Hiện có 27 người xem / 2528501 lần xem
         info@sachvatranh.com       84 (0) 1 222 929 703        

VÀI CHI TIẾT VỀ KỲ HỌP NGÀY 10/11/2012

CỦA CÂU LẠC BỘ SÁCH XƯA & NAY

Như thường lệ, để mở đầu buổi họp Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với các thành viên một cuốn sách cũ và một cuốn sách mới, nhưng riêng hôm nay, trước khi giới thiệu hai cuốn sách cũ và mới, Dịch giả Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu một cuốn thơ mới ra lò mang tên là “Đêm Hoa Lửa” của nhà thơ – tác giả Đàm Lan, in chung với một nhà thơ nữ ở Úc, và sẽ được đem tặng cho các người Việt sống ở Úc bởi Hội Từ Thiện Hoa Mai. Nhà thơ kiêm nhà văn nữ Đàm Lan là người mới in chung với Dịch giả Vũ Anh Tuấn tập truyện ngắn Nụ Hôn Muộn, cũng sẽ được dùng để tặng không cho những người Việt già và cô đơn sống ở Úc.

Cuốn sách đầu tiên Dịch giả Vũ Anh Tuấn giới thiệu hôm nay là một tập truyện ngắn được viết bằng Pháp văn và được xuất bản ở Hà Nội năm 1939 (73 năm trước) mang tựa đề là Trong Những Cánh Rừng và Trên Đồng Ruộng (Dans les Forêts et Dans les Rizières) của tác giả Hán Thu Nguyễn Tiến Lãng - một tác giả Việt Nam đã được chính những độc giả Pháp khen là viết tiếng Pháp hay hơn người Pháp chính cống. Đây là những truyện ngắn rất dễ thương như Người Hóa Hổ, Dưới Bóng Cây Nêu, Một Đêm ở Huế vv… Vì tác giả này được viên Toàn Quyền Robin nhận làm nghĩa tử, nên ông có viết một truyện ngắn mang tựa đề là Kẻ Vắng Mặt để tặng cho nhân vật này. Cuốn sách dày 186 trang và gồm 16 truyện ngắn rất hấp dẫn và dễ thương. Sau khi được giới thiệu cuốn sách đã được các thành viên chuyền tay nhau xem.

Cuốn sách thứ nhì là một cuốn sách khổ 16x24cm, bìa cứng, dày 662 trang, do nhà Xuất Bản Hà Nội in cuối năm 2010, mang tựa đề là Hà Nội Với Những Tấm Lòng Gần Xa do Dịch giả Hoàng Thúy Toàn, Cựu Giám Đốc Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây và là một chuyên gia về văn học Nga tuyển chọn. Sách gồm 192 bài viết của 172 tác giả quốc tế thuộc đủ quốc tịch Pháp, Mỹ, Áo, Nhật, Cuba, Nga, Đức, Trung Quốc, Ru Ma Ni, Chi Lê, Thụy Điển, Úc, Gia Nã Đại, Bun Ga Ria, Triều Tiên, Su Đan, Ukraina, An Giê Ry, Cộng Hòa Ả Rập Yemen, Tân Tây Lan vv… và được chia làm 3 phần:

- Phần I nói về những Giai Đoạn trước 1945 trở ngược lại cho tới hậu bán thế kỷ thứ XVII khi người Anh William Dampier tới Đàng Ngoài vào năm 1688.

- Phần II nói về Giai Đoạn Kháng Chiến Chống Pháp - Mỹ 1946 - 1975.

- Phần III nói về Giai Đoạn từ 1975 tới nay. Chỉ mới có thì giờ lướt qua một số bài viết tôi đã thấy là các tác giả đều rất có cảm tình với đất nước mình khi viết về nhiều lãnh vực và hoàn cảnh khác nhau, và tôi tự hứa với mình là khi có thì giờ sẽ đọc cuốn sách kỹ càng hơn.

Sau phần giới thiệu sách, anh Trần Văn Hữu có lên nói chuyện về Những Bài Thơ được gọi là Những Bài Thơ chỉ để Nghĩ Thầm, và kể chuyện anh gửi Bản Tin tặng các bạn bè trong và ngoài nước. Tiếp lời anh Hữu, bà Thùy Dương lên nói về bài viết về tranh trừu tượng của bà, và bà đề nghị một vài biện pháp để làm các sinh hoạt của CLB được hấp dẫn hơn. Sau bà Thùy Dương anh Chử có lên ngâm tặng các thành viên một bài thơ, nhưng tiếc rằng do cái micro bị hư nên các thành viên không nghe được rõ như những kỳ họp trước. Sau đó Lm Triết có giới thiệu một Bác Sĩ và một vài thành viên của một Nhóm Tư Vấn Về Dưỡng Sinh tới giao lưu với CLB. Một thành viên của nhóm này đã lên biểu diễn cho các thành viên xem một số động tác làm vào buổi sáng nhằm giúp cho máu huyết trong cơ thể lưu thông. Kế đó vị Bs đã làm một thuyết trình ngắn, có minh họa bằng máy chiếu phim về dưỡng sinh, nhưng rồi chỉ một lúc sau thì đành phải ngưng và CLB cũng phải chấm dứt buổi họp vì đã đến giờ hội trường phải được dùng vào một việc khác, và buổi họp kết thúc vào 11giờ cùng ngày.


VŨ THƯ HỮU

Vài chi tiết về cuốn quý thư

Những Trang Vàng của Thi Ca Pháp

(Les plus belles pages de la Poésie Française)

MÀ TÔI VỪA CÓ DUYÊN MAY SỞ HỮU

Trưa ngày thứ bảy tuần trước, một mẫu hậu gửi mail hẹn tôi gặp bà ta sáng chủ nhật để cùng đi thăm một Khu Du Lịch mà theo bà ta là rất đẹp và thơ mộng. Tôi nhận lời liền vì tôi ít khi ít thông minh để từ chối những chuyến du hí như vậy. Nào ngờ đến chín giờ rưỡi tối bà ta gọi điện giọng buồn thiu là kẹt việc phải đi đón con gái từ Đức về, nên không đi được, đành để khi khác. Thế là sáng chủ nhật tôi rảnh rỗi chẳng biết đi đâu nên mới đến tiệm sách cũ của cháu Nam, trong cư xá Bắc Hải.

Vừa tiến lại gần kệ sách dành cho sách nghệ thuật và sách đẹp tôi đã nhìn thấy “nàng” quý thư từ xa. Tôi sấn lại, ẵm lấy nàng, và rồi trong lòng tôi, tôi cảm ơn Trời Đất đã run rủi khiến bà bạn tôi bận đi đón con, nếu không thì tôi đâu đến được đây… để gặp được Nàng.

Đây là cuốn Những Trang Vàng của Thi Ca Pháp (Les plus belles pages de la Poésie Française) của nhà Reader’s Digest xuất bản năm 1986. Nhìn xa hơn chút nữa ở dưới tôi bắt gặp hàng chữ Thi Tuyển có minh họa (Anthologie illustrée) và mở ra xem, ôi! thật tuyệt vời, trong đời chơi sách của tôi, tôi chưa bao giờ gặp cuốn nào có nhiều minh họa như cuốn này, cứ mỗi trang mỗi minh họa, mà là những minh họa đẹp tuyệt trần!

Nhìn giá tiền 350.000 đô mít (dollar annamite), tôi mừng húm vì kinh nghiệm cho tôi biết những sách nhiều minh họa như cuốn này thường là rất cao giá, và 350.000 đô mít thì chỉ bằng độ khoảng 15 Euros, chưa kể tiền gửi từ Pháp qua, và thế là tôi vui vẻ ẵm Nàng về dinh!

Cuốn sách khổ 14x21cm, bìa cứng, dày 850 trang được in ở Ý năm 1986. Sách được tô điểm trang trí bằng trên 300 minh họa, và ở đầu sách có để tên một số nhà danh họa có tranh trong sách.

Sách được chia thành 6 phần:

Phần I.- (Sau Lời nói đầu) Từ trang 32 - 84 dành cho thời Trung Cổ.

Phần II.- Từ trang 85 - 159 dành cho thế kỷ XVI.

Phần III.- Từ trang 160 - 293 dành cho thế kỷ XVII.

Phần IV.- Từ trang 294 - 309 dành cho thế kỷ XVIII.

Phần V.- Từ trang 310 - 599 dành cho thế kỷ XIX.

Phần VI.- Từ trang 600 - 793 dành cho thế kỷ XX.

Phần còn lại còn có Tiểu sử các tác giả gần 500 bài thơ và một vài bài văn xuôi, và phần Chú giải thuật ngữ (Glossary).

Ăn vội vàng 3 bát cơm, tôi dành cả buổi trưa để lướt qua cuốn quý thư và có những ghi nhận tiên khởi như sau đây:

- Phần I, về Thời Trung Cổ, có trong cuốn này khoảng 30 bài thơ và 7 tác giả, thì có thể nói người mình chẳng bao giờ, hoặc ít khi nghe nói đến tên tác giả nào cả, chỉ nghe thoáng qua tên tác giả François Villon. Còn trong 30 bài thơ thì rõ ràng là người mình, những người có tây học, chỉ biết có bài Ca của Roland (La chanson de Roland) là một thiên anh hùng ca mà cho tới ngày hôm nay người Pháp vẫn chưa biết tác giả đích thực là ai, tên gì?

- Phần II, về thế kỷ thứ XVI thì trong số 18 tác giả, người mình chỉ biết có mỗi Pierre de Ronsard thôi, và trong người mình đó có tôi cũng chỉ biết có Ronsard và hơi biết về Joachim du Bellay mà thôi.

- Phần III, về thế kỷ thứ XVII thì trong số 13 tác giả, người mình chỉ biết về các tác giả François de Malherbe, Pierre Corneille, Jean de la Fontaine, Molière, Nicolas Boileau và Racine. Còn các tác giả khác trong cuốn này như François Maynard, Théophile de Viau, Saint-Amant, Honorat de Racan thì người mình hầu như chưa hề bao giờ biết tới cả.

- Phần IV, về thế kỷ thứ XVIII thì trong số 5 tác giả thì người mình chỉ biết có Voltaire và André Chénier, còn ba người còn lại là Jean-Pierre Claris de Florian, Jean-François Ducis và Nicolas Gilbert thì chúng ta chưa hề nghe tiếng.

- Phần V, về thế kỷ thứ XIX thì trong số 29 tác giả, chúng ta chỉ biết có Alphonse de Lamartine, Alfred de Vigny, Victor Hugo, Félix Arvers, Gérard de Nerval, Théophile Gautier, Alfred de Musset, Leconte de Lisle, Charles Baudelaire, Sully Prudhomme, Paul Verlaine, và Arthur Rimbaud, tóm lại trong số 29 thì chúng ta biết được 12, còn phần còn lại thì hầu như không biết đến họ là ai.

- Phần VI, về thế kỷ thứ XX thì trong số 34 tác giả chúng ta chỉ biết có Edmond Rostand, Paul Claudel, Paul Valéry, Charles Péguy, Paul Eluard, André Breton, Louis Aragon, và Jacques Prévert, tóm lại trong số 34 tác giả người mình chỉ biết có 8 người.

Về phần các bài thơ, thì một nhà xuất bản lớn như nhà Reader’s Digest mà đã chọn, thì ta có thể tin tưởng ở họ, và tôi có đọc lướt qua mấy bài thì thấy rất thích, và tôi tự hứa với mình là đây cũng sẽ là một cuốn sách bầu bạn với mình cho tới ngày được phép ra đi… về bển. Tôi nói được phép vì ngay lúc này tôi đang bận làm Bản Tin CLB Sách Xưa và Nay, đồng thời lại đang bị Trên chẳng cho lên, Dưới chẳng cho xuống thì làm sao mà… đi cho nổi!

Tôi cũng lên mạng tìm giá cuốn quý thư này thì thấy ngay là giá trên mạng, tức là ở nước ngoài là 41 tới 50 Euros, chưa kể ít nhất là 10 Euros tiền gửi. Tóm lại 350.000 đô mít là giá khá rẻ…

Tôi cũng đã dành trên một giờ đồng hồ để lướt qua trên 300 bức tranh và thấy chúng thật là tuyệt vời!









(Trích Hồi ký 60 năm chơi sách, chương VI)

VŨ ANH TUẤN

CÓ MỘT CUỐN SÁCH NHƯ THẾ

Quyển hạ

(Tiếp theo số 77 tháng 10/2012)

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

THÁNH KINH

BỘ SÁCH CỦA NHỮNG ĐIỀU LẠ


4. Từ sự thật Thánh Kinh tới sự thật lịch sử .

4.1 Thành Troy: Trong sử thi Iliad và Odyssey của Homer thời thượng cổ, thành Troy được nhắc tới như một chiến trường khốc liệt giữa hai lực lượng lớn thời đó: lực lượng tấn công là đoàn quân Hy Lạp dũng mãnh; lực lượng phòng thủ là quân đội tinh nhuệ và kiên cường của vua quan thành Troy. Chiến tranh xảy ra chỉ vì một nàng Helen xinh đẹp tuyệt vời. Câu chuyện xảy ra vào năm 1184 trước Công nguyên. Có nhiều tranh cãi cho rằng đây chỉ là một câu chuyện thần thoại hư cấu và thành Troy cũng không có thật trên bản đồ thế giới, vì cho đến cuối thế kỷ 19 không ai xác định được vị trí thành Troy ở chỗ nào, bởi nó đã bị chôn vùi từ lâu như một phế tích dưới lòng đất.

Eric Cline, một sử gia kiêm nhà khảo cổ học tại đại học George Washington D.C nhận định: "Hầu như ai cũng nghĩ câu chuyện trong thiên sử thi Iliad chỉ là huyền thoại, thậm chí có nghi vấn Iliad không phải là tác phẩm của Homer, thế nhưng thành Troy và cuộc chiến thành Troy là có thực, các bằng chứng khảo cổ học và các tư liệu đã chỉ ra rằng cuộc chiến thành Troy đã diễn ra".

Thánh Kinh Tân Ước nói gì về thành Troy?

Trong hành trình truyền giáo thứ hai, sách Công vụ đoạn 16, câu 8-12 đã tường thuật rằng: Thánh Phaolô đã khởi đi từ cảng Xêdarê lên Antiokia ở phía bắc Israel rồi qua phía tây đến Derbe, Lytra, Iconio Antiokia (thuộc Tiểu Á) đến thành Troy, rồi xuống tàu vượt biển sang Philípphê xuống Thessalônica, Beroia, Athêna, Corintô; xuống thuyền về Ephêsô rồi lại xuống thuyền trở về Xêdarê nơi xuất phát. Hành trình thật dài và thật gian lao vất vả để rao giảng Tin Mừng, ngài kể lại: "Khi tôi đến thành Troy rao giảng Tin Mừng Đức Kitô, dù cửa đã mở cho tôi để làm việc Chúa nhưng tôi vẫn không yên lòng vì không gặp được Titô, người anh em của tôi. Tôi từ giã những người ở đó đi Macêđônia" (lời thánh Phaolô trong thư 2Cr 2,12-14).

Có một thương gia người Đức giầu có và say mê khảo cổ, ông Heinrich Schliemann, quyết chí đi tìm cho ra thành Troy và dấu tích con ngựa gỗ. Năm 1870 ông khởi sự cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Qua nhiều năm gian khổ, cuối cùng Schliemann đã tìm ra thành Troy. Đó là một khu đồi tại tỉnh Canakkale, miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Sau Schliemann, nhiều thế hệ khảo cổ học đã đào bới và tìm thấy một thành cổ với rất nhiều niên đại khác nhau. Ngày nay thành Troy là một địa danh không thể thiếu cho khách du lịch đến thăm miền đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Du khách hoàn toàn bất ngờ vì Troy không nằm ở Hy Lạp. Lúc đầu chính Schliemann cũng tưởng Troy nằm ở địa phận Hy Lạp. Đặc biệt thành Troy gồm 9 thành nhỏ được xây dựng gần nhau như các vệ tinh bao quanh một thành phố lớn ở giữa. Phế tích này hầu như chỉ còn vài bức tường và nền gạch cũ, nhưng quy mô của nó làm người ta ngạc nhiên…

(BTV Minh Nguyễn trong bài "Đi tìm sự thật trong sử thi Iliad và Odyssey của Homer" – Báo Kiến Thức Ngày Nay số 797 ngày 1/4/2012, trang 76-77)

Được trang bị công nghệ kỹ sinh hiện đại, một nhóm các chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) quyết định triển khai cuộc thăm dò mới ở một trong những thành cổ nổi tiếng nhất lịch sử. "Mục tiêu của chúng tôi nhằm tìm kiếm thêm một lớp thông tin mới bổ sung kho dữ liệu mà chúng ta đã biết về Troy", Giáo sư William Aylward nói. Thành cổ bất tử trong trường ca Iliad của Homer ngày nay hiện nằm ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ, và đã được khám phá vào thập niên 1870 nhờ công của nhà tiên phong trong lĩnh vực khảo cổ học người Đức Heinrich Schliemann. Kể từ đó, các nhóm chuyên gia thay phiên nhau khảo sát khu vực này theo định kỳ, nhưng tính đến nay chưa đến 1/5 thành Troy được nghiên cứu. "Kế hoạch của chúng tôi là mở rộng đến khu vực chưa từng được khảo sát, triển khai có hệ thống những công nghệ mới nhằm thu thập thêm nhiều thông tin hơn nữa về những người đã cư trú ở đó cách đây hàng ngàn năm", chuyên gia Aylward cho biết.

Con người đã bắt đầu cư ngụ tại Troy từ buổi đầu của thời đại đồ đồng, nhưng người hiện đại vẫn không biết nhiều về giai đoạn tiền sử của người thành Troy. Và đó cũng là điều mà nhóm của chuyên gia Aylward muốn khám phá.

(BTV Thụy Miên trong bài "Tái khai quật thành Troy" – Báo Thanh Niên ngày 21/10/2012)

NHẬN ĐỊNH

Đọc Iliad của Homer, người ta có thể nghĩ đây là câu chuyện thần thoại, hư cấu và địa danh Troy có thể không có thật, hơn nữa sự biến mất từ rất lâu của thành Troy do thiên tai, động đất hoặc do sự đổi thay của các triều đại, các thế hệ hoặc điều kiện sinh sống… càng củng cố thêm ý tưởng: Troy không có thật.

Trái lại đọc những đoạn Thánh Kinh Tân Ước nói về thành Troy qua tường thuật của thánh Luca (sách Tông Đồ Công vụ đoạn 16,8-12), và chính lời tâm sự như là hồi ký sống động của thánh Phaolô, một chứng nhân lịch sử (2Cr 2,12-14), mộ ngài, xác ngài còn tại Roma, mới đây Tòa Thánh đã cho các nhà khoa học được thăm dò, xét nghiệm… không ai có thể nghi ngờ về tính xác thực của thành Troy (vì những đoạn văn trên, tác giả tường thuật theo đúng phong cách của một sử gia chân chính). "Cái áo choàng của tôi đã để lại nhà anh Cácpô ở Troy, thì khi đến, xin anh (Luca) đem theo, cũng như các sách vở, nhất là những cuộn giấy da " (2Tm 4,13) .

Theo người viết, các tác giả Eric Cline (đương đại) và thương gia Heinrich Schliemann (thế kỷ 19) chắc chắn đã đọc những đoạn Thánh Kinh nêu trên, vì 95% họ là những tín hữu Tin lành hoặc Công giáo, ngày đêm miệt mài đọc Thánh Kinh, kèm theo nỗi đam mê tìm kiếm, khám phá với óc suy luận sắc bén, và những phương tiện thăm dò hiện đại, họ mới dám quyết chắc Troy có thật sau đó cất công nghiên cứu, tìm tòi, cuối cùng sự thật đã được chứng minh, một thành Troy hoành tráng đã được khai quật và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của nước chủ nhà hiện nay – Thổ Nhĩ Kỳ.

4.2 Thành Jéricho: Jéricho là thành cổ nhất ở xứ Palestin, nằm ở bờ tây sông Jordan, phía bắc biển Chết, cách trung tâm Jérusalem 24km về phía đông. Đây cũng là một thành phố thấp nhất thế giới: 260m dưới mực nước biển, được coi là thành có người cư ngụ sớm nhất thế giới (cách nay 11.000 năm). Khoảng năm 9400 trước Công nguyên, Jéricho đã có 70 nhà ở xếp theo vòng tròn bên trong một bức tường đá rất kiên cố, với những khối đá lớn, có khối cao 3,6m, rộng 1,8m, có một tháp canh và một cầu thang 22 bậc đá…

Jéricho bị đổi chủ nhiều lần do các cuộc xâm lăng triền miên trong lịch sử Trung Đông từ Assyria tới đế quốc Babylon, rồi đế quốc La Mã… Từ năm 659, người Hồi giáo cai trị, cũng năm ấy có trận động đất phá hủy thành. Năm 747, một trận động đất lớn nữa khiến dân chúng rời xa thành. Năm 1187, Thập tự chinh đánh nhau với người Hồi giáo tại đây, Thập tự chinh bị thua, kể từ đó Jéricho trở thành hoang phế, bị bão cát chôn vùi…

Người ta dường như không còn nhớ tới tên thành Jéricho nữa, nhiều người cho rằng thành Jéricho không có thật… thế nhưng từ năm 1867-1868, Charles Warren đã khai quật lần đầu tiên ở địa điểm có tên Tell-As-Sultan và đã phát hiện nền móng của thành phố. Năm 1907-1909-1911 Ernst Sellin và Carl Watzinger tiếp tục khai quật thêm. Tới năm 1930-1936 đến lượt nhà khảo cổ John Garstand đào bới tiếp. Những cuộc khai quật khác vẫn tiếp tục chung quanh địa danh này. Vào các năm 1952, 1958 và 1997 vẫn còn khai quật.

NHẬN ĐỊNH

Một điều rõ ràng ai cũng nhận thấy khi đọc Thánh Kinh, đó là: những địa danh được nhắc tới trong Thánh Kinh bằng lối văn lịch sử thì đều có thật: Các vua La Mã được nhắc tới, các toàn quyền La Mã được kể tên như Augustô, Quiriniô, Philatô… Các địa danh như thành Ur, Ramses, Jéricho… các thành phố, hải cảng mà thánh Phaolô đã đi qua trong ba cuộc hành trình truyền giáo và một hải trình về Roma để chịu xử chém… tất cả đều có thật trên bản đồ thế giới, cho dù có những nơi bị hoang phế hoặc thiên tai chôn vùi, hoặc do các cuộc xâm lăng đổi chủ, rồi đổi tên luôn, nhưng cuối cùng vẫn tìm được gốc gác cội nguồn như thành Troy và Jéricho chẳng hạn. Về thành Jéricho, Kinh Thánh Cựu Ước đã nói rất rõ:

- Chiếm thành Jéricho: "Jéricho đóng kín cổng thành, nội bất xuất, ngoại bất nhập, phòng thủ chống lại con cái Israel… Bấy giờ dân hò reo xung trận và người ta rúc tù và, vừa nghe tiếng tù và, dân hò reo xung trận và tường thành sụp đổ tại chỗ…" (Gs 6,1-21).

- Jéricho được chia cho chi tộc Benjamin: "Các thành của chi tộc Benjamin như sau: Jéricho, Bet, Khoocla, Emec, Cơvit…" (Gs 18,21).

Và Cựu Ước còn nhắc nhiều lần tới Jéricho… Trong Tân Ước:

- "Khi Đức Giêsu gần đến Jéricho, có một người mù đang ngồi ăn xin nơi vệ đường…" (Lc 18,35-43).

- "Sau khi vào thành Jéricho, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy, ở đấy có một người tên là Dakêu … đón rước Người vào nhà…" (Lc 19,1-11).

- Dụ ngôn người Samari nhân hậu: "Một người kia từ Jérusalem xuống Jéricho, dọc đường bị rơi vào tay bọn cướp…" (Lc 10,29-37).

Ngày nay Jéricho là một điểm du lịch nổi tiếng với đặc sản là cây cọ và chà là, một địa danh không thể thiếu được trong các "tua" hành hương Đất Thánh. (Tư liệu từ Wikipedia trên Internet)

5. Vấn đề bình đẳng giới.

5.1 Văn bản Thánh Kinh.

a/. Phụ nữ là bạn đời ngang hàng với đàn ông .

(Sau khi đã sáng tạo vũ trụ và muôn loài muôn vật để nuôi sống loài người, cuối cùng Thiên Chúa đã tạo dựng con người) Sách Sáng Thế đã viết: "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình… Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa chúc lành cho họ và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất… hãy làm chủ cá biển chim trời… đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ cây mang hạt giống… để làm lương thực…" (St 1,27-30).

Ở chương 2 sách Sáng Thế có một tường thuật khác: "…Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật…" (St 2,7). Tác giả kể tiếp: "Đức Chúa là Thiên Chúa phán: Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó… Đức Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người và con người thiếp đi. Đức Chúa rút một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt thế vào… làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là Đàn Bà vì đã được rút ra từ Đàn Ông. Bởi thế người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai thành một xương một thịt" (St 2,21-25).

Trong Tân Ước, thánh Mátthêô, thánh Marcô, thánh Luca đều thuật lại lời Chúa Giêsu trưng dẫn Cựu Ước và kết luận: "Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không được phân ly" (Mt 19,6).

Còn thánh Phaolô thì tuyên bố: "Vợ không có quyền trên thân xác mình nhưng là chồng; cũng vậy, chồng không có quyền trên thân xác mình nhưng là vợ… vợ không được bỏ chồng và chồng cũng không được rẫy vợ" (1Cr 7,4.11); "Trong Chúa không nam thì chẳng có nữ và không nữ thì chẳng có nam, thật thế người nữ tự người nam mà có thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có" (1Cr 11,3-12). Phụ nữ cao trọng biết bao!

b/. Một phụ nữ được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế .

"Thiên Chúa đã sai Con của mình giáng trần sinh làm con một người đàn bà" (Gl 4,4).

c/. Phụ nữ được chia gia tài như các anh em trai .

- Bấy giờ các con gái của ông Xơlopkhát tiến đến… và nói với ông Môsê: "Xin cho chúng tôi một phần đất giữa các anh em của cha chúng tôi". Ông Môsê trình lên Đức Chúa trường hợp của họ. Đức Chúa phán với ông Môsê: "Các con gái của Xơlopkhát nói có lý, người phải cho chúng một phần đất làm gia nghiệp giữa các anh em của cha chúng …" (Ds 27,1-12).

- Ông Gióp sinh được 7 con trai và 3 con gái, ông đặt tên cho cô thứ nhất là "Bồ Câu", cô thứ hai là "Hoa Quế", cô thứ ba là "Phấn Thơm" …Cha của các cô đã chia gia tài cho các cô như các anh em trai (G 42,13-16).

d/. Phụ nữ có tên trong gia phả .

Phụ nữ có mặt trong gia phả Chúa Giêsu (trái với lối viết gia phả của người Do Thái, chỉ có tên đàn ông đứng đầu các chi mà thôi): "Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Abraham. Ông Abraham sinh Isaác, Isaác sinh Giacóp… Giuđa ăn ở với bà Tama sinh Peret… Xanmôn lấy Rakháp sinh Bôat, Bôat lấy bà Rút sinh Ôvết … Giacóp sinh Giuse, chồng bà Maria, bà là Mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô" (Mt 1,1-17).

e/. Phụ nữ được bênh vực .

Trong những năm bôn ba rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu luôn bênh vực quyền lợi của phụ nữ, đề cao phẩm giá của họ:

- Một phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình, bị người Do Thái lôi ra ném đá, Chúa Giêsu cứu sống chị và bao dung tha thứ: "Chị hãy về bình an và từ nay đừng phạm tội nữa" (Ga 8,1-12).

- Một lần ông Pharisêu mời Chúa Giêsu dùng bữa… bỗng dưng một cô gái tội lỗi tới phục dưới chân Chúa, đổ dầu thơm trên chân Chúa và lấy tóc mình mà lau. Ông Pharisêu nghĩ trong lòng rằng nếu ông này là tiên tri thì phải biết cô gái chạm đến chân mình là ai: một người tội lỗi… Chúa Giêsu đón nhận những giọt nước mắt sám hối của cô, đã tha thứ cho cô và bênh vực cô trước mặt ông Pharisêu (Lc 7,35-49).

f/. Phụ nữ được biểu dương .

Bà góa nghèo được Chúa khen ngợi, đề cao dù bà chỉ đóng góp một số tiền ít ỏi (2 xu). Chúa tuyên bố: "Ta bảo thật cho các ngươi rõ, bà góa này nghèo khó mà dâng cúng nhiều hơn hết mọi người" (Lc 21,1-5).

Tóm lại : Thánh Kinh cho thấy ngay từ nguyên thủy, phụ nữ bình đẳng với nam giới, không có sự kỳ thị. Trong quá trình hình thành dân tộc Do Thái, dân riêng của Chúa, do ảnh hưởng mạnh mẽ của xã hội loài người nơi các nước xung quanh, những lệch lạc về bình đẳng giới đã xảy ra như vấn đề đa thê và ly dị, nhưng tới thời Chúa Giêsu, Ngài đã lập lại trật tự ban đầu và sự bình đẳng này sẽ là vĩnh viễn.

Thánh Phaolô, vị Tông Đồ nhiệt thành của Chúa đã tuyên bố rõ ràng: "Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả anh chị em chỉ là một trong Đức Kitô" (Gl 3,27-28).

5.2 Thân phận phụ nữ :

Trong thế giới ngoài Kitô giáo, đặc biệt ở Á Đông, qua ca dao, tục ngữ… và những phong tục tập quán của xã hội:

a/. Phụ nữ bị đánh giá thấp .

- Đàn ông rộng miệng thì sang,

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.

- Đàn ông nông cạn giếng khơi,

Đàn bà sâu sắc như cơi ăn trầu.

b/. Trong hôn nhân, phụ nữ luôn thụ động .

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

- Thân em như hạt mưa sa,

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng.

c/. Phụ nữ bị Nho giáo áp chế : Theo quan điểm của Nho giáo, một triết thuyết có ảnh hưởng rất lớn, rất sâu và rất lâu trên dân tộc ta:

- Thuyền theo lái, gái theo chồng.

- Tại gia tòng phụ,

Xuất giá tòng phu,

Phu tử tòng tử.

- Nhất nam viết hữu,

Thập nữ viết vô.

- Con gái là con người ta,

Con dâu đích thực mẹ cha mua về.

- Trai năm thể bảy thiếp,

Gái chính chuyên một chồng.

Nói tới tục đa thê của đàn ông và thân phận "lẽ, mọn" của đàn bà, thì không có lời nào đau đớn hơn lời của nữ sĩ họ Hồ:

"Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung "

(Hồ Xuân Hương)

Trường hợp người phụ nữ góa chồng, dù đầu còn xanh, tuổi còn trẻ, tinh thần Nho giáo (không bắt buộc nhưng) khuyến khích, đề cao việc ở vậy suốt đời để "thờ chồng nuôi con" (tiểu thuyết Lạnh Lùng, 1936 của Nhất Linh). Đại thi hào Nguyễn Du cũng phải ngậm ngùi than: "Đau đớn thay phận đàn bà" (Kiều).

5.3 Thân phận phụ nữ ở những vùng ảnh hưởng của nhiều tôn giáo :

N hất là vùng Trung Đông và châu Phi. Ở đây số phận phụ nữ thật bi thảm, dường như họ không có quyền gì cả, không được ăn mặc tự do, không được lộ diện khi ra ngoài, không được đi ra ngoài một mình, có nơi không được đi học, không được chơi thể thao, không được lái xe, không được bầu cử, không được đi làm, trong hôn nhân thì phải chấp nhận cảnh chồng chung (đa thê) và ngay cả việc vẹn toàn thân thể cũng không được bảo vệ (theo điều 3 bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền).

Biên tập viên Đông Phương có bài trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/4/2012 ­– "Anh: Cảnh báo nạn cắt bỏ cơ quan sinh dục nữ":

Tờ Sunday Times hôm 22/4 đã lên tiếng cảnh báo sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người đối với 100.000 nạn nhân của phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ âm vật (FGM).

Theo các phóng viên của tờ Sunday Times , các bác sĩ, nha sĩ và nhiều nhân viên y tế đã thực hiện các phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ hoặc khâu các cửa âm đạo cho rất nhiều phụ nữ và trẻ em, trong đó có những bé gái chưa đến 10 tuổi. Theo luật pháp Anh, việc thực hiện các phẫu thuật dạng này sẽ bị phạt đến 14 năm tù.

"Nếu một bé gái da trắng bị xâm hại, cảnh sát sẽ lao ngay vào cuộc. Còn nếu đó là bé gái da đen, sẽ không có người nào quan tâm đến chúng. Đây là điều mà tôi gọi là nạn phân biệt chủng tộc" - siêu mẫu kiêm đại sứ Liên Hiệp Quốc gốc Somalia, Waris Dirie, nạn nhân của FGM khi mới 5 tuổi, cho biết: "FGM được xem là một trong những truyền thống có nguồn gốc từ các nước châu Phi như Sudan, Somalia, Ethiopia và trở nên phổ biến trong những dân châu Phi di cư đến Anh. Các nước này quan niệm việc thực hiện các phẫu thuật FGM sẽ giúp hạn chế dục vọng của phụ nữ".

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 100-140 triệu phụ nữ và bé gái đã bị cắt bỏ âm vật. Trong số đó có khoảng 92 triệu người đến từ châu Phi.

(Đông Phương – Theo Daily Mail; Báo Tuổi Trẻ ngày 25/4/2012).

Một vài nơi có sự "nới lỏng" nhưng cũng còn rất hạn chế.

Biên tập viên Vĩnh Linh trên báo Phụ Nữ ngày 17/8/2012 có bài "Quyền làm việc của phụ nữ Saudi Arabia":

Saudi Arabia đã lên kế hoạch xây dựng một đô thị mới dành riêng cho phụ nữ, để họ thỏa lòng mong muốn được làm việc, xây dựng sự nghiệp.

Cơ quan sở hữu công nghiệp Saudi Arabia (còn gọi là Modon) được yêu cầu phải làm gì để đất nước Saudi Arabia tiếp cận với thế giới hiện đại, trong đó có dự án về một đô thị mới, đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ. Hiện, dự án đang trong quá trình thiết kế xây dựng, có thể khởi công vào năm tới. Đô thị mới cho phép phụ nữ đi làm mà không mang "tội" xem nhẹ luật Hồi giáo.

Đô thị tự trị này ở phía Đông thành phố Hafuf, hy vọng sẽ thu hút nguồn đầu tư 500 triệu riyal (khoảng 84 triệu bảng Anh), tạo ra 5.000 việc làm trong ngành dệt may, dược phẩm và công nghiệp chế biến thực phẩm. Ở đây sẽ có những phụ nữ điều hành doanh nghiệp, các dây chuyền sản xuất phù hợp với nữ giới.

