Hiện có 18 người xem / 2518398 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ PHIÊN HỌP
NGÀY 8-5-2010
của CLB Sách Xưa và Nay

Phiên họp này là một phiên họp đặc biệt có khoảng trên 20 khách mời, vì trong phiên họp này, nữ Dịch giả Thùy Dương, một thành viên của CLB Sách Xưa và Nay sẽ thuyết trình và báo cáo về việc bà đã dịch xong Truyện Kiều ra tiếng Anh bằng Thơ, chứ không phải bằng văn xuôi, một việc rất khó làm.

Để mở đầu phiên họp, như thường lệ, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên 2 cuốn sách, 1 mới và 1 tương đối cũ vì mới được 50 tuổi đời (xb năm 1960). Cuốn sách mới là cuốn Phan Khôi. Tác phẩm đăng báo năm 1932. Cuốn sách khổ 16x24cm, dày 998 trang, do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân st và do Nhà Xuất bản Tri Thức in năm 2010, chứa đựng tất cả những bài báo cụ Phan Khôi đã viết trong năm 1932, và đăng tải trên các báo như Đông Tây, Trung Lập, Phụ nữ Tân văn… với nhiều bút danh khác nhau, và đề cập tới đủ mọi vấn đề thời sự, Đông Tây kim cổ với những bài đặc biệt như bài “Thiến dế người” nói về 1 chuyện xảy ra mãi tận bên nước Áo (Autriche)… Cụ Phan Khôi quả thật là một nhà báo viết rất là nhiều và viết về đủ mọi lãnh vực. Và người viết còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy là cả nghìn trang sách này mới chỉ là những bài của RIÊNG NĂM 1932, và cụ còn nhiều bài viết trong những năm 1928, 1929, 1930, 1931, tổng cộng gần 3.200 trang nữa cho 4 năm nói trên! Người viết lúc trước cũng rất thích cụ Phan Khôi và đã đọc Chương Dân thi thoại của cụ và có đọc qua một số bài báo của cụ trong Phụ nữ Tân văn, nhưng thực sự không bao giờ nghĩ là cụ có thể là một nhà báo vĩ đại như thế! Cuốn sách thứ hai là 1 cuốn sách Pháp nhan đề là Tự Điển Các Nhân Vật (Dictionnaire des Personages). Các nhân vật đây là các nhân vật trong các tiểu thuyết tự cổ chí kim. Cuốn sách này khổ 21cm x 27cm và dày 665 trang. Sách này cho người tham khảo biết về đủ mọi nhân vật tiểu thuyết từ thời cổ tới năm 1962 là năm cuốn sách được in ra, và là thành phần của 1 bộ 9 cuốn gồm 6 cuốn tự điển Các tác phẩm của Tất cả mọi Thời đại và tất cả các nước: 2 cuốn tự điển các tác giả cũng của các thời đại và các nước (đương nhiên là chỉ tới năm bộ sách được in ra tức là 1962). Sách chứa đựng rất nhiều minh họa đẹp tuyệt vời. Người viết may mắn có được bộ sách 9 cuốn này và năm 1995 lại có may mắn mua được bộ sách này được tái bản thành 6 cuốn, mỗi cuốn 2.000 trang. CÓ BỔ SUNG THÊM được 4.600 tác phẩm, tổng cộng là 21.000 tác phẩm. Chỉ một bộ sách như bộ này giá trị cũng bằng cả ngàn cuốn sách vớ vẩn khác, sự việc này biện minh rõ ràng cho quan niệm cho rằng “Sách thì quý hồ tinh, bất quý hồ đa!”.

Sau phần giới thiệu của Dịch giả Vũ Anh Tuấn, BS. Nguyễn Lân Đính cũng giới thiệu 2 cuốn sách nói mới nói về việc bảo vệ sức khỏe.

Tiếp theo phần giới thiệu sách, nữ Dịch giả Thùy Dương đã nói chuyện về việc bà dịch Truyện Kiều ra tiếng Anh bằng thơ. Bà tâm sự là thoạt đầu đã dịch được 1 đoạn và có đưa nhờ một ngoại nhân góp ý và anh này, nghe đâu cũng là 1 Giáo sư, đã “sửa lành thành què” đến nỗi bà nản chí bỏ bản dịch dang dở trong nhiều năm. Gần đây, do được sự cổ vũ của CLB Sách Xưa và Nay mà bà là 1 thành viên, và do việc bà được mời dự Hội nghị Quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam ra nước ngoài, bà đã có hứng khởi hoàn thành bản dịch. Đây là 1 bản dịch rất quý VÌ NÓ DO BÀ THÙY DƯƠNG LÀM VÀ CHỈ CÓ MỘT MÌNH BÀ LÀM KHÔNG CÓ CHỊ MỸ ANH ANH NÀO XÍA VÔ VIỆC DỊCH THUẬT. Ước mong bản dịch “TIẾNG ANH THUẦN VIỆT” này sẽ sớm được ra đời để mọi người cùng được thưởng lãm.

Tiếp lời bà Thùy Dương, nhà thơ Tâm Nguyện có kể một chuyện cảnh giác mà bản thân bà vừa là nạn nhân, nói về 1 vị anh hùng nào đó gọi điện thoại cho bà xin được gặp mặt vì QUÁ ÁI MỘ NHỮNG VẦN THƠ CỦA BÀ TRONG TẬP THƠ MÀ BÀ VỪA CHO RA ĐỜI CÙNG HAI THÀNH VIÊN KHÁC CỦA CLB. Bà đã cho nhân vật đó diện kiến, và sau khi đọc vài câu thơ tỏ lòng ái mộ, vị anh hùng đó đã thổ lộ hoàn cảnh khổ ải của mình đang từ Đà Nẵng vào TP.HCM tìm người vợ điên và hiện ĐANG KHÔNG CÓ TIỀN VỀ XE. Bà Tâm Nguyện đã vì từ tâm mà giúp vị anh hùng đó có 1 triệu, để rồi khi anh ta đi khỏi, bà mới “ngộ” ra là mình vừa là nạn nhân 1 cú lừa khá ngoạn mục.

Sau lời cảnh báo của bà Tâm Nguyện, TS. NGUYỄN NHÃ đã có góp ý về tầm quan trọng của Truyện Kiều và có vài lời giới thiệu 1 cuốn sách về ẩm thực và theo TS. NGUYỄN NHÃ, ẩm thực chính là 1 nét văn hóa của người Việt chúng ta.

Kế đó, anh Trần Văn Hữu đã ngâm 1 bài thơ về một người đi viếng và tả cảnh đẹp ở thắng cảnh La Vang.

Tiếp lời anh Hữu là các nhà văn, nhà thơ Trần Thanh Giao và Đặng Anh Đào đã có những lời góp ý rất quý giá. Sau việc góp ý, còn có 1 nhà thơ nữ và 1 nhà thơ nam lên đọc mỗi người 1 bài thơ tặng các thành viên.

Trước khi chia tay, các thành viên và các vị khách mời đã cùng chụp chung 1 tấm hình lưu niệm.

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 15 phút cùng ngày.

Vũ Thư Hữu

CUỐN “CHUYỆN ĐÂY, CHUYỆN ĐÓ”
- Contes d’ici et d’ailleurs
của Pierre Faucon

Một buổi chiều cách đây hai năm tôi bỗng nhận được 1 cú điện thoại của bà Vân, một người bạn sống ở Mỹ Tho, cho biết bà có một bà bạn muốn bán 1 tủ sách của người chồng để lại khi qua đời 5 năm trước. Bà Vân dặn tôi xuống ngay để bà dẫn sang giới thiệu cho mà mua.

9 giờ sáng hôm sau tôi đã có mặt ở Mỹ Tho và đã đi cùng bà bạn tôi sang nhà bà bạn của bà.

Đây là 1 villa nhỏ nằm sâu ở trong 1 cái hẻm lớn cạnh chùa Vĩnh Tràng. Vừa giáp mặt bà Thuận, người có tủ sách bán, tôi đã rất vui khi thấy rằng, chưa biết có mua được gì quý giá hay không, nhưng chuyến đi đã rất thích thú vì bà chủ lô sách đẹp quá! Trong đời tôi, tôi đã gặp cả trăm người đàn bà đẹp, nhưng không ai đẹp bằng bà này mặc dầu bà đã lục thập lục cái xuân xanh. Nét mặt trái soan tuyệt vời, mũi dọc dừa (thứ thiệt) đẹp hơn mũi đầm, nụ cười đôn hậu, tiếng nói hiền hòa đầm ấm, thân hình mảnh mai, thiếu nữ chưa chắc đẹp bằng, đặc biệt nhất là mái tóc còn đen nhánh, không phải loại tóc nhuộm. Bà đưa ngay chúng tôi lên tầng lầu một, tới 1 căn phòng nhỏ 4 vách tường đều có các kệ sách, ước tính khoảng 2000 cuốn. Khi chưa mở cửa phòng, tôi hồi hộp quá vì thấy có quá nhiều sách, nhưng khi vào trong thì tôi hơi thất vọng vì phần lớn là sách luật cổ thời 1920, 1921 vì ông chủ sách đã quá cố là 1 vị luật sư. Sau gần 1 tiếng tìm kiếm, tôi chỉ lựa được có 11 cuốn vừa tiểu thuyết vừa sách lịch sử phần lớn bằng tiếng Pháp vì trong 11 cuốn chỉ lọt có cuốn Ngư Tiều vấn đáp y thuật là bằng tiếng Việt. Bà chủ tỏ ý tiếc là tôi đến từ xa mà không gặp được nhiều cuốn tôi cần và bà rất lịch sự xin lỗi và bảo tôi trả bà bao nhiêu cũng được. Tôi gửi bà 1 triệu đồng cho 11 cuốn và thế là cuốn sách rời chủ nhân rất đẹp của nó đi về với tôi.

Đây là 1 cuốn truyện ngắn của 1 tác giả người Pháp tên là Pierre Faucon, 1 tác giả không nổi tiếng gì cho lắm, nhưng những truyện ngắn của ông viết thì khá hay và dễ thương. Phần lớn các truyện ngắn của ông viết về cuộc sống của các người Pháp thực dân ở miền quê Việt Nam bị Pháp đô hộ và các quan hệ của những người Pháp thực dân mà phần lớn là địa chủ với những người dân làng nơi họ có đất đai.

Tôi rất thích cuốn này vì nó khổ 22x28cm và dày 180 trang. Đặc biệt là nó chỉ được in có 500 bản và có 50 bản đặc biệt đánh số từ 1 tới 50 và 450 bản đánh số từ 51 tới 500. Bản của tôi mang số 281 và được in trên loại giấy Bouffant Helio là 1 loại giấy dày và cực đẹp. Sách này được in năm 1950 (60 tuổi đời) và được chia làm 2 phần.

Phần 1 từ trang đầu đến trang 114 mang tựa đề là: Truyện Núi Non, Thung Lũng và Đồng Bằng và gồm 8 chuyện ngắn như: Kho vàng của Già Minh – Khu Rừng Bất Hạnh – Một người thật đãng trí – Ván bài cuối cùng – Các chuyến đi săn của Ông Framboise – Tông và con chó của nó – Ông Quát tin ở thần thánh như thế nào? và Con Gà Trống của nhà Chùa.

Phần 2 từ trang 115 tới trang 180 mang tựa đề là những truyện ngắn cho những ngày Chủ nhật và những ngày lễ, gồm ba truyện về lễ Giáng Sinh, ba chuyện cho ngày mùng 1 Tết Tây và 1 chuyện cho ngày lễ Phục Sinh.

Các truyện ngắn này mang tựa đề: Chuyến đi của Ông Già Noel – Giấc mộng đẹp của bé Pierre – Hang đá của Linh mục Cougourdan – Vận may của Célestin Calamart – Viên ngọc – Kẻ mê cuộc đua Xe Đạp vòng quanh nước Pháp – Cái chết và sự Hồi sinh của ông Duval.

Tất cả các truyện đều rất dí dỏm, dễ thương, không hề có 1 chữ nào xúc phạm người dân Việt và thời điểm là những năm 1920-1940.

Về mặt chơi sách, đây cũng là 1 cuốn sách quý, về mặt tình cảm, nó gợi cho tôi 1 kỷ niệm đẹp là đã được gặp gỡ một người “hơi già mà quá đẹp” và thậm chí đẹp hơn cả thiếu nữ đang xuân…

Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI

Vũ Anh Tuấn

HỒ CHÍ MINH
TÊN GỌI BÚT DANH & TÁC PHẨM

Thời niên thiếu, Bác mang tên Nguyễn Sinh Cung (phương ngữ xứ Nghệ gọi chệch là Nguyễn Sinh Coông), Nguyễn Tất Thành. Theo Sơn Tùng, lúc nhỏ, Bác còn mang tên Nguyễn Sinh Côn và Nguyễn Sinh Công.

Năm 1911, từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn), Bác xuống tàu Amiral Latouche Treville để ra nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, Bác mang tên Ba, Văn Ba.

Từ nước Pháp, người bôn ba sang Anh và nhiều nước khác cho tới khi rời nước Pháp (ngày 30-6-1923), Bác Hồ mang tên và những bí danh, bút danh: Nguyễn Ái Quốc, Chú Nguyễn, Nguyên, A.Q, Ng.A.Q, N, V.L, Lê Ba, N.K, Wang, A.F.

Quãng thời gian từ sau ngày 30-6-1923 đến năm 1940, ở Liên Xô (Nga), Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Bác của chúng ta đã mang các tên, bí danh, bút danh: Trần Vương (Chen Vang), Song Nan-Tcho (Sung Ueng Tsu), Lý Thụy, Vương, Niloffsky (Ni-lốp-xki), Lu (Lou), Nguyễn Hải Khánh, Lou-Rosta, Lee-Rosta, Vương Sơn Nhi, Trương Nhược Trừng, L.T, Vương Đạt Nhân (Vang-ta-gien), Tiết Nguyệt Lâm (Sit-yet-lum), Nilobsky, Nilobsky-N.A.K, A.K, Li-nốp, Ho-Wang, T.S, Lựu, Lou-is…Berlin, Chín, Thầu Chín, Nguyễn Lai Thọ, Nam Sơn, Tín, Trần, Chính, Tống, Tống Văn Sơ, Victor Lebon (Vích-to Lơ-bông), L.M, Wang, Lee (Lý), Paul, Sung Wen-Chu, Sung Meng-tsu, Song Nantsu, V, Quăc, E…Uen, Tống Thiệu Tổ, Víchto, K.V, K, T.V, Waiyou, Lin, Hồ Quang, P.C, Lin, Hồ Chí Minh.

Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, tìm đường cứu dân, cứu nước, mùa Xuân 1941, Bác Hồ trở về Tổ Quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cho tới khi từ biệt cõi đời (mùa thu 1969), người mang những tên bút danh, bí danh: Già Thu, Thu Sơn, Ông Ké, Chí Minh, Trần Dân Tiên, Q.T, Q.Th, Tân Sinh, A.G, Trần Thắng Lợi, X.Y.Z, G, G.T.L, Lê Quyết Thắng, Lê Nhân, C.B, V.K, Nguyễn Du Kích, Đ.L.Đ, H.L, Hồng Liên, Đ.X, Lê, T, L.T, K.C, T.L, Trần Lực, Ph.K.A, Tuyết Lan, Trần Lam, T.Lan, Luật sư Tham, Lê Thanh Long, Thu Giang, K.U, C.K, Thanh Lan, C.H, Kopp, Chiến Sĩ, Nguyễn Kim, Dân Việt, Lê Nông, C.S, Chiến Đấu, La Lập, Lê Ba (lần thứ hai), Nói Thật, Việt Hồng.

Suốt nửa thế kỷ làm báo và viết báo (1919-1969), Hồ Chủ Tịch đã viết 1.535 bài báo, trong đó có 1.524 bài báo có bút danh và 11 bài không có bút danh; trung bình một năm Người viết trên 50 bài báo. Trong số hơn 100 tên gọi, bút danh, có một số tên dùng nhiều nơi. Trong số bút danh của Bác, đặc biệt là bút danh C.B, được Bác cho đăng với 706 bài báo, sau đó là các bút danh T.L với 251 bài, Đ.X 173 bài, Chiến Sĩ 84 bài và Trần Lực 75 bài… Tờ báo được Bác viết cho nhiều bài nhất (1.206 bài trên 1.535) là báo Nhân Dân.

(theo sách Lịch sự Thật, NXB Sự Thật, Hà Nội)

Bùi Đẹp (st)

Ba áng văn cổ - ba tập sách xưa, nay là ba bản
Tuyên ngôn độc lậplịch sử của dân tộc Việt Nam

Từ xưa tới nay, các dân tộc các nước trên thế giới, cứ mỗi lần được thành lập, trở thành một nước còn gọi “nhà nước” (quốc gia) đều tổ chức lễ hội ăn mừng (gọi là quốc khánh) rất trọng thể hơn hẳn các lễ hội thông thường khác và đều tuyên bố (thường bằng văn bản chữ viết của dân tộc, đất nước mình) để cho nhân dân trong nước và thế giới biết, thường do một nhân vật đứng đầu đất nước mới này đứng ra tuyên đọc. Người ta thường gọi lời tuyên bố hay tuyên đọc những lời lẽ tại lễ trọng đại này của đất nước sau khi xảy ra một biến cố lịch sử quan trọng “thay cũ đổi mới” như mới thành lập nước, mới hoàn thành công cuộc chống ngoại xâm giành được độc lập…

Điển hình là Nước Mỹ và nước Pháp được coi như là hai quốc gia có bản “tuyên ngôn độc lập” hoàn chỉnh về hình thức lẫn nội dung và ý nghĩa. Bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ra đời sau khi hoàn thành cuộc chiến tranh giành độc lập đánh bại cách thống trị phản động của Anh (1775-1783) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đánh bại chế độ phong kiến thành lập chế độ tư bản. Chính bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Bác Hồ soạn thảo và tuyên đọc trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 sau khi đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã trích rút một số câu chữ của hai bản tuyên ngôn trên để làm luận cứ cho quan điểm giải phóng dân tộc, đánh đổ ách thống trị của ngoại bang.

Đối với Câu lạc bộ Sách Xưa & Nay của chúng ta, tôi thiết nghĩ bất cứ văn bản nào dù chỉ lả vài lời tuyên bố hay một đoạn thơ, bài văn được viết trên giấy, khắc trên gỗ hay đá hoặc vật liệu có tính bền vững nhằm mục đích chuyển tải được các nội dung ấy đều có giá trị như “sách”. Do đó, ba cách thể hiện và được gọi là bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử nước ta như trình bày dưới đây tôi thiết nghĩ đều nên gọi là “bản văn cổ” có hình thức “sách xưa”.

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Đại Việt – Việt Nam, sau khi thoát khỏi thời kỳ một ngàn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, nước ta vẫn còn hứng chịu nhiều cuộc ngoại xâm cả phương Bắc lẫn phương Tây nhưng thời nào cũng có nhiều anh hùng hào kiệt đứng lên cùng với nhân dân chiến đấu không ngừng để giành lại độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc. Trong 10 thế kỷ này – 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010-2010), các nhà sử học đã tính ra có ít nhất ba tuyên ngôn độc lập xuất hiện bằng thơ ca, văn học nhằm động viên cổ vũ nhân dân với quyết tâm kháng chiến và công bố cho thế giới biết sự ra đời của nhà nước mới.

Bắt đầu thời nhà Lý, dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127), tháng chạp năm Bính Thìn (1076), sau khi hội quân với Chiêm Thành và Chân Lạp nhà Tống (Trung Quốc) đưa quân sang xâm chiếm nước ta vào đến sông Như Nguyệt (nay là sông Cầu thuộc làng Như Nguyệt, Bắc Ninh). Vua Lý Nhân Tông sai tướng Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh nhưng quân giặc dùng súng bắn đá gây tổn thất cho ta rất nhiều. Lý Thường Kiệt hết sức chống giữ không cho giặc sang sông, lại lo quân mình ngã lòng, bèn ngâm lớn bài thơ có bốn câu bằng chữ Hán nói là của thần linh mách bảo để động viên, cổ cũ quan quân dốc lòng đánh giặc:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư.

Dịch nôm:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Đêm khuya, các chiến sĩ nghe đọc mấy câu thơ đó ai nấy đều phấn chấn nên ra sức đánh giặc rất hăng làm cho quân Tống phải rút lui. Các nhà nghiên cứu sử đều cho rằng bài thơ trên có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập vì đã rao truyền cho giặc biết sự độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà mà không ai được xâm lấn. Nó còn nói lên khí phách, tư thế và quyết tâm của cả dân tộc.

Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai là bài phú Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi soạn để bá cáo (công bố) cho thiên hạ biết sau khi Bình Định Vương Lê Lợi tổ chức thành công cuộc kháng chiến mười năm chống giặc ngoại xâm nhà Minh (1418-1427). Mở đầu, bài phú viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần gây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có…”. Phần giữa bản tuyên ngôn phản ảnh tình hình chống giặc giữ nước của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và liệt kê sự hao binh tổn tướng của quân giặc. Cuối cùng, bài văn kết luận: “Giang sơn từ đây mở mặt, xã tắc từ đây vững bền. Nền vạn thế xây nên chắc chắn, thẹn ngàn thu rửa sạch làu làu”.

Bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên đọc ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – thủ đô Hà Nội khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi Đảng đã lãnh đạo toàn dân toàn quân đánh thắng giặc Pháp xâm lược trong cuộc kháng chiến đầy gian khó và nhiều hy sinh từ ngày Đảng ta ra đời 3/2/1930. Mở lời tuyên ngôn độc lập, Bác trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau đó, bản tuyên ngôn độc lập đã kể tội xâm lược và bóc lột đồng bào ta và đất nước ta của bọn thực dân Pháp và phát-xích Nhật. Cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 đã giành thắng lợi vẻ vang với kết quả: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

Cuối cùng, tuyên ngôn độc lập của Bác nhấn mạnh: “Vì những lẽ trên, chúng tôi – Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Như vậy, ở ba thời kỳ khác nhau, ba bản tuyên ngôn độc lập tuy lời lẽ và cách thể hiện có khác nhau nhưng đều có cùng một nội dung và ý nghĩa là dân tộc ta tự khẳng định quyền tự do dân chủ và đoàn kết thống nhất ý chí đánh đuổi ngoại xâm giải phóng đất nước để giành lại nền độc lập bền vững cho Tổ quốc. Bản tuyên ngôn độc lập thứ ba là tuyên ngôn của một chính phủ dân chủ cộng hòa thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập vào cộng đồng thế giới, thời kỳ cáo chung của chế độ phong kiến, chủ nghĩa thực dân và đế quốc.

Vương Liêm

Nguồn:

- Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1971.
- Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội – Hồ Chí Minh,
NXB Sự Thật, Hà Nội 1970.

BÀI HỌC HỒ BIỂU CHÁNH

Kính viếng hương hồn Cụ Bà Vân Anh,
ái nữ cụ HBC vừa qua đời ba tuần lễ trước

Cụ Hồ Biểu Chánh làm cho tôi nhiều phen kinh ngạc. Lần thứ nhứt tôi kinh ngạc là khi được đọc lần đầu một cuốn tiểu thuyết của cụ.

Tôi không ngờ ở miền Nam lại có một nhà văn hấp dẫn tới cỡ đó. Lời văn nhẹ nhàng giản dị nhiều khi có vẻ chất phác thiệt thà nhưng coi không chán, đọc không mỏi. Tả cảnh gọn gàng mà linh động. Tả tình sâu sắc mà oái oăm.

Câu chuyện không hoang đường vì phần nhiều là lấy trong đời sống của mọi người và đóng khung trong hoàn cảnh Việt Nam, nhứt là ở miền quê Nam Bộ.

Chưa để chưn vào Nam Bộ mà tôi đã có cảm tình với những người dân quê miền Lục Tỉnh. Đàn ông thì chất phác cởi mở, đàn bà thì đằm thắm hiền hòa.

Họ thương nhau trong đạo nghĩa vợ chồng, cha con, anh em, chòm xóm, bạn bè. Ngoài ra họ còn thương buội tre, khóm mía, thửa ruộng, bầy trâu. Họ là những người dân lành nhưng có những kẻ không cho họ sống yên ổn.

Đó là những ông điền chủ, những thầy hương quản, hương hào, những ông cai tổng, những quan lớn, bà lớn, công tử và công nương – Họ ỷ có quyền thế trong tay, có nhiều tiền lắm bạc và họ cứ nhè đám dân lành mà ăn hiếp.

Kẻ hiền lành phần nhiều là nhẫn nhục nhưng chỉ nhẫn nhục tới mức độ nào thôi. Quá mức độ đó họ phản ứng lại và gây ra đủ thứ tai vạ mà họ phải gánh chịu.

Nhưng tác giả là người nhân hậu nên kết cuộc vẫn cho chánh thắng tà, thiện thắng ác, kẻ ở hiền rồi lại gặp lành làm cho độc giả say mê và thỏa mãn. Cố nhiên sau khi đã đọc một cuốn, tôi còn phải kiếm đọc thêm nữa để có được những nhận định như trên.

Cảm tưởng chung là tác giả đã sống nhiều, đã thấy nhiều, đã hiểu nhiều về phong tục tập quán của người dân, đã thật lòng thương yêu họ nên mới nói về họ một cách tận tường thấu đáo với một nghệ thuật vững chắc và một bút pháp khá tinh tinh vi.

Nhiều khi tác giả cũng mượn ý, mượn chuyện ở những tiểu thuyết Pháp nhưng tất cả đều được biến hóa và lồng trong khung cảnh Việt Nam với những cảnh trí, ngôn ngữ, phong tục và nếp sống Việt Nam.

Trong khi những người cầm bút của thế hệ Hồ Biểu Chánh ở đất Bắc còn mượn lời, mượn ý, mượn cả cú pháp và lề lối hành văn ở Tây Phương thì cụ đã đi xa hơn một bước và đã sáng tác với những chất liệu Việt Nam, đặc biệt là chất liệu Việt Nam Nam Bộ, hỏi làm sao tôi không kinh ngạc được?

* * *

Điều kinh ngạc thứ hai là khi tôi được biết Biểu Chánh chỉ là một bút hiệu mà tên thật của Cụ là Hồ văn Trung, một ông Đốc phủ sứ, một ông Quận Trưởng, một công chức cao cấp của Tây.

Tôi đã sống ở đất Bắc, đã nghe người ta nói nhiều và chính cũng đã có kinh nghiệm bản thân về các quan Huyện, quan Phủ, cụ Án, cụ Tuần, cụ Thượng nhưng “Dân chi phụ mẫu” mà hầu hết là cha ghẻ mẹ ghẻ của dân, hống hách không ai bằng, tham nhũng không ai bằng, hối lộ không ai bằng và độc ác cũng không ai bằng.

Tôi hết sức kinh ngạc mà thấy ở một ông Đốc phủ lại có thể có một tâm hồn nhân hậu và khả ái như tâm hồn của nhà văn Biểu Chánh. Hay là ông có một tâm hồn thứ hai? Khi viết văn, ông khác và khi làm quan, ông lại khác.

