày nay

CHỮ QUỐC NGỮ
VÀ NHỮNG NHÀ TIỀN ĐẠO

TÌM HIỂU CHỮ QUỐC NGỮ, một thứ chữ đã có trên ba thế kỷ; đó là vấn đề bao la và rất khó; hơn nữa, sự hiểu biết quá nông cạn của chúng tôi, không khi nào cho phép chúng tôi đề cập đến một vấn đề rộng lớn như vậy, nhất là trong một buổi thuyết trình ngắn ngủi. Đàng khác, trong gần một thế kỷ nay, đã có khoảng 30 học giả viết về nhiều khía cạnh của chữ quốc ngữ, mặc dù hầu hết các vị đó thường nghiên cứu từ năm 1651 trở đi và căn cứ vào những tác phẩm quốc ngữ đã được ấn hành. Thật ra trong khoảng 20 năm gần đây, cũng có 4, 5 học giả đến tận một số Văn khố Âu Châu tìm tòi chữ quốc ngữ trong những tài liệu VIẾT TAY. Riêng chúng tôi cũng muốn tiếp tục công việc của những vị đi trước và muốn tìm đến những tài liệu, có thể nói được là, những tài liệu đầu tiên về chữ quốc ngữ, tức là từ năm 1620.

Mục đích của chúng tôi lúc này là sơ lược về “CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NHỮNG NGƯỜI TIỀN ĐẠO”, và đặc biệt xin trình với quý vị vấn đề chữ quốc ngữ từ 1632-1637 của hai nhân vật tiền đạo: Alexandre de Rhodes, tức là Đắc LộGaspar d’Amral, trong khoảng thời gian năm năm trên đây mà thôi. Tài liệu liên quan tới vấn đề này đều là tài liệu VIẾT TAY mà chúng tôi tìm thấy tại một số Văn khố quan trọng ở La Mã, Lisbonne và Madrid.

Trước khi vào chính vấn đề, chúng tôi mạn phép bàn đến hai điểm hầu mở đầu cho vấn đề. Đó là:

1. Nhận xét của một số người Tây phương sống ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII về tiếng Việt;

2. Chữ quốc ngữ bắt đầu ló dạng từ hồi nào.

NHẬN XÉT CỦA MỘT SỐ NGƯỜI TÂY PHƯƠNG SỐNG Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XVII VỀ TIẾNG VIỆT

Đối với hầu hết người Việt chúng ta vì đã quen tiếng mẹ đẻ từ nhỏ, nên không thấy những điều “kỳ lạ” của tiếng nước mình. Nhưng vào đầu thế kỷ XVII, một số người Âu Châu đến ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, có ghi lại nhiều nhận xét của họ về tiếng Việt. Tất cả đều cho là khó học.

Đắc Lộ viết: Riêng tôi xin thú nhận rằng, khi vừa tới Đàng Trong, nghe người Việt nói truyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe chim hót và tôi đâm thất vọng, vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được tiếng Việt (1). Ông Filippo de Marini cho hay: Những ai muốn làm quen với tiếng Việt, đều phải thú nhận qua kinh nghiệm riêng của mình là, tiếng Việt cực kỳ khó khăn (2). Joseph Tissanier ghi lại như sau: Tôi xin thú thực rằng, lúc đầu tiếng Việt làm tôi phát sợ, vì thấy nó khác các ngôn ngữ Âu Châu quá, nên hầu như tôi thất vọng trong việc học tiếng này (3).

Hẳn thật, những điểm khó khăn về thinh tiếng Việt, người Âu Châu, nói cách chung, cảm thấy rõ ràng nhất. Chính Đắc Lộ đã dành hẳn một chương trong cuốn sách “Lịch sử xứ Đông Kinh” của ông nói về cái hay và cái nguy hiểm của thinh tiếng Việt đối với những người ngoại quốc học tiếng này. Cuốn sách được in bằng tiếng Ý, Pháp và La Tinh năm 1650, 1651, 1652. Chính Đắc Lộ cho một câu ví dụ mà vẫn có đầy đủ ý nghĩa: ba bà bả bá bạ bã. Đắc Lộ giải thích câu trên như sau: Ba bà bỏ bả bà thứ phi một thứ căn thuốc (thuốc độc)(4). Để người ngoại quốc thấy rõ hơn sự nguy hiểm trong khi phát âm sai tiếng Việt, ông còn thuật lại hai câu truyện sau đây: Một hôm Linh mục bạn với ông muốn bảo người giúp việc đi chợ mua cá. Khi người giúp việc ở chợ về, báo cho ông hay là đã mua như ý, ông liền xuống bếp coi loại cá nào, thì ông bỡ ngỡ vì người giúp việc lại mua một rổ cà. Biết ngay là mình đã đọc trại tiếng cá thành cà nên ông xin lỗi người giúp việc. Một Linh mục khác bảo người giúp việc đi chém tre, đoàn trẻ em trong nhà Linh mục nghe thế sợ quá, bỏ chạy tán loạn. Thì ra ông phát âm lầm là chém trẻ, nên bọn chúng khiếp sợ. Phải giải thích mãi trẻ em mới yên tâm trở về nhà với Linh mục(5).

Các ông còn cho rằng, tiếng Việt khó, vì hầu như không có giống đực, giống cái, hầu như không có số nhiều số ít, động từ không chia, không có tính cách biến thái, tức là không có vĩ ngữ, tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ.

Ví dụ: Đi ăn được không? Đi ăn không được! Không đi ăn được. Được đi ăn không? Không được đi ăn. Ăn đi được không? Không ăn đi được.

Tuy tiếng Việt khó, nhưng Borri cho là tiếng Việt du dương hòa điệu và ai có tài về âm nhạc, biết phân biệt âm thanh, thì theo ý ông, tiếng Việt là tiếng dễ dàng nhất đối với họ(6). Đắc Lộ cũng cho rằng tiếng Việt giống như bản nhạc liên hồi (7). Marini đã viết một chương dài gồm 22 trang sách, nói về ngôn ngữ, học hành, cách thi cử và các khoa học của Đàng Ngoài; trong số này ông dành 4 trang đầu viết về tiếng Việt(8). Ông nhận định là dân Việt bẩm sinh đã có một cơ thể rất chính xác, được điều chỉnh thật đúng và hòa hợp hoàn toàn với trí óc cùng buồng phổi; phải nói rằng, theo tự nhiên người Việt là nhạc sư, vì họ có tài phát âm nhẹ nhàng, chỉ hơi biến thanh là đã khác nghĩa, đến nỗi phải thành thực nói là, đối với người Việt, “nói và hát cũng là một”(9).

Dầu tiếng Việt khó mặc lòng, nhưng mấy vị trên đây, Đắc Lộ, Borri, Tissanier, Marini và nhiều nhà truyền giáo thời đó, nếu chăm học ra, thì chỉ từ 6 đến 10 tháng là có thể nói truyện sơ sơ được. Ngoài ra, nếu muốn hiểu và nói được tiếng Việt hoàn toàn, phải dành ra bốn năm trọn để học; đó là nhận xét của Borri(10), một Linh mục sống ở Đàng Trong từ 1618-1621.

---------------

(1) “Pour moy je vous aduoue que quand je fus arriué à la Cochinchine, et que j’entendois parler les naturels du pais, particulierement les femmes; il me sembloit d’entendre gasouiller des oyseaux, et je perdois l’esperance de la pouuoir jamais aprendre.” (A. de RHODES, Divers voyages et missions du p.Alexandre de Rhodes, Paris, 1653, 72)

(2) “Ceux qui voudroient se le rendre familier y rencontrent est telle, qu’ils auouent par leur propre experience, qu’il est extremément difficile.” (F. de MARINI, Histoire novvelle et cvrievse des royavmes de Tungvin et de Lao, Paris, 1666, tr. 172)

(3) “J’quoue que cette langue me fit peur au commencement, et que la voyant si differente de celles d’Europe, je perdois presque esperance de l’apprendre.” (J. TISSANIER, Relation du voyage du B. Joseph Tissanier, Paris, 1663, tr. 200)

(4) “Ba bà bả bá bạ bã significát tres dominae colaphizant concubinam derelictam magma” (A. de RHODES, De tonis seu accentibus linguae annamitae, trong Archivum Romanum Societatis Jesu, J. S. 83 et 84f. 63)

(5) A. de RHODES, Tunchinensis Historiae libri duo, Lib I, tr. 86. A. de RHODES, Relazione del Tunchino, Roma, 1650, tr. 117. A. de RHODES, Histoire du royaume de Tunquin, Lyon, 1651, tr. 111-112.

(6) C. BORRI, Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus au Royaume de la Cochinchine, Lille, 1631, tr. 73

(7) A. de RHODES, Sommaire des divers voyages, Paris, 1653, tr. 36

(8) F. de MARINI, Histoire novvelle et cvrievse des royavmes de Tungvin et de Lao, Paris, 1666, tr. 170-192.

(9) F. de MARINI, Delle Missioni de “Padri delle Compagnia di Giesu nella Provincie del Giappone, e particolarmente di quella di Tumkino. Libri Cinque. Del P. Gio: Filippo de Karini della medesima Compagnia. Alla Santina di N. S. Alessandro PP. settimo, Roma, 1663, tr. 95” et ad essi vna cosa e il parlare, et il cantare.

(10) C. BORRI, Relation de la Nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus, sđd., tr.74.

CHỮ QUỐC NGỮ BẮT ĐẦU LÓ DẠNG TỪ HỒI NÀO:

Theo những tài liệu viết tay ghi từ năm 1620, thì ngay từ năm đó đã thấy ló dạng chữ quốc ngữ qua các địa danh và nhân danh trong các bản văn bằng chữ Ý, Bồ Đào Nha và La Tinh.

Đó là những bản báo cáo về tình hình truyền giáo ở Đàng Trong do các vị Thừa Sai, đa số là người Bồ Đào Nha, gửi đi Áo Môn, La Mã và Lisbonne. Những địa danh đó đã được ký âm theo mẫu tự a b c và có những chữ viết theo lối Bồ Đào Nha, Ý.

Không kể tài liệu do Buzomi(11) viết tại Đàng Trong ngày 13-7-1626, đã có cách ngữ, và dấu thinh, còn những tài liệu mà chúng tôi tìm thấy và được viết từ năm 1620 đến 1631 của các vị tiền đạo, như: E. ROIZ, G. LUIS, A. FONTES, P. MARQUES, C. BORRI, E. FERNANDES, F. BARRETO, J. MAJORICA, đều có hai điểm giống nhau: chưa viết cách ngữ và chưa có dấu thinh:

- Ký âm theo lối Bồ Đào, chưa cách ngữ, chưa có dấu thinh:

Oudelim(12): Ông Đề Lĩnh

Quinhin(13): Qui Nhin, Qui Nhơn

Kim(14): Kinh, Đông Kinh

Dĩgcham(15): Dinh Chàm

- Ký âm theo lối Ý, chưa cách ngữ, chưa có dấu thinh:

Tunchim(16): Đông Kinh

Quignin(17): Qui Nhin, Qui Nhơn

Trong những tài liệu viết từ năm 1620 đến 1631, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào có toàn bản văn chữ quốc ngữ. Riêng chúng tôi nghĩ, có lẽ lúc đó chưa ai viết.

Trong các tài liệu liên quan đến chữ quốc ngữ vào khoảng 1620-1631, có một tài liệu đáng chúng ta lưu ý hơn, do giáo sĩ Cristoforo Borri biên soạn. Borri sinh tại Milan (Ý) năm 1583, năm 1615 ông đi truyền giáo ở Áo Môn. Năm 1618 Borri rời Áo Môn tới Đàng Trong truyền đạo cùng một chuyến tàu với giáo sĩ Nhật là Pedro Marques. Ngay năm đó, Borri theo hai giáo sĩ Buzomi và Pina đến lập cơ sở truyền bá Phúc Âm tại nước Mặn, gần Qui Nhơn ngày nay. Ba năm sau, tức năm 1621, Borri rời nước Mặn và cũng bỏ Đàng Trong về Áo Môn; đến năm 1623, ông dạy Toán học tại trường Đại Học Coimbra ở Bồ Đào Nha. Trong thời gian ở Đàng Trong, Borri đã nói thông thạo tiếng Việt và cố gắng sống theo phong tục Việt Nam.

Năm 1631, Borri cho xuất bản tại La Mã, một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Ý, tường thuật công cuộc truyền giáo của các Linh Mục Dòng Tên ở Đàng Trong, trong đó Borri cũng viết nhiều về tín ngưỡng, phong tục, văn học Đàng Trong. Đây là một cuốn sách đầu tiên bằng chữ Tây phương viết về phong tục, văn học Đàng Trong, mặc dầu là vắn tắt. Cuốn sách được nhiều người các nước Tây phương ham đọc, bán chạy như tôm tươi vào đầu thế kỷ XVII. Vì, tính từ năm 1631 đến 1633, cuốn sách được tái bản 7 lần bằng tiếng Ý, Pháp, La Tinh, Hòa Lan, Đức, Anh, tại La Mã, Lille, Rennes, Vienne, Louvain và Luân Đôn.

Dưới đây chúng tôi xin kể ra một số chữ quốc ngữ trong sách đó, dựa theo bản văn đầu tiên bằng chữ Ý xuất bản tại La Mã năm 1631:

Tunchim: Đông Kinh

Quignin: Qui Nhơn

Dàdèn Lùt: Đã đến lụt

Scin mocaij: Xin một cái

Con gnoo muon bau tlom laom Hoalaom chiam: Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa lang chăng

Quanghia: Quảng Nghĩa

Da, an, nua, Da, an het: Đã ăn nửa, Đã ăn hết

Omgne: Ông Nghè

Tuijciam, Biet: Tui chẳng biết

Onsaij di Lay: Ông sãi đi lại

Chìa: Trà

Tài liệu trên đây mặc dầu in lần thứ nhất năm 1631, nhưng tự dạng quốc ngữ trong đó phải hiểu là năm 1621; vì ông Borri rời Đàng Trong năm 1621 để về Âu Châu, và chúng tôi nghĩ rằng, khi Borri dạy Toán học tại Bồ Đào Nha, cũng không có cơ hội làm cho chữ quốc ngữ tiến triển hơn.

Tuy nhiên, qua một số chữ quốc ngữ trong sách của Borri, chúng tôi dám cho là, tác giả đã chú trọng đến tiếng Việt và cũng đã cố gắng trình bày phần nào ngôn ngữ Việt với người Âu Châu. Những chữ quốc ngữ của Borri lại được ký âm theo lối Ý, ví dụ: Tunchim, Quignin, gnoo vv… Đàng khác, trong tác phẩm đó chúng ta còn thấy ít nhất có 6 câu văn quốc ngữ. Những chữ quốc ngữ hầu hết là viết liền và chưa có dấu thinh. Đó cũng là đặc điềm thời kỹ sơ khai chữ quốc ngữ từ năm 1620-1631.

Như mọi người biết, tự dạng quốc ngữ của Borri trên đây là dựa vào sách in của ông. Khi ở thủ đô Bồ Đào Nha và ở La Mã, chúng tôi đã chú ý tìm bản thảo cuốn sách trên của Borri, nhưng không thấy. Vì, nếu bản thảo (tức là bản viết tay trước khi in) còn lại, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chữ quốc ngữ của Borri. Chúng tôi cũng đã cố gắng tìm những tài liệu viết tay khác của Borri liên quan đến chữ quốc ngữ, nhưng không thấy, trừ một vài sách in khác hoặc vài bản thảo (chưa in) bằng tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý và La Tinh.

Dù sao mặc lòng, tài liệu của Borri cũng chứng minh được là trong thời gian ở Đàng Trong từ 1618-1621, ông chú trọng nhiều đến chữ quốc ngữ hơn các giáo sĩ khác, như: E. Roiz, G. Luis, A. Fontes, F. Buzomi, P. Marques, P. Saito, A. Dias, D. Mendes, E. Fernandes, E. Barreto, vv… Vi vậy, chúng tôi mới trình bày với quý vị khá dài về chữ quốc ngữ của Borri.

Trên đây chúng tôi chỉ trình bày mà chú ý không đem ra mổ xẻ mấy nhận xét của một số người Âu Châu về thinh tiếng Việt, và sau khi nói qua về tự dạng quốc ngữ thời kỳ 10 năm đầu tiên, bây giờ chúng tôi xin bàn đến hình dạng chữ quốc ngữ của Đắc LộGaspar d’Amaral từ năm 1632-1637. Vậy, trước hết chúng tôi xin ghi lại chữ quốc ngữ của Đắc Lộ, sau đó của Gaspar d’Amaral.