Dù luật Saudi Arabia không cấm phụ nữ làm việc, nhưng thực tế chỉ 15% nữ giới ở đất nước này hiện diện trong các công sở, nơi làm việc. Kế hoạch nêu trên trùng khớp với tham vọng của chính phủ là để cho phụ nữ đóng vai trò năng động hơn trong việc phát triển đất nước; nhấn mạnh đến việc tạo công ăn việc làm cho phụ nữ, nhất là nữ thanh niên. Phó Tổng giám đốc Modon, ông Saleh Al-Rasheed nói với phóng viên nhật báo Al-Eqtisadiah: "Tôi chắc chắn phụ nữ có thể chứng tỏ khả năng của họ trong nhiều lĩnh vực và khẳng định rằng đời sống công nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực và thuộc tính tự nhiên của nữ giới".

Thực ra, Saudi Arabia vẫn có những nhà máy dành riêng cho phụ nữ, cũng như một số công ty chịu thuê nữ công nhân, nhưng đó vẫn là số ít. Ông Al-Rasheed cho biết thêm: "Chúng tôi tiếp tục kế hoạch thiết lập một số công việc cho nữ giới theo đường hướng phát triển công nghiệp ở những vùng khác nhau của đất nước".

Việc cho thay thế nhân viên bán hàng người nước ngoài bằng phụ nữ Saudi cũng là một phần của sự chuyển đổi để phụ nữ đất nước Hồi giáo này có cơ hội làm việc. Hè này, phụ nữ Saudi bắt đầu thay chỗ nhân viên bán hàng người nước ngoài ở các quầy hàng mỹ phẩm, nước hoa. Trước đó nửa năm, nữ giới Saudi cũng đã thay thế nam giới để bán hàng ở các cửa hàng đồ lót.

Bên cạnh vài tiến bộ nêu trên, nữ quyền ở Saudi Arabia vẫn còn được "chỉ định" bởi đạo Hồi. Tháng 9/2011, vua Abdullah thông báo là phụ nữ có quyền bầu cử và ứng cử ở các cuộc bỏ phiếu địa phương vào năm 2015, nhưng Saudi Arabia cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ lái xe.

Nơi cấm thiếu nữ dùng điện thoại : Một chính quyền xã ở huyện Dausa, bang Rajasthan của Ấn Độ vừa ra lệnh cấm các thiếu nữ dùng điện thoại di động để ngăn họ "gọi cho trai bất kỳ khi nào"

(CN – PV báo Công An Tp.HCM ngày 8/11/2012).

Mới đây, Ủy ban Olympic quốc tế đã mất nhiều công sức mới thuyết phục được Saudi Arabia cho nữ VĐV tham dự Olympic lần đầu tiên.

(Vĩnh Linh – Theo Daily Mail ;

Báo Phụ Nữ ngày 17/8/2012)

Báo Công giáo và Dân tộc số 1848, trong trang "Dư luận", đã đăng bài Phụ nữ nói chuyện "Vùng lên":

- Muốn bình đẳng tuổi hưu (Thu Thủy, Q.3 – Tp.HCM): Hiện nay, theo quy định của luật Lao động, nữ vẫn nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm. Nhiều người cho rằng đó cũng là một chính sách quan tâm đến sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện kinh tế, xã hội cũng như các dịch vụ xã hội đa dạng đã góp phần nâng cao sức khỏe phụ nữ đáng kể. Nhiều phụ nữ vẫn muốn có thêm thời gian làm việc, nhiệt huyết vẫn còn và sức khỏe vẫn đảm bảo. Do đó, nếu nói về bình đẳng thì tôi cũng muốn bình đẳng với nam giới về cả tuổi hưu.

- Bất bình đẳng trong lựa chọn giới tính thai nhi (Như Quỳnh, Q. Bình Thạnh – Tp.HCM): Xã hội ngày nay kêu gọi về bình đẳng giới với rất nhiều hình thức nhưng tôi chưa thấy có phong trào nào đủ mạnh mẽ để kêu gọi các bà mẹ, ông bố bình đẳng trong việc chấp nhận giới tính thai nhi. Đơn cử trong năm Nhâm Thìn này, rất nhiều ông bố bà mẹ đã tốn rất nhiều tiền để đầu tư vào việc lựa chọn giới tính thai nhi là nam với hy vọng sinh ra một cậu quý tử là Rồng hay nhiều gia đình tỏ ra thất vọng khi biết họ sắp đón nhận một bé gái, thậm chí là phá thai… Điều này cũng khó tránh khỏi quan niệm "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" từ lâu đã ăn sâu trong tiềm thức người dân. Tôi thấy xã hội cần có những hoạt động mạnh mẽ hơn để xóa dần suy nghĩ này.

- Bất bình đẳng trong việc nhà (Kim Ngọc, Q.Gò Vấp, Tp.HCM): Ra xã hội cùng làm việc và kiếm tiền như nhau nhưng về nhà là chồng tôi lại nằm dài trên sofa xem tivi, đọc báo chờ cơm. Trong khi đó, tôi tan sở về vội vã chợ búa, cơm nước rồi còn lo chuyện bài vở cùng con cái… xong hết việc cũng đến tối khuya, người mệt lả. Tôi thấy, dù có bình đẳng thế nào thì người phụ nữ vẫn phải kiêm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình, chỉ người nào may mắn mới kiếm được chồng biết san sẻ việc nhà. Do vậy, tôi thấy mặc dù xã hội đã có nhiều tiến triển trong phong trào bình đẳng giới nhưng nhiều vấn đề còn tùy vào quan điểm, ý thức trách nhiệm của đàn ông.

- Vẫn khổ khi bước chân ra xã hội (Ngọc Lan, Q.Thủ Đức, Tp.HCM): Bình đẳng giới đã cho phép nhiều phụ nữ ngày nay mạnh dạn bước chân ra xã hội và có những đóng góp rất tích cực. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người phụ nữ thành đạt hay giỏi hơn chồng ít nhiều chịu nỗi đắng cay do tính tự ái của các ông chồng. Các "trụ cột gia đình" này khi thấy vợ thành công thường lời ra tiếng vào, nghi kỵ hay có trường hợp còn cấm cửa vợ ở nhà, làm người phụ nữ rất khổ tâm.

- Bình đẳng trong việc quyết định sinh con (Ngọc Phượng, Q.Gò Vấp, Tp.HCM): Hiện nay trong gia đình, tôi không phải là người quyết định sinh bao nhiêu con. Gia đình chồng và chồng tôi đã đặt mục tiêu ba con cho tôi từ khi tôi mới về làm dâu, trong khi tôi chỉ muốn có một. Tôi biết tình trạng này cũng diễn ra khá nhiều ở các gia đình khác. Việc sinh nhiều con làm ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người phụ nữ.

- Bạo hành gia đình (Phương Thảo, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM): Cho dù phong trào bình đẳng giới đã dấy lên mạnh mẽ ở nước ta nhưng theo tôi nó vẫn chưa thực sự hiệu quả, nhất là ở nông thôn. Tình trạng bạo hành gia đình vẫn diễn ra khắp nơi ở các vùng quê, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ. Tuy nhiên, do tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào đầu óc người dân, rất nhiều phụ nữ đã cố chịu đựng âm thầm để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tôi thấy xã hội nên có nhiều hoạt động hơn để những người phụ nữ nông thôn biết rõ về quyền lợi của mình và biết cách bảo vệ bản thân.

- Nhiều phụ nữ hiểu sai về bình đẳng giới (Tuyết Hoa, Q.1, Tp.HCM): Tôi thấy nhiều phụ nữ hiện nay vì hiểu sai về bình đẳng giới nên đã có những suy nghĩ, hành động không phù hợp với lối sống Á đông. Đã có không ít bạn trẻ nữ dùng cái "lý luận bình đẳng giới" để biện minh cho những thiếu sót của mình, không chịu rèn luyện, trau dồi đạo đức, nét đẹp của người phụ nữ. Vì muốn bình đẳng mà có không ít các cô gái cho mình là hiện đại đã đua đòi bắt chước các thói hư tật xấu của nam giới như thuốc lá, đua xe, mại dâm, cờ bạc… mà đánh mất đi vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt.

- Đã có những bước tiến (Thu Cúc, Q.3, Tp.HCM): Có thể nói ngày nay người phụ nữ đã được trọng dụng và giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Đó hẳn là những bước tiến tích cực của việc bình đẳng giới. Tuy nhiên, chỉ là những bước tiến cho thấy đất nước ta có quan tâm đến quyền lợi phụ nữ, nhưng thực tế những con số đó vẫn chưa thể nói lên điều gì khi tỷ lệ trẻ nam và trẻ nữ vẫn còn chênh lệch nhau rất nhiều (115 nam/100 nữ), điều đó chứng tỏ xã hội vẫn ưu tiên cho nam giới nhiều hơn nữ giới.

- Bình đẳng hay gái hư (Quỳnh Như, Q.3, Tp.HCM): Phụ nữ làm việc và thành đạt như nam giới thì không ai nói gì nhưng nếu cũng "chịu chơi" như các quý ông thì chắc chắn sẽ bị dèm pha. Đàn ông có thể ngồi quán xá la cà, rượu chè trong khi cánh phụ nữ chúng tôi thỉnh thoảng ngẫu hứng đi ăn, uống vài chai bia là bị dòm ngó, lời ra tiếng vào. Do đó, dù có bình đẳng như thế nào hay xã hội thoáng ra sao thì những định kiến vẫn còn làm khổ người phụ nữ.

- Cần người chồng chia sẻ việc nhà (Kim Phụng, Q.Thủ Đức, Tp.HCM): Phụ nữ ngày nay đã tiến bộ rất nhiều trong mọi lĩnh vực, nhưng để đạt được những thành quả đó, có thể nói người phụ nữ phải nỗ lực gấp hai, ba lần so với nam giới mới đạt được tiêu chí "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Như vậy, dù được bình đẳng trong xã hội nhưng phụ nữ không bình đẳng trong gia đình. Tôi thấy chúng ta nên giáo dục những trẻ trai phải biết làm việc nhà ngay từ nhỏ, đồng thời có phong trào phát động phụ nữ biết khéo léo hơn trong việc chia sẻ công việc nhà với chồng hơn là cố chịu đựng và phong trào "đàn ông giúp vợ".

- Liên hiệp quốc : Duyệt xét lại bộ phim tài liệu mới It's a girl! (Lại một con gái!), hãng tin CWN ngày 19/7 cho rằng các vụ nạo phá thai chọn giới tính, theo thống kê của LHQ, đã dẫn tới một con số ước lượng khoảng 200 triệu trẻ gái bị "mất tích". "Ngày nay nhiều nữ giới đã bị nạo phá hoặc giết chết hơn tổng số của tất cả những vụ diệt chủng thế kỷ XX cộng lại"

(CG&DT số 1868, tuần lễ từ 27/7 – 2/8/2012).

- Úc : Viết cho tờ Sydney Morning Herald, Michael Cook báo động các độc giả về một hậu quả không được dự tính trước của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Các cặp hôn nhân này sẽ muốn có con. Những cặp đồng tính nữ có thể thu xếp được việc này, với sự trợ giúp từ công nghệ học hiện đại. Đồng tính nam thì không thể. Họ sẽ cần những người thay thế. Và Cook hỏi: "Những người phụ nữ này sẽ đến từ đâu? Câu trả lời là: nơi đâu các tử cung rẻ nhất". Ông kết luận rằng các phụ nữ tuyệt vọng, chủ yếu từ các quốc gia nghèo, sẽ bị bóc lột để cưu mang các trẻ em (CG&DT số 1868, tuần lễ từ 27/7 – 2/8/2012).

- Pakistan: Hàng chục ngàn người tập trung tại các thành phố lớn ở Pakistan vào ngày 14/10/2012 để bày tỏ sự ủng hộ cô bé Malala Yousufzai, 14 tuổi đã bị Taliban bắn trọng thương vì cô đã dám đấu tranh bảo vệ quyền được đi học của phụ nữ (theo Internet 15/10/2012, nguyệt san báo CG&DT số 214 tháng 10/2012, trang 123).

- Tin Internet 21/10/2012: Thúc đẩy thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, ngày 20/10 Ủy Ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, tổ chức tọa đàm về các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam… kêu gọi xóa bỏ định kiến, thiên kiến về giới trong suy nghĩ, văn hóa… ở mỗi cá nhân, gia đình, công sở và ngoài xã hội, nhằm tạo bình đẳng hơn cho phụ nữ.

- Mất cân bằng giới tính liên tục tăng: (Liên Châu, báo Thanh Niên ngày 4/11/2012): Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh đã được tổ chức ngày 3/11 tại Hà Nội. Theo Tổng cục Dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh tăng liên tục từ 2006 đến nay, từ 109 trẻ trai/100 trẻ gái hiện đã ở mức 112,3/100. Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, chênh lệch trẻ trai/gái tăng cao ở nhóm gia đình có kinh tế khá giả, phụ nữ có học vấn cao. Cụ thể: ở nhóm dân số nghèo nhất, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 105/100; nhóm dân số giàu nhất, tỷ lệ này là 112/100. Đặc biệt, trong nhóm giàu nhất, ở lần sinh thứ ba tỷ lệ này càng cao, lên đến 133/100. Chênh lệch trẻ trai/gái thấp nhất (107/100) ở nhóm phụ nữ không biết chữ và lên đến 114/100, ở nhóm bà mẹ có trình độ từ cao đẳng trở lên.

NHẬN ĐỊNH

 

1. Vấn đề muôn thuở: Bình đẳng giới .

1.1 Bộ luật rất cổ và phải nói là "thời danh nhất", đó là bộ luật Hammurabi của Babylon cổ đại, 1760 trước Công nguyên.

Bộ luật được khắc chữ nêm trên bia đá Bazan cao 2,44m do nhà Ai Cập học Gustave Tequier phát hiện vào tháng 12/1901 tại phần đất có tên cổ là Elam (thuộc Iran hiện nay), bia hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Louve (Pháp).

Nói chung luật Hammurabi củng cố tính giai cấp và bất bình đẳng về đời sống hôn nhân điều 129 quy định: "Nếu người vợ không có con thì chồng có quyền ly dị, bán vợ, lấy vợ lẽ… Nếu chồng bắt được vợ ngoại tình thì có quyền trói vợ với nhân tình ném xuống sông… Còn nếu vợ bắt được chồng ngoại tình thì chỉ được phép ly dị thôi" (điều 129). Trong toàn bộ luật chỉ có một khoản khá nhân đạo đối với phụ nữ, đó là: "chồng không được bỏ vợ khi vợ bị bệnh phong cùi" (Tài liệu Wikipedia trên Internet).

1.2 Theo Kinh Thánh, ngay từ khi tạo thiên lập địa, Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, cả hai đều "giống hình ảnh Chúa" (có lý trí và tự do). Nam, nữ khác biệt về tâm sinh lý và thể lý là do sự phân công, bố trí nhiệm vụ mỗi phái đảm nhiệm để phục vụ lợi ích chung, đó là cuộc sống gia đình và việc bảo tồn nòi giống.

Hai phái có khác biệt nhưng không có "nhất bên trọng, nhất bên khinh", nam, nữ đều bình đẳng trước mặt Chúa, đều là con Chúa, đều là tác phẩm tuyệt vời của Chúa, đều đáng quý, đáng trọng như nhau và đều được thưởng hay bị phạt như nhau khi chu toàn hay không chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao.

Có tác giả cắt nghĩa đoạn Kinh Thánh nói về việc Thiên Chúa tạo dựng loài người, đã suy luận từ động tác của Chúa: "Rút chiếc xương sườn của ông Ađam, đắp thịt da vào, tạo ra bà Eva" để kết luận: đó là một hành động nói lên sự bình đẳng giới. Chúa không lấy xương đầu, xương cổ kẻo đàn bà lại "ngồi lên đầu, lên cổ" đàn ông. Chúa cũng không lấy xương ngón chân kẻo đàn ông lại "dày đạp" đàn bà. Xương sườn ở trung độ nói lên tính bình đẳng giới.

Lời Chúa hay lý tưởng của Chúa được truyền đạt cho loài người nói chung, và cho một dân được tuyển chọn nói riêng, đó là dân Do Thái. Khốn nỗi loài người thì đã phạm lỗi với Chúa (tội tổ tông), ngày một xa rời giáo huấn của Chúa, còn dân Do Thái thì "cứng đầu cứng cổ" nên cũng có thời đa thê, cũng ly dị và phân biệt đối xử với phụ nữ, nhưng lý tưởng của Kinh Thánh thì vẫn trước sau như một và tới thời Chúa Giêsu (cách đây hơn 2000 năm), Ngài chấm dứt mọi hình thức kỳ thị, bắt mọi người quay về lý tưởng thánh thiện ban đầu và ấn định quy luật vĩnh viễn về bình đẳng giới.

- Có mấy người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không?", Người đáp: "Các ông không đọc thấy điều này sao: Thuở ban đầu Thiên Chúa đã làm ra con người có nam có nữ và Người phán : Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt… Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly". Họ thưa với Người: "Thế sao ông Môsê truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ?" Người bảo họ: "Vì các ông lòng chai dạ đá nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu không có thế đâu. Tôi cho các ông biết, ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ và cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình" (Mt 19,1-10).

1.3 Đối chiếu với xã hội loài người, có thể nói chưa bao giờ có sự bình đẳng cả. Một ít dân như dân tộc Lào và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (Việt Nam)… thì theo mẫu hệ, người phụ nữ được coi trọng hơn, họ cưới bắt chồng, và người đàn ông phải ở rể (nhưng thân phận đàn ông chưa đến nỗi bi đát)… Trái lại, tuyệt đại đa số các dân tộc theo phụ hệ và số phận phụ nữ "chân yếu tay mềm" thật bất hạnh.

Mãi tới ngày 10/12/1948, Liên Hiệp Quốc mới có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đây là lần đầu tiên một tổ chức quốc tế lên tiếng bênh vực phẩm giá con người nói chung và quyền bình đẳng giới nói riêng (phần nhập đề), tuy nhiên trong thực tế có phải nước nào cũng chấp hành những nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc đâu. Cho tới nay vẫn còn nhiều tiếng kêu gào "giải phóng phụ nữ", nhiều nước vẫn còn áp chế phụ nữ bằng mọi thứ luật bất công – ngay cả thân thể cũng bị xâm phạm cách thô bạo (cắt âm vật)… Đây là sự vi phạm trắng trợn điều 3 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền: "Mọi người phải được an toàn cá nhân, không ai được xúc phạm".

Hiện nay vấn đề ly dị càng ngày càng nhiều, mà ly dị cũng có nghĩa là người phụ nữ (nói chung) chịu thiệt thòi hơn. Còn vấn đề bất bình đẳng giới thì vẫn tồn tại hầu khắp các nước, hậu quả là tình trạng mất cân bằng giới tính. Ngay tại Việt Nam, thống kê cho thấy cứ 112 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ sinh ra mà thôi ; tương lai không xa sẽ có nhiều chàng trai "ế vợ" như đã có tiếng chuông báo động ở Trung Quốc: "Không lâu nữa, sẽ có hàng trăm triệu thanh niên Trung Quốc không tìm được vợ".

2. Vấn đề nhân phẩm:

Thánh Kinh từ mấy ngàn năm trước đây đã đề cao phẩm giá con người, đã tuyệt đối tôn trọng mạng sống: cấm giết người, cấm phá thai, cấm tự tử kể cả hình thức an tử.

Điều răn thứ năm: "Chớ giết người" (phá thai, tự tử, an tử đều là giết người, coi rẻ mạng sống và phẩm giá con người). Vì tôn trọng phẩm giá con người nên Thánh Kinh không chấp nhận chế độ nô lệ: Chúa Giêsu sống trong xã hội Do Thái bị La Mã cai trị, vấn đề nô lệ vẫn tồn tại cả ở Do Thái lẫn La Mã, nên trong khi giảng dạy một số dụ ngôn, Ngài có đề cập tới vai trò "chủ tớ" như hiện trạng xã hội, nhưng chủ ý của Chúa là dạy người ta ở địa vị nào cũng phải chu toàn bổn phận của mình. Đầy tớ mà làm tốt công việc thì: "Chủ sẽ đặt chúng vào bàn ăn và thắt lưng đi lại hầu hạ chúng" (Lc 12,37-38).

Ngay từ thế kỷ I sau Công nguyên, Thánh Phaolô đã tuyên bố: "Trong Đức Kitô không còn Do Thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn đàn ông hay đàn bà" (Gl 3,27-28); và trong thư gửi ông Philêmôn, ngài đã yêu cầu "giải phóng nô lệ" (Anh hãy nhận lại tên nô lệ Ônêximô) "Thay vì một người nô lệ thì được một người anh em thân mến… cả về tình người cũng như về tình anh em trong Chúa" (Plm 16).

Trong khi cả nhân loại thì mãi tới ngày 1/1/1863 mới chính thức có tuyên ngôn giải phóng nô lệ (trên các bang miền Nam nước Mỹ) của tổng thống Abraham Lincoln, và phải tới mùa xuân năm 1865, hơn 4 triệu nô lệ gốc Phi trên nước Mỹ mới được giải phóng; và tới 1948, Liên Hiệp Quốc mới có Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền kêu gọi tôn trọng quyền cơ bản và phẩm giá con người.

Năm 1977 một cuốn sách viết về sự tàn ác tột cùng của chế độ nô lệ, đã đoạt giải Pulitzer và giải Sách Toàn Quốc (National Book Ward) của Mỹ, đó là cuốn tiểu thuyết Cội Rễ (Roots) của nhà văn Mỹ gốc Phi Alex Haley (1921-1992), khi chuyển sang phim, bộ phim liền đoạt giải Emmy. Tại Việt Nam, Roots đã được dịch với tựa đề Cội Rễ, do dịch giả Dương Tường, nhà xuất bản Tác Phẩm Mới 1984. "Cuốn sách ra đời như một sự kiện làm chấn động cả nước Mỹ. Đó là sự tái tạo một quá khứ khi mà những người da đen bị bắt cóc và bị đem bán làm nô lệ, bị tước đoạt mọi thứ quyền… Hàng triệu bản được bán hết trong một thời gian ngắn. Bộ phim truyền hình 8 tập được dựng từ tác phẩm này đã thu hút 80 triệu lượt người xem, một kỷ lục chưa từng thấy vào thời điểm đó" (Wikipedia – Internet).

Tới hôm nay vấn đề nô lệ vẫn chưa chấm dứt. Báo Thanh Niên ngày 15/9/2012 đăng tin "Pháp xử vụ bắt người làm nô lệ": Tòa án vùng Seine-saint-Denis, ngoại ô Paris (Pháp) vừa tuyên án vợ chồng Florence Carrasco và Franck Franou 18 năm tù giam vì tội bắt cô Sabrina làm nô lệ từ 2003-2006… Trước đó hai người đàn ông khác cũng bị họ bắt làm nô lệ, một người đã chết vì tình trạng sức khỏe tồi tệ (Lan Chi).

Điều mà người viết tin là phép mầu, đó là từ mấy ngàn năm trước đây, Thánh Kinh đã có lời dạy về sự bình đẳng của mọi người và bình đẳng giới: "Không còn phân biệt Do Thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, tất cả là một trong Đức Kitô" (Gl 3,28). Trong khi xã hội loài người cho tới nay vẫn còn chìm đắm trong sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

6. Vấn đề nghỉ ngơi và giải trí .

6.1 Khi đạo thờ Thiên Chúa xuất hiện thì đã có những quy định về ngày nghỉ để con người lấy lại sức, có thời giờ vui chơi, giải trí, thăm nom bạn bè và kể cả con vật cũng được nghỉ việc để dưỡng sức, đây là một khoản luật vô cùng nhân đạo bắt nguồn từ sự kiện "ngày thứ bảy (sau khi Thiên Chúa đã dựng nên muôn loài muôn vật) Thiên Chúa nghỉ ngơi" (St 2,2). Những dân ở ngoài ảnh hưởng của Thánh Kinh thì cứ theo đà tiến triển của xã hội loài người, từ nguyên thủy tới bộ lạc, nông nô, phong kiến… người giàu có, quyền thế luôn bóc lột sức lao động của những nô lệ và những người làm thuê – súc vật cũng phải làm kiệt sức, chuyện nghỉ ngơi thì chỉ có về đêm khuya khoắt mà thôi.

Các ông chủ được xã hội công nhận quyền tuyệt đối trên nô lệ, họ mua bán nô lệ như một con vật. Họ có cả quyền để sống hay giết chết nữa… làm gì có chuyện dành một thời khắc nghỉ ngơi định kỳ cho nô lệ!

Thế mà ngay từ buổi đầu của loài người, luật nghỉ ngơi đã được ban hành chẳng những cho loài người mà cho cả súc vật nữa! Lạ lùng chưa? Chưa có dân tộc nào, nước nào có luật buộc chủ phải cho các con vật làm việc nặng nhọc của mình như kéo xe, chở đồ, kéo cày, bừa … được nghỉ việc một ngày trong tuần! Chỉ có Chúa là Cha nhân hậu mới có luật này chứ loài người thuở hồng hoang làm sao có được.

6.2 Bản văn Thánh Kinh.

§ Ngày Sabat:

"Ngươi được phép làm việc trong 6 ngày, nhưng đến ngày thứ 7 ngươi phải nghỉ ngơi dù là nhằm mùa trồng trọt hay mùa gặt hái cũng vậy" (Xh 34,21).

"Hãy hiến ngày Sabat (thứ bảy) làm ngày thánh… ai làm việc trong ngày Sabat sẽ bị trục xuất khỏi dân tộc mình. Có 6 ngày để làm việc nhưng ngày thứ 7 là ngày nghỉ, ngày thánh dành cho Chúa, ai làm việc trong ngày Sabat sẽ phải bị xử tử. Dân Israel phải giữ ngày Sabat, tôn trọng ngày ấy cho mọi thế hệ mai sau" (Xh 31,12-18).

Ngày Sabat mọi người, cả súc vật nữa đều được nghỉ việc: "Ngươi hãy làm việc 6 ngày trong tuần, nhưng đến ngày thứ 7 ngươi phải nghỉ ngơi. Như thế để cho bò, lừa của ngươi được nghỉ và cũng để cho nô bộc sinh trong nhà ngươi và người ngoại quốc cũng được nghỉ để dưỡng sức" (Xh 23,12 so với Đnl 5,15).

§ Năm Sabat:

"Nô lệ trong nhà ngươi sẽ phục vụ ngươi 6 năm, năm thứ 7 ngươi phải trả tự do cho nó, còn nó sẽ không phải trả gì cho ngươi" (Xh 21,2).

NHẬN ĐỊNH

1. Luật nghỉ ngày Sabat là một luật vô cùng nhân đạo, luật bảo vệ sức khỏe và cũng bảo vệ quyền của con người thật bình đẳng: tớ cũng như chủ, người nô lệ cũng như người tự do đều được nghỉ xả hơi 1 ngày trong tuần, ngay cả súc vật cũng được nghỉ nữa.

Cách đây cả hơn 3000 năm mà đã có luật này thì chỉ có dân Israel có mà thôi, mà Israel có luật này là do Chúa ra chỉ thị chứ con người không thể "văn minh" sớm như thế được – Đấy là một sự lạ, một phép mầu.

2. Ngày Sabat không chỉ là ngày nghỉ thường, nhưng còn là ngày Lễ Thánh dành cho Chúa, lễ hội vui mừng của toàn dân.

Chúa Giêsu tôn trọng ngày Sabat: "Chúa Giêsu trở về Nazareth là nơi Người sinh trưởng. Vào ngày Sabat, theo thói quen, Người vào Hội đường và đứng lên đọc sách Thánh" (Lc 4,16).

3. Từ nguồn gốc ngày Sabat của Thánh Kinh, việc nghỉ ngày Sabat lan ra toàn thế giới. Cho tới nay mọi nước, mọi dân đều nghỉ ngày Chúa nhật. Chúa nhật đã trở thành ngày nghỉ ngơi, dưỡng sức và vui chơi giải trí của cả nhân loại, có sự kiện nào của một tôn giáo mà ảnh hưởng đến toàn nhân loại như vậy không?

Từ thời Cựu Ước bước sang thời Tân Ước có một sự chuyển đổi: Ngày Sabat chuyển sang ngày Chúa nhật. Sự kiện này do Giáo Hội Công giáo dựa vào biến cố Chúa Giêsu là trọng tâm của Thánh Kinh, là Chúa Tể trời đất, đã sống lại vào ngày "thứ nhất" trong tuần, tức là ngày Chúa nhật – ngày của Chúa: "Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ, bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, bà nói: Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu…

Bà quay lại, thấy Đức Giêsu đứng đó, tưởng là người làm vườn bà nói: "Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu để tôi sẽ đem Người về". Đức Giêsu gọi bà: "Maria!", bà quay lại nói bằng tiếng Hípri: "Rapbuni – nghĩa là Lạy Thầy", rồi sụp xuống ôm chân Chúa" (Ga 20,11-18).

7. Vấn đề môi trường .

Tối 28/6/2010, khai mạc hội nghị các thành phố tại Singapore: "Ấn tượng với chuyện bảo vệ môi trường", phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các thành phố trên thế giới (WCS) lần 2 và Tuần lễ nước ở Singapore, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Teo Chee Han đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của các đô thị và giải pháp đô thị trong tương lai.

Bên lề hội nghị, Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân chia sẻ: "Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với ý thức của người dân Singapore về vấn đề môi trường. Việc tổ chức những sự kiện tầm cỡ thế giới như thế này cũng cho thấy vấn đề không phải là quốc gia lớn hay nhỏ, mà là tư duy và uy tín" (Hải Minh, báo Tuổi Trẻ ngày 30/6/2010).

Ngày nay, vấn đề môi trường là chuyện bức xúc: nào là nạn phá rừng bừa bãi mà không biết tái tạo, nào là vấn đề khai thác kiệt sức đất đai: cấy 1 năm 3 vụ, lại tranh thủ trồng mầu xen canh.

Dọc tuyến đường Trường Sơn Đông, đoạn qua xã Đưng K'Nớ, H. Lạc Dương (Lâm Đồng), nhiều cánh rừng đang bị đốn hạ (ảnh); có những khu rừng đang được thay thế bằng cây cà phê (Báo TN 23/9/12).

Tôm cá thì khai thác tới con mới đẻ ra cũng không chừa lại, nổ mìn, chích điện, cá chết hàng loạt – rồi phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ngấm xuống đất, chảy vào ao, hồ, sông ngòi hủy diệt môi trường sống của muôn loài thủy sản. Chuyện bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề sống còn của con người và vạn vật ở khắp nơi trên thế giới.

Không ai có thể tưởng tượng được cách nay mấy nghìn năm, đã có một dân tộc biết bảo vệ môi trường bằng luật pháp hẳn hoi. Đây là một điều lạ, nếu không do Chúa thì ai có thể nghĩ ra được?

Bằng chứng Thánh Kinh:


Phụ Bản I

§ Năm Sabat:

"Trong 6 năm ngươi hãy trồng trọt và gặt hái trong đất ruộng ngươi, nhưng đến năm thứ 7 đừng cày bừa hay trồng trọt gì cả. Nếu trong năm ấy đất hoang sinh hoa lợi thì hãy để cho người nghèo dùng, còn lại thì cho muông thú ăn. Còn về vườn nho, vườn cây ô liu cũng vậy" (Xh 23,10-12).

§ Năm Toàn xá :

"Sau bảy lần bảy năm là 49 năm… các ngươi sẽ công bố năm thứ 50 là Năm Thánh, Năm Toàn Xá (mọi tài sản mua bán, vay nợ… sẽ trở về với chủ cũ). Năm Toàn Xá các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái nho trong vườn, không cắt tỉa…" (Lv 25,8-13).

NHẬN ĐỊNH

Hưu canh một năm là một điều thuận lợi cho đất đai, cho muông chim, cầm thú, cho côn trùng… nhưng đối với con người làm sao không gặp khó khăn về lương thực, về cuộc sống. Chính dân Chúa cũng lo sợ điều đó. Tác giả sách Lêvi đã viết: "Có lẽ các ngươi sẽ nói: Năm thứ 7 chúng tôi sẽ ăn gì nếu chúng tôi không gieo vãi và không thu hoa lợi? – Ta sẽ truyền cho phúc lành của Ta đến với các ngươi vào năm thứ sáu và phúc lành sẽ sinh hoa lợi cho đủ 3 năm. Năm thứ tám các ngươi sẽ gieo vãi nhưng sẽ lấy hoa lợi cũ mà ăn" (Lv 25,20-23).

Quả là một phép màu. Ngày nay đố nước nào dám thực hành như nước Israel xưa.

8. Đầy tớ nhân dân .

Chúng ta thật xúc động khi nghe những vị lãnh đạo tối cao của đất nước mình chỉ dạy: "Cán bộ phải là đầy tớ trung thành của nhân dân". Chưa có một vị lãnh đạo cấp cao nào trên thế giới hiện nay dám tuyên bố như vậy.

Đây thật là một lý tưởng cao đẹp tuyệt vời. Người viết nói riêng và thế giới Kitô giáo nói chung còn xúc động hơn nữa khi nghe câu: "Đầy tớ nhân dân" như một tiếng vang, tiếng ngân của một hồi chuông đã gióng lên từ hơn 2000 năm nay vọng về; Đó chính là lời tuyên bố "sấm sét" của Chúa Giêsu trong Thánh Kinh Tân Ước. (Sau khi không đáp ứng lời xin của hai anh em Giacôbê và Gioan là được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Trời)

…Thánh Marcô thuật lại rằng: Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và Gioan. Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân, nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người, vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10,41-45; x. Mt 18,1-5; Lc 9,46-48; Mc 9,30-37).

Chính Chúa Giêsu nêu gương sống thanh bạch, lúc nào cũng yêu thương giúp đỡ mọi người, làm cho mọi người hạnh phúc: "Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó" (Cv 10,38). Trong Tin Mừng, dân chúng còn ca ngợi Chúa: "Ông ấy làm gì cũng tốt đẹp" và "Chúng tôi chưa từng thấy bao giờ" (Mc 7,37; Mt 9,33).

Dạy bằng lời, sống làm gương và cụ thể nhất là trong bữa Tiệc ly trước khi Chúa nộp mình chịu chết, Ngài đã thực hiện một việc mà các môn đệ ngỡ ngàng không hiểu nổi: đó là rửa chân cho các ông, một công việc cụ thể của người đầy tớ đối với chủ mình vào thời đó: "Trong bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, lấy khăn mà thắt lưng rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ ông Simon Phêrô, ông liền thưa với Người: Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?". Giờ phút chia ly nghiêm trọng, Chúa không "biểu diễn" mà muốn dạy các Tông Đồ bài học nhớ đời: Sau khi đã rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu phán: "Các con gọi Ta là Chúa và là Thầy, điều đó là phải lẽ vì thực sự Ta là vậy, nhưng Chúa và Thầy còn rửa chân cho các con, thì đến lượt các con cũng phải rửa chân cho nhau" (Ga 13,1-12).