Té ra “tuy hai mà một. dầu một mà hai”. Khi ông làm quan cũng như khi ông viết tiểu thuyết, ông chỉ có một tâm hồn, một tâm hồn liêm khiết nặng tình thương đối với đám dân lành và luôn luôn chống đối bọn cường hào ác bá.

Nhưng ông vốn là con người thuần lương chất phác, lại sống trong khuôn khổ của giai cấp thống trị nên thoát sáo, phá lệ, chưa thật sự hòa mình vào với dân tộc, còn tha thiết với địa vị “phụ mẫu chi dân” đối với hạng nghèo hèn yếu thế.

Chỉ có khác là ông muốn làm một người cha nhân từ, một người mẹ hiền hậu đối với các con. Ông hơn hẳn bọn “mặt sắt đen sì” nhưng cũng còn muốn duy trì chế độ huynh trưởng và cũng do đó mà ông không theo kịp đà tiến bộ của nhân dân để sẽ phải ăn năn và hối hận.

* * *

Lần đầu tiên tôi gặp cụ Hồ Biểu Chánh là khi cụ đã về hưu, có căn nhà ở Vĩnh Hội, tịch mịch u nhàn thích hợp với con người giản dị liêm khiết đã biểu lộ trong văn chương của Cụ.

Tôi không thất vọng mà còn sung sướng được biết thêm một bậc đàn anh mà tôi hằng kính mến. Tôi biết rằng cụ chỉ mới từ chức làm quan mà chưa từ bỏ nghề cầm bút.

Tôi đề nghị với cụ nên thâu góp lại đầy đủ mấy chục bộ Tiểu thuyết cụ đã viết cho tái bản với một hình thức tương đương với những cuốn sách của “Tự lực văn đoàn” hay của nhà sách “Tân Dân” gởi bán vùng trong nước, nhứt là phải lưu hành ở ngoài Bắc.

Từ trước đến nay, cụ chỉ lo sáng tác rồi giao cho nhà xuất bản muốn làm gì thì làm nên sách của cụ phổ biến ở giới bình dân thì nhiều mà hầu như vắng mặt ở ngay trong giới văn nhân và trí thức.

Do đó mà những nhà phê bình, những văn học sử gia thường không biết có cụ mà nói đến. Tôi có lẽ là người trước nhứt đã phê bình sự nghiệp văn chương của cụ nhưng tôi còn muốn có nhiều người để mắt, để lòng tới nó.

Do đó mà tôi thấy phải cho nó một hình thức hấp dẫn để người ta phải chú ý.

Tôi tiếc rằng ý kiến của tôi được cụ tán thành nhưng không được cụ thực hiện.

Sau tôi mới rõ là cụ không có ngày giờ và tâm trí để làm việc đó. Vì cụ mắc theo đuổi một việc khác mà cụ cho là quan trọng hơn.

Cụ rủ tôi viết cho tạp chí “Đại Việt” và “Nam Kỳ tuần báo”. Tôi nhận lời hợp tác với cụ vẫn tưởng rằng đó là những tờ báo riêng của cụ. Té ra đó là những tờ báo xuất bản do tiền trợ cấp của sở Thông Tin Tuyên Truyền Pháp. Hồi đó vào khoảng đầu thế kỷ thứ hai.

Pháp đã thất trận. Pétain ký giấy đầu hàng. Quân đội Thiên Hoàng đã đóng ở biên giới và áp lực của Nhựt đã bắt đầu làm chánh quyền thực dân rung rinh và lo sợ.

Họ muốn ru ngủ dân tộc mình bằng đại học Thánh Hiền để tăng cường chủ nghĩa Pétain là một chủ nghĩa đầu hàng với những luận điệu giả nhân, giả nghĩa để hoặc chúng mê dân.

Cụ Hồ Biểu Chánh vốn là một người thật thà, không phải là một nhà thơ uyên bác nhưng rất thích cái trật tự phong kiến mà phần nhiều đều cho là trật tự của nhà Nho.

Cụ muốn củng cố cái trật tự đó để tất cả đều được sống trong khuôn khổ của Tam Cang ngũ thường. Quan thì thương dân, dân thì sợ quan. Giàu thì giúp nghèo, nhưng nghèo phải an phận, không tranh đấu, không lộn xộn để sống lại trong đời Nghiêu, Thuấn.

Cụ thì muốn thế nhưng Tây thì chỉ muốn duy trì trật tự và an ninh để cho họ dễ cai trị trong một hoàn cảnh rất khó khăn.

Do đó mà cụ Hồ Biểu Chánh đã vô tình mắc lưới của thực dân sau khi cụ vẫn được tự do viết lách trong suốt đời làm quan của cụ.

Hồi đó thực dân chỉ mới mua được ngày giờ và những khả năng của cụ. Bây giờ chúng đã chi phối được tâm hồn và tình cảm của cụ.

Cụ vô tình mắc bẫy mà cụ không hay. Ngược lại, cụ cho rằng thực dân đã thua trí cụ. Họ bỏ tiền, bỏ bạc ra cho cụ làm báo để khôi phục nền luân lý của nhà Nho.

Ngoài hai tờ báo nói trên, cụ còn viết 1 bộ tiểu thuyết đặt tên là “Cư Kĩnh” và hợp tác với cụ Đặng Thúc Liêng viết 1 cuốn sách lấy tên là “Pétain cách ngôn, Á Đông Triết Lý”.

Cả 2 cuốn sách dều được giải thưởng văn chương Alexandre de Rhodes đầu năm 1945, cố nhiên là giải thưởng văn chương do Phủ toàn quyền đặt ra và giá trị của nó cũng tương đương với giá trị của những giải thưởng văn học của Triều đại nhà Ngô.

Thế là dầu muốn, dầu không, cụ Hồ Biểu Chánh đã ký một bản giao kèo với thực dân để chịu chung số phận với họ.

Trong số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có một bộ lấy tên là “Tỉnh Mộng”. Nhân vật của cụ tỉnh mộng dễ hơn cụ vì cụ sống trong mộng mà cụ tin rằng cụ sống thực. Cụ thương nước thương dân nhưng thật sự cụ còn mơ hồ về tình dân, nỗi nước.

Cụ cũng chưa biết phân biệt đâu là thù, đâu là bạn. Nhiều khi vô tình cụ đã coi thù như bạn và xem bạn như thù. Người tây khéo lắm. Họ có cách đối xử làm cho cụ vừa lòng. Họ cũng biết lấy những lời đường mật để hứa với cụ và để cho cụ say mê. Cụ thật thà tin họ và để cho họ lợi dụng một cách dễ dàng.

Còn đối với dân, cụ thấy họ hiền lành thì cụ thương, thương như cha mẹ đối với con, nhưng tới khi họ làm dữ thì cụ ghét. Thật ra họ chỉ hiền lành khi họ không thể làm dữ được vì trên còn có làng, có quận, có “quan lớn” chủ tỉnh là người Tây và còn có khám đường, có lính và có súng.

Nhưng khi họ thấy tất cả hệ thống chánh quyền của thực dân đều rung rinh và đổ vỡ thì họ phải làm dữ để khôi phục độc lập cho đất nước để thay đổi số phận của họ.

Do đó mà họ không thể ngồi yên được để nghe “cách ngôn” của Pétain hay học Triết lý Á Đông theo sự giải thích của những người như cụ. Cũng do đó mà họ đã hưởng ứng Phong Trào “Thanh niên Tiền Phong” và dùng danh từ “Việt gian” để gọi những kẻ đi ngược với phong trào.

Hồi đó cụ Hồ Biểu Chánh đã kiếm gặp anh Nam Đình và hỏi: “Có thể có một phong trào thanh niên thay thế cho T.N.T.P. và có một danh từ nào thay thế cho hai chữ “Việt gian” không?”

Thật thà đến thế là cùng. Cụ là con người ôn hòa cho nên cụ không thích những cái gì bạo động và dữ dằn. Do đó cụ không thể hưởng ứng được với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và không thể đứng trong hàng ngũ kháng chiến của nhân dân.

Cũng do đó mà cụ phải kết hợp với những phần tử ôn hòa phần nhiều đều trong thành phần giai cấp của cụ.

Cụ vốn là bạn thân của Bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh. Cụ tán thành đường lối ôn hòa của Bác sĩ mặc dầu ông nầy đã bị thực dân xí gạt. Ông tức tối mà phải treo cổ tự sát để phản đối thực dân. Ông đã tỉnh mộng.

Cụ làm đổng lý văn phòng cho ông, cụ cũng tỉnh mộng và từ đó nhứt định ở ẩn để viết văn. Và cũng từ đó người ta lại hoan nghinh cụ và đua nhau thưởng thức văn tài của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

Tôi tiếc rằng mình không được gần cụ những ngày chót để được nghe tâm sự của cụ nhưng tin chắc rằng cụ đã thấy phần nào sự thật về rất nhiều vấn đề, mà giúp cho con nhà cầm bút có thái độ thích ứng trong những giờ phút quyết định của dân tộc và lịch sử.

Bài học Hồ Biểu Chánh khỏi cần có kết luận. Hình bóng người quá cố vẫn phảng phất trong ký ức của tôi.

XX. – ĐỖ THIÊN THƯ st

TRÍCH MỘT SỐ CÂU HỎI
TRONG KINH VIÊN GIÁC

Nhiều người vẫn nghe nói rằng Kinh “cao” lắm, chỉ để dành cho các bậc tu hành đọc, người thường không thể đọc nổi. Có người thì cho là Kinh viết bằng ngôn ngữ của người cách đây đã hơn 2.550 năm, người thời này đọc không thể hiểu được, nên chẳng trách vì sao người thời nay không thể nương Kinh mà tự tu, chỉ trông cậy vào các bậc tu hành hướng dẫn cho. Nhưng xem ra. Tu sĩ thì đông mà người chứng đắc quá hiếm hoi, như thế biết nương vào đâu? Hay là thôi thì cứ sống tốt, ăn chay, làm phước để tích chút phước đức, dù có kiếp sau hẳn cũng không đến nỗi. Như vậy có lẽ cũng đủ rồi. cần gì phải đọc Kinh sách? Tất cả những suy nghĩ trên đúng hay sai? Chúng ta có nên theo họ hay không? Tốt hơn hết là chúng ta thử đọc một vài đoạn Kinh xem ngày xưa các vị tu hành đã thắc mắc và chất vấn Phật như thế nào? Ngôn ngữ có giống chúng ta hay khác.

Kinh VIÊN GIÁC được Phật gọi là “Tròng con mắt của 12 Bộ Kinh, Các Đức Phật trong 10 phương đều nói Kinh này. Các Đức Phật trong 3 đời đều bảo hộ Kinh này”. Chúng ta xem Phật dạy gì trong đây.

Trước hết, ngay phần Tự, ta thấy được thái độ của người chuẩn bị giảng pháp và người nghe giảng: Phật nhập Chánh Định và các Bồ Tát hội họp tại đó cũng đều nhập Chánh Định. Và Chánh Định được giải thích là: “Nơi an trụ của chư Phật cũng là chỗ thanh tịnh sáng suốt của chúng sinh”. Như vậy ta học được thái độ trước khi nghe Kinh, đọc Kinh là phải lắng cái Tâm, phải an tịnh. Một điều cần lưu ý thêm là nếu chúng ta đọc mà không tập trung, đầu óc còn bận bịu tính toán làm ăn, hay đọc vì mục đích cao, thấp, hơn, thua... thì chắc chắn sẽ không hiểu được gì.

Mở đầu, ta thấy Đức Phật không tự mình bắt đầu giảng nói, mà đợi cho đại chúng thắc mắc rồi Phật nương đó mà trả lời.

Nếu chúng ta không quá dễ dãi đặt trọn niềm tin nơi Đạo Phật, không cần biết điều gì khác thì hẳn cũng thắc mắc không khác các Bồ Tát đang hỏi Phật: Tu Phật là để được Thành Phật. Nhưng làm thế nào để Thành Phật? Nên tu như thế nào? Ngài VĂN THÙ xin Phật giải thích:

1/- Nhơn địa tu hành thanh tịnh của Như Lai

2/- Các vị Bồ Tát đã phát tâm Bồ Đề rồi, làm sao xa lìa được các vọng, để các chúng sinh không đọa tà kiến?

Qua hai câu hỏi, chúng ta thấy rõ ràng họ đi thẳng vào vấn đề, không úp mở, không hỏi những vấn đề mơ hồ như thần thông, phép mầu, mà hỏi cách thức tu hành của Như Lai cũng như cách nào để lìa vọng, để không đọa tà kiến.

Sau khi Đức Phật giải thích là: “Do chúng sinh mê lầm, điên đảo hiện ra Thân và Tâm rồi chấp nhận cái Thân tứ đại giả hợp là Mình. Chấp nhận các vọng niệm sanh diệt duyên theo bóng dáng của Sáu trần là Tâm của mình, do đó mà phải chịu Sinh tử Luân Hồi. Tất cả là do VÔ MINH, nên Nhơn địa tu hành của Như Lai là tu theo VIÊN GIÁC, nghĩa là BIẾT CÁC PHÁP ĐỀU HƯ HUYỂN NHƯ HOA ĐỐM GIỮA HƯ KHÔNG thì không còn Luân Hồi và cũng không có người chịu sanh tử luân hồi”

Qua CHƯƠNG 2, ta thấy các Bồ Tát hỏi:

1/- Nếu biết các pháp đều Như Huyển, Thân Tâm này cũng là Huyển thì cần gì phải tu? Tại sao còn phải dùng cái “huyển” trở lại “tu pháp huyển” làm gì?

2/- Nếu các pháp hư huyển đều diệt hết thì Thân Tâm này cũng diệt. Nếu Thân tâm này đều diệt thì lấy ai tu hành mà gọi là “tu pháp Như Huyển”?

3/- Nếu các chúng sanh không tu hành, vẫn ở mãi trong cảnh sanh tử huyển hóa mà chẳng tự biết thì làm sao dẹp trừ các tâm vọng tưởng để được giải thoát Sinh Tử Luân Hồi?

Nếu là chúng ta, có lẽ thắc mắc cũng không thể khác hơn. May mắn thay, các Ngài vửa hỏi, vừa đặt vấn đề để chúng ta hiểu thêm là: Dù biết các pháp đều là hư huyển, nhưng “Nếu các chúng sanh không tu hành, vẫn ở mãi trong cảnh sanh tử huyển hóa mà chẳng tự biết thì làm sao dẹp trừ càc tâm vọng tưởng để được giải thoát Sinh tử Luân Hồi”. Bởi phải đâu nghe nói Huyển rồi bỏ hết mọi việc là xong?

Phật giải thích là “Tất cả những cảnh vật huyển hóa của chúng sanh đều sanh trong Tâm VIÊN GIÁC mầu nhiệm của Như Lai. Các pháp hư huyển có sanh diệt mà tánh Viên Giác không diệt. Cũng như hoa đốm hư huyển có hoại diệt mà tánh hư không chẳng hề hoại diệt. Khi các huyển cảnh diệt rồi thì cái Huyển Tâm của hành giả cũng theo đó mà diệt luôn. Khi các huyển đều diệt hết thì cái tâm Viên Giác không vọng động tự hiện. Các vọng huyển bị diệt hết rồi mới gọi là Viên Giác”

Phật chỉ luôn 5 giai đoạn phải xa lìa cho đến rốt ráo, gọi là “Dùng Huyển để diệt Huyển như người kéo cây lấy lửa. Dùng hai miếng củi tre cọ xát nhau cho đến khi sinh ra lửa, lửa trở lại cháy hai miếng tre cho đến củi tàn, tro bay, chỉ còn đất trống. Không cần tuần tự, chẳng cần phương tiện gì”

Phụ Bản I

Các Bồ Tát lại hỏi: Khi nghe pháp “Ly Huyển tam muội” tâm sinh mê muội, không biết làm sao để hạ thủ công phu, vì không có phương tiện chân chánh và suy nghĩ chân chánh thì không thể ngộ nhập được Viên Giác. Các Ngài xin Phật chỉ: Phải tu hành thế nào? Phải tư duy làm sao? Phải an trụ và giữ gìn như thế nào?

Phật bày cho các phương tiện:

1/- Trước hết phải Y theo pháp “Chỉ của Như Lai.
2/- Giữ gìn Giới cấm kiên cố
3/- Sắp xếp đồ chúng cho yên ổn
4/- Ở chỗ thanh vắng
5/- Phải suy nghĩ như sau:

Tức là muốn tu hành thì phải theo trình tự: Trước hết phải dừng cái Tâm. Phải giữ GIỚI. Phải sắp xếp hoàn cảnh cho yên ổn, không bị quấy rầy để có thể dồn hết thời gian mà tư duy. Hai đề tài chính để Tư Duy là QUÁN THÂN NHƯ HUYỂN và QUÁN TÂM NHƯ HUYỂN, bởi vì đây là hai pháp chính yếu mà bất cứ người tu nào cũng phải Soi, Quán thật kỹ.

Sau khi phân tích về Thân và Tâm, để chỉ cho người Quán biết đó chỉ là những pháp hư huyển, Đức Phật định nghĩa về Phàm phu, Bồ Tát và Phật như sau: Người chấp Thân, Tâm huyển cấu gọi là phàm phu và người lìa được thân tâm cấu huyễn gọi là Bồ Tát. Khi các huyển cấu hết, pháp đối trị, trừ đối trị cũng không còn, các vọng hoàn toàn diệt thì gọi là Viên Giác hay Phật. Khi Tánh Viên Giác hiện ra thì Tâm thanh tịnh nên Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức đều thanh tịnh. Phật tóm tắt và dạy các Bồ Tát nên theo thứ lớp như thế mà tu hành.

Các Bồ Tát lại hỏi:

1/- Nếu tất cà chúng sanh đã thành Phật từ xưa đến nay sao lại có tất cả Vô Minh để trở lại làm chúng sanh?
2/- Nếu chúng sinh sẵn Vô Minh thì duyên gì Đức Phật lại nói chúng sinh đã thành Phật từ vô thỉ?
3/- Nếu chúng sinh đã thành Phật về sau lại sinh ra Vô Minh vậy các đức Như Lai đã thành Phật chừng nào trở lại phiền não nữa?

Cứ mỗi lần Phật giải thích xong, các Bố Tát lại nêu thắc mắc cho tới khi thông suốt thì mới xin Phật chỉ dạy cách thức tu hành.

Phạm vi bài này không nhằm đi sâu vào Kinh VIÊN GIÁC, chỉ muốn nêu ra một số câu hỏi, đáp trong kinh để chúng ta thấy:

1/-Mỗi quyển Kinh đều là những lời hỏi đáp về con đường tu Phật, như vậy, thay vì đọc rồi suy nghĩ cho kỹ để tìm hiểu, chúng ta lại mang ra tụng ê a theo chuông, mõ, có nơi còn gia thêm chập chõa, phèn la, trống… liệu có ích lợi gì không?
2/- Các vị thời xa xưa, muốn tu hành phải tìm hiểu thật kỹ mới phát tâm, còn thời nay chúng ta phát tâm đi tu khi chưa hiểu gì về Đạo Phật, liệu cái phát tâm như thế có chân chính không?
3/- Qua những câu hỏi, chúng ta có dịp so sánh trí huệ của những người tu hành cách đây trên 2.550 năm so với con người văn minh của thời đại khoa học chúng ta, xem chúng ta có sáng suốt hơn họ hay không, hay là đôi khi còn ngược lại?
4/- Nội dung Kinh như thế có “cao” như lời đồn đại, và có thay đổi cái nhìn của ta về Kinh không?

Tất nhiên, không thể chỉ cần đọc qua mà có thể hiểu những gì Kinh viết, hoặc cho Kinh là chân lý, không thể sai, chúng ta chỉ cần chấp nhận những lời giải thích sẵn là đủ. Thật ra, những câu hỏi được ghi lại trong Kinh là của những người đã có quá trình nghe Phật giảng. Nếu không muốn nói đó là của những vị đã chứng đắc phương tiện viết lại để hướng dẫn người sau... Do đó khi đọc Kinh không nên cứ thế mà tin, vì không sinh ra sự hiểu biết của chính mình, mà buộc ta phải tư duy để tìm xem theo ý ta thì những lời Phật dạy có đúng lý hay không? Có chấp nhận được hay không? Cho đến khi thấy chấp nhận được, thì phần tiếp theo là hướng dẫn cách thực hành, phải Ngồi Thiền như thế nào? Quán soi những gì? Nếu ta muốn tu theo quyển Kinh nào thì cố gắng thực hành theo những lời dạy trong đó, một mặt đọc thêm nhiều kinh khác để bổ sung sự hiểu biết, vì mỗi cuốn Kinh dù đồng nói về con đường tu hành, nhưng giảng giải bằng nhiều cách và do muốn thu nhiếp nhiều căn cơ không giống nhau, nên Kinh nào cũng nói “đây là Kinh cao nhất”, để người nào thấy Kinh nào hợp với mình thì dùng đó để tu tập. Kinh cũng đồng thời nêu ra những chướng ngại hành giả sẽ gặp, để người tu có thể tự kiểm tra lại hành trì của mình xem đã đúng hay chưa?

Tóm lại, thời này Phật không còn tại thế. Các vị Giác Ngộ có xuất thế thì cũng không có rầm rộ khua chuông gióng trống hay làm PR ầm ỹ, vì họ không có mục đích mưu cầu danh, lợi. Ngược lại, những kẻ giả danh thì tìm đủ thứ cách để “mượn đạo tạo đời”. Do đó, cứ nhìn cuộc sống của một số vị đang lớn tiếng rao giảng Đạo, ta sẽ thấy tài sản họ ngày càng tăng lên theo cấp số nhân đến báo chí còn phải xem họ như bậc thầy trong kinh doanh, vì thấy họ khéo léo lồng kinh doanh vào đạo một cách siêu lợi nhuận, tận dụng lòng tin Phật của những người thiếu sáng suốt! Trong khi đối chiếu với các Tổ và các vị tu hành chân chính, kể cả Đức Thích Ca, ta thấy các Ngài một đời chỉ “một Y, một Bát”! Vì thế, cách hay nhất là chúng ta nên nương theo Kinh để mà hiểu, mà hành mới không sợ bị lừa! Nếu chúng ta còn hoang mang trước những người không ngại Vọng Ngữ, tự xưng là “Phật, là Bồ Tát tái thế”, e rằng nhỡ đúng là các Ngài mà tỏ vẻ bất kính thì mang tội… xin đọc đoạn Kinh Lăng Nghiêm nói về điều đó như sau:

“Anan, ta có dạy các vị Bồ Tát và A La Hán: sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải thị hiện thân hình trong đời mạt pháp để cứu độ các chúng sanh đang trầm luân. Hoặc hiện làm Thầy Sa Môn, cư sĩ, vua, quan, đồng nam, đồng nữ, cho đến hiện đàn bà góa, kẻ dâm nữ, người gian giảo, kẻ trộm cướp, người thợ thịt, kẻ buôn bán... để lẫn lộn trong từng lớp người, chung làm một nghề nghiệp đặng giáo hóa chúng sanh trở về chánh đạo.

Nhưng các vị ấy quyết chẳng bao giờ nói: “Ta đây thật là Bồ Tát hoặc a La Hán vv... hay tỏ ra một vài cử chỉ gì làm tiết lộ sự bí mật để cho nguời ta biết mình là Thánh nhơn thị hiện. Chỉ trừ sau khi mạng chung rồi mới âm thầm để lại một vài di tích cho người biết thôi” .

Đó là cơ sở chắc chắn để ta có thể phân biệt đâu là chân sư, đâu là tà sư giữa rừng người giảng pháp hiện nay.

Tóm lại, Kinh không phải để đọc, mà là những bài tập thực hành từ thấp lên cao và những lời dặn dò để người tu không bị nhầm lẫn khi gặp các hiện tượng khác thường do cái Tâm bị dồn nén làm ra. Kinh cũng không phải là tài liệu để nghiên cứu, nên trong Đạo Phật không có “học giả” mà chỉ có “hành giả” tức là người vừa đọc, vừa thực hành. Có như thế thì từng bước mới hiểu thêm. Chỉ có mỗi việc Xả những dính mắc ở Tâm mà Phật bày ra bao nhiêu phương tiện. Nào là Độ Sinh, nào là Quả vị, rồi Đông Phương, Tây Phương, Phật Quốc, Niết Bàn… để cho người nào ham thích cảnh giới nào thì cố gắng hành trì để đạt được, vô hình chung sẽ bớt được cái Khổ vùi dập cho cuộc sống ngắn ngủi được an vui. Nếu có qua kiếp khác càng tốt đẹp hơn. Đó là mục đích của Đạo Phật. Không phải là quả vị, cũng không phải là để thành ông thánh, ông Phật, ngồi trên tòa sen cứu nhân độ thế… để người hiểu sai sống ở cõi trần mà cứ mơ mộng về cõi nào ở đâu xa vời, bỏ quên cuộc sống thực tế với trách nhiệm của một con người với gia đình, với xã hội, với cuộc đời! Một cuộc sống an vui giữa dòng đời xáo trộn, phiền não, đau khổ, sinh tử... Đó là những gì mà lời Phật qua Kinh muốn đưa người tu học đạt tới vậy.

Tháng 5/2010

Tâm-Nguyện

Con gái tuổi Canh Dần,
vẫn còn chịu tiếng oan.

T ừ đầu năm âm lịc h đến nay , tại các bệnh viện phụ sản trên toàn quốc, các nhà bảo sanh tư nhân, tại các bà mụ vườn... không biết có bao nhiêu em bé gái đã chào đời. Rồi bao nhiêu em bé gái dễ thương nữa lần lượt chào đời cho đến ngày cuối cùng của cái năm âm lịch này. Trong toàn bộ những em bé gái này khi trưởng thành sẽ có bao nhiêu em phải ngậm cay nuốt đắng vì phải ôm cái năm tuổi của mình là năm “con cọp”. Nhưng đặc biệt hơn hết lại con cọp họ “canh”, canh cô mồ quả, tức năm Canh Dần oan nghiệt.

Không biết xuất phát từ bao giờ, mà người ta vẫn cứ áp đặt con gái tuổi Dần và nhất là tuổi Canh Dần lận đận lao đao về đường tình cảm, đường chồng con kể cả đường công danh sự nghiệp cũng không ra làm sao cả. Tôi đoán những lời tiên tri dỏm này có từ ngàn xưa, từ cái thời người dân mình phải ôm nguyên cái nền văn hoá của các “chú Ba” với đủ thứ nào là tam cương ngũ thường, quân sư phụ, rồi lại bị cả ngàn năm bóc lịch của “chú Ba” cho nên tuổi tác của người dân mình cũng phải mang thêm cái tên một con vật nào đó trong mười hai con. Người ta còn gọi là mười hai con giáp.