--------------

(11) F. BUZOMI, Ao Padre Mutio Vitelleschi Prepto Geral da Compa de Jesus, ARSI, J. S. 68, f. 28v-28r: “xán tí, thien chu, thien chũ, xán tí”.

(12) J. ROIZ, Annua de Cochinchina do anno de 1620, ARSI, J. S. 72, f. 15r. Soạn tại Áo Môn ngày 20-11-1621.

(13) G. LUIS, Cocincinae Missionis annuae Litterae, Anni 1625, ARSI, J. S. 71, f. 64v. Viết tại nước Mặc (gần Qui Nhơn) ngày 1-1-1626.

(14) C. BORRI, Relatione della nouva missione delli PP. della Compagnia di Giesu, al regno della Cocincina, Roma, 1631.

(15) A. de FONTES, Annua da Missaõ de Anam, a que vulgarmte chamaõ Cochinchina, ARSI, J. S. 72, f. 69r-79r.

(16) C. BORRI, sđd. Có khi viết là Tunquim.

(17) C. BORRI, sđd. Có khi viết là Quinhin. Hầu hết các tài liệu thời đó viết là Quinhin.

CHỮ QUỐC NGỮ CỦA ĐẮC LỘ

Tưởng cũng nên biết rằng, Đắc Lộ sinh năm 1593 tại Avignon(18). Vì thế ông là người lớn lên trong văn hóa Pháp, nhưng lại có quốc tịch Tòa Thánh La Mã; thời đó, Avignon là Tòa Thánh La Mã. Đắc Lộ tới Việt Nam lần đầu tiên vào cuối tháng 12-1624; đến tháng 7-1645, ông rời bỏ hoàn toàn khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, tổng cộng những năm tháng ông có mặt tại Việt Nam, cũng chỉ được 105 tháng, hay là 8 năm 9 tháng.

Căn cứ vào các bức thư và bản tường trình của Đắc Lộ viết từ năm 1625-1631, bằng tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La Tinh, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã Hàn Lâm Viện Sử học Hoàng Gia ở Madrid(19), chúng ta thấy có rất ít chữ quốc ngữ, nhất là nếu đem so sánh với Borri, Luis, Fontes thời đó.

Nhưng, một tài liệu viết tay của Đắc Lộ năm 1636, cho thấy rằng, năm đó chữ quốc ngữ của ông đã khá hơn trước nhiều(20). Tài liệu được soạn bằng chữ La Tinh; đó là bản thảo cuốn sách sau này được ấn hành tại Lyon năm 1652(21). Thật ra, tình cờ mà chúng tôi thấy được bản thảo quý giá này, hiện còn giữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Bản thảo gồm 62 tờ, tức 124 trang chữ, trong khổ 14x24cm, mỗi trang trung bình có 43 dòng chữ viết nhỏ li ti. Bản thảo chia làm hai quyển:

Quyển I , thuật lại lịch sử tổng quát của Đàng Ngoài về phương diện địa dư, chính trị, hành chính, kinh tế, tiền tệ, thuế má, Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, phoong tục, cưới xin, ma chay, đặt tên vv…

-----------------

(18) Primeiro catalogo das Informacoẽs commuas das Pes e Irmaõs da Provincia de Japao, feito em dezembro de 1623. ASRI. J. S. 25, f. 130v.

(19) ARSI, J. S. 68, f. 13rv. Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21, Fase. 6, f. 702-703v.

(20) Tunchinensis Historia Libri duo, ARSI, J. S. 83 et 84 , f 1-62v.

(21) A. de RHODES, Tunchinensis Historia libri duo, Lyon, 1652. Có bản đổ Việt Nam 12,5x18cm.

Quyển II , dầy gấp đôi quyển I, ghi lại lịch sử truyền bá Tin Mừng ở Đàng Ngoài từ 1627-1646. Như chúng tôi đã nói, dựa theo niên hiệu để trên tài liệu, thì được soạn thảo tại Áo Môn năm 1636; ngoài ra những vấn đề truyền giáo ở Đàng Ngoài từ 1637-1646, được ghi chép lại qua mấy chương nhỏ, thì Đắc Lộ đã thêm vào sau năm 1636.

Chúng tôi xin trích ra một số chữ quốc ngữ của Đắc Lộ trong bản thảo trên đây:

Che ce: Kẻ Chợ

Ciua: Chúa

Chúa Thanh do: Chúa Thanh dô

Gna hien: Nhà Hiến

Tung kin: Đông Kinh

Ghe an: Nghệ An

Den: Đền

Sin do: Sinh đỗ

Huan com: Hương cống

Ba hon bai via: ba hồn bảy vía

Uuan: vương

Uan: văn

Chúa cũ: Chúa Ông (Trịnh Tráng)

Bochin: Bố chính

Min, bat min: Minh, bất minh

Thuan: Thuận

Tlẽ, tle: trẻ, tre

Trong những chữ trên đây có chữ ký âm theo lối Ý. Che, Ciua, Ghe, Gna; có chữ theo lối Bồ Đào: Chúa cũ. Tuy các chữ đã được viết cách ngữ hầu hết, nhưng đa số chưa có dấu thinh. Đặc biệt là chưa có tử âm đ, chưa thấy các mẫu âm ư, ơ, ă, â, mặc dầu có mẫu ô như trong giô (giỗ).

Qua những sự kiện trên đây, chúng ta thấy rằng, vào năm 1636, chữ quốc ngữ của Đắc Lộ chưa khá lắm. Đàng khác, chúng ta còn có thể nghĩ rằng, lúc đó Đắc Lộ chưa chú trọng nhiều đến chữ quốc ngữ. Vì tập tài liệu của ông bàn đến rất nhiều vấn đề của Đàng Ngoài như chúng tôi vừa nói ở trên; vậy mà tổng cộng chỉ thấy được khoảng trên 62 chữ quốc ngữ trong 124 trang giấy viết khổ lớn. Nếu đem so sánh hình dạng chữ quốc ngữ của Đắc Lộ với Gaspar d’Amaral trong hoàn cảnh thời gian và lịch sử đó, người ta sẽ thấy được Gaspar d’Amaral viết chữ quốc ngữ hay hơn Đắc Lộ. Vậy tới đây chúng tôi xin nói về Gaspar d’Amaral.

CHỮ QUỐC NGỮ CỦA GASPAR D’AMARAL

Gaspar d’Amaral sinh năm 1592 tại Bồ Đào Nha, năm 1623, ông rời quê hương đi truyền giáo tại Áo Môn(22). Ông tới Đàng Ngoài lần đầu tiên vào tháng 10-1629 nhưng đến tháng 5-1630 phải theo tàu Bồ Đào Nha về Áo Môn. Tháng 3-1631, ông lại đến Thăng Long, cho đến năm 1638 mới về Áo Môn lãnh nhận trách nhiệm khác. Năm 1645, Gaspar d’Amaral lại đáp tàu từ Áo Môn đi Đàng Ngoài truyền giáo, nhưng tàu bị đắm ở gần đảo Hải Nam làm ông bị chết đuối ngày 23-12 năm đó.

Trong thời gian ở Đàng Ngoài, Gaspar d’Amaral để lại cho chúng ta hai tài liệu viết tay liên quan rất nhiều đến chữ quốc ngữ. Đó là tài liệu viết năm 1632 và 1637.

Trước hết chúng tôi xin nói về tài liệu 1632 mà chúng tôi cho là quan trọng. Thực ra tài liệu viết ngày 31-12-1632 tại Thăng Long. Đây là bản tường trình về các vấn đề truyền giáo ở Đàng Ngoài trong năm 1632, soạn bằng tiếng Bồ Đào Nha(23). Tài liệu dài 48 tờ rưỡi tức 97 trang giấy, viết trong khổ 13x21cm. Từ trang 125r đến 160v viết chữ lớn và thưa, nhưng từ trang 161r đến hết, tức trang 174r, chữ viết nhỏ lại và dầy đặc hơn, mặc dầu cùng trong khổ 13x21cm. Nội dung bản tường trình chia ra: 12 trang đầu viết tổng quát về tình hình chính trị Đàng Ngoài, 85 trang tiếp theo viết về việc truyền giáo ở thủ đô và các xứ của Đàng Ngoài. Như quý vị thấy, tài liệu này hiện được lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã. Tiện đây cũng nên biết rằng, hiện nay Văn khố Biblioteca da Ajuda ở thủ đô Bồ Đào Nha cũng có một bản chép lại bản tường trình trên(24). Bản này được chép xong ngày 8-12-1745 tại Áo Môn, do tu sĩ Ioão Alvares (vì lúc đó bản tài liệu gốc để tại Áo Môn).

Sau khi đã mô tả khá nhiều chi tiết của bản tài liệu tuy là chi tiết vụn vặt, nhưng quý vị sẽ thấy là quan trọng. Bây giờ chúng tôi xin trích ra một số chữ quốc ngữ rải rác trong tài liệu của Gaspar d’Amaral:

Kẻ Chợ: Kẻ Chợ

Chúa Cả: Chúa Cả (Trịnh Tạc)

Chúa Thanh đô: Chúa Thanh đô (Trịnh Tráng)

Nhà hién: Nhà Hiến

Tum kim: Đông Kinh

Nghệ ăn, yêu nhâu: Nghệ An, yêu nhau

Đến: đến

Sinh đồ: sinh đồ

Hương côũ: Hương cống

Ba hồn bảy vía: ba hồn bảy vía

Vương: vương

Văn nguyện: văn nguyện

Chúa cũ: Chúa Ông (Trịnh Tráng)

Bố chính: Bố Chính

Minh, bất minh: minh, bất minh

Thuộn: thuận

Trẻ, tre: trẻ, tre

Đến đây, chúng tôi xin nói tiếp luôn tài liệu viết ngày 25-3-1637 tại Thăng Long, cũng do tác giả Gaspar d’Amaral. Ông soạn bản này bằng chữ Bồ Đào Nha, tường thuật về các Thày giảng ở Đàng Ngoài. Tập tài liệu còn được giữ tại Hàn lâm viện Sử học Hoàng gia ở Madrid(25), thủ đô Tây Ban Nha. Tập này chỉ dài 6 tờ rưỡi, viết trong khổ 13x21cm, chữ nhỏ và dầy đặc. Sánh với tài liệu vừa nói trên của Gaspar d’Amaral, thì tập này tương đối có ít chữ quốc ngữ hơn (25 chữ quốc ngữ), trong khi tập tài liệu viết năm 1632 có gần 200 chữ quốc ngữ. Nhưng có một điều đáng lưu ý là, một số chữ sau đây viết khá hơn 5 năm về trước: thầy, lậy, ngoài, già, Kẻ chợ.

Qua hai bản tài liệu của Gaspar d’Amaral, chúng ta thấy ông đã viết cách ngữ hết, đã ghi đầy đủ các dấu thinh, có tử âm đ trong mọi chữ như ngày nay, có đủ các mẫu âm ư, ơ, â, ô, ă.

SO SÁNH CHỮ QUỐC NGỮ CỦA ĐẮC LỘ

VỚI GASPAR D’AMARAL

Nếu chúng ta so sánh chữ quốc ngữ của Đắc Lộ với Gaspar d’Amaral, ta thấy ngay từ năm 1632, d’Amaral đã ghi rành hơn Đắc Lộ vào năm 1636. Nếu so sánh thời gian có mặt tại Việt Nam tính đến năm 1632, thì Gaspar d’Amaral mới ở được 28 tháng rưỡi; còn Đắc Lộ đã ở được 57 tháng, tính từ cuối tháng 12-1624 đến tháng 5-1630 (nên nhớ, từ tháng 5-1630 đến tháng 2-1640, Đắc Lộ sống ở Áo Môn và năm 1636 ông viết tập tài liệu mà chúng ta nói đến, ở chính Áo Môn).

Quả thật, G. d’Amaral tuy mới ở Việt Nam 28 tháng rưỡi mà đã viết chữ quốc ngữ khá hơn Đắc Lộ nhiều. Hơn nữa, trong bản tường trình 1632, d’Amaral đã chen vào nhiều chữ quốc ngữ, sửa lại những chữ quốc ngữ viết lầm, mặc dầu vấn đề mà ông đề cập tới lại bị giới hạn; còn tài liệu của Đắc Lộ dài khoảng gấp đôi của d’Amaral, lại bàn về nhiều vấn đề hơn, thế mà tính ra chỉ có khoảng 62 chữ quốc ngữ, trong khi của d’Amaral có tới 200 chữ. Do vậy, có lẽ chúng ta dám đưa ra nhận xét khác là, vào năm 1636, Đắc Lộ chưa ý thức tầm quan trọng chữ quốc ngữ bằng Gaspar d’Amaral vào năm 1632. Chúng ta cũng có lý mà nói rằng, d’Amaral đã viết chữ quốc ngữ giỏi hơn Đắc Lộ nhiều, nhờ bằng chứng cụ thể là d’Amaral đã soạn thảo tự điển Việt Bồ La khoảng từ năm 1632-1638; sau đó Đắc Lộ mới dựa vào tự điển của d’Amaral mà soạn ra cuốn tự điển của ông. Trong lời tựa cuốn tự điển Việt Bồ La của Đắc Lộ in tại La Mã năm 1651, chính ông đã viết rõ là nhờ vào tự điển của G. d’Amaral và của Antonio Barbosa để soạn cuốn tự điển đó(26).

Qua những sự kiện trên đây, chúng ta dám nói rằng, chữ quốc ngữ khởi dạng từ năm 1620, đàng khác chúng ta cũng biết Đắc Lộ không phải là thủy tổ chữ quốc ngữ, cũng không phải là một trong những người đầu tiên giỏi chữ quốc ngữ, mà vào năm 1636 còn thua kém d’Amaral năm 1632.

Sự thường G. d’Amaral đã lần mò sáng tạo chữ quốc ngữ cùng với sự cộng tác của ba tu sĩ Việt Nam lúc đó là các ông Đức, Nhuận, Tri; riêng Đắc Lộ lại nhờ đến ông Y Nhã nhiều hơn. Về những bản văn hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ do người Việt Nam soạn, thì chúng tôi đã tìm thấy tại La Mã hai bức thư và một Tập lịch sử nước Annam do ông Thiện và Văn Tín viết năm 1659 ở Đàng Ngoài(27).

Ngoài ra, mọi người cũng đã quá rõ là chữ quốc ngữ chúng ta đang dùng ngày nay không giống hoàn toàn với chữ quốc ngữ của G. d’Amaral và Đắc Lộ, nhưng đã được Giám Mục Bá Đa Lộc, Linh mục Huỳnh Văn Nghị và 7 sinh viên Thần học sửa lại phần nào, khi các ông soạn cuốn tự điển Việt-La Tinh(28) từ tháng 9-1772 tới tháng 6-1773 tại Pondichéry. Đến sau Giám Mục Taberd cùng với ba tu sĩ Việt Nam là Thình, Hiền, Minh dựa vào cuốn tự điển của Bá Đa Lộc, soạn lại, tức là thêm ngữ vựng, rồi năm 1838 in ở Serampore gần Calcutta, mà chúng ta quen gọi tắt là tự điển Taberd(29). Ngày nay chúng ta viết chữ quốc ngữ theo tự điển của Bá Đa Lộc và Taberd.

Thực ra, năm 1885, ông Aymonier đòi cải cách chữ quốc ngữ, viết theo lối Pháp bao nhiêu có thể(30); nhưng năm sau, ông A. Landes phản đối kịch liệt(31). Ngày 16-5-1906, toàn quyền Đông Dương là ông Beau(32), theo đề nghị của Hội Đồng Hoàn bị Học chính (Consei de perfectionnement de l’Enseignement) cũng ra lệnh cải cách chữ quốc ngữ, đại khái: bò tử âm đ để viết bằng d; bỏ d, gi để viết j nhất loạt; bỏ c, k, g để viết là k; bỏ x để viết là c; h liền sau g và ng thì bỏ hẳn. Tuy nghị định đăng lên công báo mà chẳng có ma nào theo, trừ ông Đỗ Thận soạn được 1 quyển Vần quốc ngữ mới(33). Thế là qua 200 năm, kể từ năm 1773, chữ quốc ngữ không biến dạng.

Kính thưa quý vị,

Vẫn biết rằng, ban đầu chữ quốc ngữ đã được hình thành dần dần do công lao nhiều người, kể cả người Việt Nam với mục đích giúp các nhà truyền giáo ngoại quốc liên lạc dễ dàng với người Việt; nhưng trong khi chờ đợi những cuộc khám phá mới mẻ hơn, thì cho đến bây giờ, căn cứ vào những tài liệu vừa tìm ra được mấy năm gần đây, có lẽ chúng ta tạm cho Gaspar d’Amaral là người đã góp công nhiều nhất trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, còn Đắc Lộ lại là người có công nhiều nhất trong việc cho ấn hành hai sách chữ quốc ngữ đầu tiên năm 1651 tại La Mã(34).