NHẬN ĐỊNH

- Ở Đông cũng như Tây phương, giữa thời đại "cực kỳ phong kiến" như thời đại Chúa Giêsu, thì ai làm vua, làm lãnh chúa, làm quan lớn… đều tự cho mình quyền hành tuyệt đối trên dân. Philatô mới chỉ là toàn quyền xứ Palestin mà đã "phán" với Chúa Giêsu một câu "xanh rờn": "Ông không biết rằng ta có quyền tha ông và cũng có quyền đóng đinh ông trên thập giá sao?" Chúa Giêsu trả lời: "Nếu từ trên chẳng ban cho ông, thì ông chẳng có quyền gì trên tôi" (Ga 19,10).

- Tại một nước đông dân nhất thế giới hiện nay, với nền văn hóa, văn minh xa xưa không thua kém nền văn hóa Ai Cập và Babylon, đó là nước Trung Hoa vĩ đại, thì tư tưởng "trị quốc" được đưa lên hàng đầu – vua được tôn vinh là thiên tử, thay Trời trị dân, con dân là của vua, lãnh thổ là của vua, mọi sự là của vua, vua để ai sống thì sống, bắt ai chết thì phải chết, vua là "Dân chi phụ mẫu". Trong đạo lý Nho giáo, "Tam cang" đứng hàng đầu, trong Tam cang, vua tôi chiếm vị trí nhất: "Quân, Sư, Phụ". Ta bị Tầu cai trị 1000 năm, ảnh hưởng văn hóa Tầu vẫn còn không ít nơi xã hội ta, thí dụ xu hướng "trọng nam khinh nữ", tính "gia trưởng", tình trạng "bạo hành gia đình"… Thế mà cách nay hơn 2000 năm, lý tưởng lãnh đạo là phục vụ, quyền hành được ban không để cai trị, mà để hướng dẫn, giúp đỡ mọi người đạt tới một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Ai nghĩ sao thì nghĩ chứ người viết tin đây là một cuộc cách mạng tư tưởng vĩ đại, và hơn nữa, một phép mầu.

(còn tiếp)

Lm. Giuse NGUYỄN HỮU TRIẾT

TẢN MẠN VỀ

CÁI THÚ ĐỌC SÁCH

HOÀNG HỮU ĐẢN

Trước mặt tôi là mấy cuốn sách mới, in rất đẹp, tôi vừa xem xong:

- Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư;

- Annam, cuốn tiểu thuyết dày không đến 70 trang của Christophe Bataille, một nhà văn trẻ Pháp;

- 2 tập thơ song ngữ Việt – Pháp của Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử, nhà xuất bản Văn học, 2006;

- Hài kịch Hy Lạp (Aristophane), nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

Tôi có thói quen, trước khi đọc cuốn sách nào đều phải xem cuốn sách ra đời khi tác giả bao nhiêu tuổi. Tôi rất hài lòng nhận thấy “cái tuổi thăng hoa” của những nhà văn lớn thường đến rất sớm – trước ba mươi, và thú vị nhất là được biết qua về những thăng trầm thành bại trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả.

Cánh đồng bất tận đã được in đi in lại 5 lần rõ ràng vì nó hay, đang là một vấn đề thời sự văn học đặc biệt. Không mấy khi người ta được chứng kiến một phong trào quần chúng ngợi khen và bảo vệ tác giả một cách sôi nổi, liên tục và nhiệt tình như vậy: Hầu như các tầng lớp độc giả khác nhau, bạn bè, các nhà văn, các nhà phê bình và cả các người lãnh đạo văn học đều có gửi bài tới các báo tham gia ý kiến của mình. Phong trào bùng nổ là để phản đối một ai đó đã phát biểu một ý kiến hơi trái khoáy, đòi hỏi kỷ luật Nguyễn Ngọc Tư vì cuốn sách viết quá thật lại quá hay.

Y hệt trường hợp vở hài kịch Những người Acharnes của “Vị tổ phụ hài kịch – Aristophane”. Vở kịch vừa diễn xong, hàng vạn khán giả là dân Athènes đã đứng lên vỗ tay rầm trời, cười reo thoải mái và tặng ngay giải nhất cho tác giả. Bởi, vở hài kịch đã thể hiện hùng hồn và cụ thể cái nguyện vọng tha thiết hòa bình của nhân dân. Tiếp theo ngay năm sau là kiệt tác “Những kỵ binh”. Trong vở này Aristophane đấu tranh không khoan nhượng với tên thủ lĩnh quốc gia hiếu chiến Cléon, qua vai gã Paphlagonien đeo mặt nạ giống hệt Cléon đến nỗi các diễn viên khác đều đâm sợ. Cléon ức quá, muốn đàn áp Aristophane nhưng pháp luật Athènes không cho phép, đành phải đưa đơn ra tòa án kiện nhà thơ để rồi sau cùng phải chuốc lấy thất bại! Tòa án cũng như quần chúng Athènes không đứng về phía kẻ có quyền mà đứng về phía Aristophane, người nghệ sỹ ưu tú của họ, đang dùng tài năng của mình làm rạng rỡ cho non sông đất nước.

Cái tuổi 21 của Aristophane Hy Lạp khiến tôi tự nhiên liên hệ tới cái tuổi 21 của nhà văn hiện đại Pháp, Christophe Bataille, tác giả cuốn Annam, chỉ 64 trang mỏng le, nhưng được dư luận báo chí đánh giá rất cao. Nhà văn Jean Lacouture viết trong tờ Le Nouvel Observateur:

Annam là cuốn tiểu thuyết quý và kỳ lạ, của một thanh niên tâm hồn thấm nhuần châu Á… Ta hãy đánh cuộc với nhau rằng: bao giờ Christophe Bataille xuất bản cuốn sách tới của anh, chàng trai này sẽ thấy cái tên họ nặng trĩu trong văn học của mình được nối thêm một chữ “Tác giả cuốn Annam” giá trị như một lời biểu dương”.

Hai cuốn sách khác nhau về nội dung nhưng đều có sức hấp dẫn mãnh liệt, và càng hấp dẫn hơn nữa khi chúng ta biết tác giả chúng đã bước lên đài vinh quang khi vừa qua cái tuổi hai mươi.

Hai cuốn thơ song ngữ của Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử thì như một cặp chị em, rất giống nhau về nhiều điểm. Trước hết là về hình thức – rất đẹp: in đẹp, giấy đẹp, bìa đẹp với hai hình vẽ lãng mạn của họa sỹ tài hoa Anh Thơ. Một con thuyền rời bến đang trôi lơ lửng trên dòng. Một vầng trăng tròn vàng thắm vừa mới nhô lên ở cuối chân mây… Cả hai cuốn đều được ông Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh Nicolas Warnery, bạn của Christophe Bataille đề tựa. Cả hai cuốn đều có hai lời nói đầu súc tích và trân trọng, một bài nói về nguyên tắc dịch thuật văn học và vai trò quan trọng của dịch giả văn học trong quá trình hội nhập toàn cầu. Một bài phân tích con đường thơ của Hàn Mặc Tử - một trong những nhà thơ lớn, tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhưng cũng là nhà thơ bị hiểu sai hoặc không hiểu nhất trong các nhà thơ. Thơ Hàn Mặc Tử ai cũng khâm phục nhưng khó hiểu, có nhiều yếu tố lãng mạn mà bí ẩn nên có nhiều ý kiến lý giải rất mơ hồ. Phải đợi ngót một nửa thế kỷ sau khi ông mất, thơ ông mới được chính thức đi vào chương trình giảng dạy ở các trường, tên tuổi của ông mới được đặt lại vị trí xứng đáng ở hàng đầu những nhà thơ lớn Việt Nam và thế giới. Trong Từ điển tác giả và tác phẩm của nhân loại, có một mục riêng cho Hàn Mặc Tử. Trong bản dịch thơ của mình, ở hai cuốn, đúng như lời tựa có nói, dịch giả đã thực hiện khá hoàn chỉnh cái vai trò của “một tác giả thứ hai, người anh em sinh đôi của tác giả thứ nhất”. Những độc giả nói tiếng Pháp chắc chắn sẽ thú vị khi đọc những câu thơ truyền cảm sâu sắc bằng tiếng mẹ đẻ của mình, như những câu sau đây trong bài Lỡ buớc sang ngang, La Traversée malheureuse, của Nguyễn Bính:

“Mười năm gối hận bên giường

Mười năm nước mắt bữa thường thay canh

Mười năm đưa đám một mình

Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên…”

Bản dịch:

Dix ans, les regrets et les amertumes remplissent mon lit

                                                                         solitaire

Dix ans, mes larmes se mêlent à mon bouillon chaque jour.

Dix ans j’ai suivi mon cercueil et de mes mains creusé

                                                                         la terre

Pour l’enterrement final de mon premier amour”

(Lỡ bước sang ngang)

Hay trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Bản dịch:

“Je rêve des visiteurs venant de loin, de très loin…

Ta robe est trop blanche, je suis étonné de te revoir si belle.

En ces endroits òu la fumée et le brouillard voilent le visage

                                                                             humain.

Qui sait si ton amour restera toujours fidèle?”

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Đại khái mà nói, trong khi đọc các nhà văn thuộc những thời đại, những nước khác nhau thì cái chuyện gặp những điểm hơi giống nhau, về cuộc đời, về tác phẩm, là chuyện thường. Nhưng khi có những điểm giống hệt nhau về cả cuộc đời và số phận của tác phẩm thì quả là chuyện hiếm lạ. Tôi muốn nói Hàn Mặc Tử và Vũ Trọng Phụng: Cả hai người cùng sinh năm 1912 và mất người năm trước (Vũ Trọng Phụng 1939) người năm sau (Hàn Mặc Tử 1940). Cả hai người cũng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, mười hai năm, đã vắt kiệt trí óc và con tim mình cống hiến cho đời những kiệt tác bất hủ để rồi chết, ở cái độ 27, 28 xuân xanh. Và tác phẩm của họ cũng đã bị hiểu sai, do thành kiến và do trình độ của các cây bút phê bình, suốt gần nửa thế kỷ dài dằng dặc mới được đặt lại vị trí đích thực của nó, ở hàng đầu các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam. Theo dòng suy nghĩ, tự nhiên tôi liên tưởng tới những hiện tượng văn học khác, rất đáng nhớ của cái tuổi 20, tuổi của tình yêu và những tác phẩm đầu tay bất hủ: Childe Harold’s của Byron, 1809, Con thuyền không bếnGiọt mưa thu của Đặng Thế Phong, mất năm 21 tuổi…

Lấy những yếu tố ngẫu nhiên, bề ngoài của những tác phẩm khác nhau như vậy để viết thành một bài báo như thế này, có lẽ là lạc đề hoặc “thiếu duy nhất hành động” chăng? Dù sao, qua những ý tản mạn đó, tác giả bài này vẫn có cảm giác câu chuyện gẫu đôi khi cũng có ích, nó vừa có tác dụng giải trí bạn bè lúc trà dư tửu hậu, mà đồng thời cũng gợi ý cho người ta tìm đọc những cuốn sách ấy, xem nó ra sao mà khiến tác giả bài báo say mê, say mê về nội dung, say mê cả về những chi tiết râu ria của tác phẩm. Nghĩa là tạo ra cho mọi người cái ý thức quan tâm nhiều hơn và đúng đắn hơn đến lãnh vực văn học nghệ thuật, và tự tạo ra một thói quen mới rất đẹp trong đời sống con người: Văn hóa đọc.

Sau cùng xin nhắn một câu ngắn gọn với Nguyễn Ngọc Tư, cô bạn trẻ đầy sức sống và triển vọng, tuy chưa gặp nhưng đã quý nhau rồi: Một tác phẩm, một tác giả được nhiều người quan tâm là một dấu hiệu tốt, một bảo đảm an toàn, một điều khích lệ.

“Ngọc Tư hãy cứ đọc nhiều, viết nhiều, luôn luôn khiêm tốn, tự tin mà giữ vững phong cách và quan điểm của mình. Độc giả và thời gian bao giờ cũng công bằng và ủng hộ tài hoa để nó không ngừng nảy nở trên cánh đồng bất tận của văn học, từ con người trở về phục vụ con người, trước mắt cũng như mai sau, đúng lương tâm và sứ mệnh nhà văn”

ĐỖ THIÊN THƯ st.



TỪ TU THIỀN ĐẾN TU PHẬT (tt)

CHƯƠNG V

SO SÁNH CÁCH HƯỚNG DẪN TU HÀNH

GIỮA NGƯỜI TU PHẬT VÀ NGƯỜI TU THIỀN

Chúng ta sẽ không thể thấy sự khác biệt nơi cách hướng dẫn tu hành của người tu Phật và người Tu Thiền, nếu không biết qua về mục đích của Đạo Phật.

Thật vậy, ai cũng biết mục đích của Đạo Phật bắt đầu bằng sự trông thấy cảnh Khổ của SINH, LÃO, BỊNH, TỬ đè nặng lên thân xác con người của Thái Tử Sĩ Đạt Ta. Chính vì vậy mà Ngài đã rời bỏ hoàng cung, vợ đẹp, con khôn, gia nhập vào những người tu đương thời, hy vọng tìm ra lời giải đáp. Sáu năm tu hành theo ngoại đạo, hành đủ thứ khổ hạnh mà không tìm ra. Cuối cùng Ngài trải tòa cỏ, ngồi Thiền Định dưới cội cây Bồ đề suốt 49 ngày đêm và đã thấy được nguyên nhân của Sinh Tử Luân Hồi, cũng như cách thức để Thoát, gọi là “Đắc Đạo”. Đạo mà Ngài đắc được gọi là Đạo Phật hay là Con Đường để Thoát Khổ.

Theo Đức Thích Ca, nguyên nhân của Khổ đau, Sinh Tử Luân Hồi là do Cái Tâm Mê Lầm hay còn gọi là cái VỌNG TÂM của mỗi người. Cái Tâm này đã CHẤP LẦM cái Thân Tứ Đại - là Cái Thân Nghiệp Quả mà mỗi người đang mang – cho đó là MÌNH. Vì thế, thời gian ở trong đó, đa số đều chìu theo sự tìm cầu, đòi hỏi của cái Thân rồi Tạo Nghiệp. Do đó, khi cái Thân cũ hết Nghiệp mà hư hoại, lại phải nhận lấy một cái Thân mới, tùy theo những Nghiệp đã gây tạo nơi Thân cũ, mà phải vào 6 nẻo: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, Nhân, Atula, Thiên..., theo vòng Thập Nhị Nhân Duyên, gọi là Sáu Nẻo Luân Hồi. Tu hành theo Đạo Phật hướng dẫn là phải tìm, phải thấy được cái VỌNG TÂM, rồi Điều Phục hay còn gọi là Chuyển Hóa nó, hoặc còn gọi là cách khác là ĐỘ SINH. Mục đích là để chấm dứt vòng Sinh Tử Luân Hồi. Nên kết quả cuối cùng của người tu theo Đạo Phật là để Thoát Sinh Tử Luân Hồi.

Đức Thích Ca đã dùng hết thời gian còn sống ở cõi thế để truyền bá Đạo Phật. Y Bát được lần lượt trao truyền cho người kế nhiệm, bắt đầu là Tổ Ca Diếp cho đến Lục Tổ Huệ Năng, là Tổ cuối cùng, tất cả là 33 vị.

Đạo Phật tới thời Lục Tổ Huệ Năng thì đã thịnh hành, được nhiều người tin theo phát triển rầm rộ, uy tín rất cao so với các giáo pháp đương thời. Vì thế, có nhiều kẻ không thật tâm tu hành cũng xuất gia đầu Phật. Bởi mục đích của họ không phải là đi tìm Con Đường Giải Thoát. Chỉ thấy các Tổ, các pháp sư lúc nào cũng được mọi người tôn trọng, được ăn trên, ngồi trước, cai quản cả một ngôi Chùa với hàng trăm người tu học. Trong đó, người được truyền Y Bát là người có quyền lực cao nhất, được thay Tổ để giảng dạy, được nhiều người kính trọng, nên họ không quan tâm đến việc tu hành, chỉ khởi tâm tranh đoạt Y, Bát, thậm chí sẵn sàng giết người có nó để làm Tổ. Chính vì vậy mà Ngũ Tổ dặn Lục Tổ dấu đi không truyền nữa. Y Bát mất dấu, và người muốn tu hành cũng mất đi tín hướng kể từ đó.

Sau khi Y Bát không còn truyền thì mạnh ai nấy rao giảng tràn lan. Nhất là nhóm Đệ Tử của Lục Tổ Huệ Năng dạy tu Đốn Giáo. Nhờ uy tín của Tổ nên rất được người tin tưởng theo học.

Rồi những người kế thừa nhiều đời sau đó lập thành 5 Phái Thiền là PHÁP NHÃN TÔNG, QUY NGƯỠNG TÔNG, VÂN MÔN, LÂM TẾ và TÀO ĐỘNG. Những Phái này chuyên dạy TU THIỀN nên gọi là THIỀN TÔNG.

Nhưng bắt đầu từ 5 Phái này thì những người Tu Thiền dưới sự hướng dẫn của các Thiền Sư không còn là hành trì theo Đạo Phật chính thống nữa. Kinh sách không được giảng đến, mà được các vị Thiền Sư đó chế biến ra thành phương pháp riêng biệt. Lấy một pháp nào đó, gọi là Công Án để cho người theo học THAM. Phương pháp mà họ hướng dẫn được cho là “Giáo ngoại biệt truyền”, dựa theo sự tích Ngài CA DIẾP chỉ mỉm cười mà được Truyền Y bát và Thần Hội bị đánh 3 gậy, và cho đó là phương pháp “Đốn Ngộ”.

Thiền Sư Suzuki liệt kê ra các phái Tu Thiền được hướng dẫn bằng 2 Phương Pháp. Phương pháp Nói và Phương Pháp “chỉ Thẳng”.

Phương Pháp Nói chia ra làm 6 cách:

1/- Nói nghịch.

2/- Nói vượt qua.

3/- Nói chối bỏ

4/- Nói quyết

5/- Nói nhại

6/- Hét

Về Phương Pháp “Chỉ Thẳng”, ta thấy Thiền Sư viết: “Tự đây ta đi vào thế giới kỳ đặc nhất của đạo Thiền, đầy sắc thái độc đáo, khiền Thiền không những khác hẳn với mọi ngành Phật Giáo, mà còn khác luôn với mọi hình thức huyền học đã có trong lịch sử. Từ trước, như ta đã thấy, chân lý thiền đã được diễn bằng lời nói, dầu thành tiếng hay không thành tiếng, dầu hình thức có vẻ bí hiểm lạ lùng. Và giờ đây, ta sẽ thấy chư sư sử dụng một phương pháp trực tiếp hơn lời nói”.

Phương pháp này được dẫn chứng qua thí dụ:

* Một ông tăng hỏi Sư Linh Vân:

- Muôn vật là thế nào trước khi Phật xuất thế?

- Sư đưa cây phất tử lên.

- Lại hỏi: Muôn vật là thế nào sau khi Phật xuất thế?”

- Sư lại đưa cây phất tử lên.

Thiền Sư Suzuki giải tiếp: “Đưa phất tử lên, hạ phất tử xuống, là phương tiện khai thị rất thông dụng của nhiều Thiền Sư. Như tôi đã trình bày ở phần đầu bộ sách. Phất Tử (cây chổi lông đuôi ngựa) và trúc bể (cây thước tre) hoặc trụ trượng, là tượng trưng của giáo quyền nên tự nhiên chư sư phải dùng đến luôn khi có người đến tham vấn”.

Lời bàn của người viết : Chỉ có đưa lên đưa xuống cây phất tử hoặc cây thước tre mà trở thành Thiền Sư! Thế mà được nhiều người tin, trong đó có Thiền Sư Suzuki, kể cũng lạ! Cũng may thời này ít người đọc sách Thiền. Nếu không thì chắc “nhà nhà đều trở thành Thiền Đường, Người người đều là “Thiền Sư”, vì quá dễ, có gì phải học hỏi? Ai mà làm thế chẳng được cần gì phải là Thiền Sư? Muốn nổi tiếng, chịu khó bỏ ít tiền thuê người quảng cáo là nhiều người biết ngay!

Sư viết chuyện HUỲNH BÁ. Ông thượng đường. Tăng chúng vừa tụ tập chờ nghe thì Huỳnh Bá giơ cây trụ trượng lên đánh đuổi ra. Tăng chúng bỏ đi thì Huỳnh Bá lại gọi vào. Tăng chúng vừa quay đầu vào thì Huỳnh Bá nói: “Trăng như vòng cung. Mưa ít gió nhiều”.

Thiền Sư Suzuki luận: “Các sư đã sử dụng cây gậy một cách tuyệt kỷ vậy, nhưng trong đời có ai dám nghĩ rằng một cây gậy vô tri lại có thể dùng để biểu hiện một diệu lý thâm áo nhất của đạo giáo như vậy được? – Vậy mà Ngài còn cho là người Trung Hoa nghèo trí tưởng tượng! Tiếc thay, Ngài có thể hiểu “diệu lý thâm áo nhất của Đạo giáo qua cây gậy vô tri” mà khi hỏi về Thiền lại bảo “ đó là câu hỏi khó trả lời !” Quả là chuyện cao siêu, xa vời đâu đâu thì hiểu, chuyện thực tế lại không!

Dường như ngoài việc đưa cây phất tử lên, hay đưa cây gậy lên rồi bỏ xuống. Mội số Thiền sư không có khả năng trả lời những câu hỏi liên quan đến đạo Phật. Thí dụ sau đây là bằng chứng:

* “Có ông tăng hỏi: Phật là ai? Một Thiền Sư chỉ vào Phật điện; không thêm một lời giải, không viện một dẫn chứng”.

Lời bàn của người viết : Nội việc chỉ vào Phật điện để trả lời câu hỏi “Phật là ai?” thì rõ ràng ông ta đã cho rằng Phật là các tượng gỗ trong điện. Chứng tỏ ông ta chưa hiểu gì về Phật thì làm sao có thể hướng dẫn cho người khác tu hành, thành Phật? Có lẽ càng trả lời thì càng sai, nên đa phần các Thiền Sư chọn giải pháp tránh né, im lặng, hoặc hỏi lại, hoặc nói vu vơ cái gì đó mà chẳng ai hiểu!

* “Tham vấn về Tâm, một ông Tăng hỏi:

- Rốt cùng thế nào là Tâm?”

Sư đáp: “Tâm”

- Bạch, con không hiểu”

* “Lần khác, có một ông tăng thắc mắc về lẽ sống chết, hỏi:

- Làm sao thoát ly sanh tử, luân hồi?”

Sư hỏi lại:

-.Thầy ở đâu?”

Thiền Sư Suzuki kết luận là “Tu Thiền trở thành là sản phẩm đặc thù của Người Trung Hoa, không còn là của người Ấn Độ nữa” là không sai. Bởi đối với Đạo Phật thì người thầy phải Thấy Tánh mới có quyền giảng dạy. Người Thấy Tánh là người có Chánh Ngữ, có Trí Huệ, biết đường lối tu hành rõ ràng. Hướng dẫn người khác tu theo những lời Phật trong chính Kinh. Trái lại, những lối hướng dẫn của các Thiền Sư thì hầu hết ta thấy họ chẳng giảng nói về Phật Pháp, cũng chẳng có câu trả lời nào thỏa đáng cho người hỏi.

Phật dạy: “Ly Kinh nhất tự đồng ma thuyết” có nghĩa là chỉ rời Kinh một chữ thôi, thì đã cùng với ma thuyết giảng! Thế mà những người Tu Thiền hoàn toàn rời hẳn Kinh Phật: Ba điều kiện tiên quyết của người tu Phật theo Kinh LĂNG NGHIÊM là GIỚI-ĐINH-HUỆ, và con đường người tu Phật phải hành trì là Bát Chánh Đạo, là TÌM TÂM, TU TÂM… ta cũng không hề thấy được nhắc tới.

Thật vậy, đối chiếu với Đạo Phật chính thống thì ta thấy: Trước khi nhập diệt, Đức Thích Ca có thông báo cho tất cả là ai còn có thắc mắc gì thì cứ hỏi, Ngài sẽ giải đáp cho, thì có một du sĩ ngoại đạo tên là Subhadda hỏi Phật: “Làm thế nào để phân biệt trong các người đang thuyết pháp thao thao, Bà la Môn, Giáo trưởng, Hội chủ... Đang giảng pháp và được đông đảo quần chúng hâm mộ, ai mới là người có chánh pháp?”. Phật đáp: “Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo thì trong đó không có đệ nhất Sa Môn, không có Đệ nhị Sa Môn, không có Đệ Tam Sa Môn, không có Đệ tứ Sa Môn. Chính trong pháp luật này có Bát Thánh Đạo, những giáo pháp khác không có. Này Subhadda. Nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chính, thì đời này không vắng những vị A La hán”.

Lời Đức Thích Ca đã cho ta một căn bản để phân biệt giữa người TU PHẬT và người TU THIỀN. Do người Tu Thiền không cần GIỚI, không hành theo Bát Chánh Đạo thì sao có thể gọi là “Sống chân chính”? Vì vậy, Quả A La Hán còn chưa có, làm sao có những quả vị khác?.

Đọc các lời bình của Ngài VÔ MÔN ta thấy lời lẽ kiêu mạn, coi Phật, Tổ chẳng ra gì. Chỉ ngộ một chữ VÔ thôi mà “gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, dửng dưng với bờ sinh tử, rong chơi chốn lục đạo, tử sinh”! Xem kỹ bài Kệ của Ngài VÔ MÔN thì ta thấy đó chẳng phải là bài Kệ, vì không có ý nghĩa gì hết. Không nói lên được cái Thấy nào quanh chữ VÔ để cho là Ngài đã Ngộ được nó. Qua đó, ta có thể đánh giá được cả Thầy, lẫn trò của người Tu Thiền thời đó! Chính vì Ngộ dễ dàng như thế, nên sau đó Ngài Vô Môn càng kiêu mạn hơn, như lời lẽ trong một số Công Án sau:

Bàn về công Án Phật Cầm Hoa thì Ngài VÔ MÔN mắng Phật một lèo:“Lão Cồ Đàm mặt vàng, không coi ai ra chi, ép tốt thành xấu, treo đầu heo bán thịt chó, coi bộ cũng tài đó”.

Y BÁT ĐƯỢC TRAO TRUYỀN mà Ngài cho là: “Giả như bấy giờ cả đám đều cười thì nhãn tạng chính pháp làm sao truyền? Lại giả như Ca Diếp không cười thì nhãn tạng chính pháp làm sao truyền được?”.

Rõ ràng Ngài không hiểu gì vể lý do trao truyền Y Bát. Chỉ nhắm vào cái CƯỜI. Tưởng rằng Ngài Ca Diếp nhờ cười mà được truyền Y Bát. Nếu thế thì Ngài sẽ giải thích sao, vì chư Tổ về sau đâu có ai cười, sao cũng được truyền Y Bát? Ngài bình điều đó như thế nào?

Trong Công Án “Tức Tâm Tức Phật”, Ngài bàn: “Đại Mai đã khiến bao người nhận lầm phương hướng. Đâu biết rằng nói một chữ Phật, phải ba ngày súc miêng. Nếu là người có trí, nghe nói Tức tâm tức Phật thì bịt tai mà chạy". Đường đường là một Thủ Tòa, là người đang nương cửa Phật, nhờ uy danh của Phật để có danh, có miếng ăn. Vậy tại sao “Nói một chữ Phật phải 3 ngày súc miệng”. Nghe nói “Tức tâm tức Phật phải bịt tai mà chạy”? Làm như chữ Phật đáng ghê tởm lắm, trong khi chữ đó là của Đức Thích Ca và Chư Tổ đều dùng! Hay phải nói như thế mọi người mới biết mình hơn Phật, Tổ?

Chưa hết. Trong Công Án “Đá đổ tịnh bình” nói về Ngài Bách Trượng đưa cái tịnh bình ra, bảo không được gọi đó là tịnh bình, để chọn thủ tòa ở núi Đại Quy, xem ai đối đáp giỏi thì được chọn đi. Hòa Thượng Quy Sơn đã đá đổ cái tịnh bình. Thế mà Ngài Vô Môn lại bàn ra là: “Giơ chân đá phắt, Phật ra gì”! Việc đá đổ tịnh bình nói lên cái bất cần chức danh thủ tòa của Hòa Thượng Quy Sơn, liên quan gì đến Phật mà Ngài Vô Môn lại bảo là Ngài “coi Phật chẳng ra gì”? Đúng là lạc đề xa lắc, nhưng lại lộ ý ngạo mạn, khinh Phật của Ngài!

Trong Công Án “Gặp người Đắc Đạo” thì Ngài viết kệ tụng:

Trên đường hễ nhận ra người đạo.

Chớ nói hay im đối đãi người.

Thẳng mặt tống liền cho một đấm.

Hễ mà hiểu được, hiểu liền thôi”.

Đó là thái độ người tu hành khi gặp bậc Giác Ngộ ở ngoài đường sao? Hoàn toàn không giống cung cách của một người tu chân chính lúc nào cũng phải “thu thúc Lục Căn”. Lại còn làm Kệ bảo người sau tụng! Ý của Ngài muốn người đọc hiểu câu “Phùng Phật, sát Phật”, mà quên rằng nếu có Sát Phật thì khi người Phùng Phật đó cũng thấy rằng mình đã Thành Phật. Người mới vào tu, gặp người đắc đạo đã Sát, đã đấm vào mặt họ, thì lấy ai để dạy cho? Câu nàycho thấy là không những Ngài Vô Môn không hiểu được Nghĩa của người trước muốn nói, còn dạy người sau Tăng Thượng Mạn!

Công Án “Nam Tuyền còn chém mèo”, cho ta thấy GIỚI SÁT đã không được coi trọng đối với người Tu Thiền. Thiền Sư thấy chuyện giết mèo là bình thường! Không thấy đó là phạm Giới. Kinh PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI dạy: “Nếu Phật tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ nhẫn đến dùng bùa chú để giết: nhân giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Là Phật từ lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh, mà trái lại tự ý phóng tâm nỡ lòng sát sanh. Phật tử này phạm “Bồ tát ba-la-di tội”

Là một Hòa Thượng lại Phá Giới! Cả chùa không ai dám nửa lời phản đối. Người sau có kẻ còn khen tặng, cho rằng dám làm những chuyện nghịch đạo như thế mới là cao siêu! Liệu những người Tu Thiền đó có còn là Phật Tử hay không?

Hành trì của họ cũng rất khác. Người tu Phật thì luôn luôn “Nội quan phản chiếu”, tức là nhìn những cái xấu trong tâm để cải sửa thì người TU THIỀN toàn nhìn ra. Các Thiền Sư đưa ra toàn những Công Án nói chuyện “Hề Trọng chế xe”, “Tên Hồ không râu”, “Cô Thanh lìa hồn”, Đưa gậy ra để hỏi đệ tử… thậm chí họ còn xem Phật là “que cứt khô”, là “ba cân mè”, cho là Thích Ca, Di Lặc “còn là tôi đòi của những kẻ ấy”!

Rõ ràng Ý họ không thanh tịnh, nên Thân, Khẩu cũng không thanh tịnh. Đang nương của Phật mà còn chửi Phật, mắng Tổ. Xem ra các Thiền Sư đó nên học lại câu nói của người đời: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Hay của người tu: “Dục tu tiên đạo, tiên tu Nhân đạo. Dục tu Phật đạo, tiên tu tiên Đạo”. Có nghĩa là trước khi muốn tu Tiên thì nên tu Đạo Làm Người. Trước khi muốn tu Phật thì nên tu Tiên”. Đạo làm người chưa xong, mà đòi vượt trên cả Phật!

Thiền Sư Suzuki cho là Giác ngộ không thể nói được: “Trong 49 năm Phật tích cực du hóa sau ngày thanh đạo đều nhằm luận giải sự Giác Ngộ ấy mà rồi vẫn chưa nói được tiếng nói cuối cùng, rồi đến những trầm tư sau này của Long Thọ, Mã Minh, Thế Thân và Vô trước, tất cả vẫn không biện minh được hết lời cạn ý.”

Trong khi Phật Giác Ngộ cái gì đã giải thích trong bài kệ do chính Ngài đã trích:

“Trong vòng sống chết vô tận

Ta chạy mãi không nghỉ ngơi

Từ bào thai này sang bào thai khác

Đuổi theo người chủ ngôi nhà

Chủ nhà, ta phát giác mi rồi !

Mi không cất nhà lại được

Kèo cột gảy hết rồi

Mái sườn sụp đổ hết

Tâm lìa hết tạo tác

Tất cả diệt trừ xong”

Có nghĩa là Đức Thích Ca ĐÃ GẶP ĐƯỢC TÊN CHỦ ĐÃ XÂY CĂN NHÀ SINH TỬ và đã tìm ra cách thức để loại trừ hắn. Nhờ đó mà được Giải Thoát. Đó là sự Giác Ngộ hay là chứng đắc của Phật được bao đời Tổ nối truyền và những người tu Phật chân chính đều làm theo. Người làm đúng thì ít nhiều cũng đạt được cái an lạc, được hết Khổ, đúng như Đạo Phật đã hứa. Chính vì Thiền Sư Suzuki không hiểu được thế nào là Giác Ngộ, thế nào là Con Đường Giải Thoát của Đạo Phật nên cho là Đức Thích Ca và các Tổ sau đều không biện bạch được hết lời! Họ phải nói như thế nào để Ngài hiểu trong khi Đạo Phật đòi hỏi người học phải thực hành từng pháp để tiến bộ rồi mới có thể hiểu tiếp. Ngài có thực hành pháp nào đâu mà đòi hiểu?!

Hòa Thượng Câu Chi thì chỉ “đưa ngón tay lên”, nhưng Thiền Sư Suzuki hết lời ca tụng “ngón tay”, cho đó là “chỉ thẳng”! Nếu đã nhờ chỉ thẳng mà thông suốt được, thì lẽ ra Ngài phải chứng ngộ về Thiền. Phải mô tả rõ ràng để người sau học hỏi. Cớ sao Ngài cho rằng: “Thiền khó nói”, “Thiền khước từ tất cả, cả ý định mô tả hoặc định nghĩa Thiền”. Cho thấy là Ngài chẳng hiểu gì về Thiền!

Thiền Sư Suzuki lại có một điều lẽ ra không nên làm, là trong khi luận về Thiền của Đạo Phật lại mang cả đạo Thiên Chúa và các vị Thánh của đạo này vào. Đạo Phật đâu có thiếu các Bồ Tát để Ngài phải mượn của đạo khác, vì một bên là Thần Quyền, một bên là Tự Độ, khác nhau rõ ràng. Ngài không thể phân biệt, hay muốn phô diễn kiến thức uyên bác về tôn giáo chăng?

Dẫu sao thì kết quả cuối cùng về con đường Tu Thiền đã được Ngài Nguyệt Khê trích lời Pháp Diễn Thiền Sư nhận xét cách đây đã gần nửa thế kỷ trong Quyển “CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA”: “Pháp Nhãn Tông truyền sang Cao Ly. Vân Môn Tông đã thất truyền từ lâu, nay chỉ còn ba Tông: Quy Ngưỡng, Tào Động, Lâm Tế, nhưng con cháu của các Tông chỉ lấy cội nguồn gia phổ để truyền thừa với nhau, ghi trên pháp quyển là Thiền Sư đời thứ mấy mà thôi, nếu hỏi về gia phong tông chỉ thì ngơ ngác chẳng thể trả lời”!