Thế rồi xã hội phát triển, để biết trước được tương lai sáng quắc hay tối mù, hoặc cái hậu vận phởn phơ hay là bị gậy, chính xã hội đã cho ra đời những ông thầy bói, và các ông thầy bói từ ngàn xưa đã ăn nên làm ra cha truyền con nối, đến tận bây giờ. Do từ những lời tiên đoán năm ăn năm thua, phước chủ may thầy có khi đoán đúng, khách hàng càng ngày càng đông. Trong xã hội nào cũng vậy, nghề thầy bói hình như có được ưu đãi đặc biệt. Khách hàng tự động truyền miệng lẫn nhau đồn đãi ông thầy này giỏi, ông thầy kia đoán đúng phong phóc. Cái sách lược marketing theo kiểu truyền khẩu không ngờ phát huy hiệu lực từ bao đời nay.

Thực ra cũng có những ông thầy bói đầu tư nghiên cứu tâm lý người đời có thể quán triệt một vài khía cạnh về đời sống con người sau đó triển khai qua lời giải đoán của mình và tạo được niềm tin tưởng của khách hàng. Ngoài ra còn có rất nhiều thầy bói dỏm, học lóm được vài chiêu rồi nổ khắp thiên hạ rằng ta đây là giáo sư tiến sĩ khoa “Sờ mai rùa”.

Trở lại với mười hai con giáp được đặt cho từng năm âm lịch. Mỗi năm được mang tên một con vật. Ví dụ năm nay là năm con cọp. Mười hai năm là mười hai Chi, năm cọp thuộc Chi Dần. Qua mười hai năm sau lại trở về năm cọp. Để dễ dàng phân biệt cọp nào trước cọp nào sau người ta đặt cho một từ khác trước chữ Dần, xin hiểu nôm na như cái họ của Dần. Tất cả có mười họ để không bị trùng lắp được gọi là mười Can.Vậy là người ta đặt ra mười Can và mười hai Chi. Mỗi năm mang một cái tên gồm Can và Chi, ví dụ năm nay là Canh Dần (Canh là Can; Dần là Chi). Như vậy phải sáu mươi năm cả cái tên gồm chung Can và Chi mới gặp lại nhau. Ví dụ năm Canh Dần lần trước cách đây 60 năm. Khi một đứa bé chào đời, năm sanh với hai thành phần Can và Chi chỉ là để xác định đứa bé được sinh vào năm nào. Chứ con cọp hay con mèo, Dần hay Tý, Canh hay Nhâm gì hoàn toàn không liên quan tới bất kỳ một khía cạnh nào của cuộc đời đứa bé.

Rất nhiều người khi mới nghe nói cô gái nọ tuổi Dần lập tức phang liền, lận đận lao đao lắm. Rồi nghe thêm chữ Canh nữa họ phang bổ sung nào là cao số nhiều chồng, nào là nạt chồng, lấn quyền chồng vv… Có biết bao nhiêu bà già đi hỏi vợ cho con trai, khi biết người con gái có tuổi Dần đều rút lui có trật tự. Thật là tội nghiệp cho người con gái nào mang phải tuổi Dần.

Nếu luận theo khoa Tử Vi, cuộc đời mỗi người còn dựa vào những yếu tố khác như tháng sinh, ngày sinh và giờ sinh, chưa hết còn dựa vào cung Phúc Đức để xem cái tốt và điều xấu trong cuộc đời một người sẽ phát triển như thế nào. Như vậy ai cũng như ai, tất cả mọi người đều hoàn toàn bình đẳng trước những yếu tố tạo ra con người đó. Nhiều người còn tưởng tượng thêm là nếu như một cô gái nào có tuổi Canh Dần mà lấy chồng có tuổi như Thân, Tỵ, Hợi, sẽ bị Tứ hành xung, không thế nào ăn đời ở kiếp được. Có người còn phịa thêm là hai người phải chia cách có khi phải kẻ còn người mất. Đây là trường hợp “cương” ẩu, nói bậy, nói bạ không hề có cơ sở khoa học.

Nhiều người như muốn bảo vệ cho cái lập trường mê tín dị đoan của mình, họ thường nói rằng “Thần linh có tin mới có”. Đây là lối lý luận hàm hồ, bắt người ta phải tin vào một cái tiền đề hoang tưởng để từ đó họ sẽ thuyết thêm những ý tưởng xằng bậy. Cái bức xúc ở đây là tại sao cũng có nhiều người tin vào cái xằng bậy đó.

Đó là cái mê tín, thường phát triển trong những cộng đồng có trình độ văn hoá khiêm tốn. Có người đặt vấn đề là tại sao có những người có trình độ văn hoá cao như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư cũng tin vào những chuyện đồng bóng, bói toán, bùa ngải... Xin trả lời ngay rằng những người đó tuy có học vị cao nhưng văn hóa rất kém. Họ không thuộc nhóm giỏi trong ngành nghề của họ. Cụ thể những bác sĩ, kỹ sư, dược sĩ đó ngày xưa khi tốt nghiệp họ chỉ đạt ở vị trí thấp nhất.

Cũng có người lý luận rằng những chuyện tuổi tác xấu, kỵ với người này người nọ thường được ông bà cha mẹ ngày xưa tin tưởng rồi, bây giờ con cháu cũng phải tin như vậy. Tôi thấy quả là không ổn. Trong mọi tầng lớp xã hội nào cũng có người khôn kẻ dại. Ở cái lớp tuổi của những bậc tiền bối cũng có kẻ khôn người “mát”. Chúng ta những kẻ đi sau không chấp nhận những cái kiểu tin mù quáng, sai trái của người đi trước để lại.

Tại hầu hết các đám tang, khi tẩn liệm người chết, mấy ông thầy cúng, trong lúc tẩn liệm thường bảo những người tuổi này… tuổi này (Tý, Sửu, Ngọ, Thân… gì đó) phải đi ra ngoài cho khuất cái con mắt của… người đang nằm ngay đơ cán cuốc kia vì kỵ tuổi, làm cho nhiều bà con phải ra ngoài ngồi khóc vì không được thấy mặt người thân vào giờ phút chót. Tôi thấy cái này hết sức bá láp. Những ông thầy cúng lúc đó hoàn toàn không còn dựa trên triết lý cao siêu của Phật giáo mà họ chỉ dựa vào tập tục xưa cũ rồi bày đặt đốt nhang, đánh chuông leng keng theo kiểu hành lễ trong chùa, người dân hiểu lầm cho rằng đó là Phật dạy. Xin nhớ cho, trong tất cả các kinh Phật không hề nói tới vụ kỵ tuổi này.

Trở lại cái tuổi Canh Dần của con gái. Người viết đã từng tiếp xúc với những cặp vợ chồng có bà vợ có tuổi Canh Dần. Những bà xã này đến ngày hôm nay chắc chắn lên hàng 6 rồi, và cũng chỉ còn lớp các bà này thôi vì không còn đâu lớp tiền bối đang sống với tuổi 120. Những hoàn cảnh xảy đến cho từng gia đình cũng giống như những cặp vợ chổng có bà vợ mang tuổi khác. Cũng có ly dị, có êm ấm, có bà ở vậy, có bà trở về cuộc sống cô đơn sau khi tiễn đưa ông chồng về nơi chín suối. Nhiều bà Canh Dần có chồng làm ăn hết sức giàu có, con cái đi học và làm việc ở nước ngoài, có bà cùng chồng giữ vị trí cao trong xã hội… Đủ hết. Đủ mọi hoàn cảnh. Những người trong nhóm tuổi khác cũng vậy. Không nên tạo ra một thành kiến rồi đưa ra kết luận về tuổi Dần như vậy, và hình như từ trước đến giờ chỉ có tuổi Dần, và nhất là Canh Dần phải chịu oan uổng mà thôi.

Trong suốt cuộc đời một con người dù ít dù nhiều cũng có những rủi ro, những trở ngại, bệnh tật này nọ, xung đột, phân tán rồi cũng có những lúc cuộc sống trở nên sung túc, hanh thông mọi việc không dành riêng tuổi nào với tuổi nào. Một phụ nữ được sinh ra khi còn trẻ học tập thành đạt để xây dựng thành con người tốt trong xã hội thì tự nhiên sẽ có được việc làm tốt để kiếm sống và sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Ngược lại một người phụ nữ không có quá trình tu thân rèn luyện sẽ không có nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống, và không thể đổ lỗi cho năm tuổi được sinh ra.

¨ Dương Lêh  

Tạp bút

MƠ ƯỚC

Trang Khanh

Tôi vẫn mơ ước có miếng đất bé tẹo để trồng cây chơi, bé tẹo mà cũng không được, căn hộ chỉ có hai cái balcons lại rất tí hon.

Nhưng đã mê trồng cây cảnh thì vẫn trồng thôi. Cây này chết tôi trồng cây khác.Tôi đã trồng bao nhiêu thứ rồi nhỉ?

Này sen là thứ tôi mê nhất, mua củ về trồng từ cái thời nhà vườn mới phát minh ra cái vụ sen trong chậu, với giá 500.000đ/chậu, tiệm Út Tài, đường Nguyễn Trãi, tôi đâu dám hy sinh một số tiền ghê gớm vậy, nếu quy ra giá vàng lúc đó thì còn ghê hơn nữa.

Thế là tôi đi chợ, chờ mùa củ sen, mua ngay mấy củ còn chồi, về chôn trong chậu nước, đất bùn thì phải đi tận Bình Chánh, Lê Minh Xuân, lội xuống ruộng cuốc về. Cây cũng lên lá đẹp, nhưng hoa thì tuyệt đối không và không, có lẽ balcon nhà tôi nằm dưới balcon nhà người, mất hết nắng sáng lẫn nắng trưa, chỉ còn cái nắng chiều điên khùng, cây nào mà sống được.

Quả vậy, cây nào mà sống được, qua bao đời sen, súng, lan và vô số hoa lá thập cẩm, nay tôi còn mấy cây mai, mấy cây trâm ổi. Tội nghiệp cây cối nhà tôi, nóng thì tưới, mà tưới thì chết vì úng thủy, mới mất hết mấy cây trâm ổi quý hiếm, không biết tìm giống lại, bao giờ mới tìm ra?

Trâm ổi, cây xinh mà lại rẻ tiền, có chết cũng ít hao. Tuy vậy tiếc cái cây đứt ruột, chớ đâu phải tại tiếc tiền, Những cây màu trắng, sưu tầm từ ngoài Huế, nay đang ngắc ngoải, những cây màu hoa cà, tìm kiếm từ Long An sao khó nuôi vậy, gần tuyệt chủng tại nhà tôi.

Mấy hôm nay đi lùng sục mấy vườn cây tìm Trâm ổi. Đi Long An, không tìm ra màu nghệ, nhưng cũng may lần trước thu hoạch được cây màu hồng, đang sống tốt.

Hôm qua đi Gò Vấp, may được hai chậu vàng tươi. Thôi, tạm an ủi, đi cũng có gì mà mang về chứ!

Hồi này bà con trồng cây quả làm cây cảnh, cũng rất hay. Nhà vườn bán nhiều chậu ớt xiêm, và nhất là bầu hồ lô, tuy nhiên tôi quan sát kỹ thì không thấy trái, cũng như tôi trồng thôi.

Nhưng tôi đã nhanh chóng thay đổi rồi. Chiều nay, nhổ hai dây bầu trồng từ hôm trước tết, tôi thay vô bằng mấy hột bí rợ, loại tí hon. Còn mấy chậu Trâm ổi bị chết, thì rãi hột ớt với hột cà chua vô rồi.

Một tuần sau khi gieo, mấy hột bí, hột ớt, hột cà nay đã lên mầm. Nhưng chờ chúng nó hay ăn chóng lớn thì cũng còn hơi sốt ruột, Tôi nhanh chóng thỉnh hai cây ớt xiêm về.

Ớt Xiêm cũng có hai loại khác nhau, khi còn non, có loại trái xanh và loại trái trắng, cả hai sẽ đều chín đỏ khi già. Cái loại ớt xiêm màu trắng, vỏ mỏng (ớt chỉ có vỏ và hột thôi, chớ còn có gì nữa đâu), tôi nói chơi là ớt lụa, liên tưởng tới cái thứ mít, dở nhất trên trần đời được gọi là mít lụa.

Mít thì mong cho có múi dày mà ăn, ai mong chi lụa là, vậy mà trời vẫn sinh ra cái thứ mít chỉ có hột và xơ, cái hột được bao bởi một lớp, không bíết gọi là gì, một lớp bao, mỏng tanh, ai đó văn vẻ, gọi là lụa, hết ý. Lâu lâu mua nhằm cái thứ mít này, có đường lỗ vốn.

Trở lại chuyện cây ớt trắng, nhớ có năm nào,tôi tới nhà một người quen bên Thanh Đa, nhà villa mà, rộng rãi, mát mẻ. Tôi đi lòng vòng coi ngó đám cây cảnh, phát hiện một cây hoa rất đẹp . Đứng xa xa nhìn, cây cũng khá cao, vượt đầu người (đầu tôi cao hơn 1m 60), lá cây nho nhỏ, xanh mướt, hoa đơm đầy cây. Thứ hoa gì màu trắng, từng búp nhỏ, cứ như ngọn đèn trang trí lễ hội, đẹp thật. Tôi hỏi chủ nhà, thì ra không hoa gì cả, ớt thôi, ớt xiêm non, màu trắng. Đứng xa nhìn không rõ, với lại, tôi đâu nghĩ là ớt cao hơn đầu mình. Nhưng phải nói là cây đẹp lắm.

Hôm nọ, chạy chơi qua quận 2, qua cầu Saigon, quẹo vô đường bên tay mặt, dọc theo lề đường, nay mọc ra nhiều điểm bán cây cảnh, tôi kiểm tra liền, bỏ qua uổng lắm. Phát hiện hai chậu ớt xiêm nói trên, hai chậu đỏ rực, trái chín rồi, tôi thỉnh ngay một chậu. Xe nhà tôi chở được chừng đó thôi, mà vườn nhà tôi cũng không rộng rãi gì.

Về chăm sóc, đầu tiên là để nó yên, sợ cho ăn uống tẩm bổ, nó lại mau chết. Rút kinh nghiệm đám Trâm ổi yêu quý. Đương nhiên là có tưới nước, quan sát từ từ, cây không ra thêm lá mới, lá cũ thì vàng dần dần và rụng. Trái thì khô dần đi, tất nhiên rồi, cái thứ vỏ lụa ấy, chịu sao nỗi mùa nắng này. Vẫn thương cây ớt, vẫn chăm tưới, và hái trái khô lấy hột ra gieo tiếp.

Cây không phụ lòng người, thì ra tập tính tăng trưởng của ớt là sau một đợt ra trái, cây mới lấy sức lại, và mọc thêm cành mới.

Nay cây ớt trông xanh tươi, mơn mởn, nhưng lại có đám rệp sáp thèm lá non, đến quậy. Tôi lại chạy thầy chữa thuốc, đâu sợ đám rệp nhí. Vậy là phun phun xịt xịt, thuốc sinh học, cũng công hiệu.

Trong khi tìm thấy chạy thuốc cho cây ớt trắng, tôi lại rinh luôn một cây ớt đỏ về, nhưng trái non vẫn còn xanh, hai cây này dùng làm cảnh cũng đẹp mà cứu nguy lúc pha nước mắm cũng rất kịp thời. Bây giờ điểm bán cây cảnh nào cũng có bán kèm cà tím, khổ qua, bầu, ớt, tất cả đều ở chậu, chỉ cần chất lên xe đem về. Ớt thì 25 ngàn/ chậu, bầu hồ lô thì 80 hoặc120 ngàn/ chậu, tùy nơi bán và tùy cây.

‘Sự nghiệp’ trồng hoa kiểng của tôi đến đây coi như là… ổn định, còn mơ ước gì nữa!!.

Trang Khanh (5-2010)

Phê bình lý luận

Nguyễn Văn Vĩnh, một dịch giả uyên bác

Nếu cuối thế kỷ XIX các nhà nho còn đọc những tác giả lớn của văn hóa Pháp như: Voltaire, Montesquieu, J.J. Rousseau qua bản dịch chữ Hán, thì đầu thế kỷ XX các vị trí thức - một phần tuy ít - đã đọc thẳng Pháp ngữ. Thế hệ này đã có một số vị rất am hiểu không những Pháp ngữ mà cả phần nào nền văn minh châu Âu. Một số đã dịch văn thơ Pháp sang Việt ngữ, và cũng có những tác phẩm Việt Nam dịch sang Pháp ngữ. Trên phạm vi học thuật này, không kể về chính kiến, thì chúng ta có những trí thức uyên bác, thông thái. Phải làm thống kê mới xác định được có bao nhiêu công trình dịch thuật từ hai phía: Thơ, văn Việt Nam và các nước ngoài; Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp, Anh, Mỹ vv... Các vị này đã xứng đáng là học giả trong công việc giao lưu văn hóa, giới thiệu nền văn minh Việt Nam. Riêng hai tiếng Pháp Việt từ thời ấy đã có vài vị đã biên dịch một cách hữu hiệu với tinh thần khách quan, bình đẳng... không mặc cảm. Những công trình của họ vẫn giữ nguyên giá trị cho đến hiện tại. Một trường hợp khá rõ và đáng nhắc nhở đó là: Nguyễn Văn Vĩnh với bản dịch KIM VAN KIEU. Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) có lẽ là một trong những trí thức đầu tiên thông thạo Pháp ngữ thời đầu thế kỷ XX ở miền Bắc. Miền Nam vì do chế độ thuộc địa, nên tiếng Pháp đã được dạy sớm hơn so với chế độ bảo hộ ở Bắc. Cho nên giới làm thông ngôn và một số công chức trung cấp thuở ấy đa số là người miền Nam (Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, trang 16). Tuy vậy, tại Hà Nội đã có một dịch giả, mà tôi nghĩ nên trân trọng và giới thiệu ngay cả đối với độc giả hiện nay:

"Nguyễn Văn Vĩnh đã chuyển Kim Vân Kiều từ chữ Nôm sang Quốc ngữ từ năm 1906. Rồi từ Quốc ngữ ông dịch sang Pháp văn và đã giới thiệu trên báo tiếng Pháp vào những năm 1908 đến 1910 trên hai tờ: Notre Journal Notre Revue. Có lẽ đó là những bản dịch đầu tiên. Từ năm 1913 đến 1917 ông lại in trên nhiều số Đông dương tạp chí bản tiếng Pháp, dịch lần thứ hai. Và ông lại vẫn chưa ưng ý, nên vẫn tiếp tục sửa chữa cho đến năm 1933. Kỳ này ông đã công bố trên tờ L'Annam Nouveau, nhưng chỉ đến năm 1942 mới được nhà xuất bản Alexandre de Rhodes in tại Hà Nội" (Trích trong Lời tựa của Hữu Nhuận, trong bản dịch trên do NXB Văn học tái bản năm 1994).

Tôi được một người bạn nhà văn tặng cho tập sách quý này, song ngữ với chú thích bình luận, có những minh họa của Mạnh Quỳnh. Sách đã tái bản... một cách muộn màng vào năm 1994. Đối với tôi, lần đầu tiên tôi đọc bản dịch này... dù muộn còn hơn không. Vì thật là một niềm vui lớn, tôi đã khám phá nhiều điểm son trong dịch phẩm này. Có thể nói là một hạnh ngộ. Vì đối với tôi đó là một công trình văn hóa đầy đủ ý nghĩa trong phạm vi dịch thuật. Ai cũng biết câu: dịch là phản. Thật có phần đúng trong một vài khía cạnh nào đó. Chẳng hạn dịch thơ, không thể đòi hỏi dịch được chất thơ, mà chỉ là ý nghĩa câu thơ là chính. Chủ quan tôi cho là thơ không thể dịch, mà chỉ có thể phóng tác. Vì mỗi ngôn ngữ có chất nhạc riêng, hình ảnh riêng và linh hồn riêng của nó. Chắc ai cũng công nhận trong tiếng mẹ đẻ của mỗi nước đều có chiều sâu lịch sử, và văn minh đã quyện vào với sức sống và sự tiến hóa song song của dân tộc ấy. Cho nên người ta đã mệnh danh là langue vivante: ngôn ngữ sống. Vì ngôn ngữ chuyển mình cùng thời đại. Chính vì vậy, khi đọc dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh, tôi đã chiêm nghiệm qua công việc này, ông đã thể hiện tinh thần một sĩ phu và với tư cách một trí thức tân học một cách vừa thông thái lẫn đĩnh đạc. Ông không đao to búa lớn nhưng đã thể hiện nhân cách của người có ý thức tự trọng, độc lập. Ông đã biên dịch văn bản của Nguyễn Du kèm những phần chú thích và bình luận thật khúc chiết và thông minh bằng Pháp văn. Đồng thời ông cũng diễn nghĩa những vần thơ cổ Hán văn, giải đáp những thành ngữ trong thơ, văn hoặc phong tục Trung Quốc, Việt Nam từng thời đại một cách rõ ràng, minh bạch. Những gì ông nghi ngại thì cũng tỏ thái độ, chính vì vậy độc giả cảm nhận sự thận trọng từng câu, từng chữ của tác giả. Còn đối với độc giả Pháp thì phần dịch, tuy chỉ khuôn vào tác phẩm Kiều, nhưng khi đọc những lời chú thích và bình giải của ông, là có thể nắm bắt được khá nhiều về phong tục, cách xử thế, phong cách sống vv... nói chung là bản sắc dân tộc của người Việt. Một công mà hai việc, ông đã khơi gợi sự hiểu biết, sự thông cảm mối khác biệt giữa hai sắc thái văn minh Âu và Á. Rất có thể ông đã cố ý tạo nên sự giao lưu cần thiết giữa hai cộng đồng Pháp Việt ở Việt Nam thời bấy giờ? Ít ra... đối với giới trí thức Pháp. Đó là một phương tiện dùng văn hóa cho mục đích chính trị chăng? Có thể suy luận như vậy khi ta là người dân bị lệ thuộc, gò bó trong chính sách hà khắc, lẫn nham hiểm và khôn khéo của tập đoàn thực dân Pháp, vào những năm đầu của phần ba thế kỷ này. Thời ấy, đa số đồng bào ta bị chính quyền Pháp khinh thị, vì thất học và nghèo khổ. Thế hệ tân học đầu tiên - ở miền Bắc - được Pháp đào tạo với mục đích là để thành những công chức, mà Tản Đà đã ngán ngẩm sau một dịp đi thi:

Cử, tú, ấm sinh vài chục kẻ.
Tây, Ta, quốc ngữ bốn năm kỳ.
Đĩa nghiên, lọ mực, bìa bao sách.
Thước kẻ, đanh ghim, ngọn bút chì...

Tâm trạng của những người sống vào lúc giao thời ấy chắc là cảm thấy chông chênh, hoang mang trong cảnh xã hội bị thay đổi tận gốc rễ. Việt Nam bị đảo lộn hệ thống văn minh của nghìn đời. Tâm thức họ hẳn bị giằng xé, nhất là đối với những người có tình thần dân tộc... Những người năng động và không chịu cúi đầu trước số phận, họ đã bước tới sự tìm hiểu văn hóa của... kẻ cai trị. Sự kiện ấy gây thành nhiều tâm trạng. Có thể có người rất thấm thía khi họ đạt đến trình độ hiểu biết văn hóa, văn minh Tây phương. Nhất là khi thấy Nhật Bản đã trở nên hùng cường vì đã áp dụng bài học duy tân sớm. Niềm tự ái của lớp sĩ phu lại càng xót xa nhức nhối... và bế tắc. Những bài trần tình, của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch trước đó và kế tiếp là các vị nhà nho thời Đông Kinh Nghĩa Thục. Không phải các vị ấy thiếu óc canh tân, nhưng họ bị trói buộc trong hoàn cảnh bế tắc; nhân dân yếu kém, đất nước nghèo khổ, bị kìm cặp trước đó là trong chế độ phong kiến, sau là chế độ thực dân.

Ông cha ta đấm cửa cuộc đời. (thơ Chế Lan Viên) và đời của đa số những ai dám đấm cửa ấy đã tàn tạ trong tù ngục... Cho nên Nguyễn Văn Vĩnh khi bình giải hai chữ: đề huề bằng Pháp văn, ông đã khen cụ Phan Chu Trinh đã rất khôn khéo dùng bốn chữ Pháp Việt đề huề. Ông cho là dịch sát ý; chữ collaboration sẽ phải dùng chữ Việt là: hợp tác, hoặc là cộng tác, nhưng sẽ hơi khô khan không nói lên tinh thần thân thiện, thông cảm nhau, bạn bè bằng hai từ đề huề (trang 72 số chú thích 67). Độc giả Pháp đọc những kiểu giải nghĩa như vậy, nếu là giới trí thức thì tác động đối với họ có thể là rất tốt. Họ không có thiện cảm thì ít ra cũng có mỹ cảm đối với ngôn ngữ và sự ý nhị trong cách sử dụng câu chữ của tiếng Việt. Và hiểu thêm ý trong câu thơ rất trang nhã của Nguyễn Du: Đề huề lưng túi gió trăng, đã gợi được vẻ thong dong, nhàn tản. Còn người Việt thời ấy, khi nghe chủ trương của cụ Phan là; Pháp Việt đề huề thì có lẽ cũng dễ gây cảm tưởng... không quy lụy quá đáng đối với chính quyền thực dân... (nhưng có lẽ cũng vì vậy mà Phan Chu Trinh bị nghi là thân Pháp?). Để giành lại quyền làm người, các nhà nho thời ấy không thể chơi chữ được với kẻ thù ngoan cố... Nguyễn Văn Vĩnh cũng biết vậy, nhưng ông vẫn không dừng bút khi có dịp nêu lên sự bất công của chính sách thực dân là che chở nhóm quan lại tay sai của Pháp, vì chính họ là những kẻ tham nhũng, bất tài... Ông đã mượn hai câu thơ trong cảnh nàng Kiều đành phải bán mình để giải thoát cho cha, và khéo léo bình luận: " Một ngày lạ thói sai nha. Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền ". Ngày nay, dưới chế độ bảo hộ Pháp, báo chí của chúng tôi đều bị kiểm duyệt kỹ càng những bài dù hơi có ý chỉ trích quan trường. Nhưng tờ báo nào dám lên tiếng đả kích dữ dội các quan lại, thì tác giả những bài ấy bị tù đày đến chết. So sự kiện ấy với đoạn này trong Truyện Kiều thì quả thật là Nguyễn Du đã trở nên nhà thơ bất tử. Ông dụng ý cho là Nguyễn Du có tinh thần trọng công lý hơn tập đoàn thực dân. Trong câu văn Pháp rất rõ điều ấy (trang 212 chú thích số 267). Cách nhìn này đối với hiện tại vẫn có giá trị đối với xã hội kinh tế thị trường!