Đỗ Quang Chính – Đỗ Thiên Thư st

-------------------------

(22) FRANCO, Imagem da virtude em o noviciado de Coimbra, Liv. II tr. 522-523

(23) G. D’AMARAL, Annua do reino de Annam do anno de 1632, ARSI, J. S. 85, f. 125r-174v.

(24) Biblioteca da Ajuda, Jesuitas na Asia, Códice 49-V-31 , f. 215-263v.

(25) Real Academia de la Historia de Madrid, Jesuitas, Legajo 21 bis, Fasc. 16 , f. 31-37r.

(26) A. de RHODES, Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum, Roma, 1651

(27) ARSI, J. S. 81, f. 246-259

(28) Mgr d’Adran, Dictionarium, anamitico-latinum, 732 tr. khổ lớn. Hiện lưu trữ tại Văn khố Hội Thừa Sai Ba-lê.

(29) J. L. TABERD, Dictionarium-anamitico-latinum, Serampore, 1838, 879 tr. khổ lớn.

(30) Báo Excursions et Reconnaisances , số 27, năm 1885.

(31) Bulletin de la Société des Etdes Indochinoises, 1886, tr. 5-6.

(32) O. Beau làm Toàn quyền 7-12-1905 đến 27-7-1906

(33) Nam Phong , số 122, 10-1927, tr. 335-336

(34) Đó là cuốn Dictionarium…Cathechismus…

Phụ Bản II

ĐỌC “NHÀ TÔI’
CỦA NHÀ THƠ YÊN THAO

Đã có một bài phỏng vấn nhà thơ Yên Thao, vào năm 1998 được phổ biến trên mạng, nói về bài thơ “Nhà tôi”, bài thơ được xếp vào những tác phẩm bất hủ thời tiền chiến. Trước năm 75 chúng tôi đã từng chuyền tay nhau chép và qua giọng ngâm của một anh bạn người gốc Quảng Trị làm tôi nhớ mãi đến ngày hôm nay. Anh bạn đó đã diễn ngâm bài thơ theo cách ngâm của bà con khu vực Bình Trị Thiên lúc bấy giờ đã làm tôi ngẩn ngơ.

Cái niềm cảm hứng giúp tôi nhắc lại bài thơ “Nhà tôi” là liên tiếp trong hai lần sinh hoạt tại Câu Lạc Bộ Sách xưa & Nay có một thành viên sau mỗi lần phát biểu đã ngâm cho nghe một bài thơ theo giọng Bình Trị Thiên trầm ấm. Lối ngâm này tôi cũng đã có lần nghe nghệ sĩ Châu Loan trình bày trên đài truyền thanh qua những đoạn băng thu lại khi bà còn sống.

Xin trở lại cùng nhà thơ Yên Thao với vài thông tin tôi đã tìm được: Nhà thơ tên thật là Nguyễn Bảo Thịnh, sinh năm 1927, tại Sơn Tây (cuối bài thơ Giọt lệ màu nâu ghi 1927 Từ Liêm, Hà Nội). Vợ của nhà thơ là bà Đỗ Thị Phú, cũng là em gái của nhà văn Đỗ Thúc Vịnh người đã có nhiều tác phẩm xuất bản tại Saigon trước năm 1975, trong đó có cuốn Dì Mơ và Bóng Tre Xanh mà chúng tôi phải làm thuyết trình khi còn ở bậc trung học. Nhà văn Đỗ Thúc Vịnh qua đời ngày 17 tháng 6 năm 1996 tại San Jose.

Nhà thơ Yên Thao nói: “Hiện nay tôi là chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Thơ Trào Phúng Hà Nội. Tôi ít làm thơ trữ tình (chỉ khi nào xúc cảm thật mới làm). Thơ trào phúng Yên Thao ký dưới nhiều bút danh: Nguyễn Bảo, Cử Yên, Lang Bang, Thái Dương...”

Sau năm 1975 nhà thơ đã xem được bài thơ của chính tác giả từng được lưu hành trong miền Nam, ông đã trình bày trong cuộc phỏng vấn như sau:

“Trong đoạn đầu có câu: “Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường Màu trăng chứ không phải Màu trắng. Vâng, đây là màu của ánh trăng trải trên những khung tường. Và từ mùa trong câu “Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín”. Trong miền Nam có sách in là mùi lúa chín”.

Còn một chỗ sai nữa, theo lời người phỏng vấn, “trong câu cuối bài thơ “Nhà tôi ở cuối thôn Đoài ...” Đoài viết hoa như một danh từ riêng. Đúng ra là “thôn Đồi”:

Nhà tôi ở cuối thôn Đồi

Có giàn thiên lý có người tôi thương ...

Về nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ “Nhà tôi”, tác giả cho biết:

“Bài thơ Nhà Tôi không phải là viết về chúng tôi. Chuyện thế này:

Năm 1949, tôi công tác văn nghệ tại Quân đội liên khu 3, theo một đơn vị đánh vào một đồn binh Pháp đồn trú cạnh sông ở một làng đồi. Trong lúc đợi chờ giờ nổ súng, tôi trò chuyện với anh em và được biết ở đơn vị này có một cậu quê ở ngay làng đồi đó. Phía bên ấy đang còn mẹ và vợ. Cậu ta lấy vợ được chừng tháng thì chiến tranh bùng nổ. Chàng trai lên đường đi kháng chiến, chia tay người vợ trẻ. Trong câu chuyện, mấy lần cậu ta nhắc tới giàn thiên lý của nhà mình. Tôi rất thích câu chuyện và viết nên bài thơ Nhà Tôi. Có lẽ người viết đã hoà nhập được với người kể nên bài thơ được đông đảo anh em lính thuộc và nhanh chóng được phổ biến cả vào các chiến trường Nam Bộ. Không chỉ lính xuất thân từ nông thôn, cả những lính thành phố cũng tìm thấy thấp thoáng trong bài thơ những nét hợp với mình.

Rất nhiều người nghĩ đó là tôi viết về tôi, bà xã tôi cũng nghĩ thế”.

Thông tin từ người phỏng vấn cho biết sau này ở hải ngoại có bán một CD ngâm thơ thu tại Việt Nam, tựa đề là “Những bài thơ bất tử”, trong đó nghệ sĩ Bảo Cường diễn ngâm bài thơ Nhà Tôi. Ông ấy ngâm hay lắm nhưng rất tiếc lại ghi tên tác giả là... Nguyễn Bính.

Rồi lại có một chuyện éo le nữa chắc làm tác giả buồn lòng không ít khi biết rằng: “Có một bài hát từ Mỹ do Anh Bằng viết nhạc, Mạnh Đình ca dưới tiêu đề “Chuyện giàn thiên lý” đang khá phổ biến ở trong nước. Ai cũng cho là thơ của tôi phổ nhạc dù Anh Bằng có cải biên một số lời, rút ngắn lại. Vì người ta đã cải biên, đổi tên bài, không nhắc gì đến tác giả thơ nên bản quyền của tác giả thơ cũng mất luôn. Có anh em bảo tôi viết thư cho Anh Bằng, song tôi không biết địa chỉ, mà cũng nghĩ viết làm gì? “Thế gian lẫn lộn đúng sai vẫn thường”, quan tâm chỉ thêm mệt Chắc Anh Bằng cũng thích bài thơ ấy nên mới viết nên “Chuyện giàn thiên lý”.

Đây cũng lại là một trường hợp đạo thơ rồi phù phép “Yan can cook” biến thành nhạc!!

Trong bài thơ “Nhà tôi” tác giả đã nhập vai một anh lính chiến cùng đơn vị đang chuẩn bị tấn công vào ngôi làng quê của mình đang bị địch quân chiếm đóng.

Mở đầu bài thơ, tác giả nói lên niềm đau xót của mình khi nhìn thấy ngôi làng quê đang bị địch đóng ẩn hiện đưới ánh trăng.

Tôi đứng bên này sông

Bên kia vùng giặc đóng

Làng tôi đấy, sạm đen màu tiết đọng

Tre, cau buồn tóc rũ ướt mưa sương

Màu trắng vôi lồm lộp mấy khung tường

Nếp đình xưa, người hỡi đau gì không

Anh lính chiến kể lại từ ngày hăm hở lên đường, buông tay gầu, nâng tay súng, ngày hôm nay trở về giải phóng ngôi làng quê. Dòng sông bàng bạc dưới ánh trăng với những ngôi sao lấp lánh như mừng đón người chiến sĩ trở về.

Tôi là anh lính chiến

Rời quê hương tự dạo máu khơi dòng

Buông tay gầu, vui lại thuở bình Mông

Ghì nấc súng nhớ ơi, ngày đắc thắng

Chân chưa vẹt trên nẻo đường vạn dặm

Áo nào phai không sót chút màu xưa

Đêm hôm nay tôi trở về lành lạnh

Sông sâu mừng lấp lánh sao lưa thưa

Buổi tiễn đưa ôi sao giống với người chinh phu năm cũ “Đưa chàng lòng dặc dặc buồn…” và cũng “Bước đi một bước lại vin áo chàng…(ĐTĐ)” Người chiến sĩ phải giã biệt người vợ trẻ có đôi má thơm mùa lúa chín:

Tôi có người vợ trẻ

Đẹp như thơ

Tuổi chớm đôi mươi cưới buổi dâng cờ

Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín

Ai ra đi mà không từng bịn rịn

Rời yêu thương nào đã mấy ai vui

Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi

Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ

Và anh cũng còn người mẹ già đang mõi mòn trông ngóng thầm mong cho mau hết giặc để anh trở về đoàn tụ…

Tôi còn người mẹ

Tóc đã ngả màu bông

Tuổi già non thế kỷ

Lưng gầy uốn nặng kiếp long đong

Nắng mưa từ buổi tang chồng

Tơ tằm rút mãi cho lòng héo hon

Ôi xa rồi, mẹ tôi

Lệ nhòa mí mắt

Mong con phương trời

Có lần chợt tỉnh đêm vơi

Nghe giòn tiếng súng nhớ lời chia ly

Mẹ ơi, con mẹ tìm đi

Bao giờ hết giặc, con về mẹ vui

Anh chiến binh đã về đây, bên kia dòng sông bạc dưới bầu trời đêm lành lạnh, ngôi làng quê vô cùng im vắng, anh không biết người vợ trẻ đẹp như thơ, bà mẹ với tuổi già non thế kỷ, những ngươi anh vô vàn thương yêu đó có còn không .

Đêm hôm nay tôi trở về lành lạnh

Sông sâu mừng lấp lánh sao lưa thưa

Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ

Chắc tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ

Làng tôi kia, bên trại thù quạnh quẽ

Trống im lìm như một nấm mồ ma

Có còn không, em hỡi mẹ tôi già

Những người thân yêu khóc buổi tôi xa

Tôi là anh lính chiến

Theo quân về giải phóng quê hương

Mái đầu xanh bụi viễn phương

Bước chân đất đặp xiêu đồn luỹ địch.

Giờ phút tiến công đã sẵn sàng, anh chiến binh hình dung quân địch thua chạy tan tác, giờ phút đoàn tụ với mẹ già với người vợ trẻ. Tác giả kết thúc bài thơ với lời nhắn nhủ người bạn pháo binh:

Này anh đồng chí

Người bạn pháo binh

Đã đến giờ chưa nhỉ

Mà tôi nghe như trại giặc tan tành

Anh rót cho khéo nhé

Kẻo lại nhầm nhà tôi

Nhà tôi ở cuối thôn Đồi

Có giàn thiên lý, có người tôi thương.

Dương lêh (st&bs)

TIỀN THÁN !

Mi chỉ là tờ giấy nhỏ nhoi,

Cớ sao lại có sức nghiêng trời ?

Không dao, nhưng giết bao tình nghĩa !

Chẳng cuốc, mà chôn lắm tính người !

Đầu đất nhiều tiền, người coi trọng !

Bụng văn thiếu bạc, họ xem tồi !

Tiền ơi, ta ghét mi cay đắng

Ông biết hay không, hỡi lão Trời ? !

Tâm-Nguyện

THE LITTLE THINGS

If any little word of mine

May make a life the brighter

If any song of mine

May make a heart brighter

God help me speak the little word

And take my bit of singing

And drop it in some lonely vale

To set the echoes ringing

If any little love of mine

May make a life the sweater

If any care of mine

May make a friend’s the fleeter

If any little lift may ease

The burden of another

God give me love, and care, and strength

To help my toiling brother

NHỮNG VẬT NHỎ MỌN

Nếu lời nhỏ mọn của tôi

Giúp đời ai đó sáng tươi đôi phần

Nếu tôi ca hát dăm vần

Mà lòng ai đó lâng lâng hết phiền

Thì tôi cầu khẩn hoàng thiên

Giúp cho tôi nói, ca lên vài lời

Rồi đưa lời đó xa khơi

Vang trong cô lặng cho tôi giúp người

Nếu tình nhỏ mọn của tôi

Giúp cho ai đó thấy đời thêm xuân

Nếu tôi niềm nở ân cần

Mà đời ai đó nhẹ phần bi ai

Nếu tôi xắn áo, ghé vai

Mà làm gánh nặng của ai nhẹ dần

Xin trời cho dũng cùng nhân

Để tôi an ủi đỡ đần anh em.

Tâm-Nguyện st

CỬA CHIỀU

Thơ chờ ý bút hoa cài nắng

Trăng ẩn mây trời lấp lánh sao

Lá rụng rừng mưa bay lớp lớp

Gió theo chân bụi cuốn rào rào

Dốc cầu duyên nghiệp với nguồn sóng

Cuối bến sông hồ lắng bể dâu

Khi cửa chiều bóng đời khép lại

Mộng son vàng thoảng giấc chiêm bao.

Trần Lữ Vũ

HOA BÚT

CỬA CHIỀU

Kính tặng Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Bút hoa gợn sóng phù kiều

Dấu tay dẫn tiếng thơ Triều Sơn Phương

Lời thiền vách đá hoàng hôn

Chữ bay tình đạo như vờn sóng mây

……

Người có nụ cười trong ánh mắt

Đem hồn nghệ thuật xuống đôi tay

Mang thơ về núi say tình đạo

Mượn gió đồi thu gửi lá bay…

Trần Lữ Vũ

MỜI BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Rất mong bạn ngọc đến chơi nhà

Thương nhau xin chớ ngại đường xa

Dù còn đạm bạc nhưng nồng ấm

Chia xẻ buồn vui buổi xế tà.

A.L.

TRAI HÀN TÌM VỢ

‘Theo điệu bài thơ Sơn Tinh Thủy Tinh

của Nguyễn Nhược Pháp’

Từ khi ta bắt đầu mở cửa,

‘Các chú’, ‘Tà, Tây vô rất nhiều,

Đem theo Đô la và của cải

Đầu tư phát triển đất nước nghèo

Có mấy Tây Xứ Hàn hơi lạ,

Một số vào lo chuyện mần ăn,

Còn số kia lo đi tìm vợ

Và mè nheo đòi vợ An Nam.

Rồi truyền rao khắp miền thôn ổ,

Rằng: “trai Hàn đang kiếm má mì”

Tin nghe như liều thuốc bổ

Lấy chồng ngoại bang, mau lên đi.

Vốn liếng trời cho chỉ chừng đó

Mua nhà, mua đất đâu ai hay

Xưa nay thấy Tà, Tây giàu sụ

Biết đâu cũng có được cơ may.

Mẹ mìn chạy khắp nơi làm mối

Lặn lội đi lùng khắp vùng quê

Dụ gái nhà nghèo đem đi bán

Cho mấy ‘chú Hàn’ làm hiền thê.

Rất nhiều thôn nữ lên thành phố

Ăn mặc thời trang, mốt rần rần

Đám cưới làm nhanh như chạy giặc

Cô dâu không kịp chào người thân

Chú rể đem theo chừng mấy mống,

Cha căng chú kiết chẳng một ma.

Chỉ thấy những ma đầu buôn gái,

Lừa, đưa các em về quê xa.

Các cô theo chồng về xứ lạ

Xem lại mặt ‘chồng’, buồn thê lương,

Đứa thì già xọm hơn tuổi cố,

Đứa thì chấm phẩy, còi giơ xương.

Có đứa lấy thêm làm vợ bé

Đưa về làm công tác ‘ô-shin’,

Có em còn bị đưa đi bán

Cho thanh lâu, hồng lâu rồi biệt tin.

Than ôi nơi quê người xa thẳm,

Làm sao mà lội biển trở về

Đành ngậm cục bồ hòn làm ngọt,

Cho tàn đời một gái nhà quê.