Đó là câu trả lời trung thực nhất cho con đường Tu Thiền. Có lẽ không cần phải giải thích gì thêm nữa! Bởi những gì có chân giá trị thì mới không bị thời gian đào thải. Đó là quy luật, mà đó cũng là may mắn cho các thí chủ, vì nhờ đó mà đỡ hao tốn tiền bạc một cách vô ích để nuôi một số người phá pháp, diệt đạo! Mong rằng các nhà Tu Thiền chân chính thời nay nên xem xét để cải tổ lại, nếu không muốn tiếp tục truyền bá cái sai của người đi trước.

Tâm Nguyện

TRẦN NHÂN TÔNG VÀ LINCOLN

ĐỒNG CẢM CHỦ TRƯƠNG

“HÒA GIẢI - YÊU THƯƠNG”

NGẠC NHIÊN VỚI “TRẦN NHÂN TÔNG ACADEMY” TẠI HOA KỲ!


Mấy ai biết rằng, cách xa nửa vòng trái đất, tên tuổi của vị vua anh minh Trần Nhân Tông của nước ta đã được đặt tên cho một Viện Nghiên cứu đặt tại Đại học Harvard, Boston, Thủ đô kháng chiến của Mỹ, tiểu bang Massachusetts (MA).

Viện Trần Nhân Tông được thành lập do một nhóm nhà nghiên cứu tại trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nổi danh nhất của Mỹ, và do giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch. Điều gì khiến vị giáo sư này quyết định trở thành Chủ tịch Viện Trần Nhân Tông, ông cho biết: “Khi tôi được mời giữ vai trò lãnh đạo tại Viện, tôi đã chấp nhận với tất cả sự nhún nhường. Nhiều năm trước, tôi là một người lính Mỹ tới Việt Nam và tôi đã đem lòng yêu đất nước, con người và lịch sử của Việt Nam. Đó là thời điểm lần đầu tiên tôi nhận biết về Trần Nhân Tông, vị vua đã hoàn thành được điều mà nhiều người không làm được: chiến thắng quân Mông Cổ trong thế kỷ 13. Tuy nhiên mãi đến năm 2010 tôi mới có được sự hiểu biết đầy đủ về tầm vóc của Nhà Vua khi tôi cùng vợ đến viếng Yên Tử ở Quảng Ninh. Chính vào thời điểm này, tôi bắt đầu ngưỡng mộ sự hy sinh lớn lao của Nhà Vua đối với đất nước. Tôi rất vinh dự khi được đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy di sản Trần Nhân Tông để lại, thu hút sư quan tâm của mọi người trong nước cũng như trên thế giới”.

Giáo sư Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Shorenstien thuộc Đại học Harvard, một trung tâm nghiên cứu báo chí, chính trị và chính sách công uy tín.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG

Mục đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông đề ra gồm:

1/ Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản những kết quả nghiên cứu, những ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình.

2/ Thúc đẩy, ứng dụng các tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống.

3/ Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.

Trước mắt, trong giai đoạn từ 2012-2017, Viện Trần Nhân Tông dự kiến tổ chức Giải thưởng Quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương” hàng năm. Nhân dịp công bố Giải thưởng này, dự kiến vào tháng 9 tới đây, sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế Trần Nhân Tông tại Boston, MA.

GIẢI THƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG: GIẢI QUỐC TẾ MANG TÊN VỊ VUA VIỆT NAM.

Ngày 19-6-2012, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng Quốc tế và Hội nghị Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org Sư kiện này được tổ chức vào ngày 22-9 tại Đại học Harvard, giáo sư Patterson làm Chủ tịch Giải thưởng này.

Giải thưởng sẽ được xét chọn hàng năm, cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình, có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp Hòa giải và Yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa những quốc gia, dân tộc, tôn giáo, giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh; những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái thế giới.

- Hội đồng cố vấn Giải thưởng bao gồm nhiều nhân vật uy tín như: Dukaris, cựu thống đốc tiểu bang MA; cựu tổng thống Latvia; phó chủ tịch thường trực tờ Washington Post, phó chủ tịch, giám đốc chi nhánh Washington, D.C. và nhiều học giả trong nước Mỹ.

- Nói về Ý nghĩa của Giải thưởng Trần Nhân Tông, giáo sư D. Shapiro của trường Luật Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết các vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.

Nhạc trưởng Charles Ansbacher của Đoàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt tình tham gia vận động, ủng hộ Giải thưởng này, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” và mời nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu D. Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.

Sau buổi hòa nhạc lần 2 hồi tháng 8-2011, mới đây Viện Trần Nhân Tông đã phối hợp với dàn nhạc Landmark Boston và Quỹ văn hóa Free-for-All Concert (Quỹ âm nhạc miễn phí cho mọi người) tổ chức buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” lần 3 vào ngày 11-7-2012 tại Boston với sự tham dự của hơn 10.000 người. Dịp này, nhạc trưởng A. Diangienda, người Congo, đã nhận lời làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông tại châu Phi.

Hiện nay địa chỉ Trannhantong.net đã được rất nhiều người trong cũng như ngoài nước truy cập, đây vừa là cổng thông tin hoạt động của Viện Trần Nhân Tông, vừa là một diễn đàn giữa những người muốn đến với Viện. Tại cổng điện tử này, bước đầu đã có những tư liệu giới thiệu các nghiên cứu, các thành quả trong việc ứng dụng Tư tưởng, giá trị cao quý của Nhà Vua vào cuộc sống, những sáng tác văn hóa, nghệ thuật về Nhà Vua. Đây cũng là cổng tích hợp, kết nối tất cả những tư liệu về vua Trần Nhân Tông.

PHẬT HOÀNG VIỆT NAM TRẦN NHÂN TÔNG CHỦ TRƯƠNG “HÒA GIẢI VÀ YÊU THƯƠNG”

Sang thế kỷ 13, Mông Cổ trở thành một đế quốc hùng mạnh, lãnh thổ rộng lớn vắt ngang địa cầu, từ bờ Thái Bình Dương đến bờ Hắc Hải, gây bao nỗi kinh hoàng cho các dân tộc trên thế giới - xâm chiếm nước Tầu, thiết lập nhà Nguyên. Chính trong thời gian đó, vua Trần Thái Tông, vua Thánh Tông và vua Nhân Tông lãnh đạo, do tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Đại Việt đã đánh thắng 3 lần xâm lược của Mông Cổ.

Đặc biệt, Trần Nhân Tông là một hiện tương độc nhất vô nhị trong lịch sử Tiên Rồng.

-.Với tầm vóc Danh nhân văn hóa, Trần Nhân Tông (1258-1308) tỏa sáng trong tư cách một vị hoàng đế anh minh, vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và để lại những áng thi ca thấm đượm lẽ đạo tình đời. Thời gian sinh sống nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và để lại nhiều thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị.

Trên thực tế, có thể nhận diện Trần Nhân Tông như một nhân vật lịch sử, một mẫu hình Hoàng đế phương Đ ô ng gắn với vị thế Thiền sư – nhà Truyền giáo và Thi nhân – người kiến tạo những giá trị văn h ó a. Ở đây, chúng ta xác định Trần Nhân Tông như một tác gia văn học, trên cơ sở đó soi chiếu trở lại vị thế Hoàng đế - Danh nhân văn h ó a d â n tộc...

“TỊCH HIỆP THIÊN HÀ TẨY CHIẾN TRẦN”

Có nghĩa l à : “Kéo dài cả dải ngân hà về để rửa sạch mọi oán hờn, khổ đau và mâu thuẫn từ chiến tranh”.

Trần Nhân Tông, trong bài thơ tặng Lý Tư Diễn, sứ thần Mông Cổ, năm 1289, viết câu thơ mang nhiều ý nghĩa s â u sắc kể trên. Đối với “tâm trạng một dân tộc” chúng ta, mà hàng năm qua, thời gian lầm than, phải kháng chiến chống lại các thế lực hiếu chiến phương Bắc để giữ nước, bao giờ cũng d à i l â u hơn gấp bội thời gian dựng nước.

1/- Sự “Hòa giải và Yêu thương” của Trần Nhân Tông:

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Vua ra lệnh cho tha hết những kẻ hàng giặc bằng cách cho đốt hết mọi lá thư đầu hàng để xóa bỏ nghi kỵ, lo sợ. Không ít ý kiến băn khoăn. Ai cũng biết chiến tranh luôn gây mọi tai họa khủng khiếp cho một dân tộc, bởi nó đảo lộn mọi giá trị. Vua đã làm cái việc ít ai làm nên mong muốn “Hòa giải và Yêu thương”, đồng thuận là điều cực khó. Nhiều tướng sĩ thấy sự việc này là hơi kỳ lạ, nhưng họ chưa hiểu và cũng không thể hiểu nổi chính sách “Hòa giải và Yêu thương” của Nhà Vua vĩ đại.

2/- Duyên nợ “Tịch hiệp” của Trần Nhân Tông là cái mối quan tâm nhất.

Ta biết rằng, Trần Nhân Tông sau khi đã thành bậc đại sư, pháp danh là Điều Ngự Đầu Đ à – người đời gọi là Điều Ngự Giác Hoàng (người theo hạnh đầu đà điều hòa và chế ngự được tâm. Đầu đà, tức “Dhuta”= rũ sạch: 3 loại tham về áo quần, nơi ở, thức ăn). Ô ng đã b ô n ba hoằng dương Phật pháp ở phương Nam xa xôi, nhưng lại còn đóng thêm vai ‘Ông mai, ông mối’. Mâu thuẫn là, lẽ thường tình là xuất gia thì phải lánh tuyệt bụi trần, vậy mà Trần Nhân Tông chẳng hề sợ hãi vì “Phật ở trong tâm. Tâm là Phật”. Quan niệm đó là tông phái đặc trưng của phái Trúc Lâm Yên Tử. Dẫu sống trong trần ai mà vẫn thanh cao thư thái (Cư trần lạc đạo). Phải đem Phật tính ra để giúp đời, vì:

Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Trần Nhân Tông không chỉ cứu một người mà còn cứu cả dân tộc, cứu cả sự vĩnh hằng của giang sơn, Tổ quốc Việt Nam. Ông chỉ có một người con gái duy nhất, vậy mà vì vùng phên dậu phương Nam quan trọng tới bờ cõi nước nhà, vì xã tắc muôn đời, ông sẵn sàng chịu để cho người đời chê trách. Ông có nghe câu:

Tiếc thay cây Quế giữa rừng

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo?

Ông biết nhưng ông tin cuộc đời sẽ hiểu, con cháu sau này sẽ mãi tri ân. Chính nhờ Huyền Trân Công Chúa gả cho Chế Mân, chúa Chiêm Thành, mà bờ cõi nước Nam có thêm 2 châu Ô - Châu Lý, sau đổi là châu Thuận, châu Hóa chạy dài tới tận đèo Hải Vân.

“Tịch hiệp” trong trái tim Trần Nhân Tông là thống nhất cả giống nòi, cả quá khứ lẫn tương lai, cả thành công lẫn lỗi lầm... Trong ông không có sự chia tách Bắc-Nam, đúng như ông đã từng nói:

Con người thì có Nam, có Bắc

Còn Phật tánh không phân biệt Bắc Nam.

Trần Nhân Tông đến với Phật pháp rất sớm, bởi ông biết rất rõ rằng Cõi Phật là lý tưởng, là chân lý đích thực mà không một hệ tư tưởng nào có thể thay thế được.

“Tịch hiệp cả giải ngân hà” để cho con cháu đồng lòng, cho Tổ quốc vững bền đến muôn thuở là tâm nguyện của ông.

Giang sơn ngàn thuở vững âu vàng”

Là câu thơ được tinh chiết từ khí núi, hồn sông.

Tịch hiệp thiên hà tẩy chiến trần”

Là nỗi khắc khoải dài lâu nhất của dân tộc Việt Nam. Và

Gia trung hữu bảo vưu tầm mịch”

(trong nhà có của báu chớ tìm kiếm)

Là lời nhắn nhủ tâm huyết sâu xa, ý vị đến muôn đời của Trần Nhân Tông - vị Phật Hoàng Việt Nam vậy.

TỔNG THỐNG HOA KỲ LINCOLN CŨNG “HÒA GIẢI VÀ YÊU THƯƠNG”

Việc “Hòa giải và Yêu thương” này thật là hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam thế mà đã xảy ra dưới thời vua Trần Nhân Tông và việc làm cũng hơi kỳ lạ của Tổng thống Lincoln tái xuất hiện trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861 – 1865). Đây chính là tiếp nối sự việc mà Trần Nhân Tông đã làm, 600 năm sau, có thể dẫn chứng như sau:

Trận chiến nổi tiếng nhất là ở Gettysburg vào tháng 4-1863, đã làm 7000 người chết trận của cả hai phe miền Bắc (22 bang, có cờ “Stars & Stripes – cờ sao & sọc) và phe miền Nam (11 bang, có cờ “Stars & Bars – cờ sao & thanh lớn, có nô lệ da đen). Sau trận chiến này, chiến tranh giữa miền Bắc của Lincoln và miền Nam ly khai chưa kết thúc, nhưng chiến tuyến đã bị đẩy xa về phía Nam, Gettysburg trở thành hậu phương. Không thể để thi thể quân lính tử trận được chôn cất sơ sài, nghĩa trang mới Gettysburg được xây dựng. Trong lễ khánh thành nghĩa trang này, Tổng thống Lincoln chỉ nói trong 2 phút, bài diễn văn chỉ có 10 câu, 272 từ, nhưng tràng pháo tay đã kéo dài không ngớt trong 10 phút. Bài diễn văn có đoạn: “…Những điều tôi nói hôm nay, thế giới hẳn sẽ mau chóng để rơi vào quên lãng; nhưng những điều mà các chiến sĩ của chúng ta đã làm nên trên mảnh đất tự do này, cả thế giới sẽ không bao giờ quên. Chúng ta, những người còn sống, có trách nhiệm phụng hiến cho sự nghiệp mà các chiến sĩ chưa hoàn thành…”. Cuối cùng, Tổng thống Lincoln kết luận: “Chúng ta phải hồi sinh Đất nước dưới sự che chở của Thượng đế, khiến một Chính phủ Của dân, Do dân, Vì dân (government Of the people, By the people, For the people) mãi mãi trường tồn”. Câu danh ngôn nổi tiếng này đã được ghi trang trọng ghi trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam và khắc ở Đài Tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington.

Vùng lân cận Gettysburg nay đã được xây dựng thành Công viên Quân sự Quốc gia, trở thành di tích chiến trường xưa lớn nhất ở Hoa Kỳ. Trung tâm công viên có “Bia Hòa bình”, trên bia có ngọn đèn được thắp sáng liên tục từ khi xây bia đến giờ. Nơi xưa kia Tổng thống Lincoln từng đọc Diễn văn có đặt Tượng bán thân của ông, dưới đế khắc toàn văn bài Diễn văn bất hủ. Công viên do chính phủ Liên bang xây dựng, nhưng trong công viên, ngoài cờ Liên bang tung bay, có cả cờ của chính phủ Hợp bang miền Nam. Người Mỹ không tuân thủ luật chơi “được làm vua, thua làm giặc”, kẻ chiến thắng cũng như người chiến bại đều hưởng chung một sự đãi ngộ, cùng chia sẻ một bầu trời xanh. Các tiểu bang Nam, Bắc đều dựng bia tưởng niệm các tử sĩ của mình; gần bia tưởng niệm của tiểu bang Bắc Carolina (miền Bắc) có dựng tượng đồng cưỡi ngựa oai vệ của tướng Lee (miền Nam).

Tổng thống Lincoln của miền Bắc chiến thắng - đã làm điều chưa hề có trong lịch sử là ông cho chiêu tập thi hài của cả hai phe để xây dựng thành Nghĩa trang Quốc gia.

Xét về tổng thể của lịch sử nhân loại, việc làm của Lincoln là tiếp nối sự việc mà Trần Nhân Tông đã làm! Tống thống Mỹ đã tha thứ cho tất cả mọi lỗi lầm của những kẻ lầm lạc phe miền Nam, và ông còn ra lệnh tha bổng cho 20 vạn tù binh miền Nam đầu hàng – nhất là ông không cho binh sĩ miền Bắc tổ chức ăn mừng chiến thắng, vì ‘những người bại trận là đồng bào của chúng ta đó”. Lý do chính là ông biết đó là cách tốt nhất để xóa bỏ hận thù, hàn gắn những vết thương chiến tranh, bãi bỏ chế độ nô lệ, vì mục tiêu thống nhất hai miền Bắc và Nam.

Cách đây 4 năm, ông Obama đắc cử nhiệm kỳ đầu Tổng thống, ngay khi có tin chính thức, ông đã vào ngay Đài kỷ niệm Tổng thống Lincoln tại Washington, D.C. để báo cáo với vị Tổng thống chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ trên đất Mỹ ngay từ năm 1860 – sau đó, Tiến sĩ King tiếp tục chống phân biệt chủng tộc, được giải Nobel hòa bình và bị ám sát năm 1968 – và mãi cho đến năm 2008 một người da đen là Barrack Obama mới lên làm Tổng thống. Ngồi trên bục cao, anh linh Tổng thống Lincoln rưng rưng nước mắt cảm động “Bây giờ nước Mỹ mới thật sự bình đẳng chủng tộc, một người da đen lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ trở thành Tổng thống thứ 44”, ông cười ngạo nghễ… năm nay, ta sẽ phù hộ cho Obama thỏa lòng mong ước, để đánh bại Mitt Romney, làm tiếp nhiệm kỳ hai vào ngày 6-11-2012 sắp tới… Ha! ha! ha!”

TÓM TẮT

Cách nhau 600 năm sống cách nửa vòng địa cầu, Phật hoàng Việt Nam và Tổng thống Mỹ lại tìm được “sự đồng cảm sâu sắc” trong chính sách “Hòa giải và Yêu thương”. Chính sự khoan hồng của Nhà Vua và Tổng thống, vết thương chiến tranh đã mau chóng được hàn gắn, từ đó tái thiết Đất nước hòa bình và thịnh vương, mưu cầu hạnh phúc cho Nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Cả hai bậc vĩ nh â n đ ều biết rõ rằng không thể nào xóa tan được mây đen của thù hận nếu người chiến thắng cứ “sỉ nhục” kẻ chiến bại, theo cách này hay cách khác.

Tổng thống Abraham Lincoln là một trong những vị tổng thống vĩ đại được dân Mỹ thương yêu nhất. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là một vị hoàng đế anh minh được hết sức kính trọng, không những tại Việt Nam mà còn trên thế giới với việc thành lập Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng Trần Nhân Tông về “Hòa giải và Yêu thương” – đúng với chủ trương ái quốc của vị Phật hoàng Việt Nam và vị Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ vậy.

(Tham khảo: sách báo về Trần Nhân Tông và Abraham Lincoln và trên Internet)

PHẠM VŨ



Phụ Bản II


Bài phỏng vấn Bs Đính và Bà Nguyễn Nga Mỹ

của Trọng Thịnh trên báo Tiền Phong

Gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh

qua ký ức của những người cháu nội


Gia đình ông Nguyễn Hải chụp hình với các cô chú cùng bà nội

sau khi ông Nguyễn Hải mất. Nguyễn Lân Đính ngồi hàng dưới cùng

(thứ 3 tính từ trái qua). Cụ bà Vĩnh ngồi giữa ở hàng giữa.

Một buổi sáng cuối thu, có người phụ nữ đã luống tuổi tìm đến văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại TP. HCM. Bà tự giới thiệu tên là Nguyễn Nga Mỹ - con của ông Nguyễn Dương và là cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.

Bà Mỹ đưa một lá đơn đề nghị nói lại cho cụ thể về hai bài viết đăng cách đây chưa lâu trên báo Tiền Phong: “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh” và bài “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” của tác giả Khúc Hà Linh.

Tuy nhiên lá đơn không đứng tên bà Mỹ mà đứng tên của một người cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh khác: Ông Nguyễn Lân Đính - con ông Nguyễn Hải.

Chúng tôi đã gặp cả hai người cháu nói trên của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Trong cuộc trao đổi, cả ông Đính và bà Vĩnh khẳng định, những vấn đề chưa đúng trong hai bài báo đều không lớn, nhưng có thể gây hiểu nhầm cho người đọc cũng như làm sai lệch lịch sử. Cụ thể, với bài báo “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh”.

- Chi tiết thứ nhất: học giả Nguyễn Văn Vĩnh được cải táng sau hơn 3 năm chôn cất theo đúng phong tục tập quán của người miền Bắc chứ không phải chỉ sau vài tháng như bài báo đã nêu. Bà Nguyễn Thị Mười - Con gái cụ Vĩnh sinh năm 1919 hiện vẫn còn sống và còn minh mẫn đã khẳng định điều đó.

- Chi tiết thứ hai: về ngôi nhà số 25 Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) mà cụ ông và cụ bà Vĩnh đã từng sống. Ông Nguyễn Lân Đính khẳng định ngôi nhà đó là của anh em bên mẹ ông mua và cho mẹ cùng anh em ông ở từ năm 1942, tức là sau 6 năm cụ Vĩnh mất thì làm sao cụ Vĩnh có thể ở đó được. Và tới năm 1954, trước khi cả gia đình ông bà Nguyễn Hải di cư vào Nam, bà Hải đã mời bà Vĩnh về ở.

- Chi tiết thứ 3: theo ông Đính, cụ bà Vĩnh là một người rất đảm đang, khéo thu vén, tần tảo nên không chỉ lo cho mười mấy người con trong đó có nhiều người thành đạt mà còn giúp đỡ chồng rất nhiều khi cụ Vĩnh gặp khó khăn về tài chính. Thậm chí dù Nguyễn Nhược Pháp là con riêng của chồng nhưng bà vẫn nhận nuôi và coi như con ruột. Trong kháng chiến chống Pháp, bà Vĩnh cũng giúp đỡ tài chính rất nhiều để các con tham gia kháng chiến.

Về bài báo “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” cũng có một chi tiết sai là “Được tin anh Hải mất trong Nam, Nguyễn Nhược Pháp buồn đau…”. Điều này là không thể bởi Nguyễn Nhược Pháp mất năm 1938, còn Nguyễn Hải mất năm 1939 thì sao người mất trước có thể buồn đau người mất sau được? Ngoài ra tên người con trai của cụ Vĩnh là Nguyễn Văn Phổ chứ không phải là Nguyễn Phổ.

Trong gia tộc họ Nguyễn Văn Vĩnh, chỉ trừ Nguyễn Văn Phổ là có tên đệm chữ Văn và những người con riêng có tên đệm, còn lại các con trai cụ Vĩnh chỉ có tên và họ. Tuy nhiên đến đời thứ 3 trở đi thì đa số con trai đều được đặt tên chữ đệm là Lân còn con gái thì có tên cuối là Mỹ.

Ngay từ khi còn đi học, ông Nguyễn Lân Đính đã bị nhiều người nhầm là con của gia đình nhà giáo Nguyễn Lân - Một dòng họ nổi tiếng về sự học ở Việt Nam. Ông Đính còn nhớ vào khoảng năm 1943 - 1944, khi ông đang theo học tại trường Albert Sarraut, ông có được theo học thầy Nguyễn Lân.

Bà Mỹ và ông Đính cũng cám ơn tác giả Khúc Hà Linh đã quan tâm tới gia tộc của dòng họ Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, tham khảo cần có sự đối chứng kỹ hơn nữa để tránh những sai sót. Con cháu cụ Vĩnh hiện đã lên tới 6 đời với vài trăm người.

Ngoài ra, cách đây 5 năm, Nguyễn Hồng Phúc – Con trai trưởng của Nguyễn Lân Chi (Cháu đích tôn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh) đã bỏ công sức đi sưu tầm những tài liệu, hình ảnh liên quan đến gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh, trong đó có những tư liệu ghi nhận, chọn lọc và tổng hợp từ trí nhớ của rất nhiều người trong dòng tộc nên có những cơ sở khoa học để làm căn cứ khi nghiên cứu.

Hiện nay, trang web nguyenvanvinh.net do Nguyễn Hồng Phúc có lưu rất nhiều tư liệu và đã được nhiều người trong dòng tộc công nhận là trang web có những thông tin chính xác nhất.

Ông Nguyễn Lân Đính là con thứ 3 của ông Nguyễn Hải - Con trưởng của cụ Vĩnh. Ông Hải du học bên Pháp, nhưng giữa chừng thì về nước cưới vợ. Vợ ông Hải là bà Trần Thị Kim, con gái của ông Trần Văn Thông, Tổng đốc thành Nam Định.

Bà Kim còn có người anh trai khá nổi tiếng sau này là ông Trần Văn Chương, từng làm đến chức đại sứ của Việt Nam cộng hoà tại Mỹ và có cô con gái tên Trần Lệ Xuân - nổi tiếng với vai trò bà Cố vấn - tức phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu trong chính quyền Sài Gòn.

Ông Trần Văn Thông quê ở Biên Hoà nhưng được triều Nguyễn cử ra làm tổng trấn Nam Định.

Sau khi cưới vợ, ông Hải đã đưa vợ sang Pháp và đã sinh hạ được hai người con là Nguyễn Lân Chi (1928) và Nguyễn Thị Khuê Mỹ (1930).

Cũng trong năm này, bà Kim tiếp tục mang thai đứa con thứ 3 tại Pháp nhưng bà lại trở lại Việt Nam và sinh con tại Nam Định vào ngày 21-2-1931: Đó chính là Nguyễn Lân Đính. Tuy không phải là cháu đích tôn của cụ Vĩnh nhưng ông Đính lại có may mắn là đứa cháu được sống nhiều nhất với ông nội.

Sau khi sinh 15 ngày, bà Kim đã giao ông Đính cho bên nội nuôi và ông Đính được sống một thời gian trong ngôi nhà ở Thuỵ Khuê cùng với ông bà nội và các cô chú ruột.

Nhưng vì ông nội mất sớm (1936) nên trong tâm trí của đứa trẻ mới vài tuổi đầu, ông Đính chỉ nhớ là ông nội hay cho ông cháu ngồi lên đùi để ông nựng, có lần khi đi Lào về ông nội vừa bế ông khi ngồi trên ghế vừa xoay xoay chiếc lọ thủy tinh đựng mạt vàng, khoe với mọi người.

Một chi tiết nữa ông Đính vẫn nhớ là có một lần do ông khóc, đòi ngồi ăn cùng bàn với mọi người nên đã bị chú Pháp (Nguyễn Nhược Pháp) tát một cái. Tuy nhiên cũng như nhiều cô chú khác, chú Pháp cũng rất chiều cháu và hay chở cháu đi chơi, thậm chí chở vào cả toà báo để xem chú làm việc.

Mãi tới năm 1939, sau khi ông Hải mất tại miền Nam, bà Kim mới đưa các con ra Hà Nội sinh sống và ông Đính mới được sống cùng anh chị em ruột. Tuy nhiên ông vẫn qua lại với bà nội và các cô chú.

Như nhiều cô chú trong dòng tộc Nguyễn Văn Vĩnh, ông Đính học cũng rất giỏi và tốt nghiệp tú tài 2 vào năm 1950 tại trường Albert Sarraut (nay là trường PTTH Trần Phú - Quận Hoàn Kiếm).

Năm 1951, ông Đính đi du học tại Pháp và lấy bằng tiến sỹ Y khoa năm 1958 với chuyên môn về dinh dưỡng. Thời điểm đó tại Việt Nam chưa có một ai có chuyên môn sâu về dinh dưỡng đến như thế.

Vì là đề tài tự đăng ký nên ban đầu ông Đính không được theo học chính quy. Và năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam nên ông Đính trở thành du học sinh tự do.

Muốn làm được tiến sỹ chuyên ngành dinh dưỡng, ông phải có học bổng của chính phủ. Bí quá, ông đã nhờ em gái liên lạc với Trần Lệ Xuân để nhờ giúp đỡ.

Theo em gái ông kể lại thì khi nghe trình bày, bà Xuân đã nhấc điện thoại gọi cho ai đó và chỉ một tuần sau, ông đã có học bổng để tiếp tục làm luận án tiến sỹ.

Năm 1959 ông Đính trở về nước (thời điểm này cả gia đình ông đã đi cư vào Nam nên ông bay thẳng từ Pháp về Sài Gòn) và tham gia làm việc tại Phòng thí nghiệm khảo cứu dinh dưỡng.

Năm 1967, ông bị trưng tập vào Cục Quân y Quân lực Cộng hòa và sau đó làm Giám đốc Chương trình dinh dưỡng cho đến năm 1975.

Sau khi đất nước thống nhất, ông Đính không đi nước ngoài như nhiều người mà ở lại, làm qua nhiều công việc trước khi về làm giám đốc Trung tâm dinh dưỡng trẻ em thuộc Sở Y tế TP. HCM.

Tại đây, với khả năng chuyên môn của mình cùng với những mối quan hệ với nhiều tổ chức y tế trên thế giới có từ trước năm 1975, ông Đính đã cùng nhiều y bác sỹ có tâm huyết xây dựng trung tâm thành trung tâm chăm sóc, tư vấn về dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam.

Bs Nguyễn Lân-Đính st

SÀI GÒN

CÓ MÙA THU HAY KHÔNG?

Thùy Dương

Một lần cách đây đã nhiều năm, CLB Sáng Tác Ca Khúc của tôi ở TTVH Q3, 126 CMT8 tuyển chọn bài hát cho buổi Giới Thiệu Ca Khúc Mới sắp tới. Như thường lệ vài thành viên hỏi:

– Chủ đề gì đây?

Anh Chủ Nhiệm nói:

– Chủ đề tự do thôi.

Tôi nhớ lúc ấy vào khoảng tháng 7, tháng 8 ÂL gì đó, cơn bão vừa đi qua, tiết trời mát mẻ, buổi sáng se se lạnh, trưa có nắng nhè nhẹ, bầu trời trong veo. Tôi bỗng nảy ra một ý kiến và đề nghị:

– Hay kỳ này mình lấy chủ đề THU đi.

Một anh bạn Nhạc sĩ khoảng ngoài 50 tuổi nói:

– Sài Gòn này làm gì có mùa Thu.

Tôi nói:

– Sao lại không? Bao nhiêu bài hát về Thu rất hay đấy thôi.

– Ồ, chỉ là giả tạo thôi. Tôi lớn lên ở đất Sài Gòn này, có bao giờ thấy mùa Thu đâu. Chỉ có 2 mùa, mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa thì mưa tàn ác! Mùa nắng thì nắng tóe lửa! Tôi chưa bao giờ làm bài hát nào về mùa Thu cả.

Tôi nói:

– Như hôm nay này, trời chẳng là Thu hay sao?

– Ờ, chỉ được vài bữa là nhiều thôi, không chừng chiều lại mưa to ngập cả đường đấy.

– Như thế mùa Thu lại càng quý đối với Sài Gòn chứ! Tôi thì rất thích những bài hát về Thu của các tác giả miền Bắc cũng như miền Nam.

– Miền Bắc thì còn được, chứ miền Nam thì thú thực tôi không thích giả tạo. Mình là nghệ sĩ mà, phải có hứng thực sự mới sáng tác được.

Anh Chủ nhiệm dường như cũng xuôi theo ý anh bạn này:

– Thôi cứ chủ đề tự do đi. Ai thích mùa Thu thì cứ việc làm.

Còn tôi thì chẳng quan tâm chủ đề gì, miễn sao bài của mình được chọn là quý rồi. Ai muốn cho là giả tạo cũng được. Chỉ hơi tiếc cho anh bạn kia, anh không bao giờ cảm xúc được với cái đẹp của mùa Thu ở Sài Gòn mà chỉ hậm hực với cái nắng tóe lửa và những cơn mưa tàn ác!

Thực ra thì ý kiến của anh cũng đúng thôi. Sài Gòn không bao giờ có mùa Thu nếu như ta quan niệm một cách máy móc như hồi nhỏ mình thường học qua sách vở: “Một năm có 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa có 3 tháng. Mùa Xuân thì…” Như vậy thì Sài Gòn không có tháng nào có thể gọi là mùa Thu cả. Nhưng thiết nghĩ cần gì phải đủ 3 tháng, hay ít nhất 1 – 2 tháng mới được gọi là mùa Thu? Đối với tâm hồn người nghệ sĩ thì chỉ cần vài ba ngày, thậm chí một vài buổi có tiết trời êm ả, làn gió mát dịu, vài chiếc lá rơi, bầu trời trong xanh với vài gợn mây trắng, nắng nhè nhẹ… thế

là đủ để cho ta gọi là THU rồi. Khung cảnh ấy gợi cho ta những cảm xúc xôn xao khó tả, trong hiện tại, hoặc nhớ về một kỷ niệm xa xôi nào đó… có thể vui hay buồn, nhưng chắc chắn là đẹp và quý giá vô cùng! Dù cho ta có sở hữu cả một tài sản vật chất to lớn khi vật lộn với những mưa nắng của cuộc đời cũng không quý bằng những viên ngọc trong sáng trong quá khứ mà những bầu trời THU đã gợi lại trong ta. Phải không các bạn yêu mùa THU ?

Gần đến ngày trình diễn, như thường lệ nếu biết bài của mình không bị loại, tôi đến Nhà Văn Hóa lấy giấy mời để mời các bạn thì rất ngạc nhiên khi thấy tên ca khúc của mình ĐIỆU THU CA đã được chọn làm chủ đề của buổi Giới Thiệu Ca Khúc Mới kỳ này, được in chữ lớn trên giấy mời và cả trên trang đầu của tập Nhạc tuyển để tặng các khách mời nữa. Tôi thầm cám

ơn Mùa Thu Sài Gòn đã không phụ lòng mến yêu của tôi!

Nhân dịp “Mùa Thu theo lịch” ở Sài Gòn sắp qua, xin kính gửi đến quý Độc giả bài thơ HOÀI THU và bài nhạc cùng tên để các độc giả yêu thích mùa THU có dịp nhớ về những kỷ niệm đẹp của một mùa Thu xa xưa nào đó… và tìm lại được viên ngọc quý của mình.

Hoài Thu

(Kính mời họa)

Thu mới vừa sang nỡ vội rời

Ước gì níu được tháng ngày trôi!

Bài thơ chưa kịp mừng Thu tới

Khúc nhạc gần xong lỡ nhịp rồi!

Xao xác lá vàng bay lả tả

Ngẩn ngơ chiều tím lặng chơi vơi

Sân trường Thu ấy ai hằng đợi

Có biết Thu này hoa vẫn rơi?