Bây giờ chúng ta đọc những câu như vậy có lẽ không cảm thấy sức nặng của sự hàm ý và thái độ can đảm của dịch giả, như những năm 1908 đến 1933, thời gian ông in Kiều bản tiếng Pháp. Điều đáng chú ý là với tinh thần dịch giả, ông nhắm vào độc giả Pháp với thâm ý phải làm cho họ hiểu được đúng những điều ông muốn. Vì lẽ đó ông đã bỏ công để chữa đi chữa lại cho thật hoàn toàn. Một phần tư thế kỷ dành cho công trình, một sự kiên nhẫn với thái độ đáng kính phục. Vì những năm tháng ấy, chính quyền Pháp đã dùng rất nhiều thủ đoạn để ngăn chặn những mầm mống, ý chí chống đối của đồng bào ta dù nhỏ bé mỏng manh nhất. Kể cả sự chống bọn tay sai của thực dân, là tập đoàn quan lại. Vì suốt những năm từ thời Đông Kinh Nghĩa Thục bị đàn áp, đa số các nhà nho ở tại ba miền đất nước - tuy không công khai - nhưng ngấm ngầm phản kháng Pháp (biến cố đẫm máu năm 1908 ở miền Trung là một thí dụ). Các trí thức tân học, những ai có tâm huyết cũng... cảm thấy nỗi nặng nề ám ảnh tâm hồn. Có nhiều nhà văn, nhà thơ thời ấy, tâm tư họ là sầu muộn, chán đời, thương vay khóc mướn, lạc lõng bơ vơ và đôi lúc cảm thấy gần như mất cả hy vọng.

Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời... (thơ Tản Đà)

Hai bờ sống chết đời ru võng.
Trăng rộng, triều xa, gió cảm thông (thơ Huy Cận)

Căn cứ vào tâm trạng của các nhà thơ như trên, chúng ta ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Văn Vĩnh đã diễn tả nỗi buồn bực của ông một cách công khai. Ông không có tự ty mặc cảm ngay đối với kẻ đang có chức có quyền. Ông đã lên tiếng... gần như chê Pháp ngữ. Trong khoa tâm lý, cử chỉ này là do một số ẩn ức, khó chịu đã ăn sâu trong tâm thức, nên người mang nó khi cần giải tỏa thì có dịp là bung ra, hoặc thổ lộ bằng nhiều hình thức... Nhưng ông lại có đủ lý luận để đưa ra những thí dụ rõ ràng, chứng minh là tiếng Pháp... có khi nghèo hơn tiếng Việt thật. Thí dụ trong cách diễn tả, về những cảm giác hoặc mùi vị. Về chữ xót, chẳng hạn. Ông không có sự dè dặt, thậm chí luồn cúi đối với người Pháp như một số trí thức tân học thời bấy giờ. Ông bình luận về chữ này: "Xót không có chữ tương đương trong tiếng Pháp. Vì chữ xót này không chỉ sự xót trên một vết thương thân thể, khi vết thương ấy bị một thứ nước chua hay mặn dính vào, hoặc bị lạnh. Chữ xót còn diễn tả cho cả nỗi đau tinh thần, trong tình gia tộc hay tình cảm đối với những kẻ thân yêu; xót xa, xót thương vv..." (trang 330 chú thích số 397). Ông cũng định nghĩa về chữ bùi, và cho là trong tiếng Pháp không có từ này (trang 437 chú thích số 562). Hoặc về chữ nói của tiếng Pháp, đối chiếu sang tiếng Việt, chúng ta có khá nhiều từ để diễn tả tùy theo từng trường hợp như: thưa, bẩm, trình là đối với người trên, dạy, truyền, bảo là người trên nói với người dưới. Nhưng nhủ, dạy là cha mẹ nói với con, hoặc với người thân tình có tính cách mến thương" (trang 78 chú thích số 106). Ai biết tiếng Pháp, đọc so sánh trên thú vị biết bao...

Tất nhiên là phải đặt ta vào bối cảnh của thời ấy mới thấy được thái độ ngang nhiên của một người dân bị lệ thuộc đã lên tiếng... như vậy đối với tiếng của mẫu quốc. Tôi cũng hơi phân vân trong cách đánh giá này. Vì có khi chính ông với cách nhìn khoa học đã không có ý gì ngoài sự nhận thức khách quan. Ông đã có thái độ thẳng thắn trong khi cần bình giải? Chẳng hạn ông cũng dám... phê Nguyễn Du là... tả những đêm có trăng không mấy khi đúng hướng và ngày (trang 331 chú thích số 401, 402). Thậm chí có câu thơ, ông cho là rất đẹp như vô nghĩa (trang 331 chú thích số 403) - Lạc đàn mang lấy nợ nần yến anh...

Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã nói lên một ý, đó là sự thiếu tự do trong sáng tác. Nên kể cả thời trước Pháp thuộc, mà chính trìều đình Huế đã cho là... khi quân khi Kiều đã thốt: - Tấn Dương được thấy mây rồng có phen. Ngụ ý là những kẻ cướp mà tài giỏi cũng có khi trở thành vua chúa. Vì vậy nên bản Huế đã đổi: Rồng mây rõ mặt anh hùng có phen.. Chú thích này đã hé cho độc giả thấy một vài nét câu nệ kiểu phong kiến. Đó là thái độ của các quan triều Nguyễn đã nghiêm khắc thái quá, đối với một tập truyện bằng thơ. Chính quyền Pháp không thể trách ông, vì ông cũng đề cập về sự gò bó chặt chẽ trong sáng tác ở Việt Nam khi vua quan để mắt tới... (trang 610 chú thích số 688). Ông Vĩnh cũng đã nhắc là vua Tự Đức đã không thích câu: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. (trang 675 chú thích số 743).

Đọc một công trình như bản dịch Kim Vân Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh, độc giả nếu chú tâm sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích. Vì ngoài những điểm kể trên, trong phần bình giải chú thích, ông đã ghi chú những tư tưởng Phật giáo mà Nguyễn Du đã lồng vào Truyện Kiều. Qua đó, những ai chưa hề biết gì về đạo Phật - đối với độc giả Pháp - thì cũng sẽ hiểu được đôi phần về quan niệm sống của người theo đạo Phật. Đời người với sự thăng trầm là do hệ luỵ của nhân quả từ nhiều kiếp. Ông cũng đề cao tinh thần bác ái, nhân nghĩa là những điểm cốt lõi trong nhân sinh quan của người Việt Nam. Tóm lại, qua phần bình luận và chú thích ông đã dùng ngòi bút một cách thông minh, khéo léo trong công việc dẫn dắt độc giả Pháp, giúp cho họ hiểu biết văn hóa Á Đông. Trong đó có văn hóa đặc thù riêng, phong cách sống, tâm linh riêng của người Việt. Với sự hiểu biết sâu rộng cả hai văn hóa Đông Tây, ông tỏ ra rất thông thạo về các điển tích trong thơ Trung Quốc của từng thời đại, và biết cách cắt nghĩa cho độc giả Pháp tiếp thu... Có điều gì ông đoán là họ sẽ bỡ ngỡ là ông không ngại giải thích tường tận. Phần dịch từng chữ Việt sang chữ Pháp cũng thật công phu. Đây là một tác phẩm có ích về nhiều địa hạt văn thơ, điển tích và đặc biệt cho những ai đang học Pháp ngữ.

Nguyễn Văn Vĩnh xứng đáng là một trong số các nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ XX. Tôi đồng ý với cách đặt vấn đề của Tạp chí XƯA và NAY: (số 1 - Xuân 1996, tr. 13) "... đánh giá một nhân vật lịch sử là một việc làm không đơn giản". Vì lý do ấy, tôi xin trích một vài ý của Phan Khôi, là một học giả sắc sảo, từng sống một thời với Nguyễn Văn Vĩnh đã viết một bài vào dịp ông Vĩnh qua đời vào năm 1936, mà tạp chí trên đã đăng lại. Phan Khôi đã cân nhắc về văn nghiệp và thái độ chính kiến của ông Vĩnh, rồi đặt bút ngay ở những dòng đầu:

"Tôi phục ông Vĩnh ở chỗ có chí tự lập, không mộ hư vinh.. ." Phan Khôi đã kể qua một vài điều mà thời ấy có kẻ yêu, người ghét ông Vĩnh, nên có người đòi đúc tượng ông để đời ngưỡng mộ, có kẻ thì lại có ý ngược hẳn. Riêng tôi rất mong ước sẽ còn nhiều người tiếp tục nghiên cứu về nhà học giả này. Phan Khôi đã kết luận:

"Trong con mắt tôi, ông Nguyễn Văn Vĩnh là một trang hào kiệt, Mạnh Tử có nói: Đến như kẻ sĩ hào kiệt thì dù không có Văn Vương cũng dấy lên. Trong câu nói ấy thấy người hào kiệt đầy cái khí phách tự lập đúng như cái khí phách của ông Nguyễn Văn Vĩnh chúng ta".

Phan Khôi đã công nhận ông Vĩnh một người có khí phách. Trong cách nhìn của kẻ hậu thế sau hơn 60 năm, với bối cảnh khác hẳn, tôi ngẫm nghĩ khí phách ấy có thể là tương đồng với nét hiên ngang trong phong cách của một nhà văn hóa lớn. Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng là một tấm gương mẫu mực trong địa hạt giao lưu văn hóa, một nhà dịch thuật thông thái, một trí thức độc lập, tự trọng mà nhiều thế hệ cần học tập. Nhất là vào dịp xu thế hoàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam cần mở các cánh cửa của nền văn minh Lạc Hồng bằng cách nên dịch những tác phẩm cổ kim nhiều thể loại có giá trị đích thực. Hiện nay lác đác đã có một vài nhà văn đã được dịch. Cần giới thiệu nhiều hơn với độc giả thế giới về văn hóa, cội nguồn của ta, cùng với các ngành nghệ thuật khác để họ biết một vài phần một nước đã có bao nghìn năm văn hiến.

Paris những ngày gần Tết Canh Thìn
THU TRANG

TÁC PHẨM CỦA VUA TỰ ĐỨC
MỘT DI SẢN VĂN HÓA

Vua Tự Đức (1847-1883) sinh ngày 22-9-1829, mất ngày 19-7-1883. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm; còn có tên là Nguyễn Phúc Thì, miếu hiệu là Dực Tông. Sinh trưởng trong chốn Hoàng cung nên Tự Đức có những điều kiện thuận lợi để trau dồi học vấn và có thể xem đó là một trong những tiền đề để nuôi dưỡng tài năng cũng như lòng say mê sáng tác văn chương sau này của ông.

Là một hoàng đế, đồng thời là một tác gia có khối lượng sáng tác khá đồ sộ và phong phú cả nội dung lẫn hình thức, hẳn nhiên tên tuổi của Tự Đức đã đi vào lịch sử văn học.

Phụ Bản II

Trên vũ đài chính trị, với những thất bại nặng nề của mình, Tự Đức đã bị lịch sử lên án (trong những chừng mực và thời đoạn lịch sử nhất định). Nhưng qua những sáng tác còn lưu lại của ông, phần nào giúp chúng ta hình dung được chân dung của một hoàng đế đầy những mâu thuẫn và bế tắc trước thời cuộc. Bằng những tác phẩm này, tác giả đã gửi gắm niềm mong mỏi trở thành một ông vua giỏi ra tay chấn chỉnh sơn hà, song trong thực tế điều ấy không thành.

Nhìn lại cuộc đời hoạt động văn học nghệ thuật của Tự Đức, phải thừa nhận một thực tế rằng, ông là “một cây bút” rất sung sức trên nhiều lĩnh vực: chính trị, văn học, sử học và ngôn ngữ… Những sáng tác cùng nhiều công trình biên soạn khảo cứu của ông là cả một hoạt động khoa học nghệ thuật đồ sộ, bề thế và đa dạng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được một số lượng phong phú về tác phẩm của Tự Đức. Hiện nay, tại kho tư liệu văn bản cổ Viện Hán Nôm Hà Nội còn lưu được nhiều tác phẩm của ông, không kể những bài viết rải rác, đã có 19 tác phẩm (xin được xếp theo thứ tự Alphabet):

1. Đạo Biện A.2110 (*), tập sách bàn về chữ “Đạo” của Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca, Gia Tô, Hồi Giáo… của tác giả để xác minh đạo thánh hiền là tích cực và khuyên mọi người noi theo.

2. Luận Ngữ Thích Nghĩa Ca là tác phẩm dịch sách Luận Ngữ (từ chữ Hán sang chữ Nôm).

3. Khâm Định Đối Sách Chuẩn Thằng là bộ sách bàn về phương pháp soạn sách như đối chiếu, hiệu đính cho chính xác.

4. Ngự Chế Thi Ngũ Tập A.2344. Là một tập thơ gồm có 92 bài vịnh cảnh như: Cao Kiều Bộ Nguyệt, Hạnh Thư Quang Viên, Mộ Vũ…

5. Ngự Chế Thi Phú A.1098, là một tập thơ phú… tổng hợp. Gồm có các bài thơ vịnh nhân vật lịch sử như Nhạc Phi, vịnh thắng cảnh như cửa Thuận An, núi Thúy Vân; các bài phú về cảm tưởng đối với núi sông, thổ sản quý của miền Nam (chiếu hoa, mật ong, tôm cá…); các bài biểu về việc soạn xong bộ Tấu Khố toàn Thư. Phần phụ lục gồm có 62 bài thơ vua chọn trong Bạch Cư Dị như mừng mưa, xem gặt, cảnh nghèo khổ của nông dân…

6. Ngự Chế Thi A.1101 (gồm có 2 bộ), chủ yếu là những bài thơ của Tự Đức, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Văn Giai… xướng họa. Những bài thơ vịnh cảnh thần tiên, người ở ẩn, hiền phụ, tài nữ… như Ngũ Lão, Sào Phủ, Trang Tử, mẹ Mạnh Tử, Y Doãn, Hán Cao Tổ, Nhạc Phi… và các bài mừng thọ. Phần phụ chép gồm các bài thơ vịnh lá rụng của vua Thanh Càn Long và thơ của triều thần Tự Đức họa lại (một số bài có chú thích).

7. Ngự Chế Thi Phụ Tạp Văn A.1793, sách có hai phần gồm những bài thơ ban bố cho sứ bộ Phan Huy Vịnh đi sứ triều Thanh, những bài thơ được viết khi đi thăm nhà Thái Học; các bài chiếu như chiếu lên ngôi, xét thăng thưởng cho quan lại, chỉnh đốn việc thi Hương, hoãn việc tuyển binh; các bài dụ về trị an, đê điều; các bài châm khuyên gián quan lại phải thanh liêm. Phần phụ chép có các bài tấu về điều lệ thi Hương, cấp tiền cho nhân dân các tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên bị lũ lụt.

8. Ngự Chế Thi Tập A.2142, là một tập thơ về nhiều đề tài. Thơ vịnh nhân vật lịch sử Trung Quốc, như Hán Cao Tổ, Trương Tuấn, Nhạc Phi. Thơ vịnh cảnh mưa tạnh, nắng hạn, mùa lá rụng, tết Nguyên đán… Phần phụ chép có các bài dụ đời Thiệu Trị, tôn húy về việc học,… bài biểu tạ ơn của Nguyễn Khắc Tuần, Vũ Duy Thanh, Phan Nhật Tỉnh.

9. Ngự Chế Việt Sử Tổng Vịnh Tập A.148/1-2 (Nguyễn Mai biên tập, Miên Thẩm kiểm duyệt) gồm 14 bộ. Đây là một tập thơ gồm 212 bài thơ vịnh các sự việc, nhân vật lịch sử Việt Nam, vịnh những đế vương, hoàng hậu, hiền thần, gian thần… Mỗi bài đều có phần sơ lược tiểu sử của nhân vật, sự kiện được đề vịnh như: Hùng Vương, Lý Nam Đế, Trần Khắc Chung, Đỗ Thích, Nỏ thần, An Dương Vương…

10. Từ Huấn Lục là một tác phẩm ghi chép lời dạy của những người xưa, mang đậm tư tưởng phục cổ.

11. Tự Đức Cơ Dư Tự Tỉnh Thi Tập A.1541, gồm 560 bài thơ của Tự Đức, “Thị học thi” nhà vua kiểm tra, luận bàn về việc học, có bài thơ tự trách, thơ vịnh sử, vịnh cảnh vật.

12. Tự Đức Ngự Chế Thi A.136, gồm 12 bộ. Là một tác phẩm mà phần lớn những bài thơ cảm tác, ngâm vịnh, vịnh sử, hoài cổ, tạp vịnh, mừng tặng, khuyến quan lại…

13. Tự Đức Ngự Chế Văn A.120/a. Tác phẩm có ba phần: Tự Đức Ngự Chế Văn sơ tập, 2 bộ; Tự Đức Ngự Chế Văn nhị tập, 3 bộ, và Tự Đức Ngự Chế Văn tam tập, 4 bộ. Là những bài văn thể dụ, luận, châm, vịnh, tán, biểu, ký, phú, từ, câu đối, đầu đề văn sách… như dụ vạch tội Phan Thanh Giản; tựa quyển Việt Sử Tổng Vịnh; luận về việc chính không thắng tà, bài châm về “thất tình”.

14. Tự Đức Thánh Chế Tự học Giải nghĩa Ca AB.5/1-2. Đây là sách dạy chữ Hán (cho thể lục bát) giải nghĩa chữ Hán bằng chữ Nôm, mỗi đoạn có chú nghĩa bằng chữ Hán. Hầu hết các chữ đều được sắp xếp theo từng loại.

15. Tự Đức Thánh Chế Văn Tam Tập VHv.2237 (một bộ, chữ in), gồm các bài dụ khuyên các quan chăm làm việc, việc khánh thọ, ngũ tuần tấn phong các hoàng thân, khôi phục các quan bị cách chức, việc dùng người hiền tài, chuẩn bị cứu các tỉnh Bắc kỳ bị hạn, các bài sức chuẩn cứu bảy tỉnh Bắc Kỳ như Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên… bị bão, bài tự mừng Huân vương thọ 70 tuổi; biểu mừng thánh mẫu thọ 70 tuổi…

16. Tự Học Giải Nghĩa Ca VHv 626/1-4 (tác phẩm có 7 bộ), mỗi bộ 610 trang chữ in, có chữ Nôm và mục lục. Đây là bộ sách nghiên cứu và chủ yếu là giải nghĩa các chữ Hán bằng chữ Nôm (theo thể lục bát) về các môn địa lý, nhân sự, tín dụng, thảo mộc, cầm thú…

17. Thiệu Trị, Tự Đức chiếu dụ VHv.1131. Trong tập này, có một bài di chiếu của Thiệu Trị; 46 bài chiếu dụ của Tự Đức về việc truyền ngôi, nối ngôi, mừng thọ, khuyên thần dân, đặt khoa thi, canh nông, cầu hiền, đặt quân đội…

18. Việt Sử Tổng Vịnh VHv.2237, là một tập thơ vịnh các nhân vật, sự kiện lịch sử của Việt Nam, cụ thể về vua chúa, liệt nữ, hiền thần, trung thần, gia thần, truyện hay… như vịnh Hùng Vương, Đinh Tiên Hoàng, Phan Thị Thuần, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Lý Thường Kiệt; về truyện Nỏ thần, ngựa đá Chiêu Lăng… Ông mượn đề tài để phát biểu ý kiến hay quan niệm của mình về những nhân vật, sự kiện lịch sử…

19. Vịnh Sử Diễn Âm.

Ngoài ra, còn một số bài ký rải rác chưa in thành tập như các bài “Thuận An tấn ký”; “Kiêm Cung ký” đều là những tác phẩm có giá trị. Mặt khác, tác phẩm của ông còn lưu ở nhiều văn bản khác như: Anh Miếu Dự Lục, Bác Học Hoành Từ Khoa Sách Văn, Báo Văn sao tập, Bỗng Châu Vũ Tiên sinh Thi Văn, Dưỡng Trai Tập, Đối Liên Ca Chương tạp lục, Giá Viên Toàn tập, Nam Âm Thảo, Quốc Triều Đối Sách, Quốc Triều Khoa Hương Lục, Quốc Triều Văn Uyển, Sử Luận Lược Biên, Tam Khổn Vận Sự, Tập Sao Văn Tập, Tây Phù Thi Thảo, Việt Sử Tiệp Kính… Cùng các tập Sắc Soạn Vịnh Sử Phú – một công trình nghiên cứu phê bình của ông là Huấn Địch Thập Điều (Thánh dụ của vua Thánh Tổ do Tự Đức diễn nghĩa).

Nhìn một cách tổng quát, Tự Đức không chỉ đơn thuần là một vị vua, mà ông còn là một nhà thơ, nhà văn và nói một cách không ngoa ông còn là một nhà ngôn ngữ. Nhưng sự nghiệp văn chương chính yếu của ông vẫn là thơ văn. Thơ của Tự Đức được đánh giá rất cao, đặc biệt là về mặt chữ nghĩa. Ông là người rất giỏi chữ nghĩa cho nên thơ của ông dùng chữ rất cao siêu, người đời sau khó lòng dịch một cách chính xác. Thơ của Tự Đức rất có tình, bởi vậy, từ cương vị một nhà vua, ông được xem là một nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ XIX, đó là điều đáng trân trọng. Về văn chương, Tự Đức lại tỏ ra am tường về văn hóa Đông phương. Văn của ông có nhiều điển cố, điển tích nên rất sinh động, giàu tính thuyết phục. Chủ yếu các sáng tác này là những văn bản gửi cho quan lại như chiếu, dụ, sắc… những văn bản ban bố trước thần dân…

Không thể không thừa nhận những đóng góp lớn lao của Tự Đức đối với dòng văn học Việt Nam thế kỷ XIX nói riêng cũng như toàn bộ nền Văn học Việt Nam nói chung. Mười chín tác phẩm đồ sộ là một minh chứng xác đáng cho điều đấy. Dù tư tưởng của ông còn biểu hiện những hạn chế nhất định, nhưng cũng phải ghi nhận ở Tự Đức những nét đáng quý trong suy nghĩ, trong ước muốn, trong đạo đức của chính ông ta. Tiếc rằng, mọi ước muốn đó chỉ là những hoài bão khó lòng thực hiện được bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của lịch sử.

Thông qua quá trình hoạt động chính trị và hoạt động văn học của Tự Đức, chúng ta có thể hình dung được tâm trạng của một nhà thơ, một nhà Nho, một Hoàng đế trước trách nhiệm đối với lịch sử. Dưới những góc độ nhìn nhận mới, vượt lên tất cả những định kiến, mặc cảm, những tác phẩm của Tự Đức là một di sản văn hóa mà không một ai có thể phủ nhận được. Đó là những tư liệu vô cùng quý báu đối với thể hệ mai sau.

Huế, tháng 2 năm 1994

P.H.- Bùi Đẹp st

(*) Đây là những ký hiệu văn bản của Viện Hán Nôm Hà Nội

Bài viết có sử dụng một số tư liệu của Viện Hán Nôm Hà Nội, Từ Điển Văn Học – NXB KHXH – Hà Nội 1984 – trang 67.

ÔNG TỔ THƠ NÔM

Ở Quận I thuộc TP.HCM có một con đường nhỏ, mặt đường rộng đủ hai làn xe tránh nhau, dài độ 300m, nối liền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa với Công Xã Paris, bên hông nhà thờ Đức Bà, băng qua đường Pasteur. Đường tráng nhựa, phẳng phiu, ít xe cộ qua lại vì là con đường nhỏ liên thông giữa hai đường lớn. Một bên đường là dãy nhà dân chúng, không có nhà cao tầng, với lác đác một hai quán cà phê, chen lẫn với nhà ở. Một đầu đường phía gần với nhà thờ là dãy quán lều (ki-ốt), chuyên bán thiệp Giáng sinh, thiệp chúc Tết, có quanh năm suốt tháng chứ không phải bán vào dịp cuối năm như những chiếc lồng đèn ngôi sao Noel. Thiệp có đủ cỡ, đủ kiểu, khách hàng tha hồ chọn lựa, có khi chủ quán còn thuê các em nhỏ đứng tràn ra cả lòng đường để tranh khách, nên quang cảnh mua bán lúc nào cũng thấy tấp nập, nhất là vào tháng cuối năm của mùa Giáng sinh. Nhưng điểm tâm lý mà con buôn biết khai thác ở đây có lẽ chính là nơi ở gần Bưu điện trung ương của thành phố. Mua xong bước qua mấy bước là đã tới nhà “Giây thép lớn” vào quầy đề bì, đưa cho nhân viên bưu điện đóng tem máy trả tiền xong đem bỏ vào thùng thơ gần đấy, thật là tiện lợi, ít tốn thời giờ. Có người khi kéo túi xách lôi ra, có cả đến hàng chục phong bì, thôi thì đi Tây, đi Mỹ, đủ xứ, bà con đi định cư nước ngoài càng ngày càng đông mà! “Gởi gió cho mây ngàn bay” như qua điện thoại di động thì sao hay được bằng hình thức chiếc bao thư xinh xắn trong có chiếc thiệp với hàng chữ nét viết gợi nhớ của người thân ở phương xa. Nhưng nói đến đây, dường như bài viết nói về ông “Tổ thơ Nôm” mà lại đi lạc đề thành ra quảng cáo cho ngành viễn thông. Bây giờ hãy trở lại con đường mang tên hơi lạ lẫm, bên kia đường là công viên Thống Nhất với những hàng sao cây cao bóng cả, gió mát rì rào vào những trưa hè oi ả, nền cỏ cũng là nơi chị em bán hàng rong dùng làm nơi nghỉ chân, dừng gánh mời khách dạo chơi, chén chè hoặc chai nước ngọt. Trên những chiếc ghế đá đặt rải rác khắp công viên, thỉnh thoảng người ta cũng bắt gặp những cặp tình nhân ngồi khít bên nhau, rù rì, rủ rỉ tâm tình, ngay cả ban ngày. Ở đây không thấy bóng dáng của nhân viên công lực kiểm soát vệ sinh rác rến, nhưng luôn thấy sạch sẽ, có lẽ người dân ý thức được gần nơi cơ sở uy nghiêm vào bậc nhất của thành phố nên đã tự giác tôn trọng. Con đường nói đến đây là con đường mang tên Hàn Thuyên. Cái tên nghe cũng hơi lạ vì trong lịch sử nước nhà, trong hàng văn nhân hay võ tướng, ít khi nghe nhắc đến. Vậy ông là ai? Xin thưa ngay: Ông chính là Nguyễn Thuyên, người làng Thanh Khê, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Bắc Phần Việt Nam, ông đỗ Thái học sinh(1) dưới thời vua Trần Thái Tôn, làm quan đến Hình Bộ Thượng Thư. Ông là người đầu tiên gây nên phong trào thơ Nôm, được nhiều người mô phỏng, các đời sau ông gọi thơ quốc âm là Hàn Luật. Giai thoại kể lại rằng một lần trên sông Phú Lương(2) có loài cá sấu xuất hiện phá hại nhân gian, vua Nhân Tôn nhớ tới việc Hàn Dũ đời Đường bên Tàu, mới sai Nguyễn Thuyên viết bài văn tế đuổi cá sấu, khi bài văn tế được thả xuống sông, cá sấu đi thật, do đó Nguyễn Thuyên được ban họ Hàn. Theo truyền thuyết, bài văn “Đuổi cá sấu” của Hàn Thuyên như sau:

VĂN TẾ CÁ SẤU

Ngạc ngư kia hỡi mày có hay
Biển Đông rộng rãi là nơi này
Phú Lương đây thuộc về Thánh vực
Lạc lối đâu mà lại đến đây?
Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa
Dân quen chài lưới chẳng tay vừa
Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy
Xuống nước giao long cũng phải chừa
Thánh thần nối dõi bản triều nay
Dấy từ Hải Ấp, ngôi trời thay
Võ công lừng lẫy bốn phương tỉnh
Biển lặng sông trong mới có rày
Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy
Nhân vật đều yên đâu ở đấy
Ta vâng Đế mạng bảo cho mày
Hãy vào biển Đông mà vùng vẫy.