Mòn mõi ngóng trông về cố quốc,

Cha mẹ già nua cùng các em.

Thôi thôi từ nay xin ghi nhớ.

Đổi đời kiểu đó không ai thèm.

Cho hay xứ nghèo ‘nhất thốn thổ’

Tây, Tà rất khoái nhào vô ‘canh’,

Làm ăn lương thiện hoan nghênh lắm,

Hay chi ‘tìm vợ’kiểu lưu manh!

Dương Lêh

(duonglee@gmail.com)

HỒI ỨC NGỌT NGÀO

Vết thương lòng vẫn nhói đau

Không hồi phục được nghẹn ngào tim côi

Ngậm ngùi nước mắt mặn môi

Dòng sông xanh hững hờ trôi phũ phàng

Bài thơ “lỡ bước sang ngang”

Vẫn còn thổn thức âm vang xé lòng

Chuông chùa văng vẳng thu không

Tưởng như hương khói mênh mông chập chờn

Nỗi sầu quá hải xuyên sơn

Âm thầm giá buốt cô đơn lạnh lùng

Trọn đời mơ phút tương phùng

Mộng đoàn viên vẫn mịt mùng tối tăm

Mây đen xóa ánh trăng rằm

Con chim khách cứ lặng câm vô tình

Đường xa, bóng nhỏ một mình

Đời muôn vạn lối nhục vinh đủ mùi

Đắng cay chua chát buồn vui

Ào ào – che lấp dập vùi con tim

Niềm tin yêu biết đâu tìm

Dậu thưa vắng bướm hoa bìm xanh xao

Mất đi hồi ức ngọt ngào

Sẽ đau khổ giữa dạt dào giá băng

Ngàn Phương

EM BÉ LẠC LOÀI

Em thờ thẫn lạc loài trên lối phố

Cảnh đông vui em chẳng được vui lây

Bị lưu đầy giữa cuộc sống không may

Cả gốc gác – cội nguồn em chẳng biết

Thời gian vẫn buồn trôi dòng chảy xiết

Mẹ cha đâu – người thân quyến đâu rồi

Lang thang hoài hay trọn kiếp đơn côi

Thiếu mái ấm thiếu vòng tay nương tựa

Em chìm đắm trong nỗi sầu chan chứa

Vẫn thường xuyên bị hất hủi đuổi xua

Sớm vào đời – bất hạnh chẳng hơn thua

Em ao ước một tấm lòng nhân hậu

Em khao khát được nép mình nương náu

Trong yêu thương – an ủi ánh bình minh

Trong mến thân trong nắng ấm gia đình

Thèm cháy bỏng những lời ru của Mẹ

Em đơn lạnh – Ôm nỗi buồn lặng lẽ

Gió hắt hiu như một tiếng than dài

Em bàng hoàng thầm nghĩ đến tương lai

Nhắm nghiền mắt ngày mai là bóng tối!

Ngàn Phương

TÔI ĐẾN

Tôi đến Huế, mưa chiều rơi tầm tã

Gió chiều thu, hoài cổ, khách phương xa

Xóm ven sông, xiêu vẹo mất túp nhà

Con đò nhỏ, chống sào nghe sóng vỗ.

Vết bùn non, còn in trên thành cổ

Màu đất hoen vàng úa những hàng cây.

Nghe dư âm cơn lũ mới qua đây

Phơn phớt gió

Như có oan hồn

Đang gào thét

Tôi lang thang quên đi ngày giá rét

Nhức nhối lòng đau xót đất thần kinh

Bản thân nghèo, nay tàn tạ điêu linh

Manh áo vá, đã sờn trên vai mẹ.

Tôi mơ…

Tôi mơ tới những ngày nắng ấm

Cho hàng cau “Thôn Vỹ” lại vào thơ

Vườn nhà ai xanh phủ kín đôi bờ

“Mặt nước, mây in – sông dài, đò nhỏ”

“Mạn thuyền, sóng vỗ - lơ lửng câu hò”

Giọng Nam Ai da diết, đợi chờ trăng.

Hải Đăng

Trần Văn Hữu

Ngày 2-10-2009

TRUYỆN KIỀU

(Câu 1805-1884)

Bước ra một bước một dừng

Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa

Phải rằng nắng quáng đèn lòa

Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?

Bây giờ tình mới tỏ tình,

1810 - Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai!

Chước đâu có chước lạ đời

Người đâu mà lại có người tinh ma!

Rõ ràng thật lứa đôi ta

Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi!

Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Mà trong nham hiểm giết người không dao

Bây giờ đất thấp trời cao,

Ăn làm sao nói làm sao bây giờ!

Coming out, Kiều stepped and stopped at every pace

From a distance she already perceived his face

“Oh! Isn’t it the sun or lamplight dazzled me?”, thought she,

“Or is it Thúc the man sitting over there, exactly?

“How could I have imagined that? But everything is clear now!

“We have fallen into her cruel trap, no doubt!

“What a queer plot we have ever heard in life!

“What kind of person! A wicked demon or something alike

“We are a truthful loving couple actually,

“But she makes us a servant and a master separately!

“Outside, she smiles and talks like a courteous lady so nice

“But inward, she might kill people without a knife!

“Now we are like low earth and high sky separately

“How can we speak and behave to each other properly?”

Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ,

1820 - Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời!

Sợ uy dám chẳng vâng lời

Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều

Sinh đà phách lạc hồn siêu

“Thương ôi! Chẳng phải nàng Kiều ở đây?

“Nhân làm sao đến thế này?

“Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi!

Sợ quen dám hở ra lời,

Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa!

Tiểu thư trông mặt hỏi tra:

1830 - “Mới về có việc chi mà động dong?”

Sinh rằng: “Hiếu phục vừa xong

Suy lòng trắc Dĩ đau lòng chung thiên .

Everytime glancing at Thúc’s face Kiều got quite upset

Her heart seemed entangled with thousands of silk threads

But before her mistress’ severity, she could only

Bow her head downward the flowery floor obediently

Quite stupefied was Thúc, his mind puzzled, his soul lost in space

“Isn’t it Kiều exactly?”, thought he, “I can perceive her face”

“But who has thrust you into this mishap?

“Oh, I see, we have both fallen into her dirty trap!”

But he dared not utter a word, for fear of his wife

Feeling pity for Kiều, he couldn’t help wetting his eyes

Seeing his doleful face, Hoạn Thư inquired

“Back home. Why are you dampened with sorrow? Are you tired?

“Oh, no, we’ve just celebrated my mother death’s mourning

“That’s why I cannot help having some sad feeling

Khen rằng: “Hiếu tử đã nên!

Tẩy trần mượn chén giải phiền đêm thu.

Vợ chồng chén tạc chén thù,

Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi

Bắt khoan bắt nhặt đến lời

Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay

Sinh càng như dại như ngây

1840 - Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi

Ngảnh đi chợt nói chợt cười

Cáo say chàng đã giạm bài lảng xa

Tiểu thư vội thét: “Con Hoa!

“Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn!”

Sinh càng nát ruột tan hồn

Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.

“Oh, I’m sorry”, said she, “You are really a pious son!

“Now, may these cups of wine wipe off your journey dust and grievance

Then while husband and wife were sitting and drinking

Kiều was forced to stand nearby, waiting and serving

Slow or quick depending on each time as her mistress desired

She had to kneel down as offering the food or wine

Before such a scene, Thúc’s deep pain brought him to madness!

Tears fell drop by drop in the cups he drank full or less,

Turning his face away, he talked and laughed like a drunkard

Feigning drunkenness, he apologized and retired apart.

Hoạn Thư shouted: “Hoa Nô! If you can’t get him to drain this cup

“I shall give you a few whip strokes! Now, hold it up!”

Thúc’s entrails tormented, his soul melted, he had to hold

A soap berry (1) in his mouth and drain the cup in one gulp

---------------------

(1) Soap berry: kind of small round fruit like longan formerly used to replace soap in washing. We never taste it and don’t know it is bitter or not, but we have an idiom “to hold a soap berry in one’s mouth”, which means to bear something very bitter in one’s heart silently without being able to tell or share it to anybody.

Tiểu thư cười nói tỉnh say

Chửa xong cuộc rượu lại bày trò chơi

Rằng: “Hoa nô đủ mọi tài

1850 - “Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe”

Nàng đà tán hoán tê mê,

Vâng lời ra trước bình the vặn đàn

Bốn dây như khóc như than!

Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng

Cùng trong một tiếng tơ đồng,

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm!

Giọt châu lã chã khôn cầm

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương

Hoạn Thư spoke and laughed as if she was half awake half drunken

The toast not ending yet, she invented an entertainment

“Our slave Hoa Nô is endowed with many talents”, said she

Turning to Kiều, “Can you play a piece for your Master to see?”

Obeying, Kiều carried the lute and sat in front of the blinds

The four strings seemed to weep, yielding bitter complaints to rise!

So that the toasted man felt his heart painfully broken

The same melody stirred the three hearts with different emotions

The outer person smiled while the inner cried silently!

Kiều couldn’t hold her pearl drops falling abundantly

Bowing her head, Thúc silently dried off his tears of deep pain

Tiểu thư lại thét lấy nàng

1860 - “Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi?

“Sao chẳng biết ý tứ gì?

“Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi!

Sinh càng thảm thiết bồi hồi

Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua

Giọt rồng canh đã điểm ba

Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm

Lòng riêng không khởi mừng thầm

“Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay!”

Sinh thì gan héo ruột đầy,

1870 - Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng

Người vào chung gối loan phòng

Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

Out of anger, Hoạn Thư shouted at her once again:

“Why did you choose such a griefful piece for our entertainment?

“To make him sad, your fault deserves severe punishment!”

Such a dramatic scene made Thúc feel more puzzled

He tried to talk and smile to help things settle

The dragon drops already announced the third watch of night (2)

Looking at her victims’ faces, Hoạn Thư seemed quite satisfied

She felt happy and glad about what she had done

“Well”, she thought, “can this joy compensate the pain I suffered alone?”

As for Thúc, he felt his heart withered, his liver crushed

The more he thought of her plot, the more bitter pain rose up

The spouses entered their phoenix room to share their pillow

Kiều came to stay by the lamplight with her own shadow

-----------------

(2) Water clock with a dragon head. Third watch = 1:00 AM

Bây giờ mới rõ tăm hơi

Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!

Chước đâu rẽ thúy chia uyên!

Ai ra đường ấy ai nhìn được ai.

Bây giờ một vực một trời

Hết điều khinh trọng, hết lời thị phi

Nhẹ như bấc nặng như chì

1880 - Gỡ cho ra nữa, còn gì là duyên!

Lỡ làng chút phận thuyền quyên

Bể sâu sóng cả có tuyền được vay

Một mình âm ỉ đêm chày

Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh

“Now, everything is so clear already”, thought she

“What a queer jealousy! In life we never see!

“A cruel plot that separated a couple of loving bird,

“So that face to face they couldn’t even recognize each other

“Now, one in chasm, the other in Heaven

“There’s no more respect or disdain, no way to exchange our confidence

“And she may address me light or heavy words

“To get out of this chasm, nothing will be left for our love!

“Well, it’s my poor destiny, this unlucky girl, I know

“How to get through this deep sea full of high billows?”

Lonesome in the night, she couldn’t close her eyes

Oil ebbed from her lamp while tears kept flowing overnight.

(To be continued)

THÙY DƯƠNG

Lời Cảnh Báo Từ Mỹ Cho Tuổi Teen:
Coi Chừng Nước Tăng Lực Có Cafein!

(Lạm Dụng Đi Cấp Cứu Như Không)

Theo báo Reader's Digest July 2007

Sau Đây Là Những Nhãn Hiệu Nước Tăng Lực Đang Được Tuổi Teen Hoa Kỳ Ưa Chuộng à như “lên cơn sốt”

Venom, Sobe Adrenaline Rush, Monster, PimpJuice, Vamp, Huracan, Rip It Lime Wrecker Energy Fuel, Radioactive Energy, Whoop Ass, Killer Buzz. Chỉ như là top ten trong số hàng trăm nhãn hiệu tuổi teen Mỹ, được tự do lựa chọn khi bạn bè rủ nhau đi ngồi quán.

Một cô bé 14 mỗi tuần uống 3 – 4 lần là chuyện thường, đặc biệt là trước trận đấu bóng rổ – để “lấy sức” chẳng hạn.

Theo báo Beverage Digest, từ 2006 tới nay đã có hơn 100 nhãn hiệu nước tăng lực – chủ yếu là nước ngọt có hàm lượng cafein cao... gấp 2 gấp 3 so với nước ngọt có ga bình thường – được tung ra thị trường, thu về một doanh số lên tới 4.9 tỷ USD cho các doanh nghiệp ngành nước ngọt. Một chai hiệu Ditto dành cho người sành uống càphê, thực sự đầy nhóc đường và Calo, chẳng thua gì một thanh kẹo càphê biến thành một ly đồ uống.

Đối với người lớn thì chẳng sao, nhưng cho những cháu 10 – 15 tuổi mà “đụng” vào.., là đâm ra “ghiền” như không! Và lượng cafein ấy có thể có những hệ quả khá quan trọng trên những cơ thể đang trong độ tuổi “hay ăn chóng lớn” này.

Bác sĩ Angela Sharkey, chuyên gia về bệnh tim nhi khoa, đã chứng kiến cảnh các thiếu niên xếp hàng trước quán cà-phê địa phương ở TP St. Louis, để uống 1 tách Mocha Frappuccinos và Caramel Macchiatos trước khi vào lớp. Và Bác sĩ Sharkey nhận thấy rằng trong 5 năm trở lại đây số thiếu niên đến bà khám và chữa bệnh vì bị chóng mặt và ngất xỉu (dizziness and fainting) ngày một gia tăng. Kết luận của bà là “ Những đứa trẻ này rồi cũng đến bị mất nước (dehydrated) thôi vì suốt ngày chúng chỉ uống toàn là đồ uống có cafein (caffeinated beverages) thôi”. Bác sĩ này đã giải quyết các ca này một cách thật đơn giản: cho các em trở lại lớp với một chai nước - kèm theo lời ghi chú: yêu cầu thầy, cô cho phép các em được uống nước trong giờ học.

Có khi liều lượng cafein trong đồ uống cao đến mức dẫn đến những triệu chứng “đáng sợ” hơn nữa. Cafein liều cao có khả năng làm cho nhịp tim phi nước đại, à hồi hộp, thậm chí gây tai biến lên máu (ngập máu).

Nước tăng lực Amp, đồ uống khoái khẩu của Stephen Martinelli thiếu niên tuổi 16 Hạt Gwinnett, bang Georgia hàm chứa 75 mg cafein/lon (đại khái gấp 2 so với hàm lượng trong nước ngọt thông thường). Tuy nhiên khi được biết có nhãn hiệu Cocaine Energy Drink, hàm lượng cafein đạt tới 280 mg, cậu bé quyết định thử một lần xem sao: “Mấy đứa bạn mách cho em điều đó và có lời bàn là ‘mạnh thiệt’ (really strong), theo lời sinh viên cao đẳng năm thứ 2 này. Chính cái tên Cocaine của đồ uống lại càng khiến nó hấp dẫn hơn, anh chàng này giải thích, nên trong lớp, bạn nào cũng muốn thử – nghe cứ như được nếm mùi ma túy mà không sợ bị dính.


Tiếp Thị Cho Tuổi Teen

Anh Dan Mayer, 25 tuổi, là người đã phải nếm thử hàng chục nhãn hiệu nước tăng lực để viết bài phê bình trên mạng (blog) cho tạp chi Nước tăng Lực (Energy Drink Reviews) bình luận: “Ai ai cũng săn lùng loại đồ uống tăng lực này, từ các sinh viên cần uống để thức khuya, ôn thi, cho đến các em nhỏ hơn muốn thức suốt đêm để chơi game”.

Phụ Bản III

Song, uống mới được ¾ lon nước Tăng Lực Cocaine là người ta đã phải đưa cậu Martinelli đến phòng cấp cứu bệnh viện để sang dịch truyền vào đường tĩnh mạch vì bị xây xẩm và ói mửa (dizzy and vomiting). Em thuật lại là thoạt tiên ở phòng cấp cứu các bác sĩ đã nghĩ là chắc hẳn là em đã hút ma túy quá liều gì đây. Song kết quả thử máu và nước tiểu đã minh oan cho em, và họ kết luận là em chỉ bị mất nước nghiêm trọng (serious dehydration) do ngộ độc cafein (from caffeine poisoning).