Thuỳ Dương


Tình nguyện

Anh tình nguyện đưa em ra biển cả

Bằng con thuyền nan nhỏ của tình yêu

Dù mong manh nhỏ bé bao nhiêu

Vẫn gắn bó với bạn tình chung thủy

Anh chẳng giàu để tặng em nhẫn quý

Hay lọ nước hoa vương giả đắt tiền

Không dệt thêu giấc mộng thần tiên

Chỉ tặng em một tình yêu chân thật

LÊ MINH CHỬ


Gởi Uyên Hà


Bạn đã đi qua nhiều xứ sở

Tung tăng xe mã những kinh thành

Nâng chén tao phùng nơi viễn xứ

Cùng dăm bạn cũ thủa đầu xanh


Ta cũng có chừng mươi đứa bạn

Chia nhau trấn thủ bốn phương trời

Xa lúc tóc đen chừ tóc trắng

Nhớ người chỉ biết gõ “meo” thôi.


Há lẽ chưa nguôi hờn chiến quốc

Còn đi cho nát áo khinh cừu

Ới ơi, gõ chén thương mình quá

Chai cốc cùng mình chuốc lẫn nhau


Thì hễ còn sông còn nước chảy

Dù người phiêu bạt khắp năm châu

Thôi kệ mạnh ai theo chí nấy

Đất trời rộng chán ép chi nhau.


Ta sống một đời hiền như đất

Vua không nhớ mặt chúa quên tên

Dẫu biết ở hiền thường chịu thiệt

Lẽ nào che mặt để bon chen.


Tuổi lỡ nhiều rồi không lẽ quậy

Mấy lần vấp ngã chẳng thèm đau

Lý lịch khai dài chi chít giấy

Đời mình có phải trống trơn đâu!


Bơi mãi ao nhà xem đã chật

Thèm ra vùng vẫy Thái Bình Dương

Nhìn ta với biển cùng đầu bạc

Ha hả cười vang tiếng sóng cuồng.


Thiếu Khanh

Saigon, 2002


Ơn thầy

Hưởng thọ tuổi đời đã mấy mươi

Đói, no, ấm lạnh vẫn vui cười

Ngày chăm cội “đức” mưa không nản

Tháng bón cành “nhân” nắng chẳng ngơi

Đức độ thầy xưa muôn thuở sáng

Ân tình trò cũ vạn năm ngời

Trồng người góp sức xây nền móng

Thắp sáng đèn tâm đáp nghĩa đời

XUÂN VÂN


Trường học - Trường đời

Xưa còn đi học ở nhà trường

Thầy dạy toàn là lẽ thiện lương

Trung hiếu làm đầu câu tiết nghĩa

Lễ nghi giềng mối đạo cương thường

Trời tuy xa tít nhưng còn thấu

Người sát gần bên khó đổi lường

Khôn lớn nên người ta mới biết

Trường đời, trường học cách ngàn phương

XUÂN VÂN


Tình non nước

Nước có tình chi quyến luyến Non

Nước tuôn ra biển, lại về Non

Lời thề chung thủy, duyên Non Nước

Ước hẹn ba sinh, nợ Nước Non 

Non vẫn khơi nguồn chừa lối Nước

Nước luôn uốn khúc, tưới sườn Non

Nước Non kết bạn từ muôn thuở

Gắn bó Uyên Ương…, Nước thệ Non.

THANH CHÂU


Dưới cội Sala *


Có phải đây rồi hoa SaLa(1)

Cây cao xanh thẫm lá nghiêng xòa

Hoa trái chỉ vươn cành dưới thấp

Để khách được trò chuyện với hoa


Ai đặt tên hoa xa lạ quá

Sa La đâu thấy ở quê nhà

Nắng mới lên cao soi bóng cả

Xạc xào nghe tiếng gió ngân nga


Hoa còn tên gọi “VÔ ƯU” nữa

Như sáng thu nay tôi đến đây

Dưới cội SALA bên tháp cổ

Nghe lòng buông xả để hồn say


Chùa XÁ LỢI Sài Gòn

LÊ NGUYÊN (Mùa Vu Lan 2012)


(1) Cây SALA thỉnh từ NEPAL về trồng ở các chùa tại Việt Nam



Đường về Bến


Hơn phần tư thế kỷ vẫn yêu em

Năm tháng trập trùng dồn cao mong nhớ

Như sóng biển dâng vào bờ muôn thủa

Mặc gió đổi chiều đẩy sóng về đâu


Có lẽ nào em chẳng hiểu lòng nhau

Hắt hủi mãi một tâm hồn đơn lẻ?

Thuyền anh lênh đênh biển hoang, nắng xế

Muốn gửi mình trong bến rộng – lòng em!


Cơn gió nào rong ruổi suốt ngày đêm

Có đi hết bến – lòng – em – trống – trải?

Nắng đang tắt, bầu trời đang khép lại,

Con đường về đến bến có còn xa?...


Matxcơva 12.1995

VŨ ĐÌNH HUY


THE WAY BACK TO THE WHARF


For more than a quarter of the century, I’m always loving you

Rolling months and years heightened my missing and longing

Like sea waves flowing eternally to the shore

In spite of direction changing winds, pushing the waves to unknown places.


Can it be true that you don’t know our hearts through and through

And continued to neglect a lonely soul

My boat drifted on the wild sea under the setting sunlight

Wishing to trust myself to the wide wharf – your heart!


What wind flows far and quick through the day and the night

And flows through all wharfs – your empty – heart?

The sunlight is declining, the sky is darkening

Is the way back to the wharf still real far?...


Moscow 12.1995

VŨ ĐÌNH HUY

Translated by VŨ ANH TUẤN


Tình Yêu Ca Dao


1

-“Tóc em dài, em cài bông thiên lý

Thấy miệng em cười, anh để ý anh thương

Tiếng hát cất lên trong buổi sớm mù sương

Người con gái bỗng thẹn thuồng cúi mặt

Má ửng đỏ và môi cười chợt tắt

Mi ngập ngừng trong mắt chớp long lanh

-“Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng …”

Tim đập rộn ràng, hồn hoa mở hội

Ngày mấy lượt gặp nhau trên ngõ lội

Lời ca dao dẫn lối đưa đường

Cô gái xuân thì bỗng thấy bâng khuâng

Và lữ khách chợt nghe lòng đổi khác

Mắt e ấp chưa dám nhìn tận mắt

Nhưng đôi lòng đã ướp mật, thăng hoa

-“Đường xa thì thật là xa

Mượn nàng làm mối cho ta một người

Một người mười tám, đôi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như nàng!


2

Cả một trời hoa bướm

Cùng đua nở xôn xao

Bao mơ ước ngọt ngào

Cùng rộn ràng, quấn quýt

Từng đàn chim ríu rít

Cùng rúc rích hót chào

Ôi kỳ diệu làm sao

Người dưng khác họ !

Tình yêu em bé nhỏ

Xin anh đừng dập vùi

Đừng như cơn mưa sớm

Che khuất ánh mặt trời

Đừng như tia nắng muộn

Yếu ớt, vàng vọt soi!

Em đem vào tương lai

Em đem vào giấc ngủ

Hoa tình yêu trổ nụ

Em chăm chút mỗi ngày

Dĩa nghiêng múc nước sao đầy

Lòng thương người ấy… Cha mẹ rầy, cũng thương !

3

-“Dĩa bàn thang, con tôm càng dựng đứng

Tại cha mẹ anh nghèo không xứng sui gia

Khách ngẩn ngơ, lặng lẽ bước chân ra

Mắt u ẩn nhìn nhau giờ phút cuối

Rộn rã xôn xao khăn hồng tiệc cưới…

-“Chim lạc bầy thương cây nhớ cội

Người xa người tội lắm, người ơi!

Chẳng thà không biết thì thôi

Biết rồi mỗi đứa một nơi, cũng buồn !”

4

Rồi một sáng mùa thu

Mây giăng mờ cuối ngõ

Người lữ khách năm xưa

Trở về thăm phố cũ

Sương quyện khói âm u

Lẻn vào hồn đứng thở.

Qua bao ngày bao tháng

Trải nắng sớm, sương đêm

Đói lòng ăn nửa trái sim

Uống lưng bát nước, đi tìm người yêu …” (*)

5

Bốn mắt nhìn nhau… Một trời bão tố…

-“Ôi cố nhân, bao năm em tiếc nhớ

Những ngọt ngào đã tuột khỏi tầm tay…

Ba đồng một mớ trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng, như cá cắn câu…”

Lữ khách thở dài, chua xót đớn đau

Rượu không uống mà hầu như say khướt:

-“Áo đang khô, ai ngờ áo ướt

Cũng vì anh chậm bước

Nên thầy mẹ gả trước em đi …”

Thiếu phụ nghẹn ngào, lệ đẫm bờ mi

Mắt khẽ chớp trong thoáng nhìn rất vội

Lần cuối cùng, xin nói một lời thôi:

-“Ôi cố nhân! Em đã biết… quên rồi!

Quá khứ cũ xin người đừng nhắc nhở

Người đi đi và đừng quay lại nữa

Chuyện xa xưa không nhớ cũng thôi buồn

Có lòng xin tạ ơn lòng

Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen …”

Khách thẫn thờ, quay gót trở ra sân

Bỏ sau lưng cả vùng trời hoa bướm

Bỏ sau lưng một tình yêu đến muộn

Lời hát đuổi theo… ray rứt… ngập ngừng:

-“Lấy chồng thì phải theo chồng

Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo

Bóng liêu xiêu trong ánh nắng ban chiều

Con đường nhỏ dài như không muốn hết…

6

Khách đi khuất, còn nghe văng vẳng đến

Tiếng ru con như tiếng khóc u hoài:

-“Ạ... à… ơi...

Tóc mai sợi ngắn sợi dài

Lấy nhau chẳng được, thương hoài ngàn năm ”.

GIÁNG NGỌC (G.Đ)

(*) Thơ H.H.H.


Ngăn cách


Nổi chìm

Giấc mộng liêu trai

Duyên hờ

ngậm đắng nuốt cay vào hồn

Mưa rơi

ướt cánh chuồn chuồn

Lục bình tím lạnh

Hoàng hôn

úa tàn.

Bờ môi giá buốt

Tình tan.

Rượu không sưởi ấm

Cung đàn

biệt ly.

Người đành

dứt áo ra đi

Chim trời

Cá nước

Biên thùy cách ngăn

Cũng đành

Góp nhặt gió trăng

Cắm thuyền

Ngóng đợi mây giăng

lưng đèo.

Viễn vông

phiêu dạt cánh bèo

Lênh đênh mặt sóng

Cuốn theo mối sầu!

NGÀN PHƯƠNG


Tháng 9 trời mưa


Mưa tháng 9 thì thầm

Như lời yêu chưa ngỏ

Như niềm thương nỗi nhớ

Không thoát khỏi bờ môi


Mưa tháng 9 bồi hồi

Cơn mưa sầu nức nở

Cho đời thôi cách trở

Cho anh quên đường về


Mưa tháng 9 tái tê

Tình đơn phương lặng lẽ

Gío cuốn thu rất khẽ

Như nụ hôn ngọt ngào.


Mưa tháng 9 dạt dào

Như ta nhìn say đắm

Như bàn tay đằm thắm

Vuốt ve suối tóc mềm


Mưa tháng 9 êm đềm

Như lời ru tha thiết

Như cung đàn diễm tuyệt

Như tiếng sáo “ngày xưa”.


Xin trời đừng thôi mưa

Xin thời gian vô tận

Xin cao xanh chứng nhận

Mình bên nhau suốt đời.

NGÀN PHƯƠNG

ĐỌC XƯA – NGẪM NAY

Ngày nay, người ta đi du lịch khắp trong nước lại ra nước ngoài. Còn tôi du lịch về quá khứ qua sách xưa – để xem người xưa sống như thế nào, hầu mong học hỏi được điều gì hay. Nhờ có thiện tâm nên mới may mắn gặp được các nhà hiền triết. Nghe các “sư tổ” dạy mà như thấy mở rộng được tầm nhìn.

Một hôm Khổng Tử đến gặp Lão Tử xin một lời khuyên. Lão Tử đã nói:

- Người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang; không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển. Tôi nghe nói “người buôn giỏi thì biết giấu của báu khiến người ta thấy dường như không có hàng, người quân tử có đức tính tốt thì diện mạo dường như ngu si”. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái chí tham lam đi, những cái ấy đều không ích gì cho ông. Tôi chỉ bảo ông có thế thôi.

Nhưng lúc tiễn Khổng Tử ra về, Lão Tử kín đáo nói:

- Kẻ thông minh và sâu sắc là gần cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn. Kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách gì để giữ mình. Kẻ làm tôi không có cách gì để giữ mình.

Trên đường gian nan “tầm sư học đạo” tôi lại có cơ duyên gặp cụ Trang Tử. Nhà hiền triết chỉ dạy:

- Thói đời thường tình nào có thế, hợp với người thì có lúc lìa lúc tan, làm nên việc thì có người nghị luận, ngay thẳng thì bị đè nén, tôn trọng thì bị chê bai, làm thì có kẻ phá, giỏi thì có kẻ ghen, không ra gì thì thiên hạ khinh bỉ… nhân tình như thế, làm thế nào được? Than ôi! Các người nên ghi lấy: Chỉ có đạo đức mới khỏi lụy mà thôi!

Là người Việt Nam mấy ai không thuộc đoạn kết truyện Kiều. Điều tâm huyết mà Nguyễn Du chiêm nghiệm, chắt lọc từ cuộc sống rồi cô đọng lại bằng mấy câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc để truyền lại cho đời sau:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Có đâu thiên vị người nào

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai

Có tài chớ cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”

Sách đông tây kim cổ thì nhiều và còn bao điều hay biết đọc đến kiếp nào mới hết.

Mặc dù về mặt khoa học kỹ thuật loài người đã có nhiều tiến bộ, giúp cho con người văn minh hơn, tiện nghi hơn. Nhưng về nhân tình thế thái có tiến bộ được bao nhiêu? Từng trải nghiệm cuộc đời, ta chiêm nghiệm qua cuộc sống, càng nghĩ càng thấy chí lý. Lời người xưa mà tưởng như mới nói hôm qua. Tôi tự soi lại mình:

“… Mấy mươi năm một cuộc chơi

Những được mất những đoạn đời đã qua

Phải chăng ta vẫn là ta?

Mà sao không phải là ta bình thường

Trong ngôn ngữ có đau thương

Trong ứng xử có điều vương vấn gì?...”

LÊ MINH CHỬ



THAM KHẢO VỀ NHỮNG BÀI THƠ

Đọc thầm ngâm thơ

Một buổi họp mặt định kỳ, chúng tôi ngồi quây quần bên nhau, cùng chung ý nghĩ suy gẫm những bài thơ mà người đọc, hoặc nghệ sỹ ngâm nga, “giọng có âm điệu rung cảm được vào lòng người” nhưng có những bài thơ đọc lên hoặc ngâm nga cho đỡ buồn nhưng không thể nào đọc, hoặc ngâm nga cho hay được.

Tôi rất phục ông Tổng biên tập báo Văn Nghệ (ngoài Bắc) Vương Trọng có người nhờ ông bình luận trong một cuốn thơ và xin “phê cho mấy câu chữ” (người nầy ở hội nhà văn T.P sau được… tiến lên hội nhà văn V.N)

Ông “phê” như vầy: “Tôi làm nghề phê bình hơn 30 năm nhưng tập thơ của chị, tôi không làm sao sửa được một câu chữ nào trong tập thơ nầy “của” chị. Thơ của chị không thể nào ngâm nga được, chỉ ngậm miệng lại mà đọc thầm để mà suy nghĩ có lẽ hay hơn ngâm nga thành tiếng”.

Trong CUNG OÁN NGÂM KHÚC của cụ ÔN NHƯ HẦU NGUYỄN GIA THIỀU, có bốn câu thơ trong tập thơ “Cung oán ngâm khúc” rất súc tích, đầy đủ ý nghĩa để cho ta suy gẫm chuyện đời như những câu thơ dưới đây:

“Mùi phú quý nhử làng xa mã

Bả vinh hoa lừa gã công khanh

Giấc Nam Kha khéo bất bình

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!?”

Có những bài thơ như bài “LÁ DIÊU BÔNG” của cụ HOÀNG CẦM ít ai biết được cái lá “Diêu Bông” là cái lá gì?! Mà làm gì có cái lá Diêu Bông để cho chúng ta đi tìm rồi ông quăng cái:

“Váy Đình Bảng ôm chùng cửa võng

Chị thẩn thơ đi tìm

Đồng chiều

cuống rạ

Chị bảo:

Đứa nào tìm được lá Diêu Bông

Từ nay ta gọi là chồng”

Hai ngày sau Em tìm thấy lá

Chị chau mày:

- Đâu phải lá diêu bông?

Làm sao tìm được cái lá Diêu Bông nầy?! Nhưng chúng ta cũng phải phục ông đã cố công tìm tòi đọc rất kỹ rồi viết lên bài thơ thật rất hay. Trong tập thơ “Chinh Phụ Ngâm” có bốn câu dưới đây:

“Xảy nhớ khi cành “Diêu” đóa Ngụy

Truớc gió xuân vàng tía sánh nhau

Nọ thì ả Chức chàng Ngâu

Tới sang thu lại bắc cầu sang sông”

Điển tích: Cành DIÊU đóa NGỤY. Diêu là họ Diêu tìm ra đầu tiên giống hoa Mẫu Đơn sắc vàng, Ngụy là họ Ngụy đã tìm ra hoa Mẫu Đơn màu tím có tiếng truyền từ xa xưa. Hoa Mẫu Đơn vàng tím gọi là Diêu Ngụy hay Diêu Hoàng.

Nói về thơ lục bát như cuốn Kim Vân Kiều Truyện (Đoạn Trường Tân Thanh) của cụ Nguyễn Du hoặc thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu mà đa số người dân ta đều biết thì không phải tập thơ Kiều hay hơn “Cung Oán Ngâm Khúc” của Nguyễn Gia Thiều, “Chinh Phụ Ngâm Khúc” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, hoặc “Bích Câu Kỳ Ngộ” của Vô Danh mà tập thơ Kiều đã dành được ưu điểm (point prédominant) của thơ, nó đã đi vào lòng người từ giới thượng lưu (aristocratie) đến giới bình dân (populaire), ai ai cũng đều thuộc vài câu ngâm nga tùy ngẫu hứng từng nơi từng cảnh vật.

Chị Em Kiều Đi chơi Thanh Minh Ra Về

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước lần theo ngọn tiểu khê

Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao(1) giòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang…”

Nhưng có một thể thơ thật là khó ngâm, nếu có ngâm được thì cũng chẳng hay ho gì, tôi đã từng đi xem nhiều vở kịch Lục Vân Tiên, nữ có nam có, ngâm đủ giọng mà chẳng thể nào nghe hay được. Nó chỉ như hò hát nói mà thôi. Ví dụ:

“Cả kêu bớ chú cõng con

Việc chi than khóc bon bon chạy hoài

Hỏi rằng tiểu tử kêu ai

Hay là một lũ sơn đài kêu tao

Tiên rằng cớ sự làm sao

Hãy xin dừng bước ngỏ trao đôi lời”

Vậy chúng ta nên ngồi lại nhận xét học hỏi lẫn nhau để cùng nhau trao đổi những điển tích, những câu thơ chưa hiểu trong các tập thơ và thể thơ các loại, khi có người hỏi tới, mình làm sao phân tích để người nghe thấu hiểu hơn.

TRẦN VĂN HỮU

(1) Nao nao: (légèrement ému, troublé) hơi cảm động



ĐÃ CÓ MỘT BẢN DỊCH THƠ NGA Ở HÀ NỘI TỪ

NHỮNG NĂM 50

Thúy Toàn

Bấy giờ, vào những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ vừa qua, việc tiếp cận với các tài liệu lưu giữ trong các thư viện còn có những quy định hạn chế đối với các đối tượng khác nhau. Chẳng hạn phải là cán bộ loại nào mới được tiếp cận với các sách báo trước cách mạng tháng Tám 1945, hoặc các ấn phẩm trong vùng tạm chiếm kháng chiến chống Pháp trước năm 1954. Anh Lưu Văn Bổng (bút danh là Lưu Liên) bấy giờ là cán bộ nghiên cứu Ban văn học nước ngoài viện văn học tất nhiên thuộc diện cán bộ ưu tiên, một lần đã cho tôi đọc nhờ tập thơ thế giới được dịch ra tiếng Việt xuất bản năm 1951-1952 tại Hà Nội bị tạm chiếm. Tại thơ có tên là Gió Tây do dịch giả Lê Văn Hòe chuyển ngữ, Quốc học thư xã xuất bản, bìa do họa sĩ Mạnh Quỳnh trình bày và minh họa, in tại nhà in Lê Cường 75 Hàng Bồ, Hà Nội, xong ngày 12 tháng 1 năm 1952 với số lượng 1500 bản.

Tôi sung sướng ngồi cặm cụi chép lại vào sổ tay hết cả quyển sách. Mất trọn một ngày, hôm sau mang trả lại anh Bổng, theo đúng hẹn.

Gió Tây gồm 37 bài thơ của 32 tác giả thuộc 20 nền văn học trên thế giới, trong đó có bài Phong ao cổ của Lạp-Đào-Uyển (Litvia - Lithuanie), đều dịch từ bản tiếng Pháp, in song ngữ Pháp – Việt. Điều lý thú đối với tôi là nhận ra trong số thơ này có cả thơ Nga: bài thơ Kẻ ăn xin (Le mediant) của M. Lermontov (trong sách viết là Lermontof, 1914-1841) và bài thơ Châu ngọc (Perles) của Iu.V.Zadovokaia (trong sách viết là Zadovokaia, 1824-1883). Đối với bạn đọc Việt Nam ta ngày nay thì tên tuổi nhà thơ Nga kiệt xuất M.Lermontov không còn xa lạ: ngay sau năm 1954, M.Lermontov cùng với các nhà văn nhà thơ Nga tiêu biểu đã được giới thiệu rộng rãi với bạn đọc Việt Nam trong nhiều sách vở báo chí, trước hết là bộ giáo trình Văn học Nga đầu tiên bằng tiếng Việt của giáo sư Hoàng Xuân Nhị, cũng như loạt sách của Hội Hữu nghị Việt – Xô. Tiếp đó, năm 1960, nhà xuất bản Văn hóa (Viện văn học) tiền thân của NXB Văn học bây giờ, đã xuất bản tiểu thuyết nổi tiếng của M.Lermontov do dịch giả Phạm Thủy Ba (Phạm Bá Rô) dịch từ bản tiếng Pháp sang tiếng Việt mang tên Một anh hùng thời đại. Năm 1978, NXB Văn học ra tiếp tuyển thơ M.Lermontov giới thiệu 67 bài thơ trữ tình và 3 trường ca – truyện thơ. Tuyệt đại đa số các bản dịch lần xuất bản này đều được một thế hệ người dịch trẻ được đào tạo tiếng Nga dịch trực tiếp từ nguyên bản tiếng Nga. Trong số thơ trữ tình bạn đọc một lần nữa được đọc bản dịch mới bài thơ Gã ăn mày mà trước đây trong Gió Tây bản dịch của Lê Văn Hòe mang cái tên là Kẻ ăn xin.

Như vậy là chờ đến khi có được tập thơ tương đối dầy dặn của Lermontov được dịch sang tiếng Việt ra năm 1978, 26 năm trước, tức là hơn một phần tư thế kỷ, ở Việt Nam lần đầu tiên dịch giả Lê Văn Hòe đã dịch giới thiệu thơ của nhà thơ Nga kiệt xuất này với bạn đọc Việt Nam.

Bên cạnh bài thơ của Lermontov, dịch giả Lê Văn Hòe còn dịch giới thiệu thơ của một nhà thơ Nga nữa: bài Châu ngọc của Zadovskaia. Thực quả ngay đối với tôi là người gắn bó với thơ ca Nga hàng nửa thế kỷ qua, tên tuổi Zadovskaia cũng thật là lạ lẫm. Tôi phải tra cứu tìm hiểu mới biết ra: Zadovskaia, tên họ đầy đủ phiên âm theo tiếng Nga phải là Iulija Valerianovna Zadovskaia (1824-1883) là nữ sĩ sống vào thế kỷ XIX – thế kỷ vàng của thơ ca Nga, từng khá nổi tiếng. Có thể vì thơ ca Nga có quá nhiều tài năng nổi trội, mà về sau tên tuổi và sáng tác của bà ít được nhắc tới. Trong hàng chục bộ tuyển tập thơ Nga có trong tay tìm mãi tôi mới thấy trong duy nhất bộ sách Các nhà thơ Nga thế kỷ XIX dầy gần một nghìn trang do N.M.Gaidionkov tuyển chọn, NXB sách giáo khoa – giáo dục quốc gia, Bộ Giáo dục CHXHCNXV Nga, xuất bản năm 1958 tại Matxcơva, mới có 3 trang giới thiệu tiểu sử và 5 bài thơ của Iu.V.Zadovskaia. Zadovskaia sinh tại Iaroxlabl – một địa danh cổ kính với thành phố Iazoxlabl cổ kính, cũng vừa kỷ niệm 1000 năm lịch sử, trong một gia đình quan lại lớn trong tỉnh. Được học hành chu đáo, có năng khiếu văn thơ, 20 tuổi đã bắt đầu có thơ đăng trên báo chí và hai năm sau, năm 1846, đã xuất bản tập thơ đầu tay. Thơ Zadovskaia chinh phục bạn đọc ở tình cảm chân thành, bình dị, phảng phất nỗi u sầu Nga gắn với thiên nhiên, cuộc sống nội tâm đầy suy tư, cô đơn trên con đường đời giữa một không gian rộng lớn. Zadovskaia còn viết tiểu thuyết được liệt vào dòng văn học bênh vực nữ quyền: “Người đàn bà lạc hậu”, “Lịch sử phụ nữ” 2 tập; “Bên lề cuộc đời rộng lớn”. Sau khi bà mất, năm 1886 ở Nga, người ta đã xuất bản bộ tuyển tác phẩm của bà gồm tới 10 tập. Dưới thời Xô Viết, năm 1962, tại Matxcơva – Leningrát tác phẩm của Zadovskaia cũng được tuyển chọn xuất bản một bộ 3 tập…

Như vậy, qua tập thơ nước ngoài Gió Tây do Lê Văn Hòe dịch, xuất bản năm 1951-1952 tại Hà Nội, bạn đọc Việt Nam được đọc những bản dịch trong số những bản dịch đầu tiên thơ Nga sang tiếng Việt. Ở Việt Bắc và các nơi khác cũng chỉ vào khoảng thời gian này bạn đọc chúng ta mới bắt đầu được tiếp câu thơ ca Nga qua các bản dịch tiếng Việt: bài thơ Đợi anh về và bài “Aliôsa nhớ chăng” của nhà thơ Nga - Xô Viết Konxtantin Ximonov do nhà thơ Tố Hữu dịch năm 1947-1948, công bố trên tạp chí “Văn nghệ” số 2, tháng 5 năm 1948 và số 22 ra tháng 4 năm 1950, tuyển thơ Chuyết tư tiên sinh (Mistơ Tvister) của nhà thơ Nga X.Marsak do nhà thơ Nguyễn Đình (1917-1975) dịch in trong tập Văn mới Trung Đông Âu của Phân Hội văn nghệ Đặc biệt Liên khu V năm 1951, cùng với một bản dịch khác bài thơ Aliôsa nhớ chăng – bản dịch của Chiến Tâm với nhan đề là Trên những nẻo đường Smôlen, cũng in trong đó… Và sau đó một chút: Sáu bài thơ của Maiakôpxki do Hoàng Trung Thông dịch từ các bản dịch tiếng Hán, được NXB Văn nghệ ấn hành năm 1953.

Gắn bó với Văn học Nga, nên tôi quan tâm ngay đến những gì liên quan đến văn thơ Nga ở Việt Nam, tất nhiên việc biết được các bản dịch thơ Nga của Lê Văn Hòe đối với tôi quả là một phát hiện lý thú. Tôi không thể không tìm hiểu thêm để biết được chút ít về Lê Văn Hòe - người dịch thơ Lermontov và Zadovskaia - hai nhà thơ Nga ấy. Ngay khi đó tôi đi hỏi một vài người thì chỉ được cho biết đó là một nhà giáo. Dần dà qua các tài liệu sách vở mỗi ngày một ít, cuối cùng gần đây nhất lại được tiếp xúc với người thân trong gia đình và một vài người bạn cũ của cụ Lê Văn Hòe, dần dần Lê Văn Hòe đã hiện ra một cách khá rõ ràng khiến tôi không thể sung sướng bước đầu có thể giới thiệu với bạn đọc gần xa con người mà tên tuổi vẫn in đậm trong tâm trí tôi suốt nửa thế kỷ qua.

Lê Văn Hòe không chỉ là một nhà giáo có tên tuổi để lại nhiều kỷ niệm đẹp cho không ít học sinh trường Albert Sarraut, có thể nói, cụ chính là một nhà báo đáng kính nể trong làng báo Việt Nam ngay trước cách mạng tháng Tám, một nhà hoạt động văn hóa xuất sắc – từng ra báo, lập nhà xuất bản – giám đốc NXB Quốc học thư xã, một học giả uyên thâm, tác giả nhiều công trình khảo cứu sáng giá, trong đó trước hết phải kể cuốn Truyện Kiều chú giải dầy tới hơn 700 trang và cuốn Tầm nguyên tự điển

Lê Văn Hòe (1.11.1911 – 1968) quê ở xã Mỗ Xá, Chương Mỹ, Hà Đông, nay là Hà Nội. Sớm tham gia làng báo Việt Nam, lập tờ báo “Đời mới”, ra được 6 số thì bị đóng cửa, ra tiếp tờ Ngọ báo, Việt Báo… Cộng tác với lớp nhà báo, nhà văn danh tiếng những năm 30, 40 thế kỷ trước: như Nguyễn Doãn Vượng, Vũ Đình Long, Đào Trinh Nhất, Vũ Bằng… Trong cuốn sách Bốn mươi năm nói láo của mình nhà văn Vũ Bằng đã dành nhiều trang ghi lại những kỷ niệm chân thật về Lê Văn Hòe.

Vũ Bằng nhắc đến thái độ đúng đắn của Lê Văn Hòe trước một bài nói về Đức Bà Maria và Chúa Giêsu đăng trên Tiểu thuyết thứ bẩy bị một vài cha cố Tây lúc ấy làm khó dễ. Vũ Bằng nhớ lại thời làm báo Tiểu thuyết thứ bẩy cho biết: “Ông Đào Trinh Nhất cũng như cụ Bùi Kỷ, Nguyễn Quang Oánh dăm thì mười họa mới đến nhà báo nói đôi ba câu chuyện. Tòa soạn, làm thường trực có Hồ Khắc Trang, Lê Văn Hòe, Huyền Hà. Văn Hạc Lê Văn Hòe trái ngược hẳn với Hiệp. Tùng Hiệp quậy bao nhiêu, trẻ bao nhiêu, vui đời bao nhiêu thì Văn Hạc Lê Văn Hòe lại nghiêm bấy nhiêu, trịnh trọng bấy nhiêu và già bấy nhiêu. Người đọc báo xem văn Lê Văn Hòe, tác giả những cuốn như “Tầm nguyên tự điển”, sổ hàng tràng chữ nho ra trong các bài báo, tưởng đâu Lê Văn Hòe không là một ông cụ lụ khụ thì cũng râu ria đạo mạo, có cháu nội cháu ngoại rồi. Lầm. Văn Hạc Lê Văn Hòe cũng sát soát cùng tuổi với chúng tôi khi đó, những cũng như Đào Trinh Nhất, anh có một tư thế hơn nhiều anh em khác, là vì anh là người… Tây Pha Nho, thêm cái đức tính viết khỏe, viết nhanh mà lại sống ngăn nắp, giữ được nhiều tài liệu, nên bất cứ vấn đề gì nêu ra trong “Trung Bắc chủ nhật” “Báo mới’, anh thường với tay ra là có”.

Tiếp theo Vũ Bằng kể lại một chuyện cho thấy rõ thêm Lê Văn Hòe:

“Câu chuyện sau đây là một chuyện thực về Lê Văn Hòe: anh ta nói nhiều không chê được, nói thiên hô bát sát, nói không để cho ai nói xen vào được một câu. Thậm chí có lần, không nhớ đề cập đến vấn đề gì, anh nói nhiều đến nỗi phát ho hen lên. Một người, thừa dịp anh ho, lắp bắp sắp nói xen vào thì… không, các bạn không thể tưởng tượng được Lê Văn Hòe xử sự ra sao! Anh giơ cả hai tay lên xoa xoa, ra hiệu bảo ông kia dừng nói, để cho anh… ho nốt rồi nói tiếp, và rút cục là đến lúc đứng lên ra về, ông bạn không nói được một câu nào hết. Vì thế, tôi băn khoăn không hiểu Lê Văn Hòe cứ nói như thế thì còn thời giờ đâu mà viết, viết “Trung Bắc chủ nhật”, viết “Báo mới”, viết sách, lại viết xã thuyết cho “Việt báo” cùng với một số bạn hữu khác để cho Phạm Lê Bổng ký tên “Lê Hoàng Long” và nhận là của mình viết ra. Nhiều lần, tôi định hỏi Lê Văn Hòe nói suốt ngày như thế, còn thì giờ điều mà viết, thì Tùng Hiệp, thổ công Hà Nội, cho tôi hay là phúc cho Văn Hạc Lê Văn Hòe, anh ta lại nể vợ - nể, chớ không phải sợ - về đến nhà là không ho he một tiếng, im cứ thin thít như là thịt nấu đông”.

Nói chung, Lê Văn Hòe là một nhà báo, nhà văn được bạn viết cùng giới nể trọng. Đối với chính quyền thực dân lúc ấy ông có thái độ rõ ràng, nhiều phen tỏ ra không chịu khuất phục… nên ông đã từng bị chính quyền bảo hộ làm rầy rà không ít. Thậm chí vào đầu những năm 40 ông được anh em bầu vào lãnh đạo nghiệp đoàn báo giới Bắc Kỳ còn bị chính quyền gạch đi. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Lê Văn Hòe được cả những cây bút Văn hóa Cứu quốc ủng hộ giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Lê Văn Hòe cũng như phần lớn các văn nghệ sĩ lúc đó đều hưởng ứng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã mang gia đình đi tản cư ra vùng tự do. Nhưng do hoàn cảnh đông con, ông buộc phải đưa gia đình trở lại Hà Nội kiếm kế sinh nhai. Ở trong thành ông chuyên tâm vào nghề dậy học và hoạt động xuất bản và cùng gia đình đón ngày giải phóng thủ đô, ở lại miền Bắc. Con cháu Lê Văn Hòe khá đông đúc, đều trưởng thành, tham gia trên các cương vị khác nhau trong các ngành kinh tế cũng như văn hóa. Đi theo nghề văn chương nghệ thuật của phụ thân cũng có tới ba người con: một họa sĩ – Lê Văn Hiệp, hai nhà báo, nhà văn, trong đó có một người là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam – Lê Tấn Hiển và một người phụ trách một tờ báo lớn ở thủ đô – Lê Phúc Hỷ - Hà Trọng Phong, Phó Tổng Biên tập tờ Tòa án tối cao.