Vua Tự Đức cũng có bài thơ vịnh Nguyễn Thuyên:

Quốc ngữ văn chương thủy nhiểm Hàn
Bất vong đôn bản bị tham khan
Lư giang di ngạc hà thần tốc
Bác đắc quân vương tứ tính Hàn

Bản dịch của Lam Giang:

Văn chương quốc ngữ phát huy ra
Tiếng mẹ không quên gốc nước nhà
Cá sấu sông Lư xưa đuổi gấp
Họ Hàn vua phải nhận cho ta.

Nguyễn Thuyên còn có tác phẩm “Phi sa tập” đã thất truyền vì theo Lịch Triều Hiến Chương của Phan Huy Chú, trong số sách vở của ta bị nhà Minh tịch thu đem về Tàu có “Phi sa tập” của Nguyễn Thuyên.

PPT st, ghi

Ghi chú :

(1) Thái học sinh: tức Tiến sĩ
(2) Sông Phú Lương: chảy qua tỉnh Thái Nguyên

RƠI VÀO QUÊN LÃNG
(TOMBER DANS L’OUBLI)

Trưa Hè nắng gay gắt
Ghé quán nhỏ ven đường
Tao đàn bạn bốn phương
Vui câu thơ đồng điệu
(ngẫu hứng bốn câu thơ)
“Lý Bạch”
Chàng như cỏ Nử La
Thiếp như Thố Ty Hoa
Cành mềm không tự chuyển
Nghiêng ngã gió xuân qua
Khách tao nhã
Bạn văn chương
Bóng chiều ngã
Đường về xa
Chìa tay vài câu ngắn ngủn
Hẹn nhau gặp lại nơi nầy
“Rồi một hôm”
Âm thầm chia tay
Tiếc lời giã biệt
Đối diện chẳng nhìn
Ngoảnh mặt làm thinh
Câu thơ viết dở
Đoạn kết vu vơ
Chạnh lòng người ở
Buồn khách ra đi
Lủi thủi ta về
Màn đêm buông xuống
Vòm trời lơ lửng
Treo nửa vầng trăng
chú Cuội ơi?
Sao nỡ để chị Hằng
Ném nửa mảnh “trăng”
ra nơi hoang đảo
Ta không phải Tú Uyên
Nàng không là Giáng Kiều
Duyên Bích Câu Kỳ Ngộ
Chờ đợi người trong tranh
Vần thơ ta viết biết trao ai
Mấy nhịp cầu qua bước lạc loài
Đèn hắt bóng đường về quạnh quẽ
Khúc tương tư khép kín đêm dài.

Trần Văn Hữu

Em về chiều nay

Chiều nay em về, sao đêm còn lưa thưa
Đôi mắt nào đây nhớ mấy cho vừa
Nhớ khúc tình ca tan trên sóng nước
Và áng mây trời còn đọng lại cơn mưa.

***

Vầng trăng mơ màng như màu sớm mai,
Lơ đãng như anh nên còn đó miệt mài
Đôi cánh nhỏ đưa diều lên thong thả
Lung linh giọt buồn trong đôi mắt nai.

***

Rồi em lại về mùa thu làm hành trang
Xanh biếc làn mây thưa thớt dịu dàng
Khe khẽ giọng ca như đầy mật ngọt
Tặng vật của đời cho đêm thênh thang

***

Anh không về trong những đêm như đêm nay
Sương lạnh đường khuya từng đốm sáng vơi đầy.
Nghe giá buốt chợt tìm thân tro bụi
Để cánh hoa tàn vương vải nơi đây.

Dương Lêh (2009)

Bên mẹ mùa xuân

Chắt chiu dệt mộng ngày mai
Mong con vững bước tương lai sáng ngời
Âm thầm bên dậu mồng tơi
Mẹ tần tảo suốt một đời – vì con
Sá chi biển cạn non mòn
Một sương hai nắng chon von tháng ngày
Ngọt bùi mặn đắng chua cay
Mẹ không quản ngại dặm dài đường xa.
Lo toan – nửa gánh sơn hà
Nặng oằn vai Mẹ đậm đà hương Xuân
Hồng lên – sắc lá Trung quân
Dạt dào hy vọng xoay vần – đổi thay
Nhện giăng lưới mê say
Mồ hôi Mẹ đẫm lưng gầy xác xơ…
Mùa Xuân chim hót ra thơ
Mẹ thâu canh dệt giấc mơ chưa thành
Tiếng chuông chùa ngã màu xanh
Ngân nga thức tỉnh mỏng manh chuyện đời
Mùa Xuân bên Mẹ Mẹ ơi!
Soi vào mắt Mẹ sáng ngời niềm tin.

Ngàn Phương

Mây mưa

Đèn khuya sau phút rã rời
Áo hoa nhầu nát nụ cười gió mưa
Tay mềm xoa ấm làn da
Má phai mầu phấn môi nhòa vết son
Cửa đóng kín gối nghiêng làn tóc rối
Ngọn đèn mờ xô lệch tấm chăn hoa
Ngả đôi thân mây chìm sóng nổi
Mắt trăng sao lấp lánh giải ngân hà
Tay mềm xoa ấm làn da
Má phai mầu phấn môi nhòa vết son
Không biết ngoài trời mưa hay tạnh
Em cười trong mắt gối bên vai
Sàn gỗ chiếu hoa tưởng chừng chăn nệm gấm
Tôi đưa em về nguyên thủy của loài người
Đèn khuya sau phút rã rời
Áo hoa nhầu nát cuối trời gió mưa
Đôi mắt mây chìm trăng đỉnh mộng
Nụ cười hoa hẹn nắng trong thơ
Chiều nhau những phút vui ân ái
Vạt áo tân canh khép hững hờ

Trần Lữ Vũ

TLV và VAT tưởng nhớ cố nhân Nguyễn Hùng Trương, nhà sách Khai Trí

Vịnh Kiều

Xưa nay nhi nữ anh hùng
Đắng cay dễ mắc vào trong chữ tình
Thúy Kiều tài sắc đẹp xinh
Gặp chàng Kim Trọng sử kinh vẹn tuyền
Mừng thầm duyên đã nên duyên,
Trăm năm cầm sắt vững bền yến anh
Oan đâu ập đến gia đình!
Gác tình riêng phải bán mình chuộc cha
Trải bao bão táp mưa sa
Tấm thân bồ liễu phong ba dập dồn
Chàng Kim biết rõ nguồn cơn
Tháng năm thao thức sắt son đợi chờ
Hạt châu tầm tã tuôn mưa
Quyết tìm cho thấy người xưa thề bồi
Mới hay muôn sự tại trời
Khơi trong gạn đục trọn đời bên nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Kim-Vân-Kiều mãi bạc đầu răng long

Ngày 10-4-2008
Hoàng Thị Vinh

Nguyễn Du

Năm mươi năm lẻ, thoáng phù du
Chắp cánh hồng bay bổng tuyệt mù
Hồng Lĩnh sương giăng sầu cố xứ
Tình thư lưu lại đến thiên thu!

Thúy Kiều

Mười lăm năm sống kiếp phong sương
Để lại ngàn sau những tấm gương
Vì hiếu quên mình con vắng mẹ
Bởi duyên không nợ thiếp xa chàng.
Dẫu thân bồ liễu neo trăm bến
Mà tấm băng trinh giữ một đường
Duyên nghiệp xoay vần vay với trả
Oan khiên đùa bỡnkhách hồng nhan!

Thúy Vân

Tình chị, duyên em, thuận ý trời
Hồng vừa đơm nụ buổi xuân tươi
Chàng Kim đon đả đưa tay hái
Sảy chị, còn em, cũng tuyệt vời!

Từ Hải

Dọc ngang trời đất tiếng anh hùng
Chết đứng vì chưng… cái hẻm cùng.
Dòng lệ thuyền quyên vừa đổ xuống
Hùm thiêng thôi đã ngã lăn đùng!

Sở Khanh

Giọng ngọt, lời ngon rỉ rả hoài
Nàng nghe ra cũng thấy bùi tai
Ba mươi sáu chước, cùng chung bước
Bỏ khách bơ vơ giữa dặm dài!

Kim Kiều hẹn ước

Mới gặp nhau có lần đầu,
Mà chàng lơi lả yêu cầu… nọ kia
Thôi thôi, thiếp kiếu, xin… dìa,
Hẹn nhau đến buổi vu quy, sẽ… chiều.

Thanh Phong
CLB Hưu Trí Q3, Tp.HCM

LỜI CÁM ƠN VÀ XIN LỖI

Dịch giả Thùy Dương xin chân thành cám ơn quý vị khách mời và hội viên đã đến dự đông đảo trong buổi lễ kỷ niệm 190 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du và ra mắt bản dịch truyện Kiều của Thùy Dương (dưới dạng bản thảo photo). Mặc dầu CLB đã chuẩn bị trước nhưng số bản tin tặng vẫn không đủ. Quý vị nào đến sau chưa có bản tin tặng xin liên hệ với Thùy Dương để lấy, hoặc kỳ họp tới xin mời đến tham dự và lấy bản cũ và mới. Thùy Dương cũng xin cáo lỗi vì các đoạn dịch Kiều của Thùy Dương đăng trên bản tin Xưa và Nay bắt đầu từ số 24 không theo đúng thứ tự. Sở dĩ như vậy là vì sau khi đăng được vài kỳ thì có vị đề nghị tăng tốc, vì sợ với vận tốc rùa này (mỗi tháng độ 50 câu) thì phải 5-6 năm mới đăng hết được, các vị ở tuổi cổ lai hy sợ không chờ được. Có vị lại đề nghị chọn đăng những đoạn hay, cho nên mới có sự lộn xộn như thế! Nay thì đã đăng hết đoạn chót để ra mắt nhưng vẫn còn thiếu nhiều đoạn hay chưa đăng. Thùy Dương sẽ xin Ban Chủ Nhiệm cho tiếp tục đăng hết.

Quý vị đã nghe Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe lần đầu tiên khi hai người mới thề ước (bản tin 32) và lần thứ hai khi hai người tái hợp (bản tin 48 vừa qua) và đã nhận ra sự khác biệt dưới ngọn bút tinh tế của Đại thi hào Nguyễn Du. Trong đời, Kiều còn một lần nữa phải gảy đàn cho một kẻ đã hại mình nghe. Xin mời quý vị nghe khúc đàn ai oán mà Kiều đã gảy cho Hồ Tôn Hiến nghe trong đoạn dưới đây. Không biết khả năng yếu kém của Thùy Dương có thể hiện được phần nào tài nghệ siêu việt của vị Đại thi hào không. Cũng mong quý vị thông cảm cho.

THÙY DƯƠNG
11 Phạm Viết Chánh, Q.BT
(ĐT: 38 401693)

TRUYỆN KIỀU
(2549-2648)

Rằng: “Từ là đấng anh hùng,
2550 “Dọc ngang trời rộng vẫy vùng bể khơi!
“Tin tôi nên quá nghe lời
“Đem thân bách chiến làm tôi triều đình
“Ngỡ là phu quý phụ vinh,
“Ai ngờ một phút tan tành thịt xương!
2555 “Năm năm trời bể ngang tàng
“Dẫn mình đi bỏ chiến trường như không!
“Khéo khuyên kể lấy làm công,
“Kể bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu!
“Xét mình công ít tội nhiều
2560 “Sống thừa tôi đã nên liều mình tôi
“Xin cho thiển thổ một đôi
“Gọi là đắp điếm lấy người tử sinh.”

“My husband Từ was a true hero”, said she
“Under broad skies and over wide open sea, he moved freely
“Having a good trust in me, he believed too much in my words,
“An unfailing fighter, he surrendered himself to the Court.
“We had thought of honor for husband and glory for wife
“Never did we think of such ruinous happening in a while
“For five years, under this sky, he feared nobody
“Now because of me, he spared his life in battlefield so easily
“And you still praised me for my skillful advice? How bitter!
“The more you cite it, the deeper pain my heart suffers
“Oh! My sinful life! To him I have done nothing useful
“Why am I living still? My life is much shameful!
“The only thing I wish now is a shallow grove,
“To bury the man I respect, dead or alive, to deserve his love.”

Hồ công nghe nói thương tình
Truyền cho Kiều táng di hình bên sông
2565 Trong quân mở tiệc hạ công
Xôn xao tơ trúc hội đồng quân quan
Bắt nàng thị yến dưới màn
Dở say lại ép vặn đàn nhặt tâu
Một cung gió thảm mưa sầu
2570 Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!
Ve ngâm vượn hót nào tày
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu
Hỏi rằng: “Này khúc ở đâu?
“Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
2575 Thưa rằng: “Bạc mệnh khúc này
“Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.

At those words, Hồ felt mercy for the unlucky woman
On the river bank, Kiều was allowed to bury her dear husband
A great banquet were ordered to honor their victory
Music band, soldiers and officers sounding noisily
Kiều was compelled to stand behind curtains for serving
Half drunk, Hồ forced her to play the lute he liked listening
Kiều attuned the strings. Ah! One would say wailing wind and griefful rain!
It seemed as if her five finger tips were bleeding with pain!
Cicadas’ wail and gibbon’s cries were not so mournful to the ears
Hồ had to knit his brows and couldn’t hold his tears!
“Where does this piece come from?”, asked he, “What a sad melody!”
“It sounds thousands of laments and grievous complaints to me!”
“This musical piece is entitled “The cruel fate”, Kiều replied
“I played it with my lute since I was almost a child.

“Cung cầm lựa những ngày xưa,
“Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây”
Nghe càng đắm, đắm càng say
2580 Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình
Dạy rằng: “Hương hỏa ba sinh,
“Dây loan xin nối cầm lành cho ai.”
Thưa rằng: “Chút phận lạc loài
“Trong mình, nghĩ đã có người thác oan.
2585 “Còn chi nữa cánh hoa tàn
“Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiêu Lân
“Rộng thương còn mảnh hồng quần
“Hơi tàn được thấy gốc phần là may!”
Hạ công chén đã quá say,
2590 Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra

“The musical piece I composed since my early years
“But its image – the cruel fate – is what I now bear!”
The more he listened to her music, the more he grew passionate
Strangely enough, how love could fascinate this iron face (1)!
“This must be a link from three previous existences (2)”, Hồ said
“May I rejoin the string of your lute with my phoenix thread?”
Kiều said: “I am a worthless woman, homeless and unlucky
“Because of me, someone had to die unjustly
“Nothing is left on m, this withered faded flower,
“Like Tiểu Lâm’s lute string (3), my love thread has ended forever
“Owing to your mercy, this red-trousered creature still survived,
“Till I die, to see my native land once again is my greatest desire.”
Like most officers in the banquet, Hồ got overdrunk,
Awake at dawn, he felt anxious recalling what had happened.

---------------

(1) Iron face: used to call those severe officers who become unfeeling in dealing with strict discipline
(2) See foot note on verse 257
(3) Name of a remarried widow who compared her former string broken out, which no one could mend

Nghĩ mình phương diện quốc gia
Quan trên nhắm xuống người ta trông vào
Phải tuồng trăng gió hay sao?
Sự này biết tính thế nào được đây?
2595 Công nha vừa buổi rạng ngày
Quyết tình Hồ mới đoán ngay một bài.
Lệnh quan ai dám sai lời
Ép tình mới gán cho người Thổ quan.
Ông tơ thực nhẽ đa đoan
2600 Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên?
Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền
Lá màn rủ thấp ngọn đèn khêu cao
Nàng càng ủ liễu phai đào
Trăm phần nào có phần nào phần tươi?

“I am a mandarin in Court”, he thought, “stately impressive”
“How would they think of me, my superiors, friends and relatives?
“A frivolous love seeker? No I’m not such kind of man!
“But how can I settle the case of this innocent woman?”
An idea came to him, at that morning official meeting,
He proclaimed his decision for everyone’s accepting
No one dared object a high mandarin’s right:
A tribal chief had the honor to take the beauty as his wife
Oh, Man of rosy threads! (4) what unreasonable things you did!
Not choosing the right partners to tie, how could they try to fit?
The flowery palanquin was led straight upon a small boat,
The lamplight turned high while the small blinds dropped low
The bride withered like a drooped willow, a faded peach flower
Not the least freshness of her yester beauty could one see on her.

------------------

(4) See foot note on verse 333 (bản tin 28)

2605 Đành thân cát dập sóng vùi
Cướp công cha mẹ thiệt đời thông minh
Chân trời mặt bể lênh đênh
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào?
Duyên đâu, ai dứt tơ đào
2610 Nợ đâu ai đã dắt vào tận tay!
Thân sao thân đến thế này!
Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi!
Đã không biết sống là vui
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương
2615 Một mình cay đắng trăm đường
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi!
Mảnh trăng đã gác non đoài,
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong.

Who knew she was giving up this body to waves and sand?
Robbing her parents’ labor, putting to her skillful life a sad end?
Looking out, she found herself astray among immense water
Where to find a place to confide her dead bones for shelter
Oh! Who had broken her rosy silk thread all of a sudden
And put into her hand a new debt she hadn’t chosen?
“Oh! Ill destiny! Why thrust me into such a dark circumstance?”
Thought she, “Each day I live is of no use but a hard endurance!
“Life doesn’t give me any pleasure but suffering,
“So why mourn for this body that can enjoy nothing?
“Haven’t I suffered thousands of bitter torments?
“So let this jade and gold body smashed up and come to its end!”
The waning moon was leaning against the western hill
Kiều still puzzled with unsettled thoughts, she couldn’t stay still.

Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,
2620 Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền đường
Nhớ lời thần mộng rõ ràng
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây!
“Đạm Tiên nàng nhé có hay?
“Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta!”
2625 Dưới đèn sẵn bức tiên hoa
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau.
Cửa bồng vội mở rèm châu
Trời cao sông rộng một màu bao la!
Rằng: “Từ công hậu đãi ta
2630 “Xót vì việc nước mà ra phụ lòng.
“Giết chồng mà lại lấy chồng
“Mặt nào mà lại đứng trong cuộc đời?

Suddenly the tide rose and water roared noisily
She inquired and got to know it’s Tiền Đường river actually!
The river reminded her of the dream she had borne in mind
This was the place where she could end her heart-broken life!
“Oh! Đạm Tiên, my dear friend! You promised to meet me here!”
Kiều whispered happily, “Please wait for me down there, my dear!”
By the lamplight, she found a sheet of flowery paper
She wrote a farewell poem on it so someone could read later
She hastened to open the blinds and looked outside
Wide river under high sky – the same color spread in her sight
“Oh, Từ, my Lord!”, she cried, “What you’ve done for me I can’t count
“For our country’s sake, I have betrayed you and let you down!
“Killing my husband them getting married to another,
“How could I bear a shameful face to live any longer?

“Thôi thì một thác cho rồi
“Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!”
2635 Trông vời con nước mênh mông,
Đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang.
Thổ quan theo vớt vội vàng,
Thì đà đắm ngọc chìm hương cho rồi!
Thương thay cũng một thân người
2640 Hại thay mang lấy sắc tài làm chi?
Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân?
Mười lăm năm bấy nhiêu lần
Làm gương cho khách hồng quần thử soi
2645 Đời người đến thế thì thôi
Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay
Mấy người hiếu nghĩa xưa nay
Trời làm chi đến lâu ngày càng thương

“It’s time for me to die now, once and for all,
“To entrust my heart to sky and river, whatever will befall.”
She looked out, all over was immense water,
Holding her breath, she threw herself down the long river!
The tribal chief hurried out to her rescue immediately,
But vainly, her body of jade and fragrance had sunk already!
What a pity for a frail human existence!
Beauty and talent had been of no use but nuisance
She had to undergo unjust misfortunes so many times,
To wait until her bad days’ end, what would remain of her life?
For fifteen years, so many unjust things she had to suffer
Sufficed to furnish a good example for those who wore red trousers (5)
Her life had so far come down to the worst,
But who knows from the worst, the good wouldn’t come in turn (6)?
People who were pious and dutiful usually got challenge,
But Heaven! Why do you keep so long their hard endurance?

(To be continued)

THÙY DƯƠNG

---------------

(5) Girls of good family usually wore red trousers.

(6) The Yin Yang Law of oriental philosophy: when the bad comes to its most, the good begins in turn, alternatively and vice versa. (Bĩ cực thái lai, thái cực bĩ lai.)

ĐÍNH CHÍNH

(Bản dịch Kiều-Bản tin 48, phần tiếng Anh)

Trang 39

Dòng 2: Old father were -> Old father was

Dòng 3: Vân and Quan all grown up, well mature

-> Vân and Quan both grown up, well mature and sober

Dòng cuối: they wanted express -> they wanted to express

Trang 40

Dòng 6: Old Vương ordered everyone go back

-> Old Vương ordered everyone to go back

Trang 42

Dòng 6: That my sister were alive -> That my sister was alive

Trang 43

Dòng 4: But so many years expoed to winds and rains

-> But so many years exposed to winds and rains

Trang 48

Dòng 5 (từ dưới lên): at the end of reason -> at the end of season

Phụ Bản III

TÂY THI

NỮ GIÁN ĐIỆP ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ

Bốn vị tuyệt sắc giai nhân thời cổ Trung Hoa được truyền lại là Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Triệu Phi Yến và Dương Ngọc Hoàn. Trong số đó người đẹp nhất là Tây Thi. Người ta thường chỉ biết Tây Thi là người đẹp mà không biết Tây Thi còn là đệ nhứt nữ gián điệp trong lịch sử loài người.

Tây Thi sinh ở Triết Giang phủ Thiệu Hùng thôn Trữ La, chính tên nàng là Di Quang, cha làm nghề Tiều phu đốn củi. Tây Thi thường giặt lụa ở sông Hoán. Trên sông có một phiến đá, tương truyền là nơi nàng giặt lụa. Đường thi có thơ rằng:

Tây Thi tích nhật hoán sa tân
Thạch thượng thanh đài sầu sát nhân
Nhất khứ Cô Tô bất phục phản
Đạo bàng đào lý vị thúy xuân?

Tục truyền rằng Tây Thi giặt lụa bên sông, bóng nàng chiếu xuống lòng sông, cá trong sông đều lặn sâu xuống đáy để thưởng thức vẻ đẹp, do đó có câu “sắc đẹp cá lặn”.

Theo Ngô Việt Xuân Thu, năm thứ hai mươi đời Chu Kính Vương, Ngô vương Phù Sai đánh bại Việt vương Câu Tiễn, bắt cầm tù rồi sau mới thả. Đại phu nước Việt là Văn Chủng biết Phù Sai hiếu sắc, dâng bảy điểm để trả thù Ngô, trong đó có kế mỹ nhân.

Vua Việt theo lời sai quan đại phu là Phạm Lãi đi kiếm gái đẹp, tìm được Tây Thi và Trịnh Đán, đem về tập luyện cho cách ăn nói, ca vũ, dáng điệu, ba năm thành công. Liền sai Phạm Lãi đem hiến dâng vua Ngô. Vua Ngô khoái quá, quả nhiên bị mê hoặc mà bỏ việc trị nước. Trịnh Đán ghen với Tây Thi, uất ức mà chết, thành ra Tây Thi được chuyên sủng. Ngô Vương sai làm Cô Tô đài, Khuê Cung quán, Hưởng Điệp Lang để Tây Thi ở. Lý Bạch có thơ vịnh như sau:

Phong động hà diệp mãn điện hương,
Cô Tô đài thượng kiến Ngô vương,
Tây Thi túy vũ kiều vô lực
Tiếu ỷ đông song bạch ngọc sàng.

Sau nhân vua Ngô tranh bá với Tấn ở Hoàng Trì, Việt vương thừa hư đánh Ngô, thái tử Hửu nước Ngô bị chết trận, vua Ngô vội vàng rút quân cùng Việt cầu hòa. Đời Chu Nguyên Vương năm thứ ba, Việt diệt Ngô, đem năm trăm nóc nhà phong cho vua Ngô ở Lâu Đông. Phù Sai không chịu nổi sự nhục nhã tự tử mà chết.

Sau khi Ngô bị diệt, tin tức về Tây Thi rất lờ mờ. Có nơi nói, khi Phạm Lãi đưa Tây Thi sang hiến Ngô, 3 năm mới tới kinh nước Ngô đã tư thông cùng nàng, sinh một con trai. Sau này nàng lại về với Phạm Lãi, cùng chu du Ngũ hồ. Sau có thơ: “Đái tương Tây tử khởi vô ý, khủng lưu tuyệt sắc ngộ quân vương”. Có nơi nói phu nhân Việt Vương Câu Tiễn, sợ Tây Thi lại mê hoặc vua Việt, sai người dìm chết ở Thái Hồ. Lại một thuyết nói: Ngô vương không nghe lời Ngũ Tử Tư can gián về việc nạp Tây Thi, bắt Tử Tư phải tự tận, nên trước khi mất nước, Phù Sai đã dìm chết Tây Thi ở Thái Hồ để tạ Tử Tư.

Những danh nữ Trung Quốc thường được nhiều người nghiên khảo về quãng đời sau. Duy có đệ nhất mỹ nhân là Tây Thi thì không ai biết rõ. Về thuyết Tây Thi bị dìm chết không phải là không đáng tin nhưng không biết là ai đã dìm chết nàng.

Những người đẹp thời xưa gặp nạn, không như Tây Thi, nói là báo oán thì phụ lòng Ngô vương sủng ái, còn nói báo ân thì sai với nhậm mệnh của nước Việt. Người đời Thanh có thơ:

Thiếp tự báo ân, nhân báo oán
Bổng tâm thường giác bất phân minh

Đúng là tâm sự của Tây Thi vậy!

Khảo về chiến tranh Ngô Việt, từ Câu Tiễn bị bắt tới Phù Sai tự vẫn là hai mươi mốt năm. Phạm Lãi dâng người đẹp vào năm thứ ba mươi đời Chu Kính Vương. Tây Thi vào Ngô, ít nhất cũng vào khoảng mười lăm, mười sáu tuổi. Ngô mất sau hai mươi năm. Tử Tư có nói: “Nước Việt nuôi quân mười năm, luyện quân mười năm, sau hai mươi năm, còn gì nước Ngô?” Dù có bị dìm chết hay không, Tây Thi lúc đó cũng đã về già rồi vậy.