Gần đây nhà sản xuất nước tăng lực “Cocaine” đã bị cơ quan quản lý FDA buộc phải rút nhãn hiệu này ra khỏi các siêu thị – sau khi đã quảng cáo quá lố là “cocaine dạng nước” (liquid cocaine), thậm chí là dạng “thay thế hợp pháp” (the legal alternative) của cocaine! Để đối phó lại công ty này đã đổi tên sản phẩm tai tiếng này thành “Censored” – “(bị Kiểm Duyệt) và bầy bán trở lại trên các kệ siêu thị.

Các nhà sản xuất chống chế là họ không tiếp thị các nước tăng lực hàm lượng cafein cao cho trẻ em. Tuy nhiên ở mọi nơi tuổi teen hay thích lui tới – từ các tụ điểm biểu diễn ván trượt tới các buổi hòa nhạc hay biểu diễn thời trang cho tuổi mới lớn vv... đâu đâu cũng thấy bầy nhan nhản các lọai nước tăng lực này.

Thế cho nên trên toàn nước Mỹ, các bác sĩ và các chuyên viên về độc chất làm vịệc ở phòng cấp cứu nhận thấy có gia tăng số ca có triệu chứng lạm dụng cafein ở tuổi teen. Mới năm ngoái Bác sĩ Guy Shochat ĐH California, San Francisco, đã một lần phải chăm sóc một sinh viên 18 tuổi được xe cứu thương đưa tới nhịp mạch lên tới 220 (60 – 100 là giới hạn bình thường). Cậu này mới đậu bằng tốt nghiệp trung học, mỗi ngày uống 8 lon nhãn hiệu Rockstar để được tỉnh táo trong việc làm thêm ban đêm của mình.

Và không cứ chỉ uống vào dưới dạng nước uống tăng lực, bạn có thể nuốt cafein vào dưới hình thức viên. Một công trình nghiên cứu của Trung Tâm Độc Chất Bang Illinois (Illinois Poison Center) đã thống kê được 250 ca cần lưu ý bác sĩ điều trị do bệnh nhân lạm dụng cafein dạng viên như Vivarin và NoDoz. Tuổi trung bình bệnh nhân lạm dụng cafein: 21. Các trường hợp dùng liều quá cao đã bị tử vong: Tháng 11 vừa qua, một thanh niên 19 tuổi đã lên cơn đau tim và chết sau khi uống gần hết 2 vỉ 12 viên NoDoz.

Cũng Còn May Là Bỏ Thói Quen Không Khó

Điều bất lợi về mặt dinh dưỡng là các đồ uống tăng lực này kể như chỉ đem lại Calo rỗng. Chỉ duy nhất một lon “Java Chip Frappuccino” với kem sữa đánh nổi (with whipped cream) đã mang lại 510 calo và 59g đường rồi.

Trong khi sẵn có khuynh hướng nạp vào dư Calo như thế, các cô, cậu tuổi teen này lại thiếu ngủ. Ở Mỹ thì gần như một nửa số trẻ thuộc nhóm tuổi 11 đến 17 không ngủ đủ số 8 tiếng tối thiểu người ta thường khuyên lứa tuổi này cần có. theo Viện National Sleep Foundation. Hậu quả đương nhiên cho cô, cậu nào uống nhiều cafein để thức khuya là ban ngày kêu mệt mỏi... hơn so với các em không uống. Ở Hoa Kỳ các thống kê ghi nhận là gần 30% các học sinh trung học thường ngủ gục trong lớp ít nhất một lần một tuần.

Ngay cả thói quen uống nước ngọt có cafein vào bữa ăn trưa trong thời gian ôn thi cũng không phải vô hại. Một tách càphê có thể làm bạn tỉnh táo tập trung được nhất thời lúc đó, nhưng “nốc” vào luôn nhiều lon – hay cả một bình càphê - một hơi thì có thể có tác dụng phụ ngược lại hẳn. “Khả năng tập trung thực sự giảm rõ rệt”, theo lời giải thích của Tareg Bey, PhD, giáo sư về môn y khoa cấp cứu ĐH California, Irvine. “Trí não lúc đó siêu cảnh giác (hypervigilant), nên các thông tin chỉ kịp nhận thôi chứ không xử lý được”.

Trong khi nhiều người trưởng thành có thể uống vào tới 300 mg of cafein/ngày – tương đương với nhiều tách càphê đậm đặc – không bị tác dụng phụ nào khó chịu cả, chất kích thích này có thể có tác hại trên một thiếu niên. Hơn thế nữa đa số các nước tăng lực còn có những thành phần làm tăng tốc tác động của cafein (nên coi kỹ trên nhãn ngoài xem có taurine và guarana không).

Một đứa trẻ hay thiếu niên trót uống vào quá nhiều cafein sẽ có những dấu hiệu khá đặc biệt: bực dọc (nervous), lo âu (anxiety), mất ngủ (insomnia), run rẩy (shaking), buồn ói (nausea) hoặc tiêu chảy (diarrhea). Thậm chí có biểu hiện các triệu chứng người ta thường gán cho Bệnh Thiếu Tập Trung Hiếu Động Thái Quá (ADHD) nữa.

Vậy liều cafein hợp lý cho trẻ em hay thiếu niên là bao nhiêu? Nhiều bác sĩ nhi khoa sẽ trả lời bạn tức khắc là bất cứ liều lượng cafein nào... cũng là quá nhiều! “Trẻ con là không được uống cafein tí nào cả”, theo lời bà Margaret R. Savoca, PhD, một chuyên viên dinh dưỡng nhi khoa đã phát hiện ra là các thiếu niên nếu uống vào quá 100 mg cafein/ngày là có dấu hiệu cao huyết áp, đặc biệt là các thiếu niên Mỹ Đen gốc Phi. Với chiều hướng huyết áp trẻ em gia tăng hiện nay, chắc chắn không cần uống nước tăng lực lọai này thêm nữa làm gì. Trẻ em cứ ăn đủ, ngủ đủ là có đủ năng lực tự nhiên, không cần nguồn “bổ sung” nào nữa.

Cách Nào Biết Được con bạn đã nhiễm phải thói quen uống nước tăng lực có cafein?

Hãy quản lý thật kỹ nước uống của cháu trong 24 tiếng – không để cho uống nước tăng lực hay càphê chút nào. Nếu cháu tỏ ra buồn ngủ hay bơ phờ quá mức (excessively sleepy or lethargic), hoặc bị nhức đầu, thì đích thị là “nhiễm thói quen” rồi. Tin vui cho bạn: Bất cứ ai cũng dễ bỏ thói quen này được ngay: Cafein không phải là ma túy đến độ phải cai nghiện!

TPHCM, Ngày 28 tháng 6, 2007

Bác sĩ Nguyễn Lân-Đính

Chuyên viên dinh dưỡng

TOP TEN 10 THỨC ĂN ĐỂ “VUI VẺ CẢ NHÀ”!

Trước tiên, xin nêu tên, theo kiểu đếm ngược, như khi bắn hỏa tiễn hay xướng danh hoa hậu:

10. Cà Chua…

Màu đỏ tươi ai cũng biết là do Lycopene, chất kháng ôxy hóa đầy nhóc trong rau trái lừng danh này. Càng đỏ và càng nấu chín Lycopen rất tốt để phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt đe dọa ông. Vậy khi ông mời bà đi ăn mì Ý hay bánh pizza thì hãy gọi món cho rõ “Nhớ thêm nhiều xốt cà chua nha!”

9. Thức ăn tươi sống hãy chọn Hải sản!

Vì hàm lượng protein và kẽm cao. Kẽm đặc biệt quan trọng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng và (thêm một lần nữa) tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu đều cho thấy rõ là các ông càng sống lâu thì càng nên quan tâm đến tuyến đó: nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thường tăng với tuổi! Tôm, cua, sò, ốc, nghêu, hào ăn chơi với vang trắng, xâm banh là menu lý tưởng trong tuần trăng mật đấy…

8. Rồi tới Bông Cải Xanh!

Tốt cho cả ông lẫn bà ? Nó Xanh là vì nó giàu Lục Diệp Tố có Manhê và acid folic giúp phòng tránh bệnh tim và đủ lọai ung thư từ tuổi 35 trở lên.

7. Thế còn nữa chứ!

Và con cá bổ nhất dễ nhận ra ngay nhờ màu hồng tươi của nó: ấy là con cá hồi (salmon) dồi dào acid béo omega 3, người ta còn bổ sung cả vào sữa cho em bé nữa. Các acid béo này cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, và rất tốt cho tim – trái tim nam cũng như trái tim nữ. Có thấy cá hồi trên menu nhà hàng, bạn hãy kêu thử một lần, để tỏ ra mình là người sành điệu (về chăm sóc sức khỏe)!

6. Một thoáng hơi thơm!

Nếu cả hai người cùng thích là: tỏi, có tác dụng làm hạ Cholesterol trong máu! Theo một nghiên cứu của Trường Y Tế & Phát triển Con Người tiểu bang Pennsylvania, các nam thanh niên uống những viên nang chứa tỏi khử mùi (deodorized garlic capsules) sau một thời gian 5 tháng đã giảm được 7% nồng độ Cholesterol trong máu – so với nhóm thanh niên chi được cho uống “thuốc vờ” (placebo). Đó là nghiên cứu! Còn khi người ta thương nhau, cùng chia xẻ với nhau ngọt bùi, thì cùng chia cho nhau chút mùi tỏi – cũng giúp người ta “gần nhau hơn” không thua gì kẹo cao su trong video clip quảng cáo! Và còn hơn thế nữa: các bạn có biết rằng tỏi còn có tác dụng kích thích tình dục (aphrodisiac) không?

5. làm quen với Lúa mạch (Oats)!

Tại sao? tại lúa mạch giàu chất xơ đi kèm với rất nhiều vitamin nhóm B (rất tốt để giảm stress trong cuộc sống hiện tại) và dồi dào chất kẽm – lại một lần nữa, “bổ” cho tuyến tiền liệt. Lúa mạch làm được món gì? Dễ nhất là nấu cháo, đợi cho nguội hãy ăn: bạn sẽ thấy thư thái hẳn, sau khi húp tô cháo với tầu hũ kho chẳng hạn.

4. Gạo lức dễ kiếm hơn!

Ở Việt Nam đã mấy chục năm rồi, người ta kén gạo lức ăn với muối mè để gìn giữ sức khỏe và chứa được nhiều bệnh. Vì gạo lức cũng rất giàu chất xơ, vitamin nhóm B, manhê, kali và kẽm: Các bạn cứ tin đi: ăn gạo lức thường xuyên, hoàn toàn không đồng nghĩa với… đi tu, nằm đất đâu.

3. Đề cao Rau Lá Xanh!

Nên ăn mỗi ngày, bữa nào cũng ăn, 7 ngày trong tuần: Các chuyên viên về dinh dưỡng cho chúng ta biết đây là thói quen có khả năng làm giảm được ít nhất 1/3 nguy cơ chết vì ung thư. Rau lá xanh, càng đậm màu càng nhiều dưỡng chất quý: beta-caroten, vitamin E, vitamin C, và khóang chất quan trọng như canxi, manhê và kali. Luộc, xào, nấu canh thiếu gì món để sử dụng rau xanh!

2. Đến cuối bữa nhớ tráng miệng với Trái Cây…quả hạch (nuts)!

Quả hạch ta thường dùng nhất là hạt điều và đậu phọng cung cấp cho ta nhiều vitamin E và, có đủ vitamin E sẽ giúp cho tim ta .đập tốt... không “mỏi mệt”. Hạnh nhân nữa, chỉ cần một nắm, vừa bùi, vừa béo mau làm cho người ăn đỡ cồn cào khi đói b ụ ng giữa giờ. Chuối – ở ta thiếu gì - mang theo rất tiện, có thể ăn mọi lúc, mọi nơi xin giới thiệu là một trái cây rất giàu Kali và cũng quan trọng (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) cho sức khỏe trái tim.

1. Đứng đầu bảng, vâng là Nước, Nước Ở đâu, và lúc nào cũng cần!

Người ta ước tính là ¾ người trong chúng ta không khéo là có nguy cơ thiếu nước! Trong tháp dinh dưỡng thật ra Nước chiếm vị trí hàng đầu về khối lượng nhu cầu – là nền tháp: thiếu nước là cơ thể không thực hiện được các chức năng của mình, từ tiêu hóa, bài tiết đến hô hấp, điều hòa thân nhiệt! Vâng, trời nóng, chúng ta có thể dùng nước theo kiểu “trong uống ngoài thoa” – hay xối, ngâm - trong bồn, trong hồ bơi (tránh uống nước “quanh ta” nhé!) cũng tốt.

TPHCM, Ngày 12 tháng 10, 2007

Bác sĩ Nguyễn Lân-Đính

Chuyên viên dinh dưỡng

THỂ DỤC MẶT

Ông bà ta hay nói “mặt đẹp như hoa”, “mặt tợ trăng rằm”, “trông mặt mà bắt hình dong”. Bộ mặt dễ gây ấn tượng với người đối diện. Cùng mặc quần áo giống nhau nhưng mọi người dễ dàng phân biệt đâu là nhà tu, đâu là tên trộm qua nét mặt. Rất nhiều lớp luyện hình, nhưng tập thể dục cho bộ mặt là rất hiếm. Để làm đẹp cho bộ mặt rất nhiều người trông cậy vào mỹ phẩm và giải phẫu thẩm mỹ, những cơ bản để có một làn da đẹp, một nét mặt thanh xuân chậm lão hóa, chống nhăn, chống xệ bằng thể dục thì ít được quan tâm.

Giữ nét thanh xuân, tươi sáng cho bộ mặt có rất nhiều phương pháp – qua dinh dưỡng – massage – bấm huyệt, đắp “mặt nạ”, thư giãn, mỹ phẩm vv… Trong phạm vi buổi nói chuyện hôm nay, tôi xin trình bày một trong những phương pháp làm đẹp mặt: Thể dục mặt.

Da mặt rất mỏng, dưới lớp da ấy có khoảng trên 50 cơ mặt để hình thành nên bộ mặt để chúng ta sinh hoạt, nhai, nói, ho, ngáp, hắt hơi và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, giận, ghét, bực mình, hy vọng, thất vọng vv…

Dưới tác hại của môi trường, nhiệt độ nóng lạnh, không khí ô nhiễm, với cảm xúc trong cuộc sống và với quy luật sinh-trưởng-lão-hóa, cơ mặt chúng ta lần lần già cỗi đi, chảy xệ xuống những vết nhăn của năm tháng lo âu hằn sâu lên nét mặt khiến chúng ta già đi, mất vẻ vui tươi rạng rỡ.

Chất colagen và elastin – những xơ liên kết của da làm cho da có tính đàn hồi và mềm mại, giảm đi mà không có cách nào phục hồi được. Với tuổi tác trữ lượng mỡ dưới da càng lúc càng ít dần, điều này có thể phẩn nào làm cho mặt ta không còn phẳng phiu nữa. Giữ nét mặt thanh xuân, cơ mặt phải vừa mềm mại vừa săn chắc.

- Cơ mặt mềm mại thì nét mặt trẻ lâu, gương mặt dịu hiền, tươi vui dễ thu hút người đối diện, cơ mặt mềm mại còn giúp cho thần kinh nghỉ ngơi vì bộ mặt chiếm 1/3 hình chiếu vùng vận động của bán cầu đại não, khi thần kinh được thư thái, lòng vui vẻ thì nét mặt lại mềm mại, 2 điều này tác động qua lại trợ giúp nhau, và như vậy, muốn thư giãn tốt thì phải tập cho cơ mặt mềm.

- Cơ mặt săn chắc chống chảy xệ, nhão cũng góp phần vào giữ nét đẹp bộ mặt.

- Tập thể dục mặt còn giúp cho máu huyết lưu thông tốt ở mặt; da mặt tươi sáng, mịn màng, chậm lão hóa:

· Thể dục mặt kéo theo, thể dục cổ giúp cổ phẳng phiu mịn màng săn chắc.

· Mí mắt săn chắc, chống sụp mí, xóa túi mỡ đọng dưới mắt, mắt không bị khô.

NHỮNG ĐỘNG TÁC CƠ BẢN

I. Mềm cơ mặt:

1. Bài mỉm cười: Mỉm cười rồi theo dõi cảm giác mềm cơ, nét mặt giãn ra rồi trở về trạng thái bình thường (5 lần).

2. Giãn cơ từng bộ phận: cằm môi, má, mắt, trán (5 lần), lắng nghe cảm giác giãn cơ.

3. Súc miệng nháy mắt: tiết nước bọt, giúp tiêu hóa tốt, mí mắt săn chắc, chống sụp mí, xóa túi mỡ đọng ở mí mắt, mắt không bị khô.

· Hít vào (bụng phình, ngực nở).

Súc miệng khan, cho cơ mặt lên xuống, đảo qua đảo lại đủ mọi chiều mà nó có thể, đồng thời nháy mắt.