Sinh năm 1911 tính đến nay đã là dịp kỷ niệm 100 năm sinh của Lê Văn Hòe, một nhà báo có tâm huyết một thời, một học giả có nhiều công trình biên soạn có giá trị, một dịch giả văn thơ, đặc biệt một trong những dịch giả thơ Nga đầu tiên ở Việt Nam, tôi thiết nghĩ, nhân dịp này cần làm sáng tỏ những đóng góp có giá trị của tiền nhân, hơn thế nữa, khai thác sử dụng những giá trị di sản của tiền nhân để lại cho chúng ta, giúp ích cho đông đảo bạn đọc. Được biết, chẳng hạn, Trung tâm văn hóa – ngôn ngữ Đông Tây với sự đồng ý của hậu duệ cụ Lê Văn Hòe, đang có ý định ra lại bộ sách Truyện Kiều chú giải hơn 700 trang của cụ mới một lần xuất bản với số lượng hết sức khiêm tốn vào năm 1954, một công trình nghiên cứu công phu khác xa nhiều công trình tương tự của các học giả khác chú giải về Truyện Kiều. Thật sự đấy là một tin đáng mừng lắm lắm.


Phụ Bản III

Người đổi chó


Cơn lên máu cấp tính đeo theo tôi cả chục năm nay đổ ập xuống, trận nhói tim thời kỳ thứ ba thứ tư bùng lên, tôi mơ hồ thấy cảnh vật quay mòng và mình sắp ngã, tôi cúi xuống ôm con Mực nói thân thiết: “Mầy tha lỗi cho tao nghe Mực, từ nay mầy về ở với tao. Tao đổi nghề, không đi đổi chó nữa. Tao đổi nghề. Tao đổi nghề…” Con Mực liếm mặt tôi. Và tôi thiếp đi không còn biết trời trăng gì nữa.

Ban đầu thì tôi chê cái nghề kỳ cục nầy. Gì mà chở cái lồng chó kêu ẳng ẳng sau bọt-ba-ga, đi tới đâu chó trong xóm thi nhau sủa tru mà dân chúng thì thò đầu ra ngó chăm bẳm rồi xầm xì “đồ thằng cha làm cái nghề thất nhơn sát đức, giết chó nên chó thấy là sủa ì xèo, tru nghe thảm thiết”. Đã vậy mà phía trước, chỗ tay cầm thì lủng lẳng treo mấy cái nồi soong, chảo, ấm... lúc xe chạy phát ra tiếng kêu lo-ong co-oang nhức đầu nhức óc. Lỉnh kỉnh thiệt là lỉnh kỉnh. Nhiều khi mấy con chó trong lồng chắc linh cảm số phận mình phải bị mổ bụng móc bộ đồ lòng thui lông, nướng da, treo tòn teng trước khi bị xẻo từng miếng bày lên bàn nhậu, nên bực bội cắn vật nhau khiến mình kềm lái thiếu điều lọi tay mà thấy té lúc nào không biết, phải ngừng lại nghỉ chờ cho chúng bớt hăng máu gà mới có thể đi nữa.

Có điều là chạy xe xuyên từ xóm nầy qua xóm khác tôi cũng tự cho là có ích trong việc luyện tập thân thể, nhờ hít thở chút không khí thoáng mát của các quận ngoại thành, sướng hơn những đứa buôn bán trong nội thành, tháng nầy năm nọ hít bụi trăm ngàn xe thi nhau thảy khói đen kịt, về lâu về dài chắc thế nào cũng viêm cuống họng hay đen buồng phổi.

Nghề nầy cũng còn cái lợi khác là biết nhân tình thế thái, hiểu được sinh hoạt của dân chúng vùng xa. Tôi hay lợi dụng chuyện bán mua trao đổi kà rà kề rề nói chuyện với người đàn bà ngồi chồm hổm tráng bánh tráng trong căn nhà lá ọp ẹp có thể nhìn thấy từ nhà trước cho tới mấy cái nồi ơ chổng trơ tuốt ngoài sau bếp. Ngó theo hai tay thoăn thoắt của chị ta, tôi thấy ngồ ngộ làm sao, tay mặt múc bột, tráng lên lớp vải bịt miệng nồi, tay trái quơ nắp đậy lại, chừng độ một phút sau, tay mặt lại giở ra cạy lớp bột mỏng đặt lên tấm nia, tay trái quậy bột… cứ vậy mà tiếp tục từ cái từ cái, cho tới khi tấm nia đầy thì dựng qua một bên, chờ trời nắng đem ra sân phơi. Tới gần chỗ lò bún, tôi đã cảm nhận mùi chua chua khai khai của bột gạo xú để qua đêm, từ trong mấy cái xô bể miệng đóng rêu xanh bên ngoài dùng để đựng bột không biết từ đời tám quánh nào tới giờ. Hỏi sao lại để bột khai ngấy như vậy, chị chủ cười giải thích gọn bân: “Làm bún thì bột phải ngâm qua đêm nên khai chua, không khai không thành bún”. Tôi cũng không hiểu gì hơn với câu trả lời đó, nhưng phải đi, không thể làng chàng hỏi rạch ròi cho tới ngọn ngành được. Khó lòng lắm. Mấy tháng trước thằng bán dừa xiêm nhảy vô can một anh chồng say xỉn đánh vợ tàn nhẫn, đã bị chết dưới lưỡi dao chặt dừa của chính mình… thiệt lãng nhách! Đời bây giờ người ta dễ nóng và làm bậy lắm. Một chút nghi ngờ nho nhỏ cũng có thể sanh chuyện lớn, bỏ mạng một hai người như chơi, ngừa trước vẫn là hơn.

Tôi đi qua nhiều chỗ ít người lạ đặt chưn tới dầu đó là đất đô thành, những nơi không có phương tiện giao thông gì ngoài xe đạp hay chiếc Honda (tôi quen miệng gọi xe nầy là xe Honda trong khi từ đài tới báo đều gọi nó là xe gắn máy), những nơi có mấy bà già lụm cụm nói rằng mình ở đây từ thời Nhựt Bổn đảo chánh tới giờ bảy tám chục năm trời chưa từng ra tới chợ Sàigòn. Có đi như vậy mới mở mắt, mới thấy những chuyện ngược đời vô lý, giúp mình thêm kinh nghiệm để sống còn. Chẳng hạn như chỗ làm lạp xưởng, chỗ làm bánh trung thu, chỗ cắt tiết nhổ lông gà vịt cung cấp cho các chợ, chỗ chế biến lòng heo để làm phá lấu cho các nhà hàng cao cấp, chỗ làm nước tương tàu vị yểu, chỗ vô nước đóng chai, chỗ làm tương chao, chỗ làm các loại nước chấm, tương ớt bầm... Tất cả là một sự dơ dáy đến cùng cực, mất vệ sinh kinh khủng, không thể tưởng tượng được nếu không thấy tận mắt. Tôi tự hỏi sao công nhân làm việc ở đó có thể sống sót được, và sao người ta, những người có chút học thức và rủng rỉnh tiền bạc, lại có thể thản nhiên ăn uống những thứ dơ dáy như vậy mà cứ nhắm mắt khen ngon, không biết mình đã nuốt vô thân thể biết bao nhiêu chất độc hại sẽ tạo nên những dị chứng sau nầy, không phải đời mình thôi, có thể truyền qua tới đời con đời cháu. Đi qua một lò làm bánh tráng, làm bún mùi chua nồng vậy mà còn dễ thở hơn đi ngang qua chỗ làm lạp xưởng, hay làm đồ lòng, ở đây ruồi vô số và mùi thịt thúi bay dính vô quần áo đi xa cả cây số mùi vẫn còn phưởng phất, ác nhứt là mùi thứ nước màu đỏ đỏ họ dùng để tẩm ướp thịt, nghe như mùi sơn ở cái trại hòm, làm mình liên tưởng đến mùi người chết để qua ngày hòm bị xì. Đi qua chỗ làm nước tương thì còn ghê hơn, thùng bọng chất tràn đầy ra tới sân, chất đen ngòm đó được san qua sớt lại, được vô chai vô thùng, thường là không bao giờ được rửa cẩn thật hay khử trùng, tẩy uế, dòi bọ đầy đất. Giá cả thì ối thôi giá nào cũng có! Khá khá một chút thì nước nhứt nước nhì đựng trong thùng chai có nhãn đàng hoàng, rẻ rẻ thì nước cặn, nước pha chứa trong can hũ không ai biết gì ở trỏng.

Vậy mà tôi thường đi qua những chỗ đó. Dân ở đây có nhiều chó rất mập mạp, lông mướt coi sạch sẽ không ghẻ chốc. Họ cũng không cần phân biệt chó mực, chó vện, chó cò, chó vá gì hết. Con nào với họ cũng là chó, họ chỉ kèo nài khi tiếc con chó quá mập hay quá lớn mà thôi. Lúc đó thì tôi sẵn sàng móc đưa họ thêm năm ba ngàn cho qua chuyện, nghĩ rằng mình có ăn thì cũng không nên ép người quá đáng. Thằng Tư mặt thẹo chủ lò chó ở Gò Vấp rất khoái chó mập, có bao nhiêu nó cũng thâu tuốt. Đổi chó lấy nồi nhôm là những người đàn bà mặt mày trỏm lơ cần nồi, xoong, chảo, đụn, nên hy sinh một hai con chó trong nhà là chuyện dễ dàng, tôi nói sao họ nghe vậy, trời trăng gì cũng được.

Nói tóm lại cái nghề đổi chó ở ngoại thành coi bộ dễ kiếm cơm và dễ học khôn để sanh tồn. Tôi dễ dãi và chịu thiệt thòi khi cần thiết, chẳng hạn đã hứa rồi thì dầu sau nầy nồi xoong bị lên giá chút đỉnh, tôi cắn răng chịu chứ không kỳ kèo đòi thêm hay lờ đi đem đổi mối khác lợi hơn. Đó là chữ tín của người quân tử một lời, những thằng cùng nghề nghe tôi nói vậy thì cười chê tôi dại, phán rằng nói đi nói lại mới là quân tử khôn. Phải sống trước đã, thiên hạ cả nước mấy chục năm nay ai cũng xạo, ai cũng trơ mặt bóng tội gì mầy làm người mã thượng ngu, sĩ diện hão để chịu thiệt thòi. Ai vô bù lỗ cho mầy đây?

Bây giờ thì khác rồi. Mới có sáu bảy tháng thôi mà tôi thấy mình thay đổi nhiều. Hom hem dáng điệu, hốc hác mặt mày mà lòng thì chai đá, lại thêm tánh tham lam và bầy hầy, trơ trẽn. Lúc chưa bị nghỉ việc, gia đình còn êm ấm, thậm chí khi thất cơ lỡ vận mà còn kiếm ăn được bằng sự quen biết cũ thì đâu có vậy, thấy ai nghèo khổ không giúp được họ lòng cũng xót xa, thấy tụi nhỏ xác xơ còng lưng bươi bãi rác để kiếm sống cũng biết quay mặt chỗ khác giấu tiếng thở dài. Bây giờ thì nghề nghiệp làm mình biến thể nên tôi có thể an nhiên đứng tiểu bên hông nhà người ta hay chỉa xịt vô hàng rào sắt một cách tự tại dưới cái bảng xách mé Chỉ có chó mới đái ở đây, hễ ai nói tới thì sẵn sàng gây gổ, thậm chí đàn bà con gái đi gần tới tôi còn chần chờ đứng cho lâu hay làm bộ hớ hênh rồi cười khoái chí. Tôi đi hành nghề với cái miệng dẻo nẹo kèo nài từng đồng, dầu cho đối tác đương sống trong căn nhà trống trước hụt sau của người nghèo mạt. Chuyện họ kèo nài đối với tôi không còn hữu hiệu nữa. Họ đưa con mập, lớn bự thì tôi chê rằng người nhậu chỉ thích ăn thịt chó nhỏ, vì thịt ngon, còn chó lớn mập, thịt dai đổi thì đổi vậy chớ khó bán cho lò. Còn ai đưa chó nhỏ, ốm thì dễ rồi, chỉ việc nhún trề làm bộ bỏ đi thì thế nào cũng mua giá bèo, đổi được với nồi nhỏ mỏng, xài chừng một hai tháng là móp, lủng.

Bữa nay tôi trúng mánh. Bà già kia kêu tới cho không con chó mực mới đẻ, bầy con của nó bả đã lỡ cho lối xóm hết rồi. Con Mực cả tuần nay nhớ con nên thấy ai đi lơn tơn gần nhà là xổ ra rượt, rồi lại sanh chứng cắn con nít trong nhà. Bả năn nỉ “Em bắt nó đi giùm qua, đổi chác gì, đem nó đi là làm phước cho qua, để đây có ngày qua mang họa”. Có nghề và kinh nghiệm bắt chó vậy mà tôi cũng hụt hơi mới thọc được cái vòng vô cổ nó. Con Mực nầy chống chọi với địch thủ rất khí thế, tôi biết khôn đã mang bao tay vậy mà cũng trầy trụa chút đỉnh. Giờ thì đem tới cho ông Tám quán nhậu ở kế bên nhà thờ Tam Phú, Thủ Đức, ổng dặn cả tháng nay là có con nào toàn mực đem tới khỏi phải đem vô lò người ta ăn đầu ăn đuôi. Tôi định bụng trao tay xong, nhét tiền vô túi thì về ngủ được rồi. Trời nắng quá chừng về sớm một bữa là thần tiên một bữa. Ôi Mực ơi, tao cám ơn mầy. Mầy chết mà nhiều người khoái khẩu, tao được đỡ khổ một ngày dang nắng vậy là cái chết của mầy có lý lắm chớ không phải chơi đâu nhen Mực!

Khi chạy xe ngang qua lò chó của thằng Tư mặt thẹo, tôi tính đi thẳng luôn. Có chỗ tẩy hàng rồi ghé vô làm gì để phải nghe nó vừa cò kè từng đồng vừa nói tấn ơn. Còn đương mỉm cười với cái bảng chữ nghĩa trời thần đập vô mắt mỗi lần đọc: Tại đây mua sắc dụng nằm đối diện với tấm bảng Miễu Bà Chúa Sứ thì nghe lùm xùm trong hẻm, thiên hạ đổ ra coi thằng Tư mặt thẹo rượt theo con chó vàng đầu bê bết máu chắc đâu đã bị ăn mấy búa tạ rồi. Con chó tội nghiệp chạy lò cò tìm chỗ trốn mà thằng Tư thì xách búa chạy theo chửi thề lia lịa. Tôi ghét cái câu thằng nầy tuyên bố mỗi ngày phải đập đầu chừng một chục con thì uống rượu mới ngon. Nó còn vênh váo giải thích rằng là chích điện cho chết thì thường quá mà món hàng mất giá đi vì thịt hơi xanh coi không bắt mắt. Nó nói mà nhe hai hàm răng lởm chởm đóng bựa vàng và khói thuốc đen phụ họa với cái mặt thẹo bị chém thời cố Hỷ nào coi thiệt là dọa ông kẹ con nít. Con chó vừa chạy vừa sủa, cuối cùng bí lối nó chúi đầu vô góc kẹt cửa nhà kia để trốn, nhưng cũng không khỏi bị nện vài búa vô sóng lưng. Bị đau con Vàng quay lại tấn công bất ngờ, táp một cái lẹ như chớp vô mặt thằng Tư thẹo. Tôi không thấy rõ mặt nó ra sao, chỉ thấy nó chủi thề rồi buông búa ôm mặt, nhưng tôi rùng mình. Máu người, máu chó trộn lẫn nhau coi tởm quá. Con chó dĩ nhiên bị người nhà của thằng Tư xúm tới đập liên hồi, tru như chó sói tru trăng. Tôi thiệt tình lợm giọng muốn mửa trước cảnh tượng cái đầu nó từ từ biến dạng thành đống bầy nhầy.

Nghe tiếng đồng loại tru thảm thiết, con Mực nãy giờ nằm im trong lồng trên xe của tôi, bỗng nhiên lồng lộn vùng vẫy, nó sủa bằng một giọng đứt khoảng của sự sợ hãi đến cùng cực với đôi mắt ghèn trôi theo máu trào ra ở khóe. Tôi chợt động tâm. Cái nhìn của con Mực sao bi thiết đến lạnh mình. Tôi nhớ tới tấm hình những người Do Thái sắp hàng đi theo họng súng của lính Quốc Xã bước vô lò thiêu, nhớ tới những tiếng bụp, ối, bụp, ối liên tiếp vang lên trong đêm vắng khi mình bị giam trong rừng nơi biên giới Thái-Miên thuở nào. Sao con vật có thể khóc máu trào theo nước mắt được chứ? Lúc đó mắt tôi khô queo mà?

Không cần suy nghĩ, tôi mở cửa lồng định bụng thả cho con Mực chạy đi. Nhưng mà lạ, nó không chạy ra xa mà cắn ống quần tôi, vừa cắn vừa kéo vừa gâu gâu. Tôi tức giận đá cho nó một cái như trời giáng vậy mà nó cũng không buông, răng nó như có dây cột vô ống quần tôi, lôi đi, tôi không còn cách nào khác hơn là vừa nhắc lò cò theo nó vừa đập nó bằng cái nón bảo hộ. Con chó vẫn kéo, chừng độ bốn năm thước khỏi cái xe, tôi đập được con Mực một cái trúng đầu, nó nằm xuống, thì cũng lúc đó tiếng kèn rú long trời của hai chiếc xe chạy đua từ đâu xẹt tới, một chiếc do tránh người đâm vào chiếc xe của tôi tạo ra một âm thanh chói tai tung cát bụi mịt mù.

Thằng nhóc, công tử con đại gia, cày mặt mình trên đất, may mà không bị thương nặng, lật đật bò dậy, dựng xe lên chưởi thề coi như cái xe tôi có lỗi là chắn đường làm nó té. Tôi chóng mặt ngang, hình như tôi quá kinh hoàng sau khi thoát khỏi tai nạn, không còn tỉnh trí, chỉ nghe mơ hồ như có ai nói thằng cha đổi chó nầy hên cùng mình nha bây, nếu nó còn đứng chỗ cái xe thì tiêu tùng rồi. Tôi thở dài, ngó cái xe của mình, cong queo, gãy đổ đến tội nghiệp, tôi ngó xuống con Mực, nó không cắn ống quần tôi nữa mà nhìn lên tôi thân thiết vẫy đuôi, hai khoé mắt của nó ghèn pha máu vẫn còn chảy, bây giờ xuống gần tới mũi...

(Victorville, CA, tháng 5, 2010)

Nguyễn Văn Sâm


Chị hàng xóm

Dương Lêh

Chị ấy tài. Chị ấy lanh lợi. Chị ấy là người quyết định lấy số mệnh của mình. Chỉ phải cái vốn liếng chữ nghĩa của chị chắc là chưa được xếp vào bậc trung học. Khi tôi gặp chị, chị đang làm việc tại một cơ quan bưu chính viễn thông tại Saigon, và cũng chắc là chị chỉ giữ một công việc khiêm tốn như tạp vụ hay lao động phổ thông gì đó. Bù lại chị rất xinh. Dáng người thanh thoát, dong dỏng cao, có phần tròn trĩnh, nước da trắng, đặc tính chung của các cô gái xứ Bắc. Môi lúc nào cũng như có thoa son. Nhưng chị nói “tôi cứ để tự nhiên nó vậy”. Nhìn chị chuẩn bị đi ra phố, chị ăn mặc như một bà công chức sang trọng xấp xỉ bốn bốn, bốn lăm. Không ai nghĩ rằng chị ấy là một nhân viên tạp vụ của một cơ quan. Thực ra, tôi cũng chỉ đoán như vậy khi nhìn vào một mảnh giấy nhỏ ghi số nước sử dụng trong tháng ở nhà chị gửi cho nhân viên phụ trách chung cư. Tội nghiệp chữ viết của chị mới bằng một đứa con nít lớp ba… rưỡi, không được lớp bốn. Đến cái tên của chị cũng làm tôi ngỡ ngàng. “Em tên là Ngan”. Tôi giật mình, lập lại: “Ngan, không có zê?”. Chị xác nhận: “Đúng, không có gờ”. Tôi vẫn còn lơ lơ lửng lửng có vẻ như không hiểu “ngan” là gì? “Ở trong này người ta gọi ngan là con vịt xiêm đấy ông giáo ạ”. Nói xong chị cười hí hí như con ngựa đang tung hai chân trước lên cao. Tôi thầm nghĩ và tức cho ba mẹ của chị ấy. Có được một cô con gái xinh đẹp như vậy mà lại đặt cho một cái tên quá sức “dân gian”. Chị kể, ngày xưa, ở nhà quê, lúc chồng chị mới đến làm quen, nói lúng búng: “Mình đã để ý đến Ngan”. Lúc bấy giờ chị chưa thích anh ấy lắm nên đẩy cho anh ấy một câu tóe lửa: “Ra ngoài chợ mua lấy một con về mà yêu”. Chị vui tính và có vẻ hồn nhiên, linh hoạt. Buổi sáng chị đẩy chiếc xe máy 84 màu “be” ra để đưa con gái đi học, trông chị sang trọng lắm. Con gái chị khoảng “tuổi mười hai, tuổi mười ba” cũng lanh lợi và có lẽ sẽ không kém gì bà mẹ trong tương lai. Những người biết chuyện kể lại, từ khi chị về ở trong chung cư này chỉ có hai mẹ con hôm sớm ra vào căn hộ ở dãy nhà sau chung cư. Chồng chị đâu? Có người nói chị đã chia tay với ông chồng ở vùng quê xa xôi ở phương Bắc từ khi chị ra Hà Nội làm việc và dẫn theo đứa con gái, rồi trên đường dong ruổi vào Nam sinh sống chị luôn luôn ở bên cạnh đứa con gái thương yêu duy nhất của mình. Hẳn là chị muốn tìm cho con gái một tương lai rực rỡ mà chị đang ấp ủ.

Một hôm, chị đến gặp tôi cho biết chị đang muốn đi thêm bước nữa, nhưng vì còn con gái nên chị còn đang lưỡng lự chưa có quyết định dứt khoát. Chị muốn cho con gái làm con nuôi ở một gia đình trên Bình Dương, rồi chị sẽ được rảnh rang để đi lấy chồng. Điều chị muốn tôi giúp là làm chứng giùm cho chị ấy với lý do không thể chăm sóc cho con gái sau khi lấy chồng.

Ở Saigon lúc bấy giờ việc cho con vào gia đình khác làm con nuôi khá phổ biến, phần lớn những gia đình nhận con nuôi có người đạt tiêu chuẩn được đi nước Mỹ để định cư nhưng chưa làm thủ tục và mọi công việc sẽ được tiến hành sau khi việc nhận con nuôi được hoàn tất. Đặc biệt người đem con đi cho, không nhận được gì để bù đắp cho sự mất mát của mình, trái lại họ còn phải chung cho người nhận con nuôi một khoản tiền tính bằng “cây”. Mỗi vụ việc như vậy thường được tính từ năm cây đến mười cây tùy hai bên thỏa thuận.

Biết không thể giấu được, nhất là chị đang cần tôi giúp đỡ, chị thố lộ tâm tình. Chị lấy phải ông chồng thuần chất “nông dân hiền hậu” không biết nghĩ gì đến tương lai con cái. Đầu óc không vươn ra khỏi cái cày, cái cuốc. Con gái chị lớn lên sẽ ra làm sao? Chị không muốn con gái chị trở thành một cô thôn nữ chân lấm tay bùn sau lũy tre xanh. Thế là chị dứt khoát bảo ông chồng ở lại quê nhà làm ăn, chị dắt con gái, lúc bấy giờ mới ba bốn tuổi, lên thành phố sinh sống. Tại đây chị ở lại nhà một người bà con và may mắn được người bà con này tận tình giúp đỡ. Con gái chị được vào học ở một trường mẫu giáo, còn chị được vào làm tạp vụ cho một cơ quan bưu chính viễn thông.

Khi tôi về ở tại chung cư An Bình này, chị đã có mặt từ trước rồi. Trông chị rất khá giả. Thời đó, nhiều người ở trong chung cư là những công nhân viên chức nhà nước còn đi xe đạp lọc cọc, chị đã có chiếc xe máy đèn vuông, bóng láng. Mỗi khi ra đường chị có thêm tí phấn, tí son trông càng đẹp ra.

Bấy giờ chị muốn cho con gái vào một gia đình nào đó để “rảnh rang” đi lấy chồng. Chị đã nhờ một luật sư tại một văn phòng dịch vụ pháp lý ở đường Nguyễn Du giúp đỡ làm thủ tục. Tôi đã ký vào hồ sơ của chị để xác nhận chị không thể chăm sóc cho con của chị sau khi chị đi lấy chồng. Sau này tình cờ tôi có việc đi tìm một người bạn là luật sư đang công tác tại một văn phòng dịch vụ pháp lý ở đường Nguyễn Du. Anh chàng này kể cho tôi nghe anh thấy tôi ký tên làm chứng cho bà Ngan cho con gái để bả rảnh tay đi lấy chồng khác. Do đã là bạn tôi nên anh ta sốt sắng làm hồ sơ được hoàn tất nhanh chóng. Anh còn cho tôi biết con gái của chị được cho vào một gia đình có một đứa con gái lai Mỹ và anh sẽ là người giúp gia đình đó làm thủ tục đi định cư ở Mỹ. Thảo nào sau khi việc cho con đã xong tôi không thấy chị ấy động tĩnh gì cả. Tôi cũng không thấy một người đàn ông nào đến gặp chị để cho thấy chị đang chuẩn bị lấy chồng. Rồi cũng từ đó bất cứ một dịp lễ, Tết nào chị cũng có quà cho tôi, thậm chí ngày 8-3 là ngày Quốc Tế Phụ nữ, chị cũng lấy lý do tặng quà cho bà xã tôi.

Gần một năm sau, vào một ngày đẹp trời, chị gõ cửa nhà tôi. Vào bên trong chị nói nhỏ cho tôi và bà xã tôi nghe: “Con gái em đi được rồi, anh chị đừng nói với ai nhé”. Tôi đưa tay ra bắt lấy tay chị, chúc mừng. Bàn tay chị đột nhiên ấm áp lạ lùng. Chợt thấy bà xã tôi đứng bên cạnh tôi vội buông tay chị ra vừa chúc mừng vừa tiễn chị ra cửa.

Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi, chị cứ hôm sớm đi về một mình một… xe máy, dáng vẻ vẫn sang trọng. Vẫn không thấy bóng dáng một người đàn ông nào đến với chị. Tôi tự nghĩ không biết chị có thấy cô đơn trong cảnh phòng không một bóng, một hình. Tôi cũng không thấy chị cà kê, chuyện vãn với những người phụ nữ trong chung cư. Nơi tôi ở giống như những chung cư cao cấp bây giờ. Nhà ai nấy ở. Cửa trước bao giờ cũng đóng kín. Cửa chỉ được mở ra khi có người ra vào rồi lại đóng sầm kín bưng. Người trong nhà chỉ tiếp xúc với khí trời hay quang cảnh bên ngoài qua các khung cửa sổ. Nghe nói xưa kia chung cư này rất sang trọng do người Pháp xây cất dành cho mấy ông Tây bà đầm ở để làm việc tại các cơ quan nước ngoài. Nay các người nước ngoài đó đã trở về quê hương xứ sở của họ nhường chỗ cho nhân dân ta đến ở. Vì đông người nên nhiều căn hộ phải chia cho hai gia đình cư ngụ. Có căn hộ phải làm thêm gác lửng nhờ trần nhà rất cao theo cách kiến trúc của Tây. Và rồi chung cư dần dần xuống cấp theo thời gian.

Một buổi chiều, tôi tình cờ gặp chị ở dưới sân trong chung cư. Chị nói khẽ cho tôi biết: “Con gái em đã đi học được hai năm. Vừa rồi nó được giấy khen của trường”. Chị nhìn trước nhìn sau rồi lấy trong giỏ ra một tờ photocopy ghi tên con gái của chị được xếp loại giỏi cuối học kỳ. Tôi khen “Cháu học giỏi quá” rồi nói thêm: “Vậy là Cô phải “rửa” giấy khen này đấy nhé”. Chị hiểu ra và bật cười hí hí vang dội. Tôi đâm ra thích kiểu cười quen thuộc của chị. Nhưng chị vội ngừng ngay như sợ có ai nghe thấy, rồi từ giã tôi và rồ máy chạy ra cổng. Tôi đứng tần ngần một lúc cảm thấy thời gian trôi nhanh quá và chép miệng: “Cô nàng này đã thành công. Không biết còn có màn gì nữa không?”

Cái màn kế tiếp đã xảy ra sau đó chừng hai tháng. Một buổi sáng Chủ Nhật chị mời tôi cùng với chị tối hôm đó đến nhà một người bạn. Chị cho biết công việc của tôi đến đó là phiên dịch giúp chị và vài người bạn vì sẽ có hai khách mời là người Mỹ. Chị tỏ ra mừng rỡ khi thấy tôi nhận lời và lấy từ trong giỏ xách một gói thuốc lá ba số tặng tôi: “Anh cất lấy để hút”.

Tôi và chị đến nơi đúng giờ hẹn. Vào đến nhà tôi thấy ngay có hai ông khách người nước ngoài và hai người phụ nữ khác. Mọi người đứng dậy chào đón chúng tôi, sau đó an tọa. Nhìn vào vị trí chỗ ngồi của mỗi người tôi thấy hai anh Mỹ ngồi đầu bàn đối diện nhau. Phía bên kia là một anh Mỹ bên cạnh là một phụ nữ rồi đến chủ nhà. Bên này là anh Mỹ ốm hơn bên cạnh là chị ấy rồi đến tôi. Theo yêu cầu của chị tôi cho hai anh chàng người nước ngoài này biết tôi chỉ là bạn được chị nhờ đến để phiên dịch và để… ăn.

Có một sự trùng hợp vui vui là anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh chị Ngan, hàng xóm của tôi, có tên là Rhett. Tôi buột miệng hỏi đùa: “Anh có bà con gì với anh chàng Rhett Butler trong phim Cuốn theo chiều gió không?” Anh ta cười ha hả rồi nói: “Ối, trùng hợp thôi. Bên Mỹ có hàng vạn người có tên là Rhett”. Tôi đùa thêm: “Bên cạnh anh đang có một Vivien Leigh đấy”. Anh lại cười: “Ừ, trông cô ấy xinh thật”. Thấy mấy cô đang ngẩn tò te không biết tôi và Rhet đang nói chuyện gì, Tôi quay sang chị Ngan nói: “Nó khen cô đẹp đấy”. Chị thích quá cười lên hí hí như tiếng ngựa lồng quen thuộc.

Trong bữa ăn tôi không cho mọi người thấy được “thực lực” của tôi. Tôi thường nói đùa cái từ ngữ Hán Việt này là “sức ăn”. Tôi chỉ ăn qua loa vì phải phiên dịch liên tục. Trong lúc trò chuyện tôi thấy anh chàng Mỹ kia chăm sóc cô bạn của chị rất kỹ. Mỗi khi cô gắp thức ăn anh chàng mới bỏ vào chén, cô liếc anh với cặp mắt lá dăm, rồi cười một cách đằm thắm, dịu dàng. Tôi thấy hình như tim anh kia bị cháy mất rồi. Ngược lại, bên này, anh chàng cứ lơ lơ lửng lửng không nói chuyện nhiều với chị Ngan mà lại thích nói chuyện với tôi. Trong khi đó chị Ngan cứ gắp thức ăn cho Rhett liên tục. Chị bỏ chả giò vô chén của Rhett rồi cười hí hí: “Ăn đi… cưng”. Dĩ nhiên tôi phải dịch là “Ăn đi bạn” và cũng đương nhiên tôi không dịch được tiếng cười hí hí của chị sang tiếng Anh.

Sau bữa tiệc tôi thấy rõ ràng hai cô nàng này đang “câu rê” hai anh Mỹ này. Nhưng có lẽ cô bạn của chị sẽ thành công, còn chị thì chưa ra cơm ra cháo gì cả. Tôi nhận ra cái màn kế tiếp của chị là đây. Tức là chị muốn tìm một anh Mỹ cõng chị về “dinh” ở bên kia nửa vòng trái đất. Tôi cũng nghĩ có lẽ anh chàng Rhett này còn “rét” gái như cái tên của anh ta. Mới gặp nhau anh ta còn e thẹn chăng. Mấy ông Mỹ này không biết được, biết đâu một ngày nào đó anh ta gọi điện thoại cho chị và bất ngờ nói: “mi ô kê you”. Có thể anh ta nói như vậy để cho chị dễ hiểu. Lúc đó, chị chỉ còn nước nhanh chóng thay đổi xiêm y theo anh ta lên máy bay về Mỹ.

Bữa tiệc hôm đó đã đưa đến kết quả và tôi nghĩ đó cũng là điều tất yếu thôi. Nửa tháng sau chị lại mời tôi đến chỗ đó trước là phiên dịch, sau là ăn, dĩ nhiên không phải là gì khác. Lần này chị cũng cho tôi một gói thuốc lá ba số. Tôi nghĩ màn thứ hai của chị chắc chắn sẽ thành công. Chị sẽ có cơ hội để đoàn tụ với con gái mà chị đã phải chịu xa cách mấy năm nay.

Vào bàn tiệc, điều làm tôi ngạc nhiên là không có Rhett mà chỉ có John - bạn của cô bạn chị. Anh chàng mà lần trước đối xử rất âu yếm với cô bạn chị. Lần này, tôi thấy hơi khang khác dù rằng khi bắt đầu ăn, cô bạn chị gắp cho John một miếng chả lụa dầy cộm. Ăn xong miếng chả, John ngẩng đầu lên như chờ cô bạn sẽ nói gì đó, và cô bạn bắt đầu cất tiếng hết nhìn tôi rồi nhìn John: “Anh nói cho John biết, em rất thích anh ấy. Từ khi mới quen, thấy anh ấy hiền lành, em nhận lời đi dạo phố, đi ăn chỗ này chỗ nọ. Mỗi lần đi chơi như vậy em rất thoải mái và thú vị vì em thấy anh ấy rất “đời thường”. Cách đây mấy hôm anh ấy nói yêu em và muốn cưới em rồi đưa về Mỹ. Anh ấy nói bằng cách ra dấu như người câm, em cũng ra dấu cho anh ấy biết là không được nên anh rất buồn, hôm nay em muốn nhờ anh cho anh ấy biết em đã có chồng và có con 4 tuổi đang sống với ngoại”.

Tôi thật sự bàng hoàng, như một người từ trên trời rớt xuống kênh… Nhiêu Lộc. Bàn tiệc im phăng phắc. Tôi cất lời phiên dịch. John lắng nghe từng lời “phán” của tôi. Tôi cố gắng dịch cho ra cái từ ngữ “đời thường” mà cô ấy đã sử dụng. Từ ngữ này lúc bấy giờ rất phổ biến và thành thời thượng, báo đài thường dùng trong các sô đàm luận. Nghe tôi dịch xong John hết sức ngỡ ngàng, có lẽ anh ta cũng đang rớt xuống một con kênh nào đó ở bên Mỹ nhưng chắc chắn sạch sẽ hơn kênh Nhiêu Lộc nhà mình. Vài giây sau John nhìn cô bạn ấy hỏi: “Sao em không nói cho tôi biết ngay từ đầu?”. Cô bạn của chị Ngan chậm rãi trả lời sau khi nghe tôi dịch lại: “Thật ra em thích đi chơi với anh ấy vì anh hiền lành tốt bụng mỗi khi đi ăn, đi dạo em chỉ xem anh ấy là bạn. Không cần thiết phải nói ra cái chuyện chồng con”. John ngồi im lặng khi nghe tôi dịch xong. Tôi muốn phá tan cái bầu không khí thê thảm đó, nên nói giả lả: “Bà con tiếp tục ăn đi chứ”. Rồi nhìn John tôi bảo: “Ăn đi bạn, không có gì phải buồn”.