ĐỖ ĐỨC THU - HUỲNH NGUYỆT ANH st

ĐIỂM SÁCH

TRUYỆN KIM DUNG

Trước năm 1975, sách của Kim Dung đã được in gồm:

1. Thư kiếm ân cừu lục
2. Bích huyết kiếm
3. Xạ điêu anh hùng truyện
4. Thần điêu hiệp lữ
5. Tuyết sơn phi hồ
6. Phi hồ ngoại truyện (Lãnh nguyệt bảo đao)
7. Ỷ thiên Đồ long ký
8. Liên thành quyết (Tố tâm kiếm)
9. Thiên Long bát bộ (Lục mạch thần kiếm truyện)
10. Hiệp khách hành
11. Tiếu ngạo giang hồ
12. Lộc Đỉnh ký

Với 12 Bộ trường thiên tiểu thuyết võ hiệp, ông đã được “Kho văn về các đại sư văn học Trung quốc thế kỷ 20 xếp vào hàng thứ 4 trong số những văn sĩ tầm cỡ của Trung hoa” - và tiểu thuyết của ông trong làn sóng đam mê cuồng nhiệt ở Châu Á với lượng độc giả con số thiên văn, hầu hết đều đã được dựng thành phim ảnh tại Hồng kông và Lục địa, đã làm say mê khán giả ở các lãnh thổ có dân gốc Châu Á sinh sống trên khắp thế giới, kể cả người Việt chúng ta.

“Tính cách hiện đại của chưởng” và mỹ cảm đương đại mang màu bảng lảng phôi pha, với bao “tai bay vạ gió” của địa cầu thiếu bình yên. Ý tưởng xuyên suốt các bộ chưởng của Kim Dung là “Ngoài trời lại có trời” và càng ngày nó càng được nhiều người cho là có lý. Đọc tiểu thuyết võ hiệp cùa ông, độc giả chấp nhận tham dự cuộc chơi của trí tưởng tượng, thỏa thích bay lượn khỏi cuộc sống đời thường. Văn sĩ tạo ra những thế giới phi phàm mà người thường không thể nhận biết, đó là Thế giới giang hồ - Nó thoát ra khỏi cuộc đời quen thuộc đến nhàm chán, bị trói buộc bởi lề thói, luật pháp.

Thế giới kỳ diệu được tác giả khổ công dựng nên gắn với khát vọng giải thoát, phát huy tối đa tiềm năng của con người. Trong tiểu thuyết kiếm hiệp, hiệp khách có 2 mục tiêu lớn: đạt đến tuyệt đỉnh võ học và tuyệt đỉnh nhân sinh. Đã mang tiếng hiệp khách, ít nhiều phải có khả năng, có bản lĩnh phi thường về võ thuật, suốt đời của hiệp khách theo đuổi mục đích đạt tới cảnh giới tối thượng của võ. Với Kim Dung, cảnh giới tuyệt đỉnh chỉ có thể đạt được khi con người bị đẩy đến cảnh khốn cùng bên bờ vực thẳm. Đúng với binh pháp Tôn Tử: “Đặt vào chỗ mất rồi mới còn, hãm vào đất chết mới tìm ra con đường sống”. Thạch Phá Thiên (trong bộ Hiệp khách hành), Dương Quá (Thần điêu hiệp lữ)... đều lãnh hội được yếu quyết của võ học khi bị lâm vào cảnh khốn cùng.

Trong thế giới kỳ diệu ấy, năng lực của con người được thể hiện qua những chiêu thức võ thuật siêu quần, bạt chúng. Con đường đến với đỉnh cao, ngoài năng khiếu bẩm sinh và sự gian nan khổ luyện, còn có một yếu tố không thẻ thiếu: cái Tâm. Kim Dung đề cao cái tâm của kẻ đi học. Thư và kiếm - sức mạnh để thực hiện ân cừu - là 2 tuyến chính trong tiểu thuyết võ hiệp. Nhưng thư là sự suy nghĩ vượt lên trên kiếm và trong kiếm bao hàm thư (trong bộ Thư kiếm ân cừu lục). Tâm còn quan trọng hơn cả chiêu. Tham vọng trói buộc làm mờ tâm, “loanh quanh mỏi mệt” bến lú, bến mê. Thiếu nội lực mà ham muốn vượt quá sức mình vốn có, luyện công tinh xảo thì dễ “tẩu hỏa nhập ma”. Căn bản võ học của Kim Dung là ở lòng ngưởi. Nhờ tâm sáng, Thạch phá Thiên đọc được bí kíp ẩn sau bài thơ “Hiệp Khách Hành” - khắc trên vách đá. Một Châu Bá Thông hiệu Lão Ngoan Đồng ngây thơ, một Hồng Thất Công ngay thẳng, một Quách Tĩnh thật thà... đều hướng về cái tĩnh, chân nguyên tự nhiên - lòng người - Đạo học.

Thế giới tưởng tượng kỳ ảo và quyến rũ, thực chất là sự phản ánh một cách nghệ thuật hiện thực cuộc sống con người. Đúng như Freud, giấc mơ là sự giải tỏa những ẩn ức, mà nghệ thuật là giấc mơ kỳ diệu nhất. Giấc mộng văn chương sẽ trang trải cho món nợ nhân sinh.

Ước mơ dai dẳng nhất của con người gửi vào văn chương chính là công lý. Dai dẳng, chừng nào đời sống còn những ngang trái, bất công, cái ác lên ngôi, người hiền lương còn phải chịu lắm thiệt thòi. Thế giới giang hồ rộng lớn là vậy nhưng chung quy vào 2 mặt trận thiện- ác, chính- tà. Với Kim Dung, sự phân biệt thiện- ác, chính- tà không hề đơn giản mà phức tạp như chính cuộc đời vậy. Có người cho rằng, tiểu thuyết võ hiệp của ông “viết về giang hồ mà ý ở giang sơn, vừa biểu hiện tình cừu vừa liên quan đến thời vận”. Không ai nghĩ những cuộc đấu tranh giành ngôi bá chủ chỉ là chuyện của giới võ lâm, hay khuôn mặt ngụy quân tử như Nhạc Bất Quần chỉ là nhân vật của truyện kiếm hiệp. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Kim Dung còn ở chỗ truyện đầy những yếu tố bất ngờ như chính cuộc đời. Đọc Kim Dung, người ta hiểu hơn cuộc sống. Nói đến sức hấp dẫn của tiểu thuyết võ hiệp, không thể bỏ qua giai điệu ngọt ngào, cảm động do “Tình bạn” mang lại. Tình bạn không phân biệt chính- tà là một giai điệu đẹp trong bản hòa âm “Tiếu ngạo giang hồ”. Đọc “Thiên long bát bộ”, độc giả không thể quên tinh bạn hào sảng giữa Kiều Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc. Trong tiểu thuyết kiếm hiệp, sự nồng hậu của tình bạn có khi còn hơn cả tinh yêu.

Các bộ phim chuyển thể tử 12 bộ truyện Kim Dung đang làm mưa làm gió tại Châu Á. Với tiểu thuyết của ông, những điều gọi là “phi lý, không khoa học” lại được nữ văn sĩ đại lục Trần Tổ Phấn cho là đã góp phần tạo nên “Đồng thoại cho người lớn” trong thời đại ngày nay trí tưởng tượng cạn dần. Trộn lẫn thực- hư, giả tưởng- hiện thực đan xen, kết hợp hài hòa, cao nhã đại chúng, cái vô hạn trong lòng bàn tay với những kiếm súng - bánh mì - hoa hồng... Đó là ranh giới nghệ thuật và ý tưởng thẩm mỹ tạo nên sức hấp dẫn nghệ thuật bao đời, bao người đeo đuổi. Nhưng hồ dễ mấy ai...

XÂY DỰNG NHÂN VẬT

Theo Vũ Đức Sao Biển, khuynh hướng của Kim Dung là thường đặt những cuốn tiểu thuyết của mình vào hoàn cảnh cụ thể của Trung quốc. Bộ Thiên Long Bát Bộ được đặt vào khung cảnh lịch sử triều nhà Tống với sự tương tranh, tương giao của 6 thế lực phong kiến: Tống, Đại Lý, Khất Đan (Liêu), Tây Hạ, Thổ Phồn và Yên. Bộ Lộc Đỉnh Ký được đặt vào khung cảnh lịch sử triều Khang Hy nhà Thanh, khi mà các thế lực chống nhà Thanh như hậu duệ của nhà Minh gồm Đường vương, Quế vương, Lỗ vương và Thiên Địa Hội hoạt động mạnh...

Nhân vật của Kim Dung được chia làm 2 tuyến: chính phái (hay bạch đạo) và tà phái (hắc đạo). Tuy nhiên, trong tất cả các tác phẩm, ông không hề rơi vào chủ nghĩa công thức: những kẻ mà ông xếp vào tà thường là chính nhân quân tử, những kẻ mà ông giới thiệu như chính nhân quân tử lại là kẻ chẳng ra gì. Bất kỳ người Trung quốc nào cũng gọi Minh giáo từ Ba tư truyền sang là tà đạo. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Kim Dung đã chứng minh ngược lại: Minh giáo là một chính giáo, nồng nàn tình yêu nước, xả thân để cứu trăm họ khỏi ách thống trị của Mông cổ. Những Trương Vô Kỵ, Dương Tiêu... là những con người quang minh lỗi lạc, hành sự trong sáng, sống rất người. Và chính nghĩa thuộc về họ chứ không thuộc về nhân vật Chu Nguyên Chương, vốn đầy thủ đoạn chính trị, đã cướp công Minh giáo để lên ngôi mở ra nhà Minh. Có ai đẹp hơn Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ? Thế nhưng từ cuốn 9 trở đi, Nhạc Bất Quần dần dần hiện hình là 1 kẻ độc ác; dùng con gái làm bậc thang để leo lên, giết cả rể, lừa vợ, giết học trò, quyết chiếm cho được ngôi minh chủ Ngũ Nhạc phái, tự thiến bộ sinh dục để trở thành kẻ lại cái. Ngụy quân tử vẫn nguy hiểm hơn chân quân tử!

Nhân vật chính của Kim Dung là những con người bao dung, đôn hậu, không hủ nho. câu nệ, không làm bộ làm tịch. Đó là Kiều Phong tự tử ngoài Nhạn Môn Quan để mưu cầu hòa bình cho trăm họ Tống - Liêu. Đó là tiểu anh hùng Hồ Phỉ (Phi hồ ngoại truyện) tìm ra kẻ thù giết cha mà vẫn không xuống tay hạ sát. Đó là Quách Tĩnh (Xạ điêu anh hùng truyện) liều chết để giữ thành Tương Dương, là Thạch phá Thiên (Hiệp Khách Hành) chỉ biết sống thuần phác không hề hại ai... Họ chính là mẫu “người hùng” lý tưởng theo nhận thức đạo đức Trung Quốc.

Kim Dung thường dành tình cảm cho những con người xuất thân rất tầm thường, những đứa bé mồ côi không cha mẹ hoặc không biết ai là cha mẹ. Lệnh hồ Xung, Hồ Phỉ, Thạch Phá Thiên, Trương Vô Kỵ, Dương Quá là những chàng trai, những cậu bé như vậy, Đời dạy họ cách sống và vốn sống. Và họ đã thành người, những con người rất trung thực, đạo đức.

Về những nhân vật nữ trong tác phẩm Kim Dung, tuy mang danh là truyện võ hiệp nhưng tác phẩm Kim Dung thực chất là những tiểu thuyết về Tình yêu đôi lứa. Họ xuất thân trong xã hội phong kiến nhưng sống và yêu rất lãng mạn - tất nhiên trong sự cho phép của lễ giáo Trung Quốc. Đó là những con người biết yêu say đắm và biết xả thân vì người yêu: Nhậm Doanh Doanh đối với Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Triệu Mẫn đối với Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký), Viên Tử Y đối với Hồ Phỉ (Lãnh nguyệt bảo đao), A Châu đối với Kiều Phong (Thiên Long Bát Bộ). Tuy nhiên trong mọi tình huống, họ vẫn giữ được tiết sạch giá trong của người phụ nữ phương Đông.

Cũng có thể nói Kim Dung là văn sĩ lớn phương Đông của thế kỷ 20. Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất kỳ một văn sĩ nào. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn độc giả một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đến địa lý, sử học, võ thuật, tâm lý học, bệnh lý học, tôn giáo học... hoàn chỉnh một cách vô song. Ông xứng danh là văn sĩ bậc thầy trong thế kỷ chúng ta sống.

VÕ CÔNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG

Những nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung hợp lại thành một giới - giới võ lâm - và đương nhiên, sinh hoạt của họ là sự thể hiện võ công để giết người, mưu đồ địa vị quyền lực; võ công để cứu người, trừ gian diệt bạo. Kim Dung đã cho những nhân vật của mình đắc thủ những loại võ công mà họ cần phải có. Các loại hình võ công bao gồm chưởng pháp (phép đánh bằng tay), quyền pháp (phép đánh bằng nắm tay), chỉ pháp (phép đánh bằng ngón tay), cầm nã thủ pháp (phép đánh bằng câu, bắt, móc, giật), trảo pháp (phép chụp bằng cả 5 ngón tay), cước pháp (phép đá), bộ pháp (phép đi, chạy), khinh công (phép đi nhanh). Nếu các nhân vật của ông chuyên sử dụng vũ khí thì mỗi loại vũ khí được kết hợp với một pháp để hình thành võ công riêng của họ: đao pháp, thương pháp, kiếm pháp, bổng pháp, trượng pháp, côn pháp ...

Kim Dung tạo ra cho nhân vật của mình những hoàn cảnh, tình huống để họ đắc thủ võ công, Có những nhân vật không chịu học võ, suốt ngày chỉ lo học sách thánh hiền, học kinh Phật như vương tử Đại Lý Đoàn Dự hay như nhà sư trẻ Hư Trúc cũng bị đẩy đưa vào hoàn cảnh, phải học võ công để tự cứu lấy mình và cứu người, trở thành bậc thượng thừa. Có kẻ say mê võ công, đi tìm suốt đời mà chẳng thấy. Con đường mà Kim Dung dẫn dắt những nhân vật trung tâm của mình đến với các thứ võ công không khỏi khiến cho độc giả cười thầm.

Nhân vật của Kim Dung thể hiện võ công qua kình lực, ông chia kình lực làm 2 loai: dương cương và âm nhu. Dương cương là loại kình lực mãnh liệt, khi xuất chiêu phát ra tiếng động. Âm nhu là kình lực mềm mại, khi xuất chiêu không phát ra tiếng động. Hai loại kình lực đó loại nào cũng có thể giết người, làm tan bia vỡ đá! Ông lấy nhu chế cương, lấy cương chế nhu. Kẻ thắng cuộc là kẻ có công lực cao hơn...

Kim Dung có 1 bề dày kiến thức về y học cổ Trung quốc. Một số nhân vật của ông thường vừa giỏi võ công, vừa tinh thâm y thuật, phối hợp y thuật với võ công hoặc để cứu người, hoặc để chế ngự người. Trong “Tiếu ngạo giang hồ”, ta bắt gặp nhân vật Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ, cứu người chỉ cần 1 ngón tay và giết người cũng chỉ cần 1 ngón tay. Trong “Ỷ thiên Đồ long ký”. ta gặp Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và sau đó, là Trương Vô Kỵ, giỏi về chữa thương, phục hồi kỳ kinh bát mạch. Thuốc độc và phóng độc cũng là 1 loại võ công. Trong “Tiếu ngạo giang hồ”. ta gặp Lam Phượng Hoàng, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Trong “Phi hồ ngoại truyện”, ta gặp Độc thủ dược vương chuyên đánh thuốc độc.

Cũng theo Kim Dung, âm nhạc là 1 dạng võ công có thể chế ngự được địch thủ. Một số nhân vật của ông như Côn Luân tam thánh Hà Thúc Đạo (Ỷ thiên Đồ long ký), Cầm tiên Khang Quảng Lăng (Thiên Long bát bộ), Nhậm Doanh Doanh và Lưu Chính Phong (Tiếu ngạo giang hồ) đã dùng tiếng đàn, tiếng sáo, hoặc để chữa thương, hoặc để khắc chế địch thủ. Đoạn cảm động nhất là đoạn Doanh Doanh đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu thần kinh cho Lệnh Hồ Xung khi chàng trai này bị trọng thương.

Kim Dung không lạm dụng khuynh hướng đa sát trong tiểu thuyết võ hiệp. Tất cả nỗ lực của ông nhằm minh họa 1 nguyên tắc lớn: Chữ Võ không bằng chữ Hiệp. Các nhân vật chính phái của ông hành hiệp cứu đời, xả thân vì cuộc sống, cứu vớt kẻ trầm luân, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ hòa bình hạnh phúc cho trăm họ. Họ không mưu cầu lợi danh, địa vị cho riêng mình. Đoạn tiêu biểu nhất cho cái Hiệp trong tác phẩm Kim Dung là đoạn Trương Vô Kỵ, giáo chủ Minh giáo Trung quốc, chỉ huy các lực lượng kháng Nguyên, bị 1 thuộc tướng của mình là Chu Nguyên Chương đánh thuốc độc và bắt giam. Chu Nguyên Chương có tham vọng lên ngôi thống lãnh. Trương Vô Kỵ có thể giết Chu Nguyên Chương chỉ với 1 ngón tay, nhưng đã không làm điều đó. Anh đã lặng lẽ ra đi để được suốt đời ngồi vẽ lông mày cho người yêu Triệu Mẫn. Chu Nguyên Chương kháng chiến chống quân Nguyên thành công lên ngôi cửu ngũ, mở ra nhà Minh, truyền được 263 năm (1380- 1643).

Đó chính là lòng Nhân ái. Lòng Nhân ái đó đặt trên cơ sở của tư tưởng Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo phương Đông. Trong khi các nhân vật của ông sử dụng võ công để đánh nhau, họ vẫn tôn trọng lòng Nhân ái mà “Hạ thủ lưu tình” (xuống tay vẫn giữ được tình người). Hai kẻ thù đánh nhau, đến khi chia tay vẫn có thể nói được lời từ biệt: “Non xanh trơ đó, nước biếc còn đây, còn ngày gặp gỡ”. Võ công làm nên tiểu thuyết võ hiệp nhưng không quyết định nội dung tiểu thuyết võ hiệp. Cái quyết định chính là chữ Hiệp, đứng sau chữ Võ.

TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP

Tuy tên gọi là tiểu thuyết võ hiệp nhưng bản chất những tác phẩm của Kim Dung là tình yêu đôi lứa nồng thắm. Chính tình yêu đã làm nên tính cách nhân bản và khiến cho hàng tỉ người say mê tác phẩm của Kim Dung.

Một cách khái quát, Kim Dung đã xây dựng những cặp nhân vật hoặc cụm nhân vật rồi tạo điều kiện cho họ gặp gỡ, hiểu biết và yêu nhau. Ông đã để cho nhân vật chính phái yêu tà phái, bạch đạo yêu hắc đạo để tạo nên những mâu thuẫn chiều sâu trong tâm hồn của nhân vật. Đặc biệt, những nữ nhân vật của ông thường rất đẹp, rất thông minh, xuất thân từ Ma giáo hoặc ít nhất cũng mang “một chút tà khí trong người”. Đó là những cặp và cụm nhân vật Lệnh hồ Xung- Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ); Trương Thúy Sơn- Ân Tố Tố, Trương Vô Kỵ- Triệu Mẫn- Chu Chỉ Nhược- Ân Ly- Tiểu Chiêu (Ỷ thiên Đồ long đao ký); Kiều Phong- A Châu; Đoàn Dự- Vương Ngữ Yến (Thiên Long bát bộ)...

Những mối tình được Kim Dung dựng lên là những mối tình thật trong sáng và do vậy, thật đẹp. Tác phẩm lấy bối cảnh lịch sử từ thời nhà Thanh trở về trước, khi mà tư duy phong kiến và nguyên tắc lễ giáo của đạo Nho đang giữ vai trò độc tôn chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội Trung quốc. Cho nên, những nhân vật của Kim Dung yêu trong sự cho phép của những tư duy và nguyên tắc ấy. Thế nhưng, tính chất lãng mạn thì rất phong phú.

Những nhân vật của Kim Dung đã yêu theo phong cách của hào sĩ giang hồ võ lâm. Trước hết, họ đánh nhau, sau đó mới hiểu nhau rồi mới yêu nhau. Tình yêu mang tính phấn đấu rất cao, các nhân vật vượt lên trên hoàn cảnh, vượt qua những sự chống đối để bảo vệ tình yêu của mình... Tình yêu luôn luôn kinh qua 1 quá trình hy sinh vô tận. Người ta còn tìm thấy những tình yêu ngang trái, rất người, thoát ra khỏi khuôn mẫu cho phép của lễ giáo phong kiến Trung quốc. Đó là Tiểu Long Nữ sư phụ, 1 cô gái trong sáng bị kẻ tà dâm cưỡng bức, yêu say mê đồ đệ Dương Quá... Cũng đặt ra những trường hợp sa đọa tình dục hết sức quái dị. Đó là Kiến Ninh công chúa, em gái vua Khang Hy, đã sa ngã với Vi tiểu Bảo, 1 gã thái giám giả mạo... Khi xây dựng những loại tình yêu này, ông đã nghiên cứu rất kỹ những biểu hiện của tính cuồng dâm và đồng tính luyến ái.

Tác phẩm của Kim Dung có những đoạn nói đến tình yêu thật đẹp. Nhân vật của ông không bao giờ thốt ra miệng chữ yêu nhưng tình yêu của họ nồng nàn và trong ánh mắt, trong hành động và trong tái tim. Đó là A Châu trở về Nhạn Môn Quan chờ Kiều Phong để được suốt đời “theo đại gia cùng đi săn chồn, đuổi thỏ”. Đó là Doanh Doanh bắn tin cho giới ma đầu trên giang hồ phải giết ngay Hồ Xung vì “Ta muốn ngươi ở mãi bên ta để ta chở che, bảo vệ”. Đó là Triệu Mẫn nói với Vô Kỵ: “Lông mày thiếp đã nhạt màu rồi. Công tử kẻ lại giùm cho thiếp đi”. Những lời tỏ tình mang đầy tính chất ẩn dụ và biểu tượng như thế khiến tác phẩm vừa sâu, vừa không dung tục. Vẫn có những tình yêu trá ngụy. Nhạc Linh San bỏ Hồ Xung để làm vợ gã ái nam ái nữ Lâm Bình Chi đặng kiếm cho được pho “Tịch tà kiếm phổ” cho cha là Nhạc Bất Quần. Chu Chỉ Nhược đánh lừa hứa hôn với Vô Kỵ để đánh cắp bộ “Cửu âm chân kinh” theo di huấn của sư phụ là Diệt Tuyệt sư thái. Nhưng tuổi trẻ của Linh San, Chỉ Nhược không nghĩ ra được sự trá ngụy ấy. Phần trá ngụy, âm mưu thuộc về sự xếp đặt của những người lớn, của thầy, của cha.

Đọc tác phẩm Kim Dung, người ta khám phá ra cái đẹp của tình yêu. Thông qua tình yêu, ông giáo dục cho con người mỹ cảm về đạo đức. Nói rằng tác phẩm võ hiệp, thật ra chỉ là 1 cách nói. Chính tình yêu đã làm nên cái hồn, sự sống cho tiểu thuyết võ hiệp. Mỗi tác phẩm của ông ra đời trở thành 1 bức thông điệp ngọt ngào cho tình yêu lứa đôi.

(Hết Kỳ 1)

PHẠM VŨ

KỶ LỤC BÁO CHÍ
Tạp chí đắt nhất hành tinh

Ấn bản đặc biệt của tạp chí Royal Report phát hành tại Prague (Cộng hòa Czech) nhân dịp năm mới 2010, với giá bìa đúng 4 triệu koruna (tương đương 228.936 USD) vừa được đại diện chi nhánh Sách kỷ lục Guinness tại Trung Âu ghi nhận là “ấn phẩm dạng tạp chí đắt nhất hành tinh”.

Ngoài các dòng chữ cấu thành từ vàng và kim cương nguyên chất ngay trang bìa, giá của ấn bản đặc biệt này còn bao gồm tiền đặt tạp chí cả năm kế tiếp; 4 chuyến đi nghỉ trong năm đến bất cứ điểm nào trên địa cầu; quyền được sử dụng miễn phí 12 giờ bay trên máy bay du lịch loại nhỏ. (theo Reuters)

Người giao báo thâm niên 68 năm

Cụ Ted Ingram, 90 tuổi, ngụ tại Winterborne Monkton, Anh, đã giao báo trong 68 năm qua và lập kỷ lục thế giới “người giao báo lâu năm nhất”.

Cụ nói: “Tôi thích công việc đi lòng vòng mỗi ngày này. Hơn nữa đi lòng vòng như thế cũng làm cho tôi khỏe. Nếu sức khỏe cho phép, tôi sẽ giao báo cho đến khi 100 tuổi”.

Cụ Ted bắt đầu giao báo từ năm 1942 và chỉ tạm nghỉ hai lần và một lần khác do bị thương ở lưng.

“Khi giao báo tôi có dịp gặp nhiều người và đó là những cơ hội để tán gẫu, làm quen...” - cụ thổ lộ.

Kỷ lục Guinness thế giới trước đây thuộc về cô Darlyne Markus ở Idaho (Mỹ) giao báo trong 50 năm và 173 ngày.

(Theo Metro)

Báo dài nhất

Tờ “Tuyết Hảo nhật báo'' của Pháp đã cho ra số đặc san dài tới 2500m, được lưu hành dưới hình thức gấp xếp, trở thành tờ báo có kích thước dài nhất thế giới.

Nhuận bút bài báo cao nhất

Tác giả có nhuận bút bài báo cao nhất là ông Oniter Honiminue (Mỹ), người từng đoạt giải thưởng báo chí Pulitzer năm 1953 và giải thưởng Nobel về văn học năm 1960. Với một bài viết ngắn khoảng 200 chữ về cuộc chọi trâu đăng trên báo ảnh Sport, ông được hưởng mức nhuận bút là 30.000 USD (như vậy, trung bình mỗi chữ được trả nhuận bút tới 15 USD).

Nhà báo nữ có mức lương cao nhất

Nếu như giới báo chí làm bảng thống kê những nhà báo có thu nhập cao nhất hàng năm, thì nhà báo nữ S. Dian-người chủ trì tiết mục “Thời điểm hoàng kim” của Đài Truyền hình ABC (Mỹ) xếp ở vị trí cao, bởi mức lương cố định 7 triệu USD/năm. Dian năm nay 57 tuổi là một nhà báo được yêu thích tại Mỹ. Dian có một chất giọng đặc biệt, chuyên mục tin tức, phỏng vấn “Thời điểm hoàng kim” do nhà báo Dian chủ trì rất có uy tín, có lượng khán giả đông nhất so với các tiết mục khác.