· Thở ra mũi (thót bụng, hạ ngực), hết hơi, ngậm miệng – mỉm cười, dim mắt (5 lần).

II. Săn cơ má, môi:

Chống chảy xệ má, vành môi đầy đặn, gợi cảm.

4. Mõm thỏ:

· Hít vào – chu môi – hóp má

· Thở ra (mũi) – mỉm cười

III. Săn cơ mặt, môi, cổ:

5. Há to miệng, đảo lưỡi chống suy thoái khớp hàm, chống nhăn cổ, vành môi đầy đặn, hồng hào.

· Hít vào: há to miệng, đảo lưỡi

· Thở ra: thở “khà” mạnh ra, lè lưỡi dài – rồi co lưỡi, ngậm miệng tiếp tục hít vào…

6. Co môi che kín răng.

· Hít vào: co môi, che kín răng, há to miệng (môi vẫn che kín răng).

· Thở ra: ngậm miệng, thở ra mũi, mỉm cười.

IV. Tưới máu cho mặt vào não:

Giúp da đẹp, hồng hào, não trẻ trung, chậm lão hóa.

7. Thở mông cao: Đầu chúc xuống – mông cao hơn đầu (huyết áp cao không tập động tác này).

8. Động tác: bưng mông, cái kiềng, trồng chuối.

Để tiết kiệm thời gian, tập cơ mặt chung trong khi tập động tác.

Thí dụ:

- Động tác xoay cổ – đảo mắt – tập chung với động tác “mõm thỏ”.

- Súc miệng tập chung với nháy mắt.

- Thở “ngáp” hay bánh xe – tập chung với “há to miệng đảo lưỡi”.

- Nghiêng cột sống hoặc vặn cột sống – tập chung với “co môi che kín răng”.

Lê Thị Ái Liên

THỬ TÌM MỘT PHƯƠNG PHÁP
THƯ GIÃN

Lương Y Nguyễn Hải Liên

(Thùy Dương)

Nếu bạn là người có “tâm viên ý mã” rất khó bảo, nghĩa là rất khó tạo được một đầu óc trống rỗng, một sự tịnh tâm trong khi thư giãn, xin hãy thử thực hành phương pháp Thư giãn sau đây. Kết quả sẽ tùy thuộc vào thiện chí của bạn.

Trước hết, cũng như phương pháp Thư giãn thông thường, bạn hãy nằm ngửa, duỗi hai tay hai chân một cách tự nhiên, gối đầu cao hay thấp tùy ý. Sửa lại tư thế nằm sao cho thoải mái nhất, buông chùng tất cả gân cốt cho toàn thân nhẹ nhàng, không còn vướng víu gì. Xong bạn khép đôi mắt lại một cách tự nhiên như người nằm ngủ, đừng nhắm chặt, đừng nhíu mày. Nên chọn chỗ tối thì hơn, nếu ở chỗ sáng thì lấy một cái khăn tay xếp lại che lên mắt.

Bạn hãy nằm yên như thế, và bây giờ, bạn hãy tạm gác bỏ tất cả công việc hiện tại và sắp tới, chuyện hôm nay, chuyện ngày mai, không suy nghĩ gì hết, cho đầu óc hoàn toàn trống rỗng, tai không thèm nghe các tiếng động. Bạn hãy tạm rời bỏ thế giới này trong chốc lát để bắt đầu một cuộc du hành vào thế giới hư không, nơi đây bạn sẽ tìm được những phút giây an lạc vô cùng quý báu…

Nào, chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu: Trước hết, bạn hãy hít vào từ một hơi thật dài cho căng phồng hai buồng phổi lên, rồi buông từ từ hơi thở ra, cảm giác khoan khoái toàn thân, dốc cho kiệt hết khí cặn. Nghỉ 3 giây, rồi lại hít vào từ từ như trên. Làm như thế 3 lần. Xong 3 hơi thở thì lại thở bình thường. Và bây giờ, bạn hãy tưởng tượng tháo khớp mắt cá ở hai chân ra, bỏ lại hai bàn chân coi như không thuộc về mình, và đếm 5 hơi thở (đếm nhẩm trong óc, hít vào thở ra là một hơi) 1, … 2, … 3, … 4, … 5. Xong 5 hơi thở thì tháo đến 2 khớp gối (xem hình vẽ) từ đầu gối trở xuống coi như không thuộc về mình, tiếp tục đếm 5 hơi thở nữa: 1, … 2, … 3, … 4, … 5. Hết 5 hơi thở thì lại bỏ từ mông xuống, hai chân không thuộc về mình, tiếp tục đếm 5 hơi thở: 1, … 2, … 3, … 4, … 5. Xong bỏ đến 2 bàn tay, đếm 5 hơi thở rồi bỏ từ 2 cùi chỏ trở xuống, đếm 5 hơi thở rồi bỏ từ 2 vai trở xuống. Thế là 2 chân 2 tay bạn không thuộc về mình nữa, mặc cho chúng nó đi xuống giường. Tiếp tục đếm 5 hơi thở rồi bỏ từ bụng trở xuống, bây giờ tập trung vào 2 lá phổi đếm 10 hơi, thở sâu hơn bình thường một chút, nhưng từ từ, đừng ráng. Tưởng tượng: “Hít vào không khí trong lành. Thở ra khoan khoái toàn thân nhẹ nhàng.” Hết 10 hơi thì lại bắt đầu từ 1 đếm đến 20 hơi nữa, hay hơn tùy ý, đếm tới khi nào chán thì thôi, không thèm đếm nữa.

Vẫn thở đều đều, cảm giác đầu óc nhẹ lâng lâng, tâm hồn thư thái, tai không nghe các tiếng động, không thèm để ý là những tiếng gì, tưởng tượng chúng đang tạo thành một khúc nhạc vui vui ru hồn mình vào giấc mơ êm đẹp…

Bạn đang ở thế giới hư không rồi đấy, hay cõi tiên nào tùy bạn muốn. Nơi đây có làn gió mát dịu trong lành mà bạn đang hút đầy 2 lá phổi. Nơi đây, dưới ánh bình minh rạng rỡ, có các loài hoa lạ đủ màu sắc, những con chim non nhảy nhót từ cành này qua cành kia, miệng hót ríu ra ríu rít. Xa xa, có hàng thùy dương rủ bóng hai bên bờ suối, tiếng lá reo xào xạc hòa cùng tiếng suối tuôn róc rách, róc rách, tạo thành một điệu nhạc êm êm ru hồn bạn vào giấc mơ xa xăm huyền diệu… Tiếng ì ầm gì đây? (nếu có tiếng xe máy). Đó là tiếng động cơ của con tàu vũ trụ đang đưa bạn du hành vào cõi không gian mênh mông vô tận… Toàn thân bạn nhẹ nhàng khoan khoái như lướt trên đám mây, tâm hồn lắng dịu, đầu óc lâng lâng, lâng lâng đi vào cõi mộng,… Ngủ đi, ngủ đi, giấc mơ an lành đang chờ đón bạn. Ngủ đi, ngủ đi…

GHI CHÚ:

1. Để có kết quả mau chóng, một vài lần đầu, người thư giãn nên nhờ 1 người trong gia đình điều khiển thư giãn giùm bằng cách đọc bài này bằng một giọng truyền cảm trong khi mình nằm thư giãn. Người điều khiển sẽ đếm hơi thở giùm trong khi nhìn bụng người thư giãn phồng lên xẹp xuống là một hơi. Đọc hết bài này mà sợ người thư giãn chưa đạt được mức độ tốt thì đọc lại một lần nữa bắt đầu từ câu: “Vẫn thở đều đều, cảm giác đầu óc nhẹ lâng lâng…”. Lần thứ 2 này nên đọc nhỏ hơn phòng người thư giãn đã bắt đầu thiu thiu ngủ. Những lần sau người thư giãn có thể học thuộc bài này, tự nhẩm và thư giãn không cần người điều khiển. Hoặc có thể thu vào băng hay dĩa bằng giọng đọc truyền cảm, khi thực hành mở ra nghe.

2. Nếu có tiếng xe máy hay xe hơi chạy ầm ầm thì mới đọc câu: “Tiếng ầm ì gì đây?”, không có thì thôi.

3. Đối với người khó ngủ, thư giãn để đi vào giấc ngủ rất tốt, nhưng không nhất thiết, nhất là ban ngày, chỉ cần đạt được một đầu óc trống rỗng không suy nghĩ gì, một cảm giác nhẹ lâng lâng, hay tốt nhất một giấc ngủ thiu thiu chớp nhoáng độ 5-3 phút cũng đủ mang lại một cảm giác sảng khoái cho tinh thần.

4. Nếu thực hiện được tốt, 15 phút thư giãn có thể tương đương với 6 tiếng đồng hồ nghỉ ngơi bình thường. (theo sách HATHA – YOGA USUEL của DEVONDEL).

5. Không nên thư giãn khi vừa ăn no (nên nghỉ ít nhất nửa tiếng sau bữa ăn), hay khi tâm quá kích động như khi vừa giận dữ hoặc khi đang lo buồn, nên nghĩ đến một câu chuyện vui vui làm cho tâm dịu bớt trước khi bắt đầu thư giãn mới có hiệu quả.

6. Mỗi ngày nên thư giãn 3 lần, sáng, trưa, tối, mỗi lần 15-20 phút. Trong vòng 1 tháng, Quý vị có thể đạt những kết quả khá kỳ diệu về sức khỏe… Một số bệnh mãn tính có thể biến mất không cần điều trị.

PHIẾU TRẮC NGHIỆM KẾT QUẢ THƯ GIÃN

Họ và tên người thư giãn : …………………………………………

Địa chỉ : ……………………………………………………………

Trạng thái thần kinh hay tim mạch trước khi thực hiện phương pháp thư giãn này (mất ngủ, khó thư giãn, cao huyết áp, hay hồi hộp, hay quên…) : ……………………………………….…………

Các bệnh mãn tính khác nếu có : ……………………..……………

Kết quả sau 1 tháng thực hiện phương pháp này, nói rõ có thực hiện đều đặn không : ………………………………………………

Ý kiến đóng góp nếu có : ………………………………………….

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ……

Chữ ký

Xin hoàn tất phiếu này và gửi về Thùy Dương,

11 Phạm Viết Chánh, P.19, Q. Bình Thạnh, TPHCM.

TẠI SAO THƯ GIÃN CÓ HIỆU LỰC

TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH MÃN TÍNH?

Ta đã biết mục đích của thư giãn là ổn định hệ thần kinh (phục hồi vỏ não, quân bình hệ giao cảm và đối giao cảm); mà thần kinh luôn gắn liền với tim mạch nên thần kinh ổn định thì tim mạch tất nhiên cũng được cải thiện. Ngoài ra, thần kinh còn làm chủ hệ nội tiết. Nó điều khiển sự đóng mở của các tuyến nội tiết theo cơ chế tác động phản hồi (feedback), tương tự như dòng điện đối với chiếc tủ lạnh. Thần kinh ổn định thì nội tiết điều hòa, các nội tiết tố được cung cấp vừa đủ theo yêu cầu. Các chất này có nhiệm vụ nuôi dưỡng các cơ năng và điều hòa các chức năng hoạt động trong toàn cơ thể. Nếu thần kinh rối loạn hay suy nhược, nó điều khiển không chính xác, các tuyến nội tiết đóng mở không đúng lúc, gây nên rối loạn nội tiết, từ đó dẫn đến rối loạn các chức năng (troubles fonctionels), lâu ngày sẽ đi đến tổn thương các cơ năng (affections den organes). Cơ năng bị bệnh thì càng gây thêm rối loạn cho thần kinh. Cái vòng luẩn quẩn ấy càng ngày càng làm gia tăng bệnh, đi đến chỗ khó chữa. Dù cho có chữa bằng cách nào mà thần kinh không ổn định thì bệnh cũng không thể hết được. Cũng như khi điện thế bất ổn định hay quá thấp, tủ lạnh sẽ hoạt động lệch lạc, gây nên hỏng máy (hư relais, cháy bloc).

Vì thế, Tây y đã cho rằng: “Sức khỏe của con người tùy thuộc vào hệ thần kinh và hệ nội tiết”. Câu nói này không phải là quá đáng. Mà thần kinh thường đóng vai trò chủ động. Ngoại trừ một số bệnh do nguyên nhân từ bên ngoài, hoặc do suy dinh dưỡng, lao động quá sức, còn lại đa số các bệnh là do thần kinh bất ổn gây nên (làm việc quá căng, lo nghĩ quá nhiều, chấn thương thần kinh (stress). Cũng vì thế đa số các toa thuốc bác sĩ cho thường kèm theo thuốc an thần. Mà ta biết dùng thuốc an thần nhiều sẽ có hại.

Tương tự, Đông y cũng cho rằng: “Sức khỏe của con người tùy thuộc vào sự điều hòa giữa Thần và Tâm”.

Tạng TÂM bao gồm hệ thần kinh và hệ tim mạch.

Tạng THẬN gồm Thận dương và Thận âm.

Mà tâm thường đóng vai trò chủ động. Tâm ổn định thì thận dương và thận âm quân bình. Âm dương quân bình thì cơ thể vô bệnh. Tâm rối loạn sẽ gây nên mất quân bình giữa thận âm và thận dương, lâu ngày đi đến thận suy. Mà thận làm chủ lục phủ ngũ tạng. Thận suy thì lục phủ ngũ tạng cũng lần lượt suy, cái nào yếu nhất sẽ bệnh trước. Hải Thượng Lãn Ông đã nói: “Mọi chứng bệnh phát sinh từ tạng tâm mà gốc thì ở tạng thận” cũng vì lẽ đó.

Tóm lại, Thần kinh đóng một vai trò quan trọng hàng đầu và nối kết trong việc bảo vệ sức khỏe. Thư giãn đúng cách sẽ làm ổn định hệ thần kinh, tim mạch, từ đó tạo được sự quân bình điều hòa cho mọi hoạt động chức năng trong toàn bộ cơ thể, dần dần hồi phục cơ năng bị bệnh, sức khỏe gia tăng, tinh thần phấn khởi.

Lý luận Đông y và Tây y trên đây hình thức tuy khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Ta thấy rõ sự tương đương giữa 2 câu nói:

Tây y: “Sức khỏe của con người tùy thuộc vào hệ thần kinh và hệ nội tiết”.

Đông y: “Sức khỏe của con người tùy thuộc vào sự điều hòa giữa TÂM và THẬN”.

Trên đây chỉ là lý luận khái quát ngắn gọn. Muốn biết đúng hay sai, xin hãy thử thực hành phương pháp thư giãn nói trên một cách tích cực và đều đặn. Câu trả lời sẽ được rút ra từ đó.

Lương Y NGUYỄN HẢI LIÊN

(Thùy Dương)

Vui cười
THIỀN SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ

Cô lái đò đưa khách qua sông.

Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư.

Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.

Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

- Vì Thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

- Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông.

Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.

Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông.

Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…

Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

- Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

- Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…

Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...

(Đó thấy không?! Dzậy mà mấy bà cứ chửi mấy ông - cứ thấy gái đẹp là tươm tướp, tươm tướp... nhưng thật ra chúng tôi là những người đã đắc đạo từ lâu... nhìn mà không nghĩ gì cả vì có nghĩ cũng chẳng được chi mà lại càng thêm tức... vì hết xí quách hết dzồi!!!)

Nói một cách khác - (mọi sự từ TÂM mà ra) sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý!

MD st

Phụ Bản IV

XƯNG
TỘI
LẦN
CHÓT

Trong vài phút đầu tiên ngủ thiếp đi vì mệt nhọc, ông ta có thể đã chẳng biết trời trăng gì, nếu ở một mình.

Cảm giác đầu tiên của ông là hình như có tiếng chuông. Từ tháp chuông. Không phải, tiếng động đều đặn quá, trống rỗng quá, chắc phải là tiếng điện thoại. Nhưng rồi khi tỉnh táo hơn ông thấy là có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, nhưng liên tục và lớn dần, lớn dần thành tiếng đập thùm thùm. Như tiếng tim ông đang hồi hộp đập…

“Ai đó?” Ông lên tiếng hỏi từ trong bóng đêm.

“Thưa cha Jérome!” Đó là tiếng của bà già người Hung già khú đế làm quản giá ở nhà Xứ. “Cha còn thức chứ ạ?”

Ông thò tay bật đèn và bị chói mắt vì ánh sáng bất ngờ tràn ngập căn phòng làm ông chớp mắt liên hồi. “Phải, tôi còn thức, có chuyện gì vậy?”

“Có điện thoại cho Cha,” Bà Magda trả lời. “Từ Lincoln.”