John cứ thắc mắc và trách: “Vì sao không nói trước?”. Còn cô bạn thì cứ “thấy anh ấy rất… đời thường nên em thích, ngu sao nói chuyện có chồng có con làm gì”.

Bất ngờ, lại bất ngờ. Chị Ngan cất tiếng: “Thôi, bây giờ bạn em không chịu, nó có chồng con rồi, anh nói John chọn em đi!”. Lúc nãy tôi đã bị một cú rớt xuống kênh Nhiêu Lộc, bây giờ lại bị Thiên Lôi ban cho một tiếng sét khủng khiếp. Nếu John là người Việt tôi đã phải chui xuống bàn, không dám dịch dẹt gì cả vì xấu hổ giùm cho chị. Nhưng không sao đây là người ngoại quốc, lời nói lời dịch sẽ bay đi xa sang tận trời tây, cho nên tôi cứ “phản ánh” nguyên xi lại bằng tiếng Anh. Không biết phong tục tập quán của người Mỹ như thế nào nhưng tôi nhìn John có vẻ như hơi giật mình. Anh quay lại nhìn chị Ngan như dò xét. Tôi cảm thấy có một luồng nước lạnh chạy dài trên sống lưng. Tôi thấy chị quá táo bạo. Chị muốn thực hiện màn hai của mình bằng một cú “táp-pi”, một cú hết láng như vậy. Bàn tiệc lại trở nên yên lặng như tờ. Tôi không biết làm gì hơn là gắp một miếng thịt gà trong tô cà ri bỏ vào chén của mình rồi bình tĩnh ăn nhưng trong bụng đang đánh lô tô giống như một con yêu tinh đang bị Tôn Ngộ Không quậy trong bụng.

Chờ mãi không thấy John trả lời, Chị hỏi tiếp: “Sao có được không… cưng?” rồi lại cười hí hí. John đành phải trả lời: “Cho tôi về suy nghĩ lại”, rồi đứng dậy cáo từ ra về. Bàn tiệc tan một cách đột ngột. Chị hàng xóm của tôi còn nói vói theo: “Chị mày còn ngon cơm lắm đấy, ừ đi”. Tôi không còn can đảm dịch dẹt gì nữa, coi như John không nghe và ra về.

Sau bữa tiệc đó tôi ít khi gặp chị hàng xóm vui vẻ, có tiếng cười đặc biệt mà tôi cảm thấy quen thuộc. Màn hai của chị không có kết quả cụ thể. Ông trời oái oăm, sao không sắp xếp cho chàng John ngay từ đầu để gặp chị thay vì gặp cô bạn dấm dớ kia, biết đâu giờ này chị đã cười nói vang dội: “Thành công rồi! Thành công rồi!”. Tiếng cười hí hí lại được cất lên…

Chuyện đời không ai biết được. Đừng trách ông trời. Ông không phụ lòng người ta đâu. Gần một năm sau, vào một buổi sáng chị đưa cho tôi một tấm thiệp cưới: “Mời anh chị đến dự đám cưới của em”.

Chúng tôi chúc mừng và tiễn chị ra cửa. Nhìn vào bên trong thiệp cưới, tên chú rể không phải là John mà là Jack.

Thì ra chị đã âm thầm lặng lẽ thực hiện phương án hai đưa đến thành công cho cái màn hai của cuộc đời.

Dương Lêh


NHỮNG BÍ ẨN

CỦA TẤM VẢI LIỆM TURIN

LTS: Gần đây, nhiều tạp chí nước ngoài đã đưa tin về cuộc tranh luận khá sôi nổi của các nhà khoa học về “Tấm vải liệm Turin” mà theo kinh Phúc âm, là tấm vải liệm thi thể Chúa Giêsu sau khi bị hành hình, trên đó còn in đậm dấu vết của mặt và thân thể của Chúa Giêsu khi chịu nạn.

Chúng ta còn nhớ cách đây mấy năm, một cuộc tranh luận tương tự cũng đã nổ ra về nguyên bản thực sự của Kinh thánh. Để tránh những sự xuyên tạc bằng cách “thần bí hóa” một công việc nghiên cứu khoa học, chúng tôi xin giới thiệu với các độc giả bài viết của tiến sỹ sử học X.Aruchiunốp và phó tiến sỹ sử học N. Jucôpxcaia đăng trên tạp chí Khoa học và đời sống của Liên Xô. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các tin đăng trên tạp chí Mỹ Reader’s digest.

CUỘC TRANH LUẬN KÉO DÀI HƠN 600 NĂM

Mùa thu năm 1978 tại một thành phố của Ý, người ta đã cho trưng bày “tấm vải liệm Turin” trong nhà thờ lớn nhân dịp 400 năm ngày tìm thấy nó. Giáo hoàng Pôn VI coi đó là thánh vật lịch sử quan trọng nhất của đạo Kitô. Được nhìn thấy thánh vật đó không phải là dễ, cho dù là nhìn từ xa: trong một trăm năm nay, người ta chỉ đem trưng bày nó vẻn vẹn có 3 lần. Cùng lúc với cuộc trưng bày lần này, tại Turin đã tổ chức hội nghị chuyên đề “tấm vải liệm Turin và khoa học”.

Vậy cái vật bí ẩn đó là gì? Nhà thờ Kitô khẳng định rằng đó chính là tấm vải gai, mà theo kinh Phúc âm được dùng để bọc thi thể của Chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh vào thánh giá và về sau người ta tìm thấy trong một nấm mồ rỗng.

Tấm vải lanh này có chiều dài 4,3 mét và chiều rộng 1,1 mét. Sau nhiều năm dầm mưa dãi nắng, do bị chuyển từ nhà thờ này sang nhà thờ khác, thậm chí có lần bị rơi vào đám cháy, tấm vải bị rách nát nhiều chỗ. Duy chỉ còn phần giữa của tấm vải, nơi có dấu vết thân thể con người – cái làm cho nó trở thành nổi tiếng – là còn nguyên vẹn: nhà thờ coi đó là dấu vết thi thể của Chúa Giêsu. Trên tấm vải gai màu trắng đã ngả vàng đó có những vết mờ màu vàng nâu tạo thành hình người. Nếu nhìn bao quát toàn bộ, ta có thể phân biệt được thân mình, tay, chân, mặt và tóc của con người ở tư thế nằm. Đem treo lên tường hoặc trải rộng ra sàn ta có thể nhìn thấy nửa bên trái dấu vết một người nằm ngẩng mặt lên trên, đầu hướng về mép vải bên trái, còn ở nửa bên phải – cũng dấu vết như vậy nhìn từ phía lưng, dấu vết đầu ở mặt trước và mặt sau gần như kề liền nhau.

Ngoài những dấu vết màu vàng nâu của mặt và thân mình, trên tấm vải còn có những vết thâm hơn – màu đỏ nâu tương ứng với những vết thương to, nhỏ khi Chúa Giêsu bị hành hình bằng roi da, vòng gai, đinh và ngọn giáo. Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ cho hàng triệu giáo dân khi nhìn thấy tấm vải hoặc nghe kể về nó tin ngay rằng đó là bằng chứng sống về sự chịu nạn của Chúa Trời.

Người ta bắt đầu nói tới tấm vải liệm Turin vào năm 1353. Nó xuất hiện ở Pháp, trong làng Lirê cách Pari không xa do một bá tước sở hữu, chỉ có điều không ai biết xuất xứ của nó. Sau này, bá tước chết đi và mang theo toàn bộ bí mật về tấm thảm này. Năm 1357 tấm vải được đem trưng bày trong nhà thờ nhỏ của địa phương đó. Sự việc này thu hút không biết bao khách hành hương và làm cho giáo chủ Thiên Chúa giáo hết sức bực tức. Giáo chủ đưa ra nhiều luận chứng cho rằng sự xuất hiện bất ngờ của một thánh vật như vậy trước hết chứng tỏ sự giả mạo của nó. Vị giám mục bản xứ cũng khiển trách cha xứ nhà thờ vì tội đem trưng bày tấm vải liệm. Năm 1389, giám mục mới ở đây đã đề nghị Giáo hoàng Clement VII ra lệnh cấm trưng bày tấm vải liệm Turin. Một lá thư viết cho Giáo hoàng nói rằng có một họa sỹ vô danh đã thú nhận rằng đó là tác phẩm của chính tay anh ta. Ngày 6.11.1390, Giáo hoàng Clement VII tuyên bố chỉ được phép đem trưng bày tấm vải khi có xác nhận rằng đây không phải là tấm vải thánh Giôgiép dùng để bọc thi thể Chúa Giêsu mà chỉ là bản vẽ phác của nó.

Vấn đề tưởng như đã giải quyết xong: người đứng đầu nhà thờ Thiên Chúa giáo đã tuyên bố rằng tấm vải đó là đồ giả mạo! Nhưng, những người mê tín không nghe theo lời của ông ta. Vào năm 1532, sau khi người ta cứu tấm vải thoát khỏi đám cháy ở nhà thờ TP.Samberi thì sự tò mò về nó lại bùng lên với sức mạnh mới.

Tấm vải được cất giữ ở Pháp trên 200 năm. Năm 1578 công tước Xavôixki đem nó từ Sambêri đến Turin.

Về sự thật giả của tấm vải người đời đã tranh cãi suốt 630 năm nay, kể từ ngày tìm thấy nó. Cho tới thế kỷ 20 với những điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, những cuộc tranh cãi đó mới đi theo một hướng khác, cụ thể hơn. Nhưng thật khó ngờ rằng với trình độ khoa học và kỹ thuật phát triển cao như hiện nay, người ta đã không làm sáng tỏ được vấn đề mà chỉ làm cho nó thêm rắc rối và còn phải tranh cãi nhiều hơn nữa.

TỪ MỘT SỰ TÌNH CỜ

Tất cả bắt đầu từ tấm ảnh đầu tiên chụp tấm vải vào năm 1898 khi người ta đem trưng bày nó. Người thợ ảnh rất ngạc nhiên khi tráng phim thấy các vết mờ hiện lên rõ hơn nhiều so với những vết trên tấm vải, có thể nhìn thấy cả những chi tiết mà mắt thường không phân biệt được. Rõ ràng là hình ảnh trên tấm vải mang đặc tính âm bản, có nghĩa là những vết đen trên tấm thảm lại thể hiện bằng những vùng sáng tương ứng trên ảnh chụp và ngược lại. Trên tấm vải có những chi tiết không phân biệt được nhưng trên phim lại phân biệt rất rõ tức là từ âm bản biến thành dương bản.

Khi nghiên cứu ảnh chụp tấm vải, giáo sư giải phẫu I.Đêliaz và nhà sinh vật học P.Vinhôn nhận thấy rằng mặt và thân thể về mặt giải phẫu học mà nói thì đúng đến từng chi tiết nhỏ, hơn thế nữa họ còn phát hiện được những đặc điểm đặc trưng cho cái chết. Theo họ, tay chân của người chết được duỗi thẳng, các ngón cái bị bẻ gập, lồng ngực bị dàn rộng, các bắp thịt ở mông bị kéo căng. Hai nhà bác học này tuyên bố rằng các vết máu chảy từ cơ thể ra là rất tự nhiên. Chúng chứng tỏ tư thế người chết bị đóng đinh và cho phép xác định đúng vị trí của tay vào thời điểm chảy máu. Những dòng máu chảy không đúng hướng chứng tỏ người bị đóng đinh đã quằn quại vì đau đớn và ngạt thở. Bên cạnh những vết thương do bị đóng đinh, đâm giáo và chọc gai còn có các vết quất của roi da. Những vết xước nhỏ, vết sưng ở mặt và trên thân thể đã thuyết phục các nhà nghiên cứu rằng trước mặt họ không phải tranh vẽ như những người hoài nghi khẳng định mà là dấu vết của một thi hài thật sự.

Những khám phá nêu trên thật đáng kinh ngạc. Khiến Đe-liaz, một người nổi tiếng là vô thần và đồng nghiệp của ông ta là Vinhôn, đã đi đến một kết luận cho rằng trước mặt họ không phải cái gì khác ngoài dấu vết thi thể của Giêsu bị đóng đinh. Tuyên bố của họ trở thành tin giật gân trên toàn thế giới.

Năm 1931, tấm vải lại được đem trưng bày, những tấm ảnh chụp lần này tốt hơn. Dựa vào chúng, người ta tiếp tục nghiên cứu. Đa số những nhà giải phẫu bệnh lý đã kết luận rằng hình ảnh trên tấm vải là dấu vết của xác chết thật chứ không phải là hình vẽ hay dấu vết của một pho tượng tức là sự giả mạo tài tình như một số người thường quan niệm. Cho đến ngày nay, đa số những nhà giải phẫu bệnh lý vẫn giữ nguyên ý kiến của mình.

Hình ảnh tấm vải có nhiều chi tiết lạ, đặc biệt là vết đinh xuyên thủng qua các xương cổ tay đã làm sửng sốt dư luận. Bởi vì trên tất cả các ảnh vẽ Chúa Giêsu bị đóng đinh thời Trung Cổ thì các đinh được đóng xuyên lòng bàn tay! Nhà phẫu thuật người Pháp P.Bácbe đã tiến hành nghiên cứu một loạt thí nghiệm trên xác chết và đi đến kết luận rằng xác chết không thể giữ vững được trên cây thập ác nếu đóng đinh vào lòng bàn tay.

Các cuộc khai quật những ngôi mộ thế kỷ I – II mang tính chất khảo cổ học gần đây tại Palextin đã khẳng định kết luận của Bácbe và các nhà nghiên cứu khác là đúng. (Như bộ xương của một thanh niên tên là Iokhanan bị đóng đinh ở cổ tay, hai chân bị đóng bởi một đinh).

Giai đoạn nghiên cứu tấm vải tiếp theo là 1969 – 1973, khi giới tu hành có trách nhiệm bảo quản tấm vải. Một ủy ban gồm 11 người, 5 trong số họ là những bác học có ngành nghề khác nhau. Nhiệm vụ của ủy ban này là nghiên cứu và bảo quản thánh vật đó. Ủy ban đã tiến hành phân tích thành phần sợi của tấm vải, hoa phấn của các loài thực vật khác nhau, vết máu v.v… Kết luận của ủy ban được đăng trên tạp chí Thiên Chúa giáo Turin và nhiều báo khác nhưng chúng đã không thỏa mãn được giới khoa học. Trong những năm 1978 – 1981, một nhóm nhà bác học Mỹ dưới tên gọi STURP (viết tắt của Shroud of Turin Research Project) đã tiến hành nghiên cứu thánh vật đó. Nhóm bao gồm 30 nhà bác học và kỹ sư được trang bị những thiết bị điện tử mới nhất.

Các nhà bác học đi sâu vào nghiên cứu theo hai hướng: xác định loại vải, thành phần cấu thành, phương pháp, gia công độ bẩn… phân tích thành phần máu và thuốc màu để lại trong dấu vết, phân tích các chi tiết ảnh và xác định xem bằng cách nào chúng được in lên vải.

Kết quả của các cuộc thử nghiệm cho thấy: chất liệu tấm vải là sợi gai lanh; dệt dích dắc 3/1; phương pháp dệt vải phổ biến bằng khung cửi thời cổ; sợi được kéo trên guồng quay tay. Ngoài sợi lanh, trong thành phần của vải còn có một ít sợi bông thường có ở châu Á (bông ở châu Âu có muộn hơn: ở Tây Ban Nha có bông từ thế kỷ VIII, Hà Lan nhập bông từ nước khác vào thế kỷ VII. Ở châu Âu, kéo sợi bằng guồng quay tay được thay bằng guồng bánh xe từ thế kỷ XII – XIII, cho nên một số nhà bình luận cho rằng vải xuất hiện sớm hơn ở vùng Cận Đông).

BĐ st.(Còn tiếp)




Phụ Bản IV

VỀ HÀ TÂY ĐI EM

HÀ NỘI MỞ RỘNG BỐN NĂM


Cách nay hơn bốn năm, vào ngày 1-8-2008, thủ đô Hà Nội đã mở rộng và sáp nhập tỉnh Hà Tây (thêm huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và huyện Lương Sơn, Hòa Bình) theo một nghị quyết của Quốc Hội nước ta.

Hà Đông - Quê tôi lúc ban đầu là tỉnh Cầu Đơ, mà theo sách “Cầu Đơ nhân đinh phong tục sách” do Tam nguyên Vũ Phạm Hàm viết vào năm 1903 khi ông làm Đốc học tỉnh Cầu Đơ (sau ông đề nghị xin đổi là Hà Đông) như sau:

“Đây là sách tổng hợp về dân số và phong tục tỉnh Cầu Đơ. Tỉnh ta xưa thuộc nước Lạc Long, bộ Giao Chỉ. Nước ta núi sông tươi đẹp, sản vật phong phú, các triều vua xây dựng kinh đô, thành thị tráng lệ. Bắc Kỳ là nơi trọng yếu của trung châu. Đại khái là người thành thị chuộng phù hoa, người ở núi rừng còn chất phác, người có văn học và giáo dục thì lương thiện, kẻ du đãng thì hung hăng. Phong tục có cái biến đổi, nhưng con người thì không thể không giáo hóa được… Nay cứ theo sự kê khai đại lược về dân đinh, phong tục trong địa hạt mà biên soạn từng mục:

Dân số trong tỉnh (Nhân đinh).

I. Phủ Hoài Đức: 1/ Huyện Từ Liêm… 2/ Huyện Đan Phượng…

II. Phủ Ứng Hòa: 1/ Huyện Sơn Lãng… 2/ Huyện Thanh Oai…

III. Phủ Thường Tín: 1/ Huyện Thượng Phúc… 2/ Huyện Thanh Trì… 3/ Huyện Phú Xuyên…

IV. Phủ Mỹ Đức: 1/ Huyện An Đức… 2/ Huyện Chương Mỹ…

Phong tục

I.- Phong tục thông thường của người Nam: Đàn ông, những người có tư chất tốt thì theo đòi Nho học. Ngoài ra thì làm nghề nông hoặc đi buôn hoặc làm thuốc, bói toán, làm thợ, mỗi người một nghề. Dân ở gần sông thì sống bằng nghề chài lưới. Đàn bà thì chăn tằm, dệt vải kiếm công…

II.- Phong tục thông thường của dân tộc thiểu số (người Thổ)…

Thế là từ Cầu Đơ, Hà Đông, rồi nhập chung với Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây, quê tôi đã nhiều lần đổi tên trước khi nhập hẳn vào Hà Nội. Thế là đã bốn năm trôi qua, tên Hà Tây chỉ còn tơ tưởng trong dĩ vãng…

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Tây, mỗi khi tôi nghe hát bài “Về Hà Tây đi em” của Đoàn Bổng:

- Về Hà Tây đi em, có bao con đường quen

- Đường Thường Tín yêu thương, kỷ niệm phút giận hờn.

Hà Tây quê tôi thuộc vùng châu thổ sông Hồng, địa hình của tỉnh tương đối đa dạng bao gồm đồi, núi và đồng bằng, có vùng gò đồi Ba Vì, nhiều hồ lớn và đẹp. Hình như các nhà địa chất học cho rằng, cách đây lâu lắm, ngọn đồi Ba Vì là cao nhất, từ đây chạy dài ra Hà Nội là vùng thấp, sông và biển mênh mông, vì thế nên cả Hà Nội và Hà Tây đều có biết bao nhiêu là hồ đẹp, to nhỏ khác nhau khiến phong cảnh nhìn càng hữu tình và nên thơ hơn nữa!

Hà Đông, tỉnh lỵ của Hà Tây cách trung tâm Hà Nội 10km. Chỉ còn Hà Đông và Sơn Tây là mang tên cũ của hai tỉnh xưa, hai nơi này vừa mới được thăng từ thị xã lên thành phố thuộc Tỉnh (hiện nay quy chế có 5 loại đô thị: – đô thị đặc biệt là Hà Nội và Tp. HCM, Trực thuộc Trung ương – đô thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Trực thuộc Trung ương – đô thị 2 là các thành phố thuộc Tỉnh – đô thị 3 là các thành phố nhỏ hơn, thuộc Tỉnh – đô thị 4 và 5 là các thị xã thuộc Tỉnh) nhưng vì Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội nên hai địa phương này đành ngậm ngùi xuống cấp: Sơn Tây thì trở lại Thị xã, Hà Đông thành Quận nội thành của Hà Nội.

Chính ngay ở quận Hà Đông có làng nghề Lụa Vạn Phúc, nằm bên bờ sông Nhuệ. Làng Vạn Phúc có nghề dệt lụa tơ tằm từ xa xưa, hiện trong làng còn đền thờ bà tổ dạy nghề dệt cho dân làng tên là Lã Thị Nga. Lâu nay dân các nơi tụ về đây học nghề, làm thuê cho các khung dệt. Lụa tơ tằm Vạn Phúc nổi tiếng “mịn mặt, mát tay”, là mặt hàng quý được nhiều người ưa dùng, với tên quen thuộc: “Lụa Hà Đông”, như bài hát Áo lụa Hà Đông nổi tiếng, thơ: Nguyên Sa, nhạc: Ngô Thụy Miên, sau đây:

“ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng…

Em ở đâu hỡi mùa thu tóc ngắn

Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng…”

Hà Tây có nhiều di tích và danh thắng, vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Về số lượng di tích lịch sử, văn hóa Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và Tp.HCM. Nhiều làng nghề nổi tiếng ở quê tôi đã là điểm dừng chân và làm say lòng bao du khách như làng Thêu ren Quất Động ở Thường Tín, cạnh quốc lộ 1A, làng có truyền thống thêu ren từ khoảng thế kỷ 17. Trước đây người thợ thêu ren thường làm những mặt hàng nghi lễ hay phục vụ cung đình như thêu câu đối, trướng, nghi môn treo ở đình, chùa; các loại khăn chầu, áo ngự cho vua chúa. Càng về sau, nghề thêu ren càng phát triển, mẫu mã phong phú, hoa văn mềm mại sống động, màu sắc đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng, nổi tiếng cả ở nhiều hội chợ quốc tế với những sản phẩm tuyệt tác hiếm có.

- Đường Chùa Hương xa xanh, yến oanh đi trẩy hội

- Tìm về chốn linh thiêng, hẹn ngày lành nên duyên.

Chùa Hương là một trong những danh thắng nổi tiếng nằm trong danh thắng Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội 70km. Cảnh chùa Hương rất hấp dẫn: núi cao, rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hòa, như có sự xếp đặt tài tình giữa một vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Hãy tới thăm động đẹp, nổi tiếng nhất – Hương Tích. Thế kỷ 18, chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh, đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động “Nam Thiên đệ nhất động”. Động được phát hiện ra cách đây hơn 2.000 năm. Bước vào động, một sắc cảnh kỳ diệu hiện ra trong ánh sáng huyền ảo. Chính giữa động có pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là nhũ đá tạo thành những hình cây vàng, cây bạc, nong tằm, né kén, núi cậu… trong đó có nhũ đá hình tòa cửu long với chín con rồng long lanh ánh biếc đang châu đầu xuống trần thế.

Tam nguyên Vũ Phạm Hàm (Phạm Vũ Hàm) có bài hát nói là bài “Hương Sơn phong cảnh” nổi tiếng được nhà thơ Xuân Diệu khen là bài thơ hay nhất về Chùa Hương, và cũng là bài hát nói dài nhất với 76 câu:

Gót in đá biếc xanh xanh

Lòng trần tục bỗng không, thanh thản nhẹ…

Trong bụi dặm đàn chim thỏ thẻ

Dưới rừng xanh mấy chị tìm mơ

Lá vàng man mác ngẩn ngơ…

Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, đồng khoa thi Đình với Tam nguyên, có bài thơ về Hương Sơn với 19 câu:

Bầu trời cảnh Bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non nước nước mây mây

“Đệ nhất động” hỏi rằng đây có phải?…

Trên đường đi Chùa Hương, cách Chùa 40km, là Thanh Oai nổi tiếng với làng nghề nón lá và làng nghề làm quạt: - làng Chuông thuộc xã Phương Trung rất nổi danh về nghề làm nón:

Muốn ăn cơm trắng, cá mè

Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông.

Làng Vác, tên chữ là Canh Hoạch, xã Dân Hòa chuyên làm quạt giấy, quạt làng Vác thường có 18 nan, đã được mang đi đấu xảo ở Pháp vào thời vua Khải Định.

Đặc biệt, Thanh Oai là quê hương của một Tam nguyên và ba vị Trạng nguyên: - Nguyễn Trực (1417-1474) – Hoàng Nghĩa Phú (1480-?) – Nguyễn Đức Lượng (1465-?) – Nguyễn Thiến (1495-1557) và Tam nguyên Vũ Phạm Hàm (1864-1906).

- Về Hà Tây đi em, một đời ta không quên

- Tiếng ru ầu ơ êm đềm, Thoáng thơm hương lúa quê mình…

Là một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số cư trú, Hà Tây có một kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú ca dao, dân ca, bài hát ru… Mảnh đất này cũng bảo tồn nhiều di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc với hàng trăm đình chùa, miếu mạo có giá trị kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật, tôn giáo và có trên 900 làng nghề, trong đó 120 làng được Tỉnh công nhận “Làng nghề truyền thống”. Di sản văn hóa dân gian phi vật thể của tỉnh rất đa dạng: – người Kinh có hát Chèo tàu, múa Rối nước, hát Dô, hát Cửa đình. – người Mường có hát Xéo bùa, hát Ví, hát Đúm, hát đồng dao. Nhạc cụ có nhiều loại, trong đó, Cồng chiêng là loại hình âm nhạc độc đáo của dân tộc Mường. Người Dao có điệu múa Rùa, múa chung, múa chim… Hà Tây có nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng…

- Sông Tích, sông Đáy lượn quanh

- Con sông tắm mát đời ta…

Đây là hai con sông lớn của Hà Tây. Sông Tích là phụ lưu của sông Đáy, chảy từ Ba Vì, qua Đường Lâm xuống phía dưới, qua các huyện Thạch Thất, Quốc Oai… Sông Đáy là con sông lớn của miền Bắc, chảy qua thị xã Hà Đông, huyện Chương Mỹ, uốn lượn sát làng Đôn Thư huyện Thanh Oai, rồi qua tỉnh Hòa Bình, Nam Định, chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa sông Đáy. Vì nước sông Đáy trong vắt, có thể nhìn xuống tận đáy sông, nên được gọi là tên sông Đáy.

- Người Hà Tây quê ta, Nguồn tài nguyên thi ca.

Về thi ca, Hà Tây nổi tiếng với làng Nhị Khê, huyện Thường Tín với Khu tưởng niệm danh nhân Nguyễn Trãi: phía trước ngôi nhà thờ có hồ bán nguyệt và tượng toàn thân của Nguyễn Trãi đặt trên bệ cao, nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật quý như bức chân dung Nguyễn Trãi, nhiều đạo sắc phong, hoành phi câu đối…

Hà Tây còn nổi tiếng với tài thơ văn của Tam nguyên Vũ Phạm Hàm với lăng mộ và nhà tưởng niệm Tam nguyên ngay tại làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai. Nhà tưởng niệm còn lưu giữ bức chân dung toàn thân của Tam nguyên, sắc chỉ của vua Thành Thái vinh danh: “Đệ nhất giáp Tam nguyên Thám hoa” Vũ Phạm Hàm, nhiều đạo sắc phong, hoành phi câu đối… Ông Hàm trước đây bị hiểu lầm là liên hệ khắng khít với Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải nên tên phố ở khu Ngũ Xá, Hà Nội đã bị đổi tên (Sài Gòn có tên đường ở Quận 8 từ trước năm 1975, cũng bị thay đổi) nhưng năm 2010, Vũ Phạm Hàm đã được nhận định khách quan hơn và được đặt tên phố trong quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sự thực là Vũ Phạm Hàm trẻ tuồi, đậu cao nên quan Khâm sai thương mến tài học của ông Hàm và có nhiều bài viết ca ngợi vị Tam nguyên tuổi trẻ tài cao, nên bị một số người ghen ghét vu cáo. Hy vọng, Tp.HCM sẽ sớm đặt lại tên đường cho Tam nguyên Vũ Phạm Hàm – ngang tầm với Tam nguyên Lê Quý Đôn nổi danh vậy.

- Đất thiêng rạng danh anh tài, Núi sông ghi nhớ muôn đời

- Ai đó không có tình quê, Như cây mất rễ, người ơi!

Hà Tây có làng Đường Lâm, cách thị xã Sơn Tây khoảng 4km, là một làng Việt cổ ở vùng trung du. Đường Lâm là quê hương của hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền. Vào cuối thế kỷ 8, Phùng Hưng đã có công đánh đuổi nhà Đường, giành nền độc lập được khoảng 9 năm, nhân dân cảm ơn, mến đức đã tôn Phùng Hưng làm Bố Cái Đại Vương. Sau đó là Khúc Thừa Dụ giữ nền tự chủ của nước ta trong 25 năm, rồi họ Khúc thua quân Nam Hán và một tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ đem quân đã chiến thắng quân Nam Hán. Nhưng chẳng bao lâu, Kiều Công Tiễn đã giết chết ông, rồi vì khiếp sợ, vội sang cầu cứu Nam Hán, nên con rể của Dương Đình Nghệ là tướng Ngô Quyền đã lãnh đạo quân dân chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, hoàn thành thống nhất và độc lập trọn vẹn cho đất Việt vào giữa thế kỷ 10.

Làng Đường Lâm có tới 21 đồi gò, 18 rộc sâu và có con sông Tích nước xanh trong uốn lượn quanh làng. Tại đây có đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, nhiều di vật quý như chuông đồng, khánh đá, đồ gốm sứ, các bức chạm và các bia đá cổ. Tại đây còn có Đồi Hùm, Giếng Ngọc, Rặng Duối (tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi chiến)… đều là những địa danh gắn với những chứng tích lịch sử oai hùng.

Tại Nhà truyền thống xã Đường Lâm còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như: rìu đá, nhiều di vật bằng đá hay chất liệu khác, cọc gỗ Bạch Đằng. Khu vực này còn có những rộc sâu (đất trũng ven các cánh đồng, hoặc giữa hai sườn đồi), tương truyền xưa kia là hồ sen, nơi Ngô Quyền thường cùng bạn bè thuở ấu thơ chơi trò thủy chiến.

TÓM TẮT

Trong thời gian 4 năm sau khi quê tôi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, tôi có về thăm quê và hình như chưa có gì thay đổi nhiều, có thể thời gian quá ngắn ngủi. Tuy nhiên mọi người hy vọng rằng, để có một Thủ đô to đẹp, bệ vệ, với diện tích bao la – khi mở rộng, Hà Nội có diện tích lớn hơn Tp.HCM một chút – thì quả là một bài học nan giải. Hy vọng rằng, Hà Nội trong tương lai gần sẽ là một Thủ đô xứng tầm là trái tim của Đất nước Rồng Tiên.

(Tham khảo: sách “Vũ Phạm Hàm” NXB Văn hóa TT-2009, tài liệu về Hà Nội, Hà Tây)

PHẠM VŨ

Bài văn tả Mẹ

HỒ DUYÊN

Giờ tập làm văn, tôi luôn được cô giáo khen bài viết của mình và thường lên đứng giữa lớp để đọc bài tập làm văn của mình cho cả lớp nghe. Bài viết của tôi bao giờ cũng đạt điểm 7, 8 - điểm cao nhất dành cho môn tập làm văn. Tôi luôn hãnh diện vì điều đó và dường như chưa một bạn nào trong lớp phá được “kỷ lục” của tôi.

Như mọi khi, tôi lại được cô giáo gọi lên đọc bài văn “Em hãy tả về người mẹ của mình”. Tôi ngước cao mặt, đĩnh đạc bước lên giữa lớp trong sự nể phục của các bạn và cất cao giọng đọc: “Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ bảo: "Lớn lên con gái đừng gội đầu bằng dầu gội mà nấu trái bồ kết gội cho tóc đẹp như của mẹ”. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm! Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình, tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em... Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em...”.

Đó là những lời văn mà tôi đã được chị gái dạy để tả về người mẹ của mình. Những bài văn của tôi luôn được điểm cao vì trước khi viết tôi luôn “tham khảo” ý kiến của chị rồi tưởng tượng thêm để diễn đạt cho hay. Có lẽ với trí tưởng tượng phong phú nên tôi sớm nổi tiếng là học sinh giỏi văn của trường.

Đọc xong bài văn tả mẹ của mình, tôi sướng lâng lâng trong người và đi về chỗ trong tiếng vỗ tay của các bạn. Đợi giây lát, cô tôi bảo: “Bài văn tả mẹ của bạn Duyên rất hay. Câu cú gãy gọn, diễn đạt trôi chảy. Các em nên học cách diễn đạt của bạn để viết văn cho hay và phải đọc thêm nhiều sách. Hôm nay, cô muốn các em nghe thêm một bài văn nữa. Cô mời bạn Hùng".

Tôi thoáng ngạc nhiên vì Hùng mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, nhà Hùng rất nghèo và Hùng chỉ học giỏi môn toán. Tôi thầm cười khi nghĩ “Chắc Hùng viết nhăng viết cuội nên bị cô phê bình đây”. Hùng cúi đầu cầm tập bước lên bảng và đọc: “ Em không còn mẹ. Mẹ mất đã lâu lắm rồi nên em không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ. Mỗi lần nhớ mẹ, em chỉ nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ mẹ, nhớ mẹ, thương mẹ rồi chỉ biết khóc mà thôi! Mẹ mất khi em bé của em mới một tuổi. Lúc đó ba cực lắm vì phải vừa đi làm vừa nuôi em và em gái. Em gái cứ bệnh rồi khóc hoài. Sáng, ba dậy thật sớm để nấu cháo để lấy nước pha sữa cho em. Mùa mưa, nhà dột ướt không đủ chỗ ngủ, ba ru em và em gái ngủ xong rồi nằm xuống sàn nhà. Sáng thức dậy em đã thấy ba nấu sẵn nồi cháo và kèm theo tờ giấy dặn: "Con nhớ ăn sáng rồi mới đi học”. Ba em là công nhân vệ sinh nên sáng phải dậy thật sớm làm sạch đường phố trước khi mọi người thức giấc. Em chuẩn bị đi học ba mới trở về lo cho em gái. Buổi chiều, em đi học về trông em cho ba đi làm tiếp. Ba em cực lắm nhưng lúc nào ba cũng dịu dàng như mẹ. Em ước ao mẹ mình còn sống để đỡ đần công việc cho ba. Em thèm được như các bạn có mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ khâu áo khi bị rách, được nghe mẹ hát ru em bé ngủ như cô Tư ở sát nhà. Mỗi lần nghe cô Tư hát ru con, em lại nhớ mẹ và nước mắt trào ra. Ba bảo: “Mẹ bây giờ đã thành cô tiên ở tận trên trời cao, mẹ cũng nhớ và thương con lắm nên con phải học thật giỏi mẹ mới vui”. Em cũng thầm hứa với ba, sẽ học giỏi, học giỏi rồi mẹ sẽ sống lại với cha con mình, phải không ba?