Viết cho nhiều báo nhất

Kỷ lục viết báo cho nhiều báo nhất thuộc về nữ bình luận viên Ann Landers (tên thật là Eppie Lederer, sinh ngày 14-7-1918). Theo thống kê, bài viết của Ann Landers xuất hiện khoảng trên 1.200 tờ báo trên khắp thế giới với tổng số bạn đọc ước đạt 160 triệu người và có những bài được đăng cùng lúc trên 1.000 tờ báo khác nhau.

Một họa sĩ có tranh được đăng trên báo nhiều nhất là Ranan R. Lurie được in cùng lúc trên 400 tờ nhật báo tại 51 nước với tổng số phát hành 62 triệu bản mỗi kỳ.

Quốc gia xuất bản nhiều báo nhất

Mỹ là nước xuất bản nhiều báo nhất: Hiện nay, cả nước Mỹ có khoảng 1.800 đầu báo chính thức với tổng số khoảng 70 triệu bản in một ngày. Riêng trong năm 1910, nước Mỹ có khoảng 2.202 đầu báo.

Quốc gia có nhiều người đọc báo nhất

Quốc gia có nhiều người đọc báo nhất là Thụy Điển (Thụy Điển đại diện cho trường phái báo chí Bắc Âu). Trong thời gian gần đây, trung bình cứ 1.000 người dân Thụy Điển mua và đọc 680 tờ báo mỗi năm. Lượng người mua báo ở Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Nhật Bản và một số quốc gia khác cũng đạt xấp xỉ tỷ lệ trên, nhưng tỷ lệ đọc báo ở những nước này lại thấp hơn nhiều vì họ mua báo ngoài để đọc còn dùng vào nhiều việc khác.

Khổ báo lớn nhất, nhỏ nhất

Tờ báo The Constellation xuất bản năm 1859 nhân kỷ niệm ngày độc lập nước Mỹ (ngày 4-7) có kích thước lớn nhất trong lịch sử báo chí thế giới: 129,5 cm x 88,9 cm. Ngược lại, tờ tuần báo Vossa Senhoria của Braxin là tờ báo có kích thước nhỏ nhất, gồm 16 trang và bìa, có đủ các tin, bài viết về chính trị, văn hóa và thơ với khuôn khổ chỉ là 3,5cm x 2,5cm.

Báo nặng nhất, nhiều trang nhất

Danh hiệu tờ báo nặng nhất thuộc về tờ Sunday New York Times (Mỹ) với số phát hành vào tháng 8-1987 nặng 6,35 kg. Còn tờ báo nhiều trang nhất là Tạp chí Hongkong Toys (do Uỷ ban Phát triển Mậu dịch Hồng Kông ấn hành), với 1.356 trang trong kỳ xuất bản vào tháng 1-1992.

Tờ báo có quy mô lớn nhất:

Tờ báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản)

Ra đời năm 1874 là một trong những tờ báo có quy mô lớn nhất hiện nay, với 468 văn phòng thường trú ở khắp nơi trên thế giới, gần 3.500 người làm việc. Tờ Yomiuri Shimbun mỗi kỳ phát hành hàng chục triệu bản (cả buổi sáng và buổi chiều). Ngày 1-4-1987, tờ báo Yomiuri Shimbun in 14.247.132 bản, gồm số buổi sáng phát hành 9.278.686 bản, số buổi chiều 4.968.446 bản.

Bùi Đẹp st

NHỮNG THÔNG NGÔN VIÊN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

(“Thông ngôn viên” ở đây là dịch từ chữ “interpreters”. Người viết tránh dùng từ “thông dịch viên” vì chữ này gồm cả những người phiên dịch văn bản, tức “translators”. Bài này không đề cập đến những người phiên dịch văn bản của LHQ)

Với 192 quốc gia thành viên, LHQ hiện sử dụng khoảng 120 thông ngôn viên từ nhiều nước trên thế giới, nhất là Mỹ, vì Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Công việc của các thông ngôn viên đòi hỏi khả năng cao siêu về ngôn ngữ, kết hợp với tài hung biện và kiến thức về chính trị cũng như ngoại giao. Họ phải thông dịch ngay lập tức (simultaneously interpret) những gì họ vừa nghe. Người nói không phải chờ họ thông dịch xong mỗi câu. Đó là vai trò của Nicole Kidman trong phim “The Interpreter” (2005). Phim được quay tại trụ sở LHQ.

Các thông ngôn viên này một số làm việc tại các nơi rải rác trên thế giới, nhưng phần lớn là tại trụ sở LHQ ở Manhattan, New York. Họ thông thạo ít nhứt là 3 trong 6 thức tiếng chính thức tại LHQ, đó là Anh, Pháp, Ả Rập, Nga, Tây Ban Nha và Trung Hoa.

Công việc thường ngày của họ là: xem xét các tài liệu về những vấn đề sắp được bàn cãi trong ngày để có khái niệm mà thông dịch. Điều này rất cần thiết vì nếu không có khái niệm, họ có thể bị bỡ ngỡ. Sau đó là làm việc tại các cuộc họp khoáng đại. Thường mỗi ngày có 2 buổi họp, mỗi buổi họp kéo dài 3 giờ. Họ làm việc theo từng tổ, mỗi tổ gồm 2 người, phụ trách 1 ngôn ngữ. Mỗi buổi họp có 12 người, tức 6 tổ, mỗi tổ chiếm 1 phòng kính. Các phòng kính này quay về phía diễn đàn, để các thông ngôn viên có thể quan sát cử chỉ của diễn giả hầu thông dịch cho chính xác.

Diễn giả thường phải nói bằng 1 trong 6 thứ tiếng chính thức của LHQ. Bài diễn văn được lập tức dịch ra 5 thứ tiếng còn lại. Như vậy chỉ có 5 tổ làm việc cùng 1 lúc. (Thí dụ bài diễn văn được đọc bằng tiếng Pháp, thì tổ tiếng Pháp được nghỉ). Vì công việc phiên dịch đòi hỏi sự tập trung, dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, nên hai người trong tổ thay phiên nhau thông dịch, mỗi 20 đến 30 phút.

Để nghe diễn văn, các đại biểu dùng tai nghe (headphones) và chọn ngôn ngữ mà mình thích. Nếu không biết ngôn ngữ nào trong 6 ngôn ngữ trên, họ phải đem theo thông ngôn viên của mình. Các diễn giả nhiều khi không dùng 1 trong 6 thứ tiếng trên để phát biểu có thể vì không thông thạo, hoặc vì thể diện quốc gia, thì họ cũng phải đem theo thông ngôn viên của mình. Chẳng hạn như mới đây Tổng thống Khadaffi của Libya khi đến LHQ ông không nói bằng tiếng Ả Rập, ngôn ngữ chính của Libya mà nói bằng 1 thứ tiếng địa phương ít thông dụng. Ông ta đem theo thông ngôn viên của mình.

Thường thì cứ 2 – 3 năm LHQ lại mở kỳ thi tuyển chọn thông ngôn viên. Để được tuyển dụng, ứng viên phải có những điều kiện sau đây:

1/ Có bằng đại học ít nhứt về 1 ngôn ngữ chính được dùng tại LHQ.

2/ Có khả năng thông ngôn một cách rất lưu loát về 3 ngôn ngữ chính của LHQ.

3/ Đã từng có kinh nghiệm làm việc về thông dịch.

Ngoài ra những kiến thức về chính trị và ngoại giao cũng giúp ứng viên có cơ hội được tuyển chọn nhiều hơn.

Lương bổng của các thông ngôn viên ra sao? Họ được trả lương rất “bèo”. Vì mức cung nhiều hơn mức cầu nên LHQ chỉ trả họ mức lương thấp kém là 35.570 USD cho đến 83.000 USD 1 năm mà thôi. Đây là số lương rất thấp so với những nghề khác ở New York (lương thấp nhất của giáo viên là 40.300 USD/năm; của y tá tốt nghiệp đại học là từ 62.000 USD/năm). Nhưng cái mác “thông ngôn viên LHQ” có thể giúp họ bắt những cái job rất thơm tho khi họ về nước, thí dụ như làm thông dịch viên của các nguyên thủ quốc gia.

N.C.T

CUỘC SỐNG

Susan được chẩn đoán bị ung thư vú vào cái tuổi 21. Dĩ nhiên điều này đã làm tiêu tan bao ước mơ, ý chí và hoài bão của một sinh viên như cô. Đã vậy, cô cũng không có tiền để trang trải viện phí.

Cha của cô bị thất nghiệp còn người mẹ tật nguyền thì gần mười lăm năm trời không thể làm được việc gì.

Với một tài khoản trồng rỗng nhưng một trái tim đầy ắp niềm tin, Susan bắt đầu sáu tuần chữa bệnh bằng hóa trị liệu. Một ngày nọ tôi tháp tùng theo Susan đến nơi điều trị, tôi sững sờ khi thấy một sự mạnh mẽ tỏa ra từ khuôn mặt Susan trước và sau những đợt trị liệu kiệt sức đó. Cho dù trong hoàn cảnh tuyệt vọng, niềm tin vẫn ngự trị trong lòng Susan. Giờ đây, bệnh của Susan đã trở nên trầm trọng, cơn đau đã bộc phát đến độ không thể chịu nổi. Dù cô luôn nhận được sự cầu nguyện và động viên từ gia đình, bạn bè, và thầy cô, cơn đau vẫn cứ dai dẳng.

Chẳng bao lâu, cô bị rụng hết tóc, thế nhưng cô vẫn còn nói đùa: “Nếu không còn gì, ít ra mình cũng sẽ tiết kiệm được tiền chăm sóc mái tóc”. Cho dù cô có lạc quan và niềm tin kiên định thì tình trạng tài chính vẫn cứ khốn đốn. Cô đã nợ hơn mười ngàn đô la tiền viện phí, và cô cũng không còn một lợi tức hay món tiền tiết kiệm nào.

Một ngày tháng hai giá buốt, trong khi Susan còn đang ở bệnh viện, một người khách đến gặp cô. Đó là một người đàn ông đứng tuổi dáng vẻ lịch thiệp và khuôn mặt thiện cảm hỏi cô: “Cháu là Susan?” “Vâng” cô đáp.

“Tên tôi là Mark White, tôi sống ở trong thành phố này. Vợ tôi đã nằm giường kế bên cạnh cháu trong lần đầu tiên cháu đến bệnh viện, nhưng lúc đó cháu đã không ở lại lâu, trong thời gian cháu ở đây, cháu đã ốm rất nặng. Vợ tôi và tôi vẫn cầu nguyện cho cháu mỗi đêm trước khi đi ngủ, sau đó chúng tôi vẫn thường tự hỏi không biết cháu đã như thế nào”.

Người đàn ông tiếp tục nói, “Vợ tôi đã mất hai ngày sau khi cháu rời đi, hôm nay tôi đến đây để lấy đi một vài thứ còn lại”. Susan gật đầu vì không biết đáp lời như thế nào. Người đàn ông vẫn tiếp tục: “Cô y tá thông báo cho tôi biết cháu đã quay lại bệnh viện. Có một đêm vợ tôi đã thoáng nghe cuộc nói chuyện điện thoại giữa cháu và mẹ về tình trạng tài chính của cháu. Chúng tôi muốn giúp đỡ cháu, và biết rằng cách tốt nhất là tặng cháu món tiền này. Chúng tôi không biết nhiều về cháu, nhưng chúng tôi muốn giúp đỡ cháu. Cháu luôn mang đến niềm vui cho vợ tôi khi nói chuyện và mang lại cho bà ấy một niềm động viên lớn lao.Vui lòng cầm lấy tấm séc này và để thanh toán tiền viện phí”

Người đàn ông bước đi rồi ngoái lại, “Cô bé ạ, hãy giữ vững niềm tin nhé” Khi Susan mở phong thư, cô nghĩ, đôi vợ chồng tử tế này chắc sẽ cho cô khoảng hai mươi hay năm mươi đô la gì đó. Nhưng cô đã nhìn thấy trong phong thư không phải là hai mươi hay năm mươi mà là một tấm séc mười ngàn đô la! Cô bật khóc khi đọc mẩu giấy kèm theo:

“Sẽ có ai đó cần đến sự động viên của cháu hôm nay. Cảm ơn cháu đã động viên bác trong vài ngày ngắn ngủi được quen biết cháu. Thương yêu. Marie White”. Susan đã làm đúng như điều ông White đã nói, cô luôn giữ vững niềm tin. Căn bệnh ung thư của cô cũng đã khỏi dần sau nhiều tháng và không bị tái phát nữa. Theo cách đặc biệt riêng của mình, Susan đã nhắc nhở tôi hãy động viên người khác hàng ngày.

Câu chuyện của cô vẫn đọng mãi trong tôi, và thông điệp của nó ngày càng giá trị theo thời gian. Khi tôi hỏi Susan làm thế nào để kết thúc câu chuyện của mình, cô nói Thượng đế đã cho cô một thứ mà cô tin rằng đó là món quà vĩ đại nhất _ Cuộc sống.

Bs Nguyễn Lân Đính
(Truy cập từ Internet – 29 / 5, 2010)

* * * 

Những câu chuyện về MÁY TÍNH
Chiếc xe trong mơ kiểu “Bill Gates

Tại một triển lãm tin học, Chủ tịch Microsoft Bill Gates đã so sánh công nghiệp phần mềm với công nghiệp xe hơi như sau: “Nếu General Motors (GMC) phát triển công nghệ cho xe hơi như công nghệ phần mềm thì hiện nay chúng ta đã có thể mua những chiếc xe giá 25 đô la, đi 1.000 dặm với 1 lít xăng”.

Ðể phản hồi lời bình luận của Bill Gates, GMC tuyên bố:

Nếu General Motors đã phát triển công nghệ như Microsoft, chúng ta sẽ đi trên những chiếc xe có các đặc điểm sau:

1. Xe vẫn chạy, nhưng có vào được xa lộ hay không là cả một vấn đề.

2. Mỗi khi đường sá được nâng cấp (upgrade) thì bạn phải mua một chiếc xe mới.

3. Xe của bạn sẽ liên tục chết máy trên đường không vì lý do gì cả. Bạn phải khởi động lại xe và bắt đầu từ nơi xuất phát.

4. Chiếc xe sẽ giống như cô giáo già của bạn, liên tục bắt bẻ và đòi bạn xin lỗi, nếu không nó sẽ đứng ì ra.

5. Chiếc xe đời mới bạn vừa mua hôm qua thì hôm nay đã trở nên lỗi thời.

6. Bọn ăn cắp sẽ ngồi trong xe của chúng và “nhồi” cho bạn những hoá đơn lệ phí giao thông khổng lồ, trong khi bạn chẳng tham gia giao thông một phút nào.

7. Ðèn báo hết xăng, quá nhiệt độ và mức bình điện được thay thế bằng đèn báo hiệu duy nhất chẳng cần phân biệt chi cả “general car default”.

8. Khi xảy ra tai nạn, hệ thống túi khí bảo vệ của xe sẽ hỏi bạn: “Are you sure?” trước khi bung ra.

9. Bạn phải bấm vào nút "Start" để tắt máy.

Ghi chú: Hẳn có nhiều bạn không biết chuyện vui nầy nói gì: Thưa nó kêu ngạo những version Windows của Microsoft từ xưa tới giờ đó. Thí dụ như: Ai đời muốn tắt windows mà lại bấm start.

NÂNG CẤP

Kính gửi: Phòng Hỗ trợ (help desk) khách hàng

V/V: Làm ơn giúp tôi giải quyết vấn đề sau

Năm ngoái, tôi đã nâng cấp (upgrade) chương trình Girlfriend 7.0. lên thành Wife 1.0 và nhận thấy có nhiều điều bất ổn. Chương trình (program, software) mới này hiện đã phát sinh một số chương trình con Child Processing chiếm rất nhiều không gian và các resource quý giá khác mà trước kia trong phần quảng cáo sản phẩm lại không thấy nói tới. Thêm vào đó, Wife 1.0 lại tự cài đặt (install, setup) thêm một số chương trình, dần dần xâm nhập và quản lý tất cả các hoạt động khác trong toàn bộ hệ thống. Những chương trình ứng dụng như Bikini 3.0 , Boys Nite 2.5, Saturday Football 5.0 không còn chạy được nữa. Cứ mỗi lần tôi khởi động (run, start) chương trình mình ưa thích thì Wife 1.0 lại làm cho chúng bị ngắt giữa chừng (hang up). Tôi đang định cài (install, setup) lại Girlfriend 7.0 nhưng chương trình gỡ bỏ (uninstall) Wife 1.0 lại không hoạt động. Làm ơn giúp tôi gấp, xin cảm ơn.

Yours sincerely,

Mr. Unlucky man

Reply từ Phòng Hỗ trợ khách hàng

Mr. Unlucky man kính mến!

Ðây là một vấn đề rất phổ biến mà cánh mày râu thường hay phàn nàn. Trong hầu hết các trường hợp thì nguyên nhân đều là do nhận thức sai lầm ngay từ lúc đầu. Nhiều người nâng cấp từ một phiên bản Girlfriend lên Wife 1.0 với ý nghĩ rằng Wife 1.0 đúng là một chương trình giải trí và phục vụ thiết thực.

Thực ra, Wife 1.0 là một hệ điều hành được tạo ra để quản lý mọi thứ. Ông khó mà gỡ bỏ (unistall), xoá hoặc hạn chế Wife 1.0 hay chuyển đổi trở về Girlfriend 7.0 (hay bất cứ bản nào cổ hơn) vì Wife 1.0 mạnh hơn hẳn mọi chương trình khác.

Một số người thậm chí đã thử cài đặt thêm Girlfriend 8.0 hay cài đè phiên bản Wife 2.0 nhưng cuối cùng lại gặp nhiều rắc rối hơn so với dùng chương trình Wife 1.0 nguyên thuỷ. Với kinh nghiệm của một nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tôi thành thật khuyên ông cứ dùng Wife 1.0 và tập thích nghi với chương trình này. Bản thân tôi cũng dùng Wife 1.0 và tôi khuyên ông đọc lại toàn bộ phần nói về những lỗi thao tác thường gặp. Ông phải nhận lấy tất cả trách nhiệm cho những lỗi và những vấn đề có thể xảy ra bất kể nguyên nhân gì. Cách xử lý tốt nhất cho mọi trục trặc là nên dùng chương trình phần sửa lỗi C:\APPOLOGIZE. Trong bất kỳ trường hợp nào, tránh sử dụng ngay phím ESCAPE vì cuối cùng không trước thì sau ông cũng phải gõ lệnh APPOLOGIZE trước khi Hệ điều hành (operating system) Wife 1.0 trở lại hoạt động bình thường.

Nói chung, hệ thống sẽ làm việc hoàn hảo chừng nào ông còn chịu trách nhiệm cho những lỗi thao tác của mình. Wife 1.0 là một chương trình tuyệt vời nhưng đòi hỏi phải được bảo trì thường xuyên. Ông có thể mua thêm một số phần mềm (software) hỗ trợ để cải thiện sự vận hành của Wife 1.0. Tôi xin giới thiệu phần mềm Flowers 2.1 và Presents 5.0.

Trong bất kỳ trường hợp nào xin cũng đừng cài đặt Secretary with Short Skirts 3.3 . Ðây không phải là một chương trình hỗ trợ cho Wife 1.0 và có thể gây những thiệt hại không thể phục hồi được cho hệ điều hành này.

Mong rằng ông sẽ quen dần với Wife 1.0.

Xin gửi lời chào trân trọng,

Phòng Hỗ trợ khách hàng.

Phụ Bản IV

PS : the bellows are benefits associated with Wife 1.0

1. Wife 1.0 dạy cho ta tính phục thiện (sẵn sàng nhận lỗi tuy mình không làm gì sai cả).

2. Wife 1.0 dạy cho ta tính kiên nhẫn, chờ đợi không biết mệt (trong mọi trường hợp khi Wife 1.0 chạy module Goingout).

3. Wife 1.0 cho ta sức khỏe (cấm không cho hút thuốc lá, uống rượu, uống bia, đi chơi khuya với mấy thằng bạn cô hồn).

4. Wife 1.0 dạy cho ta sự tế nhị (không chê bai dù cơm khét, canh mặn).

5. Wife 1.0 dạy cho ta sự lễ phép (đi thưa về trình).

6. Wife 1.0 dạy cho ta sự rộng lượng (kiếm được bao nhiêu tiền đầu tư hết vào Wife 1.0).

7. Wife 1.0 là huấn luyện viên thể dục tại gia của ta (làm vườn, cắt cỏ, đổ rác, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, mang vác…).

8. Wife 1.0 dạy cho ta tính gọn gàng, trật tự (chỉ được bày biện của riêng trong một góc tủ Wife 1.0 dành cho).

9. Wife 1.0 dạy cho ta sự công chính (ra đường cứ thẳng đường mà đi, không nhìn ngang, liếc dọc, nhất là chỗ có đông phụ nữ).

10. Wife 1.0 giúp ta trở thành người cha gương mẫu (thay tã, tắm rửa cho con, ru con ngủ, cho con bú, dạy con học...).

11. Wife 1.0 dạy cho ta biết gia trị của hai chữ tự do (nay mình không còn nữa).

12. Wife 1.0 dạy cho ta biết phấn đấu với nghịch cảnh (muốn chết mà cứ phải sống!).

Những benefits trên đây không chỉ áp dụng cho Wife 1.0 mà cho tất cả các phiên bản Wife x.x (trong trường hợp bất đắc dĩ).

Thêm nữa, cũng xin lưu ý quý vị - Vì sao hệ điều hành được đặt tên là Wife x.x? Bởi vì, trên quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”:

W – Washing

I – Ironing

F – Food

E – Entertainment

Hay nhìn ở góc độ “nghệ thuật vị nghệ thuật”:

W – Wonderful

I – Interesting

F – Fascinating

E – Emotional

Ngoài ra, Wife x.x sẽ tự động upgrade ta thành phiên bản Husband x.x với các tính năng:

H – Housing

U – Understanding

S – Sharing

B – Buyings

A – And

N – Never

D – Demanding

Tuy nhiên Wife x.x không tương thích và luôn xung đột với phiên bản Husband z.z vì có các modules không mong muốn:

H – Hopeless

U – Unaccountable

S – Senseless

B – Boring

A – Authoritive

N – Nuisance

D – Discriminative

Cuối cùng, xin quý vị luôn nhớ rằng, việc cài đặt Wife 1.0 là việc “Bất đắc dĩ nhưng cũng là Bất khả kháng”.

Người ‘khai tử’ thư tay


Raymond Samuel Tomlinson sinh năm 1941 tại New York (Mỹ). Năm 2001, ông nhận giải Webby Awards - Thành tựu trọn đời của Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật số quốc tế. Năm 2004, ông được trao tặng IEEE Internet Award và năm 2009, Tomlinson cùng cha đẻ điện thoại di động Martin Cooper được công nhận là Prince of Asturias (giải thưởng của Tây Ban Nha dành cho những người có đóng góp lớn cho khoa học, nhân loại và cộng đồng).

Năm 1971, Tomlinson là kỹ sư trẻ ở công ty Bolt, Beranek and Newman (Mỹ), hiện là BBN Technologies. Nhiệm vụ của ông là tìm kiếm những điều thú vị cho mạng máy tính mới khai sinh ARPANET, tiền thân của Internet hiện nay.

“Chúng tôi nghĩ ra các cách mà con người và máy tính có thể tương tác với nhau”, Tomlinson cho hay. Nhưng thay vào đó, Tomlinson lại nhen nhóm ý tưởng giúp các đồng nghiệp ngồi xa nhau vẫn có thể trò chuyện mà không cần đến điện thoại.

Ông bắt đầu gửi thông điệp giữa hai máy tính trong văn phòng, hiện được biết đến với thuật ngữ thư điện tử (e-mail): “Các bàn phím cách nhau khoảng 3 mét. Tôi gõ ký tự trên máy này rồi trượt ghế (có bánh lăn) sang bàn khác để xem nội dung gửi đi trông thế nào”.

Đáng tiếc, Tomlinson không thể nhớ những gì ông soạn trong e-mail đầu tiên. Còn thông điệp ông tự gửi cho mình chỉ là một chuỗi ký tự sai chính tả. “E-mail đầu tiên đã hoàn toàn bị quên lãng”, ông nói.

Tomlinson cũng chọn ký tự @ để đưa vào địa chỉ e-mail nhằm tách tên người gửi và người nhận với tên máy. @ không phổ biến tại thời điểm đó nên không dễ gây nhầm lẫn.

Hiện hơn một tỷ người trên thế giới gõ ký tự @ mỗi ngày. Như bao nhà phát minh khác, Tomlinson cũng biết phát minh của ông sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định với thế giới, nhưng ông “không tưởng tượng được mọi thứ lại diễn biến nhanh đến thế”.

Cha đẻ World Wide Web hối tiếc về 2 ký tự //

Timothy John "Tim" Berners-Lee, sinh ngày 8 tháng 6 năm 1955 tại Luân Đôn là người Anh sáng tạo ra World Wide Web và là chủ tịch World Wide Web Consortium (W3C), tổ chức đặt nhiều tiêu chuẩn quan trọng của Internet.

Ông được gọi theo tên hiệu TimBL hay TBL bởi nhiều người trên Internet.Ông tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia (The Queen's College) thuộc Đại học Oxford. Ở trường này, ông xây một máy tính dùng mỏ hàn, các cổng vi mạch transistor-transistor (TTL), vi xử lý M6800, và bộ TV cũ. Trong thời gian ở Oxford, ông bị bắt hacking với người bạn và bị cấm không được sử dụng máy tính của trường.

Tim Berners-Lee, người tạo ra giao thức liên kết mạng toàn cầu, mới đây tuyên bố rằng hai dấu chéo đặt trước các địa chỉ website thực sự là những yếu tố không cần thiết và chỉ làm bất tiện cho người dùng.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, Berners-Lee giải thích rằng mục đích dùng hai dấu // ban đầu của ông là để phân biệt phần tên giao thức (chẳng hạn HTTP hoặc FTP) với phần còn lại của địa chỉ web, tuy nhiên thực tế thì chỉ cần dấu hai chấm (:) là đủ. "Giá mà bỏ bớt đi 2 ký tự đó thì chúng ta đã có thể tiết kiệm được rất nhiều thứ", nhà phát minh người Anh bộc bạch.

Berners-Lee được coi là một trong những người tiên phong khai sinh ra Internet và là một trong những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử ngành điện toán. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi làm việc cho Trung tâm nghiên cứu CERN tại Thụy Sỹ, ông đã phát minh ra giao thức và cấu trúc tiền đề của mạng web, trong đó có giao thức HTTP dành cho việc truyền dữ liệu.

Berners-Lee phát hành những khái niệm ông cởi mở, không bắt phải mua giấy phép để sử dụng. W3C quyết định rằng các tiêu chuẩn của nó phải dựa trên công nghệ miễn phí, để cho mọi người có thể tiến hành các khái niệm đó.

Những đóng góp khoa học to lớn của ông được ghi nhận bằng danh hiệu Hiệp sỹ của Hoàng gia Anh năm 2004. Berners-Lee hiện làm việc tại Viện công nghệ MIT (Mỹ) trong vai trò lãnh đạo của tổ chức World Wide Web Consortium.