“Của ông Tổng Thống?” – ông hỏi, – “hay của tòa thị chính?”

Bà cụ không hiểu và rất ít khi hiểu tính hay đùa cợt của ông. “Có một người gọi,” bà cụ trả lời. “Từ khám đường gọi đến.”

“KHÁM ĐƯỜNG? Bà không nhầm đấy chứ?”

Magda vừa nhún vai vừa gật đầu, một cách trả lời mà bà ta thường áp dụng trong những tình huống bối rối.

Ông thò tay với lấy cái máy điện thoại di động mà ông đã cắt hẳn chuông, vì bị quấy rầy quá nhiều hai tuần lễ sau khi về làm Linh mục cai quản Giáo Xứ St. Rose. Ông với hụt, chiếc máy xuýt rớt nhưng ông tóm được và trả lời. “Linh mục Hill đây, xin lỗi ai ở đầu dây?”

Ông nghe liên tục trong gần hai phút, im lặng nhưng chăm chú, thỉnh thoảng lại gật đầu như để ghi nhớ điều gì. “Nhưng tôi không hiểu,” cuối cùng ông lên tiếng. “Tại sao lại phải là tôi?”

Ông gật đầu thêm một lần nữa và gác máy.

Câu trả lời của người phụ tá Giám Đốc Khám Đường vang lên trong đầu ông. “Vì tội nhân Gary Hoover xin được Cha giải tội lần chót.” Nét mặt còn chưa hết vẻ ngạc nhiên, ông ngồi bên thành giường suy tư và thò tay quờ tìm cặp kính thuốc dầy cộm, rồi lơ đãng mân mê chiếc cằm, nhưng giữ im lặng không nói gì cả.

“Thưa Cha.”

Tiếng nói của bà cụ Magda làm ông giật mình, lẽ ra ông phải nhớ tới sự hiện diện của bà cụ.

“Thưa Cha,” bà ta nhắc lại. “Có chuyện gì không hay xảy ra phải không ạ?”

***

Trên mười lăm dặm đầu tiên của chuyến đi thường mất không đầy 30 phút để tới thị trấn Lincoln, xe ông chạy trên một quãng đường trải nhựa hai bên là những cánh đồng trồng bắp và đậu nành. Dưới ánh trăng ông bắt gặp một vài con hoẵng chạy qua chạy lại nhưng tuyệt đối không có một bóng người.

Nếu còn nằm ngủ trên giường, chưa chắc ông đã nằm mơ thấy nhiệm vụ mà ông đang làm. Như tất cả mọi người, ông đã có được đọc những bài báo gần đây nói về việc tạm hoãn thi hành án tử hình với tử tội Gary Hoover. Bỏ qua những chi tiết rùng rợn của hai vụ án mạng đã xẩy ra trong mùa hè năm 1962, ông vẫn còn nhớ rất rõ vụ hai thiếu niên bị bắt đi trong lúc chúng đi xe đạp tới nhà thờ trong hai buổi sáng chủ nhật liên tiếp, để rồi bị lôi ra ngoài cánh đồng trồng bắp và đậu y như cánh đồng ông hiện đang đi qua, và bị trói gô như bó giò trước khi bị đâm chết và chặt ra từng khúc nhỏ…

Không giống các bạn cùng học với ông ở Đại Chủng Viện Thánh Michael, Jérome Hill rất xúc động khi cảnh sát bắt giữ người thanh niên Gary Hoover, hai mươi tuổi, ba tuần lễ sau khi vụ án mạng thứ nhì xẩy ra. Ông biết rất rõ Hoover trong những năm còn học trung học, khi ông học ở trường thánh Peter, còn Hoover là một ngôi sao sáng ở trường Giáo Hoàng Pius X, một trường thường là đối thủ của trường ông về lãnh vực thể thao, và ông nhớ Hoover là một nhà vô địch về nhảy dài trong hai năm liền.

Vào lúc bị bắt, Gary Hoover đang làm việc cho công ty cây xanh ở Lincoln, anh ta còn độc thân và là hội viên một ca đoàn ở Họ đạo Thánh Benedict, và anh ta còn là một huynh trưởng Hướng Đạo. Trước đó anh ta chưa hề có tiền án, ngay cả bị phạt vì chạy xe quá nhanh cũng chưa. Và chính bản thân anh ta cũng đã tham dự vào công việc tìm kiếm hai đứa nhỏ khi chúng bị “mất tích” với tính cách của một người tình nguyện.

Trong suốt tám ngày xử án, Hoover chỉ giữ nguyên một cách tự biện hộ rất đơn giản: Vào những lúc những đứa trẻ bị mất tích, anh ta luôn luôn có mặt ở nhà và ngủ chứ không làm gì khác. Anh ta thề rằng đó là sự thật.

Tang chứng cảnh sát đưa ra là một mẩu dây thừng đã được dùng để trói các đứa trẻ. Họ nói mẫu dây thừng đó giống y chang với một mẫu dây thừng được tìm thấy trong thùng của chiếc xe Chevy 57 của Hoover. Ngoài ra họ còn có một nhân chứng đã trông thấy một chiếc xe giống in như chiếc xe của Hoover, một lúc sau khi thằng nhỏ chạy xe đạp qua nhà bà ta. Cảnh sát cho rằng Hoover đã có thể lén ra khỏi nhà vào lúc những thằng nhỏ bị mất tích. Được mời đến và được thẩm vấn riêng rẽ, bố mẹ già của Hoover cho biết là kể từ lúc anh ta 18 tuổi, cả hai ông bà đều không biết rõ hoặc kiểm soát sự đi về của anh ta nữa và, với sự hiện diện của các thân nhân của các nạn nhân ở tòa án, bên nguyên đưa ra trình với Bồi Thẩm Đoàn nửa tá ảnh của hai đứa nhỏ bị giết, ảnh màu.

Một luật sư già, nghiện rượu, và ốm yếu đã được tòa chỉ định kiện hộ miễn phí cho Hoover, sau khi tòa xét gia thế anh ta thuộc loại “nhà nghèo”. Tuy nhiên ông này cãi rất hăng và chống trả lại tất cả mọi luận điệu buộc tội. Ông cãi rằng mẫu dây thừng là một vật mà hướng đạo sinh trong cả nước thường dùng, do đó nếu được tìm thấy ở trong thùng xe của Hoover thì cũng có gì đáng nói, hơn nữa đó là thứ được “tạm gọi” là tang chứng duy nhất. Không có vết máu, không tóc, không đồ vật gì có thể coi là của hai nạn nhân. Không dao, không kéo, và trong vụ này hung khí cũng không bao giờ được tìm thấy. Ông ta chứng minh rằng loại xe của Hoover là một loại xe rất phổ biến ở địa phương. Ông ta nhờ một chuyên gia kiểm định thị lực làm chứng rằng “nhân chứng” đeo kính dầy đến 150 và tra hỏi cách nào mà nhân chứng này xác nhận là buổi sáng hôm đó bà ta không đeo kính, đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng “không có một ai” đã thấy Hoover lại gần các nạn nhân, hoặc hiện diện trong các khu vực quanh nơi các thi thể được tìm thấy. Ông ta kết thúc bằng cách xin tòa cho tội nhân được thề trước tòa là anh ta chưa hề bao giờ được quen biết các nạn nhân, không những thế, anh ta còn rất đau buồn về cái chết của họ nữa.

Điều đau khổ là Gary Hoover là một người da đen, trong khi hai nạn nhân và cả mười hai thành viên của Bồi Thẩm Đoàn đều là những người da trắng như bông bưởi. Sau gần một ngày bàn cãi tranh luận, Gary Hoover bị coi là có tội vì đã phạm các tội giết người, bắt cóc, sử dụng vũ khí bất hợp pháp, đánh và tra tấn các nạn nhân…

Đúng một tháng sau, một Hội Đồng Xét Xử gồm ba thẩm phán đã đưa ra các bản án mà các phương tiện truyền thông rêu rao là sẽ “làm dịu những bão tố căm hờn trong lòng dân chúng”. Đó là án tử hình trên ghế điện.

Vào lúc rời phòng xử án, thân phụ của Gary Hoover bị một cơn đau tim rất nặng. Ngất xỉu trong tay người vợ, ông gục ngã xuống thềm nhà lát cẩm thạch của hành lang tòa án lúc đó đầy nhóc người, và tắt thở trước khi được đặt lên cáng.

Ngay ngày hôm đó chủng sinh Jérome Hill đã bày tỏ với các bạn chủng sinh của mình những nghi ngờ trong lòng chàng rằng đó chính là một sự quả báo. Hôm nay, sau mười bốn mùa hạ và hằng hà sa số những kháng cáo vô hiệu quả, Gary Hoover lại đích thân xin Linh mục Jérome Hill của Giáo Xứ St. Rose tới giải tội cho y lần chót. Trong một thời gian ngắn ông không thể hiểu tại sao, vì lý do gì Gary Hoover lại xin được ông giải tội lần chót. Mặc dù ông biết rõ Gary Hoover là ai, nhưng hai người chưa từng nói chuyện với nhau, đơn giản là vì họ chưa hề gặp nhau lần nào.

Và, sau 2 giờ 1 phút sáng ngày mai, họ sẽ không còn bao giờ có thể gặp lại nhau nữa.

***

Lái chiếc xe đầy bụi bậm – một xe Ford Falcon đã dùng được bảy năm mà ông mua lại với giá rẻ đặc biệt của người buôn xe cũ trong Giáo Xứ – ông đậu vào khoảng trống cuối cùng trong năm chỗ trống có ghi “Dành cho khách thăm viếng”. Đối diện với bãi để xe của Khám Đường có một nhóm khoảng 200 người, phần lớn là trẻ, trong số họ có nhiều người cầm nến và nhiều người khác cầm các bảng hiệu. Các phóng viên nhà báo chiếu ánh đèn flash vào các tấm bảng, và ông có thể đọc được những hàng chữ trên vài tấm. Một tấm mang dòng chữ: “Không được làm đổ thêm máu người vô tội”. Một tấm khác viết: “Quốc Gia cũng phải theo các điều răn của Chúa”. Một điều kỳ lạ là ông chỉ trông thấy có một nhóm vài chục người ủng hộ bản án tử hình, nhóm này là nhóm mà trong bất cứ vụ xử người da đen nào họ cũng có mặt. Tuy nhiên rõ ràng là nhóm người này cũng có những nghi ngờ về trường hợp của Gary Hoover. Hoặc là có lẽ vào dịp kỷ niệm 200 năm Hợp Chủng Quốc này, vấn đề kỳ thị chủng tộc cũng đã có những đổi thay và không còn hợp thời nữa. Ông hy vọng là thế.

Từ trong đám đông có ai đó gào lên: “Hãy bảo Gary là chúng tôi yêu anh ta, Cha ơi!” Ông im lặng gật đầu và tiến vào phía trong khám đường.

Ông đi dọc theo hành lang dài dặc để tiến tới nơi tiếp tân. Thường thì vào giờ này trong đêm, phòng tiếp tân có bao giờ mở cửa, nhưng đêm nay không phải như những đêm khác. Việc thi hành bản án tử hình sắp diễn ra đòi hỏi các biện pháp an ninh, các biện pháp canh gác cẩn mật, cũng như gây ra một không khí căng thẳng trong các phòng giam và sau các hàng rào sắt. Vẻ khẩn trương hiện rõ rệt trên mặt ba người mặc đồng phục màu be ngồi ở bàn tiếp tân.

“Tôi là Linh mục Jérome Hill,” ông cố gắng mỉm cười và nói.

“Vâng,” người cai ngục nói. “Xin cho xem căn cước”.

Ông đưa ra tấm bằng lái xe có dán hình và hỏi “Còn ông là…?”

“Rất mệt, thưa Cha,” người cai ngục trả lời mà chẳng buồn ngẩng đầu lên.

Sau khi họ đã chuyền tay nhau xem bằng lái xe của Linh mục, ông được đưa tới một căn phòng ở bên hông khu tiếp tân, một căn phòng mà ông nghĩ là bên trong có Gary Hoover. Tuy nhiên căn phòng nhỏ xíu và trống rỗng.

“Được rồi, thưa Cha,” người cai ngục nói. “Xin hãy cởi đồ ra.”

“Xin lỗi tôi không hiểu?”

“Tôi đâu có phải là người làm ra thủ tục luật lệ, vả lại mỗi khi phải làm việc này tôi cũng chẳng sung sướng gì.”

Mười phút sau ông được đưa trở lại phòng tiếp tân và được mời ngồi một cách lịch sự. Vừa bối rối vừa bực bội, ông ước mong mình đang ở một nơi khác và đang làm một việc gì khác. Rồi ông đọc một kinh Kính Mừng cầu xin Chúa tha thứ cho sự yếu đuối kém kiên nhẫn của mình. Từ loa phóng thanh trên trần nhà vang lên một bài hát của tứ quái Beatles.

Ông ngồi nghe và chờ đợi, ông bắt đầu ngủ gà ngủ gật và rồi ngủ thiếp đi.

Một lúc sau ông được người cai ngục ở phòng khám xét đánh thức dậy và được đưa sang một căn phòng khác. Bốn vách tường trắng của căn phòng nhỏ sáng chói dưới ánh đèn néon. Trong phòng có một chiếc bàn nhỏ chân mạ kền và được gắn liền vào sàn nhà. Bên cạnh là hai chiếc ghế đẩu nhỏ và trên một vách là một chiếc đồng hồ General Electric mặt trắng và chỉ có hai kim màu đen. Gắn sát trần nhà ở một góc là một máy Caméra. Ông không trông thấy tín hiệu màu đỏ chứng tỏ rằng nó đang hoạt động, nhưng ông biết là nó đang được mở.

Vừa tạm làm quen với căn phòng thì ông thấy cánh cửa sắt nặng nề được mở ra và Gary Hoover xuất hiện trước mặt ông. Anh ta mặc một bộ quần áo màu da cam may theo kiểu phi hành gia. Hai người nhìn thẳng vào mặt nhau và giữ im lặng, một trong hai người cai ngục lên tiếng trước nhất, mắt liếc về phía cái đồng hồ, lúc đó chỉ mười hai giờ rưỡi đêm.

“Anh có một tiếng đồng hồ, Gary ạ,” người cai ngục nói. “Đừng để uổng phí thời gian quý giá đó nhé.”

Linh mục Jérome đưa mắt nhìn vào tay và mắt cá chân của Hoover. Ông ngạc nhiên khi không thấy có xích tay và xiềng ở chân. Người cai ngục tưởng lầm là ông sợ hãi nên vội nói: “Xin Cha yên tâm, hắn không nguy hiểm gì đâu.”

“Việc đó có lý do của nó, Lloyd ạ,” Hoover nói, “Tôi vô tội mà.”

“À, phải,” người cai ngục nói, tay rờ lên trán. “Làm sao mà tôi quên được nhỉ?”

Cha Jérome cảm thấy hơi kỳ lạ khi thấy nét mặt Hoover không thay đổi. Anh ta cũng chẳng thèm nhìn người cai ngục tuy gọi ông ta bằng tên một cách thân mật. Ông chỉ thấy anh ta mấp máy môi.

“Nếu đây là việc xưng tội,” Hoover nói tiếp, “hãy tắt máy Caméra đi.”

“Máy tắt mà,” người cai ngục trả lời.

“Vậy thì tháo đầu cắm ra.”

Người cai ngục đỏ mặt nói. “Không cần phải làm thế.”

“Việc xưng tội lần chót của một tử tội được coi là hoàn toàn riêng tư,” Hoover cãi, “theo quy định của Hội thánh Công Giáo, của tiểu bang Nebraska và của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ. Hãy làm cho đúng luật và tháo đầu cắm ra Lloyd ơi, tôi yêu cầu anh đấy.”

Người cai ngục làu nhàu rồi vác một cái ghế đẩu về phía có đặt máy caméra. Chỉ có hai đinh vít gắn chặt đầu cắm vào tường, nhưng cũng dư đủ thời gian để cho những người theo dõi có thể xông vào kịp nếu có tủ nhân nào muốn tháo chúng ra. “Harry!” người cai ngục hỏi người đồng nghiệp, “Anh có cái vặn vít nào không?”

Harry lắc đầu.

“Có cái dũa móng tay? Có đồng xu nào không?”

Harry lục lọi trong túi quần và đưa ra một đồng 5 xu và 2 đồng mười xu. Lloyd lấy một đồng 10 xu, vặn hai con ốc và tháo rời đầu cắm ra khỏi bức tường.

Các người cai ngục rời căn phòng sau khi đã khóa trái cửa sắt lại. Hoover lấy một cái ghế, và Linh mục Jérome lấy chiếc ghế còn lại để ngồi đối diện với tử tội.