Em càng lớn mái tóc ba càng bạc nhiều hơn. Nhìn ba tảo tần lo cho em và em gái ăn học, em thương ba lắm chỉ mong mình nhanh lớn để đi làm giúp ba, nuôi em gái. Em không còn mẹ nhưng ba chính là người mẹ vĩ đại trong cuộc đời em. Em yêu ba vô cùng...”.

Những dòng cuối cùng, Hùng đã đọc trong nước mắt, cả lớp đều khóc, cả cô giáo cũng khóc và không biết tự lúc nào, nước mắt của tôi cũng lăn dài trên khuôn mặt của mình...

Chiều nay, con gái tôi về nói với mẹ: “Mẹ dạy con bài văn tả về mẹ nha mẹ”. Tôi ôm con gái vào lòng và kể lại câu chuyện bài tập làm văn tả mẹ của Hùng cách đây hơn 20 năm...

MĐ st


CON LA CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

La mule du Pape

Của Alphonse Daudet


(Tiếp theo và hết)

Cái tư tưởng về cú đá hậu đã đem lại cho nó một chút an tâm trong dạ, nếu không nó chẳng làm sao đứng vững được.

Sau cùng người ta cũng tìm cách đem nó ra khỏi vòm cao đó, nhưng mà quả thực là một vấn đề. Người ta phải hạ nó xuống bằng cần trục, nhiều sợi dây và một cái cáng. Và bạn hãy tưởng tượng xem bao nhiêu sự nhục nhã cho con la khi bị treo tòn teng trên cao, bốn chân bơi bơi trong không gian giống như một con bọ hung treo đầu sợi chỉ. Khắp cả vùng Avignon đều trông thấy nó.

Suốt đêm con vật khốn khổ không ngủ được. nó cứ nhìn thấy đi vòng quanh trên sân thượng khốn kiếp ấy, với cái cười của cả tỉnh thành ở phía dưới; kế đến là nó nghĩ đến thằng Tistet bỉ ổi và cái đá mà nó sẽ bung ra ngày mai!... A! các bạn ơi, một cú đá vô cùng kinh khủng mà từ Pampérigouste vẫn còn thấy bụi mù bốc lên…

Vậy mà, trong khi người ta sửa soạn cho cuộc tiếp đón tử tế con la vào chuồng – thì các bạn có biết thằng Tistet Védène đang làm gì không? – Nó xuôi theo dòng sông Rhône mà ca hát trên du thuyền của Đức Giáo Hoàng để đến triều đình Naples với đoàn qúy phái trẻ mà tỉnh thành đã gởi về hằng năm bên hoàng hậu Jeanne để học tập ngoại giao và lễ độ. Thằng Tistet không phải quý phái, nhưng mà Đức Giáo Hoàng muốn thưởng công cho nó đã chăm nom con vật, và chánh yếu là hành động vừa rồi nó biểu hiện trong việc cứu hộ trong ngày.

Chỉ có con la là thất vọng vào ngày mai. Nó suy nghĩ vừa lắc vòng lục lạc với vẻ giận dữ: - A!, đồ quân cướp… Nó đã nghi ngờ điều chi!... Nhưng mà không sao đâu!... đi đi!, đồ tồi!... Về sau, mầy sẽ biết thế nào là một cú đá hậu… Ta để dành cho mầy đấy!

Sau sự ra đi của thằng Tistet Védène, con la trở lại cuộc sống bình an với cái phong độ xưa. Những ngày đẹp đẽ của thức uống rượu vang pha theo kiểu Pháp đã trở lại, và với những ngày nầy là sự thoải mái, là giấc ngủ trưa, và là bước chân nhịp nhàng khi nó đi qua cầu Avignon…

Song le, từ ngày xảy ra biến cố, người ta luôn đối với nó có chút gì đó lạnh nhạt trong tỉnh thành. Có lời thầm thì trên đường; người già thì lắc đầu, trẻ con thì cười nhạo vừa chỉ tay lên lầu chuông. Đến chính Đức Giáo Hoàng tốt bụng cũng không còn tin tưởng vào người bạn của Ngài, và cứ mỗi chiều chúa nhật, ở vườn nho về, Ngài không còn dám ngủ quên trên lưng nó, với hậu ý rằng: “Nếu khi ta thức dậy, đã thấy ở trên gác chuông thì sao?...”

Con la biết điều đó, nó lấy làm đau khổ mà không nói được… Chỉ khi nào có ai đó nhắc tới tên Tistet Védène trước mặt nó thì đôi tai nó rung lên và nó quào móng xuống mặt đường vang lên tiếng cười sắt.

Bảy năm trôi qua như vậy!...

Kế đến, thằng Tistet Védène trở về từ triều đình Naples. Thời gian của nó vẫn chưa hết ở đó, nhưng mà nó hay tin người hầu bàn của Đức Giáo Hoàng vừa mới đột ngột từ trần ở Avignon, cho nên nó mới vội vã trở về để xin thay thế, vì chỗ đó cũng tốt…

Khi thằng Tistet xảo trá vào điện, Đức Thánh Cha không còn nhớ nó, vì nó đã lớn lên và trổ mã. Cũng phải nói, Đức Giáo Hoàng nay đã già và phải cần đeo kính mới nhìn thấy rõ.

Thằng Tistet không ngại ngùng:

- Đức Thánh Cha không còn nhớ con sao?... Con là Tistet Védène đây!...

- Védène à?...

- Dạ phải, Ngài biết rõ mà!... Con đã từng mang rượu cho con la đấy!

- À!, phải… phải… Ta nhớ ra rồi! Đứa con trai ngoan, thằng Tistet Védène phải không?... Bây giờ nó cần gì đến ta!...

- Dạ!, một chút việc thôi ạ!... Dạ, bẩm Đức Thánh Cha, con muốn xin… Dạ, dạo nầy, Ngài vẫn còn con la chớ? Nó có khỏe mạnh không?... A!, như vậy là tốt rồi. con muốn xin cái chỗ của ông hầu bàn vừa mới mất.

- Mầy làm hầu bàn à!... Nhưng mà mầy còn trẻ quá. Được bao nhiêu tuổi rồi?

- Hai mươi tuổi hai tháng, bẩm Đức Giáo Chủ, hơn con la năm tuổi đúng. Nhờ trời con la vẫn tốt lành!... Con rất mến nó!... Ở Ý, con nhớ nó biết bao!... Đức Thánh Cha cho con đi thăm nó một chút được không?

- Được chứ, con trai, con sẽ gặp nó, Đức Giáo Hoàng cảm động nói: Vì con thương con la như vậy, ta không muốn con sống xa nó… Kể từ hôm nay, ta giữ con lại bên ta với tư cách là hầu bàn hạng nhất… Các hồng y có la ó, cũng mặc kệ, ta đã quen rồi!... Ngày mai, sau buổi lễ trưa, con đến tìm ta. Ta sẽ ban cho huy hiệu cấp bậc, trước sự hiện diện của hội đồng,… và kế đó, ta sẽ dẫn con đi thăm con la, và chúng ta cùng nhau đến vườn nho… Ờ! ờ!... thôi, con về đi!...

Nếu mà thằng Tistet Védène vui lòng bước ra khỏi đại sảnh với một sự nôn nóng thế nào để mong đợi đến buổi hành lễ ngày mai, thì tôi không cần phải nói với bạn. Tuy vậy trong lâu đài còn có một ai đó cũng sung sướng và nôn nóng hơn nó: đó là con la. Từ ngày thằng Tistet Védène trở về, con vật kinh khủng không ngừng ăn ngốn nghiến cỏ thóc và thao diễn hai chân sau vào tường. Nó cũng đang chuẩn bị cho cuộc lễ…

Và thế là vào ngày mai, khi mà thánh lễ đã cử hành xong, thằng Tistet Védène trịnh trọng bước vào sân cung điện của Đức Giáo Hoàng. Tất cả các chức sắc đều có mặt ở đó: các vị hồng y khoác y phục đỏ, các luật sư ma mặc gấm nhung đen, các linh mục tu viện đội nón lễ, kể cả tăng lữ và lính tráng thì vận đồng phục, những thầy tu núi Ventoux với gương mặt hung dữ có mấy tiểu đồng theo sau cầm chuông nhỏ, các thầy dòng khổ hạnh ở trần đến thắt lưng, những ông từ mặc áo phán quan, tất cả, tất cả… có cả những người phát nước thánh, những người thắp đèn và tắt đèn… không một ai vắng mặt!... A!, thật là một trật tự đẹp mắt! Tiếng chuông, tiếng pháo, ánh nắng, âm nhạc, và luôn luôn có tiếng trống cuồng nhiệt đang dẫn diễn cuộc khiêu vũ ở đàng kia, trên chiếc cầu Avignon…

Khi thằng Tistet Védène xuất hiện oai vệ giữa cử tọa, và gương mặt đẹp của nó làm lan nhanh sự trầm trồ. Ngày hôm đó để làm vinh dự cho xứ sở, nó đã thay bộ đồ mới có thêu hoa hồng, và gắn lên nón một lông công lớn…

Vừa bước vào sân gã hầu bàn hạng nhất lịch sự chào quan khách, và tiến thẳng đến bục cao, nơi mà Đức Giáo Hoàng đang chờ đợi để gắn cho nó huân chương đẳng cấp.

Con la đứng phía dưới bậc thang đã được thắng yên cương tử tế, sẵn sàng đi đến vườn nho. Thằng Tistet Védène đến gần con la, và vỗ về thân mật vào lưng nó, vừa liếc mắt xem coi Đức Giáo Hoàng có để ý thấy không!...

Tư thế thật là tốt!... Con la lấy đà:

- Xem nầy!... Bắt lấy, đồ quân cướp!... Đây là cú đá bảy năm mà ta để dành cho mầy đấy!...

Và nó bung ra một chiêu đá hậu cho thằng Tistet rất kinh khủng… rất kinh khủng, mà từ Pampérigouste người ta vẫn còn thấy bụi mù bay lên!… một vầng bụi mù mà trong đó có một cái lông công đang bay lượn lững lờ!... Đó là cái gì còn sót lại của thằng Tistet Védène.

Thật ra, cú đá hậu của con la chẳng phải là một cú sấm sét bình thường, nhưng mà nó là con la của Đức Giáo Hoàng; và kế đó, bạn hãy suy nghĩ xem, con la đã giữ kỹ trong bảy năm qua để cho thằng Tistet Védène.

Chưa hề có cái gương thù hận nào của nhà tu đẹp đẽ bằng!...

Trong tất cả các câu ngạn ngữ, tục ngữ, cách ngôn đẹp, mà các nông dân vùng Provence tô điểm cho cuộc trò chuyện của họ, tôi chưa từng thấy một câu nào vừa huy hoàng, vừa kỳ dị như câu nầy…

Khi người ta nói đến ai đó có tánh hay thù vơ, oán chạ, thì người ta nói:

- Với con người đó, bạn hãy cảnh giác, hắn ta giống như con la của Đức Giáo Hoàng, đã giữ kỹ bảy năm cú đá hậu!...

(Cet homme là!, méfiez vous!... il est comme la mule du pape qui garde sept ans son coup de pied!...)

Dịch thuật: THANH CHÂU

Bình Mayonnaise

& Hai cốc Beers...

Một giáo sư đứng trước lớp triết lý của mình và có một số đồ vật ở phía trước ông ta. Khi lớp học bắt đầu, không nói một lời, ông lấy một bình đựng sốt trống rỗng rất lớn và bắt đầu bỏ đầy bình các quả bóng golf. Sau đó ông hỏi các học sinh bình đã đầy chưa .

Các học sinh đồng ý rằng bình đã đầy .

Kế tiếp , giáo sư lấy một hộp sỏi và đổ chúng vào bình. Ông lắc nhẹ bình. Sỏi lăn vào các khu vực trống giữa các quả bóng golf. Sau đó ông hỏi các học sinh một lần nữa bình đã đầy chưa . Họ đều đồng ý.

Giáo sư tiếp t ục c ầm lên một hộp cát và đổ vào bình . Tất nhiên, cát lấp đầy tất cả mọi vật . Ông hỏi một lần nữa bình đã đầy chưa … Các sinh viên đồng thanh đáp lại “ có ” .

Cuối cùng , giáo sư đem ra hai cốc Beers từ dưới bàn và rót hết vào bình làm đầy không gian trống giữa các hạt cát. Các sinh viên đều cười...

“ Bây giờ ”, giáo sư nói khi tiếng cười lắng xuống, “ tôi muốn các bạn nhận ra cái bình này đại diện cho cuộc sống của bạn. Những quả bóng golf là những điều quan trọng : gia đình của bạn, con cái của bạn, sức khỏe của bạn, bạn bè của bạn và niềm đam mê yêu thích của bạn và nếu tất cả mọi thứ khác bị mất ch úng vẫn còn, cuộc sống của bạn vẫn có đầy đủ. Sỏi là những thứ khác có giá trị như công việc của bạn, ngôi nhà của bạn và chiếc xe của bạn… Cát là tất cả mọi thứ khác những thứ nhỏ nhặt . Nếu bạn đặt cát vào bình đầu tiên, ông tiếp tục, sẽ không có chỗ cho sỏi hoặc quả bóng golf.

Cũng như vậy với cuộc sống. Nếu bạn dành tất cả thời gian và năng lượng cho các việc nhỏ, bạn sẽ không bao giờ có chỗ cho những điều quan trọng với bạn.

Hãy c hú ý đến những điều rất quan trọng cho hạnh phúc của bạn :

- Dành thời gian với con cái bạn.

- Dành thời gian với cha mẹ

- Thăm hỏi ông bà.

- Đi với chồng hay vợ của bạn ra ngoài ăn tối.

- Sẽ luôn có thời gian để l au dọn nhà và sửa chữa những việc vặt trong gia đình .

- Hãy chú trọng các quả bóng golf trước hết : đó là điều thực sự quan trọng.

- Thiết lập các ưu tiên của bạn. Phần còn lại chỉ là cát ” .

Một học sinh giơ tay và hỏi Bia đại diện cho cái gì. Giáo sư mỉm cười và nói, “ Tôi rất vui vì bạn đã hỏi. Beer chỉ cho bạn thấy rằng không có vấn đề quan trọng vì cho cuộc sống của bạn có thể có vẻ đầy đủ như thế nào, thì luôn luôn có chỗ cho một vài cốc Beers với một người bạn ” .

MĐ st

Lý luận phê bình văn học

Phát hiện sai lầm

của cố nhà văn Nguyễn Vỹ

khi trích dẫn Văn liệu

Triệu Xuân

Tôi vừa nhận được email của Dịch giả Vũ Anh Tuấn, phát hiện sai sót của cố nhà văn Nguyễn Vỹ trong tác phẩm Văn Thi sĩ tiền chiến.

Thư viết: “Là một người yêu sách, dịch sách, chơi sách và vô cùng thích đọc sách, mới đây tôi đọc tác phẩm Văn Thi Sĩ Tiền Chiến” mà tác giả là nhà văn quá cố Nguyễn Vỹ, do nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất bản năm 1994. Tôi phát hiện mấy câu viết sai. Tại trang 117, ông Nguyễn Vỹ cho rằng câu thơ “Đi là chết trong lòng một ít” (Partir c’est mourir un peu) là của nhà văn Pháp Roland Dorgelès. Ông viết: “Đi là chết trong lòng một ít là lấy nguyên văn câu của nhà văn Pháp Roland Dorgelès đề trên trang đầu quyển phóng sự hồi ký “Sur la route mandarine” (Trên đường cái quan) ”.

Sự thực không phải như vậy. Câu “Partir c’est mourir un peu” không phải là của nhà văn Pháp Roland Dorgelès mà là của nhà thơ Pháp Edmond Haraucourt (1857-1941). Câu thơ này rút trong một bài thơ tựa đề là “Rondel de l’Adieu” (Cổ thi về sự giã từ - Rondel là một thể cổ thi Pháp rất thịnh hành ở thời Trung Cổ). Xin xem tài liệu: Haraucourt, Edmond [P, R] (1857-1941): 1 vers connu “Partir c’est mourir un peu” (dans le Rondel de l’Adieu).

Tác giả Roland Dorgelès đã mượn câu thơ của Edmond Haraucourt để đề lên đầu cuốn phóng sự hồi ký của ông ta là cuốn “Trên Đường Cái Quan”.

Câu "Partir c'est mourir un peu" trong bài thơ Rondel de l'Adieu, có 12 câu, nguyên văn:

RONDEL DE L’ADIEU

Partir, c'est mourir un peu,
C'est mourir à ce qu'on aime:
On laisse un peu de soi-même
En toute heure et dans tout lieu.

 
C’est toujours le deuil d’un vœu,
Le dernier vers d'un poème ;
Partir, c'est mourir un peu.

Et l’on part, et c’est un jeu,
Et jusqu'à l'adieu suprême
C'est son âme que l'on sème,
Que l'on sème à chaque adieu...
Partir, c'est mourir un peu.

Đây là sai lầm của cố nhà văn Nguyễn Vỹ khi trích dẫn tư liệu văn học; rất mong được đính chính!” (hết thư của VAT).

Năm 2007, Nhà xuất bản Văn học tái bản tác phẩm Văn Thi sĩ tiền chiến của Nguyễn Vỹ, theo bản in năm 1970, tại Sài Gòn. Nếu phát hiện của Dịch giả Vũ Anh Tuấn là chính xác thì đây là quả là một động thái rất có giá trị đối với người đọc và nhà xuất bản. Nhà văn khi sáng tạo, nếu không thật kỹ tính thì sự nhầm lẫn trong việc sử dụng tư liệu là chuyện bình thường. Hậu thế đã và đang phát hiện ra không ít sai lầm trong tác phẩm của tiền nhân. Người đọc phát hiện ra sai sót của tác giả và thiện chí nêu ra công luận, là việc đáng trân trọng.

Chúng tôi rất hoan nghênh thiện chí của Dịch giả Vũ Anh Tuấn, và trong lần tái bản kế tiếp, NXB chắc chắn phải cập nhật đưa thông tin trên vô phần chú thích dưới câu văn dẫn sai tên tác giả.

Thông qua website www.trieuxuan.info, tôi thông tin phát hiện này để những ai quan tâm đến tác phẩm nói trên có thêm tài liệu tham khảo. Một lần nữa, chân thành cảm ơn Dịch giả Vũ Anh Tuấn!

Quý bạn đồng nghiệp và bạn đọc có thể kiểm chứng về phát hiện nói trên qua ba đường link sau:

- http://www.devoir-de-philosophie.com/dissertation-partir-mourir-peu-edmond-haraucourt-commentez-139961.html

- http://fr.wikipedia.org/wiki/Edmond_Haraucourt

- http://www.devoir-de-philosophie.com/dissertation-partir-mourir-peu-edmond-haraucourt-commentez-139961.html

- http://fr.wikipedia.org/wiki/Edmond_Haraucourt

- thohoangnguyenchuong.weebly.com/14/post/2012/1/th-edmond-haraucourt.html

TX

www.trieuxuan.info


NÀNG

Nàng có một mái tóc suôn mượt, đen nhánh và mịn như tơ, kết quả của một sự chăm sóc rất công phu trong một quá trình thời gian đáng kể.

Mái tóc mà bất kỳ nhà sản xuất dầu gội đầu nào cũng khao khát được mời làm quảng cáo cho sản phẩm của họ. Mái tóc khẽ đung đưa theo nhịp bước uyển chuyển, nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng yêu kiều của một cơ thể có số đo rất lý tưởng, hầu như hoàn chỉnh đến từng đường nét. Mỗi khi nàng khẽ giơ tay vuốt tóc làm duyên, hất nhẹ làm dáng, thì cái suối tóc ôm tròn hai bờ vai ấy lại được dịp bồng lên như khoe từng sợi dài, mềm, mượt, bóng. Tóm lại, mái tóc là niềm kiêu hãnh thứ nhất của nàng.

Nàng có một đôi mắt to, đen nhay nháy, tròn trịa mơ màng dưới hàng mi cong, đắm đuối dưới đôi chân mày luôn được tỉa tót rất khéo. Đôi mắt huyền mơ của nàng cứ lóng la lóng lánh như mặt hồ nước trong leo lẻo dưới tia nắng rạng rỡ nhất của ngày. Đôi mắt ấy chỉ khẽ chớp một nét e lệ cũng đủ để gây ra mấy cái trán sượt, dăm cái đầu gối xầy. Đôi mắt ấy mà hơi chợp xuống để lăn ra vài hạt ngọc thủy tinh, thì không thiếu những lời cuống quýt, những xanh tái âu lo, những cử chỉ vụng vịu, những đẫn đờ lúng túng bàn tay xoắn vặn vào nhau. Và nếu như đôi mắt ấy chỉ vô tình nhích tia nhìn về một hướng nào đó, thì thừa mãnh lực cho con tim nơi ấy mất phương hướng mà nhảy loạn xạ cả lên. Tóm lại, đôi mắt là niềm kiêu hãnh thứ hai của nàng.

Nàng có một cái mũi vào hàng thượng thừa trong những cái mũi. Sống mũi cao, dáng mũi thon, cánh mũi tròn vừa ôm gọn không để lộ hốc mũi. Cứ như là cái mũi là một biểu vật mà bà mụ đã hết sức cẩn thận, ngắm nghía mãi trước khi thận trọng đặt vào vị trí hết sức cân đối với tổng thể khuôn mặt. Cho dù cái mũi thường không có nhiều cử động so với nhiều chức năng khác của gương mặt, nhưng nó cũng đủ biểu hiện cảm xúc cần thiết nhất cho chủ nhân của nó. Nếu cánh mũi xinh xinh ấy chỉ hơi nhăn lên một chút, thì lập tức có một vật hoặc một người bên cạnh lập tức lùi ra xa. Nếu cánh mũi xinh xinh ấy hơi phập phồng, ưng ửng đỏ lên thì ngay lập tức một nhu cầu của nàng được đáp ứng. Nếu trong cánh mũi xinh xinh ấy hơi ngưa ngứa và tiết ra một chất nước đùng đục kèm theo vài tiếng hắt xì hơi khó chịu, thì ngay lập tức sẽ có những viên thuốc tốt nhất, những mũi tiêm êm nhất, sự theo dõi chu đáo nhất của một bậc lương y tin tưởng nhất, và những bát cháo ngon nhất, giàu dinh dưỡng nhất kèm theo những lời năn nỉ dịu dàng, âu yếm đầy kiên nhẫn nhất, và cả vài đêm mất ngủ mặc nhiên của những người thân yêu nhất, và nàng thì mặc tình vòi vĩnh, làm nũng với mức độ ướt át nhất. Tóm lại, cái mũi là niềm kiêu hãnh thứ ba của nàng.

Nàng có một đôi môi thật tuyệt vời. Hai cánh môi không dày không mỏng, không rộng không hẹp. Sắc môi hồng tuơi, căng căng mòng mọng chẳng cần phủ lên một lớp son thì cánh sen hồng tươi nhất cũng phải thẹn thùng nhường bước. Đôi môi ấy chỉ cần hơ he hé, hênh hếch lên một chút, thì ui chao, bảo đảm sẽ không một đấng mày râu nào mà không trỗi lên niềm khao khát được đặt môi mình lên đôi môi ấy. Khi đôi môi ấy mấy máp thì một thứ thanh âm êm như mây, trong như suối mát, ngọt như quả chín cây, và nhẹ như chiếc lá, trở thành một thứ men ngất ngây còn hơn mấy lần ly rượu mạnh, thấm qua màng nhĩ mỏng mảnh để say đến tận cùng gan ruột người nghe. Tiếng cười thì giòn trong như tiếng ngọc và thanh tao như tiếng sáo, âm trầm thì như tiếng đàn, để không biết bao món quà quý mong được đổi lấy tiếng cười trời ban ấy. Chưa hết, như để điểm xuyết thêm cho vừa hoàn mỹ đóa hoa môi ấy, là hai hàm răng trắng đều như chuỗi hạt ngọc trai, hàm răng như một bảng nền làm nổi lên đôi môi hoa đào trong nụ cười quý phái. Tóm lại, đôi môi là niễm kiêu hãnh thứ tư của nàng.

Nhất da. Hóa công ưu đãi cho nàng một làn da trứng ngần từ thuở mới lọt lòng, lại càng thêm mướt mát, mịn màng nhờ bao thứ mỹ phẩm đắt tiền nhất phù trợ. Tạo thành một phông nền diễm tuyệt nhất cho mọi thứ trang phục. Không có bộ trang phục nào khoác lên người nàng lại trở nên thô kệch cả. Người ta bảo “người đẹp vì lụa”, nhưng bản thân nàng đã quá đẹp, nên có thể nói ngược lại rằng “lụa đẹp nhờ người” vậy. Hầu như nàng luôn nổi bật trong những đám đông, cho dù nàng chẳng mảy may tỏ ra cố tình. Tóm lại, làn da là niềm kiêu hãnh thứ năm của nàng.

Nhì dáng. Thứ nhì là do sự sắp xếp của câu nói thôi. Chứ dáng nàng thì khỏi thi, vương miện hoa hậu cũng đã hiển nhiên mà ngự trên đầu rồi (với điều kiện không phải thi ứng xử). Các chỉ số của cơ thể nàng đều chuẩn đến mức không thể chuẩn hơn được. Lại thêm đôi chân thon dài càng tôn lên một vóc dáng đài các, kiêu sa. Tóm lại, vóc dáng cơ thể là niềm kiêu hãnh thứ sáu của nàng.

Tóm lại tất cả những tóm lại ấy, nàng là một niềm kiêu hãnh tột bậc cho cha mẹ nàng, là thứ tài sản giá trị nhất cho cả bản thân nàng, là một vật báu cực kỳ của sự sở hữu cho bất kỳ chủ nhân. Nơi đâu có sự xuất hiện của nàng, nơi ấy có những khát khao, nguỡng mộ, ganh ghen, và cả sự tủi thẹn. Nghe đồn rằng: Khi mẹ nàng chớm khai hoa nở nhụy, bầu trời vụt trở nên trong xanh, sáng láng nhất trong những ngày mưa rầm rĩ, chim chóc véo von khắp một vùng, cỏ hoa đua nhau ngan ngát hương thanh cảnh thú. Mẹ nàng rạng rỡ ánh cười quên phắt cơn đau xé ruột, cha nàng sung sướng nét ngời tưng tiu hạt ngọc trên tay. Mỗi khắc thời gian đi qua, những tiếng trầm trồ xoa xuýt nhiều thêm, mẹ nàng ngẩng cao mặt hãnh diện đón nhận bao lời tán tụng, cha nàng mặc sức cành kiêu cành bổng trước những thiết tha chèo kéo. Nàng mặc nhiên được biệt đãi không khác gì một hoàng cô. Miếng ăn ngon nhất để dành cho nàng, thứ đồ chơi đẹp nhất để dành cho nàng, chiếc áo sang trọng nhất để dành cho nàng, đi đến nơi kia chốn nọ, nghiễm nhiên là nàng được bồng bế đặt lên phía trước chiếc xe. Ngoài thời gian đến lớp, nàng không phải mó tay đến bất cứ công to việc nhỏ gì trong nhà, kể cả những vặt vãnh nhất của bản thân. Nàng có hẳn một bà vú chăm sóc cẩn thận từng chút một. Chị nàng có so đo thì bị mắng té tát, em nàng có phụng phịu cũng lãnh một trận nên thân. Nàng từ từ trở thành vật bất kỳ xâm phạm. Đến trường, nàng cũng được đối xử không khác ở nhà là mấy. Thầy cô giáo có muốn rầy la cũng ngại mở mồm, có muốn viết một con số khiêm tốn trong sổ điểm cũng ngại xuống tay, mặc dù…

Từ cuối cấp hai trở đi, việc đầu tiên khi đến lớp là rà soát ngăn bàn, xem có những thư của ai, những gói quà gì, nhận rồi thì cũng phải tỏ ra ta là người có văn hóa, không như nhiều cô gái đẹp khác mà chảnh không thèm trả lời. Mà trả lời thì cũng không thể cụt lủn, quấy quá, e số lượng gói lớn gói nhỏ thưa dần, nên nàng cũng chịu khó lắm trong việc sưu tầm những thứ “cẩm nang” phù hợp, nên vừa hết buổi học, thì cùng vừa trả lời xong những lá thư và lên một lịch trình cho những giờ kế tiếp. Tan trường là đã có sẵn một danh sách đón đưa để lựa chọn. Nàng cũng khổ lắm chứ bảo có phải sung sướng gì, khi muốn được lòng người này lại sợ mất lòng người khác. Vì thế mà nàng cũng đâu có rảnh rang gì đâu, từ đám nọ sang tiệc kia, từ cuộc rượu này sang cuộc chè khác. Cổng trường chỉ còn là một địa chỉ hợp pháp. Đến khi, thay những cuộc đón đưa của những chiếc xe máy, dù xịn nhất, bằng những chiếc xế hộp sáng bóng lướt êm như ru, thì cái cổng trường cũng ngậm ngùi chia tay nàng không kèn không trống. Mẹ nàng tặc lưỡi, ừ thì thôi, học lắm cũng chẳng làm gì chỉ tổ tàn phai nhan sắc, cha nàng chép miệng, ừ thì thôi, cứ thong dong cũng phú quý cả đời rồi con ạ, thức khuya dậy sớm làm gì cho nhọc tấm thân.

Ngẫm cũng phải. Hàng vạn người trên đời này không biết phải bao chật vật lo toan, mong được đủ phục vụ cho những nhu cầu cuộc sống ở mức tương đối nhất đã gọi là may mắn lắm rồi. Còn nàng, trời cho một thứ vào hàng ưu đãi bậc nhất của người con gái là nhan sắc, mà lại là nhan sắc thuộc hàng đỉnh nhất, thì có phải nhọc nhằn gì đâu mà nàng cũng có đủ những thứ phương tiện, không chỉ đủ mà còn dư thừa nữa. Nàng cũng khổ lắm chứ, chả nhẽ cứ xòe tay nhận mãi, cũng phải đền đáp lại những tấm lòng tha thiết ấy một chút gì cho phải chứ. Mẹ có cau mày, cha có nhăn trán, nàng cười vỗ về, họ tự nguyện chứ con nào có buộc, chẳng sao đâu mà ba mẹ phải lo. Cũng đôi khi sự cố giữa các đối thủ, không sao, chỉ một cái cười hoặc khóe mắt hơi rơm rớm của nàng là giải quyết xong hết. Lắm khi nàng tự khen mình, thông minh ấy chứ nhỉ? Vây quanh nàng là đủ loại thứ bậc trong xã hội, nàng cứ khôn ngoan mà sàng lọc, khôn ngoan mà buông bắt, khôn ngoan mà tận dụng. Nhưng nàng không hề biết rằng sự khôn ngoan của nàng, so ra không bằng một cái vẩy khôn ngoan của một số tai mặt. Nên nàng không hề biết rằng, từ lúc nào nàng đã trở thành một món hàng cao giá giữa các đại gia, là một điều kiện tất yếu trong những cuộc trao đổi, ngã giá. Nàng vẫn vô tư hồn nhiên tận hưởng những ưu đãi của cuộc sống, hồn nhiên tội nghiệp cho những cô nàng cứ phải cay cú ganh ghen với mình, hồn nhiên tự nhủ quả cuộc đời mình tuyệt thú, không có cái gì hay trên đời này mà mình chưa từng xem qua, không có cái gì ngon trên đời này mà mình chưa từng nếm đến, không có cái gì đẹp trên đời này mà mình đã bỏ lỡ. Cuộc đời ơi! Thế thì ta cứ thỏa sức mà thưởng ngoạn những món quà của cuộc sống, mặc tình mà vui thú với bao cảm xúc tuyệt diệu của bản thân, trên đời này không ai diễm phúc bằng ta cả. Ha ha.

Bất chợt một ngày, mẹ nàng há hốc mồm, cha nàng trố lồi mắt khi một bản tin ngắn trên ti vi phát về một cuộc triệt phá. Nàng đấy, cho dù có cố che mặt, nhưng không thể nào che hết những quen thuộc với những người thân, một tội danh không lấy gì làm to tát, nhưng có một bản án đã âm thầm kết tụ trong nàng tự bao giờ, và lời tuyên án ấy lại từ một người có chuyên môn cao thuộc ngành y. Lời tuyên án ấy đã không những làm nàng ngớ ngẩn sau mấy chân song, mà còn làm nàng gần như mất hết cảm giác, nhận thức trong tri giác. Để rồi mãi mãi sau, nàng mới từ từ tỉnh ra, từ từ ngẫm ngợi, nàng cứ ngẫm ngợi mãi, muốn thét hơi vì sao nàng đang ở trên ngôi cao chín bệ, lại rơi cái bịch vào chốn này, lại tụt cái ẫng vào một vũng đen ngòm đến hết cả cuộc đời? Nàng nghĩ mãi nghĩ mãi, sau cùng rồi nàng cũng nghĩ ra, nàng thét lên, thét đến rách cả cổ họng, rách cả ruột gan, rách cả trái tim của những người thân yêu ruột thịt của nàng:

- Trời hỡi trời! Đẹp! Đẹp mà làm gì hở trời ???

ĐÀM LAN

|  51 |
 52 |
 53 |
 54 |
 55 |
 56 |
 57 |
 58 |
 59 |
 60 |
 61 |
 62 |
 63 |
 64 |
 65 |
|  66 |
 67 |
 68 |
 69 |
 70 |
 71 |
 72 |
 73 |
 74 |
 75 |
 76 |
 77 |
 78 |
 79 |
 80 |
|  81 |
 82 |
 83 |
 84 |
 85 |
 86 |
 87 |
 88 |
 89 |
 90 |
 91 |
 92 |
 93 |
 94 |
 95 |
|  96 |
 97 |
 98 |
 99 |
 100 |
 
|  51 |
 52 |
 53 |
 54 |
 55 |
|  56 |
 57 |
 58 |
 59 |
 60 |
|  61 |
 62 |
 63 |
 64 |
 65 |
|  66 |
 67 |
 68 |
 69 |
 70 |
|  71 |
 72 |
 73 |
 74 |
 75 |
|  76 |
 77 |
 78 |
 79 |
 80 |
|  81 |
 82 |
 83 |
 84 |
 85 |
|  86 |
 87 |
 88 |
 89 |
 90 |
|  91 |
 92 |
 93 |
 94 |
 95 |
|  96 |
 97 |
 98 |
 99 |
 100 |
 
Netadong.com thiết kế