Mạnh Đoàn st

NHỮNG SỰ TRÙNG HỢP
GIỮA HAI TỔNG THỐNG
ABRAHAM LINCOLN & JOHN KENNEDY

1/ Lincoln đắc cử năm 1860, Kennedy đắc cử năm 1960, cách nhau 100 năm.

2/ Cả hai cùng bên vực nhân quyền của người da đen.

3/ Cả hai cùng bị ám sát vào ngày thứ Sáu, trước sự chứng kiến của vợ.

4/ Cả hai cùng bị bắn vào đầu từ phía sau.

5/ Cả hai cùng có một người con bị chết trong thời gian làm Tổng Thống.

6/ Lincoln bị ám sát trong rạp hát Ford. Kenedy bị ám sát trên chiến xe Lincoln, chế tạo bởi hãng Ford.

7/ Hai phó tổng thống kế vị của Lincoln và Kennedy cùng có tên là Johnson. Họ cùng là thượng nghị sĩ từ miền Nam.

8/ Andrew Johnson sinh năm 1808, Lyndon Johnson sinh năm 1908, cách nhau 100 năm.

9/ Tên của thư ký riêng của Lincoln là John. Tên của thư ký riêng của Kennedy là Lincoln.

10/ Hung thủ bắn Lincoln (John Wilkes Booth) sinh năm 1839; hung thủ bắn Kennedy (Lee Harvey Oswald) sinh năm 1939, cách nhau 100 năm.

11/ Cả hai hung thủ đều là người miền Nam và có tư tưởng cực đoan.

12/ Cả hai hung thủ đều bị bắn chết trước khi bị đưa ra tòa.

13/ Booth bắn Lincoln ở rạp hát rồi chạy trốn vào nhà kho; Oswald bắn Kennedy từ nhà kho rồi chạy trốn vào rạp hát.

14/ Cái tên Lincoln cũng như Kennedy đều có 7 chữ cái.

15/ Cái tên Andrew Johnson và Lyndon Johnson (tên 2 phó tổng thống kế vị) đều có 13 chữ cái.

16/ Cái tên John Wilkes Booth và Lee Harvey Oswald (tên 2 hung thủ) đều có 15 chữ cái.

17/ Một nhân viên của Lincoln tên là Kennedy đã khuyên Lincoln không nên đến rạp hát. Một nhân viên của Kennedy, bà thư ký Evelyn Lincoln đã khuyên Kennedy không nên đến Dallas, nơi ông ta bị bắn.

Sưu tầm bởi N.C.T

Đính chính bài “Tính ngày trong tuần mà không cần dùng lịch” (bản tin Số 48 tháng 5/2010):

Trang 81 dòng thứ 7 từ trên xuống.

Thí dụ II xin sửa lại như sau: “... con số này lớn hơn 7, ta phải bỏ bớt 2 lần 7 (tức là 14), còn lại 1, bảng B cho ta biết đó là ngày thứ Hai.

An toàn khi đi tắm biển

Bài này copy từ bài dịch của BS Linh và BS Vũ (BVCR)
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong những dịp đi biển

Khi đi biển có những mối hiểm họa gây chết người. Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta nên tắm biền ở những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và tắm trong những khu vực được báo hiệu an toàn. Ngoài ra, trước khi cho con mình xuống biển, chúng ta cẩn quan sát bãi biển để tìm dòng chảy xa bờ (rip current) cũng như ước lượng độ dốc và độ sâu của bãi biển.

Dòng chảy xa bờ

Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current). (Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)

Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.

Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.

Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm. Như hình trên đây: Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?

Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

Dòng chảy xa bờ rất nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.

Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.

Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.

Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

- Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.

- Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn

- Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.

Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.

Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.

Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

- Bình tĩnh. Không hoảng loạn

- Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ

- Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ

- Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.

- Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.

Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở VN không tắm tại các nơi cắm cờ đen). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

Lời kết

Trước khi tắm biển:

- Tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm.

- Dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó.

- Nếu chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.

Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến các cha mẹ trẻ, đến mọi người để giúp các con chúng ta tắm biển một cách an toàn.

Bs. Nguyễn Lân Đính st

Những ích lợi của nụ cười

1- Cười là một thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn bệnh tâm hồn.

2- Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.

3- Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.

4- Cười làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương.

5- Cười làm cánh cửa cảm thông rộng mở thật dễ dàng với mọi người.

6- Cười mím, cười nụ, cười ra tiếng làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.

7- Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, tan biến những căng thẳng.

8- Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái và an lạc.

9- Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phản ứng kịp thời.

10- Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh và thêm khả năng sáng tạo mọi việc.

11- Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.

12- Cười nhiều tránh được buồn nản, dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.

13- Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn, là biết nghệ thuật sống.

14- Cười dễ vui theo cái vui của người khác, hoan hỉ như mình thành đạt vậy.

15- Cười có thể làm tan di nỗi bực mình, buồn phiền của người đối diện.

16- Cười giúp ta vui sống hiện tại, quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.

17- Cười giúp ta trở về với chính mình, tức là thực sự trở về đời sống mới.

18- Cười có nhiều lợi ích cho ta về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.

19- Cười giúp hồn nhiên tươi sáng,có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.

20- Cười giúp các tế bào loại T trong máu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.

21- Cười làm giảm phong thấp, các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.

22- Cười làm giảm các chất hóc môn (cortisone) trong thận, sẽ sống khỏe hơn.

23- Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.

24- Cười giúp tống khứ các khí dơ, thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.

25- Cười làm tăng máu, chống viêm khớp, làm con người luôn tỉnh táo.

26- Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện, thấu suốt mọi sự vật.

27-Cười giúp những nét phiền muộn tan biến, gương mặt trở nên tươi trẻ ra.

Cũng trong chiều hướng ấy mà rải rác khắp nơi trên thế giới, người ta đã bắt đầu tổ chức những “festival cười”.

Tại Đan Mạch, cứ đến Chủ nhật của tuần lễ thứ hai trong tháng giêng là mọi người lại tụ tập về quảng trường Town Hall của thành phố Copenhagen để…cười sảng khoái.

Câu lạc bộ cười lần đầu tiên được sáng lập ở Bombay năm năm trước đây bởi bác sĩ tâm lý Ấn Độ Madan Kataria. Tiếng tốt về câu lạc bộ này đã nảy sinh ra một ý tưởng tương tự ở anh công nhân quảng cáo thất nghiệp Đan Mạch, Jan Thygesen Poulsen. Và anh ta đã trở thành người khởi xướng câu lạc bộ cười ở đất nước này.

Tại Québec bên Canada , từ nhiều năm nay đã xuất hiện “festival chỉ để cười”. Tại festival này, mọi người đều có đủ thời giờ để lập cho mình một kiểu cười chẳng giống ai. Tại Pháp cũng rộ lên “Festival hóm hỉnh” ở Seine-et-Marne. Và mới đây hồi cuối tháng 6 năm 2005 tại Hồng Kông, người ta cũng đã tổ chức đại hội… cười.

Tại Việt Nam hàng năm cũng có Gala cười.

Tuy nhiên, có một điều khác cũng không kém phần quan trọng, đó là hãy đem lại cho người khác những nụ cười lành mạnh, bởi vì chính những nụ cười này sẽ đem lại cho họ niềm an ủi trong những khi đau khổ và niềm khích lệ trong những lúc tuyệt vọng.

Hoàng Chúc st

TRƯƠNG NGHI - TÔ TẦN
VỚI KẾ HOẠCH HỢP TUNG LIÊN HOÀNH

Xem lịch sử nước Tàu, ta thấy từ khi nhà Châu (770-247 Trước Thiên Chúa) suy yếu, các nước thôn tính lẫn nhau, loạn lạc tứ tung. Lịch sử gọi thời kỳ này là đời Xuân Thu, còn 12 nước lớn. Cuối thời Xuân Thu, vì đánh lẫn nhau nên chỉ còn 7 nước, gọi là Chiến quốc thất hùng.

Thời chiến quốc, hoạt động chính trị lớn lao và qui mô hơn hết của giới “sĩ phu” là kế hợp tung của Tô Tần và kế liên hoành của Trương Nghi.

Trước khi xét đến Tô Tần, Trương Nghi và xem kế hợp tung, liên hoành, ta nên biết qua địa vị của kẻ sĩ dưới thời đại chiến quốc.

ĐỊA VỊ KẺ SĨ TRONG THỜI CHIẾN QUỐC

Dưới thời đại bấy giờ, đẳng cấp xã hội chia thành thứ lớp rõ rệt. Cao nhất là bực vương, chi hầu, đại phu, đến hàng quý tộc (mà “sĩ” ở vào lớp thấp nhất trong hạng này), dưới nữa mới đến thứ dân và nô lệ. Như vậy kẻ sĩ ở giữa hai tầng lớp trên và dưới. Nhờ đó, họ vừa được học tập văn hóa giới thượng từng, vừa được điều kiện gần gũi thứ dân nô lệ để hiểu biết ít nhiều về đời sống thực tế, nguyện vọng tâm tư của hạng dưới.

Hạng quý tộc bên trên sống xa xỉ, ăn chơi tiêu hoang cả sự sản, nhiều kẻ phải bán cả đất đai, hoặc đem cầm cố cho tầng lớp sĩ phu. Lần lần họ được nhiều đất đai, biến thành giai tầng địa chủ mới trong xã hội. Mãi đến thời chiến quốc, họ đã thành một giai tầng có quyền lợi khá to, và vì thế họ phải nhảy ra hoạt động chính trị để bênh vực quyền lợi của giai từng họ.

Trong thời chiến quốc, bảy nước tranh hùng tranh bá. Thế trận bấy giờ chia ra hai phe rõ rệt, một bên là Tần, một bên là lục quốc gồm Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở.

Tần là nước hùng mạnh về quân sự, có hơn trăm vạn quân, có địa thế hiểm yếu, như phương đông có Quan hà, phương tây có Hán trung, nam có Ba Thục, bắc có Hồ lạc – và dân cư Tần đông đảo vô cùng.

Để đối phó lại Tần, lục quốc tung ra một phương cách: mua chuộc kẻ sĩ trong thiên hạ để trị vì thiên hạ và chống đối với Tần quốc. Lục quốc đã không tiếc đem cả đất đai phì nhiêu hoa mầu, trân châu bửu ngọc để mua chuộc người hiền, kẻ sĩ.

Bốn nước trong lục quốc đã có bốn công tử nổi tiếng về chiêu dụ kẻ “sĩ”. Ấy là Mạnh thường quân nước Tề, Bình nguyên quân nước Triệu, Xuân thân quân nước Sở và Tín long quân nước Ngụy. Bốn người này nuôi cả mấy nghìn kẻ sĩ trong nhà, nghiễm nhiên trở thành lãnh tụ của các chánh đảng, trong tay có bao nhiêu người tài ba lỗi lạc, văn võ song toàn, làm nên chuyện lớn. Do đó, họ chi phối cả tình hình và đường lối chính trị của các nước.

Tần thấy cái thế “mua chuộc kẻ sĩ” của lục quốc là lợi hại, nên cùng tìm hết cách lôi kéo kẻ sĩ về phe mình. Giới sĩ nhờ đó mà nổi bật trên vũ đài chính trị, được ưu ái trọng dụng vô cùng. Họ đã thành một lực lượng quan trọng, không thể khinh thường được. Người đời sau này, thường lấy Mạnh thường quân làm điển hình cho sự hào hiệp, rộng rãi, nhưng có biết đâu, ở thời đại chiến quốc sau cái lớp “chiêu hiền, dụng sĩ” của quý tộc đó, có ẩn núp một mưu mô lợi dụng!

Trong thời chiến quốc, giới sĩ hoạt động nhiều hơn cả, hoạt động chính trị quy mô hơn cả là kế “hợp tung”, kế “liên hoành” đã dùng trong hai trận thế giữa Tần và Lục quốc.

Do đó, tiếng tăm của Tô Tần, Trương Nghi còn lưu lại đến những đời sau.

TÔ TẦN VÀ TRƯƠNG NGHI

Tô Tần với kế “hợp tung” được cả sáu nước phong làm “tung ước trưởng”, cho đeo ấn kiếm sáu nước, bài vàng gươm báu., thống hạt thần dân 6 nước. Nhưng trước khi công thành danh toại chức tước quyền quý như thế, Tô Tần là người như thế nào?

Tô Tần vốn con nhà khá giả được cho theo học đạo với Quỉ cốc tiên sinh. Khi từ tạ thầy xuống núi thăm lại gia đình, Tô Tần lại có ý định đi du thuyết để cầu danh phận.

Lần thứ nhất đến yết kiến Chu hiển Vương, Tô Tần không được cất nhắc và còn bị cho là kẻ nói hão huyền không có thực dụng.

Trở về nhà, bán tất cả gia tài sự sản, Tô Tần nhất định chu du khắp các nước để xem xét hình thế núi sông, nhân tình thế thái, phong tục tập quán, hiểu biết các điều lợi hại trong thiên hạ. Chu du đã mấy năm rồi nhưng Tô Tần chưa gặp được ông vua nào dùng đến.

Một lần ghé Tần xin vào dâng kế cho Tần vương gồm thu chư hầu, nuốt nhà Chu, xưng đế vương. Nhưng Tần vương vốn ghét những tay du thuyết nên chối từ Tô Tần. Dần dần tiền bạc hết phải bán xe mã quảy khăn gói lội bộ về quê. Về đến nhà, không ai đón tiếp, mẹ già mắng nhiếc, vợ ngồi yên chẳng hỏi, chị dâu không cho ăn cơm. Tủi nhục và tức trí, Tô Tần cho rằng chính tài ba mình thô thiển không thu phục quyến dụ được lòng người, bèn lục tất cả sách vở nghiên cứu lại ngày đêm, đóng cửa xem sách như thế hơn cả năm. Khi thấy mình đã có đủ tài ba am thông cả mọi việc, Tô Tần ra đi một lần nữa. Tô Tần định sang đất Tần, nhưng sực nhớ lại chuyện xưa không được dùng đến mà tự thẹn, bèn nghĩ ra một kế hại Tần, làm cho lục quốc kết đoàn chống lại Tần, đó là kế “hợp tung”. Tô Tần được Triệu vương phong cho làm tướng, cho ở nhà lớn, cho trăm cỗ xe, nghìn đất hoàng kim, trăm đôi bạch bích, gấm vóc nghìn tấm. Sau khi đã được Triệu Vương tin dụng, Tô Tần lại sang Yên và cả sáu nước nhỏ yếu để dâng một kế hợp tung. Tô Tần ở lại nước Tề. Từ đời Tề Tuyên vương, Tô Tần được trọng dụng nên có lắm kẻ đem lòng ganh ghét, đến đời Tề Mân vương, Tô Tần bị người ám hại mà chết.

* * *

Trương Nghi là bạn đồng học với Tô Tần, cả hai đều là đồ đệ của Quỷ cốc tiên sinh. Trương Nghi có phần tài giỏi hơn Tô Tần, và khi xuống núi cũng đi du thuyết. Có lần, bị tướng quốc nước Sở nghi là ăn trộm viên ngọc bích nên Trương Nghi bị tra tấn. Nội vụ đổ bể, người vợ Trương Nghi than phiền:

- Anh vì học du thuyết làm đến nỗi bị làm nhục đến thế?

Trương Nghi không trả lời, mà hỏi vợ:

- Cái lưỡi tôi còn không? Nếu còn thì đó là tiền của và danh vọng.

Thế là Trương Nghi bình tâm dưỡng bịnh. Nghe Tô Tần đang làm Tể tướng nước Triệu, muốn đến thăm để nhờ cất nhắc cho mình một chức quan, nhưng không đủ tiền làm lộ phí. Bỗng có khách đến chơi, xưng là Giả xá Nhân, người nước Triệu, Trương Nghi mừng rỡ hỏi thăm Tô Tần. Giả xá Nhân khuyên Trương Nghi nên sang Triệu để nhờ bạn tiến cử và giúp bạc tiền cho Nghi làm lộ phí.

Đến Triệu, Trương Nghi không được Tô Tần tiếp đón, trái lại còn bị nhiều điều sỉ nhục. Tức giận, Trương Nghi trỏ tay vào mặt Tô Tần mà mắng:

- Ta tưởng tình cố cựu nên đến thăm mầy, ngờ đâu mầy lại nhục ta, còn gì là tình bè bạn?

Tô Tần bình tĩnh đáp:

- Tôi há lại không nghĩ tình đồng học mà tiến cử cho anh, nhưng sợ anh trí suy tài lụt không làm nên chuyện mà lại lụy đến người tiến cử.

Trương Nghi giận quá, đáp rằng:

- Mầy mở mắt xem kẻ trượng phu đủ sức làm nên sự nghiệp, há phải nhờ đến mầy sao!

Giả xá Nhân đưa Trương Nghi sang Tần. Vì Tần giàu mạnh nhất trong 7 nước, đủ sức đánh Triệu để có ngày báo thù được Tô Tần. Quả nhiên sang Tần, Trương Nghi được tin dùng phong cho làm tướng quốc, chấp chưởng binh quyền, luyện tập binh sĩ, mưu đồ công việc thu phục chư hầu.

Đến lúc hiển vinh rồi, Giả xá Nhân mới nói rõ cho Trương Nghi biết mình vâng lịnh Tô Tần theo giúp đỡ Nghi. Năm xưa Tô Tần đối xử tệ như vậy cốt để Nghi tức giận mà tự lập thân sang Tần làm quan to hơn là ở Triệu làm quan bé. Trương Nghi mới chưng hững, biết rằng bấy lâu mình ở trong thuật của Tô Tần: Trương Nghi biết ơn Tô Tần và thề sẽ không bao giờ đánh Triệu hầu đáp lại ân sâu đó.

Xem thái độ đối xử của Tô Tần với Trương Nghi, có người cho đó là cách đối xử giữa Lưu Bình – Dương Lễ. Thương bạn nhưng không làm cho bạn ỷ lại vào mình, nhưng âm thầm lo cho bạn nên danh nên phận.

Nhưng xét cho kỹ, cũng chẳng phải Tô Tần hoàn toàn tốt với Nghi, một dạ một lòng thành thực lo cho Trương Nghi. Thực ra Tô Tần cũng vì tư lợi mà phải dùng đến nước cờ này.

Tô Tần đang khi ấy xướng lên kế “hợp tung” cho lục quốc, cần có một người đủ tài cán có thể nắm được Tần vương để kềm chế không cho Tần khởi binh đánh lục quốc. Vì nếu có một nước trong 6 nước bị đánh mà phải đầu hàng thì sẽ làm hỏng kế hợp tung đang trong thời kỳ thực hiện. Mà người tài cánh được Tần vương tin dùng không ai có thể qua được Trương Nghi cả. Trương Nghi chỉ là một con cờ trong thế trận của Tô Tần. Khi đã dùng được Trương Nghi, tất nhiên Tô Tần sẽ được trọng dụng hơn, danh vọng và địa vị càng ngày càng to lớn. Một công hai việc, vừa giúp được bạn tiến thân, lại vừa đặt làm tay chân để thực hiện kế hoạch của mình.

Ngược lại, tuy Trương Nghi và Tô Tần là bạn, nhưng ví phỏng như Trương Nghi có đủ tiền làm lộ phí sang Tần để cất mình lên địa vị khanh tướng thì có chắc gì không chống đối lại Tô Tần và phá hỏng kế “hợp tung”?

Trong “Sử ký” của Tư mã Thiên, Lâm tây Trọng đã nhận xét… “Như Bàng Quyên với Tô Tần, Lý Tư với Hàn Phi, trước kia đều học một thầy rồi đó lại chặt chân nhau, hoặc cho nhau uống thuốc độc. Phong khí đời chiến quốc đều như thế cả, nào có lạ gì đâu?”

Công việc thuyết du của Tô Tần – Trương Nghi là phỏng đoán tâm địa các vua chúa đương thời, đánh vào tâm lý “thu gồm lục quốc, thống trị thiên hạ”, bày mưu lập kế, lựa chiều đón đưa để kiếm chác chút sang giàu bằng môi mép. Như khi Trương Nghi bị vu oan là ăn cắp ngọc bích, bị đánh đập tàn nhẫn, chỉ lo mất cái lưỡi là mất địa vị, bạc tiền – có ý dùng lưỡi mà lọc lừa, môi mép và đến lúc nên danh phận có tước quyền lại hâm dọa trả thù người đã vui cho mình ăn cắp ngọc:

“Xưa ta uống rượu với mi, ta không ăn trộm ngọc của mi, mi nỡ đánh đòn ta. Giờ mi giữ nước mi cho khéo, có phen ta ăn trộm thành trì của mi!” Đó chẳng phải là người quân tử, chẳng qua chỉ là những ngón của bọn “chân giường cạp liếp” mà thôi! (lời bình của Lâm tây Trọng)

Ngay khi Tô Tần còn sống đang thực hiện kế “hợp tung” là Trương Nghi đã cho ý kiến Tần làm kế ly gián Ngụy Yên với lục quốc bằng cách trả đất Tương Dương cho Ngụy, kết hôn với thái tử Yên.

Như vậy, thái độ đối xử của Tô Tần và Trương Nghi chẳng phải thành thực tiến dẫn hết lòng giúp đỡ nhau với tình đồng môn. Họ dùng nhau như dùng những con cờ trong thế trận.

“HỢP TUNG” VÀ “LIÊN HOÀNH”

Tô Tần xướng kế “hợp tung”. Kêu gọi 6 nước kết đoàn chống Tần. Vì lục quốc Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở có một hình thể dài, nên gọi là tung.

Nước Yên chỉ rộng hai ngàn dặm, vài mươi vạn binh, 600 cỗ xe, 6000 ngựa, sở dĩ Yên không bị nạn binh đao vì có Triệu đứng che. Thế phải liên kết với Triệu.

Triệu lớn hơn Yên, đất rộng hơn 2000 dặm, quân lính hơn 10 vạn, xe 1000 cỗ, ngựa vạn con, thóc đủ ăn trong vài năm liền. Làm phên dậu cho Triệu có hai nước Hàn, Ngụy, phải kết đoàn với Hàn, Ngụy mới yên được Triệu.

Hàn là nước rộng hơn 900 dặm, có vài mươi vạn quân, xưa nay có tiếng về cung nỏ, binh sĩ hùng mạnh – nghe lời thuyết của Tô Tần và bằng lòng giao ước với Triệu.

Lần lần đến Sở, Ngụy, Tề, nước nào cũng thấy được sự lợi hại nếu không “hợp tung” chống Tần thì sẽ bị Tần nuốt. Vì thế nên nước nào cũng chịu.

Vua 6 nước hợp ở Hằng Thủy cùng nhau uống máu ăn thề, kết làm anh em, thề cứu nhau trong lúc bị xâm lấn.

Lời thề viết ra làm 6 bản cho 6 vì vua. Xong, yến tiệc tưng bừng để ăn mừng ngày lục quốc “hợp tung” chống Tần.

* * *

Tần nghe kế “hợp tung” nên lo sợ, nghĩ kế phá “hợp tung” là kế “liên hoành” của Trương Nghi, nhằm khuyên lục quốc tôn thờ Tần quốc.

Muốn thực hiện kế “liên hoành”, Trương Nghi lấy sự chia rẽ làm cho lục quốc nghi kỵ nhau để phá tan “hợp tung kế”.

1. Gần Tần là Ngụy (trong khối lục quốc). Trước nhất Tần cho sứ cầu thân đem của đút lót với Ngụy và hứa trả 7 thành Tương Dương.

Ngụy đáp lễ Tần, gả con gái cho Thái tử nước Tần.

2. Nước Yên cách xa Tần nhất, Tần cũng cầu thân, gả Công chúa cho Thái tử nước Yên.

3. Trương Nghi sang du thuyết Ngụy, hăm dọa cho Ngụy kiêng lực lượng Tần, lấy cớ 6 nước không làm gì được Tần để dụ Ngụy đầu hàng.

4. Tần muốn cắt lìa sự gần gũi của hai nước Tề và Sở nên sai Trương Nghi sang Sở du thuyết, hứa rằng nếu Sở tuyệt giao với Tề thì Tần đem trả 600 dặm đất Thường Ô và đem con gái Tần sang làm hầu thiếp Sở vương, Sở vương ưng chịu.

Các nước trong kế hợp tung, tuy đã thề thốt và ai cũng nhận thấy sự ích lợi phải chống Tần, nhưng rốt cuộc vì quyền lợi riêng tư, vì bị bức bách, vì đầu hàng, vì nghi kỵ nhau, mà không lúc nào dứt những việc đánh lẫn nhau. Cuộc đánh nhau kéo dài mãi làm cho đồ thán sinh linh, làm tiêu hao lực lượng của nhau… để đến khi Tần thủy Hoàng chiến thắng gồm thu lục quốc về một mối, đánh dấu sự thất bại của kế “hợp tung” nhưng đồng thời cũng là một tất yếu phải thống nhất đất nước.

Xét hai kế “hợp tung” và “liên hoành” ta thấy:

1. Dưới một thời đại phong kiến thạnh hành như thời chiến quốc, chia xẻ đất nước làm nhiều mảnh, tự xưng bá đồ vương, lớn nhỏ chực thôn tính lấy nhau, nói đến “hợp tung” là chuyện khó vì ai cũng nghĩ đến quyền lợi mình.

2. Một Trương Nghi không làm sao ngăn cản được ý định xâm lăng của Tần Vương. Mà nếu Tần đánh một trong 6 nước, thì làm sao tránh được nước ấy phải đầu hàng, hoặc vì tham lợi riêng mà kết hợp với Tần.

3. Người xướng kế “hợp tung” là Tô Tần lại là người chẳng giữ việc kết đoàn, người đã phá vỡ hợp tung ngay buổi đầu.

4. Với cường quốc như Tần lăm le thôn tính lục quốc, kế “hợp tung” ra đời kết đoàn chống Tần quả là một kế hay hợp tình, hợp cảnh, thuận với lòng dân chuộng hòa bình và ra sức bảo vệ đất nước. Nhưng ở thời đại phong kiến giai cấp cầm quyền chỉ biết nghĩ đến quyền lợi riêng tư, không vì quyền lợi dân tộc, thì tất nhiên “hợp tung kế” chẳng thế nào thành công được.

MAI ANH

|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
 06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
 11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
 21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
 26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
 36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
 41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
|  01 |
 02 |
 03 |
 04 |
 05 |
|  06 |
 07 |
 08 |
 09 |
 10 |
|  11 |
 12 |
 13 |
 14 |
 15 |
|  16 |
 17 |
 18 |
 19 |
 20 |
|  21 |
 22 |
 23 |
 24 |
 25 |
|  26 |
 27 |
 28 |
 29 |
 30 |
|  31 |
 32 |
 33 |
 34 |
 35 |
|  36 |
 37 |
 38 |
 39 |
 40 |
|  41 |
 42 |
 43 |
 44 |
 45 |
|  46 |
 47 |
 48 |
 49 |
 50 |
 
Netadong.com thiết kế