Hoover dùng ngón tay làm dấu thánh giá “Xin Cha giải tội cho con” hắn bắt đầu nói, “vì con là kẻ có tội. Lần chót con xưng tội là cách đây 14 năm. Sau đây là các tội con đã phạm phải.”

Cha Jérome rút ra từ trong túi một khăn lễ màu tím, đưa lên môi hôn rồi quàng vào cổ, ông nói: “Con xưng tội đi.”

Hoover xưng là đã chửi thề, nói dối, và suy nghĩ tới những điều dâm đãng bậy bạ trong lúc ở tù.

“Còn gì nữa?”

Hoover hơi nghẹo đầu về một bên, mắt liếc về phía máy caméra. “Thưa Cha, có phải là mọi người có những định nghĩa khác nhau về tội lỗi, phải không Cha?”

“Anh định nói gì?”

Hoover nhỏm người lên và ngồi bắt chân chữ ngũ. “Có phải là khi một người quyết định một việc gì đó là một tội lỗi, thì người khác có thể không đồng ý là như vậy không?”

“Có thể là như vậy đối với những tội nhỏ nhặt. Nhưng đối với những trọng tội thì không thể như vậy được. Đối với Hội Thánh, vi phạm các điều răn là đã đương nhiên phạm trọng tội.”

“Ở đây các phạm nhân gọi là Mười Điều răn của Quỷ Satan.”

Linh mục Jérome bật cười.

“Và đối với tội trọng thì có thể được tha không?”

“Tùy trường hợp.”

“Có trường hợp giảm khinh không?”

“Có, nhưng…”

“Như với án tử hình?”

“Gary. Anh đang cố gắng muốn hỏi cái gì vậy?”

“Cha có lấy làm lạ,” Hoover nói, mắt nhìn vào mắt vị Linh mục như nhìn vào tấm gương nhỏ, “tại sao tôi lại xin được Cha giải tội lần chót không?”

Linh mục Jérome liếc nhìn xuống sàn nhà. “Tôi lấy làm lạ ngay từ lúc tôi trả lời điện thoại.”

“Hãy cho tôi biết, lần đầu tiên Cha ý thức được rằng mình là người da đen là khi nào?”

Linh mục Jérome nhìn Hoover và hỏi. “Sao, anh nói gì?”

“Cha biết không,” Hoover không những nhìn vào mắt vị Linh mục mà ánh mắt của anh ta còn có vẻ tìm tòi, soi mói. “Khi nào Cha cảm thấy lần đầu tiên rằng làn da của mình làm mình khác với những người khác? Khác với những đứa da trắng ấy?”

“Tôi không nhớ.”

“Làm gì mà Cha không nhớ. Tôi thì tôi biết tôi nhớ rất rõ. Đó là một buổi sáng ngày Chúa Nhật, thật đẹp trời, ngay sau một cơn mưa. Lúc đó tôi mười hai tuổi và thật ao ước được làm một cậu bé giúp lễ. Và tôi đã cố đánh bạo bước vào phòng thay áo sau buổi lễ để xin vị Linh mục già cho tôi được làm cậu bé giúp lễ. Cha có biết khỉ già đó nói gì không?”

“Không.”

“Ông ta bảo tôi rằng những đứa trẻ da màu không được quyền giúp lễ. Ông ta nói rằng đó là vì trong Vương Quốc của Chúa Trời không có chỗ cho người da đen. Trong đời này, cũng như trong đời sau, cũng không có chỗ. Đương nhiên là với ông Linh mục già đó, cửa Thiên đàng cũng gạn lọc như là cái phễu vậy.”

“Thế thì buồn thật Gary ạ, nhưng bây giờ mọi sự đã đổi khác. Ông Linh mục già đó chắc cũng đã qua đời, cách suy nghĩ của ông ta chắc cũng đã chết theo ông rồi.”

“Ố, vâng, lão chết rồi, nói tới lão làm gì nữa.”

“Anh định nói gì?”

“Cha có bao giờ nghĩ là tại sao hai đứa nhỏ bị giết lại là hai cậu bé giúp lễ không?”

Đây là lần đầu tiên Hoover cụp mắt xuống và nét mặt thay đổi hẳn. Cái nhìn của hắn là một cái nhìn bối rối của kẻ thú tội. Linh mục Jérome cảm nhận thấy ngay. Ông đã gặp những cái nhìn thú tội như vậy rất nhiều lần qua việc ông làm. Đó là cái nhìn của tội ác.

“Chúa tôi!” ông Linh mục nói. “Phải chăng đây là lý do anh xin được gặp tôi? Phải chăng là để cho tôi biết là anh đã giết hai đứa bé đó?”

Hoover cúi sát về phía ông Linh mục, đầu gối hai người gần đụng nhau. Hắn để hai tay lên vai ông Linh mục. “Vâng thưa Cha,” hắn nói. “Hai đứa nhỏ rất nhỏ và một ông lão rất già.”

“Sao? Cả ông Cha già à?”

“Vì sợ quá lão ta lăn đùng ra chết. Tôi chưa hề đụng tới lão. Đó là lý do tôi bảo đừng nhắc tới lão làm gì nữa.”

Cha Jérome cảm thấy muốn đứng tim luôn.

“Vậy hình phạt của tôi ra sao?”

“Anh mong được tha tội à?”

“Tôi chẳng mong gì cả, chỉ biết cái gì có trước mắt…”

“Tại sao lại kể chuyện này với tôi? Anh có thể xin gặp bất cứ Linh mục nào khác mà. Tại sao lại là tôi?”

“Hãy nhìn chúng ta đây,” Hoover nói. “Cha và tôi có thể là anh em; có thể nói anh em sinh đôi nữa. Cùng tuổi, cùng chiều cao, cùng trọng lượng; ngay cả làn da, ánh mắt cũng giống nữa. Tôi đã chú ý tới Cha và theo dõi Cha ngay từ khi tôi thấy hình của Cha ở tờ báo của Giáo Xứ. Một Linh mục da đen là khá hiếm hoi đấy, phải không Cha? Màu da khiến Cha nổi hẳn. Tôi đã bảo một anh bạn gửi cho một cuốn danh sách những người được thưởng khi còn học trung học. Trông Cha với tôi giống y như là soi gương vậy. Tôi chắc Cha cũng nhận ra được nếu chú ý.

Hoover sán lại gần hơn. “Tôi với Cha chỉ khác nhau ở nội tâm thôi Cha ạ. Cả hai chúng ta đã thấy đấy, có rất nhiều thứ được che dấu dưới làn da của một người. Cái Thiện có thể đấu tranh, nhưng cái Ác vẫn tồn tại.”

Vị Linh mục lắc đầu, mắt ông ngấn lệ. “Từ trước đến giờ anh nói anh vô tội, anh bị oan, và tôi đã tin anh. Mọi người ủng hộ anh, cầu nguyện cho anh, tranh đấu cho anh. Tại sao anh nỡ lừa dối chúng tôi?”

“Xin Cha tin tôi đi, chuyện tôi nói dối không phải là chuyện khó làm nhất.”

Linh mục Jérome chả còn biết tin vào cái gì nữa. “Ngoài kia có hàng trăm người đang lo sợ rằng một người vô tội sắp bị hy sinh cho các thể chế con người đã đặt ra.”

Lần đầu tiên trong buổi tối hôm nay Hoover mỉm cười. “Vậy thì chúng ta không thể làm họ thất vọng.”

Không một lời báo trước, hắn bất thình lình cúi xuống và húc thẳng vào đỉnh đầu hắn cực mạnh vào trán vị Linh mục.

Chỉ một cú húc là đã đủ.

***

Linh mục Jérome hơi tỉnh một chút và chớp chớp mắt. Ông không biết và không thể nói mình đã ngất đi trong bao lâu. Căn phòng mờ ảo, xa xa và như đang từ từ quay. Màu sắc rối tinh như nổ tung trên không khí, ông quay cái đầu nhức nhối từ bên này qua bên kia. Ông cần cặp kính của mình nhưng không nhìn được xa để biết nó rớt ở đâu. Bức tường gần nhất mà ông cũng chả trông thấy thì còn trông thấy gì. Nhưng rồi ông loáng thoáng nghe thấy có tiếng nói.

“Bất thần anh ta bị ngất xỉu,” có tiếng người nói. “Rồi anh ta ngã vật về phía trước, mặt đụng vào góc bàn. Anh ta đã bị bất tỉnh trong giây lát.”

Xuyên qua căn phòng, Linh mục Jérome mơ màng cảm thấy có cánh cửa được mở và thấp thoáng như có ba bóng người bước vào. Hai bóng người mặc quần áo màu be. Bóng người thứ ba mặc đồ đen.

“Ông chắc chắn là anh ta không sao chứ?” Một trong hai người mặc đồ màu be nói. Linh mục Jérome trông thấy mờ mờ một cặp lông mày rậm, một cái miệng mấp máy khi ông nghe thấy tiếng nói.

“Anh ta không sao, ông yên trí,” người mặc đồ đen trả lời. “Tuy nhiên tôi hơi lo về cái đầu của anh ta. Có một chỗ sưng vù.”

Bây giờ Linh mục Jérome nhớ cái tiếng nói này rồi. Ông vừa nghe thấy nó cách đây ít phút. Ông không thể nhớ được tên. Ông không nhớ được nhưng ông biết là chính vì tiếng nói đó mà ông có mặt ở đây. Nhưng bây giờ ở đây là chỗ nào thì ông cũng không biết.

“Không sao,” tiếng người mặc áo màu be nói. “Chỉ trong nữa tiếng đồng hồ nữa là chả còn chi để mà nói.”

Linh mục Jérome cố muốn nói. “Đợi một chút,” nhưng tiếng nói được phát ra một cách chậm rãi, nhát gừng như người say rượu nói rảm nhảm. “Ai đang nói đó? Tôi đang ở đâu đây?”

Câu trả lời là một tràng những tiếng cười.

“Các ông thấy không?” người mặc áo màu be thứ nhì nói. “Hạ màn rồi, hắn ra chào chúng ta và muốn chúng ta thấy là hắn mắc bệnh quên nặng.”

“Xin quý ông,” người mặc đồ đen nói. “Hãy tôn trọng ông Hoover một chút.”

Hoover . Thì ra cái tên là Hoover. Hoover gì đó, Greg? Không, không phải Greg, mà một cái gì gần gần với Greg.

“Hãy cho chúng tôi biết sự thật”. Một trong hai người mặc đồ màu be nói. “Anh ta có là thánh thiện và vô tội như anh ta thường nói không?”

Người mặc đồ đen khẽ lắc đầu. “Xin Chúa tha tội cho tôi vì tôi phải nói rằng thế giới này sẽ tốt đẹp hơn khi vắng bóng anh ta.”

Linh mục Jérome dơ tay như muốn xua đuổi đám mây mù ở trước mặt. “Xin lỗi, ông nói vắng bóng ai?”

Có tiếng cười nữa, nhưng lần này ít vẻ nhạo báng hơn.

Một trong những bóng người mặc đồ màu be như nắm lấy cái bóng mặc đồ đen. “Xin lỗi Cha, chúng tôi biết rằng việc này cực nhọc lắm, Cha có định ở lại với anh ta cho tới phút chót không?”

Cha? Cha? “Nhưng tôi là…”

“Không.” bóng người mặc đồ đen trả lời. “Dù muốn nghĩ tốt về anh ta mấy đi nữa, tôi cũng vẫn không thể tha thứ tội ác của anh ta. Vì phạm một điều răn của Chúa đương nhiên là một trọng tội.”

Nghe thấy, và nhận ra chính những lời nói của mình vừa nói, Linh mục Jérome muốn gắng đứng dậy, nhưng đôi chân của ông mềm như làm bằng rơm. “Đợi một phút,” ông nói trong khi ngã vật lại xuống ghế, giọng nói của ông gào lên một cách yếu ớt. “Các ông nhầm người rồi.”

“Ngoan cố cho đến cùng hở, Hoover?” một trong hai người mặc đồ màu be vừa nói vừa tiến lại gần. “Vẫn còn cho là anh vô tội hả?”

Khi bóng người đó tiến lại gần Linh mục Jérome kịp nhận ra bộ đồng phục màu be của người cai ngục và người này đang thò tay nắm lấy bàn tay trái của ông. “Không nhầm đâu, xem đây!” Người cai ngục vén tay áo màu da cam che cổ tay ông Linh mục. Trên cổ tay đen bóng của ông có viết bằng mực phát quang năm chữ, hay là năm con số. Linh mục Jérome liếc mắt nhìn nhưng vì không có kính ông không thấy rõ gì cả.

“Chín, bảy, sáu, bảy, bảy,” người cai ngục đọc lớn. “Thấy chưa? Anh là Hoover chứ còn ai vào đây nữa?...”

***

Ra khỏi nhà tù, ông Linh mục rút trong túi quần ra chiếc chìa khóa xe và lái chiếc xe Ford ra khỏi bãi dành cho người tới thăm. Ông đút cặp kiếng vào túi áo và để nó chung với túi đồ nghề “tí hon” đựng một chút kẹo, một lưỡi dao cạo, và một bút phát quang nhỏ đã được cất dấu từ trước trong một đế giày. Ông lái xe chậm qua bãi để xe và giơ tay chào đám đông những người tụ tập có mang đèn nến. Và rồi chiếc xe Ford hòa nhập vào và biến mất trong dòng xe đang lưu thông.

Ông lái quanh quanh trong thành phố một lúc để hít thở khí trời đêm ông gặp nhiều thanh thiếu niên còn đang đạp xe đạp lang thang trong đêm khi thấy áo chùng thâm của ông, lũ trẻ nhìn ông và cười. Ông không phải là một mối hiểm nguy đối với chúng. Không bao giờ một Linh mục lại nguy hiểm, trắng cũng như đen.

Ông thò đầu ra cửa xe. “Các con phải về nhà đi,” ông bảo chúng.

“Thưa Cha vâng,” một đứa tươi cười trả lời. “Chúng con đang đi về đây.”

Ông mỉm cười lần thứ nhì trong đêm tháng bảy nóng nực này. “Các con nên nhớ,” ông dọa. “Ma quỷ đày dẫy trong bóng tối đó.”

Những đứa nhỏ giơ tay chào và quay xe ra về.

Để cánh tay trái lên cửa xe, ông lấy đồng hồ ra xem và thấy là đã 2 giờ 6 phút sáng. Đã đến giờ ra về.

Vừa rời mắt khỏi chiếc đồng hồ ông chợt nhìn thấy mấy chữ số bắt đầu bằng con số bảy viết bằng bút phát quang. Ông liếm tí nước bọt và đưa đầu ngón tay di di trên con số. Màu hơi phai đi một chút và dây ra tay ông.

Màu này sẽ không tồn tại mãi mãi, ông nghĩ. Không có gì là vĩnh hằng, bất biến. Kể cả cái chết.

VŨ ANH TUẤN và ĐẶNG MINH QUYẾN

dịch theo NICK SCHINKER

Lượm Lặt

NGHE TRUYỆN HỒ BIỂU CHÁNH

Cay Dang Mui Doi_Ho Bieu Chanh 1923_ 1_2.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/mmb2zan0med

Cay Dang Mui Doi_Ho Bieu Chanh 1923_ 2_2.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/ijjzcr5zqvi

Cay Dang Mui Doi_Ho Bieu Chanh 1923_ 3_2.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/hii2mtoz0nd

Cay Dang Mui Doi_Ho Bieu Chanh 1923_ 4_2.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/3anmmkzjond

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 01.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/2ihywmxmzwv

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 02.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/dymqzkiwymg

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 03.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/ufmvwdyw0be

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 04.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/d0kdgn02ymn

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 05.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/mwu1y2njlmm

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 06.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/mmig4xkj0my

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 07.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/ynzbtnnbnyo

Loi The Truoc Mieu_Ho Bieu Chanh 1938_ 08.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/owdyy3q1mti

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_01.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/mmktq2jw0md

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_02.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/dmnziwjtyzz

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_03.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/jtnyowgiezn

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_04.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/nmynydnymz2

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_05.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/5nyunzmxqek

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_06.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/hztw1idmtdv

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_07.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/irtmzkrtmrn

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_08.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/jzimgdjmnuj

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_09.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/yg2vmgdhyxm

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_10.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/in5ydymkvhm

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_11.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/cmcmmmq5mnm

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_12.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/monnm4ymnzn

Ngon Co Gio Dua_Ho Bieu Chanh 1926_13.wma -- >Download link: http://www.mediafire.com/file/3tznytg03wz

|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
 06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
 11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
 21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
 26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
 36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
 41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
|  06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
|  11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
|  21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
|  26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
|  36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
|  41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
Netadong.com thiết kế